[BẢN THẢO]

 

LINH MỤC GIÁO PHẬN SỐNG TU ĐỨC TOÀN DIỆN

TRONG BỐI CẢNH THỰC TẾ CỦA GIÁO HỘI VÀ XĂ HỘI VIỆT NAM HÔM NAY

 

 

CHƯƠNG BỐN 

ỨNG SINH LINH MỤC GIÁO PHẬN TỰ ĐÀO TẠO VÀ TIẾN BƯỚC TRÊN CON ĐƯỜNG SỐNG THÁNH

 

 

“Lời mời gọi nên thánh trong mối tương quan sâu xa với Thiên Chúa ḥa quyện với lời mời gọi phục vụ và hy sinh dựa trên việc thiết lập những tương quan lành mạnh với mọi người”[1]

  

 

A. ĐỊNH HƯỚNG TỔNG QUÁT               

 

Nếu tuần tự cho mỗi chữ cái từ A đến Z một trị số từ 1 đến 26 để lấy tổng số các từ, chúng ta sẽ có những kết quả khác nhau. Nhưng riêng tổng số trị số của từ ATTITUDE (Thái độ) là được 100. Điều đó muôn nói rằng mọi sự đều tùy thuộc ở thái độ của con người. Chính THÁI ĐỘ và CÁI NH̀N của chúng ta đối với cuộc sống làm cho cuộc đời chúng ta nên 100%

 

Như thế, để vươn đến đỉnh cao nhất và để đạt được 100% trong cuộc sống, điều thực sự giúp chúng ta vươn cao hơn, xa hơn, chính là THÁI ĐỘ và CÁI NH̀N của chúng ta vào khía cạnh tích cực hay tiêu cực của cuộc đời, kể cả kế hoạch ân sủng của Thiên Chúa.

 

Mọi việc đều có giải pháp riêng của nó, chỉ khi chúng ta thay đổi thái độ và cái nh́n chủ quan hay khách quan của chúng ta, chúng ta mới thực sự t́m được đúng giải pháp cần thiết.

 

Thái Độ và Cái Nh́n là giải pháp căn bản đứng trước tất cả mọi vấn đề. Hăy thay đổi thái độ và cái nh́n của chúng ta, chúng ta sẽ thay đổi cuộc đời chúng ta, trong tương tác với mọi mối tương quan.

 

Vậy thái độ thích hợp của chúng ta trong những lần gặp mặt này là cùng nhắc nhở nhau về đời sống thiêng liêng, mà ai cũng đă biết, đă sống, đang sống và sẽ tiếp tục măi, như cha ông chúng ta thường bảo “Dao năng mài th́ sắc, lời năng nhắc th́ nhớ.” Tuy nhiên, chúng ta cũng phải đổi mới “lời nhắc” của chúng ta sao cho thích hợp và hiệu quả, đừng quên “Rượu nhạt uống lắm cũng say, lời hay nói măi cũng nhàm.

 

Đúng hơn là chúng ta chia sẻ và học hỏi lẫn nhau, như h́nh chữ lật ngược trên mặt gương phẳng này diễn tả: TEACH – LEARN. Có người chia sẻ kinh nghiệm sư phạm rằng cách học hay nhất và hiệu quả nhất là dạy. Như thế, chúng ta sẽ nhấn mạnh hơn về cuộc sống thực tế, kiểm điểm đời sống và kinh nghiệm sống, hơn là nặng về lư thuyết.

 

Không chỉ nhắc nhở, mà c̣n phải giúp đỡ và nâng nhau dậy nữa, chứ không bàng quang đứng nh́n theo chủ thuyết “mackeno”: “Tưởng rằng chị ngă em nâng, ai hay chị ngă em bưng miệng cười!” Nhất là nh́n vào và hành động theo ḷng nhân hậu của Thiên Chúa, “tội th́ tha, lỗi th́ sửa”: Cây sậy đă rạp xuống, Ngài không bẻ găy; tim đèn c̣n leo lét khói, Ngài không dập tắt, v́ mỗi vị thánh đều có một quá khứ và mỗi tội nhân đều có một tương lai. ĐGH Alexander nói rằng “bản chất con người là lầm lỗi và bản chất Thiên Chúa là tha thứ.”

 

Chẳng ai có thể biết được và tự bảo đảm ngày mai ḿnh sẽ ra sao. Thật thế, bao lâu c̣n sống là c̣n động, nghĩa là c̣n có biến dịch và thay đổi: Tội nhân có thể trở thành thánh nhân, và thánh nhân cũng có thể trở thành tội nhân: “Tiên cũng có khi đọa, thánh cũng có khi lầm,” phương chi con người hèn yếu chúng ta!

 

Ta phải sợ rằng “cười người hôm trước hôm sau người cười” và “bảy mươi chưa què chớ khoe ḿnh lành”; nhất là có những lănh vực con người không ai dám tự cho rằng ḿnh mạnh mẽ cả, như thánh Phaolô chia sẻ: “Có ai trong anh chị em yếu đuối mà tôi không cảm thấy yếu đuối, có ai trong anh chị em sa ngă mà tôi không cảm thấy như thiêu như đốt[2] 

 

Trong khóa học này, chúng ta theo đuổi một mục đích kép: Không những học cho chúng ta hôm nay, mà c̣n học cho sứ vụ của chúng ta ngày mai nữa. Trong tương lai, anh em sẽ trở thành những linh mục, những thầy dạy đức tin và hướng dẫn thiêng liêng cho người khác. Chính v́ thế mà Giáo Hội tin cậy và tạo mọi điều kiện thích hợp cho anh em trong việc được đào tạo và tự đào tạo. Hăy vui sống với ḷng biết ơn và trách nhiệm để trau dồi kiến thức và đức độ, chuẩn bị cho thời giờ của Chúa.

 

Mỗi ngày chúng ta tiếp tục biện phân ơn gọi, sống ơn gọi và trang bị cho ḿnh những kỹ năng của người linh mục đích thực như ḷng Chúa mong muốn, Giáo Hội tin tưởng và trần gian chờ đợi. Nhiều người mong ước "chọn một lần dứt khoát cho tất cả", nhưng thực ra Chúa luôn luôn đổi mới lời mời gọi của Ngài th́ chúng ta cũng phải làm mới lại lời đáp trả và chọn lựa của chúng ta mỗi ngày trong suốt đời (‘bắt đầu, lại bắt đầu’), thậm chí có khi phải chọn lựa khác đi nữa.

           

 

B. ĐỊNH NGHĨA ĐỜI SỐNG THIÊNG LIÊNG

 

ĐỜI SỐNG THIÊNG LIÊNG LÀ ĐỜI SỐNG NHÂN BẢN ĐƯỢC SỐNG TRONG CHÚA THÁNH THẦN.

 

Định nghĩa này phải hiểu trong tiến tŕnh: Con Người → Tu Đức Nhân Bản (đạo làm người) → Nhân Bản Thiêng Liêng (đạo làm người/con Chúa) → Thánh Nhân (hiệp thông t́nh bạn với Chúa[3])

 

Công đồng Vaticanô nói tới chiều kích nhân bản cốt yếu ấy như sau: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có ǵ thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong ḷng họ... Họ phải cảm thấy thực sự liên hệ mật thiết với loài người và lịch sử nhân loại[4]

 

Đời sống nhân bản khởi sự từ khi sinh ra, trải dài cho đến lúc chết, và c̣n tiếp tục cả sau khi chết: “Cọp chết để da, người ta chết để tiếng,” qua danh thơm tiếng tốt hay ố danh tiếng xấu, là cái mà người ta phải sống chết v́ nó: “điểu vị thực tử, nhân vị danh vong!” (x.GL 916).

 

Đời sống thiêng liêng là đời sống nhân bản đó được sống trong Chúa, v́ Chúa và cho Chúa như lời thánh Phaolô căn dặn: “Dầu ăn, dầu uống, dầu làm bất cứ điều ǵ khác, anh em hăy làm cho sáng danh Chúa

 

Trong cả hai cuộc sống ấy (nhân bản và thiêng liêng), mỗi người được mời gọi sống tới mức độ trưởng thành tốt nhất, mức độ trọn hảo: “Hăy nên trọn lành như Cha trên trời là Đấng trọn lành”[5] hay nói theo ngôn ngữ hiện nay là “trăm phần trăm”    

                   

Chính thái độ sống làm cho cuộc sống đạt tới mức độ 100%. Vậy thái độ của chúng ta đối với định hướng sống Tu Đức Toàn Diện trong bối cảnh Giáo Hội và Xă Hội Việt Nam hôm nay sẽ rất có ư nghĩa. Nó không phải chỉ là một hiểu biết mang tính kiến thức về đời sống thiêng liêng, mà là một cuộc sống trong cả những tương quan thực tế đời thường. Và nếu là cuộc sống, th́ bao lâu c̣n sống, bấy lâu chúng ta c̣n học Tu đức, c̣n thực hành tu đức, sống tu đức và thăng tiến nhờ tu đức.

 

Thật may mắn là các đấng thẩm quyền Giáo Hội và chủng viện đă cho chúng ta khởi đầu bằng cả một Năm Tu Đức, rồi suốt cả sáu năm c̣n lại năm nào cũng được học và sống tu đức. Thêm vào đó, Năm Thực Tập Mục Vụ là thời gian trắc nghiệm tổng quát của ứng sinh đối với chính ḿnh và của mọi thành phần dân Chúa, nhất là những người có trách nhiệm đào tạo đối với ứng sinh. Ngoài ra, trong sự nhất quán của bốn chiều kích đào tạo (nhân bản, thiêng liêng, tri thức và mục vụ), Chủng viện luôn nỗ lực tạo cho chúng ta một sự tương tác giữa các môn học khác với môn học và đời sống tu đức. Chớ ǵ chúng ta có thể chiêm ngắm và cầu nguyện ở trong và qua các môn học khác ở chủng viện. Chính tinh thần sống tu đức này thổi sinh khí và gia tăng nghị lực cho chúng ta trong việc học các môn học khác nữa.

 

Hầu hết các ngành đào tạo hiện nay đều đ̣i hỏi một thời gian thực tập, sau khi học xong phần lư thuyết (Y khoa, Sư phạm, Ngành nghề v.v...). Điều đó càng đúng hơn nữa với đào tạo nhân bản và đào tạo thiêng liêng. Hai việc đào tạo này luôn luôn gắn kết, quyện lấy nhau và bổ túc cho nhau. Sự trưởng thành nhân bản và thiêng liêng không tùy thuộc vào tuổi tác và địa vị (xem Daniel và hai bậc kỳ lăo trong chuyện bà Suzana).

           

Và cũng v́ thế người ta nói đến “nhân đức thật” và “nhân đức ảo” nghĩa là có vẻ nhân đức nhưng chưa thực sự có nhân đức. C̣n Chúa Giêsu th́ căn dặn “hăy nghe những lời họ nói, nhưng đừng bắt chước việc họ làm, v́ họ nói mà không làm.” Và người b́nh dân Việt Nam lại thách đố: “Làm quan hăy xét cho dân, không tin ngài xuống ngài mần ngài coi!” Chính chúng ta nhiều khi cũng bị “sốc” khi nghe những lời giảng rất hay nhưng thực tế sống lại rất khác.

V́ thế, hai việc đào tạo nhân bản và thiêng liêng này phải song hành với nhau trong suốt cả cuộc đời mỗi người, trải nghiệm qua thành công và thất bại: “Tiên cũng có khi đọa, thánh cũng có khi lầm.” Nhưng Nguyễn Thái Học an ủi, khích lệ: “Ai từng chiến thắng mà không hề chiến bại, ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần, nhưng đây chưa phải trận sau cùng chiến đấu!”

 

Ai trong chúng ta cũng có những lần trải nếm kinh nghiệm của thánh Phaolô về hai sức mạnh đối nghịch nhau trong bản thân mỗi người, khiến những điều tốt ta muốn làm th́ lại không làm được, và những điều xấu không muốn làm th́ ta lại làm. Hăy chấp nhận những giới hạn, bất toàn và bất lực của ḿnh, mỗi ngày chúng ta càng trở nên khiêm tốn hơn về chính ḿnh, trước mặt Chúa, cũng như trước mặt người khác.

 

Và mỗi người chúng ta cũng hăy nghĩ như thế cho tha nhân: bao lâu c̣n mang nặng thân phận con người, họ cũng có những yếu đuối, sai sót, lỗi lầm, bất toàn và bất lực của họ, dù họ là ai đi nữa. Càng chấp nhận họ như họ là như thế, chúng ta sẽ càng trở nên cảm thông với họ hơn, độ lượng với họ hơn, tha thứ và bỏ qua cho họ các lầm lỗi thiếu sót của họ hơn; cũng như khi có những lầm lỗi thiếu sót, chúng ta mong được người khác cảm thông, độ lượng và tha thứ bỏ qua cho chúng ta.

 

Nếu ai cũng biết khiêm tốn về ḿnh và cảm thông, độ lượng, tha thứ, bỏ qua lầm lỗi cho nhau, các mối quan hệ nhân bản của chúng ta sẽ được cải thiện tốt hơn và đời sống thiêng liêng cũng sẽ được phát triển tiến bộ, v́ chúng ta biết nh́n thấy cái bên kia lầm lỗi theo gương nhân hậu của Chúa và nhận ra Chúa hiện diện trong nhau.

 

Cuộc đời nhân bản – thiêng liêng của chúng ta lắm khi cũng “ba ch́m bảy nổi chín long đong.” Và tiền nhân chúng ta cũng thường nhắc nhở: “Lênh đênh qua cửa Thần Phù, khéo tu th́ nổi vụng tu th́ ch́m.” Chớ chi chúng ta biết ch́a tay ra cho nhau như Chúa Giêsu đă ch́a tay cứu Phêrô khỏi ch́m. Như thế, cuộc đời chúng ta không được biểu diễn như một đường thẳng, mà là những đường gợn sóng hoặc là những đường xoắn trôn ốc, như bài hát slideshow Bàn Chân Chúa mô tả. Nhưng Thiên Chúa luôn luôn viết thẳng trên những đường cong của cuộc đời của chúng ta.

 

V́ vậy đào tạo tu đức không chỉ là công việc và nỗ lực của các nhà đào tạo, mà là công việc của Chúa Thánh Thần và ứng sinh tự đào tạo chính ḿnh, cùng với sự cộng tác tích cực của toàn thể Giáo Hội lữ hành, mang sẵn trong ḿnh đủ các yếu tố, vừa thần linh vừa nhân loại, cả thánh thiện và tội lỗi, cả sức mạnh và yếu đuối, cả thương tích và chữa lành…

 

Chúng ta sẽ cố gắng thực hiện hài ḥa việc được đào tạo và tự đào tạo này, trong đó việc tự đào tạo của anh em chủng sinh đóng vai chính: “chính ứng sinh là người chịu trách nhiệm trước tiên trong việc huấn luyện chính ḿnh[6] 

 

Việc tự đào tạo biến chúng ta thành những sinh vật có xương sống hay có vỏ cứng, luôn luôn tự ḿnh có thể đứng vững được, dù có xây xát và thương tích. Nếu không có tự đào tạo, th́ việc đào tạo chỉ dừng lại ở những lời hoa mỹ của phương diện tri thức lư thuyết, và chỉ tạo nên những sinh vật không có xương sống hay tầm gửi, luôn dựa dẫm vào người khác hay cộng đoàn, dễ vấp ngă khi phải sống một ḿnh, nhất là đối với linh mục triều chúng ta.

 

 

C. CÁC MỐI TƯƠNG QUAN  VÀ CON ĐƯỜNG SỐNG THÁNH

 

Con người không phải là thiên thần, mà cũng chẳng phải là con vật, nhưng mang sẵn cả hai yếu tố đó, trong mọi chiều kích nhân bản và thiêng liêng.

Tất cả mọi người đều được mời gọi nên thánh qua tiến tŕnh: có làm người tốt th́ mới làm người kitô hữu tốt và làm người tông đồ tốt được, nghĩa là thành nhân đă rồi mới thành thánh nhân.

Người đi tu làm linh mục và tu sĩ vẫn không thôi là con người, khi đang nỗ lực nên thánh trong bậc sống ơn gọi và sứ vụ của ḿnh.

 

C.1 Vậy thánh thiện là ǵ?

