Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

 

 

 

ĐỰƠC CHỌN GIỮA LOÀI NGƯỜI
VÀ CHO LOÀI NGƯỜI  (x. Dt, 5.1)

 

GIÁO SĨ:

Xuất phát từ giáo dân, hiện diện vì giáo dân và cậy dựa vào giáo dân

 

ĐỂ CÙNG LÀM VINH DANH THIÊN CHÚA

 

www.conggiaovietnam.net                          giaosivietnam@gmail.com

Đặc San Điện Tử    Giáo Sĩ Việt Nam    Số 167, Chúa Nhật 25.03.2012


MỤC LỤC 

Ðặc tính Cánh Chung của Giáo Hội Lữ Hành và Sự Hiệp Nhất Với Giáo Hội Trên Trời       Vat. 2

CAO CẢ trong cái bình thường là KHÔN NGOAN PHI THƯỜNG                Joseph Viet, O.Carm.

DƯỠNG PHỤ ĐẤNG CỨU THẾ                                                                    Gioan Lê Quang Vinh

MẤY CỤ GIÁM MỤC THẬT LÀ BUỒN CƯỜI !                                       Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn

HỌC CHO BIẾT THẾ NÀO LÀ VÂNG PHỤC                                                   Lm. Anmai, C.Ss.R.

TÌM CHÚA GIỮA ĐỜI THƯỜNG                                                                               Mẩu Bút Chì

MÔSÊ ! ÔNG ĐÂU RỒI ?                                                                         Lm. VĨNH SANG, DCCT

THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)                                                           Lm Lê Văn Quảng Psy.D.

TÌM HIỂU HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (7)                                 Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Bản dịch Kinh Thánh của Nhóm Phiên Dịch CGKPV và việc thực hành Lectio divina
Nữ tu Tê-rê-sa Băng Thùy

TRÍ NHỚ                                                                                                    Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức

BÀN VỀ HEO                                                                                     Chuyện phiếm của Gã Siêu


Ðặc Tính Cánh Chung Của Giáo Hội Lữ Hành Và Sự Hiệp Nhất Với Giáo Hội Trên Trời

 

Hiến Chế Tín Lý Về Giáo Hội

Lumen Gentium

 

Bản dịch Việt Ngữ của Giáo Hoàng Học Viện Piô X

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia

 

Chương VII:

Ðặc Tính Cánh Chung Của Giáo Hội Lữ Hành Và Sự Hiệp Nhất Với Giáo Hội Trên Trời 61*

 

48. Ðặc tính chung của ơn gọi chúng ta. Tất cả chúng ta được mời gọi gia nhập Giáo Hội trong Chúa Kitô, và nhờ ân sủng Thiên Chúa, chúng ta nên thánh trong Giáo Hội. Và Giáo Hội chỉ kết thúc trong vinh quang trên trời, khi thời cải tạo mọi sự đến (CvTđ 3,21) và khi toàn thể vũ trụ cùng với loài người được thiết lập toàn vẹn trong Chúa Kitô, vì vũ trụ liên kết mật thiết với con người và nhờ con người đạt được cùng đích của mình (x. Eph 1,10; Col 1,20; 2P 3,10-13).

Thực vậy, Chúa Kitô, khi bị treo lên khỏi đất, đã kéo mọi người đến với mình (x. Gio 12,32, bản Hy lạp). Khi từ kẻ chết sống lại (x. Rm 6,9), Người đã sai Thánh Thần ban sự sống đến với các môn đệ và nhờ Thánh Thần thiết lập thân thể Người là Giáo Hội như bí tích phổ quát cứu rỗi. Nay đang ngự bên hữu Chúa Cha, Người không ngừng tác động trong thế giới để dẫn đưa mọi người về với Giáo Hội, và qua Giáo Hội, kết hợp họ với Người khắng khít hơn; Người còn lấy chính Mình Máu Người nuôi họ, cho họ tham dự vào cuộc sống vinh hiển của Người. Vì vậy, sự cải tạo Chúa đã hứa và chúng đang mong đợi đã khởi sự nơi Chúa Kitô, được xúc tiến khi Thánh Thần đến và nhờ Ngài được tiếp diễn trong Giáo Hội. Nhờ đức tin trong Giáo Hội, chúng ta còn hiểu được ý nghĩa cuộc sống ở trần thế, ngay khi chúng ta lo hoàn tất công việc Chúa Cha trao phó ở đời này trong niềm hy vọng hạnh phúc mai sau cũng như khi chúng ta lo phần rỗi của mình (x. Ph 2,12).

Như thế thời đại cuối cùng đã đến với chúng ta rồi vậy (x. 1Cor 10,11). Việc canh tân thế giới được thiết lập một cách bất khả phục hồi và thực sự đã bắt đầu một cách nào đó ngay từ bây giờ vì Giáo Hội đã được trang điểm bằng sự thánh thiện đích thực, tuy chưa hoàn toàn. Dù vậy, cho tới khi có trời mới và đất mới, nơi công lý ngự trị (x. 2P 3,13), Giáo Hội lữ hành mang khuôn mặt chóng qua của đời này, qua các bí tích và định chế là những điều thuộc thời đại này. Và Giáo Hội vẫn sống giữa các thụ sinh tới nay còn rên siết và quằn quại trong cơn đau đớn lúc sinh con, và mong đợi con cái Thiên Chúa xuất hiện (x. Rm 8,19-22).

Bởi vậy, được nối kết với Chúa Kitô trong Giáo Hội và được in dấu của Thánh Thần là "bảo chứng của cơ nghiệp chúng ta" (Eph 1,14), chúng ta thực sự được gọi là con Thiên Chúa và chúng ta là con Chúa thật (x. 1Gio 3,1); nhưng chúng ta chưa được xuất hiện với Chúa Kitô trong vinh quang (x. Col 3,4), trong đó chúng ta sẽ nên giống Thiên Chúa, vì trông thấy Ngài như Ngài có thật (x. 1Gio 3,2). Vì thế, "đang khi chúng ta còn ở trong thân xác này, là phải lưu đày xa Chúa" (2Cor 5,6) và được hưởng hoa quả đầu mùa của Thánh Thần, chúng ta âm thầm than vãn (x. Rm 8,23) và khao khát được ở với Chúa Kitô (x. Ph 1,23). Chính đức ái đó thúc bách chúng ta sống cho Người hơn nữa, vì Người đã chết và sống lại cho chúng ta (x. 2Cor 5,15). Do đó chúng ta gắng sức làm đẹp lòng Chúa trong mọi việc (x. 2Cor 5,9) và mặc lấy binh giáp Thiên Chúa, hầu có thể đứng vững trước những cạm bẩy của ma quỉ và kháng cự chúng trong ngày gian truân (x. Eph 6,11-13). Ðàng khác, vì không biết ngày và giờ, chúng ta phải theo lời Chúa dạy, luôn tỉnh thức, để khi cuộc đời độc nhất của chúng ta ở trần gian chấm dứt (x. Dth 9,27), chúng ta xứng đáng vào dự tiệc cưới với Người và được liệt vào số những người được chúc phúc (x. Mt 25,31-46), chứ không như những tôi tớ khốn nạn và lười biếng (x. Mt 25,26) sẽ bị đẩy vào lửa đời đời (x. Mt 25,41), vào chốn tối tăm, nơi "khóc lóc và nghiến răng" (Mt 22, 13 và 25,30). Thật vậy, trước khi ngự trị với Chúa Kitô vinh hiển, mọi người chúng ta đều phải trình diện "trước tòa Chúa Kitô, để mọi người lãnh lấy những thành quả đời mình đã làm trong thân xác hoặc lành hoặc dữ" (2Cor 5,10). Và ngày tận thế "ai đã làm lành sẽ sống lại hầu được sống, còn ai làm ác sẽ sống lại để chịu đoán phạt" (Gio 5,29; x. Mt 25,46). Bởi đó, tin rằng "những đau khổ hiện thời chẳng thấm vào đâu với vinh quang sắp tới sẽ được giải bày cho chúng ta" (Rm 8,16; x. 2Tm 2,11-12), chúng ta mạnh mẽ tin tưởng trông đợi "niềm hy vọng hạnh phúc và ngày trở lại vinh quang của Thiên Chúa cao cả và Ðấng cứu chuộc chúng ta là Chúa Giêsu Kitô" (Tit 2,13). "Người sẽ cải tạo thân xác hèn mạt ta ra giống thân xác sáng láng của Người" (Ph 3,21) và sẽ ngự đến "để được vinh quang trong các Thánh của Người và được thán phục trong mọi người đã tin" (2Th 1,10). 62*

49. Sự hiệp thông giữa Giáo Hội trên trời và Giáo Hội lữ hành. 63* Bởi thế, cho tới khi Chúa ngự đến trong uy nghi, có tất cả các Thiên Thần theo Người (x. Mt 25,31), và khi sự chết đã bị hủy diệt, mọi vật đều qui phục Người (x. 1Cor 15,26-27), thì trong số các môn đệ Chúa, có những kẻ còn tiếp tục cuộc hành trình nơi trần thế, có những kẻ đã hoàn tất cuộc sống này và đang được tinh luyện và có những kẻ được hiển vinh đang chiêm ngưỡng "rõ ràng chính Thiên Chúa duy nhất trong Ba Ngôi như Ngài hằng có" 1. Nhưng hết thảy mọi người chúng ta, tùy cấp bậc và cách thức khác nhau, đều hiệp thông trong cùng một đức mến Chúa yêu người, cùng hát lên một bài ca chúc tụng vinh quang Thiên Chúa chúng ta. Vì tất cả những ai thuộc về Chúa Kitô và nhận lãnh Thánh Thần Người, đều họp thành một Giáo Hội duy nhất và liên kết với nhau trong Người (x. Eph 4,16). Bởi vậy, sự hiệp nhất giữa những người còn sống trên dương thế với các anh em đã yên nghỉ trong an bình Chúa Kitô không hề bị gián đoạn. Nhưng trái lại, Giáo Hội xưa nay luôn tin rằng sự hiệp nhất đó còn vững mạnh hơn nhờ việc truyền thông cho nhau những của cải thiêng liêng 2. Quả thực, nhờ kết hiệp mật thiết với Chúa Kitô hơn, các người ở trên trời củng cố toàn thể Giáo Hội vững bền hơn trong sự thánh thiện, làm cho việc thờ phượng mà hiện nay Giáo Hội tại thế dâng lên Thiên Chúa, được cao cả hơn, và họ góp phần phát triển Giáo Hội rộng rãi hơn bằng nhiều cách (x. 1Cor 12,12-27) 3. Ðược về quê trời và hiện diện trước nhan Chúa (x. 2Cor 5,8) nhờ Người, với Người và trong Người, các Thánh không ngừng cầu bầu cho chúng ta bên Chúa Cha 4, bằng cách trình bày các công nghiệp đã lập được khi còn ở dưới thế, nhờ Ðấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người là Chúa Giêsu Kitô (x. 1Tm 2,5), khi họ đã phục vụ Chúa trong mọi sự, và hoàn tất nơi thân xác họ những gì còn thiếu sót trong các đau khổ của Chúa Kitô, hầu mưu ích cho Thân Thể Người là Giáo Hội (x. Col 1,24) 5. Do đó, với tình huynh đệ, các ngài lo lắng giúp đỡ chúng ta rất nhiều vì chúng ta yếu hèn. 64*

50. Tương quan giữa Giáo Hội lữ hành và Giáo Hội trên trời. Nhận biết đúng đắn sự hiệp thông này trong toàn Nhiệm Thể Chúa Giêsu Kitô, ngay từ buổi đầu của Kitô giáo, Giáo Hội lữ hành hết lòng kính nhớ, dâng lời cầu cho những người đã chết 6, "vì cầu nguyện cho người chết để họ được giải thoát khỏi tội lỗi là một ý nghĩ lành thánh" (2Mac 12,46). Ðối với các tông đồ và những vị tử đạo của Chúa Kitô, là những chứng nhân cao cả đã đổ máu vì đức tin và đức ái, Giáo Hội luôn tin rằng, các ngài liên kết với chúng ta khắng khít hơn trong Chúa Kitô: với lòng yêu mến đặc biệt, Giáo Hội tôn kính các ngài cùng Ðức Trinh Nữ Maria và các Thánh Thiên Thần 7, và sốt sắng nài xin các ngài trợ giúp và cầu bầu cho. Sau đó không bao lâu, thêm vào số các vị trên, Giáo Hội còn tôn kính những người đã nhiệt thành noi gương khiết trinh và khó nghèo của Chúa Kitô 8; và sau cùng, có những người vì đã thực hành cách phi thường các nhân đức Kitô giáo 9 và được Chúa ban nhiều ân điển, nên được các tín hữu thành tâm tôn kính và noi theo 10.

Quả thực, khi ngắm nhìn đời sống những người đã trung thành bước theo Chúa Kitô, chúng ta khám phá ra một lý do mới thúc đẩy chúng ta tìm kiếm Thành Thánh tương lai (x. Dth 13,14 và 10,11), đồng thời chúng ta cũng biết con đường chắc chắn giúp chúng ta đạt tới sự kết hiệp hoàn toàn với Chúa Kitô, nghĩa là đạt tới sự thánh thiện, giữa bao thăng trầm trần thế, tùy theo bậc sống và hoàn cảnh riêng của mỗi người 11. Qua cuộc sống của những người cùng mang một bản tính nhân loại như chúng ta, nhưng đã được biến đổi nên giống hình ảnh Chúa Kitô hơn (x. Cor 3,18), Thiên Chúa tỏ lộ rõ ràng cho con người thấy dung nhan và sự hiện diện của Ngài. Chính Ngài nói với chúng ta qua các vị ấy và ban cho chúng ta thấy dấu chỉ Nước Ngài 12, và mãnh liệt lôi cuốn chúng ta tới Nước ấy nhờ số chứng nhân đông đảo như mây trời (x. Dth 12,1) và nhờ chân lý Phúc Âm được chứng thật như thế.

Tuy nhiên, chúng ta kính nhớ các Thánh trên trời không chỉ vì gương lành các ngài mà thôi, nhưng đúng hơn để sự hiệp nhất của toàn thể Giáo Hội trong Thánh Thần được bền vững nhờ thực hành đức bác ái huynh đệ (x. Eph 4,1-6). Thực vậy, cũng như mối hiệp thông giữa các Kitô hữu còn sống trên dương thế đưa chúng ta tới gần Chúa Kitô hơn, thì sự liên kết với các Thánh cũng hiệp nhất chúng ta với Người, là Ðầu và là Nguồn phát sinh mọi ân sủng và sự sống của chính Dân Thiên Chúa 13. Do đó, điều hết sức thích đáng là chúng ta yêu mến các bạn hữu và những người đồng thừa tự của Chúa Kitô, cũng là anh em và ân nhân đặc biệt của chúng ta, cũng như chúng ta dâng lời cảm tạ Thiên Chúa vì các ngài 14 và "thành khẩn van nài, chạy đến xin các ngài cầu nguyện và trợ lực, giúp đỡ, hầu Chúa Cha ban cho nhiều ơn lành, nhờ Chúa Giêsu Kitô, Con Chúa, Chúa chúng ta, Ðấng Cứu Chuộc và Giải Thoát duy nhất của chúng ta" 15. Thực vậy, mọi bằng chứng đích thực biểu lộ tình yêu chúng ta đối với các Thánh trên trời, từ bản chất, luôn qui hướng và kết thúc nơi Chúa Kitô là "triều thiên của toàn thể các Thánh" 16, và nhờ Người qui hướng và kết thúc nơi Thiên Chúa, Ðấng đáng ca tụng và tôn vinh trong các Thánh 17.

Hơn nữa, sự hiệp nhất của chúng ta với Giáo Hội trên trời được thực hiện cách hết sức cao cả, đặc biệt trong Phụng Vụ, ở đó quyền năng Thánh Thần hoạt động trên chúng ta qua các dấu chỉ bí tích, ở đó chúng ta cùng lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa uy linh 18, và tất cả mọi người thuộc mọi chi tộc, ngôn ngữ, dân tộc và quốc gia được cứu chuộc trong máu Chúa Kitô (x. Kh 5,9), hợp nhau trong một Giáo Hội duy nhất, đồng thanh chúc tụng một Thiên Chúa Ba Ngôi. Bởi vậy, khi cử hành lễ hy tế tạ ơn, chúng ta kết hợp rất mật thiết với việc thờ phượng của Giáo Hội trên trời, vì hiệp cùng Giáo Hội, chúng ta kính nhớ trước hết Ðức Maria vinh hiển, trọn đời Ðồng Trinh, sau là Thánh Giuse, các Thánh Tông Ðồ và Tử Ðạo cùng toàn thể các Thánh 19. 65*

51. Hướng dẫn mục vụ của Công Ðồng. Thánh Công Ðồng kính cẩn đón nhận niềm tin cao trọng của tiền nhân chúng ta trong việc hiệp thông sống động với các anh em được hiển vinh trên trời hay còn phải tinh luyện sau khi chết, và lấy lại các sắc lệnh của các thánh Công Ðồng Nicea II 20, Firenze 21 và Trentô 22. Ðồng thời, vì quan tâm đến mục vụ, Công Ðồng khuyên nhủ tất cả những vị hữu trách hãy hết sức ngăn cản và sửa dạy những ai lạm dụng, thái quá hay bất cập, và hãy tái lập mọi sự để Thiên Chúa và Chúa Kitô được ngợi khen cách trọn hảo hơn. Bởi vậy, các ngài hãy dạy cho tín hữu biết rằng, việc tôn kính các Thánh đích thực không hệ tại nhiều ở những việc bề ngoài bằng ở cường độ tình yêu tích cực của chúng ta. Tình yêu ấy giúp chúng ta tìm thấy "một gương mẫu trong khi gặp gỡ các ngài, được thông hiệp qua việc kết hợp với các ngài và được các ngài cầu bầu trợ giúp" 23, để đem lại nhiều lợi ích cho Giáo Hội và cho chúng ta. Ðàng khác, ước gì các ngài cũng hãy giúp các tín hữu hiểu rằng mối liên lạc giữa chúng ta và các Thánh trên trời, hiểu theo ánh trọn vẹn của đức tin, không hề làm suy giảm sự tôn thờ dành riêng cho Thiên Chúa Cha nhờ Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần, nhưng trái lại còn làm cho sự tôn thờ ấy thêm phong phú hơn 24.

Vì tất cả chúng ta đều là con cái Thiên Chúa và hợp thành một gia đình trong Chúa Kitô (x. Dth 3,6), nên khi hiệp thông với nhau trong tình yêu qua lời đồng thanh ca tụng Chúa Ba Ngôi chí thánh, chúng ta cùng đáp lại lời mời gọi thân tình của Giáo Hội, và được tham dự, cảm mến trước phụng vụ vinh hiển toàn hảo 25. Vì khi Chúa Kitô hiện đến và khi kẻ chết sống lại trong vinh quang, ánh sáng Thiên Chúa sẽ chiếu soi Thành Thánh trên trời và Con Chiên sẽ là đuốc sáng (x. Kh 21,23). Toàn thể Giáo Hội các Thánh sẽ thờ lạy Thiên Chúa và "Con Chiên đã bị giết" (Kh 5,12) trong hạnh phúc sung mãn của đức ái, và đồng thanh ca tụng rằng: "Ngợi khen, danh dự, vinh hiển, quyền năng muôn đời cho Ðấng ngự trên ngai và Con Chiên" (Kh 5,13-14) 66*.


Chú Thích:

61* Chương này được khai sinh theo ước muốn của Ðức Gioan XXIII.

Ðược Ủy ban Thần học soạn thảo lại, chương này được mọi người công nhận là một phần của hiến chế mới (lược đồ đệ trình bấy giờ chỉ có 4 chương). Nội dung của chương được tổng hợp trong tựa đề. Công Ðồng nhấn mạnh tới hành động tôn vinh Thiên Chúa của tất cả Thân Thể Chúa Kitô là Giáo Hội dưới đất cũng như trên trời. Cơ cấu của chương như sau: số 48 nói lên hai giá trị của Giáo Hội trong đó những thành phần dưới thế cùng tồn tại với những thành phần cố định; các số 49 và 50 trình bày những mối dây liên kết Kitô hữu còn ở trần gian với những người đã lên trời hoặc ở trong luyện ngục: các Thánh trên trời cầu bầu cho chúng ta là những kẻ lữ hành (số 49), mối tương quan giữa các Ngài với chúng ta (số 50). Từ giáo lý này mà số 51 rút ra những hậu kết có tính cách mục vụ.

62* Số 48: Ðặc tính cánh chung của ơn gọi chúng ta.

Trong cuộc sống hiện tại, ơn gọi của chúng ta là: được Chúa Kitô thánh hóa, chúng ta cùng với Người tiến về sự thánh thiện viên mãn trong đời sống vĩnh cửu, khi chúng ta được chiêm ngưỡng chính Thiên Chúa. Cuộc lữ hành đòi chúng ta phải ý thức về mối liên hệ giữa đời sống hiện tại của chúng ta với đời sống vĩnh cửu, để với lòng tin vững chắc vào Chúa Kitô Cứu Thế và hy vọng một vinh quang mai hậu, chúng ta chịu đựng những nghịch cảnh đời này, và chống lại ma quỉ. Ðời sống Kitô giáo có sự liên tục giữa đời sống dưới thế và đời sống vĩnh cửu trên trời. Có ý thức sống động được chân lý này, chúng ta mới nghĩ đến những người đã về trời. Và điều đó làm chúng ta hiểu sâu sắc hơn về chính mầu nhiệm Giáo Hội: là thực hiện sự hiệp thông giữa mọi người trong Chúa Kitô, là sự hiện diện sống động của các thực tại trên trời giữa dòng đời trần gian. Như thế, khi tín hữu nhớ lại lời Chúa và các Tông Ðồ đã nói, có thể nhận ra sự liên lạc mật thiết giữa các chân lý này và tầm quan trọng nền tảng của chúng đối với đời sống Kitô giáo.

63* Các số 49-50: Sự hiệp thông giữa Giáo Hội dưới đất và Giáo Hội trên trời.

Ðây là nền tảng giáo lý của cả chương, nghĩa là Giáo Hội dưới đất và Giáo Hội trên trời tạo thành một Dân Chúa, một Thân Thể Chúa Kitô. Công Ðồng giải thích sự hiệp nhất này vì dựa vào căn bản là những mối dây liên lạc sống động giữa chúng ta, những người lữ hành trên dương thế, và những người đã đạt tới quê trời. Trong số những hoạt động và những mối liên quan ấy, điều đáng kể là việc các Thánh cầu bầu cho cả Giáo Hội.

1 CÐ Firenze, Decretum pro Graecis: Dz 693 (1305).

2 Ngoài những tài liệu xưa hơn có từ thời Ðức Alexandrô IV ngăn cấm mọi hình thức chiêu hồn (27-9-1258), xem Tđ. của Bộ thánh vụ De magnetismi abusu, 4-8-1856: ASS (1865) trg 177-178; Dz 1653-1654 (2823-2825); câu trả lời của Bộ thánh vụ, 24-4-1917: AAS 9 (1917), trg 268, Dz 2182 (3642).

3 Xem bài đúc kết học thuyết này của T. Phaolô, trong Tđ. Piô XII, Mystici Corporis: AAS 35 (1943), trg 200 và nhiều nơi khác.

4 Xem T. Augustinô, Enarr. in Ps. 85, 24: PL 37, 1099. T. Hieronimô, Liber contra Vigilantium, 6: PL 23, 344. T. Tôma, In Ivm Sent., d. 45, q. 3, a. 2. T. Bonaventura, In Ivm Sent., d. 45, a. 3, q. 2; v.v...

5 Xem Piô XII, Tđ. Mystici Corporis : AAS 35 (1943), trg 245.

64* Số 49: Nền tảng giáo lý và sự liên hệ giữa các Thánh trên trời và Giáo Hội.

Nền tảng tín lý được trình bày rõ ràng và chính xác để tránh những khuynh hướng cực đoan và để giúp cho nhu cầu hiệp nhất được dễ dàng hơn. Công Ðồng dạy rằng, cho tới khi Chúa lại đến trong vinh quang, một số người đã ở trên Nước Trời, một số khác ở trong luyện ngục, một số khác nữa đang trên đường tiến về đời sau, nhưng tất cả đều kết hiệp với Chúa Kitô làm nên một Giáo Hội duy nhất. Công Ðồng cũng dạy rằng, các Thánh trên trời lấy tình thương phù trợ đặc biệt cho những người anh em khác, và củng cố cũng như làm làm đẹp Giáo Hội trần gian.

6 Xem rất nhiều bi ký trong các hầm mộ cổ ở Roma.

7 Xem Gelasiô I, giáo lệnh De libris recipiendis, 3 : PL 59, 160; Dz 165 (353).

8 Xem Methodiô, Symposion VII, 3 : GCS (Bonwetsch), trg 74.

9 Xem Benedictô XV, Decretum approbationis virtutum in Causa beatificationis et canonizationis Servi Dei Joannis Nepomuceni Neumann: AAS 14 (1922), trg 23. Nhiều diễn văn của Ðức Piô XI về các thánh: Inviti all'eroismo, trong Discorsi e Radiomessaggi bộ I-III, 1941-1942, và nhiều nơi khác. Ðức Piô XII, Discorsi e Radiomessaggi, bộ 1949, 37-43.

