Sắc Lệnh Về Nhiệm Vụ Mục Vụ Của Các
Giám Mục Trong Giáo Hội (Christus Dominus) |
Prepared for Internet by Vietnamese
Missionaries in Asia
Lời Mở Ðầu
1*
1. Mở đầu.
Chúa Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống, đã đến để giải cứu dân mình
khỏi tội lỗi
1 và để thánh hóa mọi người: như Chúa Cha đã sai Ngài
thế nào, Ngài cũng sai các Tông Ðồ Ngài như vậy
2, và đã thánh hóa họ khi trao ban Chúa Thánh Thần cho
họ để chính họ làm vinh danh Chúa Cha nơi trần gian và cứu độ
loài người, "nhằm xây dựng Thân Thể Chúa Kitô" (Eph 1,12) là
Giáo Hội.
2. Ðức Giáo
Hoàng và các Giám Mục duy trì mãi mãi công việc của Ðức Kitô.
Trong Giáo Hội này của Chúa Kitô, Ðức Giáo Hoàng Roma, vì là
đấng kế vị Phêrô, người được Chúa Kitô trao phó chiên mẹ và
chiên con để chăn dắt, do Chúa thiết lập, được hưởng dụng quyền
tối cao, toàn diện, trực tiếp và phổ quát trong việc chăm sóc
các linh hồn. Bởi vậy, với tư cách chủ chăn toàn thể tín hữu,
ngài có sứ mạng mưu ích chung cho toàn thể Giáo Hội và cho từng
Giáo Hội địa phương, nên ngài được quyền tối thượng thường xuyên
trên mọi Giáo Hội.
Các Giám Mục cũng thế, chính các ngài được
Chúa Thánh Thần đặt lên kế vị các Tông Ðồ như chủ chăn các linh
hồn
3 và được ủy thác sứ mệnh duy trì mãi mãi công việc
của Chúa Kitô, chủ chăn đời đời
4, hiệp nhất với Ðức Giáo Hoàng và dưới quyền ngài.
Thật vậy, Chúa Kitô đã trao cho các Tông Ðồ những đấng kế vị
mệnh lệnh và quyền dạy dỗ mọi dân nước, thánh hóa mọi người
trong chân lý và chăn dắt họ. Do đó, nhờ Thánh Thần mà các ngài
đã lãnh nhận, các Giám Mục trở thành thầy dạy đức tin, chánh tế,
chủ chăn thực thụ và chính thức
5.
3. Các Giám
Mục hiệp thông và dưới quyền Ðức Giáo Hoàng. Các
Giám Mục, là những người chia xẻ nỗi lo âu của tất cả các Giáo
Hội, thi hành nhiệm vụ giám mục mà các ngài đã nhận lãnh do việc
tấn phong giám mục
6, trong sự hiệp thông và dưới quyền Ðức Giáo Hoàng,
đối với những gì thuộc quyền giáo huấn cũng như quyền cai quản
mục vụ; tất cả các ngài họp thành Cộng Ðoàn Giám Mục hay Giám
Mục Ðoàn đối với toàn thể Giáo Hội Chúa.
Mỗi vị thi hành chức vụ ấy trên phần đoàn
chiên Chúa đã được chỉ định; mỗi vị được ủy thác coi sóc một
Giáo Hội địa phương, hoặc đôi khi vài vị cùng nhau lo cho một số
nhu cầu chung của nhiều Giáo Hội khác nhau.
Do đó, trong khi đặc biệt lưu tâm đến những
hoàn cảnh của cộng đồng nhân loại đang tiến đến một trật tự mới
trong thời đại chúng ta
7, đồng thời cũng muốn xác định nhiệm vụ mục vụ của
các Giám Mục cách minh bạch hơn, Thánh Công Ðồng đã quyết định
những điều sau đây.
Chú Thích:
1*
Lời mở đầu tóm lược quan niệm thần học quảng diễn trong chương
III Hiến chế tín lý về Giáo Hội.
1
Xem Mt 1,21.
2
Xem Gio 20,21.
3
Xem CÐ Vat. I, Khóa IV, Hiến chế tín lý I về Giáo Hội Chúa Kitô,
Pastor Aeternus, ch. 3: Dz 1828 (1061).
4
Xem CÐ Vat. I, Khóa IV, Hiến chế tín lý I về Giáo Hội Chúa Kitô,
Pastor Aeternus, lời mở đầu: Dz 1821 (3050).
5
Xem CÐ Vat. II, Hiến chế tín lý về Giáo Hội Lumen gentium, ch.
3, số 21, 24, 25: AAS (1965), trg 24-25, 29-31.
6
Xem CÐ Vat. II, Hiến chế tín lý về Giáo Hội Lumen gentium, ch.
3, số 21: AAS 57 (1965), trg 23-25.
7
Xem Gioan XXIII, Tông hiến Humanae salutis, 25-12-1961: AAS 54
(1962) trg 6.
còn tiếp |
VỀ MỤC LỤC |
|
10 ĐIỀU RĂN CỦA LINH
MỤC
|
1. Những gì tôi sống trong
tư cách là một Linh Mục,
thì quan trọng hơn những gì tôi làm.
2. Những gì Chúa Kitô làm
qua trung gian của tôi,
thì quan trọng hơn những gì do chính tôi làm.
3. Những gì tôi với anh em
Linh Mục cùng sống,
thì quan trọng hơn những gì tôi làm một mình, dù hăng say tới
mức suýt bị mất mạng.
4. Những gì tôi sống cho
Kinh nguyện và Lời Chúa,
thì quan trọng hơn những tổ chức sinh hoạt bên ngoài.
5. Những gì tôi sống vì lợi
ích thiêng liêng của người cộng tác,
thì quan trọng hơn những công việc tôi làm cho lợi ích của
mình.
6. Hiện diện ít nơi nhưng
thiết yếu để đem lại sức sống,
thì quan trọng hơn có mặt khắp nơi nhưng vội vàng và nửa vời.
7. Hoạt động cùng với người
cộng tác,
thì quan trọng hơn là làm một mình,
cho dù mình có nhiều khả năng hơn họ.
Nói cách khác, hợp tác thì quan trọng hơn hành động riêng rẽ.
8. Hy sinh thập giá âm thầm
bên trong,
thì quan trọng hơn những thành quả đạt được bên ngoài.
9. Mở rộng tâm hồn đến
những thao thức của cộng đoàn,
Giáo phận và Giáo hội toàn cầu, thì quan trọng hơn chăm chú vào
những bận tâm riêng, cho dù thiết yếu đến đâu đi nữa.
10. Làm chứng về Đức Tin
trước mặt mọi người,
thì quan trọng hơn tìm cách thoả mãn thị hiếu của họ.
HY PX. Nguyễn Văn Thuận |
VỀ MỤC LỤC |
|
Năm Linh mục
SUY NGHĨ VỀ LINH MỤC TRƯỚC VẤN ĐỀ TỘI LỖI |
Bài nói
chuyện của Đức Cha GB. dịp tĩnh tâm Linh mục, Tu sĩ hạt Long
Xuyên, ngày 07/7/2009
Đề tài chia sẻ hôm
nay là: Năm Linh mục, suy nghĩ về Linh mục trước vấn đề tội lỗi.
Nội dung chia sẻ gồm
3 phần:
1. Giúp con người bỏ
đàng tội, đó là bổn phận quan trọng của Linh mục.
2. Tình hình con
người thời nay trước vấn đề tội.
3. Sám hối với việc
bỏ đàng tội.
1/ Giúp con người
bỏ đàng tội, đó là bổn phận quan trọng của Linh mục
Tội lỗi là một thực tế đau buồn. Mọi tôn giáo đều nhắm mục đích
giúp con người bỏ đàng tội.
Riêng Kitô giáo, mục
đích đó được thực hiện một cách đặc biệt. Đó là Ngôi Hai Thiên
Chúa giáng trần, để cứu nhân loại khỏi tội.
Trong chương trình
cứu độ, Đức Kitô đã lập phép Bí tích Truyền Chức Thánh. Người
trao cho Linh mục bổn phận cứu con người khỏi tội.
Vì thế, món nợ của
Linh mục đối với Chúa là phải làm hết sức mình để cứu đoàn chiên
khỏi tội.
Vinh quang của Linh
mục là được chia sẻ vinh quang của Đức Mẹ và các thánh là những
người đã cộng tác với Đức Kitô trong việc cứu con người khỏi
tội.
Chúa phán với tiên
tri Edêkiel: "Edêkiel, Ta đã đặt ngươi làm kẻ canh thức Israel.
Nếu ngươi không khuyến cáo các người ác bỏ đàng tội, thì nó sẽ
phải chết. Nhưng Ta sẽ hỏi tội ngươi về máu nó đã đổ ra" (Ed
3,17-18).
Thiết tưởng Chúa
cũng nói tương tự với từng Linh mục như thế.
Trong thánh lễ, Linh
mục đọc lời truyền phép: "Đây là chén Máu Thầy... sẽ đổ ra cho
các con và nhiều người được tha tội". Để nhiều người được tha
tội, Đức Kitô đã đổ máu ra. Để con chiên được tha tội, Linh mục
cũng phải tham gia vào máu cứu chuộc của Đức Kitô bằng những hy
sinh đời mình. Có nghĩa là Linh mục có bổn phận cứu người ta
khỏi tội, không phải chỉ bằng phép giải tội, mà còn bằng cuộc
đời hy sinh của mình.
2/ Tình hình con
người thời nay trước vấn đề tội
Tình hình con người
thời nay trước vấn đề tội phải nhận là rất phức tạp. Chỉ xin nêu
lên vắn tắt một số đặc điểm:
a)
Hiện nay, phong trào
hưởng thụ tạo ra khát vọng tìm khoái lạc. Nó dần dần xúi người
ta nghĩ rằng: Cái gì đem lại khoái lạc đều được phép dễ dàng.
Không cần xét cái đó là hợp đạo đức hay không.
b)
Hiện nay, phong trào
tự mãn tạo ra một thái độ lẩn tránh sự biết mình, dù mình đầy
tội. Thánh Gioan viết: "Ánh sáng đã đến trong thế gian. Nhưng
người ta ưa thích tội lỗi hơn ánh sáng, bởi vì các việc của họ
đều xấu. Ai làm sự xấu thì ghét ánh sáng, và không đến từ ánh
sáng, vì sợ các việc của mình bị lộ ra" (Ga 3,19-20).
c)
Hiện nay, phong trào cá nhân chủ nghĩa dễ tạo nên một thái độ tự
bảo vệ với bất cứ giá nào. Do đó, người ta thích đổ lỗi cho
người khác hơn là khiêm tốn nhận lỗi về mình.
d)
Hiện nay, phong trào tục hoá tạo nên một tâm thức mới về tội, đó
là tội chỉ là việc xúc phạm đến người khác, chứ không có quy
chiếu nào về Chúa. Do đó, xưa, tội được hiểu là cái gì làm dơ
bẩn tâm hồn trước Chúa, cần phải xin Chúa tha. Còn nay, tội được
hiểu là cái gì làm hư mối tương quan với người khác, nên cần
phải hoà giải.
e)
Hiện nay, phong trào
trốn tránh trách nhiệm khá mạnh. Nó tạo ra một tâm thức sai:
Nghĩa là tội được tha, thế là xong. Còn việc đền tội và sửa lại
những hậu quả của tội, thì không lo tới.
f)
Hiện nay, phong trào
mục đích biện minh cho phương tiện đang dâng cao. Để phục vụ mục
đích tốt, người ta tưởng được dùng bất cứ phương tiện nào và với
bất cứ cách nào. Dù cách đó, phương tiện đó là không đúng chỗ.
Nhất là tiền bạc.
g)
Hiện nay, có nhiều yếu tố tinh vi trói buộc con người vào ngục
tù tội lỗi. Tự mình, con người không thể cởi gở được.
Đến đây, chúng ta có
thể nói: Người ta rất khó hiểu được mọi nguyên nhân dẫn đến tội,
cũng như mọi hậu quả do tội gây nên.
Những chuyển biến
lịch sử cho thấy có sự giảm bớt một số tội dữ dằn, nhưng lại nảy
nở một số tội mới tinh vi.
Vì thế, có một điều
có thể nói, mà không sợ lầm, đó là tội lỗi vẫn tràn lan.
Trước tình hình như
thế, Linh mục giúp con người bỏ đàng tội bằng cách nào?
3/ Bỏ đàng tội thì
phải thế nào?
Xin dựa trên lời
Kinh Thánh.
"Hãy trở về với Ta
với tất cả tấm lòng, trong sự chay tịnh, khóc lóc kêu than của
tang tóc. Hãy xé lòng mình ra, chứ đừng xé áo..." (Ge 2,12-14).
"Ta sẽ ban cho các
ngươi một trái tim mới. Ta sẽ đặt vào các ngươi một tinh thần
mới..." (Ed 36,26-30).
Xé lòng mình là đau
đớn hối hận ăn năn.
Trái tim mới, tinh
thần mới là sự đổi mới tâm hồn. Quyết tâm đi vào đường hẹp, dấn
thân cho việc phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân.
- Không còn vô cảm
trước đau khổ của người khác như thái độ thầy tư tế trước nạn
nhân bị cướp đánh nằm ở vệ đường. Nhưng nhạy cảm trước nỗi đau
của người khác.
- Không còn tự mãn
như người Pharisêu cầu nguyện trước bàn thờ. Nhưng khiêm tốn như
người thu thuế đứng cuối nhà thờ.
- Không còn xa Chúa
như người con phung phá, nhưng quyết tâm trở về bên Chúa, để đón
nhận ơn tha thứ.
Để kết, tôi xin phép
nói lên hai điều xác tín của tôi. Một là để đối phó với vấn đề
tội, chúng ta phải tuyệt đối tin vào ơn Chúa, tin vào lòng
thương xót Chúa. Hai là, để được Chúa thương tha thứ, chúng ta
phải biết tha thứ cho người khác, phải biết xót thương người
khác.
GM GB Bùi Tuần |
VỀ MỤC LỤC |
|
AI LÀ
NGƯỜI THÂN CẬN CỦA TÔI? (LC 10, 29-37)
|
Điểm nhắm:
Câu chuyện người Samari nhân hậu là một trong những
dụ ngôn tầm cỡ nhất chuyên chở giáo huấn của Đức Giêsu. Và đó
cũng là một câu chuyện rất cách mạng – nếu không muốn nói là
rất ‘phản động’! Điều ít được để ý, đó là khi kể xong câu
chuyện, Đức Giêsu không hỏi: “Nạn nhân là người thân cận của ai
trong 3 người ấy?” – nhưng Ngài hỏi: “Trong 3 người ấy, ai là
người thân cận của nạn nhân?”Rốt cục, hành động sẽ xác nhận
tương quan, chứ không ngược lại.. Giáo Hội thời hiện đại có câu
chuyện Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero – một con người cũng đứng
trước những anh chị em ‘bị đập đến dở sống dở chết’ của mình, đã
quyết định dấn thân bảo vệ đến cùng những anh chị em ấy, và đã
trả cái giá đắt nhất nhưng cũng là đẹp nhất.
1. Oscar
Romero, một cuộc đời
6 giờ 30
chiều ngày 24.3.1980, một cái chết đã làm chấn động cả Giáo Hội
và thế giới: Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero của tổng giáo phận
San Salvador bị bắn gục khi đang dâng Thánh Lễ tại nguyện đường
trong khuôn viên bệnh viện Chúa Quan Phòng. Cái chết này là điểm
tới của một cuộc đấu tranh cho nhân quyền và công lý đầy căng
thẳng từ ngót 3 năm trước đó. Và ba năm sau biến cố bi thảm này,
Đức Gioan Phaolô II, trong chuyến công du, đã đến úp mặt trên mộ
của Oscar Romero và khóc thổn thức. Những giọt nước mắt vừa của
niềm yêu mến cảm phục vừa của niềm ân hận... Đã ngót 30 năm, từ
đó đến nay, dân chúng El Salvador khi nhắc đến vị tổng giám mục
này vẫn luôn gọi ngài là San Romero – Thánh Romero – một cách tự
hào và trìu mến. Vậy Oscar Romero là ai vậy?
Chào đời
vào năm 1917 trong một gia đình miền núi hẻo lánh phía đông El
Salvador, một quốc gia nhỏ bé nằm nép bên phía Thái Bình Dương
ngay chỗ eo nối giữa Bắc và Nam Mỹ, Oscar Romero bắt đầu làm
việc tại một xưởng mộc năm 12 tuổi, rồi năm sau, cậu vào tiểu
chủng viện để theo đuổi ơn gọi linh mục. Hai mươi tuổi, Romero
được gửi đi học thần học ở Đại Học Gregoriana, Rôma, và đã được
truyền chức linh mục tại đó vào năm 1942. Trở về El Salvador năm
1943, linh mục Romero hăng hái phục vụ trong vai trò cha sở giáo
xứ Chính Toà giáo phận San Miguel cho đến năm 1967. Ngài được
biết đến nhiều nhờ khả năng giảng thuyết, làm báo và tổ chức các
hoạt động khác nhau của giáo phận. Nhưng đồng thời Romero cũng
gây bực bội cho một số người, kể cả một số giáo sĩ, bởi tính
cách khắt khe và đôi khi bất nhẫn của mình.
Vốn đầy
tâm huyết đối với Giáo Hội ngay từ thuở nhỏ, Romero rất quan tâm
theo dõi Công Đồng Vatican II, diễn ra từ 1962 đến 1965, một
Công Đồng nhằm làm cho Giáo Hội Công Giáo đáp ứng được những nhu
cầu của thời đại. Trở về với cội nguồn Giáo Hội, Công Đồng nhấn
mạnh rằng tự căn bản Giáo Hội là Dân Thiên Chúa, chứ không chủ
yếu là một hình thức cơ chế mà Giáo Hội đã đạt được qua bao thế
kỷ. Công Đồng nhắc nhở các giáo sĩ và hàng giáo phẩm rằng họ
phải là những đầy tớ của dân chúng, chứ không phải là một giai
cấp đặc quyền đặc lợi. Chính bản thân Giáo Hội phải là đầy tớ
của thế giới, là khí cụ chuyển trao ơn cứu độ cho mọi con người.
Năm 1967,
vào tuổi 50, Cha Romero được bổ nhiệm làm thư ký Hội Đồng Giám
Mục – và ngài đã chuyển tới San Salvador, thành phố thủ đô. Năm
1970, ngài trở thành giám mục phụ tá của tổng giáo phận San
Salvador. Trong cương vị mới này, có những thời gian ngài kiêm
nhiệm giám đốc đại chủng viện và chủ bút tờ tuần báo Công Giáo,
bên cạnh các hoạt động giảng thuyết và cử hành phụng vụ.
Romero
nhậm chức tổng giám mục San Salvador vào năm 1977. Đó là giai
đoạn xáo trộn nhất trong lịch sử đất nước. Chính lễ nhậm chức
của ngài cũng đã diễn ra một cách đơn sơ và vội vã, chỉ hai ngày
sau cuộc bầu cử 20 tháng 2, trong đó ứng cử viên tổng thống của
chính phủ, Carlos Humberto Romero, được tuyên bố là người chiến
thắng, bất chấp những chứng cứ về sự gian lận trắng trợn. Những
cuộc phản đối càng bùng lên thì sự đàn áp càng khốc liệt, như vụ
tàn sát những người biểu tình tại quảng trường Libertad vào ngày
28 tháng 2.
Đó cũng
là thời gian mà sự đàn áp được chĩa thẳng vào Giáo Hội. Một số
linh mục vừa mới bị quản thúc, bị đe doạ, hay bị trục xuất. Hai
linh mục người Mỹ bị tống ra khỏi biên giới cách thô bạo chỉ hai
ngày trước khi Romero nhậm chức. Cũng chính ngày hôm ấy, một số
linh mục khác bị từ chối chiếu khán tái nhập cư vào El Salvador.
Và chưa đầy một tháng sau khi Romero trở thành tổng giám mục,
thì người bạn rất thân tín của ngài là Cha Rutilio Grande, dòng
Tên, bị sát hại một cách dã man, cùng với một nông dân và một
cậu bé quá giang trên xe của ngài.
Vụ tàn
sát này làm chấn động cả nước. Đã từ lâu rồi, chính quyền, quân
đội và công an ưu tiên phục vụ giới địa chủ giàu có, bằng những
cuộc trấn áp thẳng tay đối với mọi dấu hiệu phản kháng của nông
dân. Mọi người đều biết rõ chính giới địa chủ và giới cầm quyền
đứng phía sau vụ tàn sát này. Đã đến lúc cộng đoàn dân Chúa tại
tổng giáo phận muốn một phản ứng kiên quyết từ tổng giáo phận và
từ vị tổng giám mục mới của mình.
Sau khi
suy nghĩ kỹ, Romero quyết định áp dụng biện pháp đã được đề nghị
trong cuộc họp kéo dài một ngày của hội đồng linh mục San
Salvador. Ngài cho đóng cửa tất cả các trường học Công Giáo
trong 3 ngày để để tang cho các nạn nhân bị sát hại, và để mọi
người đào sâu suy nghĩ về tình hình đất nước. Lễ an táng Cha
Grande được cử hành tại quảng trường trước nhà thờ Chính Toà,
với đông đảo dân chúng tham dự, và bài giảng của Romero, như
thường lệ, được truyền đi khắp nơi trong nước qua làn sóng phát
thanh. Vị tổng giám mục ra lệnh rằng vào ngày Chủ Nhật tiếp sau
lễ an táng Cha Grande, trong toàn tổng giáo phận sẽ chỉ có một
Thánh Lễ duy nhất tại nhà thờ Chính Toà. Biến cố này đã trở
thành một hành động lên tiếng của Giáo Hội cách ấn tượng chưa
từng có trong lịch sử El Salvador. Và đối với nhiều người, đó là
một kinh nghiệm đức tin rất sâu sắc. Nhưng, đồng thời, đó cũng
là nguyên nhân của một sự xung khắc nghiêm trọng giữa Tổng Giám
Mục Romero và vị khâm sứ toà thánh – vì vị khâm sứ không tán
thành biện pháp “một Thánh Lễ,” cho rằng như vậy là quá khiêu
khích chính quyền!
Trong
suốt 3 năm sau đó, Romero là trung tâm của các xung đột. Thất
vọng với thái độ của vị tổng giám mục này, chính quyền quân sự
và giới tài phiệt ra mặt chống lại ngài – thậm chí họ áp dụng cả
biện pháp cho quân đội chiếm đóng nhà thờ Chính Toà của tổng
giáo phận. Về phần mình, Romero không nao núng; ngài giữ vững
con đường ngài đã chọn. Ngài nhận được sự ủng hộ của dân chúng,
và ngài tin rằng mình đang thi hành sứ vụ được giao cho mình,
như được thấy rõ trong Tin Mừng và trong giáo huấn của Giáo Hội.
Thêm 5 linh mục bị giết sau Cha Grande nội trong 3 năm ấy;
Romero sẽ là người thứ sáu. Và vô số giáo dân, thành viên của
các Cộng Đoàn Giáo Hội Cơ Bản, tiếp tục bị giết hại bởi bàn tay
của quân đội hoặc công an.
Một số
giám mục trong Hội Đồng Giám Mục El Salvador, vì những lý do nào
đó, đã phủ nhận các thực tế đang diễn ra và đã chống lại cuộc
đấu tranh của Romero. Chính Đức Thánh Cha, dựa vào các báo cáo
của vị khâm sứ và của một số giám mục, cũng tỏ ra lãnh đạm và
ngay cả trấn áp Romero. Câu chuyện càng phức tạp hơn khi một số
linh mục, vì quá bức xúc trước những nỗi đau của dân chúng, đã
chọn con đường trực tiếp ủng hộ các nhóm du kích, phiến quân.
Sự việc này đặt Tổng Giám Mục Romero vào một tình thế đầy căng
thẳng. Nhưng ngài không ấm ớ; tiếng nói của ngài luôn xoáy thẳng
vào những bi kịch đang diễn ra từng ngày ở El Salvador.
Romero
vốn là một nhà giảng thuyết tên tuổi. Ngài vốn từng có nhiều dịp
phát biểu trên đài phát thanh. Tuy nhiên, khi trở thành tổng
giám mục, phong cách giảng thuyết độc đáo của ngài mang thêm một
nét mới. Vì hệ thống truyền thông của chính phủ ít khi tường
thuật, và thường bóp méo những tin tức liên quan đến các tổ chức
quần chúng của Giáo Hội, và hầu như không bao giờ trình bày sự
thật về những vụ chà đạp nhân quyền đang diễn ra tràn lan trên
khắp đất nước, vị tổng giám mục đã tự đảm nhận công việc thông
tin những gì đang diễn ra cho một công chúng luôn mong mỏi nắm
biết.
Theo các
cuộc thăm dò cho biết, 73% dân chúng các vùng nông thôn và 47%
cư dân thành phố đã thường xuyên theo dõi Thánh Lễ trực tiếp
truyền thanh từ Nhà Thờ Chính Toà, để nghe bài giảng, mỗi lần
như vậy không dưới một tiếng rưỡi. Phần “điểm lại các biến cố
trong tuần” của Romero bao gồm cả những tin vui lẫn những tin
tồi tệ. Ngài lược thuật cả những nỗ lực loan báo Tin Mừng
giải phóng lẫn những sự bóp nghẹt Tin Mừng này. Và cùng với các
ngôn sứ trong lịch sử, ngài tố cáo những sự dữ đang diễn ra.
Các bài
giảng lễ Chủ Nhật của ngài được truyền thanh toàn quốc trên làn
sóng của đài phát thanh YSAX của Giáo Hội – chỉ gián đoạn khoảng
5 tuần lễ, khi đài này bị ném bom đổ sụp. Song đài được tái lập
và trở lại hoạt động vào ngày 23.3.1980; đó cũng là lần cuối
cùng YSAX truyền đi tiếng nói của Romero trước khi ngài bị bắn
chết vào hôm sau, 24.3. Vị tổng giám mục đã bị bắn chết ngay tại
bàn thờ, khi đang dâng Thánh Lễ với một cộng đoàn nữ tu. Trước
đó, ngài đã từng bị đe doạ; và ngài cho biết ngài cũng sợ chết
như bất cứ ai. Song có một cái gì đó còn lớn hơn nỗi sợ chết nơi
con người mục tử này. Ngài tiếp tục đương đầu với những thế lực
áp bức một cách không nao núng. Như lời ngài nói trước đó ít
lâu: “Người ta đe doạ giết tôi. Nhưng nếu tôi chết, tôi sẽ
sống lại trong lòng người dân El Salvador.”
2. Gợi ý
suy nghĩ và cầu nguyện
- Nếu
được, bạn nên xem bộ phim ROMERO (của đạo diễn John Duigan).
- Ghi
nhận bối cảnh xã hội El Salvador thập niên 1970 (dân nghèo bị áp
bức...) – liên tưởng hoàn cảnh tại các nước Trung, Nam Mỹ nói
chung, và liên tưởng đến sự chọn lựa của các giám mục Mỹ Latinh
(Medellin, 1968): Giáo Hội ưu tiên chọn lựa người nghèo! Giáo
Hội của người nghèo!
- Bạn cảm
nhận gì về:
- lối
sống và nhân cách của Romero?
- tinh
thần ngôn sứ của Romero?
- sự dũng
cảm dấn thân triệt để của Romero?
- sự khôn
ngoan sáng suốt, đúng mực của Romero trước các chủ trương giải
phóng quá khích?
- thái độ
kiên trung với Tin Mừng giải phóng của Romero (bao dung, hoà
giải, phi bạo lực)?
- Romero,
con người mục tử: sống chết cho đoàn chiên?
Lm. Giuse Lê Công
Đức |
VỀ MỤC LỤC |
|
CANH TÂN SƯ PHẠM GIAÓ LÝ (BÀI 3): GIÁO LÝ CẦN GẮN LIỀN VỚI LỜI
CHÚA |
Hiến chế Mục
Vụ Lời Thiên Chúa Verbum Deum dạy: “Việc dạy Giáo Lý, một
hình thức của thừa tác vụ Lời Chúa, phải được nuôi dưỡng và
thăng tiến trong sự thánh thiện nhờ Lời Chúa trong Thánh Kinh”
(số 12). Dạy giáo lý chính là dạy Lời Chúa. Nhưng dường như lâu
nay ở nhiều nơi, Thánh Kinh chỉ có một chỗ đứng trong giáo lý.
Đó là việc đọc một đoạn Tin Mừng vào đầu giờ giáo lý, và lắm khi
sau giờ giáo lý là các em quên mất. Điều quan trọng trong giáo
lý là phải làm sao cho Lời Chúa thấm sâu vào cuộc đời các em và
cuộc đời giáo lý viên, như hạt giống đi vào lòng đất và sinh sôi
nẩy nở.
A. TẠI SAO CẦN ĐƯA THÁNH KINH VÀO
LỚP GIÁO LÝ NHIỀU HƠN?
1.
Lời Chúa nuôi dưỡng Đức Tin
các em và giáo lý viên.
Lịch sử dân
Thiên Chúa cho thấy cứ mỗi lần dân thánh bất trung, phản bội hay
dao động trong lòng tin thì các ngôn sứ lại đứng lên nói cho dân
Lời của Thiên Chúa. Trong Tin Mừng, Đức Giêsu cũng nhiều lần
củng cố đức tin và đời sống luân lý của các Tông đồ và của dân
chúng bằng Lời Người.
Như vậy Lời
Chúa là lương thực và là thần dược cho đời sống đức tin và luân
lý. Trong việc dạy giáo lý, giáo lý viên là người thừa hành của
Chúa Giêsu và của Giáo Hội, giúp loan báo Lời Chúa đến với các
em. Nhưng chắc chắn tự mình, giáo lý viên không đủ sức để củng
cố đức tin cho các em và cho chính mình. Chỉ có Lời Chúa mới làm
cho anh chị và các em vững tin và hăng say sống đức tin.
2.
Giúp các em hiểu thêm về
Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu là
Lời Thiên Chúa. Do đó càng đọc và nói Lời Tin Mừng thì các em
càng hiểu về Chúa Giêsu hơn. Trong Tin Mừng, các em gặp Chúa
Giêsu hằng sống, nghe Lời Người rao giảng và cùng bước đi với
Người trên mọi nẻo đường xứ Palestine.
Do đó, cần
giúp các em tiếp xúc với Tin Mừng. Chỉ bằng cách này giáo lý
viên mới làm cho các em hiểu và cảm về Đức Giêsu một cách đầy đủ
trọn vẹn.
3.
Làm cho lớp giáo lý sống
động
Một trong
những ưu tư của giáo lý viên là làm sao cho lớp giáo lý sống
động để các em không thấy chán ngán giờ giáo lý. Những trò chơi,
lời nói hài hước được sử dụng tối đa. Nhưng cần phải nhớ chính
Chúa Giêsu mới là sự thu hút đầy sức mạnh bền bĩ.
Lời Chúa dạy
có sức sống mãnh liệt, phù hợp với con người ở mọi thời đại và
mọi hoàn cảnh khác nhau. Lối giảng dạy đầy hình tượng của Chúa
Giêsu thật thi vị, dễ nhớ và rất ấn tượng. Do đó, khi nói như
Chúa Giêsu nói, chắc chắn giáo lý viên sẽ đem đến cho lớp giáo
lý bầu khí vui tươi và đầy hy vọng.
B. ĐEM THÁNH KINH VÀO GIÁO LÝ NHƯ
THẾ NÀO?
Có bốn điều
các giáo lý viên nên thực hiện:
1.
Đọc Thánh Kinh sốt sắng trong giờ học:
Điều này hầu
như lớp giáo lý nào cũng đã từng áp dụng. Có khi giáo lý viên
đọc Lời Chúa, có khi một em đọc. Nhưng vấn đề là tại sao các em
không nhớ Lời Chúa nhiều? Phải chăng chúng ta chỉ đọc lướt, đọc
sơ sài và không gửi hết tâm hồn vào Lời Chúa? Nhiều giáo lý viên
có thói quen nói: “Mở sách Tân Ước trang 71” chẳng hạn, thay vì
sách Tin Mừng nào, chương và câu thứ mấy. Cần giúp các em quen
với việc mở sách Kinh Thánh đúng cách, nhanh chóng, dễ nhớ.
2.
Kể
chuyện Thánh Kinh, nhất là Tin Mừng:
Khi dạy giáo
lý, rất cần giải thích, nhưng tối kỵ dài dòng, rườm rà. Cách dạy
giáo lý hay nhất là kể chuyện Tin Mừng. Ví dụ khi dạy về Mầu
Nhiệm Một Chúa Ba Ngôi, nếu chúng ta cố gắng giải thích theo ý
riêng thì chẳng đi đến đâu. Cách hay nhất là kể cho các em nghe
câu chuyện thiên thần truyền tin cho Đức Maria, Chúa Giêsu chịu
phép rửa ở sông Jordan v.v… rồi có vài giải thích ngắn gọn để đi
đến kết luận cho bài giảng. Như thế các em sẽ nhớ và sẽ sống gắn
bó với Thiên Chúa Ba Ngôi.
3.
Cho
các em học thuộc lòng Lời Chúa:
Một giáo lý
viên đã từng hỏi chúng tôi trong buổi hội thảo về sư phạm giáo
lý: “Tông huấn Catechesi nhấn mạnh đến việc dạy Lời Chúa, nhưng
cũng nhấn mạnh đến việc học thuộc lòng, vậy cần chú ý điều nào
hơn?”. Chúng tôi thấy không có gì mâu thuẫn cả. Cần giúp các em
thuộc lòng Lời Chúa trước tiên.
Con cái càng
nhớ lời cha mẹ thì càng sống tốt, đó là điều hiển nhiên. Chúng
tôi sẽ lại nói đến việc “học thuộc lòng trong giáo lý” trong một
bài sau, nhưng chắc chắn Lời Chúa là điều mà các em phải nhớ
nhất để làm hành trang cần thiết đi vào đời.
d. Thực
hành cụ thể.
Tông huấn
Catechesi Tradendae dạy: “Trong việc dạy Giáo Lý, điều quan
trọng là dạy về những quyết tâm cá nhân trong lãnh vực luân lý
để sống theo Tin Mừng”. Cần phải hướng dẫn các em có những quyết
tâm thực hành mang tính cá nhân và cụ thể để các em ngày càng
nên giống Chúa Giêsu.
Nên tránh
những quyết tâm chung chung cho cả lớp, chẳng hạn tuần này em
quyết tâm sẽ vâng lời mẹ em ba lần. Vâng lời trong việc gì, các
em có thể nói cụ thể cho chính mình. Nói chung như vậy thì sẽ
thế nào nếu các em đã vâng lời mẹ nhiều lần (chứ không chỉ ba
lần), và đối với những em không sống với mẹ thì sao? Do đó hãy
hướng dẫn rõ ràng để các em tự quyết tâm với Chúa.
Để kết
luận, xin mời các bạn, đặc biệt các huynh trưởng và giáo
lý viên, chúng ta hãy cùng đọc Tin Mừng Gio-an (2:1-5) và lắng
nghe tiếng Chúa Giêsu nói với chúng ta: “1 Ngày
thứ ba, có tiệc cưới tại Ca-na miền Ga-li-lê. Trong tiệc cưới có
thân mẫu Đức Giê-su.2 Đức Giê-su và các môn đệ cũng
được mời tham dự.3 Khi thấy thiếu rượu, thân mẫu Đức
Giê-su nói với Người: "Họ hết rượu rồi."4 Đức Giê-su
đáp: "Thưa bà, chuyện đó can gì đến bà và tôi? Giờ của tôi chưa
đến."5 Thân mẫu Người nói với gia nhân: "Người bảo
gì, các anh cứ việc làm theo."
Gioan Lê Quang Vinh
samuelvpn@gmail.com |
VỀ MỤC LỤC |
|
“HÃY TRẢ LẠI CHO CAESAR….” (CHÍNH TRỊ CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO)
|
Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD
Đọc huấn từ của Đức thánh Cha Biển
Đức XVI ban cho các Giám Mục Việt Nam nhân dịp Ad Limina vừa qua, tôi lại nhớ
đến quyển sách “Hãy trả lại cho Caesar / Render unto Caesar” của Tổng Giám Mục
Denver, Colorado Charles Chaput mà tôi mới đọc cách nay một tuần lễ. Đang viết
về cuốn sách thú vị này thì lại có dịp đọc bài nói chuyện của chính tác giả nói
về cuốn sách đó trong một cuộc hội luận hồi đầu năm tại Đại học Toronto, dưới sự
bảo trợ của Tổng giáo phận Toronto trong chương trình Truyền hình Công giáo
‘Muối và Ánh Sáng’.
Đối chiếu những lời khuyên của Đức
Thánh Cha với các giám mục Việt Nam và những tư tưởng gói ghém trong cuốn sách
của Tổng Giám Mục Charles Chaput để tìm một bài học cho chúng ta, những người
Công Giáo Việt Nam ở trong nước và ở hải ngoại cũng là điều thú vị và thích
đáng.
Cuốn sách nói về đời sống và bổn
phận chính trị của người Công Giáo. Đức Thánh Cha khuyên các Giám mục Việt Nam
hãy cộng tác với cộng đồng chính trị một cách lành mạnh,….. mọi phần tử hãy chân
thành dấn thân xây dựng một xã hội công chính, liên đới và công bằng để phục vụ
toàn dân, nêu cao tinh thần bác ái của đạo Công Giáo, biểu hiệu Thiên Chúa là
Tình yêu.