            Trước hết, sự thánh thiện không phải là, hay không chỉ là:

            -  một cái ǵ trừu tượng,

            -  một cái ǵ chúng ta mặc vào ḿnh,

            -  những việc đạo đức tốt lành nào đó trong đời ḿnh,

            -  một vai tṛ chúng ta đảm nhận,

            -  vấn đề luân thường đạo lư,

            -  một hệ thống tự hoàn hảo của con người,

            -  chỉ qui về đời sống bên trong của một người...

 

Sự thánh thiện là tất cả những cái đó ở trong một bối cảnh rộng lớn hơn, nghĩa là, đạt đến sự thánh thiện không chỉ là nỗ lực của con người, nhưng c̣n là công tŕnh của ân sủng Chúa qua các mối tương quan của cuộc sống, mà thánh nữ Têrêsa Hài Đồng Giêsu cho một công thức rất hay  là “thang máy = ṿng tay Giêsu.”

 

Như thế, sự thánh thiện có liên quan đến các mối tương quan, ở trong các mối tương quan và nhờ các mối tương quan của con người chúng ta: 

-     Đă có một thời người ta liên kết sự thánh thiện với việc đọc kinh, thực hành các bổn phận tôn giáo và những việc đạo đức, một cách cá nhân.

-     Thực ra, sự thánh thiện được liên kết chặt chẽ với các mối tương quan với Chúa, với bản thân, với tha nhân và với môi trường thiên nhiên, trong đó tương quan với Chúa là nền tảng.

-     Con người muốn nên thánh phải nỗ lực mỗi ngày để nên đồng h́nh đồng dạng với Chúa, trong các mối tương quan với Chúa, với chính ḿnh, với tha nhân, với thiên nhiên và với tứ chung, dưới sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần.

-     Các mối tương quan này rất tương thuộc và tương tác lẫn nhau, nên nếu có cái ǵ “trục trặc” trong một tương quan th́ các tương quan khác cũng bị ảnh hưởng. Chính trong và qua các mối tương quan này mà chúng ta được lớn lên trong sự thánh thiện. Do đó, để có được sự thánh thiện, các mối tương quan này đều phải ḥa nhập và giữ đúng vị trí, hài ḥa, quân b́nh và trưởng thành.

-     Có được các mối tương quan như thế được coi là có được sự thánh thiện. Như vậy, sự thánh thiện không được hiểu theo một cá nhân biệt lập, nhưng theo mối tương quan toàn diện của cá nhân với Thiên Chúa, với tha nhân, với chính ḿnh và với môi trường sống (thiên nhiên) trong sự ư thức về bốn sự sau cùng của đời người.

-     Sự thiếu trưởng thành thiêng liêng của chúng ta là do việc chúng ta thiếu những tương quan đích thực, hay có những tương quan không trưởng thành, những tương quan sai lầm, những ngăn chặn và sợ hăi tâm lư của chúng ta trong những tương quan.

-     Khi những tương quan vắng mặt trong đời sống chúng ta th́ sự thánh thiện cũng vắng mặt. Và khi những tương quan bị ngăn cản trong đời sống chúng ta th́ sự thánh thiện cũng bị ngăn cản. Do đó, người ta nói đến sự thánh thiện hay nhân đức ảo và nhân đức thật.

 

C.2 Thánh thiện và tội lỗi

 

Chúng ta cũng cần nói đến mối tương quan giữa sự thánh thiện và tội lỗi:

-     Tội lỗi và sự thánh thiện nên được hiểu theo những mối tương quan đích thực hay không đích thực. Nếu những mối tương quan của chúng ta là những liên hệ t́nh yêu không chân chính hoặc thiếu t́nh yêu đích thực th́ lúc đó có tội.

-     Theo Kinh Thánh, tội lỗi và sự thánh thiện được hiểu trong bối cảnh của những mối tương quan. Trong Cựu Ước: tội của Ađam và Evà, tội của Cain, tội của Vua Đavít… tất cả là những tội ở trong và bởi các mối tương quan. Trong Tân Ước, tội cũng được hiểu theo sự không có hoặc thất bại không thiết lập được những tương quan tốt, hay thiếu những tương quan t́nh thương hoặc có những tương quan t́nh thương sai lầm và đi xa khỏi những tương quan ngay chính.

-     Chúa Giêsu coi tội là t́nh trạng tha hóa phẩm giá con người hơn là chỉ những vô trật tự luân lư (ngày Sabbath v́ con người, chứ không phải con người v́ ngày Sabbath). Chính những người Biệt phái và Luật sĩ cũng hiểu tội lỗi và sự thánh thiện trong bối cảnh lề luật và nghi thức trong các mối tương quan.

 

D. CÁC MỐI TƯƠNG QUAN CỦA LINH MỤC GIÁO PHẬN

 

D.I  Tương quan nền tảng

D.I.a Ư niệm tổng quát  

  1. Tương quan với Chúa Cha

  2. Tương quan với Chúa Giêsu, đặc biệt Chúa Giêsu chịu đóng đinh và Chúa Giêsu Thánh Thể

  3. Tương quan với Chúa Thánh Thần

  4. Tương quan với Đức Mẹ

  5. Tương quan với các thiên thần, nhất là thiên thần giữ ḿnh

  6. Tương quan với thánh cả Giuse, thánh Quan Thầy và các thánh

 

Tương quan với Thiên Chúa Ba Ngôi là khía cạnh quan trọng nhất của đời sống độc thân linh mục. Tương quan với Thiên Chúa là tuyệt đối then chốt để sống độc thân linh mục hiệu quả. Do đó quyền ưu tiên phải được dành cho mối tương quan này.

Tương quan với Thiên Chúa được bày tỏ qua đời sống thiêng liêng và cầu nguyện. Cầu nguyện không là ǵ khác hơn là mối tương quan của chúng ta với Thiên Chúa. Cầu nguyện là liên hệ với Thiên Chúa, đối thoại với Thiên Chúa, thông hiệp với Thiên Chúa, ở với Thiên Chúa, ở trước nhan Thiên Chúa và luôn ư thức về sự hiện diện của Thiên Chúa.

 

Đây là tương quan siêu ngôi vị. Tương quan siêu ngôi vị này bao gồm hai ngôi vị: một ngôi vị thần linh và một ngôi vị nhân loại. Trong tương quan này, ngôi vị Thần linh đến với con người chúng ta và chúng ta, những con người, đi tới với Thiên Chúa, trong tiến tŕnh cầu nguyện mang chiều kích vừa thần linh vừa nhân loại, được diễn tả bằng Con Đường Thiên Chúa đến với con người và con người đến với Thiên Chúa, qua Chúa Giêsu Kitô như Ngài tuyên bố “Thầy là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống.”

 

Thiên Chúa là Chúa của liên hệ và liên kết. Khi Thiên Chúa liên hệ với chúng ta, chúng ta có thể hoặc nói “vâng” hoặc nói “không” với Ngài. Khi chúng ta nói “vâng” th́ lúc ấy có liên hệ. Chính liên hệ siêu ngôi vị này giúp con người đạt tới sự thánh thiện, v́ nó thực là công tŕnh của chính ơn thánh Chúa.

 

Đời sống độc thân linh mục thánh hiến phải giúp chúng ta phát triển liên hệ này với Thiên Chúa, bằng việc nối kết chặt chẽ giữa độc thân thánh hiến và đời sống cầu nguyện.

 

Độc thân linh mục là một hồng ân liên hệ đặc biệt với Thiên Chúa. Chính nhờ liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa mà chúng ta di chuyển đến tất cả những liên hệ khác một cách tốt đẹp thánh thiện. Việc kính mến Thiên Chúa nâng cao liên hệ t́nh yêu của chúng ta với người khác. Nếu chúng ta loại trừ Thiên Chúa ra khỏi liên hệ của chúng ta, th́ chúng ta có thể trở thành phá hoại, không những đối với liên hệ của chúng ta với tha nhân, mà c̣n đối với chính bản thân chúng ta và bản thân người khác nữa.

 

Thiết lập mối liên hệ cá nhân với Thiên Chúa qua đời sống cầu nguyện là chiều kích hàng dọc trong liên hệ của chúng ta (đối thần); c̣n thiết lập liên hệ cá nhân với anh chị em đồng loại chúng ta là chiều kích hàng ngang trong liên hệ của chúng ta (đối nhân). Chiều kích hàng dọc này là động cơ thúc đẩy và là ư nghĩa đích thực cho chiều kích hàng ngang trong đời sống chúng ta.

 

Tương quan của chúng ta đối với Đức Mẹ, Thánh Cả Giuse, thiên thần giữ ḿnh, thánh quan thầy và các thánh càng giúp chúng ta qui hướng về Chúa và củng cố tương quan của chúng ta với Chúa.

 

D.I.b Vài khía cạnh nổi bật của linh đạo linh mục giáo phận

 

D.I.b.1) Linh mục giáo phận và Bí tích Thánh Thể

Thánh Lễ là h́nh thức cầu nguyện cao nhất của đời sống phượng tự Kitô giáo, và là cái đặc trưng của chức linh mục. Thánh Thể là “suối nguồn và tột đỉnh của đời sống và sứ vụ của Hội Thánh,” nên cũng phải là trung tâm đời sống và sứ vụ của linh mục, đặc biệt là linh mục giáo phận giữa đàn chiên Chúa, bởi v́ có một mối tương quan rất chặt chẽ giữa cử hành Thánh Lễ và rao giảng Chúa Kitô.

 

Theo những ǵ Chúa Giêsu đă nói và đă làm trong bữa Tiệc Ly (x. Lc 22,14-20), khi Ngài thiết lập Bí tích Thánh Thể và chức linh mục, để chúng ta tái hiện và cử hành nhân danh chính Ngài (in persona Christi), đời sống thiêng liêng của chúng ta có thể lớn lên dần dần và dẫn đưa chúng ta tới độ “trở nên và sống như một Chúa Kitô Khác trong mọi hoàn cảnh sống.”[7] “các sinh hoạt của đời sống hàng ngày của chúng ta sẽ thực sự mang ư nghĩa và chiều kích Thánh Thể.”[8]

 

Thiên Chúa tỏ lộ mầu nhiệm ư định của Ngài trong phụng vụ Lời Chúa, mà chúng ta phải biết liên kết với các thực tại của cuộc sống, ngơ hầu được sống và biến đổi bởi chính Lời ấy.[9] Chúng ta phải công bố Lời Chúa và Thánh Ư Chúa mà chúng ta đă tin và đang sống. Nhờ đó, tín hữu cũng được thúc đẩy suy gẫm và hành động cách thích đáng, đồng thời được biến đổi và hoán cải. 

           

Linh mục tự nguyện nhận lấy quà tặng quí giá chức linh mục, trong niềm hăng say, hạnh phúc và biết ơn. Nên cho dù không tránh khỏi khó khăn và thập giá trong đời sống và sứ vụ, nếu cho chọn lại, linh mục chắc chắn vẫn sẵn sàng thưa “xin vâng”, đôi khi chậm răi, nhưng với ư thức và b́nh an.

     

Khi làm phép lạ hóa bánh ra nhiều để nuôi dân chúng, Chúa Giêsu cần đến năm chiếc bánh và hai con cá của các môn đệ. Ngày nay Ngài cũng cần đến phần cộng tác ít ỏi và nhỏ bé của bản thân chúng ta, như giọt nước pha trong rượu nho.[10] Chúng ta sẽ cố gắng luôn sẵn sàng cho Ngài sử dụng chúng ta v́ phần rỗi các linh hồn.

     

Như đă làm trong bữa tiệc ly với bánh, Chúa Giêsu cũng cầm lấy chúng ta và chúc phúc cho chúng ta, khi Chúa kêu gọi và tuyển chọn chúng ta giữa nhiều người khác có thể tốt hơn chúng ta. Chúng ta tạ ơn Chúa và có lẽ phải hét lên vui mừng và hạnh phúc, v́ t́nh yêu vô điều kiện Chúa dành cho chúng ta, và v́ may mắn của chúng ta nữa: may mắn v́ chúng ta được chọn làm linh mục, dù chưa chắc chúng ta đă tốt hơn những người khác.

     

Ước ǵ chúng ta sẽ không bao giờ sợ bị cầm lấy và chúc phúc như thế, bởi Chúa và bởi đoàn chiên được trao phó cho chúng ta chăm sóc mục vụ, kể cả qua những gánh nặng, những khó khăn trong đời sống và sứ vụ linh mục của chúng ta. Như tấm bánh bị bẻ ra, chúng ta phải được trao ban và bị ăn bởi Dân Chúa, đoàn chiên của chúng ta, như cha Chevrier nói “linh mục là người bị ăn.” Để luôn trung thành giữ lời cam kết với Chúa và với Hội Thánh, đôi khi chúng ta cảm thấy đời sống và con tim bị bẻ ra v́ hiểu lầm và đau khổ, v́ sự cô đơn và những chiến đấu nội tâm chống lại những ước muốn và yếu đuối nhân loại bên trong, cùng các cơn cám dỗ tấn công từ bên ngoài.

     

Chúng ta biết rằng thân xác nhân loại yếu hèn của chúng ta được quyền năng Chúa làm cho trở nên một thân xác thánh thể như thân xác Chúa Giêsu (bị bẻ ra và trao cho người ta ăn để họ được sống). Chớ ǵ chúng ta luôn thấu hiểu và sống ư nghĩa của đời sống bị bẻ ra v́ Chúa và v́ tha nhân.

          

Ư thức rằng chúng ta không dám tự nộp ḿnh cho đến chết như Chúa Giêsu, nhưng chúng ta sẵn sàng hiến tặng thời giờ, của cải, sức khỏe, ước muốn, hạnh phúc, niềm vui, cả những đau khổ và buồn phiền. Tất cả những thứ đó cũng là cuộc sống và chính con người của chúng ta vậy, như Chỉ Nam 1994 nói: “Linh mục phải học biết kết hợp mật thiết với lễ vật, đặt trên bàn thờ hy lễ cả cuộc đời ḿnh như dấu chỉ của t́nh yêu nhưng không và ân cần của Thiên Chúa.”[11]

     

Máu các thánh tử đạo đổ ra v́ Chúa và v́ Nước Trời chỉ có một lần thôi. Máu của chúng ta đổ ra cách này hay cách khác, mỗi ngày, từng giọt một, qua trách nhiệm và bổn phận mục vụ của chúng ta, cam go hơn, khó khăn hơn, nhưng cũng công nghiệp hơn: “Một lúc đổ cả máu đào, hay từng giọt một đằng nào công hơn?” Và như Thánh Phaolô, mỗi ngày, chúng ta bổ khuyết nơi thân xác chúng ta phần c̣n thiếu sót trong cuộc khổ nạn cứu thế của Chúa Giêsu, mà “hy lễ Thánh Thể tái diễn măi hy lễ thánh giá,”[12] kể cả “bước theo Ngài giữa những cuộc bách hại không hề thiếu vắng trong Giáo Hội,”[13] như thánh Phaolô đă xác quyết: “Ai có thể tách chúng ta ra khỏi t́nh yêu của Đức Ki-tô? Phải chăng là gian truân, khốn khổ, đói rách, hiểm nguy, bắt bớ, gươm giáo? Như có lời chép: Chính v́ Ngài mà mỗi ngày chúng con bị giết, bị coi như bầy cừu để sát sinh. Nhưng trong mọi thử thách ấy, chúng ta toàn thắng nhờ Đấng đă yêu mến chúng ta.”[14]

 

Bánh và rượu dâng lên sẽ được quyền năng Chúa biến đổi  thành Ḿnh và Máu Chúa Kitô. Nếu chúng ta dâng chính ḿnh, những cảm nghĩ và t́nh yêu, những vấn đề, những băn khoăn lo lắng, đau khổ và hạnh phúc của chúng ta th́ quyền năng ấy cũng sẽ biến đổi chúng thành những ǵ tốt đẹp hơn, hữu ích hơn cho chúng ta và đoàn chiên của chúng ta.

 

Đặc biệt, nếu chúng ta dâng những yếu đuối và tội lỗi của chúng ta, Chúa sẽ tha thứ, biến đổi và thánh hoá chúng ta, như Chúa Giêsu đă hiện ra nói với thánh Hiêrônimô “con hăy cho Cha cả tội lỗi của con nữa để Cha tha thứ cho con”, bởi v́ với Chúa chẳng có tội ǵ quá nặng đến đỗi Chúa không thể tha thứ được! 

