Hiến Chế Mục Vụ
Về Giáo Hội Trong Thế Giới
Ngày Nay |
Thánh Công Ðồng
Chung Vaticanô II
Hiến Chế Mục Vụ
Về Giáo Hội Trong Thế Giới
Ngày Nay
Gaudium Et Spes
Prepared for
Internet by Vietnamese Missionaries in Asia
Lời Giới Thiệu
Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội trong
thế giới ngày nay có mục đích chính là "trình bày sự hiện diện và sinh hoạt của
Giáo Hội trong thế giới" (số 2, đoạn I).
Nhờ Hiến Chế tín lý về Giáo Hội,
Công Ðồng đã trình bày mầu nhiệm Giáo Hội: giai đoạn khởi đầu, sứ mệnh, cơ cấu,
đời sống nội tại... để canh tân Giáo Hội.
Trong Hiến Chế Mục Vụ về Giáo Hội
trong thế giới ngày nay "có lẽ chư bao giờ Giáo Hội đã nhận thấy cần phải tìm
hiểu xã hội loài người chung quanh như hiện nay để tới gần nó, tôn trọng nó một
cách chính đáng, nhập vào nó, phục vụ và trao cho nó sứ điệp Phúc Âm. Hơn nữa,
dường như Giáo Hội ưa thích và chiều chuộng nó một phần nào đó, trong khi nó vẫn
đang thay đổi mau chóng và không ngừng". 1
Công Ðồng cảm thấy rằng đó là việc
khẩn cấp trong thời đại chúng ta.
Chủ đề chính
1. Trước hết Công Ðồng đề cập đến
con người dưới mọi khía cạnh (số 3, đoạn I). Con người có phẩm giá rất thiêng
liêng nhưng bị tội lỗi làm tổn thương, có cùng đích cao siêu nhưng phải vượt qua
nhiều ngăn trở, đã nỗ lực để xây dựng văn minh tốt đẹp nhưng một phần lớn vẫn
còn chủ trương vô thần. "Giáo Hội một phần nào đó đã tự xưng là tôi tớ của loài
người" 2, bởi vì chúng ta "có thể quả quyết rằng chúng ta phải biết
con người nếu muốn biết Thiên Chúa" 3.
2. Hiến Chế nói về thế giới, một
thế giới phải được con người xây dựng. Thế giới tức là thực tại thế tục có giá
trị và những qui luật riêng biệt của nó. Ðàng khác mọi giá trị và qui luật ấy
đều phải phục dịch chính con người toàn diện, do đó phải thích hợp với luân lý
và tôn giáo. Chính lịch sử do con người tạo nên, nhưng lịch sử hướng về Chúa
Kitô là trung tâm điểm và là cùng đích!
3. Hiến Chế cũng trình bày sinh
hoạt thế tục theo quan điểm của Giáo Hội.
A) Về việc làm: a) cắt nghĩa việc
làm theo thần học, b) giá trị của nó, c) tính cách nhân phẩm, d) công hiệu của
việc làm đối với nền văn minh.
B) Về sinh hoạt xã hội phải theo
nguyên tắc riêng của từng lãnh vực một (ví dụ: kinh tế, khoa học, văn hóa...) và
phải thích hợp với bản tính con người cũng như với đức tin và đức mến.
4. Sau cùng Hiến Chế dạy về hoạt
động của Giáo Hội trong thế giới giúp chúng ta hiểu thêm về sứ mệnh và bản tính
của Giáo Hội.
Hiến Chế Mục Vụ
Vì danh từ "Hiến Chế" mang ý nghĩa
một mệnh lệnh và có vẻ không thích hợp với ý muốn của Công Ðồng là đối thoại với
mọi người bất chấp tín ngưỡng, nên một số Nghị Phụ thích danh từ "Tuyên Ngôn"
hơn. Nhưng Công Ðồng đã giữ lại danh từ "Hiến Chế" để nhấn mạnh tính cách quan
trọng của văn kiện cả về phương diện giáo lý nữa.
Thêm tĩnh từ "Mục Vụ" để nhắc lại
tính cách thực tế của giáo lý đó.
Danh từ "Giáo Hội" phải được hiểu
như đã được trình bày trong Hiến Chế tín lý về Giáo Hội với sứ mệnh cứu độ.
Còn "Thế Giới" như vừa nói trên, là
toàn thể thực tại do Thiên Chúa tạo nên, trong đó nhân loại là trung tâm điểm và
có nhiệm vụ phát triển thế giới.
Vài nét lịch sử
Ngày 25-12-1961, khi triệu tập Công
Ðồng, Ðức Gioan XXIII đã nói đến những mối lo lắng của Giáo Hội trước những thắc
mắc của nhân loại. Giáo Hội có bổn phận phải bàn về các vấn đề đó, vì nó ảnh
hưởng đến phần rỗi siêu nhiên 4.
Ngày 11-10-1962, nhân dịp khai mạc
Công Ðồng, Ðức Gioan XXIII đã nói vạch rõ tinh thần mới cho Công Ðồng, tinh thần
thương xót và thông cảm hơn là lên án 5. Chín ngày sau đó Công Ðồng
gởi cho Thế Giới sứ điệp hòa bình và thương yêu cũng như sự quyết tâm phục vụ
nhân loại, đặc biệt là người nghèo 6.
Tuy nhiên, trong số 70 lược đồ do
các Ủy Ban đã soạn thảo, chưa có tài liệu nào dành riêng cho các vấn đề thế
giới. Ðến cuối kỳ họp thứ nhất của Công Ðồng (12-1962) các lược đồ thu gọn lại
thành lược đồ 17, có đầu đề: "Về những nguyên tắc và sinh hoạt của Giáo Hội để
xúc tiến hạnh phúc của xã hội".
Vào đầu năm 1963 Ủy Ban hỗn hợp,
gồm có chuyên viên của hai Ủy Ban về Tín Lý và Tông Ðồ Giáo Dân được bổ nhiệm
soạn thảo lược đồ này. Ðầu đề mới là: "Về sự hiện diện của Giáo Hội trong thế
giới ngày nay". Cũng có văn kiện khác do Ðức Hồng Y Suenens (Bỉ) đề nghị. Văn
kiện này đã được gọi "Lược đồ Malines hay Louvain". Ủy Ban đã lập ra một tiểu
ban do Ðức Cha Guano (Ý) làm chủ tịch và Cha Haering CssR (Ðức) làm thư ký để
xét lại những đề nghị ấy.
Vào mùa hè năm 1964, các Nghị Phụ
mới chấp nhận văn kiện, bấy giờ được gọi là lược đồ 13, cũng được gọi "Lược đồ
Zurich", vì tiểu ban đã họp tại đó. Trong kỳ họp thứ ba (tháng 10-11) các ngài
đề nghị phải sửa lại nhiều chỗ. Ủy Ban hỗn hợp soạn thảo một lược đồ mới (lược
đồ Ariccia-Roma) theo địa danh làm việc.
Trong giai đoạn cuối cùng các Nghị
Phụ bỏ phiếu nhiều lần: trước hết đã chấp nhận lược đồ cách đại cương rồi bỏ
phiếu từng đoạn một. Sau nhiều sửa đổi theo những đề nghị của các Nghị Phụ, các
ngài lại bỏ phiếu từng 12 đoạn và ngày 6-12-1965, 1,860 Nghị Phụ chấp nhận toàn
bộ lược đồ, với 251 phiếu chống và 11 phiếu bất hợp lệ. Ngày hôm sau, trước khi
Ðức Giáo Hoàng Phaolô VI công bố Hiến Chế, các Nghị Phụ lại bỏ phiếu một cách
long trọng: lúc ấy vẫn còn 75 phiếu chống.
"Không ai có thể quả quyết rằng đạo
Công Giáo là vô ích, khi nhận thấy rằng Giáo Hội, nhân dịp tự ý thức về mình
nhiều nhất và có hiệu lực lớn nhất, tức là khi tập họp lại trong Công Ðồng, đã
biểu thị rõ ràng Giáo Hội chỉ vì con người mà có..." 7.
"Ðối với người Việt Nam chúng ta,
nhiều vấn đề có lẽ còn quá mới mẻ. Nhưng hướng đi của Công Ðồng là hướng đi của
lịch sử hiện đại. Hiến Chế Mục Vụ nếu được hiểu và áp dụng cho đúng mức sẽ giúp
chúng ta tiết kiệm được rất nhiều thì giờ và sức lực" 8.
Chú Thích:
1
Phaolô VI, Diễn văn nhân dịp lễ bế mạc Công Ðồng, 8-12-1965: AAS 58 (1966), 54.
2
N.v.t. trg 57.
3
N.v.t. trg 59.
4
Tông hiến Humanae Saluis, 25-12-1961: AAS 54 (1962), 5-13.
5
Diễn văn, AAS 54 (1962), 792.
6
AAS 54 (1962), 822-824.
7
Phaolô VI, Diễn văn nhân dịp lễ bế mạc Công Ðồng, 8-12-1965: AAS 58 (1966), 58.
8
Ðức Hồng Y Phaxicô Xaviê Nguyễn Văn Thuận, Giáo Hội trong Thế Giới hôm nay,
Thanh Lao Công 1969, Lời giới thiệu (không mang số trang).
|
VỀ MỤC LỤC |
|
SỨ ĐIỆP CỦA ĐỨC THÁNH CHA NHÂN
NGÀY TRUYỀN THÔNG XÃ HỘI LẦN THỨ 45
|
Nguồn:
http://www.radiovaticana.org/vie/Articolo.asp?c=456700
VATICAN. Hôm
24-1-2011, lễ thánh Phanxicô đệ Salê, bổn mạng các ký giả Công
Giáo, Sứ điệp của ĐTC Biển Đức 16 nhân ngày thế giới truyền
thông xã hội lần thứ 45 đã được công bố với chủ đề: ”Sự thật,
việc loan báo và đời sống chân chính trong thời đại kỹ thuật số
(digital)”.
Ngày Thế giới
truyền thông xã hội sẽ được cử hành vào chúa nhật 5-6-2011.
Trong sứ điệp,
ĐTC phân tích những điểm tích cực và những rủi ro, nguy hiểm
cũng như những thái độ cần tránh trong thời đại thông tin kỹ
thuật số, đặc biệt là đối với những người sử dụng mạng xã hội
(Social Network). Sự truyền thông qua các phương tiện tối tân
này đang có xu hướng không phải chỉ là sự trao đổi dữ kiện,
nhưng ngày càng trở thành một sự chia sẻ. Trong sự thông tin ấy,
có một số giới hạn, đó là tính chất không khách quan giữa sự
giao tác, xu hướng chỉ thông truyền một số khía cạnh trong thế
giới nội tâm của mình, nguy cơ rơi vào một loại kiến tạo hình
ảnh bản thân có thể đưa tới sự tự mãn nguyện”.
Trong bối
cảnh đó, ”người trẻ ngày nay sống sự thay đổi truyền thông với
tất cả những lo âu, những mâu thuẫn và sự sáng tạo vốn là một
đặc điểm của những người hăng hái và tò mò cởi mở đối với những
kinh nghiệm mới trong cuộc sống”.
Sứ điệp của
ĐTC có đoạn viết: ”Sự hiện diện trong các môi trường tiềm thể
của các mạng xã hội có thể là một dấu chỉ sự tìm kiếm thành thực
những cuộc gặp gỡ giữa bản thân với tha nhân, nếu ta quan tâm
tránh những nguy hiểm, những người trốn chạy trong một thứ thế
giới song song, hoặc nghiện ngập thế giới tiềm thể”.
ĐTC ghi nhận
rằng kỹ thuật mới làm cho con người gặp nhau vượt lên trên những
ranh giới của không gian và văn hóa, khơi mào một thế giới hoàn
toàn mới mẻ của những tình bạn tiềm thể.. Nhưng cơ may lớn này
cũng bao gồm một sự ý thức về những rủi ro có thể xảy ra. Ai là
tha nhân của tôi trong thế giới mới như thế? Phải chăng có nguy
cơ bớt hiện diện với những người chúng ta gặp gỡ trong đời sống
hằng ngày của ta? Phải chăng có nguy cơ lãng trí hơn, vì sự chú
ý của chúng ta bị phân tán và bị thu hút vào một thế giới ”khác”
với thế giới chúng ta đang sống?”
ĐTC nhắc nhở
rằng ”Cả trong thời đại kỹ thuật số, mỗi người được đặt trước sự
cần thiết phải là một chân thành và suy tư.. có một cách thức
hiện diện theo tinh thần Kitô cả trong thế giới kỹ thuật số: lối
sống ấy được cụ thể hóa trong sự thông truyền lương thiện và cởi
mở, có tinh thần trách nhiệm và tôn trọng tha nhân. Thông truyền
Tin Mừng qua các phương tiện truyền thông mới có nghĩa là không
những đưa các nội dung tôn giáo rõ ràng vào trong các diễn đàn
của các phương tiện khác nhau, nhưng còn có nghĩa là làm chứng
tá phù hợp với cuộc sống, với căn tính của mình trên mạng, và
trong cách thức thông truyền, chọn lựa, những sở thích ưu tiên,
những phán đoán hoàn toàn phù hợp với Tin Mừng, cả khi người ta
không nói về Tin Mừng một cách minh nhiên”.
Trong việc
làm chứng tá Tin Mừng trên Internet, ĐTC nhắc nhở: ”Trước tiên
chúng ta phải ý thức rằng chân lý mà chúng ta tìm cách chia sẻ
không kín múc giá trị từ sự ”nổi tiếng” hoặc từ số lượng sự chú
ý nó thu hút được. Chúng ta phải phổ biến chân lý trọn vẹn, toàn
diện, thay vì làm cho nó được người ta chấp nhận bằng cách “bọc
đường” cho nó. Chân lý phải trở thành lương thực hằng ngày chứ
không phải chỉ là một sự thu hút nhất thời. Chân lý Tin Mừng
không phải là điều có thể trở thành đồ vật tiêu thụ, hoặc một sự
vui hưởng hời hợt, nhưng là một hồng ân đòi phải có sự tự nguyện
đáp trả.” (SD 24-1-2011)
Lm. G.Trần Đức Anh OP.
|
VỀ MỤC LỤC |
|
NGHÈO LÀ PHÚC ?
|
Lạy Chúa, những
ngày này,
bao nhiêu người
vất vả để tìm được một chuyến xe về quê,
có bao nhiêu
chuyến xe đón đưa đến nơi đến chốn,
có bao nhiêu
chuyến xe sang khách dọc đường?
Có bao nhiêu
chuyến xe phục vụ một chỗ ngồi chính đáng,
Có bao nhiêu
chuyến xe nhồi nhét đọa đày?
Có bao nhiêu
chuyến xe an bình tới bến,
Có bao nhiêu
chuyến xe vạ gió tai bay?
Bao nhiêu anh
chị em con đánh mất cuộc đời trong chuyến đi bão táp!
Lạy Chúa, những
ngày đầu xuân này,
Bao nhiêu gia
đình được đoàn tụ.
Có bao nhiêu bếp
hồng sôi sục tấm bánh xuân,
Có bao nhiêu góc
bếp khô khan lạnh lẽo?
Có bao nhiêu mân
dưa hành củ kiệu,
Có bao nhiêu nồi
cơm ăn chẳng đủ no?
Anh chị em con
còn khổ đến bao giờ!
Lạy Chúa, làm
sao để anh chị em con nhìn ra mối phúc ?
Làm sao để anh
chị em con sở hữu nước trời,
Ai sẽ cho anh
chị em con được thấy,
Một chút thôi,
ánh sáng giữa cuộc đời tối tăm!
Lm. Vinh Sơn
Phạm Trung Thành, dcct.
|
VỀ MỤC LỤC |
RỘN RÀNG TẾT
|
Chỉ còn có
mấy ngày nữa là đến Tết. Rộn Ràng Tết. Rộn Ràng Xuân. Những rộn
ràng đã bắt đầu xôn xao từ đầu tháng chạp, và nóng dần lên, rồi
cuối cùng là nóng cực độ trong những ngày giáp Tết.
Tết, như một
cái mốc thời gian, như một điểm hẹn, như một thời hạn.. mà trước
đó, người ta phải rộn ràng tổng kết, rộn ràng thanh thỏa, rộn
ràng vay trả trả vay, rộn ràng tân trang, rộn ràng sum họp, rộn
ràng lễ bái… cũng không quên những rộn ràng của toan tính gian
tà ma thuật cho chìm xuồng những thất thoát công, tư…
Các tín hữu
công giáo cũng không tránh khỏi những rộn ràng ấy trong chuyện
đời thường.
Ở chỗ tôi
sống, đa số là người nghèo khổ, nên rộn ràng nhất vẫn luôn là
rộn ràng nợ nần, rộn ràng vay trả!
Chị L bán
bánh canh mượn đầu heo nấu cháo, vay nóng 2 triệu lãi 10 phân.
Sáu tháng chưa tính lãi, vì được đồng lãi nào cũng phải gửi vào
Sài gòn cho con kịp đóng tiền nhà trọ hằng tháng, tiền ăn học…
Bà chủ nợ làm hung dữ, chị đành khóc lóc đưa cái sổ đỏ nhà mình.
Ông T bệnh
nuôi vợ bệnh triền miên mượn bà V một chỉ vàng từ hồi giá vàng
còn chưa tới hai triệu một chỉ. Cuối năm, bà V tổng kết lại còn
bao nhiêu lượng trong cái kho tàng của mình. Ngày nào bà cũng
tới thăm ông bà T bệnh. Những giọt nước mắt lăn dài của bà T
trên giường bệnh…
Năm ngoái tôi
còn được chứng kiến cảnh rùng rợn hơn: vợ chồng anh H làm mướn
cả năm, chẳng may, chị bị tai nạn, một mình anh cáng đáng nuôi
vợ nằm một chỗ và hai con nhỏ. Anh nợ chị L chỉ 200 ngàn đồng
thôi. 28 tết, Chị L đến hỏi tiền, không có, xiết luôn thùng mì
tôm với túi gạo mười ký mà Cha sở và Giáo xứ mới cho người nghèo
ăn tết: “đủ rồi nhé!”, ngoắt cái, ra về.
Ai cũng phải
làm cho có kinh tế để nuôi sống gia đình, nên cũng phải tổng kết
thu chi vốn lời thắng thua được mất, là chuyện thường. Nhưng có
phải chỉ người nghèo là đau khổ đâu. Người giàu cũng có khi tan
tác.
Nửa đầu năm
công ty cô Đ thắng 2 tỷ buôn bán Thanh Long sang Trung Quốc, chỉ
sau một cơn bệnh, nửa cuối năm cô lại thua 4 tỷ, và hiện cô còn
mắc nợ của những người buôn nhỏ, từ người đôi ba chục triệu đến
người đôi ba trăm triệu. Nhìn cái công ty cuối năm của cô mà
phát rầu… đôi ba chục người đang đòi nợ. Khi thịnh vượng thì
“cô cô chủ chủ”, lúc suy vong thì “cái mặt con mẹ đó đoản
hậu” mới ghê!
Chuyện lớn
của những người làm kinh tế to sinh ra chuyện rộn ràng đau to.
Còn chuyện nợ nần tưởng nho nhỏ, nhưng cũng rộn ràng đau nhói
trong lòng biết bao người nghèo. Mà nhất là người bệnh.
Ông H thất
nghiệp cả hơn 2 năm nay, vì tim ông có vấn đề. Sau lần cấp cứu
vì nhồi máu cơ tim, ông đang ở giai đoạn chuẩn bị mổ tim, nông
vành, ngày nào cũng phải chiến đấu với nỗi buồn của nhịp thở lúc
được lúc mất. Những ngày cuối năm ông còn phải đối diện với ít
là ba chủ nợ với số tiền chưa đến 20 triệu trong khi cảnh nhà
trống hươ trống hoác từ trước ra sau, chẳng thấy gì là tết! Đã
mấy lần ông tự làm nghi thức cấp cứu!
Ngược đời,
trong khi những người nghèo ngay ngáy lo thanh thỏa những món nợ
nần, thì những người có của ăn của để lại rộn ràng chuyện tân
trang: tân trang nhà cửa, tân trang xe cộ, tân trang y phục, tân
trang lỗ mũi, con mắt, tân trang cả người, tân trang luôn cả cái
quan hệ xã hội: mời mấy ông cán bộ, mấy nhà giàu có tất niên ở
nhà mình cho rôm rả, cho khí thế, cho có cảnh Đại Lai trọng
vọng…
Có những
chuyện đáng tân trang cho nó mới mẻ, đàng hoàng, nhưng cũng
không thiếu những chuyện tân trang lãng phí. Lãng phí thật chứ
không phải vì người nghèo thấy lãng phí.
Chuyện rộn
ràng tân trang, kéo theo rộn ràng chuyện sum họp lễ bái cho tưng
bừng cho hoành tráng. Phải chuẩn bị cho sẵn vài chai rượu ngoại,
năm bảy thùng bia Heneiken, sẵn vài ký mực khô, năm bảy con mực
một nắng, để còn bạn bè của bố, bạn bè của con, bạn bè của Mẹ
nữa sum họp cho ra trống ra trò. Rộn ràng sum họp cái tết chỉ
đôi ba chục triệu, trăm triệu, thôi mà!
Trong khi, có
những chuyện rộn ràng sum họp ở những nhà nghèo thật đáng trân
trọng. Chị N nuôi được năm bảy con gà, dẫu có túng tiền tiêu tết
cũng không dám bán, quyết để dành cho mấy đứa con học ở Sài Gòn
về ăn một cái Tết đơn sơ với Mẹ: Gà Mẹ nuôi lúc nào cũng ngon
hơn gà mua ngoài chợ, rau Mẹ trồng thơm nồng hơn bởi được tưới
tắm bằng những giọt mồ hôi, bánh tét mẹ gói thoang thoảng hương
lạ lùng, hương yêu từ lòng Mẹ, bánh in mẹ làm in cả hình dáng Mẹ
gầy còm tiều tụy , in cả bóng trăng mờ le lói. Biết vậy, nên Mẹ
chắt chiu. Biết vậy nên Mẹ thắt lưng buột bụng để không nhất
thiết phải sắm sửa tân trang gì thêm mà hoang lãng. Ra giêng ra
hai còn phải lo chuyện học phí đầu năm cho các con!
