Viện Đại Học Đà Lạt

Giữa  Ḷng Dân Tộc Việt Nam

1957-1975

(Bản Bổ Sung Lần I, 2/2008)

 

Hoà Giang Đỗ Hữu Nghiêm

 

TRI ÂN

 

Kính Dâng

Hương Hồn Ba Vị Ân Sư,

 

*Giám Mục Ngô Đ́nh Thục, Tiến Sĩ Thần Học, Giáo Luật, Kinh Thánh

Chưởng Ấn kiêm Viện Trưởng Tiên Khởi Viện Đại Học Đà Lạt (1957-1960)

 

**Linh Mục Simon Nguyễn Văn Lập, Cử Nhân Sử Địa,

Viện Trưởng Thứ Hai Viện Đại Học Đà Lạt (1961-1970)

 

***Linh Mục Phanxicô Xaviê Lê Văn Lư, Giáo Sư Tiến Sĩ,

Viện Trưởng Cuối Cùng Viện Đại Học Đà Lạt (1970-1975)

 

“Đại Học Chi Đạo, Tại Minh Minh Đức, Tại Tân Dân, Tại Chỉ Ư Chí Thiện”.

ĐẠI HỌC

 

 

 

Người biên khảo cố tổng hợp một h́nh ảnh hết sức đầy đủ về những chặng đường của Viện Đại Học Đà Lạt theo cái nh́n chắc chắn có hạn chế. Nhưng người viết đă thực hiện bằng tất cả tấm chân t́nh xây dựng, yêu mến, lương tri và nhận thức sử học tích lũy được từ các bậc ân sư tiền bối. Chắn hẳn có thể có những sự kiện chi tiết không làm vừa ư người này người khác, nhưng xin hăy đọc mấy ḍng chữ này với tâm hồn b́nh thản, tha thứ, cảm thông, quảng đại và thân ái. Người biên khảo tiếp tục đón nhận mọi phê b́nh và góp ư xây dựng từ mọi nơi, mọi phía độc giả. Người biên khảo luôn tâm niệm rằng: “Thà đốt lên một đốm lửa, con hơn là ngôi yên nguyền rủa bóng tối”, dù vẫn biết là công việc ḿnh làm c̣n đầy khuyết nhược điểm, chủ quan.

 

Xin cám ơn các bậc trưởng thượng đáng kính, các linh mục, các giáo sư đồng nghiệp, các môn sinh khả úy, các thân hữu đă chia sẻ nhiều tài liệu quí giá, khuyến khích, góp ư, sửa chữa, bổ sung để người biên khảo đủ sáng suốt, nghị lực và nhiệt t́nh hoàn thành tập biên khảo này với thời gian kỷ lục trong thời đại vi tính ngày nay, tuy đă được ấp ủ từ lâu. Hy vọng càng tránh được nhiều sai lầm chủ quan càng tốt. Tuy nhiên, mọi khuyết nhược điểm, giới hạn nhân bản của tập khảo luận này hoàn toàn do người biên khảo chịu trách nhiệm. Đặc biệt người biên khảo xin tri ân các quí vị thân hữu có phương danh dưới đây:

 

Linh Mục Vũ Minh Thái, (Kentucky, USA)

GS Phó Bá Long (McLean, VA, USA)

GS Thế Tâm Nguyễn Khắc Dương (Huế, Việt Nam)

Linh Mục Nguyễn Văn Đời (Sydney AU, RIP 15/5/2006)

GS Trần Long (Portland, OR, USA)

GS Trần Văn Mầu (Đà Lạt, Việt Nam)

GS Trần Văn Cảnh (Paris, Pháp)

 

Các Thế Hệ Môn Sinh Thụ Nhân Bằng Hữu:

Linh Mục Hoàng Đ́nh Mai, cựu chủng sinh GHHV/PIOX (Rạch Giá, Việt Nam)

Hồ Trí Thức, cựu chủng sinh GHHV/PIOX (CA, USA)

Nguyễn Văn Chi (Montréal, Canada)

Tạ Duy Phong (Houston, TX, USA)

Linh Mục Nguyễn Hữu Quảng, SBD (Melbourne, AU)

Phạm Văn Bân (Santa Ana, CA, USA)

Nguyễn Văn Năm (Houston, TX, USA)

Phạm Đ́nh Đắc (San Jose, CA, USA)

Trần Thanh Việt (Seattle, WA, USA)

Vĩnh An Nguyễn Văn Sơn (G̣ Vấp, Sàig̣n, Việt Nam)

Vơ Quỳnh Mai (Denmark, Europa)

Vũ Sinh Hiên (Sàig̣n, Việt Nam)

Đỗ Tấn Hưng (Vancouver, Canada)

Phạm Văn Lưu (Melbourne, Australia)

 

Xin Trời đổ tràn Ơn phù trợ xuống trên chúng ta.

Kỷ Niệm Mùa Đại Hội Thụ Nhân Vancouver, BC, Canada, Ngày 1&2/7/2006

Ḥa Giang Đỗ Hữu Nghiêm

Dayton, OH, USA, June 4th 2006. Pentecostal Sunday

Oakland, CA Hiệu Chính Và Bổ Sung Từ Ngày 10/1/2008.5

 

NỘI DUNG

 

Viện Đại Học Đà Lạt Giữa Ḷng Dân Tộc

 

 

Phần I. Khung Cảnh Thiên Nhiên

 

Chương I. Từ Thiên Nhiên Đến Con Người

Chương II. Lư Tưởng và Mục Tiêu

 

Phần II. Lịch sử Thành Lập

 

Chương III. Điều Kiện Hợp Pháp đến Hoạt Động Thực Tiễn

Chương IV. Hội Đại Học Đà Lạt

Chương V. Quá Tŕnh Thành Lập Viện Đại Học Đà Lạt

Chương VI. Khối Hành Chánh

Chương VII. Khối Tâm Linh

Chương VIII. Khối Phục Vụ Chuyên Biệt

Chương IX. Khối Học Thuật

Chương X. Một Số Dự Án của Viện Đại Học Đà Lạt

 

Phần III. Khối Học Vụ: Các Phân Khoa

 

Chương XI. Trường Sư Phạm

Chương XII. Trường Văn Khoa

Chương XIII. Trường Khoa Học

Chương XIV. Trường Chánh Trị Kinh Doanh

Chương XV. Trường Thần Học

 

Phần IV. Sinh Hoạt Của Viện

 

Chương XVI. Số Liệu Thống Kê Toàn Viện

Chương XVII. Những Mẩu Sinh Hoạt Rời Rạc

Chương XVIII:  Những Ngày Xáo Trộn Từ Tháng 4/1975 Của Viện Đại Học Đà Lạt Tại Sàig̣n

 

Phần V. Tinh Thần Thụ Nhân Trường Tồn

 

Chương XIX. Ṿng Tay Liên Kết Thân Hữu Thụ Nhân

 

I. Hội Thân Hữu Thụ Nhân Quốc Ngoại

II. Hội Thân Hữu Thụ Nhân Quốc Nội

 

 

Một Kết Luận

 

Phụ Lục I

Giáo Tŕnh Trích Ngang:

Sư Phạm, Văn Khoa, Khoa Học, Chánh Trị Kinh Doanh

Phụ Lục II

Danh Sách Phương Danh Các Giáo Sư Niên Khóa 1973-74

Trường Sư Phạm (28)

Trường Văn Khoa (69)

Trường Khoa Học (47)

Trường Chánh Trị Kinh Doanh (84)

Trường Thần Học

Phụ Lục III

Danh Sách Một Số Cựu Sinh Viên Đă Thành Danh

Phụ Lục IV

Các Văn Kiện Bàn Giao Viện Đại Học Đà Lạt Sang Chính Quyền Mới

Tài Liệu Tham Khảo

___________________________________________________

 

PHẦN I. KHUNG CẢNH TỔNG QUÁT

 

Chương Một: Từ Thiên Nhiên Đến Con Người

 

1. Môi Trường Thiên Nhiên Cao Nguyên Lâm Viên

 

Không ai không thấy điều kiện tự nhiên thuận lợi của Đà Lạt trong một miền nhiệt đới gần xích đạo. Đến nỗi người ta hiện nay hầu như chỉ nói, chỉ nghĩ đến Đà Lạt như một thành phố du lịch nghỉ ngơi với khí hậu trong lành giữa trời xanh tươi với bao thắng cảnh mê hồn. Nhưng ít ai chú ư đến cải vẻ thanh thoát ấy của Đà Lạt lại giúp cho con người học hành rất thú vị, dễ hiểu dễ nhớ, và làm việc quên mệt v́ nó giúp cho con người dễ đắm ḿnh học hành, làm việc vào trong cảnh trí hữu t́nh trong mát. Vùng trời tĩnh mịch, êm ả và mát mẻ giúp cho con người có nhiều khả năng tập trung. Đúng là thiên nhiên đă ưu đăi con người nơi đấy, bằng cách tạo cho con người một môi trường quyến rũ lạ thường ở một đất nước có lúc nóng bức như thiêu. Người viết đă sang bên Baguio, một thành phố của Phi Luật Tân nằm trên vùng núi phía Bắc của đảo Luzon, hải đảo lớn nhất của đât nước quần đảo này. Baguio có cao độ tương tự như Đà Lạt của Việt Nam nhưng không hề duyên dáng, quảng đại xinh đẹp và dịu hiền bằng Đà Lạt. Đà lạt có một không gian đủ thoáng rộng với địa h́nh nhấp nhô vừa phải, chứ không quá dốc hẹp gắt mạnh như tại Baguio mát mẻ nhưng gồ ghề, tuy Baguio cũng có quân trường nổi tiếng.

 

Môi trường tự nhiên đặc biệt đó không chỉ ở cao độ trung b́nh 1.500mét cao hơn mặt biển mà c̣n có những rừng thông, cỏ cây hoa lá cả ôn đới với đồi núi và hồ suối tự nhiên rất nên thơ mà ít nơi có. Chính v́ rừng thông Đà Lạt là bộ máy khổng lồ lọc không khí trong lành nhờ tính sát trùng của dầu thông. Tôi không muốn nói đến thiên nhiên Đà Lạt kiểu mổ tả địa lư, mà khơi lên những đặc điểm rất thực tế gần gũi mọi người đang cư trú tại đó. Đà Lạt là một vườn cảnh thu hẹp của thiên nhiên anh đào Tokyo Nhật Bản những ngày cuối tháng hai đầu tháng ba mỗi năm.

 

2. Môi Trường Văn Hóa Cao Nguyên Lâm Viên.

 

Nói đến đặc điểm lịch sử văn hóa và nhân văn của Tây Nguyên, th́ không thể không nói tới những người dân tộc sống hồn nhiên trong các buôn plei xa tít măi trong rừng. Họ bảo lưu một kho tàng quí giá rất hiếm hoi mà các nhà dân tộc gọi là văn minh truyền miệng, đặc biệt là nhà dân tộc học Dambo Jacques Dournes (1922-1993). Jacques Dournes vốn là một nhà truyền giáo nhiệt thành thuộc Hội Thừa Sai Paris, từng phục vụ cộng đồng dân tộc người Srê ở Lâm Đồng (1947-54) và cộng đồng dân tộc người Jơrai ở giáo phận Kontum  (1955-1970).

 

Tất cả các dụng cụ may mặc, trồng trọt, âm nhạc, điêu khắc, hội họa và xây dựng nhà cửa, mộ táng đều là sản phẩm từ thiên nhiên: cây tre, cây nứa, ḥn đá, củi lửa, trường ca, tập tục như lễ đâm trâu, …. Trong cả vùng rừng thăm thẳm như thế, c̣n nằm yên không biết bao nhiêu kho tàng chôn vùi ở dưới đất, thậm chí người ta c̣n nói đến chiều dài và bề dầy lịch sử các đế quốc người Mạ cổ xưa, và dân tộc Churu. Những người này có bà con gần gũi với người Chàm cư trú từ duyên hải Phan Rang, Phan Rí cho đến Phan Thiết và đang cất giữ rất nhiều cổ tích văn hóa Chàm ở vùng núi và cao nguyên Phan Thiết giáp ranh với Lâm Đồng.

 

Kho tàng quan trọng khác là các ngôn ngữ và tập tục mà chúng ta cần nghiên cứu học hỏi. Họ, các cộng đồng dân tộc ́t người hiện nay, chính là h́nh ảnh thơ ấu của cộng đồng dân tộc người Kinh ngày nay. Thường chỉ có những tâm hồn đơn sơ yêu mến thiên nhiên mới muốn t́m thấy đến họ và chia sẻ với họ. Họ có một lịch sử của chính họ, dù mong manh theo cách riêng của họ. Họ dậy chúng ta hiểu thế nào là lịch sử truyền miệng mà các nhà sử học dân tộc học hiện nay rất coi trọng. Đó là nghiên cứu lịch sử cách sống của những cộng đồng người làm sao tồn tại được khi họ buộc phải sống len lỏi giữa chốn núi rừng tự do nhưng thật khắc nghiệt. Họ vẫn tồn tại giữa miền nhiệt đới pha tạp với các thảm thực động vật và khí hậu thuộc ôn đới ở các cao độ khác nhau, xa các nơi có nếp sống tiến tiến hơn ở vùng đồng bằng.

 

Tôi chưa chú ư đển những địa thế và nguồn nước khiến cho người ta có thể khai thác được thủy điện, hay nhiều khoáng loại đặc biệt như quặng bauxít, thậm chí quặng uranium và nhiều thứ thạch anh mà một thời nhiều nhà địa chất người Pháp đă từng miệt mài thám quật như Henri Fontaine, Edmond Saurin làm việc với Trường Khoa học ở Sàig̣n. Ít ai nghĩ đến việc hợp tác với người Mỹ, như Wilhelm Solheim II, giảng dậy tại Trường Đại Học Hạ Uy Di, để khai thác nhiều di chỉ của khảo cổ ở miền Tây Nguyên, để học được nơi các chuyên gia khảo cổ kinh nghiệm, kỹ năng trổi vượt của họ và những khoản tài trợ cần thiết hữu ích của họ trong lúc đất nước chúng ta c̣n thiếu thốn, vừa thoát cảnh đô hộ. Người Mỹ cũng rất nhiều chuyên gia ngữ học và dân tộc học chú trọng tới các ngôn ngữ, tập tục độc đáo của nhiều cộng đồng ngữ tộc ở Tây Nguyên. Người ta không thế không biết trân trọng nhiều công tŕnh ngữ học công phu của nhiều học giả Viện Chuyên Cứu Ngữ Học Mùa Hè (SIL- Summer Institute of Linguistics, Inc.) thuộc Trường Đại Học North Dakota. Tôi thầm ước ao có rất nhiều sáng kiến từ tập thể đại học Đà Lạt dấn thân năng động vào các dự án t́m hiểu vùng đất này về các mặt địa lư, địa chất, nhân văn, kể cả chánh trị kinh doanh, sư phạm và văn chương. Những nghệ sĩ tuyệt vời như Siu Black đă từng làm nổ tung Cao Nguyên với tiếng hát đầy nhựa sống...

 

Sau cùng người ta không thể không biết đến rất nhiều nỗ lực và hy sinh của các nhà truyền giáo Công giáo và Tin Lành đang có mặt, chen vai thích cánh ở địa bàn Cao Nguyên miền Trung Việt Nam.

 

Dường như họ cạnh tranh hay đối đầu quyết liệt với nhiều hoạt động của các nhà chánh trị thuộc nhiều xu hướng và phe phái quyền lợi khác nhau như Cộng Sản, không Cộng Sản trên đất nước Việt Nam. Sâu xa hơn là tác động của những thành phần chánh trị của người Pháp, Mỹ, Ấn Độ, Trung Hoa, kể cả Kampuchia, Thái Lan, Mă Lai, Lào c̣n tham vọng đối với các dân tộc và nguồn lợi ở Cao Nguyên miền Trung sát vùng Tam Biên Việt-Miên-Lào truyền kiếp này.

 

Nh́n vào lịch sử Phi Luật Tân, Mă Lai, hay Nam Dương nói riêng và Đông Nam Á nói chung, th́ nếu số phận người dân tộc thiểu số, vốn cùng chung gốc với nhiều dân tộc trong vùng, được chính quyền liên hệ ở Việt Nam quan tâm hơn, th́ họ sẽ phát triển khởi sắc không thua kèm nhiều dân tộc làm thành các quốc gia có phần tiến bộ như ở các quốc gia vừa kể,…

 

3. Việt Nam Vào Thời Điểm 1954-1957

 

Thời gian mấy năm sau cuộc đại di cư tiếp theo sau Hiệp Định Genève 1954 cho ta thấy một t́nh h́nh có nhiều sắc thái đặc biệt thúc đẩy cho hoạt động văn hóa giáo dục như dự án thành lập Viện Đại Học Đà Lạt.

 

Việt Nam vừa bị chia cắt thực tế làm hai miền theo các điều khoản lịch sử của Hiệp Định Genève ngày 20/7/1954. Miền Bắc theo chế độ Cộng sản từ vĩ tuyến 17 trở ra lấy tên nước là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hỏa. Con sông Bến Hải là ranh giới tự nhiên tạm thời giữa hai miền. Miền Nam theo chế độ tự do lấy tên là Việt Nam Cộng Ḥa, ở phía Nam vĩ tuyến 17.

 

Miền Nam phải đối phó với một cuộc di cư vĩ đại vượt quá tầm vóc của chính ḿnh, nếu không có quốc tế, nhất là Hoa Kỳ, giúp đỡ. Ngoài những khó khăn của một nước nghèo nàn lạc hậu, Miền Nam rất thiếu chuyên gia sau cuộc phân chia đó về mọi mặt, đồng thời phải xây dựng một chế độ miền Nam vững mạnh. Sau cuộc di cư miền Nam phải đối phó mời nhiều khó khăn. Mấy vấn đề cơ bản sau khi ổn định xong cuộc di cư mà miền Nam phải đối phó là:

 

Thứ nhất cần xúc tiến thống nhất quân đội, các đảng phái, các tôn giáo và dành lại chủ quyền độc lập dân tộc từ tay người Pháp và từ tham vọng bá chủ của người Mỹ.

 

Thứ hai là xây dựng các cộng đồng di dân theo một chiến lược định cư có kế hoạch đa diện để vừa xây dựng kinh tế, vừa bảo vệ an ninh lănh thổ. Miền Nam phải canh chừng cuộc xâm nhập t́nh báo CS đủ loại cố nằm sâu trong các lực lượng quân dân cán chính toàn quốc ở miền Nam, nhất là trong các cộng đồng di dân, các dân tộc thiểu số ở Cao Nguyên và các lực lượng cựu kháng chiến Việt Minh c̣n lại tại miền Nam.

 

Thứ ba là củng cố một chính quyển dân chủ vững mạnh, ngay trong t́nh h́nh phải đối phó với chính sách hiếu chiến đầy tham vọng vốn có của miền Bắc nhằm áp đặt chế độ độc tài lên cả nước. Miền Nam hy vọng có thể đứng vững và bảo vệ lănh thổ và xây dựng chế độ xă hội độc lập dân tộc thực sự, và cùng thi đua phát triển với miền Bắc trong quá tŕnh thương thảo tiến tới thống nhất bằng con đường ḥa b́nh.

 

Không phải chỉ có GHCG mới đối phó với CS hữu hiệu nhất, nhưng nhiều hành vi của CS nhắm tập trung vào cộng đồng Công giáo mănh liệt nhất ở bất cứ nơi nào có sự xâm nhập của chủ nghĩa CS trên thế giới. Chính ví thế người CG có một vai tṛ tích cực, nếu không phải là tiên phong trong mặt trận ứng phó vói chủ trương chuyên quyền xây dựng đất nước, và tiêu diệt tôn giáo một cách có hệ thống.

 

Muốn thế cần phải tạo ra tài nguyên và huấn luyện nhân lực đủ tài đức. Trong khuôn khổ chế độ giáo dục toàn dân ở các cấp, nhất là cấp đại học quốc gia. GHVN qua HDGMVN, cũng ư thức được trách nhiệm đào tạo, góp phần vào công tŕnh xây dựng tài nguyên nhân lực chung của đất nước trong t́nh huống đa đoan ấy.

 

Thực tế lịch sử diễn ra chỉ trong năm 1955 đến gần hết năm 1956 bộc lộ nhiều khó khăn. Đây là giai đoạn có nhiều vấn đề phức tạp đặc biệt: người Pháp t́m cách kéo dài quyển lợi thực dân của họ ở Đông Dương, bằng cách mua chuộc các chính đảng, các lực lượng quân sự tôn giáo có nền tảng từ nhiều giáo phái chống lại chính quyền do TT Ngô Đ́nh Diệm cầm đầu, ngơ hầu phân hóa lực lượng quân sự, chính trị và tôn giáo trong nước.

 

Cuộc đối phó với ba tổ chức chính trị có nền tảng tôn giáo: B́nh Xuyên, Hỏa Hảo, Cao Đài và lực lượng gắn bó với Pháp, vào thời điểm 1957-58 tương đối tạm lắng xuống, ít ra bề ngoài. Chính trong bối cảnh xă hội ấy, th́ chính quyền Ngô Đ́nh Diệm tập trung sức lực vào xây dựng cơ chế vững vàng hơn. Hồng Y Spellman là một trong nhiều yếu tố xúc tác khá quan trọng lôi kéo quốc tế vào quá tŕnh định cư và xây dựng ở miền Nam ở giai đoạn từ 1954 đến 1965. Cuộc xây dựng VDHDL chắc chắn đă có bàn tay của ngài, thể hiện trong ṭa giảng đường nguy nga mang tên Spellman theo một tầm nh́n có tính chiến lược lâu dài và cơ bản.

 

Chính những tiền đề đó là bối cảnh cho việc GHVN đi đến thành lập một Hội Đại Học để xây dựng một Viện Đại Học Đà Lạt trên chốn cao nguyên này.

 

 

Chương Hai: Lư Tưởng và Mục Tiêu Giáo Dục

 
1/. Mục đích truyền giáo

 

Người viết rất đồng ư với nhiều suy tư của GS Nguyễn Khắc Dương về mục tiêu của giáo dục đại học Công giáo. Trong bài huấn dụ sinh viên nhân lễ tốt nghiệp khóa I của Trường Đại Học Sư Phạm, GM Chưởng Ấn[1] Ngô Đ́nh Thục tiên khởi đă phát biểu:

 

“Ở bất cứ đâu, Giáo Hội Công Giáo đă từng góp phần giáo dục thanh thiếu niên. Trên khắp lănh thổ Việt Nam thân yêu của chúng ta, từ Bắc chí Nam, từ làng quê đến thành thị, các trường trung tiểu học được Công giáo bảo trợ đang hoạt động hăng hái. Rất nhiều cựu học sinh của những trường này đang phục vụ dân tộc chúng ta trong nhiều lănh vực hoạt động khác nhau.

 

Nhưng Đất Nước vào giai đoạn phát triển mới cần có những nhân sự được huấn luyện đầy đủ đế có thể đáp ứng với những đ̣i hỏi mới.

 

Nhằm tiếp tục truyền thống giáo dục của Giáo Hội Công giáo góp phần vào nhiệm vụ quan trọng là đào tạo giới ưu tú cho Đất Nước, toàn thể các Giám Mục Việt Nam đă quyết định thành lập Viện Đại Học Đà Lạt, mặc dù có nhiều khó khắn về tài chánh và nhân sự. Các Giám Mục tin tưởng rằng các sinh viên của chúng ta - nhờ các giáo sư giảng dậy tận tâm, có giáo thuyết trong sáng bảo đảm, sẽ đạt tới những kết quả thỏa đáng, trong toàn môi trường cảnh quan và khí hậu cao nguyên trong mát này[2]”.

 

Tiếp lời vị GM Chưởng Ấn, Bộ Trưởng Quốc Gia Giáo Dục Trần Hữu Thế cũng phát biểu:

 

“Xứ sở chúng ta đă cố gắng phấn đấu kiến thiết nền tảng tinh thần và vật chất do yêu cầu tiến bộ của toàn dân. Chúng phủ kêu gọi đến thiện chí của các cá nhân và tổ chức. Viện Đại Học là một gương sáng hợp tác đó, và sự thành công của Viện Đại Học Đà Lạt chứng tỏ cho tôi viện có đủ tinh thần tham dự vào việc đào tạo các kỹ thuật gia và các nhà trí thức cho Việt Nam, cùng với các viện đại học quốc gia[3].”

 

Trong bản tường tŕnh cũng của GM Chưởng Ấn Viện Đại Học Đà Lạt kính gửi Bộ Trưởng Bộ Quốc Gia Giáo Dục, sau bốn năm xây dựng và hoạt động, những mục tiêu của việc thành lập một Viện Đại Học đă được nhắc lại rơ rệt:

 

a. Nhằm cung ứng cho sinh viên Việt Nam nói chung, và cách riêng cho những người Công giáo. Chính họ vẫn mong muốn học hỏi, nhưng thiếu một trung tâm cho họ có thể tiếp tục những công cuộc học hỏi ở đó.

 

b. Nhằm đảm lănh cuộc phục hưng đạo lư của những trí tuệ đă đi lạc đường trong nhiều năm rối loạn chiến tranh đă qua.

 

c. Nhằm mở rộng nền giáo dục Đại Học nơi quần chúng, nhất là nơi những người Công giáo, ngơ hầu bắt kịp tiến bộ chung của nhân loại[4].

 

Thực ra suy nghĩ sâu xa hơn, việc thành lập Viện Đại Học Đà lạt, cũng như bất cứ sinh hoạt nào của Giáo Hội đều thực hiện sứ mạng “truyền giáo”, tức là loan Tin Mừng cứu độ cho mọi loài thụ tạo, cho đến tận cùng trái đất, tận cùng thời gian. Truyền giáo là một trong những bổn phận căn bản của Kitô giáo, của từng Kitô hữu.

 

Giáo Hội muốn Kitô hóa mọi giá trị tốt đẹp của trần thế; muốn cứu độ mọi sinh hoạt văn hóa xă hội và kể cả kinh tế chính trị, nên Đại học Công giáo cũng nhằm nhập thể giá trị cứu độ vào mọi sinh hoạt văn hóa của mọi dân tộc, mọi thời đại, mọi nền văn minh, chứ không nhằm mục đích chính trị nào cả. Nền văn hóa được giảng dạy trong Đại Học Công giáo không theo (chứ không chống lại) duy vật và vô thần về mặt tư tưởng nhằm tạo điều kiện cho con người tiếp nhận chân lư hữu thần của Kitô giáo. Đạo Kitô muốn thâu gồm và bổ khuyết mọi giá trị chân chính của các triết lư khác.

