Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

 

 

 

ĐỰƠC CHỌN GIỮA LOÀI NGƯỜI
VÀ CHO LOÀI NGƯỜI  (x. Dt, 5.1)

 

GIÁO SĨ:

Xuất phát từ giáo dân, hiện diện vì giáo dân và cậy dựa vào giáo dân

 

ĐỂ CÙNG LÀM VINH DANH THIÊN CHÚA

 

www.conggiaovietnam.net                          giaosivietnam@gmail.com

Đặc San Điện Tử    Giáo Sĩ Việt Nam    Số 149, Chúa Nhật 17.07.2011


MỤC LỤC 

Ðời Sống Cộng Ðoàn Chính Trị                                                                                 Vatican 2

Tuyên ngôn của Toà Thánh về vụ truyền chức giám mục tại Sán Đầu bên Trung Quốc    Linh Tiến Khải

SƯỚNG – KHỔ   (song ngữ Việt Anh)                                          Lm Jos.Tuấn Việt, O.Carm

Tám giám mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng buộc phải tham gia vụ tấn phong bất hợp pháp tại Sán Đầu                                                                         Phạm Hương Sơn tóm lược

LINH ĐẠO THỜI NAY (2)                                                                               THIÊN PHONG

Chiếc bánh thứ hai: Phân biệt giữa Chúa và việc của Chúa.   ĐHY. PX. Nguyễn Văn Thuận

NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (KỲ 26)                                      Gioan Lê Quang Vinh, VRNs

Căntính và phậnvụ người TínHữu GiáoDân trong Giáohội và giữa Trầnthế (2) Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

TỘI LỖI VÀ NGỤC TÙ                                                                                 Br. Huynhquảng

Linh mục Giáo phận sống sứ vụ trong các mối tương quan (tiếp theo)
Lm. Micae-Phaolô Trần Minh Huy, pss.

SỰ CAO TRỌNG CỦA ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG                                    Lm. Minh Anh biên tập

CHĂM SÓC CHA MẸ LÚ LẪN                                                                 Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

TRÊN PHẦN ĐẤT CỦA TUỔI THƠ -                                             Chuyện phiếm của Gã Siêu


Ðời Sống Cộng Ðoàn Chính Trị

 

Hiến Chế Mục Vụ Về Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay

Gaudium Et Spes

 

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia

 

Phần Thứ Hai

Chương IV

Ðời Sống Cộng Ðoàn Chính Trị 85*

 

73. Ðời sống cộng đoàn ngày nay. Thời đại chúng ta đã được đánh dấu bằng những biến đổi sâu rộng ngay trong cơ cấu và các tổ chức của các dân tộc. Những biến đổi này chính là kết quả của tiến bộ về văn hóa, kinh tế và xã hội. Những thay đổi này ảnh hưởng nhiều đến đời sống của cộng đoàn chính trị, nhất là trong những vấn đề liên quan tới quyền lợi và bổn phận của mọi người trong việc hành xử quyền tự do công dân và theo đuổi công ích, cũng như trong vấn đề điều hòa những mối tương quan giữa các công dân với nhau cũng như với chính quyền.

Nhờ ý thức mãnh liệt hơn về phẩm giá con người, ngày nay tại nhiều nước trên thế giới, người ta cố gắng thiết lập một thể chế chính trị pháp lý để bảo vệ hữu hiệu hơn quyền lợi của cá nhân trong đời sống công cộng, chẳng hạn quyền được tự do hội họp, tự do lập hội, tự do phát biểu ý kiến và tự do tuyên xưng tín ngưỡng cách riêng tư hoặc công khai: vì việc đảm bảo những quyền lợi của con người là điều kiện thiết yếu để người công dân, với tư cách cá nhân hay đoàn thể, có thể tham gia cách tích cực vào đời sống và vào guồng máy quốc gia.

Song song với tiến bộ về văn hóa, kinh tế và xã hội, nhiều người còn khao khát mãnh liệt muốn đảm nhận một phần lớn trách nhiệm trong việc tổ chức cộng đoàn chính trị. Nhiều người đã ý thức được mối quan tâm mỗi ngày một lớn là phải bảo vệ quyền lợi của các dân tộc thiểu số trong một quốc gia, nhưng không vì thế mà làm cho các thành phần thiểu số ấy xao lãng bổn phận của họ đối với cộng đoàn chính trị. Hơn nữa, càng ngày người ta càng tôn trọng những người có tư tưởng hay tôn giáo khác với mình. Ðồng thời một sự cộng tác rộng rãi hơn cũng được thiết lập để mọi công dân có thể thực sự được hưởng những quyền lợi của con người chứ không riêng gì một số người được ưu đãi.

Trái lại, người ta lên án bất cứ thể chế chính trị nào, như hiện có ở một vài nước, nếu nó ngăn chặn tự do công dân hoặc tôn giáo, nếu nó làm gia tăng con số nạn nhân của tham lam và của tội ác chính trị, nếu nó làm cho việc cai trị đi lệch đường, thay vì mưu cầu công ích lại phục vụ cho một tập đoàn hay chính những người cầm quyền.

Ðể xây dựng một đời sống chính trị thực sự nhân đạo, 86* không gì tốt hơn là gây nơi thâm tâm mỗi người ý thức về công bằng, lòng nhân ái, và tinh thần phục vụ công ích. Cũng không gì tốt đẹp hơn là củng cố nơi mọi người những xác tín căn bản về bản chất thích thực của cộng đoàn chính trị cũng như về mục đích, về việc thi hành đúng và về những giới hạn của công quyền.

74. Bản chất và mục đích của cộng đoàn chính trị. Cá nhân, gia đình và tập thể, tức là mọi thành phần của cộng đoàn công dân, đều ý thức rằng tự sức mình không một thành phần nào có thể xây dựng được một đời sống thực sự nhân bản, và đều nhận thấy cần phải có một cộng đoàn rộng lớn hơn, trong đó tất cả mọi người hằng ngày hợp lực để mưu cầu công ích mỗi lúc một tốt đẹp hơn 1. Do đó họ thành lập nên cộng đoàn chính trị dưới nhiều hình thức khác nhau. Vì thế cộng đoàn chính trị chỉ hiện hữu là vì công ích. Chính công ích là lý do tồn tại, ý nghĩa và là căn bản pháp lý cho cộng đoàn chính trị. Công ích nói đây bao gồm tất cả những điều kiện của đời sống xã hội; nhờ những điều kiện này, cá nhân, gia đình và đoàn thể có thể triển nở cách trọn vẹn và dễ dàng hơn 2.

Tuy nhiên, trong một cộng đoàn chính trị gồm nhiều người thuộc đủ mọi thành phần, do đó họ có thể có nhiều quan điểm khác nhau một cách chính đáng. Vì mỗi cá nhân đều bênh vực quan điểm riêng của mình, nên để tránh cho cộng đoàn chính trị khỏi tan rã, thì cần phải có một quyền bính để hướng dẫn nỗ lực của mọi công dân nhằm tới công ích. Không phải hướng dẫn cách máy móc hay độc đoán, nhưng tiên vàn như một sức mạnh tinh thần dựa trên tự do và ý thức về nghĩa vụ và trách nhiệm.

Ðã hẳn cộng đoàn chính trị và công quyền xây nền tảng trên bản tính con người, cho nên cũng nằm trong trật tự do Chúa an bài, nhưng việc định đoạt một thể chế chính trị hay cắt cử người cầm quyền vẫn là quyền tự do của mọi công dân 3.

Cũng thế, việc hành xử quyền bính chính trị trong chính cộng đoàn hoặc trong các cơ quan đại diện cho quốc gia luôn luôn phải nằm trong giới hạn của trật tự luân lý để đem lại kết quả và mưu cầu công ích - công ích ở đây phải hiểu cách năng động - tùy theo trật tự pháp lý đã hoặc sẽ được thiết lập cách hợp pháp. Trong trường hợp đó mọi công dân buộc phải theo lương tâm mà tuân phục 4. 87* Và do đó, những người lãnh đạo đương nhiên có trách nhiệm, có thế giá và có uy quyền.

Tuy nhiên, khi công quyền vượt quá quyền hạn của mình mà đàn áp công dân, thì lúc đó chính công dân cũng không nên từ chối những gì khách quan xét thấy phù hợp với đòi hỏi của công ích. Nhưng họ được phép bênh vực quyền lợi của riêng mình cũng như của đồng bào chống lại những lạm dụng của công quyền, tuy nhiên phải tôn trọng những giới hạn của luật tự nhiên cũng như luật Phúc Âm.

Những phương thức cụ thể mà mỗi cộng đoàn chính trị áp dụng để tổ chức cơ cấu và phân phối quyền hành có thể khác nhau tùy đặc tính và bước tiến lịch sử của mỗi dân tộc. Dầu sao những phương thức này phải luôn luôn nhằm đào tạo cho con người có văn hóa, yêu chuộng hòa bình và có lòng yêu thương đối với mọi người để giúp ích cho toàn thể gia đình nhân loại.

75. Sự cộng tác của mọi người trong đời sống cộng đoàn. Thiết lập những cơ cấu chính trị pháp lý là điều phù hợp với bản tính con người, vì nhờ đó tất cả mọi công dân, không phân biệt ai, có thể mỗi ngày một có cơ hội tham gia cách tự do và tích cực vào việc thiết lập nền tảng pháp lý của cộng đoàn chính trị, tham gia vào việc điều hành quốc gia và xác định mục tiêu và phạm vi của những cơ quan khác nhau cũng như tham gia vào việc lựa chọn người cầm quyền 5. Vậy mọi công dân cần phải nhớ tới quyền lợi và đồng thời là bổn phận của họ trong việc tự do xử dụng lá phiếu của mình để mưu cầu công ích. Giáo Hội ca ngợi và quí trọng việc làm của những người vì lợi ích quốc gia mà dấn thân phục vụ con người cùng nhận lãnh gánh nặng của trách nhiệm này.

Ðể việc cộng tác của các công dân có ý thức trách nhiệm về nhiệm vụ đem lại kết quả tốt đẹp trong đời sống chính trị thường ngày, cần phải có một nền pháp lý thiết định. Nền pháp lý này giúp phân phối hợp lý các nhiệm vụ và các cơ quan công quyền và đồng thời giúp bảo vệ một cách hữu hiệu quyền lợi công dân mà không lệ thuộc vào ai. Quyền lợi của cá nhân, gia đình và đoàn thể cũng như việc xử dụng những quyền đó phải được công nhận, tôn trọng và cổ võ 6. Nhưng đồng thời cũng phải chú trọng tới bổn phận công dân của họ. Nói đến bổn phận công dân, cần phải nhắc tới nghĩa vụ phải đóng góp cho quốc gia những dịch vụ về tài lực cũng như nhân lực mà công ích đòi hỏi. Chính quyền không nên ngăn cản những hiệp hội có tính cách gia đình, xã hội hay văn hóa, những đoàn thể hay tổ chức trung gian. Cũng không nên cấm chế những hoạt động hữu hiệu và chính đáng của các tổ chức ấy, nhưng tốt hơn nên sẵn sàng cổ võ và phải có đường lối trong việc cổ võ 88*. Về phía người công dân, cá nhân hay đoàn thể không nên trao cho chính quyền một quyền hành quá lớn, cũng đừng đòi hỏi ở chính quyền những giúp đỡ cũng như những đặc ân quá đáng không phải lúc, vì như thế là làm giảm trách nhiệm của cá nhân, gia đình và cả các đoàn thể xã hội.

Ngày nay hoàn cảnh mỗi ngày một phức tạp, buộc chính quyền nhiều lúc phải can thiệp vào các vấn đề xã hội, kinh tế và cả lãnh vục văn hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho các công dân cũng như các đoàn thể được tự do phát triển toàn diện con người cách hữu hiệu hơn. Dĩ nhiên tùy địa phương và tùy theo sự tiến hóa của mỗi dân tộc, mối tương quan giữa việc xã hội hóa 7 và sự tự trị cùng sự phát triển của con người có thể hiểu theo nhiều cách. Nhưng nếu vì công ích mà phải tạm thời hạn chế việc xử dụng các quyền công dân, thì khi hoàn cảnh đã thay đổi, cần phải tái lập tự do càng sớm càng hay. Song nếu chính quyền đi vào những hình thức chuyên chế hoặc độc tài phạm đến quyền lợi cá nhân hay các đoàn thể thì thật là vô nhân đạo.

Công dân phải nung nấu tinh thần ái quốc với lòng đại lượng và trung kiên chứ không hẹp hòi, nghĩa là làm sao để đồng thời vẫn quan tâm đến ích lợi của toàn thể gia đình nhân loại, một gia đình được liên kết lại bằng nhiều ràng buộc giữa các nòi giống, chủng tộc và quốc gia.

Tất cả mọi Kitô hữu phải ý thức về sứ mệnh đặc biệt của mình trong cộng đoàn chính trị. Họ phải nêu gương sáng bằng cách phát biểu ý thức trách nhiệm nơi chính mình và tận tâm phục vụ công ích. Nhờ thế, qua hành động, họ cũng chứng minh cho thấy rằng làm sao dung hòa được quyền bính với tự do, sáng kiến cá nhân với sự liên đới và những đòi hỏi của toàn thể xã hội, dung hòa được sự hiệp nhất sinh ích với những dị biệt phong phú. Trong việc tổ chức trần thế, họ phải nhìn nhận những quan điểm chính đáng dầu đối chọi nhau. Họ phải tôn trọng các công dân khác hay các đoàn thể khi những người này bênh vực quan điểm của mình cách thẳng thắn. Những đảng phái chính trị có bổn phận cổ võ những gì họ xét thấy cần cho công ích, chứ không bao giờ được đặt quyền lợi riêng trên công ích.

Muốn cho mọi công dân xứng đáng nắm giữ vai trò của họ trong đời sống của cộng đoàn chính trị, cần phải hết sức quan tâm đến việc giáo dục cả về công dân và về chính trị. Việc giáo dục này ngày nay rất cần thiết cho mọi người nhất là cho giới trẻ. Những ai có khả năng hoặc có thể có khả năng làm chính trị, một nghệ thuật khó khăn nhưng đồng thời rất cao cả 8, cần phải được chuẩn bị trước và họ phải hăng hái hoạt động và không màng tới tư lợi hay lợi lộc vật chất. Họ phải đem đời sống thanh liêm và sự khôn ngoan chống lại bất công và áp bức, chống độc tài và ngoan cố của một cá nhân hay một đảng phái chính trị. Họ phải đem lòng chân thành và chính trực, hơn nữa tình thương và lòng dũng cảm phải có trong hoạt động chính trị để tận tâm phục vụ ích lợi của mọi người.

76. Cộng đoàn chính trị và Giáo Hội. Ðiều rất quan trọng là cần nhận thức chính xác về mối tương quan giữa cộng đoàn chính trị và Giáo Hội, nhất là trong một xã hội gồm nhiều thành phần. Cũng cần phải phân biệt minh bạch giữa những hành động của các tín hữu hoặc cá nhân hoặc đoàn thể với danh nghĩa công dân dưới sự hướng dẫn của lương tâm Kitô giáo và những hành động của các tín hữu khi họ nhân danh Giáo Hội và hợp nhất với các vị chủ chăn của họ.

Vì lý do chức vụ và thẩm quyền của mình, Giáo Hội không cách nào bị đồng hóa với một cộng đoàn chính trị, và cũng không hề cấu kết với bất cứ hệ thống chính trị nào vì Giáo Hội vừa là dấu chỉ vừa là đảm bảo cho tính cách siêu việt của con người.

Cộng đoàn chính trị và Giáo Hội, mỗi bên với lãnh vực riêng của mình, đều độc lập và tự trị. Tuy nhiên, dầu dưới danh hiệu khác nhau, cả hai cũng đồng phục vụ cho con người trong sứ mệnh cá nhân và xã hội. Tùy theo hoàn cảnh và địa phương, nếu cả hai càng duy trì được sự cộng tác lành mạnh, thì cả hai càng phục vụ lợi ích của con người một cách hữu hiệu hơn. Bởi vì con người không phải chỉ thu hẹp trong nhãn giới trần gian. Nhưng tuy sống trong lịch sử nhân loại, con người vẫn mang một sứ mệnh trường cửu. Ðược thiết lập trong tình yêu của Chúa Cứu Thế, Giáo Hội có sứ mệnh làm cho công bằng và bác ái lan tràn trong mỗi dân tộc và giữa các dân tộc. Khi rao giảng chân lý Phúc Âm và lấy giáo lý và chứng tá của cuộc sống các Kitô hữu soi sáng mọi lãnh vực của sinh hoạt con người, Giáo Hội cũng tôn trọng và cổ võ tự do chính trị cũng như trách nhiệm của các công dân.

Và được sai đi để loan báo Chúa Kitô là Ðấng Cứu Thế cho mọi người, các Tông Ðồ và các Ðấng kế vị cũng như những cộng tác viên của các ngài đều dựa vào quyền lực của Thiên Chúa để làm việc tông đồ; còn Thiên Chúa thường tỏ rõ sức mạnh của Phúc Âm trong chính sự yếu hèn của các chứng nhân. Vậy bất cứ ai hiến thân phục vụ lời Chúa đều phải dùng đến đường lối cũng như phương thế riêng của Phúc Âm. Những đường lối và phương thế này khác biệt ở nhiều điểm với đường lối và phương thế của trần gian.

Thực thế, các thực tại trần thế và những thực tại siêu phàm nơi con người đều liên kết mật thiết với nhau. Và chính Giáo Hội cũng xử dụng các thực tại trần thế tùy mức độ mà sứ mệnh riêng của mình đòi hỏi. Tuy nhiên, Giáo Hội không cậy nhờ vào những đặc ân của thế quyền 89*. Hơn thế nữa, Giáo Hội cũng sẽ từ chối việc xử dụng một số quyền lợi đã được hưởng một cách chính đáng khi thấy rằng việc xử dụng những quyền lợi đó làm cho người ta nghi ngờ về lòng thành thực muốn làm chứng nhân của mình, hoặc trước những hoàn cảnh mới đòi hỏi phải xử sự cách khác. Tuy nhiên, bất cứ ở đâu và bất cứ thời nào Giáo Hội cũng phải được tự do rao giảng đức tin, truyền bá học thuyết xã hội của mình cũng như được dễ dàng chu toàn sứ mệnh của mình giữa loài người. Giáo Hội cũng phải được quyền nói lên nhận định luân lý của mình về cả những vấn đề liên quan đến lãnh vực chính trị khi quyền lợi căn bản của con người hay phần rỗi các linh hồn đòi hỏi. Nhằm mục đích trên, Giáo Hội xử dụng mọi phương tiện và chỉ những phương tiện nào phù hợp với Phúc Âm và lợi ích của mọi người tùy theo thời đại và hoàn cảnh khác nhau.

Trung thành theo sát Phúc Âm và thi hành sứ mệnh của mình trong thế giới, Giáo Hội phải cổ võ và nâng cao bất cứ điều gì là chân, thiện, mỹ trong cộng đoàn nhân loại 9. Làm như thế tức là Giáo Hội xây dựng hòa bình cho con người để làm vinh danh Thiên Chúa 10.

 


Chú Thích:

85* 1) Ðời sống chính trị hiện nay: đang thay đổi (số 73a). Sự ý thức về nhân phẩm khiến con người đi tìm một chế độ chính trị biết bảo đảm nhân quyền (b), bảo đảm việc tham gia của nhiều người vào chính trị và sự tôn trọng dân tộc thiểu số cũng như những kẻ phát biểu ý kiến khác với mình (c). Do đó con người lên án chế độ xâm phạm quyền tự do và chỉ tìm kiếm ích lợi riêng (d). Muốn thành công phải đổi mới tâm trạng (e).

2) Cộng đoàn chính trị: Nguyên khởi và mục đích là công ích (số 74a). Cần thiết phải có chính quyền (b). Cộng đoàn chính trị và chính quyền đều bởi Thiên Chúa Tạo Hóa mà có. Còn chế độ chính trị thì trái lại phải chọn lựa cách tự do (c). Khi chính quyền tìm kiếm công ích hợp với luân lý, thì lương tâm buộc phải vâng theo luật pháp (d). Chế độ chính trị, dưới bất cứ hình thức nào, tùy theo đặc tính của từng dân tộc, bao giờ cũng phải phục vụ con người và nhân loại (e).

3) Sự cộng tác vào đời sống chính trị: thích hợp với bản tính con người: hai phương tiện cụ thể là quyền bỏ phiếu và hoạt động chính trị (số 75a). Xã hội phải có trật tự pháp lý: công ích. Công dân không nên nhượng quyền quá đáng cho chính quyền, đàng khác cũng không nên đợi chờ chính quyền làm quá nhiều (b). Qui tắc về việc chính quyền can thiệp và chế tài quyền lợi (c). Lòng yêu quê hương (d). Vai trò của tín hữu trong cộng đoàn chính trị (e). Giáo dục chính trị (f).

4) Cộng đoàn chính trị và Giáo Hội: Phân biệt hoạt động riêng của tín hữu và của Giáo Hội (số 76a). Giáo Hội không chủ trương một chế độ chính trị nào (b), nhưng cả hai có lãnh vực và thẩm quyền riêng và nên cộng tác với nhau (c). Giáo Hội không nhờ quyền thế phàm trần (d), và dù phải xử dụng của cải trong khi thi hành sứ mệnh riêng nhưng không tìm kiếm đặc ân; chỉ đòi hỏi tự do để rao giảng đức tin và bảo vệ nhân quyền cũng như sứ mệnh của mình (e), do đó góp phần cho hòa bình và vinh danh Thiên Chúa (f).

86* Muốn canh tân xã hội qua phạm vi chính trị, con người phải bắt đầu từ nội tâm: ở đây và trong số 75d-f, Công Ðồng phác họa một chương trình căn bản về giáo dục công dân:

1) Những đức tính chính yếu: công bằng, lòng tử tế đối với đồng bào, ý muốn phục vụ công ích, lòng yêu quê hương, sự ý thức về ơn gọi của tín hữu trong cộng đoàn. Tín hữu phải làm gương hoạt động vì lương tâm, vâng lời với tinh thần tự do, có sáng kiến trong khi phải tôn trọng đồng bào, biết cộng tác với người khác cả với những ai không đồng ý với mình.

