Hội Đồng Giáo Hoàng về Đối Thoại Liên Tôn

Thánh Bộ Truyền Bá  Phúc âm  Cho Các Dân tộc

 

  

 

Đối Thoại

rao truyền

 

Bulletin Nr. 77 (1991) du C.P.D.Ị

Cité du Vatican 

 

 

Bản dịch:Nguyễn Đăng Trúc

Đọc lại: Linh mục Đamianô Trần Minh Công  O.Cist

Linh mục Vincentê Lê Phú Hải  O.M.Ị

                Đổ Văn Bùi

Kỹ thuật tŕnh bày:Phan Đức Thông Lê Văn Yên

 

 

Định Hướng xuất bản với sự tài trợ của

Fondation "Nostra Aetate"

Hội Đồng Giáo Hoàng Đặc Trách Đối Thoại Liên Tôn

In lần thứ nhất năm 1998

 

Copyright @ 1998 by Định hướng tùng thư

ISBN - 2 - 912 554 - 04 - 7

 

 

  

 

Đối thoại và Rao truyền

Hai khía cạnh của sứ mệnh

truyền bá Phúc âm của Giáo hội

 

Hồng y Arinze

Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng

về Đối thoại Liên tôn

 

            1- Cùng với Đức Hồng y Tomko, hôm nay tôi hân hnh tŕnh bày tài liệu: Đối thoại và Rao truyền. Sự kiện cả hai chúng tôi đă có mặt trong dịp nầy nhằm nhấn mạnh rằng tài liệu nầy là kết quả của một việc làm do Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn và Thánh bộ Truyền bá Phúc âm cho các dân tộc cùng nhau thực hiện.

 

            2- Tài liệu nầy được chuẩn bị từ năm 1986. Trong tiến tŕnh thực hiện, nó đă được tŕnh lên cho hai Đại hội của Hội đồng chúng tôi nghiên cứu (1987, 1990). Vào thời gian giữa hai phiên họp ấy, tài liệu đă được gửi đến các Hội đồng Giám mục trên khắp thế giới. Như thế, nó đă ghi nhận được những nhận xét của các Hội đồng liên lệ.

 

            3- Vào đầu năm nay (1991), khi Đức Thánh Cha đă ban hành Thông điệp của Ngài "Redemptoris Missio" cho Giáo hội, trong đó vấn đề đối thoại liên tôn đă được đề cập, người ta tự hỏi rằng một là tài liệu khác nữa thật sự c̣n cần thiết hay không. Đức Hồng y Tomko sẽ nói nhiều hơn về những mối liên hệ với bức Thông điệp. Phần tôi, tôi chỉ muốn nêu lên rằng chúng tôi đă tin tài liệu nầy c̣n hữu ích v́ nó bàn rộng hơn về một vấn đề quan trọng: Làm thế nào có thể phối trí đối thoại liên tôn với công cuộc rao truyền Phúc âm nhằm mời gọi người ta đón nhận và trở nên phần tử của Giáo hội qua bí tích rửa tội?

 

            4- Năm 1984, Hội đồng chúng tôi đă từng công bố một tài liệu có tựa là Thái độ của Giáo hội đối với các tín đồ các tôn giáo khác; tài liệu ấy đă nói rất rơ rằng đối thoại là một phần trong sứ mệnh truyền bá Phúc âm của Giáo hội. Nhưng thắc mắc vẫn c̣n: nếu Giáo hội dấn thân vào việc đối thoại, phải chăng điều đó có nghĩa là Giáo hội từ chối việc tuyên dương ơn cứu độ nơi Đức Giêsu Kitô. Hoặc nói ngược lại, nếu Giáo hội dấn thân rao giảng Đức Giêsu Kitô và kêu gọi người ta tin vào Ngài và gia nhập vào Giáo hội  bằng bí tích rửa tội, phải chăng sự kiện đó có nghĩa rằng đối thoại không c̣n giá trị ǵ nữa? Hai công việc có đối kháng nhau không? Có tiêu trừ nhau không? Có mối tương quan nào giữa hai sự việc? Đó là vấn đề nền tảng mà tài liệu nầy muốn khai triển.

 

            5- Sau phần dẫn nhập (1-13), trong đó các từ ngữ được minh định, th́ phần thứ nhất sẽ khai triển về đối thoại liên tôn. Phần nầy phác họa thái độ của Giáo hội đối với các tôn giáo khác, và cho thấy rằng Công đồng Vaticanô II đă nh́n nhận sự hiện diện của các giá trị tích cực, không những trong đời sống tôn giáo có tính cách cá nhân của các tín đồ, mà ngay trong các truyền thống của họ (14-32). Đây là dữ kiện xây dựng nên nền tảng  chắc chắn cho việc đối thoại. Tiếp đó, phần nầy của tài liệu giải thích tiến tŕnh của Giáo hội, luôn đang trên đường lữ hành và hướng về sự toàn măn của chân lư từ Thiên Chúa, cần đi vào cuộc đối thoại về sự cứu độ với các tín đồ các tôn giáo khác (31-41). Cuối cùng là việc tŕnh bày các h́nh thức đối thoại, những chiều hướng thuận lợi và những trở ngi gặp phải (42-54). Phần nầy chấm dứt với một xác quyết mạnh mẽ: "Mặc dù có những khó khăn, sự dấn thân của Giáo hội vào việc đối thoại vẫn kiên quyết và không lùi bước" (54).

 

            6- Phần hai nhắc lại ư thức của Giáo hội về sự cần thiết phải rao truyền Đức Giêsu Kitô cho thế giới. Giáo hội đă nhận sứ mệnh nầy từ chính Chúa Giêsu Kitô, và chu toàn với sức mạnh của Chúa Thánh Thần (55-67). Một vài chỉ dẫn được nêu lên về phương cách thực hiện sứ mệnh nầy và những trở ngi gặp phải (68-77). Phần nầy chấm dứt với lời tuyên bố: "Cao rao danh Đức Kitô và mời gọi con người trở thành môn đệ của Ngài trong Giáo hội là một bổn phận quan trọng và thiêng liêng nữa, mà Giáo hội không thể nào trễ nải" (76). Như Đức Giáo hoàng Phaolô II đă nói trong Evangelii Nuntiandi, rao truyền là đỉnh cao của sức mạnh truyền bá Phúc âm của Giáo hội (xem số 27). Và Đức Thánh Cha, trong thông điệp Redemptoris Missio, quả quyết rằng: "Rao truyền măi măi là ưu tiên trong sứ mệnh (của Giáo hội)" (44).

 

            7- Phần ba suy tư về tương quan giữa rao truyền và đối thoại. Ta thấy chúng liên hệ với nhau, nhưng không thay thế cho nhau được. Chúng cấu to nên một sự dấn thân song đôi của Giáo hội. Tuy vậy, vào những thời điểm khác nhau hoặc những hoàn cảnh khác nhau, người ta có thể nhấn mạnh nhiều hơn về một trong hai yếu tố so với yếu tố kia. Do đó, với sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, luôn cần phải cân nhắc thấu đáo.

 

            8- Kết luận (87-89) lưu ư về những giới hn của tài liệu nầy. Khó tránh khỏi lối tŕnh bày có tính cách tổng quát. Nhưng có những sự khác biệt quan trọng giữa các tôn giáo, giữa những truyền thống tôn giáo dị biệt. Nên cần phải cứu xét thật kỹ những phương thức có thể áp dụng các nguyên tắc tổng quát nêu lên trong tài liệu nầy cho các mối liên lạc với các tín đồ Phật giáo chẳng hn, hoặc với các người Hồi giáo. Một việc làm như thế hẳn nhiên ở ngoài tầm của tài liệu hiện nay, tuy vậy hy vọng rằng các việc nghiên cứu như thế sẽ được thực hiện.

 

            9- Trong thế giới hôm nay, với nét đặc trưng của t́nh trạng đa nguyên. Kitô hữu bất kỳ ở đâu cũng tiếp xúc ngày càng nhiều hơn với các tín đồ các truyền thống tôn giáo khác. Đối thoại tôn giáo không giới hn ở một vài vùng trên thế giới, Phi châu, Á châu. Ngoài ra việc rao giảng cũng phải hiểu như thế. Cả hai sinh hoạt nầy đều thuộc vào sứ mng truyền bá Phúc âm của Giáo hội nói với toàn thế giới. Một quan niệm rơ rệt và một xác tín vững chắc về bản tính sứ mệnh phổ quát mà Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta đă trao cho Giáo hội Ngài, cũng như về tác động của Chúa Thánh Thần trong tâm hồn mọi người và trong các truyền thống tôn giáo họ, quan niệm và xác tín đó cần thiết để Kitô hữu có được một thái độ chính đáng đối với những tín đồ các tôn giáo khác.

 

(Cuộc họp báo ngày 20 tháng 6 năm 1991)

 


 

Đối thoại và rao truyền:

Mối liên hệ với Thông điệp "Redemptoris Missio"

 

 

Hồng y Tomko

Tổng trưởng Thánh bộ Truyền bá Phúc âm

cho các Dân tộc

 

            Tài liệu Đối thoại và Rao truyền được hai cơ quan của Giáo triều Rôma, Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại liên tôn và Thánh bộ Truyền bá Phúc âm cho các Dân tộc, công bố. Việc cùng chung thực hiện đó có ư nghĩa: nó diễn tả một cách nổi bật sự hợp tác của đôi bên v́ tài liệu nầy  được gửi đến một quần chúng mà cả hai cơ quan đều đặc trách, quần chúng đó là Giáo hội, đặc biệt trong các xứ mà đa số không phải là Kitô giáo.

 

Những lư do của một tài liệu nói về hai đề tài:

Đối thoại và Rao truyền

 

            Nó được công bố năm tháng sau ngày Đức Gioan Phaolô II ban hành Thông điệp Redemptoris Missio, ngày 22.1.1991. Tài liệu chỉ nêu lên Thông điệp Redemptoris Missio một lần để qui chiếu (ở số 4C), trong lúc ấy nó trích dẫn rất nhiều các tài liệu của Công đồng Vaticanô II và Tông huấn Evangelii Nuntiandi của Đức Phaolô IỊ Đây không phải là có những khác biệt về nội dung. Nhưng chỉ v́ bản văn của chúng tôi thực sự đă sẵn sàng đúng vào lúc Thông điệp được ban hành.

            Từ nhiều năm trước đây, Văn pḥng đặc trách những người không phải là Kitô giáo (nay là Hội đồng về đối thoại liên tôn) đă nhận thấy rằng cần phải đào sâu hai khía cạnh nầy, v́ chính các nhà truyền giáo đă thắc mắc, và một số đă chọn đường hướng một chiều, như tài liệu từng nói đến (xem số 4). Thông điệp Redemptoris Missio đă nêu lên các đề tài nầy một cách cô động ở đầu chương I: "Tuy thế, v́ có những đổi thay của Thời tân kỳ hiện nay và v́ có việc phổ biến các quan điểm thần học mới, một số người tự hỏi: Việc truyền bá Tin-mừng cho người không phải là Kitô giáo có c̣n hiện hành không? Không phải là nó được thay bởi công cuộc đối thoại liên tôn hay sao? Nỗ lực thăng tiến con người không phải là một mục tiêu đầy đủ rồi hay sao? Sự tôn trọng lương tâm và tự do không phải đẩy lui những h́nh thức đề nghị cho người ta trở lại hay sao? Người ta không thực hiện được sự cứu độ trong bất cứ tôn giáo nào hay sao? Vậy tại sao phải truyền bá Tin-mừng?". Tài liệu của chúng tôi một mặt có nói đến thái độ ngi ngùng liên quan đến đối thoại, và mặt khác cũng nói đến một số tâm trạng hoài nghi về sự cần thiết phải rao truyền.

            Cả hai tài liệu, theo cách của ḿnh, đều trả lời những câu chất vấn nầy: Thông điệp th́ khai triển chính các nền tảng của sứ mệnh truyền bá Phúc âm trong ba chương đầu, c̣n tài liệu Đối thoại và Rao truyền th́ dừng lại ở việc tŕnh bày giá trị tích cực của các tôn giáo, tương quan giữa các tôn giáo với Giáo hội và vai tṛ Giáo hội đối với các tôn giáo (xem 14-41).

 

 

Hai tài liệu khác nhau và bổ túc cho nhau

 

            Đây là hai tài liệu khác nhau do từ thẩm quyền tác giả các bản văn, cũng như do lối tŕnh bày, tầm rộng lớn của nội dung, nhưng chúng giống nhau ở nguồn cảm hứng và phương cách đặc loại trong việc đề cập vấn đề song đôi đối thoại và rao truyền.

            Thông điệp là lối diễn tả do quyền giáo huấn của Giáo hoàng, nên có được sự tự do sáng tác dành cho vị Chủ chăn tối thượng. Nó bao hàm tất cả các đề tài về sứ mệnh truyền bá Tin-mừng, với một lối viết độc đáo, một cách nào đó có thể nói là thoải mái, sinh động. Nó được công bố do quyền hành bởi chức năng của Phêrô cho toàn Giáo hội.

            Tài liệu Đối thoại và Rao truyền là một tài liệu do các cơ quan của Giáo triều Rôma son sau khi ḍ hỏi ư kiến một cách rộng răi. Nó có mục đích giải thích và hướng dẫn mục vụ, và "đặc biệt gửi đến những ai có một vai tṛ hướng dẫn trong cộng đồng hoặc dấn thân vào việc đào to" (số 7). Lối tŕnh bày có tính cách trường ốc và sử dụng nhiều các bản văn của Công đồng  và của các giáo hoàng. Nó nhấn mạnh và chỉ khai triển hai khía cạnh của sứ mệnh truyền bá Phúc âm thôi, đó là Đối thoại và Rao truyền. Tài liệu nầy, trong phần giải thích dường như đề cập nhiều và có hệ thống về giá trị tích cực của các tôn giáo (xem 14-41). Thông điệp Redemptoris Missio cũng đề cập đến đề tài nầy, nhưng trong một bối cảnh bao quát hơn (xem RM 5-11, 28-29, 45-46, 55...).

            Tuy nhiên, Đối thoại và Rao truyền có nhiều phần hữu ích mà Thông điệp không đề cập đến: về vai tṛ các tôn giáo không phải là Kitô giáo (14-41), về giá trị thần học của Rao truyền (55-71); (hơn nữa) việc phân tích một cách thực tế về các thuận lợi và trở ngi cho việc đối thoại và rao truyền đáng được lưu ư (47-54; 72-74, .v.v...).

 

Đối thoại và Rao truyền, hai h́nh thức chân thực

và cần thiết cho sứ mệnh của Giáo hội

 

            Rao truyền Phúc âm là một thực tại đơn nhất nhưng phức hợp. Nó gồm việc chứng tá cá nhân, đối thoại, nỗ lực thăng tiến con người, hội nhập văn hoá, nhưng nhất là rao truyền; tiếp theo là việc xây dựng các cộng đồng Giáo hội.

            Tài liệu nầy tập chú vào hai h́nh thức sinh hoạt của sứ mệnh truyền giáo, trong khi đó Thông điệp, trong chương V nói về các con đường truyền giáo đă đề cập đến chín h́nh thức, không khử trừ nhau, nhưng "có một tầm quan trọng đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay của Giáo hội và của thế giới" (RM 41); trong số các con đường đó, đáng lưu ư là việc rao truyền và đối thoại, hai h́nh thức làm đối tượng đặc biệt cho tài liệu nầy.. Nhưng nội dung của chúng thật sự là ǵ? Tài liệu Đối thoại và Rao truyền minh định kỹ lưỡng các từ ngữ nầy (xem 8-12). Đối thoại có thể được hiểu bằng nhiều cách: như là truyền thông giữa đôi bên, như là một thái độ kính trọng thân thiện, như là toàn bộ các mối tương quan liên tôn (xem 9). Thông điệp th́ ngầm hiểu các định nghĩa nầy (xem RM 55) và từ đó nêu lên nhiều h́nh thức và cách diễn tả (xem RM 57), mà bản văn của chúng tôi tŕnh bày kỹ lưỡng hơn (xem 42).

            Công việc nầy cũng được thực hiện cho nội dung chữ Rao truyền, tức là chuyển đạt sứ điệp Phúc âm, nhưng được mô tả kỹ lưỡng trong tài liệu (xem 10, 60-76), trong khi đó Thông điệp chỉ nhắc lại một cách ngắn gọn sự ưu tiên trường kỳ của việc rao truyền, nội dung và các mục đích của nó (xem RM 44-48).

            Hai sinh hoạt nầy được nh́n nhận như là những cách biểu lộ chân thật của một sứ mệnh truyền giáo duy nhất nơi Giáo hội đối với các dân tộc và mọi người. Đối thoại và Rao truyền quả quyết rằng: "rao truyền và đối thoại, mỗi sinh hoạt theo cương vị của ḿnh, được xem là những thành tố cấu to và những h́nh thức chân thật của một sứ mệnh duy nhất về truyền bá Phúc âm nơi Giáo hội. Cả hai hướng về việc truyền đạt chân lư cứu độ" (2).

            Redemptoris Missio nhấn mạnh đến ư niệm nầy với lối nói riêng của nó: "Dưới ánh sáng chương tŕnh cứu độ, Giáo hội thấy không có sự mâu thuẫn giữa loan truyền Đức Kitô và đối thoại liên tôn, nhưng cần thiết phải phối kết chúng trong khuôn khổ sứ mệnh truyền giáo cho các dân tộc. Thật vậy, hai yếu tố nầy phải luôn liên kết với nhau một cách mật thiết và đồng thời lại khác nhau, nên đừng lẫn lộn, khai thác và xem chúng như những sinh hoạt tương đương làm như có thể thay thế nhau được" (RM 55).

            Hai sinh hoạt đều cần thiết và khẩn trương bởi v́ thế giới cần. Nên lưu ư rằng hai phần ba (2/3) dân số thế giới chưa biết đến Đức Giêsu Kitô và đa số thuộc về các tôn giáo không phải là Kitô giáo.

 

Rao truyền là ưu tiên

 

            Thông điệp cũng như tài liệu Đối thoại và Rao truyền nhắc lại sự dị biệt của sinh hoạt song đôi nầy. Rao truyền ưu tiên trên tất cả mọi h́nh thức sinh hoạt khác của Giáo hội, trong lúc đó đối thoại là một trong những yếu tố làm nên toàn bộ (9). Rao truyền ưu tiên v́ đây là "nền tảng, trung tâm và chóp đỉnh" sứ mệnh truyền bá Phúc âm, như Tông huấn Evangelii Nuntiandi nhấn mạnh (EN 27; xem RM 44, Đối thoại và Rao truyền DA 75). Thông điệp đặt nổi việc ưu tiên thường trực của việc rao truyền trong công cuộc truyền giáo: "Mọi h́nh thức của sinh hoạt truyền giáo hướng đến việc tuyên xưng vừa nói lên, vừa đưa vào mầu nhiệm ẩn dấu từ bao thế kỷ đă được khai mở trong Đức Kitô, mầu nhiệm đó là phần cốt lơi của sứ mệnh của cuộc sống Giáo hội, và là trụ cột cho tất cả công việc truyền bá Phúc âm... Chương tŕnh cứu độ qui về Đức Kitô thế nào, th́ sinh hoạt truyền giáo hướng về việc tuyên xưng mầu nhiệm của Ngài như thế" (RM 44; xem 20, 34, 40, 55, 58, 59. v.v...).

            Sự ưu tiên của việc rao truyền phát xuất từ lời dạy của Đức Kitô về sứ mệnh truyền giáo, từ bản chất của sứ mệnh nầy của Giáo hội và từ quyền của tất cả mọi người đ̣i hỏi được biết đến những ǵ mà t́nh yêu Thiên Chúa dành cho họ (xem RM 8, 11, 39, 40, 46...).

            Điều ấy hàm ngụ và đ̣i hỏi rằng Giáo hội có quyền và có tự do đề nghị sứ điệp nầy. Và (cũng hàm ngụ) sự tự do chọn lựa của các cá nhân và của các dân tộc - sự tự do như thế được nhấn mạnh trong cả hai tài liệu (xem RM 7, 8, 11, 35, 39, 46, 47; DA 9, 69, 70), cũng như việc thẩm định và cổ suư các giá trị (xem RM 10, 20, 28, 39, 45, 46, 53, 56; DA 68-71).

            "Giáo hội nói với con người trong sự tôn trọng hoàn toàn tự do của họ: việc truyền giáo không hn chế tự do, nhưng đề cao tự do. Giáo hội đề nghị, chứ không áp đặt ǵ cả: Giáo hội tôn trọng con người và các nền văn hoá, và dừng lại trước bàn thờ của lương tâm" (RM 29).

 

 

Đối thoại, một yếu tố trong toàn bộ sứ mệnh của Giáo hội

 

            Với những yêu sách và dưới nhiều h́nh thức, đối thoại phát sinh từ sự tôn trọng con người, và từ xác tín rằng Đức Kitô yêu thương con người đến độ ban mng sống ḿnh cho họ, cũng như từ xác tín rằng Thánh Thần tác động trong họ. Thông điệp RM nói rơ về điểm nầy: "Đối thoại không phải là một hậu quả của một chiến lược hoặc của một lợi ích nào, nhưng đó là một sinh hoạt có những lư do thúc đẩy, những yêu sách và phẩm cách riêng của nó: nó được hướng dẫn bởi sự tôn trọng sâu xa cần phải có đối với tất cả những ǵ Thánh Thần, "Đấng thổi ở đâu tuỳ ư Ngài", đă tác động trong con người. Nhờ đối thoại, Giáo hội nhằm khám phá "những hạt giống của Ngôi Lời", "những tia chân lư soi dọi mọi người", những hạt giống và những tia chân lư ấy được t́m thấy trong những con người và trong các truyền thống tôn giáo nhân loại. Đối thoại xây dựng trên hy vọng và bác ái, và sẽ mang lại những hoa trái trong Thánh Thần. Các tôn giáo khác to nên một thách đố tích cực cho Giáo hội hôm nay; thật thế, các tôn giáo thúc đẩy Giáo hội khám khá và nh́n nhận những dấu chỉ về sự hiện diện của Đức Kitô và về tác động của Thánh Thần, đồng thời (thúc đẩy Giáo hội) hiểu một cách sâu xa hơn thân thế của ḿnh và làm chứng về sự nguyên vẹn của Mạc khải được ủy thác cho ḿnh v́ lợi ích của mọi người"

            Đối thoại là một yếu tố trong toàn bộ sứ mệnh của Giáo hội, theo nghĩa là mọi sinh hoạt truyền giáo đều được thực hiện trong sự tôn trọng những con người, và các nền văn hoá, và đối thoại có thể to thành một sinh hoạt đặc loại, cả trong trường hợp rao truyền có thể thực hiện và bó buộc phải làm, cũng như trong trường hợp và vào lúc rao truyền không thể thực hiện được. Đức Giáo hoàng nêu lên trường hợp cuối cùng nầy như sau:

            "Tôi biết nhiều vị truyền giáo và cộng đoàn Kitô hữu, gặp nhiều khó khăn và thường không được thông cảm khi làm chứng một cách chân thành cho Đức Kitô và phục vụ con người một cách đi độ qua con đường đối thoại; tôi mong ước khích lệ họ kiên tŕ với ḷng tin và t́nh yêu thương, ngay cả lúc nỗ lực của họ không được lưu ư hay đáp trả. Đối thoại là một con đường dẫn đến Nước Chúa và chắc chắn sẽ gặt hái những hoa trái của nó, mặc dù thời nào, lúc nào th́ đó là do Chúa Cha định liệu" (RM 57; xem DA 69).

 

Các mối tương quan giữa rao truyền và đối thoại

 

            Tài liệu Đối thoại và Rao truyền, trong phần ba (các số 77-86) muốn nêu rơ những tương quan đối thoại và rao truyền, "hai yếu tố chân thực của sứ mệnh truyền giáo... liên hệ mật thiết với nhau" (xem 77). Trong thực tế, việc thi hành các sinh hoạt nầy tuỳ thuộc vào những hoàn cảnh (xem 78, 81, 82) và đ̣i hỏi phải có một cái nh́n đúng về các mối tương quan của chúng; hơn thế nữa nó c̣n đ̣i hỏi những cách cư xử và một cuộc sống siêu nhiên biết lưu ư và vâng theo tác động của Thánh Thần (xem 78, 80, 81, 84) theo gương Đức Giêsu (xem 85-86). Cả hai sinh hoạt đều dẫn về chân lư (xem 2), và về việc làm chứng tá (xem 82; RM 42-43); cả hai là thành phần của cuộc đối thoại đem lại ơn cứu độ mà Thiên Chúa đă bắt đầu (xem 80).

            Thách đố lớn cho Kitô hữu là sống đức tin của ḿnh và làm chứng về đức tin đó một cách chân thực, một cách can cường và với tâm t́nh tôn trọng, trong một thế giới đa nguyên (xem 4), một thế giới mà đa số không biết đến Đức Kitô, Sứ điệp vui mừng của Ngài và nếp sống mới mà Ngài đă mang lại.

            Ngày cầu nguyện ở Assisi, 27.10.1986, cống hiến một tấm gương tiêu biểu cho những xác tín và thái độ nầy (xem 5; RM 29)

 

 

(Cuộc họp báo ngày 20 tháng 6 năm 1991)

  

 

Đối thoại và Rao truyền

Những suy tư và những chỉ dẫn liên quan

đến Đối thoại Liên tôn và Rao truyền Phúc âm

 

 

Dẫn nhập

 

25 năm sau tuyên ngôn "Nostra Aetate"

 

            1- Cách đây 25 năm, tuyên ngôn của Công đồng Vaticanô II về các mối liên lạc của Giáo hội với các tôn giáo khác, Nostra Aetate, được tuyên bố. Tài liệu đă nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đối thoại liên tôn. Đồng thời, nó nhắc lại bổn phận của Giáo hội không ngừng rao truyền Đức Kitô, là Đường, Chân lư và Sự sống, trong Ngài con người gặp được sự toàn măn của ḿnh (xem NA 2).

 

Một tài liệu Đối thoại và Sứ mệnh truyền bá Phúc âm

 

            2- Để cổ vơ cho công việc đối thoại, Đức Giáo hoàng Phaolô VI đă thành lập Văn pḥng đặc trách những người không phải là Kitô giáo, nay được gọi là Hội đồng Giáo hoàng đặc trách Đối thoại Liên tôn. Sau đại hội năm 1984, Văn pḥng đă công bố một tài liệu có tựa đề: Thái độ của Giáo hội đối với những tín đồ các tôn giáo khác: những suy tư và những chỉ dẫn liên quan đến đối thoại và sứ mệnh truyền bá Phúc âm. Tài liệu nầy tuyên bố rằng sứ mệnh truyền bá Phúc âm của Giáo hội là "một thực tại duy nhất nhưng phức hợp và nối kết". Nó nêu lên những yếu tố chính của sứ mệnh nầy: hiện diện và làm chứng; dấn thân thăng tiến xă hội và giải phóng con người; đời sống phụng vụ, cầu nguyện và chiêm ngắm; đối thoại liên tôn; và cuối cùng là rao truyền và dạy giáo lư. Rao truyền và Đối thoại, mỗi sinh hoạt theo vị trí của ḿnh, đều được xem là những thành tố cấu to và là những h́nh thức chân thực nơi sứ mệnh duy nhất về truyền bá Phúc âm của Giáo hội. Cả hai sinh hoạt đều hướng về việc thông đạt chân lư cứu độ.

 

được tiếp nối bằng một tài liệu khác

về đối thoại và rao truyền.

 

            3- Tài liệu nầy nhằm tiếp tục suy tư về hai yếu tố đó. Trước hết nó nhấn mạnh đến nét đặc trưng của từng yếu tố, sau đó nghiên cứu mối tương quan giữa đôi bên. Nếu ta đề cập đến đối thoại trước, không phải v́ lư do có thể được xem là ưu tiên hơn việc rao truyền. Lư do đơn giản là đối thoại là mối ưu tư hàng đầu của Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn, tức là cơ quan đă son ra bản văn. Thực thế, tài liệu trước hết đă được đem ra thảo luận trong suốt kỳ Đại hội của Văn pḥng vào năm 1987. Những nhận định được nêu lên trong dịp nầy cũng như xuyên qua các cuộc tham vấn sau nầy, đă đưa đến bản văn hiện nay, hoàn tất trong đại hội của Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn, họp vào tháng 4.1990 và đă được Đại hội biểu quyết chấp thuận. Trong suốt tiến tŕnh ấy, Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn và Thánh bộ đặc trách truyền bá Phúc âm cho các Dân tộc  đă cộng tác chặt chẽ. Hai cơ quan đề nghị các suy tư nầy cho toàn Giáo hội.

 

Đề tài nầy có tính cách thời sự

 

            4- Trong những lư do làm cho việc nghiên cứu các mối liên hệ giữa đối thoại và rao truyền có tính cách thời sự, ta có thể nêu lên những lư do sau đây:

 

            trong một thế giới đa nguyên

 

            a- Ngày nay, trong thế giới của chúng ta với những nét đặc trưng về các phương tiện truyền thông nhanh chóng, các khối dân cư lưu động, và sự tương thuộc lẫn nhau, nảy sinh một lối nhận thức về bối cảnh đa nguyên tôn giáo. Các tôn giáo không chỉ bằng ḷng với t́nh trạng hiện hữu hoặc ngay cả sống c̣n. Trong một vài trường hợp, chúng cho thấy có một nỗ lực canh tân thực sự. Chúng tiếp tục thúc đẩy và ảnh hưởng đến đời sống của từng triệu tín đồ của ḿnh. Trong bối cảnh hiện nay của t́nh trạng đa nguyên về tôn giáo, người ta không thể quên vai tṛ quan trọng của các truyền thống tôn giáo.

 

            ở đấy đối thoại dấy lên một số ngần ngi

 

            b- Chỉ từ từ người ta mới bắt đầu hiểu về điều gọi là đối thoại liên tôn giữa Kitô hữu và các tín đồ của các truyền thống tôn giáo khác, như cái nh́n của Công đồng Vaticanô II . ở nhiều nơi, người ta c̣n ngần ngi trong việc thực hiện công việc đối thoại nầy. Ngoài ra t́nh h́nh mỗi xứ mỗi khác. Sự kiện đó thường lệ thuộc vào tầm quan trọng của cộng đồng người Kitô hữu, vào vị thế đặc biệt của các truyền thống tôn giáo khác hiện có, và c̣n lệ thuộc nhiều yếu tố khác về mặt văn hoá, xă hội và chính trị. Một nỗ lực nghiên cứu sâu xa hơn về vấn đề mới có thể hỗ trợ cho việc thúc đẩy công cuộc đối thoại.

 

            và nêu lên nhiều vấn đề.

 

            c- Việc thực thi đối thoại dấy lên một số vấn đề trong tâm trí của nhiều người. Có những người dường như có thể nghĩ một cách sai lầm rằng, trong sứ mệnh hiện nay của Giáo hội, đối thoại hẳn thay thế cho việc rao truyền. Ngược lại, th́ có những kẻ khác không hiểu được giá trị của đối thoại liên tôn. Một số khác nữa lại hoang mang và tự hỏi: Nếu đối thoại liên tôn đă trở thành quan trọng như thế, th́ liệu rao truyền sứ điệp Phúc âm phải chăng không c̣n khẩn thiết nữa? Nỗ lực đưa người ta vào trong cộng đồng Giáo hội phải chăng trở thành thứ yếu hay c̣n được xem là vô ích nữa?

            Do đó có nhu cầu đưa ra một số chỉ dẫn về tín lư và mục vụ, mà tài liệu nầy thực sự muốn cống hiến, mặc dù không có tham vọng đáp ứng được đầy đủ tất cả các vấn đề phức tạp mà đề tài nêu lên.

            Vào lúc chúng tôi chấm dứt việc chuẩn bị cho phổ biến tài liệu nầy, th́ Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II ban hành Thông điệp Redemptoris Missio cho Giáo hội; trong Thông điệp đó Ngài đă tŕnh bày các vấn đề nầy và nhiều nội dung khác.

            Tài liệu Đối thoại và Rao truyền giải thích chi tiết giáo huấn của Thông điệp về đối thoại và mối liên hệ của nó với rao truyền (RM 55-57). Như thế, nó cần được đọc dưới ánh sáng của Thông điệp đă nêu.

 

Ngày cầu nguyện cho Hoà b́nh ở Assisi

 

5- Ngày thế giới Cầu nguyện cho Hoà b́nh ở Assisi, 27.10.1986, theo sáng kiến của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, cũng giúp chúng ta suy tư.

Ngay ngày đó và sau nầy, đặc biệt trong diễn văn đọc trong buổi tiếp kiến các vị Hồng y và Giáo triều Rôma vào tháng 12.1986, Đức Thánh Cha đă giải thích ư nghĩa việc cử hành ti Assisi. Ngài đă nhấn mạnh đến sự hiệp nhất nền tảng của nhân loại, nơi nguồn gốc và vận mệnh của nó, và vai tṛ của Giáo hội như là dấu chỉ hữu hiệu của sự hiệp nhất nầy.

            Ngài đă nêu lên thật rơ tầm mức chính xác của đối thoại liên tôn, đồng thời xác quyết lại bổn phận của Giáo hội trong việc rao truyền Đức Giêsu Kitô cho thế giới .

 

và sự cổ suư của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II

 

            6-  Năm sau đó, khi ngỏ lời với các thành viên của Đại hội Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đă tuyên bố: "Đối thoại liên tôn là một yếu tố và sứ mệnh của Giáo hội,và việc rao truyền công cuộc cứu độ của Thiên Chúa trong Đức Giêsu Chúa chúng ta cũng là một yếu tố khác...Không có vấn đề chọn cái nầy và không biết đến cái kia hoặc vất bỏ nó đi". Lời chỉ dẫn của Đức Giáo hoàng cổ suư chúng ta tiếp tục suy tư về đề tài nầy.

 

cũng khích lệ nỗ lực suy tư về đề tài nầy.

 

            7- Tài liệu nầy gửi đến tất cả những người công giáo, và đặc biệt là những người có một vai tṛ hướng dẫn trong cộng đồng hoặc dấn thân vào việc đào to. Nó cũng kêu gọi đến sự lưu ư của những Kitô hữu thuộc các Giáo hội hoặc cộng đồng Giáo hội khác, chính họ cũng đă suy nghĩ về những vấn đề mà đề tài nầy nêu lên. Hy vọng rằng các tín đồ của các truyền thống các tôn giáo khác cũng sẽ để tâm đến nó.

 

Minh định về ư nghĩa các từ ngữ mấu chốt được dùng:

 

            Nhưng trước khi đi sâu vào vấn đề, trước hết hẳn cần phải xác định lại ư nghĩa những chữ mấu chốt được sử dụng trong tài liệu nầy.

 

truyền bá Phúc âm,

 

            8- Từ ngữ sứ mệnh truyền bá Phúc âm, hoặc đơn giản hơn đó là truyền bá Phúc âm, qui chiếu về sứ mệnh của Giáo hội trong toàn bộ của nó. Trong Tông huấn Evangelii Nuntiandi, từ ngữ truyền bá Phúc âm được dùng bằng nhiều cách khác nhau. Nó có nghĩa là "mang Tin mừng (Phúc âm) cho toàn thể nhân loại và, từ trong mục tiêu của nó, là biến đổi bên trong, làm cho chính nhân loại trở nên mới mẻ" (EN 18). Như thế, bằng công cuộc truyền bá Phúc âm, Giáo hội "t́m cách hoán cải tâm hồn con người và tập thể, các sinh hoạt mà con người dấn thân vào, những phương cách sống, và môi trường cụ thể họ đang sinh hoạt trong đó, nhờ vào năng lực duy nhất của Thiên Chúa nơi sứ điệp mà Giáo hội rao truyền (Tlđd). Giáo hội hoàn thành sứ mệnh truyền bá Phúc âm trong nhiều sinh hoạt đa dạng. Vậy, ta có một ư nghĩa rộng về ư niệm truyền bá Phúc âm. Tuy thế, trong chính tài liệu ấy, truyền bá Phúc âm cũng được sử dụng theo một nghĩa chuyên biệt hơn, đó là "rao truyền rơ ràng và không lấp lửng về Chúa Giêsu (EN 22). Tông huấn nói rằng "Việc rao truyền ấy kerygma, giảng và dạy giáo lư - chiếm một vị thế quan trọng trong cuộc truyền bá Phúc âm đến độ thường được dùng như đồng nghĩa; tuy nhiên đây chỉ là một khía cạnh của công cuộc truyền bá Phúc âm (Tlđd). Trong tài liệu của chúng ta, từ ngữ sứ mệnh truyền bá Tin mừng được dùng với chữ truyền bá Tin mừng theo nghĩa rộng, c̣n nghĩa đặc biệt hơn th́ chúng tôi dùng từ ngữ rao truyền.