     

Trong việc cử hành Thánh Thể, sự hiệp nhất của Dân Chúa được biểu lộ và thể hiện, cũng như việc xây dựng nhiệm thể Chúa Kitô được hoàn tất.[15] Chén chúc tụng mà chúng ta chia sẻ là Máu Chúa Kitô, lưu chuyển trong Giáo Hội, mang lại sự sống thần linh. Bánh mà chúng ta bẻ ra là Ḿnh Chúa Kitô, được hiến dâng v́ phần rỗi của mỗi chi thể.

 

Huấn thị Mầu Nhiệm Cứu Độ nhấn mạnh: “Trong việc cử hành Bí tích Thánh Thể, các linh mục có trách nhiệm lớn, v́ các ngài chủ toạ in persona Christi, đưa ra chứng từ và phục vụ sự hiệp thông không những đối với cộng đoàn tham dự trực tiếp vào buổi cử hành, mà c̣n đối với Hội Thánh toàn cầu, luôn luôn có liên hệ với Bí tích Thánh Thể.”[16] ĐTC Biển Đức XVI cũng nhắc: “Bí Tích Thánh Thể là bí tích của sự hiệp nhất của Hội Thánh, bởi v́ tất cả chúng ta hiệp thành một thân thể duy nhất của Hội Thánh mà Chúa Kitô là đầu.”[17]

 

Linh mục thật hạnh phúc được dâng Thánh Lễ, nhờ đó linh mục không ngừng nhận được sự sống và hiệp nhất. Cử hành và lănh nhận Thánh Thể là hiệp nhất với Giáo Hội trên khắp thế giới. Nhờ Thánh Thể mà mọi người được qui tụ lại trong một ngôi nhà đức tin. Sự hiệp nhất này là nguồn mạch và bằng chứng hữu hiệu cho sứ vụ loan báo Tin Mừng của Hội Thánh.[18] 

     

Nhờ việc cử hành thánh lễ mỗi ngày,[19] chúng ta sẽ hiểu hơn sức mạnh biến đổi của Bí tích Thánh Thể và t́m thấy nơi mầu nhiệm này sự can đảm và nguồn sức mạnh đi theo Chúa Giêsu và phục vụ Ngài nơi tha nhân: Các tư tế nên luôn tâm niệm rằng công cuộc cứu chuộc hằng được tiếp tục thi hành trong mầu nhiệm Hy Tế Thánh Thể; do đó, họ nên siêng năng dâng lễ, hơn nữa, rất đáng mong ước các tư tế dâng lễ mỗi ngày, cả khi các tín hữu không thể hiện diện, bởi lẽ Thánh Lễ là tác động của Đức Kitô và của Giáo Hội, chính khi cử hành Thánh Lễ mà các tư tế chu toàn nhiệm vụ chính chính yếu của ḿnh[20]

     

Linh mục sẽ kín múc dồi dào nguồn sức mạnh này từ Bí tích Thánh Thể, được cử hành trong thánh lễ mỗi ngày và được tôn thờ nơi Nhà Chầu mỗi khi đến viếng Ḿnh Thánh Chúa,[21] như chính Chúa Giêsu mời gọi “hăy đến với Ta, hỡi những ai đang vất vả và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ và bổ sức cho các ngươi” (Mt 11,28). “Chính ở bên cạnh Chúa mà Linh Mục t́m được sức mạnh và phương thế đem ta đến gần Thiên Chúa, khơi dậy đức tin và thúc đẩy hành động và chia sẻ.”[22]*

 

Chúa Giêsu Thánh Thể sẽ nạp lại năng lượng và tăng thêm nhiệt huyết tông đồ cho chúng ta, bằng việc tiếp tục kích hoạt ngày sống và đổ đầy chúng ta với niềm hy vọng vững chắc.[23]* “Cha xứ phải chăm lo sao cho Bí tích Thánh Thể trở thành trung tâm của cộng đoàn giáo xứ; ngài phải cố gắng làm cho tín hữu được dẫn dắt và nuôi dưỡng bởi việc cử hành sốt sắng các bí tích và đặc biệt làm cho tín hữu thường xuyên đến với Bí tích Thánh Thể và Bí tích Thống Hối[24]

     

Bí tích Thánh Thể là dấu chỉ thường hằng của t́nh yêu Thiên Chúa, một t́nh yêu đỡ nâng hành tŕnh của chúng ta tiến về hiệp thông trọn vẹn với Chúa Cha, qua Chúa Con, trong Chúa Thánh Thần. Đây là thứ t́nh yêu vượt thắng mọi thứ t́nh yêu nhân loại của trái tim con người, dù nó tự nhiên và hấp dẫn đến đâu.

     

Chính việc tôn thờ Thánh Thể nơi Nhà Tạm mà ta phục hồi và nạp thêm năng lượng cho đời sống thiêng liêng và sứ vụ linh mục, như Chúa Giêsu mời gọi và Giáo Hội hằng nhắc nhở.[25] Ai trong chúng ta đă không có hơn một lần trải nghiệm những gánh nặng mục vụ và những thách đố trăn trở và yếu đuối cá nhân? Thánh Phêrô khuyên: “Trong khi cầu nguyện, anh em hăy trao trút nỗi ḷng anh em cho Chúa, v́ Ngài hằng thương yêu chăm sóc đến anh em” (1 Pr 5,7).

Đó cũng là lư do tại sao Đức Gioan Phaolô II đă mở ra “Năm Thánh Thể” với ước mong rằng Hội Thánh được “khởi đầu lại từ Chúa Kitô.” Ngài chia sẻ với cảm xúc sâu xa chứng tá đức tin của chính ngài nơi Bí Tích Thánh Thể như là phương tiện đồng hành và tăng sức mạnh: “Từ hơn nữa thế kỷ nay, từ ngày 2.11.1946, lúc tôi dâng thánh lễ đầu tiên dưới tầng hầm thánh Leonard của nhà thờ chính ṭa Cracovie, hằng ngày đôi mắt tôi chăm nh́n vào Ḿnh Thánh và Chén Thánh, thời gian và không gian như cô đọng lại và thảm kịch đồi Golgota được tái hiện với sức mạnh, như đương xảy ra cách nhiệm mầu. Mỗi ngày, đức tin cho phép tôi nhận ra trong bánh và rượu đă được truyền phép Vị Lữ Hành Thần Linh ngày nọ đă đi đường với hai môn đệ Emau để mở mắt họ ra với ánh sáng và mở ḷng họ ra với niềm hy vọng.”[26] 

 

D.I.b.2) Thánh Lễ tái hiện Hy tế Thập Giá

 

Mẹ của thánh Gioan Bosco đă nói với ngài khi ngài mới chịu chức linh mục: “Khi con bắt đầu bước lên bàn thánh tế lễ là con bắt đầu con đường thập giá.” Chúa Giêsu đă mời gọi chúng ta vác thập giá mà theo Ngài: “Ai muốn theo Thầy, hăy từ bỏ chính ḿnh, vác lấy thập giá của ḿnh mà theo Thầy…” (Mt 16,24). Linh mục, Thánh Thể và Thánh giá luôn liên kết chặt chẻ với nhau. Linh mục đứng giữa bàn thờ và thánh giá: Thánh lễ tái hiện hy tế thập giá.

 

Cùng với Chúa Giêsu, linh mục (in persona Christi) vừa là tư tế vừa là của lễ. Cuộc sống và sứ vụ mục vụ của linh mục t́m được sức mạnh t́nh yêu từ Thánh Thể và thập giá Chúa Giêsu, v́ chính từ thập giá mà t́nh yêu lớn nhất đă được bộc lộ: “Không ai có t́nh yêu lớn hơn t́nh yêu của người đă chết cho người ḿnh thương.”[27] Là linh mục giáo phận, chúng ta được mời gọi cách đặc biệt rảo qua con đường thập giá này. Mỗi ngày chúng ta dấn sâu vào mầu nhiệm thập giá, mầu nhiệm của hy tế, dù lắm khi thập giá trong đời sống mục vụ giáo xứ dường như quá nặng và chúng ta muốn qụy ngă. Nhưng mầu nhiệm thập giá không được hoàn tất bởi cái chết, song bởi đời sống mới của sự sống lại.

 

Suốt ḍng lịch sử, Giáo Hội hầu như luôn luôn bước đi trên con đường hy tế thập giá này. Nhiều nhà truyền giáo đă tiến bước suốt nhiều năm hướng về Golgotha, vác lấy thập giá hy sinh và bách hại. Nhiều người trong chúng ta cũng đă trèo lên con đường dốc đứng đó, dưới nhiều h́nh thức và mức độ khác nhau, và hiện nay vẫn tiếp tục vác thập giá mà đi. Con đường thập giá của chúng ta vẫn kéo dài măi. Những người bách hại c̣n đó hay đă qua đi, hoặc đă thay đổi, nhưng thập giá vẫn không thay đổi và vẫn đè nặng trên vai chúng ta.

 

Lắm lần chúng ta dường như bị oằn xuống dưới sức nặng của thập giá. Ngày xưa ông Simon đă giúp Chúa Giêsu vác thập giá, th́ ngày nay chính Chúa chịu đóng đinh và sống lại đang đồng hành giúp chúng ta vác thập giá của chúng ta. Đau khổ của chúng ta là đau khổ của Ngài, hy tế của chúng ta là hy tế của Ngài. Chúa Giêsu thấu hiểu những yếu đuối của chúng ta, những thất bại của chúng ta, những cảm giác ngă ḷng, những mệt mỏi, lo sợ và cô đơn của chúng ta, v́ chính Ngài cũng đă trải nghiệm những khó khăn này.

 

Đường thập giá của Chúa Giêsu đă là con đường đầu tiên, nhưng không phải là con đường cuối cùng, v́ c̣n chúng ta và bao nhiêu tâm hồn tận hiến đang theo Ngài đến tận cùng trong con đường thập giá của Ngài. Giáo Hội đă không quên con đường thập giá. Giáo Hội không bao giờ che giấu thập giá. Thập giá vẫn luôn có mặt trong Phụng vụ: Giáo Hội tán dương và suy tôn thập giá. Thập giá không chỉ là gánh nặng, nhưng phải được xem là cây gậy nâng đỡ trọng trách mục vụ, bệnh tật hay tuổi già sức yếu. Cuộc sống linh mục càng cắm rễ sâu vào thập giá càng sinh nhiều hoa quả. Vào mọi thời và ở mọi nơi, bao nhiêu người vẫn không ngừng hăm hở đến với thập giá, chiêm ngắm thập giá, yêu mến thập giá.

 

Đường thập giá là trường dạy chúng ta sống ơn gọi và sứ vụ mục vụ của chúng ta. Chúa Giêsu ngă xuống rồi lại chỗi dậy và tiếp tục đi. Ngài chịu đựng nỗi cô đơn. Ngài chịu hành hạ và lăng nhục, nhưng Ngài luôn tha thứ. Đường thập giá là trường dạy sống thánh. Trên con đường thập giá, Mẹ Maria đă đi theo Con Mẹ cho đến tận đỉnh đồi Can vê. Mẹ bước đi trong thinh lặng. Cái nh́n của hai Mẹ Con bắt gặp nhau; hai Mẹ Con nh́n nhau tận trong sâu thẳm tâm hồn. Mẹ và Con kết hiệp với nhau bởi t́nh yêu bao la, sâu thẳm và trong trắng. T́nh yêu này sẽ làm thế giới thay đổi. Xin cho chúng ta được thấm nhuần t́nh yêu của Chúa và t́nh yêu của Mẹ Chúa, cũng là mẹ của chúng ta.

 

Mẹ đă đứng kề thập giá Chúa Giêsu. Mẹ cũng luôn đứng kề thập giá cuộc đời và sứ vụ linh mục của chúng ta. Chúng ta h́nh dung dường như đang đứng ở trên đỉnh đồi Golgotha, dưới chân thập giá, nơi đă và đang măi măi tập trung sức mạnh lớn nhất của thế giới: t́nh yêu của Thiên Chúa trong con người của Con Ngài, Chúa Giêsu Kitô (x. Ga 3,16). T́nh yêu này của Thiên Chúa không bao giờ cạn kiệt, không bao giờ thôi là sức mạnh cứu độ của thế giới.

 

Bằng những lời “Lạy Cha, con xin phó linh hồn con trong tay Cha”, Chúa Giêsu dâng lên Chúa Cha đời sống ḿnh làm hy tế. Và hy tế của Ngài đă được chấp nhận. Là linh mục, chúng ta cũng trao phó cuộc đời chúng ta trong tay Chúa Cha cùng với Chúa Giêsu. Hy tế của Ngài trên thập giá là một sức mạnh bao la cho thế giới. Sức mạnh đó được ǵn giữ trong Giáo Hội bởi Bí tích Thánh Thể, trung tâm t́nh yêu ở dưới thế gian này. Chúng ta cử hành Thánh Lễ như một sức mạnh không thể cạn kiệt của t́nh yêu.

 

Chúng ta trèo lên con đường thập giá đến tận đỉnh đồi Golgotha, đến tận Chúa Kitô, một Chúa Kitô toàn thể vừa với thập giá và măo gai trên đồi Golgotha, vừa với vinh quang trên núi Tabôrê và chiến thắng phục sinh vinh hiển. Sứ mạng linh mục của chúng ta là hướng dẫn những con người phải đau khổ v́ đối nghịch và hận thù để họ không quay lưng lại với nhau, nhưng nh́n vào mắt nhau trong sự cảm thông tha thứ tương hổ. 

 

Với rất nhiều người trong chúng ta, bao nhiêu thời gian đă qua đi từ ngày chúng ta theo ơn gọi linh mục và bao nhiêu sự đă thay đổi: tuổi tác, t́nh trạng sức khỏe, và kinh nghiệm thập giá, thử thách, đau khổ... Nhưng trong thâm sâu, chẳng có ǵ thay đổi: Chúng ta vẫn là linh mục của Chúa và của Giáo Hội. Là linh mục, chúng ta phải luôn được hướng dẫn bởi đức tin và t́nh yêu, và phải luôn sống sứ vụ ấy với cùng một niềm tín thác.

 

Mẹ Maria đă theo Chúa Giêsu trên đường núi Sọ, xin Mẹ luôn đồng hành với chúng ta. Một người mẹ đă nói với con ḿnh rằng: “Dù con lớn bao nhiêu tuổi, con vẫn là con của Mẹ; dù con có đi tới cùng trời cuối đất, th́ ḷng Mẹ vẫn hằng theo con.” Chớ ǵ chúng ta luôn cảm nhận sâu sắc Mẹ Maria luôn đồng hành với chúng ta, luôn đứng bên thập giá của chúng ta, che chở bảo vệ và dắt d́u chúng ta:

Hỏi rằng sao trả quá đắt,

Đồi cao thánh giá ai dắt ai d́u?

Dẫu rằng phải trả quá đắt,

Đồi cao thánh giá Mẹ dắt Mẹ d́u.

 

D.I.b.3) Thánh lễ cuộc đời linh mục vẫn kéo dài

 

Việc cử hành Thánh lễ kết thúc, nhưng việc sống Thánh Thể vẫn tiếp tục trong cuộc đời mục vụ: “Lễ xong, chúc anh chị em ra đi b́nh an.” Ra đi để sống mầu nhiệm vừa cử hành, để đem yêu thương cho mọi người.