Chính trị là gì, tại sao lại có nhiều
người, ngay cả trí thức, linh mục và cả giám mục vẫn hay dị ứng với hai chữ
chính trị, cứ nói “chúng tôi không làm chính trị”. Tôi không bàn ở đây
cái quan niệm sai lầm lệch lạc này, bởi lẽ đã có nhiều người nói tới rồi, nhất
là Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolo II. Đọc lời khuyên của ĐTC Biển Đức XVI và ý
nghĩa cuốn sách của TGM Denver rồi suy nghĩ cẩn thận thì chắc chắn chẳng còn ai
lại cố tình bám lấy cái ý tưởng sai lầm và lạc điệu “Tôi không làm chính trị”
để lẩn trốn bổn phận của mình. Đức Thánh Cha nói rất vắn gọn, chúng ta phải hiểu
nhiều……Tổng Giám Mục Chaput nói rất rõ ràng…Ngài nói với người Mỹ. Nhưng là
người Công Giáo thì ở đâu cũng vậy thôi. Nhất là ở Việt Nam, với tình trạng đất
nước hiện nay, áp dụng lời khuyên của Đức Thánh Cha và Đức Tổng quả là hợp lý,
đúng nghĩa và cần thiết.
*****
Trước khi bắt đầu câu chuyện, Đức
Tổng Chaput xác định vài điều:
1-
Canada và Hoa Kỳ là hai
nước bạn láng giềng thân thiết từ lâu, đến độ người Hoa Kỳ cứ tưởng hai nước là
một, nhưng thực sự lịch sử của hai nước, cấu trúc chính trị của hai nước và ngay
cả cách nhìn ra thế giới của hai nước –về một vài phương diện- lại khác nhau.
Nhưng thiết nghĩ, trọng tâm ý nghĩa của ơn gọi chính trị của người Công Giáo thì
ở đâu cũng vậy, cho dù sẽ có ít nhiều thay đổi chi tiết tùy theo quốc gia. Tuy
nhiên cốt lõi của sứ mệnh người môn đệ Chúa Kitô trong đời sống công cộng thì
luôn luôn giống nhau, bởi vì tất cả chúng ta cùng chia sẻ chung một bí tích rửa
tội.
2-
Điều xác định thứ hai
là NIỀM TIN và CHÍNH TRỊ . Nó chẳng phải là cái gì mới mẻ. Nó rất cũ và xưa như
trái núi; đã từng được Đức Tổng nói đi nói lại, nói mỗi năm từ 12 năm qua. Nếu
ai đã nghe biết rồi thì cứ việc tự nhiên bỏ ngoài tai, ngủ khò. Tuy nhiên Henry
Ford đã từng nói là: “2% dân chúng có suy tư, 3% nghĩ rằng mình có suy tư, còn
95% thì cho rằng thà chết còn hơn là cứ phải trầm ngâm suy nghĩ”. Đức Tổng không
bàn về cái nhìn quá bi quan của Ford về con người. Nhưng ngài xác nhận rằng đa
số những người ngài đã gặp như mục sư, linh mục chẳng hạn, họ có đầu óc và biết
suy nghĩ để sống một đời sống đầy đủ và hoàn hảo. Tuy nhiên mặc dù không chủ ý
như vậy nhưng Ford đã nói rất đúng: Nền văn hóa tiêu thụ của Hoa Kỳ nó như một
loại ma túy cực mạnh. Nói về luân lý thì xem ra người ta có vẻ rất khó khăn,
ngại ngùng nhưng coi truyền hình thì lại là một thú tiêu khiển không thể bỏ qua,
một phương thuốc chấn thống tuyệt diệu. Điều này ảnh hưởng khá nhiều về chính
trị. Tự do thực sự đòi hỏi phải có khả năng suy nghĩ và phần lớn đời sống tân
tiến ngày nay –không chỉ riêng ở Hoa Kỳ mà ở tất cả những nước phát triển trên
thế giới- xem ra đựợc cố tình thiết kế để khỏi phải suy nghĩ. Vậy nói về Chúa và
Caesar, nếu thức tỉnh được tâm tư của một Kitô hữu trong số khán thính giả hiện
diện thì cũng đáng công lắm rồi.
Điều quan trọng là mỗi người chúng ta
cần phải tu luyện để có một lương tâm Công Giáo chính đáng, tinh tuyền và mạnh
mẽ để dựa theo đó mà thi hành bổn phận công dân, và phải biết lãnh trách nhiệm,
chấp nhận hậu quả của việc mình làm. Không ai có thể làm thay cho chúng ta được.
Vì vậy nhận thức chính xác, sống và dấn thân thực sự theo niềm tin Công Giáo của
mình quả là rất quan trọng. Nó là chỉ dẫn duy nhất và đáng tin cậy để một môn đệ
Chúa Kitô hành sử trong đời sống công cộng.
“HÃY TRẢ LẠI CHO CAESAR…”
[1]
Bây giờ nói về cuốn sách: “ Hãy trả
lại cho Caesar…”. Tại sao Đức Tổng viết quyển sách này? Sách nói gì? Sách có ý
nghĩa gì đối với người Công Giáo?
LÝ DO VIẾT CUỐN SÁCH NÀY
Vào năm 2004, một luật sư trẻ thuộc
đảng Dân Chủ nhưng chủ trương bảo vệ sự sống / Pro life ra tranh một chức vụ dân
cử ở Colorado. Ông suýt nữa thắng ngay trong chính một quận thuộc đảng Cộng Hòa.
Nhưng ông cho tôi biết quả là khó khăn khi phải trong cùng một lúc vừa vận động
gây quĩ tranh cử vừa phải trung thành với niềm tin Công giáo. Do đó sau bầu cử,
ông yêu cầu tôi viết lại tất cả những suy tư về NIỀM TIN và CHÍNH TRỊ thành sách
để giúp cho giới trẻ Công Giáo học hỏi, suy tư và sử dụng, hành sử như là một
“Ơn Gọi Chính Trị” thực sự.
Ngoài ra tôi cũng có một lý do khác
nữa để viết cuốn sách đó. Thực sự mà nói, tôi chán ngấy cái điệu cứ phải nghe
người ta nói cả ở trong giới công giáo lẫn ngoài công giáo là người Công Giáo
nên yên lặng, đừng nói về tôn giáo của mình và những quan điểm luân lý của đạo
mình trong những cuộc tranh luận công khai giữa công chúng. Đó quả là một tư
tưởng áp chế. Người Công Giáo chúng ta nhất định không thể chấp nhận nó được.
Một lý do nữa khiến tôi viết là khi
tôi tìm kiếm một tài liệu rất đơn giản nói về ơn gọi chính trị của người Công
Giáo thì không có. Đó là một sự kỳ lạ! Mỗi công dân cũng như mỗi người công
giáo đều có bổn phận góp công sức của mình vào đời sống công cộng. Đó không phải
là một phù phép hay một khoa học cao siêu gì. Là công dân một nước, chúng ta
không bao giờ được ỷ lại mà phải tích cực góp phần xây dựng đất nước cùng với
những chuyên viên kinh tế và chính trị. Đời sống chính trị của một quốc gia,
cũng giống như đạo Kitô giáo của chúng ta, nó là chung của hết mọi người và mỗi
người đều có trách nhiệm phải góp phần vun trồng và phát triển. Nền dân chủ của
một nước phụ thuộc vào sự dấn thân tích cực của tất cả mọi công dân, không phải
chỉ của những nhà vận động, các chuyên viên, bô phận đầu não quốc gia và khối
truyền thông báo chí. Đối với người Công Giáo, chính trị -tức đòi hỏi Công Lý,
Công Bằng và Công Ích- là một phần của lịch sử ơn cứu độ. Không ai là phụ, không
ai đóng vai nhỏ bé trong kịch bản đó cả. Mỗi cá nhân đều quan trọng.
NỘI DUNG CUỐN SÁCH
‘RENDER UNTO CAESAR’
Vậy thì cuốn sách nói gì? Đầu đề cuốn
sách đã nói lên cái nội dung của nó. Hãy trả lại cho Caesar cái gì thuộc về
Caesar hay là Phục vụ Quốc Gia bằng Niềm Tin Công Giáo của mình trong Đời Sống
Chính Trị. Sách được tóm gọn trong những điểm sau:
*Nhận biết lịch sử của mình.
Từ nhiều năm nay, nghiên cứu cho thấy
dân Hoa Kỳ đã chẳng biết gì về lịch sử. Đó là điều rất nguy hiểm, bởi vì cả
Thucydides, Machiavelli lẫn Thomas Jefferson đều đã nói “Lịch sử rất quan
trọng”. Quan trọng bởi vì quá khứ làm nên hiện tại và hiện tai sẽ tạo ra
tương lai. Nếu người Công Giáo không biết lịch sử, nhất là lịch sử của chính
mình là người Công Giáo thì sẽ có người khác –thường thường lại không thân
thiết với mình- sẽ làm lịch sử thay cho mình. Nói một cách khác, một người mất
trí nhớ thì không có hiện tại và tương lai bởi vì họ không thể nhớ lại được quá
khứ. Kinh nghiệm và thực tế cho thấy quá khứ là cái neo của con người. Không có
nó, con người như bay lơ lửng vô định ở trên không. Tương tự như vậy, nếu người
Công Giáo chúng ta không nhớ và không bảo vệ lịch sử tôn giáo mình thì chẳng có
ai làm thay cho ta đâu. Lúc bấy giờ chúng ta sẽ chẳng có tương lai bởi lẽ chúng
ta không có quá khứ. Nếu chúng ta không biết Giáo Hội đã hành động, làm việc và
tranh đấu thế nào để có những qui luật chính trị ở trong quá khứ thì ngày nay
chúng ta chẳng có thể hiểu biết và suy nghĩ một cách trong sáng về những tương
quan, liên hệ giữa Giáo Hội và quốc gia.
*Hoa Kỳ là một quốc gia tôn
giáo
Hoa Kỳ không phải là một quốc gia thế
tục, vô đạo. Sử gia Paul Johnson có lần đã nói “Hoa Kỳ là một quốc gia được sinh
ra là Tin Lành” Đó là tôn giáo gốc duy nhất. Dĩ nhiên Hoa Kỳ không có Quốc Giáo
nhưng có những cơ sở công không thuộc về giáo phái nào cả. Cũng có nhiều địa
điểm để cho những người có đạo và không có đạo sinh hoạt. Nhưng Hiệp Chủng Quốc
không bao giờ được thiết lập với chủ trương vô tôn giáo. Hầu như tất cả các nhà
lập quốc đều hoặc là Kito hữu hay ít nhất cũng chấp nhận tôn giáo. Tất cả những
cơ sở công và những tư tưởng của chúng ta về con người đều dựa trên căn bản tôn
giáo. Nếu chúng ta loại bỏ Thiên Chúa ra khỏi đời sống công cộng tức là chúng ta
cũng loại bỏ nguồn gốc chúng ta ra khỏi lý tưởng quốc gia của chúng ta.[2]
*Hãy làm sáng tỏ các ngôn từ về
chính trị
Chúng ta cũng nên xác định những danh
từ thuộc về Chính Trị cho rõ ràng, bởi vì ngôn từ rất quan trọng; nó biểu hiện
suy tư của chúng ta, và suy tư của chúng ta sẽ dẫn đưa chúng ta đến hành động.
Khi chúng ta diễn tả sai lạc ý nghĩa của ngôn từ như danh từ “Công Ích” “Lương
Tâm” hoặc “Cộng Đồng” hay “Gia đình” thì chúng ta đã làm mất ý nghĩa của ngôn
ngữ là thứ ta dùng để diễn tả suy tư của chúng ta về pháp luật. Ngôn ngữ “bất
lương” hay cố tình làm sai lạc ý nghĩa của ngôn từ sẽ đưa tới tranh luận bất
lương và luật lệ bất hảo. Đan cử một thí dụ: Chúng ta biết rằng “Nhân
nhượng không phải là một nhân đức Kito giáo”. Bác Ái, Công Lý, Từ Bi,
Khôn Ngoan, Lương Thiện….mới là những nhân đức Kitô giáo. Vậy mà trong nhiều
cộng đồng, nhân nhượng, chịu đựng lại là một nguyên tắc quan trọng để sống trong
khi đó nhân nhượng tự nó không bao giờ là một cứu cánh cùng đích. Thực vậy,
nhân nhượng, chịu đựng tội ác trong xã hội, đất nước và cuộc sống thì tự nó đã
là một hình thức của tội ác rồi. Người ta thường nói: “Yên lặng tức là đồng
lõa”. Cũng giống như vậy, dân chủ đa nguyên không có nghĩa là người Công Giáo
phải yên lặng trước công chúng, không được phát biểu / lên tiếng về những vấn đề
luân lý quan trọng và cần thiết, lấy cớ hoàn cảnh khó khăn và tế nhị…. do những
quan niệm lệch lạc trong cung cách hành sử. Một nền dân chủ lành mạnh, để được
tồn tại lâu bền, đòi hỏi phải có những tranh luận gắt gao về luân lý. Đa nguyên
thực sự cũng đòi hỏi người dân phải có một niềm tin sắt đá, luôn luôn sẵn sàng
đưa ra những phán quyết của mình trước công luận, một cách ôn hòa và tương kính
trong khuôn khổ luật pháp, không chơi bẩn hạ nhục ai, nhưng phải quyết liệt.
Không làm được như vậy thì chứng tỏ chỉ là một công dân tồi, một loại đạo trích,
gian dối hoặc lừa đảo trong đối thoại mà thôi
[3]
*Ranh giới giữa Thần Quyền và
Thế Quyền
Khi Chúa Giêsu nói với những người
Pharisiêu và nghững người thuộc phe Hêrođê như trong Tin Mừng thánh Mathew
(Math. 22: 21) là “Hãy trả cho Caesar cái gì thuộc về Caesar và trả cho Thiên
Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa” là Người đã vẽ ra quá rõ ràng cái cấu
trúc của tôn giáo và quốc gia. Ngài đã dạy chúng ta phải nghĩ thế nào về tôn
giáo và quốc gia thời bấy giờ và ngay cả hiện nay. Caesar là vua có cái quyền
của một ông vua. Chúng ta là dân có bổn phận dân sự là vâng lời và kính trọng
vua. Nhưng sự vâng lời đó có điều kiện là bị giới hạn bởi những cái gì thuộc về
Thiên Chúa[4].
Caesar không phải là Thiên Chúa. Chỉ có Thiên Chúa mới là Chúa mà thôi. Mà quốc
gia thì phụ thuộc vào Thiên Chúa và phải trả lời Thiên Chúa về những công việc
mà họ đã làm đối với dân là những người mà Thiên Chúa đã tạo dựng nên. Bổn phận
của chúng ta là những tín hữu phải biết hình dung ra xem cái gì thuộc về
Caesar, cái gì thuộc về Thiên Chúa để mà đặt nó vào đúng vị trí tương xứng của
nó trong cuộc sống của chúng ta, trong những tương quan giữa chúng ta với tha
nhân và nhà nước.
*Tham gia sinh hoạt chính trị
là Bổn Phận và Ơn Gọi của người Công Giáo
Sau khi đã nói tất cả những điều như
ở trên thì cuốn sách “Hãy trả lại cho Caesar”, trong thực tế, có ý nghĩa gì đối
với mỗi người Công Giáo chúng ta? Dĩ nhiên mỗi người chúng ta có bổn phận phải
trau dồi học hỏi để cho Niềm Tin của chúng ta triển nở dưới sự hướng dẫn của
giáo huấn của Giáo Hội. Nó cũng còn có nghĩa là chúng ta có bổn phận
phải tham gia vào những sinh hoạt chính trị. Tại sao vậy? Bởi vì
chính trị là thực thi quyền lực, và việc sử dụng cái quyền đó phải luôn luôn có
một nội dung luân lý, đạo đức và nhân bản hầu đem lại kết quả tốt cho người dân.
Là Kito hữu, chúng ta không thể nói
chúng ta yêu Chúa mà lại không nghĩ gì đến những nhu cầu của người hàng xóm và
của tha nhân. Yêu Chúa cũng giống như yêu người phối ngẫu. Một ông chồng nói với
vợ là ‘anh yêu em’ thì quả là tuyệt đẹp rồi. Nhưng bà vợ vẫn còn phải chờ xem
ông chồng chứng tỏ cái tình yêu đó thế nào. Tương tự như vậy, nếu chúng ta nói
chúng ta là người “Công Giáo”, chúng ta cũng phải chứng tỏ bằng tư cách và cuộc
sống hàng ngày của chúng ta. Phục vụ tha nhân bằng cách làm việc, tranh đấu cho
công lý, công bằng, cho bác ái và sự thật trong đời sống chính trị của quốc gia
là một trong những phương cách rất quan trọng mà chúng ta phải làm.
Tách biệt Tôn Giáo ra khỏi Chính Trị
hay Đạo ra khỏi Đời không có nghĩa –hay chẳng bao giờ có nghĩa- là tách biệt
Niềm Tin Công Giáo ra khỏi (hay dửng dưng trước) những bất công xẩy ra trong xã
hội, ra khỏi những chọn lựa chính trị và những hành động / hành vi chính trị.
Tách biệt ra như vậy tức là tự từ chối mình là người Công Giáo; khước từ lời
Chúa dạy chúng ta “…Hãy là Men cho đời” (Math.13:33) và “ …Hãy đi làm
cho muôn dân trở thành môn đệ…” (Math.28:19). Tách biệt như vậy là ta đã
đánh cắp mất cái nền tảng / nội dung đạo lý của xã hội, tương tự như biểu một
anh chàng đã có vợ hãy hành sử như là độc thân nơi công cộng. Dĩ nhiên anh chàng
đó có thể làm như vậy, nhưng cuộc hôn nhân của hắn chắc cũng chẳng bền vững được
bao lâu.
ĐẢNG PHÁI VÀ BẦU
CỬ
Đức Tổng Chaput nói là ngài chẳng
thuộc về đảng phái chính trị nào cả, bởi vì một phần ngài là giám mục, một phần
vì bây giờ ngài đã lớn tuổi nên khôn hơn hồi xưa. Nhưng khi còn là một linh mục
trẻ, ngài ở trong ban vận động tranh cử của Bobby Kennedy. Sau này năm 1976 và
1980 Đức Tổng tình nguyện vận động cho Jimmy Carter. Nếu hỏi đảng gốc của Đức
Tổng là đảng nào thì phải nói là đảng Dân Chủ. Nhưng trong sách Đức Tổng nói là
một trong những bài học mà chúng ta học được 50 năm trước là kiếm một đảng chính
trị Công Giáo vừa ý thì lại không có. Nhưng kinh nghiệm cho thấy người Công
Giáo càng cảm thấy thoải mái với bất cứ một đảng chính tri nào sớm hơn thì cái
đảng ấy lại càng lợi dụng họ lẹ hơn bấy nhiêu và chẳng còn đếm xỉa gì đến những
ưu tư của người Công Giáo nữa.. Trung thành với đảng phái theo thói quen hay
theo truyền thống gia đình hoặc quyền lợi giai cấp, sắc tộc màu da thì chỉ là
nhắm mắt theo đuôi mà thôi. Đó là loại ỷ lại, lười biếng, nguy hiểm chết người….
Vấn đề nào cũng quan trọng cả. Đặc tính nào cũng hay hết. Hành sử theo nguyên
tắc cũng cần thiết. Nhưng trung thành với đảng chỉ vì đảng thì là con đường cùng
không lối thoát.
Viết cuốn sách “Hãy Trả lại cho
Caesar” –Đức Tổng nói- không phải để ủng hộ hay công kích bất cứ một ứng cử viên
hoặc đảng phái chính trị nào. Mục đích viết sách đơn giản chỉ là trình bày
những điều thực cần thiết mà người Công Giáo cần phải có và áp dụng trong những
sinh hoạt chính trị và cuộc sống hàng ngày nơi cộng đồng xã hội, quốc gia và với
mọi người, đặc biệt thi hành trong những cuộc bầu cử ở địa phương hay toàn quốc
hay trước những bất công xẩy ra trong xã hội đối với cá nhân hay tập thể hoặc
chung cho cả cộng đồng dân tộc.
Ba tuần trước ngày bầu cử tổng thống
Hoa Kỳ hồi tháng 11 năm 2008, Đức Tổng đã viết:
-Tôi tin rằng nghị sĩ Obama, không
cần biết ông tài năng thế nào, nhưng chắc chắn ông là một ứng cử viên tổng thống
thuộc đảng Dân Chủ ủng hộ phá thai từ khi vụ Roe vs Wade năm 1973 được quyết
định. Trong cuộc tranh cử, Obama không chỉ là một ứng viên TT chủ trương phá
thai một cách điên cuồng, ông còn phản đối, đòi hủy bỏ tư tưởng giết trẻ con
còn trong bụng me là một hành động đáng trách. Nên nhớ là mục sư Dietrich
Bonhoeffer thuộc Giáo Hội Lutheran đã công khai gọi hành động giết hài nhi là
SÁT NHÂN. Ây vậy mà tại Đại Hội đảng Dân Chủ ở Denver tháng 8 năm 2008, chống sự
sống / anti life / Pro choice, phá thai đã là chủ trương chính thức của đảng dân
chủ.
Giống như một số người Công Giáo hay
nói, tôi tưởng tượng là “ Obama trở thành ứng cử viên tổng thống “phò sự sống /
ProLife” thì ông ta cần phải có một khả năng đặc biệt và phi thường là ông có
thể tự thôi miên ông hoặc ông có một lầm lẫn luân lý nào đó hay cái gì tệ hại
hơn nữa…để trở thành nhân vật phò sự sống (chống phá thai). Như vậy thì đại hội
đảng dân chủ chọn ứng viên tổng thống cho đảng mình là “Phò Sự Sống”. Lúc đó ý
nghĩa của từ “Phò Sự Sống” sẽ phải đảo ngược lại.
Như vậy thì tôi lại có lý do để làm
sáng tỏ vấn đề này nữa. Trong cuộc sống văn minh hiện đại ngày nay –kể cả trong
Giáo Hội Công Giáo- người ta thường bị lương tâm giày vò, áy náy vì những điều
giả mạo gian dối ngoài ý muốn để chứng tỏ mình là kẻ khôn ngoan và có tư cách,
nhưng thường lại biến mình thành một thằng hèn. Con người thì phải biết kính
trọng và đối xử lịch sự với nhau, nhưng đồng thời cũng phải biết nói với nhau
lời chân thật một cách thẳng thắn.
TT Obama là một người thông minh và
có vài khả năng đặc biệt. Ông có tài lôi cuốn người nghe. Nhưng dù ông có tài
giỏi đến đâu đi nữa, ông cũng không thể che dấu được ông là người chủ trương
“Phá Thai” và vẽ ra một viễn tượng, chương trình huy hoàng về Đoàn Kết, Hy Vọng
và Thay Đổi. Dĩ nhiên ông có thể thay đổi. Tất nhiên một vài điều sẽ phải thay
đổi khi một người bước vào Tòa Nhà Trắng. Quyền lực làm cho người ta trở thành
quí phái, nhưng đồng thời lại làm giảm giá trị của những người khác. Những tư
tưởng dở có thể được cải tiến. Những luật lệ tốt có cơ hội triển nở thêm. Nhưng
là người Công Giáo, ít nhất chúng ta cần phải lương thiện với chính mình và với
tha nhân, những người chung quanh ta về những sự thật lịch sử chính trị mà chúng
ta có từ những bước khởi đầu.[5]
Nhưng buồn thay, với chính quyền hiện
tại, người Công Giáo tại Hoa Kỳ lại gặp khá nhiều khó khăn. Tại sao vậy? Tinh
thần a dua nịnh bợ đã thấy thấp thoáng nơi một số những người Công Giáo có cảm
tình với đảng Dân Chủ như văn sĩ, học giả, chủ bút và những nhà hoạt động xã hội
đã dè bỉu những người “Phò Sự Sống” là quá thân thiết với đảng Cộng Hòa. Nhưng
họ đâu có biết rằng, cuối cùng khi lộ ra thì ‘đảng nào cũng vậy thôi’ (Caesar is
an equal opportunity employer).
Thiết nghĩ, người Công Giáo nên nhớ 4 điều sau đây:
1-
Quyền hành của tất cả
mọi thủ lãnh chính trị, những nhà lãnh đạo quốc gia là do Thiên Chúa mà có, cho
nên chúng ta không bắt buộc phải thần phục hay cộng tác với họ khi họ làm điều
ác. Trái lại, chúng ta có bổn phận phải thay đổi những luật lệ bất công bất
chính và chống lại tội ác trong đời sống công cộng bằng cả lời nói lẫn hành động
một cách ôn hòa. Sự nể trọng thực nhất của chúng ta đối với chính quyền là chứng
tá niềm tin Công Giáo và phán quyết luân lý của chúng ta không cần phân trần,
biện giải, xin lỗi.
2-
Trong một chế độ dân
chủ, qua bầu cử chúng ta chọn người để phục vụ dân tức“đầy tớ của dân” chứ không
phải là chọn người để chỉ dạy dân. Trong hoàn cảnh kinh tế suy thoái hiện nay,
người dân, kể cả chúng ta là người Công Giáo, chọn người tài để chỉnh đốn tình
trạng kinh tế. Họ không ủy nhiệm cho bất cứ ai để sơn phết làm lại văn hóa của
đất nước về những vấn đề hôn nhân và gia đình, tính dục, phá thai, đạo đức sinh
học và tôn giáo trong đời sống công cộng. Chuyện đó có thể xẩy ra một cách dễ
dàng, và rõ ràng là nó sẽ xẩy ra, nhưng chỉ có người Công Giáo và tín hữu của
những đạo giáo khác cho phép làm mà thôi.
3-
Điều thứ ba cần nhớ.
Nếu chúng ta chỉ tuyên bố điều chúng ta tin mà không muốn sống và hành động với
NIỀM TIN đó thì chẳng có ý nghĩa gì cả. Tuyên bố mình là người Công Giáo thì dễ,
nhưng Sống và Hành Động để chứng tỏ là người Công Giáo mới là quan trọng. Nhiều
người Công Giáo đã bỏ phiếu bầu cho Obama và cho cả Mc Cain nữa, bởi vì cả hai
đảng đều có những người đàng hoàng tử tế. Nhưng khi biết rằng 54% người công
giáo bầu cho Obama tháng 11 vừa qua thì rõ ràng là suy tư của con người quả như
sóng biển nương dâu. Chúng ta có thể đặt vấn đề là có bao nhiêu người thực sự
thi hành Niềm Tin của mình? Nếu bầu cho Obama là thực hành niềm tin thì phải
chăng bầu cho McCain là không thi hành niềm tin hoặc ngược lại? Dĩ nhiên khi bầu
cho người mình muốn thì ai cũng có lý của mình cả. Chẳng có ai có thể làm thống
kê cái bí mật thầm kín trong tâm can con người. Nhưng con số người bầu cho thấy
nó có một giá trị nào đó, mặc dù chúng ta không thể bị xét đoán bằng cuộc bầu
phiếu. Chúng ta sẽ bị phán xét xem chúng ta có chứng tỏ bằng hành động của chúng
ta hay không khi chúng ta nói “Tôi là người Công Giáo và Chúa Kitô là Thiên
Chúa và là Vua của tôi”.
4-
Điều thứ tư là điều
cuối cùng cần phải nhớ, nó chẳng vui vẻ gì khi phải nói ra. Giáo Hội Công Giáo
Hoa Kỳ từ hơn 40 năm nay đã không chu toàn tốt trách nhiệm của mình trong việc
kiến tạo ĐỨC TIN và LƯƠNG TÂM CÔNG GIÁO, thành thử bây giờ chúng ta đang gặt hái
hậu quả của việc chúng ta làm ngoài xã hội, trong gia đình và trong đời sống cá
nhân đang bị đảo lộn và phá sản. Chúng ta có thể thấy nhiều người tốt chứng minh
ngược lại điều tôi nói. Nhưng chúng ta có thể kể ra tên những người chứng minh
cho điều tôi nói không sai mà một số hiện đang làm việc và sinh sống ở
Washington D.C.[6]
Vấn đề là biết bao nhiêu lầm lỗi của
chúng ta đã chồng chất quá nhiều ở trong quá khứ mà hậu quả của nó chính là
tương lai trừ khi chúng ta biết nhận ra nó và sửa chữa. Sự thật là cử tri đoàn
Hoa Kỳ đang thay đổi cả về phương diện luân lý đạo đức lẫn tuổi tác. Đừng kể
trường hợp những người công giáo biết cải đổi tâm hồn và tự nhận biết mình bê
bối. Chúng ta không phải chỉ tự đồng hóa mình với cái văn hóa gọi là “Hoa Kỳ”
hay văn minh thời đại, toàn cầu hóa mà chúng ta còn bị nó thu hút, cải biến và
tiêu hóa luôn. Lúc đó chúng ta không làm tròn bổn phận của chúng ta đối với
những thế hệ tương lai và cử tri đoàn. Sự hiện diện thực sự của người Công Giáo
trong đời sống người dân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục yếu dần và rồi biến mất.
Cứ mỗi lần có bầu cử là tôi lại nghe
những người Công Giáo than phiền là có quá nhiều vụ phá thai. Nhưng đó có phải
là tình trạng bắt buộc nó phải như vậy không? Một trong những xác định rõ ràng
nhất là người Kitô hữu thời sơ khai khác biệt với những người ngoại và văn hóa
của họ là “tôn trọng sự sống con người”, và đặc biệt “ từ chối phá
thai”. Chúng ta không thể nhận mình là Công Giáo mà lại lảng tránh và nhân
nhượng để cho người ta giết hài nhi vẫn còn trong bụng mẹ. Chúng ta không thể
nhận mình là “Công Giáo” mà lại đồng ý tán thành “Phá thai, Phò lựa chọn /
Abortion, Pro-choice” cùng một lúc mà không nhận lãnh trách nhiệm về việc mình
làm cùng hậu quả việc giết hài nhi. Chúng ta không thể nói xuông về những chương
trình giảm phá thai mà không hành động một cách tận lực để có thể thay đổi luật
lệ giết hài nhi. Là người Công Giáo, chúng ta phải tin rằng mạng sống con người
đã được thánh hóa. Nếu chúng ta thực sự không tin là đứa nhỏ trong bụng mẹ là
con người khi mà sự sống bắt đầu thì chúng ta không thể tự dối mình, dối người
và dối cả Chúa và hãy nói rằng “Tôi không phải là Con Người”.
Giáo huấn xã hội của Công Giáo vượt
qua cả vấn đề phá thai. Ở Hoa Kỳ chúng ta còn nhiều vấn đề khẩn cấp cần phải để
ý, từ việc cải tổ vấn đề di dân đến y tế, vấn đề nghèo đói và vô gia cư.[7]
Giáo Hội tại Denver và toàn thể Hoa Kỳ đã hứa làm những chuyện đó. Nhưng chúng
ta cần phải làm tốt hơn nữa để giúp những phụ nữ có vấn đề khi mang thai. Các
giám mục Hoa Kỳ đã áp lực trên những người lãnh đạo quốc gia về vấn đề này từ
hơn 30 năm nay. Thà rằng chúng ta bỏ tiền ra giúp đỡ những phụ nữ mang thai bất
đắc dĩ đó được mẹ tròn con vuông, có nghề nghiệp công ăn việc làm, đứa con được
nuôi dưỡng đàng hoàng còn hơn là bỏ tiền ra để cho phép và tài trợ những hành
động giết người một cách thầm kín hoặc công khai. Chúng ta không thể kiến tạo
một xã hội bằng máu của những đứa trẻ chưa được mở mắt chào đời. Quyền được Sống
là một quyền căn bản của con người tức nhân quyền. Nếu chúng ta làm ngơ như
không biết tới nó thì sớm muộn các quyền lợi khác của chúng ta cũng sẽ bị chính
trị hóa và chiếm đoạt.
HY VỌNG / ĐỨC CẬY
Một trong những từ mà chúng ta nghe
đến nhàm tai trong cuộc vận động tranh cử tổng thống Hoa Kỳ vừa qua là “HY
VỌNG”. Tôi thấy từ “Hy Vọng” là danh từ duy nhất trong Anh ngữ mà người ta
thường dùng một cách sai lạc tệ hại hơn cả từ “TìnhYêu”. Đôi khi người ta dùng
nó một cách rỗng tuếch để phân bua giã lả, thí dụ như câu nói: “Tôi ‘hy
vọng’ hôm nay tôi không nói điều gì quá ngu xuẩn”. Nhưng đối với người
Công Giáo, hy vọng là một nhân đức tức Đức Cậy, nó không phải là một sự chống
chế có cảm tính hay làm bộ giả hình nhân đức hoặc tuyên truyền chính trị tranh
cử nhất thời. Từ nhân đức / Virtue do từ tiếng La tinh là VIRTUS mà ra, có nghĩa
là sức mạnh và can đảm. Hy Vọng Thực thì không có cảm tính. Nó
chẳng có nghĩa gì để mà lạc quan tếu như trong những cuộc vận động tranh cử. Hy
Vọng bao gồm / đòi hỏi và là cốt lõi / cột trụ của những ai tin tưởng. Vì vậy,
ít nhất là đối với người Kito hữu, Hy Vọng đòi hỏi chúng ta phải tìm cho ra câu
trả lời đích đáng cho vấn đề hay một chọn lựa khó khăn trong cuộc sống khi phải
nói “Không, chúng ta không thể làm điều thất đức này được” thay vì
“Có, chúng ta có thể làm được…”
Bảy mươi năm về trước văn hào nổi
tiếng người Pháp là Georges Bernanos đã viết tiểu luận “Bài giảng của một tên
bất khả tri[8]
vào ngày lễ kính thánh Teresa thành Lisieux” Bernanos đa nghi kinh khủng đối
với chính trị nhưng lại yêu mến Giáo Hội Công Giáo vô cùng. Ông rất mực công
minh. Ông chẳng thích phe tả mà cũng chẳng ưa phe hữu. Ông lại có óc khôi hài
châm biếm rất sắc bén đối với những người tỏ vẻ thoải mái, những kẻ tự mãn và
những người dửng dưng hững hờ làm bộ ta đây là người Công Giáo, cả giáo dân lẫn
giáo sĩ.
Trong câu chuyện của ông, ông tưởng
tượng “Điều mà bất cứ một người bất khả tri xứng đáng nào có trí thông minh
trung bình cũng có thể nói được, nếu chẳng may một dịp bất khả kháng nào đó mà
cha xứ cho phép anh ta đứng trên tòa giảng mà giảng vào ngày lễ kính thánh nữ
Teresa thành Lisieux”:
Anh chàng bất khả tri nói trên tòa
giảng như sau:
“Anh em thân mến, rất nhiều người
chẳng tin gì cả mà lòng họ lại không trai đá như các anh em tưởng tượng….Nhưng
khi chúng ta tìm kiếm Chúa Kito ở trên thế gian này thì chính anh em phải tìm và
chỉ có anh em mà thôi…..Chính anh em là những Kito hữu được tham dự vào bản tính
Thiên Chúa như trong phụng vụ nói. Chính anh em, những “người có bản tính Thiên
Chúa”, đã là đại diện của Chúa ở trên dương thế này từ khi Chúa Kitô về trời
….Anh em là muối của trần gian, nếu thế gian mất vị muối thì tôi phải quở trách
ai đây?....Tân Ước thì luôn luôn hiện đại trẻ trung, còn anh em thì lại quá
già…..bởi vì anh em không sống với niềm tin của anh em; niềm tin của anh em đã
ngừng hoạt động, đã chết rồi”.
Bernanos không ưa những học giả,
những tay kênh kiệu và những tên đạo đức giả. Ngược lại, ông tin tưởng ở những
bông hồng tươi thắm nhỏ bé như nữ thánh Teresa thành Lisieux, người đã chống đỡ
Giáo hội và biến cải thế giới bằng sự thánh thiện, đơn sơ, hồn nhiên với một đức
tin nhiệt thành nồng cháy. Đó là một hồng ân mà mỗi người chúng ta phải cầu xin
thì sẽ được, nếu chúng ta có lòng can đảm chọn lựa nó và hành động theo nó. Chỉ
có những ai thực sự biến cải, thay đổi thế giới mới là thánh nhân mà thôi. Mỗi
người chúng ta có thể là thánh nhân, nhưng chúng ta cần phải ước muốn và bước
theo những bước đường dẫn đưa tới đó.
Bernanos đã có lần viết là chủ nghĩa
lạc quan tếu về một thế giới hiện đại, gồm cả những loại “chính trị dựa vào hy
vọng” nó giống như một người đi qua nghĩa địa vừa đi vừa huýt sáo một cách thản
nhiên. Đó chẳng qua chỉ là một hình thức thay thế hoặc che đạy một hy vọng thực
bằng “một loại ‘hy vọng’ ích kỷ, tự cô lập, tách biệt mình ra khỏi những
nỗi bất hạnh, đau khổ khốn cùng của người khác một cách xảo quyệt” bằng cách
tỉnh bơ làm bộ suy nghĩ về những tiến triển gì đâu đó. Hy vọng thực “cần phải
tranh đấu mới có được. Chúng ta chỉ đạt được hy vọng bằng sự thật với một cố
gắng và nhẫn nại phi thường…..Hy Vọng là một nhân đức / virtus có nghĩa là sức
mạnh, một quyết chí và can đảm anh hùng. Và một hình thức cao nhất của Hy Vọng
là chiến thắng, vượt qua nỗi tuyệt vọng”.