 

đối thoại,

 

            9- Từ ngữ đối thoại có thể hiểu theo nhiều cách khác nhau. Trước hết, ở cấp độ thuần tuư con người, nó có nghĩa là truyền thông cho nhau nhằm đưa đến một mục đích chung hoặc, ở một cấp độ sâu xa hơn, nó nhằm nói đến một sự hiệp thông liên nhân vị (giữa con người với nhau). Thứ đến, từ ngữ đối thoại có thể sử dụng theo nghĩa một thái độ cung kính và thân thiện, thấm nhập hoặc cần thấm nhập tất cả các sinh hoạt cấu to nên sứ mệnh truyền bá Phúc âm của Giáo hội. Đúng hơn có thể gọi là "tinh thần đối thoại" . Nghĩa thứ ba nằm trong một bối cảnh của thực trạng đa nguyên tôn giáo, từ ngữ đối thoại có nghĩa là "toàn bộ những tương quan liên tôn, tích cực và xây dựng, với những người và những cộng đồng của các tín ngưỡng dị biệt, nhằm t́m cách quen biết nhau và làm phong phú cho nhau" (DM 3), trong sự tuân phục chân lư và tôn trọng tự do của mỗi người. Nó vừa hàm ngụ việc làm chứng vừa là nỗ lực đào sâu những xác tín tôn giáo liên hệ. Tài liệu nầy sử dụng từ ngữ đối thoại theo nghĩa thứ ba nầy, như là một trong những yếu tố cấu thành toàn bộ sứ mệnh truyền bá Phúc âm của Giáo hội.

 

rao truyền,

 

            10- Từ ngữ rao truyền có nghĩa là thông đạt sứ điệp Phúc âm, mầu nhiệm cứu độ mà Thiên Chúa thực hiện cho mọi người trong Đức Giêsu Kitô với quyền năng của Chúa Thánh Thần. Nó là một lời mời gọi tiếp nhận đức tin vào Chúa Giêsu Kitô, một lời mời gọi gia nhập vào cộng đồng của những người tin, đó là Giáo hội, qua phép rửa tội. Việc rao truyền nầy có thể thực hiện một cách long trọng và công khai, như trường hợp đă xảy ra trong ngày Hiện xuống (xem Công vụ 2, 5-41), hoặc dưới h́nh thức của một sự trở lại đo có tính cách cá nhân (xem Công vụ 8, 30-38). Nó tự nhiên dẫn đến việc (dạy) học giáo lư nhằm đào sâu đức tin nầy. Rao truyền là nền tảng, trung tâm và đỉnh cao của việc truyền bá Phúc âm (xem EN 27).

 

 

 

 

trở lại,

 

            11- Ư niệm trở lại luôn hàm ngụ mọi tác động của con người quay trở về với Thiên Chúa "sự trở về lại với Thiên Chúa, với tâm t́nh khiêm tốn và thống hối, ước muốn qui phục cuộc sống ḿnh một cách rốt ráo hơn nữa vào Thiên Chúa" (DM 37). Mặt khác, từ ngữ trở lại cũng có thể được hiểu một cách cá biệt hơn, như là một sự thay đổi trong việc gia nhập vào một tôn giáo, và đặc biệt hơn nữa nó được sử dụng để nói đến việc đi vào đức tin Kitô giáo. Ư nghĩa mà tài liệu nầy sử dụng nơi từ ngữ trở lại (hay quay về) sẽ tuỳ thuộc vào bối cảnh có liên quan đến từng nội dung.

 

các tôn giáo và các truyền thống tôn giáo.

 

            12- Những thành ngữ tôn giáo và các truyền thống tôn giáo được sử dụng ở đây theo một nghĩa có tính cách xếp loại và dựa vào các nét tương tự. Cùng với Kitô giáo, chúng gồm những tôn giáo, qui chiếu vào đức tin của Abraham, cũng như những truyền thống tôn giáo lớn của Á châu, Phi châu, và phần c̣n lại của thế giới.

            13- Đối thoại liên tôn cần trải rộng đến tất cả các tôn giáo và các tín đồ của họ. Nhưng tài liệu nầy sẽ không đề cập đến việc đối thoại tôn giáo với những tín đồ của "Các phong trào tôn giáo mới", v́ t́nh trạng đa tạp nơi các sinh hoạt của họ và v́ nhu cầu cần phải cân nhắc những giá trị nhân loại và tôn giáo chứa đựng trong chúng.

 

 

I

 

Đối thoại Liên tôn

 

A- Một nỗ lực của Kitô giáo tiếp cận  các truyền thống tôn giáo

 

Một sự tiếp cận tích cực các truyền thống tôn giáo

 

            14- Một nhận định đứng đắn về các truyền thống tôn giáo khác thường giả thiết có một sự tiếp xúc chặt chẽ với truyền thống ấy. Bên cạnh các nỗ lực hiểu biết có tính cách lư thuyết, công việc đó hàm ngụ một kinh nghiệm thực tế của đối thoại liên tôn với các tín đồ của chính các truyền thống nầy. Tuy thế, một sự thẩm định đứng đắn về mặt thần học các truyền thống đó, ít nhất bằng những đường nét tổng quát, cũng phải được xem như một tiền đề cần thiết cho công cuộc đối thoại liên tôn. Các truyền thống tôn giáo phải được t́m hiểu với ḷng kính trọng sâu xa, v́ những giá trị siêu nhiên và tự nhiên chứa đựng trong đó. Chúng đ̣i hỏi chúng ta phải mến trọng v́, qua các thế kỷ, các truyền thống nầy đă ghi nhận những nỗ lực nhằm t́m ra những giải đáp "cho những thắc mắc bí ẩn của thân phận con người" (NA 1), và là lối biểu lộ của kinh nghiệm tôn giáo cũng như của những khát vọng sâu xa nhất của từng triệu tín đồ của họ. Chúng tiếp tục thực hiện công việc đó và ngày nay vẫn măi tiếp tục như thế.

 

đă được Công đồng Vaticanô II thực hiện

 

            15- Công đồng Vaticanô II đă chỉ dẫn con đường đi đến một sự thẩm định tích cực như vậy. Cần phải nắm vững một cách kỹ lưỡng, rơ rệt về ư nghĩa chính xác những lời khẳng định của Công đồng. Công đồng khẳng định lại giáo thuyết truyền thống, theo đó ơn cứu độ nơi Đức Giêsu Kitô, bằng những con đường bí nhiệm, là một thực tại ban cho tất cả những người thiện chí . Khẳng định rơ rệt về xác tín nền tảng nầy của Công đồng được viết ra trong Hiến chế  Vui mừng và Hy vọng (Gaudium et Spes). Nơi bản văn nầy, Công đồng dạy rằng Đức Kitô, Adam mới, bằng mầu nhiệm của công cuộc nhập thể, chết và sống lại của Ngài, hành động nơi mỗi con người để dẫn đưa họ đến một sự canh tân tận bên trong tâm hồn họ:

            "Điều nói trên không phải chỉ có giá trị cho những ai tin vào Đức Kitô, mà c̣n cho hết mọi người thiện chí được ơn sủng tác động một cách vô h́nh trong tâm hồn. Thật vậy, v́ Đức Kitô đă chết cho mọi người và v́ ơn gọi cuối cùng của con người thực sự là duy nhất, nghĩa là do Thiên Chúa, nên chúng ta phải tin chắc rằng Thánh thần ban cho mọi người khả năng tham dự vào Mầu nhiệm Phục sinh, cách nào đó chỉ có Thiên Chúa biết" (GS. 22).

khám phá được những hiệu quả của ơn Thiên Chúa

trong các truyền thống ấy

 

            16- Công đồng c̣n đi xa hơn nữa. Lấy lại quan điểm - và lối nói của một số giáo phụ của Giáo hội thời kỳ đầu, Tuyên ngôn Nostra Aetate nói đến sự hiện diện của một "tia sáng của chân lư ấy soi dọi mọi người" (NA 2) nơi các truyền thống tôn giáo. Hiến chế Ad gentes nh́n nhận sự hiện hữu của các "hạt giống Ngôi Lời" và gợi lên "những kho tàng phong phú mà Thiên Chúa ban cho các dân tộc do ḷng độ lượng của Ngài" (AG 11). Hiến chế Lumen gentium nhắc đến ơn ích "đă được gieo" không phải chỉ "trong tâm trí con người" mà cả "nơi các lễ chế và tập tục của các dân tộc" (LG 17).

 

            và tác động của Thánh Thần,

 

            17- Một số những dẫn chứng đó đủ cho thấy rằng Công đồng đă rơ rệt nh́n nhận sự hiện diện của các giá trị tích cực, không những trong đời sống tôn giáo có tính cách cá nhân của các tín đồ các truyền thống tôn giáo khác, mà cả trong chính các truyền thống tôn giáo mà họ gia nhập. Công đồng cho rằng các giá trị ấy là sự hiện diện tích cực của chính Thiên Chúa qua Ngôi Lời của Ngài và cũng là hành động phổ quát của Thánh Thần: Hiến chế Ad gentes quả quyết rằng: "Chắc chắn Thánh Thần đă tác động trong thế giới trước khi Đức Kitô được tôn vinh (AG 4). Như thế, dựa vào nội dung đó, người ta có thể thấy được rằng các yếu tố ấy đă và luôn măi đóng một vai tṛ do quan pḥng để thể hiện chương tŕnh cứu độ của Thiên Chúa, với tư cách là công cuộc chuẩn bị cho Phúc âm. Khi nhận ra tất cả sự kiện nầy, Giáo hội cảm thấy ḿnh được thúc đẩy để đi vào "việc đối thoại và hợp tác" (NA 2; xem GS 92-93): "Kitô hữu cần làm chứng đức tin và đời sống Kitô giáo, đồng thời phải nh́n nhận, bảo tồn và phát huy các giá trị siêu nhiên, đo đức và xă hội - văn hoá nơi những người (theo các tôn giáo khác)" (NA 2).

 

nhưng nhấn mạnh vai tṛ hoạt động của Giáo hội.

 

            18- Công đồng không phải không biết rằng hoạt động truyền giáo của Giáo hội là cần thiết, nhằm kiện toàn trong Đức Kitô những yếu tố tích cực t́m thấy nơi các tôn giáo khác. Công đồng xác quyết điều đó một cách rất rơ rệt:

            "Tất cả những ǵ là chân lư và ân sủng đă t́m thấy nơi các dân tộc như một sự hiện diện thầm kín của Thiên Chúa, sẽ được hoạt động truyền giáo tháo gỡ khỏi những vết xấu và đưa về Đức Kitô là Đấng tác thành chúng, (và là Đấng) hủy diệt quyền lực của ma quỷ và chận đứng sự dữ muôn h́nh của tội lỗi. Bởi vậy, những ǵ tốt lành người ta nhận biết là đă gieo văi trong tâm hồn của con người hoặc trong các lễ chế và văn minh riêng của các dân tộc, không những không bị hủy diệt đi, mà phải được thanh tẩy, thăng tiến và hoàn tất để Thiên Chúa được tôn vinh, ma quỷ sẽ xấu hổ và con người được hnh phúc" (AG 9).

 

Lịch sử công cuộc cứu độ của Thiên Chúa

 

            19- Cựu ước làm chứng rằng, từ buổi đầu to dựng, Thiên Chúa đă kết ước với tất cả các dân tộc (St. 1-11). Điều đó cho thấy có một lịch sử cứu độ duy nhất cho toàn nhân loại. Giao ước với Noe, con người đă "bước đi với Thiên Chúa (St. 6,9) là tượng trưng của việc Chúa can thiệp trong lịch sử các dân tộc. Những nhân vật không phải là người Israel trong Cựu ước được Tân ước nh́n như thuộc vào lịch sử cứu độ duy nhất ấy. Abel, Hénok, Noe, được nêu lên như là những mẫu mực của đức tin (xem He 11, 4-7). Họ đă biết, tôn thờ Thiên Chúa chân thật duy nhất và đă tin vào Ngài, là chính Thiên Chúa đă tự mạc khải cho Abraham và Maisen sau nầy. Melchisedek, thầy cả thượng phẩm của các dân tộc, chúc lành cho Abraham, là tổ phụ của tất cả những người tin (xem He 7, 1-7). Chính lịch sử cứu độ ấy chứng kiến sự hoàn tất chung măn nơi Đức Giêsu Kitô, trong Ngài giao ước mới và vĩnh viễn được thiết lập cho mọi dân tộc.

 

mở rộng đến tất cả các dân tộc, vượt qua dân được chọn.

 

            20- Nhưng ư thức tôn giáo của Israel nổi bật nơi xác tín sâu xa về qui chế đặc biệt của dân được Thiên Chúa chọn nơi ḿnh. Việc chọn lựa ấy đi kèm với một tiến tŕnh đào to và khuyến dụ liên tục nhằm bảo toàn sự tinh tuư của việc tôn thờ Một Thiên Chúa duy nhất, cấu to nên một sứ mệnh. Các tiên tri liên lỉ nhấn mạnh đến ḷng trung nghĩa và chung thủy đối với Thiên Chúa chân thật duy nhất và loan báo Đấng Thiên sai sẽ đến. Tuy nhiên cũng chính những vị tiên tri nầy, nhất là vào thời lưu đày, khai mở ra một viễn tượng phổ quát, nghĩa là cho thấy hành động cứu chuộc của Thiên Chúa được thực hiện xuyên qua Israel nhưng vượt qua dân nầy và đến cho mọi dân tộc. Isaia đă từng tiên tri rằng vào những ngày cuối cùng, các dân tộc sẽ tuôn về nhà Chúa và sẽ nói "Hăy đến, chúng ta hăy lên núi Chúa, đi về thánh điện Thiên Chúa của Giacóp, để Ngài dạy chúng ta những con đường của Ngài và để chúng ta bước đi theo những nẻo đường của Ngài" (Is 2,3). Tiên tri cũng được dạy để nói rằng: "Tất cả các mút của địa cầu đă thấy được sự cứu độ Thiên Chúa chúng ta" (Is 52, 10). Các sách Khôn ngoan, từng ghi dấu những trao đổi văn hoá giữa Israel và các dân tộc chung quanh, cũng xác quyết rơ ràng Thiên Chúa hành động trên toàn thể vũ trụ. Hành động đó vượt qua các biên giới các dân tộc được chọn để đến với lịch sử dân tộc và đời sống cá nhân mỗi người.

 

Sứ mệnh phổ quát của Đức Giêsu

 

            21- Nếu ta đi vào Tân ước, th́ thấy rằng chính Đức Giêsu đă tuyên bố Ngài đến để tập họp những con chiên lạc của Israel (xem Mt 15, 24) và trong một thời gian đầu Ngài đă cấm các môn đệ Ngài đừng đến các xứ người ngoại giáo (xem Mt 10, 5). Nhưng Ngài đă tỏ cử chỉ đón mời những người nam cũng như nữ không thuộc vào dân Israel. Ngài đối thoại với họ, và nh́n nhận sự tốt lành nơi họ. Ngài từng ngc nhiên về sự nhy bén ḷng tin nơi người đội trưởng, và nói rằng Ngài đă chưa từng gặp một ḷng tin như vậy nơi Israel (xem Mt 8, 5-13). Ngài đă thực hiện những phép l chữa lành bệnh cho những "người ngoại quốc" (xem Mt 7, 24-30) và các phép l ấy là những dấu chỉ Nước Trời đến. Ngài đă chuyện tṛ với người phụ nữ người Samaria và nói đến thời buổi mà sự thờ kính sẽ không giới hn vào chỗ nầy hoặc chỗ kia, nhưng những kẻ thực sự thờ kính "sẽ tôn thờ Chúa Cha trong thần trí và trong chân lư" (Gioan 4, 23). Như thế Đức Kitô mở ra một chân trời mới, chân trời phổ quát  vừa có tính cách Kitô học và Thánh Thần học vượt qua các vấn đề nơi chốn. V́ đền thánh mới bây giờ chính ta thân thể Đức Giêsu  (Gioan 2, 21) mà Chúa Cha đă phục sinh bằng quyền năng Thánh Thần.

loan báo Nước Thiên Chúa

 

            22- Sứ điệp Đức Giêsu được chứng thực do cuộc đời Ngài, chính là sự kiện Nước Thiên Chúa ụp đến trong thế gian, trong chính người Ngài. Ngay từ bước khởi đầu sứ mệnh công khai của Ngài ở Galilêa gồm các dân tộc, Ngài có thể nói rằng: "Các thời đi đă măn và Nước Thiên Chúa cận kề". Ngài cũng chỉ cho thấy những điều kiện nào để đi vào Nước Thiên Chúa: "Các người hăy thống hối và tin vào Tin mừng" (Mc 1, 15). Sứ điệp đó không phải chỉ nói cho những ai thuộc dân đặc biệt được chọn. Thật vậy, Đức Giêsu đă loan báo một cách minh nhiên về việc các dân tộc đi vào Nước Thiên Chúa (xem Mt 8, 10-11); 11, 20, 24; 25, 31-32), một nước cần được hiểu như vừa có tính cách lịch sử vừa có tính cách chung măn luận. Nó vừa là Nước của Chúa Cha, cần phải khẩn xin cho mau đến bằng lời cầu nguyện (Mt 6,10) và đồng thời là Nước Đức Giêsu, v́ Đức Giêsu tuyên bố công khai Ngài là vua (Gioan 18, 33-37). Đúng vậy, trong Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người, chúng ta có được mạc khải và ơn cứu độ hoàn toàn đầy đủ, cũng như sự hoàn thành những ước vọng của các dân tộc.

 

mở ra cho mọi dân tộc.

 

            23- Trong Tân ước những lần nói đến cuộc sống tôn giáo nơi các dân tộc cũng như các truyền thống tôn giáo của họ có thể cho ta có cảm tưởng là mâu thuẫn, nhưng kỳ thực chúng bổ túc cho nhau. Một mặt, có lời phê phán tiêu cực nơi thư gửi người Rôma về những kẻ không nhận biết Thiên Chúa nơi công tŕnh to dựng của Ngài và rơi vào việc thờ ly thần tượng và t́nh trạng đồi bi (Rm 1, 18-32). Mặt khác, sách Công vụ lại chứng thực thái độ cởi mở và tích cực của Phaolô đối với các dân ngoại trong bài giảng của Ngài cho người Lycaonia (Cv 14, 8-18) cũng như trong bài giảng thuyết trên đồi Arê ở Nhă điễn; ti đây Ngài ca ngợi tinh thần tôn giáo của họ và báo cho họ hay về Đấng họ tôn thờ, mà họ không hay biết như là "Thần vô danh" (Cv 17, 22-24). Cũng nên hiểu rằng trong Tân ước truyền thống khôn ngoan được áp dụng để chỉ về Đức Giêsu Kitô, là khôn ngoan của Thiên Chúa, Lời của Thiên Chúa soi dọi mọi người (Gioan 1, 9), và qua công cuộc nhập thể; Ngài đóng lều của Ngài giữa chúng ta (Gioan 1, 13).

 

Các giáo phụ vào những thế kỷ đầu

 

            24- Truyền thống hậu Thánh kinh cũng ghi nhận những tương phản như thế. Người ta có thể dễ dàng t́m ra những phê phán tiêu cực về các sinh hoạt tôn giáo  thời các giáo phụ, trong các bản văn của các vị nầy. Tuy nhiên truyền thống cổ xưa cho thấy một sự cởi mở đáng lưu ư. Nhiều vị giáo phụ lấy lại truyền thống khôn ngoan được phản ảnh trong ánh sáng Tân ước. Đặc biệt một vài tác giả vào thế kỷ thứ II và đầu thế kỷ thứ III, như Giustinô, Irénée và Clêmentê thành Alexandria, hoặc minh nhiên hoặc qua lối tỷ dụ, đă nói đến  "các hạt giống" của Lời Chúa ở giữa các dân tộc . V́ vậy ta có thể nói rằng theo các tác giả nầy, trước và bên ngoài tiến tŕnh cứu độ Kitô giáo, Thiên Chúa đă tự mạc khải Ngài, mặc dù chưa đầy đủ. Lối biểu lộ nầy của Lời Thiên Chúa là sự báo trước về mạc khải toàn măn nơi Đức Giêsu.

 

cống hiến một nền thần học về lịch sử

 

            25- Đúng vậy, các giáo phụ vào các thế kỷ đầu tŕnh bày điều mà ta có thể gọi là một nền thần học về lịch sử. Lịch sử trở thành một lịch sử ơn cứu độ, khi ta hiểu rằng qua lịch sử Thiên Chúa tự mạc khải dần hồi và nối kết với nhân loại. Tiến tŕnh mạc khải và nối kết đó của Thiên Chúa đạt đến tuyệt đỉnh trong công cuộc nhập thể của Lời Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô. Đó là ư nghĩa của lối phân biệt mà Irénée đă nêu lên về bốn mối giao ước mà Thiên Chúa đă thực hiện với nhân loại. Nơi Adam, nơi Noe, nơi  Maisen và nơi Đức Giêsu Kitô. Quan điểm nầy của các giáo phụ có tầm quan trọng không thể xem thường, và có thể nói rằng nó đă đạt đến đỉnh cao của nó nơi Augustinô. Trong các tác phẩm cuối cùng của Ngài, Augustinô đă nhấn mạnh sự hiện diện của ảnh hưởng phổ quát của Đức Kitô, ngay cả trước ngày nhập thể của Chúa. Khi thực hiện chương tŕnh cứu độ của Ngài, Thiên Chúa đă đến với toàn nhân loại, nơi Con Ngài. Nên, theo một nghĩa nào đó, Kitô giáo đă từng hiện hữu "từ khởi thủy của nhân loại" .

 

mà giáo huấn Giáo hội lấy lại.

 

            26- Vaticanô II đă muốn nối lại với quan điểm cổ xưa nầy của Kitô giáo về lịch sử. Sau Công đồng, giáo huấn Giáo hội, đặc biệt là giáo huấn của Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II đi xa hơn nữa trong chính đường hướng nầy.

            Trước hết, Đức Giáo hoàng minh nhiên nh́n nhận sự hiện diện năng động  của Thánh Thần trong đời sống của các tín đồ các truyền thống tôn giáo khác.Trong Thông điệp Redemptor hominis, Ngài nói rằng "niềm tin vững mạnh của họ" là "một kết quả của Thánh Thần chân lư tác động bên ngoài những giới hn hữu h́nh của thân thể mầu nhiệm" (RM 6).

            Trong Thông điệp Dominum et vivificantem, Ngài c̣n đi xa hơn nữa và quả quyết về tác động phổ quát của Thánh Thần trong thế giới đi trước chương tŕnh cứu độ nơi Kitô giáo; tác động ấy đă được xếp đặt để hướng về chương tŕnh nầy; Ngài cũng nói đến chính tác động phổ quát của Thánh Thần đang linh hoạt hôm nay, kể cả bên ngoài Thân thể hữu h́nh của Giáo hội (DV 53).

 

Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II

 

            27- Trong diễn văn đọc trước Giáo triều Rôma, vào buổi tiếp kiến của Ngài sau ngày cầu nguyện ở Assisi, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II một lần nữa lại nhấn mạnh đến sự hiện diện phổ quát của Thánh Thần qua lời xác quyết rằng: "Mỗi lời cầu nguyện thành khẩn đều được Thánh Thần thúc đẩy, Thánh Thần hiện diện một cách bí nhiệm trong tâm hồn của mỗi con người", Kitô hữu hay không phải Kitô hữu. Nhưng cũng trong bài diễn văn ấy, Đức Giáo hoàng nhắc lại cái nh́n c̣n vượt qua khuôn khổ cá nhân, khi nêu lên rơ rệt những yếu tố chính cấu to nên toàn bộ nền tảng thần học về nỗ lực tiếp cận một cách tích cực các truyền thống tôn giáo khác và về việc thực hành đối thoại liên tôn.

 

chỉ dạy về mầu nhiệm hiệp nhất

của toàn thể nhân loại

 

            28- Trước hết có sự kiện là toàn nhân loại làm nên một gia đ́nh duy nhất, dựa trên một nguồn gốc chung, v́ tất cả mọi người nam, nữ đều được Thiên Chúa to dựng theo h́nh ảnh của Ngài. Song song, mọi người có một vận mệnh chung, v́ mọi người đều được gọi để hoàn thành cuộc đời ḿnh nơi Thiên Chúa mà trung tâm là Đức Giêsu Kitô, Đấng "đă tự kết hiệp với mỗi người một cách nào đó" (xem RH 13; GS 22,2) trong công cuộc nhập thể của Ngài.

            Và cuối cùng có sự hiện diện linh động của Thánh Thần trong cuộc sống tôn giáo của các tín đồ các truyền thống tôn giáo khác. Do đó, Đức Giáo hoàng đi đến kết luận về "một mầu nhiệm hiệp nhất", rơ ràng đă được thể hiện tại Assisi, "mặc dù có những khác biệt giữa các tôn giáo.

 

và về sự cứu độ duy nhất.

 

            29- Hệ quả rút ra từ mầu nhiệm về sự hiệp nhất nầy là mọi người nam - nữ được cứu độ, đều tham dự vào cùng một mầu nhiệm cứu độ nơi Đức Giêsu Kitô do Thánh Thần của Ngài, dù bằng những cách thế khác nhau. Kitô hữu, nhờ đức tin, ư thức được ơn cứu độ đó, c̣n những người khác không ư thức về việc Đức Kitô là nguồn căn của sự cứu độ dành cho họ. Tuy vậy, mầu nhiệm cứu độ đến với họ bằng những con đường mà chỉ có Thiên Chúa biết, nhờ bởi tác động vô h́nh do Thánh Thần của Đức Kitô. Một cách cụ thể, các tín đồ các tôn giáo khác, khi chân thành thực hiện những điều tốt trong truyền thống tôn giáo của họ và noi theo những hướng dẫn của lương tâm, th́ đáp trả một cách tích cực lời mời gọi của Thiên Chúa và nhận được ơn cứu độ nơi Đức Giêsu Kitô, dù họ không nhận biết Ngài và không tuyên xưng Ngài như Đấng cứu độ của họ (xem AG 3, 9, 11).

 

Cần phải suy xét

 

            30- Những hoa trái của Thánh Thần Thiên Chúa trong cuộc sống cá nhân, Kitô hữu hay không phải Kitô hữu, có thể nhận ra dễ dàng (Ga 5, 22-23). Nhưng thiết định xem trong các truyền thống tôn giáo khác, những yếu tố nào trong những yếu tố nầy, thực sự là do ân sủng, có khả năng giúp các tín đồ liên hệ đáp trả một cách tích cực lời mời gọi của Thiên Chúa, th́ đó lại là một công việc khó khăn hơn. ở đây đ̣i hỏi có một sự suy xét, dựa trên những tiêu chuẩn cần phải được thiết lập. Nhiều người chân thành, được Thánh Thần Thiên Chúa thúc đẩy, chắc chắn đă để lại dấu tích của ḿnh trong nỗ lực h́nh thành và phát triển các truyền thống tôn giáo liên hệ; nhưng sự kiện đó không muốn nói rằng đương nhiên tất cả mọi sự trong các truyền thống tôn giáo nầy nhất thiết phải là tốt lành.

 

            31- Quả quyết rằng các truyền thống tôn giáo khác chất chứa những "yếu tố của ân sủng" không có nghĩa là mọi sự trong chúng đều là hoa trái của ân sủng. Tội lỗi đă từng tác động trong thế gian và v́ thế cũng tác động trong các truyền thống tôn giáo khác, dù chúng có những giá trị tích cực, cũng vẫn là phản ảnh của những giới hn của tâm trí con người, lắm lúc lại có chiều hướng chọn sự ác. Như thế, một nỗ lực tiếp cận cởi mở và tích cực đối với các truyền thống tôn giáo khác lại không cho phép ta nhắm mắt lại không nh́n thấy những mâu thuẫn có thể có giữa các truyền thống nầy và mạc khải Kitô giáo. Khi sự thể đ̣i buộc, ta phải nh́n nhận có sự bất tương hợp giữa một số yếu tố thiết yếu của Kitô giáo và một số khía cạnh của các truyền thống nầy.

 

Đối thoại là một thách đố đối với mọi người

 

            32- Sự việc đó c̣n có nghĩa rằng, khi đi vào công cuộc đối thoại với các tín đồ các truyền thống tôn giáo khác với một tâm t́nh cởi mở, Kitô hữu có thể ôn tồn khích lệ họ suy tư về nội dung niềm tin riêng của chính họ. Nhưng chính Kitô hữu đến phiên ḿnh cũng phải chấp nhận ư thức lại đức tin ḿnh. Thật thế, mặc dù có mạc khải toàn măn của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô, phương thức hiểu tôn giáo của ḿnh và lối sống đo của Kitô hữu đôi lúc có thể cần phải được tinh lọc.

 

 

B- Vị trí của đối thoại liên tôn trong sứ mệnh truyền bá Phúc âm của Giáo hội

 

Giáo hội là nhiệm tích phổ quát của ơn Cứu độ,

 

            33- Giáo hội đă hiện hữu do ư Chúa Cha và đă được thành lập bởi Chúa Kitô để, trong sự chung măn các thời đi, trở thành dấu chỉ và dụng cụ của chương tŕnh cứu độ của Thiên Chúa (xem LG 1); và mầu nhiệm của Đức Kitô ở vào trung tâm của chương tŕnh cứu độ đó. Giáo hội là "nhiệm tích phổ quát của ơn cứu độ" (LG 48) và cần thiết cho sự cứu độ (LG 14). Chính Chúa Giêsu đă khởi đầu sứ mệnh của Ngài "bằng việc rao giảng Tin mừng, Nước của Thiên Chúa đến" (LG 5).

 

là hạt giống và bước bắt đầu của Nước Chúa

 

            34- Do đó, mối tương quan giữa Giáo hội và Nước Chúa rất bí nhiệm và phức hợp. Công đồng Vaticanô II từng dạy rằng: "Nước Chúa trước hết chính là Đức Kitô".

            Nhưng Giáo hội lại đă nhận lănh sứ mệnh rao truyền Nước Thiên Chúa từ Chúa Kitô, nên Giáo hội là "hạt giống và bước đầu của triều đi ấy nơi trần gian". Đồng thời, Giáo hội "từ từ lớn lên để đi đến trưởng thành (và) hướng đến sự hoàn thành Nước Chúa" (LG 5). Vậy "Nước Chúa không thể tách rời khỏi Giáo hội, v́ cả hai không thể phân ly với con người và việc làm của chính Đức Giêsu...Nên không thể phân cách Giáo hội và Nước Chúa làm như Giáo hội chỉ chuyên thuộc về lănh vực bất toàn của lịch sử, c̣n Nước Chúa là sự hoàn tất chung cuộc toàn hảo trong chương tŕnh cứu độ của Thiên Chúa".

 

và toàn thể nhân loại được xếp đặt hướng về Giáo hội.

 

            35- Các tín đồ các truyền thống tôn giáo được xếp đặt hoặc được qui hướng đến (hay về) Giáo hội, trong sự kiện Giáo hội là nhiệm tích trong đó Nước Chúa hiện diện một cách "bí nhiệm"; v́, khi họ đáp trả những lời mời gọi của Thiên Chúa, mà họ nhận ra được nơi lương tâm họ, th́ họ được cứu độ trong Đức Giêsu Kitô, và như thế là họ đă tham dự một cách nào đó thực tại mang ấn dấu của nước Chúa. Sứ mệnh Giáo hội là mở mang "Nước Chúa chúng ta và là Nước Đức Kitô của Ngài" (Khải huyền 11, 15) và phục vụ cho Nước đó. Một phần vai tṛ nầy nằm trong việc nh́n nhận thực tại Nước Chúa có thể ở vào t́nh trạng chớm phát, kể cả bên ngoài biên giới Giáo hội, chẳng hn trong tâm hồn những tín đồ các truyền thống tôn giáo khác khi họ thực thi các giá trị Phúc âm và sẵn sàng đón nhận tác động Chúa Thánh Thần. Tuy nhiên phải nhắc lại rằng thực tại nầy thực sự đang ở vào t́nh trạng chớm phát; nó sẽ đạt đến sự hoàn tất khi qui hướng về Nước Đức Kitô; Nước ấy đă hiện diện trong Giáo hội nhưng chỉ được thực hiện toàn vẹn trong cơi đời sẽ đến.

 

 

 

Giáo hội trên đường lữ hành

 

            36- Giáo hội c̣n ở ti đây, nơi dương thế, trên đường lữ hành. Mặc dù Giáo hội là thánh do bởi việc Chúa thành lập để trở nên một cơ chế thần thánh, nhưng các thành phần của Giáo hội ấy không phải là toàn hảo, họ vẫn mang dấu tích bởi những hn chế của thân phận con người. Do đó, nó mất đi sự trong sáng của ḿnh như một nhiệm tích cứu độ. Và đó là lư do mà ngay cả Giáo hội "như một thể chế có tính cách người và trần thế", lại cần được cải cách và canh tân liên tục chứ không phải là vấn đề riêng của các phần tử Giáo hội mà thôi. (Sắc lệnh về Hiệp nhất UR 6).

 

tiến về sự toàn măn của chân lư từ Thiên Chúa

 

            37- Trong vấn đề Mạc khải của Chúa, Giáo hội dạy rằng "Chân lư sâu xa mà Mạc khải nầy tỏ lộ về Thiên Chúa và về sự cứu độ con người, rực sáng ra cho chúng ta trong Đức Kitô, Ngài vừa là trung gian và sự toàn măn của tất cả Mạc khải" (DV 2). Các tông đồ, trung thành với lời dạy mà họ đă tiếp nhận từ chính Đức Kitô, đến phiên họ đă truyền lại Mạc khải nầy.

            V́ vậy, "Thánh truyền do các Tông đồ truyền lại được tiến triển trong Giáo hội dưới sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần. Nhờ thế, các sự việc và lời nói truyền lại được hiểu biết thấu đáo hơn" (HC Tín lư về mạc khải của Thiên Chúa DV 8). Tất cả những điều nầy được thực hiện nhờ học hỏi và kinh nghiệm nơi cuộc sống siêu nhiên, và cũng được diễn tả nhờ lời giáo huấn của các giám mục, là những vị đă nhận được một ơn đoàn sủng bảo đảm cho chân lư. Con đường đó dẫn Giáo hội "măi hướng về sự hoàn măn của chân lư, cho đến khi các lời của Thiên Chúa được hoàn tất nơi Giáo hội" (Tlđd).

            Sự kiện đó không mâu thuẫn ǵ với cơ chế thần thánh của Giáo hội cả, cũng như không hề mâu thuẫn với sự toàn măn nơi Mạc khải của Thiên Chúa trong Chúa Giêsu Kitô, là Đấng đă ủy thác cho Giáo hội Mạc khải nầy.

 

trong một cuộc đối thoại của ơn cứu độ

 

            38- Trong bối cảnh đó, ta sẽ dễ thấy hơn tại sao và trong ư nghĩa nào đối thoại liên tôn là một yếu tố trong toàn bộ sứ mệnh truyền bá Phúc âm của Giáo hội. Lư do nền tảng của nỗ lực dấn thân đối thoại của Giáo hội không phải chỉ có tính cách nhân học: nó cũng là thần học.

            Trong cuộc đối thoại kéo dài qua các thế hệ, Thiên Chúa đă ban và tiếp tục ban sự cứu độ cho nhân loại. Giáo hội trung thành với việc Chúa khởi xướng, cảm thấy có bổn phận đi vào cuộc đối thoại của ơn cứu độ nầy với mọi người.

 

với những tín đồ các tôn giáo khác,

 

            39- Đức Giáo hoàng Phaolô VI đă dạy rơ ràng về công cuộc nầy trong Thông điệp đầu tiên của Ngài Ecclesiam suam. Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II cũng đă nhấn mạnh rằng Giáo hội được mời gọi thực hiện việc đối thoại liên tôn và đă nêu lên nền tảng tương tự cho công cuộc nầy. Ngài từng tuyên bố với các người tham dự Đại hội của Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn năm 1984 như sau:

            "Đối thoại (liên tôn) là (sinh hoạt) nền tảng của Giáo hội, được gọi để cộng tác với chương tŕnh của Thiên Chúa, bằng các phương pháp riêng của nó trong sự hiện diện, kính trọng và yêu thương đối với mọi người". Nhắc lại một đoạn trong sắc lệnh Ad gentes, Ngài dạy phải lưu ư: "Trong đời sống và hoạt động của ḿnh, các môn đệ của Chúa Kitô, mật thiết kết hợp với mọi người, hy vọng cống hiến được một chứng tá chân thật về Đức Kitô, và hoạt động cho phần rỗi của nhân loại, dù ở nơi mà họ không thể rao truyền về Chúa Kitô một cách rơ ràng" (AG 12). Ngoài ra, trước đó Ngài đă từng nói: "đối thoại được lồng vào trong sứ mệnh cứu độ của Giáo hội, nên nó là một cuộc đối thoại của ơn cứu độ".

