Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

 

 

 

ĐỰƠC CHỌN GIỮA LOÀI NGƯỜI
VÀ CHO LOÀI NGƯỜI  (x. Dt, 5.1)

 

GIÁO SĨ:

Xuất phát từ giáo dân, hiện diện vì giáo dân và cậy dựa vào giáo dân

 

ĐỂ CÙNG LÀM VINH DANH THIÊN CHÚA

 

www.conggiaovietnam.net                          giaosivietnam@gmail.com

Đặc San Điện Tử    Giáo Sĩ Việt Nam    Số 157, Chúa Nhật 06.11.2011


MỤC LỤC 

Dân Thiên Chúa                                                                                    Vatican 2

NHÃN HIỆU CỦA PHÓ TẾ VĨNH VIỄN LÀ VIỆC BÁC ÁI    Phó tế JB. Nguyễn Định

CÓ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HÀNH ĐỨC TIN TRONG GIÁO HỘI ĐỂ ĐƯỢC CỨU RỖI KHÔNG ?                                                                   Lm. PX. Ngô Tôn Huấn

VĂN TẾ CÁC ĐẲNG LINH HỒN                          Phó tế Thomas Nguyễn Văn Hiệp

NỖI NHỚ                                                                   Lm. Giuse Hoàng Kim Toan

NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN VÀ HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI
                                                                                       Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

KHI MÀ NHỮNG VỊ LÃNH ĐẠO ĐÁNH RƠI MẤT LÝ TƯỞNG CỦA CHÚA GIÊSU                                                                                 Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

RƯỢU HAY NƯỚC                                                                       Br. Huynhquảng

ỨNG SINH LINH MỤC GIÁO PHẬN HỌC VÀ SỐNG TƯƠNG QUAN VỚI GIA ĐÌNH (tiếp theo)                                              Lm. Micae-Phaolo Trần Minh Huy, pss.

YÊU THƯƠNG ĐÍCH THỰC                                              Lm. Minh Anh tổng hợp

BẠO HÀNH GIA ĐÌNH                                                  Bác sĩ Nguyễn Ý Đức, MD.

NÓI MÓC                                                                  Chuyện phiếm của Gã Siêu   


Dân Thiên Chúa

 

Hiến Chế Tín Lý Về Giáo Hội

Lumen Gentium

 

Bản dịch Việt Ngữ của Giáo Hoàng Học Viện Piô X

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia

Chuong II

Dân Thiên Chúa 9*

9. Giao Uớc mới và Dân Tộc mới. Chắc chắn trong mọi thời đại và mọi dân tộc, bất cứ nguời nào kính sợ Thiên Chúa và thực hành đức công chính đều đuợc Ngài đoái thuong (x. CvTđ 10,35). Tuy nhiên, Thiên Chúa không muốn thánh hóa và cứu rỗi loài nguời cách riêng rẽ, thiếu liên kết, nhung Ngài muốn qui tụ họ thành một dân tộc để họ nhận biết chính Ngài trong chân lý, và phụng sự Ngài trong thánh thiện. Vì thế, Ngài đa chọn dân Israel là dân Ngài, đa thiết lập với họ một giao uớc, giáo huấn họ dần dần bằng cách tỏ chính mình và ý định mình qua lịch sử dân ấy, và Ngài đa thánh hóa họ để dành riêng cho mình. Tuy nhiên, tất cả những điều ấy chỉ là chuẩn bị và hình bóng của giao uớc mới và hoàn hảo, sẽ đuợc ký kết trong Chúa Kitô, và là chuẩn bị cho mạc khải trọn vẹn hon do chính Ngôi Lời Thiên Chúa nhập thể mang đến. Thiên Chúa phán: "Này đây sẽ tới ngày Ta ký giao uớc mới với nhà Israel và nhà Giuđa... Ta sẽ ban luật Ta trong lòng chúng, và khắc ghi luật ấy vào trái tim chúng, và Ta sẽ là Thiên Chúa của chúng, và chúng sẽ trở thành dân Ta... Tất cả mọi nguời từ nhỏ chí lớn đều sẽ nhận biết Ta. Ðó là Lời Chúa phán" (Gier 31,31-34). Chúa Kitô đa thiết lập minh uớc mới ấy, đó là giao uớc mới trong máu Nguời (x. 1Cor 11,25), Nguời triệu tập dân chúng từ dân Israel và từ các dân ngoại, họp thành một khối duy nhất trong Thánh Thần chứ không theo xác thịt, để làm họ nên dân tộc mới của Thiên Chúa. Thực vậy, những ai tin kính Chúa Kitô đều đuợc tái sinh không phải bởi mầm mống hay hu nát, nhung do mầm mống bất diệt nhờ lời Thiên Chúa hằng sống (x. 1P 1,23), không phải bởi xác thịt nhung bởi nuớc và Thánh Thần (x. Gio 3,5-6), và cuối cùng trở thành một "dòng giống đuợc tuyển chọn, thành hàng tu tế vuong giả, dân tộc thánh, dân tộc đa đuợc Thiên Chúa thu phục, truớc kia không phải là một dân, mà nay là dân của Thiên Chúa" (1P 2,9-10).

Dân thiên sai này có vị thủ lãnh là Chúa Kitô, "Ðấng đa bị nộp vì tội lỗi ta và phục sinh cho ta nên công chính" (Rm 4,25), và bây giờ Nguời đuợc một danh hiệu vuợt trên mọi danh hiệu, và đang hiển trị trên trời. Ðịa vị dân này là đuợc vinh dự và tự do làm Con Thiên Chúa, và Thánh Thần ngự trong tâm hồn họ nhu trong đền thờ. Luật của họ là giới răn mới: phải thuong yêu nhau nhu chính Chúa Kitô đa yêu thuong chúng ta (x. Gio 13,34). Sau cùng, cứu cánh của họ, tức là phát triển thêm Nuớc Thiên Chúa, đã đuợc Ngài khai nguyên trên trần gian, cho tới khi đuợc Ngài hoàn tất trong ngày tận thế, ngày mà Chúa Kitô, sự sống của chúng ta, hiện đến (x. Col 3,4), ngày mà "chính tạo vật cung đuợc giải phóng khỏi ách nô lệ hu nát, lại đuợc tự do trong vinh quang con cái Thiên Chúa" (Rm 8,21). Vì thế, dân tộc thiên sai ấy, tuy hiện nay chua bao gồm toàn thể nhân loại và đôi khi tỏ ra nhu một đan chiên nhỏ, nhung lại là một mầm mống vững chắc nhất của hiệp nhất, hy vọng và cứu rỗi cho toàn thể nhân loại. Dân tộc thiên sai ấy đuợc Chúa Kitô thiết lập để thông dự vào sự sống, bác ái và chân lý, đuợc Nguời xử dụng nhu khí cụ cứu rỗi cho mọi nguời, và đuợc sai đi khắp thế giới nhu ánh sáng trần gian và muối đất (x. Mt 5,13-16).

Cung nhu dân Israel theo xác thịt, khi đang lữ hành trong sa mạc, đã đuợc gọi là Giáo Hội của Thiên Chúa (x. 2Esd 13,1; Ds 20,4; Dnl 23,1tt), dân Israel mới tiến buớc trong thời đại này đang tìm về thành thánh tuong lai bất diệt (x. Dth 13,14) cung đuợc gọi là Giáo Hội Chúa Kitô (x. Mt 16,18). Thực vậy, chính Nguời đã lấy máu mình mà chuộc lấy Giáo Hội đó (x. CvTđ 20,28), Nguời đổ tràn Thánh Thần và ban các phuong thế thích hợp để kết hiệp thành một xã hội hữu hình. Thiên Chúa triệu tập tất cả những nguời tin kính và mong đợi Chúa Kitô, Ðấng ban on cứu độ và hiệp nhất, nguyên lý của sự hòa bình; Ngài thiết lập họ thành Giáo Hội để Giáo Hội trở nên bí tích hữu hình của sự hiệp nhất cứu độ ấy cho toàn thể và cho mỗi nguời 1. Với bổn phận phải lan rộng khắp thế giới, Giáo Hội đi sâu vào lịch sử nhân loại. Tuy nhiên Giáo Hội đồng thời cung vuợt thời gian và biên giới các dân tộc. Tiến buớc giữa con cám dỗ và đau thuong, Giáo Hội vững mạnh nhờ on Thiên Chúa mà Chúa Giêsu đã hứa ban, hầu Giáo Hội vẫn hoàn toàn trung tín, sống nhu một Hiền Thê xứng đáng của Chúa mình, dầu xác thịt yếu hèn, và không ngừng tự đổi mới duới tác động của Chúa Thánh Thần cho đến ngày, nhờ thánh giá, đạt đến ánh sáng không hề tắt. 10*

10. Chức tu tế cộng đồng. 11* Chúa Kitô, Linh Mục Thuợng Phẩm đuợc chọn noi loài nguời (x. Dth 5,1-5), để biến dân tộc mới thành một "vuong quốc, thành những tu tế cho Thiên Chúa, Cha Nguời" (Kh 1,6; x. 5,9-10). Thực vậy, những nguời đã lãnh phép Thánh Tẩy, nhờ đuợc tái sinh và xức dầu của Thánh Thần, đuợc cung hiến để trở thành chỗ ở thiêng liêng và nhận chức tu tế thánh, hầu qua mọi hoạt động của con nguời Kitô hữu, dâng của lễ thiêng liêng và rao truyền những kỳ công của Ðấng đa gọi họ từ bóng tối đến ánh sáng kỳ diệu của Ngài (x. 1P 2,4-10). Vì thế, tất cả các môn đệ của Chúa Kitô, trong khi kiên tâm cầu nguyện và cùng nhau ca tụng Thiên Chúa (x. CvTđ 2,42-47), họ phải dâng mình làm của lễ sống động, thánh thiện, đẹp lòng Thiên Chúa (x. Rm 12,1), phải làm chứng về Chúa Kitô trên khắp mặt đất và trình bày niềm hy vọng về cuộc sống vinh cửu mà họ ôm ấp cho những ai đang khao khát. (x. 1P 3,15).

Chức tu tế cộng đồng của các tín hữu và chức tu tế thừa tác hay phẩm trật, tuy khác nhau không chỉ về cấp bậc mà còn về bản chất, song cả hai bổ túc cho nhau. Thực vậy, cả hai đều tham dự vào chức linh mục duy nhất của Chúa Kitô theo cách thức riêng của mình 2. Tu tế thừa tác, nhờ có quyền do chức thánh, đao tạo và cai quản dân tộc tu tế, đóng vai trò Chúa Kitô cử hành hy tế tạ on và dâng của lễ ấy lên Thiên Chúa nhân danh toàn thể dân chúng. Phần tín hữu, nhờ chức tu tế vuong giả, cộng tác dâng thánh lễ 3, và thi hành chức vụ đó trong việc lãnh nhận các bí tích, khi cầu nguyện và tạ on, bằng đời sống chứng tá thánh thiện, bằng sự từ bỏ và bác ái tích cực. 12*

11. Hành sử chức tu tế cộng đồng trong các bí tích. 13* Ðặc tính thánh thiện và có tổ chức của cộng đoàn tu tế đuợc thể hiện trong hành động nhờ các bí tích và các nhân đức. Các tín hữu tháp nhập vào Giáo Hội bởi phép Thánh Tẩy, và nhờ ấn tích, họ đuợc đề cử thi hành việc phụng thờ Kitô giáo và, đuợc tái sinh làm con Thiên Chúa, họ có bổn phận tuyên xung truớc mặt mọi nguời đức tin mà họ nhận lãnh từ Thiên Chúa qua Giáo Hội 4. Nhờ on bí tích Thêm Sức, họ gắn bó với Giáo Hội cách hoàn hảo hon và đuợc du đầy sức mạnh đặc biệt của Chúa Thánh Thần, do đó họ càng có bổn phận khẩn thiết hon phải loan truyền và bảo vệ đức tin bằng lời nói và việc làm nhu những chứng nhân đích thực của Chúa Kitô 5. Khi tham dự thánh lễ, nguồn mạch và chóp đỉnh của đời sống Kitô giáo, họ dâng lên Thiên Chúa Lễ Vật thần linh và cùng với Lễ Vật ấy họ tự dâng chính mình họ 6. Khi dâng lễ cung nhu khi hiệp lễ, không phải cách lộn xộn, nhung mỗi nguời một cách góp phần vào việc cử hành phụng vụ. Hon nữa, đuợc bổ duỡng bởi Mình Thánh Chúa Kitô trong thánh lễ, họ biểu lộ cách cụ thể sự hiệp nhất của Dân Thiên Chúa, sự hiệp nhất ấy đuợc diễn tả đầy đủ và thực hiện cách kỳ diệu trong bí tích cực trọng này.

Những ai đến nhận lãnh bí tích Cáo Giải đều đuợc Thiên Chúa nhân từ tha thứ những xúc phạm đến Ngài. Ðồng thời họ đuợc giao hòa cùng Giáo Hội mà tội lỗi họ đa làm tổn thuong. Nhung Giáo Hội hằng nỗ lực lấy đức ái, guong lành và kinh nguyện, để hoán cải họ. Bằng phép Xức Dầu Thánh và lời cầu nguyện của các linh mục, toàn thể Giáo Hội phó thác các bệnh nhân cho Chúa Kitô đau khổ và hiển vinh để Nguời an ủi và cứu rỗi họ (x. Giac 5,14-16); hon nữa, Giáo Hội còn thúc giục họ sẵn sàng kết hợp với Chúa Kitô chịu đau khổ và chịu chết (x. Rm 8,17; Col 1,24; 2Tm 2,11-12; 1P 4,13) để muu ích cho Dân Thiên Chúa. Còn những nguời trong các tín hữu có hân hạnh lãnh nhận chức Thánh, đuợc đặt lên nhân danh Chúa Kitô để chăn dắt Giáo Hội bằng ân sủng và Lời Thiên Chúa. Sau cùng, nhờ sức thiêng của bí tích Hôn Phối, các đôi vợ chồng Kitô giáo biểu hiện và tham dự mầu nhiệm hiệp nhất và tình yêu phong phú giữa Chúa Kitô và Giáo Hội (x. Eph 5,32); họ giúp nhau nên thánh trong đời sống hôn nhân, trong việc đón nhận và giáo dục con cái; cung vì đó, họ đuợc những on riêng cho đấng bậc mình trong Dân Chúa 7. Từ sự kết hợp ấy phát sinh ra gia đinh, noi các công dân mới của xã hội loài nguời đuợc sinh ra, và nhờ ân sủng của Chúa Thánh Thần trong bí tích Thánh Tẩy, họ trở nên con cái Thiên Chúa, hầu Dân Chúa tồn tại mãi trong dòng lịch sử. Trong gia đinh nhu một Giáo Hội nhỏ, uớc gì cha mẹ là những nguời đầu tiên dùng guong lành và lời nói mà truyền dạy đức tin cho con cái, cung nhu phải lo chăm sóc đến on gọi riêng của từng đứa con, và phải đặc biệt chăm sóc đến on kêu gọi làm linh mục.

Ðuợc ban cho những phuong tiện cứu rỗi dồi dào nhu thế, mọi Kitô hữu, dù ở địa vị nào, bậc sống nào, đều đuợc Chúa kêu gọi đạt tới sự trọn lành thánh thiện nhu Chúa Cha trọn lành, tùy theo con đuờng của mỗi nguời. 14*

12. Cảm thức của đức tin và đoàn sủng trong Dân Thiên Chúa. Dân Thánh Thiên Chúa cung tham dự vào chức vụ tiên tri của Chúa Kitô bằng cách phổ biến chứng tá sống động về Nguời, nhất là qua đời sống đức tin và đức ái; và dâng lên Thiên Chúa của lễ ca tụng, hoa trái của những miệng luỡi ngợi khen thánh Danh Nguời (x. Dth 13,15). Toàn thể tín hữu, đuợc Chúa Thánh Thần xức dầu (x. 1Gio 2,20 và 27), không thể sai lầm trong đức tin. Họ biểu lộ đặc tính ấy nhờ cảm thức siêu nhiên về đức tin của toàn thể dân Chúa, khi "từ các giám mục cho đến nguời giáo dân rốt hết" 8 đều đồng ý về những điều liên quan đến đức tin và phong hóa. Thực vậy, nhờ cảm thức về đức tin đuợc Thánh Thần chân lý khoi dậy và duy trì, duới sự huớng dẫn và giáo huấn thần linh của Giáo Hội mà họ trung thành tuân theo, Dân Thiên Chúa nhận lãnh không phải lời nói của loài nguời nữa, mà thực sự là lời của Thiên Chúa (x. 1Th 2,13; họ gắn bó hoàn toàn "với đức tin chỉ một lần đuợc ban bố cho các thánh" (Gđa 3), họ tiến sâu hon trong đức tin nhờ phán đoán đứng đắn, và sống đức tin cách hoàn hảo hon.

Hon nữa, cung chính Thánh Thần ấy, không chỉ thánh hóa và huớng dẫn Dân Thiên Chúa bằng các bí tích, các chức vụ, và trang điểm họ bằng các nhân đức, nhung Ngài còn ban phát các ân sủng đặc biệt cho mọi cấp bậc các tín hữu "phân chia ân huệ cho mỗi nguời theo ý Ngài" (1Cor 12,11), khiến nguời lãnh nhận các ân sủng ấy có đủ khả năng và sẵn lòng đảm nhận các công việc và nhiệm vụ khác nhau muu ích cho việc canh tân, xây dựng và phát triển Giáo Hội nhu lời chép rằng: "Thánh Thần hiển hiện trong mỗi nguời hầu mang lại lợi ích" (1Cor 12,7). Phải lãnh nhận những đoàn sủng này, từ các on chói lọi nhất đến các on thuờng mà nhiều nguời lãnh đuợc, với lòng tri ân và yên ủi vì các on đó mang ích lợi và phù hợp với nhu cầu của Giáo Hội. Nhung không nên liều linh kêu nài những on đặc biệt, và cung đừng vì đó mà tự đắc mong rằng việc tông đồ sinh kết quả. Những vị thủ lãnh trong Giáo Hội có thẩm quyền phán quyết về tính cách chân chính và sự xử dụng hợp lý các on lạ ấy; các ngài có nhiệm vụ đặc biệt phải khảo sát tất cả, không phải để dập tắt Thánh Thần, nhung để giữ lại những điều thiện hảo (x. 1Th 5,12 và 19-21). 15*

13. Tính cách phổ quát noi Dân duy nhất của Thiên Chúa. 16* Mọi nguời đuợc mời gọi gia nhập Dân Tộc mới của Thiên Chúa. Vì thế, Dân mới này, một dân duy nhất và hằng hiệp nhất, có bổn phận phải lan rộng khắp thế giới trải qua mọi thế hệ, hầu hoàn tất kế hoạch của Thánh Ý Thiên Chúa, Ðấng từ nguyên thủy đa tạo dựng một bản tính nhân loại duy nhất, và quyết định sau này tập họp tất cả con cái Ngài tản mát đó đây thành một dân tộc độc nhất (x. Gio 11,52). Chính vì mục đích ấy mà Thiên Chúa đa sai Con Ngài xuống, Ðấng mà Ngài đa đặt làm thừa kế vu trụ (x. Dth 1,2), hầu trở nên Thầy, Vua và Tu Tế cho mọi nguời, và nên Thủ Lãnh của dân tộc mới và phổ quát của con cái Thiên Chúa. Sau cùng, cung vì mục đích đó mà Thiên Chúa đã sai Thánh Thần của Con Ngài, là Chúa và là Ðấng ban sự sống. Ðối với toàn Giáo Hội, với tất cả cung nhu với mỗi tín hữu, Thánh Thần là nguyên lý qui tụ và hiệp nhất, trong giáo lý của các Tông Ðồ, trong sự hiệp thông, bẻ bánh và kinh nguyện (x. CvTđ 2,42, bản Hy lạp).

Nhu thế, Dân duy nhất của Thiên Chúa hiện diện noi mọi dân nuớc trần gian. Tuy dân của Nuớc Ngài là công dân của các nuớc, song thực ra, đặc tính của Nuớc ấy không thuộc về thế gian nhung thuộc về Trời. Quả thực, mọi tín hữu rải rác trên khắp hoàn cầu đều hiệp thông trong Thánh Thần với tất cả các tín hữu khác, và vì thế "kẻ ở Rôma biết rằng nguời Ấn Ðộ là chi thể mình" 9. Nhung vì Nuớc Chúa Kitô không thuộc về thế gian này (x. Gio 18,36), nên Giáo Hội, tức Dân Thiên Chúa, hợp thành Nuớc ấy, không loại bỏ bất cứ một phần di sản trần thế nào của các dân tộc; trái lại, Giáo Hội chăm sóc và thu dụng tất cả những gì tốt lành noi gia sản, noi nguồn lực và phong hóa của các dân tộc, và khi thu dụng, Giáo Hội tinh luyện, kiện toàn và làm chúng nên cao thuợng. Thực vậy, Giáo Hội nhớ rằng mình phải kết hợp với Vua ấy là Ðấng đa lãnh nhận các dân nuớc làm gia nghiệp mình (x. Tv 2,8), và các dân nuớc mang đến Thành Ðô Nguời của lễ và tặng vật (x. Tv 71 (72),10; Is 60,4-7; Kh 21,24). Ðặc tính phổ quát này, tu trang của Dân Thiên Chúa, là một ân huệ do chính Thiên Chúa ban, nhờ đó Giáo Hội Công Giáo luôn nỗ lực cách hữu hiệu qui tụ toàn thể nhân loại cùng những gì tốt lành noi họ duới một Thủ Lãnh là Chúa Kitô, trong sự hiệp nhất với Chúa Thánh Thần 10.

Nhờ đặc tính công giáo ấy, mỗi phần tử mang những ân huệ riêng của mình đến cho các phần tử khác và cho toàn Giáo Hội, do đó toàn thể và mỗi phần tử tăng triển nhờ hiệp thông với nhau và nhờ nỗ lực tiến đến viên mãn trong sự hiệp nhất. Vì thế, Dân Thiên Chúa tạo thành không những do các dân nuớc qui tụ lại nhung còn do các chức vụ khác nhau trong nội bộ nữa. Thực vậy, giữa các phần tử trong dân, có nhiều sự khác biệt: hoặc do chức vụ, nhu những nguời thi hành thừa tác vụ thánh để muu lợi ích cho anh em mình, hoặc do hoàn cảnh và nếp sống, nhu những nguời sống trong bậc tu trì, cố gắng nên thánh bằng con đuờng khắc khổ hon và nêu guong khích lệ anh em. Cung vì thế, ngay trong sự hiệp thông của Giáo Hội cung có sự hiện diện hợp pháp của những Giáo Hội địa phuong, thừa huởng những truyền thống riêng, mà vẫn không phuong hại đến quyền tối thuợng của Tòa Thánh Phêrô, Tòa Thánh này, thủ lãnh toàn thể cộng đoàn đức ái 11, bảo vệ các dị biệt hợp pháp không phuong hại, trái lại còn sinh ích cho sự hiệp nhất đó. Cung vì thế các thành phần khác nhau của Giáo Hội liên kết với nhau bằng mối dây hiệp thông mật thiết về của cải thiêng liêng, về thợ truyền giáo và về sự trợ giúp vật chất. Quả thực, mọi phần tử Dân Thiên Chúa đuợc kêu gọi chia sẻ của cải mình và lời nói sau đây của vị Tông Ðồ cung có giá trị cho mọi Giáo Hội: "Mỗi nguời hãy tùy theo on đã nhận đuợc mà giúp đỡ lẫn nhau, nhu những quản lý tài ba phân phối mọi thứ on của Thiên Chúa" (1P 4,10).

