Huấn Luyện Làm Tông Ðồ |
Thánh Công Ðồng Chung Vaticanô II
Sắc Lệnh Về Tông Ðồ Giáo Dân
Apostolicam Actuositatem
Prepared for Internet by Vietnamese
Missionaries in Asia
Chương VI
Huấn Luyện Làm Tông Ðồ
28. Cần huấn luyện để làm
việc Tông đồ. Việc tông đồ chỉ đạt tới kết quả mỹ
mãn nhờ việc huấn luyện đầy đủ và chuyên biệt. Sở dĩ đòi hỏi
phải được huấn luyện chu đáo như thế không những vì người giáo
dân phải tiến bộ liên tục về đời sống thiêng liêng và về giáo
lý, mà họ còn phải thích nghi trong khi hoạt động với những hoàn
cảnh khác biệt tùy theo thực tại, nhân sự cũng như tùy theo
nhiệm vụ. Việc huấn luyện này phải dựa trên những nền tảng đã
được Thánh Công Ðồng đề xướng và công bố trong nhiều văn kiện
khác
1. Ngoài việc huấn luyện chung cho mọi tín hữu, còn
phải có thêm lớp huấn luyện chuyên biệt cho một vài đoàn thể
tông đồ có nhiều đoàn viên và hoàn cảnh khác nhau.
29. Những nguyên tắc của
việc huấn luyện. Vì giáo dân cũng được tham dự
vào sứ mệnh của Giáo Hội theo thể thức riêng của họ, nên việc
huấn luyện cho họ làm tông đồ phải căn cứ trên tính chất riêng
biệt của người giáo dân là sống giữa lòng đời, và phải đặc biệt
thích nghi với đời sống thiêng liêng của họ.
Việc huấn luyện để làm tông đồ cũng bao hàm việc huấn
luyện toàn diện con người cho phù hợp với nhân cách và hoàn cảnh
của mỗi người. Thực vậy, giáo dân nhờ việc hiểu biết thấu đáo về
thế giới hiện đại, họ phải là một phần tử thích nghi với xã hội
và với nền văn hóa riêng của họ.
Nhưng tiên vàn, người giáo dân phải học sao cho biết chu
toàn sứ mệnh của Chúa Kitô và của Giáo Hội bằng sống đức tin vào
mầu nhiệm Thiên Chúa sáng tạo và cứu chuộc dưới sự hướng dẫn của
Thánh Thần, vì Thánh Thần là Ðấng làm cho Dân Chúa được sống,
Ðấng thôi thúc mọi người yêu mến Thiên Chúa Cha cũng như mến yêu
thế giới và nhân loại trong Ngài. Việc huấn luyện như thế phải
được coi là căn bản và là điều kiện cho mọi hoạt động tông đồ có
hiệu quả.
Ngoài việc huấn luyện về đời sống thiêng liêng, còn phải
huấn luyện vững chắc về giáo lý, ngay cả về thần học, luân lý,
triết học tùy theo tuổi tác, hoàn cảnh và khả năng. Cũng không
thể coi thường việc giáo dục văn hóa tổng quát cũng như đào tạo
về kỹ thuật và thực hành.
Ðể việc giao tế với người khác được tốt đẹp, cần phải
phát huy những giá trị nhân bản thực, nhất là cách sống chung
thân thiện, cộng tác và đối thoại với mọi người.
Bởi vì việc huấn luyện tông đồ không phải chỉ hệ tại
việc huấn luyện về lý thuyết, nhưng phải dấn thân trọng tập cho
người giáo dân, ngay từ bước đầu dưới ánh sáng đức tin, đồng
thời trong khi hành động, biết tự luyện và nên hoàn thiện cùng
với người khác. Ðược như vậy họ sẽ phục vụ Giáo Hội một cách
tích cực
2. Việc huấn luyện này cần phải được hoàn hảo luôn mãi
vì con người ngày một trưởng thành và vì những vấn đề luôn luôn
biến đổi. Chính vì thế việc huấn luyện đòi hỏi một kiến thức mỗi
ngày một sâu rộng, cũng như một hành động luôn luôn thích nghi.
Ðể thỏa mãn những đòi hỏi muôn mặt trong việc huấn luyện, phải
luôn lưu tâm tới tính cách duy nhất và toàn vẹn của con người để
duy trì và gia tăng sự hòa hợp và thế quân bình nơi họ.
Như thế, người giáo dân mới dấn thân vào chính thực tại
của trật tự trần thế một cách tích cực và sâu xa cũng như đảm
đương vai trò của mình trong việc điều hành trật tự trần thế một
cách hữu hiệu. Ðồng thời, như một phần tử sống động và là chứng
nhân của Giáo Hội, họ làm cho Giáo Hội hiện diện và hoạt động
ngay giữa lòng trần thế
3.
30. Người chịu trách
nhiệm huấn luyện. Việc huấn luyện làm tông đồ
phải bắt đầu ngay từ lúc mới giáo dục các trẻ em. Nhưng đặc biệt
phải tập cho các thanh thiếu niên biết làm tông đồ và thấm nhuần
tinh thần này. Việc huấn luyện này còn phải được tiếp tục trong
suốt đời chúng tùy theo đòi hỏi của những trách nhiệm mới mà
chúng lãnh nhận. Vậy những ai có trách nhiệm trong việc giáo dục
Kitô giáo hẳn nhiên là phải coi trọng bổn phận huấn luyện tông
đồ này.
Trong gia đình, bậc cha mẹ phải lo dạy cho con cái ngay
từ khi còn thơ ấu nhận biết tình thương yêu thương của Thiên
Chúa đối với hết mọi người, và dần dần, nhất là bằng gương sáng,
phải dạy cho chúng biết lo lắng đến những nhu cầu vật chất cũng
như tinh thần của người lân cận. Như vậy toàn thể gia đình và
đời sống chung của gia đình phải nên như trường huấn luyện đầu
tiên cho việc tông đồ.
Hơn nữa, trẻ em cần phải được giáo dục sao để vượt khỏi
phạm vi gia đình, cho chúng biết nghĩ tới các cộng đoàn khác như
Giáo Hội và xã hội. Chúng phải được tham dự vào đời sống cộng
đoàn giáo xứ nơi chúng đang sống thế nào để cho chúng ý thức
được mình là một thành phần sống động và hoạt động của toàn thể
Dân Thiên Chúa. Các linh mục phải luôn nhớ đến việc huấn luyện
tông đồ này trong khi giảng dạy giáo lý, trong các bài giảng,
trong việc coi sóc linh hồn cũng như trong tất cả mọi hoạt động
mục vụ khác.
Các trường học, các trường cao đẳng, các học viện công
giáo nhằm mục đích giáo dục cũng có bổn phận phải giáo dục cho
giới trẻ tinh thần công giáo và hoạt động tông đồ. Nếu thiếu
việc huấn luyện này, hoặc vì thanh thiếu niên không học ở trường
đó, hoặc vì một lý do nào khác, bậc cha mẹ và các vị chủ chăn
cũng như các hội đoàn lại càng có bổn phận phải quan tâm đến vấn
đề huấn luyện này. Do chức nghiệp và phận sự, các thầy dạy và
các nhà giáo dục thực hành việc tông đồ giáo dân dưới một hình
thức cao cả, do đó họ phải hấp thụ nền giáo lý cần thiết và phải
thông thạo cao cả, do đó họ phải hấp thụ nền giáo lý cần thiết
và phải thông thạo về khoa sư phạm để có thể giáo dục cách hữu
hiệu.
Cả những tập thể hay các hội đoàn giáo dân, hoặc nhằm
mục đích tông đồ hay nhằm những mục đích siêu nhiên nào khác,
cũng phải tùy theo mục tiêu và phương thế riêng của mình mà
chuyên cần hỗ trợ cho việc huấn luyện tông đồ này
4. Chính những tổ chức này thường là đường lối thông
thường thích hợp cho việc huấn luyện làm tông đồ. Quả thật chính
trong những tổ chức ấy người ta thấy có việc huấn luyện về giáo
lý, về đời sống thiêng liêng và cả về thực hành. Cùng với những
bạn hữu hay với các đồng chí hợp thành tiểu tổ, các đoàn viên
của những tổ chức này kiểm điểm về những phương pháp, kết quả
của hoạt động tông đồ của mình và cùng nhau đem đời sống hằng
ngày của mình đối chiếu với Phúc Âm.
Việc huấn luyện này phải được tổ chức thế nào để bao gồm
tất cả hoạt động tông đồ của người giáo dân. Vì không những họ
hoạt động tông đồ giữa những tiểu tổ của các đoàn thể, mà còn
phải hoạt động suốt đời trong mọi hoàn cảnh nhất là trong đời
sống nghề nghiệp và trong đời sống xã hội. Hơn nữa, mỗi người
giáo dân phải tích cực chuẩn bị để làm tông đồ. Việc chuẩn bị
này càng cấp bách ở tuổi trưởng thành. Thực vậy càng lớn lên,
trí khôn càng mở mang, vì thế mỗi người có thể khám phá thêm
những tài năng Thiên Chúa phú bẩm cho, cũng như có thể sử dụng
hữu hiệu hơn những đoàn sủng mà Chúa Thánh Thần ban cho để mưu
ích cho các anh em mình.
31. Thích ứng việc huấn
luyện với từng hình thức hoạt động tông đồ. Những
hình thức hoạt động tông đồ khác nhau cũng đòi hỏi một sự huấn
luyện đặc biệt tương ứng:
a) Ðối với việc tông đồ nhằm rao truyền Phúc Âm và thánh
hóa mọi người, người giáo dân phải được huấn luyện đặc biệt để
có thể đối thoại với người khác, với những người có đức tin hay
với những người không tin, để bày tỏ sứ điệp Chúa Kitô cho mọi
người
5.
Vì ở thời đại chúng ta, duy vật chủ nghĩa dưới mọi hình
thức đang lan tràn khắp nơi, ngay cả giữa những người công giáo,
nên người giáo dân không những phải chuyên cần học hỏi giáo lý
công giáo, đặc biệt là những vấn đề đang được đem ra tranh luận,
mà họ còn phải làm chứng bằng một đời sống Phúc Âm để chống lại
với bất cứ hình thức duy vật chủ nghĩa nào.
b) Về việc cải tạo trật tự trần thế theo tinh thần Kitô
giáo, người giáo dân phải được học hỏi về ý nghĩa đích thực và
về những giá trị của những của cải trần gian, hoặc căn cứ ở
chính những của cải ấy, hoặc căn cứ vào liên lạc giữa chúng với
mọi mục đích của con người. Họ cũng phải được tập luyện để sử
dụng đúng những của cải trần thế và biết tổ chức các cơ cấu, mà
vẫn luôn luôn để ý đến công ích theo những nguyên tắc của học
thuyết luân lý và xã hội của Giáo Hội, nhất là giáo dân phải
lãnh hội những nguyên tắc và những áp dụng của học thuyết xã hội
này để có khả năng không những góp phần vào việc phát triển học
thuyết đó mà còn áp dụng đúng đắn học thuyết đó vào từng trường
hợp cá biệt
6.
c) Vì những công cuộc bác ái và từ thiện là một bằng
chứng hùng hồn về đời sống Kitô giáo, nên việc huấn luyện tông
đồ cũng cần phải khuyến khích thực hiện những công cuộc đó, để
các đồ đệ của Chúa Kitô, ngay từ thiếu thời, đã biết chia sẻ nỗi
đau khổ của người anh em mình và rộng lòng giúp đỡ những anh em
thiếu thốn
7.
32. Phương thế huấn luyện.
Người tông đồ giáo dân hiện nay có nhiều phương thế, chẳng hạn:
những khóa học tập, những kỳ đại hội, những cuộc tĩnh tâm, linh
thao, những buổi họp mặt thường xuyên, những buổi thuyết trình
cũng như sách báo và những sách giải thích: tất cả đều là những
phương thế giúp họ trau giồi thêm kiến thức về Thánh Kinh cũng
như về giáo lý công giáo, giúp họ nuôi dưỡng đời sống thiêng
liêng cũng như giúp họ hiểu biết những hoàn cảnh sống của thế
giới để khám phá và sử dụng những phương pháp thích ứng nhất
8.
Những phương thế huấn luyện này được sử dụng tùy theo
các hình thức hoạt động tông đồ khác nhau cũng như tùy môi
trường hoạt động.
Có nhiều trung tâm và nhiều viện cao đẳng cũng được
thiết lập nhằm mục đích huấn luyện này đã đem lại nhiều kết quả
mỹ mãn.
Thánh Công Ðồng hoan hỷ vì thấy những sáng kiến như thế
đang thịnh hành nhiều nơi và mong muốn thấy người ta thiết lập
những cơ sở như thế ở những nơi đang cần thiết.
Hơn nữa Thánh Công Ðồng cũng cổ võ sự thiết lập những
trung tâm thu thập tài liệu và nghiên cứu cho hết mọi hoạt động
tông đồ, không những về khoa thần học mà cả về các khoa học khác
như nhân chủng học, tâm lý học, xã hội học, phương pháp học, để
phát triển tài năng của giáo dân nam cũng như nữ, giới trẻ cũng
như giới trưởng thành.
Lời Kêu Gọi
33. Vậy
Thánh Công Ðồng nhân danh Chúa hết sức kêu mời tất cả các giáo
dân, hưởng ứng sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, hãy mau mắn, đại
độ và sẵn sàng đáp lại tiếng gọi của Chúa Kitô, Ðấng giờ đây
đang tha thiết mời gọi họ. Ước gì giới trẻ hiểu rằng lời mời gọi
này được đặc biệt gởi tới họ và ước gì họ vui mừng và quảng đại
đón nhận. Quả thật chính Chúa một lần nữa nhờ Thánh Công Ðồng
này, mời gọi tất cả các giáo dân hãy kết hợp với Người ngày một
mật thiết hơn và nhận thức được những gì của Người cũng là của
chính mình (x. Ph 2,5), họ hãy tham gia vào sứ mạng cứu rỗi của
chính Người và một lần nữa Người sai họ đi tới các thành và
những nơi Người sẽ đến (x. Lc 10,1). Như thế giáo dân hãy chứng
tỏ mình là cộng tác viên của Chúa, cộng tác vào cùng một công
cuộc tông đồ của Giáo Hội bằng nhiều hình thức và phương tiện
khác nhau. Những cộng tác viên phải luôn luôn thích nghi với
những đòi hỏi mới của thời đại và không ngừng ra sức phục vụ
Chúa bởi biết rằng khó nhọc của mình không phải là uổng phí
trong Người (x. 1Cor 15,58).
Tất cả và từng điều đã được ban bố trong Sắc Lệnh này
đều được các Nghị Phụ Thánh Công Ðồng chấp thuận. Và dùng quyền
Tông Ðồ Chúa Kitô trao ban, hiệp cùng các Nghị Phụ khả kính,
trong Chúa Thánh Thần, Chúng Tôi phê chuẩn, chế định và quyết
nghị, và những gì đã được Thánh Công Ðồng quyết nghị, Chúng Tôi
truyền công bố cho Danh Chúa cả sáng.
Roma, tại Ðền Thánh Phêrô, ngày 18 tháng 11 năm 1965.
Tôi, Phaolô Giám Mục Giáo Hội Công Giáo.
Tiếp theo là chữ ký của các Nghị Phụ.
Chú Thích:
1
Xem CÐ Vat. II, Hiến chế tín lý về Giáo Hội, ch II, IV, V: AAS
57 (1965), trg 12-21; 37-49. - x. thêm Sắc Lệnh về hiệp Nhất, số
4, 6, 7, 12: AAS 57 (1965), trg 94-96, 97, 99, 100. - x. thêm
trên, số 4.
2 Xem Piô XII,
Huấn từ ad IV Conferentiam internationalem "Boy-Scout",
6-6-1952: AAS 44 (1952), trg 579-580. - Gioan XXIII, Tđ. Mater
et Magistra, 15-5-1961: AAS 53 (1961), trg 456.
3 Xem CÐ Vat. II,
Hiến chế tín lý về Giáo Hội, số 33: AAS 57 (1965), trg 39.
4 Xem Gioan
XXIII, Tđ. Mater et Magistra, 15-5-1961: AAS 53 (1961), trg 455.
5 Xem Piô XII,
Tđ. Serium laetitae, 1-11-1939: AAS 31 (1939), trg 635-644. -
Xem n.t., Ad "laureati" Act. cath. It, 24-5-1953: AAS 45 (1953),
trg 413-414.
6 Xem Piô XII,
Huấn từ ad Congressum universalem Foederationis mundialis
juventutis femineae Catholicae, 18-4-1952: AAS 44 (1952), trg
414-419. Xem n.t. Huấn từ ad Associationem Christianam
Operatiorum Italiae (X.C.I.I), 1-5-1955: AAS 47 (1955), trg
403-404.
7
Xem Piô XII, ad Delegatos Conventus Sodalitatum Caritatis,
27-4-1952: AAS 44 (1952), trg 470-471.
8
Xem Gioan XXIII, Tđ. Mater et Magistra, 15-5-1961: AAS 53
(1961), trg 454.
|
VỀ MỤC LỤC |
|
MỪNG NĂM THÁNH 2010, XEM LỊCH SỬ
TRUYỀN GIÁO VIỆT NAM (BÀI 11) THÀNH LẬP CHỦNG VIỆN ĐÀO TẠO HÀNG
GIÁO SĨ VIỆT NAM
|
Sứ mệnh căn bản mà
Tòa Thánh đã ủy nhiệm cho các Giám Mục Ðại Diện Tông Tòa thuộc
Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris là thiết lập hàng giáo sĩ địa
phương. : « Lý do chính yếu khiến Thánh Bộ gởi các ngài là
những người có chức giám mục đến những vùng nói trên (Trung Hoa,
Bắc Việt và Nam Việt) là để, bằng mọi cách thế và phương pháp có
thể, các ngài nắm lấy trách nhiệm giáo huấn người trẻ hầu giúp
họ thâu thập đủ các khả năng,
để tiến tới chức
linh mục. Truyền chức linh mục cho họ rồi, các ngài hãy sai họ
về địa phương gốc của họ với sứ mệnh phục vụ đạo kitô hết lòng
mình, dưới sự hướng dẫn của các ngài. Vậy xin các ngài hãy luôn
ghi nhớ mục đích này trước mắt mình là dẫn đưa đến chức linh
mục, một số đông càng nhiều càng tốt và càng có khả năng càng
hay, những người có khả năng, đào tạo họ và giúp họ tiến triển
trong môi trường của họ([1]) ».
Trong việc làm dầu tiên của
các thừa sai khi đến Viễn Ðông là họp công đồng vào đầu năm 1664
ở Ayuthia để soạn thảo chương trình và xác định nguyên tắc hành
động, không kể việc soạn bản « Chỉ dẫn thực hiện sứ mệnh truyền
giáo », các thừa sai hiện diện, hai đức cha Ðại Diện Tông Tòa
cũng như các linh mục thừa sai, tất cả đều đồng ý rằng việc lập
chủng viện đào tạo linh mục địa phương là sứ mệnh hàng đầu và là
điều khẩn cấp phải làm.
1.
Công đồng Ayuthia quyết định lập chủng viện đào tạo linh mục địa
phương
« Chỉ dẫn thực hiện sứ
mệnh truyền giáo », như chúng ta đã xem ở bài 9, đã được soạn
thảo với 10 chương qui tụ trong ba phần. Ba chương đầu nói về
con đường tu đức, cuộc sống thánh hoá mà nhà thừa sai, người
truyền giáo cần phải có. Năm chương tiếp theo, các chương 4, 5,
6, 7 và 8, nói về việc giảng dậy cho lương dân và những cách thế
phải dùng đến : giảng dậy bằng gương sáng, bằng bác ái, bằng
khôn ngoan, bằng trung dung. Hai chương 9 và 10 nói về việc tổ
chức giáo hội, qua 3 khía cạnh : tổ chức giáo xứ, các thầy kẻ
giảng và việc đào tạo linh mục bản xứ.
Về điểm cuối cùng liên quan
đến việc đào tạo linh mục bản xứ việt nam, tất cả các thừa sai
đều đồng ý lấy quyết định phải thành lập chủng viện. Trong tình
trạng hiện thời, với số nhân sự thừa sai ít ỏi, lại phải bận bịu
với công việc truyền giáo, chỉ cần lập một chủng viện.
Nhưng ở đâu ? Câu trả lời
mau chóng đã được mọi người nhìn ra : phải đặt ở Xiêm La. Những
tiêu chuẩn cần thiết để một chủng viện có thể sinh hoạt kết quả
thì ai cũng thấy : phải có bình an và tự do giảng dậy, phải có
điều kiện di chuyển và phương tiện cũng như khả năng thâu nhận
chủng sinh. Trong tình trạng bách hại hiện nay, Việt Nam không
thuận tiện. Chỉ có Xiêm mới là nơi mà Công Giáo được tự do hành
đạo và truyền đạo, nơi mà các người ngoại quốc đủ mọi quốc tịch,
Âu châu hay Á châu, đều có thể ra vào dễ dàng, các chủng sinh có
thể đi lại không có vấn đề, lại là nơi có các thuyền bè buôn bán
di chuyển và chuyên chở thuận tiện nối liền các nước khắp vùng
Viễn Ðông, Nhật, Tầu, Việt Nam,…với các nước Âu Châu, Pháp, Anh,
Hòa Lan, Bồ Ðào Nha, Tây Ban Nha,…Thế là nơi đặt chủng viện đã
được quyết định : ở nước Xiêm.
