Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Vinh Sơn, scj
Bài Viết Của
Lm. Vinh Sơn, scj
TIẾNG GỌI
ĐẾN MÀ XEM
KHIÊM CUNG PHÓ THÁC
TÂM TÌNH TRONG HOANG ĐỊA
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU
TRINH NỮ KHÔN NGOAN VÀ TRINH NỮ KHỜ DẠI
CHIẾC GHẾ DANH DỰ
ĐIỀU RĂN LỚN NHẤT
HÃY RA ĐI
CỦA THIÊN CHÚA TRẢ CHO THIÊN CHÚA
VƯỜN NHO
MÂN CÔI – KINH SUY NIỆM PHÚC ÂM (Lễ Mân Côi)
ĐI LÀM VƯỜN NHO
SỬA LỖI HUYNH ĐỆ
ĐƯỜNG THÁNH GIÁ
SỨC MẠNH LÒNG TIN CỦA DÂN NGỌAI
XIN GIƠ TAY NÂNG ĐỠ CON TRONG PHONG BA
TÌM KIẾM KHO TÀNG – VIÊN NGỌC: NƯỚC TRỜI
BA DỤ NGÔN - HÌNH ẢNH KIẾP NHÂN SINH
HẠT GIỐNG VÀ ĐẤT TRỒNG
THÁNH THỂ-TÌNH YÊU DÂNG HIẾN
THIÊN CHÚA TÌNH YÊU
THÁNH THẦN XIN NGỰ XUỐNG
VỀ QUÊ TRỜI
AI YÊU HÃY GIỮ LẤY LỜI...
CON ĐƯỜNG…
ĐƯỜNG EMMAU
LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
TRONG ÁNH SÁNG PHỤC SINH
PHÚT LINH THIÊNG BÊN THẬP GIÁ
SỰ SỐNG : RA KHỎI MỒ
CHÚA MỞ MẮT NGƯỜI MÙ…
BÓNG MÁT CUỘC ĐỜI
BƯỚC VÀO MÙA CHAY THÁNH
ĐỪNG LO LẮNG
Thông báo Tuyển sinh cho Chương trình Cử Nhân Thần Học (S.T.B) Cao Học Thần Học (S.T.L) trong năm học 2017 -2018 tại Học Viện Công Giáo Việt Nam
HÃY THEO THẦY
GIUSE – TUẤN KIỆT – CÔNG CHÍNH
GIOAN TẨY GIẢ
SÁM HỐI – SỬA ĐƯỜNG
MẦU NHIÊM THẬP GIÁ

Ga 3,13-17

Vào khoảng năm 312, trước trận chiến với đối thủ Maxcence ở cầu Milvia, Hoàng đế Constantine được thị kiến ban đêm trên bầu trời Cây Thánh Giá sáng ngời với dòng chữ Hy Lạp: EN TONTÔ NIKA (theo dấu này sẽ chiến thắng), nên vua truyền thêu trên lá cờ tiên phong cùng các khiên mà mỗi chiến sĩ ra trận mang Thánh Giá ra trận và đã đánh bại quân Maxcence khải hoàn tiến vào Roma.

Thánh Helene thân mẫu hoàng đế Constantine trong cuộc hành hương Giêrusalem vào năm 326 đã tìm thấy Thánh Giá và đem về Roma

Thập giá là một dụng cụ giết người hết sức dã man, thường được các đế quốc cổ Hy Lạp và La Mã sử dụng cho các tử tù người nô lệ hoặc dân các nước thuộc địa nổi loạn, không áp dụng cho các công dân của họ. Thế nhưng Con Thiên Chúa đã chết trên thập giá để cứu chuộc nhân loại. Thật thế, Thập giá là sự điên rồ đối với dân ngoại, cớ vấp phạm đối với người Do Thái, nhưng là sự khôn ngoan của Thiên Chúa (x. 1 Cr 1, 18-25; 2,1-2).

Xưa vì cây trái cấm, loài người chúng con phải tử vong, nay nhờ cây thập giá lại được sống muôn đời; và ma quỷ xưa chiến thắng nhờ cây trái cấm nay thảm bại vì cây thập giá của Đức Kitô, Chúa chúng con ( Kinh Tiền Tụng).

Chúa Kitô được giương cao trên thập tự mang ơm cứu độ, đã được loan báo trước bằng hình ảnh của rắn đồng trong sa mạc, để ai bị rắn lửa cắn nhìn lên thì được cứu khỏi chết (x. Ds 21,9tt).