 

ĐTC Biển Đức XVI dạy: “Thánh Thể không tách xa chúng ta khỏi những người đương thời với chúng ta; ngược lại, bởi v́ Thánh Thể là cách diễn tả hay nhất của t́nh yêu Thiên Chúa, nó mời gọi chúng ta cộng tác với tất cả anh chị em ḿnh để đương đầu với những thách đố hiện tại và làm cho hành tinh này thành một nơi tốt đẹp để sống.[28]

 

Và ĐHY Francis Arinze, Bộ Trưởng Bộ Phụng Tự và Bí Tích, đă nói trong lễ bế mạc Năm Thánh Thể 49 (năm 2008) tại Canada rằng “Bí Tích Thánh Thể sai chúng ta đi để bày tỏ t́nh yêu và t́nh đoàn kết với anh chị em đang thiếu thốn của chúng ta. […] Chúng ta cũng được sai đi để an ủi những người đang sầu khổ, để giúp giải phóng những người đang làm nô lệ, kể cả các nạn nhân của những h́nh thức đàn áp về phái tính, chủng tộc hoặc những h́nh thức đàn áp khác, để đem hy vọng đến cho những trẻ bụi đường, và giúp nâng cao các dân chưa được phát triển lên một mức độ xứng hợp với sự hiện hữu của con người, nhất là những người đang đói khát và thiếu thốn về tinh thần: Họ đang đói khát Lời Thiên Chúa, đói khát Tin Mừng giải phóng của Chúa Giêsu Kitô, cho nên việc truyền giáo, dạy Giáo Lư dưới nhiều h́nh thức cùng việc dẫn đưa người ta đến với Hội Thánh và các bí tích là những cách bày tỏ cần thiết của t́nh yêu thương tha nhân.”[29]

 

Để được vậy, xin Chúa ban cho chúng ta, nhờ lời cầu bàu của Mẹ Maria và thánh quan thầy Gioan Maria Vianey, được ơn dâng lễ mỗi ngày thật sốt sắng như thánh lễ đầu tiên và cũng là thánh lễ cuối cùng của cuộc đời chúng ta.

D.I.b.4) Linh Mục với Mẹ Maria

Mẹ hướng dẫn chúng ta tới Chúa Giêsu, Đấng đưa chúng ta đến với Chúa Cha. Mẹ chỉ cho chúng ta con đường hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa, bởi v́ Mẹ là người phụ nữ được Thiên Chúa tuyển chọn để thực hiện chương tŕnh cứu độ của Ngài với tư cách là người đồng tham dự vào những biến cố tột đỉnh của lịch sử cứu độ. 

 

Mẹ được kêu cầu là Mẹ của Hội Thánh và Mẹ của linh mục theo một đường lối đặc biệt, khi trên thập giá, vào lúc tột đỉnh của sứ mạng cứu độ nhân loại, Chúa Giêsu đă trao phó Mẹ ḿnh cho Gioan và kư thác Gioan cho Mẹ (Ga 19, 26-27): “Chúng ta cũng hăy đón nhận Mẹ Maria vào trong nhà nội tâm của chức linh mục chúng ta.[30] Được sự che chở và hướng dẫn từ mẫu của Mẹ nâng đỡ và tăng sức mạnh, chúng ta có thể nh́n thấy mọi mối tương quan và các giai đoạn đời sống và sứ vụ linh mục của ḿnh, bằng đôi mắt mới, bằng trái tim và trí năo mới, và luôn bước đi trên con đường thánh thiện cần thiết.

 

Là Linh mục, chúng ta cần tăng cường ḷng sùng kính Đức Mẹ. Sự hiện diện từ mẫu của Mẹ luôn là sự nâng đỡ cho chúng ta. Mẹ đă luôn theo sát Chúa Giêsu Con Mẹ trên con đường trần thế của Ngài, bây giờ Mẹ vẫn tiếp tục đồng hành cùng chúng ta, những Kitô khác. Ngay từ lúc khởi đầu sứ vụ Giáo Hoàng, Đức Gioan Phaolô II đă trao phó mỗi linh mục cho Mẹ và mong muốn rằng mọi linh mục đều trao phó chính ḿnh cho Mẹ, và hướng về Mẹ với một t́nh yêu và niềm hy vọng đặc biệt. Bằng kinh nghiệm của ḿnh, Ngài đă viết lên điều ấy trong bức thư gửi các Linh mục. Ngài cầu mong: “Nguyện xin Đức Maria, Đấng mà tôi mời gọi anh em hăy luôn nuôi dưỡng ḷng sùng kính con thảo, đồng hành với anh em và liên lỉ che chở anh em.” Đức Benedictô XVI mới đây cũng thôi thúc chúng ta: “Tôi khuyên anh em hăy vào trường Đức Maria để học biết yêu thương và bước theo Đức Kitô trên hết mọi sự.” 

 

Thật vậy, trong trường của Mẹ Maria, chúng ta học để đặt Chúa Kitô vào chỗ nhất trong cuộc đời và sứ vụ của chúng ta, và học để hướng tư tưởng cùng hành động của chúng ta theo Ngài: “Người bảo ǵ th́ các anh hăy làm theo.” Đúng vậy, nơi trường của Mẹ Maria, chúng ta học biết thinh lặng, biết lắng nghe và phục vụ khiêm tốn, đó là những điểm mấu chốt của đời sống người môn đệ. Mẹ Maria sẽ giúp chúng ta tiến sâu vào mối tương quan nhân vị và đích thực hơn với Chúa Giêsu, để chúng ta yêu mến Ngài và làm cho Ngài được yêu mến. Vâng, qua việc chiêm ngắm và lắng nghe Mẹ Maria, chúng ta sẽ hiểu hơn sức mạnh nâng đỡ và biến đổi của Bí tích Thánh Thể, và t́m lại được niềm an ủi và nguồn sức mạnh để bước theo Chúa Kitô và phục vụ Ngài trong anh chị em.

 

Liên quan đến đời sống độc thân linh mục đang “bị thế giới của thời đại chúng ta nghi ngờ giá trị và cho là không thể giữ được”, Đức Phaolô VI cậy dựa vào ḷng sùng kính nồng nhiệt và tỏa sáng đối với Mẹ Maria. Ḷng đạo đức này của chúng ta sẽ mang chúng ta “đến nguồn suối của đời sống thiêng liêng đích thực, mà chỉ nó mới là nền tảng vững chắc cho việc giữ luật độc thân.”[31] 

 

Vâng, chọn lựa độc thân linh mục của chúng ta cần được đặt nơi trái tim Mẹ Maria. Chúng ta hăy chạy đến cùng Mẹ, khi gặp khó khăn trên con đường đă chọn. Là trinh nữ và là mẹ, Mẹ Maria hiểu rất rơ trái tim linh mục chúng ta cần ǵ, và Mẹ biết làm thế nào để giữ cho chúng ta được trung thành với lời cam kết của ḿnh, nhất là đối với các linh mục giáo phận sống giữa ḷng đời hôm nay sao cho “gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.” Chúng ta sẽ t́m được ẩn náu an toàn nơi Mẹ Maria, người Mẹ trên trời của chúng ta. Mẹ sẽ giúp chúng ta thăng hoa trái tim và con mắt, để nh́n thấy Mẹ ở trong và qua những người con gái của Thiên Chúa quanh chúng ta. Chúng ta kêu xin Mẹ bảo vệ và biến đổi chúng ta và những ai thân thiết với chúng ta, như Thánh Phaolô đă khuyên nhủ Timôtê “coi các phụ nữ lớn tuổi như mẹ và những người trẻ như chị em.”[32]  

Linh mục sẽ không thiếu sự chở che, nâng đỡ của Mẹ Chúa Giêsu.”[33] Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ, Chúa Thánh Thần sẽ ǵn giữ sự độc thân trong trắng của linh mục như Ngài đă làm cho Mẹ Maria và Thánh Giuse. V́ thế, Đức Phaolô VI đă khuyên nhủ: “Anh em hăy hướng con mắt và trái tim, với niềm tín thác được đổi mới và ḷng cậy trông con thảo, về Mẹ rất yêu dấu của Chúa Giêsu và Mẹ của Hội Thánh, và hăy kêu xin sự cầu bầu vạn năng và hiền mẫu của Mẹ cho chức linh mục Công giáo.”[34]

 

Có một việc thật đơn giản nhưng rất quan trọng của ḷng sùng kính Mẹ Maria là lần chuỗi Mân côi, một bản Phúc Âm tóm tắt.[35] Các anh em linh mục trẻ nên giữ sống động thói quen lần chuỗi Mân côi của các cha già và hăy khuyến khích giáo dân của ḿnh lần chuỗi, một ḿnh khi đi đường tới trường học, tới công sở, ra đồng ruộng, chợ búa… hoặc lần chuỗi chung với người khác, theo nhóm hay hội đoàn trong giáo xứ, đặc biệt là lần chuỗi tại nhà, trong gia đ́nh, v́ chuỗi Mân côi sẽ đốt nóng và làm mạnh thêm mối giây ràng buộc giữa các thành viên trong gia đ́nh. Lời cầu nguyện này sẽ giúp chúng ta được mạnh mẽ hơn trong đức tin, bền vững hơn trong đức ái, kiên tŕ hơn trong niềm vui và hy vọng. 

 

Theo gương mẫu và kinh nghiệm của Đức Gioan Phaolô II, mỗi linh mục nên tận hiến cho Mẹ Maria với ḷng tin tưởng yêu mến, t́m trú ẩn nơi sự che chở của Mẹ, biết rằng trong lúc khó khăn ḿnh cũng không cô đơn, v́ Mẹ sẽ nâng đỡ ủi an bằng sự dịu dàng từ mẫu của Mẹ. Chính Đức Gioan Phaolô II đă tận hiến cho Mẹ Maria “Totus Tuus - Tất cả bản thân con là của Mẹ.” Ngài chia sẻ: “Suốt cuộc đời tôi, tôi đă cảm nghiệm rơ sự hiện diện đầy yêu thương của Mẹ của Chúa chúng ta. Mẹ Maria đồng hành với tôi mọi ngày để giúp tôi chu toàn sứ vụ là người kế vị Thánh Phêrô.” Tôi đă mất mẹ sớm nên cũng cảm nhận và kinh nghiệm được sự an ủi, che chở và đồng hành đầy yêu thương của Mẹ Lavang cho đời linh mục của tôi: “Má mất nay được Mẹ thay, chuỗi đời côi cút bớt cay bớt buồn, nhất là đêm lạnh mưa tuôn, mưa tuôn ngoài phố mưa buồn trong tim.” Ước mong tất cả các bạn linh mục đều có được kinh nghiệm diễm phúc ấy.

  

D. II. TƯƠNG QUAN VỚI THA NHÂN[36]

  1. Tương quan với Đấng Bản Quyền

  2. Tương quan với các  linh mục đàn anh

  3. Tương quan với các linh mục đàn em

  4. Tương quan với các chủng sinh và các mầm non ơn gọi

  5. Tương quan với nữ giới nói chung

  6. Tương quan với các nữ tu lớn tuổi và có trách nhiệm

  7. Tương quan với các nữ tu bằng tuổi và có trách nhiệm

  8. Tương quan với các nữ tu trẻ

  9. Tương quan với các đệ tử và mầm non ơn gọi tu sĩ

  10. Tương quan với giáo dân nói chung

  11. Tương quan với Ban Hành Giáo

  12. Tương quan với các đoàn thể

  13. Tương quan với những người già cả, bệnh tật và hấp hối

  14. Tương quan với các góa phụ, nhất là các góa phụ trẻ

  15. Tương quan với giới trẻ

  16. Tương quan với giới thiếu nhi

  17. Tương quan với những người phục vụ trong nhà xứ, nhất cô bếp

  18. Tương quan với Chính Quyền

  19. Tương quan với các tôn giáo bạn, nhất là các vị lănh đạo

  20. Tương quan với lương dân.

  21. Tương quan với giới giàu có

  22. Tương quan với giới nghèo

 

Tương quan của chúng ta với các người khác được gọi là tương quan liên nhân vị. Có một thời người ta cho việc liên hệ của ḿnh với Thiên Chúa mới quan trọng, c̣n liên hệ với con người th́ không mấy quan trọng. Kết quả là linh mục tránh liên hệ gần gũi với tha nhân, kể cả những người ḿnh thi hành thừa tác vụ cho, khiến luôn có một khoảng cách xa lạ thế nào ấy!

 

Những liên hệ với con người chỉ được coi là vấn đề riêng tư. Kết quả là một số linh mục có liên hệ trí thức và thiêng liêng với con người, chứ không có liên hệ t́nh cảm và nhân bản, luôn giữ thái độ xa cách và loại trừ. Và t́nh trạng có thể đưa tới bất cập hay thái quá.

 

Tương quan liên nhân vị là một chiều kích quan trọng của t́nh yêu của người độc thân thánh hiến. Thánh Gioan chối bỏ khả năng kính mến Chúa ở đâu thiếu vắng t́nh yêu con người. Ngài mặc nhiên nối kết ḷng kính mến Chúa với t́nh yêu con người. Ngài nhấn mạnh rằng không thể kính mến Chúa được, nếu không có t́nh yêu con người. T́nh yêu Thiên Chúa là cốt lơi bên trong,  c̣n t́nh yêu con người là diễn tả bộc lộ ra bên ngoài.

 

T́nh yêu Thiên Chúa là suối nguồn, là nền tảng và động lực của t́nh yêu con người. T́nh yêu con người là sao chép, biểu lộ và diễn tả t́nh yêu Thiên Chúa. Người không yêu thương cận nhân của ḿnh th́ không thể biết Thiên Chúa, không thể kính mến Thiên Chúa được: “Nếu một người nói rằng ḿnh kính mến Thiên Chúa, nhưng lại ghét anh em ḿnh th́ người ấy là kẻ nói dối. V́ người ấy không thể kính mến Thiên Chúa, Đấng mà người ấy không thấy, nếu người ấy không yêu thương người anh em của ḿnh, người mà người ấy thấy. Ai kính mến Thiên Chúa th́ cũng phải yêu thương anh em[37] 

 

Trong khi đi t́m kiếm Thiên Chúa, th́ chúng ta cũng phải đi qua t́nh yêu và t́nh bạn nhân loại. Chính nhờ chúng ta cảm nghiệm t́nh yêu nhân loại, chúng ta mới cảm nghiệm được t́nh yêu Thiên Chúa.

 

Một số người trong chúng ta chưa tiếp xúc được với t́nh yêu Thiên Chúa và chưa được t́nh yêu Thiên Chúa tác động, v́ chúng ta chưa thực sự tiếp xúc với con người và chúng ta chưa để cho con người tiếp xúc với chúng ta. Nếu chúng ta không yêu thương một con người khác, mà chỉ kính mến Thiên Chúa, th́ chúng ta chẳng yêu mến ai cả. Nếu chúng ta chưa phải ḷng con người, th́ chúng ta chưa thực sự phải ḷng hữu thể thần linh: “Không thể có cảm nghiệm về Thiên Chúa, nếu không được một cảm nghiệm về thế giới làm trung gian. Cái làm trung gian cho cảm nghiệm về Thiên Chúa chủ yếu là liên hệ của con người với những con người khác.[38] T́nh Chúa và t́nh người luôn gắn kết với nhau. Những mối liên hệ liên nhân vị là thánh thiêng tự bản chất và mạc khải diện mạo của Thiên Chúa. Thái độ cá nhân “Tôi và Thiên Chúa” hay “Tôi và Chúa Giêsu” mà không có liên hệ với con người là xa lạ đối với ư thức Kitô giáo, và có nguy cơ phải đối diện với câu hỏi của Thiên Chúa: “Em ngươi đâu?”

 

Linh mục được mời gọi từ giữa cộng đoàn Dân Chúa nên phải trở thành một phần của cộng đoàn Dân Chúa bao gồm những con người phục vụ lẫn nhau. Nhờ những việc phục vụ này, linh mục thiết lập được mối liên hệ t́nh yêu với Thiên Chúa và con người. Do đó, cùng đích và cốt yếu của đời sống và sứ vụ linh mục hệ tại việc cổ vũ những mối liên hệ quân b́nh, hài ḥa và trưởng thành với mọi thành phần của Dân Chúa, để cùng nhau đến với Thiên Chúa.

 

Nhưng v́ những việc phục vụ có đặc điểm là liên hệ t́nh yêu, một số trong các liên hệ với con người có thể dẫn đến chỗ vi phạm độc thân thánh hiến, nhất là trong bối cảnh tục hóa, buông thả và hưởng thụ ngày nay. Do đó, linh mục triều phải rất thận trọng trong các liên hệ của ḿnh, v́ luôn luôn có nguy cơ liên quan đến liên hệ.