Bất cứ ai không nhận ra được nỗi
tuyệt vọng ở cái thế giới ngày nay thì có lẽ nên đi ngủ. Từ HY VỌNG dùng trên
những tờ quảng cáo vận động tranh cử làm cho chúng ta hứng khởi một chút xíu vì
tưởng rằng công lý gần kề, nhưng thế giới thực thì vẫn rách nát khi mà liều
thuốc mê hoặc đó tan đi[9].
Chúng ta chỉ có thể đạt được hy vọng qua sự thật. Điều đó có nghĩa -kể từ lúc
Chúa Giêsu nói: “Ta là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”-.thì bất cứ ai
cũng có thể nói được “Chúa Giêsu Kito là Vua”. Đó là một tuyên cáo chính trị rất
quan trọng.
Chúng ta phục vụ Caesar / chính quyền
một cách đầy đủ khi mà chúng ta đã phục vụ Thiên Chúa trước. Chúng ta vinh danh
ca tụng tổ quốc đất nước chúng ta bằng cách sống Niềm Tin Công Giáo của chúng ta
một cách lương thiện và quyết liệt, tuyên xưng biểu lộ nó ra trước công luận và
công chúng không cần bàn cãi, phân trần hay xin lỗi. Chúng ta là những công dân
của Nước Trời trước tiên, bởi vì Chúa đã thương yêu trần gian quá mức đến độ sai
con một người xuống cứu chuộc chúng ta….Vì vậy cuộc sống của người tín hữu Kito
giáo có thể tóm gọn như sau: Chúng ta càng yêu Chúa một cách chân thật đúng với
Niềm Tin của chúng ta bao nhiêu thì chúng ta phục vụ đất nước chúng ta thực sự
bấy nhiêu.
ĐÔI LỜI KẾT
Để kết thúc bài viết, xin được trích
lời Đức TGM Charles Chaput trong lời mở đầu cuốn sách “Hãy trả lại cho Caesar…”:
- Ai coi việc Tin Chúa là quan
trọng –Đức Tổng Chaput nói- thì sẽ không giữ Đức Tin cho riêng mình. Nếu
họ có bất đồng ý kiến về một vấn đề gì thì họ sẽ không ngồi yên cấm khẩu. Họ sẽ
hành động để thực hiện điều họ tin cho dù có phải trả giá đắt cho thanh danh hay
sự nghiệp của họ. Dĩ nhiên theo lẽ bình thường, họ phải tôn trọng ý kiến khác
biệt của những người có niềm tin khác với họ. Nhưng đối với người Công Giáo, lẽ
bình thường đó không có nghĩa là họ phải ngậm miệng trong những cuộc tranh luận
trước công chúng về những vấn đề nhân bản nền tảng. Đức Tin Kito giáo luôn luôn
có tính cách cá nhân nhưng không bao giờ nó là của riêng của bất cứ ai. Vì
vậy ý niệm ‘nhân nhượng’ hay ‘chịu
đựng’ làm cho Niềm Tin thu hẹp về riêng cho mình thành một thói quen hay một
quan niệm đến độ cảm thấy thoải mái dễ chịu khi yên lặng không lên tiếng trước
công luận về những vấn đề luân lý đạo đức, nhân phẩm, nhân quyền thì không bao
giờ có thể chấp nhận được.
Đó phải chăng Đức Tổng cũng chỉ nhắc
lại ý của Chúa và các Thánh Nhân mà thôi: “Đức Tin mà không có thực
hành là Đức Tin chết” (Gc.2:17) “Nếu nói yêu Chúa mà không yêu tha nhân,
không đếm xỉa đến những đau khổ, bất công mà những người chung quanh, những
người ngoại đang phải gánh chịu là nói láo, nói dối” (1Ga 2: 4)
Cũng về những vấn đề thuộc con người,
đức đương kim Giáo Hoàng Biển Đức XVI đã phải cảnh cáo những người có trách
nhiệm mà “Không lên tiếng cảnh tỉnh, phản đối, lên án những bất công, những
vi phạm nhân vị, nhân quyền, nhân phẩm trong xã hội thì chẳng khác gì những con
chó câm”.
Sau bài này, chúng tôi sẽ có dịp bàn
về thông điệp thứ ba của ĐTC Biển Đức XVI “Bác Ái trong Sự Thật /
Caritas in Veritate” mới được tuyên đọc cho toàn thể CĐCG thế giới ngày
7-7-2009. Đây là một thông điệp sống mà James Stoner, giáo sư Chính trị học
thuộc Đại học quốc gia Louisiana đã phải nói: “Thông điệp này có sức mạnh
buộc người Công Giáo phải xuất đầu lộ diện, bước ra khỏi hầm trú ẩn”.[10]
Fleming Island, Florida
12-7-2009
NTC
[1]
RENDER UNTO CAESAR: Serving The Nation by Living our Catholic Beliefs in
Politic life. Tác gỉả: Charles Chaput, TGM Denver, Colorado. Xuất bản
2008.
[2]
Việt Nam chúng ta từ nguyên thủy cũng là một nước có tôn giáo. Dĩ nhiên
không phải là Công Giáo hay Tin Lành, nhưng tổ tiên chúng ta tin ở Trời.
Chúng ta thờ đạo Ông Bà, đạo Phật, đạo Lão, đạo Khổng, Nho giáo…Sau này
đạo Công giáo, Tin Lành …mới du nhập vào, nhưng tất cả mọi tôn giáo đều
dạy người ta ăn ngay ở lành, thờ cha kính mẹ, làm lành lánh dữ. Quan
niệm Thiện Ác của dân ta dù là Phật giáo hay Lão giáo, Khổng giáo, Công
giáo.…đều giống nhau, nằm trong khuôn khỏ 10 điều răn Đức Chúa Trời. Tất
cả mọi người đều tin tưởng là trên đầu chúng ta, tức trên trời có ông
Trời mà bây giờ ta gọi là Thiên Chúa.
[3]
Như đã biết Chính trị là thực thi quyền lực, sử dụng quyền của mình để
thi hành luân lý đạo đức, tức là “Công Lý, Công Bằng, Công Ích”. Đừng
hiểu lầm 2 tiếng Chính Trị. ĐTC Gioan Phaolo II đã nói rõ ý nghĩa hai
tiếng chính trị khi trả lời nhà báo Ý hỏi Ngài có làm chính trị không?
-Đừng hiểu chính trị theo
nghĩa hẹp. Giáo hoàng có bổn phận rao giảng phúc âm, mà trong phúc âm có
con người, tức có nhân quyền, nhân vị, tự do, nhân phẩm và lương tâm
cùng tất cả những gì thuộc về con người. Nếu tất cả những cái đó có một
giá trị chính trị thì tôi làm chính trị, vì tôi bênh vực con người (Ezio
Mauro e Paolo Mieli, G.P.II,La Stampa 04.03.91,p.2)
[4]
Theo quan niệm Đông phương, Nho giáo, Vua là đại diện Trời (Thiên Tử) để
cai trị dân bằng điều nhân nghĩa. Khổng giáo quan niệm Trời và Người
cùng đồng một thể, cho nên dân muốn thế nào là Trời muốn như vậy (Ý dân
là ý trời). Ông vua chỉ là một phần trong toàn thể, chỉ đại diện Trời
coi sóc dân để dân nước được an bình thịnh vượng yêu thương nhau. Nhưng
nếu vua làm điều gì trái lòng dân, tức là trái mệnh Trời thì sẽ bị Trời
trừ khử bởi tay người dân. Vua, tuy đại diện Trời, nhưng đối với dân lại
phải chịu hết trách nhiệm. Dân tuy chịu quyền của vua, nhưng vẫn có
quyền bắt vua phải theo điều nhân đức mà làm. “Thiên căng vu dân, dân
chi sở dục, thiên tất tòng chi”. Quan niệm xưa của ta cũng
đâu có khác quan niệm của Công Giáo bây giờ là: Đòi hỏi nhà cầm quyền
phải lấy nhân nghĩa mà trị dân, tạo điều công ích. Đó phải chăng là giới
hạn của Thiên Chúa cho phép ta không phải vâng lệnh chính quyền khi họ
làm điều thất đức, bất công, bất chính….
[5]
Giáo Hội có biết bao nhiêu là Thánh anh hùng tử đạo, VN chúng ta có hơn
160 vị chính thức được GH phong hiển thánh vì các ngài đã chấp nhận cái
chết vì Niềm Tin vào Chúa. Ở thời hiện đại, dưới chế độ CSVN cũng có
biết bao vị cả giáo sĩ lẫn giáo dân như HY Trịnh như Khuê, GM Nguyễn kim
Điền, cha chính Nguyễn văn Vinh, thày giảng Đỗ bá Lung, giáo dân Lâm
đình Túy….đã chết rục tù vì niềm Tin. Nhưng cũng có không ít những
người, lấy cớ này nọ để giữ yên lặng cho được yên thân, không dám mở
miệng phản đối tội ác và bất công xẩy ra trong xã hội.
[6]
Nhìn về Giáo Hội VN hiện giờ, người ta tuyên bố GH thăng tiến và phát
triển, nhiều người chịu phép rửa tội, lễ nhà thờ đông nghẹt người xem,
nhiều nhà thờ, cơ sở công giáo được xây dựng huy hoàng tráng lệ…Nhưng xã
hội VN, CĐCGVN thực chất thế nào? Tình trạng bất công, xã hội sa đọa,
tha hóa có khá hơn 30 năm trước kia không hay còn tệ hại hơn nhiều. Hậu
quả do đâu? Một chế độ xấu hay tốt là do chính người dân đã giúp cho
chính quyền có cơ hội trở nên xấu hay tốt.
[7]
Ở VN không phải không có những vấn đề như vầy. Nó còn tệ hại hơn nhiều.
và còn nhiều vấn đề khác nữa như tình trạng bất công xã hội, giàu nghèo
quá chênh lệch, trẻ con thất học, sống trên vỉa hè, ăn xin, xì ke ma
túy, nạn gái mãi dâm, tệ nạn buôn người….đã gây chấn động thế giới và
làm nhục quốc thể
[8]
Người đa nghi, cho rằng trí khôn con người không thẻ hiểu được những
điều cao siêu về Thiên Chúa ngoài những việc cụ thể trước mắt.
[9]
Chủ nghĩa CS / Marxit đưa ra một viễn tượng nghe thật tuyệt vời. Nó vẽ
ra một hình ảnh thế giới đại đồng trong đó mọi người đều bình đẵng,
không ai giàu hơn ai, mọi người đều là anh em đồng chí sung sướng thoải
mái, mọi sự đều là của chung. Mọi người đều làm việc theo khả năng mà
hưởng thụ thì theo nhu cầu. Sướng chưa? Làm ít mà lại được hưởng nhiều
nếu mình cần.. Sự thực ra sao? Hãy nhìn vào thế giới CSVN hiện nay xem
nó thế nào? Nó đã bị lột trần sự thật, nhưng người ta vẫn cố gắng biện
minh, vẫn cố vẽ tranh, tô sơn để che đặy những bất công thối nát tội lỗi
của nó ….
[10]
James Stoner: Encyclical forces Catholics out of the Bunker
|
VỀ MỤC LỤC |
|
ĐỐI VỚI THIÊN CHÚA, KHÔNG CÓ GÌ LÀ
KHÔNG THỂ LÀM ĐƯỢC !”
|
Quý độc giả Ephata và Giáo Sĩ Việt Nam thân mến,
Trong bài viết hồi đầu tháng 6, chúng tôi có kể câu chuyện về
cháu bé Giuse Ngô Quang Kiệt ở Sàigòn, một cháu bé được cứu
sống và đặt tên theo tên của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội. Lần này,
tôi lại xin kể chi tiết câu chuyện về một cháu bé khác được sinh
ra phía bên kia quả địa cầu, xứ sở Canada xa tít tắp. Thật ngạc
nhiên và vui vì cháu được đặt tên theo tên của cha Giuse Hồ Đắc
Tâm của DCCT chúng tôi, hiện đang du học tại Pháp.
Tôi phỏng đoán, ngoài lòng yêu mến cách riêng đối với Đức Cha
Ngô Quang Kiệt và cha Hồ Đắc Tâm, cha mẹ các cháu bé này cũng có
ý muốn dâng con mình cho Thiên Chúa trong Ơn Gọi Tu Sĩ Linh Mục
như một sự bày tỏ lòng tri ân đầm đìa nước mắt hạnh phúc ?!? Nếu
thật vậy thì quý hóa quá, không khéo các bài viết về Bảo Vệ Sự
Sống như thế này của tôi lại gợi ý cho nhiều gia đình Công Giáo
Việt Nam khác, từ nay sẽ chọn đặt tên con trai con gái của mình
theo tên của những vị họ hằng biết ơn và yêu mến, đặc biệt kỳ
vọng các cháu rồi đây lớn lên sẽ đi tu, hoặc sẽ trở thành những
người tử tế và hữu ích cho xã hội.
Chuyện bé Hồ Đắc Tâm
được mẹ cháu gọi điện từ Canada về kể đầu đuôi thế này:
Ba của cháu tên là anh Giuse Hồ Minh Khiêm, một thợ hàn sinh năm
1967, còn mẹ cháu, chị Maria Nguyễn Thị Trâm sinh năm 1970, làm
nghề thợ may. Trước đây gia đình thuộc Giáo Xứ Vườn Xoài, thứ
bảy bao giờ cũng về hành hương Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp Kỳ Đồng,
năm 1998 đi định cư tại Canada. Cách nay sáu năm, anh chị đã có
cháu bé trai thứ nhất tên là Giuse Hồ Đắc Nhân, lúc sinh được
3Kg700 dài 47cm. Hai năm sau, mang bầu cháu thứ nhì thì… có
chuyện !
Lúc cháu bé được 14 tuần thai, anh chị Khiêm Trâm vui vẻ háo hức
đi khám thai tại bệnh viện Vancouver. Không ngờ sau khi các bác
sĩ chọc nước ối, xét nghiệm gen và thử máu, kết quả thật choáng
váng: thai nhi dư một Nhiễm Sắc Thể ! Nếu dư ở cặp thứ
21, bé sinh ra bị hội chứng Down ( Down Syndrome, lấy theo tên
bác sĩ Landon Down người phát kiến và nghiên cứu về hội chứng
này từ thế kỷ 19 ), bé sẽ chậm phát triển tâm thần, khờ khạo ngu
ngơ suốt đời, khuôn mặt cứ như người Mông Cổ với đôi mắt xếch
nên trước đây người ta quen gọi là hội chứng Mongolism. Ở đây
không phải vậy, dư một Nhiễm Sắc Thể ở cặp thứ 20, nghĩa là bé
có đến 47 Nhiễm Sắc Thể, mà cứ theo luận điểm và tài liệu y khoa
thì như thế bé sẽ bị bệnh… tim bẩm sinh trầm trọng hoặc không có
cột xương sống, vô phương cứu chữa, coi như chết chắc !
Bệnh viện mời cha mẹ cháu đến thảo luận, phía họ có đến hai bác
sĩ chuyên về Huyết Học, các sinh viên thực tập về Sản Khoa và
Nhi Khoa, hai chuyên gia về Tâm Lý, một thông dịch viên Mỹ –
Việt. Bầu khí thật căng thẳng, kéo dài trong 3 giờ đồng hồ. Họ
cho anh chị hai tuần về nhà suy nghĩ trước thời điểm thai được
16 tuần, buộc phải chấm dứt sự sống, không thì sẽ không còn kịp
phá thai ( có lẽ luật Canada không cho phép phá quá 4 tháng tuổi
thai chăng ? ). Họ còn chú thích thêm là sự thường một em bé
được sinh ra chỉ đạt tỷ lệ hoàn hảo ( perfect ) cao nhất là 93%,
vậy mà cháu bé này chỉ được xê xích từ 88 đến 90%, dân Canada
phá bỏ đi là cái chắc ! Không biết dân Á Đông quyết định thế nào
?
Trời ơi, nói thế không khác gì kết án tử ? Ép mà không buộc !
Không chịu phá thai đi thì rõ là dại dột ngu dốt ! Hai tuần lễ
để suy nghĩ, phải nói đó là hai tuần lễ của dằn vặt ray rứt kinh
hoàng, hai tuần lễ ướt đẫm nước mắt bất an đối với anh chị Khiêm
Trâm. Bệnh viện cứ gọi điện thoại liên tục để thuyết phục phá
thai. Cuối cùng, Tình Yêu và Lòng Tin đã chiến thắng, cha mẹ
cháu dứt khoát không chọn theo đa số thường tình, họ lội ngược
dòng đời theo mách bảo của lương tâm Công Giáo.
Sau hai tuần lễ, trở lại bệnh viện Vancouver, anh chị Kiêm Trâm
trả lời: Dứt khoát không giết em bé cho dẫu sinh ra cháu có thế
nào đi nữa. Các bác sĩ Canada tròn xoe mắt ngạc nhiên, nhưng một
điểm còn đáng khen, đó là họ tôn trọng quyết định cuối cùng và
hoàn toàn tự do của đôi vợ chồng người Việt, họ tuyệt đối không
mắng nhiếc quát tháo theo kiểu một số bác sĩ phụ khoa, sản khoa
Việt Nam như chúng ta thường gặp tại các bệnh viện Nhà Nước.
Anh chị từ chối sẽ không về thành phố Vancouver để sinh tại bệnh
viện lớn và hiện đại hết mức, nhưng sẽ ở lại sinh ngay tại bệnh
viện nhỏ của tỉnh lỵ Surey nơi gia đình đang sinh sống, cách
Vancouver một giờ lái xe. Các bác sĩ lại ngỏ ý xin anh chị ký
giấy đồng ý sau khi sinh, cho họ xin cái nhau thai để mang về
xét nghiệm, anh chị nhận lời, dẫu sao đó cũng là một việc giúp
nghiên cứu y khoa có ích cho các trường hợp khác.
Trở về Surey, 5 tháng chờ đợi cho đến ngày sinh cháu bé là cả
một hành trình dài đằng đẵng cho đôi vợ chồng quả cảm. Tháng đầu
tiên là căng thẳng và đau khổ đến tuyệt vọng. Thế nhưng, nhờ cầu
nguyện, gia đình dần dần tìm được nơi nương tựa vững chắc là
Lòng Thương Xót của Chúa Giêsu. Chị Trâm kể cho tôi nghe qua
điện thoại, bây giờ đã qua được gần 4 năm rồi, mà giọng nói vẫn
pha lẫn nghẹn ngào nước mắt với niềm vui phó thác. Chị bảo: “Cha
biết không ? Con tự lấy làm kinh ngạc về chính mình, chồng con
anh Khiêm cũng thế, chúng con bình an đến lạ lùng ! Những người
biết chuyện cứ ngỡ chúng con lúc này sẽ buồn sầu kinh khủng,
chắc chắn sẽ đưa tới tình trạng suy sụp kiệt quệ cả tâm hồn lẫn
thể xác, không ngờ, vâng quả thật không ngờ, chúng con đã thanh
thản an nhiên làm việc, sống bầu khí gia đình với nhau, với bé
Nhân con trai đầu lòng. Vợ chồng chúng con biết rõ tất cả là nhờ
mình đã cầu nguyện ký thác trọn vẹn cho Thiên Chúa và Mẹ
Maria !”
Gần đến kỳ hạn, ngày 29.9.2005, chị Trâm vào nhà thương tỉnh lỵ
Surey nằm chờ, lần chuỗi Mai Khôi với Mẹ suốt từ 9giờ sáng đến
12 giờ trưa thì lên bàn mổ. Đúng 12 giờ 5 phút, cháu bé chào
đời, nặng 4Kg, dài 55cm, trội hơn bé anh mọi mặt dù sinh non hơn
1 tuần ! Anh Khiêm túc trực ngay bên cạnh giường, được đỡ lấy
con trai trên hai tay rồi trao sang cho chị Trâm, chị ôm lấy
con, mắt nhòa lệ niềm vui khôn tả, miệng bật lên bài Thánh Ca:
“Xin dâng lời cảm tạ, hồng ân Thiên Chúa bao la…” Bé anh
đã có tên là Hồ Đắc Nhân, Nhân thì đi đôi với Tâm, vậy bé em
được chọn tên là Hồ Đắc Tâm. Anh Khiêm còn tò mò gõ vào
Internet, nhờ Google tìm xem tên cháu trùng tên những ai, thì
biết có một cha DCCT cũng tên Hồ Đắc Tâm, chỉ khác cha tên Thánh
là Giuse, còn cháu tên Thánh là Tôma ! Chị Trâm tâm sự với tôi
rất chân thành: “Cha ơi, vợ chồng chúng con ao ước cháu lớn lên
sẽ theo cha Hồ Đắc Tâm đi tu DCCT !”
Cũng cần nói thêm là khi cháu lên ba, các bác sĩ ở Vancouver vẫn
thường xuyên theo dõi hồ sơ của cháu Tâm, họ mời gia đình đưa
cháu lên khám, chụp hình, cân đo kỹ lưỡng, lại lấy một tý da ở
lưng bé để xét nghiệm cái này cái kia. Gần như cả êkíp bác sĩ
xúm lại, trầm trồ kinh ngạc, họ không thể hiểu nổi tại sao như
thế như thế mà bây giờ sinh ra lại thế này thế này. Chính vị bác
sĩ đã từng mạnh miệng yêu cầu phá thai thì nay phải công nhận
mình đã… sai ! May mà đứa bé đã được giữ lại, được cứu sống ! Mà
sống khỏe hẳn hoi: 11 tháng biết đi, 16 tháng biết gọi ba gọi má
!
Bản thân tôi tò mò hỏi tại sao chị Trâm lại tìm ra tôi bên Việt
Nam để gửi Mail và gọi điện kể lể đầu đuôi, chị khoe gia đình có
họ gần với cha Philípphê Lê Văn Vui, cũng DCCT. Cha Vui không đi
xuất cảnh theo gia đình, chọn ở lại phục vụ một Xứ Đạo nghèo ở
tỉnh Quảng Nam, Giáo Phận Đà Nẵng. Tháng 5 vừa qua, cha Vui được
đi thăm gia đình bà con một vòng, ghé chơi nhà anh chị Khiêm
Trâm, bé Tâm thích cha Vui lắm, cứ đeo theo nghịch ngợm cho đến
khi cha mệt phờ. Cha Vui biết chuyện về bé thì bảo phải gửi Mail
cho cha Uy đi, cha Uy sẽ có thêm chứng cứ sống động về BVSS
để thông tin cho mọi người gần xa mà cứu được thêm bao nhiêu
trường hợp tương tự.
Thì ra vậy, câu chuyện liên quan đến mấy ông cha DCCT, đến tôi
là ông cha thứ ba rồi đó. Tôi hãnh diện được anh chị Khiêm Trâm
tin tưởng, tôi vui mừng ghi lại tất cả để kể qua các bài viết
trên Internet, qua các bài giảng ở Nhà Thờ. Cụ thể thứ hai tới
đây, 20.7.2009, buổi chiều lúc 14g, khi giảng trong Thánh Lễ cầu
nguyện cho các chị em đang mang thai tại Đền Đức Mẹ Hằng Cứu
Giúp Sàigòn, tôi sẽ cùng mọi người chắc tin và vững tâm ở hai
luận điểm chính yếu của tinh thần BVSS:
1. Dứt khoát không bao giờ phá thai. Không nên quá tin
vào người đời, vào các máy móc, dù hiện đại đến đâu vẫn luôn có
những sai sót vô tình và cả những nhẫn tâm cố ý. Biết đâu còn có
cả một chủ trương “giảm sinh tối đa” để kế hoạch hóa dân số,
nặng nhất là thúc ép xô đẩy người ta đến chuyện đành lòng phá
thai, từ khước chính đứa con vô tội của mình, nhẹ nhất cũng gây
cho gia đình người ta nỗi lo sợ, buồn sầu, khủng hoảng oan uổng
suốt từ khi nghe kết quả siêu âm cho đến khi sinh con khỏe mạnh.
2. Dứt khoát bảo vệ lấy Sự Sống là quà tặng vô giá của Thiên
Chúa. Hãy vững tin vào Thiên Chúa. Hãy nắm chắc lời cam kết
đoan hứa của Thiên Thần được cử đến với Mẹ Maria: “Đối với
Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được” ( Lc 1, 37 ).
Dẫu thực tế bào thai đang cưu mang có bị dị tật hoặc trục trặc
bệnh hoạn nào đi nữa, quyền năng yêu thương của Thiên Chúa vẫn
vượt lên trên mà chữa lành, hồi sinh tất cả nhờ lời cầu bầu của
Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Xin tạ ơn Chúa, biết ơn Mẹ. Xin cám ơn anh chị Khiêm Trâm và cám
ơn cả cháu bé Tôma Hồ Đắc Tâm, nhờ chứng tá của cháu mà chắc
chắn sẽ có thêm nhiều cháu bé khác được cứu sống !
Lm. QUANG UY, DCCT
|
VỀ MỤC LỤC |
|
THAM GIA XÂY
DỰNG PHÚC LỢI CỘNG ĐỒNG. |
(Suy niệm Tin Mừng theo Thánh Gioan (6,
1-15), Chúa nhật 17 thường niên năm B)
“Năm 1997, nhân dân Hàn Quốc, Malaixia đã
cùng nhà nước kiềm chế lạm phát bằng việc chủ động tiêu dùng
hàng nội, hạn chế tối đa dùng hàng xa xỉ từ nước ngoài. Hơn thế
nữa, rất nhiều phụ nữ của hai quốc gia nầy còn ủng hộ nhà nước
những đồ trang sức quý giá như vàng bạc, kim cương… để cứu vãn
nền kinh tế.
Những việc làm thể hiện lòng yêu nước sâu
sắc với ý chí tự cường mạnh mẽ nầy đã góp phần tích cực giúp Hàn
Quốc và Malaixia sớm vượt qua cuộc khủng hoảng tài chính trầm
trọng”
Sau khi nghe bản tin nầy, người bạn của tôi
bình luận: “Ở xứ người, khi gặp lạm phát, người dân ủng hộ vàng
bạc, kim cương và những đồ trang sức quý giá để cứu vãn quốc
gia; còn tại xứ mình, khi đất nước gặp lạm phát, việc đầu tiên
của nhiều người là đổ xô mua vàng, mua đô để thủ thân làm cho
tình hình kinh tế thêm tồi tệ. Chủ trương của một số đồng bào ta
là “sống chết mặc bây, tao no trước đã”. Nếu não trạng nầy không
được thay đổi, thì không bao giờ đất nước chúng ta theo kịp các
lân bang.”
Chúa Giê-su hiến thân xây dựng
phúc lợi cộng đồng
Mang lại phúc lợi cho cộng đồng nhân loại
là ưu tiên hàng đầu của Chúa Giê-su. Do đó, Người đã hạ mình
xuống thế, hóa thân làm người để phục vụ nhân loại và hiến ban
cả mạng sống mình cho muôn người được sống.
Trong ba năm bôn ba rao giảng Nước Trời,
Chúa Giê-su luôn sống vì mọi người và cho mọi người: “cho người
mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kể điếc được
nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng” (Lc 7,
22)
Qua Tin Mừng hôm nay, thánh Gioan giới
thiệu Chúa Giê-su là Đấng đặc biệt lưu tâm đến phúc lợi cộng
đồng. Người không dừng lại ở việc trao ban những lời đem lại
hạnh phúc và sự sống đời đời cho đoàn dân đông đảo đang theo
Người mà còn chăm lo cho cả cái bao tử trống không của họ nữa.
Chúa Giê-su mời gọi chúng ta tham
gia xây dựng phúc lợi cộng đồng.
Xây dựng phúc lợi cộng đồng là sự nghiệp
chung của mọi người, thế nên Chúa Giê-su không thực hiện một
mình mà còn kêu mời các môn đệ cùng tham gia vào việc nuôi ăn
đoàn dân đông đảo đang theo Người ngày hôm ấy.
Trước hết Chúa hỏi Phi-líp-phê, để mời gọi
ông cùng chung lo với Người: "Ta mua đâu ra bánh cho họ ăn đây?”
Ông Phi-líp-phê đáp: "Thưa, có mua đến hai
trăm quan tiền bánh cũng chẳng đủ cho mỗi người một chút."
Bấy giờ môn đệ thứ hai là An-rê vào cuộc:
“Thưa Thầy, ở đây có một em bé có năm chiếc bánh lúa mạch và hai
con cá, nhưng với ngần ấy người thì thấm vào đâu! "
Thế là đứa bé sở hữu số thực phẩm nầy được
đưa đến với Chúa Giê-su. Người đã thuyết phục em chịu hy sinh
phần ăn quý hóa của mình cho tập thể. Thế là ngay cả trẻ con
cũng được Chúa Giê-su mời gọi góp phần cho phúc lợi của cộng
đồng.
Có lẽ đây là điều không dễ vì khi đói,
miếng bánh còn quý hơn vàng và thói đời vẫn cho rằng: “sống chết
mặc bây, tao no trước đã.” Vậy mà em bé nầy đã quảng đại trao
năm chiếc bánh lúa mạch và hai con cá nhỏ vào tay Chúa Giê-su.
Sau khi có sự tham gia của các môn đệ và
đứa bé, “Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, rồi phân phát
cho những người ngồi đó. Cá nhỏ, Người cũng phân phát như vậy”
Thế là phép lạ xảy ra: bánh và cá liên tiếp
được trao tay từ người nầy qua người khác, mọi người được ăn no
nê, “ai muốn ăn bao nhiêu tuỳ ý.”
Số phận cá nhân tùy thuộc vào số
phận cộng đồng
Số phận của mỗi tế bào trong cơ thể tùy
thuộc vào số phận của toàn thân. Khi thân thể lâm trọng bệnh thì
các tế bào cũng bị ảnh hưởng nặng nề và khi thân thể chết đi thì
các tế bào không thể nào tồn tại.
Cá nhân là những tế bào tạo thành xã hội
nên số phận của từng cá nhân hoàn toàn tùy thuộc vào số phận
chung của xã hội, của cộng đồng.
Khi các cá nhân góp công góp sức xây dựng
cộng đồng hưng thịnh hơn thì sẽ được hưởng nhiều phúc lợi do
cộng đồng mang lại.
Chính vì thế, “hiện nay các chiến lược
gia của các công ty lớn đều nhìn nhận rằng nghĩa vụ đóng góp cho
phúc lợi xã hội phải là một mục tiêu cốt lõi của công ty mình”
(theo lời Tiến sĩ Nguyễn Công Phú, Tổng Giám Đốc Cty Apave Việt
Nam & Đông Nam Á)
Ngồi chờ xã hội mang đến nhiều phúc lợi cho
mình mà không tham gia cống hiến cho cộng đồng xã hội sẽ bị chê
trách là ký sinh.
Ai biết hy sinh quyền lợi riêng để lo cho
lợi ích của tập thể là người có tầm và có tâm. Người biết vượt
ra ngoài vòng lợi ích cá nhân và gia đình để chăm lo cho phúc
lợi cộng đồng là người có nhân cách cao đẹp.
Và đó cũng là mẫu người mà Chúa Giê-su muốn
đào tạo qua nội dung Tin Mừng hôm nay.
Lạy Chúa Giê-su,
Xin dạy chúng con biết noi gương Chúa, học
với Chúa để trở nên người biết chăm lo cho phúc lợi của anh chị
em chung quanh mình. Amen.
Linh Mục Inhaxiô Trần Ngà
|
VỀ MỤC LỤC |
|
GIÓ MƯA LÀ BỆNH CỦA
TRỜI... |
Đêm
qua, ngoài vườn, trước khi vào giường ngủ, tôi thấy trên bầu
trời xanh thẫm còn lấp lánh ngàn vạn ánh sao. Vậy mà buổi sáng
thức dậy, mưa đã ướt đất. Trong đêm, mưa âm thầm đổ xuống và vạn
vật cũng âm thầm tắm mưa. Suốt buổi sáng, bầu trời u ám, trong
không khí nằng nặng có cái lạnh se sắt của những ngày cuối Đông,
khiến người ta thèm một lò sưởi nồng ấm củi than và một vài
người bạn cố tri. Tưởng rằng khí hậu sẽ kéo dài như vậy, nào ngờ
buổi trưa, bỗng nhiên mặt trời chói lọi, tung xuống vạn vật
những ánh nắng nóng cháy.
Nếu còn ở tuổi thanh
xuân, chắc nhìn cảnh nắng mưa bất chợt, tôi đã đọc thơ Nguyễn
Bính:
Gió mưa là bệnh của trời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng.
Thế nhưng bây giờ
tuổi xanh đã qua, tôi không còn thích chạy theo nắng gió, cũng
không thích mộng mơ với những tình cảm phiêu bồng. Thấy nắng
thấy mưa đổi thay trong chớp mắt, tôi nghĩ nhiều về cuộc đời, về
chính mình.
Mấy chục năm qua,
tôi đã sống cuộc đời tôi, và cũng mấy chục năm qua, tôi để tôi
hòa vào dòng đời trôi chảy. Tôi thấy cuộc đời cũng như nắng như
mưa. Có những đoạn đời sầu thảm như mưa gió sụt sùi, đi đâu ta
cũng bị ướt át rét mướt. Lại có khi mưa lớn đổ xuống, những ngọn
roi mưa quất vào mặt mũi, tay chân làm đau rát; đường thì xa mà
nhìn quanh không thấy đâu một người quen. Ngược lại cũng có khi
cuộc đời giống những ngày nắng ráo, vạn vật vui tươi, hình như
ai cũng ra phố đi dạo mua sắm, gặp nhau vui cười hớn hở.
Đó là cung cách cuộc
đời đối đãi với tôi, chiều chuộng hay bạc đãi đổi thay bất chợt.
Có khi tôi được đời đón tiếp niềm nở, trao ban nhiều tặng vật;
mà cũng có khi đời bỏ quên tôi, hất hủi tôi, nghiêm khắc, tàn
bạo và độc ác với tôi. Nếu sống cuộc sống có định hướng và nếu
là người có lí tưởng; tôi sẽ bất chấp nắng mưa, tiếp tục đi trên
con đường phải đi; tôi sẽ không lên kí hay sụt cân về những lời
khen tiếng chê , được hậu đãi hay bị bạc đãi mà chỉ cố gắng để
mỗi ngày một thêm hoàn thiện.
Tuy nhiên, tôi cũng
cần biết dựa vào hoàn cảnh để dễ thăng tiến hơn trong hành trình
tiến về đích điểm. Nếu trời nắng ráo, hoàn cảnh thuận lợi, tôi
cố gắng để đi nhanh hơn. Nếu trời gió mưa, điều kiện bất lợi,
tôi vẫn cố gắng, dù lòng có nặng hơn và bước đi có chậm hớn.
Cũng có khi trời dông bão hay lụt lội, đường đời hoàn toàn bế
tắc không thể tiến thêm được, tôi chấp nhận nghỉ ngơi. Chấp nhận
những giới hạn của mình trước hoàn cảnh là một thái độ khiêm tốn
và khôn ngoan. Khi không biết chấp nhận, người ta dễ trở thành
bất mãn, thất chí, hận đời. Khi chấp nhận nghỉ ngơi, tôi trở về
với chính mình, nhìn lại những bước đường đã đi qua, tìm ra
những lỗi lầm trong quá khứ để tránh khỏi trong tương lai. Tìm
gặp chính mình là một điều thích thú không kém gặp gỡ người nọ
kẻ kia, nếu không muốn nói đó là một niềm vui sung mãn và đằm
thắm hơn.
Những ngày mưa gió
của cuộc đời cũng là những ngày tôi cần bạn bè nhất. Một danh
nhân có nói: "Bạn bè giống như chim sẻ - Ngày nắng ráo, chúng
bay đầy phố, nhưng ngày mưa gió, chúng trốn đâu hết"! Tôi may
mắn hơn thế vì tôi có những người bạn, họ ân cần nâng đỡ tôi
trong những ngày trời nắng cũng như những buổi chiều mưa trong
cuộc đời tôi. Như thế, phải có những buổi chiều mưa gió trong
cuộc đời, tôi mới khám phá ra những người bạn tốt và mới
cảm nghiệm tình bạn đáng quí đến chừng nào.
Trong những chuỗi
ngày mưa gió của cuộc đời, tôi mong có được thái độ trông cậy,
tín thác vào Thiên Chúa, người Cha bao dung, độ lượng và rất mực
thương tôi; Ngài sẵn lòng bảo bọc, dẫn dắt tôi trong những lúc
đời tôi chịu cảnh mưa gió nặng nề mà tôi thì hoàn toàn yếu đuối
và thiếu thốn:
Trời mưa thì mặc trời mưa,
Tôi không
có nón Trời
đưa tôi về.
Trông cậy, tín thác,
nhưng tôi vẫn không ỷ lại. Tôi cố gắng với sức tôi, và Thiên
Chúa tôn trọng những cố gắng ấy:
Trời đưa đến gốc cậy đề
Trời để tôi đấy tôi về nhà tôi.