 

Chẳng hạn, theo cái nh́n của một giáo sư triết học, th́ chủ thuyết vô thần Mác–xít ít nhất cũng có ba yếu tố được nh́n với thiện cảm:

 

“1. Mọi tài sản ở trần gian đều có mục đích phục vụ cộng đoàn nhân loại, trái với chủ nghĩa duy lợi nhuận cá nhân của chủ trương tự do kinh doanh quá trớn.

 

2. Giá trị kinh tế cũng như tinh thần và đạo đức của người lao động, và tôn trọng lao động chân tay; Thánh Phụ Giuse, Chúa Giêsu, các Thánh tông đồ hầu hết là thành phần lao động chân tay.

 

3. Công bằng xă hội trong việc phân phối sản phẩm của lao động… Thậm chí cả yếu tố duy vật và vô thần cũng được xem như có phần tác dụng tích cực nào đó; giúp người tín hữu lưu tâm hơn đến khía cạnh mầu nhiệm “Thiên Chúa mang lấy xác phàm” khỏi bị lạc vào cái sai lầm duy tâm (idéalisme); tinh luyện quan niệm về Thiên Chúa, thoát khỏi sa lầy vào một sự mê tín dị đoan ngấm ngầm vô thức [trang 174] nào đó, có nguy cơ tha hóa con người, vốn được Thiên Chúa ban cho có lư trí và tự do làm chủ đời ḿnh, xă hội và thiên nhiên.”[5]

 

2/. Truyền giáo và chính trị trần thế

 

Mục đích là thế, c̣n việc có bị ai lợi dụng không? Có thể thấy rằng đương nhiên; chính quyền nào cũng muốn lợi dụng tất cả để phục vụ cho mục tiêu của ḿnh! Giáo Hội và cá nhân thừa hành có chủ ư phục vụ cho một mưu đồ chính trị đảng phái không hay có vô t́nh để cho người ta lợi dụng không, như thế không thể vơ đũa cả nắm. Giáo Hội không chủ trương dùng Đại Học Đà Lạt để phục vụ chính trị cho chế độ nào cả!

 

Theo nhận định của GS Nguyễn Khắc Dương, từng phục vụ tại Viện Đại Học Đà Lạt chín năm (1966-1975):

 

“C̣n phần cá nhân các linh mục, các thành viên trong giáo ban th́ đó là chuyện riêng tư cá nhân họ, tôi không biết thâm tâm họ ra sao, nhưng tôi không thấy ai đă làm công việc cụ thể nào phục vụ cho mục tiêu chính trị nào cả! Mà tôi, riêng bản thân tôi, tôi xác định rằng tôi không phục vụ cho mục tiêu chính trị nào cả, mà tôi cũng đă cố gắng hết sức nếu có thể, không để cho ai lợi dụng ḿnh phục vụ cho một mục tiêu chính trị nào cả, c̣n hỏi tôi rằng có đủ khôn ngoan già dặn để đối phó, thoát khỏi mưu mô của những tay cáo già chính trị hay không? Th́ tôi xin hỏi lại, có ai dám quả quyết ḿnh tài giỏi như vậy, để tôi xin cắp sách đến học.

 

Tôi chỉ có thể nói rằng tôi không thấy có việc cụ thể nào (nhằm mục đích ấy) tôi làm để phục vụ cho một mục tiêu chính trị. Có chăng là một vài việc trong đó tôi bị phê b́nh là: “Có lợi cho Cộng sản”, ví dụ quá tích cực trong việc xin miễn dịch, hoăn dịch cho sinh viên hoặc để cho các sinh viên tá túc qua đêm trong pḥng tôi (dù họ đến gơ cửa lúc đêm khuya) không cần biết họ có phải là Việt Cộng nằm vùng hay không, mà chỉ biết họ là người quen lỡ đường, th́ theo lời Chúa dạy ḿnh phải đón tiếp họ như chính Chúa vậy, người sinh viên ấy có thể là Đại Việt, Cần Lao, là Việt cộng, là thành phần thứ 3 thứ 4 ǵ đó, tôi không thể biết được và tôi cũng không muốn biết, tôi chỉ biết họ là con người gặp khó khăn chờ tôi giúp đỡ, thế thôi!

 

Tôi không kể công với ai, mà tôi nghĩ tôi cũng chẳng có tội với ai về mặt chính trị v́ tôi là một con người vốn phi chính trị từ trong bản chất và dù chỉ là một giáo dân thường, [trang 175] tôi phát nguyện trọn đời phục vụ Thiên Chúa, và với cương vị giáo sư một Trường Đại học Công giáo, tôi là cán bộ văn hóa làm việc dưới sự quản lư của Hội Thánh Công giáo Việt Nam, để chống trả ba kẻ thù của Chúa Giêsu - Đó là: dốt nát, đau khổ và tội lỗi.

 

Trước hết là nơi chính bản thân tôi, sau nữa là nơi những anh chị em mà Chúa để cho tôi gặp gỡ trên mỗi nẻo đường không phân biệt ai, không hỏi căn cước lư lịch ai, v́ ai cũng là thân phận làm người trong một cơi thế gian mà sự dữ đă len vào để quấy phá chương tŕnh của Thiên Chúa dưới mọi h́nh thức, ở khắp mọi nơi; ngay cả trong ḷng Hội Thánh và trong ḷng tôi nữa. Và v́ thế tất cả đều cần được ơn cứu độ của Thiên Chúa. Do đó, khi ư Chúa nhiệm mầu đưa Viện Đại Học đến chỗ ngưng sinh hoạt, tôi vui vẻ nhẹ nhàng theo ư Chúa đi đến những nơi khác, làm những việc khác (ví dụ, gánh phân bón ruộng) với tất cả ḷng tin cậy mến b́nh an vui vẻ, cố gắng thương yêu mọi người trong t́nh yêu Chúa. Cố nhiên đó là cố gắng tối đa, c̣n đạt được bao nhiêu là việc Chúa thẩm phán, tôi không tự đánh giá ḿnh và cũng chẳng quan tâm đến lời thiên hạ (dù là ai) thị phi khen chê cả! Chỉ sợ ḿnh vô ư làm buồn ḷng anh chị em mà thôi.”[6]

 

“Phải chăng, đáng lẽ tôi phải biết như thế để bỏ cái ham mê ấy mà cố gắng tạo một sự nghiệp văn hoá thế tục trần gian. Tôi chỉ hỏi thế thôi, chứ với sự giải thể Viện Đại Học Công giáo Đà Lạt năm 75 th́ cũng chưa rơ ư Chúa mầu nhiệm muốn ǵ, bởi v́ như tôi đă ghi ở trên, kể từ năm 73, tôi đă t́m cách bắt tay vào, tuy có hơi muộn nhưng cũng là chưa muộn màng lắm! Dầu sao, đến năm 75, th́ lịch sử đă sang trang! Viện Đại Học Đà Lạt nay là một trường đại học của một nền giáo dục xây dựng trên nền tảng lư thuyết Mác-Lê, Giáo Hoàng Học Viện nay là cư xá của công nhân viên chức thuộc Viện Nghiên Cứu Hạt Nhân!”[7]

 

Tưởng cần giải thích chiều hướng ư nghĩa mà tập thể Viện Đại Học Đà Lạt đă nhận thức và chọn lựa. Có thể ư nghĩa trở nên rơ rệt hơn từ thời LM Viện Trưởng Nguyễn Văn Lập cùng với nhiều người đă ghi khắc chữ Thụ Nhân cho huy hiệu Viện Đại Học Đà Lạt, với cây thông xanh cây đứng hiên ngang giữa vùng trời cao nguyên. Lư tưởng Thụ Nhân này bắt nguồn từ danh ngôn cổ truyền của văn hóa Á Đông:

 

Nhất Niên Chi Kế, Mạc Nhi Thụ Cốc, Thập Niên Chi Kế Mạc Nhi Thụ Mộc, Bách Niên Chi Kế Mạc Nhi Thụ Nhân(Kế Hoạch Một Năm, Không Ǵ Bằng Trồng Lúa, Kế Hoạch Mười Năm, Không Ǵ Bằng Trồng Cây, Kế Hoạch Trăm Năm, Không Ǵ Bằng Trồng Người).

 

Từ đó Thụ Nhân trở thành phương châm biểu tượng và thực hành cho lư tưởng giáo dục “trồng người” của Viện Đại Học Đà Lạt cho đến nay.

 

 

PHẦN II. LỊCH SỬ THÀNH LẬP

 

 

Chương Ba. Điều Kiện Hợp Pháp Đến Hoạt Động Thực Tiễn

 

1. Việc Thành Lập Theo Luật Pháp

 

Về pháp lư dân sự, Hội Đại Học Đà Lạt được giấy phép hoạt động chính thức theo Nghị Định số 67/BNV/NA/P5 của Bội Nội Vụ kư ngày 8/8/1957[8] và bắt đầu từ niên khóa 1957-58. Nhưng trong thực tế chính nhiều người có trách nhiệm của Viện Đại Học Đà Lạt lại nói Viện này được thành lập vào những thời điểm khác nhau. Như vậy thực sự Căn bản pháp lư của Hội Đại Học Dà Lạt đă có từ ngày 8 tháng 8 năm 1957.

 

Và để tạo điểu kiện cho Hội ĐHĐL hoạt động th́ nhà nước gửi sinh viên của chính phủ lên thụ huấn bởi chính những giáo sư từ Sàig̣n đến Viện Đại Học Đà Lạt giai đoạn ban đầu, ít nhất là ba năm từ các niên khóa 1958-1959 đến 1961. Đây là năm có khóa tốt nghiệp đầu tiên của ba năm thụ huấn tại Đà Lạt của sinh viên ban Triết Học và Pháp Văn, do nhà nước gửi tới.

 

Văn kiện thứ hai là Sắc Lệnh số 232/NV do Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa kư ngày 9/9/1959[9] công nhận Hội Đại Học Đà Lạt là một hội công ích và công nhận Hội Đồng Quản Trị của Hội này là một tổ chức pháp nhân[10]. Căn bản đó giúp Hội Đại Học có đầy đủ tư cách pháp nhân để tạo măi tài sản hợp pháp, được hưởng nhiều thứ quyền lợi về kinh doanh, nhất là xuất nhập cảng, với nhiều ưu tiên khác, như không phải đóng thuế v́ hoạt động công ích.

 

Đây là hai văn kiện pháp lư đầu tiên giúp Hội Đại Học Đà Lạt có điều kiện để hoạt động kinh tài xây dựng Viện Đại Học. V́ thế việc tạo măi đầu tiên mà Hội Đại Học Đà Lạt đă thực hiện do việc thành lập một Nhóm Cố Vấn Pháp Lư[11] để thi hành các thủ tục và thương thuyết với Chính Phủ. Chỉ đến tháng Ba năm 1960, Chính Phủ Việt Nam mới chấp nhận yêu cầu của Hội. Chính Phủ đă dành cho Đai Học Đà Lạt quyền chiếm hữu khuôn viên hiện có trong thời gian vô hạn định.

 

Như thế theo thủ tục pháp lư, Hội đă mua hẳn cơ sở Trường Thiếu sinh quân trước kia, lúc đó chuyển thành Camp Robert, mà nhà nước Việt Nam tiếp quản từ quân đội Pháp với giá tương trưng là 1 đồng bạc Việt Nam. Nhà nước Việt Nam bán đứt cho Hội Đại Học Đà Lạt với giá cao hơn (xin xem dưới cũng trong bài viết này, trang 17). Với lợi tức phát triển dần dần, Hội Đại Học đă mua hẳn những tài sản kinh doanh để tài trợ cho các hoạt động giáo dục lâu dài, ổn định của Viện Đại Học.

 

Những văn kiện tiếp theo chỉ có tính cách bổ sung về các phương diện học vụ củng cố cho việc phát triển của Viện Đại Học Đà Lạt ở những giai đoạn khác nhau về sau. Những văn kiện đó sẽ được khai triển trong quá tŕnh cấu trúc thích hợp của nghiên cứu này.

 

2. Những Cảm Nhận Và Chứng Từ Thực Tế Khác

 

Chính hai thời điểm của văn kiện pháp lư đó và những cuộc thương lượng gay go có liên quan đă giải thích những cảm nhận khác nhau về quá tŕnh h́nh thành Viện Đại Học Đà Lạt sau này. Theo Niên Giám 2005 của HĐGMVN trang 777, Viện Đại Học Công giáo được thành lập vào tháng 8 năm 1957[12] tại Đà Lạt, thuộc quyền sở hữu của Hội Đại Học Đà Lạt, mà hội viên là toàn thể các giám mục trong Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Viện có mục đích phát huy văn hóa dân tộc, bảo lưu các giá trị văn hóa cổ truyền tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, kết hợp hài ḥa với luồng văn hóa quốc tế, phù hợp với tinh thần Tin Mừng Công giáo và góp phần vào giáo dục các thế hệ để phát triển đất nước và dân tộc. Trong bối cảnh xă hội tại Việt Nam, thiết tưởng nên phân tích thêm một số mặt để làm rơ mục tiêu tôn chỉ[13] này như trên.

 

 

Chương Bốn. Hội Đại Học Đà Lạt

 

1. Quá Tŕnh H́nh Thành.

 

Hội Việt Nam Viện Trợ Giáo Dục Cao Đẳng.

 

Ban đầu chính TGM Ngô Đ́nh Thục chủ động thiết lập “Hội Việt Nam Viện Trợ Giáo Dục Cao Đẳng[14]” ngay từ năm 1957, nhằm mục đích kinh tài yểm trợ cho các hoạt động phục vụ xây dựng Viện Đại Học Đà Lạt.

 

Có nhiều vận động yểm trợ từ Cơ quan Viện Trợ Công giáo Hoa Kỳ, qua các ông Đinh Văn Bài[15] và Công Chứng Viên Phạm Quang Lộc, khi đó là cố vấn cộng tác với LM phụ trách do HĐGMVN chỉ định[16]. Ông Bài, một nhân viên xă hội làm việc tại Cơ Quan đó, cho biết có nhiều bất động sản khởi đầu được dự tính trao cho Hội làm phương tiện kinh doanh.

 

Các lợi tức có được, dùng để tài trợ cho việc tạo măi tài sản, thiết lập và duy tŕ liên tục công cuộc phát triển Viện Đại Học Đà Lạt. Khi đó, có cả những bất động sản như: khu rừng Cao su ở Củ Chi, Trảng Bàng, B́nh Long, và Thủ Đức, do người Pháp trao trả hay bỏ lại. Hội Việt Nam Viện Trợ Giáo Dục Cao Đẳng dường như có vai tṛ hoạt động kinh tài song hành một thời gian nhất định yểm trợ cho việc thành lập Hội Đại Học Đà Lạt. Hội Đại Học này trở thành chính thức vào tháng 8/1957.

Trong số những h́nh thức vận động tài trợ của Hội Đại Học Đà Lạt, ngoài những vận động tài chánh ở hai ngoai, c̣n vận động tài trợ từ phía chính phủ Việt Nam.[17]

 

- Công văn số 415-TTP/ĐL/M ngày 4-12-1957 của Đổng Lư Văn Pḥng Phủ Tổng Thống gởi Bộ Trưởng Bộ Tài Chánh ghi lại:

Do công văn số 1570-BTC/DC/B ngày 5-8-1957, ông Bộ trưởng có đề nghị Tổng thống tặng dữ đồn điền tại Blao, tịch thâu của Lê Văn Viễn, cho trường Đại học sắp thành lập tại Đà Lạt. “Sự tặng dữ này khi trường Đại học nói trên đă hoàn thành và có tư cách pháp nhân để nhận lănh. “Tôi trân trọng tin để ông Bộ trưởng rơ: Tổng thống chấp nhận đề nghị trên đây của ông Bộ trưởng.” [18]

- Tiếp đến, theo yêu cầu của Giám Mục Ngô Đ́nh Thục, ngày 31-7-1958, Bộ trưởng Bộ Kiến thiết và Thiết kế đô thị đă gởi Công văn số 1392/BKTĐT/KOC đến ông Ngô Đ́nh Diệm đề nghị cho trường Đại học này được ứng trước 5.000.000 đồng để dùng vào việc xây cất trường. Công văn viết:

Với mục đích giúp phương tiện cho Đức Tổng (Chú thích của người viết: thực sự, Giám Mục Ngô Đ́nh Thục măi năm 1960 mới lên chức Tổng Giám Mục khi được bổ nhiệm làm Tổng Giám Mục Huế) Giám Mục, Chưởng Ấn Trường Đại học Đà Lạt, thực hiện ngay việc xây cất nhà trường trong dịp nghỉ hè, để kịp khai giảng vào niên khóa 1958-1959, Thiểm bộ kính xin ông Tổng thống cho phép Ngân Sách Tự Trị Quốc Gia Kiến ốc Cục, tài khóa 1958, ứng trước ra một ngân khoản 5.000.000 đồng để sử dụng vào công tác nói trên.[19]  

 

- Để xúc tiến hợp thức việc ứng trước, ngày 2-8-1958, chính quyền Ngô Đ́nh Diệm ra nghị định số 272-KT/TKĐT “cho phép mở một kỳ Xổ số đặc biệt để xây dựng Trường Đại học Đà Lạt. [20]

Dĩ nhiên nên biết  là 5 triệu đồng vào thời đó có giá trị rất lớn, và cứ kéo dài măi việc thực hiện đề nghị trên một cách nào đó là bất hợp lư, nhưng để làm giải quyết nhu cầu, số tiền trên đă được chuẩn chi đặc biệt như một ngoại lệ.

Công văn số 33.275B/19.057-TP/NSNV/CT/3B, ngày 12-8-1958 của Tổng Thư kư Phủ Tổng thống nói rơ trường hợp này: “Riêng về phần pháp lư… là một cơ quan tư, trường Đại học Đà Lạt có thể đứng ra vay tiền của Quốc Gia Kiến Ốc Cục. Trên căn bản, cơ quan này khó ḷng thỏa măn đơn vay ấy được, v́ trái với mục tiêu cho vay của cơ quan.”

Có lẽ v́ lư do ấy nên Bộ Kiến Thiết mới tŕnh lên Tổng thống để ứng trước, v́ là một ngoại lệ. Thủ tục này có phần đúng, nhưng về phương diện tài chánh, một khi Tổng thống cho phép, tất nhiên chính phủ đă mặc nhiên bảo đảm số nợ cho tư nhân, và như vậy Ngân Sách Quốc Gia bị buộc trả, nếu tư nhân không trả được. Trên nguyên tắc, sự đảm bảo như vậy khó ḷng thực hiện được. Tuy nhiên, nếu việc nâng đỡ trường Đại học Đà Lạt là cần thiết và được thượng cấp chấp nhận, Nha này tưởng có thể áp dụng thủ tục sau đây:

a. Để Hội Đồng Quản Trị của Quốc Gia Kiến ốc Cục quyết định về đơn vay của trường Đại học; mặc dầu không đúng với mục tiêu của cơ quan, nhưng Hội đồng có thể xét được v́ tánh cách của công tác;

“b. Áp dụng Điều thứ 16 của nghị định ngày 15-6-1951… quyết định cho vay phải được Tổng thống chuẩn y để có hiệu lực thi hành;

“c. như vậy số chi phí trên sẽ được ghi vào Ngân Sách Của Kiến Ốc Cục.”

Và ngay ngày hôm nay (13-8-1958), bằng Nghị định số 281-KT/TKDT, chính quyền NĐD đă “cho phép Quốc Gia Kiến Ốc Cục ứng trước cho trường Đại học Đà Lạt một số tiền là năm triệu đồng (5.000.000)” (Điều 1) và “trường Đại học Đà Lạt phải hoàn lại số tiền ứng trước cho Kiến Ốc Cục khi thâu được lợi tức kỳ Xổ số “Loại đặc biệt Trường Đại học Đà Lạt” phát hành năm 1958” (Điều 3) [21].

Dù thế nào chăng nữa th́ dưới cái nh́n của nhiều người nhất là người tin theo đạo Phật, Trường Đại Học Đà Lạt đă được xây dựng phần nào bằng phương tiện và tài chánh quốc gia, và phản ứng của giới Phật Giáo, nếu có, khi đó là một điều dễ hiểu.

Báo Newsweek ra ngày 27-5-1963 viết, phản ảnh một phản ứng về phía Phật giáo vào thời điểm ấy: “Khi một Viện Đại học Công giáo được thiết lập tại thành phố miền sơn cước Đà Lạt, một công chức Phật tử đă than phiền rằng: “Chúng tôi là tín đồ Phật giáo nên không thể được như thế.” [22]

 

Công tŕnh xây dựng. Nhờ tài trợ[23] của Hội Việt Nam Viện Trợ Giáo Dục Cao Đẳng, các bộ phận sau đây đă lần lượt được xây dựng trên khuôn viên VĐHĐL: các pḥng thí nghiệm Lư Hóa, Thư Viện, văn pḥng, giảng đường, xe hơi, sách vở, trang thiết bị pḥng thí nghiệm, pḥng đọc sách, nhà chơi, nhà y tế, sửa chữa, bài tŕ giảng đường, nhà cơm, nhà vệ sinh, nhà bếp, nhà bảo vệ, san bằng nền đất, thiết trí điện thoại, xây dựng nhà hội để cử hành lễ nghi tôn giáo (1958-61)

 

Yểm Trợ tài chánh ngắn hạn để sửa chữa bảo tŕ cơ sở vật chất, để trả lương giáo sư và nhân viên, để lập Quỹ Dự Trữ từ đầu tài khóa 1958 đến hết tháng 6/1961.

 

Yểm trợ tài chánh dài hạn để tạo măi ba cở sở:

 

Bất động sản hạng nhất ngay trung tâm Sàig̣n, ở góc Lê Lợi-Nguyễn Huệ (133 Nguyễn Huệ Sàig̣n).

 

Bất Động Sản ở Đa Kao, ở góc Đinh Tiên Hoàng-Nguyễn Văn Giai

 

Bất Động sản ở Công Trường Lam Sơn.

 

Các tài sản khác đă lần lượt được tạo măi làm phương tiện phục vụ công ích của Hội Đại Học Đà Lạt

 

Hội Đại Học Đà Lạt.

 

Hội Đại Học Đà Lạt được tổ chức theo quy chế[24] đă được ấn định và có thể h́nh dung theo biểu đồ sau đây:

 

Biểu Đồ 1: Cơ Cấu Tổ Chức Hội Đại Học Đà Lạt

 

 

Hội Đại Học Đà Lạt

 

 

Hội Đồng Quản Trị

 

 

Ủy Ban Thường Trực

 

 

Tổng Quản Lư

 

 

(Các Cơ Sở Kinh Doanh)

Thương Xá TAX

Thư Quán Xuân Thu

Ngân Hàng Nông Thôn Đức Trọng

Thương Xá  Đinh Tiên Hoàng

Cao Ốc Lam Sơn

Đồn  Điền Đại Nga

Cơ sở Viện Đại Học tại Đà Lạt

 

Đồn Điền Di Linh

Chú thích: 1/Chức vụ Tổng Quản Lư có nhiệm vụ Quản Trị & Điều Hành các Cơ Sở Kinh Doanh của Hội Đại Học Đà Lại. Lợi Tức Thuần Tính (Net Income) do những Cơ Sở này mang lại, một phần lớn đượcc đưa vào Ngân Sách Chi tiêu của Viện Đại Học Đà Lạt. Từ 6/70-4/75, Các Cơ Sở Kinh Doanh do G.S Trần Long phụ trách)

2/ Cơ sở xây dựng Viện Đại Học Đà Lạt gồm ba khu đồi A, B, C.  Diện tích khuôn viên khu A xây dựng trường sở gồm chừng 38-40 ha

 

Hội Đồng Quản Trị Hội Đại Học Đà Lạt hoạt động khởi đầu theo Qui Chế ấy, được đính kèm Nghị Định số 67-BNV/NA/P5 ngày 8/8/1957. Hội Đồng Quản Trị cho năm 1961 gồm có TGM Ngô Đ́nh Thục, Chưởng Ấn quản trị viên, và ba Giám Mục quản trị viên là Nguyễn Văn B́nh, Nguyễn Văn Hiền và P. Piquet[25]. Vào thời gian đầu ấy, Ông Phạm Quang Lộc, công chứng viên tại Sàig̣n được chọn làm cố vấn pháp lư và tài chánh cho Hội Đồng.

 

Hội Đồng Quản Trị về sau được thành lập gồm: Chủ Tịch (GM Nguyễn Văn Hiền, GM Đà Lạt), Hội Viên 1 (GM Phạm Ngọc Chi, GM Đà Nẵng), Hội viên 2, Chưởng Ấn VĐHĐL (Giám Mục Nguyễn Ngọc Quang, Gp Cần Thơ)[26]. HĐQT cử nhiệm một Ủy Ban Thường Trực để điều hành công việc.

 

Ủy Ban Thường Trực về sau cuối cùng gồm Chủ tịch (linh mục Viện Trưởng Lê Văn lư), một ủy viên tổng quản lư (GS Trần Long) và một ủy viên tổng kiểm soát (Ông Trần Văn Bốt). Trong một thời gian lâu dài, chính LM Nguyễn Văn Thạnh làm Quản lư của GP Sàig̣n kiêm nhiệm quản lư Hội Đại Học Đà lạt. LM Nguyễn Hữu Trọng[27] làm kiểm soát viên. Ông Đỗ Văn Thành coi nhà sách Xuân Thu, kiêm thư kư phụ trách Chánh Văn Pḥng Liên Lạc của Viện Đại Học Đà Lạt tại Sàig̣n.

 

Khi Linh Mục hồi hưu, th́ người được cử nhiệm làm Tổng Quản Lư là GS Trần Long.  Theo Hồi Kư của GS Trần Long, th́ “tháng 7/1970, tôi được bổ nhiệm làm Tổng Quản Lư Hội Đại Học Đà Lạt (Dalat University Foundation), và về Sàig̣n để cai quản những cơ sở sinh lợi của Hội. Đầu năm 1971, khi tôi dọn vào căn pḥng mới lầu hai Catinat Building ở trung tâm Sàig̣n[28], có ông Vũ Anh Tuấn đặc trách hành chánh địa ốc.

