NHỮNG CHỨNG NHÂN TIN
MỪNG
(tiếp
theo) |
TÔNG HUẤN "GIÁO HỘI TẠI Á CHÂU" (ECCLESIA IN ASIA)
Nguồn: http://www.simonhoadalat.com
CHƯƠNG VII
NHỮNG CHỨNG NHÂN TIN
MỪNG
(tiếp
theo)
Người Giáo Dân
45. Như
Công đồng Vatican II chỉ rõ, ơn gọi của người giáo dân đặt họ hoàn toàn vào
trong thế gian, để họ chu toàn những công tác đa dạng nhất, và chính nơi đây mà
họ được mời gọi truyền bá Tin Mừng Đức Giêsu Kitô (219). Do ân sủng và ơn gọi
do bí tích Rửa Tội và Thêm sức, tất cả giáo dân là thừa sai; và sân khấu hoạt
động tông đồ của họ là thế giới mênh mông và phức tạp, gồm có chính trị, kinh
tế, kỹ nghệ, giáo dục, truyền thông, khoa học, kỹ thuật và thể thao. Trong
nhiều nước tại Á Châu, người giáo dân đã phục vụ như những nhà truyền giáo thực
thụ, tiếp xúc những người bạn Á Châu, những người có lẽ chưa bao giờ gặp được
hàng giáo sĩ và tu sĩ (220). Tôi thay mặt toàn thể Giáo Hội bày tỏ lòng biết ơn
với họ, và tôi khuyến khích tất cả những người giáo dân nhận lấy vai trò riêng
của mình trong đời sống và sứ mạng của Dân Chúa, như là những chứng nhân cho
Đức Kitô ở bất cứ nơi nào họ hiện diện.
Bổn phận của các vị Chủ Chăn là bảo đảm cho người
giáo dân được huấn luyện thành người rao giảng Tin Mừng, có khả năng đương đầu
với các thách thức của thế giới ngày nay, không phải với sự khôn ngoan và hiệu
năng thế gian, nhưng với tâm hồn được đổi mới và được vững mạnh bằng chân lý
Đức Kitô (221). Khi làm chứng cho Tin Mừng trong mọi lãnh vực của đời sống xã
hội, người giáo dân có thể đóng vai duy nhất trong việc nhổ tận gốc sự bất công
và áp bức, và để làm được vậy họ phải được huấn luyện cách thích hợp. Để đạt
tới mục đích đó, tôi hiệp ý với các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng mà đề nghị thiết
lập, ở cấp giáo phận hay quốc gia, những trung tâm huấn luyện người giáo dân,
để chuẩn bị người giáo dân thi hành công tác truyền giáo của họ như những chứng
nhân cho Đức Kitô tại Á Châu ngày nay (222).
Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng quan tâm hơn hết đến
sự kiện Giáo Hội phải là một Giáo Hội cho mọi người tham gia, nơi đây không một
ai bị loại trừ, và các ngài xét rằng sự tham gia rộng rãi hơn của người nữ
trong đời sống và sứ mạng của Giáo Hội tại Á Châu, là một nhu cầu thúc bách
cách đặc biệt. "Người nữ có khả năng hết sức đặc biệt trong việc chuyển
trao đức tin, đến nỗi chính Đức Giêsu kêu gọi tới khả năng đó trong việc rao
giảng Tin Mừng. Đó là điều đã xảy ra với người phụ nữ xứ Samari mà Đức Giêsu
gặp tại giếng nước Giacóp: Chúa chọn bà để phổ biến, lần đầu tiên, đức tin mới
trong vùng đất không phải là Do Thái" (223). Để nâng cao việc phục vụ của
họ trong Giáo Hội, phải tạo ra nhiều điều kiện thuận tiện hơn cho người nữ theo
học những khoá thần học và những lãnh vực khác; và người nam trong các chủng
viện hay các cơ sở đào tạo cần được dạy cho biết nhìn người nữ như là những
người cộng tác trong việc tông đồ (224). Phải để người nữ tham gia, cách hiệu
quả hơn, vào các chương trình mục vụ, những Hội Đồng Mục Vụ cấp giáo phận và
giáo xứ, và các Thượng Hội Đồng giáo phận. Những khả năng và phục vụ của người
nữ trong lãnh vực chăm sóc sức khỏe, giáo dục, chuẩn bị người tín hữu nhận lãnh
các bí tích, xây dựng cộng đồng và kiến tạo hoà bình cần được nhìn nhận đầy đủ
hơn. Như các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng ghi nhận, sự hiện diện của người nữ trong
sứ vụ tình yêu và phục vụ của Giáo Hội, góp phần to lớn để đem Đức Giêsu hay
thương xót, Đấng chữa lành và hoà giải, đến với dân Á Châu, đặc biệt là đối với
người nghèo và người bị loại trừ (225).
Gia Đình
46. Gia
đình là chỗ bình thường để giới trẻ lớn lên tới độ trưởng thành cá nhân và xã
hội. Gia đình còn là nơi mang lấy gia sản nhân loại, bởi vì nhờ gia đình mà sự
sống truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Gia đình chiếm một chỗ rất quan
trọng trong nền văn hoá Á Châu; và, như các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng ghi nhận,
các giá trị gia đình như lòøng hiếu thảo, tình yêu và sự chăm sóc người già cả
và bệnh hoạn, tình yêu đối với trẻ nhỏ và sự hài hoà, rất được quý trọng trong
mọi nền văn hoá và truyền thống tôn giáo Á Châu.
Theo cái nhìn kitô giáo, gia đình là "Giáo Hội
tại gia" (226). Gia đình kitô hữu, cũng như Giáo Hội xét chung, phải là
một nơi mà chân lý Tin Mừng là luật sống và là ân huệ mà các thành viên trong
gia đình mang đến cho cộng đồng rộng lớn hơn. Gia đình không đơn thuần là đối
tượng chăm sóc mục vụ của Giáo Hội, gia đình còn là một trong những thành viên
hữu hiệu nhất của việc rao giảng Tin Mừng. Các gia đình Kitô hữu ngày nay được
kêu gọi làm chứng cho Tin Mừng trong những thời gian và hoàn cảnh khó khăn, khi
chính gia đình bị một loạt những quyền lực đe dọa (227). Muốn trở nên tác nhân
rao giảng Tin Mừng trong một giai đoạn như thế, gia đình Kitô hữu cần phải trở
nên thật sự là "Giáo Hội tại gia", sống ơn gọi Kitô hữu cách khiêm
tốn và trong tình yêu.
Như các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng chỉ rõ, điều này
có nghĩa là gia đình phải tham gia cách tích cực vào đời sống giáo xứ, chia sẻ
các bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể và bí tích Sám Hối, và dấn thân phục vụ
kẻ khác. Điều đó cũng có nghĩa là cha mẹ phải cố gắng làm sao, trong những khi
gia đình tụ tập lại, có thời gian để cầu nguyện, đọc và suy niệm Kinh Thánh, cử
hành những nghi lễ xứng hợp do cha mẹ chủ sự, và có những giải trí lành mạnh.
Điều đó sẽ giúp gia đình Kitô hữu trở nên trung tâm của việc Phúc âm hoá, nơi
mà mỗi thành viên cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa và truyền nó sang cho kẻ
khác (228). Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng cũng nhìn nhận các trẻ em có vai trò
trong việc Phúc âm hoá, vừa ở gia đình của chúng vừa ở trong cộng đồng rộng lớn
hơn (229). Vì xác tín "tương lai thế giới và Giáo Hội thông qua gia
đình" (230), một lần nữa tôi đề nghị nên học hỏi và đem ra áp dụng những
gì tôi đã viết về chủ đề gia đình trong Tông Thư Familiaris Consortio,
được ban hành sau Đại Hội khoáng đại thường kỳ của Thượng Hội Đồng các Giám Mục
năm 1980.
Giới Trẻ
47.
Các
Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đặc biệt nhạy cảm với chủ đề giới trẻ trong Giáo Hội.
Nhiều vấn đề phức tạp mà giới trẻ bây giờ đang đương đầu, trong thế giới Á Châu
đang đổi thay, thúc giục Giáo Hội nhắc giới trẻ nhớ đến trách nhiệm đối với
tương lai của xã hội và Giáo Hội, khuyến khích và nâng đỡ giới trẻ ở mọi giai
đoạn để bảo đảm rằng họ đã saün sàng đón nhận trách nhiệm này. Giáo Hội trao
ban cho giới trẻ chân lý Tin Mừng như là một mầu nhiệm đem lại niềm vui và giải
phóng; mầu nhiệm mà họ phải học hỏi, sống và chia sẻ với niềm xác tín và can đảm.
Nếu giới trẻ phải trở nên những tác nhân hữu hiệu
của việc truyền giáo, thì Giáo Hội cần cung ứng cho họ sự chăm sóc mục vụ xứng
hợp (231). Đồng ý với các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng, tôi khuyên bảo rằng, nơi
nào có thể, mỗi giáo phận tại Á Châu phải chỉ định các tuyên úy giới trẻ hay
lãnh đạo, để cổ võ việc huấn luyện thiêng liêng và việc tông đồ của giới trẻ.
Các trường công giáo và các giáo xứ giữ vai trò trọng yếu trong việc cung ứng
nền huấn luyện toàn diện cho giới trẻ, bằng cách tìm phương thế hướng dẫn chúng
trên con đường làm môn đệ thật sự và làm phát huy nơi chúng những đức tính nhân
bản mà sứ vụ đòi hỏi. Những tổ chức tông đồ giới trẻ và những câu lạc bộ giới
trẻ có thể là nơi thuận tiện để cảm nghiệm tình bạn kitô hữu, rất quan trọng
đối với người trẻ. Giáo xứ, các hội đoàn và các phong trào có thể giúp người
trẻ đối diện tốt hơn với những áp lực xã hội, bằng cách trao tặng cho họ không
những khả năng tăng trưởng đến một đời sống kitô hữu trưởng thành hơn, mà còn
giúp họ dưới hình thức hướng nghiệp, đào tạo về ơn gọi và cố vấn cho giới trẻ.
Trong việc huấn luyện Kitô hữu cho giới trẻ tại Á
Châu, phải nhìn nhận rằng giới trẻ không những là đối tượng của việc chăm sóc
mục vụ của Giáo Hội, mà còn là "những tác nhân và cộng tác viên trong sứ
mệnh của Giáo Hội qua các việc tông đồ đa dạng của Giáo Hội nhằm yêu thương và
phục vụ" (232). Do đó, trong các giáo xứ và giáo phận, người trẻ và phụ nữ
phải được mời gọi tham gia vào việc tổ chức các hoạt động có liên can tới họ.
Sự tươi trẻ và lòng hăng say, tinh thần liên đới và niềm hy vọng của họ, có thể
biến họ thành những người kiến tạo hoà bình trong một thế giới chia rẽ; và,
trên phương diện này, điều đáng khích lệ là thấy giới trẻ dấn thân vào những
chương trình trao đổi giữa các Giáo Hội địa phương và những quốc gia tại Á Châu
và bất cứ nơi nào đang cổ võ sự đối thoại liên tôn và liên văn hoá.
Truyền Thông Xã Hội
48. Trong
thời đại toàn cầu hoá, "những phương tiện truyền thông xã hội đã trở nên
quan trọng đến nỗi đối với nhiều người, nó trở thành những phương tiện chính để
thông tin và giáo dục, hướng dẫn và tác động trên cách cư xử cá nhân, gia đình
và xã hội. Đặc biệt, giới trẻ đang lớn lên trong một thế giới bị điều kiện hoá
bởi truyền thông đại chúng" (233). Ta thấy xuất hiện trên thế giới một nền
văn hoá mới "xuất phát từ sự kiện có những cách thức thông tin mới, với
ngôn ngữ mới, kỹ thuật mới và tâm lý mới" (234). Vai trò đặc biệt mà các
phương tiện truyền thông xã hội nắm giữ trong việc hình thành thế giới, các nền
văn hoá và những cách suy nghĩ của nó, đã đưa tới những thay đổi mau lẹ và lan
rộng trong các xã hội tại Á Châu.
Chắc chắn, sứ mạng rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội
cũng chịu ảnh hưởng sâu xa do tác động của truyền thông đại chúng. Bởi vì
truyền thông đại chúng có một ảnh hưởng càng ngày càng lớn mạnh tại Á Châu dẫu
cả ở những vùng xa xôi, nó có thể góp phần rất lớn vào việc rao giảng Tin Mừng
cho mọi hang cùng ngõ hẽm của lục địa. Tuy nhiên, "việc dùng truyền thông
để phổ biến sứ điệp Kitô giáo và giáo huấn đích thực của Giáo Hội thì chưa đủ.
Cần phải hội nhập sứ điệp này vào trong 'văn hoá mới' do những phương tiện
truyền thông hiện đại tạo ra" (235). Để đạt được mục đích này, Giáo Hội
cần khám phá những cách thế hội nhập hoàn toàn truyền thông đại chúng vào kế
hoạch và hoạt động mục vụ của mình, để nhờ cách dùng hiệu năng của chúng, quyền
năng của Tin Mừng có thể tác động tới các cá nhân và toàn bộ các dân tộc, và
những giá trị Nước Trời thấm nhập vào các nền văn hoá Á Châu.
Tôi muốn hợp lời tán dương của các Nghị Phụ Thượng
Hội Đồng về Đài Phát Thanh Chân lý Á Châu, đài phát thanh duy nhất có
tầm lục địa cho Giáo Hội tại Á Châu, đã gần 30 năm phát thanh rao giảng Tin
Mừng. Các Hội Đồng Giám Mục và các Giáo phận tại Á Châu cần phải củng cố khí cụ
truyền giáo tuyệt hảo này, nhờ việc soạn thảo chương trình theo các ngôn ngữ
cho xứng hợp, nhờ sự giúp đỡ nhân sự và tài chánh (236). Ngoài việc phát thanh,
những nhà xuất bản và những cơ quan thông tin Công giáo có thể giúp phổ biến
thông tin và cung ứng việc giáo dục và đào tạo tôn giáo thường xuyên trên khắp
lục địa. Ở những nơi người Kitô hữu là thiểu số, những thứ đó có thể là phương
tiện quan trọng để nâng đỡ và nuôi dưỡng một cảm thức về căn tính Công giáo và
để phổ biến kiến thức về những nguyên tắc luân lý Công giáo (237).