Còn bao nhiêu
chuyện rộn ràng khác….rộn ràng tính chuyện du xuân, người rộn
ràng thử tài thử vận, người rộn ràng chờ cơ hội đánh lận con đen
có thêm lợi nhuận mới.
Quả thật,
trước một thềm Xuân, có quá nhiều chuyện rộn ràng cho một cái
Tết, đã cuốn hút người tín hữu của Chúa vào dòng xoáy của một
trào lưu duy vật chất, khiến cho mảng sống tâm linh con người ta
nghẹt thở, nếu không nói là đã tắt thở trong một vài trường hợp
tuyệt vọng.
Nếu đã quá
chú tâm đến việc thanh thỏa nợ nần và đôi khi phải quì, phải lạy
chủ nợ để xin khất nợ, thì sao không có một phút lắng lòng trước
mặt Thiên Chúa rằng con đã vung tay tiêu xài của Chúa bao nhiêu
hồng ân miễn phí. Con đã xử bất công với Chúa biết dường nào!
Chúa không đòi nợ con sao? Vì Chúa không cho mượn, không cho
vay, nhưng đã ban tặng tất cả.
Sao không
tính đến chuyện rộn ràng Tạ ơn Chúa, vì những hồng ân năm qua,
và rộn ràng tạ lỗi với Chúa vì những ơ hờ thiếu sót. Tôi còn
nhớ, có một thánh lễ tạ ơn cuối năm ở Giáo Xứ tôi, mà cha cố
Phêrô tỏ ra buồn sầu đến nóng giận. Vài chục người đi lễ. Thưa
thớt, trể tràng. Trong bài giảng Ngài nói: “Sao có ít người
đến tạ ơn Chúa quá vậy? Những chuyện rộn ràng đón tết quan trọng
như vậy sao? Nếu không còn sống đến ngày cuối năm thì ai lo
tết?” Sáng mùng một tết, thánh lễ minh niên quá đông. Vào
thánh lễ, Cha cố Phêrô kêu gọi: “Năm nào, anh chị em đi lễ
minh niên cũng rất đông, chắc chắn là để dâng năm mới cho Chúa,
để xin ơn Chúa. Nhưng lễ tạ ơn cuối năm có mấy chục người. Xin
mọi người hãy tạ lỗi vô ơn với Chúa”.
…..
Phải nhờ con
mắt Đức Tin mới nhìn thấy được những ơn lành Chúa ban trong cảnh
nghèo khổ, trong khi túng thiếu, trong lúc bệnh tật. Trong khi
chúng ta vẫn dùng con mắt duy vật để thẩm định ơn Chúa thì vừa
mất lòng Chúa vừa mất ơn ích thiêng liêng.
Cũng phải
nhìn lại tội đỗ thừa cho Chúa những tai họa, mà không nhận ra
lầm lỗi do chính mình: Chúa ban tặng sức khỏe quí hơn vàng, còn
con, làm tiêu hao sức khỏe không thương tiếc. Những cuộc vui say
mèm làm mất trí, mất nhân cách, mất thời gian, mất công việc.
Những cơn nghiện hút chích dày vò thân thể đến tàn tạ. Những
cuộc vui chơi vô bổ lây nhiễm bao hiểm họa tận diệt chính cuộc
đời mình. Những thương tật và cái chết lãng xẹt vì những cuộc
đua xe cho thỏa chí anh hùng một thoáng. Những chán nản thất
vọng không tìm được lối thoát chính đáng để có niềm cậy trông,
tự làm cho xác thân tiều tụy đến bạc nhược. Thân xác không còn
là đền thờ để Chúa Thánh Thần ngự trị, mà là một bãi hỗn độn
những rác rưởi nhớp nhơ.
Tưởng phải
rộn ràng chuyện khất nợ với Thiên Chúa vì những hồng ân đã không
sinh lãi sinh lời mà còn hao hụt thạm tệ. Phải rộn ràng chuyện
lắng lòng một chút cuối năm để thấy một năm qua đi đầy những
hững hờ, đầy những vô tình đối với một Ân Nhân không tận tay
trao tiền trao bạc trao vàng, nhưng trao ban ân sủng thiêng
liêng, sức khỏe, ý chí, nghị lực và cả những cơ hội thuận tiện
để thăng tiến đời sông cá nhân và gia đình.
Chỉ còn mấy
ngày nữa để rộn ràng…đón tết.
Xin cho chúng
con rộn ràng niềm vui tạ ơn, vì có Chúa luôn đồng hành với chúng
con trong năm qua. Chúa biết tất cả khi con đứng, lúc con ngồi..
Chúa biết cả trong tâm tư… Và Chúa vẫn can thiệp vào đời sống
chúng con bằng cách yêu thương khôn ngoan của Chúa.
Xin cho chúng
con biết rộn ràng tạ lỗi với Chúa. Tội lớn nhất của chúng con là
loại trừ Chúa ra khỏi cuộc sống chúng con. Tâm hồn, thân xác và
tâm trí của chúng con không chấp nhận để Chúa ngự trị.
Và xin cho
chúng con biết rộn ràng một quyết tâm mời Chúa vào lòng, mời
Chúa đến nhà, và giữ Chúa ở lại với cuộc đời chúng con trong năm
mới này.
A men.
PM. Cao Huy
Hoàng 28-1-2011 |
VỀ MỤC LỤC |
|
Ý NGHĨA KITÔ GIÁO TRONG TẾ NAM
GIAO CỦA NGƯỜI VIỆT
|
Hiền Lâm
Dẫn nhập
Đất nước Việt
Nam có một bề dày lịch sử với bao thăng trầm trong việc dựng
nước và giữ nước, bắt đầu từ những tộc người thiểu số đến việc
phát triển thành một đất nước độc lập…Song song với việc phát
triển lãnh thổ và vật chất, đời sống tinh thần và tâm linh cũng
phát triển theo; niềm tin tôn giáo từ sự bộc phát mộc mạc thời
sơ khai, đến việc ảnh hưởng của tôn giáo du nhập và trải qua bao
thăng trầm tôi luyện, người Việt đã có được một niềm xác tín vào
sự hiện diện của ông Trời vừa siêu việt vừa gần gũi với cuộc
sống của họ. Thế nhưng, niềm tin của người Việt lại mang tính
đại đồng, vừa sẵn sàng tiếp thu mọi ảnh hưởng của các tôn giáo
lại vừa giữ cho mình những nét rất riêng, vì thế, tự nó tạo nên
một nền thần học rất phong phú. Chính điều này thật không dễ
dàng khi nghiên cứu một nền thần học Việt Nam, cách riêng về
ngôi vị độc nhất của Trời… trong giới hạn bài này, chỉ xin tập
chú vào tìm hiểu những nét thần học chính yếu qua Tế Nam Giao mà
thôi.
I. SƠ
LƯỢC VỀ LỊCH SỬ TẾ ĐÀN NAM GIAO
Con người
là một hữu thể tôn giáo nghĩa là đời sống tinh thần của họ luôn
gắn liền với
ý niệm niềm tin và lời cầu nguyện. Niềm tin tiềm ẩn trong tâm
thức mỗi người và thường được biểu lộ ra bằng lời cầu nguyện.
Lời cầu nguyện này có thể là âm thầm và mang tính cá nhân, nhưng
cũng có những lúc lời cầu nguyện mang tính tập thể có nghi thức
và tổ chức long trọng như nghi lễ cầu mùa, lễ cầu an… Một trong
những hình thức cầu nguyện mang tính tập thể có quy mô lớn và
long trọng, trong niềm tin của người Đông Phương, đó là lễ tế
Nam Giao.
Vậy lễ tế Nam
Giao là gì ? Nó có nguồn gốc từ đâu? Cách thức lễ tế như thế
nào?...
1. Từ ý: Nam Giao được kết từ hai chữ “Nam”
và “Giao”.
Nam: Nghĩa là
phía Nam, theo quan niệm địa lý của phương Đông, phía nam là
hướng ánh sáng, nơi có ông Trời ngự, ngược với hướng Bắc là tối
tăm[1].
Riêng đối với người Việt, Nam còn được hiểu là Nước Nam (phần
lớn các triều đại trong lịch sử nước ta chọn quốc hiệu có chữ
Nam như (Nước Nam, Đại Nam, Nam Việt, An Nam, Việt Nam).
Giao: nghĩa
là giao hòa, gặp gỡ.
Như vậy, Nam
Giao là nơi vua chúa và thần dân hướng về phía nam (nơi có Trời
ngự), để gặp gỡ giao hòa với Trời qua việc dâng lễ vật å tỏ lòng
hiếu kính, dâng sớ để trình tấu việc đất nước và cầu Trời ban
phước lành[1].
2. Nguồn gốc:
Tế Nam Giao
là một nghi lễ có từ rất xa xưa từ Trung Quốc du nhập vào Việt
Nam:
Trung Quốc:
các nhà nghiên cứu lịch sử và văn hóa cho rằng: Tục tế Trời Đất
có từ thời vua Phục Hy (2852-2737 tcn). Tương truyền rằng vua
Phục Hy thấy bức Hà Đồ do một con rùa từ dưới sông Hoàng Hà đội
lên, vua nhìn đó và vạch ra Aâm Dương- Bát Quái, trong đó có quẻ
Thiên (Trời), ứng với phía Nam, với ánh sáng…Trong thời này, có
tế đàn Nam Giao nói lên một nước độc lập và có cơ cấu tổ chức.
Việc tế Nam Giao chỉ có mục đích cầu an.
Đến cuối đời
nhà Chu (1050-770 tcn) bắt đầu loạn lạc, các nước thay nhau “
tranh bá xưng hùng”, Nước nào là chủ mới được xây Đàn Nam
Giao và vua nước đó được gọi là Thiên Tử có quyền tế Trời,
còn các vua chư hầu chỉ được gọi là Vương Công. Từ đó Tế Nam
Giao có thêm ý nghĩa mang màu sắc chính trị.
Tuy nhiên,
theo quan niệm Phương Đông: “ Trời sinh ra muôn vật, điều khiển
mọi sự và chủ trì vận mệnh mọi người”[1].
Vì thế, tế Trời phải cử hành ở nơi trang trọng nhất để nói lên
thái độ kính cẩn và tôn trọng của con người đối với Trời là vị
chủ tế tác thành và điều khiển vũ trụ càn khôn[1].
Có lẽ từ quan niệm đó mới sinh ra việc chọn hướng, chọn nơi
trang trọng để tế lễ Trời Đất. Lễ Tế Nam Giao được hình thành và
phát triển có quy mô lớn vào thời Nho Giáo (Trung Quốc) khoảng
thế kỷ VI trước công nguyên.[1]
Việt Nam: Thế
kỷ XI khi Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) xây được một nền độc lập
chính thức cho đất nước, nhà Lý cho xây dựng Nam Giao, như một
cánh để tạ ơn Trời, đồng thời khẳng định với phương Bắc về chủ
quyền của nước Nam. Tế Đàn Nam Giao được xây dựng đầu tiên ở
phía Nam Thăng Long và mỗi năm tế một lần vào ngày đầu năm, nhà
vua thay dân tế Trời để tạ ơn và cầu xin cho được quốc thái dân
an.
Thời Trịnh
Nguyễn phân tranh, vừa có vua vừa có chúa chẳng rõ ai là Thiên
Tử để tế Trời, và hình như thời này không còn tế Nam Giao.
Khi Nguyễn
Aùnh chiếm được Thăng Long, lên ngôi vua lấy hiệu là Gia Long.
Năm 1802, vua đặt kinh đô ở Phú Xuân (Huế). Vào 1803 vua cho xây
dựng đàn Nam Giao tại làng An Ninh (Huế), đến 1806 đàn Nam Giao
được dời về phía Nam của kinh thành, đặt trên một quả đồi lớn
thuộc làng Trường An thành phố Huế.
3. Kiến trúc:
Khởi đầu tế
đàn rất đơn giản, chỉ là một gò đất cao ở phía nam, trên đó là
một bàn thờ lộ thiên là nơi để vua thay dân tế Trời vào đầu năm
để cầu bình an cho dân nước, xin cho được mưa thuận gió hoà, mùa
màng tươi tốt… Nhưng dần dần trải qua các triều đại, xã hội phát
triển đời sống kinh tế và văn hoá dân nước được nâng cao thì tế
đàn cũng được xây dựng một cách có quy mô, có ý nghĩa mang tính
tôn giáo và triết lý hơn.
Đến thời vua
Gia Long, tế đàn Nam Giao được xây dựng rất công phu và có quy
mô lớn: Đàn gồm 3 tầng xây chồng lên nhau, tượng trưng cho “Tam
Tài”: Thiên- Địa-Nhân. Xung quanh được bó gạch xếp chắc chắn.
Nền đàn có kích thước 340 x265m.
Tầng trên
cùng : Hình tròn gọi là viên đàn, tượng trưng cho Trời, xung
quanh có lan can quét vôi màu xanh, có đường kính 40,5m, cao
2,8m. trên nền viền đàn có lót những viên đá có thanh lớn được
khoét lỗ tròn, đến kỳ tế lễ những lỗ này được dùng để cắm cột
dựng lều vải màu xanh, có hình nón gọi là thanh Oác.
Tầng dưới
cùng: Hình vuông có lan can quét vôi màu đỏ, tượngtrưng cho con
người, có kích thước 165m x165m, nền cao 0,85m. cả 3 tầng đều
trổ cửa và bậc cấp ở 4 mặt Đông- Tây-Nam-Bắc. Ngoài bàn thờ
Trời-Đất, hai bên còn có hương án thờ Tiên Đế và bên cạnh còn có
8 hương án phụ thờ thần Mặt Trời- Mặt Trăng, các Tinh Tú, thần
Mây, Mưa, Gió,Sấm; Thần Núi, Thần Sông, Thần Biển…
Xung quanh đó
còn có các công trình phụ như: Trai cung, là nơi dành cho vua
nghỉ ngơi, trai tịnh vài ngày trước khi cử hành lễ tế. Thần
trụ, tức là nhà bếp nơi chuẩn bị các con vật chuẩn bị cúng tế.[1]
Thần khố, tức là nhà kho chứa đồ cúng tế.
4. Nghi lễ:
Nghi lễ là
trọng tâm, là cao điểm nên phải được chuẩn bị rất kỹ càng từ đồ
trang trí đến lễ vật và cả những người sẽ trực tiếp cử hành nghi
lễ.
Ba ngày trước
hôm đại lễ, vua ngự giá từ Đại Nội đến ở trai cung, để trai giới
trong ba ngày. Trong thời gian này các cơ quan trợ tế ở tạm tại
các nhà tranh dựng xung quanh sân. Có một buổi tập do một vị đại
thần đóng vai chủ tế thay vua.
Chính lễ: Bắt
đầu đúng giờ Tý, vì vua là Thiên Tử nên chỉ có vua mời thay dân
để chủ tế, cúng tế Trời, cầu bình an cho dân nước, xin cho mưa
thuận gió hoà mùa màng tươi tốt. Vì vậy, nhà vua phải mặc áo
bào, đội mũ vào để quỳ lạy, dân chúng thì tham dự một cách nhiệt
tình và sốt sắng.[1]
Khi việc tế lễ đã hoàn tất nhà vua đã trở lại trai cung để báo
về các nghi lễ đã được thực hiện đầy đủ trang nghiêm và kính
cẩn. Xong lễ vua xa giá vào cung vào đầu giờ thìn (khoảng 8 giờ
sáng). Dọc đường dân chúng đã đón chờ sẵn để chào mừng.[1]
Nghi lễ này
vào thời gian đầu được cử hành mỗi năm một lần vào đầu mùa xuân.
Nhưng đến thời vua Thành Thái (1907) thì đổi lại 3 năm một lần.[1]
II. Ý NGHĨA THẦN
HỌC TRONG TẾ ĐÀN NAM GIAO
Tế Nam Giao
là một nghi lễ tế tự mang tính cộng đồng (cấp quốc gia) lớn nhất
của Việt Nam thời phong kiến, vì thế được chuẩn bị rất công phu
từ việc thiết kế tế đàn, lễ vật đến cách cử hành…Tất cả đều mang
ý nghĩa rất đặc biệt có tính tôn giáo. Dưới đây xin được khai
triển những nét thần học xuyên qua từng mục: Từ ý, kiến trúc tế
đàn, niềm tin và nghi lễ:
1.Ý nghĩa của danh từ tế đàn Nam Giao
Như đã nói ở
trên, Nam Giao nghĩa là nơi hướng về phía Nam để gặp gỡ Trời.
Phía Nam là phía ánh sáng, ta rút ra được ý nghĩa mang tính thần
học khi quan niệm Trời ngự trong ánh sáng, nơi phát xuất mọi
chúc lành làm cho mọi sự tốt tươi[1].
Điều này rất giống v?i ni?m tin Kitơ giáo ???c th? hi?n trong
th?n h?c Gioan: “Thiên Chúa hằng ngự trong ánh sáng…” (1Ga
1.5-7)[1]
2. Ý nghĩa từ mô hình tế đàn Nam Giao
Qua kiến trúc
tế đàn, chúng ta đặc biệt chú ý đến bàn thờ thiên, dù thô sơ hay
cầu kỳ theo từng thời đại vua chúa, thì cũng đều được đặt trung
tâm nhất, cao nhất và lộ thiên, không có tượng ảnh gì trên tế
đàn và các bàn thờ khác chỉ đặt bao quanh phía dưới mà thôi.
Điều này cho thấy niềm tin của người Việt rất tiến bộ, nghĩa là:
- Dầu có mang
dáng dấp đa thần, nhưng Trời vẫn là Chúa Tể Càn Khôn, Đấng cao
cả vượt trên hết chư thần. Đây cũng là niềm tin của Do Thái
Giáo, như trong Kinh Thánh: “ Thiên Chúa chúng ta vượt trên hết
chư thần” (Tv134,5)
- Bàn thờ lộ
thiên và không có ngẫu tượng. Đây là cách bày trí rất gần với
cách mà các tổ phụ đã làm trong Kinh Thánh Cựu Ước, cũng như
cách cắt nghĩa của Phaolô. “Thiên Chúa, Đấng tạo thành vũ trụ,
không ngự trong những điều do tay người phàm làm nên” (Cv17,
14-15)
3. Ý nghĩa nghi lễ Nam Giao
Đây được xem
là nghi thức có tính Thiên Chúa Giáo nhất. Từ việc quan niệm
vua là “Thiên Tử” (con Trời) đến việc vua phải trai giới để bước
vào tế Trời, và chỉ có mình “Thiên Tử” mới được tế Trời mà thôi,
cho thấy nhiều nét thần học cơ bản sau đây:
-
Kinh Thánh Cựu Ước nói nhiều đến việc các
vị đại diện cho dân đến gặp gỡ Thiên Chúa luôn luôn phải thanh
tẩy mình (x. Xh 18, 10-15; Đn l8, 21; 2Sm 13,20…). Về sau trong
Kitô giáo việc này được thay thế bằng việc chuẩn bị tâm hồn khi
bước vào nghi lễ phụng vụ.
-
Chỉ có một mình “Thiên Tử” mới được tế
Trời, cũng giống như trong Do Thái Giáo, nơi cực thánh chỉ duy
một mình Thượng Tế mới được vào mới thay lễ cho dân. Chính quan
niệm “ Thiên Tử” của người Việt cho ta thấy nét thần học gần với
Kitô học của Kitô Giáo:
a, Kitô học
về Con Thiên Chúa
Như thời nhà
Chu (Trung Quốc), hai chữ “ Thiên Tử” được dành cho vua của một
nước độc lập. Cũng thế, mỗi khi có chủ quyền các vua Việt được
coi là “Thiên Tử” (nhưng chỉ là trong nghi thức tế tự Nam Giao
mới được xưng danh rõ này). Thiên Tử nghĩa là con của Trời, như
thế mặc nhiên gọi Ông Trời là CHA. Dù từ “ Cha” ở đây không được
hiểu theo tử hệ (đản sinh) nhưng là Cha theo tương quan tạo
thành, nghĩa là không theo tương quan Đức Kitô và Chúa Cha trong
Kitô Giáo, nhưng ít ra khi gọi ông Trời là Cha đã là một bước
tiến lớn, thậm chí hơn cả Do Thái Giáo và phần nào gần với mặc
khải Đức Kitô về Thiên Chúa là Cha.
b, Kitô học
về Đấng Trung Gian
Hình ảnh thần
dân tụ tập ở tế dàn Nam Giao, và một mình “ Thiên Tử” bước lên
tế Trời và cầu phước cho dân, cho thấy vua đóng vai trò như vị
Thượng Tế vào “Nơi Cực Thánh” để chuyển cầu cho dân trong “Do
Thái Giáo”. Chỉ một mình vua mới có đủ tư cách làm “trung gian”
chuyển cầu cho dân, đủ khả năng gặp gỡ Trời và thay Trời hành
đạo. Hình ảnh này thật đẹp và gần với hình ảnh Đức Kitô-Đấng
Trung Gian Duy Nhất- Đấng đại diện Chúa Cha để ban ban phúc cho
nhân loại, đại diện nhân loại dâng lên Chúa Cha mọi của lễ và
mọi lời chuyển cầu của con người.
c, Ý nghĩa
cứu độ học
Lật lại lịch
sử Nam Giao, ta thấy chỉ một nước có đủ chủ quyền tự do hoàn
toàn thì vua mới được gọi là “Thiên Tử” và cũng đương nhiên mới
có quyền tế Trời. Chẳng hạn thời Khổng Tử nhà Chu có rất đông
các nước chư hầu, nhưng chỉ có một vương quyền nhà Chu mới là
Thiên Tử còn tất cả các nước chư hầu vua chỉ được gọi là Vương
Công và không có quyền tế Nam Giao. Điều này cho thấy, một khi
vua nước Nam xây dựng tế đàn Nam Giao, thì cũng đồng nghĩa với
việc khẳng định chủ quyền độc lập của mình. Thiên Tử và độc lập
gắn liền với nhau. Vì mất chủ quyền độc lập thì “Thiên Tử” cũng
không còn và ngược lại.
Đọc lại Kinh
Thánh Cựu Ước, lúc dân Israel nô lệ cho Ai cập thì không còn
được lập bàn thờ kính Yavê và đồng thời cũng không người dẫn
dắt. Đến lúc lưu lạc trong sa mạc nay đây mai đó họ cũng không
có đền thờ cố định để kính Chúa, cho tới khi hoàn toàn độc lập,
có vua thì bắt đầu xây dựng Gierusalem làm nơi tế tự và là nơi
gặp gỡ Thiên Chúa. Điều này gợi cho chúng ta một gì na ná giống
nhau giữa đền thờ Giêrusalem và tế đàn Nam Giao vậy.