 

2. Những Vấn Đề Của Hội Đại Học Đà Lạt

 

a. Về t́nh h́nh tài chính của viện h́nh thành thực sự sau 1/11/63 bằng các nguồn sau đây:

- học phí của sinh viên hầu như có tính tượng trưng, v́ chỉ ấn định là 500 đồng/năm/người

- tài trợ của quốc hội khoảng 30.000/năm, nằm trong Ngân Sách Bộ Giáo Dục được công bố hằng năm

- trợ cấp của Ṭa Thánh Vatican gồm 20.000 Mỹ kim/năm, tương đương trợ cấp dành cho một giáo phận

 

Tổng số tiền trợ cấp nói trên chỉ đủ chi tiêu tiết kiệm cho viện. Nếu có dư chút ít th́ dành để trợ giúp sinh viên. Nếu cần vài ba triệu dồng th́ có mạnh thường quân là bạn bè của linh mục viện trưởng ở Sài G̣n cho vay.

Nên biết để mời các giáo sư thỉnh giảng từ Sài G̣n lên Đà Lạt giảng day, mỗi tháng Viện phải trả 3, 5 triệu đồng[29].

Trong khoảng thời gian từ lễ Giáng Sinh cho đến Tết âm lịch hằng năm, một nét đặc trưng của Viện Đại Học Đà Lạt là các nhóm sinh viên thường tổ chức party thâu đêm suốt sáng, Điều này thường chỉ có thể thực hiện được là nhờ giúp đỡ tài chánh của linh mục Viện Trưởng Lập. Thật vậy, trong Viện lúc đó có rất nhiều nhóm, như Nhóm Rong Biển Nha Trang, Nhóm Bông Bưởi Biên Ḥa, Nhóm Huế, Thanh Niên Thiện Chí, Thanh Niên Chí Nguyện… Thời đó, ít nhất cũng có từ 30 đến 40 nhóm. Mỗi nhóm khi tổ chức party, tất cả đều lên xin tiến linh mục Viện Trưởng.

Đây là điển h́nh câu chuyện diễn ra như thế này:

Trưởng Nhóm:

-Nhóm chúng con muốn tổ chức party mừng Giáng Sinh (hoặc Tết), xin cha giúp cho chúng con một ít tiền.

Linh mục trả lời:

-Các con tổ chức, con phải đóng góp trước đă.

-Thưa cha, chúng con cung đă cố gắng đóng góp nhưng không đủ, nhất là tụi con ở xa nhà không có  nhiều tiền.

Linh mục trả lời:

-Như vậy, party dự định bao nhiêu người?

-Thưa cha khoảng 100 người, chúng con đă đóng góp mỗi đứa 5 đồng. Tổng cộng được khoảng 500 đồng. Xin cha cho them một ít, để party thêm xôm tụ.

-Bây giờ cha cho hai ngàn rưỡi được chưa?

-Xin cha cho chúng con thêm một ít nữa. Cha bảo:

-Thôi cha cho 4 ngàn đó. Cầm giấy này, qua pḥng kế toán kư giếy nhận tiền.

Sau chuyện liên hoan, là chuyện sinh viên về nhà ăn Tết. Viện Đại Học Đà Lạt thường nghỉ Tết đặc biệt hơn các Đại Học khác, là nghỉ một tháng. Trước Tết, các sinh viên (đa số là các nữ sinh viên) hay đến mượn tiền linh mục để mua vé máy bay về nhà ăn Tết, thường với lư do bưu phiếu gởi lên chưa kịp. Nhưng sau khi mua được vé máy bay rồi, các anh chị này c̣n trởlại gặp linh mục và thường nói rằng:

“Cám ơn cha rất nhiều đă cho con mượn tiền mua vé máy bay, nhưng bây giờ đi xa về nhà mà không có quà cáp cho gia đ́nh th́ kỳ quá. Xin cha cho con mươn thêm một ít tiền nữa để mua quà cáp cho bố mẹ và các em trong gia đ́nh”.

Thế rồi linh mục cũng đành bấm bụng cho các anh chị này mươn thêm tiền. Nhưng có một điều đáng nói, là số sinh viên mượn tiền trả lại ṣng phẳng cho Viện thường không bao nhiêu. Đến năm 1970, lúc linh mục Lập rời chức vụ Viện trưởng để về Huế, danh sách các sinh viên c̣n thiếu tiền khá dài. Linh mục đă bảo pḥng kế toán xé bỏ đi, trước khi bàn giao sổ sách lại cho người kế nhiệm[30].

TTheo thiển ư người viết, việc chi tiêu ban đầu không có nguyên tắc nào cả chỉ có thể thực hiện được khi sĩ số không nhiều và không bị lơi dụng, nhưng khi VDH trở nên đông hơn, th́ mọi vấn đề quản trị tài chính cần có những tiêu chuẩn đàng hoàng để điều hành

 

Ngoài ra không có nguồn tài trợ nào khác. Tiền của cơ sở kinh doanh như Thương xá Tax, Thương xá Da Kao… được dùng để duy tŕ sửa sang cơ sở hạ tầng của Viện.

Hội Đại Học Đà Lạt do TGM Ngô Đ́nh Thục điều khiển chuẩn chi mỗi khi cần, chứ không qua hệ thống Giáo Hội. Hội có ông Phạm Quang Lộc làm Chưởng Khế, một người miền Nam không Công giáo. Sau biến cố 1/11/1963, không ai biết tin tức về ông và việc quản lư của Hội được trao cho GS Trần Long.

 

b. Đă có lúc Linh mục Nguyễn Văn Thạnh, quản lư Ṭa Giám Mục Sàig̣n, thành lập ngân hàng. Muốn thành lập ngân hàng, linh mục phải kê khai tài sản hiện có. Linh mục Thạnh đă khai chung tiền mặt và tài sản của Ṭa Giám Mục Sài G̣n và Hội Đại Học Đà Lạt. Lúc đó, GS Vũ Quốc Thúc vừa là thành viên Uỷ Ban Cứu Xét vừa là Giáo sư của Viện. V́ thế Giáo sư hỏi và khuyến cáo Linh mục Viện Trưởng là nếu để Linh mục Thạnh làm như vậy, sau này Viện sẽ không nhận được tài trợ của các nơi khác nữa, v́ Viện đă trở nên giàu sang v́ có ngân hàng.

 

Linh mục Viện trưởng tŕnh lại sự việc này với Giám mục Nguyễn Văn B́nh, nhưng Linh mục Thạnh vẫn cứ làm. Từ khi ấy Linh mục Viện Trưởng thấy không có quyền về việc này và v́ thế không biết t́nh h́nh hoạt động của ngân hàng ra sao, kể cả các cơ sở Xuân Thu, Tax, Caravelle, …. Linh mục chỉ nhận được tiền xây dựng cơ bản, chứ không phải tiền chi dụng cho sinh hoạt hằng ngày của Viện. Ngay đến lương bổng của các nhân viên giảng huấn được thanh toán thế nào, ngài không biết đầy đủ, nhưng không thấy ai than phềin điều ǵ [31]

 

c. Theo LM Viện Trưởng tiết lộ cho người viết [32], trước khi cha đi Pháp năm 1980. Theo đó, ít tháng trước biến cố 30/4/1975, GS Trần Long làm Tổng Quản Lư có yêu cầu với LM Viện Trưởng là được hoàn toàn đứng tên một ḿnh, chứ không phải hai người, trên các chứng từ hành chánh và tài chánh. Dó là thông lệ vẫn áp dụng cho những chữ kư quan trọng (chi tiêu, thu nhập) trên các chứng từ hành chính và tài chính của Hội Đại Học Đà Lạt, theo luật pháp chung của quốc gia cũng như quốc tế đối với người đại diện một Hiệp Hội có pháp nhân. Lư do GS Trần Long nêu ra là uy tín cụ thể của GS ở cương vị một Tổng Quản Lư của Hội Đại Học Đà Lạt trong Giáo Hội Công Giáo. Nếu không, trong bối cảnh đang diễn ra ở miền Nam (VNCH), GS không thể làm việc được. LM VT đứng trước nhiều áp lực do t́nh h́nh, trong đó có việc Linh Mục Nguyễn Hữu Trọng xin nghỉ hưu, đă nhượng bộ.

 

Sau 30/4/1975, một hôm, LM Lê Văn Lư nói với người viết là Hội Đồng Giám Mục Việt Nam có hỏi ngài về t́nh h́nh các bất động sản và tài khoản của Hội Đại Học Đà Lạt hiện ra sao, th́ ngài trả lời là bất động sản và tài khoản (tiền mặt, ngân chi phiếu, chứng thư, chứng từ tài chánh…) đều do nhà nước mới quản lư và phong tỏa các trương mục có thể kiểm soát được.

 

Như vậy số phận các tài sản - nhất là ngân quỹ chung của Giáo Hội do Hội Đồng Giám Mục Việt Nam quản nhiệm cao nhất - trong các trương mục ở trong nước hay ở nước ngoài mang danh nghĩa Hội Đại Học Đà Lạt như thế nào khi Cộng Sản chiếm toàn miền Nam từ ngay trước và sau 30/4/1975 đến nay?

 

3. Các Tài Sản Của Hội.

 

Thực sự về sau, v́ nhiều nguyên nhân phức tạp khác nhau, Hội Đại Học Đà Lạt chỉ c̣n sở hữu và quản lư các cơ sở ở vùng Sàig̣n và Bảo Lộc, Đà Lạt như:

 

Thương Xá Tax (Ô. Thái Văn Phải giám thị).

Thương Xá Đinh Tiên Hoàng Đa Kao (Ô. Âu Văn Kiệt khán thủ).

Cao Ốc Lam Sơn (Ô. Nguyễn Văn Thành làm giám thị).

Nhà sách Xuân Thu (tiếp quản từ nhà sách Portail do người Pháp trao lại. Bà Ánh Nguyệt tức Bà Trần Long  làm giám đốc).

Các cơ sở trực thuộc VĐHĐL tại Sàig̣n, do LM Nguyễn Hữu Trọng, Đại Diện VT điều hành với ông Đỗ Văn Thành làm Tổng Thư Kư phụ trách gồm ba bộ phận:

Pḥng Liên Lạc (Ô. Nguyễn Hữu Phước và Ô. Đoàn Văn Gấm),

Pḥng đại diện sinh viên vụ (Ô. Dương Hiệp Nghĩa, cô Lê Ḥa Ánh), và

Ban Cao Học Trường Chánh Trị Kinh Doanh. Ngoài GS PBL làm Khoa Trưởng, có các GS Nguyễn Lâu, Pt Khoa Trưởng, GS Nguyễn Chánh Đoan, GS Nguyễn Đ́nh Quế làm GS đặc vụ, Ông Đỗ Văn Thành làm CVP, với một số nhân viên (Bà Công Tằng Tôn Nữ Thị Cảnh, Cô Phạm Thị Chính, Ông Nguyễn Tri Lương, Ông Vơ Lang, và ông Nguyễn Văn Yến)

Đồn Điền Đại Nga (cơ sở ở Lâm Đồng, trồng trà và nhiều loại cây ăn trái, do Tu Huynh Đinh Quang Trí, CSC, trông coi).

Đồn Điền Di Linh Djirato (do Tu huynh Bùi Chu Tràng, CSC, trông coi)

Ngân Hàng Tín Dụng Nông Thôn Đức Trọng (Lm Nguyễn Hữu Trọng đặc trách, dường như một thời gian có GS Lương Hữu Định làm Giám Đốc)

Ba Khu Đồi xây dựng làm cơ sở Viện Đại Học tại thị xă Đàlạt.

 

4. Các Nguồn Tài Trợ.

 

Trong quá tŕnh xây dựng và phát triển Viện Đại Học Đà Lạt, phục vụ ngày càng đông sinh viên, các quản trị viên không chỉ trông nhờ vào nguồn tài trợ giới hạn từ các cơ sở của ḿnh mà cần có tài trợ của các nguồn khác, như:

 

Các mục thu:

a. Nguồn thu học phí của sinh viên.

b. Trợ cấp của chính phủ Việt Nam.

Bộ Quốc Gia Giáo Dục (Bộ Trưởng Trần Hữu Thế, Nguyễn Quang Tŕnh), nhất là Viện Đại Học Sàig̣n và Trường Văn Khoa, Trường Sư Phạm, Trường Khoa Học[33] Bộ Tài Chánh (thời Viện Trưởng Lê Văn Lư)

 

c. Trợ cấp của chính phủ hay tổ chức kinh doanh, thiện nguyện, tôn giáo, văn hóa          giáo dục. quốc tế, như:

Hội Việt Nam Viện Trợ Giáo Dục Cao Đẳng

Cơ Quan Catholic World Service, CWS

US Catholic Relief Service, CRS

World University Service, WUS.

Canada và Pháp (giúp tài trợ và cử nhiệm giáo sư sang giảng dậy tại VĐH Đà Lạt

Cơ Quan Văn Hóa Á Châu (The Asia Foundation).

Phái Bộ Viện Trợ Hoa Kỳ (The USAID Mission)

Đức Phao Lô VI

Hồng Y Spellman

Khâm Sứ Ṭa Thánh

Chính GM Ngô Đ́nh Thục

Hội Đồng GMCHLBTây Đức, nhất là Ṭa Giám Mục Koln giúp 10.000 Đức Mác       mua sách)

Trường Đại Học Công Giáo George Mason University (4400 University Drive, Fairfax, VA 22030) bảo trợ.

d. Trợ cấp nói chung của các tổ chức hay cá nhân ân nhân khác, …

 

Tất cả những nguồn tài trợ đó chi cho các mục, như:

 

Lương, vận phí các giáo sư và nhân viên công tác

Chi Phí Xây Cất Mới, Trang Thiết Bị, Pḥng Thí Nghiệm và Bảo Tŕ các Cơ Sở

Dự Trữ Tiếp Tân và các hoạt động an toàn xă hội tối thiểu

Học Bổng, Hoạt Động Sinh Viên

 

Biểu Đồ 2. Tổ Chức Tổng Quát Hội và Viện Đại Học Đà Lạt[34]

 

Hội Đồng Giám Mục Việt Nam

Viện Đại Học Đà Lạt

 

Hội Đại Học Đà Lạt

Chưởng Ấn

Hội Đồng Quản Trị

Hội Đồng Viện –VT-UBPhTr&KếH - UBHVụ

 

Uỷ Ban Thường Trực

 

 

 

 

Tổng Quản Lư

Văn Pḥng Viện

Đại Diện VT/Sàig̣n

Cơ Sở Kinh Doanh

1.GĐ/ĐHX(TVKư,Kiêm Ái,Bminh)

1.Văn Pḥng Liên Lạc

1.Thương Xá Tax

2.GĐ/Sinh Viên Vụ

2.TrCTKD/Ban Cao Hoc

2.Cao Ốc Lam Sơn

3.TU/Tuyên Úy Vụ

3.VP Dại Diện Sinh Viên

3.Thương Xá ĐTHoàng

4.GĐ/Tu Thư & Báo Chí

 

5.Thư Quán Xuân Thu

5.GĐ/Thư Viện

6.Đồn Điền Đại Nga

6.QL/Pḥng Quản Lư

7.Đồn Điền Di Linh

7.KT/TrCTKDoanh/Ban Cử Nhân

8.Ngân Hàng NT Đức Trọng

8.KT/TrĐH Khoa Học

 

9.KT/TrĐH Sư Phạm

10.KT/TrĐH Văn Khoa

11.KT/TrĐH Thần Học

TC: (11) bộ phận

(3) bộ phận

(8) bộ phận

Chú thích: Biểu đồ này cho thấy tương quan giữa các bộ phận của Hội Và Viện Đại Học Đà Lạt

           

 

5.Cơ Sở Viện Đại Học tại Đà Lạt.

 

Cơ sở bất động sản khu đồi chính dùng để xây dựng, phát triển tiện nghi sinh hoạt quản trị, giảng huấn, cư trú của Viện Đại Học Đà Lạt được tiếp quản từ cơ sở cũ của Trường Thiếu Sinh Quân do người Pháp để lại.

 

Nhưng người Pháp đă chuyển đổi mục đích xử dụng. Như lời xác nhận của chính Linh mục Nguyễn Văn Lập do Vũ Sinh Hiên ghi thuật[35]:

Về cơ sở, Viện Đại Học Đà Lạt vốn là trung tâm an dưỡng của sĩ quan Pháp có tên là Camp Robert. Bộ Tài Chánnh Chính Phủ Việt Nam lúc bấy giờ đă bán lại cho các Giám mục với giá hai triệu đồng, giấy tờ bằng khoán đầy đủ, do Đức Cha Ngô Đ́nh Thục đứng tên. Tôi gửi giấy tờ ở Ṭa Khâm Sứ và chỉ giữ một bản sao ở Viện Đại Học.

Camp Robert có hai khu , một ở gần thành phố Đà Lạt, bên bờ hồ, phía trường Yersin, một ở phía trong rừng xa thành phố, rộng 40 ha với  40 ngôi nhà lớn nhỏ. Các Đức Giám Mục đă mua khu thứ hai này, gia công tu sửa những ngôi nhà trong trong khuôn viên, xây nhà nguyện ở độ cao 1500m, chung quanh có pḥng ốc dành cho các giáo sư cư ngụ và một pḥng học rât yên tĩnh. Cùng với việc chỉnh trang là viêc đặt tên cho những ngôi nhà, những con đường trong khuôn viên Viện: Nguyện đường Năng Tĩnh, nhà Đôn Hóa (văn pḥng Viện), Ṭa Viện Trưởng Ḥa Lạc, đường Tiền Giang (tư cổng dẫn đến Nhà thờ), đường Hậu Giang (tư cổng xuống kư túc xá sinh viên), các giảng đường Minh Thánh, Đạt Nhân, Tri Nhất, Thượng Hiền, Hội Hữu.”

 

Ngay thời điểm trước 30/4/1975, bất động sản này gồm có ba Khu:

 

Khu A: Khu đồi chính ở đường Phù Đổng Thiên Vương cuối Đồi Cù phía Tây thành phố Đà Lạt; Diện tích chừng 40 ha, cách Trung Tâm Thành phố Đàlạt 1 km 5 Khuôn viên Đại Học Đà Lạt Khu A khởi đầu chỉ có chừng hơn mười ṭa nhà, với các đường đi lối lại được trải đá dăm.

 

Khu B:  Khu đồi Minh Ḥa, nơi lúc đó có cư xá sinh viên Rạng Đông và Chủng viện Minh Ḥa thuộc GP Đà Lạt, ở đường Thông Thiên Học.

 

Khu C: Khu C ở đường Vạn Kiếp và đường Trần Hưng Đạo có chừng 38 biệt thự sẵn sàng dùng làm Cư Xá Nhân Viên Giảng Huấn[36].

 

Cả ba khu đang có kế hoạch mở mang theo đúng chức năng được hoạch định. Chính Linh Mục Viện Trưởng, ủy nhiệm cho GS phụ tá hành chánh vai tṛ chuẩn bị với sự trợ giúp của Ṭa Tỉnh Trưởng Đà Lạt, thu xếp một chuyến máy bay trực thăng từ Nha Trang lên, và đă bay ở cao độ 300 m để chuyên viên nhiếp ảnh (nhiếp ảnh gia Nguyễn Ngà của Photo Hồng Châu, Khu Chợ Ḥa B́nh Đà Lạt) có thể chụp các không ảnh cả ba khu ABC của Viện Đại Học Đà Lạt. Chính nhờ những không ảnh này mà các chuyên viên kỹ thuật tùng sự tại Trường Chiến tranh chính trị Đà lạt có thể giúp thiết lập một mô h́nh (sa bàn) thu nhỏ toàn bộ Khu A của Viện Đại Học Đà Lạt. Mô h́nh này cũng được dùng để triển lăm tại Trung Tâm Công giáo ở số 72/12 Đường Nguyễn Đ́nh Chiểu Tân Định Sàig̣n nhân kỷ niệm 350 năm truyền giáo ở Việt Nam vào thời điểm 1972 trước khi được trưng bày ở Trung Tâm Sinh Viên VĐH Đà Lạt.

 

Các bất động sản thuộc cả ba khu A, B và C nói trên, theo người viết được biết, đă được Đại Diện của HĐGMVN cho nhà nước mới mượn theo một hợp đồng được kư kết sau 30/4/1975, giữa đại diện hai phía Giáo Hội và Nhà Nước Việt Nam.

 

6. Cảnh Quan Khuôn Viên Viện Đại Học

 

Nói đến Viện Đại Học Đà Lạt mà không nói đến cảnh quan tuyệt diệu yêu kiều, đầy mộng mơ, là một thiếu xót khó chấp nhận, như chưa biết ngỏ lời khen tặng một bông hồng đẹp đẽ duyên dáng trong ḍng đời thanh xuân. Thay cho một mô tả khô khan, thiết tưởng nên dơi theo ḍng suối ấn tượng của những đôi mắt nam nữ sinh viên ghi lại những cảm nhận rất chân thành hồn nhiên của ḿnh:

 

“ Sau buổi cơm chiều, tôi thường đi dạo sân trường, thơ thẩn thưởng thức Khung Trời Đại Học, nhớ lời một vị Giáo Sư: “Viện Đại Học Đà Lạt là một trường đại học đẹp nhất Đông Nam Á, dù quy mô không phải là lớn nhất.”…”Nét đẹp thơ mộng lăng mạng, và rất thiên nhiên. Từng con đường ngọn cỏ in dấu bước chân học tṛ, in dấu trong kư ức tôi cho đến hôm nay và có lẽ măi măi…

 

Con dốc Kiêm Ái đây, nhưng sao không đưa tôi về những dăy pḥng trọ, nơi tôi có nhiều niềm buồn vui với bạn bè, với tiếng cười rộn ră vô tư, với những đêm thức học bài, xúm nhau nấu ḿ gói ăn khuya. Nhớ nhiều buổi trốn học, tôi đi phố mua dâu tây, về học xá lặt rửa sạch sẽ, trộn đường cho lên men thành rượu, dành khi về Sàig̣n tặng Má…[37]

Hay

Viện Đại Học Đà Lạt rộng, cổ kính và quí phái, bốn mùa thắm sắc những loài hoa, Mùa Đông hoa anh đà nhuộm hồng phố xá, trên những lối nhỏ dẫn đến giảng đường, dọc bờ Hồ Xuân Hương, thắm thềm bướm trắng…”[38]

 

Nhưng có những bạn nam sinh viên biểu tả vẻ đẹp của Viện Đại Học Đà Lạt dưới ng̣i bút “hoa không thua thắm, liễu hờn kém xanh!” thế này:

 

Phong trào sinh viên học sinh băi khóa biểu t́nh chống chính quyền dữ quá, nên tôi quyết định về quê và xin phép gia đ́nh đi học trường Chánh Trị Kinh Doanh. Đây là quyết định quan trọng đầu đời của tôi, may sao lại là quyết định hoàn toàn đúng. Trường Chánh Trị Kinh Doanh có cuốn hút diệu ḱ bao hoài băo và ước mơ bay bổng của tôi.”

 

“Hơn nữa Đà Lạt là thành phố đẹp nhất mà tôi từng được biết. V́ vậy bốn năm học ở Đà Lạt là thời tuổi trẻ tươi đẹp mà tôi chẳng thể nào quên. Buổi sáng tinh sương đi học, ḥa vào ḍng người bước chân đến trường mới tuyệt làm sao. Con dốc dưới chân đồi leo lên cổng viện, một bên có hàng mimosa nở hoa trắng xóa, từ nhóm bạn bè đi bên nhau nói cười vui vẻ, mưa bụi li ti bám trên tóc, trên vai, trên mặt các bạn nữ má đỏ môi hồng, nên thơ và đẹp đẽ làm sao… Ở trường CTKD có những môn học hồi đó đối với tôi hay đến lạ: “điển cứu”, “tu từ văn thể”, “quảng cáo, tiếp thị”, “xác xuất thống kê”, v.v…”[39]

 

Chương Năm: Quá Tŕnh Thành Lập Viện Đại Học

 

1. Các Cơ Cấu Tổ Chức

 

Biểu Đồ 3: Tổ Chức Thực Tế Viện Đại Học

 

 

Viện Đại Học Đà Lạt

 

 

Chưởng Ấn

 

 

Viện Trưởng

 

 

Hội Đồng Viện

 

Uỷ Ban Hành Chánh & Kế Toán

Uỷ Ban Học Vụ & Hội Đồng Kỷ Luật

 

Khối Hành Chánh

Khối Tâm Linh

Khối Học Vụ

Khối  Phục Vụ

Văn Pḥng Viện

Nhà Nguyện

Thư Viện

Pḥng Quản Lư

Tại Đà Lạt

Pḥng Liên Lạc tại  Saigon

 

Tuyên Úy Vụ

Tu Thư & Báo Chí

Nhà Khách

Sinh Viên Công Giáo

Tri Thức

Thụ Nhân

SIVIDA

 

 

Sư Phạm

Sinh Viên vụ

Tại Đàlạt

Pḥng Đại Diện/Sàig̣n

 

 

Văn Khoa

Đại Học Xá

B́nh Minh

Kiêm Ái

Trương VĩnhKư

 

 

Khoa Học

Pḥng Y Tế

 

 

Chánh Trị Kinh Doanh

Nhà Bếp Viện Trưởng

Ban Cử Nhân (Đà Lạt)

Ban Cao Học (Sàig̣n)

 

 

Thần Học

 

                   

 

Biểu đồ trên đây phản ảnh tổ chức và sinh hoạt thực tế của Viện Đại học Đà Lạt và được mô tả theo các khía cạnh hoạt động chức năng của mỗi đơn vị trong Viện.

Nói về tổ chức, Linh Mục Nguyễn Văn Lập xác định:

“Về tổ chức của Viện Đại Học Đà Lạt, chúng tôi có một Chưởng Ấn, một chức vị chỉ có ở Viện Đại Học Công giáo. Đây phải là một nhân vật có kinh nghiệm, uy tín, thường là một vị Giám mục, được suy tôn lên làm Chưởng Ấn.”[40]

Ngài c̣n nhớ vị Chưởng Ấn đầu tiên là Giám Mục Ngô Đ́nh Thục, sau là Giám Mục Trần Văn Thiện và kế tiếp là Giám mục Nguyễn Ngọc Quang.

 

2. Các Chưởng Ấn.

 

Giám Mục Ngô Đ́nh Thục, Chưởng Ấn Tiên Khởi Viện Đại Học Đà Lạt

 

HĐGMVN khởi đầu xây dựng Viện Đại Học Đà Lạt, với thúc đẩy tích cực của GM niên trưởng Ngô Đ́nh Thục[41]. Theo truyền thống các Viện Đại Học Công Giáo Quốc Tế, Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nhất trí cử một vị Chưởng Ấn[42].

