Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

 

 

 

ĐỰƠC CHỌN GIỮA LOÀI NGƯỜI
VÀ CHO LOÀI NGƯỜI  (x. Dt, 5.1)

 

GIÁO SĨ:

Xuất phát từ giáo dân, hiện diện vì giáo dân và cậy dựa vào giáo dân

 

ĐỂ CÙNG LÀM VINH DANH THIÊN CHÚA

 

www.conggiaovietnam.net                          giaosivietnam@gmail.com

Đặc San Điện Tử    Giáo Sĩ Việt Nam    Số 151, Chúa Nhật 14.08.2011


MỤC LỤC 

Xây Dựng Cộng Ðoàn Quốc Tế                                                                                 Vatican 2

TẠI SAO PHẢI LÀM VIỆC ĐỀN TỘI SAU KHI XƯNG TỘI?                  LM PX. Ngô Tôn Huấn

ĐÃ ĐẾN LÚC? (song ngữ Việt Anh)                                               Lm. Joseph Viet, O.Carm.

Cha Giám tỉnh DCCT mừng Lễ Thánh Tổ An-Phong  Lm. VinhSơn Phạm Trung Thành, dcct.

Chiếc bánh thứ tư: Sức mạnh độc nhất của tôi: Phép Thánh Thể                ĐHY. PX. Nguyễn Văn Thuận

NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (KỲ 28)                                        Gioan Lê Quang Vinh VRNs

CĂN TÍNH VÀ PHẬN VỤ NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG GIÁO HỘI
VÀ GIỮA TRẦN THẾ (KỲ CUỐI).
                                                      Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

SỢ HÃI – CĂN NGUYÊN CỦA TỘI                                                                Br. Huynhquảng

Tương quan với những người phục vụ trong nhà xứ...             Lm. MP. Trần Minh Huy, pss.

Ý NGHĨA CỦA BÍ TÍCH HÔN PHỐI                                                     Lm. Minh Anh biên tập

ĐỂ GIÀM CHẤT BÉO                                                                              Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

CỌP CÁI -                                                                                    Chuyện phiếm của Gã Siêu


Xây Dựng Cộng Ðoàn Quốc Tế

 

Phần Thứ Hai

Chương V

Cổ Võ Hòa Bình Và Xây Dựng Cộng Ðoàn Các Dân Tộc 90*

(tiếp theo)

 

Ðoạn 2: Xây Dựng Cộng Ðoàn Quốc Tế

83. Nguyên nhân bất hòa và phương dược chữa trị. Ðể xây dựng hòa bình, trước hết cần phải tận diệt những nguyên nhân bất hòa giữa con người với nhau, vì chính những nguyên nhân đó nuôi dưỡng chiến tranh, nhất là những bất công. Một số không ít những nguyên nhân này bắt nguồn từ những chênh lệch thái quá trong địa hạt kinh tế, cũng như từ sự trì hoãn những sửa đổi cần thiết. Một số nguyên nhân khác phát sinh từ đầu óc thống trị và miệt thị con người, và nếu tìm hiểu những lý do sâu xa hơn, thì đó là lòng tham lam, nghi kỵ, kiêu căng và những đam mê ích kỷ khác. Vì con người không thể chịu đựng được bao nhiêu hỗn loạn ấy, cho nên dù không có chiến tranh tàn khốc, thế giới vẫn không ngừng bị những tranh chấp giữa con người với nhau và những bạo động làm xáo trộn. Hơn nữa, những tệ hại này còn có mặt trong những tương quan giữa chính các quốc gia, cho nên để chiến thắng hay ngăn ngừa những tệ hại đó và chặn đứng những bạo động cuồng loạn, triệt để cần phải phối hiệp và tổ chức các cơ quan quốc tế một cách tốt đẹp và vững chắc hơn. Cũng cần phải luôn luôn khuyến khích việc thành lập những cơ quan cổ võ cho hòa bình.

84. Cộng đoàn các dân tộc và các cơ quan quốc tế. Ngày nay mối dây tương quan giữa các công dân và các dân tộc trên thế giới mỗi ngày một thêm chặt chẽ. Do đó, muốn tìm công ích đại đồng một cách thích ứng và thể hiện một cách hữu hiệu hơn, cộng đồng các dân tộc cần phải được tổ chức theo một thể thức hợp với công cuộc hiện thời, nhất là liên quan đến rất nhiều miền cho tới nay vẫn còn đang chịu cảnh túng thiếu cơ cực.

Ðể đạt được những mục tiêu nói trên, các cơ quan của cộng đoàn quốc tế tùy theo phận vụ mình, phải đáp ứng những nhu cầu muôn mặt của con người trong lãnh vực xã hội như lương thực, sức khỏe, giáo dục, việc làm, cũng như trong một vài hoàn cảnh đặc biệt có thể gặp tại vài nơi, chẳng hạn cần phải cổ võ sự thăng tiến tổng quát của các quốc gia trên đường phát triển, phải trợ giúp nỗi đau khổ của những người tị nạn rải rác trên khắp thế giới, hoặc còn phải cứu trợ những người di cư và gia đình họ.

Các cơ quan quốc tế đang có trên toàn thế giới hay tại địa phương chắc chắn đáng được nhân loại ghi ơn nhiều. Những tổ chức này tựa như những cố gắng đầu tiên nhằm đặt nền móng quốc tế cho cả cộng đoàn nhân loại, để giải quyết những vấn đề trầm trọng nhất của thời đại chúng ta, như là cổ võ sự phát triển khắp nơi và ngăn ngừa chiến tranh dưới mọi hình thức. Trong tất cả những lãnh vực này, Giáo Hội hoan hỷ trước tinh thần huynh đệ đích thực đang nảy nở giữa các Kitô hữu và những người ngoài Kitô giáo; tinh thần đó nhằm giúp họ gia tăng thêm mãi mãi nỗ lực để xoa dịu nỗi thống khổ bao la.

85. Cộng tác quốc tế trong lãnh vực kinh tế 95*. Sự liên đới ngày nay của nhân loại cũng đòi hỏi phải thiết lập một sự cộng tác quốc tế rộng rãi hơn trong lãnh vực kinh tế. Thật vậy, mặc dù hầu hết mọi dân tộc đều được tự trị, tuy nhiên còn lâu họ mới thoát khỏi những chênh lệch thái quá và mọi hình thức lệ thuộc quá đáng, cũng như tránh được mọi nguy cơ trầm trọng từ những khó khăn bên trong.

Sự phát triển của mỗi quốc gia tùy thuộc ở những trợ giúp về nhân sự và tài chánh. Người công dân trong mỗi nước cần phải được chuẩn bị bằng việc giáo dục và huấn nghệ để chấp nhận những nhiệm vụ khác nhau trong đời sống kinh tế và xã hội. Nhằm mục đích trên, cần phải có sự giúp đỡ của những chuyên viên ngoại quốc; khi giúp đỡ, những chuyên viên này đừng xử sự như chủ, nhưng như là những người trợ tá và cộng tác viên. Sự viện trợ vật chất cho các quốc gia đang phát triển chỉ thực hiện được nếu người ta thay đổi sâu rộng những đường lối thương mại hiện có trên thế giới. Hơn nữa, các quốc gia tiến bộ phải giúp cho các quốc gia đó những viện trợ khác nhau dưới hình thức tặng phẩm, cho vay hoặc đầu tư tài chánh. Một bên phải viện trợ cách quảng đại, chứ không vì tham lam, cũng như bên kia phải nhận với tất cả công minh.

Muốn xây dựng một nền kinh tế đích thực cho thế giới cần phải dập tắt lòng ham lợi quá đáng, những tham vọng quốc gia, những khao khát bá chủ về chính trị, mọi mưu tính về mặt quân sự cũng như mọi mưu mô nhằm tuyên truyền và bắt phải theo một ý thức hệ. Người ta đề ra nhiều hệ thống kinh tế và xã hội. Ước gì các nhà chuyên môn có thể dựa trên đó mà tìm ra những căn bản chung cho một nền mậu dịch quốc tế lành mạnh. Ðiều đó dễ đạt được nếu mỗi người từ bỏ thành kiến riêng và mau mắn đi tới đối thoại một cách chân thành.

86. Vài tiêu chuẩn thích hợp. Những tiêu chuẩn sau đây xem ra thích hợp cho việc cộng tác trên:

a) Các dân tộc đang phát triển cần phải chú tâm nhiều đến việc theo đuổi sự phát triển toàn vẹn cho người công dân; một cách rõ ràng và cương quyết, họ phải theo đuổi việc phát triển này như mục tiêu của sự tiến bộ. Họ phải nhớ rằng sự tiến bộ phát sinh và gia tăng trước hết là tùy thuộc ở sự làm việc và tài nghệ của chính dân tộc mình, nghĩa là sự tiến bộ không chỉ căn cứ vào viện trợ của ngoại bang, nhưng tiên vàn căn cứ vào việc khai thác đầy đủ những tài nguyên của xứ sở cũng như vào việc phát triển văn hóa và truyền thống riêng của mình. Trong vấn đề này, những ai có ảnh hưởng trên người khác hơn cả cần phải nêu gương hơn hết.

b) Bổn phận nặng nề nhất của các quốc gia tiến bộ là giúp đỡ các dân tộc đang phát triển chu toàn những phận vụ nói trên. Do đó, ngay trong quốc gia mình, họ phải thích nghi về mặt tinh thần cũng như vật chất cần thiết để thiết lập sự cộng tác đại đồng này.

Như thế, khi giao dịch với các quốc gia nghèo yếu hơn, họ phải quan tâm đặc biệt đến lợi ích của các quốc gia này: vì các quốc gia này sống còn là tùy ở nguồn lợi từ những sản phẩm bán ra.

c) Bổn phận của cộng đoàn quốc tế là phối hợp và cổ võ sự phát triển, tuy nhiên tài nguyên dành cho việc phát triển phải được phân phối hết sức hữu hiệu và hoàn toàn công bằng. Dù vẫn giữ nguyên tắc trách nhiệm bổ trợ, cộng đoàn quốc tế cũng phải điều hòa các mối bang giao kinh tế trên toàn thế giới, làm sao để các mối bang giao đó được thể hiện trong các quy tắc của công bình.

Phải thiết lập những tổ chức có thể cổ võ và điều hành những mậu dịch quốc tế nhất là với các quốc gia kém mở mang, để bù đắp những khuyết điểm do sự chênh lệch thái quá về thế lực giữa các quốc gia. Ðường lối tổ chức trên cùng với sự trợ giúp kỹ thuật, văn hóa và tài chánh, sẽ giúp các quốc gia đang phát triển có những phương tiện cần thiết để có thể mở mang kinh tế một cách thích hợp.

d) Trong nhiều trường hợp, nhu cầu cấp bách đòi hỏi phải xét lại các cơ cấu kinh tế và xã hội. Tuy nhiên phải coi chừng những giải pháp kỹ thuật chưa được chín mùi, nhất là những giải pháp đi ngược lại đặc tính thiêng liêng và sự phát triển con người, mặc dù đem lại cho con người những tiện ích vật chất: vì "con người không phải chỉ sống bằng cơm bánh nhưng còn bằng mọi lời từ miệng Thiên Chúa phán ra" (Mt 4,4). Bất cứ thành phần nào của gia đình nhân loại cũng đều mang trong mình và trong những truyền thống tốt đẹp nhất của mình một phần kho tàng thiêng liêng mà Thiên Chúa đã ủy thác cho nhân loại, dù cho nhiều người không biết nó phát xuất từ nguồn gốc nào.

87. Hợp tác quốc tế trong vấn đề gia tăng dân số. Sự hợp tác quốc tế là một vấn đề hết sức cần thiết, khi một số dân tộc ngày nay, không kể bao nhiêu khó khăn khác, còn rất thường gặp phải một số khó khăn đặc biệt nữa phát sinh từ sự gia tăng dân số quá nhanh. Nhờ sự hợp tác hoàn toàn và đắc lực của mọi quốc gia, nhất là những nước giàu, điều khẩn trương là phải nghiên cứu làm sao để có thể chuẩn bị và chia sẻ cho toàn thể nhân loại những gì cần thiết cho sự sống và cho việc giáo dục thích hợp của con người. Thực thế, một số quốc gia sẽ có thể cải thiện hoàn cảnh sinh sống của họ rất nhiều, nếu một khi được huấn luyện đầy đủ, họ chuyển từ những phương pháp canh tác nông nghiệp cổ hủ đến những kỹ thuật tối tân và biết áp dụng chúng vào những hoàn cảnh của họ với sự khôn khéo cần thiết; vả lại, nếu họ biết thiết lập một trật tự xã hội tốt đẹp hơn và phân chia đất đai một cách công bình hơn.

Trong phạm vi thẩm quyền của mình, dĩ nhiên chính phủ có quyền và có bổn phận đối với vấn đề dân số trong quốc gia mình: chẳng hạn vấn đề liên quan đến luật xã hội và gia đình, vấn đề di dân từ thôn quê về thành thị, vấn đề thông tin về tình hình và nhu cầu quốc gia. Ngày nay, người ta chú trọng rất nhiều đến vấn đề này, do đó, ước gì những người công giáo chuyên môn trong lãnh vực này, nhất là trong các Ðại Học, hãy kiên nhẫn theo đuổi và phát huy sâu rộng những nghiên cứu cũng như những công cuộc của họ.

Nhiều người quả quyết rằng sự gia tăng dân số trên thế giới hay ít ra tại một vài quốc gia cần phải được giảm thiểu hoàn toàn bằng mọi phương tiện và bằng bất cứ sự can thiệp nào của chính quyền. Do đó, Công Ðồng khuyến cáo mọi người nên đề phòng những giải pháp đi ngược lại luật luân lý 96* đang được đề cao một cách công khai hay riêng tư và đôi khi có tính cách bắt buộc. Vì quyền kết hôn và sinh sản là quyền bất khả di nhượng của con người, cho nên việc định đoạt số con cái sẽ sinh ra tùy thuộc ở phán đoán thẳng thắn của cha mẹ chứ không thể nào ủy thác cho sự quyết định của chính quyền. Nhưng sự phán đoán của cha mẹ giả thiết là họ phải có một lương tâm được huấn luyện ngay thẳng, do đó điều quan trọng là làm sao cho mọi người đạt được một trình độ trách nhiệm đứng đắn và thật sự của một con người, một trách nhiệm biết tôn trọng luật Thiên Chúa mà vẫn không bỏ quên hoàn cảnh và thời đại. Ðiều này còn đòi hỏi phải cải thiện khắp nơi tình trạng giáo dục và xã hội, nhất là cần phải có một nền giáo dục tôn giáo hay ít ra phải có một nền giáo dục đầy đủ về luân lý. Hơn nữa, dân chúng cần phải được hiểu biết cẩn thận về những tiến bộ khoa học trong việc tìm kiếm các phương pháp có thể giúp đôi vợ chồng điều hòa sinh sản, miễn là các phương pháp này được chứng minh rõ ràng là chắc chắn và được nhìn nhận là phù hợp với trật tự luân lý.

88. Bổn phận của Kitô hữu trong việc cứu trợ. Người Kitô hữu phải sẵn sàng và hết lòng cộng tác xây dựng trật tự quốc tế, một thứ trật tự tôn trọng những quyền tự do hợp pháp và tình bằng hữu huynh đệ với hết mọi người. Họ càng phải sẵn sàng thực hiện công cuộc ấy hơn nữa, vì hiện thời đại đa số nhân loại còn đang đau khổ bần cùng đến nỗi chính Chúa Kitô hiện thân trong kẻ nghèo khổ như đang lớn tiếng đòi hỏi các môn đệ của Người phải bác ái. Vậy phải tránh gương mù của một số quốc gia mà đa số dân chúng thường mang danh Kitô hữu, đang thản nhiên hưởng thụ quá nhiều của cải trong lúc nhiều quốc gia khác sống thiếu thốn cùng cực, bị đói khát, bệnh tật và đủ mọi thứ bất hạnh dày vò. Tinh thần khó nghèo và bác ái mới là vinh dự và dấu chứng của Giáo Hội Chúa Kitô.

Thế nên, phải khen ngợi và cổ võ những người Kitô hữu, nhất là các bạn trẻ, tự nguyện hiến thân phục vụ tha nhân và các quốc gia khác. Lại nữa, bổn phận của toàn thể Dân Chúa là theo gương lành và lời giảng dạy của các Giám Mục để tùy sức xoa dịu những khốn cùng của thời đại này, chẳng những với phần thặng dư mà còn cả phần thiết dụng của mình nữa như Giáo Hội thời xưa quen làm.

Cách lạc quyên và phân phối viện trợ, dù không được tổ chức chặt chẽ và đồng nhất thì ít nữa cũng phải được thực hiện cách đứng đắn trong các giáo phận, các quốc gia và trên toàn thế giới; ở bất cứ nơi nào xem ra thuận tiện, hoạt động của Công Giáo phải hợp tác chặt chẽ với các anh em Kitô hữu khác. Tinh thần bác ái chẳng những không ngăn trở mà còn đòi hỏi việc tiên liệu và tổ chức hoạt động xã hội cũng như từ thiện cho quy củ. Vì thế, những người tình nguyện dấn thân phục vụ các quốc gia đang phát triển cần phải được huấn luyện trong các trường chuyên môn để họ trở thành những cán bộ thành thạo.

89. Sự hiện diện hữu hiệu của Giáo Hội trong cộng đoàn quốc tế. Dựa vào sứ mệnh Chúa ủy thác, Giáo Hội rao giảng Phúc Âm cho mọi người và phân phát các kho tàng ân sủng; và ở bất cứ nơi nào trên hoàn cầu, Giáo Hội cũng góp phần củng cố hòa bình và thiết lập nền tảng vững chắc cho sự liên đới huynh đệ của con người và của các dân tộc: nền tảng này làm cho mọi người hiểu biết về luật Thiên Chúa và luật tự nhiên. Vì thế, Giáo Hội nhất thiết phải có mặt ngay giữa lòng các dân tộc để khơi động và thôi thúc sự hợp tác giữa mọi người và Giáo Hội hoạt động được vậy là nhờ các cơ quan chính thức của mình, cũng như nhờ sự cộng tác tận lực và chân thành của mọi Kitô hữu, chỉ theo đuổi một ước nguyện là phục vụ tất cả mọi người.

Kết quả sẽ bảo đảm hơn, nếu chính các tín hữu ý thức trách nhiệm làm người và làm Kitô hữu, cố gắng thúc đẩy ước muốn sẵn sàng cộng tác với cộng đoàn quốc tế ngay trong môi trường sinh hoạt của mình. Về vấn đề này nên đặc biệt chú tâm đào tạo các thế hệ trẻ trong khi giáo dục tôn giáo cũng như huấn luyện công dân.

90. Vai trò của các Kitô hữu trong những tổ chức quốc tế. Công cuộc hợp tác cá nhân hay tập thể với chính những tổ chức hiện có hay sắp thành hình nhằm cổ võ việc hợp tác giữa các quốc gia là một hình thức hoạt động quốc tế tuyệt hảo của các Kitô hữu. Lại nữa, những hiệp hội công giáo quốc tế khác nhau còn có thể góp sức bằng nhiều cách để xây dựng một cộng đoàn các dân tộc trong hòa bình và huynh đệ. Phải củng cố các hiệp hội này bằng cách gia tăng số hội viên đã được huấn luyện kỹ lưỡng, bằng cách giúp đỡ các phương tiện cần thiết cũng như phối hợp chặt chẽ các năng lực. Thật vậy, thời đại chúng ta đòi hỏi sáng kiến tập thể để hoạt động hữu hiệu và thỏa mãn nhu cầu đối thoại. Lại nữa, những hình thức tổ chức ấy góp phần không ít vào việc gia tăng ý thức đại đồng là điều rất hợp với người công giáo, cũng như vào việc khai sinh ý thức liên đới và trách nhiệm quốc tế thực sự.

Sau cùng, ước mong rằng người công giáo tìm cách hợp tác tích cực và thiết thực hoặc với các anh em ly khai cùng tuyên xưng một tình bác ái Phúc Âm, hoặc với tất cả mọi người đang khao khát hòa bình chân chính, để chu toàn đứng đắn nghĩa vụ của mình trong cộng đoàn quốc tế.