 

sự kiện nầy dẫn đến một cuộc dấn thân sâu xa hơn

 

            40- Trong cuộc đối thoại của ơn cứu độ ấy, Kitô hữu và những người khác đều được gọi để hợp tác với Thánh Thần của Chúa phục sinh, Thánh Thần hiện diện và tác động một cách phổ quát. Đối thoại liên tôn không chỉ nhằm đưa đến một sự thông cảm với nhau và to ra những quan hệ thân thiện. Nó cần đi đến một mức độ sâu xa hơn nhiều, nghĩa là phải ở mức siêu nhiên, trong đó sự trao đổi và chia sẻ được thực hiện như là một việc làm chứng của đôi bên về những ǵ mỗi người tin và là một nỗ lực khám phá chung về các niềm tin tôn giáo liên hệ. Qua công việc đối thoại, Kitô hữu và những người khác được gọi để đào sâu những chiều kích tôn giáo mà mỗi người theo đuổi, cũng như để đáp trả một cách chân thành hơn nữa lời Thiên Chúa gọi trong mỗi người, và ơn ích dưng không chính Ngài ban cho, và được chuyển đến qua trung gian của Đức Giêsu Kitô nhờ tác động của Thánh Thần Ngài, như Đức tin chúng ta nói cho chúng ta biết.

 

và một sự quay trở lại với Thiên Chúa.

 

            41- Khi nhận biết mục tiêu là nổ lực của mọi người t́m về Thiên Chúa một cách sâu xa hơn, th́ đối thoại liên tôn có được giá trị độc đáo của ḿnh. Suốt tiến tŕnh trở lại với Chúa, "có thể có quyết định từ bỏ một lập trường tinh thần hay tôn giáo có trước để nhận lấy một lập trường khác" (DM 37). Đối thoại chân thành một mặt hàm ngụ rằng người ta chấp nhận có những khác biệt và ngay cả mâu thuẫn, và mặt khác có sự  tôn trọng quyết định tự do mà con người có quyền chọn lựa theo những mệnh lệnh của lương tâm họ (Xem DH 2). Tuy nhiên cần phải nhớ lại lời giáo huấn của Công đồng: "Tất cả mọi người đều có trách nhiệm t́m kiếm chân lư, nhất là những chân lư liên quan đến Thiên Chúa và Giáo hội Ngài; và khi họ nhận biết rồi, th́ họ cần tin và tuân giữ" (DH 1).

 

 

C- Những h́nh thức đối thoại

 

Những h́nh thức đối thoại

 

            42-  Có nhiều h́nh thức đối thoại liên tôn khác nhau. Nên nhắc lại ở đây các h́nh thức đă được nói đến trong tài liệu năm 1984 của Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại liên tôn (DM 28-35). Bốn h́nh thức được nêu lên trong bản văn ấy, không phải có ư sắp xếp theo thứ tự ưu tiên:

            a- Đối thoại trong đời sống: nỗ lực sống với tinh thần cởi mở và thân thiết, chia sẻ những nỗi vui buồn, những vấn nn và lo âu của cuộc sống con người.

            b- Đối thoại bằng hành động: hợp tác với nhau để đi đến công cuộc phát triển toàn diện và giải phóng hoàn toàn con người.

            c- Đối thoại trong những trao đổi có tính cách thần học: các nhà chuyên môn t́m cách đào sâu kiến thức về các gia sản tôn giáo của nhau và thẩm định các giá trị siêu nhiên nơi các tôn giáo bạn.

            d- Đối thoại bằng kinh nghiệm tôn giáo: đi sâu vào chính truyền thống tôn giáo của ḿnh, chia sẻ những giá trị siêu nhiên phong phú của ḿnh, chẳng hn những giá trị liên quan đến cầu nguyện và chiêm niệm, đến đức tin và những con đường t́m đến Thiên Chúa hoặc đấng Tuyệt đối.

 

liên kết với nhau,

 

            43- Đừng nên xem thường tính cách đa dạng nầy của các h́nh thức đối thoại. Nếu chỉ giản lược đối thoại vào việc trao đổi có tính cách thần học mà thôi, th́ đối thoại có thể dễ được xem như một sản phẩm xa xỉ trong sứ mệnh của Giáo hội, và như thế sẽ trở thành lănh vực dành riêng cho các nhà chuyên môn. Trái lại, dưới sự dẫn dắt của Giáo hoàng và các giám mục ḿnh, tất cả các Giáo hội địa phương và tất cả các thành phần của các Giáo hội ấy đều được gọi để thực thi đối thoại, nhưng không phải tất cả đều có một phương cách như nhau. Ngoài ra các h́nh thức khác nhau nầy dĩ nhiên được liên kết với nhau.. Những cuộc tiếp xúc trong cuộc sống hằng ngày và nỗ lực hành động chung sẽ mở ra được con đường đưa đến việc cùng nhau thăng tiến các giá trị con người và siêu nhiên. Tiếp đó chúng cũng có thể đưa đến h́nh thức đối thoại về kinh nghiệm tôn giáo, đáp ứng những vấn đề quan hệ mà hoàn cảnh của đời sống thường dấy lên trong tâm trí con người (xem NA 2). Các cuộc trao đổi ở mức độ kinh nghiệm tôn giáo cũng có thể làm cho các cuộc thảo luận thần học có thể soi dọi các kinh nghiệm và khích lệ các tiếp xúc đi đến t́nh trạng gắn bó hơn.

 

liên quan đến nỗ lực thăng tiến con người

 

            44- Cũng cần nhấn mạnh đến tầm quan trọng của đối thoại trong mục đích phát triển toàn diện, cổ vơ công bằng xă hội và giải phóng con người. Các Giáo hội địa phương, là chứng tá của Đức Giêsu Kitô, được gọi để dấn thân vào lănh vực nầy một cách không vị lợi và không thiên kiến. Các Giáo hội ấy cần cổ động cho nhân quyền, nêu lên những yêu sách của công lư và tố giác những bất công, không phải chỉ khi các tín đồ của ḿnh là nn nhân mà thôi, nhưng cho mọi người không kể đến lư lịch tôn giáo của kẻ đang chịu đựng những bất công ấy. Mọi người cũng cần phải liên kết với nhau để cố giải quyết những vấn đề trầm trọng mà xă hội và thế giới phải đương đầu, và để cổ suư việc giáo dục lương tâm hướng đến công lư và hoà b́nh.

 

và văn hoá.

 

            45- Ngày nay, đối thoại liên tôn cũng rất khẩn thiết trong bối cảnh của văn hoá. Ư niệm về văn hoá rộng hơn ư niệm về tôn giáo. Theo một quan niệm nào đó, tôn giáo tiêu biểu cho chiều kích siêu việt của văn hoá, do đó có thể nói nó là hồn của văn hoá. Các tôn giáo chắc chắn đă đóng góp vào sự tiến bộ của văn hoá và vào việc xây dựng một xă hội tốt đẹp hơn. Tuy vậy, đôi khi những phương thức thực hành tôn giáo đă có một ảnh hưởng g̣ bó đối với các nền văn hoá, và ngày nay một nếp sinh hoạt văn hoá độc lập, tục hoá có thể đóng một vai tṛ kiểm thảo đối với một số yếu tố tiêu cực trong tôn giáo nào đó. Vấn đề bây giờ trở thành phức tạp, v́ nhiều tôn giáo có thể cùng sinh hoạt trong cùng một khung cảnh văn hoá duy nhất, và đồng thời cũng một tôn giáo lại có thể được biểu lộ trong nhiều bối cảnh văn hoá khác nhau. Có lúc những dị biệt tôn giáo cũng có thể đưa đến những nền văn hoá khác nhau trong cùng một vùng địa lư.

 

            46- Sứ điệp Kitô giáo cổ vơ nhiều giá trị được t́m thấy và được chứng nghiệm trong các nền minh triết và gia sản phong phú của các nền văn hoá, nhưng nó cũng có thể đặt lại vấn đề về các giá trị thường đă được chấp nhận trong một nền văn hoá nhất định. Phải cần có một nỗ lực đối thoại thấu đáo để có thể khám phá và tiếp nhận những giá trị văn hoá thích ứng với nhân phẩm và vận mệnh siêu việt của con người. Mặt khác, một số khía cạnh văn hoá Kitô giáo được xem là  truyền thống có thể bị các nền văn hoá địa phương với các truyền thống tôn giáo liên hệ xét lại và đặt thành vấn đề (xem EN 20). Trong các mối tương quan phức tạp giữa văn hoá và tôn giáo, đối thoại liên tôn ở mức độ văn hoá rất quan trọng. Mục tiêu của nó nhằm vuợt thắng những căng thẳng và tranh chấp, và đôi khi c̣n là những cuộc đụng độ, để tiến đến một sự thông cảm tốt đẹp hơn giữa các nền văn hoá tôn giáo khác nhau trong một vùng địa lư nhất định. Nó có thể đem lại việc tinh lọc các nền văn hoá khỏi tất cả những yếu tố phi nhân, và do đó có thể là một tác năng cải hoá. Nó cũng có thể cổ vơ các giá trị truyền thống đang bị đe do bởi trào lưu tân kỳ và bởi việc san bằng các giá trị theo chiều hướng h cấp mà tất cả các vận hành thế giới hoá không biết cân nhắc có thể to ra.

 

 

D- Những tâm trạng và thành quả của đối thoại liên tôn

 

Đối thọai đ̣i hỏi thái độ quân b́nh,

 

            47- Đối thoại đ̣i hỏi nơi Kitô hữu cũng như nơi các tín đồ các truyền thống tôn giáo khác một thái độ quân b́nh. Họ không nên quá hời hợt dễ dăi hay phê b́nh gay gắt, nhưng cần có tinh thần cởi mở và tiếp nhận. Chúng ta đă nói đến tâm trạng thanh thản và vô tư, cũng như việc chấp nhận những khác biệt và ngay cả những mâu thuẫn có thể có, và cũng cần quyết tâm cùng nhau dấn thân phục vụ chân lư và sẵn sàng cải hoá nhờ cuộc gặp gỡ nầy.

 

xác tín tôn giáo

 

            48- Việc đó không có nghĩa rằng, đi vào công cuộc đối thoại, th́ đôi bên phải dẹp bỏ những xác tín tôn giáo của ḿnh. Ngược lại mới là đúng: sự thành thực trong đối thoại tôn giáo đ̣i hỏi người ta dấn thân vào với xác tín toàn vẹn về niềm tin riêng của ḿnh. Kitô hữu vẫn luôn trung kiên với đức tin nơi ḿnh, biết rằng mạc khải toàn măn đă được thông ban cho họ trong Đức Giêsu Kitô, vị trung gian duy nhất giữa Thiên Chúa với con người (xem Tm 2, 4-6), đồng thời cũng phải nhớ rằng Thiên Chúa một cách nào đó đă tự tỏ lộ cho các tín đồ các truyền thống tôn giáo khác. Do đó họ được gọi để tiếp cận với các niềm tin và giá trị của người khác trong một tinh thần thông cảm.

 

và mở ra tiếp nhận chân lư,

 

            49- Ngoài ra, sự toàn măn của chân lư được tiếp nhận nơi Đức Giêsu Kitô không ban cho Kitô hữu sự bảo đảm là ḿnh đă thấm nhập được hoàn toàn chân lư nầy. Phân tích đến mức thấu đáo, th́ chân lư không phải là một cái ǵ chúng ta đă sở đắc; nhưng chân lư là một ngôi vị, nhờ vào Ngài chúng ta phải để cho chân lư (= ngôi vị) ấy chiếm hữu chính chúng ta. Và đó là một nỗ lực không ngừng. Vừa giữ lấy bản sắc của ḿnh, Kitô hữu phải sẵn sàng học hỏi và tiếp nhận, nơi những kẻ khác và qua họ, những giá trị tích cực của các truyền thống tôn giáo của họ. Nhờ đối thoại Kitô hữu có thể đi đến việc vượt thắng những định kiến ăn sâu thành cố tật, xét lại những ư tưởng cố chấp, và đôi khi c̣n chấp nhận rằng cách hiểu về đức tin của ḿnh cần phải được tinh lọc.

 

nhưng đầy hứa hẹn.

 

            50- Nếu Kitô hữu duy tŕ một tinh thần cởi mở như thế và chấp nhận tự xét ḿnh lại, th́ họ có thể gặt hái những thành quả của công cuộc đối thoại. Bấy giờ họ sẽ hân hoan khám phá được tất cả những ǵ mà Thiên Chúa, nhờ Đức Kitô và trong Thánh Thần của Ngài, đă thực hiện và tiếp tục thực hiện trong thế giới và nhân loại. Một cuộc đối thoại chân thật không hề làm suy giảm đức tin Kitô giáo, nhưng là đào sâu đức tin ấy. Kitô hữu sẽ măi ư thức hơn nữa về bản sắc đức tin ḿnh và thấy rơ hơn nữa nội dung thiết yếu của sứ điệp Kitô giáo. Đức tin họ sẽ vươn đến những chân trời mới, khi họ khám phá được rằng mầu nhiệm của Đức Giêsu Kitô hiện diện linh động, vượt qua những biên giới hữu h́nh của Giáo hội và cộng đồng những người Kitô hữu.

 

 

E- Những trở ngi cho đối thoại

trong công cuộc đối thoại, khó khăn có thể xảy ra,

 

            51- Ngay trên b́nh diện thuần túy con người, thực hiện việc đối thoại không phải là dễ. Đối thoại liên tôn lại c̣n khó hơn. Cần ư thức về những trở ngi có thể xảy đến. Một số trở ngi có thể phát sinh do nơi những tín đồ của nhiều truyền thống tôn giáo khác nhau, và làm cản trở sự thành công của đối thoại. Đặc biệt hơn nữa, có những trở ngi liên quan đến một vài truyền thống tôn giáo, và có thể làm cho mọi nỗ lực thực hiện một tiến tŕnh đối thoại trở nên khó khăn.

 

do những nhân tố thuộc tâm tính con người,

 

            52- ở đây, chúng ta nêu lên một số những trở ngi được xem là quan trọng hơn cả:

            a- Không bám rễ sâu đủ trong chính đức tin của riêng ḿnh.

            b- Không biết và hiểu đầy đủ tín ngưỡng và phương thức hành đo của các tôn giáo khác có thể đưa đến một lối thẩm định thiếu sót về ư nghĩa của chúng, và đôi lúc c̣n có những giải thích sai trật.

            c- Những dị biệt có tính cách văn hoá phát xuất từ tŕnh độ kiến thức khác nhau hoặc từ lối vận dụng các cách diễn tả khác nhau.

            d- Những nhân tố xă hội - chính trị hoặc một số các hệ quả khác của quá khứ.

            e- Hiểu sai các từ ngữ như trở lại, phép rửa, đối thoại, v.v...

            f- Chưa hoặc thiếu cởi mở, đưa đến một thái độ tự vệ, hay c̣n đi đến t́nh trạng gây hấn.

            g- Thiếu xác tín đối với giá trị của công việc đối thoại liên tôn, mà một số người có thể xem như một phận vụ dành riêng cho những nhà chuyên môn và một số khác lại xem như một dấu chứng thua cuộc hoặc c̣n như là một sự phản bội lại đức tin.

            h- Nghi ngờ về các động cơ thúc đẩy người đối diện trong công cuộc đối thoại.

            i- Một tinh thần tranh biện, khi diễn tả các xác tín tôn giáo.

            j- Thái độ bất tương dung, thường c̣n bị đẩy đến t́nh trạng gia trọng khi gắn liền với những nhân tố chính trị, kinh tế, gịng giống và chủng tộc; và t́nh trạng thiếu hỗ tương trong đối thoại có thể đưa đến một t́nh cảm chán ngán.

            k- Một số hiện tượng của bầu khí tôn giáo hiện nay: chủ nghĩa duy vật gia tăng, thờ ơ tôn giáo và sự nhân tăng các giáo phái to ra t́nh trạng hồ đồ và dấy lên những vấn đề mới.

 

            53- Một số lớn những trở ngi nầy phát sinh do việc thiếu hiểu biết về bản chất thực sự và mục đích của đối thoại liên tôn. Do đó cần phải giải thích không ngừng về các nội dung nầy. Công việc đ̣i hỏi phải hết sức nhẫn ni. ở đây cũng cần nhắc lại rằng công việc dấn thân của Giáo hội trong đối thoại không lệ thuộc vào các kết quả đạt được trong việc cảm thông làm phong phú cho nhau. Sự dấn thân đó thật ra phát xuất từ tác động chủ động của Thiên Chúa đang đến đối thoại với nhân loại và do gương mẫu của Đức Giêsu Kitô, mà cuộc sống, cái chết và sự sống lại của Ngài đă mang lại cho đối thoại lối thể hiện tối hậu.

 

nhưng không bao giờ được xem là không vượt qua được.

 

            54- Ngoài ra, những trở ngi, dù có thật, cũng không thể đưa đến việc đánh giá thấp các khả năng của đối thoại hoặc xem nhẹ những thành quả đă đạt được. Đă có được những tiến bộ trong việc cảm thông và hợp tác tích cực. Đối thoại đă gây nên một tác động tích cực trên chính Giáo hội. Các tôn giáo khác cũng thế, nhờ đối thoại, đă đi đến một bước canh tân và cởi mở hơn nhiều. Đối thoại liên tôn giúp Giáo hội chia sẻ những giá trị Phúc âm với người khác. V́ thế, dù gặp những khó khăn, việc dấn thân của Giáo hội vào công cuộc đối thoại vẫn kiên quyết và măi c̣n tiếp tục.

  

 

II  

 

Rao truyền Chúa Giêsu Kitô

 

A- Sứ mệnh do Chúa Phục sinh ban truyền

 

Chúa Giêsu đă sai các môn đệ Ngài rao truyền Phúc âm

 

            55- Chúa Giêsu đă ban truyền cho các môn đệ Ngài sứ mệnh rao truyền Phúc âm. Sự việc đó được bốn bản Phúc âm và sách Tông đồ Công vụ chép lại. Tuy thế có một vài nét riêng trong mỗi bản văn thể theo các truyền thống được ghi lại. Trong Phúc âm của Mathêu, Đức Giêsu nói với các môn đệ Ngài rằng: "Mọi quyền hành trên trời dưới đất đă trao cho Thầy. Vậy các con hăy thu np môn đồ khắp các dân tộc, rửa tội họ nhân danh Chúa Cha và Chúa Con và Chúa Thánh Thần, và dạy họ tuân giữ hết mọi điều Thầy đă truyền cho các con. Và Thầy, Thầy sẽ ở cùng các con măi măi, cho đến ngày tận thế" (Mt 28, 18-20).

Phúc âm của Marcô nêu lên lời răn dạy nầy một cách cô đọng hơn: "Các con hăy đi khắp thế giới, hăy công bố  Tin mừng cho tất cả mọi loài thụ to. Ai tin và chịu phép rửa tội, th́ sẽ được cứu rỗi; ai không tin, th́ sẽ bị luận tội" (Mc 16, 15-16).

Trong Phúc âm của Luca lối diễn tả ít trực tiếp hơn: "Đă viết như thế nầy: Đức Kitô đă phải chịu khổ nn và ngày thứ ba th́ sống lại từ cơi chết; và nhân Danh Ngài, sự thống hối để được ơn tha thứ tội lỗi cần phải được công bố cho mọi dân tộc, bắt đầu từ Giêrusalem. Về các điều ấy, các con là những chứng nhân" (Lc 24, 46-48).

            Sách Công vụ nhấn mạnh đến khung cảnh rộng lớn hơn của việc làm chứng: "Các con sắp nhận được một sức mạnh, sức mạnh đó của Chúa Thánh Thần Đấng sẽ xuống trên các con. Bấy giờ các con sẽ làm chứng cho ta ở Giêrusalem, trong tất cả vùng Giuđêa và Samaria và cho đến tận cùng trái đất" (Cv 1,8).

            Và trong Phúc âm của Gioan, sứ mệnh đó c̣n được diễn tả một cách khác nữa: "Như Cha đă gửi con đến thế gian, con cũng vậy, con đă gửi họ đến thế gian" (Gioan 17, 18); "Cũng như Cha đă gửi Thầy đến, th́ Thầy cũng gửi các con đi" (Gioan 20, 21).

            Rao truyền Tin mừng cho mọi người, làm chứng, thu np môn đệ, rửa tội, giảng dạy, tất cả những lănh vực nầy to nên sứ mệnh truyền bá Phúc âm của Giáo hội, và phải được nh́n trong ánh sáng sứ mệnh của chính Chúa Giêsu, sứ mệnh mà Ngài đă nhận từ Chúa Cha.

 

mà chính Ngài đă rao truyền,

 

            56- Đức Giêsu đă công bố Tin mừng đến từ Thiên Chúa bằng những lời nầy: "Các thời đă hoàn tất và Nước của Thiên Chúa cận kề; các ngươi hăy thống hối và hăy tin vào Tin mừng" (Mc 1, 14-15). Đoạn nầy tóm lược toàn bộ công tŕnh Đức Giêsu. Đức Giêsu tuyên bố Tin mừng về Nước Chúa không phải chỉ bằng lời nói, nhưng cũng bằng hành động, thái độ và sự chọn lựa của Ngài, nghĩa là bằng toàn bộ cuộc sống và cuối cùng bằng cái chết và sự sống lại của Ngài. Những dụ ngôn, các phép l, các việc trừ ma quỉ Ngài đă làm, tất cả đều được nối kết vào Nước Thiên Chúa mà Ngài rao truyền. Hơn nữa Nuớc Trời đó không phải chỉ là một nội dung để Ngài rao truyền. Nhưng Đức Giêsu cho thấy rơ ràng rằng chính bởi Ngài và trong Ngài mà Nước Thiên Chúa đang được thiết lập trong thế giới (Lc 17, 20-21) và trong Ngài nước Trời đă hiện diện giữa chúng ta, mặc dù nó c̣n phải lớn lên, hướng đến sự chung toàn .

và Ngài đă làm chứng bằng cuộc sống Ngài.

 

            57- Lời giảng dạy của Ngài được xác nhận bởi cuộc sống Ngài "Giả như các người không tin Ta, th́ hăy tin vào việc làm nầy" (Gioan 10, 38). Cũng bằng cách đó, các việc Ngài làm được giải thích bởi những lời nói của Ngài, phát sinh từ ư thức kết hợp làm một với Chúa Cha. "Trong chân lư, trong chân lư ta nói điều nầy với các ngươi, Con không thể tự ḿnh làm điều ǵ, mà không thấy nó được làm nơi Cha" (Gioan 5, 19). Trước Philatô, Đức Giêsu đă nói rằng Ngài đă đến trong thế gian "để làm chứng cho chân lư" (Gioan 18, 37). Chính Chúa Cha cũng làm chứng cho Đức Giêsu do những lời nói đến từ trời cũng như qua những việc làm đầy quyền năng và những dấu chứng mà Đức Giêsu có khả năng thực hiện. Chính Chúa Thánh Thần ban "ấn dấu" của Ngài để làm chứng về Đức Giêsu, chứng nhận rằng Đức Giêsu là chân thật (Gioan 3, 32-35).

 

B- Vai tṛ của Giáo hội

 

Việc rao truyền được trao phó cho Giáo hội

 

            58- Cần phải hiểu sứ mệnh Chúa sống lại đă trao phó cho Giáo hội của các tông đồ (tông truyền) trong bối cảnh nầy. Sứ mệnh Giáo hội là công bố Nước Thiên Chúa được thiết lập trên trần gian trong Đức Giêsu Kitô, bởi cuộc sống, sự chết và sự sống lại của Ngài; sự kiện đó nơi Đức Giêsu Kitô là ơn cứu độ có tính cách quyết định và phổ quát mà Thiên Chúa thực hiện cho thế giới. V́ vậy "không có việc loan báo Phúc âm chân thật nếu danh xưng, giáo huấn, đời sống, các lời hứa, Nước trời và mầu nhiệm của Đức Giêsu Nazareth, con Thiên Chúa, không được rao truyền" (EN 22). Bởi thế có một sự liên tục giữa Nước Trời mà Đức Giêsu rao giảng và mầu nhiệm Đức Kitô mà Giáo hội rao truyền.

 

tiếp tục sự rao giảng của Đức Giêsu.

 

            59- Giáo hội tiếp tục sứ mệnh Đức Giêsu, và Giáo hội đó là "hạt giống và sự bắt đầu" Nước Trời (HC Ánh sáng Muôn dân 5). Giáo hội phục vụ cho Nước Trời ấy và "làm chứng" về nó. Công việc đó hàm ngụ việc làm chứng đức tin vào Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu chuộc, bởi v́ đấy chính là tâm điểm của Đức tin và sự sống của Giáo hội. Trong lịch sử Giáo hội, tất cả các tông đồ đă là những "chứng nhân" về sự sống, sự chết, và sự sống lại của Chúa Kitô . Việc làm chứng được thực hiện bằng lời nói và bằng hành động, mà ta không thể xem là đối kháng nhau. Hành động xác minh lời nói, nhưng không có lời nói th́ hành động có thể bị giải thích sai trật. Việc làm chứng của các tông đồ, bằng lời nói và bằng dấu chứng, lệ thuộc vào Thánh Thần do Chúa Cha gửi đến, để hoàn thành phận vụ làm chứng ấy .

 

  

 

 

C- Nội dung của rao truyền

 

Phêrô đă rao giảng Đức Kitô Phục sinh,

 

            60- Trong ngày Hiện xuống, Thánh Thần xuống trên các tông đồ, hoàn thành lời hứa của Đức Kitô. Vào lúc ấy "Có những người đo hnh cư ngụ ở Giêrusalem, đến từ tất cả các nước dưới ṿm trời" (Cv 2, 5). Danh sách liệt kê các dân tộc hiện diện được nêu lên trong sách Công vụ nhằm nhấn mạnh đến tầm phổ quát của biến cố Giáo hội đầu tiên nầy. Nhân danh 11 vị tông đồ, Phêrô lên tiếng nói với đám đông tụ họp, rao truyền Đức Giêsu Đấng được Thiên Chúa ủy nhiệm bằng các phép l và những việc kỳ diệu, chịu đóng đinh do con người, nhưng được Thiên Chúa cho sống lại. Ngài kết luận và nói: "Vậy toàn nhà Israel hăy biết điều nầy một cách chắc chắn: Thiên Chúa đă tôn vinh Đức Giêsu làm Chúa và là Đấng Kitô, Đức Giêsu ấy chính các ngươi đă đóng đinh" (Cv 2,36). Vị tông đồ tiếp tục nói, mời gọi những người nghe ngài thống hối, trở thành môn đệ Đức Giêsu, bằng phép rửa nhân danh Đấng ấy để được xoá hết các tội lỗi, và nhận ơn Chúa Thánh Thần. Không lâu sau dịp nầy, trước Hội đồng Công tọa của người Do Thái, Phêrô làm chứng về đức tin ḿnh vào Chúa Kitô phục sinh, bằng lời xác quyết rơ ràng: "Dưới bầu trời không có danh xưng nào khác ban cho con người nhờ đó chúng ta cần được cứu độ" (Cv 4, 11-12). Tính phổ quát về sứ điệp cứu độ của Kitô giáo lại xuất hiện trong bản tường thuật về sự trở lại của Cornêliô. Khi Phêrô làm chứng về cuộc sống và công việc làm của Đức Giêsu, từ lúc khởi đầu sứ vụ của Ngài ti Galilêa đến khi Ngài sống lại th́ "Thánh Thần hiện xuống trên tất cả những người nghe lời giảng", làm cho những kẻ đi theo Phêrô phải ngc nhiên v́ thấy "rằng ơn Thánh Thần cũng đă tràn đổ xuống trên những người ngoại giáo" (Cv 10, 44-45).

 

Phaolô đă rao truyền mầu nhiệm

được giữ kín từ bao thế kỷ,

 

            61- Như thế, sau biến cố Hiện xuống, các tông đồ xuất hiện như những chứng nhân về sự sống lại của Đức Kitô (xem Cv 1, 22; 4, 33; 5, 32-33), hoặc nói gọn hơn là những chứng nhân về Đức Kitô (xem Cv 3, 15; 13, 31). Điều đó được thấy rơ ràng hơn cả trong trường hợp của Phaolô. Ngài được kêu gọi làm Tông đồ, được tách riêng "để rao truyền Phúc âm" (Rm 1, 1-2). Ngài đă nhận nơi Đức Giêsu Kitô "ân sủng và sứ vụ tông đồ để v́ Danh Chúa  giảng về sự tuân phục đức tin giữa tất cả các người ngoại giáo" (Rm 1, 5). Phaolô giảng "Phúc âm của Thiên Chúa, mà trước đây Ngài đă hứa qua các tiên tri của Ngài trong Sách Thánh" (Rm 1, 2), "Phúc âm của Con Ngài" (Rm 1, 9). Vị tông đồ rao giảng một Đức Kitô chịu đóng đinh, "cớ vấp phạm cho người Do Thái và điên rồ đối với người ngọai giáo" (1 Co1, 23; xem 2, 2): "Thực vậy về nền móng, th́ không ai có thể đặt một nền nào khác ngoài cái nền đă đặt đó rồi" (1 Co 3, 11). Có thể nói, toàn bộ sứ điệp của Phaolô tóm kết trong lời tuyên bố long trọng với người Êphêsô:

            "Tôi là người nhỏ hèn nhất giữa các thánh hết thảy, đă được ơn nầy ban xuống cho tôi là rao truyền cho người ngoại giáo sự phong phú khôn lường của Đức Kitô và nêu rơ sự an bài của Mầu nhiệm; (Mầu nhiệm ấy) đă được cất dấu từ muôn đời trong Thiên Chúa, Đấng To dựng nên muôn vật, (đó là) sự khôn ngoan vô tận về các nguồn phong phú, (nay) được Thiên Chúa thông ban và được biết đến qua các con đường của Giáo hội nơi ư định vĩnh cửu mà Thiên Chúa đă dự kiến trong Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta" (Ep 3, 8-11).

            Đoạn văn như thế c̣n thấy trong các Thư mục vụ. Thiên Chúa "muốn rằng mọi người được cứu độ và đạt đến sự hiểu biết chân lư. V́ Thiên Chúa là duy nhất, nên Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và con người cũng duy nhất (đó là) Đức Giêsu Kitô, Ngài cũng là con người, đă tự nộp ḿnh làm của chuộc cho tất cả" (1 Tm 2, 4-6). Mầu nhiệm đó của tôn giáo chúng ta "rất thâm sâu" được diễn tả trong một đoạn văn phụng vụ:

            "Ngài đă biểu hiện trong xác thịt, chứng thực nhờ Thánh Thần, bày tỏ cho Thiên thần, loan báo giữa dân ngoại, tin kính trong hoàn vũ, được đưa vào chốn vinh quang" (1 Tm 3, 16)

 

Gioan làm chứng về Lời ban sự sống.

 

            62- Nếu chúng ta đọc Phúc âm của Tông đồ Gioan, chúng ta thấy rằng Ngài tự giới thiệu ḿnh trước hết là một chứng nhân, một kẻ đă thấy Đức Giêsu và đă khám phá  mầu nhiệm của Chúa (xem Gioan 13, 23-25; 21, 24) "Điều mà chúng tôi đă thấy và đă nghe chúng tôi rao truyền lại cho các người, để các người hiệp thông với chúng tôi" (Gioan 1, 3). "Phần chúng tôi, chúng tôi đă chiêm ngắm và chứng thực rằng Chúa Cha đă sai Chúa con đến, Đấng cứu chuộc thế gian" (1 Gioan 1, 14). Mầu nhiệm Nhập thể là trung tâm sứ điệp của Gioan "Ngôi Lời đă trở thành thân xác, Ngài đă ở giữa chúng ta, và chúng ta đă thấy vinh quang của Ngài, vinh quang mà Ngài có được từ Cha Ngài, như người con duy nhất, đầy ân sủng và chân lư" (Gioan 1, 14). Nên trong Đức Giêsu, người ta có thể thấy Chúa Cha (xem Gioan 14, 9); Ngài là đường dẫn đến Chúa Cha (Gioan 14, 6). Khi bị treo lên trên Thánh giá, Ngài lôi kéo tất cả mọi người về Cha (xem Gioan 12, 32). Ngài đúng thật "là Đấng cứu chuộc thế gian" (Gioan 4, 42).

 

Lời mà Giáo hội loan truyền, th́ đầy quyền năng.

 

            63- Phaolô đă viết cho Timôtê "Con hăy rao truyền Lời [Chúa]" (2 Tm 4,2). Nội dung lời nầy được diễn tả bằng nhiều cách; đó là Nuớc Trời (xem Công vụ 20, 25), Tin mừng về Nước Trời (xem Mt 24, 14), Tin mừng đến từ Thiên Chúa (xem Mc 1, 14; 1 Th 2, 9). Nhưng những cách hành văn khác nhau nầy đều có chung một nghĩa: Rao giảng Đức Giêsu (xem Công vụ 9, 20; 19, 13), rao giảng Đức Kitô (xem Công vụ 8, 5). Đức Giêsu đă nói lên lời Thiên Chúa thế nào (xem Gioan 3, 34) , th́ các tông đồ rao giảng về Lời Thiên Chúa như thế, v́ Đức Giêsu mà họ rao giảng là Lời (của Thiên Chúa).

            Do đó, sứ điệp Kitô giáo là một sứ điệp quyền năng, cần tiếp nhận sứ điệp ấy v́ nó thật sự "không phải một lời nói của con người, nhưng là Lời của Thiên Chúa" (1 Th 2, 13). Lời được tiếp nhận trong đức tin sẽ là Lời "đem lại sự sống và hữu hiệu", "c̣n sắc bén hơn bất cứ  gươm đao hai lưỡi nào" (Hc 4, 12). Đó sẽ là Lời thanh tẩy (xem Gioan 15, 3); nó sẽ là nguồn suối của chân lư mang lại tự do (xem Gioan 8, 31-32). Lời trở thành một sự hiện diện nơi thâm sâu "Nếu ai yêu ta, người ấy sẽ giữ lời Ta, và Cha Ta sẽ yêu người đó và chúng ta sẽ đến với nó và sẽ chọn ḷng nó làm nơi cư ngụ của chúng ta" (Gioan 14, 23). Đấy là Lời Thiên Chúa mà Kitô hữu cần phải rao truyền.

 

 

 

D- Sự hiện diện và sức mạnh của Thánh thần

 

Giáo hội dựa vào sự hiện diện

 

            64- Khi rao truyền Lời nầy, Giáo hội biết rằng ḿnh có thể dựa vào Thánh Thần, Đấng vừa thúc đẩy việc rao truyền và đồng thời đưa những ai nghe được Lời ấy biết tuân phục đức tin.

            "Chính Chúa Thánh Thần, hôm nay cũng như vào những buổi đầu của Giáo hội, hành động trong mỗi một người rao truyền Phúc âm; người ấy để Thánh Thần thấm nhập nơi ḿnh và hướng dẫn ḿnh; và Thánh Thần cho họ nói những lời mà tự sức họ không thể t́m ra, đồng thời Ngài cũng chuẩn bị tâm hồn người nghe để người nầy có thể mở ḷng tiếp nhận Tin mừng và Nước Chúa đă được rao truyền" (EN 75).

 

và quyền năng của Thánh Thần,

 

            65- Sức mạnh của Thánh Thần được chứng thực bởi sự kiện là việc làm chứng mạnh mẽ nhất thường được thực hiện vào đúng lúc mà người môn đệ thấy ḿnh lúng túng hơn cả, không biết phải nói ǵ, làm ǵ, thế nhưng vẫn trung kiên. Như Thánh Phaolô nói rằng: "Tôi vênh vang đặc biệt về những yếu đuối của tôi hầu quyền năng của Đức Kitô hiện diện nơi tôi. Vậy, tôi vui mừng trong sự yếu hèn của tôi, trong lăng nhục, trong quẫn bách, trong bắt bớ, trong khắc khoải phải chịu v́ Đức Kitô; v́ khi tôi yếu hèn, th́ lúc ấy tôi lại mạnh mẽ" (2 Co 12, 9-10).

Việc làm chứng tá đó Thánh Thần đưa những người nam, nữ biết được Đức Giêsu là Chúa, không phải là một công lao của con người nhưng là việc làm của Thiên Chúa.

E- Khẩn thiết phải rao truyền

 

để hoàn thành phần vụ của ḿnh

 

            66- Đức Giáo hoàng Phaolô VI đă nói về phần vụ rao truyền trong Tông huấn Evangelii Nuntiandi như sau:

            "Việc rao truyền sứ điệp Phúc âm đối với Giáo hội không phải là một đóng góp tùy nghi; đó là một bổn phận do Chúa Giêsu trao phó để mọi người có thể tin và được cứu độ. Vâng, sứ điệp đó cần thiết. Sứ điệp duy nhất không thể thay thế. Không thể dửng dưng, trộn lẫn hay vá víu. Nó quan hệ với sự cứu độ con người" (EN 5). Thánh Phaolô đă nhấn mạnh đến sự khẩn thiết phải rao truyền: "Nhưng làm sao nêu lên Ngài mà trước đó đă không tin vào Ngài? Và làm sao nghe được Ngài khi không có ai từng rao giảng?...Nên đức tin có được nhờ rao giảng, và rao giảng được thực hiện bằng Lời của Đức Kitô" (Rm 10, 14 tiếp theo).

            "Luật nầy đă được đặt ra trước đây do Tông đồ Phaolô th́ nay vẫn luôn có tác động mạnh mẽ...Chính Lời được lắng nghe dẫn đưa con người đến đức tin" (EN 42). Cũng cần nhớ lại một lời nói khác nữa của Phaolô: "Thật vậy, đối với tôi rao giảng Phúc âm không phải là một tước hiệu vinh vang; đó là một sự cần thiết bó buộc tôi. Vâng, khốn cho tôi nếu không rao giảng Phúc âm " (1 Co 9, 16).