Vượt trên
những thực tại trần thế, xuyên qua tế Nam Giao, chúng ta có thể
sánh ví Tế Đàn Nam Giao như là “hình ảnh’’ Đức Kitô, là đền thờ,
là nơi gặp gỡ là nơi giao hoà, giao ước với Trời và với nhau.
Đồng thời, cũng như qua tế Nam Giao, nước Nam khẳng định quyền
độc lập tự do, thì nơi Đức Kitô người kitô hữu cũng tự hào về
quyền tự do làm con Thiên Chúa trong vương quốc của “Thiên Tử”
vậy.
4. Niềm tin vào ông Trời thể hiện qua tế
Nam Giao
Tế tự chính
là cách biểu lộ niềm tin, từ những lời cầu nguyện riêng tư đến
cách tế tự có tính cách cộng động. Tế Nam Giao là một cách thể
hiện niềm tin vào sự hiện hữu của Trời có tính cách cộng đồng
quy mô nhất cấp quốc gia.
Niềm tin vào
Trời đã ăn sâu vào tâm thức người Việt có từ rất xa xưa với
nhiều quan niệm khác nhau, phần lớn quan niệm Trời phù hợp với
cuộc sống và các hiện tượng. Riêng trong tế Nam Giao lại cho
thấy bản tính siêu việt và chức năng của Trời: là Đấng sáng
tạo càn khôn, quan phòng mọi sự và phân xử công minh cầm cân nảy
mực.
a, Ông Trời
là Đấng sáng tạo càn khôn
Như những
người con mỗi dịp xuân về tụ họp quanh bố mẹ để chúc tuổi, lắng
nghe lời nhắn nhủ của đấng sinh thành, vua là thần dân nước Nam
mỗi dịp đầu năm mới cũng đến Nam Giao để thắp hương dâng của lễ
cho Trời là Đấng Tạo Thành và xin được bình an thịnh vượng.
Niềm tin vào
Trời tác tạo được diễn tả rất nhiều trong dân gian; ở Nam Giao
được thể hiện rất cụ thể qua cách xây dựng tế đàn và nghi lễ tế
tự:
+ Teá ñaøn
ñöôïc thieát keá hoäi tuï moïi bieåu töôïng vuõ truï vaïn vaät,
nhöng coù Trôøi laø chuû teå caøn khoân ngöï treân taát caû, yù
noùi Trôøi laø Ñaáng Taïo Döïng vaïn vaät.
+ Caùc leã
vaät noùi leân loøng hieáu kính maø Thieân Töû ñaïi dieän daâng
leân Ñaáng Sinh Thaønh.
b, Ông Trời
là Đấng Quan Phòng
“Trời che
chở, Trời sinh voi Trời sinh cỏ, lạy Trời mưa xuống…” Ý niệm về
Trời
không chỉ là Đấng Tác Tạo mà còn quan phòng che chở biểu lộ khá
rõ trong Tế Nam Giao qua việc Thiên Tử và thần dân đến cầu xin
mưa thuận gió hoà, năm mới an khang thịnh vượng…
c, Ông Trời
là Đấng xét xử công minh
Như trong
“bản tuyên ngôn” chính thức đầu tiên mà Lý Thường Kiệt tuyên bố
với giặc Tàu:
“ Nam Quốc
sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên
định phận tại thiên thư…
Như hà
nghịch lỗ lai xâm phạm
Như õđẳng
hành khan thủ bại hư”
Cho thấy rõ
ràng niềm tin: mọi sự do Trời phân định, đã được ghi rõ trong
“thiên thư” (sách Trời) và ai chống lại sự phân định ấy sẽ tự
chuốc lấy thất bại. Trời ngự chốn cao xanh, nhìn thấy tất cả,
thấu suốt cả tâm can… Nơi xét xử của người xưa,ai cũng nại đến
sự công minh của Trời và xin Trời chứng giám khi nói: “Đèn Trời
soi xét”.
Như vậy: phải
chăng người Việt đã được mặc khải về bản tính sáng tạo, quan
phòng và thẩm phán công minh của Chúa Trời? Thật ra, niềm tin
này là do những cảm nghiệm và trực quan một cách mãnh liệt đến
nỗi người Việt xác tín rằng “Không có Trời ai ở được với
ai?”. Sự hiện hữu của Trời đã ăn sâu trong tâm thức mọi người,
nên không một học thuyết nào có thể phủ nhận được.
Niềm tin vào
Ông Trời là Đấng Sáng Tạo, Quan Phòng và Công Minh xét xử rất
gần với thần học Thiên Chúa Giáo. Nhiều chỗ trong Kinh Thánh,
chính Thiên Chúa đã tự mặc khải Ngài là Đấng Sáng Tạo, Quan
Phòng và Công Minh. Chính Người cũng thực hiện chức năng đó
trong lịch sử nhân loại và lịch sử cứu độ và đó cũng là niềm tin
căn bản của mọi tôn giáo lớn trên thế giới.
III. ẢNH HƯỞNG
CỦA LẾ TẾ NAM GIAO TRONG ĐỜI SỐNG TÂM LINH NGƯỜI VIỆT NAM
Khi đặt niềm
tin vào một điều gì hay một ai đó, thì chính điều mình tin sẽ
chi phối trên mọi suy nghĩ và sinh hoạt của mình, đặc biệt là
tin vào những gì có tính tâm linh tôn giáo. Khi người Việt đặt
niềm tin vào Trời với quan niệm về phẩm tính của Ngài là siêu
việt, sáng tạo, quan phòng và xét xử, thì chính niềm tin đó ảnh
hưởng trên tâm thức và mọi hoạt động của họ. Người Việt tin Trời
ngự ở Nam Giao để họ đến gặp gỡ, hiện diện khắp nơi và thấy hết
mọi tư tưởng và hành động của mọi người. Tin Trời quan phòng ban
phát mọi ơn lành nên lập bàn thờ Thiên trước nhà mình để cầu
khẩn và tạ ơn Trời…
1. Ý thức sự hiện diện của Trời
Từ việc hằng
năm phải tế Nam Giao, cho thấy từ vua tới dân đều ý thức sự hiện
hữu và sự quan phòng của Trời đến nỗi không thể không tế Trời để
tỏ lòng hiếu kính. Đặc biệt chọn tế vào giờ Tý (giờ đầu tiên)
của năm mới, như mong muốn chính Trời là vị đầu tiên “xông nhà”
đất Việt, để cả năm nước Việt được an hoà[1].
Ý thức về sự
hiện diện và quan phòng của Trời, nên người Việt luôn tin tưởng,
phó thác, cậy trông vào Trời. “Đi đâu cho thoát lưới Trời, ở đâu
cho hạp mệnh Trời mới êm; Ai bảo Trời không có mắt?...”
Nhưng ông Trời đó không phải là một nguyên lý hay một ý
tưởng mông lung mơ hồ, huyền hoặc mà là một Đấng Siêu Phàm, vượt
trên muôn loài, muôn sự; Đấng ấy làm Chủ vũ trụ càn khôn. Nên
người Việt Nam thuộc mọi tầng lớp xã hội, tri thức hay bình dân
đều gắn bó mật thiết với Trời.
Do đó, để
việc “hội nhập văn hoá” cũng như để đẩy mạnh việc truyền giáo,
thiết tưởng không thể bỏ qua việc tìm hiểu niềm tin vào ông Trời
của người Việt Nam, vốn đã ăn sâu trong tâm khảm của người Việt
Nam ngay từ khi còn sống như một bộ lạc và cho đến ngày nay[1]
Linh mục
Cadière một trong những người nước ngoài khi đến truyền giáo tại
Việt Nam đã nhận ra điều thiết yếu đó, ngài đã ghi lại những lời
sau đây có thể nói là “chìa khoá” để mở cánh cửa tâm linh của
người Việt Nam.
“Hình như
những ý nghĩa chính chúng ta thấy gán cho chữ Trời thuộc về cái
rốn triết
học riêng của dân tộc Việt Nam, vì ý niệm Trời đã ăn sâu vào
trông tâm hồn người Việt Nam. Trời coi như các nguyên lý các
hiện tượng thời tiết và nhân cách hoá, Trời coi như một Đấng
Toàn Năng có ảnh hưởng vào vận mệnh của loài người. Người ta có
thể thừa nhận như tôi tưởng, là cái ý nghĩa một Đấng Toàn Năng
đã được trau dồi phát triển với ảnh hưởng các tư tưởng Trung
Hoa, nhưng ngay từ khởi thuỷ trong ý thức Việt Nam đã sẵn có mầm
sống của ý niệm ấy rồi. Bằng chứng như tôi đã nói, là cái ý niệm
ấy đã thấm nhuần quá sâu vào tâm hồn người Việt Nam, và đã biểu
hiện quá phổ thông trong ngôn ngữ bình dân dễ cho người ta nhìn
thấy ở đây chỉ là một cống hiến ngoại lai. Những ý tưởng Phật
giáo, những ý tưởng Nho giáo, theo quan điểm lịch sử chắc chắn
từ Trung Hoa du nhập, đã không thấm nhuần vào đời sống tâm hồn,
vào ngôn ngữ bình dân tới mức độ ấy được.”[1]
Nhận định của
linh mục Cadière trên đây rất đúng và rất sâu sắc, vì điều đó
biểu lộ rất tự nhiên trong tâm thức của người Việt Nam. Cụ thể
là người Việt Nam không chỉ thờ Ông Trời mà còn tôn trọng cả
người được coi là Trời ở trần gian.
2. Kính trọng Thiên Tử
Trong việc
ứng nhân xử thế hằng ngày của người Việt Nam có câu: “Kính trên
nhường dưới”. Đối với người trên thì phải kính trọng, đối với
người dưới thì phải nhường nhịn, yêu thương. Do đó, chúng ta
không ngạc nhiên khi người Việt Nam kính trọng vị vua cai trị
nước; hơn nữa, họ tin rằng vị vua chính là thiên tử (con Trời),
là người đại diện cho Trời để điều khiển dân theo lệnh của Trời.
Qua tế Nam Giao cho thấy vai trò của Thiên Tử là sẽ truyền đạt
cho dân ý muốn của Trời, để dân biết mệnh Trời mà làm theo, đồng
thời vị thiên tử cũng chính là người đại diện cho dân để dâng lễ
tế Trời, và tâu trình những công việc cùng những ước nguyện của
dân lên với Trời.
Bởi đó vận
mệnh của đất nước được hưng thịnh hay suy vong là do đời sống
đức độ và sự khôn ngoan của vị thiên tử. Đức độ để nghe được
mệnh Trời, khôn ngoan để thực hiện mệnh Trời, bên cạnh đó để
hướng dẫn dân chúng làm đúng mệnh Trời. Đây là điều thiết yếu mà
dân chúng luôn tỏ lòng tôn kính vị thiên tử cũng như những người
có trách nhiệm coi sóc mình.
3. Tin vào mệnh Trời
Chữ “mệnh”
hiểu theo nghĩa truyền thống Nho Giáo, tức Thiên Mệnh, Thiên Ý,
nghĩa là ý Trời đã sắp đặt, điều khiển an bài mọi sự xảy ra
trong vũ trụ. Do đó, trong cuộc sống người Việt luôn tin vào
mệnh Trời, tức số mệnh hay hoàn cảnh, thời thế cảnh ngộ… bao gồm
cả những hiện tượng thiên nhiên.
Sự sống sự
chết đều ở trong quyền phép của Trời. Mệnh Trời đã sắp đặt và
luôn hộ phù cho mọi công việc của con người, có khi là thuận
lợi, có khi là nghịch cảnh, tai ương vượt quá khả năng ước đoán,
ý muốn của con người.
Đứng trước
mệnh Trời, người bi quan yếm thế, thiếu ý chí, nghị lực để chiến
đấu với những khó khăn thì đâm ra thất vọng, buông xuôi than
trách Trời: “Trời ơi, Trời ở chẳng cân, kẻ ăn không hết người
lần không ra”, “Trời ghen ghét đầy đọa con người…” Trái lại,
người có ý chí tự do mạnh mẽ thành tâm thiện chí thì cố gắng hết
sức để thực hiện mệnh Trời; những nghịch cảnh chẳng qua là
những cơ hội, những thử thách Oâng Trời muốn dùng để tôi luyện ý
chí và lòngdũng cảm của những tấm lòng kiên trung.
Người việt
luôn tin vào mệnh Trời sắp đặt tất cả, và mọi sự do Trời mà có:
“Trời sinh, Trời dưỡng; Trời sinh voi, Trời sinh cỏ; Trời cho
ai nấy được; Trời gọi ai nấy dạ…”. Ngay bản tính con người
cũng do Trời định: “Cha mẹ sinh con, Trời sinh tính”. Việc duyên
tình cũng do Trời xe định: “Anh đi lục tỉnh giáp vòng, tới đây
Trời định cho lòng
thương em”.
Số mệnh mỗi
người đã được Trời sắp đặt và ban ơn. Tuy nhiên, mỗi người cũng
phải cố gắng hết khả năng để thực hiện mệnh Trời, chứ không thể
thụ động như cánh lục bình nổi trôi giữa dòng nước. Muốn thực
hiện trước mệnh Trời mỗi người cần phải khiêm tốn sống đúng hàng
ngũ của mình: “Ngẫm thay muôn sự tại Trời,
Trời kia đã bắt làm người có thân, bắt phong trần phải phong
trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao”.[1]
Người Việt
tin tưởng vào mệnh Trời, và cũng luôn tỏ lòng biết ơn đối với
Trời, nên hầu hết các gia đình Việt Nam đều có bàn thờ để “tế
Trời” ở trước nhà.
4. Bàn thờ Ông Thiên
Lòng tôn kính
Trời là Chủ vũ trụ bao la của người Việt không chỉ biểu lộ vào
mỗi dịp đầu năm, khi vị thiên tử đại diện cho toàn dân tế lễ cho
Trời, mà hầu hết các gia đình đều có một bàn thờ Ông Thiên ở
trước nhà. Bàn thờ rất đơn giản: chỉ có một tấm ván đặt trên một
cột gỗ, hay một tấm đan đặt trên một cột đúc. Lễ vật cũng rất
đơn sơ, nhà nghèo mấy cũng có thể sắm được. Chỉ cần một bình
bông, một bát nhang, một chén nước lã. Bình bông xinh tươi nhưng
cũng rất mỏng manh như nói lên thân phận mỏng dòn yếu đuối của
kiếp người cần sự che chở của Trời; nhang tỏa hương thơm ngát
như những lời nguyện xin của con người dâng lên Đấng Chủ Tế càn
khôn; nước lã như tấm lòng thanh khiết của con dâng trao cho
Đấng làm chủ vận mạng đời mình.
Thông thường
người gia trưởng đại diện gia đình đứng trước bàn thờ Ông Thiên
thắp nhang, rồi vái tứ phương, miệng thầm thĩ những lời khấn xin
cho gia đình, cho tổ quốc, cho thế giới…
Một nghi thức
thật giản đơn, nhưng rất nhịp nhàng đều đặn theo thời gian, nghi
thức này đã khắc sâu trong tâm hồn người Việt Nam. Nơi bàn thờ
Oâng Thiên con người nối kết với ông Trời và liên kết với mọi
người.
Qua đây,
chúng ta thấy nghi thức này cũng rất gần với niềm tin Kitô giáo.
Mỗi ngày chúng ta cũng đọc kinh ít là khi ban mai thức dậy để
nguyện xin Chúa thánh hóa ngày mới, và khi bóng chiều đã ngả để
dâng lời tạ ơn một ngày đã trôi qua, đồng thời xin Chúa thứ tha
những thiếu sót và gìn giữ cho giấc ngủ an lành trong sự quan
phòng của Chúa.
Khi hiểu được
điều này, chúng ta sẽ tích cực hơn trong tiến trình “đối thoại
liên tôn, hội nhập văn hóa” mà không sợ đụng chạm đến niềm tin
sẵn có của người Việt, đồng thời không đánh mất căn tính Kitô
giáo của mình.
Kết luận
Mọi sự đều sẽ
qua đi theo thời gian. Nhưng điều gì là chân lý đều tồn tại mãi
mãi. Đất nước Việt Nam đều trải qua bao thăng trầm, và rồi các
triều đại, các chế độ, các hệ tư tưởng, các chủ nghĩa cứ lần
lượt qua đi, nhưng niềm tinvào Trời là một chân lý mãi tồn tại
trong tâm thức, ý thức và cả trong tiềm thức đến nỗi trở thành
phản xạ tự nhiên của người Việt[1].
Thật vậy, tự bản chất không thể không tin có sự hiện hữu của
Trời, cho dù chủ nghĩa vô thần tìm cách chống lại: một giáo viên
trung tìm cách dùng thuyết tiến hóa của Darwin để phủ nhận Trời
tác tạo, nhưng sau đó lại nói “Trời mưa to quá” một viên chức
cộng sản thường lấy Trời để nguyền rủa nhau “mày ở ác Trời trả
cho mày’; một cán bộ vô thần khi bị kết án oan cũng kêu Trời
chứng giám “mong đèn Trời soi xét”. Như thế dù muốn, dù không
thì Trời vẫn luôn hiện diện bên con người. Tỉ như vua Gia Long
đặt đàn Nam Giao ở Trường An[1],
nhằm nhắc nhở cho dân biết Trời sẽ luôn ở với dân và ban phước
cho họ. Như thế, Trời hay Thiên Chúa, một chân lý mãi mãi vững
bền.
Hiền Lâm |
VỀ MỤC LỤC |
|
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (KỲ 19)
|
Ngụ ngôn 60
Con gà giới
thiệu con công: “Em nó đã thành công, xin chúc mừng”. Mọi con
thú tán thưởng nồng nhiệt. Nhưng chị công già lắc đầu: “Con gà
này láo”. Ai cũng ngạc nhiên hỏi: “Gà chúc mừng cháu, sao gọi là
láo?” Chị công bảo: “Gà kia ranh lắm. Nó bảo cháu tôi đã thành
công, nghĩa là trước kia cháu nó là gà, bây giờ mới thành con
công đấy. Gà nghĩ ai cũng là loại chuyên mổ trộm thóc như nó!”
Muông thú ồ
lên một tiếng. Ở đời lắm kẻ coi mọi người đều nhỏ nhen như mình.
Ngụ ngôn 61
Máy ảnh bỏ
túi dùng phim mini nheo mắt nhìn máy ảnh chuyên nghiệp: “Ông to
như thế thì được cái gì? Tôi nhỏ gọn đi đâu cũng được, chỉ cần
nhét phim vào là vi vu khắp nơi”. Máy to phản pháo: “Loại nhỏ
như nhà ngươi chỉ chụp ảnh kỷ niệm. Ta đây mới cho ảnh nghệ
thuật. Phim gì cho vào ta đây cũng đều thành ảnh chất lượng cao!”
Cãi nhau được
vài ba năm, cả hai buồn bã ôm nhau khóc và bảo: “Sao mình cùng
loại mà không thương nhau. Bây giờ máy ảnh kỹ thuật số nó hất cả
hai chúng ta ra khỏi cuộc chơi rồi!”
Ngụ ngôn 62
Xe đạp chở
chồn đi chơi, chồn vui thích cám ơn xa đạp rối rít: “Anh quả là
tốt bụng, suốt đời tôi nhớ đến anh”. Vài hôm sau mùa mưa bắt đầu.
Chồn sợ ướt nên chỉ đi chơi với ô dù. Ô che cho chồn khỏi ướt,
dù đi bộ cũng vui. Chồn bảo xe đạp: “Đi với anh nhanh mà ướt thì
cũng như không!”
Nhưng rồi mưa
lâu đường ngập, đi có ô dù cũng bị ướt như thường. Chồn làm quen
với xe xích lô. Xe xích lô chở chồn đi chơi, khỏi lo ngập nước
mà lại đi nhanh. Xích lô có mái che an toàn. Chồn bảo: “Xe đạp
chở tôi, ô dù che tôi, chỉ có xích lô là che chở (vừa che vừa
chở) tôi. Xích lô muôn năm!”
Rồi xe hơi ra
đời. Chồn bỏ xích lô leo lên xe hơi. Xe hơi đuổi chồn xuống và
nói: “Không dám chở mày đâu. Mai mốt có máy bay mày lại chê ta
mất công lắm.”
Thế là chồn
lủi thủi đi bộ, chẳng ai che mà cũng không ai chở.
Gioan Lê Quang
Vinh, VRNs
|
VỀ MỤC LỤC |
|
THOMAS MORE
|
Thưa quí bạn,
chúng ta đã lần lượt suy gẫm về ba đề tài: Tha thứ, Hiệp nhất,
và Sống hiện tại. Thực ra, sống giây phút hiện tại không gì
khác hơn chính là sống thật với con người mình như mình là. Sống
hiện tại luôn luôn níu kéo chúng ta trở lại với hiện tại, với
bản chất con người thật của mình. Vì lý do đó, mục Sống Sao Cho
Đẹp hân hạnh giới thiệu đến quí bạn đề tài mới: Đơn sơ – Chân
thật chỉ với hy vọng là phần nào góp thêm chất liệu màu sắc để
bạn và tôi cùng nhau hoàn thiện bức tranh của chính mình.
* * *
Cổ nhân dạy
rằng, “Nhân chi sơ, tính bổn thiện.” Con người sinh ra vốn mang
lấy bản chất thiện trong con người mình. Hay nói một cách khác,
ai ai cũng có dòng máu thiện. Bản chất thiện, đơn sơ, chân thật
hiển hiện rõ nhất trong mỗi trẻ thơ. Nơi các em, chúng ta không
tìm thấy bất kỳ sự tính toán hơn thua, lo âu, gian dối. Có thể
nói rằng chính sự đơn sơ chân thật của trẻ em là điểm thu hút
mãnh liệt nhất làm cho ai ai cũng yêu mến và thích gần gũi trẻ
thơ. Và sự đơn sơ chật thật này cũng chính là sức mạnh siêu việt
cho những ai sống đức tính này. Thực vậy, đơn sơ là dấu ấn của
đời sống tự do đích thực.