10 Xem Piô XII, Tđ. Mediator Dei : AAS 39 (1947), trg 581.

11 Xem Dth 13,7; Hđ 44-50; Dth 11,3-40.

Xem thêm Piô XII, Tđ. Mediator Dei: AAS 39 (1947), trg 582-583.

12 Xem CÐ Vat. I, Hiến chế về đức tin công giáo Dei Filius, ch. 3: Dz 1794 (3013).

13 Xem Piô XII, Tđ. Mystici Corporis : AAS 35 (1943) trg 216.

14 Về sự biết ơn đối với chính các thánh, xem E. Diehl, Inscriptiones latinae veteres, I, Berlin, 1925, các số 2008, 2382 và nhiều nơi khác.

15 CÐ Trentô, sắc lệnh De invocatione... sanctorum: Dz 984 (1821).

16 Sách nguyện Roma, Tiền xướng trong lễ các Thánh.

17 Xem ví dụ: 2Th 1,10.

18 CÐ Vaticanô II, Hiến chế Phụng vụ Thánh, Sacrosanctum Concilium, ch. 5, số 104 : AAS 56 (1964), trg 125-126.

19 Xem Sách lễ Roma, Lễ qui.

65* Số 50: Sự liên hệ giữa Giáo Hội dưới đất và Giáo Hội trên trời.

Số này trình bày cách thức mà Giáo Hội lữ hành phải có, để trong thực hành, tạo được sự hiệp thông đã nói trong đoạn trước. Công Ðồng đưa ra những động lực chính yếu giúp xây dựng và phát huy sự hiệp thông của chúng ta với Giáo Hội trên trời. Những động lực đó như sau: những người đã về trời nêu gương cho chúng ta một đời sống đạo chính thực; sự liên lạc với họ sẽ đưa chúng ta tiến tới việc kết hợp khắng khít hơn với Chúa Kitô; sự hiệp thông với họ làm cho việc phụng tự qui về Chúa Kitô nơi Giáo Hội trần gian được sung mãn. Ở nhiều nơi, Hiến Chế ám chỉ tới lịch sử Giáo Hội, để làm sáng tỏ hơn những nền tảng thần học của giáo lý đã trình bày và cũng để cho sự trình bày này được sống động hơn, tương xứng hơn với nhu cầu mục vụ.

Ðoạn nhất nói lên những cách thức hiệp thông tổng quát với các người anh em không thuộc về Giáo Hội trần gian: kính nhớ và vọng độ cách chung, tôn kính và nài xin cầu bầu. Ðoạn hai nhấn mạnh tới gương mẫu các Thánh nêu ra cho đời sống Kitô giáo chúng ta, hoặc dưới khía cạnh sư phạm hoặc dưới khía cạnh minh giáo. Ðoạn ba chúng ta thấy việc tôn kính các Thánh chính thực sẽ thúc giục chúng ta thực thi bác ái huynh đệ và liên kết chúng ta với Chúa Kitô bền chặt hơn. Tình bác ái huynh đệ nơi chúng ta là những khách lữ hành không bị suy giảm, trái lại còn làm gia tăng đặc tính qui về Chúa Kitô của Kitô giáo. Cũng vì lý do đó, sự liên lạc và hiệp thông với các Thánh trên trời đã không làm cản trở nhưng còn giúp đỡ cách lạ lùng cho tình yêu và sự kính thờ Ba Ngôi Thiên Chúa. Ðoạn bốn có xác quyết căn bản như sau: việc tế tự phụng vụ của Giáo Hội thực hiện tất cả những gì đã nói về sự liên hệ với các Thánh trên trời.

20 Xem CÐ Nicea II, văn kiên VII : Dz 302 (600).

21 Xem CÐ Firenze, Decretum pro graecis : Dz 693 (1304).

22 Xem CÐ Trentô, sắc lệnh De invocatione, veneratione et reliquiis Sanctorum et sacris imaginibus: Dz 984-988 (1821-1824), sắc lệnh De Purgatorio: Dz 983 (1820); sắc lệnh De justificatione, khoản 30: Dz 840 (1580).

23 Sách lễ Roma, kinh Tiền tụng, dùng trong các giáo phận Pháp.

24 Xem T. Phêrô Canisiô, Catechismus Maior seu Summa Doctrinae christianae, ch. III, x.b. F. Streicher, phần I, trg 15-16, số 44 và trg 100-101, số 49.

25 Xem CÐ Vat II, Hiến chế về Phụng Vụ Thánh Sacrosanctum Concilium, ch. I, số 8: AAS 56 (1964), trg 401.

66* Số 51: Hậu kết mục vụ.

Một vài hậu kết có tính cách mục vụ theo sau những nguyên tắc đã đề ra. Hậu kết đó bao gồm một số ý hướng căn bản để việc tôn kính các Thánh được thực hiện trong tinh thần đúng đắn và để có thể ngăn ngừa những hình thức thái quá hay bất cập ở một vài nơi. Một đàng Công Ðồng chủ trương rõ ràng giá trị việc tôn kính các Thánh không cốt tại gia tăng các hành động bên ngoài, nhưng do cường độ tình yêu của chúng ta; đàng khác Công Ðồng quả quyết việc tôn kính ấy không đi ngược với tình yêu Thiên Chúa, với việc tôn thờ dành cho mình Ngài. Số này chứa đựng nhiều điều có thể cổ võ cho việc hiệp thông với các anh em ly khai, đặc biệt với anh em Ðông Phương, vì giáo lý thuộc đức tin của chúng ta đây đối với họ hết sức quan trọng, làm nên một di sản chung về đức tin và về sự kính nhớ.

Phần kết luận cho toàn chương (51, đoạn hai) quả quyết rằng hiện đại hóa sự hiệp thông của tất cả những người thuộc về Chúa Kitô là đã bắt đầu cuộc sống vinh quang, và như vậy là ngay ở chốn lưu đày này đã thực hiện được cùng đích của đời ta vì đã được tham dự và thưởng thức phụng vụ vinh hiển trên trời.

 

VỀ MỤC LỤC
CAO CẢ LÀ KHÔN NGOAN - CAO CẢ TRONG CÁI BÌNH THƯỜNG LÀ KHÔN NGOAN PHI THƯỜNG.
 

+++

Mỗi ngày, ức triệu người vẫn chạy đến với Bà để tâm sự nỗi lòng, xin hướng dẫn và chữa lành. Qua Bà bao nhiêu điều kì diệu vẫn xảy ra không chỉ nơi thân xác mà còn thẳm sâu trong linh hồn. Những điều tốt đẹp đang diễn ra hôm nay khởi đi từ một lựa chọn của một thiếu nữ rất bình thường.

YYYYYYY

Cô sinh ra, lớn lên, sinh hoạt bình thường như mọi người nơi một vùng đất nghèo hèn. Tính cách nhẹ nhàng, vui vẻ, hòa đồng để lại ấn tượng tốt đẹp cùng lòng yêu thương mến mộ nơi những ai được phúc gặp gỡ cô. Họ vừa ngưỡng mộ nét đẹp tâm hồn của cô, một nét đẹp tràn ra ngoài nơi ánh mắt trìu mến, nụ cười hiền dịu, lời nói chân thành. Họ cầu mong cho cô sẽ có một tương lai sán lạn, một gia đình hạnh phúc. Thiện ý ấy đúng là có xảy ra: tương lai (hôm nay) của cô vô cùng tươi sáng. Nhưng trước khi có vinh quang này, cô đã trải qua biết bao thăng trầm khủng khiếp.

Kể về cô có lẽ không đủ giấy viết. Ở đây, xin được kể một khoảnh khắc bước ngoặt của cô thôi vì nó tác động sâu xa đến gia đình nhân loại này, trong đó có bạn và mình. Bạn mến, người viết chỉ muốn nhấn mạnh điểm này: Một cô gái bình thường như mọi người nhưng đã trở nên vĩ đại trổi vượt vì đã lựa chọn can đảm và khôn ngoan.

Ngày ấy, cô thiếu nữ trẻ trung miệng tươi môi thắm đang tung tăng từng nhịp bước tiến về tương lai. Êm đềm sao những giai điệu hân hoan trong dòng đời một con người có tâm hồn ngập bình an. Bỗng một hôm cô gặp được một thông điệp từ Đấng Toàn Năng mời cô đảm nhận một sứ mạng vô cùng cần thiết. Sứ mạng lớn lao gửi một thiếu nữ bé nhỏ. Lời mời gọi nhẹ nhàng nhưng sứ mạng quan trọng quá khiến cô bất ngờ, choáng ngợp, bối rối, thậm chí sợ hãi. Người thiếu nữ bình thường đang đứng trước một lời mời không bình thường. Cô băn khoăn tự hỏi điều ấy có nghĩa gì. Khó hiểu. Bao nhiêu câu hỏi ào ạt ùa về: “Tại sao lại có điều kì lạ này? Sao không đến với ai khác mà lại đến với mình chứ? Nếu chấp nhận lời mời ấy thì tương lai sẽ đi về đâu? Những ước mơ thêu dệt bao ngày sẽ bị dang dở? Sẽ phải bỏ hết những dự tính xưa nay vẫn ấp ủ trong lòng? Con đường mời gọi phía trước xem ra chẳng giống ai. Chênh vênh quá. Ai mà hiểu nổi chuyện như thế này. Mọi người sẽ phản ứng ra sao? Người ta sẽ nói gì về mình đây? Cha mẹ thân yêu liệu có đón nhận nổi những cú sốc không? Chưa hết, chuyện này sẽ phá tan hạnh phúc gia đình bé nhỏ mà mình đang xây dựng. Còn nữa, theo luật nơi đây thì 99,9% mình sẽ mang tội chết. Giờ phải làm sao ta?

Hmmm… Phải làm sao đây?

Hmmm…

Chỉ có hai lựa chọn: đồng ý hoặc từ chối. Đồng ý thì sẽ phải sẵn sàng đối diện với những gì có thể xảy ra như mình đã hình dung. Từ chối thì sẽ yên thân và chắc Đấng Toàn Năng cũng phải đành chịu thôi vì Ngài rất tôn trọng tự do lựa chọn của mỗi người. Nhưng mà… từ chối thì sứ mạng kia ai sẽ làm? Thật ra ai cũng có một sứ mạng riêng, mình cũng vậy; và đây là sứ mạng Ngài ngỏ lời gửi trao cho cá nhân mình. Đấng Toàn Năng chắc chắn biết rõ mình có thể thực hiện được thì mới muốn gửi trao chứ. Ái chà… Giờ làm sao đây ta?”

YYYYYYY

Tâm trạng trong những giây phút như thế không dễ dàng chút nào. Rất khó! Rất cam go! Nhưng người thiếu nữ nhỏ xinh đang đầy tràn ước mơ ấy đã quyết định chọn hướng đi của niềm tintình yêu. Cô tin rằng “không có gì là không thể” đối với Đấng Toàn Năng (Lc1:37). Chỉ cần tin, tin thật sự và phó thác hoàn toàn vận mệnh cuộc đời cho Ngài dẫn dắt. Thời gian nơi trần thế thật ra vắn vỏi lắm, loanh quanh một tí là đến giờ về quê thật ấy mà. Cho nên, cách tốt nhất là trao tay lái con thuyền cuộc đời cho Ngài vì Ngài mới biết đâu là bến thật. Tầm nhìn của Ngài xa rộng và chính xác hơn nhiều con mắt hạn hẹp này. Sợ đấy nhưng tin nhiều hơn sợ! Cô yêu Đấng yêu cô và cô yêu tha nhân hơn cả bản thân mình. Bởi thế, mặc dù trái tim con người trong cô cũng rung động những khao khát mãnh liệt bình thường, cô đã quảng đại nhường những cái lẽ ra cô được hưởng như bao người để bao người được phúc hưởng điều quý giá đến từ chương trình Ngài đã mời gọi cô.

Người thiếu nữ dáng vẻ bình thường ấy mang trong mình một tình yêu phi thường. Đôi mắt nhỏ xinh dịu hiền ấy đã trông được rất xa vì gắn bó với tầm nhìn của đức tin.

Một khi đã xác tín thánh ý Đấng Toàn Năng là tốt đẹp nhất và quyết định bước đi cho đến ngày về với Ngài, người ta sẽ có được bình an thẳm sâu trong hồn mà trung kiên và hân hoan sống mỗi ngày. Vấn đề là phải quyết định và vững tin yêu. Cô cũng thế. Một khi đã quyết định đón nhận thánh ý, cô hiên ngang bước đi. Sóng gió đã bao phen nổi lên, cả khách quan lẫn chủ quan, nhưng cô vẫn vượt lên trên sóng gió bằng sức mạnh của niềm tin, của tình yêu đã dâng trọn. Một khi đã quyết định sống chết cho tình yêu cao quý này, cô không bao giờ quay đầu nhìn lại. Gian nan thỉnh thoảng xuất hiện thì cũng để trở thành cơ hội cho sự quảng đại của cô tỏa sáng hơn nữa. Trái tim cô đầy tình yêu vô điều kiện nên gian khổ chỉ còn là một dịp quý giá nữa để cô liên đới sẻ chia và thú vị tận hưởng hoa trái thánh của nó. Hy sinh tiết ra loại mật ngọt mà không loài ong nào trên trần gian có thể kết thâu.

Phần còn lại của câu chuyện đời cô, nhiều người đã rõ.

YYYYYYY

Maria, Mẹ ơi, Mẹ bình thường như con nên Mẹ hiểu thấu từng cảm nhận của con trong cuộc hành trình này. Muôn thế hệ ca ngợi Mẹ là đầy ơn phúc, là tuyệt mỹ khôn sánh vì Mẹ đã lựa chọn để cuộc đời mình chìm ngập trong thánh ý Thiên Chúa Tình Yêu. Muôn người hôm nay chạy đến với Mẹ lãnh nhận bao phúc lành là do lựa chọn ấy của Mẹ. Tất cả những lời Mẹ dạy được ghi lại trong Kinh Thánh rất ngắn gọn: “Người [Giêsu] bảo gì, hãy làm như vậy!”(Gioan 2:5). Mẹ ơi, Mẹ giúp con khôn ngoan chọn lựa và can đảm thực hiện thánh ý Chúa trong hoàn cảnh cụ thể của con cho đến ngày con về bên Mẹ, Mẹ nhé!

Giuse Việt, O.Carm.

English: http://only3minutes.wordpress.com/english/noble/

 

NOBLE

Noble in the ordinary is extraordinarily wise.

+++

Each day, numerous people come to confide in her their heartfelt stories, asking for instruction and healing. Through her wonders continuously take place not only in their bodies but also deep down in their souls. All those good things happening today started from a choice made by young simple ordinary girl.

YYYYYYY

She was born, grew up and worked hard as everyone in a little country. Her gentle, joyful and friendly personality created a beautiful impression on and warm affection to those who had a chance to meet her. They admired the beauty of her soul, a beauty that overflew in her friendly eyes, her gentle smiles and her sincere words. They desired that she have a bright future, a happy family,… That good desire did come true: her future (which is today) is gloriously bright. But before this glory, she had undertaken many ups and downs in life.

It would be inexhaustible to write about her. Here, I would like to tell you about only one turning point in her life since it has great impact on the human family, among which we are. My dear friend, the emphasized point here is: An ordinary girl like everyone else has become wonderfully great because of her brave and wise choice.

In those days, the young cheerful girl was enjoying walking toward future. Peaceful was the melody of such a tranquil soul in the midst of the everyday. Suddenly she received a message from The Almighty inviting her to undertake a very necessary mission. The great mission was entrusted to the humble girl. The invitation was gentle but its mission was so important that she felt unexpected, overwhelmed, embarrassed, and even frightened. The ordinary girl found herself standing before a non-ordinary invitation, a mystery. She wondered what all this would mean. Difficult to comprehend! Tons of questions flooded in: “Why this strange thing? Why did it not come to someone else but me? If I accept this invitation, how will my future be? All my dreams will be interrupted? Will I have to abandon the plans of my life? This road before me doesn’t seem normal. I’m not sure at all! Who can understand something like this?! How will people react? What will they say about me? Can my beloved parents bear this shock? Still, this will destroy the happiness of a small family that I have been trying to build. Moreover, according to the law here, 99,9% I will be condamned with a death penalty. What should I do now?

Humm… What must I do?

Hmmm…

There are only two choices to make: accept or refuse. If I accept this invitation, I will have to face what will happen to me. If I refuse it, I will avoid all the problems and surely The Almighty will accept my refusal because He always respects the freedom of choice of each person. But…if I refuse this mission, who will do it? Will anyone? Actually, each person has a proper mission in life; and this is a mission He wishes me to undertake. The Almighty must know well that I can fulfill it, and that’s why He has asked me. Hmmm…. What should I do now?”

YYYYYYY

It is not easy to have all these feelings. Very hard! Very tense! However, the young lady whose heart was full of dreams decided to choose the direction of faith and love. She trusted that “nothing is impossible” to The Almighty (Lk1:37). Believe, yes totally believe, and entrust one’s life to His leading hand! The time one has in this world is actually very short. The True Lasting Home is only a few steps away. Therefore, the best way is to let Him ride the ship of one’s life since only He knows where the real destination is. His vision is much wider and more accurate than the human eyes. Her fright was there, but her faith was stronger. She loved The One who loved her first and she loved others even more than herself. That’s why, though her human heart was sometimes strongly moved by sincere natural desires as everyone else’s, she sacrificed generously what she deserved to enjoy by right as others so that they could enjoy precious gifts resulting from the mission He had invited her to undertake.

That ordinary-looking lady carried in her an extraordinary love. Those gentle little eyes of hers could see far and wide for they were attached to the powerful vision of faith.

Once having trusted that the will of The Almighty is the best and having decided to set foot on the direction of His will, one shall have profound inner peace to joyfully live it out each day. The point is that one needs to make a decision and stand firm in love. She did. Once she decided to welcome His will, she courageously moved forward. Troubles soared many times, both objectively and subjectively, but she still overcame them by the strength of faith and love. Once she decided to live and die for this noble love, she never turned back. If difficulties occurred sometimes, they just became opportunities for her generosity to shine even more brightly. Since her heart is full of unconditional love, suffering remains only a precious occasion for her to reach out to others and enjoy its holy fruit. Sacrifice produced for her a kind of honey that no bees on earth could collect.

The rest of her life story is well known to many people.

YYYYYYY

Oh Mary, my Mother, you are as ordinary as me, and so you fully understand all my experience in this journey. All generations praise you “full of grace” and most beautiful because you have chosen to let your life sink deep in the holy will of The Loving God. Numerous people come to you receiving abundance of blessings thanks to that very choice of yours - Fiat. All that you teach recorded in the Bible is very succinct: “Do whatever He [Jesus] tells you!” (John 2:5) O Mother, please help me choose wisely and carry out the will of God for me in my concrete situation until I see you in our Lasting Home!

Joseph Viet, O.Carm.

Vietnamse: http://only3minutes.wordpress.com/tieng-viet/cao-c%E1%BA%A3/

 

VỀ MỤC LỤC
DƯỠNG PHỤ ĐẤNG CỨU THẾ
  

Khi nói đến cha nuôi hay mẹ nuôi, người ta thường nghĩ rằng tình cảm đối với con cái sẽ không sâu đậm tha thiết bằng tình cha mẹ ruột. Thế nhưng nghĩ như thế có thể chưa hẳn là đúng với rất nhiều trường hợp cha nuôi, con nuôi.

Nếu có những cha mẹ ruột không thương yêu con mình sinh ra, thì lịch sử đã chứng minh không biết bao nhiêu người cha nuôi, mẹ nuôi thương con mình hơn cả con ruột. Nhất là khi một người đã hy sinh đời mình cho lý tưởng, không có gia đình riêng, thì tình thương họ dành cho con nuôi thì vô cùng mãnh liệt.

Mới đây người ta được đọc lại bài phỏng vấn ông Philipp Rösler, phó thủ tướng nước Đức. Ông là người Việt, có cha mẹ nuôi người Đức. Trong bài trả lời phỏng vấn, ông nhắc đến người cha nuôi của mình với lòng trìu mến đặc biệt. Và người ta cũng nhận thấy cha mẹ nuôi của ông thương ông như thế nào.

Thánh Giuse trong chương trình Cứu độ của Thiên Chúa không phải đóng vai trò lấp đầy gia đình trần gian của Đức Kytô. Khi Thiên Chúa chọn con người Giuse để gửi gắm Con Một của mình trong cuộc lữ hành trần thế của Người, hẳn là Thiên Chúa đã chọn người thật xứng đáng với vị trí cao sang ấy.

Tin Mừng không thuật lại lời nào của Thánh Giuse, và do đó ai cũng hiểu rằng Thánh Giuse âm thầm lặng lẽ vâng phục. Bởi vì ơn Cứu độ được Thiên Chúa đem vào trần gian này để cứu con người khỏi sự kiêu căng và nổi loạn, thì ba Con Người trong Thánh Gia Nagiarét phải là những tấm gương vâng phục hiền hoà.

Đức Maria có lời Xin Vâng vẫn còn ngân vang đến muôn ngàn đời, Chúa Giêsu có lời nguyện: “... nhưng xin đừng theo ý con”, còn Thánh Giuse thể hiện đức vâng phục qua hành động đáp trả mau mắn mọi lời Thiên Chúa truyền.

Tại sao Thánh Giuse vâng phục tuyệt đối với lòng tin vô song như thế? Chắc chắn vì ngài yêu mến Chúa bằng một tình yêu không phải của một người cha nuôi bình thường như mọi người cha nuôi khác. Chắc chắn Thánh Giuse yêu mến Chúa Giêsu ngàn vạn lần hơn tình yêu của người cha ruột. Chỉ có tình yêu mới khiến cho một người có danh hiệu Đấng Công Chính hạ mình xuống làm người phục vụ hoàn toàn vô vị lợi.

Vai trò của Thánh Giuse trong Tin Mừng có vẻ như mờ nhạt. Dường như ngài chỉ xuất hiện để đưa Đức Maria và Chúa Giêsu đi đến một nơi nào đó khi cần. Lên Giêrusalem. Sang Ai cập. Về lại Palestine. Rồi thôi. Có lẽ không ai biết Thánh Giuse từ giã cuộc đời này lúc nào. Người ta chỉ thấy rằng từ ngày Đức Giêsu đi rao giảng thì không thấy bóng dáng ngài nữa.

Đức Mẹ cũng âm thầm lặng lẽ. Nhưng tâm hồn nhạy cảm của một người mẹ đã làm cho Đức Maria lặng lẽ đi theo Con mình, cho đến ngày Người trút hơi thở cuối cùng. Còn Thánh Giuse, có lẽ ngài chịu đựng với tâm hồn mạnh mẽ của một bậc trượng phu. Chắc chắn Thánh Giuse khóc thầm mỗi khi Giêsu Con của ngài gặp đau khổ. Nhưng chẳng ai nhìn thấy giọt nước mắt của Thánh Giuse.

Ngày còn bé, tôi thích nghe cha xứ giải thích về cành huệ của Thánh Giuse. Dù những chuyện kể về cây gậy của Thánh Giuse biến thành cành huệ trắng không có gì xác thực, nhưng có một sự thật mà tôi tin là hiển nhiên: ấy là dáng vẻ khô khan và lặng lẽ nơi Thánh Giuse hẳn là đoá huệ đẹp trước mặt Thiên Chúa.

Đoá huệ của Thánh Giuse không chỉ tượng trưng cho đức khiết tịnh. Đoá huệ ấy còn là tình yêu trọn vẹn dành cho Thiên Chúa qua Chúa Giêsu con của Thiên Chúa và của Thánh Giuse. Màu trắng của hoa huệ khác với màu của tuyết hay của mây trời. Màu của tuyết thì trắng nhưng lạnh lẽo. Màu trắng của mây trời thì đổi thay như bức tranh đổi theo gió. Còn màu trắng của hoa huệ thì cao sang và ẩn chứa sự hy sinh thầm lặng.

Truyền thống Hội Thánh Công giáo dành một chỗ trang trọng cho Thánh Cả Giuse, không chỉ trong các thánh đường, mà nhất là trong lòng người tín hữu, dù có lúc trẻ em có lẽ không thấy gần gũi với Thánh Giuse vì các ảnh tượng trình bày ngài như một cụ già. Thật ra thánh Giuse là một thanh niên tuấn tú, có tâm hồn nhạy cảm, có tình yêu bao la, và có sự hy sinh vô bờ bến cho công trình Cứu độ của Thiên Chúa.

Mừng Lễ kính Thánh Cả Giuse, Hội Thánh tôn vinh đức công chính của ngài. Đó là lòng vâng phục Thiên Chúa, việc tuân giữ lề luật thánh, và lòng yêu thương vô bờ với người Con nuôi chí thánh của ngài.

Kính xin Thánh cả Giuse chúc lành cho từng người trong chúng con trong dịp lễ kính Cha thánh, trong tháng Ba này và trong mọi ngày trên đường chúng con đi theo Chúa. Ước chi cành huệ âm thầm mà tinh khiết của Cha là cây gậy dẫn đường chúng con đi.

Gioan Lê Quang Vinh

 
VỀ MỤC LỤC
MẤY CỤ GIÁM MỤC THẬT LÀ BUỒN CƯỜI !