 

Vị Chưởng Ấn đó sẽ cử một người quản trị. Vị Chưởng Ấn kiêm nhiệm Viện Trưởng đại học đầu tiên vận động cho sáng kiến thiết lập Hội Đại Học Đà Lạt là chính GM Phêrô Martinô Ngô Đ́nh Thục, khi đó c̣n làm Giám Mục quản trị Địa Phận Vĩnh Long. Với tính cách niên trưởng Hội Đồng Giám Mục Việt Nam và là người anh ruột của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu. Giám Mục có một vị thế có nhiều ảnh hưởng trong xă hội và giáo hội thời đó.

 

Giám Mục Trần Văn Thiện, Chưởng Ấn Thừ Hai VĐHĐL (1963-1970)

 

Năm 1963, TGM Ngô Đinh Thục đi dự Công Đồng Vatican II rồi kẹt v́ chính biến ngày 1-2/11/1963 không về được[43], nên HĐGMVN bầu ngay Vị Chưởng Ấn kế tiếp là chính GM Trần Văn Thiện, GM Mỹ Tho. Linh mục Trần Văn Thiện không làm Viện Trưởng tiên khởi[44], mà chỉ Giám Đốc Kư Túc Xá Sinh Viên nhưng v́ Viện Trưởng không thường xuyên có mặt ở Đà Lạt, nên thực tế đảm nhiệm mọi trách vụ của Viện Đại Học và do vậy, nhiều người đă lầm tưởng ngài là Viện Trưởng[45]. V́ thế GM Trần Văn Thiện làm Chưởng Ấn thứ hai kế tiếp sau TGM Ngô Đ́nh Thục.

 

Giám Mục Chưởng Ấn Thứ Ba Giacobê Nguyễn Ngọc Quang

 

Đến năm 1970, th́ HĐGMVN bầu GM Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang[46], GP Cần Thơ (1965-1990) làm Chưởng Ấn thứ ba và cuối cùng cho đến 30/4/1975.

 

3. Các Viện Trưởng

 

Viện Trưởng đầu tiên là chính là Giám Mục Ngô Đ́nh Thục (1957-1961). Khi LM Trần Văn Thiện làm Giám Mục năm 1961, th́ Lm Simon Nguyễn Văn Lập, Cử Nhân Sử Địa (Sorbonne, Paris), cũng được bổ nhiệm làm Viện Trưởng[47] (1961-1970).

 

Giám Mục Viện Trưởng Thứ Nhất Ngô Đ́nh Thục.

 

Nhiệm vụ Viện Trưởng đầu tiên chính là xây dựng, tổ chức và quản trị giai đoạn h́nh thành Viện Đại Học Đà Lạt. Mấy lănh vực quan trọng nhất là quản trị ban đầu, tồ chức kỹ thuật, và xây dựng cơ sở học thuật, tiếp nhận và sử dụng viện trợ. Sau cùng là tính chất công ích của Hội Đại Học Đà Lạt.

 

T́nh H́nh Quản Trị Ban Đầu. Bộ Quốc Gia Giáo Dục đă biệt phái một số nhân sự chuyên biệt có nhiệm vụ điều hành những công việc về hành chánh quản trị. Các chuyên gia này đều nhận tiền lương từ Bộ Giáo Dục và họ chỉ nhận thù lao chức vụ của Viện. Như vậy làm nhẹ bớt gánh năng chi phí ban đầu.

 

Kỹ Thuật..Trường Văn Khoa tiếp nhận một số linh mục giáo sư đang giữ nhiều trọng trách tại Sàig̣n lên giảng dậy tại Đà Lạt. Trường Sư Phạm và Khoa Học cũng được nhiều giáo sư từ các phân khoa Sàig̣n lên như vậy

 

Học Vấn. Việc học vấn của sinh viên đă diễn ra chật vật như những số liệu thống kê dưới đây chứng minh. Việc tổ chức các môn học của Trường Văn Khoa và Sư Phạm theo chế độ học vấn không giống nhau.

 

Trong khi Sư Phạm có xu hướng áp dụng Niên Chế th́, Văn Khoa có xu hướng theo Chứng Chỉ. Riêng Khoa học th́ được tổ chức theo Giáo tŕnh. Đặc biệt là ở Khoa này, hai năm đầu tiên có khóa đào tạo kỹ thuật. Các kỳ thi cuối năm của mỗi Phân Khoa cũng được chia nhỏ cho từng lớp học, dù theo chế độ học vấn nào. Sau ba năm học, khóa đầu tiên tốt nghiệp. V́ thế Viện Đại Học đă phải làm tờ phúc tŕnh tổng thế này lên chính phủ  (Bộ Giáo Dục) để có thể đề xuất hướng cải tiến các phương diện cần bổ sung trong giai đoạn tiếp theo và được trợ giúp của chính phủ.

 

Biểu đồ 4. Tổ chức giảng dậy, sĩ số và kết quả bốn năm đầu (1957-1961)[48]

 

Năm Học 1957-58

Phân Khoa

Môn Học

Thí Sinh

Tốt nghiệp

Chú thích

Sư Phạm

Khoa Học Kỹ thuật Năm I

85

49

Khóa  năm 1 dự bị khoa học, đào tạo kỹ thuật[49]

Năm Học 1958-59

 

Khoa Học Kỹ Thuật Năm II

56

13

 

 

Sư Phạm

Triết Năm I

27

27

Có các lớp cho học viên chưa tốt nghiệp trung học, trau giồi thêm và lớp sư phạm giáo lư

 

Pháp Văn Năm I

22

22

 

 

49

49

Năm Học 1959-60

Sư Phạm

Triết Năm I

30

29

Ngoài phần chuyên môn về sư phạm, các sinh viên cũng ghi danh học phần nội dung kiến thức của ngành chuyên môn  ở các khoa khác

 

Triết Năm II

27

25

 

 

57

54

Văn Khoa

Dự Bị

28

11

 

C/c Văn Chương Pháp

03

00

 

C/c Đạo đức và Xă Hội Học

10

02

 

 

41

67

Khoa Học

Toán Học Đại Cương

37

16

 

 

37

16

Năm Học 1960-61

Sư Phạm

Triết Năm I

25

21

Tổng số sinh viên tốt nghiệp sau ba năm học là 143 so với sĩ số ghi danh là 160. Một tỷ lệ rất cao

 

Triết Năm II

32

29

 

Triết Năm III

24

24

 

Pháp Năm I

34

30

 

Pháp Năm II

28

21

 

Pháp Năm III

20

18

 

 

160

143

Văn Khoa

Dự Bị

43

18

 

 

Văn Chương Pháp

04

01

 

 

Đạo Đức và Xă Hội Học

14

03

 

 

Tâm Lư

13

03

 

 

 

74

25

 

Khoa Học

Toán Học Đại Cương

45

06

 

 

Toán Lư Hóa

34

06

 

 

 

79

12

 

 

LM Viện Trưởng Thứ Hai Nguyễn Văn Lập.

Ngài đảm lănh trách nhiệm viện trưởng trong thời gian lâu dài nhất trong các nhiệm vụ ngài gánh vác từ trước, kể cả thời gian sau này ngài trở về giáo phận Huế làm Chủ tịch Hội Đồng Linh Mục và làm Tổng Đại Diện Giáo Phận Huế (1970-75)

Thời ngài, Văn Pḥng Viện Trưởng được tổ chức gọn nhẹ, có tính gia đ́nh và tiết giảm nhiếu chi phí. Ngài có một vị phụ tá Viện trưởng , lúc đầu là Linh mục Nguyễn Ḥa Nhă, kế đến là Linh mục Ngô Duy Linh sau khi Linh mục này rời chức vụ Giám Đốc Nhạc Viện Huế (1963) và đặc trách kư túc xá sinh viên.

Tại Văn Pḥng có ông Trần Quang Diệu, người của Bộ Giáo Dục biệt phái sang, ông Đỗ La Lam và một số thư kư

Trong nhiệm vụ Viện trưởng, nhiều người chú ư đến quan hệ của ngài

 

1. Quan hệ với gia đ́nh họ Ngô

Trước khi làm Viện Trưởng qua những vai tṛ ở nhiều nhiệm vụ và quan hệ khác nhau. Trước khi nhận trách nhiệm Viện trưởng, Viện Đại Học đă hoạt động được ba niên khóa, đă có LM Lê Văn Lư làm Phó Viện Trưởng, kiêm Khoa Trưởng Văn Khoa, và LM Hoàng Quốc Trương làm Khoa Trưởng Khoa Học và Sư Huynh Pierre Trần Văn Nghiêm làm Khoa Trưởng Sư Phạm.. Khi LM về làm Viện Trưởng th́ các lớp sư phạm Triết được trả về cho Đại Học Sư Phạm Sàig̣n, nhưng vẫn duy tŕ môn triết ở Trường Văn Khoa.

Linh Mục NVL quen biết rất nhiểu người ở các địa phương và các chức vụ khác nhau, nhưng không v́ ư đồ chính trị gắn bó với bất kỳ ai. Đối với gia đ́nh họ Ngô, Linh mục được mọi người quí mến về t́nh cảm, nhưng không can dự vào công việc của các ông Diệm, Nhu và Cẩn. Không bao giờ Linh mục để ông Diệm vào Viện Đại Học Đà Lạt

Theo Linh mục kể lại, [Có một lần duy nhất ông nói với tôi:

Cha về nói với ông thị trưởng Đà Lạt – khi đó là ông Trần Văn Phước – là khi nào tiện, tôi lên Đà Lạt, ông thị trưởng sắp xếp chương tŕnh sao tôi có dịp vào thăm Viện của cha”.

Tôi nói: “Thưa cụ, c̣n nhiều nơi cần được cụ đến thăm viếng, cụ không cần phải đến Viện tôi. Viện tôi, cụ để tôi liệu.

Có lần Tổng Thống tới, tôi ra ng̣ai cổng đón ngài, ngay chỗ sân Cù, nói chuyện một chập rồi Tổng Thống đi.]

Ông Ngô Đ́nh Nhu yêu cầu tới Viện nói chuyện với sinh viên về Ấp Chiến Lược, nhưng Linh mục trả lời:

Ông cố vấn nên đi nói chuyện ỡ những nơi khác cần hơn, “Áp Chiến Lược” của tôi để tôi liệu lấy”.

Trong lần làm việc thứ sáu ngày 12/12/2000 với LM NVL tại Tu Hội Bác Ái B́nh Triệu của Nhóm Vũ Sinh Hiên, Linh mục tâm sự về nhà Ngô:

Theo tôi, anh em nhà Ngô bị hiều lầm. Ông Nhu có thể khác, nhưng Đức Cha và Ông Diệm là người tốt. Chỉ v́ tin cậy mọi người đến với ḿnh, rồi sa lầy lúc nào không hay.”

 

Rồi trong buổi làm việc tiếp theo, ngày 4/1/2001, Linh mục lại phát biểu về ông Diệm:

Đối với ông Diệm, tôi nghĩ bản thân ông là người rất tốt, rất tin người. Khi xảy ra cuộc đảo chính 1963, tôi vẫn b́nh tĩnh và không hề có ǵ xảy ra cho tôi, cho Viện Đại Học. Tôi cũng không phải thay đổi ǵ trong Viện.

Ông Diệm có một người cháu là nữ tu Trương Thị Lư t́m được trong túi áo ngực của ông một tràng chuỗi.Có lần ông bảo Vơ Văn Hải mua cho ông cuốn lịch có ngày Tây ngày Ta và các ngày lễ Công giáo. Ông Hải t́m không ra. Ngày nay loại lịch này khá nhiều, nhưng hồi đó th́ chưa. Những người chung quanh ông Diệm làm hư ông. Ông quá tốt.”

Linh mục c̣n kể cho Nhóm Vũ sinh Hiên

nghe rằng năm 1960, khi GM Ngô Đ́nh Thục về nhận giáo phận Huế, có ư kiến đề cử ông Ngô Đ́nh Nhu ra dự lễ thay mặt chính quyền trung ương. Ông Ngô Đ́nh Diệm phản đối. Ông Tôn Thất Trạch phải dung đường dây điện thoại riêng, nhờ cha Lập tŕnh với ông Diệm cử Phó Tổng Thống Nguyễn Ngọc Thơ ra dự. Không ai dám và đủ uy tín bằng cha Lập để tŕnh điều này với Tổng Thống, Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đă chấp thuận.

Ngài là Viện Trưởng sáng lập Trường Chính Trị Kinh Doanh năm 1964, kiện toàn các cơ cấu phân bố và tuyển mộ nhân sự vào các chức vụ then chốt. Từ năm 1970, linh mục đă từ chối thỉnh ư của Ṭa Thánh muốn tiến cử ngài làm GM Đà Lạt v́ lư do tuổi tác, sau khi GM Simon Ḥa Nguyễn Văn Hiền từ trần (25/9/1973). Ngài có nguyện vọng trở về phục vụ tại Giáo Phận Huế.

 

2. Quan hệ với tướng lănh khác

.

 Khi chế độ đệ nhất công ḥa bị lật đổ, các tướng lănh vẫn trọng nế linh mục Nguyễn Văn Lập. Có lần tướng Vĩnh Lộc, Tư Lệnh Quân Đoàn II, đă cho máy bay chở “sinh viên lính” về dự lễ măn khóa. Tướng Tôn Thất Đính thường nhờ Linh mục tŕnh bày một số vấn đề với TGM Nguyễn Văn B́nh, nhưng linh mục không làm. Tướng Trần Văn Đôn thỉnh thoảng có đến thăm linh mục, và có đến tham dự khóa hội thảo về “Mục Tiêu quốc gia” do VDHDL tổ chức dưới sự bảo trợ của các Viện Đại Học ngày 24-26/7/1967. Linh mục không quen biết với tươớg Dương Văn Minh, có quan hệ với cụ Phan Khăc Sửu, nhưng không quen cụ Trần Văn Hương

 

3. Nhiệm vụ Viện Trưởng

 

Ngài quan niệm phải tổ chức Viện Đại Học Đà Lạt cho có thực chất với một phong cách Việt nam. Có người đề nghị gọi VDLDL là Đại Học Công Giáo. Ngài từ chối, mọi người Công giáo có nhiệm vụ rao giảng Tin Mừng bằng cuộc sống tốt, làm gương tốt. Ngài yêu cầu các nam tu sĩ đều mặc thường phục tránh hiều lầm các sinh viên đạo được chấm đậu hết, khác với sinh viên đời.

Khi người Mỹ có ư đề nghị có cố vấn đến giúp đại học, th́ ngài không cần, v́ nghĩ rằng khi các giám mục chọn ngài làm viện trưởng th́ ngài đủ khả năng và đức độ xây dựng Viện đại học này theo tinh thần Việt Nam.

 

Sự thực là trong lần tham quan Hoa Kỳ với bốn Viện trưởng khác là GS Trần Quang Đệ, Viện Trưởng VĐH Sàig̣n, GS Nguyễn Thế Anh, Viện Trưởng VĐH Huế, GS Phạm Hoàng Hộ, Viện Trưởng VĐH Cần Thơ, Thượng Tọa Thích Minh Châu, VĐH Vạn Hạnh, th́ Thứ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, Philip Habib, từng phục vụ lâu năm ở Việt Nam, đă tuyên bố chỉ có VĐH Đà Lạt mới là một Viện Đại Học thật sự.

Ngài tỏ ra ngại ngùng v́ lời tuyên bố này, nhưng GS Trần Quang Đệ quay sang nói với Linh mục Nguyễn Văn Lập:

Cụ đừng ngại, tôi cũng đồng ư với nhận xét này. Bởi như tôi đây, có mấy khi dành đủ tám giờ một ngày cho công việc của Viện Đại Học Sài G̣n đâu. Những gặp gỡ, những giao tế hằng ngày cũng chiếm mất nhiều thời giờ. C̣n cụ, 24/24 giờ, cụ sống chết với VĐH Đà Lạt, cụ xứng đáng được đánh giá như vậy

Trong suốt chín năm trời LM Nguyễn Văn Lập thực tế là vị Viện Trưởng xây dựng truyển thống của Viện Đại Học[50].

 

Chẳng hạn khi LM đến Mỹ, cùng với nhiều vị Viện Trưởng Việt Nam khác, LM được mời vào Ṭa Bạch Ốc, LM được biếu một quyển Chỉ Dẫn in thật đẹp và thật đầy đủ, giúp LM có thể đi bất cứ chỗ nào ở nước Mỹ, mà không sợ bị lạc. Rồi LM đề nghị Hội Sử Địa có thể soạn cho Viện một cuốn Địa Phương Chí (Monography) về Đà Lạt, trong đó có phần về Lịch Sử, Địa Lư H́nh Thể, Nhân Văn, Kinh Tế, và phần Chỉ Dẫn Du Lịch thật chi tiết, để biếu cho các vị khách đến Viện. Khi tác phẩm này hoàn thành vào đầu năm 1970, lúc đó LM Lập sắp rời Viện. LM bảo ngài không c̣n nhiều thời giờ để xuất bản và đă để lại cho vị Viện Trưởng kế nhiệm tùy nghi sử dụng. Sau này, không thấy Viện xuất bản, Phạm Văn Lưu gởi phần Lịch Sử cho Tập San Sử Địa  của Trường Đại Học Sư Phạm Sài G̣n đăng tải[51]

 

Kỷ Niệm Mười Năm thành lập Viện Đại Học. Ngài đă tổ chức lễ kỷ niệm mười năm thành lập Viện Đại Học Đà Lạt vào năm 1969 (1959-1969). Người ta tổng kết trong mười năm Linh mục Viện trưởng Nguyễn Văn Lập đă làm ǵ, được tŕnh bày trong các mục riêng biệt trong cơ cấu của Viện.

 

Trong viện lúc đó, ngoài cơ cấu nhân sự của Viện với văn pḥng Viện Trưởng như đă tŕnh bày, c̣n có Hợp Tác Xă sinh viên SIVIDA do GS Trần Long tổ chức để ấn hành và dịch các tài liệu. Viện có khoảng 3000 sinh viên mà quá nửa là sinh viên CTKD. Họ tổ chức thành Tổng Hội Sinh viên.

 

Như một công tŕnh giáo dục có hiệu quả tác dụng truyền giáo lớn lao, năm 1969, Đức Phaolô VI gửi lời chúc mừng đến ngài và toàn thể các thành viên của Viện Đại Học Đà Lạt rất ưu ái của Toà Thánh. Nguyên văn bằng tiếng Pháp, kèm theo bản dịch tạm thời bằng tiếng Việt như sau:

 

Cher Fils, le Révérend Père Nguyên Van Lâp,
Recteur Magnifique de l’Université Catholique de Dalat

Au moment où va être célébré le dixième anniversaire de l’Université catholique de Dalat, Nous sommes heureux de Nous associer aux Evêques protecteurs, aux autorités civiles et académiques et à tous les membres de l’Université, pour féliciter tous ceux qui ont courageusement contribué à son développement. De grand cœur, Nous formons le voeu que cette jeune Université poursuive le service culturel et moral si appréciable qu’elle rend aux familles vietnamiennes et à tout le pays, en préparant notamment des maîtres et des cadres compétents, en même temps qu’elle aide les jeunes chrétiens à approfondir leur foi et à témoigner activement de leur charité.

En priant le Seigneur de favoriser cette œuvre éducative dans un avenir paisible, Nous implorons sur tous les assistants, et spécialement sur le Recteur, les professeurs et les élèves de l’Université de Dalat, en témoignage de Notre affectueuse bienveillance, l’abondance des bénédictions divines.

Du Vatican, le 6 janvier 1969.

PAULUS PP. VI[52]

***********

Con thân yêu, Cha Nguyễn Văn Lập trọng kính,

Viện Trưởng Huy Hoàng của Viện Đại Học Công giáo Đà Lạt

Vào lúc Viện Đại Học Công Giáo Đà Lạt sắp cử hành lễ kỷ niệm thứ mười, Ta sung sướng cùng liên kết với các Giám Mục bảo trợ, các nhà chức trách dân sự và hàn lâm và tất cả các thành viên của Viện Đại Học, ngơ hầu khen ngợi tất cả những ai đă can đảm đóng góp vào sự phát triển Viện Đại Học. Từ thâm tâm, Ta nguyện chúc Viện Đại Học trẻ trung này theo đuổi công cuộc phục vụ văn hóa và đạo đức rất đáng trân trọng mà Viện Đại Học đă đem lại cho các gia đ́nh Việt Nam và cho cả nước. Nhất là bằng cách chuẩn bị các thầy dậy và các cán bộ xứng đáng, Viện đồng thời cũng giúp đỡ các thanh niên Kitô hữu sống đức tin sâu xa hơn và chứng tỏ ḷng bác ái tích cực hơn.

Xin Chúa đoái thương công cuộc giáo dục này trong một tương lai an b́nh. Với tấm ḷng nhân hậu tŕu mến, Ta khẩn cầu Thiên Chúa xuống dồi dào ơn lành cho tất cả những người giúp tay vào, và nhất là cho cha Viện Trưởng, các giáo sư, và các sinh viên của Viện Đại Học Đà Lạt.

Từ Vatican, ngày 6 tháng 1 năm 1969

Phaolô VI[53]

 

Linh Mục Nguyễn Văn Lập đă củng cố nền móng vật chất và truyền thống tinh thần “trồng người” cho Viện Đại Học Đà Lạt. Trong suốt nhiệm kỳ của cha, cách ứng xử nhân bản và tài năng lănh đạo của cha đă gây ấn tượng sâu xa đối với nhiều người thuộc đủ mọi tầng lớp.

 

LM Viện Trưởng Thứ Ba F.X. Lê Văn Lư.

 

Ngài được HĐGMVN cử nhiệm làm Viện Trưởng thứ ba và sau cùng (1970-1975). Từ ngày thành lập cho đến trước 30 tháng 04 năm 1975, Viện Đại Học Đà lạt lần lượt có năm phân khoa: Viện khai giảng thực tế từ năm 1958 với các khoa Sư Phạm, Văn Khoa với ba môn Văn Học, Triết lư và Địa Lư học, và Khoa học, về sau đến khoa Chánh Trị Kinh Doanh. Khoa Thần học th́ cũng đă có ở Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X từ 1958, nhưng chưa hoàn toàn được công nhận về giáo quyền cũng như thế quyền là một phân khoa thuộc Viện Đại Học Đà Lạt.[54]

 

Linh Mục Lê Văn Lư[55] được bổ nhiệm làm Viện Trưởng. Ngài đậu văn bằng Tiến Sĩ Văn Chương Quốc Gia do Viện Đại Học Paris (Sorbonne, Luận án chuyên khoa Ngữ Học), Pháp cấp. LM Hoàng Quốc Trương, Ph.D. in Biology, làm Phó Viện Trưởng, với GS Đỗ Hữu Nghiêm, Cao Học Sử Học, làm phụ tá hành chánh cho LM Viện Trưởng Lê Văn Lư thực sự từ năm 1972. Thời kư ban đầu, LM Nguyễn Ḥa Nhă từng giữ nhiệm vụ Phó Viện Trưởng cho LM Viện Trưởng Nguyễn Văn Lập.

 

Nhiệm kỳ của LM Lê Văn Lư quá ngắn ngủi, nên chưa thể phát huy các sáng kiến của ngài một cách đầy đủ. Chắc chắn LM Lê Văn Lư có học vấn uyên bác và hội đủ văn bằng đại học cần thiết, và có uy tín đối với giới học giả, giáo sư và sinh viên. Nhưng ngài chỉ thi hành trách nhiệm trong thời gian ngắn ngủi, cải tiến một số lănh vực nhất định[56]. Linh mục gặp nhiều khó khăn diễn ra trong bối cảnh xáo trộn quân sự, chính trị, xă hội ở trên toàn lănh thổ quốc gia, nhất là ở phần đất phía Nam vĩ tuyến 17, sau cuộc chiến Tết Mậu Thân (1968) trở về sau.

 

            4. Tổ Chức Hội Đồng Viện và Hội Đồng Khoa.

 

Có thể chưa thể hiện hoàn chỉnh các văn kiện qui định chính thức, như Quyết Định thành lập, xác định Hiến chế, Nội qui điều hành và hoạt động cùng quyền hạn và trách nhiệm, giấy tờ thành văn mô tả từng chức vụ trong Viện, để kiện toàn sinh hoạt của Viện Đại Học Đà Lạt. Thực tế, có thể diễn tả mô h́nh tổ chức như sau:

 

a. Hội Đồng Viện.Tất cả các Khoa Trưởng hợp thành Hội Đồng Viện, do LM Viện Trưởng chủ tọa với Phó Viện Trưởng và một số nhân sự chủ chốt, như Tổng Thư Kư Viện Đại Học (vẫn không liên tục), các Phó Khoa Trưởng, Giám Đốc hay/và Phó Giám Đốc Pḥng Sinh Viên Vụ, Giám Đốc Thư Viện, Pḥng Quản Lư, Pḥng Tuyên Úy, Pḥng Cư Xá Sinh Viên, các Phụ Tá, và một số nhân sự được mời tham dự. Nói chung Viện vẫn cần bổ sung đầy đủ hơn nhiều văn kiện điều hành, bổ dụng nhiều nhân sự chủ chốt có khả năng đức độ và uy tín quản lư các bộ phận sinh hoạt trong Viện. Đó là công việc thường xuyên cho bất cứ tổ chức nào trong quá tŕnh phát triển.

 

Ủy Ban Hành Chánh & Kế Toán có vai tṛ Hành Ngân Kế, theo Qui chế chính thức, nghiên cứu các dự án, chiết tính các chi phí cần thiết đề giúp các cơ quan quản trị trong Viện làm việc.

 

Ủy ban Học Vụ và Hội Đồng Kỷ Luật là bộ phận hoạch định tiên liệu trong tổ chức của Viện về học vụ và kỷ luật. Nhưng trong thực tế quá tŕnh hoạt động của Viện, tác dụng của hai cơ cấu này hầu như chưa được vận dụng đúng mức trong thực tế[57]

 

b. Hội Đồng Khoa, thường gồm Khoa Trưởng, Phó Khoa Trưởng và một số nhân viên cốt cán trong khoa như các Trưởng Ban phụ trách các bộ môn, Chánh Văn Pḥng Khoa và các nhân viên giảng huấn được mời tham gia.

 

Nhiệm vụ của Hội Đồng Khoa thường giải quyết các vấn đề liên quan đến hành chính cơ bản, chương tŕnh giảng dậy, thi cử, nguyên tắc đánh giá điểm học và điểm thi, cùng các vấn đề linh tinh thuộc quyền hạn của mỗi khoa.

