Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

 

 

 

ĐỰƠC CHỌN GIỮA LOÀI NGƯỜI
VÀ CHO LOÀI NGƯỜI  (x. Dt, 5.1)

 

GIÁO SĨ:

Xuất phát từ giáo dân, hiện diện vì giáo dân và cậy dựa vào giáo dân

 

ĐỂ CÙNG LÀM VINH DANH THIÊN CHÚA

 

www.conggiaovietnam.info                          giaosivietnam@gmail.com

Đặc San Điện Tử    Giáo Sĩ Việt Nam    Số 108, Chúa Nhật 13.12.2009


MỤC LỤC 

Tuyên Ngôn về Giáo Dục Kitô Giáo (tiếp theo)                                                     Vatican 2

Sắc chỉ «SUPER CATHEDRAM» 09.09.1659 Thành lập hai giáo phận VN đầu tiên     Gs Trần Văn Cảnh

NĂM THÁNH LINH MỤC - LỜI THÚ LỖI                                       Lm. Giuse Trần Việt Hùng

VÀ BỖNG DƯNG NƯỚC MẮT TÔI… TUÔN THÀNH DÒNG!     Lm Martino Nguyễn Bá Thông

GIÁO HỘI VIỆT NAM LUÔN NGỜI SÁNG                                               Đinh văn Tiến Hùng

TA TIẾC CHO EM !                                                                                   Lm. Anmai, C.Ss.R.

QUÁ NHIỀU NGUY CƠ NÊN CẦN TỈNH THỨC                                      Gioan Lê Quang Vinh

RA ĐƯỜNG KHÔNG PHẠM LUẬT MỚI LÀ CHUYỆN LẠ !     Lm. Giuse Nguyễn Thành Long

“CHA ƠI, XIN LẮNG NGHE CHÚNG CON - CHÚNG CON CẦN TÌNH THƯƠNG CỦA GIÁO HỘI”        Hạt Cát

LÀM SAO CHỌN NGƯỜI YÊU MÀ KHÔNG SỢ CHỌN LẦM?                    Lm. Lê Văn Quảng

NHỮNG TẦM THƯỜNG                                                                             Nhà Văn Quyên Di

TIẾN BỘ CỦA PHẪU THUẬT                                                         Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức M.D.

CHỬI BỚI…THỜI NAY -                                                              Chuyện phiếm của Gã Siêu


Tuyên Ngôn về Giáo Dục Kitô Giáo (tiếp theo)

Thánh Công Ðồng Chung Vaticanô II

 

Tuyên Ngôn về Giáo Dục Kitô Giáo

Gravissimum Educationis

 

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia

 

Lời mở đầu. Vai trò vô cùng quan trọng của việc giáo dục trong đời sống con người và ảnh hưởng của nó luôn gia tăng trên đà tiến triển của xã hội hiện nay đã được Thánh Công Ðồng đặc biệt lưu ý 1. Quả thực, hoàn cảnh của thời đại chúng ta làm cho việc giáo dục thanh thiếu niên, ngay cả việc tiếp tục huấn luyện 1* giới trưởng thành, trở nên ngày một dễ dàng và khẩn cấp hơn. 2* Vì ý thức đầy đủ hơn về phẩm giá và bổn phận của mình, nên con người ao ước được tham dự tích cực hơn vào đời sống xã hội, nhất là đời sống kinh tế và chính trị 2.

 

Những tiến bộ kỳ diệu trong lãnh vực kỹ thuật và nghiên cứu khoa học, những phương tiện truyền thông xã hội tân tiến hiến cho con người hoàn cảnh thuận tiện, nhờ đó con người còn nhiều thời giờ nhàn rỗi, không vướng mắc công việc, dễ dàng tham dự vào gia sản văn hóa và tinh thần, và bổ túc lẫn nhau nhờ những liên lạc mật thiết hơn giữa các đoàn thể cũng như giữa chính các dân tộc.

 

Bởi đó khắp nơi đều cố gắng đẩy mạnh công cuộc giáo dục mỗi ngày một hơn. Người ta thừa nhận những quyền lợi căn bản liên hệ đến việc giáo dục của con người, 3* nhất là của trẻ em và cha mẹ. Các quyền lợi ấy được xác định trong nhiều văn kiện chính thức 3. Trước con số học sinh gia tăng mau chóng, 4* người ta gia tăng trường ốc và cải tiến học đường, thiết lập thêm những cơ sở giáo dục khác. Các phương tiện giáo dục và giảng huấn được canh tân dựa vào những kinh nghiệm mới. 5* mặc dù đã có nhiều nỗ lực lớn lao để đem lại những lợi ích trên cho mọi người, nhưng vẫn còn rất nhiều trẻ em và thanh thiếu niên chưa được hưởng sự huấn luyện căn bản và biết bao người khác vẫn còn thiếu một nền giáo dục thích hợp để phát huy chân lý và bác ái.

 

Vì vậy, để chu toàn sứ mệnh mà Chúa là Ðấng sáng lập đã trao ban, là loan truyền mầu nhiệm ơn cứu độ cho mọi người và thiết lập mọi sự trong Chúa Kitô, Mẹ Thánh Giáo Hội có nhiệm vụ săn sóc toàn diện đời sống con người 6*, kể cả đời sống trần tục, trong mức độ liên hệ với lời mời gọi của Thiên Chúa 4. Vì thế Giáo Hội thông phần vào việc mở mang và phát huy nền giáo dục. 7* Do đó, Thánh Công Ðồng tuyên bố một số nguyên tắc căn bản về giáo dục Kitô giáo, nhất là giáo dục học đường. Một Ủy Ban đặc biệt sau Công Ðồng phải giải thích cặn kẽ và các Hội Ðồng Giám Mục phải thích nghi các nguyên tắc đó tùy theo hoàn cảnh khác biệt tại mỗi địa phương.

 

1. Quyền hưởng một nền giáo dục xứng hợp. Tất cả mọi người, không phân biệt chủng tộc, giai cấp và tuổi tác, do phẩm giá con người, đều có một quyền bất khả nhượng là phải được hưởng một nền giáo dục 5 đáp ứng với sứ mệnh riêng 6, 8* phù hợp với cá tính 9* của từng phái 10*, thích nghi với văn hóa và truyền thống dân tộc 11*, đồng thời mở rộng sự hợp tác huynh đệ với các dân tộc khác, để hỗ trợ công cuộc hợp nhất chân chính và hòa bình trên mặt đất 12*. Vậy nền giáo dục chân chính là việc đào tạo con người, nhằm đạt tới cùng đích của mình cũng như lợi ích của các đoàn thể mà họ là đoàn viên, và họ sẽ tham gia phục vụ khi đến tuổi trưởng thành 13*.

 

Bởi thế, phải để ý đến những tiến triển 14* của khoa tâm lý, sư phạm và giáo khoa, hầu giúp trẻ em và thanh thiếu niên phát triển điều hòa những năng khiếu thể xác, luân lý và tinh thần, ý thức dần dần trách nhiệm cách rõ rệt hơn, nhờ luôn cố gắng trau dồi đúng mức đời sống cá nhân và theo đuổi sự tự do chân chính, 15* với lòng can đảm và kiên nhẫn lướt thắng mọi trở ngại. Phải tích cực và thận trọng giáo dục chúng về phái tính 16* tùy tứng lứa tuổi. Ngoài ra, phải huấn luyện cho chúng biết tham dự đời sống xã hội, để sau khi được chỉ dẫn đầy đủ về những phương tiện cần thiết và thích hợp, chúng có thể tích cực dấn thân 17* vào những đoàn thể khác nhau của cộng đoàn nhân loại sẵn sàng đối thoại với người khác cũng như hăng say hoạt động để góp phần thực hiện lợi ích chung.

 

Cũng vậy, Thánh Công Ðồng còn tuyên bố rằng trẻ em và thanh thiếu niên có quyền được hướng dẫn trong việc phê phán những giá trị luân lý theo lương tâm thẳng thắn, tự ý 18* chấp nhận và tuân giữ những giá trị ấy và nhận biết yêu mến Thiên Chúa cách hoàn hảo hơn. Vì thế Công Ðồng tha thiết mời gọi những nhà lãnh đạo các dân tộc hãy hướng dẫn công việc giáo dục, hãy lo lắng sao cho giới trẻ không bao giờ bị tước mất quyền lợi thiêng liêng ấy 19*. Công Ðồng còn khuyên nhủ các con cái Giáo Hội hãy quảng đại hoạt động trong mọi lãnh vực giáo dục, nhất là để có thể sớm đem lại những lợi ích của một nền giáo dục và giáo huấn xứng hợp cho mọi người ở khắp nơi trên toàn thế giới 7.

 

2. Nền giáo dục Kitô giáo. Mọi Kitô hữu 20*, nhờ việc tái sinh bởi nước và Thánh Thần, đã trở nên những tạo vật mới 8, được gọi là con Thiên Chúa và quả thực như thế, nên có quyền hưởng một nền giáo dục Kitô giáo. Nền giáo dục này không chỉ nhằm giúp con người được trưởng thành như vừa trình bày, nhưng cốt yếu là nhằm giúp những người đã rửa tội ngày càng ý thức hơn về hồng ân Ðức Tin đã nhận lãnh trong khi họ được hứơng dẫn để dần dần hiểu biết mầu nhiệm cứu rỗi. Nền giáo dục ấy còn giúp họ biết cách thờ phượng Thiên Chúa Cha trong tinh thần và chân lý (x. Gio 4,23), nhất là qua việc cử hành phụng vụ 21*, cũng như huấn luyện họ biết sống theo con người mới trong công bình và thánh thiện của chân lý (Eph 4,22-24). Nhờ vậy họ đạt tới con người hoàn thiện, tới tuổi sung mãn của Chúa Kitô (x. Eph 4,13) và góp phần vào việc tăng trưởng của Nhiệm Thể 22*. Hơn nữa, vì ý thức được ơn kêu gọi của mình, chính họ phải tập thói quen minh chứng niềm cậy trông của mình (x. 1P 3,15) cũng như phải giúp cải tạo thế giới theo tinh thần Kitô giáo. Nhờ đó những giá trị tự nhiên sẽ góp phần vào lợi ích của toàn thể xã hội 23*, khi được hòa hợp vào viễn ảnh toàn vẹn của con người được Chúa Kitô cứu chuộc 9. Vì vậy Thánh Công Ðồng nhắc lại cho những Chủ Chăn hướng dẫn các linh hồn nhiệm vụ rất quan trọng là phải thu xếp mọi sự để các tín hữu được hưởng nhờ nền giáo dục Kitô giáo nhất là giới trẻ, niềm hy vọng của Giáo Hội 10.

 

3. Những người lãnh nhận trách nhiệm giáo dục. Vì là người truyền sự sống cho con cái, nên cha mẹ 24* có bổn phận hết sức quan trọng là giáo dục chúng và vì thế họ được coi là những nhà giáo dục đầu tiên và chính yếu của chúng 11. Vai trò giáo dục này quan trọng đến nỗi nếu thiếu sót thì khó lòng bổ khuyết được. Thực vậy, chính cha mẹ có nhiệm vụ tạo cho gia đình một bầu khí thấm nhuần tình yêu cũng như lòng tôn kính đối với Thiên Chúa và tha nhân, để hỗ trợ việc giáo dục toàn diện cho con cái trong đời sống cá nhân, để hỗ trợ việc giáo dục toàn diện cho con cái trong đời sống cá nhân và xã hội. Do đó gia đình là trường học đầu tiên 25* dạy các đức tính xã hội cần thiết cho mọi đoàn thể. Nhưng đặc biệt trong gia đình Kitô giáo, 26* vì đã nhận ân sủng cũng như bổn phận của bí tích hôn phối, nên cha mẹ phải dạy dỗ con cái ngay từ nhỏ, để chúng nhận biết và thờ kính Thiên Chúa cùng yêu mến tha nhân theo đức tin chúng đã lãnh nhận khi chịu phép rửa tội. Chính tại nơi đây, con trẻ có kinh nghiệm đầu tiên về xã hội lành mạnh của nhân loại và về Giáo Hội. Sau hết nhờ gia đình, chúng được hướng dẫn dần dần vào cộng đoàn nhân loại cũng như vào Dân Thiên Chúa. Bởi vậy cha mẹ phải ý thức sâu xa tầm quan trọng của gia đình Kitô giáo đích thực trong đời sống và đà thăng tiến của chính dân Thiên Chúa 12.

 

Nhiệm vụ giáo dục trước hết thuộc về gia đình, nhưng cũng cần đến sự trợ giúp của toàn thể xã hội. 27* Thực vậy, ngoài những quyền lợi của cha mẹ và của những người được cha mẹ ủy thác cho một phần công việc giáo dục, chắc chắn xã hội dân sự cũng còn có những quyền lợi và bổn phận vì xã hội dân sự có nhiệm vụ tổ chức những gì đem lại lợi ích chung trong phạm vi thế tục. Một trong những gì đem lại lợi ích chung trong phạm vi thế tục. Một trong những bổn phận của xã hội dân sự là đẩy mạnh công cuộc giáo dục giới trẻ bằng nhiều phương cách, như bảo vệ quyền lợi cha mẹ và những người góp phần vào việc giáo dục và phải giúp đỡ họ trong công tác đó. Theo nguyên tắc đồng trách nhiệm, khi cha mẹ và các đoàn thể khác thiếu sáng kiến, xã hội dân sự phải kiện toàn công việc giáo dục, nhưng cũng phải để ý đến nguyện vọng của cha mẹ. Ngoài ra còn phải thiết lập các trường ốc và cơ sở giáo dục riêng theo lợi ích chung đòi hỏi 13.

 

Sau cùng với danh nghĩa đặc biệt, Giáo Hội có trách nhiệm giáo dục 28* không những vì Giáo Hội là xã hội trần gian, phải được thừa nhận có khả năng giáo dục, 29* nhưng nhất là vì Giáo Hội có nhiệm vụ loan truyền cho mọi người biết con đường cứu rỗi, cũng như thông ban sự sống Chúa Kitô cho các tín hữu và luôn lo lắng giúp đỡ họ đạt tới sự viên mãn của đời sống ấy 14. Bởi vậy như một Người Mẹ, Giáo Hội có nhiệm vụ bảo đảm cho con cái một nền giáo dục, đem tinh thần Chúa Kitô thấm nhuần đời sống chúng, nhưng đồng thời cũng cổ võ mọi dân tộc phát triển sự hoàn thiện toàn vẹn của con người, phục vụ lợi ích của xã hội trần thế và xây dựng một thế giới nhân đạo hơn 15.

 

4. Phương thế của nền giáo dục Kitô giáo. Ðể chu toàn nhiệm vụ giáo dục, Giáo Hội quan tâm đến tất cả các phương thế thích hợp, đặc biệt là những phương thế riêng của mình. Trước hết là việc giảng dạy giáo lý 16 nhằm soi sáng và củng cố đức tin, nuôi dưỡng đời sống theo tinh thần Chúa Kitô, đưa đến việc ý thức và tham dự linh động vào mầu nhiệm phụng vụ 17, khuyến khích hoạt động tông đồ. Nhưng Giáo Hội cũng tôn trọng và tìm cách đem tinh thần mình thấm nhuần và nâng cao những phương thế khác 30* thuộc di sản chung của nhân loại và góp phần lớn lao vào việc trau dồi tinh thần và đào luyện con người, như các phương tiện truyền thông xã hội 18, các tổ chức có mục đích tập luyện tinh thần và thể xác, các phong trào thanh thiếu niên và nhất là các trường học.

 

5. Tầm quan trọng của học đường. Trong tất cả các phương tiện giáo dục, học đường 31* giữ một vai trò quan trọng đặc biệt 19, vì học đường theo sứ mạng mình luôn lo lắng trau dồi các khả năng tinh thần, dẫn vào gia sản văn hóa mà các thế hệ trước đã thu lượm được, phát huy nhận thức về các giá trị, chuẩn bị đời sống nghề nghiệp, và khuyến khích niềm thông cảm lẫn nhau trong khi cổ cõ tình thân hữu cộng đoàn giữa những học sinh khác biệt về tâm linh và giai cấp. Hơn nữa học đường còn trở nên trung tâm hoạt động và tiến triển, tại đây cần đến sự tham dự của gia đình, thầy dạy, mọi đoàn thể có mục đích phát triển đời sống văn hóa, đời sống công dân và tôn giáo, cả chính quyền cũng như toàn thể cộng đoàn nhân loại.

 

Như thế, thực cao đẹp nhưng cũng thực nặng nề thiên chức của tất cả những ai giúp đỡ cha mẹ chu toàn nhiệm vụ của họ và thay thế cộng đoàn nhân loại nhận lãnh chức vụ giáo dục nơi học đường. Thiên chức này dòi phải có những tài năng đặc biệt về trí tuệ và tâm hồn, được chuẩn bị hết sức kỹ càng, với thái độ sẵn sàng canh tân và thích nghi không ngừng.

 

6. Nhiệm vụ và quyền lợi của cha mẹ. Nhiệm vụ và quyền lợi đầu tiên bất khả nhượng của cha mẹ là giáo dục con cái, nên họ phải được thực sự tự do trong việc lựa chọn trường học. Do đó, vì có bổn phận bảo vệ và bênh vực quyền tự do của công dân, chính quyền khi chú tâm đến công bằng phân phối 32* phải lo phân chia những ngân khoản tài trợ chung sao cho cha mẹ có thể được thực sự tự do lựa chọn trường học cho con cái theo lương tâm mình 20.

 

Ngoài ra chính quyền còn có bổn phận lo liệu cho mọi công dân được tham dự thực sự vào nền văn hóa và được huấn luyện thích đáng để thi hành nhiệm vụ và quyền lợi công dân. Bởi thế chính quyền phải bảo đảm cho thanh thiếu niên được hưởng một nền giáo dục học đường đầy đủ, phải quan tâm đến khả năng của nhà giáo và trình độ học vấn của học sinh cũng như phải chăm sóc đến cả sức khỏe của chúng. Như thế chính quyền phải phát triển toàn diện học chế, nhưng đừng quên nguyên tắc đồng trách nhiệm. Do đó phải loại trừ mọi chế độ độc quyền học hiệu 33*, vì tất cả mọi chế độ độc quyền thuộc loại này đều trái với quyền tự nhiên của con người, cản trở sự tiến bộ và việc phổ biến văn hóa, làm tan loãng bầu khí thuận hòa giữa các công dân và nghịch với thuyết đa dạng 34* mà ngày nay đang thịnh hành tại nhiều cộng đoàn 21.

 

Do đó, Thánh Công Ðồng khuyến khích các Kitô hữu hãy tự động góp phần vào việc khám phá những phương pháp giáo dục thích hợp, cách tổ chức việc học hành và góp phần vào việc đào tạo các giáo chức có khả năng giáo dục thanh thiếu niên một cách đúng đắn bằng cách hỗ trợ họ, và nhất là qua các hội phụ huynh học sinh, phải theo dõi và nâng đỡ mọi công việc của nhà trường, đặc biệt việc giáo dục luân lý được giảng dạy nơi đó 22.

 

7. Giáo dục luân lý và tôn giáo nơi học đường. Hơn nữa, ý thức sâu xa nhiệm vụ vô cùng quan trọng là phải ân cần lo lắng giáo dục mọi con cái mình về phương diện luân lý và tôn giáo. Giáo Hội, bằng tấm lòng ưu ái và trợ giúp đặc biệt cần phải hiện diện cho biết bao thanh thiếu niên đang được đào luyện trong các trường không công giáo. 35* Sự hiện diện ấy được cụ thể hóa qua chứng từ đời sống của người giảng dạy và hướng dẫn chúng, qua việc tông đồ của các bạn học 23, và nhất là qua lời giảng dạy giáo lý cứu rỗi của những linh mục và giáo dân có trách nhiệm bằng những phương pháp thích hợp với lứa tuổi và hoàn cảnh, cùng với việc giúp đỡ thiêng liêng bằng mọi sáng kiến thích nghi theo điều kiện thời gian và sự việc.

 

Giáo Hội cũng nhắc nhở cho cha mẹ nhiệm vụ quan trọng cố hữu của họ là phải lo liệu mọi sự và đòi hỏi sao cho con cái họ có thể hưởng nhờ những trợ giúp ấy và được tấn tới trong việc giáo dục theo tinh thần Kitô giáo và ăn nhịp với giáo huấn trần thế.

 

Ngoài ra Giáo Hội còn ca ngợi những cơ quan cũng như các đoàn thể dân sự nào chủ trương thuyết đa dạng trong xã hội hiện nay và chú tâm đến quyền tự do tôn giáo, giúp đỡ các gia đình để việc giáo dục con cái nơi học đường được phù hợp với các nguyên tắc luân lý và tôn giáo riêng của gia đình họ 24.

 

8. Trường Công Giáo. Giáo Hội hiện diện đặc biệt trong lãnh vực học đường qua trường công giáo. 36* Thực ra trường công giáo cũng theo đuổi những mục tiêu văn hóa và giáo dục nhân bản cho thanh thiếu niên không kém gì các trường khác. Ðiều riêng biệt của trường công giáo là có sứ mệnh tạo cho môi trường học đường một bầu khí 37* sống động, thấm nhuần tự do và bác ái theo tinh thần Phúc Âm, giúp thanh thiếu niên phát triển nhân cách mình đồng thời làm phát triển con người mới đã được thành hình khi chịu phép rửa tội. Sau cùng, trường công giáo còn phải hướng nền văn hóa chung của nhân loại vào việc loan truyền ơn cứu rỗi để cho các học sinh dần dần nhận thức về thế giới, cuộc đời và con người nhờ ánh sáng đức tin soi chiếu 25. Như thế trong khi mở cửa tiếp nhận đúng mức những điều kiện của thời đại đương tiến bộ, trường công giáo huấn luyện học sinh biết mưu cầu lợi ích cho xã hội trần gian một cách hữu hiệu, và chuẩn bị cho chúng biết phục vụ để mở mang Nước Chúa. Do đó, nhờ sống đời gương mẫu và tông đồ, chúng trở nên như men cứu rỗi cho cộng đoàn nhân loại.

 

Thực vậy, trường công giáo còn giữ một vai trò rất quan trọng trong hoàn cảnh chúng ta đang sống, vì có khả năng góp phần lớn lao trong việc chu toàn sứ mệnh của Dân Thiên Chúa và giúp cuộc đối thoại 38* giữa Giáo Hội và cộng đoàn nhân loại nhằm đạt tới lợi ích cho cả đôi bên. Vì thế Thánh Công Ðồng tuyên bố một lần nữa rằng Giáo Hội có quyền thiết lập và điều khiển các trường thuộc các cấp và các ngành, như Quyền Giáo Huấn đã xác nhận qua nhiều văn kiện 26. Công Ðồng cũng nhắc lại rằng việc thi hành quyền lợi này sẽ đóng góp nhiều cho việc bảo đảm tự do lương tâm và những quyền lợi của cha mẹ cũng như sự tiên bộ của nền văn hóa 39*.

 

Tuy nhiên các nhà giáo nên nhớ rằng họ là những nhân vật chính giúp cho trường công giáo thực hiện được những chương trình và sáng kiến của mình 27. Vậy họ phải được chuẩn bị 40* hết sức chu đáo để lãnh hội những kiến thức đạo đời, được chứng thực do những văn bằng tương xứng, cũng như phương thức giáo dục phù hợp với những phát minh của thời đại tiến bộ. Các nhà giáo dục, nhờ liên kết với các bạn đồng nghiệp và với các học sinh trong tình bác ái và thấm nhiễm tinh thần tông đồ, sẽ làm chứng cho một vị Thầy duy nhất là Chúa Kitô bằng đời sống cũng như bằng lời giảng dạy. Hãy cộng tác với nhau, nhất là với các bậc phụ huynh, và trong suốt thời gian giáo huấn, hãy cùng với họ quan tâm đúng mức đến sự khác biệt phái tính 41* và mục đích riêng của cả hai phái trong gia đình cũng như ngoài xã hội do Chúa Quan Phòng đã đặt định. Hãy cố gắng khuyến khích học sinh làm việc riêng, 42* và khi thời gian học tập chấm dứt, hãy tiếp tục liên lạc với chúng bằng những ý kiến xây dựng, tình thân hữu và bằng việc thành lập các hiệp hội theo đúng tinh thần của Giáo Hội. Thánh Công Ðồng cũng tuyên bố rằng chức vụ của nhà giáo là một hoạt động tông đồ đích thực, rất thích hợp và cần thiết cho thời đại chúng ta, đồng thời là một phục vụ chính đáng cho xã hội. Công Ðồng còn nhắc nhở cho cha mẹ công giáo bổn phận ký thác con em vào các trường công giáo nếu hoàn cảnh thời gian và nơi chốn cho phép. Phải tùy khả năng nâng đỡ và hợp tác với các trường ấy để mưu cầu lợi ích cho con em mình 28.

 

9. Các loại trường Công Giáo. Tất cả các trường tùy thuộc Giáo Hội bằng bất cứ cách nào phải phù hợp với hình ảnh của trường công giáo trên theo khả năng mình, dù có thề mang những hình thức khác nhau tùy hoàn cảnh địa phương 29. Hội Thánh rất khen ngợi những trường công giáo hâu nhận cả những học sinh không công giáo, nhất là ở những miền thuộc các Giáo Hội tân lập.

 

Ngoài ra, khi thiết lập và điều hành các trường công giáo, cần phải để ý đến những nhu cầu của thời tân tiến. Vì thế, trong khi quan tâm đến các trường tiểu học và trung học là nền tảng của việc giáo dục, người ta cũng phải chú trọng tới những trường do hoàn cảnh hiện tại đòi hỏi, chẳng hạn những trường chuyên nghiệp 30 và kỹ thuật 43*, những viện giáo huấn cho lứa tuổi trưởng thành, cổ võ công tác cứu trợ xã hội, và cả những nhà dành cho những người vì tàn tật cần được chăm sóc đặc biệt, những trường sư phạm đào luyện giáo chức vừa về việc dạy giáo lý, vừa về những hình thức giáo dục khác.

 

Thánh Công Ðồng ân cần nhắc nhủ các Chủ Chăn của Giáo Hội cũng như mọi Kitô hữu đừng quản ngại hy sinh giúp đỡ các trường công giáo chu toàn bổn phận ngày càng hoàn hảo hơn, và nhất là quan tâm đến nhu cầu của những người thiếu thốn phương tiện vật chất, thiếu tình thương, thiếu sự nâng đỡ của gia đình hoặc còn xa lạ với đức tin.