Vì thế mọi nguời đều đuợc mời gọi vào sự hiệp nhất công giáo này của Dân Thiên Chúa, sự hiệp nhất ấy tiên báo và cổ võ nền hòa bình phổ quát. Họ thuộc về hoặc huớng về sự hiệp nhất đó duới nhiều thể cách khác nhau, đuợc sắp xếp hoặc họ là tín hữu công giáo hay là những nguời tin Chúa Kitô, hoặc sau cùng tất cả mọi nguời không trừ ai đều đuợc on Thiên Chúa kêu mời lãnh nhận phần rỗi. 17*

___________

Chú Thích

9* Chuong nhất của Hiến Chế tín lý về Giáo Hội bàn về mầu nhiệm Giáo Hội đặc biệt trong chiều huớng ngoài thời gian. Chuong hai trình bày hình ảnh mầu nhiệm Giáo Hội cụ thể của Chúa Giêsu Kitô trong chiều huớng lịch sử: sự xuất hiện, bản tính là Dân Thiên Chúa đang trong cuộc hành trình, sự bành truớng của Giáo Hội trong không gian và thời gian. Lịch sử tính phổ quát của mầu nhiệm Giáo Hội - nhu số 8 đã khai mào - có thể diễn tả một cách tổng hợp nhu sau: Giáo Hội là Dân Thiên Chúa trên đuờng lữ hành qua lịch sử thánh, bắt đầu từ lúc Israel đuợc Chúa gọi đi tới Giáo Hội với những chiều huớng phổ quát của cuộc hoàn tất trong sự hiệp thông với Chúa Ba Ngôi. Công Ðồng đa luu tâm xây dựng khoa Giáo Hội học dựa trên lịch sử cứu rỗi, nhu thế là trở về với dự kiến nền tảng của khoa Giáo Hội học thời Giáo Hội so khai mà khoa thần học thời Trung Cổ (ít quan tâm đến lịch sử), thời chống phái Cải Cách (nhấn mạnh đặc biệt tới khía cạnh phẩm trật), thuộc thế kỷ thứ XIX và đầu thế kỷ XX (khám phá ra đặc tính huyền thiêng của Giáo Hội và khai triển ý niệm tinh về Nhiệm Thể) đa bỏ qua. Dự kiện nền tảng ấy nhu sau: chỉ mình Giáo Hội Chúa Kitô là sự hoàn tất hợp pháp của dân tộc mang lời hứa Cựu Uớc; công đoàn con nguời là Giáo Hội (với những nhiệm vụ, vai trò và trách nhiệm khác nhau) mặc hình thức một dân tộc đuợc triệu tập và liên kết bởi một Tân Uớc tiếp nối cho Cựu Uớc. Triệu tập là tiếp tục lời mời đối với Israel truớc đây, nhung không còn dành riêng cho một chủng tộc nào nữa: từ nay trong Tân Uớc, lời mời gọi của Thiên Chúa qua Máu Chúa Kitô sẽ đến với mọi nguời. Nhu thế Giáo Hội đuợc coi nhu Dân Thiên Chúa đang tiến tới viên mãn duới Thần Khí Chúa Kitô. Dự kiện ấy là nền tảng cho tất cả những khai triển của Hiến Chế. Ðể có thể cân nhắc chính xác vai trò của các hạng nguời trong Giáo Hội (phổ quát tính của Dân Chúa), cần phải định vị các nhóm này (giáo phẩm, giáo dân, tu si) trong toàn thể Dân Chúa: "Dân Chúa noi đây phải hiểu là cả mục tử lẫn con chiên... Phải nhìn Dân Chúa trong toàn diện; có vậy mới thấy rõ trách vụ của mục tử là cung ứng cho con chiên những phuong thế cứu rỗi, và on gọi của con chiên là phải cộng tác với mục tử để truyền bá Phúc Âm và mở mang Giáo Hội" (Rel. Gen.). Truớc khi đề cập chi tiết đến những hạng nguời khác nhau, cần phải mô tả cộng đoàn và cho biết yếu tố chung của mỗi nguời, tức là: phải thuộc về Dân Thiên Chúa nhu là noi tập hợp các tín hữu.

Ý niệm về Dân Thiên Chúa giữ một vị trí then chốt trong toàn thể Hiến Chế và nói lên hai điểm:

a) Sự liên tục lịch sử của kế hoạch cứu rỗi của Thiên Chúa thực hiện trong mầu nhiệm Giáo Hội, nhu là dân mới của Tân Uớc với đặc tính đón nhận mọi nguời;

b) Cộng đoàn sống trong đức tin của tất cả những nhóm và những hạng nguời tạo thành Dân Thiên Chúa.

Chuong này có kết cấu đon giản. Sau phần nhập đề về Dân Thiên Chúa cách tổng quát (số 9), phần nhất mô tả địa vị chung và đồng nhất cho mọi Kitô hữu đuợc Chúa chọn để tham dự vào Dân Ngài: Dân Thiên Chúa là dân tu tế (các số 10-12). Phần hai bàn về on gọi phổ quát - công giáo tính - của Dân Chúa, ý định đuợc cụ thể hóa trong lịch sử Dân Ngài. Công Ðồng cố gắng bày tỏ sao cho những hạng nguời khác nhau nói lên mối tuong quan với Dân Thiên Chúa, là sự phô diễn lịch sử của mầu nhiệm cứu độ phổ quát (các số 13-16). Phần kết luận của chuong này nói về Chúa Thánh Thần là Ðấng xuớng xuất ra phổ quát tính ấy mà những sứ mệnh của Ngài là biểu tuợng sống động.

1 Xem T. Cyprianô, Epist. 69, 6 : PL 3, 1142 B ; Hartel 3 B, trg 754: "bí tích hiệp nhất bất khả phân ly".

10* Số 9: Giao uớc mới và dân tộc mới.

Thần học về Dân Thiên Chúa đuợc trình bày qua ba giai đoạn:

a) Ý định hữu hiệu của Thiên Chúa muốn cứu vớt nhân loại qua việc Chúa làm cho nhân loại trở thành một dân tộc mà Israel cu là hình bóng chuẩn bị truớc. Dân tộc mới của Chúa kế nghiệp dân tộc cu và cung dành cho mình những tuớc hiệu của dân tộc cu (số 9a).

b) Những chiều huớng của dân tộc mới: có thủ lãnh là Chúa Kitô, có qui chế là chức vị và sự tự do của các con cái Chúa, có luật pháp là giới răn mới, có không gian là phổ quát tính, có cùng đích là Nuớc Trời. Nó vuợt quá biên cuong một quốc gia để tiến tới mọi quốc gia (số 9b).

c) Dân tộc mới này là Giáo Hội Chúa Kitô. Vì chính trong dân ấy mà ý định cứu rỗi đạt đuợc mục đích là qui tụ các con cái tản mát của Thiên Chúa về hiệp nhất. Nhờ các con cái ấy mà Dân Thiên Chúa tạo thành Giáo Hội để Giáo Hội trở nên bí tích hữu hình của một on cứu rỗi. Giáo Hội là Dân Thiên Chúa luôn tiến tới viên mãn là Nuớc Trời. Bén rễ trong lịch sử, thiết lập trên trái đất và giữa trần gian, Giáo Hội đang trên đuờng đi về Giêrusalem thiên quốc (số 9c; x. số 5 và chuong VIII).

11* Các số 11-12: Dân tu tế.

Dân tộc này là một dân "tu tế". Công Ðồng giải thích vắn tắt bản tính của chức tu tế (số 10) và việc thi hành chức vụ ấy (các số 11-12).

2 Xem Piô XII, Huấn từ Magnificate Dominum, 2-11-1954 : AAS 46 (1954), trg 669. Tđ. Mediator Dei, 20-11-1947 : AAS 39 (1947), trg 555.

3 Xem Piô XI, Tđ. Miserentissimus Redemptor, 8-5-1928 : AAS 20 (1928), trg 171t. Piô XII, Huấn từ "Vous nous avez", 22-9-1956 : AAS 48 (1956), trg 714.

12* Số 10: Bản tính của chức tu tế cộng đồng.

Công Ðồng đi theo đuờng lối truyền thống khi quả quyết là nguời đã chịu phép Thánh Tẩy đều đuợc thánh hiến để lãnh nhận chức tu tế thánh. Quả thực, Dân Thiên Chúa tham dự vào chức vụ tu tế của Chúa Kitô vì là dân tộc đuợc thừa huởng những đặc ân của dân tu tế mà Thiên Chúa đa tuyển chọn và dành riêng cho Ngài trên núi Sinai. Chúa Kitô đa đuợc thánh hiến để trở thành vị Tu Tế (tức là vị Trung Gian của Tân Uớc), nhờ Ngôi Hiệp. Chức vụ tu tế ấy đuợc Dân Thiên Chúa tham dự, trở thành chung cho mọi tín hữu nhờ phép Thánh Tẩy. Công Ðồng gọi là "chức tu tế cộng đồng". Chúa Kitô biến dân này thành một cộng đoàn đuợc thánh hiến. Nguời theo đuổi sứ mệnh của Nguời trong mỗi tín hữu, mỗi phần tử của Dân Thiên Chúa. Ai chịu phép Thánh Tẩy để vào Giáo Hội, thì cung đều nhận đuợc sự thánh hiến tu tế này, nghia là, Chúa Kitô cho nguời đó tham dự vào chức tu tế, và sứ mệnh tiên tri và vào chức vụ vuong giả của Nguời (sô 10a).

Nhung phải phân biệt chức tu tế cộng đồng này với chức tu tế thừa tác đuợc trao phó cho một số nguời đã chịu phép Thánh Tẩy. Chức tu tế thừa tác bao gồm quyền hành trên Dân Thiên Chúa. Cả hai chức tu tế đều tham dự vào chức tu tế duy nhất của Chúa Kitô, và có liên quan với nhau: chức tu tế cộng đồng hoàn tất nhờ chức tu tế thừa tác và chức tu tế thừa tác dựa trên chức tu tế cộng đồng (số 10b). (Trở lại đầu trang)

13* Các số 11-12: Việc thi hành chức tu tế cộng đồng.

Việc thi hành bao gồm hai nhiệm vụ riêng cho Dân Chúa: tham dự vào các bí tích và chứng tá cho đức tin.

4 Xem T. Tôma, Summa Theol. III, q.63, a.2.

5 Xem T. Cyrillô Hieros., Catech. 17, về Chúa Thánh Thần, II, 35-37 : PG 33, 1009-1012. Nic. Cabasilas, De vita in Christo, C. III, về lợi ích của dầu thánh: PG 150, 569-580. T. Tôma, Summa Theol. III, q. 95, a.3 và q. 72, a.1 và 5.

6 Xem Piô XII, Tđ. Mediator Dei, 20-11-1947 : AAS 39 (1947), nhất là trg 552 t.

7 1Cor 7,7: "Mỗi nguời Chúa ban cho on riêng (idion charisma), nguời đuợc on này, nguời đuợc on kia". Xem T. Augustinô, De Dono Persev. 14, 37 : PL 45, 1015t: "Không những tiết dục, nhung cả khiết tịnh của đôi bạn cung là on Chúa ban".

14* Số 11: Tham dự vào các bí tích.

Chức tu tế cộng đồng biểu thị tính chât một cộng đoàn có tổ chức hệ thống nên phải đuợc thi hành bằng những phuong tiện có hệ thống và hữu hình. Bí tích chiếm hàng đầu, nhung cung đừng bỏ qua những nhân đức Kitô giáo do các bí tích truyền thông và thăng tiến nhờ chính những hoạt động của chúng. Ðoạn này nhắc cho chúng ta ý niệm thần học cổ điển đa nói trong Thông điệp "Mediator Dei": việc tham dự vào các bí tích (không phải chỉ tiếp nhận thụ động, nhung phải tiếp nhận trong sự thấu suốt bằng đức tin) là sự thi hành chức tu tế ấy. Thực ra, Công Ðồng nhấn mạnh tới hiệu quả mà bí tích mang lại cho đời sống Kitô hữu hon là tới chính việc tham dự vào quyền tu tế của Chúa Kitô. Thần học sẽ còn phải đao sâu về quyền tu tế, một thứ quyền chủ động, trên bình diện toàn thể Dân Chúa.

8 Xem T. Augustinô, De Praed. Sanct. 14,27 : PL 44, 980.

15* Số 12: chứng tá cho đức tin.

Hiến chế coi việc tuyên xung đức tin Kitô giáo liên quan tới chức vụ tu tế cộng đồng và đặc tính vô ngộ của đức tin noi toàn thể Dân Thiên Chúa là do Chúa Thánh Thần linh ứng. Ðức tin này không chỉ là việc tuân theo các lời giáo huấn của Giáo Hội, các công thức Giáo Hội đề ra, nhung còn diễn tả một "ý thức" sâu thẳm do Chúa Thánh Thần ghi tạc trong Dân Chúa, ý thức ấy giúp phân biệt chân lý, vững tâm chấp nhận chân lý mà không sợ sai lầm. Những chân lý ấy đuợc Công Ðồng quảng diễn theo ba cách:

a) Truớc hết mối dây liên lạc giữa chức tu tế cộng đồng với sứ mệnh tiên tri của Chúa Kitô, sứ mệnh mà Dân Chúa tham dự và cung nhờ đó mới có thể minh chứng đức tin.

b) Ý thức đức tin có ảnh huởng trong cộng đoàn nhờ việc Chúa Thánh Thần xức dầu, và nhu vậy chính tín hữu, đuợc soi sáng trong tâm hồn, sẽ phân biệt giáo lý chân chính với tà thuyết.

c) Trong ý thức đức tin, nguời ta có thể nhận ra một đoàn sủng đuợc trao ban cho toàn thể cộng đoàn, và biểu lộ bằng những ân sủng đặc biệt do Chúa Thánh Thần tự do ban phát vì lợi ích cộng đoàn. Các đoàn sủng bày tỏ quyền năng hoạt động của Chúa Thánh Thần trong Dân Chúa. Tuy nhiên, các thủ lãnh của Giáo Hội phải cho biết giá trị chính thực của những ân sủng đặc biệt này. (Trở lại đầu trang)

16* Các số 13-16: Công giáo tính của một Dân Thiên Chúa.

Từ số 13, Công Ðồng bắt đầu một khai triển mới, nhấn mạnh tới điều cốt yếu của hiệp nhất công giáo, nghia là tới sự hiệp nhất của Giáo Hội đang lan rộng khắp cả thế giới. Ðể quả quyết cho đặc điểm công giáo tính này, Công Ðồng chú trọng đến ý định cứu rỗi của Thiên Chúa (1Tm 2,3). Có hai hiệu quả là, một đang Giáo Hội tự mình phải lan rộng đến mọi dân tộc; đang khác, mọi nguời có thiện chí, dù sống trong tình trạng nào đi nữa, thì cung hoặc thuộc về Giáo Hội, hoặc có tuong quan với Giáo Hội, hoặc huớng về Giáo Hội. Chủ đề đuợc khai triển trong hai phần: phần nhất bàn về các nguyên tắc (số 13), và phần hai trình bày những áp dụng cụ thể.

9 Xem T. Gioan Kim Khẩu, In Jo., bài giảng 65, 1 : PG 59, 361.

10 Xem T. Ireneô, Adv. Haer. III, 16, 6; 22, 1-3 : PG 7, 925C - 926A và 955C - 958A; Harvey 2, 87t. và 120-123; Sagnard, x.b. Sources Chrét. Trg 290-292 và 372tt.

11 Xem T. Inhaxiô Tử Ðạo, Ad Rom., Lời mở đầu : x.b. Funk, I, trg 252.

17* Số 13: Công giáo tính cứ luật của Giáo Hội.

Số 13 đa đuợc sửa đổi hầu hết trong lần tu chính sau cùng. Theo thuyết trình viên thì "chủ đích của bản văn này là trình bày những nguyên tắc của hiệp nhất tính và phổ quát tính của Dân Chúa, truớc khi mô tả những phuong thức khác nhau làm cho con nguời liên kết với Dân Chúa (các số 14-16). Bởi vậy, đoạn này chính là gạch nối giữa hai phần của chuong hai: phần đầu nói lên những đặc tính tổng quát của Dân Chúa, phần sau bàn về các thành phần, hoặc hiện là thành phần, hoặc là thành phần trong tiềm năng" (Rel. Gen.).

Những chủ đề đuợc quảng diễn nhu sau:

a) Ðoạn đầu (13a) chỉ nhấn mạnh tới sự hiệp nhất nối kết Giáo Hội mọi lúc và mọi noi. Thiên Chúa đã muốn qui tụ toàn thể nhân loại trong Con của Ngài nhờ hoạt động hiệp nhất của Chúa Thánh Thần, và còn muốn nối kết nhân loại trong Giáo Hội của Chúa Kitô. Sự hiệp nhất thấy đuợc trong việc bẻ bánh và trong kinh nguyện.

b) Ðoạn hai (13b) khai triển ý tuởng Dân Chúa hiện diện trong mọi quốc gia trên mặt đất mà không đồng hóa với một quốc gia nào. Dân Chúa phổ quát theo sự lan rộng về địa lý nhung lại vuợt quá biên cuong mọi quốc gia do đặc tính siêu việt và do sự kiện bắt nguồn từ Thiên Chúa. Chính thế mà mọi dân mọi nuớc khác biệt lại trở thành anh em và sự hiệp nhất của Dân Chúa có tính cách "công giáo" thực sự. Chủ đề thu-về-một-mối đuợc áp dụng triệt để.

c) Nhờ đặc tính công giáo ấy, tất cả các phần tử Dân Chúa đặt mọi của cải và ân huệ riêng biệt của mình làm của chung. Co cấu nội tại của sự hiệp nhất công giáo của Giáo Hội thật phức tạp. Bởi vậy mới có sự dị biệt hiệp nhất trong mọi tầng lớp của Dân Chúa và mọi phần tử phải hợp tác vào sự hiệp nhất dị biệt. Ngay trên bình diện Giáo Hội, cung cần phải có các giáo hội địa phuong khác biệt nhau nhung bổ túc cho nhau, mà không phuong hại tới sự hiệp nhất. Hủy bỏ mọi khác biệt sẽ tạo nên tình trạng nhàm chán nghèo nàn, và là lý do gây nguy hại cho chính việc hiệp nhất. Nhung muốn cho sự dị biệt sinh hiệu quả phong phú, cần phải có yếu tố thông hảo trong đức ái. Trong chiều huớng ấy, Giáo Hội Rôma là năng lực cai trị và là sự thống nhất các nguyên tắc nhờ trung thành với đức ái (13c).

Trong câu kết luận (13d) sửa soạn cho phần khai triển kế tiếp, Công Ðồng tái xác nhận việc mọi nguời đuợc mời gọi tới on cứu rỗi trong Dân Chúa, nhung mức độ tham dự và qui huớng tới Dân Chúa lại rất khác nhau, tùy nhu nguời đó đã chịu phép Thánh Tẩy hay mới chỉ là những nguời đuợc định huớng tới Giáo Hội mà chính họ không hay biết. Ðể nói lên sự khác nhau đó, Công Ðồng xử dụng hai động từ: pertineri và ordinari. Chỉ những ai chịu phép Thánh Tẩy đúng ra mới thuộc về Dân Chúa, còn những nguời khác huớng về Dân Chúa tùy nhu mức độ và thiện chí của họ. Cung nhu sự lôi cuốn giữa Cha và Con mà Giáo Hội đuợc tham dự, Giáo Hội cung lôi kéo đến mình tất cả mọi nguời không trừ ai, bởi vì mọi nguời đều qui huớng về Giáo Hội do ý định cứu rỗi phổ quát.

 

VỀ MỤC LỤC
NHÃN HIỆU CỦA PHÓ TẾ VĨNH VIỄN LÀ VIỆC BÁC ÁI
 

“ Gương Sáng của Phó Tế (Nô Bộc-Phục vụ) Lôrensô Tử Đạo”                

Tôi Ăn-Nhai và Nuốt Lời Chúa:

Nhóm Mười hai triệu tập toàn thể các Môn đệ và nói: “Chúng tôi mà bỏ việc rao giảng Lời Thiên Chúa để lo việc ăn uống, là điều không phải. Vậy anh em hãy tìm trong Cộng đoàn 7 người được tiếng tốt, đầy Thần Khí và khôn ngoan, rồi chúng tôi sẽ cắt đặt họ làm công việc đó.” (Cv 6, 2-3)

Thánh Lôrensô Tử Đạo là một trong 7 Nô Bộc/Phục Vụ (Phó tế) của Giáo hội, chịu trách nhiệm giúp đỡ người nghèo túng và ngài được giao cho trách nhiệm “Quản lý tài sản của Giáo hội”.

1- Khi sự cấm đạo dưới thời hòang đế Valerian bùng nổ, Thánh Giáo Hoàng Sixtus bị kết án tử hình cùng với sáu Phó tế khác. Khi Giáo hoàng bị điệu ra pháp trường, Lôrensô đi theo khóc lóc nức nở, ngài hỏi: “Cha ơi ! cha đi đâu mà không cho nô bộc này đi theo?”- Đức Giáo hòang trả lời: “Con ơi! Ta không bỏ con đâu! trong ba ngày nữa con sẽ đi theo ta !” Nghe thấy thế Lôrensô thật vui mừng, ngài về phân phát hết tiền của trong kho cho người nghèo và còn bán cả các phẩm phục đắt tiền để có thêm tiền của mà phân phát cho người nghèo.

2- Quan Tổng Trấn Rôma, một người tham lam, nghĩ rằng Giáo hội có dấu diếm nhiều của cải. Do đó ông ra lệnh cho Lôrensô phải đem hết tài sản của Giáo hội cho ông. Vì thánh trả lời: xin cho ba ngày. Thế là ngài đi khắp thành phố, quy tụ mọi người nghèo khổ, đau yếu được Giáo hội giúp đỡ đến trình diện họ trước mặt quan, ngài nói: “ Đây là tài sản của Giáo hội.”

3- Giận điên người, quan tổng trấn xử phạt Lôrensô phải chết một cách thê thảm và chết dần mòn.Vị thánh bị cột trên một vỉ sắt lớn với lửa riu riu để từ từ thiêu đốt da thịt của ngài; nhưng tâm hồn thánh nhân đang bừng cháy với tình yêu Thiên Chúa, nên ngài không cảm thấy gì. Thật vậy,Thiên chúa ban cho ngài một sức mạnh đến độ có thể đùa dỡn, ngài nói : “lật tôi đi chứ, phía bên này chín rồi.”.

Và tước khi trút hơi thở cuối  cùng, ngài nói: “Bây giờ thì đã  chín hết rồi.” Sau đó ngài cầu xin cho thành phố Rôma được trở lại với Đức Kitô, và đức tin vào Chúa được lan tràn khắp thế giới.

Lời hay ý đẹp : Khía cạnh tuyệt vời nhất của Thiên Đàng là đời đời ở cùng Chúa Giêsu.  – The greatest aspect of heaven will be spending with Jesus.

Phó tế JB. Nguyễn Định

 

VỀ MỤC LỤC
CÓ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HÀNH ĐỨC TIN TRONG GIÁO HỘI ĐỂ ĐƯỢC CỨU RỖI KHÔNG ?

 

Hỏi : Thực tế là có rất nhiều người Công giáo ngày nay không muốn đi  xưng tội,  không  đi lễ ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc vì nhiều lý do. Nhiều người nghĩ rằng chỉ cần giữ đức tin trong lòng và đọc Kinh Thánh ở nhà là đủ, không cần  phải đi nhà thờ nữa ! Như vậy có được không ?

Trả lời ;  Thực trạng sống  Đạo của rất nhiều người Công giáo ở khắp nơi  trên thế giới ngày nay ( trong đó có người công giáo ViệtNam ở hải ngoại) quả thật  là điều đáng buồn. Con số người  đi xưng tội chiều thứ bảy, tham dự Thánh  lễ ngày Chúa Nhật và các ngày lễ buộc đã giảm rất nhiều theo các thống kê đáng tin cậy.

Có nhiều lý do để giải thích thực trạng này. Nào vì hấp lực của văn minh vật chất, chủ nghĩa tục hóa ( secularism) và hưởng thụ khoái lạc ( hedonism) đã lôi cuốn nhiều người bỏ Chúa để chậy theo những quyến rũ của “văn hóa sự chết” như Đức cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II đã cảnh giác.

Đó là những người đang mê mải kiếm tiền để làm giầu bằng mọi phương tiện, bắt chấp công bằng và bác ái  cũng như tìm vui trong trong việc ăn uống, nhẩy nhót,(già trẻ, xồn xồn đều thích trò chơi thiếu lành mạnh này) cờ bạc,  du hí ở những nơi tội lỗi , và do đó bỏ quên hay lơ là việc sống Đạo, cần thiết hơn. Mặt khác, cũng  vì tình trạng tha hóa về luân lý, đạo đức ngày một bành trướng ở khắp nơi trên thế giới, đặc biệt ở những quốc gia vốn tự nhận là thuộc về KitôGiáo (Christian Countries) như Pháp, Ý, Đức , Tây Ban Nha, Canada và Hoa kỳ…  nhưng  nay lại dung dưỡng hay cho phép những thực hành phản KitôGiáo như phá thái, chết êm dịu ( Euthanasia) ly dị , hôn nhân đồng tính (same sex marriage) .Lại nữa ,họ cũng  làm ngơ hay tiếp tay cho kỹ nghệ sản xuất phim ảnh dâm ô (pornorgraphy), và mãi dâm  phát triển  làm  đồi trụy không những người lớn mà đặc biệt là thanh thiếu niên vì những kỹ thuật  và hình ảnh kích thích dâm tính công khai bầy bán trong các tiệm DVD for Adaults và trên mạng vi tính toàn cầu. Sau nữa,  vì cuộc sống tương đối đễ dàng, thoải mái cộng với tự do quá trớn ở các nước Âu Mỹ đã làm cho  nhiều người  không còn  cảm thấy cần  Chúa nữa và  chỉ  muốn vui sồng cho thỏa thích trong giây phút hiện tại mà thôi. Cứ đi một vòng quanh những nơi tụ họp công công sẽ  thấy trẻ già,trai gái, xồn xồn ôm nhau nhẩy nhót trong những chương trình gọi là “văn nghệ cuối tuần”  hay “ hát cho nhau nghe” trong đó chắc chắn có những người công giáo không đi lễ ngày Chúa Nhật nhưng lại có mặt đúng giờ để tham dự các cuộc vui thâu đêm suốt sáng này.!  Đặc biệt, còn có rất nhiêu người không đi Lễ  mừng Chúa Giáng Sinh nhưng lại tích cực tổ chức và  tham dự những buổi  ăn uống, dạ vũ  vui chơi trong đêm Giáng Sinh !!. Đây quả thực là một sỉ nhục cho ý nghĩa trọng đại của ngày kỷ niệm “Thiên Chúa làm Người và cư ngụ giữa chúng ta.” ( Ga 1 :14).Do đó, không thể lấy cớ mừng Chúa Giáng Sinh để ăn chơi phóng túng nhân dịp này, thay vì dọn tâm hồn cho sốt sắng để cùng với Giáo Hội cảm tạ Chúa đã giáng sinh để cứu chuộc cho nhân loại khỏi chết đời đời vì tội.

