Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

 

 

 

ĐỰƠC CHỌN GIỮA LOÀI NGƯỜI
VÀ CHO LOÀI NGƯỜI  (x. Dt, 5.1)

 

GIÁO SĨ:

Xuất phát từ giáo dân, hiện diện vì giáo dân và cậy dựa vào giáo dân

 

ĐỂ CÙNG LÀM VINH DANH THIÊN CHÚA

 

www.conggiaovietnam.net                          giaosivietnam@gmail.com

Đặc San Điện Tử    Giáo Sĩ Việt Nam    Số 156, Chúa Nhật 23.10.2011


  

 

Mầu Nhiệm Giáo Hội (tiếp theo)                                                Lumen Gentium

Thánh Sử Luca: "Chữ Tâm kia mới bằng ba chữ Tài"   Lm. Nguyễn Thành Long

Con Cá thứ hai : Tôi chọn Chúa.                              ĐHY.PX. Nguyễn Văn Thuận

CÁC THÁNH, CÁC THIÊN THẦN VÀ LOÀI NGƯỜI GIỐNG VÀ KHÁC KHAU NHƯ THẾ NÀO?                                                                        Lm. PX. Ngô Tôn HUấn

MẸ GẶP CON - CON GẶP MẸ                                                   Lm. Anmai, C.Ss.R.

Ngừơi tín hữu giáo dân trong Lumen Gentium chương 4      NGUYỄN HỌC TẬP 

HÃY TRẢ LẠI CHO CAESAR...                                Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

GREEN LATERN                                                                         Br. Huynhquảng

Những gì linh mục nên làm và không nên làm cho gia đình, nhất là ông bà cố,  cũng như con cái bảo trợ và linh tông     Lm. Micae Phaolô Trần Minh Huy, pss

QUAN NIỆM KITÔ GIÁO VỀ TÌNH YÊU VỢ CHỒNG         Lm. Minh Anh tổng hợp

“MAN BEST FRIEND” VỚI Y KHOA HỌC                             Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (KỲ 30)                         Gioan LêQuangVinh VRNs


Mầu Nhiệm Giáo Hội (tiếp theo)

 

Hiến Chế Tín Lý Về Giáo Hội

Lumen Gentium

 

Bản dịch Việt Ngữ của Giáo Hoàng Học Viện Piô X

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia

 

Chương I

Mầu Nhiệm Giáo Hội

(tiếp theo)

 

6. Hình ảnh diễn tả Giáo Hội. Trong Cựu Uớc, việc mạc khải Nuớc Thiên Chúa thuờng đuợc trình bày bằng hình bóng; cung thế, ngày nay bản tính thâm sâu của Giáo Hội đuợc diễn tả bằng nhiều hình ảnh lấy từ đời sống du mục, canh nông, kiến trúc, hoặc gia đinh và hôn lễ. Sách các tiên tri đa phác họa những hình ảnh đó.

Thực thế, Giáo Hội là chuồng chiên mà Chúa Kitô là cửa vào duy nhất và cần thiết (x. Gio 10,1-10). Giáo Hội cung là đan chiên mà chính Thiên Chúa đã tiên báo Ngài là mục tử (x. Is 40,11; Ez 34,11 tt). Tuy đuợc các mục tử phàm nhân chăn dắt, những chiên ấy luôn đuợc chính Chúa Kitô, Mục Tử nhân lành và Thủ Lãnh các mục tử, dẫn dắt và nuôi duỡng (x. Gio 10,11; 1P 5,4). Nguời đã hiến mạng sống mình vì đan chiên (x. Gio 10,11-15).

Giáo Hội cung là thửa ruộng hay cánh đồng Thiên Chúa (x. 1Cor 3,9). Trong cánh đồng ấy, mọc lên cây dầu cổ thụ mà các Tổ Phụ là gốc rễ thánh. Noi cây cổ thụ này, sự hòa giải giữa dân Israel và các dân ngoại đa đuợc và sẽ đuợc thực hiện (x. Rm 11,13-26). Nguời trồng nho thiên quốc vun trồng Giáo Hội nhu một cây nho đuợc tuyển chọn (x. Mt 21,33-43 song song; x. Is 5,1 tt). Chúa Kitô là cây nho đích thực. Nguời ban sức sống và hoa trái cho các nhánh là chúng ta. Nhờ Giáo Hội, chúng ta ở trong Nguời; và không có Nguời, chúng ta không thể làm gì đuợc (x. Gio 15,1-5).

Giáo Hội cung thuờng đuợc gọi là tòa nhà của Thiên Chúa (x. 1Cor 3,9). Chúa Kitô đa tự ví Nguời nhu viên đá mà các thợ xây loại bỏ, nhung đa trở thành viên đá góc (x. Mt 21,42 song song; CvTđ 4,11; 1P 2,7; Tv 117,22). Trên nền móng này, các Tông Ðồ đa xây dựng Giáo Hội (x. 1Cor 3,11), và Giáo Hội đuợc bền vững, liên kết nhờ nền móng đó. Tòa nhà này còn đuợc gọi bằng nhiều tên khác: Nhà Thiên Chúa (x. 1Tm 3,15), noi gia đình Ngài cu ngụ. Nhà Thiên Chúa trong Chúa Thánh Thần (x. Eph 2,19-22), "Lều Tạm của Thiên Chúa giữa loài nguời" (Kh 21,3), và nhất là Ðền Thánh, tiêu biểu bằng các cung thánh bằng đá, đa từng đuợc các Thánh Giáo Phụ ca tụng, và đuợc Phụng Vụ sánh ví rất chính xác với Thành thánh, thành Giêrusalem mới 5. Thực vậy, trong Giáo Hội tại thế, chúng ta là những viên đá sống động dùng vào việc xây cất (x. 1P 2,5). Thánh Gioan đa chiêm nguỡng Thành thánh ấy từ trời noi Thiên Chúa mà xuống trong ngày cải tạo vu trụ, "sẵn sàng nhu hiên thê trang điểm để đón tân lang mình" (Kh 21,1tt).

Giáo Hội còn đuợc gọi là "thành Giêrusalem trên trời" là "mẹ chúng ta" (Gal 4,26; x. Kh 12,17), đuợc mô tả nhu hiền thê tinh tuyền của Con Chiên không tì ố (x. Kh 19,7; 21,2 và 9; 22,17) đuợc Chúa Kitô yêu mến "và hiến thân để thánh hóa" (Eph 5,25-26), đuợc Nguời kết hợp bằng một giao uớc bất khả phân ly, đuợc "nuôi duỡng và săn sóc" không ngừng (Eph 5,29). Sau khi thanh tẩy hiền thê, Chúa Kitô muốn hiền thê ấy kết hợp và vâng phục mình trong tình yêu và trung tín (x. Eph 5,24). Sau cùng, Nguời vinh viễn ban cho du tràn on thiêng trên trời để chúng ta hiểu thế nào là tình yêu Thiên Chúa và Chúa Kitô đối với chúng ta, tình yêu ấy vuợt trên mọi hiểu biết (x. Eph 3,19). Bao lâu còn là lữ hành trên duong thế xa cách Chúa (x. 2Cor 5,6), Giáo Hội nhận mình bị luu đay, nên luôn tìm kiếm và nếm huong vị trên trời, noi Chúa Kitô ngự bên hữu Thiên Chúa; noi tiềm ẩn sự sống của Giáo Hội cùng Chúa Kitô trong Thiên Chúa, cho đến ngày xuất hiện với Phu Quân mình trong vinh quang (x. Col 3,1-4). 6*

7. Giáo Hội, thân thể Ðức Kitô. Khi Con Thiên Chúa chiến thắng sự chết bă�ng cái chết và phục sinh, trong nhân tính mà Nguời kết hợp, Nguời đã cứu chuộc và biến con nguời thành một tạo vật mới (x. Gal 6,15; 2Cor 5,17). Thực vậy, Nguời tạo lập cách mầu nhiệm các em Nguời, tụ họp từ muôn nuớc thành thân thê� Nguời, bằng cách thông truyền Thánh Thần cho họ.

Trong thân thể ấy, sự sống Chúa Kitô tràn lan trên các tín hữu. Nhờ các bí tích, các tín hữu đuợc kết hợp thực sự và cách mầu nhiệm với Chúa Kitô đau khổ và vinh hiển 6. Quả thực, nhờ phép thánh tẩy chúng đuợc nên giống Chúa Kitô: "Vì tất cả chúng ta đuợc tẩy rửa trong một Chúa Thánh Thần để nên một thân thể" (1Cor 12,13). Nghi thức thánh thiện ấy diễn tả và thực hiện sự hiệp nhất với cái chết và sự phục sinh của Chúa Kitô: "Nhờ phép thánh tẩy, chúng ta đuợc mai táng cùng Nguời trong cái chết"; và nếu "chúng ta liên kết với Nguời trong cuộc tử nạn thế nào thì cung sẽ đuợc sống lại với Nguời nhu vậy" (Rm 6,4-5). Khi bẻ bánh tạ on, chúng ta thực sự thông dự vào Thân Thể của Chúa nên chúng ta đuợc nâng lên để hiệp thông với Nguời và với nhau. "Chúng ta tuy nhiều, nhung là một tấm bánh, một thân thể, vì hết thảy chúng ta đồng thông huởng cung một tấm bánh" (1Cor 10,17). Thế nên tất cả chúng ta trở thành chi thể của Thân Thể ấy (x. 1Cor 12,27), "vì mỗi nguời là chi thể của nhau" (Rm 12,5).

Thật vậy, tất cả các chi thể tuy nhiều, nhung chỉ tạo thành một thân thể; cung thế, các tín hữu hợp thành một thân thể trong Chúa Kitô (x. 1Cor 12,12). Trong việc xây dựng thân thể Chúa Kitô, cần có nhiều chi thể với phận vụ khác nhau. Chỉ có một Chúa Thánh Thần ban những ân sủng khác nhau để làm ích cho Giáo Hội theo sự sung mãn của Ngài và tùy nhu cầu của công việc (x. 1Cor 12,1-11). Trong các ân sủng ấy, on ban cho các Tông Ðồ đứng hàng đầu: chính Chúa Thánh Thần đặt duới quyền các ngài cả những nguời lãnh nhận những on đặc biệt (x. 1Cor 14). Cung chính Thánh Thần ấy tự mình hợp nhất thân thể bằng thần lực Ngài và bằng sự liên kết tinh thần các chi thể lại với nhau; nhu thế Ngài làm phát sinh và thúc bách đức ái giữa các tín hữu. Vì thế, nếu một chi thể nào đau đớn thì tất cả các chi thể khác đều bị đau đớn; và nếu một chi thể nào đuợc vinh dự thì tất cả các chi thể khác cùng chung vui (x. 1Cor 12,26).

Chúa Kitô là Ðầu của Thân Thể này. Chính Nguời là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, và trong Nguời mọi vật đuợc tác thành. Nguời có truớc mọi nguời và mọi sự đuợc bền vững trong Nguời. Nguời là Ðầu của Thân Thể là Giáo Hội. Nguời là nguyên lý, là anh cả của những kẻ phải chết, hầu nắm quyền thủ lãnh mọi sự (x. Col 1,15-18), Nguời thống trị mọi vật trên trời duới đất bằng thần lực lớn lao, và ban du tràn sự vinh hiển phong phú của Nguời cho toàn thân thể nhờ sự toàn thiện và hoạt động siêu đẳng của Nguời (x. Eph 1,18-23) 7.

Mọi chi thể phải nên giống Chúa Kitô cho đến khi Nguời hình thành trong họ (x. Gal 4,19). Vì thế, chúng ta đuợc kết nạp vào mầu nhiệm sự sống của Nguời, trở nên giống Nguời, cùng chết và sống lại với Nguời, cho đến khi cùng cai trị với Nguời (x. Ph 3,21; 2Tm 2,11; Eph 2,6; Col 2,12; v.v�). Ðang khi còn là lữ hành trên mặt đất, buớc theo vết chân Nguời trong đau thuong và bách hại, chúng ta cùng thông hiệp với những đau khổ của Nguời nhu thân thể kết hợp với đầu, hiệp với sự thuong khó của Nguời để đuợc cùng Nguời vinh hiển (x. Rm 8,17).

Trong Nguời, "toàn thân tìm đuợc luong thực và sự liên kết nhờ các mối dây ràng buộc cấu kết với nhau, để lớn lên trong Thiên Chúa" (Col 2,19). Trong thân thể Nguời là Giáo Hội, Nguời luôn ban on huệ là các chức vụ, nhờ đó, với thần lực Nguời, chúng ta giúp nhau cứu rỗi, hầu khi thực hiện chân lý trong bác ái, chúng ta lớn lên về mọi phuong diện trong Nguời, là Ðầu của chúng ta (x. Eph 4,11-16, bản Hy lạp).

Ðể chúng ta không ngừng canh tân trong Nguời (x. Eph 4,23), Nguời đã cho thông dự vào Thánh Thần Nguời, cung một Ðấng duy nhất hiện hữu trên Ðầu cung nhu trong các chi thể, làm sống động, liên kết và thúc giục toàn thân, đến nỗi các thánh Giáo Phụ đã ví nhiệm vụ của Chúa Thánh Thần với công việc mà nguyên lý sự sống, tức là linh hồn, hoàn thành trong thân xác 8.

Chúa Kitô yêu thuong Giáo Hội nhu hiền thê Nguời, Nguời trở thành guong mẫu của nguời chồng yêu vợ mình nhu yêu chính bản thân (x. Eph 5,25-28); phần Giáo Hội thì tùng phục Ðầu (n.v.t, 23-24); "Vì tất cả sự sung mãn về bản tính Thiên Chúa ở trong Nguời cách hữu hình" (Col 2,9), nên Nguời đổ tràn on thiêng trên Giáo Hội, là thân thể, là sự sung mãn của Nguời (x. Eph 1,22-23) để Giáo Hội cố gắng đạt tới sự viên mãn hoàn toàn của Thiên Chúa (x. Eph 3,19). 7*

8. Giáo Hội, thực tại hữu hình và thiêng liêng. 8* Chúa Kitô, Ðấng Trung Gian duy nhất, đa thiết lập Giáo Hội thánh thiện, một cộng đoàn đức tin, cậy và mến, nhu một toàn bộ cấu trúc hữu hình trên trần gian mà Nguời không ngừng bảo vệ 9. Qua Giáo Hội, Nguời đổ tràn chân lý và ân sủng cho mọi nguời. Giáo Hội là xã hội có tổ chức qui củ, và Nhiệm Thể Chúa Kitô, đoàn thể hữu hình và cộng đoàn thiêng liêng, Giáo Hội tại thế và Giáo Hội du tràn của cải trên trời không đuợc quan niệm nhu hai thực thể nhung chỉ là một thực thể phức tạp, duy nhất, do yếu tố nhân loại và thần linh kết thành 10. Vì thế, nhờ loại suy xác thực, chúng ta có thể ví Giáo Hội với mầu nhiệm Ngôi Lời nhập thể. Thực vậy, nhân tính mà Ngôi Lời mặc lấy phục vụ Nguời nhu co quan cứu rỗi sống động và kết hợp với Nguời cách bất khả phân ly; cung thế, toàn thể co cấu xã hội của Giáo Hội phục vụ Thánh Thần Chúa Kitô, Ðấng làm cho Giáo Hội sống động để tăng triển thân thể (x. Eph 4,16) 11.

Ðó là Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô mà trong Kinh Tin Kính chúng ta tuyên xung là duy nhất, thánh thiện, công giáo và tông truyền 12. Sau khi phục sinh, Ðấng cứu chuộc chúng ta đa trao phó cho Phêrô chăn dắt Giáo Hội đó (Gio 21,17); Nguời phó thác cho Phêrô cung nhu cho các Tông Ðồ khác truyền bá, cai quản (x. Mt 28,18tt), và thiết lập Giáo Hội nên "ruờng cột và nền tảng chân lý" đến muôn đời (x. 1Tm 3,15). Nhu một xã hội đuợc thiết lập qui củ trên trần gian, Giáo Hội ấy tồn tại trong Giáo Hội Công Giáo, do Ðấng kế vị Phêrô và các giám mục hiệp thông với Ngài điều khiển 13, và mặc dù bên ngoài co cấu của Giáo Hội còn có nhiều yếu tố thánh hóa và chân lý, nhung những yếu tố ấy là những on riêng của Giáo Hội Chúa Kitô, thúc bách đến sự hiệp nhất công giáo.

Nhu Chúa Kitô đã hoàn tất công trình cứu chuộc trong khó nghèo và bách hại, Giáo Hội cung đuợc mời gọi đi cùng đuờng lối ấy hầu thông ban on cứu rỗi cho loài nguời. Chúa Giêsu Kitô "vốn có hình thể Thiên Chúa... tự hủy mình, tự nhận thân phận tôi tớ" (Ph 2,6-7), và "vốn giàu có, Nguời đã hóa ra nghèo hèn" vì chúng ta (2Cor 8,9): cung thế, tuy cần đến những phuong tiện nhân loại để chu toàn sứ mệnh mình, Giáo Hội đuợc thiết lập không phải để tìm kiếm vinh quang trần thế, nhung để truyền bá khiêm nhuờng và từ bỏ, bằng guong lành của chính mình. Chúa Kitô đuợc Chúa Cha phái đến "rao truyền Phúc Âm cho kẻ bần cùng... cứu chữa các tâm hồn đau khổ" (Lc 4,18), "tìm kiếm và cứu vớt những gì đa hu mất" (Lc 19,10). Cung thế, Giáo Hội trìu mến và ấp ủ tất cả những ai đau khổ vì sự yếu hèn của con nguời, nhất là nhận biết noi những kẻ nghèo khó và đau khổ hình ảnh Ðấng Sáng Lập khó nghèo và khổ đau, ra sức giảm bớt nỗi co cực của họ và nhằm phụng sự Chúa Kitô trong họ. Nhung Chúa Kitô "thánh thiện, vô tội, tinh tuyền" (Dth 7,26), không hề phạm tội (x. 2Cor 5,21), chỉ đến để đền tội lỗi dân chúng (x. Dth 2,17), còn Giáo Hội, vì ôm ấp những kẻ có tội trong lòng, nên vừa thánh thiện vừa phải luôn thanh tẩy mình. Do đó, Giáo Hội luôn thực hiện việc sám hối và canh tân.

"Lữ hành giữa con bách hại của thế gian và trong niềm an ủi của Thiên Chúa" 14, Giáo Hội rao truyền cái chết và thánh giá Chúa, cho đến khi Nguời trở lại (x. 1Cor 11,26). Giáo Hội vững mạnh nhờ thần lực của Chúa phục sinh, để toàn thắng các khó khăn và sầu muộn từ bên trong cung nhu bên ngoài bằng yêu thuong và kiên trì, và trung thành mạc khải cho thế gian mầu nhiệm của Chúa còn giấu trong bóng tối, cho đến khi đuợc phô bày duới ánh sáng vẹn toàn trong ngày sau hết. 

Chú Thích:

6* Số 6: Những hình ảnh về Giáo Hội theo Thánh Kinh.

Sau đây là những khẳng định của Công Ðồng:

a/ Những hình ảnh và hình bóng ấy là mạc khải thực về Giáo Hội nhờ đó chúng ta hiểu rõ hon bản tính sâu xa của Giáo Hội. Hon nữa chúng ta còn bầy tỏ sự thống nhất và tiến triển của một mạc khải đuợc chuẩn bị trong Cựu Uớc và đuợc hoàn tất trong Tân Uớc.

b/ Giáo thuyết đại cuong trong số 5b đuợc giải thích rõ rệt hon theo tiến trình tiệm tiến và năng động. Những hình ảnh về đời sống du mục bày tỏ sự khởi xuớng của Thiên Chúa trong Giáo Hội, luôn tiến triển để đạt tới kết quả sau cùng, những hình ảnh về xây cất chứng tỏ sự kiên cố, và những hình ảnh gia đinh nói lên sự kết hợp thân mật giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. (Trở lại đầu trang)

6 Xem T. Tôma, Summa Theol. III, q. 62, a.5, ad 1. (Trở lại đầu trang)

7 Xem Piô XII: Tđ. Mystici Corporis, 29-6-1943: AAS 35 (1943), trg 208. (Trở lại đầu trang)

8 Xem Leô XIII, Tđ. Divinum illud, 9-5-1897: AAS 29 (1896-97), trg 650. Piô XII Tđ. Mystici Corporis, n.v.t., trg 219-220; Dz 2288 (3808). T. Augustinô, Serm. 268, 2: PL 38, 1232, và noi khác. T. Gioan Kim Khẩu, In Eph. bài giảng 9, 3: PG 62. 72. Didymô Alex., Trin, 2, 1: PG 39, 449t. T. Tôma, In Col. 1, 18, lect. 5: x.b. Marietti, II, số 46: Thân thể đuợc tạo thành nên một do sự thống nhất của linh hồn, cung thế Giáo Hội đuợc tạo thành nên một do sự thống nhất của Thánh Thần..." (Trở lại đầu trang)

7* Số 7: Giáo Hội là thân thể Chúa Kitô.

