Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

 

 

 

ĐỰƠC CHỌN GIỮA LOÀI NGƯỜI
VÀ CHO LOÀI NGƯỜI  (x. Dt, 5.1)

 

GIÁO SĨ:

Xuất phát từ giáo dân, hiện diện vì giáo dân và cậy dựa vào giáo dân

 

ĐỂ CÙNG LÀM VINH DANH THIÊN CHÚA

 

www.conggiaovietnam.net                          giaosivietnam@gmail.com

Đặc San Điện Tử    Giáo Sĩ Việt Nam    Số 155, Chúa Nhật 09.10.2011


MỤC LỤC 

Lumen Gentium, Mầu Nhiệm Giáo Hội                                                                         Vatican 2

AI ĐƯỢC MỜI GỌI PHẢI SỐNG KHÓ NGHÈO ?                                     Lm PX. Ngô Tôn Huấn.

Con cá thứ nhất: Mẹ Maria, mối tình đầu của tôi                          ĐHY. PX. Nguyễn Văn Thuận

CÁCH VÂNG PHỤC THIÊN CHÚA HOÀN TOÀN                                   Thomas Nguyễn Văn Hiệp

MỘT BÍ QUYẾT HẠNH PHÚC                                                                  Lm. Giuse Việt, O.Carm. 

Phận vụ Tông đồ Người Tín Hữu Giáo Dân trong Công Dồng Vatican 2  Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

NGỤ NGÔN ÔNG CHỦ VƯỜN NHO                                                  Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

ÔNG STEPHEN HAWKING                                                                                   Br. Huynhquảng

TỔ ẤM HOÀNG HÔN                                                          Lm. Micae-Phaolô Trần Minh Huy pss

ĐỌC SÁCH VÀ SUY NIỆM                                                                        Lm. Minh Anh tổng hợp

XẢ STRESS                                                                                           Bác sĩ Nguyễn Ý Đức, MD

ĂN CHAY -                                                                                         Chuyện phiếm của Gã Siêu


Mầu Nhiệm Giáo Hội

 

Thánh Công Ðồng Chung Vaticanô II

 

Khóa V Ngày 21 tháng 11 Năm 1964

 

Phaolô Giám Mục

Tôi Tớ Các Tôi Tớ Thiên Chúa

Hiệp Nhất Với Các Nghị Phụ Của Thánh Công Ðồng

Ðể Muôn Ðời Ghi Nhớ

 

Hiến Chế Tín Lý Về Giáo Hội

Lumen Gentium

 

Bản dịch Việt Ngữ của Giáo Hoàng Học Viện Piô X

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia

 

Chương I

Mầu Nhiệm Giáo Hội 1*

 

1. Giáo Hội, bí tích trong Ðức Kitô. Ánh sáng muôn dân chính là Chúa Kitô, nên Thánh Công Ðồng đang nhóm họp trong Chúa Thánh Thần hết lòng mong ước soi dẫn mọi người bằng ánh sáng của Chúa phản chiếu trên dung nhan Giáo Hội, bằng việc rao truyền Phúc Âm cho mọi tạo vật (x. Mc 16,15). Vì Giáo Hội ở trong Chúa Kitô như bí tích hoặc dấu chỉ và khí cụ của sự kết hợp mật thiết với Thiên Chúa và của sự hiệp nhất toàn thể nhân loại, nên, dựa trên giáo huấn của các Công Ðồng trước, Giáo Hội muốn làm sáng tỏ bản tính và sứ mệnh phổ quát của mình cho tín hữu và toàn thế giới. Những hoàn cảnh hiện tại làm cho nhiệm vụ của Giáo Hội thêm khẩn thiết hơn, để ngày nay mọi người liên hệ chặt chẽ hơn bởi nhiều ràng buộc xã hội, kỹ thuật, văn hóa, cũng được hiệp nhất trọn vẹn trong Chúa Kitô. 2*

 

2. Ý định cứu chuộc phổ quát của Chúa Cha. 3* Bởi ý định khôn ngoan nhân lành, hoàn toàn tự do và mầu nhiệm, Chúa Cha hằng hữu đã tạo dựng vũ trụ; Ngài đã quyết định nâng loài người lên tham dự đời sống thần linh, và Ngài đã không từ bỏ con người sa ngã trong Adam, nhưng luôn ban sự trợ giúp để họ được cứu rỗi, nhờ Chúa Kitô, Ðấng Cứu Thế, "là hình ảnh Thiên Chúa vô hình, Con đầu lòng của tạo vật" (Col 1,15). Thực vậy, từ muôn thuở tất cả mọi người được tuyển chọn, Chúa Cha "đã biết trước và đã tiền định cho họ trở nên giống hình ảnh Con Chúa, hầu người Con đó được trở nên Trưởng Tử trong nhiều anh em" (Rm 8,29). Thế nên Chúa Cha muốn qui tụ những ai tin kính Chúa Kitô vào trong Giáo Hội. Từ nguyên thủy, Giáo Hội được phác thảo bằng hình bóng, được chuẩn bị kỳ diệu trong lịch sử dân Israel và trong giao ước cũ 1, được thành lập trong thời cuối cùng, và được biểu hiện lúc Chúa Thánh Thần ngự xuống, rồi đến ngày tận thế sẽ kết thúc trong vinh quang. Bấy giờ, như chúng ta đọc thấy nơi các Giáo Phụ, mọi người công chính từ Adam, "từ Abel công chính đến người được tuyển chọn cuối cùng" 2 sẽ được tập họp trong Giáo Hội phổ quát bên Chúa Cha.

 

3. Sứ mạng và công cuộc của Chúa Con. Thế là Chúa Con được phái đến do Chúa Cha, Ðấng đã tuyển chọn chúng ta nơi Người trước khi tạo dựng vũ trụ và tiền định chúng ta làm dưỡng tử, vì Ngài mong ước cải tạo tất cả trong Chúa Con (x. Eph 1,4-5 và 10). Bởi thế, để chu toàn thánh ý Chúa Cha, Chúa Kitô đã khai nguyên nước trời nơi trần gian, mạc khải cho chúng ta mầu nhiệm của Ngài, và thực hiện việc cứu thế bằng việc vâng phục Chúa Cha. Giáo Hội hoặc nước Chúa Kitô đã hiện diện cách mầu nhiệm, nhờ thần lực Thiên Chúa, phát triển trong thế gian cách hiển nhiên. Sự khai nguyên và phát triển đó được biểu thị bằng máu và nước chảy ra từ cạnh sườn Chúa Giêsu chịu đóng đinh (x. Gio 19,34) và được tiên báo qua lời Chúa nói về cái chết của Người trên thập giá: "Và Ta, khi bị treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta" (Gio 12,32, bản Hy lạp). Mỗi lần hy lễ thánh giá được cử hành trên bàn thờ, nhờ đó "Chúa Kitô, chiên vượt qua của chúng ta chịu hiến tế" (1Cor 5,7), thì công trình cứu chuộc chúng ta được thực hiện. Bí tích Thánh Thể cũng biểu thị và thực hiện sự hiệp nhất các tín hữu, là những kẻ hợp thành một thân thể, trong Chúa Kitô (x. 1Cor 10,17). Mọi người đều được mời gọi kết hiệp cùng Chúa Kitô như vậy. Người là ánh sáng thế gian. Chúng ta phát xuất từ Người, sống nhờ Người và hướng về Người.

 

4. Việc thánh hóa Giáo Hội của Chúa Thánh Thần. Khi công trình Chúa Cha trao phó cho Chúa Con thực hiện trên trần gian đã hoàn tất (x. Gio 17,4) Chúa Thánh Thần được phái đến trong ngày lễ Hiện Xuống để thánh hóa Giáo Hội mãi mãi, và như thế những ai tin sẽ được tới cùng Chúa Cha qua Chúa Kitô trong một Thần Khí duy nhất (x. Eph 2,18). Chính Ngài là Thánh Thần ban sự sống, là mạch nước vọt lên sự sống vĩnh cửu (x. Gio 4,14; 7,38-39), nhờ Ngài, Chúa Cha hồi sinh những kẻ đã chết vì tội lỗi, đợi đến khi phục sinh thân xác hay chết của họ trong Chúa Kitô (x. Rm 8,10-11). Chúa Thánh Thần ngự trị trong Giáo Hội và trong tâm hồn các tín hữu như ngự giữa đền thờ (x. 1Cor 3,16; 6,19). Trong họ, Ngài cầu nguyện và chứng nhận họ là dưỡng tử (x. Gal 4,6; Rm 8,15-16 và 26). Ngài dẫn đưa Giáo Hội trong hiệp thông và phục vụ. Ngài huấn luyện và dẫn dắt Giáo Hội bằng muôn ơn theo phẩm chức và đoàn sủng, trang điểm Giáo Hội bằng hoa quả của Ngài (x. Eph 4,11-12; 1Cor 12,4; Gal 5,22). Nhờ sức mạnh Phúc Âm, Ngài là tươi trẻ, không ngừng canh tân và dẫn đưa Giáo Hội đến kết hợp hoàn toàn với Phu Quân mình 3. Thực vậy, Chúa Thánh Thần và Hiền Thê nói cùng Chúa Giêsu rằng: "Xin hãy đến" (x. Kh 22,17).

 

Như thế Giáo Hội phổ quát xuất hiện như "một dân tộc hiệp nhất do sự hiệp nhất giữa Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần" 4.

 

5. Nước Thiên Chúa. 4* Mầu nhiệm Giáo Hội thánh thiện được biểu lộ trong chính việc thành lập. Thực thế, Chúa Giêsu đã khai sinh Giáo Hội bằng việc rao giảng Phúc Âm rằng Nước Thiên Chúa đã đến như đã hứa trong Thánh Kinh từ ngàn xưa: "Thời gian đã trọn, Nước Thiên Chúa gần đến" (Mc 1,15; x. Mt 4,17). Nước này chiếu sáng trước mặt mọi người qua lời nói, hành động và sự hiện diện của Chúa Kitô. Lời Chúa ví như hạt giống gieo trong ruộng (x. Mc 4,14): ai tin nghe lời Chúa và gia nhập đàn chiên nhỏ của Chúa Kitô (x. Lc 12,32), thì đã đón nhận chính Nước Ngài; rồi tự sức mình, hạt giống nẩy mầm và lớn lên cho đến mùa gặt (x. Mc 4,26-29). Các phép lạ của Chúa Giêsu cũng chứng minh rằng Nước Ngài đã đến thế gian: "Nếu Ta dùng ngón tay Thiên Chúa để trừ ma quỉ, ắt Nước Thiên Chúa đã đến nơi các ngươi rồi" (Lc 11,20; x. Mt 12,28). Nhưng trước tiên, Nước ấy biểu lộ trong chính con người Chúa Kitô, Con Thiên Chúa và Con loài người, Ðấng đã đến "để hầu hạ và hiến mạng sống mình làm giá chuộc thiên hạ" (Mc 10,45).

 

Vì sau khi chịu chết trên thập giá cho nhân loại, Chúa Giêsu đã phục sinh, nên Người được phong làm Chúa, làm Ðấng Kitô và làm Linh Mục muôn đời (x. CvTđ 2,36; Dth 5,6; 7,17-21); và Người đổ tràn Thánh Thần mà Chúa Cha đã hứa trên các môn đệ Người (x. CvTđ 2,33). Vì thế, với ân huệ của Ðấng sáng lập, và trong khi trung thành tuân giữ các giới răn bác ái, khiêm nhường và từ bỏ, Giáo Hội đã lãnh nhận sứ mệnh rao truyền và thiết lập Nước Chúa Kitô và Nước Thiên Chúa trong mọi dân tộc; Giáo Hội là mầm mống và khai nguyên Nước ấy trên trần gian. Ðang lúc từ từ phát triển, Giáo Hội vẫn khát mong Nước ấy hoàn tất và thiết tha hy vọng, mong ước kết hợp với Vua mình trong vinh quang. 5*

 

Chú Thích

 

1* Hai chương đầu của Hiến chế tín lý về Giáo Hội nhằm trình bày mầu nhiệm Giáo Hội trong ý định cứu rỗi của Thiên Chúa như Thánh Kinh đã mạc khải, trước khi phân tích cơ cấu phẩm trật (ch. III) và tác động siêu nhiên.

Sau khi đã xác định Giáo Hội khai sinh từ Mầu Nhiệm Ba Ngôi, chương I của Hiến Chế tìm hiểu những danh xưng và những hình ảnh khác nhau mà Thánh Kinh xử dụng để chỉ Giáo Hội, đặc biệt nhấn mạnh tới danh xưng của Thánh Phaolô gọi Giáo Hội là "Thân Thể Chúa Kitô" (các số 5-7), nhưng không tuyệt đối theo cách gọi đó. Sau cùng, chương I còn cắt nghĩa thực tại Giáo Hội trong tình trạng cụ thể (số 8).

2* Số 1: Nhập đề

Ðây là phần nhập đề tổng quát, nói lên chiều hướng riêng biệt của Hiến Chế. Công Ðồng quả quyết sứ mệnh cứu rỗi phổ quát của Giáo Hội đã được Chúa Kitô trao phó, qua ý niệm bí tích phổ quát của ơn cứu rỗi. Ở đây, sự cứu rỗi được quan niệm dưới hình thức hợp thông với Ba Ngôi.

3* Các số 2-4: Giáo Hội từ Mầu Nhiệm Chúa Ba Ngôi.

Các số này có sự thống nhất khá chặt chẽ về đề mục và cơ cấu, nói lên hoạt động của Ba Ngôi trong đời sống Giáo Hội. Giáo Hội khai sinh từ ý định tự do của Chúa Cha hằng hữu (số 2), ý định đó được thực hiện qua sứ mệnh của Chúa Con (số 3), và được bổ túc nhờ sự thánh hóa mà Chúa Thánh Thần đem đến (số 4). Như vậy chúng ta thấy rõ Giáo Lý Công Giáo về Giáo Hội được xây dựng trên tín điều căn bản của Kitô giáo. Công Ðồng nói theo kiểu nói của Thánh Kinh chứ không theo kiểu nói thần học. Và không muốn giải quyết vấn đề: phải hiểu những hoạt động của Ba Ngôi như thế nào. Câu sau cùng của số 4 bao gồm chủ đích và nội dung của số đó.

1 Xem T. Cyprianô, Epist. 64,4: PL 3,1017; CSEL (Hartel), III B, trg 720. T. Hilariô Pict., In Mt. 23,6: PL 9,1047. T. Augustinô, nhiều chỗ khác. T. Cyrillô Alex. Glaph. in Gen. 2, 10: PG 69, 110A.

2 T. Gregoriô Cả. Hom. in Evang. 19,1: PL 76,1154 B. Xem T. Augustinô, Serm. 341, 9,11: PL 39,1499t. T. Gio. Damascenô, Adv. Iconoct. 11: PG 96,1357.

3 Xem T. Ireneô, Adv. Haer. III, 24, 1: PG 7, 966 B; Harvey 2, 131; x. b. Sagnard, Sources Chr., trg 398.

4 T. Cyprianô, De Orat. Dom. 23 : PL 4, 553: Hartel, III A, trg 285. T. Augustinô, Serm. 71, 20, 33: PL 38, 463t. T. Gioan Damascenô, Adv. Iconocl. 12: PG 96, 1358 D.

4* Các số 5-7: Giáo Hội trong lịch sử cứu rỗi.

Các số này trình bày sự hiện diện và hoạt động siêu nhiên của Thiên Chúa qua Giáo Hội trong công cuộc cứu độ. Công Ðồng muốn giải thích ý định cứu rỗi của Ba Ngôi thực hiện qua Giáo Hội (các số 2-4) tiến triển như thế nào trong lịch sử cứu rỗi. Việc đó phải nhờ vào sự phân tích tỉ mỉ những cách diễn tả của mạc khải Thánh Kinh. Như thế trong số 5, Công Ðồng nói về Giáo Hội như một Nước Thiên Chúa ở trần gian; số 6 trình bày những hình ảnh và những hình bóng khác nhau mà Thánh Kinh xử dụng để mô tả Giáo Hội như là việc của Thiên Chúa; và sau cùng, trong số 7, Công Ðồng giải thích sâu xa hơn về Giáo Hội là Thân Thể Chúa Kitô, theo sát với giáo lý của Thánh Phaolô.

5* Số 5: Giáo Hội là Nước Chúa.

Nước phải hiểu theo nghĩa Thánh Kinh chứ không chỉ nguyên nghĩa xã hội, tức là phải hiểu như là một hành động cai trị (chính sự thống trị) hơn là sự nới rộng đất đai (hiệu quả của hành động thống trị). Trong viễn tượng ấy, Công Ðồng quả quyết có hai sự kiện tạo nên Giáo Hội, tức là Nước Thiên Chúa: hoạt động của Chúa Kitô trước Phục Sinh trong đó Nước Thiên Chúa (theo ý nghĩa đã giải thích) đã được biểu lộ, và việc Chúa thiết lập qua Mầu Nhiệm Phục Sinh. Như thế, ngay cả những yếu tố giúp Nước Thiên Chúa thực hiện cũng đã được phác họa:

a/ Yếu tố siêu nhiên: Là những hồng ân mà Vị Sáng Lập Giáo Hội ban cho (tổng kết: là ơn trọng đại của Chúa Thánh Thần);

b/ Yếu tố luân lý: Chấp nhận những đòi hỏi tinh thần về việc Chúa thống trị trên con người, một cách tự do và toàn vẹn;

c/ Yếu tố thừa sai: Giáo Hội lãnh nhận từ Ðấng Sáng Lập sứ mệnh loan báo và tạo lập sự thống trị này của Thiên Chúa trên mọi người;

d/ Yếu tố cánh chung: Việc thống trị ấy còn bất toàn trên trần gian, bởi vậy khuynh hướng cánh chung của toàn thể Giáo Hội hướng tới một Nước hoàn hảo phải được thực hiện trong thời sau hết (x. số 48c).

5 Xem Origenê, In Mat 16,21: PG 13, 1443 C. Tertullianô, Adv. Marc. 3,7: PL 2, 357 C; CSEL 47,3 trg 380. Về tài liệu phụng vụ, xem Sacramentarium Gregorianum: PL 78,160 B. Hoặc C. Mohlberg, Liber Sacramentorum Romanae Ecclesiae, Roma, 1960, trg 111, XC: "Thiên Chúa không bị ràng buộc đã ban cho ngươi nơi cư ngụ vĩnh cửu của các thánh...". Ca ngợi Urbs Jerusalem beata trong sách kinh nhật tụng đan viện, và Coelestis urbs Jerusalem trong sách kinh nhật tụng Roma.

 

còn tiếp nhiều kỳ

 

VỀ MỤC LỤC
AI ĐƯỢC MỜI GỌI PHẢI SỐNG KHÓ NGHÈO ?
 

Trong một thế giới ngày một  trở nên tục hóa, (secularization) tôn thờ vật chất, tiền bạc, chuộng khoái lạc (Hedonism)  và  mọi vui thú vô luân, vô đạo (immoral, unethical) thì khó nghèo là một  bất  hạnh to lớn phải tránh (misfortune, evil ), một điều đáng cười chê và khinh bỉ,  vì không có một giá trị nào đối  với những người chỉ biết coi trọng  tiền bạc, phương tiện vật chất, giầu sang trên mọi giá trị tinh thần, luật công bình, lòng nhân đạo, bác  ái  để quay mặt đi hay  vô cảm  trước nỗi đau khổ vì  nghèo đói của người khác. Tắt một lời: đối với những kẻ này chỉ có tiền là trên hết và có giá trị  nhất  mà thôi.!

