[BẢN THẢO]

 

LINH MỤC GIÁO PHẬN SỐNG TU ĐỨC TOÀN DIỆN

TRONG BỐI CẢNH THỰC TẾ  CỦA GIÁO HỘI VÀ XĂ HỘI VIỆT NAM HÔM NAY

  

 

CHƯƠNG BA

 

ỨNG SINH LINH MỤC GIÁO PHẬN  ĐƯỢC ĐÀO TẠO VÀ TỰ ĐÀO TẠO  VỀ ĐỜI SỐNG CẦU NGUYỆN VÀ ĐỜI SỐNG NỘI TÂM

 

 

“Hăy luyện tập sống đạo đức, v́ luyện tập thân thể th́ lợi ích chẳng là bao, c̣n ḷng đạo đức th́ lợi ích mọi bề, bởi Chúa hứa ban sự sống hiện tại cũng như tương lai cho người có ḷng đạo đức”(1 Tm 4,7-8).

 

 

A. NHẬP ĐỀ TỔNG QUÁT

 

A.1 Cầu nguyện là ǵ?

Cầu nguyện là hơi thở của linh hồn. Có bao giờ chúng ta thử nín thở lâu lâu một chút không? Nếu bị ngộp thở hay bị hơi ngạt không thở được, liệu con người có c̣n sống được không? Điều xảy ra cho cơ thể cũng sẽ xảy ra cho đời sống thiêng liêng của chúng ta khi chúng ta ngưng cầu nguyện.

 

Hăy tưởng tượng một t́nh bạn không chia sẻ hiệp thông và không dành thời giờ cho nhau th́ t́nh bạn đó có tồn tại được không? Để duy tŕ t́nh bạn tốt, chúng ta cần dành cho nhau những khoảnh khắc trong cuộc sống: chia sẻ, tâm sự, chỉ bảo huynh đệ, xin lỗi, tha lỗi, quyết tâm chung cho một mối quan hệ tốt đẹp hơn…

 

Cũng thế, cầu nguyện là dành thời giờ cho Chúa, nói với Chúa và lắng nghe Chúa nói với ḿnh. Chúa làm sao đổ đầy cuộc sống chúng ta niềm vui, ánh sáng, sức mạnh, và thành quả, nếu chúng ta không dành thời giờ sống với Ngài, t́m biết Ngài, yêu mến Ngài, đi vào tương quan năng động và riêng tư với Ngài bằng cầu nguyện? Chính Chúa Giêsu đă nói rơ rằng nếu không có Ngài th́ chúng ta chẳng làm được ǵ.

 

Chính Chúa Giêsu đă sống đời cầu nguyện kết hiệp liên lỉ với Chúa Cha. Ngài cầu nguyện một ḿnh nơi thanh vắng hay giữa đám đông, sáng sớm tinh sương hay lúc chiều xuống đêm về, có khi suốt cả đêm... Chính Ngài đă dạy cho môn đệ cách cầu nguyện, đặc biệt Kinh Lạy Cha. Và Ngài dạy phải tỉnh thức và cầu nguyện luôn, v́ tinh thần th́ nhẹ nhàng chóng vánh nhưng xác thịt lại nặng nề yếu đuối.

 

Cầu nguyện là nguồn ánh sáng và nghị lực xuất phát từ Chúa để làm sống động và nuôi dưỡng toàn bộ đời sống và hoạt động của mỗi người và mỗi cộng đồng, với ân huệ là sự hiện diện và tác động của Chúa Thánh Thần trong ḷng người. Cầu nguyện làm cho con người có khả năng hướng về Thiên Chúa và gọi Ngài là Cha với niềm tin tưởng thảo hiếu. Cầu nguyện là quà tặng Chúa ban và bám rễ sâu trong đức tin. Người ta cầu xin nhân danh Chúa Giêsu, cầu xin Chúa Giêsu và cùng với Chúa Giêsu mà cầu xin Chúa Cha, trong mối hiệp thông với Hội Thánh: Chúng con cầu xin nhờ Đức Giêsu Kitô...

 

Cầu nguyện nuôi dưỡng và phát triển đời sống thiêng liêng, nghĩa là sống tiếp thông với Chúa, không ngừng đổi mới nội tâm, khởi đầu và khởi đầu lại măi cho mọi cuộc canh tân trong Hội Thánh.

Chúng ta không biết cầu nguyện thế nào cho phải. Chính Thánh Thần cầu thay nguyện giúp cho chúng ta bằng những tiếng than khôn tả. Thiên Chúa thấu suốt tâm can con người…và  Thánh Thần cầu thay nguyện giúp cho dân thánh theo đúng ư Thiên Chúa.[1]

 

Chính Chúa Giêsu đă nói: “Giờ đă đến -và chính là lúc này đây- giờ những người thờ phượng đích thực sẽ thờ phượng Chúa Cha trong Thần Khí và sự thật, v́ Chúa Cha t́m kiếm những ai thờ phượng Người như thế. Thiên Chúa là thần khí, và những kẻ thờ phượng Người phải thờ phượng trong thần khí và sự thật."[2]

 

Chúng ta nhờ Thánh Thần mà dâng lời cầu nguyện như của lễ xứng hợp và đẹp ḷng Thiên Chúa. Làm sao Chúa có thể từ khước lời cầu nguyện phát xuất từ tinh thần và sự thật mà Người đ̣i hỏi? Nhất là khi cầu xin nhân danh Chúa Giêsu (x. Ga 16,23-24). Ngài có thể ban cho ta điều ta xin. Nhưng khi Ngài không ban điều chúng ta xin th́ hăy hiểu rằng Ngài sẽ ban cho chúng ta điều tốt hơn, chẳng hạn lời cầu nguyện sẽ huấn luyện chúng ta biết nhẫn nhục chịu đựng nghịch cảnh, có sức mạnh nhận ra ơn thánh và điều Chúa muốn.

 

Trong sứ điệp ngày 14/4/2008 gửi tất cả các linh mục trên khắp thế giới, Bộ Giáo Sĩ khẳng định rằng cầu nguyện phải là ưu tiên số một của linh mục. Và muốn được như thế, linh mục phải chiêm ngắm con người toàn thể của Chúa Giêsu và tương quan mật thiết với Ngài, đồng hóa hoàn toàn chính ḿnh với Ngài, mà Thánh Thể là nơi tuyệt hảo để củng cố thực thể đời sống linh mục, như người ta cần thở để sống.[3]

 

A.2 Cầu nguyện giúp ta gặp được Chúa

Mẹ thánh Têrêsa Avila đă nói: “Nếu con đi tới cùng trời cuối đất, con sẽ t́m được dấu vết của Thiên Chúa. Nhưng nếu con vào tận sâu thẳm tâm hồn con, con sẽ t́m gặp được chính Ngài,” v́ Chúa Giêsu đă cho biết nếu ai yêu mến Ngài và tuân giữ lời Ngài th́ Ngài và Chúa Cha sẽ đến và ở trong người ấy.[4]

 

Nếu không có đời sống nội tâm, không có sự thinh lặng bên ngoài lẫn sự thinh lặng bên trong, không đi vào nội tâm ḿnh mà chỉ sống hời hợt bên ngoài, th́ làm sao ta gặp được Chúa đang ngự trong nơi bí ẩn ấy và hằng tác động, hướng dẫn cuộc đời ta?

 

Có câu chuyện hư cấu nói rằng khi dựng nên con người, Thiên Chúa đă ưu ái ban cho con người thần tính của ḿnh và giao cho con người quyền điều khiển tất cả tạo thành. Với đặc ân ấy, con người được thông minh và quyền thế trổi vượt trên muôn loài, nên ngày càng kiêu ngạo, không muốn vâng phục cả Thiên Chúa nữa.

 

Triều đ́nh thiên quốc bàn cách đối phó ngăn con người khỏi ra hư đốn. Một vị thiên thần đề nghị lấy thần tính của con người chôn sâu dưới đáy đại dương để nó không thể chui xuống lấy lên được. Một vị khác đề nghị đem thần tính của con người giấu trên chín tầng xanh không gian để nó không trèo lên lấy xuống được. Một vị khác nữa để nghị phá hủy thần tính của con người đi để nó ra ngu muội không thể lên mặt kiêu căng được nữa.

 

Sau khi nghe tất cả những đề nghị đó, Thiên Chúa mỉm cười bảo: “Các đề nghị thật hay, nhưng mà không hiệu quả, v́ thần tính th́ không thể nào bị phá hủy được, c̣n đem giấu dưới đáy vực thẳm hay trên tận cùng không gian th́ rồi ra với khoa học ngày càng tiến bộ có ngày con người cũng đạt tới được.”

 

Các thiên thần có vẻ lo lắng và thất vọng. Thiên Chúa lại mỉm cười đưa ra giải pháp: “Các ngươi hăy lấy thần tính của con người giấu ở sâu thẳm tâm hồn nó, con người ngày càng chỉ biết hướng ngoại và sống hời hợt theo bề ngoài, nó sẽ không đi vào nội tâm của ḿnh để thấy mà lấy lại được đâu.”

 

Như vậy chỉ có cầu nguyện, với đời sống nội tâm sâu xa, mới gặp được Thiên Chúa, kết hiệp mật thiết với Ngài.

 

A.3 Vài trở ngại và cách ứng phó trong việc cầu nguyện

A.3.1 Vấn đề lo ra, chia trí

Một vấn đề thường được đặt ra là con người chúng ta hay bị chia ḷng chia trí trong khi cầu nguyện. Tại sao? V́ sự yếu đuối và những hoài niệm nhỏ nhen về những tổn thương của con người (“Miếng ngon nhớ lâu, lời đau nhớ hoài”) hay những đam mê sắc dục kích thích do phim ảnh, quan hệ, do cả trí tưởng tượng vẽ vời; và do ma quỉ ghen tương phá hoại, ngăn trở không cho ta kết hiệp mật thiết với Chúa, hầu mong cám dỗ được ta, v́ chúng biết rằng một khi chúng ta kết hiệp mật thiết với Chúa th́ chúng chẳng làm ǵ chúng ta được.

 

Làm thế nào để chống trả? Chúng ta đă chiến đấu nhiều để gạt các chia trí đó đi, nhưng không thành công. Vậy xin đề nghị đổi chiến thuật: Cách hay nhất là làm theo chỉ dẫn của Phụng vụ, sống trong sự hiện diện của Chúa, tham dự cách ư thức, tích cực và sống động vào cuộc cử hành, tập trung chú ư theo dơi các cử chỉ và lời đọc của chủ tế, thầm lặp lại các lời. Bằng cách đó, ứng sinh vừa tránh được lo ra vừa tập luyện trước các cử hành sẽ làm sau này. Các ứng sinh quen quan sát và tập luyện như thế khi làm linh mục sẽ cử hành thánh lễ cách chững chạc và thành thạo như đă làm linh mục lâu năm.

Ngoài ra, nỗ lực thực hành “phương pháp gậy ông đập lưng ông” mà đối đầu giải quyết: Lấy ngay điều làm chúng ta chia trí mà tŕnh bày với Chúa, cầu nguyện với Ngài, xin Chúa biến đổi chúng ta và biến đổi người hay việc đang khiến chúng ta chia trí, kết hợp với lời khuyên của thánh Phêrô: “Trong khi cầu nguyện, anh chị em hăy trao trút nỗi ḷng của anh chị em cho Chúa, v́ Ngài hằng thương yêu chăm sóc anh chị em[5] Như thế, điều trước đây làm chúng ta chia trí th́ bây giờ lại trở thành cơ hội và phương thế cho chúng ta kết hiệp mật thiết với Chúa.

 

A. 3.2 Cảm thấy khô khan

Chúng ta là một con người toàn thể gồm linh hồn và thể xác. Nếu toàn thể con người chúng ta tập trung được cả tinh thần, ư chí và t́nh cảm trong khi cầu nguyện th́ tốt đẹp biết bao. Nhưng nếu cảm thấy khô khan th́ cũng đừng bỏ cầu nguyện, dù lư trí và t́nh cảm vắng mặt th́ thể xác chúng ta cũng là chính chúng ta đang ở trước tôn nhan Chúa, thờ lạy Chúa. Cứ kiên tŕ cầu nguyện bằng cách giải bày với Chúa sự khô khan của chúng ta, và như vậy sẽ không c̣n khô khan nữa, v́ ta đang hầu chuyện với Chúa đấy thôi.

 

Ai cũng đă trải nghiệm đời sống cầu nguyện, cá nhân cũng như cộng đồng, trong niềm vui sốt sắng cũng như trong khô khan nguội lạnh, nên cần thanh luyện và sửa chữa cách cầu nguyện của ḿnh. Hăy khiêm nhường chấp nhận những giới hạn yếu đuối và bất lực của con người. Nhiều vị đại thánh cũng phải trải qua những đêm tối của đức tin để được thanh tẩy trước khi bước vào giai đoạn nhiệm hiệp với Thiên Chúa. Chúa Giêsu dạy phải kiên tŕ cầu nguyện qua các dụ ngôn người bạn mượn bánh giữa đêm khuya, hay đàn bà góa với vị quan ṭa ngạo ngược…

 

Ngài cũng đă khuyến cáo: “Hăy tỉnh thức và cầu nguyện luôn để khỏi sa chước cám dỗ, v́ tinh thần hăng hái nhưng xác thịt lại yếu đuối.[6] Sự yếu đuối vốn là cái chung của thân phận con người, như thánh Phaolô thú nhận: “Có ai trong anh chị em yếu đuối mà tôi không cảm thấy yếu đuối, có ai trong anh chị em sa ngă mà tôi không cảm thấy như thiêu như đốt[7] và Ngài thúc giục “Hăy cầu nguyện không ngừng[8]  

 

Thánh Ephrem nói cách ư vị: “Bạn hăy thưởng thức món bạn ăn và đừng buồn v́ bạn không ăn hết được. Kẻ khát th́ vui khi được uống, và chẳng buồn v́ không uống cạn được suối. Hăy để suối làm cho bạn đă khát, chứ đừng để cơn khát của bạn uống cạn suối; v́ nếu bạn hết khát mà suối không cạn th́ khi bạn lại khát, bạn có thể uống nữa; c̣n nếu như bạn hết khát mà suối cũng cạn luôn th́ việc bạn uống cạn suối sẽ trở nên tai họa cho bạn. Hăy cảm tạ v́ những ǵ bạn đă nhận được và đừng buồn v́ phần c̣n lại quá nhiều. Cái bạn đă t́m và đă lănh được là phần của bạn; ngoài ra cái c̣n lại là gia nghiệp sẽ được hưởng. Điều mà trong một giờ bạn không lănh được v́ yếu đuối th́ bạn có thể lănh nhận trong những giờ khác, nếu bạn kiên tŕ. Đừng v́ tà ư mà cố uống một hơi cho cạn cái không thể uống cạn một hơi; cũng đừng v́ ngu dốt mà không uống cái bạn chỉ có thể uống từ từ.”[9]

 

A.3.3 Nhu cầu công việc lôi cuốn

Cần phân biệt cầu nguyện độc hữu (dành riêng cho việc cầu nguyện và chỉ việc cầu nguyện mà thôi) và cầu nguyện liên lỉ (vừa làm việc vừa cầu nguyện, hay cầu nguyện trong khi làm việc), nghĩa là biến công việc thành lời cầu nguyện. Thánh Phaolô khuyên: “Dù ăn dù uống, hay làm bất cứ việc ǵ khác, anh em hăy làm cho sáng Danh Chúa.” Nói một cách dễ hiểu là mời Chúa Giêsu cùng làm công nọ việc kia với ḿnh. Cách này phù hợp với linh đạo linh mục triều chúng ta, là chúng ta nên thánh bằng các thừa tác vụ mục vụ của ḿnh.