 

Do có những nguy cơ liên quan đến những liên hệ của linh mục, nên một số người trong chúng ta tránh xa con người và những mối liên hệ, và để hết tâm trí vào công việc, thậm chí trở thành những người tham công tiếc việc, coi công việc hơn con người đang cần đến tấm ḷng và sự chăm sóc mục tử của ḿnh.[39]

 

Tâm lư tham công tiếc việc giữ chúng ta xa khỏi sự thách đố của những liên hệ độc thân thánh hiến đích thực (không có cám dỗ không có công nghiệp; chưa có cám dỗ chưa chắc đă được bảo đảm), và cũng làm cho sứ vụ chúng ta trở nên xa lạ và mất hiệu quả. Khi tránh xa những liên hệ nhân bản th́ chúng ta sẽ xơ cứng và trở thành những người thực hiện, những công chức, những cỗ máy… 

 

Chúng ta có thể thậm chí t́m những bù trừ và thay thế dễ dăi để lấp vào chỗ những liên hệ đích thực, như thích ăn nhậu, âm nhạc, báo chí, chim cá kiểng, truyền h́nh v.v… Những thứ đó dễ hơn nhiều so với nỗ lực thiết lập những mối liên hệ tốt với con người.

 

Một số linh mục tránh liên hệ và do đó trở thành những nhà trí thức lạnh lùng, thay v́ những con người có t́nh có nghĩa trong liên hệ. Chúng ta trở thành những công chức thay v́ những người phục vụ thân t́nh, thấu cảm. Chúng ta trú ẩn vào việc làm chuyện này chuyện nọ, vào xây cất, vào thành công, vào những lễ hội nọ cử hành kia, vào địa vị và quyền lực. Tại buổi triều yết chung ngày 03.02. 2010, Đức Thánh Cha Biển Đức XVI mời gọi “tất cả những ai có vai tṛ làm cho sinh động và cai quản Giáo Hội” đừng nhượng bộ ‘cám dỗ sự nghiệp và quyền bính’: “Chúng ta đừng t́m kiếm quyền lực, uy tín, sự kính trọng cho chính chúng ta. Trong cuộc đời các thánh nhân, t́nh yêu Chúa và đồng loại, việc kiếm t́m vinh danh Chúa và sự cứu rỗi các linh hồn luôn đi cùng với nhau[40]

 

Độc thân ‘v́ Nước Thiên Chúa’ phải là cái ǵ xây dựng được những tương quan con người mạnh mẽ. Cha Connolly nhận xét: “Giáo huấn truyền thống của chúng ta về độc thân thánh hiến đă không xử lư vấn đề này một cách tích cực hay sáng tạo. Nó mạnh mẽ can ngăn việc phát triển bất cứ liên hệ con người nồng ấm nào, bên trong hay bên ngoài cộng đoàn, và nhất là với bất cứ phần tử khác phái nào. Nó dạy chúng ta yêu người, nhưng yêu trên tầm mức phục vụ chung chung (quảng đại và dễ thương), chứ không để hết tâm trí hay không có liên hệ cá nhân[41]

 

Việc phát triển liên hệ con người là thiết yếu, v́ không có những liên hệ ấy th́ người độc thân thánh hiến sẽ không cảm nghiệm được hạnh phúc. Sự thiếu hạnh phúc này sẽ hạn chế chứng tá của ḿnh cho niềm vui được t́m thấy trong sự thông hiệp với Thiên Chúa: Một vị thánh buồn là một vị thánh đáng buồn! Dân ngoại đánh giá cộng đoàn kitô đầu tiên: “Xem ḱa, họ thương yêu nhau dường nào!” và họ đă muốn sống như thế mà Đạo được phát triển lớn mạnh.

 

Không có việc phát triển những liên hệ con người th́ linh mục sẽ không là một thừa tác viên hữu hiệu của sứ điệp Thiên Chúa và t́nh yêu của Ngài được. Một người được kêu gọi đến đời sống độc thân thánh hiến phải t́m kiếm sự thân mật với Thiên Chúa, và đồng thời, người ấy phải gầy dựng sự thân mật với những con người khác. Khi hai chiều kích của sự thánh thiện này vắng bóng trong cuộc đời và thừa tác vụ của chúng ta th́ khả năng nên thánh của chúng ta cũng vắng bóng trong cuộc đời chúng ta.

 

Chính trong và nhờ các mối liên hệ (với Chúa và với con người) mà chúng ta lớn lên trong sự thánh thiện. Nhưng cũng chính trong và v́ các mối liên hệ với con người này mà chúng ta phải chiến đấu và có khi vấp ngă, hoặc làm cho anh chị em ḿnh phải chiến đấu và vấp ngă. 

 

D. III. TƯƠNG QUAN VỚI CHÍNH M̀NH[42]

 

  “Chúng ta có một vị Thượng Tế siêu phàm đă băng qua các tầng trời, là Đức Giê-su, Con Thiên Chúa. Vậy chúng ta hăy giữ vững lời tuyên xưng đức tin. Vị Thượng Tế của chúng ta không phải là Đấng không biết cảm thương những nỗi yếu hèn của ta, v́ Người đă chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội. Bởi thế, ta hăy mạnh dạn tiến lại gần ngai Thiên Chúa là nguồn ân sủng, để được xót thương và lănh ơn trợ giúp mỗi khi cần. Quả vậy, thượng tế nào cũng là người được chọn trong số người phàm, và được đặt lên làm đại diện cho loài người, trong các mối tương quan với Thiên Chúa, để dâng lễ phẩm cũng như tế vật đền tội. Vị ấy có khả năng cảm thông với những kẻ ngu muội và những kẻ lầm lạc, bởi v́ chính người cũng đầy yếu đuối; mà v́ yếu đuối, nên người phải dâng lễ đền tội cho dân thế nào, th́ cũng phải dâng lễ đền tội cho chính ḿnh như vậy. Không ai tự gán cho ḿnh vinh dự ấy, nhưng phải được Thiên Chúa gọi, như ông A-ha-ron đă được gọi. Cũng vậy, không phải Đức Ki-tô đă tự tôn ḿnh làm Thượng Tế, nhưng là Đấng đă nói với Người: Con là Con của Cha, ngày hôm nay Cha đă sinh ra Con, như lời Đấng ấy đă nói ở một chỗ khác: Muôn thuở, Con là Thượng Tế theo phẩm trật Men-ki-xê-đê. Khi c̣n sống kiếp phàm nhân, Đức Giê-su đă lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Người đă được nhậm lời, v́ có ḷng tôn kính. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đă phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; và khi chính bản thân đă tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người, v́ Người đă được Thiên Chúa tôn xưng là Thượng Tế theo phẩm trật Men-ki-xê-đê (Dt 4, 14-5,10).

  

 

D.III.1 Vài nét về linh mục triều

Là linh mục giáo phận tương lai, chúng ta phải luôn tỉnh thức t́m khám phá và sống căn tính linh mục triều của ḿnh mỗi ngày một cao độ hơn, nhằm nên đồng h́nh đồng dạng với Chúa Kitô mục tử nhân lành.

 

Tưởng cũng nên nói rơ một chút về thể trạng linh mục triều hay cũng gọi là linh mục giáo phận của chúng ta. Đa số linh mục trên thế giới là linh mục triều, sống giữa dân chúng trong thế gian và phục vụ giáo dân trong các giáo xứ. Linh mục triều không khấn giữ ba lời khuyên Phúc Âm như các linh mục Ḍng hay tu sĩ, nhưng sống chúng một cách khác bằng việc hứa vâng lời Giám mục Bản quyền và sống độc thân khiết tịnh, được làm chủ và sử dụng của cải theo ư ḿnh, trong nếp sống giản dị để việc phục vụ mọi tầng lớp dân chúng được hiệu quả. Ngài phải luôn sống trọn vẹn thuộc về Chúa Kitô và trọn vẹn thuộc về Giáo Hội mà ḿnh được kêu gọi hiến dâng với một t́nh yêu không chia sẻ, như hôn phu trung thành với hôn thê của ḿnh.

 

Các linh mục triều nhập tịch vào một giáo phận, thuộc về giáo phận, trực tiếp ở dưới quyền và vâng lời Giám Mục giáo phận, hiệp nhất với linh mục đoàn, thi hành chức vụ linh mục và đảm nhận những công tác do Đức Giám Mục chỉ định, thường ở trong các giáo xứ thuộc giáo phận của ḿnh. V́ phụ trách các giáo xứ biệt lập và độc lập nên linh mục triều không có đời sống cộng đoàn, chấp nhận đời sống cô đơn, lắm khi cũng đối đầu với nhiều mối nguy hiểm, do đó đ̣i hỏi mức độ trưởng thành, quân b́nh và hài ḥa cao hơn, toàn diện, nhân bản và thiêng liêng. Tuy không bó buộc do bản chất, nhưng do thực tiễn đời sống, ngày nay một nếp sống chung và hợp tác mục vụ giữa các linh mục cùng địa hạt rất được cổ vơ và khích lệ.

 

Linh mục triều sống và hoạt động theo đường hướng chung của Hội Thánh, nhằm tôn vinh Thiên Chúa và cứu rỗi các linh hồn.  Trái lại, cũng nhằm vinh danh Thiên Chúa và cứu rỗi các linh hồn, nhưng các linh mục Ḍng và tu sĩ sống cộng đoàn và làm việc theo đặc sủng và linh đạo riêng của từng vị sáng lập, nên có người nói linh mục triều không có linh đạo riêng, là điều không đúng hẳn.

 

Có thể nói linh đạo của linh mục triều là nên đồng h́nh đồng dạng với Chúa Kitô mục tử nhân lành, sống cao độ cho Chúa Cha, dưới tác động của Chúa Thánh Thần, để cứu rỗi các linh hồn.

 

Trong tinh thần Giáo Hội, một số linh mục Ḍng được mời hợp tác đào tạo ứng sinh linh mục như dạy học, linh hướng, tĩnh tâm, linh thao... Chúng ta cần triển khai và vận dụng cách hài ḥa điểm mạnh của chúng ta là vừa thừa kế những kinh nghiệm biện phân sâu sắc đời sống thiêng liêng của linh mục Ḍng, vừa được trang bị những kinh nghiệm mục vụ thực tiễn của linh mục triều. Sự thống nhất đời sống nội tâm và hoạt động tông đồ là điều kiện tất yếu của một linh mục triều thành công, hạnh phúc và thánh thiện.

                       

D.III.2 Căn tính linh mục theo truyền thống Giáo Hội

 

D.III.2a Nguồn gốc chức linh mục

Trong xă hội tục hóa hôm nay, ảnh hưởng của tinh thần tôn sùng vật chất đang thao túng mănh liệt. Địa vị, tiền bạc và lạc thú được đại đa số xem như là tất cả hạnh phúc của con người. Sự phóng túng t́nh dục và chủ nghĩa hưởng lạc cuốn hút bao trái tim và đầu óc của người trẻ.[43] Do đó, độc thân khiết tịnh, nhất là nơi giới đàn ông, bị nghi ngờ và coi là không thể.

            Nhưng đối với Giáo Hội Công giáo Rôma, đời sống độc thân linh mục là một thực hành bắt buộc rất cựu trào, dựa vào  truyền thống Tông Đồ, chẳng hạn thế kỷ IV, Công Đồng Carthage (năm 390) đă nói: “Những người phục vụ các mầu nhiệm thánh phải hoàn toàn tiết dục hầu cho những ǵ các Tông Đồ đă giảng dạy và người xưa ǵn giữ th́ nay chúng ta cũng tuân giữ nó.” Quả thế, ngay từ đầu, Chúa Giêsu và thánh Phaolô đă nêu gương chọn cuộc sống ấy. Rơ nét hơn từ Công đồng Latêranô I (1123), luật độc thân được áp dụng trong Giáo Hội Công Giáo đối với mọi linh mục theo lễ nghi La-tinh.

 

Thế kỷ 14-15 cho thấy bức tranh toàn cảnh lịch sử Giáo Hội của một nền luân lư suy đồi dẫn đến thời kỳ Phục Hưng nguy hiểm và kết thúc với cuộc ly khai Thệ phản. Công đồng Trentô (1543) đă đưa đến một cuộc canh tân thiêng liêng sâu xa và bền bỉ về chức linh mục và thừa tác mục vụ linh mục.

 

Thời đại chúng ta chứng kiến nhiều cuộc tranh luận về vấn đề kỷ luật này. Một số người đă cho rằng chẳng mấy hữu lư khi đ̣i buộc những người sẽ chịu chức linh mục phải sống bậc độc thân; họ vịn cớ cả Chúa Giêsu lẫn thánh Phaolô không tŕnh bày bậc độc thân như là một thực hành bắt buộc đối với các môn đệ. Một ít người c̣n đi xa hơn nữa đổ lỗi cho bậc độc thân phải chịu một phần trách nhiệm về cuộc khủng hoảng ơn gọi linh mục và những gương mù giới tính đă xảy ra tại nhiều nước Bắc Mỹ và Âu Châu.[44]

 

Dù vậy, qua Sắc lệnh Chức vụ và Đời sống linh mục của Công đồng Vatican II, Giáo Hội vẫn duy tŕ truyền thống không thay đổi, nhưng nhấn mạnh đặc biệt đến mối liên hệ chặt chẽ giữa  độc thân khiết tịnh và đức ái mục tử v́ Nước Trời[45] của chức linh mục thừa tác của linh mục.

 

Đức Phaolô VI trong Sacerdotalis Coelibatus khẳng định: “Luật độc thân thánh, mà Giáo Hội canh giữ từ nhiều thế kỷ nay như một viên ngọc quư rạng ngời, bảo tồn toàn bộ giá trị của nó cả ở thời đại chúng ta vốn tiêu biểu bằng một sự biến đổi sâu xa các năo trạng và các cơ cấu.”[46] 

 

THĐGMTG năm 1971 khẳng định sự cần thiết phải duy tŕ luật độc thân linh mục trong Giáo Hội Latinh, với việc giải thích nền tảng, các động cơ và điều kiện ủng hộ nó mà linh mục thi hành với Chúa Kitô và trong Chúa Kitô.[47]

 

Bộ Giáo luật 1983 lặp lại: “Các Giáo sĩ buộc phải giữ tiết dục hoàn toàn và vĩnh viễn v́ Nước Trời, và v́ thế phải tuân giữ luật độc thân, ân sủng đặc biệt Thiên Chúa ban, nhờ đó các thừa tác viên chức thánh có thể kết hiệp dễ dàng hơn với Đức Kitô bằng một tâm hồn không chia sẻ, tự hiến trọn vẹn và tự do hơn cho việc phục vụ Chúa và con người.[48] 

 

Tông huấn hậu THĐGMTG Pastores Dabo Vobis tŕnh bày luật độc thân như một đ̣i hỏi căn bản trong toàn cảnh bốn chiều kích đào tạo nhân bản, thiêng liêng, tri thức và mục vụ.

 

Sách Giáo lư Công giáo lặp lại: Tất cả các thừa tác viên được truyền chức linh mục trong Giáo Hội Latinh, ngoại trừ các Phó Tế Vĩnh Viễn, được chọn một cách b́nh thường giữa các tín hữu đang sống độc thân và có ư chí giữ luật độc thân v́ Nước Trời”. 

 

Trong cuộc họp với lănh đạo các Bộ của Giáo triều ngày 16.11.2008, ĐTC Biển Đức XVI đă tái khẳng định giá trị của chọn lựa đời sống độc thân của các Linh mục, hợp với truyền thống Công Giáo chưa bị gián đoạn và lập lại đ̣i buộc phải có một đào tạo nhân bản và Kitô giáo vững vàng, cho cả các chủng sinh lẫn các Linh mục đă chịu chức.[49]

 

Chỉ Nam cho thừa tác vụ và đời sống linh mục năm 1994 của Bộ Giáo sĩ khẳng định: “Xác tín vào những động cơ thần học và mục vụ sâu xa làm cơ sở cho mối tương quan giữa sự độc thân và chức linh mục, được soi sáng bằng chứng tá c̣n giá trị ngày hôm nay của rất nhiều cuộc đời linh mục vững mạnh về mặt thiêng liêng và Phúc Âm, mặc dầu xảy ra nhiều trường hợp đau thương, Giáo Hội đă tái xác nhận, qua Công đồng Vatican II và giáo huấn của các Giáo hoàng về sau, ‘ư muốn mănh liệt duy tŕ luật đ̣i buộc t́nh trạng độc thân vĩnh viễn tự do chọn lựa cho các ứng viên linh mục theo nghi lễ Latinh[50], xác tín rằng đó là ân huệ mang lại thiện ích cho Giáo Hội và thế giới.[51]

 

Và mới đây nhất, trong bài diễn văn khai mạc Công Nghị Giáo Phận Rôma ngày 26/5/2009 “Mọi thành viên Giáo Hội và sự đồng trách nhiệm mục vụ”, ĐTC Biển Đức XVI khẳng định không hề có gián đoạn hay đối lập giữa Giáo Hội trước và Giáo Hội sau Công đồng Vatican II.”[52]

 

D.III.2b Ư nghĩa và bản chất độc thân linh mục

Đặc sủng sống độc thân thánh hiến giả thiết linh mục phải có một dấn thân dứt khoát dơi theo một đời sống tự chủ bản thân và khiết tịnh. Từ thời các tông đồ, Giáo Hội đă muốn bảo tồn ơn tiết dục vĩnh viễn của giáo sĩ và hướng về giải pháp chọn ứng viên chức thánh nơi những người độc thân (x. 2 Th 2,15; 1 Cor 7,5; Tt 1,6-8).[53] Sự dấn thân được lựa chọn cách tự do và quảng đại là lời đáp trả hồng ân quảng đại của Thiên Chúa.[54] Vậy độc thân linh mục được ghi tạc ngay tại nội tâm của một tương quan đối thoại liên lỉ giữa Thiên Chúa và mỗi linh mục.