* * *
St. Thomas
More là một đại thần dưới triều đại vua Henry VIII (1509 -1547).
Ông rất được vua và các quan nể phục và kính trọng không chỉ tài
năng của ông, nhưng đặc biệt là sự trung thực. Henry VIII, tuy
là một vị vua của một nước, nhưng ông đã không trở nên một mẫu
gương cho dân thần noi theo. Ông muốn phế truất hoàng hậu
Catherine để cưới Ann Boleyn với lý do là ông muốn có một người
con trai. Tất cả các quan trong triều đình điều ủng hộ Henry,
duy chỉ Thomas More là người không ủng hộ sự việc này. Đối với
Thomas More, dù là vua cũng không thể đi trái luật tự nhiên và
của Giáo hội. Cuộc đối thoại sau đây nói lên bản lĩnh của Thomas
More.
Thomas More:
Tâu hoàng thượng, tại sao ngài lại tìm sự ủng hộ của hạ thần?
Henry: Bởi vì
khanh là người chân thật. Không có gì quí hơn là sự chân thật
trong con người của khanh… Đối với những người như Norlk,
Cromwell họ theo trẫm là vì vương niệm và ngai vàng của trẫm. Họ
chỉ hùa theo đám đông, còn khanh thì khác.
Thật buồn
thay, dù Henry rất quí trọng và nể phục Thomas More, nhưng ông
đã không thể vượt qua cái tôi ích kỷ của mình để ôm lấy chân lý.
Cuối cùng, Thomas More đã bị giết vì dám nói lên sự thật; Thomas
More đã để lại cho đời một mẫu gương can đảm dám sống cho và vì
sự thật.
* * *
Thưa bạn, sự
thật vốn rất đơ sơ như thể nó là – không cầu kỳ, không tính toán,
không mưu mô. Sự thật là Henry VIII không được phép cưới thêm
một người vợ nữa thì Thomas More chỉ đơn giản hiểu và nói đúng
như thế thôi. Thomas More không cần phải suy nghĩ tính toán theo
kiểu lợi mất được thua. Kiểu tính toán lợi mất được thua trong
các mối quan hệ là nguyên nhân chủ yếu phá hư đi tình bạn, tình
yêu, gia đình, và các mối quan hệ xã hội khác. Khi tính toán lợi
mất được thua, thì sự đơ sơ chân thật bị biến dạng và hậu quả là
tìm mọi cách để che đậy sự biến dạng ấy – càng che đậy bao nhiêu,
thì sự đơn sơ chân thật càng bị bóp méo bấy nhiêu.
Cầm một món
hàng trên tay, dù dưới nhãn hiệu gì đi chăng nữa chúng ta cũng
không thể biết chắc 100% nó là hàng thật. Không ai muốn mua hàng
giả, và cũng không ai muốn mình bị lừa. Mua một món hàng cần
phải là hàng thật thì chẳng lẽ con người đến với nhau mà lòng
không thật hay sao? Chúng ta mong đợi một món hàng phải là thật
bao nhiêu thì người bạn của chúng ta cũng mong đợi sự chân thật
bấy nhiêu khi mình đến với nhau.
Thưa bạn, đơn
sơ chân thật là một đức tính cao quí và giá của nó cũng rất cao.
Sống sự thật có thể dẫn bạn đến sự cô đơn, ngược dòng, và bị
loại bỏ. Có khi vì sự thật mà bạn phải nhận những cái nhìn lạnh
lùng tê tái. Nhưng hãy là bạn như bạn đang sống với sự thật và
cho sự thật. Như thế, thật đơn sơ làm sao!
Br.
Huynhquảng
Mời bạn
ghé thăm trang http://brhuynhquang.org/.
Email liên
lạc:
brhq@brhuynhquang.org |
VỀ MỤC LỤC |
|
GIÁO HỘI CÔNG GIÁO TỪ SAU CÔNG ĐỒNG VATICAN II ĐẾN CHÚNG TA (1)
|
NGUYỄN HỌC TẬP
(Viết theo tài liệu
của Cha Bartolomeo Sorge S.J., Giám Đốc bán nguyệt san CIVILTÀ
CATTOLICA ( 1973-1985); Cựu Viện Trưởng Học Viện Istituto di
formazione Politica PEDRO ARRUPE ).
" Duc in altum " ( Lc
5, 4)," Hãy ra khơi ", Giáo Hội được mời gọi " hãy ra
khơi ", mới bắt được nhiều cá đem về cho Chúa.
Đó là những gì lý tưởng
canh tân mà Công Đồng Vatican II để lại cho Giáo Hội sau khi đã
kết thúc, từ năm 1965.
Từ đó đến nay, Giáo Hội
đã và đang thực hiện cuộc hành trình ra khơi đánh cá, rao giảng
Phúc Âm. Nhưng cuộc " hải trình " không phải lúc nào cũng
là chuyến đi trực tuyến, bởi lẽ các cơn bảo táp và trở ngại cũng
không thiếu.
Dưới đây chúng ta thử
cùng hội nhập vào con thuyền của Giáo Hội, cùng " ra khơi
" với Giáo Hội, đặt mình vào hoàn cảnh mà Giáo Hội đang lữ hành
trên chuyến đi thực hiện sứ mạng của mình, dưới sự hướng dẫn của
các vị " Thuyền Trưởng ", đó là
- Đức Thánh Cha
Phaolồ VI,
- Đức Thánh Cha Gioan
Phaolồ II, và
- Đức Thánh Cha Benedictus XVI.
I - Đức Thánh Cha Phaolồ VI.
Chúng ta có thể nói chương trình "ra khơi " đánh cá cho Chúa Ki Tô của Đức Thánh Cha Phaolồ VI
đưọc phát hoạ dưới hình thức ba vòng tròn đồng tâm trong tinh
thần đối thoại của ngài: đó là đối thoại a) trong nội bộ Giáo
Hội, b) với các Giáo Hội chị em và với các tôn giáo khác và c)
với thế giới.
1 - Trong Giáo Hội.
Mối quan tâm đầu tiên của Đức
Phaolồ VI là tìm cách khởi xướng và phát huy sự thông hiệp
nội tại trong Giáo hội ( Ecclesia ad intra), bằng cách chú y
đến công cụ đối thoại như là phương tiện được Công Đồng Vatican
II đặc tâm lưu ý đến.
Canh tân hoá phương thức mục vụ và
các cấu trúc của Giáo Hội, qua việc đối thoại và sự tham dự có
trách nhiệm của các tín hữu. Đó là mục đích cố định và trường kỳ
của Đức Phaolồ VI, cũng còn được gọi là Đức Thánh Cha Montini
( do tên họ của ngài, như thói quen người Ý thường gọi nhau
bằng họ, hơn là bằng tên riêng ).
Hôm nay trên 30 năm sau triều đại
giáo hoàng của ngài ( Phaolồ VI, 1965-1978), chúng ta có thể
đánh giá lịch sử một cách chính xác hơn - có thể nói là động tác
của ngài là động tác cách mạng - việc Đức Phaolồ VI dùng phương
tiện đối thoại trong nội bộ của Giáo Hội, để thực hiện chỉ thị
của Công Đồng Vatican II,
- được khởi đầu bằng cách
thiết lập Thượng Hội Đồng Giám Mục ( 1965): trong triều
đại giáo hoàng của ngài có đến 5 Thượng Hội Đồng Giám Mục được
triệu tập ( 4 lần là những cuộc Đại Hội thường nhiệm, 1967,
1971, 1974 và 1977; và 1 lần Đại Hội bất thường 1969). Ngoài ra
những vấn đề mà Thượng Hội Đồng phải đối phó, bàn cải và giải
quyết, công đức lợi ích đáng chú ý đó là nhờ vào các dịp gặp gỡ
nhau, các Giám Mục hiểu biết nhau hơn, hiểu biết những vấn đề
của Giáo Hội nhiều hơn và vì đó tăng cường hơn tinh thần trách
nhiệm và làm việc tập thể hơn, chỉ bảo cho nhau phương thức định
chuẩn giá trị một cách thoả đáng hơn các đóng góp từ các Giáo
Hội địa phương, cũng như nhận biết và cám ơn các ơn sủng của
Chúa Thánh Thần được ban cho và trở nên động lực thúc đẩy từ nền
tảng cộng đồng dân Chúa.
- cũng cùng trong một ý nghĩa
đó, chúng ta có thể chuẩn định được giá trị việc thiết lập
Hội Đồng Giám Mục Quốc Gia, làm cho vai trò của các Giáo Hội
địa phương trở nên sống động tích cực hơn trong cộng cuộc rao
giảng Phúc Âm, cũng như làm cho cộng đồng dân Chúa địa phương ý
thức hơn, tham dự một cách có ý thức và trách niệm hợn vào đời
sống của Giáo Hội hoàn vũ.
- nhhưng điều đáng nói hơn nữa,
đó là việc nới rộng cho sự tham dự của các tín hữu giáo dân
nam nữ, vào các cơ cấu mục vụ không những địa phương, mà còn
cả vào các cấu trúc mục vụ của Giáo Hội hoàn vũ, được thiết lập
năm 1976, qua việc thiết lập Thánh Bộ Giáo Dân và Thánh Bộ
Công Lý và Hoà Bình.
Nhưng sức cố gắng phi thường để
cập nhật hoá các cấu trúc của Giáo Hội và chuyên cần mở rộng
thêm các lãnh vực đối thoại mới trong nội bộ Giáo Hội, trong
triều đại giáo hoàng Đức Phaolồ VI, không bao giờ tách rời khỏi
mối chăm lo ưu tiên cho công cuộc canh tân chính đáng và thích
đáng nội tâm, mà ngài nghĩ rằng đó là linh hồn chỉ thị canh tân
của Công Đồng Vatican II.
Chúng ta không thể hiểu được thái
độ luôn luôn nhấn mạnh đến việc đối thoại của Đức Phaolồ VI, nếu
chúng ra bỏ qua xác tín bất di dịch của ngài. Đó là các việc
canh tân bên ngoại phải cùng đi song hành với cuộc cải hoá nội
tâm, nghĩa là cùng với việc các tín hữu được triển nở thêm trong
đức tin và bác ái.
Nếu ngài nhìn thấy trong đối thoại
là phương tiện cần phải dùng và ưu tiên để canh tân Giáo Hội,
thì không thể chối cải được mục đích mà ngài nhằm đến trước tiên
là sự thông hiệp trong Giáo Hội,
* phải được kiến tạo bên cạnh
Phép Thánh Thể
* và bên cạnh Lời Chúa,
dưới sự hướng dẫn của những ai mà
Chúa Thánh Thần đã thiết lập thành mục tử.
Từ đó chúng ta hiểu được tại sao
Đức Phaolaồ VI nhấn mạnh dường như trong mỗi bài diễn văn của
ngài về đặc tính ưu tiên của " sự thông hiệp gia đình "
trong Giáo Hội, nghĩa là
* giữa các tín hữu với Chúa,
* giữa họ với nhau
* và giữa họ với các mục tử.
Đó là sự thông hiệp được xây dựng
trong đức tin, cấu trúc trong bác ái, được nuôi dưỡng bằng lời
cầu nguyện, được làm dậy men qua cuộc đối thoại thân hữu:
- " Chúng ta ao ước biết bao
hưởng được việc đối thoại gia đình nầy của đức tin, đức bác ái
và bằng các động tác . Chúng ta ao ước biết bao có được cuộc đối
thoại đó đầy tâm huyết và trong tâm tình gia đình ! Cuộc đối
thoại đầy cảm nhận biết bao đối với tất cả cácc chân lý, các
nhân đức, các thực tại của gia tài tín lý và thiêng liêng của
chúng ta. Cuộc đối thoại thành thật và đầy cảm động biết bao
trong lãnh vực thiêng liêng đích thực " ( ĐGH Phaolồ VI,
Ecclesiam suam, 1964, in Enchiridion Vaticanum, vol. II, EDB,
Bologna 1976, n. 208, p. 295).
Qua ý nghĩa vừa kể, đối thoại
quan niệm đối thoại của Đức Phaolồ VI, đối thoại không có nghĩa
là nhượng bộ, yếu hèn hay nhường bước, cúi đầu vâng dạ đối với
thái độ giải thích kém trung thực hơn hay kém sáng sủa hơn sứ
điệp Phúc Âm và Quyền Huấn Dụ của Giáo Hội. Đối thoại là thái độ
bàn thảo cởi mở, tôn kính nhau, nhưng lúc nào cũng nhằm đi đến
chân lý, sự thật và công bình và lợi ích chính đáng.
Có nhiều người, trong thời gian
tiên khởi hậu Công Đồng, ngã sa vào chước cám dỗ cho rằng, để
cho cuộc đối thoại trở nên dễ dàng, cần phải " làm êm dịu bớt
" hay " ám khói bớt đi " Phúc Âm và lời giảng dạy của
Giáo Hội, ngay cả đối với những điểm không phải là thứ yếu, tốt
hơn là đừng nhấn mạnh đến uy quyền tín lý của hàng giáo phẩm.
Trước các cuộc sinh sôi nẩy nở các
trường hợp " phản kháng " trong Giáo Hội, " Đức Giáo
Hoàng đối thoại Phaolồ VI " cảm thấy cần phải dành Năm Thánh
1975 cho chủ đề hoà giải trong Giáo Hội, bằng cách mãnh liệt tố
cáo mối nguy hiểm của " phong trào phân cực ly khai " (polarizzazione di dissenso ) ( ĐGH Phaolồ VI, Paterna cum
benevolentia, 1974, in Enchiridion Vaticanum, vol. V, EDB,
Bologna 1976, n. 838, p. 545).
Ngài nhấn mạnh đến một điểm, mà
chúng tôi nghĩ rằng đó là điểm thiết yếu : việc đối thoại trong
Giáo Hội không thể nào được xảy ra gây thiệt hại cho sự kính
trọng phải có đối với uy quyền được Chúa Ki Tô thiết định:
- " Lòng ao ước xây dựng
liên quan đến các mối tương quan nội bô trong Giáo Hội qua tinh
thần đối thoại giữa các thành phần trong cộng đồng, trong đó có
đức bác ái và nguyên tắc cấu trúc, không cất đi việc thực hành
nhân đức vâng lời nơi đâu phận vụ của chính uy quyền một bên,
phận vụ của đức vâng lời phía bên kia, được phát biểu lên do thứ
bậc phải có cho mỗi tổ chức xã hội, nhứt là được nói lên do cấu
trúc phẩm trật của Giáo Hội " ( ĐGH Phaolồ VI, Ecclesiam suam,
id. n. 209, p. 295).
Chính Đức Phaolồ VI không hề ngần
ngại thách thức với quan niệm cho rằng thiếu tính cách đại chúng,
mỗi khi ngài thấy cần phi can thiệp với uy quyền để bênh vực sự
toàn vẹn của đức tin và nền luân lý Phúc Âm.
Thái độ đó khiến cho Đức Thánh
Cha phải có thái độ anh dũng mỗi khi ngài phải can thiệp bằng
quyền năng của mình. Cách hành xử đó càng làm cho ngài gặp khó
khăn hơn nữa, đối với một người có trí khôn sắc bén và cởi mở,
một con người có cảm nhận tân tiến với văn hoá và tâm lý tế nhị,
làm cho đôi khi khiến cho ngài có vẻ lưỡng lự.
Chúng tôi nghĩ rằng chứng cứ cho
thấy sự tự do nội tâm và lòng trung thành với sứ mạng được giao
phó, mà trong đó Đức Phaolồ VI đã phải đối diện và phát động
phương thức đối thoại trong nội bô Giáo Hội, đó là những gì còn
được ghi lại trong lời kết thúc Năm Thánh 1967-1968, " il
Credo del Popolo di Dio " , trong đó ngài tuyên xưng đức tin
của mình, mà ngài vẫn thường lập lại và giữ cho đến chết (
1978).
2 - Đối thoại hiệp nhứt
Ki Tô giáo và liên tôn.
Đối thoại hiệp nhứt Ki To giáo
và liên tôn
là
vòng đồng tâm thứ hai mà Đức Giáo Hoàng Phaolồ VI hằng dùng hết
tâm lực để thực hiện. Công Đồng Vatican II với Đức Gioan XXIII
đã bắt một cây cầu hướng về phia các anh em ly khai và về hướng
các tôn giáo nhất thần lớn (monothéiste).
Nhưng cuộc " đối thoại bác ái
" đó của Công Đồng và của Đức Gioan XXIII đã trở thành cuộc
" đối thoại chân lý " khi đến lược Đức Phaolồ VI lên ngôi
giáo hoàng.
Nhờ Đức Phaolồ VI mà Giáo Hội đã
bước qua từ những cuộc xoá bỏ đi những nghị quyết " dứt phép
thông công ",
* từ cuộc ôm hôn Đức Giáo Phụ
Atenagora ở Giêrusalem,
* từ cuộc hôn chân Đức Thượng
Phụ Melitone đến viếng Roma,
* đến các thỏa ước cho các nhóm
hổn hợp nghiên cứu về các chủ đề thần học quan trọng như Phép
Thánh Thể và các Phép Bí Tích,
* tiếp theo cuộc đối thoại hiệp
nhứt Ki Tô giáo về những chủ đề tế nhị hơn, là nguốn gốc của sự
ly tán các Giáo Hội.
Đức Phaolồ VI cũng đặc tâm lưu ý
đến việc đối thoại liên tôn, ở tầm mức nghiên cứu về tín lý và
thần học, cũng như ở mức độ những động tác có ý nghĩa và chọn
lựa can đảm.
Điều đó cho thấy năm 1967, ngài
xác nhận muốn giữ tồn tại Thánh Bộ Hiệp Nhứt Ki Tô Hữu,
được Đức Gioan XXIII thiết lập năm 1960, đồng thời ngài cũng nới
rộng thẩm quyền của Bộ đang bàn liên hệ cả đến Do Thái giáo, và
năm 1967, ngài thiết lập một Ủy Ban đặc trách chuyên lo về các mối
liên hệ tôn giáo với Do Thái giáo.
Ngoài ra, ngay trong thông Điệp
Ecclesiam suam, Đức Phaolồ VI đã tỏ ra
- " lòng kính trọng thương
yêu " không những đối với các con cái của dân Do Thái, mà còn
đối với tất cả những ai " thờ phượng Thiên Chúa theo quan niệm
của tôn giáo nhất thần, nhứt là của Hồi giáo, đáng được ngưỡng
mộ, bởi vì trong phượng tự của họ có những điều chính đáng và
tốt lành, và cả đối với những tín đố các tôn giáo Á Châu và Phi
Châu " (ĐGH Phaolồ VI, Ecclesiam suam, Enchiridion Vaticanum,
vol. II, EDB, Bologna 1976, n. 205 p. 289).
Bởi đó không có gì lạ, ngày Đức
Phaolồ VI mất đi, bao nhiêu lời tuyên bố biết ơn ngài đã được
gởi đến tứ khắp nơi, bởi những nhân vật có thẩm quyền về hiệp
nhứt Ki Tô giáo.
Giáo Phụ Constantinopoli,
Dimotrios I, không ngần ngại tuyên bố rằng
- " ngài là Đức Giáo Hoàng
của sự canh tân Giáo Hội Công Giáo Roma, của niềm hoà giải giữa
các Ki Tô hữu, của sự cảm thông và cộng tác giữa tất cả các tôn
giáo... Đức Phaolồ VI là người đã góp công cá nhân lớn lao vào
công cuộc đối thoại giữa các Giáo Hội Chính Thống Giáo và Giáo
Hội Công Giáo Roma, và người đã có công chuyển từ cuộc đối thoại
vì bác ái sang trạng thái đối thoại thần học " ( L'Osservatore
romano, 13.08.1978).
Đến phiên Đại Hội Thế Giới các
Giáo Hội, trong bản Tuyên Ngôn ngày 08.08.1978 đã xác nhận rằng
- " 15 năm triều đại giáo
hoàng của Đức Phaolồ VI sẽ được nhắc đến như là khoảng thời gian
then chốt cho đời sống đời sống Giáo Hội Công Giáo và cũng như
của đời sống các Giáo Hội Ki Tô giáo khác. Trong các năm đó, các
nền tảng cho một niềm thông hiệp mới mẽ và lâu dài giữa tất cả
các Giáo Hội đã được đặt xuống " (ibid.).
Tuy vậy, mặc cho những bước tiến
khả quan, Đức Phaolồ VI vẫn ý thức về chính mình, nếu bầu không
khí có cảm tình thân thiện nhau, được phát sinh do "
cuộc đối thoại bác ái " thương yêu , đã được dùng để làm tan
đi các tiền kiến, xoá bỏ đi các mối bất tin tưởng nhau, và tạo
điều kiện thuân lợi để hiểu biết và tôn trọng nhau hơn, thì phần
cam go hơn trong cuộc hành trình vẫn còn phải được thực hiện,
trước khi đạt đến niềm hoà giải đang mong ước trên phương diện
giáo lý, tín lý và thần học.
- " Mối suy tư về vấn đề
được đề cập, làm cho chúng ta còn lo buồn ".
Và Đức Phaolồ VI khiêm nhường thú
nhận
- " đó là làm cho chúng ta
thấy được chính chúng ta, những ngưới chủ trương hoà giải, chúng
ta lại là, bị các anh em ly khai lại cho là trở ngại của mục
đích đó, vì quyền thượng đẳng ở đia vị danh dự và pháp lý, mà
Chúa Ki Tô đã ban cho Tông Đồ Phêrô, và chúng ta là những người
thừa kế của ngài ".
Kế đến sau khi đã nhấn mạnh rằng
quyền thượng đẳng đó không phải là cản trờ cho việc hiệp nhứt,
mà là nền tảng và bảo đảm thì đúng hơn, ngài kết luận, bằng cách
nói lên việc đối thoại cần phải được tiếp tục và được nuôi dưỡng
bằng lời cầu nguyện:
- " Trên bình diện đó cuộc
đối thoại của chúng ta đang được làm cho thức tỉnh, là cuộc đối
thoại trước khi diễn biến trong những cuộc đàm thoại huynh đệ,
là cuộc đối thoại được thể hiện ra bằng cuộc hầu chuyện tâm tình
với Cha trên trời, chìm ngập trong lời câu nguyện và trong hy
vọng " ( ĐGH Phaolồ VI, Ecclesiam suam, id., n. 206, p. 293).
3 - Đối thoại với thế giới.
