Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

 

 

 

ĐỰƠC CHỌN GIỮA LOÀI NGƯỜI
VÀ CHO LOÀI NGƯỜI  (x. Dt, 5.1)

 

GIÁO SĨ:

Xuất phát từ giáo dân, hiện diện vì giáo dân và cậy dựa vào giáo dân

 

ĐỂ CÙNG LÀM VINH DANH THIÊN CHÚA

 

www.conggiaovietnam.net                          giaosivietnam@gmail.com

Đặc San Điện Tử    Giáo Sĩ Việt Nam    Số 95, Chúa Nhật 14.06.2009


MỤC LỤC 

Sắc Lệnh Về Các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội - Inter Mirifica (tiếptheo)  Vatican 2

NGƯƠI Ở ĐÂU?                                                                               Lm. Giuse Lê Công Đức

CÙNG ĐỨC CHA VINH SƠN, CÁC MỤC TỬ LÊN ĐƯỜNG !                   Gioan Lê Quang Vinh

“THÁNH THẦN, KHẤN XIN NGỰ ĐẾN...”                                       Lm. LÊ QUANG UY, DCCT

CÂU ĐỐI MỪNG NĂM THÁNH 2010.                                                             Th. K. Dominic

ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI ĐỀ CAO VAI TRÒ NGƯỜI GIÁO DÂN            Theo CNS

KHỦNG HOẢNG TRONG ĐỜI SỐNG LINH MỤC                              GM Phêrô Nguyễn Soạn

ĐỪNG QUÁ ĐỂ Ý ĐẾN NHỮNG THÓI XẤU CỦA CON TRẺ (1)                  Lm. Lê Văn Quảng

DÃ THẢO NHÀN HOA                                                                               Nhà Văn Quyên Di

Sống tốt đời sống độc thân thánh hiến trong bối cảnh hôm nay Lm. Micae-Phaolô Trần Minh Huy pss 

… CÁI TÓC LÀ GÓC CON NGƯỜI                                                  Bác sĩ Nguyễn Ý Đức M.D.

LỆCH -                                                                                         Chuyện phiếm của Gã Siêu


Sắc Lệnh Về Các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội - Inter Mirific (tiếptheo)

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia

 

Chương I: Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội

 

Lời Mở Ðầu

 

1. Ý nghĩa từ ngữ. Trong những phát minh kỳ diệu về kỹ thuật, mà, nhờ ơn Chúa, tài năng con người đã từng khai thác từ tạo vật, nhất là trong thời đại chúng ta, thì Giáo Hội là Mẹ, đặc biệt ân cần tiếp đón và theo dõi, từ những phát minh liên quan đặc biệt tới tinh thần con người, đến những phát minh mở nhiều con đường mới để truyền thông một cách hết sức dễ dàng đủ các loại tin tức, tư tưởng và mệnh lệnh. Tuy nhiên giữa những phát minh này, trổi vượt hơn cả là những phương tiện tự bản tính không những có liên hệ và ảnh hưởng đến từng người, mà còn đến chính đại chúng và toàn thể xã hội nhân loại 1* như báo chí, điện ảnh, phát thanh, vô tuyến truyền hình và những thứ khác tương tự. Do đó những phương tiện này đáng được gọi là những phương tiện truyền thông xã hội.

2. Lý do thúc đẩy Công đồng quan tâm đến vấn đề. Giáo Hội là Mẹ cũng biết rằng những phương tiện đó, nếu được xử dụng đúng đắn sẽ mang lại những lợi ích hữu hiệu cho nhân loại vì chúng đóng góp rất nhiều vào việc giải trí, huấn luyện tinh thần cũng như việc mở rộng và củng cố Nước Chúa. Giáo Hội cũng biết rằng con người có thể dùng chúng nghịch lại với ý định của Ðấng Tạo Hóa, và làm cho chúng quay lại phản mình; hơn nữa Giáo Hội là Mẹ hiền hết sức đau lòng vì những thiệt hại 2* quá thường xảy ra cho xã hội con người do việc cố ý dùng sai những phương tiện này.

Vì thế, để nhấn mạnh đến mối quan tâm của các Ðức Giáo Hoàng và các Ðức Giám Mục về vấn đề rất quan trọng này, Thánh Công Ðồng nghĩ rằng có nhiệm vụ đề cập đến những vấn đề chính yếu liên quan tới những phương tiện truyền thông xã hội. Hơn nữa Thánh Công Ðồng cũng tin tưởng rằng giáo thuyết và chỉ thị được trình bày sau đây không những sẽ giúp ích cho phần rỗi các Kitô hữu mà còn giúp cho việc tiến bộ của toàn thể cộng đoàn nhân loại.

 

Chương I

Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội 

3. Nhiệm vụ của Giáo Hội. Vì được Chúa Kitô thiết lập để mang lại phần rỗi cho hết mọi người, và do đó có nhiệm vụ phải rao giảng Phúc Âm, Giáo Hội Công Giáo nhận thấy mình có bổn phận dùng cả phương tiện truyền thông xã hội mà loan báo ơn cứu rỗi và dạy con người biết sử dụng chúng cho đúng đắn.

Như thế, Giáo Hội đương nhiên có quyền xử dụng và làm chủ bất cứ một loại truyền thông xã hội nào, tùy theo sự cần thiết hay lợi ích cho việc giáo dục Kitô hữu và cho việc mưu cầu phần rỗi các linh hồn; các vị Chủ Chăn đáng kính có nhiệm vụ huấn luyện và hướng dẫn các tín hữu thế nào để họ biết dùng cả những phương tiện này mà theo đuổi phần rỗi và sự toàn thiện của mình cũng như của toàn thể gia đình nhân loại.

Ngoài ra, giáo dân đặc biệt có bổn phận làm cho các phương tiện này thấm nhiễm tinh thần nhân đạo và Kitô giáo, để chúng đáp ứng đầy đủ niềm mong đợi lớn lao của xã hội nhân loại và đúng với ý định của Thiên Chúa.

4. Luật luân lý. Ðể xử dụng đứng đắn những phương tiện này, mọi người khi xử dụng cần phải hiểu biết những nguyên tắc luân lý và phải áp dụng trung thành trong phạm vi này. Vậy họ phải cân nhắc nội dung những gì được truyền thông, tùy bản tính của mỗi phương tiện; đồng thời họ cũng phải chú ý đến mọi trường hợp hay hoàn cảnh, tức là mục đích, khán thính giả, địa điểm, thời gian liên quan đến việc truyền thông này: chính những trường hợp hay hoàn cảnh đó có thể biến cải hoặc đổi mới hoàn toàn tính cách luân lý của sự truyền thông. Trong số hoàn cảnh đó phải kể đến cách thức tác động riêng, nghĩa là sức mạnh thuyết phục của mỗi một phương tiện, sức mạnh đó có thể hùng hậu đến nỗi con người - nhất là nếu không được chuẩn bị - khó có thể nhận thức, chế ngự và từ khước nếu cần.

5. Quyền thông tin. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là tất cả những người liên hệ đến vấn đề này cần phải tự đào tạo cho mình một lương tâm ngay thẳng về việc xử dụng các phương tiện đó, nhất là những gì liên quan tới một số vấn đề ngày nay đang được bàn cãi sôi nổi.

Vấn đề thứ nhất là về thông tin, như người ta thường nói, nghĩa là việc thu thập và phổ biến tin tức. Dĩ nhiên ai cũng thấy nhờ tiến bộ của xã hội nhân loại ngày nay và nhờ các phần tử xã hội liên lạc chặt chẽ với nhau hơn, việc thông tin đã trở nên rất hữu ích và nhiều khi cần thiết; thật vậy việc thông tri đúng lúc các biến cố và các sự kiện giúp cho từng cá nhân biết 3* đầy đủ và liên tục các việc đó, như thế chính họ có thể tham gia vào ích chung một cách hữu hiệu hơn, và nhờ đó mọi người càng dễ dàng đóng góp vào việc thăng tiến toàn thể xã hội hơn nữa. Vì vậy, xã hội nhân loại có quyền thông tin những gì thích hợp với con người - hoặc cá nhân hoặc liên kết với nhau trong đoàn thể - tùy theo hoàn cảnh từng người. Tuy nhiên việc thực thi đúng đắn quyền này đòi nội dung việc truyền thông phải luôn luôn xác thực - và vẫn giữ đức công bình và bác ái - và phải đầy đủ; ngoài ra cách thức truyền thông cũng phải lương thiện và thích hợp, nghĩa là cả trong việc săn tin lẫn loan tin, tuyệt đối phải tuân giữ luật lệ luân lý, các quyền lợi chính đáng và phẩm giá con người; thật vậy không phải mọi sự hiểu biết đều hữu ích, "còn bác ái thì xây dựng" (1Cor 8,1).

6. Luân lý và nghệ thuật. Vấn đề thứ hai là xét đến điều mà người ta thường nói là những tương quan giữa quyền lợi của nghệ thuật, với tiêu chuẩn của luật luân lý. Vì những cuộc tranh luận thường xuyên về vấn đề này nhiều khi bắt nguồn từ những học thuyết sai lầm về luân lý và thẩm mỹ, nên Thánh Công Ðồng tuyên bố mọi người phải tuyệt đối tuân giữ quyền ưu tiên của lãnh vực luân lý khách quan, bởi vì lãnh vực này là lãnh vực độc nhất trổi vượt và phối hợp một cách thích đáng với mọi lãnh vực khác - dù rất cao quý - của hoạt động con người, kể cả nghệ thuật nữa. Thật vậy, chỉ có lãnh vực luân lý mới liên hệ đến toàn diện bản tính con người, một tạo vật có lý trí mà Thiên Chúa đã tạo dựng và mời gọi vào đời sống siêu nhiên; vì nếu trung thành tuân giữ trọn vẹn lãnh vực luân lý, con người sẽ đạt tới hoàn thiện 4* và hạnh phúc đầy đủ.

7. Khi phải trưng bày tội ác. Sau cùng, việc tường thuật, mô tả hay trình bầy điều xấu về phương diện luân lý, ngay cả bằng những phương tiện truyền thông xã hội, chắc chắn có thể giúp nhận biết và khám phá con người một cách sâu rộng hơn, giúp bày tỏ và biểu dương vẻ huy hoàng của điều Chân, điều Thiện, nhờ các tác động kịch nghệ thích hợp; tuy nhiên để khỏi làm hại hơn là làm ích cho các tâm hồn, các hoạt động trên vẫn phải tuyệt đối tuân theo luật luân lý, nhất là nếu đề cập đến những vấn đề đòi phải được kính trọng tương xứng, hay đến những gì dễ khích động dục vọng xấu xa của con người đã mang vết tội tổ tông. 5*

8. Dư luận quần chúng. Vì dư luận quần chúng ngày nay có sức mạnh và uy quyền rất nhiều trên đời sống tư cũng như công của mọi tầng lớp dân chúng, nên mọi phần tử xã hội cần phải chu toàn bổn phận công bình và bác ái của mình, ngay cả trong lãnh vực này; bởi đó, họ cũng phải dùng những phương tiện truyền thông xã hội mà cố gắng tạo dư luận ngay chính và phổ biến những dư luận đó.

9. Bổn phận của khán thính giả. Tất cả mọi người xử dụng các phương tiện truyền thông nghĩa là những độc giả, khán giả và thính giả nhận được sự truyền thông qua các phương tiện đó, tùy theo sự lựa chọn cá nhân và tự do, đều phải có những bổn phận đặc biệt. Thật vậy, việc lựa chọn đúng đắn đòi họ phải ưng thuận những gì là đức hạnh, khoa học và nghệ thuật; họ phải tránh những gì nên cớ hay làm dịp cho họ phải thiệt hại về phần thiêng liêng, hoặc có thể vì gương xấu mà làm cho người khác phải nguy hiểm, hoặc lại ngăn cản những việc truyền thông tốt mà cổ võ những truyền thông xấu: điều này thường xảy ra khi người ta trả tiền cho những người khai thác những phương tiện này chỉ vì lý do kinh tài. 6*

Vì thế để chu toàn luật luân lý, chính những người xử dụng không được quên bổn phận phải tìm hiểu đúng lúc những phán quyết của cơ quan có thẩm quyền trong những vấn đề đó, và phải tuân giữ những phán quyết đó theo tiêu chuẩn lương tâm ngay thẳng; hơn nữa để chống lại những quyến rũ thiếu ngay chính một cách dễ dàng hơn, và để hoàn toàn bênh vực những ảnh hưởng tốt, họ phải chú tâm hướng dẫn và đào luyện lương tâm mình bằng những phương thế thích hợp.

10. Bổn phận của thanh thiếu niên và phụ huynh. Những người xử dụng, nhất là thanh thiếu niên, phải lo tập cho quen điều độ và kỷ luật trong việc dùng những phương tiện này; ngoài ra họ cũng phải cố gắng thấu hiểu sâu xa hơn những điều họ thấy, nghe và đọc; họ phải thảo luận với những nhà giáo, những người chuyên môn, và phải học phán đoán cho đứng đắn. Còn bậc phụ huynh thì phải nhớ mình có bổn phận tận tâm coi sóc kẻo kịch ảnh, sách báo và những thứ cùng loại trái nghịch với Ðức Tin, trái thuần phong mỹ tục, lọt vào ngưỡng cửa gia đình, cũng đừng để con cái gặp những thứ đó ở nơi khác.

11. Bổn phận của tác giả. Bổn phận luân lý chính yếu đối với việc xử dụng đứng đắn những phương tiện truyền thông xã hội là của các nhà báo, nhà văn, các diễn viên, các nhà dàn cảnh, nhà sản xuất, những người xuất vốn, người phân phối, các quản đốc và những người buôn bán, những người phê bình 0* và tất cả những người, bằng cách này hay cách khác, góp phần vào việc thực hiện hay phổ biến những phương tiện truyền thông này; trong hoàn cảnh hiện tại của nhân loại, mọi người đều thấy rõ rằng những người đó mang những trách nhiệm hết sức quan trọng, vì chính họ, trong khi thông tin và cổ động, có thể dẫn đưa nhân loại một cách ngay chính hay sai lạc.

Bởi thế họ có bổn phận tìm cách phối hợp những yếu tố kinh tế, chính trị hay nghệ thuật để chúng không bao giờ nghịch lại ích chung; muốn đạt tới điều đó một cách dễ dàng hơn, chính họ nên ghi tên vào những hiệp hội liên quan đến nghề nghiệp mình: những hiệp hội này bắt buộc các hội viên tôn trọng luật luân lý trong những công việc và bổn phận nghề nghiệp, và nếu cần, đi đến chỗ ký kết một quy ước luân lý 7* phải tuân giữ chu đáo.

Họ cũng phải luôn nhớ rằng phần lớn các độc giả và khán giả là thanh thiếu niên: những lớp người này cần báo chí và kịch ảnh để giải trí lành mạnh và nâng cao tâm hồn. Hơn nữa, họ phải lo ủy thác cho những người xứng đáng và chuyên môn việc truyền thông những điều liên quan đến tôn giáo, và lo cho việc truyền thông đó được thực hiện với tất cả niềm tôn trọng xứng hợp.

12. Bổn phận của chính quyền. Trong vấn đề này, chính quyền mang một trách nhiệm đặc biệt vì lý do công ích mà những phương tiện này nhằm tới. Thật vậy, vì nhiệm vụ, chính quyền có bổn phận phải bênh vực và bảo đảm sự tự do đích thực và chính đáng của việc thông tin, sự tự do mà xã hội ngày nay rất cần để tiến bộ, nhất là những gì thuộc về báo chí; chính quyền cũng có bổn phận nâng đỡ tôn giáo, văn hóa, những nghệ thuật chân chính, và phải bảo đảm cho những người xử dụng có thể tự do hưởng thụ quyền lợi chính đáng. Ngoài ra chính quyền cũng có bổn phận giúp đỡ những công cuộc không thể thực hiện, nếu không có sự trợ giúp của chính quyền, nhất là những công cuộc đặc biệt hữu ích cho giới trẻ.

Sau cùng, chính công quyền, cơ quan chính thức lo lắng cho sức khỏe của dân chúng, có bổn phận phải xem xét công minh và cẩn thận, bằng cách ban hành luật lệ và thi hành nghiêm chỉnh, đừng để cho những phương tiện này bị lạm dụng mà gây thiệt hại nặng nề cho thuần phong mỹ tục và sự tiến bộ xã hội. Xem xét cẩn thận 8* như thế, không phải là đàn áp tự do cá nhân hay đoàn thể, nhất là đối với những người vì nghề nghiệp phải dùng các phương tiện này mà không có sự thận trọng phải lẽ.

Cũng phải có những phương thế đặc biệt để bảo vệ thanh thiếu niên khỏi những báo chí và kịch ảnh làm hại lứa tuổi chúng.

 

 

Chú Thích:

1* Giữa những phương tiện truyền thông do nhân loại phát minh, Giáo Hội lưu ý tới những phương tiện trổi vượt và có ảnh hưởng lớn lao đến con người như các vệ tinh nhân tạo dùng để thu phát tín hiệu điện tín, điện thoại, phát thanh và truyền hình khắp thế giới. 2* Chúng ta có thể nghĩ đến Ðức Quốc Xã: trước thế chiến thứ hai họ đã dùng các phương tiện rất nguy hại để gieo thù oán nơi các dân tộc Âu Châu.

3* Các phương tiện xã hội là những dụng cụ đắc lực nhất giúp các dân tộc quen biết nhau, hiểu nhau và đi đến hiệp nhất.

4* Cả luân lý lẫn mỹ thuật đều phát xuất bởi Ðấng Tạo Hóa, nên không thể mâu thuẫn nhau. Nếu có mâu thuẫn thì lỗi ở việc không hiểu những nguyên tắc tới nơi tới chốn.

5* Công Ðồng rất thực tế: vì con người dễ hướng về tội lỗi và ích kỷ, nên nếu tự do không kỷ luật, con người sẽ trở thành phóng đãng và gây nhiều tai họa.

6* Thỏa mãn thị hiếu công chúng để làm tiền là một cách bóc lột vật chất và phá hoại tinh thần.

0* Chú thích của người dịch: riêng về những tiếng chuyên môn này chúng tôi đã tham khảo các bản dịch ngoại ngữ: Anh, Pháp, Ý, Tây ban nha... và nhận thấy các bản dịch đó không đồng nhất khi dịch một vài tiếng mà nguyên bản La tinh không rõ nghĩa. Ở đây chúng tôi dịch theo bản dịch của "tạp chí quốc tế về điện ảnh" (Revue internationale du Cinema) số 77-78 tháng 12-1963 - 1-1964.

7* Là một số những luật lệ do chính những nhà sản xuất vạch ra để tránh cho khán giả, thính giả và độc giả những nội dung xấu xa vô bổ.

8* Vấn đề kiểm duyệt của chính quyền và sự tự do ngôn luận là một vấn đề rất khó giải quyết, nhưng trên nguyên tắc, phải chấp nhận. Trong nhiều trường hợp, việc kiểm duyệt không thể tránh được, vì một vài cá nhân có thế lực đôi khi để quyền lợi riêng làm hại đến quyền lợi chung.

 
VỀ MỤC LỤC
NGƯƠI Ở ĐÂU?
 

Điểm nhắm: Nhìn lại chính mình. Mô tả con người mình hiện nay. Đặt con người mình trong viễn tượng cả hành trình cuộc đời – để thấy cần làm gì với chính mình.  

1. Một minh hoạ: Đám này là đám nào?

 - Giác ngộ - Thầy nói - có nghĩa là bất cứ lúc nào bạn cũng biết chính xác mình đang ở đâu. Một điều không hề dễ dàng!

Rồi Thầy kể về một ông bạn của Thầy tuy đã gần 90 tuổi nhưng rất được người ta mến mộ và mời mọc tham dự các đám tiệc của họ. Có lần, tại một buổi tiệc, có người hỏi ông ta tham dự bao nhiêu bữa tiệc nội trong buổi tối hôm ấy.

- Sáu đám! Ông ta vừa trả lời vừa dán chặt đôi mắt vào cuốn sổ tay.

- Cụ xem gì thế? Cụ kiểm tra thử sau đám này sẽ tới đám nào phải không?

- Không - ông trả lời - Tôi kiểm tra để xem đám này là đám nào.

(A. de Mello, Một Phút Tầm Phào

Ông cụ phải mở sổ tay để kiểm tra xem đám tiệc mà ông đang dự là đám nào!

- Nghĩa là, có thể ông ăn uống rất tích cực, nói cười rất sôi nổi, hiện diện xem chừng rất năng động ở đó, song ông không biết ông đang ở đâu!

- Nghĩa là, thực ra, ý thức ông không đang ở đó: ý thức của ông về thực tại xung quanh, và ý thức của ông về chính mình.

- Nghĩa là, những gì gọi là ‘năng động’ nơi ông thực ra chỉ là những phản xạ có điều kiện, hoàn toàn máy móc.

- Nghĩa là, trông có vẻ ông ở đó mà kỳ thực ông không đang sống ở đó. Ông đang sống ở một chỗ nào khác, hoặc ông không đang sống chỗ nào cả.

- Cũng Cha de Mello, trong một tác phẩm khác, quyển Thức Tỉnh, mô tả những con người “không đang sống ở đó” là những “người chết.” Ngài nói: “Tôi đề cập đến tình trạng người ta đang mê ngủ, đang chết. Người chết đang điều khiển chính quyền, người chết đang điều khiển các công việc kinh doanh, người chết đang giáo dục những người khác...”

- Thiền sư Thích Nhất Hạnh là một người Việt Nam được kể vào số các nhà linh đạo nổi tiếng nhất của thế giới hiện đại – và linh đạo của Nhất Hạnh chứa đựng trong chỉ một từ: “ý thức” (mindfulness: tình trạng hoàn toàn nhận thức được thực tại đang diễn ra, chính mình và xung quanh mình, nghĩa là tình trạng hoàn toàn sống ở đây và lúc này)

Xem thế, hình ảnh Ađam và Eva chui trong bụi tuy thật đáng tiếc nhưng không hẳn là quá tệ. Hai ông bà ý thức: ý thức về sự trần truồng của mình; và hai ông bà biết rõ mình đang ở đâu khi nghe Thiên Chúa hỏi: “Ngươi ở đâu?”   

2. Ngươi ở đâu?  

Đây là câu hỏi đầu tiên, một trong những câu hỏi lớn nhất qua mọi thời đại. Câu hỏi mà Thiên Chúa hỏi con người ở đầu Sách Sáng Thế (3,9). Ađam và Eva, sau khi bất tuân phục Thiên Chúa, đã chui vào trong bụi để lẩn tránh Ngài. Thiên Chúa đi dạo trong vườn, gọi con  người và hỏi “Ngươi ở đâu?” Ađam thưa: “Con nghe tiếng Ngài, và con sợ hãi, vì con trần truồng.” Thiên Chúa hỏi: “Làm sao ngươi biết là ngươi trần truồng?

Câu chuyện lạ lùng này trong trình thuật sáng tạo không chỉ là câu chuyện của Ađam và Eva. Đây thực sự là câu chuyện của mỗi người chúng ta. Đây là một mạc khải cho biết chúng ta đang ở đâu. Vẫn câu hỏi “ngươi ở đâu?” ấy được đặt ra cho mỗi thế hệ, mỗi thời đại, mỗi người. Vào mọi khoảnh khắc trong đời mình, Thiên Chúa vẫn không ngừng hỏi chúng ta: “Ngươi ở đâu? Tại sao ngươi lẩn tránh?

Tất cả những câu hỏi nền tảng nhất liên quan đến hạnh phúc của con người sẽ bật lên khi chúng ta bắt đầu tự hỏi mình câu hỏi cào cứa này: Tôi đang ở đâu? Tôi đang ở đâu trong liên hệ với Thiên Chúa, với chính mình, với người khác? Đây chắc chắn là câu hỏi cốt thiết nhất của cuộc nhân sinh.

Cha Thomas Keating, dòng Xitô, cho thấy sự tương đồng nào đó giữa câu chuyện trên với một câu chuyện khác trong truyền thống Hồi giáo:  

Ông thầy không thể vào nhà vì đã đánh mất chìa khoá cửa. Ông gập mình bò trên đám cỏ trước sân nhà, vạch từng bụi cỏ để tìm chiếc chìa khoá. Một nhóm đệ tử bước tới. Thấy cảnh tượng ấy, họ hỏi:

- Có chuyện gì vậy, thưa thầy?

- À, ta đang tìm chiếc chìa khoá, để vào nhà. Ông thầy đáp.

- Để chúng con giúp cùng tìm với thầy.