 

Hội đồng Khoa khi cần thiết cũng đóng vai tṛ Hội Đồng Kỷ Luật như có sinh viên vi phạm Kỷ Luật hay Học Vấn trong Phân Khoa[58]

 

Nhiệm vụ của Viện thường bao quát hơn liên quan đến các vấn đề về học vụ, tài chánh chung, giao tế hợp tác đối ngoại, quản trị tổng quát, phối hợp hoạt động học vụ hay phục vụ học vấn của các khoa và các bộ phận khác trong Viện, và vấn đề quan hệ với Hội Đại Học Đà Lạt. Sau cùng là trách nhiệm với Hội Đồng Giám Mục Việt Nam về công việc điều hành và những vấn đề nảy sinh cần giải quyết liên quan đến Hội và Viện Đại Học Đà Lạt.

 

5. Qui chế nội bộ Viện Đại Học.

 

Để kiện toàn tổ chức Viện Đại Học Đà Lạt, một qui chế điều hành tổng quát cho Viện Đại Học Đà Lạt cũng được Giám Mục Chưởng Ấn ban hành theo văn thư số 183/71/VC, kư ngày 23/8/1971 và chính thức áp dụng từ ngày 25/11/1971.

 

Triển khai cụ thể hơn, GM Chưởng Ấn cũng ban hành liên tiếp văn thư số 285/72/VC, kư ngày 20/11/1972, xác định quy chế cho nhân viên giảng huấn. Tất cả những qui chế này chỉ được áp dụng một cách giới hạn, linh động và uyển chuyển theo t́nh h́nh chung như lịch sử và tài chánh cùng sáng kiến cụ thể ở mỗi giai đoạn. Đây chính là chiều hướng ổn định trong việc quản trị Đại Học dưới thời Linh Mục Lê Văn Lư làm Viện Trưởng

 

6. Nhân Sự Giảng Huấn Và Hành Chánh.

 

Ban Giảng huấn niên khóa 1960-61 có khoảng 29 nguời cả giáo sĩ và giáo dân thường. Trong số các giáo sĩ, các các linh mục ḍng Tên, Đa Minh 1 linh mục ḍng SAM và 1 sư huynh Lasan, 1 linh mục Xuân Bích. Các giáo sư thuộc nhiều quốc tích: Việt Nam, Pháp, Bỉ và Tây Ban Nha.

 

Đây là một số vị giáo sư ban đầu mà cựu sinh viên Triết Nguyễn Văn Lục[59] c̣n nhớ được:

 

Về triết lư có: ÔÔ. Lư Chánh Trung, Trần Văn Toàn, Bửu Lịch, BS Đào Huy Hách, Bà Monavon; Giám Mục Hoàng Văn Đoàn OP; Các Linh mục Bửu Dưỡng OP, Lê Tôn Nghiêm; SH Pierre Trần Văn Nghiêm Lasan; Các Linh mục Alexis Cras OP, Marie-Bernard Pineau OP, Joseph Tchen SJ, Matthias Tchen SJ, C. Larre SJ, Palacios SJ, Y. Raguin SJ, Gaultier SJ.

 

Về Pháp Văn có: Bùi Xuân Bào, Vơ Văn Lúa, Trương Bửu Lâm, Đoàn Mừng, Linh Mục Nguyễn Ḥa Nhă; René Cabrière, Beucher, Lm Alexis Cras OP, Mlle Tiot, Père Duluth, Donini

 

Ngoài một số nhân viên giảng huấn cơ hữu gia tăng của Viện, về sau gồm có một số giáo sư và các phụ khảo, hai nguồn cung ứng nhân sự chính yếu cho Đại Học Đà Lạt được tận dụng là:

 

Nguồn nhân sự tại chỗ: nhiều sĩ quan, giáo sư thỉnh giảng từ nhiều cơ sở giáo dục và nghiên cứu, như Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X, Đại Chủng Viện Minh Ḥa, Trung Tâm Nguyên Tử Lực, Trường Vơ Bị Đà Lạt, Trường Chiến Tranh Chánh Trị và Trường Bùi Thị Xuân cùng một số ḍng tu tại Đà Lạt

 

Nguồn từ các Trường đại học, Viện nghiên cứu và các Giáo phận trong nước nhưng ở ngoài Đà Lạt, như nhiều trường thuộc các Viện Đại Học công và tư tại Sàig̣n, và Huế, Hải Học Viện Nha Trang, …

 

Biểu đồ 5. Phân Bố Nhân Sự Hành Chánh Niên khóa 1973-74

 

TT

Bộ Phận

Hành Chánh

Giảng huấn

Chú thích

1

Hội Đại Học Đà Lạt

06

 

 

2

Hội Đồng Viện ĐHĐL

11

 

 

Đà Lạt

3

Văn Pḥng VĐH/ĐL

07

 

 

4

Trường Sư Phạm

04

28

Hầu hết là thỉnh giảng, chung cha cả Đà Lạt và Sàig̣n

5

Trường Văn Khoa

05

70

6

Trường Khoa Học

09

48

7

Trường Chánh Trị KD

07

83

8

Thần Học

 

 

Chưa có

9

Thư Viện

02

 

 

10

Tu Thư & Báo Chí

02

 

 

11

Tuyên Úy Vụ

01

 

 

12

Sinh Viên Vụ

01

 

 

13

Pḥng Quản Lư

21

 

 

14

Đại Học Xá B́nh Minh

02

 

 

15

ĐHX Kiêm Ái

05

 

 

16

ĐHX Trương Vĩnh Kư

04

 

 

17

Pḥng Y Tế

02

 

 

Sàig̣n

18

Hệ Thống Tổng Quản Lư

09

 

8 cơ sơ kinh doanh

19

Cơ Sở thuộc VĐHĐL

16

 

3 bộ phận: VPLL, SVV, Ban Cao học CTKD

 

 

116

229

 

Tổng Kết: Tổng cộng 19 bộ phận gồm 342 người cả về hành chánh và giảng huấn. Một số người kiêm nhiệm cả hai lănh vực hành chánh và giảng huấn, hay cùng một người giảng dậy ở nhiều phân khoa khác nhau, không tính con số nhân sự của Học Viện Giáo Hoàng Thánh Piô X với tính các là Phân Khoa Thần Học.

 

 

Nhân viên hành chánh nói chung gồm một số người cố định tham gia công việc hành chánh và quản trị, nhưng tŕnh độ đào tạo chưa được chuyên môn hóa cao và cần được chỉnh đốn cho thích hợp với đà tiến chung của xă hội. Các nhân viên hành chánh làm việc tại các đơn vị khác nhau, như ở Văn pḥng Hành Chánh Viện, Khoa, Thư Viện, Trung Tâm Sinh Viên, Sinh Viên Vụ, Pḥng Quản lư, Tu Thư & Báo Chí

 

7. Sĩ Số Sinh Viên Ghi Danh.

 

Với lư tưởng Thụ Nhân, Viện Đại Học Đà Lạt lấy mục tiêu giáo dục con người, “trồng người” là chính. V́ thế Viện không nhắm nhiều đến sĩ số sinh viên ghi danh để tính lợi nhuận kinh tế. Tuy nhiên sĩ số thay đổi theo từng niên khóa trong giai đoạn đầu tiên 1958 đến 1975. Cho đến nay, với một số chứng liệu cơ bản, có thể lập được một bảng thống kê đầy đủ về tiến tŕnh thay đổi sinh viên trong tất cả các năm. Trong những năm đầu chắc là con số rất khiêm tốn. Nhưng từ năm 1970-1975, con số sinh viên ghi danh thay đổi từ khoảng 3000-4000, chỉ tại cơ sở Viện Đại Học ở Đà Lạt.

 

Biểu Đồ 6.  Sĩ Số Sinh Viên Theo Học Viện Đại Học Đà Lạt (1958-1973)[60]

 

PhânKhoa

Sư Phạm

VănKhoa

Khoa Học

CTKD

Thần Học

Tổngcộng

Niên Khóa

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1958-59

019

 

 

 

23

0019

1959-60

109

0011

037

 

20

0187

1960-61

163

0071

079

 

17

0316

1961-62

177

0158

091

 

23

0456

1962-63

140

0247

072

 

25

0459

1963-64

112

0271

061

 

33

0444

1964-65

051

0295

094

1075

26

1515

1965-66

000

0405

112

0865

25

1382

1966-67

109

0633

149

0878

26

1769

1967-68

083

0952

253

1165

29

2153

1968-69

120

1071

400

1136

28

2750

1969-70

250

1277

434

1386

28

3347

1970-71

336

1091

685

1379

30

3191

1971-72

343

1003

751

1391

32

3891

1972-73

565

1379

767

1708

32

4319

1973-74

 

 

 

 

30

 

1974-75

 

 

 

 

23

 

Tổng cộng

2805

9870

3985

13206

450

27866

Chú thích: 1/Tổng Kê này (Chỉ Nam SV 73-74, t. 9) chỉ có tính tương đối, v́ đối chiếu với các số liệu do chính phân khoa [Chỉ Nam SV 73-74, t.31 (SP) ghi 2805; t. 49 (VK) ghi tổng số sinh viên của khoa là 8838; t.74-75 (KH) ghi 3985; t. 103 (CTKD) ghi tổng số sinh viên của Trường là 10.871, th́ chỉ có trường SP và KH là phù hợp, c̣n hai Trường VK và CTKD là không phù hợp, trong cùng một tài liệu nói trên.

2/ Tổng kê này không phản ảnh số liệu về sinh viên nam và nữ.

3/Nếu đối chiếu với các số liệu về sinh viên ở Bảng thồng kê toàn viện 1958-73 (CNSV 73-74), bản thống kê 1957-61 (Dalat University), và các thống kê 1958-73 của từng Phân Khoa trong Chỉ Nam Sinh Viên 1973-74, th́ rất khó phê phán chính xác về nhiều phương diện, v́ các số liệu không trùng khớp nhau!

3/ Sinh viên GHHV c̣n tiếp tục học tới niên khóa 1977-1978. Số chủng sinh làm linh mục là 245, trong đó có 10 người được thụ phong Giám Mục và một số đă qua đời. Như thế số người chuyển hướng ra đời thường là 205 người ( Linh mục F. Gomez (Lịch sử tóm tắt Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X Đà Lạt, www.dunglac.net) đưa ra con số ít nhất có 358 sinh viên theo học, Kết quả có 178 người làm linh mục và 10 giám mục cho đến  (2007)

 

Như thế vấn đề tổ chức giảng dậy và sinh hoạt cho sinh viên Viện Đại Học Đà Lạt cũng thật là phức tạp, v́ hầu hết sinh viên từ nơi khác đến và c̣n bị chi phối bởi vấn đề thời cuộc, như quân dịch (quân sự học đường). Số lượng sinh viên ghi danh hằng năm làm tăng cường nhịp sống kinh tế, th́ cũng làm cho các vấn đề văn hóa xă hội ở thành phố Đà Lạt trở nên nhiều khê hơn. Nhịp độ các hoạt động liên hệ như thăm viếng du lịch, chuyên chở các thân hữu của giáo sư, nhân viên và sinh viên đến và đi khỏi thành phố miền Cao nguyên này, nhất là những tháng cuối cùng của chế độ Việt Nam Cộng Ḥa tại Miền Nam cũng tăng tốc.

 

Khi sĩ số sinh viên lên cao, th́ các nhu cầu chuyên biệt cho tập thể sinh viên cũng lớn lên. Có thể đó là một khía cạnh trong cách giải thích sự xuất hiện cần thiết của tổ chức Sinh Viên Vụ.

 

8. Chung quanh những ngày hấp hối của Viện Đại Học Đà Lạt

 

Vài h́nh ảnh những ngày cuối cùng của Viện.

 

Vào những ngày cuối tháng 3/1975, Sư huynh Théophane Nguyễn Văn Kế đang băn khoăn có nên ở lại hay chạy đi khỏi Đà Lạt. Các sư huynh trẻ đang vội vă lấy Honda rủ nhau đi theo lối xuống Nha Trang, v́ ngả đường đi theo dốc đèo Prenn đă bị cắt đứt. Ông chưa sẵn sàng đi, th́ cô Hoàng Yến, một cựu sinh viên Viện Đại Học Đà Lạt bay từ Kontum về Đà Lạt bằng trực thăng quân sự. Cô t́m đến ngay biệt thự số 6 Trần Hưng Đạo, như một sứ thần báo tin. Gặp cô, ông hỏi ngay:

 

“Phải làm ǵ trong giờ phút quyết liệt này?”.

Thưa Frère, con vừa trên Dinh Tỉnh Trưởng xuống đây. Ông Tỉnh Trưởng ra lệnh đóng cửa tất cả các ngơ ra vào Đà Lạt khởi sự từ chiều nay. Con đến nói với Frère là nên rời Đà Lạt ngay cho sớm. Từ biệt Frère.

 

Ấy thế là ông quyết định rời bỏ Đà Lạt và từ biệt VĐHĐL vào 1 giờ trưa một ngày vào hạ tuần Tháng Ba năm 1975

 

Ngày 30/3/75, một ḿnh Giáo sư Nguyễn Khắc Dương bám trụ tại khuôn viên Viện Đại Học tại Đà Lạt. Trước đó người viết, sau ngày 20/3/1975, nhận được từ Đà Lạt gửi xuống Sàig̣n một danh thiếp cá nhân GS Nguyễn Khắc Dương, Q. Khoa Trưởng Trường Đại Học Văn Khoa Đà Lạt. Mặt sau danh thiếp có ghi chú mấy lời là ủy nhiệm người viết làm Quyền Khoa Trưởng trông coi về công việc liên quan đến Trường Văn Khoa qua Văn Pḥng Liên Lạc của Viện tại Sàig̣n.

 

Trong những ngày cuối cùng c̣n ở Đà Lạt, GS Phó Bá Long đến Viện c̣n tận mắt thấy GS Nguyễn Khắc Dương qú lạy trước cha Viện Trưởng Lê Văn Lư, tha thiết van xin ngài ra đi khỏi Viện trong cảnh hỗn loạn, và hăy để một ḿnh GS đứng mũi chịu sào đối phó với những người chủ mới đến Viện![61]

 

Hồi ức của GS Phó Bá Long mô tả lại những cảm nghĩ hành động và phản ứng trong giờ phút dẩu sôi lửa bỏng ấy như sau:

 

Chuyến đi khỏi Đà Lạt vôi vă như ma đuổi

 

“Ông gợi ư Đà Lạt nên đón nhận toàn bộ phân khoa và bộ phận sinh viên của Viện Đại Học Huế đến trú. Chuyện đă diễn ra là sinh viên của Viện Đại Học chạy ùa ra lấy vé hàng không, chuồn càng nhanh càng tốt khỏi Đà Lạt.Chuyện diễn ra dường như ông hoàn toàn không chú ư đến t́nh thế của Viện Dại Học Đà Lạt.

Một tuần trước Chủ Nhật lễ Lá, Viện Đại Học Đà Lạt chính thức đóng cửa và những sinh viên c̣n lại được di tản về Sàig̣n. Bà Claire và ông quyết định rằng khôn ngoan là di chuyển chính gia đ́nh họ. Sau một số khó khăn, ông t́m cách xoay sở, kiếm được vé cho tất cả mọi người thuộc gia đ́nh ông. Ông tháp tùng gia đ́nh ông về Sàig̣n, thấy họ yên ổn định cư và trở về Đà Lạt, bàn luận về số phận của Viện Đại Học Đà Lạt. Viện Trường Viện Đại Học và ông quyết định ông sẽ chuyên chở toàn bộ hồ sơ thành tích ghi điểm học vấn của sinh viên về Sàig̣n và lập một khuôn viên tại đó. Ban Kinh doanh tốt nghiệp đă sẵn sàng được bố trí tại Sàig̣n. Như thế kế hoạch của Viện là phát triển ban đó để tiếp nhận trường đại học sinh viên học đế tốt nghiệp.

Trước khi rời bỏ Đà Lạt, ông tham dự thánh lễ cuối cùng trong khuôn viên hoang vắng. Hôm đó là Ngày Thứ Năm Tuần Thánh và ông có linh cảm là một cái ǵ rất quan trọng sắp xảy ra. Ông cầu nguyện tha thiết cho sinh viên của ông và cho các con ông. Sáng hôm sau, Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, ông rời bỏ Đà Lạt với hai chiếc xe hơi. Ông lái một xe và hai giáo sư Pháp lái các chiếc khác. Đem vào trong hai xe đó, ông nhồi nhét mọi thứ có thể - kể cả mấy con gà, một lô ảnh chụp, và bất cứ thứ ǵ ông có thể kéo ra từ trong hồ sơ của Bà Claire. Nhưng khối lượng đồ đạc cồng kềnh là những hồ sơ thành tích ghi điểm học vấn của mấy ngàn sinh viên của trường kinh doanh.

Họ cùng ông theo đường ra lối biển hơn là lối đi Blao, mà ông có nghe một cha xứ chỉ dẫn, các ngư phủ theo đúng nghĩa từng chữ là khiêng và mang hai chiếc xe và để chúng lên chiếc thuyến tam bàn đánh cá có gắn động cơ. Suốt đêm ngày Ngày Thứ Sáu Tuần Thánh, mọi người đi thuyền dọc theo bờ biển và sáng sớm hôm sau th́ đến Vũng Tàu. Không có những tiện nghi lên bộ, v́ thế lại một lần nữa, các ngư phủ khiêng xe hơi ra khỏi thuyền đế lên bến. Từ đó ông lái về Sàig̣n. Mắc dù nhiều phiền toái, nhất là về đêm, th́ đó là một chuyến đi không có xảy ra chuyện ǵ.

Gia đ́nh ông có hai căn nhà tại Sàig̣n, một tại An Phú, một tại Phong Phú. Gia đ́nh ông quyết định ở lại An phú, gần Sàig̣n hơn. Lễ Phục Sinh năm 1975 được cử hành với các cha Phanxicô tại ngôi nhà thờ mới tinh ở Đa Kao.

Chẳng bao lâu, có tin quân lính Cộng Sản đang tiến nhanh về thủ đô và dường như người Mỹ không chặn họ lại. Về sau ông phát hiện họ đă có một thỏa thuận ngầm là Cộng Sản cho phép người Mỹ rút lui trọn bộ trước khi chiếm khu vực này. Đó là Tháng Tư khó chịu ở Sàig̣n: ông cố để thi hành các nhiệm vụ của ông với tư cách Khoa Trưởng Trường Cao Học Kinh Doanh. Trong khi giảng dậy giáo tŕnh thông thường, ông cũng cố nhồi cho sinh viên hiểu biết tầm quan trọng là làm trọn việc học tập bất kể việc ǵ xảy ra. Đấy là cách ông chia sẻ điều ông tin là sẽ có một chế độ mới và họ cần phải chọn lựa điều ǵ tốt nhất cho họ và tốt nhất cho đất nước. Ông thực sự cảm nhận cái này là một cuộc nội chiến sẽ kết thúc với thắng lợi cho Miến Bắc.[62]

 

 

Trong Hồi Kư Quia Respexit Humilitatem Meam ghi lại một số chi tiết ngay trước và ngay sau những ngày Đà Lạt đổi chủ:

 

“ …nằm sau đường mương đàng sau nhà Ḥa Lạc, tức là nhà của Viện Trưởng Đại Học Đà Lạt, nh́n trường Vơ Bị Quốc Gia, ḿn đạn nổ như sáng rực cả một góc trời, tôi như người sực tỉnh khỏi một cơn mơ dài”[63].

 

“Ở lại Đà lạt tôi có ư: một là sớm được cùng gia đ́nh đoàn tụ, hai là nếu Viện Đại Học Đà Lạt vẫn được chế độ mới chấp thuận để cho Giáo hội quản lư, th́ tôi vẫn tiếp tục phục vụ tại Viện Đại Học; nếu như chế độ mới không cho phép Viện Đại Học Đà Lạt được tiếp tục dưới sự quản lư của Giáo Hội, th́ có thể tôi vẫn được lưu dụng, [trang 168] c̣n nếu không được lưu dụng th́ tôi sẽ đề nghị Toà Giám mục Đà Lạt sử dụng tôi làm việc ǵ cũng được. V́ vậy, trong ban giáo sư thuộc Viện Đại Học Đà Lạt cũ, tôi là giáo sư

duy nhất (cùng với một phụ khảo duy nhất có gia đ́nh tại Đà Lạt) ở lại, không di tản về Sài G̣n. Sau khi toàn bộ Ban Giám Hiệu rời Đà Lạt, tôi được Đức Giám Mục chỉ định ở lại Viện như thành phần của Ban Giám Hiệu, bảo quản cơ sở vật chất, cùng với toàn bộ anh em công nhân lao động chân tay đều ở lại cả.

 

Từ đêm 30/3/1975 chính quyền cũ rút khỏi Đà Lạt, cho đến ngày tôi bị đưa vào trung tâm thẩm vấn Đà Lạt (24/4/75), mọi sinh hoạt đều b́nh thường, tôi có tŕnh diện tại Ủy Ban Quân Quản, vị đại diện cho biết rằng: tại Đà lạt, thành phần giáo sư Đại học chỉ có một ḿnh tôi, nên tôi hăy chờ đợi có chính sách chung. Và sau khi một số anh em giáo sư di tản xuống Phan Rang vài ngày, tôi trở về Đà Lạt, tôi có cử người tiếp xúc với bộ phận đặc trách văn hóa giáo dục của Cách Mạng th́ cũng được trả lời như vậy. Và điều sau đây là cái sai lầm lớn (đúng hơn là cái khờ dại của tôi) trong những ngày ấy: đó là tham gia vào việc thành lập Hội Liên Tôn ở Đà Lạt!!!”[64]

 

[“Nay tôi cũng không nhớ rơ, trước hoặc sau khi Ủy Ban Quân Quản ra mắt đồng bào một hôm, tức là ngày 2 hoặc 4 tháng 4 (h́nh như trước một hôm, tức là ngày mùng 2 tháng 4 th́ có lẽ đúng hơn), trong lúc tôi đứng trước Rạp Chiếu Bóng Ḥa B́nh (nay là rạp 3/4) một nhà sư áo vàng thuộc hệ khất sĩ, c̣n trẻ tuổi (khoảng trên dưới 30) đến chào tôi và tự xưng là “Đại Diện” của Phật giáo nhờ tôi giới thiệu với Ṭa Giám Mục Đà Lạt, bàn về việc tổ chức thành lập một tổ chức gồm đại diện các tôn giáo để thực hiện hai mục đích:

 

1. Là tạo sự đoàn kết, hài ḥa giữa các thành phần nhân dân, tránh những xô xát tranh chấp do sự chưa ổn định thời cuộc (lúc ấy Sài G̣n chưa giải phóng).

 

2. Là giải quyết vấn đề ổn định những xáo trộn xă hội: cướp phá, thiếu lương thực, thực phẩm, các gia đ́nh ly tán neo đơn. Tôi thấy hai mục đích ấy không có tính cách chính trị mà chỉ là vấn đề nhân đạo [trang 169] xă hội phù hợp với tinh thần nhân ái của các tôn giáo, nên tôi đă dẫn vị sư này đến Ṭa Giám Mục.

 

Đức Giám Mục vui vẻ nhận lời, và chỉ định một Linh Mục Đại Diện, c̣n tôi Đại Diện Giáo Dân đến dự cuộc họp thành lập Hội Liên Tôn nói trên lại Chùa Linh Sơn. Sở dĩ như vậy là v́ từ năm 1963, hầu hết giới Công Giáo đều nghĩ rằng: giữa Phật Giáo và Cách Mạng có một sự thỏa thuận, cho nên những ǵ do Phật Giáo đề xướng hẳn là đều có sự chỉ đạo hoặc đồng ư của Cách Mạng! Hội Liên Tôn ấy hoạt động không đầy 10 ngày th́ tan ră, sau khi nhiều lần xin Ủy Ban Quân Quản cho yết kiến để lănh ư mà không được!

 

Thế nhưng có ai ngờ, h́nh như v́ việc thành lập Hội Liên Tôn ấy mà phần nào tôi trở nên đối tượng của sự ngộ nhận khá nặng nề! Thậm chí có người cho rằng: đó là lư do làm cho tôi bị đưa đi học tập cải tạo. Riêng tôi, tôi không nghĩ như vậy, v́ tôi nghĩ rằng Cách mạng đủ sáng suốt để thấy Hội Liên Tôn túc ấy thực chất chẳng có ǵ là phản cách mạng cả. H́nh như đương sự (tức là vị sư khất sĩ áo vàng nói ở trên đây) chỉ có ư đồ là nấp ḿnh ở dưới Hội Liên Tôn, không phải để chống đối Cách mạng mà chỉ là để né tránh sự xử lư của Cách Mạng đối với một số sai lầm của đương sự trong chế độ cũ (mà có lẽ đương sự là một Tuyên Úy Phật giáo của quân đội chế độ cũ, nay muốn nhờ Liên Tôn mà xóa nḥa cái vết tích ấy, sự việc có lẽ chỉ có vậy).

 

C̣n việc tôi bị đưa đi học tập cải tạo xảy ra như sau: theo chính sách của Cách mạng th́ những ai ra khỏi hàng ngũ ngụy quân ngụy quyền trước hiệp định Paris, th́ xem như không có vướng mắc ǵ cả; mà tôi th́ giải ngũ năm 1956, từ đó tôi chỉ sống hoàn toàn trong khuôn khổ Hội Thánh, không dính líu một tổ chức hoạt động chính trị nào cả! Hơn nữa, dưới cái nh́n của một số anh em sinh viên và giáo chức tại Đà Lạt có ít nhiều tương quan với cá nhân tôi, tôi được xem như là thành phần tốt (hay ít nhất là vô can, vô sự; chỉ là một tu sĩ hụt, một trí thức trùm chăn!)