 

10. Phân khoa và đại học Công Giáo. Giáo Hội cũng đặc biệt quan tâm đến những trường Cao Ðẳng, nhất là những viện Ðại Học và Phân Khoa 44*. Hơn nữa, đối với các trường hợp thuộc quyền, Giáo Hội ước mong tổ chức sao cho mỗi môn được nghiên cứu tường tận theo những nguyên tắc riêng, phương pháp riêng và quyền tự do riêng của việc nghiên cứu khoa học, để hiểu các môn học ấy ngày càng sâu xa hơn, Và để một khi đã tìm hiểu thấu đáo những vần đề mới mẻ, cũng như các công cuộc tìm tòi của thời đại đang tiến bộ, đồng thời theo đường lối của các vị Tiến Sĩ Giáo Hội, nhất là thánh Tôma thành Aquina, người ta sẽ nhận thức sâu xa hơn đức tin và lý trí cùng quy hướng về một mục đích duy nhất 31. Như thế, tinh thần Kitô giáo sẽ hiện diện một cách công khai, vững mạnh và phổ quát trong mọi nỗ lực đưa đến một nền văn hóa sâu xa hơn, và các học viên xuất thân từ những trường ấy sẽ là những người có kiến thức vững chắc thực sự, sẵn sàng đảm nhận mọi trọng trách trong xã hội và trở nên nhân chứng đức tin nơi trần thế 32.

 

Tại các Ðại Học Công Giáo không có Phân Khoa Thần Học, 45* nên thành lập một Viện hay một giảng đường thần học 46* để các sinh viên giáo dân cũng có thể lĩnh hội những bài giảng huấn thích hợp. Các khoa học sở dĩ tiến bộ được là nhờ ở các cuộc khảo cứu chuyên biệt có giá trị khoa học cao độ, nên các Ðại Học và các Phân Khoa Công Giáo phải hết sức nâng đỡ các tổ chức nào có mục đích chính yếu là xúc tiến công cuộc khảo cứu khoa học.

 

Thánh Công Ðồng tha thiết khuyên nhủ các Viện Ðại Học và các Phân Khoa Công Giáo đã được phân phối thích đáng tại các phần đất khác nhau trên hoàn cầu, phải phát triển làm sao để nổi tiếng không phải nhờ số lượng mà nhờ ở phẩm chất của giáo huấn. Phải dễ dãi trong việc thu nhận những sinh viên có nhiều triển vọng dù họ thuộc thành phần kém may mắn, nhất là những người đến từ các quốc gia mới thành lập.

 

Vì tương lai của xã hội và của chính Giáo Hội liên kết mật thiết với sự tiến bộ của các thanh niên đang hấp thụ nền học vấn cao đẳng 33, nên các Vị Chủ Chăn trong Giáo Hội không những chỉ săn sóc đến đời sống thiêng liêng, mà còn phải chăm lo việc giáo dục tinh thần cho hết mọi sinh viên con cái mình học tại các Ðại Học Công Giáo. Vì thế, sau khi tùy hoàn cảnh tham khảo ý kiến các Giám Mục, các ngài hãy lo liệu thiết lập tại các Viện Ðại Học không Công Giáo những cư xá và trung tâm Ðại Học Công Giáo. Ở đó, những linh mục, tu sĩ và giáo dân được tuyển chọn và huấn luyện kỹ càng, sẽ thường xuyên giúp đỡ thanh niên đại học về phương diện tinh thần và trí tuệ. Các ngài cũng nên đặc biệt quan tâm và khuyến khích những thanh niên ưu tú trong các Ðại Học Công Giáo cũng như các Ðại Học khác để họ bước vào nghề giáo nếu thấy họ có khả năng giảng huấn và nghiên cứu.

 

11. Phân khoa dạy các môn học thánh. Giáo Hội đặt kỳ vọng vào hoạt động của các phân khoa dạy các môn học thánh 34. Vì thế, Giáo Hội ủy thác cho các phân khoa ấy một nhiệm vụ vô cùng quan trọng là chuẩn bị sinh viên của mình, không những để họ tiến tới chức linh mục, nhưng nhất là để họ hoặc giảng dạy tại các ghế giáo sư cao đẳng của Giáo Hội, hoặc cải tiến các môn học nhờ việc nghiên cứu cá nhân hay để họ nhận lãnh những phần việc khó khăn hơn trong nhiệm vụ tông đồ cho giới trí thức. Các phân khoa ấy cũng có nhiệm vụ khảo cứu sâu xa mọi ngành khác nhau của các môn học thánh để mỗi ngày một thấu hiểu tường tận hơn Mạc Khải Thánh, mở rộng hơn di sản khôn ngoan Kitô giáo do các bậc tiền nhân truyền lại, phát động cuộc đối thoại với các anh em ly khai, với các người ngoài Kitô giáo, và sau hết để giải đáp những vấn đề do sự tiến bộ của các học thuyết đặt ra 35.

 

Vì thế, các Phân Khoa Giáo Hội phải lo tu chỉnh những điều lệ cho hợp thời để phát triển mạnh mẽ các khoa học thánh và những khoa học liên hệ. Phải sử dụng những phương pháp và phương tiện tân tiến để hưởng các sinh viên đến những cuộc khảo cứu sâu rộng hơn.

 

12. Hợp tác trong lãnh vực giáo dục. Sự cộng tác 47* ngày một khẩn thiết và đang được củng cố trong phạm vi giáo phận, quốc gia và quốc tế cũng rất cần thiết trong lãnh vực học đường. Vì thế, bằng mọi cách, phải lo liệu thế nào việc hợp tác giữa các trường công giáo với nhau được thuận lợi, đồng thời vì ích lợi chung của cộng đồng nhân loại đòi hỏi, phải đẩy mạnh việc hợp tác giữa chính các trường công giáo với các trường khác 36.

 

Càng liên kết và cộng tác chặt chẽ với nhau, nhất là ở bậc Ðại Học, càng thu lượm được nhiều kết quả. Vì thế trong mỗi Ðại Học, các Phân Khoa phải hợp tác với nhau, tùy theo mục tiêu cho phép. Chính các Ðại Học cũng phải liên kết hỗ tương hành động, đồng thời cổ võ những cuộc họp mặt quốc tế, phân phối với nhau việc nghiên cứu khoa học, thông báo cho nhau những phát minh, trao đổi với nhau các giáo sư trong một thời gian nào đó và phát huy những gì mang lại việc hỗ trợ lớn lao hơn.

 

Kết luận. Thánh Công Ðồng tha thiết khuyên nhủ các thanh niên hãy ý thức nhiệm vụ cao cả của việc giáo dục, hãy sẵn sàng nhận lãnh nhiệm vụ này với tâm hồn quảng đại, nhất là tại những miền nào việc giáo dục thanh niên đang bị lâm nguy vì thiếu thầy dạy.

 

Thánh Công Ðồng tỏ lòng biết ơn sâu xa đối với các linh mục, tu sĩ nam nữ và giáo dân, đã tự hiến theo tinh thần Phúc Âm dấn thân vào công cuộc trọng đại này là giáo dục trong các trường thuộc mọi cấp và mọi ngành. Ðồng thời khuyến khích họ hãy quảng đại và kiên tâm trong bổn phận đã lãnh nhận, nỗ lực vươn lên trong việc đào luyện học sinh thấm nhuần tinh thần của Chúa Kitô, trong khoa sư phạm và trong việc trau dồi kiến thức, để họ không những đẩy mạnh cuộc canh tân bên trong Giáo Hội mà còn duy trì và phát huy thêm sự hiện diện hữu ích của Giáo Hội trong thế giới ngày nay nhất là trong giới trí thức.

 

Tất cả và từng điều đã được ban bố trong Tuyên Ngôn này đều được các Nghị Phụ Thánh Công Ðồng chấp thuận. Và dùng quyền Tông Ðồ Chúa Kitô trao ban, hiệp cùng các Nghị Phụ khả kính, trong Chúa Thánh Thần, Chúng Tôi phê chuẩn, chế định và quyết nghị, và những gì đã được Thánh Công Ðồng quyết nghị, Chúng Tôi truyền công bố cho Danh Chúa cả sáng.

 

Roma, tại Ðền Thánh Phêrô, ngày 28 tháng 10 năm 1965.

Tôi, Phaolô Giám Mục Giáo Hội Công Giáo.

Tiếp theo là chữ ký của các Nghị Phụ.

  


 

Chú Thích:

 

1 Trong số nhiều văn kiện giải thích tầm quan trọng của việc giáo dục, trước hết xem: - Benedictô XV, Tông thư Communes Litteras, 10-4-1919: AAS 11 (1919), trg 172. - Piô XI, Tđ Divini Illius Magistri, 31-12-1929: AAS 22 (1930), trg 49-86. - Piô XII, Huấn từ cho thanh niên A.C.I. 20-4-1946; Discorsi e Radiomessaggi VIII, trg 53-57. - Huấn từ cho các người cha gia đình nước Pháp, 18-9-1951: Discorsi e Radiomessaggi XIII, tr 241-245. - Gioan XXIII, sứ điệp kỷ niệm 30 năm ban hành Tđ Divini Illius Magistri, 30-12-1959: AAS 52 (1960), trg 57-59. - Phaolô VI Huấn từ cho các hội viên F.I.D.A.E. (Federazione Istituti Dipendenti dall'Autorità Ecclesiastica), 30-12-1963: Encicliche e Discorsi di S.S. Paolo VI, I, Roma 1964, trg 601-603. Cũng nên xem Acta et Documenta Concilio Oecumenico Vaticano II apparando, loại I, Antepraeparatoria, 1. III, trg 363-364, 370-371, 373-374.

1* Kiểu nói mới diễn tả nghĩa vụ phải luôn giúp con người sống hợp thời vì họ có trách nhiệm sống và làm việc trong một thế giới luôn tiến bộ nhanh chóng.

2* Dễ dàng hơn vì các phương tiện phong phú, mới mẻ và hữu hiệu hơn - khẩn cấp hơn - vì nếu không vậy thì sự sai biệt liên lỉ giữa người không được chuẩn bị, không được giáo dục và nền văn minh luôn tiến bộ sẽ biến con người thành nạn nhân của văn minh tiến bộ đó.

2 Xem Gioan XXIII, Tđ Mater et Magistra, 15-5-1961:AAS 53 (1961), trg 413, 415-417, 424. - Tđ Pacem in Terris, 11-4-1963: AAS 55 (1963), trg 278t.

3* Các nguyên tắc về vấn đề này đã được Cơ Quan Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) công bố ngày 20-11-1958 với 78 phiếu thuận, không có phiếu nào chống.

3 Xem Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (Déclaration des droits de l'homme) do Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc chấp thuận ngày 10-12-1948 và xem Déclaration des droits de l'enfant, 20-11-1959; Protocole additionnel à la convention de sauvegarde des droits de l'homme et des libertés fondamentales, Paris, 20-3-1952; về Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, xem Gioan XXIII, Tđ Pacem in Terris, 11-4-1963: AAS 55 (1963), trg 295t.

4* Ðâu đâu người ta cũng thấy như thế và đó cũng là một điều đáng mừng. Tuy nhiên Cơ Quan Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) lại nhấm mạnh tới phẩm hơn là tới lượng. Trong thực tế cơ quan này cho rằng phẩm chất rất thiếu sót, rõ ràng nhất là sự yếu kém của hiệu năng nội tại (sự giảm bớt về bài học) và hiệu năng ngoại tại (phẩm chất của việc nhận định sự thực). Những nguyên nhân chính yếu là do trình độ thiếu sót của các giáo sư và do chương trình không thích hợp. - Tuyên Ngôn có lý khi nhấn mạnh tới mặt trong của sự phát triển đó.

5* Sự chắc chắn của những nguyên tắc tâm lý cho phép ta mạnh dạn áp dụng những kinh nghiệm đó và hơn nữa, sự thành công của những cuộc cải cách còn khuyến khích ta làm như vậy. Không cần phải nhắc lại ở đây tất cả những kinh nghiệm đó. Tuy nhiên cũng xin nhắc đến những gì mà khoa sư phạm đã dùng tới như những lý thuyết về ích lợi, những nguyên tắc về phối hợp luân lý và về việc tập trung tinh thần, việc tự hoạt động, việc cá tính hóa, việc hoạt động tập thể và về việc tự chủ...

6* Tất cả đối tượng lo âu của Giáo Hội là con người toàn diện, xác và hồn. Hiểu khác đi chính là phản bội lại tư tưởng và sứ mạng của Giáo Hội.

4 Xem Gioan XXIII, Tđ Mater et Magistra, 15-5-1961: AAS 53 (1961), trg 402. - CÐ Vat. II, Hiến chế tín lý về Giáo Hội, số 17: AAS 57 (1965), trg 21.

7* Người ta có thể định nghĩa danh từ này rất nhiều cách, nhưng để gọi được là xác thực, các định nghĩa đó phải có những đặc tính chung sau đây:

a. Giáo dục chỉ có thể có nơi loài người.

b. Nó là hoạt động của một hữu thể đối với một hữu thể khác.

c. Hoạt động này được hướng tới một mục đích.

d. Mục đích đó là đạt được một số tính chất đại cương giúp con người dẽ dàng đạt được lợi ích của mình.

5 Piô XII, Sứ Ðiệp truyền thanh, 24-12-1942: AAS 35 (1943), trg 12,19. Gioan XXIII, Tđ Pacem in Terris, 11-4-1963: AAS 55 (1963), trg 259t. Và xem những Tuyên Ngôn Nhân Quyền ở ghi chú 3.

6 Xem Piô XI, Tđ Divini Illius Magistri, 31-12-1929: AAS 22 (1930), trg 50t.

8* Theo Kant, giáo dục phải phát triển nơi cá nhân tất cả sự toàn hảo mà họ có thể có.

9* Ðốivới Henri Joly, giáo dục có mục đích giúp con ngùi hoàn toàn làm chủ và sử dụng đúng mức tất cả mọi khả năng của mình.

10* Hình như những khác biệt về hai phái có tính cách về lượng hơn là về phẩm. Nói theo sinh lý học, trước thời kỳ dậy thì, con trai và con gái có một hình thái khá ngang nhau, Nhưng sau đó thì hoàn toàn khác biệt, nhất là về những hình thái cân đối (chiều cao và sức nặng, kích thước, xương chậu và vai...) (theo Heymans và Weinbey). Trên lãnh vực tâm lý, những sự khác vẫn còn có tính cách về lượng và về sự tương phản giữa đàn ông và đàn bà chỉ thu hẹp thành sự khác biệt về sự phát triển theo lượng. Nhưng nói rằng không có những khác biệt quan trọng giữa hai phái không có nghĩa là việc giáo dục và sự đối xử trong xã hội phải hoàn toàn giống nhau đối với cả hai phái, vì vẫn còn có một kiểu mẫu đàn ông và một kiểu mẫu đàn bà rất dễ phân tích.

11* Thuyết xã hội học của Durkheim và Dewey muốn rằng giáo dục sửa soạn cho đứa bé thích ứng với xã hội chính trị và môi trường riêng mà sau nầy nó sẽ sống. Giáo dục là hoạt động của cả một cộng đoàn đối với một thế hệ để bảo đảm cho thế hệ đó tồn tại và tăng trưởng không ngừng.

12* Aldous Huxley cho rằng phải giáo hóa con người để có tự do, công bằng và hòa bình.

13* Ðây là bản đúc kết tuyệt hảo của một bản tóm lược về những giáo thuyết khác nhau đối với vấn đề giáo dục.

14* Biết bao tiến triển đáng chú ý từ đầu thế kỷ này trên ba lãnh vực tâm lý, phương pháp kỹ thuật giảng dạy.

15* Giả thuyết là đã tự thắng mình, đã tự thoát khỏi lệ thuộc bản thân.

16* Trong xã hội văn minh của chúng ta, người ta đã luôn luôn yên lặng khi đề cập đến vấn đề này. Nhưng ngày nay người ta bó buộc phải nhận rằng phái tính là một hiện tượng trọng yếu trong đời sống cá nhân và các dân tộc. Nhận biết sự cần thiết của việc giáo dục phái tính chính là nhận thấy những biểu hiện liên lỉ của nó (sự bành trướng quá lý tửng, khuynh hứng tìm kiếm nam tính hay nữ tính) và người ta có thể hướng dẫn những biểu hiện đó theo một chiều hứng thích hợp với khung cảnh luân lý của các xã hội văn minh.

17* Quan niệm tuyệt hảo về con người, một sinh vật có trách nhiệm phải sống với và cho kẻ khác hầu sống trọn vẹn đời sống của mình.

18* Trong vấn đề luân lý, chỉ có sự tự ý chấp nhận là đáng kể vì nó giả thiết đã nhìn thấy, yêu thích và tự do chọn lựa sự thiện.

19* Vì sự thành công toàn diện của con người tùy thuộc ở việc kính trọng quyền ấy, và vì quyền này nâng cao giá trị những quyền cao quý và chính yếu khác của con người, một sinh vật thông minh và tự do.

7 Xem Gioan XXIII, Tđ Mater et Magistra, 15-5-1961: AAS 53 (1961), trg 441t.

20* Với tư cách là con người, các Kitô hữu có quyền hưởng một nền giáo dục đầy đủ và thích hợp. Với tư cách là người đã được rửa tội, họ có quyền hưởng một nền giáo dục Kitô giáo giúp họ xứng đáng đón nhận sự cung hiến tối cao cho nhân phẩm con người.

8 Xem Piô XI, Tđ Divini Illius Magistri, n.v.t. trg 83.

21* Là một tập hợp các lễ nghi để chu toàn việc kính thờ Thiên Chúa qua trung gian Chúa Kitô Cứu Thế.

22* Chính là Giáo Hội kết hiệp làm một với Chúa Kitô.

23* Ðịnh nghĩa vắn tắt và tuyệt diệu về những bổn phận của người Kitô hữu đối với những giá trị tự nhiên trong xã hội loài người.

9 Xem CÐ Vat. II, Hiến chế tín lý về Giáo Hội, số 36: AAS 57 (1965), trg 41t.

10 Xem CÐ Vat. II, Sắc lệnh về Nhiệm Vụ Mục Vụ của các Giám Mục trong Giáo Hội, số 12-14.

24* Tuyên ngôn nói về cha mẹ trước khi nói tới gia đình vì chính do những người thuộc gia đình mà Tuyên Ngôn chấp nhận quyền lợi và bổn phận là "những nhà giáo dục đầu tiên và chính thức". - Ðiều này khác với Thông Ðiệp Divini Illius Magistri nói nhiều về gia đình.

11 Xem Piô XI, Tđ Divini Illius Magistri, n.v.t. trg 59t. Tđ Mit Brenender Sorge, 14-3-1937: AAS 29 (1937), trg 164t. - Piô XII, Huấn từ cho đại hội toàn quốc lần đầu tiên của Hiệp Hội Công Giáo các giáo chức Ý (A.I.M.C.), 18-9-1946: Discorsi e radiomessaggi VIII, trg 218.

25* Thuở sơ khai gia đình cung cấp mọi sự cho con người. Nhưng về sau tín ngưỡng được dành cho tôn giáo, binh bị và tài phán được dành cho quốc gia, kinh tế được dành cho kỹ nghệ, gia đình chỉ còn lại có chức vụ giáo dục.

 

Nhưng chính ra chức vụ này lại bị hạn hẹp tùy thuộc vào khả năng giáo huấn của gia đình.

 

Vả lại, vì chức vụ này có tính cách bảo tồn hơn là biến đổi, hay vì chính nó đã quá lỗi thời, nên không đáp ứng được nhu cầu của cả thế giới hiện đại.

 

Vì phạm vi kinh nghiệm quá nhỏ hẹp đầy những mãnh lực trái ngược đối chọi nhau, và người thanh niên thường chưa được sửa soạn lại giữ nhiệm vụ quá quan trọng, nên gia đình không duy trì được địa vị chính yếu như những thời xa xưa. Trẻ con không những chỉ thích nghi với sự vật, nhưng cả với những sản phẩm kỹ nghệ và những sinh vật chung quanh. Nó phản ứng lại bằng những cảm xúc sau này sẽ thành nhân cách của nó. Thật ra, nền giáo dục gia đình chính nó không phải là tất cả. Ðúng hơn, nó cộng tác vào một công cuộc vượt quá tầm sức của nó.

 

26* hầu như chỉ có gia đình Kitô giáo còn giữ được học thuyết chân chính về luân lý, xã hội, chính trị và tôn giáo. Các học thuyết đó thấm nhuần cuộc sống và gieo rắc ảnh hưởng của gia đình, giống như những thời sơ khai khi tôn giáo còn đi liền với thành thị và quốc gia, và nền giáo dục tôn giáo song song với nền giáo dục chính trị và gia đình.

12 Xem CÐ Vat. II, Hiến chế tín lý về Giáo Hội, số 11 và 35: AAS 57 (1965), trg 16 và 40t.

27* Trẻ con không được thuộc về gia đình nữa, nhưng thuộc về xã hội hoặc quốc gia. Ðó là một kỳ vọng thái quá trái ngược hẳn với những đòi hỏi thiết định của chính lương tâm.

 

Nếu quốc gia có giữ quyền kiểm soát thì đây là lý do: vì là cơ quan pháp luật tối cao, quốc gia có nhiệm vụ bảo đảm để mọi người được huấn luyện về trí thức, nghề nghiệp, luân lý và thiêng liêng cần thiết cho cuộc sống của họ.

13 Xem Piô XI, Tđ Divini Illius Magistri, n.v.t. trg 63t. - Piô XII, Sứ điệp truyền thanh, 1-6-1941: AAS 33 (1941), trg 200; Huấn từ cho đại hội toàn quốc lần đầu tiên của Hiệp Hội Công Giáo các giáo chức Ý, 8-9-1946: Discorsi e Radiomessaggi VIII, trg 218. - Về nguyên tắc đồng trách nhiệm, xem Gioan XXIII, Tđ Pacem in Terris, 11-4-1963: AAS 55 (1963), trg 294.

28* Tất cả đoạn này đều lý luận về sứ mệnh giáo dục của Giáo Hội bắt nguồn từ bản tính xã hội nhân bản của mình và từ những quyền lợi của con người mà Giáo Hội có bổn phận phải thăng tiến. Giáo Hội lãnh trách nhiệm thiêng liêng đối với các con cái mình nơi Chúa Kitô.

29* Giáo Hội cung cấp một phương tiện hết sức tốt đẹp để giáo dục con người. Giáo Hội xét tới con người toàn diện thuộc mọi nghề nghiệp và mọi lứa tuổi. Hơn nữa, Giáo Hội còn theo dõi con người qua các giai đoạn phát triển và cống hiến cho mỗi lứa tuổi những phương thế giáo dục thích hợp. Ðối với trẻ thì có các tập quán và thần thoại. - Ðối với những thanh niên thì có những bài học và sự nâng đỡ tuyệt hảo về luân lý. - Ðối với những người trưởng thành thì có một thuyết mang lại những giải đáp cho mọi vấn đề của cuộc sống.

14 Xem Tđ Divini Illius Magistri, n.v.t. trg 53t, 56t. - Tđ Non abbiamo bisogno, 29-6-1931: AAS 23 (1931), trg 311t, - Piô XII, Thư của Quốc Vụ Khanh gởi cho tuần lễ xã hội Ý lần thứ XXVIII, 20-9-1955: L'Osservatore Romano, 29-9-1955.

15 Giáo Hội ca tựng các nhà cầm quyền dân sự địa phương, quốc gia và quốc tế ý thức những nhu cầu khẩn thiết của thời đại hiện nay, hết sức cố gắng để mọi dân tộc có thể tham dự vào việc giáo dục đầy đủ hơn và vào nền văn hóa của nhân loại. Xem Phaolô VI: Diễn văn trước Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc, 4-10-1965: AAS 57 (1965), trg 877-885.

16 Xem Piô XI, Tự sắc Orbem catholicum, 29-6-1923: AAS 15 (1923), trg 327-329; Sắc lệnh Provido Sane, 12-1-1935: AAS 27 (1935), trg 145-152. - CÐ Vat. II, Sắc lệnh về Nhiệm Vụ mục vụ của các Giám Mục trong Giáo Hội, số 13 và 14.

17 Xem CÐ Vat. II, Hiến chế về phụng vụ Thánh, số 14: AAS 56 (1964), trg 104.

30* Là những phương thế mà nền văn minh hiện đại sử dụng trong lãnh vực giáo huấn và lãnh vực truyền thông xã hội.

18 Xem CÐ vat. II Sắc lệnh về các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội, số 13 và 14: AAS 56 (1964), trg 149t.

31* Hiện nay học đường đã được xác định rõ trong vai trò tinh thần và xã hội. Thường thường người ta nói tới vai trò thứ nhất mà quên không nhấn mạnh đến vai trò thứ hai. Theo định nghĩa, nền giáo dục đích thực phải là giáo dục đại chúng, nghĩa là chuẩn bị tinh thần cho con người tham gia vào việc điều hành xã hội bằng sự chiếm hữu được các biểu tượng (biểu tượng về khoa học, kỹ thuật, lịch sử, chính trị, kinh tế, nghệ thuật, tôn giáo, tắt một lời tất cả di sản văn hóa của nhân loại). Bí nhiệm của học đừng chính là việc khởi sự tìm về những biểu tượng bao bọc tất cả những tình cảm cao quý của nhân loại, để nhờ đó các đòi hỏi của tinh thần thật sự đực thành hình.

19 Xem Piô XI, Tđ Divini Illius Magistri, n.v.t. trg 76. - Piô XII, Huấn từ cho Hiệp Hội Giáo Chức Công Giáo Bavaria, 31-12-1956: Discorsi e Radiomessaggi XVIII, trg 746.

32* Tuyên Ngôn không đi ngược lại nguyên tắc ưu tiên về quyền hạn của quốc gia trong việc giáo dục. Tuyên Ngôn chỉ đòi hỏi sự công bằng phân phối theo quyền của con người và của người công dân.

20 Xem CÐ Giáo Tỉnh Cincinnati III, năm 1961: Collectio Lacensis III, cột 1240, c/d. - Piô XI, Tđ Divini Illius Magistri, n.v.t. trg 60, 63t.

33* Nguyên tắc giữ độc quyền các học đường là: quốc gia là cơ quan của ý chỉ tập thể và nguyên khởi của nhân loại, quốc gia có sứ mệnh đảm bảo vận mệnh ghi sẵn trong hiến pháp dân tộc. Mục đích của quốc gia là gây được sự thuần nhất rõ rệt trong các tâm thức, tình cảm, ý kiến và khát vọng của toàn tập thể. Do đó, giáo dục có mục đích tạo nên một thứ quần chúng trong đó cá nhân bị đồng hóa và bị tiêu diệt. Ðó là sự chối bỏ các quyền lợi của con người.