- Được lắm. Ông thầy gật đầu.

Thế là cả nhóm đệ tử sà xuống, bò lê trên đám cỏ, lùng sục từng centimét. Thầy trò cứ thế cặm cụi mò tìm, dưới cái nắng mỗi lúc một gay gắt hơn. Một đệ tử lên tiếng hỏi:

- Nè, thầy có nhớ chính xác thầy đã đánh mất chìa khoá ở chỗ nào không?

Ông thầy ngước lên, trả lời:

- Đương nhiên là ta nhớ chứ. Ta đã đánh mất nó ở trong nhà.

Cả đám đệ tử cùng trố mắt ngạc nhiên:

- Ủa, vậy sao thầy lại chúi mũi kiếm nó ở ngoài này?

- Vì ở đây sáng sủa, dễ tìm hơn.                                          

Ông thầy ở đây sẽ được mô tả là: điên, khùng, ngốc, ngớ ngẩn...! 

Tất cả chúng ta đều đã lạc mất chìa khoá vào nhà. Chúng ta không còn sống trong ngôi nhà của mình nữa. Chúng ta không kinh nghiệm Thiên Chúa ở trong mình. Chúng ta không ở trong sự thân mật với Thiên Chúa mà Ađam và Eva đã từng kinh nghiệm trong vườn Êđen, sự thân mật mà ông thầy trong câu chuyện trên kia từng kinh nghiệm trước khi ông đánh mất chìa khoá cửa. Ngôi nhà ấy tượng trưng cho hạnh phúc – và hạnh phúc là sự thân mật với Thiên Chúa, là kinh nghiệm về sự hiện diện đầy yêu thương của Thiên Chúa. Không có kinh nghiệm này, mọi sự khác đều bế tắc. Có kinh nghiệm này, mọi sự đều được khai thông.

Đó là thân phận con người. Ta không biết đâu là nguồn hạnh phúc đích thực; hoặc giả có biết, ta cũng đã đánh mất chìa khoá để mở cánh cửa hạnh phúc ấy. Ta vô vọng kiếm tìm hạnh phúc nơi mà hạnh phúc chẳng thể được tìm thấy. Chìa khoá không rơi mất ngoài đám cỏ. Nó không rơi mất bên ngoài ta. Nó lạc mất đâu đó bên trong ta; và ta cần phải tìm kiếm nó bên trong chính mình.

Một cách để đặc tả thân phận con người, đó là: Ai cũng loay hoay kiếm tìm chìa khoá mà chẳng ai biết nó ở đâu. Thân phận con người, vì thế, vô cùng đớn đau. Và nếu bạn cần sự giúp đỡ trong khi bạn đang tìm chìa khoá ở nơi không hề có nó, thì sự giúp đỡ có đầy cho bạn đấy. Bởi vì mọi người cũng đang tìm nó ở nơi không hề có nó: Nơi sáng sủa hơn, vui thú hơn, an toàn hơn, có nhiều sự dễ chịu hơn, và có nhiều sự chấp nhận của người khác hơn. Người ta gắn bó với nhau trong cuộc kiếm tìm mà chẳng có dấu hiệu gì để hy vọng sẽ gặp được điều mình tìm kiếm.

Thân phận con người là thân phận lạc mất. Theo Augustinô, sự lạc mất đầu tiên ấy để lại 3 hậu quả là mê lầm, dục vọng và yếu nhược: (1) mê lầm: Ta không biết hạnh phúc nằm ở đâu; (2) dục vọng: Ta tìm hạnh phúc ở những nơi không thực sự có nó; và (3) yếu nhược: Hoặc giả ta nhận ra được đâu là nơi có hạnh phúc đích thực, thì ý chí của ta cũng quá yếu ớt và ta không đủ sức theo đuổi.  

3. Tôi đang ở đâu?

Trong 3 chiều không gian và một chiều thời gian, thật không khó để xác định gần như chính xác tuyệt đối tôi đang ở đâu. Wikimapia hoặc Google Map có thể giúp chỉ ra chính xác tôi đang ở kinh tuyến và vĩ tuyến nào trên bề mặt địa cầu này.

Và câu trả lời ấy đúng cho tất cả mọi người đang có mặt với tôi ở đây.

Nhưng khi vấn đề đặt ra là tôi đang ở đâu trong quan hệ với Thiên Chúa, với chính mình, với người khác, thì câu trả lời không thể “xài chung” được nữa. Mỗi người sẽ dừng lại, nhắm con mắt thể lý, mở con mắt tâm hồn ra, nhìn quanh, xác định những dấu mốc, để nhận ra chính xác mình đang ở đâu.

Một năm, một tháng, một tuần qua, tôi có những chuyển hoá nào? Tôi thêm kiến thức, thêm kỹ năng, thêm các mối quan hệ... và phải chăng tôi cũng thêm tin, yêu, tự do và hạnh phúc?

Đã có những thay đổi nào trong thói quen, trong tầm nhìn, trong đánh giá, trong cách phản ứng của tôi?

Thời gian đã giúp tôi trở nên phong phú hơn, hay tôi đã hoá ra nghèo nàn hơn?

- Hệ trục toạ độ:

- Với Thiên Chúa: Đức Tin, Cậy, Mến của tôi? Đời sống cầu nguyện của tôi? Việc cử hành phụng vụ, bí tích? Chỗ đứng của Lời Chúa trong đời sống của tôi? 

- Với chính mình: Tôi đã làm gì với thời gian của mình? Sức khoẻ của mình? Tiền bạc của mình? Các khả năng mà Thiên Chúa ban cho mình? 

- Với người khác: Tôi có thương cảm, nhân hậu, khiêm nhu, hiền hoà và nhẫn nại? Tôi có chịu đựng và tha thứ ? Tôi có yêu thương? (cf. Cl 3,12-14) 

Tóm lại, tôi đang ở đâu? Tôi đang ở trong bụi rậm nào khi Chúa đến gọi tôi lúc này? Sự thật nào nơi mình làm cho tôi thấy mình trần truồng và xấu hổ?

Ý thức trần truồng và sự xấu hổ, thật ra, không phải là cái gì quá tệ hại. Trái lại, đó là điều kiện cho sự chữa lành, sự cứu độ (salvation). Tôi thậm chí cần phải xin ơn cho được ý thức về sự trần truồng của mình, xin ơn cho được cảm thấy xấu hổ về sự trần truồng ấy – và xin ơn để chui ra đối diện với Chúa, để nhận trách nhiệm về tất cả sự thật của mình trước mặt Ngài, và để được Ngài nâng đỡ mà bắt đầu lại từ chính sự thật ấy.

Nhìn lui rồi nhìn tới – tôi cũng nên nhìn tới tương lai một chút (coi như một cách để chia trí!) Tôi dừng lại chiêm ngắm tấm bia mộ sẽ mang tên tôi:  

Giuse Lê Công Đức, 1959 – 20­_ _

Lm. Giuse Lê Công Đức

VỀ MỤC LỤC
CÙNG ĐỨC CHA VINH SƠN, CÁC MỤC TỬ LÊN ĐƯỜNG !

 

Việt nam có nhiều cái nhất mà thế giới chưa bao giờ ngờ tới và sẽ không bao giờ bắt kịp. Một trong những cái nhất ấy là “tam vô” của giao thông: kinh khủng nhất với nạn kẹt xe vô lý (xe ít xe nhiều đều kẹt), đường sá lộn xộn vô cùng và tai nạn thì vô cớ. Trong một đất nước mà sự đi lại rùng rợn đến như thế, lời Chúa Giêsu phán bảo “hãy lên đường” dường như làm con người sợ hãi và lo âu. Thế nhưng, khẩu hiệu của Đức tân Giám mục Ban Mê Thuột một lần nữa được giương cao trong Thánh Lễ tạ ơn chiều thứ bảy áp lễ Đức Chúa Trời Ba Ngôi hôm nay, tại nhà thờ Tân Phước, Sàigòn: “Hãy bước đi trong Thần Khí” (Gal.5, 16). Lời thánh Phaolô lặp lại lời mời gọi “lên đường” của Đức Giêsu lại có sức thôi thúc mạnh mẽ vì mục tử và dân thánh không được thúc đẩy bước đi trong cô độc, mà bước đi trong Thần Khí, không bước đi trên những con đường nhiều bất trắc, mà bước đi trên chính con đường Giêsu, Đấng đã tự xưng mình “là Đường, là Sự Thật và là Sự Sống”.

Đức Cha Vinh Sơn Nguyễn văn Bản chuyên về thần học Thánh Phaolô, và khi ngài chọn khẩu hiệu cho cuộc đời Giám mục của ngài “Hãy bước đi trong Thần Khí” chắc chắn ngài đặt lời ấy trong toàn bộ thần học Phaolô, mà chương 5 thánh thư Galata có thể tóm lại các lời khuyên dạy của vị thánh Tông đồ dân ngoại: “Bước đi trong Thần Khí là bước đi trong tự do và bác ái”. Thánh Phaolô so sánh giữa lối sống theo Thần Khí và lối sống trái ngược với Thần Khí rất rõ ràng:

“Những việc do tính xác thịt gây ra thì ai cũng rõ, đó là: dâm bôn, ô uế, phóng đãng, thờ quấy, phù phép, hận thù, bất hoà, ghen tuông, nóng giận, tranh chấp, chia rẽ, bè phái, ganh tỵ, say sưa, chè chén, và những điều khác giống như vậy” (Gal. 5, 19-21). Nói cách khác, đó là sự gian ác của thế gian.

“Còn hoa quả của Thần Khí là: bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm, trung tín, hiền hoà, tiết độ. Không có luật nào chống lại những điều như thế. Những ai thuộc về Đức Ki-tô Giê-su thì đã đóng đinh tính xác thịt vào thập giá cùng với các dục vọng và đam mê.” (Gal. 5,22-24). Vậy hoa quả ấy chính là công lý và hoà bình.

Trước giờ Thánh Lễ, Đức Cha tâm sự: “Bước đi trong Thần Khí chính là bước theo Đức Giêsu Kytô”. Ngài còn tiết lộ ngài là Giám Mục Việt nam thứ 99 (một con số rất “đẹp”) và là Giám mục đầu tiên tại Việt nam chọn khẩu hiệu về Chúa Thánh Thần.

Quả là thời đại của Chúa Thánh Thần đã bắt đầu mạnh mẽ khi một số mục tử của Hội Thánh dưới tác động của Ngài đã bắt đầu xác định nơi khởi đầu và nơi phải đến của dân thánh Chúa. Thánh Phaolô xác định rõ các thế lực thù nghịch với Thần Khí là những thế lực gian tà gây ra tội lỗi và tăm tối. Chúng đã và đang tung ra những đòn hiểm ác như Thánh Vịnh 37 diễn tả: “Có người bày mưu lập kế, để hại kẻ khó nghèo”.

Khi vị tân giám mục cùng với giám mục đoàn xác quyết “bước đi trong Thần Khí”, là các ngài chọn bác ái, bình an, nhân hậu. Mà hoa quả của Thần Khí ấy chỉ có thể đến được khi dân thánh một lòng nghe lời Thầy Giêsu mà nói với các thế lực gian tà: “Hãy xéo đi, Satan”. Hình ảnh những mục tử chân chính biết đi theo Thần Khí đã xuất hiện, mà có lẽ đi đầu là Đức Tổng Kiệt kính yêu, sau những tháng năm dân thánh đau khổ vì có những “kẻ chăn chiên thuê”, cúi đầu quị luỵ quyền lực, bất chấp bao đau khổ giáng xuống trên đàn chiên. Những chỗ êm ấm, những tiện nghi đầy đủ cùng những lời hứa hẹn hão huyền phải nhường chỗ cho Lửa Thần Khí đốt cháy và sưởi ấm.

Giảng trong Thánh Lễ, Đức Tân Giám Mục nhấn mạnh sự phó thác hoàn toàn cho sự đưa dẫn của Thần Khí. Ngài khiêm tốn nói rằng tất cả đối với ngài là mới mẻ, xa lạ, và chính Thần Khí Chúa dẫn đưa ngài đi. Ngài nói “nhờ Thánh Thần, chúng ta bước theo Chúa Giêsu về với Chúa Cha”.

Nhiều người thấy vui mừng vì khi công khai tuyên bố “bước theo Thần Khí” là các mục tử đã tỏ rõ thái độ của mình trước con người và xã hội, trước bất công và oan ức còn tràn lan. Thái độ của các ngài cũng phù hợp với lời Đức Thánh Cha kêu gọi khi ngài viếng thăm Trung đông: “Lòng trung thành với cội nguồn đức tin Kitô giáo, lòng trung thành với sứ mạng của Giáo hội (…) đòi hỏi anh chị em một thứ can đảm đặc biệt”.

“Bước đi trong Thần Khí” là bước đi dũng cảm, mạnh mẽ và yêu thương. Vì dũng cảm, từ nay các mục tử sẽ không im lặng và cũng sẽ không để Mẹ Giáo Hội của mình mặc áo màu gì cũng được nữa, sẽ không để những lời cầu nguyện cho công lý hoà bình vang lên lạc lõng, sẽ không để những con người bị xử án oan sai phải ngậm ngùi. Thần Khí Chúa ngự xuống trên các ngài mạnh mẽ hơn bao giờ hết, thúc đẩy các ngài bước đi trong can đảm và yêu thương. Mà một khi đã chấp nhận sống chết cho yêu thương, thì chắc chắn các ngài cũng sẽ sống chết cho công lý và hoà bình để đem lại cho dân Chúa “bác ái, hoan lạc, bình an, nhẫn nhục, nhân hậu, từ tâm” là hoa quả của Thần Khí.

Tham dự Thánh Lễ tạ ơn của Đức Cha Vinh sơn Nguyễn văn Bản, chúng ta rạo rực một niềm tin mãnh liệt vào giai đoạn mới của Hội Thánh Việt Nam, một giáo đoàn vừa trưởng thành đã không ít đau xót vì thời cuộc, vì những điều do “xác thịt và thế gian” gây ra quá khủng khiếp. Bây giờ Thần Khí Chúa hoạt động mạnh mẽ, thúc đẩy các mục tử hăng hái đứng lên “bước theo Thần Khí”, thì chắc chắn dân thánh Chúa cũng sẽ nhờ các mục tử can đảm mà cảnh báo cho các thế lực tối tăm hiểu rằng “Ánh sáng đã chiếu soi vào nơi tăm tối, và bóng tối đã không diệt được ánh sáng” (Ga. 1,5). Trong niềm cậy trông, cùng với Mẹ Maria Nữ Vương Hoà Bình, chúng ta thân thưa với Chúa như lời thánh ca quen thuộc: “Xin ban xuống cho chúng con Thần Khí tác tạo của Chúa, để Ngài đổi mới tâm can, đổi mới muôn lòng”. 

Gioan Lê Quang Vinh

VỀ MỤC LỤC
“THÁNH THẦN, KHẤN XIN NGỰ ĐẾN...”
 

Quý độc giả Ephata và Giáo Sĩ Việt Nam thân mến,

Vậy là “phát súng lệnh” từ một trong các vị thủ lĩnh cao nhất của Công Giáo Việt Nam đã nổ. Chỉ là viên đạn mã tử, chắc chắn không làm ai chết hay bị thương, nó chỉ muốn tất cả mọi người chú ý và khởi động cho một hành trình Marathon, y như trong Thế Vận Hội Olympic ! Thế nhưng ở đây chẳng phải là đua tài đua sức, mà chỉ là một “hành trình Cầu Nguyện”. Chúng tôi xin ví von với cuộc chạy Marathon bởi thiết nghĩ chuyện không đơn giản, không một sớm một chiều mà đạt tới đích, phải dài hơi, kiên trì, đổ mồ hôi sôi nước mắt.

Tất cả anh chị em Công Giáo Việt Nam, già trẻ lớn bé, đàn ông và đàn bà, Giáo Sĩ và Giáo Dân, mọi người sẽ phải cầu nguyện. Xin lỗi, cầu nguyện mà cứ y như là các vận động viên vào đường chạy, không cần vội vã hấp tấp nhưng cũng không được chần chừ do dự, không tăng tốc vào nước rút ngay, nhưng đều đặn từng sải chân không dài không ngắn, biết tiết kiệm sức, biết phân bố sức cho một cự ly rất dài, rất gian khổ, phải việt dã, phải băng qua chập chùng những định kiến ác ý, những hằm hè ganh tức, những tham tàn vô độ.

Xin cám ơn “phát súng lệnh” của Đức Tổng Giám Mục Sàigòn. Mọi người chờ đợi đã khá lâu, bây giờ mới hiểu: chậm nhưng chắc, ôn hoà nhưng kiên quyết. Thư Mục Tử chỉ dành cho các thành viên trong “Gia Đình Giáo Phận” thôi, nhưng rõ ràng còn mời gọi hiệp thông cả Hội Thánh Việt Nam, không trừ ai. Nhân chuyện Vedan và Bauxite mà mổ xẻ tất cả những tác nhân gây ô nhiễm đời sống nhân dận cả nước.

Mở đầu, Đức Hồng Y đã định được bệnh ngay, không úp mở: báo động đỏ về huỷ diệt môi trường. Rồi ngài chỉ ra luôn nguyên tắc hướng dẫn của Hội Thánh Công Giáo, đó là phải bảo vệ lấy môi trường sống ấy như là một trách nhiệm và một nghĩa vụ, cho bản thân mình và cho mọi người, cho cả quê hương đất nước. Nguyên tắc ấy đòi buộc ba điều thiết yếu khi phát triển kinh tế:

-    Phải phục vụ lợi ích chính đáng của khối tuyệt đại đa số là người nghèo chứ không được thu vén mưu cầu cho một thiểu số quyền thế.

-    Phải chú ý đến sự cân bằng sinh thái của thiên nhiên, không được bóc lột vô tội vạ “bà mẹ đất”, vừa khai thác vừa phá hoại, chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không thấy cái nguy hại kinh khủng về lâu dài.

-    Phải quan tâm đến các tác động lớn và ảnh hưởng sâu đối với cuộc sống thường nhật cũng như các giá trị văn hóa tinh thần của người địa phương, từ đó có thể làm xã hội bị mất ổn định.

Và bây giờ đến phần quan trọng mà mọi người chờ đợi. Dù gì những điều nói trên thì nhiều người, nhiều nơi cũng đã phân tích chi ly thấu đáo rồi. Ở cương vị Mục Tử, ngài sẽ “phát lệnh” cho đàn chiên phải làm gì, làm như thế nào trước vấn nạn nghiêm trọng như vừa nhận định ? Ngài bảo đây là “những gợi ý hành động cụ thể”. Vâng, rất cụ thể !

Có ba gợi ý: Trước hết, là tín hữu, chúng ta hãy cầu nguyện cho nhà cầm quyền được sáng suốt trong các quyết định. Kế đó, là công dân, bản thân chúng ta cũng phải nỗ lực tôn trọng, gìn giữ và bảo vệ môi trường. Và cuối cùng, ý thức được quyền làm chủ của mình, chúng ta phải mạnh dạn lên tiếng cảnh báo và góp ý cho xã hội.

Ngay từ đầu, chúng tôi đã có nói Lá Thư Mục Tử của Đức Hồng Y như một “phát súng lệnh” cho một hành trình cầu nguyện, không phải là chúng tôi chỉ chú mục vào gợi ý cầu nguyện mà lờ đi hai gợi ý còn lại. Nhưng vì đây thật sự là một tuyên ngôn của người Công Giáo, dành cho người Công Giáo, nên chuyện cầu nguyện là nét đặc thù, là căn tính, cũng là vũ khí đấu tranh ôn hoà nhất mà hiệu quả nhất của người Công Giáo, nghĩa là của người hữu thần giữa một đất nước theo chủ nghĩa vô thần.

Ai cũng thấy trong hơn một năm qua, với “phát súng lệnh” của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội tại Toà Khâm Sứ, rồi đến “phát súng lệnh” của DCCT và Giáo Dân Thái Hà tại Linh Địa Đức Bà, cầu nguyện trở thành sức mạnh thiêng liêng, sức mạnh tinh thần và cả sức mạnh tâm lý, không chỉ riêng đối với người Công Giáo mà cho toàn thể đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước, đang khát khao Công Lý và Sự Thật. Hằng chục vạn lượt người đã cầu nguyện và vẫn đang tiếp tục cầu nguyện. Hằng chục vạn mẩu nến sáng nhỏ bé đã góp thành bó đuốc niềm tin soi vào đêm đen. Hằng chục vạn lần lời nguyện ca Kinh Hoà Bình được cất lên như một tuyên ngôn yêu thương bất bạo động của người Công Giáo.

Vậy ra gợi ý cầu nguyện của Đức Hồng Y những ngày này không mới về việc làm, mà là mới về đối tượng và về nội dung. Lâu nay, không ít người đời có thể mỉa mai là... cái cánh Công Giáo họ chỉ lo cầu nguyện để đòi đất đòi nhà của họ. Bây giờ thì đã rõ, người Công Giáo cầu nguyện cho những giá trị cao hơn, lớn hơn nhiều: Công Lý và Hoà Bình. Mà vấn đề môi trường sống, và cả an ninh chủ quyền của đất nước nữa, đang bị đe doạ nghiêm trọng, tất cả đều nằm trong khái niệm Công Lý và Hoà Bình.

Xin biết ơn Đức Tổng Giám Mục Hà Nội đã đi trước để chứng minh rằng người Công Giáo Việt Nam dám can đảm lên tiếng trước các bất công sai trái của xã hội. Lại xin biết ơn Đức Tổng Giám Mục Sàigòn đã tiếp nối để khẳng định người Công Giáo Việt Nam không thờ ơ với vận mệnh quê hương đất nước. Hai vị ở hai đầu đất nước đã không phụ lòng đồng bào, phụ lòng “đàn chiên”.

Ngồi viết những dòng này, chúng tôi sơ kết được bảng danh sách 7.007 người đã ghi tên ủng hộ lời kêu gọi “Hãy cứu lấy Tây Nguyên khỏi thảm hoạ Bauxite đỏ” được tung lên Internet cách nay 5 tuần. Dạo ấy đã có người gửi Mail tỏ ý nghi ngờ hiệu quả của lời kêu gọi ấy, và cả gần đây, nhiều người đã chất vấn chúng tôi: sẽ làm gì tiếp theo sau khi đã có gần 2 vạn người ( nếu tính cả số anh chị em được lập trên giấy tại Nhà Thờ Thái Hà ) tự nguyện và hăng hái ghi danh ? Thì nay câu trả lời đã có, niềm mong đợi, ít là của riêng người Việt Công Giáo, đã không chìm vào thinh lặng câm nín !

Thật nhanh, các cha DCCT ở Nhà Thờ Thái Hà đã khởi động ngay một “Marathon Cầu Nguyện” bắt đầu từ Đại Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, cho các vị đại biểu Quốc Hội biết nghị cho kỹ chứ đừng vội gật, cho các nhà lãnh đạo đất nước biết ý thức trách nhiệm của mình trước lịch sử và dân tộc khi có quyết định liên quan đến dự án Bauxite. Rồi đây, có lẽ sẽ đến phiên Nhà Thờ Kỳ Đồng ở Sàigòn, rồi nhiều Nhà Thờ khác nữa trong Nam ngoài Bắc, ở Việt Nam và các nước khác, hưởng ứng “Hành Trình Cầu Nguyện” từ Lá Thư Mục Tử của Đức Hồng Y. Và cục diện chắc chắn sẽ phải xoay chuyển...

Chúng tôi cũng xin được dùng bài viết này như một lời tri ân gửi đến 7.007 người ở Việt Nam và khắp mọi nơi trên thế giới đã gửi về cho chúng tôi những dòng ghi danh tuy ngắn ngủi nhưng đồng thời cũng gói ghém cả một nỗi trăn trở xót xa dành cho quê hương trước thảm hoạ Bauxite.

“Thánh Thần, khấn xin ngự đến...”

Lm. LÊ QUANG UY, DCCT, Sàigòn 29.5.2009

VỀ MỤC LỤC

CÂU ĐỐI MỪNG NĂM THÁNH 2010.

 
 1) Giáo Phẩm Việt Nam, năm mươi năm thiết lập.
 Chiên Đoàn Âu Lạc, nửa thế kỷ tuân hành.
 
 2) Năm mươi năm, chiên đoàn ghi nhớ ơn thành lập.
 Nửa thế kỷ, giáo sỹ tiến hành mức hiệp thông.
 
 3) Hân hoan mục tử mừng Năm Thánh.
 Sốt sắng đoàn chiên nhận phúc lành.
 