Mặt khác, trong mức độ và điều kiện cần thiết để sống cho phù hợp với nhân phẩm và chu toàn mọi bổn phận chính đáng, thì tiền bạc và phương tiện vật chất như nhà ở, quần áo, thuốc men  lương thực và phương tiện di chuyển ( xe cộ) lại trở nên cần thiết và phải được thỏa mãn đúng mức.

Và không có gì là sai trái đạo đức khi xử dụng những phương tiên trên cho mục đích chính đáng.

Cụ thể, sống và làm mục vụ ở Âu Mỹ, Canada, Úc Châu và Tân Tây Lan... thì đòi hỏi phải có xe hơi để di chuyển chứ không thể đi xe  đạp  hay đi bộ được. Đức Thánh Cha còn cần cả phi cơ và một đoàn xe hộ tống để bảo vệ cho ngài trong mọi cuộc công du mục vụ. Ngoài ra ngân sách (budget) của Tòa Thành cần hàng trăm triệu đôla mỗi năm  để chi phí cho mọi nhu cầu thiết yếu như truyền giáo, huấn luyện và trợ giúp các Giáo Hội nghèo trên khắp thế giới.

Như thế, không thể đòi hỏi sống nghèo bằng cách cắt hết mọi phương tiện vật chất kể cả tiền bạc cần thiết cho nhu cầu Phúc âm hóa và mục vụ của Giáo Hội địa phương hay hoàn vũ. Cũng không thể nói tiền là không quan trọng và cần thiết cho đời sống con người  ở khắp nơi.

 Chỉ có người  nào quá ngây thơ, ảo tưởng  hay không thực tế mới đòi hỏi như vậy mà thôi.

Nhưng  nếu  vậy,  thì Ai phải sống cái nghèo của Phúc Âm để đáng được Chúa chúc phúc như Người đã nói trong Bài Giảng Trên Núi xưa kia : “ Phúc cho ai có tâm hồn  nghèo khó vì Nước Trời  là của họ” ( Mt 5: 2 Lc 6: 20)

Chúa không giảng lý thuyết suông mà Người đã thực sự sống khó nghèo từ khi sinh ra nơi chuồng bò cho đến khi chết trần trụi trên thập giá,  đúng với tinh thần Người đã nói với các môn đệ ngày  kia rằng “ con chồn có  hang, chim trời có tổ nhưng Con Người không có chỗ tựa đầu.”( Mt 8: 20; Lc 9: 58)

Chắc chắn Chúa đã không “đóng kịch” để phỉnh gạt ai về sự khó nghèo mà Người đã tự ý chọn khi sống thân phận con người và đi rao giảng Tin Mừng Cứu Độ trong suốt  3 năm tại thế.

Như thế, sự khó nghèo phải có  giá trị thực dụng và thiêng liêng rất cao mà Chúa muốn dạy các Tông Đồ trước tiên và tất cả mọi người chúng ta ngày nay trong Giáo Hội.

Thực vậy, sự khó nghèo mà  Chúa Giêsu đã chọn và thực sự sống trước hết không có nghĩa là phải chê ghét mọi nhu cầu cần thiết cho đời sống con người như tiền bạc, cơm ăn, áo mặc, thuốc men, nhà ở và phương tiện di chuyển, nhất là trong hoàn cảnh thế giới ngày nay hoàn toàn khác biệt với hoàn cảnh xã hội thời Chúa sống và đi rao giảng Tin Mừng.

Dầu vậy, tinh thần khó nghèo mà Chúa đã làm gương vẫn có thể thực hiện được –và phải thực hiện-  trong hoàn cảnh xã hội ngày nay. Đó là sự khó nghèo nội tâm, sự chê ghét trong nội tâm để không tôn thờ hay làm nô lệ cho tiền bạc và mọi phương tiện vật chất đến nỗi quên mất hay coi nhẹ mục đích quan trọng hơn : đó là tìm kiếm Chúa  và Vương Quốc giầu sang của Người trên hết mọi sự ở trần gian này.

Đó là tất cả ý nghĩa của lời Chúa dạy các Tông Đồ xưa và nay sau đây:

“ Không ai có thể làm tôi hai chủ, vì hoặc sẽ ghét chủ này mà yêu chủ kia, hoặc sẽ gắn bó với chủ này mà khinh dể chủ kia. Anh  em không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của được.” ( Mt 6 : 24)

Không thể vừa làm tôi Thiên Chúa vừa làm tôi tiền của có nghĩa là không thể yêu mến và tôn thờ Thiên Chúa  như yêu mến và tôn thờ tiền của được.

Cứ nhìn vào thực trạng sống của con người –trong đó có người tin hữu Chúa Kitô-  ở khắp nơi trên thế giới ngày nay cũng đủ cho ta thấy ai đang làm tôi Thiên Chúa và ai đang làm tôi tiền của.

Trước hết là tập đoàn tài phiệt, đại tư bản gian ác ở Mỹ đã và đang là nguyên nhân gây ra  thảm  trạng  kinh tế của Hoa Kỳ hiện nay, khiến cho hàng triệu người thất nghiệp, đau khổ  và  không có bảo hiểm sức khỏe. Lý do chỉ vì bọn tài phiệt trên đã tìm mọi cách để làm giầu, vơ vét của cải với sự hỗ trợ ngầm ( vì đã bỏ nhiều tiền ra  mua chuộc ) của giới cầm quyền ở Quốc Hội và Nhà Trắng,  bất chấp sự đau khổ của người dân đang sống ở mức nghèo khó. Người không có bảo hiểm sức khỏe không thể vào các bênh viện nào để được chửa trị vì bọn điều hành hệ thống bệnh viện ở Mỹ  không bao giờ  chữa trị cho ai không có bảo hiểm sức khỏe để chúng  moi tiền ! Thế ra  bệnh viện, bác sĩ  hoạt động vì tiền chứ không vì nhân đạo, vì muốn cứu giúp bệnh nhân đau khổ ?.

Tại sao các quốc gia  khác như Anh, Pháp, Canada, Úc ,Tân Tây Lan cho người dân của họ miễn phí  khi nằm bệnh viện mà Mỹ mang tiếng là giầu có lại không làm được như vậy ?

Lý do duy nhất là bọn tài phiệt nắm trọn hệ thông chăm sóc sức khỏe (healthcare) để bán bảo hiểm sức khỏe cho người có tiền mà thôi. Vì thế mọi cải cách y tế đều không đi đến đâu vì bọn cầm đầu ngành phúc lợi này không bao giờ muốn hy sinh quyền lợi to lớn của họ cho ai hết.!

Họ đúng là những kẻ tôn thờ tiền của trên mọi giá trị tinh thần, lòng nhân đạo và bác ái khiến họ hoàn toàn vô cảm (numb) trước những người  nghèo khó và bệnh tật không có bảo hiểm sức khỏe.

Ai sống ở Mỹ đều biết rõ.thực trạng này.

Ở thế cực bên kia, những kẻ tự xưng là vô sản, tranh đấu để đạp đổ giai cấp tư bản vì quyền lợi của  giai cấp vô sản, nhưng thực chất  chính họ lại trở thành những “đại tư bản đỏ” chỉ vì cũng tham tiền, tham của cải vật chất như ai, không thua kém gì , và có thể còn hơn bọn tư bản vô tâm vô đạo kia nữa. Họ cai trị để làm giầu cho tập đoàn của họ và con cháu họ  chứ không vì phúc lợi nào của người dân, chẳng may sống dưới chế độ bất công, bóc lột vô nhân đạo của bọn họ.

Đó là thực trạng của những kẻ yêu mến tiền và của cải vật chất trên hết mọi sự ở đời này.

Trước thực trạng này, người tín hữu Chúa Kitô- giáo sĩ, tu sĩ và giáo dân- phải sống thế nào để nói lên giá trị của sự khó nghèo mà Chúa Kitô đã nêu gương sáng trước tiên?

Chắc chắn Chúa không cấm ta làm việc để có tiền chi phí cho những nhu cầu cần thiết cho đời sống con người như cơm ăn, áo mặc, thuốc men, nhà ở, máy móc  và phương tiện di chuyển. Nhưng chỉ có sự khác biệt là chúng ta  phải  xử dụng những phương tiện cần thiết ấy đúng nghĩa là những phương tiện chứ không phải là mục đích tối cao phải tìm kiếm cho đời mình. Mục đích tối cao đó chính là điều Chúa  Giêsu đã chỉ rõ cho các môn đệ xưa kia và cho chúng ta ngày nay. Đó là :“ Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và đức công chính của Người; còn tất cả những thứ kia, Người sẽ thêm cho.” ( Mt 6: 33)

Nói khác đi, tìm kiếm Thiên Chúa để sống theo đường lối của Ngài phải là ưu tiên hàng đầu, phải là mục đích tối cao nhất của những ai tin có Chúa là nguồn hạnh phúc và thực tâm yêu mến Người trên hết mọi lợi lãi ở trần gian này. Có như thế, thi mới xứng đáng là người có đức tin và sống đức tin ấy cách cụ thể để làm chứng cho những giá trị - trong đó có giá trị của sự khó nghèo- mà Chúa Kitô đã giảng dạy và làm gương cho ta bắt chước.

Lời Chúa phải được thực hành trong Giáo Hội và trong đời sống của mọi tín hữu. Nghĩa là không thể đọc và nghe  lời Chúa như đọc sách báo, xem phim ảnh, truyền hình rồi quên ngay để còn dành tâm trí và thì giờ tìm kiếm hay  lo cho  những việc  mà người không có niềm tin nơi Chúa coi là quan trọng nhất: đó là tìm  tiền bạc và danh  vọng phù phiếm bằng mọi giá. Thêm vào đó là tìm kiếm để hưởng  những thú vui không mấy lành mạnh như nhẩy nhót, du hí ở những nơi  tội lỗi  và sửa sang thân thể cho trẻ đẹp và  hấp dẫn, thêm khiêu gợi thèm muốn vô luân vô đạo cho người khác.

Xã hội Âu Mỹ sống  với “văn hóa của sự chết” là điển hình rõ nét nhất về lòng tham mê tiền bạc, của  cải vật chất và mọi vui thú vô luân vô đạo, trống vắng niềm tin và mọi khát vọng siêu nhiên.

Nói khác đi, nếu không có sự khó nghèo nội tâm để chê ghét những của phù vân và vui thú vô luân vô đạo  ở trần gian này thì người ta sẽ khó mà nhận ra  sự khó nghèo thiêng liêng khi sống trong sự sung túc vật chất, buông thả  luân lý, đạo đức như Chúa đã cảnh giác sau đây:

“ Ngươi nói tôi giầu có, tôi đã làm giầu, tôi chẳng thiếu thốn chi. Nhưng ngươi không biết rằng ngươi là kẻ khốn nạn, đáng thương, nghèo khổ. Đui mù và trần truồng. Vì thế Ta khuyên ngươi đến với Ta mà mua vàng đã thử lửa để làm giầu, mua áo trắng để mặc khiến ngươi khỏi xấu hổ  vì để lộ thân thể trần truồng, mua thuốc để xức mắt cho ngươi nhìn thấy được.” ( Kh 3: 17-18)

Lời Chúa trong Sách Khải Huyền trên đây đã chỉ rõ cho ta thấy là nếu chỉ yêu mến và tìm kiếm sự sang giầu, với tiền bạc và của cải ở trần gian này thôi,  thì người ta sẽ trở nên nghèo nàn, trần trụi và đui mù về mặt thiêng liêng, khiến không thể nhìn ra Chúa là cội nguồn của mọi vui thú, giầu sang đích thực, mà những ai tin có Người phải tìm kiếm để chiếm hữu cho bằng được. Đây mới chính là lợi lãi mà người tin có Thiên Chúa phải tìm kiếm với tất cả khả năng của khối óc và mọi phương tiện vật chất ở trần gian này để  chiếm lấy như lợi lộc đích thực của đời mình. 

Nếu không, thì khi nhắm mắt lìa đời, không sớm thì muộn,  vì “ bộ mặt của thế gian này đang biến đi.” ( 1 Cor 7 :31)  người ta không những phải bỏ lại tất cả mọi của cải và danh vọng phù vân đã tích lũy được để ra đi với hai bàn  tay  trắng, không một hành trang, không “một bảo hiểm thiêng liêng”  để được vào vui hưởng  sự sống và hạnh phúc vinh cửu  với Chúa trên Nước  Hằng Sống.

Đó là  lý do tại sao Chúa Giêsu  đã dạy bảo mọi người chúng ta  như sau :

Anh  em đừng tích lũy cho mình những kho tàng dưới đất nơi mối mọt làm hư nát., nơi kẻ trộm khoét vách và lấy đi. Nhưng hãy tích lũy cho mình những kho tàng trên trời, nơi mốt mọt không làm hư nát, nơi trộm cắp không đào ngạch và lấy đi được.” ( Mt 6 : 19-20).

Tìm kiếm những kho tàng không hư mất , những tờ giấy bạc không bị nhàu nát mai một, trước kết  có nghĩa là phải có lòng khao khát muốn nên thánh vì Chúa là Đấng Thánh. Và muốn được như vậy, thì cần thiết phải từ bỏ mọi tội lỗi, trong đó có tội ham mê tiền của đến quên mục đích tối cao là tìm Chúa và Vương Quốc an bình và hạnh phúc của người. Mặt khác, không ham mê tiền của cũng  giúp người ta dễ dàng mở lòng nhân ái thực  thi bác ái cách rộng rãi nhờ tiền của mình  kiếm được. Đây là cách mua bảo hiểm tốt nhất cho đời sống mai sau trên Nước Trời.

Như thế, mọi tín hữu đều phải biết khôn ngoan tìm kiếm và tích trữ cho mình những của cải không hề hư mất, những đồng tiền không thể mất giá,  thay vì  chỉ chú tâm tìm kiếm những kho tàng  không thể mang theo về nơi vĩnh phúc. Cụ thế, là người Tông Đồ, tất cả đều được mời gọi và mong đợi ( expected)  sống cái nghèo của Phúc Âm theo gương Chúa Kitô “ Người vốn giầu sang phú quí, nhưng đã tự ý trở nên nghèo khó vì anh  em để lấy cái nghèo của mình mà làm cho anh  em trở nên giầu có.” ( 2 Cor 8:9)

Thực hành tinh thần nghèo khó trên đây  -xin nói lại một lần nữa-  không có nghĩa là không được có tiền bạc và những phương tiện sống cần thiết như nhà ở, áo quần, xe cộ , máy móc…Ở Mỹ , phải có  xe hơi thì mới đi làm mục vụ được, vì không thể đi bộ hay xe đạp đến thăm người đau ốm ở tư gia hay bệnh viện. Nhưng không vì lý do này mà linh mục phải sắm cho mình những xe đắt tiền và sang trọng như Mercedes, BMW, Lexus, Infinity… hoặc đeo đông hồ Rolex, Omega.. Nếu chỉ lãnh lương qui định của giáo xứ thì khó có thể có tiền để mua được những xe hay  đồng hồ nói trên. Vì thế , khi thấy linh mục nào chậy những loại xe này, giáo dân sẽ tự hỏi : làm sao cha có tiền để mua xe đắt giá như vậy ? Và như thế,  linh mục sẽ không thể làm gương sống khó nghèo cho ai được, vì  đời sống thực tế của mình  đã hoàn toàn mâu thuẫn với lời giảng dạy về đức khó nghèo của Phúc Âm.

Chúa Giê su đã đòi hỏi các môn đệ xưa và nay phải từ bò mọi của cải như điều kiện để  được đi theo Người:

“Cũng vậy, ai trong anh  em không từ bỏ hết những gì mình có thì không thể làm môn đệ của Tôi được ” (Lc 14: 33)

Từ bỏ hết những gì mình có nghĩa là không được say mê tiền của  và giầu sang ở đời này  đến mức coi nhẹ ơn gọi đi theo Chúa để rao giảng hạnh phúc và phú quý của Nước Trời cho chính mình trước khi cho người khác. Và  nhờ gương sống tinh thần khó nghèo thực sự  của mình sẽ thuyết phục được người khác tin yêu và tôn thờ Thiên Chúa trên hết mọi giầu sang và danh lợi ở đời này, một trở ngại lớn lao cho những ai ham mê của cải hơn yêu mến Chúa và Vương Quốc của Người.

Mặt khác, cũng không nên quá chú trọng vào việc xây cất, sửa sang nhà thờ để tiếp tục thi nhau ra nước ngoài  xin tiền, làm phiền cho giáo dân không có lợi tức cao, cứ phải gặp các cha các Sơ đến “thăm giáo xứ, Công đoàn” của mình trong các ngày lễ cuối tuần. Nếu cứ lấy cớ vì  nhu cầu thì nhu cầu này sẽ bất tận không biết đến khi nào mới thỏa mãn hết được. Vì hết xây nhà thờ, lại xây nhà xứ, nhà trường v.v  Nhưng điều quan trọng đối với người Tông Đồ không phải là chỉ lo xây nhà thờ bề  ngoài cho sang cho đẹp mà cốt yếu phải xây Đền thờ Chúa trong tâm hồn mỗi người giáo dân mà mình có sứ vụ coi sóc, chăm lo về mặt thiêng liêng. Phục vụ tốt cho họ không những đòi hỏi phải dạy dỗ đúng theo thần học,  giáo lý, giáo luật và kỷ luật bí tích của Giáo Hội  mà quan trọng hơn nữa là phải là nhân chứng sống động cho Chúa Kitô về đức công bình, bác ái và khó nghèo nội tâm. Nghĩa là phải chứng tỏ cho giáo dân  thấy là mình thực sự có tâm hồn nghèo khó, thực tâm chê ghét sự sang giầu vật chất để không chạy theo hay làm thân với người giầu có, thi ân cho họ để bù lại được lợi cho mình. Đồng thời phải  nhìn thấy Chúa thực  sự hiện diện nơi anh chị em nghèo khó, cô thân cô thế, những trẻ thơ không có sữa nuôi, những bệnh nhân đang quằn quại đau đớn ở bênh viện hay tư gia. Nên cần đến thăm và an ủi họ hơn là phí thì giờ lưu tới những nhà giầu hay những người có quyền thế  để  tìm lợi lộc  mà người nghèo không thể  cung phụng cho ai cho được

Tóm lại, người Tông Đồ lớn nhỏ mà ham mê tiền của sẽ dẫn đến gian tham để ăn cắp tiền của giáo xứ, của nhà Dòng rồi bỏ đi xây tổ ấm ở đâu không ai biết. Hay giả tàn tật, giả mạo giấy giới thiệu của Bề Trên để đi ra nước ngoài xin tiền như đã từng xảy ra.

Đó là nguy hại của lòng tham mê tiền của hơn yêu mến sứ vụ rao giảng và làm nhân chứng đích thực cho Chúa Kitô, Đấng đã hoàn toàn sống nghèo và chết nghèo để cho chúng ta được  sang giầu phú quí vĩnh viễn trên Nước Trời.

Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn.