Nhưng đáng buồn thay,  là đứng trước thực trạng này, những người có trách nhiệm giáo dục luân lý và đạo đức, -cách riêng hàng giáo sĩ  với sứ mệnh rao giảng Tin Mừng Cứu Độ, chăm lo cho phần rỗi của các tín hữu được trao phó cho mình dạy dỗ, và hướng dẫn về mặt thiêng liêng, lại không có can đảm nhìn vào sự thật và mạnh mẽ lên án những nguy cơ đe dọa cho đức tin Công Giáo dẫn  đến sự thờ ơ sống Đạo của nhiều tín hữu trong Giáo Hội ngày nay.Đáng lý phải mạnh mẽ nói cho mọi tín hữu biết sự cần thiết phải tìm kiếm Thiên Chúa và Vương Quôc bình an, hạnh phúc của Người trên hết mọi vui thú và danh lợi chóng qua ở trần thế này, thay vì im lặng để được an thân,- hay đáng buồn hơn nữa – là  một số người còn cộng tác với thế quyền để tìm tư lợi, bỏ quên sứ vụ rao giảng và làm nhân chứng cho Chúa  trước mặt người đời.

Nhưng thử hỏi : được mọi lợi lãi ở đời này mà không được cứu rỗi thì ích lợi gì ?

Tin mới nhất vừa cho biết là nhà độc tài Gadahfi của Libya đã bị bắn chết cách thê thảm,  kết thúc 42 năm cai trị sắt máu ở quốc gia Phi Châu này.

Nhưng nếu giả sử ông ta không được cứu rỗi để sống đời đời,  thì thử hỏi những lợi lãi trần thế to lớn  mà ông có được  như  6 bà vợ chính thức, quyền uy tột đỉnh danh vọng, tiền bạc vơ vét đầy túi, đầy kho, sau 42 năm cai trị xừ giầu hỏa Libya liệu có thể bù đắp được cho sự  thiệt thòi to lớn là mất sự sống hay không ?

Dầu sao đây cũng là bài học đắt giá cho những kẻ độc tài, cai trị vô nhân đạo còn sót lại trên thế giới phải suy nghĩ  mà sám hối  để kịp thời  rút lui, kẻo chắc chắn có ngày  sẽ bị quần chúng trừng trị đích đáng. như số phận của Gadahfi, Mubareck, Sadam Hussein, Binladen…

Đó là lý do tại sao  Chúa Giêsu đã nói như sau với các môn đệ xưa: : “ Nếu người ta được cả thế giới mà phải thiệt mất mạng sống, thì nào có lợi gì ? Hoặc người ta sẽ lấy gì mà  đổi mang sống mình?  (Mt 16: 26;  Mc 8: 36; Lc 9 : 25 )

Có ai được lợi lãi cả thế giới này đâu.? Nhưng cho dù có ai chiếm được mọi của cải và danh vọng trên trần thế này mà cuối cùng mất linh hồn thì những lợi lãi kia cũng không thể bù đắp được cho sự thiệt thòi lớn lao là mất sự sống, mất linh hồn. Đó là điều  Chúa muốn nói với mỗi người chúng ta đang sống trong môi trường thế giới quá  bị nhiễm độc vì chủ nghĩa  tục hóa (secularism) tôn thờ vật chất và  chủ nghĩa khoái lạc ( hedonism) lôi kéo  con người đi  tìm mọi mọi vui thú  vô luân vô đạo.

Để bào chữa cho việc thờ ơ sống Đạo, không muốn tham dự các nghi thức phụng vụ của Giáo Hội- cụ thể là tham dự Thánh Lễ các ngày Chúa Nhật và Lễ buộc- nhiều người nghĩ rằng chỉ  cần tin và  đọc Kinh Thánh ở  nhà , hay nghe những chương trình giàng Kinh Thánh của các mục sư Tin Lành  trên truyền hình là đủ, không cần phải năng xưng tội hoặc tham dự Thánh Lễ hàng tuần nữa.!.

Chúng ta phải nghĩ thế nào về quan niệm này của những người nói trên ?

Chắc chắn đây không phải là cách sống Đạo đúng nghĩa của người tín hữu Chúa Kitô trong Giáo Hội Công Giáo.

Thật vậy, trước hết là vấn đề đức tin.Thế nào là tin ? tin có Thiên Chúa tốt lành thì phải yêu mến và giữ Luật của  Người. Mà yêu mến thì phải thể hiện bằng hành động cụ thể chứ không thể nói suông ngoài miệng  là tin mà không có việc làm nào bề ngoài để chứng minh.

 Một chuyện vui kể rằng, ở một giáo xứ kia, Cha Xứ  chợt lưu ý đến một ông già nọ vốn thường sốt sắng tham dự không những Thánh Lễ ngày Chúa Nhật mà còn siêng năng đi lễ  mỗi ngày nữa.. Nhưng bẵng đi một thời gian lâu, ông  cụ vắng bóng ở nhà thờ. Cha Xứ lấy làm lạ, tưởng ông cụ bị đau ốm hay đã di chuyển đi nơi khác. Cha bèn đến nhà thăm ông xem  sao. Đến nơi cha vẫn thấy ông ở nhá. Hỏi lý do vì sao ông vắng mặt ít lâu nay ở nhà thờ thì ông trả lời cha như sau:

“ con thấy không cần  phải đi lễ , đọc kinh chung nữa. Con ở nhà đọc Kinh Thánh, lần chuỗi và nhớ đến Chúa  trong lòng là đủ rồi.

 Cha mỉm cười và hỏi  ông : “  thế các con cháu cụ bây giờ ở đâu” ?

Ông cụ đáp : “chúng ở xa con lắm ,nhưng hàng năm cứ vào dịp Lễ Giáng Sinh và Tết  thì đều trở về  thăm con và cho quà tử tế.”

Nghe xong cha xứ nói : “tốt lắm, nhưng  cụ làm ơn cho tôi xin địa chỉ  hay số phôn của của các con cháu cụ đi ”.

-“Để làm gì thưa cha” ? ông cụ hỏi.

Cha trả lời ngay : “ để tôi viết thư hay phôn cho các con cháu cụ bảo họ đừng tốn công và tiền bạc về thăm cụ nữa.  Họ chỉ cần nhớ đến cụ trong lòng là đủ rồi; không cần  thiết phải về thăm cho tốn thì giờ và tiền bạc nữa. Nói xong cha xứ cáo từ  ra về trong khi ông cụ ngồi suy nghĩ  những lời của cha vừa nói.. Và mấy hôm sau, người ta  lại thấy ông cụ xuất hiện ở nhà thờ như cũ.

Câu chuyện trên chỉ là chuyện  tưởng tượng, nhưng cũng giúp  minh chứng  phần nào  điều Thánh Gia-cô-bê Tông Đồ dạy như sau về sự cần thiết phải thể hiện đức tin qua hành động cụ thể:

Hởi người đầu óc rỗng tuếch, bạn có muốn biết rằng đức tin không có hành động là vô dụng không ? Ông Abraham tổ phụ chúng ta đã chẳng được nên công chính nhờ hành động khi ông hiến dâng con mình là I-xa-ác trên bàn thờ đó sao?

  Bạn thấy đó : đức tin hợp tác với hành động của ông, và nhờ hành động mà đức tin nên hoàn hảo.” (Gc 2:20-22)

Chúa Kitô đã thiết lập Giáo Hôi của Người trên trần thế và ban các bí tích như phương tiện hữu hiệu và cần thiết để thông ban ơn cứu độ của Chúa cho những ai muốn nhận  lãnh qua Giáo Hội . Nhưng  không phải cứ rửa tội rồi là sẽ được cứu rỗi. Cũng không thể nói khơi khơi như anh  em Tin Lành rằng “tôi tin Chúa Kitô” là xong, không cần phải làm  gì  nữa, Tôi đã hơn một lần nói rõ là : theo Thần học và giáo lý của Hội Thánh, dựa trên Kinh Thánh và ơn mạc khải của Chúa Thánh Thần, thì  muốn được cứu rỗi , nghĩa là được sống hạnh phúc đời đời với Thiên Chúa trên Thiên Nước Trời mai sau đòi hỏi  chúng ta trước hết phải cậy nhờ lòng thương xót vô biên của Thiên Chúa và công nghiệp cứu chuộc vô giá của Chúa Kitô cộng thêm phần đóng góp của cá nhân con người  vào ơn thánh..

Chính yếu tố cần đóng góp thêm của con người  vào ơn cứu độ, mà  người tín hữu không thể thờ ơ với nhu cầu tối quan trọng là phải sống và thực hành đức tin trong Giáo Hội sau khi được lãnh Phép Rửa.

Thật vậy, đức tin  được ví như hạt giống gieo vào tâm hồn trẻ nhỏ hay người tân tòng khi lãnh nhận bí tích Rửa Tội. Hạt giống này không thể tự nó lớn lên và sinh hoa kết quả được,  nếu không có sự vun xới , tưới bón của những người có trách nhiệm hỗ trợ về mặt thiêng liêng  là cha mẹ và người đỡ đầu đối với trẻ em,  của người bảo trợ và cộng đoàn đức tin đồi với người tân tòng..

Do đó, nếu cha mẹ không lo giáo dục đức tin cho con cái trong gia đình, nhất là cho con cái được tiếp cận với một cộng đoàn đức tin – cụ thể là một giáo xứ- để con em được học hỏi giáo lý và lãnh nhận các bí tích quan trọng và cần thiết khác  như xưng tội , rước lễ lần đầu, và  thêm sức thì đức tin của các em sẽ không thể lớn lên được.

Đối với người tân tòng (catechumens) và những người lớn ( adults) đã lãnh nhận bí tích Thánh Tẩy từ ngày sơ sinh, thì việc nuôi dưỡng và thực hành đức tin trong Giáo hội cũng cần thiết không kém..Cụ thể, nếu không tham dự việc cầu nguyện chung với cộng đoàn đức tin là giáo xứ, và nếu không tin –hay không nhìn nhận lợi ích của bí tích hòa giải để năng đi xưng tội, nhất là không tham dự Thánh Lễ, và rước Mình Máu Thánh Chúa là “ nguồn suối và đỉnh cao của đời sống Giáo Hội” thì người ta  lấy gì để nuôi dưỡng  và lớn lên  trong đức tin ?

Đằng rằng tin có Chúa là điều quan trọng và đọc Thánh Kinh  là cần thiết và bổ ích. Nhưng đức tin phải được nuôi  dưỡng  sung mãn với ơn Chúa  thông ban qua các bí tích quan trọng như Phép rửa, Thêm sức, Hòa giải và nhất là bí tích Thánh Thể là nguồn mạch chính nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của Giáo Hội nói chung và của cá nhân mỗi tín hữu nói riêng. Vì thế, nêu không tham dự mọi cử hành phụng vụ thánh của Giáo Hội mà đỉnh cao là Thánh Lễ Tạ Ơn thì  đức tin và đời sống thiêng liêng của chúng ta sẽ không thể tăng trưởng  được và có đủ sức để sống đức tin ấy trước những thách đố của sự dữ, dịp tội đầy rẫy trong trần thế  này, nhất là những mưu chước thâm độc của ma quỉ “ Thù địch của anh  em như sư tử gầm thét  rảo quanh tìm mồi cắn xé”  ?( 1Pr 5: 8)

Kinh nghiệm cá nhân và phổ quát chứng minh rằng muốn được thăng tiến trong bất cứ lãnh vực nào, người ta cần phải cố gắng học hỏi và trau giồi kiến thức và kỹ năng chuyên môn của lãnh vực ấy. Một lực sĩ không thể giữ được thành tích của minh nếu không chuyên cần tập luyện mỗi ngày. Chân lý này hoàn toàn đúng trong lãnh vực thiêng liêng, đạo đức. Một người siêng năng cầu nguyện nhất là tham dự Thánh Lễ và rước Minh Thánh Chúa sẽ tăng lòng yêu mến và gần Chúa  hơn người làm biếng không cầu nguyện và rước Minh Thánh Chúa.Tình trạng “nguội lạnh thiêng liêng”  này sẽ đưa đến sự sa sút đức tin, đức cậy và đức mến.theo thời gian.

Đó chính là điều Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ xưa:

Và phàm ai đã có thì được cho thêm và sẽ dư thừa; còn ai không có thì ngay cái đang có, cũng sẽ bị lấy đi.” ( Mt 25:29)

Nói khác đi, chính nhờ siêng năng làm việc đạo đức và  hiệp thông với Giáo Hôi trong mọi cử hành phung vụ như cầu nguyện đọc kinh chung, đi  Đàng Thánh Giá, chầu Thánh Thể, năng xưng tội,  nhất là tham dự Thánh Lễ để được rước Mình Máu Thánh Chúa Kitô,  mà đời sống thiêng liêng của chúng ta được lớn  lên, đưa chúng ta đến  gần với Thiên Chúa  Ba Ngôi mà chúng ta tin có thật, Người đang yêu thương và muốn “ đến và ở lại trong chúng ta” ( Ga 14: 23) , nếu chúng ta thực tâm yêu mến và tìm kiếm Người trên hết mọi sự ở đời này.

Như thế, yêu mến Chúa thì không thể coi nhẹ đời sống thiêng liêng, coi thường các  phương tiện hữu hiệu và cần thiết là các bí tích mà  Chúa Kitô đã ban cho Giáo Hội cử hành để mưu ích  cho phần rỗi của mỗi  người chúng ta, bao lâu còn sống trên trần gian này.

Do đó, không thể “sống Đạo” một mình mà không cần đến Giáo Hội, không tham gia đời sống bí tích và phụng vụ của Giáo Hội như thực trạng sống Đạo hiện nay của  rất nhiều người..

Sau hết, liên quan đến việc đọc Kinh Thánh, có thể nói vắn tắt như sau:  đọc Kinh Thánh là cần thiết và hữu ích.Tuy nhiên, không thể tự đọc mà hiểu đúng được Lời Chúa  trong Kinh Thánh.

Vì thế , cần thiết  phải tham dự Thánh lễ để được nghe và giải nghĩa lời Chúa qua các bài đọc ,đặc biệt là bài Phúc Âm. Nhưng muốn được hiểu biết thêm về Kinh Thánh thì có thể tham dự những lớp học hỏi về  Kinh Thánh do những người có khả năng chuyên môn hướng dẫn ở các giáo xứ, hoặc tốt  nhất đi học một khóa  về Kinh Thánh ở Đại Học hay Chủng Viện. Ở Mỹ, có  nhiều chủng viện thâu nhận cả học viên bên ngoài vào học các lớp Thần học và Kinh Thánh dành cho chủng sinh đang  chuẩn bị làm linh mục. Nghĩa là không thể tự học Kinh Thánh để hiểu cho đúng lời Chúa được.

Tóm lại, quan niệm sống Đạo tách rời khỏi , hay không cần hiệp thông hữu hình với Giáo Hội là rất sai lầm. Là  tự lừa dối mình nếu không muốn nói là tự kiêu tự đại, cho mình có đủ khả năng để tìm đến với Chúa, không cần phương tiện hữu hiệu mà Chúa Kitô đã có ý ban cho chúng ta là Giáo Hội của Chúa trên trần thế này. Với chức năng siêu phàm, Giáo  Hội  được ví như  “ con Tàu của ông Nô-e” trong thời đại ngày nay để cho những ai muốn vào sẽ  được cứu  sống giữa cơn phong ba của  hồng thủy đang nổi lên để cuốn đi vào lòng đại dương mọi sinh vật bên ngoài con Tàu cứu nguy này.

Lm Phanxicô  Xaviê Ngô Tôn Huấn

 
VỀ MỤC LỤC
VĂN TẾ CÁC ĐẲNG LINH HỒN

Hằng năm khi đến ngày “lễ Các Đẳng” 02.11, các giáo xứ, họ đạo, các dòng tộc thường có nghi thức đọc Văn tế (bài Chúc) tại nghĩa trang hay nơi nhà thờ tộc. Tuy nhiên, bậc hậu sinh chúng ta nghe đọc văn tế đã lạ, huống chi là soạn một bài văn tế. Chúng ta thử tìm hiểu đôi nét về văn tế.

Văn tế là bài văn được đọc trong khi cúng tế với nội dung nói về tính nết, công đức, sự nghiệp, và kỷ niệm của tiền nhân hay người thân mới qua đời để tỏ tấm lòng ngưỡng mộ và thương tiếc của người sống đối với người chết.

Bố cục một bài văn tế thường được chia ra làm ba phần:

1. Phần mở bài: thường dùng để nói về lai lịch của người quá cố và ngày giỗ (huý nhật) của họ, ngày tháng năm và địa điểm tổ chức cúng tế, và sự liên hệ giữa người sống và người chết. Phần mở bài này thường bắt đầu bằng chữ "Duy" hay các nhóm chữ như: "Vọng tưởng Đấng Ngàn Xưa," "Than ôi!" "Than rằng," hay "Thương ôi!" Sau đó là một đoạn thơ hay văn để mở đầu cho bài văn tế.

2. Phần nói về tính nết, công đức, sự nghiệp,và kỷ niệm của tiền nhân hay của người thân đã qua đời. Phần này thường bắt đầu bằng các từ như "Nhớ ơn…," "Nhớ ơn xưa," "Chúng con hằng nhớ," "Nhớ cha (mẹ) xưa," hay "Nhớ bạn (cụ, bác, chú, cô, hay cậu) xưa," v.v. Sau đó là các đoạn thơ hay văn diễn tả tính nết, công đức, sự nghiệp, và kỷ niệm của người quá cố.

3. Phần nói về tấm lòng đau khổ, thương tiếc, kính trọng, cầu khẩn, và ước nguyện của những người còn sống đối với người đã qua đời. Phần này thường bắt đầu bằng các chữ: "Nhưng nay thẹn nỗi ," "Ôi!" "Giờ đây," "Giờ phút này," "Chúng con nay," hay "Bản chức nay," v.v. Sau đó là các đoạn văn thơ diễn tả lòng thương tiếc, kính trọng, cầu khẩn, và ước mong của người sống đối với người quá cố. Ở cuối bài văn tế thường kết thúc bằng từ "cung duy" (nghĩa là tỏ lòng kính cẩn) và từ "thượng hưởng" (cung kính xin hưởng).

Bài văn tế có thể được làm theo các thể: Văn xuôi, Tán, Phú Cổ Thể, Phú Đường Luật, Song Thất Lục Bát hay Thể Tổng Hợp.

Xin trưng dẫn một nghi thức đọc văn tế tại nghĩa trang giáo xứ Cù Mi (gxcumi.blogspot.com)

 

VĂN TẾ CÁC ĐẲNG LINH HỒN

(Đọc tại nghĩa trang giáo xứ Cù Mi 02.11.2011)

 

LỜI DẪN

Kính thưa cộng đoàn phụng vụ.

Hôm nay ngày 02.11 lễ Các Đẳng, Giáo Hội mời gọi chúng ta hướng về các đẳng Linh Hồn là những người đã ra đi trước chúng ta, trong đó có tổ tiên ông bà, cha mẹ, bà con thân thuộc, bạn bè xa gần và có cả con cháu của chúng ta đang yên nghỉ nơi lòng đất mẹ, đã bước vào thế giới bên kia; với mục đích là bày tỏ lòng hiếu kính với các ngài và tình liên đới với những người đã khuất.

Hiện diện nơi nghĩa trang tối nay, trước những nấm mồ nghi ngút khói hương, trong giây phút linh thiêng này, chúng ta cùng thinh lặng, lắng đọng tâm hồn, thành tâm hiếu kính, thắp nén hương lòng tưởng nhớ công ơn trời bể, ân sâu nghĩa nặng của bao Đấng bậc Tiền nhân và của bao hương hồn thân yêu đã khuất!

 

VĂN TẾ

Khởi chinh cổ (chiêng trống)

- Khai thánh nhạc (hát)

- Tiến hương (dâng hương: cha xứ, cùng đoàn tế)

- Tam bái (cúc cung bái)

- Dâng lễ vật (hoa,nến,...)

- Đọc chúc (văn tế): với cung giọng trầm ấm,cảm động chủ tế đã đọc bài văn tế.

 

 

I

Kính lạy Anh Linh Tiên Tổ ông bà cha mẹ,
cùng các vong linh đã khuất …!
Hôm nay hiệp cùng Hội Thánh,
dâng lễ cầu Các Đẳng,
tại nghĩa trang Cù Mi xứ,
tất cả chúng con
Là: Linh mục Chính xứ, Nam Nữ Tu Sĩ,
cùng toàn thể giáo dân,
khấu đầu trước Đấng Bậc Tiên nhân
cùng muôn vạn vong linh
dâng kính nén hương lòng tưởng niệm hiếu kính.
(cúc cung bái – chiêng trống)

 

Là cháu con hậu bối,
xin kính cẩn thưa rằng:
cây có cội, nước có nguồn,
con người có tổ có tông.
Công ơn sinh thành dưỡng dục,
sự độ trì che chở của Tiên Tổ.
Xưa tổ tiên hữu đức tiếng tốt lưu truyền.
Nay con cháu thừa ân danh thơm nhớ mãi.
(cúc cung bái – chiêng trống)

 

IIA

Nhớ ơn xưa,
khi quốc gia ly loạn,
lòng quan quyền nhuốm bụi sân si,
không phân tỏ điều ngay lẽ thật,
triệt phá nhà Thờ, bắt đạo Gia-tô.
Vì tận trung Tin Mừng cứu độ,
bảy gia đình quyết chí ra đi,
mặc hiểm nguy đói khổ,
vì Đạo Chúa
băng rừng vượt biển,
tiến về trời Nam,
tìm nơi nấu ẩn,
biến rừng thành rẫy
đầm lầy thành ruộng lúa phì nhiêu,
biển cả dư đầy tôm cá,
sớm hôm no đủ,
kính Chúa yêu người,
giữ trọn đạo Trời,
người người hạnh phúc,
sức sống Chúa ban,
con đàn cháu đống,
cuộc sống dư dật,
vật chất tinh thần,
khai sinh Cù Mi Xứ …
(cúc cung bái – chiêng trống)

 

II B

Ôi!

Phúc bất trùng lai,
họa vô đơn chí.
Cây muốn lặng mà gió chẳng dừng,
nỗi mừng liền gánh nỗi lo
gian nan liền khốn khó,
chiến tranh liên tiếp xảy ra,
đất lành bị đạn bom cày xới,
tơi bời khói lửa,
Nhà Thờ sập rồi lại sửa,
Thà Thờ thành biển lửa rồi lại dựng xây,
có nơi nào xây nhà Chúa nhiều lần như nơi đây?
Máu tươi hòa nước mắt,
gieo vãi trên miền cát trắng Cù Mi,
cho đức tin son sắt,
cho ý chí quật cường,
cho khí tiết bay cao,
gương anh hùng trung kiên lẫm liệt.

 

Vinh danh thay!

Tổ tiên hiên ngang sống đạo,
sao sáng soi tỏ đêm trường,
làm gương sáng cho con cháu đời sau.
Xứng với Đấng bậc anh hùng tử đạo Việt Nam,
lẫy lừng khắp cõi năm Châu !

(cúc cung bái – chiêng trống)

 

IIIA
Phận cháu con hôm nay thành tâm kính bái,
dâng nén hương lòng phụng kính tổ tiên,
đã dày công dựng xây giáo xứ,
một trăm hai mươi bốn năm qua,
Bao người ngã xuống,
tựa hạt giống gieo vào lòng đất
tan nát chính mình
cho mầm sống vươn cao.
Sao kể hết ân sâu nghĩa nặng,
của Tiền nhân Ông bà Cha mẹ,
cùng muôn vạn anh linh,
tuôn đổ trên đất lành Cù Mi yêu dấu.