 4) Chiên đoàn khao khát nguồn ơn phúc.
 Mục tử truyền thông mạch đức tin.
 
 5) Giáo xứ trưởng thành, giáo dân dành phúc lộc.
 Gia đình đạo dức, con cháu rực tình thương.
 
 6) Lúa chín đầy đồng cần thợ gặt.
 Chiên ngoan lạc trạï thiếu người chăn.
 

Th. K. Dominic

VỀ MỤC LỤC
ĐỨC THÁNH CHA BÊNÊĐICTÔ XVI ĐỀ CAO VAI TRÒ NGƯỜI GIÁO DÂN

 

VATICAN (28.05.2009) – Người giáo dân được kêu gọi không chỉ đơn thuần để giúp đỡ các linh mục trong việc điều hành giáo xứ, nhưng còn chia sẻ trọn vẹn trách nhiệm xây dựng Giáo Hội. Đức Thánh Cha đã nhấn mạnh điều này khi ban huấn từ tại Vương cung thánh đường Thánh Gioan Latêranô. Ngài đã đọc diễn văn khai mạc hội nghị kéo dài 3 ngày - từ ngày 26-05, quy tụ các vị đại diện các thành phần Dân Chúa trong giáo phận Roma, để đánh giá về các công tác mục vụ và thúc đẩy sự tham gia của người giáo dân vào đời sống các giáo xứ cũng như giáo phận.

Trong bài diễn văn, Đức Thánh Cha nói: “Điều này đòi hỏi phải thay đổi não trạng, đặc biệt là đối với người giáo dân. Thay đổi từ chỗ xem người giáo dân như những người cộng tác của hàng giáo sĩ đến chỗ nhìn nhận họ như những người thực sự chia sẻ trách nhiệm đối với hiện hữu và hoạt động của Giáo Hội.” Để đạt mục đích này, bước đầu tiên là phải gia tăng nỗ lực giáo dục để giúp người giáo dân hiểu Công đồng Vaticanô II muốn nói gì khi mô tả Giáo Hội là Dân Thiên Chúa và Thân Mình Chúa Kitô. Dân Thiên Chúa là khái niệm trong Cựu Ước, nói đến việc Thiên Chúa đã thiết lập tương quan đặc biệt với một dân là dân Israel, để qua dân đó, Thiên Chúa bước vào lịch sử nhân loại và gặp gỡ mọi người, yêu thương và cứu độ họ.

Mục đích này đã đạt được nơi cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu: “Chúa Kitô đã phá đổ bức tường ngăn cách và liên kết tất cả chúng ta trong một thân thể. Trong thân mình Chúa Kitô, chúng ta trở nên một dân, dân của Thiên Chúa… Người đã phá đổ bức tường phân biệt các dân, chủng tộc và văn hoá; tất cả chúng ta được nên một trong Chúa Kitô.”

Đức Thánh Cha cho rằng dù đã có Công đồng Vaticanô II, nhưng rất nhiều người vẫn đồng hoá Giáo Hội với hàng giáo phẩm. Ngài nhấn mạnh, nói Giáo Hội là Dân Thiên Chúa có nghĩa là “tất cả chúng ta, từ giáo hoàng cho đến đứa trẻ vừa được rửa tội.” Một số người khác xem đời sống đức tin là chuyện cá nhân hoặc chỉ xem Giáo Hội đơn thuần là một tập thể xã hội. Thực ra, “Giáo Hội vốn bắt nguồn từ Thiên Chúa Ba Ngôi, là mầu nhiệm hiệp thông. Xét như là hiệp thông, Giáo Hội không chỉ là một thực tại thiêng liêng nhưng Giáo Hội còn sống trong lịch sử đến nỗi có thể nói là bằng xương bằng thịt.” Một đàng, đức tin đòi hỏi mối tương quan cá vị với Thiên Chúa; đàng khác, tương quan này lại được thể hiện trong một cộng đoàn mà ở đó, mỗi người có quyền và trách nhiệm đối với toàn thể. Do đó, phải giúp cho người giáo dân hiểu rằng họ thuộc về một cộng đoàn, và giáo xứ không chỉ đơn thuần là chỗ họ ghé qua để lãnh nhận các bí tích khi cần thiết.

Cuối cùng, Kitô hữu là người chia sẻ Tin Mừng cho người khác, đặc biệt qua những hành vi bác ái: “Đừng quên chứng tá của đức ái, chứng tá hiệp nhất các tâm hồn và mở lòng họ ra với Giáo Hội… Sống đức ái là hình thức truyền giáo hàng đầu. Lời được công bố chỉ trở nên hữu hình khi nhập thể trong những hành vi liên đới và chia sẻ, trong những cử chỉ bày tỏ cách cụ thể khuôn mặt Chúa Kitô, người bạn đích thực của nhân loại.”
 

Theo CNS

VỀ MỤC LỤC
KHỦNG HOẢNG TRONG ĐỜI SỐNG LINH MỤC
 

       Cuộc đời nào cũng có căn tính của nó. Đời sống linh mục cũng vậy. Chúng ta quá biết linh mục là người trung gian giữa trời và đất, kế tục sự nghiệp của Chúa Ki-tô ở trần gian. Đó là một thiên chức cao cả. Nhưng tại sao hiện nay có quá ít người trẻ ở các nước được gọi là văn minh, tân tiến, muốn làm linh mục. Một số người đã được thụ phong linh mục, lại muốn bỏ cuộc. Người ta gọi là khủng hoảng căn tính. Tại sao?

       Lúc nào, khi nào, con người cũng cần nghe và hiểu sự thật. Các linh mục có thừa tác hàng đầu là rao giảng Lời Chúa. Lời Chúa là chân lý, nói thật thì hay mất lòng, nên các linh mục hôm nay dễ bị cám dỗ thích nghi Lời Chúa trong tư tưởng hiện tại. Chính vì thế mà có việc thỏa hiệp, cắt nghĩa Lời Chúa theo tư duy của con người, biến các phép lạ thành những lối tượng trưng và cắt nghĩa những hiện tượng lạ ấy theo sự lý giải của lý trí. Như vậy là hoạt kê bức chân dung của Lời Chúa. 

       Linh mục dâng thánh lễ chiếu lệ, giải tội cho qua giờ, ít sốt sắng đọc kinh nhật tụng, bỏ bê hầu hết những việc sùng kính, điều này làm cho người trẻ nản lòng, làm cho giáo dân tuyệt vọng, thất vọng và xem linh mục như là một công chức. Đó là do yếu kém trong khi thi hành chức năng thứ hai, thánh hóa các linh hồn. 

       Trong khi thi hành mục vụ, các linh mục thích đi vào chính trị, thích làm các công tác chuyên môn ở đời, muốn làm bác sĩ, kỷ sư, phi hành gia, nhà xã hội, nhà văn v.v... Trong lúc đó người ta cần nơi chúng ta không phải là điều họ có, mà là điều họ không có. Jean Guitton có lần viết trong báo Le Christ au Monde: "Chúng tôi không cần các linh mục làm những việc như chúng tôi, mà các linh mục làm sao làm các điều ấy có hiệu năng như chúng tôi được. Chúng tôi là những nhà chuyên môn. Còn các linh mục phải lo những chuyện của mình như bận đọc kinh, bận dâng lễ và các công tác mục vụ khác nữa. Điều chúng tôi cần, là đời sống chứng tá và các lời rao giảng của các linh mục...” 

       Do đó, chúng ta hãy nên xét lại trong kỳ phòng này, có những điểm nào lệch, hãy sữa đổi, và hãy chú trọng nhất trong những điểm tích cực sau đây: 

       - Linh mục trước tiên là người mang mầu nhiệm của Thiên Chúa đến cho con người và mở đường cho con người tiếp cận với Mầu Nhiệm ấy. Thiên Chúa là tình yêu vô biên, vô cùng mãnh liệt, cần phải có linh mục làm trung gian khơi dậy tình yêu ấy nơi con người trong Giáo Hội. Thiếu điều này, Giáo Hội chỉ là một tổ chức xã hội hay từ thiện mà thôi. 

       - Linh mục là chiếc cầu nối liền Trời và Đất: mời Chúa đến cho mọi người và dẫn con người đến cùng Chúa. Muốn miêu tả và làm sống động hình ảnh Đấng Vô Hình, người linh mục phải có óc thi sĩ, giàu trí tưởng tượng, phải biết trình bày một Thiên Chúa tuyệt vời cho mọi người qua cuộc sống nhiệm lạ của mình, qua lời nói hấp dẫn của mình. 

       Con người linh mục phải biết say mê Chúa để sẵn sàng từ bỏ tất cả mọi sự vì Chúa. Ngoài ra, linh mục phải có con mắt sâu thẳm để nhìn thấy Chúa khắp mọi nơi và thấy mọi sự ở trần gian này là dấu chỉ yêu thương của Chúa. Chính với cái nhìn này, mà “Cha Sở Nhà Quê” của văn sĩ Bernanos, đứng trước muôn vàn khổ đau và thất vọng, vẫn thốt lên: “Tất cả là hồng ân của Thiên Chúa”. 

       Muốn giữ được cảm thức huyền nhiệm như thấy Đấng Vô Hình này, linh mục cần phải ngày ngày chú tâm học hỏi, trau dồi trí thức, mài dũa trí tưởng tượng để thấy Chúa qua công trình Chúa tạo dựng ở trần gian và qua những tác phẩm nghệ thuật của các nghệ nhân. 

       Có được tâm thức về Chúa, linh mục phải trình bày những huyền nhiệm ấy qua sự giảng dạy không chỉ bằng lời, mà còn bằng cả cuộc sống của mình. Phải để Lời Chúa nhập thể vào mình và đốt cháy chính mình để trở thành đuốc soi trần gian. Như Ysaia, môi được lửa trí tuệ của Thiên Chúa đốt cháy, như Êzekiel, miệng nếm lấy Lời Chúa ngọt ngào và dư đầy, linh mục phải có môi miệng xứng hợp để chia sẻ Lời Chúa cho mọi người. 

       Do đó, linh mục không phải là con người bình thường, mà là con người được tách riêng, con người thánh thiêng, con người thần bí, chiêm niệm, con người cầu nguyện. Nói cách khác, linh mục là người lãnh đạo dân Chúa, một vị linh hướng. Không được biến linh mục thành một nhà tâm lý, nhà xã hội đơn thuần, vì như vậy là hoạt kê chân dung của linh mục. Bổn phận đích thực của linh mục là mang mầu nhiệm Thiên Chúa đến cho mọi người, một bổn phận phong phú và đầy thách thức. Đó là sự nghiệp của ngôn sứ, một thi sĩ, một nhà hiền triết. Tại sao lại bỏ vai trò cao quý ấy để đi làm một nhà tâm lý, một nhà xã hội hay một chính trị gia ? 

       Còn khía cạnh khác tưởng cũng nên nêu lên ở đây, là đời sống độc thân của linh mục. Nhiều người cho sống độc thân là phản văn minh, là phi lý, là chướng kỳ. 

       Nhiều người giải thích linh mục cần sống độc thân, để phụng sự Chúa và phụng sự tha nhân đắc lực hơn, để sống vô vị lợi hơn. Có thể đúng, nhưng không nhất thiết vì những người có gia đình cũng phục vụ đắc lực và có lúc cũng rất vô vị lợi, do sự trợ lực của vợ con. 

       Như vậy, linh mục sống độc thân để làm gì? Tại sao phải sống độc thân. Paul Tillich đã chú giải một cách tuyệt vời khi so sánh đời sống độc thân linh mục với thái độ của Maria, khi bà đập vỡ bình bạch ngọc để lấy dầu thơm xức cho Chúa trước sự phản đối hữu lý của các môn đệ. Khi được tình yêu vô biên và vô điều kiện của Chúa thâm nhập, con người đáp trả bằng một tình yêu khác thường, bằng một sự tự hiến phi lý. 

       Theo suy nghĩ của một số người, như một số các môn đệ Chúa, thì hành vi của Maria là không thích hợp là, kỳ quặc. Thế mà Chúa Giê-su lại ca tụng tán dương và đón nhận tình yêu khác thường này. Độc thân linh mục là một điều phi lý, phi thường và phi tự nhiên. Chính tình yêu lạ thường này là rất khó hiểu như Chúa Giê-su đã từng nói “Ai hiểu được thì hiểu”. 

       Nói tóm lại, linh mục là người trung gian giữa trời và đất, là con người đặc tuyển để sống vì Chúa, vì tha nhân, do đó, phải hiến dâng đời mình không chia sẻ. Người đích thực mang mầu nhiệm của Thiên Chúa, người sống ở đường biên giữa trời và đất, sẽ khó gặp thấy đời mình tẻ nhạt và vô nghĩa. 

       Tất cả chúng ta đều biết và đều thích nhân vật “Tôn Ngộ Không”, vì Tôn Ngộ Không đột phá mọi ngăn cách thời gian và không gian: lúc thì ở trên thiên giới, lúc thì trở lại với trần gian. Con người với khát vọng vô biên ước mong được như Tôn Ngộ Không. Và linh mục là hiện thực của ước mơ ngàn đời này. 

       Cho nên, nếu quả là một linh mục chính cống thì còn ngại gì khủng hoảng và thất vọng. Chúng ta đã lựa chọn và được lựa chọn đi vào con đường ưu tuyển, con đường tuyệt vời nhất. Chỉ có điều vì thiên chức linh mục quá cao đẹp, quá trong suốt, mà con người yếu hèn như chúng ta không còn chỗ nào tối tăm để ẩn mình. Càng sống chức linh mục, chúng ta càng sai lỗi, và càng sai lỗi, chúng ta tự ái nản lòng. 

       Hãy nghe chị thánh Catarina thành Sienna, nữ tiến sĩ của Giáo Hội, ví von: 

       "Nếu bạn thấy một người đến từ xa, mang cho bạn một kho tàng, người đó vượt qua cuộc hành trình dài, nên áo quần rách nát, mặt mày lấm lem, chân tay rướm máu. Bạn có giơ tay đón lấy kho tàng rồi xua đuổi người ấy đi, hay là mời người ấy vào nhà, tắm rửa và băng bó vết thương cho người ấy? 

       Cũng vậy, các linh mục là những người mang đến cho các bạn kho tàng quý giá, Lời Chúa và Bí Tích, các bạn hãy đón nhận với lòng tri ân và yêu thương, băng bó các vết thương cho các linh mục. Đừng đoán xét, hãy để cho Chúa làm việc ấy”. 

       Ngày nay, có rất nhiều người mang tâm tình của Nữ Thánh Tiến sĩ Catarina thành Sienna. Các linh mục hãy tin tưởng, lạc quan và chiến đấu cho sự đứng vững của chính mình trong ơn gọi cao quý, cho nước Chúa ngày càng hiển trị và Danh Chúa được cả sáng trong môi trường hoạt động của chúng ta. 

       Tôi xin đưa ra đây một vấn đề thời sự: Ngày 04 tháng 07 năm 2002, tôi có dịp dâng lễ cho một cộng đoàn đa số là người Mỹ tại San Diego, Hoa Kỳ. Sau thánh lễ, Cha xứ đề nghị tôi nói mấy lời với cộng đồng dân Chúa. Tôi đã chia sẻ như sau:

       Tôi rất vui mừng vì được dịp cùng với các bạn dâng lễ mừng ngày độc lập của đất nước Hoa Kỳ. Các bạn đã đấu tranh rất nhiều với cái giá bằng xương máu để giành được sự độc lập, tự do hôm nay. Nhưng mãi cho đến hôm nay, sự độc lập tự do ấy cũng chưa được bảo đảm, bằng chứng là các bạn đã trải qua những giờ phút kinh hoàng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ đó là: Biến cố mà người ta gọi là nine one one” (11-9).

       Như vậy, yếu tố quan trọng ở đây không phải là bất cứ giá nào giành cho được độc lập tự do, nhưng chính tình thương mới là quan trọng như thánh Phaolô đã nói: “Tình thương chịu đựng tất cả, vượt thắng tất cả, tha thứ tất cả. ..” 

       Tôi đã đến thăm nhiều Tòa Giám mục trong cuộc công du này và tôi nhận ra có một cuộc tấn công khác, lần này không phải là khủng bố về thể lý, mà là về tinh thần. Đó là các linh mục bị cáo buộc lạm dụng tình dục trẻ em. Nhiều giám mục đã đau buồn không cầm được giọt lệ, nhiều linh mục tốt lành đã từ nhiệm, một số giáo dân đạo đức đã ngã lòng và bị cám dỗ không giữ đạo nữa. Nhưng tôi xin nói với các bạn một câu ngạn ngữ Trung Hoa: “Một cây đổ thì gây ồn ào hơn một cánh rừng đang mọc”. Quả vậy, một thiểu số linh mục bị cáo là lạm dụng thì báo chí và các phương tiện truyền thông gây ồn ào trên khắp thế giới. Động lực rất nhiều phát xuất từ những lý do kinh tế, chính trị, tôn giáo... Trong khi đó, ai cũng công nhận ra Giáo Hội Mỹ là một Giáo Hội có sức sống phong phú như một cánh rừng đang mọc. Vậy mà mấy ai để ý tới, không có phương tiện truyền thông nào quảng bá. Đừng ngã lòng, bởi lẽ, tỷ lệ các linh mục bê bối là không đáng kể so với đại đa số linh mục làm việc mục vụ và sống đời sống ơn gọi của mình một cách hết sức nghiêm túc. Hơn nữa, các bạn nên nhớ, sau khi uống thuốc xổ, người ta sẽ trở nên khỏe mạnh hơn”. 

       Đưa ra những sự kiện thời sự trên đây, tôi có ý cho các cha thấy người linh mục tuy được Chúa gọi, được Chúa thánh hiến, nhưng vẫn là những con người nguyên trạng, vẫn mang những yếu hèn của mình. Nếu không có Chúa, chúng ta không làm được việc gì tốt tự chúng ta. Do đó, phải có sự phối hợp hài hòa giữa ân sủng và tự do. Khi biết cậy dựa vào Chúa, chúng ta sẽ được Chúa nâng lên như phượng hoàng nâng con trên cánh. 

       Con người là một xã hội hữu, có khuynh hướng sống kết đoàn, có khuynh hướng lo cho người khác, quan tâm đến người khác. Nhưng vì bị ảnh hưởng trong thế giới hưởng thụ ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa, nên đã có nhận xét: “Tha nhân là hỏa ngục”. Mà đúng như thế, khi ta ăn bữa ăn một mình thì ta hưởng trọn vẹn bữa ăn ấy, khi ta ngủ trong một căn phòng thoáng mát, là ta ngủ yên; nếu bây giờ có ai đến chia sẻ phần ăn, ta chỉ còn một nửa, ngủ chung một phòng, tức là làm ô nhiễm căn phòng đó, sức khỏe bị đe dọa, và như vậy, tha nhân làm cản trở cuộc đời ta. Nhưng đó là theo suy tư của thuyết hiện sinh vô thần đóng kín. Con người ích kỷ sẽ không làm ích gì cho ai, mà trở nên gánh nặng cho người khác. Trái lại, nếu coi tha nhân là thiên đường, thì đó là khuynh hướng cởi mở, để cho tha nhân tham dự vào đời sống của mình, và như vậy, có sự chia sẻ cho nhau, có sự đùm bọc lẫn nhau và tương thân tương ái, có đức nhân, là nhân đức quan tâm hai chiều. Muốn sống tinh thần nhập thể, cần phải có tinh thần tương thân tương ái, mến Chúa yêu người. Loay quay trong lĩnh vực này đã hết thời giờ, không còn sức lực dư đủ để nghĩ không tốt, nói không tốt và làm không tốt nữa. 

       Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, ngày 10 tháng 11 năm 1978, trong khi ngõ lời với các Bề Trên thượng cấp các dòng tu ở Rôma, đã đưa ra ba nguyên tắc sống chẳng những cho các thầy dòng bà xơ, mà cũng cho các linh mục của chúng ta. Ngài nói: "Để được thật nhiều bạn trẻ đón nhận tiếng Chúa gọi, chúng con hãy làm sao cho đời sống mình tỏa chiếu thành một lời chứng: trước hết lời chứng về lòng trung thành tuyệt đối với giá trị của Tin mừng và đối với ơn gọi riêng của mình. Mỗi lần chúng con nhượng bộ cho sự thỏa hiệp là chúng con làm nản lòng những người bao quanh chúng con, đừng quên điều đó. 

       Rồi lời chứng về một nhân cách đã thành đạt và chín chắn về mặt nhân bản, biết giao tiếp với người khác một cách không thiên kiến và cũng không bất cẩn ngây ngô, nhưng với một tấm lòng chân thành cởi mở và một quân bình trong sáng. 

       Sau cùng lời chứng về niềm vui của chúng con, một niềm vui không phải chỉ đọc thấy nơi lời nói, mà cả nơi đôi mắt và nơi thái độ, là niềm vui tỏ rõ cho những ai đang nhìn chúng con thấy rằng chúng con ý thức mình đã chiếm được kho báu giấu kín, viên ngọc quý, nên chẳng tiếc gì mà không từ bỏ mọi sự để sống theo lời khuyên của Tin mừng". 

       Chúng ta thử xét xem ba điểm mà Đức Giáo Hoàng vừa nêu lên:

       - Trong đời sống chứng tá của chúng ta, điều quan trọng nhất là sự trung thành. Sau khi thụ phong linh mục, trước sau như một, chúng ta có sống mực thước không sai chạy, không đổi thay với thiên chức linh mục của mình không? Nói cách khác, là phải sống chính danh. Nếu chúng ta đòi hỏi người khác phải sống tu ra tu, thế gian ra thế gian, cha ra cha, con ra con, thầy ra thầy, trò ra trò, thì cũng phải tự đòi hỏi mình sống linh mục cho ra linh mục. Khi nhìn vào một người sống trung thành với đời, người ta phát hiện ra căn cước của người ấy. Ngược lại là lang thang, lưu linh lưu địa, vô danh vô tánh. Chúa muốn chúng ta làm linh mục là muốn chúng ta trở thành Đức Kitô thứ hai có tôn chỉ, có mục đích, có vai trò, có bản chất hẳn hoi, như có nhiều lần chúng ta suy gẫm trong các ngày phòng này. Nếu chúng ta sống xa với tôn chỉ, mục đích của hàng giáo sĩ, xa linh mục đoàn, là chúng ta làm lỡ thầy lỡ thợ, hư bột hư đường. Người ngoài nhìn vào sẽ ngỡ ngàng, kinh ngạc, các bạn trẻ muốn đi tu, muốn làm linh mục sẽ nản lòng. 

       - Điều thứ hai mà Đức Giáo Hoàng muốn nhắn nhủ là chứng tá một sự quân bình trong nhân cách, không ngây ngô. Nói theo Kinh Thánh là phải "đơn sơ như chim bồ câu và khôn ngoan như con rắn". Muốn được như vậy, phải có sự trưởng thành về mặt tâm lý và về mặt thiêng liêng. Về mặt tâm lý, phải biết phán đoán đúng, phải biết nhận định nhân tình thế thái và nhận định một cách khách quan, không chủ quan hay qui nạp bừa bãi. Phải biết hướng dẫn tình cảm của mình không như Evà nghe lời phỉnh nịnh của rắn dữ. Phán đoán khó nhất và dễ sai nhất, là phán đoán về con người. Mẹ Bề Trên Dòng Kín phán đoán sai về chị Têrêxa. Mẹ giáo tập sai chị Têrêxa mỗi buổi sáng ra nhổ cỏ ở trước cổng Nhà Dòng, thế mà Mẹ Bề Trên lại bảo: "Con nhỏ này sáng nào cũng đi hóng gió". Hãy hỏi han cặn kẽ, điều tra cẩn thận trước khi phán đoán. Muốn được như vậy, đòi phải kiên nhẫn, khách quan, bình tĩnh và có tinh thần bác ái. 

       Trưởng thành về mặt yêu thương cũng vậy, biết lý trí hóa tình cảm, biết dám làm, dám xông pha, nhưng không liều lĩnh. Có khi tạm thời bị người khác hiểu lầm đánh giá thấp, nhưng vì bác ái, vì công ích, phải hy sinh về lâu về dài, không sớm thì muộn, chân lý sẽ sáng tỏ. 

       Trưởng thành thiêng liêng là biết lựa chọn căn bản, biết nhận định nấc thang giá trị trong đời sống thiêng liêng, tôn sùng và đạo đức, biết vác thập giá mỗi ngày mà theo Chúa, biết hy sinh, biết cùng sống cùng chết với Chúa. Đó là sự lựa chọn trưởng thành, dứt khoát, mặc dầu phải đấu tranh nhiều, thậm chí có lúc bị nhiều thương tích hay tử vong. 

