Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Vinh Sơn, scj
Bài Viết Của
Lm. Vinh Sơn, scj
TIẾNG GỌI
ĐẾN MÀ XEM
KHIÊM CUNG PHÓ THÁC
TÂM TÌNH TRONG HOANG ĐỊA
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU
TRINH NỮ KHÔN NGOAN VÀ TRINH NỮ KHỜ DẠI
CHIẾC GHẾ DANH DỰ
ĐIỀU RĂN LỚN NHẤT
HÃY RA ĐI
CỦA THIÊN CHÚA TRẢ CHO THIÊN CHÚA
VƯỜN NHO
MÂN CÔI – KINH SUY NIỆM PHÚC ÂM (Lễ Mân Côi)
ĐI LÀM VƯỜN NHO
SỬA LỖI HUYNH ĐỆ
ĐƯỜNG THÁNH GIÁ
SỨC MẠNH LÒNG TIN CỦA DÂN NGỌAI
XIN GIƠ TAY NÂNG ĐỠ CON TRONG PHONG BA
TÌM KIẾM KHO TÀNG – VIÊN NGỌC: NƯỚC TRỜI
BA DỤ NGÔN - HÌNH ẢNH KIẾP NHÂN SINH
HẠT GIỐNG VÀ ĐẤT TRỒNG
THÁNH THỂ-TÌNH YÊU DÂNG HIẾN
THIÊN CHÚA TÌNH YÊU
THÁNH THẦN XIN NGỰ XUỐNG
VỀ QUÊ TRỜI
AI YÊU HÃY GIỮ LẤY LỜI...
CON ĐƯỜNG…
ĐƯỜNG EMMAU
LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
TRONG ÁNH SÁNG PHỤC SINH
PHÚT LINH THIÊNG BÊN THẬP GIÁ
SỰ SỐNG : RA KHỎI MỒ
CHÚA MỞ MẮT NGƯỜI MÙ…
BÓNG MÁT CUỘC ĐỜI
BƯỚC VÀO MÙA CHAY THÁNH
ĐỪNG LO LẮNG
Thông báo Tuyển sinh cho Chương trình Cử Nhân Thần Học (S.T.B) Cao Học Thần Học (S.T.L) trong năm học 2017 -2018 tại Học Viện Công Giáo Việt Nam
HÃY THEO THẦY
GIUSE – TUẤN KIỆT – CÔNG CHÍNH
GIOAN TẨY GIẢ
SÁM HỐI – SỬA ĐƯỜNG
NÚI CAO – BIẾN HÌNH

 

Chúa Nhật II Mùa Chay B

 

Dù mới lên mười tuổi, cậu Chai-san đã được bố cho đi theo một đoàn lữ hành phải vượt cao nguyên trùng điệp với những đỉnh đồi, những ngọn núi vừa hùng vĩ vừa thơ mộng mà cậu được khám phá. Đêm đến đoàn lữ hành trú ngụ trong những chiếc lều vải thô sơ. Một đêm nọ cậu bé Chai-san cảm thấy có một sức mạnh từ bên trong thúc đầy cậu trốn ra khỏi lều. Và kìa, giữa miền núi cao, bầu trời đầy trăng sao lấp lánh như bao trùm lấy cậu. Một cảm giác hạnh phúc nhẹ nhàng xâm chiếm tâm hồn Chai-san. Cậu có cảm tưởng như cả vũ trụ xinh đẹp này đã được tạo dựng để ban tặng cho cậu, và nó đang nâng tâm hồn cậu lên với Đấng Tạo Hóa…

Bỗng chốc bầu khí yên tĩnh và an bình bị xáo trộn vì tiếng gọi của người cha: “Chai-san, con trốn đi đâu rồi? Trở vào lều đi”. Chai-san miễn cưỡng trở vào lều và tiếc nuối nói với cha: “Bố ơi, bầu trời trăng sao đẹp quá chừng!” (Theo R. Veritas).