 

Xin Tổ Tiên ông bà cha mẹ,
cùng các đẳng linh hồn tha thứ,
những lầm lỗi bất hiếu,
bởi cám dỗ đam mê,
theo thế gian tà vạy,
bầy cháu con hậu bối,
khấu đầu xin tạ lỗi !
(cúc cung bái – chiêng trống)

 

IIIB

Xin Các Đẳng cầu thay nguyện giúp
cho đàn con cháu Cù Mi,
đi theo ý Chúa,
noi gương Tiên Tổ,
chứng tá Tin Mừng,
là men là muối,
ướp mặn trần thế,
giữa đời dâu bể !

 

Xin Chúa Tể Càn Khôn,
cho Tổ tiên, Ông bà, Cha mẹ,
cho muôn vạn hương hồn đã khuất …,
được hưởng kiến Thiên Đàng vinh phúc.
Tiên Nhân Các Đẳng cung duy thượng hưởng !
(cúc cung bái –chiêng trống)

 

Thomas Nguyễn Văn Hiệp

 
VỀ MỤC LỤC
NỖI NHỚ
 

Tháng mười một, như một tâm tư, như một trải nghiệm, tôi đang sống và đã sống. Nỗi nhớ trong tôi hay tôi đang trong nỗi nhớ, tôi chẳng hay, chẳng biết nhưng chỉ biết trong nỗi nhớ này tôi thuật lại những hồng ân Thiên Chúa và những cảm nghiệm.

Ngày tiễn đưa mẹ đến nơi an nghỉ cuối cùng, tôi mới thấm thía nỗi buồn của mất mát. Ngày xưa, hai chữ ấy thôi cũng nhắc lại cả một ký ức những ngày còn vui bên mẹ. Bây giờ, nhìn tấm ảnh, bát hương, chiếc đèn, tưởng nhớ, nhận ra lòng mình vẫn bơ vơ, nghe như lạc lõng niềm vui nhưng lại ắp đầy trìu mến.

Ra nghĩa trang, bao nhiêu lần đưa tiễn đến nơi hỏa táng, từ ngày mẹ mất dường như cảm thấy thương hơn đối với các gia đình tang hiếu rơi vào khoảng lặng. Cũng một nỗi buồn ấy, trong nhiều tâm trạng, nặng trĩu nhiều khuôn mặt, tôi lại thấy nao nao những tưởng nhớ miên man. Tôi nhận ra trong tiếng nấc nghẹn ngào, trong làn nước mắt, có nhiều kỷ niệm, có nhiều dấu ấn của cuộc đời, lớn lên trong bàn tay yêu thương của cha mẹ. Trong tiếng buồn rơi có những lời kinh trầm phó thác, trong bàn tay tiễn biệt có những hạt kinh lặng lẽ.

Tôi thấy những bước chân buồn không muốn nhấc, tôi thấy những chiếc xe chạy mà chẳng biết đang đi đâu, bởi lòng chở đầy nỗi mất mát đau thương. Mỗi lần như thế, tôi lại thấy những bước chân tìm đến Thánh đường, nhà chầu Thánh Thể, dường như để sống lại những kỷ niệm, nơi ấy, chỗ ấy, người thân yêu đã từng ngồi, đã ở đó để tham dự Thánh lễ, đã thường dẫn các con vào nhà thờ lúc con còn thơ ấu.

Tôi không biết có tôn giáo nào có nhiều kỷ niệm như Kitô giáo không. Tôi thấy rất nhiều gia đình tụ họp trong ngày lễ cầu nguyện cho cha mẹ đã khuất. Tôi cũng thấy, có những người con ngồi vào chỗ cha mẹ thường hay ngồi tham dự Thánh Lễ trong nhà thờ, dường như muốn đọc lại tâm tình của cha hay mẹ mỗi khi cầu nguyện, hoặc như muốn sống lại góc nhìn ngắm Chúa từ chỗ quen thuộc ấy. Tôi không thể diễn giải hết bao tâm tình từ một chỗ ngồi mà lại có biết bao cảm xúc, chỉ biết chắc chắn rằng từ chỗ ấy đã từng có lời nguyện xin cho các con khi cha mẹ còn sống.

Tôi không rõ có những cảm nghiệm về tình cha nghĩa mẹ phong phú như thế không vào những buổi kinh tối tại gia đình. Những ngày đưa tiễn cha, mẹ xong, gia đình lại có những giờ phút ngồi lại bện nhau trong giờ kinh tối. Tôi nhớ đến những ngày ấu thơ, anh chị em, mỗi đứa giành nhau ngồi vào lòng mẹ hay cha, tiếng đọc kinh hòa cùng tiếng xì xầm của con trẻ, những bàn tay lần hạt và những bàn tay mân mê đồ chơi của bé thơ...Tôi thấy lại biết bao những kỷ niệm, mà giờ đây chỉ khi cha hay mẹ mất, anh chị em từ nhiều nơi mới quy tụ lại như xưa, đọc giờ kinh tối. Những lúc kinh tối này, nhìn sang những đứa cháu, nhìn qua các anh chị em, lại vẫn thấy những khung cảnh ngày xưa, tay lần hạt và những bán tay nhỏ xíu mân mê đồ chơi... Tôi lại thấy tuổi thơ mình một thời đã sống.

Nỗi nhớ mênh mông nhưng là những nỗi nhớ trong khung trời yêu thương của Thiên Chúa. Chúa đã yêu thương, đã cho cha mẹ là người Công Giáo, có cha mẹ nhiệt thành sống đạo Chúa. Trong mọi hoàn cảnh đều thấy bàn tay yêu thương của Thiên Chúa trong đời sống nguyện cầu của cha mẹ. Được lớn lên giữa những lời kinh, trưởng thành trong những lời nguyện, vượt qua những cám dỗ nhờ đời sống gương mẫu của cha mẹ.
 

Quá nhiều hồng ân chất đầy trong nỗi nhớ và nhiều nỗi nhớ chất đầy trong hồng ân, để bây giờ tôi thấy bàn tay Thiên Chúa âm thầm nâng đỡ. Xin cảm tạ thiên Chúa và tất cả các bậc cha mẹ đã nhiệt thành sống đạo Chúa. Xin cho các ngài an vui một đời bên Chúa.

L.m Giuse Hoàng Kim Toan

VỀ MỤC LỤC
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN VÀ HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI .

 

NGUYỄN HỌC TẬP 

( Viết theo tài liệu của phiện họp  Thượng Hội Đồng Giám Mục Ý Quốc 21.02.2010 )

Với Thông Điệp gần đây Caritas in Veritate của Đức Thánh Cha Benedictus XVI, chúng ta được mời gọi hãy đặt  tâm chú ý đến Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội. Tức là hãy nhận thức ra những biến đổi sâu đậm trên thế giới ( do tiến trình toàn cầu hoá và tầm quan trọng nổi bậc của nền văn hoá khoa học - kỷ thuật ). 

Giáo Hội mời gọi chúng ta hãy biết đọc lại vấn đề xã hội dưới ánh sáng là vấn đề có liên quan đến con người ( "vấn đề nhân chủng học " ( Caritas in Veritate, n. 21).

Con người đang bị đặt trước một cơn khủng hoảng thiêng liêng trầm trọng, được thể hiện bằng quan niệm không có gì sáng sủa về con người. 

Sự kiện căn bản đó khiến cho chúng ta phải đặc tâm chú ý đến Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội, đến " trái tim sống động " về tư tưởng xã hội của Ki Tô giáo, đó là tư tưởng đặt người công giáo nói chung và người tín hữu giáo dân một cách cá biệt vào việc dấn thân vào phục vụ cho sự hiệp nhứt nhân loại

Trong Tổng Lược Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội ( 2004), chúng ta đọc được như sau:

   - " Nhân hoại càng ngày càng hiểu rõ hơn rằng mình liên kết với nhau bằng một định mệnh chung, đòi buộc tất cả đều phải đảm nhận trách nhiệm chung, được gợi hứng bằng một dòng giống nhân loại hoàn hảo và liên đới hỗ tương. Nhân loại nhận thức rằng định mệnh chung đó thường bị đặt điều kiện và đôi khi cả áp đặt bởi kỷ thuật và kinh tế và cảm nhận được cần phải có thái độ ý thức luân lý hơn, để định hướng cho hướng đi chung...Người tín hữu giáo dân biết rằng mình có thể tìm được trong Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội các nguyên tắc để suy tư, các tiêu chuẩn để chuẩn định và các định hướng để hành động, từ đó phát khởi ra việc thăng tiến để có được một nền nhân bản hoàn hảo và liên đới...Giáo Hội là dấu chứng tình yêu Thiên Chúa đối với con người và là dấu chứng ơn gọi cả cộng đồng nhân loại cùng quy tựu nhau trong niềm hiệp nhứt con cái của một Cha duy nhứt ( Lumen Gentium, 1). Giáo Hội có ý trình bày cho tất cả mọi người một dòng giống nhân loại tương ứng với mức độ tinh yêu của Thiên Chúa trong lịch sử của mình, một dòng giống nhân loại hoàn hảo và liên đới, có khả năng tác động một trật tự xã hội, kinh tế, chính trị mới, được đặt nền tảng trên phẩm giá và tự do của mỗi con người, được thực hiện trong hoà bình, công chính và liên đới " ( Tóm Lược Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội, nn. 6, 7.19).  

1 - Nền tảng và những tiêu chuẩn thiết yếu.

Từ những lời nhắc nhở đơn sơ đó, chúng ta có thể làm sáng tỏ ra một vài yếu tố thiết yếu làm nền tảng thần học và đời sống thiêng liêng cho việc dấn thân-nhân chứng của người tín hữu giáo dân trong xã hội và trong chính trị. 

   1.1 - Nước Chúa, Giáo Hội và trần thế. 

   Giáo Hội cùng đồng hành với cả nhân loại suốt dòng lịch sử.

   Giáo Hội ở giữa trần thế và , mặc dầu không phải thuộc về, nhưng được kêu gọi để phục vụ trần thế. Cách hiện diện đó được xác tín cho rằng thế giới cần nhận biết Giáo Hội là thực thể và men bột của lịch sử, cũng như điều quan trọng là Giáo Hội phải biết bao nhiêu điều hữu ích mình nhận được từ lịch sử và từ tiến hoá của nhân loại ( Gaudium et Spes, 44).

Giáo Hội phục vụ thế gian bằng cách phổ biến cho thể gian " những giá trị Phúc Âm ", đó là cách thể hiện của Nước Chúa và giúp cho con người hiểu biết và đón nhận đồ án mà Thiên Chúa muốn cho mình và cho anh em đồng loại mình.

Thật ra các chất liệu của Nước Thiên Chúa chúng ta cũng có thể tìm gặp được ở bên ngoài lằn mức khuôn viên tổ chức Giáo Hội, trong chính bản thể và cả cuộc sống nhân loại, khi nhân loại sống theo " các giá trị Phúc Âm " và mở rộng mình ra " cho động tác của Chúa Thánh Thần, Đấng gợi ý cho ở đâu và lúc nào theo ý Người muốn " ( Jn 3, 8).

   1.2 - Phúc Âm, dấu chỉ thời đại và điều răn yêu thương.

Thiên Chúa, nơi Chúa Ki Tô, không chỉ đến để cứu độ con người như cá nhân, mà cũng để thiết lập lại các mối tương quan xã hội giữa con người. Chính Thánh Thần Thiên Chúa cũng là Đấng gợi ý những giải pháp mới và hiện đại cho động tác của con người, cho công đồng Ki Tô giáo đang hiện diện giữa trần thế và mở rộng cửa cộng tác với những người thành tâm thiện chí ( Tổng Lược Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội, 53).

Tìm kiếm những giải pháp đó, được đặt nền tảng trên Chúa Giêsu, Đấng được Chúa Cha sai đến, mạc khải diện mạo Tình Yêu của Thiên Chúa ( 1 Jn 4,8). Người dạy chung ta rằng lề luật nền tảng của cuộc chuyển đổi thế giới là điều răn bác ái mới.

Giáo Hội không hoà hợp lẫn lộn với cộng đồng chính trị, nhưng được Chúa ủy thác cho chuẩn định các dấu chỉ  thời đại ( signa temporis ). Giữa những dấu chỉ đó, Tổng Lược Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội ( n. 383)  khám phá ra ba dấu chỉ có tính cách " thách thức ":

   - chân lý của thực thể con người,

   - sự hiểu biết và phương cách hành xử đối với những gì đa nguyên và khác biệt ở mọi đẳng cấp

   - và hiện tượng toàn cầu hóa hiện hành. 

   1.3 - Dân Chủ, những giá trị và trách nhiệm chính trị.

Nguyên tắc bác ái soi sáng cho người tín hữu giáo dân ý nghĩa của việc chung sống chính trị.

Giáo Hội ngưỡng mộ hệ thống dân chủ, bởi vì dân chủ bảo đảm cho người dân có quyền tham dự vào các việc lựa chọn chính trị và bảo đảm cho người bị trị có thể tuyển chọn và kiểm soát giới đương quyền, đang thay mặt mình quản trị Đất Nước, cũng như cho người dân có quyền thay thế một cách ôn hoà, nơi đâu và lúc nào sự thay đổi đó cần thiết và thuận tiện ( Centesimus Annus, 46).

   - Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội phát hiện một trong những mối nguy hiểm to lớn cho nền dân chủ hiện đại nằm trong các tư tưởng tương đối chủ nghĩa ( relativismo). Theo đó thì không có gì là tiêu chuẩn khách quan và phổ quát để thiết định đâu là nền tảng và bậc thang các giá trị.

Trong thể chế dân chủ, những người có trách nhiệm chính trị đừng quên hay định thấp giá tầm kích luân lý của địa vị đại diện mà mình đang đảm nhận, trong việc chia xẻ đời sống với dân chúng và tìm ra những giải pháp cho các vấn đề xã hội.

Ở đây, quyền năng có trách nhiệm có nghĩa là có được những đức tín khiến cho việc áp dụng quyền năng thực hữu của mình với tinh thần phục vụ ( nhẩn nại, khiêm nhường, điều độ, kính trọng đối phương).

   - Các chính đảng có phận sự giúp cho sự tham dự quyền lực được trải rộng ra trong dân chúng và mọi người đều có thể tham dự vào việc đảm nhận trách nhiệm công cộng.

Các chính đảng được kêu gọi giải thích các ước vọng của xã hội, bằng cách hướng dẫn các ước vọng đó nhằm vào công ích, tạo điều kiện cho người dân có khả năng thiết thực cùng nhau cộng tác thiết định các việc lựa chọn đường lối chính trị Quốc Gia.

Các chính đảng phải thực sự là những tổ chức dân chủ trong nội bộ của mình, có khả năng tổng hợp chính trị và thiết định các chương trình hành động.

Các chính đảng cũng có phận sự kiểm soát các động tác tha hóa chính trị, tiêu lòn, ăn hối lộ và tố cáo cho dân chúng biết những thành phần ích kỷ, bất hảo, phe phái, để dân chúng tiên liệu trong kỳ bầu cử tới. 

   1.4 - Hội nhập đức tin vào văn hoá và chuẩn định chính trị của ngưòi tín hữu giáo dân.

Nền nhân chủng học Ki Tô giáo làm sống động và nâng đỡ động tác hội nhập đức tin vào văn hoá. Động tác vừa kể cần được thực hiện trong xã hội, để nhờ vào sức mạnh của Phúc Âm, con người có thể canh tân các tiêu chuẩn để phán đoán, các giá trị thiết yếu, các đường hướng tư tưởng và các khuôn mẫu đời sống con người hiện đại.

Hiểu nhu vậy, Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội phải là nền tảng căn bản của công trình huấn luyện thường trực người tín hữu giáo dân.

Mọi thực tại của nhân loại qua bao thế kỷ, cá nhân cũng như xã hội, là đối tượng của tình yêu Thiên Chúa. Công cuộc dấn thân vào trần thế cua người tín hữu giáo dân phải đáp ứng lại nhãn quang đó và điều đó cũng được coi là những gì thể hiện đức bác ái Phúc Âm.

Đối với người tín hữu giáo dân, việc dấn thân vào chính trị được coi như đặc tính thể hiện và nhu cầu của việc chuyên cần dấn thân Ki Tô hữu để phuc vụ nguời khác ( Quadagesimo Anno, 46).

Nhưng để thực hiện điều đó, cần phải có một khuôn mẫu để chuẩn định, cá nhân cũng như cộng đồng, được đặt liên hệ với một vài cự điểm, như

   - hiểu biết được các tình trạng,

   - suy tư có hệ thống về các hiện trạng thực tế,

   - nhận thức được các phương thức phải lựa chọn ( Tổng Lược Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội, 568). 

Từ đó có thể thoát xuất ra những sự lưa chọn tác động thiết thực và hữu hiệu. Nhưng nói nhu vậy, chúng ta không thể coi đó là những gì có giá trị tuyệt đối , bởi vì

   - " đức tin không bao giờ có ý định viện cớ trói buộc tất cả vào một sơ đồ chắt nịch các nội dung xã hội - chính trị, bởi vì đức tin ý thức được chiều kích lịch sử trong đó con người đang sống, đòi buộc xác định sự hiện hữu của các tình trạng không hoàn hảo và thường xuyên thay đổi mau chóng " ( Thánh Bộ Tín Lý Đức Tin, Ghi Chú Tín Lý...2002, 7).

   - " Lương tâm Ki Tô giáo được đào tạo tốt đẹp không cho phép bất cứ ai đồng thuận bỏ phiếu cho việc thục hiện một đồ án chính trị hay một đạo luật riêng rẽ, trong đó các nội dung nền tảng của đức tin hay luân lý bị đảo ngược do việc ban hành các lời đề nghị khác biệt hay ngược lại với các nôi dung đó " ( id.,4).

   - " Trong trường hợp không thể nào tránh được việc thực hiện những chương trình chính trị đó, một dân biểu quốc hội có thể trợ lực một cách chính đáng cho nhũng đề nghị nhằm giới hạn những thiệt hai và giảm thiểu các hậu quả tiêu cực trên lãnh vực văn hoá và luân lý công cộng " ( id.570). 

Một lãnh vực cá biệt cho việc chuẩn định đối với người tín hữu giáo dân đó là lãnh vực có liên quan đến việc lựa chọn các dụng cụ chính trị, hay nói đúng hơn đó là việc gia nhập vào một chính đảng và vào các phương thức tham gia vào chính trị.

Cần phải tác động một việc chọn lựa trung thành với các giá trị, trong khi lưu ý đến các trường hợp thiết thực.

Ngưòi tín hữu giáo dân không thể tìm được một chính đảng đáp ứng lại hoàn hảo các điều đức tin đòi buộc và có liên hệ đến Giáo Hội. Việc gia nhập đứng về phía nầy hay phía khác là việc lựa chọn chính trị, chớ không bao giờ là việc lựa chọn ý thức hệ, nhưng dù sao đi nữa cũng luôn luôn phải có cân nhắc, nhằm thực hiện những phương thức đặc tâm lưu ý nhứt để đạt được công ích đích thực ( id. 573).  

Gia nhập vào một chính đảng hay một phe phái chính trị phải được coi là quyết định với tư cách cá nhân.

Dù sao đi nữa, người tín hữu trong chính trị cũng phải tìm cách

   - " hiểu biết, thông cảm nhau bằng một cuộc đối thoại thành thật, trong khi vẫn luôn luôn gìn giữ đức bác ái đối với nhau và được thúc đẩy tiên khởi nhằm công ích " ( Gaudium et Spes, 43).

2 - Các định hướng và các điểm cốt yếu quan trọng.

Trong tiến trình văn hoá phức tạp hiện nay,  việc người tín hữu giáo dân dấn thân vào chính trị được đặt thành vấn đề.

Thật vậy,

   - một đàng người tín hữu giáo dân không thể tránh né khỏi tham dự vào đời sống chính trị,

   - thì đàng khác họ lại phải lưu tâm đến những khuynh hướng văn hoá mơ hồ tối nghĩa, thúc đẩy con người có những lựa chọn có thể tranh cải được về luân lý hay không thể chấp nhận được.

Về vấn đề nầy Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin đã can thiệp với bản " Ghi chú tín lý về một vài  vấn đề có liên quan đến việc chuyên cần và thái độ của người công giáo trong đời sống chính trị " ( Nota dottrinale circa alcune questioni riguardanti l'impegno e il comportamenti dei cattolici nella vita politica, 2002).

Bản tài liệu nhấn mạnh đến

   - việc cần phải tạo một linh hồn luân lý cho đời sống dân chủ ( n.2),

   - cống hiến cho chính trị một vài định hướng về vấn đề đa nguyên ( n.3 ),

   - mối tương quan giữa sự trung thành Ki Tô giáo và thuộc về phe phái chính trị ( n. 4),

   - đặc tính trần thế của chính trị ( n. 5-6). 

   2.1 - Linh hồn luân lý cho dân chủ.

-Sau khi xã hội chủ nghĩa áp dụng thiết thực đã tàn lụi, nền văn hoá tân-tự do chủ thuyết (neoliberalismo) có khuynh hướng trở thành là nền văn hóa độc tôn  

   - " đó là nền văn hoá duy nhứt tạo ra mối nguy hiểm đồng nhất hoá mọi văn hoá khác, bởi lẽ có cả một gia sản giá trị của mình. Nhược điểm của nền văn hoá chính trị đang thịnh hành nằm trong mối đươn kết giữa dân chủ và tương đối luân lý. Bởi đó các chính kiến khác nhau, văn hoá khác nhau, luân lý và tôn giáo khác nhau đều được coi là có giá trị như nhau và chính danh hợp pháp như nhau. Trong khi đó thì tự do được hiểu như là mọi người đều có thể hành xử và lựa chọn điều gì mình thích nhứt, chỉ có lằn mức duy nhứt là tôn trọng tự do của người khác ( Nota doctrinalis, id.). 

Bởi đó Ghi Chú Tín Lý ( Nota doctrinalis...) đứng cách xa với quan niệm mọi điều đều được phép và cá nhân chủ nghĩa đó. Bởi lẽ đó là thái độ của chủ thuyết dân chủ thực dụng,

   - cơ chế quốc gia trở thành dụng cụ quyền lực và lợi thú của phe nhóm,

   - với hậu quả là không còn tôn trọng phẩm giá cao cả thiêng liêng của con người và làm cho chính nền dân chủ không còn đâu là định điểm để có thể quy chiếu. 

   2.2 - Đa nguyên.

Cũng chính những lý do khước từ tương đối luân lý chủ nghĩa là nền tảng chính đáng cho quan niệm đa nguyên. Đa nguyên không liên quan đến các nguyên tắc luân lý

   - " bởi bản chất của mình và tự phận vụ nền tảng cuộc sống chính trị của mình, các giá trị luân lý là những giá trị không thể bàn thảo mặc cả được " ( Nota doctrinalis, n.3), nhưng là những giá trị có thể đưa đến những chiến thuật chính trị khác nhau.

Tính cách đa nguyên các khuynh hướng chính trị không những là những điều chính đáng, mà còn là những điều cần thiết trong cuộc sống dân chủ: 

   - " Như vậy, không ai có thể chối cải quyền tự do của người tín hữu giáo dân lựa chọn các khuynh hướng, chủ trương chính trị thích hợp với đức tin và với lề luật luân lý tự nhiên, đó là lề luật theo tiêu chuẩn của mình. các khuynh hướng, chương trình chính trị phải nhằm đáp ứng một cách tốt đẹp nhứt cho các đòi hỏi của công ích ( Nota doctrinalis, n. 3).   

Hiểu như vậy, bổn phận mà người tín hữu giáo dân phải hành xử thích ứng với đức tin và với các nguyên tắc căn bản luân lý, không cấm cản người tín hữu giáo dân có thể khác biệt giữa họ, trong việc chuẩn định phán đoán cần có đối với một chương trình của chính đảng hay của chính quyền. 

   - Ghi Chú Tín Lý ( Nota doctrinalis...) còn nhấn mạnh rõ rệt hơn rằng

    * " Có thể có nhiều chính đảng mà trong đó người công giáo có thể chọn lựa để đấu tranh với quyền và nhiệm vụ của mình  - nhứt là qua các đại biểu trong Quốc Hội - để xây dựng đời sống dân sự của Xứ Sở " ( Nota doctrinalis, id.). 

Đó là việc lựa chọn, tùy thuộc lương tâm và cảm nhận xã hội-văn hoá của từng cá nhân:

   - " Giáo Hội không có bổn phận phải đưa ra những giải pháp thực tiển - càng không phải hơn nữa đưa ra những giải pháp duy nhứt - đối với những vấn đề trần thế mà Thiên Chúa đã để cho phán đoán của mỗi người được tự do và có trách nhiệm, mặc dầu Giáo Hội có quyền và bổn phận phải đưa ra những phán quyết luân lý của mình về các thực tại trần thế, khi có sự đòi buộc đối với đức tin và luân lý " ( Nota doctrinalis, id.).