34* Ðể các sáng kiến muốn thí nghiệm những điều ham thích được tự do phát triển, và nhờ những kinh nghiệm đó, tất cả tập thể thêm phong phú.

21 Xem Piô XI, Tđ. Divini Illius Magistri, n.v.t. trg 63. - Tđ. Non abbiamo bisogno, 29-6-1963: AAS 91931), trg 305. - Piô XII, Thư của Quốc vụ khanh gởi cho tuần lễ xã hội lần thứ XVIII tại Ý, 20-9-1955: L'Osservatore Romano, 29-9-1955. - Phaolô VI, Huấn từ cho Hiệp Hội thợ thuyền Kitô giáo Ý (A.C.L.I.), 6-10-1963: Encicliche e Discorsi di Paolo VI, I, Roma 1964, trg 230.

22 Xem Gioan XXIII, Sứ điệp kỷ niệm 30 năm ban hành Tđ. Divini Illius Magistri, 30-12-1959: AAS 52 (1960), trg 57.

35* Chúng ta hãy so sánh đoạn này với khoản 1374 trong giáo luật: "Trừ những trường hợp vi phạm đã được biện minh, các thanh thiếu niên công giáo không được theo học những trường không công giáo, trung lập, hoặc không phân biệt tôn giáo". Tuyên Ngôn này của Công Ðồng đã tiến bộ biết bao khi nhìn nhận sự hiện diện của các trẻ em công giáo nơi những học đường không công giáo như là một điều tự nhiên, vì vấn đề là cha mẹ các trẻ em đó phải giúp đỡ vào để có một nền giáo dục Kitô giáo. Vì thế "sự va chạm giữa Giáo Hội và thế giới ngoài Kitô giáo ngày nay không còn độc hại như 50 năm trước đây nữa. Riêng phần Giáo Hội, Giáo Hội đã chú ý nhiều hơn tới những nhu cầu của những người chưa biết Phúc Âm. Công Ðồng đã cố ý đặt mình vào đúng trào lưu các đòi hỏi khẩn thiết của thế giới ngày nay" (Edmond Vandermeersch SJ.).

23 Giáo Hội rất quý trọng hoạt động tông đồ do các giáo sư và học sinh công giáo có thể thực hiện được trong lãnh vực học đường.

24 Xem Piô XII, Huấn từ cho Hiệp Hội Công Giáo Bavaria, 31-12-1956: Discorsi e Radiomessaggi XVIII, trg 745t.

36* Trường học công giáo không cần phải thành công nhiều về kinh tài hay số lượng, nhưng cần đầy đủ dụng cụ nhất, hợp thời nhất xét về các phương pháp giáo dục và giáo huấn.

37* Công giáo tiến hành như men trong bột, phải len lỏi vào các trường học này. Ngay cả ở Việt Nam cũng thế. Thời xưa, chỉ một "nhóm nhỏ" tín hữu mà đã làm sống động cả một khối đông đảo chưa nhận biết Thiên Chúa và đã chinh phục họ trở về với Ngài.

25 Xem CÐ Giáo tỉnh Westminster I, năm 1852: Collestio Lacensis III, cột 1334, 1/b. - Piô XI, Tđ Divini Illius Magistri, n.v.t. trg 77t. - Piô XII, Huấn từ cho Hiệp Hội Giáo Chức Công Giáo Bavaria 31-12-1956: Discorsi e Radiomessaggi XVIII, trg 746. - Phaolô VI, Huấn từ cho các Hội viên F.I.D.A.E. (Federazione Istituti Dipendenti dall'Autorità Ecclesiastica), 30-12-1963: Encicliche e Discorsi di Paolo VI, I, Roma 1964, trg 602t.

38* Là nhịp cầu giao kết giữa Giáo Hội và xã hội trần thế, học đường Kitô giáo thể hiện sự hòa hợp giữa khoa học và tôn giáo.

26 Xem đặc biệt là các tài liệu trong ghi chú 1; hơn nữa, quyền lợi này của Giáo Hội đã được nhiều Công Ðồng giáo tỉnh, cũng như những tuyên ngôn mới nhất được nhiều Hội Ðồng Giám Mục công bố.

39* Những chú giải ở trên đã minh chứng đầy đủ lời quả quyết này.

27 Xem Piô XI, Tđ. Divini Illius Magistri, n.v.t. trg 80t. - Piô XII, Huấn từ cho Hiệp Hội Giáo Chức Công Giáo trung học Ý (U.C.I.I.M.), 5-1-1944: Discorsi e Radiomessaggi XV, trg 551-556. - Gioan XXIII, Huấn từ cho đại hội Hiệp Hội Công Giáo các Giáo Chứa Ý (A.I.M.C.) lần VI, ngày 5-9-1959: Discorsi , Messaggi, Colloqui, I, Roma 1960, trg 427-431.

40* Việc chuẩn bị các nhà giáo dục chính là nền tảng cho nền văn hóa nhân bản. Sự chuẩn bị đó khởi sự từ cấp sơ học, nhưng nhất là ở bậc trung học với những phát minh khoa học, luân lý và thẩm mỹ bảo đảm cho họ một kiến thức phổ quát giúp vào việc giải phóng tâm trí. Sau đó việc huấn luyện về tâm lý sư phạm sẽ giúp họ nhậy cảm trước những vấn đề mà họ sẽ gặp phải trong sứ mạng dẫn dắt thanh thiếu niên. Sau cùng, sự đào tạo luân lý và tôn giáo sẽ giúp họ thấy rõ lý tưởng siêu nhiên của con người mà những tâm hồn được họ dìu dắt phải theo đó mà sống.

41* Nam tính và nữ tính khác nhau và bổ túc cho nhau. Nghĩa là chúng đòi hỏi phải có những hoàn cảnh riêng biệt để sinh trưởng và phát triển, nhưng đồng thời chúng cũng ảnh hưởng lẫn nhau một cách tốt đẹp. Tuy nhiên, nếu muốn xét tới một nền giáo dục hỗn hợp cho cả hai phái, ta phải để ý tới tình trạng đại cương về phong tục cũng như phải lưu ý tới tâm tình của mỗi dân tộc.

42* Ðây là đặc điểm của những phương pháp năng động hiện đại.

28 Xem Piô XII, Huấn từ Hiệp Hội Giáo Chức Công Giáo trung học Ý (U.C.I.I.M.), 5-1-1954, n.v.t. trg 555.

29 Xem Phaolô VI, Huấn từ cho Cơ Quan Quốc Tế Giáo Dục Công Giáo (O.I.E.C.), 25-2-1964: Encicliche e Discorsi di Paolo VI, II, Roma 1964, trg 232.

30 Xem Phaolô VI, Huấn từ cho Hiệp Hội Công Giáo các Thợ Thuyền Ý (A.C.I.I.), 6-10-1963: Encicliche e Discorsi di Paolo VI, I, Roma 1964, trg 229.

43* Lập ra nhiều loại trường là để khai thác tối đa những khả năng cá nhân và nhằm tới sự điều hòa các tiềm năng của con người trong quốc gia. Ðây là một trong những đặc tính của nền văn minh hiện đại, không muốn để một tài nguyên nào của quốc gia bị uổng phí.

44* Ðây là một đoạn văn tuyệt diệu xác định vai trò giáo huấn cao đẳng của công giáo.

31 Xem Phaolô VI, Huấn từ cho Ðại Hội Quốc Tế lần thứ VI về thuyết Tôma, 10-9-1965: AAS 57 (1965), trg 788-792.

32 Xem Piô XII, Huấn từ cho giáo chức và sinh viên các trường cao đẳng Công Giáo Pháp, 21-9-1950: Discorsie Radiomessaggi XII, trg 219-221; - Thư gởi đại hội "Pax Romana" lần thứ XXII, 12-8-1952: Discorsi e Radiomessaggi XIV, trg 567-569. - Gioan XXIII, Huấn từ cho Liên Viện Ðại Học Công Giáo, 1-4-1959: Discorsi, Messaggi, Colloqui, I, Roma 1960, trg 226-229; - Phaolô VI, Huấn từ cho hội đồng giáo sư Ðại Học Công Giáo Milan, 5-4-1964: Encicliche e Discorsi di Paolo VI, Roma 1964, trg 438-443.

45* Một trong những mục đích của các phân khoa thần học là lưu truyền mãi mãi và cổ võ tư tưởng công giáo trong thế giới bằng cách hướng dẫn luồng suy tư Kitô giáo.

46* Ðó là điều kiện tối thiểu, vì nếu không được như vậy, các đại học Công Giáo cũng chỉ giống như những đại học thông thường vì chỉ lo lắng tới những việc trần gian.

33 Xem Piô XII, Huấn từ cho Hội Ðồng Giáo Sư và các sinh viên Ðại Học Roma, 15-6-1952: Discorsi e Radiomessaggi XIV, trg 208: "Hướng đi của xã hội ngày mai trước hết căn cứ trên não trạng và tâm thức của các Ðại Học hiện nay".

34 Xem Piô XI, Tông hiến Deus Scientiarum Dominus, 24-5-1931: AAS 23 (1931), trg 245-247.

35 Xem Piô XII, Tđ Humani Generis, 12-8-1950: AAS (1950), trg 568t, 578. - Phaolô VI, Tđ Ecclesiam suam, phần III, 6-8-1964: AAS 56 (1964), trg 637-659. - CÐ Vat. II, Sắc lệnh về Hiệp Nhất: AAS 57, trg 90-107.

47* Sự phối trí học đường ngày nay được cụ thể hóa đặc biệt chính là nhờ Cơ Quan Giáo Dục, Khoa Học và Văn Hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO). Tất cả các nền văn minh và các lý thuyết đều gặp gỡ nhau tại đó, qua việc cộng tác quốc tế rất phong phú và dễ dàng; người ta thi đua nhau trong mọi lãnh vực: vật chất và chính trị, luân lý và tinh thần nhằm nâng cao mọi chủng tộc.

36 Xem Gioan XXIII, Tđ Pacem in Terris, 11-4-1963: AAS 55 (1963), trg 248 và các đoạn khác.

 

VỀ MỤC LỤC
SẮC CHỈ «SUPER CATHEDRAM» NGÀY 09.09.1659 THÀNH LẬP HAI GIÁO PHẬN VIỆT NAM ĐẦU TIÊN
 

Ngày 09.09.1659, ÐTC Alexandre VII ban sắc chỉ « Super Cathedram » bổ  nhiệm hai đức cha François PALLU và Pierre LAMBERT DE LA MOTTE làm Đại Diện Tông Tòa và thiết lập 2 giáo phận truyền giáo đầu tiên tại Việt Nam.

ÐC François Pallu được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa Đàng Ngoài, với quyền cai quản  5 tỉnh Vân Nam, Quí Châu, Hồ Nam, Hồ Bắc và Tứ Xuyên của Trung Quốc và nước Lào. 

ÐC Pierre Lambert de la Motte được bổ nhiệm làm Giám Quản Tông Tòa Đàng Trong, với quyền cai quản các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây và Đảo Hải Nam của Trung Quốc và gồm luôn cả Chiêm Thành.  

Sắc chỉ bổ nhiệm hai đức cha viết giống nhau, chỉ khác tên và nhiệm sở tông tòa. Các nhà làm sử hay gọi sắc chỉ này là Sắc Chỉ Super Cathedram, vì nó được bắt đầu với hai chữ la tinh Super cathedram.

Từ đây, ngày 09.09.1659 được coi là ngày mở đầu cho thời kỳ thứ hai trong lịch sử truyền giáo ở Việt Nam : thời kỳ thiết lập hàng giáo phẩm TÔNG TÒA. Sắc chỉ cho đức cha François Pallu được viết như sau.  

Kính gởi Ngài rầt cao trọng

Giám mục thành Héliopolis, 

Tôi là Alexandre VII, Giáo Hoàng 

Thưa hiền huynh rất đáng kính,

Xin kính chào ngài và xin chúc ngài bình an tông tòa,

(Venerabilis Frater salutem et apostolicam benedictionem). 

Từ khi mà, trong những ý định huyền  nhiệm của mình, Chúa Quan Phòng đã đặt Ta lên Ngai Tòa thủ lãnh các tông đồ, Ta không ngừng nới rộng tầm nhìn trên toàn thể thế giới kytô, để lo lắng hết sức mà Ta có thể trong ơn Chúa, hầu hướng dẫn và săn sóc tinh thần cho hết các tín hữu trên khắp các quốc gia.

(Super cathedram Principis Apostolorum inscrutabili divinae Providentiae arcano collacati, mentis nostrae aciem per universas christiani orbis partes jugiter circumferimus, ut spirituali christifidelium directioni et curae, quantum Nobis ex Alto conceditur, salubriter consulamus) 

Bởi vậy, muốn ban một Giám Quản Tông Tòa cho các tín hữu Đàng Ngoài và những xứ lân cận, là Vân Nam, Quí Châu, Hồ Nam, Tứ Xuyên, Hồ Bắc, và Ai Lao, Ta, rất tin tưởng vào lòng nhiệt thành của ngài đối với đạo công giáo, vào kiến thức của ngài, vào sự khôn ngoan của ngài, vào sự liêm khiết của ngài, vào lòng bác ái của ngài và vào những nhân đức khác của ngài, Ta giải trừ cho ngài, và Ta coi ngài như người được giải trừ nếu như ngài đã bị vướng mắc, khỏi mọi vạ tuyệt thông, mọi treo chức, mọi cấm đoán và mọi bản án khác của giáo hội, mọi kiểm duyệt và mọi hình phạt, mà có lẽ chẳng may ngài đã có thể phải chịu, mang đến do luật pháp, hay do con người, trong bất cứ hoàn cảnh nào hay vì bất cứ lý do nào, hầu cho những văn thơ này được có giá trị. Theo lời tư vấn của các hiền huynh đáng kính của Ta, là các Hồng Y của Hội Thánh Rôma, nhân viên Thánh Bộ Truyền Giáo, do quyền tông tòa của Ta, qua những văn thơ này, ít là cho đến khi mà Doàn Hồng Y nói trên truyền dậy hay quyết định khác đi, Ta tạo dựng ngài, đặt để ngài và đề cử ngài, làm Đại Diện Tông Tòa trong nước Đàng Ngoài nói trên, với quyền cai quản các tỉnh mà Ta đã nêu lên ở trên. 

Ta ban cho ngài chức năng được nới rộng địa hạt cai quản ra các tỉnh khác, gần với tông tòa của ngài, trong trường hợp mà một trong những Hiền Huynh đáng kính khác của ngài sẽ có thể tử vong hay khiếm khuyết, là Phêrô Lambert, giám mục thành Béryte, do Ta đặt làm giám quản tông tòa Đàng Trong, với quyền cai quản các tỉnh Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây và đảo Hải Nam của Trung Quốc và gồm luôn cả những quần đảo lân cận khác, hay là giám mục mà ta sẽ gởi sang Tông Tòa Nam Kinh ở Trung Quốc, với quyền cai quản những tỉnh Bắc Kinh, Chan-si, Chen-si, Chan-tong, Đại Hàn và Tartarie. 

Ta còn cho phép ngài được quyền phân chia cho một giám mục khác, nếu ngài thấy rằng đó là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu tinh thần của các giáo dân, hầu để họ khỏi bị không có Mục Tử, cho đến khi mà Đoàn Hổng Y nói trên có quyết định khác, Đoàn Hồng Y mà ngài sẽ phải lập tức báo tin. Để cho việc phong chức cho các linh mục bản xứ được dễ dàng hơn, và để cho đạo công giáo được thiết lập một cách chắc chắn hơn, với sự chúc lành của Chúa, với uy tín và nội dung của sắc lệnh này, Ta cho phép và nhượng quyền cho ngài, với tư cách là Đại Diện Tông Tòa, chỉ trong vòng bảy năm, được miễn trừ cho các giáo sĩ nói trên trong giáo phận của ngài khỏi cần phải hiểu biết tiếng latinh, miễn là họ phải biết đọc tiếng latinh và biết giải thích của Giáo Luật về thánh lễ và về các thể thức của các phép bí tích trong Giáo Hội. 

Trong những điều kiện trên, những giáo sĩ địa phương sẽ có thể được tiến chức vào mọi chức thánh, kể cả chức linh mục, ngoài ra họ phải biết chấp hành mọi luật định ; Ngài sẽ có thể tha hồ cải giảm việc đọc các nghi lễ thánh, nghĩa là vào những giờ giáo luật có thể đọc những lời nguyện bằng ngôn ngữ địa phương ; miễn là những điều đó không hại đến uy quyền của Đoàn Hồng Y nói trên và mặc dầu đã có những hiến chế và những huấn lệnh chung và riêng tông tòa, được ấn hành trong các công đồng chung và miền, hay tất cả những điều khoản khác ngược lại. 

Làm tại Rôma, cạnh đền thờ Đức Bà Cả,

Ngày 09 tháng 09 năm 1659

Năm thứ năm triều ttại ta.

Alexandre, Giáo hoàng (1) 

Có thể bảo răng Sắc chỉ « Super cathedram » là SỰ VỤ LỆNH mà Đức Thánh Cha Alexandre VII đã ban cho hai Giám Mục Tông Tòa. Ba ý tưởng chính đã được ghi rõ :

Mục tiêu : « nới rộng tầm nhìn trên toàn thể thế giới kytô, để lo lắng hết sức có thể trong ơn Chúa, hầu hướng dẫn và săn sóc tinh thần cho hết các tín hữu trên khắp các quốc gia »

Sứ mệnh và Công việc : « Ta tạo dựng ngài, đặt để ngài và đề cử ngài, làm Đại Diện Tông Tòa trong nước Đàng Ngoài nói trên, với quyền cai quản các tỉnh mà Ta đã nêu lên ở trên. Với khả năng được nới rộng địa hạt cai quản ra các tỉnh khác. Được quyền phân chia cho một giám mục khác, nếu ngài thấy rằng đó là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu tinh thần của các giáo dân, hầu để họ khỏi bị không có Mục Tử ».

Phương tiện : « Để cho việc phong chức cho các linh mục bản xứ được dễ dàng hơn, và để cho đạo công giáo được thiết lập một cách chắc chắn hơn, với sự chúc lành của Chúa, với uy tín và nội dung của sắc lệnh này, Ta cho phép và nhượng quyền cho ngài, với tư cách là Đại Diện Tông Tòa, chỉ trong vòng bảy năm, được miễn trừ cho các giáo sĩ nói trên trong giáo phận của ngài khỏi cần phải hiểu biết tiếng latinh, miễn là họ phải biết đọc tiếng latinh và biết giải thích của Giáo Luật về thánh lễ và về các thể thức của các phép bí tích trong Giáo Hội ».

Và « Trong những điều kiện trên, những giáo sĩ địa phương sẽ có thể được tiến chức vào mọi chức thánh, kể cả chức linh mục, ngoài ra họ phải biết chấp hành mọi luật định ; Ngài sẽ có thể tha hồ cải giảm việc đọc các nghi lễ thánh, nghĩa là vào những giờ giáo luật có thể đọc những lời nguyện bằng ngôn ngữ địa phương »  

Ngày 24/11/2009, trong sứ điệp gửi Dức cha Nguyễn Văn Nhơn, Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, nhân dịp khai mạc Năm Thánh 2010, ĐTC Benêđictô XVI đã nhắc lại việc thành lập hai Địa Phận Tông Tòa Đàng Ngoài và Đàng Trong. Ngài bày tỏ lòng hiệp thông với niềm vui và lời kinh nguyện tạ ơn. Ngài mời gọi hoà giải, hiệp thông và làm mới lại công việc loan báo Tin Mừng. Phải chăng đó là cách Ngài dùng để lập lại hướng truyền giáo « để cho đạo công giáo được thiết lập một cách chắc chắn hơn, với sự chúc lành của Chúa » của sắc chỉ « Super Cathedran » ? Ngài viết :  

« Kính thưa Đức Cha, vào lúc khởi đầu cuộc cử hành năm thánh kỷ niệm 350 năm thành lập hai địa phận đại diện Tông Tòa Đàng Ngoài và Đàng Trong, 50 năm thiết lập hàng giáo phẩm Công giáo tại Việt nam, Tôi hết lòng hiệp thông với niềm vui và lời kinh nguyện tạ ơn của các Đức Giám mục trên đất nước của Đức Cha – những vị mà tôi đã gặp gỡ trong hân hoan vào tháng 6 vừa qua, và của toàn thể các tín hữu thuộc các giáo phận do các ngài đứng đầu…..

Năm Thánh là một thời điểm chứa chan ân sủng, thuận lợi cho việc hòa giải với Thiên Chúa và anh em đồng loại. Trong ý hướng đó, chúng ta nên nhìn nhận những sai lỗi chúng ta đã phạm trong quá khứ và hiện tại, đối với anh em đồng đạo và anh em đồng bào, và xin mọi người tha thứ. Đồng thời, chúng ta nên quyết tâm đào sâu và phong phú hóa sự hiệp thông trong giáo hội và xây dựng một xã hội công bằng, liên đới và bình đẳng, bằng con đường đối thoại chính thực, tôn trọng lẫn nhau và hợp tác cách lành mạnh với nhau.

Năm Thánh cũng là một thời gian đặc biệt dành cho chúng ta để làm mới lại công việc loan báo Tin Mừng cho anh em đồng bào, và để chúng ta ngày càng trở nên một giáo hội của Hiệp Thông và Sứ Vụ »
 

Paris, ngày 01 tháng 06 năm 2009

Cập nhật ngày 26/11/2009

Gs. Trần Văn Cảnh 

(1). Tài liệu trích dịch : LAUNAY Adrien, Histoire générale de la Socìté des Missions-Etrangères, T. I, Paris : MEP, 2003, p. 41-42 ; và LAUNAY Adrien, Histoire de la Mission de Cochinchine : Documents historiques I, 1659-1728, Paris : MEP, 2000, p. 9-10

 

VỀ MỤC LỤC
NĂM THÁNH LINH MỤC - LỜI THÚ LỖI.

 

“Không có Bí Tích Truyền Chức Thánh, chúng ta không có Chúa hiện diện bên. Ai đã đặt Mình Thánh Chúa nơi Nhà Tạm? Linh mục. Ai đã đón nhận linh hồn bạn ngay từ khởi đầu sự sống? Linh mục. Ai đã nuôi dưỡng linh hồn bạn và cho bạn sức mạnh trong cuộc lữ hành? Linh mục. Ai chuẩn bị cho bạn khi xuất hiện trước tòa Thiên Chúa, tắm gội lần cuối trong Máu Châu Báu của Chúa Kitô? Linh mục, luôn luôn là linh mục. Và nếu linh hồn của bạn chết như là hậu qủa của tội, ai sẽ nâng bạn dậy, ai sẽ chữa lành trong lặng yên và an bình? Lần nữa, linh mục. Sau Thiên Chúa, linh mục là mọi sự?  Chỉ trên trời, các ngài sẽ nhận ra thực sự các ngài là ai” (Curé of Ars). Lời của cha sở họ Ars thánh thiêng quá. Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã chọn Ngài như mẫu gương sáng ngời trong Năm Thánh Linh Mục.

Trong Năm Thánh Linh Mục, chúng ta đã đọc rất nhiều bài ca ngợi Chức Linh Mục và có rất nhiều mẫu gương kiên trung và đạo đức của các đấng bậc tiền nhân. Giáo Hội đã trải qua gần 2000 năm lịch sử, các chứng nhân anh hùng đức tin không thiếu. Có biết bao linh mục đạo hạnh, thánh thiện đã hiến mình cho đoàn chiên và dám thí mạng vì đoàn chiên của mình. Chúng ta cùng dâng lời tạ ơn Thiên Chúa, tiếp tục cầu nguyện và nâng đỡ cho các linh mục.

Là linh mục, chúng con thật sự là ai? Càng đọc lời dậy của thánh Gioan Maria Vianney, tôi càng cảm thấy bất xứng. Tôi thú nhận cùng Thiên Chúa Toàn Năng và cùng anh chị em, tôi đã phạm tội nhiều trong tư tưởng, lời nói, việc làm và những điều thiếu xót. Thiếu xót thì vô vàn trong cuộc sống chứng nhân. Tội lỗi thì vấn vương suốt cả cuộc đời. Tôi nhớ lời một linh mục khi ngài mừng Lễ Ngân Khánh, ngài viết cho tôi những dòng rất chân tình như sau: “Sau 25 năm làm linh mục, tôi thấy mình già đi, sức khỏe thì yếu kém và đời sống đạo đức cũng không hơn gì.”

1. Phạm Lỗi. 

Phạm lỗi và thiếu xót trong bổn phận hằng ngày là như cơm bữa. Ngày nào mà linh mục không có phạm lỗi. Lỗi trong tư tưởng, lời nói và việc làm. Thất tình vẫn chìm sâu trong lòng con người linh mục. Linh mục có đầy đủ cả “Hỉ, nộ, ai, cụ, ái, ố và dục”. Rồi “Tham, Sân, Si” cứ đeo đuổi mọi nơi mọi lúc, chẳng khi nào chịu ngưng. Có mắt đó, rồi cứ phải nhìn. Có tai đó, cũng cứ được nghe đủ mọi truyện. Có miệng lưỡi, ngôn từ nào cũng có thể phát biểu. Đôi khi dùng tòa giảng để khai chiến, chửi bới hay nói bóng, nói gió những người không cùng quan điểm với mình.

Lỗi phạm cá nhân như tham lam danh vọng và chức quyền. Có những linh mục muốn đến để được phục vụ chứ không phải để phục vụ. Nhiều khi linh mục còn bòn chắt chút tiền bạc cho riêng mình. Ngày xưa, Chúa Giêsu đã cảnh tỉnh các Luật Sĩ và Biệt Phái như nối dài tua áo, thẻ kinh, cầu nguyện lâu giờ để nuốt hết những tài sản của các bà góa. Ngày nay cũng không thiếu linh mục đi vào con đường lầm lạc đó. Rồi những lạm dụng chức vụ và phạm những lỗi lầm gây tổn thương cho bộ mặt của Giáo Hội. Trong thời gian qua, Giáo Hội và giáo dân đã chịu khổ vì những oan khiên của một số linh mục lạm dụng tình dục trẻ em và sống đời hai mặt. Một số các linh mục đã gây gương mù và gương xấu về những liên hệ tình dục không đúng đắn.Ôi kể sao cho hết! Lầm lỗi của con người linh mục cũng chẳng thua kém gì lỗi lầm của mọi người giáo dân.