 

Hơn nữa, nếu v́ lư do chính trị mà tôi bị đưa đi học tập tại các trung tâm dành cho những thành phần ấy! Đàng này tôi đi học tập với tư cách là sĩ quan ngụy (mặc dù đă giải ngũ năm 1956) và như vậy là không đúng [trang 170] chính sách. Đến nay tôi cũng chưa rơ tại sao lại xảy ra sự việc như vậy! Lầm lẫn chăng? Nhưng thôi, chuyện đă qua rồi, hậu quả chẳng có ǵ trầm trọng lắm! Trái lại chỉ có lợi cho tôi về nhiều mặt như tôi đă tŕnh bày trên kia, và tôi cũng xác nhận rằng: chế độ của trại học tập của Tổng Trại 8 do Quân Khu 5 quản lư tại Sông Mao là rất tốt, hầu hết anh em học tập ở đó ra đều giữ một kỷ niệm tốt về thời gian học tập nhất là đối với số cán bộ thuộc thành phần bộ đội: cởi mở, chân thành đúng với truyền thống chân chính của danh hiệu “Bộ Đội Cụ Hồ”[65]]

 

“Sau ngày tôi trở về Viện Đại học Đà Lạt, tôi tiếp tục cư trú tại Trường Đại học (bấy giờ do một ban quản lư gồm đại diện của Nhà nước và đại diện của Giáo hội quản lư, nghiên cứu thể thức chuyển giao cho Nhà nước). Trong quy ước giữa hai bên th́ tất cả mọi giáo viên, nhân viên cũ của Đại học, nếu c̣n ở lại th́ được Nhà Nước lưu dụng, ngày 3/4/ 1975 tôi là giáo sư duy nhất ở lại. Thế nhưng, trong danh sách những người ở lại (lập trong thời gian tôi đi học tập vắng mặt, tôi bị lọt sổ hay bị gạch sổ) nên khi Đại học Đà Lạt hoạt động lại dưới sự quản lư của Nhà nước, tôi không được lưu dụng. Tôi bắt đầu tự mưu sinh bằng cách làm vườn trồng rau, đây là một kinh nghiệm quư và là một vinh dự lớn: tôi làm được ba vụ rau bắp cải, bán cho hợp tác xă phường 4 Đà Lạt!

 

Nhân dịp này tôi cũng xin ghi lên đây lời thành tâm tri ân đối với một số anh chị em đă có ḷng thương giúp đỡ tôi về mọi mặt, trong thời gian tôi lưu trú tại Đại học Đà Lạt; giúp đỡ lao động sản xuất, chia sẻ lương thực thực phẩm, áo quần và tiền nong - quả là bát cơm phiếu mẫu đáng giá ngh́n vàng! Điều quư hóa là phần đông các ân nhân ấy là những người đôi khi không có liên lạc ǵ với tôi trước, nay biết tôi ở vào hoàn cảnh khó khăn th́ giúp đỡ v́ ḷng từ thiện, ngoài ra tôi cũng [trang 171] như bất cứ người nào đi học tập về đều gặp nhiều khó khăn đôi khi khá căng thẳng về mọi mặt”[66].

 

“Từ cuối đêm 26 rạng ngày 27 tháng 8 năm 1976, đêm đầu tiên tôi trở về lại Đà Lạt sau 16 tháng cải tạo, tại nhà Hoà Lạc của Đại Học Đà Lạt, tôi quỳ gối phỏng ư bài thơ “Lên Đỉnh Cát Minh”, ghi lại những ḍng sau đây:

 

“Đêm nay mới thật là đêm

Bao năm lạc bước êm đềm về đây

Về đây sau những tháng ngày

Đau thương phúc lạc tràn đầy cả hai

Bắt đầu tất cả đêm nay:

B́nh an, phúc lạc, an b́nh, b́nh an”. [trang 191]

 

Và sau mấy câu thơ ấy, tự nhiên tôi thay đổi chữ kư.

Trước th́: [chỗ này có chữ kư dài]

Nay đổi sang như sau: [chữ kư tắt]

 

Sự thay đổi tự nhiên bột phát đêm hôm ấy có phải chăng là dấu hiệu tôi bước sang một giai đoạn mới hoàn toàn mới của cuộc đời? Sự thay đổi mà trước kia bao nhiêu người khuyên tôi, v́ họ cho chữ kư cũ là rất xấu và rất nguy, nhưg tôi đă nhất định không chịu nghe. Đêm ấy, gần như một cách vô thức, vô ư định, tôi đổi chữ kư, một việc làm mà tôi không hiểu do đâu, mà chính tôi cũng lấy làm ngạc nhiên! Và quả thực, cuộc đời tôi đổi mới hoàn toàn”[67].

 

“Sau ngày trở về lại Đà Lạt, anh Viện[68] là người đầu tiên đến thăm tôi tại trường Đại học Đà Lạt. Điều đáng nói nhất là trong một buổi toạ đàm do trường tổ chức tại pḥng khách nhà Viện trưởng cũ. Tôi ngồi nghe anh Viện nói chuyện, mà cứ như trong mộng. Thật khó ngờ được rằng lại có cái ngày anh Viện tôi đến thuyết tŕnh cho anh em cán bộ Trường Đại Học Đà Lạt, ngồi tại chính cái pḥng khách ấy! Và lẽ ra, ít nhất tôi cũng được đón anh tôi với tư cách giáo sư duy nhất ở lại Viện Đại Học, lúc toàn ban giáo sư di tản, thế nhưng, lại ngồi nghe anh như một anh ngụy quân đi học tập về chưa có quyền công dân! Tôi thương ḿnh th́ ít mà thương anh th́ nhiều! Chẳng biết thâm tâm anh ra sao, nhưng tôi thấy anh có thương tôi nhiều mới lên thăm tôi để hai anh em chúng tôi phải sống những giây phút khá oái oăm như vậy!”[69]

 

Trong lúc GS Nguyễn Khắc Dương phải rắc rối với nhiều chuyện nan giải, th́ số phận Viện Đại Học Đà Lạt vẫn được những người làm chủ mới quyết định. Năm 1975, Ban Quân Quản thị xă Đà Lạt và GS Nguyễn Lam Kiều từ phía Bắc vào tiếp quản Viện, phối hợp với nhân viên của Viện “canh gác bảo vệ” cho Viện[70].

 

Chương Sáu: Khối Hành Chánh

 

1. Văn Pḥng Hành Chánh

 

Gồm các thư kư phụ trách một số công việc khác nhau, điện thoại viên, tùy phái trong Ṭa Viện Trưởng, phụ tá các hoạt động hành chánh cho Viện Trưởng. Viện Trưởng có một Phó Viện Trưởng công tác. Một Tổng Thư kư đôn đốc mọi việc hành chánh và một sống công việc do Viện Trưởng uỷ nhiệm trong văn pḥng Viện. Lần luợt có các Phó Viện Trưởng Nguyễn Ḥa Nhă làm việc dưới thời LM Nguyễn Văn Lập, và ông Trần Quang Diệu làm Tổng Thư Kư. Trước đó, anh Sử[71] nắm nhiệm vụ Chánh Văn Pḥng Hành Chánh ở Toà Viện Trưởng. Đến thời kỳ Linh Mục Lê Văn Lư làm Viện Trưởng th́ có LM Hoàng Quốc Trương làm Phó Viện Trưởng nhưng không có chức vụ Tổng Thư Kư. Năm 1972, Lm Viện Trưởng bố trí GS Đỗ Hữu Nghiêm làm Phụ Tá Hành Chánh[72] cho Viện Trưởng trông coi việc hành chánh[73].

Ṭa nhà hành chánh (Ḥa Lạc) Viện Đại Học Đà Lạt gồm các ông Phan Phát Tường, Nguyễn Viết Khai, Nguyễn Hữu T́nh, Nguyễn Đức Hảo.

 

Hầu hết các nhân viên kế thừa từ nhiệm kỳ của LM Viện Trưởng tiền nhiệm Nguyễn Văn Lập. Một vài vấn đề khó khăn tự nhiên trong giai đoạn chuyển tiếp nhiệm kỳ giữa Viện Trưởng mới và cũ về tâm lư của những người cùng cộng tác nhưng chưa hiểu nhau rơ và chưa ḥa đồng được ngay. Có những khó khăn do tŕnh độ đào tạo, địa phương của một số người. Nhưng cách xử dụng người theo tinh thần bác ái nhân bản không thể một sớm một chiều làm thay đổi tất cả.  Nhưng rồi mọi việc vẫn diễn tiến êm xuôi ít ra trước mắt cho đến ngày 30/3/1975 ở vùng Đà Lạt

 

2. Pḥng Liên Lạc tại Sàig̣n: Viện có một Văn Pḥng Liên Lạc tại Thương xá Tax ở Sàig̣n, do Ông Đỗ Văn Thành phụ trách chung vào giai đoạn năm 1971-1974.

 

Một trong những hoạt động chính yếu của Pḥng Liên Lạc là chuẩn bị việc đưa rước các giáo sư đi Đà Lạt để dậy học và đưa các vị đó về lại Sài g̣n. Pḥng Liên Lạc mua vé máy bay cho các giáo sư nào muốn đi đường hàng không hay điều chuyển xe chuyên chở các giáo sư nào muốn đi lại bằng đường bộ.

 

Văn pḥng này lúc đầu đầu được đặt tại số 262 Trương Minh Giảng Sàig̣n 3. Nhân sự gồm một Trưởng Pḥng với một vài thư kư và tài xế. Khi Ban Cao Học CTKD được thiết lập tại Sàig̣n và khai giảng ngày 11/1/1969 tại Lầu II, Ṭa Nhà Thư Quán Xuân Thu và Trường Taberd. Sau đó Cơ sở trường chuyển sang Lầu II, Thương Xá Tax, đường Nguyễn Huệ Sàig̣n 1 th́ Văn Pḥng này cũng chuyển theo.

 

Chương Bảy: Khối Tâm Linh

 

1. Nguyện Đường:

 

Khu nguyện đường đi liền với sinh hoạt tâm linh này, năm 1970-1975, có một Lm tuyên úy sinh viên là Lm Lă Thanh Lịch cũng từ Gp Cần Thơ, gốc Gp Hà Nội lên phục vụ.

Nguyện đường Năng tĩnh là kiến trúc biểu trưng cao đẹp nhất của lư tưởng phục vụ của Viện Đại Học Đà Lạt. Ngôi thánh đường được xây dựng ở khu đất trang trọng, uy nghi, trên đỉnh đồi cao nhất khu A được san bằng. Thánh đường được thiết kế theo đồ h́nh tổng quát là tam giác, phù hợp với ngọn tháp tam giác cao vút lên trời xanh, biểu tượng huyền nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi, cao 38 mét.

 

Toàn thể cấu trúc ấy hiển nhiên nói lên quan hệ Trời Đất Người – Thiên Địa Nhân, trong tâm thức giao lưu của văn hóa Á Đông cổ truyền - triết lư Tam Tài. Trước Ṭa Nhà Năng Tĩnh là một sân trải sỏi đất đỏ được vẫn dùng làm nơi tổ chức những buổi lế tiếp đón quan khách hay nghi lễ truyền thống, kỷ niệm như lễ quan thầy của Viện và lễ phát bằng tốt nghiệp hằng năm. Nguyện Đường này là nơi cử hành thành lễ hằng ngày của Linh Mục Viện Trưởng và các Linh Mục sinh hoạt trong Viện Đại Học phục vụ tại chỗ hay từ nơi khác đến. Thời LM VT NguyễnVăn Lập, thánh lễ hằng ngày được cử hành ở ṭa nhà có văn pḥng Viện

 

Theo Linh mục Nguyễn Văn Lập nhớ lại, các sinh viên Công giáo lập nên Liên Đoàn sinh viên Công giáo lúc đó chiếm khoảng 10% sĩ số toàn viện tương đương với tỷ lệ ngoài xă hội. Các sinh viên Phật giáo tổ chức các sinh hoạt trong Chùa, có một ít sinh viên Tin Lành. Tất cả đều sống hài ḥa, không có vấn đề kỳ thị tôn giáo.Nhà nguyện Công giáo tọa lạc trên đồi cao, chung quanh là các pḥng dành cho các giáo sư và các pḥng học của sinh viên.

Có những lúc sinh viên Công giáo cầu nguyện bên trong, bên ngoài sinh viên các tôn giáo khác học bài trong bầu không khí thinh lặng và thân thiện. Có thánh lễ vào buổi trưa nhưng không có các hội đoàn trong viện. Linh mục thường nói với sinh viên: “Chúng con ai là Công giáo th́ phải là Công giáo 100%, ai là Phật Giáo th́ cũng phải là Phật Giáo 100%, th́ tự nhiên có ḥa đồng.”

 

Linh mục Nguyễn Văn Lập biểu hiện t́nh cảm thân cận với các tu sĩ Phật giáo bên Chùa Linh Sơn. Có một đại đức trẻ đự định sang Nhật du học tại một trường Phật Giáo. Bên Nhật đ̣i vị đó phải xuất tŕnh bằng cấp đă đậu ở Việt Nam, nhưng các tăng ni ít khi tham dự khảo thí để lấy bằng phần đời. Nếu không, ít nhất phải có thư giới thiệu của một giáo chức cao cấp có uy tín trong ngành giáo dục. Linh mục sẵn sàng nhận giới thiệu ngay để giải quyết khó khăn cho vị đại đức ấy. Trước ngày lên đường, vị đại đức tố chức một buổi tiếp tân cám ơn và từ biệt các thân nhân, bằng hữu và ân nhân. Trong số các khách mời , có Thượng Tọa Thích Minh Châu, Thích Thiện Minh và nhiều vị Thượng Tọa khác cùng Linh mục giáo sư Trần Thái Đỉnh. Khi linh mục Viện Trưởng tới, các ThuợngTọa hỏi Lm Đỉnh người vừa đến là ai. Linh mục bắt tay chào các Thượng Tọa và khi biết Linh mục Lập đă có cư chỉ ưu ái với đại đức, các Thượng Tọa ngỏ lời cám ơn.

 

H́nh ảnh một nguyện đường đại học

 
Kư ức sau này của Bác Ḥa, người phụ trách sửa chữa pḥng ốc của Viện cho thấy cảnh đầy trang trọng tôn nghiêm của khu Năng Tĩnh bây giờ tiêu điều thế nào:
 
"Đầu năm 1976, có ba GS ở Hà Nội được đưa vào tiếp nhận thay thế: GS Hiệu Trưởng Trần Thanh Minh, GS Phó Hiệu Trưởng Phạm Bá Phong và anh Nguyễn Hữu Mỹ. Ba người t́m đến anh Hương B́nh, một sinh viên cũ của Viện, giúp chấn chính lại máy móc kỹ thuật trong Văn Pḥng Viện. Rồi theo chỉ đạo của Ban Giám Hiệu mới, Hương B́nh phải làm một ngôi sao năm cánh, lắp trên tháp Năng Tĩnh, bao phủ mà không đập bỏ cây Thánh Giá một cách phũ phàng, kịp ngày khai giảng niên khóa 1976-77.
 
Ở thời điểm ấy, đưa ngôi sao lên đỉnh tháp cao 38m không phải là chuyện đơn giản, nên anh Hương B́nh yêu cầu có chừng hai mươi người phụ giúp. Trong số đó có ba người leo lên tháp là GS Nguyễn Hồng Giáp, anh Trần Tưng và Nguyễn Vinh Quang cùng với Hương B́nh lấy bù long xiết chặt các cánh ngôi sao ôm chặt cây Thánh Giá.
 
Cho đến ngày hôm nay, cây Thánh Giá, biểu tượng cho tinh thần Công giáo Thụ Nhân, vẫn sừng sững vững vàng trong ḷng ngôi sao, như đang giang đôi cánh tay đỡ ngôi sao đứng ngạo nghễ giữa Khung Trời Đại Học[74]. H́nh ảnh ấy phải chăng ám chỉ đă đến thời người Cộng Sản phải xây dựng chủ nghĩa trên nền tảng Công Giáo lấy t́nh thương thay cho hận thù giai cấp chồng cao ngất trời!?"
 
Nhưng dưới con mắt của nhiều cựu sinh viên khác, những cảm nhận được biểu lộ khác, có phần cay đắng, buồn tủi, pha lẫn bàng hoàng, ngỡ ngàng như t́nh cảm và niềm tin linh thiêng nhất của ḿnh bị những con người có hành động bạo tàn xúc phạm:
 
“Những bước chân vô thức dẫn tôi dần trở lên khu Năng Tĩnh tự lúc nào. Tôi ngước nh́n ngọn tháp Năng Tĩnh, biểu tượng tôn giáo đă được thay thế, một nỗi buồn ùa đến trong tôi trước cảnh vắng ngắt của sân Năng Tĩnh, nơi cách đây không lâu chúng tôi đă nhộn nhịp dự lễ phát bằng ra trường…
 
Tôi bước lên cổng chính Năng Tĩnh và thực sự cảm thấy kinh hoàng và bị xúc phạm đến ḷng tin trôn giáo của ḿnh, khi đập vào mắt tôi là h́nh ảnh những chiếc nồi, xoong chảo quánh, đen thui, treo lủng lẳng trên bức tường chính của gian giữa, nơi có bàn thờ, mà tôi đă từng dự thánh lễ. Bàn thờ xưa giờ là chiếc bàn đá trơ trụi, đă biến thành bếp tập thể, rất lộn xộn dơ bẩn. Quanh Năng Tĩnh, các pḥng nghỉ của Giáo sư từ các nơi lên Đà Lạt lưu lại trong thời gian giảng dậy tại đây ngày xưa, nay đă biến thành nhà ở tập thể, các dẫy ghế ngồi trong gian chính chỉ c̣n mấy chiếc, không nguyên vẹn, chiếc th́ chỏng gọng, chiếc th́ mất chân. Thật là một cảnh tượng xé ḷng”[75].
 
Ôi! một cuộc đổi đời “hạnh phúc (!?)” mà biết bao người đă “đón nhận” bằng cách chạy trốn, kể cả hiểm nguy đến sinh mạnh của ḿnh!

 

2. Tuyên Úy Vụ

 

a. Linh Mục Tuyên Úy được thành lập từ năm 1959 cho một tập thể sinh viên nhỏ bé ban đầu. Nhiệm vụ chính của Tuyên úy là “phát huy văn hóa Việt Nam trong khía cạnh nhân bản, dân tộc và khoa học, dung ḥa các giá trị cổ truyền quốc gia với mọi tư tưởng quốc tế, nhất là tinh thần Phúc Âm Công Giáo[76]”. Pḥng Tuyên úy c̣n giúp đỡ các sinh viên ngoài Công giáo muốn t́m hiểu đức tin Kitô.  Khi sinh viên Công giáo đông hơn, th́ các sinh viên được qui tụ và tổ chức thành Đoàn Sinh Viên, rồi Liên Đoàn Sinh Viên Công giáo, do các trường hay phân khoa hợp thành. LĐSVCG được các vị LM tuyên úy sau đây lần lượt hướng dẫn:

 

Palacios, SJ

Phạm Văn Nhượng, gốc giáo phận Phát Diệm

Trịnh Việt Yên, gốc giáo phận Thanh Hóa

 

Từ năm 1971, Lm Lă Thanh Lịch, gốc giáo phận Hà Nội, sát nhập giáo phận Cần Thơ, được cử nhiệm làm tuyên úy[77].

 

b. Đoàn Sinh Viên Công Giáo Đà Lạt. Tập thể sinh viên Công Giáo Đà Lạt có tỷ lệ trung b́nh là khoảng 41% (sau Phật giáo là khoảng 45%) theo thống kê tháng 4/1973 trong sĩ số sinh viên ghi danh thụ huấn ở các khoa trong Viện. Đó là một số liệu thanh niên Công giáo tương đối cao trong một nước mà đa số không phải là Công Giáo

 

LĐSVCGĐL qui tụ các đoàn sinh viên thuộc các đại học xá: B́nh Minh, Kiêm Ái, Trương Vĩnh Kư, Trinh Vương và sinh viên ngoại trú. Ban Chấp Hành LĐ gồm các chức vụ Chủ Tịch, Tổng Thư Kư và hai Ủy Viên Nội và Ngoại Vụ, làm việc chặt chẽ với Ban Chấp Hành các đoàn hội viên.

 

Các hoạt động SVCG được các Pḥng chuyên biệt phụ trách. Pḥng Cố Vấn và Nội Vụ lo Ca Đoàn Thụ Nhân, ca đoàn Phụng vụ, Tĩnh Tâm, Giáo Lư và Truyền bá Phúc Âm. Sau cùng, Pḥng Nội vụ cũng hợp tác với Đoàn Thanh Niên Công Giáo Đại Học (JUC) tổ chức thuyết tŕnh và ấn hành nội san Năng Tĩnh để thông tin và huấn luyện. Pḥng Ngoại vụ cùng Ban Chấp Hành mỗi đoàn lo các hoạt động đối ngoại và xă hội, quốc nội cũng như quốc tế

 

LĐSVCG Đà Lạt cũng giao lưu sinh hoạt với LĐSVCG các nơi như Sàig̣n, Huế và sau này Cần Thơ lập nên một Tổng Liên Đoàn SVCGTQ, từ sau chính biến 1/11/1963.

 

Ba phái đoàn sinh viên Công Giáo Sài g̣n, Đà Lạt và Huế gặp nhau tại Trung Tâm Phục Sinh ở Sàig̣n vào đúng ngày 1/11/1963. Ngày thảo luận về qui chế tổ chức và hoạt động của giới sinh viên Công giáo toàn quốc lại là ngày đất nước Việt Nam đi vào một chiều hướng chính trị mới. Ngày 2/11/1963, các thành viên của ba phái đoàn sinh viên vẫn lặng lẽ kiên tŕ làm việc cẩn trọng.

 

Kể từ khi thành lập TLĐ/SVCGVN th́ TLĐ trực thuộc hệ thống Phong Trào SVCG Quốc Tế Pax Romana (MIEC). TLĐ/SVCGVN được điều hành bởi Văn Pḥng Tổng Thư Kư, TLĐ/SVCGVN, gồm có Tổng Thư Kư, Phó TTK Nội Vụ, Phó TTK Ngoại Vụ và Thủ Quĩ.

 

Hội nghị bầu cử một Ban Chấp Hành Lâm Thời, gồm các thành phần sau đây:

Chủ Tịch: Đào Duy (Đại Học Sàig̣n)

Phó Chủ Tịch: Lê Thị Thiện (Đại Học Đà Lạt)

Tổng Thư Kư kiêm Thủ Quỹ: Nguyễn Văn Đương (Đại Học Huế)

 

Ban Tuyên Úy của TLĐ gồm có các Lm Nguyễn Huy Lịch (Sàig̣n),     Nguyễn Ḥa Nhă (Đà Lạt) và Nguyễn Văn Trinh (Huế).

 

Tổ chức TLĐSVCGVN được tài trợ từ TGM Nguyễn Văn B́nh (1000$ làm quỹ hoạt động ban đầu), và Lm Nguyễn Văn Lập, Viện Trưởng Viện Đại Học Đà lạt. Chính vào khoảng năm 1966, LĐSVCGSG, Đoàn SVCG Huế, Đoàn SVCG Đàlạt (năm sau mới có Đoàn SVCG Cần Thơ) họp tại Sàig̣n, đồng ư tiếp tục xúc tiến tổ chức Tổng Liên Đoàn SVCGVN, đặt trụ sở và BCH tại Sàig̣n. Phái đoàn Đà Lạt gồm có:

 

Nguyễn Sĩ Bạch (VK), Chủ Tịch (nay là Thầy Sáu, Houston, TX),

Huỳnh Đắc Chương (CTKD), Phó Chủ Tịch (nay Thầy Sáu, Houston, TX)

Đặng Đ́nh Soạn (hiện ở Houston, TX).

 

Năm 1969, Tổng Liên Đoàn SVCG được tổ chức ở Huế, đại diện cho Viện Đại Học Đà Lạt là Nguyễn Sĩ Bạch là Chủ Tịch Đoàn SVCG Đà Lạt, dù có thể NSB đă ra trường[78].

 

Về phương diện tôn giáo, ngày 16/4/1973, Viện cũng thống kê t́nh h́nh tín ngưỡng tôn giáo cho tập thể sinh viên là 3475 người, không kể sinh viên Ban Cao Học CTKD ở Sàig̣n. Đây là một bức tranh liên tôn đẹp đẽ hiếm có trong tập thể sinh viên thuộc nhiều xu hương tín niệm khác nhau cùng chung vai sát cảnh thi nhau học tập để trở nên người hữu ích cho xă hội. Thụ nhân để thành nhân chắn hẳn là một mẫu số chung hay một sợi chỉ xuyên suốt những tấm ḷng các tầng lớp thanh niên ưu tuyển trong xă hội Việt Nam khi đó.

 

Dù đất nước đang bị chiến tranh xâu xé, họ vẫn tiến lên để giành một vị trí xứng đáng trong công cuộc xây dựng xứ sở thân yêu nhưng đau khổ này. Điều có nhiều ư nghĩa là không phải càng trở nên tri thức th́ người ta càng xa tôn giáo và tín ngưỡng mà trái lại những tín niệm ấy trở nên cần thiết, trưởng thành và sâu sắc hơn. Con người có niềm tin tôn giáo chân chính và thuần thành càng sống nhân bản và vị tha hơn. Điều này cũng chứng minh một chân lư khác là con người càng nhân bản th́ càng gần gũi với tôn giáo, chứ không phải ngược lại như một số chủ trương nào đó.

 

Biểu đồ 7. T́nh h́nh tôn giáo sinh viên VĐHĐL tháng 4/1973[79]

 

PhânKhoa

 

 

 

Ch.Trị

K. Doanh

Khoa Học

Sư Phạm

Văn Khoa

Tổng Số Liệu

 

Toàn Viện

Tỷ Lệ

%

Tín Niệm

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Phật Giáo

597

229

151

331

1308

45,45%

Tin Lành

014

003

011

019

0047

01,63%

Cao Đài

019

000

002

003

0024

00.83%

Ḥa Hảo

000

000

000

001

0001

00.34%

Khổng giáo

069

021

025

038

0153

05,3%

Gia Tiên

008

007

002

023

0040

01,39%

Công Giáo

344

151

231

445

1181

41,11%

Không TG

311

045

035

059

0450

15,63%

Không rơ

000

88

111

072

0271

07,29%

Tổng Cộng

1362

544

568

991

3475

 

Chú thích: Tỷ lệ đáng chú ư nhất là Phật Giáo, rồi Công giáo, và không Tôn giáo trong một Viện Đại Học Công giáo ở Việt Nam. Nền tảng tín người cổ truyền như Khổng giáo và Thờ Cúng gia tiên không mấy quan trọng trong thực trạng này. Thống kê này cũng toát lên tinh thần liên tôn và dung hợp rất đậm đà nhân bản, dù có hay không có tôn giáo.

 

Có dự kiến hoạt động tâm linh này phát triển thành một Pḥng Tuyên Úy qui mô hơn trong tương lai, đáp ứng cho khát vọng và niềm tin của thanh niên trí thức ưu tú của quê hương và dân tộc Việt Nam.

 

Chương Tám: Khối Phục Vụ Chuyên Biệt

 

1. Pḥng Quản Lư:

 

Khoảng năm 1972-75, LM Phan Công Chuyển, từ Gp Cần Thơ, gốc Gp Phát Diệm và Thầy Đinh Quang Trí, Ḍng Đồng Công phụ trách, quản lư bộ phận tạp vụ, trông coi và bảo tŕ các cơ sở vật chất và phương tiện vận chuyển và điện nước, thực phẩm trong Viện.