 

Một cụ già chia sẻ với một cậu bé về đời sống cầu nguyện liên lỉ. Cậu bé cho rằng không thể vừa làm việc vừa cầu nguyện được. Cụ già mời cậu lên chiếc thuyền nan với hai mái chèo có ghi chữ CẦU NGUYỆN ở cái này và LÀM VIỆC ở cái kia. Cụ chỉ chèo với mái chèo “Làm Việc”. Con thuyền nan cḥng chành và quay ṿng. Cậu bé kêu chóng mặt… Cụ già liền đổi tay với lấy mái chèo “Cầu Nguyện” mà chèo. Con thuyền nan lại cḥng chành và quay ṿng. Cậu bé kêu chóng mặt… Cụ đưa hai tay nắm lấy cả hai mái chèo và cả hai tay nhịp nhàng cùng chèo. Thuyền nan nhẹ nhàng lướt tới. Bấy giờ cậu mới hiểu ra và chấp nhận với cả khẩu phục và tâm phục việc cầu nguyện liên lỉ.

 

Cầu nguyện liên lỉ đưa dẫn cuộc sống thiêng liêng của chúng ta như thế đó: “Việc tay chúng con làm, xin Ngài củng cố, xin củng cố việc tay chúng con làm[10]

 

A.3.4 Không có thời giờ để cầu nguyện

Nhiều người than phiền không có đủ thời giờ để cầu nguyện. Để đối lại than phiền đó, có người viết câu chuyện hư cấu “GIỜ THỨ 25” ư nghĩa như sau: Một ngày kia, các Thiên Thần buồn sầu thưa với Thiên Chúa: Nhân loại ngày nay hầu như đă quên hẳn việc cầu nguyện. Cố vấn của thiên quốc liền hỏi các Thiên Thần nguyên do tại sao. Các Thiên Thần lần lượt tŕnh bày: Nhân loại biết họ thiếu sót trong vấn đề cầu nguyện và cũng thường hối tiếc về điều đó. Nhưng họ than là không có thời gian để cầu nguyện.

Nghe vậy, cả triều thần thiên quốc lấy làm sửng sốt v́ một ngày dài 24 tiếng đồng hồ mà vẫn c̣n thiếu sao! Họ đề nghị: Để ngăn chặn sự xuống dốc này của nhân loại, chúng ta hăy suy nghĩ và t́m một giải pháp thích hợp. 

Thế là cả thiên quốc hăng say đưa ra các biện pháp làm sao giúp nhân loại tránh được đời sống qúa tiện nghi, chạy theo vật chất, hăy trừng phạt thật nặng nề như lũ lụt, động đất, dịch bệnh, v.v... để họ hồi tĩnh lại mà cầu nguyện lo cho phần rỗi, như chính người Việt Nam thường nhận định: “Hữu sự th́ vái tứ phương, vô sự một đồng hương không mất!

Có một Thiên Thần lên tiếng: Xin Thiên Chúa cho ngày dài thêm ra một tiếng đồng hồ nữa, xem họ c̣n than trách không có giờ cho việc cầu nguyện không? Đề nghị này cả thiên quốc thấy hay, và Thiên Chúa đă cho ngày dài hơn một tiếng. Giờ thứ 25 này được gọi là “giờ của Chúa”. Nhưng trái với sự chờ đợi, vẫn không có nhiều lời cầu nguyện hơn nơi loài người.

Các Thiên sứ lại được phái xuống trần gian để thăm ḍ tin tức. Sau thời gian rảo bước khắp nơi, các Thiên Thần trở về thiên quốc để báo cáo về t́nh h́nh hiện nay của nhân loại. Một vị kể lại rằng các nhà kinh doanh than v́ thay đổi giờ nên cả tổ chức phải đổi lại, gây ra tốn kém và cần giờ để ổn định lại. C̣n các công đoàn tỏ ra hài ḷng v́ họ đă đ̣i hỏi từ lâu việc thêm giờ này để cho công nhân nghỉ ngơi. Các chính trị gia và các nhà trí thức bàn luận rất sôi nổi và kết luận: Không ai có quyền bắt buộc người công dân phải làm ǵ với một giờ nào đó. Một số người c̣n đi xa hơn là khi "ở trên" làm ra giờ 25 đă không hỏi ư kiến "ở dưới", v́ vậy không chấp nhận được. Và cứ như thế, hầu như ai cũng có một lư do để giải thích v́ sao không thể dùng một giờ có thêm để cầu nguyện. 

Sau cùng có một Thiên Thần kể về một số người. Đó là những người đón nhận thời giờ được có thêm để tham dự thánh lễ, để phục vụ tha nhân và cầu nguyện. Họ cảm thấy dễ dàng hơn v́ có thêm giờ. Nhưng các Thiên Sứ rất ngạc nhiên v́ khám phá ra rằng những người này cũng chính là những người khi một ngày chỉ có 24 tiếng, họ vẫn có đủ th́ giờ để cầu nguyện.

Thiên quốc nhận ra là thời gian không mang lại thêm người cầu nguyện. Việc cầu nguyện là tác động của t́nh yêu. Lư do con người không cầu nguyện không phải v́ không có thời gian, nhưng là mối tương quan giữa con người với Thiên Chúa bị lăng quên. Nếu có t́nh yêu th́ dù không có giờ người ta cũng t́m ra giờ cho người ḿnh thương mến. Và các Thiên Thần xin Thiên Chúa cho ngày trở lại b́nh thường: Một năm với 365 ngày và mỗi ngày có 24 giờ. 

Mỗi người chúng ta bắt đầu làm tính cộng trừ nhân chia, xem mỗi ngày chúng ta dành thời gian cho đời sống cầu nguyện được bao nhiêu. Qua đó chúng ta biết được mối liên hệ t́nh yêu giữa chúng ta với Thiên Chúa như thế nào.

Lạy Chúa,

Bước ra đường con gặp không biết bao nhiêu người. Họ về, họ đến, họ đi, họ chạy. Xe hai bánh chạy. Xe bốn bánh chạy. Xe cam-nhông chạy. Cả thành phố chạy. Các con đường chạy.  Tất cả mọi người chạy. Họ chạy để khỏi mất th́ giờ. Họ chạy theo thời gian, để lấy lại thời giờ đă mất, để lợi nhiều th́ giờ hơn. Hết mọi người đều bảo là không có th́ giờ. Nhưng lạy Chúa, con có thời giờ. Con có th́ giờ riêng của con. Tất cả thời giờ mà Chúa đă ban cho con, những năm tháng của đời sống con; những ngày của năm tháng con, những giờ của ngày sống con, tất cả đều thuộc về con. Con có phận sự phải dùng nó cho đầy đủ trong b́nh tĩnh và yên lặng. Dùng nó cho trọn vẹn, cho tới phút cuối cùng, để dâng lên cho Chúa hầu Chúa làm lợi cho kẻ khác. Chiều nay, lạy Chúa, con không xin Chúa ban cho con thêm thời giờ để làm sự này hay sự khác. Con chỉ xin Chúa cho con được ơn này là ơn biết dùng nên thời giờ Chúa ban cho con, để tận t́nh làm những việc mà Chúa muốn con làm. Amen.

Michel Quoist, Prières

 

A.4 Lời cầu nguyện của linh mục

Lời cầu nguyện của linh mục mang cả hai chiều kích hoạt động và chiêm niệm, nên phải:

·  bảo đảm hài ḥa giữa hai chiều kích cầu nguyện độc hữu và cầu nguyện liên lĩ. Thánh Vinhsơn đệ Phaolô nói về sự hài ḥa này như sau: “Phải qúy việc phục vụ người nghèo hơn hết và phải thực hiện ngay không được tŕ hoăn. Nếu trong giờ kinh nguyện mà phải mang thuốc hay sự giúp đỡ nào đến cho một người nghèo khổ, th́ hăy yên tâm đi đến với họ, dâng việc phải làm đó cho Chúa như đang nguyện kinh. Đừng bối rối tâm hồn, đừng xao xuyến lương tâm v́ đă phục vụ người nghèo mà bỏ buổi kinh nguyện, v́ không phải là bỏ Chúa khi v́ Ngài mà phải đi xa Ngài, nghiă là phải bỏ một công việc của Thiên Chúa để thực hiện một việc ngang hàng như vậy. Chính v́ thế, khi anh em bỏ kinh nguyện để giúp đỡ một người nghèo nào, anh em hăy nhớ đó là việc phục vụ Thiên Chúa[11]

·  Lời cầu nguyện của linh mục, cộng đồng và cá nhân, cũng phải mang chiều kích chuyển cầu phổ quát cho mọi người, cho Giáo Hội, cho thế giới, và cho toàn thể tạo thành.

·  Lời cầu nguyện đó phải bao gồm thờ phượng, ca ngợi, tuân phục, cảm tạ, đền tạ Thiên Chúa, chứ không phải chỉ xin ơn. Và tạ ơn cũng không chỉ dừng lại những ơn đă được, mà c̣n những ơn không được, hay chưa được, v́ ḷng yêu thương khôn ngoan của Chúa luôn chọn lựa những ǵ tốt đẹp và hữu ích nhất cho sự sống hạnh phúc đời đời mà ban cho con cái.

 

A.5 Những gương mẫu cầu nguyện

Chúa Giêsu là gương mẫu cầu nguyện tuyệt vời của linh mục: Cầu nguyện độc hữu và cầu nguyện liên lỉ. Chúa Giêsu cầu nguyện với Chúa Cha, lúc ở một ḿnh nơi hoang vắng hay khi dạy dỗ ở giữa đám đông dân chúng, giữa lúc ban ngày hay suốt đêm khuya, sáng sớm tinh sương hay muộn màng lúc đêm về, lúc vui mừng v́ phép lạ phát huy hiệu quả hay khi đau khổ nơi vườn Giêtsêmani, hoặc bị bỏ rơi trên thập giá trong giờ tử nạn.

 

Sau Chúa Kitô, Mẹ Maria là mẫu gương tuyệt hảo về đời sống cầu nguyện của mọi tín hữu. Mẹ đă ca ngợi những kỳ công của Chúa, đón nhận mầu nhiệm cứu độ và giữ vững đức tin sống động, cả dưới chân Thập Giá. Mẹ hằng cầu bầu cho các tín hữu và trở thành gương mẫu đặc biệt cho những người sống đời thánh hiến.

 

V́ thế, ta phải thiết lập một kỷ luật cầu nguyện cho ḿnh và nắm giữ kỷ luật ấy trong suốt cuộc đời ḿnh, nhất là khi ra làm mục vụ ở giáo xứ. Chính đời sống cầu nguyện đă làm cho đời sống ơn gọi được sống động trong thời gian đào tạo ở chủng viện cũng sẽ ǵn giữ đời sống và sứ vụ ơn gọi của chúng ta được kiên vững lúc sống giữa ḷng đời đổi thay. Hầu hết các linh mục rời bỏ sứ vụ là v́ đă sao lăng hay bỏ bê không cầu nguyện nữa. Mẹ thánh Têrêsa Avila nói rơ: “Người bỏ cầu nguyện không cần ma quỉ đẩy xuống hỏa ngục, mà chính người ấy sẽ tự đưa ḿnh đến đó.

 

Việc cầu nguyện phải được thực hiện tương tác với sứ vụ và đời sống linh mục: cộng đoàn, phụng vụ, và cá nhân phù hợp với những con người, nơi chốn, thời gian và thực hành khác nhau. Người bị chán nản xô đẩy sẽ t́m ra hay t́m lại được con đường cầu nguyện, đọc ra ư nghĩa thiêng liêng của các biến cố trong cuộc sống (lời mời gọi hoán cải, loan báo Tin Mừng và t́nh hiệp thông huynh đệ…), bằng cách khám phá và sử dụng phương thế thích hợp nhất giúp tiến bộ thực sự trong việc cầu nguyện, cá nhân cũng như cộng đồng.                      

 

Khi bị ngă găy tay phải vào bệnh viện bó bột và phải nghỉ ngơi, ĐTC Biển Đức XVI chia sẻ cái nh́n đức tin của ngài: “Thiên Thần giữ ḿnh của tôi đă vâng lệnh Chúa không ngăn cản tôi cho khỏi ngă găy tay, ngơ hầu cho tôi có thời gian hơn để cầu nguyện và suy niệm

 

Lạy Chúa, con xin dâng tư tưởng của con cho Chúa, để chúng luôn hướng về Chúa; để lời nói của con có Chúa làm đề tài; để việc làm của con phản ánh t́nh yêu của con cho Chúa; để đau khổ của con được chịu đựng cho vinh danh Chúa hơn. Con muốn làm những ǵ Chúa xin con, cách nào và bao lâu Chúa muốn ở con. Xin Chúa soi sáng trí khôn con, đốt nóng ư chí con, thanh tẩy trái tim con và thánh hóa linh hồn con.

