Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Vinh Sơn, scj
Bài Viết Của
Lm. Vinh Sơn, scj
TIẾNG GỌI
ĐẾN MÀ XEM
KHIÊM CUNG PHÓ THÁC
TÂM TÌNH TRONG HOANG ĐỊA
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU
TRINH NỮ KHÔN NGOAN VÀ TRINH NỮ KHỜ DẠI
CHIẾC GHẾ DANH DỰ
ĐIỀU RĂN LỚN NHẤT
HÃY RA ĐI
CỦA THIÊN CHÚA TRẢ CHO THIÊN CHÚA
VƯỜN NHO
MÂN CÔI – KINH SUY NIỆM PHÚC ÂM (Lễ Mân Côi)
ĐI LÀM VƯỜN NHO
SỬA LỖI HUYNH ĐỆ
ĐƯỜNG THÁNH GIÁ
SỨC MẠNH LÒNG TIN CỦA DÂN NGỌAI
XIN GIƠ TAY NÂNG ĐỠ CON TRONG PHONG BA
TÌM KIẾM KHO TÀNG – VIÊN NGỌC: NƯỚC TRỜI
BA DỤ NGÔN - HÌNH ẢNH KIẾP NHÂN SINH
HẠT GIỐNG VÀ ĐẤT TRỒNG
THÁNH THỂ-TÌNH YÊU DÂNG HIẾN
THIÊN CHÚA TÌNH YÊU
THÁNH THẦN XIN NGỰ XUỐNG
VỀ QUÊ TRỜI
AI YÊU HÃY GIỮ LẤY LỜI...
CON ĐƯỜNG…
ĐƯỜNG EMMAU
LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
TRONG ÁNH SÁNG PHỤC SINH
PHÚT LINH THIÊNG BÊN THẬP GIÁ
SỰ SỐNG : RA KHỎI MỒ
CHÚA MỞ MẮT NGƯỜI MÙ…
BÓNG MÁT CUỘC ĐỜI
BƯỚC VÀO MÙA CHAY THÁNH
ĐỪNG LO LẮNG
Thông báo Tuyển sinh cho Chương trình Cử Nhân Thần Học (S.T.B) Cao Học Thần Học (S.T.L) trong năm học 2017 -2018 tại Học Viện Công Giáo Việt Nam
HÃY THEO THẦY
GIUSE – TUẤN KIỆT – CÔNG CHÍNH
GIOAN TẨY GIẢ
SÁM HỐI – SỬA ĐƯỜNG
THÁNH GIA – GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

 

Lễ Thánh Gia B

 

Hc 3,3-7.14-17a; Cl 3,12-21; Lc 2,22-40

 

Tại công trường một thành phố lớn, dân chúng tụ họp đông đảo để xem cuộc đấu giá một chiếc đàn vĩ cầm cũ kỹ, mặt đàn bị méo mó và trầy trụa. Người bán đấu giá thầm nghĩ là chẳng bõ công để tiêu phí nhiều thì giờ về cây đàn violon, tức là đàn vĩ cầm cũ kỹ này. Vừa giơ cây đàn vĩ cầm cũ lên ông vừa nói:

- Tôi phải ra giá cho người bạn thân yêu của tôi bao nhiêu đây?

Ông la lớn tiếng hơn:

- Ai sẽ bắt đầu ra giá giùm tôi? Một đôla, một đôla thôi. Ai sẽ trả hai đô nào? Hai đôla, ba đôla. Ai sẽ trả ba đôla? Ba đôla lần thứ nhất, ba đôla lần thứ hai... Tiếp tục vẫn chỉ được ba đôla thôi.

Kế đó, từ cái phòng ở phía sau, một người đàn ông có bộ tóc bạc tiến tới và cầm cây đàn vĩ cầm lên tay. Sau khi phủi bụi bám đầy trên cây đàn và so lại những sợi giây đàn, ông chơi một giai điệu thật thanh trong và ngọt ngào. Tiếng đàn ngưng lại và người bán đấu giá lên tiếng với giọng nói nhẹ nhàng, trầm trầm:

- Tôi sẽ ra giá cho cây vĩ cầm cũ kia bao nhiêu đây?