Nguời ta có thể nhận thấy rằng, để khai triển ý niệm này, những bản văn của Phaolô đa đuợc lập lại một cách phong phú, chứ không chỉ đuợc sắp xếp theo thứ tự. Những nhà soạn thảo luu tâm đến việc trung dẫn cho "hòa hợp" hon là đến việc khai triển cho hợp lý. Bởi vậy nguời ta đã đi theo tiến trình lịch sử của tu tuởng Phaolô: các đoạn a-c trích những thu lớn nhiều hon; các đoạn khác trích các thu thời luu đay. Nhung cung nên luu ý Công Ðồng không muốn trực tiếp gọi Giáo Hội là "nhiệm thể", nhung quả quyết rằng Chúa Kitô phục sinh đã tạo cho các anh em mình thành thân thể riêng mình, theo một cách thức bí nhiệm. Có hai lý do:

a) Thánh Phaolô không bao giờ nói về nhiệm thể. Ngài chỉ quả quyết là các tín hữu trở nên cùng một thân, một nguời, một thân thể của Chúa Kitô.

b) Ý kiến Thần học bất đồng về vấn đề này.

Ðây là tu tuởng chính yếu huớng dẫn tất cả tiến trình: on cứu rỗi biến cải con nguời thành một tạo vật mới. Chính Chúa Kitô là tạo vật mới ấy trong thân xác vinh hiển của Nguời, trong đó Nguời triệu tập và nối kết mọi anh em nhờ sức mạnh của Thần Khí Nguời (7a).

Ý tuởng ấy đuợc khai triển trong hai chủ đề:

a) Chủ đề "thân xác": (7b-c): nhấn mạnh tới hai đặc điểm:

- Một cộng đoàn sinh hoạt thiêng liêng đuợc bí tích nuôi duỡng (7b).

- Sự khác biệt giữa các chi thể nhung cùng "hiệp sức" trong sinh hoạt nhờ cùng một Thánh Thần khích động, vì lợi ích toàn thể (7c).

b) Chủ đề "Ðầu" (7d-g). Ðiều khẳng định chính yếu là sự trổi vuợt của Chúa Kitô, Ðấng tạo thành và cứu chuộc, theo nhu đoạn đầu của các thu gửi tín hữu Ephêsô và Colosê, sự trổi vuợt đuợc Nguời trang bị cho toàn thân (7d).

Chúa Kitô là Nguyên Lu, là Thủ Lănh Giáo Hội đuợc trình bày duới ba khía cạnh:

- sự hòa hợp các chi thể với Ðầu nhờ tham dự cuộc tử nạn và phục sinh của Nguời (7c).

- sự tăng triển của toàn thân huớng về Chúa Kitô là Ðầu: nhu vậy Chúa Kitô là Nguyên Lý hợp nhất và tăng triển có co cấu và có hòa hợp (7f).

- sự tăng triển này là công trình của Thánh Thần Chúa Kitô, luôn làm sống động, nối kết và huớng dẫn Giáo Hội (7g).

Vài hàng kết luận nói lên chủ đề Giáo Hội là một Hiền thê (7h). (Trở lại đầu trang)

8* Số 8: Bản tính nhân thần của Giáo Hội.

Trong Giáo Hội, phải phân biệt - nhung không đuợc phân tán - hai khía cạnh, có thể so sánh với hai bản tính của Ngôi Lời nhập thể: một khía cạnh nhân loại và một khía cạnh thần linh. Giáo Hội nhu một mầu nhiệm thực sự xuất hiện trên trái đất duới hình thức cụ thể và hiển nhiên, và Giáo Hội vẫn hiện diện, nếu không chúng ta không thể nói tới mầu nhiệm (Giáo Hội là bí tích cứu rỗi, là dấu hiệu hữu hình của on cứu rỗi vô hình và là dụng cụ của quyền năng Thiên Chúa, xem số 1). Mầu nhiệm là chuong trình cứu rỗi đuợc Chúa mạc khải ở trần gian này duới những tấm màn trong suốt (8a).

Vậy Giáo Hội đuợc Thiên Chúa triệu tập và qui tụ, phù hợp với Chúa Kitô, là thân thể của Chúa Kitô và đuợc Chúa Thánh Thần làm cho hoạt động. Tuy nhiên Giáo Hội vẫn là noi qui tụ mọi nguời với tất cả những yếu tố mà noi qui tụ đó bao gồm, không những về tổ chức, co cấu, thế lực xã hội, mà cả những yếu đuối và tội lỗi. Thực tế phức tạp của Giáo Hội là nhu thế, nhung cung đừng nên tách biệt hay đối kháng mà phải nhìn với con mắt đức tin nhu một công trình của lòng nhân hậu Chúa muốn xử dụng mọi yếu tố nhân loại, không khinh chê sự yếu hèn của nó. Sự thống nhất có tính cách nền tảng của Giáo Hội sống động đuợc xác quyết qua ba cách thức khác nhau: không thể có sự đoạn giao giữa từng hai ý niệm đi với nhau:

"Xã hội phẩm trật - Nhiệm thể Chúa Kitô";

"Công hội hữu hình - Cộng đoàn thiêng liêng";

"Giáo Hội trần gian - Giáo Hội tô điểm bằng hồng ân thiên quốc".

Chúng ta đứng truớc một thực tại phức tạp không chia cắt, nhung lại bao gồm một yếu tố nhân loại và một yếu tố thần linh. Trong thực tại phức tạp này, Giáo Hội là dấu hiện có Chúa Thánh Thần hiện diện và chính Ngài sẽ hoàn tất trong Giáo Hội và nhờ Giáo Hội on cứu độ của những nguời đuợc tuyển chọn.

Sự kiện vừa là dấu hiệu vừa là lý do sinh ra on thánh cấu tạo nên chính yếu tính của bí tích hay mầu nhiệm: dấu hiệu hữu hình của thần lực vô hình (8b).

Giáo Hội thánh thiện thật, nhung một trật cung luôn đòi đuợc thanh tẩy; tội lỗi tồn tại trong Giáo Hội, nhung Giáo Hội lại đuợc Chúa Thánh Thần thánh hóa sâu xa. Do hai đặc tính này mà công cuộc cứu độ luôn đuợc thực hiện duới dấu chỉ khó nghèo và bách hại: đó chính là con đuờng mà Giáo Hội phải dấn thân để theo guong Chúa Giêsu; đuờng riêng của Chúa luôn là đuờng Thánh Giá. Giáo Hội là Giáo Hội của tội nhân nên luôn luôn cần đuợc thanh tẩy. Nhung nếu từ đó mà vội kết luận rằng Giáo Hội nhu thế không còn thánh thiện là kết luận sai, bởi vì nhu vậy là chỉ nhìn toàn bộ con số những chi thể chứ không nhìn đến một cái gì khác trong Giáo Hội. Giáo Hội là một xã hội do Chúa Kitô thiết lập và đuợc Chúa Thánh Thần làm cho sống động chỉ với mục đích tranh đấu và chiến thắng tội lỗi. Ðó chính là lý do và là cách thức thánh thiện tinh tuyền của Giáo Hội: Chắc hẳn không phải noi chi thể hay thủ lãnh, nhung là trong chính yếu tính. Giáo Hội là Hiền thê không tì ố, không bụi nho, nhung chỉ hiện hữu noi trần gian này trong tình trạng chuẩn bị (8c).

Giáo Hội sẽ toàn thắng trên chặng đuờng nguy khó này, nhung chỉ có thể nhờ sự bác ái và nhẫn nại của Thánh Thần mới có thể luớt thắng đuợc những trở ngại dồn dập. Những yếu đuối, những khó khăn, những thiếu sót của Giáo Hội, của một xã hội trần gian, không phải là những ảo tuởng, nhung chúng có thực. Cuộc chiến thắng của Giáo Hội Chúa trên tất cả những nghịch cảnh này cung không phải là giả tuởng, nhung là cuộc chiến thắng thực sự cho nguời có lòng tin. Nhu vậy, Giáo Hội thực sự mạc khải mầu nhiệm Chúa Kitô dù vẫn còn mây đen mờ tối cho tới khi có ánh sáng huy hoàng chiếu soi (8d). (Trở lại đầu trang)

9 Leô XIII, Tđ. Sapientiae christianae. 10-1-1890: AAS 22 (1889-90), trg 392. n.t., Tđ. Satis cognitum 29-6-1896: AAS 28 (1895-96), trg 710 và 724 tt. Piô XII, Tđ. Mystici Corporis, n.v.t., trg 199-200. (Trở lại đầu trang)

10 Xem Piô XII Tđ. Mystici Corporis, n.v.t., trg 221 tt. n.t., Tđ. Humani generis, 12-8-1950: AAS 42 (1950), trg 571. (Trở lại đầu trang)

11 Leô XIII, Tđ. Satis Cognitum, n.v.t., trg 713. (Trở lại đầu trang)

12 Xem Symbolum Apostolicum: Dz. 6-9 (10-13). Symb. Ni.-Const. : Dz. 86 (150). So sánh với Prof. fidei Trid. : Dz. 994 và 999 (1862 và 1868). (Trở lại đầu trang)

13 Ðọc "Giáo Hội Rôma thánh thiện (công giáo và tông truyền)": trong Prof. fidei Trid., n.v.t., và CÐ Vat I, Hiến chế tín lý về đức tin công giáo, Dei Filius : Dz. 1782 (3001). (Trở lại đầu trang)

14 T. Augustinô, De Civ. Dei, XVIII, 51, 2 : PL 41, 614. (Trở lại đầu trang)

 

VỀ MỤC LỤC
THÁNH SỬ LUCA: “CHỮ TÂM KIA MỚI BẰNG 3 CHỮ TÀI”
 

Người ta nói rằng trong 3 vị thánh sử của sách Tin Mừng Nhất Lãm, thánh Luca là người có tài năng về văn chương nhất; cụ thể, bút pháp thì điêu luyện, lối trình bày các câu chuyện thì khéo léo, lôi cuốn và hấp dẫn. Tuy nhiên, bên cạnh cái tài, thì Ngài còn có cái tâm hết sức đặc biệt. Và cái tâm mới là điều làm cho thánh nhân nỗi bật hơn cả. Vì như đại văn hào Nguyễn Du đã từng nói : “Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”.

 

Thế thì, chữ tâm hay cái tâm đặc biệt nơi thánh Luca là cái tâm nào ?

- Trước hết là cái tâm trong sáng (minh tâm). Là một y sĩ, một thầy thuốc, thánh nhân hành nghề với cái tâm hoàn toàn trong sáng, không bao giờ để cho mình bị đồng tiền lôi kéo. Ngài hành nghề chỉ với mục đích là cứu giúp người bệnh, nhất là những người bệnh nghèo. Tắt một lời, ngài luôn giữ được cái tâm trong sáng, liêm chính trước mặt Thiên Chúa và trước mặt mọi người.

- Thứ đến cái tâm đồng cảm (đồng tâm). Ngài đã sống triệt để tinh thần “Lương y như từ mẫu”, nên tâm hồn của ngài luôn đầy lòng trắc ẩn và đầy lòng cảm thông đối với những người nghèo khổ, bệnh tật, hèn mọn và tội lỗi, đặc biệt là các cô nhi, quả phụ và những người ngoại giáo. Vì ngài cũng đã từng là một người ngoại giáo gốc ở Antiôkia trở lại, tức là đồng hương với thánh Ignaxiô mà chúng ta mừng kính hôm qua. Chính cái tâm đồng cảm đó đã ảnh hưởng sâu đậm đến sứ điệp Tin Mừng mà ngài chắp bút. Thiên Chúa được ngài trình bày như là một người cha giàu lòng nhân hậu, một mục tử tốt lành thao thức đi tìm chiên lạc, một vị quan toà từ tâm và nhân ái…

 

- Sau nữa là cái tâm nhiệt thành (nhiệt tâm). Hết lòng hết sức với đối với việc tìm tòi, nghiên cứu, sắp xếp và soạn thảo sách Tin Mừng và sách Công vụ Tông đồ. Nhờ cái tâm tận tuỵ mà Giáo hội có được những trang Tin Mừng tuyệt vời viết về Chúa Giêsu và về Giáo Hội trong thời kỳ đầu.

 

Nhiệt thành với công việc soạn thảo Tin Mừng, ngài còn nhiệt thành đối với công cuộc loan báo Tin Mừng cứu độ, và sứ mạng phục vụ cộng đoàn mà ngài được giao phó. Trong tư cách là một môn đệ của thánh Phaolô, ngài đã tháp tùng thầy mình trong các cuộc hành trình truyền giáo nhiều gian lao thử thách. Ngài đã nhiệt tâm cống hiến trọn cuộc đời mình cho Chúa Kitô và cho Giáo hội trong thời kỳ đầu, nhất là đã đổ máu đào minh chứng cho Tin mừng mà ngài đã viết.

 

Vậy sứ điệp mà thánh Luca muốn nhắn nhủ ta trong ngày mừng lễ kính ngài hôm nay là gì?

Sống trong một thời đại chạy theo chủ nghĩa duy vật hưởng thụ, và giữa một xã hội đầy gian tham, giả dối, ta được mời gọi theo gương ngài, nêu cao cái tâm trong sáng thanh cao.

 

Sống giữa một thế giới đầy dẫy những người nghèo khổ, bệnh tật và bất hạnh, ta được mời gọi theo gương ngài, làm sáng lên cái tâm đồng cảm nơi mình.

 

Sống trong một đất nước đang còn rất rất nhiều người chưa biết Chúa, chưa biết Tin Mừng, ta được mời gọi theo gương ngài làm sống dậy cái tâm tận tụy, nhiệt thành để đem Tin mừng Đức Kitô cho mọi người.

 

Dĩ nhiên để làm được những điều đó là không dễ chút nào, nếu chỉ cậy vào sức mình. Vì thế cần cầu xin Chúa ban ơn trợ giúp cho ta, để ta có thể giữ được một cái tâm trong sáng, một cái tâm đồng cảm và cái tâm nhiệt thành như thánh Luca vậy. Amen.

Lm. Nguyễn Thành Long

VỀ MỤC LỤC
Con Cá thứ hai : Tôi chọn Chúa.

 

Tác phẩm năm chiếc bánh và hai con cá

của ĐHY PX. Nguyễn Văn Thuận

Con Cá thứ hai : Tôi chọn Chúa.

 

Các bạn trẻ hôm nay,

Các bạn đuợc mời gọi để đón nhận một sứ điệp, và lớn tiếng loan báo sứ điệp ấy cho bạn bè cùng lứa tuổi:

“Loài nguời đuợc Thiên Chúa yêu thuong!

Thiên Chúa yêu thuong con nguời vô hạn!

Đó là sứ điệp đon giản nhất,

Mà Hội thánh có nhiệm vụ chuyển đến cho nhân loại”.

(Tông huấn “Nguời tín hữu giáo dân”, số 34,

trích lại trong Sứ điệp NQTGT XII, số 9)

 

Các bạn trẻ thân mến,

Tôi đa chia sẻ với các bạn kinh nghiệm sống của tôi trên buớc đuờng theo Chúa Giêsu, để gặp Ngài, sống bên Ngài, để rồi ra đi, mang sứ điệp của Ngài cho mọi nguời.

Các bạn hỏi tôi: “Làm sao thực hiện đuợc sự kết hiệp với Chúa Giêsu cách toàn vẹn trong một cuộc sống lắm biến động trong cung nhu ngoài?” Tôi đa không giấu giếm các bạn, tôi đa viết ra trong sách “Đuờng Hy Vọng”.

Trong đời tôi, giai đoạn gian lao nhất là thời gian hon muời ba năm lao tù. Với cuốn “Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá” này, tôi đa chia sẻ với các bạn, làm sao Chúa đa giúp tôi vuợt qua mọi khó khăn và sống đến ngày nay. “Năm Chiếc Bánh và Hai Con Cá” là luong thực nuôi đời sống thiêng liêng của tôi. Nhiều bạn muốn tôi nói rõ ràng chi tiết của bí quyết theo Chúa Giêsu đến cùng cách vững vàng. Tôi xin các bạn hãy nhìn lên 24 ngôi sao đang chiếu sáng con đuờng hy vọng của các bạn. Duới đây, bạn luu ý sẽ thấy đánh số phía tay phải, từ số 1 đến số 24. Tôi muốn cho 24 số đối lại với 24 giờ trong ngày. Rất thực tế, nếu ta sống 24 giờ trên 24 hoàn toàn theo Chúa Giêsu, chúng ta sẽ làm thánh.

Trong 24 số ấy, tôi nhắc đến tiếng “một” 24 lần. Ví dụ, một cuộc cách mạng, một chiến dịch, một đuờng lối tông đồ, một khẩu hiệu, v.v... một là cao quí nhất.

Đó là 24 ngôi sao, tôi không cần phải giải thích, tôi mời các bạn bình tinh suy niệm các tu tuởng ấy, nhu chính Chúa Giêsu dịu dàng nói với bạn, thân mật lòng bên lòng. Bạn đừng sợ nghe Ngài, nói với Ngài. Bạn đừng ngần ngại, mỗi tuần bạn hãy đọc lại một lần. Bạn sẽ thấy on thánh tỏa sáng ra và biến đổi cả đời bạn.

Thời gian ở biệt giam, mỗi năm mấy lần tôi nhận thu mẹ hoặc em tôi. Nhung đặc biệt một hôm tôi đuợc thu của bà Chiara Lubich, nguời sáng lập Phong trào Focolare (Bác ái Hiệp nhất). Lạ lùng thật, tôi hay nhớ một câu bà nói: “Tôi không nghi đến việc lôi kéo ai theo tôi; tôi chỉ biết hết lòng theo Chúa Giêsu, rồi nguời khác sẽ theo tôi”.

 

___________

Hai muoi bốn ngôi sao

* Con muốn thực hiện một cuộc cách mạng: canh tân thế giới. Hoài bảo lớn lao đó, sứ mệnh cao đẹp đó, Chúa trao cho con; con thi hành với “quyền lực Chúa Thánh Thần”. Mỗi ngày con chuẩn bị lễ Hiện Xuống mới quanh con.

1

* Con xúc tiến một chiến dịch: làm cho mọi nguời hạnh phúc. Con hy sinh mình từng giây phút với Chúa Giêsu, để đem an bình trong tâm hồn, phát triển thịnh vuợng cho các dân tộc. Đuờng lối tu đức thầm kín và thiết thực!

2

* Con nắm vững một đuờng lối tông đồ: “Thí mạng vì anh em”, vì không có tình yêu nào lớn lao hon (x. Ga 15, 13). Con hao mòn từng giây phút và sẵn sàng tiêu hao để chinh phục anh em về với Chúa.

3

* Con hô một khẩu hiệu: “Tất cả hiệp nhất”, hiệp nhất giữa các nguời Công giáo, hiệp nhất giữa các Kitô hữu, hiệp nhất giữa các dân tộc. Nhu Chúa Cha và Chúa con là một (x. Ga 17, 22-23).

4

* Con tin một sức mạnh: Thánh Thể. Thịt máu Chúa sẽ làm cho con sống, “Ta đa đến, là để chúng đuợc có sự sống và có một cách dồi dào” (Ga 10, 10). Nhu manna nuôi dân Do Thái đi đuờng về Đất hứa, Thánh Thể sẽ nuôi con đi cùng đuờng Hy vọng (x. Ga 6, 53).