 

VỀ MỤC LỤC
Con cá thứ nhất: Mẹ Maria, mối tình đầu của tôi

 

Tác phẩm năm chiếc bánh và hai con cá

của ĐHY PX. Nguyễn Văn Thuận

 

Con cá thứ nhất: Mẹ Maria, mối tình đầu của tôi

  

Tôi trao phó cho Mẹ Maria... những hy vọng, những mong đợi của các bạn trẻ khắp hang cùng ngỏ hẻm của hành trình, đang lặp lại lời của Mẹ:  “Này tôi là tớ nữ Thiên Chúa.  Tôi xin vâng như  lời thiên thần truyền” (Lc 1, 38) ...  Các bạn sẵn sàng loan báo cho những người trẻ cùng lứa tuổi với mình, như  các tông đồ đã làm:  “Chúng tôi đã gặp Đấng Thiên Sai!” ( Ga 1, 41). 

(Gioan Phaolô II, Sứ điệp NQTGT XII, số 10)

“Mẹ Maria Vô Nhiễm là mối tình đầu của tôi”, câu nói đó là của thánh Gioan Maria Vianney, cha xứ Ars, tôi đã đọc trong sách của cha Francois Erochu, hồi tôi còn ở tiểu chủng viện.

Mẹ tôi đã đổ vào tim tôi lòng kính mến Đức Mẹ, từ tuổi ấu thơ.  Bà nội tôi, mỗi buổi tối, lúc gia đình đọc kinh xong rồi, bà còn ngồi lần thêm một tràng hạt.  Tôi hỏi bà, bà đáp:

- Mệ lần một chuỗi cầu nguyện cho các cha.

Bà tôi không biết đọc biết viết, nhưng chính những người bà, người mẹ như  thế, đã vun trồng hát giống ơn thiên triệu trong lòng chúng tôi.

Đức Maria có một vai trò đặc biệt trong đời tôi.  Tôi đã bị bắt ngày lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, 15 tháng 8 năm 1975.  Tôi ra đi với hai tay không, trong túi không có gì cả, ngoại trừ một tràng hạt, và tôi đi bình an.  Mẹ tôi đã dạy tôi như  vậy từ thuở bé.  Đêm ấy trên tuyến đường dài 450 km, tôi đã đọc không biết bao nhiêu lần kinh “Hãy Nhớ”.

Các bạn hỏi tôi, Đức Mẹ đã giúp tôi vượt bao thử thách trong đời tôi thế nào.  Tôi sẽ thuật lại cho các bạn một vài chuyện đang còn tươi rói trong ký ức tôi.  Lúc còn là một linh mục du học ở Rôma, tháng 9 năm 1957, tôi đi Lộ Đức để cầu nguyện với Đức Mẹ.  Quỳ trước hang đá, nhìn lên tượng Mẹ, tôi nghe như  Đức Mẹ nói với tôi như  đã nói với thánh nữ Bernadette:

- Benadette, Mẹ không hứa cho con hân hoan và an ủi ở trần gian này, nhưng hứa đau khổ và thử thách.

Tôi run sợ, nhưng tôi chấp nhận và phó thác trong tay Mẹ.  Tôi tiếp tục học hành thi cử, và trở về Việt Nam, làm giáo sư, Giám đốc tiểu chủng viện Hoan-Thiện, Tổng đại diện, Giám mục Giáo phận Nha Trang năm 1967.  Cám ơn Chúa , công việc mục vụ của tôi nói được là thành công.

Tôi trở lại Lộ Đức nhiều lần và nhiều lần tôi tự hỏi:  “Có lẽ lời Đức Mẹ đã nói với thánh Bernadette không phải Mẹ cũng nhắc lại với tôi?”  Thánh giá bổn phận của tôi không đến nỗi quá nặng, dù sao tôi sẵn sàng chấp nhận thánh ý Chúa.

Tiếp đến mùa hè 1975, tôi bị bắt, bị cầm tù, ở trại cải tạo, bị biệt giam... hơn 13 năm gian truân!  Bấy giờ, tôi mới hiểu Đức Mẹ đã muốn chuẩn bị cho tôi từ 1957:  “Mẹ không hứa cho con hân hoan và an ủi ở trần gian này, nhưng hứa đau khổ và thử thách”.  Mỗi ngày tôi càng hiểu thâm thúy hơn ý nghĩa của sứ điệp ấy và tôi phó mình trong tay Mẹ.

Lúc những khổ đau thể xác và tinh thần trở nên quá nặng nề, tôi không đọc kinh nổi, tôi chỉ lặp đi lặp lại “Ave Maria”, không biết bao nhiêu lần mỗi ngày:  “Lạy Mẹ, con quá yếu nhược, cong không đọc kinh nổi nữa, con chỉ biết dâng lên Mẹ muôn vàn ‘Ave Maria’, xin Mẹ ban phát cho giáo dân của con, cho mọi người, cho toàn thể Hội thánh đang cần đến lòng thương xót của Mẹ.  Tất cả với Mẹ, vì Mẹ và trong Mẹ”.

Không những tôi cầu xin Mẹ ban ơn, nhưng tôi năng thưa với Mẹ:  “Lạy Mẹ, con có thể làm gì giúp Mẹ được?  Con sẵn sàng theo lệnh Mẹ, chịu đựng tất cả, làm tất cả vì ‘Nước Chúa Giêsu, con Mẹ’.  Lúc ấy, tuy ở giữa gian lao, tôi cảm thấy hết lo sợ và bình an.

Lúc nào cầu nguyện với Mẹ Maria, tôi không thể quên thánh Giuse bạn trinh khiết của Mẹ.  Vì đó là một nguyện ước của Chúa Giêsu và Mẹ.  Thánh Giuse là người được Chúa Giêsu và Mẹ yêu mến cách đặc biệt nhất.  Mẹ tôi đã dạy cho tôi điều này.

Mẹ Maria Vô nhiễm không bỏ quên tôi.  Mẹ đã sát cánh tôi dọc đường gập ghềnh đen tối của lao tù.  Trong những năm tháng thử thách triền miên ấy, tôi đã cầu xin Mẹ cách đơn sơ mà đầy tin tưởng cậy trông:  “Lạy Mẹ, nếu Mẹ biết con không thể làm ích gì để phục vụ Hội thánh nữa thì xin Mẹ cho con đặc ân được chết trong tù, để hy sinh trọn vẹn.  Ngược lại nếu Mẹ biết con còn phục vụ Hội thánh được, xin Mẹ cho con một dấu chỉ :  ra khỏi tù trong một ngày lễ của Mẹ!” 

Một hôm trời mưa, tôi đang thổi cơm trưa, tôi nghe điện thoại của chiến sĩ trực reo.  “Biết đâu có tin gì cho tôi?  Đúng rồi, bữa nay là lễ Đức Mẹ dâng mình vào đền thánh, 21 tháng 11 mà!”

Năm phút sau, anh chiến sĩ trực đến:

- Ông Thuận ơi, ông ăn chưa?

- Chưa ạ, tôi đang thổi cơm đây.

- Ăn xong, ăn mặc sạch sẽ, đi gặp lãnh đạo.

- Lãnh đạo là vị nào vậy?

- Tôi không biết, tôi chỉ được báo thế.  Chúc ông may mắn.

Tôi đã được đưa đến nhà khách chính phủ, bên hồ Ha-le, và tôi đã gặp ông Mai Chí Thọ, Bộ trưởng Nội vụ (Bộ công an).  Sau lời chào hỏi xã giao, ông Bộ trưởng đã hỏi:

- Ông có nguyện vọng gì không?

- Thưa có, tôi muốn được tự do.

- Bao giờ?

- Hôm nay.

Ông Bộ trưởng có vẻ ngạc nhiên, thường tình phải có thời gian cho cơ quan nhà nước xếp đặt...  Nhưng hôm nay là lễ Đức Mẹ nên tôi tin chắc và xin như  vậy.  Để đánh tan bầu khí lúng túng và ngạc nhiên ấy, tôi nói:

- Thưa ông Bộ trưởng, tôi ở tù lâu lắm, suốt ba đời Giáo hoàng:  Phaolô VI, Gioan Phaolô I, và Gioan Phaolô II.  Về phía xã hội chủ nghĩa thì tôi đã ở tù bốn đời Tổng Bí thư  Liên Xô:  Brezhnev, Andropov, Chernenko, và Gorbachev.

Ông Bộ trưởng bật cười và nói:

 - Đúng! đúng!

 Ông quay qua bảo người bí thư:

- Hãy liệu đáp ứng nguyện vọng của ông.

Trong lòng tôi vui mừng tạ ơn Đức Mẹ Maria, vì không những được tự do mà còn được cả dấu chỉ.  Chắc Mẹ tha tội tôi cả gan thách đố Mẹ.

Các bạn hỏi tôi về vai trò của Mẹ Maria trong đời tôi, đặc biệt là sự chọn lựa triệt để theo Chúa Giêsu?

Tôi cảm nghiệm rằng, trên Thánh giá, Chúa Giêsu đã bảo thánh Gioan:  “Đây là Mẹ con!” (Ga 19, 29).  Sau phép Thánh Thể thì Chúa Giêsu không thể để lại cho loài người sự gì cao quý hơn chính Mẹ của Ngài.

Đức Mẹ với tôi là một cuốn Phúc âm sống, loại bỏ túi, phổ biến rộng rãi nhất, dễ hiểu nhất, dễ thương nhất.

Đức Mẹ là Mẹ của Chúa Giêsu, chính Ngài trối Mẹ lại cho tôi.  Chính điều này cho tôi thấy sự hiệp nhất giữa Mẹ Maria, Chúa Giêsu và tôi.  Mỗi khi dâng thánh lễ, đọc lời truyền phép, tôi cảm thấy tôi là con Đức Mẹ hơn cả, vì tôi hiệp nhất với Chúa Giêsu.

Đức Mẹ không những lo lắng cho Chúa Giêsu mà còn lưu tâm giúp đỡ bà Isave, thánh Gioan, đôi tân hôn ở làng Cana... mọi người, toàn thể Hội thánh.

Tôi rất thích câu nói của thánh nữ Têrêxa Hài Đồng:  “Tôi muốn làm linh mục để giảng về Đức Mẹ”.  Cuộc đời Mẹ Maria có thể tóm gọn trong ba tiếng:  “Ecce, Fiat, Magnificat”.

“Này tôi là tớ nữ của Thiên Chúa” (Lc 1, 38).

“Tôi xin vâng như  lời thiên thần truyền cho tôi”... (Lc 1, 38).

“Linh hồn tôi ngợi khen Chúa”... (Lc 1, 46).


 

Cầu Nguyện 

Maria, Mẹ chúng con

Lạy Mẹ Maria, Mẹ Chúa Giêsu, Mẹ chúng con, con muốn gọi Mẹ là Mẹ chúng con, để cảm thấy mình hợp nhất với Chúa Giêsu và mọi người anh em của con. 

            Xin Mẹ hãy đến và sống trong con.  Cùng Chúa Giêsu, con rất yêu dấu của Mẹ.

            Trong sự thinh lặng, tỉnh thức, cầu nguyện, hiến tế.

            Trong sự thông hiệp với Hội thánh và Chúa Ba Ngôi.

            Trong kinh Magnificat, sứ điệp đổi mới toàn diện của Mẹ,

            Trong sự kết hợp với thánh Giuse, bạn chí thánh của Mẹ,

            Trong lao động đầy khiêm tốn, yêu thương, để thực hiện di chúc của Chúa Giêsu.

            Trong tình yêu của Mẹ đối với Chúa Giêsu, thánh Giuse, Hội thánh và tất cả nhân loại.

            Trong đức tin sắt đá của Mẹ, giữa muôn vàn thử thách vì nước trời.

            Trong niềm hy vọng của Mẹ, luôn hành động để xây dựng một thế giới mới, đầy công lý, hòa bình, hạnh phúc và yêu thương thực sự.

            Trong sự vẹn toàn các nhân đức của Mẹ trong Chúa Thánh Thần, để nên nhân chứng của Phúc âm, nên Tông đồ truyền giáo.

            Trong con, xin Mẹ tiếp tục làm việc, cầu nguyện, yêu thương, hy sinh.

            Xin Mẹ tiếp tục thi hành thánh ý Chúa Cha, tiếp tục làm Mẹ loài người.

            Xin Mẹ tiếp tục sống sự Thương khó và Phục sinh của Chúa Giêsu.

            Con xin dâng mình cho Mẹ.

            Tất cả cho Mẹ.

            Hôm nay và mãi mãi đến muôn đời.

            Con sống tinh thần của Chúa Giêsu, khi sống tinh thần Maria và Giuse.

            Với Chúa Giêsu, thánh Giuse, các thiên thần, các thánh và tất cả các linh hồn.

            Con yêu mến Mẹ, Mẹ chúng con, và con xin chia sẻ,

            Công việc của Mẹ,

            Nỗi thao thức của Mẹ,

            Cuộc chiến đấu của Mẹ vì nước Chúa Giêsu.  Amen.

 

Biệt giam tại Hà Nội,

1-1-1986,

Lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa.

 
VỀ MỤC LỤC
CÁCH VÂNG PHỤC THIÊN CHÚA HOÀN TOÀN

LỄ ĐỨC MẸ MÂN CÔI (07.10.2011)

(Cv 1,12-14 hay Gl 4, 4-7; Lc 1, 26-38)

 

Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu nghĩa của hai chữ “Mân côi”:

Mân Côi hay còn gọi là Mai Khôi, Môi Khôi, Văn Côi là các danh từ Hán việt. Đây là những cách phiên âm Hán việt khác nhau của danh từ Latinh ở số nhiều “Rosarium”, tiếng Anh là Rosary, có nghĩa là một vườn hoa hồng; một tràng, một chuỗi, một xâu hoa hồng; hay một xâu chuỗi hạt trai, hạt đá quý để đeo quanh cổ người phụ nữ

Theo Công Giáo Báck Khoa Từ Điển, ấn bản Anh ngữ, sở dĩ gọi là Kinh Hoa Hồng là do tích truyện một thầy tu khi đọc kinh Kính Mừng, Đức Mẹ đã lấy những nụ hoa hồng trên môi của thầy tu ấy kết thành vòng hoa đội lên đầu mình. Tiếng Anh gọi là Corona, Chaplet, Garland là Vòng Hoa Hồng hay Chuỗi Hạt, tương đương với ý nghĩa từ Rosarium của Latinh. 

Còn tiếng Hán Hiện đại (Hoa ngữ) dịch nghĩa chữ “Rosarium” tiếng Latinh là “  ” (phiên âm theo Bắc Kinh là ‘méiguijing’), đọc theo âm Hán việt là “Mân Côi kinh”.

Theo các Từ Điển (hay Tự Điển) Hán Việt cổ và Từ Điển Hán Việt Hiện đại thì chữ “Mân” () còn có âm đọc là “Mai”, “Môi” hay “Văn” là một thứ đá quí, ngọc quí, hoa hồng (chỉ thực vật). Còn chữ “Côi” (), hay cũng có âm đọc là “Khôi”, có nghĩa là ngọc quí hay mang nghĩa (tính từ) là hiếm, quý, lạ. Như thế, “Mân côi” có nghĩa là một chuỗi ngọc quí hiếm hay chuỗi hoa hồng. Bởi thế, theo cách tạo từ của chữ Nôm thì “kinh Mân côi” (  ) có nghĩa là kinh chuỗi ngọc quí hay kinh chuỗi hoa hồng [1]. 

Thứ đến, chúng ta cùng tìm hiểu ý nghĩa phụng vụ của thánh lễ hôm nay. Lễ Đức Mẹ Mân Côi không nhằm vào xâu chuỗi cho bằng hướng về Thánh Mẫu Mân Côi, đó là Đức Trinh nữ Maria. Thánh Lễ được Đức Giáo Hoàng Piô V, xuất thân từ Dòng Đa Minh, lập ra vào năm 1572 để kỷ niệm chiến thắng của Hạm đội Công giáo trên dân Hồi giáo ở Thổ Nhĩ Kỳ tại vịnh Lepanto ngày 7.10.1571. Và sau cuộc chiến thắng quân Thổ Nhĩ Kỳ ở Peterwardein xứ Hungaria ngày 5.8.1716, theo yêu cầu của vua Charles VI, Đức Giáo Hoàng đã cho phép mừng lễ Đức Mẹ Mân Côi trong toàn Hội Thánh. [2] 

Như thế, phụng vụ hôm nay mời gọi chúng ta hướng về Đức Mẹ để noi gương bắt chước Người và sử dụng phương thế quí báu và hữu hiệu mà Mẹ đã trao ban cho chúng ta là tràng chuỗi Mân côi để thánh hóa cuộc đời chúng ta. 

Bài Tin Mừng hôm nay mời gọi chúng ta noi gương Đức Mẹ sống vâng phục Thiên Chúa cách hoàn toàn. Chính Đức Mẹ đã thốt lên với sứ thần: “Vâng, tôi đây là nữ tỳ của Chúa, xin Chúa cứ làm cho tôi như lời sứ thần nói”. Nhưng làm sao chúng ta có thể vâng phục Thiên Chúa cách hoàn toàn như Mẹ? 

Xin được minh họa bằng một nhân vật trong Tam Quốc Diễn Nghĩa. Chắc ai cũng mến mộ Trương Lương, một trong những vị tướng tài ba của Lưu Bang. Thuở nhỏ, Trương Lương đi dạo chơi ngoài bờ sông. Thấy một ông lão ăn mặc rách rưới nằm ngủ trên cầu. Ông lão ngủ say làm rơi một chiếc dép xuống sông. Thấy Trương Lương, ông sai bảo: "Thằng bé, nhặt chiếc dép cho ta". Trương Lương vui vẻ xuống sông nhặt chiếc dép kính cẩn đưa lại cho cụ già. Cụ cầm lấy. không một lời cám ơn. Loay hoay xỏ mãi không vào, cụ đánh rơi chiếc dép một lần nữa. Cụ lại quát bảo Trương Lương: “Thằng bé, xuống nhặt dép cho ta". Trương Lương vẫn vui vẻ giúp cụ. Lần thứ ba cũng thế. Thấy vậy, ông lão khen: "Thằng bé này dạy được đây". Thì ra cụ là một cao nhân lỗi lạc. Và cụ nhận Trương Lương làm học trò, truyền dạy binh pháp cho ông. Nhờ thế, Trương Lương trở nên một danh tướng văn võ song toàn, đã giúp cho Lưu Bang dựng nên nghiệp đế vương.  

Cho dù tích truyện trên chỉ là sự hư cấu của tác giả La Quán Trung, tuy nhiên qua nhân vật Trương Lương cho ta thấy một qui luật làm nên cốt cách của con người đó là sự tập luyện. Không phải một sớm một chiều mà Trương Lương có được nhân đức khiêm nhường tùng phục để giúp ông sau này làm nên nghiệp lớn. nhân đức ấy đã được Trương Lương luyện tập, đã đi vào máu thịt cốt tủy của ông ngay từ bé và đã lộ diện khi gặp quí nhân bên bờ sông. Sự thành công của Trương Lương không phải bởi cơ may gặp được thầy giỏi, nhưng phần lớn là nhờ nhân đức khiêm nhường tùng phục vụ, một nhân đức nhân bản mà ông đã luyện tập đến chín mùi.  