Qua việc cho đi chính đời sống ḿnh được diễn tả bằng cách chọn đời sống độc thân, linh mục càng ngày càng sống cho Thiên Chúa và tha nhân hơn, qua sự lột bỏ liên lỉ, một sự “tự hủy” (Ph 2,7), làm cho ḿnh “nhỏ bé đi để cho Chúa lớn lên” (Ga 3,30) và góp phần vào sự tăng trưởng của Giáo Hội và của từng người trong anh chị em ḿnh.

Độc thân linh mục không thể tách rời khỏi toàn bộ đời sống kitô “không c̣n là tôi sống, nhưng chính Đức Kitô sống trong tôi” (Gal 2,19-20), trong đó linh mục cố gắng nên đồng h́nh dạng với Chúa Kitô Mục Tử Nhân Lành “ban sự sống ḿnh cho đoàn chiên” (Ga 10,11). Chính trong khung cảnh đó mà sự tự do của linh mục không ngừng được củng cố trưởng thành bản thân sẵn sàng phục vụ Thiên Chúa qua việc phục vụ dân Ngài. Vị linh mục chấp nhận t́nh trạng sống ấy sẽ gặp được kho báu hàm chứa việc “mang trong thân xác sự chết của Chúa Giêsu, để sự sống của Ngài cũng được bày tỏ trong thân xác ḿnh” (2 Co 4,10), hầu học biết ban phát sự sống ḿnh cho đoàn dân được trao phó cho ḿnh, nhờ đó được thúc đẩy loan báo Tin Mừng “lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện” (2 Tim 4,2).

Mỗi thời đại diễn tả đức tin và thực hành của Giáo Hội trong trạng huống văn hóa riêng của ḿnh, tùy theo mức độ được đâm rễ chắc chắn trong Truyền Thống mà chúng ta sống nhờ đó. Giáo huấn của Giáo Hội cung cấp cho chúng ta những căn bản cần thiết để suy nghĩ và định h́nh lời trả đáp của chúng ta đối với hồng ân của Thiên Chúa trong bậc độc thân thánh hiến.

Cuộc sống độc thân khiết tịnh tự bản chất là liên hệ, liên hệ với Thiên Chúa, liên hệ với con người và thế giới. Nó định phẩm cho căn tính của linh mục là một con người của liên hệ. Nó tăng cường những liên hệ của linh mục với Giám Mục và với linh mục đoàn của giáo phận ḿnh. Nó mời gọi linh mục nhận rơ sự bổ túc của ḿnh với các bậc sống khác và những mối liên hệ ḿnh phải duy tŕ với họ. Nó cũng cho phép linh mục thiết lập các liên hệ nhân bản, kể cả các liên hệ bạn hữu chân chính với người nam lẫn người nữ.

Chúng ta lưu ư những điểm giáo huấn nổi bật này của Giáo Hội[55]:

Sống độc thân thánh hiến là một cách thức yêu mến và hiện hữu với tha nhân. Nó khai mở một cuộc sống không tự đóng kín nơi chính ḿnh, nhưng khai sáng những liên hệ và đời sống cộng đồng, tôn trọng phẩm giá những người ḿnh gặp gỡ, kêu gọi mọi người cùng nhau t́m kiếm sự thánh thiện và làm cho Nước Chúa ngự đến.

Sống độc thân khiết tịnh hệ tại sự dấn thân tất cả cuộc đời: Nhờ bí tích Truyền Chức, lời hứa sống độc thân thánh hiến đâm rễ sâu xa vào chính thực thể của linh mục và phải được nhắc lại trong suốt chiều dài của đời sống linh mục, đặc biệt trong ngày lễ Truyền Dầu.

Đời sống độc thân thánh hiến của linh mục t́m được tất cả ư nghĩa của nó trong liên hệ với các lời khấn khác, được diễn tả ra hay hiểu ngầm trong các nghi thức truyền chức. Nó mang dấu ấn của một cuộc sống giản dị và hướng tới một đời sống cầu nguyện chuyên cần, v́ đây là một hồng ân phải nhận lănh và làm mới lại không ngừng, khuôn ḿnh cách mật thiết với những mầu nhiệm mà linh mục cử hành.

Đời sống độc thân thánh hiến giả thiết một khổ hạnh, dù ngày nay ít được nhấn mạnh, nhưng vẫn là thiết yếu. Sự thận trọng, dè dặt, tỉnh thức, từ bỏ, chấp nhận mọi thánh giá trong suốt cả đời sống, và những yếu tố khác cùng loại, làm thành bấy nhiêu phương diện của một quan niệm toàn vẹn về cuộc sống độc thân khiết tịnh.[56]

Chọn lựa sống độc thân thánh hiến là trao hiến đời sống ḿnh để nhắm tới một sự phong phú đặc biệt.[57] Linh mục đă chọn sống độc thân thánh hiến phải có một quan niệm lành mạnh về t́nh phụ tử và danh hiệu “cha” mà những người được trao phó cho ḿnh thường gọi ḿnh. Đời sống của ngài phải hoàn toàn quy hướng về sự tăng trưởng của họ trong đức tin, đức cậy và đức mến.

Thánh Kinh cung cấp rất nhiều phương sách để suy tư và cầu nguyện, hầu hiểu được căn bản Phúc âm của bậc độc thân thánh hiến: kỷ luật của Giáo Hội Roma không chỉ thuộc về sự gắn bó với truyền thống lâu đời không hề xa lạ với Thánh Kinh, mà c̣n mặc lấy một h́nh thức bắt buộc, cho dù một h́nh thức như vậy không được đặt định trong Tân Ước. Nhưng bằng nhiều cách, Tân Ước vẫn làm vang lên lời mời gọi vào bậc độc thân thánh hiến.

Đời sống độc thân hiến thánh của linh mục cũng phải tựa trên nền tảng thần học nghiêm chỉnh và sâu xa, cho phép chủng sinh và linh mục hiểu rơ ư nghĩa Kitô học, Giáo hội học, Thánh Kinh học, ư nghĩa hôn ước và tông đồ của bậc sống họ, cả trong thời gian đào tạo khởi đầu cũng như trong thời gian thi hành sứ vụ và thường huấn, đào sâu tính “thích hợp” của bậc độc thân với chức vụ linh mục mà sắc lệnh Chức vụ và đời sống linh mục nói đến.

Ngoài ra c̣n phải lưu ư đến tầm quan trọng của cộng đồng giáo dục như là yếu tố căn bản của việc đào tạo khởi đầu về đời sống độc thân thánh hiến, nhờ sự phân định và quân b́nh giữa những thời gian trao đổi và những thời gian trầm mặc, những chia sẻ giữa chủng sinh và nhà đào tạo. Nhưng đừng quên vai tṛ của các cộng đồng khác, là những cộng đồng tự nhiên như gia đ́nh, hoặc cộng đồng Giáo hội như các xứ đạo.

Nhưng bậc độc thân thánh hiến phải là một chọn lựa tự do dấn thân được Giáo Hội chuẩn nhận, chứ không phải là một gánh nặng áp đặt từ bên ngoài. Và như thế, kỷ luật độc thân trở nên như một sự che chở bảo vệ và một gánh nhẹ nhàng cho linh mục.[58]

 

D.III.2c Linh mục trong mối hiệp thông phẩm trật

Toàn thể Giáo Hội thông phần vào chức tư tế cộng đồng của Chúa Giêsu trong Chúa Thánh Thần. Hiệp thông với Chúa Kitô như là đầu của thân thể, chức tư tế thừa tác được trao ban cho các tông đồ trước tiên, tiếp đến được hiện hữu nơi các người kế vị là các Giám mục, rồi qua việc đặt tay truyền chức, các Giám mục thông truyền cho linh mục một phần chức linh mục trọn vẹn của ḿnh.[59]

Sắc lệnh Chức Vụ và Đới Sống Linh Mục viết: “Chúa Kitô đă sai các tông đồ như chính Người được Chúa Cha sai, và qua các tông đồ, Người đă làm cho các đấng kế vị là các giám mục cũng được tham dự việc thánh hiến và sứ vụ của chính ḿnh Người. Tác vụ này của giám mục cũng được trao cho linh mục ở cấp độ tùy thuộc, để một khi đă gia nhập hàng linh mục, họ là những cộng sự viên của hàng giám mục, chu toàn một cách tốt đẹp sứ vụ tông đồ do Chúa Kitô trao phó.”[60] 

Như thế, nhờ việc thánh hiến, linh mục được trao ban quyền bính thiêng liêng, thông phần vào quyền bính mà Chúa Kitô điều khiển Giáo Hội nhờ Chúa Thánh Thần, nghĩa là linh mục được thông hiệp cách riêng biệt và đặc thù với Thiên Chúa Ba Ngôi. Quả thế, bản chất và sứ vụ linh mục không thể được xác định nếu không có những tương quan bắt nguồn từ Chúa Ba Ngôi, được kéo dài trong sự hiệp thông của Hội Thánh và của toàn thể nhân loại.[61]

Đời sống và sứ vụ của linh mục là sự tiếp nối đời sống và sứ vụ của Chúa Kitô. Căn tính linh mục liên quan thiết yếu với t́nh thương cứu độ của Chúa Cha, với sự tuyển chọn và kêu gọi đích danh của Chúa Kitô, và với ân huệ thông ban sự sống của Chúa Thánh Thần, nhờ đó linh mục t́m được sức mạnh hướng dẫn cộng đoàn đă được trao phó cho ḿnh và ǵn giữ cộng đoàn ấy trong sự hiệp nhất như Chúa muốn.[62]

Là thành phần tư tế thừa tác của Giáo Hội, Thân Thể và Hiền Thê của Chúa Kitô, Giám mục tham dự vào hôn ước của Chúa Kitô, được biểu thị qua nghi thức trao nhẫn trong lễ tấn phong Giám mục[63]. Cũng thế, được thông phần vào chức tư tế duy nhất của Chúa Kitô ở cấp độ thấp, linh mục cũng thông phần một cách nào đó vào chiều kích hôn ước đối với Giáo Hội, nên phải hết ḷng yêu mến Giáo Hội bằng cách cống hiến mọi năng lực và tự hiến trong đức ái mục tử đến độ hy sinh chính cuộc sống ḿnh mỗi ngày cho đoàn chiên được trao phó.[64]

Do bí tích truyền chức và thừa tác vụ lănh nhận, linh mục liên kết và hiệp thông phẩm trật với Giám mục đoàn phục vụ toàn thể Giáo Hội, nên chức linh mục cũng có tính cách phổ quát, và dù nhập tịch ở một Giáo Hội địa phương, linh mục phải có con tim và năo trạng thừa sai, luôn rộng mở cho mọi như cầu của Giáo Hội và thế giới.[65]

Linh mục phải luôn sống trong sự hiệp thông phẩm trật này: “Không có thừa tác vụ linh mục ở ngoài sự hiệp thông với Đức Giáo Hoàng và Giám mục đoàn, đặc biệt với Giám mục giáo phận, trong ḷng tôn kính như con thảo và sự tuân phục đă hứa khi thụ phong.”[66] Sự hiệp thông được diễn tả và củng cố qua cử hành Thánh Thể, nhất là thánh lễ đồng tế do Giám mục chủ sự với linh mục đoàn; cũng như qua sự hiệp nhất phẩm trật trong việc thi hành thừa tác vụ mục vụ:[67] Linh mục không làm ǵ mà không có Giám mục, nhưng ngày nay nhấn mạnh nhiều về nguyên lư bổ trợ (subsidiary principle).[68]

 

Chúng ta có một điển h́nh tuyệt vời về nguyên lư bổ trợ trong Kinh Thánh: Ông Mô-sê ngồi xử kiện cho dân. Dân đứng bên ông Mô-sê từ sáng đến chiều. Nhạc phụ của ông Mô-sê thấy tất cả những ǵ ông đă làm cho dân th́ nói: “Anh đang làm ǵ cho dân vậy? Tại sao chỉ có một ḿnh anh ngồi xử, trong khi cả dân đứng chầu chực anh từ sáng đến chiều?” Ông Mô-sê nói với nhạc phụ: “Ấy là v́ dân đến với con để thỉnh ư Thiên Chúa. Khi họ có việc ǵ, họ đến với con; con phân xử cho đôi bên và cho biết những thánh chỉ và lề luật của Thiên Chúa." Nhạc phụ ông Mô-sê nói với ông: "Anh làm như thế không tốt đâu! Chắc chắn anh sẽ kiệt sức, và cả dân đang ở đây với anh cũng vậy; v́ công việc quá nặng đối với anh, anh không thể làm nổi một ḿnh. Bây giờ anh hăy nghe lời tôi khuyên: Cầu chúc Thiên Chúa ở với anh! C̣n anh, anh hăy đứng ra thay mặt dân trước nhan Thiên Chúa: chính anh sẽ tŕnh các việc lên Thiên Chúa, sẽ dạy cho họ các thánh chỉ, các lề luật, và cho họ biết đường lối phải đi và cách phải xử sự. Rồi anh hăy xem trong toàn dân những ai là người có tài, biết kính sợ Thiên Chúa, đáng tin cậy, không ham của bất chính, th́ đặt họ làm người chỉ huy: điều khiển một ngàn hay một trăm, năm mươi hay mười người. Họ sẽ thường trực xử kiện cho dân; việc nào lớn th́ họ tŕnh lên anh, c̣n việc nào nhỏ th́ chính họ xử lấy: hăy làm như vậy để nhẹ gánh cho anh. Họ phải gánh việc đỡ anh. Nếu anh làm điều đó, th́ Thiên Chúa sẽ chỉ bảo cho anh, anh sẽ có thể đứng vững, và hơn nữa cả đám dân này có thể về nhà b́nh an." Ông Mô-sê nghe lời nhạc phụ và đă làm tất cả những điều ông ấy nói. Ông Mô-sê chọn trong toàn dân Ít-ra-en những người có tài và đặt họ làm đầu dân, điều khiển một ngàn hay một trăm, năm mươi hay mười người. Họ thường trực xử kiện cho dân: việc khó th́ họ tŕnh lên ông Mô-sê, mọi việc nhỏ th́ chính họ xử lấy. Rồi ông Mô-sê tiễn chân nhạc phụ, và ông này trở về xứ ḿnh. (Xh 18,13-27; x. Dnl 1,9-18)

Mối hiệp thông của linh mục đoàn được thiết lập bởi đức ái tông đồ, thừa tác vụ và t́nh huynh đệ bí tích, diễn tả bằng việc đặt tay của linh mục đoàn trong nghi lễ truyền chức và việc nhập tịch/nhập vụ vào một Giáo hội địa phương.[69]

Linh mục c̣n sống hiệp thông với giáo dân, tu sĩ, những người sống đời thánh hiến, nỗ lực khơi dậy và phát triển sự đồng trách nhiệm trong cùng một sứ mạng cứu độ duy nhất của Giáo Hội.[70] Ngoài ra c̣n cố gắng tiếp tay với Chúa Thánh Thần để khơi dậy ơn gọi linh mục tiếp nối thừa tác vụ của ḿnh.[71]

 

Giáo Hội là một cộng đoàn gồm những con người hiệp thông với Chúa Ba Ngôi và hiệp thông với nhau. Sự hiệp thông này mang hai chiều kích: hiệp thông hướng nội và hiệp thông hướng ngoại. Hiệp thông hướng nội bao hàm sự hiệp nhất và bổ sung cho nhau ngay trong ḷng Giáo Hội với ĐTC, với các Giám mục, các linh mục, những người sống đời thánh hiến và giáo dân để trở thành “Giáo Hội tham gia”, nghĩa là mọi người đều đảm nhận ơn gọi và vai tṛ riêng của ḿnh trong ḷng Giáo Hội. Hiệp thông hướng ngoại là sự hiệp thông của Giáo Hội với thế giới, với mọi người thuộc mọi tôn giáo và văn hóa khác nhau nhằm rao giảng Tin Mừng.