Nếu biết dựa vào
hoàn cảnh để thăng tiến, biết chấp nhận hoàn cảnh và sống trong
mọi hoàn cảnh một cách hữu ích, tôi sẽ không bị chi phối quá
nhiều vì hoàn cảnh. Trời nắng cũng như trời mưa, hoàn cảnh thuận
lợi hay bất lợi, tôi đều tìm được sự hữu ích và thích thú trong
hoàn cảnh ấy. Và điều đáng quí nhất là tôi tìm đước sự bình an,
món quà cao quí mà Thiên Chúa dành tặng cho những tâm hồn biết
tìm về miền tĩnh lặng.
Đó là những ngày
nắng, những chiều mưa của cuộc đời . Chuyện ấy cũng phần nào ảnh
hưởng đến cuộc đời tôi, nhưng không ảnh hưởng nặng nề cho bằng
chính những sáng nắng chiều mưa của chính con người tôi.
Bản thân tôi có
những ngày trời nắng. Đó là những khi tôi hân hoan phấn khởi;
những khi tôi thấy tâm hồn hướng thượng; những lúc tôi vươn mình
lên theo mặt trời chân lí; những khi tôi thấy mình dễ dàng cư xử
tốt đẹp với những người chung quanh: quảng đại, cảm thông, thứ
tha, ủi an, nâng đỡ. Ngược lại, cũng có khi trái gió trở trời
mưa dầm sùi sụt hay gió bão loạn cuồng. Đó là những khi tôi cảm
thấy buồn chán, thất vọng; những lúc tôi khó chịu với người
khác; những khi tôi bắt bẻ, cãi lí, xét nét; những lúc tôi tỏ ra
rất khó thương: ích kỉ, hẹp hòi, nghiêm khắc, tàn nhẫn, thô bạo;
những khi tói để cho cơn giận dữ bùng nổ và không còn kiểm soát
đuợc con
người
mình nữa.
Những cơn ''sáng
nắng chiều mưa'' của chính tôi đã ảnh hường nặng nề đến con
người tôi. Biết được sự yếu đuối, mỏng giòn, hay thay đổi và bất
toàn của mình, tôi cần tập kiểm soát chính mình, tập để tôi có
"khí hậu'' êm mát của mùa Thu, tươi vui của mùa Xuân, chứ không
gay gắt như mùa Hạ và lạnh lẽo như mùa Đông. Nếu tôi ý thức được
rằng chính tôi đem lại bầu khí cho những người chung quanh, tôi
phải luôn nhìn lại chính tôi để biết xem bầu khí tôi đang mang
có phải là bầu khí ôn hòa hay không. Môi truờng tôi sống, nói
riêng, và thế giới, nói chung, sẽ thật tốt đẹp và dễ thương, nếu
mỗi người đều mang đến cho nhau một bầu khí êm đềm, ấm áp.
Ngày xưa, người ta
không có trình độ văn minh kĩ thuật như ngày nay, thời tiết rất
là khó đoán. Cho dù người ta cũng biết dựa vào những hiện tượng
thiên nhiên: ''Chớp
Đông nhay nháy, gà
gáy thì mưa'', ''Thâm Đông hồng Tây, chẳng mưa dậy cũng gió
giật'' v.v... Nhưng
không phải khi nào người ta cũng tiên đoán đúng. Ngày nay, với
phương tiện kĩ thuật tối tân, người ta tiên đoán thật chính xác
tình trạng thời tiết trong những ngày sắp tới. Sự tiên đoán này
thật quan trọng để người ta tiến hành hay đình chỉ những công
việc, những chuyến đi, cũng như để hoạch định chương trình làm
việc trong nhiều lãnh vực.
Nếu tôi cũng biết
tiên đoán ''thời tiết'' của chính tôi, tôi sẽ tránh được rất
nhiều những chuyện đáng tiếc trong cách cư xử hay trong sự tiến
hành các chương trình, kế hoạch. Muốn làm được chuyện đó, tôi
luôn luôn phải sáng suốt nhìn lại chính mình, đó chính là cái
''trình độ kĩ thuật cao'' giúp tôi biết được chính tôi. Chỉ có
một điều khác giữa việc tiên đoán thời tiết trong vũ trụ vạn vật
với việc ''tiên đoán thời tiết'' của con người tôi. Đó là khi
tiên đoán thời tiết trong thiên nhiên, người ta biết để tránh
né, đề phòng, chứ người ta không thể thay đổi tình trạng thời
tiết đó được, hay nếu có thì rất ít. Còn khi biết tiên đoán
"thời tiết'' của chính tôi, tôi có nhiều cơ hội để không những
tránh né , đề phòng, mà còn thay đổi được chính tình trạng
''thời tiết'' đó nữa.
Bởi thế, tiên đoán "thời tiết" của con
người xét ra còn quan trọng và đem lại ích lợi nhiều hơn khi
tiên đoán thời tiết của thiên nhiên.
Sau buổi trưa nắng
ráo, chiều nay trời lại mưa sụt sùi. Chuyên viên khí tượng cho
biết cơn mưa sẽ còn kéo dài cho đến hết đêm mai, bầu trời sẽ có
nhiều mây xám. Không khí này sẽ khiến cho người ta cảm thấy lười
làm việc. Người ta nghĩ tới cái giường và chăn êm nệm ấm. Trời
mưa lạnh, cuộn mình trong chăn, ngủ một giấc mơ màng thì khống
còn gì thú vị hơn. Nhưng như thế thì công việc sẽ đình trệ.
Riêng cá nhân tôi, bao nhiêu bài phải viết, bao nhiêu tờ báo
phải hoàn thành, làm sao cuộn mình trong chăn trong buổi chiều
và buổi tối mưa lạnh sụt sùi này? Tôi tìm ra một thú vui khác:
để một cái máy sưởi điện nhỏ dưới gầm bàn và ngồi vào bàn máy,
suy nghĩ và viết. Cũng thú lắm. Tôi đã gọi điện thoại cho một
người bạn thân, tối nay anh ta sẽ sang nhà tôi. Và bên bếp lửa
nồng, anh với tôi sẽ uống với nhau một vài li rượu nho chính tay
mẹ tôi cất, nhắm với món cá nướng tuyệt vời. Chúng tôi sẽ ôn lại
những kí niệm và đọc thơ cho nhau nghe. Khi anh bán ra về, tôi
có thêm chất liệu và cảm hứng để tiếp tục viết. Đó chẳng phải là
một điều lí thú, mà là lí thú một cách hữu ích sao?
Tuy nhiên, cũng có
những người không có được hoàn cảnh may mắn như tôi. Trong những
ngày mưa gió lạnh lùng, họ không có hơi ấm của lò sưởi, không có
li rượu nho ngát thơm, không có người bạn cố tri để ngồi gần lò
sưởi mà tâm sự. Sự thiếu thốn đó có thể khiến cho họ bỏ dở những
công việc đang làm. Nếu tôi trong hoàn cảnh như họ, chắc tôi
cũng sẽ bỏ dở dang công việc như thế. Điều này khiến tôi không
được quyền tự hãnh về những việc làm có vẻ thành công hơn người,
lại càng không dám kinh thường những người xem ra thất bại trong
cuộc sống.
Tôi mong trong cuộc
đời, tôi luôn nhận ra rằng những ngày nắng cũng như những chiềụ
mưa đều là những đoạn đời tôi được sống trong sự quan phòng nhân
hậu của Thiên Chúa. Trách nhiệm của tối là tìm ra thánh ý của
Ngài khi Ngài gửi cho tôi những ngày giờ đó, để rồi sống cho đẹp
nhất là hữu ích nhất trong tất cả mọi đoạn đời. Khúc hát tôi
muốn cất lên trong trái tim tôi lúc này là:"Hát
khen Gia Vê, ngày mưa gió hay trời đẹp tươi.
Hát
mừng Gia Vê, khúc ca vui hay cung nhạc sấu..." (Thành
Tâm)
Nhà Văn Quyên Di |
VỀ MỤC LỤC |
|
SỐNG VIÊN MÃN BA LỜI KHẤN DÒNG
(tiếp theo) |
Tác phẩm NGƯỜI NỮ TU SỐNG TU ĐỨC TOÀN DIỆN
tác giả: Lm. Micae-Phaolô Trần Minh Huy pss
LỚP THẦN HỌC LIÊN
TU SĨ - TÒA GIÁM MỤC BÙI CHU (2008
- 2009)
CHƯƠNG VII : SỐNG VIÊN MÃN BA LỜI
KHẤN DÒNG
(tiếp theo)
B. BA LỜI KHẤN DÒNG
Ơn gọi vào đời
sống thánh hiến là triệt để đi theo Chúa Giêsu. Đó là lời
kêu gọi tới một sự biến đổi con tim nhân loại qua các Lời
Khuyên Phúc Âm. Ba Lời Khấn đụng chạm đến ba lãnh vực của con
người:
·
Tình cảm - Đức
Thanh Khiết
·
Sở hữu của cải -
Đức Khó Nghèo
·
Quyền lực - Đức
Vâng Lời
Mỗi người sống ơn
gọi tu sĩ đều trải qua kinh nghiệm sống cái tôi của mình, hoặc
đặt trọng tâm nơi mình hoặc đặt trọng tâm nơi Chúa, mà ta có
định hướng đúng hay định hướng sai lầm. Định hướng sai lầm đi
theo hình ảnh cái Tôi: khoái lạc, sở hữu của cải, địa
vị/quyền lực. Định hướng đích thực họa theo hình ảnh Thiên
Chúa: Thanh Khiết, Khó Nghèo, Vâng Lời.
Trong cả hai định
hướng này, chúng ta kinh nghiệm sự có mặt của những thúc đẩy của
con người tự nhiên: vui thích, tăng trưởng, cho đi và lãnh nhận.
Sự kiện này luôn mời gọi chúng ta hoán cải/thay đổi định hướng
cuộc sống: Mỗi quyết định trong cuộc sống nhằm mang đến một thay
đổi tốt đẹp hơn. Hoán cải là làm nổi lên một căn tính mới; là
làm cho chúng ta nhìn thấy thế giới trong một đường lối mới mẻ
và khác biệt; đồng thời mang lại một biến đổi triệt để cuộc sống
bản thân, tương tác với mọi mối tương quan.
I. LỜI
KHẤN VÂNG LỜI
1. Ý NIỆM DẪN
NHẬP
Trong luật của
thánh Biển Đức, vâng lời xem ra là một thành phần căn bản của
đời sống đan viện. Cùng với lòng kiên vững và sự hoán cải đời
sống, vâng lời là đối tượng của lời hứa hay lời khấn. Nội dung
của nó rất phức tạp. Vâng lời bao gồm: Giới răn của Chúa; Các
Phúc Âm; Đời sống chung.
Tuân phục tất cả
những cái đó là tốt về mặt luân lý cho ý muốn của vị bề trên hợp
pháp được coi như vị trung gian của Ý Chúa (đặc tính đầu tiên
của vâng lời tu sĩ).
Tuy nhiên quan niệm
này không có nền tảng Thánh Kinh. Thật đúng rằng Chúa Giêsu được
trình bày trong Tân Ước như kiểu mẫu của đức vâng lời:
·
Ga 4,34: “lương
thực của Ta là thi hành ý muốn của Cha”
·
Phil 2,8: Chúa Kitô
vâng lời cho đến chết”
·
Dt 5,8: “Ngài học
vâng lời…”
·
Lk
2,49tt: “con phải ở trong nhà của Cha con”
Nhưng đó là sự vâng lời Thiên Chúa, chương trình cứu độ của
Ngài, ý muốn của Ngài cho Chúa Giêsu. Ý muốn mà Chúa Giêsu khám
phá ra trong: Thánh Kinh; Các biến cố; Lời cầu nguyện.
Như
Chúa Giêsu, người tín hữu vâng lời Thiên Chúa xuyên qua cuộc
sống của mình, lắng nghe Phúc Âm như chính lời của Chúa Giêsu.
Đó là ý nghĩa của câu nói “ai nghe các con là nghe Thầy” (Lk
10,16), vì mỗi người phải vậng phục Phúa Âm (Rm 10,16) và lời
giảng đức tin (Rm1,5).
2. PHÂN BIỆT RÕ VÂNG LỜI VÀ TÙNG PHỤC
Từ
ngữ vâng lời được Tân Ước sử dụng trong cụm từ mối tương quan
của một người với Thiên Chúa, ví dụ sự vâng lời của Chúa Giêsu
đối với Chúa Cha.
Khi
đó là những mối tương quan giữa các con người với nhau thì ngữ
vựng vâng lời hầu như không bao giờ được sử dụng: người ta nói
đến sự tuân phục (nhất là thánh Phaolô)
Các
điểm qui chiếu về sự tuân phục trong thánh Phaolô:
·
Phải tuân phục trật tự được thiết định, tuân phục xã hội dân sự
(Rm 13,1tt)
·
Phải tôn trọng các cơ cấu gia đình (vợ chồng, cha mẹ, con cái):
Col 3,18-21; và các cơ cấu xã hội (chủ tớ): Col 3,22-24.
·
Trong cộng đoàn kitô, tuân phục lẫn nhau: Eph 5,21.
·
Đối
với những người lãnh đạo cộng đoàn, thay vì đòi hỏi sự tuân
phục, thánh Phaolô khuyến dục “họ hãy đặt mình phục vụ các thành
viên của mình”: 1 Cor 16,15-16.
·
Còn
đối với các thành viên, ngài ra lệnh rằng họ phải kính trọng các
vị lãnh đạo và nâng đỡ họ trong nhiệm vụ phục vụ của họ: 1 Th 5,
12-13; phải tùng phục những ai thực thi sứ vụ thánh và những ai
cộng tác với họ trong Giáo Hội: 1 Cor 16,16.
·
Như
thế không có chỗ nào trong Tân Ước xuất hiện ý tưởng rằng một
người có thể đòi hỏi sự vâng lời dưới bất cứ yêu sách xã hội
nào.
Trái lại, Chúa Giêsu nói cách rất thận trọng với tất cả những ai
có một chỗ đứng đặc biệt trong cộng đoàn kitô:
·
Họ
không nên hành động như những vị chúa tể, không thống trị, cũng
không độc tài (Mk 10,41-44).
·
Không tự cho mình các tước vị (là Cha, là Thầy v.v..): Mt
23,8-12.
·
Nhưng tốt hơn, phục vụ và rửa chân cho người khác: Ga 13,14-15.
·
Những điều này không vọng lại nhiều trong các cộng đoàn tu!
Vâng lời Thiên Chúa, thánh ý và kế hoạch của Ngài
như được diễn tả ra trong các Phúc Âm và trong giáo huấn kitô là
bó buộc cho tất cả những kẻ tin (mệnh lệnh kitô)
Các mối tương quan với con người và ở bên trong các
cộng đoàn được đặt trên sự chấp nhận lẫn nhau, tuân phục và trợ
lực (đó là bối cảnh sự tuân phục của một người đối với người
lãnh đạo của nhóm). Điều này áp dụng cho tất cả mọi người, chứ
không chỉ riêng cho tu sĩ.
Đàng khác, việc trình bày nhà lãnh đạo như vị trung
gian đặc ân cho ý muốn của Chúa trong cuộc sống cụ thể của người
tín hữu xem ra thiếu nền tảng Thánh Kinh.
Nếu đời sống thánh hiến thích nghi kiểu mẫu này thì
đó là từ văn hóa, lịch sử, chứ không phải từ Thánh Kinh (xem cấu
trúc phẩm trật gia trưởng Hy lạp tự do… Cấu trúc này tồn tại qua
dòng lịch sử và tìm được nhà trong các nền văn hóa vốn được cấu
trúc theo phẩm trật).
3. THỰC HÀNH VÂNG LỜI TRONG VIỄN ẢNH LỊCH SỬ
Bắt đầu với Sa mạc: việc thực hành đức vâng lời phát
triển hai thành phần được kể như các phương tiện để lớn lên:
·
Vâng lời như TỊCH LIÊU (Solitude): đòi buộc rằng người nào muốn
trở thành thầy dòng hay chị dòng phải sống ít năm dưới sự hướng
dẫn thiêng liêng của một tổ phụ hay tổ mẫu dày kinh nghiệm trước
khi đi vào tịch liêu.
·
Vâng lời như TỪ BỎ: hình thức khổ hạnh thiêng liêng.
Xem
ra khuynh hướng đan viện khởi thủy không tương ứng với tất cả
đường lối tu đức của Chúa Giêsu trong Tân Ước (đặc biệt dựa trên
một khía cạnh của đời sống Chúa Giêsu: cơn cám dỗ của Chúa Giêsu
ở trong sa mạc)
Trong Tân Ước, vâng lời trước tiên được xem như một phương tiện
tăng trưởng. Tân Ước không nói tới việc hãm dẹp ý muốn của một
con người, nhưng nói đến sự kết hiệp với ý muốn cứu độ của Chúa
Cha. Tân Ước không nói tới sự Tuân Phục, nhưng nói đến đức Vâng
Lời (lắng nghe)
Các môn đệ sẽ phải sẵn sàng cho những từ bỏ khó
khăn nhất, kể cả mạng sống nếu cần, nhưng chỉ khi họ được đòi
hỏi như vậy vì sứ mệnh của họ.
4. THẦN HỌC THÁNH KINH VỀ VÂNG LỜI
a. Chúa Kitô vâng lời Chúa Cha: việc
Chúa Giêsu chu toàn ý muốn của Chúa Cha, Đấng đã sai Ngài, là
thái độ thường xuyên của Ngài: Ga 8,29.55, một thái độ luôn luôn
lắng nghe là một nét đặc trưng của thần trí Chúa Giêsu.
Việc giải thích rằng Chúa Giêsu coi Torah như được
tóm tắt lại trong hai giới răn yêu thương chỉ rõ cùng một hướng:
Mt 22, 37-40. Trọn vẹn ý muốn của Chúa tập trung lại nơi Tình
Yêu.
Các qui tắc Cựu Ước về Mười Điều Răn (đạo đức học
của Torah) đơn giản là một lời mời gọi phát triển nhân tính của
một người được đầy đủ trong công bình, sự thật… Nó được sử dụng
như nguyên tắc chỉ đạo của lời mời gọi đầu tiên: mời gọi trở nên
một con người nhân bản. Những người Dothái theo văn hóa Hy lạp
cổ coi các qui tắc lễ nghi như những qui tắc nhân bản.
b. Đức Vâng Lời của người môn đệ: cũng cùng
thái độ căn bản đó phải được tìm thấy căn rễ nơi đời sống của
các môn đệ Chúa Giêsu. Các môn đệ được qui cho là “những kẻ vâng
lời Ngài” (Dt 5,9)
Hiển nhiên rằng qua sự đổi chỗ từ Chúa Giêsu qua các
môn đệ, ý nghĩa của vâng lời thay đổi một phần. Nơi Chúa Giêsu,
vâng lời là việc chấp nhận ý Chúa Cha và sứ mệnh của Ngài. Còn
đối với các kitô hữu, Tân Ước nói về tuân phục:
Phúc Âm (Rm
6,17; 10,10; 1 Th 1,8; 1 Pt 1,22)
Ý muốn cứu độ của
Thiên Chúa được mạc khải nơi Chúa Giêsu đạt tới các môn đệ nhờ
giáo huấn của Phúc Âm được chấp nhận trong đức tin.
Đây không phải là
việc ứng xử luân lý, nhưng là của một thái độ tôn giáo: Vâng lời
của Đức tin, ví dụ sự trở lại của thánh Phaolô được định nghĩa
như “nhận biết ý của Chúa trong hành động lắng nghe Lời của Chúa
Kitô” (Cvtđ 22,14a).
Nơi thánh Phaolô,
luật mà các tín hữu phải vâng lời là luật của Thánh Thần, Đấng
ban cho chúng ta sự sống và làm cho chúng ta được tự do (Rm 8).
Thánh Phaolô lặp lại rằng Ngài là một tông đồ do Ý muốn của
Thiên Chúa (đoạn đầu của 1 và 2 Cor; Eph; Col và 2 Th 1)
c. Vâng lời
trong ơn gọi của mỗi người. Đời sống thánh hiến được khai
sinh từ hành động vâng lời Thiên Chúa, Đấng đã chỉ định một sứ
mệnh ở trong Giáo Hội. Hình ảnh Thánh Kinh của người môn đệ từ
bỏ mọi sự để vâng lời tiếng nói của Chúa Kitô và đi theo Ngài đã
là nguồn gợi hứng lớn lao cho đời sống thánh hiến, khởi đầu với
lối sống đan viện: thầy dòng là người biết lắng nghe Chúa ở
trong mình làm sao.
Như
vậy, đời sống tín hữu xuất hiện như là hậu quả của đức vâng lời
ý muốn của Thiên Chúa được biểu lộ ra trong Chúa Kitô: Ý muốn
của ơn cứu độ phổ quát. Trái lại, vâng lời đối với con người dứt
khoát được đặt ở mức độ thấp hơn, và từ ngữ “tuân phục” đã được
sử dụng.
Ý muốn
thần linh và vâng lời không ở trong cái ít áp bức nhất, nhưng
trái lại có tính cách giải phóng sâu xa nhất. Điều mà Thiên Chúa
muốn là sự sống và sự sung mãn của con người.
Không có nơi nào
trong Tân Ước có ý niệm khổ hạnh về đức vâng lời, nghĩa là từ bỏ
tự do của mình như là một giá trị tự nó. Sự từ bỏ một lợi ích
lớn có thể được đòi hỏi chỉ bởi sự trung thành với một lợi ích
lớn hơn: ý muốn cứu độ của Thiên Chúa, sứ mệnh, những đòi hỏi
của Phúc Âm, sự bình an của cộng đoàn. Trung thành với Chúa là
sự nhấn mạnh của vâng lời. Lời kêu gọi của Chúa là một lời mời
gọi phong phú với ba chiều kích: là con người, là kitô hữu và là
tu sĩ.
5. ĐỨc
Vâng LỜi Ở trong Thánh Kinh
a. Vâng
Lời như Lắng Nghe
Trong ý nghĩa Thánh
Kinh sâu xa nhất của nó, Vâng lời liên hệ với lắng nghe: “Hỡi
Israel, hãy lắng nghe” (đó là giới răn đầu tiên của Israel).
Chúng ta được kêu
gọi để lắng nghe Chúa khi Ngài nói, truyền thông, mạc khải chính
Ngài trong Thánh Kinh, trong giáo huấn của Giáo Hội, trong tha
nhân, trong các thời triệu, trong lương tâm và những kích động
của con tim chúng ta.
Như vậy, lắng nghe
có thể mặc nhiều hình thức, từ việc chấp nhận chính mình, qua sự
háo hức đi theo một tiếng gọi đặc biệt bên trong cộng đoàn kitô,
và sau cùng chấp nhận thời gian và cách thế của cái chết của
mình.
Lời nói của Samuel
“Lạy Chúa, xin hãy phán, tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe” (1 Sm
3,10) là thái độ và lời cầu nguyện căn bản, kéo dài suốt đời của
bất cứ người sống đời tận hiến nào.
Nhưng vấn đề của
Israel luôn luôn là sự không vâng lời. Sự không vâng lời đã mang
lại tai họa cho dân tộc họ. Sự không vâng lời được kể ngang hàng
với tội thờ ngẫu tượng (x. 1 Sm 15,22-23).
Mô hình của vâng
lời trong Israel là các ngôn sứ. Họ vâng nghe lời Chúa cả với
giá sự sống của mình. Chúa Kitô đi vào cùng phạm trù đó. Ngài đã
không vâng lời quyền bính tôn giáo và chính trị, nhưng đã vâng
lời Cha Ngài.
Vì thế, chúng ta
cần phải rất thận trọng khi nói về đức vâng lời. Truyền thống
Thánh Kinh không biết đến vâng lời quyền bính trần gian. Chỉ có
Gia-vê là Vua và Chúa của Israel. Dân chỉ vâng lời quyền bính
khi quyền bính vâng nghe lời Chúa. Đối tượng chính của đức vâng
lời là Lời Chúa, như đã được mạc khải trong Luật Môsê và các
tiên tri.
Tính cách bao gồm
rộng khắp của đức vâng lời cũng được thánh Phaolô nhấn mạnh
trong câu “vâng lời đức tin”: “Qua Ngài, chúng tôi đã
lãnh nhận ân sủng và sứ vụ tông đồ để rao giảng sự vâng lời đức
tin cho tất cả dân ngoại hầu tôn vinh danh Ngài” (Rm 1,5;
16,25-26)
Ở đây vâng lời rõ
ràng không phải là một nhân đức luân lý đặc biệt, nhưng là một
lời đáp trả trọn vẹn của con người với Tin Mừng đã được rao
giảng trong giáo huấn của các tông đồ. Sứ mệnh của thánh Phaolô
là đem dân chúng đến với Thiên Chúa trong sự qui phục đức tin.
Sự qui phục này
không có tính cách cưỡng ép, vì nó có thể bị từ chối. Nó là một
sự chấp nhận và đáp trả lại Lời cách tự do. Nó là kinh nghiệm
triệt để của sự hoán cải mà việc trở lại của chính thánh Phaolô
trên đường Damas có thể được coi là một mô hình. Rốt cục đối với
thánh Phaolô tin là vâng lời và vâng lời là tin, trong khi không
tin là không vâng lời và không vâng lời là không tin.
Trong Cựu Ước,
Abraham nêu gương cho cặp đôi đức tin-vâng lời này, cả trong
việc ông đáp lại lời mời gọi của Chúa (St 12,1-5) và trong việc
ông sẵn lòng hiến tế con trai mình là Isaac (St 22,1-18).
Nhưng kiểu mẫu
nguyên thủy của đức vâng lời kitô là sự vâng lời của con người
trưởng thành Giêsu đối với Chúa Cha:
-
“Lương thực
của Thầy là thi hành ý muốn của Đấng đã sai Thầy và chu
toàn công việc của Người” (Ga 4,34)
“Tôi không
thể tự mình làm gì; … điều tôi nhắm đến không phải là
làm theo ý của tôi, nhưng là ý muốn của Đấng sai tôi”
(Ga 5,30)
Trong khi
chu toàn ý muốn của Chúa Cha, Chúa Kitô trở nên “vâng
lời cho đến chết” (Phil 2,8; Dt 5,8), để lại cho chúng
ta gương mẫu hoàn hảo của sự vâng lời đầy yêu thương.
b. Kinh
nghiệm của Chúa Giêsu về Chúa Cha
Có một điều mà tất
cả các học giả Thánh Kinh đều đồng ý với nhau:
-
Chúng ta
không thể hiểu Chúa Giêsu, sứ điệp của Ngài, sứ vụ của
Ngài và cả cái chết của Ngài, nếu không kể đến mối liên
hệ duy nhất của Ngài với Thiên Chúa.
Linh đạo
của Chúa Giêsu nằm trong cốt lõi của truyền thống Dothái
cùng với sự say mê tìm kiếm ý Chúa trong mọi sự của nó.
Chúa Giêsu
trải nghiệm lại Thiên Chúa của Xuất Hành, vị Thiên Chúa
giải phóng, đem lại tự do, tái tạo, mang lại đời sống
mới và chỉ con đường đi tới một tương lai tốt đẹp hơn
còn chưa biết.
Kinh nghiệm
này đặt Chúa Giêsu vào trong truyền thống ngôn sứ: vị
ngôn sứ có khả năng thách đố bất cứ quyền bính nào, dù
là quyền bính của các vua chúa hay của các tư tế, vì
ngôn sứ vâng lời Thiên Chúa.
Chúa Giêsu
đã có thể thách đố quyền bính của các luật sĩ, thượng tế
và các biệt phái, vì Ngài cắm rễ sâu vào Cha Ngài.
Chúa Giêsu
kinh nghiệm Thiên Chúa như một người cha thấu cảm và
Ngài đã chia sẻ sứ điệp này với tất cả những ai đang cần
đến nó.
Bí quyết
của các xác tín, sự thấu hiểu, giáo huấn và đường lối
hành động của Chúa Giêsu lần theo kinh nghiệm liên đới
bền bỉ với Thiên Chúa. Kinh nghiệm này đưa Ngài tới liên
đới sâu xa với mọi người nam cũng như nữ và với thiên
nhiên.
Kinh nghiệm
về Chúa Cha làm cho Chúa Giêsu thành một con người duy
nhất được giải phóng, can đảm, không sợ hãi, độc lập,
đầy hy vọng, chân thật.
c. Ai vâng
lời Chúa Giêsu?
Chúa Giêsu có một
uy quyền, và lệnh Ngài truyền phải được vâng lời. Những kẻ vâng
lời Ngài là: ma quỉ, các bệnh tật, tội lỗi, gió và biển. Như
thế, Chúa Giêsu đòi được uy quyền trên sự ác, nhưng chúng ta
không thể nói rằng Ngài đòi được uy quyền trên các con người.
Chúa Giêsu không
đến để cai trị dân. Ngài đến để giải thoát họ khỏi sự lôi cuốn
của tội lỗi, lề luật và sự chết. Ngài làm cho dân hy vọng rằng
mọi sự có thể sẽ khác đi (tốt hơn), vì Thiên Chúa của Xuất Hành,
Người Cha thấu cảm ở bên cạnh họ, vì đối với Ngài mọi sự đều có
thể.
6. ĐỨc Vâng LỜi trong
hoẠt đỘng và lỜi dẠy cỦa Chúa Giêsu
“Vua chúa của
dân ngoại cai trị trên dân chúng và những ai thi hành quyền trên
họ thì tự gọi mình là ân nhân. Nhưng các con thì không được
giống như thế. Người lớn nhất trong các con hãy làm người nhỏ
nhất và người cai trị hãy làm như người phục vụ” (Mk
10,42-44).
Phêrô được trao cho
“chìa khóa Nước Trời” (Mt 16,13-19). Chúa Giêsu thổi hơi trên
các tông đồ và nói “Hãy nhận lấy Thánh Thần, các con tha tội cho
ai thì tội người ấy được tha, các con cầm buộc tội ai thì tội
người ấy bị cầm buộc” (Ga 20,22-23).
Như thế, Quyền bính
Chúa Giêsu ban ở trong sứ điệp và sự trung kiên rao giảng hay là
ở trong chính các tông đồ? Ai thừa kế các tông đồ? Tất cả tập
thể những người tin hay chỉ những người lãnh đạo kế vị trực tiếp
xuống từ các tông đồ? Sứ điệp chứng thực nhiệm vụ hay ngược lại?
a. Các cộng đoàn
Giáo Hội vào thời kỳ đầu
Không có mô hình
quyền bính rõ ràng trong các cộng đoàn Giáo Hội sơ khai. Các
cộng đoàn Giáo hội ấy tùy thuộc vào sự nuôi dưỡng của các tông
đồ lưu động, các ngôn sứ và các lãnh đạo địa phương do các tông
đồ lưu động cắt cử. Với thời gian, cán cân quyền bính được
chuyển giao cho các giám mục (episcopoi) và linh mục
(presbyteroi) địa phương.
Mỗi cộng đoàn Giáo
Hội hay nhóm giáo hội phát triển các đặc tính riêng của mình.
Tiến trình ấy có thể được thấy rõ trong các bản văn Tân Ước:
Không chuyên quyền mà cũng không dân chủ. Các cộng đoàn Giáo Hội
sơ khai phối hợp được cả hai yếu tố cùng phát triển cân bằng:
sức mạnh, quyền bính, quyền hạn của giới lãnh đạo và các yêu
sách của các tín hữu bình thường.
Chúa Giêsu Kitô có
thể lại đến sớm, không cần dựng lên hệ thống phẩm trật hay làm
phức tạp sứ vụ. Tính chất riêng biệt rõ rệt của Giáo Hội sơ khai
là chính những giải thích khác nhau và tương phản về đức tin ở
giữa những kẻ được đón nhận là thành viên của cộng đoàn kitô.
Tình trạng này vẫn xuôi chảy cho đến thế kỷ thứ hai và chẳng ai
quan tâm đặt vấn đề.
Tuy nhiên, về sau
quyền bính hướng tới Thần quyền: các thực tại quyền bính
tự khẳng định mình. Đức tin và trật tự được thống trị bởi chức
giám mục (Roma, Carthage, Ephêsô, Alexandria, và Antiochia). Mãi
cho đến thế kỷ thứ tư, xem ra đó là hệ thống được chỉ định để
điều hành toàn thể Giáo Hội.
b. Thánh Phaolô
bảo vệ quyền bính mình thế nào?
Cái mà thánh Phaolô
đòi hỏi công nhận ngài là một tông đồ chính là sứ điệp và phẩm
chất đời sống của ngài: “Tôi không khoe khoang, vì tôi không
muốn bất cứ ai có ý nghĩ cao hơn về tôi do kết quả mà y có vì đã
nhìn thấy việc tôi làm và nghe tôi nói” (2 Cor 12,7).
Ngài không do dự
kết án sự tôn sùng cá nhân, thầy dạy giả và chủ nghĩa độc đoán:
“Anh em đành chịu người ta áp chế, cấu xé, tước đoạt, đối xử
ngạo ngược và tát vào mặt” (2 Cor 11,20).
Có một mồi liên hệ
chặt chẽ giữa lời kêu gọi, sứ điệp và hạnh kiểm. Ơn kêu gọi, dù
là chủ quan, cần phải được thử nghiệm: đương sự có sống trong
Thánh Thần không? Giáo huấn chính thống phải được cân nhắc bằng
truyền khẩu và cả chữ viết. Về hạnh kiểm -trong nhiều trường hợp
phải có tiêu chuẩn rõ ràng- phải bao hàm không chỉ một tiêu
chuẩn cao về luân lý cá nhân, mà còn về tình huynh đệ chân thật
nữa.
7. ĐỨc Vâng LỜi trong
đỜi sỐng tU SĨ
Sự vắng mặt của đức
vâng lời trong đời sống đan viện khởi thủy: Nhìn vào lịch sử, sự
kiện trước tiên nổi lên là đời sống thánh hiến bắt đầu không có
sự người tín hữu này vâng lời một tín hữu khác. Tịch liêu
(solitude) là cấu trúc căn bản của đời sống ẩn tu. Người được
thánh hiến đầu tiên được gọi là “thầy dòng”, “người sống đơn
độc”, vì trải qua đời mình một mình hay cũng được gọi là “ẩn
sĩ”, “người sống cách biệt, xa khỏi mọi người”. Để tìm ý Chúa,
vị ẩn sĩ chỉ có cuốn Thánh Kinh.
Đức vâng lời xem ra
không được đề cao như là một nét căn bản của đời sống đan viện,
cả với những thầy dòng mà đời sống tịch liêu có chế giảm cách
nào đó và định kỳ có gặp gỡ với thầy dòng khác (một nửa ẩn sĩ).
Nếu có trải qua một
thời gian với một thầy dòng khác (một kiểu Nhà Tập) thì chỉ là
để học trở thành một thầy dòng, nghĩa là một người sống đơn độc
một mình. Tương quan thầy trò này thường là tạm thời: sự vâng
lời chấm dứt khi nhà tập chấm dứt. Người tự cai trị lấy mình,
theo đúng chính lương tâm của mình, là một thầy dòng. Như vậy vị
thầy dòng thực sự là một ẩn sĩ: đơn độc.
a. Vâng
Lời Như Sự Từ Bỏ
Các ẩn sĩ đã khám
phá thấy rằng đôi khi những đau khổ và hãm xác khủng khiếp của
mình đầy phù phiếm và kiêu ngạo. Nhờ thế họ trở nên ý thức rằng
sự khổ hạnh lớn nhất là cái gì nội tâm hơn, đó là ý muốn của họ.
Cần làm cái trái ngược mà họ mong muốn hay bắt chính mình tùng
phục ý muốn của người khác. Như thế, đức vâng lời như sự từ bỏ
tự do cá nhân.
Chúng ta đối mặt
với một quan niệm về vâng lời được gọi là “tùng phục”, chứ không
phải vâng lời được gọi cách thích hợp như “lắng nghe, nghe lời”
(“Cá không ăn muối cá ươn, con cưỡng [không nghe lời] cha mẹ
trăm đường con hư”). Quan niệm này xem vâng lời như sự từ bỏ ý
riêng và hậu quả là một hình thức tu đức khổ hạnh. Các thầy dòng
đầu tiên rất coi trọng sự khổ chế thân xác (ăn chay, chế dục,
canh thức, làm việc tay chân nặng nề v.v…). Bây giờ họ chuyển
sang một khổ hạnh thiêng liêng mà tột đỉnh là từ bỏ ý riêng.
Từ bỏ là cốt lõi
của nền tu đức kitô. Hậu quả của Tinh thần nhị nguyên: Chúa một
bên và dân một bên, Chúa đối nghịch thế gian, vĩnh cửu đối
nghịch thời gian, tinh thần đối nghịch vật chất, linh hồn đối
nghịch thân xác… là người ta càng vươn tới Chúa khi càng lìa bỏ
thế giới đàng sau; Thể xác càng yếu đi thì linh hồn càng mạnh
hơn; Sự không dính bén bản thân đạt tới trình độ cao nhất của nó
trong sự từ bỏ ý riêng.