       - Điều thứ ba mà Đức Giáo Hoàng muốn nói là Niềm Vui. Chúng ta biết căn bản của niềm vui là có tình yêu và an cư lạc nghiệp. Chúng ta có Chúa là Tình Yêu và tha nhân là đối tượng để ta phục vụ. Chúng ta có linh mục đoàn và giáo phận là chỗ dựa vững chắc, nhất là tình yêu và quê hương ấy được bảo đãm trên Nước Trời, thì không có lý do gì để buồn chán hay cau có khó thương. Khi ta vui, chúng ta chia sẻ niềm vui ấy cho mọi người và người trẻ sẽ phấn khởi đến với chức linh mục. 

       Chúng ta đang ở trong thiên niên kỷ mới, có nhiều căn nguyên để vui:

    • Vui vì được hưởng tình yêu và hồng ân của Thiên Chúa.

    • Vui vì được Chúa Giêsu Kitô đã liều thân chịu chết vì chúng ta, để chúng ta được hưởng ơn cứu độ.

    • Vui vì cho đến hôm nay, Chúa Giêsu vẫn đang đến và sẽ tiếp tục ở với con cái loài người mãi mãi.

    • Vui vì Chúa Giêsu đã thiết lập Giáo Hội và Giáo Hội đang tồn tại tới hôm nay và trong tương lai.

    • Vui vì Chúa hằng kết hợp hằng ngày với chúng ta qua Bí Tích Thánh Thể.

    • Vui vì rồi đây Chúa Giêsu Kitô sẽ lại tỏ hiện trong vinh quang vào ngày cánh chung.

       Để kết thúc bài này, tôi xin kể cho các cha câu chuyện mà Graham Green đã viết trong quyển sách mang tựa đề “Vinh quang và quyền lực” (Glory and Power):

       Trong quyển sách này, nhân vật chính là một vị linh mục duy nhất còn sống và đang bị chính quyền Mexicô lúc bấy giờ ruồng bắt. Tất cả những linh mục khác đều bỏ nước ra đi hay đã bị hành quyết. Ông linh mục này, người ta không biết tên, nhưng vì ông là người duy nhất còn lại và làm ích cho biết bao nhiêu người, do đó, được mọi người Kytô hữu quý mến tặng cho danh hiệu là Padre (Cha). 

       Vì sống trong lo sợ và buồn chán, nên linh mục ấy có tình nhân và nghiện rượu. Dầu vậy, đi đến đâu, linh mục ấy cũng giải tội, xức dầu, dâng thánh lễ, cho rước lễ, rửa tội, khuyên bảo, ủi an và làm việc bác ái. Nhưng ông phải tàng hình vì luôn bị cảnh sát theo dõi, tìm kiếm. Cuối cùng, vì thấy người bạn mình quá khổ cho nên tình nhân của ông khuyên ông trốn sang bên kia biên giới để đến New Mexico. Trên con đường đi trốn, ông bị người cảnh sát rượt theo, người này là bạn học của ông và đang truy kích ông và tên tướng cướp. Cuối cùng, vị linh mục ấy đã thoát nạn và trốn sang bên kia biên giới. Được hít thở bầu khí tự do, ông hút xì gà và đọc báo, sau khi tắm rửa sạch sẽ, coi như làm cuộc tẩy trần dứt điểm, từ giả cuộc đời cam go. Nhưng từ bên kia biên giới, một người giáo dân đã bò qua và báo cho linh mục ấy biết, anh tướng cướp bị bắn trọng thương và đang cần có linh mục giải tội. Bị thúc đẩy một cách mãnh liệt do lương tâm linh mục, ông đã mặc lại bộ đồ rách rưới và bò qua biên giới Mexico. Đang khi ông giơ tay ban xá giải cho anh tướng cướp thì người cảnh sát đứng đàng sau ông. Ông đã bị bắt và sang hôm sau, người ta nghe tiếng súng nổ trên đồi gần đó. 

       Như vậy, chúng ta thấy, dầu cuộc đời ông dù bê bối thế nào đi nữa, vị linh mục này cũng luôn để mình làm dụng cụ quảng bá tình thương và sự cứu rỗi của Chúa giữa những kẻ cùng khổ, lầm than cần được cứu vớt. Cuối cùng, triều thiên tử đạo đã được Chúa gởi đến cho ông.” 

       + GM Phêrô Nguyễn Soạn   VietCatholic News (28/02/2005) 

VỀ MỤC LỤC
ĐỪNG QUÁ ĐỂ Ý ĐẾN NHỮNG THÓI XẤU CỦA CON TRẺ (1)

 

Tôi còn nhớ: ngày xưa khi còn ở chủng viện, những cậu bé tinh nghịch phá phách đều bị các bề trên cho ra về, nhưng phần đông những cậu bé biết nghịch ngợm phá phách lại là những đứa trẻ thông minh và lanh lợi. Chúng ta đã làm mất đi một số những phần tử thông thái. Là những nhà giáo dục, là những cha mẹ chúng ta phải làm gì để hướng dẫn con cái mình khi chúng có những hành động không mấy thích hợp.

 Quốc, 5 tuổi, mẹ nó đang phơi quần áo thấy nó và hai bạn nó đứng chung với nhau nấp đàng sau bụi lau của mảnh đất trống bên cạnh nhà. Nhìn kỹ hơn, bà khám phá ra rằng chúng tuột quần xuống và đang đái bậy. Bà vội chạy ra bảo hai đứa bạn nó đi về và lôi cổ bé Quốc về nhà. Cậu bé khóc. Bà mẹ vừa hét vừa phát vào mông đít cậu bé: “Mẹ đâu có dạy con làm như thế đâu. Tại sao con không đi về nhà để đi vệ sinh. Bây giờ đi vào phòng con và không được đi ra ngoài trong 3 ngày.” Đoạn bà nầy gọi cho bà mẹ của hai đứa kia và mách chuyện đã xảy ra. 

Một ít ngày sau, cậu bé được phép ra ngoài chơi. Mẹ nó nhận được cú điện thoại từ người bạn láng giềng: “Cậu Quốc đang đái ở lối đi đàng trước nhà trong lúc một đám con trẻ gồm 2 đứa con gái đứng đó và nhìn”. Bà mẹ phóng ra và lôi cổ nó về nhà. Một lần nữa bà phết đít cậu bé nặng nề hơn. Chiều hôm ấy, bà mách chồng về chuyện đó. Ông bố mắng nó và đe dọa: “Nếu ba còn nghe con làm như thế nữa, ba sẽ đập cho một trận nhớ đời đấy nhé! Nhưng rồi, mọi sự đâu vào đó, cậu bé vẫn cứ tiếp tục. Mỗi lần như vậy cậu bé bị ăn đòn và bị nhốt trong nhà vài ngày. 

Rõ ràng là hình phạt không ngăn cản được cậu bé. Trái lại, nó càng làm cho hành động đó thêm thích thú và càng làm cho cậu bé cảm thấy vui hơn nữa nếu nó hành động mà không bị bắt. 

Chúng ta không thể giải quyết hết mọi vấn đề như thế. Và nếu chúng ta hành động không khôn khéo, chúng ta chỉ làm cho tình thế trở nên thậm tệ hơn thôi. 

Cách tốt nhất cho bà mẹ là âm thầm gọi cậu bé vào và rất bình thản, không giận dữ nói với nó rằng vì nó không biết cách xử sự ở bên ngoài nên nó phải ở trong nhà. Hành động đó nên được áp dụng mỗi lần cậu bé bị khám phá đái bậy bên ngoài. Đây là lúc phải hành động chớ không nói nữa.      

Những tật xấu mà con trẻ của chúng ta thường hay mắc phải, đó là: mút ngón tay, cắn móng tay, sờ chim, đái dầm, và đái bậy. 

Bước đầu để đối phó với những vấn đề nầy là không nên đặt nặng vấn đề về chúng. Một khi đứa trẻ khám phá ra rằng nó đã làm một vấn đề xem ra làm phiền lòng bố mẹ một cách khác thường, nó sẽ dùng đó như một khí giới mạnh để tấn công khi cần đến. Vì thế, chúng ta nên lách buồm ra khỏi gió để tránh khỏi bị gió cuốn. 

Mọi bác sĩ tâm lý đều biết rằng chuyện trẻ nhỏ sờ chim không có gì đáng phải chú ý vì không có gì là tai hại. Nếu chúng ta cho rằng nó đang thủ dâm thì đó là một điều quá đáng đối với con nít, nên cách tốt nhất là hành động dường như chúng ta không để ý gì đến chuyện đó. Sờ chim và mút ngón tay là những hình thức của sự khoái cảm dễ dàng nhất, ám chỉ đứa trẻ đã không tìm được sự thõa mãn trong cuộc đời. Nếu chúng ta cố gắng ngăn chặn nó, chúng ta chỉ thành công trong việc làm cho khoái cảm của nó càng thêm mãn nguyện. Bấy giờ nó càng thêm nhất quyết bảo vệ khoái cảm của nó và nhất định chống lại bất cứ mọi hành vi ngăn cản điều đó. Chính sự tiếp tục hành động cũng cho thấy mục đích thứ hai của nó, đó là sự tranh chấp quyền hành, và giờ đây nó muốn tỏ cho thấy sự thất bại của người lớn đang làm áp lực nó. Vì thế, chúng ta không nên đặt nặng vấn và nên giải quyềt vấn đề bằng cách cung ứng cho đứa bé những cảm giác thõa mãn về cuộc sống như mở rộng những sở thích và những hoạt động cho đứa trẻ. 

Cô bé Mai Lan 3 tuổi thích mút ngón tay cái nhưng với một sự khác biệt. Nó giữ bàn tay kia ở trước mặt dường như để che giấu điều cô đang làm. Cô bé rút lui khỏi môi trường của cô và hành động một cách sung sướng như một việc riêng tư. Cô bé không cần ai khác. 

Đái dầm: sau cơm tối bà mẹ để ý quan sát cậu bé Huân một cách kỹ càng để chắc chắn rằng nó uống nước rất ít. Mỗi đêm vào khoảng 12:00pm trước khi đi ngủ, bà mẹ hoặc ông bố đánh thức cậu bé dậy và dẫn nó đi tiểu. Giường của nó thường bi ướt cho dẫu bố mẹ đã đánh thức nó dậy và dẫn nó đi tiểu. Bà mẹ năn nỉ nó cố gắng giữ giường khô ráo sạch sẽ. Thỉnh thoảng bà cũng nổi giận vì phải giặt chăn mền liên miên. Bà mẹ và ông bố đã làm hết mọi cách mà họ có thể nghĩ ra, nhưng hoàn toàn vô ích. Cậu bé vẫn đái dầm liên tục. 

Đứa bé đái dầm thường là đứa bé làm điều đó trong khi nó vẫn còn cảm thức được điều nó làm, nhưng nó vẫn được mọi người nghĩ rằng nó không biết cũng như không thể điều khiển được chính mình. Thật ra, nó không muốn chấp nhận những đòi hỏi của hoàn cảnh. Tất cả sự chú ý quá đáng mà bố mẹ dành cho nó thường được nó dùng để minh xác niềm tin rằng nó không thể làm chủ được việc đái dầm của nó. Tất cả những rầy la, quở phạt, hay hăm dọa cũng chỉ làm cho nó thêm mất tinh thần mà thôi. Như vậy, bố mẹ phải làm gì trong những trường hợp như vậy?    

Cậu bé cần phải học mang lấy trách nhiệm tất cả những gì nó làm. Bố mẹ có thể giúp nó bằng cách giao lại vấn đề cho nó. Đó là công việc của nó. Bố mẹ có thể nói với nó rằng họ không còn quan tâm về cái giường của nó nữa: “Bố mẹ sẽ không đánh thức con dậy nữa. Con có thể làm như ý con muốn. Nếu con cảm thấy khó chịu khi nằm trong chiếc giường ướt, con có thể dậy và tự động thay lấy.” Và bấy giờ bố mẹ phải thực hiện với sự không quan tâm thực sự như đã nói. Dĩ nhiên, nằm trên chiếc giường ướt sẽ đưa đến một cảm giác khó chịu là một kết quả tất nhiên. Từ đó, dần dần nó sẽ thay đổi ý nghĩ về chính nó cũng như thay đổi niềm tin của nó về khả năng của mình để rồi tự nó có thể lo cho chính mình. Đừng mong có phép lạ. 

Lm. Lê Văn Quảng, tiến sĩ tâm lý

VỀ MỤC LỤC
DÃ THẢO NHÀN HOA

  

Dã Thảo Nhàn Hoa là Cỏ Hoang Hoa Dại. Tôi dùng tựa đề này là để tưởng nhớ một vị Thầy cũ: nhà thơ Đông Hồ. Thầy tôi yêu thơ, điều này ai cũng biết. Có một điều ít người biết là Thầy tôi yêu thiên nhiên cũng như yêu thơ vấy. Vào một mùa khai trường năm nào, Thầy tôi bước vào giảng đường đại học Văn Khoa với bông hoa dại cài trên vành tai, và Thầy ngâm tặng học trò bài Dã Thảo Nhàn Hoa vừa sáng tác.

Những ai thích thiên nhiên thì đều yêu cỏ hoang hoa dại. Yêu cỏ hoang hoa dại là một tình yêu vô tội và nên thơ. Chúng rất hiền, không làm hại ai, không nói, không than van, không làm buồn lòng ai. Chỉ đôi khi chúng cúi mình xuống trước làn gió hay một bàn tay ve vuốt. Đôi khi chúng cũng mỉm cười, nụ cười hiền lành và mộc mạc như cuộc đời của chúng vậy.

Muốn tìm cỏ hoang hoa dại cũng dễ. Chỉ cần bỏ ra một ít thì giờ, lái xe ra những cánh đồng cỏ, bỏ xe bên vệ đường, đi bộ vào, ta sẽ thấy một thế giới khác hẳn, mặc dù chỉ bước một vài chục bước là ta trở lại đường lộ, biên giới của thế giới thiên nhiên và thế giới con người văn minh khoa học. Trong cái thế giới đó, ta sẽ tìm thấy sự dịu dàng và bình an, lòng ta êm đềm thư thái, những vết thương tâm hồn do cuộc đụng chạm trong ngày khi sinh hoạt, làm việc, gặp gỡ, gối thoại, tranh đấu... dần dần được chữa lành. Trong cánh đồng cỏ hoang hoa dại đó, tùy theo mùa, đôi khi ta có thể "mộng dưới hoa'' nếu ta chịu khó ... nằm xuống! Tôi nói thật đấy, vì "mộng dưới hoa'' ở đây không phải là ngồi mơ mộng dưới giàn hoa trong vườn hay trước nhà, mà là nằm lọt trong một cánh đồng hoa, hé mắt ngó lên mà mơ mộng. Vào mùa Xuân, khi những cánh đồng hoa vàng nở tươi rực rỡ, ta đi bộ rẽ lối bước vào mới biết rằng hoa không thấp như mình tưởng, mà thân hoa cao lưng chừng trên đầu gối. Nếu ta nằm xuống thì sẽ chìm mình trong cánh đồng hoa; nếu hé mắt nhìn lên, sẽ thấy màu vàng nhạt nhòa sát mắt và trên cao kia là bầu trời với màu xanh ngăn ngắt, có những cụm mây trắng như bông nõn trôi bềnh bồng không biết đến tận đâu. Khi đó tha hồ thả hồn mà "mộng dưới hoa''.

Những cánh đồng cỏ như thế, ở nước Mĩ có nhiều lắm. Chẳng cần phải về đồng quê xa xôi: ngay trong thành phố cũng không thiếu gì cánh đồng với cỏ hoang hoa dại. Đôi khi ta cũng có thể gặp cỏ hoang hoa dại ngay trong những công viên thành phố. Hình như người ta cố ý dành ra những khu vực cho cỏ hoang hoa dại đua nhau mọc một cách rất... thiên nhiên.

Giả thử một buổi chiều nào đó, sau giờ đi làm về, tôi và bạn rủ nhau ra một cánh đồng cỏ hoang hoa dại. Chúng ta sẽ đi cạnh nhau và nói chuyện, những câu chuyện không có đầu, cuối, nhưng rất dễ thương. Có nhữnng câu chuyện, tưởng không thể nào nói ra được, hay ít ra cũng là khó nói lắm, vậy mà chúng ta sẽ nói với nhau một cách rất tự nhiên. Ta nói ra được, vì hình như lúc ấy ta nhìn nhau, thấy khuôn mặt của nhau hiền hơn và lòng của ta cũng hiền hơn. Tôi có cảm tướng rằng, có lẽ trong cuộc sống, chúng ta đã đối xử với nhau, ngay cả với những người thương một cách rất... dữ. Có thể là dữ trong tư tưởng, có thể là dữ trong lời nói, có thể dữ trong cử chỉ, cũng có thể là thực sự dữ trong hành động. Và cái điều dữ đó, thường thì người kia biết được hay cảm thấy được. Bởi thế, rất là khó để nói với nhau những chuyện mà ta gọi là ... khó nói. Có những điều mà bình thường bạn và tôi không thông cảm nhau được, những trong khung cảnh cỏ hoang hoa dại, ta cũng rất dễ hiểu nhau, thông cảm nhau, tha thứ cho nhau nữa, nếu cần.

Điều tôi suy nghĩ trong lúc này khi viết về cỏ hoang hoa dại là sự ích lợi của chúng. Lẽ ra tôi không nên để ý tới chuyện này thì cuộc sung có vẻ thoải mái hơn. Nhưng con người chúng ta, lâu lắm rồi, đã học được câu hỏi: ''có ích lợi gì?'' Làm chuyện ấy, tôi có ích lợi gì; lãnh cái ''áp phe '' này, tôi có lợi bao nhiêu; quen người ấy, tôi cớ lợi gì không; ngay cả làm công việc từ thiện này, tôi sẽ được lợi ra sao. Bởi thế, tôi cũng phải tìm cái lợi của cỏ hoang hoa dại.

Tôi sẽ chứng minh thế nào về sự ích lợi của chúng, khi chúng là loài mà người ta không đem về trồng trong vườn nhà. Đôi khi vì chính sách khai khẩn ruộng đất hay phát triển thành phố, người ta ủi những cánh đồng cỏ hoang hoa dại khổng lồ không thương tiếc. Tôi cũng lại chỉ biết nói với bạn những điều như vừa nói ở trên, là cỏ hoang hoa dại cũng ích lợi lắm chứ, ít nhất là nó làm lòng ta dịu xuống, nó chữa cho ta những vết thương trong tâm hồn, nó là môi trường giúp ta thoải mái nói với nhau những chuyện khó nói và thông cảm với nhau những điều khó thông cảm.

Còn nữa, những ngọn cỏ hoang, những cánh hoa dại có thể dạy cho tôi nhiều bài học.

Nếu như trong cuộc đi dạo cuối ngày ấy, bất chợt bạn và tôi dừng lại, chúng ta ngồi xuống ngắm một bông hoa dại, ta sẽ khám phá ra nhiều điều kì điệu. Có thể sau khi ngắm nhìn, chúng ta đột nhiên hỏi nhau, cái hoa này tên gì để rồi cùng cười và kết luận, nó không có tên đâu, đã gọi là hoa dại mà. Nó không có tên, điều đó cũng có nghĩa là nó rất nhiều tên, bởi vì chúng ta, và bao nhiêu người khác nữa muốn đặt cho nó tên gì cũng được. Chúng không cãi, không phủ nhân tên chúng ta đặt, và chúng ta cũng không ai có quyền phủ nhận cái tên người khác đặt cho chúng. Điều đó dạy cho tôi một điều rất khó hiểu là : ''Khi người ta tự ý sống nghèo khó, không có gì cả, là khi tâm hồn người ta rất giàu có là cõi lòng người ta rất phong phú.''

Bông hoa dại, nếu nhìn ngắm kĩ nó, chúng ta sẽ thấy nó thật tinh vi. Nhỏ tí ti như thế, mà cũng vẫn có đủ cả: cuống hoa, đài hoa, tràng hoa, cánh hoa, nhụy hoa. Cái màu sắc mới kì diệu làm sao, nó tươi, mịn, thắm... khó mà diễn tả hết được. Bông hoa nhỏ xíu đó nhắc nhở cho tôi rằng: người ta, dù lớn hay nhỏ, dù sang hay hèn, thì cũng đều có một cuộc sống và một nhân vị cần được tôn trọng. Người ấy, dù thân phận có nhỏ nhoi, thì cũng đã cố gắng sống trọn vẹn thân phận nhỏ nhoi của mình. Mà, giá trị của con người trong cuộc sống, không đặt để ở sự đã đóng vai trò, nhiệm vụ to lớn, vinh dự nào, mà căn cứ ở điều có sống, có làm trọn vẹn sứ mệnh, vai trò của mình, dù lớn hay nhỏ, hay không.

Bông hoa dại nhỏ xíu cũng nhắc nhở tôi rằng: tôi đừng tự phụ với những gì mình đang có: một chút hư danh, một chút khả năng, một vài đức tính, hay một mớ gia tài. Tôi cứ tưởng tôi có đủ, có nhiều và vì thế tỏ ra (hay không tỏ ra mà cất giấu trong lòng) xem thường người khác. Hóa ra, người khác, dù danh có nhỏ hơn tôi, khả năng và đức tính có ít hơn tôi, gia tài có nghèo hơn tôi, thì họ cũng đã và đang sống trọn vẹn, đầy đủ cuộc đời của họ, đôi khi còn trọn vẹn hơn tôi nữa: Vì có thể tôi là một bông hoa to, nhưng nhìn kĩ thì đã bị con sâu nào đó ngoạm nham nhở hết một cánh.

Bông hoa dại nhỏ bé đó cũng dạy tôi một bài học về người đời. Trong cuộc sống, hình như ai cũng muốn mình trổi vượt hơn người khác. Mong muốn đến nỗi nếu thực tế không trổi vượt được, thì thèm khát quá độ điều ấy. Sự thèm khát quá độ được tỏ lộ bằng hành động "nói khoác" cho mọi người khiếp sợ, cảm phục. Ai mà "không may'' bị sống cuộc sống tầm thường, thua kém thì cảm thấy nhục nhã, uất ức, hận đời và hận người. Thái độ và phản ứng ấy không giải quyết được gì. Tôi không cổ võ cho tinh thần chủ bại, thiếu cầu tiến, nhưng tôi nghĩ loài người nên sống thoải mái như loài hoa, khi ta không có cơ hội, hoàn cảnh để có cuộc sống ''khá '' hơn, ta cũng vẫn nên vui sống cuộc sống của ta. Những bông hoa dại trong cánh đồng hoang trông rất vui, rất hạnh phúc trong gió và trong nắng. Chúng biết thân phận chúng và chúng cũng biết giá trị đích thực của chúng. Hoa có hoa lớn hoa nhỏ, hoa cắm trong bình, hoa trồng trong vườn, cũng có hoa sống thoải mái, tự do phóng khoáng ngoài đồng. Nhưng người, thì hình như ai cũng muôn là hoa to hoa bự cả.

Buổi chiều hôm nay, đang khi tội cúi xuống ngắm nhìn và nâng niu một cách trân trọng bông hoa dại màu tím nhạt, thì tôi ước mong trong suốt cuộc đời tôi, tôi biết nhìn đến và nâng đỡ những người đang có một cuộc sống thiếu kém hơn tôi với tất cả lòng trân trọng nhân vị, phẩm giá người ấy. Cỏ hoang hoa dại dù sống phóng khoáng ngoài đồng nội, đôi khi cũng vẫn cần một bàn tay nâng niu. Con người với một tâm hồn thụ cảm, cần được trân trọng và nâng đỡ hơn nhiều.

Nhà Văn Quyên Di

VỀ MỤC LỤC
Sống tốt đời sống độc thân thánh hiến trong bối cảnh hôm nay

 

NGƯỜI NỮ TU SỐNG TU ĐỨC TOÀN DIỆN  

tác giả: Lm. Micae-Phaolô Trần Minh Huy pss 

LỚP THẦN HỌC LIÊN TU SĨ - TÒA GIÁM MỤC BÙI CHU  (2008 - 2009)

Chương VI : Sống tốt đời sống độc thân thánh hiến trong bối cảnh hôm nay

Điều khẳng định căn để là bản chất đời độc thân thánh hiến vẫn không hề thay đổi trong Giáo Hội. Nhưng trong bối cảnh hôm nay, nó phải được hiểu, được sống và được bảo vệ một cách tế nhị, cương quyết, khôn ngoan dù khó khăn hơn.