Sau cùng Đức Giáo Hoàng Phaolồ VI
là " Đức Giáo Hoàng đối thoại với thế giới hiện đại ".
Đó là vòng đồng tâm thứ ba, được
ngài nói lên trong Thông Điệp Ecclesiam suam . Nói đùng
hơn, đối thoại với thế giới chiếm phần thứ nhứt trong Thông
Điệp, bởi vì ngài quan niệm rằng việc đối thoại hiệp nhứt Ki Tô
giáo phải nhằm thực hiện với mục đích quy về đối thoại với thế
giới nói chung ( và nhứt là với các lãnh vực trần thế nói riêng
) và đối thoại trong nội bô của Giáo Hôi:
- " Giáo Hội phải đối thoại
với thế giới trong đó mình đang sống. Giáo Hội thể hiện mình là
Giáo Hội bằng lời nói; Giáo Hội lthể hiện mình là Giáo Hội bằng
sứ điệp; Giáo Hội thể hiện mình là Giáo Hội bằng thảo luận " (
ĐGH Phaolồ VI, Ecclesiam suam, id..n. 192, p. 259).
Thông Điệp rút lấy đặc tính ưu
tiên của của đối thoại giữa Giáo Hội và thế giới từ chính ý định
của Thiên Chúa:
- " Mạc khải, tức là mối
tương quan siêu nhiên mà Thiên Chúa đã có sáng kiến thiết lập
với loài người, có thể được biểu tượng như là trong một cuộc đối
thoại, trong đó Ngôi Lời đã diễn tả mình ra trong biến cố Nhập
Thể và như vậy trong Phúc Âm...Chúng ta cần phải luôn luôn đặc
tâm chú ý đến mối tương quan đối thoại không thể lu mờ và rất
thiết thực nầy...để hhiểu được mối liên hệ nào chúng ta, nghĩa
là Giáo Hội, phải tìm cách thiết lập và phát huy với nhân loại "
( ĐGH Phaolồ VI, Ecclesiam suam, id. n. 193-194, p. 263).
Mọi can thiệp quan trọng của triều
đại giáo hoàng Phaolồ VI không có gì khác hơn là diễn tả thành
thực tế mục vụ quan niệm thần học nầy về việc đối thoại giữa
Giáo Hội và thế giới.
Chắc chắn không thể nào chúng ta
có thể nhớ hết được.
Các lần can thiệp đó, khởi đầu từ
Thông Điệp Populorum progressio, để đáp ứng lại những nhu
cầu mới của một thế giới đang chuyển mình ( 1971); từ diễn từ
tại Liên Hiệp Quốc chống lại chiến tranh ( 1965),
* đến việc bênh vực lực lượng
campesinos trong diễn từ đầy mãnh lực ở Đại Hội Thánh Thể
ở Bogotà ( 1968),
* đến thái độ liên đới với các
công nhân, được nói lên ở Genèvre, tại Trụ Sở Quốc Tế Làm
Việc ( Bureau International de Travail ) ( 1969),
* đến việc Toà Thánh ký kết các
Thoả Ước Helsinki về an ninh và hợp tác ở Âu Châu ( 1973),
* đến nhiều lần can thiệp cho
hoà bình ở Việt Nam, Nigeria, Pakistan, Trung Đông,
* đến việc thiết lập " ngày
hoà bình " cần phải được cử hành mỗi năm vào ngày 01.01,
* đến các chuyến đại công du
mục vụ ở Châu Mỹ La Tinh, Phi Châu, Ấn Độ và Cận Đông.
Nhưng chúng ta có thể nói bước
đường quan trọng nhứt được Giáo Hội thực hiện về chủ đề các mối
tương quan với thế giới, đó là nhờ động lực Quyền Huấn Dạy
và triều đại giáo hoàng Phaolồ VI, hệ tại ở tâm thức mới về
mối tương quan nội tại chặt chẽ nối kết rao giảng Phúc Âm với
việc thăng tiến con người.
Đức Phaolồ VI là một mẫu gưong
sống động cho thấy rao giảng Phúc Âm và sự cứu chuộc của Chúa Ki
Tô không phải là những gi xa lạ, ngoại cuộc đối với các nhu cầu
và vấn đề, các đồ án, các mối lo âu và hy vọng trong cuộc sống
con người.
Đúng hơn, tất cả những gì vừa kể
có thể được thực hiện hoàn hảo trong việc giải thoát con người
khỏi tội lỗi và các điều bất hạnh của xã hội, là những gì phát
xuất từ đó làm cản trở hay trì trệ việc thăng tiến đích thực con
người.
Đức Phaolaò VI nhấn mạnh:
- " Chúng ta không thể cứu
lấy thế giới đứng ở bên ngoài, cần phải, như Ngôi Lời Thiên Chúa
đã nhập thể làm người, đồng hoá mình với thế giới, trong một
cách nào đó, trong cách sống của của những người mà chúng ta
muốn đem sứ điệp của Chúa Ki Tô đến cho; chúng ta cần phải chia
xẻ, mà không đặt khoản cách đặc ân hay lằn mức ngăn chận với
ngôn từ không thể hiểu được " ( ĐGH Phaolồ VI, Ecclesiam suam,
id., n. 198, p.273).
Chúng tôi nghĩ rằng đây là gia sản
qúy báu nhứt là Đức Thánh Cha Phaolồ VI, " ĐTC của đối thoại
", để lại cho chúng ta: ý thức mà ngài chuyển lại cho Giao
Hội đó là muốn được trung thành với sứ điệp tôn giáo của ơn cứu
rổi mà Chúa Ki Tô ủy thác cho Giáo Hội,Giáo Hội được mời gọi hãy
tiếp tục như Người, đảm nhận lấy các vấn đề và hy vọng của con
người.
còn tiếp
|
VỀ MỤC LỤC |
|
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
|
TÌM CÁCH GIẢI QUYẾT
Chúng ta phải
chú trọng: những lời tường thuật nầy thì không là lý thuyết
nhưng có hiệu quả rất thực tế. Chúng ta có thể thay đổi toàn thể
cuộc đời chúng ta và thái độ của những người chung quanh chúng
ta bằng cách thay đổi chính chúng ta. Sự thay đổi thì không dễ.
Sự thăng tiến thì có thể chỉ khi sự khởi đầu nơi chính mình được
nhận thấy và được chấp nhận. Có quá nhiều người cố gắng giáo dục
và thay đổi người bạn mình. Có biết bao người đi đến hôn nhân
với ý nghĩ sẽ thay đổi được người bạn. Trong cuộc sống chung,
chúng ta ảnh hưởng và thay đổi lẫn nhau không phải bằng cách chú
trọng trên sự thay đổi người bạn mình. Chỉ bằng hành vi của
riêng chúng ta, chúng ta có thể ảnh hưởng được những người chúng
ta cùng chung sống.
Bất cứ điều
gì xảy ra trong liên hệ hôn nhân đều cho thấy tương quan của cả
hai người phối ngẫu. Thay vì đòi hỏi chung chung: “Nếu bạn tôi
thay đổi, tôi cũng vui vẻ thay đổi”. Chúng ta nên nhận thấy sự
thật nầy là: “Nếu tôi thay đổi hành vi thái độ của tôi, người
bạn mình không thể tiếp tục lối xử sự của họ”. Ngay cả những
thay đổi nho nhỏ trong thái độ của người nầy cũng được phản ảnh
ngay lập tức trong thái độ của người kia. Không nhận ra được
điều đó, chúng ta không thể hiểu được sức mạnh đáng kể của tương
giao hài hòa.
Thật bất hạnh
cho chúng ta là chúng ta biết nhiều về cách thế để giao chiến
nhau, để giết hại nhau, để đâm chém nhau hơn là cách thế để làm
vui lòng nhau, để yêu nhau, để cảm thông tha thứ, hay để mang
lại hạnh phúc cho nhau. Vì thế, chúng ta thường thành công trong
việc đâm chém nhau hơn là đi tìm hòa bình. Chúng ta thường tốn
phí quá nhiều thì giờ và tiền bạc để tìm những mánh khoé, những
mưu mô, những thủ đoạn bất chính để làm hại người khác nhất là
khi cuộc chiến đã bùng nổ. Trong mối tương quan vợ chồng cũng
vậy, chắc chắn cũng đã có những cuộc chiến cũng như những tranh
chấp đã từng xảy ra trong quá khứ, nên rất cần có thời gian để
thiết lập lại một bầu khí kính trọng và tin tưởng nhau.
Nên biết rằng
không phải mọi người đều hoàn toàn xấu hay hoàn toàn tốt cả đâu.
Cái khả năng có thể trở nên tốt hay xấu đều hiện hữu trong mỗi
con người chúng ta. Chính người chồng cũng như người vợ đều có
khả năng để làm cho cái tốt hoặc cái xấu của người bạn mình chổi
dậy. Nhưng họ biết gì về người bạn của mình?
Dẫu cho họ
sống chung với nhau trong cùng một căn phòng, ăn cùng một bàn,
ngủ cùng một giường, nhưng họ biết về nhau được bao nhiêu? Cứ sự
thường, họ chỉ biết về những thói xấu của nhau như thích nắm
quyền, thích phàn nàn, thích tiêu tiền, thích rượu chè, không
thích làm việc. Nhưng họ không biết được nguyên nhân nào đã làm
cho bạn mình có thái độ sống như vậy. Và một khi họ thấy chán
chường, họ chỉ muốn loại bỏ những chứng bệnh đó mà không muốn
thõa đáng những nhu cầu tâm linh cần thiết giữa họ với nhau. Tuy
nhiên, khi hai người có dịp sống xa cách nhau thì lại là dịp họ
sẽ hiểu nhau nhiều hơn lúc trước. Chính những tranh quyền tranh
lợi đã làm cho đầu óc họ ra tối tăm. Mỗi khi đổ lỗi cho nhau, họ
cố gắng bào chữa những sai lầm của mình.
Chính việc
không biết đến những quyền lợi căn bản của người khác đã làm cho
họ cứ tiếp tục tranh đấu cho quyền lợi cá nhân của riêng mình.
Điều mà họ nói về người khác thì thường là đúng, dầu những tường
thuật giữa họ xem ra là mâu thuẫn với nhau. Nhưng điều quan
trọng không phải là ai sai ai đúng, vì mỗi người đều đúng dưới
cái nhìn của riêng mình nhưng sai dưới cái nhìn của đối phương.
Nếu chúng ta yêu một người nào, chúng ta sẽ không hỏi người đó
đúng hay sai. Đó là lý do tại sao người ta thường nói “yêu là mù
quáng”. Nhưng tình yêu thì không nhất thiết mù quáng. Chúng ta
thường nói “anh yêu em dẫu em có bất toàn”, anh yêu em và chấp
nhận em như em hiện là. Điều đó có nghĩa là dẫu em đẹp hay em
không đẹp, em tốt hay em xấu, anh vẫn yêu em. Nhưng sau đó, khi
quyền lợi của chúng ta bị đe dọa, chúng ta sẽ không chấp nhận
nhau như trước nữa. Trái lại, để tranh đấu cho ưu thế của chúng
ta, chúng ta thường đi tìm những lỗi lầm nơi người bạn chúng ta
và dùng chúng như những lý do chính đáng để chấm dứt sự cộng tác
của chúng ta. Hãy nhớ rằng đối với sự hạnh phúc của chúng ta,
câu hỏi sai hay đúng không phải là quan trọng, nhưng biết chấp
nhận cái xấu cũng như cái tốt của người khác mới là quan trọng.
Chúng ta cần
nhớ rõ điều đó khi có sự bất đồng ý kiến hoặc sự chán nản đe dọa
đời sống hôn nhân của chúng ta. Bước đầu tiên cũng như điều kiện
trước tiên cho mọi cuộc thăng tiến là chấp nhận tình trạng hiện
đang có. Cần phải đối diện vấn đề một cách can đảm là điều kiện
thiết yếu cần có trước nhất để có một lối thoát cho vấn đề đang
gặp phải. Điều đó dĩ nhiên không phải là dễ. Nhưng chạy trốn
thực tại thì không phải là cách thế thực tế. Không có vấn đề nào
được giải quyết bằng cách thế đó. Một khi chúng ta đã quyết định
đối diện vấn đề là chúng ta đang đi đúng đường. Sau khi loại bỏ
được ảo giác cho rằng chúng ta có thể thành công bằng các giao
chiến và áp lực vấn đề, khuất phục được cảm giác không phù hợp
trong con người chúng ta, và nhận ra rằng đối phương cũng đau
khổ như chính mình là chúng ta đã tìm ra những giải quyết. Tuy
chậm và cũng có thể là không thích hợp ở lúc đầu, nhưng với sự
can đảm gia tăng, chính sự tự tin sẽ làm chúng ta ít bị thương
tổn và giúp chúng ta ngày càng đạt được kết quả tốt đẹp hơn.
Mẫu chuyện
sau đây sẽ giúp chúng ta có ít nhiều kinh nghiệm trong việc đối
đầu với những lủng củng của chúng ta trong đời sống hôn nhân.
Những lủng củng đó có thể được lọai bỏ hoặc giải quyết một cách
dễ dàng nếu cả hai người phối ngẫu hiểu được những động lực sâu
xa đang tiềm ẩn đàng sau những biến chứng đang xảy ra. Một khi
họ nhận thức được tất cả những nguyên nhân đó, họ sẽ không còn
giận dữ và lên án nhau nữa. Trái lại, họ cố gắng đi tìm những
cách thế để thay đổi tình huống một cách tốt đẹp.
Chị Nguyễn
thị Kim Dung là một người đàn bà trẻ trung, thùy mỵ, và dễ
thương. Chị có một vấn đề xem ra không có gì quan trọng, nhưng
đang đe dọa đời sống hôn nhân của chị. Chị lấy chồng được một
năm và xem ra rất hòa hợp trong đời sống vợ chồng cũng như trên
bình diện xã hội. Nói chung, vợ chồng chị sống vui vẻ với nhau
ngoại trừ một vấn đề bất ổn dần dần đã làm cho cuộc hôn nhân của
họ mất đi hòa khí và trở thành nặng nề.
Chị ta cho
biết rằng dầu chị đã cố gắng hết sức, chị cũng không thể làm
cách nào để chồng chị trao tiền cho chị mua thức ăn cũng như
trang trải những chi phí khác đúng thời gian. Chị ta cứ phải hỏi
tiền mỗi tuần nhiều lần. Nếu chị ta không hỏi, anh ta quên đưa
tiền cho chị cho tới khi tuần đó qua đi. Chị có đem chuyện đó ra
nói với anh ta, rồi còn năn nỉ và hăm dọa anh ta nữa, nhưng tất
cả đều vô ích. Họ càng gây lộn với nhau thì anh ta càng ít đưa
tiền cho chị. Vậy chị ta có thể làm được gì? Bây giờ thì anh ta
bắt đầu tố cáo chị tiêu tiền quá nhiều. Chị ta phải làm gì để
tránh chiến tranh bùng nổ?
Tôi có thể
hiểu được tình cảnh khó khăn của chị. Chị không thể nào dự trù
được ngân sách của chị ngay cả đến những bữa ăn. Chị ta phải đi
mượn tiền, phải đi vay nợ, đó là những điều mà chi rất ghét.
Nhưng chị ta cũng không thể làm gì khác hơn là năn nỉ hay đe
dọa.
Thật rõ ràng
là thái độ phi lý của người chồng. Người chồng xem ra là kỳ cục
nếu chỉ nhìn trên bình diện lý trí. Anh ta không có quyền cũng
như không có lý do chính đáng để hành động như thế. Nhưng tình
huống có thể là khác hẳn nếu được nhìn dưới nhãn quan tâm lý.
Anh ta yêu vợ và hy sinh cho vợ rất nhiều đến nỗi chị ta có thể
thuyết phục anh ta làm bất cứ điều gì chị ta muốn. Chị đã làm
như thế, ngoại trừ trong vấn đề nầy, bỡi lẽ chỉ còn một lãnh vực
duy nhất mà anh ta cảm thấy có thể còn giữ được uy thế, còn giữ
được thế thượng phong, đó là vai trò cung cấp. Anh ta muốn lợi
dụng vai trò nầy để giữ được uy quyền của mình trên người vợ,
nhưng anh ta hoàn toàn không ý thức gì về chuyện đó. Anh muốn
được hỏi và được xin. Nếu anh ta trao cho chị số tiền ngay vào
đầu tuần, uy quyền của anh sẽ không còn. Nhưng anh ta không thể
cắt nghĩa điều đó cho chị ta được vì anh ta hoàn toàn vô ý thức
về vấn đề nầy. Anh ta hoàn toàn vô thức về động lực tâm lý của
mình. Vì thế, khi chị ta tố cáo anh, anh ta phải đi tìm những lý
do loanh quanh để cắt nghĩa. Nhưng những lý do loanh quanh đó
chỉ làm cho chị ta thêm tức giận mà thôi. Do đó, họ đã đi đến
chỗ bế tắc trong cuộc chiến tranh lạnh và cũng rất có thể làm
cho cuộc hôn nhân của họ đi đến chỗ tan vỡ.
Sau khi giúp
chi ta hiểu được lý do tại sao chồng chị đã làm như thế, chị ta
không còn tức giận nữa. Chị đã tìm ra cách thế dễ dàng để giải
quyết vấn đề của chị. Trước hết, chị ta không còn khó chịu nữa,
nhưng rất vui vẻ hỏi anh ta điều chị cần đến. Thứ đến, chị muốn
anh ta cũng được vui vẻ. Và nếu đó là cách làm cho anh ta vui vẻ,
tại sao chị lại không làm? Chị có thể lấy một trăm đô la như chỉ
lấy hai mươi đô la nếu chị chịu hỏi anh ta nhiều lần. Quả thật,
anh ta rất rộng rãi với chị. Vì thế, sau đó nhiều lần chị ta đã
lấy không những một vài trăm mà ngay cả một vài ngàn một cách dễ
dàng để chi trong những việc cần thiết mà không có gì rắc rối.
Điều mà chị
ta học được từ kinh nghiệm nầy là: làm một cái gì khác hơn là
giải quyết vấn đề tiền bạc. Chị đã khám phá ra rằng cái nguy
hiểm thật của họ nằm trong chỗ tranh chấp quyền hành lẫn nhau,
và rằng anh ta thật sự sợ chị nắm quyền trên anh ta. Nhờ tâm lý,
chị ta đã hiểu được cái gì là động lực sâu xa, đâu là lý do tại
sao đã khiến anh ta hành động như vậy? Sau khi đã khám phá ra
được điều đó, chị đã có thể tìm được một phương cách để giải
quyết vấn đề của chị một cách thành công và dễ dàng.
Lm
Lê Văn Quảng Psy.D. |
VỀ MỤC LỤC |
|
CÁC
HÌNH THỨC CẦU NGUYỆN |
LINH MỤC GIÁO PHẬN SỐNG TU ĐỨC TOÀN DIỆN
TRONG BỐI CẢNH THỰC TẾ CỦA GIÁO HỘI VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM HÔM NAY
Lm.
Micae-Phaolô Trần Minh Huy pss
CHƯƠNG BA
Đời
Sống Cầu Nguyện Và Đời Sống Nội Tâm
(tiếp theo)
G. CÁC HÌNH THỨC CẦU
NGUYỆN
G.I Liên quan đến Lời
Chúa
G.I.1 lời Chúa
“Sách Thánh có thể dạy anh nên người khôn
ngoan để được ơn cứu độ, nhờ lòng tin vào Đức Ki-tô Giê-su. Tất
cả những gì viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng,
và có ích cho việc giảng dạy, biện bác, sửa dạy, giáo dục để trở
nên công chính. Nhờ vậy, người của Thiên Chúa nên thập toàn và
được trang bị đầy đủ để làm mọi việc lành”
Thánh Gioan đã nói: Ai giữ Lời Chúa Giêsu thì
sống trong Chúa Giêsu và tình yêu của Chúa Giêsu được trọn hảo
nơi người ấy và người ấy sẽ an toàn đi trên chính lộ đến cùng
Chúa Cha.
Vì thế mà Hiến chế Dei Verbum nhắc lại lời thánh Jérôme: “Không
biết Kinh Thánh là không biết Chúa Giêsu.”
Lương thực đầu tiên nuôi dưỡng đời sống thiêng
liêng là Lời Chúa. Lời Chúa ban sự sống đời đời; đổi mới cái
nhìn của chúng ta về mọi sự.
Lời Chúa soi sáng trí khôn, mời gọi tới đức tin, mở lớn niềm hy
vọng, thức tỉnh và đổi mới tình yêu. “Lời Thiên Chúa là lời
sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu
chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tuỷ; lời đó phê phán tâm
tình cũng như tư tưởng của lòng người”
Suy niệm, sống và rao truyền Lời Chúa là bổn
phận và sứ vụ của mọi tín hữu. Chính Lời Chúa làm cho đời sống
và sứ vụ linh mục được triển nở và sinh hoa kết trái dồi dào
trong chương trình cứu độ của thánh ý Chúa.
Linh mục phải đào sâu các văn kiện của THĐGMTG 2008 về Lời
Chúa trong đời sống và sứ vụ của Giáo Hội và phải hết sức đi
vào trong tính năng động của Lời Chúa, khẳng định địa vị trung
tâm của Lời Chúa trong kinh nghiệm đức tin và các hoạt động mục
vụ của mình: lấy Lời Chúa soi sáng đời sống rồi phải điều chỉnh
cuộc sống đúng với Lời Chúa.
Lời Chúa khám phá ra điều bí ẩn trong linh hồn,
chất vấn, sửa chữa, hoán cải, đổi mới và thánh hoá con người,
với “một tâm hồn mới và một tinh thần mới”,
bằng cách làm cho đời sống và hành động của con người được thấm
nhuần những giá trị Phúc Âm. Ai nói rằng mình ở lại trong Người,
thì phải đi trên con đường Đức Giêsu đã đi. Không có loài thọ
tạo nào mà không hiện rõ trước Lời Chúa, nhưng tất cả đều trần
trụi và phơi bày trước mặt Đấng có quyền đòi chúng ta trả lẽ.
