Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Vinh Sơn, scj
Bài Viết Của
Lm. Vinh Sơn, scj
TIẾNG GỌI
ĐẾN MÀ XEM
KHIÊM CUNG PHÓ THÁC
TÂM TÌNH TRONG HOANG ĐỊA
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU
TRINH NỮ KHÔN NGOAN VÀ TRINH NỮ KHỜ DẠI
CHIẾC GHẾ DANH DỰ
ĐIỀU RĂN LỚN NHẤT
HÃY RA ĐI
CỦA THIÊN CHÚA TRẢ CHO THIÊN CHÚA
VƯỜN NHO
MÂN CÔI – KINH SUY NIỆM PHÚC ÂM (Lễ Mân Côi)
ĐI LÀM VƯỜN NHO
SỬA LỖI HUYNH ĐỆ
ĐƯỜNG THÁNH GIÁ
SỨC MẠNH LÒNG TIN CỦA DÂN NGỌAI
XIN GIƠ TAY NÂNG ĐỠ CON TRONG PHONG BA
TÌM KIẾM KHO TÀNG – VIÊN NGỌC: NƯỚC TRỜI
BA DỤ NGÔN - HÌNH ẢNH KIẾP NHÂN SINH
HẠT GIỐNG VÀ ĐẤT TRỒNG
THÁNH THỂ-TÌNH YÊU DÂNG HIẾN
THIÊN CHÚA TÌNH YÊU
THÁNH THẦN XIN NGỰ XUỐNG
VỀ QUÊ TRỜI
AI YÊU HÃY GIỮ LẤY LỜI...
CON ĐƯỜNG…
ĐƯỜNG EMMAU
LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
TRONG ÁNH SÁNG PHỤC SINH
PHÚT LINH THIÊNG BÊN THẬP GIÁ
SỰ SỐNG : RA KHỎI MỒ
CHÚA MỞ MẮT NGƯỜI MÙ…
BÓNG MÁT CUỘC ĐỜI
BƯỚC VÀO MÙA CHAY THÁNH
ĐỪNG LO LẮNG
Thông báo Tuyển sinh cho Chương trình Cử Nhân Thần Học (S.T.B) Cao Học Thần Học (S.T.L) trong năm học 2017 -2018 tại Học Viện Công Giáo Việt Nam
HÃY THEO THẦY
GIUSE – TUẤN KIỆT – CÔNG CHÍNH
GIOAN TẨY GIẢ
SÁM HỐI – SỬA ĐƯỜNG
TẾT

 

Ds 6, 22-27 ; 1 Tx 5, 16-24 ; Mt 5, 1-10 ; Pl  4, 4-8 ; Mt 6, 25-34

 

Dù ai buôn bán nơi đâu
Nhớ đến ngày Tết rủ nhau mà về

Vâng, vào dịp Tết Nguyên Đán người dân ở phương xa về quê sum họp gia đình và dành thời gian để thăm viếng thân nhân, cúng bái tổ tiên, thờ phượng đất trời. Vì Tết là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn” và tình nghĩa xóm làng: “ Viễn thân bất cận lân - Bà con xa không bằng láng giềng gần”. Tết cũng là dịp nghỉ ngơi chơi đùa để chuẩn bị cho một năm mới.

“ Tết ” xuất phát từ chữ “ Tiết ”, nghĩa hẹp tức là mùa “ Saison ”, nghĩa rộng là mùa hội “ saison de fête ”. Quê hương ta đất Việt từ ngàn xưa có nhiều tết như Tết Nguyên đán đầu năm âm lịch, Tết Thanh Minh vào tháng 4 âm lịch, Tết Đoan Ngọ, Tết Trung Thu…. Tết Nguyên đán la Tết Cả, là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam, là thời điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới ( năm tính theo chu kỳ mặt trăng vì trong xã hội nông nghiệp theo mùa vụ ), giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Cho nên, Tết Nguyên đán Việt Nam đối với dân Việt ngay từ buổi “ Khai thiên lập địa ” đã tiềm tàng mang những giá trị nhân văn thể hiện mối quan hệ giữa con người với Tạo hóa thiên nhiên, vũ trụ qua bốn mùa xuân - hạ - thu – đông : “Ơn trời mưa nắng phải thì”, tấm lòng chân chất của người nông dân cày cấy vốn là trụ cột chính trong cuộc sống nông nghiệp ở xã hội cổ Việt Nam mà hiện nay nông nghiệp vẫn còn giữ vai trò chính…