 

Công cuộc đào tạo phải trang bị cho các linh mục tương lai một ư thức hiệp thông nhạy bén sâu sắc và một kinh nghiệm cá nhân sống động về việc xây dựng cộng đoàn, để họ biết cách hiệp thông với Giám mục, với Bề trên, với anh em linh mục đoàn, với các tu sĩ, với các cộng sự viên, với giáo dân trong giáo xứ, cả với những người thuộc các tôn giáo và văn hóa khác, hầu sống và làm việc trong ḥa điệu và yêu thương, sẵn sàng đảm nhận những trách nhiệm và vai tṛ khác nhau trong cộng đoàn.

 

 

D. IV. TƯƠNG QUAN VỚI MÔI TRƯỜNG THIÊN NHIÊN

 

Cuộc sống nhân bản, thiêng liêng, tri thức và tông đồ mục vụ của linh mục cũng cần đến mối tương quan với môi trường sống thiên nhiên chung quanh ḿnh.

 

Trong thời đạo đức sinh học của chúng ta hôm nay, linh mục cần thiết lập một mối tương quan lành mạnh với toàn thể thế giới được tạo thành, nơi mà Chúa Thánh Thần hằng hoạt động.

 

“Thiên Chúa ở trong tất cả” là lối hiểu nền tảng của mối tương quan giữa Thiên Chúa và thụ tạo: Thiên Chúa không ở ngoài thụ tạo và Ngài tiếp tục sáng tạo, canh tân tạo vật của Ngài cho đến kiện toàn viên măn theo kế hoạch yêu thương của Ngài và cứu chuộc nó.[72] Chúng ta được kêu gọi tham dự vào công tŕnh sáng tạo này của Thiên Chúa[73] như một trách nhiệm tôn giáo.

 

Thật vậy, đời sống thiêng liêng là toàn thể cuộc sống được sống trong Thần Khí, nên khi chăm sóc thụ tạo, chúng ta cũng làm cho trách nhiệm này hoà nhập vào chính đời sống thiêng liêng của chúng ta.

 

Để chu toàn đời sống và sứ vụ của ḿnh, ta phải nh́n vào đời sống và giáo huấn của Chúa Giêsu liên quan tới tạo vật: hạt giống, hoa cỏ, chim trời, cá biển, cây nho, cây vả, vườn tược, cánh đồng, mùa gặt, sa mạc, núi non, nắm men, thúng bột, ngọn đèn, v.v.… (nhổ cỏ / nhổ tận gốc tật xấu; chăm cây cảnh / chăm nhân đức v.v.)

 

Chúa Giêsu được Thần Khí hướng dẫn và Ngài thường ra đi từ sáng sớm tinh sương hay muộn màng khi trời đă tối, ngay cả giữa đêm khuya thanh vắng, một ḿnh vào sa mạc hay lên núi, ở đó sứ mạng và sự hiệp thông thân mật của Ngài với Chúa Cha được thử thách, khẳng định và củng cố[74] 

 

Ta nên t́m thư giăn trong các môi trường thiên nhiên, để nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng và gia tăng hiệp thông thân mật với Thiên Chúa, bằng cách để cho trí óc và con tim ngưỡng mộ và thưởng thức vẻ đẹp của tạo vật. Ta có thể dành thời gian để suy ngắm và cầu nguyện ngay trên bờ biển lúc rạng đông lên hay khi hoàng hôn xuống, dưới ánh trăng sao dịu mát ban đêm giữa cánh đồng bao la bát ngát hay trong rừng sâu giữa mùa hè …. lắng nghe tiếng sóng vỗ của đại dương, tiếng reo của suối, tiếng th́ thầm của cây cối, tiếng líu lo của chim chóc, tiếng xào xạc của hoa cỏ …. như là nghe thấy Chúa Thánh Thần nói trong trí khôn, trong con tim và trong linh hồn vậy.[75]

 

Ta sẽ cảm nhận rơ sự hiện diện thân t́nh của Thiên Chúa nơi thiên nhiên, đồng thời cảm nhận được sự cao cả của Chúa và sự thấp hèn của ḿnh. Ta sẽ học thực hành sống khiêm nhường trong tương quan với Thiên Chúa, với tha nhân và với tạo thành.[76]

 

Chúng ta cũng thực hành thư giăn thân thể nhờ nhịp độ của hơi thở: Khi hít vào, ta tưởng tượng rằng năng lực của Chúa Thánh Thần đang chuyển vào trong ḿnh ta để chữa lành, thánh hoá và tăng thêm sức mạnh cho ta, và trong khi thở ra lại nghĩ rằng Chúa Thánh Thần đang đẩy bệnh hoạn và những điều xấu ra khỏi cuộc sống ḿnh.

 

Tập thư giản bằng cách: Hít dưỡng khí vào thật sâu qua mũi cho căng đầy bụng, rồi chuyển qua huyệt đan điền, đẩy ra toàn thân tới tận chân tơ kẻ tóc / đường gân thớ thịt. Xong lại rút thán khí về qua huyệt đan điền để đẩy ra ngoài qua miệng. Trong khi đó để tâm trí kiểm soát đường đi của hơi thở. C̣n ư nghĩ th́ nghĩ rằng Chúa Thánh Thần đi vào để thánh hóa và rút bỏ những xấu xa quỉ quái khỏi ḷng trí và thân xác ta.

 

Nhưng cuộc đời không luôn luôn xảy ra như ḷng ta mong ước. Có những điều tích cực mong măi không được. Lại có những điều tiêu cực không chờ đợi vẫn đến, cố tránh mà vẫn phải gặp. Vận dụng hơi thở để giải trừ: Khi hít vào, ta cũng có thể nghĩ là ḿnh đón nhận tất cả những ǵ là tích cực; c̣n thở ra là loại bỏ tất cả những ǵ là tiêu cực từ bất cứ đâu mà đến.

 

Với cách này, ta tập giữ tâm hồn ở trạng thái thanh thản, như kinh Yataka dạy ‘Con hăy giữ tâm như đất: trên đất, người ta đổ ra dầu ngọt dầu chua, dầu cay dầu đắng, dầu sạch dầu dơ, đất vẫn một mực thản nhiên, đất không giận, đất không thương.’ Ư tưởng cũng áp dụng cho nước rửa sạch, lửa tẩy luyện và gió thổi đi.

 

Một tinh thần lành mạnh trong một thân thể tráng kiện. Nếu chúng ta biết vun trồng và bảo vệ thiên nhiên, th́ thiên nhiên sẽ bảo vệ và tăng sức lực cho chúng ta.[77] Chẳng hạn câu chuyện “cây thầu dầu với tiên tri Giôna”:

Chúa khiến một cây thầu dầu mọc lên ở phía trên ông Giôna để có bóng mát che đầu ông, hầu làm ông hết buồn bực. Ông Giôna vui, vui lắm v́ cây thầu dầu. Nhưng hôm sau, khi hừng đông ló rạng, Chúa khiến một con sâu cắn cây thầu dầu và cây bị héo. Khi mặt trời mọc, Chúa cho có một cơn gió đông nóng bỏng, và mặt trời giội nắng xuống đầu ông Giôna; ông ngất xỉu và xin cho ḿnh được chết, ông nói: "Thà tôi chết c̣n hơn là sống.” Chúa hỏi ông Giôna: "Ngươi nổi giận v́ cây thầu dầu, như thế có lư không? " Ông trả lời: "Con có lư để nổi giận đến chết được!" Chúa phán: "Ngươi, ngươi thương hại cây thầu dầu mà ngươi đă không vất vả v́ nó, và không làm cho nó lớn lên; trong một đêm nó đă sinh ra, rồi trong một đêm lại chết đi. C̣n Ta, chẳng lẽ Ta lại không thương hại Ninivê, thành phố lớn, trong đó có hơn một trăm hai mươi ngàn người không phân biệt được bên phải với bên trái, và lại có rất nhiều thú vật hay sao?[78]

 

 

D.V. TƯƠNG QUAN VỚI “TỨ CHUNG”

Không có cái ǵ chắc chắn sẽ đến như cái chết; không có ǵ công bằng và nghiêm ngặt cho bằng cuộc phán xét chung thẩm; không có ǵ cay đắng và khủng khiếp cho bằng hỏa ngục; và không có ǵ dịu ngọt hạnh phúc cho bằng thiên đàng.

 

D.V.1 CÁI CHẾT: MỘT CON ĐƯỜNG SỐNG THÁNH

Hăy để cái chết làm thấy dạy cho chúng ta” (Thánh Augustinô)

 

Đă đến giờ tôi phải ra đi. Tôi đă đấu trong cuộc thi đấu cao đẹp, đă chạy hết chặng đường, đă giữ vững niềm tin. Giờ đây tôi chỉ c̣n đợi ṿng hoa dành cho người công chính. Chúa là vị Thẩm Phán chí công sẽ trao phần thưởng đó cho tôi trong Ngày ấy, và không phải chỉ cho tôi, nhưng c̣n cho tất cả những ai hết t́nh mong đợi Người xuất hiện[79]

 

“Nếu ngày nào ta cũng sống như thể đó là ngày tận thế của ḿnh, đến một lúc nào đó ta sẽ thấy ḿnh đúng.” Hăy luôn nh́n vào gương mỗi ngày để tự hỏi: “Nếu hôm nay là ngày cuối của đời ḿnh, liệu tôi có muốn làm những việc hôm nay tôi sắp làm mà lương tâm tôi sẽ ân hận không?” Và khi nhận ra câu trả lời là “không” th́ ngày này qua ngày khác, tôi biết ḿnh cần thay đổi điều ǵ đó.

 

Ghi nhớ rằng "một ngày nào đó gần thôi ḿnh sẽ chết đi" là một bí quyết vô cùng quan trọng giúp ta quyết định những lựa chọn lớn trong đời, bởi v́ hầu hết mọi thứ - những mong đợi của người khác, ḷng kiêu hănh, nỗi lo sợ xấu hổ khi thất bại - đều phù phiếm trước cái chết, chẳng có ǵ quan trọng cả. Luôn nhớ rằng ḿnh sẽ chết là cách tốt nhất để biết tránh sa vào cái bẫy suy nghĩ rằng ḿnh không muốn mất đi cái ǵ đó. Ḷng ta được thanh thoát, chẳng có lư ǵ để không đi theo tiếng gọi của Chúa: “Không ai biết được lúc nào Chúa vạch đường ranh giới chấm dứt cuộc đời ḿnh.”

 

Không ai muốn chết cả. Thế mà cái chết lại là điểm đến của tất cả chúng ta. Không ai có thể trốn khỏi nó. Có lẽ đó cũng là điều hợp lẽ, bởi Cái Chết là sản phẩm tuyệt vời nhất của Cuộc Sống. Nó là yếu tố làm thay đổi cuộc sống. Nó gạt bỏ cái cũ và mở đường cho cái mới. Ngay bây giờ “cái mới” là thế hệ chúng ta, nhưng không xa nữa đâu, chúng ta sẽ trở thành cái cũ và bị loại bỏ. Xin thứ lỗi cho tôi, nói như thế là quá gay, nhưng mà đúng như vậy đấy.

 

Thời gian của chúng ta là có hạn, nên đừng phí phạm bằng cách sống cuộc đời của người khác. Đừng rơi vào bẫy của sự độc đoán, giáo điều của người khác. Đừng để những ư kiến ồn ào xung quanh đánh ch́m tiếng nói của Chúa ở bên trong chúng ta. Và quan trọng nhất, hăy có dũng cảm để đi theo tiếng gọi của lương tâm chúng ta và lời thúc giục của Chúa Thánh Thần. Nhờ đó, chúng ta sẽ biết được cái ǵ thực sự là quan trọng, c̣n mọi thứ khác chỉ là thứ yếu thôi.

 

Con người là con vật duy nhất biết ḿnh sẽ chết. Nhưng cái biết này vẫn c̣n là lư thuyết xa lạ, nhất là đối với người trẻ, đang khoẻ mạnh, đang yêu, đang thành công, tương lai đang hứa hẹn và cuộc đời đang mĩm cười với. Chỉ khi nào vấp phải một chứng bệnh nan trị, khi y học khiêm tốn nh́n nhận giới hạn của ḿnh và buộc ḷng phải tàn nhẫn tuyên bố bản án tử, th́ khi đó sự biết ḿnh sắp chết mới trở nên gần gũi thiết thân, hay nhức nhối đến từng làn da thớ thịt.

 

Trước cái biết sắp chết này, có người tuyệt vọng, buông xuôi hoặc bất măn, căm hận, nổi loạn “trả thù đời”, để rồi chết đi khổ sở không b́nh an. Nhưng có người lại coi đó là một may mắn: có thời gian chuẩn bị hành tŕnh tốt đẹp đi về vĩnh cửu.

 

V́ thế, các bậc thánh hiền dạy hăy năng nghĩ đến cái chết, v́ nó giúp ḿnh sống một cuộc đời tốt lành thánh thiện hơn. Thật vậy, có ai biết chốc lát nữa ḿnh sẽ chết mà c̣n ham hố những sự đời này, c̣n gieo rắc bất công, hận thù, c̣n ghen ghét tranh chấp hơn thua nữa, mà không trái lại, an ḥa với mọi người, tôn trọng lương tâm của kẻ khác, giao phó cho ḷng nhân từ của Chúa lời phẩm b́nh cuối cùng và sự xét đoán chung thẩm, nỗ lực chuẩn bị tâm hồn để ra đi trong b́nh an về với Chúa?

 

Cái may mắn cho ḿnh, cho người và cho đời là ở chỗ đó: có ǵ nữa để mất đâu mà sợ mất, có ǵ cần được nữa ở đời này đâu mà lo cho được?! Cảm nhận được điều đó đem lại cho chúng ta sự thanh thản và sức mạnh cho tâm hồn; đồng thời nỗ lực sống một cuộc sống đẹp như lời khuyên: “Ngày con sinh ra, mọi người cười (vui mừng v́ con ra đời) mà con lại khóc. Con hăy sống thế nào để ngày con chết đi, con cười (măn nguyện) mà mọi người khóc (v́ thương tiếc con)”

 

D.V.2 Cái chẾt: hẠnh phúc trỞ vỀ[80]

Bạn hăy nh́n cái chết với ḷng trông cậy

Những kẻ khác giảng về sự khủng khiếp của cái chết. C̣n bạn hăy giảng về niềm vui của cái chết. “Ta sẽ đến như kẻ trộm”, Chúa đă nói như vậy không phải để làm cho bạn sợ, nhưng v́ thương bạn, muốn bạn luôn luôn sẵn sàng và sống từng phút giây dường như lúc bạn phải vĩnh viễn ra đi: “Con ơi, hôm nay có thể là ngày cuối cùng rồi đó!”

 

Bạn hăy sống trên trần gian như người đang chờ chết, như người từ cơi bên kia trở lại. Chúa luôn có mặt bên bạn, ngay cả lúc mọi sự dường như đổ vỡ, và nhất là trong giờ chết của bạn. Bạn sẽ thấy đôi bàn tay Chúa choàng xuống trên bạn và ôm chặt bạn vào ḷng. Bạn sẽ khám phá ra bạn đă làm việc, đă đau khổ cho ai.