 

Lạy Chúa, xin hăy nhận lấy tất cả tự do của con, kư ức của con, trí hiểu của con, trọn vẹn ư muốn của con, tất cả những ǵ con có và sở hữu. Chúa đă cho con mọi sự và mọi sự là của Chúa, xin hăy sử dụng chúng như ư Chúa muốn. Xin ban cho con t́nh yêu và ân sủng của Chúa, và như thế đă đủ cho con. Xin Mẹ Maria, Mẹ của Chúa và mẹ của con, cũng cầu nguyện với Chúa Giêsu cho con. Amen.

 

A.6 Phải nuôi dưỡng đời sống cầu nguyện

ĐHY Chủ tịch Bộ Giáo Sĩ Claudio Humes kêu gọi linh mục cầu nguyện để củng cố sứ vụ của ḿnh: “Quả thật nếu không có của nuôi căn bản lời cầu nguyện, linh mục sẽ đau yếu, đồ đệ không t́m được sức mạnh để theo Thầy và do đó sẽ chết v́ không có thuốc.” Lời cầu nguyện chiếm một chỗ trung tâm của đời sống linh mục và là một khí giới để chiến thắng ma quỉ vốn hằng t́m làm suy yếu chủ chăn hầu tiêu diệt đàn chiên.[12]

 

Đời sống và sứ vụ tông đồ của linh mục được nuôi dưỡng và phong phú nhờ việc học hỏi thường xuyên: không chỉ lo cập nhật các giáo huấn của Giáo Hội, các trào lưu triết học, thần học, các khoa học xă hội và nhân văn, nhưng phải biết cầu nguyện và chiêm ngắm ở trong và qua các học hỏi này nữa.

 

Đức Gioan Phaolô II nhắc nhở phải lấy Chúa Giêsu làm trung tâm đời sống và luôn kết hợp mật thiết với Chúa bằng cầu nguyện, suy niệm cá nhân hàng ngày, cũng như sốt sắng cử hành Phụng vụ các Giờ Kinh và Thánh Thể: “Nếu các con đầy Chúa, các con sẽ là những tông đồ đích thực của công cuộc truyền giáo mới, v́ không ai có thể cho cái mà họ không có trong tâm hồn[13]   

 

Chính nơi Nhà Tạm mà ta phục hồi và nạp thêm năng lượng cho đời sống thiêng liêng và sứ vụ tông đồ. Quả thế, Chúa Giêsu mời gọi: “Hỡi những ai vất vả và gánh nặng, hăy đến với Ta, Ta sẽ nâng đỡ và bổ sức cho, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được b́nh an[14]   

 

Ai trong chúng ta đă không có hơn một lần trải nghiệm những gánh nặng mục vụ và những trăn trở cá nhân? Thánh Phêrô khuyên: “Trong khi cầu nguyện, anh chị em hăy trao trút nỗi ḷng anh chị em cho Chúa, v́ Ngài hằng thương yêu chăm sóc đến anh chị em[15]

 

Thánh Gioan Maria Vianey, cha sở họ Ars, nhờ chầu Ḿnh Thánh Chúa mà phục hưng được giáo xứ, lôi kéo không biết bao nhiêu linh hồn hoán cải trở về với Chúa và Giáo Hội.

 

Hiện nay trên thế giới có phong trào thức tỉnh và canh tân giáo xứ bằng việc chầu Thánh Thể liên lỉ. Chớ ǵ những thành phần già cả, bệnh tật ở trong cộng đoàn sẽ được mời gọi thay phiên nhau chầu Thánh Thể liên tục. Và chúng ta dù phải đi hoạt động rất nhiều, vượt qua không biết bao nhiêu con đường, chớ ǵ đừng bao giờ quên con đường dẫn tới Nhà Tạm, nơi Chúa Giêsu đang chờ ta.

 

 

B. CÁC CÁCH CẦU NGUYỆN

B.1 Cầu Nguyện Bằng Lời

Cầu nguyện bằng lời cốt yếu đọc lớn tiếng, chung hay riêng, những kinh đă soạn sẵn, và hội nhập tư tưởng, ước muốn của người đọc với ư nghĩa của các lời kinh ấy (Miệng đọc tâm suy).

 

B.2 Cầu Nguyện Bằng Trí

Cầu nguyện bằng trí là suy nghĩ cá nhân dựa trên một bản văn Thánh Kinh hay một bản văn tu đức, cùng những lời của chính đương sự nói chuyện ḷng với ḷng cùng Chúa. Cách cầu nguyện này quen gọi là nguyện gẫm.

 

B.3 Cầu Nguyện Chiêm Niệm

Cầu nguyện chiêm niệm đưa linh hồn đến liên hệ trực tiếp hơn với Chúa, thường không cần đến lời nói và tư tưởng, chủ yếu ở trước sự hiện diện của Chúa, yêu mến Ngài và nhận biết ḿnh được Chúa yêu mến.

 

 

 

C. CÁC ĐẶC TÍNH CỦA LỜI cẦu nguyỆn

Lời cầu nguyện có mục đích tối hậu là ca tụng Chúa, đón nhận ơn Chúa, đào sâu mối hiệp thông cá nhân với Chúa và củng cố Giáo Hội. Thời gian dành cho việc cầu nguyện đánh thức trong tâm hồn chúng ta thái độ tôn thờ, chiêm ngưỡng, tạ ơn, xin ơn, thống hối trở về và đền tạ.

 

C.1 Lời Cầu Nguyện Tín Hữu

Lời cầu nguyện giúp khám phá và gặp gỡ Thiên Chúa. Đó là một dấn thân cá nhân của con người đáp trả lời mời gọi của Thiên Chúa trong mỗi phút giây, nhờ Chúa Thánh Thần trợ giúp.[16] Nó được đồng hóa với lời cầu nguyện của Đức Kitô, Đấng mang lấy ước nguyện của cả loài người và dâng lên Chúa Cha.

 

Mỗi người được mời gọi ca ngợi Thiên Chúa nơi các thánh, chiêm ngắm mầu nhiệm thánh ư Chúa, giữ vững niềm tin… Biết rằng mọi người trên thế gian đều phải gánh chịu cùng một nỗi thống khổ đang cầu xin ơn cứu độ, xác tín rằng Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi; hiến dâng chính ḿnh và tất cả nhân loại, và cùng với mọi loài thụ tạo, tôn thờ Đấng Tạo Hóa.

 

Sau Chúa Kitô, Mẹ Maria là mẫu gương về đời sống cầu nguyện của mọi tín hữu. Mẹ đă ca ngợi những kỳ công của Chúa, đón nhận mầu nhiệm cứu độ và giữ vững đức tin sống động, cả dưới chân Thập Giá. Mẹ hằng cầu bầu cho các tín hữu và trở thành gương mẫu đặc biệt cho chúng ta trong đời sống cầu nguyện và đem Chúa Giêsu trao ban cho người khác.

 

C.2 Lời Cầu Nguyện Tông Đồ

Người môn đệ Đức Kitô nhận ra và làm chứng rằng Nước Trời là một quà tặng của Thiên Chúa, phải được khẩn khoản nài xin bằng lời cầu nguyện.

 

Chính Chúa Giêsu đă dạy các môn đệ của Ngài phải cầu nguyện cho Nước Thiên Chúa ngự đến.[17] Và nhờ hoạt động, người môn đệ loan báo Tin Mừng và khai mạc Nước Thiên Chúa.

 

Mục đích của việc tông đồ là làm cho người khác nhận biết và yêu mến Thiên Chúa, Đấng không ngừng qui tụ mọi người từ khắp muôn phương.

 

Lời cầu nguyện tông đồ xác tín và bảo đảm rằng Nước Thiên Chúa đến không tùy thuộc hành động của con người, nhưng lệ thuộc vào hành động của Thiên Chúa.

 

Khi linh mục xác tín hơn rằng ḿnh phải trở thành dụng cụ mềm mại trong tay Thiên Chúa cho hoạt động tông đồ, th́ họ sẽ xác tín hơn về nhu cầu cầu nguyện, và sẽ giao phó chính ḿnh cho hoạt động của Chúa Thánh Thần. 

 

C.3 Lời Cầu Nguyện Mục Vụ

Lời cầu nguyện mục vụ là một trong những bổn phận của linh mục đối với đoàn dân mà ḿnh phục vụ. Hoa trái của công tác mục vụ là do Chúa Thánh Thần, ta phải để Chúa Thánh Thần hướng dẫn th́ các hoạt động của ta sẽ là của Ngài.

 

Trách nhiệm mục vụ xuất hiện rơ nét nơi việc cử hành các bí tích, nhất là Bí tích Thánh Thể và cử hành Phụng Vụ các Giờ Kinh cách ư thức, tích cực và sống động.

 

Lời cầu nguyện mục vụ nhắm đến toàn thể nhân loại mà Chúa Kitô đă hiến ḿnh chịu chết, chứ không chỉ giới hạn vào cộng đoàn đă được tập họp.

 

 

D. CẦu nguyỆn thẾ nào?

 

Chúng ta học cầu nguyện bằng việc cầu nguyện.

Yếu tố quan trọng nhất trong đời sống cầu nguyện là quyết định biến lời cầu nguyện thành một phần của đời sống toàn diện của chúng ta.

 

Nếu Chúa có ư nghĩa cho tôi, tôi sẽ dành thời giờ để cầu nguyện. C̣n nếu Chúa không có ư nghĩa ǵ cho tôi cả th́ tôi chẳng để mất thời giờ làm chi.

 

Việc cầu nguyện (tṛ chuyện với Chúa) phải theo chúng ta suốt ngày, hay nói cách khác là chúng ta phải cầu nguyện liên lỉ. Chúng ta sẽ mời Chúa trở nên một phần của tất cả niềm vui nỗi buồn, những chiến đấu và bận tâm, những kế hoạch và quyết định của chúng ta. Ngài là người cha đầy yêu thương ao ước đi vào cuộc sống của các con cái ḿnh.

 

Chúng ta cần điều chỉnh mỗi ngày với Ngài, nhờ đó các hoạt động của chúng ta không đuổi Ngài ra ngoài, trái lại chúng ta nhận ra hoạt động của Ngài trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, và chúng ta không bao giờ ngăn cản ân huệ mà Chúa muốn ban cho kẻ khác qua chúng ta.

 

Để duy tŕ một đời sống cầu nguyện và một mối liên hệ lành mạnh với Chúa, kinh nghiệm thúc đẩy những cam kết:

-         Khởi đầu ngày sống với việc dâng ngày và đọc Kinh Truyền Tin.

-         Kinh Nhật Tụng

-         Dành thời giờ nguyện gẫm mỗi ngày

-         Dâng Thánh Lễ và rước lễ

-         Lần hạt Mân Côi

-         Xưng tội đều đặn

-         Cầu nguyện trước và sau ăn cơm

-         Viếng Ḿnh Thánh Chúa

-         Kết thúc ngày sống với một thoáng suy nghĩ xem ngày sống đă qua đi thế nào, tạ ơn và xin lỗi Chúa.

 

 

E. LỜi cẦu nguyỆn biẾn đỔi chúng ta.

           

Nếu chúng ta cầu nguyện cách thích hợp, lời cầu nguyện sẽ biến đổi chúng ta: sau khi cầu nguyện, chúng ta sẽ trở nên khác hơn trước khi cầu nguyện.

 

Chỉ cần xem phản ứng của chúng ta đối với người khác th́ sẽ nhận ra được hậu quả của sự biến đổi đó. Quả thế, người tin Chúa và cầu nguyện sẽ cư xử một cách khác với người không tin Chúa và không cầu nguyện.

 

            Lời cầu nguyện làm cho chúng ta trở nên khác:

-         nó khiến chúng ta có thể làm những việc mà người không cầu nguyện không thể làm;

-         nó làm cho chúng ta có những chọn lựa mà người không cầu nguyện không thể chọn lựa hoặc chọn lựa sai;

-         nó làm cho chúng ta có thể tha thứ và yêu thương người khác dễ dàng hơn.

           

Lời cầu nguyện là nơi chúng ta xin Chúa đi vào cuộc đời chúng ta để Ngài có thể làm cho chúng ta thay đổi: Điểm chính yếu của cầu nguyện là để thay đổi, chứ không phải để vẫn lê lết như cũ.

Khi chúng ta xin Chúa tha thứ th́ điều đó có nghĩa là chúng ta có thể thay đổi: chúng ta có cái ǵ đó và có lẽ chúng ta đă có thể làm một cách khác. Như vậy lời cầu nguyện đưa chúng ta về với cái đó để giúp chúng ta thay đổi.

 

Trong Kinh Nguyện Thánh Thể II, chúng ta thưa “Cảm tạ Chúa đă cho chúng con được xứng đáng đứng trước tôn nhan Chúa và phụng sự Chúa.” Chúa đă cho chúng ta phần của Ngài, chúng ta phải sống cho tương xứng.

 

Tất cả mục đích của cầu nguyện là giúp chúng ta thay đổi: thay đổi từ một con người chỉ biết ḿnh thành một con người biết nghĩ đến người khác. Lời cầu nguyện thay đổi chúng ta từ từ từng chút một.

           

Lời cầu nguyện cũng đưa đến sự biến đổi của người khác: “Con cô đơn, chẳng c̣n ai cứu giúp, ngoại trừ Ngài..., lạy Chúa, ngày chúng con gặp gian truân cùng khốn, xin nhớ đến chúng con mà chứng tỏ quyền năng của Ngài... xin ban cho con ḷng dũng cảm, và dạy con biết nói lời êm tai, khi phải ra trước mặt loài sư tử, xin đổi ḷng con sư tử ấy...” (Et 4,17).

 

F. PHƯƠNG THẾ ĐÀO TẠO SỐNG CẦU NGUYỆN

 

F.1 Trách Nhiệm

Trách nhiệm đầu tiên là phải quan tâm đến sự tham dự của cả cộng đoàn và của từng người: Ư thức, sống động và tích cực[18] 

 

Không có đối nghịch giữa cầu nguyện cá nhân và cầu nguyện cộng đồng: cầu nguyện cộng đồng không chỉ đơn giản là tổng số những lời cầu nguyện cá nhân, mà phải là sự hiệp nhất của các con tim đang cầu nguyện[19] v́ cầu nguyện cá nhân vốn là sự kéo dài của kinh nguyện phụng vụ và hướng tới kinh nguyện phụng vụ.