Tâm trạng hạnh phúc của cậu bé Chai-san khi được chiêm ngưỡng cảnh đẹp thiên nhiên mà Tạo hóa ban tặng, giống như tâm trạng vui sướng ban đầu của  ba môn đệ  Phêrô, Giacôbê và Gioan khi chứng kiến giây phút hiển dung ngời sáng của Thầy Giêsu.

Đức Giêsu đưa riêng ba môn đệ  là Phêrô, Giacôbê và Gioan lên một ngọn núi cao:

  • Chính ba môn đệ này được chọn là những chứng nhân được tham dự vào những biến cố đặc biệt trong đời Chúa Giêsu: được chứng kiến Chúa làm phép lạ cho bé gái 12 tuổi đã chết được sống lại (x. Mc 5,37). Cũng ba ông là những người cùng Chúa vào vườn Cây Dầu khi Chúa cầu nguyện (Mc 14,33). Cả ba môn đệ này đã chứng kiến cảnh Chúa hấp hối trong vườn Giêtsimani, bị bắt (x. Mt 26,56.69-75 ; Mc 15,50.66-72; Lc 22,55-62; Ga 18,15-27).

  • Chúa đưa ba ông lên núi cao. Trong Thánh Kinh, Núi là nơi mặc khải những điều trọng đại, là nơi có các cuộc thần hiện: trên núi Sinai, Thiên Chúa hiện ra nói chuyện với Môisê và ông đã đón nhận lề luật cho dân riêng như là dấu chỉ dân thuộc về Thiên Chúa (Xh 24); Thiên Chúa tỏ mình ra với Êlia trên núi Khoreb (1 V 19,8)...  Cả Ba Tin Mừng Nhất Lãm trình thuật Chúa Giêsu biến hình trên núi cao (x. Mt 17,1-8 ; Mc 9, 2-8; Lc 9, 28 -36)  cũng như được Phêrô đề cập trong Thư thứ 2  (2 P 1,16-18). Tuy nhiên cả ba Tin Mừng không nói rõ Chúa Hiển dung trên ngọn núi nào và chúng ta không thể xác định là ngọn núi nào. Nhiều tác giả chú giải Thánh Kinh cho là núi Hermon nhưng truyền thống Giáo Hội ngay từ thời Giáo phụ, thời đại rất gần với thời các môn đệ lại xác nhận núi Tabor là nơi Chúa Giêsu biến hình: văn sĩ Origen ở thế kỷ thứ III đã nhắc đến và được hai thánh Giáo phụ Cyril thành Jerusalem Thánh Jerome, vị Giáo phụ chuyên về Kinh Thánh trong thời cổ đại và là người đầu tiên dịch Kinh Thánh từ tiếng Hy Lạp sang tiếng Latinh, được gọi là bản dịch Vulgate – bản dịch phổ thông, vào thế kỷ thứ IV. Sau này ở thế kỷ thứ V, núi Taborb nơi Chúa Biến hình cũng được nói tới trong tác phẩm thần học Transitus Beatae Mariae Virginis (Về Sự Ra Đi của Đức Maria Nữ Trinh Rất Thánh).

Đức Giêsu trong hình dạng vinh quang sang ngời trước mặt các ba môn đệ, cùng với sự xuất hiện Êlia và Môsê, hai gương mặt nổi bật trong lịch sử dân Israel : Môsê lãnh đạo dân Chúa vượt qua về đất hứa, người đón nhận lề luật và truyền lại cho dân, ngôn sứ Êlia nói Lời của Thiên Chúa cho dân. Xuyên qua sự hiện diện của hai nhân vật này, Đức Giêsu đi vào để thuộc về lịch sử của cuộc quan hệ giữa Thiên Chúa với dân Người. Lề Luật và Lời Chúa quy về Chúa Giêsu và sứ mạng của Môsê và Êlia được loan báo và  hoàn tất nơi Đức Giêsu Kitô bằng sự chứng nhận của Thiên Chúa từ Trời cao: “Đây là Con Ta yêu dấu”.