 

là rao truyền ơn cứu độ nơi Chúa Giêsu Kitô.

 

            67- Rao truyền là một sự đáp ứng các khát vọng của nhân loại hướng đến ơn cứu độ.

"ở bất cứ nơi đâu Thiên Chúa mở ra một cơ hội thuận lợi cho việc rao giảng để công bố mầu nhiệm của Đức Kitô, th́ người ta phải rao truyền Thiên Chúa hằng sống cho mọi người một cách mạnh dạn và kiên quyết, và phải rao truyền Đấng mà Thiên Chúa gửi đến để cứu rỗi tất cả mọi người, Đấng ấy là Đức Giêsu Kitô, để người không phải là Kitô hữu, nhờ Thánh Thần mở rộng ḷng họ, tin và tự do quay lại với Chúa và thành tâm gắn bó với Ngài; Đấng là "Đường, Sự thật và là Sự sống" (Gioan 14, 6) sẽ đáp ứng mọi sự trông chờ của họ về mặt siêu nhiên, và c̣n hơn thế nữa sẽ ban cho họ dư đầy vượt xa những điều họ mong ước" (AG 13).

 

 

F- Những phương cách rao truyền

 

Giáo hội bước theo sự hướng dẫn

của Chúa Thánh Thần

 

            68- Khi tuyên xưng sứ điệp của Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô, Giáo hội truyền giáo phải luôn nhớ lại rằng việc rao truyền đó không phải được thực hiện trong không không hư vô. V́ Thánh Thần, là Thần trí của Đức Kitô hiện diện và linh hoạt giữa những người được nghe Tin mừng, ngay cả trước khi Giáo hội dấn thân thực hiện công tác truyền giáo (RH 12; DV 53). Trong nhiều trường hợp, họ có thể đă từng mặc nhiên đáp trả ơn cứu độ đă cống hiến cho họ nơi Chúa Giêsu Kitô: một trong những dấu chứng có thể thấy đó là việc họ sống thành khẩn các truyền thống tôn giáo riêng của họ, một khi các truyền thống nầy có những giá trị tôn giáo thật sự. Họ có thể đă được Chúa Thánh Thần tác động, và một cách nào đó được kết hợp với mầu nhiệm phục sinh của Chúa Giêsu Kitô, mà họ không biết (xem GS 22).

đồng thời biết cách thực hiện việc rao truyền

 

            69- Giáo hội lưu tâm đến những điều Thiên Chúa đă thực hiện nơi những người mà Giáo hội tiếp cận, nên cố gắng khám phá ra phương cách thích ứng để rao truyền Tin mừng. Giáo hội noi theo lối giáo dục của Chúa. Nghĩa là Giáo hội noi theo gương Chúa Giêsu và quan sát thời buổi đúng theo tác động hướng dẫn của Thánh Thần. Chính Chúa Giêsu đă tuần tự từng bước mạc khải cho những người nghe Ngài về ư nghĩa của Nước Trời, chương tŕnh cứu độ của Thiên Chúa được thực hiện trong chính mầu nhiệm nơi Ngài. Dần hồi, và hết sức chu đáo, Ngài đă khai mở cho họ biết được nội dung sứ điệp của Ngài, địa vị làm con Thiên Chúa của Ngài và khổ nhục của Thánh giá. Ngay cả các môn đệ thân tín nhất cũng chỉ đạt đến đức tin trọn vẹn vào Thầy ḿnh khi đă sống qua kinh nghiệm Thánh giá và Phục sinh và khi đă tiếp nhận ơn Thánh Thần, như các bản Phúc âm từng ghi lại. Nên những ai muốn làm môn đệ Đức Giêsu, hôm nay cũng sẽ đi qua con đường nầy, con đường của khám phá và dấn thân. Và việc rao truyền mà Giáo hội thực hiện cũng sẽ tuần tự và kiên nhẫn, đồng hành với bước đi của những kẻ nghe sứ điệp, tôn trọng tự do của họ và c̣n cả "sự chậm tin nơi họ" (xem EN 79).

 

với chính những đức tính của Phúc âm,

 

   70- Công việc rao truyền của Giáo hội đ̣i hỏi những đức tính khác nữa. Nó phải:

a- Dựa vào quyền năng của Chúa Thánh Thần và tuân theo lời dạy của Chúa .

b- Trung thành với giáo huấn do Chúa Kitô truyền (xem EN 15). Sự trung thành với sứ điệp, mà chúng ta là những kẻ phục vụ, là trục chính của việc truyền bá Phúc âm (EN 4) "Rao truyền Phúc âm không phải là một hành vi cá nhân và riêng rẽ của bất kỳ ai, nhưng là một hành vi tự căn có tính cách Giáo hội" (EN 60).

c- Khiêm tốn, v́ ư thức rằng sự toàn hảo của mạc khải nơi Đức Giêsu Kitô đă được tiếp nhận như một ơn dưng không, và cũng v́ ư thức rằng cuộc sống của những người loan báo sứ điệp Phúc âm không phải lúc nào cũng hoàn toàn tương hợp với những yêu sách  của Phúc âm đó.

d- Tôn kính sự hiện diện và tác động của Thánh Thần Thiên Chúa trong tâm hồn của những người lắng nghe sứ điệp, nh́n nhận Thánh Thần là "người chủ động trong việc rao truyền Phúc âm" (EN 75).

e- Có tinh thần đối thoại, v́ trong việc rao truyền, người nghe Lời Chúa không được xem là một kẻ thụ động. Có một tiến tŕnh, đi từ "những hạt mầm Lời Chúa" đă hiện diện trong người nghe, dẫn đưa người ấy đến mầu nhiệm trọn đầy của ơn cứu độ nơi Chúa Giêsu Kitô. Giáo hội phải nhận ra rằng có một tiến tŕnh thanh lọc và soi sáng, trong đó Thánh Thần Chúa mở trí ḷng người nghe đón nhận đức tin.

f- Hội nhập vào khung cảnh văn hoá và truyền thống đo đức siêu nhiên của những kẻ ḿnh tiếp cận, để không những, sứ điệp được người nghe hiểu, nhưng c̣n được cảm nhận như đáp ứng được chính khát vọng sâu xa của chính ḷng họ, đúng là Tin mừng mà họ chờ đợi (xem EN 20, 62).

 

kết hiệp mật thiết với Chúa Kitô.

 

            71- Để có được những đức tính nầy, Giáo hội không những lưu ư đến hoàn cảnh cuộc sống và kinh nghiệm tôn giáo của những kẻ ḿnh rao truyền sứ điệp, mà c̣n phải sống trong cuộc đối thoại liên tục với Chúa và Thầy ḿnh bằng sự cầu nguyện, thống hối, suy niệm và đời sống phụng vụ, đặc biệt là phép Thánh thể. Bấy giờ việc rao truyền và tôn dương sứ điệp Phúc âm mới trở thành sống động thực sự.

 

 

G- Những trở ngi trong việc rao truyền

 

Công cuộc rao truyền gặp những khó khăn

 

            72- Rao truyền Tin mừng của Giáo hội có những yêu sách quan trọng đặt ra cho Giáo hội truyền bá Tin mừng, cho những phần tử dấn thân vào công việc truyền bá Tin mừng, cũng như cho những người được Thiên Chúa gọi để tiếp nhận đức tin Kitô giáo. Đây không phải là một phận vụ dễ dàng. Ta nêu lên đây một số những trở ngi chính yếu có thể gặp phải:

 

từ phía Kitô hữu

 

            73- Trở ngi bên trong:

            a- Có thể cuộc sống Kitô hữu biểu lộ một chứng tá không tương hợp với đức tin của ḿnh; v́ thế có khoảng cách giữa những lời nói và các việc làm, giữa sứ điệp Kitô giáo và cách sống của người ấy.

            b- Kitô hữu có thể thiếu sót trong việc loan truyền Phúc âm "do trễ nải, ngi ngùng, xấu hổ - điều mà thánh Phaolô từng gọi là "hổ ngươi về Phúc âm" - hoặc do những ư nghĩ sai lạc" (EN 80) về vấn đề chương tŕnh cứu độ của Thiên Chúa.

            c- Kitô hữu không quí, không trọng các tín đồ cũng như các truyền thống tôn giáo khác th́ khó có thể loan truyền Tin mừng cho họ được.

            d- Nơi một số Kitô hữu, có một thái độ tự tôn về mặt văn hoá. Điều đó có thể đưa đến việc cho rằng sứ điệp Kitô giáo lại gắn liền với một nền văn hoá đặc loại cần phải áp đặt cho những kẻ trở lại.

 

và từ bên ngoài cộng đồng Kitô giáo.

 

            74- Trở ngi bên ngoài:

a- Gánh nặng lịch sử làm cho việc rao truyền khó khăn hơn, v́ lắm khi một vài phương pháp truyền giáo được áp dụng thủa trước đă dấy lên nhiều nghi ngờ và lo sợ nơi những tín đồ các tôn giáo khác.

b- Các tín đồ các tôn giáo khác có thể sợ rằng công cuộc truyền bá Phúc âm của Giáo hội có thể làm tiêu tan tôn giáo và văn hoá ḿnh.

c- Một quan điểm khác về nhân quyền hoặc việc không thực thi nhân quyền có thể làm tổn thương sự tự do tôn giáo.

d- Việc bắt bớ có thể làm cho việc rao truyền đặc biệt khó khăn, kể cả có lúc không thực hiện được. Tuy nhiên, cần nhớ rằng Thánh giá là nguồn suối sự sống: "Máu các vị tử đo là hạt giống Kitô hữu".

e- Việc đồng hoá một tôn giáo cá biệt với nền văn hoá quốc gia, hoặc với một hệ thống chính trị, to ra một bầu khí bất tương dung.

f- Trong một vài nơi, luật cấm trở lại đo, hoặc những người đă trở lại theo Kitô giáo gặp phải những vấn đề xă hội nghiêm trọng như bị tẩy chay ra khổi cộng đồng tôn giáo gốc, khỏi môi trường xă hội hoặc khung cảnh văn hoá của họ.

g- Trong một bối cảnh đa nguyên tôn giáo, nguy cơ của thái độ thờ ơ, tương đối, chắp vá bừa băi về mặt tôn giáo, to nên những trở ngi cho việc rao truyền Phúc âm.

 

 

H- Rao truyền trong sứ mệnh truyền bá Phúc âm của Giáo hội

 

Trong sứ mệnh truyền bá phúc âm của Giáo hội

 

            74- Trước đây sứ mệnh truyền bá phúc âm của Giáo hội đôi lúc chỉ hiểu như là việc kêu mời mọi người trở thành môn đệ Chúa Giêsu trong Giáo hội. Dần hồi một lối hiểu rộng hơn về việc truyền bá Phúc âm phổ biến, nhưng dù thế nào th́ việc loan truyền mầu nhiệm Đức Kitô vẫn là trọng tâm. Sắc lệnh của Công đồng Vaticanô II về sinh hoạt truyền giáo của Giáo hội nêu lên t́nh liên đới với nhân loại, đối thoại và hợp tác, trước khi nói đến việc làm chứng và loan truyền Phúc âm (xem AG 11-13). Thượng Hội đồng Giám mục năm 1974, và Tông huấn Evangelii Nuntiandi tiếp sau đều dùng chữ Phúc âm hoá (= truyền bá Phúc âm) theo một nghĩa rộng. Trong việc truyền bá Phúc âm, cả toàn thể con người của kẻ rao truyền chiếu rọi ra trong lời nói, hành động và chứng tá trong cuộc sống của ḿnh (xem EN 21-22). Và công việc rao truyền cũng vậy, nó tràn lan đến những ǵ liên quan đến con người, v́ nó t́m cách thăng tiến văn hoá và các nền văn hoá bằng sức mạnh của Phúc âm (xem EN 18-20). Nhưng Đức Giáo hoàng Phaolô VI đă xác định rơ rằng: "Truyền bá Phúc âm cũng luôn phải thiết định - nền tảng, trung tâm điểm và đỉnh cao sinh lực của ḿnh - trong việc tuyên dương một cách rơ rệt  rằng trong Chúa Giêsu Kitô, con Thiên Chúa làm người, chết và sống lại, sự cứu độ được ban cho mọi người như là ơn của ân sủng và ḷng nhân hậu của Thiên Chúa" (EN 27). Chính từ trong ư nghĩa nầy mà tài liệu năm 1984 của Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn đặt việc rao truyền vào số những yếu tố khác nhau cấu to nên sứ mệnh truyền bá Phúc âm của Giáo hội (xem DM 13).

 

rao truyền là môt bổn phận linh thiêng

 

            76- Tuy vậy, cần nhấn mạnh thêm một lần nữa việc tuyên dương Danh Chúa Giêsu và mời gọi con người trở thành môn đệ Chúa trong Giáo hội là một bổn phận quan trọng và linh thiêng nữa, bổn phận mà Giáo hội không thể nào xao lảng. Không có nó th́ việc truyền bá Phúc âm sẽ bất toàn: Không có yếu tố then chốt nầy, th́ các việc khác, dù là những h́nh thức chân thật của sứ mệnh nơi Giáo hội, sẽ mất đi sự nhất thống và sinh lực của chúng. Nên trong những hoàn cảnh v́ lư do chính trị hoặc v́ những lư do khác mà rao truyền không thể thực hiện được, th́ Giáo hội vẫn hoàn thành sứ mệnh truyền bá Phúc âm của ḿnh, không những bằng sự hiện diện và làm chứng, mà c̣n bằng những sinh hoạt như dấn thân vào công việc phát triển con người toàn diện và bằng bằng chính việc đối thoại. Mặt khác, trong những hoàn cảnh mà người ta sẵn sàng lắng nghe sứ điệp của Phúc âm và có thể đáp trả lại, th́ Giáo hội có bổn phận thực thi những điều họ trông đợi.

 

 

 

III

Đối thoại Liên tôn và Rao truyền

 

A- Liên hệ với nhau nhưng không thay thế cho nhau

 

Sứ mệnh của Giáo hội

            77- Đối thoại liên tôn và rao truyền đều là những yếu tố thật sự của sứ mệnh truyền bá Phúc âm nơi Giáo hội, nhưng không ở trên cùng một b́nh diện. Cả hai đều chính đáng và cần thiết. Chúng liên hệ chặt chẽ với nhau  nhưng không thay thế cho nhau: đối thoại liên tôn chân thật của người Kitô hữu phát xuất từ ước muốn làm cho kẻ khác biết và yêu mến Chúa Giêsu Kitô mỗi ngày mỗi nhiều hơn, và rao truyền Chúa Giêsu Kitô phải được thực hiện trong tinh thần đối thoại của Phúc âm. Hẳn nhiên, hai lănh vực nầy đứng riêng, nhưng, như kinh nghiệm cho thấy, cũng một Giáo hội địa phương duy nhất ấy, cũng một con người duy nhất ấy lại có thể dấn thân một cách khác nhau vào lănh vực nầy và cả lănh vực kia.

 

phải bén nhy trước những hoàn cảnh khác nhau

 

            78- Trong thực tế, phương cách thi hành sứ mệnh của Giáo hội tùy thuộc những hoàn cảnh cá biệt của mỗi Giáo hội địa phương, của mỗi Kitô hữu. Nó luôn hàm ngụ một sự bén nhậy nào đó liên quan đến chiều kích xă hội, văn hoá, tôn giáo và chính trị của hoàn cảnh, và một mối lưu tâm đến "những dấu chỉ thời đi", xuyên qua Thánh Thần của Thiên Chúa nói, dạy và dẫn dắt. Một sự nha bén và lưu tâm như thế được triển nở trong bầu khí siêu nhiên về đối thoại. Sự linh hoạt siêu nhiên đó đ̣i hỏi một nỗ lực cân nhắc dựa vào việc cầu nguyện, suy tư thần học về ư nghĩa của các truyền thống tôn giáo khác nhau trong chương tŕnh của Thiên Chúa, cũng như về ư nghĩa của kinh nghiệm nơi những kẻ t́m được lương thực siêu nhiên trong các truyền thống tôn giáo nầy.

 

 

B- Giáo hội và các tôn giáo

 

Sứ mệnh của Giáo hội đi đến với mọi người

 

            79- Khi thực thi sứ mệnh của ḿnh, Giáo hội tiếp cận với những con người thuộc các truyền thống tôn giáo rất dị biệt. Một số người trở thành môn đệ của Chúa Giêsu Kitô, trong Giáo hội Ngài, sau khi đă thực tâm trở lại theo quyết định hoàn toàn tự do của ḿnh. Một số khác quí mến con người của Đức Giêsu và sứ điệp của Ngài, nhưng v́ những lư do khác nhau không đi vào đàn chiên của Ngài. Một số khác nữa đường như ít quan tâm hoặc không quan tâm về Đức Giêsu. Nhưng dù thế nào, th́ sứ mệnh của Giáo hội nhằm đến mọi người. Người ta có thể thấy được rằng, qua đối thoại, Giáo hội có một vai tṛ tiên tri liên quan đến các tôn giáo mà con người gia nhập.

            Khi làm chứng về các giá trị của Phúc âm, Giáo hội nêu lên câu hỏi cho các tôn giáo nầy. Đồng thời, v́ mang dấu tích bởi những giới hn của thân phận con người, Giáo hội có thể tự vấn lại ḿnh như thế. Trong nỗ lực cổ suư giá trị nầy, với tinh thần hăng say và tôn kính đối với mầu nhiệm của Thiên Chúa, các phần tử của Giáo hội và các tín đồ các tôn giáo khác gặp gỡ nhau và nhận ra nhau như những bạn đồng hành trên con đường chung mà nhân loại được gọi để bước đi. Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II, trong buổi kết thúc ngày cầu nguyện, ăn chay và hành hương cho hoà b́nh ti Assisi đă từng nói: "Chúng ta hăy xem đây là một tiền cảnh của điều mà Thiên Chúa muốn thấy được thực hiện trong lịch sử của nhân loại: một bước đi trong t́nh huynh đệ, trong đó chúng ta cùng dẫn dắt nhau tiến về một mục tiêu siêu việt mà Ngài chuẩn bị cho chúng ta" .

 

bằng đối thoại

 

            80- Giáo hội khích lệ và cổ suư đối thoại liên tôn, không phải chỉ giữa Giáo hội và các truyền thống tôn giáo khác, mà c̣n giữa các truyền thống tôn giáo ấy với nhau.

            Đối với Giáo hội, đây là một phương cách để chu toàn vai tṛ "nhiệm tích" của ḿnh, nghĩa là dấu chỉ, là dụng cụ của sự nối kết thân mật với Thiên Chúa và sự hiệp nhất của tất cả nhân loại" (LG 1). Chúa Thánh Thần mời gọi Giáo hội khích lệ tất cả các định chế và tất cả các phong trào có tính cách tôn giáo gặp gỡ nhau, hợp tác và cải hoá cho nhau để cổ động chân lư và sự sống, sự thánh thiện và công lư, t́nh yêu và hoà b́nh; đó là những chiều kích của Nước Trời mà vào buổi thế mạt Đức Kitô sẽ trả lại cho Cha Ngài (xem 1 Co 15, 14). Từ đó, đối thoại liên tôn thật sự đi vào cuộc đối thoại cứu độ mà Thiên Chúa đă khởi xướng .

 

 

C- Rao truyền Chúa Giêsu Kitô

 

và bằng rao truyền

 

            81- Về phần ḿnh, rao truyền nhằm đưa con người biết một cách tỏ tường những ǵ Thiên Chúa đă thực hiện cho chúng ta, những người nam-nữ, trong Chúa Giêsu Kitô, và mời gọi họ trở thành môn đệ của Chúa Giêsu, đồng thời cũng trở thành phần tử của Giáo hội. Khi Giáo hội tuân phục Lời Chúa Phục sinh răn dạy và những việc làm của Thánh Thần để chu toàn phần vụ rao truyền của ḿnh, thường th́ Giáo hội cần thực thi điều đó một cách tuần tự. Phải suy xét thấu đáo về phương cách Thiên Chúa hiện diện trong lịch sử riêng tư của mỗi một người. Những tín đồ các tôn giáo khác có thể khám phá ra rằng họ đă chia sẻ nhiều giá trị với những Kitô hữu, cũng như Kitô hữu đă từng khám phá ra sự kiện đó. Tiến tŕnh nầy có thể đưa đến sự việc đặt lại vấn đề, nhờ sự chứng tá của cộng đồng Kitô giáo hoặc qua một sự tuyên xưng đức tin của cá nhân; trong việc đặt thành vấn đề đó, thân thế thực sự của Đức Kitô được chân nhận với ḷng khiêm tốn. Và, khi thời buổi đă đến, câu hỏi quyết liệt của Chúa Kitô có thể được lắng nghe: "Các ngươi nói Ta là ai?". Câu trả lời chân thật cho câu hỏi ấy chỉ có thể đến từ đức tin do tác động của ân sủng. Tuyên dương chân nhận rằng Đức Giêsu Nazareth là con Chúa Cha, là Chúa Phục sinh và là Đấng cứu độ, cấu to nên giai đoạn cuối của rao truyền. Người nào tuyên xưng đức tin đó một cách tự do, th́ được mời gọi để trở thành môn đệ Chúa Giêsu, trong Giáo hội Ngài, và góp phần trách nhiệm vào sứ mệnh của Giáo hội ấy.

 

 

D- Dấn thân vào một sứ mệnh duy nhất

 

như hai phương cách thực thi cùng một sứ mệnh.

 

            82- Tất cả mọi Kitô hữu đều được mời gọi để dấn thân vào hai phương cách thực thi sứ mệnh duy nhất của Giáo hội, đó là rao truyền và đối thoại. H́nh thức mà họ chọn để truyền bá Phúc âm tuỳ thuộc vào những hoàn cảnh cũng như mức độ chuẩn bị của họ. Ngoài ra họ phải nhớ rằng đối thoại, như đă từng nói ở trên, không phải là tất cả sứ mệnh của Giáo hội, nó không thể thay thế được việc rao truyền, nhưng lại hướng về việc rao truyền; thật thế chính ở nơi việc rao truyền, tiến tŕnh năng động của sứ mệnh truyền bá Phúc âm của Giáo hội mới đạt đến đỉnh cao và mức toàn măn. Khi dấn thân vào đối thoại liên tôn Kitô hữu khám phá ra những "hạt mầm của Ngôi lời" trong tâm hồn con người và trong những truyền thống tôn giáo dị biệt của họ. Khi t́m hiểu sâu xa về mầu nhiệm Chúa Kitô, họ nhận ra được những giá trị tích cực trong nỗ lực của con người t́m kiếm Thiên Chúa Đấng mà con người không biết hoặc chỉ biết một phần. Xuyên qua những giai đoạn của đối thoại, đôi bên cảm thấy cần thông tri cũng như cần được thông tri, cho cũng như nhận những lối giải thích, và đặt ra cho nhau những câu hỏi. Bấy giờ Kitô hữu dấn thân vào đối thoại có bổn phận trả lời cho những thắc mắc chờ đợi của các người cùng đối thoại với ḿnh, liên quan đến nội dung đức tin Kitô giáo, và làm chứng về đức tin nầy khi ḿnh được gọi, xác  quyết về niềm hy vọng mà ḿnh ôm ấp (xem 1 P 3, 13). Để thực hiện được điều đó, Kitô hữu cần đào sâu đức tin, sửa đổi cách sống, giữ ǵn lời nói cho trong sáng và sùng đo một cách luôn chân thành hơn.

 

T́nh yêu muốn được chia sẻ

 

            83- Trong lối tiếp của công cuộc đối thoại như thế, làm sao Kitô hữu không cảm được niềm hy vọng và mong ước được chia sẻ với người khác nguồn vui được biết và theo Đức Giêsu Kitô, Chúa và Đấng cứu độ ḿnh? Chúng ta nay đang ở vào tâm điểm của mầu nhiệm t́nh yêu. Một khi Giáo hội và Kitô hữu yêu Chúa Kitô thật sâu đậm, th́ mong ước chia sẻ với kẻ khác, không phải chỉ bị thúc đẩy bởi việc tuân phục lời Chúa răn dạy, nhưng do bởi chính t́nh yêu đó. Các tín đồ các tôn giáo khác có ước muốn thành thật chia sẻ niềm tin của họ, việc đó là chuyện đương nhiên, không có ǵ phải ngc nhiên. Mọi cuộc đối thoại hàm ngụ việc trao đổi qua lại và nhằm dẹp bỏ sự sợ hăi và gây hấn.

 

dưới tác động của Thánh Thần

 

            84- Kitô hữu phải luôn ư thức về sức mạnh của Thánh Thần và phải sẵn sàng đi bất cứ nơi nào Thánh Thần dẫn bước, do sự quan pḥng và ư định của Thiên Chúa. Chính Thánh Thần hướng dẫn sứ mệnh truyền bá Phúc âm của Giáo hội. Đúng vậy, Chúa Thánh Thần thúc đẩy Giáo hội rao truyền và vâng phục đức tin. Chúng ta phải chú ư đón nhận những lời thúc giục của Thánh Thần. Việc rao truyền có thể thực hiện được hay không, dù thế nào đi nữa th́ Giáo hội vẫn theo đuổi sứ mệnh của ḿnh bằng đối thoại liên tôn, cũng như bằng việc làm chứng và chia sẻ các giá trị Phúc âm, với tinh thần hoàn toàn tôn trọng tự do. Như vậy, những người cùng đối thoại sẽ sẵn sàng hơn để đáp ứng lời mời gọi của Thiên Chúa mà họ ư thức được.

Kitô hữu cũng như các tín đồ các truyền thống tôn giáo khác, tất cả chúng ta đều được Thiên Chúa đích thân mời gọi để đi vào mầu nhiệm của đức kiên nhẫn của Ngài, khi con người nỗ lực t́m ánh sáng và chân lư nơi Ngài. Chỉ có Thiên Chúa biết lúc nào và vào giai đoạn nào sẽ hoàn thành con đường thăm thẳm mà con người từng bước t́m về Ngài.

 

 

E- Chúa Giêsu, gương mẫu của chúng ta

 

và theo gương Chúa Giêsu

 

            85- Chính nơi bầu khí chờ đợi và lắng nghe đó mà Giáo hội và Kitô hữu theo đuổi việc rao truyền và đối thoại liên tôn với một tinh thần phúc âm thật sự. Họ nhận thức rằng "Mọi sự qui về việc cứu độ cho những người mà Thiên Chúa yêu thương" (Rm 8, 28). Ân sủng đă cho họ biết rằng Ngài là Cha của mọi người và Ngài đă tự mạc khải trong Đức Giêsu Kitô; vậy Chúa Giêsu không phải là gương mẫu và người dẫn lối cho họ trong việc họ dấn thân rao truyền cũng như đối thoại hay sao? Măi đến hôm nay, Ngài không phải là Đấng duy nhất có thể nói với kẻ thành tâm trong những tâm t́nh tôn giáo của họ: "Anh (chị) không xa nước Thiên Chúa" (Mc 12, 34) hay sao?

 

(Đấng) đă hiến ḿnh cho toàn nhân loại.

 

            86- Kitô hữu không những phải bắt chước Chúa Giêsu, mà c̣n phải kết hiệp gắn bó với Ngài. Ngài đă kêu mời các môn đệ và bạn hữu Ngài kết hợp vào Ngài thành một của lễ duy nhất Ngài dâng lên (Chúa Cha) cho toàn nhân loại. Bánh và rượu, v́ chúng mà Ngài t ơn (Chúa Cha), tượng trưng cho toàn thể to vật, chúng đă trở thành thân xác và máu Ngài, "ban cho" (chúng ta) và "đổ ra (v́ chúng ta) để chuộc tội". Bởi thừa tác vụ của Giáo hội, một Hiến lễ duy nhất được Chúa Giêsu dâng lên mọi nơi và mọi lúc, từ khi Ngài chịu khổ nn, chịu chết và được sống lại ở Giêrusalem. Chính nơi đây là nơi mà Kitô hữu kết hợp với chính Chúa Kitô trong của lễ dâng hiến của Ngài, "lễ vật hy sinh cứu độ nhân loại" (phần 4 của kinh đọc trong thánh lễ). Đấy là sự cầu nguyện làm vui ḷng Thiên Chúa "Ngài muốn rằng mọi người được cứu độ và đạt đến sự hiểu biết chân lư" (1 Tm 2, 4). V́ vậy họ t ơn về "tất cả những ǵ là thật, những ǵ là cao quí, những ǵ là công chính, những ǵ là trong sch, những ǵ là đáng yêu, những ǵ là đáng tôn kính, những ǵ là đức hnh và đáng ca ngợi" (Ph 4, 8). Nhờ việc nguyện cầu như thế, họ có được ơn suy xét để đọc được những dấu chỉ về sự hiện diện của Thánh Thần và kỳ cùng thấy được lúc nào thuận tiện và cách nào thích hợp để rao truyền Đức Giêsu Kitô.

 

  

 

 

Kết luận

 

Mối lưu tâm đối với mỗi tôn giáo

 

            Những suy tư nầy về đối thoại liên tôn và rao truyền Chúa Giêsu Kitô có mục đích là đưa ra một số giải thích nền tảng. Nhưng cần nhớ rằng các tôn giáo có những dị biệt. Do đó nên đặc biệt lưu ư đến các mối tương quan với các tín đồ của mỗi một tôn giáo.

 

đ̣i hỏi những nghiên cứu chuyên biệt

 

            88- Cũng cần phải thực hiện những công tŕnh nghiên cứu chuyên biệt về tương quan giữa đối thoại và rao truyền, liên hệ đến mỗi tôn giáo cá biệt trong khuôn khổ của các vùng địa lư nhất định và của bối cảnh xă hội văn hoá chúng.

Các hội đồng giám mục có thể trao phó nhiệm vụ nghiên cứu nầy cho các ủy ban thích hợp, các học viện thần học và mục vụ. Với kết quả thu thập được qua các công tŕnh nghiên cứu ấy, các học viện nầy cũng có thể tổ chức các giáo tŕnh chuyên môn và các khoá học hỏi chuẩn bị cho công cuộc đối thoại và rao truyền.

Nên lưu ư đặc biệt đến giới trẻ, đang sống trong một môi trường đa nguyên và gặp gỡ những tín đồ các tôn giáo khác ti trường học và sở làm, trong các phong trào giới trẻ và các hội đoàn khác, và đôi khi ngay cả trong chính gia đ́nh của họ nữa.

 

 

 

và cầu nguyện.

 

            89- Đối thoại và rao truyền là những phận vụ khó khăn và lại tuyệt đối cần thiết. Tất cả các Kitô hữu, trong hoàn cảnh sống của ḿnh, phải được khích lệ để chuẩn bị và sẵn sàng dấn thân hữu hiệu hơn vào hai sinh hoạt nầy. Nhưng, bên trên phận vụ phải chu toàn, đối thoại và rao truyền là ơn của Chúa mà ta phải cầu xin. Xin mọi người măi cầu xin sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần để Ngài "xướng xuất các chương tŕnh, các sáng kiến, các sinh hoạt truyền bá Phúc âm của ḿnh" (EN 75).

 

 

 

Lễ Hiện Xuống, ngày 19 tháng 5 năm 1991

 

Hồng y Francis Arinze

Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Đối thoại Liên tôn

 

Hồng y Jozef Tomko

Tổng trưởng Thánh bộ

Truyền bá Phúc âm cho các Dân tộc

  

 

Kitô giáo và các tôn giáo

 

 

1- Vấn đề về các mối tương quan giữa các tôn giáo ngày càng trở nên quan trọng. Nhiều sự kiện khác nhau đem lại cho vấn đề nầy một tầm mức có tính cách thời sự. Trước hết, sự tương thuộc càng ngày càng gia tăng giữa các quốc gia trên thế giới diễn ra ở nhiều cấp độ khác nhau: thông tin liên lạc phổ biến rộng răi hơn trong phần lớn các quốc gia, các cuộc di dân không c̣n là một kỷ niệm của quá khứ, kỹ thuật và nền kỹ nghệ tân kỳ đă to nên những cuộc trao đổi mà trước đây nhiều quốc gia chưa từng biết đến. Những yếu tố đó, dưới nhiều phương thức dị biệt, rơ rệt đang chi phối các lục địa và các quốc gia; và, dù bằng cách nầy hay cách khác, không một phần đất nào trên thế giới có thể tự đánh giá là xa l với chúng.

 

2- Những sự kiện về truyền thông và tương thuộc nầy giữa các dân tộc và văn hoá đă giúp chúng ta nhận ra nhiều tôn giáo khác nhau trên hoàn vũ, với những nguy cơ cũng như  những may mắn liên quan đến t́nh trạng nầy. Mặc dù trào lưu tục hoá đang phổ biến, tâm thức tôn giáo nơi con người của thời đi chúng ta vẫn không biến mất. Người ta chứng kiến rất nhiều lối biểu lộ tâm thức tôn giáo như thế, mặc dầu các tôn giáo lớn đang bị khủng hoảng ở những mức độ khác nhau. Tầm quan trọng của tôn giáo trong cuộc sống con người, cũng như những sự gặp gỡ ngày càng gia tăng giữa người với người và giữa các nền văn hoá khiến con người thấy cần có đối thoại liên tôn để đào sâu ư nghĩa của cuộc sống và để hành động chung nhằm cổ vơ cho hoà b́nh và công lư trên thế giới, đáp ứng những nhu cầu và vấn nn đang chi phối nhân loại. Thực sự Kitô giáo không ở bên lề, và cũng không thể không tham dự cuộc gặp gỡ và đối thoại giữa các tôn giáo. Nếu đôi khi các tôn giáo đă từng là những yếu tố gây chia rẽ và tranh chấp giữa các dân tộc, và điều đó c̣n có thể xảy ra, th́ trong thế giới của chúng ta đang sống hôm nay mong sao các tôn giáo làm cho mọi người nhận thấy rằng tôn giáo là yếu tố đem lại hoà b́nh và đoàn kết. Kitô giáo phải nổ lực làm cho niềm mong ước đó có thể thực hiện.

 

3- Muốn cho đối thoại có thể đem lại kết quả, th́ Kitô giáo, và cụ thể là Giáo hội Công giáo cần phải t́m hiểu và xác định giá trị của các tôn giáo trên phương diện thần học. Việc thẩm định nầy sẽ giúp Kitô hữu xử sự đứng đắn với các tôn giáo và các tín hữu các tôn giáo; nó thiết định nền tảng đối thoại liên tôn và thúc đẩy thực hiện cuộc đối thoại nầy dưới nhiều h́nh thức khác nhau. Những suy tư sau đây có mục đích chính là đưa ra một số nguyên tắc thần học để xây dựng việc thẩm định ấy. Khi đề nghị những nguyên tắc như thế, dĩ nhiên c̣n có nhiều câu hỏi bỏ ngơ có thể mở đường cho công cuộc nghiên cứu và trao đổi, thảo luận trong tương lai. Trước khi đi đến phần tŕnh bày các nguyên tắc như thế, chúng tôi thấy cần phác họa những đường hướng căn bản của cuộc luận bàn thần học hiện nay để có thể hiểu rơ hơn những luận đề sẽ được đặt ra sau nầy.

 

  

 

I

Thần học về các tôn giáo

(hiện trạng của vấn đề = status quaestionis)

 

I.1- Đối tượng, phương pháp và cùng đích

 

4- Thần học về các tôn giáo chưa đưa ra một qui chế về tri thức học nhất định. Đó chính là một trong những lư do chủ yếu của cuộc tranh luận hiện nay. Trong thần học công giáo trước Vaticanô II, người ta truy t́m được hai đường hướng tư tưởng có liên hệ đến vấn đề giá trị cứu độ của các tôn giáo:

Đường hướng thứ nhất có Jean Daniélou, Henri de Lubac là tiêu biểu, và những nhà thần học khác; đường hướng nầy nghĩ rằng các tôn giáo có nền tảng trong giao ước với Noe, một giao ước có tính cách vũ trụ khai mở Mạc khải của Thiên Chúa trong lănh vực tự nhiên và trong lương tâm, khác biệt giao ước với Abraham. Các tôn giáo, với tư cách tồn giữ những nội dung của giao ước có tính cách vũ trụ nầy, nên chứa đựng những giá trị tích cực, nhưng không có giá trị cứu độ tự nơi chúng. Các tôn giáo là những "ḥn đá chờ đợi", nhưng cũng c̣n là "những ḥn đá chận đường", do tội lỗi. Tự bản chất của ḿnh, các tôn giáo đi từ con người đến với Thiên Chúa. Chỉ trong Đức Kitô và Hội Thánh của Ngài, các tôn giáo mới đạt đến sự hoàn thành tối hậu và dứt khoát. Hướng suy tư thứ hai - mà Karl Rahner đi diện - xác quyết rằng, trong trật tự hiện nay, ân sủng được ban tặng cho mọi người; và những người nầy có một ư thức nào đó về tác động và ánh sáng của ơn sủng ấy, dù ư thức đó không nhất thiết được nhận thức một cách phản tỉnh. Khi chấp nhận nét đặc loại của xă hội tính như phẩm tính cá biệt của hữu thể con người, th́ các tôn giáo là những lối diễn tả có tính cách xă hội của con người với Thiên Chúa, nên có khả năng giúp tín đồ của họ tiếp nhận ơn sủng của Chúa Kitô (Fides implicita) cần thiết cho sự cứu độ, và mở ra với t́nh yêu tha nhân, mà Đức Giêsu đă kết chặt làm một với t́nh yêu Thiên Chúa. Trong ư nghĩa đó, các tôn giáo có thể có một giá trị cứu độ, mặc dù chúng c̣n chứa đựng những yếu tố của t́nh trạng vô minh, tội lỗi và hư đốn.