 

Và lời cầu nguyện cộng đồng nâng đỡ lời cầu nguyện cá nhân: sự khích lệ nhận được từ lời cầu nguyện cộng đồng sẽ giúp mỗi người vượt qua những thử thách và những khó khăn mà mỗi người không thể tránh khỏi trong cuộc sống.

 

F.2 Thời Khắc

Phải ư thức sâu xa rằng đời sống thiêng liêng không thể chỉ đơn giản giản lược vào những thời khắc đặc biệt dành cho việc đọc kinh cầu nguyện, nhưng việc cầu nguyện phải mở rộng ra trong toàn bộ cuộc sống.

 

Nên nhớ rơ rằng giờ cầu nguyện độc hữu là chỉ dành cho việc cầu nguyện mà thôi, không làm chi khác; c̣n cầu nguyện liên lỉ là cầu nguyện trong khi làm bất cứ việc ǵ, như thánh Phaolô đă căn dặn “dù ăn, dù uống, dù làm bất cứ việc ǵ khác, anh chị em hăy cố ư làm cho sáng danh Chúa.”

 

Và Cầu nguyện góp phần thống nhất đời sống và sứ vụ ơn gọi, dù đôi khi cuộc sống và sứ vụ ơn gọi đó gặp phải những khó khăn và thử thách.

 

F.3 Nơi Chốn

Linh hướng là chỗ tin tưởng và tự do để nói về đời sống cầu nguyện, về phẩm chất kitô giáo và Giáo Hội của lời cầu nguyện đó, kiểm chứng tính kiên tŕ cam kết cầu nguyện, đặc biệt việc nguyện gẫm (tư tưởng chỉ huy hành động).

 

Linh hướng là nơi huấn luyện cầu nguyện: Ứng sinh bày tỏ với vị linh hướng những khó khăn, tiến bộ hay thụt lùi, chiến đấu và niềm vui khi cầu nguyện, nhờ đó được hướng dẫn thích hợp và hiệu quả.

 

Cuộc sống nhóm cũng là nơi để trao đổi và chia sẻ hữu ích về đời sống cầu nguyện.    

  

Người bị chán nản t́m ra hay t́m lại được con đường cầu nguyện, đọc ra ư nghĩa thiêng liêng của các biến cố trong cuộc sống. 

 

Được kích hoạt bởi đức ái, mọi người được mời gọi giúp đỡ lẫn nhau để đón nhận từ Chúa Cứu Thế sự phong phú nhiệm mầu của cuộc sống cầu nguyện và nội tâm.

 

 

G. CÁC H̀NH THỨC CẦU NGUYỆN

 

G.I Liên quan đến Lời Chúa

G.I.1 lời Chúa

Sách Thánh có thể dạy anh nên người khôn ngoan để được ơn cứu độ, nhờ ḷng tin vào Đức Ki-tô Giê-su. Tất cả những ǵ viết trong Sách Thánh đều do Thiên Chúa linh hứng, và có ích cho việc giảng dạy, biện bác, sửa dạy, giáo dục để trở nên công chính. Nhờ vậy, người của Thiên Chúa nên thập toàn và được trang bị đầy đủ để làm mọi việc lành[20]

 

Thánh Gioan đă nói: Ai giữ Lời Chúa th́ sống trong Chúa và t́nh yêu của Chúa được trọn hảo nơi người ấy và người ấy sẽ an toàn đi trên chính lộ đến cùng Chúa Cha[21] 

Lương thực đầu tiên nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng là Lời Chúa. Lời Chúa ban sự sống đời đời; đổi mới cái nh́n của chúng ta về mọi sự.[22]

           

Lời Chúa soi sáng trí khôn, mời gọi tới đức tin, mở lớn niềm hy vọng, thức tỉnh và đổi mới t́nh yêu. “Lời Thiên Chúa là lời sống động, hữu hiệu và sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi: xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tuỷ; lời đó phê phán tâm t́nh cũng như tư tưởng của ḷng người[23] 

 

Suy niệm, sống và rao truyền Lời Chúa là bổn phận và sứ vụ của mọi tín hữu. Chính Lời Chúa làm cho đời sống và sứ vụ linh mục được triển nở và sinh hoa kết trái dồi dào trong chương tŕnh cứu độ của thánh ư Chúa[24]

 

Lời Chúa khám phá ra điều bí ẩn trong linh hồn, chất vấn, sửa chữa, hoán cải, đổi mới và thánh hoá con người, với “một tâm hồn mới và một tinh thần mới”[25], bằng cách làm cho đời sống và hành động của con người được thấm nhuần những giá trị Phúc Âm.

 

Ai nói rằng ḿnh ở lại trong Người, th́ phải đi trên con đường Đức Giêsu đă đi. Không có loài thọ tạo nào mà không hiện rơ trước Lời Chúa, nhưng tất cả đều trần trụi và phơi bày trước mặt Đấng có quyền đ̣i chúng ta trả lẽ.[26] 

 

G.I.2 LECTIO DIVINA

Khoa chú giải Thánh Kinh và Lectio Divina là hai bước biệt lập:

-   Chú giải Thánh Kinh giúp làm sao để thực sự đọc một bản văn với sự chú ư và khách quan (nhằm sự hiểu biết chính xác)

-   Lectio Divina gợi lên ḷng khao khát đọc toàn bộ Kinh Thánh để khám phá và sống mỗi ngày một hơn sự phong phú bất tận của Lời Chúa (nhằm sự biến đổi đời sống)

 

Lectio Divina là việc đọc đều đặn và cầu nguyện Thánh Kinh. Việc đọc và suy gẫm Lời Chúa hàng ngày hay hàng tuần đem lại nguồn lương thực nuôi dưỡng đời sống thiêng. 

 

Đặt cuộc sống ḿnh dưới sức mạnh của Lời Chúa là bộc lộ thái độ của người môn đệ lắng nghe, của người tôi tớ vâng lời, của Người Con đến để thi hành thánh ư của Cha.

 

Tiến tŕnh LECTIO DIVINA

·        Chuẩn bị (chọn bản văn)

·        Đọc bản văn

·        Suy niệm

·        Cầu nguyện

·        Chiêm ngắm

·        Biện phân

·        Chia sẻ với kẻ khác

·        Hành động (đáp trả)

 

G.I.3 PhỤng VỤ Các GiỜ Kinh

Phụng Vụ Các Giờ Kinh là lời cầu nguyện của Hội Thánh. Nhịp điệu và cấu trúc của nó không ngừng hướng con tim và ư tưởng chúng ta về Chúa, Đấng là nguồn mọi thiện hảo. 

 

Chúng ta không chỉ coi Phụng vụ các Giờ Kinh như là một bổn phận bó buộc quan trọng, mà c̣n là một niềm vui và vinh dự tiếp chuyện với Chúa, thay cho cả Giáo Hội và thế giới.

Ngày nay chúng ta được mời gọi cử hành PVCGK cách cộng đồng cùng với các thành phần khác của Dân Chúa. Hăy liệu làm sao cho mọi người được tham gia cách ư thức, tích cực và sống động, nội tâm hóa, chứ không máy móc hời hợt.

 

Bỏ cầu nguyện là đánh mất mối dây liên lạc thân t́nh với Chúa Kitô. Mối dây liên lạc nhân quả giữa cầu nguyện và nhân đức, hay giữa sự khô khan của tâm hồn, thói xấu và những tương quan cá nhân sai lạc. 

 

Và sớm hay muộn, th́ sự đánh mất t́nh thân thiết với Chúa cũng dẫn đến thảm họa: sụp đổ căn tính tông đồ và rời bỏ đời tu. 

 

G.I.4 NGUYỆN GẪM   

Nguyện gẫm là chiêm ngắm, suy nghĩ và nói chuyện thân mật với Chúa. Chúa luôn giữ vai chủ động trong việc tỏ ḿnh ra với chúng ta lúc nào và thế nào tùy Ngài muốn. C̣n chúng ta có thể chủ động khi dùng mọi quan năng dẹp bỏ trở ngại để đón tiếp Chúa, hoặc thụ động khi buông ḿnh đi theo sự dẫn dắt của Chúa Thánh Thần, quen gọi là nhiệm hiệp.

 

Nguyện gẫm là phương tiện rất cần thiết giúp ta nên thánh. Công đồng Vaticanô II cũng như Giáo luật dạy phải dành thời giờ hằng ngày cho việc nguyện ngắm (Các Sắc lệnh về Đào tạo linh mục số 4.8; về Đời sống tu sĩ số 6; về Đời sống linh mục số 18; Giáo luật 246§3; 276§2, 50; 577; 663,§3; 673). Nguyện gẫm cá nhân hằng ngày là một thực hành cổ điển để chúng ta được lớn lên trong đời sống thiêng liêng: chiêm ngắm Chúa để rồi sống như Ngài, suy nghĩ với đầu óc của Chúa, nh́n thấy với con mắt Chúa, yêu thương với trái tim Chúa, hành động bằng sức Chúa.

 

Trong nhiều phương pháp nguyện gẫm của nhiều trường phái linh đạo khác nhau, chúng ta có thể đi sâu vào một phương pháp thích hợp; khám phá và h́nh thành cách thức riêng của ḿnh để nguyện gẫm cho có hiệu quả.[27]

 

H́nh thức cầu nguyện bằng trí khôn này là một cuộc t́m kiếm đầy đủ và sâu xa sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa, như được mạc khải nơi các bản văn ta đọc. 

 

Ta đem hết trí tưởng tượng, t́nh cảm, trí khôn và ư muốn để chiêm ngắm những lời nói và việc làm của Chúa Giêsu trong Tin Mừng.

 

Những khám phá như thế dẫn tới những biến đổi trong thái độ nội tâm và các động lực, ảnh hưởng đến cách ứng xử và làm phong phú mối tương quan của ta với Chúa.[28]

 

Nhờ vào bầu khí lắng nghe, trao đổi và khích lệ của các buổi gặp linh hướng, ta có thể chia sẻ và đánh giá những niềm vui và những khó khăn gặp phải, nhịp độ và những khám phá đă thực hiện. 

 

Nguyện gẫm phải là thời gian và nơi chốn không ǵ có thể thay thế. Nó là một niềm vui và một trắc nghiệm ḷng trung thành với Chúa, trong sự hiện diện đầy yêu thương của Ngài.

 

Sự khô khan không thể tránh khỏi và sa mạc là những cuộc tập luyện tốt để khỏi dính bén các ảo tưởng cho rằng ḿnh trực tiếp nắm bắt được Chúa. 

 

Tuy nhiên, để giờ nguyện gẫm được tập trung sinh hoa kết quả thiêng liêng, chúng ta có thể kết hợp nhiều hoạt động: chiêm ngắm, đọc một đoạn Phúc Âm, ghi chép…

 

Sau cùng, nguyện gẫm là nơi tiếp nhận và tái khám phá Thiên Chúa, Đấng không ngừng tự hiến ḿnh cho những ai hằng t́m kiếm Ngài. Nhờ việc nguyện gẫm hằng ngày, ta hiệp thông với Chúa và kín múc được nghị lực phục vụ tha nhân.

 

G.I.5 SÁCH THIÊNG LIÊNG    

Cùng với Lectio Divina, phải kể đến thực hành đọc đều đặn sách thiêng liêng của các Giáo phụ, cũng như của các tác giả tu đức, cả cổ thời lẫn hiện đại, để có thể làm quen trong đức tin sứ điệp Tin Mừng được các chứng nhân sống động phiên dịch và chuyển tải.

Sách thiêng liêng được coi là suối nguồn rất giá trị giúp ta lớn lên trong tương quan với Thiên Chúa. Nó là một con đường đức tin được chia sẻ trong kinh nghiệm của người khác.

 

Điều quan trọng là sống làm sao những ǵ ḿnh đă đọc. Tốt hơn là đọc ít đoạn rồi dừng lại để suy gẫm, thay v́ đọc nhiều trang mà không để cho những điều đă đọc giúp ḿnh tương quan thân mật với Chúa.

 

Các sách thiêng liêng cổ thời hay hiện đại đều có thể giúp ta lớn lên trong đời sống thiêng liêng mỗi ngày. Điều quan trọng không phải là đọc một bản văn, nhưng là t́m ra từ bản văn ấy cái giúp phát triển các mối tương quan của con người với Thiên Chúa, với chính ḿnh, với tha nhân và với môi trường sống thiên nhiên nữa. 

Có người nói rằng một ngày không đọc sách như chưa rửa mặt. Sau khi đọc xong một cuốn sách, người đọc sẽ trở nên khác trước, hoặc tốt hơn hoặc xấu hơn.

 

G.II BIỂU TƯỢNG & NGHI THỨC

 

G.II.1 Bí Tích Thánh THỂ

Thánh Thể là nguồn suối và chóp đỉnh của đời sống Giáo Hội, và cũng là trung tâm đời sống và sứ vụ linh mục. Nhờ Thánh Lễ, ta cử hành và tham dự vào lời cầu nguyện hiến tế của Chúa Kitô.

 

Thánh Lễ không chỉ là một lời đáp trả cá nhân đối với t́nh yêu của Chúa Cha, nhưng là đại dương vô tận của những lời cầu khẩn, ca khen và dâng hiến của Chúa Kitô. “Thánh Thể nối kết trời với đất, ôm lấy và thấm nhuần tất cả tạo thành.”

 

Chúa Kitô được tôn thờ dù dưới dấu chỉ khiêm tốn của miếng bánh vẫn là Đấng đă tự hiến chính ḿnh vĩnh cửu cho Chúa Cha và đă trở nên lương thực ban sức mạnh cho tín hữu (x. Câu chuyện về Vua Tự Đức thời bắt đạo)[29]

 

Dâng lễ sẽ được trọn vẹn với hiệp lễ.[30]  

 

Có nhiều h́nh thức khác nhau của việc tôn thờ này: Thánh Lễ, viếng Ḿnh Thánh Chúa ngắn ngủi, thờ phượng thường xuyên, đêm thờ phượng, Giờ Thánh, chầu Thánh Thể liên tục… 

 

Việc tôn thờ Thánh Thể thường xuyên giúp canh tân và xây dựng các cộng đoàn Giáo Hội trên khắp thế giới. Việc tôn thờ này mang lại nhiều nghị lực và hăng say cho các nhà truyền giáo, v́ Thánh Thể là dấu chỉ thường xuyên của t́nh yêu Thiên Chúa.[31]

 

 

G.II.2a Bí Tích Sám HỐi 

 

Việc cử hành Bí Tích Hối Sám luôn là một cử hành phụng vụ, ngay cả với h́nh thức riêng tư của nó. Thực hành bí tích sám hối là một yếu tố trong đời sống cầu nguyện của cả hai người, người xưng thú lẫn người nghe xưng thú.