 

Bạn sẽ cám ơn Chúa đă đối xử với bạn như thế, đă ǵn giữ bạn khỏi bao nhiêu nguy hiểm phần hồn phần xác, đă dẫn dắt bạn trên những con đường hết sức bất ngờ, đôi khi như lạc lối nữa, nhưng đă làm cho đời sống bạn được đồng nhất trong việc phục vụ anh chị em của bạn. Lời tạ ơn của bạn sẽ không ngừng vang lên khi bạn khám phá thấy ḷng thương xót của Chúa trên bạn cũng như trên thế giới.

 

Bạn hăy năng dâng cho Chúa cái chết của con người để họ được sống bằng sự sống của Chúa. Bạn hăy nghĩ đến cuộc gặp gỡ của chúng ta trong ánh sáng. Chính v́ vậy mà bạn đă được tạo dựng, đă làm việc, đă đau khổ. Khi đến phiên bạn, Chúa sẽ hái lấy bạn. Bạn hăy năng nghĩ đến đó và dâng trước cho Chúa giờ chết của bạn hiệp nhất với cái chết của Chúa Giêsu.

 

Bạn cũng hăy năng nghĩ đến cái ǵ sẽ đến sau cái chết. Phải, bạn hăy nh́n cái chết với ḷng trông cậy và hăy tận dụng chuỗi ngày cuối đời mà chuẩn bị chết với t́nh yêu. Bạn cũng hăy nghĩ đến cái chết của anh chị em đồng loại, ba bốn trăm ngàn người mỗi ngày vĩnh viễn ra đi. Bạn hăy cầu nguyện cho những người không hề nghĩ tới lúc phải ra đi. Đó là một cách hữu hiệu nhất làm cho Hy Tế Can-vê của Chúa Giêsu thêm giá trị và thánh lễ bạn dâng mỗi ngày thêm phong phú.

 

Nhiều người chẳng hề nghĩ Chúa sẽ đến gọi họ chiều nay! Bao nhiêu tai nạn, bao nhiêu thiên tai bất ngờ, c̣n bạn, bạn hăy ngủ yên trong ṿng tay Chúa chiều nay. Bạn hăy làm mọi việc trong khi nghĩ đến lúc đó, nó sẽ giúp bạn. Chính v́ yêu bạn mà Chúa Giêsu đă chấp nhận cái chết. Bạn chỉ có thể cho Chúa bằng chứng lớn lao khi chấp nhận cái chết kết hiệp với Chúa Giêsu.

 

Bạn hăy tiếp tục năng liên kết cái chết của bạn với cái chết của Chúa Giêsu và dâng lên Chúa Cha qua tay Mẹ Maria, dưới ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần. Nhân danh cái chết của bạn liên kết với cái chết của Chúa Giêsu, bạn có thể xin những ơn trợ giúp cấp thời để sống tốt hơn trong hiện tại. Bạn hăy tận dụng điều đó.

 

Chính bằng cái chết của Chúa Giêsu mà Thiên Chúa đă làm cho thế gian được sống. Và bằng sự hiến dâng cái chết của Chúa Giêsu mà Chúa tiếp tục ban sự sống cho loài người. Bạn hăy tín nhiệm Chúa. Chúa luôn có mặt mọi lúc trong cuộc sống trần gian của bạn. Chúa sẽ có mặt lúc bạn đi vào đời sống vĩnh cửu. Và Mẹ Chúa, người đă tỏ ra quá tốt với bạn như thế, Mẹ cũng sẽ có mặt với bạn, với tất cả sự dịu dàng từ mẫu của Mẹ.

 

Bạn cũng hăy năng nghĩ đến anh chị em của bạn trong luyện ngục, họ không thể tự ḿnh làm chi cho ḿnh thêm công nghiệp. Họ cần đến công nghiệp của anh chị em c̣n ở trần gian giúp cho họ. Chớ ǵ mọi người, những ngươi già cả, ốm đau, bệnh tật biết dùng những năm tháng cuối đời để thêm ơn và công nghiệp cho các linh hồn và cho chính ḿnh. Cái chết của họ sẽ dịu dàng hơn, v́ Chúa đă hứa ban một ơn trợ giúp đặc biệt vào lúc trọng đại đó cho những ai sống cho kẻ khác trước ḿnh. Chính đó là t́nh yêu. Với những hy sinh nhỏ bé, hăy dọn ḿnh chết bằng cách yêu mến.

 

Chúa biết giờ chết của bạn và cách nó sẽ xảy ra. Chính Chúa đă chọn cho bạn với tất cả t́nh yêu. Chúa sẽ có mặt vào giờ ra đi trọng đại cuối cùng của bạn, với mọi ơn cần thiết. Chính mức độ t́nh yêu của bạn sẽ cho bạn dự phần cách sung măn. Người ta chết như người ta đă sống. Nếu bạn sống trong yêu thương, cái chết sẽ đến với bạn trong t́nh yêu. Chính Chúa sẽ đợi bạn ở cuối đường đời, sau khi đă là bạn đồng hành của bạn suốt cả cuộc sống bạn. C̣n bạn, hăy dùng cho tốt quăng thời gian c̣n lại.

 

Bạn hăy rao giảng tinh thần lạc quan cho những người ngă ḷng. Chúa ở với Giáo Hội mọi ngày cho đến tận thế. Thay v́ ngă ḷng, họ hăy kêu đến Chúa: Lạy Chúa, xin cứu chúng con kẻo chúng bạn chết mất. Họ hăy gia tăng Đức Tin vào sự hiện diện và quyền năng của Chúa. Cách trực diện với sự chết đối với bạn phải là vấn đề Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến. Cái chết là một cuộc khởi hành để đến đích. Trong nhà Cha, nơi đó bạn sẽ gặp lại tất cả:       Người ta chết như người ta đă sống.

Bạn hăy sống trong t́nh yêu để được chết trong t́nh yêu

Hôm nay, bạn hăy ngủ yên trong ṿng tay Chúa.

Và chớ ǵ bạn sẽ ra đi như thế!


 

[1] Trích Thông cáo báo chí của Hội Nghị Các Giám Mục Á Châu từ 27/8 - 1/9/2007 tại Thái Lan.

[2] 2 Cr 11,29

[3] Ga 15,15

[4] Hiến Chế Mục Vụ "Giáo Hội trong Thế Giới ngày nay - Vui Mừng và Hy Vọng" số 1

[5] Mt 5,48

[6] Pastores Dabo Vobis, số 69

[7] Bộ Giáo sỹ, Linh mục và Thiên niên kỷ Kitô giáo thứ ba.

[8] JP. II, Ecclesia de Eucharistia, số 31.

[9] x. Chức vụ và đời sống linh mục số 18.

[10] GL 924

[11] Chỉ Nam 1994 số 48.

[12] x. GL 897.

[13] Hiến chế  Tín Lư về Giáo Hội LG số 42,2.

[14] Rm 8,35-37.

[15] GL 897.

[16] Huấn thị Redemptionis Sacramentum  số 30

[17] Huấn Từ Đại Hội Thánh Thể của ĐTC Biển Đức  XVI.

[18] JP.II, Ecclesia de Eucharistia, số 34-36.

[19] x. GL 904.

[20] Huấn thị Redemptionis Sacramentum số 110; Ecclesia de Eucharistia số 11.

[21] x. GL 937-941; JP. II, Ecclesia de Eucharistia, số 1.

[22] Chỉ Nam 1994 số 42. Một lời truyền khẩu của người Việt nam Công giáo nói rằng trong thời kỳ bắt đạo, Vua Tự Đức đă ra lệnh cho lính cai ngục nghiêm cấm các người Công giáo mang vào tù cho các đồng đạo của họ những miếng bánh trắng trắng, tṛn tṛn, nho nhỏ (Vua không hiểu đó là Ḿnh Thánh Chúa), v́ những miếng bánh đó làm cho họ không sợ tù đày, tra tấn, đau khổ, ngay cả cái chết, và luôn trung thành với đức tin  vào Thiên Chúa của họ.

[23] GL 942-944 nói về việc chầu và kiệu Ḿnh Thánh Chúa. Một kinh nghiệm mục vụ để vực dậy giáo xứ ở nhiều nơi trên thế giới là có những nhóm người t́nh nguyện thay phiên nhau chầu Thánh Thể suốt đêm ngày. Tại Việt Nam cũng có một số giáo xứ xây dựng những pḥng Thánh Thể để giáo dân thuận tiện đến chầu Thánh Thể. Chính những li cu nguyn và hy sinh âm thm ca mt bà c già nghèo kh mà Chúa đă ban cho mt cuc Đại hi Thánh Th thành công vượt quá mong đợi ca ban t chc.

[24] Huấn thị Bí tích Cứu Độ số 32.

[25] GL 937; 940; Mt 11,28.

[26] John Paul II, Ecclesia de Eucharistia, số 59.

[27] Ga 15,13.

[28] Huấn từ của ĐTC Biển Đức XVI trong Đại Hội Thánh Thể Quốc Tế lần 49.

[29] Zenit.org ngày 22/6/2008.

[30] John Paul II, Thư gửi các linh mục Thứ Năm Tuần Thánh 1988, số 6.

[31] Paul VI, Sacerdotalis Caelibatus, số 1; 75.

[32] x. 1 Tm 5,2.

[33] Paul VI, Sacerdotalis Caelibatus, số 59.

[34] Paul VI, Sacerdotalis Caelibatus, số 98a.

[35] x. Paul VI, Marialis Cultus: The Angelus and the Rosarry.

[36] x. Chương năm: Mô h́nh Linh mục hôm nay và ngày mai.

[37] 1Ga 4, 7-21

[38] Karl Rahner, Doctrine and Life tr. 71

[39] x. Mười điều răn của linh mục do HY Fx. Nguyễn văn Thuận ghi lại 1. Những ǵ tôi sống với tư cách linh mục quan trọng hơn những ǵ tôi làm; 2. Những ǵ Chúa Kitô làm qua tôi quan trọng hơn những ǵ do chính tôi làm; 3. Những ǵ tôi với anh em Linh Mục quan trọng hơn những ǵ tôi làm một ḿnh, dù hăng say tới mức suưt bị mất mạng; 4. Những ǵ tôi sống cho Kinh nguyện và Lời Chúa quan trọng hơn những tổ chức sinh hoạt bên ngoài; 5. Những ǵ tôi sống v́ lợi ích thiêng liêng của người khác quan trọng hơn những công việc tôi làm cho lợi ích của ḿnh; 6. Hiện diện ít nơi nhưng cần thiết cho giáo dân quan trọng hơn có mặt khắp nơi nhưng vội vàng và nửa vời; 7. Hợp tác quan trọng hơn hành động riêng rẽ, dù có làm tốt hơn người ta; 8. Hy sinh âm thầm bên trong quan trọng hơn những thành quả bên ngoài; 9. Mở rộng tâm hồn đến những thao thức của cộng đoàn quan trọng hơn chăm chú vào những bận tâm riêng, cho dù thiết yếu đến đâu đi nữa; 10. Làm chứng về Đức Tin trước mặt mọi người quan trọng hơn t́m cách thoả măn thị hiếu của họ.

 

[40] Theo thông tấn xă H2O News ngày 3/2/2010.

[41] F.B. Connolly, CssR, Religious life: A Profile of the Future. Bangalore: Asian Trading Corporation, 1985. tr. 31

[42] x. Chương Năm: Mô h́nh linh mục ngày mai.

[43] Chúng ta không thể không xem đến những tác hại cho Giáo Hội của nạn lạm dụng t́nh dục bởi hàng giáo sĩ mà trong thư gửi Giáo Hội Ái Nhĩ Lan, ĐTC Biển Đức XVI đă dùng những từ rất mạnh và nặng kư: «gương mù gương xấu», «những tội ác», «những sai lầm», «những tội nặng», «nỗi đau đớn», «những câu trả lời không thích đáng», «sự hổ thẹn», «sự khổ tâm», «niềm tin tưởng bị phản bội, phẩm giá bị xâm phạm», «vấn đề làm bối rối chưng hửng». Ngài cho thấy sự «hổ thẹn» và «khổ tâm» của ḿnh và sẵn sàng gặp gỡ các nạn nhân, xin lỗi họ, như ngài đă từng thực hiện ở Hoa Kỳ và Úc.

 

[44] Các nước Á châu, và ngay cả tại Việt Nam, không phải là không có đâu, nhưng không bị bạch hóa ồn ào v́ tâm thức dè dặt kín đáo và tế nhị của người ḿnh thôi.

[45] Presbyterorum Ordinis, số 16.

[46] Sacerdotalis Coelibatus số 12.

[47] Pastores Dabo Vobis số 29.

[48] x. GL 277,1.

[49] Trong thư gửi Ái Nhĩ Lan, ĐTC Biển Đức XVI đă chẩn đoán những nguồn cội của cuộc khủng hoảng ấu dâm là do: các thủ tục chọn lựa không thích đáng các linh mục tương lai; việc đào tạo không đầy đủ, kém cỏi và thiếu sót trong các chủng viện và nhà tập về nhiều lănh vực, nhất là đào tạo luân lư đạo đức và thiêng liêng; «một khuynh hướng trong xă hội ưu đăi hàng giáo sĩ và những khuôn mặt quyền bính khác»; «một sự bận tâm không đúng chỗ cho thanh danh của Giáo Hội và để tránh những gương xấu, một ưu tư mang tính lạm dụng nhằm bảo vệ tiếng tăm của Giáo Hội khỏi những vụ tai tiếng đến độ không chịu áp dụng những h́nh phạt theo giáo luật cần thiết.»

[50] PDV. 29; PO. 16; Sacerdotalis Coelibatus 14; GL 277,1.

[51] Chỉ Nam 1994 số 57.

[52] Zenit.org ngày 26/5/2009.

[53] Sđd. số 59.

[54] Bộ GDCG, Đường hướng giáo dục trong việc huấn luyện độc thân linh mục số 16.

[55] Hội Xuân Bích, V́ Nước Trời – Những khái niệm suy tư về việc đào tạo bậc độc thân linh mục số 27.

[56] x. Bộ Giáo dục Công giáo, Huấn luyện thiêng liêng trong các chủng viện II,3 “những khổ chế thiêng liêng”; Jean-Jacques OLIER, “Con đường nên thánh là con đường thập giá”.

[57]  1 Co 4, 14-15 về t́nh phụ tử của thánh Phaolô đối với các tín hữu.

[58] Chỉ Nam 1994 số 58.

[59] Pastores Dabo Vobis số 79.

[60] Presbyterorum Ordinis số 2.

[61] Pastores Dabo Vobis số 12.

[62] Chỉ Nam 1994 số 4-11; PO số 6

[63] Lumen Gentium số 28.

[64] Chỉ Nam 1994 số 13.

[65] Sđd. số 14-15.

[66] PDV. 28; LG. 28; PO 7,15; GL 245,2.

[67] Chỉ Nam 1994 số 22-24.

[68] Archbishop Celestino Migliore, Vatican 6/2/2009: “Luận lư của t́nh liên đới và nguyên lư bổ trợ là dụng cụ rất thích hợp để vượt lên mọi vấn đề và bảo đảm sự tham gia của mọi người cho công cuộc phát triển chung của cộng đồng”; JP II, Centesimus Annus, số 48 : «Nếu tôn trọng nguyên lư bổ trợ, tổ chức cấp trên không được can thiệp vào cuộc sống nội bộ của tổ chức cấp dưới bằng cách lấy đi những khả năng chuyên môn của nó, đúng hơn phải nâng đỡ nó khi cần thiết»

[69] Chỉ Nam 1994 số 25-29.

[70] Sđd. số 30-31; đề tài của Công nghị giáo phận Rôma 26-29/5/2009: Mọi thành viên Giáo hội và sự đồng trách nhiệm mục vụ.”

[71] Sđd. số 32.

[72] 2 Cr 5,19; 1 Cr 8,6; Eph 1,3-14; Cl 1,15-29; Ga 1,1-3; Kh 21,5; Rm 8,19

[73] St 1, 28

[74] x. Mc 6,31

[75] Ecclesia in Asia, số 15

[76] xem ư nghĩa và nội dung biến cố “Tráng sinh lên đường”

[77] Xem Ecclesia in Asia, số 41

[78] Gio 4, 6-11

[79] 2 Tm 4,6-8

[80] Micae-Phaolô Trần Minh Huy, Chúa Vẫn Thương, tr.114-117