Ngày nay, nhìn nỗi thống khổ bao la đang đè nặng trên đa số nhân loại và để cổ võ sự công chính, đồng thời cổ võ tình yêu Chúa Kitô đối với người nghèo khổ ở khắp nơi, Công Ðồng cho là rất đáng mong ước việc thiết lập một cơ quan chung cho toàn thể Giáo Hội, có nhiệm vụ thôi thúc cộng đoàn công giáo hầu cổ võ sự phát triển trong các vùng nghèo khổ cũng như cổ võ công bình xã hội giữa các quốc gia. 97*

 

_____________

Chú Thích:

94* Xây dựng hòa bình là công việc của mọi người chúng ta, nhất là của tín hữu, bởi vì dư luận càng ngày càng có ảnh hưởng trên các nhà cầm quyền. Theo lời chỉ dẫn của Công Ðồng, Ðức Phaolô VI nhiều lần đã nhấn mạnh rằng ta phải đổi mới tâm trạng bằng cách tiêu hủy tính ích kỷ, sự bạo động, sự xâm phạm quyền lợi của người khác (8-12-1967), và bằng cách từ bỏ sự xung đột tư tưởng cũng như xu hướng bản năng kiêu căng và vô nhân đạo (1-1-1968). Trái lại, phải tìm kiếm tinh thần mới: đề cao nhiệm vụ và lòng tôn trọng tha nhân, tình huynh đệ, công bằng, thương yêu, tự do về khía cạnh dân sự, văn hóa, luân lý và tôn giáo (8-12-1967). Ðức Phaolô trông mong ở giới trẻ không biết bi quan (1-1-1968). Tất cả những ai đã phải khổ sở cũng như đã bị tử thương vì chiến tranh, đều kêu gào và đòi hỏi chúng ta phải có tinh thần mới đó. Và nhất là Chúa Kitô đã nhập thể và đã tuyên bố rằng mọi người đều là anh em với nhau, đã giảng dạy giá trị thánh thiện của mạng sống và của việc tha thứ cho nhau; Người đòi hỏi phải có tâm trạng đổi mới ấy (1-1-1968)... Trong Thông Ðiệp Pacem in terris, Ðức Gioan XXIII đã nhấn mạnh nền tảng hòa bình cốt tại trật tự tự nhiên do chân thật, công bằng, thương yêu và tự do tạo nên. Bốn nhân đức ấy sẽ giúp đỡ không những cá nhân với cá nhân mà còn cá nhân với cộng đoàn chính trị, cũng như các quốc gia với nhau và với cộng đoàn quốc tế.

5 Xem 2Cor 6,2.

95* Trong phần hai này, Công Ðồng nhấn mạnh nhiều nhất đến sự cộng tác với nhau trong lãnh vực kinh tế. "Sự phát triển là danh hiệu mới của hòa bình" (Phaolô VI, Populorum Progressio, số 87). Không phải vì khi có đầy đủ mọi sự vật chất đã là hết tất cả các nguyên nhân (sự bất công, ích kỷ, tham lam, kiêu căng...) có thể gây nên chiến tranh, nhưng vì trường hợp thiếu bình đẳng giữa các dân tộc là một trong các nguyên nhân quan trọng nhất gây nên sự bất công cũng như tinh thần đố kỵ (PP., số 55).

96* Nếu dân số gia tăng quá mau, những nỗ lực để phát triển mức độ kinh tế có thể bị ngăn chặn rất nhiều (PP., số 37). Công Ðồng nhắc lại một số phương pháp có thể giúp giải quyết vấn đề đó: a) Nhờ sự cộng tác của các dân tộc, nhất là dân tộc tiền tiến, để tìm cách sinh nhai và nâng cao mức độ học thức, b) canh tân phương pháp trong lãnh vực nông nghiệp, c) đổi mới trật tự xã hội, d) phân chia lại ruộng đất cách công bình hơn, e) nhờ pháp luật gia đình và xã hội, f) nhờ chính sách di dân, g) nhờ sự truyền tin về tình hình quốc gia, h) nhờ công việc nghiên cứu kinh tế xã hội tại các viện đại học...

Dĩ nhiên các phương pháp đó lúc đầu đòi hỏi món tiền rất lớn. Bởi vậy các chính phủ có thể có khuynh hướng bắt buộc công dân áp dụng phương pháp tận gốc: làm chậm sự gia tăng dân số bằng những phương pháp vi phạm đến nhân phẩm: "Mỗi mỹ kim chúng ta cung cấp để hạn chế sinh sản giúp chúng ta tiết kiệm được hơn, một trăm mỹ kim mà chúng ta sẽ phải chi phí để phát triển nền kinh tế lạc hậu". Câu nói này của Tổng Thống Hoa Kỳ Johnson, cũng như chương trình hạn chế sinh sản tại một số quốc gia như Ấn Ðộ, Ðài Loan, v.v... khiến ta ý thức về sự hợp thời của lời cảnh cáo do Công Ðồng tuyên bố. Riêng về nạn đói, là vấn đề đã làm cho giới trách nhiệm phải lo lắng rất nhiều mấy năm trước đây, báo Time (3-10-1969, 22) viết: "...kỹ thuật nông thôn đã chứng tỏ rằng sự sản xuất thực phẩm có thể lớn hơn sự gia tăng dân số". Thực sự, nhiều lúc vấn đề không phải là vấn đề sản xuất nhưng là vấn đề chuyên chở, phân phối, giá thị trường, và vấn đề tổ chức cũng như cộng tác giữa các quốc gia.

97* Ngày 7-7-1966, Ðức Phaolô VI đã chỉ định một ủy ban lâm thời với nhiệm vụ dự thảo đường lối thực hiện ý muốn của Công Ðồng. Rồi ngày 6-1-1967, Ðức Giáo Hoàng đã thiết lập ủy ban nghiên cứu "Công Lý và Hòa Bình" tại Vaticanô. Ủy ban chuyên tâm khảo cứu những vấn đề thiết thực mới thành hình liên can đến thế giới.

Ðược ủy ban khuyến khích, Hội Ðồng các Giám Mục Việt Nam họp tại Sàigòn vào đầu năm 1969 đã chỉ thị thành lập phong trào Công Lý Hòa Bình tại Việt Nam nhằm đem Giáo Hội vào thế giới ngày nay và góp phần vào cuộc đại cách mạng thế giới. Ðây không phải là cuộc cách mạng chính trị, nhưng là một cuộc cách mạng nhân bản và tôn giáo: làm sao để không còn phân biệt lối sống đạo trong nhà thờ và sinh hoạt trần thế ngoài nhà thờ nữa. Trong cuộc cách mạng này phải có ý thức tôn giáo, ý thức công dân, ý thức cải tiến.

 
VỀ MỤC LỤC
TẠI SAO PHẢI LÀM VIỆC ĐỀN TỘI SAU KHI XƯNG TỘI?
   

Hỏi: Liên quan đến việc xưng tội, xin Cha giải thích thêm điều này: Sau khi đã thật lòng xưng tội với linh mục  thì Chúa đã tha thứ hết mọi tội rồi. Vậy tại sao còn phải làm việc “đền tội” sau đó? Như vậy có phải Chúa không tha hết hay tha có điều kiện  hay sao? 

Trả lời: 

Trước hết, tôi cần nói lại một lần nữa  về tội và lòng thương xót, tha thứ của Chúa, là Cha rất nhân từ. Người chê ghét mội tội lỗi, nhưng lại yêu thương người có tội biết ăn năn, sám hối.

Do hậu quả của tội Nguyên tổ (Original sin), bản chất con người đã trở nên yếu đuối  và rất dễ sa ngã, mặc dù  được tái sinh qua phép rửa, được tha thứ một lần khỏi tội nguyên tổ và mọi tội cá nhân khác. Nhưng sau đó, chính vì bản chất yếu đuối nói trên cộng thêm sự cám dỗ mãnh liệt của ma quỉ và gương xấu của thế gian, mà  con người vẫn còn nguy cơ phạm tội cá nhân nhiều lần nữa. Nguy cơ này  kéo dài suốt cả đời người cho đến giờ hấp hối trên giường bệnh. Và chỉ khi linh hồn ra khỏi xác, con người mới hết nguy cơ bị cám dỗ và phạm tội mà thôi. 

Vì thế, Chúa Giêsu đã dạy các Tông Đồ rằng: “Anh  em hãy canh thức mà cầu nguyện để khỏi lâm vào cơn cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu đuối.” (Mt 26:41). 

Thánh Phêrô cũng cảnh cáo chúng ta về nguy cơ của tội đến từ ma quỉ như sau: “Anh  em hãy sống tiết độ và tỉnh thức vì ma quỉ, thù địch của anh  em, như sư tử gầm thét rảo quanh tìm mồi cấu xé.” ( 1Pr 5:8)  

Như thế, tội lỗi là một thực trạng của con người sống trên trần thế này. Chính vì vậy mà Chúa Giêsu, trước khi về Trời, đã lập bí tích Hoà Giải để giúp con người  giao hoà lại với Thiên Chúa sau khi đã lỡ phạm tội vì yếu đuối và vì ‘sa chước” cảm dỗ. Chúa đã trao cho các Tông Đồ và những người kế vị quyền tha tội cho mọi hối nhân như sau: “Anh  em tha tội cho ai thì người ấy được tha. Anh  em cầm giữ ai thì người ấy bị cầm giữ.” ( Ga 20:23) 

Đây là nền tảng thần học và kinh thánh  của bí tích Hoà giải (xưng tội) qua đó Chúa Kitô  tiếp tục tha tội cho chúng ta  qua sứ vụ của các thừa tác viên có chức thánh là Giám Mục và Linh mục. 

Theo giáo lý của Giáo Hội, tội được chia ra làm hai loại: tội trọng (mortal sin) và tội nhẹ (venial sin). Nhưng mọi tội đều có thể  được tha, nếu thực tâm thống hối và còn tin tưởng vào lòng thương xót của Chúa. Riêng  tội phạm đến Đức Chúa Thánh Thần, tức là tội chối bỏ Thiên Chúa hoàn toàn thì không thể tha được, vì kẻ đã chối Chúa, không tin  có Chúa thì chạy đến với ai mà xin tha thứ  được? (x. Mc 3:28-29).

Nhưng sau khi được tha mọi tội qua bí tích hòa giải, hối nhân vẫn còn phải làm một số việc lành để đền tội theo chỉ dẫn của cha giải tội. Lý do là :

Ơn tha tội xoá mọi  tội lỗi, nhưng không sửa chữa được những xáo trộn mà tội đã gây ra” như  Thánh  Công Đồng Trentinô đã dạy. (x SGLCG, số 1459). 

Nói khác đi, khi ta thành tâm xưng tội, thì tội được tha và giúp ta lấy lại tình thân với Chúa. Nhưng phải làm một số việc lành tương xứng để đền bù lại. Thí dụ, lấy của ai cái gì, thì  phải trả lại người ấy cách nào đó vì phép công bằng đòi buộc như vậy. Giết  người không thể đền mạng được, nhưng phải làm việc gì có giá trị bảo vệ sự sống để đền bù lại. Nghĩa là không thể đọc năm ba kinh Lậy Cha, Kính Mừng để đền tội giết người hay làm thiệt hại danh dự và tài sản của người khác được. Đây là việc “đền tội = penance” mà các cha giải tội đòi hối nhân phải làm  để sửa chữa những hậu quả do tội gây ra, sau khi đã xưng và được tha qua ơn phép  tha tội (absolution). 

Mặt khác, cũng theo giáo lý của Giáo Hội, thì tội mang lại hai hậu sau đây, tùy mức phạm là nặng hay nhẹ: 

Tội trọng làm mất tức khắc  sự hiệp thông (communion) với Chúa là tình yêu; và nếu chết không kịp sám hối và được tha  qua bí tích hoà giải thì sẽ phải chịu án phạt đời đời trong nơi gọi là hoả ngục. (x. SGLCG,số 1033-35). Tội nhẹ không cắt đứt sự hiệp thông với Chúa nhưng cũng gây thương tổn phần nào cho sự hiệp thông này nên cũng cần được tha thứ và thanh tẩy. 

Cả hai loại tội trọng  và tội nhẹ, sau khi được tha qua bí tích hoà giải, đều để lại hậu quả xáo trộn nhiều ít trong tâm hồn hối nhân như Thánh Công Đồng Trentinô đã dạy trên đây.

Vì thế, hối nhân cần được thanh tẩy mọi hậu quả của tội  qua việc “đền tội” để xoá đi cái gọi là “hình phạt hữu hạn = temporal punishment” sau khi tội được tha nhờ bí tích hoà giải. Việc đền tội này,  nếu không làm đầy đủ khi còn sống thì phải được thanh luyện sau khi chết  trong nơi gọi là “Luyện tội = Purgatory”. Và đây là lý do vì sao Giáo Hội daỵ các tín hữu còn sống phải  làm việc lành và cầu nguyện cho các linh hồn nơi luyện tội để giúp họ mau thoát khỏi hình phạt hữu hạn nói trên để gia nhập hàng ngũ các Thánh trên Thiên Đàng, hưởng Nhan Thánh Chúa đời đời. 

Hình phạt hữu hạn không phải là sự “trả thù” của Thiên Chúa. Cũng không phải vì Chúa không tha thứ hoàn hoàn cho con người mà vì hậu quả của tội gây ra cho hối nhân cần được sửa chữa mà thôi. (x. SGLGH CG,số 1472). 

Nói cách cụ thể, ta có thể tạm dùng hình ảnh này để minh họa cho điều vừa giải thích trên đây:  tội lỗi được ví như những cái đinh (nails) đóng vào tường. Khi đinh được gỡ đi thì để lại những lỗ hổng to hay nhỏ trên tường tùy đinh to hay nhỏ. Ví thế, phải lấp các lỗ này sau khi đinh được tháo gỡ để mặt tường được nhẵn nhụi, phẳng phiu trở lại. Việc đền tội cũng được ví tương tự như vậy. Sau khi được tha, tội ví như đinh được rút ra khỏi tường nhưng lổ hổng còn để lại. Vậy phải lấp các lỗ hổng này bằng việc đền tội để tẩy xoá đi những hậu quả do tội để lại trong tâm hồn hối nhân. 

Đó là lý do vì sao hối nhân phải làm việc “đền tội” sau khi đã xưng các tội nặng nhẹ với thừa tác viên có chức thánh là Giám mục hay lịnh mục, tức những người được quyền tha tội nhân danh Chúa Kitô (in personna Christi) như Giáo Hội dạy.

Cũng cần nói thêm một lần nữa là xưng tội và đề tội rồi, thì phải quyết tâm chừa bỏ tội lỗi để luôn sống trong tình yêu của Chúa.Nghĩa là không được lợi dụng lòng thương xót tha thứ của Chúa để cứ phạm tội rồi lại đi xưng tội. Làm như vậy là lạm  dụng lòng khoan dung của Chúa và làm hư phép giải tội. Cha giải tội có thể từ chối ban phép tha tội nếu biết hối nhân cứ xưng đi xưng lại một tội nhiều lần, nghĩa là không cố gắng chừa tội.

Ước mong giải thích này thoả mãn câu hỏi đưc đặt ra. 

LM Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

VỀ MỤC LỤC
ĐÃ ĐẾN LÚC?
 

+++

Ít năm về trước, ngày nó chưa gặp anh, người ta hay nghe nó thở than: “Chán quá! Chẳng biết làm gì cả.” Rồi bẵng đi một thời gian, không thấy mặt mũi nó đâu cả. Bà con bắt đầu hỏi thăm nhau xem nó ra sao nhưng không ai biết gì. Độ hai năm sau, người ta thấy nó xuất hiện ở khu phố thân quen. Vừa quan tâm vì là tình làng nghĩa xóm mà cũng vừa tò mò vì sự ‘biệt tăm’ của nó, bà con xúm lại hỏi: “Sao, dạo này khỏe không? Lâu nay đi đâu mà không thấy?”

Nó vui vẻ đáp: “Dạ, đi làm nhiều thứ lắm.”

Một đứa bạn cùng trang lứa hỏi chọc nó: “Thế kỳ này còn hay chán như hôm xưa không?”

“Không.”

“Thiệt không đó?”

“Thiệt. Tớ gặp một anh bạn. Anh nói tớ vô lý quá. Trên đời này có bao nhiêu việc mình có thể làm cho Chúa, cho mình, cho anh em. Để cho chán nản gặm nhấm mình thì chỉ làm mất thời gian quý báu trong quãng đời ngắn ngủi này.”

Bà con tròn xoe mắt. Thằng này đúng là khác xưa nhiều.

“Lúc mình không có gì làm thì có thể nghỉ ngơi, cầu nguyện, nói chuyện với Chúa, viết thư hỏi thăm ai đó, hay lên mạng kết nối với các bạn trẻ để đồng hành với họ, đi sinh hoạt giáo lý, đọc sách báo cập nhật kiến thức, hoặc tham gia các tổ chức từ thiện. À, biết đâu trong số người thân, bạn bè có ai đó đang cần một người để lắng nghe tâm sự. Mình có thể rủ người đó đi uống cà phê mà. Ôi, tóm lại thì có quá nhiều điều để làm. Bây giờ tớ chẳng còn thời gian để ngồi đó chán nữa. Đã đến lúc phải biết tận dụng thời gian quý báu trên thế gian này để làm những việc có ý nghĩa rồi.”  

+++

Thựa ngồi đây trong cô đơn. Đời cứ trống vắng thế nào ấy. Giá mà có ai đó ở đây để Thựa tâm sự những dồn nén trong lòng. Thựa thấy mình yếu quá. Thựa muốn có một bờ vai để tựa vào.

Reng reng reng. Chuông điện thoại reo.

“Alô. Thựa xin nghe.”

“Chào cậu, khoẻ không?” Đứa bạn gái cùng lớp hỏi thăm.

“Cũng bình thường. Còn cậu thế nào? Có gì không Toát?”

“À, nếu cậu rảnh tối nay thì rủ cậu đi dạy học cho các trẻ em mù chữ.”

Trời, tưởng nó rủ đi ăn chè chứ. Mừng hụt!

“Đi dạy học? Tớ đâu có khiếu sư phạm đâu!” Thựa ngại ngùng thoái thác.

“Đừng lo. Cách đây mấy tuần tớ cũng nghĩ y chang như cậu. Nhưng bây giờ thấy quen và thoải mái rồi. Khi đến với các em, mình chợt nhận ra mình có rất nhiều để cho đi. Hồi trước, như cậu biết đó, tớ hay tự ti mặc cảm, cô đơn buồn chán và muốn tìm ai đó để nương tựa mà quên mất rằng bản thân mình cũng có nhiều điểm mạnh độc đáo.”

“Ái chà, không gặp có một thời gian ngắn mà triết lý dữ à nha!”

“Hì hì hì…. Cảm ơn cậu quá khen! Nhưng tớ chợt nhận ra rằng đã đến lúc mình cần thoát khỏi việc dựa quá nhiều vào người khác vì thật ra mình đã có đủ kiến thức và kinh nghiệm để đứng trên đôi chân của chính mình, phải không Thựa? Tớ phát hiện ra một cách tốt để giải toả buồn chán: đó là mình trở thành một bờ vai cho người khác dựa chứ không như hồi trước cứ đi tìm một bờ vai để dựa. Lúc đó, như một phép màu, mình thấy bản thân tự nhiên mạnh mẽ hẳn lên.”

 +++

“Này chị, kỳ này sao không thấy ông xã của chị điều khiển ca đoàn giáo xứ nữa? Bao năm nay, nhờ anh ấy mà bầu khí Thánh Lễ sốt sắng vui tươi. Chúng tôi rất mến mộ tài năng và sự dấn thân quảng đại của anh. Hay là có ai làm cho chồng chị giận rồi bỏ vị trí này?”

“Dạ không, anh ấy đâu có giận ai. Anh vẫn rất vui vẻ mà.”

“Nhưng tôi thấy cái anh ca trưởng mới tuổi đời còn trẻ. Mấy bài hát đơn giản đôi khi còn vấp chỗ này chỗ nọ.”