Tôi hiệp ý với lời nhắn nhủ của các Nghị Phụ Thượng
Hội Đồng về việc Phúc âm hoá bằng các phương tiện truyền thông xã hội, là
"arêôpagô của thời đại mới", với hy vọng là chúng có thể giúp thăng
tiến con người và loan truyền chân lý Đức Kitô cũng như giáo huấn của Giáo Hội
(238). Thật là hữu ích nếu mỗi Giáo phận có thể thiết lập, nơi nào có thể, một
văn phòng truyền thông đại chúng. Việc giáo dục về các phương tiện truyền
thông, chứ không chỉ việc lượng giá về các sản phẩm của truyền thông, cần phải
là một phần càng ngày càng gia tăng trong việc đào tạo linh mục, chủng sinh, tu
sĩ, giáo lý viên, những chuyên viên giáo dân, những học sinh trong các trường
Công giáo và các cộng đoàn giáo xứ. Xét vì ảnh hưởng sâu rộng và kỳ diệu của
truyền thông xã hội, nên những người Công giáo cần làm việc với các thành viên
của các Giáo Hội và Cộng Đồng Giáo Hội khác, và với những người theo các tôn
giáo khác, để bảo đảm một chỗ đứng cho các giá trị thiêng liêng và luân lý
trong các phương tiện truyền thông. Cùng với các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng, tôi
khuyến khích việc phát triển những chương trình mục vụ cho truyền thông ở cấp
quốc gia và Giáo phận, tuân theo những chỉ dẫn của Huấn Thị Mục Vụ Aetatis
Novae, với những quan tâm phù hợp với hoàn cảnh riêng của Á Châu.
Các Thánh Tử Đạo
49.
Dù
những chương trình đào tạo và các kế hoạch rao giảng Tin Mừng có quan trọng như
thế nào đi nữa, cuối cùng thì việc tử đạo mới mạc khải cho thế giới thấy
điều cốt yếu nhất của sứ điệp Kitô giáo. Từ "tử đạo" (martyr), có
nghĩa là chứng tá, và những ai đã đổ máu mình vì Đức Kitô đã nêu lên chứng tá
tột bực cho giá trị thật của Tin Mừng. Trong Sắc Chỉ ấn định Đại Năm Thánh
2000, Incarnationis Mysterium (Mầu nhiệm Nhập Thể), tôi đã nhấn mạnh sự
kiện có tính cách thiết yếu là tưởng nhớ Các Thánh Tử đạo: "Đứng trên quan
điểm tâm lý học, việc tử đạo là một bằng chứng hùng hồn nhất của chân lý đức
tin, bởi vì đức tin có thể đem lại một gương mặt nhân bản cả cho cái chết tàn
bạo nhất, và biểu lộ vẻ đẹp của nó ngay trong những cuộc bách hại khốc liệt
nhất" (239). Qua các thời đại, Á Châu đã cung cấp cho Giáo Hội và thế giới
một đoàn đông đảo các vị Anh Hùng Đức Tin, và từ con tim của Á Châu, trổi lên
bài ca vĩ đại: Te martyrum candidatus laudat exercitus (đoàn tử đạo
quang huy hùng dũng, máu đào đổ ra minh chứng về Ngài). Đó là bài ca của những
vị đã chết vì Đức Kitô trên phần đất Á Châu trong các thế kỷ đầu của Giáo Hội,
và đó cũng là tiếng kêu đầy vui mừng của những người nam và nữ của các thời gần
đây, như thánh Phaolô Miki và các bạn tử đạo, thánh Lôrensô Ruiz và các bạn tử
đạo, thánh Anrê Dũng Lạc và các bạn tử đạo, thánh Anrê Kim Taegon và các bạn tử
đạo. Xin đoàn đông đảo Các Thánh Tử Đạo Á Châu xưa cũng như nay, không ngừng
dạy dỗ Giáo Hội tại Á Châu biết thế nào là làm chứng cho Chiên Con mà các ngài
đã giặt trắng áo trong máu của Người (x. Kh 7,14). Ưùớc chi các ngài luôn là
những chứng nhân bất khuất cho chân lý này, là các Kitô hữu được kêu gọi, luôn
luôn và mọi nơi, loan báo không điều gì khác ngoài quyền lực của Thánh Giá
Chúa! Và xin cho máu Các Thánh Tử Đạo Á Châu, bây giờ cũng như mãi mãi, là
hạt giống sinh sự sống mới cho Giáo Hội tại mọi hang cùng ngõ hẻm của lục địa!
|
VỀ MỤC LỤC |
|
CHÚA HIỂN LINH TẠI VIỆT
NAM |
…. Hiền đệ hãy nhắn nhủ mọi người canh tân lòng nhiệt thành
tông đồ, để nhờ niềm hy vọng nảy sinh từ đức tin, lòng yêu
mến đối với Thiên Chúa, Thiên Chúa được mọi người chúc tụng, vì
lòng từ bi của Ngài tồn tại muôn đời (Xc Spe salvi, 37). Để
cho toàn dân Việt Nam được thịnh vượng hơn, chúng tôi nhắn
nhủ cộng đoàn Công Giáo tại Việt Nam, được xây dựng theo nghĩa
vừa nói, hãy tăng cường tình hiệp nhất giữa các vị Chủ Chăn
với nhau, cũng như giữa các vị Chủ Chăn với các tín hữu,
thăng tiến việc đào tạo nhân bản và tu đức cho các ứng sinh linh
mục, việc thường huấn cho các linh mục và tu sĩ nam nữ, cũng như
chuẩn bị thích hợp cho các giáo dân.
(trích văn thư bộ nhiệm Đặc Sứ Tòa Thánh đến VN nhân dịp bế mặc
năm thánh VN)
Để Chúa được hiển
linh tại Việt Nam:
Ánh sao
là canh tân lòng nhiệt thành tông đồ
Vàng
là sự
hiệp nhất giữa các chủ chăn, giữa chủ chăn với giáo dân.
Nhũ hương
là đào tạo nhân bản và tu đức cho các ứng sinh linh mục.
Một dược
là
thường huấn cho các linh mục tu sĩ, chuẩn bị thích hợp cho giáo
dân.
Chúa tỏ mình
là để cho toàn dân Việt Nam được thịnh vượng hơn.
Tạ ơn Chúa vì món quà đã ban cho chúng con cuối thời gian năm
thánh, xin cho con biết trân trọng gìn giữ và sử dụng món quà
này.
Lm. Vinh Sơn Phạm
Trung Thành, dcct. |
VỀ MỤC LỤC |
THÁNH GIA THẤT |
Thỉnh thoảng mình vẫn nghe có người nói:
“Chỉ có Chúa, Mẹ và các Thánh mới sống được như vậy chứ tôi
người phàm mắt thịt thì sao làm được!... Gia đình tôi chỉ toàn
là những con người bình thường, đụng chuyện là cãi vã nhau, giận
hờn nhau, chia tay nhau, chứ chẳng phải là gia đình thánh của
Chúa Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse đâu…. ” Bạn thấy sao về suy
luận này? Có khi nào bạn cũng có cảm giác ấy không? Hồi trước có
lần mình cũng nghĩ như thế đấy, nhất là khi đứng trước khó khăn,
yếu đuối. Nhưng bạn biết sao không, đó là lối suy nghĩ và lập
luận rất sai lầm trong đức tin và nguy hiểm cho việc sống đạo
của người Kitô hữu. Ta sẽ cùng nhau phân tích 2 vấn nạn này.
Nhưng trước khi làm việc ấy, mời bạn cùng nhìn ngắm một khía
cạnh quan trọng của Thánh Gia Thất.
Bạn mến, tất cả mọi Kitô hữu đều biết rằng
gia đình của Giêsu, Maria và Giuse phải đối diện với nhiều khó
khăn, gian lao, đau khổ rất kinh khủng. Có những hoang mang sợ
hãi trong niềm tin. Có cái yếu hèn của kiếp nghèo. Có tủi hổ do
băng giá của lòng người khép kín không sẻ chia giúp đỡ. Có giọt
nước mắt lặng thầm giữa đêm đen. Có những bối rối khó hiểu chỉ
biết kiên nhẫn đợi chờ sự giải đáp của thời gian. Có cuộc chạy
trốn của đời tị nạn, lang thang lệ thuộc sự bố thí của kẻ khác.
Có những đớn đau trằn trọc của một quê hương trong cảnh bị áp
bức nô lệ. Có chuyện người ta dị nghị, lăng mạ đến thanh danh.
Có cảnh mồ côi góa bụa. Có nỗi lòng lắng lo sợ hãi của mẹ khi
thấy những thủ đoạn độc ác muốn tiêu diệt con mình. Có bản án
bất công của cường quyền phá vỡ gia đình. Có nỗi oan nhục chỉ có
trời cao mới hiểu. Có cơn đau đớn tột cùng vì sự độc ác và mù
quáng của lòng dạ chai đá. Có tiếng kêu sâu thẳm của cô đơn xé
thấu tâm hồn. Có sự tắt thở của con trên thập giá làm mẹ chết
lặng….Gia đình thánh mà ta được mời chiêm ngắm hôm này là thế
đấy, bạn ạ.
Bây giờ mời bạn cùng phân tích câu nói ban
nãy “Chỉ có Chúa, Mẹ và các Thánh mới sống được như vậy chứ tôi
người phàm mắt thịt thì sao làm được! Gia đình tôi chỉ toàn là
những con người chứ có phải là Thánh Gia đâu” để thấy đó là lối
suy luận rất sai lầm trong đức tin và nguy hiểm cho việc sống
đạo của người Kitô hữu.
Thứ nhất, sai lầm trong nhận thức đức tin.
Suy nghĩ và lập luận trên cho thấy người nói không hiểu rõ về
điều chính yếu nhất mà mọi người mang danh Kitô hữu trên khắp
cùng bờ cõi trái đất vẫn cử hành mỗi dịp Giáng Sinh về: biến cố
Nhập Thể. Thiên Chúa vì yêu thương nhân loại quá đỗi đã trở nên
xác phàm trong Đức Giêsu Kitô như tất cả mọi người trong mọi
phương diện, trừ tội lỗi. Trở nên xác phàm nghĩa là trở thành
máu thành xương thành thịt như chúng ta. Đây là một tín lý,
nghĩa là một điều phải tin của mọi Kitô hữu. Ai không tin Đức
Giêsu là người thật 100% sẽ rơi vào lạc thuyết và tự đặt mình ra
ngoài sự hiệp thông đức tin của Hội Thánh. Bạn mến, biến cố
Thiên Chúa trở thành con người như ta (Ga 1:14) là một Tin Mừng
tuyệt vời vì quả thật nhờ đó ta biết được rằng mình có một vị
Thiên Chúa thấu hiểu những thăng trầm trong hành trình nhân
sinh, một Thiên Chúa cảm nghiệm được từng nụ cười hân hoan, từng
giọt nước mắt đau buồn của ta.
Bây giờ mình nói với nhau về Mẹ Maria và
Thánh Giuse, bạn nhé. Tạm thời mời bạn không dùng chữ Mẹ và
Thánh nữa để thấy rõ ràng hơn một sự thật: Maria và Giuse là hai
con người bằng xương bằng thịt, như tụi mình. Điều này không cần
phải nói thêm vì từ khi sinh ra cho đến khi qua đời, Maria và
Giuse luôn luôn và hoàn toàn là con người, như tụi mình. Maria
và Giuse không bao giờ là siêu nhân cả. Bạn mến, phân tích đến
đây hẳn tụi mình đã nhận ra sự sai lầm nghiêm trọng của câu nói
trên.
Thứ hai, thái độ hàm chứa trong câu nói ấy
khá đáng tiếc và nguy hiểm cho việc sống đạo của người Kitô hữu.
Tại sao? Sống trên đời này ai không mong có một người nào đó
đồng hành với mình, hiểu được tâm tư của mình, phải không bạn?!
Vì thế, khi nghĩ rằng Đức Giêsu, Mẹ Maria, Thánh Giuse (cũng như
các Thánh khác) không là con người bình thường giống như mình,
ta sẽ không đến với các Ngài, tâm sự với các Ngài như những
người có khả năng đồng cảm với những thăng trầm, vui buồn, sướng
khổ trong cuộc đời. Ta sẽ chìm vào lẻ loi cô đơn trong khi thật
sự mình có rất nhiều người để tìm đến mà bộc bạch nỗi lòng. Tệ
hại hơn nữa, ta sẽ nghi ngờ chính khả năng to lớn mà Thiên Chúa
đặt trong ta để ta chinh phục những đỉnh cao mà vươn tới tầm vóc
đích thực của mình. Một khi đánh mất tự tin, ta tự làm mình suy
yếu và tự chuốc thất bại về mình, ít nhất 50% ! Khi phủ nhận
chân lý về nhân tính của Đức Giêsu, Mẹ Maria, Thánh Giuse (và
các Thánh khác), ta sẽ chẳng thấy các Ngài liên quan gì nhiều
đến những khó khăn hàng ngày. Các vấn nạn trong đời sống cá
nhân, gia đình sẽ trở thành gánh quá nặng trên đôi vai mỏng manh
cô độc của ta. Gương sống bằng đức tin và sự phó thác vào Thiên
Chúa, những phương thế đã giúp các Ngài vượt qua mọi nghịch
cảnh, sẽ chỉ là những thông tin mơ hồ chứ không trở thành bằng
chứng bảo đảm rằng ta cũng có thể vượt thắng khó khăn, cám dỗ,
yếu đuối và thất bại trong cuộc sống. Thật là uổng lắm khi đánh
mất đi một nguồn trợ giúp vô cùng thực tế và hiệu quả như vậy,
bạn nhỉ!
Nói gần nói xa chẳng qua là nói thế này:
Mùa Giáng Sinh và ngày Lễ Thánh Gia hôm nay là dịp để ta trở về
với chiều kích con người của Giêsu, Maria và Giuse để khám phá
ra rằng: là con người, chúng ta cũng được Thiên Chúa đặt trong
mình những khả năng to lớn để ta sống có tầm vóc. Nếu các Ngài
đã xuất sắc vượt qua khó khăn, cám dỗ, đau khổ trong hành trình
con người của mình bằng đức tin không lay chuyển, bằng sự trông
cậy vững bền và bằng tình yêu vô vị lợi đối với Thiên Chúa và
với nhau, thì về nguyên tắc, chúng ta cũng có thể làm được như
thế. Chính Chúa Giêsu nói: “Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin
vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy làm.