Ðiều thứ hai mà công đồng
Ayuthia đã quyết định liên quan đến chủng viện là đưa ra những
nguyên tắc tổng quát về tổ chức nội bộ. Thrước nhất về chủng
sinh, chủng viện sẽ tiếp nhận các chủng sinh hay thừa sai Âu
Châu để hoàn tất công việc đào tạo của họ , để họ cùng có chung
một đường hướng và một phương pháp truyền giáo hữu hiệu và thích
ứng với các xứ Viễn Ðông. Sau nữa, chủng viện, được thiết kế như
« một trường đời sống hoàn hảo » lấy mẫu gương cuộc sống của
Chúa với các tông đồ khi xưa, tiếp dón và đào tạo tất cả các
chủng sinh địa phương mà các thừa sai gởi về. Không quên vấn đề
vật chất cụ thể, công đồng đã quyết định bổ nhiệm một Tổng quản
lý để quản trị các vấn đề vật chất tại chủng viện.
Chiếu theo những quyết định
này, ở lại Ayuthia, đức cha Lambert đã đảm nhiện công việc thực
hiện việc thành lập chủng viện đào tạo hàng giáo sĩ bản xứ Á
Đông, mà Việt Nam là nước có nhiều nhu cầu cao.
2.
Ðức cha Lambert được vua Pha Narai cho đầt và vật liệu xây chủng
viện
Hai giám mục Ðại Diện Tông
Tòa đến kinh đô nước Xiêm vào năm 1662 và 1664, đã tạo một tiếng
vang, đồn khắp Ayuthia. Vua Phra Narai đang cai trị nước Xiêm
lúc đó, là người lịch thiệp, có tinh thần cởi mở, khoan nhân với
người ngoại quốc, tỏ ý muốn gặp các giám mục Pháp. Nghĩ rằng đây
là dịp thuận tiện có thể làm tăng uy tín các vị thừa sai và hữu
ích cho việc truyền giáo, Ðức cha Pierre Lambert de la Motte
nhận lời mời và cùng đoàn tùy tòng đến gặp vua.
Vua Phra Narai đã tiếp đón
các ngài một cách lịch thiệp và trang trọng, theo lễ nghi của
nước Xiêm lúc đó. Ðức cha Lambert cám ơn lòng tốt của vua đã cho
phép ngài và các linh mục cộng sự được lưu trú trong vương quốc
Xiêm La, lại được đặc ân được vua tiếp kiến. Vua hỏi thăm Ðức
cha về nước Pháp : địa thế thế nào, thương mại ra sao, tài
nguyên giầu nghèo, quân đội mạnh yếu, … Vua cũng hỏi thăm về lý
do khiến Ðức cha và các cộng sự bỏ nước đi sang Viễn Ðông, mà
đặc biệt là Xiêm La. Về vấn đề tôn giáo, vua hỏi đức cha : «
Ngài có nghĩ rằng đạo của ngài tốt hơn đạo của chúng tôi không » ?
Không trả lời trực tiếp vào câu hỏi, Ðức cha Lambert kể cho vua
nghe về những sự thật của đạo Kitô, về những phép lạ Chúa Giêsu
đã làm, về sự phát triển của đạo công giáo ở Âu châu,…Bỗng vua
Phra Narai ngắt lời đức cha và nói với ngài : « Tôi có một
người anh em bị bại liệt tứ chi. Nếu ngài có thể chữa lành được
cho em tôi, thì tất cả chúng tôi sẽ theo đạo ngài ». Nói thế
rồi vua xin cáo từ Ðức cha và các linh mục cộng sự.
Trở về trại, Ðức cha liền
triệu tập tất cả các giáo hữu lại và kể cho họ nghe lời vua Phra
Narai đã hứa và xin mọi người cùng hiệp ý cầu nguyện với ngài.
Trong suốt ba ngày, Ðức giám mục, các linh mục, các bổn đạo, mọi
người cùng cầu nguyện. Sáng ngày thứ tư, mấy vị quan triều đến
nhà nguyện, quì sập bái lậy Ðức cha Lambert và báo tin cho ngài
hay rằng tình trạng sức khoẻ của hoàng tử anh em của vua tốt đẹp
hơn. Hoàng tử có thể nhúc nhích được tứ chi, trái với tình trạng
hoàn toàn tê liệt trước đây. Trong nhà nguyện nhỏ, mọi người cảm
động khôn xiết. Ðức cha liền nói với các quan triều : « Các
quan hãy về nói với vua rằng, với lời cầu nguyện, tôi chắc chắn
Thiên Chúa sẽ nghe lời và hoàng tử sẽ được chữa lành và sẽ có
một sức khoẻ tốt đẹp. Nhưng nếu thiếu tin thì vua nên bái sợ sự
công thẳng của Chúa, vì Ngài sẽ để cho người anh em vua lại rơi
vào tình trạng ốm liệt ».
Các quan triều đã về thuật
lại với vua và theo lời người ta kể thì vua có vẻ lo lắng và đăm
chiêu trong nhiều ngày. Ít lâu sau đó, vua Phra Narai sai gởi
khoảng một chục trẻ con các quan triều đến theo học các khoa học
Âu châu với các cha thừa sai.
Trong tình trạng thuận lợi
có tâm tình tốt đẹp của vua, Ðức cha Lambert đã biên một văn thơ
ngày 29.05.1665, gởi lên vua Phra Narai, đề nghị mở một trường
học, tại thủ đô Ayuthia hay một nơi nào khác ở ngoại ô cũng
được, để dậy các khoa học cần thiết cho một quốc gia. Và để
tránh nghi kỵ, Ðức cha đã thêm rằng « các thừa sai sẽ chẳng
hề xen lấn vào chính sự quốc gia, cũng chẳng màng đến những sự
thế gian ». Rồi ngài kết luận rằng : « hy vọng rằng lòng
nhân từ của vua sẽ khấng ban cho chúng tôi một đền thờ để làm
việc thờ kính tôn giáo ».
Mãi đến cuối tháng
12.1665, lá thơ của Ðức cha mới đến tay vua Phra Narai, vì vị
quan triều chuyển thơ bị đau. Nhà vua đã chấp nhận những điều
Ðức cha xin và đầu năm 1666, vua đã cấp cho các thừa sai người
Pháp một mảnh đất khá rộng ở Bản (làng) Phahet, bên bờ sông
Ménam[2],
cạnh khu Việt kiều. Vua cũng hứa sẽ cung cấp vật liệu để xây cất
một nhà nguyện và một chủng viện. Đc Lambert mừng lắm. Ðể đề
phòng tránh nạn hỏa hoạn và bảo vệ các sách vở và đồ thờ, Ngài
cho xây hai phòng nhà gỗ, lợp ngói. Ðồng thời Ngài cho xây một
ngôi nhà lớn : tầng dưới bằng gạch, là nhà ở, có thể chứa dễ
dàng vài chục người ; tầng trên bằng gỗ, là nhà nguyện. Phần đất
còn lại chung quanh nhà thờ, Ðức cha trù tính sẽ để làm nghĩa
địa và vườn cây, giống như mô hình các làng xứ đạo Pháp. Toàn
khu đất đó của các thừa sai người Pháp, ngài muốn đặt dưới sự
bảo trợ của thánh Giuse để tỏ lòng cám ơn thánh cả vì những bầu
cử mà thánh cả đã làm cho các thừa sai và ngài đặt tên là Trại
Thánh Giuse. Như vậy, vào năm 1666 này, nói được là tại kinh đô
Ajuthia có thêm « Khu người Pháp » sau khi đã có những khu kiều
dân khác như : Bồ Đào Nha, Hoà Lan, Trung Hoa, Nhật Bản, Việt
Nam, vân vân.
Xin xác định rõ một chút
rằng, tuy ở gần, nhưng « Khu người Pháp », hay « Trại Thánh
Giuse », hay « Chủng Viện Thánh Giuse » là nơi cư trú của các
đức cha, các linh mục thừa sai, các chủng sinh, các nhân viên
phục vụ, bệnh xá, trường học, v.v. của người Pháp, khác với
« Khu người Việt ». Khu người Việt tại Ajuthia là khu mà người
Việt Nam cư ngụ, gồm cả lương lẫn giáo, có trên trăm người, đàn
ông đàn bà, già trẻ lớn bé, trong đó một số khá đông có đạo. Đức
cha Lambert vẫn đến đây dạy dỗ, cử hành thánh lễ và ban các bí
tích cho giáo dân, cũng như gặp gỡ và rao giảng Tin Mừng cho
lương dân. Trong khu này, người công giáo việt nam họp thành
giáo xứ thánh Giuse, có nhà thờ và nhà xứ riêng.
Thế là từ năm 1666, cơ sở
chủng viện thánh Giuse đã được xây cất tại Ayuthia, nước Xiêm La
để đào tạo các linh mục bản xứ cho các giáo hội Viễn Ðông, ít
nhất là các giáo hội mà Tòa Thánh đã ủy thác cho các Giám Mục
Ðại Diện Tông Tòa. Từ nay, trong nhà này, các chủng sinh việt
nam, trung hoa, xiêm la,… những thanh niên có hiểu biết, khả
năng và đức độ,…sẽ có thể được đào tạo tại chỗ, để trở thành
linh mục, tiếp tay cho các thừa sai trong việc loan báo Tin
Mừng.
Cũng tại đây, như chung ta
vừa nói qua ở trên, nhiều sinh hoạt bác ái cũng đã và sẽ được
thực hiện, khiến có một số người cảm kích và xin trở lại đạo và
khiến vua Phra Narai đã tiếp kiến đức cha Lambert lần thứ hai và
hỏi chuyện ngài về đạo Công Giáo. Ðó là chuyện chúng ta sẽ bàn
đến trong một dịp khác. Bây giờ xin trở lại vần đề truyền chức
linh mục, thành lập chủng viện và đào tạo linh mục.
3.
Chủng viện thánh Giuse khai giảng đào tạo các giáo sĩ Việt Nam
tiên khởi
Sau quyết định của
Công Ðồng Ayuthia năm 1664 về việc thành lập chủng viện, trong
năm 1665, một số đơn xin truyền chức đã đến từ các cộng đoàn
không thuộc thẩm quyền Hội Thừa Sai. Vào năm 1665 chẳng hạn, Tòa
Giám Mục Macao đã gởi ba thầy xin được phong chức linh mục. Ðức
cha Lambert đã tiếp họ và thấy rằng họ đã chưa được chuẩn bị đủ,
nên đã từ chối truyền chức ngay cho họ, mà đề nghị họ phải học
thêm thần học. Rồi ba thanh niên khác cũng trình diện, xin học
thần học, trong đó có François Pérez[3],
sinh quán tại địa phận Méliapour, Ấn Ðộ, con của một gia đình
hỗn hợp, cha là Bồ Ðào Nha, mẹ là Á châu. Sau đó, Macao đã gởi
đến 6 thầy khác để xin được truyền chức linh mục. Ðức cha
Lambert cũng đưa ra một đề nghi là học tiếp thần học trong một
hay hai năm, trước khi nhận lãnh chức linh mục. Ba thầy đồng ý ở
lại. Thế là lớp thần học đầu tiên đã được mở tại chủng viện
thánh Giuse, vào năm 1665, với 9 chủng sinh, do một ban giáo sư
gồm 3 vị là Ðức cha Lambert de la Motte, cha François Deydier và
cha Louis Lanneau, mà cha Louis Laneau lãnh trách nhiệm giám đốc
điều khiển.
Chủng viện Thánh Giuse đã
tiếp đón và đào tạo các thanh niên địa phương, trong đó, ít nhất
là lúc đầu, chính yếu là các thầy giảng, thanh niên Việt Nam. Ba
năm sau khi thành lập khóa thần học đầu tiên, ngày 31.03.1668,
Ðức Cha Lambert đã truyền chức cho hai linh mục, cha Giuse
TRANG, vị linh mục Việt Nam tiên khởi đến từ Ðàng Trong và cha
François Perez. Rồi cha Luca BỀN, một linh mục Ðàng Trong khác.
Vào tháng sáu cùng năm 1668 này, Ðức cha cũng đã truyền chức cho
hai vị linh mục việt nam đầu tiên đến từ Ðàng Ngoài. Ðó là cha
Gioan HUỆ và Bênêditô HIỀN. Năm 1672, trong chuyến kinh lý Ðàng
Trong lần thứ nhất, Ðức cha Lambert đã mang theo 10 người trẻ
việt nam về học ở chủng viện Thánh Giuse.
Không kể những linh
mục dòng, hoặc triều cho các địa phận khác ở Viễn Ðông, nguyên
cho hai Ðịa Phận Đàng Tropng và Ðàng Ngoài, trong những năm từ
1668 đến 1677,
Ðức cha Lambert đã
truyền chức cho 13 linh mục việt nam, trong đó 11 thuộc Địa Phận
Đàng Ngoài[4].
Ðó là các vị sau đậy :
1668 và 1669 ở Xiêm cho
hai cha Đàng Trong
1.
Giuse Trang (người Đàng
Trong) ngày 31.03.1668
2.
Luca Bền, năm 1669.
1668, tháng sáu, ở Xiêm
cho hai cha Đàng Ngoài :
3.
Gioan HUỆ, coi Thanh Hóa rồi Kiên Lao, Sơn Nam
(1668-1671) và
4.
Bênêditô HIỀN, sinh tại làng Ðong Hiên, huyện Chân Phúc,
(1668-1696) ;
1670, ở Việt Nam cho bảy
cha Đàng Ngoài :
5.
Mactinô MÁT(1670-1684), gốc là một nhà sư, coi sóc nửa
tỉnh Thanh Hóa,
6.
Giacôbê CHIÊU (1670-1683), giám quản Hải Dương và Bắc Sơn
Nam, rồi Nghệ An, Thanh Hóa,
7.
Philiphê NHÂN (1670-1672), chính xứ Kẻ Võ, coi sóc phần
bắc tỉnh Thanh Hóa,
8.
Antôn QUẾ (1670-1685), sinh tại Bến Triều, Thanh Hóa,
trong một gia đình nhà nho thượng lưu, coi sóc Hải Dương và Kinh
Bắc,
9.
Simon KIÊN (1670-1684), sinh tại Kiên La, Sơn Nam, coi
sóc làng Kiên Lao,
10.
Lêôn TRỤ (1670-1692), sinh tại làng Ðông Hồ, huyện Ðông
Quan coi sóc địa hạt nửa tỉnh Nghệ An,
11.
Vitô TRI (1670-1705), coi sóc vùng nam tỉnh Thanh Hóa,
rồi Nghệ An, Sơn Nam và Kinh đô
1677 ở Xiêm cho hai cha
Đàng Ngoài :
12.
Philiphê TRÀ (1677-1685), sinh quán Trà Lũ, Sơn Nam,
13.
Dominicô HẢO (1677-1697), sinh quán làng Thụy Nhai, tỉnh
Sơn Nam
Ðề tựa cho tập tài
liệu của đức cha NÉEZ « Hàng Giáo sĩ Bắc Kỳ trế kỷ 17 và 18 » để
xuất bản, đức cha J. de GUÉBRIANT, Nguyên Giám Mục Ðại Diện Tông
Tòa, Giám Quản Canton và Bề Trên Tổng Quyền Hội Thừa Sai Hải
Ngoại Paris 1921-1935 đã viết những dòng sau đây về Hội Thừa Sai
Hải Ngoại Paris : « Hội ghi vào ở ngay những điều khoản đầu
tiên của chương thứ nhất bản nội qui của Hội những dòng sau đây,
những dòng
trình bày sáng kiến
vĩ đại của việc tông đồ hiện đại : Mục đích hàng đầu mà Thiên
Chúa đã ban cho các Giám Mục và giáo sĩ Pháp, tập họp nhau thành
hội, ở giữa thế kỷ 17, để hoạt động hoán cải các người ngoại
giáo ở các nước ngoài, và ý định chính yếu của Tòa Thánh khi gửi
họ đến các Miền Truyền Giáo, với các tước hiệu Ðại Diện Tông Tòa
và Thừa Sai là để tiến hành nhanh chóng việc hoán cải các dân
ngoại, không những bằng cách rao truyền cho họ Tin Mừng, mà
còn nhất là bằng cách chuẩn bị với những phương thế tốt nhất để
nâng lên hàng giáo sĩ những người trong số các tân tòng hoặc con
cháu họ được xét thấy xứng hợp với chức bậc thánh thiện ấy, hầu
tạo lập trong mỗi nước một hàng giáo sĩ, và một hàng giáo phẩm,
như Chúa Giêsu và các tông đồ đã thiết lập trong Giáo Hội[5] ».
Ðọc lại những dòng chữ này
và nhìn lại lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, hẳn thật ai
cũng sẽ phải nhận rằng người có công rất lớn trong việc xây dựng
Giáo Hội Việt Nam là Hội Thừa Sai Hải Ngoại Paris. Chính Hội
Thừa Sai Hải Ngoại Paris, từ 350 năm nay, 1659-2009, đã, cùng
với nhiều hội dòng khác như Dòng Tên, Dòng Đaminh, góp phần
thiết lập và đào tạo hàng giáo sĩ cho Việt Nam. Chính nhờ hàng
giáo sĩ này mà các giáo dân được đào luyện, hiểu biết đạo hơn
và dám can đảm bảo vệ đức tin. Chính nhờ hàng giáo sĩ này mà
Giáo Hội Việt Nam đã được hân hạnh có 117 thánh tử vì đạo. Chính
nhờ hàng giáo sĩ này mà Tin Mừng vẫn tiếp tục được rao truyền
cho lương dân. Chính nhờ hàng giáo sĩ này mà Giáo Hội Việt Nam
được phát triển, chẳng những có linh mục mà có cả giám mục và
hồng y, đủ khả năng để đi đến việc thành lập Hàng Giáo Phẩm vào
năm 1960. Có giám mục là những vị kế nghiệp các thánh tông đồ,
thì, như đàn ong có ong chúa, Giáo Hội Việt Nam có người lãnh
đạo, chỉ đường, truyền sức sống, phát triển năng lực.
Nhờ các Thừa Sai Hải Ngọại
Paris, hai giáo phận Ðàng Trong và Ðàng Ngoài đã được thiết lập
vào năm 1659. Rồi hôm nay, 2010, đã lớn lên vói 26 giáo phận,
qui tụ trong 3 tổng giáo phận và đã có 5 hồng y : Trịnh Như Khuê
(1899-1978), Trịnh Văn Căn (1921-1990), Phạm Ðình Tụng
(1919-2009 ), Nguyễn Văn Thuận (1928-2002) và Phạm Minh Mẫn
(1934- ). Tạ Ơn Chúa ! Cám ơn các Thừa Sai Hải Ngoại Paris !
Paris, ngày 11
tháng 03 năm 2010
Trần Văn
Cảnh
Ghi chú
[1]
Le Siège apostolique et les Missions – Textes et
Documents pontificaux, 1959 : Union missionnaire du
clergé ; Paris et Lyon ; t. 1, tr. 10
[2]
Vào năm 1680, cha Louis Laneau đã quyết định lập thêm
một cơ sở mới cho chủng viện ở Mahapram, cách Ayuthia
chừng hai dậm, lấy tên là « Chủng Viện Các Thánh Thiên
Thần », dành cho các chủng sinh bản địa. Còn Chủng Viện
Thánh Giuse cũ, vẫn ở nguyên tại chỗ và dành cho các
chủng sinh đến từ Âu Châu..
[3]
François Perez sẽ chịu chức vào năm 1668, cùng lượt với
cha Việt Nam đầu tiên, Giuse Trang. Và sẽ làm giám mục
Ðàng Trong từ 1691 đến 1728.
[4]
Ðức cha NÉEZ, Hàng giáo sĩ Bắc Kỳ thế kỷ 17 và 18, tr.
35-93
|
VỀ MỤC LỤC |
|
ÔNG
THẤY VÀ TIN
|
Chúa nhật
Phục Sinh C
Ga 20, 1-9
Chúa nhật
Phục Sinh, Giáo hội mời gọi chúng ta cùng đồng hành với những
chứng nhân đầu tiên là Maria Mađala, Phêrô và Gioan xung quanh
sự kiện ngôi mộ trống và cùng với họ khám phá ý nghĩa của phía
sau sự kiện này là gì.
Maria Macđala:
Thấy ngôi mộ trống, lo lắng và nghĩ ngợi.
Khi những vì
sao hôm mọc lên báo hiệu một ngày mới, đồng thời cũng báo hiệu
ngày nghỉ lễ Sabat chấm dứt, người ta trở lại cuộc sống và sinh
hoạt bình thường, sáng sớm ngày thứ nhất, Maria Macđala đi ra mộ
Chúa để kính viếng Người. Điều làm cho bà ngạc nhiên đó chính là
sự kiện ngôi mộ bị mở tung, tảng đá lấp cửa mộ đã lăn ra khỏi mộ.