G.I.2 LECTIO DIVINA
Lectio Divina là việc đọc đều đặn và cầu nguyện
Thánh Kinh. Việc đọc và suy gẫm Lời Chúa hàng ngày hay hàng tuần
đem lại nguồn lương thực nuôi dưỡng đời sống thiêng. Lectio
Divina và Khoa chú giải Thánh Kinh là hai bước biệt lập:
-
Chú giải Thánh Kinh giúp làm sao để thực sự đọc một bản
văn với sự chú ý và khách quan (nhằm sự hiểu biết chính xác)
-
Lectio Divina gợi lên lòng khao khát đọc toàn bộ Kinh
Thánh để khám phá và sống mỗi ngày một hơn sự phong phú bất tận
của Lời Chúa (nhằm sự biến đổi đời sống)
Đặt cuộc sống mình dưới sức mạnh của Lời Chúa là
bộc lộ thái độ của người môn đệ lắng nghe, của người tôi tớ vâng
lời, của Người Con đến để thi hành thánh ý của Cha.
Tiến trình LECTIO DIVINA:
·
Chuẩn bị (chọn bản văn)
·
Đọc bản văn
·
Suy niệm
·
Cầu nguyện
·
Chiêm ngắm
·
Biện phân
·
Chia sẻ với kẻ khác
·
Hành động (đáp trả)
G.I.3 Phụng Vụ Các Giờ
Kinh
Phụng Vụ Các Giờ Kinh là lời cầu nguyện của Hội
Thánh. Nhịp điệu và cấu trúc của nó không ngừng hướng con tim và
ý tưởng chúng ta về Chúa, Đấng là nguồn mọi thiện hảo.
Chúng ta không chỉ coi Phụng vụ các Giờ Kinh như
là một bổn phận bó buộc quan trọng, mà còn là một niềm vui và
vinh dự tiếp chuyện với Chúa, thay cho cả Giáo Hội và thế giới.
Ngày nay chúng ta được mời gọi cử hành PVCGK
cách cộng đồng cùng với các thành phần khác của Dân Chúa. Hãy
liệu làm sao cho mọi người được tham gia cách ý thức, tích cực
và sống động, nội tâm hóa lời kinh chứ không phải đọc cách máy
móc hời hợt.
Bỏ cầu nguyện là đánh mất mối dây liên lạc thân
tình với Chúa Kitô. Mối dây liên lạc nhân quả giữa cầu nguyện và
nhân đức, hay giữa sự khô khan của tâm hồn, thói xấu và những
tương quan cá nhân sai lạc. Và sớm hay muộn, thì sự đánh mất
tình thân thiết với Chúa cũng dẫn đến thảm họa: sụp đổ căn tính
tông đồ và rời bỏ đời tu.
G.I.4 Nguyện Gẫm
Nguyện gẫm là chiêm ngắm, suy nghĩ và nói chuyện
thân mật với Chúa. Chúa luôn giữ vai chủ động trong việc tỏ mình
ra với chúng ta lúc nào và thế nào tùy Ngài muốn. Còn chúng ta
có thể chủ động khi dùng mọi quan năng dẹp bỏ trở ngại để đón
tiếp Chúa, hoặc thụ động khi buông mình đi theo sự dẫn dắt của
Chúa Thánh Thần, quen gọi là nhiệm hiệp.
Nguyện gẫm là phương tiện rất cần thiết giúp ta
nên thánh. Công đồng Vaticanô II cũng như Giáo luật dạy phải
dành thời giờ hằng ngày cho việc nguyện ngắm.
Nguyện gẫm cá nhân hằng ngày là một thực hành cổ điển để chúng
ta được lớn lên trong đời sống thiêng liêng: chiêm ngắm Chúa để
rồi sống như Ngài, suy nghĩ với đầu óc của Chúa, nhìn thấy với
con mắt Chúa, yêu thương với trái tim Chúa, hành động bằng sức
Chúa.
Trong nhiều phương pháp nguyện gẫm của nhiều
trường phái linh đạo khác nhau, chúng ta có thể đi sâu vào một
phương pháp thích hợp; khám phá và hình thành cách thức riêng
của mình để nguyện gẫm cho có hiệu quả.
Hình thức cầu nguyện bằng trí khôn này là một
cuộc tìm kiếm đầy đủ và sâu xa sự hiện diện và hoạt động của
Thiên Chúa, như được mạc khải nơi các bản văn ta đọc. Ta đem hết
trí tưởng tượng, tình cảm, trí khôn và ý muốn để chiêm ngắm
những lời nói và việc làm của Chúa Giêsu trong Tin Mừng.
Những khám phá như thế dẫn tới những
biến đổi trong thái độ nội tâm và các động lực, ảnh hưởng đến
cách ứng xử và làm phong phú mối tương quan của ta với Chúa.
Nhờ vào bầu khí lắng nghe, trao đổi và khích lệ của các buổi gặp
linh hướng, ta có thể chia sẻ và đánh giá những niềm vui và
những khó khăn gặp phải, nhịp độ và những khám phá đã thực
hiện.
Nguyện gẫm phải là thời gian và nơi
chốn không gì có thể thay thế. Nó là một niềm vui và một trắc
nghiệm lòng trung thành với Chúa, trong sự hiện diện đầy yêu
thương của Ngài.
Sự khô khan không thể tránh khỏi và sa mạc là
những cuộc tập luyện tốt để khỏi dính bén các ảo tưởng cho rằng
mình trực tiếp nắm bắt được Chúa. Tuy nhiên, để giờ nguyện gẫm
được tập trung sinh hoa kết quả thiêng liêng, chúng ta có thể
kết hợp nhiều hoạt động: chiêm ngắm, đọc một đoạn Phúc Âm, ghi
chép…
Sau cùng, nguyện gẫm là nơi tiếp nhận và tái
khám phá Thiên Chúa, Đấng không ngừng tự hiến mình cho những ai
hằng tìm kiếm Ngài. Nhờ việc nguyện gẫm hằng ngày, ta hiệp thông
với Chúa và kín múc được nghị lực phục vụ tha nhân.
G.I.5 Sách Thiêng
Liêng
Cùng với Lectio Divina, phải kể đến
thực hành đọc đều đặn sách thiêng liêng của các Giáo phụ, cũng
như của các tác giả tu đức, cả cổ thời lẫn hiện đại, để có thể
làm quen trong đức tin sứ điệp Tin Mừng được các chứng nhân sống
động phiên dịch ra bằng chính cuộc sống và chuyển tải đến chúng
ta.
Sách thiêng liêng được coi là suối nguồn rất giá
trị giúp ta lớn lên trong tương quan với Thiên Chúa. Nó là một
con đường đức tin được chia sẻ trong kinh nghiệm của người khác.
Điều quan trọng là sống làm sao những gì mình đã đọc. Tốt hơn là
đọc ít đoạn rồi dừng lại để suy gẫm, thay vì đọc nhiều trang mà
không để cho những điều đã đọc giúp mình tương quan thân mật với
Chúa.
Các sách thiêng liêng cổ thời hay hiện đại đều
có thể giúp ta lớn lên trong đời sống thiêng liêng mỗi ngày.
Điều quan trọng không phải là đọc một bản văn, nhưng là tìm ra
từ bản văn ấy cái giúp phát triển các mối tương quan của con
người với Thiên Chúa, với chính mình, với tha nhân và với môi
trường sống thiên nhiên nữa. Có người nói rằng một ngày không
đọc sách như chưa rửa mặt. Sau khi đọc xong một cuốn sách, người
đọc sẽ trở nên khác trước, hoặc tốt hơn hoặc xấu hơn.
G.II Mầu Nhiệm & Nghi
Thức
G.II.1 Bí Tích Thánh Thể
Thánh Thể là nguồn suối và chóp đỉnh của đời
sống Giáo Hội,
và cũng là trung tâm đời sống và sứ vụ linh mục. Nhờ Thánh Lễ,
ta cử hành và tham dự vào lời cầu nguyện hiến tế của Chúa Kitô.
Thánh Lễ không chỉ là một lời đáp trả cá nhân
đối với tình yêu của Chúa Cha, nhưng là đại dương vô tận của
những lời cầu khẩn, ca khen và dâng hiến của Chúa Kitô. “Thánh
Thể nối kết trời với đất, ôm lấy và thấm nhuần tất cả tạo
thành.” Chúa Kitô được tôn thờ dù dưới dấu chỉ khiêm tốn của
miếng bánh vẫn là Đấng đã tự hiến chính mình vĩnh cửu cho Chúa
Cha và đã trở nên lương thực ban sức mạnh cho tín hữu (x. Câu
chuyện về Vua Tự Đức thời bắt đạo).
Dâng lễ sẽ được trọn vẹn với hiệp lễ.
Có nhiều hình thức khác nhau của việc tôn thờ
này: Thánh Lễ, viếng Mình Thánh Chúa ngắn ngủi, thờ phượng
thường xuyên, đêm thờ phượng, Giờ Thánh, chầu Thánh Thể liên
tục… Việc tôn thờ Thánh Thể thường xuyên giúp canh tân và xây
dựng các cộng đoàn Giáo Hội trên khắp thế giới. Việc tôn thờ này
mang lại nhiều nghị lực và hăng say cho các nhà truyền giáo, vì
Thánh Thể là dấu chỉ thường xuyên của tình yêu Thiên Chúa.
G.II.2a Bí Tích Sám
hối
Việc cử hành Bí Tích Hối Sám luôn là một cử
hành phụng vụ, ngay cả với hình thức riêng tư của nó. Thực hành
bí tích sám hối là một yếu tố trong đời sống cầu nguyện của cả
hai người, người xưng thú lẫn người nghe xưng thú.
Linh mục là thừa tác viên thường xuyên của Bí
tích Giải Tội. Ngài không chỉ đều đặn thực hành bí tích này, mà
còn cố gắng hiểu biết tốt hơn và cử hành nghiêm túc, vì bí tích
này cũng là một tập luyện tuyệt vời về nhân đức, đền tội…, là
trường tu đức không thể thay thế, là một sự trợ giúp thực sự
trên con đường đổi mới và thánh hóa.
Bí tích Hòa giải là một quà tặng, một khí cụ
quan trọng:
-
cho sự tái định hướng, thánh hoá và tăng trưởng thiêng
liêng,
-
đặc biệt nếu việc xưng tội không chỉ được coi là một nghi
thức,
-
mà đúng hơn là một cơ hội không chỉ để xưng tội, mà còn
để trao đổi với một cha giải tội và linh hướng có kinh nghiệm,
nhờ đó đạt tới một kinh nghiệm chữa lành và vui sống.
Việc linh hướng đều đặn là một bảo đảm khác
cho việc tái định hướng, tăng trưởng và phát triển đời sống
thiêng liêng trưởng thành của ứng sinh. Chủng sinh thường xưng
tội với cha linh hướng của mình, nhưng cũng có thể xưng tội với
các linh mục khác. Song cha linh hướng sẽ không chịu trách nhiệm
tòa trong của việc linh hướng liên quan đến các tội không được
xưng thú với ngài đó.
Thường chỉ xưng tội thôi không đủ, hối nhân
cũng cần được trao đổi giải quyết và như thế thấy được các gốc
rễ sâu xa hơn của lỗi phạm, cùng là cơ hội mở ra các viễn ảnh
tương lai. Lối xưng tội chia sẻ và đối thoại như thế cũng mang
lại một sự cởi mở lớn hơn trên cả chiều kích nhân bản và thiêng
liêng. Chính vị linh mục cũng được khích lệ rất nhiều trong một
kinh nghiệm như thế, nhờ đó ngài có khả năng giúp đỡ những người
khác trong cùng một đường lối hoặc tương tự. Linh mục giải tội
và linh hướng có thể vận dụng những kinh nghiệm này vì lợi ích
đào tạo mà không lỗi ấn tòa giải tội hay bí mật tòa trong khi
không nêu danh tánh hay các dữ kiện cụ thể. Nếu có đúng vào
trường hợp của mình, đương sự nên quảng đại cho phép việc vận
dụng ấy vì lợi ích của các linh hồn khác và cứ thản nhiên, đừng
dại dột phản ứng kiểu “thưa ông tôi ở bụi này.”
Bí tích hòa giải là một trong những quà tặng
đặc biệt của linh mục cho kẻ khác trong thừa tác vụ bí tích của
ngài, nhưng đồng thời nó cũng là khí cụ cho linh mục tăng trưởng
trong đời sống thiêng liêng và bác ái mục tử.
G.II.2b Giá trị của
việc xưng tội cá nhân
Cuộc đối thoại giữa hối nhân và cha giải tội
làm cho việc cử hành bí tích đáp ứng sít sao hơn với từng tình
huống cụ thể của hối nhân, với các lý do khác nhau sau đây của
hối nhân:
-
Nhu cầu hòa giải cá nhân và tái nhập vào tình bằng hữu
với Chúa nhờ nhận lại được những ơn đã mất do tội;
-
Nhu cầu tìm kiếm sự tiến bộ thiêng liêng: “Ta biết các
việc ngươi làm, nỗi vất vả và lòng kiên nhẫn của ngươi… vì danh
Ta. Nhưng Ta trách ngươi điều này: ngươi đã để mất tình yêu thuở
ban đầu. Vậy hãy nhớ lại xem ngươi đã từ đâu rơi xuống, hãy hối
cải và làm những việc ngươi đã làm thuở ban đầu. Bằng không, Ta
đến với ngươi, và Ta sẽ đem cây đèn của ngươi ra khỏi chỗ của
nó, nếu ngươi không hối cải.”
-
Đôi khi cần một sự biện phân thích đáng hơn về ơn gọi.
-
Trong nhiều trường hợp, không những cần mà còn khao khát
thoát khỏi tình trạng hờ hững thiêng liêng và khủng hoảng đời
tu, hầu có một lối giải quyết, một lối đi mới trong chính hoàn
cảnh cụ thể đang phải sống.
Trong cuộc đối thoại này phải tránh đề cập
trực tiếp đến đệ tam nhân. Phải rất cẩn thận và tế nhị trong các
câu hỏi để làm sáng tỏ hầu có biện pháp và lời khuyên thích ứng,
giúp hối nhân thay đổi lật sang một trang mới của cuộc đời. Có
ba thứ tội tối kỵ đối với linh mục kèm theo vạ tiền kết dành
riêng cho Tòa Thánh: Lỗi ấn tòa giải tội, khuyến dâm trong tòa
và giải tội cho đồng phạm.
Tương quan linh hướng là một tương quan khép
kín tay ba (Chúa Thánh Thần, người thụ hướng và vị linh hướng):
Điều mà vị linh hướng khám phá về người thụ hướng ở toà trong sẽ
không được tiết lộ ra ở toà ngoài. Dữ kiện này có cùng một qui
chế như ấn toà giải tội. Điều này không chỉ để bảo vệ người thụ
hướng, mà còn cống hiến cho họ sự tín nhiệm và tin tưởng rằng
điều gì họ đã bộc lộ ở tòa trong vẫn được giữ bí mật.
Chính niềm tín nhiệm và bảo đảm này mang lại sự chữa lành tận
gốc các căn bệnh.
G.II.2 Sùng Kính Mẹ
Maria
Mỗi người đều tự phát có lòng sùng kính sâu
xa Đức Trinh Nữ Maria với con tim chân thành. Lòng tôn sùng đích
thực được đặc trưng qua thái độ sống đơn sơ và khiêm tốn theo
gương của Mẹ, phát sinh từ việc chiêm ngắm mầu nhiệm Ngôi Lời
Nhập Thể.
Mẹ hướng dẫn chúng ta tới Chúa Giêsu, Đấng
đưa chúng ta đến với Chúa Cha. Mẹ chỉ cho chúng ta con đường
hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa, bởi vì Mẹ là người phụ nữ
được Thiên Chúa tuyển chọn để thực hiện chương trình cứu độ của
Ngài với tư cách là người đồng tham dự vào những biến cố tột
đỉnh của lịch sử cứu độ [Đức Mẹ Đồng Công].
Mẹ được kêu cầu là Mẹ của Hội Thánh và Mẹ của
mỗi người, nhất là đối với linh mục, vì khi trên thập giá, vào
lúc tột đỉnh của sứ mạng cứu độ nhân loại, Chúa Giêsu đã trao
phó Mẹ mình cho Gioan và ký thác Gioan cho Mẹ.
Chúng ta cũng hãy đón nhận Mẹ Maria vào trong nhà nội tâm và đời
sống linh mục của chúng ta.
Được sự che chở và hướng dẫn từ mẫu của Mẹ
nâng đỡ và tăng sức mạnh, chúng ta có thể nhìn thấy mọi mối
tương quan nhân loại và những nhu cầu tự nhiên của con người
trong các giai đoạn đời sống và sứ vụ linh mục của mình, bằng
đôi mắt mới, bằng trái tim và trí não mới, và luôn bước đi trên
con đường thánh thiện cần thiết.
Là linh mục, chúng ta cần tăng cường lòng
sùng kính Đức Mẹ. Sự hiện diện từ mẫu của Mẹ luôn là sự nâng đỡ
cho chúng ta. Mẹ đã luôn theo sát Chúa Giêsu Con Mẹ trong suốt
cuộc đời trần thế của Ngài cho đến dưới chân thập giá, và bây
giờ Mẹ vẫn tiếp tục đồng hành cùng chúng ta, nhất là trong những
lúc gặp thử thách đau khổ:
Mẹ ơi, Mẹ đã nêu gương,
Giúp con theo Chúa đau thương chớ rời !
Chúng ta hãy luôn nuôi dưỡng lớn mạnh thêm
mỗi ngày lòng sùng kính con thảo đối với Mẹ. Mẹ luôn đồng hành
với chúng ta và liên lỉ che chở chúng ta. Chúng ta hãy vào
trường Maria để học biết yêu thương và bước theo Đức Kitô trên
hết mọi sự. Trong trường của Mẹ Maria, chúng ta học biết đặt
Chúa Kitô vào chỗ nhất trong cuộc đời chúng ta, và học để hướng
tư tưởng cùng hành động của chúng ta theo Ngài: “Người bảo gì
thì hãy làm theo.”
Đúng vậy, nơi trường của Mẹ, chúng ta học
biết thinh lặng, biết lắng nghe và phục vụ khiêm tốn, đó là
những điểm mấu chốt của đời sống người môn đệ. Mẹ Maria sẽ giúp
chúng ta tiến sâu vào mối tương quan nhân vị và đích thực hơn
với Chúa Giêsu, để chúng ta yêu mến Ngài và làm cho Ngài được
yêu mến. Qua việc chiêm ngắm và lắng nghe Mẹ Maria, chúng ta sẽ
hiểu hơn sức mạnh nâng đỡ và biến đổi của ơn thánh Chúa.
Liên quan đến đời sống độc thân khiết tịnh
của linh mục đang “bị thế giới của thời đại chúng ta nghi ngờ
giá trị và cho là không thể giữ được”, Đức Phaolô VI cậy dựa
vào lòng sùng kính nồng nhiệt và tỏa sáng đối với Mẹ Maria.
Vâng, chọn lựa độc thân linh mục của chúng ta cần được đặt nơi
trái tim Mẹ Maria. Chúng ta hãy chạy đến cùng Mẹ, khi gặp khó
khăn trên con đường đã chọn. Là trinh nữ và là mẹ, Mẹ Maria hiểu
rất rõ trái tim chúng ta cần gì, và Mẹ biết làm thế nào để giữ
cho chúng ta được trung thành với lời cam kết linh mục của mình.
Chúng ta sẽ tìm được ẩn náu an toàn nơi người
Mẹ trên trời của chúng ta. Mẹ sẽ giúp chúng ta thăng hoa trái
tim và con mắt, để nhìn thấy Chúa ở trong và qua những người chị
em chung quanh chúng ta. Chúng ta kêu xin Mẹ bảo vệ và biến đổi
chúng ta và những ai thân thiết với chúng ta. Chúng ta sẽ không
bao giờ thiếu sự chở che, nâng đỡ của Mẹ. Nhờ lời chuyển cầu của
Mẹ, Chúa Thánh Thần sẽ gìn giữ sự độc thân thánh thiện của chúng
ta như Ngài đã làm cho Mẹ và Thánh Giuse.
Vì thế, hãy hướng con mắt và trái tim, với
niềm tín thác được đổi mới và lòng cậy trông con thảo, về Mẹ rất
yêu dấu của Chúa Giêsu và Mẹ của Hội Thánh, và hãy kêu xin sự
cầu bầu vạn năng và hiền mẫu của Mẹ cho mọi anh em linh mục
chúng ta. ĐTC Phaolô VI đã khuyên nhủ: “Anh em hãy hướng con
mắt và trái tim, với niềm tín thác được đổi mới và lòng cậy
trông con thảo, về Mẹ rất yêu dấu của Chúa Giêsu và Mẹ của Hội
Thánh, hãy kêu xin sự cầu bầu vạn năng và hiền mẫu của Mẹ cho
chức linh mục Công giáo.”
Có một việc thật đơn giản nhưng rất quan
trọng của lòng sùng kính Mẹ Maria là lần chuỗi Mân côi, một bản
Phúc Âm tóm tắt.
Cầu nguyện chuỗi Mân Côi là tham dự vào đời sống và sứ vụ của
Chúa Cứu Thế và của Đức Mẹ, Đấng đã trở nên mẹ của mỗi linh mục
cách đặc biệt. Mẹ dẫn dắt mọi người đến với Chúa Giêsu và Chúa
Giêsu sẽ đưa họ tới Chúa Cha. Đây hẳn là hành trình đức tin bảo
đảm chắc chắn nhất theo gương Đức Trinh Nữ Maria. Hãy khuyến
khích nhau giữ thói quen lần chuỗi, lần chuỗi một mình hoặc lần
chuỗi chung với người khác, vì chuỗi mân côi sẽ đốt nóng và làm
mạnh thêm mối giây ràng buộc giữa các con cái Chúa với nhau và
với Mẹ. Lời cầu nguyện này sẽ giúp chúng ta được mạnh mẽ hơn
trong đức tin, bền vững hơn trong đức ái, được niềm vui và kiên
trì hơn trong niềm hy vọng.
Theo gương mẫu và kinh nghiệm của Đức Gioan
Phaolô II, chúng ta nên tận hiến cho Mẹ với lòng tin tưởng yêu
mến, tìm trú ẩn nơi sự che chở thần thế của Mẹ, biết rằng trong
lúc khó khăn chúng ta cũng không bị bỏ rơi cô đơn, vì Mẹ sẽ nâng
đỡ ủi an chúng ta bằng sự dịu dàng từ mẫu của Mẹ. Ngài chia sẻ:
“Suốt cuộc đời tôi, “Totus Tuus - Tất cả bản thân con là của
Mẹ,” tôi đã cảm nghiệm rõ sự hiện diện đầy yêu thương của Mẹ. Mẹ
Maria đồng hành với tôi mọi ngày để giúp tôi chu toàn sứ vụ là
người kế vị Thánh Phêrô.”