 

Linh mục là thừa tác viên thường xuyên. Ngài không chỉ đều đặn thực hành bí tích này, mà c̣n cố gắng hiểu biết tốt hơn và cử hành nghiêm túc, v́ bí tích này cũng là “một tập luyện tuyệt vời về nhân đức, đền tội…,  là trường tu đức không thể thay thế, là một sự trợ giúp thực sự trên con đường đổi mới và thánh hóa. 

 

Bí tích Ḥa giải là một quà tặng, một khí cụ quan trọng:

-         cho sự tái định hướng, thánh hoá và tăng trưởng thiêng liêng,

-         đặc biệt nếu việc xưng tội không chỉ được coi là một nghi thức,

-         mà đúng hơn là một cơ hội không chỉ để xưng tội, mà c̣n để trao đổi với một cha giải tội và linh hướng có kinh nghiệm, nhờ đó đạt tới một kinh nghiệm chữa lành và vui sống.

 

Việc linh hướng đều đặn là một bảo đảm khác cho việc tái định hướng, tăng trưởng và phát triển đời sống thiêng liêng trưởng thành của ứng sinh. Chủng sinh thường xưng tội với cha linh hướng của ḿnh, nhưng cũng có thể xưng tội với các linh mục khác. Song cha linh hướng sẽ không chịu trách nhiệm ṭa trong của việc linh hướng liên quan đến các tội không được xưng thú với ngài đó.

 

Thường chỉ xưng tội thôi không đủ, hối nhân cũng cần được trao đổi giải quyết và như thế thấy được các gốc rễ sâu xa hơn của lỗi phạm, cùng là cơ hội mở ra các viễn ảnh tương lai.

 

Lối xưng tội chia sẻ và đối thoại như thế cũng mang lại một sự cởi mở lớn hơn trên cả chiều kích nhân bản và thiêng liêng. Chính vị linh mục cũng được khích lệ rất nhiều trong một kinh nghiệm như thế, nhờ đó ngài có khả năng giúp đỡ những người khác trong cùng một đường lối hoặc tương tự. Linh mục giải tội và linh hướng có thể vận dụng những kinh nghiệm này v́ lợi ích đào tạo mà không lỗi ấn ṭa giải tội hay bí mật ṭa trong khi không nêu danh tánh hay các dữ kiện cụ thể. Nếu có đúng vào trường hợp của ḿnh, đương sự nên quảng đại cho phép việc vận dụng ấy v́ lợi ích của các linh hồn khác và cứ thản nhiên, đừng dại dột phản ứng kiểu “thưa ông tôi ở bụi này.”

 

Bí tích ḥa giải là một trong những quà tặng đặc biệt của linh mục cho kẻ khác trong thừa tác vụ bí tích của ngài, nhưng đồng thời nó cũng là khí cụ cho linh mục tăng trưởng trong đời sống thiêng liêng và bác ái mục tử.

  

 

G.II.2b GIÁ TRỊ CỦA VIỆC XƯNG TỘI CÁ NHÂN

 

Cuộc đối thoại giữa hối nhân và cha giải tội làm cho việc cử hành bí tích đáp ứng sít sao hơn với từng t́nh huống cụ thể của hối nhân, với các lư do khác nhau sau đây của hối nhân: 

 

-   Nhu cầu ḥa giải cá nhân và tái nhập vào t́nh bằng hữu với Chúa nhờ nhận lại được những ơn đă mất do tội;

-   Nhu cầu t́m kiếm sự tiến bộ thiêng liêng: “Ta biết các việc ngươi làm, nỗi vất vả và ḷng kiên nhẫn của ngươi… v́ danh Ta. Nhưng Ta trách ngươi điều này: ngươi đă để mất t́nh yêu thuở ban đầu. Vậy hăy nhớ lại xem ngươi đă từ đâu rơi xuống, hăy hối cải và làm những việc ngươi đă làm thuở ban đầu. Bằng không, Ta đến với ngươi, và Ta sẽ đem cây đèn của ngươi ra khỏi chỗ của nó, nếu ngươi không hối cải.”[32] 

-   Đôi khi cần một sự biện phân thích đáng hơn về ơn gọi.

-   Trong nhiều trường hợp, không những cần mà c̣n khao khát thoát khỏi t́nh trạng hờ hững thiêng liêng và khủng hoảng đời tu, hầu có một lối giải quyết, một lối đi mới trong chính hoàn cảnh cụ thể đang phải sống.

Trong cuộc đối thoại này phải tránh đề cập trực tiếp đến đệ tam nhân. Phải rất cẩn thận và tế nhị trong các câu hỏi để làm sáng tỏ hầu có biện pháp và lời khuyên thích ứng, giúp hối nhân thay đổi lật sang một trang mới của cuộc đời.

 

Có ba thứ tội tối kỵ đối với linh mục kèm theo vạ tiền kết dành riêng cho Ṭa Thánh: Lỗi ấn ṭa giải tội, khuyến dâm trong ṭa và giải tội cho đồng phạm.

 

Tương quan linh hướng là một tương quan khép kín tay ba (Chúa Thánh Thần, người thụ hướng và vị linh hướng): Điều mà vị linh hướng khám phá về người thụ hướng ở toà trong sẽ không được tiết lộ ra ở toà ngoài. Dữ kiện này có cùng một qui chế như ấn toà giải tội. Điều này không chỉ để bảo vệ người thụ hướng, mà c̣n cống hiến cho họ sự tín nhiệm và tin tưởng rằng điều ǵ họ đă bộc lộ ở ṭa trong vẫn được giữ bí mật.[33] Chính niềm tín nhiệm và bảo đảm này mang lại sự chữa lành tận gốc các căn bệnh.

 

 

G.II.3 Sùng Kính MẸ Maria

 

Mỗi người đều tự phát có ḷng sùng kính sâu xa Đức Maria với con tim chân thành. Ḷng tôn sùng đích thực được đặc trưng qua thái độ sống đơn sơ và khiêm tốn theo gương của Mẹ, phát sinh từ việc chiêm ngắm mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể. 

 

Mẹ hướng dẫn chúng ta tới Chúa Giêsu, Đấng đưa chúng ta đến với Chúa Cha. Mẹ chỉ cho chúng ta con đường hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa, bởi v́ Mẹ là người phụ nữ được Thiên Chúa tuyển chọn để thực hiện chương tŕnh cứu độ của Ngài với tư cách là người đồng tham dự vào những biến cố tột đỉnh của lịch sử cứu độ. 

 

Mẹ được kêu cầu là Mẹ của Hội Thánh và Mẹ của mỗi người, v́ khi trên thập giá, vào lúc tột đỉnh của sứ mạng cứu độ nhân loại, Chúa Giêsu đă trao phó Mẹ ḿnh cho Gioan và kư thác Gioan cho Mẹ.[34] Chúng ta cũng hăy đón nhận Mẹ Maria vào trong nhà nội tâm và đời sống linh mục của chúng ta.

 

Được sự che chở và hướng dẫn từ mẫu của Mẹ nâng đỡ và tăng sức mạnh, chúng ta có thể nh́n thấy mọi mối tương quan và các giai đoạn đời sống và sứ vụ linh mục của ḿnh, bằng đôi mắt mới, bằng trái tim và trí năo mới, và luôn bước đi trên con đường thánh thiện cần thiết.

 

Là linh mục, chúng ta cần tăng cường ḷng sùng kính Đức Mẹ. Sự hiện diện từ mẫu của Mẹ luôn là sự nâng đỡ cho chúng ta. Mẹ đă luôn theo sát Chúa Giêsu Con Mẹ trong suốt cuộc đời trần thế của Ngài cho đến dưới chân thập giá, và bây giờ Mẹ vẫn tiếp tục đồng hành cùng chúng ta:

Mẹ ơi, Mẹ đă nêu gương,             

Giúp con theo Chúa đau thương chớ rời !

 

Hăy luôn nuôi dưỡng ḷng sùng kính con thảo đối với Mẹ. Mẹ luôn đồng hành với chúng ta và liên lỉ che chở chúng ta. Chúng ta hăy vào trường Maria để học biết yêu thương và bước theo Đức Kitô trên hết mọi sự. 

 

Trong trường của Mẹ Maria, chúng ta học để đặt Chúa Kitô vào chỗ nhất trong cuộc đời chúng ta, và học để hướng tư tưởng cùng hành động của chúng ta theo Ngài: “Người bảo ǵ th́ hăy làm theo.”

 

Đúng vậy, nơi trường của Mẹ, chúng ta học biết thinh lặng, biết lắng nghe và phục vụ khiêm tốn, đó là những điểm mấu chốt của đời sống người môn đệ. Mẹ Maria sẽ giúp chúng ta tiến sâu vào mối tương quan nhân vị và đích thực hơn với Chúa Giêsu, để chúng ta yêu mến Ngài và làm cho Ngài được yêu mến. Qua việc chiêm ngắm và lắng nghe Mẹ Maria, chúng ta sẽ hiểu hơn sức mạnh nâng đỡ và biến đổi của ơn thánh Chúa.

 

Liên quan đến đời sống độc thân khiết tịnh của linh mục đang “bị thế giới của thời đại chúng ta nghi ngờ giá trị và cho là không thể giữ được”, Đức Phaolô VI cậy dựa vào ḷng sùng kính nồng nhiệt và tỏa sáng đối với Mẹ Maria.[35]

 

Vâng, chọn lựa độc thân linh mục của chúng ta cần được đặt nơi trái tim Mẹ Maria. Chúng ta hăy chạy đến cùng Mẹ, khi gặp khó khăn trên con đường đă chọn. Là trinh nữ và là mẹ, Mẹ Maria hiểu rất rơ trái tim chúng ta cần ǵ, và Mẹ biết làm thế nào để giữ cho chúng ta được trung thành với lời cam kết linh mục của ḿnh.

 

Chúng ta sẽ t́m được ẩn náu an toàn nơi người Mẹ trên trời của chúng ta. Mẹ sẽ giúp chúng ta thăng hoa trái tim và con mắt, để nh́n thấy Chúa ở trong và qua những người chị em chung quanh chúng ta. Chúng ta kêu xin Mẹ bảo vệ và biến đổi chúng ta và những ai thân thiết với chúng ta. Chúng ta sẽ không bao giờ thiếu sự chở che, nâng đỡ của Mẹ. Nhờ lời chuyển cầu của Mẹ, Chúa Thánh Thần sẽ ǵn giữ sự độc thân trong trắng của chúng ta như Ngài đă làm cho Mẹ và Thánh Giuse.  

 

V́ thế, hăy hướng con mắt và trái tim, với niềm tín thác được đổi mới và ḷng cậy trông con thảo, về Mẹ rất yêu dấu của Chúa Giêsu và Mẹ của Hội Thánh, và hăy kêu xin sự cầu bầu vạn năng và hiền mẫu của Mẹ cho mọi anh em linh mục chúng ta. ĐTC Phaolô VI đă khuyên nhủ: “Anh em hăy hướng con mắt và trái tim, với niềm tín thác được đổi mới và ḷng cậy trông con thảo, về Mẹ rất yêu dấu của Chúa Giêsu và Mẹ của Hội Thánh, hăy kêu xin sự cầu bầu vạn năng và hiền mẫu của Mẹ cho chức linh mục Công giáo” (Sacerdotalis Caelibatus số 98a). 

 

Có một việc thật đơn giản nhưng rất quan trọng của ḷng sùng kính Mẹ Maria là lần chuỗi Mân côi, một bản Phúc Âm tóm tắt.[36] Cầu nguyện chuỗi Mân Côi là tham dự vào đời sống và sứ vụ của Chúa Cứu Thế và của Đức Mẹ, Đấng đă trở nên mẹ của mỗi linh mục cách đặc biệt. Mẹ dẫn dắt mọi người đến với Chúa Giêsu và Chúa Giêsu sẽ đưa họ tới Chúa Cha. Đây hẳn là hành tŕnh đức tin chắc chắn theo gương Đức Trinh Nữ Maria. Hăy khuyến khích nhau giữ thói quen lần chuỗi, một ḿnh hoặc lần chuỗi chung với người khác, v́ chuỗi mân côi sẽ đốt nóng và làm mạnh thêm mối giây ràng buộc giữa các con cái Chúa. Lời cầu nguyện này sẽ giúp chúng ta được mạnh mẽ hơn trong đức tin, bền vững hơn trong đức ái, được niềm vui và kiên tŕ trong niềm hy vọng. 

 

Theo gương mẫu và kinh nghiệm của Đức Gioan Phaolô II, chúng ta nên tận hiến cho Mẹ với ḷng tin tưởng yêu mến, t́m trú ẩn nơi sự che chở của Mẹ, biết rằng trong lúc khó khăn chúng ta cũng không cô đơn, v́ Mẹ sẽ nâng đỡ ủi an bằng sự dịu dàng từ mẫu của Mẹ. Ngài chia sẻ: “Suốt cuộc đời tôi, “Totus Tuus - Tất cả bản thân con là của Mẹ,” tôi đă cảm nghiệm rơ sự hiện diện đầy yêu thương của Mẹ. Mẹ Maria đồng hành với tôi mọi ngày để giúp tôi chu toàn sứ vụ là người kế vị Thánh Phêrô[37]

 

Tôi đă mất mẹ sớm nên cũng cảm nhận và kinh nghiệm được sự an ủi, che chở và đồng hành đầy yêu thương của Mẹ Lavang cho đời linh mục của ḿnh:

Má mất nay được Mẹ thay,

Chuỗi đời côi cút bớt cay bớt buồn,

Nhất là đêm lạnh mưa tuôn,

Mưa tuôn ngoài phố mưa buồn trong tim.