Trong nhãn quang đó, người tín hữu giáo dân ý thức rằng việc lựa chọn sống với chức năng chính trị là những gì thể hiện cho thấy mức độ trưởng thành thiêng liêng của con người đang liên hệ.  

   2.3 - Trung thành Ki Tô giáo và thuộc về khuynh hướng chính trị.

Đa nguyên không có nghĩa là dững dưng. Bởi đó mặc dầu lựa chọn khác nhau là điều chính đáng, nhưng cũng cần phải nhận thức rằng không phải mọi chương trình, mọi khuynh hướng chính trị đều được coi như là sát gần và thích hợp với nhãn quang xã hội của Ki tô giáo và với lời huấn dạy của Giáo Hội.

Điểu vừa kể đặt người tín hữu giáo dân trước một câu hỏi hệ trọng: làm sao có thể vẫn trung thành với căn tính và lý tưởng của mình, khi mình thuộc hệ vào một chính đảng hay một phe phái, khuynh hướng mà trong đó mình không được nói lên hoàn hảo những giá trí mà mình tin vào đó, khi vì phải tuân hành phương thức dân chủ mà mình lại bị đặt trước những việc lựa chọn đối ngưọc lại những giá trị luân lý bất khả nhượng của con người ( lợi ích toàn vẹn của con người, đời sống, gia đình, giáo dục, tự do tôn giáo, hoà bình ) ? 

   - Ghi Chú Tín Lý ( Nota doctrinalis...) xác nhận rằng người công giáo phải có can đảm nhân chứng trước công chúng, 

   - khi họ chứng tỏ cho thấy mình hoàn toàn khắng khít với những giá trị luân lý bất khả nhượng. Người tín hữu giáo dân trong chính trị cũng cần xử dụng tất cả những dụng cụ mà phương thức dân chủ cho phép để đạt được điều tốt lành một cách thiết thực to lớn nhứt có thể trong các hoàn cảnh khác nhau.  

   - Bản văn Nota doctrinalis định hướng mà ĐTC Gioan Phaolồ II đã đưa ra về vấn đề phá thai như sau:

   * " Một vị dân biểu Quốc Hội, mà thái độ chống đối tuyệt đối của mình được thể hiện rõ rệt và ai cũng biết, có thể chính đáng đưa ra sự trợ lực của mình đối với những lời đề nghị nhằm giảm thiểu các tai hại của đạo luật đó và nhằm giảm thiểu các hậu quả tiêu cực về phương diện văn hóa và luân lý công cộng " ( Evangelium vitae, 1995, n. 73). 

Đức Hồng Y Carlo Maria Martini đưa ra lý chứng sau đây để nói lên tính cách chính đáng của thái độ vừa kể:

   - " Động tác  chính trị...tự nó không có nghĩa là để thực hiện lập tức các nguyên tắc tuyệt đối, mà đúng hơn là để thực hiện công ích một cách chính đáng có thể, trong một hoàn cảnh thiết định nào đó " ( Incontro conclusivo delle scuole di formazione socio-politica sul tema: Politica, via alla santità, in Martini C. M. , Il Padre di tutti, Lettere, discorsi e interventi, EDB, Bologna 1999, 290). 

Bằng cách tránh đi thái độ " hành động như nhà đạo đức ", " làm nhà luận lý ", thái độ đó không đem lại lợi ích gì trong chính trị.

Với lương tâm cho rằng như vậy chưa đủ luân lý hay không phải là thái độ luân lý trong đôi tay trong sạch, có thể đưa đến những cuộc đụng chạm chống đối quyền lực, người tín hữu giáo dân dấn thân vào các chính đảng phải học hỏi trên chính bản thân mình rằng động tác chính trị luôn luôn gồm cả ở việc thực hiện được tuần tự công ích.

Từ đó chúng ta có thể hiểu được thái độ nguy hại là thái độ bỏ rơi chính trị vì sợ có thể bị làm vẩn đục căn tính của chính mình hoặc cũng do đó mà khước từ mọi động tác đối thoại, bởi lẽ 

   - " lời đề nghị những bước đi tích cực, mặc dầu là những bước chậm chạp, tuần tự còn hơn là thái độ khép kín trên những câu la ó từ chối " không ", rồi về lâu về dài, với chiêu bài phải được điều tốt nhứt, khiến cho tình trạng càng ngày càng trở nên tồi tệ, không xứng đáng với con người hơn " ( ĐHY C.M. Martini, C'è un tempo per tacere e un tempo per parlare 1995, Centro Ambrosiano, Milano 1995, 22ss). 

Chủ trương đa nguyên văn hoá và luân lý, cũng như địa vị thiểu số của người Ki Tô hữu trong xã hội hiện nay dường như gợi ý cho chúng ta con đường của sự hiện diện trải rộng của người tín hữu giáo dân trong nhiều lãnh vực chính trị khác nhau.

Sự kiện vừa kể có thể giúp cho người tín hữu giáo dân vượt qua khỏi các tiền kiến ý thức hệ và đưa đến một cuộc hiểu biết, hội nhập bị đặt thành điều kiện ít hơn vào những vấn đề khác nhau trên tầm mức luân lý.  

Đàng khác việc áp dụng hệ thống đa số khiến chúng ta phải  tìm được những tổ chức, những lãnh vực đồng thuận rộng rãi hơn những gì chỉ gói ghém giới hạn trong lãnh vực thuộc hệ chính đảng, dựa trên việc xác nhận một đồ án chính trị tổng phần của nó.

Tất cả những gì vừa kể đòi buộc phải có một thái độ mở rộng, đối với nội bộ cộng đồng Ki Tô giáo, mở rộng ra cho nhiều lãnh vực để có thể gặp gỡ nhau, trong đó các tín hữu giáo dân của nhiều lực lượng chính trị khác nhau có thể bình thản, thanh thoảng đối thoại, so sánh, cân nhắc các chủ trương và chương trình hành động của nhóm mình. 

   2.4 - Đặc tính trần thế.

Để hoà hợp được lòng trung thành với căn tính Ki Tô giáo của chính mình và các lề luật, nguyên tắc của chính trị, người tín hữu giáo dân cần có thái độ trung gian điều giải luân lý và nhân chủng học, nhờ đó có thể tránh được thái độ cực đoan của những ai muốn diễn dịch thẳng các giá trị Ki Tô giáo của mình vào chính trị và thái độ của kẻ " hề hà thế nào cũng được " ( qualunquismo ), sẵn sàng hạ thấp giá trị của lương tâm, miễn là được một vài lợi nhuận tức khắc.

   Bản Ghi Chú Tín Lý ( Nota doctrinalis...) đứng ở một vị thế tách xa khỏi thái độ của nhóm quá khích và nhóm  " hề hà cái gì cũng được miễn là ", bằng cách lập lại những thành đạt tín lý và mục vụ của Công Dồng Vatican II và của Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội.

Như mỗi thực thể khác ở thế gian, chính trị cũng có tính cách trần thế.

Chính trị có mục đích nhằm đạt được lợi ích trần thế cho cộng đồng dân chúng, bởi đó chính trị có luật lệ và dụng cụ, phương tiện tự lập của chính mình, không phải cần có sự trợ giúp của đức tin hay của phương thức tổ chức thiêng liêng.

Từ đức tin chúng ta không thể trực tiếp diễn dịch một khuôn mẫu tổ chức xã hội, chính quyền hay chính đảng. Đức tin không cho phép người tín hữu giáo dân khỏi trách nhiệm , khỏi những nguy hiểm, thử thách của động tác chính trị, khỏi lao lực để tìm ra được phương thức trung gian điều giải mà cuộc sống dân chủ đòi buộc:     

   - " Đặc tính trần thế là " đặc tính tự lập của lãnh vực đời sống dân sự và chính trị, tự lập khỏi lãnh vực tôn giáo và giáo phẩm...là một giá trị đạt được và được Giáo Hội nhìn nhận và thuộc về gia sản mà cuộc sống văn minh đã đạt được " ( Nota doctrinalis, n.6).  

Tuy nhiên, chính trị  tự lập đối với lãnh vực tôn giáo không có nghĩa là tự lập đối với lãnh vực luân lý. Bởi đó là một cách phát biểu sai lạc cho rằng việc Giáo  Hội đứng ra bênh vực các đòi hỏi luân lý phải có trong chính trị, là những gì không thuộc thẩm quyền và bổn phận của Giáo Hội, cho rằng tốt hơn, Giáo Hội chỉ nên cáng đáng " việc nội bộ " của mình. Bởi lẽ các đòi hỏi luân lý cũng là những gì phải có đối với các nguyên tắc trần thế trên đó nền dân chủ có được nền tảng:

   - tôn trọng phẩm giá con người,

   - quyền tự do của mỗi người,

   - tình liên đới hỗ tương,

   - mọi người có quyền bình đẳng như nhau,

   - công lý và hoà bình.

Những việc lựa chọn mà người tín hữu giáo dân được mời gọi hãy cùng thực hiện trong chính trị với tất cả những người thành tâm thiện chí khác và trung thành với ước vọng tôn giáo của mình, cũng là những động tác trần thế.

   - " Quyền huấn dạy của Giáo Hội không có ý định gì hành xử quyền lực chính trị, cũng không nhằm loại trừ tự do tư tưỏng của người công giáo trong nhũng vần đề trần thế. Trái lại Giáo Hội có ý...dạy bảo và soi sáng lương tâm của các tín hữu, nhứt là của những ai dấn thân vào các phận vụ chuyên cần trong đời sống chính trị, để cho động tác của các tín hữu luôn luôn là động tác nhằm thăng tiến toàn vẹn con người và công ích " ( Nota doctrinalis, n. 6).    

Qua những gì vừa trình bày, chúng ta hiểu được người tín hữu giáo dân được mời gọi hãy tham gia vào việc soạn thảo đồ án tổng thể của xã hội và trung gian điều giải ( mediation ) đức tin của mình thành ngôn từ nhân chủng học, mọi người đều có thể hiểu được, các giá trị luân lý căn bản, là phần gia sản của các giá trị Ki Tô giáo.

Bởi đó cần phải khởi đầu từ văn hoá trong tinh thần tôn trọng đa nguyên , đặc tính trần thế và hợp pháp của thể chế dân chủ. Người tín hữu giáo dân không thể tự cho phép mình dững dưng, phủi tay, đứng ngoài ( diaspora )  đối với những gì có liên hệ đến " đời sống thiêng liêng và văn hoá " của xã hội mình.

Như vậy, 

" chúng ta ý thức được cần có gấp rút một động tác mục vụ để

   - xoá bỏ đi sự tách rời giữa động tác thực hành tôn giáo và đời sống dân sự

   - và thúc đẩy người tín hữu giáo dân hiểu biết nhiều hơn và sâu đậm hơn Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội,

  - để mình hiểu được việc liên kết rao giảng Phúc Âm với nhân chứng của các động tác liên quan đến công lý và liên đới hỗ tương " ( Documenti CEI, Per un paese solidale. Chiesa italiana e Mezzogiorno, 21.02.2010)

 
 

VỀ MỤC LỤC
KHI MÀ NHỮNG VỊ LÃNH ĐẠO ĐÁNH RƠI MẤT LÝ TƯỞNG CỦA CHÚA GIÊSU

 

(Suy niệm Phúc Âm Chúa Nhật XXXI Thường Niên A. Mt.23: 1-12)

Bác sĩ NGuyễn Tiến Cảnh, MD

 

 

Bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay (Mt.23:1-12):

 

23- 1 Bấy giờ, Đức Giêsu nói với đám đông và các môn đệ của Ngài rằng: 2 “Các kinh sư và các người Pharisiêu ngồi trên tòa ông Maisen mà giảng dạy. 3Vậy những gì họ nói thì anh em hãy làm, hãy giữ; nhưng đừng làm theo hành động của họ, vì họ nói mà không làm. 4Họ đem những gánh nặng mà chất lên vai người khác, còn chính họ thì không buồn đụng đến ngón tay. 5Họ làm mọi việc cốt để thiên hạ thấy. Quả vậy, họ đeo những hộp kinh thật lớn, mang những tua áo thật dài. 6Họ ưa ngồi cỗ nhất trong đám tiệc, chiếm hàng ghế đầu trong hội đường,7ưa được người ta chào hỏi ở những nơi công cộng và được thiên hạ gọi là “rap-bai”.

 8 “Phần anh em, thì đừng để ai gọi mình là”rap-bai”, vì anh em chỉ có một Thầy, còn tất cả anh em đếu là anh em với nhau. 9Anh em cũng đùng gọi ai dưới đất này là cha của anh em, vì anh em chỉ có một Cha là Cha trên trời. 10Anh em cũng đừng để ai gọi mình là người lãnh đạo, vì anh em chỉ có một vị lãnh đạo, là Đức Kitô. 11Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em. 12Ai tôn mình lên, sẽ bị hạ xuống; còn ai hạ mình xuống, sẽ được tôn lên.”

 

                                                                    ***

“Một lần làm, bằng cả ngàn lần nói” là câu nói ám chỉ sự quan trọng của gương sáng. Làm gương sáng bằng hành động, cuộc sống thì có giá trị và kết quả hơn nhiều lần lý thuyết lưu loát, lôi cuốn người nghe mà không thực hành theo lời mình nói. Đó là ý Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta, những đấng làm thầy nên sống bằng gương sáng, có nghĩa là giảng dạy thì phải thực hành những điều mình giảng. Đừng nghĩ mình là “thầy dạy”, là “cha” thiên hạ, thì phải “ăn trên ngồi trước”. Xét đoán của Chúa không phải như vậy đâu. Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay thu gọn trong quan niệm này. Nói thì phải làm. Kẻ ngồi trên sẽ bị kéo xuống. Người ở dưới sẽ được đưa lên.

 

ĐAI Ý  BÀI PHÚC ÂM CHÚA NHẬT HÔM NAY

 

Bài Phúc Âm hôm nay (Mt 23:1-12) của thánh Mathew được coi như là một cuộc bút chiến khá kịch liệt trong Tin Mừng. Chúng ta lại một lần nữa học được bài học về những xung đột cay đắng giữa những người Pharisiêu thuộc Do Thái giáo và Cộng Đồng Giáo Hội của thánh Mathew.  Đoạn văn cho thấy rõ ràng chúa Giêsu đã lột mặt nạ đạo đức giả của những tên Pharisiêu và kinh sư. Tài liệu này chỉ thấy duy nhất trong Tin Mừng thánh Mathew mà thôi.

     

Trong phần đầu của chương 23, chúng ta thấy tác giả đặc biệt nhắm vào những người gọi là thầy dạy về tôn giáo và trách nhiệm của họ đối với dân chúng. Chúa Giêsu đã phê phán những người tự coi là đạo đức nhưng lại đối kháng với Ngài, trong đó đa số là những người Pharisiêu. Khi nói Pharisiêu là những người “ngồi trên tòa Maisen” (câu 2) đơn thuần chỉ là kiểu nói ẩn dụ ám chỉ uy quyền giảng dạy của Maisen hoặc là nói về chiếc ghế mà thầy dạy ngồi để thuyết giáo. Những nghiên cứu sau này xác nhận là vào thời kỳ sau thời Tin Mừng thánh Mathew cũng có một loại ghế ngồi đặc biệt dành cho các thầy dạy ở trong các hội đường.

     

Suôi theo dòng thời gian, lời Chúa Giêsu trong Tin Mừng thánh Mathew phải đưọc hiểu trước tiên trực tiếp nhắm vào những người Pharisiêu là các thầy dạy. Sau cuộc chiến tàn khốc giữa Do Thái và La Mã (66-73AD), họ đã cố gắng tạo dựng lại căn tính luân lý đạo đức của dân Do Thái bằng cách mở rộng và củng cố ảnh hưởng của họ trong các hội đường ở Palestine và các kiều bào Do Thái lưu vong.

 

TRỌNG TÂM CỦA CUỘC XUNG ĐỘT: Họ Đã Làm Mất Lý Tưởng của Chúa Giêsu

 

 Vậy thì đâu là trọng tâm của cuộc xung đột? Các nhà truyền giáo Kitô giáo người Do Thái đã nói đến và tuyên xưng một ngôn sứ đã chịu chết trên thập giá và sống lại; họ nhận thấy những thầy dạy Pharisiêu này đã chống đối tư tưởng đó một cách kịch liệt đến độ trở thành đối đầu. Do đó lời chúa Giêsu đã được áp dụng trong trường hợp này. Một cách cắt nghĩa khác là lời Chúa cũng ám chỉ những thầy dạy của Kitô giáo được báo động là không giống như những thầy dạy chính danh đã bị chúa Giêsu khiển trách và lên án.

     

Cái ưu tư thực sự của thánh Mathew là cung cách của những vị lãnh đạo nơi Kitô giáo, những người đã đánh mất lý tưởng mà chúa Giêsu đòi hỏi nơi họ. Câu 6-12 không nên hiểu một cách đơn giản là câu nói độc thoại hay nhắc tuồng để kết án mấy ông Pharisiêu, mà phải hiểu đây là mục đích chính, trọng tâm của sứ điệp của Chúa Giêsu. Chúng ta phải đọc và suy tư đoạn 23 Tin Mừng thánh Mathew này dưới những lăng kính thần học; nó không phải chỉ như một lời khích lệ hay kết tội một cái gì ở trong quá khứ.

 

PHÊ BÌNH NHỮNG THÀY DẠY PHARISIÊU

 

Các Pharisiêu là những thầy dạy, có trách nhiệm đặc biệt hướng dẫn dân Israel vào buổi bình minh của thời đại ngôn sứ, nhưng họ đã không làm tròn bổn phận của họ. Chúng ta thử coi 4 điều chỉ trích nhắm vào các ông thày dạy này được mô tả trong Phúc Âm thánh Mathew hôm nay:

    

 -Thứ nhất, họ không thực hành những điều họ giảng dạy (câu 3). Sự chỉ trích này có thể áp dụng cho bất cứ một loại thầy dạy nào của bất cứ một tôn giáo nào. Họ là những người phải đi sát những lời họ giảng dạy một cách thật rõ ràng, hiển nhiên và đầy tính thuyết phục.


 

Đối với những ai hoàn toàn tin tưởng vào Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô, thì họ phải  rao giảng bất cứ điều gì mà chúa Giêsu đã truyền dạy (28:19) đồng thời phải áp dụng giáo huấn của Ngài trong chính cuộc sống của mình. Chúng ta hẳn thực sự rất sốn sang trước lời chỉ trích này của Chúa, bởi vì không một ai trong chúng ta lại khả dĩ có thể làm gương sáng một cách trọn vẹn và đầy đủ cái lý tưởng mà chúng ta ao ước và cố công biểu hiện trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
 

-Chỉ trích thứ hai nằm ở câu 4 là: “Họ đẩy những gánh nặng cho người khác, còn họ thì chẳng làm gì cả”. Câu này làm cho người đọc hơi khó hiểu một chút, vì câu 3 thoạt nghe thấy có vẻ ngược nghĩa: “Ngươi hãy làm theo bất cứ điều gì mà họ giảng dạy”. Theo tôi hiểu thì ở đây, thánh Mathew nói đến sự kiện là các ông Pharisiêu đã nhấn mạnh một cách quyết liệt là phải tuân giữ luật lệ. Điều đó có quá khắt khe, thiếu tính uyển chuyển không? Biểu giữ luật ngày Sabbath một cách tổng quát thì chưa đủ, còn cần phải cẩn thận xác định những sinh hoạt của những ngày thường trong tuần được gọi là “công việc chính”, để rồi mới cấm làm những điều gọi là “công việc chính” trong ngày Sabbath. 
 

Mặc dù chúa Giêsu giữ luật ngày Sabbath, nhưng Ngài cũng nhấn mạnh việc “phục vụ người bệnh, những kẻ ốm đau phải ưu tiên hơn luật ngày Sabbath”. Chúa đề nghị cho các môn đệ và những người nghe ngài một cái ách dễ dàng hơn và một gánh nặng nhẹ nhàng hơn: “Tất cả những ai đang vất vả và mang gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ  cho nghỉ  ngơi bồi dưỡng….. (Mt.11: 28-30). Thánh Mathew hẳn đã trực tiếp bắn những mũi tên chỉ trích này vào những thày dạy của Kito giáo là những người lúc đó buộc những người theo chúa Giêsu phải giữ luật ngày Sabbath và những nghi thức luật lệ khác theo như cách cắt nghĩa của phe Pharisiêu.

 

ĐẠO  ĐỨC  GIẢ

 

-Chỉ trích thứ ba nằm ở câu 5, cần một diễn nghĩa nhỏ. Họ làm mọi việc cốt để mọi người nhìn thấy…”.  Câu này tự nó đã nói lên vấn đề đạo đức giả. Kẻ giả hình nhân đức là kẻ làm bộ thương người, biểu diễn làm một việc tốt với mục đích được người đời ca ngợi hơn là ca tụng Thiên Chúa. Hành động này đã bị Chúa thẳng thắn từ chối một cách rõ ràng trong bài giảng trên núi nói về bố thí làm phúc và ăn chay hãm mình (Mt.6: 1-6; 16-18). Đeo lủng lẳng trên người những hộp đựng sách kinh thật lớn và quàng những sợi dây choàng dài thòng huy hoàng với mục đích làm cho mọi người chú ý biết đến ta là kẻ đạo đức, là thày dạy… !!!
 

 

NHỮNG DANH HIỆU VINH DỰ

 

-Chỉ trích thứ 4 là một chỉ trích khá nghiêm khắc về danh hiệu (câu 7-11). Chỉ sau năm 70AD, người ta mới phát động dùng danh xưng “Rap-bai” như là một từ có tính kỹ thuật để chỉ những người thuộc truyền thống Pharisiêu, những người đã được huấn luyện để làm thầy dạy và được xếp riêng vào thành phần có nhiệm vụ lãnh đạo trong cộng đồng. Đành rằng đó là nhiệm vụ cần thiết, nhưng không thể dùng cái tước hiệu đó để tự đế cao mình, làm tổn thương đến tình đoàn kết và thiết thân trong cộng đồng. Chúa Giêsu cấm các môn đệ của Ngài dùng những danh hiệu như vậy cho thấy trong cộng đồng của thánh Mathew cũng có những người dùng các đanh hiệu kiểu ấy. Chúa cấm không phải chỉ cái tên, cái danh hiệu không thôi, mà còn cấm cả cái tinh thần “ta đây” tự cao tự đại, cho mình là sang cả, hiểu biết, phải được trọng vọng hơn người, không ai có quyền nói động đến ta, chỉ trích phê bình ta, cho dù ta làm bậy, không giữ đúng phép tắc, luật lệ và bổn phận, nại cớ ta là thầy dạy…. Chúa khẳng định cho chúng ta biết: Chỉ có một người được chấp nhận và tôn vinh có danh hiệu, còn lại tất cả mọi người đều là anh chị em huynh đệ, gắn bó với nhau trong tình nghĩa yêu thương và nể trọng  nhau.
 

 

DANH HIỆU “CHA”

 

Câu 9 trong đoạn Phúc Âm hôm nay, Chúa đã đưa ra một mệnh lệnh: “Đừng gọi ai là cha ở trên mặt đất này”. Tiếng cha này không có nghĩa là “cha đẻ” của mình, mà là “cha với uy quyền tôn giáo”. Một số vị lãnh đạo rap-bai thường tự xưng là “ab”, nghĩa là “Cha”. Tuy nhiên trong Giáo Hội Công Giáo, dùng danh xưng Cha, Đức Cha, Đức GM v.v…thì không có gì là sai trái, bởi vì những danh hiệu này không làm cho người ta tách biệt khỏi uy quyền hay hệ thống lãnh đạo của Giáo Hội, nó được dùng để chứng tỏ mối liên đới chính thức và thân thiết trong công đồng Giáo Hội mà thôi. Tuy nhiên, đối với những người được mang cái danh hiệu trọng vọng đó, thì phải hành sử khiêm tốn làm sao để trở thành những nô bộc như Chúa truyền dạy hầu phá tan những hàng rào ngăn cách, cản trở hiện có giữa những người anh em huynh đệ là con cùng một cha chung ở trên trời trong cộng đồng dân Chúa. Đó là điều cấp thiết, cần phải tích cực thực hiện. Nhân đây cũng xin được nhắc lại là trong cộng đồng dân Chúa, đã có thời xẩy ra những cuộc tranh luận khá sôi nổi về danh xưng “cha” của các linh mục…ngay trong giới Công Giáo. Phải chăng đó là do có người không biết sử dụng đúng nghĩa danh xưng cha?