Tôi đã mất mẹ sớm nên cũng cảm nhận và kinh
nghiệm được sự an ủi, che chở và đồng hành đầy yêu thương của Mẹ
Maria Lavang cho đời linh mục của mình:
Má mất nay được Mẹ thay,
Chuỗi đời côi cút bớt cay bớt buồn,
Nhất là đêm lạnh mưa tuôn,
Mưa tuôn ngoài phố mưa buồn trong tim.
Một người mẹ an ủi con rằng “Dù con lớn
bao nhiêu tuổi, con vẫn là con của mẹ; dù con có đi tới cùng
trời cuối đất thì lòng mẹ vẫn hằng theo con.” Mẹ Maria còn
làm hơn biết bao nhiêu cho các con linh mục của Mẹ, nhất là
trong những lúc gian nan khốn khó phần hồn phần xác:
Mẹ ơi, con Mẹ ngồi đây
Nỗi niềm tâm sự tỏ bày thân thưa
Mẹ hiền đã thấu cho chưa
Thử thách cay đắng liệu vừa sức con.
Hỏi rằng sao trả quá đắt?
Đồi cao thánh giá ai dắt ai dìu?
Dẫu rằng phải trả quá đắt,
Đồi cao thánh giá Mẹ dắt Mẹ dìu.
|
VỀ MỤC LỤC |
|
KHI THỬ THÁCH CHỚM NỞ HÃY NHỚ LỜI
THỀ THỦY CHUNG
|
Tác phẩm: Cẩm Nang Hạnh Phúc Gia Đình
Kitô - MỤC VỤ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Tác
giả: D. WAHRHEIT (Lm. Minh Anh, GP. Huế tổng hợp biên tập)
A21. KHI THỬ THÁCH CHỚM NỞ HÃY NHỚ
LỜI THỀ THỦY CHUNG
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành hôn
của nhà tỷ phú Mỹ, Henry Ford, có người hỏi ông đâu là công thức
để thành công trong đời sống hôn nhân. Ông trả lời: “Cũng
chính là công thức đã giúp tôi thành công trong kỹ nghệ chế tạo
xe hơi. Công thức đó là: Trung thành với một mẫu duy nhất”.
Sự thủy chung luôn luôn là chìa
khóa của sự thành công trong bất cứ địa hạt ngành nghề nào của
cuộc sống. Sự thủy chung ở đây dĩ nhiên phải gợi lên cho chúng
ta trước tiên sự kiên trì nhẫn nại trong việc đeo đuổi mục đích
mà mình đã đề ra.
Công thức trên đây phải được ưu
tiên áp dụng cho đời sống vợ chồng. Khi bắt đầu một ngành nghề,
người ta không buộc phải thề thốt trung thành với công việc đã
chọn. Nhưng trong bậc hôn nhân, đời sống vợ chồng phải đặt nền
tảng trên lời thề hứa thủy chung của hai người phối ngẫu. Giao
ước mà hai người ký kết với nhau chính là lời hứa thủy chung.
Với những đôi vợ chồng trẻ đang
bắt đầu chạm chán với những khó khăn trong cuộc sống hôn nhân.
Chúng tôi xin được nhắc lại với họ công thức trên đây: Thủy
chung và thủy chung đến cùng.
Lời thề hứa và tâm niệm ấy sẽ giúp
họ vượt qua được những thử thách trong cuộc sống và giúp họ xây
dựng được một cuộc hôn nhân thành công.
1.
Người ta thường nói đến những thử thách đầu đời của hôn
nhân, những thử thách đó có thể đến ngay sau khi đôi tân hôn vừa
chấm dứt tuần trăng mật. Sau khi thành hôn, cặp vợ chồng trẻ nào
cũng mong được gần gũi quấn quít bên nhau suốt ngày, nhưng thực
tế không cho phép họ tiếp tục mộng mơ. Cuộc sống hàng ngày với
bao tranh đấu đang chờ đợi họ. Và giờ đây, cả hai đều hiện
nguyên hình nguyên dạng với đầy đủ ưu khuyết điểm của mỗi người.
Trong suốt thời kỳ quen biết hẹn
hò với nhau, người thanh niên nghĩ rằng, người vợ tương lai của
mình là một người đàn bà lý tưởng, nàng không có những khuyết
điểm mà chàng đã nhận thấy nơi những thiếu nữ khác. Chàng nghĩ
rằng, nàng sẽ thành công ở những điểm mà người khác đã thất bại,
và cuộc sống chung với nàng sẽ là một bài ca vô tận.
Nhưng chỉ sau tuần trăng mật, khi
chạm với thực tế mỗi ngày, chàng đã bắt đầu nhận thấy nàng có
những tính nết không phù hợp với lý tưởng mà chàng đã ôm ấp
trước kia.
Dĩ nhiên, về phía người vợ trẻ,
nàng cũng có những nhận xét tương tự về chàng. Chàng không còn
giống như người thanh niên hào hoa đức độ mà nàng đã quen biết,
và cũng không bao giờ là người đàn ông mà nàng ước mơ.
Trong cố gắng giúp nhau, hai người
sẽ nhận xét cho nhau về những khuyết điểm của nhau. Nhưng mới
chập chững bước vào đời sống vợ chồng, không ai có thể tránh
được những vụng về. Những lời nhận xét ban đầu không mấy chốc
biến thành một cuộc ăn miếng trả miếng. Thế là những cuộc cãi cọ
to tiếng đầu tiên đã xảy ra. Và như loài thú nhai lại, mỗi người
sẽ tìm một chỗ thinh lặng nào đó để gặm nhấm nỗi đắng cay đầu
đời hôn nhân.
Trong đầu óc mỗi người, những nghi
ngờ có thể sẽ dấy lên: “Tôi có lầm lẫn khi bước vào cuộc hôn
nhân này không? Phải chăng tôi đã không chọn lầm người? Phải chi
tôi đã dành nhiều thời giờ hơn để suy nghĩ trước khi quyết định
lập gia đình!”. Sự khám phá ra nhau có thể đưa đôi vợ chồng
trẻ đến tâm trạng chán chường ấy.
2.
Với những đôi vợ chồng trẻ đang bắt đầu sống trong tâm
trạng ấy, chúng tôi xin được khẳng định rằng: Đó là một giai
đoạn cần thiết cho đời sống vợ chồng. Va chạm nào cũng đau đớn,
nhưng va chạm nào cũng cần thiết để giúp con người hiểu nhau
hơn. Một chiến thắng không khó khăn thường không phải là một
chiến thắng vinh quang.
Cũng thế, một cuộc sống hôn nhân
không có những va chạm, gây gổ, cãi cọ, chưa hẳn là một cuộc
sống hôn nhân hạnh phúc. Hầu hết các cặp vợ chồng đều thỉnh
thoảng gây gổ nhau, nhưng điều đó không nhất thiết có nghĩa là
họ không hạnh phúc. Có những người chồng hãnh diện tuyên bố
rằng: Sau bốn, năm năm chung sống với nhau, hai người không bao
giờ có lời qua tiếng lại. Thật ra, xét cho cùng, sở dĩ hai người
hoàn toàn đồng ý với nhau trong tất cả mọi sự có lẽ chỉ vì người
vợ không dám lên tiếng phản đối ý kiến của ông chồng mà thôi.
Thành ra, không cãi cọ, gây lộn với nhau chưa hẳn đã có nghĩa là
hoàn toàn hạnh phúc bên nhau.
Những đôi vợ chồng mới cưới thường
coi lần cãi cọ đầu tiên là một điều xấu. Thật ra, điều đó chỉ có
nghĩa là hai cá tính khác nhau, chưa hoà hợp với nhau mà thôi.
Đúng hơn, hai người chưa biết cách hoặc chưa tập luyện để chịu
đựng nhau trong những thử thách và nghịch cảnh. Lần cãi cọ đầu
tiên không hề ảnh hưởng đến lâu đài hạnh phúc của vợ chồng; trái
lại, nó giúp hai người biết nhau hơn.
Đối với hôn nhân cũng như những
giai đoạn khác trong đời người, những kết quả cuối cùng ra sao
là tuỳ ở trí khôn ngoan và sự cố gắng của con người. Khi hai
người phối ngẫu quyết tâm không bỏ qua điều gì khả dĩ đem lại sự
êm ấm trong gia đình, họ sẽ ít thất vọng. Tuy nhiên, cần phải
nhận thức rằng, tình trạng êm ấm ấy không phải ngẫu nhiên mà có
nhưng đòi hỏi nỗ lực không ngừng của cả hai người.
Người thanh niên nào cũng muốn hết
sức cố gắng để được kết duyên với người mình yêu. Vậy thì một
khi đã lập gia đình, tại sao người đó không cố gắng thêm nữa để
bảo đảm hạnh phúc lâu bền?
3.
Một trong những nguyên tắc cơ bản nhất để bảo đảm hạnh
phúc ấy, chính là lòng chân thành với nhau. Gia đình nào cũng có
thể gặp sóng gió. Nếu không biết xử lý khôn khéo, người ta dễ
gây hiểu lầm cho nhau. Nhưng không gì sai lầm bằng khi nghĩ
rằng, người ta có thể tránh được khủng hoảng bằng cách lừa dối
nhau. Khi sự lừa dối lộ diện thì niềm tin giữa hai người sẽ ngã
đổ. Về chuyện gia đình, chỉ có lòng chân thành mới giúp cho hai
người tôn trọng nhau, và sự tôn trọng nhau chính là nền tảng của
sự hoà thuận trong gia đình.
Vì hôn nhân là một sự kết hợp
trong đó mọi người có quyền ngang nhau, cho nên không thể có
hạnh phúc nếu mỗi người không duy trì cá tính của mình. Tuy
nhiên, điều đó không có nghĩa là mỗi người không nên nhìn nhận
những sai sót và khuyết điểm của mình. Nếu cần, hai người hãy
thành thật xin lỗi nhau. Như vậy, chắc chắn họ sẽ được tôn trọng
hơn là cố tâm bỏ qua một sự bất công.
Người Tây phương thường nói: vợ
chồng không nên đi ngủ với mối đố kỵ trong lòng. Thật thế, những
đố kỵ dù nhỏ bé đến đâu, nếu cứ dồn ép lại, sẽ dễ trở thành
những mối thù ghét mà sự ly dị cũng không dập tắt được.
Sự kết hôn không những không thay
đổi đột ngột những cá tính của đôi vợ chồng nhưng lại làm nổi
bật khuyết điểm của mỗi người. Nhưng đôi vợ chồng trẻ nên nhớ:
Cá tính là điều có thể uốn nắn, cải thiện; đồng thời, có thể kết
hợp thành một mối hài hoà.
4.
Cuối cùng, đôi vợ chồng trẻ nên nhớ, chính trước mặt Chúa
và Giáo Hội của Ngài mà họ đã thề hứa chung thủy với nhau. Lòng
chung thủy, do đó, không chỉ là một chuỗi những cố gắng duy trì
xây dựng của con người, nhưng còn là một thể hiện của lòng tin.
Nghĩa là sự thuỷ chung không chỉ là một cố gắng của con người
thể hiện cho nhau, mà còn là một cách sống niềm tin nơi Thiên
Chúa.
Chúng ta hãy xem Đức Piô XII mô tả
một gia đình Kitô kiểu mẫu như sau:
“Các
bạn sẽ thấy mọi người trong gia đình ấy quan tâm chu toàn bổn
phận của mình một cách hữu hiệu và ý thức. Mỗi người tìm cách
làm vừa lòng mọi người. Mọi người đều tìm cách thực thi công
bình, lòng thành thực, sự hiền lành, sự quên mình với nụ cười
trên môi và trong tâm hồn. Họ kiên nhẫn chịu đựng nhau, tha thứ
cho nhau và thể hiện sức mạnh trong giờ phút thử thách. Các bạn
sẽ thấy các bậc cha mẹ giáo dục con cái trong yêu thương và rèn
luyện các nhân đức.
Trong một gia đình như thế,
Thiên Chúa được tôn vinh và phục vụ một cách trung thành, tha
nhân được đối xử một cách tử tế. Các bạn có thể tìm thấy một nơi
nào đẹp đẽ và xây dựng hơn không?”.
|
VỀ MỤC LỤC |
|
CÔNG DỤNG CỦA CHẤT XƠ.
|
Chất xơ là
một hỗn hợp carbohydrates nằm trong màng tế bào của thực vật.
Có 2 loại
chất xơ:
- Loại không
hòa tan trong nước có trong các loại hạt nguyên trạng, vỏ các
loại hạt, rau, trái cây. Các chất này hút rất nhiều nước.
- Loại hòa
tan trong nước có trong rau trái, gạo đỏ, yến mạch oats, lúa
mạch (barley).
Nói chung, chất xơ
có nhiều trong:
- Lá xanh của các
loại rau. Cuống lá có nhiều xơ hơn rễ và củ;
- Thực vật tươi,
không chế biến
- Vỏ các loại hột và
vỏ rau trái cây;
- Hạt nẩy mầm ( giá
đậu).
Các chất này
đều không được tiêu hóa và có rất ít giá trị dinh dưỡng. Tuy
nhiên khi ăn vào thì chất xơ có một số tác dụng tốt được nhiều
người tin theo và khoa học thực nghiệm cũng phần nào đồng ý.
1- Chất xơ với
táo bón.
Vì không hòa
tan trong nước và khi được ăn với nhiều nước, chất xơ có thể là
môn thuốc an toàn và hữu hiệu để phòng tránh bệnh táo bón. Nó
làm mềm và tăng lượng phân để bộ tiêu hóa dễ dàng thải ra khỏi
cơ thể. Ngoài ra, khi vào đến ruột già, nó được vi sinh vật
tranh nhau ăn, tạo ra nhiều hóa chất có hơi (gas) . Các hơi này
kích thích ruột già làm người ta mót “đi cầu”. Một nhận xét cụ
thể là trâu bò ăn cỏ, rơm rất nhiều chất xơ nên phẩn rất to và
mềm.
2- Chất xơ với
bệnh viêm túi ruột già:
Trên vách
ruột già thường nổi lên những túi nhỏ tý tẹo, mà theo bác sĩ
Lauren V. Ackerman của đại học Nữu Ước thì hầu như người lớn nào
cũng có. Mỗi khi thức ăn bị ngưng đọng trong những túi đó thì
gây ra tình trạng viêm túi ruột già (diverticulosis).
Vì không hòa
tan trong nước, chất xơ có thể ngăn ngừa sự thành hình các túi
nhỏ đó bằng cách giảm thiểu sự táo bón và giảm sự căng phồng của
ruột già trong việc tống khứ chất phế thải.
Tại Western
General Hospital bên Ái Nhĩ Lan, người ta có thể ngăn ngừa sự
tái phát ở bệnh nhân mới giải phẫu bệnh viêm túi ruột bằng cách
cho ăn nhiều chất xơ.
3- Chất xơ với
ung thư ruột già:
Ung thư ruột
già hiện giờ đứng hạng thứ nhì trong các loại ung thư ở Mỹ và
gây tử vong cho nhiều chục ngàn người mỗi năm. Dinh dưỡng đã
được nhắc nhở đến như một cách để phòng ngừa bệnh này.
Viện Ung thư
Quốc gia Hoa Kỳ và nhiều tổ chức y tế công tư khác chủ trương và
khuyến khích bằng cách giảm tiêu thụ chất béo và tăng thực phẩm
có chất xơ. Các khuyến cáo này được kết quả của nhiều nghiên cứu
khoa học hỗ trợ.
Có hàng chục
cuộc khảo sát đã chứng minh chất xơ có khả năng phòng ngừa bệnh
ung thư ruột già. Một cuộc nghiên cứu ở bệnh viện Nữu Ước năm
1989 cho thấy là chất xơ ngăn chận sự xuất hiện của các mụn thịt
thừa (polyp) ở ruột già và hậu môn. Những mụn này có khuynh
hướng phát triển thành bướu ung thư.
Năm 1992, tờ
công báo của Viện Ung Thư Quốc Gia Hoa Kỳ cũng thông báo kết quả
một cuộc khảo sát rộng lớn cho thấy chất xơ giúp ngăn chận sự
sinh trưởng của các mụn tiền ung thư (precancerous polyp).
Viện Ung thư Quốc
Gia Hoa Kỳ, Hội Ung Thư Hoa kỳ khuyên nên dùng từ 25- 30 gr chất
xơ mỗi ngày.
4- Chất xơ với bệnh tim mạch:
Bác sĩ James
Anderson của Đại Học Y khoa Kentucky, Hoa Kỳ đã dành nhiều chục
năm nghiên cứu công dụng chất xơ với bệnh tim mạch và tiểu
đường.Theo ông ta, chất xơ nhất là từ lúa mạch, giảm cholesterol
bằng cách làm gan bớt chế tạo mỡ béo LDL và tăng HDL.
Nghiên cứu
của bác sĩ Hugh Trowell, Anh quốc, thấy là bệnh tim mạch ở quốc
gia này tăng đều cho tới năm 1939 rồi giảm trong thời kỳ chiến
tranh, khi mà vì hạn chế thực phẩm dân ăn nhiều lúa mỳ có nhiều
chất xơ. Sau thế chiến bệnh tim mạch lại gia tăng.
Một nghiên
cứu khác cho người tình nguyện ăn nhiều
bơ thì cholesterol lên rất cao, nhưng khi thêm chất xơ vào khẩu
phần thì cholesterol giảm xuống tới 20%. Cholesterol cao trong
máu đã được coi như nguyên nhân gây một số bệnh tim mạch và là
đề tài của nhiều nghiên cứu khoa học cũng như câu chuyện để nói
khi mọi người gặp gỡ.
5- Chất xơ với
bệnh tiểu đường
Tiểu đường là
một nhóm bệnh trong đó đường glucose ở máu lên cao. Bệnh này do
hoặc thiếu Insulin hoặc giảm tác dụng của Insulin trong cơ thể.
Bệnh rất phổ biến và đưa đến nhiều điệu không tốt cho sức khỏe,
khả năng làm việc, phẩm chất đời sống con người. Nó cũng ảnh
hưởng tới nền kinh tế quốc gia vì số bệnh ngày càng gia tăng,
người bệnh hoạn nhiều, rất tốn kém cho sự chăm sóc lâu dài.
Ngoài dược
phẩm, hướng dẫn dinh dưỡng và thay đổi nếp sống có thể giúp giữ
bình thường đường glucose trong máu. Dinh dưỡng rất công hiệu
lại rẻ tiền, an toàn.
Theo kết quả
các nghiên cứu của các bác sĩ James W. Anderson, thực phẩm có
chất xơ có nhiều khả năng bình thường hóa đường trong máu, giảm
đường sau bữa ăn, tăng công hiệu của Insulin. Theo ông ta, loại
chất xơ hòa tan trong nước rất công hiệu vì nó tạo ra một lớp
keo (gel) lỏng ngăn không cho đường hấp thụ vào ruột và có thể
làm giảm đường trong máu tới 30%.
Người mắc
bệnh tiểu đường cũng hay bị chứng
vữa xơ động mạch vì triglyceride lên cao. Bác sĩ Anderson cho
hay chất xơ có thể làm giảm loại mỡ này và mỡ xấu LDL và làm
tăng mỡ lành HDL.
Người bị phì
mập thường vì ăn nhiều, nhất là chất mỡ, mà lại không sử
dụng, nên năng lượng dư thừa tích tụ trong cơ thể. Tiết
chế ăn uống là điều cần thiết để giảm ký.
Phần nhiều
thực phẩm giàu chất xơ đều nghèo chất béo, không có chất dinh
dưỡng cho nên là món ăn lý tưởng cho những người muốn xuống cân.
Ngoài ra,
thực phẩm giàu chất xơ cần thời gian lâu hơn để ăn nhai, không
được tiêu hóa và hấp thụ ở bao tử, thường làm người ta no mau và
no lâu, do đó giảm nhu cầu ăn nhiều, một điều kiện để khỏi mập
phì.
Chất xơ thiên
nhiên có công hiệu hơn viên chất xơ.
7- Chất xơ với
bệnh ung thư vú
Một nghiên
cứu mới đây của Hội Sức Khỏe Mỹ Quốc (American Health
Foundation) ở thành phố Nữu Ước cho thấy là cám lúa mì (wheat
bran) rất giàu chất xơ không hòa tan trong nước, có khả năng
giảm thiểu lượng estrogen trong máu. Từ đó người ta suy đoán
rằng chất xơ trong cám lúa mì có thể giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh
ung thư vú. Các khảo sát về vấn đề này đang còn tiếp diễn
Kết luận
Mặc dù chất
xơ được coi như món quà thiên nhiên mà Thượng Đế tặng cho loài
người để tăng cường sức khỏe, như lời bác sĩ Denis Burkitt nói
cách đây từ hơn 30 năm, nhưng hầu như chúng ta không tận dụng
món quà đó.
Theo các nhà
chuyên môn, mỗi ngày nam giới nên tiêu thụ 30gr, nữ ít hơn: 21gr
chất xơ. Tuy nhiên nhiều người chỉ ăn rất ít. Có lẽ nhiều người
thấy rằng sự ích lợi của chất xơ mới chỉ được biết tới qua kết
quả quan sát cách ăn uống của dân chúng, trên các thử nghiệm chứ
chưa được khoa học chứng minh.
Trong khi đó,
theo thống kê, quý vị lão trượng dường như biết tới công dụng
của chất xơ cho sức khỏe nên rất năng dùng. Đó là nhờ ở kinh
nghiệm của tuổi già. Cho nên các vị này dùng nhiều rau, trái cây
để có nhiều chất xơ ngõ hầu sức khỏe được tốt lành hơn.
Mấy điều nên
nhớ khi định dùng thêm chất xơ:
- Coi xem
mình cần ăn bao nhiêu mỗi ngày rồi tăng dần dần chứ không nên ăn
quá nhiều ngay từ lúc ban đầu.
- Nhớ uống
thêm nước vì chất xơ hút nước rất mạnh.
- Dùng vừa đủ
với nhu cầu.