Bà không khỏi lo lắng và nghĩ ngợi. Tất tã chạy về, bà báo cho
Phêrô và người môn đệ Chúa yêu về sự kiện ngôi mộ trống với một
nhận xét mà bà cho là không thể khác được: “Người ta đã đem Chúa
đi khỏi mộ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu?”. Với bà,
rõ ràng là có một ai đó lợi dụng đêm tối đến lăn tảng đá và lấy
xác Chúa đi. Càng thương Chúa bao nhiêu, Maria Macđala càng thấy
phải có trách nhiệm tìm cho bằng được “thủ phạm” gây nên “chuyện
kinh thiên động địa” này. Thủ phạm là ai ? Theo bà, đó có thể là
tất cả những ai thù nghịch với Chúa trong vụ án vừa qua. Mà như
thế thì thật là đê tiện và không thể chấp nhận được. Chẳng lẽ
như thế chưa đủ đối với họ hay sao mà lại còn đối xử với Chúa
cách thậm tệ như vậy! Mà biết đâu cũng có thể cả người làm vườn
nữa? v.v… Cuối cùng bà nghĩ chỉ có thể báo cho Phêrô và người
môn đệ Chúa yêu và may ra mới có câu trả lời thoả đáng, và biết
đâu, các ông lại chẳng truy tìm thủ phạm “đáng ghét” kia! Bước
chân vội vã của bà trở về đủ cho chúng ta tìm ra lời giải đáp
cho những lo lắng mà bà vẫn canh cánh bên mình.
Phêrô: Nhìn thấy
tất cả, không bình luận.
Khi được
Maria Macđala báo tin về sự kiện ngôi mộ trống, Phêrô và người
môn đệ Chúa yêu dường như quên hết nỗi sợ sệt người Dothái, các
ông lập tức rời bỏ nơi ẩn náu, ra khỏi sự e dè và sợ sệt để vội
vã chạy đến xem và ghi nhận sự kiện này. Theo cách nhìn nhận vấn
đề, chúng ta thấy Phêrô tuy là người đến sau nhưng lại là người
vào ngôi mộ trước, do đó đương nhiên trở thành chứng nhân đầu
tiên chứng kiến trọn vẹn sự kiện ngôi mộ trống. Phêrô đã thấy gì?
Tin mừng Gioan phần nào đã cho chúng ta thấy cách thức tẩn liệm
thời đó. Tấm khăn liệm và miếng vải dùng để che đầu là những vật
dụng không thể thiếu trong việc tẩn liệm. Phêrô vào mộ và ông
thấy tất cả các băng vải được xếp riêng ra, được cuộn lại cách
ngay ngắn. Không giống như Maria Macđala đã vội sửng sờ và gán
ghép cho một trò cỡn bợt gian lận hay âm mưu đê hèn nào đấy,
Phêrô nhìn thấy tất cả và không đưa ra lời nhận xét nào. Lý giải
thế nào trước thái độ này của Phêrô? Có người cho rằng đó chính
là thái độ cần thiết của một nhà lãnh đạo. Với Phêrô ở cương vị
Tông đồ trưởng, là thủ lĩnh thì cần phải thận trọng và dè dặt
hơn nhiều trước những biến cố, những sự kiện mà lời nói và nhận
xét của mình có liên quan, ít nhiều đều ảnh hưởng đến đời sống
tinh thần của dân chúng. Lẽ dĩ nhiên chúng ta không phủ nhận
tính đúng đắn của nhận định này. Tuy nhiên nếu căn cứ vào những
gì Tin mừng Gioan trình bày, chúng ta sẽ thấy lý do vì sao Phêrô
im lặng. “Trước đó, hai ông chưa hiểu rằng: Theo Kinh thánh, Đức
Giêsu phải chỗi dậy từ cõi chết”. Thật thế, cho đến mãi sau này,
khi đã được gặp Đấng Phục Sinh và đón nhận Thánh Thần, Phêrô mới
hiểu vì sao ngôi mộ trống và tâm hồn ông lúc ấy mới bừng sáng để
hiểu điều mà Kinh thánh từng loan báo. Phêrô im lặng là vì ông
chưa hiểu. Con người của Phêrô là thế. Chưa hiểu thì im lặng chờ
đợi. Không nghi ngờ. Không quy kết. Không chụp mũ bất cứ ai.
Phải chăng đây cũng chính là thái độ cần có của một nhà lãnh đạo
đúng nghĩa?
Người môn đệ
Chúa yêu : Thấy và tin.
Người môn đệ
được Chúa yêu đi vào mộ. Oâng nhìn thấy tất cả như Phêrô đã nhìn
thấy. Tuy nhiên điều khác biệt duy nhất mà người môn đệ này cảm
nghiệm được so với Phêrô đó chính là sự cảm nghiệm Phục Sinh:
ông đã thấy và đã tin. Có thể nói đây chính là khuôn mẫu của
người môn đệ tuyệt hảo. Gioan đã thấy gì? Thực ra ông chẳng thấy
gì cả ngoài sự trống rỗng của ngôi mộ và vị trí gọn gàng của các
băng vải. Thế nhưng bằng trực giác nhậy cảm của tâm hồn, ông đã
nhận ra sự trống rỗng của ngôi mộ và những vị trí gọn gàng của
các băng vải là vô số những thông điệp loan báo cho ông biết dấu
chỉ về những thực tại siêu nhiên rất khác so với thực tại thông
thường mà nếu không có đức tin, chắc chắn sẽ không cảm nhận được.
Đức tin và sự cảm nghiệm Phục Sinh của ông thật chắc chắn. Đức
tin và sự cảm nghiệm này một phần xuất phát từ trong cách quan
sát và phân tích vấn đề một cách logic và biện chứng. Thật vậy,
đối với ông, chẳng ai có thể lấy xác Chúa đi mà còn tử tế xếp
tất cả các băng vải lại cách gọn gàng như vậy. Với ông, cái chết
đã thất bại, nó đã bị sự Phục sinh tướt đoạt. Người Thầy và là
người bạn của ông chẳng bị ai lấy đi mà chính Người tự đi ra
khỏi nơi Người đã được an táng mà các khăn liệm được xếp gọn
gàng là một minh chứng. Lẽ dĩ nhiên nguyên sự kiện ngôi mộ trống
và nguyên các băng vải liệm được xếp gọn, dù khó hiểu, cũng
không phải là bằng chứng cho sự sống lại của Chúa Giêsu mà đó
chỉ là những dấu chỉ đưa đến niềm tin. Niềm tin đó sẽ được Đấng
Phục Sinh và Chúa Thánh Thần củng cố và hoàn thiện nơi tâm hồn
các môn đệ.
Chúa chúng ta
Phục Sinh. Điều đó thật hiển nhiên trong niềm tin của chúng ta.
Niềm tin đó dựa trên nền tảng thật vững chắc, được soi chiếu bởi
chính Đấng Phục Sinh, được hướng dẫn và dạy dỗ của Chúa Thánh
Thần và được rao truyền bởi chính các môn đệ là những chứng nhân
đích thực. Chúng ta vui mừng và hân hoan vì Chúa đã chiến thắng
tử thần, đem đến cho chúng ta đời sống mới. Niềm tin và lòng hân
hoan này cần phải được nhân lên khi chính mỗi người chúng ta
phải là những chứng nhân để loan báo Tin mừng Phục Sinh cho muôn
dân.
Lạy Chúa Kytô
Phục Sinh! Thế giới này hơn lúc nào hết cần đến ánh sáng Phục
Sinh Chúa chiếu dọi. Và đời sống của chúng con sẽ ý nghĩa biết
bao nếu chúng con biết tận dụng hầu hết mọi cơ hội trong cuộc
sống để hát mừng Thánh danh và ca khen Chúa Phục Sinh, nhằm loan
truyền cho mọi người nhận ra ánh sáng Phục Sinh và ơn cứu rỗi
của Chúa.
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn |
VỀ MỤC LỤC |
|
NĂM THÁNH 2010 (bài 6) BÁC ÁI VÀ
YÊU THƯƠNG
|
Thầy ban cho anh em một điều răn
mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau
như Thầy đã yêu thương anh em. Mọi người sẽ nhận biết anh em là
môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương nhau."
(Jn 13:34-35)
Vào một ngày, khi thầy khổ tu
kia bắt đầu cầu nguyện, thầy thấy một bà mẹ nghèo tàn tật cõng
trên lưng một đứa con thiếu dinh dưỡng, gầy gò ốm yếu, em là nạn
nhân của sự ruồng bỏ và đánh đập. Nhìn thấy thế, thầy ngước mặt
lên thân thưa với Chúa: Lạy Chúa chí ái, tại sao Chúa Sáng Tạo
yêu thương có thể nhìn cảnh khổ đau và đáng thương như thế mà
không làm chi và sao Chúa vẫn cứ lặng thinh? Và trong tận đáy
sâu thẳm tâm hồn, thầy nghe tiếng Chúa trả lời: Cha đã làm một
vài điều, Cha đã dựng nên con.
1.
Yêu Thương
Chúa đã dựng nên chúng ta theo
hình ảnh Chúa. Chúa cho mỗi người chúng ta một số nén bạc khác
nhau và hy vọng mỗi người tự sinh hoa kết quả. Chúng ta được
sinh ra làm người, được dưỡng nuôi trong tình yêu thương của
Chúa, của gia đình và đồng loại. Mỗi người đều có trách nhiệm
chung được mời gọi chia sẻ và cùng nhau xây dựng cuộc sống xã
hội tốt đẹp để mai sau cùng chung hưởng hạnh phúc thiên đàng.
Chúng ta cần phải nhận diện hình
ảnh của Chúa nơi những người anh chị em chung quanh và mỗi người
trở thành Kitô với người khác. Thánh Thần bên trong mỗi tâm hồn
sẽ biến mọi sự thành sự thật và sự có thể. Trong xã hội, nơi
chúng ta đang sinh sống có rất nhiều người nghèo, người kém may
mắn, họ rất cần sự giúp đỡ. Nếu chúng ta biết mở mắt tâm hồn
trong tình yêu, chúng ta sẽ nhận ra chính Chúa Kitô đang hiện
diện nơi những người cùng khốn nhất. Xã hội hiện nay vẫn có rất
nhiều người tốt chung quanh. Truyện kể rằng: Trong cuộc đại
khủng khoảng kinh tế tại Nước Mỹ, các cơ quan chính phủ đã phân
tán khắp các vùng đồi núi để tìm kiếm các gia đình nghèo để họ
có thể giúp cho chút vốn sửa sang nhà cửa và hạt giống để gieo
trồng. Cơ quan từ thiện đến gặp một bà cụ già sống trong một mái
nhà không sàn và nghèo nàn. Cửa sổ bị vỡ và được che đỡ bằng
những miếng giấy cứng. Bà chỉ có những thứ đồ dùng căn bản và
kiếm ăn từng ngày trên mảnh đất cằn khô. Một nhân viên nói với
bà: Nếu chính phủ cho bà 200 đô, bà sẽ làm gì với số tiền này?
Bà trả lời ngay: Tôi sẽ giúp cho người nghèo. Có rất nhiều người
tốt thật giầu có nhưng lại ít tiền bạc.
2.
Phúc Lộc Chan Hòa
Đôi khi chúng ta đòi hỏi phải có
công bằng về phần mình, nhưng chúng ta quên đi việc bác ái chúng
ta cần phải thực hiện. Thử suy nghĩ xem chúng ta đã góp được góp
bao nhiêu cho xã hội nơi chúng ta đang sinh sống. Khi chúng ta
được sinh ra hoặc chúng ta đến cư ngụ nơi đây, thì hầu như mọi
cái đã có sẵn. Chúng ta chẳng có công lênh gì cả, nhưng đôi khi
chúng ta đòi hỏi thật nhiều. Chúng ta biết rằng ngay cả những
cái chúng ta đang dùng như quần áo mặc trên người, đồ trang sức,
những phương tiện cuộc sống đều là do sự cống hiến của rất nhiều
người khác và từ đời này qua đời khác. Chúng ta không thể sống
sót hay phát triển được nếu chúng ta không biết nhận lãnh và cho
đi.
Chia sẻ sẽ có niềm vui và cho đi
thì không bao giờ cạn. Truyện kể về lòng tốt đã cảm hóa được
người xấu trở về. Thánh Phanxicô Salêsiô nổi tiếng là vị thánh
hiền lành và có lòng tốt. Ngài có một người giúp việc rất nghiện
rượu. Một hôm anh ta trốn chủ nhà ra quán nhậu say. Anh ta về
khuya gõ cửa và không ai mở cho. Anh ta nằm lăn ra trước cửa và
ngủ. Nghe tiếng động, thánh Phanxicô ra mở cửa và thấy anh ta
nằm đó, ngài liền nhẹ nhàng bồng anh ta lên phòng và đặt trên
chính giường của ngài. Còn ngài đi ngủ chỗ khác. Giường êm, nệm
ấm khiến chàng ngủ say một giấc tới sáng. Vừa thức dậy, thấy
mình nằm trên giường của chủ, anh ta hoảng hốt vội chạy đi tìm
thánh nhân và sấp mình xin tha thứ và hứa cải thiện. Và anh đã
giữ được lời hứa.
3.
Yêu Là Cho Đi
Từng giây, từng phút trong đời
sống là từng giây phút chúng ta đón nhận hồng ân của Chúa. Từ
khi chúng ta hiện hữu và có hơi thở cho tới khi chúng ta nhắm
mắt xuôi tay, chúng ta sống trong biển hồng ân. Truyện kể về
việc bác ái: Có một người đàn ông giầu có, thắc mắc về lời giảng
của Chúa Giêsu về việc bố thí. Ông cảm thấy rất buồn nản bởi lời
dạy này. Ông cầu nguyện và cầu nguyện để có thể chấp nhận lời
dạy của Chúa nhưng càng cầu nguyện, ông càng cảm thấy buồn hơn.
Một ngày, khi ông gần thất vọng, Thiên thần hiện đến an ủi ông
và hỏi: “Tại sao ông lại buồn thế? Ông trả lời: Tôi buồn vì rằng
tôi cứ phải cho, phải cho mãi không ngừng. Thiên thần nói: Ô,
không, không phải thế đâu! Thiên Thần tiếp: Ông chỉ phải cho,
khi Chúa còn cho ông. Nếu Chúa ngừng cho ông, rồi ông sẽ không
phải tiếp tục cho người khác nữa. Giờ đây, Chúa vẫn tiếp tục cho
ông mà – Chúa cho ông một cách dồi dào hơn cả ông có thể cho
người khác. Chúa ban cho chúng ta khả năng, thời gian và gia sản,
không phải cho chính chúng ta mà chúng ta dùng các khả năng Chúa
ban sinh lợi cho đồng loại.
Yêu thương không có giới hạn.
Một trái tim biết rộng mở yêu thương là một trái tim vĩ đại. Vĩ
đại như trái tim của Đức cha Jean Cassaign và cha Đamien, tông
đồ người hủi, trái tim của mẹ Têrêxa thành Calcutta và trái tim
của không biết bao nhiêu linh mục , tu sĩ nam nữ và giáo dân đã
chia sẻ cùng những kẻ nghèo nàn khốn khó. Hình ảnh mẹ Têrêxa,
một nữ tu già nua tuổi tác, bệnh tật và yếu đuối. Làm sao mẹ có
thể ôm ấp những thân xác ghẻ lở hôi thối, những vết thương rỉ
máu và những quần áo dơ bẩn. Bởi đâu mẹ đã tiếp nhận những thây
ma lạnh ngắt, mẹ ôm ẵm và mẹ chăm sóc. Người ta đâu phải là
người thân hay ruột thịt của Mẹ. Mẹ đã đón nhận họ và yêu thương
họ với một trái tim rộng mở và không so đo tính toán. Mẹ chỉ
biết cho đi và cho đi. Thánh Matthew đã ghi lại lời Chúa Giêsu
mời gọi cho đi: "Và ai cho một trong những kẻ bé nhỏ này uống,
dù chỉ một chén nước lã thôi, vì kẻ ấy là môn đệ của Thầy, thì
Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần thưởng đâu."(Mt.
10:42).
Không phải chúng ta chỉ cho, khi
chúng ta có dư hoặc cho đi cái chúng ta không dùng. Cho đi chính
cái mình đang cần, đang quí và đang xài mới là đáng qúi. Mẹ
Têrêxa kể câu truyện, ngày nọ có một thiếu phụ và 8 đứa con nhỏ
đến gỗ cửa nhà dòng xin gạo. Từ nhiều ngày qua, bà và các con
không có được một hạt cơm trong bụng. Mẹ Têrêxa đã trao cho bà
một túi gạo. Người đàn bà nhận gạo, cám ơn mẹ rồi chia gạo ra
làm hai phần. Ngạc nhiên về cử chỉ ấy. mẹ Têrêxa hỏi tại sao bà
lại phải chia làm hai. Người đàn bà nghèo khổ ấy trả lời: Tôi
dành lại một phần cho gia đình người Hồi Giáo bên cạnh nhà, vì
đã mấy ngày qua họ cũng không có gì để ăn. Sống tình bác ái là
thế đó. Bà cho chính cái cần thiết để sống. Trong phúc âm, Chúa
đã khen một bà góa cho hai đồng bạc vào thùng tiền. Bà cho chỉ
có hai đồng xu nhưng đó là tất cả những cái bà có và bà cần
dùng. Chúa đã khen lòng từ ái của bà.
4.
Cho Đi Là Có Thêm.
Chúng ta nhận lãnh thì nhiều
nhưng cho đi thì ít. Nhìn lại mình, tất cả những cái chúng ta
đang có đều là nhận lãnh. Chúng ta nhận lãnh sự sống con người
từ Thiên Chúa và sự cộng tác của cha mẹ. Chúng ta nhận lãnh sự
hiểu biết và khôn ngoan nơi người khác. Chúng ta lãnh nhận của
ăn, thức uống, đồ dùng và mọi phương tiện của cuộc sống từ nơi
những người xung quanh. Hầu như cái gì chúng ta cũng nhận.Chúng
ta đã cống hiến được gì cho gia đình, xã hội và con người? Nhận
lãnh cần phải trao ban. Nếu chúng ta không biết trao ban, chúng
ta sẽ trở thành ao tù. Giống như khi chúng ta thở ra hít vào,
khi chúng ta hít vào khí Oxy và thở ra thán khí, giúp con người
sống còn. Cho và nhận trở thành quy luật của cuộc sống. Chúng ta
đã lãnh nhận nhưng không thì hãy cho nhưng không. Chúng ta biết
cho thì không mất, mà còn được thêm và thêm dư giả. Thánh Luca
nhắc nhở cho quý hơn là nhận:"Tôi luôn tỏ cho anh em thấy rằng
phải giúp đỡ những người đau yếu bằng cách làm lụng vất vả như
thế, và phải nhớ lại lời Chúa Giê-su đã dạy: cho thì có phúc hơn
là nhận"(TĐCV 20:35).
Mỗi người có những nhận thức và
hành xử khác nhau trong đời sống. Người ta nói rằng: Cha mẹ sinh
con, trời sinh tính. Chúng ta không biết những người tính tình
hà tiện và sống keo kiệt ở đâu ra. Người ta thường chia ra ba
hạng người làm phúc bố thí theo ba lối khác nhau. Nhóm người thứ
nhất được ví như cục đá. Hễ muốn được gì, thì phải lấy búa mà
đập. Song chỉ được đá vụn và tia lửa nẩy ra mà thôi. Nhóm người
thứ hai ví như bọt biển. Nếu muốn được phải vắt và bóp. Nhóm
người thứ ba ví như mật ong, không cần đập hay bóp, tự nhiên
cũng được mật ngon chảy ra từ tàng ong. Chúng ta có thể hiểu
được rằng: Nhóm thứ nhất là những kẻ cứng lòng và hà tiện, nếu
không ép thì không chịu cho chút gì. Nhóm thứ hai là kẻ có lòng
tốt, hễ ai quyên góp thì cho, càng quyên càng cho. Nhóm thứ ba
là người vui lòng mà cho một cách ngọt ngào, chứ không đợi ai
phải hỏi. Vậy chúng ta muốn gia nhập vào nhóm nào?
5.
Cho Qúy Hơn Nhận
Cho đi thì quý hơn nhận nhưng
hàng ngày chúng ta nhận quá nhiều mà cho đi chẳng bao nhiêu. Từ
khi mở mắt thức dậy chào đón một ngày mới là chúng ta bắt đầu
nhận ơn. Không biết bao nhiêu thứ chúng ta nhận trong một ngày,
chúng ta không thể kể hết. Chúng ta đóng góp được bao nhiêu cho
xã hội và con người. Thật là quá ít ỏi. Câu truyện của một thi
sĩ nằm mơ thấy ông thợ giầy đến nói với chàng: Từ nay xin ông tự
đóng giầy lấy mà đi. Rồi người bán bánh đến nói: Tôi nghĩ, ông
hãy tự làm bánh lấy mà ăn. Bác hàng thịt cũng thế nói rằng: Ông
hãy nuôi heo mà giết thịt. Cô giúp việc thưa rằng: Từ nay ông tự
dọn bữa, quét nhà, giặt quần áo, em xin nghỉ. Anh thi sĩ toát mồ
hôi hột thầm nói: Trời ơi, mọi người nghỉ việc thì tôi sẽ chết
mất. Thức giấc, à đây là giấc chiêm bao, mừng biết mấy. Từ đó,
anh nhận ra mọi người đều là ân nhân của mình. Đây là bài học
cho hết mọi người chúng ta. Chúng ta chịu ơn quá nhiều, nếu
không có tha nhân, chúng ta sống đơn côi hay đã chết từ lâu.