A. VÀI Ý NIỆM VỀ ĐỘC THÂN THÁNH HIẾN

I. CÁI NHÌN TIÊU CỰC VỀ ĐỘC THÂN THÁNH HIẾN 

Người thời nay không tin là người ta có thể sống độc thân khiết tịnh được, và chúng ta cũng phải khiêm tốn nhìn nhận là lắm khi phải chiến đấu cam go, cần nhiều ơn Chúa và khôn ngoan tỉnh thức. 

Độc thân thánh hiến không phải chỉ là một mình, vì có nhiều người độc thân không sống một mình, nhưng sống với những người khác. Vì thế ở một mình không phải là một định nghĩa tốt về độc thân thánh hiến. 

Độc thân thánh hiến không phải là không kết hôn, vì độc thân thánh hiến chẳng những có nghĩa là không kết hôn mà còn là kiêng tính dục sinh dục. Do đó ‘không kết hôn’ không phải là một định nghĩa tốt của độc thân thánh hiến.  

Độc thân thánh hiến cấm linh mục và tu sĩ không được kết hôn. Nhưng đây không phải là một định nghĩa tốt của độc thân thánh hiến, vì độc thân thánh hiến và kết hôn loại trừ nhau nhưng không đối lập nhau.  

Độc thân thánh hiến không phải là đơn lẻ, vì một người đơn lẻ hay đơn chiếc thì sẵn sàng để kết hôn. Nhưng một người độc thân thánh hiến thì không sẵn sàng để kết hôn. Do đó, độc thân thánh hiến không thể được định nghĩa là sự thoát khỏi người khác phái, con cái, gia đình v.v… 

Như thế chúng ta không thể định nghĩa độc thân thánh hiến là đơn lẻ, đơn chiếc, ở một mình, không kết hôn, kiêng cữ thân mật nhục dục v.v… Đó là những cách nhìn tiêu cực về độc thân thánh hiến.

II. CÁI NHÌN ĐÚNG ĐẮN VỀ ĐỘC THÂN THÁNH HIẾN 

Chúng ta phải nhìn độc thân thánh hiến một cách tích cực hơn: không phải theo cái gì nó không là, nhưng chỉ theo cái gì nó là mà thôi. 

Độc thân thánh hiến là một lựa chọn đời sống tích cực vì Nước Thiên Chúa.  

Như thế, độc thân thánh hiến như một món quà đặc biệt Thiên Chúa ban và được nhận vì Nước Trời.  

Đọan Tin Mừng đã trở thành nền tảng cho độc thân thánh hiến là Mt 19,12: “Vì có nhiều lý do khác nhau tại sao người ta trở nên yêm hoạn và không thể kết hôn:

-          một số người được sinh ra như thế;

-          những người khác, vì người ta làm cho họ như vậy;

-          và những người khác không kết hôn vì Nước Trời” 

Độc thân khiết tịnh vì Nước Trời (Mt 19,12) mà các tu sĩ tuyên khấn, phải là một món quà ân sủng đặc biệt được quí chuộng.  

Nó giải thoát trái tim con người (1Cr 7,32-35), để người ấy trở nên sốt sắng hơn trong lòng kính mến Chúa và yêu thương mọi người. 

Đàn ông không có vợ thì chuyên lo việc Chúa: họ tìm cách làm đẹp lòng Người. Còn người có vợ thì lo lắng việc đời: họ tìm cách làm đẹp lòng vợ, thế là họ bị chia đôi. Cũng vậy, đàn bà không có chồng và người trinh nữ thì chuyên lo việc Chúa, để thuộc trọn về Người, cả hồn lẫn xác. Còn người có chồng thì lo lắng việc đời: họ tìm cách làm đẹp lòng chồng” (1 Cr 7,32-34) 

Vì lý do này, độc thân thánh hiến là biểu tượng cho lợi ích trên trời, và đối với tu sĩ thì nó là phương tiện hữu hiệu nhất để hết lòng hiến dâng mình cho việc phụng sự Chúa và các công cuộc tông đồ (x. Perfectae Caritatis 12)  

Độc thân thánh hiến là hồng ân đặc biệt Thiên Chúa ban cho để mưu ích cho cộng đoàn. Do hồng ân này, linh mục và tu sĩ có thể gần gũi hơn với Chúa Giêsu với một trái tim không phân chia, và có thể cống hiến đời mình một cách tròn đầy hơn cho Nước Thiên Chúa (x. Pastores Dabo Vobis 29).(Hát TRÔNG CẬY CHÚA)

Vậy, lý do quan trọng để chọn độc thân khiết tịnh là “vì Nước Trời.” Độc thân khiết tịnh được một cá nhân đảm nhận là vì cá nhân ấy bị Nước Trời hấp dẫn mãnh liệt. Việc Nước Trời thu hút cá nhân ấy mạnh đến đỗi cá nhân ấy vui lòng hy sinh mọi sự, kể cả đời sống và tình yêu gia đình, để sở hữu Nước ấy.  

Việc nói ‘không’ với đời sống và tình yêu gia đình tìm được ý nghĩa của nó trong bối cảnh thưa ‘vâng’ với Nước Thiên Chúa.  

Người ta nên nói ‘không’ với  sự vật và con người, khi những sự vật và con người gây trở ngại cho việc cam kết với Chúa Giêsu. Nói ‘Không’ như vậy là vì Chúa Giêsu, vì Nước Trời, vì Phúc âm, vì các linh hồn.  

Các dụ ngôn về Nước Trời thật hấp dẫn:

-    Kho tàng giấu trong ruộng (Mt 13,44)

-    Dụ ngôn Viên ngọc quí (Mt 13,45)

-    Phêrô và Anrê theo Chúa (Mt 4,18-20)

-    Giacôbê và Gioan theo Chúa (Mt 4, 21-22) 

Như thế một người trở thành độc thân thánh hiến là vì người ấy bị Nước Trời làm cho say đắm lắm, người ấy sẵn sàng từ bỏ bất cứ cái gì, ngay cả niềm vui có gia đình, để sở hữu Nước Trời. Việc từ bỏ mọi sự này không phải bị cưỡng bách mà chỉ là tự nguyện.

Vậy Đời Sống Độc Thân Thánh Hiến được nêu bật:

-    như là một ân huệ và quà tặng đặc biệt của Thiên Chúa,

-    như là lựa chọn tự nguyện và tự do của chính đương sự cho một tình yêu không chia sẻ và mạnh mẽ hơn, vì Chúa Kitô và vì Nước Thiên Chúa.

-    Đời sống độc thân thánh hiến cần được trình bày rõ ràng, không hàm hồ và theo cách tích cực là một kỷ luật của Giáo Hội được tự nguyện chấp nhận,

-    Các ứng sinh cần đạt mức trưởng thành:

      . về tính dục và tâm lý

     . một cuộc sống cầu nguyện siêng năng và đích  thực, dưới sự hướng dẫn của vị linh hướng.                

            Tóm lại:

            Độc thân thánh hiến phải được hiểu theo những liên hệ tình yêu của con người.

            Độc thân thánh hiến là một liên hệ đặc sủng của tu sĩ:

                        - với Thiên Chúa,

                        - với chính mình,

                        - với các phần tử của cộng đoàn,

                        - với mọi người trong thừa tác vụ

                        - và với cả thiên nhiên.

Độc thân thánh hiến là một đặc sủng của Chúa Thánh Thần ban qua Giáo Hội để làm cho liên hệ tình yêu đích thực giữa tu sĩ và các người mình thi hành sứ vụ cho được dễ dàng.    

Độc thân thánh hiến là một lời kêu gọi làm chứng cho những đòi hỏi nội tâm đích thực của tất cả tình yêu con người.

Cái sẽ chiếu tỏa ra qua đời sống độc thân thánh hiến không phải là sự tự chủ của chúng ta, hay sự chúng ta siêu thoát khỏi những đường lối thế trần, nhưng là khả năng yêu thương của chúng ta. 

Những mối liên hệ nhân loại lành mạnh không có hại cho việc sống độc thân thánh hiến; nhưng đúng hơn nó có lợi cho việc sống độc thân thánh hiến.  

Độc thân thánh hiến không phải là chướng ngại vật đối với việc liên hệ của chúng ta.        Độc thân thánh hiến không phải là phủ nhận liên hệ con người và tình cảm con người. Độc thân thánh hiến không rút lui khỏi những liên hệ, nhưng thăng tiến các mối liên hệ.  

Độc thân thánh hiến không chối bỏ thân xác, cảm xúc, tình dục v.v… Độc thân thánh hiến không phải là cái gì làm cho chính bản thân mình thành vô nhân đạo.  

Đúng hơn độc thân thánh hiến giải thoát, để giúp chúng ta yêu tốt hơn, quảng đại hơn, vì độc thân thánh hiến là một lời mời gọi yêu thương mọi người. Lời mời gọi sống đời độc thân thánh hiến là lời mời gọi tới liên hệ thánh thiện.

Như thế, độc thân thánh hiến là:

-    liên hệ “tình yêu bao gồm” (inclusive love) hơn là liên hệ “tình yêu loại trừ” (exclusive love);

-    lời mời gọi yêu người mà không có quyền sở hữu;

-    liên hệ tình yêu và săn sóc người khác;

-    liên hệ trong đó một người tập trung vào nhiều người hơn là vào một người;

-    liên hệ mà trong đó chúng ta yêu người một cách thâm thúy, chân tình, sâu lắng, nồng ấm và vui tươi mà không đi vào nhục dục.

B. VÀI NÉT VỀ TÍNH THÂN MẬT CỦA NGƯỜI ĐỘC THÂN THÁNH HIẾN 

I. VÀI NÉT VỀ TÍNH DỤC VÀ KHOÁI CẢM

Tính dục là hồng ân của Thiên Chúa ban như một chiều kích tích cực và lành mạnh của nhân cách. Tính dục có thể là tính dục tình ý hay tính dục sinh dục (tình dục). 

1. Tính dỤc tình ý 

Tính dục tình ý là phần tình cảm của nhân cách. Nó là khía cạnh liên hệ nhân bản và bao gồm tính nhạy cảm, sự hiểu biết, sự đón nhận, sự nồng ấm, sự cảm kích, lòng trắc ẩn, sự nâng đỡ, sự săn sóc v.v…  

Tính dục tình ý biểu lộ cảm giác yêu mến, gồm những đặc tính tinh thần, xã hội, dễ xúc động và tâm lý riêng cho nam và nữ” 

2. Tính dỤc sinh dỤc

Tính dục sinh dục hay tình dục ám chỉ những gì liên quan đến kích thích hay sử dụng bộ phận sinh dục của thân thể con người (tự mình hay bởi người khác và cho người khác).

Tính dục Sinh dục gồm hai khía cạnh/mức độ:

                        - Tình yêu sinh dục

                        - và Ứng xử sinh dục  

a. Tình yêu sinh dỤc

Tình yêu sinh dục là có những ham muốn sinh dục, cảm giác sinh dục, tư tưởng sinh dục, tưởng tượng sinh dục… nhưng không được thực hiện thành ứng xử.

Cảm nghiệm tình yêu sinh dục là điều bình thường vì tất cả chúng ta đều là những con người. Tình yêu sinh dục có thể xảy ra, được hoạt hóa tự nhiên hoặc thăng tiến một cách tự phát hay chủ ý. 

Cuộc sống hiên ngang đầy can đảm,                           

Mưu thần chước quỷ biết phòng xa,             

Khổ đau không để chồn chân bước,              

Nẻo chính hằng theo bỏ lối tà.

 

Không ngừng bảo vệ luôn gìn giữ,                    

Thể xác tâm linh mãi vẹn toàn,                     

Đốt lửa cháy bừng tin cậy mến,                        

Tiểu trừ tà ý khỏi tâm can.

 

Đoan trang đức hạnh ngay từ sớm,                    

Tựa buổi ban mai dệt nắng hồng,                     

Lửa nóng tin yêu thành chính ngọ,                  

Tâm thần sẽ thoát cảnh hoàng hôn.

Thánh Thi Kinh Sáng Thứ Hai Tuần I

 

Cách xỬ lý tình yêu sinh dỤc 

LÀM HÀI LÒNG:

Con người có thể làm hài lòng những cảm giác sinh dục của mình qua ứng xử sinh dục. Nhưng làm hài lòng những cảm giác sinh dục không có chỗ trong đời sống người độc thân thánh hiến: "Về điểm này, đừng ai làm tổn thương hay lừa dối người anh chị em mình, vì Chúa là Đấng trừng phạt tất cả những cái đó, như chúng tôi đã từng báo trước và cảnh cáo anh em. Thật vậy, Thiên Chúa đã không kêu gọi chúng ta sống ô uế, nhưng sống thánh thiện" (1 Th 4: 6-7)

ỨC CHẾ :

Ức chế là cách thức xô ngã những  cảm giác sinh dục vào vô thức. Nó là phương pháp loại trừ khỏi ý thức những thúc đẩy, cảm nghiệm, cảm giác làm xáo trộn tâm lý. Đây là sự cố tình khơng chú ý tới, quên lãng đi, hay hướng qua một cái gì khác.

ĐÀN ÁP:

Đàn áp là hành vi ý thức kiểm soát và kiềm chế một ý nghĩ, một cảm giác và không chấp nhận nó. Người ta ý thức và cố ý gạt bỏ những cảm giác sinh dục, không cho chúng biểu hiện, dựa trên lý trí và có cân nhắc, nghĩa là khi đàn áp những cảm giác sinh dục, chúng ta quyết định không tác động chúng.  

Đàn áp những cảm giác sinh dục đôi khi là tốt, nhưng nó cũng có thể gây phiền phức. Trong việc đàn áp những cảm giác sinh dục, nghị lực tâm linh cũng tác động bên trong cơ thể chúng ta. 

“Đường anh anh đi, đường em em đi,
 tình nghĩa đôi ta có thế thôi,  
đã quyết không mong sum họp nữa, 
bận lòng chi nữa lúc chia phôi”
                                         
(Nữa chừng xuân).

THĂNG HOA:

Thăng hoa là tiến trình của nghị lực tâm linh chuyển những cảm giác không chấp nhận được sang hành động và cách ứng xử được xã hội chấp nhận, tán thành: (xem Hồn Bướm Mơ Tiên: “Yêu nhau trong tinh thần, trong lý tưởng…”). 

Thăng hoa có lẽ là cơ chế hiệu quả nhất trong việc xử lý những cảm xúc sinh dục. Chúng ta có thể thăng hoa những cảm giác sinh dục bằng cách tái hướng nghị lực đến hành động thăng tiến đời sống tu trì đích thực (“bắt đầu và lại bắt đầu”) 

            “Chúa đã gọi anh,

             Chúa đã gọi em.

            Chúa đã gọi sao cịn một tiếng gọi?!

             Lòng như lòng can đảm dẹp mến thương,

             Vâng tiếng Chúa,

             Quyết giúp nhau sống cho tròn sứ mệnh”      

b. ỨNG XỬ SINH DỤC 

Chính con người mới có tình yêu sinh dục. Nhưng để là con người thì không nhất thiết phải ứng xử theo tình dục. Một người trưởng thành có thể không tự cho phép mình ứng xử theo tình dục, huống chi là một người sống đời thánh hiến trưởng thành.  

Ứng xử sinh dục đòi sự cam kết hôn nhân, nên chỉ hôn nhân mới được đòi liên hệ ứng xử sinh dục. Như thế, ứng xử sinh dục không có chỗ trong đời sống người độc thân thánh hiến và trong tình bạn độc thân thánh hiến, vì tình bạn của người độc thân thánh hiến luôn luôn là không có ứng xử sinh dục. Ứng xử sinh dục đối với một người độc thân thánh hiến là không trong sạch. 

3. Khoái cẢm

Biết loại khoái cảm mà chúng ta cảm nghiệm trong mình và tìm cách tốt nhất để xử lý chúng là điều tốt. 

1) KHOÁI CẢM TINH THẦN

Khoái cảm này nổi lên từ sự vận hành của trí tuệ con người, nghĩa là trí năng và ý chí. Không nên lẫn lộn khoái cảm tinh thần với khoái cảm sinh dục.  

2) KHOÁI CẢM GIÁC QUAN

Khoái cảm này đi theo sự vận hành của các giác quan như thị giác, xúc giác, thính giác, vị giác và khứu giác. Có hai loại khoái cảm giác quan:

-    Khoái cảm giác quan đơn thuần

-    Khoái cảm giác quan liên quan đến sinh dục (tình dục)           

a. Khoái cảm giác quan đơn thuần:

Nổi lên từ hoạt động của các giác quan và thường không liên kết với khoái cảm sinh dục, không nên lẫn lộn khoái cảm giác quan đơn thuần với khoái cảm sinh dục. 

b. Khoái cảm giác quan liên quan đến tình dục:

Nổi lên từ sự vận hành của các giác quan và dẫn đến khoái cảm sinh dục.

“Lạy Cha cực thánh, nguyện hồng ân vô hạn,                                                                       Chặn đứng ngay những khoái cảm bên ngoài,                                                                    
Lẻn vào hồn xúi dục tình náo loạn,                                             
Ép tinh thần sa chước độc trần ai”
(Thánh Thi Kinh Sáng thứ Ba tuần IV)             

Này ngôn ngữ, xin dằn cho êm lại,                                                     
Nỗi bất bình, thu xếp gọn một bên,                                                        
Còn đôi mắt, ngăn đừng cho cuồng dại,                                                               
Thu bóng hình những ảo ảnh phù vân. 

Cho tấc dạ trinh bạch như tuyết trắng,                                                 
Mãi can trường trong thử thách đau thương,                                                            
Khi tiết độ, khi cầu kinh nguyện ngắm,                                                              
Vững tâm theo đường đạo lý luân thường.
(Thánh thi kinh Sáng Thứ Nam tuần IV) 

3) KHOÁI CẢM SINH DỤC   

Khoái cảm sinh dục nổi lên là kết quả của sự kích thích cơ quan sinh dục. Sự vận hành của các giác quan cũng có thể kích thích khoái cảm sinh dục nơi một người. Hai loại khoái cảm sinh dục:

            - Khoái cảm sinh dục được muốn trực tiếp

            - Khoái cảm sinh dục được muốn gián tiếp 

a. Khoái cảm sinh dục được muốn trực tiếp:              

Nếu mục đích chính của một hành động là để có khoái cảm sinh dục thì đó là khoái cảm sinh dục được muốn trực tiếp (ứng xử tình dục). Độc thân thánh hiến loại trừ khoái cảm sinh dục được muốn trực tiếp. 

 Xin thương bảo vệ hương thanh khiết,                     

Sợ lúc đêm về giữa cô đơn,                                      

Lợi dụng tối tăm thần quỷ quyệt,                          

Phóng tên ác độc giết tâm hồn.

 

Xin che chở trí lòng luôn thoát khỏi,                              
Dục tình cường bạo cứ đuổi theo,                           
Và muôn cảm nghĩ đầy tội lỗi,                           
Cho mảnh hồn thiêng mãi yêu kiều
(Thánh thi Kinh Chiều thứ Ba tuần IV) 

b. Khoái cảm sinh dục được muốn gián tiếp:   

Nếu khoái cảm sinh dục nổi lên như một phó phẩm của một hành động không được trực tiếp muốn, thì đó là khoái cảm sinh dục được muốn gián tiếp (không phải ứng xử tình dục). Ở đây mục đích chính của hành động là cái gì khác, chứ không phải để tìm khoái cảm sinh dục. Thí dụ: vào dịp sinh nhật của một người bạn, bạn săn sóc và diễn tả tình cảm của bạn với người bạn ấy, bạn có thể cảm nghiệm khoái cảm sinh dục nơi bạn, vì bạn là một con người. Nhưng khoái cảm bạn đang cảm nghiệm chỉ là phó phẩm của việc bạn bày tỏ tình thương mến. 

II. CÁC LOẠI THÂN MẬT CỦA NGƯỜI SỐNG ĐỘC THÂN THÁNH HIẾN 

1. THÂN MẬT KHÔNG DÀNH RIÊNG

Thân mật dành riêng là tình bạn được tập trung vào một người duy nhất; có khả năng dẫn đến ứng xử sinh dục.  

Sự thân mật người độc thân thánh hiến phải luôn luôn là không dành riêng, bởi vì tình yêu người độc thân thánh hiến không chỉ hướng tới một người duy nhất, nhưng luôn luôn phải mở ra đối với mọi người. 

Sự thân mật dành riêng là kẻ thù đối với sự thân mật của người độc thân thánh hiến.  

2. THÂN MẬT KHÔNG SỞ HỮU           

Người đang yêu muốn được sở hữu đối tượng. Ghen tương là khuynh hướng sở hữu trong thân mật.  

Ghen tuơng nổi lên là kết quả của so sánh. So sánh dẫn đến những mặc cảm tự ti. Không có so sánh thì không có ghen tương. Không có ghen tương có nghĩa là không có sở hữu.  

Timothy Radcliffe chỉ ra rằng tình bạn mời gọi những người độc thân thánh hiến giúp đỡ người khác mà không tìm cách sở hữu. Chấp nhận bạn như bạn là, và chấp nhận người bạn yêu như người ấy là, lòng bạn sẽ bình an và đời sống thiêng liêng của bạn sẽ tiến bộ.  

3. THÂN MẬT CÓ CHỌN LỰA    

Chúng ta được kêu gọi để yêu thương mọi người, nam cũng như nữ.  

Một người cố gắng sống thân mật với mọi người thì không cảm nghiệm thân mật với riêng một ai cả. Do đó sự thân mật của chúng ta có tính cách chọn lựa. Song chọn lựa ở đây không có nghĩa là chỉ có một người.  

Nếu chỉ một người mà thôi, thì đó là tình bạn dành riêng. Nhưng thân mật dành riêng không có chỗ trong đời sống người độc thân thánh hiến. 

4. KHOẢNG CÁCH VÀ SỰ RIÊNG TƯ    

Trong sự thân mật của người độc thân thánh hiến, người ta phải giữ khoảng cách trong một số liên hệ, để duy trì tình bạn với những người khác. 

Cũng như cuộc sống cá nhân đòi hỏi sự riêng tư thì tình bạn cũng cần sự riêng tư. Bạn bè có quyền có sự riêng tư và tín cẩn gần như tòa trong vậy. 

5. ĐỘC LẬP TRONG THÂN MẬT    

Dấu hiệu của sự trưởng thành trong liên hệ tình bạn là tính cách độc lập.  

Bạn bè phải có sự độc lập của mình. Quá tùy thuộc trong thân mật cũng là dấu hiệu của sự thiếu trưởng thành, vì nó dẫn đến thái độ bất cập hoặc thái quá. 

6. ĐỤNG CHẠM VÀ THÂN MẬT 

Liên hệ đụng chạm không sinh dục là điều có thể được trong thân mật của người độc thân thánh hiến. Nhưng nên nhớ rằng đụng chạm cũng có thể dẫn tới ứng xử sinh dục.  

Khả năng đụng chạm là một hồng ân Chúa ban, và việc đụng chạm của chúng ta có thể thật đằm thắm, nên dùng nó với đúng người và vào đúng lúc.      Sự thân mật người độc thân thánh hiến không đòi đụng chạm thể lý, nhưng nó cũng không loại trừ hay ngăn ngừa. 

7. ĐỐI ĐẦU TRONG THÂN MẬT    

Đối đầu là một cố gắng chủ ý để giúp người kia khảo sát những hậu quả của một ứng xử nào đó của mình. Do đó đối đầu là một lời mời gọi xét mình.  

Mục tiêu của đối đầu là một cách diễn tả tình yêu và sự quan tâm của ta đối với người kia. Nó cũng là một cách tăng cường mối tương quan với người ấy. Và vì vậy, chúng ta không mong an ủi được người bạn, nếu chúng ta không cố ý tăng cường tình bạn của chúng ta với nguời ấy. 

Phê bình, chỉ trích, trách mắng, thi hành kỷ luật v.v… sẽ không mang lại sự thay đổi nơi người kia, vì thay đổi là sự đối đầu cộng với tình yêu và ơn Chúa.  

Cần lưu ý rằng rất thường chúng ta thấy đối đầu với người mà chúng ta không thích thì dễ, còn đối đầu với những người chúng ta yêu mến thật khó. Do dó, đối đầu trong thân mật người độc thân thánh hiến rất quan trọng để lớn lên trong tình bạn. 

8. CỞI MỞ TRONG THÂN MẬT    

Cần phải cởi mở về sự thân mật đối với Chúa, cha giải tội, vị linh hướng, bề trên và bạn thân.  