“Làm ca trưởng để phục vụ Thánh Lễ luôn là niềm đam mê của chồng tôi từ hồi chúng tôi chưa cưới. Tôi biết chắc rằng việc từ bỏ đam mê này là một việc khó khăn đối với anh. Tôi cũng hỏi anh tại sao lại không tiếp tục làm ca trưởng nữa thì anh trả lời: “Phục vụ tha nhân có nhiều cách em ạ. Để cho người khác có cơ hội thể hiện tài năng Chúa ban cũng là một cách phục vụ ý nghĩa lắm đấy chứ. Đã đến lúc anh cần làm điều khó hơn này….” Bây giờ anh vui vẻ ngồi hát chung với các anh chị em ca viên khác. Thỉnh thoảng tôi vẫn thấy anh rủ em ca trưởng mới đi uống cà phê. Thấy tôi có vẻ thắc mắc về việc này, anh ấy giải thích là đi để cùng chia sẻ kinh nghiệm trong nghề với nhau. Anh em ngồi tâm sự riêng với nhau thì tiện hơn là góp ý trước mặt đám đông.”

+++

“Bác ơi, con buồn quá!”

“Chuyện gì xảy ra vậy con?”

“Thưa bác, con đã cố gắng làm tốt bổn phận mà sao nhiều người cứ vẫn trách móc con. Con đã ráng hết sức rồi mà họ vẫn chẳng hài lòng. Con đuối quá bác ơi! Cứ bị hiểu lầm hoài à. Hu hu hu….”

“Này con, bình tĩnh nghe bác nói. Vì hôm nay bác bận nhiều việc nên bác nói vắn tắt với con một vài điều đơn sơ sau đây. Có thể con sẽ bị sốc nhưng bác cũng vẫn nói. Thứ nhất, chuyện hiểu lầm là chuyện vẫn xảy ra hằng ngày. Tại sao? Có nhiều lý do. Ví dụ: tầm nhìn con người có lắm giới hạn; người ta lại có khuynh hướng phán đoán khá nhanh dựa vào bề ngoài. Đó là chưa nói đến khía cạnh tâm lý gọi là “cơ chế tự vệ” bên trong người ta. Con thử quan sát một chút thì sẽ nhận ra hiện tượng một người tỏ ra rất mạnh mẽ bên ngoài nhưng bên trong lại khá yếu đuối. Người ta thường có những nỗi sợ bên trong mà bản thân họ không đủ can đảm để đối diện nên một cách vô thức họ phóng chiếu ra bên ngoài lên người khác. Nói cách khác, họ dùng cái mạnh (bạo lực) bên ngoài để cân bằng cái yếu bên trong. Điều này cũng thông thường thôi con. Chẳng có gì lạ dưới ánh mặt trời. Nếu mà xét kỹ, họ đáng thương hơn đáng ghét, đáng buồn hơn đáng trách, con à.”

“Dạ, con đang lắng nghe bác nói đây.”

“Thứ hai, cuộc đời mỗi người là để dành cho hạnh phúc và chẳng ai sống thay người khác được. Đã đến lúc con cần nhìn nhận thực tế rằng con sẽ không thể nào làm vui lòng tất cả mọi người được. Mà đâu nhất thiết phải làm vậy, phải không con? À, Thầy Giêsu nhà mình đâu có làm như thế. Vậy mình cứ noi gương Thầy là sống yêu thương dưới sự hướng dẫn của Lời Chúa, của lương tâm tốt lành, con nhé. Người ta hiểu thế nào thì là chuyện của họ. Nếu cần thì bình tĩnh giải thích sự việc. Họ hiểu ra và chấp nhận thì tốt. Nếu không thì ta cần vững tâm, bình an mà tiếp tục làm những điều tích cực. Thật là vô lý khi để khuôn mặt dễ thương của mình nhăn nhó theo sự nhăn nhó của người khác, phải không con? Thêm nữa, chuyện gì đã qua thì cho nó qua luôn. Chúng ta phải cẩn thận đừng để quá khứ tiêu cực ám ảnh, cướp đi ân sủng và niềm vui của giây phút hiện tại.”

+++

“Chuyện gì mà có vẻ bực vậy bồ?”

“Nó đúng là đồ vô ơn, ăn cháo đá bát. Lúc còn nghèo khổ, khó khăn thì gần gũi thân mật. Bây giờ thì chẳng thấy hỏi han thăm viếng. Mình chẳng còn là cái thá gì trong mắt nó. Biết vậy, mặc xác nó để giờ khỏi phải mệt cái đầu.”

“Có cần phải khổ tâm quá vậy không bồ? Mình cảm thông với tâm trạng của bồ nhưng xin cho mình hỏi thật. Mình xin lỗi trước nếu có làm bồ bực tức thêm hay buồn giận mình nha. Mình hỏi: Hồi trước việc bồ giúp đỡ nó xuất phát từ động cơ nào? Để yêu thương phục vụ vô vị lợi hay để được người ta mang ơn? Đã đến lúc bồ cần đặt thẳng vấn đề này với bản thân để việc phục vụ của bồ không trở thành gánh nặng trong tương lai. Thầy Giêsu đã chẳng truyền dạy một cách rõ ràng: “Khi giúp đỡ kẻ khó khăn, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm”(Mt 6:3) đó sao? Nếu bồ không phiền lòng, cho tớ nói thẳng suy nghĩ của mình: được phục vụ người khác là một diễm phúc cho chính mình đó bồ.”

+++

“Má ơi, đừng bỏ con lúc này! Hu hu hu…. Má ơi….” Con nức nở, cầm chặt tay má vì sợ mất má.

“Con yêu của má,” má thì thào, “cuộc hành trình của má đã gần hoàn thành rồi. Đã đến lúc má cần con giúp má đi phần kế tiếp của cuộc đời. Ngày nào đó, con cũng sẽ trao nó lại cho con của con. “Sông có khúc, người có lúc”, con à. Bình an nhé con yêu để má có thể đi bình an. Má về với Chúa và má con ta sẽ gặp lại…. Chúa ơi, con đã sẵn sàng. Xin phù hộ cho con của con! Amen.”

+++

Khi Thiên Chúa tình yêu thấy đã đến lúc bày tỏ hoàn toàn dung mạo của Người cho nhân loại trên hành tinh này, nghĩa là “khi thời gian đến hồi viên mãn, Thiên Chúa đã gửi Con mình tới”, sinh bởi cung lòng mẹ Maria để cứu nhân loại khỏi tội lỗi. Thiên Chúa quá yêu thế gian, ngay cả Con Yêu Dấu nhất của mình cũng sẵn sàng hy sinh.  (xem Ga-lát 4:4; Mát-thêu 1:21; Gioan 3:16)

… Khi ấy, Ðức Giêsu ngước mắt lên trời và nói rằng: "Lạy Cha, giờ đã đến! Xin Cha tôn vinh Con Cha để Con Cha tôn vinh Cha. Thật vậy, Cha đã ban cho Người quyền trên mọi phàm nhân là để Người ban sự sống đời đời cho tất cả những ai Cha đã ban cho Người. Mà sự sống đời đời đó là họ nhận biết Cha, Thiên Chúa duy nhất và chân thật, và nhận biết Ðấng Cha đã sai đến, là Giêsu Kitô.” Giờ của Thầy Giêsu đã đến, đây là giờ để tôn vinh Thiên Chúa trong tình yêu tự hiến cho con người, ngay cả cho những kẻ ngu muội, ác độc. Giờ ấy, Thầy Giêsu đã sống trọn vẹn yêu thương, ngay cả trong đau khổ tột cùng của thập giá. Giờ ấy, Thiên Chúa đã trao hết những gì quý giá nhất cho bạn và cho mình. 

+++

Bây giờ là giờ của chúng ta. Ta đang có rất nhiều ân sủng của Chúa. Người luôn ở bên ta để hỗ trợ. Vậy lúc này ta có cần làm gì để cuộc đời mình đẹp hơn, vui hơn, ý nghĩa hơn không nhỉ? 

Giuse Việt, O.Carm.

 

It’s time?

+++

A few years ago, before the day he met a friend, people often heard him complaining: “It’s so boring! I don’t know what to do.” Then they didn’t see him for quite a while. They began to ask one another questions about his absence. But no one knew anything. Two years later, they saw him again in town. People, out of care and also cusiosity, asked him:

“How are you? Where have you been?”

He replied with a smile: “Oh, I’ve been doing lots of things.”

One of his peers teased him: “So, are you still bored like before?”

“No.”

“Really?”

“Yeah. I met a friend. He said I was stupid. There were so many things that we could do for God, for ourselves and for others. Sitting there letting boredom occupy us is just a waste of the precious time we have in this short life.”

Everyone was looking at him with eyes wide opened. This guy was really different now.

“When we feel we don’t have anything to do, we can always rest, pray, talk to God, or write a letter to someone, get online to accompany other young people, take part in the catechism program of the parish, read a book to broaden our knowledge, or participate in charity works. Ah, who knows one of our friend may be in need of consolation. We can ask him out for a coffee so he can share his stories. Anyway, there are a lot of things we can do. Now I have no time for boredom. It’s time to take advantage of the precious time in this life to do something meaningful.”

+++

Libedepe is sitting in loneliness, feeling empty inside. She wishes to have someone here so she could share her burdens. She feels weak. She needs a shoulder to rely on.

Ring ring ring. The telephone rings.

“Hello. It’s Libedepe speaking.”

 “Hello. How are you?” one of her classmates greets her.

“As normal. How about you? Anything new, Fread?

“Ah, if you’re free this evening, go teach the illiterate children with me.”

“Teaching? You know I don’t have pedagogical skills!” Libedepe responded reluctantly.

“Don’t worry. I felt the same a few weeks ago. But now I am used to the work and feel comfortable. When being with them, I realize I have a lot to give. As you know, I used to feel inferior, lonely, sad very often. I wanted to find someone to lean on so much that I forgot that I also had many great strengths.”

“Wow, you’ve changed quite a bit after a short while huh!”

“He he he…. Thanks for the compliment! But I realized that it was time to free myself from the need to lean too much on someone because I actually had enough knowledge and experience to stand on my own feet. I discovered that one way to liberate myself from sadness or loneliness is to become a shoulder for others to rely on, and not to keep looking for one as before. Then it was like a miracle, I felt strong and firm inside.”

+++

“Hi there, why don’t I see your husband conduct the parish choir anymore? Thanks to him, the Mass has been great. We all admire his talents and generous commitments. Did anyone make him upset or something?”

“No, he is not angry with anyone. He is still very cheerful as usual.”

 “But the new music minister is quite young. He even makes mistakes with simple songs.”

“I know that being a music director in the church has always been a passion of my husband, way back to the time before our mariage. I am sure that giving up this position is a great difficulty for him. I asked him about it, he answered: “There are different ways to serve others. Giving others to have an opportunity to manifest their talents that God has given them is a meaningful way to serve. It’s time for me to practice this more difficult thing….” Now he is happy to sit and sing with other members of the choir. Sometimes I saw him go with the new music director to the coffee shop. Feeling I was a little curious about this, he told me that they went there to exchange their professional experiences. There are things that it’s better to discuss in private than in front of many people.

+++

“Uncle, I’m so sad!”

“What happened to you, my niece?”

“Uncle, I’ve tried my best to carry out my duty but people still complain. I’ve tried the best I could but they are still not content. I’m so exhausted! Always misunderstood…. [weeping]”

“Calm down and listen to me, my dear. I am busy today so I will briefly tell you some simple things. They may sound shocking to you but let me say it anyway. First, misunderstanding is a popular thing. Why? There are many reasons. For example, the human vision is quite limited; and plus, human beings tend to judge quickly by the appearance, not mention the so-called “defense mechanism” inside each person. Observe what happens around you and you will recognize a ‘phenomenon’ where a person can look rather strong outside but in fact is quite weak inside. People often have fears in them that they don’t have enough courage to face, and so, unconsciously, they project them onto others. In other words, they use external strengths to balance internal weaknesses. This is also a common phenomenon. There is nothing new under the sun. When we think about this carefully, we may realize that they deserve our compassion than our hatred, our sympathy than our accusation.”

“Yes, I am listening, uncle.”

“Second, each person deserves happiness and noone can live the life of someone else. It’s time for you to realize that you cannot please everyone. It isn’t necessary to do so, is it? Ah, our Master Jesus didn’t do so either. Therefore, we may want to imitate Him by living a life of love under the guidance of God’s word and a good conscience. How people will interpret our loving way of life and our good intentions is their business. If necessary, we can calmly give them an explanation. If they understand and accept it, it is great. If not, let’s continue to maintain our inner peace and do good. It’s foolish that we let the frown of someone’s face distort the beauty of our face, right? Besides, let the past pass. We should be very careful not to allow a negative experience of the past take away the grace and joy of the present.

+++

“What happened that you look so upset, dear?”

“She is an ungrateful girl. When she was poor and in difficulty, she was nice and sweet. Now, she acts as if I didn’t even exist. I’m nobody. If I had known this before, I wouldn’t even have cared.”

“Hey, should you be that upset? I understand your feeling now, but my dear, allow me to say it straightforward. I’m sorry if my words make you more upset. OK, from what motive did you help her? To love and serve unconditionally or to gain gratitude from her? It’s time that you needed to get a clear answer for yourself so you won’t be burdened by your unacknowledged service in the future. Didn’t Jesus teach us clearly “when you give to the needy, do not let your left hand know what your right hand is doing” (Mt 6:3)? If you could bear with me, please allow me to share my view as follows: Having an opportunity to serve others is a blessing for ourselves, my dear!

+++

“Mom, don’t leave me now! Mom…” the daughter is weeping heartily, holding her mother’s hand.

“My dear child,” the mother whispers softly, “my journey is about to finish. It’s time for me to need you to help walk the next part of the road. One day, you will also need to hand it on to your children. “Every day is not Saturday”, my dear. Be at peace so I can go in peace. I am returning to God and we will see each other again…. My God, I am ready. Please take care of my child! Amen.”

+++

When the loving God judged it to be the right moment to totally reveal Himself to human beings in this plannet, meaning “when the fullness of the time came, God sent forth His Son,” born of Mary, to save them from sin. “God so loved the world” that God sacrificed even His Only Beloved Son. (see Galatians 4:4; Matthiew 1:21; John 3:16)

… At that time, Jesus looked toward heaven and prayed: Father, the time has come. Glorify your Son, that your Son may glorify you. For you granted him authority over all people that he might give eternal life to all those you have given him. Now this is eternal life: that they may know you, the only true God, and Jesus Christ, whom you have sent.” (John 17:1-3)  The time of Jesus came, the moment to glorify God in His love for human beings, even for the ignorant and the evil. Jesus lived that moment of love to the full, even in the worst suffering of the cross. That moment, God gave His very best to you and me so that we can flourish.

+++

Now is our time. We have lots of God’s grace in us. God is always there to help. Then do we need to do something to make our life more beautiful, joyful and meaningful? 

Joseph Viet, O.Carm.

 

 
VỀ MỤC LỤC
CHA GIÁM TỈNH DCCT MỪNG LỄ THÁNH TỔ AN PHONG
 

VRNs (01.08.2011) - Sài Gòn - Lễ Thánh An Phong năm 2011

Kính thưa anh em,

Xin gởi đến anh em những lời chào chúc huynh đệ trong ngày chúng ta mừng lễ Thánh Tổ Phụ An Phong. Xin Chúa ban nhiều ơn lành xuống trên anh em, trên các công việc tông đồ của anh em, để anh em mang ơn cứu độ chứa chan đến cho mọi người.

Anh em thân mến, nhắc đến người Cha chung, Thánh An Phong, chúng ta ý thức rằng chính ngài đã qui tụ chúng ta thành một gia đình. Chất kết dính chúng ta với nhau là tình huynh đệ, chính tình huynh đệ này mới là dấu chỉ làm chứng cho sứ vụ của chúng ta. Không yêu thương nhau, chúng ta lao nhọc chỉ tốn công vô ích.

Từ ngày khai sinh ra Tỉnh Dòng, thừa hưởng nền giáo dục của các thừa sai, các thế hệ cha anh, chúng ta đã sống khá trọn vẹn cách sống “tình gia thất”. Bước vào nhà Dòng, chúng ta là anh em ruột thịt của nhau, lấy tình thương làm dây liên kết, lấy nhà Dòng làm gia đình, cùng nhau chung vai sát cánh xây dựng Tỉnh Dòng. Tám mươi sáu năm trôi qua, kể từ ngày hiện diện trên đất nước này, cha anh chúng ta đã để lại nhiều hương thơm thánh thiện, trang điểm cho dáng đẹp mỹ miều của Mẹ Nhà Dòng. Cho đến nay, đi đâu chúng ta cũng nhận ra và nghe được nhiều lời ca tụng.

Tôi có một thời gian dài sống ở Mai Thôn, bên cạnh các Thầy lớn tuổi. Một trong những điều tôi học được nơi các Thầy là lòng yêu mến nhà Dòng. Bất cứ làm điều gì, nói điều gì, câu hỏi luôn được đặt ra “Điều đó có ích cho nhà Dòng không?”. Với những nhiệt thành thời non trẻ, đôi khi tôi đã cảm thấy không hài lòng về những sắp xếp như vậy của các Thầy, nhưng bình tâm suy nghĩ, tôi thấy là hợp lý đối với một người con trong gia đình nhà Dòng. Dẫu có phải từ bỏ ý riêng hoặc gây ra chút muộn phiền cho mình, không yêu mến nhà Dòng, không biết hy sinh cho nhà Dòng, chúng ta không thể tồn tại như một tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế.

Hình ảnh trong Tin Mừng của Chúa Giêsu cung cấp cho chúng ta một sự thật. Sứ vụ được thực hiện là sứ vụ của Hội Thánh, người thi hành sứ vụ là thi hành trong sự liên kết với anh em. Vì thế, không có sự thành công do năng lực cá nhân. Thật là ảo tưởng và sai lầm khi ngỡ tưởng mình thành công do tài năng của riêng mình, bỏ quên những đóng góp và đồng hành của anh em. Người tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế thi hành sứ vụ theo lời sai đi của cộng đoàn và thực hiện sứ vụ trong sự liên kết với anh em.

Anh em thân mến,

Nhân ngày “giỗ tổ” chúng ta nói chuyện “gia đình” để nhắc nhớ nhau về tình huynh đệ, về tinh thần gia thất, về sứ mạng cứu thế. Nhắc lại những điều này để chúng ta củng cố lẫn nhau, dắt dìu nhau đi trọn con đường đã được chọn. Không còn con đường nào khác dẫn ta đến hạnh phúc đời tu nếu chúng ta không sống tình gia thất. Tôi tin tưởng rằng, Thánh An Phong, Đấng đã qui tụ chúng ta thành gia đình, ngài sẽ khẩn cầu trước nhan Chúa cho sự hiệp nhất và yêu thương của chúng ta. Tôi tin tưởng rằng, với tất cả lòng chân thành, chúng ta chạy đến với Đức Trinh Nữ Maria Mẹ Hằng Cứu Giúp, Mẹ không bao giờ bỏ rơi chúng ta khi chúng ta kêu cầu cùng Mẹ.

Một lần nữa xin chúc lễ anh em và phó thác anh em trong bàn tay yêu thương của Thiên Chúa.

Trong Đức Kitô Cứu Thế.

Lm. Vinh Sơn Phạm Trung Thành, dcct.

Giám Tỉnh

 
VỀ MỤC LỤC
Chiếc bánh thứ tư: Sức mạnh độc nhất của tôi: Phép Thánh Thể
  

Quanh bàn tiệc Thánh Thể được thực hiện và được tỏ bày sự hiệp nhất hài hòa của Hội Thánh, mầu nhiệm hiệp thông truyền giáo, trong đó mọi người nhận thấy mình là con Chúa và là anh chị em trong một đại gia đình. 

(Gioan Phaolô II, Sứ điệp NQTGT XII, số 7)

 

“Trong tù cha có dâng lễ được không?”, đó là câu hỏi mà bao nhiêu lần nhiều người đã hỏi tôi.  Và thực sự họ có lý, vì Thánh Thể là kinh nguyện đẹp nhất, là đỉnh cao của cuộc đời Chúa Giêsu.  Mỗi khi tôi trả lời “có”, thì tôi đã biết ngay câu hỏi tiếp sau:  “Làm sao cha kiếm ra rượu lễ, bánh lễ?”

Lúc tôi bị bắt, tôi phải đi ngay và đi tay không.  Hôm sau tôi được phép viết về nhà để xin đồ cần dùng nhất như  áo quần, kem đánh răng, v.v... Hàng đầu tiên, tôi viết:  “Xin gửi cho tôi ít rượu thuốc trị bịnh đường ruột”.  Bên ngoài, giáo dân hiểu ngay.  Hôm sau, ông trưởng ban chấp pháp cầm đến một ve nhỏ bên ngoài có dán giấy đề chữ “thuốc trị bịnh đường ruột” và bánh lễ xé nhỏ bỏ trong một cái lọ chống ẩm, ông ta hỏi:

- Ông có bị bịnh đường ruột không?