2. Biết Lỗi

Biết mình là đầu mối của sự khôn ngoan. Đôi lúc, ta tự biết mình một cách chủ quan khi dựa vào những phán đoán và khuynh hướng của riêng mình. Có khi chúng ta dựa vào dự luận của quần chúng hoặc những suy nghĩ của người khác nghĩ về mình. Cách tốt nhất là biết mình qua sự xét mình hằng ngày dựa vào giới răn của Chúa. Biết mình yếu đuối nhưng sự thúc bách nên hoàn thiện vẫn là mối bận tâm hằng đầu. Có nhiều đòi hỏi và thúc đẩy khách quan giúp các linh mục chúng ta nên hoàn thiện hơn.

Những điều giáo dân mong ước nơi linh mục thì nhiều lắm.Giáo dân mong muốn linh mục có đời sống thánh thiện, siêng năng ngồi tòa giải tội, không lạm dụng các Bí Tích Thánh để chiêu dụ và khống chế giáo dân. Mong các linh mục đến phục vụ chứ không  để cai trị, không thiên tư trong phân xử giữa người giầu và người nghèo, sống đơn sơ và khó nghèo, tôn trọng kẻ cộng tác và làm việc với mình. Linh mục nên trau dồi kiến thức thời đại, sống tình hiệp thông với anh em linh mục đoàn và quân bình trong cách giao tế nhất là với người khác phái. Linh mục phải kính trọng người già nua tuổi tác, đừng ảo tưởng nhưng biết nhu cầu thiết thực, vâng lời các đấng bậc bề trên và tìm thực thi ý Chúa, làm vinh danh Chúa hơn là vinh danh chính mình.

Nhìn vào cuộc sống hiện tại, anh em linh mục còn thiếu xót rất nhiều trong bổn phận làm tôi Chúa. Ước muốn của giáo dân thật là chính đáng và phải đạo. Vì sự yếu đuối, linh mục đôi khi chối từ và phủ nhận thực tại. Nhiều anh em linh mục mang “Tâm Thức Thầy Cả”, làm thầy cả mọi sự. Có linh mục nghĩ rằng mình học nhiều, hiểu rộng, kiến thức cao siêu nhưng thực ra chẳng có là gì. Linh mục được người ta kính trọng chỉ vì Chức Thánh Linh Mục và các linh mục dám hy sinh sống đời độc thân phục vụ mà thôi.

3. Nhận Lỗi

Trong cuộc sống, các linh mục chúng con cũng đã có nhiều lỗi lầm sai sót. Xúc phạm đến Chúa và đến anh chị em. Vì thế, trong Năm Thánh Linh Mục, các linh mục hãy ăn năn sám hối và sửa chữa qua việc hòa giải. Linh mục lỗi về đức bác ái và cả về đức công bằng. Nhiều khi các linh mục cũng tham quyền cố vị. Muốn dành gây ảnh hưởng, nắm quyền và hành xử như một ông chủ. Thường thì chúng ta nhìn thấy cái rác trong mắt người khác hơn là cái đà trong mắt mình. Người giáo dân trong bậc sống gia đình là mẫu gương của sự chịu đựng và lắng nghe. Các linh mục sống đời độc thân đã không thường bị những cái nhìn giận hờn hay cái lườm nguýt để nhận ra lỗi lầm mình.

Một trong những cách cư xử điển hình mà linh mục khó nhận ra lỗi lầm trong các sinh hoạt mục vụ của Giáo Xứ. Thí dụ: Cùng đồng hành trong sứ vụ chứng nhân nhưng đôi khi các linh mục đã không đối xử công bằng với các Dì Phước. Các Dì đã làm việc tự nguyện, không có lương bổng nhưng không được tôn trọng đủ. Những qúy vị cộng tác trong các Nhóm Hội, các vị trong Hội Đồng Mục Vụ, Ca Đoàn,… làm việc nhà, vác ngà voi để giúp đỡ các linh mục và cộng đoàn nhưng đôi khi cũng bị cằn nhằn và sai khiến. Các cụ ông và cụ bà, xin tha thứ cho các linh mục trẻ chúng con. Nhiều khi chúng con thiếu kính trọng tuổi già đáng tuổi ông bà và cha mẹ của chúng con. Quý cụ gọi chúng con là cha và xưng là con, nhưng chúng con đã không tôn kính qúy cụ cho đủ. Còn qúy ông bà anh chị em giáo dân, các linh mục có bổn phận phục vụ như người mục tử dẫn dắt mọi người tới nguồn suối mát trong tình Chúa. Nhiều khi các linh mục lại chối từ, lười biếng và ngại ngùng trau dồi thêm kiến thức, thiếu học hỏi, thiếu suy gẫm và không dọn bài cẩn thận và hơn nữa thiếu sự cầu nguyện. Đôi khi các linh mục chúng con cử hành các Nghi Thức Phụng Vụ như chiếu lệ qua lần cho xong việc.

4. Sửa Lỗi

“Thuốc đắng giã tật”. Có biết sai mới có thể sửa sai. Muốn sửa thì phải mổ xẻ, mà mổ xẻ thì sẽ bị đau đớn. Chúng ta ít khi muốn làm đau lòng mình. Biết sửa lỗi là bắt đầu biết bước lên con đường hoàn thiện. Sửa lỗi là điều khó khăn nhất. Vì người ta nói: “Ngựa thường đi theo đường cũ hay chứng nào tật đó”. Đã trở thành tật thì rất khó uốn lại. Chúng ta sinh ra là người nhưng cần phải học để làm người. Học ăn, học nói, học gói, học mở, cái gì cũng phải học. Học để bớt đi cái thú tính trong người. Con người có khuynh hướng trở về với thú tính nên ngay từ thơ bé, người ta đã phải đến trường học để học tập, huấn luyện và thực hành. Huấn luyện để mỗi ngày chúng ta trở nên người hơn. Người ta nói rằng: “Ba năm trồng cây, trăm năm trồng người” là thế. Muốn là người phải học làm người. Muốn học thì cần phải uốn, phải nắn, cắt tỉa và chăm bón từng ngày.

Các linh mục cũng cần lắng nghe và sửa lỗi mỗi ngày để nên tốt hơn. Những năm tháng nơi chủng viện cũng chẳng là bao so với đời sống phục vụ của linh mục. Người linh mục phải là linh mục trước khi làm linh mục.  Là linh mục thật khó vì là người trung gian giữa thần thiêng và thế trần. Muốn trở thành linh mục thánh thiện và tốt lành, linh mục phải thâm tín về ý nghĩa của ơn gọi mình. Nếu các linh mục cứ luẩn quẩn làm linh mục qua các công việc mục vụ hằng ngày mà quên đi sứ mệnh là linh mục, thì khác gì thực hành một cái nghề. Làm linh mục là một cuộc đổi đời cho tới khi là linh mục của Chúa Kitô.

5. Thú Lỗi

Thú tội với Chúa và với anh chị em. Chúng ta không ra trước công chúng để công khai chuyện riêng xấu xa của mình. Có người lại nói: Tại sao vạch áo cho người xem lưng? Cần có sự khiêm hạ, chân nhận đúng thân phận hèn yếu và tội lỗi của mình. Ngày xưa thánh Augustinô đã viết nguyên một cuốn sách “Tự Thú”. Ngài đã nói thật và nói hết những lỗi phạm trong đời tư của Ngài. Cuốn sách đã trở thành sách gối đầu giường cho biết bao nhiêu người muốn noi gương để nên trọn lành. Chúng ta là con cháu của Adong và Evà, thường khi chúng ta không muốn nhận và thú tội của mình. Chúng ta có khuynh hướng tìm cách chối tội trước và nại đến muôn vàn lý do để biện minh. Như khi Chúa hỏi tội Adong, ông đã đổ thừa cho bà Evà. Chúa hỏi tội bà Evà, bà đã đổ tội cho con rắn. Chúa là Thiên Chúa hỏi: "Ai đã cho ngươi biết là ngươi trần truồng? Có phải ngươi đã ăn trái cây mà Ta đã cấm ngươi ăn không? "Con người thưa: "Người đàn bà Ngài cho ở với con, đã cho con trái cây ấy, nên con ăn." Chúa là Thiên Chúa hỏi người đàn bà: "Ngươi đã làm gì thế? " Người đàn bà thưa: "Con rắn đã lừa dối con, nên con ăn." (Stk 3:11-13).

Năm Thánh Linh Mục là một cơ hội rất tốt để anh em linh mục nhìn lại mình và xác định ơn gọi của mình. Được gọi là cha, là mục tử và là linh mục là một ơn trọng đại. Chúng ta đã được lãnh nhận nhưng không thì cũng hãy cho nhưng không. Lời xin vâng của ngày lễ truyền chức mời gọi chúng ta chia sẻ sứ vụ của Chúa trong Giáo Hội. Tuy dù được thánh hiến, linh mục vẫn là người. Một con người thật người và rất bình thường. Linh mục vẫn còn những ước muốn, những yếu đuối, những sa ngã, những buồn chán và cô đơn trống vắng. Linh mục được mời gọi cử hành các việc thánh nhưng vẫn phải mang tất cả những khổ lụy ở đời. Linh mục là Chúa Kitô khác (Alter Christus). Linh mục được kêu gọi vươn lên từng ngày nên giống Chúa Kitô.

6. Xin Lỗi

Xin lỗi là lời đẹp nhất. Xin tha bỏ những lỗi lầm mà mình đã gây ra cho người khác qua những việc mình đã thực hiện. Hằng ngày khi đọc Kinh Lạy Cha, chúng ta xin Cha tha nợ cho chúng ta như chúng ta cũng tha nợ cho anh em. Xin tha, chúng ta sẽ được tha. Bấy giờ, ông Phê-rô đến gần Đức Giê-su mà hỏi rằng: "Thưa Thầy, nếu anh em con cứ xúc phạm đến con, thì con phải tha đến mấy lần? Có phải bảy lần không? " Đức Giê-su đáp: "Thầy không bảo là đến bảy lần, nhưng là đến bảy mươi lần bảy." (Mt 18:20-21). Nhiều lần mỗi ngày, chúng ta xin Chúa tha thứ, đặc biệt trong Thánh Lễ, chúng ta có nghi thức sám hối và đền tội, rồi có nghi thức giao hòa và chúc bình an. Chúng ta giao hòa với Chúa và với nhau để tìm sự bình an đích thực trong tâm hồn.

Các linh mục chúng con cũng xin lỗi đến tất cả quý cụ ông, cụ bà và toàn thể giáo dân qua những lỗi lầm chúng con đã sai phạm trong khi thi hành chức vụ thánh. Xin lỗi về tất cả những việc làm vì vô tình hay hữu ý đã gây sự bất hòa và mất đoàn kết giữa cộng đoàn hay giáo xứ. Xin lỗi về những sự hướng dẫn không theo qui cách của Giáo Hội. Xin lỗi vì những thiếu xót trong việc bổn phận hằng ngày của một mục tử. Xin lỗi về những lạm dụng chức thánh vào những phần việc trần thế để gây ảnh hưởng hay lợi lộc riêng tư. Xin lỗi vì những gương mù và gương xấu đã gây nên trong cộng đồng dân Chúa. Trong Năm Thánh Linh Mục, xin quý ông bà anh chị em tha thứ và bỏ qua cho nhau những đố kị, thù hành và ghét bỏ. Xin thương tha thứ.

7. Tránh Lỗi

Con đường nên thánh còn dài. Đời còn lắm chông gai. Cạm bẫy còn giăng giăng khắp lối. Con người vẫn thường chứng nào tật đó. Ước muốn điều tốt thì nhiều mà thực hành chẳng được bao nhiêu. Nhìn lỗi người khác thì rõ rành rành. Nhìn lại lỗi lầm của mình thì mờ mờ ảo ảo. Chúng ta ngại đi vào tận thâm tâm của mình. Chúng ta muốn người khác nên tốt, khuyên dạy người khác nên thánh, còn chính mình thì muốn đứng ngoài vòng. Chúng ta ngại bỏ đi những thói xấu. Biết rằng tội lỗi thì xấu. Dù xấu vẫn dễ thương. Tội lỗi cứ luẩn quẩn bên mình. Nó làm cho chúng ta thấy dễ chịu và khoái cảm. Gọi là ghét tội nhưng chúng ta cứ phạm tội. Cũng như chúng ta có thói quen tắm rửa hằng ngày, tắm rồi lại dơ, dơ rồi lại tắm. Chúng ta sống mỗi giây phút trong đời, đều là giây phút mới hoàn toàn. Chúng ta luôn có thể sống ngày hôm nay tốt hơn.

Chúa Giêsu đã ưu ái ban cho Giáo Hội Công Giáo một món qùa trên cả tuyệt vời, đó là Bí Tích Hòa Giải. Qua Bí Tích này, chúng ta được giao hòa với Chúa và anh em. Các anh em linh mục chúng ta cũng nên thường xuyên lãnh nhận Bí Tích Hòa Giải, vì đây là nguồn thiêng liêng độc nhất giúp chúng ta tìm lại sự tinh tuyền. Tránh phạm lỗi lầm là một sự cố gắng liên lỉ không ngừng. Các linh mục cần tỉnh thức và cần được sự nâng đỡ. Tỉnh thức như người đang lái xe. Lúc nào người lái xe cũng phải tỉnh để ngó trước, ngó sau, ngó phải, ngó trái và sẵn sàng chân thắng, chân ga. Cuộc lữ hành trần thế là cuộc lữ hành đi về nhà Cha. Chúng ta cùng đồng hành với nhau trên mọi nẻo đường. Chúng ta cần nâng đỡ nhau và dựa vào nhau mà sống, để cùng dìu dắt nhau tiến lên con đường trọn lành.

Lời kết,

Chúng ta đang cử hành Năm Thánh Linh Mục trùng vào Năm Thánh 2010 của Giáo Hội Việt Nam. Những tháng ngày còn lại trong Năm Thánh, anh em linh mục chúng con xin tất cả quý ông bà và anh chị em cầu nguyện nhiều thêm, để giúp chúng con kiện toàn hơn trong sứ vụ mà chúng con đã lãnh nhận. Thưa quý ông bà và anh chị em: Nếu chúng ta có mục tử tốt lành, chúng ta sẽ được dẫn đến nguồn suối mát, nếu chúng ta có mục tử đạo đức, chúng ta sẽ có giáo dân tốt và nếu chúng ta có linh mục thánh thiện, giáo dân cũng sẽ thánh thiện. Xin Chúa dủ lòng thương xót chúng con.

Lm. Giuse Trần Việt Hùng - Bronx, New York.

VỀ MỤC LỤC
VÀ BỖNG DƯNG NƯỚC MẮT TÔI… TUÔN THÀNH DÒNG!

 

Chỉ còn hai ngày nữa là tôi bay qua “little Saigon” để giảng phòng cho các bạn trẻ!  Vậy mà bây giờ còn chưa… soạn bài xong!  Thế là tôi vội vàng ngồi vào bàn phím và… gõ liên hồi!  Dù gì đi nữa đây cũng là lần đầu tiên tôi “ra mắt” các bạn trẻ vùng nam Cali nên cũng cần phải có “good impression” chứ nhỉ!  Nghĩ tới đó tôi càng “hăng say” soạn bài tốt hơn!  Bất kể lúc nào rảnh là ngồi ngay vào bàn phím để ghi lại những “suy tư” đang tuôn trào như nước sông Hồng mùa lũ!

Thế mà cái điện thoại khẩn cấp (emergency phone) của giáo xứ lại không để cho tôi yên – Ðang nằm im lìm trên bàn lại tự nhiên “run” lên cầm cập rồi kêu inh ỏi! 

-         Alô cha Thông đây!  Tôi có thể giúp gì cho bạn?

-         Dạ thưa cha, con là một giáo dân trong giáo xứ.  Có người vừa gọi cho con báo là có một người công giáo đang nằm trong nhà thương ở ICU (Intensive care unit) và xin cha vào thăm và Xức Dầu cho họ!

-         Cám ơn con đã gọi. Cha lên đường ngay đây!

Thế là tôi thay đồ và phóng xe vào trong bóng đêm giữa những cơn mưa nặng hạt.

Khi đến nơi, y tá cho tôi biết là tôi cần phải đeo khẩu trang, bao tay, và cả đồ chống “vi khuẩn” thì mới được vào phòng bệnh nhân này.

Trước mặt tôi là một phụ nữ cũng khoảng ngoài 70 – hai mắt thâm quầng – và trên trán có một vết bầm tím khá dài. 

-          Chào bà, tôi là cha Thông, giáo xứ Thánh Têrêsa.  Có người gọi cho tôi và nhờ tôi vào thăm bà.  Hôm nay bà cảm thấy thế nào?

-         Cũng thế thôi.  Bà trả lời và nhìn tôi với ánh mắt dò hỏi.

-         Tôi thấy trán bà có vết bầm, bà bị té hay sao?

-         Vâng, tôi té!

-         Thế bà đã vào đây từ hôm nào?

-         Ðã mấy hôm rồi – Hình như là từ thứ 6 tuần trước! 

-         Xin lỗi bà, vì hôm nay mới có người gọi nên tôi không biết bà ở đây. Vừa biết là tôi vào thăm bà ngay đấy!  Tôi có thể cầu nguyện và Xức Dầu cho bà được không?

-         Ðược.  Bà lại trả lời cộc lốc và nhìn tôi một cách… dò hỏi!

Sau khi “mọi sự đã hoàn tất” tôi hỏi bà nếu tôi có thể tiếp tục nói chuyện với bà.  Bà lại nhìn tôi dò hỏi nhưng cũng “chấp nhận.”  Sau vài câu chuyện “bâng quơ” bà hỏi tôi tại sao lại vào thăm bà.  Tôi trả lời đơn giản vì tôi là linh mục – và khi có người gọi thì tôi đi thôi. Tôi cũng cho bà biết là từ khi tôi về giáo xứ này tôi đã mua một cái điện thoại để giáo dân có thể gọi khi khẩn cấp và đó là điều cần thiết trong việc phục vụ đơn giản là vì tôi là… linh mục!

Và… bồng dưng nước mắt bà tuôn từng dòng.  Và bà bắt đầu kể:

Bà “đã từng” là một nữ tu – hơn 30 năm trong đời phục vụ nước Chúa!  Khoảng 20 năm trước bà rời nhà dòng vì nhiều lý do! Gia đình bà ruồng bỏ, bạn bè quay lưng.  Thế là bà lại càng chán nản.  Bà làm nhiều việc để sống – trong đó việc dạy học là điều bà thích nhất vì bà có thể tiếp tục sứ mệnh “tông đồ.”  Bà chưa bao giờ kết hôn, cũng chẳng “yêu” ai – Bà sống một mình và sau khi về hưu bà lại tiếp tục cuộc sống cô đơn đó. Ðể rồi, tuổi già sức yếu và bà… té ngã!  Bà thật sững sờ khi thấy tôi vào thăm bà, vì bà cứ tưởng rằng, không có ai biết và quan tâm đến bà nữa!

Chút suy tư:

Cách đây vài tuần giáo xứ tôi nhân ngày “veteran day” đã tổ chức một buổi tiệc với sự hiện diện của rất nhiều cựu chiến binh và hơn 200 binh sĩ còn đang phục vụ!  Tôi đã viết và chia sẻ!  Trong bài chia sẻ đó tôi có nhắc là tôi “khóc nhiều như chưa khóc lần nào!”  Hôm nay tôi không khóc nhưng những dòng nước mắt của bà đang xé tim tôi…  Tôi tự hỏi, “nếu một người lính bị thương trở về thì chắc tôi và mọi người đã coi người lính đó là một anh hùng. Nhưng… khi một linh mục, một tu sĩ hay một nữ tu bị “thương” nơi chiến trận “bảo vệ và phục vụ” dân Chúa thì chúng ta không những đã không thương hay giúp đỡ mà trong khi đó chúng ta lại… lên án và chà đạp.

Xin Chúa giúp con biết nhìn lại chính mình và nâng đỡ anh em, nhất là trong mùa vọng, mùa mong chờ Chúa đến này!

Lm Martino Nguyễn Bá Thông

Trích trong “nhật ký linh mục” www.hayyeuthuongnhau.org 

VỀ MỤC LỤC

GIÁO HỘI VIỆT NAM LUÔN NGỜI SÁNG

  

Trang Giáo Sử Việt Nam luôn ngời sáng ,

Đã mở đầu vang dội Bản Hùng Ca,

Ba Trăm Năm Mươi Năm không xoá nhòa,

Ấn tích Anh Hùng Tử Đạo còn đó,

Gông cùm, tra tấn, đầu rơi, máu đổ,

Cho Hoa muôn màu trổ đẹp hôm nay,

Giáo Hội Việt Nam Hy vọng tràn đầy,

Chào Hiệp Thông trong Niềm Tin mãnh liệt.

 

Trang Giáo Sử Việt Nam luôn ngời sáng,

Bản Hùng Ca vang vọng khắp năm châu,

Lời Thánh Ca tràn ngập cả tinh cầu,

Của hơn Một Trăm Ngàn Vị Tử Đạo,

Nhận cái chết lòng không hề than oán,

Để chứng minh một Đạo giáo Tình yêu,

Dâng cuộc đời làm của Lễ Toàn Thiêu,

Theo gương Chúa Hiến Mình trên Thập Giá.

 

Trang Giáo Sử Việt Nam luôn ngời sáng, 

Hùng Sử Thi bất diệt rọi ngàn sau,

Xuyên suốt qua Bốn Thế Kỷ ngẩng đầu,

Không khiếp nhược trước xích xiềng gươm giáo,

Máu tuôn chảy giữa pháp trường tàn bạo,

Tưới nảy mầm bao hạt giống Đức Tin,

Chuông báo tử hay hồi chuông Phục Sinh

Nơi hàng triệu con tim đang thổn thức.

 

Trang Giáo Sử Việt Nam luôn ngời sáng,

Nét oai hùng rạng rỡ vẫn còn đây,

Cả địa cầu lòng ngưỡng mộ dâng đầy,

Vinh Hiển Thánh Một Trăm Mười Bảy Vị,

Những Anh hùng mang Tâm hồn tuyệt mỹ,

Con cúi đầu thành kính và cậy trông,

Xin gíúp con yêu cuộc sống Vĩnh Hằng,

Như Các Vị hân hoan vào Đất Hứa .

 

Trang Giáo Sử Việt Nam luôn ngời sáng,

Đã mở đầu vang vọng Bản Hùng Ca,

Ba Trăm Năm Mươi Năm không xóa nhoà,

Đây Sở Kiện Bảo tàng còn ghi dấu,

Anh hùng Tử Đạo muôn đời khoe sắc,

Giáo Hội Việt bao biến cố xoay vần,

Vẫn nở hoa thành Tám Triệu Giáo Dân,

Cùng đón nhận Hồng Ân Mừng Năm Thánh.

                       Đinh văn Tiến Hùng

VỀ MỤC LỤC
TA TIẾC CHO EM !
 

Vội vã vào bến cho kịp chuyến xe cuối xuôi về miền quê nghèo để chia sẻ chút tâm tình mùa Vọng như đã hứa với “cố nhân”. “Cố nhân” coi xứ gần gần Sài Thành thì cũng đỡ cho chuyện đi lại đàng này “Cố nhân” lại ở cái xứ khỉ ho cò gáy nên tìm đến cũng khá vất vả.         

Có lẽ là chuyến cuối nên hành khách lưa thưa lớt thớt hơn những chuyến bình thường. Chờ mãi, chờ mãi cuối cùng bác tài cũng cho xe lăn bánh dù nán đợi dăm ba hành khách để kiếm chút xăng giữa cái thời vật giá bay bay. Đang miên man nghĩ về vùng miền Tây sông nước thì xe dừng lại để rước thêm một người khách. Vì bên cạnh còn trống nên người phụ nữ ấy được chú lơ chỉ vào.         

Dăm ba phút qua lại thì người nữ ấy cho biết là sáng giờ đi khám sức khoẻ, chờ mãi, chờ mãi vừa mới xong nên ra bắt xe cũng khá muộn.          

Tính tình bộc trực, cô chẳng giấu gì về sức khoẻ của mình. Cô nói lần trước “cấn” một cái được bốn tháng, do đường dưới quê trơn trợt nên bị té và “nó” bị “xẩy”. Cô nói luôn là tiếc lắm nhưng chẳng biết làm sao cả. Lần này đi khám để về chuẩn bị tinh thần cho ra đời “con mén” hay “thằng cu” vì hai bên nội ngoại mong lắm rồi.  

Trình bày lý do bị “xẩy” là do khách quan nhưng lòng cô cảm thấy làm sao ấy với sinh linh nhỏ bé đang lớn dần trong bụng. Cô cảm thấy thương lắm, cảm thấy tiếc lắm cho lần không may ấy. Cô cũng nói thẳng rằng giờ đang cầu xin ơn trên cho có thai chứ sống trong cảnh này cũng chán lắm … 

Có lẽ do chầu chực trong bệnh viện từ sáng đến giờ đã quá mệt nên sau khi “trút bầu tâm sự” với người đồng hành cô đã thiếp đi lúc nào không biết. 

Cô thiếp đi thì câu chuyện về sinh linh nhỏ bé không may bị chết của cô chấm dứt nhưng hình ảnh những sinh linh nhỏ bé bị giết hại một cách cố tình, một cách vô lương cứ đâu đó quanh quẩn trong tâm và trong trí. 

Nghe câu chuyện của cô hành khách này lại nhớ đến hình ảnh của bé học trò giáo lý thuở nọ.  

Lâu lắm mới gặp lại Em nhưng chỉ qua điện thoại. Em nghe tôi đang làm việc ở trường khuyết tật Em mừng lắm vì như đã tìm được chiếc phao. Đầu dây bên kia cứ ngỡ rằng Em sẽ chia sẻ một chút gì đó cho những em kém may mắn nhưng giọng Em chùn lại. Em nói là Em có đứa con trai bị khiếm thị bẩm sinh … Em sẽ mang xuống gửi chỗ cha đang phục vụ. Lòng người nghe cũng chùn theo khi nghe thấy cô học trò nhỏ của mình năm xưa sinh phải đứa bé kém may mắn. Lặng đi một chút để nghe Em trút bầu tâm sự. 