Có thể có những thời gian chúng ta phải đối mặt với những vấn đề, khó khăn, nghi ngờ trong tương quan tình bạn. Trong những thời gian này, chúng ta nên chia sẻ những khó khăn của chúng ta với một người tín cẩn nào đó để có được sự giúp đỡ của họ. 

9. TRUNG THÀNH VỚI ƠN GỌI     

Người độc thân thánh hiến phải bén rễ sâu trong ơn gọi độc thân thánh hiến của mình với Chúa Giêsu, với Giáo hội, với Hội Dòng, và với thừa tác vụ của mình.  

Khi lớn lên trong thân mật thì ta cũng phải lớn lên trong sự mộ mến độc thân thánh hiến. Tình bạn độc thân thánh hiến cho ta nghị lực tâm lý và thiêng liêng để làm thừa tác vụ của mình tốt hơn và sống xứng ơn gọi của mình. 

Để sống tốt đời độc thân thánh hiến, chúng ta phải thực hành cầu nguyện, suy niệm và khổ chế cá nhân dựa trên các nhân đức được sống trong đời sống hằng ngày.

Đời sống độc thân thánh hiến vì Nước Trời phải được trình bày như một chọn lựa rất thuận lợi cho việc hân hoan loan báo Chúa Kitô Phục Sinh. Ở tình trạng này, chúng ta dễ dàng ở gần Chúa Kitô hơn, với một trái tim không chia sẻ, và được tự do hơn trong việc trao hiến chính mình phục vụ Chúa và Dân Chúa với lòng quảng đại. 

Nhờ đời sống cầu nguyện, hiệp nhất với Chúa Kitô và tình huynh đệ chân thành, ta có thể giữ gìn cách hân hoan và trọn vẹn đời sống độc thân thánh hiến của mình.  

Cùng với Hội Thánh, ta phải khiêm tốn và kiên định cầu nguyện cho ơn trung thành và sử dụng mọi sự trợ giúp siêu nhiên cũng như tự nhiên, đặc biệt là lối thực hành khổ chế đã được kinh nghiệm trong Hội Thánh.

C. TÌNH BẠN KHÁC PHÁI CỦA NGƯỜI ĐỘC THÂN THÁNH HIẾN

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 

Người sống đời độc thân thánh hiến có thể có tình bạn khác giới không? 

Nếu Chúa Kitô, trong nhân tính của Ngài, đã làm bạn với phụ nữ để lôi kéo họ tới Thiên tính của Ngài, thì tình bạn người độc thân thánh hiến giữa nam và nữ đã được Thiên Chúa phê chuẩn. Và Chúa Giêsu trở thành mẫu gương hoàn hảo của tình bạn khác giới của người sống đời độc thân thánh hiến.  

Mẫu gương sống động về tình bạn của Chúa Giêsu với phụ nữ có căn bản Thánh kinh cho loại liên hệ này trong cuộc đời con người. Cha Felix M. Padimatham nói rằng Chúa Giêsu trở thành mẫu gương hoàn hảo của tình bạn khác tính luyến ái. Ngài cũng chỉ ra nhiều mẫu gương các Thánh và Chân Phước đã có loại tình bạn này trong cuộc đời các ngài, như:

-          thánh Hiêrônimô và bà quả phụ Paula,

-          thánh Gioan Kim Khẩu và nữ trợ tế Olympias,

-          thánh Phanxicô Assisi và thánh nữ Clara,

-          thánh nữ Catarina Siena và Chân Phước Raymon Capua,

-          thánh nữ Têrêsa Avila và thánh Gioan Thánh Giá, v.v…

Và mẫu gương của Chúa Giêsu vẫn còn có giá trị cho những người theo Ngài, trong tất cả mọi chiều kích nhân bản và thiêng liêng của đời sống ơn gọi và sứ vụ.  

Rõ ràng, sự yếu đuối và những nguy hiểm đã không đe dọa Chúa Giêsu, nhưng có thể đe dọa những người nam và người nữ sống đời thánh hiến trong những liên hệ như vậy. Do đó, chúng ta phải biết cân nhắc các giới hạn cần thiết.  

Chị em đừng bao giờ quên rằng mọi thân xác đều mang giới tính và bất cứ tương quan nam nữ nào cũng có yếu tố phái tính (“trai khôn không ở với mạ, má khôn không ở với trưa”).  

Vì thế, quà tặng độc thân thánh hiến có thể bị nguy hiểm, nhất là trong quan hệ độc hữu, khi mà một người nữ đơn độc ở với một ngơời nam đơn độc lâu giờ trong một nơi kín đáo cửa khóa chặt, mà không có bất cứ khoảng cách nào, cùng với những biên giới cần thiết về thể lý, tâm lý và thiêng liêng.  

Người độc thân thánh hiến không có sự quân bình tự nhiên của người sống đời đôi bạn, nên phải thiết lập cho được và sống thế quân bình siêu nhiên bằng đời sống cầu nguyện, mật thiết với Chúa, đời sống huynh đệ, tận tụy với sứ vụ, cảnh giác toàn bộ cách ứng xử và cảm xúc của mình, ý thức rằng mình “gìn giữ kho tàng ấy trong những chiếc bình sành” dễ vỡ (2 Cr 4,7).  

Sự thiếu quân bình trong đời sống và sứ vụ cộng với những khó khăn, thử thách đau khổ, yếu đuối nhân loại bên trong và cám dỗ lôi cuốn từ bên ngoài, người ta có khi đi tìm lại sự quân bình tự nhiên kia mà vấp ngã.  

Kinh nghiệm cho thấy những người tu sĩ bỏ đời sống cầu nguyện, thiếu tình huynh đệ cộng đoàn và bỏ bê bổn phận sớm muộn gì cũng sẽ sa ngã, bỏ cuộc. Vì thế, tu sĩ được thúc đẩy thiết lập mối tương quan trưởng thành, lành mạnh, hài hòa và quân bình giữa cả hai phái. Người ta nên tốt hay không đều do các mối tương quan của họ. 

TÌNH HUYNH ĐỆ 

Tình chị em sẽ là:

  • một sự đoàn kết bên nhau để cùng tiến bước,

  • một cuộc đối thoại thường xuyên trong cuộc sống đa nguyên đa diện,

  • một cuộc gặp gỡ cởi mở hơn cho cuộc hành trình đầy gian khó và nguy hiểm,

  • một sự có mặt khích lệ hay một nâng đỡ hỗ trợ tinh thần,

  • một lời vui, một tiếng cười thanh thỏa cùng chia sẻ tình thương dâng lên vời vợi,

  • một cái nhìn cảm thông khi vướng trở ngại, hay khi bị thất bại chua cay,

  • một “tôi khác” để có dịp phản tỉnh nhìn lại bộ mặt của mình, có khi đã hoen ố bụi đời,

  • một bạn đồng hành để con đường thập giá bớt nỗi đơn côi,

  • một Simong vác đỡ hay một Vêrônica lau mặt,

  • một cái gì khỏa lấp chỗ trống vắng tình thương sau tình yêu Thầy Chí Thánh,

  • một hiện diện và hiện thân của Thiên Chúa cao xa vô hình.

Mỗi người chúng ta trước hết hãy là người bạn như thế cho kẻ khác.

II. NỮ TU VỚI LINH MỤC, NAM TU SĨ 

Chị em hãy giữ trong trí óc và tâm hồn sự lệ thuộc của chính mình, cũng như sự lệ thuộc của linh mục/nam tu sĩ đối với Chúa, và luôn ý thức phải “trả cho Thiên Chúa những gì thuộc về Thiên Chúa” (x. Mc 12,17): Cho rồi, không lấy lại mà cho người khác! 

Do lý tưởng hiến dâng và môi trường mục vụ chung, nữ tu và linh mục/nam tu sĩ có thể có mối tương quan thân mật, bằng sự cởi mở tâm sự cho nhau, bằng sự hiểu nhau và chia sẻ sứ vụ, những thành công cũng như những khó khăn thất bại, tin tưởng nhau, cảm thông nhau, dịu dàng và ân cần chăm sóc nhau. 

Cũng trong tinh thần này, chúng ta cũng phải kể đến những người nam cùng làm việc tông đồ với chị em trong các đoàn hội, hay ân nhân, bảo trợ, mạnh thường quân, (kể cả cha bảo trợ, cha bố): “Em ngồi em kể công ơn, bạc vàng nặng ít nghĩa nhơn nặng nhiều.” Không ai cho cái gì mà cho không cả, và nhiều khi ÂN đòi được trả bằng TÌNH ! 

Chính từ sự thân mật này, một cảm nhận “yêu thương” có thể dễ dàng phát sinh và phát triển, rồi tình trạng có thể trở nên nguy hiểm hơn, với những hình thức được bộc lộ ra theo tiến trình:

            - muốn chiếm hữu,

            - ghen tuông,

            - và muốn độc quyền.  

Chị em đừng quên lời khuyên của Chúa Giêsu (x. Mt 26,41; Mc 14,38): là những con người thánh hiến, nhưng chúng ta vẫn không thôi là những con người với những yếu đuối nhân loại. Thánh Phaolô chia sẻ: “Có ai trong anh chị em yếu đuối mà tôi không cảm thấy yếu đuối, có ai trong anh chị em sa ngã mà tôi không cảm thấy như thiêu như đốt?” 

Chị em cũng phải ý thức rằng sự thân mật là nhu cầu của con người, nhưng sự thân mật trong đời sống độc thân thánh hiến không cần (và không được) biểu lộ có tính cách thể lý phái tính, cùng với hoạt động truyền sinh. 

Sự thân mật độc thân thánh hiến có mức độ thích hợp của nó. Chính mức độ riêng biệt này cung ứng cho chúng ta đủ tự do để yêu thương mọi người và không vượt qua các giới hạn. 

Chúng ta khuôn đúc mối tương quan nam nữ của mình theo gương mẫu đời sống của Chúa Ba Ngôi và kêu xin ơn can đảm để thăng tiến, vượt thắng và thánh hoá “tiếng gọi nhân loại” này, ngõ hầu giúp nhau sống và chu toàn những gì đã cam kết trong ơn gọi và sứ vụ của mỗi người.

Quả thế, tình yêu không có tuổi và giờ hẹn:

Chúa đã gọi thầy,

Chúa đã gọi em.

Chúa đã gọi, sao còn một tiếng gọi?

Trong trường hợp ấy, chúng ta phải biết tôn trọng:

                        - nơi chốn,

                        - thời gian,

                        - thời lượng,

     - khoảng cách và giới hạn cần thiết, về thể lý cũng như tâm lý, của các cuộc gặp gỡ.            

Có thế mới mong

“Lòng như lòng can đảm dẹp mến thương,

Vâng tiếng Chúa,

Quyết giúp nhau sống cho tròn sứ mệnh” 

Chúng ta phải rõ ràng và thành thật với chính mình, với người khác và với Chúa, bởi vì sự “hẹn hò yêu thương ấy” thường được che giấu dưới những cớ hợp pháp và chính đáng của các công tác và hoạt động mục vụ, nhưng “thực tế đó là những nghiêng chiều nguy hiểm của con tim.” Và chớ gì đừng vì thế mà dại dột nhờ «người ta» can thiệp giữ lại hay cản trở việc thuyên chuyển chính đáng của Nhà Dòng. 

“Đức Giê-su quay lại bảo ông Phê-rô: "Xa-tan, lui lại đàng sau Thầy! Con làm cớ cho Thầy vấp phạm, vì con không nghĩ đến việc của Thiên Chúa, mà chỉ nghĩ đến việc của loài người” (Mt 16,23). Mỗi người chúng ta hãy nhớ rằng mình không thôi là con người: Chúng ta có thể làm cớ cho người khác vấp phạm, và người khác cũng có thể làm cớ cho chúng ta vấp phạm: “Tại cả anh, tại cả ả, tại cả và hai!”  

Trong hoàn cảnh tế nhị này, sự hiện diện yêu thương và đời sống huynh đệ cộng đoàn sẽ mang lại sự trợ giúp cần thiết. Nhờ tình bạn dâng hiến và nhiệt tình, mỗi người có thể là sự trợ giúp lớn lao cho người khác, trong việc soi sáng và khích lệ lẫn nhau, khi phải chịu đựng những hoàn cảnh nguy hại khác nhau, cũng như sự lây nhiễm một thứ tinh thần thế tục nào đó. 

III. NỮ TU VỚI NGƯỜI NAM Ở ĐỜI

Do hoàn cảnh cuộc sống, nhất là học hành từ nhiều thập niên qua trong các trường đời, vì trường đạo không được phép tồn tại, bên cạnh các bạn đồng giới, chị em có nhiều bạn là con trai từ nhà trẻ, mẫu giáo, lên bậc tiểu học, rồi trung học, cao đẳng, đại học, cũng như trong các sinh hoạt xã hội và ngành nghề; thậm chí có một số chị em, không chỉ có bạn là con trai, mà là « bạn trai » nữa.  

Xin phân biệt hai trường hợp bạn là con trai và bạn trai Công giáo và không công giáo. Nếu những lưu ý về nơi chốn, thời gian, thời lượng, khoảng cách và giới hạn cần thiết, về thể lý cũng như tâm lý, của các cuộc gặp gỡ đã được nhắc đến trên kia với giới nhà tu vì những yếu đuối của con người, thì ở đây càng được nhấn mạnh hơn nữa, nhất là đừng bao giờ nhận lời đi riêng với họ đến khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ vì bất cứ lý do gì. Nhất là chị em cần cẩn trọng hơn nữa với những người đã có gia đình và quá sành sỏi trong quan hệ nam nữ: họ biết đụng chạm tới những chỗ nhạy cảm nhất trên cơ thể chị em và chị em sẽ không chịu nổi đâu đấy! Nhiều trường hợp đã gặp phải những hậu quả thê thảm, hỏng mất lý tưởng và cả đời người. Nhớ bài « Lý Con Quạ » Nam Bộ:

« Quạ kêu, cái mạ quạ kêu, nam đáo bất đáo nữ phong, người dưng khác họ, chẳng nọ thời kia, ban ngày mắc cỡ, tối ở quên về, chừng ra í a ra về, tình tình mà nhớ thương, chừng ra í a ra về, tình tình mà nhớ thương. »

1.      NỮ TU VỚI NGƯỜI NAM CÔNG GIÁO 

Đối với các bạn là con trai hay bạn trai Công giáo thì dù gì cũng có một mẫu số chung là đức tin, luân lý và giáo lý công giáo. Chính mẫu số chung đó với quan niệm và lập trường về nhân đức hay tội lỗi tạo nên một môi trường tăng trưởng lành mạnh, những giới hạn được bảo vệ hữu hiệu.  

Tâm thức sợ tội và yêu mến sự thánh thiện được coi trọng, đề cao và chăm sóc gìn giữ bởi các thẩm quyền hữu trách trong Giáo hội, trong Dòng Tu, trong gia đình, trong cộng đồng giáo xứ và đoàn thể. Nếu người nào « xem ra có cái gì đó » thì sẽ có những can thiệp kịp thời và thích đáng. 

Thậm chí nếu ai thực sự « có vấn đề » thì cũng có mẫu số chung của Đạo để giải quyết. Tuy nhiên, “đừng đùa với lửa”, nhiều lúc trong tình trạng xem ra an toàn lại gặp phải nguy hiểm nhất. Chị em cũng đừng quên giữ luật giao tiếp của Nhà Dòng: Ai giữ luật thì sẽ được luật gìn giữ cho. 

2.      NỮ TU VỚI NGƯỜI NAM KHÔNG CÔNG GIÁO 

Trái lại, nếu chị em có những bạn là con trai hay bạn trai không công giáo thì vấn đề sẽ khác hẳn. Việc không có được mẫu số chung về đức tin và luân lý, về nhân đức và tội lỗi, về các qui tắc của Giáo Hội và Dòng tu… sẽ làm cho các mối tương quan trở nên phức tạp vì sự khác biệt căn bản về Đạo, mà sự thua thiệt chắc chắn sẽ về phía chị em. 

Đời có quá nhiều mánh lới và cạm bẩy mình không thể lường trước được, nhiều người đã « chết vì không biết đủ ». Dĩ nhiên đời cũng có rất nhiều người tốt, nhưng cũng có những cái tốt tự nhiên tự nó lại không phù hợp cho người sống đời thánh hiến, mà còn trở nên xấu và tác hại đời tu, chỉ vì cách nhìn, cách hiểu, cách suy nghĩ không chung hướng đạo đức. Hơn nữa, chúng ta cũng không dám tự phụ quên đi cái nghịch lý mà thánh Phaolô đã trăn trở: « có những điều tốt tôi muốn làm thì tôi lại không làm được, và có những điều xấu tôi không muốn làm thì tôi lại làm !»  

Hy vọng nói ít mà chị em sẽ hiểu được nhiều. Và nếu được phép khuyên thì xin khuyên rằng ai chưa có những liên hệ như thế đừng nên thiết lập, và ai đã có thì cố gắng cởi bỏ dần dần đi, nhớ câu thơ của Xuân Diệu “Đường êm quá ta đi mà quên ngó, đến khi hay thì gai nhọn đã vào thấu xương!” Mong chị em sẽ biết ứng xử thích đáng, sống và giữ đúng cương vị nữ tu của mình, đừng làm cho « họ » hiểu sai và đánh giá sai về người tu và đời tu Công giáo. Nhưng đồng thời cũng không quên sứ mệnh và nỗ lực truyền giáo, làm cho Chúa Kitô được nhận biết và yêu mến, mà vẫn không quên ‘nỗi lo sợ bị hư mất » của thánh Phaolô. 

Chúa Giêsu tha thiết cầu nguyện với Chúa Cha cho chúng ta: “Con không còn ở trong thế gian nữa, nhưng họ còn ở trong thế gian... Con không xin cất họ ra khỏi thế gian, nhưng xin Cha gìn giữ họ khỏi ác thần. Họ không thuộc về thế gian cũng như con đây không thuộc về thế gian. Xin Cha lấy sự thật mà thánh hóa họ. Lời Cha là sự thật. Như Cha đã sai con đến thế gian thì con cũng sai họ đến thế gian. Vì họ, con xin thánh hiến chính mình con, để nhờ sự thật họ cũng được thánh hiến” (Ga 17,11,15-19) 

            Mặc trần thế ngày ngày giăng cạm bẫy

            Đây một lòng xin tuân phục ý Cha

            Đã tốn công gieo rắc chẳng nề hà

            Hương ngào ngạt Chúa Kitô khắp cõi.

 

            Bắt thân xác phải hy sinh đền tội

            Lấy lời kinh mà nuôi dưỡng tâm thần

            Những coi thường các lợi lộc phù vân

            Tìm ân thưởng phúc trường sinh chân thật.

            Thánh Thi Kinh Sáng Lễ Chung  Thánh Nữ

 

            Cho tấc dạ trinh bạch như tuyết trắng

Mãi can trường trong thử thách đau thương

Khi tiết độ, khi cầu kinh nguyện ngắm

Vững tâm theo đường đạo lý luân thường

Thánh Thi Kinh Sáng Thứ Tư Tuần IV

 

Bảo ngọc giấu trong bình mỏng mảnh

Thường tình nhi nữ Chúa đổi ra

Những trang liệt phụ từng chiến thắng

Tiết hạnh gương trong thật chói lòa.

Liễu yếu đào tơ rất tầm thường

Ai ngờ lại được Chúa tuyên dương

Huân công xứng đáng Ngài ân thưởng

Thành những công dân Nước Thiên đàng.

Thánh Thi Kinh Chiều Lễ Chung  Thánh Nữ

 

IV. KẾT LUẬN 

Tóm lại, trong các mối tương quan của tình bạn khác phái, dù với người tu hay ở giữa thế gian, người sống đời độc thân thánh hiến chúng ta phải luôn qui hướng về Chúa Kitô, khiêm tốn nhìn nhận những điều kiện con người yếu đuối của mình, lắng nghe sự khôn ngoan và kinh nghiệm của kẻ khác, đừng bao giờ dám tự phụ cho mình là mạnh, trái lại nhớ luôn rằng « con chim nhát là con chim sống » hay « tam thập lục kế, vi tẩu thượng sách ». 

Ngoài ra, phải phát huy tình huynh đệ cộng đoàn. Khi mà chị em thực sự yêu thương nhau, ai cũng thỏa mãn được nhu cầu tâm lý căn bản yêu và được yêu của con người, thì chẳng ai thèm đi tìm bù trừ hay đón nhận một tình cảm nào khác bên ngoài.  

Thế nhưng trong bất cứ cuộc chiến đấu nào cũng có chiến thắng và chiến bại. Nếu gặp phải trường hợp chiến bại, hãy cư xử theo lòng nhân hậu của Chúa Kitô, giúp chuyển bại thành thắng, chỗi dậy đứng lên tiếp tục hành trình với bài học kinh nghiệm và tâm hồn đổi mới. 

Tâm lý chung của những người cầu toàn khi phát hiện một lầm lỗi là muốn làm om sòm lên. Nhưng liệu sự om sòm ấy có làm thay đổi được tình hình hay nó lại càng "vạch áo cho người xem lưng“ về một cộng đoàn thiếu yêu thương của mình.  

Trước hết nên bình tĩnh, nhìn lại chính mình, nhìn lại cuộc sống mà mình đang có để tìm ra nguyên nhân. Sự nín nhịn “đóng cửa dạy nhau” để xây dựng cộng đoàn yêu thương là điều rất nên làm.  

Ai cũng có thể bị « vi-rút » tình cảm và tình dục tấn công. Vấn đề là cần có sức đề kháng tốt để tránh được bệnh. Sức đề kháng đó nằm ở chính tình thương nhau của chị em trong cộng đoàn, là nhân tố làm thỏa mãn nhu cầu yêu và được yêu trong bối cảnh của đời sống ơn gọi, được đặt trọng tâm nơi Chúa Giêsu « là đối tượng duy nhất của lòng trí » chị em..  

Việc tạo nên những cung bậc trong tình huynh đệ cộng đoàn cũng không cần quá cầu kỳ, thậm chí nó chỉ là những việc đơn giản nhất như những cuộc nói chuyện tâm sự về sức khoẻ, học hành, gia đình, những nỗi ưu tư tình cảm, những lời hỏi han, quan tâm chia sẻ đúng lúc.  

Những điều xem ra nhỏ nhoi ấy đôi khi lại có sức mạnh rất lớn trong việc gìn giữ bảo vệ nhau khỏi những điều sai lỗi. Hãy coi lầm lỗi như một lúc con tàu bị trật bánh ra khỏi đường ray. Nếu khéo léo điều chỉnh, bánh xe sẽ lại trở về đúng vị trí để con tàu tiếp tục vận hành. 

Người lầm lỗi được chân thành thương yêu, quảng đại tha thứ và nhân từ nâng đỡ sẽ đủ nghị lực kiên trì biến đổi nên tốt, với sự trợ giúp của ơn thánh Chúa. 

Cô đơn chớ để một ai,                                             

Thử thách dồn dập nhạt phai dần dần.

Nhưng cô đơn của tu sĩ không phải là sự trống rỗng, hay thực sự cô độc vì Đấng Cứu Thế luôn ở với mình:

            “Tại sao người nói rằng buồn?

            Chúa hằng có mặt ở luôn bên người! »    

Quả thế, Chúa Giêsu cùng sẻ chia với chị em, vì “đoạn trường ai có qua cầu mới hay”: trong những giờ phút bi thảm nhất của cuộc thương khó, Ngài cũng đã cảm nhận cô đơn và bị bỏ rơi, vì Ngài luôn liên lụy với tội nhân, đồng hóa thân phận mình với thân phận của họ, và phải cam đành sự công thẳng của Chúa Cha. 

Như thế, có vấn đề hay khủng hoảng không nhất thiết là một dấu hiệu tiêu cực, nhưng đúng hơn, nó phải được coi là một thách đố để tái định hướng đời sống và sứ vụ tu sĩ. Nó mời gọi một đời sống thiêng liêng cá nhân sâu xa hơn, can đảm đối mặt và chấp nhận các thực tại của bản thân, dù có khi đau đớn và xấu hổ (vì yếu đuối, vì lầm lỡ).  

Cần phải làm mới lại các liên hệ lành mạnh để được nâng đỡ và cảm thông hơn. Cũng không quên nhu cầu cầu nguyện, khổ chế, ăn chay và chiêm niệm: “Người ta không thể đi theo con đường khó nếu không có một thứ khổ chế đặc biệt.” 

Nhưng trên hết, chúng ta phải tin rằng tình yêu của Thiên Chúa lớn hơn tình yêu nhân loại (một tình yêu lớn hơn vượt thắng tình yêu nhỏ hơn và những hấp dẫn của nó); rằng chỉ có Thiên Chúa mới làm thoả mãn được con tim chúng ta và chúng ta thế nào thì Ngài yêu thương chúng ta như thế ấy, và Ngài yêu thương chúng ta cho đến cùng; và rằng chúng ta đã “chọn phần tốt hơn” rồi. 