- Có.

- Đây là thuốc bên ngoài gửi vào cho ông!

Không bao giờ tôi vui bằng hôm đó:  từ đấy mỗi ngày với ba giọt rượu và một giọt nước trong lòng bàn tay, tôi dâng thánh lễ.

Tuy nhiên cách dâng lễ mỗi nơi mỗi khác.  Dưới hầm tàu thủy chở tôi ra miền Bắc, ban đêm tôi ngồi giữa mấy bạn tù, bàn thờ là túi cói đựng đồ, dâng lễ thánh Phanxicô quan thầy của tôi và cho các bạn chịu lễ.  Lúc ở trại Vĩnh Quang tôi phải dâng lễ trong góc cửa ban sáng lúc người ta đi tắm sau giờ thể dục.  Lúc đã quen với thời khóa biểu của trại, tôi dâng lễ ban đêm, vì chúng tôi được chia thành từng đội 50 người, ngủ chung trên một láng gỗ, mỗi người được 50 cm, đầu đụng nhau, chân quay ra ngoài.  Chúng tôi đã tự thu xếp để năm anh em Công giáo nằm quanh tôi.  Đến 9 giờ rưỡi đêm, nghe tiếng kẻng là tắt đèn và mọi người phải nằm trong mùng muỗi cá nhân; tôi ngồi cúi sát xuống để dâng lễ thuộc lòng.  Tôi đưa tay dưới mùng để chuyển Mình Thánh cho anh em chịu lễ.  Chúng tôi nhặt giấy nylon bọc bao thuốc hút để làm những túi nhỏ đựng Mình Thánh.  Như  thế Chúa Giêsu luôn ở giữa chúng tôi.  Chúng tôi tin một sức mạnh:  Thánh Thể.  Thịt Máu Chúa làm cho chúng tôi sống, “Ta đã đến là để chúng được có sự sống, và có một cách dồi dào” (Ga 10, 10).  Như  manna nuôi dân Do Thái đi đường về Đất hứa, Thánh Thể sẽ nuôi con đi cùng đường Hy vọng (Ga 6, 53).

Mỗi tuần,sáng thứ Sáu có một buổi học tập, tất cả 250 anh em phải tham dự.  Đến lúc xả hơi, các bạn Công giáo thừa dịp đó mang các túi nylon đựng Mình Thánh đến chia cho bốn đội kia, mỗi người thay nhau mang trong túi áo một ngày.

Ai cũng biết có Chúa Giêsu Thánh Thể đang ở giữa trại tù với họ.  Chính Ngài an ủi, xoa dịu những khổ đau thể xác và tinh thần;  chính Ngài thêm can đảm chịu đựng cho họ.  Ban đêm, họ thay phiên nhau làm giờ thánh.  Sự hiện diện thinh lặng của phép Thánh Thể biến đổi họ cách lạ lùng.  Nhiều người Công giáo trở lại sống đạo đức hơn; nhiều anh em không Công giáo, Phật giáo tìm hiểu Phúc âm và lãnh phép Thánh tẩy trong trại cải tạo, hoặc sau lúc được tự do.  Không có gì cưỡng lại được tình yêu Chúa Giêsu.  Đêm tối của ngục tù trở thành ánh sáng, hạt giống đã đâm chồi dưới đất đang lúc trời giông tố phong ba.  Những ơn trọng này do Chúa Giêsu Thánh Thể chứ không phải do sức loài người.

Trong chín năm biệt giam, tôi dâng lễ một mình lúc 3 giờ chiều, giờ Chúa Giêsu hấp hối trên Thánh giá.  Tôi ở một mình nên có thể hát tiếng Latinh, tiếng Việt, tiếng Pháp... Tôi luôn mang Mình Thánh trong mình “như  Cha ở trong con và con ở trong Cha”.

Đó là những thánh lễ đẹp nhất của đời tôi.  Kinh Lauda Sion, Pange Lingua, Adoro Te, Te Deum và nhiều kinh Việt ngữ, mặc cho tiếng loa trước cửa từ 5 giờ sáng đến 11 giờ rưỡi đêm.  Tôi cảm nghiệm cách đặc biệt một sự bình an, một niềm vui trong tâm hồn vì Chúa Giêsu, Đức Mẹ và thánh Giuse ở với tôi.  Tôi hát Salve Regina, Salve Mater, Regina Coeli, v.v... hiệp với toàn thể Hội thánh.  Mặc cho Hội thánh bị vu cáo, chống đối, tôi hát “Này con là đá...  Ta hãy nguyện xin cho Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô”...

Chúa Giêsu đã nuôi dưỡng dân chúng theo Người trên sa mạc; trong phép Thánh Thể Chúa Giêsu tiếp tục làm của ăn ban sự sống muôn đời.

Mỗi lúc dâng lễ, đọc lời truyền phép, với tất cả tâm hồn, tôi làm lại lời “giao ước mới, giao ước vĩnh cửu” với Chúa Giêsu.  Không phải để sống an nhàn, nhưng để bắt đầu một cuộc cách mạng, đổi mới nhân loại, được máu Chúa cứu chuộc, sống xứng đáng phẩm giá con Thiên Chúa, trong văn hóa của tình thương và sự sống.

Trong Thánh Thể chúng tôi loan truyền sự chết của Chúa Giêsu và tuyên xưng sự sống lại của Ngài.  Có lúc buồn nản vô cùng, tôi nhìn lên Chúa Giêsu chịu đóng đinh và bị bỏ rơi trên Thánh giá:  Ngài không giảng dạy, thăm viếng, chữa lành bệnh tật; Ngài hoàn toàn bất động.  Đối với con mắt loài người, cuộc đời Chúa Giêsu là vô ích, là thất bại.  Nhưng đối với đôi mắt Thiên Chúa, chính giây phút ấy lại là giây phút quan trọng nhất của đời Ngài, vì trên Thánh giá Ngài đã đổ máu mình để cứu chuộc nhân loại.

 Chúa Giêsu là mẫu gương của tình yêu tuyệt đối với Đức Chúa Cha và các linh hồn.  Ngài đã cho tất cả, yêu thương đến cùng (Ga 13, 1), cho đến lúc trút hơi thở cuối cùng và nói lên tiếng “hoàn tất” (Ga 19, 30).

Khi nhìn thấy đoàn lũ theo Ngài, Ngài nói:  “Tôi thương xót dân này” (Mt 15, 32).  Ngài đã làm phép lạ cho bánh và cá hóa nhiều để nuôi họ.  Đây là dấu hiệu loan báo phép Thánh Thể mà Ngài sẽ thiết lập về sau.

Các bạn trẻ thân mến,

Mời các bạn nghe lời Đức Thánh Cha: 

Chúa Giêsu sống giữa chúng ta, trong phép Thánh lễ; giữa những sự bất trắc, những hoang mang trong cuộc đời mỗi ngày, các bạn hãy noi gương hai môn đệ trên đường về Emmau... Hãy cầu xin Chúa Giêsu, để dọc các nẻo đường về bao nhiêu xóm nhỏ Emmau của thời đại ta, Ngài ở lại với các bạn.  Ngài phải là sức mạnh của các bạn, là trung tâm của các bạn, là hy vọng trường cửu của các bạn. 

(Gioan Phaolô II, Sứ điệp NQTGT XII, số 7)

 

Cầu Nguyện

Trong giây phút này,

Chúa Giêsu tiếp tục Thánh Lễ. 

Lạy Chúa Giêsu,

     Chúa tiếp tục Thánh Lễ

     mỗi giây phút cho đến tận thế.

Chúa sử dụng tay của linh mục

     trong phép Thánh Thể khắp địa cầu

     cách huyền nhiệm mà thực tại.

Con dâng Thánh Lễ đúng qui thức phụng vụ không đủ.

Ngày xưa Chúa không theo qui luật phụng vụ ngày nay.

Nhưng Chúa dâng lễ với những tâm tình sốt sắng nhất,

     những tâm tình trong giờ tử nạn,

     nhất là trên Thánh giá.

Đau khổ thể xác, nhất là đau khổ tinh thần.

Yêu mến vâng phục Chúa Cha cho đến chết,

     chết sỉ nhục trên Thánh giá,

     hình phạt dành cho nô lệ.

Chúa chịu mọi người ruồng bỏ

     kể cả Chúa Cha:  “Lạy Cha, sao Cha bỏ con!”

Xin cho chúng con dâng lễ như  Chúa.

Nếu chúng con không dâng chính mình,

     làm hy lễ toàn thiêu;

Nếu cuộc đời chúng con không chịu đói, chịu khát,

     chịu sỉ nhục, chịu nhổ, chịu vả vào mặt,

     chịu đội mão gai, chịu vác thánh giá,

     chịu đánh đòn, chịu trói, chịu ngã quỵ,

     chịu đóng đinh, chịu chết, chôn trong mồ người khác;

     thì con phải xét mình, phải sám hối, hoán cải;

     phải biến chuyển, lột xác;

     vì con chưa tế lễ như  Chúa.

Nếu con còn lo sợ,

     con kiếm cách tránh né thân phận Chúa,

     thì dù con có theo nghi thức nào có long trọng đến đâu

     con cũng không tế lễ với tâm tình Chúa.

PX. Nguyễn Văn Thuận

 
VỀ MỤC LỤC
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (KỲ 28)
 

Ngụ ngôn 86

Dây điện thoại nói với dây điện đèn: “Anh chỉ âm thầm tải điện,  có nghe ai nói gì đâu! Người ta chê anh, anh cũng chẳng biết.  Còn tôi, tôi nghe biết bao nhiêu chuyện của con người. Ai mà phê bình, góp ý gì là tôi chặn ngay”.

Dây điện đèn bảo: “Này anh, bây giờ người ta dùng điện thoại di động, họ quăng anh đi từ từ vì anh nghe lóm nhiều chuyện quá. Đi đâu anh cũng cứ như con cú vọ, lấm lét nhìn người này người nọ, làm như sợ họ nói hết sự thật. Vài năm nữa anh sẽ thành phế liệu thôi. Còn tôi đây, chẳng tò mò tọc mạch, chỉ lo thắp sáng cho đời nên ai cũng cần dùng hoài”.

Ngụ ngôn 87

Rừng Nam bỗng xôn xao vì một chú chim bồ câu bị cấm bay ra khỏi khu rừng, còn một chú khác đã bay ra thung lũng, bây giờ lại bị cấm bay về rừng.

Chim én là trưởng ban truyền thông đến hỏi thẳng chúa sơn lâm tại sao có điều bất công ấy. Chúa sơn lâm liếc xéo không trả lời. Loài cọp ấy có quyền mà, muốn nói thì nói, muốn im thì im.

Buổi chiều mấy lão nai vàng chống gậy đến thăm tổ én. Các cụ nai bảo:

- Các anh bồ câu rõ ngây thơ. Người ta bảo cứ nói công lý, lẽ ra nên im. Bay ra thung lũng mà ca hát thì bị cấm bay về là đúng rồi, lỡ về rừng rồi còn hát bài ca thung lũng thì sao hợp với rừng. Còn ở trong rừng mà hát bài ca về thung lũng thì dĩ nhiên không được bay ra, ra ngoài ấy nói chuyện rừng thì thung lũng nó cười cho ấy à?

Én nghe dài dòng như vậy cũng chẳng hiểu được bao nhiêu. Nhưng khi én kể lại với bồ câu, bồ câu thở dài:

- Im lặng là vàng. Nhưng một khu rừng mà muôn loài đều câm cả thì im lặng lại chỉ là lá vàng úa rụng thôi.          

Ngụ ngôn 88

Khỉ mở lớp dạy học. Khỉ hỏi học trò:

- Nói mà không làm, nói một đường làm một nẻo, nói thẳng mà làm quanh, cái nào có lợi nhất?

Học trò im lặng. Bỗng một cánh tay đưa lên. Khỉ bảo nói. Cánh tay ấy vẫn đưa lên nhưng không trả lời. Khỉ giận dữ quát lớn: “Nói”.

Đứa học trò giơ tay ấy cười:

- Thưa thầy, những kiểu nói như thầy là xưa rồi, bây giờ kiểu hay nhất là cứ giơ tay mà không nói, ấy mới là thông minh!   

Gioan LêQuangVinh VRNs

VỀ MỤC LỤC
CĂN TÍNH VÀ PHẬN VỤ NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG GIÁO HỘI VÀ GIỮA TRẦN THẾ (KỲ CUỐI).
  

NGUYỄN HỌC TẬP 

IV- Thực hiện sứ mạng cứu độ và giải thoát của Giáo Hội giữa trần thế.

Giáo Hội tính và đặc tính trần thế ảnh hưởng đến đời sống người tín hữu giáo dân cả trong những lúc họ đứng ra cộng tác, với những đặc tính cá biệt của họ, vào việc thực hiện sứ mạng cứu độ và giải thoát của Giáo Hội giữa trần thế.

Để có thể hiểu được một cách rõ rệt đặc tính cá biệt trong việc loan báo Phúc Âm của người tín hữu giáo dân, trong mỗi lãnh vực động tác con người, chúng ta cần lưu ý đến một vài thái độ dưới ánh sáng Công Đồng Vatican II, phải hướng dẫn Giáo Hội và hướng dẫn người tín hữu giáo dân trong Giáo Hội và cùng với Giáo Hội trong việc thực hiện.

Người tín hữu giáo dân thực hiện sứ mạng trong các lãnh vực phức tạp của các động tác con người, nơi mà các tiêu chuẩn nhiều loại động tác khác nhau, có thể dễ dàng ành hưởng đến và làm lu mờ đi những gì phải là những tiêu chuẩn phải hướng dẫn sứ mạng của Giáo Hội.

   - Sứ mạng rao giảng Phúc Âm loại trừ mọi hình thức của hiệu năng chủ thuyết, là chủ thuyết tự bản thể của mình, có khuynh hướng đặt lê thuộc vào hoạt động chủ nghĩa tự do lương tâm của con người mà sứ mạng gặp được và mặc nhiên hay minh nhiên chứng nhân cho họ biết Chúa Ki Tô là Đấng cứu độ và giải thoát con người.

Hiệu năng chủ nghĩa có thể biến con người thành dụng cụ và biện minh hoá cho bất cứ phương tiện nào : " Mục đích biện minh cho hành động " ( Macchiavelli ).

   - Sứ mạng của Giáo Hội cũng không có đặc tính đắc thắng chủ nghĩa ( triomphamlisme).

Người tín hữu giáo dân biết rằng, theo lời hứa, vào thời cánh chung, Chúa Ki Tô sẽ chiến thắng khải hoàn.

Nhưng họ vẫn biết rằng Giáo Hội hiện đại là Giáo Hội đang lữ hành, chỉ có thể trình diện mình trước thế gian như là Giáo Hội thánh thiện và cần phải hối cải. Và như vậy, chính người tín hữu giáo dân, mặc dầu có được chân lý về Chúa Ki Tô, cũng phải cần hiểu biết được và hội nhập vào các thực thể trần thế như và cùng chung với những người khác.

Chúa Ki Tô chết và sống lại là Chúa Ki Tô khải hoàn, không phải bằng các cơ chế bên ngoài và quyền lực của con người, mà là trong nội tâm của mỗi con người và của cả nhân loại.

Cuộc khải hoàn của người tín hữu Chúa Ki Tô không phải là khải hoàn của lòng nhiệt thành, hân hoan phấn khởi chiếm hữu được tức khắc.

Loan báo Phúc Âm

   - là đề nghị hối cải và cứu độ,

   - là sức mạnh nôi tâm lôi cuốn và dần dần làm cho lương tâm được mở ra cho mầu nhiệm Thiên Chúa, Chúa Ki Tô và Giáo Hội.

Người tín hữu giáo dân, trong các điều kiện thông thường của cuộc sống và trong các biến cố thường nhật, loan báo và nhân chứng lời đề nghị sám hối và cứu độ đó, bằng cách hoà hợp các cố gắng của con người trong một cuộc tổng hợp với các giá trị tôn giáo.

Điều quan trọng

   - không phải là khả năng thuyết phục chiếm hữu được,

   - cho bằng sự khả tín của việc tổng hợp sống động các thực tại vừa kể,

   - không phải chỉ là hành động một lần mà là được thể hiện ra trong các bối cảnh trong đó người tín hữu giáo dân đang sống,

   - không phải là để cho mình bị thuyết phục rơi vào thái độ tổng hợp sáp nhập không suy tính ( sincretismo), hội nhập mọi chủ thuyết chung nhau không cần phân biệt sai trái,

   - cũng không phải là thái độ nhân nhượng ( compromissione )  đến nỗi không còn biết gì đến đặc tính chính đáng của chính mình,

   - nhưng cách thực hiện sứ mạng truyền giáo của người tín hữu giáo dân không thể không dùng đến phương thức đối thoại.

Công Đồng Vatican II đã khuyến khích thái độ đối thoại đó trong việc loan báo Phúc Âm, qua các cuộc đối thoại

   - hiệp nhứt Ki Tô giáo (Unitatis reintegratio, n. 4)

   - liên tôn ( Nostra aetate),

   - trong các cuộc truyền giáo ( Ad gentes),

   - cả với những người không tin ( Gaudium et spes, n. 21). 

Đức Thánh Cha Phaolồ VI đã giải thích sâu đậm hơn trong Thông Điệp Ecclesiam suam của ngài.

Và Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II, trong Thông Điệp Reconcilatio et Penitentia.

Đối thoại

   - như là cuộc gặp gỡ giữa con người với con người,

   - là phương tiện ưu tiên để trình bày cho con người hiện đại chân lý mà trong đó với xác tín và trách nhiệm mình tin vào,

   - là cách thức thực tế để cộng tác trên phương diện hành động trong tiến trình thế tục hoá ngày nay và trong thế giới đa dạng về luân lý văn hóa, xã hội và chính trị.

Nói tóm lại, đối thoại là con đường cần phải đi qua để chu toàn sứ mạng của Giáo Hội. 

Nhưng dĩ nhiên đối thoại đòi buộc phải có

   - lương tâm biết đâu là chân lý,

   - được giáo dục để suy luận và phán đoán, hành xử phân định mục vụ và đời sống thiêng liêng. . 

Liên hệ bao gồm cả các động tác và lãnh vực đó, cần phải biết đưa ra một cách rõ ràng thế nào là căn tính Ki Tô giáo.

Căn tính đó, một khi được xác định, cần phải được đặt trong mối liên hệ với các thực tại trần thế. Việc đặt trong mối tương giao liên hệ đó,

   - một đàng đòi buộc phải có sự hiểu biết và xác tín sâu xa về đức tin của mình ( nhờ vào Lời Chúa và huấn dụ của Giáo Hội),

   - đàng khác cần có sự học hỏi hiểu biết của con người đối với những gì mới mẻ và có thể chấp nhận được đối với những vấn đề nội tâm. đó là ý chí muốn thực hiện tốt đẹp, hấp thụ một cách khôn ngoan, hành động cẩn thận và can đảm với một lương tâm ngay chính.

Tâm thức vừa kể được Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II cho biết hãy

   - " khám phá ra và làm cho người khác khám phá ra phẩm giá bất khả xâm phạm của mỗi con người...đó là bổn phận chính yếu và quy tựu sự phục vụ mà Giáo Hội và, trong Giáo Hội, các tín hữu giáo dân được mời gọi hãy cung hiến cho gia đình nhân loại " ( Christifideles laici, n. 7). 

Phẩm giá con người được Lời Huấn Dạy của Giáo Hội xác nhận

   - " là tài sản qúy giá nhứt mà con người có được ",

bởi vì chính phẩm giá con người là

   - " nền tảng của quyền bình đẳng của tất cả mọi người đối với nhau " và " cũng là nền tảng của việc cộng tác và liên đới hỗ tưong; thật vậy, đối thoại và thông hiệp nhau, nói cho cùng, đều được đặt nền tảng trên những gì là thực thể của con người, trước khi trên những gì con ngườ có khả năng có được " ( Christifideles laici, n. 37).