Em mới kể lại kỷ niệm của ngày xa xưa cách đây 4 năm khi cha còn là thầy. Ngày ấy Em cùng ông xã ngồi ở dưới còn thầy ở trên truyền đạt một chút kiến thức để bước vào đời sống hôn nhân gia đình  … 

Em nhớ lại : Hôm ấy, thầy dạy Em rất kỹ về sinh sản có trách nhiệm. Thầy còn nhấn đi nhấn lại chuyện bảo vệ sự sống, chuyện phá thai … Thầy còn dặn học viên là nếu ai có “lỡ” thì cứ phone cho thầy để thầy gửi đến nơi an toàn để sinh nở. Học xong, Em tính liên lạc với thầy nhưng ngại vì Em đã “lỡ” với anh ấy.  

Khi ấy, với danh giá của gia đình, cộng thêm sự chỉ vẽ của gia đình chồng nên Em đã đi phá thai. Lúc ấy Em muốn gọi cho thầy để thầy về can thiệp với gia đình nhưng em sợ người cha quá khắc nghiệt. Khắc nghiệt đến độ bắt con rể tương lai phải theo đạo dẫu rằng không biết người ấy có tin hay là không. Chàng rể tương lai biết không còn cách nào khác nên cũng ù ù cạc cạc theo đạo cho bố vợ yên lòng.  

Em nói rằng bi đát hết sức bi đát là chàng rể ngày xưa ngoan nguỳ theo đạo cho vừa lòng bố vợ ấy nay cũng chẳng còn lui tới nhà thờ nữa. Đau lòng hơn khi nguyền rủa đứa con trai bị mù ấy là do mẹ bởi chàng dựa theo câu nói “con trai nhờ đức mẹ”. Chồng em đay nghiến là do Em ăn ở làm sao đó nên mới sinh ra đứa con trai mù ... Em không ngần ngại rằng có những lúc Em muốn gieo mình xuống dòng sông Bình Lợi cho xong chuyện … Cuối cùng, Em mới nhìn nhận rằng đứa con Em đang cưu mang đây phải chăng là hậu quả của cái ngày xưa đã hơn một lần phá thai và nhiều lần uống thuốc ngừa thai. 

Em chia sẻ với tôi là Em cũng cảm thấy hối tiếc nhưng giờ thì quá muộn !  

Em cũng chẳng giấu diếm rằng từ ngày làm cái tên đao phủ ấy thì lòng của Em chẳng thể nào bình an được. Lòng của Em nó làm sao ấy khi Em đã phạm cái tội tày đình.  

Nghe Em nói và nghĩ đến đứa con trai đầu lòng của Em bị khiếm thị lòng của người thầy năm xưa cảm thấy làm sao ấy. Dẫu rằng ngày xưa đã rút ruột ra mà nói để ngăn đe chuyện phá thai, chuyện giết người nhưng Em lại phớt lờ với lời ngăn đe ấy. 

Miên man suy nghĩ về Em một lát tôi cũng chìm vào giấc ngủ vùi trên chiếc xe cà tàng mới sơn phết. 

Vừa tỉnh giấc thì xe cũng vừa cập bến. Vội vã xuống võ lãi để vào trong vùng nước nổi kẻo “cố nhân” sốt ruột ... 

Hình ảnh người phụ nữ ngồi bên cạnh trên chuyến xe dài và hình ảnh của Em sao mà bi đát quá.  

Người nữ ấy mong có con nhưng lại mất và khả năng có lại hơi bị khó vì sức khoẻ khá yếu. Còn Em, Em được Chúa ban cho có phúc là có sinh linh đang tượng hình trong lòng em thì Em lại cam tâm để phá huỷ. 

Dẫu phải bận tâm cho những bài chia sẻ ở xứ của “cố nhân” coi sóc nhưng hình ảnh của Em vẫn còn. Ta tiếc cho Em, ta tiếc cho gia đình Em. 

Chỉ vì một chút danh giá mà Em đã giết người. Chỉ vì một chút sĩ diện mà cha em đã bắt người không tin theo đạo.

Em có lỗi hay cha Em có lỗi, chồng Em mắc tội hay gia đình chồng Em mắc tội ? 

Chỉ tiếc cho đứa bé đang hình thành trong em vô tội mà Em đã vội giết cũng như những đứa bé khác chưa kịp hình thành mà Em đã huỷ diệt không có cơ may cất tiếng khóc chào đời. Với cái kinh nghiệm hết sức hiện sinh, không biết rằng Em còn “can đảm” để giết hại những thiên thần nhỏ bé của Chúa hay không.   

Nguyện xin ơn Thánh Chúa luôn ở mãi trên Em cũng như bao nhiêu người nữ khác để Em cũng như nhiều phụ nữ khác đừng bao giờ phạm cái tội kinh khủng là giết hại những thiên thần của Chúa. Và cũng xin mọi người đừng bao giờ phạm cái tội giết người để rồi một ngày nào đó cứ mang trong mình cái ám ảnh, cái bất an của kẻ sát nhân.

Lm. Anmai, C.Ss.R.

VỀ MỤC LỤC
QUÁ NHIỀU NGUY CƠ NÊN CẦN TỈNH THỨC

 

Người Công Giáo chúng ta hạnh phúc hơn nhiều người khác vì ngoài tứ thời bát tiết của thiên nhiên, chúng ta còn được sống hy vọng, hăng say và sốt mến với các mùa phụng vụ của Hội Thánh. Mùa Vọng lại về, và Lời Chúa lại vang lên thiết tha “hãy tỉnh thức và cầu nguyện”. Trong bối cảnh xã hội hôm nay, người Công giáo như phải ngồi vào chiếc xe chạy rất nhanh mà tay thì bị trói, chân người nào ngồi bên cạnh cứ nhấn ga, cho nên lời mời gọi tỉnh thức lại trở nên cấp bách và thôi thúc mạnh mẽ.

Dĩ nhiên thời nào và ở đâu cũng vậy, con người cần lắng nghe Lời Chúa để tỉnh thức trước những cám dỗ của ma quỉ, ghê rợn lắm nhưng nhiều khi ma quỉ vẫn còn cái dáng dấp của “ánh chớp từ trời sa xuống” (Lucifer), hấp dẫn cuốn hút, nên con người cứ mải mê mà quên bổn phận làm con Chúa.

Và ngoài ma quỉ, thế gian này cũng đáng sợ không kém. Khi nói “thế gian này”, hiển nhiên không phải chúng ta nói đến  “muôn vật hữu hình” Chúa Toàn năng đã tạo thành, vì trong công cuộc tạo dựng, “mọi sự tốt đẹp”. Nhưng ấy là ta nói về cái thế gian mà trong đó những mưu toan, gian xảo và hiểm độc cứ muốn bủa xuống trên dân Chúa như người ta bủa lưới. Nhiều người thích cách diễn tả thế gian một cách rất ấn tượng của Cha Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế: “thế gian điêu ngoa”. Vâng, cái thế gian điêu ngoa ấy có quá nhiều những cạm bẫy mà chỉ sơ hở, những con chiên hiền lành có thể bị xén lông ngay tức khắc.

Cái điêu ngoa lớn nhất của thế gian này chính là nó dám ngang nhiên kết tội người công chính. Từ ngàn xưa, người công chính bao giờ cũng gắn liền phận mình với một chiếc bẫy hay một vòng gai nào đó. Thánh Cả Giuse, Đấng công chính của Tân Ước đã phải bôn ba lao nhọc không cùng vì Ngài sống hết mình cho Thiên Chúa là Chúa của công lý. Đấng là Mặt Trời công chính, là Lời quyền năng vậy mà rồi cũng bị thế gian kết án không thương tiếc. Cái thế gian ấy kết án Con Chúa Trời bằng cái tội dám gọi Cha của mình là Cha! Người môn đệ Chúa hôm nay cũng vậy thôi. Khi cầu nguyện, thưa chuyện với Cha của mình, họ phải cảnh giác, phải tỉnh thức vì tội danh “cầu nguyện” có thể bay đến với mình bất cứ lúc nào.

Cái điêu ngoa thứ hai thấy rõ của thế gian này chính là thuộc tính lớn của nó. Ấy là sự chia rẽ. Ấy là sự phân hoá. Thế gian vỗ tay khi tưởng môn đệ Chúa đứng hai chỗ khác nhau mà thật ra là đang tìm cho nhau lối đi thích hợp nhất. Cái thế gian ấy len lỏi cả vào trong những diễn đàn đạo đức để đề cao đó rồi đạp đổ ngay đó, để nặng lời phê phán không e dè, không cần biết đúng sai, bởi vì chỉ cần cái nick giống Tây Tàu không ai biết ai là ai thì thiên hạ đã tha hồ vung vẩy. Cái thế gian ấy níu áo vị này, vuốt ve đấng nọ rồi nhảy nhót cười đùa. Ấy là cái thế gian mà Chúa Giêsu bảo chúng ta phải tỉnh thức để nhận dạng và phải cầu nguyện để khỏi bị nó cuốn hút. Mà cái thế gian bị Satan nắm đầu thì chúng ta còn phải nghe Lời Chúa mà ăn chay mới trừ nổi!

Điêu ngoa thuộc hàng siêu đẳng nhưng ngu dại là loại thế gian tung hoả mù để chống đối chính Đấng Tạo Thành trời đất này. Khi các tâm hồn nhỏ bé hướng về Đấng Tối Cao thì có lời hô vang “Chúa chúng nó ở đâu?” như dân ngoại thời Cựu Ước chế nhạo dân thánh Israel. Mãi cho đến lúc Chúa đã “xé tầng trời mà ngự xuống”, chia sẻ kiếp người để cứu độ con người, thì vẫn còn những Herôđê dám đi tìm mà giết Người. Chỉ cần một tia lửa thôi, Chúa cũng có thể thiêu tàn cái thế gian kiêu căng vô lối ấy. Nhưng Đức Giêsu nhân hiền vẫn gọi mời “hãy tỉnh thức và cầu nguyện”.

Tỉnh thức chính là luôn nhận ra cái đúng cái sai, tỉnh thức để cầu nguyện với Chúa là Cha, và ngược lại, phải nhờ lời cầu nguyện mới tỉnh thức nổi. Trong Vườn Cây Dầu, khi Chúa Giêsu cầu nguyện và lo sợ đến đổ mồ hôi máu, thì chính những người Chúa yêu dấu đang theo Chúa vào tận khu vườn, vẫn thấy mắt mình nặng trĩu. Huống chi chúng ta, những con người đang đi giữa thế gian và còn nhiều lệ thuộc vào thế gian.

Tiếng lóng bây giờ có mấy từ rất lạ “biết chết liền”. Thế gian điêu ngoa nên giấu nhẹm những mưu mô. Người công chính khó lòng nhận biết, ”biết chết liền”. Mà khi nhận ra rồi thì lắm khi đã bị lôi vào mê cung, khi biết cũng phải chết liền với nó. Chúng ta nhận dạng để cùng cầu xin cho nhau được tỉnh thức và con cái Chúa hãy cùng lay nhau, gọi nhau và thậm chí xô đẩy nhau để đừng ai mê ngủ.

Lạy Mẹ Maria, Mẹ dạy chúng con rằng tỉnh thức là Xin Vâng, cầu nguyện là Xin Vâng, và sống cũng là Xin Vâng. Xin Mẹ cầm tay chúng con mà dẫn chúng con đi con đường gần nhất đến với Chúa, như Mẹ đã sống với Người và trong Người suốt Mùa Vọng của đời Mẹ. Amen. 

Gioan Lê Quang Vinh

VỀ MỤC LỤC
RA ĐƯỜNG KHÔNG PHẠM LUẬT MỚI LÀ CHUYỆN LẠ !

 

Đây là một sự thật phũ phàng tại Việt Nam. Quả thế, tại Việt Nam nếu ai nói rằng tôi không hề phạm luật giao thông thì đó là người nói phét. Ngay cả người nước ngoài khi qua Việt Nam cũng vi phạm luật giao thông thường xuyên. Chắc hẳn không phải là do “văn hoá giao thông” của họ kém đâu, mà là do những yếu tố khách quan khác khiến cho nguời ta phạm luật.

Này nhé, đèn xanh chưa bật, nhưng bị thúc bị đẩy phía sau, bị tít còi inh ỏi, đành phải “vượt” đèn đỏ chặng đặng đừng, ít là một vài giây. Nhưng dù chỉ là một vài giây cũng là phạm luật. Đường đầy ổ gà ổ vịt, thậm chí là ổ khủng long, nên người lưu thông không thể không chấp nhận vi phạm : đánh võng, lạng lách. Phải “đánh” phải “lách” để tránh các thứ ổ, bằng không thì “ăn trầu” như chơi ! Rồi nữa, trên các trục đường quốc lộ, tuyến dành cho xe 2 bánh và xe thô sơ luôn bị lấn chiếm bởi lúa mì của dân vô tư phơi, bởi cát đá và lô cốt của các công trình đang xây cất dở dang, bởi xe tải xe đò vui vẻ lên hàng xuống khách, bởi xe trâu xe bò ung dung sãi bước… Người đi đường không còn cách chọn lựa nào khác là chấp nhận lấn tuyến. Nếu không lấn tuyến, chắc gì về đến nhà ! Chưa hết đâu : vì phải trải qua nhiều đoạn đường rùa bò, tiêu tốn quá nhiều thời gian (tiêu biểu như đường từ Phan Thiết lên Đà Lạt có đoạn 30km, xe du lịch mất hơn 2 giờ đồng hồ), nên cánh nhà tài gặp được đoạn đường nào tốt tranh thủ tăng tốc nhằm tiết kiệm thời gian cho khách đôi chút. Và kết quả là vi phạm tốc độ cho phép. Còn nữa, có khi gặp những đoạn đường bị kẹt xe, không sao nhích được, đặc biệt là ở Sài Gòn, đành phải tận dụng lề đường dành cho người đi bộ để thoát thân, và thế là lại vi phạm lộ giới, v.v…

Như vậy có muốn nêu cao “văn hoá giao thông”, hay muốn tuân thủ tuyệt đối luật lệ đi đường thật không dễ chút nào, nếu không muốn nói là khó vô cùng trong điều kiện hạ tầng cơ sở như ở Việt Nam hiện nay. Ngay như quốc lộ I, lại là I A nữa, mà có nhiều đoạn đường còn tệ hơn, bé hơn đường liên thôn, thì làm sao không xảy ra vi phạm và tai nạn thường xuyên được.

Thế mà sở Giao Thông Vận Tải TP. Hồ Chí Minh khăng klhăng cho rằng nguyên nhân chính của các vụ ùn tắc, và tai nạn chết người chỉ là do “văn hoá giao thông” kém, mà không hề nhắc đến nguyên nhân hạ tầng cơ sở kém. Quả là Sở Giao Thông này vốn đã mang họ “sở” rồi, nay lại có thêm họ mới nữa là họ “đỗ”, đỗ thừa cho “ông văn hoá” kém, còn mình thì vô can!? Thật không công bằng chút nào.

Lương tâm đa số người đi đường đã rách nát te tua rồi, nay đường xá thì chắp vá nham nhở nữa, nên giao thông trở thành một nùi dẻ rách, âu cũng là điều dễ hiểu.

Thú thật, mỗi khi đi đường, nhất là đi trên các tuyến đường quốc lộ, nhìn lượng xe cộ lưu thông quá lớn, trong khi đường xá thì quá chật hẹp và xấu tệ, tôi thầm nghĩ rằng chỉ có Chúa phù hộ độ trì, may ra những người tham gia giao thông mới hoàn toàn bình an vô sự được !

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long

VỀ MỤC LỤC
“CHA ƠI, XIN LẮNG NGHE CHÚNG CON - CHÚNG CON CẦN TÌNH THƯƠNG CỦA GIÁO HỘI”

Hạt Cát

(một khán giả của chương trình chuyên đề ghi nhận)

Trong xu hướng phát triển và hội nhập kinh tế, văn hoá ngày nay, giá trị sống của con người bị đảo lộn, nhiều người trẻ bị cuốn vào những cơn thác loạn của cuộc đời và sớm đánh mất chính mình... Các phương tiện truyền thông thường đưa tin về những vấn nạn của một bộ phận người trẻ, đề cập đến sự vô tâm, vô can…. của họ. Nhưng những người trẻ tại TTMV chiều 28/11/2009 là những chứng nhân lội ngược dòng.

Tại Hội Trường Lầu I của  Trung Tâm Mục Vụ, Tổng Giáo Phận Tp HCM, hơn 200 tham dự viên gồm sinh viên, phụ huynh, các nhà giáo dục, Linh mục và rất nhiều nam nữ tu sĩ tham dự.

Thuyết trình chính trong phần đầu của chương trình là các bạn sinh viên lớp Kỹ Năng Sống. Những ai có mặt tại TTMV chiều nay sẽ vô cùng ngạc nhiên và khâm phục cách thuyết trình khá chuyên nghiệp, đầy ấn tượng và nội dung trình bày rất thuyết phục, trong lần đầu tiên “ra khơi thả lưới” của các bạn trẻ.

Ba tuần là khoảng thời gian không dài và các bạn của chúng ta đã làm việc rất tích cực từ khâu tổ chức, chia tổ đi phỏng vấn, quay phim, viết bài, lên powerpoint, làm tiểu phẩm….

Bị giới hạn về thời gian và với một khối lượng công việc đồ sộ như vậy, đòi hỏi các bạn phải năng động, suy tư, nhiều sáng tạo và có tinh thần làm việc nhóm cao.

Nội dung trình bày rõ ràng và mang đậm tính thực tế.  Buổi thuyết trình của các bạn gửi đến tất cả những ai có mặt tại hội trường nói riêng và các vị có thẩm quyền nói chung, những suy nghĩ, những ưu tư, niềm mong mỏi của người trẻ ngõ hầu Thánh Lễ trở nên sinh động và lôi cuốn họ.

Một loạt hình phỏng vấn “Lý do người trẻ không thích đến Thánh Lễ” được ghi nhận tại nhiều địa điểm với nhiều đối tượng thanh thiếu niên nam, nữ khác nhau. Ý kiến khảo sát phong phú và chi tiết. Một trong những khó khăn mà các bạn trẻ của chúng ta gặp phải trong quá trình ghi hình, là có khoảng 30% thanh thiếu niên từ chối trả lời phỏng vấn bằng thái độ thờ ơ, lãnh cảm. Con số này phản ảnh một xu hướng thực tế mất mát và đáng buồn! Tuy nhiên, chúng ta có quyền hy vọng lịch sử sẽ sang trang, đâu đó lửa vẫn cháy. Chúng ta hy vọng các cấp có thẩm quyền liên quan, các bậc phụ huynh và bộ phận người trẻ năng động sẽ thắp lên ngọn lửa lòng của mình, để cùng nhau xua đi băng giá của cơn bão Makeno đang bao trùm xã hội và Giáo hội.

 

A- Để Thánh Lễ hấp dẫn người trẻ:

Mở đầu bằng dẫn chứng hai hình ảnh đối lập về quang cảnh của Thánh Lễ, các bạn dẫn khán giả đi tìm câu trả lời của vấn đề: “Để Thánh Lễ hấp dẫn người trẻ”. Đây là phần trình bày của hai bạn Kim Quyên và Tạ Uyên.

 1. Bài giảng:

Ngoài mục vụ, một trong những phần chính của Thánh Lễ là phần bài giảng. Thực tế cho thấy rằng để có được một bài giảng có tính thiêng liêng, không mang nặng sắc thái sách vở và xa rời thực tế, đòi hỏi các vị Linh mục phải sống đời tu cách nghiêm túc, gắn bó mật thiết với Thiên Chúa, có chiều sâu nội tâm và trải nghiệm sống.

Người trẻ cho rằng để Thánh Lễ hấp dẫn họ, bài giảng nên là một bài suy niệm ngắn, mang tính trẻ trung, có liên hệ thực tế, đụng chạm đến những vấn đề của họ và lồng vào đó những vấn đề nóng bỏng của thời cuộc.

Gợi ý suy tư bằng cách đặt câu hỏi, sẽ góp phần làm cho Thánh Lễ trở nên sinh động và tạo tính chủ động nơi người dự Lễ.

Vị trí uy quyền của các vị Linh mục nơi toà giảng làm cho người trẻ cảm thấy các Ngài thiếu gần gũi còn bản thân người trẻ bị lạc lõng ngay trong nhà của Cha mình.

  1. Âm nhạc:

Tuổi trẻ vốn năng động và vui tươi. Âm nhạc là một phần trong đời sống của đại đa số người trẻ. Đến Thánh đường, người trẻ không những có nhu cầu muốn cất lời ca tiếng hát qua những bài Thánh ca, mà còn qua kinh nguyện. Đọc kinh theo phương cách truyền thống không khơi gợi cho họ sự sung mãn trong đời sống nội tâm.

  1. Các nghi thức khác:

Lời nguyện Giáo dân vốn quy củ và cứng nhắc. Các bạn trẻ muốn dâng thêm một vài lời nguyện tự phát, để nói lên tâm tình con thảo của mình.

Không muốn là những pho tượng biết đọc kinh, người trẻ ước ao cộng đoàn hãy nắm tay nhau và hát vang lời Kinh Lạy Cha, để mỗi người đều cảm nhận mình là một phần của Giáo hội và là anh em cùng một Cha trên trời.

Chúc bình an là giây phút mà cộng đoàn trao tặng cho nhau ánh mắt thương yêu, nụ cười  thân thiện. Là phút giây mà mỗi người thừa nhận sự hiện diện và cảm nhận tình liên đới với những người bên cạnh. Tuy nhiên, không ít lần chúng ta bắt gặp thái độ thờ ơ, những cái gật đầu lạnh ngắt hoặc sự thinh lặng vô cảm.

Sẽ thật ấm áp tình người và cảm thấy được tôn trọng khi có ai đón tiếp và ổn định chỗ ngồi cho chúng ta, bằng sự ân cần và thái độ tử tế.

Bằng tâm tình của những người con, các bạn đã nói lên những thao thức và ưu tư của mình. Chúng ta – những người lớn – phải rất vui mừng vì Giới trẻ có những ưu tư như thế.

 

B- Làm sao thu hút người trẻ đến với các lớp Giáo lý và các hoạt động của Giáo xứ:

Bằng cách hỏi-đáp và lời văn sôi nổi, Ngô Hải đã gây ấn tượng với phần đầu của đề tài “Làm sao thu hút người trẻ đến với các lớp Giáo lý và các hoạt động của Giáo xứ”. Bạn đã đưa ra một bức tranh sẫm màu về thực trạng của các hoạt động giáo lý dành cho người trẻ hiện nay: các lớp giáo lý thường được đóng khung trong 4 bức tường vôi ngả màu; Cơ sở vật chất thiếu thốn, thiếu phương tiện truyền thông; Phương pháp dạy cổ hủ, lạc hậu, thiếu đổi mới, thiếu hào hứng; Thiếu sự đầu tư và quan tâm…. 

Thực trạng trên cho thấy, buồn chán và bị động là những lý do chính khiến cho nhiều người trẻ sẵn sàng lựa chọn cho mình một sân chơi khác như chát, game online, nhà nghỉ,…..

Bên cạnh đó, một bức tranh khác mô tả những hạn chế trong chính đội ngũ Giáo lý viên: không đoàn kết, chia rẻ, cục bộ… So với tổng số các em tham gia chương trình giáo lý, số lượng giáo lý viên quá ít và ngày càng có chiều hướng giảm dần. Ước tính trung bình có 30 em/GLV. Với một tỉ lệ như vậy, GLV thực sự không có thời gian để quan tâm đủ đến các em. Áp lực này là nguyên nhân của thái độ cau có, thiếu nhiệt tâm, thiếu thấu hiểu.

Bên cạnh những khó khăn nêu trên, Ngô Hải đưa ra bức tranh thứ ba với nhiều gram màu đỏ, màu của căng thẳng và áp lực:

-         Các Cha, các cấp trên dường như chỉ chú trọng đến kết quả của việc học giáo lý, nhưng lại thiếu sự quan tâm đồng hành và đầu tư thích đáng.

-         Bản thân các GLV là học sinh, sinh viên và người trưởng thành. Do đó các bạn cũng cần thời gian, sức khoẻ và tiền bạc để chú trọng đến trách nhiệm xã hội của mình: đó là chuyện học hành, công việc và đôi khi là con cái.

-         Nhiều người trẻ muốn đóng góp cho Giáo hội trong vai trò GLV, nhưng họ bị ngăn cấm và không nhận được sự ủng hộ từ phía gia đình bởi một trong những vấn đề là cơm, áo, gạo, tiền.

-          Kế đến là sự bất hợp tác của các em thiếu nhi có thái độ gây hấn và không vâng lời.

-         Phụ huynh cũng đóng vai trò gây áp lực cho GLV bằng sự vô tình hay phản ứng thiếu cảm thông.

Qua ba bức tranh dẫn chứng trên, có thể thấy người trẻ trong vai trò của một GLV chịu nhiều thiệt thòi, mệt mỏi và áp lực. Chính lòng yêu mến Giáo hội và ý muốn dấn thân phục vụ, mà ngày nay đội ngũ GLV trẻ vẫn còn tồn tại. Lửa lý tưởng của người trẻ đối với Giáo hội vẫn còn đó. Nếu không được giữ gìn và lan toả, ngọn lửa âý sẽ sớm lụi tàn.

Là đòi hỏi chính đáng để các bạn GLV có được sự quan tâm, hỗ trợ, khuyến khích, đồng hành ...đúng mức từ các cha, các cấp trên, gia đình và xã hội. Sau đây là một vài giải pháp đề nghị được nêu lên:

-         Về mặt nhân sự:

Kêu gọi sự dấn thân phục vụ.

Cải tiến hình thức họp GLV để tăng tính chủ động và sáng tạo.

Có sự đồng hành của các cấp có thẩm quyền trong công tác giảng dạy.

-         Chuyên môn:

Cần tạo điều kiện để nâng cao các kỹ năng mền cho đội ngũ GLV như kỹ năng sinh hoạt nhóm, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng tổ chức, kỹ năng đối thoại, kỹ năng giải quyết vấn đề… bằng cách mời các huynh trưởng hoặc người có chuyên môn đến để đào tạo và huấn luyện đội ngũ GLV địa phương.

Đầu tư vào trang thiết bị dùng để giảng dạy như: đồ chơi, video, film, truyện tranh các Thánh, các giáo trình có nội dung liên hệ với đời sống hiện tại.

Người trẻ có nhiều nhu cầu chính đáng như: giao lưu bạn bè, học hỏi điều mới, thể hiện bản thân…. Do đó cần tổ chức thi đua , giao lưu các GLV giữa các giáo hạt, giáo phận.

-         Cở sở vật chất:

Cần có sự đầu tư cho các phòng học, nơi sinh hoạt,…

Bảo trì các hệ thống cở sở vật chất hiện có.