Người ta vẫn nói: Lòng tham
không đáy. Chúng ta nói rằng chúng ta không tham, nhưng ước muốn
của chúng ta cũng không có cùng. Muốn có rồi lại muốn có thêm
nữa. Chúng ta chắt chiu, thu quén của cải tiền bạc càng nhiều
càng tốt. Chúng ta ai cũng muốn có chút gì để phòng cơ tích trữ
hay chút vốn dự tính cho ngày mai. Nó là công lao mồ hôi nước
mắt làm ra chứ đâu phải nhặt không ngoài đường. Cái gì của mình
cũng qúy, nhất là tiền bạc. Đồng tiền nối liền khúc ruột mà. Đâu
ai nỡ cắt đứt ruột mình. Nói thế thôi nhưng trên thực tế chúng
ta thấy có rất nhiều tấm lòng hảo tâm và quảng đại. Họ sẵn sàng
xả thân giúp đỡ và hy sinh cho đồng lọai. Có những người dám hy
sinh cho đại nghĩa, lo việc chung trước và việc nhà sau. Nhìn xã
hội chung quanh, chúng ta thấy sự cống hiến khả năng của biết
bao nhiêu con người. Mỗi người được mời gọi góp phần của mình để
xây dựng một xã hội và giáo hội tốt đẹp. Hãy cứ cho đi sẽ nhận
lại gấp trăm. Chúa Giêsu đã hứa: “Anh em hãy cho, thì sẽ được
Thiên Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn,
đã lắc và đầy tràn, mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng
đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em bằng đấu ấy."(Lc
6:38)
6.
Đức Ái là Yêu Thương
Đức bác ái được thể hiện qua lời
nói, cách cư xử và hành động giúp đỡ. Chúa Giêsu chú trọng đến
những hành vi bác ái và cho đó chính là những hoa qủa để được
lãnh phần thưởng quê trời. Người ta thường nói: Lời nói không
mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Câu truyện kể:
Nơi góc hè phố, có một bác hành khất tê bại nằm co quắp, thấy
một ông ăn diện bảnh bao đi qua, ông mở miệng xin bố thí. Người
đó xỏ tay vào túi nhưng tìm mãi chẳng được gì. Rồi thành kính
nói với bác ta: Này bác, tôi muốn biếu bác một chút, nhưng bất
ngờ tôi chẳng có đồng nào trong túi mình cả. Xin lỗi. Người hành
khất nói: Cám ơn ông, ông đã cho tôi nhiều hơn mọi của bố thí.
Ông đã gọi tôi bằng “Bác”, thật chưa bao giờ trong đời tôi nhận
được danh xưng đó trên môi miệng của một ông lớn nào cả.
Thật là giật mình. Nhìn lại thái
độ của chính mình, nhiều lần chúng ta cũng đã cư xử thiếu lễ độ
và có khi vô phép với những người kém may mắn. Chúng ta tìm cách
tránh xa những người ăn xin và sợ bị phiền hà. Chúng ta khinh
thường họ vì họ bị mù, bị què quặt, bị câm điếc và bị ngồi lê
lết trên các vỉa hè. Đã biết bao lần chúng qua chỉ lướt nhìn qua
rồi giả vờ như không trông thấy họ. Có khi nào chúng ta mở lời
chào họ hay gọi họ là cô, chú, bác, hay ông bà chưa? Chúng ta
thường thiếu xót trong việc bác ái này. Là con cái của Chúa,
Chúa mời gọi chúng ta bước thêm một bước đến với tha nhân, thánh
Matthew viết: Nếu anh em chỉ chào hỏi anh em mình thôi, thì anh
em có làm gì lạ thường đâu? Ngay cả người ngoại cũng chẳng làm
như thế sao? Vậy anh em hãy nên hoàn thiện, như Cha anh em trên
trời là Đấng hoàn thiện (Mt. 5:47-48).
7.
Đón Nhận Anh Em
Ai là anh em của chúng ta. Chúa
Giêsu đã kể cho chúng ta một câu truyện ngụ ngôn: "Một người kia
từ Giêrusalem xuống Giêrikhô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp.
Chúng lột sạch người ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi, để mặc người ấy
nửa sống nửa chết (Lc 10:30). Các thầy tư tế, thầy Lêvi đi qua,
giả lơ và tìm đường khác. Có một người ngoại nhìn thấy, động
lòng thương xót: Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết
thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng
lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc (Lc 10:34). Chúa Giêsu
đã lấy gương của một người ngoại giáo để dạy cho các tông đồ và
cho chúng ta bài học về bác ái chính thực. Không chỉ bằng lời
nói mà bằng chính việc thực hiện, dám xả thân cứu vớt anh em
đồng loại. Có lẽ trái tim của chúng ta chưa mở rộng đủ để đón
nhận anh chị em.
Ngày kia người ta kể câu truyện
về Chúa giả làm bác hành khất đi ăn xin. Chiều đến, bác rảo qua
các biệt thự, xin trú ngụ qua đêm. Kẻ thì bảo bác ra nhà sau
ngủ, người thì nói bác xuống vựa lúa và kẻ khác thì cho một chỗ
dưới gầm cầu thang. Nhưng xem ra bác hành khất không muốn nhận
những tấm lòng tốt đó. Bác ra xóm lao động xin trọ và được lối
xóm tiếp đãi tử tế. Họ cho bác ăn và cho ngủ cùng phòng. Sáng
hôm sau thức dậy, bác ta biến đâu mất, nhưng chủ nhà thấy một
bức thơ để lại, trong đó ghi câu: “Các con là bạn hữu của Đức
Kitô”. Sau này, mấy kẻ nhà giầu nghe biết, lấy làm hổ thẹn. Thật
vậy, càng có nhiều tiền của, càng có nhà cửa sang trọng càng khó
đón tiếp khách nghèo hèn. Khi có của cải giầu sang, chúng ta lại
muốn yên tĩnh, xây nhà lớn, tường cao, cổng kín và có chó giữ
nhà. Chúng ta từ từ tránh xa những người hành khất sợ bị quấy
rầy.
8.
Sống Bác Ái.
Truyện thường xảy ra tại các nhà
xứ. Chúng ta phải đối xử thế nào? Một chiều nọ, khi cha quản sở
đóng cửa nhà thờ, cha gặp một đứa bé đang ngủ ở hàng ghế sau
cùng. Cha đánh thức cậu bé dậy và xin lỗi vì cha phải đóng cửa
nhà thờ. Cậu bé liền thố lộ: Đêm nay con không có chỗ nào để trú
ngụ và mong được lưu lại trong nhà thờ này. Cha trả lời là cha
hy vọng cậu bé hiểu dùm, vì ngủ trong nhà thờ là không thể được.
Thế là cha mời cậu tạm vào phòng tiếp tân chờ gọi điện thoại cho
mấy trung tâm cư trú trong thành phố cố gắng kiếm một chỗ cho
cậu bé qua đêm. Rủi thay đêm đó không có trung tâm nào còn chỗ
trống cả. Vị linh mục liền xin lỗi cậu. Cậu bé biết mình phải ra
đi và đã lầm lũi bước vào bóng đêm lạnh lẽo.
Về nhà xứ, ngồi vào chiếc ghế
bành êm ấm, cầm Thánh Kinh lên đọc đoạn dành riêng cho ngày. Đó
là bài dụ ngôn “Người Samaritanô nhân hậu”. Bỗng dưng vị linh
mục nhận thấy cậu bé giống hệt như người bị thương tích trong dụ
ngôn, cậu đang cần sự giúp đỡ. Cha nhận ra mình giống như các
thầy tư tế và Lêvi đã bước qua một bên mà chẳng giúp được gì.
Nói đến đây, tôi lại nghĩ đến chính mình. Rất nhiều lần, tôi đã
gặp cảnh này trong nhà thờ sau lễ chiều Chúa Nhật. Một ông
homeless hay một ông say rượu đang nằm ngủ ghế cuối nhà thờ, tôi
chỉ đánh thức ông ta dậy và nói nhà thờ chuẩn bị đóng cửa, hãy
đi ra. Tôi cũng chẳng hỏi han hay giúp đỡ gì cả. Tôi nghĩ, còn
nhiều sự cố xảy ra như vậy trong tương lai. Tôi sẽ làm gi?
Quyết Tâm
Lạy
Chúa, Mùa Chay sắp qua, chúng con đã có nhiều cơ hội suy gẫm về
bản thân và về cách sống đạo. Chúng con đã bỏ qua biết bao nhiêu
cơ hội để chia sẻ và giúp đỡ người khác. Chúng con dựa vào nhiều
lý do để tránh khỏi phải giúp đỡ anh chị em kém may mắn hơn
chúng con. Chúng con chẳng thiếu chi cả, chỉ thiếu tấm lòng bác
ái và sự quảng đại. Chúa đã cho chúng con dư tràn phúc lộc,
chúng con đã lãnh nhận quá nhiều. Đặc biệt trong Năm Thánh 2010
này, xin Chúa mở lòng chúng con để chúng con biết đón tiếp, chia
sẻ và giúp đỡ những người anh chị em chung quanh chúng con. Chúa
đã hứa Chúa chỉ chúc phúc cho những ai biết cho đi.
Chúa Giêsu dạy rằng:
“Ai cho anh em uống một chén nước vì lẽ anh em thuộc về Đấng
Kitô, thì Thầy bảo thật anh em, người đó sẽ không mất phần
thưởng đâu” (Mc 9:41).
Lm. Giuse Trần
Việt Hùng - Bronx, New York. |
VỀ MỤC LỤC |
|
ĐIỀU KIỆN ĐỂ BÍ TÍCH THÀNH SỰ (
CANONICAL VALIDITY)
|
Hỏi: Một
người đã làm linh nục giả trong nhiều năm ở một Tiểu bang kia
trước khi bi khám phá. Như vậy những bí tích mà “ linh mục giả”
này làm trong bao năm ở giáo xứ kia có thành hay không?
Trả lời :
trước khi trả lời câu hỏi này, tôi thấy cần thiết phải nói qua
về Chức Linh Mục (Priesthood) trong Giáo Hôi Công Giáo và Chính
Thồng Giáo ( Orthodox Churches) vì chỉ có các Giáo Hội này có
Chức Linh Mục của Chúa Kitô mà thôi.
Thật vậy,
Chúa Giê su-Kitô được “ Thiên Chúa tôn xưng là Thượng Tế theo
phẩm trật Menki-xê-đê…và muôn thủa Con là Thượng Tế theo
phẩm trật Menki-xê-đê” ( x. Dt 5: 6,10).
Như vậy Chức
Linh Mục Thừa Tác ( Ministerial Priesthood) của hàng Linh mục và
Giám Mục trong Giáo Hội bắt nguồn từ Chức Linh Mục đời đời của
Chúa Kitô. Chính Chúa đã thiết lập Chức Linh Mục thừa tác này
trong Bữa Tiệc Ly đêm thứ năm khi Người nói với các Tông Đồ hiện
diện : “ anh em hãy làm việc này để tưởng nhớ đến
Thầy.” ( Lc 22:19; 1 Cor 11: 24-25)
Theo tín lý
và giáo lý của Giáo Hội, thì chức Giám mục “ nhận lãnh
trọn vẹn Bí tích Truyền Chức Thánh tức là Chức Tư Tế tôi
cao” nghĩa là được chia sẻ trọn vẹn Chức Linh Mục đời đời của
Chúa Kitô “ Vị Thượng Tế theo phẩm chật Menki-xê-đê”(
LG.số 21, SGLGHCG ,số 1557) trong khi Linh mục, phụ tá đắc lực
của Giám mục, chỉ chia sẻ một phần Chức Linh Mục tối cao đó ,
nhưng “ dù không có quyền thượng tế và tùy thuộc giám mục khi
thi hành quyền bính, linh mục cùng hiệp nhất với giám mục trong
tước vị tư tế” (Sacerdos)( LG. no. 28).
Đó là đại
cương về Chức Linh Mục thừa tác của Giám Mục và Linh Mục trong
Giáo Hội.
Chức Linh Mục
phải được truyền chức ( ordain ) hữu hiệu hay thành sự (
validity) qua việc đặt tay của Giám Mục và lời cầu xin ơn thánh
hiến của Chúa Thánh Thần theo đúng nghi thức Truyền chức thánh
của Giáo Hội
Do đó nếu
không có chức Linh mục hữu hiệu thì không thể có các bí tích sau
đây:
1- Bí tích
Thánh Thể
2- Bí tích
hòa giải
3- Bí tích
Thêm sức ( được phép của Giám mục)
4- Bí Tích
sức dầu bênh nhân
5- Bí Tích
truyền Chức Thánh ( chỉ có giám mục được phong các chức Phó tế,
Linh mục và Giám mục, vì Giám được chia sẻ trọn vẹn Bí tích
Truyền Chức Thánh, Nhưng trước khi được tấn phong làm Giám mục,
nghĩa là được chia sẻ trọn vẹn Chức Linh Mục của Chúa Kitô, thì
ứng viên phải là linh mục đã được chịu chức thành sự (validly
ordained)
Như vậy ,
“linh mục giả” nghĩa là không có chức linh mục được truyền chức
thành sự, thì không thể cử hành hữu hiệu bất cứ bị tích nào
trên đây, trừ hai bí tích Rửa tội và Hôn phối không đòi buộc
thừa tác viên phải có chức linh mục. Dầu vậy,” linh mục giả”
cũng không có tư cách đại diện Giáo Quyền để chứng hôn hay rửa
tội với cương vị là linh
mục.
Hơn thế
nữa, nếu không phải là tư tế, nghĩa là không có chức linh mục
thực thụ mà dám cử hành bí tích Thánh Thể hoặc giải tôi cho ai
thì không những bí tích không thánh sự mà người làm những việc
này còn tức khắc bị vạ tuyết thông tiền kết nữa. ( Latae
sententiae
) ( x.giáo luật số 1378, triệt 2&3).
ĐIều kiện để
bí tích thành sự
Như đã trình
bày ở trên, nếu không có chức linh mục hữu hiệu thì không thể
cử hành thành sự các bí tích Thánh Thể, Hòa giải , thêm sức và
sức dầu bênh nhân được..
1- Bí
Tích Thánh Thể
( Eucharist)
Bí tích này
chỉ được cử hành trong khuôn khổ Thánh Lễ Tạ Ơn hay còn gọi là
Lễ Mísa, và chỉ có Giám mục và Linh mục được phép cử hành mà
thôi. Nhưng dù có chức linh mục thực sự mà cử hành không đúng
với ý muốn và phương thức qui định của Giáo Hôi ( kỷ luật bí
tích) thi bí tích vẫn không thành sự được. Thí dụ, thay vì dùng
bánh không men (unleavened Bread) và rượu nho như Giáo Hội qui
định, giả sử có linh mục nào tự ý “phăng ra” luật
riêng của mình để dùng bánh đa (bánh tráng) và rượu đế lấy cớ
đó là sản phẩm của người Viêt Nam, nhất là tự chế ra lời truyền
phép (consecration) thay vì đọc đúng phần lễ qui này theo chữ đỏ
(rubric) thì bí tích sẽ không thành (invalid). Lại nữa, không
phải lúc nào đọc lời truyền phép thì cũng có Mình và Máu Chúa
Kitô mà chỉ được đọc trong Thánh Lễ Ta Ơn ( Eucharist) mới có
Bí tích Thánh Thể mà thôi. Nói rõ hơn, không thể vào tiệm bánh
mì hay tiệm rượu rồi đọc lời truyền phép mà có Bí Tích được,
dù có chức linh mục. Tóm lại, không thể có bí tích Thánh Thể
ngoài Thánh Lễ Tạ Ơn, là “đỉnh cao của đời sống thiêng liêng của
Giáo Hội nói chung và của mọi tín hữu nói riêng’’.
2- Bí
Tích Truyền Chức Thánh
( Holy Orders) :
Chỉ có Giám
mục thực thụ được phép cử hành bí tích này mà thôi. Có điều
ngoại lệ ở đây là nếu Giám mục nào của Giáo Hội mà tự ý đặt
tay truyền chức giám mục cho linh mục nào thì bí tích vẫn thành
sự (validly) nhưng bất hợp pháp ( Illicitly) vì không có phép
của Đức Thánh Cha. Trong trường hợp này cả giám mục truyền
chức và giám mục được thụ phong đều tức khắc bị vạ tuyệt thông
tiền kết ( Latae sententiae) (x. Giáo luật số 1382)
3- Bí Tích rửa tội:
Về bí tích
Rửa tội, nếu không dùng nước để đổ trên đầu hay trán của ứng
viên ( hoặc dìm đầu xuống nước=immersion ) hay không đọc đúng
công thức Chúa Ba Ngôi thì bí tích sẽ không thành sự được trong
bất cứ trường hợp nào. Tóm lại, phải có nước lã và đọc đúng công
thức “ Tôi ( cha) rửa con (em , anh chị, ông bà) Nhân
danh Cha và Con và Thánh Thần.
Thừa tác viên
chính thức của bí tích này là Giám mục và linh mục. Phó tế cũng
được phép rửa tội, nhưng thông thường chỉ rửa tội cho trẻ em
thôi. Sở dĩ phó tế không được rửa tội cho người lớn vì người lớn
( từ 18 tuổi trở lên) xin rửa tội là những tân tòng
(catechumens) phải tham dự lớp giáo lý riêng ( RCIA) trước khi
được rửa tội, thêm sức và rước Minh Thánh Chúa trong đêm vọng
Phuc Sinh.Vì thế chỉ có linh mục được cử hành ba bí tích này
dành cho người tân tòng mà thôi. Nhưng trong trường hợp khẩn
cấp, nguy tử thì bất cứ ai – kể cả người chưa được rửa tôi- cũng
có thể rửa tội thánh sự nếu làm theo ý Giáo Hội với nước và công
thức Chúa Ba Ngôi. ( x. SGLGHCG, số 1256)
4- Bí Tích Sức dầu bệnh nhân:
Chỉ có Giám
mục và linh mục được cử hành mà thôi. Và phải dùng dầu đã được
làm phép cho mục đích này với công thức sức dầu qui định. Nếu
không có dầu thì không thể có bí tích được. Ngoài Giám mục và
linh mục ra, không ai được cử hành bí tích này trong bất cứ
trường hợp nào. Sở dĩ phải nhấn mạnh điều này ở đây vì có linh
mục đã làm phép dầu để bán cho giáo dân với lời dặn là họ có thể
sức dầu cho nhau !
5- Bí Tích Hôn Phối
:
Riêng bí tích
hôn phối, mặc dù thừa tác viên chính của bí tích này là hai
người phối ngẫu ( sx, SGLGHCG số 1623) và khi trao đổi lời ưng
thuận kết hôn với nhau, họ trao bí tích này cho nhau. Nhưng nếu
thiếu một trong những điều kiện cần thiết sau đây thì bí tích sẽ
không thành sự được:
a-
hai người phối ngẫu phải hoàn toàn tự do muốn kết hôn với
nhau , ý thức rõ và thực tâm muốn sống trọn đời mục đích của
giao ước này. Hôn phối sẽ vô hiệu lực (không thành sự) nếu bị
ép buộc, đe dọa hay lợi dụng kết hôn làm phương tiện để ra nước
ngoài, hoặc có ý lừa dối để lấy nhau. Thí dụ : đã có vợ hoặc
chồng rồi nhưng khai là chưa từng kết hôn, hoặc không phải là
người có danh vọng như bác sĩ, kỹ sư, giám đốc, chủ ngân hàng
v.v nhưng mạo nhận để lừa dối người phối ngẫu. ( x. Giáo luật
số 1097-98)
b-
cả hai đều bình thường (normal) về mặt tâm sinh lý (
không ai có bệnh tâm thần, hoặc bất lực hay khiếm khuyết về cơ
năng sinh lý)
c-
Phải có hai người làm chứng (witness) trong lễ thành hôn.
d-
Hôn lễ phải được cử hành theo đúng nghi thức của Giáo Hội
với sự chứng hôn của vị đại diện Giáo Quyền là linh mục hay phó
tế. (x. giáo luật số 1108). Đai diện Giáo Quyền sẽ nhận lời bảy
tỏ ưng thuận kết hôn của đôi hôn phối và chúc lành cho họ. ( x.
SGLGHCG, số 1630)
Bí tích là
phương thế hữu hiệu nhất để được nhận lãnh ơn sủng đồi dào của
Chùa ban cho chúng ta qua Giáo Hội là Thân Thể Nhiệm Mầu của
Chúa Kitô trong trần gian. Nhưng muốn lãnh nhận ơn thánh Chúa
qua qua các bí tích Thánh Thể, Hòa giải, Thêm sức Sức dầu và
Truyền chức thánh, thì tiên quyết đòi hỏi thừa tác viên các bí
tích này phải có chức linh mục thực thụ ( chức giám mục cho bí
tích Truyền Chức thánh) như đã nói ở trên.