2) Phải hiểu rõ đặc tính cộng đoàn chính trị; mục đích của chính quyền cũng như cách thức hành động trong những giới hạn phải có.

3) Về hoạt động trong cộng đoàn, phải biết chấp nhận sự kiện có người không đồng ý với mình nghĩa là tôn trọng công dân và đảng phái có đường lối khác. Giáo dân có thể hoạt động trong những đảng phái chính trị nào mưu ích chung. Và khi có đủ khả năng để dấn thân vào cuộc đấu tranh chính trị, phải chuẩn bị trước (cần phải học biết lịch sử, kinh tế, xã hội học, pháp lý, v.v...), phải từ bỏ tư lợi (kẻo dễ bị mua chuộc). Phải trong sạch và khôn ngoan chống lại moị bất công và áp bức cũng như sự thống trị chuyên chế và ngoan cố, bất cứ là của một cá nhân hay của một đảng phái. Chính trị gia phải phát triển nhân đức thành thật, thanh liêm, thương yêu và can đảm để phục vụ mọi người.

1 Xem Gioan XXIII, Tđ. Mater et Magistra: A AS 53 (1961), trg 417.

2 Xem n.t., n.v.t.

3 Xem Rm 13, 1-5.

4 Xem Rm 13, 5.

87* Phải chăng người công giáo còn chưa ý thức đầy đủ về điều này? Vâng, tuân theo lề luật quốc gia không phải vì sợ chính quyền, cũng không phải vì nhìn nhận rằng muốn hưởng thụ tự do thì phải tôn trọng tự do kẻ khác. Nhưng vâng theo luật vì lương tâm: vì biết rằng chính quyền là do Thiên Chúa muốn có và vì nhiệm vụ phải phục vụ công ích. Dĩ nhiên các luật đó phải là luật công bằng và phục vụ cho công ích; dĩ nhiên có trường hợp các luật lệ không bó buộc một người nào đó vì những nguyên nhân "thác miễn" hay vì "thể ý pháp"; dĩ nhiên có nhà thần học chủ trương rằng một số luật chỉ có tính cách hình luật thuần túy (một lập trường mà các nhà thần học càng ngày càng từ bỏ...), nhưng nếu chúng ta chỉ biết đề cao trường hợp luật trừ thay vì nhấn mạnh tính cách bó buộc của luật pháp, e rằng chúng ta sẽ góp phần quá nhỏ vào việc canh tân xã hội.

5 Xem Piô XII, Sứ điệp truyền thanh 24-12-1942: AAS 35 (1943), trg 9-24; - 24-12-1944: AAS 37 (1945), trg 11-17. - Gioan XXIII, Tđ. Pacem in terris: AAS 55 (1963), trg 263, 271, 277-278.

6 Xem Piô XII, Sứ điệp truyền thanh, 1-6-1941: AAS 33 (1941), trg 200. - Gioan XXIII, Tđ. Pacem in terris: n.v.t., trg 273-274.

88* Ðức Piô XI (Quadragesimo anno, x. Dz 3738/2265-2266) tuyên bố nguyên tắc bổ trợ dạy rằng, những cộng đoàn cấp trên không được giữ riêng cho mình tất cả những việc mà các cộng đoàn cấp dưới có thể thực hiện được. Nguyên tắc có giá trị cho quốc gia và các cộng đoàn trong quốc gia (trong Tuyên Ngôn về Giáo Dục Kitô giáo Công Ðồng nhắc lại rằng phải áp dụng nguyên tắc trong phạm vi giáo dục, số 3b), cho các quốc gia và xã hội quốc tế Pacem in terris, AAS 55 (1963), trg 294; và số 86c sau này), cũng như cho các hội đoàn giáo dân và Giáo Hội (Piô XII, diễn văn cho hội đồng các Ðức Hồng Y ngày 20-2-1946: AAS 38 (1946), trg 145). Sở dĩ ta phải công nhận nguyên tắc trên là vì phẩm giá con người, cũng như vì bản thể của xã hội là nhằm phục vụ công ích, chứ không phải chỉ vì lý do thực tế để tránh xa những lạm dụng của các cộng đoàn trên.

Phải lưu ý: nguyên tắc không chỉ cấm các cộng đoàn cấp trên, nhất là quốc gia, làm thay công việc của các cộng đoàn cấp dưới một cách vô lý, mà còn nêu ra phương diện tích cực: trước hết là quốc gia phải cung cấp cho công ích mọi điều các cộng đoàn cấp dưới không đủ khả năng để làm (Populorum progressio, 33; 37; - Mater et Magistra: AAS 53 (1961), trg 414), hơn nữa, quốc gia phải làm sao để giúp sức và phương tiện cho các cộng đoàn cấp dưới (Mater et Magistra, n.v.t., trg 438-439).

Câu tiếp theo của Công Ðồng nhắc lại cho chúng ta rằng sở dĩ quốc gia nhiều khi không tôn trọng nguyên tắc bổ trợ là vì thái độ thiếu trách nhiệm của công dân.

7 Xem Gioan XXIII, Tđ. Mater et Magistra: AAS 53 (1961), trg 415-418.

8 Xem Piô XI, Huấn từ cho các vị lãnh đạo Hiệp Hội Ðại Học Công Giáo: Discorsi di Pio XI: x.b. Bertetto, Torino, q.I (1960), trg 743.

89* Lịch sử gần đây của nước nhà có thể nhắc lại cho chúng ta rằng thái độ ngược lại, nghĩa là trông nhờ vào đặc ân của chính quyền, rất nguy hại cho chính sứ mệnh của Giáo Hội. Hơn thế nữa, tìm kiếm đặc ân cho mình có thể vi phạm công bằng phân phối. Vả lại, dù có thể không phạm lỗi gì nhưng việc tìm kiếm đặc ân đó không thích hợp với sứ mệnh của Giáo Hội là phải phục vụ mọi người theo gương của Chúa Giêsu, Ðấng đã không đến để được hầu hạ (Mc 10,45). Thái độ siêu thoát và quảng đại như thế càng khó tìm thấy ở những xã hội thấm nhuần tinh thần kính trọng các tôn giáo và các vị đại diện tôn giáo.

9 Xem CÐ Vat. II, Hiến chế tín lý về Giáo Hội Lumen gentium, số 13: AAS 57 (1965), trg 17.

10 Xem Lc 2, 14.

 
VỀ MỤC LỤC
TUYÊN NGÔN CỦA TÒA THÁNH VỀ VỤ TRUYỀN CHỨC GIÁM MỤC TẠI SÁN ĐẦU BÊN TRUNG QUỐC

 

Nguồn: http://www.oecumene.radiovaticana.org/vie/Articolo.asp?c=505119

VATICĂNG: Đức Thánh Cha Biển Đức XVI tái khẳng định quyền của các tín hữu công giáo Trung Quốc được tự do tuyên xưng đức tin và đánh gía cao sự kháng cự của các Giám Mục và tín hữu đối với một biến cố chống lại sự hiệp nhất của Giáo Hội. Ngài than phiên về vụ truyền chức giám mục bất hợp pháp diễn ra ngày thứ năm 14-7-2011 tại Sán Đầu thuộc tỉnh Tứ Xuyên bên Trung Quốc.

Đức Thánh Cha đã bầy tỏ lập trường trên đây trong thông cáo do Tòa Thành phổ biến sáng thứ bảy 16-7-2011. Thông cáo liên quan tới việc truyền chức giám mục cho Linh Mục Giuse Hoàng Bích Chương diễn ra ngày 14-7-2011 xác định như sau:

1. Linh Mục Giuse Hoàng Bích Chương, đã được truyền chức mà không có sự ủy nhiệm của Đức Giáo Hoàng và vì thế một cách bất hợp pháp, đã mắc các hình phạt đề ra bởi khoản 1382 của Giáo Luật. Do đó, Tòa Thánh không thừa nhận người như là Giám Mục của giáo phận Sán Đầu, và người không có quyền cai quản cộng đoàn công giáo giáo phận.

Linh Mục Hoàng Bích Chương đã được thông báo từ lâu là không thể được Tòa Thánh chấp nhận như là ứng viên giám mục, xét vì giáo phận Sán Đầu đã có một Giám Mục hợp pháp: nhiều lần linh mục Hoàng được yêu cầu là đừng chấp nhận việc truyền chức giám mục.

2. Từ nhiều nguốn tin khác nhau Tòa Thánh đã biết rằng có vài Giám Mục, được chính quyền dân sự tiếp xúc, đã bầy tỏ ý muốn không tham dự vào việc truyền chức bất hợp pháp, bằng các hình thức kháng cự: mặc dầu vậy các Giám Mục vẫn bị bắt buộc tham dự.

Vì sự kháng cự của các vị nên phải ghi nhận rằng hành động đó có công trước mặt Thiên Chúa và gợi lên sự cảm kích trong toàn Giáo Hội. Cùng sự cảm kích ấy cũng có đối với các linh mục, các người sống đời thánh hiến và tín hữu đã bênh vực các chủ chăn của mình, bằng cách đồng hành với các vị trong lúc khó khăn này với lời cầu nguyện và chia sẻ nỗi khổ đau sâu xa của các vị.

3. Tòa Thánh tái khẳng định quyền của các tín hữu công giáo trung quốc có thể hành động một cách tự do, theo lương tâm của mình, trung thành với Người Kế Vị Thánh Phêrô và hiệp thông với Giáo Hội hoàn vũ.

Đức Thánh Cha, sau khi biết được các biến cố này, một lần nữa than phiền về việc Giáo Hội bị đối xử như thế tại Trung Quốc và cầu mong có thể thắng vượt các khó khăn hiện nay mau chóng chừng nào có thể.

Từ Vaticăng 16-7-2011 (SD 16-7-2011)

Linh Tiến Khải

VỀ MỤC LỤC
SƯỚNG – KHỔ
 

Chúa Nhật Thường Niên 15 A

Có một đề thi dành cho các thí sinh đau khổ thuộc mọi lứa tuổi như sau: “Bạn hãy chứng minh bạn khổ.

Thí sinh thứ nhất, một người đàn ông chừng sáu mươi, chứng minh: Tôi lớn lên trong một gia đình nông dân nghèo. Bố mẹ tôi quanh năm ‘bán mặt cho đất – bán lưng cho trời’. Vì nhà nghèo nên tôi phải nghỉ học sớm để đi làm kiếm tiền mưu sinh. Nghĩ mà tủi thân!...

Thí sinh thứ hai, một phụ nữ trẻ, dẫn chứng: Tôi là người kém sức khoẻ. Từ nhỏ đã hay đau yếu. Mỗi lần trái gió trở trời là tôi lại xụt xịt. Rất khó chịu!...

Thí sinh thứ ba, một thanh niên tuổi chừng hăm mấy, viết ngay không chần chừ: Tôi chẳng có tài cán gì. Giữa đám đông bạn bè, tôi chẳng biết ca hát. Mấy đứa bạn cứ trêu chọc bảo tôi giọng ngang như cua bò. Bực tức và chán ghê!...

Thí sinh thứ tư toan đặt bút xuống viết thì khựng lại. Rồi anh suy nghĩ có vẻ rất căng thẳng. Cuối cùng, quyết định nộp giấy trắng.

Kết quả cuộc thi: Ba thí sinh đầu tiên được 1 điểm an ủi vì đã có… công viết. Còn thí sinh thứ tư thì phải lên gặp thầy để trình bày rõ lý do tại sao lại để giấy trắng.

Trong giờ sửa bài, giáo sư nhận xét chung:

+ Các bạn không được điểm cao vì bài các bạn không thể hiện được tư duy sâu sắc. Các bạn chỉ liệt kê những điều không như ý xảy ra trong cuộc đời. Ai cũng làm được như thế. Thực ra nó không đủ chứng minh rằng các bạn khổ vì góc nhìn đó quá hẹp.

Rồi giáo sư quay sang thí sinh thứ tư và hỏi:

+ Tại sao bạn để giấy trắng?

- Thưa giáo sư, thoạt đầu tôi cũng có khuynh hướng vội vàng liệt kê như các bạn kia. Nhưng tôi chợt giật mình…

+ Sao bạn lại giật mình?

- Dạ, xin cho phép tôi đứng lên trước mọi người để trình bày được dễ dàng hơn.

Thế rồi cậu khập khiễng bước lên trên. Quay xuống nhìn mọi người, cậu nở một nụ cười thân thiện. Người ta thấy mặt cậu một bên bị nám đen. Cậu nói:

- Hồi tôi còn nhỏ, bố mẹ phải đi làm ngoài đồng, chỉ có chị tôi và tôi ở nhà. Một hôm, chị đang nấu cơm thì bị cháy nhà. Như quý vị thấy, tôi bị phỏng nặng, bây giờ vẫn còn dấu cháy trên mặt. Năm tôi lên bảy, bố tôi qua đời. Một buổi tôi đi học, một buổi tôi phải đi bán vé số ở khu chợ gần nhà để phụ mẹ. Cách đây ít năm, trên đường đi nhà thờ về, có một chú kia nhậu say lái xe tông vào tôi khiến chân tôi bị tật từ hồi đó. Bây giờ mỗi khi trời trở lạnh, chân tôi cũng khá đau. Gần đây, tôi thú thật là tôi yêu một người con gái, nhưng tôi thế này thì làm sao xứng với người ta được!

Trong phòng lúc ấy có nhiều người. Giọng cậu yếu ớt nhưng ai cũng nghe rõ vì bầu khí lặng im đến lạ thường.

+ Nhưng sao bạn không viết những điều đau khổ này vào bài thi?

- Dạ không, vì tôi giật mình. Tôi giật mình khi tôi chợt nhớ lại lời của bạn tôi trong nhà thờ hôm Chúa Nhật. Anh ấy nói với mấy người nghèo khổ rằng: “Anh em thật có phúc.” Thế là tôi khựng lại để suy nghĩ. Rồi tôi nhận ra: để chứng minh tôi thực sự khổ thì tôi phải chứng minh cho được rằng tôi không có gì để hạnh phúc.

Mọi người càng chăm chú. Vị giáo sư lên tiếng:

+ Hay! Xin lỗi bạn, tôi không phải là Kitô hữu, vậy cho tôi hỏi anh bạn gì gì đó của bạn nói như thế nào về việc may phúc khiến bạn thay đổi cách nhìn như thế?

- Dạ thưa giáo sư, bạn tôi tên là Giêsu. Anh ấy nói: “Mắt anh em thật có phúc vì được thấy những điều đang thấy, tai anh em thật có phúc vì được nghe những điều đang nghe. Nhiều người mong mỏi được như anh em mà không được.” (Mt 13:16-17) Thưa giáo sư, lúc ấy tôi chợt nhìn thấy và nghe được nhiều điều may mắn trong cuộc sống của tôi. Tôi có mẹ có chị. Nhà chúng tôi tuy chẳng kín cổng cao tường nhưng đùm bọc nhau ấm áp. Tôi có trái tim biết rung động. Tôi có lòng quảng đại. Tôi có lương tâm. Tôi có bạn bè nói chuyện. Tôi có nhiều người cầu nguyện cho tôi. Tôi được đi học. Tôi có trí khôn để nhận ra trong cái xui có cái hên, tức là trong nghịch cảnh có ân sủng. Ví dụ: Vì lớn lên trong cảnh khó khăn, tôi thấy mình biết cảm thương với người nghèo hơn. Vì mang tật nguyền trên mình, tôi hiểu được nỗi đau của tha nhân. Vì thấy mình giới hạn, tôi đặt niềm tin vào Chúa nhiều hơn. À, cuối tuần nào tôi cũng được cùng mẹ và chị đi Lễ với bà con chòm xóm để nghe Lời Chúa. Vui lắm!

Bạn thân mến, nếu bạn cùng chia sẻ cách nhìn cuộc đời của thí sinh thứ tư này, mời bạn trở lại với lời của Thầy Giêsu khi Thầy nói các môn đệ thật diễm phúc. Tụi mình đây, so với các môn đệ hồi đó, không chừng còn có phúc hơn các ngài vì tụi mình nghe và nhìn thấy nhiều điều hơn. Trong những điều diễm phúc thí sinh này nêu lên, mình muốn dừng lại thêm một chút ở diễm phúc được biết Chúa và nghe Lời Chúa. Tuy tuổi đời còn non trẻ, mình đã được cơ hội nghe nhiều người, đặc biệt những ai đã từng trải qua đau khổ, tâm sự rằng: “Không có Chúa hiện diện, tôi không biết mình sẽ ra sao khi gặp bế tắc. Không có Lời Người hướng dẫn, tôi không biết sẽ làm gì khi gánh đời trĩu nặng, khi cô đơn lạc lõng, khi vất vả chán chường…. Trải qua nhiều biến cố thăng trầm, tôi nhận ra rằng điều may mắn nhất của tôi trên đời này là được biết Chúa.”

Vâng, biết Chúa là một kho báu vô cùng quý giá mà mình không thể nào diễn tả hết được. Bản thân mình đây, mình chỉ có thể nói rằng mình được như hôm nay là nhờ được biết Chúa, được Lời Chúa dẫn dắt cho dù nhiều khi mình chẳng trung thành, chẳng vâng nghe, chẳng cộng tác với Người. Người biết hết những tệ bạc của mình nhưng chẳng bao giờ bỏ mình cả. Một khi đã biết Người, đã cảm nhận sự đồng hành yêu thương của Người trong đời, mình sẽ không bao giờ dại dột bỏ Người đâu bạn ạ.

Xin được mượn những lời Kinh Thánh sau đây như một tâm tình cầu nguyện để khép lại chia sẻ này:

Cũng như mưa với tuyết sa xuống từ trời

không trở về trời nếu chưa thấm xuống đất,

chưa làm cho đất phì nhiêu và đâm chồi nẩy lộc,

cho kẻ gieo có hạt giống, cho người đói có bánh ăn,

11 thì lời Ta cũng vậy, một khi xuất phát từ miệng Ta,

sẽ không trở về với Ta nếu chưa đạt kết quả,

chưa thực hiện ý muốn của Ta,

chưa chu toàn sứ mạng Ta giao phó.” (Isaia 55:10-11)

Và một trong những Lời mà mình yêu thích nhất là: "Tất cả những ai đang vất vả mang gáng nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” (Mt 11:28)

Giuse Việt, O.Carm.

 

Happy – Unhappy

Sunday, Ordinary Times, 15 A

There was a test for the students of suffering, regardless their age. The question was simple: “Prove that you are miserable.”

The first student, a man in his 60’s, wrote: “I grew up in a poor farmer family. My parents worked very hard in the field. Since we were poor, I had to stop going to school to help earn a living. I feel sad when thinking about it!...

The second student, a young lady, wrote: “I am of poor health. I have often been sick since my childhood. It’s easy for me to be under the weather. Very uncomfortable! ...

The third student, a man in his 20’s, wrote without any hesitation: “I don’t have any talent. When my friends get together, they sing but I don’t. They always tease me since I can’t keep it in tune. So upset and discouraged! …

The fourth student was about to write when he suddenly stopped. He then seemed very tense. Finally, he decided to leave the paper blank.

The results of the test: The first three all got 1 point as a reward for their…effort to write. The fourth had to come see the professor to explain why he did not write anything.

Then came the time for the professor’s response. He gave a general comment:

+ You guys don’t get high marks because you didn’t manifest your ability to think deep. You only listed the things you didn’t like in your life. Anyone can do the same. Your work didn’t actually prove that you were truly miserable since your view was too narrow. 

The professor then turned to the fourth student and asked:

+ Why did you leave your paper blank?

- Mr. Professor, at first, I also had a tendency to give a list of things I didn’t like. But I startled…

+ Why did you startle?

- Please allow me to come in front of everyone. It’s easier for me to talk.

Then he limped over with difficulty to the teacher’s platform. He graciously greeted everyone with a friendly smile. People saw burnt marks on half of his face. He began to speak:

- When I was young, my parents would work on the farm far from home. My sister and I were home. One day my sister was cooking when the house caught fire and was burnt to the ground. As you see, I was badly burned and the marks are still on my face. When I was seven, my dad passed away. So I had to go around the local markets to sell lottery tickets (very poor job) to help my mom earn a living. Then a few years ago, on the way home from church, a drunk driver hit me and made me a lame since. Now when it is cold, I feel a lot of pain in my leg. Recently, I must confess, I have been in love with a girl, but with my condition, how could I ever match her?

The room was crowded. His voice was quite soft but everyone heard clearly what he was saying because a great silence penetrated the room.

+ But why didn’t you write these down on your paper?

- No, because I startled. I startled when I unexpectedly recalled the words of my friend in the church last Sunday. He told his poor friends: “Blessed are you.” This made me stop and think. Then I realized that, in order to prove that I am truly miserable, I must prove that I have nothing to make me happy.

Everyone listened attentively. The professor raised his voice:

+ Great! Sorry I am not a Christian, so please let me ask about your some friend there. What did he exactly say that changed your way of viewing things?

 - My friend’s name is Jesus. He says: “Blessed are your eyes because they see what they are seeing, and your ears because they hear what they are hearing. For truly I tell you, many people longed to see what you see but did not see it, and to hear what you hear but did not hear it.” (Mt 13:16-17) At that moment, I began to hear and see lots of good things in my life. I have my mom and my sister. Our home, though not rich, is warmhearted. I have feelings. I have generosity. I have a conscience. I have friends to talk to. I have many people who pray for me. I have a chance to go to school. I have intelligence to discover that good can come out of bad, meaning there is grace in a plight. For example, since I grew up in difficulty, I learned to sympathize more easily with the poor. Since I am handicapped, I understand the pain of others. Since I see that I am limited, I put more trust in God. Ah, each weenkend, I have an opportunity to go to church with my mom and sister and many neighbors to listen to God’s word. Fantastic! You see, I have so much to be happy.

+++

My dear friend, if you share the view of the fourth student, I’d like to invite you to go back to the word of Jesus when he says that the disciples are blessed. Compared with them, we may be even more blessed because we may have heard and seen more. Among the blessings mentioned by this student, I’d like to contemplate more on the blessing of knowing God and God’s word. Although I am still ‘young’, I have had opportunities to listen to different people who confided in: “Without God’s presence, I don’t know how I would be when landing in an impasse. Without God’s guidance, I don’t know what to do when life gets heavy, when I am lonely, lost, burdened, discouraged, etc. Having experienced many ups and downs, I realize that the greatest blessing to me is to know God.”