 

 

NGƯỜI LỚN NHẤT PHẢI LÀ NÔ BỘC

 

Trong chỉ trích thứ 4 về danh hiệu, Chúa ám chỉ địa vị thực sự lớn nhất trong cộng đồng các môn đệ là cộng đồng đã trở thành giáo hội. Trong câu 11-12, thánh Mathew đã đưa ra những đặc tính của một người lớn nhất trong cộng đồng: là phải trở nên nô bộc của tất cả mọi người. Đây là Lý Tưởng của Giáo Hội, một cộng đồng trong đó mọi người đều bình đẳng với nhau, đã được thánh Phaolo sau này chọn làm tiêu chuẩn khi ông đi giảng dạy trong những cộng đồng của Giáo Hội sơ khai. Trong những thư mục vụ gửi cho các cộng đồng, thánh Phaolo đã nhấn mạnh đến nhiệm vụ lãnh đạo mà không nhấn mạnh đến những người được kêu gọi để chu toàn những nhiệm vụ đó. Thánh nhân đã cầu nài mọi người hãy bỏ đi tính ích kỷ, lòng tham lam và hãy đối sử với mọi người một cách khiêm tốn, coi họ như là bề trên của mình vậy (Pl 2:3; Rm 12: 3,16).


 

 

LỜI KẾT:

HIẾN DÂNG TIN MỪNG CHÚA VÀ CẢ  BẢN  THÂN  MÌ NH

 

Khi suy niệm bài đọc 2 thư thánh Phaolo gửi tín hữu Thessalonia (2Tx 2: 7b-9, 13), chúng ta không thể nào không nhớ đến Chân Phước Gioan XXIII với tất cả lòng kính mến và biết ơn. Những lời thánh Phaolo nói về cuộc đời mình khiến chúng ta có cảm giác ngài diễn tả cuộc đời và sứ vụ của Angelo Roncalli mà sau này trở thành Giáo Hoàng nổi tiếng Gioan XXIII: “Chúng tôi đối sử hiền lành dịu dàng với anh em, như người mẹ nuôi con mình.  Với tình thương yêu mến anh em như vậy, chúng tôi quyết định hiến dâng cho anh em không phải chỉ có Tin Mừng của Chúa, mà còn chính bản thân chúng tôi nữa, bởi vì anh em đã trở thành những người rất mực thương yêu của chúng tôi.”

     

Nhờ ánh sáng chiếu soi của thư thánh Phaolo gửi tín hữu Thessalonia và bài Phúc Âm hôm nay nói về sứ điệp lãnh đạo tôn giáo, chúng ta thử coi lại bài phát biểu khai mạc Công Đồng Vatican II của Chân Phước Gioan XXIII được đọc tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phêro ngày 11 tháng 10 năm 1962.


 

Mục Vụ  Phải Ưu Tiên….

 

 Trong công tác thi hành mục vụ hàng ngày, chúng tôi thường phải lắng nghe -mặc dù không muốn- những câu chuyện của những người, dù họ rất nhiệt tình, nhưng không có được cái cảm quan kín đáo và biết giới hạn của mình. Ở thời đại tân kỳ hiện nay, họ không nhìn thấy gì cả ngoài việc nói loanh quanh dối trá và gây đổ vỡ. Họ nói rằng, thời đại của chúng ta, nếu so sánh với những thời đại trước, thì tệ hơn nhiều, và họ hành sử như thể họ chẳng học hỏi được gì cả ở lịch sử mà không ít thì nhiều cũng là thầy dạy về cuộc sống. Họ hành sử như thể, ở thời các công đồng trước, nói về tư tưởng Kitô giáo và đời sống và về cả tự do tôn giáo, thì tất cả mọi sự đều thành công vẹn toàn.

     

Chúng tôi cảm thấy không thể đồng ý với những vị tiên tri chuyên nói chuyện u ám buồn thảm đó, là những người luôn luôn suy đoán về những thảm trạng đổ nát như thể tận thế đang ở trước mặt.

 

 …….. Cái cách thức mà giáo lý thánh được loan truyền, ai cũng đã biết và công nhận, nó đã rõ ràng trở thành kỳ vọng của Công Đồng thuộc về giáo lý. Nghĩa là, Công Đồng Chung XXI đã được rút ra từ những kinh nghiệm phong phú, quan trọng về pháp luật, phụng vụ, tông tòa và hành chánh có hiệu quả cũng như những ước vọng truyền giao giáo lý tinh tuyền, đồng nhất, không một suy giảm hay bóp méo, mà qua 20 thế kỷ, đã phải chịu biết bao khó khăn và chống đối, nay đã trở thành gia sản chung của con người. Đây là một gia sản, không những được tất cả mọi người chấp nhận, mà luôn luôn còn là một kho tàng phong phú cho những người thiện tâm thiện chí.


 

Bổn phận của chúng tôi không chỉ gìn giữ cái kho tàng quí giá đó, vì sự cổ kính của nó, mà chúng tôi còn hiến dâng chính bản thân chúng tôi với một ước nguyện nồng nhiệt mà không lo ngại gì về công việc nặng nhọc trong phạm vi của chúng tôi đòi hỏi, hầu bước theo vết chân mà Giáo Hội đã đi từ 20 thế kỷ nay. Do đó, điểm rõ ràng và nổi bật của Công Đồng này, không phải chỉ có bàn luận về điều khoản này hay điều khoản kia của giáo lý nền tảng của Giáo Hội đã được các Giáo Phụ và các nhà thần học cổ điển cũng như đương đại nhắc đi nhắc lại mà tất cả chúng ta ai cũng đều biết và đã quá quen thuộc.

 

……...Bản chất của giáo lý cổ điển về Niềm Tin là một vấn đề, và phương thế diễn đạt, rao truyền nó lại là một vấn đề khác.Việc diễn đạt, quảng bá này đòi hỏi phải nhẫn nại và kiên trì, nhất nhất mọi sự phải được đo lường dưới những dạng thức tương xứng của Huấn Quyền mà trong đó đặc tính  mục vụ phải ưu tiên.

 

 “Ai đưa mình lên sẽ bị hạ xuống. Ai hạ mình xuống sẽ được đưa lên.”

 

 

Fleming Island, Florida

Oct. 30, 2011

NTC


VỀ MỤC LỤC
RƯỢU HAY NƯỚC


 

Chuyện xưa kể rằng tại một ngôi làng, một nhóm mười người tổ chức cuộc gặp mặt đón xuân mừng năm mới. Một vị lên tiếng, “Tôi đề nghị chúng ta mỗi người góp tay nhau để vui xuân bằng cách mỗi người mang theo rượu của mình và đổ chung vào một chum lớn để cùng chia vui trong dịp xuân.” Mọi người đồng ý và vui vẻ ra về.

Khi về đến nhà, một người trong nhóm cảm thấy hối tiếc vì mình đã nhận lời mang theo bầu rượu quí lâu năm của mình để nạp chung vào nhóm. Vốn không muốn chia sẻ bầu rượu của mình và cũng tiếc tiền để mua rượu khác cho bữa tiệc, anh tỏ vẻ buồn rầu. Nhưng sau một hồi suy nghĩ, anh ta quyết định. “Ta sẽ đổ nước lạnh vào bầu rượu. Khi đến dự tiệc, ta sẽ đi thẳng vào chum lớn và đổ rượu của ta vào đó. Chín ông kia sẽ mang rượu của họ đến, như thế “rượu” của ta sẽ hoà vào rượu của họ, thì chắc chắn sẽ không ai biết được, vì một bầu nước của ta sẽ bị lấn át bởi chín bầu rượu kia. Và như thế ta vẫn có rượu uống như mọi người mà không mất bầu  rượu quí này.”

 Đến ngày dự tiệc, anh ta mang “rượu” của mình và làm đúng như kế hoạch. Trời tối, chum lớn, từng người một đem rượu của mình đổ vào chum và quay về chỗ ngồi để chờ khai mạc tiệc vui. Sau khi mọi người đã vào bàn tiệc, ông chủ nhà liền sai anh hầu bàn rót rượu mời từng vị khách. Ai ai cũng háo hức để thưởng thức rượu ngon. Bắt đầu từ chủ nhà đến các vị khách, mỗi người đều nhấm rượu. Đôi mắt mỗi người nhìn chằm chằm vào nhau với sự nghi kỵ, xoi mói, hổ thẹn, nhưng miệng vẫn hết lời khen rượu ngon hão hạng. Nhưng thực ra, thức uống mà họ cầm trên tay chỉ toàn là nước lạnh, vì ai ai cũng có suy nghĩ toan tính như anh kia.[i] 

* * *

Thưa bạn, câu chuyện rượu hay nước trên đây muốn nhắn gởi chúng ta điều gì? Bạn muốn uống rượu, bạn phải cho rượu; bạn muốn đón nhận điều tốt từ người khác, bạn phải mang điều tốt cho họ. Bạn đối xử với người khác thế nào, bạn cũng sẽ nhận lại như thế. Bạn muốn xã hội tốt đẹp, công bằng, hoà bình, bạn phải là người gieo những hạt giống ấy chứ không chờ ai khác làm thay cho bạn. Trong bàn tiệc cuộc đời, ai ai cũng được mời gọi mang “rượu” của mình vào cuộc tiệc ấy. Hay nói cách khác, trong việc xây dựng xã hội, đất nước, ai cũng có phần trách nhiệm mang “rượu” để góp chung vào vận mạng của dân tộc. 

Một em bé 9 tuổi khi tự nguyện góp phần thức ăn nhỏ của mình để chờ chia sẻ với mọi người bị nạn trong trận động đất tại Nhật Bản (11/3/2011)[ii]. Em ấy mang “rượu” hay mang “nước” đến bữa tiệc chung của dân tộc Nhật Bản?

Hằng tuần những người dân đơn sơ và những sinh viên biểu tình chống sự xâm lược của Trung Cộng vào lãnh thổ Việt Nam để chỉ nói lên lòng yêu nước của mình. Những người này bị đánh đập, bì trù dập, bị bỏ tù, và hậu quả là một tương lai đen tối đang chờ họ phía trước. Họ mang “rượu” hay mang “nước” đến bữa tiệc chung của dân tộc?

Chân Phước Gioan Phaolô II mang “rượu” hay “nước” trong vấn đề của dân tộc Ba Lan khi bị Liên Xô xâm chiếm? Thực vậy, rất mạnh mẽ và rõ ràng, chân phước Gioan Phaolô II đã không khoan nhượng trước việc Liên Xô chuẩn bị đánh chiếm Ba Lan. Ngài đã biểu lộ lập trường của một người con của dân tộc Ba Lan trong những buổi cầu nguyện công khai; Ngài đã có những cuộc trò chuyện với cố Tổng thống Reagan, với Walesa Lech, chủ tịch Phòng Trào Đoàn Kết Ba Lan để tìm phương cách cứu dân tộc của Ngài. Đặc biệt, “Đức Giáo hoàng đã dùng tiền của mình để tài trợ Phong Trào Đoàn Kết trong việc xuất bản báo chí và phát thanh chui”[iii] tại quê nhà. Hơn thế nữa, ngài cũng đối diện trực tiếp với giới lãnh đạo Liên Xô là những người đang âm mưu thâu tóm quê hương của Ngài. Vào ngày 16 tháng 12 năm 1980, Đức Gioan Phaolô II đã viết thư riêng cho Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Liên Xô Leonid Breznhev, trong đó, với ngôn ngữ nhẹ nhàng nhưng thể hiện rõ quan điểm cương quyết trong việc Liên Xô chuẩn bị tấn công Ba Lan. “Tôi yêu cầu ngài hãy làm mọi cách để chấm dứt những tình trạng xáo trộn này.” Vào phần cuối thư, “Tôi hy vọng rằng ngài sẽ tử tế đón nhận và xem xét những ý kiến của tôi [vì] đó là bổn phận của tôi [để] trình bày [những vấn đề này] đối với ngài. Ngài cũng nên hiểu rằng, động lực chính [của tôi] chính là sự hoà bình và thông hiểu giữa các dân tộc với nhau.” [iv]  

Mục Sống Sao Cho Đẹp mời gọi bạn xem lại “bầu rượu” của mình khi đi “dự tiệc” trong cộng đồng, xã hội. Nếu bạn không muốn mang “rượu”, thì ai sẽ mang “rượu” trong vấn đề của cộng đồng, đất nước, dân tộc?

Br. Huynhquảng

http://brhuynhquang.org/

 


[i] Lược dịch từ Elisa Pearmain, Doorways to the Soul, (Oregon: Resource Publication, 1998), 66.

[ii] Nước Nhật người Nhật, http://brhuynhquang.org/?cat=370

[iii] O'Sullivan, John (2006). The President, the Pope, And the Prime Minister: Three Who Changed the World (p. 181). Regnery History. Kindle Edition.

[iv] Lược dịch từ George Weigel, ‪Witness to Hope: The Biography of Pope John Paul II, 406.


VỀ MỤC LỤC
ỨNG SINH LINH MỤC GIÁO PHẬN HỌC VÀ SỐNG TƯƠNG QUAN VỚI GIA ĐÌNH (tiếp theo)

 

Mời thăm Blog của Lm. Trần Minh Huy http://www.chivilongchuathuongtoi.tk/

Tác phẩm: ĐÀO TẠO ỨNG SINH LINH MỤC GIÁO PHẬN

Lm. Micae-Phaolô Trần Minh Huy pss

CHƯƠNG NĂM 

ỨNG SINH LINH MỤC GIÁO PHẬN HỌC SỐNG CĂN TÍNH VÀ SỨ VỤ LINH MỤC

D.  ỨNG SINH LINH MỤC GIÁO PHẬN HỌC VÀ SỐNG TƯƠNG QUAN VỚI GIA ĐÌNH

(tiếp theo) 

E. NHỮNG TRÔNG ĐỢI 

 

E.1. Linh mục tương lai trông đợi

 

E.1a Nơi Giám Mục và Linh mục đoàn

·       Cần có sự cảm thông, chia sẻ và nâng đỡ từ Đức Giám mục. Nhưng không nên kỳ vọng quá nhiều vào Ngài, đòi hỏi sự nâng đỡ đặt biệt hơn anh em khác.

·       Cần có tình hiệp thông liên đới trong linh mục đoàn. Cùng cộng tác trong mục vụ, chia sẻ và nâng đỡ giữa anh em với nhau. Mong sự cộng tác và nâng đỡ, hiểu biết lẫn nhau, cùng nhau hướng tới vinh danh Thiên Chúa.

 

E.1.b Nơi bản thân mỗi linh mục

·       Mong chính bản thân linh mục luôn biết hướng tới Chúa là trung tâm và cùng đích của đời sống linh mục của mình. Cần ơn Chúa giúp phát triển đời sống thiêng liêng, gắn bó mật thiết với Thiên Chúa tình yêu, sống hiền hoà với mọi người theo gương Chúa Kitô Mục Tử nhân lành.

·       Không nên thần thánh hoá đời sống linh mục để đòi hỏi sự phục vụ, trọng vọng nơi giáo dân và tìm vinh danh cho mình; quan cách trong giao tiếp, coi khinh người khác, độc tài trong khi làm việc, coi mình là người biết mọi thứ mà không chịu học hỏi, kiêu căng, tự phụ. 

·       Mong linh mục dành nhiều thời giờ hơn cho việc giảng dạy giáo lý và soạn bài giảng lễ, luôn cập nhật và tự trau dồi thêm kiến thức đạo đời để tiến kịp với thời đại, nếu không sẽ trở nên lạc hậu đối với giáo dân.

 

E.1.c Nơi cha xứ

·       Mong cha xứ luôn hết lòng vì giáo dân, chu toàn bổn phận của mình, nhất là việc cử hành các bí tích; sống chan hoà, chịu khó tiếp khách, lắng nghe và ghi nhận những tâm tình, tiếp thu ý kiến của giáo dân…

·       Mong cha xứ không co cụm lại, chỉ biết mỗi xứ mình, một mình một kiểu, không giống ai, không chơi với ai; phân bì, so sánh, khích bác, nói xấu cha xứ cũng như giáo dân các xứ lân cận.

·       Mong cha xứ không tự ti về những yếu kém của mình mà thụ động, dù Chúa ban cho một nén cũng hãy cố gắng làm lợi cho Chúa một nén khác.

·       Mong cha xứ không bỏ xứ đi quá nhiều, khổ cho dân, tạo vất vả cho các cha khác trong việc ban các bí tích; hoặc nghĩ mình chuẩn bị chuyển xứ, nên không làm gì cả hay làm qua loa cho xong chuyện.

·       Mong cha sở cùng anh em linh mục khác cộng tác làm việc chung với nhau, thường xuyên giúp đỡ, ủi an, thăm viếng, tạo uy tín và giữ uy tín cho nhau.

 

E.1.d Nơi Cha phó

·       Mong cha phó ý thức rõ quyền hạn và nghĩa vụ của mình, làm mọi việc mà cha xứ nhờ hay uỷ quyền và làm tốt nhất những gì có thể.

·       Mong cha phó năng động, cộng tác, chia sẻ gánh nặng mục vụ với cha xứ trong mọi lãnh vực; cảm thông, tha thứ những khiếm khuyết, yếu kém của cha xứ và giúp đỡ cha xứ chu toàn sứ vụ…

·       Mong cha phó coi cha xứ như người anh, tế nhị, tôn trọng, để cùng nhau phục vụ trong yêu thương.

·       Mong cha phó không qua mặt, coi thường, hay chống đối cha xứ; gây áp lực, bất cộng tác, kết bè kết cánh, gây chia rẽ, phá rối cộng đoàn, chiến tranh lạnh với cha xứ, gây gương mù gương xấu cho giáo dân.

·       Mong cha phó không ù lỳ, lười biếng, chỉ làm lễ lấy tiền, còn mọi việc mặc kệ; coi cha xứ là ông chủ còn mình là nô lệ. Trái lại, hãy mặc lấy tâm tình phục vụ như Chúa Kitô.

 

E.1.e Nơi Thầy Xứ

·       Mong Thầy xứ ý thức mình chỉ là người cộng tác, cố gắng giúp cha xứ cách tốt nhất trong các lãnh vực ca đoàn, giáo lý, phụng vụ.

·       Mong thầy xứ làm mọi việc có sự đồng thuận của cha xứ; không làm gì theo ý mình, ngược với ý cha xứ.

·       Mong thầy xứ sống cởi mở, hoà nhã, lịch sự với hết mọi người; nhiệt tình và có trách nhiệm với công việc, chứ không lười biếng công việc, mà chỉ lo tìm kiếm các mối quan hệ vì tiền bạc hay tình cảm.

·       Mong thầy xứ không ngông cuồng coi mình là giỏi, là hiểu biết rồi không coi ai ra gì. Ai mời đi ăn cũng đi, rồi rượu chè say sưa 100%, tiếng tốt thì ít, tiếng xấu thì nhiều.

·       Mong các tu sĩ cũng tương tự như thầy xứ vậy.

 

E.1.f Nơi Giáo dân

·       Mong có sự cộng tác tích cực từ phía thường trực Ban Hành Giáo với cha xứ, cùng bàn hỏi và tìm ra phương hướng chung, hiệu quả trong việc phát triển giáo xứ để các hội đoàn cùng hiệp nhất phát triển đức tin.

·       Mong giáo dân cầu nguyện cho cha xứ và nâng đỡ cha xứ về vật chất cũng như tinh thần.

·       Mong giáo dân yêu thương, tôn trọng cha xứ như người cha tinh thần mà Chúa gửi đến cho giáo xứ và giúp cha thi hành tác vụ cách tốt nhất.

·       Mong giáo dân tha thứ cho cha xứ về những yếu kém, thiếu sót, lỗi lầm… và góp ý cho cha xứ về những gì ngài không chuyên môn, những mặt trái mà ngài không biết …

·       Mong giáo dân cộng tác với cha xứ trong những công việc chung, trong việc lãnh đạo cộng đoàn, xây dựng đoàn hội, cơ sở vật chất của giáo xứ… Đoàn kết, một lòng, luôn là những cánh tay cùng với cha xứ xây dựng giáo xứ, thăng tiến giáo xứ về mọi mặt.

·       Mong giáo dân không lỗi đức bác ái: chửi bới, nói xấu, nói hành, vu cáo, kiện tụng, bôi nhọ cha xứ; coi cha như người xa lạ, rồi ác cảm, tránh mặt, không gặp, không đối thoại, không cộng tác.

·       Mong giáo dân không tìm cách ảnh hưởng lên cha xứ, cố gắng làm được một chức gì đó trong xứ rồi ỷ thế làm càn, mang tiếng cho cha xứ, gây gương mù cho cộng đoàn.

·       Mong giáo dân không vay mượn tiền bạc cũng như vật dụng của cha xứ, vì vay mượn thì dễ mà trả thì khó, sinh ra nhiều phiền phức mất lòng nhau; cũng đừng lừa dối cha xứ về tình, tiền, quyền.

·       Mong giáo dân không bè phái, cực đoan dòng họ, làm việc thì ít mà bàn mưu tính kế hại nhau, làm mất mặt, mất thể diện của nhau thì nhiều…

 

E.1.g Nơi Chính quyền

·       Mong Chính quyền tôn trọng và tạo điều kiện để giáo dân thi hành bổn phận tôn giáo của mình; đồng thời tạo sự đoàn kết, thông thoáng hơn trong các vấn đề xã hội, để giáo dân có thể tham gia nhiều hơn trong việc đóng góp xây dựng đất nước.

·       Mong Chính quyền để giáo dân được tham gia nhiều hơn trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, bác ái xã hội; thay đổi những chính sách hay thái độ cư xử kỳ thị, thù nghịch, không công bằng; không làm gì cách áp chế, khiến người dân có ác cảm với chính quyền.

 

E.2. Giáo dân trông đợi

E.2.a Trong tương quan linh mục với giáo dân

·       Giáo dân Việt Nam rất quí trọng linh mục và lòng quí trọng này vừa là một lợi điểm lại vừa là một nguy cơ: Là lợi điểm vì giúp cho linh mục cảm thấy mình cần thiết và có ích, ít cảm thấy bị cô đơn; là nguy cơ, vì lòng quí trọng ấy có thể làm cớ cho linh mục ỷ y mà tôn mình lên, coi thường thiên hạ, cho mình có quyền ăn trên ngồi trước, hách dịch, quan liêu.

·       Mong linh mục coi lòng quí trọng này là một ơn riêng Chúa dành cho hàng ngũ linh mục Việt Nam, để nhờ đó các vị được an vui và phấn khởi trong chức vụ chứ không phải ngược lại.

 

E.2.b Trong căn tính linh mục

·       Chức linh mục được đề cao (là một Đức Kitô khác) và do sự đề cao quá đáng quyền chức này mà linh mục dễ bị cám dỗ tôn mình lên, ví dụ trong ngày chịu chức, khi người ta đến xin phép lành đầu tay hay ngỏ lời chúc mừng. Đây là một cử chỉ đầy lòng tin và khiêm nhường, chớ gì tân linh mục xúc động mà tăng thêm lòng tạ ơn Chúa và sống cho xứng đáng.

·       Giáo dân muốn linh mục nên giống Chúa Giêsu về lòng nhân ái và tinh thần phục vụ: Chúa Giêsu luôn gần gũi tiếp xúc với người ta và tìm cách làm ơn cho họ. Giáo dân cũng đợi chờ nơi linh mục đức tính này là dễ gặp, dễ gần và dễ nhờ việc thiêng liêng. Vì đức tính này mà linh mục được định nghĩa rất sâu sắc và thâm thuý là con người “bị ăn” (Le prêtre est un homme mangé).

·       Nhiều linh mục ngày nay dành nhiều thời giờ cho mình mà ít cho giáo dân. Có linh mục làm lễ sáng xong là rút lui lên lầu, suốt ngày sống với máy vi tính và các thứ máy móc khác, hoặc đi vắng không mấy khi có mặt ở nhà, mọi việc giao cho thầy xứ, dì xứ hay Ban hành giáo, khiến cho giáo dân nhiều người cần gặp mà không gặp được. Có những cha sở tuy gặp được, nhưng giáo dân rất sợ tính lạnh lùng và hay bẳn gắt của cha. Vì thế, giáo dân mong linh mục hoạ lại hình ảnh Chúa Giêsu trong cách hành xử, nói năng và tiếp xúc.

·       Đức Giáo hoàng Grêgoriô Cả than phiền là có nhiều linh mục, nhưng rất ít linh mục chịu làm việc theo chức năng của mình hay có làm thì lại làm những việc ở bên ngoài chứ không phải việc bên trong. Việc chính yếu của linh mục là rao giảng lời Chúa, cử hành bí tích, giáo dục đức tin và lo phần rỗi cho các tín hữu. Những việc này phải làm trước rồi mới đến những việc khác như xây cất, mở mang cơ sở, hoạt động xã hội, phát triển dân sinh v.v…

·       Ở Việt Nam, cha sở có một vị trí xã hội tốt, nói thì dân dễ nghe và người ta cũng hay nhờ thế cha sở để làm công kia việc nọ. Vì thế, cha sở cũng dễ bị cám dỗ trở thành một nhân vật ngoài đời để có thế ăn nói với người ta. Điều này có thể đưa linh mục đi ra khỏi phạm vi chức vụ chính thức của mình. Linh mục phải coi chừng với tính thích làm quan tự nhiên của mình mà luôn nhớ rằng linh mục chính yếu là người phục vụ Chúa và Tin Mừng của Người.