Giáo thuyềt về vâng
lời – tùng phục như sự từ bỏ ý riêng đạt tới đỉnh cao của nó
trong Luật của Vị Thầy với những ý nghĩa đặc biệt. Vị thầy xem
ra rất bi quan đối với sự tín nhiệm mà một người có thể đặt vào
sự phán đoán riêng của mình. Ý riêng, tự do cá nhân phải được
hãm dẹp. Nhiều khi lý do vị thầy đưa ra cho vài qui tắc hay cấm
đoán đơn giản chỉ để ngăn ngừa thầy dòng khẳng định chính mình.
Thầy dòng phải vâng lời để từ bỏ ý riêng của mình.
Tân Ước không nói
đến việc hãm dẹp ý riêng, nhưng nói đến việc kết hiệp với ý muốn
cứu độ của Chúa Cha; hay nói cách khác, không nói đến tùng phục
mà nói đến lắng nghe. Các môn đệ phải sẵn sàng cho những từ bỏ
khó khăn nhất, ngay cả mạng sống nếu cần, nhưng chỉ khi nào sự
việc đòi hỏi họ phải như thế. Cái làm nên người môn đệ không
phải là lìa bỏ, nhưng là đi theo.
b. Vâng
Lời Như Bác Ái
Thánh
Pachomius (292-346) và cộng đoàn của ngài
Các đồ đệ
thánh Pachomius trải qua từ đời sống bán ẩn sĩ đến đời sống cộng
đoàn nhờ họ dần dần khám phá ra giá trị của sự hiệp thông kitô,
nhưng vẫn giữ kiểu mẫu cộng đoàn Giêrusalem. Nhóm đồ đệ thánh
Pachomius vượt qua vài khủng hoảng làm cho họ hiểu được giá trị
của trật tự trong cộng đoàn để bảo vệ mối hiệp nhất của cộng
đoàn trong đức ái.
Khi vài
“làng” đồ đệ thánh Pachomius đông hơn cả ngàn thành viên thì sự
cần thiết của kỷ luật và tổ chức rất được nhấn mạnh. Tuy nhiên
các đồ đệ thánh Pachomius đã không nhấn mạnh về phương diện giáo
thuyết đến đức vâng lời và cũng không cho nó một giá trị tu trì
lớn lao.
Thánh
Basil (331-379) và cộng đoàn của ngài
Các tu sĩ
sống thành từng nhóm nhỏ, với Phúc Âm là luật duy nhất. Nhóm
những người nam luôn được gọi là “huynh đoàn” và các thành viên
được gọi là “huynh đệ.” Đức vâng lời nhắm tới đời sống huynh đệ
và các kiểu mẫu là nhóm môn đệ quanh Chúa Giêsu, cộng đoàn
Giêrusalem và các cộng đoàn của thánh Phaolô.
Trong cộng
đoàn thánh Basiliô, Bề trên không phải là đầu của thân mình (chỉ
có Chúa Kitô là đầu), nhưng chỉ là mắt (mắt không cai trị, nhưng
hướng dẫn), dù bề trên là người thứ nhất trách nhiệm về cộng
đoàn.
Thánh
Augustine (354-430) và cộng đoàn của ngài
Ngài thiết
lập cộng đoàn linh mục sau khi thụ phong Giám mục. Trung tâm đời
sống theo Phúc Âm của họ là đức ái, con tim của cộng đoàn kitô
đầu tiên.
Vai trò của
quyền bính lúc ấy là gì? Bác ái huynh đệ có lẽ đủ để duy trì sự
bình an trong cộng đoàn, nhưng khi có khó khăn nổi lên thì một
quyền bính sẽ can thiệp cách khôn khéo. Không có luật của uy
quyền nhưng là một dịch vụ bác ái. Các anh em/ chị em sẽ vâng
lời không như tôi tớ, mà như những con người tự do.
Thánh
Phanxicô
Cộng đoàn
thánh Phanxicô cùng đường hướng với thánh Basiliô: Phúc Âm mang
họ lại với nhau và Phúc Âm sáng tạo nên huynh đoàn. “Bề trên”
phải là và được gọi là thừa tác viên: ngài phục vụ. Mọi anh em
sẽ vâng lời và phục vụ lẫn nhau, vì “như đó là sự vâng lời đích
thực và thánh thiện đối với Chúa Giêsu Kitô”
c. Vâng
Lời Như Lắng Nghe
Ý niệm này
bắt nguồn từ đời sống đan tu ở trong sa mạc, trong đó các ứng
sinh chọn cho mình một người lớn tuổi đã được khai sáng để dạy
dỗ mình trên con đường của Chúa Thánh Thần (linh hướng). Từ sự
kiện này mà có ý tưởng nguyên thủy về cộng đoàn như chỉ là tình
trạng chuyển tiếp, như sự chuẩn bị cho đời sống ẩn sĩ hoàn hảo.
Ý niệm vâng
lời này tìm được diễn tả cao nhất của nó trong Luật của Thầy
(RM, Regula Magistri) và Luật của các đan sĩ Biển Đức (RB,
Regula Monasteriorum of St. Benedict) của thánh Biển Đức
(470-547). Các luật này định nghĩa đời sống tu viện như phục vụ
lẫn nhau dưới Luật và viện phụ. Kết quả là vai trò của viện phụ
được giải thích như là then chốt trong tất cả đời sống đan viện.
Đặc quyền của viện phụ là giảng dạy, quyết định và ra lệnh.
Trước hết, viện phụ là thầy/chủ, nhưng ngài phải dạy dỗ và lãnh
đạo bằng hành động của mình hơn là bằng lời nói.
Cha linh
hướng/mẹ linh hướng được thể chế hóa. Không còn là lúc sự thánh
thiện cá nhân của họ khêu gợi lòng tín nhiệm và thuyết phục kẻ
khác tin rằng họ nói lên giáo lý trung thực của Chúa Kitô (như
các giáo phụ sa mạc), nhưng bây giờ họ là hiện thân của Chúa
Kitô và có thẩm quyền nói nhân danh Chúa Kitô cách cụ thể, vì họ
là đầu của đan viện.
Luật của Vị
Thầy cũng cố gắng bảo vệ sự hiện hữu trong Giáo Hội của hai phẩm
trật: phẩm trật của các Giám mục và phẩm trật của các viện phụ.
Cá nhân mỗi thầy dòng tìm biết và thực thi ý Chúa hiện diện
trong Thánh Kinh. Luật là cách đọc và tổng hợp đúng đắn Thánh
Kinh cho thầy, và viện phụ là người giải thích đúng về Luật theo
tiến trình từ trên xuống: Thiên Chúa-Thánh Kinh-Luật-Viện
phụ-Thầy dòng.
Luật của Vị
Thầy nói rằng Chúa Kitô nói qua viện phụ, hay tốt hơn nữa, viện
phụ/viện mẫu là người giải thích và là người trung gian của
truyền thống linh đạo đối với từng cá nhân. Từng cá nhân thành
viên của đan viện lắng nghe Lời Chúa chứa đựng trong Thánh Kinh,
thấm nhuần Luật, luôn mở lòng cho giáo huấn của truyền thống do
người đứng đầu tu viện trình bày. Đầu thực thụ của các đan sĩ là
Chúa Kitô, nhưng viện phụ “hành động thế Ngài” và đại diện Ngài
ở giữa cộng đoàn.
d. Vâng
Lời Vì Sứ Vụ Tông Đồ
Các hậu quả
phát sinh từ việc đặt vâng lời làm trọng tâm cho sứ vụ tông đồ
là yếu tố trung tâm của các Dòng Tu hiến dâng cho việc ấy:
·
Trước hết đặt đức vâng lời
nối kết với sứ mệnh Phúc Âm hóa của Giáo Hội,
·
Do đó có nhu cầu hiệp thông
với phẩm trật: Không chỉ có quyền bính của Bề trên, mà quyền
bính của Giám mục, của Giáo Hoàng cũng phải quan tâm.
·
Đức vâng lời không được xem
như một giá trị khổ hạnh, nhưng đúng hơn là một phương tiện đặc
ân của sứ mệnh phải chu toàn trong Giáo Hội.
Các tu sĩ
Phanxicô
Thánh
Phanxicô là một trong những người đầu tiên liên kết đức vâng lời
với sứ vụ tông đồ. Ngài đã từ bỏ giàu sang để tận hiến cho “Đức
Mẹ Nghèo” (Madonna Poverta) và để săn sóc người bệnh, không thu
mình trong một đan viện. Sau đó, dù không là linh mục, Ngài đã
bắt đầu giảng thuyết. Quanh Ngài, huynh đoàn đã được khai sinh:
“Các anh em hèn mọn”
Trong một xã
hội mà người ta muốn làm “bề trên” và trong Giáo Hội mà tất cả
mọi người theo Phúc Âm đều là “anh em”, tu sĩ Phanxicô muốn
không chỉ là “anh em” mà còn “hèn mọn”: là những anh em kém hơn
để phục vụ mọi người.
Ý tưởng
nguyên thủy của vâng lời là khiêm hạ và phục vụ. Tuy nhiên, đúng
trình tự, Phanxicô đã chuyển tới vâng lời có tính cách giáo luật
hơn. Ngài sẽ thay đổi ý tưởng về đức vâng lời.
Cuối cùng,
hai kiểu vâng lời giữ lấy chỗ cùng thời gian: vâng lời có tính
cách Phúc Âm của huynh đoàn và vâng lời để hành xử đúng theo
Luật.
Các tu sĩ
Đa Minh
Nhiệm vụ và
mối bận tâm của các nhà giảng thuyết (Đaminh) là Lời Chúa, được
sống trong hiệp thông huynh đệ chặt chẽ, suy niệm và cử hành
trong học hỏi và phụng vụ, loan báo cho đến tận cùng thế giới.
Bề trên là
trung tâm ý chí năng động của huynh đoàn. Bề trên được cộng đoàn
bầu lên và kiểm soát, nhưng mọi người hứa vâng lời ngài. Thật ý
nghĩa khi công thức tuyên khấn của Đaminh là hứa vâng lời người
đứng đầu Nhà Dòng. Sự vâng lời này nằm trong viễn ảnh sứ vụ của
tất cả cộng đoàn.
Thánh
Ignatius Loyola (1491-1556)
Theo thánh
Ignatiô, các tu sĩ Dòng Tên phục vụ Đức Giáo Hoàng ở bất cứ đâu
trong Giáo Hội, ăn mặc như các linh mục khác, với sự tự do cá
nhân lớn lao bên trong một Nhà Dòng được cấu trúc mạnh mẽ.
Đức vâng lời
căn bản hướng tới coi sự hữu hiệu của Nhà Dòng như một phương
tiện cho việc Phúc Âm hóa trong Giáo Hội. Ý niệm đức vâng lời
nhằm đến sứ vụ này làm cho tất cả đời sống cộng đoàn được đức
vâng lời tác động và cấu trúc, và đức vâng lời này đóng vai trò
hết sức quan trọng.
Đối với
Ignatiô, đức vâng lời phải trọn vẹn và vô điều kiện. Phải vâng
lời Bề Trên không phải vì Bề Trên khôn ngoan, tốt lành hay có
nhiều tài, nhưng vì bề trên thay mặt Chúa và quyền bính của Chúa
(Thư về đức vâng lời 3). Đức vâng lời này có ba cấp độ:
§
Chỉ chu toàn
bề ngoài: không đáng được gọi là nhân đức.
§
Sự tùng phục của ý muốn: phù hợp
với ý muốn của Bề Trên.
§
Sự tùng phục của phán đoán: cái gì
Bề Trên truyền lệnh là tốt nhất cho những kẻ vâng lời (Thư về
đức vâng lời 14).
Theo Ignatiô, các
tu sĩ Dòng Tên phải nhìn thấy Chúa trong con người của Bề Trên.
Họ phải sẵn sàng biện minh cho ý muốn của Bề trên, giả thiết và
tin rằng mọi mệnh lệnh đều đến từ Ý muốn của Chúa, và vì thế
phải vâng lời một cách “tối mặt.” [“Thầy vâng lời tôi, không
phải vì tôi có một đặc sủng hay vì tôi làm gương sáng cho thầy.
Thầy vâng lời tôi vì tôi là bề trên của thầy. Bây giờ tôi đang
tại nhiệm. Thầy hiểu chưa? – Vâng ạ!]
Và kiểu vâng
lời này phải được đưa vào thực hành bởi các cấp dưới trong tương
quan với các Bề Trên địa phương, bởi các bề trên địa phương vói
các bề trên Giám tỉnh, bởi các bề trên Giám tỉnh với Bề Trên Cả,
và bởi Bề trên Cả với Đức Giáo Hoàng (Thư về vâng lời 20).
Tu sĩ Dòng
Tên trước hết liên hệ với Bề trên, chứ không phải với cộng đoàn,
và qua Bề trên với toàn thể Hội Dòng: Đức vâng lời hoàn toàn có
tính cách hàng dọc. Mối tương quan với các Bề trên và Hội Dòng
như là một toàn thể là rất mạnh mẽ, nhưng tương quan với cộng
đoàn thì yếu. Do đó một tu sĩ Dòng Tên có thể đi làm sứ vụ một
mình, nếu được Bề Trên sai đi (điều này hoàn toàn không thể hiểu
nổi trong các hình thức đời sống thánh hiến khác: các tu sĩ phải
sống cộng đoàn, được sai đi từng hai người, nhất là các nữ tu).
Sự vâng lời
Đức Giáo Hoàng là mục đích của lời khấn thứ tư của một số tu sĩ
Dòng Tên, không phải tất cả; chỉ các linh mục và những ai được
Bề trên chỉ định; nhưng các bề trên và những ai có một trách
nhiệm quan trọng được bầu chọn và chấp nhận phải tuyên lời khấn
thứ tư này. Mục đích của lời khấn thứ tư này là để tu sĩ Dòng
Tên luôn có thể đi bất cứ đâu mà Đức Giáo Hoàng sai họ (Const
VII,1).
Quyền bính
tối thượng thuộc về Tổng Công Nghị bầu chọn Bề Trên Cả và bàn
cãi những công việc khác. Nhưng loại hội họp này rất hiếm hoi,
thường chỉ khi nào Bề Trên Cả qua đời. Quyền cai trị thông
thường của Hội Dòng thuộc về Bề Trên Cả, với sự giúp đỡ của Ban
Cố Vấn để ngài tham khảo mà không buộc phải theo ý kiến của họ.
Bề Trên Cả bổ nhiệm tất cả các Bề trên, kể cả các bề trên địa
phương, và ngài có thể quyết định trực tiếp trên mỗi tu sĩ Dòng
Tên mà không cần các trung gian. Có một sự tương tự sâu sắc giữa
Bề Trên Cả của Dòng Tên với Đức Giáo Hoàng.
Tuy nhiên,
kiểu vâng lời này tự nó là một phương tiện chứ không phải mục
đích. Nó được tác động bởi sự hữu ích tông đồ, chứ không đơn
giản bởi một bó buộc hay một sự hoàn thiện, nhưng trong đức tin
nó có một ý nghĩa tu trì, khổ hạnh và cả thần bí. Vì thế đường
lối sống bên trong Dòng Tên không giống như chế độ độc tài: việc
đối thoại là luôn luôn có thể.
8. ĐỨC
VÂNG LỜI TRONG CÁC TU HỘI ĐỜI
Đức Vâng Lời trong
các Tu Hội Đời thuộc về đặc sủng của huynh đoàn đời mà các thành
viên phải sống riêng biệt chứ không phải trong một cộng đoàn.
Không có một cộng
đoàn cơ cấu hữu hình, nhưng có mối hiệp thông thiêng liêng rõ
ràng giữa các thành viên của Tu Hội Đời. Có một sự tùy thuộc
thiêng liêng từ một linh hứng chung, mỗi người được hoàn toàn
độc lập để cùng nhau quyết định trong các vấn đề của tu hội.
Chúng ta có thể nói
rằng đức vâng lời của tu hội đời trước hết là vâng lời tinh thần
đã định nghĩa và khai sinh huynh đoàn. Nó là một sự vâng lời của
linh hứng, chứ không có tính cách pháp lý.
Trong bối cảnh này,
một người điều hành đóng vai dấu chỉ của đặc sủng và của toàn
thể huynh đoàn. Sứ vụ của người điều hành là trở nên chứng tá
cho huynh đoàn đặc sủng, và nếu cần, làm cho mọi người trung
thành với đặc sủng; người điều hành bảo đảm căn tính thiêng
liêng của tu hội.
Đặc sủng của một
người thánh thiện sáng tạo nên một cộng đoàn: Những người đi
theo tập hợp lại quanh người. Phúc Âm sáng tạo nên cộng đoàn
huynh đệ.
9. CÁC CHIỀU
KÍCH CỦA VÂNG LỜI
Vâng Lời là một đặc
sủng của Chúa Thánh Thần tác động lên tự do của chúng ta, từ từ
đồng nhất chúng ta với Chúa Kitô, vâng phục ý Cha và phục vụ mọi
người, đồng thời thúc đẩy chúng ta yêu thương “với tất cả linh
hồn và đời sống chúng ta.”
Tất cả mọi sinh
hoạt con người đều cần một bối cảnh và hướng tới một mục đích.
Chúng ta hãy xem đức Vâng Lời được mở ra và thực hiện trong
những chiều kích nào.
a. Chiều kích
truyền giáo và chính trị của đức vâng lời: Đời sống và hoạt
động của tu sĩ trực tiếp hướng tới những người bị áp bức và bị
gạt ra ở bên lề, gánh lấy hoàn cảnh của họ và phục vụ họ, chiến
đấu cùng họ vì các quyền lợi và sự giải phóng của họ, và khi
cần, hiến dâng mạng sống mình cho công lý. Tu sĩ sẻ chia đức
vâng lời truyền giáo của Chúa Giêsu sẽ tìm được sức mạnh phục vụ
yêu thương, đẩy mạnh công cuộc truyền giáo, dù đôi khi phải
đương đầu với những cản trở của quyền lực thế gian.
b. Chiều kích
cộng đoàn của đức vâng lời: Cùng với anh chị em của chúng ta
trong cộng đoàn thiết lập trật tự, một đời sống chung cộng đoàn
đích thực của sự cộng tác, đồng trách nhiệm, cam kết thực hiện
một dự án chung của sứ mệnh để cùng với anh chị em của chúng ta
trong đức tin thiết lập một cộng đoàn đích thực của những người
môn đệ của Chúa Giêsu. Vì “chỉ có một linh hồn” nên cần thiết
lập những cộng đoàn ở đó có sẻ chia đời sống chung, phân định,
quyết định và phục vụ, hầu làm cho sứ điệp của Chúa Giêsu trở
nên khả tín. Tác vụ quyền bính đến từ cộng đoàn và cho cộng
đoàn.
c. Chiều kích
thần bí của đức vâng lời: Thiên Chúa là gốc rễ của
mọi sự. Tu sĩ say mê vâng theo ý Chúa, thông hiệp với đức vâng
phục của Chúa Giêsu, vâng lời như là đức tin vào Chúa (Abraham,
Maria), để Chúa kiện toàn ý muốn của Ngài nơi chúng ta. Khi vâng
lời là chúng ta biểu lộ tình yêu của chúng ta đối với Chúa, biết
rằng lệ thuộc vào ý Chúa và phục vụ Nước Chúa là con đường để
đạt được sự sung mãn cá nhân cũng như cộng đồng xã hội.
d. Chiều kích
sinh học của đức vâng lời: Hơn ai hết, tu sĩ sống giao ước
với cả tạo thành, đi vào tương quan với tạo thành, trở nên người
quản lý của tạo thành, chăm sóc thiên nhiên khi nó bị đe dọa. Từ
khước một sự thống trị độc đoán lên thiên nhiên, cũng như bất cứ
hình thức phá hoại và nô lệ hóa nào đối với môi trường sinh
thái.
e. Chiều kích
biểu tượng, tiên tri và chứng tá cánh chung của đức vâng lời:
Sống đức vâng lời theo gương Chúa Giêsu là ký ức sống động về
Chúa Giêsu, đối kháng trước quyền lực thế gian, báo trước thực
tại cánh chung khi ý Chúa đang được kiện toàn trong mọi sự. Theo
đường lối này, chúng ta trở thành “hình tượng sống động” của
Chúa Giêsu, Đấng không đến để được phục vụ nhưng để phục vụ;
người tu sĩ cũng trở nên hình tượng sống động của hình ảnh Giáo
Hội, tôi tớ của tình yêu, và tiên tri của cuộc giải phóng vượt
quá mơ tưởng giới hạn của con người (utopia) của Nước Trời.
f. Vâng lời như
là “lắng nghe và mở rộng tai” cho tiếng nói của Chúa: Trong
ý thức tôn giáo, vâng lời là thái độ thực hành của việc lắng
nghe Lời Chúa. Trong viễn ảnh thần học, vâng lời qui về mối liên
hệ mà một con người duy trì với Chúa: lắng nghe Lời Chúa và sống
theo thánh ý Ngài. Những mẫu gương tuyệt hảo của kiểu vâng lời
đó là các ngôn sứ.
g. Đức vâng lời
của tu sĩ như đặc sủng: Ai có thể vâng lời thánh ý Thiên
Chúa? Làm sao có thể được? Điều đó có thể được nếu người ta được
Chúa Thánh Thần tác động. Đức vâng lời của người kitô là một đặc
sủng, một quà tặng đến từ Chúa Thánh Thần. Không ai trong chúng
ta với nỗ lực riêng của mình có thể vâng lời, tùng phục ý muốn
của Chúa Cha như Chúa Giêsu, nếu người đó không được Chúa Thánh
Thần tác động.
h. Đức vâng lời
của tu sĩ như trách nhiệm: Vâng lời của tu sĩ là sự tham dự
vào đức vâng lời của Chúa Giêsu Kitô, nhờ quyền năng của Chúa
Thánh Thần. Vì thế họ được mời gọi lấy Chúa Giêsu làm luật của
đời sống mới trong tự do của họ. Họ được mời gọi cho đi các kế
hoạch cá nhân, mơ ước và khát vọng của họ, và ôm ẳm lấy sứ điệp
Nước Trời, là thứ mà Chúa Giêsu đã sống và chết vì nó. Quả thế,
Chúa Giêsu đã vâng lời ý Chúa Cha và trả giá bằng cái chết của
Ngài. Vâng lời của Chúa Giêsu mang lại hoa quả cứu độ. Vâng lời
của Chúa Giêsu không để cho luật, các thể chế, các ý thức hệ,
cũng chẳng để cho vương quốc trần gian. Vâng lời của Chúa Giêsu
là để cho Nước Thiên Chúa.
II. LỜI
KHẤN KHÓ NGHÈO
1. TÌM MỘT ĐỊNH
NGHĨA ĐÚNG
Ngày nay, chúng ta
hiểu phải Sống Khó Nghèo là sống một cuộc đời giản dị, bằng lòng
với những gì mình có, và lưu tâm đến điều kiện sống của đa số
dân chúng ở chung quanh mình.
Khó nghèo là một
đời sống thanh thoát, không dính bén, sống không chỉ cho dân
Chúa là những người được kể như “những người nghèo của Gia-vê”,
nhưng là sống với họ, chia sẻ thân phận và cuộc sống của họ.
Ta có thể hiểu được
ý nghĩa của đức khó nghèo từ cuộc sống tận hiến của chính Chúa
Giêsu và qua cuộc sống của nhiều vị thánh, chẳng hạn như thánh
Phanxicô At-xi-di, Mẹ Têrêsa Calcutta, v.v.. Chúa Kitô đã mặc
lấy hình hài một con người, sống trong một gia đình nghèo của
con người ở Nazareth như bất cứ ai khác. Ngài chẳng cần cuộc
sống nghèo khó đó cho Ngài, nhưng Ngài đã tự hạ và đã soi sáng
cho hàng triệu triệu người bởi đời sống giản dị của Ngài.
Những người đã trải
qua nhiều năm ý thức chiến đấu, bây giờ sống đức khó nghèo trở
thành một phần của đời sống họ. Họ chỉ mua những gì thực sự cần
thiết cho cuộc sống. Họ đã học chỉ mua những gì họ cần chứ không
phải mua những gì họ muốn. Họ cũng ngưng chồng chất thêm các vật
dụng trong phòng. Thật phong phú khi sống một cuộc đời thanh
thoát.
2. NhỮng bẢn văn Thánh Kinh cẦn đỌc:
·
Mk 6, 7-13
·
Mt 10,1-16
·
Lk 9,1-6
·
Lk 10,1-12
·
1Cor 9,12
·
Cvtđ 2, 44-45
Theo các nghiên cứu
chú giải hiện nay, giáo huấn Phúc Âm về đức khó nghèo có thể
được gom lại trong ba trục chính:
-
Người nghèo
là những khách hàng đặc ân của Chúa: họ được công bố là
“được chúc phúc” vì Thiên Chúa can thiệp để chấm dứt
tình trạng nhục nhã và khốn cùng của họ (x. Magnificat
và Tám Mối Phúc Thật).
-
Đặt tin
tưởng không đúng chỗ vào Tiền bạc/Giàu có (x. Mt 6,24;
Lk 16,13-14; Cvtđ 5,2-4)
-
xuất hiện như một
vị chúa tể giả,
-
đối thủ cạnh tranh
với Chúa
-
cám dỗ và lừa dối.
-
Của cải vật
chất phải được dùng để chia sẻ:
-
phải được đặt làm
của chung (Cvtđ),
-
chia sẻ với người
nghèo
-
Việc từ bỏ vật chất
căn bản được nhìn trong viễn ảnh hiệp thông/chia sẻ, một yêu
sách của việc đi theo Chúa Giêsu.
-
Việc từ bỏ vật chất
không bao giờ được nhìn theo quan điểm khổ chế.
3. ĐỨc khó nghèo Ở trong CỰu ƯỚc
a. Khó
nghèo trong bối cảnh xã hội của nó
Kinh nghiệm
sa mạc là một lý tưởng (Tv 68,8-11; Dnl 15,4). Đó là thời của
đức nghèo khó tập thể và tình liên đới sâu xa. Rồi cuộc định cư
ở Canaan đã mang lại sự phân chia đất đai giữa các bộ tộc, chi
phái và gia đình. Các vấn đề xã hội bắt đầu xuất hiện.
Thế kỷ thứ
tám trước Công nguyên đã mở ra một giai đọan khủng hoảng xã hội
đặc biệt nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng xem ra bắt nguồn từ tiến
trình đô thị hóa với việc phát triển các mối liên hệ với các
quyền lực ngoại bang và việc bành trướng nền cai trị của vua,
cùng với việc gia tăng nhiều viên chức cao cấp… Các tiên tri
thời ấy đã mạnh mẽ chống lại sự xa hoa của những người quyền
thế, cả ở Israel (Am 3,12.15; 4,1; 5,11; Hos 7,5; 8,14), cả ở
Giuđa (Is 2,7.13-16), và chống lại cái ách nặng đè xuống trên
người nghèo.
Vào cuối thế
kỷ thứ 8, sự can thiệp của Assyria đã triệt hạ vương quốc Israel
(năm 721) và làm tan nát vương quốc Giuđa (Is 22,8-11; 2 V 16,8;
18,14-16). Tình trạng ấy đã đem lại bần cùng hóa cho dân, nhất
là người nghèo. Rồi đến thời kỳ Giêrusalem bị phá hủy (587-586)
và lưu đày sang Babylon. Chỉ có người nghèo được để lại.
Cuộc lưu đày
trở về năm 537 bắt đầu một thời kỳ khắc khổ. Dân từ Babylon trở
về phải vất vả xây dựng lại một đền thờ khiêm tốn (Hg 2,3; Ez
3,12), trong khi người Samaria lân cận lại chống đối việc tái
thiết của họ (Ez 4; Neh 3,23-4,2). Người Dothái nghèo gặp phải
nạn đói phải bán con làm nô lệ để có lương thực sống và trả thuế
cho nhà vua (Neh 5,1-5).
Sự cách biệt
giữa giàu nghèo ngày càng lớn. Herođê Cả đã đánh thuế quá cao vì
lối sống phung phí và xây cất dinh thự của ông. Sách Khôn Ngoan
mô tả sự nghèo khó đó: lười biếng (Pr 6,6-11), chuyện vô tích sự
(Pr 14,23), chạy theo những chuyện phù phiếm (Pr 28,19), tìm
kiếm lạc thú (Pr 21,17; 23,20-21). Chúng ta không thể không nghĩ
rằng lịch sử lặp lại cho thời chúng ta đang sống hôm nay.
b. Nghèo
khó như một hình phạt
Phản ứng đầu
tiên của người tôn giáo cổ thời đối diện với nghèo khó là giải
thích nó trong sơ đồ phần thưởng tạm thời: Nghèo khó là một sự
dữ, vì thế nó là một hình phạt, do đó giàu có được coi như phúc
lành của Chúa: Abraham (St 13,2) Isaac (St 26,13-14), Giacob (St
30,43).
c. Gương
xấu của Nghèo khó
Israel cũng
nhận thấy rằng người nghèo không luôn luôn là người có tội, cũng
như người giàu không phải luôn luôn là kẻ công chính (x. Mi
6,12; Jb 21,7-12; Tv 73,1-14). Vì thế, người tín hữu phải cố
gắng làm một cái gì về việc đó:
-
Bổn phận
giúp đỡ người nghèo, người góa bụa, kẻ mồ côi
Tìm kiếm sự
trợ giúp của Chúa bằng cầu nguyện
Nghèo khó
là xấu: chúng ta phải chiến đấu chống lại nó bởi sự trợ
giúp cộng đồng; không ngừng kêu xin Chúa giải thoát
chúng ta khỏi nghèo khó: ít nhất chúng ta có thể coi nó
như một trắc nghiệm để giáo dục chúng ta; chúng ta luôn
hy vọng được cứu thoát khỏi nghèo khó, và sự cứu thoát
này chỉ được quan niệm nơi đời này, với những giá trị
tạm thời.
Tuy nhiên,
Kinh nghiệm đau đớn về nghèo khó lắm khi đưa người nghèo
đi đến chỗ chấp nhận điều kiện hiện tại của mình trong
sự tín thác vào Chúa, Đấng yêu thương những người bị
tước quyền thừa kế và sẽ giải thoát họ.
d. Phê
phán sự giàu có
Dân Israel
nhận thấy rằng sự giàu có lắm khi liên kết với bất công. Những
kẻ áp bức người nghèo rất lắm khi là người giàu (Is 53,9; 1 V
21). Người khôn ngoan phân tích sự giàu có dẫn đến tội như thế
nào: giàu có là nguồn gốc của kiêu ngạo (Pr 28,11), của việc
không tin vào Chúa (Pr 30,9), của việc đặt lòng tin vào các của
cải trần gian mà xây lưng lại với lòng tin tưởng vào Thiên Chúa
(Tv 52,9; Pr 11,28; Giop 31,24; Sir 5,1-8).
e. Cách hiểu có
tính cách tôn giáo về khiêm nhường
Đức tin
truyền thống vào Gia-vê coi Ngài là Đấng bảo vệ người nghèo dần
dần mang tới một đánh giá mới về sự nghèo khó. Dù luôn là sự dữ,
nghèo khó cũng cho người ta một tư cách đặc biệt đối với Chúa.
Người nghèo có thể chấp nhận điều kiện của mình và cho nó ý
nghĩa nào đó. Chúng ta có thể nói tới một sự nghèo khó thiêng
liêng như là một sự tùng phục trong đức tin, một sự nhỏ bé được
chấp nhận, một sự khiêm nhường đạo đức.
f. Thiên Chúa hay Tiền bạc?
Ngay từ đầu, Thiên Chúa là giá trị tối thượng đối với Israel.
Chỉ trong ánh sáng của sự vô vị lợi này mà các ngôn sứ đã liều
mạng sống mình vì sứ vụ, không hy vọng gì ở đời sau (Giêrêmia là
một thí dụ). Dù chưa có sự chọn lựa được thực hiện giữa Thiên
Chúa và Mammon, tuy nhiên chúng ta có thể kết luận rằng người
tín hữu trong Cựu Ước đã gắn bó với Thiên Chúa hơn là gắn bó với
các quà tặng của Ngài.
4. SỰ hoàn thiỆn VÀ đỨC khó nghèo
a. Mời gọi và Thách đố của mỗi người môn đệ
·
Mt
19,21tt: “Nếu ngươi muốn nên hoàn thiện, hãy đi và bán những gì
ngươi có rồi cho người nghèo.”
·
Lk
14,33: “Không ai trong các ngươi có thể làm môn đệ Ta, trừ khi
nó cho đi tất cả của cải của mình”
b. Lời khấn khó nghèo như sự tước đoạt
Nhiều vị thánh công giáo lớn qua dòng lịch sử xem ra đã trải
kinh nghiệm lời mời gọi phải chịu đựng hay muốn bị tước đoạt.
Chú
giải Mt 8,20: “Con Người không có nơi tựa đầu” diễn tả là sự
thiếu bất cứ nơi nào có thể được gọi là “nhà.” Đó là một hy sinh
lớn, nhưng không nhất thiết là ý nghĩa của đức Khó nghèo.
Lý
lẽ bào chữa duy nhất cho việc chọn lựa tự ý bị tước đoạt là Nhu
Cầu của Việc Tông đồ. Điều này hàm ý cho cách hiểu đương thời
của chúng ta về đức khó nghèo của tu sĩ: Chúng ta phải trải qua
sự bị tước đoạt của cải vật chất/tiện nghi là chỉ vì lợi ích của
việc tông đồ.
Việc bị tước đoạt tự nó không phải là cái gì thánh thiện hay có
tính chất kitô cả. Nhưng nếu nó được đảm nhận vì lý do đúng thì
nó sẽ rất thánh thiện và rất có tính chất kitô.
Các lý do phải rõ ràng:
-
như một phương tiện cần thiết cho việc rao giảng Tin Mừng
-
như một hậu quả cần thiết của việc rao giảng này, ví dụ như sự
khốn cùng của Chúa Giêsu trên thánh giá, là hậu quả không thể
tránh được trong sứ vụ của Ngài.
Tóm lại, chúng ta chia sẻ sự cơ cực của Chúa Kitô vì chúng ta
chia sẻ sứ vụ của Ngài. Tự nguyện bị tước đoạt của cải chỉ có ý
nghĩa trong bối cảnh sứ vụ.
5. NGHÈO KHÓ TỰ NGUYỆN TRONG BỐI CẢNH SỨ VỤ
a. Các tham chiếu Tân Ước:
·
Các chỉ thị Chúa Giêsu cho 12 tông đồ khi Ngài sai họ đi làm sứ
vụ: Mk 6,7-13; Mt 10, 1-16; Lk 9,1-6.
·
Sai 72 môn đệ: Lk
10,1-12
Đâu là bối cảnh? Nhiệm vụ khẩn cấp? Động lực của tước đoạt? 1
Cor 9,12: Thái độ của thánh Phaolô đối với hỗ trợ tài chánh
của ngài: hầu như đối nghịch với hai bản văn Thánh Kinh trên.
Ngài đã làm việc để sống và kiếm tiền để trợ giúp chính mình, dù
rõ ràng ngài cũng nhìn nhận quyền “sống nhờ Phúc Âm” của ngài.
1 Thes. 2:9; 2 Thes. 3:7-8:
Thánh Phaolô đã tự tước đoạt sự hỗ trợ tài chánh mà ngài có
quyền hưởng và tự kiếm sống vì những lý do tông đồ. Đó không chỉ
đơn giản là phương tiện cho một mục đích mà là một biểu lộ tình
yêu cách hùng hồn và có sức mạnh: cho đi của cải vật chất ngõ
hầu kết hợp mật thiết hơn nữa với Chúa Kitô trong công cuộc cứu
rỗi, chữa lành và thăng tiến nhân loại của Ngài. Như thế, đức
khó nghèo được quí chuộng và chọn lựa vì Chúa Kitô và sứ mệnh
của Ngài. Một kitô hữu có thể cảm thấy được kêu gọi thực hành
triệt để đức khó nghèo để mang lại cho Giáo Hội và thế giới một
chứng tá tiên tri, ví dụ như Thánh Phanxicô Khó Khăn.
Cvtđ 2,44-45 và 4,32:
Chia sẻ của cải, đặc trưng đức khó nghèo của các cộng đoàn tu:
·
không nhất thiết phải sống trong ham muốn
·
của cải vật chất không được phép gây nên chia rẽ giữa dân chúng:
mọi người sống từ ngân qủy chung.
·
đôi khi cá nhân và cộng đoàn tu sĩ có thể bị đòi hỏi sống trong
sự tước bỏ lớn lao, nhưng điều này phát xuất do tính chất tông
đồ của tu sĩ, chứ không do đời sống cộng đoàn.
·
Trong Công vụ tông đồ, mục đích của Luca không phải để mô tả đời
sống cộng đoàn tu sĩ lý tưởng, nhưng để mô tả lý tưởng của Giáo
Hội (cộng đoàn tu sĩ giống như Giáo Hội thu nhỏ).
6. THÁI ĐỘ THÁNH KINH ĐỐI VỚI CỦA CẢI
Thái độ Thánh Kinh đối với của cải dựa trên hai bản văn Công vụ
tông đồ (Cvtđ 2, 44-45; 4,32-37 x.5,1-11), mà tiền đề căn bản là
“Một đời sống đức tin kitô có nghĩa là một đời sống của sự duy
nhất.” Hai điểm nổi bật:
-
Các kitô hữu tiên khởi không giũ bỏ
tất cả giàu sang của cải của họ, nhưng họ chia sẻ chúng.