Hai chữ “ Nguyên Đán ” là gốc chữ Hán ghép hai từ Nguyên Đán : nghĩa của “Nguyên” là sự khởi đầu và “Đán” mang ý nghĩa chỉ buổi sáng sớm. Cho nên truyền thống văn hóa Việt Nam từ ngày xưa lấy ngày đầu tiên của năm là ngày mồng một và buổi sáng sớm của ngày đó thành một cụm từ “ Tết Nguyên Đán”. Bởi cái lẽ tự nhiên và mang tính quy luật của cả năm tháng mà con người tin rằng những gì tốt đẹp được làm vào ngày khởi đầu của một năm bao giờ cũng đem lại sự may mắn, thành đạt cho mỗi số phận của một con người, trong cả cái năm mới đó.

Lẽ trời đất có khởi thủy phải có tận cùng, một năm có bắt đầu ắt phải có kết thúc, bắt đầu vào lúc giao thừa, kết thúc cũng vào lúc giao thừa. Giao thừa có nghĩa là cũ giao lại, mới đón lấy (theo từ điển Hán Việt của Nguyễn Duy Anh). Chính vì ý nghĩa ấy, nên hàng năm lúc giao tiếp giữa hai năm cũ - mới này có lễ trừ tịch. Ý nghĩa của lễ này là chúng ta bỏ đi hềt điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để “Khử trừ ma quỷ”, do đó có từ “ Trừ tịch”. Lễ trừ tịch cử hành vào lúc giao thừa. Cho nên việc chúng ta họp mặt trong Thánh Lễ Giao Thừa rất có ý nghĩa: trong đêm giao năm mới và năm cũ, chúng ta vui ca tạ ơn Chúa những gì trong năm cũ vừa qua như tâm tình của Thánh Phaolô mời gọi : “ Anh em thân mến, anh em hãy vui mừng luôn. Hãy cầu nguyện không ngừng. Trong mọi việc, hãy cảm tạ Chúa ” (1Tx  5, 16-18). Cũng Đêm giao thừa, trong tình yêu của Thiên Chúa, chúng ta trừ khử những gì thuộc về bóng tối, ma quỷ, mặc lấy ân sủng để tiến vào năm mới với tâm hồn vui tuổi hạnh phúc như tục ngữ của cha ông ta: “Nghinh xuân tiếp phúc”. Vâng, phúc linh thiêng mà chúng ta khẩn cầu như lời nguyện đầu lễ: “Giờ đây năm cũ sắp qua, chúng con cùng họp nhau dâng lên Chúa lời cảm tạ tri ân, và xin Chúa thứ tha tội lỗi, để chúng con được thư thái bình an trườc thềm năm mới”. Bước vào năm mới với Chúa Xuân, để Ngài chúc phúc như lời cầu chúc tha thiết của Thánh Phaolô cho những người anh em thánh Thexalonica: “Xin chính Thiên Chúa bình an thánh hóa anh em tòan diện, để thần trí, linh hồn và thể xác anh em được gìn giữ toàn diện trong ngày Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta ngự đến. Đấng đã kêu gọi anh em, chính Người là Đấng Trung Tín” (1Tx 5, 23-24)
 