·       Linh mục không chỉ biết có phòng thánh, nhà thờ và nhà xứ, mà cũng không ham mê lo những công việc bên ngoài. Phải theo bậc thang giá trị mà dành ưu tiên cho những việc thuộc bổn phận linh mục: làm lễ, giải tội, giảng thuyết, đi kẻ liệt, thăm viếng người nghèo khổ, ốm đau bệnh tật. Một linh mục làm đầy đủ bổn phận của mình thì chẳng còn thời giờ rảnh rỗi bao nhiêu; mà nếu có rảnh rỗi thì cũng nên dành thời giờ để học hành, đọc sách vở thêm.

 

E.2.c Trong đời sống tri thức

·       Làm linh mục rồi nhưng vẫn còn phải học, phải viết bài giảng và giảng thế nào cho người ta nghe được. Thường sau khi làm linh mục rồi, ít vị còn thích tiếp tục làm việc tri thức. Vì vậy, giáo dân mong linh mục dành giờ làm việc tinh thần mỗi ngày: soạn bài giảng không dài quá, không chạy theo thời sự nhưng chú trọng vào sứ điệp lời Chúa, không khuyên lơn hời hợt nhưng mở lối cho những áp dụng thiết thực đức tin vào cuộc sống, không chiều theo thị hiếu người nghe mà chú tâm vào việc giáo dục đức tin và đem lại cho người ta một cái gì có chất lượng: muốn thấy một bài giảng chứ không muốn nghe một bài giảng.

·       Dân chúng hôm nay thích sự hào nhoáng và hình thức bên ngoài: thích vui, thích dễ, thích ồn ào. Linh mục phải giữ chừng mực, nếu chiều theo khuynh hướng này thì linh mục cũng dễ trở thành hời hợt nông cạn.

 

E.2.d Trong tác phong linh mục

·       Giáo dân muốn linh mục có tác phong thích đáng trong cách ăn mặc, nói năng, cư xử. Ăn mặc như người ta có cái lợi là dễ hoà đồng, thoải mái, nhưng có cái bất lợi là có thể làm cho linh mục quên căn tính của mình mà không còn giữ gìn hay ít giữ gìn trong lời ăn tiếng nói và cư xử với người ta nữa.

·       Vì vậy, tuy ăn mặc như người đời, nhưng linh mục vẫn phải giữ cho mình cái cốt cách là linh mục: đơn sơ xứng đáng với con người được học hành, có chữ nghĩa và có văn hoá, không chải chuốt quá đáng mà cũng không lôi thôi, áo quần luộm thuộm, đầu tóc bù xù, nói năng bừa bãi.

·       Có dư luận rằng nhiều linh mục trẻ sau 1975 thiếu nhân bản trong cách hành xử, đáng cho các linh mục lưu ý vì có liên quan đến ảnh hưởng và uy tín của các vị trong vấn đề làm chứng cho Chúa và cho đạo.

·       Thận trọng trong vấn đề vật chất: tiền bạc, của cải, đất đai nhà ở, đồ dùng cá nhân. Giáo dân rất để ý, họ thích những linh mục không lo làm giầu hay tìm kiếm của cải vật chất cho mình hoặc bà con họ hàng; họ nể trọng những linh mục sống đơn sơ giản dị, không xa hoa trong cách ăn mặc và biết sử dụng tiền bạc cách chính đáng.

 

E.2.e Trong các tương quan

·      Một trong những lý do khiến ít người theo đạo, dù đạo có tổ chức chặt chẽ, kỷ luật nghiêm minh, nhà thờ đẹp đẽ, nhiều cơ sở to lớn và các lễ nghi rất tưng bừng lôi cuốn, đó là tại giới linh mục xa cách dân chúng. Do đó, linh mục phải để ý hơn đến những nghèo và ít học, chứ không chỉ chơi với người giầu và có học.

·      Giáo dân mong muốn thấy cha sở và cha phó sống gắn bó thân tình, đồng tâm nhất trí với nhau trong công tác mục vụ và hướng dẫn cộng đoàn. Gương sống hiệp thông thân mật, kính trọng, yêu thương và nhường nhịn nhau giữa các vị mục tử là yếu tố có sức thuyết phục nhất đối với cộng đoàn dân Chúa.

·      Giáo dân mong linh mục bén nhạy với mọi diễn biến đổi thay của tình hình xã hội để có những kế sách và phương án uyển chuyển, thích nghi năng động và cảm thông sâu sắc những khó khăn trong việc sống đạo của người tín hữu.

·      Mong các ngài nhiệt thành việc tông đồ và vui vẻ hoà nhã, tậm tâm phục vụ như người cha, người anh và là trụ cột vững vàng trong đại gia đình giáo xứ giữa những biến động phức tạp của xã hội hôm nay.

 

Dự phóng và ước mơ bao giờ cũng nhiều và đẹp. Chớ gì mỗi người theo đuổi cho đến cùng những ước mơ và dự phóng tương lai của mình. Xin Chúa tiếp tục cho đến hoàn thành tốt đẹp những gì Ngài đã khởi sự với chúng ta và cho chúng ta.


VỀ MỤC LỤC
YÊU THƯƠNG ĐÍCH THỰC

 

Tác phẩm: Cẩm  Nang  Hạnh  Phúc Gia  Đình  Kitô - MỤC VỤ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Tác giả: D. WAHRHEIT (Lm. Minh Anh, GP. Huế tổng hợp biên tập)

 

B15. YÊU THƯƠNG ĐÍCH THỰC

1. “Biết làm sao định nghĩa được tình yêu”. Câu hát quen thuộc ấy có lẽ cũng phải là câu hỏi mà mỗi người phối ngẫu cần phải tự đặt ra cho mình để không ngừng kiểm điểm về cuộc sống hôn nhân và gia đình của họ. Thật ra, câu hỏi đích thực mà mỗi người phải luôn tự đặt ra là: “Tôi đã thực sự biết yêu chưa?”. Có những hành động mà người ta tưởng là tình yêu, nhưng thực ra chỉ là những biểu lộ của cảm xúc hoặc của tính ích kỷ mà thôi.

Nên thánh chính là thực thi tình yêu theo giáo huấn và mẫu gương của Chúa Giêsu. Thế nào là tình yêu đích thực theo giáo huấn và mẫu gương của Chúa? Chúng tôi xin tiếp tục bàn đến một vài đặc tính của tình yêu đích thực theo quan niệm của Kitô giáo.

2. Trong Kitô giáo, chúng ta thường nghe nói đến hai chữ “đức ái”. Theo định nghĩa đức ái là một nhân đức đối thần được ban cho người tín hữu Kitô cùng với hai nhân đức cơ bản khác là đức tin và đức cậy. Được gọi là đối thần bởi vì đối tượng và điểm đến của đức ái chính là Thiên Chúa. Định nghĩa như thế không có nghĩa là loại bỏ mọi quan hệ với tha nhân. Thực ra chính vì đức ái là tình yêu đích thực phát xuất từ Thiên Chúa và hướng về Thiên Chúa, nên đức ái cũng bao gồm cả tha nhân.

Được gọi là đối thần bởi vì đức ái hay tình yêu đích thực không phải là một sáng chế hay chinh phục của con người mà trước tiên là một ân huệ của Thiên Chúa. Điều đó có nghĩa là tự bản tính, con người sinh ra với tỳ vết của tội nguyên tổ vốn hướng chiều về tính ích kỷ. Tình yêu đích thực không phải tự nhiên đến với con người. Năm tháng có qua đi, tuổi đời có chồng chất, con người không vì thế mà đạt được tình yêu đích thực. Tình yêu là một quà tặng của Thiên Chúa. Chỉ trong Thiên Chúa, con người mới biết được thế nào là tình yêu và thế nào là yêu.

Thánh Gioan tông đồ viết: “Thiên Chúa là tình yêu”. Đây không là một định nghĩa siêu hình. Thánh Gioan đã viết điều đó sau những năm tháng sống gần gũi thiết thân với Chúa Giêsu và cảm nghiệm được tình yêu của Thiên Chúa thể hiện qua Ngài. Chúa Giêsu chính là tình yêu bằng xương bằng thịt của Thiên Chúa. Qua Chúa Giêsu, không những Thiên Chúa bày tỏ thế nào là tình yêu, Ngài còn cho con người biết thế nào là yêu. Trong những lời cuối cùng với các môn đệ, Chúa Giêsu đã nói: “Các con hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương các con”, và Ngài gọi đó là giới răn mới của Ngài.

Thực ra, yêu thương không phải là điều mới mẻ đối với trái tim con người. Trước Chúa Giêsu đã có biết bao nhiêu người rao giảng về tình yêu. Chúa Giêsu gọi giới răn của Ngài là một giới răn mới bởi Ngài muốn con người yêu thương bằng chính tình yêu của Thiên Chúa, và yêu thương như Thiên Chúa yêu.

3. Tình yêu đích thực hay đức ái là một quà tặng của Thiên Chúa. Do đó, để có thể yêu thương thực sự, con người cần có một tâm hồn được đong đầy bằng chính tình yêu của Ngài. Yêu thương trước tiên là trao ban, và người ta chỉ có thể cho điều mình có. Chỉ khi nào cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa, con người mới thấy mình được thôi thúc để trao tặng cho người khác.

Một người chồng chỉ cảm thấy muốn trao tặng cho vợ thực sự khi tâm hồn anh được đong đầy bằng chính tình yêu của Thiên Chúa. Cha mẹ chỉ muốn ban tặng cho con cái khi chính tâm hồn họ được tràn đầy tình yêu của Thiên Chúa. Để cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa như một sức mạnh nội tâm thôi thúc con người trao ban thì sự kết hiệp với Thiên Chúa trong việc cầu nguyện, trong việc lắng nghe Lời Ngài, trong việc thực thi ý muốn của Ngài là điều không thể thiếu trong gia đình.

Giới răn thứ nhất mà Chúa Giêsu truyền cho con người chính là yêu mến Thiên Chúa hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực. Nuôi dưỡng niềm tin là điều kiện tiên quyết để sống đức ái. Một lòng tin sâu sắc luôn thôi thúc con người yêu thương và yêu thương một cách đúng đắn.

Tình yêu đích thực hay đức ái là quà tặng của Thiên Chúa, nghĩa là phát xuất từ Thiên Chúa. Do đó, yêu thương thực sự là yêu thương như Thiên Chúa yêu. Và yêu thương như Thiên Chúa yêu chính là yêu thương như Chúa Giêsu yêu. Yêu thương như Chúa Giêsu yêu trước tiên là quên mình đến độ sẵn sàng hy sinh chết vì người mình yêu. Chúa Giêsu đã nói về cái chết của Ngài: “Không có tình yêu nào cao quý cho bằng tình yêu của người thí mạng sống vì người mình yêu”.

Cái chết của Chúa Giêsu là định nghĩa đích thực của tình yêu: Yêu là quên mình, yêu là hy sinh, yêu là sẵn sàng chết cho người mình yêu. Định nghĩa như thế về tình yêu cũng có nghĩa là vạch ra hướng đi và ý nghĩa cuộc sống. Sống thực sự, sống sung mãn là sống cho người khác. Đó cũng chính là con đường nên thánh. Bởi vì nên thánh là sống đức ái trọn vẹn như Chúa Giêsu.

4. Nên thánh không phải là một ơn gọi dành riêng cho một số người được ưu tuyển, cũng không phải là một cuộc sống phi thường của những bậc vĩ nhân, nên thánh hay sống đức ái thiết yếu là làm cho nhân cách của mình được sung mãn. Tình yêu đích thực giúp con người biết ra khỏi chính mình, cũng không phải là đánh mất chính mình nhưng là thắng vượt con người ích kỷ nhỏ nhen của mình. Tình yêu đích thực có sức đổi mới con người và giúp con người luôn muốn canh tân.

Sống thiết yếu là thay đổi, là lớn lên trong những chiều kích mới. Nhưng sống thiết yếu cũng là yêu. Do đó, yêu cũng là thay đổi, là canh tân, là lột xác trong đau đớn. Yêu là sinh lại không ngừng. Đó là định luật của cuộc sống và đó cũng là bí quyết của hạnh phúc đích thực.

Thánh Phaolô tông đồ đã ghi lại một lời vàng ngọc của Chúa Giêsu: “Cho thì có phúc hơn nhận”. Ai muốn yêu và muốn được hạnh phúc, người đó cần phải ra khỏi chính mình, quên chính bản thân, quên hạnh phúc riêng tư của mình và chú tâm mang lại tình yêu và hạnh phúc cho người khác.

Một gia đình cầu nguyện là một gia đình đứng vững, gia đình ấy đứng vững bởi vì biết múc lấy sức sống tình yêu từ chính Chúa. Chính nhờ một lòng tin vững mạnh và kết hiệp thâm sâu với Chúa, con người mới biết thế nào là tình yêu và thế nào là yêu thực sự. Tất cả các vị thánh suốt đời xả thân hy sinh cho tha nhân đều nắm chắc bí quyết ấy. Chúa Giêsu đã không chỉ truyền dạy chúng ta hãy yêu thương tha nhân mà trước hết, hãy yêu mến Thiên Chúa hết linh hồn, hết trí khôn, hết sức lực.

Bí quyết của hạnh phúc gia đình cũng là bí quyết nên thánh chính là cảm nhận được tình yêu của Thiên Chúa và theo gương Chúa Giêsu trao ban và hy sinh quên mình vì tha nhân.

 

VỀ MỤC LỤC
BẠO HÀNH GIA ĐÌNH

 

Một gia đình nhà vợ khóc than thương tiếc trước thi hài 5 người thân sõng soài đẫm máu trong đó có một phụ nữ mang thai và ngay cạnh là xác người chồng gây ra thảm cảnh rồi lạnh lùng tự kết liễu đời mình.

Một đức lang quân bị trói cứng, tay ôm bụng dưới rên siết đau đớn vì bị vợ phục thuốc cắt đứt cơ quan sinh dục khi đã tỉnh thuốc mê.

Đó là hậu quả của những cặp vợ chồng đã một thời đầu gối tay ấp, thề non, hẹn biển mà bây giờ thì sóng gió hận thù, thưong tích, chết chóc. Những hành vi mà nhân viên công lực điều tra sơ khởi cho là một góc cạnh của nan giải xã hội “Bạo Hành Gia Đình” 

Bạo Hành Gia Đình (Domestic Violence) là nhóm chữ dùng để chỉ những hành vi có tính cách hung bạo như Bạc Đãi Người Già hoặc Lạm Dụng Trẻ Em. Nhưng thông thường hơn là nói đến hoàn cảnh ngang trái của một lứa đôi đã có nhiều gắn bó tình cảm rồi dần dần một người lại dùng bạo lực để tỏ uy quyền, khống chế người kia. Nói rõ ra là người chồng dùng vũ lực để hành hạ người vợ.

Hành vi này không phải là chuyện mới đây, mà đã thấy từ thuở xa xưa.

Tại một số quốc gia Á Đông, vào thời kỳ mà quan niệm “Tứ Đức Tam Tòng” được ăn xâu vào tâm thức con người , khi mà triết lý Khổng Mạnh được tuân theo triệt để, thì người vợ thường được coi như sở hữu chủ của người chồng. Khi người chồng cho là có bổn phận hoặc có quyền “dạy vợ từ thuở bơ vơ mới về” thì việc bạo hành trong hôn nhân được coi như chuyện thế gian sự thường.

Cùng ý nghĩ đó, người Hy Lạp cổ xưa thường dạy vợ bằng chân tay rồi cười xòa giải thích: “Đàn ông chúng tôi ở đây đều hành động như vậy vì đã làm điều tốt để giúp vợ sửa mình”.

Đã có thời kỳ, dân Nga xưa có câu châm ngôn: “Người vợ có thể yêu người chồng không bao giờ đánh đập vợ, nhưng bà ta không bao giờ kính trọng ông ta”.

Luật tập tục trước đây ở vương quốc Anh cho phép chồng trừng phạt vợ bằng khí giới không lớn hơn ngón tay cái.

Chịu ảnh hưởng trên, luật lệ Hoa Kỳ thời xưa cũng ủng hộ ý kiến là chồng có thể “kỷ luật” vợ, thậm chí tới thập niên 1960, các tòa án ở đây vẫn không chịu xét xử các trường hợp bạo hành gia đình, cho đó là chuyện trong nhà, cần đóng cửa bảo nhau. Mãi đến năm 1994 Quốc Hội Hoa Kỳ mới thông qua Violence Against Woman Act, tập trung vào mức độ phổ biến và trầm trọng của bạo lực gia đình, tấn công tình dục và ngạo mạn đe dọa  đối với nữ giới. Tháng 10 hàng năm đã được dành riêng để nhắc nhở mọi người về thàm cành bạo hành trong gia đình ( Domestic Violence Awareness Month), làm sao để tránh và làm gì để cứu giúp nạn nhân. 

Có người cho rằng Bạo Hành Gia Đình là một sự việc tự nhiên trong mọi xã hội cho nên không thể ngăn ngừa và sửa chữa được. Lập luận này không đứng vững vì đã có nhiều quốc gia trong đó hành vi áp bức này hầu như không có.

Trái với tin tưởng thông thường, bạo hành gia đình không chỉ xảy ra ở giai cấp hạ lưu kém lợi tức mà là vấn đề của mọi giai tầng xã hội, của những cặp hôn nhân đồng tính cũng như dị tính.

Từ thuở xa xưa, đa số người bị hành hung, lạm dụng là người thường được coi là phái yếu, phụ thuộc: người vợ. Nhưng người nam đôi khi cũng là nạn nhân của bà vợ “đành hanh”, “nữ kê tác quái, gà mái đá gà cồ”.

Những hình thức bạo hành

Bạo hành là một loạt những hành động có tính cách vũ phu, khống chế mà người này áp đặt lên người kia. Nó là phần bất hạnh trong quan hệ tình cảm giữa con người với con người. Bạo hành không chỉ là hành động thể chất mà còn diễn ra dưới nhiều hình thức.

1- Bạo lực, thượng cẳng chân hạ cẳng tay.

Bực mình, không vừa ý thì cứ nện cho một trận, “cho cạch tới già”. Hành động có mục đích gây thương tích cho nạn nhân như đấm, đá, đạp, đẩy, tát, nắm tóc kéo lê, vặn cổ tay, đâm chém bằng dao là phương thức thường dùng. Và ngày nay thì súng ngắn súng dài. Ngoài ra còn dùng các phương tiện làm suy yếu sức khỏe như dấu thực dược phẩm, quấy rối không cho ngủ, ép dùng rượu, cần sa ma túy, bỏ rơi quãng đường vắng, nguy hiểm.

2- Uy hiếp tinh thần

Nạn nhân liên tục bị nghe những lời đay nghiến khủng bố đến nỗi bị hoảng loạn tinh thần. Có thể là dọa nạt cắt nguồn tài chánh, nhục mạ trước công chúng; dùng lời đường mật cho có hy vọng rồi cố tình quên đi; luôn luôn truy hỏi, nặng lời để hạ nhân phẩm, mất niềm tự trọng; kể  lại một cách diễu cợt cho đối phương những vụ tình ái riêng tư; hăm dọa cho sợ hãi bằng lời nói, cử chỉ cũng như khóe mắt; đập phá đồ đạc, đánh chó chửi mèo để thị uy.

3- Bao vây kinh tế

Tạo ra hoàn cảnh để đối tượng phải lệ thuộc về tiền nong, bắt phải hỏi xin, kê khai mọi chi tiêu lớn nhỏ, tìm cách không cho có việc làm để ngày ngày phải ngửa tay xin tiền.

4- Lạm dụng tình dục

Cưỡng bức giao hợp, dày vò cơ quan sinh dục, làm tình hậu môn, cưỡng hiếp khi nạn nhân đang ngủ hoặc đau ốm, chê bai cách làm tình của vợ, đi với vợ mà cứ để ý tới phụ nữ khác, không lưu tâm tới nhu cầu sinh lý của vợ.

5- Cô lập, kiểm soát từ việc làm tới giao du, di chuyển. Không cho thăm viếng thân nhân, bạn bè.

6- Tác phong “Chồng chúa vợ tôi”, độc tài, quyết đoán mọi việc lớn nhỏ, coi vợ như “ne pas”.

7- Hành hạ pháp lý, gây khó dễ khiến đối phương phải liên tục ra tòa vì những lý do không đâu như chậm trả tiền trợ cấp, không cho thăm viếng con cái, gán cho là bất lực bất xứng.

Những yếu tố tăng nguy cơ bạo hành

Cá nhân lạm dụng vũ phu với phụ nữ có thể là người chồng người tình đương thời hay đã chia tay. Từ thâm tâm, họ có nhiều lý do hoặc chính đáng hoặc ngụy tạo để bào chữa cho hành động của mình. Đồng thời cũng có những hoàn cảnh, những xáo trộn trong đời sống đưa đẩy khiến họ trở nên hành động mất lý trí.

1- Nghiện ngập

Kết quả nhiều nghiên cứu cho hay, có đến quá nửa trường hợp bạo hành là do người nghiện rượu, nghiện thuốc cấm gây ra. Khi say, lý trí bị tê liệt, họ có những hành động không hợp lý. Đôi khi họ cũng giả say, hành hạ vợ để tránh lưới pháp luật.

2- Ghen tuông

Người chồng thường buộc tội vợ lăng nhăng với người khác; có thai với mình nhưng cứ ngạo ngược nói con ai đó, rồi hành hung vợ.

3- Khó khăn tài chánh, trở ngại công việc làm ăn, giảm thu nhập hoặc nội tình xáo trộn vì bệnh tật, vì mâu thuẫn bố mẹ, con cái.

4- Một số người còn ôm lấy cái quan niệm cũ xưa, cho rằng vợ là sở hữu chủ, muốn chứng tỏ họ là chúa, cho nên chỉ với một bực mình nhỏ nhặt là mang vợ ra hành hạ.

5- Có người khi còn bé chứng kiến bạo lực xảy ra giữa bố mẹ rồi lớn lên hành động tương tự, cho rằng dùng vũ lực với vợ là chuyện bình thường trong mọi hôn nhân.

Hậu quả của bạo hành

Nạn nhân của bạo hành sẽ mang nhiều thương tích về thể chất cũng như bất ổn về tinh thần.

Trên da có nhiều vết bầm, vết sẹo, những gẫy xương, trầy niêm mạc miệng, dưới cơ quan sinh dục. Có nạn nhân bị hư thai, sanh non hoặc mang thai ngoài ý muốn vì bị hãm hiếp. Họ thường xuyên đau ốm lặt vặt, rối loạn tiêu hóa, nhức đầu. Thậm chí tử vong vì súng đạn khí giới cũng có thể xảy ra.

Về tinh thần là những hoảng sợ, lo âu, thiếu tự tin, trầm cảm, tự trách mình đã gây ra lỗi lầm với  chồng cho nên mới sinh chuyện. Nhiều nạn nhân nói là cái đau về thể xác đôi khi còn chịu đựng được chứ cái đau tinh thần sao mà quá mãnh liệt, không chịu đựng nổi cho nên đôi khi đưa tới tìm quên trong rượu chè, hút xách. Họ thường xuyên là thân chủ trung thành của phòng cấp cứu hoặc bác sĩ gia đình.

Đa số các vụ bạo hành gia đình không được đưa ra ánh sáng vì kẻ chủ mưu đương nhiên phủ nhận mà nạn nhân lại dấu giếm. Một đằng thì sợ luật pháp can thiệp, ra tòa. Đằng kia thì sợ sẽ bị hành hạ trả thù nhiều hơn, cho nên cắn răng chịu đựng. Họ cũng không muốn ai biết chuyện chẳng lành vì nếu hôn nhân tan vỡ thì miệng người đàm tiếu, quy trách nhiệm cho nạn nhân.

Một thắc mắc thường được nhắc tới là, tại sao nạn nhân không chịu dứt khoát xa lánh người đã hành hạ mình. Có nhiều lý lẽ được nêu ra:

a. Chia tay là một việc cần sửa soạn chứ không phải đùng đùng xách gói ra đi;

b. Dù bị áp bức nhưng trong lòng vẫn còn chút thương yêu, quyến luyến, hy vọng anh ta sẽ đổi tính, đối xử khá hơn

c. Bị phụ thuộc tài chánh;

d. Muốn cho con cái có cột trụ gia đình là người cha;

e. E sợ chồng bắt mất con, đe dọa tính mệnh mình hoặc thân nhân;

g. Tự trách mình đã làm chồng phật ý vì vụng về, không làm đầy đủ bổn phận;

h. Tôn giáo, gia đình ngăn cản, không cho phép dứt bỏ.