 

“Khi ấy, Chúa Giêsu dạy các môn đệ rằng: ‘Con Người sẽ bị nộp vào tay người đời, họ sẽ giết chết Người và ba ngày sau khi bị giết chết, Người sẽ sống lại’. Nhưng các ông không hiểu lời đó, và các ông sợ không dám hỏi lại Người. Sau đó, Đức Giêsu và các môn đệ đến thành Capharnaum. Khi về tới nhà, Đức Giêsu hỏi các ông: ‘Dọc đường anh em bàn tán điều gì vậy?’ Các ông làm thinh, vì khi đi đường các ông đã cãi nhau xem ai là người lớn hơn cả. Rồi Đức Giêsu ngồi xuống, gọi nhóm Mười hai lại mà nói: ‘Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người’” (Mc 9, 31-35).

Người giáo dân sẽ nghĩ như thế nào, khi Đức Giáo hoàng và các Đức Giám mục cãi nhau?! Thế mà HĐGM đầu tiên trên thế giới đã cãi nhau! Các đấng cãi nhau ngay ngoài đường về vấn đề quyền bính trước mặt Đức Giêsu, nhưng Ngài đã nín nhịn. Về tới nhà Ngài mới hỏi: “Dọc đường anh em bàn tán với nhau chuyện gì thế?” Chúa hỏi là ‘bàn tán’ cho nó nhẹ nhàng thôi, chứ thực ra là các cụ nhà mình vừa cãi nhau một trận cũng tương đối đấy!

Cụ Giám mục Giacôbê đã có kinh nghiệm về sự cãi nhau, ghen tương là không tốt, là nguy hiểm, nên trong thư cụ viết cho bà con ta như sau: “Đâu có ghen tương và tranh chấp, đấy có xáo trộn và đủ mọi thứ việc xấu xa… Bởi đâu có chiến tranh, bởi đâu có xung đột giữa anh em? Chẳng phải bởi điều này sao: là chính những khoái lạc của anh em đang gây chiến trong con người anh em: anh em ham muốn mà không có, nên anh em chém giết; anh em ghen ghét cũng chẳng được gì, nên anh em xung đột nhau, gây chiến với nhau” (x. Gc 3,16; 4,1-2).

Tại sao các Thánh Tông đồ lại cãi nhau để tranh giành quyền bính, vai vế cao thấp, mà lại không ai dám tranh nhau về việc phục vụ? Mạnh Tử cho rằng: “nhân chi hoạn, tại hiếu vi nhân sư”, nghĩa là: cái bệnh của người đời là hay thích làm thầy thiên hạ. Cha Henri Nouwen đã nói: “Chúng ta đã không ngừng bị cám dỗ dưới quyền lực thay thế cho tình yêu. Chúa Giêsu đã trải qua cơn cám dỗ ấy một cách vô cùng đau thương, từ sa mạc đến thập giá. Còn lịch sử dài và đau thương của Giáo Hội là lịch sử của những con người chọn lựa quyền lực thay cho tình yêu, chọn lựa thống trị thay cho thập giá, chọn lựa làm lãnh đạo thay cho được lãnh đạo”. Thánh Phaolô đã có kinh nghiệm và mời gọi người môn đệ thân yêu của mình là Timôthê hãy can đảm: “Con hãy làm việc lao nhọc và chịu đựng như là một người lính tốt của Chúa Kitô” (2 Tm 2,3).

Nhưng theo Chúa Giêsu, quyền bính và phục vụ phải gắn liền với nhau làm nên bản chất người môn đệ. Chúa Giêsu luôn phải vất vả dạy lại bài học và môn học khó nhất trên đời, nhưng lại là môn học phổ thông nhất (giống như văn hoá phổ cập), đó là môn học yêu thương phục vụ: “Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người”. Thánh Phêrô đã ngỡ ngàng vì Thầy quỳ xuống rửa chân cho mình và tất cả anh em. Nhưng Chúa đã nói trước rằng: “Thầy sống giữa anh em như người đầy tớ”. Môn học này người ta phải học cả đời mà không có ngày ra trường, mãn khoá; vì thực sự học tới chết mà vẫn không xong, không đạt kết quả để đến khi vào thiên đàng vẫn bị loại ra cả đống! Quả thật đây là môn khó học, khó dạy và khó thực hành nhất trên đời. Nó nằm trong chương trình quy hoạch tổng thể bao trùm mọi công việc của người môn đệ mà Chúa Giêsu luôn đòi hỏi gay gắt, quyết liệt.

Theo Chúa, bao gồm cả sự cho đi tận tuyệt, trọn vẹn. Chúa không đòi hỏi chúng ta phải là con người siêu việt. Điều đòi hỏi đơn giản là người ta trước hết phải nhận biết những yếu đuối của mình để được cứu chuộc: “Sức mạnh của Thầy được biểu lộ trọn vẹn trong sự yếu đuối” (2 Cr 12,9).

Để hiểu được Chúa Giêsu thì cần phải chịu đau khổ với Ngài, theo Ngài bằng sự từ bỏ con người của mình. Ai thực sự hiểu được Chúa Giêsu, người đó chính là vị tử đạo, tử đạo không chỉ bằng lời nói mà còn bằng những hành động nữa, người đó đã quảng diễn cuộc đời của mình cho đến cuối cùng. Chúng ta sẽ được hoà nhập vào mầu nhiệm của Chúa Giêsu trong chiều kích chúng ta sẵn sàng chịu đau khổ với Ngài, và lúc đó chúng ta sẽ không hổ thẹn về Ngài và về những lời Ngài.

Chính vì người ta quên mất mình là môn đệ Chúa Kitô nên cứ mải mê phấn đấu đạt được những tiêu chuẩn kiểu thời đại thực dụng. Chính vì đánh mất hương vị của tình yêu đích thực nên người ta ra sức tìm những vỏ bọc hời hợt, giả tạo để che lấp. Dáng dấp của sự phục vụ hôm nay có mang theo nhiều thứ tinh vi khôn lường của ma quỷ. Có khi người ta còn hy sinh nhiều hơn cho kế hoạch ấy mà lại cứ tưởng là đang phụng sự Chúa! Biết bao nhiêu sự tranh đấu, tranh chấp, dấn thân sai mục tiêu. Đức hồng y Carlo Martini nói: “Điều cơ bản là không phải đấu tranh tới chỗ đổ máu, mà là tìm được sự hoà thuận và những đường lối thích hợp”.

“Nguy cơ cho giáo hội ngày nay không phải là vì bách hại mà là đánh mất hương vị của mình, thiếu những người làm chứng rõ rằng thánh giá, toàn thánh giá trong Chúa Kitô có thể nên vinh hiển, nguồn mạch cứu độ” (ĐHY. Josef Tomko giảng tại Đài Loan 23/11/2009). Chúng ta đánh mất hương vị của mình khi chối từ đau khổ; khi không dám ghé vai vác thập giá được trao ban ngoài ý muốn.

Những thứ chủ nghĩa và các mối quan hệ công chúng trong xã hội hiện đại hôm nay đang làm chao đảo và điên đảo con người. Tính ‘hợp pháp tinh vi’ của quyền hành và sự hưởng thụ cá nhân đang lôi kéo chúng ta xa rời tâm tình dấn thân phục vụ và sự hy sinh vô vụ lợi của người tông đồ. Những sự bao che, ngụy biện của một ‘lương tâm có vấn đề’ đang lấn lướt cuộc sống bình an của chúng ta từ hành vi cử chỉ nhỏ nhặt cho tới những ứng xử hằng ngày. Thánh Augustinô nhận định: “Trong đời sống người kitô hữu, có một cuộc chiến đấu giữa hai thứ tình yêu: yêu Thiên Chúa cho đến từ bỏ bản thân mình và yêu bản thân cho đến nỗi chối bỏ Thiên Chúa”. Đó là sự thật luôn được chứng minh cụ thể.

Thánh Têrêsa Avila nói: “Chúa không cần việc làm của chúng ta, Người chỉ muốn tình yêu thúc đẩy những công việc ấy”. Còn Thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu thì nói: “Thiên Chúa chẳng cần đến việc làm của chúng ta nhưng Người khát tình yêu của chúng ta”. Thiên Chúa không chờ đợi nơi chúng ta những việc làm, những hoạt động, sản phẩm của một việc lành nếu không làm vì tình yêu. Thánh Gioan Thánh Giá bảo: “Tình yêu luôn biết lợi dụng tất cả, điều lành cũng như điều dữ”. Tình yêu biết lợi dụng những cảm động cũng như những khô khan, những tư tưởng cũng như những trống rỗng, nhân đức cũng như tội lỗi.

Thực trạng của đời sống tu trì hôm nay, cái làm cho người ta ngại sống không phải là nếp sống khó nghèo mà là những chuyện khác. Chuyện khác đó là những đối diện trực tiếp trong các mối tương giao con người trong một thời đại đang quan niệm tự do dân chủ, tự do nhân quyền; khiến mình dù trong bậc tu cỡ nào cũng phải đòi cho bằng được một chút quyền mà quên mẫu gương Thầy Giêsu: “Dù là Thiên Chúa nhưng không nhất thiết phải duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa... đã vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá”. Đó là điều chính yếu trong đời dâng hiến phải có, nếu không chỉ là lối sống vô nghĩa hay sống để lừa đảo, tranh giành hơn thua với nhau mà thôi.

Giáo dân càng ngày càng đòi hỏi sự phục vụ của chúng ta ở mức độ cao. Và xem ra tương quan cuộc sống con người hôm nay nhiều khi được nhìn như một siêu thị để mà chọn lựa và bình phẩm hàng hoá. Do đó, đôi khi người giáo dân cắm cúi đi tìm nơi người tu hành một sự nâng đỡ vật chất và chỉ coi đó là tiêu chuẩn cao để đánh giá bậc tu hành. Đó là điều sai lầm. Cần phải chỉnh đốn và giáo dục cho họ ý thức lại cho đúng. Bởi nó sẽ dẫn tới hậu quả không tốt cho họ và cho chính nhà tu hành. Quả thật, cũng có phần đáng sợ khi cuộc sống chỉ coi nhau như món hàng hay sự giá trị về mặt kinh tế: khi nào còn tốt thì sử dụng khi hết hạn thì vất đi. Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II chia sẻ: “Sự ác trong thời đại chúng ta trước hết hệ tại ở chỗ hạ giá và tầm thường hoá tính độc đáo duy nhất nền tảng của mỗi một con người. Cái ác này không chỉ ở trên bình diện đạo đức nhưng sâu xa hơn, trên bình diện hữu thể. Đối diện với cái ác này, cái ác mà những hệ tư tưởng vô thần cổ súy, chúng ta phải chống lại, không chỉ bằng những tranh biện vô bổ nhưng phải tìm cách ‘khôi phục’ huyền nhiệm về con người như một ngôi vị” (Hiệp Thông số 64/2011, tr.171).

“Giáo Hội phục vụ tất cả những gì làm nên cuộc sống con người, trong lao động, trong gia đình, trong xã hội, để tất cả được hoàn thành trọn vẹn cho lợi ích của con người. Đó không phải là một chiến thuật để lôi kéo họ về với Giáo Hội. Nhưng đó là một dịch vụ Kitô giáo (service Chrétien) để cho con người được sống và được hạnh phúc tràn đầy. Với danh hiệu đó, người kitô hữu, giáo dân và linh mục phải có mặt và hoạt động trọn vẹn và chân thành trong chính cuộc sống của thế giới” (Hồng y François Marty).

Đức Giám mục Tổng thư ký xuất sắc của HĐGM tiên khởi là thánh Gioan Tông đồ đã dám viết về người bạn của mình là ông Giám mục Giuđa đang giữ chức Chủ tịch Uỷ Ban Bác Aí Xã Hội trong câu chuyện xức dầu thơm tại Bêtania như sau: “Y (Giuđa) giữ túi tiền và thường lấy cho mình những gì người ta bỏ vào quỹ chung chứ không phải là để lo cho người nghèo” (Ga 12, 5-6). Cũng may Giuđa chết trước Gioan, chứ nếu ông mà đọc được điều này thì Gioan cũng bị khốn khổ đấy! 

Hãy bắt chước thánh Phaolô mà thú nhận rằng: “Thật vậy, tất cả chúng ta nữa, xưa kia chúng ta cũng ngu xuẩn, không vâng lời, lầm lạc, làm nô lệ cho đủ thứ đam mê và khoái lạc, sống trong gian ác và ganh tị, đáng ghét và ghen ghét lẫn nhau. Nhưng Thiên Chúa đã cứu độ chúng ta, đã biểu lộ lòng nhân hậu và lòng yêu thương của Người đối với nhân loại. Không phải vì tự sức chúng ta đã làm nên những việc công chính, nhưng vì Người thương xót, nên Người đã cứu chúng ta nhờ phép rửa ban ơn Thánh Thần để chúng ta được tái sinh và đổi mới” (Tt 3,3-5). Thánh nhân còn lặp lại điều ấy trong thư gửi tín hữu Êphêsô: “Tất cả chúng tôi xưa kia cũng thuộc hạng người đó, khi chúng tôi buông theo các đam mê của tính xác thịt, thi hành những ước muốn của tính xác thịt và của trí khôn. Bẩm sinh chúng tôi là những kẻ đáng chịu cơn thịnh nộ của Thiên Chúa, như những người khác. Nhưng Thiên Chúa giàu lòng thương xót và rất mực yêu mến chúng ta, nên dầu chúng ta đã chết vì sa ngã Người cũng cho chúng ta được cùng sống với Đức Kitô. Chính do ân sủng mà anh em được cứu độ” (Ep 2,3-6).  

Lm. Pet. Bùi Trọng Khẩn

 

VỀ MỤC LỤC
HỌC CHO BIẾT THẾ NÀO LÀ VÂNG PHỤC
 

Chúa nhật V Mùa Chay

Gr 31, 31-34; Dt 5,7-9, Ga 12, 20-33

Bản tính của con người vốn dĩ kiêu ngạo ! Nơi ông bà Ađam - Evà, chúng ta nhận thấy rõ điều này. Thiên Chúa đã ban cho ông bà quyền trên tất cả vạn vật mà Chúa đã dựng nên. Thế nhưng, hai ông bà đã không đủ vâng phục, không đủ khiêm tốn để đón nhận lời Thiên Chúa và đã nghe theo lời con rắn dữ để phản bội Thiên Chúa.

Máu kiêu ngạo, sự không vâng phục của ông bà nguyên tổ đã len lỏi, đã thẩm thấu vào máu của con người từ dạo đó. Và, cũng chính vì sự bất tuân, sự kiêu ngạo mà con người đã phải lao đao. Không chỉ là lao đao để kiếm sống như Thiên Chúa nói với ông bà nhưng là đánh mất tình yêu Thiên Chúa, đã đánh mất ơn cứu độ của Ngài.

Dẫu con người phản bội nhưng Thiên Chúa không bỏ rơi con người. Thiên Chúa vẫn thiết lập giao ước với con người và dành cho con người tình cảm hết sức đặc biệt.

Chúng ta vừa nghe giao ước mà Thiên Chúa lập ra cho dân người qua miệng của ngôn sứ Giêrêmia : "Ta sẽ lập với nhà Israel và nhà Giu đa một giao ước mới,  không giống như giao ước Ta đã lập với cha ông chúng, ngày Ta cầm tay dẫn họ ra khỏi đất Ai cập; chính chúng đã huỷ bỏ giao ước của Ta, mặc dầu Ta là Chúa Tể của chúng - sấm ngôn của Đức Chúa. Nhưng đây là giao ước Ta sẽ lập với nhà Israel sau những ngày đó - sấm ngôn của Đức Chúa. Ta sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng Lề Luật của Ta. Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, còn chúng sẽ là dân của Ta. Chúng sẽ không còn phải dạy bảo nhau, kẻ này nói với người kia: "Hãy học cho biết Đức Chúa", vì hết thảy chúng, từ người nhỏ đến người lớn, sẽ biết Ta - sấm ngôn của Đức Chúa. Ta sẽ tha thứ tội ác cho chúng và không còn nhớ đến lỗi lầm của chúng nữa. Israel sẽ tồn tại mãi".

Và hết sức lạ lùng khi nhìn con người. Thiên Chúa yêu như vậy nhưng hình như con người cứ giả điếc làm ngơ trước tình cảm của Ngài. Con người cứ mãi đi theo con đường bất tuân. Qua nhiều cách, nhiều kiểu và nhiều người Thiên Chúa vẫn nói cho con người biết là Thiên Chúa yêu thương con người nhưng vẫn không được. Sau cùng, Thiên Chúa sai chính Con Một, đứa con yêu dấu của Ngài xuống thế gian để cứu độ con người.

Người ta vẫn thường nói "lỗi hệ thống" trong một chiếc máy vi tính thì sự bất tuân của con người chính là lỗi hệ thống, đã làm hỏng tình yêu của Thiên Chúa và con người. Chúa Giêsu đến thế gian để sửa sai giúp con người. Chúa Giêsu đến thế gian này bằng con đường tình yêu và đặc biệt bằng con đường vâng phục. Thật sự không phải đơn giản để nói lời vâng phục với Chúa Cha. Thế nhưng trong thực tế, Chúa Giêsu đã sống tròn vẹn lời vâng phục với Cha của mình.

Thánh Phaolô đã quả quyết điều đó trong thư của Ngài gửi tín hữu Philip :

Đức Giê-su Ki-tô

vốn dĩ là Thiên Chúa

mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì

địa vị ngang hàng với Thiên Chúa,

nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang

mặc lấy thân nô lệ,

trở nên giống phàm nhân

sống như người trần thế.

Người lại còn hạ mình,

vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết,

chết trên cây thập tự.

Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người

và tặng ban danh hiệu

trổi vượt trên muôn ngàn danh hiệu.

Như vậy, khi vừa nghe danh thánh Giê-su,

cả trên trời dưới đất

và trong nơi âm phủ,

muôn vật phải bái quỳ;

và để tôn vinh Thiên Chúa Cha,

mọi loài phải mở miệng tuyên xưng rằng:

"Đức Giê-su Ki-tô là Chúa".

Để vâng phục như Chúa Giêsu không phải là chuyện đơn giản. Trong thư gửi tín hữu Do Thái chúng ta vừa nghe, đã mời gọi chúng ta nhìn về gương vâng phục của Chúa Giêsu : "Khi còn sống kiếp phàm nhân, Đức Giê-su đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người".

Một sự giằng co vì lẽ quá đau khổ khi phải đón nhận cái chết trên thập giá.

Trang Tin Mừng theo Thánh Gioan hôm nay, chúng ta nghe chính tâm sự của Chúa Giêsu :"Bây giờ, tâm hồn Thầy xao xuyến! Thầy biết nói gì đây? Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này, nhưng chính vì giờ này mà con đã đến. Lạy Cha, xin tôn vinh Danh Cha." Trong lúc cô đơn, trong lúc thử thách đó thì Chúa Cha đã đến và đã an ủi Chúa Giêsu "Ta đã tôn vinh Danh Ta, Ta sẽ còn tôn vinh nữa! "

Nghe lời ấy Chúa Giêsu đáp : "Tiếng ấy đã vọng xuống không phải vì tôi, mà vì các người. Giờ đây đang diễn ra cuộc phán xét thế gian này. Giờ đây thủ lãnh thế gian này sắp bị tống ra ngoài! Phần tôi, một khi được giương cao lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi."

Phải nói rằng cả con người, cả cuộc đời Chúa Giêsu được gói gọn trong hai chữ vâng phục ! Để vâng phục như Chúa Giêsu không phải đơn giản. Phải học, phải sống lời vâng phục đó mỗi ngày trong cuộc đời. Qua lời vâng phục, Chúa Giêsu được Chúa Cha tôn vinh và đã trở nên nguồn ơn cứu độ cho muôn người. Để có được lời vâng phục như thế, Chúa Giêsu luôn hướng về Cha, luôn kết hiệp cùng Cha và để cho thánh ý của Cha thi hành trọn vẹn trên đời mình.

Khi và chỉ khi chúng ta kết hiệp mật thiết với Chúa Cha như Chúa Giêsu chúng ta mới học và sống được bài học vâng phục.

Xin cho chúng ta cảm nghiệm được tình yêu của Chúa dành cho chúng ta để ngày mỗi ngày ta kết hợp mật thiết với Chúa để rồi chúng ta cùng vác thập giá mỗi ngày theo Chúa như Chúa Giêsu trong tâm tình vâng phục Chúa Cha.

 Lm. Anmai, C.Ss.R.

VỀ MỤC LỤC
TÌM CHÚA GIỮA ĐỜI THƯỜNG
 

Sáng Thứ bảy 17/3/2012, anh chị em chúng tôi – “liên nhóm” tìm hiểu Giáo Huấn Xã Hội Công Giáo (GHXHCG) và Thần Học luân lý (THLL) – vui mừng tạ ơn Chúa cùng nhau về nhà thờ Chợ Đũi để tham dự Thánh Lễ nhậm chức Cha Sở Họ Đạo Chợ Đũi của Linh mục Ernest Nguyễn Văn Hưởng (Nhà thờ Chợ Đũi còn thường được gọi là nhà thờ Huyện Sĩ). Sau 27 năm thụ phong Linh Mục, rồi giữ chức Giám đốc Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn (từ khóa 9 đến khóa 13), đây là lần đầu tiên Ngài về coi sóc giáo xứ.

Là Giáo Sư Thần học luân lý, Cha Ernest đã dành rất nhiều thời gian và công sức để nâng đỡ anh chị em chúng tôi trong các bài giảng về GHXHCG và THLL trong thời gian qua. Chúng tôi quí và yêu kính ngài như một người cha gần gũi. Ngài không truyền đạt những gì quá cao xa, nhưng luôn mời gọi mỗi người hãy suy nghĩ về những điều rất đời thường – “thường như hơi thở” – mà lắm lúc người đời lãng quên… Bài giảng của Cha trong Thánh Lễ hôm nay về Tin Mừng Gio-an, đoạn 14, câu 6-14, gợi lên bao điều suy nghĩ:

“Ông Phi-lip-phê nói: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện rồi.”Đức Giê-su trả lời: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Phi-lip-phê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy thầy, là thấy Chúa Cha... Anh em hãy tin Thầy: Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy… ai tin vào Thầy, thì người đó sẽ làm được những việc Thầy làm, Người đó còn làm được những việc lớn lao hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa Cha”“(Ga 14, 8-12)

“Ai tin vào Chúa Giê-su thì cũng sẽ làm được những việc Ngài làm, và còn làm được những việc lớn lao hơn – Cha bắt đầu bài chia sẻ - những lời đó chứng tỏ đức tin chiếm một vị trí quan trọng trong lời dạy của Chúa Giê-su cũng như trong đời sống của mỗi Ki-tô hữu chúng ta… Mỗi người có một cách diễn tả niềm tin, lòng mến Chúa ra bên ngoài một cách khác nhau. Niềm tin ấy không chỉ là lý thuyết, là trừu tượng, mà còn là một cuộc gặp gỡ giữa chúng ta với Thiên Chúa. Nhờ Chúa Giê-su xuống thế làm người, nên cuộc gặp gỡ ấy là gặp gỡ một con người cụ thể, là Chúa Giê-su. Chúa Cha ở trong Chúa Giê-su nên ai thấy Chúa Giê-su là thấy Chúa Cha. Chúa Giê-su ở trong các Ki-tô hữu, vì các Ki-tô hữu là thân thể mu nhiệm của Đức Ki-tô, nên theo nguyên tắc, người ta có thể gặp gỡ Chúa Giê-su khi gặp gỡ các Ki-tô hữu. Nhưng điều này dường như có vấn đề. Ngày nay xem ra người ta khó gặp được Chúa Giê-su nơi các Ki-tô hữu – tức là qua giáo dân, qua Linh Mục, Giám Mục. Vì thế rất nhiều người tìm kiếm Đức Giê-su qua các ảnh tượng, các phép lạ, chuyện lạ, qua các nơi hành hương. Sự kiện đó đặt ra cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Tại sao người khác không nhìn thấy Chúa Giê-su nơi mỗi người chúng ta? Tại sao Đức Ki-tô nơi chúng ta quá lu mờ để người khác không còn nhìn ra nữa? Hay phải chăng người ta có quá nhiều bận tâm, nên không còn muốn nhìn thấy hình ảnh hay là gương mẫu Đức Ki-tô nơi chúng ta – các Ki-tô hữu? Những câu hỏi đó không phải là dễ trả lời.