Bài Tin Mừng hôm nay cũng cho chúng ta thấy, không phải bỗng dưng mà Đức Mẹ thốt lên được hai tiếng “xin vâng” với sứ thần. Đức Mẹ cũng có thắc mắc nghi nan. Nhưng một khi biết được thánh ý Chúa và nhờ nhân đức khiêm nhường vâng phục đã được Đức Mẹ tập luyện ngay từ thuở bé, đã trở nên máu thịt cốt tủy của Mẹ. Bởi thế, cho dù Đức Mẹ đã có chương trình riêng. Chương trình đó là sống độc thân trinh khiết, là một chương trình tốt đẹp. Nhưng khi Thiên Chúa ngỏ ý muốn Đức Mẹ theo chương trình của Ngài, Đức Mẹ đã mau mắn từ bỏ chương trình riêng tư của mình để đi vào chương trình của Thiên Chúa.  

Nhân đức “khiêm nhường vâng phục” mà Đức Mẹ luyện tập là một nhân đức nhân bản, nhân đức nhân bản này đã được bén rễ trong nhân đức đối thần là Đức tin. Nhờ tập luyện thường xuyên và kiên trì nên nhân đức này đã thắng vượt những thắc mắc nghi nan của Đức Mẹ. Khiêm nhường vâng phục đã trở nên một thái độ kiên định vững chắc giúp Đức Mẹ vâng phục Thiên Chúa suốt cả cuộc đời. 

Sách Giáo Lý 1992 đã nói rõ: “Nhân đức nhân bản là những thái độ vững chắc, những xu hướng kiên trì, những trọn hảo thường xuyên của lý trí và ý chí, nhằm điều khiển các hành vi của chúng ta, điều tiết các đam mê của chúng ta, và hướng dẫn nếp sống của chúng ta phù hợp với lý trí và đức tin. Các nhân đức này đem lại cho con người sự thoải mái, sự tự chủ và niềm vui, để sống một đời sống tốt lành về mặt luân lý” (số 1804). “Nhân đức nhân bản được bén rễ trong nhân đức đối thần, là những nhân đức thích ứng các tài năng của con người để dự phần vào bản tính Thiên Chúa” (số 1812).

Chính Tràng Kinh Mân côi là tràng hoa hồng thơm ngát, là tràng chuỗi ngọc quí giá và hữu hiệu trình bày cho chúng ta con đường “khiêm nhường vâng phục” thánh ý Thiên Chúa của Đức Mẹ. Nếu chúng ta đọc kinh Mân côi cách liên lỉ, đọc không ngừng nghỉ, đọc mọi nơi mọi lúc mọi hoàn cảnh thì nhân đức “khiêm nhường vâng phục” thánh ý Thiên Chúa thấm nhập vào thân xác, linh hồn; là thái độ, là phương châm hành động của mỗi người chúng ta. Có như thế mỗi người chúng ta mới có thể “vâng phục” Thánh ý Thiên Chúa một cách hoàn toàn, vâng phục trong từng phút giây, vâng phục suốt cả cuộc đời như Đức Mẹ. Amen. 

Thomas Nguyễn Văn Hiệp 

[1] x. NGUYỄN LONG THAO, Giải Thích Từ Mân Côi - Mai Khôi - Môi Khôi - Văn Côi Trong Kinh Sách Công Giáo”, vietcatholic.org

[2] x. LM HỒ BẠT XÁI, Hạt Giống Nẩy Mầm; LM NGUYỄN VĂN TRINH, Phụng Vụ Chư Thánh

 
VỀ MỤC LỤC
MỘT BÍ QUYẾT HẠNH PHÚC
 

Ông ‘nổi tiếng’ là học rất dốt. Thi đâu trượt đấy trong nhiều năm trời. Thế nhưng cuộc đời của ông lại tỏa sáng trên toàn thế giới vì ông đã chạm vào tâm hồn nhiều thế hệ. Tầm vóc vĩ đại của một người đơn sơ như ông đã đạt đến đỉnh cao khi ông được chọn làm gương mẫu đời sống cho những nhà lãnh đạo tinh thần của Hội Thánh trong vai trò ‘cha chánh xứ’. Trong những bút tích còn lưu giữ của ông, người ta tìm thấy nhiều điều khôn ngoan dẫn đến hạnh phúc. Xin được trích lại nơi đây một ‘bí quyết để hạnh phúc’. Ông viết: “Con người có một điều tuyệt đẹp, đó là khả năng cầu nguyện và yêu thương. Bạn cầu nguyện, bạn yêu thương, đây chính là hạnh phúc của con người trên trái đất này…. Cầu nguyện là nếm hưởng trước Thiên Đàng.”[1] (Gioan-Maria Vianney)

Cầu nguyện là một bí quyết để hạnh phúc. Ai đã có kinh nghiệm trong đời sống cầu nguyện sẽ hiểu rõ điều này. Muốn sử dụng hiệu quả một bí quyết thì phải có phương pháp đúng đắn, khoa học. Phương pháp càng tốt thì càng đạt hiệu quả nhiều. Cầu nguyện càng tích cực thì hạnh phúc càng kết trái đơm bông dồi dào.

+++

Họ là hai người thuộc hai lối sống, hai hoàn cảnh, hai môi trường nghề nghiệp, hai quan niệm khác nhau, nhưng cả hai đều có chung một mục đích trong đời: đi tìm hạnh phúc. May thay, cả hai đều biết đến và thực hành ‘bí quyết để hạnh phúc’ trên, nhưng xem ra mức độ hạnh phúc họ đạt được khá khác biệt.

Khoảng 5 giờ chiều mỗi ngày, Cần thu xếp cửa hàng tạp hóa.  Công việc đôi lúc cũng dồn dập đến mệt lả nhưng nói chung làm chủ tiệm thì vẫn chủ động hơn về giờ giấc. Tiệm của mình, mình muốn đóng cửa lúc nào tùy mình. Sau cơm tối, Cần bật tivi lên xem thời sự, nghe ca nhạc hoặc coi một cuốn phim nào đó giải trí. Thói quen cầu nguyện trước khi ngủ là món quà quý giá mẹ Cần đã để lại cho con. Quý giá vì nó hỗ trợ tinh thần cho Cần những lúc căng thẳng giữa dòng đời nổi trôi phức tạp này. Ngồi ngay ngắn, Cần bắt đầu cầu nguyện: “Chúa ơi, hôm nay con mệt quá. Dạo này kinh tế khủng hoảng, làm ăn khó có đồng lời như hồi trước. Không biết bao giờ mới đủ tiền xây căn nhà đàng hoàng mà lấy vợ đây? Xin giúp cho con có thêm khách hàng Chúa nhé. Xin Chúa cũng chữa cho con cái bệnh nhức đầu, chắc tại con suy nghĩ nhiều quá nên bị stress. À, xin Chúa soi sáng cho bà chủ tiệm bên cạnh nhận ra lỗi của bà ta sáng nay. Con không cần lời xin lỗi nhưng…. Con biết Chúa dạy con phải yêu thương cả kẻ thù nữa nhưng bà ta quả là rất khó chịu. Ngày nào cũng gặp một người như thế thật là dễ mất bình an. …”

Nhờ ít phút cầu nguyện mỗi đêm như thế mà Cần cảm thấy bớt ức chế. Ít ra cũng được giải tỏa phần nào về tâm lý khi có Chúa kiên nhẫn lắng nghe. Dẫu vậy, phương pháp cầu nguyện này không có khả năng tạo được sự bình an vững chắc trong lòng Cần giữa biển đời. Con thuyền tâm hồn dễ chòng chành, chao đảo, quay quắt khi sóng gió nổi lên.

Hân rời quê lên thành phố mưu sinh. Dưới quê việc làm khan hiếm, gia đình chỉ có miếng đất nhỏ nên làm chẳng đủ ăn. Cha mẹ Hân cũng đã lớn tuổi, lại còn mấy đứa em nhỏ đang học trường làng. Tụi nó đều muốn nghỉ học nhưng Hân cương quyết không cho. Hân muốn các em sau này có tương lai sáng sủa hơn mình. Lên thành phố, Hân tìm hỏi bạn bè và được nhận vào một nhà hàng lớn. Công việc chính của Hân là rửa chén, lau chùi nhà vệ sinh và làm các việc vặt khác nếu chủ cần đến. Có những lúc đông khách, Hân làm việc quên cả ăn uống, đến gần nửa đêm mới trở về căn nhà trọ cách đó nửa tiếng đi bộ.Về đến nhà, tắm rửa một chút thì mệt lắm rồi. Không biết là hên hay xui, Hân không có tivi mà chỉ có cái radio nhỏ nghe tin tức nên không ‘phải’ thức khuya để …luyện phim chưởng. Trước lúc đi ngủ, Hân có thói quen ngồi nhắm mắt cầu nguyện. Thỉnh thoảng có ngày mệt mỏi quá thì nằm nói chuyện với Chúa và ngủ lúc nào không biết. Từ kinh nghiệm của gia đình cũng như bản thân, mặc dù có những cảm thấy khô khan hoặc làm biếng, cầu nguyện đối với Hân là việc quan trọng phải làm mỗi ngày. Hân thường thủ thỉ với Chúa như thế này: “Cha ơi, một ngày lại đang dần khép lại. Cảm ơn Cha đã giúp con giữ giờ tâm sự này với Cha để con được bình an. Cảm ơn Cha vẫn duy trì sự sống và đức tin cho con. Cảm ơn Cha soi sáng cho con nhận ra sự hiện diện của Cha trong các biến cố ngày hôm nay. Ui, nếu mà không có Cha giúp con nhanh tay chụp lại cái đĩa thì tiền lương của con lại bị trừ mất một ít! Cảm ơn Cha giúp con kiên nhẫn với chị nấu bếp khi chị ấy nổi nóng la con. Cảm ơn Cha cho con biết làm chứng cho Cha qua nụ cười của con.  Có mấy người nói rằng con tuy không đẹp nhưng con có duyên nhờ nụ cười. Hì hì hì…. Cha cũng khéo giúp con qua mấy lời khen ấy quá nhỉ! À, Cha ơi, bệnh chị họ của con vẫn chưa thuyên giảm. Con thấy lòng mình lo lắng nhiều. Con xin Cha giúp con trông cậy và phó thác nơi Cha nhiều hơn. Mong sao việc cầu nguyện của con không phải để đòi Cha phải thay đổi theo ý con nhưng để con được biến đổi theo tầm nhìn sâu thẳm và toàn diện của Cha vì cuối cùng chỉ có Cha là người thương chúng con nhất và hiểu rõ chúng con cần ơn gì nhất. Con xin dâng chứng đau lưng kinh niên của con như một hy sinh nhỏ bé để hiệp thông với người bạn thân đang gặp khủng hoảng. Và nếu hợp ý Cha, trong những ơn mà Cha ban cho con hôm nay, con nguyện tặng những ơn cần thiết cho người ấy. Cha, con xin lỗi vì hôm nay có mấy lần con xét đoán người khác trong tư tưởng. Con thấy mình còn nông cạn, hẹp hòi quá! À, thế này, xin Cha tiếp tục nhắc con biết sống cầu nguyện thêm trong ngày, đặc biệt là lúc con làm việc, để con gặp gỡ Cha nhiều hơn nữa. Như thế con sẽ bình an hơn Cha nhỉ! Bây giờ con đi ngủ đây! Úi, suýt nữa con quên cầu nguyện theo lời mẹ dạy: Cho những ai không biết tầm quan trọng của cầu nguyện, con xin cầu nguyện thay cho họ. Cho những ai không biết tạ ơn Cha, con xin tạ ơn thay cho họ. Cho bản thân con, xin Cha giúp con đừng bao giờ dại dột bỏ cầu nguyện. Con xin phó thác hết mọi sự cho Cha. Cảm ơn Cha vẫn luôn yêu con. Con cũng yêu Cha!” Rồi, khò khò khò ò ò ò …

Nhờ thái độ và cách cầu nguyện thực tế, tích cực này mà Hân vững tâm, lạc quan trong cuộc sống.

+++

Còn nhiều câu chuyện về cầu nguyện hữu ích khác mà ta có thể kể cho nhau nghe. Vì thời gian có hạn nên xin được khép lại bài này nơi Thầy Giêsu, đỉnh cao và trung tâm của cầu nguyện.

+++

Trước khi quyết định một việc gì, Thầy đến gặp Cha. Điều này chứng tỏ cầu nguyện có thể giúp định hướng và soi sáng cho ta. Bắt đầu một ngày mới, Thầy đến gặp Cha. Như thế có nghĩa là cầu nguyện giúp ta khởi sự ngày mới trong Thần Khí Thiên Chúa. Ngày sống bận rộn trăm công ngàn việc của Thầy được đặt hoàn toàn trong sự hiệp thông với Thánh Ý của Cha. Điều này chứng minh rằng cầu nguyện giúp ta dễ nhận biết và sống đúng hơn thánh ý Thiên Chúa. Sau một ngày vất vả, Thầy lại dành một không gian và thời gian riêng tư thân mật để gặp Cha. Như thế cầu nguyện cho ta sự nghỉ ngơi bổ dưỡng an lành. Những lúc đối diện với cám dỗ, khó khăn, hiểu lầm, chê bai, ganh ghét, vu khống, thù hận, bách hại…, Thầy nắm chặt lấy tay Cha. Điều này cho thấy cầu nguyện đem lại sức mạnh và vững tâm…. Còn nhiều khía cạnh bổ ích khác về cầu nguyện trong cuộc sống của Thầy mà ta có thể thêm vào đây.

Bạn thân mến, sở dĩ Gioan-Maria Vianney hiểu được “cầu nguyện là hưởng nếm trước Thiên Đàng” là vì ông đã khôn ngoan làm theo  lời Thầy Giêsu dạy: “Anh em hãy cầu nguyện luôn.” (Lc 18:1, 21:36; Eph 6:18; 1 Thes 5:16-18)

Để đời ta bình an và hạnh phúc hơn, mình cùng làm theo lời Thầy dạy, bạn nhé.

Giuse Việt, O.Carm. 

Đọc trong blog: http://only3minutes.wordpress.com/tieng-viet/mot-bi-quyet-hanh-phuc/ 


[1] “L’homme a une belle fonction, celle de prier er d’aimer…. Vous priez, vous aimez: voilà le bonheur de l’homme sur la terre!... La prière est un avant-gout du ciel, un ecoulement du paradis.”


VỀ MỤC LỤC
PHẬN VỤ TÔNG ĐỒ NGƯỚI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG CÔNG ĐỒNG VATICAN II
 

NGUYỄN HỌC TẬP 

(Viết theo tài liệu Thông Tấn Xã Toà Thánh Vatican, www.zenit.org, 06.12.2005, nhân dịp kỷ niệm 40 năm Công Đồng Vatican II đã kết thúc). 

1 - Điều gì đã khiến cho các Nghị Phụ Công Đồng Vatican II đã áp dụng một nhãn quan rộng rãi hơn về phận vụ tông đồ của người tín hữu giáo dân, được thể hiện lên trong Nghị Quyết Apostolicam Actuositatem 

Có hai yếu tố: đó là các dữ kiện và yếu tố thần học.

   a ) Các dữ kiện:

     Trước hết đứng trước tình trạng phong trào thế tục hoá ( secularisazione ) và chống đối hàng giáo phẩm (anticlericalismo), các linh mục và giáo sĩ trên thực tế không thể hiện diện trong nhiều lãnh vực xã hội ở nhiều Quốc Gia trên thế giới.

Và do đó, đây là yếu tố thứ hai, nếu Giáo Hội muốn hiện diện trong những môi trường đó, Giáo Hội chỉ có thể hiện diện qua các tín hữu giáo dân

Trong thời Công Đồng Vatican II vấn đề đã trở thành quan trọng khến cho nhiều Giáo Hội phải là " Giáo Hội thầm lặng " phía bên kia lằn ranh giới giữa thế giới tự do và thế giới độc tài vô thần và phi nhân, nhưng một cách nào đó chúng ta cũng có " Giáo Hội thầm lặng " cả ở những Quốc Gia Tây Phương: Giáo Hội nói, nhưng nhiều người không muốn nghe.

   b) Yếu tố thần học:

   Yếu tố thần học đó là cách hiểu biết mới với ý nghĩa Giáo Hội là mầu nhiệm thông hiệp , mà chúng ta gặp được thể hiện lên trong Hiến Chế Lumen Gentium.

Thay gì Giáo Hội được diễn tả như là hình một kim tự tháp đảo ngược, Giáo Hội của Công Đồng Vatican II được hiểu như là một cấu trúc phẩm trật, với các phận vụ và động tác khác nhau, nhưng trong đó mỗi thành phần đều có địa vị và quyền hạn căn bản như nhau.

Trong ý nghĩa đó, Giáo Hội được diễn tả như là " Thân Thể Chúa Ki Tô ", là " Cộng Đồng Dân Chúa ".

Điều quan trọng căn bản, đó là địa vị và phân vụ của các thành phần Giáo Hội, đều thoát xuất từ Phép Rửa, làm cho mọi người có quyền và bổn phận tham gia vào sứ mạng của Giáo Hội.

Từ ngữ tổng quát để ám chỉ sứ mạng đó là " phận vụ tông đồ ". Và vì đó việc tham dự của người tín hữu giáo dân vào sứ mạng của Giáo Hội được gọi là " phận vụ hay sứ mạng tông đồ của người tín hữu giáo dân  ". 

Một điều khác cũng không kém phần quan trọng, như Hiến Chế Lumen Gentium đã nói rõ, người tín hữu giáo dân cũng như giáo sĩ và tu sĩ, tất cả đều được Chúa kêu gọi hãy hưóng đến mức thánh thiện cao nhứt, hãy trở nên thánh. Đó là những gì Hiến Chế đã xác nhận rõ rệt trong chương V, trong khi đó thì tình trạng người tín hữu giáo dân liên hệ với Giáo Hội và với sứ mạng của mình được thể hiện nơi chương IV. 

Hiểu như vậy, chúng ta thấy được Nghị Quyết Apostolicam Actuositatem là bản văn diễn tả cách áp dụng thực tế và có chương trình các nguyên tắc đẵ được Hiến Chế Lumen Gentium tuyên bố. Hai tài liệu bổ túc cho nhau.  

 

2 - Đâu là quyền và bổn phận của người tín hữu giáo dân trong phận vụ tông đồ mà Nghị Quyết Apostolicam Actuositatem đã đề cập đến, trong cuộc sống hằng ngày ?

Khác với vị thế của thời gian trước Công Đồng Vatican II về việc tông đồ của người tín hữu giáo dân, theo đó thì việc tông đồ của người tín hữu giáo dân là sự tham dự, đáp ứng đối với sự ủy nhiệm của hàng giáo phẩm, Công Đồng Vatican II dạy rằng người tín hữu giáo dân có quyền và bổn phận làm phát triển các động tác tông đồ, đơn thuần bởi vì họ là thành phần của Giáo Hội.  

Lời kêu gọi thẻ hiện phận vụ tông đồ được Chúa Ki Tô kêu gọi người tín hữu giáo dân và được đặt trên nền tảng Phép Rửa và Phép Thêm Sức.

Phận vụ tông đồ của người tín hữu giáo dân không phải là những gì được hàng giáo phẩm ủy thác cho, mặc dầu dĩ nhiên để hành động nhân danh Giáo Hội, người tín hữu giáo dân phải được giáo quyền cho phép và nhứt là được hàng giáo phẩm dạy bảo cho, đặc biệt đối với những gì có liên quan đến lãnh vực tín lý và luân lý.

Sau những gì được đề cập, Công Đồng Vatican II xác nhận thi hành việc tông đồ là động tác tự lập của người tín hữu giáo dân, có thể được thể hiện dưới hai hình thức: tông đồ cá nhân và tông đồ dưới hình thức hội đoàn.