Đó là về
phía Thừa tác viên (Ministers). Về phần người muốn lãnh nhận ơn
thánh qua các bí tích nói chung, thì điều kiện tiên quyết và
tối cần là phải được chuẩn bị kỹ về mặt giáo lý để hiểu rõ những
lợi ích thiêng liêng của bí tích muốn lãnh nhận cũng như có
lòng ao ước được hưởng những lợi ích đó. Nếu không có sự chuẩn
bị và ước ao này thì ơn thánh sẽ không thể tác động hữu ích
trong tâm hồn của người lãnh nhận được. Cụ thể, nếu không được
chuẩn bị kỹ để tin rằng bí tích Thánh Tẩy ( Rửa tội) không những
tha tội nguyên tổ (trẻ em và người lớn ) và mọi tôi cá nhân (người
lớn) cùng với mọi hình phạt hữu hạn của các tội này ( x SGLGHCG
số 1263) và có lòng ao ước như vậy thì Ơn thánh Chúa ban qua
bí tích này không thể hoạt động hữu hiệu nơi người được rửa tội.
Nghĩa là không thể lấy nước
đổ đại trên
đầu bất cứ ai rồi đọc công thức rửa tội là người đó được ơn tái
sinh của phép rửa.
Trong trường
hợp này , việc đổ nước trên đầu cũng ví như đổ trên sỏi đá hay
trên bụi gai và nước sẽ trôi đi mà thôi. Ngược lại , nếu được
chuẩn bị chu đáo để có lòng tin và ước muôn lãnh nhận, thì tâm
hồn sẽ ví như lớp đất xốp và nước tượng trưng cho ơn thánh sẽ
thâm sâu vào tâm hồn để sinh ơn ích thiêng liêng trong tâm hồn
ấy… Cùng vậy, nếu không tin Chúa Giêsu thực sự hiện diện trong
hình bánh và rượu nho, và không có lòng khao khát muốn rước Chúa
vào linh hồn mình đang sạch tội trọng, thì rước Lễ chỉ là ăn
chút bánh mì và uống tí rượu trong bữa ăn thường ngày ở nhà mà
thôi. Nghĩa là chẳng có lợi ích gì về mặt thiêng liêng cả. Cũng
vì lý do này mà Giáo Hội không cho phép trao Minh Thánh Chúa cho
người ngoài Công Giáo, dù họ tham dự Thánh lễ chung với tín hữu
Công giáo, vì họ không hiểu mục đích và điều kiện của sự hiệp
thông trọn vẹn này.
Tóm lại, Ơn
Thánh Chúa thì lúc nào cũng dồi dào và hữu hiệu qua các bí tích.
Nhưng hiệu quả này không thể được ví như liều thuốc chích vào
cơ thể ai thì dù muốn hay không, thuốc vẫn tự tác động trong cơ
thể của người ấy. Nếu chích lầm thuốc độc thì bệnh nhân sẽ chết
dù không hề mong muốn tai nạn này. Ngược lại, Ơn Thánh Chúa ban
qua các bí tích không tự tác động như vậy trong tâm hồn người
lãnh nhận nếu không có sự chuẩn bị chu đáo về mặt thiêng liêng
để gịục lòng tin, lòng muốn và sạch tội trọng. ( nếu muốn rước
Mình, Máu Thánh Chúa qua bí tích Thánh Thể)
Lm. Phanxicô Xaviê Ngô Tôn
Huấn |
VỀ MỤC LỤC |
|
CÂU CHUYỆN NGƯỜI PHỤ NỮ NGOẠI TÌNH
TRONG PHÚC ÂM
|
Bác sĩ Nguyễn Tiến
Cảnh, M.D.
Phúc âm Thánh Gioan
có kể lại câu chuyện về người đàn bà ngoại tình (Ga 8:1-11). Câu
chuyện làm tôi rất phấn chấn và thích thú, nên xin được chia sẻ
những ý nghĩ về đoạn phúc âm tuyệt diệu này.
BỐ CỤC CỦA CÂU CHUYỆN
Câu chuyện được
trình bày dưới hai khung cảnh thật linh động. Một là cuộc tranh
luận giữa Chúa Giêsu với những nhà thông luật và người Pharisiêu
liên quan đến một người đàn bà bị bắt quả tang phạm tội ngoại
tình mà theo luật Maisen có ghi trong sách Leviticus (20:10) thì
người đàn bà phạm tội phải bị phạt ném đá. Hai là cuộc đối thoại
ngắn ngủi nhưng sống động giữa Chúa Giêsu và người phụ nữ tội
lỗi.
Trong suốt thời gian rao giảng Tin Mừng của Chúa Giêsu ở trần
thế, chúng ta thấy không có biến cố nào được diễn tả một cách
trong sáng và rõ ràng hơn như trong câu chuyện này: Lòng khoan
dung tha thứ của Chúa Giêsu đối với người phụ nữ phạm tội đã
được đề cao vượt hẳn lên trên cả công lý và pháp luật như đã
được mô tả.
Tình tiết câu
chuyện cũng đã gây thắc mắc cho người đọc ở hai phương diện: Thứ
nhất về văn-từ như của thánh Gioan thì không thấy có trong những
bản viết tay cổ Hy Lạp, và chắc chắn cũng không có trong các bản
thảo phúc âm của thánh Gioan. Nhưng về ngôn từ và cách hành văn
thì lại có vẻ gần với thánh Luca hơn là thánh Gioan.
Ngôn từ và câu văn
duy nhất không thấy dùng trong phúc âm thánh Gioan là “Núi
Cây Dầu / Olives” (8:1), “các kinh sư / nhà thông luật”
(8:3) và “Ta kết án” (8:11); nhưng lại thường thấy trong
các phúc âm nhất lãm của ba thánh Mathêu, Mac-co và Luca. Ngôn
từ và câu văn như “tất cả mọi người” (8:2) và “các
nhà kinh sư và pharisiêu” (8:3) thì thánh Luca thường hay
dùng hơn. Tuy nhiên, dù có những từ của Luca được dùng trong câu
chuyện, nhưng các câu văn lại không phải của Luca, chứng tỏ bản
văn không phải của thánh Luca.
Mặt khác, một số từ
trong câu chuyện lại không thấy trong bất cứ phúc âm nào khác,
chẳng hạn như: “bắt quả tang…” (8:4), “không có tội”
(8:7), “chỉ còn lại một mình Người” (8:9). Vậy thì chắc
chắn những ngôn từ này chỉ thấy ở câu chuyện trong Tân Ước mà
thôi. Tại sao?
Các học giả kinh
thánh nhận thấy nơi Giáo Hội sơ khai, người ta coi tội ngoại
tình là một tội rất nặng, do đó thái độ khoan dung tha thứ của
Chúa Giêsu đối với người phụ nữ phạm tội đã gây bối rối thắc mắc
cho mọi người rất nhiều. Phải chăng vì vậy mà trong nhiều năm,
người ta không thấy câu chuyện này được ghi trong bản thảo viết
tay của Tin Mừng thánh Gioan? Nó chỉ được lưu truyền bằng miệng
và các nhà viết luật cũng không muốn nó bị mai một, lạt phai đi
vào quên lãng.
Tình tiết thứ hai
của câu chuyện đã gây thắc mắc là trong toàn bộ phúc âm, ta chỉ
thấy có một lần duy nhất Chúa Giêsu cúi xuống lấy tay viết trên
đất….Người viết cái gì thì không thấy các thánh sử nói. Đó là
điều chúng ta cần phải suy nghĩ. Chúa không chỉ viết một lần mà
những hai lần. Đọc đến đây tôi cảm nghiệm thấy hình ảnh Chúa cúi
xuống lấy ngón tay viết trên đất thật là đắc địa. Nó thâm trầm,
sâu sắc và ý nghĩa vô cùng. Tôi rất khoái cái thông điệp này của
Chúa Giêsu. Tôi thường dùng nó như là mẫu mực để chúng ta đương
đầu với tội lỗi, với kẻ thù, với phạm nhân và với chính bản tính
tội lỗi người của mình. Thông điệp này của Chúa là một phương
pháp “thực thi hòa giải” tuyệt diệu và rất thực tế, một hiệu
lệnh mà Chúa đưa ra cho mỗi người chúng ta phải làm trước khi
bước chân vào nhà thờ dâng của lễ hay tham dự thánh lễ hoặc xưng
tội, hoặc đối thoại với tha nhân.
Hòa giải, đối thoại
chỉ có ý nghĩa và đạt kết quả khi chúng ta sẵn sàng lắng nghe,
cảm nhận nhau, khoan dung tha thứ cho nhau và chấp nhận nhau.
PHẢI CHĂNG CHÚA GIÊSU ĐÃ QUÁ NHẸ NHÀNG VỚI TỘI LỖI?
Đọc thật cẩn thận
câu chuyện này (John 8:1-11), ta sẽ thấy là Chúa Giêsu cũng
chẳng có gì là nhẹ nhàng đối với tội lỗi cả. Thực ra là Ngài đã
cảm thông và tha thứ cho kẻ phạm tội thì đúng hơn. Hành động này
đã đặt Chúa ở một vị thế như thách thức, yêu cầu và răn dạy
người phụ nữ từ rày về sau “đừng phạm tội nữa”. Hình ảnh
Chúa Giêsu hiện diện trước mặt người phụ nữ như một dấu chỉ Chúa
thường xuyên kêu gọi và khuyên bảo các môn đệ của ngài cũng như
toàn thể Giáo Hội qua mọi thời đại đừng có bao giờ làm điều gì
xúc phạm đến Chúa và những người xung quanh mình.
Phê phán câu chuyện
cũng có hai khuynh hướng. Một khuynh hướng cho rằng Chúa Giêsu
quá nhân hậu và dễ dàng đối với kẻ phạm tội. Khuynh hướng khác
cho là Chúa sử sự như vậy coi như là chấp nhận tội lỗi, không
cần thiết phải có hành động cải tà qui chính và ân sủng thứ tha
của Chúa. Cả hai khuynh hướng này đều sai. Bởi lẽ không chấp
nhận bản tính và khuynh hướng tội lỗi của con người, không mở
rộng lòng đón nhận ân sủng thứ tha của Chúa tức là chối bỏ thông
điệp và lời yêu cầu của Đức Giêsu Kitô.
Là mục tử, là người
công giáo trưởng thành chúng ta có nhiệm vụ phải xác định
khuynh hướng nào là chính và quan trọng. Tất cả mọi người chúng
ta đều được mời gọi để chuyển đạt cái truyền thống ấy của Giáo
Hội là một đại cộng đồng tín ngưỡng rất đặc thù về lòng khoan
dung tha thứ trong sáng vô bờ bến ấy.
LÒNG KHOAN DUNG THA THỨ BAO LA CỦA CHÚA
Suy niệm về Tuần
Thánh và cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, chúng ta thấy càng ngày
Chúa càng bị lôi cuốn vào cuộc tranh cãi với chính quyền địa
phương và mỗi lúc càng trở nên găy gắt, biến thành mối đe dọa
cho họ. Cuối cùng, chúng ta thấy cái rắc rối ấy đã dẫn đưa Chúa
đến Núi Sọ và Thập Tự. Bài phúc âm này cho chúng ta thấy tính
chất đặc biệt của lòng khoan dung tha thứ trong một quang cảnh
thê lương ảm đạm cũng đặc biệt. Tội lỗi thì ghê tởm, kẻ phạm tội
lại luôn luôn được thương sót.
Các nhà thông luật
và Pharisiêu đem người đàn bà bị bắt vì tội ngoại tình đến trước
mặt Chúa Giêsu để bắt bí Ngài, buộc Ngài phải phán xét và xử tội
theo luật Maisen. Chúa bèn trả lời những kẻ cáo buộc người phụ
nữ:
- Ai thấy mình
không có tội thì cứ việc ném đá người này trước đi.
Câu hỏi này đã buộc
họ phải tự suy nghĩ về chính bản thân mình và thấy rằng mình
cũng chẳng tài giỏi, tốt đẹp gì hơn ai, cũng là con người yếu
đuối tội lỗi cả. Thế là họ từ từ từng người một, từ già đến trẻ
lặng lẽ rút lui không ai dám ném đá người đàn bà. Nhìn quang
cảnh này chúng ta thấy chính chúa Giêsu cũng đã biểu lộ cái bản
tính người của ngài qua cung cách đối sử với người phụ nữ vô
phúc đó. Dĩ nhiên cái tội bà phạm chắc chắn không thể chấp nhận
được nên Chúa đã nói với bà: “Bà cũng đi đi và từ rày về sau
đừng phạm tội nữa”.
Xem vậy, Chúa đã
không thẳng tay đè bẹp bà ta vì cái tội tày trời đó mà không
phán xét. Hai tiếng “đi đi” không có nghĩa là Chúa xua đuổi
người phụ nữ như là kẻ đáng khinh ghét, nhưng hàm ý tội bà phạm
nặng lắm đấy, bà phải ăn năn thống hối và đừng tái phạm nữa. Đọc
câu chuyện Phúc Âm này, ta phải hiểu rằng tất cả chúng ta đều là
con người bất toàn và tội lỗi, cần phải cải đổi để xứng đáng
được lãnh nhận ơn bao dung tha thứ của Chúa nhân lành.
VÀ…CUỐI CÙNG CHỈ CÒN LẠI CÓ HAI NGƯỜI
Nhận được ra tội và
biểu lộ cho mọi người biết cũng là một cách tự thú nhận mình là
kẻ có tội và cần đến lòng khoan dung tha thứ vô bờ của Thiên
Chúa. Rao giảng Tin Mừng Phúc Âm mà không nhận biết cần phải có
sự ăn năn sửa đổi sâu sa của từng người cũng như ơn khoan dung
tha thứ của Chúa tức là phủ nhận thông điệp Chúa đã truyền dạy
cho chúng ta qua bài phúc âm Người đàn bà ngoại tình này: “Ăn
năn thống hối và cải tà qui chánh”.
Thánh Augustine đã
bình luận đoạn Phúc Âm này của thánh Gioan (Io.Ev.tract 33,5)
một cách tuyệt vời: “Khi trả lời những kẻ tính bắt bí để qui
tội Ngài, chúa Giêsu đã không tỏ ra coi thường luật lệ của
Maisen, cũng không quá mềm yếu…”. Với những lời lẽ đó –
thánh Augustine nói thêm- chúa Giêsu đã buộc những kẻ tố cáo
người phụ nữ phải tự kiểm thảo, tự vấn lương tâm mình xem mình
có thực sự là kẻ không bao giờ phạm tội không? “Như một mũi nhọn
đâm thấu tim đen, như một tia sáng chiếu xuyên suốt qua bóng tối
dày đặc, thế là họ từng người một từ từ rút lui….”.
Khi tất cả mọi
người đã bỏ đi, chỉ còn lại một mình chúa Giêsu và người phụ nữ.
Đây là một quang cảnh thiệt sắc bén, ngột ngạt và nhức nhối đã
được thánh Augustine miêu tả một cách tuyệt vời: “relicti
sunt duo, misera et misericordia” (chỉ còn lại hai người, một
người thì bê bết tả tơi, một người thì nhân từ khoan dung đầy
lòng tha thứ). Tôi nhớ lại khi nghiên cứu Tin Mừng thánh
Gioan và đọc những lời bình của thánh Augustine, lòng tôi phấn
kích cảm khoái thở phào nhẹ nhõm…
Một người thì cúi
đầu xuống lấy tay viết trên đất, đoạn ngửng mặt lên và bắt gặp
ánh mắt của người phụ nữ. Chúa đã không hỏi tại sao. Cũng chẳng
phải là có ý khôi hài châm biếm khi ngài hỏi người đàn bà: “
Họ đâu cả rồi? Không ai kến án bà hả?” (v10). Chúa Giêsu đã
tự động nói với bà ta: “Ta cũng không kết án ngươi; thôi đi
đi và đừng phạm tội nữa” (v11). Lại một lần nữa,
thánh Augustine nhận định: “Chúa cũng đã kết án, nhưng
là kết án tội lỗi chứ không kết án con người”. Bởi vì nếu
Chúa dung dưỡng, chấp nhận tội lỗi thì Chúa sẽ nói: ‘Ta sẽ
không kết tội ngươi, hãy đi đi và hãy sống như ngươi muốn; và cứ
yên chí, ta đã giải thoát ngươi. Cho dù ngươi phạm tội tày trờ
đi nữa, ta cũng sẽ giải phóng ngươi khỏi mọi hình phạt’.
Nhưng tìm cùng khắp mọi chỗ trong Phúc âm có thấy
Chúa nói như vậy
bao giờ đâu.’” (Io Ev.tract.33, 6).
Kẻ thù đích thực và
nguy hiểm nhất của chúng ta là ngoan cố, cứ bám lấy tội lỗi
không chịu ăn năn thống hối và sửa đổi; nó sẽ đưa ta đến thất
bại trong suốt cuộc đời. Chúa Giêsu đã biểu người phụ nữ phạm
tội ngoại tình cũng đi đi với lời khuyên: “…Đừng phạm tội nữa”
có nghĩa là Chúa tha thứ cho bà để “từ rày về sau”
bà sẽ “không phạm tội nữa”.
Chỉ có sự tha thứ
và tình yêu thương của Thiên Chúa, một khi ta đón nhận với tâm
hồn cởi mở và chân thành hối cải mới có thể giúp ta có được sức
mạnh hầu chống trả lại những cơn cám dỗ của xác thịt và ác quỉ
để “không phạm tội nữa”, giúp ta bám chặt lấy tình yêu
thương của Chúa để biến nó thành sức mạnh chiến thắng. Thái độ
của Chúa Giêsu đã trở nên mẫu mực để cho mỗi người chúng ta, tất
cả mọi cộng đồng chúng ta noi theo, những cộng đồng được Chúa
kêu gọi lấy tình yêu thương và lòng khoan dung tha thứ làm châm
ngôn cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
ĐÔI LỜI KẾT
Đến đây chúng ta
phải tự hỏi chúng ta là ai và đang đứng ở đâu trên bước đường
đời dương thế này? Trên toàn thế giới và ngay cả chính Giáo Hội
chúng ta hiện nay cũng có không biết bao nhiêu là tội lỗi và
thống khổ; cả hai đều đang rất cần đến sự thương sót thứ tha.
Cộng đồng cần sự thương sót, con người cần được thương yêu và
cảm thông tha thứ. Nhưng sự thương sót này không thể như là
“nước đổ lá khoai”, cứ đọc Phúc âm, đọc thông điệp của Chúa là
đủ, mà phải tự mình phấn đấu. Tình thương yêu này của Chúa không
đơn giản và dễ dàng đâu, nó đòi hỏi chúng ta phải chiến đấu với
ma quỉ, với chính bản thân chúng ta hàng ngày và liên lỉ.
Tôi xin chia sẻ với
quí vị câu chuyện có thực do nữ tu Helen Prejean
viết trong cuốn sách nhan đề “Dead Man Walking” (Những bước
đi cuối cùng của người tù tử tội) do chính nữ
tu là tác giả. Sách thuộc loại bán chạy nhất khi vừa mới
xuất bản năm 1993. Chuyện rất thích hợp với bài phúc âm này và ý
nghĩa của cuộc hành trình mùa chay của chúng ta. Nó có thể là
đèn soi sáng giúp cho cuộc phấn đấu để có được ơn tha thứ và sự
hòa giải giữa chúng ta với nhau và với Thiên Chúa, làm trung tâm
điểm của cuộc sống Kitô giáo của mỗi người chúng ta.
Chị (Sister) Helen
Prejean viết:
-
Ông
Lloy LeBlanc đã nói với tôi là chỉ cần người ta bỏ tù Patrick
Sonnier, người đã giết đứa con trai của ông ta là ông đã thỏa
mãn rồi. Nhưng khi ông đi dự kiến cuộc hành hình Patrick Sonnier
-ông kể lại- không phải là để trả thù, nhưng ông hy vọng anh ta
có được một lời xin lỗi.
Patrick Sonnier đã
không làm ông LeBlanc thất vọng. Trước khi bị hành quyết trên
ghế điện, anh ta đã nói:
-
Thưa
ông LeBlanc, tôi xin ông tha thứ cho tôi và Eddie tất cả những
gì chúng tôi đã làm cho ông phải đau khổ. Và ông Lloy LeBlanc đã
gật đầu, làm dấu cho Sonnier biết ông đã chấp nhận sự xin lỗi
của Sonnier.
Ông ta kể rằng khi
ông đi cùng với cảnh sát đến cánh đồng mía để nhận diện xác con,
ông đã quì gối xuống bên cạnh xác người con trai của ông đang
nằm sóng sượt dưới đất với hai con mắt lòi ra ngoài và ông đã
đọc kinh Lạy Cha. Khi đọc đến chỗ “Xin tha tội cho
chúng con như chúng con cũng tha cho những kẻ có lỗi với chúng
con”, ông không ngập ngừng thắc mắc gì cả, và ông nói tiếp:
“ Bất cứ ai làm như vậy cho con thì con cũng đều tha thứ cho
họ hết”.