Yes, knowing God is a wonderful treasure. As for me, I can only say that I am like today is thanks to knowing God, being guided by God’s word although many times I am not faithful, not listening to Him or cooperating with His grace. He knows all my limitations and sins, but never abandons me. Once I know Him and experience His loving company in my life, I will never be foolish to leave Him.

I’d like to quote this following message as a way to temporarily conclude this reflection:

For just as from the heavens the rain and snow come down

And do not return there till they have watered the earth, making it fertile and fruitful,

Giving seed to him who sows and bread to him who eats,

So shall my word be that goes forth from my mouth;

It shall not return to me void, but shall do my will, achieving the end for which I sent it.” (Isaiah 55:10-11)

And, one of my favorite biblical passages is: “Come to me, all you who labor and are burdened, and I will give you rest.” (Mt 11:28)

Joseph Viet, O.Carm.

 

http://only3minutes.wordpress.com/tieng-viet/s%C6%B0%E1%BB%9Bng-%E2%80%93-kh%E1%BB%95/

http://only3minutes.wordpress.com/english/happy-%E2%80%93-unhappy/

 

VỀ MỤC LỤC
Tám giám mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng buộc phải tham gia vụ tấn phong bất hợp pháp tại Sán Đầu

 

 Đây là vụ tấn phong đầu tiên kể từ khi giám mục bất hợp pháp tại Lạc Sơn bị Tòa Thánh chính thức công bố vạ tuyệt thông. Khoảng 1500 người (trong số 140.000 tín hữu địa phương) đã tham gia buổi lễ. Một số giám mục nói họ bị bắt buộc phải tham dự. Dù bị bắt buộc, nhưng Đức Cha Pei Junmin đã có thể ở nhà, nhờ các linh mục của ngài canh thức để bảo vệ.

Sán Đầu (AsiaNews) - Tám giám mục hiệp thông với Đức Giáo Hoàng sáng nay đã tham gia lễ tấn phong bất hợp pháp của LM Joseph Huang Bingzhang làm giám mục Sán Đầu (Quảng Đông). Đây là vụ tấn phong thứ ba không có phép của giáo hoàng tại Trung Quốc sau Thừa Đức (20 Tháng 11, 2010) và Lạc Sơn (29 tháng 6, 2011). Đây cũng là vụ tấn phong bất hợp pháp đầu tiên sau khi Tòa Thánh công khai tuyên bố vạ tuyệt thông trên LM Joseph Lei Shiyin của Lạc Sơn và cảnh báo các giám mục phụ phong về vạ tuyệt thông có thể đặt đến họ.

Ngày hôm nay vụ tấn phong đã diễn ra tại nhà thờ St Joseph tại Sán Đầu, đặt dưới sự chủ trì của GM Fang Xinyao (Lâm Nghi), chủ tịch Hiệp hội Yêu nước Trung Quốc. Các giám mục phụ phong khác bao gồm GM Shen Bin (Hải Môn), GM Liao Hongqing (Meizhou), GM Liang Jiansen (Giang Môn), GM Gan Junqiu (Quảng Châu), GM Su Yongda (Trạm Giang), GM Li Suguang, (GM phó Giang Tây), và GM Ông Zeqing (Trùng Khánh).

Một linh mục có mặt tại buổi lễ nói với AsiaNews là tất cả các giám mục đều đặt tay của mình trên LM Huang. Tất cả tám GM đều đang hiệp thông với Đức Giáo Hoàng. Một số nói với AsiaNews là họ đã phải tham gia vụ tấn phong. Có khoảng 32 linh mục tham gia trong phụng vụ, bao gồm cả một số từ giáo phận Sán Đầu.

Bảy linh mục nói tiếng Hak-ka, trong đó có Đức Giám mục Zhuang Jianjian, đã không xuất hiện, ngài được tấn phong giám mục bí mật với phép của Tòa Thánh Vatican năm 2006, nhưng chỉ được công nhận như là một linh mục bởi chính phủ Trung Quốc, và đã từng bị sách nhiễu bởi Hiệp hội Công Giáo Yêu Nước Trung Quốc.

Một linh mục từ Sán Đầu nói với AsiaNews rằng ba phó tế, 16 nữ tu và hơn 1.500 người (tín hữu và khách mời) tham dự buổi lễ, một ngàn trong nhà thờ và hàng trăm trong các phòng kế bên. Con số này không cao nếu người ta biết rằng giáo phận Sán Đầu có đến 140.000 tín hữu, 19 linh mục, 30 nữ tu và 3 chủng sinh.

Công an tuần tra các tuyến đường dẫn vào nhà thờ từ sáng sớm.

Sinh năm 1967, LM Hoàng Bingzhang học tại chủng viện Vũ Xương (Vũ Hán) từ năm 1985. Thụ phong linh mục vào năm 1991, ông phục vụ trong chức vụ linh mục giáo xứ tại nhà thờ St Joseph. Từ năm 1998, ông đã phục vụ trong chức thành viên của Quốc hội Nhân dân Trung Quốc  trong ba nhiệm kỳ 5 năm. Ông cũng là một trong các Phó Chủ tịch của  Hiệp hội Yêu nước và Chủ tịch Hiệp hội tại Quảng Đông của Hiệp hội Công Giáo Yêu Nước TQ.

Đức Cha Paul Pei Junmin của Liêu Ninh là một trong các giám mục bị áp lực phải tham dự, tuy nhiên, ngài và có lẽ một vị giám mục khác đã có thể tránh được vụ tấn phong.

Một linh mục từ Liêu Ninh nói với AsiaNews là Đức Cha Pei và tất cả các linh mục trong giáo phận đã đồng ý duy trì đức tin Công giáo và không tham gia vào vụ tấn phong bất hợp pháp.

"Trong khi chúng tôi đang có một cuộc họp của giáo phận trong các ngày 5-8 tháng bảy tại tòa giám mục, Đức Giám mục Pei nói với chúng tôi là ngài đã được yêu cầu tham gia sự kiện Sán Đầu. Ngài và tất cả các linh mục bày tỏ rõ ràng vị trí của chúng tôi là không tham gia lễ tấn phong bất hợp pháp. Vì vậy, chúng tôi đã ở lại cho đến sau khi cuộc họp xong và cho đến ngày hôm nay, và cầu nguyện, "ông nói.

Phạm Hương Sơn tóm lược

 
VỀ MỤC LỤC
LINH ĐẠO THỜI NAY (2)

  

THÁNH THIỆN VÀ TỘI LỖI   

Chúng ta thật bất ngờ với sự tương phản trong các bản văn của các Tông Đồ, vì xem ra không có tồn tại một “vùng” nằm giữa sự thánh thiện và tội lỗi. Phaolô, Gioan, Phêrô, Giacôbê lặp đi lặp lại cùng một điều rằng: các môn đệ Đức Kitô được mời gọi nên thánh; rằng mục tiêu của họ là sự thánh thiện; và rằng không có sự mặc cả nào giữa Đấng Cứu Độ và Satan. Đây chỉ là một âm vọng của điều Đức Kitô tuyên bố rằng chúng ta không thể đồng thời vừa phục vụ Thiên Chúa vừa phục vụ Mammon được, “Ai không theo Ta là chống lại Ta.” Tân Ước không có ý niệm gì về điều mà ngôn ngữ hiện đại của chúng ta gọi là thỏa hiệp hay tương nhượng. Tân Ước chỉ biết có hoặc trắng hoặc đen.  

ĐÂU LÀ NÉT RIÊNG CỦA ĐỜI SỐNG THIÊNG LIÊNG HÔM NAY? 

Câu hỏi kế tiếp của chúng ta là: “Đâu là nét riêng của đời sống thiêng liêng hôm nay?” Một cách căn bản, đời sống thiêng liêng thời nào cũng vẫn vậy thôi. Thời nay nó có nghĩa không khác với thời Thánh Phaolô, đó là: một sự nhiệt tình đáp trả Thánh Thần của Thiên Chúa. Ai nhiệt tình đáp trả hơn thì thánh thiện hơn. Ai ít nhiệt tình đáp trả hơn thì ít thánh thiện hơn. Và ai không nhiệt tình đáp trả thì không thánh thiện.

Tuy nhiên, nói vậy cũng chưa hết ý, vì thời nào cũng có những nét riêng – và chính những nét riêng này làm cho mỗi giai đoạn lịch sử của Giáo Hội có tính độc đáo của nó. Nhưng trước khi chúng ta đề cập bất cứ điều gì là riêng của thời đại mình, cần phải ghi nhận một điều quan trọng: thế giới vào bất cứ thời điểm nào cũng không đồng nhất ở khắp mọi nơi. Dù chúng ta đang có những phương tiện truyền thông nhanh chóng giữa các dân tộc, các quốc gia, thì tình hình cũng không hẳn như thế tại nhiều vùng trên thế giới. Nam Phi thì không phải là Nam Mỹ, và - như các sinh viên của tôi nói với tôi - Hoa Kỳ thì không phải là Uganda. Trung Quốc và Nga không giống với Canada và Tây Ban Nha, và những khác biệt không duy chỉ ở ngôn ngữ và khí hậu. Vì thế chúng ta cần bảo đảm mình không vồ vập khái quát hóa về thời hiện đại. Bạn phải luôn cần tự hỏi: “Ở đâu?”

SỰ SUNG TÚC VÀ TÂM HƯỚNG XÃ HỘI 

Sau khi lưu ý những điều hiển nhiên ấy, chúng ta có thể nhận diện đặc nét của thế giới phương tây (Âu Mỹ) trong một số điểm tổng quát để giúp chúng ta hiểu hơn những gì nên xác lập là nét riêng của linh đạo ngày nay. Tính tới cả những ngoại lệ, chúng ta có thể mô tả thế giới này, thế giới hôm nay, được đặc trưng bởi sự sung túc và bởi tâm hướng xã hội. Nói vậy tôi không có ý cho rằng mọi người đều sung túc hay đều có tâm hướng xã hội. Nhưng hiện tượng làm giàu và xu hướng về tính cộng đồng là những điều quá rõ không thể chối cãi. Chúng có thể mách với chúng ta một điều gì đó liên quan đến phẩm chất của đời sống thiêng liêng trong thế giới hôm nay.  

SỰ SUNG TÚC VÀ TÌNH TRẠNG NGHÈO ĐÓI CÓ LIÊN QUAN 

Sung túc! Có quá nhiều đoạn Thánh Kinh nói về những nguy hiểm do của cải mà người tín hữu không thể không lưu ý. Quan trọng nhất là những lời tuyên bố của Đức Kitô sau khi Ngài mời một thanh niên giàu có đi theo Ngài. Và như Matthêu cho biết, khi chàng thanh niên nghe những lời này, anh ta đã buồn rầu bỏ đi, bởi vì anh ta có nhiều của cải. Đó là lúc mà Đấng Cứu Thế nói với các môn đệ của Ngài: “Ta bảo thật anh em, người giàu vào Nước Trời thật khó biết bao. Vâng, con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn một người giàu vào Nước Trời.” Khi các môn đệ nghe như vậy, họ sửng sốt. Họ hỏi: “Vậy thì ai có thể được cứu?” Đức Giêsu nhìn các môn đệ và nói: “Với con người thì không thể được, nhưng đối với Thiên Chúa thì mọi sự đều có thể.”

Rõ ràng, hiện tượng sở hữu nhiều của cải vật chất tại các nước giàu có hôm nay đặt ra một trách nhiệm to lớn cho bất cứ ai còn muốn đi theo Đức Kitô (chứ không muốn buồn rầu bỏ đi như chàng thanh niên nọ).

Chúng ta được vây quanh bởi cơ man những điều tốt lành của thế giới này. Chúng ta đang sống trong nền văn minh với tuổi thọ của con người được kéo dài nhất và với nhiều phương tiện giải trí nhất so với bất cứ thời nào khác trong lịch sử loài người. Chúng ta đang được bao trùm bởi quá nhiều tiện nghi, quá nhiều phúc lợi, quá nhiều thuốc giảm đau và thuốc tăng lực. Quá nhiều sự dễ chịu và quá nhiều thú vui đang ở trong tầm tay của chúng ta. Chỉ cần nhấn nút là chúng ta có gió mát rượi giữa mùa hè hoặc được sưởi ấm trong mùa đông. Chúng ta có thuốc dưỡng da, thuốc dưỡng tóc, thuốc nhuộm, nào là dạng kem, dạng bột, dạng hơi... Ở Mỹ, đám chó và mèo của chúng ta ăn những thức ăn tốt hơn của hàng triệu người ở Á Châu và Phi Châu. Chúng ta tiêu thụ nhiều thịt hơn, nhiều đường hơn, nhiều rượu hơn, và chúng ta đi lại nhiều hơn với tốc độ cao hơn so với thậm chí những gì mà cách đây một thế kỷ người ta dám tưởng tượng. Đâu có gì phải ngạc nhiên việc các nhà dân số học nhún nhường gọi các quốc gia khác là chưa phát triển, bởi vì theo các tiêu chuẩn của chúng ta, họ không có được sự sung túc như chúng ta.

Chúng ta đừng bảo rằng tất cả những điều này đều không phù hợp với đời sống thiêng liêng hay đều không quan trọng trong cuộc theo đuổi sự thánh thiện. Ở đâu có nhiều của cải, ở đó cũng phải có nhiều hơn tinh thần nghèo khó, nếu chẳng vậy thì chúng ta chỉ nói về sự thánh thiện hay đọc về hạnh các thánh mà thực sự chúng ta không bao giờ lớn lên trên con đường nên thánh.

Tôi xác tín rằng trong khi thời nào thì tiền bạc cũng là gốc rễ của mọi sự dữ, như Thánh Phaolô đã khẳng định mạnh mẽ, thì trong một số nền văn hóa hiện đại hễ sự sung túc lan rộng bao nhiêu, việc thực hành khó nghèo càng cần phải mở rộng bấy nhiêu. Phanxicô Bernadone đã trở thành Phanxicô Assisi, bởi vì trong tư cách là con trai của một thương nhân giàu có, chàng đã bỏ mọi của cải để theo Đức Kitô. Chàng đã trở thành một “Phan sinh”, bởi vì trước hết chàng từng là một người giàu có, bởi vì chàng đã có những địa vị để mà bỏ, để mà hy sinh. Chúng ta cần thứ mẫu gương này hôm nay để lay động, giúp ta tỉnh giấc mê. Khác với Phanxicô, chúng ta có quá nhiều thứ để hy sinh hơn là ta tưởng. Phanxicô có ơn của ngài, chúng ta cũng có ơn của chúng ta. Nhưng nếu chúng ta không học biết chia sẻ những gì mình có dư dật, không học biết hy sinh một điều khi nó làm suy yếu nhiệt tình của mình đối với Đức Kitô, không từ bỏ điều gì đó để có thể đảm nhận thập giá của Ngài, ... thì bài học của thời đại sung túc này sẽ bị chúng ta bỏ vụt mất.

Vì thế, nét nổi bật trước hết của linh đạo thời nay là - và phải là - tinh thần nghèo khó. Điều này có nghĩa rằng ta phải có một tinh thần siêu thoát thực sự đối với cơ man những thứ dễ chịu mà xã hội sung túc đang cung ứng cho ta. Dĩ nhiên không nhất thiết chúng ta phải trở nên nghèo nàn trong thực tế, nói cách chung, trừ phi đó là ơn gọi riêng của mình trong đời sống. Các tu sĩ không thể tự thỏa mãn với chỉ một “tinh thần” nghèo khó – họ phải nghèo thực. Tinh thần nghèo khó đòi chúng ta phải biết thời của mình đang sống là thời nào, và biết bổn phận của chúng ta là không được thỏa hiệp với thế giới vốn đang cố lôi kéo mình.  

TÂM HƯỚNG XÃ HỘI VÀ THỰC HÀNH BÁC ÁI PHỔ QUÁT 

Tâm hướng xã hội! Nếu thời của chúng ta là thời tích lũy của cải, thì đây cũng là thời của tâm hướng xã hội. Đây có lẽ là từ ngữ tốt nhất để mô tả cách hàm súc hàng loạt những phẩm chất vốn qui hướng vào bản chất xã hội của con người. Con người vừa là những cá nhân vừa là thành viên của xã hội, và không có giai đoạn nào trong lịch sử mà hai khía cạnh này bị quên lãng. Nhưng con người của thời hiện đại có mối quan tâm cách riêng tới chiều kích xã hội của hiện sinh mình, hơn bất cứ thời nào trước đây, có lẽ vì trước đây con người chưa từng có được những khả năng như thế. Bạn có biết rằng thực tế là mọi khoa học xã hội đều chỉ mới xuất hiện trong chỉ vài trăm năm trở lại đây thôi không?

Một số người sẽ tìm manh mối của ý thức xã hội này ở một phản ứng chống lại chủ nghĩa cá nhân thô kệch vốn là phó sản của cuộc cách mạng công nghiệp. Chắc chắn chủ nghĩa Mác đã đổi tên thành chủ nghĩa cộng sản, như một phản ứng bạo liệt trước những sự lạm dụng rõ ràng của chủ nghĩa tư bản. Và phong trào tiến tới một xã hội tập thể ít nhất phần nào đó được giải thích bởi sự tham lam của những cá nhân trong chính quyền, trong giới tài chánh, kỹ nghệ... sự tham lam mà những người theo chủ trương tập thể tuyên bố rằng mình có khả năng đề kháng. Nhiều người khác thì sẽ nói rằng ý thức xã hội của chúng ta là một câu trả lời cho tiếng kêu khắp nơi hướng vọng nền hòa bình giữa các quốc gia từng trải qua những thống khổ tận cùng của hai cuộc chiến tranh thế giới, và vẫn còn lo sợ một cuộc thế chiến thứ ba, lần này sẽ là chiến tranh hạt nhân, là thảm họa thực sự. Chúng ta hoặc cách nào đó ngồi lại với nhau và dàn xếp những khác biệt của mình một cách hữu nghị, hoặc là chúng ta sẽ tiêu diệt nhau, và như vậy trận chiến cuối cùng sẽ mở màn. Với những tiền đề này, sự chọn lựa sẽ hoặc là liên kết và sống còn, hoặc là đối đầu và hủy diệt toàn thế giới.

Rõ ràng là những yếu tố ấy đã đóng góp vào bức tranh lớn. Nhưng tôi không nghĩ chúng là những yếu tố chủ yếu để giải thích tại sao thế giới hiện đại của chúng ta quan tâm tới con người trong tư cách là hữu thể có xã hội tính đến thế. Tôi tin rằng lý do chính nằm ở sự phát triển liên lạc xuyên qua mọi hình thức truyền thông: điện thoại và điện tín, radio và truyền hình, radar và máy điện toán, phim ảnh và những ứng dụng của nó, và sự liên lạc nhanh chóng của người ta trong một quốc gia và giữa các quốc gia. Việc đề cập đến tất cả những ‘sự đời’ này trong một thảo luận về đời sống thiêng liêng không hề là một chuyện ngớ ngẩn; chỉ cần chúng ta đọc lại những gì Đức Phaolô VI đã nói liên quan đến các phương tiện truyền thông xã hội. Bản văn, có hai đoạn, cần phải được đọc toàn bộ. Tôi xin trích dẫn:

Các kênh truyền thông xã hội, ngay cả dù chúng nhắm nói với các cá nhân, chúng vẫn tác động đến toàn xã hội. Chúng thông tin cho một đại chúng mênh mông về những gì đang diễn ra trên thế giới và về những thái độ của con người đương thời, và chúng làm công việc đó một cách tức thì.

Điều này hoàn toàn trùng hợp với quan niệm Kitô giáo về cách mà người ta nên sống với nhau. Những tiến bộ kỹ thuật ấy có mục đích tích cực là đem con người lại gần nhau. Bằng cách chuyển trao những niềm hy vọng và những nỗi ưu tư chung, chúng giúp người ta tìm phương giải quyết. Một sự đánh giá mang tinh thần Kitô giáo về sự đóng góp mà truyền thông mang lại cho thiện ích của nhân loại sẽ bắt rễ trong nguyên tắc căn bản này.

Vì thế, sẽ là sai lầm nếu không đánh giá đúng mức các phương tiện truyền thông xã hội như một dấu chỉ của linh đạo thời nay. Linh đạo này, ngay cả ở chiều hướng hướng nội và chiêm niệm nhất, vẫn phải ý thức hơn bao giờ hết đến những con người khác và đồng cảm sâu sắc với các nhu cầu của họ.

Thánh Phaolô, với tất cả những quan tâm của ngài đối với tất cả các giáo đoàn, sẽ nói gì về mối quan tâm mà các môn đệ Đức Kitô hôm nay cần phải có đối với con người ngày nay, khi chúng ta ngày này qua ngày khác được tiếp cận với những thử thách và bi kịch của người ta trên khắp hành tinh này? Các phương tiện truyền thông quả là một xúc tác cho việc thực hành bác ái! Là người đã di chuyển không mệt mỏi để rao giảng Đức Kitô trong thời của mình, Thánh Phaolô sẽ làm gì hôm nay nếu ngài nắm trong tay các phương tiện (mà chúng ta đang có) để có thể tác động đến không chỉ một hay một chục hay thậm chí một ngàn linh hồn, nhưng quả thực là có thể tác động đến toàn thể các dân tộc bằng lời của Tin Mừng và bằng gương sáng đời sống thánh thiện?

Không ai coi nhẹ tầm quan trọng hàng đầu của sự kết hiệp với Thiên Chúa qua cầu nguyện và việc chế ngự các đam mê của mình bằng những hy sinh. Đời sống thiêng liêng phải cắm rễ sâu nếu cành lá của nó muốn vươn rộng. Hay dùng một hình ảnh khác, đời sống thiêng liêng phải nối kết với suối nguồn ân sủng thần linh nếu nó không muốn cạn khô trong các hoạt động tông đồ. Nhưng bên cạnh những gốc rễ hay suối nguồn đó, ngày nay đời sống thiêng liêng còn phải có một tầm nhìn đủ rộng. Nghĩa là, ta không được bó mình trong góc nhìn hẹp hòi, thiển cận.