Mỗi người lệ thuộc vào cộng đoàn về
cuộc sống thể chất.
Như thế, đức khó nghèo kitô có hai mặt:
·
Giao cho cộng đoàn tất cả những gì mỗi người có
·
Chia sẻ trách nhiệm về đời sống vật chất của cộng đoàn.
Thật rõ ràng: cá nhân hoàn toàn bị tước đoạt hay thiếu những
phương tiện để tồn tại là không tốt. Chúng ta không tìm thấy
trong Phúc Âm ca tụng sự đói kém, chết đói, thiếu dinh dưỡng,
bệnh tật v.v… Trái lại, Thánh Kinh nói về tự do cho kẻ tù đày,
sức khoẻ cho người đau yếu, những hình ảnh về tiệc cưới, dư dật
rượu, lương thực và tất cả những của ngon (Mk 2,22; Mt 8,11; Lk
22,16-18)
Chúng ta giải quyết thế nào lập trường có lỗi gây bối rối cho
nhiều tu sĩ chân thành rằng “chúng ta không phải là người nghèo
theo Phúc Âm?
Có sự chú giải sai lầm về Tân Ước, đặc biệt về Tám
Mối Phúc Thật và câu chuyện chàng thanh niên giàu có.
Đoạn văn Lk 6,20-21 về Bát Phúc này lắm khi được
đọc như là sự ban phúc lành cho tình trạng nghèo khó và bị bách
hại, và Nước Trời sẽ chỉ thuộc về những người ấy.
Người thanh niên giàu có (Mt 19,16-22; Mk 10,17-22;
Lk 18,18-23) nhấn mạnh về sự chia sẻ và cất đi bất cứ chướng
ngại nào cho đức tin, chứ không nhấn mạnh về sự bần cùng.
Chúa Giêsu không kêu gọi người thanh niên giàu có
vào đời sống tu trì, nhưng cho đời sống kitô hữu mà thánh
Matthêu gọi là một đời sống hoàn thiện.
Sau cùng, câu chuyện nói về bản chất nền tảng của
đức tin đích thực. Mọi sự đứng ở giữa người tin và người đầu
hàng vô điều kiện bản thân mình cho Chúa Giêsu.
7. Chúa
Giêsu VỚI sỰ giàu có và tài sẢn
a. Chúa Giêsu mời gọi và khuyến cáo
Chúa Giêsu thấy sự giàu có là một mối nguy hiểm cho sự cam kết
trọn vẹn cho Thiên Chúa và chấp nhận lời rao giảng về Nước Trời
của Ngài.
Trong truyền thống Marcô, chúng ta có câu chuyện chàng thanh
niên giàu có muốn “thừa kế sự sống đời đời” (Mk 10,17-22). Chúa
Giêsu đã nói với anh ta là anh ta chỉ thiếu “một điều” (một điều
này là tất cả những gì anh ta có). Anh ta được mời gọi từ bỏ đi
theo nghĩa mặt chữ và trở nên môn đệ. Anh ta không thể chấp nhận
yêu sách triệt để đó.
Sau việc đó, Chúa Giêsu bình luận rằng thật khó cho một người
giàu được cứu độ (ẩn dụ con lạc đà chui qua lỗ khu kim: Mk
10,23-27). Chỉ có Thiên Chúa có thể cứu độ người giàu.
Như thế, ở đây chúng ta thấy rằng giàu có như là một trở ngại,
không những cho việc theo Chúa, mà còn cho ơn cứu độ nữa. Quan
điểm này được củng cố bởi những câu chuyện và hình thức khác của
Phúc Âm, chẳng hạn Phúc Âm chứa đựng những lời hết sức khắt khe
với người giàu và sự giàu có: “khốn cho ngươi là kẻ giàu có” (Lk
6,24; x. 16,25: dụ ngôn nhà phú hộ và Lazarô). Không ai có thể
làm tôi hai chủ (Mt 6,24). Chúa Giêsu khuyến cáo chống lại kẻ
tìm bảo đảm ở nơi tài sản (Lk 12,15). Ngài đòi hỏi các môn đệ
Ngài tin tưởng vào Thiên Chúa (Mt 6,25-34).
b. Tại sao có quan điểm đó?
Tư tưởng khải huyền của Dothái nói chung có một cái nhìn rất
tiêu cực về của cải giàu có.
Lối sống triệt để của Chúa Giêsu và các môn đệ đầu tiên của Ngài
đòi hỏi phải từ bỏ công việc và nhà cửa. Chúa Giêsu và các môn
đệ Ngài phải lệ thuộc vào những dâng cúng tự nguyện về tiền bạc,
của cải, và lòng hiếu khách của những người ủng hộ tương đối khá
giả.
c. Tại sao người giàu có bị đòi hỏi cho đi
hết mọi thứ?
Phêrô, Anrê, Giacôbê, Gioan hay Lêvi không bị đòi phải bán hết
mọi thứ và cho kẻ nghèo khó. Phêrô có thể chiêu đãi Chúa Giêsu
tại nhà ông ở Capharnaum sau khi ông được gọi (Mk 1,29-30).
Chúng ta biết những người phụ nữ hỗ trợ sứ vụ của Chúa Giêsu, và
Gia-kêu, Maria, Matta và Lazarô đã tiếp đón Chúa Giêsu.
Điều đó chứng tỏ rằng ơn cứu độ không tùy thuộc vào việc chu
toàn Mười Điều răn. Chúa Giêsu đòi hỏi đừng lo lắng về lương
thực, quần áo và những của cải khác. Ngài đòi phải tín thác vào
sự chăm sóc quan phòng của Đấng Tạo Hóa và là Cha. Phải lo tìm
kiếm Nước Trời trước hết, Chúa sẽ chăm lo mọi thứ còn lại (Mt
6,25-33; Lk 12,22-31)
Chúa Giêsu cũng đòi hỏi phải chọn lựa một giữa hai sức mạnh điều
khiển con người: Thiên Chúa hoặc Mammon (Mt 6,24; Lk 16,13). Chữ
Mammon thay cho sự giàu có, tiền bạc, tài sản. Chúa Giêsu nhân
cách hóa Mammon như một vị chúa tể giả dối. Cha của Chúa Giêsu
là một Thiên Chúa hay ghen, nhưng Mammon cũng là một chúa tể hay
ghen. Do đó, ta phải chọn lựa. Không thể có thỏa hiệp được.
Lời phê bình mạnh mẽ về sự giàu có này được cân bằng bởi mối bận
tâm của Chúa Giêsu cho người nghèo: Phúc cho ngươi là kẻ nghèo
khó (Lk 6,20). Dụ ngôn bữa tiệc trọng đại với người nghèo và ốm
đau (Lk 14,16-24).
Luca đặc biệt quan tâm tới sự giàu có và nghèo khó. Chẳng hạn
chúng ta có dụ ngôn về Lazarô (Lk 16,19-31), dụ ngôn người giàu
có khờ (Lk 12,16-21) và cuộc tranh luận để chia gia tài (Lk
12,13-14). Chúa Giêsu không muốn can thiệp vào cuộc tranh luận.
Xem ra khi Nước Trời đến thì có lẽ người ta sẽ bận tâm đến nhiều
việc quan trọng hơn là tài sản.
d. Chúa Giêsu đối với việc sở hữu của cải và
tài sản
Chúa Giêsu đòi hỏi tất cả các môn đệ Ngài và những ai tài trợ
cho Ngài một sự tín thác trọn vẹn vào tình thương quan phòng của
Thiên Chúa, một sự tín thác làm cho người ta được thanh thoát
khỏi mọi âu lo hay nô lệ cho “những vị chúa tể giả dối” của tiền
bạc và của cải; không quá tin tưởng vào tiền bạc và của cải! Từ
bỏ mối bận tâm và sống dựa vào các tặng vật tự nguyện và những
cống hiến do lòng hiếu khách!
Chúa Giêsu không đòi bất cứ ai muốn làm môn đệ Ngài phải bỏ nghề
nghiệp sinh nhai và nhà cửa, hay bán đi tất cả những gì mình có
và cho người nghèo! Không! Giữa những người đi theo Chúa, có
những người giàu và có tài sản của mình. Hãy nhớ Matta, Maria và
một người phụ nữ khác đã tài trợ cho Chúa. Cả ông Gia-kêu giàu
có nữa.
Hãy nhớ mỗi người có một ơn gọi khác nhau: Với người này, Chúa
đòi bán đi mọi sự và cho người nghèo!; với người khác: hãy bỏ
lại đàng sau mọi thứ (nhà cửa, công việc làm ăn, tài sản); với
người khác: hãy tài trợ và cho đỗ nhà. Chúa là để cho người
nghèo, nhưng không bao giờ Chúa gọi mình là người nghèo.
e. Hệ luận
Chúa Giêsu Nazareth chống lại mối bận tâm quá đáng hay lòng tin
cậy vào tiền bạc và tài sản. Ngài đã bỏ lại đằng sau công ăn
việc làm, nhà cửa, và bên ngoài như lệ thuộc vào những quà tặng
tự nguyện và những cống hiến do lòng hiếu khách.
Ngài đòi hỏi các môn đệ bỏ lại đàng sau nhiều sự cho một tương
lai vô định. Ngay cả Ngài đòi người thanh niên giàu có bán đi
mọi sự anh ta có và cho người nghèo khó rồi đến theo Ngài. Những
người giàu có gặp nguy hiểm nghiêm trọng về mặt thiêng liêng, ơn
cứu độ của họ chỉ Chúa lo được.
Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã không đòi hỏi tất cả các môn đệ của
Ngài (những người tin vào Ngài và sứ điệp của Ngài) phải cho đi
của cải giàu sang, tài sản, nhà cửa hay đời sống gia đình. Có
nhiều người vẫn giữ phương kế sinh nhai và nhà cửa, và từ những
thứ đó họ đã cung cấp những gì cần thiết cho Chúa Giêsu và sứ vụ
của Ngài.
Cuối cùng, sứ điệp của Chúa Giêsu là trực tiếp cho người nghèo
(Lk 7,22; 4,18), nhưng không bao giờ Ngài tự gọi mình là người
nghèo. Chắc chắn về mặt kinh tế, Chúa Giêsu nghèo (tất cả các
học giả Thánh Kinh đều quả quyết như thế), nhưng Phúc Âm dành
danh nghĩa “người nghèo” cho những ai Chúa Giêsu quan tâm và sứ
điệp của Ngài trực tiếp nhắm tới: “Người nghèo các người có luôn
với các ngươi, nhưng Ta các ngươi không có luôn đâu” (Mk 14,7;
Ga 12,8).
8. Nghèo khó và cỦa cẢi sau PhỤc sinh
1. Tình hình cộng
đoàn tín hữu
Đối với những người
được gọi đi theo Chúa Giêsu, những đòi hỏi này sau Phục Sinh có
còn quan trọng không? Người ta theo Chúa Giêsu thế nào sau các
biến cố Ngài bị loại trừ, chịu đóng đinh và sống lại?
a. Một cộng đoàn
khủng hoảng
Trong thời kỳ khó
khăn, các tín hữu phải trải qua một cuộc khủng hoảng. Họ là ai?
Là thế hệ kitô hữu thứ hai (có lẽ là những người kitô hữu Hy
lạp-Dothái, căn bản ở Rôma).
Các dấu hiệu khủng
hoảng:
Kinh nghiệm của họ là gì? (Dt 10,32-39): một số người bị tù đày;
Một số khác bị trịch thu tài sản; Họ trải nghiệm sự bị bách hại,
thù ghét, tra tấn; Họ bị công khai lạm dụng và chế nhạo; không
tham dự các buổi hội chung; Muốn trở lui về với Dothái giáo; Đức
tin yếu kém; Mệt mỏi vì kinh nghiệm hằng ngày về sự sỉ nhục và
xấu hổ.
Nguyên nhân sâu xa
của khủng hoảng:
Sự trì hoãn việc Chúa Kitô trở lại có thể có hậu quả làm nản
lòng ở trong cộng đoàn; Nền kitô học từ trên: lâu về thần tính
nhưng ngắn về nhân tính của Chúa Giêsu không giúp được các kitô
hữu đang phải đau khổ vì đức tin; Đời sống phụng vụ và nghi thức
nghèo nàn, thiếu sự an toàn giữa các tín hữu, so sánh với truyền
thống lâu đời của Dothái giáo đang được Nhà nuớc bảo vệ khỏi
bách hại; Những người tin không thể mong đợi được bước theo dấu
chân của Đấng không cùng đi với họ.
Trả lời cho cơn
khủng hoảng:
Khoa Kitô học từ dưới đã được thêm vào: Chúa Giêsu đã trở thành
một người trong chúng ta (Dt 2,11), bị cám dỗ như chúng ta (Dt
4,15), vâng lời Chúa Cha trong nước mắt và nguyện cầu (Dt
5,7-8), và phải chết (Dt 2,14); chịu sĩ nhục thập giá (Dt 12,2).
Chúa Giêsu, đã được mô tả chân dung như nhà vô địch và hoàn hảo
của cuộc lữ hành đức tin, chỉ cho những người đi theo Ngài làm
thế nào để chịu đựng khổ đau, thù ghét và coi thường sự sĩ nhục
(Dt 12,1-3).
Vượt lên khủng
hoảng và tiến về phía trước:
Bây giờ
chúng ta hãy đi theo Chúa Giêsu ra ngoài trại và cam lòng gánh
vác nỗi khổ nhục Ngài đã chịu (Dt 13,13); Hãy nối kết cùng những
kẻ giống như Abraham đã lìa bỏ quê hương để đi tìm một quê hương
tốt đẹp hơn, coi mình là ngoại kiều và lữ khách trên mặt đất (Dt
11,8-16); Hãy sẵn sàng để sống vô danh tiểu tốt, địa vị và nơi
chốn trên trần gian (cuộc sống của một lữ khách); Sẵn sàng để
cho đi mọi thứ bảo đảm và chắc chắn do định chế cống hiến bằng
cái giá của rủi ro bao hàm trong cuộc sống theo Chúa.
2. Tinh thần nghèo
khó đối với thánh Phaolô
Thánh Phaolô nói
rằng ngài “làm cho mình thành nô lệ của tất cả mọi người” (1 Cor
9,19), ngài lặp lại lời những kẻ lăng mạ ngài: họ coi ngài như
kẻ ti tiện, đê hèn (2 Cor 10,1). Nhưng ngài nhận lấy sự mô tả
tiêu cực này và cho nó một ý nghĩa mới. Ngài đổi nó thành một
lời tuyên bố tích cực: ngài hạ mình xuống để nâng những người
khác lên, nghĩa là làm cho kẻ khác nên phong phú bởi việc rao
giảng Phúc Âm. Như vậy theo thánh Phaolô nghèo khó làm cho kẻ
khác nên giàu có: “Chúng tôi nghèo hèn, nhưng chúng tôi làm cho
nhiều người nên giàu có” (2 Cor 6,10); Chúa Giêsu “làm cho mình
nên nghèo khó, nhờ đó anh em trở nên giàu có” (2 Cor 8,9).
Vì thế, thánh
Phaolô cảm thấy được thỏa mãn trong bất cứ điều kiện sống nào mà
ngài phải đối mặt. Ngài biết thế nào là dư dật, nhưng ngài cũng
biết chịu đựng những thiếu thốn hay phải đói khát. Thánh Phaolô
đem Phúc Âm biếu không (2 Cor 11,7) và ngài đã học tự lấy làm đủ
(Ph 4,11). Ngài có thể sống kiếp sống ấy vì Chúa nâng đỡ ngài
trong mọi tình huống (Ph 4,13). Ngài là mẫu gương sáng chói
trong lịch sử Giáo Hội sơ khai.
Thánh Phaolô dạy
hãy làm việc để thỏa mãn các nhu cầu của mình. Vì của cải của
thế gian này không có giá trị bền vững, tín hữu không được gắn
bó với chúng (1 Cor 7,28-31). Thánh Phaolô đòi hỏi mỗi tín hữu
phải tự cung ứng cho nhu cầu của mình bằng cách nghiêm túc làm
việc thích hợp (1 Th 4,12; 2 Th 3,10; Cvtđ 20,34tt). Cả đến
những mối bận tâm tôn giáo, như trông đợi ngày Chúa quang lâm,
cũng không được chước miễn điều bó buộc này. Ngài đã làm việc để
tài trợ cho mình và sứ vụ của mình. Xem ra thánh Phaolô không
biết đến một sự nghèo khó tự nguyện. Chúng ta không bao giờ được
quên rằng theo trật tự xã hội cổ thời, những ai phải làm việc
đều thuộc về giai cấp “không giàu” nghĩa là nghèo khó.
3. Cộng đồng của
cải (Cvtđ 2,42-47; 4, 32-35)
Việc đặt tất cả
những gì mình có làm của chung không phải là bắt buộc. Không
phải mọi tín hữu noi theo gương của Barnabas (Cvtđ 4,36-37).
Nhưng khi gán cho mọi tín hữu của Giáo Hội sơ khai sự quảng đại
mà thực ra chỉ tìm thấy ở vài người, thánh Luca muốn giữ trước
mắt các đọc giả của ngài một kiểu mẫu và một lý tưởng luôn có
thể gợi hứng cho cộng đoàn kitô.
Kiểu mẫu lý tưởng
cho cộng đoàn tu sĩ: Việc
chia sẻ của cải là một dấu hiệu Nước Thiên Chúa đã khởi đầu. Kế
hoạch của Chúa cho Dân Người: việc không có ai nghèo túng giữa
các ngươi (Cvtđ 4,34; Dnl 15,4) đã trở thành một thực tại ở giữa
cộng đoàn kitô đầu tiên.
Việc đặt của cải
thành của chung cũng là hậu quả của ý thức rằng các tín hữu phải
cùng nhau hình thành một cộng đoàn duy nhất, một thân mình trong
đó mỗi người biết rằng mình sống trong liên đới với tất cả mọi
người: không phải nghèo khó, cũng chẳng phải không dính bén,
nhưng là tình yêu huynh đệ; Không phải yêu đức khó nghèo mà là
yêu người nghèo khó; Điều đó không thúc đẩy chúng ta làm cho
mình ra nghèo khó, nhưng là chu đáo nhìn xem để không ai phải
túng nghèo.
Bổn phận bố thí: Thánh
Gioan nghiêm nghị nói “Tôi hỏi anh làm sao tình yêu Thiên Chúa
có thể tồn tại trong một con người có đủ mọi của cải thế gian
này mà đóng lòng lại với một người anh em khi thấy họ đang lâm
cảnh túng bấn” (1 Ga 3,17).
Người kitô được kêu
gọi làm việc bác ái. Việc thực thi bác ái này không chỉ được xác
định là bố thí, nhưng còn những hành động của lòng thuong xót
nữa (x. Mt 25,35-46). Có gương của những người được cứu rỗi vì
việc bác ái của họ (Cvtđ 9,36-43:Tabitha; 10, 2.4.31:Cornelius).
Thánh Phaolô lên Giêrusalem mang theo của bố thí cho dân mình
(Cvtđ 24,17).
Lạc quyên cho
Giêrusalem (2
Cor 8-9): Cuộc lạc quyên là dấu hiệu của lòng quảng đại
và hiệp nhất. Một đàng dân ngoại tuyên xưng đức tin vào Tin
Mừng, như người ta nghe nói ở Giêrusalem, và đàng khác lòng
quảng đại của cộng đoàn dân ngoại đối với các tín hữu ở
Giêrusalem là dấu hiệu và chứng tá lòng chân thành của mình.
Cuộc lạc quyên là dấu hiệu hiệp nhất giữa người kitô Dothái và
người kitô Dân ngoại. Cuộc lạc quyên cũng là bằng chứng của tình
yêu quảng đại.
Kết luận: Tu
sĩ phải cảnh giác chống lại sang giàu; Phải phải rõ ràng
chọn Thiên Chúa, chống lại sự chọn tiền bạc và giàu sang; Được
gọi rao giảng Nước Thiên Chúa, tu sĩ phải chuẩn bị cho sự từ bỏ
(bao gồm đời sống gia đình, tài sản và sở hữu); sẵn sàng để đối
mặt với mọi thứ khổ đau và thiếu thốn vì Chúa Giêsu Kitô và hãy
quảng đại với người nghèo.
Để suy tư: “Mang
lấy thập giá” luôn là điều kiện để đi theo Chúa Giêsu. Đi theo
Ngài sau Phục sinh có nghĩa là tham dự vào mầu nhiệm hủy mình ra
không của Chúa Kitô (Ph 2,6-8). Bình luận về lời tuyên bố này:
Bạn phản ứng thế nào?
9. Nghèo khó trong đỜi sỐng thánh hiẾn
a. Khi mọi kitô hữu
đều nghèo
Chúng ta có thể nói
rằng suốt trong các thế kỷ đầu, các kitô hữu nói chung đều nghèo
theo hai quan điểm xã hội học và Tin Mừng. Quả thế, hầu hết họ
đều thuộc về giai cấp thấp nhất của xã hội: trở thành kitô hữu
có nghĩa là bị kết án gạt ra bên lề (1Cor 1,26-31).
Trong thời gian ấy,
người kitô không có được các quyền đúng mức như các công dân
khác có, bằng chứng là họ liên tục phải chịu bách hại. Nhưng
chính hoàn cảnh xã hội-chính trị đã tạo nên tình liên đới lớn
lao giữa họ khiến các dân ngoại ngưỡng phục, theo như lời
Tertulianô: “Xem kìa, họ thương yêu nhau là dường nào!” (Apol.
39,7). Hãy nỗ lực xây dựng cộng đoàn chúng ta nên nhưn thế.
b. Nghèo Khó như
một phản kháng của đời sống đan viện khởi thuỷ
Kitô giáo được
tuyên bố là tôn giáo chính thức vào năm 380. Những cuộc trở lại
tập thể bắt đầu. Một số người gia nhập Giáo Hội và đã được rửa
tội, họ chưa được trưởng thành xét về phương diện thiêng liêng
và giáo lý. Việc đó mang lại tình trạng lỏng lẻo trong đời sống
kitô. Nhiều người được rửa tội, nhưng không thực sự trở lại. Bây
giờ trở thành kitô hữu có nghĩa là đi vào trong một xã hội có
nhiều ảnh hưởng.
Nhiều kitô hữu ý
thức không còn cảm thấy thoải mái trong một xã hội như thế nữa.
Trái lại, họ cảm thấy đó như là một sự thù nghịch và là một cạm
bẫy. Và họ đã trốn vào sa mạc, họ đi tìm sự nhiệt tình không thể
tìm thấy hoặc không thể duy trì ở trong thành thị.
c. Đặc tính của
nghèo khó giữa các đan sĩ đầu tiên
Ở giữa các tu sĩ ẩn
tu:
Làm việc
chân tay để tự tài trợ lấy, đi kèm theo cầu nguyện và lectio
Divia; Một cuộc sống khắc khổ ; Quản trị những gì đã kiếm được
và để được thực sự là nghèo khó, họ phân phát cho người bần cùng
tất cả những gì còn lại sau khi họ tự cung ứng cho mình các nhu
cầu trực tiếp. Không dành dụm gì cho tương lai. Chúa sẽ cung
cấp.
Ở giữa các tu sĩ
sống đời hiển tu:
Tài sản
chung, nhưng không có gì cho bản thân họ; Mọi tu sĩ đều phải làm
việc. Thành quả của công việc dùng để bảo trì tu viện và làm
việc bố thí; sử dụng của cải người ta giúp.
Như thế tương quan
của các đan sĩ với của cải vật chất ăn rễ sâu vào trọng tâm của
nguyên tắc kitô về tình yêu tương hỗ. Một việc quan trọng đối
với họ là việc cá nhân từ bỏ của cải trước khi chấp nhận vào
cộng đoàn, về sau được triệt để vâng giữ.
Một đặc tính điển
hình của của sự nghèo khó ẩn tu thực tế bị mất: sự thiếu an toàn
cho ngày mai và sự nương tựa trọn vẹn của họ vào tình yêu từ phụ
của Thiên Chúa. Đối với đời sống hiển tu, sự an toàn tương lai
được Dòng tu bảo đảm.
Vì công việc của
các tu sĩ hiển tu sinh lợi về mặt tài chánh, các tu sĩ hiển tu
sớm bắt đầu thu tích của cải. Vài cộng đoàn đã trở nên những
trung tâm sản xuất nông nghiệp và tiếp thị. Họ bắt đầu cần những
người giúp việc; vài cộng đoàn sở hữu tàu thuyền chuyên chở sản
phẩm ra thành thị. Nhưng vì khó tính toán các nhu cầu trực tiếp
của các cộng đoàn lớn, và vì các thành viên sản xuất được nhiều
hơn cái họ cho người nghèo, nên mối liên kết giữa công việc tay
chân và sự hiệp thông với người bần cùng bị đánh mất.
d. Từ phản kháng
đến đối thoại
Từ phản kháng, một
cuộc trốn chạy khỏi thế gian (đời sống đan viện Tây phương vẫn
duy trì thái độ này trên thực tế cho đến ngày nay), các tu sĩ
dần dần chuyển sang đối thoại với thế giới và xã hội.
Nhân vật chìa khóa
là thánh Biển Đức. Ngài đã nỗ lực xây dựng lại đời sống đan tu
và xã hội đã bị đảo lộn do các cuộc xâm lăng man di. Nhờ sự ổn
định của đan viện, thánh Biển Đức đã giải thoát đời sống đan tu
khỏi tai họa: sự quá lười biếng của nhiều tu sĩ thời ấy, và đời
sống đan viện muốn trở thành kiểu mẫu cho xã hội chung quanh,
bây giờ được hình thành bởi các người nhập cư xem ra không muốn
chấm dứt cuộc sống lang thang của họ.
e. Khó nghèo như sự
sẻ chia
Đối với các tu sĩ
Biển Đức, đức nghèo khó như hậu quả của một sẻ chia huynh đệ
theo đúng cộng đoàn Giêrusalem. Đối với thánh Biển Đức, lao động
là thuốc giải độc tốt nhất chống lại tất cả những nguy hại cho
hòa bình và tình huynh đệ (RB 48); theo đường lối này, đời sống
đan sĩ phải quay quanh hai trụ này là lao động và cầu nguyện.
Sau khi ca tụng Chúa trong huynh đoàn phượng tự thánh (Opus
Dei), các tu sĩ Biển Đức ra đi làm việc tay chân và trí óc, cùng
với lời cầu nguyện của mình và luôn luôn ở trong huynh đoàn.
Kết quả của công
việc này được sử dụng để duy trì đan viện và chia sẻ với những
người thiếu thốn, trên hết bằng tiếp đón khách và chăm sóc người
ốm đau (RB 53). Họ phải nhìn thấy Chúa Kitô trong khách trọ,
người hành hương hay bệnh nhân (RB 36,53). Nhưng vì công việc
lao động tiếp diễn của các thế hệ đan sĩ mang lại kết quả, đan
viện cũng có thể có sở hữu về mặt kinh tế.
Tuy nhiên, sự trở
nên giàu có của các đan viện về mặt kinh tế đã hùn vào sự xuống
cấp của đời sống đan tu thời trung cổ: các đan sĩ bắt đầu bỏ
việc lao động chân tay và sống nhờ vào thu nhập của thế hệ
trước, rơi vào chế độ phong kiến. Thánh Biển Đức đã nói rằng
những gì là dư thừa phải cho đi (RB 55), nhưng hiếm khi được đưa
vào thực hành.
f. Phản ứng của Tu
sĩ khất thực
Bối cảnh: Phẩm
trật của Giáo Hội (Giáo Hoàng và các Giám mục) có liên hệ sâu xa
với giới quý tộc, đại lãnh chúa và những đan viện giàu có nhất.
Những thay đổi xã hội sâu xa đã đưa lên giới trung lưu, thương
gia và ngân hàng. Tiền bạc trở nên nguồn quyền lực trong một
chiều hướng mới, một tiêu chuẩn phân biệt đối xử xã hội (Ai chi
tiền người đó điều khiển), trước sự nghèo khó của quần chúng.
Phản ứng:
Trở về với
Phúc Âm: sự nghèo khó lữ hành của Chúa Giêsu; Phản ứng được bộc
lộ bởi nhiều phong trào coi nghèo khó như tiêu chuẩn kitô giáo
đích thực. Diễn từ truyền giáo của Chúa Kitô (Mt 10; Lk 10) trở
thành nguồn cảm hứng chung. Trong bầu khí xã hội-tôn giáo này,
lý tưởng của một sự khó nghèo tuyệt đối được khai sinh. Các Dòng
Khất Thực đúng là ít cành của cái cây khổng lồ làm nên bởi các
phong trào bần cùng thời trung cổ.
Thánh Phanxicô
Atxidi (1182-1226)
Ý nghĩa của khó
nghèo Phanxicô: Sự trở lại và bắt chước Chúa Kitô khó nghèo
trong một Giáo Hội mà mọi người đều là anh em, và các tu sĩ
Phanxicô tự coi mình là thấp hèn bé nhỏ ở giữa họ và để phục vụ
họ (Các Anh Em Hèn Mọn). Cái mới là không những chỉ các thầy
dòng không có gì, mà ngay cả huynh đoàn Phanxicô cũng không được
cho phép có bất cứ cái gì (sự nghèo khó tập thể).
g. Những thách đố
mới
Nhân bản thuyết đã
tạo nên một đảo lộn trong cổ thời (văn hóa Hy lạp đã trở nên một
thời trang, con người nằm ở trung tâm, chứ không còn là Thiên
Chúa nữa). Các khám phá khoa học và địa lý đã gây hứng thú và sự
tiếp cận mới với thực tại vật chất, tích cực hơn. Kỹ nghệ gia
tăng. Martin Luther và phản ứng của ông chống lại quyền bính
Giáo Hội và đời sống đan tu.
Sự mới mẻ lớn lao
trong hình thức mới của đời sống thánh hiến là Hàng Giáo Sĩ
Triều. Thêm vào ý niệm truyền thống “Anh Em” sống trong một cộng
đoàn, nghèo khó, tận hiến cho việc lao động để phụng sự Chúa là
“Hàng Giáo Sĩ” nghĩa là những người được Chúa Kitô chọn cách đặc
biệt để đảm trách một “sứ mệnh thánh thiêng” trong Giáo Hội và
trong thế giới.
Việc thực hành
nghèo khó trong hình thức mới của đời sống thánh hiến có hai
khía cạnh: sự nghèo khó cá nhân và sự nghèo khó của Dòng tu
(khía cạnh thứ hai này luôn bị bỏ quên). Sự nghèo khó cá nhân
khắc khổ nhất được nhấn mạnh như sự vâng lời vô điều kiện (hoàn
toàn lệ thuộc vào Bề Trên). Một loại nghèo khó của khổ hạnh từ
bỏ mọi sự và sẵn sàng cho việc tông đồ.
Trong khi sự nghèo
khó cá nhân được đặc trưng trong các Dòng tu tân thời cách rất
rõ nét, thì sự nghèo khó tập thể đã được hiểu một cách rất khác
biệt. Việc tông đồ của tập thể được thực hiện với một sự triển
khai qui mô các phương tiện kinh tế. Các cá nhân thực sự là
nghèo, nhưng Dòng tu trở nên giàu có và rất mạnh về mặt kinh tế.
Chúng ta có thể nói rằng một cách nào đó kiểu nghèo khó này
dường như theo mẫu gương của thánh Phaolô: sống nhờ công việc cá
nhân, tự hiến hoàn toàn cho việc rao giảng Phúc Âm, cố gắng để
được tự do khỏi mọi bận tâm về kinh tế để không nên gánh nặng
cho bất cứ ai (2 Th 3,8).
Tóm lại, một số
Dòng tu đã được lập nên để phục vụ người nghèo, rõ ràng vì người
nghèo quá nhiều, đã đổi sang phục vụ người giàu với ý hướng rất
tốt là để phục vụ người nghèo tốt hơn, nhưng ý hướng đó đã bị bỏ
quên trọn vẹn hay một phần. Tinh thần mạnh dạn đó đã chiếm được
nhiều tu sĩ và dần dần họ đã trở nên trưởng giả.
Lúc ban đầu của mỗi
Dòng Tu cái rất được nhấn mạnh là thừa tác vụ được ban nhưng
không và từ chối thu nhập, nhưng về sau hầu hết đều xin Tòa
Thánh chuẩn cho.
h. Tóm lại, có bốn
kiểu nghèo khó:
·
Khổ chế: công việc
chân tay, chia sẻ với người nghèo và tín thác vào Chúa
·
Các tu sĩ hiển tu:
Mọi sự là của chung (Cộng đoàn Giêrusalem)
·
Tu sĩ khất thực: cố
gắng thực sự nghèo, đi theo lối sống lữ hành của Chúa Giêsu.
·
Giáo sĩ triều: sẵn
sàng cho sứ vụ ở trong Giáo Hội và trong thế giới.
10. ĐỨc nghèo khó trong các Tu HỘi ĐỜi
Có hai loại tu hội
đời: Những tu hội đời trong một chừng mực nào đó có một
thứ đời sống cộng đoàn: họ sống cùng dưới một mái nhà, ăn cùng
một bàn, cùng làm một việc…nhiều khi có cùng một ngân quỹ;
Những tu hội đời có
các thành viên sống biệt lập, mỗi người ở nhà riêng mình, tự do
chọn lấy công việc, tự trách nhiệm lấy sự tồn tại của mình, giữ
lấy tiền lương của mình, quản lý ngân quỹ riêng của mình, có bảo
hiểm tương lai riêng, giống như bất cứ công dân nào khác làm.
Ở đây chúng ta để ý
đến loại tu hội đời thứ hai này, còn loại thứ nhất có cùng những
vấn đề như các Dòng tu có đời sống chung đã được bàn cãi rồi.
Các thành viên của
tu hội đời vẫn là giáo dân nên lối sống nghèo của họ sẽ giống
như các tín hữu khác. Ở cấp độ cá nhân, họ bị bó buộc không được
dính bén của cải vật chất, sống giản dị, không để mình bị lôi
kéo vào hưởng thụ và tiện nghi, họ sống giống như lữ hành hướng
về Chúa Cha. Họ cam kết triệt để làm những gì mà mỗi tín hữu
phải làm.
Tín hữu này không
phải lệ thuộc vào Bề Trên của Dòng tu liên quan đến kinh tế của
mình, nhưng cách chung, người tận hiến nhìn nhận Bề Trên có
quyền biết tình trạng vật chất của mỗi thành viên. Điều đó được
thực hiện bên trong những giới hạn của một sự dè dặt khôn ngoan,
một thông tin đầy đủ, dù không phải đi vào chi tiết tình trạng
kinh tế của mình, như thế là đủ, không phải vì họ cần đến phép
tắc, nhưng họ cần đối thoại và được sự giúp đỡ từ quan điểm tu
đức của tu hội.
11. CÁC CHIỀU KÍCH
CỦA KHÓ NGHÈO
Lời Khấn Khó Nghèo
là một đặc sủng của Chúa Thánh Thần, tác động lên tự do của
chúng ta, từ từ đồng nhất hoá chúng ta với Chúa Giêsu, khó nghèo
vì Nước Thiên Chúa, yêu thương người nghèo, và thúc đẩy chúng ta
yêu thương “với tất cả sức lực và của cải của chúng ta.” Chúng
ta cũng cần xem xét tầm ảnh hưởng của việc sống lời khuyên Phúc
Âm này.
a. Chiều kích
truyền giáo và chính trị
của đức khó nghèo: Đời sống và hoạt động của tu sĩ
phải trực tiếp hướng tới người nghèo khó nhất, cố gắng hết sức
sống như họ sống, bảo vệ công lý, và chia sẻ với họ những của
cải cộng đoàn của chúng ta, vì cùng với Giáo Hội, tu sĩ phải
chọn đứng về phía người nghèo. Chúng ta biết về mạng lưới bất
công toàn cầu và bao nhiêu triệu triệu anh chị em của chúng ta
sống ở ngưỡng cửa của nghèo khó. Chúng ta không thể chấp nhận
được điều đó. Chúng ta được mời gọi đến một giao ước mới của
tình liên đới, đặt căn bản trên trách nhiệm chung đối với tất cả
anh chị em của chúng ta.
b. Chiều kích cộng
đoàn của đức khó nghèo: Noi
gương cộng đoàn tín hữu đầu tiên, các tu sĩ phải có mọi sự làm
của chung. Thiết lập một cộng đoàn trong đó không ai cảm thấy
cần hay lấy cái gì thuộc của chung làm của riêng mình. Nhưng có
mối nguy hiểm là làm giàu cho cộng đoàn và chúng ta trở nên xa
rời với lớp người nghèo. Lối sống nghèo là một việc, nhưng nó
phải được cung cấp bởi những cấu trúc giản dị của các cộng đoàn
của chúng ta. Có mọi sự làm của chung, nhưng không phải để dự
trữ, mà để chia sẻ.
c. Chiều kích thấn
bí của đức khó nghèo: Chúng
ta phải yêu mến Chúa với tất cả sức lực của chúng ta. Tin
tưởng vào Ngài rằng chúng ta ở trong tay Ngài. Chia sẻ thân phận
nhập thể và nhập thế của Chúa Giêsu (Kenosis). Sống lời khấn khó
nghèo là chúng ta biểu lộ tình yêu của chúng ta cho Chúa, Ngài
là kho tàng duy nhất của chúng ta, biết rằng mọi sự tìm được nơi
Chúa nguồn gốc và sự viên mãn, và nếu không có Chúa thì chúng
chẳng là gì cả và không gì có thể làm chúng ta thỏa mãn được.
d. Chiều kích biểu
tượng, tiên tri và chứng tá cánh chung:
Có mọi sự làm của chung, chúng ta cố gắng không để ai cơ cực
trong cộng đoàn như dấu hiệu khởi đầu của một cái gì mới mẻ =
cánh chung. Chúng ta trở nên “hình tượng sống động” của Chúa
Giêsu nghèo khó và của Giáo Hội, cam kết sống cho người nghèo,
trong niềm hy vọng được vào hiệp thông với các thánh.
e. Chiều kích sinh
học của đức khó nghèo:
Một tình yêu đích
thực không có thái độ sở hữu, thuần túy khai thác và hưởng thụ
đối với thiên nhiên, nhưng canh tác, chăm sóc và bảo vệ thiên
nhiên khỏi mọi thứ lạm dụng, coi mọi thứ thuộc về tất cả các con
cái Chúa. Không sở hữu, nhưng chiêm ngưỡng. Điểm này là một phát
triển hiện nay bên trong nền tu đức kitô. Thiên nhiên cũng là
một phần của giao ước. Lối sống nghèo phải tỏ ra yêu thương và
trân trọng thiên nhiên.
f. Sự nghèo khó
Phúc Âm như một quà tặng và điều kiện đặc sủng:
Một
trong những hậu quả của lời mời gọi của Chúa Giêsu đối với các
môn đệ nam/nữ của Ngài là dẫn đưa họ vào lối sống nghèo khó,
tuyệt đối tin tưởng và phó thác cho sự quan phòng của Thiên
Chúa, chia sẻ của cải của mình với tha nhân, quảng đại phục vụ
những người nghèo khó nhất.