Nhưng ông đã nhận
thức ra được rằng đó là một cuộc phấn đấu cực kỳ khó khăn để
vượt thoát khỏi mọi đắng cay, đau khổ, phiền muộn và thù hận
đang dâng cao, nhất là hàng năm mỗi khi nhớ đến ngày sinh nhật
của con ông, ông có cảm tưởng như ông lại mất một đứa con trai
nữa. Ông tưởng tượng David lên 20 tuổi, rồi 25 tuổi, rồi nó lấy
vợ, có con, nó đứng ở cửa sau nhà với đàn con quấn quít chung
quanh, rồi David lớn lên thành người lớn như ông, mà ông chẳng
bao giờ được nhìn thấy….
“Khoan dung tha thứ
quả là không dễ dàng như ta tưởng. Mỗi ngày, từng ngày, từng giờ
chúng ta cần phải cầu nguyện, phải phấn đấu và phải quyết tâm để
vượt thắng hầu có được lòng khoan dung, thứ tha và hòa giải.”
(Dead Man Walking pp.244-245 New York: Vintage Book, Random
House, 1993)
Fleming Island,
Florida
Mùa Chay Thánh 2010
NTC
|
VỀ MỤC LỤC |
|
THA THỨ LÀ
CHIẾN THẮNG CHÍNH MÌNH
|
Kính thưa qúi
thính giả, mục Sống Sao Cho Đẹp tiếp tục gời đến quí vị
đề tài: Tha Thứ Hòa Giải.
Thánh
Clêmentê Hofbauer, nổi tiếng là một người nóng tính.
Ngài được cử
làm bề trên một cô nhi viện. Một hôm trong nhà không còn lương
thực, Clêmentê đã phải đích thân đi xin ăn. Ngài vào nhà một
người giàu có đang tổ chức một sòng bạc. Người chủ nhà vừa gặp
cơn đen lại vừa bị người hành khất quấy rầy. Ông không kiềm nỗi
cơn bực bội nên đã nhổ tung nước bọt vào mặt thánh nhân. Nếu
bình thường có lẽ Clêmentê đã có phản ứng mạnh. Nhưng vốn luyện
tập nhẫn nại và khiêm tốn, nên ngài đã đứng lên lau mặt rồi vui
vẻ nói với người đã phỉ nhổ mình: "Ðó là qùa ông dành cho tôi,
xin cảm ơn ông. Thế còn qùa của các trẻ mồ côi đâu?" Bị đánh
động bởi cử chỉ điềm nhiên vui vẻ của thánh nhân, người chủ nhà
đành phải lấy tiền trao cho ngài để giúp đỡ các em mồ côi.
Cái
dũng của thánh nhân chính là biết dùng sự thinh lặng, nhẫn nhục
và lòng khiêm tốn để biến cải tâm hồn con người. Cổ nhân thường
nói: "Một câu nhịn bằng chín câu lành."
Không có sức
mạnh nào có thể thắng nổi sự bạo động cho bằng lòng tha thứ. Bởi
vì dù cho khí giới có tối tân và có sức đe dọa đến đâu cũng
không thể thuyết phục được tâm hồn con người. Chỉ có lòng tha
thứ mới có thể bẻ gãy những ranh giới cái tôi cổ hữu của con
người.
Kính thưa quí
vị và các bạn. Cái dũng của thánh nhân đó là biết tha thứ cho
những ai đối xử không tốt với mình, và ngay cả khi họ có ý hãm
hại mình. Vậy sức mạnh nào mà những con người trần mắt thịt như
chúng ta đây có thể thực hiện được điều đó? Đó chính là lòng
khiêm tốn.
Sự khiêm tốn
được cho là đức tính căn bản trong quá trình học làm người, đặc
biệt là học biết tha thứ. Chính sự khiêm tốn nhắc nhở chúng ta
về thân phận thật sự của con người: Nay còn mai mất. Sự khiêm
tốn cũng dạy cho chúng ta biết giá trị thật của con người không
phải ở chỗ ai hơn ai thua, nhưng là sống làm sao cho đẹp tình
người.
Trận động đất
tại Haiti hôm ngày 12 tháng giêng vừa qua cho chúng ta thấy về
sự thật của thân phận con người. Vậy nếu thân phận con người vốn
mong manh như hoa cỏ, thì hơn thua nhau điều gì mà không làm hòa
với nhau, không tha thứ cho nhau? Tác giả Ann Shields
trong cuốn sách Tại Sao Phải Tha Thứ, nêu lên sự thật
rằng: Thảm họa và tai ương sẽ làm cho đầu gối chúng ta mềm ra và
quì xuống. Nhưng thật không may, có những con người khi quì
xuống để nói lời xin lỗi với người thân mình, thì người thân
mình đã vĩnh viễn ra đi. Những lời xin lỗi muộn màng đối với
những người đã khuất không những không mang lại ý nghĩa gì,
nhưng còn để lại những vết thương khó được chữa lành cho chính
mình trong suốt cuộc đời.
Bạn thân mến,
nếu hôm nay bạn không biết nói lời xin lỗi với người thân của
mình, thì bạn còn đợi đến bao giờ? Liệu rằng ngày mai bạn có còn
cơ hội để nói hai tiếng xin lỗi?
Thưa bạn, Tha
thứ không phải là chịu thua kẻ đối đầu, nhưng chiến thắng -
chiến thắng chính mình.
Br. Huynhquảng
Kính mời quí
vị nghe audio mục Sống Sao Cho Đẹp tại website:
www.gdthanhgiusetampa.org
|
VỀ MỤC LỤC |
|
ĐỪNG SỢ LÀM NHÂN CHỨNG CHO PHẨM
GIÁ CỦA MỖI CON NGƯỜI (*)
|
(Viết kính
tặng cha Giám Tỉnh và các Cha các Thầy
Dòng Chúa
Cứu Thế Việt nam nhân dịp năm mới)
1.
Tất niên với Đức Thánh Cha
Gioan Phaolô II
Những ngày
cuối năm thật buồn. Tết năm nay thiên hạ nghèo hơn, buôn bán ế
ẩm, đường phố vẫn lung tung, chẳng mấy ai đủ tiền sắm Tết cho
thoải mái. Càng buồn thêm khi nghĩ đến những người anh em trong
Giáo Hội Việt nam, những nạn nhân và cả những người có trách
nhiệm, cả những chủ chăn anh dũng và những chủ chăn “dịu dàng
quá mức”.
Lúc đang buồn
buồn như thế thì tôi mở nghe một bản nhạc của linh mục nhạc sĩ
Phaolô Hoàng Kim Tốt, và trùng hợp bất ngờ là sau đó nhận được
điện thoại cha Tốt, cùng hẹn hò ra thăm xứ Ma Lâm của ngài.
Tôi mở tủ
sách, lấy cuốn sách ngài tặng nhiều năm trước: “Bước Qua Ngưỡng
Cửa Hy Vọng” của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II. Bây giờ đọc lại
cuốn sách vào dịp tất niên với cái nhìn mới và những biến cố mới
trong Giáo Hội, tôi khám phá ra sự vĩ đại và tâm hồn cao cả của
vị Giáo hoàng tuyệt vời.
Người Công
giáo học giáo lý đến Thêm Sức là đã đủ. Nhiều xứ có lớp Kinh
Thánh, lớp Đức Tin, lớp Vào Đời, nhưng
dường như chưa có lớp giáo lý về Giáo huấn của Hội Thánh.
Chúng ta vẫn nghĩ tư tưởng của các Đức Giáo Hoàng là xa vời, là
cao siêu chẳng mấy ai có thể nắm được và cũng không mấy thực tế.
Nhưng khi đọc “Bước Qua Ngưỡng Cửa Hy Vọng”, người ta nhận thấy
vị Giáo hoàng của Hội Thánh đang hiện diện gần gũi và chia sẻ
cuộc đời người tín hữu một cách thân thiết như cha con ruột thịt.
Do đó, những
ngày cuối năm của tôi thật ấm áp với tác phẩm tuyệt vời của
người Cha chung. Nhưng bài viết này không phải là bài điểm sách,
mà chỉ là đôi chút suy tư về hai từ “Đừng sợ” được Đức Thánh Cha
nhắc đi nhắc lại nhiều lần.
2.
Đức Thánh Cha Gioan Phaolô
II dạy “Đừng sợ”
Phóng viên
Vittorio Messori cơ quan R.A.I. Uno của đài truyền hình Ý đã
phỏng vấn Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II những câu hỏi thẳng thắn
và như Đức Thánh Cha nhận xét, những câu hỏi “một phần do thấm
nhuần một đức tin sống động, còn phần kia biểu lộ một nỗi lo âu
nào đó”. Và câu hỏi đầu tiên của ký giả đã khiến Đức Thánh Cha
“nhớ ngay đến lời huấn dụ” khi ngài bắt đầu sứ mệnh trên ngai
toà Phêrô: “Anh chị em đừng sợ”.
Đức Thánh Cha
nhắc lại rằng đó là lời Thiên sứ nói với Đức Maria, với Thánh Cả
Giuse và sau này Đức Giêsu cũng nói với Phêrô và các môn đệ
nhiều lần. Hội Thánh cũng lặp lại lời ấy, bắt đầu từ bài giảng
đầu tiên của Thánh Phêrô. Và Đức Thánh Cha hỏi: “Chúng ta không
nên sợ gì?”.
Câu trả lời
của chính ngài là “trước tiên không
nên sợ sự thật về chính mình”. Sau đó ngài viết
thêm: “Nói cách khác, đừng sợ người ta”.
Nỗi sợ bị
người khác chê trách, bị lên án và bị ngược đãi v.v… là nỗi sợ
gắn liền với phận người. Đa phần những việc con người làm là để
hài lòng một ai đó. Càng thánh thiện người ta càng muốn làm hài
lòng Thiên Chúa hơn là hài lòng người đời. Nhưng khổ thay, con
người có lúc có cảm giác như lời Thánh Vịnh “kẻ thù bao vây tứ
phía” (x.TV17,11) và họ lại quên rằng Chúa là Đấng “cứu ai trú
ẩn dưới cánh tay Ngài khỏi quân thù xông đánh” (TV 17,7).
Vì sợ hãi,
người ta có khi không dám đứng về phía kẻ yếu thế, cô thân. Lịch
sử Hội Thánh minh chứng rằng dù có những lúc nhiều giáo sĩ đi
với cường quyền, nhưng Hội Thánh xét như toàn thể thì luôn đứng
về phía người nghèo, người bị áp bức, vì đó là sứ mệnh thuộc bản
chất Hội Thánh.
Đức Thánh Cha
thật sâu sắc khi ngài muốn diễn đạt rằng nỗi sợ hãi trước tiên
là do con người quá biết rõ về chính mình. Lẽ ra lúc biết về sự
yếu đuối của mình, con người phải tin cậy vào Thiên Chúa, đàng
này nhiều người lại dựa vào sức mạnh thế gian!
Thứ hai, Đức
Thánh Cha dạy “đừng sợ Thiên Chúa đã làm người, đừng sợ gọi
Thiên Chúa là Cha và hãy nên hoàn hảo như Thiên Chúa là Đấng
hoàn hảo”. Đức Thánh Cha bảo rằng “Phêrô không những không
sợ vị Thiên Chúa làm người, ông còn lo sợ thay cho Đức Giêsu!”
Đức Thánh Cha
muốn chúng ta hiểu rằng tương quan giữa Thiên Chúa với con người
là tương quan cha con, và như vậy chúng ta cần vững lòng cậy
trông. Chúa đã giao cho Phêrô và cho Giáo Hội trọng trách cao cả,
thì những mục tử trong Giáo Hội cũng như Phêrô không thể chối
Chúa lần nữa, mà kiên cường trong đức tin đến cùng.
Và Đức Thánh
Cha nhắc nhở “đừng sợ làm nhân chứng cho phẩm giá của mỗi con
người, từ lúc con người thụ thai cho đến khi chết”.
Có lẽ đây là
điều mà hôm nay ngài muốn gợi lại cho Giáo Hội Việt Nam khi
chúng ta đang hân hoan mừng Năm Thánh. Giáo lý của Giáo Hội Công
Giáo đã dạy rằng “Giáo Hội chu toàn sứ mạng công bố Tin Mừng là
Giáo Hội làm chứng cho con người, nhân danh Đức Kitô: làm chứng
cho phẩm giá của con người, cho ơn gọi sống hiệp thông giữa mọi
người với nhau. Giáo Hội dạy cho con người biết các đòi hỏi của
công lý và hoà bình phù hợp với sự khôn ngoan của Thiên Chúa” (GLGHCG
2419).
Giáo Hội dạy
“Thông điệp căn bản của Thánh Kinh cho biết con người là thụ tạo
của Thiên Chúa (x. Tv 139,14-18), và theo thông điệp ấy, hình
ảnh Thiên Chúa nơi con người chính là yếu tố định tính và phân
biệt con người. (…) Bởi đó, “được tạo dựng theo hình ảnh
Thiên Chúa, con người có phẩm giá của một ngôi vị” (HTXHCG,
108).
Như vậy, ơn
cứu chuộc là ơn hoàn trả phẩm giá cao quý ấy cho con người sau
ngày họ bất tuân lệnh Chúa. Và sứ mệnh Hội Thánh là gì nếu không
phải là ra sức rao giảng cùng bênh vực cho phẩm giá cao quí của
con người là hình ảnh của Thiên Chúa.
Mà rao giảng
về phẩm giá con người sao được nếu cứ sợ hãi bóng tối của “thế
gian điêu ngoa”?
3. “Việc
loại trừ bất công làm thăng tiến tự do và phẩm giá con người”.
Học thuyết Xã
Hội Công Giáo dạy rằng “Việc loại trừ bất công làm thăng tiến tự
do và phẩm giá con người” (khoản 137).
Hội Thánh có
“nghĩa vụ phải tố cáo mỗi khi tội có mặt: tội bất công và tội
bạo lực, cách này hay cách khác, đang lan tràn qua xã hội và
thâm nhập vào xã hội. Nhờ biết tố cáo, học thuyết xã hội trở nên
giống các thẩm phán và các nhà bảo vệ những quyền lợi không được
nhìn nhận và hay bị xâm phạm, nhất là các quyền lợi của người
nghèo, người yếu kém”. (Hiến chế Mục Vụ Gaudium et Spes).
Nếu Hội Thánh
im lặng trước bất công sự dữ, hay ngồi suy tư “nên nói hay nên
im” thì Hội Thánh bắt đầu rời xa sứ mệnh làm ngôn sứ của mình.
Như tiên tri Giôna ngày xưa, dù đã lỡ lánh mặt để trốn tránh sứ
mệnh, thì phải có lúc Hội Thánh lên tiếng la lớn cho thế giới về
Thiên Chúa, như cách diễn đạt của chị Chiara Lubich thuộc phong
trào Focolare.
Đức Thánh Cha
Gioan Phaolô II được yêu mến là bởi vì ngài đã hết lòng sống cho
Thiên Chúa và con người trong sứ mệnh của ngài. Các mục tử muốn
được lòng thế gian thì chắc chắn dân Chúa không thể ngước lên
nhìn như họ ngước nhìn Đức Gioan Phaolô II.
Đức Thánh Cha
Benedicto nói về vị tiền nhiệm của ngài như sau:
“Trước
ngôi mộ của ngài trong hầm mộ Vatican, nhiều tín hữu vẫn không
ngừng tiếp tục tuốn đến kính viếng, và điều này cho thấy một dấu
hiệu hùng hồn là Đức Gioan Phaolô II yêu dấu của chúng ta đã đi
vào lòng người như thế nào, trước hết, là vì chứng từ yêu thương
của ngài và việc ngài sẵn sàng chấp nhận khổ đau. Nơi ngài,
chúng ta có thể ca tụng sức mạnh của đức tin và lời nguyện cầu
của ngài, và cách ngài hoàn toàn phó thác bản thân ngài cho Đức
Maria Rất Thánh, vị luôn đồng hành với ngài và bảo vệ chở che
ngài, nhất là trong những lúc khốn khó nhất và bi thảm nhất cuộc
đời của ngài” (Huấn Từ Truyền Tin).
Nhân dịp
xuân về, con xin kính chúc quí mục tử trong Hội Thánh luôn bình
an, vững tin vào Thiên Chúa và luôn can đảm nói lên sự thật để
rao truyền Tin Mừng, nâng cao phẩm giá con người và có được niềm
tin yêu của dân Chúa.
Gioan Lê Quang
Vinh
|
VỀ MỤC LỤC |
|
GHEN
|
ỚT NÀO ỚT CHẲNG
CAY - GÁI NÀO GÁI CHẲNG HAY GHEN CHỒNG (CD).
Hai câu tục ngữ ca dao trên đây
cho chúng ta thấy rằng bản tính tự nhiên được trời phú cho đàn
bà con gái là hay ghen. Nếu mỗi lần trở về nhà, cảm thấy bầu
không khí trong gia đình không được ổn thõa, hãy nhớ rằng trời
cho bản tính của người phụ nữ là như vậy, nên không có gì đáng
để chúng ta phải bực bội khó chịu để rồi lại tạo nên một sự căng
thẳng hay tranh cãi vô ích.
Ghen tương là cơn bệnh rất thông
thường mà chúng ta thường hay gặp phải trong hôn nhân. Nó ám chỉ
sự chiếm hữu và sự trung thành với nhau trong quan hệ hôn nhân,
nhưng thường mang đến một sự quấy rầy và rối loạn hơn là sự cảm
thông và hòa hợp. Sự ghen tương không phải chỉ xảy ra giữa nam
và nữ, mà còn nam với nam và nữ với nữ sự ghen tương càng xảy ra
ác liệt hơn, vì sự nghiên cứu về vấn đề nầy đã cống hiến nhiều
cơ hội để thám hiểm nhiều nền tảng của những xung khắc trong hôn
nhân, cũng như những khác biệt giữa sự đồng ý của họ về lý trí
và tâm lý rất thuận lợi để dùng đề tài nầy như sự khởi đầu phân
tích những vấn đề cụ thể.
CÓ PHẢI GHEN LÀ
DẤU HIỆU CỦA TÌNH YÊU?
Chung chung người ta tin rằng ghen
và yêu không thể tách rời nhau đến nỗi yêu mà không ghen không
thể được. Ghen thường được xem là thước đo thật của mực độ và
chiều sâu của tình yêu. Nhiều người nhận thấy rằng họ chỉ thật
sự yêu khi họ cảm thấy ghen tương. Với họ sức mạnh bất khuất của
tình yêu được mạc khải một cách có ấn tượng bỡi sự đau khổ bất
hạnh của ghen tương. Họ không ngừng nhận ra biết bao nhiêu là
dằn vặt, khổ đau, hận thù, giận dữ để khám phá ra tình yêu. Dẫu
có người muốn trốn thoát kinh nghiệm đau thương sự ghen tương,
khó có ai hiểu được ý nghĩa thật sự và cấu trúc của nó. Chúng ta
mất tri thức khi chúng ta sa vào ghen tương và ngay cả sau khi
chúng ta lấy lại được phán đoán bình thường chúng ta vẫn không
hiểu được bản tính của ghen tương. Bản tính của những cảm giác
thù hận thường ngăn cản một sự chấp nhận những khuynh hướng phù
hợp với ước muốn bảo tồn ý kiến đáng kính về chúng ta. Chúng ta
xử dụng một trong những ý hướng độc ác nhất để xúc phạm đến
người chúng ta yêu, bằng cách chuyển sang những giá trị được
chấp nhận cách rộng rãi nhất trong cuộc đời như: tình yêu, tận
hiến, trong trắng, tin tưỡng. Người ghen tương biểu lộ quan tâm
của họ về những bộ mặt đạo đức và luân lý trong khi quên mất qui
luật căn bản nhất về ngôn từ như lịch sự, tế nhị cũng như những
hành động thích hợp.
Chúng ta hãy xem cách rõ ràng:
Chúng ta có thể ghen tương mà không ở trong tình yêu. Đó là một
sự thật không chỉ cho sự quan hệ giữa bạn bè, giữa những phần tử
trong gia đình, và giữa hai người mà sự quan hệ không có liên hệ
phái tính. Đàn ông và đàn bà thích nhau có thể trở nên ghen
tương mà không dấu hiệu nào cho thấy một sự tận hiến sâu xa hơn.
Một cô gái lôi cuốn được sự chú ý của nhiều người có thể trở nên
ghen tương nếu một trong số đó bị quyến rũ bỡi sự hấp dẫn của
một cô gái khác. Trái lại, sự bất trung tự nó không sản xuất sự
ghen tương nơi ông chồng có người vợ phản bội. Một ông chồng vẫn
yêu người vợ lèo tèo với người đàn ông khác. Vì thế, nền tảng
tâm lý của việc ghen tương thì phức tạp hơn và không liên hệ tới
vấn đề trung thành.
VẤN ĐỀ TRUNG
THÀNH
Trung thành là một trong những vấn
đề chính trong hôn nhân. Mặc dầu được chấp nhận như một giá trị
tuyệt đối và tiền đề, sự nhận thức của nó ngày hôm nay lẫn lộn
hơn bao giờ hết. Có lúc sự chiếm hữu thân xác của một người đàn
bà thì có thể bằng sức mạnh của luật khắc khe hoặc bằng sự vũ
phu. Ngày hôm nay, sự chiếm hữu người khác hoặc thể lý hoặc tinh
thần đều hoàn toàn không thể. Không có một sự bảo đảm nào về sự
trung thành của người bạn. Câu hỏi được đặt ra trước là: liệu
con người có khả năng trung thành không? Sự nghi ngờ xuất hiện
cách riêng về bản tính đơn thê của đàn ông. Các nhà khoa học cho
thấy sự khác biệt sinh vật học cho phép người đàn ông có thể
sinh vô số con trong khi điều kiện thể lý của các bà giới hạn
mỗi năm sinh một đứa hoặc hai ngoại trừ đôi khi có trường hợp
ngoại lệ.