 

5- Hiện nay người ta thường muốn hiểu rơ hơn nữa từng mỗi một tôn giáo, trước khi xây dựng một nền thần học về các tôn giáo nói chung. V́ trong mỗi truyền thống tôn giáo có những yếu tố về nguồn gốc và tầm vóc rất khác nhau, cho nên suy tư thần học phải tự giới hn trong việc nghiên cứu những hiện tượng cụ thể và rơ rệt để tránh những những phán đoán có tính cách bao quát và tiên thiên. Do đó, một số người th́ chủ trương  một nền thần học về lịch sử các tôn giáo, một số khác lại lưu ư đến sự diễn tiến có tính cách lịch sử của các tôn giáo, những nét đặc thù của chúng, đôi khi không tương hợp được với nhau; một số khác nữa nh́n nhận tầm quan trọng của các dữ kiện thuộc hiện tượng luận và lịch sử, nhưng không hoàn toàn phi bác hiệu lực của phương pháp diễn dịch; cuối cùng lại có người từ chối không muốn nh́n nhận giá trị tích cực có tính cách bao quát nơi các tôn giáo.

 

6- ở vào một thời đi mà đối thoại, thông cảm và khoan dung được đề cao, th́ tự nhiên thấy xuất hiện những cố gắng xây dựng một nền thần học về các tôn giáo dựa trên những tiêu chuẩn được mọi người chấp nhận, nghĩa là không loại trừ một truyền thống tôn giáo nào nhất định. V́ lư do đó, người ta thường không phân biệt được rơ ràng giữa những điều kiện để có được sự đối thoại liên tôn và những nền tảng xây dựng nên nền thần học Kitô giáo về các tôn giáo. Để lẫn tránh giáo điều, người ta lại t́m kiếm những mấu mốc bên ngoài và tưởng rằng có thể thẩm định được chân lư của một tôn giáo. Những cố gắng được thực hiện trong chiều hướng nầy không đạt đến thành quả có tính cách thuyết phục. Nếu thần học là "Đức tin t́m sự hiểu biết" (Fides quaerens intellectum), th́ người ta không thấy được tại sao lại có thể vất bỏ "nguyên lư tín điều", hoặc không hiểu được tại sao suy tư trong khuôn khổ thần học mà bất chấp những căn nguồn đặc thù của nó.

 

7- Đối diện với hoàn cảnh nầy, thần học Kitô giáo về các tôn giáo phải đương đầu với nhiều công việc khác nhau. Trước hết, Kitô giáo sẽ phải nỗ lực để tự ư thức và tự thẩm định lại chính ḿnh trong khung cảnh của t́nh trạng đa biệt của các tôn giáo; nó phải suy tư một cách cụ thể về chân lư và tính phổ quát mà nó chủ trương. Thứ đến, nó phải truy t́m ư nghĩa, chức năng và giá trị đặc thù của các tôn giáo trong toàn bộ của lịch sử ơn cứu độ. Cuối cùng, thần học Kitô giáo phải học hỏi và tra cứu các tôn giáo cụ thể, với những nội dung nhất định của chúng, để đối chiếu lại với các nội dung của đức tin Kitô giáo. Muốn thực hiện điều đó, cần phải thiết lập những tiêu chuẩn cho phép ta luận bàn một cách có phê phán về những dữ kiện ấy và mở ra một lối thông diễn để giải thích.

 

 

2- Luận bàn về giá trị cứu độ của các tôn giáo

 

8- Câu hỏi nền tảng nêu lên như sau: Các tôn giáo có phải là những trung gian của ơn cứu độ cho các tín đồ của ḿnh không? Một vài người trả lời rằng không, và có người c̣n cho rằng nêu lên câu hỏi nầy tự nó không có ư nghĩa ǵ cả. Một số khác lại trả lời rằng có, và câu trả lời tích cực nầy lại dấy lên những thắc mắc khác: ễ đây các tôn giáo là những  trung gian cứu độ độc lập, hoặc đây là do ơn cứu độ của Đức Giêsu Kitô đang thực hiện trong các tôn giáo ấy? Như thế, cần định vị qui chế của Kitô giáo và các tôn giáo như là những thực tại xă hội văn hoá liên quan đến sự cứu độ con người. Đừng lẫn lộn vấn đề nầy với vấn đề về ơn cứu độ của các cá nhân, Kitô hữu hay không Kitô hữu. Người ta thường không lưu ư đến sự phân biệt nầy một cách đúng mức.

 

9- Bằng nhiều cách, người ta đă cố gắng xếp loại các lập trường thần học khác nhau đối với vấn đề nầy. Chúng ta hăy lược lại  một số phương cách xếp loại đó: Đức Kitô chống lại các tôn giáo, ở trong các tôn giáo, ở trên các tôn giáo, cùng với các tôn giáo. Vũ trụ lấy Giáo hội làm trung tâm hoặc Kitô học chấp nhất; vũ trụ lấy Chúa Kitô làm trung tâm hoặc Kitô học bao hàm; Vũ trụ lấy Thiên Chúa làm trung tâm với một nền Kitô học qui phạm; vũ trụ lấy Thiên Chúa làm trung tâm với một nền Kitô học không qui phạm. Một số nhà thần học áp dụng lối phân chia làm ba lập trường: Chấp nhất thuyết, bao hàm thuyết, đa nguyên thuyết, song song với một lối phân chia khác: học thuyết lấy Giáo Hội làm trọng tâm, lấy Đức Kitô làm trọng tâm, lấy Thiên Chúa làm trọng tâm. V́ phải chọn một trong các cách xếp loại nầy để tiếp tục con đường suy tư của chúng ta, chúng ta sẽ giữ lại lập trường cuối cùng, nhưng đồng thời chúng ta sẽ bổ túc lập trường nầy với các cách xếp loại khác nếu thấy cần thiết.

 

10- Học thuyết lấy Giáo Hội làm trọng tâm một cách chấp nhất, là kết quả của một hệ thống thần học nhất định, hoặc là của một lối hiểu sai lầm về câu "Ngoài Hội Thánh không có ơn cứu độ nào" (extra Ecclesiam nulla salus). Chủ trương hn hẹp đó từ nay không được các nhà thần học Công giáo bênh vực nữa, sau những lời xác quyết rơ rệt của Đức Piô XII và Công đồng Vaticanô II về ơn cứu độ có thể đến với những ai không thuộc về Giáo hội theo h́nh thức thấy được bên ngoài (chẳng hn xem Hc LG16; Hc GS 22).

 

11- Học thuyết lấy Đức Kitô làm tâm điểm chấp nhận rằng ơn cứu độ có thể xảy ra trong các tôn giáo, nhưng lại từ chối một sự "độc lập tự túc" về ơn cứu độ nầy nơi các tôn giáo, v́ phải dựa vào duy nhất tính và phổ quát tính của ơn cứu độ đến từ Chúa Giêsu Kitô. Học thuyết nầy dĩ nhiên là phổ biến hơn cả nơi các nhà thần học Công giáo, mặc dù có những dị biệt giữa họ với nhau. Nó cố dung hợp ư muốn cứu độ có tính cách phổ quát của Thiên Chúa với sự kiện mọi người cũng có thể, theo nhân tính, tự kiện toàn lấy ḿnh trong khung cảnh của truyền thống văn hoá mà tôn giáo được xem là một lối biểu lộ cao cả nhất và là nền tảng tối hậu.

 

12- Học thuyết  lấy Thiên Chúa làm trọng điểm tự cho ḿnh vượt lên trên  Học thuyết lấy Đức Kitô làm trọng điểm: nó được xem là một sự thay đổi về mô thức đối chiếu, một cuộc cách mng Copernic. Một trong những lư do đưa đến Học thuyết nầy là một loại cảm thức ân hận nào đó phát xuất từ những mối giây ràng buộc giữa công cuộc truyền giáo trong quá khứ với lối chính trị thực dân, mặc dù đôi khi người ta quên đi cuộc sống hào hùng đă đồng hành với công cuộc truyền bá Phúc âm. Học thuyết ấy cố gắng nh́n nhận những nguồn phong phú của các tôn giáo và chứng tá đo đức của những tín đồ các tôn giáo nầy, và cuối cùng nó chủ trương to thuận lợi cho việc đoàn kết tất cả các tôn giáo để cùng nhau xây dựng hoà b́nh và công lư trên thế giới. Người ta có thể thiết định một sự phân biệt giữa một Học thuyết lấy Thiên Chúa làm trọng điểm trong đó Đức Giêsu Kitô, dù không phải là yếu tố chính yếu cũng được nh́n nhận như là mẫu mực cho ơn cứu độ. Và c̣n có một học thuyết khác, trong đó người ta lại không nh́n nhận ngay cả giá trị mẫu mực nầy nơi Đức Giêsu Kitô. Trong trường hợp thứ nhất, người ta không phủ nhận rằng những vị khác cũng có thể là trung gian của sự cứu độ, nhưng nh́n nhận nơi Đức Giêsu Kitô là vị trung gian diễn đạt ơn cứu độ nầy một cách hoàn hảo hơn cả; t́nh yêu của Thiên Chúa được mạc khải rơ rệt nhất trong con người và việc làm của Ngài, và v́ thế Ngài là mẫu mực cho các vị trung gian khác. Nhưng không có Ngài, th́ chúng ta cũng t́m được ơn cứu độ, mặc dầu ơn cứu độ đó không được thể hiện hoàn hảo. Trong trường hợp thứ hai, Đức Giêsu Kitô vừa không được xem như cấu tố lại vừa không được xem là mẫu mực cho sự cứu độ của con người. Lập trường nầy cho rằng Thiên Chúa siêu việt và không thể hiểu biết được, nên không thể phán đoán về ư định của Ngài theo thước đo của con người. Cũng v́ thế mà ta càng không thể đánh giá hay so sánh các hệ thống tôn giáo dị biệt. Học thuyết lấy "sự cứu độ làm trọng điểm" c̣n cố triệt để hoá học thuyết  lấy Thiên Chúa làm trọng điểm, bởi v́ nó ít lưu ư đến vấn đề Đức Giêsu Kitô (học thuyết chính truyền = orthodoxie) hơn là chú ư đến sự dấn thân thiết thực của mỗi tôn giáo cho nhân loại đang khổ đau (thực hành chân chính = orthopraxie). Bằng cách nầy, giá trị các tôn giáo ở ngay trong sự kiện cổ vơ Nước Trời, sự cứu độ, và cuộc sống an lành của nhân loại. V́ thế lập trường nầy được xem là duy thực tiễn và duy nội ti.

 

Ị3- Câu hỏi về chân lư

 

13- Toàn cuộc tranh luận nầy hàm chứa vấn đề chân lư của các tôn giáo. Ngày nay người ta có khuynh hướng coi vấn đề chân lư là thứ yếu khi suy tư về giá trị cứu độ. Câu tra vấn về chân lư được xem là nghiêm trọng về mặt lư thuyết cũng như thực hành, bởi v́ trong quá khứ nó đă có những hệ quả tiêu cực cho việc gặp gỡ giữa các tôn giáo. Do đó, có khuynh hướng muốn tiết giảm vấn đề nầy hoặc đẩy nó vào lănh vực riêng tư, bằng việc xác nhận rằng tiêu chuẩn chân lư được nêu lên chỉ có giá trị cho tôn giáo liên hệ mà thôi. Một vài người lại đưa ra ư niệm có tính cách hiện sinh hơn về chân lư. Theo họ chỉ có nếp sống đo đức luân lư làm cho con người trở nên công chính, c̣n các điều họ tin có thể bị lên án hay không, việc đó không quan trọng. Nhưng quan niệm như thế sẽ  to ra một sự lẫn lộn mơ hồ giữa "ở trong sự cứu độ" và "ở trong chân lư". Đáng ra phải theo hướng nh́n của Kitô giáo về sự cứu độ như là chân lư và ở trong chân lư như là sự cứu độ. Không nói đến về chân lư sẽ đặt tất cả các tôn giáo trên mọi sự  đồng đẳng hời hợt, đồng thời tước bỏ tận căn tiềm năng cứu độ của các tôn giáo. Quả quyết rằng tất cả các tôn giáo đều chân thật chẳng khác ǵ tuyên bố rằng tất cả đều sai lạc. Gt bỏ vấn đề chân lư là điều không thể chấp nhận trong quan điểm của Kitô giáo.

 

14- Quan niệm tri thức luận chủ trương đa nguyên nầy sử dụng sự phân biệt của Kant giữa Noumenon và Phenomenon. Thiên Chúa hay Thực-Ti-Tối-Hậu là Siêu việt và con người không thể vươn tới, nên ta chỉ có thể kinh nghiệm được như một biểu tượng, và diễn tả bằng những h́nh ảnh, những ư niệm lệ thuộc vào các điều kiện của văn hoá. Điều đó giải thích lư do tại sao các biểu tượng khác nhau của chính một thực tại không buộc phải tự loại trừ nhau một cách tiên thiên. Vấn đề về chân lư lại c̣n bị tương đối hoá hơn nữa với việc du nhập của ư niệm về chân lư có tính cách thần thoại. Chân lư ở đây không phải là sự đồng hợp với một thực tại, nhưng chỉ gợi lên nơi chủ thể một tâm trạng tương hợp với những điều được tường thuật. Tuy nhiên cần nhận ra rằng: những cách biểu lộ của Noumenon đa dạng, đối chọi nhau; và kỳ cùng chúng sẽ làm tan biến luôn chính Noumenon và làm mất hết ư nghĩa thần thoại của nó. ở đây cũng hiểu ngầm quan niệm muốn tách rời tận căn Siêu việt, Mầu nhiệm Tuyệt đối, với các biểu tượng của nó: mọi sự là tương đối, bởi v́ bất toàn và không tương hợp, cho nên không thể tự cho ḿnh có độc quyền trong vấn đề chân lư.

 

15- T́m kiếm tiêu chuẩn chân lư của một tôn giáo, (tiêu chuẩn) mà các tôn giáo khác có thể chấp nhận được, phải là một việc làm độc lập, ở ngoài tôn giáo ấy: đây đúng là một công việc nặng nề cho suy tư thần học. Một số nhà thần học tránh dùng các từ ngữ Kitô giáo để nói về Thiên Chúa (Eternal One, Ultimate Reality, Real) hoặc để chỉ định cuộc sống ngay chính (Reality-centredness chứ không phải dùng Self-centredness). Nhưng người ta nhận thấy rằng lối diễn tả đó, hoặc vẫn lệ thuộc vào một truyền thống nhất định (Kitô giáo), hoặc trở thành quá trừu tượng đến độ chúng không có ích lợi ǵ. C̣n việc chỉ dựa vào humanum mà thôi th́ lại không có giá trị thuyết phục, v́ đó là một tiêu chuẩn thuần túy thuộc hiện-tượng-luận, có thể làm cho thần học các tôn giáo lệ thuộc vào môn nhân-loại-học chỉ có giá trị ưu thắng trong một thời. Ngoài ra người ta cần lưu ư rằng tôn giáo được xem là đích thực hẵn v́ nó thành công trong việc: hoặc giải hoà được hữu hn tính, (đặc tính tm thời và hay thay đổi của nỗ lực tự kiến tri) với vô tận vô biên mà con người nhắm tới, hoặc qui kết được các kinh nghiệm đa biệt của thực tại và những quan điểm tôn giáo vào một mối nhất thống.

 

Ị4- Câu hỏi về Thiên Chúa

 

16- Chủ trương đa nguyên có tham vọng gt bỏ tất cả những ư định độc chuyên hoặc ưu thắng đối với các tôn giáo khác nơi Kitô giáo. V́ thế họ quả quyết rằng các tôn giáo tuy khác nhau, nhưng thực tại tối hậu là một. Đồng thời họ cũng tương đối hoá  quan điểm của Kitô giáo về Thiên Chúa như nội dung tín điều đă dạy và tín lư bắt buộc. Bằng cách đó họ tách biệt Thiên Chúa Tự Ti, Đấng con người không thể vươn tới, với Thiên Chúa biểu lộ qua kinh nghiệm của con người. Những h́nh ảnh về Thiên Chúa được cấu to do kinh nghiệm về siêu việt tính và do khung cảnh xă hội văn hoá liên hệ: những h́nh ảnh đó không phải là Thiên Chúa, nhưng chúng nhằm chỉ về Thiên Chúa một cách đứng đắn; và những h́nh ảnh nầy cũng có thể nói được là những biểu tượng, chứ không phải là hiện thân của Thần tính. Kết quả là không một biểu tượng nào có thể được xem là độc chuyên. Từ đó suy ra tất cả các tôn giáo đều tương đối, không phải trong việc các tôn giáo hướng về Tuyệt đối, nhưng trong những phương cách diễn tả cũng như sự thinh lặng của các tôn giáo. V́ có Một Thiên Chúa Duy nhất và có cùng một chương tŕnh cứu độ cho nhân loại, nên các cách biểu lộ nơi các tôn giáo liên hệ với nhau và bổ sung cho nhau. Mầu nhiệm linh hoạt và hiện diện một cách phổ quát, không có sự biểu lộ nào của nó có thể cho là cuối cùng và dứt điểm. Như thế vấn đề về Thiên Chúa gắn liền với vấn đề Mạc khải.

 

17- Liên quan với vấn đề nầy, có hiện tượng cầu nguyện trong các tôn giáo khác nhau. Phải chăng có một Đấng Đối diện duy nhất được kêu cầu bằng nhiều tên gọi khác nhau trong kinh nguyện của các tín đồ? Các thần thánh và các quyền thần linh thiêng, các sức mạnh của thiên nhiên trong đời sống và xă hội được nhân cách hoá, các phóng ảnh thuộc tâm lư hoặc huyền thoại, tất cả chúng có diễn tả cùng một thực tại hay không? ở đây phải chăng người ta đă đi trật bước, khi nhảy vọt từ một thái độ chủ quan đến một phán đoán khách quan? Có thể có một lời cầu xin có tính cách đa thần kêu đến Thiên Chúa chân thật; và một hành vi cứu độ có thể xảy đến xuyên qua một trung gian sai lạc. Điều đó không có nghĩa là nh́n nhận một cách khách quan rằng trung gian tôn giáo ấy là một trung gian cứu độ, dù rằng lời kinh chân thành nầy đă được Chúa Thánh thần linh ứng. (xem Tl Đối-thoại và Rao truyền, 27)

 

Ị5- Luận bàn Kitô học

 

18- Trong vấn đề "Thượng đế" vừa được nêu lên trên đây đă có vấn đề chúng ta sắp đề cập bây giờ. Đó là thần học về Đức Kitô. Thượng đế học và Kitô học liên hệ mật thiết với nhau. Chúng tôi tŕnh bày riêng rẽ v́ tính cách phức tạp của vấn đề. Khó khăn lớn nhất của Kitô giáo luôn luôn nằm trong "Mầu nhiệm nhập thể của Thiên Chúa": Con người và hành động của Đức Giêsu Kitô là những đặc điểm của duy nhất tính và phổ quát tính liên quan đến sự cứu độ nhân loại.Làm sao một biến cố đặc thù và lịch sử lại có thể là phổ quát được? Làm sao có thể tiến tới một cuộc đối thoại liên tôn trong sự tôn trọng các tôn giáo khác và không tiên kiến các tôn giáo ấy như là bất toàn và thấp hơn, nếu chúng ta nh́n nhận nơi Đức Giêsu Kitô và chỉ nơi Ngài là Vị Cứu-độ Duy-nhất và phổ quát cho nhân loại? Người ta không thể quan niệm được bản vị và tác động cứu chuộc của Thiên Chúa xuyên qua những trung gian khác ngoài Đức Giêsu Kitô hay sao?

 

19- Vấn đề Kitô-học thiết yếu gắn liền với giá trị cứu độ của các tôn giáo, điều đó chúng ta đă bàn tới. ở đây chúng ta chú trọng hơn nữa vào việc truy t́m những hệ luận Kitô học của những lập trường lấy Thiên Chúa làm trọng điểm. Một trong những hệ luận là nêu lên lập trường "Thiên Chúa duy nhất là Đấng Cứu chuộc" chủ trương rằng có nhiều trung gian cứu độ chính đáng và chân thật. Bên trong lập trường nầy, như chúng ta đă từng nhận xét, có một nhóm thần học gia nhận định rằng Đức Giêsu Kitô là một giá trị có tính cách qui phạm, v́ con người và cuộc đời Ngài mạc khải một cách rơ rệt và dứt khoát hơn cả về t́nh yêu của Thiên Chúa đối với con người. Cái khó khăn lớn nhất mà lập trường nầy gặp phải là đối với Kitô giáo cũng như đối với các tôn giáo khác, nó không xác định được đâu là nền tảng cho đặc tính qui phạm nơi Đức Giêsu.

 

20- Một nhóm thần học gia khác chủ trương một "lập trường lấy Thiên Chúa cứu độ làm trọng điểm", với một nền Kitô học không có giá trị qui phạm. Tách rời Đức Kitô khỏi Thiên Chúa là làm cho Kitô Giáo hết tham vọng chủ trương phổ quát tính về sự cứu độ (và như thế hẳn sẽ to điều kiện khả dĩ cho việc đối thoại chân thực với các tôn giáo), nhưng lại phải đối đầu trực diện với đức tin của Hội Thánh, và cụ thể là tín điều của Chalcedonia. Các nhà thần học nầy cho rằng tín điều ấy là một lối diễn tả lệ thuộc vào các điều kiện của Triết lư Hy lạp xét về mặt lịch sử. Lối diễn tả đó nay cần phải được cập nhật lại v́ nó ngăn cản công cuộc đối thoại liên tôn. Việc nhập thể sẽ là một cách diễn tả không có giá trị khách quan, nhưng có tính cách ẩn dụ, thi ca và thần thoại. Nó chỉ nhằm nói lên t́nh yêu của Thiên Chúa đang nhập thể trong những con người nam-nữ mà cuộc sống của họ phản ảnh hành động của Thiên Chúa. Những xác quyết về ơn cứu độ duy nhất thực hiện bởi Đức Giêsu Kitô có thể được giải thích trong bối cảnh lịch sử văn hoá: văn hoá cổ điển (chân lư chắc chắn và bất biến một cách duy nhất), tâm thức hướng về thời chung măn - thế mạt (vị tiên tri cuối cùng, Mạc khải dứt khoát) và thái độ của một thiểu số (ngôn ngữ nói đến sự sống c̣n, đấng cứu độ duy nhất).

 

21- Hậu quả quan trọng nhất của quan niệm nầy là Đức Giêsu Kitô không thể được xem là vị trung gian duy nhất và tuyệt đối. Chỉ riêng đối với người Kitô hữu, Ngài là h́nh thái con người của Thiên Chúa, giúp con người gặp gỡ được Thiên Chúa, mặc dù không là mẫu mực độc chuyên. Ngài "là Thiên Chúa hoàn toàn" (totus Deus), bởi v́ Ngài là t́nh yêu đích thực của Thiên Chúa trên cơi trần nầy, nhưng không phải là "tất cả của Thiên Chúa" (totum Dei) v́ Ngài không múc cn hết t́nh yêu Thiên Chúa trong Ngài. Chúng ta hẳn có thể nói được rằng: "Ngài hoàn toàn là Lời Thiên Chúa, nhưng không phải tất cả của Ngôi Lời" (totum Verbum, sed non totum Verbi). Bởi v́ Lời Thiên Chúa (Logos) rộng lớn hơn Đức Giêsu, nên Lời nầy cũng có thể nhập thể trong các vị sáng lập các tôn giáo khác.

 

22- Vấn đề đặt ra như thế chúng ta gặp lại khi xác quyết rằng Đức Giêsu là Đức Kitô, nhưng Đức Kitô th́ hơn cả Đức Giêsu. Quan niệm nầy được cho là sẽ giúp ta dễ dàng hiểu được sự phổ quát của hành động Lời Thiên Chúa (Logos) trong các tôn giáo. Tuy nhiên các bản văn Tân Ước luôn luôn quan niệm Lời Thiên Chúa gắn liền với Đức Giêsu. Một cách lư luận khác trong đường hướng nầy là ghép mọi hành động cứu độ phổ quát của Thiên Chúa, vào Chúa Thánh Thần; hành động của Thánh Thần như thế không nhất thiết  dẫn mọi người đến đức tin vào Đức Giêsu Kitô.

 

Ị6- Sứ mệnh rao truyền và đối thoại tôn giáo

 

23- Những lập trường khác nhau khi đối diện với các tôn giáo đi kèm với những cách hiểu khác biệt về sinh hoạt rao truyền Phúc âm và đối thoại liên tôn. Nếu như các tôn giáo thực sự là những con đường dẫn đến cứu độ (= lập trường đa nguyên) th́ việc trở lại không c̣n là mục tiêu đầu tiên của việc truyền giáo, v́ điều quan trọng là mỗi người được khích lệ bởi chứng tá của kẻ khác cứ nỗ lực sống trọn vẹn niềm tin riêng của ḿnh.

 

24- Lập trường chủ trương bao hàm nầy không c̣n xem sứ mệnh rao truyền Phúc âm như một trách vụ v́ muốn tránh sự lên án của các người chưa được biết đến Phúc âm (nó đi ngược laị lập trường chủ trương sự cứu độ duy nhất nơi Đức Giêsu Kitô). Đồng thời với việc nh́n nhận hành động phổ quát của Chúa Thánh Thần, lập trường nầy nhận thấy rằng, trong chương tŕnh cứu độ mà Thiên Chúa muốn, hành động ấy có một sức năng động nhập thể có thể làm cho chương tŕnh cứu độ tự thể hiện. Nhờ thế việc rao truyền Lời Chúa dẫn đưa chính năng lực nầy đến sự toàn măn. Rao truyền Lời Chúa không chỉ có nghĩa là một nỗ lực tŕnh bày về siêu việt tính, nhưng là sự thực hiện cao độ nhất của siêu việt tính nầy, đặt con người trước một quyết định triệt để. Loan báo và chấp nhận đức tin một cách minh nhiên làm triển nở những khả năng của ơn cứu độ cũng như tinh thần trách nhiệm của con người. Hơn nữa, ngày nay người ta xem sứ mệnh rao truyền Phúc âm, không phải chỉ nhắm đến những cá nhân mà thôi, mà c̣n cho tất cả các dân tộc và tất cả các nền văn hoá.

 

25- Đối thoại liên tôn, trong khuôn khổ thần học, được đặt trên nền tảng: hoặc là mọi người cùng chung một nguồn gốc và được to dựng theo h́nh ảnh của Thiên Chúa, hoặc trong vận mệnh chung là sống viên măn nơi Thiên Chúa, hoặc trong chương tŕnh cứu độ duy nhất của Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô, hoặc trong sự hiện diện đầy linh hoạt của Chúa Thánh Thần giữa các tín đồ của các truyền thống tôn giáo khác (Đối thoại và Rao truyền, 28). Sự hiện diện của Thánh Thần không thể hiện cùng một cách thế như nhau trong truyền thống Thánh Kinh và trong các tôn giáo khác, bởi v́ Đức Giêsu Kitô là sự toàn măn của Mạc khải. Nhưng những kinh nghiệm và nhận thức, các cách diễn tả và những lối lănh hội th́ khác nhau, lại có thể phát sinh từ cùng một "biến cố siêu việt". Điều đó càng làm tăng cường giá trị cho công cuộc đối thoại liên tôn. Và chính nhờ qua nỗ lực đối thoại mà tiến tŕnh giải thích và hiểu biết hành động cứu độ của Thiên Chúa có thể được phát triển.

 

26- "Một đức tin không trở thành văn hoá là một đức tin không hoàn toàn được tiếp nhận, suy tư, và sống một cách trung thực". Câu nói nầy của Đức Gioan Phaolô II trong bức thư gửi đến Đức Hồng y Quốc Vụ- Khanh (ngày 20.5.1982) cho thấy rơ ràng tầm quan trọng của công cuộc hội nhập văn hoá của đức tin. Người ta nhận thấy rằng tôn giáo, với tư cách là thẩm cấp phán định về ư nghĩa tối hậu và là năng lực thiết kế cấu trúc nền tảng, đúng là tâm điểm của cuộc sống văn hoá. Do đó, công cuộc hội nhập văn hoá của đức tin không thể bỏ qua việc gặp gỡ với các tôn giáo, nhất là xuyên qua việc đối thoại liên tôn .

 

 

IỊ Những tiền đề thần học nền tảng

 

27- Phần đặt vấn đề (status quaestionis) trên đây cho thấy những lối tiếp cận khác nhau của thần học các tôn giáo và giá trị cứu độ của các tôn giáo ấy phần lớn lệ thuộc như thế nào vào điều mà người ta suy nghĩ về ư muốn cứu độ phổ quát của Thiên Chúa Cha: Tân Ước qui kết mọi sự vào Ngài, ơn cứu độ khởi phát nơi Ngài, cũng như sự trung gian duy nhất của Đức Kitô, tính phổ quát của hành động nơi Chúa Thánh Thần và tương quan của Thánh Thần với Đức Giêsu, tác vụ của Hội Thánh như bí tích phổ quát của ơn cứu độ. Câu trả lời cho những vấn đề vừa nêu lên đ̣i hỏi chúng ta suy tư ngắn gọn về các vấn đề thần học nền tảng sau đây:

 

 

IỊ1- Sáng kiến của Thiên Chúa Cha trong việc cứu độ.

 

28- Chính trong ánh sáng ư định của Thiên Chúa muốn cứu chuộc mọi người, không kể đến ranh giới các dân tộc hay chủng tộc, mà việc đề cập đến vấn đề thần học các tôn giáo có được ư nghĩa. Thiên Chúa, Đấng muốn cứu độ mọi người, đó là Cha của Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta. Ư định cứu độ trong Đức Kitô đă có trước khi to dựng vũ trụ (xem Ep 1, 3-10) và được thực hiện bằng cách gửi Đức Giêsu đến trong thế gian, đó là bằng chứng t́nh yêu vô cùng và là ḷng ân ái Chúa Cha thể hiện đối với nhân loại (xem Gioan 3, 16-17; 1 Gioan 4, 9-10,...). T́nh yêu đó của Thiên Chúa đi đến mức "giao nộp" Đức Giêsu Kitô chịu chết để cứu chuộc mọi người và để hoà giải với thế giới (xem Rm  5, 8-11; 3, 2; 2 Co 5, 18-19...). Thiên Chúa là Cha một cách tổng quát, được Tân Ước đặt vào mối tương quan với đức tin vào Đức Giêsu, và trong một vài đoạn lại mở ra những viễn cảnh rộng lớn hơn (xem Ep 3, 14-15; 4, 6). Thiên Chúa là Thiên Chúa của người Do Thái và của dân ngoại (xem Rm 3,29). Ơn cứu độ của Thiên Chúa, là Đức Giêsu, cống hiến cho tất cả các dân tộc (xem Lạc 2, 30, 3, 6; Cv 28, 28).

 

29- Sáng kiến cứu độ của Chúa Cha được xác định trong 1 Gioan 4,14: "Chúa Cha đă gửi con Ngài đến làm Đấng Cứu độ thế giới". Thiên Chúa "Chúa Cha mà mọi sự đến từ Ngài" (1 Co 8,6), là căn nguyên của công cuộc cứu độ được thực hiện bởi Đức Kitô. Tước hiệu "Đấng Cứu độ", thường dùng cho  Đức Kitô (xem LC 2, 11; Gioan 4,42; Công vụ 5, 31...), nhưng trước hết để gọi Thiên Chúa trong một số bản văn của Tân Ước (xem Tm 1, 1; 2, 3; 4, 10; Tt 1, 3; 2, 10; 3,4; Gđ 25), tuy nhiên không phải v́ thế mà loại bỏ tước hiệu đó nơi Đức Kitô (Tt 1,4; 2, 13; 3, 6). Theo 1 Tm 2,3-4, "Thiên Chúa là Đấng cứu độ chúng ta (...) Người muốn rằng tất cả được cứu độ và đạt đến sự hiểu biết chân lư". Ư muốn cứu độ của Ngài không có hn chế, nhưng nó đi kèm với ư muốn rằng con người biết được chân lư, nghĩa là gắn bó với đức tin (xem 1 Tim 4, 10, Thiên Chúa là "Đấng cứu độ mọi người, nhất là những kẻ tin"). Như vậy, ư muốn cứu độ nầy tất nhiên cần thiết phải có việc loan báo Phúc âm. Ngoài ra ơn Cứu độ liên hệ mật thiết với sự trung gian duy nhất của Đức Kitô (xem 1 Tm 2, 5-6) mà chúng ta sẽ nói đến trong phần sau.

 

30- Thiên Chúa Cha đồng thời là cùng đích mà tất cả hướng về và tiến tới. Cứu cánh tối hậu của tác động sáng to và cứu độ sẽ được thực hiện khi mọi sự đều được qui phục vào Chúa Con: "Bấy giờ chính Chúa Con sẽ qui phục Đấng đă làm cho mọi sự qui phục vào Ngài, để Thiên Chúa trở nên tất cả trong mọi sự" (1 Co 15, 28).

 

31- Một số tiền ảnh về đặc tính phổ quát nầy Cựu Ước đă mạc khải, nhưng nó được tỏ bày trọn vẹn nơi Đức Kitô. Mọi người, không loại trừ ai, đều đă được to dựng theo h́nh ảnh và giống như Thiên Chúa (xem St 1, 26 và tiếp theo; 9,6). Bởi v́ trong Tân Ước h́nh ảnh Thiên Chúa là Đức Kitô (2 Co 4,4, Col 1,15), nên có thể thẩm định rằng: tất cả mọi người đều hướng về Đức Kitô. Giao ước của Thiên Chúa với Noê bao gồm mọi sinh vật trên trái đất (xem St 9,9. 12. 17 và tiếp theo). Trong Abraham "tất cả mọi gia đ́nh trên trái đất sẽ được chúc lành" (Sáng thế 12, 2; xem 18, 18). V́ Abraham đă vâng phục mà con cháu của ông từ muôn đời được Chúa chúc phúc (xem St 22, 17-18; 26, 4-5; 28, 14). Thiên Chúa của Israel đă được một số người ngoại quốc nhận biết tôn thờ (xem Jos 2; 1 Các vua 10, 1-13; 17, 17-24; 2 Các vua 5, 1.27). Trong Isaia thứ 2 và thứ 3, cũng có những đoạn nói đến sự cứu độ các dân tộc trong bối cảnh của sự cứu độ dân Israel (xem Is 42, 1-4; 49, 6-8; 66, 18-21...: những của lễ dâng hiến của các dân tộc sẽ được Thiên Chúa chấp nhận như những của lễ của người Israel; và Thánh vịnh 87; 47, 10: "Các vua chúa của các dân tộc hiệp nhất với nhau: đó là dân của Thiên Chúa, (Chúa) của Abraham"). Đó là một sự phổ quát của ơn cứu độ mà  Israel là tâm điểm. Sách Khôn ngoan cũng nói đến mọi người không phân biệt chủng tộc hoặc quốc gia  (xem Cn 1, 20-23; 8, 2-10; Kn 6, 1-10. 21;...)

 

 

IỊ2- Trung gian duy nhất của Đức Giêsu

 

A- Một vài đoạn văn Tân Ước

 

32- Chúng ta đă ghi nhận rằng ư muốn cứu độ của Chúa Cha lệ thuộc chặt chẽ với đức tin vào Đức Giêsu. Chương tŕnh cứu độ chỉ được thực hiện trong Ngài mà thôi: "Dưới bầu trời nầy, không có một Danh nào khác đă được ban cho nhân loại, để  chúng ta nhờ Danh đó mà được cứu độ" (Cv 4,12). Sự cứu độ chỉ có được nhờ đức tin vào Chúa Giêsu, đó là một xác quyết chắc chắn trong Tân ước. Tất cả những ai tin vào Đức Kitô đều là hậu duệ chân thật của Abraham (xem Rm 9, 6-7; Ga 3,29; Gioan 8, 31-58; Lc 1,55). Sự chúc lành cho tất cả mọi người trong Abraham có ư nghĩa trọn vẹn của nó trong sự chúc lành cho tất cả trong Đức Kitô.