Đức khó nghèo chỉ
có thể được như một quà tặng. Đức bác ái là một nhân đức chỉ rõ
tính chất của đức khó nghèo: “Nếu tôi trao tặng tất cả những gì
tôi có cho người nghèo, ngay cả hiến dâng cả thân xác tôi, nhưng
không vì đức ái thì có lẽ chẳng có giá trị gì cho tôi (1 Cor
13,3).
12. CAM KẾT ĐỨNG VỀ PHÍA NGƯỜI NGHÈO
a. Ba Hình Thức cam kết đứng về phía người
nghèo
·
Đi thăm người
nghèo
·
Làm mục vụ cho
người nghèo
·
Ở với người nghèo
b. Các lý do thần học của việc chọn đứng về phía người nghèo :
Động lực thần học:
Thiên
Chúa đã chọn đứng về phía người nghèo: “Ta đã thấy sự khốn cực
của dân Ta ở Ai cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai
hành hạ. Phải, Ta đã biết nỗi khổ đau của chúng, Ta xuống giải
thoát chúng khỏi tay người Ai cập, và đưa chúng từ đất ấy lên
một miền đất tốt tươi rộng lớn, miền đất tràn trề sữa và mật”
(Xh 3,7-8; x. Is 1,10-17; 58,6-7).
Động lực Kitô học: Chúa
Giêsu đã thực hiện một chọn lựa cá nhân đứng về phía người nghèo
và lấy họ làm những người nhận lãnh chính Nước Trời. “Khi Ngài
đến Na-da-rét, là nơi Người sinh trưởng, Ngài vào hội đường như
Ngài vẫn quen làm trong ngày sa-bát, và đứng lên đọc Sách Thánh.
Họ trao cho Ngài cuốn sách ngôn sứ I-sai-a. Ngài mở ra, gặp đoạn
chép rằng: Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn
phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã
sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho
người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp
bức, công bố một năm hồng ân của Chúa. Ngài cuộn sách lại, trả
cho người giúp việc hội đường, rồi ngồi xuống. Ai nấy trong hội
đường đều chăm chú nhìn Ngài. Ngài bắt đầu nói với họ: ‘Hôm nay
đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị vừa nghe’" (Lk. 4, 16-21;
x.Lk. 6,20; 7,21-22; 10,25-37).
Động lực Thánh Mẫu học: Mẹ
Maria là người phụ nữ ngôn sứ và giải phóng của người nghèo. Mẹ
là ngôn sứ của Kinh Magnificat, báo trước lời loan báo ơn giải
thoát của Con Mẹ. Mẹ tỏ ra chăm chú và cảm thông với thân phận
của người thấp hèn và bị đè bẹp. Trong khung ảnh ca ngợi Chúa,
Mẹ đã cất tiếng tố cáo và kêu xin giải pháp thần linh cho mối
liên hệ giữa những kẻ áp bức và những người bị áp bức.
Động lực cánh chung: Những
gì sẽ được tính đếm trong ngày chung thẩm đều do thái độ chấp
nhận hay khước từ người nghèo của chúng ta:
"Khi Con Người đến trong vinh quang của Người, có tất cả các
thiên sứ theo hầu, bấy giờ Người sẽ ngự lên ngai vinh hiển của
Người. Các dân thiên hạ sẽ được tập hợp trước mặt Người, và
Người sẽ tách biệt họ với nhau, như mục tử tách biệt chiên với
dê. Người sẽ cho chiên đứng bên phải Người, còn dê ở bên trái.
Bấy
giờ Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên phải rằng: "Nào những
kẻ Cha Ta chúc phúc, hãy đến thừa hưởng Vương Quốc dọn sẵn cho
các ngươi ngay từ thuở tạo thiên lập địa. Vì xưa Ta đói, các
ngươi đã cho ăn; Ta khát, các ngươi đã cho uống; Ta là khách lạ,
các ngươi đã tiếp rước; Ta trần truồng, các ngươi đã cho mặc; Ta
đau yếu, các ngươi đã thăm viếng; Ta ngồi tù, các ngươi đến hỏi
han." Bấy giờ những người công chính sẽ thưa rằng: "Lạy Chúa, có
bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói mà cho ăn, khát mà cho uống;
có bao giờ đã thấy Chúa là khách lạ mà tiếp rước; hoặc trần
truồng mà cho mặc? Có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đau yếu
hoặc ngồi tù, mà đến hỏi han đâu? " Đức Vua sẽ đáp lại rằng: "Ta
bảo thật các ngươi: mỗi lần các ngươi làm như thế cho một trong
những anh em bé nhỏ nhất của Ta đây, là các ngươi đã làm cho
chính Ta vậy."
Rồi
Đức Vua sẽ phán cùng những người ở bên trái rằng: "Quân bị
nguyền rủa kia, đi đi cho khuất mắt Ta mà vào lửa đời đời, nơi
dành sẵn cho tên Ác Quỷ và các sứ thần của nó. Vì xưa Ta đói,
các ngươi đã không cho ăn; Ta khát, các ngươi đã không cho uống;
Ta là khách lạ, các ngươi đã không tiếp rước; Ta trần truồng,
các ngươi đã không cho mặc; Ta đau yếu và ngồi tù, các ngươi đã
chẳng thăm viếng." Bấy giờ những người ấy cũng sẽ thưa rằng:
"Lạy Chúa, có bao giờ chúng con đã thấy Chúa đói, khát, hoặc là
khách lạ, hoặc trần truồng, đau yếu hay ngồi tù, mà không phục
vụ Chúa đâu? " Bấy giờ Người sẽ đáp lại họ rằng: "Ta bảo thật
các ngươi: mỗi lần các ngươi không làm như thế cho một trong
những người bé nhỏ nhất đây, là các ngươi đã không làm cho chính
Ta vậy." Thế là họ ra đi để chịu cực hình muôn kiếp, còn những
người công chính ra đi để hưởng sự sống muôn đời" (Mt.
25,31-46).
Động lực Tông đồ: Các
Tông đồ và những người theo các ngài đã chia sẻ mọi sự làm của
chung khiến chẳng có ai phải nghèo túng ở giữa họ: “Các tín hữu
chuyên cần nghe các Tông Đồ giảng dạy, luôn luôn hiệp thông với
nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh, và cầu nguyện không ngừng.
Mọi người đều kinh sợ, vì các Tông Đồ làm nhiều điềm thiêng dấu
lạ. Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của
chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người
tuỳ theo nhu cầu (Cvtđ
2,42-45). “Các tín hữu thời bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một lòng
một ý. Không một ai coi bất cứ cái gì mình có là của riêng,
nhưng đối với họ, mọi sự đều là của chung” (Cvtđ 4,32).
Động lực Giáo Hội học: Hội
Nghi Medellin (1968) chọn lựa người nghèo; Hội Nghi Puebla
(1979) cũng chọn lựa người nghèo; Hội Nghi Sto. Domingo (1992)
ưu tiên chọn lựa người nghèo; Công Nghi của Giáo Hội Philippines
PCP II (1992) tình yêu ưu tiên đối với người nghèo “để trở nên
chứng nhạn khả tín cho Tình yêu của Thiên Chúa trong Chúa Kitô…
giáo dân, tu sĩ và giáo sĩ của Giáo Hội Công giáo tại
Philippines phải trở nên Giáo Hội của người nghèo”
Giáo Hội trong Thế giới
Hôm nay: Vui Mừng và Hy Vọng:
“Vì thế, mỗi
người có quyền có được đầy đủ của cải trần thế cho họ và gia
đình họ. Đây là ý kiến các Nghị phụ dạy dân chúng có bổn phận
trợ giúp những người nghèo, và làm thế không chỉ bằng của cải dư
thừa của họ. Những người gặp phải hoàn cảnh quá cần thiết được
quyền lấy những gì họ cần từ sự giàu có của kẻ khác.
Đối
mặt với thế giới hôm nay trong đó có quá nhiều người đau khổ vì
thiếu thốn, Công đồng xin các cá nhân và các Chính phủ nhớ lời
nói của các nghị phụ: “Hãy cho người đang chết đói ăn, vì nếu
ngươi không cho họ ăn là ngươi giết chết họ.” “Và Công đồng cũng
thúc đẩy họ tùy theo khả năng của mình mà sẻ chia và sử dụng của
cải của mình mà giúp đỡ người khác, nhất là cống hiến cho họ sự
trợ giúp khả dĩ làm cho họ tự giúp và phát triển chính mình” (GS
69).
Công Lý trên Thế giới: Lắng
nghe tiếng khóc của những ai đang phải đau khổ vì bạo lực và bị
bách hại bởi những hệ thống và cơ cấu bất công, và khi nghe lời
kêu gọi cứu giúp của một thế giới đang nghịch lại kế hoạch của
Thiên Chúa vì sự sai trái của nó, chúng tôi chia sẻ ý thức ơn
gọi của Giáo Hội là hiện diện trong lòng thế giới bằng cách loan
báo Tin Mừng cho người nghèo khó, tự do cho người bị áp bức và
niềm vui cho kẻ buồn phiền” (GS 5).
Tình huống hiện tại của thế giới, nhìn trong ánh sáng đức tin,
kêu gọi chúng ta trở về với cái rất cơ bản của sứ điệp kitô, tạo
nên trong chúng ta ý thức sâu xa về ý nghĩa đích thực và những
đòi hỏi cấp bách của nó. Sứ mệnh rao giảng Tin Mừng truyền khiến
chúng ta trong thời gian hiện tại phải hiến dâng chính mình cho
việc giải phóng dân chúng ngay trong chính lúc họ đang hiện diện
trong thế gian này. Chỉ khi sứ điệp kitô về tình thương và công
lý chỉ rõ hiệu quả của mình qua hành động vì công lý trên thế
giới thì nó mới chiếm được lòng tin của dân chúng thời đại chúng
ta.
Nhằm phát triển các Dân
Tộc: “Nếu
kẻ nào có của cải trần gian này thấy người anh em đang túng quẫn
mà đóng lòng mình lại thì làm sao Tình yêu Thiên Chúa ngự ở
trong người ấy được?” (1Ga 3,17). Ai cũng biết những lời rất
mạnh mà các Nghị phụ dùng để mô tả thái độ thích hợp của những
người có mọi thứ đối với những người quẫn bách. Xin trích dẫn
lời thánh Ambrose: “Ngươi không cho người nghèo cái gì từ những
gì ngươi đang có, là ngươi đã lấy mất cái là của họ. Như thế,
ngươi đã đòi bậy cho ngươi những gì đã được ban chung cho mọi
người sử dụng. Thế giới này được ban tặng cho tất cả mọi người,
chứ không chỉ riêng cho người giàu” (GS 23).
Về mối quan tâm xã hội:
Một đề
tài nhất quán của Giáo huấn xã hội của Giáo Hội là ưu tiên yêu
thương hay chọn lựa đứng về phía người nghèo. Ngày nay, mối ưu
tiên này phải được chuyển tải rộng rãi tới mọi chiều kích của
thế giới, ôm ẳm con số bao la của những người đói, cùng khốn, vô
gia cư, những ai không được chăm sóc y tế, những ai sống không
hy vọng vào ngày mai (x. GS 42).
III. LỜI KHẤN KHIẾT TỊNH
1. ĐẦu mỐi tỪ
Thánh Kinh
-
Cái nhìn của Thánh Kinh về giới tính:
Theo trình thuật sáng tạo, giới tính là một cái gì tốt
đẹp, một phúc lành của Chúa ban cho con người để tiếp
tục công trình sáng tạo của Ngài (suy tư: Giới tính đối
với tôi là gì? Trong nền văn hóa của tôi? Trong Dòng tu
của tôi?
Giới tính là Phúc lành hay Nguyền rủa
(không sinh hoa kết quả): Is 54,1-6
Chỉ một mình Chúa có thể thay đổi một
lời nguyền rủa thành một phúc lành (ví dụ Sara, Anna,
Elizabeth)
2. BỐI CẢNH TÂN ƯỚC
Các
kitô hữu tiên khởi phải đối đầu với hai vấn đề nghiêm trọng:
-
Hôn nhân loạn luân nơi dân ngoại: Lv
18,6-18; 1 Cor 5,1-5.
Người dân ngoại trở lại kết hôn trong
cộng đoàn kitô, bị vỡ mộng, trở lại nền văn hóa/tôn giáo
cũ và kết hôn trở lại bên ngoài cộng đoàn kitô.
Qui chiếu cổ điển của đức Khiết tịnh là Mt 19,10-12 mà bối cảnh
là hôn nhân. Mt 19,12 kiên quyết đòi hỏi họ vẫn giữ mình không
kết hôn hầu trở nên “yêm hoạn vì Nước Trời”
Điều quan trọng nhất mà Mt 19,12 nói đến là lý do tại sao Chúa
Giêsu sống độc thân: “VÌ NƯỚC TRỜI”... sức mạnh không thể cưỡng
lại được của sự hiện diện của Nước Trời trong đời sống của Ngài
khiến Chúa Giêsu sống độc thân.
Như
vậy, Nước Trời hay Tình yêu của Chúa thay đổi tôi nên yêm hoạn
(Chúa sẽ làm cho tình trạng yêm hoạn của tôi thành một phúc
lành, chứ không phải là một nguyền rủa)
Các
đối thủ của Chúa Giêsu đã biết hai loại yêm hoạn: Một loại sinh
ra như vậy và một loại do con người làm nên không thể chấp nhận
tình trạng kết hôn bình thường. Chúa Giêsu đưa vào loại thứ ba:
Vì Nước Trời, tôi đã trở nên yêm hoạn.
1
Cor 7,35: Chúa Giêsu sống độc thân vì sự chú tâm không phân chia
cho Chúa của Ngài mà Ngài gọi là “Cha”
Lời
khấn độc thân khiết tịnh vừa là quà tặng vừa là chọn lựa được
thực hiện trong tự do để yêu mến Thiên Chúa trở lại (vì Ngài đã
yêu thương con người trước). Lòng đam mê chi phối của một con
người đối với Thiên Chúa là trọng tâm của mọi cuộc đời.
Đam
mê nung nấu/Lòng nhiệt thành: Sự tận hiến không phân chia và
không nghỉ ngơi đối với Chúa Cha không phải là một cuộc sống tự
buông thả, nhưng là một cuộc sống được siêu việt hóa.
Khiết Tịnh là một cam kết trở nên say mê Chúa như Chúa Giêsu đã
say mê Cha Ngài. Độc thân là một từ chuyên môn có nghĩa là không
kết hôn (là một người yêm hoạn). Độc thân khiết tịnh bao gồm
toàn thể thực tại của con người (căn tính và giới tính, thể lý,
tinh thần, trí não, ý hướng, khát vọng, chọn lựa, v.v…)
3. YÊM HOẠN VÌ NƯỚC TRỜI (1 Cor 7,32-40)
Những lý do ở đàng sau gợi ý của thánh Phaolô để đào sâu chú ý
với những việc thông thường: để ý nỗi lo lắng đang đe dọa; thời
gian hạn định rất ngắn ngủi; hình thức thế giới này sẽ qua đi
Việc giải quyết ba vấn đề trong Mt 19, 3-12 luôn đòi hỏi các nhà
chú giải:
-
giải thích tại sao Matthêu đưa vào khoản
ngoại lệ 19,9 và đoạn văn 10-12
cả hai khoản lồng vào được giải thích
bằng việc liên kết chúng với cùng một vấn đề mục vụ:
tình trạng hôn nhân ngoại lệ
giải thích câu 12 trong bối cảnh của các
câu 3-12.
Lý
do chính thúc đẩy chúng ta kết luận rằng Mt 19,12 là cái mà ngày
nay Chúa Giêsu nói đến: “Yêm họan vì Nước Trời”
4. ĐỘc thÂn thÁnh hiẾn trong ThÁnh Kinh vÀ
TruyỀn thỐng DothÁi
a. Đời sống độc thân trong Cựu Ước
Đời sống độc thân theo
truyền thống Dothái:
“Bất cứ người đàn ông nào không có vợ không phải là đàn ông, vì
‘Thiên Chúa dựng nên con người có nam có nữ và gọi tên là Adam’”
(St 5,2). Các nhà khôn ngoan Dothái đặt giá trị cao nhất trên
hôn nhân và gia đình. Họ nhìn phụ nữ như nền tảng của đời sống
nhân đức. Họ quả quyết rằng một người đàn ông không cưới vợ
không thể đạt được nhân đức.
Trường hợp duy nhất của đời sống độc thân trong Cựu Ước là
Giêrêmia (Jer 16,1-4). Như bất cứ ngôn sứ nào, đời sống của
Giêrêmia là biểu tượng sứ điệp của ông. Đời sống và sứ điệp của
ông chống lại cái mà Israel lấy làm thiết thân: một đại gia
đình. Sự vô sinh bị coi như một lời nguyền rủa và một đời trinh
nữ lâu dài là một lý do để than khóc (thân phận gái già).
Khi
một quốc gia bị phá hủy và những gia đình bị tan vỡ hay bị phá
hủy, Israel có thể nhìn vào Giêrêmia cô độc và bị bỏ rơi, và nhờ
đồng hóa với ông mà thấu hiểu được sự tận hiến anh hùng của ông
và đạt được sự thanh tẩy vào đời sống mới. Đời sống độc thân của
Giêrêmia liên kết ông với dân chúng và làm cho sứ vụ của ông
thêm hữu hiệu.
b. Đời sống độc thân trong Tân Ước
1) Tại sao người Corintô đặt câu hỏi: Đàn ông không gần gũi đàn
bà là điều tốt (1Cor 7,1)?
Đó
là vì Viễn ảnh thực hiện cánh chung; do lời giải thích một câu
nói được gán cho Chúa Giêsu về cuộc sống sau khi sống lại (Mt
22,30), và Gương của thánh Phaolô (1Cor 7,7)
2) Câu trả lời của thánh Phaolô:
Hôn
nhân bao gồm trọn vẹn đời sống tính dục là đáng ao ước, trừ khi
hai người thỏa thuận với nhau để cầu nguyện, hoặc khi một bên có
ơn ban sống độc thân.
Hôn
nhân không bị tháo gỡ, trừ khi bên không tin muốn chia lìa bên
theo công giáo (đặc ân Phaolô)
Luật chung phải theo về giới tính và hôn nhân là luật kép phải
theo trong mọi Giáo Hội của thánh Phaolô (1 Cor 7,17): sống theo
các ân ban Chúa đã ban cho anh (1 Cor 7,17a); và sống đúng theo
ơn gọi kitô của chị (1 Cor 7,17b) hay là giới răn của Chúa (1Cor
7,19b)
Để
cho rõ ràng, thánh Phalô nói: Nếu anh có ơn ban độc thân, hãy
sống như vậy; nếu anh không có ơn ban độc thân, đừng cố sống như
thế; còn nếu anh đã kết hôn thì hãy cứ ở như vậy (như Chúa đã
truyền)
Vì
sự sai lầm về thời cánh chung của mình (cánh chung đã được thực
hiện rồi!), người Côrintô tin rằng bây giờ họ phải sống như các
thiên thần bằng cách siêu việt hóa đời sống tính dục của họ.
Thánh Phaolô nói rằng không có vấn đề thần học về hôn nhân, cả
hai (hôn nhân và độc thân) đều là những chọn lựa chính đáng của
người kitô. Tuy nhiên, xem ra ngài nghiêng về độc thân. Tại sao?
Các kitô hữu không phải là thiên thần!
5. ViỄn tưỢng cÁnh chung cỦa PhaolÔ
a. Viễn tượng cánh chung của Phaolô có hai cực:
1)
Cánh chung
chưa đến: ưu tiên hôn nhân
Các
kitô hữu sống ở chỗ các thế hệ gối lên nhau, ngày sống lại chung
của các kẻ tin vẫn còn là tương lai (1 Cor 15): Chưa đến! Kết
luận: công cuộc sáng tạo, như hôn nhân, vẫn tiếp tục. từ viễn
ảnh này mà có một sự đánh giá tích cực về hôn nhân của thần
học.
2)
Cánh chung
đã đến rồi: ưu tiên độc thân
Thánh Phaolô tin rằng, ít nhất vào thời gian viết lá thư này,
ngài có thể còn sống khi Chúa trở lại (1 Cor 15,51; 1 Th 4,15).
Với sự sống lại của Chúa Giêsu, sự sống lại chung đã bắt đầu (1
Cor 15,20): Đã đến rồi! Thánh Phaolô cũng tin rằng các kitô hữu
đang sống trong những đau khổ cứu thế của Thời Đại Mới. Sống
trong một hoàn cảnh như thế, người tín hữu cần chiến đấu tinh
thần, cụ thể là một sự tận hiến ý thức cho Chúa. Kết luận: Đời
sống độc thân được ưu tiên
b. Hệ luận: Con đường phải sống
Hãy
thực hiện một viễn ảnh cách chung đúng đắn trong đời sống tính
dục của chính anh.
Cuộc chiến đấu để duy trì một viễn ảnh cách chung đúng đắn là ở
đàng sau tất cả cuộc tranh luận trong 1 Cor 7,1-40.
Yêm
hoạn vì Nước Thiên Chúa (Mt 19,12)
Chúa Giêsu không nói rằng đây là ơn kêu gọi cao hơn những ơn kêu
gọi khác hay là tất cả những ai theo Ngài đều tìm phục vụ trong
đường lối này: điều đó trái nghịch sự thúc giục của Chúa trong
St 1-2.
Chúa Giêsu nói rằng đòi hỏi của Nước Trời vượt cao hơn tất cả
những đòi hỏi khác và chỉ một số người được kêu gọi phục vụ
trong con đường độc thân, cũngnhư những người khác được kêu gọi
phục vụ trong hôn nhân. Bất cứ lời kêu gọi của một người là gì
thì ân sủng cũng được ban cho để ơn kêu gọi sẽ được hoàn tất.
c. Vấn đề sự sống lại
(Mt 22,23-33)
Hai
điều phải nói liên quan đến đoạn văn này:
·
Có sự sống lại
của kẻ chết.
·
Đời sống sau khi
sống lại chung sẽ khác nhau.
6. ĐỘc thÂn thÁnh hiẾn trong lỊch sỬ kitÔ giÁo
1.
Ý niệm về
đời sống độc thân từ ban đầu
Hình thức đời sống
thánh hiến lâu đời nhất: thánh hiến lòng trinh tiết (hầu hết là
phụ nữ) trong các cộng đoàn kitô ở đô thị trong thế kỷ thứ
nhất.
Các phụ nữ hiểu đời
sống họ trong ẩn dụ “kết hôn với Chúa Kitô.” Tiết dục là diễn tả
bề ngoài của lòng trung thành hôn nhân.
Người nam thấy cuộc
đời mìnhg trong hình thức khổ chế. Độc thân thanh khiết là hình
thức tự chủ.
Trinh tiết của người
phụ nữ chiếm ưu thế. Các trinh nữ cùng với các góa phụ có một vị
trí công cộng ở trong Giáo Hội, và thực thi một số thừa tác vụ
nào đó.
Đề tài thánh hiến hôn
nhân với Chúa Kitô đã được phát triển: các trinh nữ để dành cả
tinh thần lẫn thân xác cho Chúa.
Dù được đặt trong bối
cảnh đức tin và tình yêu, sự toàn vẹn thân xác được đề cao theo
truyền thống Hy lạp và Rôma. Chúng ta phải đương đầu với ý niệm
Hy lạp-Rôma về vị thành niên hay trinh nữ có mối liên hệ đặc
biệt với thần thánh.
Vào cuối thế kỷ thứ
ba, đời sống độc thân đã được coi như một tình trạng tốt hơn hôn
nhân. Nó được ca ngợi qua các ẩn dụ: đời sống thiên thần, ‘hôn
thê của Chúa Kitô”, đám cưới thần bí, hiến dâng trọn hảo.
2. Đời sống thiên
thần
Đời sống đan viện đôi
khi được gọi là sống như thiên thần, bởi vì nhờ lời cầu nguyện
liên lĩ, các đan sĩ bắt chước các thiên thần luôn luôn sống
trong sự hiện diện của Chúa. Họ cũng bắt chước các thiên thần
bằng cách hãm dẹp thân xác, nhất là bằng cách kiềm chế nhục dục
(tiết dục).
Có những bản văn coi
đời sống độc thân như sự báo trước của điều kiện cánh chung,
nhưng đa số nhấn mạnh đến khổ chế: chế ngự dục vọng của mình.
3. Trở lại Địa Đàng
Có vài luận thuyết nói
rằng Adam và Evà là đồng trinh khi ở trong Địa đàng và hôn nhân
là hậu quả của việc tổ tông sa ngã. Theo St 4, Cain và Abel đã
được sinh ra sau câu chuyện về tội.
Đức đồng trinh được
xem như sự trở lại địa đàng. Nhân tính thực sự như Chúa nhắm đến
chỉ ở trong sự đồng trinh, và liên hệ tính dục là một diễn tả
của sự suy thoái lịch sử của loài người (Gregory of Nyssa, John
Chrysostom và Jerome).
Lối hiểu méo mó này về
tính dục vẫn kéo dài cho đến ngày nay ảnh hưởng đến cách hiểu về
Luân lý công giáo và đời sống thánh hiến.
Quả thế, chúng ta đã
được kêu gọi đi theo Chúa Giêsu, chứ không phải các thiên thần.
Và chúng ta không tìm kiếm địa đàng đã mất, nhưng chúng ta hướng
về sự viên mãn của Nước Thiên Chúa trong trời mới đất mới.
4. Đời sống độc thân
linh mục
Luật hiện tại: Các
linh mục không được phép cưới vợ. Họ phải sống một mình và hứa
độc thân. Đây là qui tắc chung trong Giáo Hội. Việc truyền chức
cho những người có vợ bị cấm trong Giáo Hội Latinh; mặc dầu
trong mấy thập kỷ gần đây một số Mục sư Tin Lành trở lại Công
giáo đã xin được phép thụ phong linh mục và thi hành thừa tác vụ
mà vẫn tiếp tục đời sống gia đình của họ. Trong Giáo Hội Đông
phương, chỉ các Giám mục phải sống độc thân; nhữg ai muốn làm
linh mục phải cưới vợ trước khi nhận lãnh chức Phó tế. Luật này
có từ thế kỷ XII.
Không có qui tắc nào
trong Tân Ước ngăn cản một người có vợ thi hành thừa tác vụ linh
mục. Các Thư Mục Vụ đòi hỏi rằng thừa tác viên phượng tự (Giám
mục, Linh mục, Phó tế) phải là một “người chồng của một người
vợ” và chu toàn tốt các bổn phận của mình đối với vợ và con cái
(x. 1Tm 3,2-5,12; Tit 1,6).
Trong ba thế kỷ đầu
không có luật lệ nào đối với vấn đề này, ngoại trừ các linh mục
không được phép cưới vợ lần thứ hai. Giáo Hội phong chức cho các
người lớn đã có gia đình cũng như các tu sĩ khổ hạnh.
Sự thay đổi đã đến từ
thế kỷ thứ tư và thứ năm khi càng ngày càng có nhiều tu sĩ khổ
hạnh cưới vợ.
5. Những lý do đàng
sau việc đó:
Với sự chế ngự thân
xác, vị linh mục khôi phục lại cho thân xác phẩm giá ban đầu của
nó: Sự hoàn thiện nguyên thủy được phục hồi (xem thần học ảnh
hưởng lên thực hành thế nào).
Sự chế ngự thân xác
giúp linh mục sẵn sàng hơn cho thừa tác vụ thiêng liêng của
mình.
Do ảnh hưởng của Tân
thuyết Platon, có một cái gì không trong sạch trong mọi liên hệ
tính dục, do đó không thích hợp với những thực tại thánh thiêng
và phượng tự mà một linh mục phải đảm trách. Tính không thích
hợp này ngày càng được tái khẳng định.
Từ chối xác thịt có
nghĩa là để cho sự hiện diện của Thánh Thần tăng trưởng.
Chế ngự thân xác cho
phép một linh mục sẵn sàng hơn cho sứ vụ của mình.
Đời sống độc thân của
linh mục là nguồn sinh hoa kết quả thiêng liêng.
6. Cuộc canh tân của
Grêgôriô (tk XI và XII)
Những ai đang sống đời
độc thân phải giữ như vậy: còn những người khác phải cho vợ hay
kẻ chung sống ra về (x. Latêranô I năm 1123 và Latêranô II năm
1139).
Không có gì mới sau
thời kỳ ấy liên quan đến đời sống độc thân. Ngày nay lại có vấn
đề nóng bỏng về gương xấu tính dục của các linh mục.
Nhưng có một điều phải
nói là xét về mặt thần học, đời sống độc thân không phải là điều
kiện tất yếu (sine qua non) cho chức linh mục. Chức linh mục và
đời sống độc thân là hai cái khác nhau.
Tóm lại:
Đời sống độc thân là
một lời mời gọi đặc biệt hiện diện ở trong mọi tôn giáo.
Đời sống độc thân có
mặt trong truyền thống Thánh Kinh và Dothái, dù được nhìn thấy
như một ơn gọi đáng sợ và khủng khiếp (Giêrêmia).
Chúa Giêsu đi theo lối
sống gây sốc này, vì sự tận hiến trọn vẹn của Ngài cho việc rao
giảng Nước Thiên Chúa (sẽ đến và đã có mặt).
Các nam nữ tu sĩ luôn
nhìn thấy sự đồng trinh khiết tịnh là đặc điểm chính yếu ơn gọi
của họ.
Mặc dù luôn chỉ được
nhìn dưới viển ảnh khổ hạnh, lối sống độc thân bắt rễ từ gương
Chúa Giêsu, trong sự tiếp nối sứ vụ của Ngài (chiều kích ngôn sứ
và cánh chung), trong sự liên hệ sâu xa với Thiên Chúa /Chúa
Giêsu (chiều kích thần bí) và được sống trong cộng đoàn những kẻ
tin (chiều kích Giáo Hội).
Lối sống này được nhìn
thấy như một đặc sủng, một quà tặng của Chúa Thánh Thần ban cho
một số người để xây dựng Giáo Hội.
7. ChÚa GiÊsu vÀ ĐỜI SỐNG ĐỘc thÂn
a. Đôi khi bạn nghe rằng Chúa Giêsu có kết hôn. Có thật không?
Giả
dụ nền đạo đức Dothái tích cực đối với phái tính và hôn nhân vào
thời Chúa Giêsu thì sự thinh lặng của Tân Ước liên quan đến một
người vợ của Chúa Giêsu có lẽ được giải thích như một phương
tiện rằng Chúa Giêsu trong thực tế đã có một người vợ, ít nhất
về một phương diện nào đó của cuộc đời Ngài. Đó là quan điểm của
William E. Phipps. Tại sao có ý kiến như vậy?
Một số người nói “Có”
Người Dothái cho rằng tính dục và hôn nhân là những phúc lành
Tạo Hóa tốt lành đã ban cho nhân loại. Đời sống độc thân là lối
sống đối với người tu sĩ Dothái bình thường, và cách đặc biệt
cho một thầy dạy (rabbi), có lẽ không được nghĩ đến vào thời
Chúa Giêsu.
Hình ảnh Chúa Giêsu như một người luôn luôn độc thân là sản phẩm
về sau của thần học kitô phải chịu đựng một quan điểm méo mó
truyền thống về tính dục và hôn nhân.
Bạn có chắc về “ý kiến có” này không?
Trước hết, người Dothái nhìn thấy tính dục và hôn nhân như những
phúc lành(đúng). Tuy nhiên có một truyền thống Dothái mạnh mẽ ưu
tiên cho đời sống độc thân. Trong số này có ba nhóm khổ chế
Esseniens, Qumran và Therapeutae (thế kỷ I trước và sau Công
nguyên).
Có
một truyền thống các rabbi coi Moses như là một người độc thân
sau khi gặp gỡ Thiên Chúa; Gioan Tẩy Giả rất có thể là người độc
thân.
Nhìn thấy Giêrêmia, Gioan Tẩy Giả và Moses sau khi gặp Chúa,
chúng ta có thể nói rằng: Vị ngôn sứ trực tiếp nhận được mạc
khải thần linh tìm thấy cả cuộc sống mình bị thay đổi triệt để
vì ơn gọi ngôn sứ của mình. Sự đổi khác và biệt riêng này bởi
Lời Chúa và cho Lời Chúa được thể hiện rõ nét đối với nhiều
người Dothái trong ơn gọi độc thân hiếm hoi, đáng sợ và khủng
khiếp.
Tiếp đến, có sự thinh lặng trong Tân Ước về vợ con của Chúa
Giêsu (đúng). Nhưng Tân Ước không thinh lặng về Chúa Giêsu và
gia đình của Ngài (mẹ và cha Ngài, anh em và chị em của Ngài
cũng được nhắc tới). Nhà văn Dothái Kitô Hegesippus thế kỷ thứ
hai nói cho chúng ta về Clopas, cậu của Chúa Giêsu và Symeon,
một người anh em họ.
Kết luận:
Như thế sự thinh
lặng về vợ con của Chúa Giêsu trong bối cảnh này chỉ có thể được
giải thích theo một đường lối duy nhất là không có. Vì trước khi
mời gọi ai theo Ngài và đòi hỏi họ phải lìa bỏ vợ con thì Chúa
Giêsu phải là người trước tiên và triệt để hy sinh: triệt để độc
thân.
b. Tại sao Chúa Giêsu chọn đời sống độc thân?
Đời
sống độc thân của Chúa Giêsu là một dụ ngôn trong hành động, là
một hiện thân của một sứ điệp cao cả kích thích người ta suy
nghĩ về Chúa Giêsu và về chính họ. Chúa Giêsu có ý qui tụ lại
một Israel mà tội lỗi đã phân mảnh. Ngài có ý chuẩn bị họ sám
hối chờ cuộc trở lại cuối cùng của Nước Thiên Chúa.
Ý
thức của Chúa Giêsu về một lời mời gọi ngôn sứ duy nhất thúc đẩy
Ngài hiến dâng trọn vẹn cho sứ vụ này cho Israel vào cuối thời,
thời khắc sinh tử của lịch sử có thể giải thích đời sống độc
thân của Ngài, ít ra một phần.
Mt
19,12 là một lời tuyên bố rất đụng chạm và rất kích thích. Danh
từ “yêm hoạn” và động từ “thiến” chỉ xảy ra trong Phúc Âm của
Thánh Matthêu. Danh từ này chỉ xảy ra một lần nữa ở trong Cvtđ
8,27-39 (câu chuyện về viên thái giám Ethiopian. Động từ xảy ra
ở đây trong Tân Ước.
Không có chỉ dẫn nào là Chúa Giêsu đã đòi hỏi những ai muốn gia
nhập nhóm môn đệ của Ngài phải giữ đời sống độc thân.
["Chính vì thế, sau nhiều lần xem xét kỹ lưỡng tất cả các tình
huống, Đức Thánh Cha Benedict XVI quyết định miễn chuẩn Giám mục
Fernando Lugo khỏi tình trạng giáo sĩ, và kết quả tất yếu là các
quyền vốn có của một giáo sĩ tự nó không còn, bên cạnh đó cũng
miễn trừ Giám mục Fernando Lugo khỏi những lời khấn đã khấn hứa
khi trở thành giáo sĩ của Dòng Ngôi Lời (Society of the Divine
Word, SVD) và, miễn trừ Giám mục Fernando Lugo khỏi tình trạng
độc thân giáo sĩ (cf. CIC can. 291) cũng như các thừa tác vụ mà
tình trạng giáo sĩ đòi buộc (cf CIC can. 292)."]