 

Một người mẹ an ủi con rằng “Dù con lớn bao nhiêu tuổi, con vẫn là con của mẹ; dù con có đi tới cùng trời cuối đất th́ ḷng mẹ vẫn hằng theo con.” Mẹ Maria c̣n làm hơn biết bao nhiêu cho các con linh mục của Mẹ:

Mẹ ơi, con Mẹ ngồi đây

Nỗi niềm tâm sự tỏ bày thân thưa

Mẹ hiền đă thấu cho chưa

Thử thách cay đắng liệu vừa sức con.

 

Hỏi rằng sao trả quá đắt?

Đồi cao thánh giá ai dắt ai d́u?

Dẫu rằng phải trả quá đắt,

Đồi cao thánh giá Mẹ dắt Mẹ d́u.

 

 

H. CÁCH CẦU NGUYỆN Á CHÂU VÀ VIỆT NAM             

H.1 Thực tế không mong đợi

Trong cầu nguyện cộng đồng hay cá nhân, thể xác có thể trở nên căng thẳng, sự chú tâm bị phân tán và dao động, dù đă dùng Kinh Thánh, các bài hát, đọc kinh, lần chuỗi để cầu nguyện và suy gẫm. 

 

Lắm khi tương quan được tốt với Chúa, nhưng lắm khi cũng bị chia trí, đôi khi rất căng thẳng và mệt mỏi, và thường làm theo thói quen. Khi cầu nguyện cá nhân, đặc biệt lúc cầu nguyện thinh lặng và suy gẫm trong tâm trí, nhiều sự chia trí chiếm lấy đầu óc và cản trở cầu nguyện. Nhiều lúc kết thúc giờ cầu nguyện với khô khan trống rỗng, tinh thần đi đâu đâu…

 

Để giải quyết vấn đề, người ta vận dụng toàn bộ tinh thần, thân xác để cầu nguyện, quen gọi là “lời cầu nguyện thân xác” (prayer body).

 

H.2 Cầu nguyện theo phong thái Á Châu

Cách thức tu sĩ Phật giáo tọa tĩnh ṭa sen tụng niệm có thể giúp chúng ta tái khám phá các h́nh thức chiêm niệm của cầu nguyện trong truyền thống kitô giáo và hội nhập chúng, bằng cách hướng chúng ta chú ư hơn nữa tới tư thế thân xác khi chúng ta cầu nguyện, hầu khám phá sự hiện diện của Thiên Chúa hằng sống.

 

Các thực hành Zen hay Yoga có thể được dùng để giúp ta làm quen ư thức sự hiện diện của Chúa, cảm nhận chính ḿnh như một toàn thể tinh-thần-thân-xác trong tương quan với Chúa. Dần dần ta sẽ đắc thủ được thói quen sống sự hiện diện của Chúa, nghĩa là thường xuyên hướng chú ư của ḿnh về sự hiện diện đầy yêu thương và sống động của Chúa ở trong chúng ta và ở chung quanh chúng ta. 

 

Thời gian thinh lặng của những ngày tĩnh tâm hay cấm pḥng cống hiến những cơ hội thuận lợi để phát triển ư thức sự hiện diện này của Chúa ở một mức độ sâu hơn. 

 

Khởi đầu, ta bỏ ra 15 hoặc 20 phút, hay lâu hơn nếu muốn, để tạo một tư thế thư giản bằng cách kiểm soát hơi thở (hít vào và thở ra thật sâu); đồng thời tẩy bỏ khỏi đầu óc bất cứ bận rộn hay suy nghĩ nào,[38] và để ch́m sâu trong sự hiện diện của Chúa ở trong ta và ở quanh ta. 

 

Tiếp đến, ta đi vào một cuộc đàm thoại đơn sơ, sâu lắng với Chúa đang hiện diện, về bất cứ cái ǵ đang chất chứa trong tâm hồn ta lúc đó. Có lẽ ta chẳng có ǵ để nói, mà chỉ thích ngồi lắng nghe Chúa. Giây phút thinh lặng này thật b́nh an và thoải mái.

 

Nếu cứ tập luyện mỗi ngày, ta sẽ khám phá được rằng dần dần ta trở nên càng ngày càng chú tâm vào Chúa hơn, và rằng ta đang lớn lên trong hiểu biết, nhẫn nại và yêu thương đối với những người chung quanh. 

 

Tập thư giản bằng cách hít dưỡng khí vào thật sâu qua mũi cho căng đầy bụng, rồi chuyển qua huyệt đan điền (nằm bên dưới lỗ rún hai lóng tay), đẩy ra toàn thân tới tận chân tơ kẻ tóc / đường gân thớ thịt. Xong lại rút thán khí về qua huyệt đan điền để đẩy ra ngoài qua miệng. Trong khi đó để tâm trí kiểm soát đường đi của hơi thở. C̣n ư nghĩ th́ nghĩ rằng quyền năng Chúa Thánh Thần đi vào để thánh hóa và rút bỏ những xấu xa quỉ quái khỏi ḷng trí và thân xác ta. 

 

Khi hít vào, ta cũng có thể nghĩ là ḿnh đón nhận tất cả những ǵ là tích cực; c̣n thở ra là loại bỏ tất cả những ǵ là tiêu cực, từ bất cứ đâu mà đến.         

                       

Với cách này, ta tập giữ tâm hồn ở trạng thái thanh thản, như kinh Yataka dạy ‘Con hăy giữ tâm như đất: trên đất, người ta đổ ra dầu ngọt dầu chua, dầu cay dầu đắng, dầu sạch dầu dơ, đất vẫn một mực thản nhiên, đất không giận, đất không thương.’[39]

 

Nhiều người cũng vận dụng lối này để tự chữa bệnh bằng ư thức tính chất bồi bổ của dưỡng khí và quyền năng thần linh của Thần Khí: đang khi hít vào th́ xin chuyển quyền lực thần linh cùng dưỡng khí tới chỗ đau của cơ thể để chữa lành, thở ra xin quyền lực thần linh lấy cái đau của cơ thể vất ra khỏi thân xác cùng với thán khí. Dĩ nhiên phải có sự đồng bộ của hít thở và ư thức, với niềm tin tưởng không nghi ngờ.

H.3 Ích Lợi của cách cầu nguyện Á Châu

Các tôn giáo Á Châu giới thiệu nhiều cách thức đưa dẫn và thúc đẩy trọn vẹn con người vào cầu nguyện: thể xác, trí khôn, con tim, trí nhớ, trí tưởng tượng, hơi thở, tư thế thân xác và ngay cả môi trường bên ngoài đều được sử dụng cho việc cầu nguyện, và người ta gọi đó là “cầu nguyện thân xác.”  

 

Phương pháp này nâng cao phẩm chất của lời cầu nguyện, cũng như phẩm chất của người cầu nguyện. Việc thực tập lắng nghe này làm ta dễ dàng đi vào tiếp xúc và hiệp thông với Chúa. Sự ư thức thụ động này giúp ta mở rộng ḷng và “phó mặc” cho ơn Chúa hoạt động. 

 

Thái độ đón nhận thụ động này mang lại sự thinh lặng nội tâm cần thiết cho việc cầu nguyện, nhờ đó ta được Lời Chúa Kitô và ơn Chúa Thánh Thần đánh động và biến đổi.

 

Thực hành thư giăn tạo nên b́nh an nội tâm và sự hài ḥa làm cho tiến tŕnh cầu nguyện được dễ dàng, trong khi thực hành tập trung cao độ lại rất hữu ích cho đời sống cầu nguyện. Nhịp thở có thể giúp gia tăng sự chú ư, tập trung và ư thức, là những cái làm cho tiến tŕnh cầu nguyện của con người được dễ dàng.

 

H.4 Cầu Nguyện Tập Trung 

Các bậc thầy Zen hay Yoga có thể cầu nguyện (suy niệm và chiêm niệm) liên tục nhiều giờ. Họ cầu nguyện bằng tâm trí, hay chính xác hơn là bằng cách tập trung tư tưởng. Đây là một h́nh thức cầu nguyện rất đơn giản, thường không dùng lời nói (cầu nguyện bằng lời). 

 

Để đi vào cầu nguyện tập trung, ta phải để ḿnh hoàn toàn lệ thuộc vào Chúa và để cho t́nh yêu của Chúa Thánh Thần chi phối. Hăy lặn xuống trong sâu thẳm cơi ḷng, nơi đó Thiên Chúa đang thực hiện những điều kỳ diệu; và hăy mở ḷng cho Chúa Thánh Thần đang cư ngụ trong ta.

 

Phương pháp của cầu nguyện tập trung là: 

    Ngồi yên lặng, tư thế thoải mái và thư giăn;

    Nghỉ ngơi trong ḷng khao khát Chúa;

    Hướng vào trung tâm bản ngă của ḿnh;

    Trong yên lặng, ư thức sự hiện diện của Chúa và b́nh an hấp thụ t́nh yêu của Ngài.

 

Ngày nay, nhiều người công giáo học theo phương pháp cầu nguyện này. Nếu kiên tŕ tập luyện th́ ngày qua ngày, cầu nguyện tập trung sẽ giúp ta đi vào hiệp thông với Chúa ở mức độ sâu thẳm nhất. Ta sẽ cảm thấy b́nh an hơn và càng ao ước mối tương quan yêu thương này với Chúa. Ta sẽ được thúc đẩy t́m kiếm sự kết hiệp chiêm niệm sâu xa hơn nữa, mà bất cứ người sống đời dâng hiến nào cũng đều được mời gọi. 

 

Nếu nguyện gẫm được mô tả như lời cầu nguyện của tâm trí t́m biến đổi con tim, th́ chiêm niệm là lời cầu nguyện của con tim sẽ biến đổi tâm trí. 

 

Cầu nguyện tập trung có thể giúp những người t́m kiếm Chúa kinh nghiệm được lợi ích tuyệt vời này. Thay v́ dùng nhiều lời, ta có thể bắt đầu cầu nguyện tập trung bằng cách chọn một lời thôi: một lời thánh thiêng mang một ư nghĩa đặc biệt, có thể là một danh hiệu của Chúa, hay một lời rút ra từ Thánh Kinh, mà chúng ta quen gọi là “lời nguyện tắt”. 

 

Sau khi đă ổn định được tư thế thoải mái và thư giăn để cầu nguyện, hăy để nhịp thở nhẹ nhàng và đều đặn, hăy nhắm mắt lại và nói lên trong thinh lặng lời nguyện tắt thánh thiêng đó, chú tâm vào sự hiện diện của Chúa và biểu lộ ḷng ưng thuận cho ơn thánh Chúa hoạt động nơi bản thân ḿnh. 

 

Khi những tư tưởng hay cảm nhận, những h́nh ảnh và kỷ niệm nổi lên làm chia trí, hăy nhẹ nhàng quay trở lại với lời  nguyện tắt đó bằng cách chậm răi lặp đi lặp lại và để nó chiếm lĩnh hiện trường của ư thức. Không cần phải làm ǵ nhiều hơn thế. Không có ǵ đặc biệt để phấn đấu hay bất cứ kết quả rơ ràng nào để đạt cho được. Cứ buông ḿnh cho tác động của Thần Khí.

 

Khi thời giờ cầu nguyện đă hết, từ sâu thẳm cuộc đối thoại thinh lặng với Chúa, hăy từ từ trở về cùng thế giới bên ngoài và những hoạt động thường nhật của ḿnh. 

 

H.5 Vượt Qua Những Khó Khăn

       và Kiên Tŕ Trong Đời Sống Cầu Nguyện

Ta phải nhớ những thực tế này: Ta có thể gặp nhiều khó khăn trong suốt hành tŕnh cầu nguyện.[40] Cầu nguyện không chỉ gồm toàn những kinh nghiệm vui mừng và thích thú. Khô khan và tăm tối cũng là một phần thiết yếu trong quá tŕnh trưởng thành và biến đổi của con người nội tâm. 

 

Tự biết ḿnh không phải luôn luôn là một kinh nghiệm vui thích, nhưng thông thường là một quá tŕnh đau đớn của sự chấp nhận chính ḿnh để được chữa lành. Ta phải học sống khiêm nhường, siêu thoát, từ bỏ và quên ḿnh để chiến đấu chống lại tính kiêu căng tự măn với tất cả những sức kháng cự tiềm ẩn của nó. Chỉ với ḷng khiêm tốn và sự cởi mở với ơn Chúa, ta mới có thể đương đầu trong cuộc chiến đấu này. 

 

Cách cầu nguyện Á Châu này thúc đẩy trọn vẹn con người vào trong mối tương quan với Chúa và làm biến đổi con người cách lớn lao trong mọi chiều kích (thể lư, tâm lư và thiêng liêng): Siêu nhiên không phá hủy tự nhiên, nhưng thăng tiến tự nhiên. 

 

Vậy, một khi áp dụng cách thực hành lắng nghe, thư giăn và tập trung, ta càng trở nên ư thức hơn ḿnh là ai và phải làm ǵ, không chỉ trong lời cầu nguyện mà c̣n trong đời sống hằng ngày của ḿnh nữa. 

 

I. THINH LẶNG VÀ ĐỜI SỐNG CẦU NGUYỆN

 

I.1 Thinh lặng cần thiết cho cầu nguyện

Sự thinh lặng không thể bị chia tách bên ngoài và bên trong được. Thinh lặng bên ngoài vừa là một tiến tŕnh đào tạo trưởng thành nhân bản, vừa là phương tiện bảo đảm sự yên tĩnh của tâm hồn, để hồi tâm và sống thân mật với Thiên Chúa, trong đời sống thiêng liêng và nội tâm.

 

Thinh lặng nội tâm là sự b́nh an của linh hồn sống trong sự hiện diện của Chúa, nhờ nỗ lực kiểm soát các đam mê, kiềm chế những tưởng tượng viễn vông, lo âu, kích động thái quá hay những suy sụp chán nản.

 

Thinh lặng nội tâm là thái độ sâu xa của linh hồn t́m kiếm mọi sự từ Thiên Chúa và hoàn toàn qui hướng về Ngài. Thinh lặng nội tâm và thinh lặng bên ngoài cần đến nhau và nuôi dưỡng nhau. V́ thế, luật sống phải coi thinh lặng bên ngoài như là hỗ trợ ưu tiên, v́ ở đâu thinh lặng bên ngoài không hiện hữu th́ thinh lặng nội tâm cũng vắng mặt.