Người đó còn làm những việc lớn lao hơn nữa, bởi vì Thầy đến
cùng Chúa Cha.” (Ga 14:12). Bạn mến, Thiên Chúa đặt niềm tin nơi
tụi mình, chẳng lẽ tụi mình nghi ngờ cả sự tin tưởng của Thiên
Chúa?! Có lẽ đã đến lúc ta nên lấy lại sự tự tin vào khả năng
“được tạo dựng giống hình ảnh Thiên Chúa”(Stk 1:27) của mình để
sống can trường hơn, bạn nhỉ! Mời bạn bắt chước Mẹ Maria và các
Thánh trên đường theo chân Thầy Giêsu, Đấng đã sống tuyệt vời
tầm vóc nhân tính của mình vượt qua tất cả mọi khó khăn tưởng
chừng không thể và đã hứa rằng: “Thầy sẽ không để anh em mồ côi
một mình (Ga 14:18) … Thầy sẽ ở với anh em mọi ngày cho đến tận
thế.” (Mt 18:20)
Lm Giuse Việt, O.Carm.
-------------------------------------------
TIENG PHAP------------------
La Saint Famille
J’ai entendu une personne dire: “Seulement
le Seigneur, Marie et les Sains peuvent faire ceci ou cela, mais
moi non, je ne suis qu’une personne simple. Et alors, ma famille
se compose des gens ordinaires qui s’agitent facilement, qui se
mettent en colère, qui se disputent. Nous ne sommes pas la
sainte famille de Jésus, Marie et Joseph…” Alors, qu’en
pensez-vous? De ma part, dans le passée, je pensais parfois
pareillement. Mais mes frères et soeurs, il y a au moins deux
problèmes sérieux dans ces paroles: c’est une pensée incorrecte
(de la foi chrétienne) et une attitude trompeuse (même
dangereuse) pour notre vie quotidienne. Nous allons analyser ces
2 problèmes tout à l’heure. Maintenant, je voudrais vous inviter
à contempler un aspect de la sainte famille.
Tous les chrétiens savent que la famille de
Jésus, Marie et Joseph devait faire face à beaucoup de
difficultés et de souffrances. Il y a de la confusion de foi et
de la peur. Il existe la pauvreté. Il y a de la honte et de
l’humiliation. Ils souffrent comme réfugiés dans le pays
d’esclavage. Ils connaissent la peine d’être opprimés par les
envahisseurs. Leur réputation est diffamée. Il y a la veuve et
l’orphelin. Les complots des ennemies contre le Fils inquiète la
mère. La sentence injuste fait casser la famille. Il y a la
peine/souffrance pénetrant le coeur à cause de la cruauté des
gens. On entende un grand cri d’isolement et d’abandon. Il y a
l’expiration du Fils sur la Croix qui fait mourrir au coeur de
la mère…. Mes frères et soeurs, c’est cela la sainte famille que
nous contemplons aujourd’hui.
Maintenant, analysons les paroles que nous
avons mentionnée : “Seulement le Seigneur, Marie et les Saints
peuvent faire cela, mais moi non, je ne suis qu’une personne
ordinaire. Et ainsi ma famille…” Il y a 2 problèmes ici.
Le premier, c’est le moyen de la
connaissance de la foi (la faute de connaissance chrétienne).
Les phrases-là montrent que les gens qui la disent ne
comprennent pas bien ce que tous les chrétiens célèbrent pendant
Noel: l’Incarnation. Dieu a tant aimé le monde qu'il
a donné son Fils unique afin que quiconque croit en lui ne
périsse point, mais qu'il ait la vie éternelle (Jean 3:16) Le
Verbe qui est Dieu s'est fait chair et il a habité parmi nous
(Jean 1:14), Jésus Christ. Il est l’un de nous, semblable à
nous, excepté le péché. Ceci est un dogma de la foi. Celui qui
ne croit pas que Jésus est un être humain, à 100%, se met hors
de la foi chrétienne et est consideré comme hérétique. Le fait
que le Fils de Dieu s’est fait chair est vraiment une Bonne
Nouvelle pour nous parce que désormais nous savons que nous
avons un Dieu qui nous comprend entièrement. Concernant Marie et
Joseph, c’est une vérité de la foi qu’ils sont toujours des
humains comme nous tous. Ils n’étaient jamais un surhomme.
Le deuxième problème, les paroles au-dessus
entrainent une attitude qui est trompeuse et pitoyable. Pourquoi?
Alors, chaque personne aimerait avoir quelqu’un pour confier ses
pensées et sentiments. C’est pourquoi quand on pense que Jésus,
Marie, Joseph et les autres saints ne sont pas des êtres humains
comme lui-même, on ne s’adressait pas à eux comme ceux qui
peuvent nous comprendre (avec nos joies et peines). On se
sentirait tout seul dans la vie tandis qu’il y a en fait
beaucoup de gens qui peuvent aider. Ce qui est encore plus
grave, on doute même de la capacité humaine, créée à l’image de
Dieu. Cette capacité est mise en chaque personne pour l’aider à
matriser des difficultés et défis. Quand on perd la confiance en
soi-même, on s’affaiblit et on devient vulnerable (à l’échec au
moins 50%). Le fardeau pèse trop lourd sur les épaules. Les
exemples de vivre le quotidien avec une foi forte, une confiance
total et un amour indivisé de Jésus, Marie et Joseph ne servent
à rien pour la vie personnelle et familiale. Ils sont juste
quelques informations. Par conséquent, on manque des sources
utiles pour dépasser/avancer au-dela des obstacles, des
tentations, des défis dans la vie.
Mes frères et soeurs, la saison de Noel et
la fête de la Sainte Famille aujourd’hui sont une opportunité
pour nous de retourner à l’humanité de Jésus, Marie, Joseph et
tous les saints afin de redécouvrir que en principe nous sommes
aussi capable de vivre ce qu’ils ont vécu. Jésus lui-même dit:
“En vérité, je vous le dis, celui qui croit en moi fera lui
aussi les oeuvres que je fais; il en fera même de plus grandes,
parce que je vais au Père.” (Jean 14:12) Notre Dieu nous fait
confiance. Peut-être c’est l’heure pour nous à gagner plus de
confiance en notre humanité “créée à l'image de Dieu” (Genèse
1:27) pour convaincre des difficultés et défis avec la foi et
l’amour comme Marie, Joseph et tous les saints qui ont
fidèlement suivi Jésus qui nous garantit: “Je ne vous laisserai
pas orphelins (Jean 14:18)… Je suis avec vous tous les jours
jusqu’à la fin des temps.” (Matthieu 28:20)
Joseph Viet, O.Carm. |
VỀ MỤC LỤC |
|
Giáo dân không muốn
ông Triết hiện diện tại
Lễ Bế Mạc Năm Thánh
|
Bản tiếng Ý:
VIETNAM - VATICANO: Cattolici critici per la presenza del presidente
vietnamita alle conclusioni del Giubileo
Nguyễn Minh Triết với lập trường phò phá
thai và là người phải chịu trách nhiệm về những vi phạm tự do tôn giáo trầm
trọng tại Việt Nam lại có mặt và đọc diễn văn tại Đại Lễ Bế Mạc Năm Thánh,
một điều các vị lãnh đạo chính quyền dân sự Nam Việt Nam, dù là người Công
Giáo, chưa từng được vinh dự đó. Tại sao một kẻ vô thần lại được “giảng”
trong thánh lễ? Liệu những lời của Đức Thánh Cha có bị bóp méo hầu buộc
người Công Giáo tuân phục vô điều kiện?
HUẾ (AsiaNews)- Tổng giáo phận Huế vừa thông
báo là Nguyễn Minh Triết, chủ tịch nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam,
sẽ tham dự nghi lễ Bế Mạc Năm Thánh tại Việt Nam (Ghi
chú của VietCatholic: khi nhận được tin này
chúng tôi đã trực tiếp kiểm chứng với một linh mục trong Ban Tổ Chức thuộc
Tòa TGP Huế và được biết: người đại diện ông chính quyền là bà Nguyễn Thị
Doan, Phó CT Nhà Nước, chứ không phải ông Nguyễn Minh Triết).
Theo nguồn tin của các phương tiện truyền thông nhà nước, Triết sẽ đọc diễn
văn cùng với các Giám Mục và đặc sứ của Đức Thánh Cha là Đức Hồng Y Ivan
Dias, tổng trưởng Thánh Bộ Rao Giảng Tin Mừng Cho Các Dân Tộc.
Mới hôm qua,
phòng báo chí Tòa Thánh vừa công bố một lá thư của Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô
XVI trong đó ngài cử Đức Hồng Y Dias làm đặc sứ của ngài tại buổi lễ. Năm
Thánh tại Việt Nam, bắt đầu từ hôm 24/11/2009 nhân lễ các Thánh Tử Đạo Việt
Nam, sẽ kết thúc bằng đại lễ bế mạc kéo dài từ 4 đến 6/1/2011 tại Đền Thánh
Đức Mẹ Toàn Quốc La Vang (xem ảnh). Năm Thánh này nhằm nhắc nhở 350 năm
thành lập Miền Tông Tòa đầu tiên tại Việt Nam và 50 năm thành lập hàng giáo
phẩm địa phương.
Người Việt Công Giáo trong cũng như ngoài nước
đã bày tỏ sự sửng sốt và đau buồn của họ trước vinh dự mà tổng giáo phận Huế
dành cho một kẻ luôn hành động ngược với luân lý nền tảng của Giáo Hội (như
phá thai). Hơn thế nữa, con người này với tư cách nhà lãnh đạo của đất nước
phải chịu trách nhiệm về cơ man những vi phạm trầm trọng về tự do tín ngưỡng
tại Việt Nam như: chiếm đoạt đất đai của dân chúng, của các giáo xứ và dòng
tu, đánh đập người Kitô hữu, lèo lái các bổ nhiệm Giám Mục tại đất nước này.
Chính trong Năm Thánh, hồi tháng Giêng năm nay, Thánh Giá, biểu tượng thánh
thiêng của hàng tỷ Kitô hữu trên thế giới đã bị xúc phạm trầm trọng.
Nhiều trang mạng Công Giáo nhắc nhớ rằng các
lãnh tụ dân sự của miền Nam Việt Nam (như cố tổng thống Ngô Đình Diệm và
người kế vị là tổng thống Nguyễn Văn Thiệu) chưa bao giờ đòi phải được cái
vinh dự như thế trong các nghi lễ chính thức của Giáo Hội Công Giáo, dù cả
hai vị ấy đều là người Công Giáo. Một mạng lưới Công Giáo nêu ra câu hỏi:
“Tại sao một kẻ vô thần như Triết lại được có vinh dự ‘giảng’ trong thánh lễ
như thế?”
Nhiều người e ngại việc mời Triết là do áp lực
của nhóm Công Giáo Đoàn Kết, là một nhóm Công Giáo “yêu nước” đã được nhà
nước dựng lên từ hồi 75 nhằm thiết lập một Giáo Hội tự trị kiểu Trung quốc.
Cho tới giờ phút này, không ai biết Triết sẽ
nói cái gì. Nhưng nhiều người Công Giáo e ngại rằng Triết sẽ thừa dịp này mà
tha hồ bóp méo những lời của Đức Thánh Cha nói với các Giám Mục Việt Nam
trong chuyến hành hương kính viếng Mộ Các Thánh Tông Đồ hôm 27/6/2009. Đức
Thánh Cha nói trong bài diễn văn dài của ngài là “Một người Công Giáo tốt
cũng là người công dân tốt”. Bị cắt cúp khỏi mạch văn, câu ấy đã thường bị
các phương tiện truyền thông ở Việt Nam xuyên tạc để đòi các Giám Mục và anh
chị em giáo dân phải tuân phục hoàn toàn và vô điều kiện chính quyền dân sự.
Trong thư gởi Đức Hồng Y Dias, Đức Thánh Cha
đã lên tiếng ca ngợi các nỗ lực truyền giáo của hàng giáo phẩm Việt Nam.
|
VỀ MỤC LỤC |
|
XIN CHÚA MỞ MÔI MIỆNG CON
|
(lời kinh của
thánh Hilaire de Poitier)
… Hạnh phúc con
trọn đời là Chúa
Là biết Ngài
vĩnh cửu, toàn năng.
Ân sủng con là
được nói năng
Mà Chúa ban để
làm vinh dự.,
Phần lớn lao đó
là phục vụ
Và xưng Ngài:
“Cha của Ngôi Con”
Là điều con mong
ước mỏi mòn
Khẳng định Ngài
hết còn tâm trí.
Con hết lòng
khẩn cầu nài nỉ
Xin Ngài ban
Thần Khí trên con,
Thổi đức tin
căng tựa cánh buồm
Để ra khơi vui
mừng thả lưới.
Con tung gieo
khắp cùng thế giới
Thánh danh Ngài
rạng rỡ hùng oai
Với người chưa
biết Chúa là ai,
Với những ai u
hoài lạc giáo.
Con tin Ngài là
Cha nhân hậu
Chẳng bao giờ
Ngài lại hứa suông:
“Cứ gõ rồi cửa
sẽ mở tung,
Cứ kêu xin thật
lòng sẽ được”
Con thiếu thốn
nên nhiều mộng ước
Con bần cùng:
xin được đầy dư.
Muốn hăng say
theo bước Tông Đồ
Mọi cửa lòng;
tay con mãi gõ,
Khoá đức tin xin
Ngài kéo mở
Chân lý Ngài
rạng rỡ khắp nơi.
Con tuyên xưng:
Chỉ có mình Ngài
Là toàn năng,
nhận lời khẩn nguyện
Và chính Ngài
thương ai tìm kiếm…
Mở cửa trời cho
kẻ thành tin.