Ngày nay, có một hiện tượng đáng chú ý là hầu hết mọi người đều quan tâm đến sự thật. Trong một thế giới đầy những thực tại ảo, đầy những giả hình và dối trá, nhiều người lừa đảo, làm giàu, hay cố gắng đạt được mục đích bằng các phương tiện dối trá; trong một thế giới mà người ta chạy theo làm môn đệ của Sa-tan, là cha sự dối trá, thì việc quan tâm đến sự thật là một dấu hiệu rất tích cực. Ngày nay con người bị thu hút bởi sự thật, hướng đến sự thật trở nên một nội dung rao giảng hấp dẫn của Giáo Hội, đến nỗi đây là một nội dung rao giảng Tin Mừng trong thế giới hôm nay. Và đây chính là một trong những nội dung của học thuyết xã hội của Giáo Hội Công Giáo, và Giáo Hội cố gắng truyền bá như một cố gắng rao giảng Tin Mừng cho thế giới hôm nay... Giáo Hội cố gắng rao giảng sự thật, vì người nào nghe sự thật là nghe tiếng Thiên Chúa. Trong bài Phúc âm hôm nay, Chúa Giê-su xác nhận: “Thầy là đường, là sự thật và là sự sống”. Câu nói trên, Chúa Giê-su đã cho ta biết vì sao chúng ta không là hình ảnh của Chúa Giê-su. Người ta không nhìn thấy chúng ta là nhân chứng của Đức Ki-tô, khi thấy chúng ta nghiêng về sự dối trá, giả hình. Người ta không nhìn thấy nơi chúng ta tình yêu mà Đức Ki-tô mời gọi, khi chúng ta chỉ khơi lên hận thù, chia rẽ, chạy theo danh, lợi, thú của thế gian... Trong cuộc sống, nhiều khi chúng ta làm những chuyện vô ích. Những việc ấy dẫn chúng ta đi lạc đường, xa lìa đường sống, đường lối chân thật của Thiên Chúa...”

Lời giảng của Cha gợi cho tôi nhớ lại một câu chuyện có thật xảy ra tại nhà sách Đức Mẹ Đền Chúa Cứu Thế Sài Gòn, do Cha Mat-thêu Vũ Khởi Phụng kể lại. Câu chuyện cách đây khá lâu, khi chưa xây nhà sách mới: hôm ấy có một người đàn ông đứng tuổi, dáng người lam lũ chân quê vào nhà sách xem ảnh tượng. Sau một hồi lâu nhìn ngắm mọi thứ  với vẻ lạ lẫm và thú vị, ông dừng lại chọn mua tượng một gương mặt Chúa Giê-su chịu nạn trên Thập Giá, mồ hôi máu tuôn đổ, ánh mắt thất thần nhưng chan chứa lòng xót thương. Vòng mão gai đâm sâu rướm máu. Thấy cung cách khách hàng, chị nhân viên đoán biết đây là người ngoài Công Giáo, mới thắc mắc thăm dò: “Bác mua tặng người quen phải không ạ?” Vị khách hàng trả lời rất tỉnh, làm mọi người đều ngạc nhiên: “Đâu có, tôi mua về thờ đó chớ! Tôi không biết ông này là ai, nhưng nhìn ổng khổ nạn, ổng giống tôi, chắc ổng phải biết nỗi khổ của tôi, sẽ xót thương và phù hộ tôi!”. Chao ôi! Người đàn ông nghèo này đã tìm thấy sự đồng cảm xót thương của Chúa Giê-su. Còn tôi, tôi đã làm gì để chia sẻ với những cảnh đời lao nhọc? Hay tôi cứ ngụy tạo cho mình một sự sang trọng lạnh lùng?

Tôi lại nhớ đến hang đá Noel ở Đền Chúa Cứu Thế Sài Gòn mùa Giáng sinh năm 2011 rất sốc: không hoa, không đèn màu rực rỡ như thông lệ. Thay vào đó là những hình ảnh, áp-phích  người thật việc thật của những bất công, áp bức, giết người, phá thai, đói nghèo, tàn bạo… Những tiếng rên xiết oán than đến tận trời!... Còn tôi, tôi tìm Chúa Giáng Sinh ở đâu? Tôi bịt tai nhắm mắt, hớn hở đổ về các nhà thờ lớn sáng lạng đèn hoa, thông cao ngút trời, đông vui nhộn nhịp. Rồi chụp hình, ngắm cảnh, tiệc tùng suốt sáng thâu đêm!.. Chúa của tôi Giáng Sinh khó nghèo trong máng cỏ bò lừa để chia sẻ kiếp nhân sinh, sao tôi lại dám mặc cho Người những vinh hoa lấp lánh, để lấy cớ làm cho đêm Thánh vô cùng trong bình an sâu thẳm của Người trở thành một thứ lễ hội xa hoa, bỏ rơi bên đời nhưng tủi hờn cơ cực!.. Ôi thương thay cho tôi! Tôi sống trong bi kịch, ích kỷ và dối trá của chính tôi nhưng tôi nào hay biết! Chúa Giáng Sinh nơi nào mà chẳng thấy ở nơi tôi! Thảo nào người ta cứ phải ngược xuôi tìm Chúa!!!

Bài giảng đã kết thúc, Thánh Lễ đã  khép lại. Nhưng lời Chúa cứ vang vang trong lòng tôi. Tâm can tôi như bị mổ xẻ, phơi bày trước ánh sáng của Lời. Chúa không hạch sách tôi. Ngài nhìn tôi với ánh mắt đầy thương cảm, nhưng sao lương tâm tôi cứ khảo hạch chính mình! Tôi đã tìm Giê-su nơi đâu? Tôi quên đi tìm Ngài nơi chính sự đơn sơ lương thiện của chính tôi. Tôi cao rao tình yêu Thiên Chúa nhưng không thể bỏ qua việc mua chiếc áo mới để lấy tiền chia cho bạn nghèo. Tôi lên án sự dối trá nhưng lòng tôi vẫn ẩn khuất đầy bóng tối! Tôi làm méo mó gương mặt của Đức Giêsu bằng sự ích kỷ và kiêu ngạo của chính bản thân tôi!...

 Lạy Chúa! Xin cho con nhận ra sự yếu đuối của chính bản thân mình, để con biết nếu không có Chúa con chẳng làm được gì, vì đến như Thánh Phao-lô mà còn rên xiết: “Tôi làm gì tôi cũng chẳng hiểu: vì điều tôi muốn thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại cứ là” (Rm 7,15). Xin cho con biết “tìm sức mạnh trong Chúa và uy lực toàn năng của Người... Vì chúng ta chiến đấu không phải với phàm nhân, nhưng là với quyền lực thần thiêng, với những bậc thống trị thế giới tối tăm này, với những thần linh quái ác chốn trời cao” (Ep 6,10-12)

Và lạy Cha chí ái! Chúng con ước muốn được sống trong sự thật và tình yêu. Nhưng Sự ThậtTình Yêu là quyền năng xuất phát từ nơi Cha. Xin hãy nhớ lời Thánh Tử yêu dấu của Cha: “Con không xin Cha cất họ ra khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần... Xin Cha hãy lấy sự thật mà Thánh hiến họ” (Ga 17,15-19). Xin Cha tha tội cho chúng con, và xin hãy luôn đặt chúng con an toàn trong trái tim Cha –  những người con yêu thương cũng như cả thế giới tội lỗi này, vì chúng con đã nhân Danh Giê-su mà cầu nguyện cho họ, như lời Chúa Giê-su đã cầu nguyện cùng Cha: “Con không chỉ cầu nguyện cho những người này, mà còn cho những ai nhờ lời họ mà tin vào con, để tất cả nên một, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha...” (Ga 17, 20-22). Amen!

Mẩu Bút Chì
 

VỀ MỤC LỤC
MÔSÊ ! ÔNG ĐÂU RỒI ?

 

Trong lịch sử Dân Thiên Chúa, Môsê, một nhân vật trung tâm trong cuộc giải phóng dân Do Thái khỏi ách nô lệ ở Ai Cập đã xuất hiện như một con người lạ lùng. Ông không hề có quyền lực, khôn ngoan, sức mạnh, tài trí hay lợi khẩu, trái lại ông nhiều khiếm khuyết và nhiều giới hạn, cả về sức khỏe lẫn tri thức, nhưng Thiên Chúa đã dùng ông, đã đi cùng ông trong suốt hành trình nhiều gian lao, khó khăn, sóng gió.

Trong cả hành trình giải phóng của dân tộc, ông không hề được biết con đường phải đi, đường lối phải đấu tranh, kể cả phương pháp đấu tranh, ông không hề lên kế hoạch chuẩn bị lẫn chiến lược thực hiện. Từ đầu đến cuối ông chỉ lặng lẽ hỏi Chúa, lắng nghe lời Chúa nói, thực hiện những gì Chúa dạy bảo, từng việc, từng chặng, từng giai đoạn, từng tình huống, ngay cả những tình huống Thiên Chúa nói với ông qua người cha vợ, một “dân ngoại” đúng nghĩa ( Xh 18, 13 – 27 ).

Môsê hiến mình theo tiếng Chúa, hiến mình cho sự sống của dân tộc mình, cho lợi ích và sự tồn vong của dân tộc mình, thế nhưng ông lại chỉ nhận được toàn là những lời oán trách, tiếng kêu ca và cả những chống đối. Có lẽ điều làm ông đau lòng nhất là chính những người ông hy sinh cho họ để giải thoát họ khỏi nô lệ, chính những người ấy cay đắng ông, lại còn liên kết với quyền lực thế gian mà ám hại ông. Ông đã học được cách phản ứng của một người tin vào Chúa, chỉ tin vào Chúa sau những kinh nghiệm đau thương, đó là ông đi gặp gỡ Chúa mỗi khi bị chống đối, mỗi khi đối diện với đau khổ cô đơn. Ông đã không tìm sự an ủi nơi người đời, nhưng chỉ có Chúa là nơi ông tin cậy hoàn toàn.

Nhìn lại cả cuộc đời Môsê, chúng ta thấy một điểm nổi bật, đó là một cuộc đời ông di chuyển liên tục. Ông không bao giờ dừng chân ở một nơi nào để xây dựng cuộc định cư vĩnh viễn, ông không hề mang ý tưởng định cư, vì thế đời ông gắn với lều vải, một công trình kiến trúc thiết thân nhất với ông. Nhưng nếu ông có muốn định cư cũng không được vì Chúa liên tục gọi ông lên đường, luôn muốn ông rời bỏ cái mà con người cho là vững bền để học biết chỉ có Chúa là thạch động cho ông náu thân và chỉ vững bền khi náu thân nơi Chúa mà thôi.

Kính nghiệm của dân Do Thái là mỗi khi dừng chân thì lập tức dân này “ngoại tình”, không còn trung thành với Thiên Chúa, họ ve vãn đủ thứ tà thần ngoại bang hoặc để cho chúng rù quyến họ, mê muội họ. Họ thích dừng chân, họ không muốn luôn sẵn sàng lên đường, họ thích cơ cấu, họ thích an thân. Mỗi khi thiết lập sự ổn định, mỗi khi “thích ứng” với môi trường ngoại giáo, Chúa buộc họ lại phải lên đường ngay, rũ bỏ ngay mọi thứ dính bén nếu không muốn chết. Ngay cả trong biến cố được Chúa cứu khỏi rắn cắn, nghe theo Chúa làm con rắn đồng, nhưng khi con rắn đồng được treo lên, thay vì nhìn lên như một biểu tượng của cuộc cứu thoát để tạ ơn Chúa, dần dần họ quay ra thờ luôn con rắn đồng ! Không ý thức thì chính Chúa sẽ đập con rắn đồng thôi, cho dù chính Chúa bảo treo nó lên mà nhìn ( 2V 18, 4 ).

Đền Thờ của dân Do Thái được xây dựng bằng bao công sức của dân này sau khi trở về từ Babylon, chính Chúa đã ủng hộ việc xây dựng và hướng dẫn cuộc xây dựng, nhưng khi Đền Thờ không còn là nơi thờ phượng, biến thành nơi buôn bán đổi chác, trở nên hang trộm cướp, nơi tranh giành quyền lực, trở nên đấu trường cùa những phe phái, những lợi dụng, kiêu căng vô lối, tự tin lố bịch, những mê tín, những trục lợi bất xứng, những giả trá, những trò gian xảo, những hối lộ tham nhũng, những bóc lột mẹ góa con côi… thì Chúa bảo đập nó đi, “ba ngày sau Ta sẽ xây lại” ! Nếu không thanh tẩy thì Chúa sẽ thanh tẩy, nếu không đập Chúa sẽ đập. Kinh nghiệm của Hội Thánh mấy ngàn năm cho chúng ta biết điều đó.

Chúa muốn chúng ta luôn sẵn sàng với Chúa như chính Chúa luôn sẵn sàng với chúng ta. Cuộc nhập thể và nhập thế của Chúa là gì ? Đâu chỉ là lý thuyết thần học, sao chúng ta lại tự hào về trí thức của mình mà nhốt “mầu nhiệm” là một sự can thiệp vào định mệnh nhân loại, một sự chuyển động của Thiên Chúa vào một hệ thống tư tưởng ? Rồi tranh cãi với nhau về hệ thống đó ? Sao Hội Thánh tự căn nguyên là một cuộc lữ hành mà chúng ta lại ngày dần ngày, xây dựng thành một “định chế” bất động sơ cứng ? Cứ nhìn cơ cấu thì thấy. Chúng ta có xây dựng một Hội Thánh cho những con người lữ hành hay không, hay chúng ta luôn cố gắng xây dựng mọi công trình như là những công trình kiên vững cho một tập thể bất động, không di chuyển cả trong nghĩa đen lẫn nghĩa bóng ?

Ngày nay chúng ta đang chứng kiền những cuộc di dân phiêu cư khổng lồ từ miền này sang miền khác, chính dân tộc chúng ta một thế kỷ đi qua với những cuộc di tản lớn nhỏ liên tục không ngừng, và ngày nay đang tiếp tục những chuyển động đó, vậy mà chúng ta đang xây dựng cơ cấu Hội Thánh theo cơ chế nào ? Chúng ta có tìm thấy được sự chuyển động hoặc hướng đến sự chuyển động trong chính cơ cấu đó không ? Chúng ta thích xây Đền Thờ hơn dựng Lều cho Thiên Chúa, còn Chúa thì Chúa bảo: “Ta không cần các ngươi xây cho Ta một ngôi nhà”.

Dù muốn hay không, chúng ta đang đứng trước một thực tế, những miền quê Xứ Đạo nay vắng bóng thanh niên, những vùng kinh tế mới hình thành thay những cánh rừng bạt ngàn xưa cũ, những khu công nghiệp ngập tràn người trẻ lao động, những thành phố lớn to phình mất kiểm soát. Miền quê Giáo Đường quạnh hiu, vùng sâu vùng xa thiếu giáo sĩ, ngược lại, những khu ở trọ của công nhân bên các khu công nghiệp không người chăm sóc, những thành phố lớn nuốt chửng nhưng con người vô danh lẻ loi, và còn nữa, những người dân tất bạt đang lao động xuyên biên giới, bơ vơ nơi xứ lạ quê người. Chúng ta có thấy Chúa đang căng lều cùng đi với họ không, hay chúng ta loay hoay với những hội nhập thích ứng thực chất là “ngoại tình”, thờ ngẫu tượng ? Có khi là chính ngẫu tượng do chúng ta… đẻ ra !

Môsê ! Ông đâu rồi ?

Lm. VĨNH SANG, DCCT, 11.3.2012 (Ephata 500)

 

VỀ MỤC LỤC
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)

 

NHỮNG SAI LẦM CHUNG TRONG VIỆC NUÔI TRẺ 

Cung cấp và cưng chìu một đứa trẻ không ngăn cản được sự xung khắc và đi đến chỗ chiến tranh. Bên dưới sự bày tỏ tình yêu và sự dịu dàng, chúng ta có thể tìm thấy sự biểu lộ của sự thù nghịch cách công khai hay ẩn kín. Rất ít bố mẹ nhận ra được sự thù nghịch và chiến trận khủng khiếp mà trong đó bố mẹ và con cái đi vào. Tất cả những trục trặc về hành vi của con trẻ là triệu chứng của sự hận thù. Thật rất khó để làm cho bà mẹ ý thức được điều đó. Bà không thể hiểu rằng đứa trẻ có thể giận bà trong khi bà vững tin rằng bà cho nó mọi sự và yêu nó nhiều. Tuy nhiên có biết bao nhiêu bà suy sụp tinh thần khi các bà không thể ngăn cản con mình đòi bỏ nhà ra đi. Có biết bao nhiêu bi kịch đã xảy ra, đặc biệt suốt thời tuổi trẻ, lúc mà đứa trẻ cần phải lớn lên nên người hoặc trở thành một đứa trẻ hư hỏng, một sự kiện mà người mẹ nào cũng phải quan tâm lo lắng.

Trong việc che chở và làm chủ đứa trẻ, không những chỉ có các bà mà còn có cả các ông cũng cố gắng chứng tỏ cái quyền uy của mình mà họ cảm thấy đang bị đe dọa bỡi những điều kiện khó khăn của cuộc sống hiện tại. Một khi sự hận thù khởi sự, không còn sự bình an, cũng không còn xã hội nữa. Trong một gia đình bị lung lay bỡi sự bất bình và thù hận lẫn nhau, những khuyết điểm của con trẻ được chú ý và được nuôi dưỡng. Những lỗi lầm của chúng được xử dụng như là căn bản cho sự tố cáo lẫn nhau. Một cơ hội tốt cho mỗi bố mẹ để bào chữa cho sự thiếu thích nghi vào xã hội và xem ra có lý do để thanh minh cho những biểu lộ hận thù của họ. Sự hận thù có thể bắt đầu rất sớm như lúc vừa được sinh ra mà không hề có giai đoạn yêu thương và tình cảm. Thật là may mắn, sự loại bỏ con trẻ xảy ra ngày càng ít vì người đàn ông đã học để ngăn ngừa mầm non không được muốn. Trong bất cứ trường hợp nào, sự xung đột giữa bố mẹ và con cái, chiến tranh trong gia đình, khiến nhiều cha mẹ không muốn có con. 

Không lạ gì bố mẹ thường thất bại trong việc nuôi dưỡng con cái vì đó là bổn phận khó khăn nhất trong đời sống hôn nhân. Giáo dục là một nghệ thuật. Nó cần những khéo léo trong đó người thực hành phải được huấn luyện cách kỹ lưỡng. Nhưng bố mẹ có được bao nhiêu sự huấn luyện? Họ biết gì về vấn đề giáo dục? Điều mà họ biết thì quá ít nhưng thường thì sai và nhiều nguy hại. Không có thợ đóng giày nào dám mạo hiểm mở tiệm giày mà không được huấn luyện kỹ. Nhưng bố mẹ mở một xưởng giáo dục mà không có một chuẩn bị nào, chỉ với sự huấn luyện mà họ nhận được từ bố mẹ họ. 

Buồn cười thay, họ cố gắng bắt chước hành động của bố mẹ họ mà quên rằng chính họ đã phải chịu nhiều đau khổ vì sự thiếu khả năng thích hợp của bố mẹ họ. Hãy nhớ rằng một người cha đã bị đánh đập khi còn trẻ có khuynh hướng đánh đập con cái mình. Ông ta quên sự nhục mạ ông cảm nhận khi còn nhỏ, sự thù ghét và chống đối lớn dần dưới trận đòn của bàn tay bố mẹ. Đây là lý do tại sao khó thuyết phục bố mẹ rằng kỷ thuật và phương cách của họ là sai, không thành công, và ngay cả có hại nữa. Mỗi bố mẹ trong thái độ biểu tượng thế hệ mà họ bắt chước. Bất cứ cố gắng nào để làm ảnh hưởng tiến trình giáo dục có nét đặc thù cho một gia đình đặc biệt, đều phải đối diện với bức tường giáo dục truyền thống là cái được thực hiện từ đời nọ sang đời kia. Thừa sản tinh thần thì mạnh hơn và có tính cách quyết định hơn bất cứ thừa sản vật lý nào. Có thể là những đặc nét quốc gia hay chủng tộc ít căn cứ trên bản chất sinh học hơn là căn cứ trên phương cách giáo dục được dùng trong những nhóm đặc biệt và được lưu truyền từ đời nầy sang đời khác. 

Phá vỡ truyền thống nầy thì rất khó. Chúng ta hãy xem phương pháp giáo dục truyền thống của chúng ta là đánh một đứa trẻ có hành vi khác với hành vi được ước muốn bỡi người lớn. Hiệu quả thế nào trên đứa trẻ? Chính thời gian ác độc và khủng khiếp nầy làm méo mó đặc tính, tạo nên một sự mất niềm tin vào sự tử tế và tình bạn của con người, cũng như sự mất niềm tin vào những người bạn. Những đứa trẻ bị đánh đập, trong phản chứng của chúng, gây nên những tình thế để rồi sẽ bị đập nữa về thể lý cũng như tinh thần. Trái lại, nếu đứa trẻ bị ăn đòn đó vẫn có can đảm và sở thích xã hội, như một người lớn, nó sẽ tránh bất cứ tình thế nào mà ở đó nó có thể bị ăn đòn. Nó có thể vun trồng sức mạnh và chịu đựng sự khó khăn và có thể đạt tới sự cứng rắn và ác độc trong đức tính là giá rất cao cần phải được trả bỡi những con người mạnh mẽ và có khả năng. Những con người nầy dửng dưng với tình cảm của bạn bè, bà con, và con cái. 

Tuy nhiên, thói quen phát đít trong một thời gian dài được xem là một phương cách thích hợp để huấn luyện con trẻ và được chấp nhận bỡi hầu hết cha mẹ. Ngay cả những người nhận thấy rằng phát đít có nghĩa là nhục mạ và vi phạm phẩm giá con người, cũng dùng kỷ thuật nầy để bảo vệ cho ưu thế của họ, và biện minh cho hành động đó bằng cách đỗ lỗi cho những xúc cảm không thể chế ngự được và sự buồn chán căng thẳng. Thói quen phát đít là một trong những trở ngại mạnh nhất trong việc phát triển bầu khí dân chủ, bình an, và cộng tác trong gia đình, một cái gì đáng ghi nhớ của một thời còn có cái quan niệm về phẩm giá và quyền con người.  

Trục trặc của giáo dục không tách rời khỏi trục trặc của cuộc sống chung. Tiến trình của giáo dục cho thấy cái nhìn chung của một người, triết lý nhân sinh của họ. Vì thế, bầu khí xã hội trong gia đình là một yếu tố rất quan trọng trong vấn đề giáo dục con cái. Tất cả những khiếm khuyết, lỗi lầm, hay sai trái của đứa trẻ có thể là do phỏng theo dấu vết sai lầm được dùng bỡi những phần tử trong gia đình trong việc đối xử với nhau. Đứa trẻ được chuẩn bị cách thích hợp cho cuộc sống chỉ khi gia đình giữ những luật lệ điều khiển được những liên hệ giữa những người trong gia đình. Vì gia đình là cộng đoàn và đơn vị xã hội đầu tiên của đứa trẻ, đối với đứa trẻ, nó biểu tượng một bức họa của cuộc đời nói chung, và tất cả tùy thuộc vào bức tranh mà gia đình vẽ về thế giới rộng lớn bên ngoài xác thực thế nào. Bầu khí đáng yêu của gia đình sẽ khích lệ sự phát triển một thái độ đứng đắn nơi đứa trẻ, là đứa khi đối diện thế giới, phải cắt nghĩa sao cho nó phù hợp với kinh nghiệm và quan niệm nó thâu lượm được ở gia đình.  

Không may, những tương quan trong gia đình chúng ta ngày nay không phù hợp với những tương quan trong đời sống bên ngoài. Con cái chúng ta thường được bảo bọc quá đáng nên chúng dễ trở thành ích kỷ. Trong thế giới của người lớn, chúng sẽ sống không như những người bình đẳng nhưng như những người lệ thuộc. Chúng có ít cơ hội để trở thành hữu dụng, để đóng góp cho nhóm, và để tạo được một vị thế thích hợp bỡi chính mình. Phương cách mà chúng tìm sự bảo đảm để được chấp nhận là đòi hỏi: đòi hỏi quà, đòi hỏi được quan tâm, đòi hỏi được phục vụ từ người khác, đòi hỏi quá nhiều hay ít ra là sự chú ý. Điều mà chúng muốn nhận được từ những đòi hỏi đó là biểu tượng của sự quan trọng của chúng, còn việc đòi hỏi của chúng chỉ là vô nghĩa. Nguyên tắc để sống phù hợp với người ta đó thì trái ngược với tất cả những luật lệ cộng tác được bàn thảo trên đây. 

Bố mẹ càng cư xử phù hợp với những luật lệ của sự cộng tác, càng dễ nuôi dưỡng con cái một cách thích hợp. Đứa trẻ có thể thích nghi một cách ý thức trong cách thế nó phải sống vì nó có sự hiểu biết bén nhạy về những gì xảy ra chung quanh nó và về cách thế nó phải hướng dẫn mình để phù hợp với hoàn cảnh chung quanh nó. Rất thường bố mẹ dùng một bộ luật cho chính mình và một bộ khác cho con cái. Thật là hồi hộp và cảm thấy mình bị xúc phạm nếu đứa trẻ nói láo. Nhưng họ hoàn toàn quên mất những lần họ nói láo với người láng giềng hoặc ngay cả đòi hỏi đứa trẻ nói láo thay cho họ. Họ mong con mình cần mẫn làm việc trong khi bố mẹ phàn nàn về công việc họ làm. Họ ngạc nhiên bỡi ngôn ngữ không thích hợp từ con họ và tra hỏi nó đã học điều đó ở đâu trong khi đứa trẻ chỉ lập lại những gì mà nó đã nghe từ họ. Có phải là ngông cuồng đối với đứa trẻ nói với mẹ rằng: “Nếu mẹ không tử tế với con, con không thu dọn phòng con”. Không phải bà mẹ đòi hỏi đứa trẻ tử tế trước khi bà hoàn thành bổn phận của bà đối với đứa trẻ sao? Tuy nhiên, bà mẹ cảm thấy hoảng hốt bỡi những lời lẽ như thế.