Tất cả mọi tín hữu giáo dân, nam cũng như nữ, có tham dự vào việc tông đồ tập thể hay không, đều được mời gọi hãy thực hiện việc tông đồ cá nhân trong cuộc sống của mình.

Người tín hữu giáo dân được mời gọi thực hiện nhãn quang nầy của việc tông đồ trong đời sống hằng ngày của mình, theo cách chuẩn đinh cá nhân của mình.

Thiên Chúa gọi chúng ta thế nào, ở đây và hiện thời, để phục vụ người thân cận chúng ta và làm phát triển công trình cứu rổi của Chúa Ki Tô, sứ mạng của Giáo Hội ?  

Thái độ trả lời cá nhân, được đặt trên chuẩn định ơn gọi, nói lên cho chúng ta hình thức cá biệt phận vụ tông đồ mà người tín hữu giáo dân liên hệ sẽ thể hiện. Những người khác có thể giúp cho ý kiến, lời khuyên bảo, chuẩn định những phương thức có thể thực hiện được. Nhưng nói cho cùng, chính việc chuẩn định cá nhân ơn gọi là điều mà chủ thể liên hệ phải chính mình đứng ra thực hiện. 

 

3 - Theo tài liệu Apostolicam Actuositatem, người tín hữu giào dân không nên chỉ giới hạn việc tông đồ của mình vào lãnh vực họ đạo, nhưng họ được khuyến khích hãy trải rộng động tác tông đồ của mình ra cả tầm mức Quốc Gia và đến cả tầm mức Quốc Tế nữa. Điều đó có nghĩa là gì ?

Họ đạo không phải là môi trường dành riêng và đặc thù, nơi người tín hữu giáo dân thể hiên sứ mạng phận vụ tông đồ của mình. Cũng vậy đối với  bất cứ các cấu trúc hay cơ chế nào khác của Giáo Hội.

Động tác tông đồ của người tín hữu giáo dân trước tiên được nhằm vào lãnh vực trần thế, và đó là nơi mình phải tác động, như những gì Nghị Quyết Actuositatem Apostolicam nhằm nói đến:

- " Người tín hữu giáo dân phải đảm nhận việc canh tân trật tự trần thế như là bổn phận cá biệt của chính mình " ( n. 7).

Tầm mức quan trọng quá đáng hiện nay dành cho động tác của người tín hữu giáo dân trong nội bộ cấu trúc và cơ chế Giáo Hội đã có từ thập niên '70. Công Đồng Vatican II đã đề cập đến ít, quá ít về chức năng ( ministère )  của người tín hữu giáo dân.  

Đối với việc tham dự của người tín hữu giáo dân vào sứ mạng của Giáo Hội, Công Đồng đề cập đến nhứt là phận vụ tông đồ của người tín hữu giáo dân, bằng cách xác nhận một cách rõ ràng rằng việc chính yếu phận vụ tông đồ của họ là nhằm đem Phúc Âm vào trần thế. 

 

4 - Ý thức đến sự giảm thiểu số lượng linh mục, nhứt là ở các Quốc Gia Tây Phương, Nghị Qquyết Apostolicam Actuositatem có tầm quan trọng nào ?

Sự giàm thiểu  số lượng linh mục và tu sĩ làm cho vai trò của người tín hữu giáo dân càng trở nên quan trọng hơn trong việc tạo lại được trớn sức mạnh tiến mau lên của Giáo Hội.

Nhưng chúng ta cần xác định rõ: đó là chúng ta đang nói đến các hình thức chức năng khác nhau, ví dụ như thừa tác viên Phép Thánh Thể, các giáo lý viên giáo dân và những gì tương tợ như vậy, chúng ta đang nói đến chức năng chớ không đang nói đến phận vụ tông đồ.

Sự cần thiết phai chạm trán với trào lưu trần tục hóa " sécularisation " của xã hội dựa vào động tác tông đồ của các tín hữu giáo dân là điều kiện phải có, không tùy thuộc gì vào việc thiếu thốn nhân sự giáo sĩ và tu sĩ. Và điều cần thiết đòi buộc đó, ai cũng thấy rõ, càng ngày càng trở nên khẩn cấp.  

 

5 - Động tác tông đồ của gia đình là gì, mà Công Đồng Vatican II đề cập đến?

Cách diễn tả vừa kể mang nhiều ý nghĩa khác nhau.

   a ) Một trong những động tác " cho gia đình " đó, chinh yếu là việc chuyên cần dấn thân để giáo huấn và nâng đỡ các gia đình và hôn nhân.

Đây là điều cấp thiết ai cũng thấy được, theo bản thống kê, hiện nay ở Hoa Kỳ phân nữa các cuộc hôn nhân được kết thúc bằng ly dị và áp lực rất nặng nề cho việc hợp thức hoá các trường hợp đồng tính luyến ái, ở một vài nơi trào lưu đó cũng thắng thế được.

   b) Động tác tông đồ " của gia đình " có liên quan đến việc chuyên cần của cặp vợ chồng và của gia đình, tác động việc tông dồ với tư cách là gia đình, trong khi trợ giúp người thân cận và bạn bè bằng các gương mẫu tốt lành và bằng lời nói.

Các gia đình cũng có thể và phải liên kết nhau để liên đới hỗ trợ nhau.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II đã đề cập rất nhiều về vấn đề nầy và nói rất hay trong Huấn Dụ " Familiaris Consortio " của ngài.   

 

6 - Người tín hữu giáo dân có vai trò trong việc huấn luyện tông đồ và về đàng thiêng liêng, liên quan đến ơn gọi tông đồ của mình không?

Huấn luyện tông đồ là điều thiết yếu tuyệt đối  và không thể tách rời khỏi việc huấn luyện về đàng thiêng liêng.

Một trong những sự cộng tác qúy báu mà các hiệp, tổ chức mới, như các Phong Trào Giáo Dân ( Movimenti laici ), Công Tác của Chúa ( Opus Dei ), Thông Hiệp và Giải Thoát ( Comunione e Liberazione ), Phong Trào Tân Tòng ( Neocatecumenali ) và các tổ chức khác nữa, cung cấp cho đó là việc chuyên cần chăm lo về việc huấn luyện giáo dân.

Điều vừa kể có tầm quan trọng gấp đôi, bởi vì gần như tất cả các việc huấn luyện người tín hữu giào dân được giao cho chức năng của các giáo dân. Dĩ nhiên, các thừa tác viên giáo dân phải được huấn luyện, và phải được huấn luyện tốt đẹp.

Nhưng ngay cả ai đặt tầm quan trọng vào việc tông đồ giữa trần thế cũng cần có được một nền giáo dục vững chắc và liên tục . Nhưng rât tiếc là có nhiểu trường hợp điều đó không được thực hiện đầy đủ. Nhiều trường hợp có vẻ như các họ đạo và các trường công giáo không không đặt tầm quan trọng, ưu tiên đủ cho vấn đề vừa kể.  

Một vần đề thiết yếu khác và thường khi việc huấn luyện người tín hữu giáo dân không quan tâm đến, mà Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II đã đề cập đến trong Thông Điệp Christifideles Laici của ngài. Đó là việc huấn luyện người tín hữu giáo dân, hay ít  là huấn luyện mà người tín hữu giáo dân phải có, phải được coi như là một ơn gọi:

   - " Việc huấn luyện người tín hữu giáo dân có mục đích căn bản là để khám phá ra càng lúc càng rõ hơn ơn gọi của mình và làm cho mình luôn luôn sẵn sàng hơn và đại lượng hơn sống ơn gọi đó trong việc chu toàn  sứ mạng của chính mình " ( n. 58).

Đức Thánh Cha đang nói về sự huấn luyện các tín hữu giáo dân để họ chuẩn định được ơn gọi. Các nhóm và các tổ chức vừa được đề cập, và hy vọng sẽ còn có nhiều tổ chức khác nữa sẽ được thiết lập cùng nhằm mục đích, có lẽ hiểu được ngụ ý của Đức Thánh Cha muốn nói đến.

Ước gì những cá nhân và tổ chức khác cũng nhận thức được như vậy, hàng gíáo phẩm, các học viện công giáo, cũng như các tổ chức và hội đoàn.

Phận vụ tông đồ của người tín hữu giáo dân: đem ánh sáng Phúc Âm vào giữa trần thế.


 

VỀ MỤC LỤC

NGỤ NGÔN ÔNG CHỦ VƯỜN NHO


 

(Suy niệm Phúc Âm Chúa Nhật 25 Thường niên A . Mat 20:1-16a)

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

 

20- 1Nước Trời giống như chuyện ông chủ vườn nho, vừa tảng sáng ông ra mướn thợ vào làm việc trong vườn nho của mình. 2Sau khi đã thỏa thuận với thợ là tiền công mỗi ngày là một quan tiền, ông sai họ vào vườn nho làm việc. 3Khoảng giờ thứ ba, ông lại trở ra, thấy những người khác đang đứng không ngoài chợ. 4Ông cũng bảo họ: “Cả các anh nữa, hãy vào làm, tôi sẽ trả lương cho các anh hợp lẽ công bằng”. 5Họ liền đi. Khoảng giờ thứ 6, rồi giờ thứ 9, ông lại trở ra và cũng làm y như vậy. 6Khoảng giờ thứ 11, ông trở ra và thấy còn những người khác đứng đó, ông nói với họ: “Sao các anh đứng đây suốt ngày không làm gì hết?” 7Họ đáp: “Vì không ai mướn chúng tôi”. Ông bảo họ: “Cả các anh nữa, hãy đi vào làm vườn nho cho tôi!” 8Chiều đến, ông chủ vườn nho bảo người quản lý: “Anh gọi thợ lại và trả tiền công cho họ, bắt đầu từ những người vào làm sau chót tới những người vào làm trước nhất”. 9Vậy những người làm giờ thứ 11 tiến lại và lãnh được mỗi người một quan tiền. 10Khi tới lượt những người vào làm trước nhất, họ tưởng sẽ được lãnh nhiều hơn, nhưng cũng chỉ lãnh được mỗi người một quan tiền. 11Họ vừa lãnh tiền vừa cằn nhằn với gia chủ:

 12“Mấy người sau chót này chỉ làm có 1 giờ mà ông lại coi họ ngang hàng với chúng tôi là những người đã phải làm việc cực nhọc suốt cả ngày, lại còn bị nắng trời thiêu đốt”. 13Ông chủ trả lời cho một người trong bọn họ: “Này bạn, tôi đâu có ăn gian, xử bất công với bạn. Bạn đã chẳng thỏa thuận với tôi tiền công là một quan tiền sao? 14 Cầm lấy phần của bạn mà đi. Còn tôi, tôi muốn cho người vào làm sau chót này cũng được bằng bạn đó. 15Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tự do định đoạt về những gì là của tôi hay sao? Hay vì thấy tôi tốt bụng mà bạn đâm ra ganh tức?” 16Thế là những kẻ đứng chót sẽ được lên hàng đầu, còn những kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót.16a“Vì kẻ được gọi thì nhiều mà người được chọn thì ít”. (Mat.20:1-16a)

 

                                                               ***

 

Đọc câu chuyện Phúc Âm trên đây, với con mắt người thường, chúng ta cảm thấy khó chịu, có cái gì như bất nhẫn vì tư cách của ông chủ vườn nho đối với đám thợ. Nhưng với con mắt đức tin của người Kitô hữu và sự khôn ngoan của chúa Giêsu, chúng ta phải nghĩ thế nào?

 

Ý NIỆM MỚI VỀ TƯỚC VỊ VÀ SỰ TƯỞNG THƯỞNG

 

Qua câu chuyện ngụ ngôn, Chúa Giêsu đã cho chúng ta thấy những sự thật thâm kín bên trong được diễn tả bằng những hình ảnh đơn giản nhưng lại đập mạnh vào tâm trí chúng ta. Trong cựu ước, dùng ngụ ngôn làm biểu tượng qua những câu chuyện thực tế xẩy ra hàng ngày là một phương pháp giáo huấn phổ quát để đưa ra những bài học về luân lý đạo đức cần được áp dụng trong đời sống. Đa số khán thính giả khi nghe những câu chuyện như vậy thì tự mình rút ra kết luận cho mình. Trái lại vào thời các thánh tông đồ, các thánh sử đã diễn nghĩa câu chuyện của chúa Giêsu. Thường là cắt nghĩa một cách gián tiếp, theo nghĩa bóng; nhưng những người nghe câu chuyện Chúa nói ra, lại hiểu theo nghĩa đen nên không thể bắt được ý khôn ngoan mà chúa muốn ám chỉ.

     

Qua câu chuyện ông chủ vườn nho trả tiền công cho thợ (Mathew 20:1-16a), chúa Giêsu đã nêu ra cho chúng ta một tư tưởng mới để sửa đổi một ý niệm sai lầm về tước vịsự tưởng thưởng. Câu chuyện phản ảnh bối cảnh kinh tế xã hội ở Palestine vào thời chúa Giêsu. Câu chuyện có vẻ bất nhẫn và xem ra thiếu công bằng, bất công đối với chúng ta.

 

THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU BAO LA

 

Để bắt nắm được ý nghĩa thực của câu chuyện, chúng ta cần để ý theo dõi sự liên tục của những biến cố xẩy ra từ đầu đến cuối của câu chuyện ngụ ngôn. Ông chủ vườn nho mướn một số thợ lúc 6:00 giờ sáng với giá 1 đồng là tiền công cho cả ngày. Như vậy chúng ta đã biết là tiền công một ngày là 1 đồng, và sự quảng đại của ông chủ khi ông mướn thợ ở những giờ khác nhau. Phải chăng ông chủ đã động lòng thương, băn khoăn nỗi niềm trắc ẩn đối với những người thất nghiệp và gia đình họ, ngược lại với nhu cầu cần thợ của ông? Câu hỏi này đã tự nó đưa đến kết luận bằng cách mở rộng vấn đề.

     

Những người thợ được mướn đầu tiên lúc 6:00giờ sáng đã được trả công hợp lý và đúng lẽ công bằng vì họ đã chấp nhận giao kèo như vậy. Sự than phiền của họ về những người thợ được mướn sau cùng lại được trả tiền công bằng họ xem ra là không cần thiết, bởi vì chắc chắn ông chủ có quyền cho những người thợ được mướn sau cùng thêm tiền vì lòng quảng đại của ông, vì ông tội nghiệp họ phải đứng chờ đợi suốt ngày nóng bức để mong có người thuê đi làm. Có người đã cố gắng làm nhẹ bớt đi sự thiếu công bằng của ông chủ bằng cách cắt nghĩa là có lẽ giá trị của việc làm ở những giờ phút cuối cùng trong ngày cực nhọc bằng cả ngày như những người thợ khác. Người khác thì hoàn toàn dựa vào lý, cắt nghĩa là đã mướn thế nào thì trả như vậy, giao kèo là giao kèo. Do đó những người thợ được thuê từ sáng sớm không có lý do gì để than phiền về tiền lương của mình. Nhưng về phương diện hợp lý và hoàn toàn con người, thì phần nào họ có lý do để than phiền. Tuy nhiên, câu chuyện ngụ ngôn trong bài phúc âm này không có ý nhắm vào vấn đề quản trị lao động có tính đạo đức và công bằng, mà mục đích là nói về bản tính nguyên thủy của Thiên Chúa là sự quảng đại, lòng thương yêu trắc ẩn bao la của Ngài và tính cách quyết định của Thiên Chúa về Nước Trời.

 

ĐỪNG GHEN TỨC VÌ THẤY ÔNG CHỦ TỐT BỤNG

 

Thời gian xẩy ra câu chuyện cũng được diễn tả ở Phúc âm Mathew 19: 30 “nhiều kẻ đứng đầu sẽ phải xuống hàng chót, và nhiều kẻ đứng chót sẽ được đưa lên hàng đầu”, tương tự như ở đoạn 20:8-9, những người thợ được mướn sau cùng vào buổi chiều không phải được trả lương ít hơn mà lại được trả bằng những người được thuê từ sáng sớm vì sự cố gắng, chờ mong của họ. Câu chuyện đã đưa chúng ta tới đỉnh chót của vấn đề ở câu 15 với câu hỏi “Chẳng lẽ tôi lại không có quyền tự định đoạt về những gì là của tôi hay sao? Hay vì thấy tôi tốt bụng mà bạn sinh lòng ghen tức hay sao? Vì vậy ông chủ vườn nho có quyển trả lương cho thợ không phải chỉ dựa vào công trình của thợ mà còn dựa vào lòng thương yêu trắc ẩn của ông ta đối với họ nữa.

 

LÒNG QUẢNG ĐẠI  CỦA CHÚA THÌ VÔ BIÊN, TÌNH YÊU CỦA CHÚA THÌ PHI THƯỜNG .

 

Tại sao ông chủ tốt bụng, có lòng quảng đại lại bị kết án là bất công? Bởi vì lòng quảng đại của Chúa thì vô biên, tình yêu thương của Chúa thì phi thường. Đây là tư tưởng đã được nói đến trong Cựu Ước về Thiên Chúa là đấng sáng tạo, người tốt lành và quảng đại với tất cả mọi người biết trở về với Người. Đó là Thiên Chúa mà chúa Giêsu tin yêu và sống với Người. Nhưng trong con người chúa Giêsu, niềm thương yêu trắc ẩn, lòng nhân hậu và sự tốt lành có tính thiên chúa ấy đã vượt quá sự công bằng của thiên chúa. Do đó những ai theo chúa Giêsu để làm môn đệ và bạn của Ngài phải noi gương bắt chước lòng trắc ẩn phi thường và sự quảng đại vô biên ấy của ngài mà không bao giờ được thắc mắc, đặt vấn đề, từ chối hay tị hiềm gì cả.

     

Thiên Chúa là Cha của Đức Giêsu Kitô đã biểu lộ đặc tính của Ngài cho chúng ta trong bài đọc 1 hôm nay qua tiên tri Isaiah: “Vì ý nghĩ của ta không phải là ý nghĩ của ngươi –Thiên Chúa phán- cũng như cách thức của ta không phải là cách thức của các ngươi. Vì trời thì cao hơn đất, cho nên cách thức ta làm cao hơn cách của các ngươi cũng như tư tưởng của ta cao hơn tư tưởng của các ngươi” (Isaiah 55:8-9)

 

DANH TỪ “CHỨC VỊ” KHÔNG CÓ TRONG NGÔN NGỮ NƯỚC TRỜI

 

Có lẽ nhiều người trong chúng ta đã có nhận xét sai lầm giống như những người thợ được thuê từ sáng sớm ở câu 12. Đã bao nhiêu lần chúng ta biết về những ông chủ kỳ quái, lại quá quảng đại, cứ thưởng công cho những người thợ lười biếng, có vấn đề hơn là để ý đến những người thợ trung thành, đáng tin cẩn làm việc cực nhọc suốt ngày đêm? Chúng ta có thể tự hỏi xem Chúa đã bất công thế nào?  Chúa đã để ý đến những người thợ trung thành nhất của Chúa thế nào? Đằng sau câu chuyện ngụ ngôn này là cả một vấn đề chúng ta có thể mà cả với Chúa. Vào thời tôn giáo khởi thủy, người ta tin rằng loài người có thể mà cả với các thần thánh để đòi hỏi những điều mà người ta mong ước.