Chúa luôn hiện diện trong cuộc đời chúng ta như là “người canh giữ”, như là “bóng mát” của cột mây ban ngày và cột lửa soi đường ban đêm trong sa mạc, và như là “cánh tay uy quyền” của người bảo vệ.

D. VÀI KHÍA CẠNH VỀ TÂM LÝ 

I. TU SĨ CŨNG LÀ CON NGƯỜI 

1. NHU CẦU TÌNH YÊU

Nhu cầu là một cái gì cần phải có để làm đầy đủ nhân cách của chúng ta. Nó là một đòi hỏi bên trong cần phải được thỏa mãn một cách phải lẽ, nếu chúng ta muốn có hạnh phúc trong đời sống mình.  

Khi nhu cầu được thỏa mãn thì có sự điều chỉnh thích hợp, còn khi không được thỏa mãn thì có sự điều chỉnh không ăn khớp trong nhân cách của chúng ta.  

Kết quả của việc không thỏa mãn nhu cầu là chúng ta cảm thấy hụt hẫng, căng thẳng, mất quân bình, không ổn định v.v… trong đời sống, ảnh hưởng đời sống thiêng liêng và sứ vụ. 

Mọi con người đều có một ước nguyện nội tâm và nhu cầu tình yêu, một nhu cầu tâm lý cơ bản. Một trong những thúc đẩy sâu xa nhất của bản tính tự nhiên của con người là yêu và được yêu.  

Yêu một người nào có nghĩa là lắng nghe, hiểu biết, thấu cảm, chấp nhận, tôn trọng, và săn sóc người đó. Được yêu có nghĩa là được người khác chọn làm đối tượng đặc biệt của cảm giác yêu mến và thích thú của họ. Được yêu làm cho người ta hạnh phúc, và càng được yêu, người ta càng trở nên tự do hơn để yêu chính mình và yêu những người khác. 

Khi nhu cầu tâm lý này không được thỏa mãn, bị bỏ bê, bị lờ đi thì một sự trống rỗng sâu xa phát triển nơi một người, và kết quả là người ấy cảm nghiệm những chán nản, khó chịu, thiếu hạnh phúc, tha hóa, vỡ mộng, cô đơn v.v… tác động tiêu cực lên đời sống thiêng liêng và sứ vụ. 

Do không thỏa mãn nhu cầu yêu thương này, người ta đau khổ vì thiếu dinh dưỡng tâm lý và tình yêu; có thể nhiễm chứng căng thẳng thần kinh, cản trở việc tăng trưởng thiêng liêng.

Con người cố gắng đáp ứng những nhu cầu tâm lý qua cách ứng xử của mình. Và việc thiết lập tình bạn thân mật sẽ thỏa mãn nhu cầu tâm lý căn bản yêu và được yêu của mình. Nhưng sự thỏa mãn đó phải được biểu lộ trong bối cảnh của đời sống ơn gọi thánh hiến. 

2. NHU CẦU  THÂN MẬT  

Thân mật là một tình cảm đặc biệt đối với một người nào đó. Mọi người cần đến loại thân mật này để sống nhân bản lành mạnh. Tuy nhiên cấp độ của sự thân mật này có thể thay đổi từ người này đến người khác.  

Người độc thân cũng ước mong sự liên hệ này, tức là muốn yêu thương một người nào đó và muốn được người ấy yêu thương mình.

Là người độc thân, chúng ta cũng nên thừa nhận rằng chúng ta cũng có những nhu cầu này trong cuộc sống, và những nhu cầu này phải được đáp ứng bên trong bối cảnh ơn gọi của chúng ta.  

Nếu mỗi thành viên cộng đoàn chân thành yêu thương chị em và cảm nhận được chị em yêu thương thì nhu cầu kia được thỏa mãn và tình cảm con tim được bảo hòa, không cần tìm ở đâu khác hay ở ai khác bên ngoài nữa.  

Chúng ta nên nhớ rằng tất cả chúng ta đều là những con người bất toàn, chứ không phải những con người hoàn hảo. Chúng ta không thể nói rằng chúng ta đã được giải thoát khỏi mọi nhu cầu này, vì chúng ta đã hiến dâng cuộc đời vì Nước Thiên Chúa. Chúng ta không thể nói rằng những nhu cầu này không có ảnh hưởng gì trên cuộc đời chúng ta vì chúng ta được Thiên Chúa kêu gọi để thi hành sứ mệnh của Người. Hãy nhìn nhận sự kiện chúng ta trước hết là con người, rồi là người độc thân; và những nhu cầu này phải được kiện toàn trong bối cảnh ơn gọi của mình.

Trước Vatican II, sự quen thân và tình bạn thân mật chỉ được chia sẻ với Chúa Kitô, chứ không được chia sẻ với con người nào khác. Nhưng sau Vatican II, người ta hiểu rằng chúng ta không được lơ là thân mật với Chúa, đồng thời được khuyến khích thân mật với con người. 

Quả thế, “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ... Họ phải cảm thấy thực sự liên hệ mật thiết với loài người và lịch sử nhân loại” (Hiến Chế Mục Vụ "Giáo Hội trong Thế Giới ngày nay: VUI MỪNG VÀ HY VỌNG" số 1). 

Đôi khi chúng ta chia ra từng ngăn đời sống bằng cách nói rằng chúng ta, những linh mục và nữ tu, phải kính mến một mình Thiên Chúa thôi, con người không được xen vào; còn những người lập gia đình thì phải mến Chúa yêu người.  

“… Người không kết bạn thì chuyên lo việc Chúa và tìm cách làm đẹp lòng Người. Còn người kết bạn thì lo lắng việc đời và tìm cách làm đẹp lòng bạn mình, thế là bị phân chia.” (1 Cor 7,32)

Thánh Gioan Tông Đồ nhấn mạnh tính cách quan trọng của lòng kính mến Chúa và yêu thương cận nhân: “Nếu ai có của cải thế gian và thấy anh em mình lâm cảnh túng thiếu, mà chẳng động lòng thương thì làm sao tình yêu Thiên Chúa ở lại trong người ấy được?” (1Ga 3, 17)  

“Thiên Chúa chưa ai được chiêm ngưỡng bao giờ. Nếu chúng ta yêu thương nhau, thì Thiên Chúa ở lại trong chúng ta, và tình yêu của Người nơi chúng ta mới nên hoàn hảo.” (1Ga 4, 12)

 “Nếu ai nói: ‘Tôi yêu mến Thiên Chúa’ mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối, vì ai không yêu thương người anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy.’” (1Ga 4, 20)  

Vậy mệnh đề trái tim không phân chia không làm tương phản liên hệ hay tình yêu của người độc thân thánh hiến và người có gia đình đối với Thiên Chúa và tha nhân, đúng hơn nó biểu thị phẩm tính của mối liên hệ tình yêu nơi người tín hữu và người độc thân thánh hiến: Thiên Chúa là nguyên ủy và là trọng tâm.  

 

VỀ MỤC LỤC
… CÁI TÓC LÀ GÓC CON NGƯỜI
 

Mái tóc là nguồn cảm hứng của thi nhân, họa sĩ hàng bao nhiêu thế kỷ. Nó  đã làm ngây ngất người trai học sinh  mười tám, ngồi sau, nhìn lên mớ tóc thề người yêu bàn trước; đã làm ngẩn ngơ lòng anh nông phu chất phác trước cảnh chị Lụa hong tóc thoảng hương bồ kết nơi đầu hiên giữa trưa Hè.

Đã thấy trong ca dao có lả lơi, cợt nhả:

 “Chị kia bới tóc đuôi gà,

 Nắm đuôi tóc lại hỏi nhà chị đâu”,

hoặc đứng đắn, trang nghiêm:

 “Cá tươi thì xem lấy mang.

 Người khôn xem lấy hai hàng tóc mai”. 

Con người đã bỏ thì giờ chăm sóc, nghĩ tới và tốn tiền cho mái tóc nhiều hơn là bất cứ bộ phận nào trong cơ thể. Vì cái tóc cùng với cái răng, là cả một góc con người. 

Ta chải tóc, búi tóc, uốn tóc, nhuộm tóc, cấy tóc, cắt tóc, gội tóc, bôi dầu, xức thuốc thơm lên tóc. Tóc là món trang trí tăng nét duyên dáng cho con người. Cho  nên khi nó ngả mầu tro thì ta hốt hoảng như thấy hoa sắp tàn. Mà khi nó rụng thì nghĩ tới cuộc đời sóng gió thuở trung niên. 

Vài điều về tóc

Tóc có trên khắp cơ thể trừ ở lòng bàn tay, bàn chân. Không kể ở trên đầu, các nơi khác tóc được gọi là lông.

Theo các nhà khoa học,  tóc  có nhiệm vụ che chở cho đầu khỏi sức nóng của nắng rọi vào huyệt thiên hội, lông mi mắt để ngăn vật lạ bay vô. Nhưng với dân gian thì lại cho là “quân tử lông chân, tiểu nhân lông bụng”. Mà một thanh niên cường tráng đầy lông ngực coi bộ lại kích thích, gợi tình hơn. 

Với vẻ dáng mượt như vậy mà tóc chỉ là nhóm tế bào chết từ một chân tóc dưới da nhô lên. Về cấu tạo, tóc có  95% chất keratin, một loại chất đạm cứng như nhôm.

Nhìn dưới kính hiển vi, sợi tóc cắt ngang có ba lớp: lớp ngoài tế bào xếp chồng lên nhau như mái ngói; lớp giữa là những sợi tế bào dài nhỏ có chất phẩm làm tóc có mầu; lớp trong cùng gồm những tế bào khá chắc làm cho tóc bền bỉ.

Dưới chân tóc có mạch máu nhỏ để nuôi dưỡng tóc và nhiều tuyến nhờn tiết ra một lớp chất dầu, mỡ béo và muối với độ acid pH 4.5-5.5 để che chở tóc và làm tóc óng mướt.

Từ chân tóc có vài thớ cơ thịt mà khi co vì lạnh, vì cảm giác sợ hãi, làm tóc dựng đứng lên (ma nó đè làm tôi sợ dựng tóc gáy lên). 

Tùy theo hình dạng của phần chân mà tóc thẳng (chân tóc tròn) hay quăn (chân tóc bầu dục hay dẹp).

Trung bình, mỗi người có khoảng 115.000 sợi tóc. Anh nào tóc đỏ thì ít, còn chị tóc hung nhiều hơn.

Tóc đã được sắp xếp để thay phiên nhau tăng trưởng và rụng rơi: khoảng 85% tóc phát triển, dài ra; 15% tóc ngưng dài khoảng ba bốn tháng rồi rụng.

Mỗi tháng tóc dài ra khoảng hơn nửa phân, mau dài vào mùa hè hơn là vào mùa đông, ban ngày ngày hơn đêm.

Tóc tồn tại được 2 tới 6 năm rồi rụng. Mỗi tháng, theo nhịp độ sinh học bình thường, chừng trên một trăm sợi tóc liên tục từ giã maai1 đầu ra đi nhưng đều được thay thế.

Thăng trầm của tóc

Trải qua thời gian, niên tuế, tóc thay đổi và báo hiệu sự chuyển tiếp từ tuổi ngọc, tuổi trung tráng niên sang tuổi vàng tuổi hạc của con người.

Tóc sẽ khô, nhỏ sợi đi, đổi sang mầu bạc, sẽ rụng nhiều hơn. Đôi khi ngược đời  tóc lại mọc nhiều ở những nơi bình thường có ít như lỗ mũi, vành tai, mày ngài.

Những tuyến nhờn dưới chân tóc kém hoạt động, tóc thành khô, cứng, dễ gẫy hoặc chẻ đôi.

Với tuổi cao, sự nuôi dưỡng, nhất là đạm chất, giảm bớt khiến tóc cũng chịu chung số phận thiếu dinh dưỡng. Sợi tóc  nhỏ, kém vẻ mầu mỡ tươi tốt. Tóc một lão nhân 70 tuổi sẽ trở về vẻ mảnh mai như khi mới sanh.

1- Tóc bạc

Khi tế bào mầu trong tóc giảm, tóc thành không mầu mà ta gọi là tóc bạc. Càng ít mầu, tóc càng bạc hơn.

Sự bạc tóc là chuyện bình thường, sớm muộn gì cũng xảy ra ở con người. Tóc khởi sự bạc ở hai bên thái dương bạc lên.

 Khoa học chưa giải thích được tại sao tóc bạc mà chỉ đoán là vì thiếu chất dinh dưỡng, sinh tố B hoặc là do căng thẳng tâm trí, do gene xấu. Ngũ Tử Tư qua một đêm suy nghĩ trầm kha, sáng ra tóc bạc phơ. Anh em cựu tù nhân cải tạo mình thiếu gì người bạc tóc chỉ sau vài tháng, vài năm nhập trại, xa gia đình, vợ con. Và nàng Kiều bạc mệnh, lận đận vất vả cho nên “ Đầu xanh mấy nỗi pha mầu tóc sương”

Chưa có cách nào để lật ngược hiện tượng bạc tóc. Tuy nhiên vì nhiều người quá quan tâm, âu lo tới nó nên đã làm giầu cho giới con buôn cả tỷ bạc mỗi năm với những mỹ phẩm, thuốc nhuộm.

Ta có thể để tóc bạc tự nhiên nom cũng hấp dẫn và có uy tín lắm. Hoặc nhuộm với các loại thuốc nặng nhẹ khác nhau, nhưng cứ dăm bẩy tuần lại phải nhuộm lại. Chứ  mà để tóc chân trắng mình đen coi cũng hơi kỳ.

Thuốc nhuộm tóc thường có ba loại: loại chỉ phủ qua trên sợi tóc rồi hết ngay sau khi gội nước; loại hơi ngấm vào tóc và loại ngấm lâu hơn. Loại thứ ba là hợp chất Hydrogen  peroxide và phẩm mầu đen.

Thuốc nhuộm tóc thường ăn da, do đó ta cần cẩn thận, nhất là tránh thuốc vào mắt.

2- Rụng tóc.

Ngoài cái lo tóc bạc lại đến ưu tư về tóc rụng.

Có nhiều nguyên nhân làm rụng tóc như:

a- Dùng mỹ phẩm nhuộm, uốn tóc không đúng chỉ dẫn, dùng quá nhiều, quá thông thường hoặc nhiều thứ cùng một lúc;

b- Búi kéo tóc quá căng; chải tóc với lược có răng liền nhau, nhất là lại chải mạnh tay;

c- Phụ nữ sau khi sanh, tóc rụng vài tháng nửa năm mới hết;

đ- Một vài dược phẩm chữa cao huyết áp, phong thấp, bệnh tim hoặc thuốc viên ngừa thai;

e- Dinh dưỡng thiếu chất đạm, sắt hoặc uống nhiều sinh tố A;

g- Ảnh hưởng của hóa chất hoặc tia phóng xạ khi trị ung thư;

h- Căng thẳng tâm thần;

i- Trong bệnh rụng tóc Alopecia Areata.

3- Hói đầu.

Khi tóc rụng nhiều hơn thường lệ và không được thay thế, ta có thể thành hói đầu, một hiện tượng chung và bình thường cho cả nam (43%) lẫn nữ (8%).

Chẳng ai biết tự nhiên tại sao ta hói.

Xưa kia, người ta bảo hói là vì những chất độc đó đây ảnh hưởng vào tóc. Có một thời kỳ, sinh viên y khoa được giảng dạy là não bộ nở ra do trí thông minh cao khiến cho tóc rụng nhiều, chứng cớ là đàn bà và người nô lệ ít hói!!!

Có người lại bảo đội mũ nhiều, gội tóc quá thường, đầu nhiều gầu, làm ta hói.

Rồi lại cho hói là dấu hiệu của kém khả năng đàn ông.

Ngày nay theo khoa học, bình thường hói là do di truyền. Thành ra cứ nhìn vào tấm hình chụp của tiền nhân ta có thể ước đoán được tương lai, số phận mái tóc của ta. 

Hói có nhiều kiểu, nhất là ở đàn ông.

Từ năm 1950, mẫu Hamilton với 8 kiểu hói đã được dùng để phân loại. Mẫu thông thường là hói từ trán lên đỉnh đầu, ra phía sau chừa một vành tóc hình móng ngựa trên gáy. Nữ giới thì tóc rụng từng chỗ trên khắp đầu.

Quan sát cho hay dân Châu Phi rất ít hói, người Á Châu lại càng ít hơn. 

Hói đã làm nhiều người lo âu, rầu rĩ. Các bác sĩ cho rằng tâm trạng sợ hói nguy hại hơn chính hiện trạng hói. Vì ngoại trừ khi do các nguyên nhân kể trên gây ra, hói di truyền chẳng có hại gì cho sức khỏe.

Tuy vậy, từ thuở xa xưa, con người đã tìm đủ mọi phương cách để trị hói.

Nữ Hoàng Ai Cập những thế kỷ trước dùng chất sáp chế từ vỏ trái chà là và chân chó.

Vài người khuyên muốn khỏi hói thì đàn ông thiến quách nó đi vì họ nghĩ rằng nhiều  kích thích tố Testosterone đưa tới hói.

Nhiều anh chị lang băm đã rùm beng quảng cáo đủ loại thuốc mọc tóc, mọc lông và bợ được khối tiền của khách dễ tin.

Cách đây không lâu, một hãng bào chế dược phẩm Hoa Kỳ tung ra thị trường thuốc Rogaine, giúp tóc mọc lại khi thoa lên da đầu. Thuốc khá công hiệu, nhất là ở người trẻ. Nhưng không phải ai cũng có kết quả tốt. Nếu tốt thì cả năm sau mới trông thấy và muốn có tóc mọc dài lâu thì phải dùng liên tục vì ngưng thuốc thì sợi tóc mới mọc sẽ rụng đi. Một tháng tốn cả 100 mỹ kim mà bảo hiểm thường không trả tiền thuốc.

 Lại còn thuốc viên Propecia uống mỗi ngày, một tháng cũng tốn đến trên dưới 50 mỹ kim. Cũng như Rogaine, khi ngưng Propecia, tóc không mọc nữa. Phụ nữ, nhất là khi có thai, không được dùng thuốc này.

Ngoài ra thuốc loại corticosteroid, Anthralin cũng được nhiều bác sĩ chỉ định dùng. 

Ta cũng có thể cấy tóc.

Khoa cấy tóc, khởi thủy từ bên Nhật vào thập niên 1930, ngày nay khá hiện đại và rất phổ biến vì hiệu nghiệm. Bác sĩ sẽ cấy vào da chỗ hói một dúm chừng 10 sợi tóc lấy từ phần sau hay bên cạnh đầu mình. Vài tuần sau thì tóc cấy này rụng nhưng chân tóc đã vững và tóc mới mọc ra. Thường thường ta cần 4 lần cấy cách nhau 4 tháng. Phương pháp này cũng khá tốn kém, mươi ngàn mỹ kim trở lên là ít. 

Rẻ tiền hơn có lẽ là chỉ việc phủ lên đầu một mái tóc giả làm bằng hóa chất hoặc tóc thật của tha nhân, vừa mau chóng, lúc nào cũng có và lại đủ mầu sắc, kiểu cọ rất vui mắt.

Nếu không thì có sao để vậy. Người đẹp đâu có chê đầu hói không gợi tình mà ta phải lo. Mà cũng già đời rồi, đâu còn sợ chế riễu

“ Đầu trọc long lóc bình vôi,

 Cậu ngồi cậu ị,  cậu bôi lên đầu”

 như thuở thò lò mũi xanh, ăn miếng bánh đúc chạy quanh sân trường.

Chăm sóc tóc.

Ngày xưa, thiếu nữ quê ta giản dị chỉ gội tóc bằng nước bồ kết, vừa thơm vừa vô hại. Rồi xức dầu thảo mộc cho óng, cho mịn, lại chẳng tốn kém bao nhiêu. Vậy mà gặp phải anh chồng keo kiệt còn bị than phiền rằng  “tóc dài thì tốn tiền dầu”.

Chẳng bù với bây giờ, nam nữ tân thời người ta tiêu cả nhiều triệu mỹ kim mỗi năm mua mỹ phẩm cũng như trả công săn sóc để “có mái tóc đẹp, cho người tình khen”.

Có điều ta cũng nên nhớ vài căn bản sinh hóa học về tóc để mỹ phẩm khỏi làm hư tóc:

a- Sợi tóc là tập hợp của những tế bào đã chết nên không nuôi tóc được bằng mỹ phẩm bôi, xức, mà phải bồi dưỡng bằng khẩu phần ăn cân bằng cho cơ thể.

b- Mức độ pH bình thường của tóc là 4.5 - 5.5. Mỹ phẩm có độ kiềm với pH trên 7 đều làm tóc khô, hư, chẻ và rụng.

c- Tia tử ngoại của nắng là kẻ thù gây tóc khô ở thân tóc và chẻ ở đầu sợi tóc. Sấy tóc cho khô bằng hơi quá nóng không những hư sợi tóc mà còn làm chết chân tóc.

đ- Đa số mỹ phẩm nhuộm tóc, uốn ép tóc, shampoo đều không tốt cho tóc. Shampoo bán ngoài siêu thị thường có hóa chất surfactants để làm sạch và làm đẹp tóc. Ngoài ra những chất pha thêm như lanonin, thảo mộc, trứng, tinh chế dạ con, la de không ích lợi gì cho tóc mà chỉ làm lợi tài chánh cho nhà sản xuất.

Thuốc nhuộm gốc thảo mộc được dùng qua nhiều thế kỷ, ít hại cho tóc vì nó ngấm vào tóc tùy theo thuốc pha đặc, loãng.

 Thuốc nhuộm hóa học có nhiều hợp chất kiềm, không những có hại cho tóc mà còn gây dị ứng cho da, nên ta cần cẩn thận. Vì thế nên nhiều nhà sản xuất đều nhắn nhủ ta nên bôi thử trên da coi có phản ứng không trước khi nhuộm. Và khi ta không thích mầu nào thì không nên dùng hóa chất khác để rửa mà đợi khi tóc dài ra thì cắt ngọn tóc đi.

Cần tránh dùng quá nhiều hóa chất khác nhau trên tóc.

Săn sóc tóc hàng ngày cũng là một nghệ thuật, tốn thì giờ vì tóc nói vậy mà cũng mỏng manh.

Chải tóc nhẹ từ chân tóc lên để phân tán chất nhờn đều lên thân tóc.

Dùng lược thưa răng để tránh tổn thương sợi tóc và không nên chải tóc khi còn ướt vì lược sẽ kéo dài tóc ướt còn dính vào nhau. Có thể dùng khe ngón tay để gỡ dần tóc ướt. Được ngón tay người tình rẽ tóc thì tốt hơn nữa. 

Khi gội đầu, làm tóc ướt với nước ấm, đổ shampoo vào lòng bàn tay, bôi lên tóc. Lấy đầu ngón tay (không phải móng tay) thoa cho đều vào tóc và chân tóc rồi xả nước cho sạch hết shampoo. Bình thường ta có thể gội tóc với cục xà bông tắm là quá đủ để làm sạch bụi bậm, hóa chất trong không khí dính vào tóc.

Lau khô tóc rất nhẹ nhàng bằng khăn tắm. Tốt hơn cả là hong tóc khô tự nhiên trong không khí. Nếu cần sấy cho khô, nên dùng hơi nóng vừa phải và giữ máy sấy xa da đầu một chút. 

Khi búi tóc, chải kiểu, tránh kéo tóc quá căng. Nếu cần cuốn tóc, nên quấn nhẹ vào cuộn rồi để qua đêm, sáng hôm sau gỡ.

Vài hàng về râu.

Nhân thể nói tóc trên đầu, tưởng cũng nên nhắc qua tới anh lông tóc ở cằm, ở quanh mép mà ta gọi là râu. Kẻo anh ta buồn, nhất bên trọng, nhất bên khinh, vì cũng tình hàng xóm lân bang  với nhau cả. 

Râu có nhiều anh em bà con lắm.

 Nào râu ba chòm mọc dưới cầm và hai bên mép; râu cá chốt mọc trên mép, dài và cong lên; râu cứt mũi như hề Charlot; râu dê, râu xồm một chòm dưới cằm; râu quai nón mọc theo hàm lên tận thái dương; râu quặp mọc trên mép dài mà quặp xuống như không dám nhìn mặt bà chủ, nhất là sau khi ông chủ ăn vụng.