Thật khó cho bố mẹ để nhận thấy rằng con cái cũng là con người như họ. Bố mẹ không chỉ đòi hỏi những đặc ân làm sụp đổ trật tự xã hội và phá hủy cảm giác thuộc về, nhưng còn trao ban cho đứa trẻ những đặc ân mà họ không ban cho ai khác. Ban cho thì cũng tai họa như là đàn áp. Chỉ có những luật lệ điều khiển cuộc đời của toàn thể gia đình, những luật lệ bao gồm cả bố mẹ cũng như con cái, mới có thể huấn luyện cái nhận thức đúng và sai. Ở đâu có những luật lệ luân lý điều hành đời sống gia đình, ở đó không cần kỷ thuật giáo dục đặc biệt được đòi hỏi cho sự lớn lên của đứa trẻ muốn góp phần xây dựng cho sự lợi ích của cộng đồng. 

Một gia đình với một nền tảng và một bầu khí tốt đẹp như thế thì ở đâu? Những bố mẹ biết can đảm và biết cộng tác như thế thì ở đâu? Như đã được lưu ý, thời đại chúng ta không ưu đãi cho sự phát triển một gia đình như thế cũng như những bố mẹ như thế. Một cảm giác bất an sâu xa và một sự quan tâm tức khắc có liên quan đến tiếng tăm chúng ta ngăn cản chúng ta trở thành những con người tốt như chúng ta có thể. Cha mẹ không là một luật trừ. 

Chúng ta không thể mong đợi bố mẹ cộng tác với con cái hơn họ cộng tác với những người tranh đua bên ngoài. Và thật là ngông cuồng mong đợi hòa bình trong gia đình hơn trong xã hội như một toàn thể. Với cảm giác đầy đủ về xã hội, chúng ta tìm thấy lối đi mọi nơi, nhưng nếu không có cảm giác đó, chúng ta sẽ không tìm thấy lối đi. Con cái không khác với những người khác, chúng có thể đe dọa danh tiếng của bố mẹ như những người cạnh tranh nghề nghiệp, có thể còn hơn nữa, vì bố mẹ rất dễ đau lòng đối với sự chống đối của con cái. Họ tin rằng tình yêu của bố mẹ, sự ban cho của bố mẹ có thể mua lấy sự phục tùng. Họ đòi hỏi sự chấp nhận và sự vâng lời chỉ vì họ là bố mẹ. Mọi chống đối và bất tuân được xem như là một sự xúc phạm cá nhân, như một sự bất kính xúc phạm tư tưởng thần thánh về thiên chức làm phụ mẫu. Họ càng áp đặt ý muốn mình lên đứa trẻ, họ càng ít thành công trong việc chiếm được sự cộng tác của con mình, và càng cảm thấy thất vọng sâu xa hơn. Thất vọng và cay đắng bỡi cuộc đời, họ mang sự thất vọng về nhà và qua con cái họ, họ trả điều đó lại cho thế giới. 

Lm Lê Văn Quảng Psy.D.

 

VỀ MỤC LỤC
TÌM HIỂU HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (7)
 

NGUYỄN HỌC TẬP 

Đặc tính ngôn sứ Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội ( 1978-2005).

Với triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II ( 16.10.1978 - 02.04.2005), sau thời gian rất ngắn ngủi của ĐTC Gioan Phaolồ I ( 26.08 - 28.09.1978), Giáo Hội sống trong thời gian loan báo ngôn sứ về những gì liên quan đến " vấn đề xã hội ".

ĐTC Gioan Phaolồ II không những nhận thức và xác nhận những hiểu biết không lâu trước đó về " vấn đề xã hội " ( trong thời Công Đồng Vatican II, như chúng ta đã có dịp đề cập), nhưng ngài còn khai triển thành một sứ điệp mới, tiếp nối những gì Giáo Hội đã huấn dạy trước đó, mở ra các chân trời của ngàn năm thứ ba Ki Tô giáo sắp đến. 

Vấn đề xã hội từ nay đã vượt khỏi tầm mức lượng số của địa cầu, mà trong đó Giáo Hội đã lo lắng  mở rộng các cuộc đối thoại ( dĩ nhiên là đối thoại với các chủ thể ( persone ) sai lạc, vì bị các chủ đề ( doctrine) lệch lạc, không tưởng mớm ý cho, chớ không bao giờ  Giáo Hội chấp nhận các chủ đề sai lạc , phi lý và vô nhân tính ).

Vấn đề xã hội đã vượt khỏi tầm mức lượng số, để liên quan đến vấn đề " phẩm chất đáng ra phải có của một cuộc sống xứng đáng với phẩm giá con người ".

Các cơn khủng hoảng mất thăng bằng và các vấn đề liên hệ đến phẩm chất vừa nói đã mở rộng ra đến độ vượt lên cả các biên giới vật chất thế giới và đụng chạm thẳng đến những gì liên hệ đến chính đời sống con người, khiến cho không ai có thể định lượng được.

Vấn đề xã hội  là vấn đề hoà bình và có tầm vóc toàn cầu về phẩm chất cuộc sống hay là chết của con người và đến môi sinh ( habitat ). 

Trước tầm mức liên hệ thiết yếu đến phẩm chất như vừa nói, Giáo Hội có những lời chỉ dẫn của mình có thể nói lên ( ĐTC Gioan Phaolồ II, Sollecitudo rei socialis ( 30.12.1987), n 41, in EV X/2667), bởi lẽ những vấn đề liên quan đến các giá trị và các định hướng luân lý- tôn giáo là chính là lãnh vực thuộc thẩm quyền của Giáo Hội.

ĐTC Gioan Phaolồ II cho biết:

- " Không phải phận vụ của Giáo Hội là phân tích một cách khoa học các thay đổi xã hội. Trái lại Giáo Hội xác tín rằng phận vụ của mình là góp phần định hướng các thay đổi đó, để có được một tiến bộ thực hữu cho con người và cho xã hội " ( ĐTC Gioan Phaolồ II, Laborem excercens ( 14.09.1981), n. 3, in EV VIII/1392).

Như vậy, những vấn đề mật thiết liên hệ đến bản tính con người như vừa kể, thuộc lãnh vực luân lý và tôn giáo, cho phép Giáo Hội đưa những lời hướng dẫn của mình cho tất cả không phân biệt, vượt lên trên các khác biệt văn hoá, vượt lên trên các hệ thống kinh tế, chính trị và xã hội.

Bởi đó ngay nay " Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội " ai cũng có thể hiểu được và hội nhập, chia xẻ được, bởi lẽ là những lời chỉ dẫn liên hệ mật thiết đến bản tính con người, có cuộc sống cho ra người, người theo chủ nghĩa công sản cũng như theo tân tự do chủ thuyết, dân ở các xứ tiến bộ cũng như người ở các xứ trên đà phát triển, để có được một cuộc sống nhân bản trong những năm 2000 mà chúng ta đang sống.

Qua các Thông Điệp của ĐTC Gioan Phaolồ II, chúng ta thấy được đặc tâm của Giáo Hội đã chuyển bước sự chú ý từ các hệ thống chính trị và kinh tế, đến chính con người, từ phương diện lượng số đến lãnh vực phẩm chất.

Ngày nay mối lo âu đặt trọng tâm của các Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội đó là làm thể nào

   - cứu vản lại được các giá trị đang bị khủng hoảng ( đời sống, gia đình, việc làm ),

   - cung cấp một linh hồn luân lý cho một xã hội mới ( làm chính trị để phục vụ con người và phục vụ công ích, chớ không phải để lo cho đầy túi cá nhân và phục vụ cho Đảng và Nhà Nước),

   - đưa đến cho con người ,một viễn tượng đầy hy vọng một tương lai tốt đẹp hơn cho cả nhũng ai nghèo khổ trong một xã hội với cuộc sống sung mãn. 

Nói một cách ngắn gọn, Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội ngày nay là những gì Giáo Hội huấn dạy qua động tác đọc " các dấu  chỉ thời đại " dưới ánh sáng Phúc Âm,

   - để đón nhận được ý nghĩa lịch sử

   - và từ đó đặt nền tảng cho một cuộc sống văn minh tình thương, cùng với tất cả những người thành tâm thiện chí.

Giáo Hội hiện đại đang sống với sứ mạng ngôn sứ của mình. Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội hiện đại, trả lời lại cho những thử thách của thời đại chúng ta, căn bản là lời loan báo tiên tri của Phúc Âm về phẩm chất của đời  sống, việc làm và đức bác ái của con người đối với anh em mình. 

Diễn từ của Đức Hồng Y Joseph Ratzinger được tuyển chọn ( 19.04.2005) kế vị ĐTC Gioan Phaolồ II càng xác nhận hơn nữa những gì chúng ta vừa đề cập đến.

  

1 - Phúc Âm của đời sống. 

Thử thách nguyên cội của cơn khủng hoảng về phẩm chất vừa đề cập là chủ đề chính yếu của Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội. Đó là huấn dụ nhận biết đời sống con người có giá trị tuyệt đối, không thể nhân nhượng, tương đối hoá đối với bất cứ một giá trị nào khác.

Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội xác nhận rằng mạng sống con người không thể đem so sánh với những giá trị nào khác cả đối với những tài sản quan trọng như sức khoẻ, các tiện nghi cho đời sống, lợi thú kinh tế, nghiên cứu và tiến bộ khoa học.

Đối với những lợi thú vừa kể, chúng ta xác nhận được thường khi mạng sống con người bị đặt vào hạng thứ, trong cách hành xử của thế giới ngày nay. 

Dầu cho tâm trạng của thế giới có như vậy, nhưng Giáo Hội " không thể bỏ rơi con người ". Đó là những gì ĐTC Gioan Phaolồ II đã lớn tiếng nói lên ngay cả trong thông điệp đầu tiên của ngài, Thông Điệp Redemptor hominis:

   - " Con người là con đường tiên khởi mà Giáo Hội phải bước đi để chu toàn sứ mạng của mình, con người là con đường trước tiên và căn bản của Giáo Hội " ( ĐTC Gioan Phaolồ II, Redemptor hominis ( 04.03.1979),n. 14,in EV VI/1209).

Bởi đó đặc tính đầu tiên Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội ngày nay là bảo vệ phẩm giá tối thượng tuyệt đối của con người. Mạng sống con người không thể trở thành một giá trị thứ yếu trong bất cứ trường hợp nào.

Chuyên tâm của Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội ngày nay là đào tạo một lương tâm mới, tác động không mệt mỏi để thiết lập lại một sự đồng thuận phổ quát về đời sống con người, như là giá trị tuyệt đối của luân lý.

Bởi đó các Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội luôn luôn nhấn mạnh, như chưa bao giờ xảy ra trong quá khứ, về quyền được sống như là nguyên tắc và nền tảng của tất cả mọi quyền khác: có quyền được bảo đảm tự do lương tâm, tự do ngôn luận, tự do hội họp để làm gì, nếu giá trị tuyệt đối của quyền được bảo toàn mạng sống bị chối bỏ?

Thực chất của vấn đề là con người ngày nay với ý nghĩa về Thiên Chúa và về Thiên Chúa duy nhứt, tuyệt đối, nền tảng giá trị tuyệt đối của con người, của phẩm giá con người, của quyền tự do và các quyền của mình.

Lịch sử đã từng chứng minh rõ ràng ý nghĩa về Thiên Chúa và ý nghĩa về con người, hoặc là cùng đi chung với nhau, hoặc là cùng bị tha hóa chung nhau:

   - " Một khi ý nghĩa về Thiên Chúa bị mất đi, ý nghĩa về con người cũng bị hăm doạ và ô nhiểm " ( ĐTC Gioan Phaolồ II, Evangelium vitae ( 25.03.1995), n. 22., in EV XI/2234).  

Từ đó tạo ra " cái vòng lẩn quẩn " tai hại:

   - " mất đi ý nghĩa về Thiên Chúa, con người cũng có khuynh hướng đánh mất đi ý nghĩa về con người, về phẩm giá và giá trị đời sống của con người. Từ đó có thể dễ dàng bước đến việc vi phạm có hệ thống lề luật luân lý ( ...), tạo ra sự hiện diện một loại tiến trình tối tăm hoá khả năng nhận ra sự hiện diện đời sống và cứu độ của Chúa " ( id., n. 21, in EV XIV/2231).

Hậu quả của những gì vừa kể, đó là đời sống mất đi ý nghĩa của nó và cũng từ đó mất đi những gì là phẩm chất cá biệt làm cho đời sống " người cho ra người " : con người rơi vào không thể tránh được duy vật chủ nghĩa đê tiện hoá con người, mà ai trong chúng ta cũng biết:

   - " Những giá trị của sụ hiện hữu con người bị đổi thành những giá trị có của cải. Mục đích duy nhứt có ý nghĩa, đó là làm sao đạt được sự phồn thịnh vật chất. Cái gọi là " phẩm chất của đời sống " được giải thích bằng cách dành ưu tiên hay hoàn toàn cho hiệu năng kinh tế, tiêu thụ loạn xạ, sắc đẹp và hưởng thụ thể lý, quên đi những chiều kích sâu đậm hơn - liên hệ, thiêng liêng và tôn giáo - của cuộc sống " ( id., n.25, in EV XIV/2239).  

Điều vừa kể giải thích hiện trạng nghịch lý mà thế giới hiện đại đang gặp phải:

   - " Một đàng là những lời tuyên bố khác nhau về các quyền của con người ( ...) họ cho rằng hiện có sự xác nhận cở tầm mức thế giới tinh thần cảm nhận luân lý chú tâm hơn nhận biết giá trị và phẩm giá của mỗi con người như là người, không phân biệt phái giống, quốc tịch, tôn giáo, chính kiến, cấp bậc xã hội. Nhưng đàng khác, đối với những lời tuyên bố cao qúy đó rất tiếc lại có, trên thực tế, một sự khước từ thảm đạm đối chọi lại ", và ĐTC Gioan Phaolồ II kết luận, " từ xã hội cùng " chung sống với nhau ", các thị xã của chúng ta có nguy cơ trở thành xã hội của những kẻ bị loại ra bên ngoài " ( id., n. 18, in EV XIV/2222). 

Trước cơn khủng hoảng thảm đạm về ý nghĩa và phẩm chất con người đối với cuộc sống, Giáo Hội ngày nay với Huấn Dụ Xã Hội của mình đáp ứng lại như là một ngôn sứ.

Giáo Hội nhắc nhớ rằng con người được kêu gọi để có một cuộc sống trọn hảo, vượt khỏi các tầm mức trần thế, kinh tế, xã hội và chính trị, để rộng mở mình ra tham dự vào chính đời sống Thiên Chúa.

Đó là vấn đề " nhân bản luận ". 

Giáo Hội không khiếp đảm trước thái độ khước từ của những ai cho rằng thái độ của Giáo Hội là thái độ lỗi thời. Bởi vì Giáo Hội

   - " biết rằng Phúc Âm nầy của đời sống, được Chúa trao cho Giáo Hội, có tiếng vang sâu đậm trong tâm hồn mỗi người, tín hũu cũng như những ai không tin, bởi vì Phúc Âm vượt lên trên muôn lần các nỗi mong đợi, đáp ứng lại tiếng vang đó một cách lạ thường. Mặc cho các khó khăn và nhiều nghi vấn, mỗi con người thành thật rộng mở mình ra cho chân lý và sự thiện, với ánh sáng của lý trí và dĩ nhiên không thiếu ân sủng được ban cho trong thầm kín, có thể đạt đến nhận ra được trong luật tự nhiên được ghi khắc vào tâm khảm mình giá trị thiên thánh của đời sống con người từ lúc tiên khởi cho đến thời điểm cuối cùng và xác nhận được rằng mỗi người đều có quyền thấy được quyền tối thượng đó của mình phải được tôn trọng. Cuộc chung sống của nhân loại và của chính cộng đồng chính trị được đặt nền tảng trên sự nhận biết vừa kể " ( id., n.2,in EV XIV/2170). 

Điều vừa kể giải thích tại sao Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội trong những thập niên cuối cùng nầy nhấn mạnh rất nhiều đến gia đình, đến việc cần thiết phải bắt đầu giải quyết cơn khủng hoảng về giá trị cuộc sống bằng cách giải quyết cơn khủng hoảng gia đình:

   - " Cần phải trở lại nhận biết gia đình như là thánh điện của đời sống. Thật vậy, gia đình là thiên thánh; là nơi mà trong đó đời sống, ơn Chúa ban cho, có thể được đón nhận một cách thích hợp và bảo vệ chống lại bao nhiêu cuộc tấn công mà đời sống phải đối kháng, và là nơi mà trong đó đời sống có thể được triển nở theo các đòi hỏi để có được một cuộc tăng trưởng nhân loại thích đáng. Chống lại cái gọi là văn hoá của sự chết, gia đình là nơi chốn của văn hoá sự sống " ( ĐTC Gioan Phaolồ II, Centesimus annus ( 01.05.1991), n. 39, in EV XIII/199). 

( Xem thêm Phúc Âm của sự sống, cfr.Tổng Lược Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội ( Compendio della Dottrina sociale della Chiesa), n.231). 

  

2 - Phúc Âm của việc làm.

Bối cảnh kết thúc thảm đạm của xã hôi chủ nghĩa thực tế sai lầm, không tưởng chưa phải là chiến thắng của tư bản chủ nghĩa.

Nếu lịch sử đã chứng minh đường lối của xã hội chủ nghĩa là lối suy tư sai lầm, phi lý, không tưởng ( utopia, Hy Lạp, " u ": không; " topos ": nơi chốn = tức là ý thức hệ không thể thực hiện được ở bất cứ nơi nào trên thế giới), điều đó không có nghĩa là hiện nay, sau khi ý thức hệ xã hội chủ nghĩa không tưởng đã kết thúc, cũng đã biến mất các mối tuơng phản bất công của tư bản chủ nghĩa, mà từ đó xã hội chủ nghĩa được nảy ra.

Nếu đứng trước những đống gạch vụn của bức tường Bá Linh sụp đổ, tư bản chủ nghĩa có thể chứng minh được có khả năng sản xuất và phân phối mức giàu có, nhưng trong tư bản chủ nghĩa còn có một cái gì đó bất ổn, sai lầm. Đó là ngay ở các Quốc Gia Tây Phương, con người rất nhiều lần bị tước bỏ đi phẩm giá và trở thành nô lệ cho các nhu cầu không thiết thực của mình, tạo nên bận tâm bực bội, bất đắc chí và thúc đẩy đến hối lộ, bè phái, bất kể công lý.

Giáo Hội nhận biết vai trò chính đáng của lợi nhuận, như là dấu chỉ mức độ tiến trình tốt đẹp của xí nghiệp. Nhưng lợi nhuận không phải là dấu chỉ duy nhứt, động lực chính yếu của phát triển và sản xuất,

   - " nếu các tiêu chuẩn kế toán kinh tế đều hoàn toàn tốt đẹp, nhưng cùng chung đó có những con người, là thành phần qúy giá của tài sản xí nghiệp lại bị đê tiện hoá và phẩm giá của mình bị xúc phạm " ( ĐTC Gioan Phaolồ II, Centesimus annus ( 1991), n. 35, in EV XIII/187).  

Những Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội gần đây đã cho biết lý do sâu xa tạo ra những tình trạng nghịch thường trong tư bản chủ nghĩa vẫn còn tồn tại, mặc cho xã hội chủ nghĩa đã phá sản, đó là sự kiện việc làm của con người ( cũng như đời sống của con người ) đã bị tư bản chủ nghĩa đánh mất đi giá trị đích thực của nó.

Ở đây cũng vậy, chúng ta đang đứng trước cơn khủng hoảng về giá trị, về ý nghĩa, được thể hiện ra trong hiện trạng đổ vở và đối nghịch bất tự nhiên giữa con người và động tác sáng tạo của việc làm, giữa việc làm và tư bản, của cải, giữa người làm việc và phẩm chất của đời sống mình.

Từ thái độ chán ngán tâm lý đối với công việc thường nhật đến các hình thức đàn áp của tân chủ nghĩa thuộc địa kinh tế quốc tế, việc mất đi ý nghĩa việc làm của con người chắc chắn là một yếu tố căn bản của cơn khủng hoảng hiện tại, bên cạnh việc mất đi ý nghĩa của cuộc sống.

Các câu hỏi được đặt ra về làm việc đươn kết với những câu hỏi về ý nghĩa của cuộc sống và sống trong hoàn cảnh không có gì hứng khởi như vậy.

Biết bao nhiêu người làm việc chỉ thấy việc làm là đinh mệnh khó khăn đầy lao lực, việc làm chỉ là phương tiện để kiếm sống, hơn là những gì tốt đẹp có thể làm cho mình  triển nở và giúp cho xã hội phát triển, tức là giúp cho anh em đồng bào và đồng loại của mình có được một cuộc sống tiện nghi hơn, thoải mái hơn, tự do hơn, xứng đáng với phẩm giá con người hơn !    

Dĩ nhiên, ngày nay không ai có ý nghĩ ngồi thảo ra trên  lý thuyết một khuôn mẫu xã hội - kinh tế mới, thay thế cho những ý thức hệ không tưởng đã phá sản thất bại, dầu vậy chúng ta nghĩ rằng đây là thời điểm cần phải đặt nền tảng cho khuôn mẫu lý tưởng đó.

Nhãn quang phẩm chất và tìm kiếm ý nghĩa đó là đặc tính cá biệt Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội. Giáo Hội xác tính rằng mình có thể hiến tặng cho nhân loại chìa khoá giải đáp thoả đáng, bằng cách loan báo cho tất cả Phúc Âm của việc làm:

   - " Nếu giải pháp, hay đúng hơn giải pháp tuần tự vấn đề xã hội, là vấn đề vẫn tiếp tục hiện diện càng lúc càng phức tạp hơn, giải pháp đó cần phải được tìm kiếm trong định hướng làm sao cho đời sống xứng đáng với con người hơn, hiểu như vậy việc làm của con người có tầm quan trọng nền tảng và quyết định " ( ĐTC Gioan Phaolồ II, Laborem exercens ( 14.09.1981), n. 3, in EV VII/1398). 

Tiếp tuc hành trình theo con đường con người, đã được khởi sự ngay từ thời gian khởi thủy của triều đại giáo hoàng, Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II nhắc nhở cần phải đặc tâm chú ý đến việc làm, như là phương diện nền tảng của đời sống con người, chính trong lúc cuộc cách mạng kỷ thuật đang thay đổi sâu đậm đến chu kỳ sản xuất, hoặc đến các liên hệ việc làm đối với con người.

Giáo Hội ý thức rằng

   - " hiện nay chúng ta đang ở trước thềm các phát triển mới về kỷ thuật, kinh tế và chính trị, mà theo nhiều người có kinh nghiệm, những phát triển mới đó sẽ có ánh hưởng đến thế giới việc làm và sản xuất không có gì kém hơn cuộc cách mạng kỷ nghệ của thế ky vừa qua " ( id., n.1,in EV VII/1391).  

Trước trạng huống vừa kể, ĐTC Gioan Phaolồ II kết luận,

   - " cần phải gắp rút khám phá ra những ý nghĩa mới về việc làm của con người và đề thảo ra những bổn phận mới cần phải đáp ứng giải quyết " ( id., n.2, in EV VII/1393). 

Và đây là ý nghĩa đích thực việc làm của con người, khối nhân cội của Phúc Âm việc làm, được chứa đựng trong nguyên tắc sau đây:

   - " Nền tảng để xác định giá trị việc làm của con người, trước tiên không phải là loại việc làm nào mà con người thực hiện, nhưng sự việc là người đứng ra thực hiện việc làm đó là một con người. Căn nguyên của phẩm giá việc làm cần phải được tìm ra, không phải dựa trên tầm mức đối tượng, mà trên tầm mức chủ thể ", nói một cách ngắn gọn, " việc làm có mục đích là làm cho con người chớ không phải con người chỉ nhằm cho mục đích làm việc " ( id., n.6, in EV VII/1414).

Dưới ánh sáng Phúc Âm của việc làm vừa kể, chúng ta có thể hiểu được tại sao cả tư bản chủ nghĩa, chớ đừng nói gì xã hội chủ nghĩa, cũng không thể là giải pháp thoả đáng.

Cần phải vượt ra bên ngoài nhãn quang thuần kinh tế và nhận biết rằng chủ thể đích thực của tiến trình sản xuất chính là con người.

Trên thực tế, điều đó có nghĩa là việc làm sẽ có được ý nghĩa đích thực và phẩm giá siêu việt của mình, chỉ khi nào tổ chức xã hội con người quan tâm đến ba phương diện nền tảng phải có của việc làm.

   a) Trước tiên việc làm cần phải luôn luôn được nhìn nhận như là chính một động tác của chính  con người:

   - " Như là người, con người là chủ thể của việc làm. Như là con người, người làm việc thực hiện các động tác liên quan đến tiến trình làm việc; các động tác đó, không tùy thuộc vào nội dung đối tượng của chúng, tất cả đều lợi ích để làm triển nở thành đạt nhân tính của người làm việc " ( id.).

   b) Kế đến cần phải ý thức rằng việc làm của con người là một động tác sáng tạo

   - " luôn luôn là nguyên cớ hiệu lực tiên khởi, trong khi đó thì tiền bạc, tư bản, cùng chung với những phương tiện sản xuất khác, vẫn chỉ là một phương tiện ". Tiền bạc, tư bản " được việc làm của con người sinh ra và mang nơi mình các ấn tín của việc làm con người " ( id., n. 12, in EV VII/1439).