Những lời nói khởi đầu của Hiến Chế Gaudium et spes còn xác định rõ hơn nữa:

   - " Các niềm vui mừng và hy vọng, các nỗi phiền nảo và âu lo của con người ngay nay, nhứt là của những ai nghèo khó và những ai chiu đau khổ, cũng là những niềm vui mừng, hy vọng, phiền nảo và âu lo của các môn đệ Chúa Ki Tô " ( Gaudium et spes, n. 1).

Như vậy Công Đồng Vatican II đã xoá bỏ đi mọi sự nghi ngờ, không có một hoàn cảnh nào  nhân loại - những gì thuộc về nhân loại - mà không phải được xem xét , đánh giá và phát huy bởi các tín hữu Chúa Ki Tô như là " sứ mạng " của họ phải làm. 

Công Đồng Vatican II xác quyết người tín hữu giáo dân

   - phải phát huy phẩm giá con người là một điều đòi buộc có ý nghĩa thần học, nghĩa là điều hành động tác phải có liện hệ mật thiết với đức tin mà mình phải đón nhận và nhân chứng,

   - chớ không phải chỉ là động tác lựa chọn liên quan đến tình liên đới hỗ tương.  

Như vậy, người tín hữu giáo dân phải là người giúp cho con người khám phá ra phẩm giá của chính mình,

   - trước tiên như là " tạo vật " ( tức là như là con người mở rộng mình ra hướng về Đấng Tối Cao và chính nhờ thái độ mở rộng đó, con người khám phá ra căn tính đích thực của mình);

   - và kế đến như là " tạo vật được dựng nên giống hình ảnh Thiên Chúa và giống như Thiên Chúa " ( tức là con người có trong lương tâm của mình, là định điểm và khuynh hướng quan trọng nhứt trong việc mình tìm kiếm Thiên Chúa ).  

Đối với phương diện thứ hai vừa kể, có lẽ công cuộc chuyên cần dấn thân của người tín hữu giáo dân trong việc kến tạo lương tâm cho mình và cho người khác là phận vụ quan trọng nhứt đối với thế giới, bởi lẽ nhờ  công cuộc kiến tạo nầy, người tín hữu giáo dân dâng hiến môt sự cộng tác nền tảng làm cho con người trở nên vững chắc và tự do hơn, khiến cho con người có khả năng kiến tạo lấy mình thích hợp với phẩm giá hình ảnh và giống như Thiên Chúa.  

Một khi được thăng tiến như vậy, con người được giải thoát khỏi tình trạng bất ổn cản trở mình có được thanh thoảng, để có được những chọn lựa can đảm, như những gì Công Đồng Vatican II nói:

   - " Con người khám phá ra trong lương tâm của mình, một đạo luật mà không phải chính mình tạo ra cho mình, nhưng mình phải tuân theo đạo luật đó và tuân theo tiếng gọi đó, kêu gọi mình phải luôn luôn yêu thương và làm điều thiện, xa lánh điều ác , khi cần đạo luật đó nói với lỗ tai của con tim: hãy làm điều nầy, xa lánh điều kia " ( Gaudium et spes, n. 16). 

Phục vụ con người theo phương thức đó, người tín hữu giáo dân

   - hướng dẫn con người đến gặp gỡ Thiên Chúa đang được ẩn giấu ( Deus absconditus),

   - nhưng là Thiên Chúa đang tác động và hiệu lực.

Lắng nghe Người, con người dĩ nhiên sẽ gặp được, bằng cách lắng nghe tiếng nói của lương tâm,  lời mời gọi của Người hãy yêu thương Chúa và yêu thương người thân cận.  

Đồng thời, người tín hữu giáo dân dấn thân trong lãnh vực nầy, để đào tạo lương tâm một cách thanh thoảng và bền chí, sẽ là dụng cụ giúp cho cá nhân hay cộng đồng luôn luôn tránh được các quan niệm ý kiến tự do tùy hỷ và có được lương tâm chính đáng hợp với các lề luật khách thể của luân lý. 

V - Kiến tạo một cuộc hành trình thiêng liêng thích ứng. 

Thánh hoá chính mình và thánh hoá trần thế, trong lòng Giáo Hội tính và giữa tính trần thế, không phải là một chuyện dễ dàng.

Bởi đó con đường của người môn đệ theo Chúa Giêsu đòi buộc người tín hữu giáo dân

   - " phải có mọt đời sống thiêng liêng thích hợp, cần thiết khẩn cấp phải kiến tạo được một nền giáo dục sâu đậm và liên tục, đối với người tín hữu giáo dân cũng như đối với tất cả những người khác, Thánh Thể và Phép Cáo Giải là điều không thể thiếu " ( ĐTC Gioan Phaolồ II, Omelia alla concelebrazione conclusiva dell'Assemblea sinodale, 1987). 

Đối với người tín hữu giáo dân cũng vậy, cuộc hành trình thiêng liêng là con đường khởi sự từ việc chuyển hoá lương tâm bằng những phương thức thông thường và chung của mọi người,  để thánh hoá cho tất cả mọi người. Đó là

   - cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa,

   - Phép Bí Tích Cáo Giải và Thánh Thể,

   - tìm có được một cuộc sông thiêng liêng thích hợp, không phải để chối bỏ cá tính giáo dân của mình, mà để hành xử đặc tính đó một cách có trách nhiệm. 

Nhưng chưa hết. Tầm kích cá biệt đặc tính trần thế của người tín hữu giáo dân là cuộc sống thông thường và hằng ngày là cuộc sống gia đình, xã hội, chuyên môn và thuộc về Giáo Hội.

Bởi đó cuộc sống thiêng liêng thích hợp đối với người tín hữu giáo dân không thể chỉ là những gì được đươn kết bằng cuộc sống thông thường và thường nhật.

Như vậy

   - Phúc Âm được tuyên bố và nhân chứng trong cuộc sống,

   - cuộc sống được thánh hoá và có được tầm kích thiêng liêng " trong việc cử hành chân lý và công lý, và như vậy Lời Chúa được loan báo, trở thành men bột, kích động và hy vọng ". 

Động tác tông đồ " của người giống nhau cho người giống nhau " , trong đó " nhân chứng bằng đời sống phụ túc cho nhân chứng bằng lời nói " ( Apostolicam actuositatem, n. 13a) là phần quyết định của con đường thiêng liêng của người tín hữu giáo dân.

Thật ra một đường lối sống thiêng liêng thích hợp cho người tín hữu giáo dân cần phải còn được nghiên cứu, nhứt là làm thế nào đáp ứng được thoả đáng theo nguyên tắc phụ túc bảo trợ ( sussidiarietà ).

Như đã nói, nếu muốn trợ lực cho người tín hữu giáo dân trong lịch sử cứu rổi, do tình trạng đang sống giữa trần thế của họ, để họ có thể trung thành với Chúa và với người khác, cần phải đặc tâm lưu ý khám phá ra đặc tính trung tâm điểm của lương tâm.

Phẩm giá của họ,

   - vị trí hàng đầu của họ giữa trần thế,

   - căn tính cá nhân của họ, thuộc về Giáo Hội và là Giáo Hội trong Chúa Ki Tô,

   - khả năng phán đoán có liên hệ đến cách tác động,

   - khả năng khai triển các việc lựa chọn luân lý để đưa đến những thái độ phải có.

Nói một cách ngắn gọn, ánh sáng Chúa Ki Tô mà cộng đồng Ki Tô giáo lãnh nhận và phổ biến trên thế giới, phải làm thế nào đến được lương tâm người tín hữu Chúa Ki Tô.  

Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1987 đã đưa ra một loạt các căn bản và cấu trúc để kiến tạo thành cuộc hành trình giáo dục thường trực cho người tín hữu Chúa Ki Tô;

   - được giáo dục sâu đậm làm cho người tín hữu giáo dân càng ngày càng hội nhập sâu đậm hơn và tốt đẹp hơn vào  mầu nhiệm của Chúa Ki Tô và Giáo Hội.

   - được chuẩn bị giáo lý - thần học, trong nhãn quang liên hệ với văn hoá sở tại,

   - khai triển các tư tương và giá trị có khả năng hội nhập vào lịch sử hiện đại các giá trị và ánh sáng Phúc Am, để cống hiến cho nhân loại ý nghĩa đích thực và sâu xa, các mục đích cao cả của luân lý,

   - tạo được những thái độ cá nhân và động tác thoát xuất từ một lương tâm được hoán chuyển bởi Lời Chúa và làm cho mình nhận thức được tính cách cao cả, cũng như ý thức được những gíới hạn của con người. 

Còn nữa, việc chăm lo được giáo huấn về phương diện xã hội và chính trị cũng là phần quan trọng trong công cuộc đào tạo lương tâm người tín hữu giáo dân.

Trong chiều hướng và trong tinh thần mầu nhiệm Nhập Thể của Chúa Ki Tô, người tín hữu giáo dân không thể không cùng đi với nhân loại và với con người đương đang sống với mình.

Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1987 đã nhắc nhớ rằng

   - " Bỏ rơi mặc con người trong trạng huống xã hội của mình là tội chống lại Thiên Chúa. Dĩ nhiên Giáo Hội có những câu giải đáp vượt qua bên kia lằn mức tạm thời, nhưng gặp gỡ con người trong hoàn cảnh sống của họ ".

Và chúng ta có thể hiểu được " hoàn cảnh sống của họ " vừa kể là những nơi chốn và hoàn cảnh

   - bạo lực,

   - thiếu thốn, đói khát,

   - giặc giã,

   - kỳ thị chủng tộc,

   - trong gia đình,

   - nơi làm việc,

   - trong kinh tế,

   - trong học đường,

   - trong thế giới văn hoá và phương tiện truyền thông xã hội,

   - trong các cấu trúc tham gia xã hôi và trong cơ chế chính trị.  

Các hoàn cảnh nầy là những nơi, trong đó nhân loại hiện tại có liên hệ đươn kết và các hình thức nầy, những phương thức mà qua đó trật tự trần thế được thiết lập, đó chính là những nơi mà người tín hữu giáo dân được kểu gọi " hãy thực hiện sự tổng hợp giữa đức tin và đời sống ".

Nâng đỡ người tín hữu giáo dân trong cuộc chiến đấu đó, cần phải có được một sự giáo huấn tỉ mỉ hơn nữa và tương xứng với các trách nhiệm hiện tại và tương lai của họ.  

Đây là bổn phận không phải dễ dàng, đúng hơn là rất khó thực hiện.

Khó khăn đến nỗi không còn có cách gì hơn là kêu xin trong lời cầu nguyện điều gì cần phải có hơn nữa, để có thể sắp xếp các sự việc theo ý Chúa muốn, như một thánh nhân đã sai người đến nói vơi vua Salomon, nếu nhà vua muốn cai trị đất nước tương xứng với phâm vị của một nhà vua, xin nhà vua hãy xin Chúa ban cho mình " đức khôn ngoan ", trong lời nguyện tuyệt vời sau đây:

   - " Từ trời, xin Chúa gởi các thánh xuống, xin hãy gởi từ ngai vinh hiển của Chúa, để các vị trợ lực và ở bên cạnh con trong công việc nặng nhọc của con và để cho con biết điều gì Chúa thích " ( Ps 9, 10). 

 Tiến sĩ Nguyễn Học Tập


VỀ MỤC LỤC
SỢ HÃI – CĂN NGUYÊN CỦA TỘI

 

Bài mở đầu

Tội là gì? Nguyên nhân của tội và hậu quả của nó ra sao? Tội có thật không hay do sự tưởng tượng của thế hệ trước nhằm “đe dọa” thế hệ sau? Tội có phải là sự ám ảnh tâm lý không? Giáo lý công giáo định nghĩa về tội như sau, “Tội được định nghĩa như: ‘Một lời nói, một hành vi, một ước muốn trái với lề luật vĩnh cửu”’ (GLCG,1849).

Là một tội nhân và cũng là nạn nhân của tội. Trăn trở và cố vùng vẫy ra khỏi tội, nhìn thấy và cảm thông nỗi quặn đau của anh em mình, nhìn thấy bao cảnh chết chóc, bất công trong xã hội, nhìn thấy anh em đồng loại mình bị “tròng” vào thòng lọng của một thứ ma lực vô hình, nhìn thấy cảnh bất an chia lìa vì tội lỗi, nhìn thấy sự chia rẽ mất đoàn kết hiệp nhất trong một gia đình và cộng đoàn,…tôi tự hỏi: Đâu là nguyên nhân của những thế lực đen tối ấy đã và đang hoành hành một cách ngang nhiên trong đời sống cá nhân, cộng đoàn, và xã hội? Tại sao con người biết tội là xấu, là chết chóc, là chia lìa thế mà con người vẫn chiều theo hướng tội và tiếp tục phạm tội? Từ những thắc mắc và trăn trở trên, dựa theo kinh nguyện ngày Chúa Nhật, Cải Tội Bảy Mối Có Bảy Đức, Br. Huynhquảng xin chia sẻ những suy tư và cảm nghiệm với một thao thức nhỏ là sống tốt hơn, sống gần Chúa hơn, và chỉ để yêu và cảm nghiệm tình yêu Chúa nhiều hơn qua mầu nhiệm Khổ nạn, Chết, và Phục sinh của Đức Kitô.

* * *

Trong DVD Seven Deadly Sins, Seven Lively Virtues, Linh mục Robert Barron đã nhắc đi nhắc lại với khán thính giả. Tận gốc rễ của các loại tội chính là do sự sợ hãi. Sự sợ hãi là căn nguyên và là cội rễ của tội lỗi mà con người mắc phải.

Vậy nguyên nhân của sợ hãi đến từ đâu? Cốt lõi của sự sợ hãi chính là cảm thấy thiếu vắng sự an toàn và thiếu hụt một điều gì đó. Các em nhỏ sợ “ma,” sợ người lớn la mắng, sợ thi rớt, sợ bị điểm xấu. Khôn lớn thêm một chút, các cô cậu sợ không được người khác phái yêu, sợ diện mạo mình xấu xí, sợ không được nhìn nhận. Khi đã trưởng thành, con người vẫn tiếp tục sợ hãi: Sợ vì yêu mà không được yêu lại, sợ bị phản bội, sợ bệnh tật đau ốm, sợ bị bỏ rơi, và cuối cùng là sợ chết. Sợ hãi dẫn con người đi đến khả năng tự vệ, tức là tìm một điều gì đó để “bảo vệ” chính mình, để có thể “che đậy” nỗi sợ hãi ấy, hoặc có thể là để lẩn trốn sự sợ hãi ấy, và cũng có thể là để loại sự sợ hãi ấy ra khỏi con người mình. Nói tóm lại, sự sợ hãi xuất hiện khi con người bắt đầu cảm nhận một sự thiếu vắng gì đó, một sự không tròn đầy gì đó, một sự hụt hẫng gì đó trong con người mình. Khi cảm nghiệm những điều này, con người sẽ tìm cách bù trừ hoặc phủ lấp sự thiếu hụt ấy.

Sợ hãi không phải là tội, nhưng nếu ta không nhận thức đủ, nó có thể dẫn ta đến tội. Ví dụ: Khi chúng ta nói xấu ám hại một ai, ta lỗi đức công bằng. Đi sâu hơn bên trong của việc nói xấu, ta phần nào thấy, (1): Nguyên nhân nào dẫn ta đến việc nói xấu? Do ghen ghét? Do thấy người ta hơn mình? Do muốn hạ bệ người khác? (2): Tại sao ta “ghét, hạ bệ” người khác? Có phải vì người ấy ảnh hưởng đến cuộc sống, danh dự, địa vị của ta? Có phải ta sợ người ấy “hơn” ta, thì ta “thua” họ? Có phải vì khi người ấy được “nhìn nhận, được yêu mến, thì ta sợ bị “ít được nhìn nhận, ít được yêu mến?” Xét như thế để giúp ta phần nào nhận thấy rằng, ẩn núp đằng sau những hiện tượng “bề mặt,” luôn có đó bóng dáng của sợ hãi. Tất cả những hiện tượng trên đều phản ánh sự sợ hãi căn bản nhất, cốt lõi nhất - chính là sợ mất chính mình. Từ sự sợ hãi bí ẩn này, ta tìm cách “bảo vệ” ta, “chống chế” cho sự “thua thiệt” của ta, và một trong những giải pháp “chống chế” ấy có thể dẫn ta đến phạm tội.

Căn nguyên của tội chính là sự sợ hãi; và đúng như vậy. Tội Nguyên Tổ đã phản ảnh điều đó khi Eva đã ăn trái cấm vì “muốn” bằng Chúa (ngoài sự kiêu ngạo như chúng ta thường hiểu). Vì “muốn bằng,” tức là thấy mình “chưa đủ, còn thiếu” (mà quên rằng mình chỉ là tạo vật). Ăn trái cấm chính là do biểu hiện sự sợ hãi “thiếu, không bằng, mất mát, thiếu an toàn.” Bà Eva tưởng rằng, ăn trái cấm thì sẽ được như mình mong muốn, như mình tưởng tượng, như lời của con rắn hứa – tức là “bằng” Thiên Chúa. Hóa ra không! Ăn trái cấm là phạm tội vì bất phục tùng Thiên Chúa. Eva sợ mất chính mình. Khi lấy mình làm trung tâm, mà không phải là Thiên Chúa, con người bắt đầu bước vào tiến trình “sợ” và phạm tội.

Thiên Chúa kêu gọi Moses (Ex 3: 1- 15) để thực hiện chương trình giải thoát dân Israel ra khỏi Aicập, sứ mạng ấy làm Moses sợ hãi. Nhưng Thiên Chúa củng cố sức mạnh cho ông để ông tiếp tục sứ mạng. Moses đã tin vào Thiên Chúa, chứ không để sự sợ hãi chiếm ngự lấy ông. Hay nói cách khác, mỗi con người chúng ta đều được Thiên Chúa ủy thác một sứ mạng, và Ngài ban ơn để mỗi cá nhân hoàn thành sứ mạng của mình – tức là nên thánh. Như thế, bởi tội Nguyên tổ, nên ngay khi con người nhận lấy sứ mạng từ Thiên Chúa, thì cũng chính là lúc thế lực sự dữ - ma quỉ cũng tìm mọi cách để ngăn chặn con người hoàn thành sứ mạng của mình. Vậy tại sao chúng ngăn cản con người nên thánh? Nếu không lý do nào khác hơn chính là sợ con người “hơn” chúng? Vâng, chính ma quỉ cũng sợ hãi - Sợ chúng ta hơn chúng. Ma quỉ “sợ” con người khi con người đến gần và ở trong cung lòng Thiên Chúa. Vì ma quỉ sợ chúng ta hơn chúng, nên không lạ gì chúng luôn tìm mọi cách để hạ gục chúng ta, tìm mọi cách bù trừ cho sự thiếu hụt ấy. Cám dỗ để con người phạm tội là hạ sách chúng thường dùng để nhằm đánh gục con người. Như thế, không lạ gì, cuộc đời Kitô hữu chúng ta gặp biết bao trở ngại khó khăn trong việc nên thánh. Chỉ sau khi con người phạm tội, ma quỉ mới hả dạ, vì chính trong tình trạng mất ân sủng con người trở nên “bằng” ma quỉ. Ma quỉ thấy vui, thỏa mãn, khi con người “bằng” ma quỉ. Ngược lại, ma quỉ “sợ và ghen ghét” con người khi họ sống trong ân sủng của Thiên Chúa. Ma quỉ “sợ” chúng ta “hơn” chúng bằng đời sống thánh thiện của chúng ta. Không lạ gì cuộc đời các thánh nhân thường bị cám dỗ nhiều hơn người thường là như thế.

Tựu trung, sự sợ hãi bắt nguồn từ sự “quên” rằng chúng ta là con Thiên Chúa. Khi bị thế giới sự ác vỗ về vào giấc ngủ “quên mình là con Thiên Chúa,” chúng ta tự đứng dậy và nghĩ rằng, mình phải tự lo liệu cuộc sống và vận mệnh của mình. Đồng thời vì quên đi hồng phúc này, ta không nhận ra tình yêu của Thiên Chúa bao phủ lấy đời ta. Chính sự quên nguy hiểm này, làm chúng ta nhìn thấy nhiều mối đe dọa từ nhiều hướng khác nhau trong cuộc sống dương thế. Chính vì thế, sự sợ hãi len lỏi vào cuộc đời ta.