 

Thinh lặng là bầu khí thiêng liêng và sống c̣n để cảm nhận sự hiện diện của Thiên Chúa. Nhờ thinh lặng, con người biết chỗ của ḿnh trước mặt Chúa, đồng thời tỏ lộ ḷng khiêm tốn và khả năng lắng nghe khi Chúa nói.

 

Nhờ thinh lặng của thân xác, trí óc và con tim, ta mới có thể đạt tới sự hiệp nhất và hiệp thông với Chúa: “Hăy lặng thinh và hăy biết rằng Ta là Thiên Chúa[41] 

 

Thinh lặng này không phải là một không gian trống rỗng, bởi v́ Thiên Chúa luôn có đó để lấp đầy. Nhiệm vụ quan trọng nhất là phải ư thức rằng ta luôn ở trong sự hiện diện của Chúa và không thể tách khỏi Ngài, chứ không phải chỉ như nơi con người: Hiện diện hay vắng mặt tùy ở cái tâm duyên (Hữu duyên thiên lư năng tương ngộ, vô duyên đối diện bất tương phùng).

 

Thinh lặng là một trong những thách đố lớn: Người này t́m kiếm thinh lặng, kẻ khác lại làm mọi cách để tránh nó: “Cần hai năm để học nói, nhưng cần cả đời để học thinh lặng.”  Nhưng thinh lặng hỗ trợ lời nói, chuẩn bị cho lời nói và làm cho lời nói nên phong phú. Ngôi Lời, ch́m sâu trong mầu nhiệm lặng thinh của Thiên Chúa để bộc lộ và thông truyền Thiên Chúa cho con người qua mầu nhiệm nhập thể: Hài Đồng là Lời mà thẳm lặng!

 

Thinh lặng, nội tâm lẫn bên ngoài, là bầu khí đúng đắn của việc giáo dục toàn diện: nơi đào tạo “phải là nơi của thinh lặng, là nhà cầu nguyện, nơi đó Chúa tiếp tục qui tụ các môn đệ riêng ra, để họ sống cái kinh nghiệm mạnh mẽ của sự gặp gỡ và chiêm niệm.”

 

I.2 Thinh Lặng trong Phụng Vụ

Thinh lặng luôn là một phần thiết yếu của việc thờ phượng. Phụng vụ cung cấp nhiều cơ hội để thinh lặng: Ngưng nghỉ một khoảng thời gian thích hợp sau lời kêu mời tổng nguyện “chúng ta dâng lời cầu nguyện” để người tham dự hội nhập ư nguyện riêng của họ; ngưng nghỉ một chút sau mỗi bài đọc cho Lời Chúa thấm vào ḷng người nghe; nghỉ chốc lát để suy niệm sau bài giảng; sau hiệp lễ, nên dành một thời gian thinh lặng để kết hiệp với Chúa Giêsu đang ngự trong ḷng.

 

Phụng vụ các Giờ Kinh cũng cho ta nhiều dịp để thinh lặng: Sau vinh tụng ca và trước điệp ca của thánh vịnh kế tiếp, một chút ngưng nghỉ để cộng đoàn suy niệm về thánh vị đó; sau bài đọc Lời Chúa và trước xướng đáp, một lúc thinh lặng hợp lư để suy niệm.

 

Nhờ ư thức sự hiện diện bí ẩn của Thiên Chúa, chúng ta chậm răi đi vào thinh lặng sâu lắng. Cầu nguyện trở thành sự kết hợp những lúc thinh lặng và lời nói trong một thái độ chiêm niệm, và đời sống thiêng liêng được triển nở với Chúa Kitô trong Thiên Chúa.

 

I.3 Thinh Lặng Trong Nhà

Mọi người đều phải cẩn trọng để khỏi làm xáo trộn sự thinh lặng của người khác. Radio, máy nghe băng, Tivi, âm lượng trao đổi… phải được kiềm chế và điều chỉnh để bảo vệ bầu khí chiêm niệm, vốn phù hợp cho đời sống cầu nguyện và học tập. Khi cần thiết, hăy dùng headphone với âm lượng nhỏ. Không đ̣i phải thinh lặng tuyệt đối, nhưng cuộc trao đổi phải được giữ ở mức độ tối thiểu.

 

I.4 Thinh Lặng Cấm Pḥng hay Tĩnh Tâm

Các cuộc tĩnh tâm, bồi dưỡng thiêng liêng là:

-         những cơ hội khả dĩ để trải nghiệm sự thinh lặng,

-         t́m lại nguồn năng lượng cho đời sống cầu nguyện và đức tin,

-         cũng c̣n là dịp để lấy lại sức lực cho thể xác, trí khôn và linh hồn.

 

Người tĩnh tâm được khuyến khích loại bỏ những mối bận tâm làm mất sự thinh lặng bề ngoài như báo chí, truyền thanh, truyền h́nh… để sự thinh lặng nội tâm được phát huy.

 

Càng đi vào thinh lặng và thăng tiến đời sống chiêm niệm, chúng ta càng có thể lắng nghe tiếng Chúa với những thanh âm đặc biệt và mới lạ. Thomas Merton nói rằng mức độ truyền thông cao nhất là hiệp thông, nghĩa là trở nên một với Chúa. 

 

Thái độ chiêm niệm này là thích hợp, phải được trải dài trong suốt cuộc sống và sứ vụ của người sống đời thánh hiến: “Thinh lặng là quê hương của người hùng” (đại tướng Foch).

 

I.5 Thinh Lặng và Tiếng Chúa

Cho dù cá nhân con người vẫn mở ra trước siêu việt, trước tuyệt đối, th́ việc lắng nghe tiếng Chúa và hiểu rơ giá trị của thinh lặng trong sâu thẳm ḷng người, nơi họ hiện diện một ḿnh với Thiên Chúa, cũng là việc rất khó trong xă hội hiện đại.[42]

Sự thinh lặng cho phép chúng ta nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa và để cho sự hiện diện này chiếm đoạt. Linh mục phải tạo được một cảm thức về thinh lặng nội tâm thực sự để có thể lắng nghe và hiểu sâu xa Lời Chúa, và kiên nhẫn t́m Chúa Kitô qua chính kinh nghiệm lắng nghe tiếng Chúa trong cầu nguyện của ḿnh. Kinh nghiệm này giúp linh mục trở thành thầy dạy cầu nguyện cho người khác. 

 

Thinh lặng nội tâm t́m được nơi Chúa Kitô suối nguồn và mục đích, là phó thác cho Chúa Cha và tùy thuộc vào Ngài, là sự thân mật nội tâm và đối thoại thực sự với Chúa. 

 

Thinh lặng bên trong và thinh lặng bên ngoài ảnh hưởng lẫn nhau và nuôi dưỡng nhau. Nơi nào thinh lặng bên ngoài không hiện hữu th́ thinh lặng nội tâm cũng vắng bóng. Luật Sống tu tŕ phải thu xếp ưu tiên cho việc này.

 

J. SỨC MẠNH CỦA LỜI CẦU NGUYỆN

J.1. Qua Chúa Giêsu

Điều phải ghi nhớ trước hết là lời cầu nguyện chính thức của Hội Thánh luôn luôn được qui kết vào lời cầu nguyện của Chúa Kitô và nhờ Chúa Kitô.

 

Lời cầu nguyện hoạt động thế nào và làm sao sử dụng nó? Lời cầu nguyện phát ra một sức mạnh vô giới hạn để giúp ích cho chúng ta và tha nhân. Chúa luôn có mặt và lời cầu nguyện thay đổi mọi sự! Hăy thay đổi chính chúng ta, rồi thế giới chung quanh chúng ta sẽ thay đổi. Một ít nguyên tắc sau đây giúp chúng ta có một đời sống cầu nguyện hữu hiệu.   

                                                                                      

Lời cầu nguyện với Chúa không phải là một nghi thức, nhưng là một hiệp thông sống động đầy yêu thương như giữa những người bạn tốt nhất. Nhưng phải buồn mà nói rằng nhiều người nghĩ họ không thể nói chuyện với Chúa như thế.

 

Một số người nghĩ rằng họ không đạo đức đủ, không ngay chính đủ, hay không siêu nhiên đủ. Số khác nghĩ Chúa quá lớn lao, quá cao xa ở trên họ. Một số nghĩ Chúa quá bận rộn không có thời giờ quan tâm đến họ và những vấn đề của họ, mà họ nghĩ là hết sức nhỏ mọn đối với Chúa. Một số khác nghĩ họ bất xứng, không tốt lành đủ để đến với Chúa. Số khác cảm thấy họ có tội hay xấu hổ về những việc họ đă làm. Một số khác ngay cả sợ Chúa nữa. 

 

Giá mà họ hiểu được rằng cách Chúa nh́n khác biệt cách suy nghĩ của họ biết bao! Chúa muốn có một liên hệ cá nhân với mỗi một người trong chúng ta, và Ngài muốn đó là mối liên hệ sâu xa nhất, ư nghĩa nhất, viên măn nhất và đáng thưởng nhất, và là phần tự nhiên nhất của đời sống chúng ta.

 

Điều đó không có nghĩa là Chúa muốn lấy đi những mối liên hệ và các hoạt động khác mà chúng ta ưa thích và cho là quan trọng. Ngược lại, Chúa muốn Ngài là một phần và là phần tốt nhất của tất cả những thứ ấy của chúng ta. Chúa muốn làm cho cuộc sống mỗi ngày của chúng ta được dễ dàng hơn, những điều chúng ta trải nghiệm có ư nghĩa lớn lao hơn, và Ngài muốn cùng với chúng ta trải nghiệm chúng.

 

Tắt một lời, Ngài muốn làm cho cuộc đời chúng ta trở nên tốt đẹp hơn, thánh thiện hơn. Ngài muốn thêm một chiều kích mới diệu kỳ vào tất cả những ǵ chúng ta làm, đó là sự hiện diện đầy yêu thương của Ngài.

 

Chúng ta làm sao để thiết lập được một mối liên hệ như thế, nhất là khi cảm thấy ḿnh quá bé nhỏ, thiếu đạo đức và bất xứng? Chúng ta làm thế nào thực hiện được cuộc kết nối đó?
- Đơn giản thôi:
Hăy ḥa mạng và kết nối Qua Chúa Giêsu!

 

Không ai trong chúng ta có thể thực sự thấu hiểu được Thiên Chúa là Cha chúng ta cao cả và kỳ diệu thế nào, bởi v́ Ngài và Thần Khí của Ngài lớn hơn toàn thể vũ trụ. Ngài hành động vượt quá trí hiểu chúng ta khi Ngài đă gửi Chúa Giêsu đến với chúng ta như một Người có thể chỉ cho chúng ta thấy t́nh yêu của Ngài, một Người mà chúng ta có thể kinh nghiệm được, một Người có thể mang Thiên Chúa xuống tầm hiểu biết nhân loại giới hạn của chúng ta.                               

 

J.2 Cầu nguyện là hiệp thông

Như bất cứ t́nh bạn sâu xa và bền vững nào, liên hệ của chúng ta với Chúa Giêsu sẽ được mạnh mẽ nhờ mối hiệp thông thành thật và cởi mở thường xuyên. Lời cầu nguyện thực sự là tất cả những cái đó: hiệp thông tâm hồn (con tim với con tim) với Chúa Giêsu. Chúng ta có thể cầu nguyện ở bất cứ đâu, vào bất cứ lúc nào, ngồi hay đứng, ở trong nhà thờ, một cơ sở tôn giáo, hay bất cứ một nơi đặc biệt nào. 

 

Cầu nguyện là kết nối tim chúng ta với tim Chúa. Chúa Giêsu hoàn toàn phó ḿnh cho chúng ta, và Ngài luôn lấy làm hạnh phúc lắng nghe chúng ta và sẵn sàng trợ giúp chúng ta. Ngài quan tâm đến chúng ta và tất cả những ǵ chúng ta phải trải qua. Ngài hạnh phúc để nghe và trả lời các yêu cầu của chúng ta.

 

Nhưng cầu nguyện c̣n hơn thế nữa: Chúa Giêsu cũng muốn hiệp thông với chúng ta, nói chuyện với chúng ta. Ngài muốn cho chúng ta những lời nói riêng tư của t́nh yêu khích lệ, và Ngài muốn giúp chúng ta giải quyết các vấn đề của chúng ta. Ngài có mọi câu trả lời, nhưng Ngài làm sao cho chúng ta các câu trả lời đó được, nếu chúng ta không lắng nghe Ngài? Do đó, chúng ta cần học nhận ra tiếng nói của Ngài, khi Ngài nói với tâm trí chúng ta và đặt tư tưởng của Ngài trong trí khôn chúng ta.

 

J.3 Lời cầu nguyện làm ích cho chúng ta  

Dành thời gian với Chúa sẽ có vô số lợi ích, chúng ta không thể nào đếm nổi. Ngài có thể giúp chúng ta:

-     giải quyết mọi vấn đề của chúng ta,

-         trả lời mọi vấn nạn của chúng ta,

-         chữa lành mọi nỗi đau ḷng của chúng ta,

-         an ủi chúng ta khi chúng ta buồn phiền,

-         ban cho chúng ta niềm vui,

-         mang chúng ta lại gần Thiên đàng hơn…

Danh sách các lợi ích sẽ vô tận.

 

Lời cầu nguyện làm thay đổi mọi sự. Nó là một phương tiện để Chúa ban cho chúng ta những ǵ chúng ta cần hay muốn, miễn là những cái đó tốt cho chúng ta và cho kẻ khác: “Bất cứ cái ǵ con cầu xin, hăy tin rằng con sẽ nhận được”[43]

 

Chúng ta sẽ t́m được nghỉ ngơi và đổi mới, khi tinh thần chúng ta bị suy sụp và ḷng trí của chúng ta bị xao xuyến: “Hăy đến với Ta, hỡi tất cả những ai vất vả và gánh nặng, Ta sẽ cho nghỉ ngơi... Hăy mang lấy ách của Ta và hăy học cùng Ta, v́ Ta hiền lành và khiêm nhượng thật trong ḷng, và các ngươi sẽ t́m được nghỉ ngơi cho tâm hồn, v́ ách của Ta êm ái và gánh của Ta nhẹ nhàng[44]

 

Chúa Giêsu sẽ dẫn dắt chúng ta qua những rối rắm của cuộc đời. Ngài sẽ giúp chúng ta biết phải làm ǵ khi chúng ta phải đối diện với những vấn đề và những quyết định cam go. Ngài đă hứa sẽ chỉ dẫn cho chúng ta, củng cố tư tưởng của chúng ta, và hướng dẫn những bước đường của chúng ta: “Hăy nhận biết Chúa trong mọi đường đi nước bước, Ngài sẽ hướng dẫn mọi đường nẻo con đi.[45]Khi con lưỡng lự không biết quẹo phải hay trái, tai con sẽ được nghe một tiếng nói từ phía sau: Đây là đường, cứ đi theo đó![46]

 

J.4 Lời cầu nguyện sinh ích cho kẻ khác  

Lời cầu nguyện của chúng ta không thể chỉ thay đổi mọi việc cho chúng ta mà thôi đâu, chúng cũng thăng tiến cách đáng kể cuộc đời của người khác nữa. Người ta nói rằng cầu nguyện cho người khác không phải là cái nhỏ nhất chúng ta có thể làm cho họ, nhưng là cái lớn nhất. Lời cầu nguyện của chúng ta đánh động ḷng Chúa khiến Ngài hành động thay cho họ.