5

* Con mang một đồng phục, nói một ngôn ngữ: Bác ái. Bác ái là chứng tích để biết con là môn đệ Chúa (x. Ga 13, 35), là dấu hiệu rẻ mà khó kiếm nhất. Bác ái là sinh ngữ số một mà thánh Phaolô cho là cao trọng hon tiếng nói của loài nguời và các thiên thần, là ngôn ngữ độc nhất sẽ tồn tại trên thiên đang (x. 1 Cor 13, 1).

6

* Con nắm một bí quyết: Cầu nguyện. Không ai mạnh bằng nguời cầu nguyện, vì Chúa đa hứa ban tất cả. Khi các con hiệp nhau cầu nguyện có Chúa ở giữa các con (x. Mt 18, 20). Cha tha thiết khuyên con ngoài giờ kinh, hãy cầu nguyện mỗi ngày tối thiểu một giờ, nếu đuợc hai giờ càng tốt. Không phải là mất mát vô ích đâu! Trên quãng đuờng cha đi, cha đa thấy lời thánh Têrêxa Avila ứng nghiệm: “Ai không cầu nguyện, không cần ma quỉ lôi kéo, sẽ tự mình sa xuống hỏa ngục”.

7

* Con giữ một nội qui: Phúc âm. Đó là hiến pháp trên tất cả mọi hiến pháp, là hiến pháp Chúa Giêsu đa để lại cho các tông đồ (x. Mt 4, 23). Hiến pháp ấy không khó khăn, phức tạp, gò bó nhu các hiến pháp khác; nguợc lại, linh động, nhân hậu, làm phấn khởi tâm hồn con. Một vị thánh ngoài Phúc âm là “thánh giả”.

8

* Con trung thành theo một vị lãnh đạo là Chúa Kitô và đại diện của Ngài: Đức Giáo Hoàng, các Giám mục, kế vị các thánh tông đồ (x. Ga 20, 22-23). Hãy sống và chết vì Hội thánh nhu Chúa Kitô. Đừng nghi chết vì Hội thánh mới hy sinh. Sống vì Hội thánh cung đoi hỏi nhiều hy sinh.

9

* Con có một tình yêu: Mẹ Maria. Thánh Gioan Maria Vianney đa nói: “Mối tình đầu của tôi là Mẹ Maria”. Nghe Mẹ sẽ không lầm lạc, hoạt động vì Mẹ sẽ không thất bại, làm vinh quang Mẹ sẽ đuợc sống đời đời.

10

* Con có một sự khôn ngoan: Khoa học Thánh giá (x. 1 Cor 2, 2). Nhìn Chúa Giêsu trên thánh giá, con giải quyết ngay đuợc vấn đề đang khiến con xao xuyến. Thánh giá là tiêu chuẩn để chọn lựa và quyết định, tâm hồn con sẽ bình an.

11

* Con có một lý tuởng: Huớng về Chúa Cha, một nguời Cha đầy yêu thuong. Cả cuộc đời Chúa Giêsu, mọi tu tuởng, hành động đều nhắm một huớng: “ Để cho thế gian biết là Ta yêu mến Cha, và nhu Cha truyền dạy Ta sao, Ta làm nhu vậy” (Ga 14, 31), “Ta hằng làm những sự đẹp lòng Nguời” (Ga 8, 29).

12

* Con chỉ có một mối lo sợ: Tội lỗi. Triều đinh hoàng đế Hy Lạp đa nhóm họp để bàn cách trả thù thánh Gioan Kim Khẩu bởi ngài đa khẳng thắn khiển trách bà hoàng hậu.

Kế hoạch I: Bỏ tù.

Nhung ông ấy sẽ đuợc dịp cầu nguyện, chịu khó vì Chúa nhu ông hằng mong muốn.

Kế hoạch I: Luu đay.

Nhung đối với ông ấy, đâu cung là đất Chúa.

Kế hoach III: Tử hình.

Oâng sẽ đuợc tử đạo, chúng ta sẽ thỏa mãn nguyện vọng của ông: đuợc về với Chúa.

Tất cả kế hoạch I, II, III, không làm cho ông khổ đau, nguợc lại ông sẽ vui suớng chấp nhận.

-Kế hoạch IV: Chỉ có một điều ông khiếp sợ nhất, gớm ghét nhất là tội lỗi, nhung bắt ông phạm không đuợc.

Nếu con chỉ sợ tội, thì không ai mạnh hon con.

13

* Con ôm ấp một uớc nguyện: “Nuớc Cha trị đến, ý Cha đuợc thành sự, duới đất cung nhu trên trời” (Mt 6, 10).

Duới đất luong dân biết Chúa nhu trên trời. Duới đất mọi nguời khởi sự yêu nhau nhu trên trời. Duới đất đa bắt đầu hạnh phúc nhu trên trời. Con sẽ nỗ lực thực hiện nguyện vọng ấy. Khởi sự đem hạnh phúc thiên đang cho mọi nguời ngay từ trần thế.

14

* Con chỉ thiếu một điều: “Có gì đem bán mà cho kẻ khó, và nguoi sẽ có một kho tàng trên trời, đoạn hãy đến theo Ta!” (Mt 10, 21), nghia là con phải dứt khoát. Chúa cần hạng tình nguyện thoát ly!

15

* Con dùng một phuong pháp tông đồ hữu hiệu: tiếp xúc để hòa mình, nhập thể với mọi nguời để hiểu, để nghe, để yêu mọi nguời. Tiếp xúc hữu hiệu hon giảng, hon viết sách. Tiếp xúc giữa nguời với nguời, lòng bên lòng, bí quyết bền đỗ, bí quyết thành công.

16

* Con chỉ có một việc quan trọng nhất, Maria đa chọn phần tốt nhất: “Ngồi bên Chúa (x. Lc 10, 41-42). Nếu con không sống nội tâm, nếu Chúa Giêsu không phải là linh hồn các hoạt động của con thì ... Con thấy nhiều, hiểu nhiều rồi, cha miễn nói.

17

* Con chỉ có một của ăn: “Thánh ý Chúa Cha” (x. Ga 4, 34), nghia là con sống, con lớn lên bằng ý Chúa, con hành động do ý Chúa. Ý Chúa nhu thức ăn làm con sống mạnh, vui; ngoài ý Chúa con chết.

18

* Con chỉ có một giây phút đẹp nhất: Giây phút hiện tại (x. Mt 6, 34; Gc 4, 13-15). Sống tron tình yêu Chúa cách trọn vẹn, đời con sẽ tuyệt đẹp nếu kết tinh bằng từng triệu giây phút đẹp nhất. Con thấy đon so, không phải khó!

19

* Con chỉ có một tuyên ngôn: “Phúc thật tám mối”. Trên núi, Chúa Giêsu đa tuyên bố: “Bát phúc” (x. Mt 5, 3-12). Hãy sống nhu vậy, con sẽ nếm đuợc hạnh phúc rồi rao truyền cho mọi nguời con gặp.

20

* Con chỉ có một công việc quan trọng: Bổn phận, không kể lớn hay nhỏ, vì lúc ấy “con làm việc của Cha con” trên trời. Ngài chỉ định cho con thực hiện chuong trình của Ngài trong lịch sử (x. Lc 2, 49; Ga 17, 4). Làm bổn phận là đuờng lối tu đức chắc chắn nhất. Nhiều nguời bày vẽ một lối tu đức rắc rối, rồi phàn nàn là khó!

21

* Con chỉ có một cách nên thánh: On Chúa và ý chí con (x. 1 Cor 15, 10). Chúa không bao giờ thiếu on; con có đủ ý chí không?

22

* Con chỉ có một phần thuởng: Thiên Chúa (x. Mt 25, 21, 23; 2 Tim 4, 7-8; Kh 2, 26-28; 3, 21-22). Khi Chúa hỏi Tôma Aquinô: “Con viết rất đúng về Ta, con muốn phần thuởng nào? - “Con chỉ muốn Chúa!”

23

* Con có một Tổ Quốc.

Tiếng chuông ngân trầm,

Việt Nam nguyện cầu.

Tiếng chuông não nùng,

Viêt Nam buồn thảm.

Tiếng chuông vang lừng,

Việt Nam khởi hoàn.

Tiếng chuông thanh thoát,

Việt Nam hy vọng.

Con có một tổ quốc: Việt Nam,

Quê huong yêu quí ngàn đời.

Con hãnh diện, con vui suớng.

Con yêu non sông gấm vóc,

Con yêu lịch sử vẻ vang,

Con yêu đồng bào cần mẫn,

Con yêu chiến si hào hùng.

Sông cuồn cuộn máu chảy cuộn hon.

Núi cao cao, xuong chất cao hon.

Đất tuy hẹp nhung chí lớn.

Nuớc tuy nhỏ, nhung danh vang.

Con phục vụ hết tâm hồn,

Con trung thành hết nhiệt huyết.

Con bảo vệ bằng xuong máu,

Con xây dựng bằng tim óc.

Vui niềm vui đồng bào,

Buồn nỗi buồn của dân tộc.

Một nuớc Việt Nam,

Một dân tộc Việt Nam,

Một tâm hồn Việt Nam,

Một văn hóa Việt Nam,

Một truyền thống Việt Nam.

Là nguời Công giáo Việt Nam

Con phải yêu Tổ quốc gấp bội.

Chúa dạy con, Hội thánh bảo con,

Cha mong giòng máu ái quốc,

Sôi trào trong huyết quản con.

 

Viết xong tại Cây Vông, Phú Khánh,

noi quản thúc, ngày 8-12-1975.

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên tội

24

 

Kết luận

 

Để kết luận, chúng ta sẽ cầu nguyện với kinh “Con chọn Chúa”.

Cuộc đời Chúa Giêsu tóm tắt: Tử nạn và Phục sinh,

Bạn hãy luu ý 14 buớc của Chúa Giêsu trong kinh này:

- Buớc lang thang, buớc hồi hộp, buớc bồn chồn.

- Buớc phấn khởi, buớc vất vả, buớc yêu thuong,

- Buớc thao thức, buớc xót xa, buớc cô đon,

- Buớc ê chề, buớc thất bại, buớc khải hoàn,

- Buớc khổng lồ, buớc liều mạng.

 

Cầu Nguyện

(14 buớc theo Chúa Giêsu)

Con Chọn Chúa.

 

Lạy Chúa Giêsu,

Trên đuờng hy vọng suốt 2,000 năm nay,

Tình thuong Chúa nhu một luợn sóng

Đa lôi cuốn bao nguời lữ hành.

Họ đa yêu Chúa với một mối tình sống động,

Thể hiện qua tu tuởng, lời nói, việc làm,

Với một tâm hồn mạnh mẽ hon mọi cám dỗ,

Mạnh hon mọi đau khổ, hon cả sự chết,

Họ đa là lời Chúa ở trần gian,

Đời họ là một cuộc cách mạng,

Đổi mới cục diện của Hội thánh.

* * *

Nhìn những tấm guong sáng ngời ấy,

Từ tấm bé con đa mang một uớc vọng:

Buớc toàn hiến đời con,

Cuộc đời duy nhất con đang chiếm hữu,

Cho một ý tuởng bền vững không bao giờ sụp đổ.

Và con cuong quyết

... ... ....

Nếu chúng con làm theo ý Chúa,

Thì Chúa sẽ hoàn tất ý định đó,

Và con lăn xả vào cuộc mạo hiểm mầu nhiệm này.

Con đa chọn Chúa,

Và con không bao giờ hối hận.

Con nghe Chúa bảo con:

“Hãy ở trong Thầy, trong tình yêu Thầy”.

Làm sao ở trong nguời khác đuợc?

Chỉ có tình yêu Chúa mới làm đuợc sự lạ này,

Con hiểu Chúa muốn trọn cuộc đời con:

“Tất cả vì yêu mến Chúa”.

* * *

Con theo từng buớc của Chúa trên đuờng hy vọng:

Buớc lang thang ra chuồng bò ở Bêlem,

Buớc hồi hộp trên đuờng trốn sang Ai cập,

Buớc bồn chồn trở về trú ngụ Nagiarét,

Buớc phấn khởi lên Đền thánh với Mẹ Cha,

Buớc vất vả suốt 30 năm trời lao động,

Buớc yêu thuong ba năm rao giảng Tin mừng,

Buớc thao thức kiếm tìm chiên lạc,

Buớc xót xa vào Giêrusalem đầm đia nuớc mắt,

Buớc cô đon ra truớc tòa không một nguời thân,

Buớc ê chề vác thánh giá lên đồi tử nạn,

Buớc thất bại chết chôn mồ kẻ khác,

Không tiền không bạc,

Không manh áo, không bạn hữu,

Chúa Cha cung xem chừng bỏ roi Chúa,

Nhung Chúa phó thác tất cả vào tay Cha.

* * *

Lạy Chúa, quỳ truớc Nhà Chầu,

Một mình con với Chúa,

Con hiểu rồi:

Con không thể chọn con đuờng khác,

Đuờng khác sung suớng hon,

Bên ngoài vinh quang hon,

Nhung không có Chúa, nguời Bạn muôn năm,

Nguời Bạn duy nhất của con trên đời.

Noi Chúa là tất cả thiên đang với Chúa Ba Ngôi,

Tất cả trần gian với toàn nhân loại.

Khổ đau của Chúa là của con,

Của con, nỗi khốn khổ của những tâm hồn sát cạnh,

Của con, tất cả những gì không phải an hòa, tuoi vui, đẹp đẽ, sung suớng, dễ thuong...

Của con, tất cả sầu muộn, thất vọng, chia ly, bỏ roi, khốn nạn...

Những gì là chính Chúa, vì Chúa đa gánh hết;

Những gì noi nguời anh em, vì có Chúa trong họ.

* * *

Con tin vững vàng,

Vì Chúa đa cất buớc khải hoàn sống lại:

“Hãy vững lòng, Thầy đa thắng thế gian”.

* * *

Vì Chúa dạy con:

Hãy buớc những buớc khổng lồ:

Đi khắp thế gian rao giảng Tin mừng”.

Con lau sạch nuớc mắt uu phiền

Và những con tim chán nản;

Con sẽ đua về xum họp

Những tâm hồn xa cách;

Con sẽ đốt cháy trần gian bằng lửa tình yêu,

Thiêu sạch những gì cần phải hủy bỏ.

Để chỉ còn lại chân lý, công bình và yêu thuong.

* * *

Nhung lạy Chúa! Con biết con yếu đuối lắm!

Xin giúp con bỏ tính ích kỷ, yêu an nhàn;

Cho con đừng sợ kham khổ dày vò,

Không xứng tông đồ của Chúa;

Cho con sẵn sàng mạo hiểm,

Mặc cho thiên hạ khôn ngoan;

Con xin làm “đứa con điên”

Của Chúa, Mẹ Maria và Thánh cả Giuse;

Con muốn lăn xả vào thử thách,

Chấp nhận mọi hậu quả,

Vì Chúa đa dạy con liều mạng.

Nếu Chúa dạy con buớc lên thánh giá nằm mãi đó,

Vào trong Nhà Chầu thinh lặng cho đến ngày tận thế,

Con cung xin liều mạng buớc theo.

Con sẽ mất tất cả,

Nhung Chúa vẫn còn!

Tình thuong Chúa vẫn còn!

Tràn ngập quả tim con,

Để yêu thuong tất cả.

Và chừng ấy đủ hạnh phúc cho con.

Vì thế con xin lập lại:

“Con chọn Chúa!

Con chỉ muốn Chúa!

Con chỉ muốn vinh danh Chúa”.

* * *

 

Cuồng tử,

tại noi quản thúc: Giang Xá, Bắc Việt

ngày 19-3-1980, Lễ Thánh Giuse.


VỀ MỤC LỤC
CÁC THÁNH, CÁC THIÊN THẦN VÀ LOÀI NGƯỜI GIỐNG VÀ KHÁC KHAU NHƯ THẾ NÀO?

 

Hỏi: xin cha giải thích rõ những thắc mắc sau đây:

1-    Có  các Thiên Thần không?

2-    Thiên thần, các Thánh và loài người khác và giống nhau thế nào?

Trả lời:

I -  Có Thiên Thần ( Angels) hay không?

Giáo lý của Giáo Hội Công Giáo trả lời câu hỏi trên  rõ ràng như sau: “Sự hiện hữu của các hữu thể  thiêng liêng,  không có thân xác mà Thánh Kinh thường gọi là các Thiên Thần, là một chân lý của đức tin. Chứng từ của Thánh Kinh cũng  rõ ràng như toàn thể Thánh Truyền.” (x. SGLGHCG, số 328)

Là chân lý của đức tin có nghĩa đây là điều phài tin trong toàn bộ niềm tin của Đạo Thánh do Chúa Kitô mang từ trời xuống giảng dạy và được  lưu truyền lại từ các Thánh Tông Đồ cho các thế hệ sau trong Giáo Hội tuân giữ để được cứu rỗi.

Trước hết, Chúa Giêsu đã nói đến các Thiên Thần như sau:

Anh  em hãy coi chừng, chớ khinh một ai trong những kẻ bé mọn này; quả thật, Thầy nói cho anh  em biết: các thiên thần của họ ở trên trời không ngừng chiêm ngưỡng nhan Cha Thầy, Đấng ngự trên trời.” (Mt 18:10)

Dịp khác, khi nói về sự sống của những ai được sống lại sau khi phải chết trong thân xác, Chúa cũng nói rõ: “Quả thật, họ không thể chết nữa vì được ngang hàng với các thiên thần. Họ là con cái Thiên Chúa, vì là con cái sự sống lại.” (Lc 20: 36)

Lần nữa, Chúa lại nói đến công việc  của các thiên thần trong ngày Chúa đến để xét xử thế gian như sau:

Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các thiên thần theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự trên ngai vinh hiển của Người.” (Mt 25:31)

Các Thiên Thần cũng được gọi là các Thiên Sứ như  ta đọc thấy trong Thánh Vịnh sau đây:

       “Chúc tụng Chúa đi, hởi muôn vì thiên sứ

        Bậc anh hùng dũng mãnh thực hiện lời Người

        Luôn sãn sàng  phụng lệnh.” (Tv 103: 20)

Như thế, rõ ràng cho thấy là  có các Thiên Thần hay Thiên Sứ ở trên trời, căn cứ vào lời Chúa Giêsu trong Kinh Thánh trên đây  và giáo lý của Giáo Hội. Các Thiên Thần  là những  thực  thể thiêng liêng,  không có thân xác (spiritual non-corporeal beings) như loài người chúng ta. Các Thiên sứ này  đựơc tạo dựng cách hoàn hảo ngay từ đầu để thờ lậy, chúc tụng, ngợi khen Chúa trên Thiên Đàng. Mặt khác, vì không phải là loài người với bản tính yếu đuối, nên các Thiên Thần cũng  không vướng mắc tội nguyên tổ và mọi tội cá nhân như con người.

Nhưng một số  các thiên thần mà kẻ cầm đầu là Satan – đã dùng tự do để  nổi lên chống lại Thiên Chúa và “Thiên Chúa sẽ không dung thứ cho các thiên thần có tội, nhưng đã đẩy họ vào hố địa ngục tối tăm giữ họ để chờ cuộc phán xét.” (2 Pr 2, 4).

Kinh Thánh còn cho ta biết về nhiệm vụ của các Thiên Thần như sau :

1-    Các Thiên thần Xêraphim tức các Thần Sốt Mến luôn luôn chúc tụng Chúa trên Thiên Đàng :

Phía bên trên Người ( Chúa) có các  Thần Xêraphim đứng chầu.Mỗi vị có sáu cánh: hai cánh để che mặt, hai cánh che chân và hai  cánh để bay.” ( Isaiah 6: 2)

Một  trong các Thần đó đã thanh tẩy môi miệng ngôn sứ Isaiah trong thị kiến đầu tiên của ngôn sứ :

   “ Một trong các Thần Xê-ra-phim bay về phía tôi tay cầm một hòn than hồng

   Người dùng cặp mà gắp từ trên bàn thờ. Người đưa hòn than ấy chạm vào miệng tôi và nói :

                              Đây , cái này đã chạm đến môi ngươi,

                                Người đã được tha lỗi và xá tội.” ( Is. 6: 6-7)  

2-    Các Thần Kêrubim  tức các Thần Hộ Giá, với nhiêm vụ nâng đỡ Ngai Tòa Chúa

“ Chúa là Vua hiển trị : chư dân phải rụng rời

    Người ngự trên các thần hộ giá; địa cầu phải chuyển rung.” ( Tv 99 :1)

Tất cả các Thiên Thần đã họp lại thành Đạo binh Thiên Quốc dưới sự chỉ huy của  Tổng Lãnh Thiên Thần Mi-ca-e ( Michael) với sứ mệnh chúc tụng, ngượi khen Thiên Chúa và thi hành những mệnh lệnh của Người trong việc cai quản và điều hành vũ trụ.