Trong Sách Linh Thao của ngài, Thánh Inhaxiô đặt vào môi miệng Chúa Kitô những lời sau đây: “Ta muốn chinh phục toàn thể thế giới và tất cả các kẻ thù của Ta, để đi vào trong vinh quang của Cha. Bất cứ ai muốn đến với Ta phải làm việc với Ta, và một khi bước theo Ta trong đau khổ thì người ấy cũng sẽ bước theo Ta trong vinh quang.” Tiếng gọi này của Chúa Kitô Vua vốn đã từng vang lên bằng những lời tương tự cách đây ngót hai ngàn năm. Chúng ta được đặc ân làm cho lời kêu gọi của Ngài phát huy hiệu quả phi thường trong thế giới tương giao và in đậm ý thức xã hội của chúng ta hôm nay.

Điều này có nhiều hàm ý cụ thể. Nó sẽ mở rộng quả tim chúng ta để nhìn quá công việc mình đang làm và hướng tới bao triệu người đã được cứu chuộc bằng chính Máu của Chúa Kitô. Không còn như những thời trước nữa, dân chúng Á Châu và Phi Châu chẳng còn quá xa chúng ta, vì ngày nay khoảng cách không còn đo bằng cây số, mà chỉ bằng số giờ cần để đi đến một nơi. Với những trái tim rộng mở, chúng ta sẽ mở rộng lời cầu nguyện của mình để bao gồm không chỉ một ít mà là nhiều linh hồn, và chúng ta cầu xin ân sủng Chúa, ân sủng vô hạn, tuôn đổ chan hòa trên toàn nhân loại hôm nay.

Một khi chân trời của chúng ta mở rộng, ta tự khắc sẽ hỏi chính mình: “Đâu là vinh quang lớn hơn nữa mà tôi có thể dâng cho Chúa trong bất cứ điều gì mình đang làm? Bằng cách nào tôi có thể tác động đến không chỉ một ít người tiếp xúc trực tiếp với mình, mà vượt quá không gian nhỏ hẹp xung quanh tôi để tác động đến hàng ngàn người khác, những người mà nếu tôi không góp phần giúp họ, họ sẽ biết Chúa ít hơn, hay yêu Chúa ít hơn, hay phục vụ Chúa với ít lòng quảng đại hơn?”

Tôi hiểu rằng nói như vậy có thể nghe lạ lẫm đối với một số người và ngay cả không thể hiểu được đối với nhiều người khác. Không sao. Với tất cả triển vọng của thế giới nối kết hôm nay, tôi sẵn sàng hài lòng dù chỉ một ít người chia sẻ với các thao thức của mình. Bạn hãy xem đi, tầm nhìn của Đức Kitô về tương lai luôn mang tầm vũ trụ đó chứ. Ngài đôn đốc các môn đệ rao giảng Tin Mừng cho mọi loài thụ tạo. Ngài bảo họ làm chứng cho Ngài cho đến tận cùng trái đất. Và trong Sách Khải Huyền của Thánh Gioan, Ngài đưa ra một tiên báo đầy ấn tượng về cuộc chiến đấu để chiếm chủ quyền trên toàn thế giới giữa một bên là các môn đệ Ngài và bên kia là các tay chân của thần dữ. Qui mô toàn cầu này thật ngoạn mục đó chứ, phải không? Ngày nay chúng ta được may mắn có cơ hội để mở rộng linh đạo của mình và kích hoạt nhiệt tâm tông đồ cho đến tận cùng thế giới, hay nói như Thánh Phaolô: “Mang hết mọi dân nước về qui phục đức tin, vì Danh Đức Kitô”.   

THIÊN PHONG

dịch từ “Contemporary Spirituality” của Cha John A. Hardon, S.J. (+2000), Tôi Tớ Chúa.

VỀ MỤC LỤC
Chiếc bánh thứ hai: Phân biệt giữa Chúa và việc của Chúa.
  

Thật đúng vậy, Chúa Giêsu là một người bạn hay đòi hỏi, hay chỉ cho ta nhắm những mục đích cao cả, ... Hãy đạp đổ những rào cản của nông nỗi và sợ hãi bao vây các bạn!  Hãy nhận ra mình là những “con người mới”. 

(Gioan Phaolô II, Sứ điệp NQTGT XII, số 3)

Lúc tôi còn là một linh mục sinh viên ở Roma, có một người đã bảo tôi:  “Đức tính lớn nhất của bạn là ‘hăng say nhiệt tình’, còn tính xấu tệ nhất là ‘hay tấn công’”.  Dù thế nào đi nữa, tôi là một người ham hoạt động:  hướng đạo sinh, tuyên úy tráng đoàn Lavang, cắm trại trên núi Bạch mã...  Một tư  tưởng thúc bách tôi mỗi ngày:  phải chạy đua với đồng hồ!  Làm tất cả những gì có thể được để củng cố và phát triển Giáo hội trong Giáo phận Nha Trang, trước khi thời gian khốn khó xảy đến, khi phải sống dưới chế độ cộng sản!

Trọng tâm hoạt động của tôi là huấn luyện nhân sự:  gia tăng đại chủng sinh từ 42 đến 147 trong tám năm; gia tăng số tiểu chủng sinh từ 200 đến 500 trong bốn chủng viện; tu nghiệp các linh mục trong sáu giáo phận của Giáo tỉnh miền Trung; phát triển và huấn luyện các phong trào thanh niên, giáo dân, các hội đồng giáo xứ, mục vụ...  Tôi rất quí mến giáo phận đầu tiên của tôi là Nha Trang.

Giờ đây, tôi phải đi vào Sàigòn lập tức, theo lệnh Đức Phaolô VI bổ nhiệm.  Không kịp từ  biệt những ai đã từng hiệp nhất với tôi trong cùng một lý tưởng, cùng một quyết tâm, cùng chia sẻ hân hoan và thử thách.

Đêm ấy 7-5-1975, khi tôi ghi âm những lời tạm biệt Giáo phận Nha Trang, tôi đã khóc nhiều, đó là một lần độc nhất tôi đã khóc nhiều, đó là một lần độc nhất tôi đã khóc thổn thức trong tám năm ở Nha Trang - vì thương nhớ.  Nhưng tâm hồn tôi rất bình an, vì tôi vâng lời Đức Thánh Cha.

Tiếp đến là gian khổ thử thách tại Sàigòn, là bị bắt đưa trở lại Nha Trang, nơi mà tôi đã bị biệt giam khắc nghiệt nhất, không xa Tòa Giám mục của tôi.  Sáng tối tôi nghe tiếng chuông nhà thờ chánh tòa như  xé nát tim tôi.  Đêm đến tôi nghe tiếng sóng biển vỗ cạnh buồng biệt giam.

Từ Nha Trang tôi bị đưa trở lại Sàigòn, ở trại Thủ Đức, vùng Tam Hà, ngày đêm nghe không biết bao nhiêu tiếng chuông nhà thờ.  Đêm 1-12-1975, cùng với 1500 bạn tù đói, mệt, chán nản, còng tay hai người chung một khóa số 8, bước xuống gầm tàu “Hải Phòng” đậu tại bến Tân cảng gần cầu Xa lộ, để chở ra trại cải tạo Vĩnh Quang, tỉnh Vĩnh Phú, trong thung lũng núi Tam Đảo, mùa đông 1976-77 rét 2°C.

Đặc biệt nhất là nỗi gian khổ của 9 năm biệt giam một mình với hai người gác, không bạn bè, không có việc làm, tôi ở trong một sự trống rỗng tuyệt đối, đến mức có thể điên đi được.  Tôi đi lại suốt ngày trong buồng giam, để vận động cơ thể kẻo nằm luôn thì tôi sẽ chết vì thấp khớp, viêm phổi.

Nhiều lúc một mình, tôi bị đau khổ giày vò, tại sao đang lúc mình 48 tuổi, trưởng thành và khỏe mạnh, sau tám năm Giám mục tôi đã có nhiều kinh nghiệm mục vụ, lại phải vào phòng biệt giam, xa giáo phận những 1700 km?

Một đêm thanh vắng, một tiếng từ đáy lòng nhắc nhở tôi:  “Tại sao con quẫn trí, hoang mang như  thế làm gì?  Con phải biết phân biệt giữa Chúa và công việc của Chúa.  Những gì con đã làm và tiếp tục làm như  kinh lý giáo phận, huấn luyện nam nữ tu sĩ, giáo dân, thanh niên, kiến thiết thánh đường, cư  xá sinh viên, mở mang các thí điểm truyền giáo... tất cả những công tác ấy đều là những việc tốt lành, là việc của Chúa, nhưng không phải là Chúa!  Nếu Chúa muốn con trao tất cả các việc ấy trong tay Ngài, con hãy làm ngay, và hãy tin tưởng vào Ngài.  Chúa có thể làm tốt hơn con muôn nghìn lần; Ngài có thể trao việc của Ngài cho những người tài đức hơn con.  Hãy chọn một mình Chúa thôi, chọn thánh ý Ngài, chứ đừng chọn việc của Chúa!”

Tôi luôn luôn học tập làm theo ý Chúa.  Nhưng ánh sáng này mang lại cho tôi một sinh lực mới, thay đổi tận gốc lối suy nghĩ của tôi, giúp tôi vượt qua những bước gian truân mà hầu như  cơ thể không chịu đựng nổi.  Từ đây tôi cảm thấy trong lòng tôi “một sự bình an mà thế gian không cho được”.

Theo tính tự nhiên, những lúc chương trình đang thực hiện tốt đẹp phải bỏ dở, hoạt động đang hăng say phải bó tay, nhiệm vụ đang quan trọng phải hạ tầng công tác!  Uất ức và chán nản!  Tôi tự hỏi:  Chúa gọi con “Hãy theo Thầy” hay “Hãy theo việc nọ, người kia?”  Để đó, Chúa sẽ liệu, Ngài sẽ giải quyết tốt hơn con là cái chắc.

Ở trại Phú Khánh, tôi bị giam trong một phòng không có cửa sổ, phải đi qua 3 lớp cửa trong một hành lang mới đến khí trời.  Vào đó nóng cực kỳ, tôi ngột ngạt và cảm thấy trí óc mất sáng suốt dần dần, cuối cùng là mê man.  Có lúc người ta để đèn sáng như  ban ngày, lúc khác lại nằm trong bóng tối.  Buồng vừa nóng vừa ẩm, đến nỗi tôi xuống nằm dưới nền, còn nấm thì mọc lên trắng cả chiếc chiếu của tôi.  Lúc nằm trong tối tăm, tôi thấy có một lỗ dưới vách, ánh sáng lọt vào, tôi lết đến, kê mũi vào đó để thở.  Lúc nào trời mưa, nước ở ngoài ngập, những con trùng ở ngoài bò vào, có cả giun và có lần có cả con rết dài; dù thấy vậy, nhưng tôi yếu mệt quá không làm gì được, tôi cứ để cho chúng bò quanh, ngày nào nước xuống, thì chúng lại bò ra.  Sau này hai linh mục bị giam cách tôi 2 lớp cửa, đã thuật lại cho tôi biết:  “Một hôm cô Thanh, cấp dưỡng, đã mỡ cửa cho chúng con ra đứng nhìn Đức Cha nằm dưới đất và bảo:  cho hai anh nhìn thấy ông Thuận, ông sắp chết!”  Nhưng trong cơn cơ cực này, Chúa đã cứu tôi!

Tôi phải chọn Chúa chứ  không phải việc của Chúa:  Chính Chúa muốn cho tôi ở đây, chứ không phải nơi khác.

Lúc tôi bị nhốt dưới khoang tàu Hải Phòng cùng với 1500 anh em tù nhân bị đưa ra Bắc, tôi đã thấy trên nét mặt của họ nỗi thất vọng, lòng căm thù.  Tôi chia sẻ đau khổ của họ.  Nhưng tôi lại nghe tiếng:  “Hãy chọn Chúa chứ  không phải việc của Chúa!”  Tôi đã thưa:  “Lạy Chúa, chính đây là nhà thờ chánh tòa của con.  Đây là dân Chúa trao cho con phục vụ, con phải làm cho Chúa hiện diện giữa những người anh em chán nản, cùng khổ này.  Đây là ý Chúa, nên con phải chọn”.

Khi tôi lên trại cải tạo, giữa thung lũng núi Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phú, tôi gặp 250 anh em cùng một chuyến đi, đa số không Công giáo, tôi vẫn nghe tiếng ấy thúc bách:  “Hãy chọn Chúa chứ không phải việc của Chúa. - Lạy Chúa, Chúa sai con đến đây để làm cho tình thương của Chúa hiện diện giữa các anh em con, giữa đói khát và giá lạnh, giữa lao động cải tạo nhọc nhằn và tủi nhục bất công.  Con xin chọn Chúa, không phải chọn công việc của Chúa.  Con chọn thánh ý Chúa, giờ đây con là tông đồ truyền giáo của Chúa”.

Từ giây phút ấy, một sự bình an mới tràn ngập tâm hồn tôi, ở với tôi suốt 13 năm tù đày.  Tôi cảm thấy thấm thía sự yếu hèn của tôi; tôi lặp lại sự chọn lựa của tôi, lúc ấy không bao giờ Chúa để lòng tôi thiếu an bình.  Tất cả là hồng ân của Chúa.  Mỗi khi tôi tuyên bố:  “Vì Chúa, vì Hội thánh”, tôi phải thinh lặng trước mặt Chúa, và thành thật hỏi Chúa:  “Chúa thấy con hành động hoàn toàn vì ai?  Con đã chọn vinh danh Chúa, sống và hành động tuyệt đối vì Chúa?  hay Chúa là lý do thứ yếu, còn lý do khác mạnh hơn, con không tiện nói?”

Đây là một sự chọn lựa tuyệt vời, nhưng không phải dễ dàng.  Đức Gioan Phaolô II kêu gọi các bạn : 

Các bạn trẻ thân mến, như  các môn đệ thuở ban đầu, hãy theo Chúa Giêsu!  Đừng sợ lại gần Chúa ... Đừng sợ ‘cuộc sống mới’ mà Chúa muốn trao cho các bạn vì chính Ngài cho các bạn đủ sức đón nhận và thực hiện cuộc sống ấy, Ngài ban ân sủng của Ngài và Thánh thần của Ngài cho các bạn. 

(Gioan Phaolô II, Sứ điệp NQTGT XII, số 3)

 Đức Thánh Cha lại lấy gương thánh nữ Têrêxa Hài đồng Giêsu để soi sáng các bạn trẻ :

Hãy cùng Têrêxa tiến lên trên đường khiêm nhường và đơn sơ, trong tinh thần Công giáo trưởng thành, trong trường học của Phúc âm.  Hãy cùng Têrêxa sống trong “quả tim” của Hội thánh, và triệt để chọn Đức Kitô. 

(Gioan Phaolô II, Sứ điệp NQTGT XII, số 9)

Cậu bé trong Phúc âm đã có sự  chọn lựa triệt để ấy, cậu đã hiến dâng tất cả:  Năm chiếc bánh và hai con cá, trong tay Chúa Giêsu với lòng tin tưởng.  Thế rồi Chúa Giêsu đã làm “việc của Chúa”:  với chừng ấy, Ngài đã nuôi cả năm ngàn, cả vạn người!

 

Cầu Nguyện 

Chúa và việc của Chúa 

Vì lòng thương vô hạn,

            Chúa gọi con theo Chúa,

            làm con Chúa, làm môn đệ Chúa.

Rồi Chúa trao cho con một sứ mạng.

Không ai giống ai, nhưng cùng một mục đích

            làm tông đồ, làm chứng nhân cho Chúa.

Tuy nhiên, kinh nghiệm bản thân cho con thấy,

            nhiều lần con lẫn lộn hai điều này:

Chúa và việc của Chúa.

Chúa trao cho con công việc của Chúa,

            cao trọng có, khiêm tốn có,

            tầm cỡ có, bình dân có.

Con làm mục vụ giáo xứ,

            mục vụ giới trẻ, mục vụ học đường,

            mục vụ nghệ thuật, mục vụ gia đình,

            mục vụ thanh niên, mục vụ lao động,

            mục vụ truyền thông.

Con đổ vào đó tất cả nhiệt tình,

            tất cả những gì có thể được.

Con không tiếc một điều gì, kể cả mạng sống con.

Giữa lúc con tận tụy, hăng say như  thế,

            con gặp thất bại ê chề.

Vì người ta vô ơn, vì không ai chịu cộng tác,

            vì bạn bè hiểu lầm, vì bề trên không nâng đỡ,

            vì bịnh tật ốm đau, vì thiếu phương tiện...

Có lúc con đang trên đà thành công rực rỡ,

            mọi người hân hoan ca ngợi con, quyến luyến con.

Thì đùng một cái,

            con phải thuyên chuyển,

            nhận nhiệm vụ mới.

Con choáng váng như  rơi vào đêm tối.

Sao Chúa bỏ con?

Con không muốn bỏ dở việc Chúa,

            con phải làm cho hoàn thành việc Chúa.

Phải xây xong thánh đường, tổ chức xong hội đoàn...

Tại sao người ta phá việc Chúa?

Không ủng hộ việc Chúa vô cùng chính đáng?

Nhưng trước bàn thờ

            Bên Mình Thánh Chúa,

            con nghe Chúa Giêsu bảo con:

“Con hãy theo Chúa, chứ không phải theo việc của Chúa!”

“Nếu Chúa muốn, con hãy trao việc Chúa lại trong tay Chúa,

Chúa sử dụng ai tiếp tục, mặc ý Chúa.

Có Chúa lo, mà Chúa lo thì muôn vạn lần hơn con lo.

Con hãy chọn một mình Chúa”.

 

Biệt giam tại Hà Nội

ngày 11-2-1985

Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội hiện ra tại Lộ Đức

PX. Nguyễn Văn Thuận

 

VỀ MỤC LỤC
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (KỲ 26)
 

Ngụ ngôn 80  

Chuột hoành hành dữ dội nên người ta quyết định đặt bẫy diệt chuột. Cũng vì chuột nhiều nên bẫy ngày càng tinh vi và hữu hiệu hơn. Bẫy càng tinh vi, càng nhiều loài chuột bị bắt và bị tiêu diệt, kể cả những con chuột nhỏ xíu. Nhưng cũng chính vì bẫy tinh vi mà loài chuột càng tinh khôn hơn.

Rồi đến lúc người ta phát hiện ra những con bị bẫy không phải là chuột lớn, cũng chẳng phải chuột nhỏ, mà toàn là... thằn lằn. Sao thằn lằn lại sa bẫy chuột? Một nghiên cứu được thực hiện và thấy có ba nguyên nhân.

Nguyên nhân thứ nhất là vì bẫy quá tinh vi nên chỉ cần thằn lằn bò ngang qua là dính. Thứ hai là có những con thằn lằn dại dột, thấy mồi của chuột cũng muốn ăn. Loại nguyên nhân thứ ba nghe ra thấy thương cho thằn lằn. Vì chuột tinh khôn muốn chắc ăn nên trước khi xơi các món ngon, chuột dụ thằn lằn thử trước. Thằn lằn tưởng chuột nhân từ nên thoải mái thử. Kết quả là thế nào ai cũng đã biết.

Lời bàn: Thế gian vốn điêu ngoa. Người ngay lành mà quá ngây thơ hay dễ động lòng tham là chết trước. Lo đối thoại với chuột thì thằn lằn sẽ làm thiêu thân cho chuột thôi.          

Ngụ ngôn 81

Facebook nói với Multiply: “Ông làm gì có nhiều bạn bằng tôi?” Multiply cãi liền: “Nhiều ít chưa chắc ai hơn ai, nhưng tôi chất lượng hơn”. Wordpress cười cười: “Chất lượng là có tôi. Tuy nhiên cái lão Yahoo 360 mới là đông khách”. Cãi qua cãi lại, cãi tới cãi lui mãi, chẳng ai chịu thua ai. Bỗng tất cả đều câm hết. Không tiếng động. Không màu sắc. Không chữ nghĩa. Chẳng ai biết chuyện gì xảy ra. Bỗng dưng có ánh sáng chói loà và trong vầng sáng ấy hiện lên bốn chữ nhấp nháy: “Cho nói tự do”.

Facebook, Multiply cùng các anh em đồng thanh la to: “Chết rồi! Tường lửa!”

Ngụ ngôn 82

Mây trôi lững lờ. Gió thổi hiu hiu. Đẹp, đẹp lắm. Nhà thơ cao hứng viết ngay: “Mây bay về tận phương xa. Lòng anh bỗng thấy như là thần tiên”. Nhạc sĩ nhìn mây và khúc hát ra đời: “Mây, gió thổi mây bay mãi bay hoài làm anh nhớ những ngày có em”. Chưa hết, nhà toán học nhìn mây cũng cao hứng giảng trong lớp: “Các em biết không, mây là điều rất lãng mạn. Nhưng mây cũng huyền bí như một ẩn số. Hôm nay chúng ta học về phương trình có hai ẩn số”.

Mây được ca ngợi nên khoái chí. Hình như thời nay người ta lãng mạn hơn cái thời Hàn Dũ ngày xưa :"Vân hoành Tần Lĩnh gia hà tại", (Mây kéo phủ núi Tần Lĩnh, biết nhà ta ở đâu, ý nói nhớ nhà). Ngày xưa chỉ vậy thôi. Nhưng nói chung cũng là giống nhau.

Một ngày nọ nhạc sĩ, nhà thơ, nhà văn, nhà toán học, hoạ sĩ cùng đi chung máy bay. Bỗng mây đen nổi lên và gió thổi ào ào. Máy bay gặp mây và gió nên chao đảo dữ dội. Các nhà của chúng ta lo lắng sợ hãi nên quên hết những lãng mạn và ý nhị, chỉ còn ôm mặt khóc.

Cô tiếp viên hàng không thấy vậy mới nói: “Các bác thấy đó. Cái cách nói một chiều, nhìn sự vật một phía nó làm cho người ta không đủ sức chịu đựng khi gặp cuồng phong các bạn ạ. Chứ như cháu đây, cái gì cũng chẳng lo vì cháu luôn nhớ lời bố cháu: cứ bám khư khư một bên lề, giữ khư khư một ý tưởng rập khuôn thì chỉ có làm phông cho người ta chụp ảnh!”.  