 Có anh lơ thơ ba sợi cũng bầy đặt để râu. Chú kia mặt non choẹt mà cũng lún phún vài sợi ria mép. Còn ông phú hộ mới giầu có thì vênh vênh cái mặt với chiếc râu tài mọc gần miệng, dưới tai.

Bộ râu là phụ tùng trang trí trên mặt, luôn luôn làm tăng sức hấp dẫn cho chàng trai mà lại tăng vẻ điêu luyện, già giặn cho người bạc tóc.

 Chăm sóc cho bộ râu cũng tốn nhiều công phu, tỉ mỉ như chơi cây lan cảnh. Tỉa sao cho đều. Chải sao cho mượt. Một chút dầu thơm cho nụ hôn của nàng thêm khắng khít.

Khi cạo thì nên làm  râu ướt trước cho khỏi cạo quá sâu vào da gây rát. Cạo tự nhiên theo chiều râu mọc, đừng căng da giữa hai ngón tay. Nước hoa bôi sau khi cạo chỉ làm tăng hương thơm chứ không có công dụng khử trùng hay ngừa nhiễm độc ngoài da.

 Dao cạo điện tiện lợi cho người có râu vừa phải chứ râu xồm xề, rậm rịt thì lại phải nhờ đến ông già Gillettes. 

Trong lịch sử nhân loại, bộ râu đã tiêu biểu cho nhiều nhân vật thời danh.

Ít ai mà có được bộ râu đẹp bọc trong túi gấm như râu Quan Công. Râu đào hoa thì phải kể râu Clark Gable . Râu mũi của danh tài Charlot hay nhà độc tài Hitler thì hầu như đã trình tòa. Một cựu sĩ quan cao cấp của ta cũng lừng danh với cằm râu dê, còn ông tướng được biết nhiều hơn qua biệt danh râu kẽm.

Mình chẳng có râu, chẳng ai biết tới nên đành quanh quẩn ở nhà, cùng vợ làm bát cơm nguội, chan canh

 “Râu tôm nấu với ruột bầu.

 Chồng chan, vợ húp gật đầu khen ngon”.

Và lai rai viết bài về sức khỏe, y học cho bà con đọc chơi..

Bác sĩ Nguyễn Ý Đức M.D. Texas-Hoa Kỳ

VỀ MỤC LỤC
LỆCH - Chuyện phiếm của Gã Siêu

 

Theo Tự Điển Việt Nam của Lê Văn Đức, chữ lệch có hai nghĩa chính :

1- Lệch là xéo, nghiêng qua một bên, chẳng hạn như chênh lệch, thiên lệch.

2- Lệch là so le, không đều, không bằng, chẳng hạn như đũa lệch.

Trong mục chuyện phiếm hôm nay, gã xin bàn về hiện tượng lệch, nhất là trong phạm vi tình yêu. 

TRƯỚC HẾT, LỆCH LÀ NGHIÊNG QUA MỘT BÊN 

Nếu hiểu lệch là nghiêng về một bên, theo kiểu : ai đội mũ lệch, xấu mặt người ấy, thì trong phạm vi tình cảm, hiện tượng lệch cũng chỉ là một hiện tượng rất bình thường.

Thực vậy, khi bàn về cái đẹp, có người đã phát biểu :

- Đẹp là con cóc cái dưới mắt con cóc đực.

Lời phát biểu này muốn nói lên rằng : Trên cõi đời này chỉ có cái đẹp chủ quan, chứ chẳng hề có cái đẹp khách quan, được xác định bằng những số đo lý tưởng của vòng số một, vòng số hai và vòng số ba.

Cũng thế, khi bàn về tình yêu, có người cũng đã phát biểu :

- Con tim có những lý lẽ riêng của nó.

Lời phát biểu này cũng muốn nói lên rằng : Tình yêu là một cái gì rất mực riêng tư, đặt căn bản trên những yếu tố hết sức chủ quan, khiến nó trở thành như một mầu nhiệm, mà người ngoài không tài nào hiểu nổi.

Chính vì thế mà trong tình yêu, luôn xảy ra những chuyện chéo cẳng ngỗng. Chẳng hạn bà mẹ vì thương đã chọn vợ cho anh con giai. Cô gái được bà mẹ chấm vừa đẹp người lại vừa đẹp nết, thế mà anh con giai cứ lắc đầu nguầy nguậy, để rồi cuối cùng rước về dinh một cô gái vừa xấu lại vừa đen, cứ vô tư ăn nói bô bô, cái dáng bên ngoài là dáng đờn bà, nhưng cái cốt bên trong lại là cốt đờn ông !!!

Chẳng hạn gã có một anh chàng học trò tên là Dũng. Ngay từ hồi còn học lớp đệ thất đã được bè bạn đặt cho cái hỗn danh là Dũng…đen. Dũng đen không phải vì cứ vác banh ra đá vào giữa trưa với cái nắng chói chang của vùng Thất Sơn, nhưng đen từ cái “gien” trong bụng đen ra. Thế nhưng anh chàng Dũng đen này lại lấy được một cô vợ trắng nõn trắng nà, trắng còn hơn cả trứng gà bóc, khiến bàn dân thiên hạ cứ tưởng chị ta là một…cô đầm chính hiệu Pháp quốc!

Vốn mang tích cách chủ quan, nên tình cảm thường nghiêng về bên này, hoặc ngả sang bên kia, khó có ai yêu thương một cách đồng đều. Hiện tượng được gọi là thiên tư, thiên vị và có mặt ở nhiều lãnh vực khác nhau.

Thứ nhất là trong gia đình. 

Con cái hay kêu la trách móc cha mẹ vì thương đứa này mà ghét đứa kia.

Có những “đứa con bất đắc dĩ”, mà ngay từ khi cất tiếng khóc chào đời, dường như đã bị cha mẹ bỏ quên, và nếu có chấp nhận, cũng chỉ vì miễn cưỡng mà thôi. Khi lớn lên, những đứa con này được khen thì ít, mà bị chê thì…hơi nhiều. Chẳng hạn :

- Mày là đứa con thiếu tháng, nên chân tay hậu đậu, đụng vô chuyện nào là hỏng chuyện nấy.

Đôi khi gã cũng thấy trong gia đình, có những đứa con được diễn tả là “ngồi nhà mát mà ăn bát vàng”, có nghĩa là được “cưng như cưng trứng, hứng như hứng hoa”, chẳng phải đưa ngón tay ra lay thử bất kỳ công việc nào. Còn ăn uống, thì bao giờ cũng được dành cho miếng to hơn, miếng ngon hơn.  Trong khi đó, những đứa con khác phải làm đầu tắt mặt tối với những công việc nặng nhọc, mà chẳng dám mở miệng than van, oán trách.

Cựu Ước kể lại câu chuyện về tổ phụ Giuse như sau :

Giacóp rất yêu thương Giuse, vì Giuse là con út, lại được sinh ra trong lúc ông đã già. Ông may cho Giuse một chiếc áo choàng dài tay…Tất cả những điều đó đã làm cho những người anh sinh lòng ghen ghét. Họ càng bực bội tức tối hơn nữa khi Giuse kể cho họ nghe giấc mơ về những bó lúa của các anh bỗng nghiêng mình chào kính bó lúa của Giuse, cũng như giấc mơ mặt trời, mặt trăng và mười một ngôi sao bỗng sụp lạy Giuse. Cuối cùng, chính vì lòng ghen ghét mà những người anh đã tìm cách ám hại Giuse và bán Giuse sang Ai Cập.

Đứng trước hiện tượng con yêu con ghét và nếu chẳng may mình lại là đứa con bị ghét, thì cũng hãy bình tĩnh tìm hiểu, đừng vội kết án cha mẹ, bởi vì cha mẹ có quyền yêu thương đứa con đau yếu hơn đứa con khỏe mạnh, đứa con ngoan ngoãn vâng lời hơn đứa con cứng đầu ngỗ nghịch. Nhiều lúc phải đấm ngực mình mà rằng : Lỗi tại tôi, lỗi tại tôi mọi đàng. Chính vì những sai lỗi của mình đã làm cho mình trở thành kẻ dễ bị ghét. 

Thứ hai là ngoài xã hội. 

Rời khỏi ngưỡng cửa gia đình, đứa bé bước chân vào xã hội và môi trường đầu tiên đứa bé được tiếp xúc, chính là nhà trường. Và tại đây cũng đã thấy xuất hiện sự thiên tư, thiên vị. Tình cảm của thầy cô nghiêng về đứa học trò này hơn đứa học trò kia.

Thực vậy, gã đã từng chứng kiến : Có đứa học trò hầu như lúc nào cũng được điểm cao, hầu như lúc nào cũng được thầy cô sai bảo việc nọ việc kia, hầu như lúc nào cũng được khen ngợi trước bàn dân thiên hạ. Trong khi đó, cũng có những đứa học trò bị thầy cô…đì, cứ nhìn thấy cái bản mặt là đã không ưa.

Đây cũng chỉ là chuyện bình thường, ngay như Chúa Giêsu trong nhóm mười hai tông đồ, Ngài cũng đã dành cho Phêrô, Giacôbê và Gioan những tình cảm đặc biệt hơn.

Ngay cả đến ông trời, hình như cũng đối xử không được công bằng cho lắm. Có người mở mắt chào đời đã được phú ban cho một sắc đẹp “chim sa cá lặn”, “nghiêng thành lệch nước”, có kẻ sinh ra đã phải ngậm đắng nuối cay số kiếp “em là gái trời bắt xấu”. Và ca dao cũng đã từng diễn tả :

- Trời xanh con mắt là gương,

  Kẻ gian ngó ít, người thương ngó hoài.

- Trời sao trời ở chẳng cân,

  Người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra.

- Trời sao trời ở chẳng công,

  Người ba bốn vợ, kẻ không vợ nào. 

TIẾP ĐẾN, LỆCH LÀ SO LE 

Khi nói lệch là so le, thì cũng có nghĩa là không đều, không bằng, để rồi dẫn tới những sự khác biệt.

Trong cuộc sống, gã nhận thấy có những cái lệch tạo nên vẻ đẹp. Chẳng hạn trong một bức tranh có màu nhạt, thì cũng phải có màu thẫm, có màu lạnh thì cũng phải có màu ấm và luật phối cảnh quy định bên cạnh một cây cao thì phải có căn nhà thấp…Cũng vậy, trong một bản nhạc có nốt trầm thì cũng phải có nốt bổng, có nhịp mạnh thì cũng phải có nhịp yếu…

Tuy nhiên, có những cái lệch không được đẹp mắt cho lắm. Chẳng hạn cái lệch về thước tấc của một đôi vợ chồng trẻ, như ca dao đã diễn tả :

- Mẹ em tham thúng xôi dền,

  Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng.

  Em đã bảo mẹ rằng đừng,

  Mẹ hấm, mẹ hứ, mẹ bưng ngay vào.

  Bây giờ chồng thấp vợ cao,

  Như đôi đũa lệch so sao cho vừa.

Riêng trong phạm vi tình yêu, có một cái lệch dễ gây va chạm và đổ vỡ, đó là lệch “gu”, khác biệt nhau về sở thích.

Thực vậy, chúng ta thường nói :

- Cha mẹ sinh con, trời sinh tính.

Cha mẹ chỉ sinh ra hình hài bên ngoài của đứa con còn tính tình bên trong của nó, thì do trời đem lại.

Chuyện rằng :

Doãn Văn Tử thấy con không giống mình, nên giận lắm, cứ đánh đập nó luôn. Một hôm nói với Tử Tư rằng :

- Vì không giống tôi, nên nó không phải là con của tôi. Tôi nghi ngờ mẹ nó có ngoại tình mà đẻ ra nó, nên tôi muốn bỏ nó.

Tử Tư nghe vậy liền bảo :

- Cứ như ông nói thì vợ vua Nghiêu, vua Thuấn cũng đáng ngờ ư ? Hai ông này là bậc thánh đế, mà sao đẻ ra Đan Chu và Thương Quân thực không bằng kẻ thất phu. Như thế thì con cứ gì phải giống cha ? Cái đạo thường thì cha mẹ làm sao đẻ con ra làm vậy. Nhưng cha hiền mà đẻ ra con ngu, thì cũng là thế thường tự nhiên, chớ nào phải tội người vợ.

Doãn Văn Tử nghe hiểu ra, nên không từ con bỏ vợ nữa.

Nếu suy nghĩ, gã thấy cái “gu”, hay cái sở thích cũng là một yếu tố nhỏ bé góp phần vào việc hình thành tính tình riêng của một con người. Nếu bảo rằng :

- Bá nhân bá tánh, mỗi người có một tính tình riêng.

Thì cũng có thể nói được rằng :

- Bá nhân bá…thích, mỗi người đều có một sở thích, một cái “gu”riêng. Đúng là năm người thì mừơi ý, cứ như trăm hoa đua nở. Ngay cả trong đời sống vợ chồng cũng rứa.

”Thế nào là một cặp vợ chồng lý tưởng ?”

Đó là tựa đề một chương trình truyền hình, gây được nhiều thích thú cho người xem. Từng cặp vợ chồng xuất hiện riêng rẽ trước ban giám khảo và trả lời những câu hỏi được đặt ra. Nếu cặp vợ chồng nào có được những câu trả lời hoàn toàn giống nhau, thì sẽ được chọn làm cặp vợ chồng lý tưởng.

Thí dụ ban giám khảo hỏi :

- Bạn muốn ăn gì ?

Nếu người chồng trả lời là cà ghém mắm tôm, thì người vợ cũng phải trả lời là cà ghém mắm tôm, thì mới được điểm.

Thí dụ ban giám khảo hỏi :

- Bạn muốn tiết kiệm trước hay mua sắm trước ?

Nếu người vợ trả lời là tiết kiệm trước, thì người vợ cũng phải trả lời là tiết kiệm trước, thì mới được điểm.

Thí dụ ban giám khảo hỏi :

- Bạn sợ gì ?

Nếu người vợ trả lời là sợ ma, thì người chồng cũng phải trả lời là sợ ma, thì mới được điểm.

Xem như vậy, thì có lẽ chẳng bao giờ tìm được một cặp vợ chồng lý tưởng, hoàn toàn giống nhau trong mọi sở thích, trong mọi vấn đề.

Bước vào hôn nhân, chúng ta không hủy diệt những khác biệt của nhau, nhưng tìm cách sống chung với những khác biệt ấy. Tuy nhiên, nếu không cố gắng, thì những khác biệt ấy sẽ trở thành đầu mối sinh ra những căng thẳng và đổ vỡ. Gã xin liệt kê nơi đây một số những khác biệt về sở thích, một số những trường hợp lệch “gu”, để bàn dân thiên hạ cùng suy gẫm và tìm cách giải quyết. 

Về quan niệm sống : 

Người thì thích mua sắm và trang bị cho gia đình đầy đủ mọi tiện nghi, bởi vì phải an cư rồi mới lạc nghiệp. Kẻ chỉ muốn tiết kiệm, rồi dần dần mua sắm, để khỏi vay công mắc nợ, bởi vì tích tiểu thành đại, kiến tha lâu cũng đầy tổ.

Người thì thích giao lưu rộng rãi, tham gia các phong trào, các đoàn thể, kết bè kết bạn để được thăng tiến ngoài xã hội. Kẻ chỉ muốn tạo bầu khí thân mật trong gia đình, chỉ cần có vợ chồng và con cái mà thôi…

“Hai vợ chồng trẻ đã cãi nhau kịch liệt về quan hệ bè bạn của mình. Vợ thì không chịu nổi việc  bất cứ người nào anh chồng cũng chơi được., bởi vì theo anh ta, mỗi người đều có những mặt hay, những mặt dở, quan trọng là mình biết chọn ra những điểm phù hợp để chơi, chứ không như chị, lúc nào cũng rặt mấy cô bạn từ thời phổ thông cho đến giờ, không muốn mở rộng mối quan hệ mới mẻ nào nữa, thì làm sao chịu nổi. Đờn ông thì phải giao du rộng rãi…” (Gia đình, số 49, năm 2006).

Về chuyện  giải trí : 

Người thì mê bóng đá, kẻ chỉ thích bóng chuyền. Người thì khoái phim Mỹ, kẻ chỉ khoái phim Hàn. Người thì thích nhạc rock, kẻ chỉ yêu nhạc trữ tình. Người thì kết sách khoa học kỹ thuật, kẻ chỉ kết sách văn học với những truyện tình lãng mạn.

Tôi quen biết một anh chồng trẻ mê bóng đá, được liệt vào hàng tín đồ của túc cầu giáo. Dù sớm hay dù muộn, dù ngoại quốc hay Việt Nam, anh đều không bỏ qua một trận nào cả. Có những trận đấu quốc tế ở bên Tây, bên Mỹ…được truyền hình vào hai ba giờ sáng, anh cũng vẫn chịu khó ngồi coi. Ngặt một nỗi nhà chỉ có một chiếc TV, được đặt trong phòng ngủ. Để khỏi làm cho chị vợ bị mất giấc ngủ, hay lẩm bẩm càu nhàu, anh đã phải lấy mền trùm kín người và trùm lên cả chiếc tivi, không cho âm thanh và ánh sáng lọt ra ngoài, rồi thu mình trong đó mà theo dõi trận đấu. Đôi lúc hứng chí, quên béng mất sự đề cao cảnh giác, anh cũng vẫn gào lên :

- Vào.

Hay :

- Dzô.

Có chị vợ đã biểu lộ sự bực bội của mình như sau :

- Thỉnh thoảng vào những dịp lễ hay kỷ niệm ngày cưới, mình cũng muốn thiết kế một bữa ăn có nến, hoa và nhạc cho thêm phần thú vị, thì anh chồng lại chê vợ là…sến. Mình mở nhạc trữ tình, thì anh chồng lại tắt ngay, và thay vào đó là những bản nhạc rap sôi động. Nhà có mỗi cái tivi, nên đôi khi vợ chồng giận nhau vì chẳng ai nhường ai, người đòi xem phim hành động, kẻ đòi xem phim tình cảm, người đòi xem tin tức thời sự, kẻ đòi xem ca múa nhạc… (Phụ nữ Chủ Nhật, số 50, ra ngày 17.12.2006). 

Về chuyện ăn uống : 

Người thì thích canh chua cá lóc, kẻ chỉ thích canh thịt dồn khổ qua. Người thì muốn ăn mặn, kẻ chỉ muốn ăn ngọt. Người muốn ăn cơm khô, kẻ chỉ muốn ăn cơm nhão. Thành thử mỗi  khi cơm gần chín, chị vợ bèn phải đổ thêm nước sôi vào một bên, để tạo thành một nồi cơm nửa khô nửa nhão.

Một chị vợ khác đã tâm sự :

Minh thích các món canh có vị chua và cá rán, nhưng biết khẩu vị đó không hợp với chồng, nên cũng cố chiều chồng, làm những món ăn hợp với khẩu vị của anh ta. Một vài bữa thì được, nhưng quanh năm suốt tháng như thế thì chị thấy khó quá, không ăn nổi. Vì thế, bữa cơm chỉ có hai người, nhưng bao giờ cũng có hai bát canh, hai món thức ăn hoàn toàn khác nhau. Những hôm đi làm về mệt mỏi, chị làm qua loa bữa cơm, thế là anh ta giận sự không quan tâm của vợ, bỏ ra quán cơm đầu ngõ. Chị tự ái. Hai người thấy lòng cách xa dần”. (Gia đình, số 49, năm 2006).

Để kết luận, gã xin ghi lại nơi đây cách “giáo dục sở thích của chồng” mà một chị vợ đã áp dụng, để cùng nhau…gẫm suy :

Anh rất thích ăn canh khổ qua, còn tôi thì không ưa đắng mà lại thích chua. Để vừa lòng “ông xã”, tôi bèn nấu cho anh một tô canh khổ qua và luộc thêm một tô rau muống, lấy nước vắt chanh cho riêng mình, cũng là để mâm cơm thêm phần phong phú.

Tôi cứ tưởng ông xã sẽ vui khi có đến hai thứ để lựa chọn, nhưng thật bất ngờ, khi bưng mâm cơm lên bàn, anh yên lặng nhíu mày và buông một câu buồn bã :

- Em đem mâm cơm xuống đi.

Tôi ngạc nhiên hỏi :

- Tại sao vậy ?

Anh nghiêm mặt trả lời :

- Chỉ có hai vợ chồng mà mỗi người một tô canh, mất tình cảm quá.

Thực sự tôi rất buồn, nhưng nghĩ lại anh đang muốn được thể hiện cái “tôi” của đấng mày râu, khi mới bắt đầu làm chồng. Tôi đành yên lặng bưng tô canh “sở thích” của mình đem đi đổ. Và quả thật, như một người thắng thế, ông xã tôi đã tươi cười suốt cả bữa cơm hôm ấy.

Từ đó, tôi cố công tìm hiểu những sở thích của ông xã và nếu thấy “chấp nhận được”, tôi luôn làm theo. Điều đó khiến ông xã tôi luôn cảm thấy hài lòng về tôi. Mỗi lần đi chợ, tôi lại đùa:

- Còn thích đắng nữa không ?

Và lại nhận được từ anh một nụ cuời.

Phần tôi dần dà cũng “ghiền” luôn vị đắng cúa bát canh mà chồng tôi thích. Còn anh thì đắng mãi cũng đâm chán. Biết thế nhưng tôi cứ vờ như đang được chiều anh, vẫn tiếp tục bát canh đắng hàng ngày và chờ một ngày anh tự yêu cầu thay đổi.

Hình như được chiều quá, chồng tôi cũng đâm quen và cứ coi sở thích của mình là tối thượng. Một lần tôi thực hiện món kho có ngũ vị hương mà tôi rất thích. Bữa ấy, ngồi vào mâm cơm, anh lại nhăn mũi :

- Mùi thế này, ngon gì, sao mà ưa thế ?

Tôi im lặng, không phản ứng gì, cũng không đem cất món kho đi, ngược lại tôi ngồi “chén” món kho này một cách ngon lành.

Vài hôm sau, tôi lại cố tình nấu một món kho có ngũ vị hương, nhưng không quên nấu một món khác tương tự mà anh rất thích. Bữa ăn được dọn lên và tôi chờ đợi.

Quả nhiên chồng tôi lại tiếp tục câu nói hôm trước :

- Mùi thế này, ngon gì, sau mà ưa thế ?

Bây giờ tôi không yên lặng nữa :

- Em đã tôn trọng sở thích của anh rất nhiều, đúng không ? Vì anh, em đã “ghiền” món canh khổ qua mà trước đây em rất ghét. Vậy tại sao anh lại không tôn trọng sở thích của em ? Anh không thích mùi ngũ vị hương, thì đã có món khác cho anh. Chẳng lẽ em không được quyền thích một món nào cho riêng mình sao ?

Ban đầu, anh có vẻ bất ngờ, nhưng rồi anh lại yên lặng. Và chị đã cứu được một bàn thua trông thấy.

Tác giả Ngọc Bích đã kết luận như sau :

Hai con người khác nhau sống chung dưới một mái nhà, tránh sao cho khỏi những bất đồng về cá tính, sở thích, góc độ đánh giá, cảm nhận, kinh nghiệm, kiến thức, quan điểm sống…Vấn đề là cả hai có biết chấp nhận và cùng nhau khắc phục hay không mà thôi.

Những bất hòa nho nhỏ, nếu mỗi cá nhân không chú ý ứng xử tế nhị thì sự khó chịu dần dần làm lòng người trở nên băng giá, lâu dài sẽ trở thành vô cảm.

Khi xảy ra “sự cố”, phải biết đâu là giới hạn, đâu là điểm dừng…tránh tình trạng” kẻ chua, người đắng”. Ai cũng có “cái tôi”. Dẹp bỏ bớt đi “cái tôi” của từng người, để dung hòa lẫn nhau, sẽ giúp nuôi dưỡng tình yêu và giữ vững hạnh phúc gia đình. (Phụ Nữ Chủ Nhật, số 52, ra ngày 31.12.2006).

Gã Siêu    gasieu@gmail.com

VỀ MỤC LỤC

- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin gởi về địa chỉ

giaosivietnam@gmail.com

- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:

Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục vụ của Giáo sĩ;  Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh vực; Mỗi  Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)

- Quy vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại

www.conggiaovietnam.net

Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị

Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác nhau.

TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

Lm. Luca Phạm Quốc Sử  USA

 

 

Duoc chon giua loai nguoi va cho loai nguoi; GIAO SI: Xuat phat tu giao dan, hien dien vi giao dan va cay dua vao giao dan, de cung lam VINH DANH THIEN CHUA

*************