Dù không có thân xác  như con người, nhưng khi phải thi hành mệnh lệnh hay sứ mạng nào của Thiên Chúa cho loài người,  thì các Thiên Thần cũng phải dùng những phương tiện “con người” để giúp  người ta  hiểu sứ vụ của họ. Thí dụ, Sứ Thần Gabriel đã xuất hiện có thân xác và dùng ngôn ngữ loài người để truyền tin cho Đức Trinh Nữ Maria. (x Lc 1 :26-38). Sau khi Chúa Giê su giáng sinh trong Hang bò lừa, các Thiên Thần cũng xuất hiện để báo tin cho các mục đồng biết và chỉ chỗ cho họ đến thờ  lậy Chúa Hài Đồng. Khi các Tông Đồ của Chúa bị các thuợng tế Do Thái tống giam vào ngục thất vì đã rao giảng tên Giêsu cho dân chúng, nhưng ban đêm các thiên sứ  của Đức Chúa mở cửa ngục, đưa các ông ra mà nói: các ông hãy đi, vào đứng trong Đền Thờ mà nói cho dân chúng những lời ban sự sống. (x. Cv 5:19-20)

Trong Giáo Hội, người ta thường minh hoạ các thiên thần với đôi cánh trên vai để “bay từ trời xuống” (theo trí tưởng tượng của con người).

 

II- Sự khác biệt giữa Thiên Thần, Các Thánh và con người:

a-    Các Thánh nam nữ là ai?

Các thánh (Saints) trước hết là những con người có hồn có xác, được sinh ra và sống trên trần thế này một thời gian dài ngắn tùy số phận mỗi người. Tất cả  đều vướng mắc tội nguyên tổ (original sin) cũng như các tội cá nhân khác, trừ một mình Đức Trinh Nữ Maria, người duy nhất được diễm phúc giữ gìn khỏi mọi tội lỗi từ phút đầu được thụ thai cho đến ngày về trời cả hồn xác.

Thánh Gioan Tẩy Giả được tin là chỉ mắc tội tổ tông trong 6 tháng  và được khỏi tội này khi Đức  Mẹ đến thăm viếng Bà Ê-li-sa-bét, đang mang thai Thánh nhân  đến tháng thứ  6 .  “Bà Ê-li sa bét vừa nghe tiếng bà Maria chào thì đứa con trong bụng nhảy lên, và bà được tràn đầy Thánh Thần” (Lc 1:41). Từ sự kiện này, Giáo Hội tin Thánh Gioan Tẩy Giả chỉ mắc tội tổ tông có 6 tháng thôi.

Những người phàm được nên thánh vì đã sống thánh thiện, đã thực tâm yêu mến Chúa và đã “thi hành ý muốn của Cha Thầy, Đấng ngự trên trời” (Mt. 7: 21) trong suốt cuộc đời của họ trên trần thế này. Họ là những anh hùng  tử đạo, tức những người dám đổ  máu  ra để minh chứng lòng  yêu mến Chúa và trung thành với đức tin Công Giáo. Họ là những nhà truyền giáo (missionaries) đã hy sinh đời mình cho sứ mạng  phúc  âm  hoá thế giới khi  lặn lội đi đến những nơi xa xôi bên Á Châu và Phi Châu để mang Tin Mừng Cứu Độ của Chúa Kitô đến cho những dân tộc chưa được  biết Chúa và Phúc Âm của Người. Nhiều nhà truyền giáo đã bị bách hại như các vị tử Đạo ở Viêt Nam trong thời các Vua Nhà Nguyễn và nhóm Văn Thân bách sát hại các tín  hữu Công Giáo. Họ cũng là các Tông Đồ lớn nhỏ của Chúa Kitô, hoặc  là các Tổ phụ  dân Do Thái, hay  các Ngôn sứ (prophets), các Giáo Phụ (Church  Fathers).

Sau hết, họ cũng là những tín hữu không  tên tuổi, nhưng đã âm thầm sống đức tin, đức cậy và đức mến cách nồng nàn  trong suốt cuộc đời tại thế. với  tinh thần mà Thánh Phaolô đã nói: “ Tôi sống nhưng không còn  phải là tôi mà là Đức  Kitô sống trong tôi.”( Gal 2 :20)

Đức Mẹ và các thánh nam nữ đang hưởng Thánh nhan Chúa trên Thiên Đàng và cũng đang hiệp thông với các tín hữu trên trần thế và các linh hồn thánh trong nơi luyện tội (Purgatory) qua lời cầu bầu (intercessions) của họ  trước Toà Chúa cho chúng ta và cho các linh hồn nơi luyện tội  (Tín điều các Thánh thông công).

b-   Con người:

Là những tạo vật có hồn có xác, được dựng nên “theo hình ảnh của Chúa” (St 1:26). Con người được ban cho có lý trí và ý chí tự do (freewill) để hiểu biết và tự do chọn lựa, nên phải chịu trách nhiệm  hoàn toàn về những chọn lựa của mình. Chính vì yếu tố tự do này,  mà vấn đề thưởng phạt được đặt ra cho con người  mà thôi.

Nói khác đi, “chỉ mình con người được  gọi chia sẻ sự sống của Thiên Chúa nhờ sự hiểu biết là lòng mến yêu. Con người  đã được tạo thành vì mục đích này và đó là lý do của phẩm giá con người” (SGLGHCG, số 356).

Và để sống xứng đáng với phẩm giá đó, con người được mời gọi  tin và yêu mến Thiên Chúa để được  sống hạnh phúc vĩnh cửu với Ngài mai sau trên Nước Trời, sau khi phải trả qua cuộc  sống tạm trên trần thế này để cho đức tin và lòng mến đó được tôi luyện, được thử thách để minh chứng giá trị. Trong tiến trình này con người được mong đợi trở nên thánh, nên hoàn hảo   “như Cha anh  em trên trời là Đấng thánh (hoàn thiện)” ( Mt 5: 48) theo lời Chúa Giêsu đã  kêu gọi.

Thánh Công Đồng Vaticanô II , trong Hiến Chế Lumen Gentium, đã nói như sau về ơn gọi nên thánh của mỗi người chúng ta :

“ Những người được Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn, nghe theo tiếng gọi của Chúa Cha, thờ phuộng Ngài trong tinh thần và chân lý, noi gương Chúa Giêsu nghèo khó, khiêm nhường và vác thập giá để xứng đáng dự phần vào vinh quang của Người, tất cả những người ấy đều theo đuổi cùng một sự thánh thiện, tuy lối sống và nhiệm vụ của họ có khác nhau” ( LG,số 41)

Tuy nhiên, Thiên Chúa luôn tôn trọng tự do của con người. nghĩa là Ngài không ép buộc ai phải yêu mến Ngài và vào dự “Tiệc cưới, cỗ bàn đã dọn sẵn(x. Mt 22:4). Nếu ai từ khước  vào dự  Bàn Tiệc Nước Trời, tức là hưởng phúc Thiên Đàng với Chúa là Cha cực tốt cực lành, thì họ đã tự chọn cho mình món ăn và  nơi cư ngụ khác sau khi chấm dứt cuộc sống trên trần thế này.

Tóm lại, các Thiên Thần khác với loài người ở điểm căn bản này: Thiên thần là tạo vật hoàn toàn thiêng liêng (spiritual) trọn hảo và bất tử. Chức năng của các ngài là các Thiên sứ (Heavenly Messengers) tức các Sứ giả thi hành mệnh lệnh của Thiên Chúa và phụng thờ Người trên Thiên Đàng. Các Thiên Thần cũng che chở, phù giúp  mỗi  người chúng ta cách đặc biệt trong cuộc sống trên trần gian này. Đó là các Thiên Thần bản mệnh (Guardian Angels), có lễ kính ngày 2 tháng 10 hàng năm.

Các Thánh, như đã nói ở trên,  là những con người từng có hồn xác, với tất cả những yếu đuối trong bản tính và đã trải qua cuộc sống con người trên trần thế này.Chỉ có một điều khác biệt là khi còn sống trên đời này, những người mà nay là các Thánh nam nữ- đã quyết tâm sống theo Chúa Kitô là,”đường, là sự thật và là sự sống”.Nghĩa là các ngài đã  biết dùng tự do để chọn sống theo đường lối của Chúa, xa tránh tội lỗi và sống đức ái nồng nàn trong suốt cuộc đời tại thế. Thiên Chúa là tình yêu, là sự thiện hảo tuyệt đối. Nên ai sống trong tình yêu thì sống trong Thiên Chúa và được chia sẻ sự thánh thiện, hạnh phúc và  tốt lành của Người.  

Như thế, mọi người chúng ta đều có hy vọng được cứu rỗi, trở nên  thánh và nên giống các Thiên Thần nếu chúng ta cùng quyết tâm noi gương các thánh nhất  là gương mẫu đức tin, đức mến của  Mẹ Maria, Thánh Cả Giuse và các anh hùng tử đạo. Chúng   ta cũng có thể nên thánh bằng những việc đơn sơ, nhỏ bé  nhưng  làm vì  lòng mến Chúa như Thánh nữ Tê-rê-xa Giêsu Hài Đồng, hoặc yêu thương săn sóc những người nghèo khó, bệnh tật, bị bỏ rơi ngoài đường phố như Mẹ Tê-rê-xa Calcutta, (đã được tôn phong chân phước =blessed).

Tóm lại, muốn được cứu rỗi và nên thánh hay không là tuỳ  thuộc tự do chọn lựa của mỗi cá nhân cộng tác với ơn thánh của Chúa trong cuộc sống trên trần thế này. Nếu ta quyết tâm thì Chúa sẽ giúp sức nâng đỡ để đạt mục đích. Ngược lai, nếu ai cương quyết từ khước Thiên Chúa, thì Ngài sẽ tôn trọng ý muốn này  và dĩ nhiên người ấy  sẽ phài  chịu mọi hậu quả  của lối sống  mà  mình đã tự do chọn lựa..

Lm. Phanxicô Xaviê  Ngô Tôn Huấn

 
VỀ MỤC LỤC
MẸ GẶP CON - CON GẶP MẸ
 

Thường ngày, con và Mẹ vẫn gặp nhau nhưng đến mỗi dịp Lễ của Mẹ, con cái lại quây quần một cách đông đủ hơn, sốt sắng hơn để con tỏ bày tâm sự cho Mẹ và Mẹ nghe lời tâm sự của con. Hôm nay, 7 tháng 10, Lễ Đức Mẹ Mân Côi cũng là kỷ niệm 61 năm ngày Mẹ lộ hình nơi bức ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp tại họ đạo La Mã - Bến Tre, con cái của Mẹ khắp nơi lại tề tựu về bên ảnh Mẹ.

 

Tờ mờ sáng, con cái của Mẹ dập dìu kéo nhau về, cả những người ở cũng kha khá xa như Bình Dương, Sài Gòn, Vũng Tàu cũng kéo về bên Mẹ. Mỗi người về đây với tâm tình con thảo với Mẹ.

 

Năm nay, cuộc Hành Hương về đất Mẹ này được tốt đẹp hơn nhờ con đường dẫn vào Trung Tâm La Mã Bến Tre vừa hoàn thành. Con đường mới này, không ai có thể phủ nhận đây chính là ơn, là quà tặng của Mẹ cho những người nghèo, cho những người con thảo hay đến với Mẹ, đến thăm Mẹ.

 

Đúng 8 giờ, tại Hang Đá Đức Mẹ, chương trình diễn nguyện và Thánh Ca do các nữ tu Dòng Mến Thánh Giá Cái Mơn phụ trách. Sau đó, Cha Anphong Trần Ngọc Hướng ôn hát cùng cộng đoàn và hướng dẫn Hành Hương kính Mẹ. Cha hướng dẫn giờ Hành Hương hôm nay mời gọi cộng đoàn bước theo Mẹ trên con đường thương khó của Chúa Giêsu. Cùng Mẹ, với Mẹ qua thương khó sẽ đến Vinh Quang như Chúa mời gọi.

 

Giờ Hành Hương kết thúc, cộng đoàn cùng lắng đọng tâm hồn để bước vào Thánh Lễ trọng thể. “Từ muôn phương ta về đây sánh vai lên Đền …” bài hát hết sức quen thuộc của linh mục nhạc sĩ Thành Tâm cùng cộng đoàn dân Chúa bước vào Thánh Lễ.

 

Chủ sự cũng như giảng Lễ trong Thánh Lễ hôm nay do cha Tổng Đại Diện Phaolô Lưu Văn Kiệu, Giáo phận Vĩnh Long. Trong bài giảng, Cha Tổng Đại Diện mời gọi cộng đoàn dân Chúa hay nói đúng hơn là con cái của Mẹ cùng nhau nhìn lại hay đúng hơn là cùng nhau dừng lại để tìm hiểu ý nghĩa của tràng chuỗi Mân Côi. Sau khi lướt qua một chút về ý nghĩa của tràng chuỗi Mân Côi, Ngài mời gọi cộng đoàn đi xa hơn một chút đó là suy niệm về các mầu nhiệm Mân Côi. Đặc biệt Ngài mời gọi cộng đoàn cùng Đức Mẹ suy niệm hay đúng hơn là suy niệm cùng với Đức Mẹ lời của sứ thần truyền để rồi đáp trả hai tiếng xin vâng ý Chúa như Mẹ.

 

Cuộc Hành Hương, Thánh Lễ rồi cũng kết thúc nhưng hình như chưa ai muốn về cả. Con cái của Mẹ cứ như muốn nán lại một chút để thân thưa với Mẹ điều gì đó cầu cho gia đình, cầu cho giáo xứ, cầu cho Giáo Hội.

 

Mẹ và con tạm “chia tay” nhưng tình Mẹ và con nó cứ như làm sao ấy. Mẹ làm sao bỏ con được và con làm sao không thể chạy đến với Mẹ được.

 

La Mã Bến Tre mãi mãi vẫn là nơi con gặp Mẹ, Mẹ gặp con.

 

La Mã Bến Tre mãi mãi vẫn là nơi mà Mẹ tỏ bày tình thương cho con và con bày tỏ lòng con với Mẹ.

 

 Lm. Anmai, C.Ss.R.

VỀ MỤC LỤC
Ngừơi tín hữu giáo dân trong Hiến Chế Lumen Gentium chương IV.
 

Tiến Sĩ NGUYỄN HỌC TẬP 

1 - Người tín hữu giáo dân trong Giáo Hội ( LG, 30).

Các Vị Chủ Chăn biết:

   - người tín hữu giáo dân cộng tác lợi ích bao nhiêu cho cả Giáo Hội,

   - rằng tự mình các ngài không thể đảm nhận được hết trọng trách cứu độ của Giáo Hội,

   - rằng các vị phải nhận biết chức vụ và ân sủng của người tín hữu giáo dân; như vậy, tất cả cùng cộng tác với nhau, mỗi người trong lãnh vực và khả năng của mình, cho công ích.

 

   2 - Bản tính và sứ mạng của người tín hữu giáo dân ( LG, 31).

Người tín hữu giáo dân là ai ?

Là tất cả các tín hữu Chúa Ki Tô, ngoại trừ các thành phần có chức thánh và các bậc tu sĩ được Giáo Hội chứng nhận.

Người tín hữu giáo dân là

   - các tín hữu được hội nhập vào Chúa Ki Tô qua Phép Rửa,

   - thành phần kiến tạo nên Cộng Đồng Dân Chúa,

   - những người được làm cho trở thành tham dự vào chức năng tư tế, ngôn sứ và vương giả của Chúa Ki Tô,

   - những người thực hiện, trong Giáo Hội và giữa trần thế, sứ mạng của cả Cộng Đồng Dân Chúa

Sứ mạng chính yếu của thành phần có chức thánh: Thánh Vụ Thừa Tác Viên.

Sứ mạng chính yếu của các tu sĩ: chứng nhân giữa trần thế tinh thần của các Mối Phước Thật.

Sứ mạng của người tín hữu giáo dân là:

   - Tìm kiếm Nước Chúa,

    * hành xử các sự việc và sự vật trần thế, xếp đặt chúng theo thánh ý Chúa,

    * đương đầu với các bổn phận và việc làm trần thế mỗi ngày, trong gia đình, ngoài xã hội. 

   - Góp phần từ trong nội tại trần thế để thánh hoá thế gian, bằng những động tác theo sự hướng dẫn của tinh thần Phúc Âm. 

   - Bày tỏ Chúa Ki Tô cho người khác, qua nhân chứng bằng đời sống nhứt là với ánh sáng của đức tin, niềm hy vọng và đức bác ái. 

   - Nhìn sự việc trần thế, làm thế nào để:

    * chúng đươc thực hiện và tăng trưởng lên theo Chúa Ki Tô,

    * chúng làm vinh danh Chúa là Đấng Tạo Hoá và là Đấng Cứu Độ.

 

   3 - Phẩm giá người tín hữu giáo dân trong Cộng Đồng Dân Chúa ( LG, 32 )

Giáo Hội được cấu trúc và hướng dẫn bởi nhiều chức năng khác nhau một cách tuyệt diệu. 

   " Cũng như trong một thân thể, chúng ta có nhiều bộ phận, mà các bộ phận không có cùng một chức năng, thì chúng ta cũng vậy: tuy nhiều, nhưng chỉ là một thân thể trong Chúa Ki tô, mỗi người liên đới với những người khác như những bộ phận của một thân thể " ( Rom 12, 4-5).

   * địa vị như nhau của các phận bộ, bởi lẽ tất cả đều được tái sinh trong Chúa Ki Tô,

   * ân sủng được trở thành con của Chúa như nhau,

   * được ơn gọi trở nên thánh thiện như nhau.

Mặc dầu có những chức năng khác nhau, giữa tất cả anh em với nhau đều có phẩm giá như nhau và cùng cộng tác kiến tạo Thân Thể Chúa Ki Tô như nhau.

Sự khác biệt được Chúa đặt giữa các vị thừa tác viên và giáo dân, tự mình cho thấy sự hiệp nhứt với nhau, bởi lẽ giữa chủ chăn và các tín hữu được liên kết với nhau bởi một cộng đồng liên hệ nhau.   

   * các vị chủ chăn, theo gương Chúa Ki Tô, là để cho người nầy phục vụ người khác và phục vụ các tín hữu giáo dân.

   * đến phiên mình, các tín hữu giáo dân cung cấp sự cộng tác của mình với các vị chủ chăn và với các vị có chức năng huấn dạy. 

Như vậy, tất cả là đều nhân chứng cho sự hiệp nhứt huy hoàng của Thân Thể Chúa Ki Tô.

 

4 - Phận vụ tông đồ của người tín hữu giáo dân ( LG, 33).

Người tín hữu giáo dân

   * quy tựu nhau trong Cộng Đồng Dân Chúa,

   * cấu trúc thành một Thân Thể Duy Nhứt của Chúa Ki Tô, dưới một vị lãnh đạo duy nhứt.

Ngưòi tín hữu giáo dân được mời gọi góp phần như là những phần thân thể sống động với tất cả năng lực mà mình nhận được từ Đấng Tạo Hoá và từ ơn của Đấng Cứu độ,

" để phát triển Giáo Hội và triển nở việc thánh hoá không ngừng của Giáo Hội".

" Phân vụ tông đồ của người tín hữu giáo dân là tham dự vào sứ mạng cứu rổi của Giáo Hội ". 

Phận vụ tống dồ đó được Chúa ủy thác cho tất cả qua Phép Rửa và Phép Thêm Sức.