Gioan Lê Quang Vinh, VRNs
 

VỀ MỤC LỤC
CĂN TÍNH VÀ PHẬN VỤ NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG GIÁO HỘI VÀ GIỮA TRẦN THẾ (2)
 

NGUYỄN HỌC TẬP  

II - Đặc tính trần thế.

Như vậy, tự bản thể của mình, người tín hữu giáo dân sống với phẩm giá chung của tất cả các tín hữu Chúa Ki Tô.

Nhưng phương thức nào làm cho họ khác biệt nhưng không tách biệt khỏi hàng giáo phẩm và tu sĩ?

Công Đồng Vatican II cho biết phương thức đó là đặc tính trần thế ( indole secolare) của họ.

Lời xác quyết có vẻ đơn sơ, nhưng không phải là đơn thuần mộc mạc, bởi đó muốn hiểu được ý nghĩa súc tích hàm chứa trong đó, cần phải đặt tầm quan trọng thần học của " đặc tính trần thế "

   - dưới ánh sáng cứu độ của Chúa và trong mầu nhiệm của Giáo Hôi.

Giáo Hội có chiều kich trần thế đích thực, liên hệ đến bản tính và sứ mạng của mình. Bởi lẽ Giáo Hội sống giữa trần thế và được sai đi để tiếp tục công trình cứu độ của Chúa Ki Tô.

Mọi thành phần của Giáo Hội đều tham dự vào chiều kích trần thế của Giáo Hội, nhưng mỗi người một cách khác nhau tùy địa vị và phận vụ của mình.

Nếu nền tảng thần học cho cuộc sống và tác động đều như nhau cho Cộng Đồng Dân Chúa, điều kiện trần thế - mặc dầu cũng chung cho cả Giáo Hội, vì đang sống giữa trần thế - đối với người tín hữu giáo dân ( trên một bình diện khác hơn bình diện bản thể ) là nền tảng cho một cuộc sống tích cực cá biệt và khác biệt với cách sống của hàng giáo phẩm và giáo sĩ.

Công Đồng Vatican II diễn tả điều kiện trần thế của người tín hữu giáo dân như là nơi chốn mà Chúa gọi họ: " họ được Chúa gọi ở đó ".

" Nơi chốn " ơn gọi của họ không phải chỉ là một thực thể và môi trường bên ngoài ( vật thể cũng như cuộc sống xã hội ), mà còn là một thực thể trần thế có được nơi Chúa Giêsu ý nghĩa hoàn hảo của mình ( có nghĩa là môi trường trần thế với cả ý nghĩa thần học của nó ). 

Một "nơi chốn tuyệt đỉnh như vậy, bởi đó không thể bỏ qua đi ", chúng ta có được ý nghĩa trong văn bản của A. Diogneto, được diễn tả bằng danh từ  Hy Lạp " taxis ", tức là trận địa, nơi người binh sĩ phải chiến đấu. Bởi đó người có bổn phận mà lìa bỏ, thoát thân, bị ghép vào tội " đào ngũ ", phản bội.

Như vậy, nếu phải nói lên việc chuyên cần dấn thân phải có giữa trần thế của người tín hữu giáo dân, chúng ta phải liệt kê mọi bổn phận cá biệt và động tác trần thế mà con người bị ràng buộc trong cuộc sống của mình,

   - từ việc làm cá nhân thường nhật

   - cho đến việc dấn thân chính trị, xã hội, kinh tế, nghệ thuật, văn hoá, truyền thông...

Nói một cách ngắn gọn, phận vụ trần thế là tất cả những gì con người thực hiện theo giới răn của Chúa: " cai quản đất đai " như lúc Người dựng nên tổ phụ chúng ta: 

   - " Ta hãy dựng nên con người theo hình ảnh Ta, giống như chúng Ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất " ( Gen 1, 26). 

Nhưng " cai quản " hay " làm bá chủ " mặt đất có nghĩa là " thiết định các sự vật như ý Chúa muốn ". 

thiết định theo ý Chúa muốn có nghĩa là cần phải lưu tâm trước tiên sự vật thế nào theo bản thể của chúng, định chuẩn giá trị theo bản tính của chúng cho đến điểm thích hợp nhứt, làm cho mọi vật có được ý nghĩa hoàn hảo theo chân lý nội tại của chúng.

Điều đó bởi vì chân lý nội tại của các sự vật ( và cả các vật sống động) diễn tả ý muốn của Thiên Chúa là Đấng Tối Cao.  

Đi vào thực tế, nói một cách đơn sơ, thiết định mọi sự theo ý muốn của Thiên Chúa là  

   - sống và hiểu biết tính dục trong giá trị nội tại của nó và có ý nghĩa để giải thoát con người khỏi cảnh sống cô đơn và làm cho con người có khả năng sinh sản ra đời sống mới;

   - sống và hiểu biết xã hội tính đến định điểm cao nhứt: đó là tình huynh đệ, sống bạn bè với nhau;

   - sống và hiểu biết việc làm như là phương thế để hoàn hảo hoá chính mình và làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn;

   - sống và hiểu biết việc học hành như là phương tiện để đạt được đến chân lý của các sự vật và sự việc;

   - sống và hiểu biết các môn chơi, giải trí như là phương thế và giây phút để làm cho mình thư thả, giải thoát được các mối bận tâm, để lấy lại sức và quân bình hóa tâm thần. 

Áp dụng những gì vừa nói vào các môi trường khác của việc dấn thân trần thế, chúng ta sẽ thấy được khoảng không gian mênh mông được mở ra cho đời sống người tín hữu giáo dân.

Hướng dẫn các thực tại trần thế đạt được hoàn hảo ý nghĩa của mình làm cho trần thế được mở rộng ra trên cả những gì là thực thể của mình và có liên hệ đến những gì thuộc về ước vọng tối đa mà con người đang mang nơi mình: đó là Thiên Chúa. 

Như vậy, nhờ vào sức mạnh của Phép Rửa, người tín hữu giáo dân được Chúa kêu gọi góp phần như là từ bên trong trần thế, tác động  

   - như là men bột, để thánh hoá trần thế,

   - bằng động tác của chính  mình, dưới sự hướng dẫn của tinh thần Phúc Âm

   - và như vậy làm cho mọi người thấy được Chúa Giêsu,

   - nhân chứng bằng chính đời sống mình và với ánh sáng chọi lọi của đức tin, niềm hy vọng và đức bác ái ( Lumen gentium, n. 31)  

Bởi đó, chính trong vị trí giữa trần thế của người tín hữu giáo dân mà Thiên Chúa cho thấy rõ đồ án của Người và tỏ cho biết ơn gọi cá biệt, đó là tìm kiếm Nước Thiên Chúa bằng cách xử sự các sự việc trần thế và xếp đặt chúng theo ý Chúa muốn. 

III - Đặc tính trần thế, từ viễn ảnh vũ trụ quang đến viễn ảnh Ki Tô Luận. 

Cộng Đồng Vatican II, với các tài liệu liên quan đến người tín hữu giáo dân, như Lumen gentium và Gaudium et spes, Apostolicam actuositatem, đã cung cấp cho chúng ta diện mạo người tín hữu giáo dân không phải dưới viễn ảnh vũ trụ quan ( cosmologica )  Ki tô Luận ( Christologica).

Nếu chúng ta nghĩ đến người tín hữu giáo dân, dựa trên các tài liệu trước Công Đồng Vatican II, chúng ta được hướng dẫn để nghĩ đến họ là thành phần dân Chúa đang ở giữa trần thế.

Người tín hữu giáo dân được đặt vào các động tác liên quan đến các lãnh vực trần thế, để sống động hoá trần thế, tổ chức xã hội.

Suy nghĩ như vậy, chúng ta có chiều hướng suy nghĩ về bối cảnh thế gian, bối cảnh vũ trụ, trong đó người tín hữu giáo dân được ơn Chúa gọi sống trong đó, như là môi trường sống của mình.

Đó là cái nhìn vũ trụ quan

Tuy nhiên, sống giữa trần thế, không phải chính là đặc tính cá biệt chỉ riêng cho người tín hữu giáo dân, mà với tư cách là con người. Tất cả chúng ta đều sống giữa thế gian, giáo sĩ, tu sĩ cũng như giáo dân.

Hiểu như vậy, chúng ta thấy được không phải vì sống giữa trần thế nói lên diện mạo của người tín hữu giáo dân như là người tín hữu Chúa Ki Tô, nhưng còn phải có một đặc điểm nào khác nữa, đó là đặc tính quy hướng về Chúa Ki Tô. Bởi đó không phải vô tình mà Thông Điệp của Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II được phát biểu dưới danh hiệu " Christifideles laici " ( Người tín hữu giáo dân của Chúa Ki Tô ).

Quy hướng về Chúa Ki Tô, một cách nào đó, cũng đã có trong nền thần học trước đó, nhưng là được đề cập đến một cách mặc nhiên ( implicite ).

Trước Công Đồng Vatican II nền thần học không có khả năng làm sáng tỏ ( minh nhiên, explìcite) quan niệm Ki Tô Luận nơi người tín hữu giáo dân, bởi hai lý do ngăn cản:

   a) Lý do thứ nhứt, đó là do quan niệm xã hội tính và quản trị tính của các thừa tác viên trong Giáo Hội.

Quan niệm xã hội tính đó là quan niệm cho rằng các thừa tác viên được liên quan với Giáo Hội, được hiểu như là các viên chức với tước vị của mình trong xã hội. Bởi lẽ Giáo Hội, được coi như là một tổ chức xã hội hoàn hảo có 

   - những vấn đề cơ cấu tổ chức nội bộ

   - và những vấn đề đối ngoại ( các mối tương quan cá biệt xã hội - Giáo Hội ) với các tổ chức xã hội trần thế. 

Như vậy, khi bắt đầu nhận thức được đặc tính cá biệt của người tín hữu giáo dân, nhận thức đó được diễn tả theo quan niệm, theo đó thì

   - hàng giáo phẩm có phận vụ trong nội bộ xã hội Ki Tô giáo và có đầy các quyền năng, có phận vụ năng động tích cực để xây dựng dân Ki Tô giáo.

   - Trong khi đó thì người tín hữu giáo dân có lãnh vực cá biệt của mình trong các mối tương quan đối ngoại, trong việc làm sống động hoá lãnh vực trần thế.

Liên quan đến quan niệm nầy là phận vụ tác động. Hàng giáo phẩm hay các Thừa Tác Viên, tức là " làm những điều gì đó ",

   - các Linh Mục " tác động trên những lãnh vực thiên thánh ";

   - các tín hữu giáo dân làm những chuyện khác, các việc trần thế. 

   b) Lý do thứ hai cản trở đó là quan niệm bề ngoài về sự thiện hảo Ki Tô giáo.

Trên thực tế, hiện nay quan niệm cho rằng sự thánh thiện là " tình trạng thiện hảo ", đã được coi như lỗi thời và thay vào đó là quan niệm trưởng thành về mọi người đều được Chúa kêu gọi trở nên thánh thiện ( mặc dầu còn có nhiều phân biệt khác nhau )

Từ thời Thánh François de Sales ( 1567-1622), trong " Introduction à la vie dévote " ( Dẫn nhập vào cuộc sống mộ đạo ), ngài đã viết:

   - " Cuộc sống mộ đạo hay cuộc sống thánh thiện không phải chỉ là cuộc sống của người vào sống trong tu viện, mà còn là cuộc sống của những ai thành lập gia đình, của ai là hoàng tử, của ai là người lính...mọi trạng thái con người đều có thể đưa chúng ta đến sự hoàn hảo của đời sống Ki Tô giáo ".  

Lý do khiến cho nền thần học có được một cái nhìn cởi mở về sự thánh thiện được dành cho tất cả đó được diễn tả như sau: ai trong trạng thái sống của mình sống theo ý Chúa muốn, người đó đang bước đi trên con đường thánh thiện.

Điều vừa kể có thể giải thích bằng cái nhìn vào lý do ngoại tại ( motif exterieur) : thánh ý Chúa mà tôi vâng nghe chính là nguyên nhân làm cho động tác của tôi có giá trị, chớ không phải động tác của tôi tự nó có giá trị: 

   - không phải sự hiện hữu của tôi giữa trần thế hay tôi làm những việc gì đó làm cho tôi nên thánh, nhưng chính vì tôi đang ở đây, trên thực tế tôi đang hành xử động tác vâng lời của tôi đối với thánh ý Chúa, mặc dầu cho thế giới có thế nào cũng vậy ( với các điều kiện thuận lợi hay đối nghịch )  và việc làm của tôi trong các điều kiện nào cũng vậy ( được nhiều thành công mỹ mãn hay có thể bị thất baị ).  

Trong nhãn quan tiền Công Đồng vừa kể được coi như là sự dâng hiến bên ngoài : điều đó có nghĩa là thánh ý Chúa được xem như là yếu tố trên sự việc, khiến cho động tác của tôi có giá trị.

Động tác của tôi, tự nó không có lý do để trở thành động tác thánh thiện.

Bởi đó cho đến khi nào chúng ta chưa thể hiểu được rằng sự hiện diện giữa thế giới có giá trị Ki Tô giáo, bởi vì ngay sự hiện hữu đó  tự mình đã được Chúa Ki Tô tham dự mật thiết: như vậy, yêu mến thế giới cùng với Chúa Ki Tô trở thành của lễ thánh thiện, đẹp lòng Chúa Cha. 

Và chính vì sự không hiểu biết đó mà vấn đề người tín hữu giáo dân được diễn tả như là phía bên kia, ngược lại với hàng giáo phẩm:

   - hàng giáo phẩm năng động trong việc kiến tạo cộng đồng Ki Tô giáo,

   - người tín hữu giáo dân năng động trong việc đan kết các mối tương quan giữa cộng đồng Ki Tô giáo và các thực thể khác, xã hội khác, các lãnh vực trần thế khác.

Chỉ có trong tư tưởng thứ hai vừa kể, người tín hữu giáo dân mới có thể trở thành thánh, dường như mặc dầu họ phải đụng chạm với các sự việc trần thế.

Giữa thế gian, người tín hữu giáo dân trở nên thánh, không phải vì ở giữa trần thế, mà là vì họ hành động theo thánh ý Chúa, mặc dầu sống giữa môi trường  trần thế. 

Công Đồng Vatican II đã phá đổ đi bức tường hai lý do trên, cản trở không cho người tín hữu giáo dân thể hiện được một cách hoàn hảo, không phải diện mạo vũ trụ quan, mà là diện mạo Ki Tô Luận của mình:

   - tín hữu giáo dân là một phương thức ở trong Chúa Ki Tô,

   - trước khi là thực thể hiện diện giữa trần thế.

Chính mối tương quan với Chúa Ki Tô xác định thực thể của người tín hữu giáo dân. 

Và hiện diện giữa trần thế là một giá trị Ki Tô giáo, bởi người tín hữu giáo  dân ở giữa thế gian, như Chúa Ki Tô ở giữa thế gian, mặc dầu Người không thuộc về thế gian; và cho thế gian, mặc dầu đôi khi Ngưòi cũng chống lại thế gian, vì những sai trái của thế gian.

Được hội nhập vào Chúa Ki Tô không phải là tách lìa khỏi thế gian, mà là nâng cao các giá trị của thế gian bằng giá trị của Phúc Âm.

Cả cộng đồng dân Chúa đều hiện diện giữa thế gian, thông hiệp với thế gian và đời sống của người tín hữu Chúa Ki Tô liên hệ với các thực tại trần thế.

Thật vậy, Giáo Hội

   - không tách lìa khỏi trần thế

   - và người tín hữu giáo dân không phải là người trung gian của Giáo Hội.

Bởi lẽ nếu như vậy, chúng ta phải nhìn Giáo Hội như là một tổ chức xã hội phẩm trật.

Không phải Giáo Hội có trước, kế đến là các nhu cầu và các vấn đề của thế giới, mà Giáo Hội phải đáp ứng.

Đúng hơn

   - trước hết có con người

   - và kế đến là sự cứu chuộc của Chúa Ki Tô,

   - ơn cứu chuộc đó được Giáo Hội tiếp tục thực hiện trong thế gian ( Gaudium et  spes, n. 43). 

IV - Ơn gọi nên thánh.

Chương V của Hiến Chế Lumen gentium nói lên tính cách phổ quát lời kêu gọi trở nên thánh thiện, bằng cách đưa ra một định nghĩa mới.

Thánh thiện không có nghĩa là 

   - trạng thái hoàn hảo của những ai thoát tục, xa lánh trần thế,

   - hay la trạng thái hoàn hảo của những ai sống giữa trần thế, bất cần điều gì có thể xảy ra, ngay cả để thi hành thánh ý Chúa,

   - mà là bác ái, tham dự vào tình yêu của Chúa Ki Tô. 

Thánh thiện là sống bác ái của Chúa Ki Tô, bác ái của Người đối với lịch sử con người, đối với thế giới, đối các sự vật ở trần thế nầy, đưọc dựng nên trong Chúa KiTô, được dựng nên vì Chúa Ki tô và chỉ có trong Người, mọi sự vật gặp được sự thực hiện hoàn hảo của chính mình.

Và mọi tín hữu Chúa Ki Tô, không phân biệt tước vị, lãnh vực, nói như Hiến Chế Gaudium et spes, n. 43,

   - " là người công dân của thị xã nầy hay thị xã khác "

và họ được khuyến khích 

   - " hãy trung thành thực hiện các phận vụ trần thế của chính mình " , băng cách vượt thắng lằn mức phân chia giữa đời sống đức tin và đời sống thường nhật, bằng cách theo gương Chúa Ki Tô, quy tựu

   - " tất cả những cố gắng, nghị lực con người, nghề nghiệp, khoa học và kỷ thuật vào một Tổng Hợp Sinh Động Duy Nhứt cùng chung với các điều thiện mỹ tôn giáo, dưới sự điều hành tối thượng tất cả những điều đó để phối hợp nhằm vinh danh Thiên Chúa " ( Gaudium et spes, n. 43a). 

Như vậy, người tín hữu giáo dân không phải là nhịp cầu nối kết giữa Giáo Hội và trần thế.

Theo Hiến Chế Gaudium et spes, n. 43, không có một người tín hữu Chúa ki Tô nào, giáo sĩ, tu sĩ hay giáo dân, đều được miễn chuẩn cho mình khỏi phải thực hiện nơi mình một sự tổng hợp sống động giữa những phận vụ trần thế và phận vụ tôn giáo, nhằm vinh danh Thiên Chúa.

Như vậy, ngay cả hàng giáo phẩm cũng không thể cảm thấy mình được miễn chuẩn có một mối tương quan xây dựng với động tác con người, giao trách cho người khác.

Dĩ nhiên là các vị hành xử trong giới mức những gì giáo luật cho phép, để không vượt ra bên ngoài và có thể làm cho tiếng nói của mình không còn là tiếng nói phổ quát chung cho mọi người, chớ không phải là tiếng nói thiên vị phe phái ( cfr. Can. 285, 3).

Tuy nhiên, sự kính trọng đối với lãnh vực tự lập chính đáng của các thực tại trần thế cần phải đươc hành xử theo lưong tâm ngay chính của mình.

Trong bối cảnh đó, chúng ta đọc được trong Hiến Chế Gaudium et spes

   - " Đối với người tín hữu giáo dân bổn phận đối với các việc dấn thân chuyên cần và động tác trần thế chính là của họ, mặc dầu không phải chỉ là cá biệt của họ " ( Gaudium et spes, n. 43b). 

Người tín hữu giáo dân được khuyến khích

   - sống đối với lãnh vực mà chính yếu thuộc vị trí và thẩm quyền của họ,

   - mặc dầu không phải chỉ là những lãnh vực dành riêng độc quyền cho họ, trong tinh thần tôn trọng nguyên tắc tự lập chính đáng các thực tại trần thế.

Trong thực tế, điều đó có nghĩa là hành động như người công dân của Quốc Gia, cần phải học hỏi để có khả năng, thẩm quyền trong các lãnh vực mà mình phải hành xử tác động, cộng tác với những người khác có cùng một mục đích, xác quyết có sáng kiến mới mẻ và đem ra thực hiện.  

Dĩ nhiên người tín hữu giáo dân biết rằng

   - " lương tâm của mình, được đào tạo thích hợp, có phận sự ghi khắc lề luật Chúa vào đời sống của thị xã trần thế " ( Gaudium et spes, n. 43b).  

Như vậy, người tín hữu giáo dân qua động tác của mình, chiếu soi và sắp xếp các thực tại trần thế

   - " thế nào để các thực tại đó có thể được thực hiện theo Chúa Ki Tô, cho chúng được phát triển và trở thành lời ngợi khen đến Đấng Tạo Hoá và Đấng Cứu Độ " ( Lumen gentium, n. 31).

Từ đó, người tín hữu giáo dân hoàn hảo hoá ơn gọi trở nên thánh thiện mà Chúa Cha kêu gọi mình. 

Một khi đã cứu vãn lại được viễn ảnh Ki Tô Luận, cần phải đi thêm một bước nữa xác nhận việc tham dự vào tình yêu mà Chúa Cha dành cho thế giới qua Chúa Giêsu. Việc tham dự đó có thể được sống dưới nhiều hình thức khác nhau, bởi vì Chúa Giêsu vô cùng sung mãn và chúng ta được mời gọi trong sức mạnh của Chúa Thánh Thần để khai triển về phương diện nầy hay phương diện khác thực thể của Chúa Ki Tô.

Dĩ nhiên người tín hữu Chúa Ki Tô khai triển tất cả các chiều kích trọng đại Ki Tô giáo:

   - là người ở giữa thế gian ( ngay cả một vị nữ tu dòng kín cũng có cách sống trần thế của mình, ngay trong tu viện),

   - nhưng không thuộc về thế gian ( cả khi con người có đôi tay đang nhúng vào các diễn biến phức tạp của kinh tế, không phải là con người bị kết thúc trong đó ),

   - là người cho thế gian ( mỗi người phải chia xẻ số phận của thế gian,bởi vì thế gian được Chúa yêu thương và Chúa muốn dựng nên ),

   - nhưng là con người chống lại thế gian ( bởi vì yêu thương thế gian, nên nhiều khi phải chống lại, khi thế gian đóng kín đối với đồ án Thiên Chúa). 