Đầu tư công nghệ thông tin trong giảng dạy (nếu có điều kiện)

Để nâng cao công tác giảng dạy GL ở các Giáo xứ, thiết nghĩ cần có một định hướng nhằm hỗ trợ ổn định đời sống, nâng cao kiến thức và khả năng phục vụ của GLV. Tiếp lời Ngô Hải, bạn Tâm Anh nêu lên một vài đề nghị cụ thể hỗ trợ cho GLV như sau: 

-         Vật chất: hỗ trợ kinh phí đi lại, liên lạc cho GLV. Điều này làm thoả mãn nhu cầu cơ bản trong phục vụ và mang tính khả thi.

Chính sách khen thưởng khi có sự nỗ lực xứng đáng (hiện vật: sách, vở, bút viết…). Tổ chức các buổi giao lưu, picnic cho GLV

Chăm lo đời sống cá nhân GLV bằng những hoạt động thiết thực như trợ cấp học bổng, cho vay vốn với lãi suất thấp hoặc bằng không.

-         Tinh thần: thường xuyên được quan tâm, thăm hỏi, đối thoại từ các Cha và các cấp trên.

Tổ chức các nhóm, các CLB hỗ trợ việc học tập

Giới thiệu công ăn việc làm cho GLV 

Không chỉ chú trọng về kiến thức xã hội, người trẻ còn cưu mang những ưu tư, thao thức xây dựng Giáo hội theo cách trẻ trung và ao ước dấn thân thực hiện sứ vụ tông đồ của mình. Tuy nhiên, lòng can đảm lãnh nhận trách nhiệm này, không được các vị chủ chăn, các vị Linh mục, các bậc làm cha mẹ lắng nghe và đón nhận một cách thoả đáng. Xin trích dẫn thư của một bạn trẻ như sau: “Cha muốn nghe người trẻ, nhưng lại chẳng hề tạo cho người trẻ một cơ hội để nói. Cha đối với người trẻ, xa lạ và uy quyền lắm. Cha muốn chúng con cộng tác, nhưng lại ngại tuổi tác và kinh nghiệm non trẻ của chúng con. Con thiết nghĩ rằng, không thử 1 lần, không té ngã, sẽ chẳng bao giờ có kinh nghiệm, và rồi người trẻ mãi mãi vẫn chỉ đứng ngoài lề mà thôi.”

Phần tiếp theo của chương trình là một tiểu phẩm ngắn với sự diễn xuất của 5 bạn trẻ. Bằng ngôn từ hài hước nhưng thực tế, các bạn đã diễn rất xuất sắc,  nêu lên thực trạng đời thường và đời sống tâm linh của các gia đình thời @: Người già trở nên cô đơn và lẻ loi, xunh đột xảy ra liên quan đến đời sống tôn giáo giữa các thế hệ. Các bậc làm cha mẹ chạy theo công việc làm ăn, thiếu quan tâm giáo dục con cái. Cơn bão KTTT và hội nhập đang cuốn phăng người trẻ ra khỏi mái nhà và Giáo xứ của họ. Chương trình giáo dục nặng nề và bất cập gây nhiều áp lực, mệt mỏi. Nhà thờ không đủ sức thu hút sự quan tâm của họ. Người trẻ dễ dàng lựa chọn cho mình những thú vui chóng qua và đôi khi vô bổ.

 

C-Giới trẻ mong đợi gì ở các vị Linh mục, Tu sĩ thời @:

Hai bạn Trương Đức Hiệp và Châu Hoàng Anh Phương phối hợp ăn ý, trình bày đề tài “Giới trẻ mong đợi gì ở các vị Linh mục, tu sĩ thời @?” 

Trong xã hội ngày nay, không khó để người ta nhìn thấy nhiều người già vẫn còn buôn gánh bán bưng để mưu sinh, hay cô đơn ngay trong chính gia đình của mình. Không khó để thấy các bậc làm cha mẹ đuổi theo những cơn sóng bất tận của công ăn việc làm…thay vì dành thời gian ở cùng và giáo dục con cái. Không khó để thấy hình ảnh của nhiều người trẻ ở các quán café, phòng Karaoke, dịch vụ internet…. thay vì lớp học

Giới trẻ là tương lai của Giaó hội. Giữa xã hội ngày nay đầy vẫy những cơn sóng biến động, người trẻ luôn khao khát được nhìn thấy những ngọn đèn hải đăng để định hướng cho con thuyền cuộc đời của mình. Họ cần được tôi luyện để làm muối, làm men cho đời. Vì thế, họ có lý do chính đáng để mong đợi sự dấn thân và thiện chí nơi các vị chủ chăn, các vị Linh mục, Tu sĩ.

Họ cần được các Ngài lắng nghe bằng đôi tai thứ ba, bằng cái tâm để thấu hiểu những diễn biến phức tạp trong đời sống nội tâm và những khát vọng muốn nên Thánh, để được đồng hành.

Họ cần được đối thoại để chia sẻ những suy nghĩ, những ước muốn phục vụ và kê vai gánh vác trách nhiệm theo khả năng.

Họ cần những nhân chứng sống phản chiếu khuôn mặt của Đức Kitô, hơn là các thầy giảng để lay động những con người còn đang chìm sâu trong giấc ngủ của tối tăm và thờ ơ.

Họ cần ở các Ngài lòng quan tâm và tình yêu của một người Cha.

Sau buổi thuyết trình đầy bức xúc và ấn tượng của các bạn lớp KNS, do giới hạn về thời gian, giới phụ huynh không có cơ hội để nói lên cảm nhận của mình về lòng tự hào, lời cảm ơn và lời xin lỗi vì đã quá vô tình với các bạn trẻ.

Cha Louis Nguyễn Anh Tuấn-Trưởng BMVHNGD Tổng giáo phận Tp.HCM và Cha Giuse dòng Donbosco phát biểu một vài suy nghĩ ngắn. Các Ngài ngỏ lời khâm phục việc dấn thân và khả năng của người trẻ. Đồng thời cũng chia sẻ một vài khó khăn trong đời mục tử và kết thúc bằng câu: “I love you and I am sorry”.

Thái độ cởi mở, lắng nghe của các Ngài bày tỏ lòng quý mến và thiện chí đối thoại. Tuy nhiên, điều thực sự đáng tiếc là thời gian quá hạn chế và chỉ có hai vị Linh mục hiện diện trong giảng đường ngày hôm nay. Một vấn đề mang tính thực tế, đầy bức xúc và nhạy cảm như thế này, thiết nghĩ cần có sự hiện diện, quan tâm và đối thoại của các vị chủ chăn, các Đức giám mục, nhiều vị Linh mục và Tu sĩ. Đây là cơ hội để các Ngài lắng nghe người trẻ nghĩ gì, cần gì, mong chờ gì. Đồng thời đây cũng là thách đố cho Giáo hội trong việc giành lấy người trẻ từ những vòng xoay điên đảo của xã hội.

Với tư cách là người đồng hành với các bạn trẻ, Sr Hồng Quế cảm ơn các bạn đã “can đảm” chia sẻ “nỗi lòng” để các “bậc cha mẹ’ có cơ hội hiểu các bạn và yêu thương các bạn một cách thích hợp hơn. Có những bạn không mấy hài lòng (nếu không muốn nói là bất mãn) với Giáo Hội, với Cha xứ, với các tu sĩ…Sr xin các bạn hãy thắp lên ngọn lửa của mình hơn là nguyền rủa bóng đêm, hãy bắt tay vào làm những việc gì trong khả năng và tầm tay của các bạn, giúp cho Giáo Hội của chúng ta tốt hơn. Sr gởi đến các bạn câu nói để đời của Tổng Thống Kennedy: “Đừng hỏi đất nước đã làm gì cho bạn, nhưng hãy tự hỏi bạn đã làm gì cho đất nước”. Chúng ta có thể thay chữ “đất nước” trong câu đó bằng chữ “Giáo Hội” và chúng ta sẽ có một câu tương tự: “ Đừng hỏi Giáo Hội đã làm gì cho bạn, nhưng hãy tự hỏi bạn đã làm gì cho Giáo Hội”. Hãy dùng hết năng lực, nhiệt tâm và sáng kiến của bạn cộng tác cho giáo xứ của các bạn mỗi ngày một tốt hơn. 

Hãy tự tu luyện cho mình có một đời sống nội tâm. Trên con đường  đi theo Chúa tìm kiếm Chúa, chắc chắn chúng ta sẽ gặp những chướng ngại, chán nản và muốn buông xuôi từ nhiều phía nhưng nếu có Chúa trong ta và cùng đồng hành với ta, ta không còn sợ chi. Chúng ta hãy mạnh mẽ tin yêu vào Đức Kitô. Không ai, và không có khó khăn, thử thách nào có thể tách lìa chúng ta khỏi Tin Yêu Chúa Ki.tô.  Bạn Quang Trung đã giúp cho cả Hội Trường cùng hát và làm cử điệp bài “Xin Tin Yêu” của Nhạc sĩ Gia Ân với những cử điệu rất mạnh mẽ, dứt khoát, đầy tin tưởng và hy vọng.  

Có thể nói, buổi thuyết trình của các bạn lớp KNS rất thành công, mỗi bạn đã đóng góp hết mình từ nội dung đến hình thức (point, video, cầu nguyện, diễn kịch, hát cầu nguyện). Chúng tôi cảm phục và biết ơn những gì các bạn đã làm. Chúng tôi cũng ước mong mọi người dành chút thời gian nghe bài hát  “Xin Tin Yêu” http://www.nhaccuatui.com/nghe?M=0HHQ2amc0Z. Nó cho chúng tôi nhìn thấy sức sống mạnh mẽ của Giáo hội và niềm hy vọng vào một tương lai đầy hứa hẹn. Chúng tôi không quên gởi lời cảm ơn sâu sắc đến tất cả những người đã vất vả đồng hành và cho các bạn cơ hội để được thể hiện.

Hạt Cát

VỀ MỤC LỤC
LÀM SAO CHỌN NGƯỜI YÊU MÀ KHÔNG SỢ CHỌN LẦM?

 

“CHỌN BẠN MÀ CHƠI” 

Ông bà cha mẹ chúng ta thường hay răn nhủ con cháu: “Chọn Bạn Mà Chơi”. Ngay cả trong việc đùa chơi với nhau, chúng ta cũng phải chọn bạn cách cẩn thận. Điều đó có nghĩa là: “Hãy chơi với những bạn tốt và hãy xa tránh những bạn xấu.” Chúng ta chỉ cần xem họ thích chơi với những loại bạn bè nào, chúng ta có thể biết được con người của họ. 

Thật vậy, cách thế chúng ta chọn một người bạn đời cho thấy quan niệm của chúng ta về tình yêu và hôn nhân. Một người trưởng thành trên đường đời, họ rất đắn đo suy nghĩ để có một quyết định chọn lựa chín chắn trong vấn đề tình yêu, vì nếu chúng ta chọn lầm một người yêu, nó sẽ ảnh hưởng suốt cuộc đời của chúng ta, không những đối với ta mà còn đối với người bạn đó, đối với con cái, và cả gia đình hai bên nữa. 

TÌM BẠN ĐỂ ĐÁP LẠI NHỮNG ƯỚC VỌNG SÂU THẲM CÁ NHÂN   

Những mục đích và ước vọng sâu thẳm của con người hướng dẫn họ. Họ chỉ đáp lại những động lực thích hợp với nguyện vọng họ và chỉ nhận ra những cơ hội đáp lại những mong đợi của họ. Một cô gái muốn lấy chồng chọn một người cung cấp cho cô điều cô đòi hỏi. Tuy nhiên, nhu cầu của cô không giới hạn ở những đòi hỏi thông thường mà một cô gái được dạy mong đợi nơi người chồng. Những mong đợi có thể khác nhau: người thì tìm tình bạn, người thì tìm sự bảo đảm về đời sống kinh tế hoặc xã hội, người thì đi tìm cái vui của cuộc đời. Tất cả đều muốn sự cộng tác, sự cảm thông, sự quan tâm, sự tận hiến, và sự trung thành. Rất ít người chọn một người có tất cả những đức tính đó. Những nhu cầu sâu xa của con người ảnh hưởng trên quyết định cuối cùng của họ. Những nhu cầu đó được thõa mãn khi chúng ta chấp nhận một người như một người yêu thích hợp thì không có một qui ước hay tiêu chuẩn nào. Chúng ta cảm thấy bị lôi cuốn khi gặp một người mà qua nhân cách họ, họ mang lại cho chúng ta một cơ hội nhận thức mẫu người cá nhân của chúng ta, họ là người đáp lại cái nhìn và cái quan niệm về cuộc sống của chúng ta, người cho phép chúng ta tiếp tục hoặc làm sống lại những chương trình mà chúng ta đã thực hiện từ lúc còn nhỏ. 

QUÁ KHỨ ẢNH HƯỞNG HIỆN TẠI 

Một số yếu tố thường ảnh hưởng đến sự lựa chọn của chúng ta đó là sự giống những người mà chúng ta yêu mến họ trước đây. Sự giống có thể nằm trong nét thể lý hoặc trong phong cách, hoặc quan trọng hơn trong đặc nét nầy là: hứa hẹn một sự tái thiết lập một liên hệ thân thiện đã có trước. Những kinh nghiệm trước đây với một người khác phái, ảnh hưởng thái độ chúng ta trong lần gặp gỡ đầu tiên với bất cứ một người mới quen nào. Những kinh nghiệm nầy càng mạnh, ảnh hưởng tái thiết lập một liên hệ mới càng sâu. Sức mạnh của những ấn tượng trước đây có thể được đo không chỉ bỡi cường độ và sự kéo dài của những cảm xúc đã được khơi dậy trong ta, những vui thích hoặc buồn chán, mà ngay cả những cái nhìn của họ có về cuộc đời cũng gây một ảnh hưởng rất lớn trên chúng ta. Sự kiện nầy cắt nghĩa tại sao những kinh nghiệm thời thơ ấu thường ảnh hưởng việc chọn lựa một người yêu. Chúng đóng một phần quan trọng trong việc thiết lập một dự định cho cuộc sống mà những quan hệ sau đó có thể thay đổi. Một người đàn ông mà trước đây là một trẻ cưng và dựa vào sự giúp đỡ của người khác, có thể trong suốt cuộc đời sẽ bị gây ấn tượng bỡi những người đàn bà chấp nhận anh ta. Ngày xưa anh càng được cưng chìu bao nhiêu, sự chọn lựa của anh càng tìm kiếm một người đàn bà giống một người đã cưng chìu mình trước đây bấy nhiêu, nói cách tổng quát một người giống như mẹ hay người chị mình ngày trước. 

KHẨU VỊ CÁ NHÂN 

Cái khẩu vị hiện tại của chúng ta trong tình yêu thường tìm lại cái mà những người khác phái trong quá khứ đã đáp trả những ước vọng của chúng ta. Thái độ chúng ta ngày nay có thể là tấn công hay rút lui, can đảm hay rụt rè, chủ động hay thụ động là tùy thuộc vào ảnh hưởng của quá khứ, nhưng nó cũng có thể thay đổi theo thời gian. Trong việc lựa chọn, chúng ta dựa theo những hình ảnh ngày xưa đó để chọn lựa cho hợp với nhu cầu cá nhân và sự đòi hỏi của cuộc sống.

Tuy nhiên, việc chọn lựa cũng phản ảnh tư tưởng và sự tưởng tượng của chúng ta không chỉ dựa trên kinh nghiệm cá nhân mà còn bị kích thích bỡi môi trường chúng ta đang sống nữa. Khẩu vị cá nhân không chỉ diễn tả ước muốn của cá nhân đơn thuần mà còn thẩm định giá trị của cả nhóm mà nó thuộc về. Người bạn mà chúng ta cảm thấy là lý tưởng và đáng ao ước nhất cũng sẽ theo mẫu hình lý tưởng được tạo nên bỡi sự tưởng tượng của cả nhóm. Lý tưởng sẽ thay đổi khi xã hội đổi mới. Do đó, những mốt thời trang của các bà thường bị ảnh hưởng bỡi những điều kiện của xã hội. 

Cái khuynh hướng chọn một người đàn ông già hơn hoặc một người đàn bà già hơn để làm người phối ngẫu đòi hỏi một ít quan tâm và phân tích. Trước tiên, nếu họ là những người đàn ông thì thường họ là những đứa trẻ đã được cưng chìu quá nhiều trong quá khứ. Thứ đến, tình trạng thấp kém của những người đàn ông thiếu ăn học khiến họ sợ trách nhiệm trước gánh nặng gia đình nên chỉ thích đi tìm một người mẹ hay một người chị để núp bóng.  

Trái lại, một cô gái ước muốn một người đàn ông cao cấp đã một lần tìm thấy nơi người cha nhưng không gặp nơi người có cùng tuổi với cô. Cô thích đi tìm một người đàn ông kinh nghiệm và tốt hơn trong giai cấp để có được sự quan tâm và bảo vệ của một người cha trong gia đình. Người già muốn chấn nhận trách nhiệm và sẵn sàng làm thõa mãn những ước nguyện đối với người trẻ hơn. Kinh nghiệm của họ khiến họ dễ dàng giữ được thế thượng phong mà không hề làm phật lòng người yêu của họ. Việc chọn người già hoặc trẻ cho thấy khuynh hướng xây dựng của sự kết hợp hạnh phúc. Tất cả lệ thuộc vào sự biểu lộ can đảm hoặc nhút nhát của mỗi cá nhân. 

Ý NGHĨA CỦA SẮC ĐẸP 

Sắc đẹp cũng là một yếu tố quan trọng có liên quan đến khẩu vị của tình yêu. Thế nào gọi là đẹp? Mỗi người có mỗi cái nhìn cách chủ quan. Cái đẹp là cái chúng ta thích. Bất cứ cái gì chúng ta thích ngắm, thích nhìn đều là đẹp. Cái đẹp thường dành cho các cô và sức khỏe dành cho các cậu. Đây là yếu tố quyết định trong việc chọn một người yêu. Nhưng tại sao chúng ta lại chọn lấy những tiêu chuẩn nầy? Trong xã hội phụ hệ, nét đẹp và sức khỏe đều có giá trị xã hội. Giới phụ nữ phải là giới tiên vì vẻ bên ngoài bắt được cặp mắt của các ông để rồi sau đó các ông thích tự hào về cái đẹp của người vợ mình và cũng tự hào về sự chinh phục tài giỏi của mình nữa. Còn giới đàn ông trái lại, muốn gây ấn tượng cho người bạn mình với một sức khỏe tràn đầy là cái có thể bảo đảm cho nàng một sự bảo vệ và lãnh đạo tốt đẹp. Nét đẹp và sức mạnh vì thế trở thành yếu tố thu hút  tính dục. Tại sao? Sắc đẹp gợi lên sự chiêm ngắm, kích động tính dục. Một cô gái có nét đẹp kiêu sa thường có khuynh hướng khêu gợi dẫu cho cô có ý thức về việc đó hay không. Hơn nữa, cô biết cô có thể thành công với cái đẹp thu hút của cô. Trái lại, sự khêu gợi của người đàn ông không cần cho thấy sự quyến rũ muốn lôi kéo sự tưởng tượng của các bà, nhưng cũng bày tỏ ước muốn chinh phục và tin tưởng vào sự thành công như sự quyến rũ của các bà vậy. 

Những người có nét khêu gợi thường cũng hay gặp phải số phận không may vì một khi cô có chồng, chồng sẽ hay ghen và vì thế dễ bất hạnh, nhưng nếu cô làm mất nét đẹp đó đi thì chồng cô sẽ không còn mê thích nữa vì anh ta chỉ thích cô ỡ đặc điểm đó mà thôi. Cái ước muốn khêu gợi cho thấy con người luôn khao khát một sự thõa mãn là cái không bao giờ tắt. 

Sắc đẹp cũng vậy trở nên một bệnh tật hơn là một mối lợi cho sự thành công của hôn nhân. Những cô gái đẹp dựa trên sự chú ý của người khác hơn trên khả năng đóng góp một phần nào xây dựng cho xã hội. Cái tham vọng hão huyền và hư không cộng với sự lệ thuộc vào ý kiến của những người khác tạo nên một sự thiếu tự tin. Vì vậy, sắc đẹp gợi lên sự cưng chìu, thường ngăn cản sự phát triển những tính chất xây dựng và làm hại cảm giác cộng tác. Nhiều người đẹp không thành công trong hôn nhân. Họ được mọi người chú ý và chiêm ngắm. Họ tìm thấy sự khoái chí trong sự thõa mãn phái tính nhưng cuộc đời họ thường trống rỗng. Đe dọa của tuổi già luôn treo trên đầu họ. 

Một người biết thích nghi vào môi trường xã hội với sự can đảm, tự tin, và với niềm tin vào tương lai và hạnh phúc của mình sẽ chọn một người bạn hứa hẹn mang lại cho họ sự hạnh phúc và hòa hợp tròn đầy. Một người bi quan, thiếu can đảm cũng muốn yêu, muốn kết hôn, nhưng cái bi quan sẽ dẫn họ đi trật đường gầy nên cuộc đời sẽ khó có hạnh phúc. 

NHỮNG LÝ DO THẬT TRONG VIỆC LÔI CUỐN HẤP DẪN NHAU 

Lý do tại sao chúng ta chọn một người yêu thường là khó hiểu và thường do bỡi lý luận xem ra có lý. Nhiều người nghĩ rằng lấy nhau để cuộc sống được bảo đảm. Nhưng không có sự an toàn nào được bảo đảm qua hôn nhân. Hôn nhân không giải quyết một vấn đề nào. Tự nó đã là một vấn đề cần phải được giải quyết và chỉ thêm một sứ vụ mới cho những người khác mà chúng ta cần phải đối mặt. Có người lấy nhau để thăng tiến cuộc sống về phương diện kinh tế hoặc xã hội. Dĩ nhiên, người phối ngẫu đặc biệt là bà vợ có thể hưởng nhờ những phúc lộc do địa vị của người bạn mình, và một số người đàn ông có khi cũng được vui hưởng tiền bạc của các bà vợ. Nhưng những khuynh hướng muốn lợi dụng địa vị hoặc sự giàu sang của người phối ngẫu cho mục đích cá nhân vượt xa đối tượng xã hội và kinh tế. Có những người đàn ông điên khùng đi kết hôn vì hôn nhân xem ra rẻ tiền hơn là vui chơi với các cô bạn gái để thõa mãn vấn đề dục tính. Không ai có thể trốn được giá phải trả cho điều họ nhận. Vì thế, đã hy vọng mua rẻ hơn, anh ta cũng thường kết thúc trong cảm giác bị lừa dối. Nhưng lý do thật tại sao người ta lấy nhau là do ước muốn sâu xa cho vấn đề liên kết, một nhu cầu căn bản của con người là muốn thuộc về, vì động lực xã hội là một phần của bản tính tự nhiên con người. 

Một khi nhân tính được phát triển trong cố gắng muốn kết hợp mình với người khác, lối sống đó lôi kéo chúng ta đến với những người hợp với cách sống của chúng ta có tương quan đến cuộc sống xã hội. Phái tính và quan niệm căn bản của xã hội về hôn nhân khiến chúng ta có một sự chọn lựa hôn nhân phù hợp với cuộc sống hơn bất cứ một quan hệ con người nào khác. Vì thế, cấu trúc căn bản của cá tính được thấy rõ trong việc chọn một người phối ngẫu hơn bất cứ một sinh hoạt nào khác. 

TÌNH YÊU TRONG LẦN ĐẦU TIÊN GẶP GỠ 

Ngay lần đầu tiên gặp gỡ, trong một lúc ngắn ngủi, chúng ta cảm thấy quí mến một con người và rồi cố gắng khám phá nhân cách của họ để quyết định họ có phù hợp với con người chúng ta hay không. Chúng ta có thể cảm nghiệm  được điều đó qua động lực tình yêu của chúng ta. Giống như một người đồng tình luyến ái thấy rõ ngay khi họ gặp một người đồng tính, chúng ta cũng cảm thấy ngay một người nào đó cách thế họ đáp lại những đòi hỏi của chúng ta. Nhưng làm thế nào chúng ta có thể chắc chắn chúng ta chọn đúng người. Đầu tiên, chúng ta phải nhớ rằng tình yêu và hôn nhân là vấn đề trọng đại của cuộc đời. Chính vì thế, thái độ của chúng ta đối với người khác phái là phải xem họ có phù hợp với cái nhìn tổng quát của chúng ta với cuộc đời, với những vấn đề chúng ta phải đối diện như trách nhiệm, kinh tê, giáo duc, gia đình, bạn bè….Nếu cái nhìn và hướng đi của cả hai xem ra phù hợp với sự tiến hóa, sự can đảm, lợi ích xã hội, sự cộng tác với người khác, sự đóng góp và cùng giải quyết những vấn đề, bấy giờ sự chọn lựa của chúng ta là một sự chọn lựa đúng hướng. Tuy nhiên, nếu hướng đi của chúng ta sai, chúng ta không thể chọn lựa cách thông minh sáng suốt được.  

(còn tiếp) 

Lm. Lê Văn Quảng, tiến sĩ tâm lý

VỀ MỤC LỤC
NHỮNG TẦM THƯỜNG

  

Khi xưa, vì duyên văn nghệ, tôi có một cô bạn người Huế. Tận đất thần kinh xa xôi đó, một ngày kia cô gửi vào Sài Gòn tặng tôi một tấm hình. Hình chụp cô với mái tóc thề, tay cầm nón bài thơ, đứng bên bờ sông Hương. Đôi mắt cô nhìn ra dòng sông, trông cũng êm và hiền như dòng sông vậy. Đằng sau bức hình, thay vì những lời lẽ đề tặng, cô viết mấy câu thơ đơn sơ:

"Đời con gái

Như dòng Hương,

Kết bằng chuỗi

Những tầm thường."