 Thập Giá với Chúa Giêsu gương cao là biểu tượng của Tình Yêu như  Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II diễn giải : "Trong các ngôi thánh đường, tại các bệnh viện và các trường học, tại các nghĩa trang - thánh giá đã trở nên dấu hiệu của một nền văn hóa biết múc lấy  chân lý và tự do, tin tưởng và hi vọng,  từ sứ điệp của Chúa Kitô." Ngài  nhấn mạnh: "trong việc công bố thánh giá Chúa Kitô, Giáo hội trình bày cho thế giới, ý nghĩa cuối cùng và trọn vẹn của từng cuộc sống cũng như của toàn thể lịch sử nhân loại." Giáo Hội là chính chúng ta, chúng ta  loan báo Thập giá cho thế giới khi mang Thập Giá bước vào từng bước vào thực tại hôm nay:

Trong mầu nhiệm thập giá đau khổ kết thành niềm vui, tình yêu cho cả cuộc sống hôm nay. Theo tác giả Nino Salvaneschi (trong quyển Savoir souffrir): Không có tình yêu, ta không thể sống. Không có đau khổ, ta không thể yêu. Phải học yêu để sống tốt hơn… Thật thế biết và cảm nghiệm thập giá là xuyên qua đau khổ để biết yêu. Yêu  là chọn đi vào đường hẹp, cửa hẹp, tất cả vì tình yêu với Đức Kitô, yêu Ngài trên mọi sự, đặt tất cả mọi sự dưới Ngài. Ngài trên những người thân yêu, trên của cải tinh thần, vật chất, trên mạng sống mình, trên cả hiện tại tương lai.

Cho nên, "Thập giá Đức Kitô thật tráng lệ là dường nào! Thập giá đem lại sự sống chứ không phải cái chết; sự sáng chứ không phải tối tăm; thiên đàng chứ không phải sự mất mát. Đó là mảnh gỗ mà trên đó Chúa Giêsu, như một chiến sĩ cao cả, bị thương tích nơi chân tay và cạnh sườn, nhưng nhờ đó đã chữa lành các thương tích của chúng ta. Cây trái cấm đã tiêu hủy chúng ta, bây giờ một cây khác đem lại sự sống cho chúng ta" (Theodore Studios)

Thập giá được vác trên vai của mỗi người cũng là ánh sáng cứu độ soi đường như Thánh Gioan Kim khẩu suy niệm và xác tín : “Cây Thánh Giá là hy vọng của các Kitô hữu, là sự sống lại của kẻ chết, là sự hướng dẫn cho kẻ mù, là cây gậy cho người què, là sự an ủi cho kẻ nghèo khổ, là sự kềm hãm của kẻ giàu sang, là sự hành hạ đối với kẻ xấu xa, là sự chiến thắng ma quỷ, là kẻ chỉ đạo cho người thanh niên, là bánh lái cho những người vượt sóng, là cửa biển cho những kẻ đi xa, là thành luỹ cho những kẻ bị vây hãm”.

Chúa Giêsu mời gọi chúng ta người môn đệ tiến bước đi với thập giá trong cuộc sống: “Ai không vác thập giá mình mà đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi được” (Lc 14, 27). Sau này, tác giả thư Do Thái gợi mở chúng ta – người môn đệ: « mắt hướng về Đức Giê-su là Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin. Chính Người đã khước từ niềm vui dành cho mình, mà cam chịu khổ hình thập giá, chẳng nề chi ô nhục,  nay đang ngự bên hữu ngai Thiên Chúa » (Dt 12,2)

Đường đời hằng ngày luôn là đường mang thập giá:

·        Thập giá là những khốn khó gian nan mà con gặp trên đường đời. Con gánh vác, đấu tranh với hi vọng cùng thầy Giêsu tiến về Golgotha…

·        Thập giá là trách nhiệm công sở con mang với Thầy Giêsu trong tinh thần tuân hành thánh ý (x. Dt 10,7)

·        Thập giá là gia đình mà con sống trong, con gánh vác khi chu toàn sứ vụ người Cha, người mẹ, người con trong tình yêu…

Một đoàn người hành hương bước đi mệt nhọc dưới sức nặng của cây thập giá đè trên vai. Một người trong đoàn không chịu được, liền cưa bớt đi một khúc cho nhẹ. Anh cảm thấy nhẹ nhõm hơn, anh rất hài lòng vì sáng kiến đó và cho rằng mình qủa thật  khôn ngoan.

Cuộc hành trình gian truân mang thập giá đã dẫn đoàn người đến trước một vực thẳm. Phải qua vực thẳm vì bên kia bờ là đích đến,  nhưng lại  không có một cây cầu nào để bước sang. Sau một lúc do dự, không ai bảo ai, mỗi người đều đặt cây thập giá của mình bắc qua vực. Lạ lùng thay, Thập giá mà mỗi người vác vừa  khít với bề ngang của vực thẳm, chỉ riêng cây thập giá bị cưa bớt cho đỡ nặng là hụt, và người vác nó phải đứng lại bên kia với niềm tuyệt vọng…

Mong rằng tôi và bạn mang tâm tình của Thánh Phaolô mỗi ngày khi mang thập giá :

“Ước chi tôi chẳng hãnh diện về điều gì ngoài Thập giá Đức Giêsu Kitô” (Gl 6,14).

 Lm. Vinh Sơn.

Tác giả: Lm. Vinh Sơn, scj

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!