Mỗi người tín hữu Chúa Ki Tô đều được kêu gọi thực hiện bốn chiều hướng tính cách trần thế đó của Chúa Ki Tô, nhưng mỗi người được mời gọi nhấn mạnh hơn về phương diện nầy hay phương diện khác.

Tù đó phát sinh ra nhiều ơn gọi khác nhau trong việc sống giữa trần thế. 

   a) Hình thức thứ nhứt của ơn gọi phân biệt người tín hữu giáo dân.

Trong trường hợp nầy, người tin hữu giáo dân là người được mời gọi " sống giữa trần thế ", mặc dầu không thuộc về trần thế.

Và người tín hữu giáo dân được mời gọi hãy tỏ ra bằng cách hành động cụ thể để phục vụ và dấn thân như khuôn mẩu Chúa Ki Tô phục vụ ở trần thế.

Nhưng người tín hữu giáo dân cũng chống lại trần thế, khi trần thế đóng kín mình, khước từ đồ án Thiên Chúa.

Ngược lại cũng vậy, cũng có thể là người tín hữu Chúa Ki Tô bằng cách sống một cách tổng quát đặc tính trần thế nầy. Được mời gọi tuyên xưng mình là người tín hữu Chúa Ki Tô, có nghĩa là " không thuộc về trần thế ", với một hình thức tách rời, khước từ, xa lánh để nhấn mạnh môt khía cạnh nào đó của cuộc sống mình, không phải là cả đời sống mình.  

   b) Hình thức ơn gọi thứ hai sống đặc tính trần thế Ki tô giáo, phân biệt các người tín hữu giáo dân thành nhiều diện mạo khác nhau.

Giữa chính các tín hữu giáo dân với nhau cũng có những phương thức sống khác nhau để sống chính đặc tính trần thế Ki Tô giáo, đối với những phương thức cụ thể mà qua đó mỗi người tổ chức các cách sống cá biệt và dựa trên việc đặc tâm chú ý nhấn mạnh nào trong việc thực hiện bốn chiều kích vừa kể. 

VỀ MỤC LỤC
TỘI LỖI VÀ NGỤC TÙ
 

Làm thế nào để diễn tả về tội hay nói về tội? Chúng ta có thể định nghĩa về tội theo giáo huấn của Giáo hội; và chúng ta cũng có thể định nghĩa về tội theo luật lệ của xã hội con người. Còn cảm nghiệm của mỗi cá nhân thì sao? Qua bài chia sẻ nhỏ này, Br. Huynhquảng liên tưởng kinh nghiệm tù đày đã trải qua để diễn tả về tội, với hy vọng rằng nó phần nào giúp bạn hiểu tội là gì, và quan trọng hơn là thấm nhuần lòng quảng đại có thật của Thiên Chúa trong đời sống của chúng ta.

* * *

Năm 2001 khi bất ngờ bị bắt vào nửa đêm và bị nhốt vào phòng biệt giam; sau một thời gian bị nhốt trong bóng đen không ánh sáng mặt trời, thiếu thốn không khí, vắng bóng người thân, bị cơn đói dày vò, tôi dần dần cảm thấu thân phận và nỗi đau của kiếp tù nhân. Nỗi đau khó tả nên lời, nhưng nó hiện diện thật và rất đau.

Bị biệt giam làm tôi nhớ nhung ray rứt người thân và bạn hữu. Nỗi nhớ lên đến mức tôi khao khát được nghe tiếng người dù chỉ để nghe một giọng nói cũng thấy được ấm lòng. Nỗi đau quặn xé khi những tiếng khóc của các tù nhân giữa đêm đâu đó vọng lại, của những tiếng rên than thở đau xót cho một phận người trớ trêu. Vâng, những tiếng người này không đẹp, không êm tai, không xoa dịu được nỗi nhớ nhung của người tù, nhưng chúng vẫn là tiếng người. Chúng giúp tôi thấu chạm sự hiện diện của đồng loại trong cảnh ngục nát tang thương.

Trong phòng biệt giam của ngục tù. Tôi không có khả năng để tự mở cửa ra khỏi phòng. Cửa phòng chỉ được mở khi ai đó mở cho tôi. Tôi không được quyền đi ra khỏi “cái hộp” ấy như tôi muốn. Tôi không được hưởng không khí trong lành tự do; tôi chỉ được cho ăn và uống theo quy định của trại tù; tôi không được kêu gào la hét. Nếu tôi có khóc, thì cũng chỉ được phép khóc thầm cho một mình tôi nghe, vì lớn tiếng là vi phạm nội quy. Tôi không được phép giữ giấy viết trong phòng; nếu tôi viết điều gì thì tôi chỉ được viết theo ý của quản giáo mà thôi. Nói tóm lại, trong ngục tù, tôi bị mất tự do hoàn toàn. Đúng như người quản giáo thẳng thắn nhận định: “Từ nay trở đi, mày chỉ là thằng tù, mất quyền công dân; tên mày sẽ được thay bằng mấy con số!”

Trong tù, dù tôi có yêu và nhớ nhung ai đến đâu đi chăng nữa, tôi cũng không thể gặp họ và biểu lộ tình cảm của tôi cho họ. Dù tôi có những kế hoạch và sáng kiến vĩ đại đến đâu đi chăng nữa, tôi cũng chẳng làm được gì ngoài chuyện ngồi bó gối hằng ngày nhìn ước mơ và hoài bão đời mình đang chết dần mòn theo năm tháng. Ở trong tù, dù tôi có muốn làm mới lại cuộc đời, thay đổi con người cũ thành con người mới, quyết tâm sửa đổi những lỗi lầm, khắc phục những hậu quả do mình gây ra… nhưng cũng không thể làm được, vì giá cho sự sai phạm là ngục tù; và chẳng ai tin vào thằng tù cả. Ở trong tù, qua khe cửa tôi lén nhìn ra thế giới tự do làm tim tan nát, đớn đau; thấy bóng một ai đó lướt qua làm lòng tôi đen lại cho tương lai mịt mù. Có những ngày cơn đói hành hạ làm cho tôi khao khát được một nắm cơm, củ khoai, củ sắn mà cũng vô vọng. Có những lúc quá ngột ngạt, tôi phải rón rén cúi mình xuống khe cửa để hít thở không khí trong lành bên ngoài thế giới tự do.

Tù nhân là như thế đó. Mở cửa cho ra thì ra, cho tắm thì tắm, cho đi đổ rác thì đổ, biểu đi thì đi, biểu đứng thì đứng, biểu nói thì nói, biểu im thì phải im, biểu viết thì viết. Tù nhân phải mang áo mà mình không ưa, phải đi chân trần, phải nằm đúng chỗ quy định. Sống trong tù ngục là như vậy đó. Mất hết tất cả, mất đi cả những nhu cầu cơ bản nhất của con người: Muốn nghe mà không được nghe, muốn nói mà không được nói, muốn nhìn mà cũng không được nhìn.

Cám ơn Chúa đã đồng hành với tôi qua những năm tháng biệt giam cô đơn đen tối với ngập tràn ân sủng tình yêu. Nhờ kinh nghiệm tù đày nhỏ bé trên, tôi hiểu rõ hơn một chút về tội. Tội làm cho tôi bị giam vào ngục tù. Vì bị giam trong ngục tội, tôi bị cách xa Thiên Chúa, gia đình, người thân và bạn hữu. Khi tôi phạm tội và còn ở trong tình trạng tội, tôi không thể tự giải thoát tôi. Tôi không thể “tự” mở cửa phòng để ra đi hưởng sự tự do an bình. Đang trong tình trạng tội, những ấp ủ yêu thương người thân, bạn hữu chỉ vẫn là trên bình diện lý thuyết vì trong tình trạng trong ngục tội, tôi bị cách ly và không có khả năng để giao tiếp. Tội cách ly tôi khỏi những khả năng mà tôi vốn sở hữu: tư do, hạnh phúc, bình an. Tội làm tôi không thấy và chiêm ngưỡng vẻ đẹp diệu kỳ của thiên nhiên vạn vật; tội làm tôi không thể hít thở không khí trong lành tự do; tội làm tôi đói khát lương thực và ngăn cản tôi đón nhận Thánh Thể. Nói tóm lại, tội làm tôi mất tất cả: Có nghe Lời Chúa thì cũng không hiểu; có nói lên điều gì cũng không có sinh khí của chứng nhân; và có nhìn cũng không thấy tình yêu hiến thân của Thiên Chúa và vũ trụ diệu kỳ do Ngài tạo dựng.

* * *

Bất cứ một tù nhân nào cũng khao khát được tự do, ra khỏi chốn lao tù càng sớm càng tốt. Những khao khát ước mơ này được diễn tả qua ba hình thức sau. Hy vọng mong manh là được các “ông lớn” nhìn đến và xét duyệt cho được “ân xá” vào các dịp lễ lớn. Hy hữu hơn nữa là được một “ai đó” can thiệp trực tiếp để mình được ra về sớm hơn thời hạn. Cuối cùng, dù hầu như không có thật, nhưng người tù “mơ” rằng ai đó tình nguyện ở tù thay cho mình. Với ba ước mơ “bồng bột” trên, dù không thể xảy ra và không bao giờ xảy ra, nhưng người tù vẫn bám vào những ước mơ, hy vọng. Hy vọng vào điều không thể hy vọng là chỗ đó. Chính những hy vọng “bồng bột” này giúp cho người tù sống sót. Không có hy vọng, con người sẽ chết trong sự tuyệt vọng.

Khi tôi phạm tội, tôi phải trả giá cho tội lỗi của tôi. Khi tôi lỗi đức công bình, tôi phải đền trả sòng phẳng. Khi tôi xúc phạm đến ai bằng lời nói, tôi phải nói lời xin lỗi. Nhưng khi tôi xúc phạm đến Thiên Chúa, liệu có hình phạt nào tương xứng dành cho tôi để đền tội? Trong đời sống xã hội, thật là phúc cho tôi nếu có ai đó giúp tôi ra khỏi tù trong trường hợp một và hai, khi ấy tôi sẽ mang ơn họ trong suốt cuộc đời này. Xét về trường hợp thứ ba, liệu trong đời này có ai dám ở tù thay cho tôi? Cha mẹ, anh chị, người yêu? Không ai, và thực tế cũng không ai tình nguyện ở tù thay cho tôi, dù người ấy có yêu tôi đến mức nào đi chăng nữa! Vậy mà Thiên Chúa lại chọn giải pháp thứ ba để giải thoát cho tôi khỏi ngục tù của ma quỷ. Ngài không cần chờ đợi dịp “lễ lớn” để ban ơn ân xá cho tôi; Ngài cũng không nhờ “ông lớn” nào đó để can thiệp cho tôi ra khỏi tù sớm hơn thời hạn. Nhưng Ngài lại sai Con Một của Ngài để ở tù thay cho tôi và sẵn sàng chịu án tử - giá phải trả của riêng tôi. Thực vậy, chuyện ở tù thay nhưng không này chỉ có Đức Kitô mới làm được mà thôi. Ngài chấp nhận ở tù thay để cho tôi được tự do; Ngài chấp nhận gánh lấy tội của tôi để tôi được hưởng ơn tha thứ; Ngài chấp nhận bị biệt giam cho tôi để tôi được tự do làm con Chúa; Ngài chấp nhận chết khô héo trên thập giá để tôi được sống đời sống mới vĩnh cửu trong Nước Trời. Chính trong bối cảnh tù đày, tôi hiểu rõ hơn về ý nghĩa trọn vẹn của sự Phục Sinh – đó chính là niềm vui vô bờ của sự tự do; của một tù nhân được giải thoát. Chính sự “ở tù thay này” mà mọi thua thiệt, bất công, đen tối, đói khát, cô đơn, sợ hãi, tương lai vô định mà tôi đã trải nghiệm trong tù đày, từ đây Đức Kitô sẽ gánh lấy tất cả. Bản án của tôi khoảng 20 năm, chung thân, hoặc tử hình, nhưng Ngài lại gánh lấy án tử hình cho tôi một cách nhưng không. Ôi, có tình yêu nào cao quý hơn tình yêu này!!!

“Đức Kitô đã chết cho tôi, ngay khi tôi còn là tội nhân” (Rm 5:8). Vậy còn ngần ngại gì nữa mà không bước ra “cái hộp đen tội” ấy, mà không hưởng sự tự do, mà không đón nhận Lương Thực hằng sống? Còn ngần ngại gì mà không hít thở ân sủng tình yêu, mà không sống lại phẩm giá làm con? Vâng! Tại tòa giải tội Ngài sẽ mở cửa để tự nhốt Ngài vào “chiếc hộp” thay ta, còn ta được bước ra khỏi “chiếc hộp đen” ấy. Tội lỗi giam ta vào ngục tối, còn tình yêu đưa ta vào sự sáng! Ôi, Tình Yêu diệu vợi!

Br. Huynhquảng

http://brhuynhquang.org/

VỀ MỤC LỤC
LINH MỤC GIÁO PHẬN SỐNG SỨ VỤ TRONG CÁC MỐI TƯƠNG QUAN (tiếp theo)

 

Mời thăm Blog của Lm. Trần Minh Huy http://www.chivilongchuathuongtoi.tk/

Tác phẩm: ĐÀO TẠO ỨNG SINH LINH MỤC GIÁO PHẬN

Lm. Micae-Phaolô Trần Minh Huy pss

CHƯƠNG NĂM 

ỨNG SINH LINH MỤC GIÁO PHẬN HỌC SỐNG CĂN TÍNH VÀ SỨ VỤ LINH MỤC

C. LINH MỤC GIÁO PHẬN SỐNG SỨ VỤ TRONG CÁC MỐI TƯƠNG QUAN 

(tiếp theo)

C.6. Tương quan với các nữ tu lớn tuổi và có trách nhiệm

C.6.a Những gì nên cư xử, nói và làm

·        Kính trọng các nữ tu lớn tuổi và có trách nhiệm vì họ vừa là những người lớn tuổi, vừa là người lão luyện trong đời sống tu trì. Coi trọng họ như người chị, người mẹ.

·        Trao cho họ những công việc phù hợp. Đáp ứng các nhu cầu của họ, khi có khả năng. Nên gặp gỡ, chia sẻ, giúp đỡ, động viên và khích lệ họ, về đời sống tinh thần cũng như vật chất, cầu nguyện cho họ và xin họ cầu nguyện cho ta.

·        Sống thành thật, khiêm nhường, cởi mở, tin tưởng, cảm thông và ân cần giúp đỡ họ trong lúc thi hành sứ vụ cũng như trong đời sống tu trì. Trong đời sống mục vụ, mời gọi họ cộng tác, biết lắng nghe và đón nhận những lời góp ý.

·        Có trách nhiệm với những người cùng phục vụ giáo xứ: kính trọng và giúp đỡ họ thực thi trọng trách của họ.

·        Nếu họ ốm đau bệnh tật và khó khăn vật chất, tinh thần giảm sút, ý chí bị suy nhược, cần thăm viếng động viên và cầu nguyện cho họ. Nâng đỡ phần hồn phần xác những người đã có công xây dựng giáo xứ, Giáo hội địa phương đến nay phải nghỉ hưu. Giúp đỡ tinh thần và vật chất; làm tốt và nói tốt để yên ủi tuổi già. 

C.6.b Những gì không nên cư xử, nói và làm

·        Không chen vào nội bộ Nhà Dòng. Không kiếm cách ảnh hưởng lên Bề trên trị bề dưới, hoặc theo phe bề dưới chống Bề trên. Hãy đổ dầu sốt sắng vào các bánh xe, nhưng đừng đả động đến bộ máy.

·        Không làm ra vẻ kẻ có quyền để hống hách và vội chấp nhất, vội khiển trách, sửa sai họ trước công chúng hay bề dưới của họ.

·        Không nói tâng bốc, khen không đúng sự thực; cũng không nói hành nói tỏi, hay nói sai sự thật, làm mất mặt họ trước công chúng. Tuyệt đối không đưa họ lên tòa giảng.

·        Tránh những lời nói dễ bị hiểu lầm khiến họ có cảm giác bị xúc phạm, bị hắt hủi, bị bỏ rơi. Trái lại, phải tỏ ra tôn trọng các nữ tu lớn tuổi và bênh vực họ khi họ gặp khó khăn trong công việc cũng như trong cuộc sống, vì người lớn tuổi thường hay tự ti vì tuổi tác và sự đào thải của tuổi già.

·        Tránh nói năng, cư xử thiếu lịch sự, tế nhị, tỏ thái độ khinh thường, không tôn trọng, nói xấu, nói hành làm thiệt hại cho họ và quyền bính của họ. Không vượt quyền, làm việc thẳng với cấp dưới của họ, mà phải trao đổi thông qua họ.  

C.7. Tương quan với các nữ tu bằng tuổi và có trách nhiệm

C.7.a Những gì nên cư xử, nói và làm

·        Tôn trọng họ và đời sống tu trì của họ. Phải khôn ngoan và tỉnh thức trong tiếp xúc, gặp gỡ và làm việc chung với họ. Phải nhớ mình là linh mục và họ là nữ tu đều thuộc về Chúa và là của Chúa. Luôn giữ khoảng cách cần thiết và dè dặt trong mọi lãnh vực của đời sống khiết tịnh.

·        Đừng quên lời khuyên “tỉnh thức và cầu nguyện” của Chúa Giêsu trong Tin mừng (Mt 26,41 và Mc 14,38): là những con người thánh hiến, nhưng chúng ta vẫn không thôi là những con người với những yếu đuối nhân loại.

·        Dùng đúng người đúng việc, nói rõ mục đích hướng tới. Có kế hoạch, chương trình làm việc cụ thể. Tin tưởng trao công việc. Tôn trọng người cộng tác. Khích lệ đời sống thiêng liêng tông đồ.

·        Cổ vũ, khen thưởng khi cần. Cần sống công bằng qua việc động viên khích lệ và thù lao cho họ khi họ đã cộng tác với mình trong công việc.

·        Làm và nói tốt cho nhau, đúng sự thật. Quảng đại và không chấp vặt việc nhỏ. Không keo kiệt, cần cởi mở, vui vẻ.

·        Phải biết tôn trọng các nữ tu vì họ là những cộng tác viên, chứ không phải là thuộc hạ hay người giúp việc; luôn sống trong sự bổ túc hài hòa và liên đới. Biết lắng nghe những lời góp ý, sửa lỗi của họ. Và cũng hãy chân thành làm như vậy cho họ.

·        Phải luôn nhớ nhu cầu cầu nguyện và khổ chế. Thánh Phaolô dạy rằng chúng ta gìn giữ kho tàng ấy trong những chiếc bình sành dễ vỡ (x. 2 Cor 4,7), bởi vì mọi người đều mang bản tính nhân loại và có phái tính. Khi có công việc phải trao đổi với họ, hãy tiếp chuyện ở chỗ trống trải hay phòng khách.

·        Chia sẻ kinh nghiệm, đối thoại, hiểu biết, cảm thông, giúp đỡ họ khi có những khó khăn trong cộng đoàn. Nên chỉ dẫn thêm, khích lệ, hỗ trợ để họ hoàn thành công việc được giao. Cần tôn trọng tuổi tác và trọng trách của họ.

·        Giúp nhau sống và chu toàn những điều đã cam kết trong ơn gọi và sứ vụ của mỗi người, vì ơn gọi chung là dâng hiến trọn đời cho Chúa. 

C.7.b Những gì không nên cư xử, nói và làm

·        Không can thiệp sâu vào đời sống cá nhân của họ, và cũng không cho họ can thiệp sâu vào công việc của mình và việc của giáo xứ.

·                 Không nên có những lời nói, cử chỉ hay thái độ thiếu lành mạnh, trong sáng để bảo toàn đức thanh sạch cho họ và cho mình. Luôn nhớ họ là một nữ tu thánh hiến cho Chúa và Giáo Hội cũng như cho các linh hồn. Không để tình cảm của mình lấn lướt và để những yếu đuối, đam mê của mình sai khiến và cám dỗ mình.

·        Không để họ sai khiến mình, điều khiển mình, lèo lái mình trong bất cứ công việc gì. Vì thực tế đàn ông thường yếu mềm trước những cử chỉ khôn khéo của phụ nữ, và hay thể hiện tính cao thượng trước những khó khăn họ mắc phải.

·        Tránh những cuộc gặp gỡ riêng tư lâu giờ vì dễ dẫn đến nguy hiểm cho đời độc thân thanh khiết. Không nên thân thiện quá mức, thiếu tế nhị, hoặc nói những câu bông đùa quá trớn, một lời hai ý, dễ dẫn đến hiểu lầm.

·        Không nên cho họ biết tất cả những gì mình muốn làm khi công việc đó không liên quan tới họ. Không nên đi sâu vào đời tư của họ, hoặc tâm sự đời tư của mình cho họ.

·        Không coi thường đức khôn ngoan và cảnh tỉnh khi tiếp xúc với họ. Thánh Augustinô “chỉ đến dòng nữ khi cần và đem người đi theo, để giữ gìn thanh danh của mình và để cho các tâm hồn đã tự hiến cho một mình Chúa chỉ yêu một mình Chúa”.

·        Không khen người này trách người kia trước mặt ai, nhất là giáo dân. Không bạ đâu nói đấy, kể cả trong việc giao công tác. Không làm hay nói gì không cần thiết, nhất là trong khi phải khiển trách.

·        Không được đối xử thiếu tế nhị với họ hoặc không để ý nâng đỡ các nhu cầu về tinh thần cũng như vật chất của họ khi họ cùng làm việc với mình.

·        Không can thiệp vào vấn đề kỷ luật và tổ chức nội bộ của họ.

C.8. Tương quan với các nữ tu trẻ

C.8.a Những gì nên cư xử, nói và làm

·        Trong bất cứ tiếp xúc nam nữ nào cũng tiềm ẩn tính cách phái tính. Do đó, cần thận trọng trong các mối quan hệ với nữ tu trẻ; dè dặt trong các lần tiếp xúc, bởi vì cùng cảnh ngộ dễ đồng cảm…

·        Phải ý thức rằng sự thân mật là nhu cầu của con người, nhưng sự thân mật trong đời sống độc thân không cần và không được biểu lộ bằng thể lý. Do đó, phải đứng đắn, nghiêm túc khi giao tiếp. Sự thân mật độc thân có mức độ thích hợp của nó và sẽ cung ứng đủ tự do để yêu thương mọi người và không vượt quá các giới hạn.