Từ các Phép Bí Tích, nhứt là Phép Thánh Thể, mọi tín hữu Chúa Ki Tô đều được ban cho tình yêu thương đối với Chúa và đức bác ái đối với anh em.

Đó là linh hồn của mọi động tác tông đồ.

 Người tín hữu giáo dân, nhứt là họ, là những người được Chúa gọi hãy làm cho Giáo Hội hiện diện và tác động được ở những nơi và những trường họp, mà trong đó Giáo Hội không thể trở thành muối đất nếu không nhờ những anh em đó.

   - " Mỗi tín hữu giáo dân, vì những ơn đã được ban cho mình, là chứng nhân và là dụng cụ sống động của chính sứ mạng Giáo Hội, bởi lẽ họ là mức đo lường ân sủng của Chúa Ki Tô ".

Người tín hữu giáo dân có thể được mời gọi để

   * cộng tác với việc tông đồ của hàng giáo phẩm,

   * hành xử một vài chức năng trong Giáo Hội.

Hiểu như vậy, chúng ta hiểu được mọi người tín hữu giáo dân đều ra tay tác động, mỗi người tùy theo hoàn cảnh và khả năng của mình, để cho đồ án cứu rổi của Chúa mọi ngày đều đến được với tất cả mọi người, ở mọi thời gian và không gian.

 

   5 - Người tín hữu giáo dân tham dự vào chức vụ tư tế chung ( LG, 34).

Chúa Ki Tô, Vị Tư Tế tối thượng và vĩnh cửu, vì muốn tiếp tục là nhân chứng và chức năng tư tế của mình qua các tín hữu giáo dân, nên Người làm cho họ trở nên sống động bằng  Thánh Thần của Người.

Thật vậy, mọi động tác của họ, động tác cầu nguyện và sáng kiến tông đồ, đời sống hôn nhân và gia đình, công việc hằng ngày, lúc tinh thần cũng như thể xác được an ủi, nếu họ tác động thực hiện trong Chúa Thánh Thần, và cả ngay khi đời sống bị quấy nhiểu, nếu họ chịu đựng với lòng kiên nhẫn, tất cả những điều đó đều trở thành của lễ thiêng liêng dâng lên đẹp lòng Chúa, nhờ Chúa Ki Tô ( cfr.  Pt 2,5).

Và qua đó họ dâng thế giới lên cho Chúa.

 

   6 - Người tín hữu giáo dân tham dự vào chức vụ ngôn sứ của Chúa ki Tô ( LG, 35). 

Chúa Ki Tô, vị đại ngôn sứ, thiết lập các tín hữu giáo dân thành các nhân chứng của Người bằng cách ban cho họ ý nghĩa của đức tin và ân sủng lời dạy bảo của Người, để cho sức mạnh của Phúc Âm được chiếu  sáng lên trong đời sống hằng ngày, trong gia đình cũng như ngoài xã hội.

Người tín hữu giáo dân tỏ ra mình là con cái của lời Chúa hứa, khi họ, vững mạnh trong đức tin và trong niềm hy vọng, làm cho thời gian hiện tại đâm hoa kết quả và kiên nhẫn chờ đợi vinh quang trong tương lai.

Niềm hy vọng đó, người tín hữu giáo dân không ẩn giấu trong bí ẩn nội tâm của mình, mà phải diễn tả ra cả qua các cấu trúc của cuộc sống trần thế.

Người tín hữu giáo dân trở thành người anh hùng đích thực của đức tin, nếu họ biết kết hợp đời sống chức nghiệp của họ với chính cuộc sống đức tin, nhứt là trong các trường hợp cá biệt của đời sống.

Đời sống hôn nhân và gia đình có giá trị cao cả.

Chính trong cuộc sống đó là nơi mà hai vợ chồng được Chúa kêu gọi: trở thành nhân chứng, người nầy cho người kia và cho con cái, về đức tin và tình thương của Chúa Ki Tô.

Người tín hữu giáo dân, ngay cả khi phải chăm lo những việc trần thế, họ cũng có thể và phải hành xử một động tác qúy báu để loan báo Phúc Âm cho trần thế.

   - Một vài người trong ho, khi thiếu các vị có chức thánh hoặc khi các vị bị cản trở, họ có thể thay thế các vị trong một vài phận vụ thánh, tùy theo khả năng của mỗi người.

   - Những người khác tiêu hao sức lực của mình trong công việc tông đồ.

Như vậy, tất cả các tín hữu giáo dân

   - cùng cộng tác cho việc rộng mở và phát triển Nước Chúa Ki Tô giữa trần thế,

   - phải chuyên cần học hỏi sâu rộng về các chân lý được mặc khải

   - hãy biết không ngừng cầu xin Chúa ban cho mình có được ơn khôn ngoan.

 

   7 - Người tín hữu giáo dân tham dự vào tước vị vương giả của Chúa Ki Tô ( LG, 36).  

Chúa muốn trải rộng

   - vương quốc chân lý và đời sống của mình,

   - vương quốc thánh thiên và ân sủng,

   - vương quốc công lý, tình yêu thương và hoà bình

bằng cả qua trung gian người tín hữu giáo dân. 

Bởi đó người tín hữu giáo dân cần

   - nhận biết bản thể sâu đậm của tất cả mọi tạo vật, giá trị của chúng và mục đích của chúng làm vinh danh Chúa.

   - giúp đỡ lẫn nhau để có được một đời sống thánh thiện hơn, ngay cả bằng những động tác trần thế của mình, làm thế nào để cho thể gian được thấm nhuần Thánh Thần của Chúa Ki Tô và đạt được hữu hiệu cùng đích của mình trong công bằng, bác ái và hoà bình.  

Người tín hữu giáo dân với thẩm quyền của mình công tác để cho tạo vật được dựng nên

   - được làm cho phát triển để tạo lợi ích cho tất cả mọi người,

     * nhờ vào việc làm của con người,

     * nhờ kỷ thuật,

     * qua văn hoá dân sự.

   - để cho các vật thể đó được phân phối một cách thích hợp giữa các con người với nhau

   - và đem lại lợi ích tổng thể phổ quát trong tự do của con người và tự do Ki Tô giáo. 

Như vậy, Chúa Ki Tô qua các phần tử của Giáo Hội càng ngày càng sẽ soi sáng rõ rệt hơn cho cả xã hội con người bằng Ánh Sáng Cứu Độ của mình.

Người tín hữu giáo dân, bằng cách cùng hợp lực với nhau, hãy thay đổi , sửa chữa các cơ chế và các điều kiện sống trần thế, để cho các hoàn cảnh sống đó

   - được làm cho trở nên phù hợp với lề luật công lý,

   - tạo điều kiện thuận lợi để tập tành và hành xử các đức tính,

   - văn hoá và các động tác con người được thấm nhuần giá trị luân lý.

Nhờ vào sự hiện diện và tác động giữa các thực tại trần thế, người tín hữu giáo dân có thể dọn sẵn môi trường đất đai, để cho hạt giống  lời Chúa và lời loan báo hoà bình có thể đâm rễ vào được và đâm hoa kết quả trở thành mẫu gương cuộc sống con người. 

Người tín hữu giáo dân phải biết phân biệt giữa quyền và bổn phận của mình,

   - với tư cách là thành phần Giáo Hội,

   - và với tư cách là thành phần cộng đồng xã hội.

Họ hãy tìm cách sắp xếp đồng thuận với mọi người, trong khi nhận thức rằng mọi việc trần thế đều phải được hướng dẫn bởi lương tâm Ki Tô giáo, bởi vì không có một động tác nào của con người, kể cả những động tác thuộc lãnh vực trần thế có thể hành xử ngược lại với giới răn Chúa.

 

   8 - Người tín hữu giáo dân và hàng giáo phẩm ( LG, 37).  

Người tín hữu giáo dân có quyền được đón nhận từ nơi các vị mục tử các của cải thiêng liêng của Giáo Hội, nhứt là các trợ lực của lời Chúa và các Phép Bí Tích.

Tùy theo thẩm quyền chuyên môn và uy tín mà mỗi người có được, người tín hữu giáo dân có quyền và đôi khi cũng có cả bổn phận, nói lên ý kiến của mình về những gì có lợi ích cho Giáo Hội, luôn với

   - sự thật, sức mạnh và sự khôn ngoan,

   - lòng kính trọng và đức bác ái đối với những đấng bậc, vì chức vụ của mình, đại diện cho Giáo Hội.

Người tín hữu giáo dân

   - hãy biết lắng nghe những gì được các vị mục tử dạy bảo cho, nhân danh quyền giảng dạy và uy quyền trong Giáo Hội,

   - cũng như phó thác các vị cho Chúa bằng lời cầu nguyện của mình.

 

Các vị mục tử:

   - phải nhận biết và phát huy phẩm giá và trách nhiệm của người tín hữu giáo dân trong Giáo Hội.

   - phải biết sẵn sàng xử dụng ý kiến khôn ngoan của họ.

   - với lòng tin cậy, phải biết ủy thác cho họ phận vụ phục vụ trong Giáo Hội.

   - phải biết để cho họ có thẩm quyền và trương độ thoả đáng để hoạt động chu toàn trách nhiệm.

   - phải biết khuyến khích người tín hữu giáo dân, để họ có sáng kiến bắt tay vào những việc mình thấy phải làm cho Giáo Hội và xã hôi.

   - phải biết chú tâm suy nghĩ và với tình yêu thương cha con trong Chúa Ki Tô đối với những sáng kiến, các lời đòi hỏi và mong muốn của người tín hữu giáo dân.

   - phải kính trọng và nhận biết quyền tự do chính đáng, mà mọi người đều phải có trong cuộc sống trần thế. 

Qua những gì vừa đề cập về các mối tương quan giữa người tín hữu giáo dân và hàng giáo phẩm, chúng ta có thể mong mỏi được nhiều lợi ích cho Giáo Hội.

Với phương thức đó

   - người tín hữu giáo dân cảm nhận được ý nghĩa trách nhệm của mình.

   - nguời tín hữu giáo dân cảm thấy hăng hái, đầy nghị lực và mọi năng lực của mình

     * được dễ dàng hội nhập vào với các động tác của các vị chủ chăn,

     * được trợ lực bởi kinh nghiệm của các tín hữu giáo dân, các vị có thể phán đoán một cách rõ ràng và thích hợp đối với các sự việc trong lãnh vực thiêng  liêng cũng như trần thế. 

Với viễn ảnh đó, Giáo Hội đầy năng lực trong mọi thành phần của mình, có thể thực hiện một cách hiệu quả hơn sứ mạng của mình đem đời sống đến cho thế giới.

 

   9 - Kết luận ( LG, 38).

Mỗi người tín hữu giáo dân phải là

   - nhân chứng trước thế giới về sự phục sinh và đời sống của Chúa Giêsu

   - và là dấu chứng của Thiên Chúa đang sống giữa các con người.

Tất cả cùng nhau, mỗi người tùy theo phần của mình, phải biết nuôi dưỡng thế giới bằng các hoa trái thiêng liêng và phổ biến tinh thần làm cho người nghèo khó, người hiền hậu và yêu chuộng hoà bình đều có được tinh thần hăng say để sống, như những gì Chúa Giêsu đã tuyên bố trong Tám Mối Phước Thật. 

" NHƯ LINH HỒN Ở TRONG THÂN XÁC, CŨNG VẬY NGƯỜI TÍN HỮU CHÚA KITÔ Ở GIỮA TRẦN THẾ ".  


 

VỀ MỤC LỤC
HÃY TRẢ LẠI CHO CAESAR...


 

 (Suy niệm Phúc Âm Chúa Nhât 29 Thường Niên A-Mat.22:15-21)

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

 

22-15Bấy giờ những người Pharisiêu đi ra ngoài và âm mưu với nhau tìm cách làm cho Chúa Giêsu phải lỡ lời mà mắc bẫy. 16Họ bèn sai các đệ tử của họ cùng đi với những người thuộc phe Hêrođê đến thưa với Đức Giêsu rằng: “Thưa Thầy, chúng tôi biết Thầy là người chân thật và cứ sự thật mà dạy theo đường lối của Thiên Chúa. Thầy cũng chẳng vị nể ai, vì Thầy không coi bề ngoài mà đánh giá người ta. 17Vậy xin Thầy cho biết ý kiến: có được phép nộp thuế cho Caesar hay không?”

 

18Nhưng Đức Giêsu biết họ có ác ý, nên Ngài nói:Tại sao các ngươi lại thử ta, hỡi những kẻ giả hình! 19Đưa đồng tiền nộp thuế cho ta coi!” Họ liền đưa cho Ngài một đồng bạc. 20Rồi Ngài hỏi họ: “Hình và danh hiệu này là của ai đây?” 21Họ đáp: “Của Caesar”. Bấy giờ Ngài bảo họ: “Thế thì của Caesar trả về cho Caesar; của Thiên Chúa trả về cho Thiên Chúa” (Mat 22:15-21).

 

                                                                ***

 

 

Bài Phúc Âm hôm nay (Mat 22:15-21) là câu chuyện mà thánh Mathew kể tiếp liền sau câu chuyện ngụ ngôn tiêc cưới con vua. Lại một lần nữa mấy người Pharisiêu tính gài bầy chúa Giêsu. Họ đã nhận ra rằng Chúa ám chỉ họ là những người đã từ chối không đến dự tiệc cưới và giết sứ giả của vua, nghĩa là không chịu cải đổi tâm hồn để trở nên thánh thiện qua câu chuyện ngụ ngôn tiệc cưới Chúa Nhật tuần trước (Mat 22:1-14).  Do đó họ bắt đầu âm mưu chống Chúa bằng cách gài bẫy để lấy cớ mà tấn công Ngài. Thoạt tiên họ ve vãn, nịnh bợ Chúa để Ngài lơ ý mà nói lỡ lời, đúng theo kế của chúng. Một tên Pharisiêu giả vờ ca ngợi Chúa, nào là Chúa lương thiện, nhân lành, chỉ biết giảng dạy sự thật, ngay thẳng theo đường lối của Thiên Chúa, không coi trọng ý kiến cũng như xét đoán người mà dựa vào bề ngoài. (câu 16).

 

 Trong câu hỏi chúng hỏi Chúa “Theo luật thì có phải đóng thuế cho Caesar hay không?”, thì chúng đã biết Chúa thừa khả năng để cắt nghĩa luật Torah của Do Thái. Phần Chúa, chắc chắn Chúa cũng thừa biết hậu ý xấu của chúng nằm sau câu hỏi này, cũng như những thách thức và cạm bẫy chúng giăng ra để giật xập Ngài. Những tên Pharisiêu này chủ tâm buộc Ngài phải đứng vào tư thế hoặc là chống lại đa số dân chúng hoặc là đối ngịch với chính quyền La Mã lúc đó. Cả hai đều nguy hiểm cho Chúa. Chúng sẽ dựa vào đó mà hãm hại Ngài. Nhưng Chúa Giêsu khôn ngoan vô cùng.

 

Ý  NGHĨA VIỆC  ĐÓNG  THUẾ

 

Loại thuế đặc biệt nói trong Tin Mừng hôm nay là thuế thân, nghĩa là thuế đánh trên đầu người, bất kể nam, nữ hay nô lệ tuổi từ 12 đến 65 đều phải chịu. Tiền thuế đóng là  một Denarius (đồng tiền bạc cổ La Mã), tương đương một ngày lương. Loại thuế này được thiết lập năm 6 AD khi mà xứ Judea trở thành một tỉnh lỵ của La Mã. Dân Do Thái Israel rất ghét loại thuế này nên ngọn lửa quốc gia cực đoan đã bùng lên, rồi.từ đó mới phát sinh ra phong trào Zealot, một phong trào quá khích chống lại đế quốc La Mã xâm lược đã gây ra cuộc chiến tàn khốc vào những năm 66-70 cho người Do Thái. Trong khi những người Pharisiêu chống lại việc đóng thuế thì phe theo Herođê lại ủng hộ La Mã và chấp nhận đóng thuế.

 

 

Nếu Chúa Giêsu ủng hộ việc đóng thuế cho Caesar thì Ngài sẽ bị dân Do Thái phản đối, không nhận là tiên tri của họ. Ngược lại nếu Ngài dùng lý, chống lại thuế thì họ sẽ báo cáo với La Mã Chúa là tay cách mạng, phản động nguy hiểm. Chúa đã nhìn rõ cái bẫy chúng giăng ra, nên Chúa biểu chúng đưa cho Chúa coi đồng tiền đóng thuế. Họ đã đưa cho Chúa đồng tiền La Mã (câu 19). Sự thật đã hiện trên mặt đồng tiền là khi đã nhận đồng tiền đó làm kinh tế, phương cách buôn bán, trao đổi thương mại, tức chấp nhận sự cai trị của người La Mã trên đất Palestine rồi.

 

 

Chúa Giêsu hỏi chúng về cái hình người và danh hiệu trên đồng tiền. Đa số dân Do Thái coi đồng tiền đó là phạm thượng bởi vì đó là hình người, và như vậy, theo luật Do Thái trong cựu ước là phạm giới răn cấm không được tạc hình người hay súc vật, tức là phạm tội thờ ngẫu tượng. Còn tước hiệu thì ghi: “Tiberius Caesar, con thần linh Augustus, thầy cả thượng phẩm” thì rõ ràng là tuyên bố đối đầu với Thiên Chúa là đấng đang thống trị trên dân Israel. Do đó, dân Do Thái không coi đồng tiền đó là gì cả.

 

HÃY TRẢ LẠI CHO CAESAR….

 

Câu trả lời của Chúa: “Hãy trả cho Caesar cái gì thuộc về Caesar, và trả cho Thiên Chúa cái gì thuộc về Thiên Chúa” ám chỉ rằng cả dân Pharisiêu lẫn dân theo Herode chẳng tên nào làm chuyện này cả. Đây là một cáo buộc nghiêm trọng. Những ai đồng ý dùng đồng tiền này của Caesar thì phải trả thuế lại cho Caesar đúng như vậy. Câu trả lời của Chúa Giêsu tránh không nói về khía cạnh pháp luật là phải đóng thuế.

 

 

Chúa hoàn toàn biết chúng là những kẻ giả hình nhân đức, và Chúa còn biết về chúng rõ nét hơn nữa về những chuyện khác, nhưng Ngài chỉ nói lên một sự thật ngắn gọn như vậy thôi. Thực ra Chúa đã nêu lên một cuộc tranh luận ở một tầng mức mới mà không làm sai lạc hoặc mất đi trạng thái tinh tuyền và tính lương thiện của Ngài. Còn những kẻ giả hình nhân đức mà hỏi Ngài về chuyện thuế má có liên quan đến luật Chúa thì đúng ra họ phải nghĩ đến việc trả ơn lại cho Chúa vì những phúc lành Chúa ban cho mà họ còn mắc nợ.

 

PHỤNG SỰ CHÚA VÀ PHỤNG SỰ CAESAR

 

 Trước mặt mọi người, trên đồng tiền, có hai hình ảnh: Hình ảnh Caesar và hình ảnh Thiên Chúa. Đối với hình ảnh Caesar, Chúa hỏi một câu đơn giản:

       

 -Hình của ai đây?

 

Họ trả lời gọn lỏn:

       

-Caesar.

     

Do đó, câu trả lời “Hãy trả cho Caesar cái gì thuộc về Caesar”, có nghĩa là một phần gia sản của các ngươi thuộc về ông ta. Nhưng Chúa Giêsu cũng có một câu hỏi thứ hai rất thâm thúy như xoáy vào tim óc họ:

       

 -Hình ảnh và ân phúc của ai đang ở trong mỗi một người các ông?

 

Câu trả lời cũng đơn giản:

       

-Thiên Chúa.

     

Do đó, Chúa nói: “Hãy trả lại cho Thiên Chúa cái gì thuộc về Thiên Chúa”, có nghĩa là tất cả con người của các ngươi, từ thể xác đến linh hồn và trí khôn, hoàn toàn và trọn vẹn, không chia cắt, phân biệt.