 Các học giả Kinh Thánh đã thống kê có 365 câu Lời Chúa “Đừng sợ hãi.” 365 câu “Đừng sợ hãi” như hằng ngày nhắc nhở chúng ta rằng, chúng ta là con Thiên Chúa, chúng ta hãy vững tin vào Ngài. Dù những khó khăn trước mắt, những bóng đen của tội lỗi, những thòng lọng như muốn bóp chặt cuộc đời ta, chúng ta đừng sợ vì chúng ta có Chúa.

Để sống trong ân sủng Thiên Chúa, chúng ta hãy thoát ra khỏi nỗi sợ hãi và đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa. Những vấp ngã của thân phận con người là có thật, nhưng tiếng gọi nên thánh cao cả và mãnh liệt hơn sự ù lì sống trong tình trạng tội. Đừng để ma quỉ đánh lừa ta bằng sự sợ hãi, bằng sự sợ mất chính mình, bằng sự sợ mất tương lai đời mình. Không! Tương lai cuộc đời ta ở trong tay Chúa, Chúa đã cứu chuộc ta bằng máu của Đức Kitô rồi, nên đừng sợ, nhưng hãy-sống-cho-ma-quỉ-sợ-ta bằng cách đặt trọn niềm tin vào Thiên Chúa. “Ðừng sợ hãi: có Ta ở với ngươi” (Isa 41:10).

Br. Huynhquảng

VỀ MỤC LỤC
Tương quan với những người phục vụ trong nhà xứ, nhất là cô bếp.

 

Mời thăm Blog của Lm. Trần Minh Huy http://www.chivilongchuathuongtoi.tk/

Tác phẩm: ĐÀO TẠO ỨNG SINH LINH MỤC GIÁO PHẬN

Lm. Micae-Phaolô Trần Minh Huy pss

CHƯƠNG NĂM 

ỨNG SINH LINH MỤC GIÁO PHẬN HỌC SỐNG CĂN TÍNH VÀ SỨ VỤ LINH MỤC

C. LINH MỤC GIÁO PHẬN SỐNG SỨ VỤ TRONG CÁC MỐI TƯƠNG QUAN 

(tiếp theo)

 

C.17. Tương quan với những người phục vụ trong nhà xứ, nhất là cô bếp.

C.17.a Những gì nên cư xử, nói và làm

·        Nhu cầu có người giúp việc là điều chính đáng. Tuy nhiên, người nữ giúp việc đừng có trẻ quá (phải đủ tuổi luật buộc), đừng quá nhan sắc, đừng quá nhí nhảnh, đừng quá khoe khoang, đừng lắm lời, đừng quá tò mò chuyện người khác, cũng đừng có tiếng xấu, nghĩa là đừng để nên cạm bẫy cho ta hay làm dịp cho người khác ngờ vực.

·        Đừng bao giờ hỏi ý kiến hay tâm sự với họ về nỗi đau buồn, chán chường, hoặc nỗi thất vọng của mình. Cây leo trước tiên bắt đầu bò từ gốc rễ, không ngờ nó lớn lên, cao lên rồi nó vấn vít đè ngột cả những cành cao nhất. Cây leo của ta bò tới đâu rồi?

·        Nhớ lời thánh Cypriano dạy phải luôn nghiêm khắc đối với phụ nữ và thi hành quyền bính nghiêm trang đứng đắn. Tại nhà xứ, quyền bính phải được thi hành dưới hình thức quân chủ chứ không phải lối dân chủ (bàn hỏi và theo ý kiến người giúp việc).

·        Hãy liệu để người nữ giúp việc biết niềm nở tiếp đón các linh mục, tu sĩ, khách khứa, người nghèo và bổn đạo. Người nữ giúp việc càng kém phẩm chất bao nhiêu, càng làm ta mất lòng dân và đưa ta đến thất bại, suy sụp bấy nhiêu.

·        Phải thông cảm với họ là họ phải cáng đáng bao nhiêu là những công việc lặt vặt không tên trong ngày. Nên có những lời động viên khích lệ, nhất là trong những lúc bận nhiều công việc. Có những lời khen hoặc chê đúng lúc, đúng hoàn cảnh với ý hướng xây dựng. Nên thông cảm và tha thứ những thiếu sót hay lỗi lầm của họ.

·        Tôn trọng giá trị phục vụ của họ và hãy trả tiền công cho họ cách xứng đáng và sòng phẳng. Còn họ giúp không thì cũng phải tìm cách bù đắp cho họ một cách tương xứng. Nên tặng cho họ những món quà vật chất nhân dịp lễ tết và thăm hỏi gia đình nhân dịp này. Cũng nên khôn khéo và tế nhị quan tâm đến nhu cầu và ước vọng của họ, giúp đỡ đời sống của họ và bố mẹ họ để họ nhiệt tâm giúp việc.

 

C.17.b Những gì không nên cư xử, nói và làm

·        Không để người giúp việc đem chuyện thiên hạ vào nhà xứ hoặc chuyện nhà xứ ra cho thiên hạ. Ngày nào bà trở thành tờ báo sống, nó sẽ làm ta khó chịu và có trăm ngàn phản ứng sai lạc. Nếu vì cô bếp mà phải bị ngờ vực tai tiếng thì hãy để cho về ngay.

·        Không làm cho cô bếp phải khóc lóc: nước mắt đàn bà là vũ khí lợi hại của họ, nhưng là thuốc độc và cạm bẫy khó lường cho đàn ông. Người ta bảo rằng có người biển sâu sông rộng không chết mà lai chết đuối ở hố trâu nằm!

·        Tự làm lấy những công việc vệ sinh, dọn dẹp trong phòng riêng, không nên để cô bếp suốt ngày lục sục trong phòng ta, dễ khiến người ngoài nghi ngờ, khó chịu.

·        Không nên để cô bếp vào phòng riêng của mình quét dọn và nói chuyện lâu giờ. Không kêu cô bếp vào phòng ban đêm để giúp đỡ việc này việc nọ hay vào phòng riêng của họ. Những khi đau yếu bệnh tật, nên nhờ thêm người giúp đỡ chứ không phải chỉ mình cô bếp lo lắng cơm cháo, xức dầu, xức thuốc... “Tối trời, nhà tranh cũng như nhà ngói!”

·        Không quan tâm quá mức đến họ và việc nội trợ của họ. Không nên quá pha mình vào việc nội trợ, nên để cho người giúp việc một phần tự do trong nhiệm vụ của họ. Không nên quá gần gũi. Phải có giới hạn và khoảng cách cần thiết. Không quá thân mật, đùa cợt, dễ gây hiểu lầm và tổn thương uy tín và danh dự.

·        Không nên để họ can thiệp vào công việc mục vụ của mình. Không tâm sự với họ về bất cứ điều gì, nhất là những nỗi đau buồn hay chuyện riêng của mình: sự thông cảm, chia sẻ đó sẽ là một bẫy ngầm.

·        Không được khinh dể và thiếu bác ái đối với họ, nhiều khi bác ái đối với người ngoài nhưng lại không bác ái với người trong nhà.

·        Không để cô bếp ăn chung, nhất là khi có khách; khách sẽ rất khó chịu vì khó nói chuyện. Khi ăn cơm, ta có thể tiếp và trao đổi với giáo dân. 

 

C.18. Tương quan với Chính Quyền

C.18.a Những gì nên cư xử, nói và làm

·        Tính nhã nhặn là hoa thơm của phép lịch sự, nó bắt nguồn từ đức khiêm nhượng và bác ái. Linh mục nhã nhặn hấp dẫn và xây dựng kẻ khác, đồng thời được thêm uy tín và tín nhiệm.

·        Chấp hành những nghĩa vụ chính đáng của một người công dân. Tôn trọng các cấp chính quyền, bằng thái độ cởi mở và thân thiện, bình tĩnh cùng nhau trao đổi, đối thoại và nghiên cứu giải quyết các vấn đề liên quan giữa hai bên. Cộng tác trong vấn đề thực hiện công ích như an sinh xã hội, phục vụ người nghèo, thăng tiến con người, đẩy lui những tệ nạn xã hội…

·        Giữ liên lạc thiện chí với chính quyền. Thỉnh thoảng nên viếng thăm xã giao để tỏ lòng kính trọng họ, nhất là những dịp lễ lớn của Đất Nước và truyền thống Dân tộc. Cũng nên mời họ tới dự những dịp lễ lớn của mình để cảm thông và hiểu biết nhau hơn.

·        Sống giản dị và ân cần tiếp đón mọi người, sẵn sàng lắng nghe và đừng bao giờ để ai đến gặp mình phải bất mãn ra về. Nên tiếp xúc đối thoại để thông cảm với nhau hơn về những vấn đề xã hội và cuộc sống của dân chúng, hầu cộng tác lành mạnh lo cho những người nghèo trong lãnh địa mình phục vụ, theo đường hướng của Giáo Hội.[1]

·        Cố gắng tỏ cử chỉ yêu thương thật lòng, cảm thông, lắng nghe, trao đổi, thảo luận và giúp họ chu toàn bổn phận lo cho dân giàu nước mạnh, cổ vũ và phát huy những sáng kiến mới.

·        Khi có dịp, có thể cùng làm việc với họ trong các vấn đề xây dựng cuộc sống của người dân, đặc biệt trong lãnh vực giáo dục, đạo đức và luân lý, bác ái và từ thiện.

·        Tôn trọng họ và coi họ như những người anh em của mình mà Chúa muốn cứu độ.

 

C.18.b Những gì không nên cư xử, nói và làm

·        Không cộng tác trong vấn đề chính trị, nhất là chính trị  đảng phái hoặc tổ chức chính trị nghịch lại ý muốn của Hội Thánh. Không nên gieo mình vào chính trị, nếu không muốn người ta động đến việc tôn giáo của mình.

·        Không nóng nảy kiêu căng, cãi cọ khi vừa bị phản đối, nhưng tìm thông cảm với chính quyền để loại bỏ những điều nghi kỵ; khi cần nên hy sinh và chịu đựng đôi tí để giữ bình an và hòa khí; xử sự có tư cách và tha thứ các lỗi lầm của họ.

·        Đừng tránh gặp chính quyền hay có gặp là chỉ để tấn công với những lời chê trách chua chát. Trong các buổi họp, cũng như trên toà giảng, không nói gần nói xa với hậu ý, nói ám chỉ để đả kích, bêu xấu… nhà chức trách.

·        Không nhượng bộ những quyền lợi chính đáng và thiêng liêng của Giáo Hội, của cộng đoàn, của giáo dân, của con người đúng với sự thật, công bằng và công lý. Không nôn nóng cho được việc mà hối lộ tiêu cực hay manh động đấu tranh.

·        Phải tránh thái độ đối kháng hay khép kín, nhưng hãy mở lòng ra để đối thoại. Và khi giao tiếp, phải tránh những cử chỉ và lời nói thiếu tôn trọng người đối thoại và thiếu tư cách về phía mình.

·        Khi Chính quyền cần gặp gỡ và trao đổi với giáo dân, hãy liệu có nơi thuận tiện, chứ tuyệt đối không đưa vào nhà thờ để chính quyền gặp gỡ bà con giáo dân, nhất là khi nội dung đi ngược lại giáo huấn của Hội Thánh.

·        Không chống lại các chính sách hợp lý của Nhà Nước; không cản trở giáo dân trong những bổn phận dân sự họ phải đóng góp; không cản trở chính quyền trong việc bài trừ các tệ nạn, các tội phạm.

·        Tránh độc thoại, phê phán và giảng chửi chính quyền trước mặt giáo dân trong thánh lễ. Như thế sẽ làm cho họ gặp khó khăn trong việc lãnh đạo và công tác, dẫn tới nghi kỵ và đối kháng lẫn nhau.

·        Không được cộng tác với họ trong các vấn đề gây tổn thương đức tin, phong hóa và luân lý. Không để họ gợi ý và ép buộc, điều khiển mình theo ý hướng và mục đích của họ.

·        Nỗ lực sống đúng thiên chức linh mục, chiến đấu để tránh rơi vào tình cảnh mà con người yếu đuối thường mắc phải là vấn đề nhục dục giới tính nam nữ; cảnh giác kể cả trường hợp có thể bị gài bẫy. Nếu có lỡ mắc phải, hãy khiêm tốn chân thành trình bày xin thẩm quyền tìm cách giải gỡ, luôn đứng về phía Chúa và Giáo Hội; càng chấp nhận điều kiện để che đậy hầu bảo vệ thanh danh càng sa lầy, và cuối cùng khi hết giá trị lợi dụng họ cũng bạch hóa ra thôi.

 

C.19. Tương quan với các tôn giáo bạn, nhất là các vị lãnh đạo

C.19.a Những gì nên cư xử, nói và làm

·        Phải tìm hiểu và đẩy mạnh việc gặp gỡ, đối thoại liên tôn để các tôn giáo ngày càng hiểu nhau hơn, cộng tác với nhau hơn vì hạnh phúc của con người.

·        Hãy tôn trọng các giá trị văn hoá và tâm linh của các tôn giáo bạn, không bác bỏ những gì là chân thực, thánh thiện nơi các tôn giáo, dù có khác biệt với Đức Tin Công Giáo.

·        Sẵn sàng hợp tác với các vị lãnh đạo tôn giáo bạn, nhất là các vị họat động trong cùng địa hạt, trong các hoạt động từ thiện, văn hóa, xã hội để loại trừ bất công, áp bức, nghèo khổ và các tệ nạn xã hội đang làm thoái hóa, biến chất con ngươi, đồng thời cổ vũ sự công bằng, công lý, yêu thương, và thăng tiến phẩm giá con người trong mọi tầng lớp xã hội.

·        Qua đối thoại, ta có dịp học hỏi và hiểu biết giá trị của các tôn giáo khác, đồng thời cũng nhận ra và chia sẻ, làm cho họ nhận biết Tin Mừng và những giá trị thiêng liêng của Kitô giáo.

·        Không gây chia rẽ, không phân biệt đối xử: khuyến học, cứu tế không phân biệt lương giáo hay không tôn giáo, để qua tay, qua môi miệng linh mục, họ cảm nhận được bàn tay ấm áp của Giáo hội Chúa Kitô.

·        Luôn có tinh thần cởi mở, đối thoại trong tinh thần liên đới với thái độ kính trọng, yêu thương. Nên có những buổi gặp gỡ, trao đổi, bàn hỏi mà hai bên cùng quan tâm. Cùng tìm hiểu và đối thoại trong tinh thần hiểu biết lẫn nhau.

·        Cố gắng hàn gắn những hiểu lầm và chia rẽ giữa các tôn giáo với nhau. Cần hiểu, cảm thông và tôn trọng những thao thức và tập tục tôn giáo của họ.

 

C.19.b Những gì không nên cư xử, nói và làm

·        Không đố kỵ và phân biệt tôn giáo, có thể dẫn đến mất đoàn kết. Nếu nơi giáo dân có sự đố kỵ thì phải ngăn chặn ngay và phân tích cho họ hiểu được rằng Thiên Chúa muốn mọi người được cứu độ, tuy không cùng tôn giáo nhưng họ cũng thuộc về Nước Thiên Chúa.

·        Không quan niệm chỉ có những người trong giáo xứ mới là con chiên của mình, mà phải có trách nhiệm với mọi người chung quanh trong ranh giới mục vụ được trao phó để quan tâm, giúp đỡ họ trong khả năng của mình.

·        Không đề cao Kitô giáo thái quá và hạ thấp hay khinh khi các tôn giáo khác, cho rằng chỉ có đạo Công Giáo mới là đạo thật, còn các đạo khác đều là tà đạo. Nhưng cũng tránh thái độ cào bằng, coi tôn giáo nào cũng như tôn giáo nào.

·        Không nên có những lời xúc phạm, chê bai những người lãnh đạo trong các tôn giáo bạn, hoặc có thái độ coi thường, thiếu tôn trọng và có những lời khích bác những người anh em đó.

 

C.20. Tương quan với lương dân

C.20.a Những gì nên cư xử, nói và làm

·        Kính trọng và thương yêu đồng bào lương dân, phát huy nơi giáo dân tinh thần đối thoại, khuyến khích họ tương thân tương ái và hợp tác với bà con trong mọi lãnh vực đời sống.

·        Thỉnh thoảng đích thân lui tới thăm nom, trao đổi và sẵn sàng giúp đỡ họ, vật chất cũng như tinh thần khi cần thiết như dịp lễ tết hay lúc gia đình họ có chuyện vui buồn.

·        Phải ý thức cánh đồng truyền giáo là cả thế giới và phải rao giảng Phúc âm bằng một thứ tiếng nói mọi người đều có thể thông hiểu được, đó là bằng chính cuộc sống chứng tá và hành động đượm nhuần Tin Mừng.

·        Phải tích cực đưa người chưa có đức tin về đoàn chiên Chúa. Nên sống bác ái hơn với lương dân, nhất là những người đau yếu bệnh tật, già cả neo đơn; thăm hỏi họ trong những dịp lễ tết dân tộc, lễ lớn của Hội Thánh để chia sẻ niềm vui với họ, sống đoàn kết yêu thương như với anh em đồng đạo.

·        Phải quan tâm hội nhập văn hoá trong cốt lõi tinh thần chứ không chỉ hình thức bên ngoài, để đồng bào dễ dàng đón nhận Tin Mừng và điều chỉnh các giá trị văn hoá cao quí và phong phú của họ theo Tin Mừng. Mời họ tham dự những buổi lễ lớn của mình.

·        Cần có những cuộc gặp gỡ trao đổi với đồng bào; học hỏi và tôn trọng những giá trị truyền thống tốt đẹp của họ và mời họ cộng tác trong các việc bác ái xã hội…

·        Khi có tang, cha xứ có thể lãnh đạo hội đoàn đến viếng thăm an ủi, để chia sẻ và cảm thông với họ. Cố gắng xây dựng tình liên đới giữa giáo dân của mình với những người không tôn giáo.

·        Luôn đối thoại cởi mở trong sự kính trọng và tin tưởng. Hãy tôn trọng, yêu thương, quan tâm và coi họ như những giáo dân mà mình có bổn phận phải chăm sóc.

·        Nên hiện diện và động viên khi họ gặp những thử thách lớn.

    

C.20.b Những gì không nên cư xử, nói và làm

·                 Không sống tách biệt như ốc đảo hay khép kín như pháo đài, mà mở ra với mọi người, không sợ mở cửa cho Chúa Kitô và tha nhân. Phải ý thức về bổn phận truyền giáo của mình để từ đó tìm đến với những tâm hồn đang sống ngoài Giáo hội.

·        Không được dửng dưng hay từ chối những người thiện chí tìm biết về Chúa và Giáo hội, họ có quyền được nghe về Tin Mừng cứu độ của Chúa Kitô.

·        Không được nhạo báng, xúc phạm nghi lễ và tâm tình tín ngưỡng tôn giáo, cũng như các tập tục dân gian và việc thờ cúng tổ tiên, ông bà của họ.

·        Không ngăn cản đồng bào tham dự các ngày lễ lớn của giáo xứ, tham gia các sinh hoạt vui chơi giải trí của giáo xứ, và tham gia sinh hoạt các đoàn thể nếu họ có khả năng.

·        Không nên phân biệt đối xử giữa những người công giáo và những người không công giáo. Không nên chỉ làm việc bác ái cho những người công giáo, coi như mình không có bổn phận gì hết, thờ ơ, lãnh đạm trước những đói khổ, bệnh tật… của anh chị em lương dân.

 

C.21. Tương quan với giới giàu có

C.21.a Những gì nên cư xử, nói và làm

·                 Luôn có thái độ quân bình trong mọi mối tương quan giữa giàu nghèo để tránh tiếng là cha chỉ chơi với người giàu có. Nên giữ mối quan hệ thân thiện nhưng không để bị tiền của lôi kéo: không săn tìm đại gia để đại gia coi thường lèo lái...

·        Không nên chạy đua với những tiện nghi hiện đại của người giàu: nhà xứ sang trọng với máy điều hoà, giàn nhạc, thiết bị cao cấp... 

·        Cần cẩn thận với những giúp đỡ của người giàu (không ai cho không cái gì cả): họ có thể dùng của cải để sai khiến, hoặc mượn uy thế của ta để lũng đoạn, gây ảnh hưởng và lên mặt với người khác. Cần tìm hiểu cách thức làm ăn của họ có gì không ổn về đạo lý và luật pháp không, rồi hãy nhận sự tài trợ của họ. 