Ngắm nhìn cô chụp bên bờ sông Hương và đọc những câu thơ nhỏ nhoi ấy, tôi thấy bâng khuâng. Sông Hương không phải là con sông quan trọng, cũng chẳng phải là một dòng sông lớn, nhưng bao giờ nó cũng được nhắc đến với tất cả sự trìu mến. Sông Hương, cùng với núi Ngự, đã trở thành một phần quan trọng làm nên linh hồn xứ Huế. Và những người con của xứ thần kinh, dù bây giờ trôi giạt đến tận chân trời góc biển xa lạ nào, cũng nhớ đến sông Hương mỗi khi nghĩ về hay nghe nhắc tới quê hương của mình. Tôi không nghĩ sông Hương được quí mến như vậy, vì nó ''may mắn'' được các văn nghệ sĩ thi vị hóa nó trong những tác phẩm của họ, nhưng vì nó tuy nhỏ bé tầm thường, cũng đã đem lại nhiều ích lợi cho người dần xứ Huế. Nó lại rất hiền, không gây tai hại, lụt lội làm cho người ta đau khổ. Phát xuất từ Nguồn Than, sông Hương hiền lành và nhẹ nhàng  chảy ngang qua Ngọc Hồ, chùa Nguyệt Biểu, chùa Thiên Mụ, vào tới Kim Long, lững lờ trôi bên dưới cầu Bạch Hổ, cầu Sông Hương, cầu Truờng Tiền, rồi tiến về Vĩ Dạ, Lại Ân, Vĩnh Lại, Thuận Hòa, Tân Mĩ và cuối cùng ra cửa Thuận An, góp lượng nước của mình vào biển cả mênh mông.

Cũng như con người, mỗi dòng sông có một cuộc đời và ta có thể nghe một dòng sông kể về cuộc đời của nó, nếu ta ngồi bên nó, cõi lòng lắng xuống, đôi tai gạt bỏ những tiếng động của thế giới vật chất cơ khí ồn ào, để có thể đón nhận tiếng nói của thiên nhiên. Giả như có một buổi chiều tôi ngồi bên bờ sông Hương và làm như thế, tôi sẽ nghe sông Hương thầm thì nói về đời nó. Nó nói rằng nguồn gốc của nó chẳng có gì vẻ vang danh giá, vì phát xuất từ một nơi chẳng có chút gì thơ mộng, cũng chẳng phải là một địa danh nổi tiếng tróng hách sử. Nguồn Than chỉ là nơi người ta đốn củi làm than, thế thôi. Nó nói rằng từ ngày này qua tháng khác, hết năm họ tới năm kia, nó sống cuộc đời rất bình thường, có thể nói là tầm thường, quanh quẩn thì cũng chỉ lững lờ trôi qua những làng xóm đã quá quen thuộc, rồi cuối cùng đổ ra biển, mất hút, hòa tan trong cái mênh mông của đại dương bát ngát. Nó nói rằng, chảy ngang qua xứ Huế, nó đã chứng kiến biết bao nhiêu tang thương dời đổi của những chế độ nối tiếp nhau, bao nhiêu niềm vui nhỏ nhoi và bao nhiêu nỗi cơ cực lầm than của người dân lành hiền hậu. Nó nói rằng người ta đã dùng nó theo những mục đích riêng: để làm đường chuyển vận, để làm nơi tình tự, để làm ăn buôn bán, cũng có khi để đổ những thứ rác rưởi phế thải nữa. Dòng sông chấp nhận tất cả , với dáng vẻ bên ngoài như yếu đuối tiêu cực nhưng thật ra với một cõi lòng bao dung. Dòng sông Hương nói cho tôi nghe như thế, và có thể cũng sẽ hỏi về cuộc đời của tôi. Tôi đã bắt nguồn từ đâu đã trải qua những giai đoạn nào của cuộc đời, đã nhìn cuộc sống với quan niệm, thái độ ra sao? Dòng sông không đòi tôi trả lời cho nó, nhưng khuyên tôi hãy thành thực trả lời cho chính mình.

Đời người con gái cũng giống như dòng sông Hương. Tôi nghĩ đến cô bạn của mình và thấy điều cô viết thật đúng, ít ra là với chính cuộc đời cô. Cô viết văn hay nhưng không phải là nhà văn có danh. Cô day học giỏi nhưng không phải là một giáo sư nổi tiếng. Cô sống một cuộc sống rất bình thường: sinh trưởng trong một gia đình trung lưu cùng với anh chị em trong nhà học hành, vui chơi trong suốt tuổi ấu thời. Lớn lên một chút, cô cũng từng làm lụng phụ giúp cha mẹ. Cô cũng đã trải qua những cảnh nghèo túng thiếu hụt, những niềm vui, những nỗi buồn của cuộc sống cá nhân và gia đình. Rồi cô hoàn tất việc học, đi tìm việc làm, bước xuống cuộc đời với tấm lòng son và đôi mắt nai bỡ ngỡ. Cô đã từng được nâng đỡ khích lê, cũng nhũng đã từng bị lọc lừa hay ganh ghét.

Sau này cô lấy chồng, sinh con, tiếp tục làm những công việc như trước kia cha mẹ cô đã làm, lo lắng những nỗi lo cho gia đình như trước kia cha mẹ cộ đã lo. Những sự kiện và những diễn biến trong cuộc đời cô xem ra rất tầm thường, nó kết lại làm thành cuộc đời người con gái của cô. Người ta hay hát: ''Đời một người con gái, ước mơ đã nhiều, Trời cho không được mấy. Đến khi lấy chồng, chỉ còn mối tình đem theo.'' Tôi không biết cô bạn tôi ngày lên xe hoa, mang theo cái gì về nhà chồng? Ngay cả một mối tình, chẳng biết có hay không, mà nếu có thì cũng là mối tình nào đó hết sức âm thầm, hết sức kín đáo. Chỉ có một điều tôi biết cô bạn tôi mang theo được và cô sẽ chia sẻ với chồng, với con điều ấy, đó là cái nhìn nhân ái với đời với người, và lòng nhẫn nại trước tất cả những khó khăn nghịch cảnh của cuộc sống. Điều đó chính là con người của cô, là chính cô, và đã khiến cuộc đời cô tuy tầm thường mà có giá trị. Tôi quí mến và kính trọng cô cũng chính vì điều ấy.

Ngày hôm qua, ngồi xếp lại những thư từ hình ảnh cũ, tôi chợt thấy tấm hình của cô bạn ngày nào, ghép trong một tập thơ chép tay. Tôi lại thấy lòng có chút bâng khuâng. Người ta biết dòng sông Hương phát xuất từ đâu, trôi qua những đâu trước khi đến cửa Thuận An và đổ ra biển. Nhưng người ta thật tình không biết cuộc đời một người sẽ trải qua những giai đoạn, những biến cố nào, sẽ trôi giạt đến những bến bờ nào, trước khi đến bến bờ bước sang cuộc đời vĩnh cửu. Cô bạn tôi và gia đình cô không biết bây giờ đã trôi giạt về đâu và cuộc sống gia đình cô bây giờ ra sao? Hi vọng cô vẫn giữ được cái "tầrn thường'' cao đẹp của dòng sông Hương. Tôi ngắm nhìn cô trong hình. Nước hình đen trắng đã hơi ngả màu vẫn không Làm mất được nét trong sáng của đôi mắt và khuôn mặt thật hiền hậu của cô; đôi môi xinh xắn như còn đang muốn nói một lời ngọt ngào thân ái. Lật phía sau lưng tấm hình, nét chữ mềm mại màu tím vẫn còn đậm nét. "Đời con gái, như dòng Hương, kết bằng chuỗi những tầm thường.''

Tôi bâng khuâng vì cô, bâng khuâng vì ''đời con gái'. Nhưng tôi bâng khuâng hơn nữa vì đời con người. Càng sống, tôi càng cảm nghiệm sâu xa rằng: chẳng phải chỉ có "đời con gái" mới  ''kết bằng chuỗi những tầm thường", mà đời của tất cả con ngươi đều được dệt ra, kết lại bằng những cái rất tầm thường nhỏ nhặt. Ngay cả những người có địa vị cao sang nhất hay những vị có đời sống đạo đức nhất, cũng vẫn sống cuộc sống ''tầm thường" của kiếp nhân sinh, chẳng thế mà một Linh mục bạn tôi đã chọn tên ''Nguyễn Tầm Thường" làm bút hiệu.

Đời người ta ai cũng có những mộng ước tương lai, to lớn hay không chưa biết, nhưng đều đẹp hơn, lớn hơn cao hơn cái hiện tại. Và người ta, dù trong giai cấp, địa vị nào, cũng vẫn tự hào về những ''kì công'' mình đã thực hiện được trong quá khứ, những cái tự hào giúp cho người ta vui mà sống. Nhưng những giấc mộng thì chưa phải là hiện thực, còn những kì công thì lâu lâu mới xảy ra. Còn lại phần lớn đời người ta là những cái nhỏ bé, lặt vặt, tầm thường: chuyện miếng cơm manh áo, chuyện công ăn việc làm, chuyện nhà chuyện cửa, chuyện vợ chồng, con cái, họ hàng, bè bạn... Có những chuyện rất nhỏ nhặt, xem như vô nghĩa đối với những ''giấc mộng lớn, giấc mộng con'', như chuyện rửa cái bát, quét cái nhà, chuyện thu dọn chăn gối buổi sáng, chuyện sửa lại một vật dụng bị hư, chuyện ra công viên chơi với đứa con nhỏ, chuyện để dành chút tiền sắm chiếc áo mới cho vợ...tất cả những chuyện đó góp lại làm thành cuộc đời người ta. Nếu tôi chỉ sống với những giấc mộng tương lai và những kì công quá khứ, chỉ chờ khi có những chuyện lớn xảy ra thì mới làm, mà không chấp nhận sống những cái tầm thường, nhỏ nhặt nhưng lại xảy ra hằng ngày, hằng giờ, thì tôi chưa thực sự sống cuộc đời của chính tôi.

Tôi viết những dòng này khi năm phụng vụ sắp sửa từ mùa thường niên chuyển sang mùa vọng để đón chờ lễ Giáng Sinh. Mùa vọng, mùa chay, tuần thương khó, lễ Giáng Sinh, lễ Phục Sinh là những biến cố lớn, những giai đoạn đặc biệt trong năm phụng vụ . Còn lại, cả năm là mùa thường niên. Từ trước tới giờ, những khi "đạo đức" lắm, tôi mới chuẩn bị tâm hồn sống mùa vọng, mùa chay, để đón mừng những ngày lễ lớn. Nhưng thực tình là chưa bao giờ tôi biết chuẩn bị để sống "mùa thường niên", mà "mùa thường niên'' mới là mùa dài nhất, là mùa chính trong năm phụng vụ cũng như trong đời sống đạo của người Ki tô hữu. "Mùa thường niên", nhìn một cách khác, cũng chính là cái chuỗi "những tầm thường" trong đời sống con người của tôi.

Tôi thường được nghe các linh mục giảng về mầu nhiệm Giáng Sinh, mầu nhiệm Phục Sinh, nhưng ít được nghe về ''mầu nhiệm thường niên'', ''mầu nhiệm tầm thường''. Nghĩ đến Chúa Ki tô và suy niệm về cuộc đời của Ngài, tôi thấy Ngài đã sống "mầu nhiệm tầm thường" ấy thật tuyệt vời. Trong cuộc sống công khai, Chúa Ki tô đã Làm những phép lạ cả thể, nhưng những chuyện ấy chỉ là ''cả thể'' trước mắt người đời, chứ đối với Ngài là Đấng Toàn Năng thì những phép lạ ấy chẳng là gì. Chúa Ki tô đã chết, đã được táng trong mồ đá, và đã sống lại. Sự kiện ấy còn ''cả thể'' hơn nữa. Nhưng chuyện Chúa sống lại cũng chỉ lạ lùng trước mắt thế nhân, chứ còn với Ngài là đấng Thiên Chúa Hằng Hữu thì chuyện ấy cũng không có gì lạ. Đời Chúa Ki tô, có lạ chăng là ở chỗ tuy là một Thiên Chúa quyền năng, mà khi chấp nhận sống cuộc sống con người, Ngài đã chấp nhận sống kiếp sống rất tầm thường của một con người thuộc giai cấp tầm thường nhất trong xã hội. Ba mươi năm sống với Thánh Giuse và Đức Mẹ, Chúa Ki tô chẳng có vẻ gì là lạ lùng trước mắt họ hàng và người hàng xóm, trừ một lần Chúa ''đi lạc" rồi sau đó đọc và giảng Thánh Kinh giữa các đấng tiến sĩ trong đền thánh. Chúa Ki tô đã sống cuộc sống tầm thường ấy thật trọn vẹn và nhìn tất cả những sự việc tầm thường trong đời người với đôi mắt trân trọng, để khám phá ra một giá trị cao quí trong những việc tầm thường ấy. Chính vì thế mà Chúa Ki tô trở nên phi thường, đúng như ý nghĩa câu nói của một nữ tu: "Tôi cố gắng làm những việc tầm thường để trở nên phi thường '' Đó là bài học lớn cho tôi để tôi sống đời tầm thường của mình cho có giá trị. Tôi nghĩ, nếu bây giờ liên lạc được với cô bạn cũ, tôi sẽ kể cho cô nghe về "cuộc sống tầm thường rất phi thường'' của Chúa Ki tô, mặc dù cô là một Phật tử, đó là cách tôi muốn dùng để trả lời cho mấy câu thơ cô viết sau tấm ảnh tặng tôi năm nào; mấy câu thơ mà tôi biết nó không hề có chút ý nghĩa nào của sự bi quan hay của một lời than thở.

Một ngày nào đó, nếu các con tôi hỏi tôi: "Đời bố, bố đã làm được việc gì phi thường?" Tôi mong rằng mình có thể trả lời các con mà không xấu hổ, vì đã trả lời một cách chân thành: "Bố đã làm được một việc phi thường, mà việc phi thường ấy kéo dài trong suốt cuộc đời của bố, là bố đã sống thật trọn vẹn cuộc đời được kết bằng một chuỗi những chuyện tầm thường.''

Nhà Văn Quyên Di

VỀ MỤC LỤC
TIẾN BỘ CỦA PHẪU THUẬT

 

 

Giải Phẫu là thủ thuật để trị bệnh hoặc nghiên cứu cơ thể theo phương pháp y học bằng cách rạch, cắt một bộ phận với dao kéo hoặc để khâu vá kín một vết thương mở rộng.

 

Với mục đích đó, giải phẫu được áp dụng từ thuở xa xưa.

 

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy ở Ukraine, Peru những sọ người tiền sử mang những lỗ khoan (trepanation) trên sọ mà không đụng chạm tới màng não, với mục đích loại bỏ bệnh tật do tà ma xâm nhập, chữa chấn thương não bộ hoặc chữa nhức đầu, kinh phong, tâm bệnh. Khoan sọ là phẫu thuật kỳ diệu nhất trong lịch sử giải phẫu, tồn tại tới thời Trung Cổ và được thực hiện với một con dao, một miếng đá hoặc một mảnh đồng sắc bén. Ngày nay, khoan sọ đôi khi cũng còn được dùng.

 

Cắt bao da quy đầu (circumcision) được thực hiện từ 2400-3000 năm trước công nguyên đối với các tu sĩ, nhân viên hoàng gia vì lý do vệ sinh hoặc một nghi lễ tôn giáo ở châu Phi, nam Á châu và Do Thái Giáo. Đây là một phẫu thuật có tính cách lựa chọn (selective surgery) khá sớm.

 

Y sĩ Hy Lạp Claudius Galen (130-200AD) được coi như có bàn tay tuyệt hảo trong việc mổ xẻ cơ thể để chữa bệnh cũng như nghiên cứu cấu tạo, chức năng các cơ quan. Ông đã dùng vết thương cơ thể như cánh cửa sổ để tìm hiểu về sự cấu tạo con người. 

 

Một điều mà có lẽ ít người để ý là vào thời Trung Cổ bên Âu châu (từ 1100-1400 sau công nguyên), công việc mổ xẻ, chữa bệnh bằng dao kéo lại do mấy vị “thợ hớt tóc” đảm trách. Trước đó, việc trị bệnh ưu tiên dành cho các tu sĩ. Để các thầy thuốc tu sĩ không đụng chạm tới máu, Đức Giáo Hoàng ra lệnh không cho họ được làm công việc mổ xẻ. Việc mổ xẻ chữa bệnh được giao cho giới “thợ cạo”, dưới sự giám thị của tu sĩ,  vì họ khéo tay khéo chân, quen sử dụng dao, kéo “gọt đầu, xén tóc”. Vào thập niên 1540, vua Henri VIII sát nhập Hội Giải phẫu với Đoàn Hớt Tóc để thành lập Đoàn Hớt Tóc- Giải phẫu. Các phẫu thuật gia- thợ hớt tóc (baber-surgeons) này tổ chức thành hội chuyên nghiệp và tồn tại tới  thế kỷ 18. Họ không có huấn luyện y khoa, thường được giao phó chăm sóc thương binh trong chiến tranh, lấy máu cũng như lưu ngụ tại các lâu đài để phục vụ các vị chủ nhân danh gia, vọng tộc.

 

Một barber-surgeon nổi tiếng, đã đóng góp rất nhiều cho nền y khoa là Ambroise Pare (1510-1590), người Pháp.

 

Từ một thanh niên ít học vấn, tập sự hớt tóc tại một tỉnh lỵ nhỏ ở Pháp rồi trở thành học viên giải phẫu tại bệnh viện Hotel Dieu, Paris, ông đã tận dụng sự khéo tay của mình để chăm sóc thương bệnh binh cũng như tìm kiếm các phương pháp băng bó, khâu vá vết thương. Sau nhiều năm nghiên cứu, ông để lại nhiều tác phẩm giá trị về giải phẫu và được coi như cha đẻ của phẫu thuật hiện đại.

 

Ngày nay, giải phẫu là một chuyên ngành y khoa liên quan tới việc mổ bệnh nhân để chẩn bệnh, trị bệnh và chữa lành các bệnh cũng như những hoàn cảnh bất thường.

 

Giải phẫu có nhiều ngành khác nhau tùy theo từng bộ phận của cơ thể.

 

Sau khi tốt nghiệp với văn bằng tiến sĩ y khoa, các vị này học vể giải phẫu tổng quát rồi tiếp tục được huấn luyện chuyên ngành. Có bác sĩ chuyên mổ về xương, lồng ngực, tim phổi, thần kinh, thẩm mỹ cũng như sản phụ khoa, tai mũi họng…

 

Thường thường giải phẫu gia được các bác sĩ gia đình chăm sóc ban đầu giới thiệu bệnh nhân tới vì nhu cầu trị liệu. Họ khám rồi chẩn đoán bệnh, đưa ra các phương thức trị liệu để cùng bệnh nhân thảo luận, lựa chọn. Họ đứng mổ nhiều giờ trong phòng giải phẫu và làm việc chung với nhiều chuyên viên khác như chuyên viên thuốc mê, điều dưỡng, phụ mổ… để công việc được hoàn hảo.

 

Các phẫu thuật gia cũng nghiên cứu để tìm ra các phương pháp mổ xẻ hữu hiệu, ít đau đớn, ít biến chứng cho bệnh nhân cũng như giản dị khi thực hiện.

Các loại phẫu thuật

 

Phẫu thuật được chia làm nhiều loại, tùy theo mục đích, mức độ lớn nhỏ cũng như mức độ trầm trọng của bệnh

1- Tùy theo mức độ lớn nhỏ

 

- Đại giải phẫu là các phương thức mổ xẻ lan rộng, xâm lấn (invasive) liên can tới các bộ phận cơ thể lớn và quan trọng với khả năng mất nhiều máu và có biến chứng. Như là mổ tim, cắt ung thư phổi…

 

- Tiểu giải phẫu, ít lan rộng (less invasive), không liên can tới các bộ phận, ít chảy máu và biến chứng. Chẳng hạn rạch u nhọt, khâu vết đứt trên da.

 

2- Tùy theo mục đích

 

-Để điều trị như là cắt bỏ một bộ phận đã bị hư hao hoặc gây ra bệnh cho cơ thể.

 

-Để giảm dấu hiệu triệu chứng bệnh.

 

-Để tái tạo một bộ phận hoặc phần cơ thể bị đổi hình dạng.

 

-Để chẩn đoán hoặc tìm nguyên nhân gây bệnh.

 

-Để làm đẹp hình dáng.

3- Tùy theo tình trạng bệnh

 

- Cấp cứu tức thì (emergency), cần giải phẫu ngay để cứu sống người bệnh. Chẳng hạn trong tai biến động mạch não do cục máu thì phải giải phẫu ngay để loại bỏ nguyên nhân gây ra tử vong tế bào não bộ. Hoặc ruột dư cần giải phẫu ngay để tránh bể vỡ, gây nhiễm trùng tổng quát.

 

- Khẩn cấp (urgent) giải phẫu càng sớm càng tốt trong một khoảng thời gian nào đó

 

- Giải phẫu không cấp thiết (Elective surgery), được dự trù trước, không có tính cách cấp cứu, thời gian thực hiện tùy theo sự lựa chọn của bác sĩ và người bệnh. Thí dụ giải phẫu sửa sa ruột (hernia), cắt bỏ túi mật (cholecystectomy), thay khớp xương háng (hip replacement).

 

Giải phẫu thẩm mỹ với mục đích làm tăng vẻ đẹp ngoại hình hoặc vị thế xã hội cũng thuộc loại này, tức là không có mục tiêu trị liệu. Chẳng hạn tẩy nốt ruồi, xóa bỏ vết nhăn trên mặt.

 

- Giải phẫu do y giới chỉ định (Recommended surgery) có thể là khẩn cấp (ruột dư) hoặc cần thiết vì nếu không thực hiện sẽ gây ra hậu quả trầm trọng. 

Phương pháp giải phẫu

 

1- Phẫu thuật cổ điển (Classic surgery)

 

Phương pháp thường được thực hiện qua vết rạch trên da, thịt, rồi đi vào cơ quan bộ phận bị bệnh.

 

Phương pháp đã được áp dụng từ thuở xa xưa và đã đóng góp rất nhiều trong việc trị bệnh, đặc biệt là khi các phương thức khác thất bại. Tuy nhiên, phương pháp cũng có mấy rủi ro, cần biết để phòng tránh biến chứng trầm trọng, “lợn lành chữa thành lợn què”. Chẳng hạn:

 

- Giải phẫu lớn thường cần gây mê để bệnh nhân không cảm thấy đau. Nhưng gây mê mà không được theo dõi, thực hiện chu đáo có thể khiến tim phổi ngưng hoạt động trong khi mổ.

 

- Mặc dù đã đề phòng, nhiễm trùng vết mổ hoặc sưng phổi là chuyện có thể xảy ra tại bệnh viện sau giải phẫu.

 

- Khi rạch mổ qua thịt da là phải có chảy máu, vết mổ có thể lâu lành, để lại vết sẹo khó coi.

 

- Khó thở sau giải phẫu

 

- Tăng rủi ro tuần hoàn khi bệnh nhân có bệnh tim mạch.

 

2- Giải phẫu với rất ít xâm lấn (minimally invasive surgery)

 

Trong phẫu thuật này, vết cắt trên da rất nhỏ, vừa đủ để đưa một bộ phận của dụng cụ giải phẫu vào cơ thể, do đó bệnh nhân ít đau, vết thương mau lành, sẹo nhỏ, ít chẩy máu, ít nhiễm trùng, biến chứng. Bệnh nhân có thể sớm rời bệnh viện và trở lại sinh hoạt hàng ngày.

 

Một thí dụ là phép soi ổ bụng (Laparoscopic surgery) để quan sát các cấu trúc trong ổ bụng như noãn sào …. Một dụng cụ hình ống có đèn chiếu sáng được đưa vào một vết rạch nhỏ trên thành bụng qua đó phẫu thuật được thực hiện.

 

Một trở ngại của phương pháp là khoảng không gian mổ quá nhỏ khiến cho “đường dao” các thao tác của phẫu thuật gia bị giới hạn. Tuy nhiên, trăm hay không bằng tay quen, phẫu thuật gia kinh nghiệm vẫn có thể vượt qua.

 

3- Phẫu thuật không xâm lấn (Non-Invasive Surgery)

 

Gọi là non-invasive có nghĩa là phẫu thuật đi vào cơ thể mà không cần thông qua vết rạch trên da hoặc qua các lỗ thiên nhiên như mũi, miệng, âm hộ, hậu môn…

 

Một thí dụ là dùng tia Laser để tiêu hủy u bướu, mụn cóc, cục thịt non (mole), xóa vết nhăn da, tu sửa sự gồ ghề của giác mạc…Phương pháp có thể thực hiện với gây tê tại chỗ hoặc gây mê tổng quát.

 

3- Phẫu thuật không cần vết rạch trên da (Incisionless Surgery) hoặc phẫu thuật qua lỗ thiên nhiên (Natural Orifice Surgery)

 

Đây là một kỹ thuật tương đối mới mẻ, có chiều hướng ngày càng được nhiều bác sĩ áp dụng.

 

Thủ thuật được thực hiện thông qua các lỗ tự nhiên của cơ thể  như miệng, âm hộ, dương vật, hậu môn…chứ không qua vết rạch trên da.   Phương pháp có vẻ « thần sầu, quỷ cốc », chẳng khác ông Tề Thiên Đại Thánh tàng hình chui vào lỗ mùi đối phương, tới phổi tới tim mà đập phá, hủy hoại.

 

Một thí dụ :

 

Bệnh nhân cần cắt bỏ túi mật sẽ được nuốt một dụng cụ tự động xuống thực quản rồi dạ dày. Tới đây người máy đó sẽ được điều khiển để lách mình ra khỏi dạ dày, mò mẫm tới gan, làm công việc cắt bỏ túi mật rồi rút lui, an toàn trở ra khỏi miệng sau khi đã tu sửa vết thương ở dạ dày. Phẫu thuật hoàn tất, bệnh nhân không cảm thấy đau, ít chảy máu, nhiễm trùng, không có vết trên da, về nhà hân hoan vui vẻ với gia đình, nghỉ ngơi vài ngày rồi tiếp tục « lao động vinh quang », kiếm gạo. Phẫu thuật gia với tay nghề cao có thể điều khiển dụng cụ tự động đó một cách tuyệt hảo, chẳng khác chi mổ từ ngoài, qua da thịt.

 

4- Phẫu thuật « rỏm » (Sham Surgery)

 

Cũng như “thuốc vờ” (placebo medicine), placebo surgery đôi khi cũng được áp dụng để làm giảm đau ở một bệnh cứ than phiền mà mọi xét nghiệm không tìm ra bệnh. Chẳng hạn, kêu đau đầu gối. X-quang, xét nghiệm đều bình thường. Bác sĩ bèn đưa lên bàn mổ, gây mê, rạch da, loay hoay một lúc rồi đóng vết mổ, tuyên bố kết quả. Vậy mà nhiều bệnh nhân thấy dễ chịu hơn.

 

Phương pháp thường được dùng để kiểm chứng hiệu quả của vài kỹ thuật giải phẫu và cũng ân oán giang hồ vài xét đoán coi xem có vi phạm về phương diện y đức.

 

Một vài thắc mắc

 

1- Tại sao nhịn ăn trước khi mổ?