Hiền
Lâm (dịch) |
VỀ MỤC LỤC |
|
MỪNG ĐẠI LỄ CHÚA GIÁNG SINH 2010
|
TOÀ GIÁM
MỤC KON TUM
56 Trần Hưng
Đạo – Kon Tum - Email tgmktum@gmail.com
Số 159/VT/’10/Tgmkt
Kon
Tum, ngày 22 tháng 12 năm 2010
Kính gửi: Quý
Cha và Cộng đồng Dân Chúa Giáo phận Kon Tum.
Anh chị em
rất thân mến,
“Vinh danh
Thiên Chúa trên trời, Bình an dưới thế cho loài người Chúa
thương” (Lc 2,14).
Đây là sứ
điệp Giáng Sinh. Đây là lời chúc thân thương chúng ta gửi cho
nhau. Chúc cho nhau trở thành những hang đá Bethléem sống, trở
thành những con người sống đẹp lòng Chúa và thương yêu anh em.
Trong bầu khí
hân hoan mừng Ngày Chúa giáng trần, tôi xin có đôi lời với một
số thành viên trong Giáo phận.
1. Với thiếu nhi, với người trẻ
Các con thân
mến,
Các con là
những thành viên cha nhớ tới trước hết, vì lễ Giáng Sinh trước
tiên là lễ của các hài nhi, của thiếu nhi, của người trẻ. Năm
nay cha vẫn nghe có tiếng “càm ràm” về chuyện thi học kỳ vào
chính ngày đại lễ. Có ghi nhận năm nay nhiều nơi không còn thi
vào ngày lễ nữa. Còn những nơi vẫn còn thi thì sao? Chúng ta đã
nói với nhau: hãy nhìn “cái chuyện đó” là “chuyện nhỏ!” Cần thấy
xa hơn. Nhìn vượt cao hơn. Với tâm hồn cao thượng hơn. Vì hạnh
phúc của tha nhân. Hãy coi những chuyện đó như một sứ điệp của
biến cố Thiên Chúa thương dân Người, các con sẽ cảm nghiệm hạnh
phúc của Mầu nhiệm Giáng Sinh.
2. Với các nhà giáo
Các thầy cô
thân mến,
Tôi biết có
nhiều thầy cô lương cũng như giáo “không ưa” cái kiểu tổ chức
thi cử vào chính ngày lễ Giáng Sinh. Dẫu vậy, xin quý thầy cô
quan tâm giúp các con em biết đón nhận như “một thứ hồng ân
Giáng Sinh”. Gẫm nhìn hang đá Bethléem, chúng ta đều thấy: có ai
lại ra đồng vắng giữa đêm đông mà sinh nở đâu! Thế mà chuyện đã
xảy ra cách đây hơn 2000 năm và đã trở thành ngày vui lớn của
toàn thể nhân loại. Thiên Chúa viết chữ thẳng trên đường cong!
Xin quý thầy cô giúp các cháu học sinh sinh viên Công giáo có
được tầm nhìn lòng tin này để khắp các trường đều được hưởng
niềm vui Giáng sinh theo kiểu mới!
Ngày Nhà giáo
của Giáo phận cũng sắp tới. Năm nay, chúng ta sẽ gặp nhau vào
chính ngày 31.01.2011 tại Tòa Giám Mục để hun đúc lòng tin của
những kỹ sư tâm hồn trong môi trường học đường. Chúng ta sẽ có
dịp trao đổi nhiều trong ngày truyền thống này.
3. Các y bác sĩ
Anh chị em
đang phục vụ trong ngành y thân mến,
Làm sao quên anh chị em trong những giờ
phút linh thiêng của Mùa Giáng Sinh và Năm Mới sắp tới! Hiện có
hiện tượng một số y bác sĩ bắt đầu xin về hưu sớm để hành nghề
riêng. Sao vậy? Phải chăng để có thể phục vụ bệnh nhân tự do hơn,
thoải mái hơn và hữu hiện hơn? Đây có phải là điểm khởi đầu Nhà
nước chấp nhận xã hội hóa rộng rãi ngành y tế phục vụ dân sinh?
Với anh chị em trong ngành, tôi mong ước cũng có dịp gặp nhau
đông đảo để động viên nhau làm tốt công việc phục vụ của một
chuyên viên có niềm tin vào nhân phẩm và sự sống của con người,
dù ở tình trạng thai nhi. Hãy tránh và giúp các đồng nghiệp
tránh tham dự vào việc phá thai. Tội lắm! Cầu chúc anh chị em
tiếp cận với các bệnh nhân như thể tiếp đón chính Thiên Chúa đến
với anh chị em.
4. Với linh mục, tu sĩ và quý yao
phu cùng quý chức
Cám ơn anh
chị em quảng đại hăng say cộng tác với giám mục và chấp nhận các
giới hạn của giám mục. Anh chị em là những người cộng tác cận kề
của giám mục. Món quà quý giá nhất anh chị em đã dành cho giám
mục của anh chị em chính là lời cầu nguyện mỗi ngày. Không có ơn
Chúa, chúng ta chẳng là gì. Với ơn Chúa, chúng ta làm được tất
cả. Xin cám ơn anh chị em.
Đặc biệt
năm nay, nhiều anh chị em băn khoăn hỏi xem tôi đi dâng lễ Giáng
Sinh ở đâu? Có ở mấy vùng nói tới trong những ngày qua không?
Chúng tôi đã trao đổi với Chính quyền trung ương và địa phương
về vấn đề này khi các vị đến chúc Giáng Sinh Tòa Giám Mục mấy
ngày qua. Các vị đều xác nhận giám mục có quyền đi phục vụ và
không có ai cấm cản. Nếu có thì do cán bộ địa phương chưa thông
suốt. Do đó, tôi đã gửi các cấp chương trình dâng lễ Giáng sinh
năm nay: (1) tại An Trung, huyện Kon Chro vào lúc 19g00 tối
24.12.2010; (2) tại Yang Trung, huyện Kon Chro, lúc 05g00 sáng
ngày 25.12.2010; (3) tại Sơn Lang, huyện K’Bang, lúc 10g00 sáng
ngày 25.12.2010 và (4) tại Ia Lâu, huyện Chư Prông hồi 17g00
chiều ngày 25.12.2010. Xem ra “có vẻ” chạy nhiều lắm không? Chưa
thấm gì so với nhiều anh em linh mục khác trong Giáo phận. Các
vị phải chạy nhiều hơn nữa. Không chỉ đêm hay ngày Giáng sinh,
mà cả tuần 8 ngày sau Giáng sinh mới mong đáp ứng phần nào nhu
cầu. Hy vọng sau lễ, Chính quyền sẽ cho phép xây dựng tại mỗi
địa điểm vùng sâu vùng xa một ngôi nhà nguyện đơn sơ để có nơi
thờ phượng tránh tình trạng “chui” gây nhiều hiểu lầm và vất vả
cho quý cán bộ. Quà Giáng sinh năm nay dành cho chúng tôi ở các
vùng này thật to lớn! Nhưng nghĩ tới còn nhiều nơi xa xôi hẻo
lánh khác, vẫn chưa hạnh phúc có Thánh lễ tại chỗ! Cũng thương
lắm!
5. Những ngày lễ sắp tới
Anh chị em
rất thân mến,
Trong niềm
vui chung Mừng Chúa Giáng Sinh và Năm mới, tôi xin anh chị em
lưu ý chuẩn bị thật tốt cho mấy ngày lễ sắp tới.
5.1- Lễ
bế mạc Năm Thánh 2010 cấp Giáo phận
Lễ này sẽ
được tổ chức vào lúc 05g30 ngày 04.01.2011 tại Nhà thờ chính tòa
Kon Tum.
5.2-
Ngày họp mặt cuối năm cũ
Theo truyền
thống, đại diện các thành viên trong gia đình Giáo phận sẽ quy
tụ về Tòa Giám Mục để dâng lễ tạ ơn Năm cũ và cầu Chúa chúc phúc
cho Năm Mới chan hòa ơn trời. Năm nay sẽ được tổ chức tại Tòa
Giám Mục lúc 09g00 ngày 24.01.2011.
5.3-
Ngày nhà giáo
Ngày Nhà giáo trong Giáo phận năm
nay được tổ chức tại Tòa Giám Mục vào lúc 09g00 sáng ngày
31.01.2011. Xin quý Cha hạt trưởng trách nhiệm nhắc nhở mời gọi
quý Thầy cô trong hạt về tham dự đông đủ.
5.4-
Ngày sinh viên công giáo
Năm nay vẫn
tổ chức ngày họp mặt này vào Mồng 4 Tết Nguyên Đán, tức ngày
06.02.2011. Tổ chức theo 2 miền: Miền Kon Tum tại Toà Giám Mục,
Miền Pleiku tại nhà thờ Thăng Thiên. Bắt đầu lúc 8giờ sáng.
Anh chị em
thân mến,
Xin thân chúc
anh chị em Mùa Giáng Sinh và Năm Mới chan hòa ân thánh của Chúa
Hài Đồng. Cầu cho nhau thực sự trở thành những hang đá sống
chuyển tải niềm vui to lớn cho mọi người qua đời sống hài hoà
thống nhất “Mến Chúa (vinh danh Thiên Chúa) yêu người (bình an
dưới thế)”.
Hiệp thông
tâm tình tôn vinh cảm tạ.
Micae Hoàng Đức
Oanh
Giám mục Giáo
phận Kon Tum.
|
VỀ MỤC LỤC |
|
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
|
GIẢI TRÍ VÀ THAM GIA XÃ HỘI
Ngày nay hơn trước đây, chúng ta
nhận thấy sự quan trọng của việc giải trí cho cuộc sống quân
bình. Việc dùng thời gian nhàn rỗi cũng là một bổn phận như đi
tìm một công việc thích hợp. Ngoại trừ chúng ta biết xếp đặt sự
giải trí chúng ta tốt đẹp, chúng ta không có khả năng tận dụng
hết sức lực cho công việc và cũng khó làm tròn bổn phận của mình
đối với bạn bè và gia đình. Bổn phận của mỗi cặp hôn nhân không
phải chỉ học cách làm việc với nhau mà còn phải học cả cách
hưởng thụ cuộc đời với nhau nữa.
Tuy nhiên, làm sao có thể tận
hưởng được cuộc đời hôm nay khi sự khốn cùng bao vây chúng ta,
và sự đụng chạm và hận thù thì rộng lan? Có nhiều cách hưởng thụ
cuộc đời, hưởng thụ niềm vui. Niềm vui có thể là yên tĩnh hay
náo nhiệt, đam mê bồng bột hay trầm lắng nhưng tất cả đều chỉ
một sự chấp nhận lớn lao. Những người không chống đối cuộc đời,
những người mà cảm xúc của họ không đặt nền tảng trên sự hận thù,
tận hưởng cuộc đời cách bình an. Họ có thể hưởng thụ nhau, họ có
thể hưởng thụ sự chung sống với nhau không kể điều mà người kia
làm. Họ thích thú việc cùng đi chung với nhau nhiều chỗ, họ
thích sự phát triển những sở thích mới mà ở đó người già cho
phép phát triển. Nhưng họ không nên quên rằng hôn nhân không thể
thay thế cộng đoàn lớn lao hơn mà ở đó mỗi người thuộc về – đó
là những bạn bè, hội đoàn, khu xóm, quốc gia, và nhân loại.
Không kể hai người sống hạnh phúc
với nhau thế nào, nếu hai người phù hợp với nhau trong việc
không đếm xỉa gì đến thế giới bên ngoài, họ sẽ phải trả giá cho
vấn đề đó. Một cuộc hôn nhân tránh xa thế giới bên ngoài, có thể
cung cấp sự thỏa mãn sâu xa cho chính họ, nhưng họ phải làm cho
người kia tồn tại và không tìm ra lối đi để tìm lại được cuộc
sống. Nếu họ có con, họ phải bảo vệ chúng chống lại với những
đòi hỏi của thế giới bên ngoài. Họ phải đau khổ, hoặc họ thành
công trong việc làm cho con cái họ xa lạ với thế giới bên ngoài
đó, hoặc họ sẽ mất chúng vì chúng sẽ chạy theo thế giới đó. Đơn
vị của hai người phải được đặt vào đơn vị lớn hơn, được cung cấp
bỡi bạn bè, hội nhóm mà họ thuộc về. Giao tế xã hội với bạn bè,
với những sinh hoạt xã hội, sẽ nối kết cặp vợ chồng với thế giới
bên ngoài, giúp họ bổ túc cuộc sống gia đình như công việc làm
và giải trí bổ túc cho nhau. Quên mất một bên là có nguy hại.
Giao tế xã hội và say mê về tôn
giáo, nghệ thuật, khoa học, chính trị không là những tham vọng
tưởng tượng của vợ hoặc chồng. Chúng tiêu biểu một nền tảng rộng
rãi cho cảm giác thuộc về một đơn vị rộng lớn hơn là hôn nhân.
Khuynh hướng sống xa cách thế giới bên ngoài chỉ sự hận thù sâu
xa và thiếu sở thích về xã hội. Qua những sinh hoạt được nhắc
nhở đó, chúng ta tham dự vào tinh thần với người khác. Chúng ta
chia xẻ tư tưởng và công việc của họ. Chúng ta trở thành một
phần trong nhân loại và hôn nhân chúng ta trở thành một của cái
toàn thể nhất thống trong giòng tiến hóa trong đó mọi người đều
dấn thân vào. Hôn nhân càng bị hút vào trong giòng sống hiện
tại, nó càng là một phần của cuộc sống, một cuộc sống vững chắc
và bình an. Bạn bè tốt và sự tận hiến cho nhau trong đời sống vợ
chồng là một sự giúp đỡ vô giá trong những lúc khủng hoảng và
buồn chán. Bạn bè không những làm phong phú đời sống hôn nhân
nhưng còn giúp chúng ta chống lại những khó khăn, chán nản, xung
khắc, và những hận thù là những điều không thể tránh được cách
hoàn toàn khi hai người chung sống với nhau.