 

33- Theo Phúc âm Mathêu, Đức Giêsu cảm thấy ḿnh đặc biệt được gửi đến cho dân Israel (Mt 15, 24; xem Mt 10, 5-6). Những xác quyết ấy đáp ứng được lối tŕnh bày đặc biệt của Mathêu về lịch sử sự cứu độ: lịch sử Israel hướng đến sự hoàn tất của ḿnh trong Đức Kitô (xem Mt 1,22-23; 2, 5-6. 15, 17-18. 23), và những lời Chúa hứa sẽ được thể hiện hoàn toàn khi trời và đất sẽ đi qua và khi mọi sự sẽ hoàn tất (xem Mt 5,18). Sự hoàn tất nầy đă bắt đầu trong các biến cố chung măn của sự chết (xem Mt 27, 51-53) và sự sống lại (xem Mt 28, 2-4) của Đức Kitô. Nhưng Đức Giêsu không loại trừ những người ngoại giáo ra khỏi ơn cứu độ: Ngài khen ngợi đức tin của một vài người trong họ, mà người ta không t́m thấy đức tin đó trong Israel (xem Mt 8, 10; Lc 7, 9: người đội trưởng; Mt 15, 21-28; Mc 7, 24-30: người phụ nữ syrophênicia); họ sẽ đến từ phương Đông và phương Tây để ngồi vào bàn tiệc Nước Trời trong khi người Do Thái sẽ bị tống ra ngoài (Mt 8, 11-12; Lc 13, 18-29; xem 11, 20-24). Sau khi sống lại Đức Giêsu đă ban cho 11 Môn đệ một sứ mệnh phổ quát (xem Mt 28, 16-20; Mc 16, 15-18; Cv 1,8). Bởi thần khải, Hội Thánh sơ khai đă nhanh chóng bắt đầu sứ vụ nơi các dân ngoại, (Công vụ 10, 34). Trong Đức Kitô không có sự phân biệt giữa Do Thái và các dân ngoại (Ga 4,24; Col 3, 11).

 

34- Theo ư nghĩa đầu tiên, tính phổ quát của sự cứu độ nhờ Đức Giêsu đặt nền trên sự kiện là sứ điệp và ơn cứu độ của Ngài dành cho mọi người, và tất cả mọi người có thể đón nhận trong đức tin. Nhưng trong Tân ước, chúng ta c̣n thấy những bản văn nói lên rằng ư nghĩa đó vượt xa hơn nữa, nghĩa là bằng một cách nào đó nó đi trước sự tiếp nhận sứ điệp của Đức Giêsu từ phía người tín hữu.

 

35- Trước hết, chúng ta phải lưu ư rằng: tất cả những ǵ hiện hữu đều đă được tác thành bởi Đức Kitô (xem 1 Co 8, 6; 1, 3. 10; He 1,2). Theo Col 1, 15-20, mọi sự được dựng nên trong Ngài, bởi Ngài, và mọi sự đều qui hướng về Ngài. Cũng chính bản văn nầy cho thấy rằng nguyên nhân tính nơi Đức Kitô trong công cuộc to dựng liên quan đến sự trung gian cứu độ mà mọi to vật qui về. Đức Giêsu là người được sinh ra đầu tiên trong cuộc to dựng và là người được sinh ra đầu tiên từ cơi kẻ chết. Chính trong việc sinh lần thứ hai nầy đă làm cho việc sinh ra lần đầu mang trọn ư nghĩa. Việc thâu tóm mọi sự trong Đức Kitô  là ư định tối hậu của Thiên Chúa Cha (xem Ep 1, 10). Bên trong tính cách phổ quát nầy, người ta phân biệt hành động đặc biệt của Đức Kitô trong Giáo hội: "Thiên Chúa đă đặt tất cả dưới chân Người, và đă thiết lập Người, làm chủ tất cả, làm Đầu của Hội Thánh, là thân thể của người: sự sung măn của Đấng tràn đầy, tất cả trong mọi sự" (Ep 1, 22-23; xem Col 1, 17).

Đối chiếu song song của Phaolô giữa Adam và Đức Kitô (xem 1 Co 15, 20-22. 44-49; Rm 5, 12-21) hầu như qui về một hướng đồng nhất. Nếu có một ư nghĩa phổ quát nơi Adam đầu như là con người đầu tiên và cũng là kẻ phạm tội đầu tiên, th́ Đức Kitô cũng phải có một ư nghĩa cứu độ phổ quát cho mọi người, mặc dù những từ ngữ nhằm nói đến ư nghĩa đó được biểu lộ ra một cách không rơ rệt. Ơn gọi của tất cả mọi người, hôm nay c̣n mang h́nh ảnh của Adam trần thế, là phải trở thành h́nh ảnh của Adam trên trời.

36- (Lời Thiên Chúa) là ánh sáng thật, soi sáng cho mọi người; (Lời đó) đă đến trong thế gian (Gioan 1,9) . Chính Đức Giêsu với tư cách là Lời nhập thể, soi sáng cho mọi người. Lời đă thực thi trung gian sáng to rồi, nhưng không phải không qui về công cuộc nhập thể và cứu độ tương lai, và chính v́ vậy Đức Giêsu đến cư ngụ giữa những người của Ngài. Và họ không đón nhận Ngài (xem Gioan 1, 3-4. 10.11). Đức Giêsu loan báo việc tôn vinh Thiên Chúa trong tinh thần và trong chân lư, vượt khỏi phạm vi Giêrusalem và núi Garizim (xem Gioan 4, 21-24) và đường lối tôn thờ đó đă được nhận ra trong lời tuyên xưng của những người Samaritanô: "Thật chính Ngài là Đấng cứu độ thế giới" (Gioan 4, 42).

 

37- Sự trung gian duy nhất của Đức Giêsu Kitô liên hệ mật thiết với ư muốn cứu độ của Thiên Chúa, trong 1 Tm 2, 3-6. "Thiên Chúa Duy nhất, Đấng trung gian giữa Thiên Chúa và con người cũng duy nhất, đó là Đức Giêsu Kitô, cũng chính thật là con người, đă tự nộp ḿnh làm giá cứu chuộc cho chúng ta". Tính duy nhất của đấng trung gian (cũng xem He 8,6; 9, 15; 12; 24) tương ứng với tính duy nhất của Thiên Chúa, Đấng muốn cứu độ mọi người. Đấng trung gian duy nhất là con người Giêsu Kitô; đây cũng vậy, chữ ấy nhắm đến ư nghĩa phổ quát của Đức Giêsu với tư cách là Con Thiên Chúa nhập thể. Ngài là trung gian giữa Thiên Chúa với con người v́ Ngài là Chúa Con làm người, đă tự giao nộp ḿnh chịu chết làm của chuộc cho tất cả.

38- Trong bài giảng của Phaolô ở đồi Arê, (Cv 17, 22-31) rơ ràng cho thấy việc quay về với Đức Kitô hàm ngụ một sự đoạn tuyệt với quá khứ. Các tôn giáo trong thực tế đă dẫn con người đến việc thờ thần tượng. Nhưng người ta dường như thấy nỗ lực t́m kiếm triết học được xem là chân thực; nếu nỗ lực nầy  không đi đến sự hiểu biết Thiên Chúa chân thật, th́ nó cũng không phải v́ thế mà là một con đường hoàn toàn sai lạc. Việc t́m kiếm lần ṃ về Thiên Chúa đáp ứng những ư định của Đấng Quan pḥng; dường như sự t́m kiếm đó cũng có những khía cạnh tích cực. Phải chăng đă có một tương quan với Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô ngay cả trước khi trở lại đo (xem Công vụ 10, 34)? Người ta không thấy Tân Ước khép kín đối với những ǵ không phát xuất từ đức tin vào Đức Kitô; ngược lại Tân ước nới mở và đón nhận các giá trị tôn giáo (xem Ph. 4,8).

 

39- Tân ước cho chúng ta thấy cùng một lúc tính phổ quát của ư muốn cứu độ nơi Thiên Chúa và mối liên hệ của sự cứu độ với công cuộc cứu chuộc của Đức Giêsu Kitô, Đấng trung gian duy nhất. Con người đạt được sự cứu độ khi họ nhận biết và chấp nhận Đức Giêsu, Con Thiên Chúa, trong đức tin. Tuy nhiên, một vài đoạn dường như giúp chúng ta hiểu rằng có một ư nghĩa cứu độ của Đức Giêsu đến với bất kỳ ai, kể cả những người không biết đến Ngài. Điều bất tương hợp với Sứ điệp Tân Ứớc đó là: hoặc giới hn ư muốn cứu độ của Thiên Chúa, hoặc cho rằng có những trung gian song song ngoài sự trung gian của Đức Giêsu, hoặc sự trung gian phổ quát nầy được xem là công việc của Lời Vĩnh cửu được hiểu như không nhất thiết phải đồng nhất với Đức Giêsu.

 

B- Những chủ đề của Truyền thống được lặp lại trong giáo huấn gần đây của Giáo hội

 

40- Ư nghĩa phổ quát của Đức Kitô đă được diễn tả bằng nhiều cách khác nhau trong Truyền thống của Hội Thánh từ những thời xa xưa nhất. Chúng ta hăy chọn lọc một vài chủ đề từng được nhắc đến trong các văn kiện gần đây của giáo huấn, nhất là trong Công đồng Vaticanô IỊ

 

41- Những hạt giống của Lời Thiên Chúa (semina Verbi). Bên ngoài những giới hn của Giáo hội hữu h́nh, cụ thể là trong các tôn giáo khác nhau, người ta có thể t́m ra được "những hạt giống của Lời Thiên Chúa". Biểu tượng nầy thường được dùng với biểu tượng ánh sáng. Ánh sáng chiếu dọi cho mọi người và chuẩn bị cho Phúc âm (SL. về hoạt động truyền giáo của Giáo hội - AG. 11. 15; LG 16. 17; NẠ 2; RM 56).

 

42- Thần học về các "hạt giống của Lời Thiên Chúa" đến từ Thánh Giustinô. Đứng trước t́nh trạng đa thần của thế giới Hy lạp, Giustinô nhận thấy triết học là một đồng minh với Kitô giáo, v́ triết học đă đi theo lư trí; tuy nhiên, lư trí nầy chỉ t́m được ư nghĩa trọn vẹn trong Đức Giêsu Kitô, tự thân của Lời Thiên Chúa. Chỉ có người Kitô hữu mới nhận biết Ngôi Lời hoàn toàn. Nhưng tất cả nhân loại đă chia sẻ sự hiểu biết ấy. Cho nên luôn luôn có những người sống đúng với Lời Thiên Chúa, và trong ư nghĩa đó, th́ đă có "những Kitô hữu" rồi, mặc dù họ đă chỉ biết được một phần nào của hạt giống Lời Chúa. Có một sự khác biệt lớn giữa mầm của sự vật, và chính vật đó. Nhưng bằng cách nào đi nữa, th́ sự hiện diện một phần và mầm của Lời Thiên Chúa vẫn là quà tặng và ân sủng của Thiên Chúa. Lời Thiên Chúa là Đấng gieo những "mầm chân lư" nầy.

 

43- Đối với Clementê thành Alexandria, con người là hữu thể có lư trí, do đó nó cũng tham dự vào trí tuệ chân thật là Logos đang điều hành vũ trụ. Con người đạt đến lư tính nầy một cách toàn hảo, nếu nó trở lại và theo Đức Giêsu, Lời (Logos) nhập thể . Với mầu nhiệm nhập thể, thế giới được đầy những hạt mầm của sự cứu độ . Nhưng cũng có những vụ gieo mầm của Thiên Chúa từ khởi thủy của các thời đi, đă to nên những phần chân lư khác nhau t́m thấy nơi những người Hy lạp và những người mọi rợ, đặc biệt ở trong triết học nói chung , dù rằng có cỏ lùng trộn lẫn vào chân lư . Đối với người Hy lạp, triết học đă có một chức năng tương tự như Lề Luật đối với người Do Thái. Triết học và Lề Luật đă là sự chuẩn bị hướng đến sự kiện toàn nơi Đức Kitô . Tuy nhiên có một sự khác biệt rơ ràng giữa hành động của Thiên Chúa trong các triết gia nầy và trong Cựu ước. Mặt khác, chỉ trong Đức Giêsu là ánh sáng soi cho mọi người, th́ mới có thể chiêm ngắm Lời hoàn hảo, và chân lư tràn đầy. Những mănh vụn của chân lư thuộc về toàn thể của chân lư.

 

44- Giustinô và Clementê đều cùng có một quan điểm khi phát biểu rằng các mănh của chân lư toàn diện mà người Hy lạp biết đến, ít nhất một phần, đều xuất phát từ Maisen và các tiên tri. Những vị nầy xa xưa hơn các triết nhân . Chính người Hy lạp đă "ăn cắp" nơi các ngôn sứ chương tŕnh của Chúa quan pḥng, nhưng người Hy lạp đă không biết cám ơn về những ǵ ḿnh đă nhận . V́ thế sự hiểu biết chân lư nầy, không phải không có tương quan với Mạc khải trong lịch sử; và Mạc khải nầy sẽ đạt đến mức sung măn của nó trong mầu nhiệm nhập thể của Đức Giêsu.

 

45- Irénée không trực tiếp sử dụng h́nh ảnh về hạt giống của Lời Thiên Chúa. Nhưng thánh nhân nhấn mạnh rằng Lời Thiên Chúa đă luôn ở với con người trong tất cả mọi thời đi của lịch sử, Ngài đă đồng hành với con người, tiên liệu mầu nhiệm nhập thể đến ; bằng công cuộc nhập thể, chính Đức Giêsu đă đem lại một sự mới mẻ hoàn toàn. Như vậy sự cứu độ nối liền với sự xuất hiện của Đức Giêsu, mặc dù ơn cứu độ ấy đă được loan báo và những hậu quả của nó đă xảy ra trước một cách nào đó .

46- Con Thiên Chúa kết hợp với mọi người (xem GS 22; RM 6 và nhiều nơi khác). Ư tưởng nầy thường được các Thánh phụ đề cập đến khi chú giải một vài đoạn của Tân Ước. Một trong những đoạn làm cảm hứng cho lối giải thích ấy là dụ ngôn về con cừu bị lạc (xem Mt 18, 12-24; Lc 15, 1-7): Con cừu cái ấy được đồng hoá với nhân loại lạc lầm mà Đức Kitô đă đến để t́m lại. Với việc nhận lấy bản tính con người, Con Thiên Chúa đă vác lấy toàn nhân loại trên vai ḿnh, để dâng lên Chúa Cha. Grégoriô thành Nysse diễn tả thế nầy: "Con cừu cái đó, là chúng ta đây, những con người (...) Đấng cứu độ mang trọn con cừu cái trên vai Ngài (...), v́ khi đă lạc lối hoàn toàn, nó được đưa về an toàn. Người mục tử vác nó trên vai ḿnh, nghĩa là trong thiên tính của ḿnh (...) Khi  mang con cừu trên ḿnh, người mục tử làm cho nó trở thành một với ḿnh". Câu Gioan 1,14: "Lời đă trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta" cũng đă được giải thích trong nhiều dịp theo nghĩa cư ngụ "bên trong chúng ta", nghĩa là ở bên trong mỗi người; từ  "ở trong chúng ta", dễ dàng đi đến "chúng ta ở trong Ngài" . Tất cả chúng ta ở trong Ngài, th́ Ngài có thể giải hoà tất cả chúng ta với Chúa Cha . Trong nhân tính được tôn vinh của Ngài, tất cả chúng ta có thể được sống lại và nghĩ an .

 

47- Các Thánh Phụ không quên rằng sự hiệp nhất nầy của con người trong Thân Thể của Đức Kitô được thực hiện một cách đặc biệt trong bí tích rửa tội và thánh thể. Nhưng sự hiệp nhất của tất cả mọi người trong Đức Kitô, nhờ việc Ngài nhận lấy bản tính của chúng ta, thiết định một tiền đề khách quan để từ đó người tín hữu tăng trưởng trong sự hiệp nhất cá nhân với Đức Giêsu. Ư nghĩa phổ quát của Đức Kitô cũng giúp cho những người Kitô hữu đầu tiên thấy được việc Ngài giải thoát con người khỏi những quyền lực của thế gian nầy đang nhốt họ trong địa giới đặc thù và quốc gia .

 

            48- Chiều kích Kitô học của h́nh ảnh. Theo Công đồng Vaticano II, Đức Giêsu là "con người hoàn hảo", và nhờ Ngài con người trở thành hoàn hảo hơn (GS 41, Tlđd. 22; 38; 45). Ngoài ra Công đồng c̣n dạy rằng chỉ "trong mầu nhiệm của Ngôi Lời nhập thể, mầu nhiệm về con người mới được sáng tỏ lên thật sự" (in mysterio Verbi in carnati mysterium hominis vere clarescit) (GS 22) Dựa vào nền tảng của lời xác quyết nầy, Công đồng trích dẫn một đoạn của Tertulianô, theo đó, Thiên Chúa, ngay từ khi to thành Adam từ bùn đất, đă nghĩ đến Đức Kitô, Đấng phải nhập thể . Irénée cũng đă chứng minh rằng Ngôi Lời, Đấng làm nên mọi sự, đă tiên liệu nơi Adam một chương tŕnh tương lai của nhân loại, mà chính Người sẽ mặc lấy nơi ḿnh . Mặc dù các lối giải thích của các Giáo Phụ về h́nh ảnh rất đa dạng, người ta khó có thể xem nhẹ luồng tư tưởng thấy nơi Con (Thiên Chúa), Đấng phải nhập thể (và phải chết và sống lại), như là mẫu mực Thiên Chúa đă chiếu vào đó để làm nên con người nguyên ủy. Nếu định mệnh con người là mang h́nh ảnh con người trên trời (1 Co 15, 49), th́ dường như không lầm khi nghĩ rằng trong tất cả mọi người, phải có một chiều hướng nội ti qui về cứu cánh ấy.

 

 

C- Những lời kết luận

 

49- a) Chỉ trong Đức Giêsu con người mới có thể được cứu độ, và v́ lư do đó, Kitô giáo có chủ trương rơ rệt về phổ quát tính. V́ thế Sứ điệp Kitô giáo nói với mọi người, và phải được loan báo cho mọi người.

     b) Một số bản văn của Tân ước và của Truyền thống xa xưa nhất hé lộ cho thấy ư nghĩa phổ quát của Đức Kitô vượt lên trên các nội dung chúng ta vừa nêu lên. Với việc giáng thế của Ngài, Đức Giêsu soi sáng cho mọi người biết Ngài là Adam tối hậu và chung cuộc mà tất cả chúng ta được mời gọi để trở nên giống Ngài v.v. Sự hiện diện phổ quát của Đức Giêsu được tŕnh bày một cách kỹ lưỡng hơn trong giáo thuyết cổ xưa về hạt mầm Ngôi Lời (Logos spermatikés). Nhưng ngay ở đây, người ta phân biệt rơ ràng giữa sự xuất hiện toàn măn của Lời Thiên Chúa trong Đức Kitô, với sự hiện diện của những hạt mầm của Lời Thiên Chúa trong những ai không biết đến Ngài. Sự hiện diện nầy là hiện thực, tuy nhiên nó có thể hàm ngụ sự sai lầm và mâu thuẫn . Từ khi Đức Giêsu đến trong thế gian, và nhất là từ lúc Ngài chết và sống lại, người ta hiểu được ư nghĩa tối hậu về sự gần gũi của Ngôi Lời đối với tất cả mọi người. Đức Giêsu đưa toàn bộ lịch sử đến mức hoàn thành (xem Hc GS 10, 45).

     c) Nếu sự cứu độ liên kết chặt chẽ với sự xuất hiện lịch sử của Đức Giêsu, th́ sự gắn bó của mỗi người vào Đức Kitô, bằng đức tin, không thể là việc tùy nghi. Chỉ trong Hội Thánh, là sự nối tiếp lịch sử với Đức Giêsu, người ta mới có thể sống trọn mầu nhiệm nầy. V́ thế, Hội Thánh nhất thiết phải loan truyền về Đức Kitô.

     d) Không bao giờ có thể quan niệm có những "trung gian" cứu độ khả dĩ khác tách rời khỏi con người Giêsu, Đấng trung gian duy nhất. Nhưng xác định làm sao những người không biết đến Đức Giêsu mà có liên hệ với Ngài, hoặc các tôn giáo có tương quan với Ngài như thế nào, việc đó lại khó khăn hơn. Bấy giờ chúng ta phải nói đến những con đường bí nhiệm của Chúa Thánh Thần, Đấng ban cho tất cả mọi người khả năng kết hợp với mầu nhiệm phục sinh (Hc GS 22); và công việc của Chúa Thánh Thần cũng không thể không tương quan với Đức Kitô (Tđ. RM 29). Chính trong bối cảnh của tác động phổ quát do Thần Linh Chúa Kitô, mà chúng ta phải qui định vấn đề giá trị cứu độ của các tôn giáo.

     e) Là vị trung gian duy nhất, Ngài hoàn thành ư định cứu độ của Thiên Chúa Cha Thiên Chúa duy nhất. Sự cứu độ cho mọi người là một và duy nhất: đó là sự h́nh thành toàn vẹn với Đức Giêsu và hiệp thông với Ngài trong sự tham dự vào chức năng làm con Thiên Chúa của Ngài. Bởi đó không thể chấp nhận có những chương tŕnh cứu độ khác nhau dành cho những kẻ tin vào Đức Giêsu, và dành cho những ai không tin vào Ngài.  Không thể có những con đường nào để đến với Thiên Chúa mà không qui kết vào con đường duy nhất là Đức Kitô (xem Gioan 14,6).

 

 

IỊ 3- Tính phổ quát của Thánh Thần

 

50- Phổ quát tính của hành động cứu độ của Đức Kitô không thể nào hiểu được nếu không có hành động phổ quát của Chúa Thánh Thần. Một trong những yếu tố của tính phổ quát nầy nơi công việc Chúa Thánh thần đă thấy trong sự to dựng. Cựu Ước cho chúng ta thấy  Thánh Thần của Thiên Chúa trên mặt nước (St 1,2). Và sách Khôn ngoan (Kn 1, 7) nói rằng: "Thánh Thần của Chúa tràn đầy mặt đất, và v́ Ngài điều khiển tất cả vũ trụ, nên Ngài biết hết  mỗi âm thanh"

 

51- Nếu điều đó có thể nói đến toàn vũ trụ, th́ đối với con người nó có giá trị đặc biệt hơn nữa, v́ con người được to dựng theo h́nh ảnh và giống với Thiên Chúa (St 1, 26-27). Thiên Chúa to dựng con người để hiện diện trong con người, và cư ngụ trong con người. Nh́n ai với thiện cảm, thân cận với họ, có nghĩa là làm bạn với người ấy. Như thế ta có thể nói đến t́nh bạn nguyên sơ "Amicitia originalis" của con người với Thiên Chúa và của Thiên Chúa đối với con người (Công đồng Tridentinô Sessio VI, chương 7, DS 1528), như là hoa trái của hành động do Chúa Thánh Thần. Nhiều chỗ trong Cựu Ước diễn tả rằng sự sống nói chung và sự sống con người nói riêng được đặt vào mối tương quan  khi rơ nét, khi ẩn kín với Thánh Thần Thiên Chúa (xem Tv. 104, 29-30; Jb 34, 14-15; Sách Giảng viên 12, 7). Đức Gioan Phaolô II cũng nhấn mạnh đến sự hiệp thông của Chúa Thánh Thần trong việc to dựng con người theo h́nh ảnh Thiên Chúa và trong t́nh bạn của Ngài (xem TĐ. Dominum et vivificatem, 12; 34).

52- Thảm kịch của tội lỗi nằm ở trong sự kiện nầy: thay v́ gần gũi giữa Thượng đế và con người, th́ lại to ra t́nh trạng xa cách. Thần tối tăm tŕnh bày Thiên Chúa như thù địch với con người, như một sự đe dọa (xem Sáng thế 3, 4-5; Đức Gioan Phaolô II, Tđ. DV, 38). Nhưng Thiên Chúa tự đến gần với con người qua nhiều giao ước khác nhau mà Cựu ước đă mạc khải. Ngay từ ban đầu h́nh ảnh và sự tương đồng, nói lên khả năng tương quan giữa con người với Thiên Chúa, nghĩa là khả năng giao ước. Thiên Chúa đă tuần tự đích thân đến gần với con người như vậy, qua những giao ước khác nhau, với Noê (xem St 7, 1 và tiếp theo), với Abraham và Maisen; và Thiên Chúa đă trở thành bạn với họ (Yc 2, 23; Xuất hành 33,11).

 

53- Trong Tân ước, Thiên Chúa đến gần với con người đến độ Ngài đă gửi Con ḿnh vào thế gian, nhập thể bởi việc làm của Chúa Thánh Thần, trong ḷng Trinh Nữ Maria. Giao ước mới, trái với giao ước cũ, không phải giao ước của chữ viết, nhưng là giao ước của Thánh Thần (2 Co 3, 6). Đây là Giao ước mới, và phổ quát, giao ước của tính phổ quát từ nơi Chúa Thánh Thần. Phổ quát tính nghĩa là "Versus unum", qui về một Đấng duy nhất. Ngay chữ "thần" có nghĩa là sự linh hoạt chuyển động, và hàm ngụ một "định hướng". Thần được gọi là Dạynamis (Cv 1, 8), và Dạynamis hàm ngụ năng lực của một hướng đi. Từ những lời nói của Đức Giêsu về  Chúa Thánh Thần, người ta biết được "Đấng hướng về" liên hệ về Đức Giêsu.

 

54- Sự liên hệ chặt chẽ giữa Chúa Thánh Thần và Đức Kitô biểu lộ trong việc xức dầu Đức Giêsu. Kitô có nghĩa chính xác là: Đấng được xức dầu của Thiên Chúa với dầu Chúa Thánh Thần: " Thần Linh của Chúa ở trên tôi, bởi v́ Ngài đă xức dầu cho tôi..." (Lc 4, 18; Is 61, 1-2) Thiên Chúa đă ban cho Đức Giêsu dầu "của Thánh Thần và quyền năng", và "đi tới đâu là Ngài thi ân giáng phúc tới đó và chữa lành mọi kẻ bị ma quỉ kềm chế " (Công vụ 10, 38). Như lời của Irénée: << Trong danh hiệu "Kitô" Đấng đă được xức dầu,  phải hiểu ngầm Đấng đă xức dầu, và dầu mà ngài đă thụ nhận: Đấng đă xức dầu là Chúa Cha, Đấng được xức dầu là Chúa Con, Người  được xức dầu trong Chúa Thánh Thần, tức là Dầu. Như Lời Thiên-Chúa nói lên điều đó qua miệng của Isaia: "Thần Linh Chúa ở trên tôi, v́ Ngài đă xức dầu tôi" (Is 61, 1-2), nghĩa là Chúa Cha là Đấng đă xức dầu và Chúa Con là Đấng đă được xức dầu và Dầu là Chúa Thánh Thần  >>.

55- Như thế, phổ quát tính nơi giao ước của Thần Linh là phổ quát tính giao ước trong Đức Giêsu. Ngài đă tự dâng hiến cho Chúa Cha nhờ sức mạnh Thần Linh vĩnh cửu (He 9, 14), trong Chúa Thánh Linh Ngài đă được xức dầu. Dầu nầy chảy tràn trên Đức Kitô toàn thể, trên những Kitô hữu được Thần Linh xức dầu, và trên Hội Thánh. Inhatio thành Antiokia đă từng quả quyết rằng Đức Giêsu đă nhận sự xức dầu "để xông một hương thơm của sự không hư nát cho Hội Thánh Ngài" . Theo Irénée, "Đức Giêsu đă được xức dầu trong gịng sông Giordanô để  khi chúng ta được tiếp nhận nguồn phong phú của Dầu nầy, chúng ta được cứu độ" . C̣n Grêgôriô thành Nysse th́ diễn tả sự việc đó bằng một h́nh ảnh đẹp và sâu xa: "Ư niệm xức dầu gợi lên (...) rằng không có một khoảng cách nào giữa Chúa Con và Chúa Thánh Thần. Thực thế, cũng như lư trí và cảm giác không hề biết được có những trung gian nào cả giữa làn da nơi cơ thể ta và dầu, th́ sự tiếp cận giữa Chúa Con và Chúa Thánh Thần cũng trực tiếp tức khắc như thế; cho nên ai chuẩn bị gặp gỡ Chúa Con bằng đức tin th́ nhất thiết phải được xức dầu. Mọi phần đều tràn đây Thánh Linh". Trong một nghĩa nào đó, Đức Kitô hàm ngụ toàn thể mọi người, v́ Đức Kitô đă kết hợp với mọi người (GS 22). Đức Giêsu c̣n nói: "Khi các con đă làm việc ǵ cho một người bé nhỏ nhất trong anh em ta, th́ chính các con đă làm việc đó cho Ta" (Mt 25, 40).

56- Hội Thánh là môi trường ưu tiên để Chúa Thánh Linh hoạt động. Trong Hội Thánh là Thân Thể Đức Kitô, Chúa Thánh Linh ban nhiều đặc ân khác nhau v́ ích chung (xem 1 Co 12, 4-11). Danh ngôn của Irénée sau đây nói lên điều đó: "ở đâu có Hội Thánh, th́ ở đấy có Thánh Thần Thiên Chúa; và ở đâu có Thánh Thần Thiên Chúa, th́ ở đó là Hội Thánh và mọi ân sủng" . Và thánh Gioan Kim Khẩu nói rằng: "Nếu Chúa Thánh Thần không hiện diện, th́ hẳn Hội Thánh không có; nếu Hội Thánh có, đó là một dấu chỉ hiển nhiên về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần" .

 

57 - Một vài đoạn Tân Ước cũng cho thấy tầm phổ quát của tác động Chúa Thánh Thần, trong sứ mệnh rao truyền Phúc Âm của Hội Thánh cho mọi người. Chúa Thánh Thần đi trước và hướng dẫn việc rao truyền, Ngài là căn nguồn việc truyền giáo cho lương dân (Cv 10, 19. 44-47). Thánh Linh giúp lướt thắng tội lỗi của Babel. Ngược với mưu toan của các thợ xây tháp Babel, muốn tự sức ḿnh vươn lên trời nơi Thiên Chúa ngự, nay là Chúa Thánh Thần từ trời xuống như là một ơn huệ, ban cho con người có khả năng nói tất cả các thứ tiếng, và mỗi người có thể nghe được những việc kỳ diệu của Thiên Chúa trong tiếng nói riêng của ḿnh (Công vụ 2, 1-11). Tháp Babel là một nỗ lực thực hiện sự hiệp nhất không có phổ quát tính: "Chúng ta hăy làm ra cho ḿnh một tên (một dấu chỉ về sự hiệp nhất) để khỏi phải tản mác trên mặt địa cầu" (St 11,4). Lễ Hiện xuống  là hồng ân của phổ quát tính trong Hiệp nhất: "Tất cả được tràn đầy Thánh Thần và bắt đầu nói nhiều loại tiếng khác nhau, tùy theo Chúa Thánh Thần ban cho họ nói." (Công vụ 2, 4). Trong hồng ân của Thánh Thần Hiện xuống, chúng ta thấy sự kiện toàn Giao Ước trên núi Sinai, nay thật sự trở thành phổ quát  (xem Xh 19, 1 và tiếp theo).

 

58 - Ơn của Chúa Thánh Thần là ơn của Đức Giêsu sống lại và lên trời ngự bên hữu Chúa Cha (Cv 2, 32; xem Gioan 14, 15. 26; 15, 26; 16,7; 20, 22); đó là một giáo huấn bền vững trong Tân Ước. Chính sự sống lại của Đức Giêsu được thực hiện với sự can thiệp của Thánh Thần (xem Rm 1,4; 8, 11). Thánh Thần ban cho chúng ta là Thần Linh của Đức Kitô, Thần Linh của Chúa Con (xem Rm 8,9; Ga 4,6; Ph 1, 19; Cv 16,7). Hoạt động của Chúa Thánh Thần luôn luôn kết hợp với hành động phổ quát của Đức Giêsu. Các Thánh Phụ đă để lại cho chúng ta những lư chứng hiển nhiên về sự kiện đó . Chính nhờ tác động của Chúa Thánh Thần mà chúng ta có thể rợp khuôn với h́nh ảnh của Đức Giêsu sống lại, Adam mới. Trong Ngài con người đạt được một cách dứt khoát phẩm giá từng được mời gọi để hoàn thành ngay từ thuở nguyên sơ: "Và tất cả  chúng ta, màn che trên mặt đă được mở ra, chúng ta phản chiếu vinh quang của Chúa như trong một tấm gương, chúng ta được biến cải nên chính h́nh ảnh ấy, đi từ vinh quang đến vinh quang, do từ nơi Chúa, là Thánh Thần" (2 Co 3,18). Con người đă được to dựng theo h́nh ảnh của Thiên Chúa, nhờ sự hiện diện của Chúa Thánh Thần nay được biến đổi theo h́nh ảnh của Thiên Chúa (hoặc của Đức Kitô) nhờ vào tác động của Chúa Thánh Thần. Chúa Cha là họa sĩ; Con Ngài là h́nh mẫu cho loài người; Thánh Thần là cây bút lông, với bút nầy con người được vẽ trong sự to dựng và trong công cuộc cứu chuộc.

 

59 - V́ lư do đó, Chúa Thánh Thần đưa đến Đức Kitô. Chúa Thánh Thần hướng dẫn tất cả mọi người đến với Đức Kitô, Đấng được xức dầu. Đến lượt Ngài, Đức Kitô hướng dẫn tất cả mọi người về với Chúa Cha. Không ai đến với Chúa Cha nếu không qua Đức Giêsu, v́ chính Ngài là đường (Gioan 14,6), nhưng chính Chúa Thánh Thần là Đấng dẫn lối cho các môn đệ về với chân lư trọn vẹn (Gioan 16, 12-13). Từ ngữ "sẽ dẫn lối" (hodegései) hàm ngụ con đường (hódos), như thế Chúa Thánh Thần dẫn lối trên con đường là Đức Giêsu, Đấng đưa ta về với Chúa Cha. Nên không ai có thể nói "Đức Giêsu là Chúa", nếu không được Chúa Thánh Thần tác động (1 Co 12,3). Từ ngữ "Đấng bênh đỡ" mà được Gioan dùng cho chúng ta thấy rằng Chúa Thánh Thần là "luật sư" trong vụ án đă bắt đầu ở Giêrusalem, và măi tiếp tục trong lịch sử. Chúa Thánh Thần Bênh-Đỡ  ở trong các môn đệ Chúa Giêsu sẽ bênh vực Đức Giêsu về các lời buộc tội chống lại Ngài ở trong các môn đệ Chúa Giêsu. "Chính Ngài sẽ làm chứng cho ta, và đến phiên các con, cũng phải làm chứng cho ta, v́ các con ở với ta từ lúc ban đầu" (Gioan 15, 26-27).

 

60 - Như thế, Chúa Thánh Thần là hồng ân của Đức Giêsu,  và Thánh Thần dẫn chúng ta về với Đức Giêsu, mặc dù con đường cụ thể Thánh Thần dùng để dẫn dắt con người chỉ có một ḿnh Thiên Chúa biết đến. Vatiacanô II đă diễn tả sự kiện đó rơ ràng như sau: "V́ Đức Kitô đă chết cho mọi người và v́ ơn gọi tối hậu của con người thực sự là duy nhất, nghĩa là bởi Thiên Chúa, cho nên  chúng ta phải tin chắc rằng Chúa Thánh Thần ban cho tất cả mọi người khả năng được tham dự vào mầu nhiệm phục sinh, cách nào đó chỉ có Thiên Chúa biết mà thôi" (GS 22). Xác quyết đặc tính phổ quát của hành động Chúa Thánh Thần, mà không đặt trong tương quan với Đức Giêsu, Con Thiên Chúa nhập thể, chết và sống lại, là một xác quyết không có một ư nghĩa ǵ. Hơn nữa nhờ sức mạnh tác động của Thánh Thần, tất cả mọi người có thể kết hợp với Đức Giêsu, Đấng đă sống, đă chết và đă được phục sinh trong một nơi và một thời điểm cụ thể. Ngoài ra, tác động của Thánh Thần không chỉ giới hn ở chiều kích nội tâm và cá nhân con người, nhưng c̣n liên hệ đến các chiều kích xă hội: "Cũng một Chúa Thánh Thần ấy đă hành động trong công cuộc nhập thể, trong đời sống, cái chết và sự sống lại của Đức Giêsu, và đang hành động trong Hội Thánh. Ngài không tự thay thế Đức Kitô và không lấp đầy khoảng trống giữa Đức Kitô và Lời Thiên Chúa, như giả thiết từng được nêu lên. Điều mà Chúa Thánh Thần làm trong tâm hồn của con người và trong lịch sử các dân tộc, trong các nền văn hoá và các tôn giáo, là chu toàn nhiệm vụ chuẩn bị cho Tin Mừng. Công việc đó của Chúa Thánh Thần phải được thực hiện trong tương quan với Đức Kitô (TĐ. RM 29).