 

 

Do ai mà chúng ta có được ơn phúc trong cuộc sống hàng ngày, và chúng ta phải biết ơn, trung thành và tùng phục ai? Có phải Thiên Chúa không? Phụng sự Thiên Chúa và phụng sự Caesar có tương hợp nhau không? Hay có sự phân bì, cạnh tranh, khiến lòng trung thành của chúng ta bị phân tán, làm cho ý niệm ơn phúc trở nên khác biệt?. Chúa Giêsu đòi hỏi không những chỉ trả lại cho Thiên Chúa cái gì thuộc về Thiên Chúa, nghĩa là tất cả mọi sự…, mà còn yêu cầu trả lại cho Caesar cái gì thuộc về Caesar, có nghĩa là phải sống trọn vẹn những đòi hỏi về công lý, công bằng, tự do và an bình trong mối liên đới xã hội hầu thực thi công ích.

 

 

THẾ QUYỀN KHÔNG THỂ VƯỢT QUYỀN THIÊN CHÚA

 

Là công dân một nước, dĩ nhiên ta phải thuần phục nhà cầm quyền, nhưng  trên thế quyền còn có Thiên Chúa. Quyền của Thiên Chúa bao gồm cả quyền của con người, liên quan đến mọi dân tộc và mọi thời đại. Đối tượng trực tiếp của thần quyền Thiên Chúa đòi hỏi người ta phải thờ phượng và phục tùng Thiên Chúa, đồng thời bảo đảm cho người dân những mối lợi trường cửu. Quyền lợi của người dân là do Thiên Chúa mà có, nhưng trực tiếp do người cầm quyền nắm giữ để phục vụ cho lợi ích chung ở trần thế này. Nghĩa vụ của người dân đối với Thiên Chúa và với chính quyền không phải là không dung hòa được với nhau, nếu hiểu cho đúng nghĩ. Nói cách khác, khi người ta phục vụ quyền lợi chính đáng của nhà nước, của dân tộc v.v..thì đó là phục vụ chính Thiên Chúa. Nhưng không ai được vi phạm quyền lợi của Thiên Chúa để gọi là phục vu quyền lợi của “người ta”, dù người này là chính quyền hay là ai đi nữa. Vì lúc đó quyền lợi của “người ta” là không chính đáng. Chính quyền thay Trời trị dân để mưu cầu cơm no áo ấm, hạnh phúc cho dân. Nếu chính quyền không thực hiện được như vậy, làm mất lòng dân thì dân có quyền lật đổ vua, vì vua đã cãi lệnh Trời, đi ngược lại quyền lợi của dân do Thiên Chúa ban cho họ như Tự Do, Dân chủ, Nhân Quyền, Tự Do Tôn Giáo…Ta không thể phục tùng, ủng hộ loại chính quyền có dã tâm tước đoạt những quyền căn bản ấy của người dân, vì như vậy là đồng lõa với chính quyền chống lại chủ đích và quyền lợi của Thiên Chúa. Khi đó, sự trung thành, biết ơn, phục vụ Thiên Chúa của ta đã bị phân tán; ý niệm ơn phúc Chúa ban cho ta đã trở nên khác lạ; phục vụ Thiên Chúa của ta không vượt lên trên việc phục vụ thế quyền như bổn phận của ta đã được Chúa qui định là phải trả lại Thiên Chúa tất cả những gì ta có. Những vị cầm đầu Giáo Hội trung ương cũng như địa phương lại có bổn phận lớn lao và quan trọng hơn nữa.

 

CYRUS LÀ KHÍ CỤ TRONG BÀN TAY THIÊN CHÚA

 

Trong bài đọc 1 sách Isaiah hôm nay ( 45: 1, 4-6), chúng ta bắt gặp Cyrus là vua xứ Ba Tư, Isaiah cho biết là ông ta đã được « xức dầu thánh », một dấu chỉ nói về dân Israel, nhưng ở đây lại ám chỉ Cyrus, bởi vì ông là đại diện của Chúa (45:1). Khi vua Cyrus cho phép dân Israel trở về đất tổ để xây lại đền thờ đã bị phá hủy ở Jerusalem là lúc mà dân Israel chấm dứt thời kỳ bị nô lệ. Cyrus tượng trưng cho đấng thiên sai mà dân Israel đang mong đợi. Ông là hình ảnh của đấng cứu chuộc đã được hứa và thiết lập để giải phóng dân Chúa khỏi nô lệ tội lỗi và đem họ vào vương quốc tự do đích thực. Mặc dù ông được nôi dưỡng là dân ngoại, nhưng ông được xức dầu thánh Chúa để thi hành sứ mạng giải phóng dân Chúa. Mặc dù ông không biết đến Thiên Chúa, nhưng cuối cùng ông cũng hiểu rằng ông được Thiên Chúa chọn. Chúa đã đặt mọi sự trong tay ông để ông hoàn thành chủ đích của Chúa. Thiên Chúa nuôi dưỡng ông với mục đích đặc biệt là giải phóng dân Do Thái ra khỏi Babylon.

 

«VUI MỪNG VÀ HY VỌNG »

 

 Làm sao để phục vụ Thiên Chúa trong xã hội loài người?     

     

Nhờ ánh sáng của bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta thử coi lại một trong những tài liệu rất quan trọng của Giáo Hội nói về sứ mạng và sự dấn thân của Giáo Hội vào thế giới tân kỳ hiện nay. Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Hiện Đại « VUI MỪNG VÀ HY VỌNG » của Công Đồng Vatican II đã đưa ra một kế hoạch mới nhấn mạnh đến vấn đề không phải là thoái lui hay khải hoàn, cũng không phải là hòa mình đến độ đồng hóa, nhưng là nhiệm vụ cấp thiết phải đối thoại, nghĩa là lắng nghe và lên tiếng, đồng thời cộng tác có nguyên tắc với những cơ chế xã hội khác và những cộng đồng dân tộc. Sứ mạng của Giáo Hội phải được biểu hiện thành những quan điểm xã hội và phải coi những thực tại trần thế và chủ nghĩa đa nguyên là quan trọng.

 

Cũng cần nhớ lại những điểm chính yếu của hiến chế «Vui Mừng và Hy Vọng».

 

Hiến chế Mục Vụ của Giáo Hội về Giáo Hội trong Thế Giới Hiện Đại khuyến khích thái độ cởi mở với thực tế về sự hiện diện của một loại tôn giáo dưới hình thức thế quyền, thường được hiểu một cách đơn thuần là tình trạng thế tục, mất hết đặc tính tôn giáo.

 

Hiến chế « Vui Mừng và Hy Vọng » phát triển chủ nghĩa nhân bản Kitô giáo theo giáo huấn xã hội của Đức Phaolo VI và Đức Gioan Phaolo II, và chắc chắn là có tâm óc và công trình của Joseph Ratzinger mà hiện là Đức Benedict XVI. Tài liệu giúp ta hiểu biết về con người nhân bản, chú trọng đến những ưu tư đương đại về tự do, bình đẳng và tình liên đới. Nó giúp tái xác định sứ mạng của Giáo Hội như là dấu chỉ và bảo đảm an toàn cho nhân cách con người. Vậy là Hiến Chế Mục Vụ đã đưa ra một căn bản thần học về sứ mạng xã hội của Giáo Hội.

 

 Cuối cùng, nó đã gợi ý và đề nghị một kế hoạch giúp Giáo Hội làm sao có thể tham gia vào thế giới trần thế với một thái độ nể trọng và tôn kính đối với sinh hoạt của Chúa Thánh Thần đang tác động qua nhiều biến cố, cơ sở và cộng đồng trong thế giới của chúng ta. Công trình của hiến chế «Vui Mừng và Hy Vọng » hẳn phải còn lâu mới hoàn thành và kết thúc. Chúng ta cần phải có phân tích, nghiên cứu thêm, và phối hợp với sứ mạng xã hội để đi xâu vào trung tâm điểm của đời sống Công Giáo.

     

Cũng cần phải nhấn mạnh rằng sứ vụ truyền giáo là công việc chung của toàn thể Giáo Hội, không phải là nhiệm vụ của một ít người hay một nhóm chuyên viên kỳ tài nào đó mà thôi.

 

ĐÁNH GIÁ SAU CÙNG CỦA CÔNG ĐỒNG VATICAN II

 

 Đánh giá sau cùng của công đồng Vatican II –«Vui Mừng và Hy Vọng»- về tất cả những cố gắng về thần hoc cũng như mục vụ của chúng ta nằm ở điểm chính yếu này : Nếu chúng ta thực sự tin rằng chúa Giêsu Kitô là Chúa lịch sử, và thế giới cũng như thời đại của chúng ta thuộc về Ngài, thì phải chăng chúng ta phải phán xét những cố gắng của chúng ta theo như tâm tư, ý nghĩ của Chúa Giêsu Kitô?  Phải chăng chúng ta phải đánh giá tất cả mọi sự chúng ta có và những việc chúng ta làm dựa vào cách thức chúng ta tự mở mắt chúng ta và mắt tha nhân để nhìn ngắm hào quang và vẻ đẹp cứu độ của chúa Kitô? Phải chăng chúng ta phải tự hỏi xem những cố gắng của chúng ta có đi sâu vào những lời hứa và lòng tin tưởng của chúng ta nơi tình vua, sự hiện diện và quyền uy của Chúa Giêsu Kito trong lich sử loài người?

 

ĐÔI LỜI KẾT

 

 Nếu hình ảnh của Caesar được in trên đồng tiền La Mã mà nó phải được trả lại cho ông ta, thì trái tim loài người phải mang dấu ấn của Tạo Hóa, là Chúa duy nhất của đời chúng ta. Ngài đã đánh dấu chúng ta với mục đích riêng của Ngài, rồi sai chúng ta đi thi hành sứ mệnh trên khắp thế giới. Những kế hoạch của loài người chúng ta có giúp chúng ta trở thành những tiên tri, những đầy tớ và sứ giả tốt lành hơn của vương quốc của chúa Giêsu không? Chúng ta đừng bao giờ xấu hổ vì phải công khai làm việc vì vương quốc của chúa Giêsu, và tuyên xưng cho mọi người biết về Ngài. Chỉ có một mình Ngài bảo đảm cho chúng ta có được sự vui mừng đích thực và niềm hy vọng thâm sâu, một «Vui Mừng và Hy Vọng» thực sự cho muôn dân trong «thời đại của chúng ta». Vương quốc của Ngài thì vĩnh cửu.

 

 

Chúng ta hãy cầu nguyện để có được lòng can đảm và trí khôn ngoan hầu có thể trả lời một cách trung thực và đơn giản khi chúng ta cảm thấy mình đi lạc đường, ở trong tình trạng phân vân, hồ nghi. Chúng ta đã được in dấu và chúc phúc với hình ảnh của Thiên Chúa. Đừng bao giờ quên chúng ta thực sự thuộc về ai, và tại sao chúng ta phải thực sự làm những điều chúng ta cần phải làm. Chúa gọi chúng ta không phải vì chúng ta, nhưng Chúa vời chúng ta đến để sai chúng ta đi vào thế giới để tuyên xưng danh Ngài và công trình cứu độ của Ngài. Đó là sứ mạng khó khăn và nguy hiểm. Nhưng đó cũng là lý do để cho mọi người chúng ta vui mừng.

 

      Đừng bao giờ coi việc phục vụ thế quyền  trên quyền lợi và mục đích của Thiên Chúa.

 

Fleming Island, Florida

Oct.16, 2011.


VỀ MỤC LỤC
GREEN LATERN
 

Phim khoa học viễn tưởng Green Lantern do đạo diễn Martin Campell cho ra mắt tháng 6 năm 2011 đã ẩn chứa một thông điệp về sự đấu tranh giữa hai thế giới, tạm gọi là thế giới tinh thần (đại diện là Green Lantern) và thế giới vật chất (đại diện là Parallax). Green Lantern là đội quân có sứ mạng bảo vệ sự hoà bình và công lý trong vũ trụ. Ngược lại, Parallax là những kẻ xấu muốn phá hoại sự cân bằng và bình yên của vũ trụ, và tìm mọi cách để giết hại thế giới loài người. 

Vai chính trong phim Green Lantern do Ryan Reynolds thủ diễn trong vai Hal Jordan. Hal Jordan tình cờ được chọn để gia nhậm đội quân Green Lantern; anh được trao cho chiếc “nhẫn thần” để chiến đấu với quân Parallax. Tuy nhiên, sức mạnh thật không phải nằm ở chiếc “nhẫn thần,” nhưng nó lệ thuộc vào ý chí của Hal Jordan. Như thế, cuộc chiến đấu giữa hai thế giới, vật chất và tinh thần, thực ra là cuộc chiến đấu trong mỗi con người mà Hal Jordan đại diện. Cuộc chiến này không gì khác hơn chính là cuộc chiến giữa sự sợ hãi đối với lòng can đảm. Hay nói cách khác, đó chính là một cuộc thao luyện ý chí nhằm làm chủ sự sợ hãi trong con người của Hal Jordan. Như thế, trở ngại lớn nhất của Hal để chiến thắng không phải là Parallax, nhưng thực ra là sự sợ hãi trong chính con người anh ta. Vượt ra khỏi sự sợ hãi, Hal sẽ tìm gặp sự mạnh thật của mình. Nhận ra được điều này, Hal đã dùng ý chí của mình để chiến thắng sự sợ hãi trong con người mình, nhờ đó anh ta đã chiến thắng quân Parallax.

* * *

Chương đầu tiên trong tác phẩm nổi tiếng, The Power of Positive Thinking, Norman Vicent Peale đã đặt tiêu đề, “Hãy tin vào chính mình.” Đó chính là sức mạnh của con người mà nhiều khi chúng ta ít quan tâm hay không nhận biết. Ông Peale đã khẳng định, “Nếu không tin vào chính mình với thái độ khiêm tốn nhưng hợp lý, bạn sẽ không gặt hái được thành công và hạnh phúc.”[i] Thực vậy, kẻ thù lớn nhất của con người chính là sự sợ hãi. Sự sợ hãi như là một chất xúc tác hoá học kín đáo ngủ im trong con người chờ dịp thuận lợi để chiếm ngự chúng ta. Một khi sự sợ hãi thức dậy, nó ngăn chặn khả năng nhận biết sức mạnh chính mình và làm che mờ niềm hy vọng vào một tương lai tốt đẹp. Nói tóm lại, sợ hãi giam con người vào ngục tối và đánh gục họ trước khi điều “thực sự đáng sợ” đến.

Sau ngày 24-11-1994, ngày linh mục Tađeô Nguyễn Văn Lý viết bản Tuyên Ngôn về Thực Trạng Giáo hội Công Giáo tại Giáo phận Huế, công an thành phố Huế đã mời linh mục Lý đến đồn công an làm việc liên tiếp nhiều ngày. Ngay ngày đầu tiên, trước khi công an “làm việc” với mình, Lm Lý đã “làm việc” với công an như sau: “Để thuận lợi cho các anh và cũng không cần phải mất thời gian của nhau, cho phép tôi nói lên quan điểm của tôi: Đối với tôi, tử hình thì các anh không dám bắn tôi; chết rủ trong tù vì tự do tôn giáo là phúc tử đạo quá lớn tôi không xứng đáng với ân phúc này, nhưng nếu Chúa muốn, tôi hoan hỉ đón nhận; chung thân, 20 năm và bao nhiêu năm đi chăng nữa thì tôi sẵn sàng đưa hai tay [cho còng], xin mời các anh bắt và dẫn đi ngay bây giờ. Đó là những gì tôi muốn nói với các anh, bây giờ các anh có thể bắt tôi đi, hoặc muốn làm việc gì gì đó thì xin mời các anh. Phần tôi, trong khi các anh làm việc với tôi, tôi sẽ nhắm mắt và dùng thời gian này để đọc kinh cầu nguyện cho các anh, cho đất nước và Giáo hội.” Sau những lời ấy, linh mục Lý nhắm mắt trong hơn một tuần “làm việc” với công an.

* * *

Bản tính tự nhiên của con người làm cho con người sợ hãi. Dầu vậy, với ý chí và qua sự tập luyện, con người vẫn có thể làm chủ chính mình để can đảm hơn và tự tin hơn. Khả năng tự tin vào chính mình và ý chí mạnh mẽ được hun đúc qua những việc làm thường nhật hằng ngày, đặc biệt qua lý tưởng cao thượng mà con người theo đuổi. Chính trong quá trình tập luyện này, con người dần dần nhận thức rõ hơn và đầy đủ hơn về chính mình. Chính nhờ sự nhận thức này, con người thêm tự tin và can đảm hơn trong việc làm chủ chính mình. Cũng như Hal Jordan trong phim Green Lantern, anh ta chỉ thực sự can đảm để chiến đầu với Parallax sau khi anh ta hoàn toàn nhận thức đầy đủ rằng có sự sợ hãi hiện diện trong con người anh ta. Khi nhận thức về sự sợ hãi trong con người mình, Hal đã dùng ý chí của mình để không cho phép sự sợ hãi thống trị hay chi phối những suy nghĩ cao thượng của mình. Cũng vậy, linh mục Lý không sợ án tử hình và lao tù vì có thể sau hơn 10 năm lao tù vào những lần trước, linh mục Lý đã nhận thức được rằng sự sợ hãi có thể là trở ngại lớn nhất cho sứ mạng của mình. Chính vì thế, trong năm  loại “vũ khí” (vô uý, vô cầu, vô thủ, vô ngã, và vô phân biệt) mà linh mục Lý dùng làm “vũ khí’ trong cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền, đối với linh mục Lý, có lẽ “vũ khí” quan trọng nhất mà linh mục Lý dùng cho hơn 30 năm qua chính là “vô uý - không sợ.”

* * *

Thưa bạn, qua chủ để Sống Tích Cực, hôm nay mục Sống Sao Cho Đẹp mời gọi bạn vận dụng ý chí của mình để suy nghĩ những điều tích cực, hành động tích cực, nói năng tích cực,  nhất là dùng ý chí của mình để làm chủ sự sợ hãi trong con người mình. Đúng như thầy giáo Luân đã chia sẻ với sinh viên tại trường đại học HUFLIT năm 1999. “Từng ngày sống của các em điều cho các em hai cơ hội chọn lựa: cười hay khóc, vui hay buồn, tạ ơn hay than trách, nói xấu phê bình hay khen tặng khích lệ, sợ hãi hay can đảm,...tất cả là do các em chọn lựa. Các em chọn điều gì, thì cuộc đời sẽ trả cho các em điều ấy.”

Br. Huynhquảng

http://brhuynhquang.org 
 


[i] Norman Vicent Peale, The Power of Positive Thinking, (NewYork: 1987), 1.


 
VỀ MỤC LỤC
Những gì linh mục nên làm và không nên làm cho gia đình, nhất là ông bà cố,  cũng như con cái bảo trợ và linh tông

 

Mời thăm Blog của Lm. Trần Minh Huy http://www.chivilongchuathuongtoi.tk/

Tác phẩm: ĐÀO TẠO ỨNG SINH LINH MỤC GIÁO PHẬN

Lm. Micae-Phaolô Trần Minh Huy pss

CHƯƠNG NĂM 

ỨNG SINH LINH MỤC GIÁO PHẬN HỌC SỐNG CĂN TÍNH VÀ SỨ VỤ LINH MỤC

D.  ỨNG SINH LINH MỤC GIÁO PHẬN HỌC VÀ SỐNG TƯƠNG QUAN VỚI GIA ĐÌNH

(tiếp theo)


D.V. Những gì linh mục nên làm và không nên làm cho gia đình, nhất là ông bà cố,  cũng như con cái bảo trợ và linh tông

 Thiên Chúa dựng nên con người, Ngài phú bẩm cho họ con tim để yêu thương chia sẻ với tha nhân. Vì thế, cuộc sống của con người không thể không có các mối tương quan, đặc biệt nơi người linh mục, các mối tương quan đó càng đòi hỏi sâu đậm hơn: Tương quan mật thiết với Thiên Chúa là Cha, Đấng chọn và mời gọi cha làm chứng cho Ngài; tương quan với tha nhân để cùng nhau sống lời mời gọi nên thánh. Linh mục cần phải thăng hoa các mối tương quan này. Chúng ta sẽ trình bày những điều linh mục nên làm và không nên làm cho những người thân trong gia đình huyết tộc cũng như gia đình linh tông.