·        Nên gặp gỡ trao đổi, cổ võ và khơi gợi lòng quảng đại của người giàu, kêu mời họ quảng đại tham gia cộng tác trong việc giúp đỡ những người nghèo khó, mồ côi, goá bụa… bằng việc giúp đỡ vật chất và tạo công ăn việc làm… đỡ đầu cho các đoàn hội công giáo tiến hành trong giáo xứ, tham gia hội khuyến học…

 

C.21.b Những gì không nên cư xử, nói và làm

·                 Không phân biệt và đối xử quá cách biệt giữa giàu nghèo: quá tôn trọng, lệ thuộc, và đề cao người giàu, trong khi quá quan liêu hạch sách đối với người nghèo. Không nên lui tới, quan tâm và quỵ luỵ thái quá người giàu có, kẻo bị người đời hiểu lầm và người nghèo buồn tủi, bị xúc phạm. 

·                 Không nên chung vốn làm ăn kinh tế với người giầu, rồi vì tiền và vị nễ mà nhẹ tay trong việc áp dụng luật Chúa và luật Hội Thánh đối với họ. 

·        Không nên đề cao người giầu quá đáng và công khai, dành cho họ qúa nhiều ưu tiên, thiên vị trong các dịp lễ lạy, chỉ vì những đóng góp của họ, khiến họ tự phụ kiêu căng ỷ của và người nghèo phải tủi thân.

·        Không quá năng viếng thăm người giàu có, trong khi đó lại không bao giờ thăm những người nghèo bên cạnh, kẻo người nghèo nói rằng: “cha chỉ chơi với người giàu, cha tham tiền.v.v.”

·        Không quị lụy đối với những người giàu có. Không nên gần gũi quá với người giàu mà xa cách người nghèo. Không nên để người giàu ảnh hưởng tới việc mục vụ của mình.

 

C.22. Tương quan với giới nghèo

C.22.a Những gì nên cư xử, nói và làm

·                 Để gần gũi với người nghèo, linh mục cần phải ăn mặc giản dị, sống giản dị để qua đó phản ánh một giá trị Tin Mừng: tự nguyện sống khó nghèo để theo sát Đức Kitô trong mọi lãnh vực (nhà ở, phương tiện đi lại, nghỉ ngơi…), hầu dễ gần gũi với đoàn chiên.

·                 Noi gương Đức Kitô vốn giàu có đã tự trở nên nghèo khó vì chúng ta, dành cho người nghèo những chăm sóc tế nhị của đức ái mục tử; khiêm tốn đứng về phía người nghèo, người bên lề xã hội, người bị áp bức; sẵn lòng lắng nghe họ để linh mục thực sự là dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa đối với họ.

·                 Thương yêu người nghèo khó, túng bần, thấp cổ bé miệng, sa cơ lỡ vận… nhưng đừng khinh rẻ vất của bố thí, mà hãy cung kính đặt vào tay họ: cách cho hơn của cho.

·                 Đừng rẻ rúng người nghèo, người lao động: vồn vã chào đón người giàu có mà chẳng thèm chào hỏi họ. Trái lại, phải thực sự hướng về người nghèo và người thiếu thốn, động viên giáo xứ dấn thân nâng đỡ người nghèo; nhận ra hình ảnh Chúa Kitô nơi người nghèo và lắng nghe tiếng kêu của ngài qua tiếng kêu của họ.

·                 Đặc biệt quan tâm thăm hỏi người nghèo trong những dịp lễ tết, giúp đỡ vật chất cũng như tinh thần để họ được an ủi nâng đ và hoà mình với cộng đồng.

·                 Thông cảm chia sẻ và nâng đỡ hoàn cảnh sống của những người nghèo, nhất là điều kiện kinh tế nuôi dạy con cái. Kêu gọi cộng đoàn giáo xứ và những người giầu có chia sẻ gánh nặng cuộc sống với họ. Nhưng tôn trọng quyền lợi và nghĩa vụ của người nghèo trong sinh hoạt giáo xứ. 

·                 Hô hào mọi người dấn thân nâng đỡ người nghèo, các trẻ mồ côi, những người goá bụa…, nhằm giúp cho họ biết tự giúp mình, để họ có thể làm việc nhằm thăng tiến tình trạng của họ: “Cho một  người một con cá, người đó chỉ ăn được một bữa; cho một cần câu và dạy y biết câu cá, người đó ăn được cả đời.

·        Phải biết lắng nghe tiếng nói của người nghèo, bênh vực người nghèo, biết cảm thông và chia sẻ, thực sự cởi mở khi đối thoại, tỏ ra là dấu chỉ chữa lành của tình yêu Thiên Chúa đối với họ: sống vì người nghèo, cho người nghèo và với người nghèo “cả trong lời nói và việc làm”.

·        Phải nhận ra hình ảnh Chúa Kitô, tiếng nói của Chúa Kitô qua những người nghèo, người bệnh tật, người tội lỗi và kể cả người không tin.

·        Ân cần đón tiếp người nghèo khó, sẵn sàng lắng nghe nhu cầu của những người nghèo, những người bên lề xã hội. Nếu được, nên tổ chức các lớp dạy nghề trong giáo xứ.

·        Yêu thương những người già cả bệnh tật, người nghèo khó, các trẻ mồ côi, những người góa bụa bằng những việc cụ thể.

·        Nên thăm viếng những người nghèo trong xứ, vì đó là nguồn động viên lớn cho họ trong cuộc sống. Nên dấn thân vào nhiều hình thức khác nhau trong công việc nâng đỡ người nghèo: thăm hỏi, động viên, giúp đỡ họ vật chất, tinh thần, và công ăn việc làm.

 

C.22.b Những gì không nên cư xử, nói và làm

·        Không được quên bổn phận và trách nhiệm Chúa giao chăm sóc từng con chiên, nhất là những chiên nghèo, chiên lạc.

·        Không phân biệt đối xử: người giàu được kính trọng và năng lui tới, có việc họ mời rất dễ; còn người nghèo bị coi khinh, chẳng mấy khi lui tới, có việc mời rất khó, thì làm sao biết được hoàn cảnh thiếu thốn của họ!

·                 Khi đối thoại vối người nghèo và người giàu, không thiên quá về người giàu, khinh rẻ những người đói rách. Họ sẽ cảm thấy bị rẻ rúng khi thấy linh mục thật vui vẻ với người giàu có, nhưng lại nhăn nhó với người nghèo.

·                 Đừng quên rằng người nghèo chỉ thiếu thốn vật chất (cơm không đủ ăn, áo mặc không đủ ấm, thiếu tiền cho con đi học, thiếu thuốc men khi bệnh tật…), mà còn nghèo tinh thần và thiêng liêng.

·        Không dùng những đồ quá sang trọng, làm cho người nghèo hèn không dám lui tới. Không bao giờ làm cho người nghèo sợ không dám đến gặp gỡ cha xứ để trình bày, đối thoại khi họ có nhu cầu. Không nên có những lời nói cộc cằn thô lỗ, so sánh, kẻo người nghèo cảm thấy tủi thân và mặc cảm.

·        Không chê của dâng của người nghèo khó, cho dù không thích hay chẳng đáng là bao, nhưng nó tượng trưng tất cả tấm lòng và sự lao công cực nhọc của họ.


 

[1] x. MP. Trần Minh Huy, Đào tạo và Tự đào tạo thiêng liêng của các linh mục tương lai trong bối cảnh Việt Nam ngày nay, tr.168-187.


VỀ MỤC LỤC

Ý NGHĨA CỦA BÍ TÍCH HÔN PHỐI

 

Tác phẩm: Cẩm  Nang  Hạnh  Phúc Gia  Đình  Kitô - MỤC VỤ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Tác giả: D. WAHRHEIT (Lm. Minh Anh, GP. Huế tổng hợp biên tập)

B9. Ý NGHĨA CỦA BÍ TÍCH HÔN PHỐI

1. Có nhiều kiểu nói trong Giáo Hội vốn dễ duy trì nơi người giáo dân não trạng mà người ta thường gọi là não trạng tiêu thụ, đặc biệt đối với các bí tích. Người ta thường nói, chịu các bí tích, lãnh nhận các bí tích. Đành rằng, bí tích là những cử hành của Giáo Hội, chỉ có Giáo Hội mới có thể ban các bí tích. Tuy nhiên, khi nói người giáo dân chịu hay lãnh nhận các bí tích, người ta dễ khuyến khích giáo dân rơi vào thái độ thụ động hoặc tiêu thụ đối với các cuộc cử hành trong Giáo Hội.

Bí tích là một cuộc cử hành của toàn thể Giáo Hội, trong đó, mọi tín hữu đều được mời gọi tham dự, nghĩa là trở thành tác nhân tích cực. Nghĩa là người tín hữu không chỉ đón nhận một sứ mạng mới của Giáo Hội, nhưng chính họ phải trở thành những người thợ tích cực trong việc xây dựng Giáo Hội.

Giáo Hội muốn làm nổi bật thái độ tích cực đó cách đặc biệt trong bí tích Hôn Phối. Trong hầu hết các bí tích, gương mặt nổi bật trong nghi thức là giám mục hoặc linh mục; trái lại, trong bí tích Hôn Phối, thừa tác viên của bí tích chính là đôi tân hôn.

Trước mặt linh mục vốn chỉ đóng vai trò chứng giám, chính đôi tân hôn mới là thừa tác viên cử hành bí tích. Đó chính là sự mới mẻ của bí tích Hôn Phối. Người tín hữu không còn chịu hay lãnh bí tích nữa. Họ chính là người cử hành bí tích.

Tính cách tân kỳ của bí tích Hôn Phối không chỉ do sự kiện đôi tân hôn nắm phần chủ động trong nghi thức vốn chỉ kéo dài trong khoảnh khắc, mà chính họ trở thành bí tích. Thiên Chúa đã muốn nêu bật tầm quan trọng của hôn phối khi Ngài mượn hình ảnh hôn phối để nói về tình yêu của Ngài đối vơí nhân loại. Thật thế, trong suốt chiều dài lịch sử Israel, Thiên Chúa luôn được tỏ bày như một phu nhân, quan hệ giữa Ngài và Israel được diễn tả như một cuộc hôn nhân.

2. Sang đến Tân Ước, thánh Phaolô như muốn diễn đạt tất cả sự cao cả của hôn phối khi Ngài viết trong thư gửi cho giáo đoàn Êphêsô 5, 32: “Mầu nhiệm này thật cao cả, tôi muốn nói đến tình yêu của Chuá Giêsu đối với Giáo Hội”. Qua lời khẳng định trên đây, thánh Phaolô muốn nói: vợ chồng phải yêu thương nhau như chính Chúa Kitô đã yêu thương Giáo Hội. Tình yêu giữa hai người phải trở thành dấu hiệu hữu hình của tình yêu giữa Đức Kitô và Giáo Hội Ngài. Còn hình ảnh nào còn có thể diễn tả được tình yêu của Đức Kitô đối với Giáo Hội cho bằng tình yêu vợ chồng?

Nói đến tình yêu vợ chồng là nói đến mọi diễn tả trong tình yêu đó. Từ những cử chỉ âu yếm hy sinh cho nhau đến sự kết hiệp nên một thân xác trong hành động giao hợp, tất cả đều là dấu chỉ, đều là bí tích của tình yêu Đức Kitô đối với Giáo Hội. Sách Diễm Tình Ca chứa đựng không biết bao nhiêu cảnh trữ tình lãng mạng, nhưng đã được xem như một mạc khải về tình yêu của Thiên Chúa đối với con người.

Trong bí tích Hôn Phối tất cả mọi sinh hoạt  trong đời sống vợ chồng và gia đình đều được nâng lên như dấu chỉ của tình yêu Thiên Chúa và công cuộc cứu rỗi của Ngài. Dù không rao giảng, hai vợ chồng cũng là những tông đồ sống động của tình yêu Thiên Chúa qua tình yêu và qua cuộc sống của họ. Qua tình yêu ấy, họ trở thành dấu chỉ hữu hình của Thiên Chúa vô hình. Họ trở thành cung thánh của Thiên Chúa tình yêu. Họ là dấu chứng và là lời ngỏ cho mỗi người rằng, Thiên Chúa tình yêu hiện hữu. Thiên Chúa ở đâu? Để trả lời câu hỏi ấy, có lẽ người tín hữu nên chỉ vào một đôi vợ chồng công giáo. Nơi nào hai vợ chồng công giáo yêu thương nhau, nơi đó có Thiên Chúa.

3. Hôn phối giữa hai Kitô hữu là một bí tích. Đó là khẳng định mà người ta có thể tìm thấy trong bất cứ tài liệu về hôn phối nào của Giáo Hội. Nhưng vì não trạng thụ động và tiêu thụ đối với các cử hành của Giáo Hội, người ta dễ đóng khung bí tích trong khoảnh khắc của buổi cử hành, hết nghi lễ là hết bí tích. Ra khỏi nhà thờ là giã từ bí tích. Thật ra, bí tích nào của Giáo Hội cũng đều là một dấn thân. Người tín hữu không chịu hay lãnh một bí tích, mà đón nhận một sứ mệnh để ra đi và trở thành bí tích của tình yêu Thiên Chúa đối với con người.

Điều này đúng cho bí tích Hôn Phối hơn bất cứ trường hợp nào. Qua bí tích Hôn Phối, đôi vợ chồng Kitô hữu trở thành bí tích của tình yêu Thiên Chúa. Cả cuộc sống của họ là một cử hành bí tích. Do đó, đôi vợ chồng Kitô hữu không chỉ làm phép cưới một lần trong nhà thờ mà còn tiếp tục là một bí tích bằng cả cuộc sống của họ. Được liên kết với Đức Kitô trong bí tích Hôn Phối, họ cũng bắt chước Ngài để trở thành hình ảnh hữu hình của Thiên Chúa vô hình. Họ được mời gọi để không ngừng cởi bỏ con người cũ của tội lỗi để mặc lấy con người mới trong Đức Giêsu Kitô, để ngày qua ngày họ đạt được tầm vóc viên mãn của Ngài.

Giáo Hội được gọi là bí tích của Đức Kitô, bởi vì Giáo Hội là thân thể nối dài và hiện thực hóa sự hiện hữu của Ngài. Như Đức Kitô đã từng nói: “Ai thấy Ta là thấy Chúa Cha”, Giáo Hội cũng có thể nói ai thấy Giáo Hội là thấy Đức Kitô. Thấy Giáo Hội không như thấy bất kỳ một tổ chức nào, mà như là một cộng đồng yêu thương. Chính tình yêu mới là dấu hiệu biểu lộ sự hiện diện của Chúa. Bởi vì ở đâu có tình yêu, ở đó có Thiên Chúa.

Tiếp nhận sứ mệnh của Giáo Hội, đôi vợ chồng Kitô hữu cũng trở thành bí tích của Đức Kitô. Họ phải sống thế nào để mọi người khi nhìn vào đều tin nhận rằng, tình yêu đích thực hiện hữu; và nếu như ở đâu có tình yêu, ở đó có Chúa, thì người ta cũng sẽ nhận ra chính Chúa trong chính tình yêu của họ.

VỀ MỤC LỤC
ĐỂ GIÀM CHẤT BÉO
 

Nhà thơ Thụy Khanh tới thăm vợ chồng nhà văn Nhật Hoàng. Vừa mới thấy TK thì ông Nhật Hoàng chào hỏi với mấy câu rất thân mật, vô là “hồi này nom chị có vẻ bệ vệ quá nhỉ” .Họ  ăn uống, vui chơi hết ngày rồi chia tay…

Về nhà, Thụy Khanh cứ vẩn vưong suy nghĩ mãi về chữ “bệ vệ” mà nhà văn dùng khi welcome mình…Bà tự hỏi, chẳng lẽ bây giờ mình quá mập rồi chăng? Chắc là tại mấy ngày Lễ Tết vừa qua ăn quá nhiều thịt thà, bánh ngọt…

Tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo hiện nay là mối quan tâm lớn đối với bà con mình vì họ đã ý thức đựoc rằng ăn như vậy sẽ đưa tới bệnh tim mạch. Nhưng làm sao để giảm chất béo? Giảm chất béo nào? Giảm tới mức nào?

Xin mách bà con mấy mẹo sau đây:

Trước hết phải hiểu rõ chất béo là gì? Chất béo từ đâu mà có? Có bao nhiêu loại chất béo?

Rồi cũng nên nhớ rằng chất béo rất cần thiết cho cơ thể vì chúng có nhiều vai trò quan trọng trong như là chuyên chở các vitamin tan trong dầu mỡ, cung cấp năng lựong, cấu tạo thành tế bào, sản xuất một số hormone, bao che cho các bộ phận nội tạng sinh tử như tim, thận, bảo vệ cơ thể với sức lạnh bằng những lớp mỡ dưới da…Không có chất béo con ngừơi không sống đựoc. Chất béo không xấu nếu tiêu thụ vừa đủ. Chúng chỉ xấu nếu ta tiêu thụ quá nhiều so với nhu cầu.

Thế nào là nhiều?

Các nhà dinh dưỡng đều khuyên là chỉ nên dùng không quá 30% tổng số năng lượng mỗi ngày, tức là khoảng 600 calories/ngày. Trong tổng số này chỉ 10% là chất béo no. Cụ thể là không quá 30gr/ngày trong đó 4 gram do chất béo đa không no. Trên thực tế thì nhiều người tiêu thụ vượt quá số lượng này với các loại thực phẩm như lòng heo, tim cật động vật hoặc phở gà lại thêm vài quả trứng non cộng thêm một thìa nước  béo vàng ngậy.

Thế nào là chất béo no hoặc không no?

Chất béo đựoc cấu tạo bởi các nguyên tử carbon và hydrogen. Chất béo no (saturated fat) là chất béo có đầy đủ các nguyên tử hydrogen cho nên rất khó phân hóa trong cơ thể. Loại này có nhiều trong thịt bò, gà, heo, lòng đỏ trứng, sữa, tôm cua sò hến, thực phẩm đã chế biến. Cũng có trong vài loại dầu thực vật như dầu dừa, dầu cọ, dầu cocoa. Chất béo no thường có dưới dạng đặc. Dầu dừa có tới 92% là chất béo no.

Còn chất béo không no (Unsaturated Fat):

Đó là các chất béo thiếu một vài nguyên tử hydrogen trong cấu trúc. Có trong dầu thực vật, dễ dàng bị phân tách trong cơ thể và ở dạng lỏng trong không khí. Có hai loại:

            - CB đơn không no: thiếu một cặp nguyên tử hydrogen, như dầu olive, đậu phụng, vừng, canola.

            - CB đa không no thiếu từ 2 nguyên tử Hydrogen trở lên như dầu bắp, hướng dương, đậu nành, bông gòn.

Chất béo vô hình là gì?

Đó là chất béo trong thực phẩm chế biến như bánh ngọt, bánh bích quy trong đó nhà sản xuất đã cho thêm nhiều loại chất béo để tăng hương vị khiến cho món ăn hấp dẫn ngon hơn mà cũng bắt mắt quyến dũ hơn. Đôi khi họ còn xịt một lớp dầu dừa trên bánh để bánh ròn hơn khi ăn và ngoại hình bóng bảy mời chào.

Chè ba mầu đẩu bánh lọc mà thêm vài thìa dầu dừa vào chắc chắn là ngon miệng hơn nhưng ngày nào cũng ăn thì cũng hơi bị tăng rủi ro bệnh tật cho trái tim yêu dấu đấy.

          Làm sao để cắt giảm chất béo trong thức ăn?

            - Loại bỏ hết mỡ trong thịt như da gà vịt, vân mỡ của miếng thịt bò, thịt heo

            - Dùng các loại sữa đã giảm chất béo xuống tới 2% hoặc không có chất béo. Với trẻ em, cần uống sữa nguyên chất cho tới 2 tuổi để các cháu có đầu đủ chất béo cho sự tăng trưởng.

            - Giảm tiêu thụ thịt bò, heo, gà vịt, đừng uống sữa nguyên dạng.

            - Với thịt các loại, nên hấp, luộc nhiều hơn là chiên rán

            - Nấu thịt, để nguội cho chất béo đông lại rồi vớt bỏ.

            - Nhớ đọc nhãn hiệu hiệu thực phẩm trong đó có ghi rõ thành phần các chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, thay vì  ăn 1 quả trứng thì ăn 2 lòng trắng trứng;

          - Còn cholesterol là gì?