 

Phẫu thuật cần gây mê thường đưa tới nôn mửa. Nếu bệnh nhân ói trên bàn mổ thì chất ói có thể bị hút vào phổi, gây rủi ro hô hấp, có thể chết người. Vì thế thường thì không được ăn thực phẩm đặc 8 giờ trước mổ hoặc nhâm nhi chút nước trước 4 giờ.

 

2- Nằm bệnh viện bao lâu sau khi mổ?

 

Cách đây vài thập niên, sau một phẫu thuật trung bình, bệnh nhân thường nằm lại bệnh viện có khi cả dăm ba tuần lễ. Lý do là vết mổ lớn, kỹ thuật máy móc còn thô sơ, mất máu nhiều, rủi ro nhiễm trùng cao…cho nên cần ở lại bệnh viện một thời gian lâu hơn để hồi phục.

 

Ngày nay, dù là mổ tim, nối cầu động mạch (coronary bypass), bệnh nhân có thể về nhà sau vài ngày. Đó là nhờ kỹ thuật tân tiến, phương tiện hữu hiệu, chuyên viên được huấn luyện tới nơi tới chốn. Ngoài ra, theo nhiều nghiên cứu, bệnh nhân thưởng hồi phục mau hơn trong môi trường gia đình, thoải mái với sự chăm sóc, hiện diện của người thân.

 

Một lý do nằm viện ngắn hạn cũng vì sự tính toán lợi nhuận của các công ty bảo hiểm sức khỏe. Họ xét nét theo rõi ấn định thời gian nằm viện ngõ hầu khỏi phải trả quá nhiều tiền.

 

3- Làm sao lựa được nhà giải phẫu đáng tin cậy?

 

Bác sĩ gia đình là người hiểu rõ bệnh trạng của mình. Họ cũng là người mà mình có thể nhờ chọn lựa phẫu thuật gia thích hợp với nhu cầu. Chúng ta cũng có thể tìm hiểu thêm về các nhà chuyên môn này qua danh sách phẫu thuật gia tại các bệnh viện, các tổ chức bác sĩ giải phẫu.

 

Khi đã lựa được một bác sĩ đúng với nhu cầu, nên hẹn ngày tới thăm, nhớ mang đầy đủ hồ sơ sức khỏe.

 

Thảo luận, tìm hiểu mọi thắc mắc về phẫu thuật sẽ thực hiện, triển vọng lành bệnh, biến chứng hậu giải phẫu… kể cả chi phí y vụ, bảo hiểm trả bao nhiêu và phần mình chịu trách nhiều hay ít.

 

 Nếu chưa hoàn toàn thỏa mãn, có thể lấy ý kiến thứ hai (second opinion) với bác sĩ chuyên môn khác. Để bảo đảm phẫu thuật là trị liệu cần thiết có nhiều khả năng giúp lành bệnh. Tất nhiên là trong tình trạng cấp cứu, việc được giải phẫu càng sớm càng tốt quan trọng hơn là tuyển chọn bác sĩ.

 

Kết luận

 

Từ xưa tới nay, giải phẫu với các chuyên ngành nội khoa đều sánh vai để bảo vệ sức khỏe con người. Các bác sĩ đều cố gắng mang khả năng ra để phục vụ bệnh nhân. Vì phúc chủ, lộc thầy, đôi bên đều có phần lợi nhuận và cũng để khỏi đáo tụng đình, phân bua phải trái khi có sơ sót, lỗi lầm xảy ra.

 

Nhớ lại, đã có thời kỳ công lao của phẫu thuật gia được bồi hoàn khá nghiêm minh, đôi khi hơi quá mạnh tay: Nếu vị đó dùng dao chữa lành u mắt thì được thưởng 10 quan tiền. Nhưng nếu sơ ý, đường dao loạng quạng làm mù mắt bệnh nhân thì những ngón tay mổ bị cắt bỏ.

 

Ôn lại, thấy mà kinh. Nhưng cũng là bài học tốt cho những “lang băm”, bằng giả.

 

Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức M.D.

Texas-Hoa Kỳ    www.nguyenyduc.com

 
VỀ MỤC LỤC
CHỬI BỚI…THỜI NAY - Chuyện phiếm của Gã Siêu

 

Dựa vào kinh nghiệm bản thân, gã xin đưa ra mấy nhận định cụ thể sau đây : 

Nhận định thứ nhất, đó là nhân vô thập toàn. Đã là người thì đều có những sai lỗi, những khuyết điểm của mình, chẳng ai dám vỗ ngực tự xưng mình là thánh thiện.

Người ta hỏi một ông già cô đơn:

- Tại sao đã mang nặng tuổi đời rồi mà cụ vẫn chưa chịu lập gia đình?

Ông già cô đơn bèn kể lể về cuộc đời ba chìm bảy nổi và chín cái lênh đênh của mình như sau :

Tôi đã dành trọn thời gian của tuổi thanh xuân để kiếm tìm cho mình một người đàn bà tuyệt vời.

Tại Cairô, thủ đô nước Ai Cập, tôi đã gặp một người đàn bà vừa xinh đẹp, lại vừa thông minh, nhưng rất tiếc người đàn bà này chẳng có lấy được một chút dịu hiền, nàng hung dữ nếu không bằng bà chằn, thì cũng chẳng kém sư tử Hà Đông là mấy.

Tôi đành bỏ Cairô, đi tới Baghdah, thủ đô của nước Irắc với hy vọng tìm ra người đàn bà lý tưởng của tôi. Tại đây, đã gặp được một người đàn bà đúng như lòng mong ước. Nàng vừa xinh đẹp lại vừa thông minh, vừa dịu hiền lại vừa khoan dung. Chỉ kẹt một nỗi, đó là hai đứa chúng tôi chẳng bao giờ “nhất trí” được với  nhau về bất cứ chuyện gì. Hễ ngồi tâm sự là bắt đầu cãi vã, thiếu điều muốn cho nồi niêu xoong chảo bay ra ngoài sân mà thôi. Vì thế, tôi đành phải chịu thua.

Và như vậy, hết người đàn bà này tới người đàn bà khác, kẻ được điều này thì lại mất điều kia, kẻ được điều kia thì lại mất điều này. Tôi như kẻ đốt đuốc đi tìm người tình tưởng chừng như chẳng bao giờ thấy.

Thế rồi một ngày nọ, tôi bỗng gặp được nàng, người đàn bà của mơ ước, ngay giữa lòng thành phố Saigon thân yêu. Nàng kết hợp được tất cả những đức tính mà tôi đã thầm vẽ ra trong đầu óc. Vừa xinh đẹp lại vừa thông minh. Vừa địu hiền lại vừa khoan dung. Và quan trọng hơn cả là nàng luôn nhất trí, luôn đồng ý với tôi trong mọi chuyện, từ chuyện to đến chuyện nhỏ. Đúng là thuận vợ thuận chồng, thì tôi lo gì việc tát cạn biển Đông.

Nhưng cuối cùng, tôi vẫn cứ phải gân cổ lên mà hát solô, cam chịu cảnh cô đơn suốt đời. Các bạn có biết tại sao không? Người đàn bà ấy cũng đang đi tìm một người đàn ông lý tưởng. Và thật chẳng may cho tôi, bởi vì dưới mắt nàng, tôi chỉ là một thằng đàn ông tồi với biết bao nhiêu tật xấu.

Câu chuyện trên cho thấy đi tìm một người yêu tuyệt vời không sai lỗi, không khuyết điểm chỉ là một chuyện viển vông, còn khó hơn là chuyện mò kim dưới đáy biển, bởi vì người yêu lý tưởng ấy làm gì có mặt trên cõi đời này. Nhân vô thập toàn. Ai cũng có những khuyết điểm của mình kia mà. 

Nhận định thứ hai, đó là bá nhân bá tánh, mỗi người đều có một tính tình riêng. 

Các cụ ta ngày xưa thường bảo :

- Cha mẹ sinh con, trời sinh tánh.

Còn ngày nay, với những tiến bộ về khoa học và kỹ thuật bàn dân thiên hạ đã khám phá ra rằng : Tính tình của mỗi con người được hình thành bởi nhiều yếu khác nhau, chẳng hạn như yếu tố di truyền, yếu tố xã hội, yếu tố giáo dục…

Thành thử rất nhiều khi hai anh em ruột, cùng sinh ra do một cha một mẹ, cùng sống dưới một mái ấm gia đình, cùng trải qua một quãng đời với những tình huống như nhau, thế mà tính tình lại hoàn toàn khác biệt, nếu không muốn nói là đối chọi nhau như lửa và nước, như ánh sáng và bóng tối. Đứa thì hiền lành và dịu dàng, còn đức thì lại tàn bạo và độc ác. Đứa thì chăm chỉ và siêng năng, còn đứa thì lại lười biếng và trễ nải…

Cái tâm tính bên trong nhiều khi đã ảnh hưởng nặng nề tới cái nhìn và cách đánh giá của chúng ta, như trong truyện Kiều, Nguyễn Du đã viết :

- Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.

Thực vậy, người lạc quan nhìn đời bằng cặp kính màu hồng, nên thấy mọi sự đều dễ thương và dễ mến, còn lòng mình thì tràn ngập những vui mừng và hy vọng.

Trong khi đó kẻ bi quan nhìn đời bằng cặp kính màu xám, nên thấy mọi sự đều tăm tối và dễ ghét, còn lòng mình thì chất đầy những chán nản và thất vọng. 

Nhận định thứ ba, đó là vì  nhìn vấn đề dưới những góc độ khác nhau, nên mỗi người cũng có một lập trường, một quan điểm khác nhau. 

Chuyện rằng : có năm anh mù cùng sờ vào một con voi.

Anh sờ vào cái vòi thì nói :

- Con voi là một con đỉa khổng lồ.

Anh sờ vào cái tai thì bảo :

- Con voi là một chiếc quạt thật lớn.

Anh sờ vào cái chân thì xác quyết :

- Con voi là một chiếc cột nhà.

Anh sờ vào cái bụng thì phát biểu :

- Con voi là một cái trống.

Còn anh sờ vào cái đuôi thì tuyên bố :

- Con voi là một cây chổi.

Cả năm anh đều dứt khoát cho mình là đúng, còn người khác là sai. Đúng thì có đúng, nhưng đó không phải là tất cả sự thật. 

Hơn thế nữa,  khi đánh giá sự việc, chúng ta không nhiều thì ít, cũng đã bị chi phối bởi những yếu tố bên trong và bên ngoài, nên thường chủ quan.

Cùng làm một chuyến du lịch lên Đalạt, thế nhưng khi về, người thì nói :

- Đalạt thật tuyệt vời và thơ mộng. Phong cảnh thì đẹp đẽ, còn khí hậu thì mát mẻ.

Trong khi đó, kẻ lắc đầu chán ngán :

- Đàlạt buồn tênh. Mưa rơi suốt ngày, chẳng dám thò mặt đi tới đâu cả. Mới chập tối mà phố xá đã vắng hoe.

Cũng vì thế, ca dao Việt Nam đã diễn tả :

- Ở sao cho vừa lòng người,

  Ở rộng người cười, ở hẹp người chê.

  Cao chê ngỏng, thấp chê lùn,

  Béo chê bét trục, béo tròn,

  Gầy chê xương sống, xương sườn phơi ra.

Từ những nhận định trên, gã bèn đi tới một kết luận : Chúng ta không thể nào sống cô độc lẻ loi như một hòn đảo giữa biển khơi, hay như một pháo đài biệt lập, trái lại chúng ta sống là sống với người khác. Và trong cuộc sống chung này, chúng ta không thể nào tránh đi cho hết những va chạm và những buồn phiền.

Đứng trước những va chạm và buồn phiền ấy, chúng ta thường có hai thái độ. Một là chấp nhận rồi quên đi và tha thứ, nhờ đó tạo được một bàu khí hòa thuận và bắc được một nhịp cầu cảm thông, vì một sự nhịn là chín sự lành.

Hai là bực bội và tức tối, rồi chửi bới lẫn nhau, tạo nên một bàu khí căng thẳng và đi đến chỗ đổ vỡ :

- Bên thẳng thì bên phải chùng,

  Hai bên đều thẳng, thì cùng đứt dây.

Tiếp nối vào những nhận định trên, gã xin bàn đến việc chửi bới lẫn nhau. Theo gã nghĩ bới là moi móc tìm kiếm, còn chửi là biểu lộ sự bực tức bằng những lời lẽ tục tĩu. Như vậy, chửi bới là lôi những khuyết điểm của người khác ra mà phê bình chỉ trích bằng  một thứ ngôn ngữ cộc cằn và thô lỗ.

Nhìn vào xã hội hiện nay, gã xin ghi nhận một vài loại chửi bới chính yếu sau đây : 

Trước hết là chửi bới bằng tiếng nói 

Ngôn ngữ và tiếng nói chính là một thứ quà tặng, Thượng Đế trao ban cho con người, để biểu lộ những ước muốn, để chia sẻ những ý nghĩ, nhờ đó mà hiểu nhau hơn, cũng như nhờ đó mà xích lại gần nhau hơn.

Thế nhưng, con người đã biến thứ quà tặng quí giá này thành một phương tiện để sai lỗi, bởi vì với ngôn ngữ và tiếng nói, con người có thể vấp phạm bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào và bất kỳ với ai, trong đó có sự  chửi bới.

Đối với với những kẻ nhát gan, không đủ can đảm biểu lộ sự bực tức ra bên ngoài, bèn nuốt giận mà chửi lén hay chửi thầm.

Chửi lén là chửi sau lưng, là chửi lúc người ta vắng mặt. Họ giống như hội đồng nhà chuột. Căm thù trước sự dã man của mấy lão mèo, dòng họ nhà chuột đã họp hội đồng và trong cuộc đại hội này, từ tên chuột cống đến tên chuột nhắt, tất cả đều to mồm chửi bới mấy lão mèo.

Thế nhưng, khi mấy lão mèo xuất hiện, thì họ hàng nhà chuột đều mạnh ai  nấy trốn, bỏ của chạy lấy người. Giá như có một tí trí khôn để suy nghĩ, thì không thiếu những tên chuột khom lưng quì gối mà nịnh bợ mấy lão mèo.

Còn chửi thầm là chửi âm ỉ trong cõi lòng của mình mà không phát thành tiếng thành lời, bản lãnh lắm thì cũng chỉ lẩm bẩm nơi cửa miệng mà thôi. Nhiều khi cơn giận làm cho thâm gan tím ruột, mà bản mặt thì vẫn cứ phải tươi cười, cho dù cái cười có quay quắt và héo hắt.

Tiếp đến, đối với những kẻ bạo phổi thì sự bực tức được phát tiết ra bên ngoài, nhất là nơi miệng lưỡi bằng những lời lẽ cộc cằn và thô lỗ. Đồng thời, tùy theo đối tượng được nhắm tới, gã có thể chia loại chửi này thành chửi trực tiếp và chửi gián tiếp.

Chửi trực tiếp, chửi trực diện, hay chửi trực tuyến nói theo ngôn ngữ tin học, là chửi thẳng vào mặt đối phương, chẳng cần phải nể nang, chẳng cần phải rào trước đón sau. Những “lời hay và ý đẹp” cũng như những món “cao lương mỹ vị” cứ tuôn ra ào ào, khiến cho đối phương bị tối tăm mặt mũi chẳng biết đâu mà đỡ. Nếu không có nội lực thâm sâu, thì chắc chắn sẽ bị…sụm bà chè mất thôi. Kiểu chửi này được bàn dân thiên hạ gọi  chửi tưới hột sen, chửi như tát nước.

Chửi gián tiếp là chửi bâng quơ bằng cách cứ gào to giữa làng và giữa xóm, giữa đường và giữa phố, để cho ai có tật thì phải giật mình. Ta cứ rút dây cho rừng phải động. Ta cứ nổ sấm bên đông cho  động tới bên tây. Ta cứ nói đấy để cho đây phải chạnh lòng. Vì thế, kiểu chửi này được bàn dân thiên hạ gọi là chửi đổng, chửi khống, chửi lông bông, chửi xiên chửi xéo… 

Tiếp đến là chửi bới bằng chữ viết 

Chửi bới nhau bằng tiếng nói, bằng ngôn từ, khiến cho đương sự nhiều lúc mỏi cả miệng và khan cả cổ, vì thế người ta bèn đổi chiến thuật, thay vì chửi bới bằng tiếng nói, bằng ngôn từ thì đi chửi bới nhau bằng chữ viết.

Cách thức thông thường hơn cả là viết những bức thư trong đó dùng những lời lẽ khó nghe mà mạt sát, hầu tố giác lỗi phạm của đối phương với bề trên hay với nhà nước.

Những bức thư chửi bới kiểu này thường không được ký tên. Còn nếu có ký, thì lại không phải là tên của mình, nhưng sử dụng một cái tên chung chung, ai muốn hiểu sao thì hiểu, chẳng hạn như : một nhóm giáo dân, những người thiện chí…Vì thế, gã xin  gọi những bức thư loại này là thư nặc danh.

Nếu muốn cho bàn dân thiên hạ đều được biết sự xỉ vả của mình, thì những bức thư nặc danh ấy được in ra thành nhiều bản, rồi lợi dụng lúc đêm hôm khuya khoắt, khi mọi người đang yên giấc, thì âm thầm nhét vào nhà bà con lối xóm, hay tung vãi ngoài đường phố, theo kiểu rải truyền đơn. Vì thế, gã xin gọi những bức thư tình cờ lượm được này là thư rơi, thư rớt.

Những bức thư nặc danh, hay rơi rớt như thế thường tạo nên một sự tò mò. Người chưa đọc, thì tìm đọc để biết. Người đã đọc thì chuyền cho người khác cùng xem với lời căn dặn :

- Vì là chỗ thân quen, tôi mới cho anh hay, nhớ giữ kín, đừng bật mí với ai nhé.

Và rồi cứ vậy, cứ vậy những lời chửi bới được loan đi rất nhanh, tạo nên một dư luận xấu, xúc phạm đến danh dự người khác một cách nặng nề.

Nếu suy nghĩ một chút, chúng ta sẽ nhận ra tác giả của những bức thư ấy chỉ là một kẻ ấu trĩ  và thiếu trưởng thành. Thực vậy, khi gặp phải những sự chướng tai gai mắt trong cuộc sống, chắc chắn chúng ta sẽ không thể nào bỏ qua. Thế nhưng, điều quan trọng  lại chính là phản ứng và thái độ của chúng ta trước những sự chướng tai gai mắt này.

Người trưởng thành, thay vì chửi bới cho khoái cái lỗ miệng của mình, thì tìm cách khắc phục. Chẳng hạn gặp gỡ người ta, rồi dùng những lời lẽ ôn tồn và tế nhị, để trình bàysự việc, cũng như để góp ý xây dựng. Làm như vậy, vừa giữ được danh dự cho người ta, vừa tạo được một bàu khí hòa thuận cảm thông, lại vừa giúp nhau thăng tiến bản thân.

Ngoài ra, tác giả của những bức thư ấy còn là một kẻ hèn nhát, ném đá dấu tay và không dám chịu trách nhiệm về những gì mình đã viết. Chỉ biết bôi tro trát trấu lên mặt người ta và dìm người ta xuống tận bùn đen, chẳng kể gì đến những hậu quả gây ra.

Theo thiển ý của gã, những bức thư nặc danh, hay rơi rốt này chẳng có một giá trị gì cả. Chúng ta không nên đọc. Và nếu có đọc thì sau đó liệng ngay vào thùng rác, vì chúng chỉ làm bẩn tai, bẩn mắt của mình mà thôi.

Cũng trong phạm vi chữ viết, gã thấy người ta còn lôi nhau  lên báo chí mà chửi bới, để sự mạt sát của mình được phổ biến sâu rộng hơn.

Tuy nhiên, đây cũng có thể là một cái mánh để làm tiền của những tên nhà báo bất lương. Hồi trước năm 1975, gã đã từng chứng kiến những sự việc như vậy xảy ra.

Đầu tiên, tên nhà báo bất lương này đi thu thập tài liệu và chứng cớ. Sau đó, hắn ta về tòa soạn và ngồi rung đùi viết một loạt bài, được gọi là phóng sự điều tra.

Bài thứ nhất hắn ta chỉ nói bóng nói gió, nói xa nói gần, bằng cách đưa ra một vài nét chấm phá, hay một vài hoàn cảnh đại cương về nhân vật mà hắn ta sẽ…phang. Bài này được gọi là bài rung cây.

Nếu nhân vật được đề cập tới, thường là những vị tai to mặt lớn,  bỗng cảm thấy nhột nhạt như đang được cù léc, hay vì yếu bóng vía mà sợ bị sao quả tạ chiếu tướng, thì liền ba chân bốn cẳng tìm đến tên nhà báo này để lo lót.

Nếu số tiền lo lót đạt chỉ tiêu hắn đưa ra, thì vấn đề sẽ được chìm xuồng, bằng không thì hắn sẽ tiếp tục phang tới với những lời lẽ sặc mùi đạo đức :

- Với tất cả lương tâm nghề nghiệp, tôi sẽ không bao giờ bẻ cong ngòi bút. 

Sau cùng là chửi bới trên mạng 

Trong những năm gần đây, lãnh vực tin học đã tiến được những bước khổng lồ. Con số những người sử dụng máy vi tính mỗi ngày một gia tăng và mạng lưới internet đã mang tính cách toàn cầu, bao phủ “cả và trái đất”.

Với internet, việc thông tin được phổ biến hết sức mau lẹ. Chẳng hạn mới ban chiều người ta khám phá ra trên khuôn mặt bức tượng Nữ Vương Hòa Bình tại nhà thờ Đức Bà Saigon, có một vệt nho nhỏ nơi khóe mắt…thì chỉ vài giờ sau, mấy tên bạn ở bên Mỹ đã gửi về cho gã những bài tường thuật nóng hổi và những hình ảnh mới nhất về bức tượng này.

Với internet, việc thông tin được phổ biến hết sức rộng rãi. Chỉ cần nhắp con chuột và trong nháy mắt, một “email” được gửi tới hàng ngàn người. Và trên những trang “Web”, bàn dân thiên hạ khắp bốn phương trời, đều có thể lên  và đọc những bài viết được lưu giữ trên đó.

Vì thế, ngày nay người ta cũng chửi bới nhau bằng internet,  bằng mạng lưới thông tin toàn cầu, qua những email và những trang “Web”.

Người chửi cố moi móc những sai lỗi, rồi mạt sát đối phương, khi bằng những ngôn từ đao to búa lớn, khi thì bằng những tiếng nói cộc cằn thô lỗ. Người bị chửi liền phản ứng lại cũng không kém phần gay gắt. Bàn dân thiên hạ thấy vậy cũng về hùa với nhau mà chửi theo. Thành thử anh chửi, tôi chửi và chúng ta cùng chửi.

Cụ thể là trong những ngày gần đây, gã đã được đọc quá nhiều những bài viết Giáo Hội Việt Nam, về Hội Đồng Giám Mục và về các đấng các bậc. Thiện chí góp ý xây dựng thì ít, mà chê bai, hằn học thì lại nhiều.

Đau hơn nữa, những người chửi bới ấy lại là những người con của Giáo hội. Họ cũng treo bảng hiệu thao thức và gắn bó với Giáo hội, để rồi đả phá Giáo hội. Họ cũng mang Thánh Kinh ra, nhưng cốt để dạy cho hàng giáo phẩm một bài chọc, chẳng hạn như : Phải chu toàn trách nhiệm ngôn sứ.

Đọc những bài viết ấy, gã có cảm tưởng như mình chỉ là một anh mù sờ voi : Cái đúng của mình mới chỉ là một cái đúng phiến diện và chủ quan, chứ chưa phải là một cái đúng toàn diện và khách quan. Mỗi hoàn cảnh có những khó khăn riêng của nó, không thể lấy cái khuôn mẫu chỗ này mà áp đặt lên chỗ kia.

Đọc những bài viết ấy, gã có cảm tưởng như mình chỉ là một con chim nhỏ đang ở trong một chiếc lồng, đã bị những con chim khác, đang được tự do bay lượn giữa bàu trời xanh, quay lại và rủa  sả :

- Sao mày ngu thế, sao mày hèn thế, sao mày nhát thế.

Con chim nhỏ tội nghiệp và đáng thương. Nó chỉ biết cúi mặt và thầm nghĩ :

- Các anh thử vào trong lồng đi, rồi hãy nói.

 Trước tình trạng chửi bới nhau tùm lum như vậy, gã xin đưa ra hai thái độ như một kết luận:  

Trước hết là đối với người chửi. 

Như gã đã trình bày : Nhân vô thập toàn. Ai mà chẳng có những sai lỗi. Biết mình sai lỗi, nhưng được chúng ta thông cảm và góp ý xây dựng, người ta sẽ mến phục và biết ơn.

Ngoài ra, chúng ta cũng cần  phải tự vẫn lương tâm xem : Chửi bới người ta như vậy, nhưng liệu mình có sạch hơn chăng ?

Hay như ca dao đã diễn tả :

- Việc người thì sáng, việc mình thì quáng.

- Chân mình những phẩm lễ nhê,

  Lại cầm bó đuốc mà rê chân người.

Hay  như Chúa Giêsu cũng đã cảnh cáo :

- Hỡi kẻ giả hình, hãy lấy cái xà trong mắt ngươi trước đã, rồi sau mới lấy cái rác trong mắt anh em.

Hãy biết mình, chứ đừng vội dĩ mũi, dây mình vào chuyện  người khác, đã không có lợi mà còn gây thêm thù oán.

Tiếp đến là đối với người bị chửi 

Hãy bình tĩnh kiểm điểm lại cuộc sống. Nếu những lời chửi bới ấy mà đúng, thì đây là một tiếng chuông cảnh tỉnh được gửi đến để cảnh tỉnh và thúc đảy chúng ta uốn nắn sửa đổi lại.

Bởi vì :

- Ai khen ta mà khen phải, đó là bạn ta. Còn ai chê ta mà chê phải, đó là thầy ta.

Gã Siêu   gasieu@gmail.com

VỀ MỤC LỤC

- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin gởi về địa chỉ

giaosivietnam@gmail.com

- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:

Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục vụ của Giáo sĩ;  Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh vực; Mỗi  Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)

- Quy vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại

www.conggiaovietnam.info.

Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị

Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác nhau.

TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

Lm. Luca Phạm Quốc Sử  USA

 

 

Duoc chon giua loai nguoi va cho loai nguoi; GIAO SI: Xuat phat tu giao dan, hien dien vi giao dan va cay dua vao giao dan, de cung lam VINH DANH THIEN CHUA

*************