 

Từ trước, trong một thời gian sư huynh Théophane đảm lănh trách nhiệm quản lư cho Viện (1964-1968). SH Théophane được mọi người coi là người nội trợ đảm đang cho cha Viện Trưởng. Đi vào chi tiết th́ việc quản lư rất đa đoan khó khăn. Chinh v́ thế công việc quản lư vật chất được quan niệm là một loại công việc chuyên biệt.

 

Khi ông làm quản lư, th́ vào chính thời gian ấy, tài chánh của Viện phong phú hơn hết. Tài năng xoay sở của GS Trần Long đă giúp cải thiện t́nh h́nh kinh tài cho Viện, đặc biệt dưới thời LM Lê Văn Lư làm viện trưởng. Ông thầm cảm tạ những nỗ lực của GS Trần Long lo cho việc chung.

Không bao giờ thiếu tiền chợ, nên thịt cá, cơm ngon, gạo thơm lúc nào cũng đầy đủ no nê. Có tiền trả thù lao cho các Giáo Sư, nhân viên của viện. Mọi người đều thấy thoải mái kư sổ trước khi lănh lương ra về. Đúng là “Có tiền mua tiên cũng được”, và “Phú quư đa nhân hội”

 

VĐH phải tự cung cấp nước dùng hằng ngày. Có lúc t́nh h́nh cung cấp nước khó khăn. Nuớc được bơm từ sườn đồi lên bể lọc ở đỉnh đồi khu Năng Tĩnh rồi phân phối lại cho các ṭa nhà ở các cao độ thấp hơn. Hồ cạn, thường Quản lư Viện phải điều đ́nh với nhà máy nước Đà Lạt, xin nước đổ vào giếng của Viện, để bảo đảm cho mọi sinh hoạt b́nh thường trong viện

 

Phải luôn luôn dự trữ xăng đầy đủ để bảo đảm xe chạy đều đặn, đưa đoàn giáo sư lên xuống sân bay Liên Khương, nhất là khi vận chuyển khó khăn. Xăng cần thiết cho mọi loại hoạt động bất thường khác như đưa sinh viên ốm đi bệnh viện, và vô vàn thứ việc không tên đột xuất khác. Quản lư lo trữ xăng, c̣n phải giữ xăng cẩn thận. Nếu không, có thể gây cháy nổ nguy hiểm…

 

Qua vai tṛ ấy, SH để lại một kho tàng kinh nghiệm giao tế nhân sự trong môi trường Đại Học Thụ Nhân. Để làm tṛn trách nhiệm quản lư, SH thấy cần phải sống chan ḥa b́nh dị. Ông thực sự đă sống gần gũi đặc biệt với mọi người mà Văn pḥng Quản Lư chịu trách nhiệm trực tiếp. SH biết pha tṛ cười trong lúc cần giảm bớt căng thẳng. Là một nhà giáo dục, SH không bao giờ bi kịch hóa chuyện làm việc chung với nhau ở bất kỳ hoàn cảnh nào.

 

SH Théophane coi việc đắc nhân tâm là một bí quyết quản lư quan trọng trong giao tế nhân sự và xă hội. Học hỏi tâm lư học, tâm tính học, đạo đức học trong sách vở, ông c̣n rút tỉa kinh nghiệm sống lâu năm với nhiều người, từng trải về tâm lư giáo sư và sinh viên, tim hiểu tính tính mọi loại người Trung Nam Bắc, Tây Tàu. Thời gian du học của ông ở Rôma, sống chung với bốn mươi sư huynh dị chủng là một trường học kinh nghiệm quốc tế về giao tế cộng đoàn. SH thấy phải sống đời sống nội tâm sâu xa, để tự biết ḿnh chính xác, th́ ḿnh sẽ hiểu người. Câu châm ngôn ở cửa miệng người đời “Suy bụng ta ra bụng người” là ch́a khóa dẫn đến thành công mà SH cố áp dụng trong những năm làm việc ở Viện Đại Học Đà Lạt.

 

SH Théophane chú ư t́m hiểu sở thích của từng Viện Trưởng như một “nhà t́nh báo thượng thặng”, nhưng chỉ để làm vui ḷng nhau. Cha Lập th́ thích hút cigare, nên có ai cho, th́ SH liền đem biếu cha Lập. Cha Lư th́ sống khổ hạnh, không hút thuốc mà cũng không uống rượu, chỉ ghiền tennis mà thôi. Cha Lư thường hay nhắc nhở mọi người câu nói bất hủ gây ấn tượng thật mạnh mẽ như một điệp khúc: “Rồi cũng chết!”. Ngài cũng thích vui đùa với SH Théophane như hồi hai người c̣n là bạn học thời thơ ấu ở Hà Nội. Sau này SH mới có cơ hội cộng tác với những Linh Mục khác, như cha Vũ Minh Thái tươi trè và dễ tính.

 

Ông làm quen thân với từng nhân viên dưới quyền, t́m hiểu các nhu cầu của họ. Họ cần thứ ǵ, như thuốc men, th́ ông giúp, có gạo, có quà th́ ông cũng nhớ phân phối cho họ, chia sẻ với họ. Sư huynh nhớ một điều họ thích nhất là đề nghị cha Viện Trưởng chia đất trồng trọt cho họ. Linh Mục Viện Trưởng Lê Văn Lư đă đồng ư cho họ đất đai làm của riêng vớí văn tự chính thức kèm theo.

 

Nhiều bài học sư huynh đúc kết được trong cuộc sống: Phải rất tế nhị với những người nghèo túng và ít học làm việc chung với ḿnh, ứng xử công b́nh với mọi người. Chớ quở trách ai mà không có lư do rành mạch; hăy rất b́nh tĩnh nhă nhặn khi bị chỉ trích.

 

Mấy tháng trước biến cố 30/4/75, sư huynh nhận được một lá thư như đùa bỡn nhưng có tính tiên tri: “Chúc Frère ở lại măi măi trong Viện để cho sinh viên và nhân viên trong Viện được gặp Frère cới cái áo ḍng thâm và cái cổ trắng mỗi ngày. Nhưng có người lại nói: “Frère ơi! rất tiếc là chúng ḿnh phải ly biệt nhau. Frère ở lại đây không được lâu đâu…”

 

2.Nhà khách Năng Tĩnh

 

Thực tế đây là nhà khách văng lai dành cho các giáo sư thỉnh giảng cư ngụ tạm thời trong thời gian lên giảng dậy hay công tác tại Viện Đại Học Đà Lạt. Được bố trí ở nơi gần thánh đường nhất và ở nơi cao nhất, thể hiện tinh thần “tôn sư trong đạo”, và “muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”, mỗi căn pḥng trên Ṭa nhà này được trang bị đầy đủ tiện nghi như một pḥng khách sạn. Ngay bên ngoài khu pḥng cá nhân là một pḥng khách lớn liên hợp với nhà cơm. Một phần ṭa nhà Năng Tĩnh dùng làm pḥng riêng của Lm Tuyên Úy và các bàn thờ phụ dùng để các Linh Mục giáo sư cần dâng thánh lễ mỗi buổi sớm, khi công tác trên Viện Đại Học.

 

Vài thí dụ về cách ứng xử với nhân viên giảng huấn của LM Nguyễn Văn Lập

 

Đối vơi các giáo sư, có một vài việc LM. Viện Trưởng Nguyễn Văn Lập đă thực hiện đặc biệt, gây nhiều ấn tượng mà không mấy người biết đến.

 

1./ Chẳng hạn, khi mời một giáo sư ở Sài G̣n lên dạy ở Đà Lạt, linh mục đích thân đến nhà vị giáo sư đó, nhưng linh mục bảo người tài xế đậu xe cách nhà chừng 100 mét, linh mục đi bộ vào nhà. Và khi vị giáo sư đó tiễn linh mục, ra cổng thấy xe của linh mục đậu xa, hỏi ngài lư do tại sao?

Linh mục trả lời:

Ngày xưa Lưu Bị đi mời Khổng Minh phải tam xa cố thảo lư. Bây giờ tôi đậu xe xa có 100m, đâu có ǵ khó nhọc so với công lao của giáo sư sẽ giúp cho Viện sau này

Nhưng nếu có vị giáo sư nào từ chối lời mời của linh mục lần đầu, ngài sẽ trở lại lần thứ hai, ngài bảo người tài xế đậu xe cách nhà khoảng 200m. Khi vị giáo sư đó tiễn linh mục ra cổng lấy làm lạ tại sao linh mục cho đậu xe xa hơn lần trước, ngài cũng trả lời tương tự như lần vừa rồi. Trong thực tế cũng có vị từ chối đến lần thứ hai, ngài sẽ quyết định trở lại lần thứ ba, lần này ngài cho đậu xe xa hơn 300m và cuối cùng vị giáo sư đó thực sự cảm động về t́nh cảm sâu đậm của ngài nên đă nhận lời.

LM. Lập không chỉ ưu đăi những giáo sư đang giảng dạy ở Viện, mà c̣n đối xử nhiệt t́nh với những người chưa được mời dạy hay thân nhân trong gia đ́nh của các giáo sư. Thật vậy có những người đang học ở Pháp hay ở Mỹ chưa tốt nghiệp, nghỉ hè về Việt Nam chơi, lên Đà Lạt ở khách sạn Palace, nếu linh mục biết được ngài cũng đích thân đến khách sạn mời về Viện ở trên Năng Tĩnh và ăn ở chung với các giáo sư khác, khiến họ rất cảm kích t́nh cảm quí báu đó của ngài. Khi họ về nước, cha mời họ, th́ họ không thể nào từ chối được.

Nhưng ban đầu ít người làm việc cho Viện và điều kiện c̣n dễ dăi, làm việc giao tế quá nặng về t́nh cảm mà không có nguyên tắc th́ sẽ khó điều hành một cơ sở như Viện Đại Học.

 

2./ Ngay cả đến thân nhân của các giáo sư cũng vậy, LM. cũng đối xử thật hết t́nh, thí dụ như phu nhân của một bác sĩ, em ruột của một giáo sư dạy trong Viện, có quen biết ngài từ trước ở Huế. Khi ba lên Đà Lạt ở trong Viện, và một buổi sáng bà cần xe của Viện đưa bà đi chơi thác Cam Ly. Ông Ḥa người phụ trách nội dịch lên báo với ngài, mà trong Viện không c̣n xe nào để đưa bà đi, nhưng không dám kêu taxi, v́ sợ phật ḷng vị khách này, ngài liền bảo lấy xe riêng của ngài đưa bà đi chơi. Dù sau đó, chính ngài phải đi xe taxi đến dự lễ khai giảng của Trường Trung Học Bùi Thị Xuân gần đó. Vế sau, gia đ́nh của vị giáo sư biết chuyện, họ hết sức cảm động về nghĩa cử đấy thâm t́nh này của ngài, nhưng chắc có ân hận v́ đ̣i hỏi như thế, trong lúc ngài bận mộ việc chính đáng.

 

Một việc làm của cố Viện Trưởng có thể là một bài học về chính sách của Viện, nên có thể nêu lên một số trường hợp cho các thành viên của Viện suy nghĩ.

 

3./ Một lần GS. T. N. T. lên dạy ở trường Đại Học Khoa Học. chỉ đi một ḿnh, nhưng giáo sư đề nghị pḥng Nội Dịch của Viện bố trí cho giáo sư ở pḥng đôi. Nếu Viện hết pḥng đôi, th́ GS. sẽ ra khách sạn Palace, hôm sau sẽ lấy taxi vào Viện dạy học. Pḥng Nội Dịch rất lúng túng, v́ GS. T. là người nhiều uy tín trong giới khoa học, mà c̣n là nhân vật có thể lực trong Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng Việt Nam Thương Tín và giáo sư là người có nhiều cổ phần nhất trong ngân hàng này. Lúc đó, ở Năng Tĩnh không c̣n pḥng đôi nào nữa hết.

Nhưng GS. Ph. V. D. đang ở pḥng đôi. Nếu bây giờ yêu cầu thầy D. dời sang pḥng chiếc, để thầy T. ở pḥng đôi thầy D. sau này biết được, có thể tức giận lắm. Lúc đó, nhân viên nội dịch chạy lên cầu cứu LM. Viện Trưởng.

Ngài đề nghị lên mời thấy D. xuống giải nghĩa những câu thơ chữ Hán cho ngài. Thầy D. được LM. Viện Trưởng, mời xuống giải nghĩa thơ chữ Hán như vậy dĩ nhiên thầy D. rất vui vẻ và hănh diện xuống nhà Đôn Hóa để ngủ. Thế là LM. Viện Trưởng giải quyết rất khôn khéo, tế nhị và kín đáo không làm phiền đến ai.  

 

4./ GS. Trần L. đă tính nhầm giờ dạy và tiền thù lao của LS. V. V. B. khoảng 10 ngàn đồng. LS. B. báo và yêu cầu văn pḥng Trường CTKD điều chỉnh lại. Nhưng GS. Trần L. từ chối. Sau đó, LS. B. quyết định không tiếp tục các giảng khóa tại Viện nữa. LM. Lập biết chuyện, đích thân về Sài G̣n, đến văn pḥng LS. B. xin lỗi về việc đáng tiếc kia.

Theo phán đoán của ngài, LS. B.từng cho ngài biết rằng , tiền bạc đối với Luật Sư không quan trọng lắm, nếu xét công việc trên căn bản lợi nhuận, chắc ông không bao giờ lên dạy ở Viện Đại Học Đà Lạt. V́ một buổi sáng làm việc ở Văn Pḥng tại Sài G̣n, Luật Sư B. có thể kiếm từ 30 ngàn đến 40 ngàn đồng. Trong khi giảng dạy ở Viện Đại Học Đà Lạt, mỗi giờ chỉ trả thù lao một ngàn 500 đồng. Nhưng ông quyết định nhận dạy ở Viện Đại HọcĐà Lạt v́ ông thương sinh viên và trân trọng t́nh cảm sâu đậm mà LM. Viện Trưởng dành cho ông. Kết quả của việc dàn xếp này là LS. B.vui ḷng trở lại cộng tác với Viện[80].

 

Sư huynh làm việc trên Năng Tỉnh, ân cần tiếp đón các giáo sư, lo pḥng nghỉ ngơi, chuẩn bị bữa ăn ngon miệng, sắp đặt tiền lương giáo sư và trao tận tay cho từng người trước khi họ rời Đà Lạt trở về Sài g̣n. Ông c̣n nuôi thỏ chuẩn bị những món ăn đặc biệt tiếp đăi các GS[81]. Đó là món civet lapin. Nhà bếp học cách làm món này thật thơm ngon hợp khẩu vị, nấu với rượu trắng hoặc bia. Ông c̣n pha chế thêm rượu anh đào và có cả Bénédictine, Cointreau mà phụ huynh sinh viên khi lên Đà Lạt thăm con, đem biếu tặng sư huynh.

 

3. Sinh Viên Vụ.

 

Thời Linh mục Nguyễn Văn Lập. Đối với sinh viên, ngài hết ḷng với sinh viên trong mọi lúc mọi nơi. Ban đêm nếu có sinh viên nào ngă bện, ch1nh Linh mục Viện Trưởng đưa đi, ví khi có ngài hiện diện, bác sĩ y tá đều tỏ ra mau măn tận t́nh hơn với sinh viên.

1./Cho tiền hay cho mượn tiền. Mối thân t́nh với sinh viên như thế đă khiến sinh viên rất gần gũi quí mến ngài,”kể cả để mượn tiền lúc gia đ́nh chưa kịp gởi lên, mà tôi chẳng bao giờ ghi sổ sách, cũng chẳng nhớ đă trao cho ai.”

Mỗi buổi sáng LM. Viện Trưởng thường đứng trước văn pḥng Viện, chào đón các sinh viên, trước khi họ vào các giảng đường. Và mỗi buổi chiều, LM. cũng đứng đó để tiễn đưa các sinh viên ra về. Và trên văn pḥng của LM.Viện Trưởng ở lầu 2, bàn làm việc của ngài nh́n ra cửa sổ, có thể nh́n thẳng xuống cổng Viện. V́ thế, bất cứ lúc nào ngài cũng có thể nh́n thấy các sinh viên ra vào cổng Viện. Chính v́ các sự việc này, cộng thêm trí nhớ c̣n rất tốt của LM., ngài có thể thuộc hầu hết tên các sinh viên trong Viện vá đặc biệt LM. c̣n biết rơ những mối t́nh của các cặp sinh viên trong Viện thời đó như cặp Tân & Việt, Nho & Xuân Lang v.v. mà ngay cả sau này, khi không c̣n ở Viện nữa, đôi lúc LM. cũng nhắc lại trong nhiều buổi tṛ chuyện.

Có lẽ nhiều sinh viên có dịp đi học lại, nghiên cứu, làm việc và giảng dạy ở khá nhiều đại học trên thế giới, anh Lưu chưa thấy có một viện trưởng nào dành những cảm t́nh sâu đậm như vậy cho sinh viên của họ. Hầu như sinh viên tại các đại học ở Úc hay ở Mỹ, chỉ biết mặt ông viện trưởng vào ngày măn khóa, khi ông đến chủ tọa lễ phát bằng tốt nghiệp cho sinh viên.

LM. Viện Trưởng cũng thường cho các sinh viên tiền tổ chức party vào dịp Giàng Sinh và mượn tiền về nghỉ Tết hằng năm và nhiều người không trả lại, cũng được LM. xí xóa bỏ qua luôn.

 

2./ Bênh vực sinh viên. Sau Tổng Công Kích Tết Mậu Thân 1968, chính quyền tiến hành chương tŕnh huấn luyện quân sự học đường cấp tốc cho nam sinh viên. Do đó Viện đă yêu cầu Trường Vơ Bị Quốc Gia sang đảm trách chương tŕnh huấn luyện cho sinh viên của Viện Đại Học Đà Lạt. Trường Vơ Bị đă cử Thiếu tá Hạnh làm Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn Khóa Sinh, và các sinh viên năm thứ 4 của Trường Vơ Bị làm huấn luyện viên.

Thường ngày, các sinh viên của Viện và của trường Vơ Bị hay theo đuổi các nữ sinh viên trong Viện. Nhưng v́ không rơ lư do ǵ, các nữ sinh viên thường thích các nam sinh viên của Viện hơn bên Vơ Bị.

Do đó, theo nhận định của sinh viên Phạm Văn Lưu lúc đó, khi qua huấn luyện quân sự cho sinh viên của Viện, đây là cơ hội bằng vàng cho các sinh viên Vơ Bị dằn mặt sinh viên của Viện. Cơ hội đó đă đến, khi các nam sinh viên tập đi diễn hành ngang qua một nhóm nữ sinh viên đang tụ tập trước thư viện, một số anh đă vẫy tay và là ó để chọc ghẹo các cô.

Chiều hôm đó, các huấn luyện viên đă tập họp tất cả liên đoàn khóa sinh trong sân khu Năng Tĩnh. Rồi các sinh viên Vơ Bị lên lớp giảng đạo đức cho sinh viên của  Viện. Sau đó họ bảo ban chiều ai đă chọc ghẹo các nữ sinh viên, nên tự giác ra nhận lỗi và chịu phạt hoặc ai biết người nào phạm lỗi, nên báo cáo lên để bắt người đó ra phạt. Nếu không sẽ bắt tất cả khóa sinh phải chịu phạt hít đất và nhảy xổm. Không có ai nhận lỗi và tố cáo.

Các huấn luyện viên này nói những câu mà các sinh viên nghĩ là xúc phạm đến họ. Một số anh, trong đó có sinh viên Phạm Văn Lưu, đă đứng lên phản đối. Mấy sinh viên đó lập luận rằng ai có lỗi, người ấy phải bị phạt. Đó là điều cần phải làm để duy tŕ trật tự và sức mạnh của quân đội.

Nhưng sinh viên phản đối, không thể áp dụng h́nh phạt như một phương cách để hành xác và lăng nhục tất cả tập thể sinh viên được. Sau đó, toàn thể sinh viên khóa sinh đă vỗ tay tán đồng, rồi la ó phản đối, nên các huấn luyện viên đă phải nhượng bộ và cho giải tán.  

Tối hôm đó, các huấn luyện viên này báo cáo với Thiếu tá Hạnh và yêu cầu phải áp dụng kỷ luật  nghiêm khắc với các sinh viên thụ huâấ quân sự.Thiếu tá Hạnh gặp LM. Viện trưởng, xin cho ông được nghiêm phạt các sinh viên, v́ kỷ luật là sức mạnh của quân đọi. Nếu lời thỉnh cầu này không được chấp thuận, Trường Vơ Bị sẽ ngưng chương tŕnh huấn luyện.

Vẫn theo sinh viên Phạm Văn Lưu, LM. Viện trưởng trả lời:

“Các ông đừng nóng giận, các ông không hải là nhà giáo dục, nên các ông mới hành xử như vậy. Các ông nên hiểu rằng, kh các sinh viên tụ họp thành đám đông th́ hay phá phách chọc ghẹo các nữ sinh viên như vậy, cũng như khi đi dự các buối liên hoan đông người, các sinh viên cũng nghịch ngợm lấy confetti ném lên tóc, lên áo các cô gái.

Nhưng nếu giao cho một nam sinh viên nó cũng biết gallant (người đánh vi tính: galant), biết chiều chuộng, tiếp đăi lịch sử, tử tế và ân cần săn sóc cô gái đó. Trong số những sinh viên chiều nay, chỉ vài tháng nữa thôi, chúng nó tốt nghiệp ra trường, chúng sẽ làm ông này, bà nọ, cũng là giáo sư, là giám đốc, phó giám đốc của các cơ quan, xí nghiệp. Chúng ta không thể áp dụng những h́nh phạt như con vịt đó với chúng nó.”

Cuối cùng, Thiếu tá Hạnh phải nhượng bộ và chương tŕnh huấn luyện được tiếp tục như cũ. Điều này chứng tỏ LM. Lập luôn thông cảm và hiểu biết sâu sắc về tâm lư sinh viên, mà luôn đứng về phía sinh viên để ủng hộ và bảo vệ. Đó là những kỷ niệm của những ngày LM.c̣n làm viện trưởng[82].

 

Các sinh viên đều hỏi ư kiến ngài trong những vấn đề quan trọng như có nên tham gia biểu t́nh không, khi có lộn xộn. Linh mục khuyến khích họ “các con phải đi biểu t́nh với đồng bào”, và ngài nhắc lại câu châm ngôn của phương Tây: “Cái ǵ người khác làm mà ḿnh không làm, th́ người ta sẽ làm để chống lại ḿnh.[83]

Cách ứng xử như thế nặng về t́nh cảm, tùy hứng hơn là theo bất cứ m65t nguyên tắc quản lư nào.

 

 

Tổ chức Sinh Viên Vụ được h́nh thành từ niên học 1970-71, có mục đích tạo điều kiện cho mọi sinh hoạt của sinh viên, ngoài chương tŕnh giảng huấn trực tiếp. Tất cả đều là môi trường giáo dục để sinh viên tập luyện và phát triển toàn diện nhân cách về các đức tính và tác phong lănh đạo, giao tế xă hội, nghệ thuật ăn nói trước công chúng và thể dục thể thao. Những sinh hoạt sinh viên cũng là nơi cho họ gặp gỡ trao đổi, phát triển t́nh thân hữu.

 

Tổ chức sinh viên. Một Ban Đại Diện Sinh Viên Liên Khoa có nhiệm kỳ một năm, do Ban Đại Diện các Phân Khoa và các Đại Học Xá  (Trương Vĩnh Kư, Kiêm Ái, B́nh Minh) bầu lên. BĐD có CT, PCT, TTK, TQ và nhiều Ủy viên. Dưới có các Nhóm (theo Ban học), Lớp. Sinh Viên Đà Lạt gồm nhiều đoàn thể: nào Tôn giáo (SV Phật Tử, Công Giáo, Thanh Sinh Công), nào Văn hóa (Thanh Niên Thiện Chí, Thanh Niên Công Tác Xă Hội, Kappa Delta, Scipéco, Hoài Băo, Sinh Viên Phụng Sự Khoa Học, kịch đoàn Thụ Nhân), hay Địa phương (Sinh Viên Đất Quảng, Huế, Cần Thơ, Biên Ḥa, Nha Trang, Phú Yên, Cam Ranh, B́nh Định, Quảng Ngăi, Phan Rang, Lâm Đồng)

 

Tổ chức sinh viên ngoài chương tŕnh giảng huấn trực tiếp này cũng đồng thời được phát triển ở cơ sở Trường CTKD tại Sàig̣n, đặt trụ sở tại Lầu II, Thương Xá Tax, 135, Nguyễn Huệ Sàig̣n, do Ông Dương Hiệp Nghĩa làm phụ tá.

 

Sinh Hoạt Sinh Viên. Trung Tâm Sinh Viên được xây dựng tại Đà Lạt với tài trợ của tổ chức Asia Foundation năm 1972. Vừa được thiết lập, TT đă có nhiều loại sinh hoạt đa dạng được tổ chức, như bầu cử Ban đại diện Lớp, Tổng Hội Sinh Viên Viện, Ngày Huynh Đệ (tựu trường), Ngày Cựu Sinh Viên (do Hội Cựu Sinh Viên Đà Lạt), Lễ Ra Trường (Đầu năm dương lịch), Ngày Sinh Viên, Ngày Đại Học (Giới thiệu Dại Học và Cao Đẳng cho học sinh lớp 12 ở thị xă Đà Lạt). Sinh viên c̣n tổ chức những cuộc họp mặt lớn như Trại Sinh Hoạt Liên Viện, Trại Nối Ṿng Tay Lớn, Công Tác Thiện Nguyện. Sau cùng là các tập thể sinh viên nhỏ hơn tổ chức Picnic Thân Hữu, Báo Chí, Văn Nghệ, Bầu Cử, Học Tập, Du Khảo, Diễn Thuyết, …

 

Năm 1970-1973, LM Vũ Minh Thái làm giám đốc có LM Nguyễn Hữu Toản và GS Đỗ Hữu Nghiêm làm phụ tá cùng với một số nhân sự cộng tác như sinh viên Nguyễn Văn Năm sinh viên SP/VK, huấn luyện viên thể thao Nguyễn Văn Khiêu. Cơ quan sinh viên vụ quản lư tất cả các hoạt động sinh viên, như Trung Tâm Sinh Viên. Ớ đó, có quán cơm sinh viên do tu sĩ Đồng Công hợp tác với các nữ tu Tu Hội Tận Hiến, với LM Giáo sư Nguyễn Việt Anh làm Trưởng Tu Hội. Đoàn Sinh Viên Công giáo đă do LM Nguyễn Ḥa Nhă, gốc Bắc Ninh, thuộc Gp Sài g̣n, làm tuyên úy một thời gian. Ban thể thao phụ trách các sinh hoạt và cơ sở thể dục thể thao sinh viên, và hoạt động du lịch của sinh viên nhưng c̣n thiếu huấn luyện viên.