LÝ DO THẬT CỦA NHỮNG CHÁN NẢN THẤT
VỌNG
Đằng sau những rắc rối và những
xung đột của hôn nhân là những thái độ và những quan niệm sai
lầm. Nhiều chán nản đến từ việc so sánh hoàn cảnh hiện tại với
những mong đợi của quá khứ. Không may cho chúng ta là cả hai
thường đã được diễn giải các sai lầm. Ít khi chúng ta ý thức về
điều chúng ta đã mong đợi và thường phán đoán sai lầm điều chúng
ta có. Kinh nghiệm chúng ta thì thuộc về phía với điều chúng ta
trông mong. Chúng ta không nhận ra những mong đợi chúng ta cũng
như những đóng góp riêng của chúng ta đã góp phần vào sự chán
nản thất vọng hiện tại. Chúng ta lẫn lộn cái ao ước với cái mong
đợi và khi biến cố xảy đến khác với điều chúng ta mong muốn,
chúng ta không chịu trách mình mà chỉ trách những yếu tố bên
ngoài. Chúng ta muốn bình an và hạnh phúc nhưng thật ra chúng ta
có cố gắng thực hiện điều đó không? Rất ít, chúng ta đã làm rất
ít để chiếm được điều chúng ta muốn đó. Chúng ta thường hành
động dường như mọi sự đi sai lầm và dường như hạnh phúc không
bao giờ đạt được. Chúng ta không mong chính chúng ta hành động
một cách thích hợp vì chúng ta không tin vào khả năng của chúng
ta có thể thỏa đáp được những khó khăn đó. Chúng ta không chấp
nhận rằng chính chúng ta đã đóng góp nhiều vào trong những rối
loạn và khó khăn hiện tại. Chúng ta cảm thấy mình bị khiêu khích
mà không nhận thấy chính chúng ta khiêu khích người khác bao
nhiêu.
Bao lâu chúng ta còn giữ được sự
tin tưởng và hy vọng, chúng ta còn có thể chịu đựng được sự chán
nản và bất mãn. Nhưng sẽ có một lúc, chúng ta sẽ có cảm giác
rằng chúng ta không thể chịu đựng nổi nữa, rằng một cái gì tan
vỡ trong chúng ta, và một tổn thương không thể chữa trị được
nữa. Nhưng điều nầy, thỉnh thoảng ngay cả về phần thể lý, cảm
giác sụp đổ bên trong chỉ sự nhất quyết rút lui, chối từ sự tiếp
tục cộng tác. Tình trạng hiện hành đó không bao giờ là nguyên
nhân mà chỉ là gánh nặng cuối cùng, một căng thẳng quá đỗi do
một sự ràng buộc đã quá sức. Với một con người không mất can
đảm, những rắc rối hiện tại đều có thể được giải quyết và sẽ
không bao giờ có cảm giác đầu hàng. Họ sẽ không bao giờ cho phép
mình đi xa hơn vượt khỏi những đồng bạn của họ.
Hàng động và thái độ chúng ta ảnh
hưởng không chỉ điều kiện chúng ta sinh sống mà còn ảnh hưởng
cách hành xử của những người chung quanh chúng ta nữa. Trong hôn
nhân hạnh phúc, cả hai người đều trở nên những con người tốt
bằng cách chung sống hòa bình với nhau. Với hôn nhân bất hạnh,
mỗi người đều khiêu khích bản tính xấu nơi người khác. Như một
kết quả, động lực và cá tính đặc biệt cùng nhau làm xấu hơn. Bản
tính phá hoại của sự thù nghịch, sự chèn ép, và tố cáo dẫn đến
sự thiếu trách nhiệm. Cả hai đều cảm thấy bất an và bị khiêu
khích đưa đến hành động chán nản, bất mãn, và trả thù. Mỗi người
trở nên cái người kia nghĩ rằng họ sẽ là như thế và thường là
không tốt. Tuy nhiên, cả hai đều đồng ý trên một điểm là người
kia thì sai, chỉ họ mới đúng.
Lm
Lê Văn Quảng Psy.D. |
VỀ MỤC LỤC |
|
TIẾNG DẾ KÊU
|
Thưa quí bạn, chúng ta đang cùng nhau học
hỏi về đề tài sống giây phút hiện tại. Hôm nay, mục Sống Sao
Cho Đẹp mời bạn thử áp dụng một trong những phương pháp giúp
ta sống giây phút hiện tại hoàn thiện hơn và trọn vẹn hơn.
Có hai người bạn đang cùng nhau đi giữa
đường phố nhộn nhịp với bao tiếng xe cộ ồn ào. Giữa hàng trăm
loại âm thanh hỗn hợp của xe cộ, của người, của nhạc cụ,… một cô
bạn bỗng nói, “Tôi nghe tiếng dế kêu.” Người bạn kia sửng sốt
đáp lại, “Làm gì có, làm sao có thể nghe được tiếng dế giữa hàng
trăm thứ tạp âm trong thành phố? Bạn khéo tưởng tượng thật!”
Người bạn đáp, “Không, mình thực sự nghe tiếng dế mà. Nào hãy
theo mình.” Cả hai cùng đi về một góc đường, và tiến đến một bụi
cây. Càng đến gần, tiếng dế càng rõ hơn. Bên dưới những chiếc lá
khô, họ thấy một chú dế đang cất tiếng gáy say sưa.
“Chao ơi, thật là lạ. Tai bạn thật là tuyệt
vời. Bạn có bí quyết gì vậy?” Người bạn kia hỏi. “Ồ không, tai
mình cũng như bạn thôi, đâu có bí quyết gì đâu.” Nhưng hãy xem
đây. Cô bạn liền lấy trong túi áo ra vài đồng tiền cắc và tung
ra bên vệ đường. Ngay tức khắc, mấy chục người bộ hành ngừng lại
và quay nhìn về phía phát ra âm thanh của những đồng tiền cắc.
Cô bạn nói tiếp, “Bí quyết là ở chỗ đó. Vấn đề là bạn muốn nghe
điều gì trong cuộc sống của bạn.”
* * *
Bạn thân mến, vấn đề là bạn muốn nghe điều
gì trong cuộc sống chứ không phải tiếng gọi đó nhỏ hay lớn. Đúng
như vậy. Hai người yêu nhau tuy ở xa ngàn dặm nhưng vẫn có thể
nghe nhau, hiểu nhau; có đúng không bạn? Ngược lại, dù có ở bên
nhau nhưng nếu họ không có tình yêu thì cũng không nghe nhau,
không hiểu nhau. Vấn đề là bạn tìm điều gì trong cuộc sống mỗi
ngày của bạn; vấn đề là bạn có ý thức và quan tâm đủ đến từng
ngày sống của bạn, từng công việc bạn làm, từng con người bạn
gặp gỡ? Vấn đề là bạn có thực sự muốn kiếm tìm hạnh phúc và ý
nghĩa đời làm người của mình trong từng giây phút hiện tại hay
không?!
Sống giây phút hiện tại là một điều dễ dàng
cho những ai đặt mình trong hiện tại, nhưng thật khó khăn cho
những ai không đặt mình trong giây phút hiện tại. Sống trong
giây phút hiện tại tức là đặt mình vào từng hoàn cảnh mình đang
sống, từng công việc mình đang làm, từng lời mình đang nói, và
từng tư tưởng mình đang suy nghĩ. Thật buồn thay, nhiều người
trong chúng ta sống trong hiện tại nhưng vẫn lẫn trốn giây phút
hiện tại, hoặc chạy trốn không dám dối diện với giây phút hiện
tại, hoàn cảnh hiện tại, và suy nghĩ hiện tại. Rất nhiều người
trong chúng ta có thói quen là khi ngồi vào xe là mở Radio hay
mở nhạc. Thói quen này có thể là cách để né tránh sự im lặng
“đáng sợ” trong lòng mình; cũng có thể là để mình tìm một điều
gì đó nhằm lấp đầy nỗi khao khát khó hiểu trong con tim. Nhiều
người cầm ly nước uống ừng ực mà không hề để ý trên tay mình cầm
cái gì, mình uống cái gì, hương vị ra sao. Nhiều người vừa ăn
cơm mà mắt vừa liếc nhật báo, tai nghe iPod, và có khi còn xem
TV nữa. Ôi thật tội nghiệp cho con người trong thời hiện đại.
Những hành động này có phải vì chúng ta quá cực khổ; không đủ
thời gian để giải trí; hay vì chúng ta sợ sự thinh lặng, sợ mất
thời gian, hay sợ rảnh rỗi?
Sao bạn không thử đối diện với sự im lặng
trong xe, trong con người mình một lần xem sao? Sao bạn không
thử để ý những gì mình đang cầm trên tay (ly nước, cây viết, tờ
báo, điện thoại…) để chỉ học cảm giác là mình đang cầm một vật
gì đó cụ thể với tất cả sự tự chủ? Sao bạn không thử dẹp tất cả
báo chí, Radio, TV, điện thoại trong bữa ăn hôm nay để tự mình
cảm nghiệm và thưởng thức hương vị ngọt, cay, chua, đắng, thơm
nồng… của thức ăn mà mình đang dùng?
Thưa bạn, sống giây phút hiện tại chỉ đơn
giản là như thế đó bạn. Cứ trung thành để ý đến những gì
bạn đang làm, đang cầm, đang nói, đang ăn, và đang thở… thì dần
dần bạn sẽ yêu đời hơn; bạn sẽ dễ dàng cảm nghiệm vẻ đẹp của
cuộc đời hơn. Giá trị hiện tại sẽ dần dần lộ ra cho bạn và chúng
sẽ đẩy lùi những tư tưởng của hối tiếc về quá khứ, đồng thời
chúng cũng sẽ lấn át những âu lo toan tính cho tương lai. Hiện
tại là ngay lúc này, bạn đang đọc những dòng này, vật bạn đang
cầm trên tay, … hãy để ý đến chúng.
Mong bạn áp dụng bài thực hành này thành
công.
Br.
Huynhquảng
www.brhuynhquang.org
email:
brhq@brhuynhquang.org
|
VỀ MỤC LỤC |
|
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN VÀ TRÁCH
NHIỆM XÃ HỘI
|
NGUYỄN HỌC TẬP
1 - Công cuộc cứu rổi của Chúa
Giêsu là giải thoát con người.
Công cuộc cứu rỗi của Chúa Giêsu,
tự bản tính của mình, là tác động để giải thoát con người,
- không phải chỉ giải thoát con
người khỏi ách nô lệ của tội lỗi và sự chết,
- mà còn giải thoát con người
khỏi những gì ràng buộc, đê tiện hóa và nô lệ hóa con người,
- khỏi chủ thuyết lệch lạc,
hành động sai trái cũng như hoàn cảnh xã hội thiếu thốn bất hạnh
do con người và do thiên nhiên gây ra.
Chúa Giêsu làm gương cho chúng ta
trong khoảng đời trần thế của Ngài, không những mạc khải Thiên
Chúa cho con người và con người cho con người với địa vị cao cả
của mình trong Phúc Âm, Ngài còn can thiệp vào những bất hạnh
thường nhật của con người để nâng đỡ họ.
- Ngài biến nước thành rượu ở
tiệc cưới Canaan khi họ hết rượu ( Jn 2, 1-12).
- Hoá bánh ra nhiều để nuôi dân
chúng đói khát ( Mt 14, 13-21; 16, 32-39).
- Và chữa lành các bệnh tật cho
kẻ tật nguyền, đau yếu: “ người mù được thấy, kẻ què được đi,
người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ
nghèo được nghe Tin Mừng” ( Mt 11, 5).
Như vậy sứ mạng cứu rỗi của Chúa
Giêsu không phải chỉ rao giảng Phúc Âm cho con người, mạc khải
tình thương Thiên Chúa cho con người và dẫn dắt họ đến Thiên
Chúa, nguồn hạnh phúc viên mãn và bất diệt, mà còn có mục đích
thiết lập lại trật tự trần thế, hướng dẫn mọi sự, chung quy về
một nguyên thủ duy nhứt là chính Chúa Ki Tô:
- “ Theo ý muốn và lòng nhân
ái của Người, Người đã tiền định cho ta làm nghĩa tử, nhờ Chúa
Giêsu Ki Tô, để ta hằng ngợi khen ân sủng rạng ngời, ân sủng
Người ban tặng cho ta trong Thánh Tử yêu dấu…Người cho ta được
biết thiên ý nhiệm mầu: thiên ý nầy là kế hoạch yêu thương Người
đã định từ trước trong Chúa Ki Tô. Đó là đưa thời gian tới thời
viên mãn, để quy tựu muôn loài trên trời đất, dưới quyền một thủ
lãnh là Chúa Ki Tô ” (Eph 1, 5-6.9-10).
Giáo Hội nhận lãnh sứ mạng đó của
Chúa Giêsu. Do đó sứ mạng của Giáo Hội cũng không phải chỉ mang
sứ điệp cứu rỗi và ân sủng của Người cho con người, mà còn thấm
nhuần và hoàn hảo hóa lãnh vực trần thế bằng tinh thần Phúc Âm.
Nói cách khác, Giáo Hội có bổn
phận hành xử thế nào để làm cho con người có kả năng xây dựng và
thiết định các lãnh vực trần thế theo chương trình an bài của
Thiên Chúa, quy về Thiên Chúa, nhờ Chúa Giêsu.
2 - Bổn phận người tín hữu giáo
dân và môi trường trần thế.
Là thành phần của Giáo Hội và với
đặc tính trần thế của mình, như Hiến Chế Ánh Sáng Muôn Dân của
Công Đồng Vatican II xác nhận ( LG, 4) người tín hữu giáo dân
có bổn phận đem tinh thần Ki Tô giáo đến cho tâm thức, tập quán,
luật lệ, cấu trúc và môi trường cộng đồng xã hội.
Bổn phận đó, họ không thể giao cho
ai được.
Môi trường trần thế là môi trường
của họ!