Ngày Tết gia đình nào cũng có mâm ngũ quả dâng lên bàn thờ Thiên Chúa, bàn thờ tổ tiên, ông bà. Mâm ngũ quả ở miền Bắc thường có nải chuối xanh, quả bưởi, quả cam (hoặc quít), hồng, quất. Còn ở miền Nam, mâm ngũ quả là dừa xiêm, mãng cầu, đu đủ, xoài xanh, nhành sung hoặc một loại trái cây khác. Ngũ quả là lộc của trời, tượng trưng cho ý niệm khát khao của con người vì sự đầy đủ, sung túc. Mâm ngũ quả bên cành đào, câu đối đỏ, bức tranh Tết, bánh chưng xanh… tạo nên khung cảnh ấm áp của mỗi gia đình khi Tết đến xuân về. Phong tục này ra đời từ ngàn xưa, có lẽ vì đất nước ta bốn mùa hoa trái, nhất là vào mùa Xuân hoa quả nở rộ. Hoa quả là lộc của thiên nhiên, đất trời. Dâng lộc xuân- lộc cuả Trời cho chính Trời như là lời tuyên tạ ơn: “ Tất cả những gì Chúa ban, con có dâng về cho Chúa”, và khẩn cầu: “Cúi xin Chúa rộng ban cho chúng con một năm dồi dào phúc lộc” (lời nguyện năm mới). Dâng lộc trời để nhớ ơn và cúng bái ông bà, tổ tiên trong những ngày đầu xuân, như để tỏ lòng biết ơn. Biết ơn trời, nhớ nguồn gốc tổ tiên thật là một tục lệ đẹp và mang đầy nét nhân văn của lòng biết ơn được văn hóa Việt Nam trân trọng và được chính Chúa Kitô đánh giá cao (x. Lc 17, 11-19).
 

Tết là ngày đầu xuân người ta không thể quên hoa, loại hoa hay được trưng trong ngày Tết là mai ở miền Nam và đào ở miền Bắc:

Mấy độ xuân về rất nhớ nhau

Trông cành mai liên tưởng cành đào

Mai vàng đào thắm hai nơi ấy

Hai sắc màu gốc có khác đâu

(Bảo Định Giang, Tết này nhớ lắm trời Hà Nội)


 
  • Chưng mai vào ngày Tết không những vì mai nở rộ, đẹp mà còn là vì người Nam đọc mai thành “May” trong may mắn. Mai đại diện cho mùa xuân trong tranh tứ qúy (mai, lan, cúc, tùng), lại còn tượng trưng cho người có tài đức và nhân cách cao thượng trong tứ quân tử (mai, lan, cúc, trúc). Dâng mai cho Thiên Chúa và chưng trong gia đình như muốn nói lên tâm tình phó dâng cuộc sống con cho Ngài, xin Ngài nhắc nhở, thánh hóa con như người quân tử của Tin Mừng - những người sống trong chân lý và sự thật, như Thánh Phaolô kêu gọi trong thư gửi tín hữu Philipphê (Pl  4, 4-8 )


 
  • Hoa đào còn có một sự tích, tục truyền ngày xưa có hai vị thần Trà và Uất Lũy ở trên một cây đào khổng lồ phía đông núi Sóc Sơn (miền Bắc). Theo huyền thoại ma quỷ rất sợ hai vị thần này, đến nỗi sợ luôn cả cây đào. Vì đến cuối năm hai thần phải về trời chầu Ngọc Hoàng nên người dân bẻ cành đào chưng trong nhà cho ma quỷ không quấy phá. Vâng, cành đào nhắc nhở chúng ta thóat khỏi bóng tối, thóat khỏi những tâm tình ràng buộc đối với sự dữ để bước đi trong ánh sáng của Thiên Chúa, năm mới hồng ân mới như đào hồng thắm nở rộ trong tâm hồn.
     