     

Đã bao nhiêu lần chúng ta làm như vậy với Giáo Hội của chúng ta? Một số người có lẽ đã lẩm bẩm than rằng họ làm việc rất bền bỉ, không biết mệt với những công việc đáng tin cậy thì phải xứng đáng được trả công lớn, chức vị cao ngay lập tức, đồng thời phải có đặc quyền đặc lợi và nêu danh uy tín. Trong những lúc như vậy, chính ra chúng ta nên khiêm nhường nhận biết rằng chúng ta giống như những người thợ làm việc giờ thứ 11. Không một ai trong chúng ta xứng đáng với ân phúc mà Thiên Chúa đã sửa soạn cho chúng ta. Lẩm bẩm và nhìn sang bên cạnh so kè với những người khác thì thường đưa đến những xúc phạm nghiêm trọng khó có thể hủy bỏ đi được dễ dàng. Tất cả những việc lành ta làm không cần phải khai báo với Chúa. Ngay cả khi chúng ta chu toàn tất cả mọi việc mà bổn phận chúng ta buộc phải làm, chúng ta cũng chẳng có quyền hạn gì để đòi hỏi Thiên Chúa tôn vinh hay khen thưởng một cách đặc biệt như thể chúng ta là những nhân vật cần  phải được khen thưởng vì nhu cầu sự nghiệp của Chúa. Nên nhớ rằng danh từ “chức vị” không có trong ngôn ngữ của Nước Trời.

     

Phương thuốc duy nhất để chữa trị những suy nghĩ tình cảm như vậy là ngước mắt nhìn lên Chúa Giêsu đầy lòng khoan dung nhân hậu để nhận ra sự quảng đại vô bờ bến của Ngài. Lý luận của con người thì có hạn nhưng lòng khoan dung và ân sủng của Chúa thì vô biên. Thiên Chúa hành động không theo những tiêu chuẩn loài người của chúng ta. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải nhận ra Chúa và chấp nhận Người chính nơi những người ở chung quanh ta, những người anh em huynh đệ của chúng ta như Chúa mong muốn. Khi Chúa chọn một người nào để ban ân sủng cho họ, chúc phúc họ, cho họ tặng vật gì thì Chúa cũng không chối từ bất cứ ai khác mà không ban ơn phúc, ân sủng cho họ. Ơn phúc và ân sủng của Chúa thì vô biên, mỗi một người chúng ta đều có can dự và được chia phần trong đó. Chúa chọn một người nào hay một dân tộc nào thì đó không phải là cái cớ để hãnh diện vì được chọn hay buồn phiền than trách vì bị từ chối không được chọn. Chỉ khi nào cả hai phía đều tỏ ra khiêm tốn, đơn sơ và cùng nhau nhận biết ra Chúa là tình yêu và khoan dung nơi việc làm trong đời sống của mình, thì lúc đó họ mới bắt đầu “ngộ” ra được ý nghĩa đích thực của tình yêu và công bằng, và sau cùng mới đi tới hòa giải và hiểu biết nhau một cách sâu đậm và chân thật.

 

ĐÔI ĐIỀU SUY TƯ

 

Trong Tân Ước, chúa Giêsu dạy chúng ta phải tránh ghen tương hận thù. Nó dẫn chúng ta đến câu chuyện ngụ ngôn trong bài Phúc Âm hôm nay nói về những người thợ vườn nho làm việc vào những giờ khác nhau trong ngày nhưng lại nhận được lương bằng nhau. Những người đến làm việc trước nhất càu nhàu than trách ông chủ thì được ông chủ trả lời cho một trong những người đó là: “Bạn ơi, Tôi không ăn gian của bạn…Phải chăng bạn ganh tị vì tôi quảng đại hay sao?”(Mt.20:13-15).

 

Hãy để ý đến hai câu Giáo lý Công Giáo sau đây:  #2552 - 2553

 

-2552: Điều răn thứ 10 cấm tham lam thái quá, sinh ra ham mê của cải và danh vọng quá độ.

 

-2553: Ghen tị là cảm thấy buồn phiền vì phúc lộc của tha nhân và ước ao một cách vô độ để chiếm lấy cho mình. Ghen tị là một tính xấu chủ chốt.

 

Ghen tị chính là tật xấu của con người khiến nó không thể nhận ra được vẻ đẹp và tính đặc thù của tha nhân, đồng thời còn chối bỏ niềm vinh hạnh của họ. Để tới gần Chúa là đấng hoàn toàn nhất mực nhân từ, đầy vẻ đẹp và lòng quảng đại, thái độ xấu này cần phải được giệt trừ tận căn gốc ngay từ trong thâm tâm sâu thẳm. Ghen tị khiến con người không còn khả năng nhìn ra sự việc, mắt bị mây mù che phủ đóng kín. Ghen tị và tham lam là hai tội phạm vào giới răn thứ 10 của Chúa. Vậy thì chúng ta có thể làm gì để vượt thoát khỏi sự mù lòa và lòng trai đá của con tim? Hãy suy nghĩ để tự tìm ra câu trả lời.

 

BÁC ÁI TRONG SỰ THẬT

 

Nhờ ánh sáng chiếu soi của đoạn phúc âm hôm nay nói về sự đền bù, chúng ta thử coi lại Tông thư Bác Ái trong Sự Thật của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, đoạn #63 nói về Phát Triển con người toàn diện trong Bác Ái và Sự Thật:

 

63- Nếu để ý đến những bất ổn liên quan đến phát triển thì không thể không thấy có sự liên hệ rõ nét và trực tiếp giữa nghèo đói và nạn thất nghiệp. Trong nhiều trường hợp, nạn nghèo đói là do ở sự vi phạm nhân phẩm trong việc làm, hoặc bởi vì cơ hội kiếm công ăn việc làm bị giới hạn (vì nạn thất nghiệp hoặc việc làm thiếu) hoặc “bởi vì tiền công thấp so với việc làm và những quyền lợi từ công việc làm, đặc biệt là quyền có lương bổng một cách công bằng cũng như quyền lợi về an toàn của công nhân và gia đình họ”. Vì lý do này mà ngày 1 tháng 5 năm 2000 dịp lễ đại xá công nhân, vị tiền nhiệm của tôi là Đức Gioan Phaolo II đã đưa ra lời kêu gọi “liên kết toàn thể thế giới để có ‘việc làm thích hợp’”, hỗ trợ cho kế hoạch của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế. Theo thể thức này, ngài đã đưa ra một đòi hỏi luân lý rất mạnh mẽ cho chủ đích này, như một khát vọng của tất cả mọi gia đình ở mỗi quốc gia trên khắp thế giới.

 

Thế nào là “thích hợp” đối với công ăn việc làm?  Nó có nghĩa là việc làm phải nói lên được cái nhân phẩm căn bản của con người, nam cũng như nữ, trong khung cảnh xã hôi đặc biệt của họ: Việc làm phải được tự do chọn lựa, phối hợp một cách hiệu quả các công nhân, nam cũng như nữ, với sự phát triển cộng đồng của họ; việc làm  phải khả dĩ giúp cho công nhân được tôn trọng và không bị kỳ thị vì bất cứ lý do gì; việc làm phải là khả dĩ cho cả gia đình hầu đạt được nhu cầu của họ, giúp con em họ đến trường học mà không buộc chúng phải lao động; việc làm phải cho phép công nhân được tự do tổ chức nghiệp đoàn và tiếng nói của họ phải được lắng nghe; việc làm phải để chừa chỗ cho công nhân tìm thấy lại nguồn gốc của mình ở tầng mức cá nhân, gia đình và tinh thiêng liêng; việc làm là phải bảo đảm cho những người về hưu có được mức sống căn bản thích hợp.

 

Fleming Island, Florida

Sept 19, 2011

NTC


VỀ MỤC LỤC
ÔNG STEPHEN HAWKING
 

Hằng ngày, qua báo chí, tin tức chúng ta gặp được những gương sống tích cực, những con người đã hoàn thành sứ mạng làm người của họ. Thế nhưng dù những tấm gương này rất đáng cho ta ngưỡng phục, nhưng chúng ta gặp nhiều khó khăn trong việc noi theo gương sống của họ. Hay nói một cách khác, ta gặp được họ trong báo chí, sách vở, nhưng ta vẫn chưa gặp được họ trong cuộc sống riêng của ta. Tại sao?

Khi nhìn những người thành đạt, chúng ta thường nhận định họ theo theo tiêu chuẩn “có” (tài năng, sắc đẹp, địa vị). Nhưng đối với những người này, những điều họ “có” cũng chưa đủ để  giúp họ cảm nghiệm được giá trị cuộc sống cho đến một lúc nào đó họ khám phá ra họ “là.” Như thế, khi chúng ta nhìn người khác vì họ “là” thì chúng ta sẽ dễ thấy họ trong mình, và mình cũng trong họ. Còn khi chúng ta nhìn người khác theo tiêu chuẩn họ “có” thì ta khó tìm thấy họ trong ta, và ta trong họ. Đó cũng là rào cản lớn trong việc giúp cho ta có đủ nội lực tập sống cao thượng.

* * *

Ông Stephen Hawking, giáo sư vật lý thiên văn tại đại học Cambrige, Anh quốc, được cho là một trong những người thông minh nhất thế giới vì chính ông đã phát triển thuyết Tương đối tuyệt hảo nhất từ thời Einstein. Thế nhưng, khi bác sĩ cho biết ông chỉ có thể sống thêm hai năm nữa vì do chứng bệnh Lou Gehrig, chính lúc đó ông mới nhận ra giá trị của cuộc sống. Ông tâm sự rằng, trước khi phát hiện ra bệnh, ông chẳng tỏ vẻ thích thú gì về cuộc đời, ông gọi đời ông là sự “hiện hữu vô vị.” Sau khi biết cuộc sống mình sắp đến ngày hạn định, ông chợt nhận ra rằng, “Khi sự kỳ vọng của một con người chỉ còn lại số zero, người ấy bắt đầu trân trọng giá trị của từng sự vật và hoàn cảnh hiện tại.” Thật lạ lùng thay, trong thời gian hai năm ngắn ngủi ấy, chính là lúc ông Hawking cảm nghiệm được giá trị cuộc đời hơn bao giờ hết. Ông thấu chạm được ông là ai, và cuộc đời là gì. Với ông, những gì cuộc đời trao ban đều là quà tặng. Những nụ cười, những bước dạo bộ, những ánh bình minh, và thậm chí cả căn bệnh ông đang mang. Tất cả là quà tặng![i] 

* * *

Thưa bạn, lúc khỏe mạnh, ông Hawking có nhiều điều mà nhiều người mơ ước. Ông có trí tuệ, địa vị, bằng cấp, danh tiếng. Thế nhưng ông vẫn cho đời ông là “sự hiện hữu vô vị” cho đến khi ông nhận thức đầy đủ về con người của ông. Căn bịnh, hoàn cảnh tưởng chừng như đánh gục được con người vốn coi mình là sự “hiện hựu vô vị,” nhưng không, khi đặt mình vào “số zero”, mình chợt nhận ra giá trị thật của đời mình. Giá trị thật đời mình không phải những gì mình “có”, nhưng chính là sự cảm nghiệm mình “là.” Chính khi thấu chạm được sự thật về mình “là,” mình sẽ tìm thấy giá trị tuyệt hảo của chính con người mình và của người khác. 

Khi nhận thức đầy đủ về mình “là” (ai), con người tự nhiên sẽ có cái nhìn tích cực về con người, về cuộc đời, và hoàn cảnh. Những nổ lực không ngơi nghỉ của một vĩ nhân, sự kiên trì đấu tranh cho nhân quyền của một chiến sĩ dân chủ hoà bình, một sự tận tuỵ chăm lo chồng con của mỗi người mẹ, một sự tín trung với lời đoan hứa của một tu sĩ, hay sự chăm chỉ học tập của một học sinh, tất cả những con người này điều biểu lộ rõ khát vọng hoàn thiện con người của họ, nhưng không theo tiêu chuẩn “có,” nhưng theo tiêu chuẩn “là.” Họ là những người đã nhận thức đầy đủ về phẩm giá con người, vì thế họ không ngơi nghỉ trong nổ lực hoàn thiện chính họ trong phận vụ họ đang sống.

Câu chuyện sau đây của linh mục Giuse Trương Đình Hiền[ii] minh hoạ cho thấy sự nổ lực không ngơi nghỉ của những vĩ nhân giữa đời thường khi nhận ra giá trị tích cực trong hoàn cảnh hạn hẹp của mình.

Năm 2003, Phân khoa Xã Hội Học Trường Đại Học Xạ hội và Nhân văn tại  Sài gòn trao bằng cử nhân thủ khoa cho sinh viên Nguyễn Thị Mai, với luận văn đề tài: “Tìm Hiểu Một Số Thuận Lợi và Hạn Chế Trong Tiến Trình Hội Nhập và Phát Triển của Người Khuyết Tật tại Việt Nam.” Khi danh xưng của ứng sinh nhận bằng thủ khoa được xướng lên, mọi người đều kinh ngạc thấy một cô bé bại liệt cả tứ chi được đưa lên lễ đài trên một chiếc xe lăn!  Không kể những nỗ lực của em trong bốn năm đại học, thì muốn viết cuốn luận văn 70 trang kia, em đã chỉ sử dụng hai cổ tay kẹp một chiếc đũa để gõ từng ký tự trên bàn phím vi tính.  Không cần phải đi sâu vào cuộc đời cũng thấy quyết tâm sắt đá của cô gái trẻ này…

Cách đây không lâu, một cô gái khuyết tật âm thầm qua đời trong bệnh viện lao Phạm Ngọc Thạch trước cái nhìn bất lực của các bác sĩ.  Cô đã được đưa vào bệnh viện quá trễ, khi bệnh lao vào thời kỳ cuối đã đặt cô vào tình trạng hấp hối. Cô gái ấy chính là sinh viên Nguyễn Thị Mai, người bạn trẻ đã tốt nghiệp danh dự thủ khoa ngành Xã hội học năm 2003.  27 năm cuộc đời của một cô gái luôn phải nằm sát mặt đất vì không thể nào ngồi được!  27 năm phấn đấu với tật nguyền, với nghèo khó, với thua thiệt, với số phận hẩm hiu, để rồi chưa kịp nở một nụ cười mãn nguyện thì đã về với thiên thu.

* * *

Vậy đó, như một nụ hoa nở cho trọn phận, mỗi con người chúng ta luôn được mời gọi sống hết khả năng làm người của mình. Thấy được nét đẹp nơi chính mình và trân trọng những nét đẹp ấy là khởi điểm cho những suy nghĩ tích cực về mình và về cuộc đời. Những gì mình có, dù là những giá trị vật chất hay tinh thần, những điều ấy cũng chỉ thực sự giá trị khi ta biết dùng chúng để khám phá ra ý nghĩa thật của đời người. Nét đẹp nơi Nguyễn Thị Mai chính là không gom góp những cái “có, được” để chiếm hữu cho mình, nhưng chính là dùng chúng để trang điểm cho mình thêm đẹp và sống trọn vẹn nhân phẩm con người.

Mục Sống Sao Cho Đẹp mời bạn sống tích cực thêm chút nữa, nhưng không phải để bạn “có” thêm điều gì, nhưng mà để bạn hoàn thiện con người mình như mình “là.”

Br. Huynhquảng


[i]James Dobson, New Man, October, 1994, p. 36.

[ii] Từ  Suy niệm hằng ngày, Tro Bụi Cuộc Đời.

 

VỀ MỤC LỤC
TỔ ẤM HOÀNG HÔN
 
 
LTS. Dưới đây là BÀI ĐỌC THÊM thuộc chương V, trong tác phẩm Đào Tạo Ứng Sinh Linh Mục Giáo Phận

của tác giả Lm. Micae-Phaolô Trần Minh Huy pss

Mời thăm Blog của Lm. Trần Minh Huy http://www.chivilongchuathuongtoi.tk/

 

Nhiều Giáo phận có nhà hưu dưỡng tại Giáo phận, ngay trong khu vực Tòa Giám mục hoặc một nơi riêng biệt, cho các linh mục lớn tuổi hoặc bệnh hoạn không còn làm việc được nữa sống những ngày cuối đời, chờ đợi Chúa gọi về. Nhưng cũng có những Giáo phận chưa có nhà hưu dưỡng dành riêng cho linh mục và để các linh mục tự lo liệu lấy. Có những Giáo phận có nhà hưu dưỡng, nhưng để các linh mục được tự do hưu ở nhà hưu của giáo phận hay ở đâu có thể tiếp nhận họ, hoặc ở với bà con cháu chắt. 

Phần đông nhà hưu dưỡng giáo phận yêu cầu các cha hưu phải đóng góp bằng cách dâng lễ, nhưng chế độ chăm sóc không rõ ràng và chu đáo, tiêu chuẩn cấp dưỡng thấp và quá chặt chẽ. Các cha già và bệnh tật thường phải theo chế độ ăn kiêng, hoặc do thời tiết và bệnh hoạn không ăn được những thứ dọn ra, nhưng người phục vụ không có điều kiện để thay thế, khiến các ngài phải chịu thiếu thốn, đói khát, tủi thân, đâm ra tiếc nuối, hụt hẫng…, nhất là các vị lúc đương làm việc có những điều kiện sống cao và thoải mái hơn: cực trước sướng sau thì sướng hơn, nhưng sướng trước cực sau thì cái cực càng nặng nề! Đây cũng là một lý do khiến các cha già ngại hưu ở nhà hưu chung. 

Tại một số giáo phận, khi một cha hưu chết, giáo phận sẽ cho hòm chôn, còn các chi phí dịp an táng thì gia đình phải chịu. Do đó, nếu không còn gia đình hoặc gia đình quá nghèo, cha già phải dè sẻn dành dụm trước cho khoản này, không dám cả ăn uống thuốc men khi còn thấy chịu đựng được. Ngược lại, có một ít cha để dành và di chúc lại cả tiền xe cộ và ăn uống cho các bổn đạo cũ đi đưa đám mình! 

Ngoài ra, do điều kiện tuổi tác và sức khỏe, có những vị cần được chăm sóc đặc biệt (dìu dắt, bợ đỡ, lau chùi, đấm bóp và vệ sinh thân thể), mà nhân viên nhà hưu dưỡng không thể đảm đang nổi. Các vị có bà con cháu chắt có điều kiện kinh tế và thời gian thì đến ở với để chăm sóc. Các vị không có bà con cháu chắt thì phải bỏ tiền ra thuê người đến ở phục vụ. Nhưng gặp vị nghèo khó chẳng có gì để bồi dưỡng hay thuê người giúp, chỉ trông vào “người đi qua kẻ đi lại” thì thật đáng thương. Nhân viên phục vụ ít, lại nhiều công việc, nên chỉ dành cho các vị hưu dưỡng sự phục vụ theo tiêu chuẩn chung và theo lượt. Từ hoàn cảnh này, nhiều vị rất tội nghiệp là từ thân thể và phòng ở của các vị xông mùi hôi hám. Có vị vì phải nằm lâu một bề nên bị lỡ loét đau đớn lắm. Đó cũng là một lý do nữa khiến các cha ngại về nhà hưu chung. Và đã có vị chết ở trong phòng chẳng ai hay, và cũng chẳng biết chúc thư để ở đâu. Vì thế Giáo Hội khôn ngoan yêu cầu mỗi linh mục phải viết và để một bản chúc thư ở Tòa Giám Mục. 