·        Có thể khuôn đúc mối tương quan nam nữ theo gương mẫu đời sống của Chúa Ba Ngôi và kêu xin Chúa ban ơn can đảm để thăng tiến, vượt thắng và thánh hoá “tiếng gọi nhân loại” ngõ hầu giúp nhau sống và chu toàn những gì đã cam kết trong ơn gọi và sứ vụ của mỗi người.

·        Linh mục phải giao tiếp với mọi người, nên phải thiết lập một mối tương quan trưởng thành, lành mạnh, hài hòa và quân bình giữa hai phái.

·        Phải biết tôn trọng nơi chốn, thời gian, khoảng cách và giới hạn cần thiết, về thể lý cũng như tâm lý, của các cuộc gặp gỡ; luôn giữ sự kính trọng chứ không lạm dụng và suồng sã; ý thức sự hiện diện vô hình của Chúa.

·        Phải rõ ràng và thành thật với chính mình, với người khác và với Thiên Chúa, bởi vì sự “hẹn hò” yêu thương thường được che giấu dưới những lý do hợp pháp và chính đáng của các công tác và hoạt động mục vụ, nhưng “thực tế đó là những nghiêng chiều nguy hiểm của con tim.”

·        Phải học thái độ Chúa Giêsu đối với các phụ nữ trong Phúc Âm, xác định rằng tình yêu của Thiên Chúa là trên hết, và chỉ Thiên Chúa mới làm thỏa mãn được con tim chúng ta, Ngài đang hiện diện trong cuộc đời chúng ta, đồng hành bên cạnh chúng ta để nâng đỡ và bảo vệ chúng ta.

·        Chúa Giêsu để các phụ nữ cộng tác trong kế hoạch cứu độ bằng cách cho họ tháp tùng trong hành trình truyền giáo và dùng họ loan báo Tin Mừng Phục sinh cho các Tông đồ.

·        Mời họ cộng tác làm việc trong giáo xứ, trao công việc cụ thể và cho họ biết nguyên tắc làm việc. Cần có những buổi học hỏi thêm kỹ năng làm việc; bồi dưỡng thêm đạo đức, kiến thức và nhân bản.

·        Cần phân công công việc cho mỗi người rõ ràng. Khi trao việc cũng cần quan tâm tin tưởng và tế nhị trả tiền chi phí cho các công việc mà ta nhờ họ làm như mua hoa, nến, giấy hát, bài vở, lộ phí…

·        Làm gương sáng trong đời sống cầu nguyện và việc tông đồ. Sống vui vẻ cởi mở và quảng đại, nhiệt tình sáng tạo.

·        Tôn trọng họ là những cộng tác viên, không phải là thuộc hạ hay người giúp việc, sống hài hòa và liên đới. Sống hòa thuận để làm gương cho giáo dân.

·        Giúp đỡ họ về tinh thần cũng như vật chất cần thiết cho công việc tông đồ. Mời họ cộng tác trong việc từ thiện bác ái, dạy giáo lý.

·        Cần giữ trong đầu và tâm hồn sự lệ thuộc của họ và của mình đối với Chúa. Cầu nguyện cho họ và cho chính mình.

·        Tương quan cởi mở, hiểu nhau, chia sẻ sứ vụ, khó khăn, tin tưởng, cảm thông, chăm sóc, giúp đỡ nhau chu toàn sứ vụ và cam kết ơn gọi của mỗi người.

·        Cần định hướng cho họ để họ vững vàng trong đời tận hiến. Thái độ, cử chỉ, lời nói phải rõ ràng khi giao tiếp với họ. Thận trọng trong mọi vấn đề; những gì họ nói, cần phải suy xét, chớ vội tin.

·        Nên nhắc nhở khi thấy họ đi quá trớn hoặc làm những việc không hợp với đời tu hay ảnh hưởng tới ơn gọi của họ, chẳng hạn những cử chỉ bất nhã, thiếu lịch sự, kiểu “quen quá hoá nhờn”.

·        Cần nêu gương sáng về đời sống cầu nguyện và đời sống thánh thiện cho họ. Phải có tâm hồn bao dung, quảng đại sẵn sàng chỉ dẫn cho họ cách thức phục vụ nơi giáo xứ. Quan tâm tới đời sống tinh thần và vật chất của họ nữa, theo lẽ công bằng. 

C.8.b Những gì không nên cư xử, nói và làm

·        Không đùa dỡn và chiều chuộng quá mức cần thiết. Không liên hệ quá thân mật với các nữ tu và tiếp họ quá lâu trong nơi kín đáo hoặc phòng riêng, nhất là các nữ tu trẻ, khiến người ta hiểu lầm, và cũng dễ dẫn đến nguy hiểm cho đời độc thân linh mục. Không nên bỏ qua dư luận.

·        Không nên trao đổi hay bồi dưỡng riêng, tránh sự hiểu lầm. Tránh gặp gỡ lâu giờ, nói chuyện to nhỏ. Không nên đi sâu vào đời tư của họ, hoặc tâm sự đời tư của mình cho họ, vì họ dễ động lòng. Không nói cho họ biết những gì họ không có trách nhiệm.

·        Không thân mật quá mức, bộc lộ khuynh hướng muốn chiếm hữu, ghen tuông, muốn độc quyền. Phải có những giới hạn cần thiết.

·        Không ép buộc họ phải làm công việc ngoài khả năng. Tránh trao nhiều công việc một lúc, hay trao rồi lại rút lại, thay đổi như chong chóng.

·        Không nên có cái nhìn lệch lạc, coi các nữ tu là thiếu hiểu biết, vì ngày nay nhiều nữ tu cũng học rộng tài cao không kém hàng linh mục.

·        Nhưng cũng không nên quá coi trọng đến độ để họ sai khiến mình mà không biết. Không để các nữ tu tham dự sâu vào công việc điều hành Giáo xứ. Tránh thiên vị coi người này hơn người kia, quí các nữ tu trẻ mà coi thường các nữ tu già.

·        Không can thiệp vào chuyện riêng tư của nhà Dòng trong việc họ đổi đi hay ở lại xứ. Không nên coi thường hay gây khó khăn. Không nên nói xấu họ trước mặt người khác.

C.9. Tương quan với các đệ tử và mầm non ơn gọi tu sĩ

C.9.a Những gì nên cư xử, nói và làm

·        Giáo hội đang dần dần thiếu ơn gọi. Cần kêu gọi, khích lệ các bậc cha mẹ quảng đại dâng con cho Chúa. Quan tâm hướng dẫn các em theo đuổi ơn gọi. Khám phá và làm phát triển các mầm non ơn gọi nơi những em bé có hạnh kiểm tốt, óc phán đoán đúng, trí nhớ tốt và ưa thích những việc đạo đức.

·        Để tâm chăm sóc các ơn gọi, xây dựng, thúc đẩy, giúp các em tránh bạn xấu. Dạy các em đời sống nhân bản và thiêng liêng, thận trọng trong các mối tương quan. Chính mình cũng cẩn trọng vì các em ngày nay dậy thì sớm, nhu cầu tình cảm và tính dục cao.

·        Tổ chức các lớp tìm hiểu ơn gọi tu sĩ trong giáo xứ. Tìm cách tạo điều kiện tốt nhất cho các em được học tập. Bổ túc giáo lý, tri thức, tâm lý và tình cảm. Đào tạo nhân bản và giúp các em tập làm việc, nhất là việc thiện, việc bác ái.

·        Cổ vũ, khen thưởng khi có một kết quả tốt trong học tập hay trong công việc. Cổ vũ ơn gọi trong cộng đoàn giáo xứ; đồng thời động viên các em về tinh thần cũng như vật chất.

·        Giới thiệu cho các em về ơn gọi chiêm niệm và hoạt động, cũng như đặc sủng và linh đạo của mỗi Dòng. Nên tổ chức những dịp gặp gỡ thân thiện để các em hiểu về ơn gọi và củng cố tình liên đới giữa các em trong giáo xứ.

·        Cần cổ võ và quan tâm một cách đặc biệt, vì tương lai của Giáo Hội và Xã hội tùy thuộc vào họ. Cần hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tinh thần và vật chất, cầu nguyện, sống hài hòa liên đới.

·        Sống cởi mở, vui tươi, làm gương sáng và động viên các em sống các đức tính nhân bản, tinh thần cầu nguyện và tinh thần hy sinh phục vụ, bác ái.

·        Huấn luyện các em giúp lễ, ca đoàn, cổ võ sáng kiến, phát hiện tài năng, nhận biết thánh ý Chúa và can đảm chọn theo Đức Kitô.

·        Lưu tâm giúp đỡ các em nghèo có thể theo đuổi việc học và duy trì việc theo đuổi ơn gọi. Hàng tháng nên có buổi gặp gỡ để hướng dẫn và học hỏi. Định hướng cho các em về con đường tương lai. 

C.9.b Những gì không nên cư xử, nói và làm

·        Không được quên bổn phận tìm kiếm và vun trồng ơn gọi. Ý thức trách nhiệm cùng với Giáo Hội ươm mầm non ơn gọi, sẵn sàng dấn thân trong đời dâng hiến phục vụ.

·        Tránh những việc làm và lời nói tiêu cực, gây hiểu lầm cho các em. Không trình bày đời tu quá lí tưởng, quá xa thực tế, khiến các em ảo tưởng về đời tu; nhưng cũng không nên nói rõ hết những tiêu cực của đời tu, khiến các em nản lòng.

·        Không nên bỏ qua việc hướng dẫn và đào tạo cơ bản ơn gọi cho các em trong giáo xứ. Không nên chỉ nói về ơn gọi, mà lại chẳng hề đả động đến việc giúp đỡ các mầm non ơn gọi...

·        Tránh những thờ ơ, gây gương mù gương xấu, gây khó khăn. Tránh những bất nhất trong việc làm và lời nói, sai sự thật, nhất là làm hay nói cho xong chuyện. 

C.10. Tương quan với giáo dân nói chung

C.10.a Những gì nên cư xử, nói và làm

·        Được chọn từ giữa cộng đoàn và cho cộng đoàn Dân Chúa, linh mục phải sẵn sàng trao hiến mọi sự, tình yêu, sức lực, thời gian để lo cho đoàn chiên.

·        Để tâm lo cho toàn thể cộng đoàn và từng người, lấy chân lý mạc khải soi sáng lương tâm họ, dùng quyền bính bảo vệ đời sống kitô hữu theo đúng Phúc âm, sửa dạy và tha thứ các lỗi lầm, an ủi những ai sầu khổ và thăng tiến tình huynh đệ.

·        Phải biết cảm thương những nỗi yếu hèn và bất hạnh của tha nhân như Chúa Giêsu đã làm, và sống thế nào để mọi người đều cảm thấy họ được đón tiếp và coi trọng, yêu thương.

·        Lòng hiếu khách phải được thể hiện trong cung cách ân cần tiếp đón niềm nở, tôn trọng, hòa nhã, lắng nghe... Làm sao khi tiếp xúc với linh mục, người ta không phải ngại ngùng, sợ sệt, trái lại cảm thấy an lòng, thoải mái, dễ chịu, dễ mến, nể phục và tín nhiệm.

·        Khi tiếp giáo dân nên chỉnh trang lại quần áo, đầu tóc, tỏ lòng kính trọng họ. Cử chỉ, cách đối xử, lời nói của linh mục đều được bổn đạo xem xét, cho là gương tốt hay gương mù, rồi đến gần hay xa tránh.

·        Đối xử công bằng với hết mọi người, nhất là người nghèo khó, già cả, bệnh tật. Sống tinh thần giản dị để thông cảm, gần gũi, và chia sẻ.

·        Phải thực thi sự tốt bụng, lòng kiên nhẫn, tính khả ái, nghị lực tâm hồn, lòng yêu chuộng công bình, óc quân bình, trung thành với lời đã nói, nhất quán với cam kết đã đưa ra.

·        Phải làm chứng và biểu lộ lòng nhân hậu của Chúa: dĩ ân báo oán, cầu nguyện cho kẻ nói xấu mình, hy sinh, viếng thăm, khuyên bảo với lòng bác ái, tha thứ, tránh những câu nói mất lòng...

·        Nhẫn nại, cảm thông và chia sẻ những nỗi khổ đau của tội nhân, giúp họ trở về, noi gương vị Mục Tử Tốt Lành với con chiên lạc.

·        Quan hệ cả với người giầu và người nghèo sao cho mọi người thấy linh mục là của mọi người. Gần gũi và chia sẻ với họ về những khó khăn của cuộc sống. Phục vụ hết mình, nhiệt tình trong công việc mục vụ. Khôn khéo và thận trọng trong vấn đề tiền bạc. Nhiệt thành giúp đỡ về đời sống thiêng liêng.

·        Cổ võ và hướng dẫn họ thực hành bác ái, hăng say truyền giáo. Hô hào tình hiệp thông trong giáo xứ. Chỉ nói những gì mang tình đoàn kết, mang bình an, mang lại sự hài hòa.

·        Thăm hỏi, đến từng gia đình, nhất là gia đình có hoàn cảnh khó khăn, có bệnh nhân… Người nghèo, già cả, cô đơn là đối tượng Cha xứ năng quan tâm giúp đỡ, đặc biệt khi có kẻ liệt cần xức dầu bệnh nhân.

·        Tổ chức các ban ngành: khuyến học, hòa giải, bác ái xã hội… Cổ võ việc học hành thăng tiến cho con em, thi đua khen thưởng, tập cho họ biết chia sẻ đùm bọc, nâng đỡ lẫn nhau.

·        Tôn trọng, cổ võ truyền thống văn hóa tốt đẹp của địa phương. Tiếp thu những gì mới mẻ hợp đức tin, định hướng cho giáo dân biết sống đức tin và hội nhập đức tin trong các nền văn hóa.

·        Xây dựng tổ chức các lớp giáo lý ở mọi lứa tuổi, kể cả giáo lý hậu hôn nhân, các giờ kinh, chia sẻ Lời Chúa cho các nhóm nhỏ…

·        Nên coi giáo dân như người thân của mình và chắc chắn người giáo dân không bao giờ quên linh mục là người thân của họ.

·        Bàn hỏi với những người giáo dân lớn tuổi và có uy tín trong giáo xứ trước khi làm một việc quan trọng. Phải nhìn nhận và thăng tiến phẩm giá và sứ vụ giáo dân, sẵn sàng lắng nghe, coi trọng những ước muốn, nhìn nhận kinh nghiệm và chuyên môn của họ trong các hoạt động nhân loại. 

C.10.b Những gì không nên cư xử, nói và làm

·        Không áp đặt, bắt họ phải theo ý mình, quan liêu, kênh kiệu, đòi hỏi, hách dịch, hẹp hòi; hay lôi thôi nhếch nhác, bừa bãi, hà tiện.

·        Không có tính cục bộ, phân biệt đối xử: Nói xấu người này, khích bác người kia, gây chia rẽ, bất đồng… Không để họ phải thất vọng vì thái độ tiếp đón khinh mạn, ra về trong tâm trạng bất phục, không muốn gặp lại.

·        Không trọng phú khinh bần; tỏ ra mình sang trọng quý phái, bắt người ta phục vụ quá đáng, hay quá khả năng của họ, đòi hỏi, cầu lợi và vòi vĩnh tiền bạc; xa cách con chiên bổn đạo, chỉ đến với những nhà giàu có; sống xa hoa trong khi giáo dân nghèo đói, khiến người nghèo cảm thấy bị lãng quên.

·        Không la cà nhậu nhẹt ở nhà giáo dân sẽ gây gương mù và dễ dẫn đến nguy hiểm tai hại cho bậc sống của mình.

·        Không quá đề cập đến chuyện tiền bạc mỗi khi gặp gỡ giáo dân, dù cần đến tài chính để lo cho những công việc giáo xứ. Không bao giờ cho giáo dân vay tiền, vì sẽ hoặc mất tiền hoặc mất con chiên. Tiền bạc không phân minh rất dễ dẫn đến những đụng chạm xô sát bất hoà.

·        Không chỉ lo xây dựng vật chất mà quên tinh thần, nâng cao trình độ giáo lý cho giáo dân, nhất là học sinh, sinh viên và giới trẻ.

·        Không nên liên lạc mật thiết và thường xuyên với những kẻ công khai nghịch đạo, có tiếng vô luân hay không giữ đạo, gây gương xấu và làm nhục cho những người đạo đức trong giáo xứ.

·        Không dung túng các hủ tục, nhất là những thứ nghịch đức tin, phi nhân bản. Không coi thường truyền thống văn hóa địa phương, hay coi mọi thứ văn hóa mới là xấu.

·        Không rao giảng những gì ngược với đức tin truyền thống của Hội Thánh, sống đạo hình thức, chấp nhất, thù vặt, giận cá chém thớt. Không chửi giáo dân trên tòa giảng, trong Thánh lễ.

·        Không nên độc tài, tự mình quyết định tất cả công việc của giáo xứ. Không nên lấy quyền để thống trị, nhưng hãy lấy tình yêu để phục vụ. Không hách dịch, quan liêu khi gặp giáo dân, vì làm như vậy chỉ mất người mà thôi.

VỀ MỤC LỤC
SỰ CAO TRỌNG CỦA ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG
 

Tác phẩm: Cẩm  Nang  Hạnh  Phúc Gia  Đình  Kitô - MỤC VỤ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Tác giả: D. WAHRHEIT (Lm. Minh Anh, GP. Huế tổng hợp biên tập)

B7. SỰ CAO TRỌNG CỦA ĐỜI SỐNG VỢ CHỒNG

Phải chăng ơn gọi sống đời linh mục và tu  sĩ  cao trọng hơn ơn gọi sống bậc vợ chồng? Đó có thể là câu hỏi và đồng thời cũng là mặc cảm của những người sống bậc vợ chồng. Mặc cảm này có thể xuất phát từ những giải thích sai lầm về một số đoạn Kinh Thánh liên quan đến tình yêu Thiên Chúa và liên quan đến ơn gọi tu trì.

1. Xin đọc lại một vài đoạn tiêu biểu trong Kinh Thánh liên quan đến các bậc sống của người tín hữu Kitô và từ đó, nêu bật sự cao trọng của ơn gọi sống đời vợ chồng.

Trong Tân Ước, có một vài đoạn ca tụng bậc đồng trinh, tức là đời sống tu trì khiến cho nhiều người có cảm tưởng đời sống hôn nhân bị hạ giá. Trong thư I gửi giáo đoàn Côrintô, Thánh Phaolô viết: “Không vương vấn với phụ nữ là điều tốt cho người đàn ông. Tuy nhiên để tránh dâm dật thì mỗi người hãy có vợ có chồng”. Một lời lẽ như thế dễ cho chúng ta có cảm tưởng thánh Phaolô đề cao bậc đồng trinh và hạ giá bậc vợ chồng, như thể bậc vợ chồng là bậc sống dành cho những người yếu đuối mà thôi.

Thực ra, chúng ta chỉ hiểu được ý nghĩa và giá trị của giáo huấn trên đây khi đặt nó vào toàn bộ Kinh Thánh. Có một số câu Kinh Thánh đề cao một khía cạnh, nhưng không vì thế mà được giải thích như một phán đoán tiêu cực đối với những khía cạnh khác. Cuộc sống hôn nhân và gia đình là một thực tại phức tạp đến nỗi chỉ được nhìn dưới từng khía cạnh mà thôi. Do đó, người ta không thể trích dẫn một đoạn đặc thù để chối bỏ những khía cạnh khác.

Cũng thế, trong nhiều đoạn Kinh Thánh, hình như Thiên Chúa được trình bày như đối nghịch và cạnh tranh với tình yêu của con người. Đọc những đoạn Kinh Thánh ấy, người ta có cảm tưởng như yêu thương vợ chồng và con cái là giảm bớt tình yêu đối với Thiên Chúa.

Thiết tưởng chúng ta cần đọc lại các sách tiên tri trong Cựu Ước để hiểu được tình yêu của Thiên Chúa. Các tiên tri trình bày cho chúng ta một Thiên Chúa như là hôn phu của dân Do Thái, nhiều lần dân Do Thái bị xem là ngoại tình và thất trung vì chạy theo các thần ngoại.

Vì trình bày mối quan hệ giữa Thiên Chúa và dân Do Thái dưới hình thức tình nghĩa vợ chồng, các tiên tri gọi Thiên Chúa là Đấng hay ghen. Thiên Chúa là Đấng hay ghen bởi Ngài muốn con người thuộc trọn về Ngài. Nhưng thuộc trọn về Thiên Chúa không có nghĩa là chối bỏ tất cả những gì là cao đẹp nơi con người. Thiên Chúa ghen tương không có nghĩa là Ngài cảm thấy tình yêu của con người đối với Ngài bị sứt mẻ khi con người yêu thương nhau. Thiên Chúa không thể ghen khi thấy người chồng yêu thương vợ mình; Thiên Chúa cũng không thể ghen khi thấy cha mẹ yêu thương con cái mình.

2. Thiên Chúa không ghen tương với con người; Ngài chỉ ghen tương với những thần tượng giả trá, những tình yêu giả hiệu mà thôi. Nói như thánh Gioan tông đồ, nếu Thiên Chúa là tình yêu thì hẳn Ngài không thể ghen tương với những người sống yêu thương. Ngài ghen vì những gì nghịch với tình yêu và hạ phẩm giá con người. Nói cách khác, khi Thiên Chúa bị phản bội.

Trong Cựu Ước, Thiên Chúa phán: “Ngươi hãy yêu mến Thiên Chúa ngươi hết tâm tình, hết linh hồn, hết sức lực ngươi”. Trong Tân Ước, Chúa Giêsu cũng đã nói: “Ai yêu mến cha mẹ hơn Ta, không xứng là môn đệ Ta”. Những đoạn Kinh Thánh như thế không thể hiểu như là đòi hỏi phải khước tử những quan hệ bà con ruột thịt của con người vì tình yêu đối với Thiên Chúa. Một Thiên Chúa hay ghen không có nghĩa là một Thiên Chúa cạnh tranh với con người.