- Nên ăn
nhiều loại chất xơ khác nhau.
Bác sĩ Nguyễn Ý
Đức M.D.
Texas-Hoa Kỳ
www.bsnguyenyduc.com
|
VỀ MỤC LỤC |
MÈO
|
Có một câu
truyện vui nước ngoài với tựa đề “Nghỉ học vì con mèo tham ăn”,
nội dung như sau:
Để tăng tốc
trong kỳ thi cuối cấp, thầy giáo đã đưa ra một qui định: Không
ai được ra ngoài vì việc riêng, trừ việc đi vệ sinh mà thôi. Qui
định được ban bố và thi hành trong một tuần, ai nấy đều nghiêm
chỉnh chấp hành. Thế rồi một hôm, trong tiết của thầy giáo, một
cậu bé học sinh đứng lên và xin phép:
- Thưa thầy,
xin cho em ra ngoài ạ!
- Em ra ngoài
có việc gì không?
- Thưa thầy,
em xin ra ngoài để về nhốt con mèo nhà em lại.
- Việc đó có
quan trọng bằng việc học của em không?
- Thưa thầy,
nếu em không nhốt nó lại, chắc chắn em sẽ phải nghỉ học!
- Sao lại có
chuyện như thế? Em hãy giải thích tại sao lại phải nghỉ học?
- Thưa thầy,
nếu em không về nhốt con mèo nhà em lại, thì nó sẽ ăn hết thức
ăn mà mẹ đã nấu cho bố trưa nay. Nếu bố em về mà không thấy gì,
thì sẽ trách mẹ ở nhà không chu đáo. Mẹ chắc chắn sẽ cãi lại. Bố
sẽ bỏ đi vì chán nản, còn mẹ thì sẽ buồn bã. Sau đó, bố và mẹ sẽ
ly dị. Cuối cùng thì em sẽ bơ vơ, nên phải nghỉ học ạ.
Thầy giáo,
nghe xong lập luận của cậu bé học trò, cũng toát hết cả mồ hôi
hột, nên đành phải cho cậu bé ra ngoài.
(St).
Điểm qua tình
hình hiện hay, gã nhận thấy “dân số” dòng họ nhà mèo ngày càng
bị giảm đi một cách thê thảm và không chừng sẽ dẫn tới một cuộc
khủng hoảng trầm trọng, nhất là từ khi người ta quảng cáo rùm
beng cho món “tiểu hổ”. Tệ trạng bắt mèo đã có từ lâu, nhưng bây
giờ mới thực sự phát triển bằng những bước nhảy vọt khổng lồ.
Đoàn quân bắt mèo lùng sục khắp các hang cùng ngõ hẻm để mua
bán, đổi chác và…bắt trộm.
Toan Ánh,
trong cuốn “Ăn trộm và nghệ thuật bắt trộm”, đã kể lại chuyện
bắt mèo ngày xưa như sau:
“Bắt mèo ở
đây có nghĩa đen, tức là bắt trộm mèo của người khác. Kể ra thì
người ta bắt mèo làm gì? Ở nhà quê mèo vào nhà người ta còn cho
là một điềm xấu, nên mới có câu:
Mèo đến nhà
thì khó, chó đến nhà thì giàu.
Mèo hoang ở
nhà quê nhiều lắm và có khi ở tỉnh cũng nhiều. Nhà nào có nuôi
mèo, cũng chỉ nuôi một hai con cho nó bắt chuột là nhiều. Nếu
chẳng may có con mèo cái đẻ, người ta gọi cho bạn bè, hoặc cũng
có khi người ta mang ra chợ bán rẻ được đồng nào hay đồng ấy.
Ai đã có dịp
đi xe đò mà gặp một hành khách mang mèo, chắc cũng phải nhận
thấy là xe đò không chịu chở mèo vì sợ xúi quẩy.
Vậy mà có kẻ
đi bắt mèo, chúng bắt để làm gì? Xin thưa: Nguyên do là mấy năm
chiến tranh thực phẩm khan, các hiệu cơm tây lại thường phải
cung ứng cho khách ăn các món thỏ si-vê, mà thỏ thì kiếm không
ra, khách ăn lại cứ đòi ăn. Các ông chủ hiệu đành phải làm phép
biến hoá để có thể cho khách xơi. Các ông khách sành ăn, xơi
thịt mèo, lại cứ cho là thịt thỏ, thấy nó vẫn ngon thơm, có khi
thịt lại thấy bùi hơn món thỏ các ngài vẫn xơi ở nhà. Các ngài
cho là đầu bếp ở hiệu nấu khéo và các ngài đã xơi thịt thỏ
chính cống rồi.
Cũng vì các
ngài khách sành ăn này mà các hiệu ăn phải đi kiếm mèo
nhiều để có thịt thỏ bán cho khách. Chỉ oan cho lũ mèo! Và cũng
do đó có nạn ăn trộm mèo ở nhà quê và ở cả tỉnh nữa.
Ngay tại
Saigon, trước đây đã có bọn đi bắt mèo để bán cho các hiệu ăn,
và các ngài sành ăn ở Saigon chắc chắn cũng đã xơi nhiều món
thỏ chính cống nấu bằng thịt mèo rồi.
Muốn bắt mèo,
bọn ăn trộm mèo lấy thức ăn mà dử. Trong khi mèo mải ăn, chúng
chụp cho vào bị, hoặc cũng có khi chúng rật thòng lọng cho vào
lồng.
Bắt mèo không
nguy hiểm, vì thường những chủ nuôi mèo cũng ít khi để ý tới mèo.
Người nuôi mèo không thấy mèo về, cho là nó đã đi đâu mất, không
ai ngờ nó bị bắt trộm. Không có con mèo này thì nuôi con mèo
khác, xin đâu chẳng được mèo con.
Bọn đi bắt
mèo chỉ bắt những con mèo lớn vì các hiệu ăn cũng chỉ dùng những
con mèo lớn để nấu giả làm thịt thỏ.
Chiến tranh
xong, thỏ dễ mua, nhưng bọn đi bắt mèo vẫn không bỏ nghề, vì giá
thỏ đắt hơn giá mèo, mà khách sành ăn xơi thịt mèo lại vẫn cứ
khen ngon, thì các hiệu ăn vẫn cần mua mèo.
Mèo chết thay
thỏ và bọn bắt mèo vẫn sống!”
Còn tác giả
Lữ Khách trên “Giai phẩm xuân Tân Mão 2011” của báo Kiến Thức
Ngày Nay đã viết về món “tiểu hổ” ngày nay như sau:
“Vùng quê tôi
có câu: “Dê núi Ninh Bình, cầy tơ Nam Định, tiểu hổ Thái Bình”.
Chẳng biết từ bao giờ, quê lúa Thái Bình đã trở thành trung tâm
của thịt mèo, cũng chẳng biết căn cứ vào sách vở nào, thịt “tiểu
hổ”, (thịt mèo) luôn được quí ông khẩu truyền và tâm đắc như một
món ăn quí, có tác dụng “bổ âm bổ dương, bổ giường bỏ chiếu”.
Các quan nhậu
ở trung tâm thành phố Thái Bình không cần treo biển hiệu rầm rộ,
chỉ cần nhốt vài con mèo ngoài cửa, rồi làm thịt ngay trên vỉa
hè là khách nhậu ùn ùn kéo tới. Giá “tiểu hổ” gấp đôi món cầy
tơ, nên các chủ quán sẵn sàng bỏ nghề cũ, mỗi đêm chỉ cần thịt
chừng mươi chú mèo là sống khoẻ re…
Ăn thịt mèo
chưa đủ, còn phải uống rượu mật mèo với giá 10.000đ/xị mới bảo
đảm thành “đại sự”. Nghe đâu mật mèo cũng chẳng kém gì mật gấu,
mật bò tót. Chủ quán đon đả với thực khách: “Mật gấu bây giờ là
mật gấu nuôi nên lạt nhách. Bò tót thì tuyệt chủng hết rồi, nên
phải dùng mật bò nhà làm giả. Bởi vậy, chỉ có mật mèo là nguyên
chất nhất. Mà uống mật nó thì có khác gì mật hổ đâu, nó là tiểu
hổ mà”. Ai cũng gật gù tán thưởng.
Nếu muốn tác
dụng nhanh chóng và hiệu quả rõ ràng hơn, tốt nhất là uống rượu
có ngâm bào thai mèo. Đắt giá nhất là “cao tiểu hổ” với giá
700-800 ngàn đồng/lạng, ngâm theo công thức 2 lít rượu/100g cao.
“Tiểu hổ” là sư phụ của “Đại hổ, nên rượu “tiểu hổ cốt” uống vô
là “bách bệnh tiêu tán, vạn bệnh tiêu trừ!?”…
“Tiểu hổ”
cũng đã theo chân người miền Bắc tha phương tới miền Nam. Tôi đi
trên đường Lê Hồng Phong, thành phố Nha Trang, thấy đã có nhiều
quán treo biển “tiểu hổ 9 món”, “meo…meo”… Ở Saigon, món đặc sản
này cũng đã cắm dùi ở Gò Vấp và nhiều nơi khác.
Có cầu ắt có
cung, để bảo đảm “hậu cần” cho hàng chục ngàn quán nhậu lớn nhỏ,
đã hình thành mạng lưới thu mua, vận chuyển, đại lý hoàn chỉnh.
Có những đoàn quân đông đảo do lực lượng chuyên rong mua chó
“kiêm nhiệm”, đi khắp các xóm làng hẻo lánh với câu rao: “Ai có
mèo đực theo cái, mèo gái theo trai…bán – mua”. Miền Bắc cạn
nguồn, đoàn quân này “Nam tiến”, từ mua bán đến đổi xoong nhôm,
kể cả bắt trộm. Chưa ai thống kê được mỗi ngày có bao nhiêu chú
mèo lên bàn nhậu, nhưng cứ nhìn số lượng mèo bị giết ở những
hàng quán tại các tỉnh, thành phố lớn, có thể ước tính cứ 24 giờ
trôi qua, cả ngàn kiếp mèo được giải thoát để phục vụ cho “mục
đích cao cả” của quí ông.
Thịt mèo ngon
bổ đâu chưa biết, nhưng có lẽ cần đưa thêm chút thông tin sau:
Một chuột đồng trong vòng 1 năm có thể sinh 80 chuột con, và cứ
2 tháng lại có 1 thế hệ chuột tham gia sinh sản. Mỗi năm, một
đôi chuột có thể trực tiếp và gián tiếp cho “ra lò” 2.160 con
chuột. Và nếu cánh đồng có 1.000 con chuột, thì mỗi ngày sẽ đẻ
thêm 6.000 con. Vắng bóng mèo, chuột sẽ hoành hành”. Lúc bấy giờ
đại hoạ sẽ xảy ra cho bàn dân thiên hạ”.
Khoa học cũng
như lịch sử đã cho thấy sự thực là như vậy. Một nhà sinh vật học
nổi tiếng người Anh, khi nghiên cứu nguyên nhân mất mùa của cây
cải dầu, đã kết luận là do số mèo giảm theo cơ chế như sau: Mèo
giảm, thì chuột tăng; chuột tăng sẽ phá tổ ong làm cho ong giảm;
ong giảm thì việc thụ phấn cho hoa cải dầu cũng giảm, và thế là
dẫn tới mất mùa.
Vào thời
Trung cổ, ở châu Âu đã từng xảy ra dịch hạch lớn, cướp đi 20
triệu mạng sống, tương đương với 60% dân số lúc bấy giờ. Nguyên
nhân là do người châu Âu lúc đó cho rằng mèo là tay chân của phù
thuỷ, nên phải tận diệt, nên tạo cơ hội cho giống chuột châu Phi
hoành hành, mang lại thảm hoạ cho loài người. Chính vì vậy mà
mèo dần dần được phục hồi danh dự.
Đối với người
Việt Nam, mèo không phải chỉ là con vật thân thương và gần gũi
với con người, được nuôi trong nhà để bắt chuột, mà hơn thế nữa
mèo còn là một trong số rất ít những con vật được dùng làm hình
ảnh tượng trưng cho con người, thậm chí còn được đồng hoá với
con người. Gã xin được kể ra như sau:
Trước hết, mèo được dùng làm hình ảnh tượng trưng cho con gái.
Sở dĩ như vậy
là vì giữa con gái và con mèo có nhiều điểm rất giống nhau. Thực
vậy, trong một cuộc hội thảo bàn tròn chung quanh vấn đề này,
những anh con giai đã nhao nhao phát biểu ý kiến.
Anh thì bảo:
- Con gái
bình thường rất ư là hiền lành, thậm chí còn nhõng nhẽo với mình
bằng đôi mắt nai long lanh. Nhưng khi bức tức ấy hả? Con gái
cũng giống như con mèo: gầm gừ, xù lông, không chừng còn nhe
răng, làm cho mình, như chú chuột nhắt, hết sức sợ hãi, chỉ thầm
mong sao thoát khỏi móng vuốt của nàng mà thôi. Cãi lời là bị
lườm nguýt thấu đến tận tim gan phèo phổi. Lơ mơ là còn bị ăn
đòn nữa chứ!
Anh thì nói:
- Con gái
cũng giống như con mèo, khi kêu meo meo thì thật dễ thương,
nhưng động vào là nó cào cho chết luôn. Và khi bị con gái cào
thì chẳng khác chi bị mèo cào vậy!
Anh thì xác
quyết:
- Con mèo rất
hay ăn vụng và con gái cũng rứa. Hễ nhìn thấy cái gì ăn được,
thì thế nào cững phải đưa tay bốc.
Anh thì cho
rằng:
- Con mèo là
chúa lười và hay ngủ dạy muộn. Con gái cũng giống như vậy.
Sau cùng một
anh đã nhận xét:
- Con mèo và
con gái đều hay nói “meo”. Chẳng hạn khi kiến bò bụng thì con
gái thường nói với con trai: Tớ đói meo rồi đó. Có phải vì vậy
mà con mèo bắt chước con gái, cứ suốt ngày kêu meo meo!
Tiến đến, mèo được đồng hoá với bồ
nhí.
Có lần gã đã
hỏi một ông thầy người Pháp:
- Tiếng Việt
đối với ngài dễ hay là khó?
Ngài bèn trả
lời:
- Tôi là
người Pháp, nếu học tiếng Ý, hay tiếng Tây Ban Nha thì chỉ mất
có ba bốn tháng. Nếu học tiếng Anh thì chỉ mất sáu bảy tháng.
Nếu học tiếng Đức thì chỉ mất hơn một năm. Nếu học tiếng Do Thái
thì chỉ mất hai năm. Nếu học tiếng Tàu thì chỉ mất ba năm. Còn
học tiếng Việt ấy hả. Đã mất bốn năm rồi mà vẫn chưa ăn thua gì.
Thậm chí đã viết ra giấy, thế mà khi đọc lên, thiên hạ vẫn cứ
cười ồ!
Cũng vì thế
mà ngày xưa, các vị cố Tây qua Việt Nam để truyền đạo, tiếng
Việt của các ngài không được thông thạo cho lắm, nên nhiều khi
đã gây ra những hiểu lầm, buồn cũng có mà vui cũng có, thậm chí
còn cười ra cả nước mắt cũng có. Đặc biệt là câu chuyện mà tôi
thường được nghe kể sau đây:
Có một chàng
thanh niên, khi vào xưng tội với vị cố Tây, anh ta đã nói rằng:
- Thưa cha,
con đã có một vợ và hai đứa con thơ, con rất thương vợ và thương
các con của con, nhưng mà con đã phạm một tội nặng lắm cha ạ!
Vị cố Tây bèn
an ủi:
- Chúa nhân
từ, con cứ việc xưng.
Chàng thanh
niên lắp bắp:
- Dạ thưa
cha, con đã có vợ mà lại còn có mèo nữa ạ!
Vị cố Tây bèn
ôn tồn nói:
- Có mèo thì
sao? Cha cũng có mèo mà!
Cái rắc rối
mà vị cố Tây này không “ngộ” ra được: Mèo có khi chỉ là một con
vật, có khi lại là một con người, và nó được đồng hoá với “bồ
nhí”. Vậy thế nào là bồ nhí?
Trước hết bồ
có nghĩa là phe cánh, chẳng hạn như khi đánh bạc, người ta
thường cặp bồ, hay bắt bồ mí nhau. Còn trong ngôn ngữ dân gian,
thì bồ có nghĩa là bạn thân. Riêng trong mối liên hệ giữa đờn
ông và đờn bà, giữa con giai và con gái, bồ còn có nghĩa là
người tình hay người yêu.
Tiếp đến là
chữ nhí. Nếu gã không lầm thì chữ nhí, dưới một góc cạnh nào đó,
cũng đồng nghĩa với chữ nhỏ. Lê văn Đức trong “Việt Nam Tự điển”
còn chua thêm một nghĩa nữa cho chữ nhí, đó là lẳng lơ và liến
xáo, chẳng hạn như nhí nhảnh
Tuy nhiên, có
bồ, có người tình hay có người yêu thì khác với có mèo hay có bồ
nhí. Bởi vì loại có trên thường là công khai, hợp pháp và mang
nhãn hiệu trình tòa hẳn hoi, còn loại có dưới, thì bao giờ cũng
thầm lén, vụng trộm, chui lủi và bất hợp pháp.
Theo các nhà
tâm lý, thì đối với một số những người đờn ông đã lập gia đình,
thì thích “có mèo” hay có “bồ nhí” là một khuynh hướng bẩm sinh,
khó mà cưỡng lại được. Ngay cả những ông chồng “siêu tốt” cũng
phải trầy da tróc vẩy, thế mà chưa chắc đạt được điểm cao cho
môn đạo đức hôn nhân. Một công ty thám tử tư, sau nhiều dịch vụ
rình mò, đã hùng hồn công bố kết quả của họ là 99% đàn ông đã
kết hôn vẫn có hay vẫn thích có bồ nhí. Đàn ông 18 tuổi, thì tìm
kiếm một cô gái cùng trang lứa, năm 40 tuổi các chú này vẫn yêu
cô gái 18, và cho đến năm 60 hay 70 các cụ này vẫn không thay
đổi lập trường, trước sau như một, vẫn chọn cô gái 18 nếu có thể.
Đàn ông là như thế. Họ khó chung thuỷ với bà xã, nhưng luôn
chung thuỷ với bản thân mình.
(Đẹp).
Vậy tại sao
các ông chồng lại thích có mèo, hay ưa có bồ nhí? Xin thưa chỉ
vì bồ nhí thì giống mèo và mèo thì cũng giống bồ nhí. Gã xin đưa
ra một vài điểm của sự giống nhau ấy.
1- Mèo ít khi gầm gừ, nhe
răng hay dương móng vuốt, trái lại luôn dịu dàng kêu meo meo
nghe thật êm tai. Bồ nhí cũng vậy, ít khi cáu gắt hay quát tháo
ầm ĩ, nhưng luôn âu yếm, thật êm dịu và dễ chịu.
2- Mèo bao giờ cũng sạch sẽ.
Bồ nhí cũng vậy, lúc nào cũng thơm tho.
3- Mèo thích được mơn trớn.
Bồ nhí cũng vậy, ưa được vuốt ve và thường xuyên nũng nịu.
4- Mơn trớn mèo mang lại cảm
giác mềm mại. Bồ nhí cũng vậy, vuốt ve bồ nhí làm cho sung sướng.
5- Mèo ăn uống nhỏ nhẹ. Bồ
nhí cũng vậy, ăn uống rất từ tốn, có nghĩa là bồ nhí nhiều khi
ăn rất từ từ, nhưng lại vô cùng tốn kém, thế mà ông xã vẫn cứ
cho là chuyển nhỏ, không đáng kể.
6- Mèo biết tỏ ra vâng lời.
Bồ nhí cũng vậy, luôn cưng chiều khiến ông xã tưởng mình là chúa
tể sơn lâm.
7- Nếu chẳng may bị mèo cào,
thì chỉ xót xa tí chút. Cũng vậy, nếu chẳng may bị bồ nhí giận
hờn, thì cũng chỉ thêm thi vị cho cuộc sống mà thôi.
Càng suy nghĩ,
chúng ta càng tìm ra được nhiều điểm giống nhau giữa mèo và bồ
nhí. Cũng chính vì vậy mà các ông chồng, vợ con đàng hoàng, thế
mà vẫn cứ thích có mèo, vẫn ưa đèo bòng bồ nhí. Đối với các
chuyên gia trong lãnh vực gỡ rối tơ lòng, thì đây chỉ là chuyện
thường ngày ở huyện, nhưng đối với các bà xã, thì đây quả là một
hung tin, bởi vì khi dựng nên người đàn bà, Thượng đế đã cài đặt
sẵn trong tâm can tì phế của họ một chương trình ghen và đánh
ghen, như Hoạn Thư đã từng phân bua:
- Rằng tôi
cũng thể đàn bà,
Ghen tuông
thì cũng người ta thường tình.
Cac bà vợ bị
phản bội luôn cần đến một quân sư quạt mo, giúp họ những phương
thế “trị mèo”, nhưng tại các trung tâm tư vấn, họ chỉ nhận được
những lời khuyên chung chung, chẳng hạn như phải bình tĩnh và
sáng suốt, phải biết tự trọng và cư xử cho có văn hoá. Nhưng làm
sao có thể đàng hoàng với những kẻ đã không đàng hoàng với mình
bây giờ đây?
Tuy nhiên, sự
quyết định của các bà vợ, hành động mà các bà định làm, sự ra
tay hay xuất chiêu của các bà mới thực sự quan trọng, ảnh hướng
sâu xa tới kết quả: Một là sẽ đưa các ông chồng “trở về mái nhà
xưa” cách an toàn, hai là vợ chồng sẽ ca bản đường ai người ấy
đi vì tình nghĩa đôi ta chỉ có thế mà thôi.
Làm sao trị
được mèo bây giờ đây?
Gã Siêu
gasieu@gmail.com
|
VỀ MỤC LỤC |
|
- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến,
bài vở..., xin gởi về địa chỉ
giaosivietnam@gmail.com
- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:
Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục
vụ của Giáo sĩ; Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các
Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn
gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực
Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh
vực; Mỗi Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức
Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và
Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)
- Quy vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại
www.conggiaovietnam.net
Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị
Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã
sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác
nhau.
TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam
Lm. Luca
Phạm Quốc Sử
USA
|
|
*************
|
|