Nhưng trường hợp những vị có con cháu hay thuê người tới ở lại chăm sóc lại nảy sinh vấn đề khác: thường nhà hưu chỉ dành cho mỗi cha hưu một phòng khép kín với các công trình phụ cần thiết. Nay người giúp cũng ở và làm mọi sự trong đó, suốt ngày đêm; và nếu đó lại là người nữ thì rất bất tiện, khó coi và có khi nguy hiểm nữa. Chúng ta đi tu, tận hiến đời mình cho Chúa, cho Giáo Hội và các linh hồn, nhưng chúng ta vẫn không thôi là con người. Nhiều người trêu nhau: “trâu già mà sừng không già” hay "già chưa đều".

Do những hoàn cảnh ấy, có một số linh mục không đủ tinh thần từ bỏ và phó thác như thân phận Chúa Giêsu “con chim có tổ, con chồn có hang, Con Người không nơi tựa đầu”, mà lại có đôi chút phương tiện nên phòng xa thủ lại một số tiền hay xây dựng nhà cửa để hưu sau này. Từ đó sinh ra keo kiệt và quá đòi hỏi giáo dân trong vấn đề lễ lạy, bí tích và phân biệt đối xử, trọng giàu khinh nghèo! Chủ chăn mà làm khó dễ quá cho giáo dân trong vấn đề lãnh nhận các bí tích sẽ gây nên một hậu quả ngược lại rất tai hại, là đẩy họ ra khỏi Giáo Hội... Những người làm như thế phải nghĩ đến lúc phải trả lẽ nặng với lương tâm thức tỉnh của mình và với Chúa. Có những vị “dại” xây nhà tại nơi mình phục vụ, gây nhiều phiền phức cho người kế nhiệm và giáo dân, và cuối cùng cũng chẳng được ở! Những vị “khôn hơn” đầu tư xây nhà cửa cho ông bà cố và dành những căn phòng tiện nghi cho mình hưu sau này.

Qua những bất tiện đó, có những Giáo phận đưa ra các biện pháp: Không cho hưu tại giáo xứ đã làm việc; ai hưu  tại nhà hưu dưỡng giáo phận thì giáo phận đài thọ phần lớn và cha hưu dâng một số ý lễ; còn ai hưu tại nhà riêng thì phải tự túc hoàn toàn. Có một giáo phận kia xin được Tòa Thánh và vận động giáo dân trong và ngoài nước lập nên một quỷ hưu khá lớn do một Ủy ban đặc trách làm lợi thêm. Giáo phận ấy đã đài thọ trọn gói cho các cha hưu tại nhà hưu của giáo phận, và đài thọ hai triệu đồng cho các cha hưu tại trụ sở của giáo phận gốc, còn tất cả các cha đang làm mục vụ được giúp khám sức khỏe tổng quát hằng năm, và ai bị bệnh được giúp tới mức tối đa ba mươi triệu. 

Nếu tất cả các giáo phận đặc biệt quan tâm, học hỏi lẫn nhau và giúp nhau tổ chức những nhà hưu dưỡng thật hẳn hoi, để chăm lo tốt cho các cha sau thời gian phục vụ đầy công lao vất vả, không những phần vật chất, mà nhất là phần tinh thần. Các cha hưu sống thành cộng đồng huynh đệ trong vui tươi, an bình, hạnh phúc, tin yêu, tín thác cho Chúa và Giáo Hội, nêu gương cho đàn em, và cũng là hậu phương cầu nguyện cho đàn em trên cánh đồng truyền giáo và dưỡng giáo. Còn các linh mục đang làm mục vụ cũng được an tâm về tương lai tuổi già của mình, chẳng cần suy tính phòng xa tích trử gì cả, một mực hết lòng cống hiến cho đoàn chiên, và có thể góp phần với giáo phận trong việc xây dựng, trang bị và bảo trì nhà hưu dưỡng chung. Được vậy thì siêu nhiên và tốt đẹp biết bao!

Nhưng đối với các nhà hưu dưỡng chung cho các cha như thế, xin đề nghị các vị hữu trách liệu làm sao có đủ nhân viên phục vụ được huấn luyện thích hợp và cũng có phương tiện cần thiết để đáp ứng kịp thời cho các vị đau yếu cần chăm sóc đặc biệt. Có như thế, các cha sắp hưu được an tâm và vui vẻ đi hưu, nêu gương sáng cho đàn em đi sau. Ngoài ra, trong trường hợp không thể có đủ nhân viên phục vụ như thế, mà có những cha thực sự cần thiết được phục vụ đặc biệt riêng, xin thiết kế thế nào để kế cận phòng cha hưu có một phòng nhỏ với những công trình phụ tối thiểu cho người giúp ở và sinh hoạt, chứ không ở chung và dùng chung phòng với cha hưu.

Nhưng trong tất cả những trạng huống tế nhị này, chớ gì chúng ta hướng về Mẹ Maria. Mẹ đã hiến dâng Con Mẹ bằng lòng ưng thuận đầu tiên với mầu nhiệm Nhập Thể. Và trong suốt cuộc sống, Mẹ vẫn tiếp tục hiến dâng Chúa Giêsu. Mẹ đã trao phó Ngài trong tay ông Simêon ngày dâng Chúa vào Đền Thánh. Mẹ đã hiến dâng khi Ngài rời bỏ gia đình để bắt đầu sứ vụ công khai. Và trên tất cả, Mẹ đã hiến dâng Ngài trên thập giá vì phần rỗi nhân loại. Trong khoảnh khắc đáng sợ ấy, Chúa Kitô cũng trao ban và đặt Mẹ Ngài trong sự chăm sóc của Giáo Hội, qua con người của người môn đệ yêu dấu.

Sau cùng, chớ gì lòng nhân hậu của Giáo Hội còn quan tâm đặc biệt đến những người này nữa trong các viện dưỡng lão của Giáo Hội. Đó là cha mẹ của một số linh mục gặp hoàn cảnh già cả neo đơn, không ai chăm sóc. Các anh em linh mục ấy có thể gửi gắm cha mẹ hầu được yên tâm phục vụ các linh hồn, trở nên linh mục nhiệt thành hơn, hoàn toàn sống vì đoàn chiên. Nếu được vậy thì tốt đẹp biết bao, vì bao nhiêu năm trước cha mẹ họ đã trao họ cho Giáo Hội, và bây giờ họ lại được đặt cha mẹ mình trong vòng tay chăm sóc của Giáo Hội. Trong lãnh vực này, Giáo Hội cũng nên lưu tâm đến hoàn cảnh, tình cảm và những trăn trở không thể tránh được của các linh mục là con một hay con trai duy nhất trong gia đình. Cầu mong cho họ “một lần đã quảng đại thì được quảng đại cho đến cùng”. Nữ Vương ban sự bình an, xin cầu cho chúng con. Amen.


 
VỀ MỤC LỤC
ĐỌC SÁCH VÀ SUY NIỆM   

 

Tác phẩm: Cẩm  Nang  Hạnh  Phúc Gia  Đình  Kitô - MỤC VỤ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Tác giả: D. WAHRHEIT (Lm. Minh Anh, GP. Huế tổng hợp biên tập)

 

B13. ĐỌC SÁCH VÀ SUY NIỆM   

1. Có nhiều bậc sống khác nhau trong Giáo Hội, nhưng chỉ có một ơn gọi chung cho mọi người tín hữu của Chúa Kitô. Ơn gọi đó là đi theo Ngài, sống với Ngài và nên giống Ngài. Đó là ơn gọi nên thánh.

Nên thánh là tham dự vào sự sống của Thiên Chúa được thể hiện nơi Chúa Giêsu Kitô, là Con Một và là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình. Do đó, sự hiểu biết Chúa Kitô là điều không thể thiếu trong cuộc đời người tín hữu, dù thuộc cấp bậc nào trong Giáo Hội. Tất cả đều được mời gọi hiểu biết Chúa Kitô để yêu mến Ngài, sống kết hợp với Ngài và đi theo con đường của Ngài.

Có nhiều phương tiện giúp chúng ta hiểu biết Chúa Kitô. Ở bài trước, chúng tôi đã nói tới việc đọc Kinh Thánh trong gia đình, với bài này, chúng tôi xin đề cập đến một phương tiện khác không thể thiếu trên con đường nên thánh. Đó là đọc sách và suy niệm. Đã là phương tiện cần thiết cho việc nên thánh thì dù là linh mục, tu sĩ hay giáo dân trong bậc vợ chồng, ai cũng đều phải chuyên chăm thực hành.

2. Trong các trung tâm đào tạo như chủng viện, tập viện, tu viện… thường có những giờ dành riêng cho việc đọc sách đạo đức, gọi là đọc sách thiêng liêng. Việc đọc sách thiêng liêng này sẽ được tiếp tục trong đời sống của linh mục, tu sĩ dù sống cộng đoàn hay riêng rẽ.

Một quyển sách được gọi là thiêng liêng khi nó hướng dẫn, nâng cao đời sống thiêng liêng và làm cho nội tâm được thêm phong phú. Truyện các thánh, cuộc đời của những người hiến thân phục vụ Chúa và tha nhân, những sách hướng dẫn đời sống thiêng liêng, các tạp chí đạo... là những của ăn cần thiết cho đời sống đạo. Các văn kiện của Công Đồng, thông điệp của Đức Thánh Cha, văn kiện tòa thánh, thư mục vụ của Giám mục cũng là những chất bồi dưỡng đời sống tu đức của người tín hữu.

Có ý tưởng sai lầm khi cho rằng, đọc sách thiêng liêng là việc dành riêng cho linh mục, tu sĩ. Ý tưởng này phát xuất từ quan niệm nên thánh chỉ là bổn phận của bậc tu hành. Có người cũng cho rằng, các văn kiện của Giáo Hội chỉ dành riêng cho linh mục vì họ cần biết để hướng dẫn đời sống giáo dân. Dĩ nhiên các linh mục là những người có trách nhiệm hướng dẫn, nhưng hiểu biết Chúa Kitô, am tường giáo huấn của Giáo Hội là nghĩa vụ của mọi tín hữu. Bởi thế việc đọc sách thiêng liêng cũng như tìm hiểu các văn kiện của Giáo Hội là điều không thể thiếu trong đời sống người tín hữu.

3. Cùng với việc đọc sách thiêng liêng, suy niệm cũng là một đòi hỏi thiết yếu của việc nên thánh. Một lần nữa cần khẳng định rằng, suy niệm không phải là một sinh hoạt đạo đức chỉ dành riêng cho bậc tu trì. Suy niệm cũng không có nghĩa là phải ngồi thing lặng hằng giờ trước nhà tạm hay trong một nơi thanh vắng.

Một cách đơn giản, suy niệm là lắng nghe những nhủ bảo, gợi hứng của Chúa Thánh Thần. khi đang đọc một quyển sách thiêng liêng, hay khi đang ngồi thinh lặng một mình thì điều quan trọng nhất lúc đó là thái độ lắng nghe. Mà để có thể lắng nghe tiếng nói của Chúa Thánh Thần, ta phải có sự yên tĩnh trong tâm hồn. Do đó, suy niệm là một sinh hoạt hoàn toàn cá nhân vì không ai có thể thay thế ta để nghe tiếng nói của Chúa trong nội tâm sâu kín lòng mình. Và Chúa cũng không nói bằng những công thức đồng điệu trong tâm hồn của mọi người. Mỗi người lắng nghe tiếng nói và đón nhận những soi dẫn của Chúa theo cách thức riêng của mình.

Có một con đường tu đức dành cho những người sống bậc hôn nhân, ở đó, hai vợ chồng dìu dắt, nâng đỡ và trợ giúp nhau sống đức tin qua những thực tại của cuộc sống lứa đôi và gia đình. Cả hai cùng nên thánh trong bậc vợ chồng. Tuy nhiên không ai có thể nên thánh thay cho người khác. Nên thánh là một ơn gọi mà mỗi người phải tự mình đáp trả. Vì thế, lắng nghe tiếng nói của Chúa, đón nhận sự linh ứng và hướng dẫn của Ngài là việc hoàn toàn diễn ra trong nội tâm sâu kín của mỗi người.

4. Chỉ trong thinh lặng nội tâm, con người mới có thể lắng nghe được tiếng Chúa. Kinh Thánh thường dùng hình ảnh sa mạc để nói lên sự cần thiết của thinh lặng trong tâm hồn. Bốn mươi năm lang thang trong sa mạc là thời gian thanh tẩy đối với người Do Thái trước khi vào Đất Hứa. Các tiên tri trong Cựu Ước cũng tuân giữ các khoảng thời gian sa mạc để gặp gỡ Chúa và đón nhận sứ mạng Ngài trao. Chúa Giêsu đã trải qua bốn mươi đêm ngày trong sa mạc trước khi bắt đầu sứ mệnh công khai của mình. Và theo các sách Tin Mừng, mỗi ngày Chúa Giêsu vẫn dành nhiều giờ thinh lặng để cầu nguyện; chính Ngài cũng đã truyền cho các môn đệ, “Các con hãy tìm đến một nơi thanh vắng mà nghỉ ngơi”.

Phải chăng ngày nay chúng ta cũng cần tìm đến một nơi thanh vắng để gặp gỡ và lắng nghe Chúa. Linh mục Carlo, thuộc dòng tiểu đệ Chúa Giêsu, sau mười năm sống trong sa mạc Sahara đã nói: “Chúng ta cần phải tìm ra sa mạc ngay giữa chốn đô thị”.

Mỗi người tín hữu có thể và cần phải tạo ra một nơi thanh vắng trong tâm hồn mình để lắng nghe tiếng Chúa và chuyện vãn với Ngài. Họ cần phải dành ra mỗi ngày một khoảng thời gian tối thiểu để trở về với nội tâm sâu kín của mình. Giữa những ồn ào nhộn nhịp của cuộc sống, họ cũng có thể trở về nội tâm lòng mình để lắng nghe Chúa và cầu nguyện bất cứ lúc nào trong ngày.

Thiên Chúa phán bảo con người trong từng phút giây của cuộc sống. Do đó, lắng nghe phải là thái độ thường xuyên của con người.

5. Suy niệm và lắng nghe Chúa nói là thái độ hoàn toàn riêng tư, nhưng là một điều cần thiết cho cuộc sống lứa đôi. Chúa Giêsu không lên núi cầu nguyện rồi ở mãi trên đó. Sau những giờ phút tách biệt để cầu nguyện, Ngài trở lại với đám đông; và giữa những tiếp xúc với người khác, Ngài vẫn không ngừng kết hợp với Chúa Cha để luôn thi hành ý muốn của Chúa Cha.

Nên thánh chính là nên giống Chúa Giêsu. Như Ngài, người tín hữu phải không ngừng kết hợp với Thiên Chúa để đến với tha nhân nhiều hơn. Cách riêng, Chúa Giêsu là mẫu mực cho những người sống bậc vợ chồng. Tình yêu của Chúa Giêsu dành cho nhân loại qua cuộc sống và cái chết của Ngài đã được các đôi vợ chồng cam kết trao cho nhau, và nhờ đó, họ trở thành dấu chứng của tình yêu Thiên Chúa. Bởi đó, họ phải là những người sống kết hợp mật thiết với Chúa Giêsu. Họ phải luôn tự hỏi: lúc này đây, nếu ở vào địa vị của tôi, Chúa Giêsu sẽ cư xử thế nào?

Chúng ta thường nói đến những hành động thiếu suy nghĩ và tự chủ. Quả thực, khi không biết lắng nghe tiếng nói của Chúa trong sâu thẳm lòng mình, con người cũng không làm chủ được bản thân, nghĩa là đã đánh mất chính mình. Trái lại, khi biết lắng nghe tiếng Chúa, con người sẽ hành động phù hợp với ý muốn của Ngài.

Suy niệm là một thái độ hơn là một vấn đề của thời giờ và nơi chốn. Thái độ ấy chính là luôn sống kết hợp với Chúa, mặc lấy tâm tình của Chúa. Một thái độ như thế không những thăng tiến đức tin trong đời sống vợ chồng, giúp thắng vượt những khó khăn trong cuộc sống mà còn giúp nhau nên thánh nữa.

 

VỀ MỤC LỤC
XẢ STRESS

 

Tiền nhân ta vẫn nói: “Đời là bể khổ”.

Khổ là hoàn cảnh trong đó con người chịu nhiều khó khăn thiếu thốn về vật chất hoặc bị giày vò bất an về tinh thần. Như vậy thì “Khổ” cũng là một trong những cái stress mà con người phải sống với. Nếu stress cứ liên tục tái diễn hoặc kéo dài sẽ đưa tới nhiều ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe.

 

Hậu quả của stress

- Trí óc sẽ bị tổn thương vì ảnh hưởng của quá nhiều các loại hormon glucocorticoid sản xuất từ nang thượng thận. Khả năng nhận xét giảm, trí nhớ rối loạn, tính tình cau có, dễ giận dữ, tâm trạng mệt mỏi, cơ thể suy nhược, có thể rơi vào vòng trầm cảm, lo lắng, hay khóc, mất ngủ, giảm khả năng làm việc, lạm dụng rượu, thuốc cấm.

- Hoạt động tim mạch rối loạn. Hormon do stress khiến cho nhịp tim nhanh, mạch máu co hẹp, huyết áp và nhịp tim thường trực lên cao khiến cho tim mệt mỏi, tính đàn hồi của mạch máu giảm đưa tới bệnh tim mạch, máu cục rồi một ngày nào đó có thể bị tai biến não.

- Stress khiến cho tình trạng bệnh hen suyễn, nghẹt phế quản trở nên trầm trọng hơn

Tiêu hóa rối loạn, dạ dày không có đủ máu nuôi dưỡng,  niêm mạc bao tử tổn thương, đưa nôn ói, khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy, trào ngược thực quản, giảm cân rồi loét dạ dày, viêm ruột già.

- Hệ miễn dịch suy yếu, sức đề kháng với các bệnh nhiễm giảm, dễ nhiễm trùng, cảm cúm. 

- Stress khiến cơ thể mập hơn vì chất béo được huy động để tăng năng lượng. Chúng sẽ tập trung nhiều hơn ở vùng bụng, vùng mông, mặc dù các vùng khác vẫn mỏng manh.

- Cơ bắp căng đau nhất là ở vùng lưng, cổ, bả vai, da đầu

- Da khô, vẩy nến, viêm, trứng cá, lở môi, lở miệng.

- Tóc rụng nhưng may mắn là hết stress thì tóc mọc lại.

- Người bị stress, đêm nằm ngủ thường hay nghiến răng sẽ đưa tới đau nhức khớp xương hàm, không chăm sóc răng lợi chu đáo, sâu răng. 

Trong trường hợp trầm trọng, nạn nhân của stress có thể rơi vào một tâm bệnh gọi là Hội chứng Hậu Chấn Thương (Post Traumatic Stress Syndrome). Bệnh nhân sẽ sống trong tâm trạng bất ổn, có những ác mộng, những hồi tưởng lại kinh nghiệm đau thương trong quá khứ, sức khỏe tổng quát suy giảm.

 

Đối phó với stress

Sống không có stress là điều khó có thể thực hiện được, nhất là trong hoàn cảnh xã hội có nhiều biến đổi, kinh tế khó khăn, đạo đức xuống dốc như hiện nay. Làm sao để đối phó với stress mới là điều cần thiết. Mỗi người có những phương cách riêng để giải quyết khó khăn của mình.

Sau đây là một vài gợi ý:

1- Tìm hiểu nguồn gốc của stress. Có thể là do gập ghềnh trong giao tế nhân sự, khó khăn trong công việc làm ăn, thất thoát tài chánh, suy yếu sức khỏe, gia đạo bất an…Biết để tìm cách xả stress.