Cholesterol là một dạng chất béo lưu hành trong dòng máu. Cholesterol có tự nhiên trong một vài loại thực phẩm như lòng đỏ trứng, nội tạng động vật nhưng đa số (90%) cholesterol là do gan và vài mô bào khác trong cơ thể sản xuất từ các chất béo bão hòa (no) mà ta tiêu thụ.

Mặc dù là thành phần tự nhiên trong máu, nhưng khi quá cao, cholesterol sẽ gây ra một số rủi ro cho sức khỏe. Những lý do đưa tới cao cholesterol là chế độ dinh dữong sai, lạm dụng rựou bia hoặc bệnh bẩm sinh.

Khi ta tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa hơn lả nhu cầu thì lựơng cholesterol sẽ gia tăng. Chúng tràn ngập mạch máu khiến cho thành động mạch trở nên dày, cứng và bệnh cao huyết áp sẽ xảy ra. Lâu ngày, thành động mạch trở nên yếu, lồi ra mỏng đi và tới một lúc nào đó sẽ rách vỡ, đưa tới cơn suy tim hoặc tai biến động mạch não.

            Có 3 loại cholesterol:

            a. Cholesterol tỷ trọng thấp LDL và cholesterol tỷ trọng rất thấp VLDL. Cả hai đều có khuynh hướng là bám dính vào thành động mạch khiến cho sự lưu thông của máu bị rối loạn và từ đó là rủi ro đưa tới bệnh tim.

            b. Cholesterol tỷ trọng cao HDL được coi như tốt vì chúng có thể quét bỏ các chất béo khác kết dính ở thành động mạch.

          Làm cách nào để giảm cholesterol xấu và tăng cholesterol tốt?.

          Thay đổi tập quán ăn uống có thể giúp ta hạ mức độ cholestertol xấu và nâng cao cholesterol tốt.

            a. Tăng tiêu thụ rau, trái cây dù là tưoi, đông lạnh hoặc trong hộp.

            b. Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ hòa tan trong nứoc như rau, cám yến mạch (oat bran)

            c. Tăng tiêu thụ các loại cá vì cá có nhiều chất béo omega-3 có thể hạ cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt.

            c. Dùng dấu thực vật nhiều hơn là mỡ động vật.

            e. Uống một ly nhỏ rựou vang đỏ mỗi ngày cũng giảm kết tụ cholesterol trên thành động mạch.

Ngoài rủi ro bệnh tim mạch, tiêu thụ quá nhiều chất béo có thể gây ra ung thư không?

Đây là vấn đề đang đựoc các nhà khoa học nghiên cứu và chưa có kết luận chính xác. Tuy nhiên, một số nghiên cứu  cho hay, một chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo có thể gây ra ung thư vú và ung thư ruột già-trực tràng.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Texas-Hoa Kỳ

www.bsnguyenyduc.com

 
VỀ MỤC LỤC
CỌP CÁI - Chuyện phiếm của Gã Siêu

 

Gã xin bắt đầu mục chuyện phiếm hôm nay bằng một mẩu tin thời sự sau đây: Vào lúc 15g30 ngày 10 tháng 9, ba công nhân Vườn thú, thuộc khu du lịch Đại Nam, tỉnh Bình Dương, đang trồng cây trong một chuồng nuôi cọp, bất ngờ một con cọp từ chuồng bên cạnh nhảy qua cắn một người chết tại chỗ và làm một người khác bị thương nặng. Theo TTXVN, nạn nhân bị chết là anh Nguyễn Công Danh, sinh năm 1962, ngụ tại phường Hiệp An, thị xã Thủ Dầu Một. Người bị thương là anh Nguyễn Thanh Giàu, sinh năm 1988, bị cọp tấn công vào mặt đang cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh .

Ông Dương Thành Phi, Giám đốc Vườn thú Đại Nam, cho biết: Khoảng thời gian trên, khu nuôi cọp trong vườn thú đang tiến hành sửa chữa, trồng cây xanh. Ba công nhân vườn thú đang tiến hành trồng cây tại chuồng nuôi cọp trắng và số cọp này đã được nhốt an toàn. Trong khi đó, tại chuồng nuôi cọp vàng bên cạnh vẫn phục vụ cho du khách đến tham quan bình thường. Bất ngờ một con cọp vàng đã nhảy qua hàng rào chắn cao khoảng 5m tấn công ba công nhân đang trồng cây. Thấy con cọp quá hung dữ lao vào tấn công, hai công nhân đã nhảy xuống ao tránh nạn, riêng ông Danh không kịp phản ứng thì bị cọp lao đến cắn chết tại chỗ.

Ông Phi cho biết thêm: Các chuồng nuôi thú dữ trong vườn thú Khu du lịch Đại Nam được thiết lập với không gian mở để du khách thoải mái ngắm thú, nhưng các chuồng đều được lắp đặt hệ thống xung điện để bảo vệ, có cả ao nước rộng 7-8m nhằm tạo khoảng cách an toàn giữa người xem và thú nuôi, nên đến nay chưa có hiện tượng thú xổng chuồng. Riêng vụ cọp tấn công hai công nhân có thể do một nhóm công nhân khác đang dùng cần cẩu đưa cây xanh vào chuồng để trồng, khiến cọp bị kích động nhảy qua chuồng khác gây nên sự cố nói trên (Người lao động online).

Từ mẩu tin thời sự nói trên, gã bắt đầu tìm hiểu về loài cọp, vốn là con vật cầm tinh cho năm Canh Dần này. Theo gã được biết, thì hổ, cọp hay hùm…là một loài thú vừa lớn lại vừa dữ,  thuộc nhà mèo. Thân dài, cổ ngắn, đầu tròn, râu cứng, răng nhọn. Lông màu vàng đỏ và có nhiều vằn đen. Sống trong các khu rừng, kể cả rừng đầm lầy có lau sậy. Chúng thường ăn thịt hươu nai, lợn rừng, thậm chí có khi bắt cả trâu bò mà ăn. Mỗi bữa dùng tới 30, hay 50 ký lô thịt. Sau đó, có thể nhịn trong nhiều ngày…(Từ điển Bách khoa Việt Nam).

Như vậy, xét theo chính tông dòng họ “miêu” thì có đủ các loại mèo, từ mèo to đến mèo nhỏ, từ mèo mun đến mèo mướp, từ mèo nhà đến mèo rừng…Đây là những loài mèo chính hiệu con nhà “mão”. Bên cạnh đó còn có những con tương cận, tuỳ theo vóc dáng, và nhất là bộ lông, người ta có thể chia thành:

1- Hổ, cọp, hay hùm.

2- Báo hay beo.

3- Sư tử.

Tóm lại, cọp beo và sư tử đều có liên hệ dây mơ rễ má với nhau, vì cùng chung một gốc gác là mèo. Chẳng thế mà dân bợm nhậu hiện nay vốn gọi mèo là tiểu hổ. Ngoài ra, trong dân gian người ta thường gọi hổ, cọp, hùm là…ông ba mươi. Số là ngày xưa, hễ ai giết được một con cọp, thì sẽ được nhà nước thưởng cho ba mươi quan tiền!

Viết đến đây, gã nhớ tới một bức thư của một anh bạn đã gửi cho gã. Trong bức thư này, anh bạn kể lại: Trong một chầu nhậu, khi đã bừng bừng hơi men, các chiến hữu bèn đưa ra những câu hỏi để đố vui với nhau. Ai trả lời vừa đúng lại vừa hay, sẽ được thưởng…một ly.

Vậy xin hỏi:

- Tại sao người ta thường gọi ông trăng, ông trời, ông sao mà không gọi bà trăng, bà trời, bà sao?

Thưa rằng:

- Tại vì con trai thường đẹp hơn con gái và đờn ông thường đẹp hơn đờn bà!

Câu trả lời này, gã rất lấy làm ưng ý, bởi vì so với loài vật, con trống thường đẹp hơn con mái, như gà và công. Chẳng thế mà người Pháp vốn gọi tính ưa làm dáng, làm đỏm là “coquetterie”, xuất phát từ chữ “coq”, có nghĩa là anh gà trống.

Xin hỏi tiếp:

- Tại sao có bà phù thủy mà không có ông phù thủy?

Thưa rằng:

- Tại vì đờn bà thường độc ác hơn đờn ông!

Xin hỏi:

- Tại sao chỉ có mỹ nhân kế mà không có nam nhân kế?

Thưa rằng:

- Tại vì con gái thường xảo quyệt hơn con giai!

Hai câu trả lời này, gã không có tí kinh nghiệm nào cả. Có lẽ nên hỏi mấy ông chồng, hay những anh con giai nào đang toát mồ hôi hột, vắt vẻo đi trên nhip cầu tình ái thì sẽ được rõ.

Xin hỏi tiếp:

- Tại sao có ông già Noel mà không có bà già Noel?

Thưa rằng:

- Tại vì đờn ông thường nhân hậu hơn đờn bà!

Xin hỏi:

- Tại sao có phụ nữ, mà lại không có... phụ nam?

Thưa rằng:

- Tại vì con gái chỉ là phụ mà thôi!

Gã gật gù, hai câu trả này xem ra hơi bị đúng.

Xin hỏi tiếp:

- Tại sao không có cậu hồn mà chỉ có cô hồn?

Thưa rằng:

- Tại vì sau khi chết, các cậu không biến thành "ma" mà sẽ biến thành "phật"!

Câu trả lời này còn đang trong vòng…”ngâm kíu”, để hôm nào thử chết một phát cái đã, rồi xem mình sẽ ra làm sao!

Trở lại với câu chuyện con cọp. Như trên chúng ta đã thấy, cọp thường hung dữ, xơi tái trâu bò của dân lành, thậm chí đôi lúc còn xơi luôn cả những người dân vô tội, không đủ sức chống đỡ. Mức hung dữ của nó càng gia tăng tới độ khủng khiếp, nhất là trong thời kỳ nuôi con. Cũng chính vì thế, người Việt Nam thường dùng hai chữ “cọp cái” để ám chỉ những người đờn bà hung ác. Trong khi đó, người Tàu lại dùng hình ảnh con sư tử, như trong điển tích “Sư tử Hà Đông”.

Trần Quí Thường, quê tại tỉnh Hà Đông bên Tàu, có một người vợ nổi tiếng hung dữ. Mỗi lần Tô Đông Pha đến chơi, thì đều được nghe bà vợ này la hét, chửi bới thật ồn ào và quá đáng. Thấy vậy, thi sĩ  dòng họ Tô mới làm một bài thơ châm biếm, trong đó có câu:

- Hốt văn Hà Đông sư tử hống,

  Trụ tượng lạc thủ tâm mang mang.

Có nghĩa là :

- Bỗng nghe sư tử Hà Đông rống,

  Tay run, gậy rớt, lòng kinh hãi.

Người đờn bà hung dữ thì thời nào và nơi nào mà chẳng có, gã xin đưa ra một mẫu người tiêu biểu cho trường phái của phương Tây, đó là bà vợ của Socrate.

Hẳn rằng nhiều người trong chúng ta đã biết Socrate là một triết gia nổi tiếng của Hy Lạp cổ xưa, lý thuyết của ông còn ảnh hưởng cho tới ngày nay, thế nhưng tai hại thay, ông lại là nạn nhân của một bà vợ hung dữ. Bà đã khinh thường ông, coi ông chỉ là hạng “dài lưng tốn vải”, cũng như “trói gà không chặt”.

Có lần sau một trận xỉ vả thậm tệ, tức quá bà liền đổ cả một chậu nước dơ lên người ông, nhưng ông vẫn thản nhiên nói với mọi người:

- Trời đã có sấm sét, ắt hẳn sẽ đổ mưa.

Lần khác, bà đã hất tung hất té mâm cỗ ra ngoài sân. Mâm cỗ mà ông đã cẩn thận làm để thiết đãi bạn bè. Và thế là ông bèn ngồi yên lặng nhặt lên cho bằng hết. Món nào còn ăn được thì ăn, bằng không thì bỏ đi, mà chẳng than van một lời.

Dĩ nhiên, những người đờn bà hung dữ theo kiểu cọp cái, theo kiểu sư tử Hà Đông, hay theo kiểu bà vợ của Socrate thì rất hoạ hiếm, chỉ đếm được trên đầu ngón tay mà thôi. Còn tuyệt đại đa số  quí bà quí cô đều hiền lành, cứ  y như là…ma sơ ấy !

Tuy nhiên, theo các nhà tướng số và tử vi, thì dần thân tỵ hợi, tứ hành xung. Bốn cái tuổi này thường xung khắc với nhau. Chẳng hạn nàng tuổi cọp, mà chàng tuổi lợn, thì e rằng có ngày chàng sẽ bị xơi tái. Bởi vậy, cũng theo các nhà tướng số và tử vi, con đường tình duyên của những cô em tuổi cọp không được phẳng phiu cho lắm, trái lại thường gặp phải những khó khăn, ba chìm bảy nổi và chín cái lênh đênh :

- Em gái tuổi Dần duyên phận long đong

  Miệng đời bảo: cái tuổi này cao số

  Thầy bói nhủ: cầm tinh em, cọp cái

  Quê thấy mồ, em có ăn thịt ai đâu!

  Cha mẹ sinh năm Dần, em để vậy, biết sao

  Em vẫn rộn những niềm vui không rõ!

  Em dễ khóc những nỗi buồn vô cớ

  Như sáng mai nào đang nắng, thoắt mưa…

  Em tuổi Dần, đã sợ em chưa?

  Quen, quen vậy, anh khoan thưa bố mẹ!

  Tự ái đấy khi bà cô bắt bẻ:

  “Nó tuổi Dần , không ích tử, vượng phu…”

  Nếu mai sau, mai sau nữa, cho dù

  Tờ âm lịch lỗi thời thay đổi hết

  Thì chớ tưởng gái tuổi Dần đã thích

  Con gái mà, không coi bói đâu vui!

  Em tuổi Dần nên người yêu em ơi,

  Anh phải đẹp như chàng trai săn hổ

  Lúc ấy, bên anh, em ngoan như cô mèo nhỏ

  Vuốt nanh nào thi thố với tình yêu!

  Và anh yêu, xin anh chớ có liều,

  Chớ bay bướm, đèo bòng năm bảy mối!

  Cơn ghen gái tuổi Dần không dữ dội,

  Chỉ diễn có một lần, kẻ có tội chỉ….tan xương. (Văn Tuyển).

Như trên gã đã trình bày: giữa mèo, cọp và sư tử có một sợi dây liên hệ thuộc vào loại họ hàng hang hốc với nhau. Vì thế, không phải vô cớ mà người ta đã gọi bồ nhí là mèo, còn vợ là cọp cái hay sư tử Hà Đông. Tất nhiên cũng có người thế này, kẻ thế khác. Đôi khi chúng ta cũng gặp được những con cọp hiền lành, còn trong đám mèo cũng không hiếm những con dữ dằn và ghê gớm.

Một tác giả trên trang “Hinhtran” đã so sánh và đưa ra những nhận định như sau: Cọp và mèo, hoặc gọi một cách chính xác hơn, là vợ và bồ nhí, tuy cùng một họ, nghĩa là cùng một giới tính, nhưng  đi vào chi tiết, sau những cuộc thăm dò và nhiều năm "nghiên cứu", người ta  đã tìm ra mười lý do khiến đàn ông thích "mèo" hơn vợ.

1. Mèo không bao giờ cáu gắt, quát tháo ầm ĩ hay gầm gừ như vợ, mà luôn luôn dịu dàng, âm yếm kêu "meo meo" nghe thật êm tai và dễ chịu.

2. Mèo bao giờ cũng sạch sẽ thơm tho, trong khi vợ nhà thì đầu bù tóc rối.

3. Mèo thích được dắt đi chơi, thường xuyên biết nũng nịu, mơn trớn chứ không mau quên thuở mới yêu nhau như cọp.

4. Vuốt ve mèo mang lại cảm giác mềm mại, sung sướng trong khi ít ai có đủ can đảm vuốt ve...cọp.

5. Mèo ăn uống nhỏ nhẹ và từ tốn, tuy nhiên đôi khi từ từ nhưng rất tốn kém, mà điều này thì lại không đáng kể. Còn cọp lắm lúc chẳng biết giữ gìn ý tứ, lại còn ra điều "thuyết giáo" ngay trong bữa ăn.

6. Mèo biết, hoặc tỏ ra biết vâng lời, làm cho đàn ông có cảm tưởng mình là chuá tể sơn lâm, trong khi cọp thì chỉ muốn thống trị.

7. Mèo không lục túi sau mỗi kỳ lương, không càu nhàu khi đàn ông đi về trễ.

8. Mèo không chì chiết, không kể lể, không làm mất mặt đàn ông giữa đám đông, nhất là mỗi khi có bạn đến chơi nhà.

9. Mèo có thể dự thi hoa hậu, nhưng cọp thì không. Trên thế giới đã có những cuộc thi hoa hậu dành cho mèo, cho chó nhưng chưa có một cuộc thi hoa hậu nào dành cho…cọp cả !

10. Nếu một lúc nào đó chẳng may bị mèo quào, thì cũng chỉ thêm thi vị cho cuộc sống. Còn cọp mà nhe nanh, thì chỉ có từ chết tới bị thương mà thôi!

Thiết tưởng mười lý do kể trên cũng có thể giúp cho các chị vợ rút ra được những kinh nghiệm cho bản thân, trong cung cách ứng xử với anh chồng, cũng như trong việc “tề gia nội trợ” của mình.

Cũng trong chiều hướng ấy, những tư tưởng lớn vốn thường hay gặp nhau, nên một đấng tu mi nam tử khác đã so sanh sự giống nhau giữa đờn bà và con cọp như thế này:

Một là cọp thì gầm, đờn bà nhiều lúc cũng gầm.

Hai là cọp thì uyển chuyền, đờn bà đôi khi cũng uyen chuyển.

Ba là cọp thì được gọi bằng ông ba mươi, còn đờn bà lắm khi được gọi là…sư tử Hà Đông.

Bốn là cọp thì rất oai phong, còn đờn bà cũng rất lẫm liệt, chẳng thế mà người xưa đã bảo nhất vợ nhì giời, lệnh ông không bằng cồng bà.

Năm là cọp thì rất quan tâm tới móng vuốt, còn đờn bà cũng rất quan tâm tới móng chân móng tay.

Sáu là cọp thì nổi tiếng về da, đờn bà cũng  chăm chút về làn da cùng với áo quần của mình.

Bảy là cọp thì đôi khi chỉ vồ chứ không ăn, đờn bà đôi khi chỉ yêu mà không lấy. (Báo Phụ Nữ Chủ Nhật, số 8 ra ngày 4.3.2007)

Để kết thúc bài viết hôm nay gã xin kể lại ba mẩu truyện của bác Ba Phi, được đăng tải trên trang Đất Mũi.

Truyện rằng: Hai đứa con thằng Tư Mít, cha mẹ đi làm bỏ chúng trên sàn gác, gặp cọp vô nhà chơi hoài. Chúng nó vắt cơm cháy, thảy xuống cho cọp ăn. Ăn quen. Lần đó thằng Tư Mít núp trên sàn gác, đốt đỏ cái ống ngoáy trầu của bà nội, rồi thảy xuống, cọp hả họng ra hứng liền. Lần ấy, nó chạy, la vang rừng suốt mấy bữa.

Lại có truyện rằng: Bà Tám ở xóm trên, đêm ngủ ngoài bụi ráng, vì bữa chiều hôm trước, bà uống rượu ở đám giỗ xóm dưới, say quá không về tới nhà. Sáng ra, bà thấy cái đầu mình trọc lóc như trái bưởi, thì ra đêm hôm đó, bà bị một con cọp đến liếm đầu!

Hai mẩu truyện kể trên là như hai lời cầu chúc, xin được gửi đến bàn dân thiên hạ, cho một năm mới nhiều niềm vui và đầy ắp tiếng cười.

Gã Siêu   gasieu@gmail.com

 

VỀ MỤC LỤC

- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin gởi về địa chỉ

giaosivietnam@gmail.com

- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:

Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục vụ của Giáo sĩ;  Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh vực; Mỗi  Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)

- Quy vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại

www.conggiaovietnam.net

Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị

Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác nhau.

TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

Lm. Luca Phạm Quốc Sử  USA

 

 

Duoc chon giua loai nguoi va cho loai nguoi; GIAO SI: Xuat phat tu giao dan, hien dien vi giao dan va cay dua vao giao dan, de cung lam VINH DANH THIEN CHUA

*************