Đặc tính ưu tiên nặng nhọc của con người trên tiền bạc,tư bản và trên cả tiến trình sản suất được Phúc Âm của việc làm nhấn mạnh, với ý thức rằng

   - " qua việc làm của mình, con người tham dự vào công trình tạo dựng của Thiên Chúa " ( id., n. 25. in EV VII/1499) .

Không những vậy. Phúc Âm của việc làm còn làm cho chúng ta biết mồ hôi và mệt nhọc, bạn đồng hành bất khả phân ly của mỗi động tác con người, thay vì làm cho con người xấu xí hơn, chúng làm cho con người trở thành cộng sự viên của Chúa Ki Tô, " Con Người của việc làm " tuyệt hảo (id., n. 26, in EV VII/1504-1510).

   c) Bởi lý do đó, chúng ta còn có phương diện thứ ba của việc làm cần đặc tâm lưu ý: đó là việc làm tự bản thể của mình là một động tác liên đới , liên đới giữa các người làm việc với nhau, cũng như liên đới với những người khác.

Liên đới, như là những gì thoát xuất từ ý nghĩa đích thực của việc làm con người, không thể phải là liên đới để chống lại ai, liên đới tiêu cực, mà tự bản thể của mình, liên đới là liên đới với và cho ai, liên đới tích cực và xây dựng:

   - " Thật vậy, một sự liên đới để chống báng đối nghịch với người khác, liên đới đó có thể có được lý chứng nào để biện giải cho, liên đới để chống những người khác ? ( ...) Sự liên đới có nguồng gốc và nghị lực của mình trong bản thể việc làm của con người, tức là trong địa vị thượng đẳng của con người trên các sự vật, sẽ là sự liên đới biết tạo nên các phương tiện để đối thoại và cộng tác " ( ĐTC Gioan Phaolồ II, Discorso alla 68° sessione della Conferenza iternazionale del lavoro ( Ginevra, 15.06.1982), in Osservatore Romano ( 16.06.1982).  

Như vậy Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội, được đặt lên phía bên kia xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Sau khi đã tìm được trong việc làm chìa khóa thiết yếu để giải quyết " vấn đề xã hội " , cho thấy rằng dưới ánh sáng Phúc Âm của việc làm , chúng ta có thể trả lại cho việc làm của con người ý nghĩa thiết thực của nó và đặt nền tảng trên việc làm một nền liên đới mới, mở rộng ra để có thể gặp gỡ được mọi người thành tâm thiện chí.

(Tài liệu học hỏi thêm, Phúc Âm của việc làm, cfr. n. 269, Tổng Lược Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội). 

 

3 - Phúc Âm của bác ái.

Bác ái là chất xi măng mà người tín hữu Chúa Ki Tô pha trộn  vào trong việc kiến tạo xã hội con người:

   - " Đức bác ái xây dựng" ( I Cor 8, 1), nói như Thánh Phaolồ.

Và Công Đồng Vatican II chú giải: lời Chúa mạc khải cho chúng ta rằng

   - " Thiên Chúa là bác ái và dạy chúng ta rằng lề luật nền tảng sự thiện hảo của con người, và vì đó cũng là nền tảng của việc hoán chuyển thế giới, là giới răn mới về đức bác ái. Bởi đó ai tin vào lòng bác ái của Thiên Chúa, là những người được Thiên Chúa bảo chứng cho rằng con đường bác ái được rộng mở cho tất cả mọi người và những cố gắng nhằm thực hiện tình huynh đệ phổ quát cho tất cả không phải là những động tác hư không " ( Gaudium et spes, n. 38, in EV I/1437).  

Bác ái Ki Tô giáo vượt lên trên cả lòng nhân ái ( philantropie) thông thường.

Thật vậy bác ái Ki Tô giáo không phải chỉ là tuân giữ lề luật vàng ngọc:

   - " Những gì anh em muốn thiên hạ làm cho anh em, cả anh em, anh em cũng hãy làm cho họ " ( Mt 7, 12); vượt lên cả trên giới răn cỗ xưa:

   - " Ngươi phải yêu người thân cận như chính mình " (Mt 22, 39). 

Như vậy, điều quan trọng là xác nhận rõ ràng bản thể " mới " và siêu nhiên của đức bác ái Ki Tô giáo:

   - " Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em " ( Jn 15, 12). 

Qua câu Phúc Âm vừa trích dẫn, đức bác ái Ki Tô giáo là yêu thương người khác cũng bằng chính tình yêu thương siêu nhiên của Thiên Chúa, đang ở trong mỗi người tín hữu Chúa  Ki Tô chúng ta.

Đức bác ái đích thực là nhân chứng có khả năng làm cho người khác thấy được Thiên Chúa là Đấng vô hình:

   - " Thiên Chúa chưa ai được chiêm ngưỡng bao giờ. Nếu chúng ta yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta và tình yêu của Người nơi chúng ta mới nên hoàn hảo " ( 1 Jn 4, 12).

Lời huấn dạy nầy của Phúc Âm, được xác nhận qua hai ngàn năm lịch sử, giải thích tầm quan trọng quyết định của Huấn Dụ và cho thấy tại sao Giáo Hội liên kết đức bác ái với sứ mạng nhân chứng khả tín rao giảng Phúc Âm:

   - " Bác ái ở tại trung tâm điểm của Phúc Âm và là dấu chứng thúc đẩy tin vào Phúc Âm " ( CEI, Evangelizzazione e testimonianza della carità, n. 9., in ECEI IV/2727).

Điều vừa kể cũng cho thấy đức bác ái là yếu tố không thể thiếu trong việc kiến tạo một xã hội nhân bản, có tầm vóc xứng đáng với phẩm giá con người. 

Điều đó cho thấy tại sao ĐTC Gioan Phaolồ II cho biết:

   - " các chủ đề và định hướng nổi bậc được Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội lập lại trong những năm gần đây, ở vị trí hàng đầu là " thái độ lựa chọn hay tình yêu thương cá biệt dành cho ngưòi nghèo khổ ".

Thật vậy ngày nay, ĐTC còn nói thêm:

   - " vấn đề xã hội có tầm mức lan rộng mà chúng ta nghĩ đến đã ảnh hưởng đến khắp thế giới, tình yêu thương dành riêng vừa kể với những quyết định gợi ý cho chúng ta, không thể không bao gồm đoàn lủ bao la dân chúng đang đói khát, đang hành khất ăn xin, những kẻ vô gia cư, những ai không có được một sự bảo đảm y tế nào, nhứt là những ai không có một hy vọng nào về tương lai khả quan hơn (...) Cuộc sống hằng ngày của chúng ta cần phải được đánh dấu bằng các thực thể đó, cũng như các quyết định của chúng ta trong lãnh vực chính trị và kinh tế " ( ĐTC Gioan Phaolồ II, Sollecìtudo rei socialis ( 30.12.1987), n. 42, in EV X/2673s).   

Dành tình yêu thương bác ái một cách riêng biệt cho người nghèo khổ bắt buộc mở đường cho chủ đề giải thoát Ki Tô giáo. Đó là giải thoát người nghèo khỏi mọi hình thức nô lệ, nhứt là khỏi các hình thức " bần tiện hoá mới " đối với con người và khỏi " các cơ cấu tội lỗi " , tức là khỏi các tình trạng cơ chế bất công xã hội, trong đó gánh nặng đổ ập xuống nhứt là trên các giới yếu thế, " dân oan ", " phụ nữ và trẻ em gái vị thành niên phải bán thân nuôi miệng", " dân đói khổ phải bị bốc lột xuất khẩu lao động ", " dân đi đòi nhà bị trấn nước", " dân trước toà án bị bịt miệng " chẳng hạn. 

Như vậy loan báo Phúc Âm của đức bác ái là đấu tranh để giải thoát người nghèo khổ, những người bị bạo lực đàn áp và tất cả những ai bị bỏ rơi, phải sống bên lề xã hội.

Thật vậy, đức bác ái, khi nào là bác ái đích thực và công chính, không thể nào không hàm chứa nơi mình sự kính trọng và động tác thăng tiến công lý.

Có ý nghĩa gì cung hiến cho một ai đó một cách nhưng không có sự liên đới của mình, nếu đồng thời không chấp nhận điều mà đáng lý anh ta phải có được do chính quyền anh ta chính đáng được có? 

Tranh đấu cho công lý, tự nó đã là tình yêu thương, bác ái. Thái độ " lách sang rồi bỏ đi luôn " của thầy tư tế và thầy thông thái luật, trước người Samaritano bị kẻ cướp đánh nửa sống nửa chết bên đường, không những là thái độ thiếu bác ái, mà còn là thái độ hèn hạ và đồng lỏa với kẻ ác ( Lc 10, 29-37). Đó có  phải là cách hành xử chính đáng của người tín hữu Chúa Ki Tô hay không?

Bởi đó ĐTC Phaolồ VI cho biết việc chuyên cần dấn thân cho công lý của người tín hữu Chúa Ki Tô là   

   - " lượng độ tối thiểu của đức bác ái " ( ĐTC Phaolồ VI. Discorso ai campesinos ( Bogotà, 23.08.1968), in L'Osservatore Romano ( 25.08.1968). 

Nhưng xác định vừa kể vẫn chưa đủ, ĐTC Gioan Phaolồ II nói thêm

   - " Công lý tự mình thôi, chưa đủ, mà đúng hơn có thể đưa đến sự chối bỏ và tiêu diệt chính mình, nều không có chỗ cho mãnh lực sâu xa hơn, đó là tình yêu thương, sắp xếp thiết định đời sống con người trong các chiều kích khác nhau của nó " ( ĐTC Gioan Phaolồ II, Dives in misericordia ( 30.11.1980), n. 12, in EV VII/ 926).

Và ĐTC nói lên lý chứng tại sao cần phải có bác ái, để làm cho công lý được thực hiện hoàn hảo:

   - " Bình đẳng được hội nhập vào cuộc sống qua công lý, chỉ giới hạn được áp dụng vào lãnh vực các các thực thể khách quan và ngoại tại, trong khi đó thì tình yêu thương và nhân từ làm cho con người được gặp nhau , giữa họ với nhau, trong chính giá trị của con người, với phẩm giá cá biệt của con người " ( id., n. 14. in EV VII/ 941).   

Như vậy cùng đồng hành với việc loan báo Phúc Âm của bác ái, Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội chỉ dẫn cho chúng ta trong tổng kết giữa công lý và liên đới hỗ tương phương thế quyết định để kiến tạo một xã hội mới xứng đáng với tầm vóc con người.

Một đóng góp quyết định trong chiều hướng vừa kể, chúng ta có thể tìm được trong Thông Điệp của Đức Thánh Cha Benedictus XVI, Deus caritas est, trong đó ĐTC kết luận:

   - " Xác quyết cho rằng các cấu trúc chính đáng làm cho trở thành vô nghĩa các động tác bác ái thực tế là xác quyết che giấu bên dưới quan niệm vật chất về con người; đó là tiền kiến cho rằng con người có thể sống chỉ nhờ bánh mà thôi ( Mt 4, 4 cfr. Dt 8, 3). Đó là xác tín đê tiện hoá con người và phủ nhận chính những gì cá biệt  của con người " ( ĐTC Benedictus XVI, Deus caritas est, ( 23.12.2005), n. 28).  

( Nghiên cứu thêm về Phúc Âm của bác ái, cfr. n. 4-6, Tổng Lược Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội , Compendio della dottrina sociale della Chiesa). 

VỀ MỤC LỤC
BẢN DỊCH KINH THÁNH của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ VÀ VIỆC THỰC HÀNH LECTIO DIVINA


 

Dịp đến đan viện Mỹ Ca tĩnh tâm và đồng thời học hỏi về thực hành Lectio divina, tôi xin một cuộc trao đổi với cha Bảo Tịnh O. Cist và cũng được phép ngài cho ghi âm. Viết lại đây cuộc trao đổi này để gửi đến quý bạn.
 

TT: Nữ tu Tê-rê-sa Băng Thùy

BT: Cha Bảo Tịnh O.Cist
 

TT: Thưa cha, con được biết từ mấy năm nay cha phát động phong trào thực hành Lectio divina?

BT: "Phát động"? Thưa chị, tôi chẳng có cái gì để phát động, nhất là những gì liên quan đến Lời Chúa như việc thực hành Lectio divina. Việc làm nhỏ bé của tôi chỉ là giúp những tâm hồn muốn cầu nguyện với Lời Chúa theo phương thức này.
 

TT: Phương thức này là thế nào, thưa cha?

BT: Hỏi tôi để làm gì vậy? Được biết chị tới Mỹ Ca lần này để tĩnh tâm và đồng thời để tìm hiểu học hỏi về thực hành Lectio divina mà.
 

TT: Vâng, đúng vậy, thưa cha. Con có mấy thắc mắc liên quan tới việc thực hành Lectio divina mà cha đang quảng bá.

BT: Vâng, dùng chữ "quảng bá" nghe tạm ổn. Vì việc làm của tôi chỉ là tiếp tay với truyền thống của Giáo Hội. Lectio divina đơn sơ nhưng cũng có khá nhiều điều cần phải biết. Chị muốn tôi nói về vấn đề gì vậy?
 

TT: Thưa cha, để thực hành Lectio divina, người ta phải cần điều gì nhất?

BT: Trong cùng một vấn đề, đôi khi cũng có nhiều cái nhất chứ không phải chỉ có một cái nhất. Nhất đây phải hiểu là không có nó thì bất thành. Tỷ dụ Lectio divina cần phải dành đủ giờ, ít là tối thiểu nào đó, cần phải kiên trì liên tục chứ không cái kiểu hứng thì làm, chán thì bỏ, nhất là cần phải có bản văn Lời Chúa…
 

TT: Vâng thưa cha. Con muốn hỏi cha về vấn đề bản văn Lời Chúa.

BT: Bản văn Lời Chúa. Đối với tôi, không phải chỉ là một trích đoạn Lời Chúa, cho dù là cả cuốn sách bài đọc trong thánh lễ. Bản văn Lời Chúa mà tôi muốn nói đây là cuốn sách Kinh Thánh. Toàn bộ cuốn sách Kinh Thánh gồm Cựu Ước và Tân Ước với phần dẫn giải và chú thích phong phú nhất có thể.
 

TT: Hình như tiếng Việt mình đã có nhiều bản dịch rồi mà, thưa cha.

BT: Có, nhưng có thế nào và tất cả những bản dịch đó có thuận lợi tối đa cho việc thực hành Lectio divina không, đó mới là chuyện cần xét.
 

TT: Theo ý cha?

BT: Theo tôi được biết thì tác giả Đỗ Hữu Nghiêm có viết một bài đăng trên mạng cũng khá lâu rồi với tựa đề "Kinh Thánh tiếng Việt hình thành thế nào"? Tôi có đọc qua nhưng không nhớ kỹ. Tuy nhiên nhiều người biết hiện nay trong Giáo Hội Công Giáo Việt Nam có mấy bản dịch này:
 

1- Bản dịch của Linh mục Nguyễn Thế Thuấn, dòng Chúa Cứu Thế.

2- Bản dịch của Linh mục Trần Đức Huân

3- Bản dịch của ĐHY Trịnh Văn Căn

4- Bản dịch của Linh mục An-sơn Vị (dòng Thiên An)

5- Bản dịch của Linh mục Gagnon Nhân (dòng Chúa Cứu Thế, người Canada.)

6- Bản dịch trong sách Bài Đọc Thánh Lễ, tôi không biết ai dịch. Bản dịch này chỉ dùng cho thánh lễ thì phải.

7- Và cuối cùng là Bản dịch của Nhóm Phiên Dịch Các Giờ Kinh Phụng Vụ.
 

Hiện tại trong dòng của tôi thấy chỉ có bản dịch của Lm Nguyễn Thế Thuấn (toàn bộ), của ĐHY Căn (Tân Ước), sách các Bài Đọc trong thánh lễ và dĩ nhiên là một số ấn bản chung, riêng các Sách Kinh Thánh của Nhóm PDCGKPV. Bản mới nhất có lẽ là "Ngũ Thư".
 

TT: Còn các bản dịch của ĐHY Căn phần Cựu Ước, cha Huân, cha Gagnon…

BT: Tôi vắng mặt khỏi nhà dòng từ năm 1969 đến 1994 nên không biết. Năm 1977 nhà dòng bị trưng thu, cộng đoàn phải chạy đến đây, chị thừa hiểu là có những khó khăn, chẳng ai còn hồn vía nào để mà ôm các sách Kinh Thánh đó đi theo. Họa lắm thì được mấy cuốn riêng tư của các cha các thầy lúc đó. Trước năm 1975 tôi gửi từ Thụy Sĩ về chừng 10 cuốn "Bible de Jérusalem", dĩ nhiên bằng tiếng Pháp, cha cố Placide Phán của tôi rất mê tiếng Pháp nên khi di chuyển, ngài đưa tới đây nên trong thư viện còn được mấy cuốn. Bản dịch chúng tôi có dồi dào hiện nay tại nhà dòng là của Nhóm PDCGKPV.
 

TT: Có nghĩa là cha thích bản dịch này nhất?

BT: Trả lời thế nào để chị hài lòng đây? Nếu muốn có nhất thì phải có hai, có ba, có bốn để so sánh. Khi mới về lại nhà dòng năm 1994, tôi đi tìm mua Sách Kinh Thánh. Rất hiếm. Chỉ tìm được mấy cuốn của cha Thuấn. Tôi có mua được một cuốn của cha Thuấn tại một quầy sách ở vỉa hè một đường phố Sài-gòn, lẫn lộn giữa nhiều loại sách, thấy có cả sách nguyện của các cha … Không hề thấy mặt mũi Sách Kinh Thánh của cha Huân, ĐHY Căn, Cha Nhân, cha Vị. Có lẽ sách của cha Thuấn được các tu sĩ DCCT cho in đi in lại, còn các sách khác thì không ai nghĩ đến chuyện in. Và thực ra có nên bỏ tiền in trong lúc khó khăn như thế không? Tôi được biết các tu sĩ, các chủng sinh, những người học Kinh Thánh đều tìm cho có bản dịch của cha Thuấn.

Vậy thì tôi trả lời chị cách khôi hài thế này, ngoài bản dịch của cha Thuấn thì chỉ còn bản dịch của Nhóm PDCGKPV và vì chỉ có một bản dịch này nên nó là "nhất".
 

TT: Và bản dịch của cha Thuấn là "nhì"?

BT: Chị không hiểu hết ý tôi muốn nói. Tôi không so sánh. Theo tôi sách của cha Thuấn có giá trị riêng, để dùng ở học viện, để nghiên cứu v.v… rất tốt, tốt "nhất" cũng theo ý tôi vừa nói. Còn ngoài ra đâu còn bản dịch nào để mà chọn lựa!
 

TT: Vậy có nghĩa là tự nó, bản dịch của Nhóm PDCGKPV cũng chưa đạt?

BT: Không bao giờ tôi nói thế. Tôi mua hơn 5, 6 trăm cuốn Kinh Thánh, nhất là Tân Ước của nhóm này dù dòng tôi không quá 50 người. Bản dịch này phải có một giá trị nào đó tôi mới chi tiền để mua chứ!
 

TT: Cha mua nhiều với mục đích…

BT: Dĩ nhiên là có mục đích. Và cũng chính vì mục đích đó mà nếu có tiền tôi còn mua thêm nhiều nữa.
 

TT: Để?

BT: Để gọi là quảng bá Sách Kinh Thánh cho nhiều người. Điều mà chỉ mới đây HĐGM Việt Nam trong thư chung gửi dân Chúa tại Việt Nam ngày 01.05.2011 kêu gọi phát động chương trình mỗi gia đình cần có Sách Kinh Thánh. À, tôi có nhớ là trước năm 1975, phòng tuyên úy quân đội của Miền Nam có phát động phong trào mỗi quân nhân công giáo một Tân Ước (bản dịch của cha Thuấn, do cha Trần Hữu Thanh phát động thì phải). Tôi không là quân nhân nhưng cũng được tặng một cuốn, nhỏ gọn, rất xinh. Tôi vẫn còn để ở Thụy Sĩ.

Tôi rất thích thú với lời kêu gọi của HĐGMVN lần này, nên nhớ thuộc lòng: "Đồng thời, các tín hữu Việt Nam cần làm quen với Lời Chúa hơn nữa. Do đó Giáo Hội tại Việt Nam phải “phát động chương trình mỗi gia đình một cuốn Kinh Thánh được đặt nơi xứng hợp, cổ võ đọc và cầu nguyện với Lời Chúa” khuyến khích học thuộc lòng những đoạn Kinh Thánh cốt yếu. Mọi thành phần Dân Chúa, giáo dân, chủng sinh, tu sĩ và các mục tử, cần tập thói quen đọc và suy niệm Lời Chúa hằng ngày, đặc biệt theo phương thức Lectio divina.

Chị đồng ý chứ. Muốn "Phát động chương trình mỗi gia đình một cuốn Kinh Thánh được đặt nơi xứng hợp", muốn "đọc và suy niệm Lời Chúa hằng ngày, đặc biệt theo phương thức Lectio divina" thì phải có sách Kinh Thánh chứ? Theo chị hiện tại ở Việt Nam nên đưa bản dịch nào về các gia đình đây? Còn riêng phương thức Lectio divina thì cho đến bây giờ, giúp nhiều nơi, nhiều nhóm, nhiều cộng đoàn tu, tập viện tôi chỉ giới thiệu bản dịch của Nhóm PDCGKPV. Sách của cha Thuấn không hợp cho phương thức thực hành này, kể cả dùng đọc trong nhà thờ… tôi nghĩ thế.
 

TT: Tại sao vậy, thưa cha?

BT: Rất dễ hiểu. Bản dịch của các sách bài đọc thánh lễ ở nhà thờ thì không được. Bản dịch của cha Thuấn chỉ nên dùng để học Kinh Thánh. Vậy chỉ còn sách của Nhóm PDCGKPV.
 

TT: Con nghe nói bản dịch này không được dùng?

BT: Ai bảo chị thế? Phải nghe cho đúng! Từ ngày có ấn bản toàn bộ KINH THÁNH CỰU & TÂN ƯỚC với tựa lớn "LỜI CHÚA CHO MỌI NGƯỜI", tôi đã rất chú ý tới vấn đề "Nihil obstat" và "Imprimatur" của Đấng Bản Quyền. Quyển sách tôi vẫn dùng từ năm 2007 có thư của HĐGM Việt Nam. Cuốn sách chị đang có trước mặt đó là ấn bản 2009 cũng có in lại thư này. Chị mở ngay mấy trang đầu mà đọc.

TT: (Tôi mở thấy ở trang 4 in lá thư của HĐGMVN do đức cha Phaolô Nguyễn Văn Hòa, chủ tịch HĐGMVN ký ngày 07-9-2006 tại Huế. "Nihil obstat" do đức cha Bùi Văn Đọc ký và "Imprimatur" do đức cha Phaolô Hòa ký. Tôi đọc phần hai của lá thư): "Sau khi hỏi ý kiến Đức Cha Phaolô Bùi Văn Đọc, chủ tịch Ủy ban Giáo lý Đức tin thuộc HĐGMVN và được Ngài cho biết cuốn sách không có gì nguy hại (Nihil Obstat), HĐGMVN sẵn sàng cho phép in Imprimatur cuốn Kinh Thánh này để phục vụ lợi ích thiêng liêng của Dân Chúa và sử dụng ngoài cử hành Phụng Vụ".

BT: Chị thấy tôi nói có sách, mách có chứng chứ?

 

TT: Thưa cha vâng, nhưng sao đã có nhận định là cuốn sách không có gì nguy hại (Nihil Obstat) và cho phép in Imprimatur để phục vụ lợi ích thiêng liêng của Dân Chúa mà lại chỉ được sử dụng ngoài cuộc cử hành Phụng vụ?

BT: Tôi có ở trong HĐGMVN đâu mà có thể trả lời chị chính xác được! Tôi chỉ đoán thôi. Chắc là có trắc trở nào đó trong bản dịch này khi đọc trong cử hành Phụng vụ. Hơn nữa dù thế nào thì cũng đã có sách bài đọc được HĐGMVN chuẩn ẩn từ lâu rồi và đang lưu hành. Ngay tại Mỹ Ca, dù tôi rất thích bản dịch của Nhóm PDCGKPV, và dù đã mua 5 bộ sách bài đọc của nhóm này thực hiện, tôi vẫn không cho cộng đoàn sử dụng mà chỉ sử dụng các sách bài đọc cũ. Mình cứ vâng lời thì lòng mình thanh thỏa. Tôi nói là có 5 bộ, nhưng đã cho các việt kiều vác đi nước ngoài hết 4 bộ rồi, chỉ còn 1 bộ.
 