 

D.V.1. Đối với gia đình bà con, đặc biệt là ông bà cố

D.V.1a. Những điều nên làm
  • Là thành viên của gia đình, linh mục cũng có nghĩa vụ quan tâm đến anh chị em, bà con và đặc biệt là ông bà cố, người đã sinh thành dưỡng dục mình. Đây là những người đã giúp đỡ, động viên và dưỡng nuôi ơn gọi linh mục của mình, nên linh mục cần có lòng biết ơn, trân trọng và giữ tình giao hảo, dâng lời cầu nguyện cho mọi người trong gia đình, qua kinh nguyện và nhất là trong thánh lễ hàng ngày.

  • Linh mục phải là người con hiếu thảo đối với cha mẹ bằng việc quan tâm chăm sóc các ngài cả về tinh thần lẫn vật chất trong phạm vi có thể: Linh mục kiên định theo đuổi ơn gọi bằng đời sống đạo đức, thánh thiện để trở nên món quà tinh thần cho cha mẹ.

  • Về vật chất: Linh mục là một người con trong gia đình nên có bổn phận như các người con khác, cũng phải chăm lo cho cha mẹ khi cha mẹ bệnh tật, già yếu hoặc những nhu cầu cần thiết, trong điều kiện có thể của mình.

  • Nên thu xếp công việc về thăm viếng, động viên mọi người trong gia đình vào các dịp đặc biệt.

  • Cầu nguyện cho ông bà cố và mọi người trong gia đình. Khi trong gia đình có người thân qua đời, linh mục về yên ủi chia buồn cùng gia đình, cũng như dâng thánh lễ cầu nguyện cho người mới qua đời, cách riêng khi ông bà cố.

  • Có thể phụ cấp nuôi dưỡng và chăm sóc ông bà cố khi cần thiết: thăm hỏi và tặng quà vào những dịp lễ tết hay những ngày đặc biệt.

  • Vâng phục các ngài với tất cả lòng yêu thương, kính trọng và hiếu thảo. Giữ tôn ti trật tự trong gia quyến, kính trên nhường dưới, xưng hô đúng vai vế đối với những người trong gia đình và họ hàng. Thông cảm với ông bà cố, vì các ngài có thể là những người xưa và không được học hành nhiều.

  • Thăm hỏi những vị tiền bối và xin ý kiến của các ngài. Có thế lắng nghe các ngài nhận định phê bình, đánh giá với niềm kính trọng sâu xa, tuy các vị đó không được học nhiều như mình, nhưng kinh nghiệm đời thì chắc chắn các vị đó hơn mình.

  • Nếu nhà con một, có thể nuôi dưỡng ông bà cố ở giáo xứ của mình. Tuy nhiên, việc này rất tế nhị, thực sự cần thiết thì hãy làm cách đó, và đừng để các ngài can thiệp vào công việc của giáo xứ.

  • Khuyên dạy, chia sẻ, động viên một cách có trách nhiệm với người thân và gia đình về đời sống đức tin và luân lý.

  • Làm gương cho mọi người, nhất là con cháu trong gia đình về lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ. Khi có dịp thuận tiện, nên về thăm cha mẹ và những người thân.

  • Nâng đỡ và giúp đỡ không những về mặt tinh thân mà về cả vật chất nữa, nhất là những lúc khó khăn, đau yếu. Linh mục cũng phải trân trọng sự giúp đỡ từ phía gia đình về vật chất lẫn tinh thần.

  • Linh mục phải trở nên dấu chỉ, trung gian hòa giải các mối bất hòa trong gia đình; đồng thời hướng dẫn mọi người sống các giá trị Tin Mừng và giáo huấn của Giáo Hội.

  • Linh mục động viên, khuyến khích con cháu trong việc học hỏi giáo lý và văn hóa; trân trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình. Nên mời gia đình, họ hàng và cha mẹ tới thăm giáo xứ trong những dịp thuận tiện.

  • Cần cân nhắc lựa chọn mức thang giá trị mỗi khi có chuyện liên can đến giáo xứ và gia đình. Linh mục giữ thế trung lập giữa gia đình, họ hàng với cha xứ và giáo xứ quê hương.

 

D.V.1b. Những điều không nên làm
  • Linh mục không nên để cha mẹ quá thiếu thốn khi có điều kiện chăm lo, nhưng không nên dùng của cải vật chất của nhà xứ nơi mình được ủy thác trông coi để làm giàu cho gia đình.

  • Không áp đặt ý kiến của mình cho ông bà cố và gia đình, nên nhớ bổn phận làm con và là một thành viên trong gia đình.

  • Không thường xuyên về nhà hay quá lo lắng cho gia đình, vì như thế dễ làm cho người khác nói mình chỉ chăm lo cho gia đình mà bỏ bê công việc của Giáo Hội. Nhưng không vì thế mà thờ ơ không màng gì đến gia đình và người thân.

  • Không nên sống cách trưởng giả, coi thường người thân và những người ít học trong gia đình và họ hàng, tự phụ mình là linh mục học rộng biết nhiều để lên lớp, dạy đời... Nếu có muốn khuyên răn hay chỉ bảo thì cũng cần khéo léo, tôn trọng cách đúng mực.

  • Không nên vội vàng phê bình, chỉ trích hoặc can thiệp quá sâu vào những vấn đề nội bộ của gia đình và họ hàng, nhưng cũng không nên thờ ơ với những việc đại sự của gia đình.

  • Không nên thu cóp những thứ người ta giúp đỡ cho việc mục vụ mang về nhà làm của riêng. Tránh tình trạng “một người làm quan cả họ được nhờ” mà phụ cấp quá nhiều cho ông bà cố cũng như mọi người trong gia đình.

  • Không nên lo lắng quan tâm đến gia đình cách thái quá mà bê trễ việc mục vụ giáo xứ, cũng như không được để gia đình của mình can dự vào những công việc của giáo xứ mình coi sóc.

  • Không nên cho người thân vay tiền của giáo xứ và cẩn trọng trong việc cho vay tiền của cá nhân mình.

 

D.V.2. Đối với con cái bảo trợ

D.V.2a. Những điều nên làm
  • Linh mục có bổn phận giúp đỡ các mầm non ơn gọi nam cũng như nữ, ít là trong nhiệm sở mình coi sóc. Noi gương Chúa Giêsu trong việc tuyển chọn và huấn luyện các mầm non ơn gọi.

  • Làm cho gia đình linh tông có những mối dây liên hệ và hiệp thông tốt lành giúp ích cho sự thăng tiến ơn gọi.

  • Cư xử đúng vai trò một người cha để con cái tin tưởng bày tỏ xu hướng, tâm tình cách chân thành và cởi mở. Tận tình hướng dẫn con cái để họ có thể chọn đúng con đường mà Thiên Chúa muốn họ đi.

  • Tìm hiểu hoàn cảnh và môi trường giáo dục để ngăn chặn những nguy hại và phát triển những ưu điểm cho con cái về ơn gọi.

  • Tạo sự gần gũi với gia đình của con cái và dạy họ biết quí trọng bố mẹ và gia đình của họ. Nên thăm gia đình họ trong những dịp cần thiết để khích lệ động viên gia đình cùng chăm lo ơn gọi cho con cái.

  • Đối xử bình đẳng và trong sáng trong lời nói và việc làm với những con cái đã tin tưởng nhận mình, nhất là đối với các con gái.

  • Vì là chỗ dựa tinh thần cho con cái nên linh mục cần sống gương mẫu, có đức tin vững vàng, nhiệt tâm với các linh hồn, vui vẻ lạc quan, nỗ lực trau dồi kiến thức, thể hiện lòng can đảm và trung thành với Chúa và Giáo hội.

  • Có thể góp phần vào việc chu cấp một phần vật chất cho con cái bảo trợ để chúng có đủ điều kiện được học hành và tu tập: nhiều con em giáo dân nghèo bị thất học, mà càng thất học càng nghèo đói và bị thua thiệt đủ điều. Có nhiều con em có đủ trí khôn và rất hiếu học, lại có những em muốn dâng mình cho Chúa để phục vụ các linh hồn sau này, nhưng vì nhà nghèo không đi học nổi nên đành chịu.

  • Hướng dẫn, động viên để giúp họ tiến lên trên con đường nhân đức. Tạo sự gần gũi, tin tưởng, nhất là tạo môi trường thuận lợi cho con cái học tập và thăng tiến trên con đường thiêng liêng. Phân tích đời sống ơn gọi cách chân thực và đa diện để các em hiểu biết và sống đời sống ơn gọi cách tốt hơn.

  • Sống đời sống trong sáng với các con cái mình. Luôn đồng hành và động viên con cái, nhất là trong những lúc khó khăn, khủng hoảng, đặc biệt là cảm thông và tập đi vào suy nghĩ của họ để hiểu họ và định hướng cho họ cách đúng đắn hơn.

  • Trợ cấp vật chất vừa đủ để khích lệ con cái thăng tiến tri thức và đời tu. Tập cho các em có ý thức trách nhiệm lương tâm: mình đã được giúp đỡ mà nên người nên việc, thì sau này khi đến lượt mình cũng phải cố gắng giúp đỡ những người kém may mắn hơn mình. Người này giúp người khác, rồi người khác lại giúp người khác nữa, cứ như thế mà nhân rộng mãi ra, biết đâu chừng sẽ có một hiệu quả lớn lao.

  • Cầu nguyện và có những chỉ dẫn kịp thời để giúp con cái tìm ra thánh ý Chúa để tiếp tục dấn thân. Nếu có những dấu hiệu đi lạc xa mục đích thì cần có những ngăn chặn, hướng dẫn kịp thời.

  • Nên làm gương sáng cho những người mà mình nhận bảo trợ ơn gọi. Ý thức rằng đời sống của mình ảnh hưởng rất lớn tới đời sống ơn gọi của con cái.

 

D.V.1b. Những điều không nên làm
  • Không để tình cảm làm ảnh hưởng đến ơn gọi và bổn phận mục vụ của mình; cũng đừng để tình cảm của mình bị thiên lệch khiến có sự so bì ảnh hưởng đến mối hiệp nhất trong gia đình.

  • Không nên dùng tiền để chiêu mộ ơn gọi hoặc chiều chuộng con cái bằng cách cho tiền thoải mái, so bì với con cái cha khác.

  • Không nên nhận quá nhiều con khi không thể chu toàn bổn phận. Cũng không nên lợi dụng gia đình của con cái bảo trợ để mưu cầu lợi ích riêng: để con nuôi cha thay vì cha nuôi con!

  • Không nên chỉ nuôi con nhằm mục đích giúp mình mà không tính đến việc đào tạo họ để họ có cơ hội tiến lên. Không nên giao quá nhiều việc cho con cái trong khi chúng cần thời gian để học riêng.

  • Không nên tạo tinh thần cục bộ cho con cái, hoặc kỳ vọng, đòi hỏi quá để gây áp lực nặng nề cho con cái.

  • Không nên giúp đỡ quá mức cần thiết những người mình bảo trợ, khiến họ lầm tưởng đi tu là để được hưởng thụ giàu sang.

  • Không nên ép họ phải đi tu hay tuyệt đối phải vâng lời đi đúng con đường mình vạch ra. Không nên buồn phiền thất vọng và coi thường những người mình bảo trợ nếu họ không tiếp tục con đường tu trì.

  • Không nên lợi dụng lòng tốt và thiện chí của họ để biến họ thành những người giúp việc, sai khiến họ làm một số công việc cho lợi ích cá nhân mình.

  • Không nên có những quan tâm thái quá, những thái độ, tiếp xúc quá thân mật, nhất là đối với các con gái; nhớ rằng mọi mối tương quan khác giới đều có tính cách phái tính.

  • Không nên phân tích đời sống tu trì một cách phiến diện và cho các em biết những điều tiêu cực, những khoảng tối trong Giáo Hội kẻo các em nản chí dấn thân.

  • Không nên làm gương xấu hay có những lời nói và hành động không có tính cách làm gương sáng. Tránh kiểu nói lưỡng nghĩa, gây hiểu lầm và ảnh hưởng không tốt sau này.

  • Không nên coi việc giáo dục con cái bảo trợ là của Chủng việnh hay của Nhà dòng, mà cha đỡ đầu phải có trách nhiệm và bổn phận cộng tác với các nhà đào tạo.

 

 

D.V.3. Đối với anh chị em linh tông

D.V.3a. Những điều nên làm
  • Cầu nguyện chung cho nhau trong bước đường thánh hiến và chia sẻ nâng đỡ nhau với một tình cảm trong sáng. Chúc mừng và tặng quà nhau trong những dịp đặc biệt.

  • Khi có việc của gia đình, mọi người nên có trách nhiệm chung. Tìm dịp để cộng tác, làm việc chung với nhau, nối kết với anh chị em của mình, nhưng tránh tinh thần cục bộ và phe cánh.

  • Thăm gia đình nhau vào dịp đặc biệt, hay thỉnh thoảng tổ chức cùng nhau đi tham quan hay hành hương để tạo sự hiệp thông sâu xa giữa các thành viên.

  • Nêu gương sáng bằng đời sống linh mục đích thực ngày càng trở nên giống Chúa Kitô để cùng nhau thăng tiến và phát triển Giáo Hội.

  • Đoàn kết yêu thương nhau, cộng tác với nhau trong việc chu toàn sứ vụ. Học hỏi kiến thức và kinh nghiệm sống của các anh chị em đi trước. Hướng dẫn, chia sẻ và đồng hành với các em đi sau. Góp ý xây dựng cho nhau mỗi khi có dịp thuận tiện, đặc biệt là qua cha cố.

  • Đối với người lớn tuổi, người đi trước cần kính trọng, vì họ là những người có kinh nghiệm trong đời sống tu trì. Với những người lớp sau cần có thái độ tôn trọng và bảo ban như người anh đi trước, như người hướng dẫn có kinh nghiệm và trách nhiệm.

  • Sống khiêm nhường, cởi mở, cảm thông và giúp đỡ. Cần thăm viếng nhau khi đau yếu bệnh tật và khó khăn về mặt tinh thần cũng như vật chất.

  • Chia sẻ cho nhau những khó khăn thường gặp trong việc mục vụ để động viên khích lệ nhau thực thi tốt sứ vụ Chúa và Giáo hội trao phó.

  • Cầu nguyện, chia sẻ và trợ lực nhau trong bước đường ơn gọi. Coi nhau như những người anh chị em ruột.

 

D.V.3b. Những điều không nên làm
  • Không nên để những tình cảm cá nhân, đặc biệt tình cảm khác giới làm ảnh hưởng đến ơn gọi của mỗi người.

  • Không vì anh chị em linh tông mà bè cánh làm ảnh hưởng, gây chia rẽ, gây gương mù gương xấu trong giáo phận, giáo xứ và dòng tu.

  • Không nên bàn tán quá đến đời tư và gia đình của nhau,  hoặc ghen tị nói xấu nhau hay có thái độ coi thường và khích bác nhau, nhất là trước mặt cha bố.

  • Không nên tặng quà vật chất quá thường xuyên với những món quà có giá trị lớn, hoặc tổ chức hội họp, tiệc tùng quá nhiều gây tốn kém và gương xấu cho người khác.

  • Đối với chị em trẻ tuổi không nên suồng sã trong cách ăn nói cũng như cư xử. Không nên tiếp xúc riêng tư quá nhiều và chia sẻ những chuyện có hại cho ơn gọi.

  • Không nên có tinh thần cục bộ, chỉ lo cho anh chị em của mình mà không có trách nhiệm chung.

 

Trong cuộc sống, mỗi người đều có kinh nghiệm về các mối tương quan. Đức Giêsu, con người hoàn hảo, là mẫu mực trong các mối tương quan. Là hình ảnh sống động của Chúa Giêsu tại trần gian, linh mục hãy theo sát Ngài trên mọi nẻo đường, trong mọi hành động và lời nói. Như Chúa Giêsu luôn sống cho Chúa Cha, trong sự tuân phục Đức Mẹ và Thánh Giuse, linh mục được mời gọi tận hiến hoàn toàn cho Chúa và công việc của Ngài, nhưng không quên bổn phận với những người thân trong gia đình huyết tộc cũng như linh tông.

 

Thật vậy, tương quan hai chiều: hàng dọc với Thiên Chúa và hàng ngang với con người, đặc biệt với cha mẹ, anh chị em thân thuộc là một đòi hỏi của Tin Mừng (x. Mt 15,4-6). Đây cũng là hai trong bốn chiều kích đào tạo của tông huấn Pastores Dabo Vobis.


VỀ MỤC LỤC
QUAN NIỆM KITÔ GIÁO VỀ TÌNH YÊU VỢ CHỒNG

 

Tác phẩm: Cẩm  Nang  Hạnh  Phúc Gia  Đình  Kitô - MỤC VỤ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Tác giả: D. WAHRHEIT (Lm. Minh Anh, GP. Huế tổng hợp biên tập)

 

B14. QUAN NIỆM KITÔ GIÁO VỀ TÌNH YÊU VỢ CHỒNG

 

1. Có lẽ trong ngôn ngữ của nhân loại, chưa có danh từ nào bị lạm dụng cho bằng hai chữ tình yêu. Từ những rung động đầu đời của tuổi dậy thì cho đến những cuộc phiêu lưu tình cảm không lối thoát, tất cả đều được gọi là những mối tình, là tình yêu. Động từ yêu cũng được con người sử dụng hầu như trong mọi hoàn cảnh; người ta yêu hoa, yêu nhạc, yêu thú vật, yêu người…

Tình cảm rung động, nhưng cường độ và đối tượng rung động lại khác nhau; tất cả được gói trọn trong chữ yêu. Một mối tình cao đẹp nhất cũng gọi là tình yêu mà một cuộc phản bội xấu xa nhất cũng gọi là tình yêu. Có sự lạm dụng đối với tình yêu, phải chăng vì người ta chưa hiểu được thế nào là tình yêu chân thực.

Bàn đến con đường nên thánh dành riêng cho các đôi vợ chồng nghĩa là bàn đến phương thức sống đức ái của Kitô giáo trong bậc hôn nhân, thiết tưởng chúng ta không thể không nói đến nền tảng của con đường này là tình yêu. Thế nào là tình yêu theo quan niệm Kitô giáo? Sau đây chúng tôi xin ôn lại một vài yếu tố của tình yêu đích thực theo quan niệm của đạo chúng ta.

2. Về tình yêu, có thể rút ra từ mặc khải trong Kinh Thánh bốn điểm cơ bản sau đây :

·        Chỉ có một Thiên Chúa độc nhất.

·       Thiên Chúa là tình yêu.

·       Con người được tạo dựng giống hình ảnh của Thiên Chúa tình yêu.

·       Người nam và người nữ được kêu gọi để yêu  nhau.

Trước hết, Thiên Chúa là Đấng độc nhất, nghĩa là duy chỉ có một mình Ngài mới là chủ tể của mọi loài. Vì Ngài là Thiên Chúa độc nhất và là thần linh, nên nơi Ngài không có phái tính. Ngài không phải là một nam thần hay một nữ thần như người ta thấy trong các thần thoại Hy Lạp hay các tôn giáo khác. Ngài không thể đóng vai một người chồng hay một người vợ, tất cả mọi loài hiện hữu đều bởi lời Ngài. Kinh Thánh nói, Ngài phán một lời liền có trời đất muôn vật.

3. Thiên Chúa là Đấng độc nhất nhưng Ngài không phải đơn thuần là một ngôi vị. Ở tuyệt đỉnh của mặc khải trong Kinh Thánh chúng ta đọc thấy rằng: “Thiên Chúa là tình yêu”. Đó là chân lý nền tảng tóm lược mặc khải trong Kinh Thánh. Thiên Chúa là tình yêu. Ngài làm tất cả vì yêu thương. Ngài là định nghĩa của tình yêu.

“Thiên Chúa là tình yêu”, điều đó có nghĩa Ngài không đơn thuần là một ngôi vị. Mầu nhiệm cơ bản được bày tỏ cho con người chính là mầu nhiệm Ba Ngôi. Thiên Chúa có một người Con. Cha và Con yêu thương nhau, tình yêu giữa hai ngôi vị ấy được gọi là Thánh Thần. Tự bản chất Thiên Chúa không có phái tính, nhưng chỉ có hai thực tại thuộc đặc tính của gia đình là yêu và sinh sản.