Phong tục biếu quà Tết, tỏ ân nghĩa tình cảm con cái với cha me, học trò tết thầy giáo, bệnh nhân tết thầy thuốc, con rể tết bố mẹ vợ… quà biếu, quà tết là biểu lộ tấm lòng không đánh giá theo giá thị trường. Chúng ta biếu quà tết cho nhau, thể hiện tình cảm gia đình bạn bè, chúng ta cũng biếu quà tết cho Thiên Chúa; quà là tấm lòng, sự chân thành, như lời khẩn cầu đêm giao thừa: “Trong đêm giao thừa này, chúng con vui mừng dâng lễ vật lên trước tôn nhan. Cúi xin Chúa vui lòng chấp nhận mà cho chúng con biết tận dụng năm tháng, ngày giờ để mến yêu, phụng thờ Chúa và phục vụ anh em” (lời nguyện dâng lễ vật lễ Giao Thừa). Sự cố gắng mỗi ngày trong cuộc sống để trờ thành người con yêu như Thiên Chúa hằng mong đợi qua việc Ngài nhìn nhận nhân tính nơi Chúa Kitô, mẫu người cho nhân loại: “ Đây là con ta yêu dấu…”(Mt 3, 17; Mc 1, 11).
 

Ngày tết người ta đi hái lộc, từ ngàn xưa người dân Việt ngày tết đi lễ đình, chùa, miếu, điện, khi cầu nguyện xong, người ta có tục hái trước cửa đình, cửa đền một cành cây gọi là cành lộc mang về ngụ ý là “Lấy lộc” của Trời đất, của Thần Phật ban cho. Trong truyền thống đó, đêm nay mỗi người chúng ta cũng được hái lộc, đó là lộc hồng ân của Thiên Chúa muốn chúng ta sống trong ân sủng. Vâng, hãy chờ lộc Chúa muốn những điều gì trong năm mới.
 

Ngày tết người ta chúc tuổi cho nhau, riêng với chúng ta, người mang niềm tin Kitô giáo, lời cầu chúc mặc lấy tâm tình của thánh Phao-lô: “Tất cả anh em hãy hôn chào nhau một cách thánh thiện. Chúc anh em được đầy ân sủng của Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta” (1Tx 5, 26-28). Trong ngày tết trẻ em mong được lì xì, lì xì được phiên âm từ tiếng Quảng Đông sang tiếng Việt, nguyên là chữ “Lợi thị” trong Hán tự, có nghĩa là tiền bạc, lợi lộc. Lì xì mừng tuổi các em nhỏ, qua món tiền nho nhỏ và chúc các em chóng lớn, học hành đỗ đạt trong năm mới. Tiền được để trong những bao đỏ, vì màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn. Vâng, năm mới Xuân sang, chúng ta cũng chúc tuổi nhau và cùng nhau chúc tuổi Thiên Chúa qua lời tạ ơn trong thánh lễ giao thừa, xin Ngài cũng lì xì cho chúng ta đó là sức khỏe, là tình yêu gia đình trong đời sống hằng ngày, là công ăn việc làm bình an… Như lời cầu nguyện của thánh lễ Tân Niên: “Cúi xin Chúa mở lượng hải hà, ban cho hết mọi người chúng con trong năm này được bình an mạnh khỏe, càng thêm tuổi càng thêm nhân đức hầu đáng hưởng phúc lộc dồi dào”
 

Ngày tết mang tâm tình vui tươi như niềm vui mà thánh Phaolô dạy: “ Anh em hãy vui luôn trong Chúa! Tôi nhắc lại một lần nữa: anh em hãy vui lên! ” (Pl 4, 48), phó thác cho Chúa tất cả trong năm, nhất là những nỗi lo lắng mà chúng ta đang mang như lời Chúa dạy: “Hỡi tất cả những ai khó nhọc và gánh nặng, hãy đến với Ta, Ta sẽ bổ sức cho” (Mt 11, 28).


Vâng, năm mới tết đến, chúng ta mặc tâm tình mà chính Chúa dạy cho Môisen khi chỉ dẫn cho dân tộc Chúa biết cầu nguyện: “Xin Chúa chúc lành cho con, và gìn giữ con. Xin Chúa tỏ nhan thánh Chúa cho con, và thương xót con. Xin Chúa ghé mặt lại cùng con, và ban bằng yên cho con” (Ds 6, 24-26)

Xuân đang về,

Kìa Chúa xuân đang đến

Cho tôi cho bạn,

Một năm đầy an khang.

Lm. Vinh Sơn SCJ, Sài Gòn




 

Tác giả: Lm. Vinh Sơn, scj

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!