Người tín hữu giáo dân chu toàn sứ
mạng nầy của Giáo Hội bằng:
- *đời sống trung thực với đức
tin, chiếu dọi lãnh vực trần thế bằng ánh sáng đức tin của họ,
bởi lẽ qua phép Rửa Tội họ được kêu gọi trở thành “ muối và
ánh sáng thế gian ”, khi vị linh mục cho nếm muối và trao
ngọn đèn thắp sáng trong tay:
“ Chính anh em là ánh sáng cho
thế gian. Một thành xây trên núi không tài nào giấu được. Cũng
không ai thắp đèn rồi lại để dưới đáy thùng, nhưng để trên đế,
và đèn soi chiếu cho mọi người trong nhà” ( Mt 5, 14-15),
- *bằng đức tính liêm chính trong
bất cứ việc giao tế nào, nhờ đó họ có thể thu hút mọi người đến
với lòng yêu chuộng chân lý và thiện hảo, nói cho cùng là đến
với Chúa Ki Tô và Giáo Hội,
- * bằng tình bác ái huynh đệ, qua
đó họ chia xẻ hoàn cảnh sống, các điều kiện làm việc, những nỗi
đau khỗ và ước vọng với anh em, dần dần chinh phục được tâm hồn
mọi người rộng mở cho tác động ơn cứu rỗi của Thiên Chúa,
- * bằng ý thức được chính vai trò
của mình trong việc xây dựng xã hội với lý tưởng Ki Tô giáo về
con người và về xã hội, họ cố gắng chu toàn bổn phận của mình
trong gia đình, ngoài xã hội, trong chức vụ nghề nghiệp (Apostolicam
Actuositatem, n. 13).
3 - Xây dựng xã hội theo tinh
thần Phúc Âm là bổn phận đặc thù của người tín hữu giáo dân.
Người tín hữu giáo dân phải nhận
lãnh trách nhiệm xây dựng xã hội trần thế như là bổn phận đặc
thù của chính mình với tinh thần Ki Tô giáo.
Trong khi thi hành phận vụ đó,
phận vụ được giao phó ngày nhận phép Rửa Tội, được hướng dẫn
bằng ánh sáng Phúc Âm và theo Huấn Dụ Xã Hội của Giáo Hội.
Và để thực hiện đức bác ái Ki Tô
giáo, người tín hữu giáo dân được mời gọi hãy hành xử trực tiếp
và với những hành động thiết thực. Cùng hợp tác với những người
công dân khác tùy khả năng chuyên môn và dưới trách nhiệm của
mình, bất cứ ở đâu và đối với bất cứ vấn đề gì, họ hành động để
đem lại công lý và lẽ phải của Nước Trời, ( Hiến Chế Vui Mừng
và Hy Vọng , Gaudium et spes, 43).
Các lãnh vực trần thế cần phải
được thiết định thế nào, trong khi tôn trọng phương thức và luật
lệ riêng của mỗi lãnh vực, để có thể phù hợp với các nguyên tắc
đời sống Ki Tô giáo và phù hợp với nhiều điều kiện khác nhau tùy
theo hoàn cảnh, thời gian và sắc thái của mỗi dân tộc.
Các hoạt động tông đồ với những
đặc tính như vừa kể, Công Đồng Vatican II ao ước được người tín
hữu giáo dân trải rộng ra liên hệ đến mọi lãnh vực, kể cả lãnh
vực văn hóa, làm thế nào để bất cứ nơi đâu và ở bất cứ thời đại
nào, mỗi cá nhân đều có quyền được hưởng một nền văn hóa nhân
bản và văn minh phù hợp với nhân phẩm của mình, không phân biệt
phái giống, chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay điều
kiện xã hội:
- “ Bởi vì hiện nay chúng ta
có thể giải thoát phần lớn nhân loại khỏi tai họa dốt nát, bổn
phận cao cả nhứt của thời đại chúng ta, nhứt là đối với các Ki
Tô hữu, đó là cần phải nỗ lực làm việc tối đa, trong lãnh vực
kinh tế cũng như chính trị, trong khuôn viên quốc gia cũng như
trên bình diện quốc tế, để đạt được những quyết định căn bản,
trong đó bất cứ ở đâu và bất cứ ai cũng có quyền được có một
nền văn hóa phủ hợp với nhân phẩm con người và được bảo đảm để
thực hiện, không phân biệt chủng tộc, phái giống, quốc gia, tôn
giáo hay điều kiện xã hội” (Gaudium et Spes, n. 60).
4 - Người tín hữu giáo dân tác
động để thực hiện công ích dưới ánh sáng Phúc Âm.
Người tín hữu giáo dân được mời
gọi hãy nỗ lực hoạt động và cộng tác thực hiện công ích phù hợp
với các nguyên tắc luân lý, trong khuôn viên quốc gia cũng như
trên bình diện quốc tế.
Họ được mời gọi và khuyến khích,
nếu là những người có kinh nghiệm, hãy đảm nhận lấy những chức
vụ công cộng, để có thể chăm lo cho công ích hữu hiệu hơn và
đồng thời mở đường cho Phúc Âm.
Ngoài ra họ cũng phải chăm lo cộng
tác với mọi người thiện chí khác, bằng đối thoại và phán đoán
liên quan đến các định chế và cơ chế xã hội, định chế và cơ chế
Quốc Gia, làm thế nào để hoàn hảo hóa các định chế và cơ chế
đó theo tinh thần Phúc Âm.
Trên bình diện quốc tế, người tín
hữu giáo dân cũng được mời gọi để cộng tác trong lãnh vực kinh
tế - xã hội, nhứt là đối với các dân tộc trên đà phát triển hay
còn đang chậm tiến.
Họ được mời gọi và khuyến khích
cộng tác với các anh em Ki Tô giáo khác, với những anh em không
Ki Tô giáo và nhứt là với các thành viên của những hiệp hội quốc
tế, luôn đề nghị với họ tạo nên một xã hội trần thế, đặt nền
tảng trên Thiên Chúa và luôn luôn dưới sự hướng dẫn của Ngài.
Muốn chu toàn được những bổn phận
vừa kể, người tín hữu giáo dân cần được:
- đào tạo về kiến thức chuyên
môn
- và đời sống thiêng liêng, để
có đủ vốn liếng chu toàn bổn phận xã hội của mình.
Số vốn chuyên môn và thiêng liêng
đó,
* các họ đạo, các giáo phận,
* các học viện Ki Tô giáo,
* hay ít nhứt những lớp đào tạo
của hiệp hội, tổ chức Ki Tô giáo phải ý thức đến trách nhiệm
trọng đại của mình, chăm lo cung cấp cho họ.
Các hiệp hội, đoàn thể, phong trào,
tổ chức Ki Tô giáo cần ý thức đến Ban Giảng Huấn
cần phải có,
* để đào tạo
* và cập nhật hóa kiến thức
chuyên môn và thiêng liêng của các thành viên, khả năng để cho
họ hoạt động hữu hiệu.
Người tín hữu giáo dân được soi
sáng và hướng dẫn bằng ánh sáng Phúc Âm, với khả năng mà họ được
đào tạo, luôn luôn hành động trong lãnh vực xã hội theo tinh
thần của Thánh Phaolồ:
- “ Vậy, dù khi ăn, dù khi uống
hay làm bất cứ việc gì khác, anh em hãy làm tất cả để tôn vinh
Thiên Chúa…, cũng như chính tôi , trong mọi hoàn cảnh, tôi cố
gắng làm đẹp lòng mọi người, không tìm ích lợi cho riêng tôi,
nhưng cho nhiều người, để họ được cứu độ ” ( 1 Cor 10,
31.33).
|
VỀ MỤC LỤC |
|
Đời
Sống Nội Tâm
(tiếp theo) |
LINH MỤC GIÁO PHẬN SỐNG TU ĐỨC TOÀN DIỆN
TRONG BỐI CẢNH THỰC TẾ CỦA GIÁO HỘI VÀ XÃ HỘI VIỆT NAM HÔM NAY
Lm.
Micae-Phaolô Trần Minh Huy pss
CHƯƠNG BA
Đời
Sống Nội Tâm
(tiếp theo)
B.
CÁC CÁCH CẦU NGUYỆN
B.1 Cầu Nguyện Bằng Lời
Cầu nguyện bằng lời cốt yếu đọc lớn tiếng, chung
hay riêng, những kinh đã soạn sẵn, và hội nhập tư tưởng, ước
muốn của người đọc với ý nghĩa của các lời kinh ấy (Miệng đọc
tâm suy). Phụng vụ các Giờ Kinh là hình thức cầu nguyện này, và
không chỉ dành riêng cho hàng giáo sĩ và tu sĩ, nhưng khuyến
khích mở rộng ra cho giáo dân nữa.
B.2 Cầu Nguyện Bằng Trí
Cầu nguyện bằng trí là suy nghĩ cá nhân dựa trên
một bản văn Thánh Kinh hay một bản văn tu đức, cùng những lời
của chính đương sự nói chuyện lòng với lòng cùng Chúa. Cách cầu
nguyện này quen gọi là nguyện gẫm. Chính việc nguyện gẫm tác
động và hướng dẫn mọi hành động cuộc sống: Tư tưởng chỉ huy hành
động.
B.3 Cầu Nguyện Chiêm
Niệm
Cầu nguyện chiêm niệm đưa linh hồn đến liên hệ
trực tiếp hơn với Chúa, thường không cần đến lời nói và tư
tưởng, chủ yếu ở trước sự hiện diện của Chúa, yêu mến Ngài và
nhận biết mình được Chúa yêu mến. Người ta thường gọi cách cầu
nguyện bậc cao này là Nhiệm Hiệp.
C.
CÁC ĐẶC TÍNH CỦA LỜI CẦU NGUYỆN
Lời cầu nguyện có mục đích tối hậu là ca tụng
Chúa, đón nhận ơn Chúa, đào sâu mối hiệp thông cá nhân với Chúa
và củng cố đức tin của tòan thể Dân Chúa. Thời gian dành cho
việc cầu nguyện đánh thức trong tâm hồn chúng ta thái độ tôn
thờ, chiêm ngưỡng, tạ ơn, thống hối trở về, đền tạ và xin ơn
phần hồn phần xác cho mình và cho người khác, cũng như cho Giáo
Hội và thế giới.
C.1 Lời Cầu Nguyện Tín
Hữu
Lời cầu nguyện giúp khám phá và gặp gỡ Thiên
Chúa. Đó là một dấn thân cá nhân của con người đáp trả lời mời
gọi của Thiên Chúa trong mỗi phút giây, nhờ Chúa Thánh Thần trợ
giúp.
Nó được đồng hóa với lời cầu nguyện của Đức Kitô, Đấng mang lấy
ước nguyện của cả loài người mà dâng lên Chúa Cha.
Mỗi người được mời gọi ca ngợi Thiên Chúa nơi
các thánh, chiêm ngắm mầu nhiệm thánh ý Chúa, giữ vững niềm tin…
Tôn vinh các thánh là tôn vinh công trình yêu thương cứu độ của
Thiên Chúa, và là tôn vinh chính Thiên Chúa. Biết rằng mọi người
trên thế gian đều phải gánh chịu cùng một nỗi thống khổ đang cầu
xin ơn cứu độ, xác tín rằng Thiên Chúa muốn mọi người được cứu
rỗi; hiến dâng chính mình và tất cả nhân loại, và cùng với mọi
loài thụ tạo tôn thờ Đấng Tạo Hóa.
C.2 Lời Cầu Nguyện Tông
Đồ
Người môn đệ Đức Kitô nhận ra và làm chứng rằng
Nước Trời là một quà tặng của Thiên Chúa, phải được khẩn khoản
nài xin bằng lời cầu nguyện. Chính Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ
của Ngài phải cầu nguyện cho Nước Thiên Chúa ngự đến.
Và nhờ hoạt động, người môn đệ loan báo Tin Mừng và khai mạc
Nước Thiên Chúa.
Mục đích của việc tông đồ là làm cho người khác
nhận biết và yêu mến Thiên Chúa, Đấng không ngừng qui tụ mọi
người từ khắp muôn phương. Lời cầu nguyện tông đồ xác tín và bảo
đảm rằng Nước Thiên Chúa đến không tùy thuộc hành động của con
người, nhưng lệ thuộc vào hành động của Thiên Chúa.
Khi linh mục xác tín hơn rằng mình phải trở
thành dụng cụ mềm mại trong tay Thiên Chúa cho hoạt động tông
đồ, thì họ sẽ xác tín hơn về nhu cầu cầu nguyện, và sẽ giao phó
chính mình cho hoạt động của Chúa Thánh Thần.
C.3 Lời Cầu Nguyện Mục
Vụ
Lời cầu nguyện mục vụ là một trong những bổn
phận của linh mục đối với đoàn dân mà mình phục vụ. Hoa trái của
công tác mục vụ là do Chúa Thánh Thần, ta phải để Chúa Thánh
Thần hướng dẫn thì các hoạt động của ta sẽ là của Ngài.
Trách nhiệm mục vụ xuất hiện rõ nét nơi việc cử
hành các bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể và cử hành Phụng Vụ
các Giờ Kinh cách ý thức, tích cực và sống động.
Lời cầu nguyện mục vụ nhắm đến toàn thể nhân
loại mà Chúa Kitô đã hiến mình chịu chết, chứ không chỉ giới hạn
vào cộng đoàn đã được tập họp.
|
VỀ MỤC LỤC |
|
NUÔI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN TÌNH YÊU
|
Tác phẩm: Cẩm Nang Hạnh Phúc Gia Đình
Kitô - MỤC VỤ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
Tác
giả: D. WAHRHEIT (Lm. Minh Anh, GP. Huế tổng hợp biên tập)
A19. NUÔI DƯỠNG VÀ PHÁT TRIỂN TÌNH
YÊU
Nhiều người cho rằng, tình tứ lãng
mạn chỉ dành cho thời kỳ theo đuổi hẹn hò với nhau mà thôi. Một
khi đã thành vợ thành chồng, người ta sẽ phải sống với nhau thực
tế hơn. Thực tế hơn để hiểu nhau hơn, thực tế hơn để đương đầu
với những vấn đề của cuộc sống mà có lẽ trong thời kỳ quen biết
nhau người ta chưa để ý tới.
Đó là quan niệm thông thường của
người chồng, bản tính thích khám phá và chinh phục. Bao lâu chưa
chiếm hữu, họ dùng mọi nỗ lực và tài trí để đạt cho bằng được;
nhưng khi đã nắm trong tay rồi, họ lại lơ là với đối tượng và đi
tìm những đối tượng khác.
Thật ra, tình yêu lứa đôi không
phải là một cuộc chinh phục. Đó là một công trình xây dựng suốt
đời. Thời kỳ quen biết hẹn hò chỉ là khởi đầu của công trình xây
dựng ấy. Mãi mãi tình yêu lứa đôi cần phải được nuôi dưỡng bồi
bổ bằng chính sự lãng mạn mà hai người đã trao cho nhau ngay từ
ban đầu. Đó là bí quyết để xây dựng tình yêu lứa đôi mà chúng
tôi xin được gợi lên cho người chồng trẻ trong bài này.