Không ít anh chồng vũ phu cũng nhiều đòn phép, tỏ vẻ hối hận ăn năn, thề thốt sẽ không bao giờ đụng tới chân lông vợ. Nhẹ dạ, cả tin, vợ cho chồng có cơ hội để thay đổi. Nhưng rồi ngựa quen đường cũ, đâu vẫn hoàn đó. Và hậu quả chẳng lành có thể xảy ra.

Giải quyết nan đề, tìm lối thoát

Theo cơ quan CDC, cứ ¼ người nữ và 1/9 người nam tại Hoa Kỳ là nạn nhân của bạo hành gia đình  với mức độ nặng nhẹ khác nhau vào một thời điểm nào đó của cuộc đời.

Bạo hành thưởng mở màn với những hành vi kín đáo khó nhận ra nhưng có tính toán từ kẻ chủ mưu. Như là tỏ vẻ chăm sóc, cởi mở, bao bọc “chỉ đôi ta với nhau là đủ rồi”, để sau đó dần dần cô lập, khống chế, gây sợ hãi. Ban đầu thì lâu lâu mới nặng tay, rồi tỏ vẻ ăn năn, xin lỗi, hứa sẽ không tái phạm, nại cớ đang bị căng thẳng. Sau đó mức độ bạo hành tăng dần kèm theo những ghen tuông, nhiếc móc, cấm đoán, chê bai, ép buộc làm điều không muốn khiến cho nạn nhân luôn luôn trong tình trạng bấp bênh, lo sợ, không biết bao giờ chuyện chẳng lành xảy ra…

Khi thấy đời sống của mình và các con bị hành hạ đe dọa thì nên sớm tìm giúp đỡ, thoát khỏi tai ương.

- Hãy tỏ bầy khó khăn với thân nhân, với bạn tâm giao, hàng xóm tốt, các vị lãnh đạo tinh thần để họ góp ý kiến;

- Kể lại cho bác sĩ gia đình, các nhà chuyên môn tâm lý, xã hội, y tá để được điều trị thương tích, bệnh tật, hỗ trợ tinh thần, giới thiệu tới các cơ quan hữu trách;

- Tại Hoa Kỳ, kêu số điện thoại National Domestic Violence Hotline 1-800-799-SAFE (7233) hoặc cơ quan bảo vệ nạn nhân bạo hành tại địa phương;

- Kêu cảnh sát nếu thấy tình mạng bản thân và con cái bị đe dọa;

- Tìm kiếm nơi tạm dung thân(shelter) mà địa phương nào cũng có.

- Mạnh dạn, sáng suốt giải quyết khó khăn. Hãy nhớ là chỉ có mình thấu hiểu hoạn nạn của mình. Đừng để ai đó lung lạc, quyến dụ, sui khiến làm chuyện đâu đâu vô bổ.

Kết luận

Đề cập tới hậu quả của thảm trạng bạo hành trong gia đình người Mỹ gốc Việt, Tiến sĩ  Catherine Le Gales-Camus của T chức Y tế Thế giới có ý kiến rằng đây là vấn đề sức khỏe cộng đồng, chẳng khác chi bệnh tiểu đường, cao huyết áp, ung thư cổ tử cung.

Một cuộc thăm dò hơn 200 gia đình người Việt tỵ nạn tại Houston do Tiến Sĩ Tuyên Nguyễn thực hiện cho thấy có tới 31% trả lời đã có bạo hành trong gia đình.

Theo Giáo sư Xã Hội Học Bùi Hoan, Đại học Tennessee-Knoxville thì, so sánh với phụ nữ bản xứ,  phụ nữ Mỹ gốc Việt ít kêu cảnh sát để nhờ can thiệp bảo vệ khi có chuyện bạo hành trong gia đình. Mà nếu cảnh sát có tới thì đa số lại đều không muốn chồng bị làm khó dễ, câu lưu. Vì hy vọng vớt vát thương yêu, đùm bọc gia đình

Để rồi từ đó, bạo hành nối tiếp bạo hành. Nạn nhân lại bị hành hạ và kẻ chủ mưu ngạo mạn “enjoy” hậu quả các hành vi vũ phu, mất nhân tính của mình.

Và người vợ tiếp tục sống trong cảnh “địa ngục trần gian”, thay vì một mái ấm gia đình có chồng có vợ, có con cái, xum họp hài hòa hạnh phúc bên nhau.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Texas- Hoa Kỳ

www.bsnguyenyduc.com 

 
VỀ MỤC LỤC
NÓI MÓC Chuyện phiếm của Gã Siêu

 

Hồi còn bé, gã đa cảm thấy say mê và thích thú khi đọc câu chuyện, cung nhu khi xem cuốn phim về Đavít và Goliát. Theo Kinh thánh, lúc bấy giờ nguời Do Thái và quân Philitinh đang dàn trận đánh nhau. Bên quân Philitinh có Goliát, là một tên khổng lồ. Hắn cao ba thuớc, đầu đội mu chiến bằng đồng, mình mặc áo giáp vảy cá và nặng năm muoi ký. Chân mang tấm che bằng đồng, vai đeo cây lao cung bằng đồng. Cán giáo của hắn nhu trục khung cửi thợ dệt, còn mui giáo của hắn đuợc làm bằng sắt và nặng sáu ký. Trong khi đó, Đa vít chỉ là một cậu bé chăn chiên, trong túi có mấy hòn đá cuội nhặt đuợc ở duới suối, còn tay thì chỉ cầm một sợi dây bắn đá.

Sáng nào cung thế, Goliát đều đến truớc doanh trại của nguời Do Thái mà khích bác:

- Sao chúng bay không xông ra trận? Hãy chọn lấy một nguời và nó hãy xuống đây với ta. Nếu nó đủ sức mạnh để chiến đấu với ta và hạ đuợc ta, thì chúng tao sẽ làm nô lệ cho chúng bay. Còn nếu ta mạnh hon nó và hạ đuợc nó, thì chúng bay sẽ làm nô lệ và hầu hạ chúng tao.

Vua Saun và toàn thể dân Israel nghe những lời ấy, thì kinh khiếp và sợ hãi lắm. Thế nhung, Đavít liền nói với nhà vua:

- Xin đừng ai ngã lòng vì hắn ta. Tôi tớ ngài đây sẽ đi chiến đấu với tên Philitinh ấy.

Đồng thời, Đavít đa trấn an nhà vua:

- Tôi tớ ngài là nguời chăn chiên chăn dê cho cha. Khi su tử hay gấu đến tha đi một con chiên trong bầy gia súc, thì con đuổi theo nó, đánh nó và giật con vật khỏi mõm nó. Nó mà chồm lên con, thì con nắm lấy râu nó và đánh cho nó chết. Tôi tớ ngài đã đánh cả su tử lẫn gấu, thì tên Philitinh không cắt bì này cung sẽ là nhu một trong các con vật đó, vì nó đa thách thức các hàng ngu của Thiên Chúa hằng sống…

Nhà vua liền nói với Đa vít:

- Con hãy đi và xin Đức Chúa ở với con.

Khi nhìn thấy Đavít, tên Philitinh liền tỏ vẻ khinh dể và đã nói với cậu:

- Tao là chó hay sao mà mày cầm gậy đến với tao…Tới đây với tao, tao sẽ đem thịt mày làm mồi cho chim trời và dã thú.

Đavít bảo tên Philitinh rằng:

- Mày mang guom, mang giáo, cầu lao mà đến với tao. Còn tao, tao đến với mày nhân danh Đức Chúa các đạo binh là Thiên Chúa các hàng ngu Israel mà mày thách thức. Ngay hôm nay, Đức Chúa sẽ nộp mày vào tay tao, tao sẽ hạ mày và làm cho đầu mày lìa khỏi thân. Ngay hôm nay, tao sẽ đem xác chết của quân đội Philitinh làm mồi cho chim trời và dã thú. Toàn cõi đất sẽ biết rằng có một Thiên Chúa che chở Israel…

Khi tên Philitinh bắt đầu xông lên và đến gần để đuong đầu với Đavít, thì Đavít vội vàng chạy từ trận tuyến ra để đuong đầu với tên Philitinh. Đavít thọc tay vào bị, lấy từ đó ra một hòn đá, rồi dùng dây phóng mà ném trúng vào trán tên Philitinh. Hòn đá cắm sâu vào trán, khiến hắn ngã sấp mặt xuống đất. Thế là Đavít đã chiến thắng tên Philitinh chỉ nhờ một dây phóng và một viên đá cuội. Nhung vì trong tay không có guom, Đavít bèn chạy đến, đứng trên xác của tên Philitinh, lấy guom của hắn, rút khỏi bao, kết liễu đời hắn và dùng guom chặt đầu hắn.

Theo truyện “Tam quốc chí diễn nghia” do Tử Vi Lang dịch, thì vào cuối đời nhà Hán, Trung Hoa lục địa bị chia thành ba nuớc, làm nên cái thế chân vạc, đó là nuớc Thục ở phía tây do Luu Bị cai quản, nuớc Ngô ở phía đông do Tôn Quyền cầm đầu và nuớc Nguỵ ở phía bắc do Tào Tháo thống lãnh. Chiến tranh và loạn lạc xảy ra trong khắp cả thiên hạ. Tuy nhiên, có điều gã cung nhận thấy đó là truớc mỗi cuộc giao tranh, bên này thuờng khích bác bên kia, còn bên kia thì lại thuờng chửi bới bên này một cách thậm tệ. Giống nhu một luợng dầu đuợc đổ thêm vào lửa, làm cho ngọn lửa bùng cháy lên, thì những lời khích bác và chửi bới ấy cung đa làm cho binh lính của cả đôi bên hăng tiết vịt. Và thế là họ liền hùng hổ xông ra chiến trận, hăng say chém giết lẫn nhau.

Từ những sự việc kể trên gã đi vào đề tài của mục chuyện phiếm hôm nay bàn về “nghệ thuật nói móc”. Hẳn rằng mọi nguời đều biết ngôn ngữ và tiếng nói là một thứ quà tặng, đuợc Thuợng Đế uu ái trao ban cho con nguời, để họ dùng làm phuong tiện mà liên hệ với nhau. Vì thế, chúng ta có thể xác quyết một cách mạnh mẽ: Nguời là một con vật có ngôn ngữ, có tiếng nói.

Di nhiên, gã không phủ nhận noi con vật cung có một thứ ngôn ngữ, một thứ tiếng nói nào đó để diễn tả những uớc muốn của chúng, nhung dầu sao thì thứ ngôn ngữ và tiếng nói ấy, cứ tạm gọi là nhu thế, vẫn còn ở trong tình trạng ấu tri và đon giản. Chỉ có ngôn ngữ và tiếng nói noi con nguời mới thực sự liên tục phát triển và tiến tới một đẳng cấp, một trình độ nghệ thuật mà thôi.

Thế nhung, tuỳ theo phuong thức sử dụng, ngôn ngữ và tiếng nói có thể mang lấy tính cách xây dựng hay phá đổ. Thực vậy, có những lời nói chân thành, những lời nói an ủi và khích lệ đã tạo đuợc một bầu khí hoà thuận, đã bắc đuợc một nhịp cầu cảm thông, làm cho con nguời hiểu nhau, nhờ đó mà xích lại gần nhau hon. Nhung đồng thời cung có những lời nói độc địa và cay đắng, những lời nói bỏ vạ và cáo gian, đa làm cho nguời khác bị thân bại danh liệt, khoi rộng thêm mối hận thù, vốn di đã từng âm ỉ trong cõi lòng của con nguời.

Và theo thiển ý của gã, thì một trong những loại ngôn ngữ mang lại hậu quả tàn phá, đó là nói móc. Thực vậy, mở bất kỳ một cuốn tự điển Việt Nam ra đễ tra cứu, gã đều thấy phạm trù “nói” của nguời Việt Nam thật là phong phú. Chẳng hạn trong cuốn “Việt Nam tự điển” của Lê Văn Đức, gã đếm đuợc cả thảy hon sáu trăm chữ đuợc ghép với chữ “nói”, từ “nói ấm ớ” đến “nói xiên nói xéo”…Quả là tuyệt vời! Vậy thế nào là nói móc? Tuỳ theo mức độ “đậm đặc” và ý đồ đen tối của nguời nói, gã ghi nhận đuợc nhiều cấp bậc nói móc khác nhau:

Đầu tiên là nói bóng nói gió, tức là nói một cách xa xôi để nguời ta hiểu ngầm, thuờng là với những lời hai ý. Tiếp đến là nói mát, tức là mỉa mai nguời ta một cách nhẹ nhàng cho thoả mãn nỗi tức giận của mình. Ai có tật thì giật mình.

Sau khi đa xoi qua những món khai vị, thì bây giờ mới tới món chính, gồm có: Nói kháy là nói với giọng điệu khiêu khích; nói móc là cố ý chọc tức, nói thế nào khiến cho nguời ta phải bực bội. Cung trong phạm vi này, còn có nói xỏ, nói xóc, nghia là chọc cho nguời ta tức, nói cho nguời ta giận. Sau cùng, theo ngôn ngữ của nguời Hà Nội hôm nay, còn có nói đểu, nghia là nói với đầy ác ý cốt để cho nguời khác phải tức giận đa đanh, mà còn bồi thêm một cú mỉa mai và khinh bỉ.

Theo một vài nhà “ngâm kíu”, thì nói móc là một thứ đặc sản của dân ta. Nó không phải chỉ là “tuyệt chiêu” của các bà các cô, mà nhiều lúc còn trở thành “độc chiêu” của giới mày râu nữa.

Thí dụ: Ta chẳng ua gì một ông hàng xóm, nhung lại không dám nói thẳng ra, và thế là ta bèn nói kháy, nói móc, khiến cho ông bạn tức nhu bị bò đá mà vẫn cứ phải nín khe. Ông bạn càng bực, càng tức, thì ta lại càng hả hê, khoái cái miệng và suớng cả cõi lòng.

Thí dụ: Một đứa bé học trò nghịch ngợm trong lớp, bị ông thầy đánh cho ba roi. Trong khi ông thầy quất cái roi xuống, đứa bé theo phản xạ tự nhiên bèn đua tay ra đỡ. Chẳng may cái roi dụng phải cái móng tay đứa bé và làm cho nó chảy máu. Đứa bé nuớc mắt lung tròng chạy về nhà kể lể và tả oán với bố nó. Ông bố cáu tiết bèn làm một màn nói móc và chửi đổng. Ông ta vừa chạy dọc theo con đuờng duy nhất trong làng, vừa quát tháo ầm i :

- Tiên su bố nó! Nó không đẻ, nó không đau, nó dám đánh con nguời ta nhu thế kia à. Tiên su bố nó!

Thậm chí ngay cả quí vị con nít cung học đoi bắt chuớc nguời lớn mà nói móc, nói kháy. Thí dụ: Tí đến nhà Tèo choi. Vì đang học đan, nên Tèo hí hửng lấy cây guitar và gẩy biểu diễn mấy bài liền, sau đó quay sang hỏi Tí:

- Bạn thấy bài nào hợp với mình nhất?

Suy nghi một lát, Tí lắc đầu và nói:

- Trong số những bài này, thì mình không biết, nhung mình biết có một bài rất hợp với bạn.

Tèo mừng húm:

- Bài nào vậy?

Tí tỏ vẻ bí mật, nói nhỏ vào tai Tèo:

- Bài “Đập vỡ cây đan”.

Nói xong, Tí ôm bụng cuời ngặt nghẹo, còn Tèo thì bực tức, muốn cho thằng bạn xỏ lá xoi mấy cú đấm vào mặt.

Nhu trên gã đa bảo: nói móc là một trong những cách thức mau chóng phá đổ tình nghia trong lãnh vực đời thuờng cung nhu trong phạm vi cuộc sống gia đình. Nhất là khi nguời ta lại móc quá sâu và quá đậm thì thuờng để lại những hậu quả thảm khốc, khó mà luờng nổi. Gã xin muợn đỡ một vài kinh nghiệm của tác giả Trần Triều trong bài “Bệnh kháy” đuợc đăng tải trên báo “Phụ Nữ Thứ Ba” số ra ngày 18.8.2009.

Truớc hết là trong lãnh vực đời thuờng

Một tốp thanh niên đang ngồi uống bia trong quán, thì một tốp khác cung vào và ngồi ở bàn bên cạnh. Tốp này nói với tốp kia:

- Chúng mày muốn uống bia thì phải gọi chúng tao bằng ông nội, không thì ăn đon.

Một tên tốp kia hùng hổ tiến tới, nhung bất ngờ bị ngáng chân té lăn cù trên đất, khiến cho tốp này đều cuời ồ lên. Thế là cả tốp kia đều rút lui có trật tự, nhung chỉ một lát sau liền trở lại quán với dao phay và mã tấu. Hỗn chiến xảy ra, khiến một em chết liền tại chỗ!!!

Tiếp đến là trong phạm vi cuộc sống gia đình

Hai vợ chồng đang ngồi xem phim với nhau, đến đoạn nhân vật nam ngoại tình, chị vợ bèn phán:

- Cái thứ đan ông mèo mả gà đồng, trăng hoa cho lắm. Một vợ thì nằm giuờng lèo, hai vợ thì nằm chèo queo, ba vợ thì ra chuồng heo mà nằm.

Anh chồng nóng mặt vì anh thừa biết chị muợn nhân vật trong phim để “xoáy, nghiền, bóp” cái vết thuong cu của mình. Một năm truớc, anh đi theo công trình xây dựng xuống Kiên Giang, và ở đây anh đã léng phéng chút đỉnh với cô bán cà phê, nhung đa giải quyết dứt điểm. Chuyện tuy đa qua, nhung hễ có dịp là chị vợ lại “móc” cho một phát. Phim đến đoạn nhân vật nữ nổi con ghen, anh liền “tung đòn”:

- Cái thứ đan bà mà ghen quá đáng nhu vậy, có ngày mất chồng luôn mà không hay. Thằng đan ông đã bực lên rồi thì bỏ hết, bất chấp tất cả.

Từ chỗ đang cùng ngồi coi phim một cách đầm ấm, bỗng chốc cả hai vợ chồng quay ra hầm hè, cố tìm ra những từ, những cách nói khiến “đối phuong” càng đau, thì mình càng “đa”. Từ chỗ mình mình, em em, bỗng chốc biến thành cái thứ này, cái thứ nọ…

Chuyện chua kết thúc. Bực mình chị vùng vằng bỏ vào buồng, nhung không quên quăng lại một câu:

- Coi cái phim này, khối thằng đan ông sáng mắt ra, bồ bịch lăng nhăng thì cứ chuồng heo mà nằm.

Anh nổi điên:

- Nằm chuồng heo còn hon nằm với con đan bà điêu ngoa. Thật hết chịu nổi.

Chỉ vì mấy câu nói móc mà vợ chồng đang sống chung hoà bình, bỗng chuyển biến thành chiến tranh!

Một truờng hợp tuong tự khác. Anh tay trắng từ miệt vuờn lên Saigon lập nghiệp, cuới đuợc chị là con gái một gia đình khá giả. Thế nhung, mẹ ruột anh lại có tính hay “bòn”, mỗi lần lên thăm anh, đều xin một vài món lặt vặt trong nhà, mà bà cho rằng các con “thừa”, không dùng đến. Chị thì chỉ “bằng mặt chứ không bằng lòng”. Còn anh thì lại chẳng quan tân đến mấy chuyện vặt vãnh đó. Vấn đề là sau mỗi lần mẹ chồng ra về, chị lại móc:

- Tôi ghét nhất là mấy nguời đến đâu cung góp góp nhặt nhặt. Đồ của nguời ta mà cứ nghi là không dùng đến, rồi năn nỉ ỉ ôi.

Anh nghe mà nổi nóng, vì có cảm giác mẹ mình bị xúc phạm:

- Cô muốn gì, thì cứ nói thẳng ra, chứ đừng bóng gió nhu thế.

Chị trêu nguoi:

- Tôi nói vu vo vậy đó. Ai có tật thì giật mình chớ.

Anh lại càng tức điên lên, nhung nếu mắng mỏ thì xoàng quá, phải móc lại mới đuợc. Anh nhẹ nhàng bảo:

- Ừ, họ gom hết đồ của con trai về xài, còn hon cái ngữ lén chồng, gom của nhà mình đua về nhà mẹ. Mà nhà mẹ có khó khăn gì đâu, rặt một lu luời lao động, chảy thây ra đó.

Đến luợt chị tức anh ách, nhung đanh phải nín thinh bỏ đi một mạch, bởi vì anh biết chị lén “tiếp tế” cho nhà ngoại từ lâu, nhung làm thinh, vì nghi chuyện cung chẳng đáng gì. Nhung khi bị vợ “nói đểu”, anh đã không dằn lòng đuợc.

Một lần khác, anh tỏ ra hào hiệp cho nguời bạn thân vay tiền mua xe. Biết có “xin”, thì chị cung chẳng “cho”, nên anh “tiền trảm hậu tấu”. Sau khi nghe anh “tấu”, thì điều thật lạ lùng, đó là chị không nổi giận mà lại tỏ ra dửng dung, khinh khỉnh. Biết mình có lỗi, anh bấm bụng cho qua, coi nhu “kết thúc vụ án”. Vậy mà một lần chị bâng quo nói với con:

- Con cố gắng lớn lên biết mở mắt ra một chút, chứ đừng có khôn nhà dại chợ nhé con.

Chỉ nghe câu nói đó, anh đa hất chiếc tivi bể tan, đập bẹp thêm chiếc quạt máy, rồi hầm hầm bỏ đi.

Kinh nghiệm cho thấy: Khi mâu thuẫn xảy ra, thà rằng hét toáng lên cho hả giận, hoá ra lại hay hon là nhẹ nhàng “sửa lung” nhau”, bởi vì việc cãi vã to tiếng sẽ sớm đi vào lãng quên, còn nói móc hay nói kháy lại gây nên những vết thuong lòng âm ỉ và dai dẳng. Những cặp vợ chồng xung đột trực tiếp, xem ra lại ở bền với nhau hon những cặp choi trò nói móc và nói kháy. Nhiều khi cái “bệnh móc” này thấm sâu vào lục phủ ngu tạng, đến nỗi một chuyện nhỏ cung trở thành chuyện lớn. Chẳng hạn, anh chồng húp bát canh thấy mặn, thay vì nói thẳng, thì lại nói bóng nói gió:

- Canh hôm nay nhạt nhỉ?

Chị vợ bực vì bị chồng “nói đểu”, tức vì đa là vợ chồng với nhau nhung lại không trao đổi thật lòng. Chuyện nhỏ mà bị móc sẽ hoá thành chuyện lớn. Và chuyện lớn mà bị móc thêm, sẽ dễ nổ tung nhu trái lựu đạn.

Một anh chồng đa tâm sự nhu sau: Hồi mới cuới, chúng tôi cung đa từng cạnh khoé với nhau dữ lắm. Tôi quyết tâm sửa là vì sau mỗi lần nói móc, dù đạt đuợc mục đích tức thời là làm cho vợ tức điên lên, nhung sau đó ngẫm lại, thấy bản thân mình cứ hèn hèn sao ấy… Nguợc lại, vợ bóng bóng gió gió, tôi cung tức điên lên và ghét cay ghét đắng cái tật ấy. Từ đó, mỗi lần vợ mở miệng ra định móc, tôi liền cuong quyết:

- Muốn nói gì thì nói thẳng, hoặc đừng nói gì cả.

Dần dần thói quen nói thẳng và nói thật đuợc hình thành. Ngồi vào bàn ăn thấy thiếu tuong ớt thì nói thẳng:

- Em oi, còn thiếu tuong ớt.

Chứ hồi còn mắc bệnh “móc”, thế nào tôi cung nói:

- Hình nhu độ này em chăm làm đẹp quá, sợ mặt nổi mụn nên kiêng ăn tuong ớt đó à?

Tóm lại, các cụ ta ngày xua đã bảo: Nói gần nói xa, chẳng qua nói thật. Hay nhu một câu danh ngôn cung đa khuyên nhủ: Hãy ngoáy luỡi bảy lần truớc khi nói, để mỗi lời chúng ta nói ra sẽ là một góp phần vào việc tạo nên một bầu khí hoà thuận và bắc đuợc một nhịp cầu cảm thông:

- Lời nói chẳng mất tiền mua,

Liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau.

Gã Siêu   gasieu@gmail.com


VỀ MỤC LỤC

- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin gởi về địa chỉ

giaosivietnam@gmail.com

- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:

Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục vụ của Giáo sĩ;  Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh vực; Mỗi  Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)

- Quy vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại

www.conggiaovietnam.net

Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị

Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác nhau.

TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

Lm. Luca Phạm Quốc Sử  USA

 

 

Duoc chon giua loai nguoi va cho loai nguoi; GIAO SI: Xuat phat tu giao dan, hien dien vi giao dan va cay dua vao giao dan, de cung lam VINH DANH THIEN CHUA

*************