Những đoạn Kinh Thánh như thế cần phải hiểu như là một đòi hỏi phải đặt Thiên Chúa vào trọng tâm của cuộc sống con người. Phải yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự, nghĩa là phải tìm kiếm và xây dựng tình yêu đích thực trên tất cả mọi sinh hoạt của con người. “Thiên Chúa là tình yêu và ai sống trong tình yêu là sống trong Thiên Chúa”. Ai chạy theo tình yêu giả hiệu, người đó cũng chối bỏ và thù ghét Thiên Chúa.

Như vậy, xây dựng tình yêu đích thực trong gia đình và với mọi người chính là thực thi giới răn mến Chúa trên hết mọi sự. Đó chính là giáo huấn đích thực của Chúa Giêsu khi Ngài liên kết hai giới răn mến Chúa và yêu người thành một. Và chúng ta cũng hiểu rõ hơn giáo huấn của Ngài qua lời giảng dạy của thánh Gioan. Thực tế, thánh Gioan viết trong thư thứ I của Ngài: “Ai nói mình yêu mến Thiên Chúa mà nó không thấy, nhưng lại không yêu mến tha nhân mà nó thấy trước mắt, thì đó là người nói dối”. Đặt vào bối cảnh gia đình, chúng ta có thể nói: kẻ không yêu thương người phối ngẫu và con cái minh một cách đích thực cũng chính là kẻ không yêu mến Thiên Chúa; người đó cũng là kẻ phản bội Thiên Chúa.

3. Hiểu được tình yêu Thiên Chúa như thế, chúng ta sẽ loại bỏ được nhiều thành kiến đối với đời sống hôn nhân và gia đình cũng như thấy được giá trị con đường tu đức dành cho bậc vợ chồng. Một người thánh thiện thực sự sẽ không bao giờ nghĩ rằng, phương thế duy nhất để yêu mến Thiên Chúa trên hết mọi sự và hết sức lực của mình là phải cắt đứt mọi quan hệ tình cảm với những người thân thương ruột thịt để giam mình trong bốn bức tường của tu viện.

Yêu mến gia đình của mình bằng một tình yêu đích thực và khước từ mọi thứ tình cảm bất chính lệch lạc là đang đi trên con đường nên thánh dành cho những người sống bậc vợ chồng. Con người tận hiến cho Thiên Chúa không những bằng cuộc sống tu trì mà còn bằng cả cuộc sống hôn nhân và gia đình nữa.

Trên thiên đàng, chỗ cao trọng nhất không phải đương nhiên dành cho những người sống bậc tu trì hay suốt đời giữ độc thân, nhưng dành cho những ai đã yêu mến nhiều mà thôi. Lòng bác ái không phải là độc quyền của một số người ưu tuyển mà là nghĩa vụ của những ai đã chịu phép rửa.

Chúng tôi xin mượn lời thánh Gioan trong thư I của Ngài để kết thúc: “Thiên Chúa là tình yêu, ai sống trong tình yêu là sống trong Thiên Chúa”. Chúng ta có thể nói: Ai sống yêu thương là đang đi trên con đường nên thánh vậy.

 

VỀ MỤC LỤC
CHĂM SÓC CHA MẸ LÚ LẪN
 

Lú Lẫn là sự suy kém về trí tuệ, hay bị lẫn, lãng quên và không còn khả năng suy nghĩ một cách sáng suốt như thường lệ.

Bệnh nhân ngơ ngác, mất phương hướng, không biết mình ở đâu, trong thời gian nào.

Họ quên cách gọi thông thường về người và sự vật. Họ cũng quên luôn cả cách tự chăm sóc hàng ngày như tắm rửa, đánh răng, ăn cơm, mặc quần áo.

Và họ hành động giống như một em bé mới lớn. Bỗng chốc vui, bỗng chốc buồn. Rồi cũng vô cớ giận hờn, bướng bỉnh, gắt gỏng với người thân, người chăm sóc. Trước đám động, họ  chạy tung tăng, chọc ghẹo người này, quấy phá người kia. Rồi nhe răng cười nói, ngô nghê. Không ai đoán được họ muốn gì. Vì họ đã vừa lú, vừa lẫn.

Lú lẫn có thể xuất hiện bất thình lình hoặc từ từ.

Nguyên nhân

Nguyên nhân chính của lú lẫn sa-sút trí- tuệ là bệnh Alzheimer, 68%. Rồi đến bệnh trầm cảm, hủy hoại não do nhiều tai biến não nhỏ, thiếu sinh tố B12 hoặc do di truyền, virus.

Có tới 75% trường hợp lú lẫn diễn tiến âm thầm một thời gian khá lâu trước khi được khám phá, thường thì do thân nhân nhận ra.

Lúc đầu, người bệnh  hay kiếm cách, phủ nhận, nói lảng, đôi khi bịa rất khéo để che dấu bất hạnh cuả mình. Thí dụ như khi hỏi họ đang coi phim gì trên truyền hình, thì họ trả lời “đang coi chương trình tôi thích nhất ”, mà thực ra họ không nhớ tên của chương trình đó. Nhưng với thời gian, người bệnh không còn che đậy được nữa, và triệu chứng lần lần xuất hiện 

Chăm sóc

Chăm sóc người lú lẫn, rối loạn trí tuệ là cả một công việc khó khăn, nặng nhọc, với nhiều kiên nhẫn, khoan dung, chiếm gần hết số 24 giờ một ngày. Trách nhiệm người săn sóc rất căng thẳng.  

Sau đây là một số gợi ý về việc chăm sóc  hỗ trợ để đáp ứng những nhu cầu cũng như giải quyết vấn đề khó khăn của người bệnh:

1- Về ăn uống

 Vì sự an toàn, tránh để bệnh nhân can dự  đến việc nấu nướng, để tránh phỏng da, hỏa hoạn.

Nhắc nhở giờ ăn.

 Dọn từng món ăn một để tránh trường hợp họ ngồi bối rối trước mâm cơm, không biết lựa món nào.

Đôi khi bệnh nhân chỉ thích ăn một món, dễ bị thiếu dinh dưỡn, Vì vậy nên xen kẽ món ăn khác nhau.

Quên cách dùng đũa, thìa có thể thay bằng món ăn cầm tay.

Cho ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày vì họ không chịu ngồi yên trong bữa ăn kéo dài.

2- Ngủ nghỉ

  Để ngủ ngon giấc ban đêm, nên khuyến khích bệnh nhân tham dự nhiều sinh hoạt ban ngày, tránh uống nhiều nước buổi chiều để họ khỏi thức dậy đái đêm.

Không nên cho uống nhiều thuốc ngủ, giới hạn ngủ ngày.

3- Thuốc men

 Cất giữ dược phẩm trong tủ khóa kỹ.

Cần trực tiếp giúp người bệnh uống thuốc cho đúng giờ, đúng phân lượng.

Với bệnh nhân không chịu uống thuốc, nên nghiền thuốc nhỏ, pha lẫn với chút thức ăn, nước trái cây. Đôi khi phải dỗ như dỗ trẻ em.

4- Quần áo

Cần quần áo rộng rãi, thoải mái khi mặc, ít cúc, móc rắc rối.

Nhiều khi họ chỉ thích mặc một bộ nào đó, nên có sẵn hai bộ y hệt để thay đổi mỗi ngày.

Giầy không dây cột hoặc có vải dính, vì đôi khi họ quên cách cột dây giầy.

5- Tắm rửa

  Khi tắm, họ hay nghịch rỡn như trẻ thơ, đôi khi vùng vằng không chịu tắm, do đó nên cần lựa ý, để họ tự tắm, tôn trọng sự riêng tư.

Coi nước nóng lạnh vừa đủ.

Dùng ghế tắm, tay vịn, thảm cao su dưới đáy bồn tắm để tránh té ngã. 

6- Thay đổi tính tình

Với thời gian, bệnh nặng hơn, trí nhớ hao mòn, khả năng tự chăm sóc cá nhân giảm, niềm tự tin mất bớt, họ trở nên nghi ngờ, bẳn gắt, bướng bỉnh, khó chịu. Đây là lúc người thân vừa đau lòng, vừa khó xử. Nếu tỏ ra khó khăn với bệnh nhân thì lại càng làm họ bực tức, chống đối nhiều hơn.

Nên nhẹ nhàng thông cảm, vỗ về người bất hạnh vói lời nói ngắn, gọn, rõ ràng. Một cái vỗ vai nhẹ, một nụ cười, một ôm hôn trên má để làm họ thấy được thương yêu.

7- Để tránh đi lang thang, lạc lối

Thay ổ khóa cửa mở cần chìa, gắn hệ thống báo động cửa ra vào.

Cho bệnh nhân mang vòng tay có ghi tên họ, địa chỉ.

Nhờ hàng xóm để ý dùm nếu họ đi ra khỏi nhà.

8- Nhà ở

Trưng bầy hình ảnh kỷ niệm xưa ở chỗ dễ thấy để kích động trí nhớ, nhất là những tấm hình gợi lại sự thành công trước đây của người thân, hình sinh nhật, cưới hỏi, họp bạn.

Treo đồng hồ, lịch chữ to để nhắc nhở ngày tháng, thời gian.

Phòng ở đầy đủ ánh sáng, ít đồ đạc, để dễ đi lại, tránh ngã té.

Con cháu tới thăm hỏi thường nhật, nhất là trẻ thơ vì chúng mang lợi ích cho mọi tuổi.

Kết Luận

Cổ nhân có câu nói “Trẻ cậy cha, già cậy con”.

Đặc biệt là khi cha mẹ bị lú lẫn. Vì trong hoàn cảnh này, cha mẹ hoàn toàn trông cậy, phụ thuộc ở con cháu.

Vậy hãy dành cho cha mẹ lú lẫn một chăm sóc chân tình, chu đáo. Để khỏi rơi vào cảnh “cha mẹ nuôi con như trời như bể, con nuôi cha mẹ con kể từng ngày”.

Chuối chín cây, cuống chuối teo khô, đầu chuối rữa mềm, chuối rụng lúc nào, ai hay.

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Texas-Hoa Kỳ

www.bsnguyenyduc.com

VỀ MỤC LỤC
TRÊN PHẦN ĐẤT CỦA TUỔI THƠ - Chuyện phiếm của Gã Siêu

 

Chuyện xưa kể lại rằng:

Vào năm 479 trước Tây lịch, Khổng Tử qua đời và được mai táng trong một ngôi mộ ở Tứ Thuỷ Biên, thuộc bắc thành nước Lỗ. Để tưởng nhớ công ơn dạy dỗ của thầy mình, Tử Cống, vừa là một học trò, lại vừa là một doanh nhân thành đạt, đã đề nghị với tất cả các môn sinh, là nên nhất trí cùng để tang thầy ba năm.

Tiếp đó, Tử Cống còn tự dựng một căn lều ngay bên cạnh phần mộ, để tiện bề nhang khói cho thầy hàng ngày. Dần dần những người học trò khác cũng bắt chước, tất cả được hơn một trăm người, cùng dọn đến và làm nhà quanh ngôi mộ của Khổng Tử. Từ đó hình thành một khu dân cư sầm uất. Người đời sau đặt tên cho nơi ấy là “Thôn Khổng”.

Sở dĩ những người học trò đã dành cho Khổng Tử những tình cảm trân trọng nhất, là bởi vì họ đã thấm nhuần những lời dạy bảo của Khổng Tử.

Thực vậy, theo Khổng Tử, trong xã hội có ba hạng người chúng ta phải tỏ lòng tôn kính mến yêu, đó là quân-sư-phụ, vua-thầy-cha. Thầy đứng sau vua, nhưng lại đứng trước cả cha, bởi vì cha chỉ là người cho chúng ta cuộc sống, còn thầy thì dạy cho chúng ta biết phải sống cuộc sống ấy như thế nào.

Hơn thế nữa, thầy còn nắm giữ một vai trò quan trọng đối với vận mạng của quê hương. Vì thế, người ta thường bảo: Lương sư hưng quốc, có nghĩa là thầy giỏi thì đất nước được phồn thịnh. Chính vì vậy, chúng ta có bổn phận phải tôn sư trọng đạo, kính thầy và mến đạo. Đạo ở đây là đạo làm người do Đức Khổng và các bậc hiền nhân truyền lại, và cho dù thầy mới chỉ dạy chúng ta được chút xíu, thì cũng vẫn phải trọng kính, vì: Nhất tự vi sư bán tự vi sư. Một chữ là thầy và nửa chữ cũng là thầy.

Bởi đó, không cần phải chờ tới tháng 7 năm 1946, khi một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris, mang tên gọi là Liên Hiệp Quốc Tế các Công Đoàn Giáo dục, đồng thời không cần phải đợi tới năm 1949, khi bản “Hiến chương các nhà giáo” được Liên hiệp này ban hành tại một hội nghị ở Varszawa, thủ đô Ba Lan, ngoài ra cũng không cần phải đợi chờ đến khi Nhà nước ấn định chọn ngày 20 tháng 11 làm ngày “Quốc tế hiến chương các nhà giáo”, hay gọi một các đơn sơ và ngắn gọn hơn, là ngày “Các Nhà Giáo”, người Việt Nam mới tưởng nhớ tới công ơn của thầy cô, nhưng từ ngàn năm về trước, quan niệm của Khổng Tử cùng với Nho giáo đã bén rễ sâu trong tâm hồn người Việt Nam, nhất là trong lãnh vực tình nghĩa thầy trò.

Thực vậy, đối với người Việt Nam, từ hàng cùng đinh khố rách áo ôm cho tới bậc tài cao học rộng, tất cả đều hay biết về sự quan trọng của thầy trong việc xây dựng cuộc đời mỗi người chúng ta, bởi vì:

- Không thầy, đố mày làm nên.

Vì thế, là người học trò, là người môn sinh, chúng ta có bổn phận phải ghi nhớ công ơn của những vị thầy đã từng đi qua cuộc đời chúng ta:

- Một chữ nên thầy,

  Một ngày nên nghĩa.

Đồng thời phải coi trọng tình cảm của mình đối với thầy:

- Gương vàng rớt xuống hồ Tây,

  Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu.

Nhất là phải yêu mến thầy:

- Bồng bồng mẹ cõng con sang,

  Đò dọc quan cấm, đò ngang không chèo.

  Muốn thì bắc cầu kiều,

  Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy.

Tình yêu và sự quí mến đối với thầy được biểu lộ một cách đặc biệt, nhất là vào dịp tết nhất và giỗ chạp, bởi vì theo quan niệm của người Việt Nam thì:

- Sống tết, chết giỗ.

Vào dịp tết Nguyên đán, các học trò xa gần náo nức rủ nhau về chúc tết, thăm hỏi sức khoẻ gia đình thầy. Vì thế, người ta mới qui định:

- Mồng một tết cha,

  Mồng hai tết chú,

  Mồng ba tết thầy.

Để hiểu được tình nghĩa thầy trò ngày xưa, gã xin trích lại nơi đây một đoạn trong cuốn “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính:

“Học trò khi mới vào học gọi là nhập môn, phải kiếm buồng cau lạy yết kiến thầy hai lạy. Lúc học gặp khi mồng năm, ngày tết như tết Nguyên đán, tết Thanh minh, tết Đoan dương, tết Trung thu, mùa nào thức ấy, hoặc cặp gà, thúng gạo, hoặc đường mứt bánh trái, hoặc dăm ba quan tiền, tuỳ tình đa thiểu mà đem đến lễ thầy.

Khi nhà thầy có việc, hoặc việc hiếu, hoặc việc hỉ, hoặc khi có kỵ, học trò cũng kiếm lễ vật đến lễ và giúp đáp công việc cho nhà thầy.

Cả bao nhiêu học trò hội lại gọi là hội đồng môn. Hội đồng môn của thầy lập ra hoặc của học trò hội lại mà đặt ra. Thầy xem trong môn sinh ai là người hiển đạt hơn hoặc có tuổi hơn thì bầu làm trưởng tràng để đứng đầu mà coi sóc việc môn sinh. Lại bầu một người làm giám tráng để hiệp trợ với trưởng tràng…

Khi cha mẹ thầy mất, đồng môn cũng phải hội giúp thầy ít tiền và phải sửa lễ phúng viếng đưa đón phân mình. Đến khi thầy hoặc vợ thầy mất, thì đồng môn phải xử trọng thú hơn, mà phải phục tùng quyền huynh là người kế tự của thầy. Phải bổ bán mỗi người dăm ba đồng bạc để giúp cho thế huynh. Lúc đưa ma, hết thảy môn sinh phải khăn trắng áo trắng đưa đến huyệt, lạy tạ ba bốn lạy mới trở về. Về đến nhà, hội họp với nhau giết bò giết lợn tế thầy một tuần.

Môn sinh cũng phải để tang thầy học ba năm, song không phải phục tang chế, gọi là tâm tang, nghĩa là để trong bụng mà thôi…”

Và Phan Kế Bính kết luận:

“Người ta ở đời nhờ có cha mẹ sinh ra mình, lại phải nhờ có thầy dạy cho mình thì mình mới khôn biết việc này việc nọ, mới nên người, cho nên học trò ở với thầy như con ở với cha mẹ, ấy cũng là một mối luân thường của Á đông ta.”

Viết đến đây, bỗng gã lim dim đôi mắt, mơ về tuổi thơ của gã. Hồi đó, trong thôn làng của gã chỉ có một ngôi trường tiểu học. Trường tiểu học lúc bấy giờ chỉ gồm có lớp mẫu giáo, rồi lớp năm, lớp tư, lớp ba, lớp nhì và lớp nhất. Không có nhà trẻ, mầm chồi chi hết. Đi qua ngôi trường tiểu học này, người ta thường nghe thấy tiếng học trò sang sảng đọc bản cửu chương, được in vào bìa vở:

- Hai lần một là hai, hai lần hai là bốn, hai lần ba là sáu, hai lần bốn là tám…

Thầy phụ trách lớp mẫu giáo tên là Roãn, nhưng mọi người trong làng, từ già đến trẻ, tất ráo cả nam phụ lão ấu đều gọi thầy bằng một tên gọi rất thân thương, đó là thầy giáo…già, bởi vì thầy cũng đã mang nặng tí tuổi đời trên đôi vai gầy của mình.

Lúc nào thầy cũng cầm trong tay chiếc thước kẻ, mục đích là để gõ nhịp xuống bàn khi học trò tập đọc, chứ chẳng đánh đứa nào bao giờ. Thầy chăm sóc từng học trò như một người mẹ. Dỗ dành bằng cục kẹo khi có đứa khóc nhè, nhẹ nhàng phân xử khi hai đứa…”uấn nhau”, thậm chí còn phải dẫn ra cầu ao giặt giũ và tắm rửa, khi có đứa lỡ…”ị” ra quần. Bọn học trò lớp mẫu giáo thời bấy giờ thường được diễn tả như sau:

- Học trò thò lò mũi xanh,

  Cầm miếng bánh đúc chạy quanh nhà trường.

Với những môn sinh của các cụ đồ, bài học đầu tiên là một vài câu trong Tứ Thư hay Ngũ Kinh, chẳng hạn:

- Nhân chi sơ tính bản thiện.

Câu này vốn được “cải biên” để áp dụng cho xấp nhỏ:

- Nhân chi sơ là sờ vú mẹ.

Còn học trò lơp mẫu giáo, bài học đầu tiên là nhận mặt những chữ cái. Vì thế, chẳng biết thầy lấy ở đâu hay tự bịa ra những câu thơ, những câu vè để cả lớp cùng đọc cho dễ thuộc và dễ nhớ, chẳng hạn như:

- O tròn như quả trứng gà,

  Ô thời có mũ,

  Ơ thời thêm râu!!!

Hay:

- U - cê úc là cục mắm tôm,

  A - i ai là chai nước mắm!!!

Đến khi tập viết, thầy thường cầm tay từng đứa để nó nắn nót tô lại từng chữ thầy đã viết bằng bút chì…

Mồng ba tết, mỗi đứa được mẹ gói ba hay bốn quả trứng trong một chiếc khăm tay để nó xách tới nhà thầy. Khi đến nơi, những quả trứng ấy được gom vào một chiếc  mâm lớn để tết thày. Một vài đứa chẳng may làm bể trứng trên đường đi, bèn đứng khóc đỏ cả mắt, mất công thầy phải dỗ…Một buổi sáng ở nhà thầy sao mà vui thế. Trước khi ra về, mỗi đứa đều được thầy lì xì cho một đồng tiền mới.

Qua bao nhiêu năm, thầy chỉ…chuyên trị lớp mẫu giáo mà thôi. Được mời dạy lớp cao hơn, thầy luôn mỉm cười và từ chối. Bao nhiêu lớp mẫu giáo đã qua tay thầy đào luyện. Dù đã lên thành phố lập nghiệp, dù đã gặt hái những thành công trong cuộc sống, thế nhưng mỗi khi có dịp về làng, những người học trò năm xưa ấy vẫn không quên tới thăm thầy giáo già của mình.

Ngày tháng cứ âm thầm trôi qua. Đôi vai thầy gầy hơn. Cặp kính trên đôi mắt thầy lại dầy hơn. Rồi một buổi sáng, cả làng đều xúc động khi nghe tin thầy mới qua đời. Và ước vọng cuối cùng của thầy, đó là:

- Xin hãy chôn cất tôi trên phần đất của tuổi thơ.

Số là nghĩa địa của làng gã được chia làm hai khu vực. Khu vực bên trái dành cho những trưởng thành và già cả. Khu vực bên phải dành cho những người còn trẻ và các em nhỏ.

Suốt mấy chục năm trời, đời thầy gắn liền với tuổi thơ. Có thể nói: Thầy sống vì tuổi thơ và sống cho tuổi thơ, nên bây giờ, thầy đã được yên nghỉ bên cạnh những em nhỏ của thầy.

Gã Siêu  gasieu@gmail.com


VỀ MỤC LỤC

- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin gởi về địa chỉ

giaosivietnam@gmail.com

- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:

Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục vụ của Giáo sĩ;  Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh vực; Mỗi  Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)

- Quy vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại

www.conggiaovietnam.net

Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị

Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác nhau.

TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

Lm. Luca Phạm Quốc Sử  USA

 

 

Duoc chon giua loai nguoi va cho loai nguoi; GIAO SI: Xuat phat tu giao dan, hien dien vi giao dan va cay dua vao giao dan, de cung lam VINH DANH THIEN CHUA

*************