Những khác biệt sinh vật học không
thể chối cãi—khả năng sinh học của một người đàn ông có 50 mươi
đứa con một lúc là chuyện không có gì đáng nói trong khi họ có
thể đè nén 49 ước muốn các bà khác và có thể điều khiển một ước
muốn còn lại như họ muốn. Phụ nữ cố gắng đòi quyền lợi của người
phụ nữ đối với vấn đề phái tính và họ có khả năng đòi hỏi về vấn
đề đó hơn là đàn ông có thể cung cấp. Chúng ta phải biết: điều
kiện của cuộc sống con người không bị điều khiển bỡi luật tự
nhiên như là động lực sinh vật và thể lý nhưng bỡi qui ước xã
hội. Đơn thê không có gì đối với cấu trúc bản năng của bản tính
con người. Đàn ông có thể sống đơn thê hay đa thê tùy theo nền
văn minh của xã hội họ đang sống. Sự phát triển chế độ đơn thê
có thể được cắt nghĩa bỡi sự tiến triển của nền văn minh con
người.
Lm.
Lê Văn Quảng, tiến sĩ tâm lý
|
VỀ MỤC LỤC |
|
CẨM NANG HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
KITÔ - MỤC VỤ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
|
LTS. Được
sự chấp thuận của tác giả và người có công tổng hợp biên tập,
cuốn sách nhỏ bé này được BBT Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam chọn đăng
trong nhiều kỳ liên tiếp, như là một món quà rất thiết thực, xin
được dành riêng thân tặng tất cả các gia đình Việt Nam không
phân biệt tôn giáo, đặc biệt là các bạn trẻ đang chuẩn bị bước
vào đời sống gia đình. Rất trân trọng.
Cẩm Nang Hạnh Phúc Gia Đình
Kitô của D. Wahrheit được hiệu đính từ một tập sách
rất khó đọc dạng ronéo. Sau một thời gian dài tìm tác giả cũng
như người dịch, tôi được Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, Giám Đốc
Đài Chân Lý Á Châu, cho biết: các sách có tên tác giả D.
Wahrheit là những tác phẩm của Đài Chân Lý Á Châu đã phát thanh,
được thính giả ghi lại trong thời gian khó khăn khi chưa có
internet (D: Đài; Wahrheit: Chân Lý); và nay, được phép ngài cho
phổ biến, tôi chân thành giới thiệu tập sách bổ ích Cẩm Nang
Hạnh Phúc Gia Đình Kitô này cùng các bạn trẻ, cách riêng
những bạn trẻ sắp bước vào đời sống hôn nhân.
Lễ Thánh Mônica, 27.8.2009
Lm. Minh
Anh (Gp. Huế)
Lời ngỏ
Tập sách này không trình bày
một nghiên cứu khoa học hay những suy tư uyên bác hoặc một lý
thuyết cao xa.
Đây chỉ là những mẩu chuyện tâm
tình, đơn sơ, vắn gọn và rất thực tế. Xin gởi đến:
Các bạn thanh niên nam nữ đã
bắt đầu nghĩ đến cuộc sống hôn nhân,
Các bạn đang chuẩn bị lập gia
đình,
Các bạn mới bước vào cuộc sống
lứa đôi hay đã trải qua cuộc sống ấy từ nhiều năm.
Ước mong sao những mẩu chuyện
này sẽ giúp phần làm cho đời sống hôn nhân và gia đình các bạn
hiện thời hoặc trong tương lai gia tăng niềm vui, phấn khởi,
hạnh phúc và thành công. Đó là những gì mà các bạn có quyền
hưởng nhận trong tư cách là những Kitô hữu, những người con của
Thiên Chúa.
Cũng xin được gửi những trang
sách này tới quý Linh mục và tất cả những ai thiết tha góp phần
xây dựng những gia đình Kitô thánh thiện, gương mẫu làm nền tảng
vững chắc cho Giáo Hội và dân tộc.
Ước mong quý vị sẽ gặp được nơi
đây đôi điều hữu ích cho sứ mệnh cao quý của mình.
MỤC LỤC
A.
TÂM LÝ VỢ CHỒNG TRẺ
............................................... 7
1. Những khác biệt nơi người vợ
................................................. 8
2. Người chồng muốn được làm đàn ông..................................
14
3. Hiểu và cảm thông với vợ.......................................................
20
4. Hiểu và cảm thông với chồng.................................................
26
5. Nhìn nhận sự bình đẳng của vợ...............................................
32
6. Cần hiểu chồng hơn nữa.........................................................
38
7. Kiên nhẫn tìm hiểu thêm về vợ mình.....................................
44
8. Làm mẹ nhưng vẫn tiếp tục làm vợ........................................
51
9. Coi vợ như người bạn
đường.................................................. 57
10. Cần cảm thông và nâng đỡ chồng hơn nữa..........................
63
11. Những khác biệt của vợ là bổ túc cần thiết cho chồng
...... 69
12. Sống tốt mối tương quan với chồng là tự hoàn hảo hóa bản
thân 74
13. Nghệ thuật làm chồng...........................................................
80
14. Bí quyết để giữ chồng..........................................................
86
15. Cư xử với vợ như một người chồng tốt...............................
92
16. Bí quyết chinh phục chồng...................................................
97
17. Địa vị của người chồng trong gia đình..............................
102
18. Giữ cho tình yêu luôn
tươi thắm.......................................
108
19. Nuôi dưỡng và phát triển
tình yêu.....................................
114
20. Vai trò chủ động của người vợ
trong hạnh phúc hôn
nhân
118
21. Khi thử thách chớm nở, hãy nhớ lời chung thuỷ...............
124
22. Nguyên nhân khủng hoảng:
Chưa đủ trưởng thành...........
131
23. Khủng hoảng cần cho trưởng thành...................................
137
24. Nguyên tắc hoà hợp và bổ túc............................................
142
25. Thử thách của ghen tương..................................................
148
26. Vượt qua khủng hoảng bằng cảm thông.............................
154
B.
LINH ĐẠO ĐỜI HÔN NHÂN..........................................
160
1. Một nền tu đức cho bậc hôn nhân.......................................
161
2. Yêu nhau: đường nên thánh của đôi vợ chồng....................
166
3. Ơn gọi nên thánh của bậc hôn nhân.....................................
172
4. Đức khiết tịnh của bậc hôn nhân..........................................
178
5. Đức khó nghèo trong bậc hôn nhân.....................................
184
6. Đức vâng phục giữa vợ chồng
.............................................
190
7. Sự cao trọng của đời sống vợ chồng...................................
195
8. Mục đích hôn nhân trong chương trình của Thiên Chúa ...
201
9. Ý nghĩa của bí tích Hôn Phối...............................................
207
10. Con đường khổ chế và
thần nghiệm của bậc hôn nhân.....
212
11. Sống như Chúa Kitô...........................................................
218
12. Đọc Kinh Thánh trong gia đình.........................................
225
13. Đọc sách và suy niệm........................................................
231
14. Quan niệm Kitô giáo về tình yêu vợ chồng......................
237
15. Yêu thương đích thực.........................................................
244
16. Giá trị tuyệt đối của tình yêu.............................................
250
17. Học tập yêu thương............................................................
254
18. Quan hệ vợ chồng trong linh đạo hôn nhân......................
260
19. Quan hệ tính dục trong hôn nhân.......................................
265
20. Sự cao cả của tính dục trong đời sống vợ chồng..............
271
21. Vợ chồng giúp nhau nên thánh...........................................
277
D. WAHRHEIT (Lm. Minh Anh, GP. Huế tổng hợp biên tập)
|
VỀ MỤC LỤC |
|
PHÒNG TRÁNH BỆNH TRONG THÁNG BA
|
Tại Hoa Kỳ, mỗi tháng là có những ngày được các trổ chức y tế
chỉ định để nhắc nhở người dân lưu tâm tìm hiểu về rủi ro, cách
phòng ngừa, điều trị một số bệnh.
Sự nhắc nhở này xét ra rất cần thiết. Lý do là vì bận rộn với
công việc cho nên nhiều người cũng lơ là với chăm sóc sức khỏe.
Chỉ khi nào bệnh đã xảy ra thì mới cuống cuồng tìm kiếm chữa trị.
Trong tháng Ba, những bệnh sau đây được nhắc nhở suốt thời gian
31 ngày. Đó là tháng của Ung thư Ruột già-Trực tràng; Dinh dưỡng
ăn uống; bệnh Tiểu đường; Cứu Vớt Thị Lực, An toàn Cặp Mắt tại
sở làm.
- Từ 4-10 tháng 3 là tuần lễ An Toàn Người Bệnh;
- Từ 5-9 là tuần lễ Bữa Ăn sáng cho Học sinh;
- Ngày 5-11 dành cho Đa Xơ Cứng;
- Lưu tâm tới Não bộ là từ ngày 5-11;
- Để ý tới Trúng hóa chất Độc từ 18-24
- và suốt ngày 23 tháng 3 dành riêng cho Bệnh Tiểu Đường.
Xin cùng tìm hiểu những điểm đáng ghi nhớ về các bệnh này. Để
cùng nhau “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”.
Bệnh Đa Xơ Cứng là bệnh tổn thương màng bọc dây thần kinh
trung ương đưa tới dáng đi không vững, run tay chân, rung giật
nhãn cầu, phát ngôn khó khăn.
Bệnh xảy ra ở mọi người nhưng thấy nhiều ở nữ giới hơn là nam
giới.
Nguyên nhân gây bệnh chưa được biết rõ. Có giả thuyết cho rẳng
bệnh là hậu quả của rối loạn tự miễn, nhiễm bệnh với virus, vi
khuẩn hoặc do di truyền.
Hiện nay chưa có phương thức trị dứt bệnh nhưng có nhiều dược
phẩm giúp họ giảm thiểu triệu chứng khó khăn, giúp người bệnh
sinh hoạt thoải mái.
Hiệp hội các Bác sĩ Kính Mắt
American Optometric Association
bảo trợ
Tháng Cứu Vớt Thị Lực để
nhắc nhở dân chúng nên đi khám mắt theo định kỳ để sớm tìm ra
các rối loạn nhìn sự vật của “Hai mắt là Ngọc.
Tháng Cứu Vớt Thị Lực đã đều đặn diễn ra trong 80 năm qua.
Khám mắt có thể tìm ra các biến chứng của bệnh tiểu đường lên
võng mạc, dấu hiệu của tăng áp nhãn (glaucoma). Các bệnh này có
thể gây ra mù lòa, khiếm thị nếu để quá trễ.
Tổ
chức Prevent Blindness America là tổ chức thiện nguyện lâu đời
tại Hoa Kỳ đã đề xướng tháng 3 là tháng “An toàn Cặp Mắt Nơi
Làm Việc”, với mục đích phổ biến tới chủ và thợ các kiến
thức bảo vệ thị lực cho công nhân.
Việc làm lớn nhỏ đều có rủi ro gây rối loạn cho cặp mắt nếu mắt
không được chăm sóc đúng cách. Dùng máy vi tính liên tục làm mắt
khô căng khó chịu. Một hạt bụi kim loại khi mài dũa thanh sắt
cũng có thể bắn vào mắt nếu người thợ không mang kính che mắt.
Một tia lửa chói chang cũng khiến mắt bị chóe.
Giảm thiểu rủi ro cho mắt giúp tránh khiếm khuyết thị giác, cắt
giảm chi phí điều trị, nâng cao khả năng làm việc của công nhân
và tăng sản xuất cho công ty.
Tháng Dinh Dưỡng cổ võ lựa chọn thực phẩm đa dạng, hợp lý
và đầy đủ đồng thời cũng nhấn mạnh tới thói quen vận động cơ thể
đều đặn.
Một trong những tiêu đề được nhiều người áp dụng là “Ăn Cầu
Vồng”- "Eating the Rainbow", ngụ ý nên gia tăng tiêu thụ nhiều
rau trái cây có các mầu sắc như chiếc cầu vồng ở chân trời.Các
thực phẩm này chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể
với bệnh tật và có thể góp phần trì hoãn sự lão hóa.
Tuần Lễ về bữa Điểm Tâm tại Học Đường National School
Breakfast Week được khởi xướng từ năm 1989 để thông báo cho học
sinh là đã có chương trình ăn điểm tâm tại trường học. Sau đó,
cứ từ ngày 5-9 tháng Ba là dịp để nhắc lại, nhấn mạnh cho học
sinh hay là ăn sáng đầy đủ giúp các cháu làm việc không biết mệt
suốt ngày, giúp não bộ thu nhận kiến thức hữu hiệu hơn và nhắc
nhở các cháu nên dinh dưỡng hợp lý và năng thể dục thể thao.
Ăn sáng cũng cung cấp cho tế bào thần kinh một số nhiên liệu cần
thiết là glucose. Không có glucose, não như trì trệ, kém tinh
nhanh.
Tại
Hoa Kỳ, mỗi năm có tới 2 triệu trường hợp trúng chất độc mà 90%
xảy ra tại nhà với đa số nạn nhân là các cháu bé dưới 6 tuổi. Tử
vong ở người lớn vì rủi ro này cũng là một trong những tử vong
nhiều nhất tại Mỹ.
Ý thức được sự trầm trọng của vấn
đề, vào ngày 16 tháng 9 năm 1961, Quốc hội Hoa Kỳ đã quyết định
thiết lập Tuần Lễ Phòng tránh Ngộ Độc -National Poison
Prevention Week vào tuần lễ thứ ba mỗi tháng Ba. Trong tuần lễ
này, công chúng sẽ được hướng dẫn về sự nguy hiểm của các chất
độc hại và làm sao phòng tránh chúng. Chất độc hại có thể là dầu
săng, chất tẩy rửa, thuốc diệt sâu bọ, phân bón hóa học, chì
trong sơn nhà…và ngay cả một số dược phẩm.
Hãy khóa chặt chất độc hại- "Locked
Up Poisons" - là khẩu hiệu cần được phổ biến tới mọi gia
đình, mọi cơ sở.
Ngày
11 tháng 3 được dành đặc biệt cho Ngày Thế giới về Thận-
World Kidney Day, trong đó có Hoa Kỳ.
Thận là bộ phận
sinh tử của cơ thể. Không có thận, con người sẽ thiệt mạng vì
các chất thải trong cơ thể không được loại ra ngoài và gây ra
các bệnh trầm trọng.
Theo hội Thận Hoa
Kỳ, có khoảng 29 triệu người bị bệnh thận mãn tính tại cường
quốc này mà đa số đều không biết.
Ngày “cảnh báo”
có mục đích nhắc nhở bà con tìm hiểu những rủi ro gây ra bệnh
thận, sớm tìm ra bệnh rồi điều trị để tránh bị suy thận.
Muốn tránh bệnh
thận, cần duy trì đường huyết, huyết áp, sức nặng cơ thể ở mức
bình thường, không hút thuốc lá.
Ngày 17 tháng 2, 2010, nguyên Tổng Thống Bill Clinton tiết lộ
trong một buổi nói chuyện với giới trẻ rằng trong hơn một tháng
vừa qua, ông đã không ngủ đầy đủ vì công việc cứu trợ nạn nhân
động đất ở Haiti. Do đó, sức khỏe ông có suy giảm và phải nhập
viện điều trị.
Nêu ra câu chuyện thời sự này là
để nhắc nhở bà con về sự quan trọng của giấc ngủ đầy đủ. Và đó
cũng là mục đích của Tuần Lễ Ý Thức về Giấc Ngủ-
National
Sleep Awareness Week từ 7-13 tháng Ba.
Suốt ngày, cơ thể làm việc liên tục, thần kinh mệt mỏi. Ngủ là
lúc để cơ thể phục hồi, loại bỏ các chất phế thải có hại.
Nhu
cầu ngủ thay đổi tùy từng người. Điều quan trọng là ngủ làm sao
để cho ngày hôm sau ta cảm thấy có nhiệt huyết làm việc chứ
không bải hoải, ngáp lên ngáp xuống, muốn kiếm chỗ để ngủ.
Sau
đây là vài mẹo để có giấc ngủ tốt ban đêm: vận động cơ thể đều
đặn nhưng nên hoàn tất 3 giờ trước khi đi ngủ; tạo thói quen đi
ngủ vào giờ nhất định; phòng ngủ yên tĩnh, mát mẻ, thoải mái,
hơi tối.
Ý Thức vể Cờ Bạc-
National Problem
Gambling Awareness Week-
được dành một tuần lễ từ ngày 7-13
tháng Ba để nhắc nhở bà con có máu đỏ đen về hậu quả tai hại của
tệ đoan xã hội này.
Các
cụ ta vẫn nói “Cờ bạc là bác thằng Bần; Cửa nhà bán hết, cho
chân vào cùm”.
Theo thống kê, từ 2-3% dân chúng Mỹ có máu mê cờ bạc. Tỷ lệ bà
con đổ bác ở bên nhà chắc là cao hơn nhiều.
Đam
mê cờ bạc đã được coi là một bệnh tâm thần, với lo âu, trầm cảm,
nghiện rượu thuốc, tự tử, cao huyết áp, bệnh tim mạch. Bệnh nhân
cũng có những hành vi đưa tới bạo động gia đình, xã hội.
Ấy
vậy mà rất ít bệnh nhân chịu tìm kiếm điều trị mặc dù có nhiều
cơ quan sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ.
Ngày Thế giới Bệnh Lao vào 24 tháng Ba để lưu ý là hiện nay
bệnh vẫn còn hoành hành trên thế giới, nhất là tại các quốc gia
đang phát triển. Mỗi năm có 1,6 triệu tử vong vì vi khuẩn lao.
Đây cũng là ngày để kỷ niệm thời gian mà bác sĩ Robert Koch
tuyên bố tìm ra vi trùng lao, vào năm 1882. Sự khám phá này đã
mở đường cho việc chẩn đoán bệnh và tìm ra thuốc đặc trị.
Tuy
nhiên, một vấn đề khó khăn trong việc điều trị bệnh lao là hiện
nay có nhiều trường hợp lao kháng thuốc, khó trị dứt được.
Tuần Lễ An Toàn Bệnh Nhận
Patient Safety Awareness Week là
chiến dịch cổ võ các bệnh viện, cơ sở y tế cải thiện lề lối làm
việc để bảo đảm sự an toàn cho bệnh nhân và thân nhân người
bệnh. Bệnh nhân cũng được mời tham dự với nhân viên y tế vào
việc chăm sóc sức khỏe của mình.
Một trong những
đề tài của chiến dịch là “Hãy cùng cởi mở tâm sự! Đối thoại lành
mạnh để Chăm sóc sức khỏe an toàn hơn”-Let’s
Talk! Healthy Conversations for Safer Healthcare.
Sau đây xin nhấn mạnh ở hai bệnh Tiểu Đường và Ung thư Ruột
già-Trực tràng.
Ung thư ruột già-trực tràng là một trong những ung thư
thường xảy ra nhất tại Hoa Kỳ và đứng hàng thứ nhì (sau ung thư
phổi) trong số những nguyên nhân gây ra tử vong vì ung thư tại
đây. Rủi ro ung thư tăng dần với tuổi cao. Hơn 90% nạn nhân ung
thư ruột già ở tuổi từ 60 trở lên.
Tháng ý thức Ung thư Ruột già được khởi xướng vào năm 2000, để
nhấn mạnh tới sự quan trọng của xét nghiệm sàng lọc, sớm tìm ra
dấu hiệu bệnh, điều trị tức thì, giảm thiểu tử vong.
Trong đa số các trường hợp, ung thư ruột già xuất phát từ các
cục thịt non (polyp) mọc ra ở ruột. Cắt bỏ chúng sẽ giảm thiểu
rủi ro ung thư.
Theo ước lượng, 60% tử vong vì ung thư ruột già có thể tránh
được nếu quý vị trên 50 chịu khó thực hiện sự truy tìm này.
Các nhà chuyên môn y khoa đề nghị quý vị nam nữ từ 50 tuổi trở
lên:
- Làm nội soi ruột già (colonoscopy) mỗi 10 năm.
- Xét nghiệm tìm máu trong phẩn mỗi năm.
- Nội soi trực tràng và đại tràng sigma (sigmoidoscopy) mỗi 5
năm.
Ngày 23 tháng Ba dành riêng cho ý thức tới Bệnh Tiểu Đường.
Theo thống kê, hiện nay có trên 23 triệu người lớn nhỏ tại Hoa
Kỳ đang bị bệnh tiểu đường, trong đó, có tới ¼ không biết là
mình đang có bệnh. Tại Việt Nam, bệnh đái tháo đường cũng gia
tăng khá nhanh, hậu quả của không chú tâm ăn uống đúng cách.
Với nhiều người, việc xác định bệnh thường rất trễ, có khi cả
mươi năm sau khi bệnh manh nha.