8. CÁC CHIỀU KÍCH CỦA
THANH KHIẾT
a. Đời sống độc thân
thánh hiến như đặc sủng
Đời sống độc thân
thánh hiến là một đặc sủng của Chúa Thánh Thần, tác động lên tự
do của chúng ta và thúc đẩy chúng ta yêu thương “với tất cả con
tim của chúng ta,” được trao ban cho một số ít người, được lãnh
nhận trong tự do và được sống trong niềm vui. Đời sống độc thân
thánh hiến được đặt để phục vụ Nước Trời. Nó là dấu hiệu của sự
tận hiến và yêu thương vô điều kiện đối với Chúa. Nó được sống
trong viễn ảnh Chúa đến lần thứ hai (Parousia)
b. Chiều kích truyền
giáo của đức khiết tịnh
Phục vụ sự sống. Đời
sống độc thân thánh hiến tuyên xưng rằng Thiên Chúa ở bên cạnh
những người cô đơn và bị bỏ quên. Nó kêu gọi đánh mất mạng sống
mình cho tha nhân mà không kể cái giá phải trả (Giêrêmia và Chúa
Giêsu, Oscar Romero, Martin Luther King, các nhà truyền giáo).
Nó được mật thiết kết nối với tử đạo.
c. Chiều kích cộng
đoàn của đức khiết tịnh
Các người sống đời độc
thân khiết tịnh làm nên cộng đoàn của “chỉ một con tim”. Đời
sống độc thân thánh hiến kêu gọi một mối liên hệ sâu xa giữa anh
chị em: mối liên hệ bằng hữu. Nó giúp chúng ta nhận ra rằng
chúng ta đều là con cái của cùng một Cha, rằng chúng ta đều là
anh chị em trong Chúa Kitô, và được ban quyền đó cũng bởi một
Chúa Thánh Thần. Do đó, chúng ta được mời gọi thiết lập một cộng
đoàn bằng hữu, vượt thắng các ràng buộc xác thịt, máu huyết và
lướt thắng tình ái nhục dục.
d. Chiều kích thần bí
của đức khiết tịnh
Đức khiết tịnh biểu lộ
tình yêu của chúng ta cho Chúa, vẻ đẹp vĩnh cửu, trong mọi sự và
trên mọi sự, biết rằng mọi thứ tình yêu tìm được trong Ngài
nguồn gốc và sự viên mãn, và nếu không có Ngài thì chẳng có bền
vững được. Đời sống độc thân thánh hiến của tu sĩ tìm kiếm những
sự của Thiên Chúa, diễn tả sự say mê tìm kiếm vẻ đẹp của Thiên
Chúa và liên hệ thân tình với Chúa Giêsu. Cái thực sự đã ngăn
cản Chúa Giêsu kết hôn là Nước Thiên Chúa, lý do duy nhất của sự
hiện hữu, sự sống và cái chết của Ngài. Chúng ta cũng có thể nói
như thế về mỗi nam nữ tu sĩ.
e. Chiều kích chứng tá
tiên tri của đức khiết tịnh
Chúng ta trở nên những
“hình tượng sống động” của Chúa Giêsu, vươn tới với mọi người,
đặc biệt là những ai không được yêu thương, và của Giáo Hội,
hiền thê của Ngài, mà tình yêu và lòng trung thành sẽ lên đến
cực điểm trong thời sau hết.
f. Chiều kích sinh học
của đức khiết tịnh
Một tình yêu vươn tới
mọi tạo vật thế giới, đi vào hiệp thông với chúng, bảo vệ sự
sống của thiên nhiên, khước từ mọi thái độ bạo lực và lôi cuốn.
Thiên nhiên giống như thân xác chúng ta. Thiên nhiên không phải
là một cái gì ở bên ngoài chúng ta; chúng ta cũng là một phần
của thiên nhiên. Đời sống độc thân thánh hiến/khiết tịnh mang
lại một mối liên hệ với thiên nhiên: cảm thông, trân trọng, tôn
kính.
còn tiếp |
VỀ MỤC LỤC |
|
HUYẾT ÁP
THẤP
|
Thường thì
chúng ta e ngại bị cao huyết áp, nhiều hơn là thấp huyết áp. Vì
sợ bị rơi vào cảnh liệt hạ chi đi xe lăn vì tai biến mạch máu
não hoặc bị suy thận suy tim, những biến chứng trầm trọng của
“tên sát nhân thầm lặng” này .
Tuy nhiên,
nếu huyết áp quá thấp thì lại có nhiều rủi ro cho sức khỏe, đôi
khi đe dọa tới tính mệnh.
Huyết áp là
sức ép của máu lên lòng động mạch khi trái tim thu bóp để đấy
máu vào động mạch và khi tim trương giãn ra để tiếp nhận máu.
Huyết áp được
đo theo đơn vị mili mét thủy ngân (mmHg), với hai con số: số
trên là huyết áp tâm thu (systolic) và số dưới là huyết áp tâm
trương (diastolic).
Huyết áp thay
đổi tùy theo thời gian trong ngày: thấp nhất vào ban đêm khi
ngủ, cao hơn khi thức dậy; buổi chiều cao hơn buổi sáng, nhất là
khi đi lại, lao động chân tay, tinh thần căng thẳng.
Huyết áp cũng
thay đổi tùy theo tư thế cơ thể.
Khi ngồi
huyết áp tâm trương cao hơn nằm khoảng 5mmHg. Ngồi không dựa
lưng, tâm trương cao hơn 6mmHg. Ngồi chéo cẳng chân, tâm thu
tăng từ 2-8mmHg. Ngồi mà tay buông thõng, HA cao hơn là khi tay
dơ cao.
Cơ thể rất
nhạy cảm với sự thay đổi huyết áp, đặc biệt là một số tế bào ở
thành động mạch. Khi huyết áp đột nhiên tăng hoặc giảm, các tế
bào này sẽ can thiệp khiến cho huyết áp trở lại mức trung bình
để có đủ máu chuyển tới các cơ quan sinh tử như tim, não, thận.
HA ở tay
trái hoặc tay phải không khác biệt mấy, tuy nhiên nếu đo lần
đầu, nên đo cả hai bên để so sánh.
Hiện nay các
nhà chuyên môn coi huyết áp bình thường là bằng hoặc dưới
120/80, lý tưởng là 115/75.
Thế nào là huyết áp thấp
Các nhà y học
cũng đồng ý với nhau là huyết áp thấp khi một trong hai kết quả
bằng hoặc dưới 90 cho tâm thu, 60 tâm trương. Như vậy nếu có
kết quả 115/50 thì là huyết áp thấp.
Đây là con số
chung chung, với người này là thấp nhưng lại bình thường với
người khác vì họ không có các khó khăn dấu hiệu bệnh như chóng
mặt, sỉu hoặc bất tỉnh.
Người tập
luyên cơ thể, các lực sĩ thường hay có huyết áp và nhịp tim hơi
thấp hơn bình thường mà họ vẫn khỏe mạnh.
Có nhiều loại
thấp huyết áp khác nhau:
a- Thấp với tư thế đứng
(Orthostatic hypotension).
Chẳng hạn khi
đang nằm hoặc ngồi mà đứng lên, nhất là với động tác quá nhanh,
đứng xếp hàng lãnh “tem phiếu” cả nửa ngày, đứng lâu khi tắm hoa
sen, đôi khi do ngồi làm việc liên tục nhiều giờ.
Bình thường,
khi đổi tư thế như vậy, sẽ có khoảng từ 300-800 cc máu dồn xuống
phần dưới cơ thể theo sức hút của trái đất, khiến cho não thiếu
dinh dưỡng. Con người cảm thấy xây xẩm, lảo đảo, chóng mặt.
May mắn là
cơ thể đã có sẵn một số đáp ứng tim mạch, thần kinh, sinh hóa để
đối phó với rủi ro này. Chẳng hạn các cơ bắp ở hạ chi co hẹp,
thành bụng ép vào tĩnh mạch đẩy máu từ dưới ngược lên phía trên.
Do đó hậu quả của huyết áp thấp chỉ thoảng qua khoảng dăm ba
giây-phút. Nếu các cơ chế này hoạt động kém hữu hiệu, hậu quả sẽ
lâu dài.
Hiện tượng
này thường thấy ở người cao tuổi hoặc người suy nhược, nhưng đôi
khi cũng có ở người trung niên khỏe mạnh khi họ ngồi lâu với
cẳng chân bắt chéo rồi bất chợt đứng dậy.
Nguyên nhân
có thể do tác dụng của một số dược phẩm, khiếm khuyết hồi huyết
tĩnh mạch, giảm khối lượng máu, suy tim, rối loạn thần kinh.
Trong trường
hợp này, các nhà chuyên môn coi thấp huyết áp là khi tâm thu
giảm ít nhất 20mmHg, tâm trương giảm ít nhất 10mmHg sau khi đứng
dậy khoảng 3 phút.
b- Thấp do rối loạn liên lạc giữa
thần kinh tim-não
Khi đứng quá
lâu, huyết áp thường thấp, nhưng cơ thể có thể điều chỉnh để
bình thường hóa.
Tuy nhiên, ở
một số người, nhất là giới trẻ thì cơ chế điều chỉnh này không
làm việc đúng đắn. Thay vì báo động huyết áp thấp, thần kinh tại
tim lại phát ra tín hiệu ngược lại (huyết áp cao), não bộ bèn
giảm nhịp tim và hạ huyết áp. Máu đưa xuống phần bụng và hạ chi
nhiều, lên não ít. Tình trạng trở nên xấu và bệnh nhân cảm thấy
xây xẩm, quay cuồng.
c- Thấp sau bữa ăn (Postprandial
hypotension)
Trong vòng 2
giờ sau khi ăn, huyết áp có thể giảm tới 20mmHg, đặc biệt là ở
người tuổi cao, người đang bị cao huyết áp, có bệnh tim mạch,
người già có tiền sử té ngã, người đang dùng thuốc trị cao huyết
áp. Sự kiện này có thể gây ra ngất sỉu, cơn đau thắt ngực, chóng
mặt, mệt, buồn nôn, mờ mắt thậm chí cả stroke nữa.
Có nhiều cách
giải thích:
Như là sau
khi ăn, máu tụ nhiều ở cơ quan nội tạng (ruột, bao tử) để giúp
sự tiêu hóa thực phẩm, giảm khối lượng máu cho các bộ phận khác
(não).
Hoặc là sau
bữa ăn có sự giảm lượng máu từ tim đưa ra;
Hoặc thấp
huyết áp là do tác dụng của insulin làm giảm đường huyết kéo
theo giảm huyết áp;
Hoặc sự quá
giãn tĩnh mạch ngoại vi.
Bình thường
thì cơ thể điều chỉnh được bằng cách tăng lượng máu bơm ra từ
tim và co mạch máu ngoại vi. Nhưng ở nhiều người, cơ chế này
“trục trặc”, thiểu tuần hoàn não, khiến con người lảo đảo, quay
cuồng.
Nguyên nhân gây ra thấp huyết áp
a- Giảm khối
máu do mất nước tại các mô cơ thể vì ói mửa, tiêu chảy, nóng
sốt, dùng nhiều thuốc lợi tiểu, phỏng nặng, vận động quá mức với
đổ mồ hôi. Máu lưu thông giảm, huyết áp thấp, không đủ dưỡng khí
nuôi tế bào, cơ thể mệt mỏi, yếu, chóng mặt.
Nếu mất nước
quá nhiều và không được điều trị bệnh nhân có thể rơi vào tình
trạng shock, nguy hiểm tới tính mạng.
b- Nội ngoại
xuất huyết đều giảm khối lượng máu và đưa tới thấp huyết áp.
c- Trong thời
gian có thai, mạch máu giãn mở, giàm sức ép của máu lên động
mạch do đó áp huyết áp xuống thấp khiến cho bà bầu hay chóng
mặt. May mắn là huyết áp sẽ trở lại bình thường sau khi sanh.
d- Một số
bệnh tim như suy tim, rối loạn van tim, nhịp tim chậm, cơn suy
tim đều làm huyết áp xuống thấp vì máu lưu hành ít đi.
đ- Mấy bệnh
nội tiết như tiểu đường, nhược hoặc cường tuyến giáp, đường
huyết thấp.
e- Nhiễm
trùng huyết, cơn dị ứng trầm trọng, dinh dưỡng thiếu sinh tố
B12, folic acid.
g- Dược phẩm
như thuốc lợi tiểu, thuốc giãn mạch, thuốc viagra, vài loại
thuốc chống trầm cảm, thuốc chống đau, rượu.
h- Bệnh
Parkinson, chấn thượng sọ não, ngộ độc hóa chất, phản ứng với
thuốc, suy gan, nằm bất động quá lâu.
Dấu hiệu, triệu chứng
Các dấu hiệu
thường thấy gồm có chóng mặt, ngất sỉu, buồn ngủ, kém tập trung,
buồn nôn, mờ mắt, hơi thở nhanh, da lạnh, khát nước.
Khi huyết áp
thấp trầm trọng, bệnh nhân có thể bị trụy tuần hoàn (shock).
Điều trị
Thấp huyết áp
ở người khỏe mạnh mà chỉ có chóng mặt thoảng qua khi đứng lên
ngồi xuống thường thường không cần đến trị liệu.
Với các
trường hợp nặng, điều trị nguyên nhân gây ra huyết áp thấp có
thể giái quyết được vấn đề.
Trường hợp
huyết áp xuống rất thấp gây ra shock thì cần được cấp cứu tại
bệnh viện.
Bác sĩ có thể
cho dùng dược phẩm tăng khối máu (fludocortione, clonidine, viên
ngừa thai); thuốc co mạch (midrodine, ritalin, vài loại chống
trầm cảm) hoặc thuốc điều khiển sản xuất
epinephrine/norepinephrine (ức chế beta atenolol, propanolol) để
nâng huyết áp.
Phòng tránh
Các phương
thức sau đây được áp dụng để giảm thiều dấu hiệu triệu chứng của
huyết áp thấp:
1- Uống nhiều
nước để ngăn ngừa cơ thể khô nước và nâng cao huyết áp.
2- Dùng thêm
muối có thể nâng cao huyết áp, nhưng cần được bác sĩ hướng dẫn
để tránh rủi ro suy tim.
3- Mang tất
đàn hồi để tránh máu tụ ở hạ chi, nhờ đó máu nhiều hơn ở phần
trên cơ thể.
4- Tránh uống
rượu vì rượu làm mất nước và làm giãn mạch.
5- Đừng đứng
quá lâu; từ từ đứng lên khi nằm hoặc ngồi.
6- Có huyết
áp thấp sau khi ăn: không nên uống thuốc chống huyết áp trước
khi ăn; tránh đứng bất thình lình và nên nằm nghỉ sau khi ăn;
giảm tinh bột trong phần ăn, chia phần ăn làm nhiều bữa nhỏ.
7- Với một số
người, nước uống có caffeine làm co mạch nhưng nên uống vào buổi
sáng để tránh khó ngủ ban đêm.
8- Nằm ngủ
với gối hơi cao hơn chân có thể giảm triệu chứng bằng cách giữ
lại natri, bớt tiểu đêm.
9- Khi đứng
lâu: một chân co hoặc để trên ghế; lâu lâu ngồi xuống hoặc cúi
mình về phía trước, để tay lên đầu gối.
Khi nào cần đi khám bệnh
Thấp huyết áp
mà lại thêm đau ngực, nhiệt độ cơ thể trên 101◦ F (38.3 ◦C), rối
loạn hô hấp, tim đập không đều, tiêu chầy và nôn ói kéo dài, ho
ra đàm, không ăn uống được, đều cần đi bác sĩ ngay để được khám
bệnh và điều trị.
Kết luận
Một trong
những triết lý sống khá hay của người Á Đông là không thái quá
mà cũng chẳng nên bất cập.
Cao quá cũng
có hại mà thấp quá cũng mang lại rủi ro. Cho nên cứ “Trung
Dung”, cố gắng giữ huyết áp suýt soát 120/80 là tốt hơn cả.
Đó là điều
mong ước của mọi người.
Nguyễn Ý-Đức, M.D. Texas-Hoa
Kỳ
www.nguyenyduc.com
|
VỀ MỤC LỤC |
HAI CHỮ CÁM ƠN
Chuyện phiếm của Gã Siêu |
Hôm nay, gã xin bắt đầu bằng một
câu chuyện được ghi lại trong Phúc Âm :
Hôm đó Chúa Giêsu vào một làng
kia, thì có mười người phong cùi đón gặp Ngài. Theo tập tục của
dân Do Thái, những kẻ mắc chứng bệnh nan y này phải sống cô lập,
không được tiếp xúc với những người bình thường.
Vì thế, họ dừng lại ở đằng xa và
kêu lớn tiếng :
- Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng
thương xót chúng tôi!
Thấy vậy, Chúa Giêsu bảo họ :
- Hãy đi trình diện với các tư
tế.
Sở dĩ như vậy là để được chứng
thực rằng mình đã khỏi bệnh và được trở về với cộng đồng xã hội.
Đang khi đi, họ thấy mình được lành sạch. Thế nhưng liền sau đó,
chỉ có người trong bọn đã quay trở lại tôn vinh Thiên Chúa. Anh
ta sấp mình dưới chân Chúa Giêsu mà tạ ơn. Và anh ta lại là
người Samaria
Chúa Giêsu hỏi :
- Không phải mười người đều được
lành sạch cả sao ? Thế chín người kia đâu ? Sao không thấy họ
trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại bang này?
Rồi Người nói với anh ta:
- Anh hãy đứng dậy mà về đi! Lòng
tin của anh đã cứu chữa anh. (Lc 17,11-19).
Qua câu chuyện trên, gã đã phải
ngán ngẩm mà nhận ra rằng : Mười người được ơn, thì chỉ có một
người biết ơn. Tỷ lệ một phần mười. Một tỷ lệ quá ít ỏi. Như
vậy, kẻ vô ơn thì thật nhiều, còn người biết ơn có lẽ chỉ đếm
được trên đầu ngón tay. Hơn thế nữa, người biết ơn ấy lại là một
kẻ ngoại đạo. Thế mới đau! Đúng như người xưa đã diễn tả :
- Bạc như dân, bất nhân như lính.
Chuyện kể rằng : Trên con đường
quanh co vùng núi, vì trời mưa nên mặt đường bị sụp lở, một tài
xế xe buýt không nhìn rõ mốc cắm báo nguy hiểm. Khi xe băng băng
lao tới, muốn phanh gấp cũng không kịp. Cả bánh trước bên phải
xe bắt đầu lún, mà bên dưới lại là vực sâu mấy trăm mét.
Một công nhân bảo vệ đang sửa
đường ở bên cạnh đã vội vã chạy tới, cầm xà beng trong tay, ghì
chặt bánh xe. Hơn hai mươi hành khách trên xe mới may mắn thoát
nạn. Nhưng người công nhân bảo vệ thì ngất xỉu, bị dập nát một
chân, phải cắt bỏ. Chỉ tiếc rằng hơn hai chục hành khách được
cứu sống hôm đó, không một ai đã tìm đến anh để nói lời cám ơn.
Một cậu bé học trò được thầy giáo
tặng cho một cuốn sách. Thế nhưng cậu bé lặng lẽ vội vã ra về,
mà chẳng nói một lời. Thấy vậy, thầy giáo định dạy cho cậu bé
một bài học, liền hỏi :
- Em vừa nói gì thế ?
- Em có nói gì đâu ?
- Thế mà thầy cứ ngỡ rằng em cám
ơn thầy chứ.
Cậu bé xấu hổ, đỏ mặt xin lỗi.
Trong cuộc sống, nhiều khi bản
thân gã cũng đã từng ngậm đắng nuốt cay khi phải đối đầu với
những kẻ “vắt chanh bỏ vỏ”, “ăn cháo đái bát”, chẳng biết cư xử
với nhau theo tình theo nghĩa. Thấy cái lợi trước mắt là vội vã
vào vơ vét về. Sau đó là chấm hết, không hay trời chăng mây
nước chi nữa.
Có một em nhỏ đã viết cho mẹ như
sau :
“Mỗi ngày con quét nhà cho mẹ,
mẹ thiếu con năm ngàn. Con
đi chợ mua hàng cho mẹ, mẹ
thiếu con năm ngàn…”
Ký tên
Người con luôn vâng lời mẹ.
Đọc xong mẩu giấy ấy, người mẹ đã
trả lời như sau :
Mẹ đã cưu mang con trong cực
khổ suốt chín tháng mười ngày,
không tính tiền. Mẹ đã chăm
sóc con mỗi khi con đau yếu,
không tính tiền. Mẹ đã nuôi
dưỡng con cho đến ngày hôm nay,
không tính tiền. Tổng cộng :
Không một đồng nào.
Ký tên
Người mẹ luôn yêu thương con.
Người Việt Nam chúng ta vốn có
truyền thống biết ơn :
- Uống nước nhớ nguồn.
- Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
Ăn gạo nhớ kẻ đâm, xay, giần,
sàng.
Lòng biết ơn cũng thường được
biểu lộ bằng những hành động cụ thể. Chẳng hạn như trong dịp đầu
năm :
- Mồng một tết cha,
Mồng hai tết chú,
Mồng ba tết thầy.
Gã còn nhớ : Ngôi trường, gã đã
mài mòn đũng quần trên ghế suốt những năm dài của tuổi ấu thơ,
là ngôi trường làng do cha sở thiết lập và làm hiệu trưởng. Vì
thế, cứ mỗi độ xuân về, tất cả các em tiểu học như gã, mỗi đứa
phải góp một quả trứng gà để tết cha hiệu trưởng.
Ban sáng, người mẹ cẩn thận gói
quả trứng vào chiếc khăn tay để em bé xách đi. Em bé tung tăng
cất bước như một chú chim nhỏ. Nét mặt rạng rỡ. Nếu chẳng may vì
mải chơi hay vô ý làm vỡ trái trứng, thì em bé chỉ còn nước
đứng mà khóc. Gã thấy hình ảnh này sao mà đẹp tuyệt vời đến thế.
Cha ông chúng ta ngày xưa vốn đã
từng dạy :
- Làm ơn đừng nhớ làm chi,
Chịu ơn nên chớ quên đi mới là.
Hay như người ta cũng bảo :
- Người làm ơn thì phải quên
ngay, còn kẻ mang ơn thì phải nhớ mãi.
Một khi đã nhận ơn của ai, chúng
ta có bổn phận phải biết ơn và cám ơn người ấy. Nếu không biết
ơn và cám ơn, thì có lẽ còn thua xa con vật, như một câu danh
ngôn Thổ Nhĩ Kỳ đã bảo :
- Con vật còn biết ơn, huống nữa
là con người.
Đúng thế, nhiều người vốn thích
chó, vì chó là một con vật biết ơn. Mỗi khi ném cho một mẩu
xương, nó liền tỏ vẻ biết ơn bằng cách vẫy đuôi. Mỗi khi đi đâu
về, nó liền mừng rỡ và quấn quít bên chân chúng ta.
Có một viên quan toàn quyền nọ
đang đi dạo trên đường phố, bỗng gặp một người dân bản xứ cúi
đầu chào một cách kính cẩn. Thấy vậy, viên quan toàn quyền liền
chào lại một cách rất lịch sự. Thế nhưng, tên cận vệ không đồng
ý và nói :
- Ngài mà cũng phải chào thằng
mọi đen ấy hay sao ?
Viên quan toàn quyền bình tĩnh
trả lời :
- Chẳng lẽ tôi lại thiếu văn hóa,
không bằng thằng mọi đen ấy hay sao ?
Chính vì thế, người ta thường bảo
:
- Hoa trái tốt đẹp nhất trên trái
đất này, chính là lòng biết ơn.
Kinh nghiệm cho thấy :
- Thái quá thì bất cập.
Thế nhưng, La Bruyère lại cho
rằng :
- Ở trên đời này, không có sự
thái quá nào tốt đẹp cho bằng sự thái quá của lòng biết ơn.
Thế nhưng, tâm tình biết ơn không
phải chỉ được ấp ủ trong lòng, mà còn phải được nói ra ngoài
miệng và phải được chứng thực bằng những việc làm cụ thể, như
người Tây Ban Nha vốn thường bảo :
- Làm ơn thì nín, thọ ơn thì nói.
Gã xin đưa ra một thí dụ, chẳng
hạn người con nào mà chẳng xác tín về ơn sinh thành dưỡng dục
của cha mẹ :
- Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn
chảy ra.
Tuy nhiên, niềm xác tín này cần
phải được biểu lộ ra bên ngoài bằng những lời nói trọng kính
“trình thưa vâng dạ”, cũng như bằng việc vâng lời và giúp đỡ :
- Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo
con.
Trong khuôn khổ bài viết hôm nay,
gã chỉ xin đề cập tới hai chữ “cám ơn”.
Mặc dù mang nặng truyền thống
biết ơn, nhưng người Việt Nam xem ra hay quên, hoặc ngại nói lên
hai tiếng “cám ơn” trong sinh hoạt thường ngày. Một tác giả nào
đó đã viết :
Một sự kiện làm chúng ta phải
ngạc nhiên không ít, đó là một số người Việt Nam từ nước ngoài
trở về thăm quê hương đã đưa ra nhận xét như sau :
Dầu có cố gắng che dấu đến đâu
cái tông tích việt kiều của mình, họ vẫn cứ bị lộ ra. Và oái oăm
thay, cái tông tích ấy được thể hiện không phải qua cách mua sắm
tiêu xài, hay là phục sức, mà gắn liền với một chi tiết rất tầm
thường. Người ta nhận ra họ bởi vì họ là những người luôn miệng
nói lên hai tiếng “cám ơn”.
Nếu quả thực hai tiếng cám ơn đã
trở thành quí hiếm trên môi miệng người Việt Nam hiện nay, thì
phải chăng đó là một lời báo động đáng lo ngại. Đó có thể là dấu
chỉ của sự khô cạn tình người trong xã hội Việt Nam chúng ta.
Khi ơn nghĩa đã bị chối bỏ, thì dĩ nhiên sự ràng buộc về tình
người cũng trở thành mong manh. Và khi tình người bị chối bỏ,
thì nhiều lãnh vực khác cũng sẽ bị lung lay và sụp đổ.
Sở dĩ như vậy là vì những người
Việt Nam sống ở nước ngoài tiếp xúc thường xuyên với người
phương tây, nên cũng lây nhiễm phần nào nét đẹp văn hóa của họ.
Đúng thế, những tiếng vốn được
người phương tây xử dụng nhiều nhất là “xin lỗi” và “cám ơn”.
Dân Pháp thì luôn miệng nói “pardon” và “merci”. Còn dân Ăng lê
thì động một tí là “sorry” và “thanhk you”.
Thói quen tốt đẹp này có được là
do sự giáo dục từ trong gia đình. Có người đã tổng kết được mười
mấy chữ quan trọng trong việc giáo dục trẻ em ở phương tây, đó
là cám ơn, chào ông bà, xin lỗi, phiền ông bà, tạm biệt, xin
mời…Trong đó đứng đầu là hai tiếng “cám ơn”, Như vậy, họ đã dạy
cho con em biết cảm động, không được thờ ơ nhìn sự giúp đỡ và
làm ơn của người khác.
Từ đó, gã suy ra rằng lòng biết
ơn và tình yêu mến luôn đi song song và tỷ lệ thuận với nhau .
Lòng biết ơn sẽ sinh ra tình yêu mến và tình yêu mến lại sinh ra
lòng biết ơn.
Một vị tổng thống hỏi bà cụ sống
104 tuổi về bí quyết sống lâu. Bà cụ trả lời :
- Một là dí dỏm, hai là học biết
cám ơn.
Lấy chồng từ năm 25 tuổi, ngày
nào bà cũng nói nhiều hai chữ “cám ơn”. Bà cám ơn chồng, cám ơn
bố mẹ, cám ơn con cái, cám ơn hàng xóm láng giềng, cảm ơn mọi sự
quan tâm săn sóc của thiên nhiên đã dành cho bà. Cám ơn từng
ngày sống yên lành, ấm cúng và vui vẻ. Mỗi lời nói thân thiết
của người khác đối với bà, mỗi việc làm nhỏ nhoi bình thường
dành cho bà, mỗi nét mặt tươi cười hỏi thăm, bà đều không quên
nói hai tiếng “cám ơn”.
Mọi người không những không ngán
ngẩm đối với vô số lần cám ơn hàng ngày của bà, trái lại càng
gần gũi yêu thương bà và nếu không yêu thương bà thì cảm thấy
có lỗi với từng lời “cám ơn” của bà…Hai tiếng “cám ơn” khiến bà
vui vẻ, hạnh phúc và sống lâu.
Cám ơn có bao nhiêu thì tình yêu
có bấy nhiêu. Tình yêu có ngần nào, thì cám ơn có ngần ấy.
Dựa vào một bài báo của tác giả
Lã Du bên Trung Quốc, đã được dịch và đăng tải trên “Kiến thức
ngày nay”, gã xin đưa ra những trường hợp hai chữ “cám ơn” được
nói lên một cách rất đặc biệt.
Trước hết là hãy biết cám ơn
trời, cám ơn người, cám ơn đời, cám ơn ở mọi nơi và trong mọi
lúc, ngay cả những hoàn cảnh đen tối và bi đát nhất :
Một ông giáo mắc bệnh ung thư và
biết chắc chắn rằng mình chẳng còn sống được bao lâu. Trước khi
tắt thở, câu cuối cùng ông để lại cho đời là hai tiếng “cám ơn”
: Cám ơn những người ruột thịt đã ngày đêm chăm sóc cho ông, cám
ơn các y bác sĩ đã tận tình điều trị cho ông và cám ơn các em
học sinh đã đến viếng thăm ông.
Tiếp đến là lời cám ơn thật cảm
động của một em bé câm :
Một cô bé bảy tuổi, lưng đeo cặp
sách, hình như vừa mới tan học. Khi leo lên xe, cô bé bước không
vững và suýt nữa thì bị té ngã. Người hành khách vội vàng đỡ cô
bé một tay. Vừa đứng vững, cô bé giơ tay ra hiệu, không biết
định nói gì với người hành khách. Thấy ông ta không hiểu, cô bé
rất bối rối. Thì ra cô bé bị câm điếc.
Gần tới một trạm và ông ta sắp
sửa xuống. Cô bé vội vàng chạy đến nhét vào tay ông ta một mẩu
giấy. Ông ta cứ tưởng có chuyện gì, ai ngờ lúc xuống xe, nhìn
mẩu giấy, ông ta chỉ thấy một dòng chữ xiêu vẹo :
- Cám ơn chú.
Và trái tim người hành khách bỗng
trào dâng một tình cảm nóng bỏng không sao hiểu nổi.
Ngoài ra có những trường hợp ân
hận vì đã không kịp thời nói lên được lời cám ơn của mình :
Ở phía bắc tỉnh Hà Nam, có một
cậu bé mười bốn mười lăm tuổi, đã lấy cắp một quyển sách và bị
anh bảo vệ bắt quả tang. Anh bảo vệ quát mắng khiến cậu vô cùng
xấu hổ. Những người khác nhìn cậu với ánh mắt khinh bỉ.
Anh bảo vệ đòi cậu gọi phải bố
mẹ, hoặc thầy giáo đến nhận thì mới cho về. Cậu bé lo sợ co dúm
người, nét mặt xám ngoét. Thế nhưng, một người phụ nữ đứng tuổi
đã rẽ đám đông vây xem, xông vào bênh vực cậu bé :
- Đừng đối xử với trẻ em như thế.
Tôi là mẹ của cháu !
Nói xong, người phụ nữ nộp tiền
phạt và dắt cậu ra khỏi tiệm sách, rồi khẽ giục :
- Mau về nhà đi con, từ nay trở
đi đừng bao giờ lấy trộm sách nữa !
Mấy năm đã trôi qua. Cậu bé luôn
nhớ ơn người phụ nữ đứng tuổi không quen biết, đồng thời luôn
hối hận vì đã không nói trước mặt bà hai tiếng cám ơn. Nếu không
có bà, đường đời cậu bé có thể đã rẽ sang một lối khác.
Sau khi thi đậu đại học, cậu sinh
viên đã thề nhất định phải tìm ra bà. Nhưng biển người mênh mông
biết tìm bà ở đâu ? Thế là hàng năm, lợi dụng những kỳ nghỉ,
ngày nào cậu cũng đến gần hiệu sách chờ nửa tiếng đồng hồ với hy
vọng tìm được người phụ nữ đứng tuổi. Việc làm này hết sức mong
manh, nhưng mưa gió cũng không cản trở được cậu, hay làm cho cậu
nao núng, bởi vì cậu không bao giờ quên khuôn mặt hiền từ của
bà. Cứ thế, cậu sinh viên đứng chờ trong hai năm, cuối cùng đã
tìm được bà và nói lên hai tiếng “cám ơn”, mà cậu đã từng ôm ấp
trong lòng bấy lâu nay…
Như vậy, đủ thấy hai tiếng “cám
ơn” có sức nặng biết chừng nào. Nếu đặt “cám ơn” lên bàn cân,
thì cả trái núi cũng không nặng bằng. Nếu cho “cám ơn” một tiểm
tựa, thì cả trái đất này sẽ được bẩy lên!
Một cậu học sinh khác ở miền núi
thi đậu, nhưng vì nhà nghèo không có tiền để bước chân vào đại
học. Lúc đó, một người không quen biết đã giúp đỡ cậu một cách
vô tư. Cậu muốn cám ơn người đó trước mặt. Nhưng vì nguyên nhân
này lý do khác, cậu vẫn chưa thực hiện được nguyện vọng.
Ba năm sau, theo địa chỉ của
người gửi tiền, cậu đã dành riêng một chuyến đi. Khi đến nhà,
thì không ngờ vị ân nhân đó vừa mới qua đời được mấy hôm. Trước
khi chết, ông ta còn gửi cho cậu một khoản tiền cuối cùng…
Cậu hối hận vô cùng. Hối hận vì
cứ dây dưa kéo dài mãi để hai tiếng “cám ơn” chưa nói ra khỏi
miệng, đã trở thành một gánh nặng day dứt. Ngậm nước mắt, cậu
viết một vạn chữ “cảm ơn” lên giấy trắng, rồi châm lửa đốt trước
phần mộ của vị ân nhân…
Nếu muốn nói “cám ơn”, thì hãy
nói ngay đi. Nếu mang nặng lòng cám ơn, thì hãy mau mau bày tỏ !
Tình cảm biết ơn phải trở nên như cánh chim bồ câu trắng tung
bay suốt dọc cuộc đời, chứ đừng để nó biến thành hòn đá đè nặng
trái tim một cách lâu dài.
Gã xin kết thúc tâm tình cám ơn
bằng mẩu chuyện sau đây :
Có một truyền thuyết kể lại rằng
: Hai người cùng đi gặp Thượng đế, hỏi lối lên thiên đàng. Thấy
hai người đói lả, Thượng đế cho mỗi người một suất cơm. Một
người nhận suất cơm, cảm động lắm, cứ cám ơn rối rít. Còn người
kia nhận phần ăn mà không hề động lòng, cứ làm như Thượng đế có
bổn phận phải cho anh ta.
Sau đó, Thượng đế chỉ cho người
nói “cám ơn” lên thiên đàng. Còn người kia bị từ chối. Kẻ bị từ
chối đứng ngoài cổng tỏ vẻ bực tức :
- Chẳng lẽ chỉ vì tôi quên nói
một câu “cám ơn” ?
Thượng đế trả lời :
- Không phải ngươi quên đâu, mà
chỉ vì ngươi không có lòng biết ơn, nên chẳng nói ra được hai
chữ cám ơn. Người không biết cám ơn, thì sẽ không biết yêu
thương người khác, và cũng chẳng được người khác yêu thương.
Anh ta vẫn một mực cãi lại :
- Vậy chỉ vì hai chữ “cám ơn”, mà
số phận chênh lệch đến thế hay sao ?
Thượng đế lại đáp :
- Biết làm sao được. Bởi vì đường
lên thiên đàng được trải bằng lòng biết ơn và cửa vào thiên
đàng chỉ chìa khóa cám ơn mới mở được mà thôi. Còn xuống địa
ngục thì khỏi cần.
Nhân gian cần cám ơn. Thiên đàng
cũng cần cám ơn. Khi nghèo túng cần cám ơn. Giàu có rồi cũng cần
cám ơn. Trong cảnh khó khăn cần “cám ơn”. Và ngay cả Thượng đế
cũng cần cám ơn…
Mất nước, đất đai sẽ biến thành
sa mạc. Trần gian nếu không có tâm tình và hai tiếng “cám ơn”,
sẽ trở nên khô cằn sỏi đá, còn đáng sợ hơn cả sa mạc cát nóng
nữa. (Báo Kiến Thức Ngày Nay).
Gã Siêu
gasieu@gmail.com
|
VỀ MỤC LỤC |
|
- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến,
bài vở..., xin gởi về địa chỉ
giaosivietnam@gmail.com
- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:
Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục
vụ của Giáo sĩ; Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các
Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn
gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực
Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh
vực; Mỗi Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức
Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và
Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)
- Quy vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại
www.conggiaovietnam.net
Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị
Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã
sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác
nhau.
TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam
Lm. Luca
Phạm Quốc Sử
USA
|
|
*************
|
|