Vừa nói ông vừa giơ cây đàn vĩ cầm lên cao:

- Một ngàn đô, một ngàn đô. Ai sẽ trả hai? Hai ngàn đô. Ai sẽ trả ba? Ba ngàn lần thứ nhất, ba ngàn đô lần thứ hai...

Rồi nhất quyết ông nói:

- Thôi!

Ðám đông hò reo, nhưng cũng giữa đám đông có mấy người la lên:

- Chúng tôi chẳng hiểu gì cả. Cái gì đã thay đổi giá trị cây đàn vĩ cầm cũ kỹ kia?

Người bán đấu giá đáp:

- Ðó là ngón đàn của người bậc thầy…

Cây đàn vĩ cầm không thay đổi điều gì cả, vẫn là cây đàn cũ kỹ, nhưng chính năng khiếu của đôi tay người nhạc công bậc thầy đã có thể làm phát sinh những âm thanh tuyệt vời và đã làm cho cây đàn có giá trị hơn trước cả ngàn đô…

Để gia đình của chúng ta tấu lên bài tình ca hạnh phúc, mọi người hãy trở nên nghệ sĩ tài ba hết lòng với tác phẩm nghệ thuật tình yêu : Gia đình hạnh phúc, cả nhà yên vui dù gia đình với chúng ta luôn cũ kỹ...

Mỗi thành viên gia đình dù nghèo hay giàu cũng đều có một ước nguyện mẫu số chung là mong mỏi được hạnh phúc. Hình ảnh Mẹ Maria, Thánh Giuse âu yếm nhìn Hài Nhi Giêsu trong máng cỏ, bên cạnh có các mục đồng thờ lạy, súc vật quì thở hơi để đánh tan cái lạnh của mùa đông, trên bầu trời lấp lánh ánh sao,  các thiên thần ca hát, gợi lên hình ảnh thần tiên thơ mộng của một gia đình. Tuy nhiên bức tranh nên thơ ấy dễ làm cho chúng ta quên đi cuộc sống thực tế với bao khó khăn mà gia đình Mẹ Maria, Thánh Giuse và Chúa Giêsu đã trải qua. Như bao mọi gia đình, Gia đình Thánh gia cũng đối diện với sóng gió và thử thách.

Trong Gia đình Thánh Gia, trẻ thơ Giêsu  bé bỏng, luôn cần đến sự đùm bọc, che chở của mẹ Maria và cha Giuse. Tình thương và sự dạy dỗ của ba mẹ đã nuôi dưỡng trẻ Giêsu lớn lên. Như bao trẻ em khác, Giêsu bé thơ cũng bị những biến cố lớn nhỏ của gia đình và xã hội chi phối, đưa đẩy, ảnh hưởng. Nhưng chính cha mẹ Ngài đã bao bọc và chỉ từng bước đường vào đời của con thơ như Thánh Kinh ghi nhận : « con trẻ lớn lên, thêm mạnh mẽ, đầy khôn ngoan, và ơn nghĩa Thiên Chúa ở cùng Người » (Lc 2,40).

Chiêm ngưỡng Thánh Gia, mọi thành viên gia đình được mời gọi theo tâm tình của Thánh Phaolô  trong thư gởi tín hữu Côlôsê (Cl 3,12-21): Hãy thương yêu, chịu đựng và tha thứ cho nhau; hãy lo chu toàn bổn phận giữa vợ chồng, giữa cha mẹ và con cái đó là con đường đưa gia đình đến hạnh phúc- một tổ ấm.