 

61 - Môi trường ưu tiên cho hoạt động của Chúa Thánh Thần là Hội Thánh, thân thể Chúa Kitô. Nhưng tất cả các dân tộc, bằng nhiều cách khác nhau, được mời gọi hiệp nhất với Dân Chúa mà trong đó Thánh Thần không ngừng hoạt động: "Đặc tính phổ quát, một đặc điểm của Dân Chúa,  là ơn huệ Thiên Chúa nhờ đó Hội Thánh luôn nỗ lực một cách hữu hiệu qui tụ toàn thể nhân loại và do mọi sự tốt lành nơi họ vào Đức Kitô Đấng Thủ lănh, trong sự hiệp nhất với Thánh Thần Ngài (...). V́ thế tất cả mọi người được mời gọi vào sự hiệp nhất Công giáo nầy của Dân Chúa, sự hiệp nhất ấy loan báo và cổ vơ nền  hoà b́nh chung. Các tín hữu Công giáo cũng như những ai tin vào Đức Kitô và cuối cùng là mọi người, tất cả đều được ơn Chúa kêu gọi để được cứu độ, tất cả đều thuộc về cùng một sự hiệp nhất nầy, và được xếp đặt để hướng về sự hiệp nhất đó - bằng nhiều cách khác nhau- (LG 13). Chính tính phổ quát của hành động cứu độ do Đức Kitô và do Chúa Thánh Thần sẽ hướng dẫn chúng ta t́m hiểu về chức năng của Hội Thánh như là bí tích phổ quát ơn cứu độ.

 

 

IỊ4- "Hội Thánh, nhiệm tích phổ quát của ơn cứu độ"

          (Ecclesia, Universale salutis sacramentum)

 

62 - Không thể khai triển thần học các tôn giáo mà không lưu ư đến sứ mệnh cứu độ có tính cách phổ quát của Giáo hội, được xác minh bởi Thánh kinh và bởi Truyền thống đức tin của Giáo hội. Sự thẩm định thần học các tôn giáo từ lâu đă không thể quan niệm được, bởi v́ nguyên tắc "ngoài Hội Thánh, không có sự cứu độ nào" (Extra Ecclesiam, nulla salus) được hiểu theo một nghĩa độc chuyên. Với giáo lư về Hội Thánh như là "nhiệm tích phổ quát của ơn cứu độ" hoặc "nhiệm tích của Nước Thiên Chúa", thần học đang cố gắng đi vào một phương cách mới để đề cập đến vấn đề. Giáo huấn nầy trở về với quan điểm về nhiệm tích Giáo hội trong Tân ước đă được Công đồng Vaticanô II nhắc lại.

 

63- Ngày nay câu hỏi đầu tiên không phải là để biết con người có thể đạt được sự cứu rỗi hay không, nếu họ không thuộc về Hội Thánh hữu h́nh. Về phương diện thần học khả năng đó được xem là chắc chắn. Sự kiện có nhiều tôn giáo khác nhau mà Kitô hữu luôn luôn ư thức, sự hiểu biết kỹ lưỡng hơn về chính các tôn giáo nầy, việc cần đối thoại với các tôn giáo, khả năng nhận định rơ ràng hơn về những giới tuyến không gian và thời gian của Hội Thánh, tất cả những việc đó nêu lên câu hỏi: Liệu chúng ta c̣n có thể cho rằng Giáo hội cần thiết cho ơn cứu rổi hay không? Và làm sao để dung hợp nguyên tắc nầy với ư muốn cứu độ mọi người của Chúa?

 

 

A- "Ngoài Hội Thánh không có ơn cứu độ nào"

            (Extra Ecclesiam nulla salus)

 

64 - Đức Giêsu đă nối kết việc loan báo Nước Thiên Chúa với Giáo hội Ngài. Sau cái chết và sự sống lại của Đức Giêsu, Dân Chúa lại được kết hợp; lần này sự kết hợp được thực hiện nhân danh Đức Giêsu Kitô. Giáo hội của người Do Thái và của cả dân ngoại đă được hiểu như là công tŕnh của Thiên Chúa, và là cộng đồng trong đó người ta sống kinh nghiệm về tác động của Chúa được vinh thăng và Thánh Linh của Ngài. Bí tích rửa tội nhân  danh Đức Giêsu Kitô -(phương thế để tham dự vào sự chết mang lại ơn cứu rỗi của Ngài) - bí tích tha tội, và việc gia nhập vào cộng đồng ơn cứu độ, tất cả được kết hợp với đức tin vào Đức Giêsu Kitô - Đấng trung gian phổ quát của ơn cứu độ. (xem Mc 16,16; Gioan 3, 5). Chính v́ thế mà bí tích rửa tội được so sánh với con tàu của ơn cứu độ (1 P 3, 20 tiếp theo). Theo Tân ước, sự cứu rỗi được đặt trên nền móng của sự trung gian cứu độ duy nhất nơi Đức Giêsu Kitô.

 

65- Sự cần thiết của Hội Thánh  đối với việc cứu độ phải được hiểu theo hai nghĩa: sự cần thiết phải gia nhập Hội Thánh đối với những ai tin vào Đức Giêsu, và sự cần thiết của sứ vụ Hội Thánh cho công cuộc cứu độ; v́ Hội Thánh tiếp nhận trọng trách Thiên Chúa trao là phải thực hiện Nước Chúa đang đến.

 

66- Trong thông điệp Mystici Corporis, Đức Piô XII đề cập đến vấn đề mối tương quan giữa Hội Thánh và những ai đạt đến sự cứu độ ngoài sự hiệp thông hữu h́nh với Hội Thánh. Ngài nói: Họ được xếp đặt ở trong thân thể mầu nhiệm của Đức Kitô do một ước muốn vô thức (DS 3821). Sự chống đối của tu sĩ ḍng Tên người Mỹ Leonard Feeney, nhấn mạnh đến lối giải thích chấp nhất về câu "Ngoài Giáo hội không có ơn cứu độ" (Extra Ecclesiam nulla salus) là dịp để Bộ Thánh Vụ viết thư cho Tổng giám mục Boston, ngày 8.8.1949, bác bỏ lối giải thích nầy của Freeney và minh định về giáo huấn của Đức Piô XIỊ Bức thư phân biệt giữa sự cần thiết gia nhập Hội Thánh để được cứu độ (necessitas proecepti) và sự cần thiết của những phương tiện thiết yếu cho sự cứu độ (Intréseca necessitas); tương quan với những phương thế nầy, Hội Thánh là một sự hỗ trợ tổng quát cho sự cứu độ (DS 3867-3869). Trong trường hợp ở vào hoàn cảnh không hiểu biết bất khả kháng, th́ chỉ cần ước muốn mặc nhiên thuộc về Giáo hội; ước muốn đó hiện hữu khi một người khao khát thực hiện ư muốn của ḿnh cho hợp với ư của Thiên Chúa (DS 3870). Nhưng đức tin, theo nghĩa của He 11,6 và t́nh yêu th́ luôn luôn cần thiết phải có (DS 3872).

 

67- Công đồng Vaticanô II lấy lại câu "Ngoài Giáo hội không có ơn cứu độ" (Extra Ecclesiam nulla salus). Nhưng với câu nầy, Công đồng minh nhiên nói với những người Kitô hữu, và giới hn hiệu lực của nó đối với những ai biết đến sự cần thiết của Hội Thánh để được cứu độ mà thôi. Công đồng cho rằng xác quyết ấy được xây dựng trên nền tảng của sự cần thiết đức tin và của bí tích rửa tội mà Đức Kitô quả quyết (LG 14). Như thế, Công đồng đă mặc nhiên dùng giáo huấn của Đức Piô XII, đồng thời làm nổi bật tính cách huấn dụ nguyên thủy của câu nói nầy.

 

68- Khác với Đức Piô XII, Công đồng không c̣n nói đến "Ước muốn mặc nhiên" (Votum implicitum) và chỉ áp dụng chữ "Ước muốn" (Votum) nơi ước muốn minh nhiên của những người dự ṭng muốn gia nhập Hội Thánh (LG 14). C̣n về những người không phải là Kitô hữu, Công đồng nói rằng họ được sắp đặt một cách khác để thuộc về Dân Chúa. Theo những phương thức khác nhau, qua đó ư muốn cứu độ của Thiên Chúa bao gồm cả những người không phải Kitô hữu, Công đồng phân chia thành bốn nhóm: trước hết, là những người Do Thái, thứ đến là người Hồi giáo; thứ ba là những ai không mang lỗi ǵ về phía ḿnh, nhưng không biết đến Phúc âm của Đức Kitô và không biết Hội Thánh, họ t́m kiếm Thiên Chúa với tấm ḷng chân thành và cố gắng chu toàn Ư muốn của Ngài được biết đến qua lương tâm; và thứ tư là những ai, không do lỗi ǵ về phần ḿnh, nhưng chưa đạt đến sự nh́n nhận rơ rệt về Thiên Chúa, nhưng mặc dù thế, họ vẫn cố gắng sống một cuộc sống ngay chính (LG 16).

 

69- Những ơn huệ mà Chúa ban cho mọi người để họ được cứu độ, theo Công đồng, là do ư muốn cứu độ phổ quát của Ngài (LG 2; 3; 16; AG 7): Sự kiện người không phải Kitô hữu cũng được sắp đặt để qui hướng về Dân Chúa dựa trên lời mời gọi tất cả mọi người đi vào ơn cứu độ; lời mời gọi đó hàm ngụ ơn gọi của mọi người thực hiện sự hiệp nhất công giáo của Dân Chúa (LG 13). Công đồng cho rằng tương quan mật thiết giữa hai ơn gọi nầy dựa trên sự trung gian duy nhất của Đức Kitô. Ngài hiện diện ở giữa chúng ta trong thân thể của Ngài, đó là Hội thánh (LG 14).

 

70- Như thế chúng ta hiểu được ư nghĩa nguyên sơ của câu "Ngoài Giáo hội không có ơn cứu độ" (Extra Ecclesiam nulla salus) , là nhằm khích lệ những phần tử của Hội Thánh cần trung kiên. Khi đưa câu nầy vào nội dung một câu bao quát hơn "Ngoài Đức Kitô không có ơn cứu độ" (Extra Christum nulla salus), th́ câu ấy không c̣n thấy mâu thuẫn với lời mời tất cả mọi người đi vào sự cứu độ nữa.

 

  

B- "Họ được tham dự vào mầu nhiệm Phục sinh"

            (Paschali Mysterio consociati)

 

            71- Hiến chế tín lư về Giáo hội "Ánh sáng muôn dân" (Lumen Gentium) nói đến một sự xếp đặt tuần tự hướng về Giáo hội đi từ quan điểm của lời mời gọi mọi người đi vào ơn cứu độ; lời mời gọi của ơn cứu độ hàm ngụ lời mời kết hợp với Giáo hội. Ngược lại, Hiến chế mục vụ "Vui mừng và hy vọng" (Gaudium et Spes) mở ra một đuờng hướng Kitô học, Thánh Thần học và cứu độ học rộng lớn hơn. Điều ǵ nói đến Kitô hữu th́ cũng có giá trị cho mọi người thiện chí, nơi tâm hồn họ ân sủng tác động một cách vô h́nh. Họ cũng có thể được Chúa Thánh Thần kết hợp vào mầu nhiệm  Phục sinh, và v́ thế có thể họ được dự phần vào cái chết của Đức Kitô và đi đến sự sống lại.

(GS 22)

 

72- Khi người không phải là Kitô hữu được thánh hoá bởi ân sủng Thiên Chúa, thông hiệp với mầu nhiệm Phục sinh của Đức Giêsu Kitô, th́ họ cũng hiệp thông với mầu nhiệm của Thân Thể Ngài là Hội Thánh. Mầu nhiệm Hội Thánh trong Đức Kitô là một thực tại năng động trong Chúa Thánh Thần. Mặc dầu sự hiệp nhất có tính cách tinh thần nầy c̣n thiếu sự biểu lộ hữu h́nh trong việc tham gia vào Hội thánh, nhưng người không phải là Kitô hữu, được thánh hoá cũng ở trong Hội Thánh là "Thân Thể Mầu Nhiệm của Đức Kitô" và là "cộng đồng tinh thần" (LG 8). Chính trong nghĩa nầy mà các Thánh Phụ của Hội Thánh có thể nói rằng những người không phải Kitô hữu được trở thành công chính và thuộc về Hội Thánh từ Abel (ecclesia ab Abel). Trong khi những người nầy được tụ tập trong Hội Thánh phổ quát với Chúa Cha (LG 2), th́ những kẻ thuộc về Hội Thánh chỉ "bằng thân xác", nhưng không phải "bằng tâm hồn" lại sẽ không được cứu độ, bởi v́ họ đă không trung kiên trong đức ái (LG 14).

 

73- Như vậy chúng ta có thể không những nói đến một sự sắp xếp cho những người không phải Kitô hữu công chính hoá được tham dự mầu nhiệm Hội Thánh, mà cũng có thể nói đến một mối giây liên hệ với mầu nhiệm của Đức Kitô và của Thân Thể Ngài là Hội Thánh. Nhưng có lẽ không nên nói đến sự thuộc về Hội Thánh, ngay cả một sự thuộc về có tính cách tuần tự, hoặc là nói đến một sự hiệp nhất bất toàn với Giáo hội, v́ đó là một lối nói dành riêng cho những người Kitô hữu không Công giáo (UR 3; LG 15); Bởi v́ Hội Thánh tự yếu tính là một thực thể hỗn hợp, được cấu thành bởi sự  liên kết hữu h́nh và sự hiệp thông tinh thần. Dĩ nhiên, những người không phải là Kitô hữu không có lỗi ǵ về việc không thuộc về Hội Thánh. Họ hiệp thông với những người được mời gọi vào Nước Thiên Chúa và họ thực thi t́nh yêu đối với Thiên Chúa và tha nhân. Sự hiệp thông đó sẽ được tỏ hiện ra như Giáo hội phổ quát (Ecclesia universalis) vào lúc Nước của Thiên Chúa và của Đức Kitô được hoàn thành.

 

 

C- "Nhiệm tích phổ quát của ơn cứu độ"

            (Universale salutis sacramentum)

 

74- Mỗi khi dựa vào tiền đề cho rằng mọi người đều có liên hệ với Giáo hội, th́ "Giáo hội cần để có được sự cứu rổi" thiết yếu được hiểu là cần phải thuộc về Giáo hội. Và khi mà Giáo hội ư thức về hoàn cảnh thiểu số của ḿnh, xét về mặt thời gian cũng như số lượng, th́ sự cần thiết của chức năng cứu độ phổ quát được đặt lên hàng đầu. Sứ mệnh phổ quát của Giáo hội song song với xác tín về sự hiệu quả có tính cách nhiệm tích hướng đến sự cứu độ: sự phối hợp nầy đă t́m ra được lối diễn tả thần học trong danh xưng.Giáo hội là nhiệm tích phổ quát của ơn cứu độ. Trong tư cách ấy, Giáo hội nỗ lực phục vụ công cuộc Nước Chúa đến, trong sự nối kết tất cả mọi người với Thiên Chúa và trong sự hiệp nhất những con người lại với nhau (LG 1).

 

75- Thiên Chúa đă thực sự mạc khải Ngài như t́nh yêu, không phải chỉ v́ Ngài đă cho chúng ta thông phần vào Nước Thiên Chúa và những hoa trái của nó ngay từ bây giờ, nhưng c̣n ở việc Ngài gọi chúng ta và cứu thoát chúng ta để hợp tác đưa Nước Ngài đến. Như thế, Hội Thánh không phải chỉ là một dấu chỉ, mà cũng c̣n là một dụng cụ làm cho Nước Thiên Chúa vụt đến. Hội Thánh chu toàn sứ mệnh của ḿnh với tư cách là nhiệm tích phổ quát của ơn cứu độ, bằng việc chứng tá đức tin (martyria), phụng vụ (leiturgia) và phục vụ (diakonia).

 

76- Qua chứng tá của Phúc âm (martyria) về công cuộc cứu chuộc mọi người đă được Đức Giêsu Kitô hoàn thành, Hội Thánh loan báo cho mọi người mầu nhiệm Phục sinh của ơn cứu độ hiến ban cho họ hoặc họ đă từng sống mầu nhiệm đó mà không biết. Là nhiệm tích phổ quát của ơn cứu độ, Hội Thánh tự bản chất là một Hội Thánh truyền giáo. Bởi v́ Thiên Chúa trong t́nh yêu của ḿnh không những kêu gọi con người đạt đến sự cứu độ tối hậu của họ bằng sự hiệp thông với Ngài; nhưng hơn thế nữa, ơn gọi toàn diện của con người c̣n đ̣i buộc sự cứu độ của ḿnh phải được thực hiện, không phải chỉ trong việc phục vụ cho "bóng mờ của những điều sẽ đến" (Col 2, 17), nhưng trong sự hiểu biết đầy đủ về chân lư, trong sự hiệp thông với Dân Chúa và trong sự hợp tác tích cực đưa Nước Chúa đến, một sự hiểu biết được cũng cố bởi niềm hy vọng chắc chắn vào sự kiên trung của Thiên Chúa.

(AG 1-2).

 

77- Trong phụng vụ (leiturgia) - nghĩa là việc cử hành mầu nhiệm phục sinh - Hội Thánh  đi diện cho toàn nhân loại hoàn thành sứ mệnh phục vụ tế lễ của ḿnh. Theo ư muốn của Chúa, Phụng vụ dùng phương cách hữu hiệu mang lại ơn ích cho mọi người khi tái diễn tác động của Đức Kitô Đấng "đă mặc lấy tội lỗi" v́ chúng ta (2 Co 5, 21) và đă bị "treo lên trên thập tự giá" (Ga 3, 13) thay cho chúng ta, để giải cứu chúng ta khỏi tội lỗi (LG 10). Cuối cùng trong việc phục vụ (diakonia), Hội Thánh làm chứng về sự tự hiến đầy yêu thương của Thiên Chúa cho con người cũng như sự xuất hiện của triều đi công lư yêu thương và hoà b́nh.

 

78- Sứ mệnh của Hội Thánh như là nhiệm tích phổ quát của ơn cứu độ cũng c̣n là việc phải làm sao để "mọi dấu vết của thiện hảo, bất luận là dấu vết nào, vốn hiện diện trong tâm hồn và tư tưởng của con người, không những đừng để chết đi, nhưng ngược lại phải được thanh tẩy, nâng lên và đưa đến mức toàn thiện" (LG 17). V́ tác động của Chúa Thánh Thần đi trước và đôi khi c̣n xuất lộ ra một cách hữu h́nh, nên sinh hoạt tông đồ (AG 4) và hoạt động của Hội Thánh cũng có thể biểu lộ trong nỗ lực t́m kiếm sự cứu thoát và nổi khắc khoải tôn giáo của con người. Mầu nhiệm Phục sinh, mà ư Thiên Chúa muốn tất cả mọi người được dự phần, là một thực tại cứu độ bao hàm toàn thể nhân loại; thực tại cứu độ ấy nối kết từ trước Giáo hội với những người không phải là Kitô hữu, những người mà Giáo hội t́m đến; thực tại đó gắn liền Giáo hội với công tác phục vụ Mạc khải, công tác mà Giáo hội luôn phải thực hiện. Một khi Hội Thánh biết, cân nhắc và tiếp nhận điều thật và điều tốt mà Thánh Thần đă thực hiện nơi những lời nói và hành vi của những người không phải là Kitô hữu, th́ Giáo hội lại càng thật sự trở thành Giáo hội công giáo hơn, "Giáo hội đó nói tất cả các thứ tiếng, hiểu và ôm ẵm tất cả các ngôn ngữ trong đức ái của ḿnh, và như thế Giáo hội chiến thắng sự phân tán của Babel".

(AG 4).

 

79- "V́ thế cho nên dân truyền giáo nầy, mặc dù chưa phải là toàn dân và thường c̣n được thấy như là một đoàn chiên nhỏ, nhưng cống hiến cho toàn nhân loại hạt mầm dũng mạnh nhất đem lại sự hiệp nhất, hy vọng và cứu độ. Dấu ấy được Đức Kitô thiết lập để thông truyền sự sống, bác ái và chân lư; nó là dụng cụ đầy hiệu năng của ơn cứu chuộc cho mọi người; nó được gửi đến để làm ánh sáng thế gian và muối đất" (xem Mt 5, 13-16) - (LG 9).


 

IIỊ Một vài  hệ luận cho nền thần học về các tôn giáo

 

80- Một khi đă nghiên cứu khởi nguồn sự cứu độ nơi Chúa Cha, việc trung gian phổ quát nơi Đức Kitô, tính phổ quát nhờ ơn Chúa Thánh Thần, chức năng của Hội Thánh trong việc cứu độ mọi người, bây giờ chúng ta có được những yếu tố để phác họa một nền thần học các tôn giáo. Trước hoàn cảnh đa nguyên tôn giáo, ta thấy khuôn khổ của vấn đề nằm trong thắc mắc: ư nghĩa phổ quát của Đức Giêsu Kitô; sự tương quan của ư nghĩa đó đối với các tôn giáo; cũng như vấn đề chức năng của các tôn giáo trong ư định của Thiên Chúa - ư định nầy không là ǵ khác ngoài việc thu góp mọi sự vào Đức Kitô (Ep 1, 10). Không có ǵ phải ngc nhiên trong việc sử dụng lại các chủ đề xa xưa của truyền thống để làm sáng tỏ những hoàn cảnh mới. Về phương diện tích cực, phải duy tŕ ư nghĩa phổ quát của Đức Giêsu và Thánh Linh của  Ngài, cũng như sự phổ quát của Hội Thánh. Thật thế, Hội Thánh nầy loan truyền Phúc âm, phục vụ nhân loại bằng việc tế tự thuộc chức năng tư tế của ḿnh trong việc cử hành phụng vụ của mầu nhiệm phục sinh. Về phương diện tiêu cực, tính phổ quát đó có tính cách độc chuyên: Không có Lời Thiên Chúa nào mà không phải là Đức Kitô, và cũng không có Thánh Thần nào không phải là Thánh Thần của Đức Kitô. Chính trong nội vi của các tiêu mốc nầy, chúng ta nhận diện các vấn đề cụ thể sắp được khai triển một cách kỹ lưỡng hơn. Chúng ta sẽ nghiên cứu một số điểm đă được đề cập đến trong phần "thực trạng của vấn đề" (status quaestionis).

 

 

 

IIỊ1-  Giá trị cứu độ của các tôn giáo

 

81- Sự cứu độ có thể thực hiện ngoài Hội Thánh đối với những người sống theo lương tâm ḿnh không c̣n phải là một đối tượng để tranh căi. Như chúng ta đă thấy ở phần tŕnh bày trên, sự cứu độ đó không thể có được một cách độc lập với Đức Kitô và Hội Thánh của Ngài. Nó được xây dựng trên sự hiện diện phổ quát của Chúa Thánh Thần, không thể tách rời ra khỏi mầu nhiệm phục sinh của Đức Giêsu (LG 22; RM 10,...). Một số bản văn của Công đồng Vaticanô II đặc biệt nói về những tôn giáo không phải là Kitô giáo như thế nầy: Những người chưa hề nhận biết Phúc âm được xếp đặt bằng nhiều cách để thuộc về Dân Chúa, và việc gia nhập vào các tôn giáo khác nhau dường như không phải không liên hệ đến những hậu qủa của việc "xếp đặt" nầy (LG 16). Người ta nh́n nhận rằng có những tia chân lư nơi các tôn giáo khác nhau, soi dọi mọi người (NA 2), có những hạt giống của Lời Thiên Chúa (AG 11). Theo sự quan pḥng của Thiên Chúa, trong các tôn giáo có những sự tốt lành và chân thực (OT 16), có những yếu tố chân lư, ân sủng và thiện hảo không những nơi tâm hồn con người, mà c̣n thấy trong những lễ nghi và tập tục của các dân tộc, mặc dù tất cả cần phải được "thanh lọc, thăng hoá và đưa đến mức toàn hảo" (AG 9; LG 17). Nhưng nếu nói rằng các tôn giáo tự ḿnh có thể có một giá trị trong khuôn khổ của sự cứu độ, th́ đó là một điểm c̣n cần bàn căi.

 

82- Thông điệp "Sứ mệnh Đấng Cứu chuộc" (Redemptoris Missio), rập theo và khai triển đường hướng của Công đồng Vaticanô II đă nhấn mạnh rơ rệt hơn nữa về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần, không phải chỉ ở trong những con người thiện chí với tư cách cá nhân, nhưng c̣n ở trong xă hội và lịch sử, trong các dân tộc, các nền văn hoá, các tôn giáo; và tất cả điều đó luôn qui chiếu về Đức Kitô (RM 28, 29). Có một hành động phổ quát của Chúa Thánh Thần, không thể tách rời cũng không thể lẫn lộn với hành động đặc thù mà Ngài hoạt động trong Thân Thể Đức Kitô đó là Hội Thánh (Tlđd). Từ cấu trúc của Chương II của Thông điệp nầy, tựa đề là "Thánh Thần, Đấng thúc đẩy sứ mệnh truyền giáo", có thể nói được rằng hai cách hiện diện và hành động ấy của Chúa Thánh Thần đều phát xuất từ mầu nhiệm Phục sinh. Thực vậy, các số 28-29, nói về sự hiện diện phổ quát, sau khi đă khai triển ư tưởng về truyền giáo do Chúa Thánh Thần thúc đẩy (các số 21-27). Phần cuối số 28 quả quyết rơ ràng rằng chính Đức Giêsu sống lại đang hành động trong tâm hồn con người là nhờ bởi sức mạnh của Chúa Thánh Thần. Chính Chúa Thánh Thần ban phát các hạt giống của Lời Thiên Chúa hiện diện trong các nghi lễ và các tôn giáo. Việc phân loại thành hai tác động khác biệt của Chúa Thánh Thần không thể đưa đến việc tách rời hai tác động đó, làm như chỉ có tác động đầu mới có sự tương quan với mầu nhiệm cứu chuộc của Đức Kitô.

 

83- Thông điệp cũng đề cập đến sự hiện diện Chúa Thánh Thần và hành động Thiên Chúa trong các tôn giáo (RM 55 - 56) trong bối cảnh đối thoại với anh em thuộc các tôn giáo khác. Các tôn giáo cũng là một thách đố cho Hội Thánh, v́ chúng thúc đẩy Hội Thánh nhận ra dấu chỉ sự hiện diện của Đức Kitô và hành động của Chúa Thánh Thần. "Thiên Chúa mời gọi các dân tộc quay về với Ngài trong Đức Kitô. Ngài muốn thông ban cho mọi người sự Mạc khải và t́nh yêu trọn vẹn của Ngài. Ngài cũng không quên tỏ lộ sự hiện diện của Ngài bằng nhiều cách, không những cho các cá nhân nhưng c̣n cho các dân tộc, bằng những kho tàng tinh thần phong phú mà các tôn giáo của họ là một biểu lộ chính và thiết yếu, mặc dù c̣n có "những thiếu sót, bất cập và lầm lẫn" (RM 55). Tuy nhiên ở đây cũng cần biết rằng có sự khác biệt với sự hiện diện của Thiên Chúa do Đức Kitô và Phúc âm Ngài mang lại.

 

84- V́ đă nh́n nhận một cách minh nhiên rằng Thánh Linh Đức Kitô hiện diện nơi các tôn giáo, chúng ta không thể phủ nhận việc các tôn giáo, trong tư cách của ḿnh, có thể thực thi một chức năng cứu độ nào đó, nghĩa là các tôn giáo có thể giúp con người đạt đến cứu cánh tối hậu của ḿnh, mặc dù c̣n mập mờ thiếu sót. Trong các tôn giáo, mối tương quan giữa con người và Đấng Tuyệt đối, nghĩa chiều kích siêu việt được nêu lên rơ rệt. Thực khó mà nghĩ rằng những điều Chúa Thánh Thần thực hiện trong tâm hồn mỗi người có một giá trị cứu độ, trong khi đó những điều mà cũng do chính Thánh Thần ấy thực hiện trong các tôn giáo và trong các nền văn hoá, lại không có giá trị cứu độ, như thế. Giáo huấn của Hội Thánh gần đây dường như không chấp nhận một sự phân biệt triệt để như vậy. Ngoài ra cần phải lưu ư rằng nhiều bản văn mà chúng ta đă qui chiếu không những chỉ nói đến các tôn giáo mà c̣n nhắc đến các nền văn hoá, lịch sử các dân tộc v.v...bên cạnh các tôn giáo nầy. Tất cả các dữ kiện đó cũng có thể được các yếu tố ân sủng tác động.

 

85- Thánh Linh tác động trong các tôn giáo cũng chính là Chúa Thánh Thần, Đấng d́u dắt Hội Thánh. Nhưng sự hiện diện phổ quát của Chúa Thánh Thần không thể so sánh với sự hiện diện đặc biệt của Ngài trong Hội Thánh của Đức Kitô. Không thể loại bỏ giá trị cứu độ của các tôn giáo, nhưng điều đó không có nghĩa rằng tất cả mọi điều trong các tôn giáo đều có tính cách cứu độ. Đừng quên rằng có sự hiện diện của thần ác, gia sản của tội lỗi, sự bất toàn nơi sự đáp ứng của con người trước hành động của Thiên Chúa.v.v... (xem Tài liệu Đối thoại và Rao truyền 30-31). Chỉ một ḿnh Hội Thánh là Thân Thể của Đức Kitô, và chỉ trong Hội Thánh  ấy Chúa Thánh Thần hiện diện và hoạt động đắc lực. Do đó không ai có thể hững hờ với việc gia nhập Hội Thánh Đức Kitô và tham dự vào sự sung măn của các ân huệ cứu độ trong Hội Thánh (RM 55). Các tôn giáo có thể thực thi chức năng "chuẩn bị cho Phúc âm" (proeparatio evangelica). Các tôn giáo có thể sửa son cho các dân tộc và văn hoá khác nhau tiếp nhận biến cố cứu chuộc đă xảy ra rồi. Trong ư nghĩa ấy, chức năng của các tôn giáo không thể so sánh với chức năng của Cựu ước. Bởi v́ Cựu Ước đă chuẩn bị cho biến cố Đức Kitô đến.

 

86- Sự cứu độ có được nhờ hồng ân Thiên Chúa trong Đức Kitô, nhưng cần phải có sự đáp ứng và thuận nhận của con người. Các tôn giáo cũng có thể giúp con người đáp ứng,  một khi các tôn giáo thúc đẩy con người t́m kiếm Thiên Chúa, hành động đúng theo lương tâm của ḿnh, và sống cuộc đời ngay chính (xem LG 16; VS. 94: ư thức đo đức của các dân tộc và các truyền thống tôn giáo cho ta thấy rơ hành động của Thánh Thần Thiên Chúa). T́m kiếm sự thiện hảo tựu trung là một thái độ tôn giáo (xem VS. 9, 12). Sự trả lời của con người trước lời mời gọi của Thiên Chúa, luôn luôn được tiếp nhận trong và bởi Đức Kitô . Các chiều kích khách quan và chủ quan, đi xuống và đi lên, dường như phải đi đôi với nhau như đă từng xảy ra trong mầu nhiệm của Đức Kitô. Vậy như đă nói, các tôn giáo có thể là một phương thế giúp cho tín đồ của ḿnh đạt sự cứu độ, nhưng không thể so sánh với chức năng mà Hội Thánh thực hiện phục vụ sự cứu độ Kitô hữu và người ngoài Kitô hữu.

 

87- Quả quyết rằng các tôn giáo có thể có những yếu tố cứu độ, nội dung đó không đồng nghĩa với phán đoán về sự hiện diện của các yếu tố cứu độ trong mỗi một tôn giáo cụ thể. Vả lại, t́nh yêu Thiên Chúa và t́nh yêu tha nhân theo nghĩa tối hậu chỉ có thể thực thi được nhờ vào Đức Giêsu mà thôi, Ngài là vị trung gian duy nhất; Ngài là con đường độc đo để đến với  chính Thiên Chúa. Các tôn giáo có thể chất chứa chân lư cứu độ khi dẫn đưa con người đến t́nh yêu chân thật. Nếu thực sự việc đó cũng có thể xảy ra nơi những người không sống một tôn giáo nào, th́ dường như t́nh yêu chân thật hướng về Thiên Chúa phải đưa đến sự tôn thờ và thực thi tôn giáo trong sự hiệp thông với những người khác.

 

 

IIỊ2- Câu hỏi về Mạc khải

 

88- Tính cách đặc loại và quyết định của Mạc khải Thiên Chúa nơi Đức Giêsu Kitô đặt nền tảng trên sự kiện là Thiên Chúa Ba ngôi tự tỏ ḿnh trong Ngài mà thôi. Từ nội dung đó, người ta chỉ có thể nói về Mạc khải Thiên Chúa một cách chính xác, khi có sự kiện chính Thiên Chúa tự tỏ ḿnh ra. Như thế Đức Kitô vừa là trung gian, vừa là sự viên măn của Mạc khải (DV 2). Đừng lẫn lộn ư niệm thần học về Mạc khải với ư niệm hiện tượng luận về tôn giáo (các tôn giáo của Mạc khải, là những tôn giáo cho rằng ḿnh được xây dựng trên một mạc khải thần thánh). Chỉ trong Đức Kitô và trong Thánh Thần mà Thiên Chúa đă hoàn toàn tự mạc khải cho con người; v́ thế chỉ khi sự tự-truyền-thông nầy tự-khai-mở cho biết, th́ bấy giờ Mạc khải Thiên Chúa mới thực sự xảy đến theo nghĩa trọn đầy. Sự tự hiến mà Thiên Chúa thực hiện và Mạc khải của Ngài là hai khía cạnh không thể tách ra ngoài biến cố Đức Giêsu.

 

89- Trước khi Đức Kitô đến, Thiên Chúa đă tự Mạc khải Ngài một cách đặc biệt cho dân Israel như là Thiên Chúa Duy nhất, Hằng sống và Chân thật. Với tư cách là chứng tá cho Mạc khải nầy, các sách Cựu ước là Lời Thiên Chúa và có một giá trị vĩnh cửu (xem DV. 14). Chỉ trong Tân ước mà các sách của Cựu Ước tiếp nhận và thể hiện ư nghĩa trọn vẹn của chúng (xem DV 16). Nhưng Do thái giáo dừng lại nơi mạc khải chân thật của Thiên Chúa nơi Cựu ước. Một số yếu tố của Mạc khải Kinh thánh đă được Hồi giáo thu nhặt; nhưng lại được giải thích trong một bối cảnh khác.

 

90- Thiên Chúa đă tự mạc khải, và c̣n tiếp tục tự tỏ ḿnh ra cho con người biết bằng nhiều phương cách: bằng những công việc của công tŕnh to dựng (xem Kn 13, 5; Rm 1, 19-20), bởi những phán đoán của lương tâm (xem Rm 2, 14-15). v.v... Thiên Chúa có thể soi sáng con người trên những nẻo đường khác nhau. Sự kiên trung của Thiên Chúa có thể làm phát sinh một lọai nhận thức bẩm sinh. Các truyền thống tôn giáo đă cho thấy có "nhiều nhân vật thành khẩn, được Thánh Thần Thiên Chúa hứng khởi" (Tài liệu Đối thoại và Rao truyền, 30). Một cách nào đó, con người không ngừng nhận ra tác động của Thánh thần. Nếu theo giáo huấn của Hội Thánh, các tôn giáo có được những "hạt giống của Lời Thiên Chúa" và những "tia sáng chân lư", th́ ta không thể loại bỏ những yếu tố của một sự hiểu biết chân thật về Thiên Chúa nơi các tôn giáo dẫu chúng c̣n bất toàn (xem RM 55). Chiều kích tri thức học không thể nào hoàn toàn vắng bóng nơi mà chúng ta nhận ra những yếu tố của ân sủng và cứu độ.

 

91- Mặc dù Thiên Chúa đă soi sáng con người bằng nhiều cách, nhưng chúng ta không bao giờ có được sự bảo đảm trong việc tiếp nhận và giải thích đúng về những ánh sáng nầy nơi những người tiếp nhận. Chỉ trong Đức Giêsu chúng ta mới có được sự bảo đảm của một sự tiếp nhận đầy đủ ư muốn của Chúa Cha. Chúa Thánh Thần đă phù trợ một cách đặc biệt các Tông đồ trong việc làm chứng về Đức Giêsu và trong sự truyền bá sứ điệp của Ngài. Do lời giảng dạy của các tông đồ mà Tân Ước đă xuất hiện, và cũng nhờ vào sự giảng dạy ấy mà Hội Thánh đă đón nhận Cựu Ước. Sự linh ứng của Thiên Chúa mà Hội Thánh nh́n nhận nơi các bản văn Cựu Ước và Tân ước bảo đảm rằng mọi sự đă được ghi lại trong các bản văn nầy điều do ư muốn Thiên Chúa.

 

92- Các tôn giáo không phải tất cả đều có những sách thánh. Mặc dù người ta không thể loại bỏ một sự soi sáng của Thiên Chúa trong việc chép các bản sách nầy (đối với những tôn giáo có sách thánh = theo từ ngữ ta dùng ở đây), nhưng thích đáng hơn nên thận trọng về phẩm chất của "thần hứng" nơi các sách kinh ấy (xem DV 11). Danh xưng "Lời Chúa" đă được truyền thống dành riêng để chỉ những bản văn của hai bộ Cựu ước và Tân ước. Sự phân biệt nầy rơ rệt, kể cả nơi các tác giả vào thủa ban đầu trong Giáo hội từng nh́n nhận những hạt giống Lời Chúa trong các bản văn triết lư và tôn giáo. Những sách kinh của các tôn giáo khác nhau, dù có thể là một chặng đường chuẩn bị cho Phúc âm, cũng không có thể cho là tương đương với Cựu ước, v́ Cựu ước to nên sự chuẩn bị trực tiếp cho việc Đức Kitô đến trong thế gian.