1.
Người ta thường nói, người đàn bà chỉ trở thành đàn bà
dưới cái nhìn của người đàn ông. Thực thế, đôi mắt là cửa sổ của
tâm hồn. Chính qua ánh mắt mà con người biểu lộ nội tâm sâu kín
của mình. Điều này càng đúng hơn trong tình yêu vợ chồng. Qua
ánh mắt tình tứ, hai người trao đổi cho nhau những gì mà họ
không thể trao đổi với người khác.
Riêng với người vợ, ánh mắt tình
tứ của người chồng là một bảo đảm: người vợ được yêu thương,
được bao bọc, được chở che. Ánh mắt ấy như nói với người vợ
rằng: chồng luôn ở bên cạnh mình. Ánh mắt ấy như nói với người
vợ rằng, lúc nào chồng cũng tán thành những việc làm và luôn cảm
thông những lầm lỡ thiếu sót của mình. Ánh mắt ấy là một khuyến
khích người vợ trong những công việc đơn điệu và phiền toái mỗi
ngày. Một người chồng luôn biết giữ được ánh mắt tình tứ ấy là
người biết nắm chắc hạnh phúc lứa đôi.
2.
“Gần chùa gọi bụt bằng anh”. Càng thân mật gần gũi
với nhau người ta càng dễ xem thường nhau. Điều này cũng xảy ra
ngay trong đời sống vợ chồng. Người ta quan niệm, phép lịch sự
chỉ dành cho những người bên ngoài gia đình. Kỳ thực lịch sự là
hoa quả của bác ái. Mà không nơi nào đòi hỏi bác ái cho bằng
chính môi trường thân thuộc của mình. Càng thiết thân với nhau,
người ta lại càng cần lịch sự với nhau hơn.
Hãy lấy thí dụ về những câu chào
hỏi hằng ngày. Thông thường người ta nghĩ đó là công thức cần
thiết cho việc xã giao. Người ta chào hỏi ông giám đốc, những
người đồng nghiệp trong sở làm. Người ta chào hỏi những người
quen biết ngoài đường. Nhưng liệu người ta có nghĩ đến việc chào
hỏi những người thân trong gia đình không? Người ta quên rằng,
chính những người thân trong gia đình mới là những người cần
được chào hỏi hơn ai hết. Lời chào hỏi ấy dĩ nhiên không phải là
một công thức quen thuộc mà phải là thể hiện của một sự ân cần
chăm sóc đặc biệt mà người ta muốn dành cho những người thân của
mình.
Điều này càng có giá trị hơn trong
mối quan hệ giữa vợ chồng. Một câu chào hỏi ngay từ khi thức
giấc mà người chồng dành cho vợ như muốn nói với vợ rằng, chồng
luôn ở bên cạnh vợ, chồng thuộc trọn về vợ.
Người ta không chỉ nói để bày tỏ
tư tưởng, để bộc lộ nỗi lòng hay để loan truyền sứ điệp cho
người khác mà còn để thiết lập quan hệ với người khác. điều này
càng có giá trị hơn trong tương quan vợ chồng. Người chồng chào
hỏi và chuyện vãn với vợ, trước hết là để thắt chặt sự liên kết
của mình với vợ. Một người chồng suốt một tuần lễ không biết tìm
dịp để nói chuyện với vợ, nhất là để khen tặng nàng, người chồng
đó chưa biết nghệ thuật làm chồng.
3.
Người đàn bà thích được khen tặng, không phải vì họ không
biết giá trị khách quan của con người họ, hoặc những gì họ có,
mà chỉ vì họ muốn được yêu thương, chiều chuộng. Người đàn bà
đón nhận một lời khen tặng, trước hết như một biểu lộ của sự chú
ý, của quan tâm, của tình yêu mà người khác dành cho họ.
Đối với một quà tặng cũng thế.
Người đàn ông thường nhìn quà tặng dưới góc cạnh nghệ thuật hay
lợi ích. Họ ít khi gắn liền tình cảm của họ vào quà tặng. Đối
với người đàn bà thì ngược lại, giá trị của một món quà hệ tại ở
cường độ tình cảm mà nó gợi lên. Một sự vật vô nghĩa và cũ kỹ có
thể gợi lên cho trái tim người đàn bà cả một thế giới đầy ắp kỷ
niệm hay làm sống dậy muôn nghìn cảm xúc.
Do đó, tất cả mọi quà tặng dù nhỏ
bé và vô nghĩa đến đâu cũng đều có giá trị và được họ cất giữ ôm
ấp một cách trân trọng. Người đàn bà sẽ đau khổ rất nhiều khi
phải sống bên một người đàn ông không biết trao tặng, một người
đàn ông không biết trao ban chính mình.
Qua những lời khen, những quà tặng
của mình, người đàn ông chứng tỏ họ có một tâm hồn quảng đại và
qua đó họ cũng trao tặng chính tình yêu của mình cho vợ.
|
VỀ MỤC LỤC |
|
NHỮNG CON SỐ HÊN CHO SỨC KHỎE
|
Bà
con mình nhiều người tin tưởng rằng nếu có một vài con số sẽ
mang lại Hên Vui cho đời sống thì cũng có con số đưa tới không
vui, nên tránh.
Còn
nhớ trước đây ở quê nhà, nhiều người đều sẵn sàng chi ra một số
tiền lớn để có được bảng số xe với mấy con số 9 hoặc 8 hoặc 6
liền nhau. Nhiều người cầu kỳ còn muốn có 9 nút cho số điện
thoại, số nhà, số chương mục ngân hàng.
Con
số mà không mấy người ưa là số 13 vì « «sui tận mạng ». Phòng
khách sạn nhẩy từ số 12 lên 14, bỏ rơi chú 13. Việc đại sự là
phải tránh ngày 13 thứ Sáu.
Lại
còn khi bị bạn bè gán cho con số 35 thì mấy ông giãy nẩy như đỉa
phải vôi, nhưng trong lòng thầm nghĩ « Còn dê được là còn mùa
Xuân cuộc đời ». Chứ mà trên bảo dưới không nghe thì, ôi thôi
cũng vô tích sự.
Riêng đối với sức khỏe thì cũng có những con số tốt, số hên mà
ai cũng muốn có. Các số này thay đổi tùy theo chức năng bộ phận
cơ thể.
Xin
cùng tìm hiểu một vài con số cần có và đáng ghi nhớ.
Huyết áp
1-Trước hết xin định nghĩa “huyết áp là gì”?
Huyết áp (HA) là áp suất của máu lên thành động mạch chính khi
máu được
tim bơm vào. Áp suất tùy thuộc sức cản của động mạch và số lượng
máu. Cao khi hai yếu tố này cao và ngược lại.
HA được ghi
nhận bằng milimét thủy ngân mmHg và đo bằng huyết áp kế đặt ở
động mạch cánh tay là nơi áp suất giống như áp suất khi máu rời
trái tim.
Áp suất cao
nhất khi tâm thất co bóp (HA tâm thu- systolic) đẩy máu ra khỏi
tim. Huyết áp thấp nhất khi tâm thất giãn ra (HA tâm
trương-diastolic) để tiếp nhận máu.
Huyết áp chấp
nhận được thay đổi từ 90-140/60-90mmHg
Huyết áp bình
thường thay đổi tùy theo tuổi.
Ở một người
trưởng thành, khỏe mạnh và trong tình trạng nghỉ ngơi, huyết áp
dưới 120/80mmHg được coi là bình thường, lý
tưởng là khoảng 117/75.
Hoạt động
gắng sức, cảm xúc mạnh, căng thẳng tâm thần đều làm tăng HA tâm
thu. Ngược lại khi ngủ thì HA này lại thấp nhất. Huyết áp thấp
ở trẻ em, tăng dần với tuổi.
Hệ thần kinh
giao cảm và vài kích thích tố trong cơ thể điều chỉnh giữ HA ở
mức độ bình thường.
2- Và thế nào là
cao huyết áp?
Khi áp suất
trong động mạch lên tới 140/90mmHg là cao huyết áp.
Huyết áp 120/
80 là Tiền Cao HA và ta đã phải lưu tâm theo dõi rồi.
Chỉ cần một
con số trên mức bình thường là đã bị bệnh cao H.A. Thường thường
bệnh được tìm ra khi ta đi bác sĩ khám bệnh hoặc tình cờ nhờ bạn
bè đo.
3-Thế nào là
huyết áp thấp
Các nhà y học
cũng đồng ý với nhau là huyết áp thấp khi một trong hai kết
quả bằng hoặc dưới 90 cho tâm thu, 60 cho tâm trương. Như
vậy nếu có kết quả 115/50 thì là huyết áp thấp.
Đây là con số
chung chung, với người này là thấp nhưng lại bình thường với
người khác vì họ không có các khó khăn dấu hiệu bệnh như chóng
mặt, sỉu hoặc bất tỉnh.
Người tập
luyên cơ thể, các lực sĩ thường hay có huyết áp và nhịp tim hơi
thấp hơn bình thường mà họ vẫn khỏe mạnh.
Nhịp tim
Tim co bóp do
một nhóm tế bào đặc biệt nằm ở vách sau của tâm nhĩ phải khởi
xướng và quyết định số nhịp đập của tim. Ðó là nút- xoang- nhĩ
(sino-atrial node), một máy điều hòa nhịp tim (pacemaker) tự
nhiên.
Nút phát ra
những xung lực điện, được những sợi cơ tim đặc biệt dẫn truyền
tới kích thích các ngăn của tim co bóp. Âm thanh co bóp được
diễn tả bằng hai âm tiết “lubb” và “dupp”, nghe được khi ta đặt
tai vào ngực để nghe. Âm “lubb” trầm, dài hơn, khi tâm thất bắt
đầu bóp và các van nhĩ thất khép lại. Âm “dupp” thanh nhưng ngắn
hơn khi tâm thất bắt đầu thư giãn và các van bán nguyệt khép
lại.
Mạch (pulse)
là do sóng áp suất chuyển tới động mạch mỗi khi trái tim co bóp,
đẩy máu ra ngoài. Mạch được nhận ra dễ dàng trên các động mạch
nổi gần mặt da như động mạch quay (radial artery) ở cổ tay động
mạch cảnh (carotid artery) ở cổ, động mạch ở cổ chân, ở bẹn, ở
thái dương....
Mạch được
tính theo số lần tim đập trong một phút và có thể đếm dễ dàng
bằng cách đặt đầu ngón tay giữa và chỏ lên một động mạch nổi
trên da. Ngón tay sẽ cảm thấy chuyển động nhè nhẹ của sóng áp
lực trên mạch máu đó. Mỗi sóng tương ứng với một lần tim bóp.
Khi bắt mạch,
nên thoải mái, thư giãn, vì nếu hồi hộp, lo lắng, nhịp tim
thường nhanh hơn một chút. Ðếm mạch trong 1 phút hoặc trong 30
giây rồi nhân đôi để có số nhịp tim.
Nhịp tim bình
thường tùy thuộc tuổi tác, tình trạng sức khỏe, thời gian trong
ngày...Buổi sáng trước khi thức giấc, nhịp thấp nhất. Khi hít
thở vào, nhịp hơi nhanh hơn và khi thở ra, nhịp hơi chậm. Nhịp
phải đều đặn, có nghĩa là thời gian giữa hai nhịp phải bằng nhau.
Sau đây là
số nhịp trung bình trong 1 phút:
- Trẻ em dưới 1 tuổi: 100 tới 160 nhịp/
1phút
- Trẻ từ 1 tới 10 tuổi: 70 tới 120 nhịp/1phút
- Người từ 10 tuổi trở lên:
60 tới 120 nhịp/ 1phút
- Vận động viên thể thao: 40 tới 60 nhịp/1
phút.
Phụ nữ có
nhịp tim nhanh hơn nam giới khoảng 5 lần tim đập và được giải
thích là tim quý bà hơi nhẹ hơn tim quý ông, mà nhẹ thì co bóp
hơi nhanh hơn, nhiều hơn.
Mặc dù tim
đập là do chính trái tim điều khiển, nhưng nhịp tim có thể bị
chi phối bởi hệ thần kinh và nhiều yếu tố khác.
Tập luyên cơ
thể đều đặn làm cơ tim mạnh hơn và tăng lượng máu đẩy ra mỗi lần
tim đâp. Khi nghỉ ngơi, nhu cầu máu được thỏa mãn với nhịp tim
chậm. Do đó nhịp tim ở các vận động viên thể dục, thể thao đều
chậm.
Nhịp tim có
thể cho biết nhiều chi tiết về tình trạng khỏe mạnh hoặc đau yếu
của cơ thể. Các vị thầy thuốc y học cổ truyền chỉ cần bắt mạch
mà chẩn đoán được vô số bệnh của lục phủ ngũ tạng.
Với y khoa
hiện đại, mạch là một trong 4 dấu hiệu chính cần được kiểm soát
mỗi khi đi khám bác sĩ. Ðó là Mạch, Nhịp Thở, Thân Nhiệt và
Huyết áp.
Ngoài ra,
sinh hoạt điện của tim có thể được ghi bằng tâm-điện-đồ (EKG).
Nhiệt độ cơ thể
Một trong
những đặc tính của động vật có vú là khả năng giữ nhiệt độ cơ
thể ổn định, mặc dù có thay đổi trong môi trường sinh sống.
Có nhiều ý
kiến khác nhau về nhiệt độ trung bình của cơ thể. Với một số tác
giả, 37°C (98.6°F) là bình thường, nhưng nghiên cứu mới đây cho
hay thân nhiệt trung bình là 98.0°F hoặc thấp hơn.
Mỗi người có
nhiệt độ trung bình khác nhau. Nhiệt độ ở trẻ em hơi cao hơn
người lớn, nam giới thấp hơn nữ giới một chút.
Thân nhiệt
thay đổi tùy theo thời gian trong ngày, thấp nhất vào sáng sớm
khi đang ngủ và cao nhất vào nửa buổi chiều.