Thấy sự vinh quang cùng tiếng phán của Chúa Cha về Chúa Giêsu, cả ba Phúc âm đều nhấn mạnh đến thái độ hoảng sợ của các môn đệ: “Thực ra, ông không biết phải nói gì, vì các ông hoảng sợ” (Mc 9,6); “Khi thấy mình vào trong đám mây, các ông hoảng sợ” (Lc 9,34); “Nghe vậy, các môn đệ kinh hoàng ngã sấp mặt xuống đất” (Mt 17,6). Sự kinh hoàng (hoảng sợ) tương tự sự kinh hoàng của các phụ nữ khi sứ thần hiện ra tại mộ loan báo sự phục sinh của Chúa Giêsu (x. Mc 16,5-8). Cả ba hoảng sợ vì chuyện bất thình lình và chưa hiểu việc gì xảy ra. Cho nên các ông hoảng sợ, chứng tỏ các ông khó mà hiểu, thậm chí không thể hiểu, tầm mức thiên sai của những lời nói và hành vi của Đức Giêsu. Theo biến cố Biến hình  của Tin Mừng Mattheu, khi Phêrô “ngã sấp mặt xuống đất” (Mt 17,6) thì Chúa đến chạm vào ông và bảo: “Chỗi dậy đi, đừng sợ” (Mt 17,7) . Người môn sinh phải vượt qua sự sợ hãi để đi tiếp sứ mạng, con đường mà các ông phải đi phải đối diện với bao gian nan thử thách, Đức Giêsu luôn mời gọi đừng sợ và chỗi dậy mà đi, đi trong hy vọng dưới ánh sáng phục sinh soi chiếu qua biến cố biến hình.

Môn sinh đến thụ giáo không phải để được mãi bên cạnh thầy mình, nhưng phải ra đi. Các môn đệ lên núi chứng kiến vinh quang không dừng lại sự chiêm ngưỡng nhưng phải xuống núi tiếp tục hành trình vào mầu nhiệm thập giá. Cũng thế, chúng ta không leo lên núi cao để ở lại mãi trên đó nhưng rồi cũng phải xuống núi. Sau cơn ngây ngất của ba vị tông đồ Phêrô, Giacôbê và Gioan trên núi cao, Chúa Giêsu đã kêu gọi các ông hãy trở lại với thực tế: đó là thực tế của những cuộc gặp gỡ, đương đầu và cuối cùng là cái chết. Như Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu sau này khi suy niệm biến cố biến hình, đã cảm nghiệm: “Sống tình yêu không phải là căng lều trên đỉnh Tabor, mà là cùng với Đức Giêsu ta trèo lên đồi Calvê”. Tuy nhiên Chúa Giêsu đã hoá giải cuộc khổ nạn bằng hy vọng trong cuộc Biến hình rực rỡ, hóa giải đau khổ, thử thách bằng sự chiến thắng vinh quang phục sinh của Ngài.

Chúa biến hình nhắc cho các môn đệ và cho cả chúng ta phải thay hình đổi dạng linh hồn mình nhất là sứ điệp được đọc và suy gẫm trong Mùa Chay Thánh, mời gọi chúng ta sống tâm tình của Thánh Phaolô  nhắc nhở anh em tín hữu phải sám hối khi cởi bỏ con người cũ tội lỗi để mặc lấy con người được canh tân phục sinh mà chúng ta đang quy chiếu và bước tới: “Anh em phải cởi bỏ con người cũ với nếp sống xưa, là con người phải hư nát vì bị những ham muốn lừa dối, anh em phải để Thần Khí đổi mới tâm trí anh em, và phải mặc lấy con người mới, là con người đã được sáng tạo theo hình ảnh Thiên Chúa để sống thật sự công chính và thánh thiện” (Ep 4,22-24).

Núi cao – Tabor Chúa biến hình,

Sáng láng vinh quang, Chúa dọn đường,

Xuống núi tiến bước niềm hy vọng,

Thập giá vác - tỏa ánh phục sinh.


 

                             Lm. Vinh Sơn SCJ, Sài Gòn,

Tác giả: Lm. Vinh Sơn, scj

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!