2- Sắp đặt lại công việc hàng ngày, theo thứ tự ưu tiên, quan trọng.

3- Đặt giới hạn cho các tham gia, cam kết với các sinh hoạt trong đời sống, tránh ôm đồm quá sức. Đừng cố quá để rồi thành “quá cố”.

4- Đừng coi thường sức khỏe, lắng nghe tiếng cầu cứu của một cơ thể bị lạm dụng lao động quá mức.

5- Cân bằng đời sống, chia thì giờ cho việc làm, ăn uống, ngủ nghỉ.

6- Năng vận động cơ  thể. Đang căng thẳng mà làm mươi phút đi bộ, bơi lội, hít thở thì stress cũng giảm cường độ khá nhiều.

7- Dành thì giờ để giải trí với gia đình bạn bè.

8- Áp dụng các phương pháp đối phó với stress như thư giãn thiền định, hít thở xâu, thoa bóp; tạm rời công việc để “xả xú báp” và “tái nạp bình điện”;

9- Tâm sự chia sẻ khó khăn của mình với người đáng tin cậy để nhờ góp ý.

10- Duy trì một tâm trạng hài hước. Cười là 10 thang thuốc bổ.

11- Đề cao cảnh giác, nhận diện và chú ý tới các dấu hiệu báo động sự xuất hiện của stress và sẵn sàng giải quyết.

12- Ghi nhớ các hoàn cảnh stress xảy ra, ở đâu, vào thời điểm nào, tại sao xảy ra. Biết để tránh.

13- Tránh những stress nào có thể tránh được.

14- Giải quyết stress với các khả năng hiện có. Với những stress bướng bỉnh, không giải quyết được thì để một bên, giải quyết sau.

 

Kết luận

Xin ghi nhớ là những cảm giác không vui như sợ hãi, lo âu, giận dữ, bực tức phát xuất từ phản ứng của ta mà ra chứ không phải từ stress. Nếu ta kiểm soát được các phản ứng này là ta đã tạo được một tâm trạng bình an, thoải mái trong đời sống.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Texas-Hoa Kỳ

www.bsnguyenyduc.com

 
VỀ MỤC LỤC
ĂN CHAY - Chuyện phiếm của Gã Siêu

 

Ăn chay là một trong số những việc đạo đức quan trọng mà hầu như tôn giáo nào cũng thực hiện. Tuy nhiên, cách thức giữ chay lại khác biệt tuỳ theo chủ trương của mỗi tôn giáo.

Chẳng hạn theo Phật giáo, ăn chay là ăn và uống những thứ có nguồn gốc từ thực vật, không được ăn  thịt cá hay những thứ có nguồn gốc từ động vật vì liên quan đến sát sinh.

Thực vậy, với quan niệm về luân hồi, sau khi chết, tuỳ theo công phúc mình đã làm khi còn sống, mà được đầu thai làm kiếp loài vật hay loài người, cho tới khi được lên cõi Niết Bàn.

Thời gian ăn chay được gọi là trai kỳ, nhiều hay ít tuỳ theo lòng mộ mến của mỗi người:

* Nhị trai là ăn chay 2 ngày mỗi tháng: 1 và 15 âm lịch.

* Tứ trai là ăn chay 4 ngày mỗi tháng: 1,14,15 và 30, nếu tháng thiếu, thì lấy ngày 29.

* Lục trai là ăn chay 6 ngày mỗi tháng: 1,8,14,15,23 và 30, nếu tháng thiếu thì lấy ngày 29.

* Thập trai là ăn chay 10 ngày mỗi tháng: 1,8,14,15,18,23,24,28,29 và 30, nếu tháng thiếu thì lấy các ngày 27.28. và 29.

* Nhất nguyệt trai là ăn chay suốt một tháng.

* Tam nguyệt trai là ăn chay suốt ba tháng.

* Ăn chay trường là ăn chay suốt cả đời.

Phật tử được khuyến khích ăn chay vào những ngày 1,14,15 và 30 vì đó là những ngày mở cửa âm và các linh hồn được tự do!

Đối với Hồi giáo, thì có tháng “Ramadan”. Tháng này được bắt đầu một cách thống nhất, từ ngày 13.9 cho toàn thể cộng đồng Hồi giáo trên khắp thế giới. Nhiều người thường gọi một cách đơn giản tháng Ramadan là “tháng nhịn ăn”, hoặc “tháng ăn chay”, nhưng cả hai cách gọi đều không chính xác cho lắm, bởi vì  các tín đồ Hồi giáo thực sự không ăn chay và cũng không nhịn ăn, bởi vì nếu nhịn ăn suốt cả một tháng, thì e rằng khó mà sống nổi.

Trong tháng này, tất cả các tín đồ Hồi giáo đều thực hiện nghiêm túc qui định: Không ăn, không uống, không hút…nghĩa là không được đưa bất cứ thứ gì vào miệng. Tuy nhiên, qui định này chỉ được áp dụng vào ban ngày, cụ thể là từ lúc mặt trời mọc cho đến khi mặt trời lặn mà thôi. Ngoài ra, luật cũng qui định: những người đau ốm, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 5 tuổi…đều được miễn trừ, không phải nhịn.

Việc nhịn ăn và nhịn uống như thế có mục đích tạo sự thông cảm với những người nghèo đói, đồng thời tập luyện sự tiết chế, chống lại những cám dỗ về vật chất. Chúng ta thử tưởng tượng xem: Với thời tiết nóng và khô của sa mạc, thế mà suốt ngày trong cả tháng không được động đến một giọt nước, thì đó phải là một hy sinh to lớn.

Tuy nhiên khi mặt trời đã lặn và tiếng loa từ các giáo đường vang lên, người ta lại được phép tổ chức tiệc tùng và ăn uống linh đình, như kiểu xứ ta ăn tết. Theo một thống kê của Ai Cập, thì lượng thực phẩm tiêu thụ trong tháng Ramadan thường gấp 2, gấp 3 lần các tháng khác trong năm.

Rồi vào lúc 2 hay 3 giờ sáng, mỗi khu phố lại có một người mang một cái trống nhỏ, tiếng rất đanh, vừa đi vừa đánh theo nhịp ngũ liên, lại vừa hô to để đánh thức mọi người thức dậy, lo nấu nướng cho kịp ăn uống trước khi mặt trời mọc, để bắt đầu một ngày nhịn mới.

Còn bên Do Thái giáo, thì ăn chay, cầu nguyện và làm phúc bố thí là ba sinh hoạt chính trong đời sống đạo đức. Người Do Thái có một cuộc “đại chay”, nhân ngày lễ xá tội. Đây là một việc bắt buộc mang tính cách cá nhân đối với mọi thành phần Dân Chúa. Đồng thời họ cũng có những cuộc chay tịnh khác mang tính cách tập thể, chẳng hạn vào các ngày quốc hận. Ngoài ra, những người đạo đức còn ăn chay vì lòng sốt sắng, như các môn đệ của Gioan Tẩy giả và những người Biệt Phái, họ thường ăn chay mỗi tuần hai lần.

Sau cùng là Kitô giáo nói chung và Công giáo nói riêng. Ăn chay là rèn luyện cho bản thân cách thức chống lại những ham muốn xác thịt và tỏ lòng sám hối ăn năn, quay trở về cùng Thiên Chúa. Người Công giáo phân biệt giữa “ăn chay” và “kiêng thịt”, nhưng trong thực tế hai việc này lại thường đi đôi với nhau.

Ăn chay là giới hạn phần lương thực được tiếp nhận vào cơ thể. Chỉ được ăn một bữa no và hai bữa đói mà thôi. Còn kiêng thịt là không được ăn thịt những động vật máu nóng như heo, bò, gà…nhưng lại được phép ăn cá, tôm, cua, ếch và các thứ hải sản vì chúng thuộc vào loại máu lạnh! Tuy nhiên trứng, sữa và những chế phẩm từ hai loại này đều không phải kiêng.

Giáo Hội luôn đề cao tinh thần của việc ăn chay, đôi khi ăn ít hơn hay ăn đạm bạc hơn bình thường cũng được cho là một hình thức ăn chay. Đồng thời Giáo Hội khuyến khích nên dùng số tiền do việc hy sinh ăn uống này, để giúp cho những người nghèo túng.

Những người đạo đức sốt sắng có thể ăn chay ngày thứ sáu trong tuần và 40 ngày trong suốt cả mùa chay. Tuy nhiên hiện nay, chỉ buộc phải giữ hai ngày, đó là thứ tư lễ tro và thứ sáu tuần thánh mà thôi. Mặc dầu mỗi năm chỉ có hai ngày ăn chay, thế nhưng người ta lại hay bị “cám dỗ” để rồi mất chay, hay mất ý nghĩa của ngày ăn chay.

Đúng thế, bên Tây phương, người ta thường cử hành lễ hội “Mardi gras”, tức là “Thứ ba béo”, ngày cuối cùng trước khi bước vào mùa chay. Trong ngày này, người ta tổ chức tiệc tùng linh đình, ăn uống cho thật đã, để bù lỗ cho bốn mươi ngày khắc khổ sắp tới. Người ta múa hát tưng bừng, nhảy nhót cho thật xả láng, để bù lỗ cho cái bầu khí ảm đạm của mùa chay. Có những nước đã tổ chức lễ hội này thật hoành tráng, chẳng hạn như Brasil với những trò giả trang và vũ điệu Samba, đã thu hút được rất nhiều du khách đến tham quan.

Tất cả những tiệc tùng và nhảy múa được kết thúc vào lúc 24 giờ ngày thứ ba, để rồi sau đó người ta bước sang ngày thứ tư lễ tro, khởi đầu cho mùa chay, với màu tím tê tái nơi tâm hồn, với khuôn mặt ủ rũ như treo cờ tang, với luật buộc ăn chay và kiêng thịt.

Còn đối với người Việt Nam, nhất là vào những năm tháng xa xưa, khi đời sống còn thấp kém. Trong bữa cơm gia đình, quanh đi quẩn lại, thì cũng chỉ có cà ghém mắm tôm, canh cua mồng tơi, hay rau muống luộc...Thỉnh thoảng lắm mới có tí cá, hay tí thịt. Thành thử, những người nghèo, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, thì hầu mỗi ngày họ đều  ăn chay và kiêng thịt, cuộc đời họ vốn dĩ đã là một mùa chay kéo dài.

Vào ban sáng, có người chỉ uống một ly cà phê, có người chỉ ăn một chút, gọi là “điểm tâm”, rồi làm việc cho đến trưa mới dùng bữa mà vẫn vui vẻ khoẻ mạnh. Thế nhưng trong ngày ăn chay, ban sáng cũng vẫn theo thói quen bình thường, thế mà mới hơn 9 giờ, đã cảm thấy đói ngấu đói nghiến. Mới nhịn nhim nhím có tí xíu, thế mà đã cảm thấy như kiến bò bụng, đói cồn đói cào.

Một khi bụng đã đói, thì mắt liền mờ tịt và tay chân bỗng bủn rủn, thậm chí con ruồi đậu vào mép cũng chẳng buồn xua. Và người lớn thường bảo:

- Đó là chước mốc ma quỉ.

Ở nông thôn, vào ngày ăn chay kiêng thịt, người ta cũng thường kiêng luôn cả việc xác, bởi vì bụng đói thì làm sao có thể kham nổi những công việc đồng áng nặng nhọc. Và thế là ngoài những lúc đến nhà thờ tham dự thánh lễ hay ngắm nguyện, các cụ có tí tuổi, thường hay tổ chức “kiệu lá”, tức là…ăn gỏi cá. Các cụ chuẩn bị cho việc kiệu lá, cho việc ăn gỏi một cách rất công phu.

Ngay từ ngày hôm trước, các cụ đã bảo con cháu đi chợ mua cá, hay kéo lưới dưới ao để bắt cá. Cá dùng để ăn gỏi thường là cá chép, cá rô, hay cá lóc…

Rồi sáng hôm ăn chay, người thì rang gạo để giã làm thính. Người thì thái cá. Thịt cá thái xong, được đặt và gói trong những tấm giấy bản để thấm nước cho thịt được khô. Người thì làm nước chấm. Nước chấm được làm bằng mẻ nấu với cá băm nhuyễn. Người thì đi kiếm rau gồm các thứ lá như: lá mơ, lá đinh lăng, lá sung, lá tầm duộc, lá cóc…Phải chăng cũng vì thế, các cụ thường gọi ăn gỏi là “kiệu lá”. Xem ra một bữa ăn gỏi, một lần kiệu lá như vậy vừa hoành tráng, vừa tốn kém lại vừa vui vẻ hơn một đám tiệc bình thường!

Còn dân bợm nhậu, thì chỉ mong sao cho ngày ăn chay và kiêng thịt qua mau, đề rồi còn tụ lại, gầy độ và lai rai với nhau nữa chứ. Chuyện rằng: Vào tối ngày thứ tư lễ tro, mấy ông bợm nhậu cùng nhau mần thịt một con chó. Họ chờ cho đúng không giờ ngày thứ năm là bắt đầu nhậu. Họ làm như đã thật lâu không gặp nhau, đã thật lâu không được cụng ly với nhau, cũng như đã thật lâu không đụng đũa tới món cờ tây. Ngồi chờ hút thuốc lào vặt cũng sốt ruột, lợi dụng lúc mọi người lui hui dưới bếp, một anh bạn vội vặn chiếc kim đồng hồ treo trên tường, vì anh ta thầm nghĩ rằng:

- Thà một người chết cho toàn dân được nhờ, thà một kẻ chịu tội cho bè bạn được sớm lai rai.

Người ta ăn để mà sống, đó là chuyện đời thường, nhưng đời thường vốn có những cái nghịch lý của nó. Vì thế, không thiếu gì những kẻ sống để mà ăn. Họ đi tìm những khoái cảm trong việc ăn uống. Có những bữa tiệc thâu đêm suốt sáng, kéo dài từ ngày này qua ngày khác. Ăn no uống đủ nhưng vẫn chưa đã. Và thế là ‘’a-lê-hấp’’ móc cổ họng cho chó ăn chè để tiếp tục nhậu nữa. Tiệc một chưa đủ, bèn rủ nhau gầy sòng  làm tiệc hai. Tăng một chữa đã, bèn mần tiếp tăng hai.

Bên cạnh những kẻ thiếu ăn, có những bàn tiệc mâm cao cỗ đầy, thức ăn thừa mứa, mà mỗi khẩu phần trị giá bằng cả một năm lao động cực nhọc của những kẻ khố rách áo ôm. Đúng là tác phong ném tiền qua cửa sổ. Thánh kinh diễn tả rất đúng về hạng người thừa tiền và rửng mỡ này, khi gọi họ là những kẻ chỉ biết lấy cái bụng của mình làm chúa, ‘’quorum deus venter est’’ !

Thượng Đế đã ban cho con người một cái miệng và như chúng ta đã biết: Công dụng của cái miệng là để ăn và nói. Rất nhiều lần chúng ta đã phải khổ sở vì những lời dèm pha đầy ác ý. Lưỡi người còn sắc hơn cả gươm giáo và độc hơn cả nọc ong. Số người chết vì cái lưỡi còn nhiều hơn vì những cuộc chiến tranh tương tàn. Lời nói có thể làm cho chúng ta bị thân bại danh liệt, tiêu tan sự nghiệp, như ca dao diễn tả:

- Lười không xương nhiều đường lắt léo,

  Miệng không vành, miệng méo tứ tung.

Còn về cái khoản ăn cũng không kém phần nhiêu khê và rắc rối. Người ta lao động quần quật cũng để tìm kiếm của ăn đút vào miệng. Cái miệng con người đã làm cho bao súc vật bị tuyệt chủng, bao cây cối đi đến chỗ xác xơ tiêu điều… và đến núi cũng phải lở. Rồi những cuộc chiến tranh giữa người với người đã xảy ra cũng chỉ vì miếng ăn. Và miếng ăn quả là miếng nhục!

Giá như con người không phải ăn nữa thì sẽ lợi biết bao nhiêu. Lợi được thời gian. Lợi được công sức. Lợi được tiền bạc. Nhưng mà có lẽ lúc bấy giờ cuộc đời cũng sẽ buồn đi rất nhiều. Vì thế, gã vẫn cứ phải chịu khó ăn để mà sống mỗi ngày, cho dù là ăn những của đắng đót.

Gã không biết Thượng đế có bé cái lầm hay không khi trao ban cho mỗi người chúng ta một cái miệng trong khi đó lại có những hai con mắt, hai lỗ tai và hai lỗ mũi. Phải chăng Ngài muốn chúng ta nghe nhiều hơn, nhìn nhiều hơn, hít thở nhiều hơn, còn ăn và nói thì nên giảm bớt, “sì tốp” lại phần nào.

Và theo gã nghĩ đó cũng chính là sống tinh thần chay tịnh. Thực vậy, nếu hiểu sống tinh thần chay tịnh là kiêng, là nhịn, là dẹp bỏ, là chấp nhận hy sinh, thì một tác giả nào đó đã đưa ra những cách giúp chúng ta sống tinh thần chay tinh như sau, đó là:

- Dẹp bỏ những lời nói phạm và lấp đầy cõi lòng bằng những lời cảm thông, an ủi và khích lệ.

- Dẹp bỏ những thái độ khó chịu và lấp đầy cõi lòng bằng những tâm tình biết ơn.

- Dẹp bỏ những hiềm khích và lấp đầy cõi lòng bằng sự tha thứ và kiên nhẫn.

- Dẹp bỏ thái độ bi quan và lấp đầy cõi lòng bằng niềm hy vọng và sự lạc quan.

- Dẹp bỏ những băn khoăn lo lắng và lấp đầy cõi lòng bằng niềm tin tưởng vào Chúa trong khoảng khắc hiện tại.

- Dẹp bỏ những chiếm hữu và lấp đầy cõi lòng bằng những điều đơn giản của cuộc đời.

- Dẹp bỏ những ý tưởng hời hợt và lấp đầy cõi lòng bằng những suy gẫm và những lời cầu nguyện.

- Dẹp bỏ những phê bình chỉ trích và lấp đầy lòng bạn bằng hình ảnh Đức Kitô nơi những người chung quanh.

- Dẹp bỏ tính ích kỷ và lấp đầy lòng bạn bằng tình cảm thương đối với người khác.

- Dẹp bỏ những hận thù oán ghét và lấp đầy cõi lòng bằng một thái độ hoà giải.

- Dẹp bỏ thói quen nói quá nhiều và lấp đầy cõi lòng bằng sự thinh lặng và lắng nghe người khác.

Sống tinh thần chay tịnh như thế, chắc chắn cuộc đời chúng ta sẽ ngập tràn bình an, yêu thương và hạnh phúc.

 

Gã Siêu   gasieu@gmail.com


VỀ MỤC LỤC

- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin gởi về địa chỉ

giaosivietnam@gmail.com

- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:

Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục vụ của Giáo sĩ;  Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh vực; Mỗi  Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)

- Quy vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại

www.conggiaovietnam.net

Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị

Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác nhau.

TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

Lm. Luca Phạm Quốc Sử  USA

 

 

Duoc chon giua loai nguoi va cho loai nguoi; GIAO SI: Xuat phat tu giao dan, hien dien vi giao dan va cay dua vao giao dan, de cung lam VINH DANH THIEN CHUA

*************