Nhiều người có mức độ đường huyết trên mức trung bình, nhưng
chưa hội đủ chẩn đoán bệnh tiểu đường. Họ ở trong tình trạng
Tiền-Tiểu đường (Pre-diabetes). Nếu chịu khó dinh dưỡng hợp lý,
tránh béo phì, vận động đều đặn thì có thể trì hoãn hoặc tránh
tiểu đường loại 2.
Chẩn đoán sớm, điều trị ngay có thể tránh được các biến chứng trầm
trọng vì đường huyết cao ảnh hưởng tới tim, thận, mắt, thần kinh
ngoại vi.
Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức M.D.
Texas- Hoa Kỳ. |
VỀ MỤC LỤC |
NỊNH CHỒNG -
Chuyện phiếm của Gã Siêu |
Có những lúc đang ngồi làm việc, gã bỗng
mong có khách đến chơi, để được tạm thời nghỉ xả hơi.
Có những ngày gã mong được cúp điện để được
rút chân ra khỏi nhịp điệu nhàm chám trong thoáng chốc, bằng
cách ngồi đọc hết những tờ báo tồn đọng trong tuần.
Và hôm nay, gã được cái may mắn…bị cúp điện.
Trước mặt gã, có hai bài báo được gã cắt
làm tài liệu. Một bài mang tựa đề là “Ngôn ngữ của các loài hoa”,
trong đó tác giả cho biết ý nghĩa của từng loại, để khi cần tặng
cho em út, thì nhớ lấy mà mua cho đúng, kẻo mà tiền mất tật mang,
hay đi đoong cả mảnh tình còm vắt vai.
Chẳng hạn :
Hoa mai ám chỉ một tình thanh khiết và ước
mong chúng mình đừng quên nhau nhé.
Hoa hồng màu đỏ ám chỉ một tình yêu nồng
nàn và tha thiết.
Hoa hồng màu trắng ám chỉ một tình bạn sắp
được chuyển hệ sang một tình yêu.
Hoa lan ám chỉ một tình yêu tha thiết ấp ủ
trong lòng.
Hoa pensée ám chỉ nỗi Nhớ nhung tha thiết
và sâu đậm, không bao giờ quên và sẽ còn mãi.
Hoa bất tử nói lên những cố gắng vượt qua
mọi khó khăn để tình yêu của chúng mình tồn tại mãi với thời
gian.
Hoa anh đào ám chỉ việc ước mong được bỏ
qua những lỗi lầm của nhau.
Hoa mười giờ ám chỉ việc hẹn hò gặp nhau
vào lúc mười giờ .
Hoa thiên lý ám chỉ thái độ đứng đắn và
hiên ngang.
Hoa huệ ám chỉ tính cách cao thượng và
trong trắng.
Hoa sen ám chỉ việc từ chối tình yêu.
Hoa mimosa ám chỉ việc cầu chúc cho nhau
được bình an.
Hoa phượng án chị việc cầu chúc cho nhau
được thành công trong học hành và thi cử.
Còn một bài báo khác thì đề cập tới những
nghiên cứu về tiếng nói nơi loài chim, loài khỉ và loài cá heo,
để rồi đi tới kết luận :
- Động vật cũng có một thứ ngôn ngữ, một
thứ tiếng nói nào đó.
Tuy nhiên, nếu hiểu một cách chặt chẽ, thì
chỉ con người mới có tiếng nói và ngôn ngữ đúng nghĩa nhất. Bởi
vì đó chính là một thứ quà tặng, Thiên Chúa đã trao ban cho con
người để thông truyền những ý nghĩ cho nhau, nhờ đó hiểu biết
nhau hơn, cũng như cảm thông và xích lại gần nhau hơn.
Qua dòng thời gian, tiếng nói và ngôn ngữ
không ngừng phát triển. Người ta đã sáng chế ra chữ viết để ghi
lại tiếng nói và ngôn ngữ. Người ta đã khám phá ra vần điệu để
sáng tác ra những bài thơ. Người ta khám phá ra cung bậc để sáng
tác ra những bản nhạc. Và tất cả những tác phẩm nghệ thuật này
vẫn không ngừng được “chiềng làng” và liên tục phát triển.
Thế nhưng, trong cuộc sống rất nhiều lần
người ta đã sử dụng phương tiện này để chửi bới và lăng nhục,
chê bai và chỉ trích, tạo nên những căng thẳngvà chia rẽ trong
mối liên hệ với người khác, cũng như những rạn nứt và đổ vỡ
trong tình nghĩa thân thương.
Chính vì vậy, các cụ ta ngày xưa đã khuyên
nhủ con cháu :
- Lời nói chẳng mất tiền mua,
Liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau.
Hay như một câu danh ngôn đã bảo :
- Hãy ngoáy lưỡi bảy lần trước khi nói.
Tuy nhiên, chỉ vì muốn lấy lòng người khác,
nhất là “bề trên” của mình, mà nhiều kẻ đã quá “liệu lời”. Họ cứ
nhắm mắt tuôn ra toàn những lời ca tụng và khen ngợi vượt trên
cả những mức độ cần thiết, trong khi đó cõi lòng thì lại chất
đầy những ý đồ đen tối, chẳng mấy khi có được một chút mến yêu
và chân thành. Những lời họ nói trong trường hợp này biến thành
những lời ton hót và nịnh bợ.
Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức đã định
nghĩa như sau :
- Nịnh là dùng những lời lẽ dịu ngọt để
tâng bốc, để nhờ vả hay để hãm hại người khác.
Như vậy, tiến trình của việc nịnh bợ
thường được chia làm hai giai đoạn :
Giai đoạn thứ nhất là dùng những lời lẽ dịu
ngọt để tâng bốc.
Giai đoạn thứ hai là sau khi “đối tác” đã
chịu đèn, đang “phê” với những lời tâng bốc ấy và hai lô mũi nở
to như trái cà chua, thì ta mới lòi cái đuôi chuột là những ý đồ
đen tối của mình.
Những ý đồ đen tối ấy có thể nhờ vả việc
nọ việc kia, có thể là che dấu những sai lỗi của mình và cũng có
thể là hãm hại người khác…
Bình thường thì nịnh là thái độ của những
kẻ bề dưới đối với đấng bề trên của mình. Và đấng bề trên ở đây
được hiểu là những người có quyền và có thế, có chức và có vị
hơn mình.
Ngày xưa, trong chế độ quân chủ nhà vua là
người nắm giữ quyền hành tuyệt đối. Và theo quan điểm của Nho
giáo, nhà vua chính là thiên tử, là con của trời, thay mặt cho
trời để cai trị dân. Vì thế người dân phải tuyệt đối trung thành
với nhà vua.
Trung thành với nhà vua trở thành một cái
đạo. Trong tam cương, tức là ba giềng mối chính cho sinh hoạt xã
hội, thì mối liên hệ “quân thần”, tức là cái đạo “vua tôi”, đã
đứng hàng đầu.
Thậm chí, quân xử thần tử, thần bất tử bất
trung. Vua bảo bày tôi phải chết, mà bày tôi không chịu chết,
thì đó là bày tôi bất trung.
Cũng chính vì thế mà trong chốn triều đình,
ít ai dám phát ngôn trái với ý muốn của nhà vua. Và từ đó đã
hình thành một tầng lớp quan lại vốn được gọi là “nịnh thần”.
Sách “Cổ Học Tinh Hoa” kể lại rằng :
Ngày kia Văn Quân đất Lỗ Dương hỏi Mặc Tử :
- Có kẻ nói với ta rằng : Trung thần là
người bắt cúi thì cúi, bắt ngẩng thì ngẩng, để thì im, gọi thì
thưa, như thế có cho là trung thần được không ?
Mặc Tử nói :
- Bắt cúi thì cúi, bắt ngẩng thì ngẩng, như
thế khác gì cái bóng ? Để thì im, gọi thì thưa, như thế khác gì
tiếng vang ? Vua quan mà dùng đến những kẻ như cái bóng, như
tiếng vang thì còn được ích gì ? Cứ như tôi đây, mà gọi là trung
thần, khi vua có nhầm lỗi, thì phải liệu cách can ngăn đưa vào
điều thiện, khi mình có điều hay, thì phải tìm đường bày tỏ, mà
không lộ ra ngoài. Trên thì thành thực một lòng, một dạ với vua.
Dưới thì không a dua vào bè kết đảng với ai. Những sự tốt lành
yên vui thì để phần vua hưởng. Những điều oán thù, lo lắng thì
mình hứng đựng. Có được như thế, tôi mới cho là trung thần.
Ai mà cứ theo mình như cái bóng, như tiếng
vang, thì chỉ là kẻ ngu xuẩn và xiểm nịnh, vì kém cỏi không làm
nên việc, nên chỉ biết chiều ý người trên để kiếm lợi.
Vì thế trong đạo dùng người, phải biết chọn
những kẻ dám can ngăn điều dở của mình, bày tỏ điều hay của họ,
hết lòng với mình, thì mới là những người có ích giúp mình được
việc vậy.
Ngày nay, sống trong chế độ dân chủ, tuy
nhà vua không còn nữa, nhưng vẫn tồn tại những người cầm quyền.
Và để lấy lòng họ, gã thấy xuất hiện những kẻ được gọi là gia
nô, chuyên môn phe phẩy các sếp của mình, thậm chí chưa bắt cúi
thì đã cúi, và còn cúi gập cả mình xuống nữa. Chưa gọi mà đã
thưa, và còn thưa to nữa là đàng khác. Sở dĩ họ làm như vậy, chỉ
cốt để được hưởng nhờ tí bổng lộc hay chút ơn mưa móc.
Tuy nhiên, điều gã muốn bàn ở đây, đó là
thái độ nịnh trong gia đình, giữa vợ chồng với nhau.
Ngày xưa, do ảnh hưởng của nền luân lý
Khổng Mạnh, cũng như do ảnh của nền kinh tế nông nghiệp, cần
phải có nhiều người để cáng đáng những công việc nặng nhọc trên
ruộng đồng, bàn dân thiên hạ thường mang nặng trong đầu óc quan
niệm trọng nam khinh nữ, như đã từng được phát ngôn :
- Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô. Một
cậu con giai được kể là có, còn một cô con gái vẫn kể là không.
Và trong gia đình, anh chồng vốn thường cư
xử với chị vợ theo kiểu “chồng chúa vợ tôi” : Việc nhà phó mặc
cho bu nó.
Tuy nhiên, ngày hôm nay thời vàng son ấy
không còn nữa. Do ảnh hưởng của nền văn minh tây phương, cũng
như do ảnh hường của quan niệm nam nữ bình quyền, người phụ nữ
bắt đầu rời bỏ nồi niêu xoong chảo nơi xó bếp, để lăn xả vào
những sinh hoạt xã hội và cũng đã gặt hái được những thành quả
tốt đẹp.
Phe đờn ông con giai mỗi ngày một lép vế,
cứ tụt dốc một cách không phanh và rớt giá một cách thê thảm,
như một tác giả nào đó đã nhận định :
Có một thực tế là ngày càng có ít đờn ông
con giai để…râu.
Một anh vui tính đã giả thích hiện tượng đó
như thế này :
Sở dĩ như vậy không phải lưỡi lam Gillette
chất lượng cao nên quá sắc, quá bén, nhưng bởi vì đờn ông con
giai sợ rằng dù có chăm chút tỉa tót cho khác người tới đâu
chăng nữa, thì bộ râu của họ vẫn chỉ đạt tới một độ dài cố định,
và nhất là có chiều hướng mang một kiểu dáng chung là…quặp
xuống.
Phe đờn ông con giai sợ bộ râu ấy sẽ tố cáo
cái tính sợ vợ của mình.
Mà sợ vợ mình thì đã sao ? Có chết chóc
thằng tây đen nào không cơ chứ.
Đúng thế, sợ vợ không phải là một khuyết
điểm, mà còn là một đức tính tốt, vì nó làm giảm đáng kể tỷ lệ
những vụ ngoại tình và bạo hành.
Những anh chồng nào biết sợ vợ, hay nói
đúng hơn, những anh chồng nào biết nể vợ và biết chia sẻ việc
nhà với vợ, thì không phải chỉ là một anh chồng chung thủy, mà
còn là một anh chồng hiền lành, chẳng bao giờ dám giải quyết
những căng thẳng bằng những cú đấm sái qua hàm, hay những cú đá
như trời giáng, khiến chị vợ như trái banh, lăn tọt vào trong
tủ…
- Kính vợ đắc thọ,
Sợ vợ sống lâu,
Nể vợ ta hết u sầu.
Đội vợ lên đầu,
Thì trường sinh bất lão.
Ấy là gã chưa nói tới những kẻ trung thành
chạy theo giáo phái…thờ bà theo kiểu :
- Chồng ngoan phải biết…thờ bà,
Kẻo bà ly dị, chia ba gia tài.
Khôn ngoan lý lẽ người ngoài,
Hỗn láo, cãi vợ có ngày nhà tan.
Từ chỗ nể vợ đi đến chỗ nịnh vợ thì chỉ
cách nhau trong đường tơ kẽ tóc.
Thậm chí, việc nịnh vợ còn là khúc dạo đầu
cần thiết và không thể thiếu của tình trạng nể vợ :
- Vuốt râu nịnh vợ con bu nó,
Quắc mắt khinh đời cái bộ anh.
Bởi đó, trong dân gian mới phát sinh ra từ
ngữ “nịnh đầm”, để chỉ những anh chồng không tiếc lời khen vợ,
vì trong huyết quản của họ, độ “ga lăng” hơi bị đậm đặc trên cả
mức độ bình thường. Cứ nhắm mắt khen tuốt luốt, tốt cũng khen,
mà dở cũng khen, bởi vì cái định luật tâm lý thường tình nhất
được tóm gọn như sau :
- Phàm đã là người, thì ai nấy bất luận già
trẻ lớn bé, nam phụ lão ấu, cũng đều thích được…nịnh.
Cơm nhão thì khen :
- Đỡ đau bao tử.
Cơm khô thì khen :
- Nhai lâu thấyngọt.
Cơm khét, thì khen :
- Bảo đảm đường ruột.
Cũng giống như ca dao đã diễn tả :
- Lỗ mũi em mười tám gánh lông,
Chồng yêu, chồng bảo “râu rồng trời cho”.
Đêm nằm thì ngáy o o,
Chồng yêu, chồng bảo “ngáy cho vui nhà”.
Đi chợ thì hay ăn quà,
Chồng yêu, chồng bảo “ về nhà đỡ cơm”.
Trên đầu những rác cùng rơm,
Chồng yêu, chồng bảo “hoa thơm rắc đầu”
Chồng yêu, cái tóc nên dài,
Cái duyên nên đẹp, cái tài nên khôn.
Tuy nhiên, có những trường hợp anh chồng
trở chứng bỗng dưng nịnh chị vợ ra mặt và đột xuất có những thái
độ ga lăng, thì chị vợ cũng nên đề cao cảnh giác, bởi vì rất có
thể anh chồng đang theo đuổi những ý đồ mờ ám, như đèo bòng bồ
nhí.
Những lời nịnh hót và những thái độ ga lăng
ấy, là như một liều thuốc ngủ, làm cho chị vợ quên béng đi mất
những thầm lén vụng trộm của anh chồng, hay làm cho chị vợ cười
tít cả mắt, chẳng còn biết anh chồng đang toan tính và âm mưu
những gì.
Anh chồng mà nịnh chị vợ, thì chỉ là chuyện
thường tình, nhưng chị vợ mà khen anh chồng, mới là chuyện đáng
nói, chứng tỏ chị vợ là một tay cao thủ võ lâm, bản lãnh vững
chắc, biết áp dụng chiến thuật “mật ngọt chết ruồi”, như một
câu danh ngôn đã nói :
- Người ta bắt được nhiều ruồi chỉ bằng một
giọt mật, còn hơn bằng cả một thùng dấm chua.
Gã xin ghi lại nơi đây những lời tâm sự của
bạn Minh Vũ trên báo “Phụ nữ Chủ nhật”, để các anh chồng cùng
chia sẽ với nhau cái kinh nghiệm thương đau.
…Chồng là phái mạnh, được sinh ra để chăm
sóc, chiều chuộng, chứ không phải là để được nịnh. Bởi thế lần
đầu tiên được “nịnh”, tôi nào có biết, cứ sung sướng như người
đi trên mây, khi nàng thả những lời ngọt lịm như mía lùi vào tai
:
- Anh giỏi quá, thay hết đường dây điện
trong nhà chỉ mất có một buổi. Gặp phải mấy thằng em thì cả
tháng vẫn chưa xong.
Vì thế mà tôi ngoan ngoãn làm theo lệnh
nàng…
Dựa vào lời nàng, thì tôi đúng là một người
đàn ông toàn năng. Cái gì tôi cũng phải biết, để được nàng khen.
Chỉ cần tôi hơi tròn miệng định nói chữ “không”, thì nàng liền
mở to đôi mắt nai đen ngơ ngác :
- Việc này ngay cả anh cũng không biết thì
con ai biết.
Thì ra nàng quả là một người phụ nữ tinh
đời, đã nhận ra được cái sự toàn năng của một gã đàn ông bình
thường như tôi.
Nàng vẫn cứ ngoan ngoãn ngây thơ, nịnh
chồng như Tây. Việc nhà cửa vốn là chức năng và nhiệm vụ của
nàng, thế mà nó đã được hoán đổi cho tôi lúc nào tôi cũng không
hay, để rồi với tính vụng về cố hữu của đàn ông, tôi nấu cơm
nhão nhoẹt. Nàng chẳng một lời chê mà còn âu yếm bảo :
- Hôm nay trời nóng nực, khó nuốt trôi cơm.
Em cũng đang định ăn cháo trắng với hột vịt muốn. Anh đúng là
hiểu ý em.
Cơm nhão nàng cũng ăn, cơm khô nàng cũng
nuốt với lời khen nức cả lỗ mũi :
- Em đang ăn kiêng. Anh nấu cơm rời rạc như
thế này em ăn từng hột, bảo đảm sẽ giảm mười ký lô trong một
tháng.
Trời mưa, tôi quên mang quần áo vào, nàng
cũng dịu dàng bảo :
- Không sao đâu, mình giặt hai lần cho nó
thật sạch.
Thậm chí có lần tôi làm rơi mất cả tiền
lương, nàng cũng không cau mày nhăn mặt, mắng chồng sa sả như
các bà vợ khác, mà chỉ ôn tồn khuyên :
- Thôi thì của đi thày người anh ạ. Đừng lo
nghĩ chi nhiều cho mệt. Của mất thì cũng đã mất rồi. Mình dành
tâm trí để kiếm khoản khác bù vô. Tháng này anh tạm khỏi lấy
tiền tiêu vặt, cà phê cà pháo nữa nhé…
Thậm chí, có lần tôi quên hết những lời dặn
dò của vợ, đi bia ôm với bạn bè, mãi đến nửa khuya mới về.
Cứ nghĩ rằng nàng sẽ đón tôi với đôi mắt
đẫm lệ và cái miệng mở to tuôn trào xối xả những lời mạt sát.
Nhưng không, nàng vẫn nhẹ nhà giúp tôi thay quần áo.
Thấy vết son và mùi nước hoa trên áo tôi,
nàng vẫn không đổ đổi thái độ “khen” chồng bằng giọng…lạnh tanh
:
- Anh giỏi thật đấy. Từng tuổi này và vẫn
dư sức quyến rũ, có thêm nhân tình nhân ngãi. Em không ghen đâu.
Em cho anh được tự do đi lại với nhiều cô, để chứng tỏ bản lĩnh
đàn ông ngày nay. Từ giờ phút này anh được thoải mái, không cần
em có mặt, để ngăn cản bước đường của anh nữa.
Rồi nàng xách đồ về với…bu.
Có lần một anh bạn đã nói với gã :
- Cậu có biết tớ sợ cái gì nhất hay không ?
Gã lắc đầu và anh ta nói tiếp :
- Tớ sợ nhất hai chữ K của vợ, đó là vợ
khóc và vợ khen. Vợ khóc thì tớ chẳng biết đường dỗ cho nín, chỉ
còn nước đứng như trời trồng, đốt thuốc lá và nhìn ra ngoài
đường. Còn khi vợ khen, thì biết chắc chắn là sẽ được nhờ vả
chuyện nọ chuyện kia.
Từ những kinh nghiệm đau thương kể trên, gã
đi tới một kết luận :
Khi được nịnh, anh chồng bỗng trở nên mềm
nhũn như cái con chi chi.
Khi được uống nước đường, anh chồng bỗng
trở nên yếu xìu, chui đầu vào rọ, chị vợ bảo gì cũng nghe, muốn
gì cũng…chìu.
Gã Siêu
gasieu@gmail.com
|
VỀ MỤC LỤC |
|
- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến,
bài vở..., xin gởi về địa chỉ
giaosivietnam@gmail.com
- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:
Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục
vụ của Giáo sĩ; Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các
Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn
gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực
Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh
vực; Mỗi Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức
Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và
Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)
- Quy vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại
www.conggiaovietnam.net
Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị
Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã
sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác
nhau.
TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam
Lm. Luca
Phạm Quốc Sử
USA
|
|
*************
|
|