 

 

IIỊ3-      Chân lư là vấn đề nêu lên cho thần học các tôn giáo và lập trường đa nguyên

 

93- Đối thoại liên tôn không phải chỉ là một ước muốn phát xuất từ Công đồng Vaticanô II và được Giáo hoàng đương kim duy tŕ. Đó cũng c̣n là một nhu cầu trong hoàn cảnh hiện nay của thế giới. Chúng ta biết rằng đối thoại nầy là một mối ưu tư chính của nền thần học đa nguyên về các tôn giáo trong suốt thời gian gần đây. Để có thể thực hiện được cuộc đối thoại nầy, các đi diện của các lập trường thần học đa nguyên nghĩ rằng phía Kitô hữu, cần loại bỏ mọi chủ trương ưu thế và độc tôn. Cần phải cho rằng mọi tôn giáo đều có giá trị ngang nhau. Họ nghĩ rằng nh́n nhận Đức Giêsu như là Đấng Cứu chuộc và Trung gian duy nhất cho con người là một chủ trương cho ḿnh có ưu thế.

 

94- Do đó, họ cho rằng bỏ đi chủ trương nầy được xem như thiết yếu để có thể đi đến đối thoại. Chắc chắn đây là điểm quan trọng nhất mà chúng ta phải đương đầu. Đối diện với những xác quyết nầy, cần chứng minh rằng sự kiện thần học công giáo khẳng định rằng tất cả những ǵ là chân thật và đáng quí trọng trong các tôn giáo khác nhau đều đến từ Đức Kitô trong Chúa Thánh Thần: xác quyết như thế không khi nào có nghĩa là một sự khinh thị hoặc đánh giá thấp. Nhưng đây là phương thức hay nhất mà Kitô hữu diễn tả sự quí mến đối với các tôn giáo.

 

95- Nếu chúng ta so sánh một số lập trường thần học được tŕnh bày trong chương I với những quan điểm giáo huấn của Giáo hội hiện nay và nền tảng của các quan điểm nầy trong Kinh thánh và Truyền Thống được khai triển trong chương II, th́ sẽ nhận ra rằng đôi bên đều có chung ư định nền tảng là chân nhận một cách kính trọng và biết ơn những chân lư và giá trị được t́m thấy trong các tôn giáo khác nhau. Đôi bên đều nỗ lực t́m cách đối thoại với các tôn giáo khác không tiền kiến hoặc có ước muốn tranh biện.

 

96- Nhưng sự khác biệt nền tảng giữa hai hướng nh́n nầy nằm ở lập trường của mỗi bên trước vấn đề thần học về chân lư, và đồng thời trước đức tin Kitô giáo. Giáo huấn Hội Thánh  về thần học các tôn giáo lập luận dựa vào trung tâm điểm của chân lư nơi đức tin kitô giáo. Một mặt nó lưu ư đến giáo huấn của Phaolô về sự hiểu biết tự nhiên về Thượng đế, và mặt khác nó cũng diễn tả sự tin tưởng vào hành động phổ quát của Chúa Thánh Thần. Giáo huấn Hội Thánh nhận thấy hai đường hướng đó đă ăn sâu vào truyền thống thần học. Nó trân trọng Chân-Thiện-Mỹ của các tôn giáo từ nền tảng chân lư sâu xa nhất nơi đức tin riêng của ḿnh, nhưng không chung chung cho rằng lập trường về chân lư của các tôn giáo khác có cùng hiệu lực vững chắc của đức tin. V́ làm như thế có thể dẫn đến một thái độ dững dưng, nghĩa là không nghiêm túc trước lập trường về Chân lư, lập trường của ḿnh cũng như lập trường của kẻ khác.

 

97- Thần học các tôn giáo mà chúng ta t́m thấy trong các tài liệu chính thức lập luận dựa trên trung tâm điểm của đức tin. C̣n đối với phương thức tiến hành các thần học đa nguyên, mặc dù có những ư kiến khác biệt nhau và những thay đổi thường xuyên diễn ra trong các thần học ấy, có thể nói được là tất cả đều có một chiến lược "đi kết" về đối thoại, nghĩa là lưu tâm đến một sự hiệp nhất cần phải được tân to trong tương quan với các tôn giáo khác. Nhưng sự hiệp nhất ấy chỉ có thể xây dựng được khi loại bỏ đi một số khía cạnh của chính lập trường của ḿnh. Người ta muốn đạt đến sự hiệp nhất bằng cách loại bỏ giá trị nơi những điểm khác biệt được xem như là một sự đe dọa; ít ra chúng chỉ được coi như những điểm cá biệt hoặc những quan điểm hn chế liên quan đến một  nền văn hoá đặc loại, cần phải loại bỏ đi.

 

98- Sự thay đổi trong nhận thức đức tin riêng của ḿnh nơi thần học đa nguyên tôn giáo có nhiều khía cạnh. Chúng ta hăy ghi lại những khía cạnh quan trọng nhất:

            a) Về phương diện lịch sử, người ta đề nghị một sơ đồ với ba giai đoạn. Sơ đồ nầy dẫn đến t́nh trạng đa nguyên như  một điểm chung kết: chủ trương độc chuyên, chủ trương bao gồm, chủ trương đa nguyên. Chủ trương nầy tiền kiến một cách sai lầm rằng chỉ có lập trường đa nguyên mới thật sự lưu ư đến các tôn giáo khác ḿnh, nên sẽ đem lại hoà b́nh tôn giáo.

            b) Về phương diện tri thức luận, người ta giới hn khả năng diễn tả chân lư của các xác quyết thần học (các xác quyết thần học này chỉ được quan niệm như là những phương thức diễn tả đặc loại tùy thuộc vào một nền văn hóa thôi), hoặc c̣n đi đến việc hủy bỏ luôn khả năng diễn đạt chân lư của các xác quyết thần học (các xác quyết thần học chỉ được xem như những xác quyết có tính cách thần thoại mà thôi).

            c) Về phương diện thần học, người ta cố t́m một cương lĩnh để to sự hiệp nhất; v́ muốn có được sự nh́n nhận vị thế ngang nhau giữa các tôn giáo, nên phải dùng phương pháp phân-cục và giản lược (đi từ lập trường lấy Giáo hội làm tâm điểm đến lập trường lấy Đức Kitô làm tâm điểm, rồi từ lập trường sau nầy đến lập trường lấy Thượng đế làm tâm điểm, đồng thời người ta c̣n đề nghị một ư niệm siêu định về Thiên Chúa), cũng như phải biến đổi và cắt giảm các nội dung đặc loại của đức tin, đặc biệt trong Kitô học.

 

99- Vào một thời đi mà ư tưởng đa nguyên về thị trường rất thịnh hành, thần học đó được tiếp nhận dễ dàng; nhưng thái độ đó quên đặt ḿnh vào tư thế của người đang đối thoại. Với quan điểm nầy, khi đối thoại có thể xảy ra ba trường hợp:

            a) Người đối thoại buộc phải nh́n nhận luận đề về "vị thế ngang nhau" trong nhiều hoàn cảnh khác nhau của lịch sử.

            b) Người ấy phải chấp nhận luận cứ giới hn hay từ bỏ khả năng chân lư của tất cả những xác quyết thần học nơi chính tôn giáo ḿnh;

c- Hoặc người ấy cần thay đổi phương pháp thần học riêng của ḿnh và nội dung của các xác quyết riêng của đức tin, đến mức các xác quyết ấy không c̣n có giá trị nào nữa trong tương quan đối với các chuẩn tắc của tôn giáo riêng của ḿnh. Như thế là cuộc đối thoại tôn giáo kỳ cùng đành chấm dứt. Thật thế, không c̣n ǵ nữa ngoài việc nhận ra rằng đa nguyên ấy là mơ hồ. Do đó, thần học đa nguyên, như một chiến lược để đối thoại  giữa các tôn giáo, không những chẳng tự biện minh được trước chủ trương chân lư của chính tôn giáo riêng của ḿnh, mà đồng thời lại làm tan biến luôn chủ trương chân lư của phía kia.

 

100- Đối diện với việc đơn giản hoá lịch sử, lập trường tri thức luận hoặc thần học của tương quan giữa Kitô giáo và các tôn giáo khác trong thần học đa nguyên, cần khởi sự từ cái nh́n dị biệt về các tôn giáo của Tuyên ngôn "Nostra Aetate" của Công đồng Vaticanô IỊ Trong bản tuyên ngôn nầy, các tôn giáo trên thế giới được diễn tả như có một nền tảng chung là nỗ lực để "bằng nhiều phương thức khác nhau đi sâu vào nổi khắc khoải của tâm hồn con người và đề nghị những con đường, nghĩa là những giáo lư, những luật sống và những lễ nghi thần thánh" (NA 2), nhưng không xoá đi những dị biệt cũng rất nền tảng: những h́nh thức khác nhau của Phật giáo chỉ cho con người những con đường để từ đó nhận ra được ư nghĩa của chân tánh khi ư thức được sự vô thường tận căn của thế giới bất-tất; trong nguồn phong phú của các thần thoại Ấn Độ giáo, trong những yêu sách khổ hnh và những chiêm niệm sâu xa của tôn giáo nầy, việc t́m kiếm đầy tin tưởng một nơi trú ẩn nơi Thiên Chúa được mạc khải - Với Hồi giáo, Giáo hội có nhiều điểm chung, v́ Hội Thánh nhận ra rằng các tín đồ tôn giáo nầy "thờ phượng Thiên Chúa Độc nhất (...) Đấng to dựng nên trời đất" (NA 3). Chúng ta nhận ra rơ ràng những ǵ phân cách chúng ta, nhưng đồng thời cũng không thể xem nhẹ những yếu tố chung trong lịch sử và trong giáo lư. Kitô giáo liên hệ với Do Thái giáo v́ cùng một nguồn gốc và một gia sản phong phú chung. Lịch sử của giao ước với Israel, việc tuyên xưng một Thiên Chúa duy nhất mạc khải trong lịch sử ấy, hy vọng vào Thiên Chúa đang đến và Nước Ngài sẽ đến, là những nội dung chung của người Do Thái và Kitô hữu (xem NA 4). Một nền thần học Kitô giáo về các tôn giáo phải có khả năng tŕnh bày một cách thần học các yếu tố chung và những dị biệt giữa đức tin cá biệt của ḿnh và các niềm tin của các nhóm tôn giáo khác nhau. Công đồng nhận định nhiệm vụ khó khăn nầy của ḿnh: Một mặt, Công đồng chiêm ngắm sự hiệp nhất của nhân loại, đặt trên nền tảng của một nguồn gốc chung (NA 1). Với lư do nầy, dựa trên thần học của công cuộc to dựng: "Giáo hội Công giáo không vất bỏ bất cứ cái ǵ là thật và thánh thiện trong các tôn giáo" (NA 2). Nhưng mặt khác, Giáo hội nhấn mạnh đến sự cần thiết về việc loan truyền chân lư, đó chính là Đức Kitô: "Hội Thánh loan truyền, và quyết tâm loan truyền không ngừng Đức Kitô là đường, sự thật và sự sống (Gioan 14, 16), trong Ngài mọi người sẽ t́m được sự sung măn của sự sống tôn giáo và trong Ngài Thiên Chúa đă tự giải hoà lại với mọi sự" [Phần chú thích: xem 2 Co 5, 18-19] (Tlđd).

 

101- Tất cả mọi cuộc đối thoại chỉ thực hiện được trong nỗ lực t́m chân lư của những người tham dự. Nhưng đối thoại  giữa các tôn giáo c̣n có đặc tính là cấu trúc sâu xa của văn hoá gốc của mỗi người lại được sử dụng để t́m hiểu lập trường về chân lư của một nền văn hóa khác ḿnh. Hẳn nhiên công cuộc đối thoại đó đ̣i hỏi nhiều cố gắng, và cần thiết phải có một sự bén nhy đặc biệt về nền văn hoá khác. Suốt trong các thập niên vừa qua, người ta đă đặc biệt  khai triển tính nhy bén về bối cảnh văn hoá, từ phía các tôn giáo khác nhau cũng như Kitô giáo và các nền thần học. ở đây chỉ cần nhắc lại "những nền thần học theo bối cảnh", và ư nghĩa ngày càng gia tăng của chủ đề hội nhập văn hoá trong giáo huấn của Giáo hội và trong thần học. Ủy ban Thần học Quốc tế đă lên tiếng về các chủ đề nầy , cho nên ở đây chỉ cần đưa ra hai chỉ dẫn:

1- Một nền thần học của các tôn giáo khác nhau, đặt trên quan điểm riêng của chính ḿnh về chân lư, là căn bản cho tất cả mọi đối thoại tôn giáo nghiêm túc và là tiền đề cần thiết để hiểu t́nh trạng cá biệt của các lập trường và các phương tiện diễn tả có tính cách văn hoá của chúng.

2- Những bối cảnh văn chương hoặc xă hội văn hoá v.v...là những phương tiện quan trọng; nếu ta chỉ sử dụng chúng mà thôi để hiểu các bản văn và các hoàn cảnh, th́ chúng có thể cống hiến một b́nh diện khả dĩ của chân lư, nhưng chúng không bao giờ được đồng hoá với chính chân lư. V́ thế, ta cần định vị ư nghĩa và những giới hn của bối cảnh văn hoá. Đối thoại liên tôn thảo luận những "sự trùng hợp và đồng qui" với các tôn giáo khác, với tất cả sự thận trọng và tương kính. Đối với việc thảo luận các "mối dị biệt", cần lưu ư rằng việc nghiên cứu nầy không phải để vô hiệu hoá các điểm trùng hợp và những yếu tố đồng qui; ngoài ra đối thoại về sự khác biệt ấy c̣n phải khởi xuất từ giáo lư riêng của mỗi người và nền đo đức liên hệ; nói cách khác, phương thức đối thoại không thể vô hiệu hoá nội dung của đức tin riêng của mỗi người và nền đo đức gắn liền với đức tin đó.

 

102- Mối liên hệ hỗ tương của các nền văn hoá trong thế giới hiện nay nhân tăng việc giải thích và phổ biến liên tục các nền văn hóa đó bằng các phương tiện truyền thông; sự kiện nầy làm cho vấn đề chân lư của các tôn giáo trở thành trung tâm điểm của tâm thức con người ngày nay. Những suy tư ở đây chú ư đến một số tiền đề của hoàn cảnh nầy, nhưng không tranh căi về các nội dung của các tôn giáo khác nhau. Việc thảo luận sâu xa hơn nên được thực hiện ở nhiều nơi khác nhau, nghĩa là trong những trung tâm nghiên cứu có được một sự tiếp xúc văn hoá trực tiếp với các tôn giáo. Đối diện với t́nh trạng thay đổi tâm thức của con người ngày nay và với hoàn cảnh của những người có ḷng tin, hẳn nhiên việc tranh luận về quan điểm chân lư của các tôn giáo không thể là một khía cạnh bên lề hoặc chỉ là một phần nhỏ của thần học. Việc đáp ứng một cách cung kính với ước vọng nầy phải đóng một vai tṛ trung tâm trong việc làm hằng ngày của thần học, và phải đưa vào chương tŕnh chính thức của bộ môn nầy. Song song với nỗ lực đó, ngày nay Kitô hữu phải tôn trọng sự khác biệt của các tôn giáo, tập thực hiện một h́nh thức hiệp thông có nền tảng là t́nh yêu Thiên Chúa đối với con người và trong sự kính trọng tự do của con người. Sự kính trọng khi đối diện với "tính khác biệt" của các tôn giáo khác đi liền với điều kiện hiện hữu của quan điểm chân lư nơi mỗi người.

 

103- Cũng như t́nh yêu, việc tôn trọng - quí mến chân lư của kẻ khác, từ trong cơ cấu của nó, luôn dựa trên sự thẩm định chính ḿnh. Nền tảng của mọi công việc truyền thông, cũng như trong công cuộc đối thoại tôn giáo, là sự nh́n nhận yêu sách của chân lư. Nhưng đức tin Kitô giáo có cơ cấu riêng của ḿnh về chân lư: các tôn giáo nói "đến" "Đấng Thánh, "đến" Thiên Chúa, "về" Ngài, thay cho Ngài" hay "nhân danh Ngài". Chỉ trong Kitô giáo mới thấy chính Thiên Chúa nói với con người bằng Lời Ngài. Chỉ có cách nói nầy mới có thể giúp con người đạt đến chân tính của ḿnh cũng như hiệp thông được với Thiên Chúa và với tất cả những người khác. Thiên Chúa Ba ngôi là trung tâm của đức tin nầy. Chỉ có đức tin Kitô giáo linh hoạt từ nơi Thiên Chúa đơn nhất và Ba ngôi. Và chính từ chiều sâu văn hoá nầy mà việc nh́n nhận phẩm giá con người trong xă hội đa biệt đă nảy sinh, to nên một nét riêng của thời đi mới.

 

104- Lập trường đa nguyên gán cho sự trung gian cứu độ duy nhất nơi Đức Kitô là một chủ trương trịch thượng; do đó nó đ̣i hỏi phải thay thế quan điểm thần học lấy Đức Kitô làm trung tâm bằng quan điểm lấy Thiên Chúa là trung tâm; lập trường đa nguyên cho rằng quan điểm lấy Đức Kitô làm trung tâm là nguyên nhân của cung cách trịch thượng, c̣n quan điểm sau được đánh giá là dễ chấp nhận hơn. Đối diện với lập trường nầy, ta phải xác quyết rằng chân lư đức tin không phải là việc chúng ta có thể tùy tiện. Đối với một chiến lược đối thoại đ̣i hỏi phải có một sự cắt giảm tín lư Kitô học để loại trừ nơi Kitô giáo chủ trương trịch thượn, theo ư chúng tôi tốt hơn chúng ta nên đào sâu đức tin trong khuôn khổ Kitô học để có một phương thức truyền bá Tin Mừng ăn khớp với nội dung đức tin của ḿnh. Mọi h́nh thức rao giảng Phúc âm không tương ứng với sứ điệp, cuộc sống, sự chết và sự sống lại của Đức Giêsu Kitô, đều làm sai lạc sứ điệp nầy, và kỳ cùng là xuyên tạc chính Đức Giêsu Kitô. Chân lư như là chân lư luôn luôn "có tính cách tối thượng"; nhưng chân lư của Đức Giêsu Kitô, một cách hết sức rơ rệt nơi yêu sách của chính chân lư nầy, là luôn luôn phục vụ con người; đó là chân lư của Đấng hiến mng sống ḿnh cho con người để dẫn đưa con người đi vào trong t́nh yêu Thiên Chúa một cách vĩnh viễn. Mọi phương pháp rao truyền có chủ tâm cố t́m cách áp buộc người nghe, hoặc ảnh hưởng họ bằng những phương thế của một loại lư luận có tính cách phương tiện hoặc chiến lược, đều đi ngược lại với Đức Kitô - là Lời  và Tin Mừng của Chúa Cha - và đi ngược lại với phẩm giá con người mà chính Ngài tuyên dương.

 

 

IIỊ4- Đối thoại liên tôn và mầu nhiệm cứu độ

 

105- Từ sau Công đồng Vaticanô II, Giáo hội Công giáo đă quyết tâm dấn thân cho công cuộc đối thoại liên tôn  và chính v́ công cuộc đối thoại ấy mà tài liệu nầy đă được khai triển, dù đối thoại không phải là một đề tài căn bản của bản văn. Thực trạng của vấn đề Kitô giáo và sự liên hệ của nó với các tôn giáo khác, các tiền đề thần học và những hệ luận rút ra từ đấy, tất cả đều có liên quan đến giá trị cứu độ các tôn giáo và Mạc khải Thiên Chúa. Những suy tư nầy nhằm soi sáng cho Kitô hữu trong các cuộc đối thoại với những tín đồ các tôn giáo khác.

106- Các công cuộc đối thoại hoặc là một sự kiện thuộc những người chuyên môn, hoặc xảy ra trong đời hằng ngày qua những lời nói hay các cách cư xử, th́ không những chúng có quan hệ với những con người đối thoại, mà trước hết chúng cũng c̣n quan hệ với Thiên Chúa mà con người tuyên xưng. Cuộc đối thoại liên tôn như thế gồm ba tác nhân. V́ thế, ở đây Kitô hữu phải lưu ư đến hai câu hỏi nền tảng mà ư nghĩa cuộc đối thoại lệ thuộc vào: Ư nghĩa về Thiên Chúa và ư nghĩa về con người.

 

 

A- Ư nghĩa về  Thiên Chúa

 

107- Trong cuộc đối thoại liên tôn, mỗi bên thật sự phát biểu theo một nghĩa nào đó về Thiên Chúa và ngầm đặt câu hỏi cho người đối diện: Thiên Chúa của ông bà như thế nào? Kitô hữu không thể lắng nghe và hiểu người ấy mà không tự đặt cho chính ḿnh câu hỏi nầy. Thật ra, thần học Kitô giáo c̣n vượt lên một lối nói nào bất kỳ về Thiên Chúa: Chúng ta cố gắng nói về Thiên Chúa bằng chính ngôn ngữ con người như Lời Thiên Chúa nhập thể đă dạy cho biết (xem Gioan 1, 18; 17, 3). Do đó có một vài điểm cần thiết phải cân nhắc trong cuộc đối thoại:

 

108- a) Nếu nói đến thần thánh như là giá trị siêu việt và tuyệt đối, th́ đây có phải là một Thực tại không ngôi vị hay đây là một Hữu thể ngôi vị?

                 b) Tính siêu việt của Thượng đế có phải là được hiểu như một huyền thoại ngoài thời gian hay là Đấng siêu việt đó tương hợp với hành động của ḿnh trong lịch sử liên quan đến con người?

               c) Thiên Chúa được hiểu biết chỉ bằng lư trí, hoặc Ngài cũng được biết bằng đức tin bởi v́ Thiên Chúa tự mạc khải cho con người?

                d) Bởi v́ "tôn giáo" là một lối tương giao nào đó giữa Thiên Chúa và con người. Tôn giáo đó diễn tả một Thiên Chúa "theo h́nh ảnh con người", hay c̣n hàm ngụ rằng "con người là h́nh ảnh của Thiên Chúa" ?

                e) Nếu người ta chấp nhận rằng Thiên Chúa là Duy nhất, như yêu sách của lư trí, th́ tuyên xưng Ngài là "Một" có nghĩa như thế nào? Một Thiên Chúa không ngôi vị có thể được lư trí chấp nhận, nhưng theo sự tự mạc khải của Ngài trong Đức Kitô th́ mầu nhiệm Thiên Chúa Duy Nhất đó có thể được đức tin đón nhận như Một Thiên Chúa Ba ngôi đồng bản tính và không thể phân chia. Sự phân định đó hết sức quan trọng v́ những hệ quả phát xuất từ nội dung nầy, ảnh hưởng đến nhân loại học và xă hội học gắn liền với mỗi tôn giáo.

                f) Các tôn giáo nh́n nhận nơi thần thánh những thuộc tính thiết yếu, như toàn năng, toàn trí, thiện hảo, công b́nh. Nhưng, để hiểu được sự nhất quán của giáo lư nơi mỗi tôn giáo, và để hiểu thấu những ư nghĩa c̣n hồ đồ nơi một từ ngữ bên ngoài xem ra giống nhau, cần thiết phải nắm được trụ chính mà các danh xưng thần thánh nầy dựa vào. Một sự phân định như thế liên quan đặc biệt đến ngôn ngữ Thánh kinh mà trụ chính là Giao ước giữa Thiên Chúa và con người, giao ước được hoàn thành trong Đức Kitô.

                g) Một sự phân định khác cũng xem là cần thiết liên quan đến ngữ vựng có tính cách đặc loại thần học, một khi ngữ vựng nầy lệ thuộc vào nền văn hoá của mỗi bên đối thoại và của nền triết lư bên trong của nó. Nên ta phải lưu ư đến nét đặc loại văn hoá của đôi bên, ngay cả khi cả đôi bên đều thuộc về cùng một nền văn hoá nguyên thủy.

                h) Thế giới ngày nay dường như quan tâm nhiều đến nhân quyền, ít nhất về mặt lư thuyết. Một vài chủ trương bảo căn, ngay cả nơi Kitô hữu, lấy những đặc quyền của Thiên Chúa để đối kháng với các quyền con người. Nhưng trong cuộc đối kháng đó, người ta nói đến Thiên Chúa nào đây, và kỳ cùng, là nói đến con người nào đây?

 

 

B- Ư nghĩa con người

 

109- Một nền nhân loại học tiềm tàng cũng đă được đưa vào trong công cuộc đối thoại liên tôn, sự kiện đó dựa trên hai lư do. Thực vậy, một mặt đối thoại đặt con người vào cuộc truyền thông trao đổi, mà mỗi bên là chủ thể của lời nói và cách xử trí của ḿnh. Mặt khác, khi các tín đồ các tôn giáo khác nhau đối thoại, th́ có một biến cố xảy ra sâu kín hơn cả sự truyền thông bằng lời nói: đó là sự gặp gỡ giữa những con người, mà mỗi người lần bước về mang theo gánh nặng của thân phận con người ḿnh.

110- Trong cuộc đối thoại liên tôn, đôi bên có chung một quan niệm về nhân vị con người hay không? Câu hỏi đặt ra không phải lư thuyết, nhưng nó chất vấn tâm hồn mỗi người đang đối thoại. Người Kitô hữu đối thoại hẳn biết rằng con người là "h́nh ảnh của Thiên Chúa", nên tự tâm hồn vang dội lời mời gọi liên lĩ của Thiên Chúa, con người đó thiết yếu là tương quan và có thể mở ra với "ai khác". Nhưng tất cả các thành phần đối thoại có ư thức về mầu nhiệm con người và mầu nhiệm Thiên Chúa "Đấng Tối cao"  hay không? Như thế Kitô hữu bấy giờ quay lại tự chất vấn chính ḿnh: Khi ḿnh đối thoại, khởi từ đâu để nói? Từ mặt tiền sân khấu của vị thế xă hội và tôn giáo của chính ḿnh? Từ trên cao của "Siêu ngă" của ḿnh hoặc của h́nh ảnh lư tưởng nơi ḿnh? V́ phải làm chứng cho Chúa  và Đấng Cứu độ của ḿnh, th́ thử hỏi Chúa đó đang cư ngụ ở "căn nhà nào" trong tâm hồn ḿnh? Trong đối thoại liên tôn, gồm có mối tương quan giữa con người với nhau và mối tương quan của mỗi người với Thượng đế Hằng Sống và Chân Thật.

 

111- V́ thế, cầu nguyện trong đối thoại liên tôn có tầm quan trọng đặc biệt. "Con người t́m kiếm Thiên Chúa (...). Tất cả các tôn giáo chứng thực về nổi thao thức t́m kiếm nầy" . Cầu nguyện là tương quan sinh động và thành khẩn của con người với Thiên Chúa. Đó đúng là hành vi đo đức tôn giáo được thể hiện trong tất cả các tôn giáo. Kitô hữu biết rằng "Thiên Chúa không ngừng kêu gọi mỗi người t́m đến gặp gỡ Ngài một cách nhiệm mầu trong lời cầu nguyện" . Nếu người ta không thể biết đến Thiên Chúa một khi Ngài không tự động mạc khải Ngài, th́ cầu nguyện luôn vẫn là cần thiết v́ cầu nguyện đưa con người đến một tâm thức sẵn sàng để đón nhận ơn Mạc khải. Cho nên, trong nỗ lực chung t́m kiếm chân lư như là lư do thúc đẩy đối thoại liên tôn, "có một cộng lực nào đó giữa cầu nguyện và đối thoại (...). Cầu nguyện là điều kiện của đối thoại và trở thành hoa trái của đối thoại nầy" . Một khi Kitô hữu tiến  hành đối thoại với một tâm thức của kẻ cầu nguyện, th́ họ nương theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần đang hoạt động trong tâm hồn của những người đang đối thoại. Bấy giờ đối thoại tiến xa hơn t́nh trạng một cuộc trao đổi: đây là một cuộc gặp gỡ.

 

112- Sâu xa hơn nữa, ở mức độ "không nói thành lời" đối thoại liên tôn đúng là một cuộc gặp gỡ giữa những con người đă được dựng nên "theo h́nh ảnh của Thiên Chúa"; nhưng trong con người đó, "h́nh ảnh" nầy có phần mờ tối đi do tội lỗi và sự chết. Nói cách khác, Kitô hữu hay không phải là Kitô hữu, th́ mọi người đều mong chờ được cứu độ. V́ thế, mỗi tôn giáo được nhận ra như một con đường t́m kiếm sự cứu độ và đề nghị những con đường để đạt đến mục tiêu nầy. Cuộc gặp gỡ trong thân phận chung của con người đặt các người đối thoại đôi bên trên một b́nh diện b́nh đẳng, b́nh đẳng hơn cả mong ước được biểu lộ trong những lời nói về tôn giáo của họ. Lời nói vốn là một phản ảnh của cuộc sống và đă được gn lọc qua tâm thức tôn giáo. Trái lại, những vấn đề triển nở nhân cách con người, kinh nghiệm về cộng đồng xă hội đàn ông và đàn bà, gia đ́nh, giáo dục v.v...và tất cả những câu hỏi xoay quanh công việc làm ăn sinh sống, những sự kiện đó không phải là những đề tài làm lạc hướng công cuộc đối thoại tôn giáo, nhưng to nên môi trường thuận lợi cho đối thoại nầy. Bấy giờ, người ta nhận ra rằng trong cuộc gặp gỡ nầy, nơi ở của Thiên Chúa đó là con người.

 

113- Thế nhưng, câu tra vấn trường kỳ bám riết toàn bộ cuộc sống con người là vấn đề về sự chết. Khổ đau, tội lỗi, thất bi, chán chường, t́nh trạng bất khả tương giao, các mối tranh chấp, những bất công..., ở bất cứ đâu, và vào bất cứ lúc nào, sự chết lại vẫn xuất hiện như  một mng lưới bí hiểm của thân phận con người. Hẵn nhiên, con người bất lực trong việc khử trừ sự chết, nên làm đủ mọi cách để đừng nghĩ đến nữa. Nhưng chính trong sự chết, lời kêu gọi của Đấng "Hằng sống" vang dội lên một cách mănh liệt nhất: nó là dấu hiệu trường tồn của biệt tính nơi Thiên Chúa, v́ chỉ có Đấng từ hư không gọi con người đến sự hiện hữu mới có thể ban sự sống cho những kẻ chết. Không ai có thể thấy Thiên Chúa mà không qua sự chết, nơi chốn gai góc nóng bỏng đó Siêu Việt đến với hố thẳm của thân phận con người.

Câu hỏi trọng đi duy nhất - bởi v́ có tính cách hiện sinh và không tránh né được và không có nó th́ những giáo thuyết tôn giáo cũng chỉ là "mánh lới nhằm tránh né vấn đề" - câu hỏi đó là: Đấng Hằng Sống có trách nhiệm hay không về cái chết con người? Những lối giải thích lư thuyết không thiếu, nhưng không thể trấn an nỗi những uẩn khúc tồn ti: làm sao Thiên Chúa có thể măi ẩn dấu và thinh lặng trước kẻ vô tội đang bị tổn thương và người công chính đang bị áp bức? Đó là tiếng kêu của Gióp và của toàn nhân loại. Câu trả lời thật gai góc khôn tả: trên Thập giá, Ngôi Lời bị treo lên; thinh lặng Ngài níu vào Chúa Cha, trả lại hơi thở của Ngài cho Cha. Đấy lại  là nơi gặp gỡ của mọi con người: con người ở trong cái chết của Ngài và Thiên Chúa đến gặp con người nơi đó. Chỉ có Thiên Chúa T́nh yêu là Đấng chiến thắng sự chết và chính do đức tin vào Ngài mà con người được giải thoát khỏi t́nh trạng nô lệ của sự chết. Bụi cây rực lửa của Thánh giá nay lại là nơi ẩn kín của sự gặp gỡ. Nơi đó Kitô hữu "Chiêm ngắm Đấng đă bị đâm thủng xuyên ngực" (Gioan 19, 37; Za 12,10). Chứng tá của kinh nghiệm mới nơi Kitô hữu sẽ là chứng tá về Đức Kitô được sống lại, chiến thắng cái chết bằng sự chết. Bấy giờ đối thoại liên tôn mặc lấy ư nghĩa trong sự thực hiện Chương tŕnh cứu độ: nó c̣n tác động hơn cả việc lặp lại sứ điệp của các tiên tri và sứ mng của vị Tiền Hô, nó dựa trên biến cố của ơn cứu độ đă được Đức Kitô hoàn thành và hướng về sự Xuất hiện lần thứ hai của Chúa. Trong Giáo hội đối thoại liên tôn ở vào vị thế hướng về thời hoàn măn.


 

IV

  

Kết luận: Đối thoại và sứ mạng của Hội Thánh

 

114- Vào thời cuối của đệ II thiên niên nầy, Hội Thánh được mời gọi làm chứng về Đức Kitô đă chịu đóng đinh và đă sống lại, "cho đến tận cùng trái đất" (Cv 1,8), trong những vùng đất rộng lớn về mặt văn hoá và tôn giáo của thế giới. Đối thoại liên tôn gắn liền với bản tính của  ơn gọi Kitô giáo, nó ở trong sức năng động Truyền thống linh hoạt nơi mầu nhiệm cứu độ mà Giáo hội là nhiệm tích phổ quát, nó là một tác động của Truyền Thống nầy.

 

115- Là đối thoại của Hội Thánh, đối thoại có căn nguồn, mẫu mực và cứu cánh trong Chúa Ba Ngôi Cực thánh. Đối thoại biểu lộ và làm hiện thực sứ mng của Ngôi Lời vĩnh cửu và của Chúa Thánh Thần trong công việc thực hiện Chương tŕnh cứu độ. Chính nhờ vào Lời Ngài mà Chúa Cha mời gọi mọi người từ hư không vào hiện hữu, và chính Hơi thở Ngài ban cho mà con người có sự sống. Chính nhờ Con Ngài, mang lấy xác phàm loài người chúng ta và được xức dầu bởi Chúa Thánh Thần Ngài, mà Ngài nói với loài người như những người bạn, "nói chuyện với họ nơi dương thế" và mạc khải cho họ "con đường toàn vẹn của sự hiểu biết" (xem Ba 3, 36-38). Chính Chúa Thánh Thần linh hoạt của Ngài thiết lập Hội Thánh là Thân Thể Đức Kitô của Ngài; Hội thánh nầy được gửi đến cho muôn dân để loan truyền Tin mừng Phục sinh.

 

117- Ngôi Lời có thể cho chúng ta biết Chúa Cha, v́ Ngài đă học biết tất cả từ Cha và đă chấp nhận học biết mọi sự từ con người. V́ thế Ngài phải ở trong Hội Thánh cùng với những người nam nữ muốn gặp gỡ anh chị em ḿnh trong các tôn giáo khác và đối thoại với họ. Không phải Kitô hữu được sai đi nhưng là Giáo hội, không phải những ư kiến của riêng họ, nhưng là chính Chúa Kitô, mà họ phải chia sẽ, không phải lối biện minh khôn ngoan của ḿnh đánh động tâm hồn kẻ khác, nhưng là Chúa Thánh Thần Đấng Bênh đỡ. Muốn trung thành với "ư nghĩa của Hội Thánh", đối thoại liên tôn đ̣i hỏi sự khiêm nhường của Đức Kitô và sự trong sáng của Chúa Thánh Thần.

 

117- Phương pháp truyền đạt Chúa muốn trong đối thoại không những bằng lời nói, nhưng bằng cả hành động: lời nói diễn đạt "sự mới l Kitô giáo", sự mới l của T́nh yêu Chúa Cha, và hành động đi theo làm chứng. Bằng cách đó, Hội Thánh thực sự được nhận ra như là nhiệm tích ơn cứu độ. Trong ư nghĩa ấy, theo ư muốn Chúa Cha, đối thoại liên tôn là sự "chuẩn bị cho Phúc âm".

Thật vậy, việc làm chứng qua lại gắn liền với việc đối thoại giữa những con người khác tôn giáo. ở đây, việc làm chứng của Kitô giáo chưa phải là sự loan báo Tin mừng nhưng đă là một phần trong toàn bộ sứ mệnh Giáo hội, như là ánh sáng t́nh yêu Chúa Thánh Thần đổ xuống trên Hội Thánh. Bất cứ ai, bằng những phương thức đối thoại liên tôn khác nhau, cùng làm chứng về t́nh yêu Đức Kitô, th́ thực hiện ước mong khẩn thiết của vị Tông đồ khi Ngài nói đến việc chuẩn bị cho Phúc âm: "làm tư tế Đức Giêsu Kitô, thấy cả ("hiérurge") Phúc âm Thiên Chúa, để các dân tộc trở nên một lễ tế được ưa chuộng, được thánh hóa trong Chúa Thánh Thần" (RM 15, 16).