Từ mặc khải nền tảng vô cùng bí nhiệm này, chúng ta có thể rút ra những kết luận sau:

Phái tính và tình yêu là hai thực tại khác nhau, Thiên Chúa là tình yêu nhưng không có phái tính. Như thế, tình yêu là một thực tại thần linh trong khi phái tính là một thực tại hoàn toàn có tính nhân loại.

Kết luận thứ hai mà chúng ta có thể rút ra từ chân lý được mặc khải trên đây là tình yêu mang tính thần linh. Đó là lý do tại sao tình yêu là yếu tố quan trọng nhất trong quan hệ giữa người nam và người nữ. Phái tính thuộc về thể xác cho nên cũng sẽ qua đi với thể xác. Nhưng tình yêu thì bất diệt.

4. Khi Thiên Chúa tự mặc khải cho con người, Ngài cũng một trật bày tỏ cho con người chân lý của chính nó. Mầu nhiệm của Thiên Chúa gắn liền với chân lý về con người. Đó là lý do tại sao Kinh Thánh nói với chúng ta rằng, con người là hình ảnh của Thiên Chúa.

Đây là mặc khải nền tảng về con người và đời sống xã hội. Được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa, con người phải giống Thiên Chúa trong hành vi và phẩm hạnh của mình. Chính vì là hình ảnh của Thiên Chúa, nên con người luôn có khuynh hướng sống cuộc sống xã hội, họ không thể sống đơn độc, bởi vì Thiên Chúa không sống đơn độc. Bản tính giống Thiên Chúa luôn thúc đẩy con người sống thành gia đình, thành đoàn thể, thành xã hội, thành quốc gia v.v..

Sự khác biệt về phái tính giữa người nam và người nữ là một điều tốt, bởi đó là ý muốn của Thiên Chúa. Chính nhờ phái tính mà con người mới có thể diễn tả sự phong phú của Thiên Chúa. Khi Ađam và Eva trở thành lứa đôi trong vai trò vợ chồng thì họ nên giống Thiên Chúa. Là một người đàn ông, dĩ nhiên Ađam cũng là hình ảnh của Thiên Chúa, nhưng không là một hình ảnh trọn vẹn; Eva cũng là hình ảnh của Thiên Chúa, nhưng chưa là một hình ảnh trọn vẹn. Với tình yêu, hai người được liên kết với nhau để tạo nên một đôi lứa yêu thương nhau và như vậy họ mới trở thành hình ảnh trọn vẹn của Thiên Chúa.

5. Từ những suy nghĩ trên, chúng ta có thể đi đến những nhận định sau đây:

Trước hết, cho dẫu là hai thực thể khác nhau, tình yêu và phái tính không bao giờ tách biệt nhau. Người đàn ông và người đàn bà không thể có hành động phái tính nghĩa là giao hợp với nhau mà không có tình yêu. Tình yêu và tình dục phải luôn đi đôi với nhau; điều này có nghĩa, phái tính là phương tiện, là ngôn ngữ để diễn đạt tình yêu. Thú vật giao hợp nhưng không có tình yêu. Chỉ có tình yêu mới xứng đáng với con người. Giao hợp mà không có tình yêu tức là hạ mình xuống hàng thú vật.

Đây là ngộ nhận của rất nhiều người: Họ lẫn lộn tình yêu với tình dục. Tình dục luôn mang tính mù quáng. Nó là một thúc đẩy tự nhiên, mà nếu không có sự tự chế, con người dễ dàng buông theo. Tình yêu đích thực như tình yêu của Thiên Chúa vốn đã mặc khải qua cuộc sống và cái chết của Đức Giêsu Kitô chính là tự hiến và trao ban.

Kinh Thánh nói với chúng ta rằng, Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Người Con Một của Ngài cho thế gian. Đó là định nghĩa của tình yêu. Yêu là dâng hiến, là trao ban, là hy sinh, là quên mình. Như vậy một hành động tính dục không mang ý nghĩa của trao ban, của dâng hiến, của hy sinh, của quên mình thì không thể là ngôn ngữ của tình yêu mà chỉ là thể hiện của lòng ích kỷ và sự chết.

6. Con người là hình ảnh của Thiên Chúa tình yêu, nên ơn gọi của con người chính là sống yêu thương. Ơn gọi này được thể hiện một cách đặc biệt trong hôn ước. Sự kết hợp giữa vợ chồng bao gồm mọi khía cạnh trong đời sống vợ chồng chứ không chỉ trong phương diện thể xác mà thôi. Vợ chồng yêu thương nhau có nghĩa là họ liên kết đời sống họ lại với nhau trong tư tưởng, ý chí, hành động, tâm hồn v.v..

Nói cách khác, họ phải liên kết tất cả khả năng, nghị lực của họ với nhau và sống vì nhau. Sự kết hợp thể xác chỉ là một khía cạnh của sự kết hợp toàn thể cuộc sống và con người của họ. Sự kết hợp thể xác chỉ có ý nghĩa nếu nó diễn đạt sự kết hợp toàn diện ấy. Đây là lý do tại sao hôn nhân chỉ có giữa một người đàn ông và một người đàn bà mà thôi. Nếu người vợ và người chồng  tham dự hoàn toàn vào cuộc sống của nhau thì dĩ nhiên không thể có một người thứ ba. Đó là đòi hỏi để tình yêu đích thực và trọn vẹn có thể có giữa hai vợ chồng.

 

VỀ MỤC LỤC
“MAN BEST FRIEND” VỚI Y KHOA HỌC

 

Trong những năm vừa qua, “Man Best Friend” là mấy cô chú Khuyển (dog) đã được nhiều nghiên cứu  khám phá ra một số khả năng hữu ích trong lãnh vực y khoa học.

Ngày 15 tháng 3, 2011 vừa qua, nghiên cứu gia Mathew Reeves, Đại học Tiểu Bang Michigan, cho hay dường như có một mối liên kết giữa sở hữu chủ và đi bộ đều đặn cùng bạn khuyển sẽ tăng hứng thú thực hiện sinh hoạt thể chất tới 34%. Ông cũng cho hay, khoảng 2/3 quý vị nuôi chó thường dẫn “bạn ta” đi bộ; “bạn ta” còn trẻ đi bộ với chủ nhiều hơn là khuyển lão và khuyển ăn nhiều, nặng cân đi bộ lâu hơn là khuyển mảnh mai nhẹ ký. Ông đề nghị giới chức y tế công cộng hãy cổ võ dân chúng nuôi chó  và cùng chó đi bộ để vận động nhiều hơn. Kết quả nghiên cứu được phổ biến trong tạp chí  Journal of Physical Activity and Health.

Thiết nghĩ đây cũng là ý kiến hay để mỗi chúng ta có động lực đều đặn thực hiện 3 giờ  vận động mỗi tuần lễ, theo như hướng dẫn của cơ quan Y tế Hoa Kỳ. Nhưng nếu bạn đồng hành 4 chân lại hay oẳng oẳng sủa hão hoặc hung hăng ngoạm cẳng người khác thì cũng bất tiện, mất hứng.

Cũng liên quan tới Man best friend thì vào đầu tháng 2 năm 2011, bác sĩ Hidero Sonoda và đồng nghiệp tại Bệnh viện Đại học Nha Khoa Fukuoka bên Nhật  cho hay là họ đã làm một thử nghiệm, dùng chó để khám phá ung thư ruột già-trực tràng.

Theo ông, nhiều nghiên cứu đã xác định rằng một vài loại ung thư có tiết ra một mùi vị đặc biệt và hóa chất đặc biệt của ung thư lưu hành trong cơ thể người bệnh.

Áp dụng dữ kiện này, ông đã huấn luyện loại chó thân thiện thông minh labrador để hít ngửi hơi thở và phân lỏng của 300 thiện nguyện viên, trong số này có 48 người đã đựoc xác định bị ung thư ruột già-trực tràng, số người còn lại hoặc ung thư đã được chữa lành hoặc có người đã bị biếu thịt polyp. Kết quả là chó có thể khám phá ung thư qua hơi thở của người bệnh với tỷ lệ 95% và hửi phân với mức độ chính xác là 98%, so với kết quả nội soi.

Tháng 2 năm 2011, trong tạp san European Urology, Jean-Nicolas Cornu có công bố kết quả nghiên cứu tìm ung thư bàng quan bằng cách nhờ chó hửi nước tiểu bệnh nhân. Theo ông, nước tiểu các bệnh nhân này có một hóa chất hữu cơ bay hơi rất đặc biệt mà ông nghĩ rằng khuyển có thể phân biệt.

Thực ra, khả năng đánh hơi tìm bệnh của chó đã được nói tới từ thập niên 1980.

Trong một lá thư gửi cho tạp san y học uy tín Lancet, các bác sĩ Hywel Williams và Andrew Pembroke, khoa Da Liễu tại King's College Hospital, London đã nêu ra trường hợp một phụ nữ tìm ra ung thư da nhờ khứu giác của con chó nuôi trong nhà. Bà ta thấy con chó cứ liên tục rúc vào một vết lạ bất thường ở ống chân để hửi. Sinh nghi, bà bèn đi bác sĩ khám và sau xét nghiệm, bác sĩ xác định bà bị ung thư da. Mấy năm sau, bác sĩ Williams và bác sĩ John Church ở Oxford, Anh quốc, lại báo cáo trường hợp chó khám phá ung thư da ở một người đàn ông 66 tuổi.

Khi đọc được các báo cáo này, bác sĩ chuyên về ung thư da Armand Cognetta ởTallahassee, Florida, bèn hợp tác cùng với một nhà chuyên môn nuôi chó để nghiên cứu thêm. Họ huấn luyện một khuyển có tên là George để hửi một số ung thư da melanoma và thấy rằng mức độ chính xác khám phá ra ung thư của George là 96% và bạn ta cũng phân biệt được melanoma với vềt thương thường ở trên da.

Trước đó, vào đầu năm 2006, Michael McCulloch, California, và Tadeusz Jezierski, Ba Lan, đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu coi xem chó có thể tìm ra ung thư bằng cách cho chúng ngửi hơi thở bệnh nhân ung thư. Họ huấn luyện 5 con chó nuôi ở nhà trong vòng 3 tuần lễ rồi cho ngửi hơi thở của 55 bệnh nhân ung thư phổi và 55 người bị ung thư vú. Kết quả cho hay mức độ chính xác và nhạy cảm mà mấy chú khuyển này khám phá ra 2 bệnh ung thư này là từ 88%-97%. Chúng còn có thể tìm ra bệnh ở giai đoạn rất sớm.

Tại Thụy Điển,  bác sĩ György Horvath MD, University Hospital in Göteborg cho hay, ung thư noãn sào có một mùi vị khác hẳn mùi của ung thư cổ tử cung hoặc niêm mạc dạ con. Cùng với mấy nhà chuyên môn nuôi chó, ông đã thử nghiệm cho chó hửi mùi của ung thư này và kết luận rằng chó có thể phân biệt các loại ung thư noãn sào kể cả thời kỳ khác nhau của ung thư. Kết quả nghiên cứu được phổ biến trên tạp chí Integrative Cancer Therapies tháng 6 năm 2008.

Tập san European Urology tháng 2 năm 2011 có đăng kết quả nghiên cứu của bác sĩ Jean-Nicolas Cornu, bệnh viện Tenon ở Paris, về huấn luyện chó để tìm ung thư nhiếp tuyến. Đây là loại ung thư khá phổ biến ở nam giới tuổi cao. Cho tới nay, có 2 xét nghiệm để chẩn đoán ung thư này. Đó là thử máu đo PSA và sinh thiết biopsy.

Theo bác sĩ chuyên khoa Tiết Niệu, Anthony Y Smith, Đại học New Mexico, xét nghiệm PSA khá tốt để chẩn đoán nhiều ca ung thư nhưng cũng có nhiều dương tính giả (false positive). Theo ông, những ai có PSA cao mà kiểm chứng thêm với sinh thiết thì chỉ 1/3 được xác định bị ung thư. Ngoài ra, nhiều người mới chớm bị ung thư đã đựoc điều trị một cách không cần thiết vì các phương pháp xét nghiện hiện có không phân biệt được ung thư ác tính nguy hiểm tới sinh mệnh với ung thư phát triển chậm.

Bác sĩ Cornu lấy nước tiểu của 66 bệnh nhân có PSA cao hoặc phì đại nhiếp tuyến. Trong số bệnh nhân này, 33 người đã đựoc biopsy xác định ung thư còn 33 người kia biopsy âm tính. Khuyển shepherd đựoc huấn luyện trong 2 năm rồi bắt đầu đánh hơi tìm bệnh bằng cách lần lựot dùng mũi ngửi một dãy hộp đựng nước tiểu bày ra trước mặt. Chó đã vẫy đuôi gật gù phán ung thư ở 30/33 bệnh nhân với tỷ lệ chính xác là 91%.

Trước các kết quả nghiên cứu sơ khởi kể trên, nhiều nhà chuyên môn có phản ứng khác nhau.

Giám đốc Pine Street Foundation tại California  Nicholas Broffman xác định là các tế bào ung thư tiết ra vài chất phế thải chuyển hóa như alkanes và benzene mà tế bào bình thường không có. Tổ chức này hiện nay đang thực hiện nhiều nghiên cứu để tìm ung thư qua hơi thở người bệnh.

Nữ bác sĩ Carolyn Willis, chuyên khoa Da Liễu tin rằng một số bệnh tiết ra mùi đặc biệt. Bà nhắc lại là cách đây nhiều thế kỷ, Hippocrates cũng đã diễn tả mùi trái cây ở bệnh nhân tiểu đường. Bệnh nhân gan cũng  phát ra mùi mốc meo.

Bác sĩ giải phẫu John Church, người đã dành nhiều thập niên để nghiên cứu chó khám phá ung thư thì hăng say hơn với ý kiến là chúng ta chỉ mới bắt đầu khai thác sức mạnh về bộ phận mũi chó. Ông nghĩ rằng một ngày nào đó ta có thể dễ dàng sớm tìm ra các bệnh ung thư vì chúng ta đang sở hữu một tài sản lớn, một khí cụ kỳ diệu.

Bác sĩ Ted Gansler, Hội Ung Thư Hoa Kỳ thì dè dặt hơn khi góp ý là dù nếu chó có làm việc đúng đắn trong các nghiên cứu nhưng chưa chắc bệnh nhân đã sẵn sàng nhận hóa trị căn cứ vào xác định của chó mà sẽ đi làm sinh thiết cho chắc ăn. Ông cũng nói thêm, ý tưởng dùng chó để khám phá ung thư không phải là hành động điên rồ  mà rất đáng tin cậy về phương diện sinh học. Tuy nhiên cần nhiều nghiên cứu khác nữa và xác định sự hữu hiệu của phương pháp.

Nhắc lại là khứu giác của chó nhậy cảm hơn ở người tới 1000 lần vì chúng có tới 220 triệu thụ thể (receptor) ngửi trong khi đó con người chỉ có 5 triệu đơn vị.

Mũi chó chiếm phần lớn diện tích của mặt và phần óc chịu trách nhiệm về ngửi của chúng lớn hơn phần tương xứng của người tới 40 lần. Các đường dây thần kinh chạy từ mũi lên óc của chó cũng nhiều hơn ở người.

 Theo nhà nghiên cứu McCulloch, não bộ và mũi của chó là dụng cụ khám phá mùi vị hữu hiệu nhất hiện nay trên trái đất. Tiến sĩ Larry Meyers, Đại học Thú Y Auburn, có nhận xét là khứu giác của chó nhạy cảm tinh vi đến mức là chúng có thể phân biệt một hóa chất đơn thuần hoặc một tổng hợp nhiều hóa chất.

Do sự thính mũi, chó đã đựoc huấn luyện để hít ngửi tìm tử thi trong thiên tai bão lụt, tìm chất nổ, bạch phiến tại phi hải cảng, bảo đảm an ninh biên giới hoặc truy tìm địch thủ chiến tranh.  Nhiều tác giả còn cho hay, chó cũng giúp báo động cơn kinh phong, đường huyết cao thấp, giúp người khuyết thị đi lại, đóng mở cửa, lấy đồ vật dụng, làm bạn khiến cho nhiều người không cảm thấy cô đơn đôi khi mang tới cho con người cả tình cảm thân thương cần thiết cho đời sống.

Kết luận

Bác sĩ J.Leonard Lichtenfield, Hội UngThư Hoa Kỳ nhận xét là việc tìm ung thư qua hơi thở không đến nỗi  cường điệu, không tưởng. Đã có nhiều nghiên cứu cố gắng tìm ra những chất đạm báo động ung thư lưu hành trong máu.

Theo các nhà nghiên cứu, đây là khám phá hữu ích để từ đó chế tạo ra một Mũi Điện Tử electronic nose  có thể sớm tìm ra  ung thư qua hít ngửi hơi thở hoặc phẩn người bệnh. Vì rất tốn kém và cần thời gian lâu để huấn luyện chó làm công việc hít ngửi chẩn đoán bệnh này. Và chắc là cũng chưa có nhiều người đặt tin tưởng vào khả năng chẩn đoán bệnh của Man Best Friend.

Hy vọng ngày đó không quá xa.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Texas-Hoa Kỳ

www.bsnguyenyduc.com 

 
VỀ MỤC LỤC
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (KỲ 30)

 

Ngụ ngôn 92

Bão lụt nổi lên bất ngờ. Các loài thú chạy tán loạn tìm chỗ trú. Con nào cũng ướt át, đói meo và lạnh lẽo. Ấy vậy mà sau cơn thiên tai, mấy con cọp dữ bỗng mập ra, phương phi béo tốt. Ai hỏi tại sao được như vậy thì cọp trả lời: “Nhờ nước lớn ngày nghe chim quyên góp tiếng gọi phù sa, nhờ gió to đêm đón khí lành nên béo tốt vậy mà”.

Khi khách đi hết rồi, mấy con cọp dữ vừa cụng ly vừa bảo nhau: “Mình cũng văn hoa ra phết”. Mấy con thỏ chạy ngang qua nghe được, bèn nói: văn hoa cái nỗi gì, mấy ông sống khoẻ qua mùa bão lũ nhờ chim quyên góp tiếng gọi gì đó, thôi lược bỏ bớt từ đi, lấy hai từ giữa cho dễ hiểu: mấy ông sống được là nhờ quyên góp!

 

Ngụ ngôn 93

Máy ảnh chụp được mấy chục tấm ảnh thì hết pin. Nó bảo cục sạc: “Anh làm đầy pin cho tôi nhé. Tôi mà không chụp hình thì anh vô dụng.” Cục sạc cười: “Đừng nói chuyện như vậy. Nhờ tôi mà anh chụp hoài, mà có bao giờ anh chụp cho tôi tấm nào chưa?” Máy ảnh giật mình: “Ừ nhỉ, để tôi chụp cho anh”. Nhưng cục sạc cười: “Lúc tôi đang sạc, anh có pin đâu mà chụp chứ”. Nghe thế, máy ảnh nhắm mắt cúi đầu im lặng.

 

Ngụ ngôn 94

Mấy chú gà trống nhìn nhau cười rồi cùng gáy vang. Chú thứ nhất nói: “Mình có bộ lông đẹp thật”. Chú thứ hai thì khoe: “Mình có chiếc mào ấn tượng”. Chú thứ ba thì bảo: “Nhìn cái cựa của mình nè, chuyên nghiệp chưa?” Một tay bợm nhậu đi ngang qua gom hết mấy chú gà lại và nói: “Chiều nay chiêu đãi bạn bè. Cái bếp của tớ mới ấn tượng và chuyên nghiệp làm sao!”

Gioan LêQuangVinh VRNs


VỀ MỤC LỤC

- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin gởi về địa chỉ

giaosivietnam@gmail.com

- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:

Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục vụ của Giáo sĩ;  Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh vực; Mỗi  Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)

- Quy vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại

www.conggiaovietnam.net

Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị

Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác nhau.

TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

Lm. Luca Phạm Quốc Sử  USA

 

 

Duoc chon giua loai nguoi va cho loai nguoi; GIAO SI: Xuat phat tu giao dan, hien dien vi giao dan va cay dua vao giao dan, de cung lam VINH DANH THIEN CHUA

*************