TT: Nhưng, thưa cha, đi nhiều nơi con thấy nhiều nhà thờ vẫn sử dụng bản dịch của nhóm PDCGKPV, tại các giáo phận trong nước cũng như tại các cộng đoàn công giáo Việt Nam ở nước ngoài. Các cộng đoàn người Việt ở Mỹ, ở Úc, ở Pháp, là những nơi con có dịp đi qua đều thấy sử dụng bản dịch này, thế nghĩa là thế nào? Các đấng Bản Quyền các nơi đó cho phép riêng hay sao?

BT: Tôi làm sao biết được. Tại giáo phận Nha Trang chị không thấy như vậy đâu nhé. Các linh mục chúng tôi trong giáo phận này vâng lời tuyệt đối .

Tôi chỉ nghĩ rất đơn sơ. Có hai lý do: Lý do bên ngoài: Sách mới được in ấn: đẹp, rõ, xếp đặt các bài đọc hợp tình hợp lý dễ tìm bài. Lý do bên trong: Rất ít người đọc kỹ thư của HĐGMVN cho Imprimatur có ghi "và sử dụng ngoài cuộc cử hành Phụng vụ". Thêm một lý do nữa: người đi tìm mua để biếu các nơi chưa có sách bài đọc như tại các cộng đoàn người Việt ở nước ngoài thì dĩ nhiên họ chẳng để ý gì đến phép với tắc, thấy có sách bán là mừng là mua. Người nhận thấy có sách cho là vui là dùng. Riêng ở nước ngoài, các cha phụ trách các cộng đoàn người Việt là vua… Các giám mục địa phương biết gì mà cấm với đoán!

Chị đừng quên Giáo Hội Việt Nam chúng ta đã và đang trải qua những khó khăn rất lớn ngay từ trước năm 1975, không thể dễ dàng làm hết được những gì muốn. Chúng ta phải cầu nguyện nhiều.
 

TT: Xin cho con hỏi về vấn đề cha chọn sách "Lời Chúa cho mọi người" để thực hành Lectio divina?

BT: Hì! Hì! Cha Nguyễn Ngọc Tỉnh OFM mà thấy có lần 15, 20, có lần 30, có lần 80 học viên trẻ của tôi ngồi trong lớp, trên bàn mỗi chị có để ngay ngắn cuốn "Lời Chúa cho mọi người" thì ngài phải thích. Thích không phải vì bán được sách, nhưng thích vì công khó của Nhóm được trân trọng đón nhận sử dụng. Và nhất là thích vì Lời được các tâm hồn trẻ vui vẻ tiếp nhận.
 

TT: Đấy là các nhóm nữ tu trẻ, con nghĩ thế, còn phía giáo dân thì con lại chỉ thấy phần nhiều là sách Tân Ước.

BT: Giáo dân mà có sách Tân Ước, tôi nghĩ cũng là bản dịch của Nhóm, đã là điều mừng rồi, chúng ta đừng tham. Mình phải thực tế với tầm mức của cái gọi là tinh thần tôn giáo của giáo dân mình…
 

TT: Nhưng tại sao cha lại khuyến khích sử dụng sách "Lời Chúa cho mọi người" để thực hành Lectio divina"?

BT: Chỉ có 2 để chọn lựa như tôi trả lời chị trên kia. Sách của cha Thuấn thì rất tốt cho việc học Kinh Thánh, còn lại chỉ có sách của Nhóm PDCGKPV. Đấy là lý do khách quan. Lý do chủ quan của tôi: tôi đã rất trân trọng bản dịch này và mới đây tôi đọc Lời Giới Thiệu của Đức Tổng Kiệt, Tòa Tổng Giám Mục Hà Nội, cũng vào năm 2006… chị mở đọc sẽ hiểu.
 

TT: (Tôi mở đọc ở trang 7 cuốn sách Kinh Thánh đang có trước mặt): "Bản dịch Kinh Thánh của Nhóm PDCGKPV đã được biết đến từ nhiều năm qua như công trình tập thể của nhóm chuyên viên giàu khả năng và kinh nghiệm. Với lòng nhiệt thành phục vụ, với sự kiên trì qua nhiều giai đoạn thăng trầm cầu tiến không ngừng, nhóm Phiên Dịch làm việc liên tục trong nhiều năm để cống hiến cho Dân Chúa những bản dịch ngày càng hoàn chỉnh"…

BT: Như vậy đủ rồi. Tôi không chuyên về Kinh Thánh, và biết những tên tuổi của các thành viên trong nhóm thì tôi phải trân trọng. Giả như có những bản dịch của các cá nhân khác, thì tôi vẫn chọn công trình của tập thể. Tôi không biết HĐGMVN nói chung, hoặc nói riêng Ủy ban Kinh Thánh, hay  Ủy ban Phụng tự trực thuộc HĐGMVN có chương trình dịch thuật Kinh Thánh hay không, nhưng nếu có thì chắc chắn các Ủy ban này cũng quy tụ các chuyên viên về Kinh Thánh chứ không thể khoán trắng cho một ai, dù người đó là một "học giả". Tôi vẫn cầu mong có thêm những bản dịch để có mà đối chiếu, nhất là có thêm những chú thích mà học hỏi. Mình dốt thì phải nhờ vào mọi người thôi.

Tuy nhiên có một lý do cho chọn lựa của tôi mà tôi vẫn nói với các học viên Lectio divina.
 

TT: Thưa cha lý do gì ạ?

BT: Chị đọc tiếp thư giới thiệu của Đức Tổng Kiệt đi. Tôi rất tâm đắc lời giới thiệu này.
 

TT: (Tôi đọc tiếp ở trang 8): "Phần Dẫn nhập và Chú thích cho quyển Lời Chúa cho mọi người là của Bernard Hurault và Louis Hurault, hai chuyên viên về Kinh Thánh, hai nhà truyền giáo nhiệt thành. Là chuyên viên, các ngài đưa ra những chú thích tỉ mỉ, sâu sắc. Là những nhà truyền giáo, các ngài hướng những chú thích đến người dân với những ưu tư trong cuộc sống hằng ngày, với những băn khoăn trước vấn đề sống đức tin trong xã hội. Nhờ đó, mọi người có thể tiếp cận, thấu hiểu và áp dụng Lời Chúa vào hoàn cảnh sống của mình".

BT: Chị thấy tuyệt không? Thực hành Lectio divina cần những chú thích loại đó. Tôi khuyến khích các học viên phải có cho được sách "Lời Chúa cho mọi người" là vì thế. Dĩ nhiên lý do chính yếu vẫn là thế giá của chính bản dịch Kinh Thánh. Các "dịch giả" trong nhóm (các ngài cố gắng dịch "thật" chứ không dịch "giả" đâu chị! (cười). Chị vừa đọc phần trên lời giới thiệu của Đức Tổng Kiệt: "nhóm Phiên Dịch làm việc liên tục trong nhiều năm để cống hiến cho Dân Chúa những bản dịch ngày càng hoàn chỉnh". Các "dịch thật" của nhóm luôn kiên trì dai dẳng cố gắng tìm tòi để cập nhật bản dịch của mình. Công việc đã 40 năm, nhưng đích tới còn mịt mù… Chúng ta cần phải hỗ trợ nhóm, tuy là từ xa, bằng cách cầu nguyện cho các nhóm viên. Một số những vị có mặt từ lúc khởi xướng hoặc đã về Nhà Cha, hoặc đã hay sắp phải nghỉ hưu. Cầu nguyện để có những người trẻ uyên bác về Kinh Thánh tiếp nối công trình dài hơi này. Một trong những cách hỗ trợ, tôi nghĩ là cũng rất quý báu, đó là chúng ta tiếp nhận thành quả của công việc dịch thuật của các vị, trân trọng sử dụng với lòng biết ơn…
 

TT: Vâng thưa cha, nghe các chị em con nói cha hay đề cập đến vấn đề này. Và hình như còn một lý do nữa để cha khuyến khích các học viên có sách "Lời Chúa cho mọi người" để thực hành Lectio divina?

BT: Tôi cũng đang định nói tới đây. Lý do này vô cùng quan trọng, tuy chỉ là vấn đề hình thức. Đối với những con người sống đức tin, tiếp nhận Lời Chúa là để đi vào sống kết hiệp với Chúa. Cha Maurice Zundel có lần nói và tôi đã nghe tại Thụy Sĩ cách đây khá lâu: "Kinh Thánh là một bí tích, là tấm màn che. Qua đó, chúng ta phải khám phá ra khuôn mặt Tình Yêu". Trong khóa học tìm hiểu về bản chất của Lectio divina, tôi thường hay nhắc: "Lectio divina là liên hệ đối thoại trong đức tin và tình yêu giữa ta với Chúa Ki-tô là Đấng nói với ta, trong Chúa Thánh Thần là Đấng dạy bảo ta, và trong ánh mắt của Cha là Đấng âu yếm nhìn ta". Do đấy quyển Sách Kinh Thánh có một vai trò vô cùng quan trọng để sống liên hệ đối thoại này. Qua quyển sách cầm trên tay, chúng ta đi vào gặp gỡ chính Ba Ngôi Thiên Chúa. Chắc tôi phải hơi dài dòng một chút, chị chịu khó nghe nhé.
 

TT: Vâng, con sẵn sàng. Trao đổi với cha để nghe cha nói mà. Xin cha cứ nói.

BT: Cám ơn chị. Khi chị tiếp nhận cuốn Sách Kinh Thánh, không phải là chị cầm lấy sách này như cầm lấy bất cứ một cuốn sách nào khác. Đấy cũng là lý do mà các giám mục Việt Nam mới đây nhắc nhở rằng Sách Kinh Thánh phải "được đặt ở nơi xứng hợp" (Thư chung số 11). Còn nhớ khi ở Thụy Sĩ tôi có một tấm hình vẽ một đan sĩ quì trong góc một nhà nguyện đang thực hành Lectio divina. Trên tay đan sĩ cầm quyển sách lớn mở khoảng giữa sách. Trên hai trang chỉ đơn sơ vài hàng ngoằn ngoèo mờ mờ như những hàng chữ, khuôn mặt của Chúa Giê-su phủ gần đầy cả hai trang hơi rõ nét hơn. Tác giả muốn diễn tả ý tưởng của thánh Xíp-ri-a-nô: khi ta mở đọc Sách Thánh, ta không đối diện với một cuốn sách, nhưng là đối diện với chính Đức Ki-tô. Nói thế chị hiểu lý do tại sao tôi trân trọng sách "Lời Chúa cho mọi người" của nhóm PDCGKPV và khuyến khích các học viên phải có cho được ấn bản đẹp và trang trọng đó. Nội dung bản dịch đã vậy, còn những chú thích như Đức Tổng Kiệt đã nhận định trên đây. Hình thức của "bí tích Lời Chúa" như cha Maurice Zundel nói cũng vô cùng cần thiết. Sách Kinh Thánh không là như bất cứ quyển sách nào. Là quyển sách chứa đựng bí tích Lời Chúa thì phải đẹp nhất có thể về mọi mặt hình thức. Lời Chúa và Thánh Thể ngang bằng nhau. Nhóm PDCGKPV đã có những cố gắng tối đa để ấn bản xứng tầm là Sách Lời Chúa. Chị cầm quyển sách này trên tay là chị nâng niu âu yếm ôm ấp chính Đức Ki-tô của chị. Tôi ghi ơn những người đã thực hiện quyển sách này.
 

TT: Nhưng, thưa cha, tại sao để thực hành Lectio divina cha khuyên nên có cả một quyển sách toàn bộ Cựu và Tân Ước với những chú thích tốt nhất. Khởi đầu cha khuyên chỉ nên thực hành Lectio divina với các bài Phúc Âm của thánh lễ mỗi ngày. Vậy thì có sách Tân Ước, sách bài đọc, hoặc có bản chụp, hay chép tay, đánh máy trích đoạn đó không đủ sao?

BT: Đủ, khi chị không thể làm khác, như đi đường xa, quên đưa sách Kinh Thánh đi theo, đến một nơi không có sách… thì đành chịu. Lúc đó ngay cả việc không có một bản văn trên giấy, mà chỉ có thể lôi trong ký ức ra một vài câu Lời Chúa để đi vào Lectio divina cũng được. Thời các thánh tu rừng xa xưa làm gì có sách Kinh Thánh như bây giờ, lại càng không có sách của nhóm PDCGKPV (cười). Nhưng cứ sự thường, các tu sĩ, các linh mục, các giáo hữu phải có sách Kinh Thánh toàn bộ như quyển sách "Lời Chúa cho mọi người". Thực hành Lectio divina, chị cầm sách trên tay để đọc và qua việc đọc chị lắng nghe Chúa nói với chị. Chúa đây cụ thể hiện diện dưới hình thức quyển sách, chứ không phải là một vài tờ giấy. Cũng như Người hiện diện dưới hình bánh hay hình rượu. Và quyển sách toàn bộ này là Đức Ki-tô toàn thể.

Hơn nữa chị đọc rồi chị suy, đó là giai đoạn tiếp theo. Những chú thích là rất cần thiết để giúp chị suy. Đó cũng là khí cụ Chúa Thánh Thần dùng để soi sáng cho chị. Những điều kiện này hiện tại trong các nhà sách công giáo trên khắp nước chỉ có sách "Lời Chúa cho mọi người" là đáp ứng nổi.

Tôi tiếp thị miễn phí đấy. Nói vậy cho chị cười vui chứ không miễn phí đâu. "Cày" cho Chúa thì nhận được gấp trăm gấp ngàn. So với bao nhiêu năm nhóm PDCGKPV "cày" thì việc tôi quảng bá không đáng nói. Tôi tin chắc các vị trong nhóm làm việc cho Lời Chúa, chỉ vì yêu mến Lời, muốn đưa Lời đến cho khắp các anh chị em của mình, phục vụ Lời hết mình theo khả năng các vị có. Các vị không mong phần thưởng nào hơn ngoài mong ước việc làm của mình được đón nhận: Sách Lời Chúa đến được với mọi nhà, mọi tâm hồn để nhờ đó Lời được tiếp nhận…

 Bên cạnh quyển sách dày, to, trang trọng đó tôi cũng khuyên các học viên Lectio divina nên có một cuốn sách Tân Ước nhỏ, mỏng để tiện đi đường. Trong gói hành trang của tu sĩ chúng ta, bên cạnh sách Kinh Nguyện Phụng Vụ (cũng của nhóm), còn cần phải có ít là một sách Tân Ước mỏng nhỏ. Ấn bản Pháp ngữ, tôi thấy người ta còn in riêng từng tập mỏng mỗi Phúc Âm, Công vụ Tông Đồ, Thư Phao-lô v.v… rất thuận tiện cho việc đi đường.

 Có lần tôi đề nghị cha Nguyễn Ngọc Tỉnh làm một số Sách Kinh Thánh khổ rất lớn để chưng trong nhà thờ và ngài đã thực hiện, như chị thấy trên Bàn Thờ Lời Chúa trong nguyện đường đan viện Mỹ Ca. Riêng đề nghị in riêng các sách Kinh Thánh như ấn bản tiếng Pháp, ngài cười nói còn tùy thuộc rất nhiều vấn đề, trong đó có vấn đề… kinh tế.
 

TT: Cha còn muốn nói thêm gì không ạ?

BT: Chị hỏi thì tôi trả lời. Chị không hỏi nữa thì mình chấm hết ở đây là vừa. Tôi thấy là đã trả lời chị khá dài dòng rồi.
 

TT:  Vâng, cám ơn cha. Xin Chúa chúc lành cho cha.

BT: Và cho chị, cho tất cả các chị tìm hiểu, học hỏi thực hành Lectio divina. Nhớ nhắc các chị em trong dòng chị phải có cho được sách "Lời Chúa cho mọi người" nhé. Ai trong nhóm đang ở nhà khách tĩnh tâm chưa có, tôi nhượng lại… Tôi còn khoảng 40 cuốn khổ lớn nhất. Hình như giá bán 150.000 đồng. Giá bán này vừa bán vừa tặng. Cuốn sách TOB, bản dịch đại kết của Pháp, hôm trước tôi phải trả tới 60 euros. Tính ra cũng gần 2 triệu.
 

TT: Mà sao sách Việt mình lại rẻ vậy, thưa cha? In bằng giấy bible mà lại dày tới 2180 trang chưa kể 4 trang bản đồ mầu. Công khó dịch thuật, sửa chữa gần 40 năm, in ra mà chi bán 150 nghìn đồng thì rẻ mạt! Con nghĩ nhóm PDCGKPV được hỗ trợ.

BT: Có được Liên Hiệp Thánh Kinh Hội giúp đỡ một phần, tôi thấy ghi ở trang 4 như thế. Nhưng quan trọng là nhóm làm việc "thiện nguyện" không lương nên bản in đề bán mới rẻ như thế.

TT:  Chân thành cám ơn cha đã dành giờ trả lời những thắc mắc và soi sáng cho con một số vấn đề mà con mù tịt. Con sẽ cho các chị em con nghe những gì cha chia sẻ và có thể con sẽ viết lại trên giấy.

BT:  Tùy chị. Miễn là danh Chúa được cả sáng và Lời được quảng bá.
 

Ghi tại Đan viện Xi-tô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca 28.05.2011
 

Nữ tu Tê-rê-sa Băng Thùy

*****

Xin giới thiệu cho nhiều người thân tham gia Gia Đình Lectio Divina Lecdiv@gmail.com  để có thể hiệp thông với nhau trong đời sống cầu nguyện và cùng giúp nhau thực hành "điều cần thiết nhất trong mọi điều cần thiết". Mọi thắc mắc về Lectio divina, xin gởi email cho cha Bảo Tịnh, O.Cist  Revbao@gmail.com 

///

VỀ MỤC LỤC
TRÍ NHỚ

 

Theo định nghĩa, trí nhớ là một khả năng của trí tuệ để thu thập, tích trữ và lấy ra các sự kiện mà con người đã trải qua trong quá khứ.

Có trí nhớ ngắn hạn, trí nhớ dài hạn. Ngắn hạn không tồn tại lâu và có thể chuyển sang dài hạn và lưu trữ mãi mãi

Hãy hình dung khung cảnh một buổi trưa hè, ta ngồi ở một nơi nào không phải là quê hương Hà Nội, mà nhớ lại cách đây trên dưới nửa thế kỷ, cùng bạn bè tắm sông, hái ổi trên Nghi Tàm, đạp xe vào chùa Láng, chùa Trầm. Rồi tưởng tượng như đâu đây phảng phất hương ngọc lan trên đường Quan Thánh, hay phượng vĩ đỏ ối chung quanh Hồ Tây.

Làm sao mà bất cứ lúc nào, nếu muốn, ta cũng như sống lại những gì của quá khứ? Làm sao mà não bộ, một cơ quan chỉ nặng chừng 1.5 kí lô có thể thực hiện được cái công việc đầy khó khăn đó? Ấy là chưa kể cả trăm công việc khác mà não bộ có thể đảm đương để duy trì sự sống của con người.

Riêng về trí nhớ, khoa học đã cố gắng giải đáp, nhưng sự hiểu biết mới chỉ có một phần.

 

Phát trin ca não b

Khi mới sanh, não bộ nặng khoảng 50 gr, lúc trưởng thành nặng 1,5 kg.

Đó là một khối chất giống như bột mì nhão, mầu xám nhạt với cả tỷ tế bào và nhiều triệu dây nối tiếp giữa các tế bào.Tín hiệụ chuyển từ tế bào này sang tế bào khác ở chỗ nối tiếp và bằng hóa chất trung gian Acétylcholin.

 Mỗi ngày có từ 60.000 tới 100.000 tế bào thần kinh bị hủy diệt và không được thay thế. Đây là một cuộc tàn sát lớn mà khi ta tới tuổi 65, có đến 1/10 tổng số tế bào thần kinh bị tiêu hủy.

May mắn thay là những tế bào còn lại có thể lãnh phần trách nhiệm của những tế bào xấu số. Chúng sẽ mọc ra nhiều nhánh xen kẽ vào khoảng trống để tiếp nhận tín hiệu thần kinh. Sự việc này cũng giống như trong khu rừng già, một cây chết đi thì cây kế cận vươn lên, sinh ra nhiều cành để điền khuyết.

 Phần não có nhiệm vụ ghi trí nhớ nằm ở vùng vỏ não, hai bên thái dương, sau mắt.

Phần nhận và thanh lọc tín hiệu cho trí nhớ nằm sâu trong não, có hình chữ C, gọi là hải mã.

Sự liên hệ chức năng giữa hai vùng này rất cần thiết cho trí nhớ .

Ở tuổi già, khối lượng não nhỏ đi, tế bào thần kinh thay đổi hình dạng, sự truyền tín hiệu chậm lại, chất lipofuscin xuất hiện giữa tế bào, có thể gây rối loạn cho các cơ năng của não. Máu vào óc ít hơn, sự cung cấp dưỡng khí cũng giảm.

Hình chụp do X quang cho thấy các luống óc não nhỏ đi, rãnh giữa luống rộng ra. Từ tuổi 20 tới 90, não nhẹ bớt đi khoảng 5-10% và chứa nhiều chất lỏng hơn. Những thay đổi này có ảnh hưởng phần nào tới trí nhớ.

 

Trí nh được chia ra làm ba loi :

1- Trí nhớ ngắn hạn.

Đây là loại trí nhớ để phân tích những dữ kiện, sự việc cần tức thì và kéo dài trong chốc lát . Người Mỹ gọi nó là trí nhớ làm việc (working memory). Từ năm 1890, nhà tâm lý học Williams James gọi là trí nhớ căn bản (Primary memory).

Ta lấy một thí dụ: trí nhớ này giúp ta nhẩm trong đầu một số điện thoại trong khi quay máy. Chẳng hạn: bà vợ hỏi chồng số điện thoại của cô Cúc, em dâu, là bao nhiêu, chồng trả lời 8959.4762. Vợ nhẩm số đó và quay. Hai chị em thảo luận về quần áo, phấn son cả tiếng đồng hồ. Lần sau cần số điện thoại cô Cúc, nàng laị hỏi chàng. Thật là tiện, khỏi mất công nhớ. Mà nếu muốn nhớ, nàng phải dùng đi dùng lại nhiều lần, như là để củng cố, hợp nhất dữ kiện đó vào não.

Trí nhớ này bắt đầu có vào lúc 7 tuổi, thường thường không bị suy giảm với tuổi cao. Nó kéo dài khoảng vài chục giây tới một phút.

 

2- Trí nhớ trung hạn.

 Những dữ kiện ghi trong trí nhớ này tồn taị từ nhiều phút tới vài năm. Một tín hiệu được nhắc đi nhắc laị, được sử dụng nhiều lần sẽ được ghi đậm sâu trong vỏ não. Khi cần đến, óc sẽ được kích thích để lấy ra dữ kiện này.

Còn bé đi học, có những bài học thuộc lòng trong Luân Lý Giáo Khoa Thư mà chắc bây giờ nhiều người trong chúng ta còn nhắm mắt ôn lại được.

Xin nói rõ là, để có chất liệu trong trí nhớ, ta phải đi qua ba giai đoạn :

a- Thu thập

Lấy dữ kiện bằng học hỏi, thảo luận, suy nghĩ, và bằng sự nhận của các giác quan.

b- Tồn trữ

 Một dữ kiện, muốn được tồn trữ, phải qua sự thanh lọc của bộ phận hải mã, để coi nó có gây xúc động, hấp dẫn đáng ghi nhớ hay không.

Tên người yêu chắc chắn là phải cần ghi nhớ hơn là tên anh cảnh sát công lộ vừa mới biên phạt mình vì lái xe quá tốc độ.

 Dữ kiện đó hoàn toàn mới hay có liên quan tới một kỷ niệm cũ. Thí dụ ta đã có  một số ý niệm về một ca sỹ với tiếng hát vượt thời gian; rồi tháng sau có tin  cô ấy lấy chồng, năm sau sinh đôi, thì  bộ phận hải mã sẽ xếp những tín hiệu mới này vào hình ảnh cô ca sỹ nổi danh trên để được phong phú hơn.   

 c- Phục hồi kỷ niệm

Giống như máy vi tính, ta có thể phục hồi, lấy ra, bất cứ lúc nào, những dữ kiện có trong trí nhớ. Nghe tiếng hát cô ca sỹ kể trên trong CD là ta có thể hình dung ra cuộc đời ái tình sự nghiệp, gia cảnh cũng như hình dáng của cô ta .

Trí nhớ này bắt đầu có vào lúc 10 tuổi.

 

3- Trí nhớ dài hạn.

Trí nhớ này có thể tồn tại suốt đời người. Đây là kết quả tích tụ của nhiều năm với những kỷ niệm, kinh nghiệm, kiến thức học hỏi của người tuổi cao.

- Có những trí nhớ về kiến thức tổng quát mà ta thu góp, tàng trữ một cách tự nhiên, không cần biết nó xảy ra khi nào, ở đâu. Nói đến quê hương Việt Nam là ta hình dung ra một giang sơn có hình chữ S, có sông Hồng, núi Ngự, Cửu Long Giang. Khi nhắc tới Quang Trung, ta nhớ lại sử sách kể những trận đánh quân Tàu oai hùng của Người. Trí nhớ này tích tụ ngày một xúc tích, rất tự nhiên, đầy lúc nào ta không hay.