Nơi tổ ấm gia đình, người làm cha làm mẹ, được mời gọi nhìn vào Thánh Giuse và Đức Maria, hết tình với con yêu. Hình ảnh hai ông bà luôn làm mọi sự để con trẻ Giêsu được an toàn và lớn lên trong ơn nghĩa Chúa : Hai ông bà đang hiến trẻ nhỏ cho Thiên Chúa (x. Lc 2,22-28), tất bật lo lắng cho con trẻ trốn sang Ai Cập khi gặp sự truy bức của bạo vương Hêrôđê (x. Mt 2,13-18). Khi bị lạc mất con sau khi tôn thờ Thiên Chúa ở Đến thánh vào lúc trẻ Giêsu 12 tuổi, ba mẹ Giuse và Maria lo lắng tìm kiếm (x. Lc 2,41-50). Trong mái ấm Nagiaret, Đức Maria và thánh Giuse luôn hiểu biết rõ  sứ mạng của con trẻ Giêsu. Cả hai khi đón nhận và nuôi dưỡng con trẻ trong lòng tin và tình yêu thương, các ngài đã góp phần trong việc giúp đỡ Người nhận ra vận mệnh của mình. Trẻ Giêsu bên cạnh Đức Maria - Mẹ Ngài và Thánh Giuse - cha nuôi Ngài,  cũng đã phải học tập như bao nhiêu trẻ thơ khác như “học ăn, học nói, học gói, học mở”. Trẻ Giêsu cũng học nghề mộc nơi cha nuôi với những dụng cụ như cưa, bào, đục… Ngài cũng đã phải học Thánh Kinh, Lề Luật như bao nhiêu con trẻ Do Thái trong gia đình thánh đức.

Nơi tổ ấm gia đình, người làm con được mời gọi sống trong tâm tình yêu mến mẹ cha và biểu lộ chữ « hiếu » với các ngài. Chính sự thảo kính, yêu mến mẹ cha làm nên sự gắn bó cho tình yêu cha mẹ, góp phần hạnh phúc gia đình. Thảo kính đối với cha mẹ là bổn phận của người làm con trong những truyền thống rất lâu đời của các nền văn minh như ở Trung Quốc cũng như ở Ấn độ, bổn phận đối với cha mẹ trở thành một thứ đạo hiếu đòi buộc hết mọi người. Riêng ở Việt Nam, những bài học đầu đời qua ca dao tục ngữ dạy phải ghi nhớ tình cha nghĩa mẹ:  

"Công cha như núi Thái Sơn,

nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".


 

Thảo kính cha mẹ không chỉ thuộc bổn phận tự nhiên, nhưng còn là hành vi của niềm tin,  trong Thập giới mà Thiên Chúa truyền cho dân người, có giới răn thứ tư thảo kính cha mẹ. Qua sách Huấn Ca, Thiên Chúa linh hứng bày tỏ ý  muốn : người làm  con phải  thảo kính cha và phục quyền mẹ.  Ai  trọn chữ hiếu với cha mẹ của mình, được Thiên Chúa chúc phúc như Huấn ca nói: "Kẻ kính cha sẽ được trường thọ"(Hc 3,6), được Thiên Chúa tha thứ lỗi lầm: "Kẻ thờ cha thì được thứ tha tội lỗi"(Hc 3,3), "Vì việc hiếu nghĩa đối với cha sẽ không bị quên lãng, và sẽ đền bù tội lỗi cho con" (Hc 3,14). Người hiếu nghĩa, được kho tàng của tình thương: "Người kính mẹ khác nào kẻ tích trữ kho tàng"(Hc 3,4).

Thật thế, Tổ ấm được góp phần bởi tất cả mọi thành viên, con sống hiếu nghĩa, ba mẹ trọn tình thương. Khi rời xa tổ ấm, người làm con luôn ghi mãi tình thương và sự hạnh phúc của gia đình:

"Mai con lớn nên người, ra đi tung cánh trong đời,

dù xa vô bờ, vẫn nhờ đến tình mẹ cha..."

Lm. Vinh Sơn, Sài Gòn 26/12/2014.

Tác giả: Lm. Vinh Sơn, scj

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!