Vì vậy, thân
nhiệt trung bình có thể du di giữa
36.°C-
37.4°C (97°- 99.4°F).
Thân nhiệt
tăng khi ăn uống tiêu hóa thực phẩm, vận động cơ thể, cơ bắp co
căng, có kinh nguyệt, có thai, khí hậu nóng ấm, mặc nhiều quần
áo, cảm xúc mạnh, run lạnh.
Nhiệt độ hơi
giảm khi thời tiết giá lạnh.
Sự tăng giảm
này đều có tính cách tạm thời, ngắn hạn.
Cần lưu ý tới
sự thay đổi nhiệt độ bình thường ở người cao tuổi và trẻ thơ. Họ
đều dễ dàng thất thoát nhiệt độ khi tiếp xúc với khí hậu lạnh và
đưa tới thiểu nhiệt (hypothermia). Ở lớp tuổi này, nhiều khi dù
đã bị nhiễm trùng mà nhiệt độ chưa tăng, cho nên khi tìm ra bệnh
thì quá trễ.
Đường Huyết
Ðường huyết thay đổi rất nhanh sau khi ăn, vận động cơ thể hoặc
sau khi chích insulin.Đây là đường glucose do sự chuyển hóa thực
phẩm có chất carbohydrat mà ra.
Với
người không bị tiểu đường, đường huyết trung bình thay đổi từ
70mg/dl- 99mg/dl đo sau 8 giờ nhịn ăn. Từ 100-125mg/dl là
Tiền Tiểu Đường. Trên 126mg/dl là bị tiểu đường.
- Dưới 200mg/dl (11mol/l) hai giờ sau khi ăn là bình
thường.
Đo
đường huyết ở nhà, kết quả có thể không chính xác nếu:
- Cồn lau lẫn vào máu. Nếu lau ngón tay
với cồn, nên đợi ngón tay khô hẳn trước khi chích kim.
- Nước hoặc xà bông dính trên đầu ngón
tay.
- Giọt máu lớn quá hoặc nhỏ quá.
- Que thử bị ẩm ướt.
Kết
quả thử nghiệm chính xác hay không là tùy theo loại máy, giấy
thử cũng như người thực hiện có làm đúng như hướng dẫn. Ngoài
ra, kết quả còn tùy thuộc vào mấy điểm sau đây :
- Số lượng hồng huyết cầu (hematocrit): người có
hồng cầu cao thì đường huyết thấp hơn ở người có hồng cầu trung
bình. Ngược lại, khi hồng cầu thấp thì kết quả thử nghiệm đường
cao hơn.
- Một vài hóa chất nhu acid ascorbic, acid
uric...làm thay đổi kết quả thử nghiệm. Do đó, nên coi kỹ bảng
hướng dẫn để tránh các chất có ảnh hưởng tới việc đo đường
huyết.
- Thời tiết, độ ẩm, nhiệt độ, độ cao so với mặt biển
cũng ảnh hưởng tới giấy thử và kết quả. Cần cất giữ máy đo theo
chỉ dẫn của nhà sản xuất.
- Máy đo có thể cho kết quả không đúng nếu cơ thể
thiếu nước, đang trong tình trạng căn thẳng.
- Dùng giấy thử khác hiệu có thể cho kết quả không
chính xác. Nên mua loại giấy thử cùng hãng với nhà sản xuất máy.
Hiện nay có nhiều máy đo đường huyết ở nhà mà không cần giấy thử
có hóa chất xúc tác.
Thường thường máy đo đáng tin cậy để theo dõi và điều trị tiểu
đường, nhưng máy cũng không toàn hảo. Kỹ thuật dùng trong máy đo
tại nhà không chính xác bằng thử nghiệm được thực hiện tại bệnh
viện hoặc các phòng thí nghiệm.
Ðếm tế bào máu.
Tiếng Anh gọi
là Complete Blood Count (C.B.C). Kết quả thử nghiệm này cho ta
biết thiếu hoặc thừa tế bào máu, ung thư máu, máu loãng hoặc
đặc. Ðây là thử nghiệm mà hầu như mỗi lần khám bệnh là ta đều
được làm.
C.B.C nhắm
vào các tế bào sau đây:
a- Hồng Huyết
cầu (R.B.C)- Hồng cầu được sản xuất từ mô tạo máu của tủy sống.
Vì không có nhân nên H.H.C không phân bào được. Mỗi H.C. cần 6
ngày để thành hình và có tuổi thọ khoảng 120 ngày. Ở người
trưởng thành, mỗi giây đồng hồ có 3 triệu hồng cầu được sinh ra
để thay thế HC già nua mệnh một.
H.C. chứa
huyết cầu tố mà chức năng chính là chuyên chở dưỡng khí nuôi tế
bào và loại khí độc CO2 ra ngoài.
Bình thường
người trưởng thành có khoảng từ 4 đến 5 triệu H.C./ 1 mm
³ máu. Phụ nữ hơi thấp hơn nam giới một chút nhưng chẳng sao,
quý tỷ muội nhỉ. Cho người ta hơn cái này thì mình lấy cái khác
nhiều hơn và da vưỡn trắng vưỡn hồng là được rồi. Quàng thêm
chuỗi ngọc trai trên cổ thì hồng cầu xuống tí ti cũng gật đầu.
b- Bạch Huyết
Cầu (W.B.C.)- B.H.C. có ba loại chính là bạch cầu hạt, đơn bào
và lymphô nhân.
Nhiệm vụ của
B.H.C là chiến đấu chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật, bảo vệ
cơ thể bằng cách “sơi tái” các phần tử nguy hại lạ; sản xuất và
chuyên trở kháng thể.
Khi ta bị đứt
da tay, nhiễm trùng thì B.H.C. được động viên kéo tới vết thương
đề tòng quân diệt giặc. Xác chết quân ta và địch lẫn với bạch
cầu sống sót tạo thành chất mủ.
Số lượng bình
thường B.H.C. là 4000-5000/mm³. B.H.C có đời sống
ngắn ngủi hơn trong mạch máu, khoảng từ 6-8giờ, nhưng một số lớn
vào trú ngụ tại các tế bào thì tồn tại có khi cả năm.
c- Tiểu cầu
(Platelets)- Gọi là tiểu cầu vì tế bào này có hình dạng tròn dẹp
khác nhau. Ðây là những tế bào nhỏ nhất của máu, không có nhân
hoặc DNA, được tạo ra từ tủy sống. Mỗi mm³ máu có từ
150,000-450,000 tiểu cầu. Tuổi thọ trung bình là 10 ngày.
Nhiệm vụ
chính của tiểu cầu là tạo sự đông máu. Khi công chúa gọt quả
soài tượng, chẳng may đứt da tay chẩy máu thì tiểu cầu chạy tới,
kết tụ với nhau thành một cái nút lấp kín mạch máu hở. Ngón tay
công chúa hết chẩy máu, nàng tiếp tục thưởng thức soài tượng
chấm với muối ớt.
d- Huyết cầu
tố (Hemoglobin)- Máu cần một số lượng đầy đủ H.C.T. để chuyên
trở dưõng khí.
Người trưởng
thành có khoảng từ 14-17 g/ 100mL máu. H.C.T. Thấp dưới
mức này là dấu hiệu của thiếu máu (anemia).
Chất béo
Ðây là những
chất mà bà con ta lưu tâm nhiều nhất, quen thuộc nhất và cũng
mang lại nhiều e ngại, thắc mắc. Và y giới cũng dành nhiều công
sức để nghiên cứu các chất béo này vì khi quá cao trong máu,
chúng có thể gây ra nhiều rủi ro bệnh hoạn.
Thử nghiệm
máu nhắm vào mấy loại chất béo chính Cholesterol, Triglycerides,
LDL, HDL.
a-
Cholesterol.
Cholesterol
có nhiều vai trò quan trọng trong cơ thể. Nó là thành phần cấu
tạo màng bao che các tế bào, mô thần kinh não bộ; cần thiết cho
sự tổng hợp kích tố steroids, mật; sinh tố D.
Hầu hết
cholesterol được gan tạo ra nên nhiều khi ta không phải ăn thêm
thực phẩm có chất này.
Cholesterol
có nhiều trong chất béo động vậy và hầu như không có trong thực
vật.
Trong máu,
cholesterol được chất đạm protein chuyên chở, nên có tên gọi là
lipoprotein.
Mức độ
Cholestretrol Toàn Phần lý tưởng là dưới 200 mg/ 100ml;
từ 200 -240
mg/ 100ml thì tạm chấp nhận được nhưng cần giảm tiêu thụ chất
béo, vận động cơ thể;
trên 240
mg/ml thì đến lương y ngay để khám nghiệm thêm rồi điều trị,
dinh dưỡng đúng cách ngõ hầu mang con số trở lại bình thường.
b- LDL- LDL
viết tắt của chữ Low Density Lipoprotein, một thứ cholesterol do
protein cõng với tỷ trọng rất thấp. Thấp nhưng lại hay gây bệnh
hoạn cho cơ thể nhất là bệnh tim mạch khi mức độ trong máu lên
cao.
Dưới 100
mg/100ml máu là tốt, trên số này là hổng có được, phải giảm
tiêu thụ mỡ, uống thuốc.
c-HDL viết
tắt của High Density Lipoprotein là cholesterol tỷ trọng cao,
được coi như lành tính có ích cho cơ thể.
Dưới 35
mg/100 ml là không tốt
mà càng cao là càng tốt.
d-
Triglycerides dưới 200 mg/100 ml là bình thường mà trên số này
là có rủi ro gây bệnh tim.
Và cuối cùng
là:
Số giờ ngủ
Nhu cầu ngủ
nhiều hay ít thay đổi tùy theo với tuổi tác.
Trẻ sơ sinh
ngủ tới 17 giờ một ngày, nếu bé sanh non lại ngủ nhiều hơn.
Tới 6 tháng
tuổi, ngủ 14 giờ, 16 tháng ngủ 10 giờ.
Kể từ khi
bước chân vào đại học tới tuổi trưởng thành thì cần
từ
7-8 giờ mỗi ngày.
Như vậy thì
nếu thọ tới tuổi 75, con người đã dành cho sự ngủ một khoảng
thời gian khá dài: một phần tư thế kỷ, vị chi là 25 năm.
Kết luận
Số Hên cho
sức khỏe còn nhiều, chẳng hạn như chỉ số trung bình chức gan,
thận, chất điện phân trong máu…Nhưng nếu có được những con số
trên đây thì cũng có đủ sức khỏe để được an hưởng tuổi vàng,
“Bách Niên Giai Lão” rồi.
Thân chúc bà
con có được những con số Hên vừa kể.
Bác sĩ Nguyễn Ý Đức M.D.
Texas-Hoa Kỳ.
www.bsnguyenyduc.com
|
VỀ MỤC LỤC |
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (KỲ 18)
|
Ngụ ngôn 57
Con cáo tối
tối đi rình chuồng gà. Các chị gà sợ hãi nên tìm kế
hoạch để xua đuổi bọn cáo tàn ác. Cáo ranh ma nên nhử
vài con gà vốn luôn rúm ró vì sợ hãi (gọi là gà rù)
ra ngoài và nói: “Các chị đừng theo bọn kia, cứ nghe
lời ta đây thì sẽ ăn no và sau này ta cho làm trại chủ”.
Thế là mấy con gà rù đồng ý.
Bầy gà họp
nhau và bảo: “Cáo tàn ác, phải xua đuổi chúng đi xa
không thì chúng ta chết hết, mà các loài khác cũng
chết lây”. Nhưng mấy con gà rù kia vội lên tiếng: “Phải
yêu thương cáo vì cáo cũng là đồng bào (!).” Chị gà
trưởng nhóm bảo: “Nhưng cũng phải bảo vệ sự sống và phải
lên án cái xấu chứ”. Thế là mấy con gà rù la to:
“Chúng mày có câm đi không! Phải biết yêu thương, đứa nào
không yêu thương là tụi tao chửi, tụi tao oánh, tụi tao
bắt giao cho cáo xơi trước ráng chịu (!)”.
Nói xong,
mấy con gà rù ấy ra ngồi mổ đống thóc mà cáo mới ban
bố, vừa mổ vừa nói: “Biết yêu thương sẽ được ăn no”.
Ngụ ngôn 58
Bố lăng
nhăng đi yêu hai ba cô gái khác. Tối nào bố cũng đi đến
hai giờ sáng mới về nhà. Con hỏi: “Bố ơi, sao bố không
thương con và mẹ?” Bố nói: “Phải yêu thương mọi người
chứ con.” Con hỏi: “Yêu như vậy có công bằng không bố?”
Bố quát: “Đã bảo yêu thương là yêu thương không được phép
hỏi tiếp!”
Ngụ ngôn 59
Thỏ bị
vướng vào bụi cây không chạy ra được. Nai đi ngang qua
đứng lại cứu thỏ.
Chim sáo bị
ướt cánh, rơi vào hốc đá. Nai ráng sức cứu chim sáo ra.
Chuột bạch
bị kẹp vào khóm tre già đói meo mà không chạy đi kiếm
ăn được. Nai đem thức ăn đến và cứu nó ra, cho nó ăn.
Sư tử biết
hết nên giận lắm. Sư tử tìm gặp nai và bảo: “Sao làm
chuyện vô ích vậy? Mấy con nhỏ xíu ấy chết hết thì có
sao?”
Nai từ tốn
đáp: “Ông chỉ nghĩ đến chuyện ăn thịt nên thấy mấy bạn
đó nhỏ xíu. Nhưng thỏ làm trẻ em vui, sáo làm người cô
đơn có bạn bè, chuột bạch khiến cụ già được an ủi.”
Sư tử bỏ đi,
miệng lầm bầm: “Mấy cái đó ăn được à?”
Gioan Lê Quang
Vinh, VRNs
|
VỀ MỤC LỤC |
|
- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến,
bài vở..., xin gởi về địa chỉ
giaosivietnam@gmail.com
- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:
Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục
vụ của Giáo sĩ; Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các
Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn
gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực
Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh
vực; Mỗi Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức
Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và
Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)
- Quy vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại
www.conggiaovietnam.net
Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị
Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã
sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác
nhau.
TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam
Lm. Luca
Phạm Quốc Sử
USA
|
|
*************
|
|