 

Nhờ lời cầu nguyện của chúng ta, người khác có thể nhận được hầu hết những lợi ích như chúng ta đă nhận được khi chúng ta cầu nguyện cho chính ḿnh, bao gồm ơn an ủi, sự che chở, ơn giải thoát khỏi lo âu và sợ hải, ơn chữa lành, sự trợ giúp vật chất cũng như tinh thần, tự nhiên cũng như siêu nhiên, và nhiều nữa…

 

Tất cả chúng ta phải biết rằng những phúc lành của chúng ta không phải là kết quả của chỉ lời cầu nguyện của chúng ta mà thôi đâu, nhưng là do người khác đă cầu nguyện cho chúng ta. Nhiều người vẫn xin chúng ta cầu nguyện cho họ; và lắm khi chúng ta có hứa. Vậy chúng ta đă thực sự cầu nguyện cho họ đến không? “Phêrô, ḱa Ma quỉ đă xin được sàng các con như người ta sàng gạo. Nhưng Thầy đă cầu nguyện cho con để con khỏi mất ḷng tin. Phần con, một khi đă trở lại, hăy làm cho anh em của con nên vững mạnh[47]

 

Quả thế, khi Chúa Giêsu chết trên thập giá, Ngài đă nghĩ đến chúng ta! Hăy làm cho người khác điều chúng ta ao ước người khác làm cho chính chúng ta:

Đấu nào con đong cho người,

Cũng bằng đấu ấy Chúa Trời cho con.

 

J.5 Suy tư về cầu nguyện

Lời cầu nguyện mở ra một con đường dẫn từ sự trống rỗng của con người đến sự tràn đầy của Chúa. Nó là đường kết nối giữa các nhu cầu nhân loại và suối nguồn thần linh. Chúng ta hăy học thiết lập mối liên hệ cá nhân với quyền năng của Chúa, và để Ngài làm công việc mang đến cho chúng ta niềm vui, sức khỏe và hạnh phúc.  

 

Không một người nào, dù nam hay nữ, đă chu toàn được nhiều như thế so với một chút thời giờ bỏ ra khi cầu nguyện. Lời cầu nguyện làm chuyển động con tim và cánh tay của Chúa. Ngài vui thích khi sử dụng chúng ta, khi giới hạn sự oai nghiêm và sức mạnh toàn năng của Ngài trong đôi tay của những con người mỏng ḍn, dù là nam hay là nữ. 

 

Vậy chúng ta hăy cầu nguyện đi! Nếu chúng ta có thói quen cầu nguyện riêng tư, th́ cũng chẳng khó khăn ǵ cho chúng ta khi cầu nguyện cộng đồng đâu. Giá trị lời cầu nguyện của chúng ta không căn cứ ở lượng, nhưng ở phẩm! “Nếu các con ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong các con, th́ các con muốn ǵ cứ xin, các con sẽ được ban cho như ư[48] 

 

Chúng ta có thể kinh nghiệm được quyền năng phép lạ đó vẫn làm việc trong cuộc đời chúng ta, chẳng hạn Chúa cho chúng ta lời giải đáp cho các vấn đề của chúng ta, ḷng can đảm và sức mạnh để trực diện với nghịch cảnh, b́nh an tâm hồn, ơn chữa lành, tha thứ, t́nh yêu thương, khích lệ, động viên… Hăy chia sẻ những điều này cho kẻ khác với! Xin Chúa chúc lành cho chúng ta !

 

K. ĐỂ THÀNH NGƯỜI ĐÀO TẠO

     VÀ HƯỚNG DẪN KẺ KHÁC CẦU NGUYỆN

K.1 Học Chủ Sự Cầu Nguyện

Một trong những tác vụ mục vụ quan trọng của linh mục trong việc lănh đạo cộng đoàn Dân Chúa được ủy thác cho ḿnh là đào tạo và hướng dẫn kẻ khác cầu nguyện. Chúng ta chỉ có thể huấn luyện người khác trong trường cầu nguyện của Chúa Giêsu, nếu chúng ta để ḿnh tiếp tục được huấn luyện và tự đào luyện chính ḿnh bằng sự cần mẫn thực hành đời sống cầu nguyện cá nhân, cũng như tích cực tham gia vào các hoạt động chủ sự cầu nguyện cộng đồng.

Mỗi ứng sinh hăy luân phiên với các nhà đào tạo trong việc hướng dẫn các giờ kinh trong cộng đoàn. Những cơ hội này cung cấp cho ứng sinh kinh nghiệm hướng dẫn cầu nguyện cho giáo dân khi ra xứ.

Một trong những vai tṛ của việc cử hành là giúp cộng đoàn cầu nguyện, bằng cách làm cho cộng đoàn có thể đi vào trong chính mầu nhiệm đang cử hành. Sự hiện diện, những lời suy niệm và phẩm chất các lời hướng dẫn của chúng ta phải mang tính thúc giục quyết tâm.

Tuy nhiên, đôi khi chúng ta có cảm giác ḿnh không thể cầu nguyện sốt sắng được, v́ thường bị chi phối bởi tiến tŕnh cử hành, bởi những chi tiết của việc tổ chức và bởi những phản ứng của cộng đoàn. 

V́ thế, chúng ta cần phải chuẩn bị cho lời kinh phụng vụ, về phương diện kỹ thuật cũng như phương diện thiêng liêng, để chúng ta sống những ǵ chúng ta nói và hướng dẫn.

Nếu có chuẩn bị thực sự, chúng ta sẽ cảm thấy tự do hơn để cầu nguyện và qui tụ lời cầu nguyện của cộng đoàn lên Chúa.  Trong thời gian đào tạo ở Chủng viện, việc huấn luyện phụng vụ phải cung ứng cho ứng sinh một sự chuẩn bị tốt cho việc cử hành, không chỉ về mặt kỹ thuật, mà nhất là về mặt thiêng liêng. Phải quan tâm đến cơ hội lên tiếng trong cử hành phụng vụ (chẳng hạn việc dẫn lễ vào lúc bắt đầu). Việc đó khiến chúng ta cố gắng giúp cộng đoàn đi vào cầu nguyện.

 

K.2  Học Hướng Dẫn Thiêng Liêng 

Ứng sinh phải chuẩn bị chính ḿnh để có thể hướng dẫn cộng đoàn Dân Chúa trong đời sống thiêng liêng, đặc biệt trong việc linh hướng sau này. Trong lănh vực này, chúng ta phải điều chỉnh lại quan niệm cho rằng chỉ linh mục mới làm linh hướng, v́ ngày nay việc linh hướng và xưng tội có thể tách biệt nhau; đồng thời có nhiều nam nữ tu sĩ có điều kiện học hỏi chuyên sâu về linh đạo, về đồng hành thiêng liêng, về tâm lư và sư phạm có khả năng làm linh hướng. Tuy nhiên, những ai muốn và được Bề Trên cắt cử làm linh hướng phải được Chúa Thánh Thần kêu gọi và phải được đào tạo kỹ lưỡng.

 

KẾT LUẬN

Là linh mục tương lai, chúng ta phải luôn ư thức về căn tính của ḿnh trong mọi chiều kích nhân bản, thiêng liêng, giới tính và tâm lư của một đời sống quân b́nh và trưởng thành, để luôn trung thành với lời cam kết và sứ vụ của ḿnh, đặc biệt là trong đời sống cầu nguyện: chúng ta cầu nguyện thế nào th́ chúng ta sống thế ấy, và chúng ta sống thế nào th́ chúng ta cầu nguyện như vậy.

Chúng ta có thể cảm thấy được an ủi và hay phải chán nản trong cầu nguyện. V́ thế, chúng ta phải ư thức rằng chúng ta cầu nguyện không phải để thoả măn những ǵ chúng ta sẽ nhận được, nhưng để t́m gặp Chúa, mà Chúa th́ đôi khi được thấy trong sự trần trụi, khô khan và bất lực của con người chúng ta.

Không ai biết được lúc nào Chúa đến. Thái độ chờ đợi trong cầu nguyện phải là thái độ ư thức và tỉnh táo. V́ thế, Tân Ước đă nhiều lần nhắc nhở chúng ta phải kiên tŕ trong cầu nguyện. Chúng ta phải trung thành với thời gian mà chính chúng ta đă ấn định cho việc cầu nguyện: luôn trung thành với lời cầu nguyện hằng ngày và kiên tŕ trong suốt thời gian cầu nguyện. Điều này dẫn đến một lời cầu nguyện sâu xa.

Chúng ta cũng phải kiên tŕ t́m gặp gỡ với Chúa ở bất cứ nơi nào và vào bất cứ lúc nào. Đó là ư nghĩa sâu xa của việc cầu nguyện liên lỉ trong thừa tác vụ của linh mục triều vậy. Chúa Giêsu đă hứa ở lại với chúng ta mọi ngày cho đến tận thế. Ngài hiểu rơ chúng ta, luôn sẵn sàng giúp đỡ và trấn an chúng ta trong những lúc khó khăn và hoang mang: Hăy yên ḷng, Thầy đây, đừng sợ!

 


[1] Rm 8,26-27.

[2] Ga 4, 23-24.

[3] VietCatholic News (Thứ Tư 16/04/2008 09:14)

[4] Ga 14,23.

[5] 1 Pr 5,7.

[6] Mc 14,38.

[7] 2 Cr 11,29.

[8] 1 Th 5,17.

[9] Trích bài chú giải của thánh Éprem trong Bài đọc 2 Kinh Sách Chúa Nhật Thường Niên VI.

[10] Tv 89,17.

[11] Trích búy kư, thư 2546.

[12] CNA, Vatican City, Dec 16, 2009 / 06:57 pm.

[13] John Paull II, “Jesus Must Always Be the Center of Your Life” Vatican, May 2, 2004

[14] Mt 11,28.

[15] 1 Pr 5,7.

[16] x. Rm 8,26.

[17] Mt 6,9-10.

[18] x. Vat. II, Hiến Chế Phụng Vụ.

[19] x. Cvtd 2,46.

[20] 2 Tm 3, 15-17

[21] x. 1Ga 2,5-6; Ga 14,6

[22] x. Mt 4,4; Ga 6, 68

[23] Dt 4,12

[24] x. 1 Cr 9, 16; Is 55,10-11

[25] x. Ez 18,31

[26] x.1 Ga 2,6; Dt. 4, 13

[27] x. Phương pháp nguyện gẫm Xuân Bích đơn giản với ba th́: Đặt Chúa Giêsu trước mắt (thờ lạy), nghĩa là chăm nh́n Chúa trong Phúc Âm, xem việc Chúa làm, lời Chúa giảng dạy, thái độ và tâm t́nh của Chúa; Đặt Chúa Giêsu trong tim (hiệp thông) nghĩa là yêu mến Chúa và yêu mến như Chúa Giêsu yêu mến, ḥa cùng một nhịp tim với Chúa Giêsu; Đặt Chúa Giêsu trên bàn tay (hợp tác), nghĩa là hành động bằng một lời dóc ḷng cụ thể khả thi để kiểm chứng lại khi xét ḿnh, nỗ lực đem Chúa Giêsu đến cho những người ḿnh gặp gỡ.

[28] x. Lc 24,32

[29] Một lời truyền khẩu của người Việt nam Công giáo nói rằng trong thời kỳ bắt đạo, Vua Tự Đức đă ra lệnh cho lính cai ngục nghiêm cấm các người Công giáo mang vào tù cho các đồng đạo của họ những miếng bánh trắng trắng, tṛn tṛn, nho nhỏ (đó là Ḿnh Thánh Chúa), v́ những miếng bánh đó làm cho họ không sợ tù đày, tra tấn, đau khổ, ngay cả cái chết, và luôn trung thành với đức tin  vào Thiên Chúa của họ

[30] x. Câu chuyện một gia đ́nh đi du lịch sợ không dám ăn đồ ăn thịnh soạn người ta dọn ra, chỉ ăn lương thực thanh đạm mang theo và ngồi nh́n thèm tiệc người ta ăn, sau mới biết các bữa ăn đó đều đă được tính trong vé du lịch, tiếc th́ đă muộn!

[31] Xin xem Phụ lục “Linh Mục và Bí tích Thánh Thể” của MP. Trần Minh Huy pss

[32] Kh 2,2-5

[33] x. GL 220

[34] Ga 19, 26-27

[35] x. Paul VI, Sacerdotalis Caelibatus, số 1

[36] x. Paul VI, Marialis Cultus: The Angelus and the Rosary

[37] John Paul II, “Behold, Your Mother: Message for 18th World Youth Day” - Vatican City, March 19,2003

[38] x. 1 Pr 5,7: Hăy trao trút nỗi ḷng anh em cho Chúa v́ Ngài hằng chăm sóc đến anh em.

[39] Bài học hành xử với cuộc đời đề cập tới cả bốn yếu tố Đất, Nước, Lửa và Gió, đồng thời yêu cầu chúng ta cũng giữa tâm ḿnh phản ứng như chúng.

[40] x. xem lại phần nói về các trở ngại trong việc cầu nguyện ở trên.

[41] Tv 46, 10

[42] x. Gaudium et Spes số 16

[43] Mt 21,22

[44] Mt 11,28-30

[45] Cn 3,6

[46] Is 30,21

[47] Lc 22,31-32

[48] Ga 15,7