- Còn trí nhớ về những sự kiện cá nhân trong đời sống hàng ngày được ghi nhận với thời gian và không gian. Chẳng hạn trưa hôm qua ta ăn cơm Việt Nam ở quán Sải Gòn hoặc sinh nhật năm ngoái, ta nhận được chiếc đồng hồ mới do vợ con mua tặng. Đó là trí nhớ quá khứ.

- Sáng nay khi đi làm, ta tự nhủ là chiều nay tan sở trước khi về nhà, sẽ ghé siêu thị mua chai rượu vang vì tối nay vợ làm món cá bông lau hấp. Đây là trí nhớ vị lai.

- Có trí nhớ hành động thường nhật như ta tự hỏi, sáng nay có để thức ăn cho chú chó không, hoặc tuần trước ta cắt cỏ ngày thứ năm hay thứ sáu.

- Trong trí nhớ hồi tưởng, ta nghĩ và nói về dữ kiện của “ những ngày xưa thân ái ”, trí nhớ tự truyện nhắc đi nhắc lại chuyện về mình trong vài năm trước.

- Trí nhớ dung nhan khi “ Xin lỗi nom ông quen quen, mình đã gặp nhau, mà không sao nhớ được tên ông ”, trí nhớ “đã thấy” (déjà vu) mình đã ở nơi đó mà không nhớ bao giờ.

 - Bà nội trợ, làm bếp cần mấy củ tỏi, nhưng nhà không còn. Bà ta nhẩm trong đầu là kỳ tới đi chợ thêm tỏi vào danh sách các thứ cần mua. Khi viết danh sách lại quên biên tỏi. Đi chợ, qua hàng rau quả, nhìn thây tỏi, bà ta lượm một túi, như vậy là trí nhớ thầm kín đã gợi bà mua tỏi.

 

Kết lun

Làm sao mà não, nói chung, các trung tâm trí nhớ, nói riêng, có thể hoàn tất công việc phức tạp đó một cách chu đáo và khoa học như vậy? Cho tới nay, chưa có một giải đáp thỏa đáng mà chỉ có những gơị ý, phỏng đoán.

Có người đã ví não bộ như cả ngàn hệ thống điện thọai mà mỗi hệ thống có thể cung cấp nhu cầu liên lạc cho tất cả dân chúng của thành phố Nữu Ước. Các trung tâm này liên tục nhận những tín hịêu thu lượm do ngũ quan đưa về, phân tích, xếp loại rồi tồn trữ.

Óc ghi nhận dữ kiện như một cái máy thu âm, bộ phận hải mã như là một cái nút kiểm soát. Bình thường, nút bấm này tắt, và chỉ mở để ghi khi nào dữ kiện được coi là quan trọng.

Một dữ kiện không quan trọng thường lởn vởn trong đầu một lúc rồi tan biến đi. Cho nên nếu ta có quên tên một người nào đó trong  tiệc cưới cũng là chuyện bình thường, giống như là lâu lâu ta quên, không biết chìa khóa xe, chìa khóa nhà để ở đâu.

Nhưng lái xe đi làm mỗi ngày trên cùng con đường mà lạc lối; quên những hẹn quan trọng; kể đi kể lại cùng câu chuyện trong một cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với bạn bè, thì là điều đáng ngại.

Những thắc mắc, lo âu, tự hỏi: Ta già rồi chăng? Hay ta đang mắc chứng não suy trầm trọng?

Liệu trí nhớ có bỏ ta ra đi như những con chuột tìm đường chạy trốn khỏi con tầu sắp chìm đắm dưới biển cả mênh mông!

Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức

Texas- Hoa Kỳ

www.bsnguyenyduc.com 

 
VỀ MỤC LỤC

BÀN VỀ HEO Chuyện phiếm của Gã Siêu

 

Năm Đinh Hợi 2007, cầm tinh con heo và theo thói quen vốn có từ lâu, số báo đầu xuân bao giờ cũng phải bàn về con vật gần gũi này. Vì thế, gã bèn ngồi xuống bóp trán mà suy nghĩ : mình sẽ viết cái chi đây ? Thôi thì biết cái gì thì viết cái nấy, chẳng cần phải có đầu có đuôi, một loại…tạp ghi, giống như loài heo, vốn mang đặc tính hỗn thực, tức là…ăn tạp vậy.

 

TÔI NUÔI HEO 

Trong một bản nhạc, có nốt trầm, thì cũng phải có nốt bổng. Cũng vậy, trong đời sống, có những lúc lên voi, thì cũng phải có những lúc xuống chó. Cảnh xuống chó của gã xảy ra sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Thời điểm này chính là một cột mốc phân định cho bản thân của gã và là một ngã rẽ cho đời của gã.

Thực vậy, mặc dù không bị kết án là phản động, bị xếp vào hàng  ngụy quân hay ngụy quyền, nhưng với cái nhãn hiệu là “tư sản” mà vốn liếng chưa bằng một cái móng tay, cùng với cái mũ là “trí thức”, mà sự hiểu biết chưa bằng một con ếch ngồi dưới đáy giếng, thì phải khôn hồn lo chạy trước, đào vi thượng sách kia mà. Vì thế, gã đành phải bỏ thành thị về nông thôn, xóa bàn làm lại, xây dựng một cuộc sống mới.

Về nông thôn cắm dùi, làm ruộng thì không quen và cũng chẳng có đất đâu mà cày, còn ăn mày thì…hổ ngươi, và thế là bèn xoay qua nuôi heo.

Đối với người Do Thái, heo là một con vật “ô uế”, nên dân chúng không được ăn thịt heo và chỉ những kẻ mạt rệp, khố rách áo ôm mới làm cái nghề chăn heo. Thế nhưng, Việt Nam ta thì khác, heo là một con vật thân thương và nhiều người đã phất lên trông thấy nhờ cái nghề nuôi heo. Riêng gã, thì năm 1982, mới tập tễnh bước vào cái nghề này.

 

Việc thứ nhất cần phải làm ngay, đó là  học hỏi. 

Trước khi bắt đầu “sự nghiệp nuôi heo, gã đã phải “tầm sư học đạo” bằng cách lên Saigon, tham quan một vài trại heo, cũng như nhờ một vài người “thâm niên quân vụ” nhiều kinh nghiệm trong nghề chỉ dẫn. Rồi lại còn phải “ngâm kíu” thêm một số những tài liệu khác nữa.

Lúc bấy giờ sách của Hồ Văn Giá được coi như là “sách gối đầu giường”, vừa đầy đủ lại vừa thực dụng. Gã đã phải học từ cách tạo công thức chế biến thực phẩm, cho đến cách chữa trị một số những chứng bệnh mà heo thường mắc phải.

 

Việc thứ hai cần phải làm ngay, đó là làm chuồng. 

Người dân địa phương hầu như nhà nào cũng nuôi một vài con heo. Họ coi việc làm này như là một thứ…tiền bỏ ống. Vì thế, heo ở chung với người và người ở chung với heo, chẳng cần phải làm chuồng.

Chỉ những nơi chăn nuôi theo kiểu công nghiệp, mới cần xây dựng chuồng trại với qui mô mô lớn.

Riêng gã thì nằm lơ lửng giữa hai thái cực trên, nên cũng phải làm một cái chuồng, chia làm mấy ngăn : vài ngăn heo nái và vài ngăn heo thịt. Chuồng tương đối thoáng mát và có ánh nắng mặt trời ban sáng chiếu vào.

 

Việc thứ ba cần phải làm ngay là mua heo giống. 

Để bảo đảm chất lượng cao, gã đã phải tới mấy trại chăn nuôi, mua dăm ba con heo giống “rặt dòng”, nghĩa là chưa bị lai tạp bao nhiêu, cho dù giá cả rất mắc. Duroc ra Duroc. Yorkshire ra Yorkshire.

Có một lần chở về hai con heo giống, được nhốt trong hai chiếc lồng bằng sắt và cho lên mui xe. Khi xe vừa qua khỏi bắc Vàm Cống, thì một chiếc lồng bị bật nắp và thế là con heo rớt ngay xuống đường, chết không kịp ngáp. Heo chết không ai mua. Bỏ thì thương, vương thì tội. Vì gần tới nhà rồi, nên đành phải mang về xả thịt. Ăn những miếng thịt của con heo giống này, mà gã cảm thấy nhưvị đắng vỡ tan trong miệng.

 

Việc thứ bốn cần phải làm ngay, đó là chế biến thực phẩm. 

Cứ một tuần hay mười ngày lại phải chế biến thực phẩm một lần :  nào là mua cám, nào là xay bột gạo, nào là xay bột cá, rồi trộn chung với nhau theo một công thức, một tỉ lệ đã được tính toán kỹ, sao cho đủ chất đạm, cũng như đủ “calorie” để con heo sinh hoạt và tăng trưởng. Lúc bấy giờ chưa có điện, nên phải trang bị một chiếc máy dầu cũ kỹ, nên mỗi lần xay cũng khá vất vả. Ngoài còn phải trồng thêm một bè rau muống, một đám rau lang, hầu bồi dưỡng thêm cho đàn heo.

 

Việc thứ năm cần phải làm ngay, đó là chăm sóc heo bệnh. 

Gã xin nói lên một kinh nghiệm có phần sống sượng và bẽ bàng, nhưng lại là sự thật :

- Vợ con đau không lo cho bằng heo bị bệnh.

Thực vậy, vợ con đau thì mình đưa đi bác sĩ để biết được bệnh mà trị liệu, còn heo đau thì vắt giò lên cổ mà chạy thuốc. May thì khỏi, không may thì chết. Thành thử mỗi khi heo đau, một bầu khí “tang thương ngẫu lục” phủ xuống, làm cho mọi người trong nhà chẳng còn thiết ăn uống gì nữa.

Nuôi được một con heo, thì đã trầy da tróc vẩy, đổ mồ hôi sôi nước mắt. Nhưng bán được một con heo cũng không kém phần nhiêu khê và rắc rối trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.

Thực vậy, heo mình nuôi mà muốn giết thịt, dù là heo bệnh, heo đau…đều phải “xin phép” chính quyền địa phương, nghĩa là các “quan ấp” có cho phép thì mới được giết thịt. Heo xuất chuồng thì phải bán cho xã, để xã đạt được…”chỉ tiêu trên giao” mà báo cáo. Thế nhưng, bán cho mấy ông nhà nước thì giá thấp hơn giá thị trường, nên phải bán…chui. Có người bán chui, thì cũng có người mua chui. Vô phúc mà bị mấy tên du kích vớ được, thì chỉ có nước…lỗ sặc gạch mà thôi.

Cũng mừng vì heo ăn no chóng lớn, chỉ bốn tháng sau khi tách bầy đã được hơn một tạ. Thêm vào đó, vì thuộc loại  heo rặt dòng, “nhiều nạc ít mỡ”, nên thiên hạ vẫn cứ tranh nhau mua, nhất là vào dịp tết, để làm giò…bất chấp sự lùng sục của nhà nước.

Hiện nay nghề nuôi heo đang lâm vào một tình trạng thật bấp bênh và mếu máo, giở khóc giở cười. Khi giá heo thịt cao, mà cám gạo lại rẻ, thì liên tục phát triển, nhà nhà đều nuôi. Khi giá heo thịt thấp,  mà  cám gạo lại mắc, thì nhiều nhà bèn dẹp tiệm do bị thua lỗ.

Hơn thế nữa, vì dùng nhiều hóa chất trong thực phẩm, cũng như kích thích khả năng tăng trọng, nên heo dễ bị nhiễm nhiều thứ dịch bệnh khác nhau : Nào lở mồm long móng, nào “ ê-cô-li”… Và khi heo bị nhiễm bệnh, người ta  lại phải dùng nhiều loại thuốc với liều lượng nặng, thành ra một số người bỗng ngại ăn thịt heo.

 

NHỮNG BIỂU TƯỢNG CỦA DÒNG HỌ…TRƯ 

Trong tiếng Tàu, trư có nghĩa là con heo. Sách có câu :

- Dưỡng nam bất giáo, bất như dưỡng trư. Dưỡng nữ bất giáo, bất như dưỡng lư. Nuôi con trai mà không dạy, thì không bằng nuôi heo. Nuôi con gái mà không dạy, thì không bằng nuôi lừa.

Theo “Từ Điển Bách Khoa Việt Nam”, heo là động vật có vú đã được thuần hóa, rât gần gũi với đời sống con người. Trong tâm thức của nông dân Việt Nam qua rất nhiều đời, heo cũng như gà trở thành biểu tượng của ấm no, hạnh phúc và con đàn cháu đống. Đây cũng chính là niềm mơ ước của phần đông dân chúng : đa tử, đa tôn, đa phú quí.

Trong dân gian, người ta có thói quen làm những con heo đất, bụïng rỗng, xẻ rãnh ở mông để cho tiền vào, hầu dạy cho trẻ em biết tiết kiệm.

Báo chí đã nhiều lần lên tiếng ca ngợi những mẫu gương của các em. Chẳng hạn khi được nhìn thấy một đứa bé tật nguyền, hay chứng kiến những hình ảnh tang thương của đồng bào miền Trung sau con bão, có em đã về nhà đập con heo đất của mình, lấy hết số tiền đã dành dụm được để giúp đỡ cho những người bất hạnh ấy.

Heo là một con vật rất hữu ích và là một nguồn thực phẩm cho chúng ta, thế nhưng ngoài những biểu tượng tốt kể trên, người ta đã gán cho con vật thân thương này những thói hư tật xấu. Những thói hư tật xấu này được diễn tả qua hình ảnh Trư Bát Giới trong  truyện Tây Du Ký.

Như chúng ta đã biết : Trư Bát Giới là một trong ba đệ tử đã đi theo Đường Tăng sang Tây Trúc thỉnh kinh. Tác giả đã diễn tả Trư Bát Giới  qua vóc dáng của một con heo với ba đặc tính, đó là hay ăn, hay ngủ và hay chạy theo…đờn bà con gái.

 

Trước hết là biểu tượng của sự tham ăn. 

Heo là một loài hỗn thực, một loài ăn tạp, vừa phàm ăn lại vừa ăn được mọi thứ, từ cục đất cục than đến nắm rau muống, từ chút cơm thừa canh cặn đến những thứ thực phẩm được chế biến. Lúc đói thì kêu la inh ỏi, nhưng khi người ta đổ cám vào thì chỉ biết vục đầu xuống mà ăn.

Vì thế, theo Toan Ánh kể lại thì những tên “đơm lợn” chỉ cần một cái giỏ cám. Khi đã lọt vào chuồng, chúng giơ giỏ cám ra.  Đang lúc heo chui đầu vào giỏ mà ăn lấy ăn để, chúng chỉ việc chịt  cổ lại và ung dung vác đi, mà heo chẳng kêu lên được một tiếng vì trong mõm còn đầy thực phẩm.

Tương tự như loài heo, Trư Bát Giới  thấy thức ăn là mắt sáng như đèn ô tô, rồi vồ vập lấy mà ăn, như sợ người khác chớp mất.

Nhiều người trong chúng ta cũng vậy. Họ là một loài ăn tạp, nghĩa là ăn được đủ thứ, đồng thời lấy cái bụng của mình làm chúa. Ngoài những thứ cao lương mỹ vị tại các nhà hàng sang trọng, họ còn ăn được những thứ khác chẳng dính dáng tới mồm tới miệng, chẳng hạn như ăn hối lộ, ăn đút lót, ăn tiền, ăn gian, ăn trộm, ăn cướp…đây là một lãnh vực dành cho phe đờn ông con giai, nhất là đối với những kẻ có chức có quyền.

Còn phe đờn bà con gái thì thuộc loại phàm ăn, nghĩa là có thể ăn ở mọi nơi và trong mọi lúc, đặc biệt là ăn quà vặt. Có bà có cô đã phát ngôn một cách rất hách như sau  :

- Đã là đàn bà con gái thì phải biết ăn hàng, bằng không, chẳng còn phải là đàn bà con gái nữa.

Hay :

- Đi chợ mà không ăn quà, thì hẳn những hàng quán sẽ phải chết đói.

Tục ngữ ca dao cũng đã bỏ ra rất nhiều lời để diễn tả về tập quán này của các bà các cô. Có bà có cô được liệt vào hạng siêu đẳng :

- Đi chợ,

  Đồng bấc thì quên,

  Đồng quà thì nhớ.

- Đi chợ ăn quà,

  Về nhà đánh con.

Rồi đưa ra những lý do để bào chữa cho thói quen của    mình :

- Đi chợ mất tám tiền quà,

  Chồng thương, chồng bảo : về nhà đỡ cơm.

Vì được quản lý tiền bạc, nên các bà các cô tha hồ thao túng và tự do vẫy vùng :

- Đêm nằm thì ngáy o o,

  Chửa đi đến chợ đã lo ăn quà.

  Hàng bánh, hàng bún bày ra,

  Củ từ, khoai nướng, lẫn hàng cháo kê.

  Ăn rồi cắp đít ra về,

  Thấy hàng chả chuột lại lê trôn vào.

  Chả này bà bán làm sao ?

  Ba đồng một mớ lẽ nào chẳng xơi…

 

Tiếp đến là biểu tượng của sự lười biếng 

Con heo sau khi ăn no thì lăn kềnh ra ngủ. Điệp khúc của đời nó là ăn rồi ngủ, ngủ rồi ăn, mà chẳng cần làm bất cứ công việc nào cả. Thành thử được bầu chọn làm biểu tượng cho sự lười biếng kể cũng không oan.

Còn Trư Bát Giới trong Tây Du Ký cũng giống như vậy. Rảnh rang một tí là tìm chỗ ngả lưng. Và khi đã chợp mắt thì liền kéo gỗ, ngáy vang như sấm.

Ngày xưa người ta diễn tả về anh học trò như sau :

- Ai ơi chớ lấy học trò,

  Dài lưng tốn vải, ăn no lại nằm.

Ngày nay một số anh chồng cũng muốn noi theo tác phong ấy, chẳng muốn động tay vào chuyện gì  cả :

- Việc nhà phó mặc cho bu nó,

  Quắc mắt khinh đời, cái bộ anh.

Chẳng những lười biếng mà còn bắt vợ con phải cung phụng đủ điều đủ thứ :

- Bố tôi hay tửu hay tăm,

  Hay nghiện chè tàu, hay nằm ngủ trưa.

  Ngày thì ước những ngày mưa,

  Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.

Chỉ nguyên việc “ngồi thiền” tại quán cà phê, cũng đã mất toi cả buổi sáng.

Còn phe đờn bà con gái, đôi khi cũng thấy xuất hiện những “siêu sao” trong lãnh vực này. Người vợ vốn là người nội trợ, quán xuyến mọi việc trong gia đình. Mà những việc trong gia đình thường là những chuyện lặt vặt,   nồi niêu xoong chảo, chổi cùn rế rách…

Rất may, Thượng Đế đã an bài cho người phụ nữ một đức tính cần cù, nhẫn nại và tinh vi, để sắp xếp, để dự phòng hầu nhà cửa được ngăn nắp trật tự. Trong khi đó, người chồng, vì bận rộn với công việc làm ăn, nên ít có thời giờ ngó ngàng đến.

Tuy nhiên,  không phải tất cả những người vợ đều chăm chỉ, đều cần cù nhẫn nại, trái lại cũng có những người vợ, vốn sẵn tính lười,  nên lợi dụng mọi hoàn cảnh để lười đến mức tối đa.

Con trai mà lười thì có thể dễ dàng xí xái bỏ qua, con gái mà lười, thì khó lòng mà chấp nhận. Huống nữa là một người vợ, một người mẹ mà lười thì chắc chắn đó là một tệ hại, và gia đình sẽ đi đến chỗ lộn xộn, vô tổ chức.

Bệnh lười này thường được phát triển nơi các bà mẹ trẻ, bằng cách núp sau lưng đứa nhỏ, để tối ngày đánh võng và nằm ngủ phó mặc mọi công việc từ giặt giũ cho đến cơm nước cho chồng cho con.

Rồi khi con cái khôn lớn được một chút, là họ lợi dụng tối đa, qua những lệnh truyền và sai vặt không ngừng. Họ coi con cái như những đứa đầy tớ, còn họ là những bà chủ, cứ việc chỉ tay năm ngón mà thôi.

Bởi vậy, khi bước vào một gia đình, chúng ta có thể đánh giá ngay lập tức được người vợ, người mẹ của gia đình ấy. Nếu thấy con cái lem luốc và bẩn thỉu,  nhà cửa lộn xộn và bừa bãi, quần áo giăng  cứ như mắc cửi,  thì chúng ta biết được người vợ, người mẹ của gia đình ấy bê bối, không biết sắp đặt và đã mắc phải chứng bệnh…”lươi huyền” mãn tính

Trái lại vào nhà nào  mà chúng ta thấy con cái sạch sẽ, áo quần lành lặn, nhà cửa ngăn nắp, chúng ta biết được người vợ, người mẹ của gia đình ấy là người trật tự, có óc tổ chức và siêng năng chăm chỉ.

Đây cũng là một bí quyết để cầm chân người chồng và bảo vệ hạnh phúc của gia đình. Thực vậy, người chồng sau một ngày làm lụng vất vả tại công sở hay ngoài đồng nắng gắt, về đến nhà thấy con cái sạch sẽ, nhà cửa gọn ghẽ,  ắt sẽ hài lòng và gắn bó với mái ấm của mình hơn.

Trái lại, về đến nhà thấy con cái bê bối, áo quần xốc xếch, mặt mũi lem luốc, còn nhà cửa thì hôi hám, lộn xộn và bẩn thỉu, ắt sẽ dễ dàng gắt gỏng, bực bội và khó chịu.

 

Sau cùng là biểu tượng của sự dâm đãng. 

Gã không hiểu sao cả Tây phương lẫn Đông phương đều nhất trí với nhau trong việc chọn loài heo làm biểu tượng cho sự dâm đãng.

Thực vậy, trong tiếng Pháp chữ danh từ “cochon” chỉ  con lợn hay con heo, nhưng cũng chỉ kẻ trụy lạc, dâm đãng. Cũng thế, danh từ “porc” vừa chỉ con heo hay con lợn, nhưng cũng chỉ kẻ nhớp nhúa, thô tục. Từ đó danh từ “porcnographie” có nghĩa là dâm thư, dâm ảnh, dâm họa…Người Việt Nam chúng ta cũng ăn theo khi nói đến những loại phim…con heo, phim “cô-xoong”, phim khiêu dâm.

Trong Tây Du Ký, Trư Bát Giới rất hăng hái và nhiệt tình trong việc chạy theo đờn bà con gái, rất nhiều lần đã rơi vào động yêu tinh và bị ám hại.

Người Việt Nam thường dùng hình ảnh “con lợn lòng” để nói về những ước muốn xấu xa nổi lên trong tâm hồn, hay cụ thể hơn đó là nỗi đam mê…nhục dục.

Đam mê này được biểu lộ qua những cuộc tình vụng trộm hay những giao du thầm lén, bởi vì  có những anh chàng đã bước vào cuộc sống lứa đôi, nhưng vẫn không chịu từ bỏ thói hoa nguyệt, ong bướm của mình bằng cách chơi bời bừa bãi để rồi đem về làm quà cho vợ đủ các thứ vi trùng giang mai, hoa liễu, sida…

Mặc dù phần đông không đến nỗi trác táng như vậy, thì vẫn có những ông chồng, vợ con đùm đề, mà vẫn chưa bỏ được thói quen lả lướt ngày trước. Nay tán tỉnh cô này, mai vi vút với cô kia, mốt dan díu với cô khác, lúc nào cũng cặp kè với bồ nhí, bất chấp cả dư luận, bất chấp cả lương tâm, thản nhiên như không có gì.

Kết quả là làm tan nát cuộc đời người ta, đồng thời cũng làm tan nát cả gia đình của mình nữa. Những lời bàn tán, những tiếng bình phẩm về tác phong và tư cách của mình cũng chẳng xét đến.

Người vợ kia có ông chồng mới chết. Bà ta nhất định không cầu nguyện cho ông. Người ta lấy làm lạ bèn hỏi tại sao, thì bà trả lời :

- Ông nhà tôi chết, một là lên thiên đàng, hai là xuống hỏa ngục, có cầu nguyện thì cũng bằng thừa. Còn nếu ông nhà tôi hiện đang ở luyện ngục, thì tôi mong ông ấy ở dưới đó càng lâu càng tối, như thế cũng đáng lắm vì khi còn sống, ông đã rượu chè, cờ bạc, trai gái, đủ cả…tam khoanh.

Trở lại những biểu tượng tốt của loài heo, xin cầu chúc quý bạn đọc năm Đinh Hợi :  ấm no, hạnh phúc và con đàn cháu đống.

Gã Siêu   gasieu@gmail.com


VỀ MỤC LỤC

- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin gởi về địa chỉ

giaosivietnam@gmail.com

- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:

Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục vụ của Giáo sĩ;  Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh vực; Mỗi  Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)

- Quy vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại

www.conggiaovietnam.net

Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị

Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác nhau.

TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

Lm. Luca Phạm Quốc Sử  USA

 

 

Duoc chon giua loai nguoi va cho loai nguoi; GIAO SI: Xuat phat tu giao dan, hien dien vi giao dan va cay dua vao giao dan, de cung lam VINH DANH THIEN CHUA

*************