 

Trước năm 1970, dưới thời Giáo Sư Trần Long và năm 1971, khi Giáo Sư Phó Bá Long nhận chức Khoa Trưởng Trường CTKD, Giáo Sư Ngô Đ́nh Long đều được cả hai vị cựu và tân Khoa Trưởng tín nhiệm và đề cử giữ chức vụ Phó Khoa Trưởng Trường này.

 

Giáo Sư Ngô Đ́nh Long giữ chức vụ này đến năm 1973 th́ được Linh Mục Viện Trưởng Lê Văn Lư bổ nhiệm làm Giám Đốc Sinh Viên Vụ do. Nhiệm vụ Phó Khoa Trưởng được trao lại cho Giáo Sư Tạ Tất Thắng. Ở chức vụ mới này, Giám Đốc Sinh Viên Vụ đă có dịp cộng tác mật thiết với các anh chị em sinh viên trong Ban Kịch Thụ Nhân, các ban nhạc, cũng như các hội đoàn sinh viên sắc tộc, thể thao[84], v.v. Các vị tiền nhiệm như LM Vũ Minh Thái, và lăo thành như SH Théophane Nguyễn Văn Kế, tiếp tục làm cố vấn cho hoạt động sinh viên vụ[85].

 

Nội Qui Sinh Viên. Đề điều ḥa các loại hoạt động của sinh viên, Viện ban hành một Nội Qui Sinh Viên. Nội Qui này gồm 37 điều được chia làm Năm Chương: Ch. I (mục đich và tôn chỉ, 1-2), Ch. II (nhập học, kỷ luật học vấn, tác phong sinh viên, 3-10), Ch. III (những quyền lợi sinh viên, 11-27), Ch. IV (biện pháp chế tài, 28-34), Ch. V (viễn ảnh tương lai, 33-37)

 

Một sinh hoạt khác do Sinh viên Công giáo phối hợp với Lm Tuyên Úy là tổ chức một ca đoàn và ban hợp xướng sinh viên thật điêu luyện, nhưng việc này chưa được kiên tŕ liên tục v́ thiếu các Linh mục và giáo sư chuyên môn và say mê các bộ môn âm nhạc này, tuy một thời gian LM Ngô Duy Linh, nhạc sư Trần Hải Linh, nhạc sĩ Hùng Lân từng tham gia hoạt động, giảng dậy trong Viện này. Sau chuyến đi tu nghiệp tại Pháp, LM Ngô Duy Linh không bao giờ trở lại Viện Đại Học Đà Lạt nữa. Hơn nữa sinh viên sau khi tốt nghiệp, th́ không c̣n sinh hoạt trong ca đoàn dành riêng cho sinh viên, nên có nhiều khó khăn

 

4. Các Cư Xá Sinh Viên

 

Từ thời Linh mục Nguyễn Văn Lập đă h́nh thành hai kư túc xá, một cho nam sinh viên, trong khuôn viên do Linh mục Ngô Duy Linh điều hành, với các nữ tu Tận Hiến của Linh Mục Việt Anh lo việc cơm nước. Chính các sinh viên định giá sinh hoạt qua Ban Dại Diện Kư Túc xá.

 

Kư túc xá Trương Vĩnh Kư dành cho các nữ sinh viên, là một ṭa nhà do thị xă Đà Lạt tăng, do các nữ tu ḍng Mến Thanh Giá Thanh Hóa trông coi , cũng co Ban Dại Diện sinh viên như bên nam sinh viên. Viên không tài trợ ǵ cho các kư túc xá ngoài chương tŕnh trợ cấp học bổng cho các nữ tu sinh viên cư ngụ trong kư túc xá.

 

Đại Học Xá Nữ Sinh Viên. Cư xá này được thành lập năm 1960 tại đường Trương Vĩnh Kư dành cho nữ sinh viên.

 

Đầu năm 1971, các nữ sinh viên được chuyển từ đại học xá Trương Vĩnh Kư vào trong đại học xá B́nh Minh.

 

Với nhu cầu phát triển, một học xá nữa được thiết lập dành cho nữ sinh viên, mang tên Kiêm Ái. Thực ra học xá này đă xuất hiện từ năm 1962, dành riêng cho nữ sinh nguyên là nữ tu, ở phía Tây Đồi Năng Tĩnh. Khu này được tổ chức gồm bốn “Lầu” với những tên rất thánh thiện: Khiêm Ái, Từ Ái, Nhân Ái. Sinh viên thường gọi chung là các lầu “Từ Ái” đủ chỗ sinh hoạt cho khoảng 80 sinh viên. Các nữ sinh viên được săn sóc theo từng cụm 20 người và có một Chị Cả trông nom săn sóc. Khoảng năm 1971-1975, các nữ tu ḍng MTG Thanh Hóa được mời làm quản nhiệm coi sóc hai cư xá trong khuôn viên của Viện.

 

Biểu đồ 8. T́nh h́nh cư xá sinh viên VĐHĐL, 1957-1973[86]

 

Niên khóa

T́nh h́nh cư xá

Trương Vĩnh Kư

Kiêm Ái

B́nh Minh

Lưu sinh

Giám đốc

Lưu sinh

Giám Đốc

Lưu sinh

Giám Đốc

1957-58

75

Tr.V.Thiện

 

 

 

 

1958-59

76

 

 

 

 

 

1959-60

76

 

 

 

 

 

1960-61

77

 

 

 

50

CôTrt Điều

1961-62

78

N.H. Nhă

 

 

50

 

1962-63

102

 

15

 

50

 

1963-64

140

NgD. Linh

15

 

50

 

1964-65

150

 

20

NDLinh

80

Nt NTLan

1965-66

182

 

20

 

80

 

1966-67

190

 

20

 

80

 

1967-68

198

TV Bích

20

 

90

Nt Tt Hường

1968-69

205

TrVNghiêm

48

B. T.Long

100

 

1969-70

185

 

48

 

120

Nt Tt Thương

1970-71

175

 

82

Nt Tt Yến

180

 

1971-72

080

ĐN Hưởng

82

 

180

 

1972-73

080

 

82

 

180

Nt Mt Thêm

Tổngcộng

2069

6 GĐ

452

3GĐ

1110

5 GĐ

Chú thích: 1/Từ 1958-1973, VĐHĐL quản nhiệm ba cư xá sinh viên. Tổng cộng có (2069+1110+452)= 3637 lượt nam nữ sinh viên lưu trú, với 14 giám đốc khác nhau. Giám Đốc đầu tiên là chính LM Viện Trưởng Trần Văn Thiện, và ba giám đốc cuối cùng là LM Đặng Ngọc Hưởng, hai nữ tu MTG Thanh Hóa là Trần Thị Yến và Mai Thị Thêm, chưa kể cư xá sinh viên Rạng Đông do các tu sĩ ḍng Đồng Công quản nhiệm.

2/Thời điểm nhiều sinh viên lưu trú nhất có thể là niên khóa 1970-71: (175+82+180)= 437 sinh viên

3/ Đại học xá lâu đời nhất là Trương Vĩnh Kư (1958-59), rồi đến B́nh Minh (1960-61), Kiêm Ái (1962-63)

 

Học xá nam sinh viên ban đầu. Đại Học Xá Nam Sinh Viên từ niên học 1957-1958, có ba khu ABC trong khuôn viên của Viện. Thời LM Nguyễn Văn Lập làm Viện Trưởng, khi Trường CTKD bắt đầu hoạt động, những dăy nhà B́nh Minh dùng làm đại học xá cho nam sinh viên. Lúc đó có khoàng 100 nam sinh viên. Vào mùa hè năm 1965, khi cha Ngô Duy Linh c̣n làm giám đốc, một số sinh viên KD1 như Vũ Văn Thượng, Dương Tấn Hải, Tôn Thất Tạo, Hồ Quang Nhựt được phân bổ cư trú ở trên dăy lầu II của khu học xá  này.

 

Đại Học Xá B́nh Minh gồm ba dăy nhà trệt. Không biết tên của mấy dăy nhà này bắt đầu từ đâu và khi nào. Nếu chỉ nghe tên gọi mà chưa đến hay sinh sống tại đó, th́ rất khó hiểu. Nào là dăy lầu một, dăy lầu ba, dăy lầu bốn và dăy lầu năm mà thực sự chỉ có ba dăy nhà trệt. Tiếng “lầu” được thi vị hóa, phải chăng v́ mỗi dăy nhà ở trên cao độ khác nhau, cho cả khu Đại Học xá B́nh Minh lẫn Kiêm Ái?

 

Chính mùa hè năm đó ở đây có câu truyện ma kinh dị mà Dương Tấn Hải kể lại. Cha Ngô Duy Linh tin rằng có quỷ đến quấy phá, nên sau câu truyện đó đă đích thân lấy nước thánh rẩy khắp các pḥng của sinh viên để trừ quỷ. Thực ra khung cảnh Viện Đại Học Đà Lạt lúc đó c̣n thưa thớt sinh viên, và đại học xá lại ở chỗ tương đối xa vắng, nên những chuyện kinh dị giàu tưởng tượng, như Dương Tấn Hải KD1 ghi lại thường dễ xảy ra. Khi Linh Mục Ngô Duy Linh đi du học tu nghiệp âm nhạc tại Pháp, th́ Sư Huynh Trần Văn Nghiêm làm Giám Đốc Đại Học xá nam sinh viên.

 

Muốn được nhận vào học xá. Nhu cầu trọ học của sinh viên rất lớn, vi đây là trường đại học ở cao nguyên có khí hậu khá lạnh. Thường lưu trú sinh là những sinh viên năm thứ I có giấy giới thiệu của các ḍng tu hay linh mục ở những cơ sở, xứ đạo tin cậy. Sinh viên phải chấp hành nội quy tối thiểu là giữ trật tự, chăm học, tôn trọng đời sống chung và tạo môi trường thuận lợi cho việc học vấn. Sinh viên học đến năm thứ III thường phải nhường chỗ cho nhưng người mới tới và không thuê được nhà trọ ở bên ngoài Viện.

 

Cuộc sống sinh viên học xá rất đơn giản: sinh viên muốn dùng nước nóng để tắm hay nấu ḿ gói, thường nhúng giây điện trở vào nước hay dùng bếp dầu hôi.  C̣n việc nấu ăn chung đều do các nữ tu Tu Hội Tận Hiến phụ trách ít nhất từ niên khóa 1970-71 hay 1971-1972. Sinh viên thường thấy khó ăn, theo thực đơn được lặp lại nhiều lần gồm những món giản dị, như canh khoai môn nấu với tôm khô có rau th́ là![87]

 

Khi số sinh viên ngày càng đông, th́ trong khuôn viên của Viện, hai học xá dần dần dành hết cho các nữ sinh viên từ xa đến lưu trú. Đó là Cư xá Kiêm Ái song song với đường Hùng Vương gần ngă tư Phù Đổng Thiên Vương, và B́nh Minh ở sâu trong sườn đồi phía Đông, gần Trung Tâm Nguyên Tử Lực hơn.

 

C̣n các nam sinh viên được chuyển đến Cư Xá Trương vĩnh Kư ở khu chợ Đà Lạt, trước kia dành cho các nữ sinh viên. Nguyên do chính của việc hoán chuyển nữ sinh viên Trương Vĩnh Kư với nam sinh viên B́nh Minh lại từ câu chuyện “ma”.

 

Lại chuyện ma tái diễn khá dai dẳng. Hôm đó là một đêm học mùa thi năm 1970, một nhóm “ma” sinh viên hiện h́nh với Trần Thế Hào KD6 làm “ma cà kheo” về hùa với Đồng Lương Nhơn KD7 và một số “ma chơi” khác. Từ cư xá nam sinh viên, “mấy con ma” rủ nhau ẩn núp thấp thoáng trong lùm cây trên lối dốc đồi khuất hẳn giữa hai hàng cây ven đường. Thế rồi, đợi mấy cô sinh viên lên trễ hay đi học khuya từ trên Thư viện trở về Kiêm Ái đang mải nói chuyện, “ma cà kheo” lênh khênh chợt hiện ra … Mấy cô chạy ù té, thất kinh, hét lên “ma, ma, ma…”. Đám sinh viên nữ đang cười nói bị một phen … kinh hoàng… gặp ma…Nữ tu giám đốc Trần Thị Yến phải điên đầu đối phó với lũ “ma cà kheo”.

 

Một kư túc xá Nam sinh viên Rạng Đông được xây dựng gần bên đường Thông Thiên Học trên khu B của Viện Đại Học Đà Lạt. Cư xá này do chính các tu sĩ Ḍng Đồng Công trông coi xây dựng và quản lư trực tiếp, có lẽ bắt đầu từ thời LM Lê Văn Lư.

 

Một số sinh viên cư ngụ tại một vài kư túc xá bên ngoài Viện phần nhiều do các ḍng tu thiết lập (Trường Nazarét, Trường Adran, Trường Oiseaux, Ḍng Mến Thánh Giá Thanh Hóa, Tu Hội Tận Hiến, Nhà thuê ở phố gần Viện...)

 

Sinh viên học xá: chuyện dài bất tận. Sau 1968, SH Théophane vào Đại Học Xá Nam sinh viên với tư cách Phu Tá Giám Đốc cho SH GĐ Trần Văn Nghiêm.

 

*Công việc của Học Xá thật bề bộn: Thế rồi nào là chăm lo cho sinh viên, giữ ǵn trật tự, chăm sóc sức khỏe, trông nom đôn đốc cho họ đi học đều đặn liên tục, nào là thúc dục họ đóng tiền đầy đủ và đúng thời hạn theo qui định. SH từng nói làm cảnh sát bọn học tṛ con trai không dễ dàng chút nào. SH nói như một chân lư vững chắc muôn đời: “Thằng con trai th́ luôn luôn vẫn là thằng con trai”

Quả nhiên SH phải điên đầu lo cho bọn trẻ, mất ăn mất ngủ. Thường đến 12 giờ đêm, các sinh viên học khuya mới kéo từ Thư viện về pḥng ngủ, đi ngủ và hay đi qua pḥng của ông. Đám sinh viên nghịch ngơm đủ tṛ, muôn h́nh vạn trạng. Có tối vừa đi vừa rao to Phở! Phở!, có tối lại thay mó n “Gà!”, hay có đêm vừa chạy vừa hát to: “Cái nhà là nhà của ta, Frère Kế Frère Nghiêm làm ra…” Có khi cả toán dậm bước theo nhịp quân hành, dù sinh viên nào chả ngán đời lính! Dường như sinh viên diễn đủ tṛ khuây khỏa trước khi yên thân ném xác vào giường đi ngủ. “Nhất quỉ nh́ ma thứ ba sinh viên đại học”, nhất là sinh viên CTKD …

 

* Hồi đó sinh viên bất b́nh chuyện bắt lính, hay bắt đi tập trong những tháng hè. Gần bữa trưa nọ, một đám sinh viên kéo nhau đến trước ṭa nhà hành chánh của Viện sát cổng vào. Cả đám hè nhau phá cửa văn pḥng bắt lính, lấy hết hồ sơ ra, chất đống trước sân của biệt thự hành chánh. Bọn thanh niên phóng hỏa tất cả những tên tuổi có trong các giấy tờ bắt lính ấy. Tất cả đếu biến thành tro bụi trong chốc lát. Mấy chú lính và sĩ quan phụ trách bắt lính đứng đấy, thản nhiên án binh bất động, trước cửa văn pḥng, chỉ nh́n xem thanh niên tha hồ bạo động. Th́ ra hồ sơ chính thức đă được họ đem đi cất giữ nơi khác an toàn trước rồi!

 

Cha Viện Trưởng Lê Văn Lư lúc ấy đang bách bộ thong thả ở pḥng riêng của Ngài trên lầu. Ngài nh́n xuống thản nhiên và lặng lẽ theo dơi toàn cảnh hành động của sinh viên dưới sân. Cha Trương, Phó Viện Trưởng th́ nổi cơn tam bành, chạy ra can thiệp, và la rầy đám sinh viên nổi loạn.

 

C̣n SH Théophane thấy thế liền cưỡi Honda chạy vội ra phố. Lướt nhanh qua chỗ đám thanh niên lộn xộn, SH chỉ nh́n thoáng, không tỏ thái độ, thầm tự nhủ: “Chuyện của tụi nó để chúng lo, ḿnh tội ǵ mà can thiệp, không may chúng đốt cả ḿnh th́ bỏ bố!”.

 

Đến chiều tối vào nhà cơm, cha Lư góp ư ra chiều suy tư: “Để chúng nó yên, ông Trương ra can thiệp mà làm chi! Dại dột!”. Cha Trương nghe được câu nói đó mà ngán đời!”. Biết đâu. Có thể có những thanh niên bất măn từ phía đối phương được mua chuộc cài lẫn vào đó để gây hỗn loạn lớn trong hàng ngũ sinh viên!?

 

* Buổi tối về khuya một hôm dưới thời cha Nguyễn Văn Lập làm Viện Trưởng, một đám sinh viên đi chơi ở phố về cư xá trong Viện. Đi qua nhà cha Viện Trưởng. Thấy trong nhà đèn tắt tối thui, chúng bèn hè nhau vào thăm mấy con gà trong chuồng của cha. Một chàng nhanh tay vào bóp mỏ mấy con gà bắt về pḥng làm thịt nấu cháo ăn đêm cho đỡ đói ḷng trước khi đi ngủ.

 

Hôm sau Cha Viện Trưởng Lập biết chuyện đă nói tỉnh bơ: “Gà ḿnh mua về chưa được ăn, chúng nó đói th́ cho chúng xơi, chúng ăn sau này chúng sẽ nhớ trả.”

 

* Sinh viên ăn cắp hoa hồng đem biếu người yêu. Đây là chuyện xày ra từ ban đầu trước khi SH Théophane vào VDH, nhưng hầu như đă đi vào kho tàng truyện cổ của những ai từng sống trong Viện Đại Học. Ăn cắp hoa rồi đem hiến cho người t́nh. Theo cảm nghĩ của sư huynh Théophane, anh chàng hay cô nàng sinh viên si t́nh nào đó chỉ có tim mà không có óc. “Le coeur a des raisons que la raison condamne”. Người t́nh mà nhận của gian th́ không phải là ngựi tính đáng yêu. Con trai nào mà nhận của gian là gă si tính hèn mạt hạng bét, đó là hạng mơ trong xă hội! Văn hóa cổ truyền VN vẫn thường coi xă hội có bốn hạng người: thánh nhân, hiền nhân, quân tử, mơ làng. Sinh viên phải bắt đầu là hạng quân tử, biết suy tư và phê phán sáng suốt trong mọi t́nh huống, v́ đấy là điều tối quan trọng trong giáo dục.

 

* Làm sao mà SH xử sự ổn thỏa được bao nhiêu việc đó? Ông cho biết “Tôi thường lên Năng Tĩnh lần chuỗi và cầu nguyện, để khôn ngoan b́nh tĩnh đối phó với những trường hợp đó.

 

Đă lo nhiều trách nhiệm cùng một lúc, ông c̣n gặp đủ thứ chuyện với những sinh viên đến tâm sự cùng ông, kể cả t́nh yêu và tội lỗi… Ông t́m được niềm an ủi khích lệ khi thấy sinh viên tin cậy ông. Ông vững ḷng tự tin đế sống ở giữa họ mà không ác cảm, không khinh miệt họ, trái lại yêu thương quư trọng họ như người thân yêu trong gia đ́nh ḿnh vậy. Hai muơi bảy năm dậy học nhiều nơi khác nhau đă giúp SH vượt khó như thế. Làm sao mà biết tha thứ và thông cảm, đó là nhiệm vụ giáo dục, đó chính là sự nghiệp “trồng người”.

 

*Thời cha Lê Văn Lư làm Viện Trưởng, có đám nữ sinh viên khác ở trong đại học xá làm loạn. Sau cuộc điều tra, Viện phát hiện ra nữ sinh viên đứng đầu là cô Tiên. Lập tức cô được mời lên tham dự Hội Đồng Giáo Sư để nghe những phân tích của mọi người tham dự. Theo ư kiến của Hội Đồng, Cha Viện Trưởng tuyên bố đuổi học, cô Tiên không giái thích, nhưng chắc cô cảm thấy tủi nhục bất măn. Cô nốc luôn mấy viên thuốc tự tử, xú ḅi mép . Có dấu hiệu trụy tim, khó thở. T́nh trạng nguy ngập, v́ cách hành xử nhân ái, Viện phải cấp bách chuyên chở cô vào bênh viện cứu cấp. Hôm sau Cha Viện Trưởng t́m đến sư huynh Théophane cho biết t́nh h́nh.

 

Sau khi vấn kế kín đáo với cha Viện Trưởng Lê Văn Lư ở Thư Viện, Sư Huynh đến yên ủi cô ở bệnh viện, khuyên cô uống thuốc giải độc và hứa sẽ vẫn cho cô tham dự kỳ thi cuối năm và cô sẽ thi đậu. Vâng lời Sư huynh, cô sinh viên đáng thương đó liền uống xong liều thuốc giải độc. SH tiếp tục vào thăm và khuyên cô hăy yêu đời mà sống, đồng thời trao cho cô một tấm ảnh tượng Đức Mẹ, cùng cầu nguyện cho cô. Một tuần sau, cô Tiên trở lại lớp học, lạc quan yêu đời, và phấn khởi đi vào sinh hoạt b́nh thường[88].

 

5. Pḥng Y Tế

 

Được thành lập có thể đồng thời ngay khi Viện Đại Học ra đời. Khởi đầu do BS Hoàng Khiêm thuộc Dân Y Viện (Trung Tâm Y Tế Toàn Khoa Đà Lạt) phụ trách, nhưng hoạt động không liên tục và đều đặn. Từ niên khóa 1972-73, LM Vũ Minh Thái và người viết liên lạc với BS Đinh Văn Chức và y tá Nguyễn Hữu Quảng, phục hồi và tổ chức lại hoạt động y tế trong Viện. Lúc đầu hoạt động lại, Pḥng y tế chỉ giới hạn phục vụ các giáo sư và nhân viên trong viện.

Pḥng y tế khi đó được đặt ở căn đầu tiên dăy nhà Dĩ Lễ là cư xá dành cho các giáo sư và một vài nhân viên, quay ra sân thể thao dưới tầng nền được san bằng vẫn dùng làm sân tennis, bên dưới dốc đồi nh́n sang Nguyên Tử Lực Cuộc ở phía Đông.

 

Chắc chắn chưa thể tiến hành rộng khắp việc lập phiếu sức khỏe cho sinh viên và yểm trợ họ trong công tác y tế bên ngoài viện, như tài liệu Chỉ Nam Sinh Viên 1973-74 có nói đến. Dự kiến cho tương lai gần là mở rộng cho các đối tượng sinh viên c̣n hạn chế, v́ thiếu nhân sự và phương tiện. Có dự kiến trước mắt là mở rộng hoạt động y tế phục vụ sinh viên trong các hoạt động cấp cứu, sơ cứu

 

6. Pḥng Ẩm Thực (Nhà Bếp)

 

Việc ăn uống tại nhà bếp riêng của Linh Mục Viện trưởng vẫn do ông Trần Văn Thơ trực tiếp trông nom, nấu nướng từ lâu dưới thời LM Viện Trưởng Nguyễn Văn Lập. Lúc trước, tất cả các giáo sư thỉnh giảng trong việc đều dùng cơm chung với Linh Mục Viện Trưởng. Về sau v́ số giáo sư lên đông hơn, nên các giáo sư dùng cơm trên pḥng ăn của ṭa nhà Năng Tĩnh. Pḥng Quản Lư của Viện lo chăm sóc trực tiếp khu nhà ăn của các giáo sư. Như vậy Nhà Bếp riêng ở Ṭa Nhà của LM Viện Trướng thực tế phục vụ các linh mục, tu sĩ và khách mời cùng một số giáo sư có hoàn cảnh đặc biệt, như GS Nguyễn Khắc Dương và một thời gian GS Đỗ Hữu Nghiêm và GS Nguyễn Hồng Giáp, thường trú trong khuôn viên đại học.

 

Chương Chín: Khối Học Thuật

 

1. Giá Trị Văn Bằng của Viện Đại Học Đà Lạt.

 

Ngoài uy tín chất lượng của các giáo sư và toàn bộ nhân viên của một Viện Đại Học, giá trị văn bằng của các trường trong Viện Đại Học c̣n tùy thuộc tính cách pháp lư. Các văn bằng ấy cần được các cơ quan nhà nước và các trường đại học quốc nội hay quốc tế khác công nhận

 

Ngày 28/3/1961, Trường Sư Phạm Ban Triết học tổ chức lớp tốt nghiệp đầu tiên trong Viện. Theo luật pháp quốc gia, nhiều cơ quan tuyển dụng đặt vấn đề giá trị văn bằng do Viện Đại Học Đà Lạt cấp phát. V́ thế, theo yêu cầu của VĐHĐL, Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa Ngô Đ́nh Diệm đă cho VĐHĐL, do Hội Đại Học Đà Lạt thành lập, được cấp phát văn bằng đại học theo sắc lệnh số 199/GD, kư ngày 28/8/1961[89].

 

Sắc lệnh đó, tuy do Tổng Thống ban hành, vẫn cần được hợp thức và chi tiết hóa bằng Nghi Định của cơ quan chức năng được phân nhiệm trong chính phủ là Bộ Quốc Gia Giáo Dục. Bộ này đă chính thức xác định cho Viện Đại Học được cấp văn bằng đại học thực thụ theo nghị định số 206/GD/PC/NĐ, được Bộ Trưởng Trần Hữu Thế kư ngày 4/9/1961

 

Về phía quốc tế, một số cơ sở đại học Mỹ và Pháp cũng có tiếng nói đầu tiên đối với giá trị văn bằng của Viện Đại Học, chẳng hạn:

 

Trường Đại Học Sorbonne, Paris ở địa chỉ số 12 Place Panthéon, Paris 75005, France đă công nhận các chứng chỉ từ Dự Bị đến Văn Bằng Cử Nhân Văn Chương Pháp.

 

Trường Đại Học Công Giáo George Mason University (4400 University Drive, Fairfax, VA 22030) bảo trợ không những về tài chánh mà c̣n về học thuật.

 

Các cơ quan tài trợ cho Viện Đại Học cũng gián tiếp ủng hộ giá trị đào tạo và văn bằng của cơ quan này. Về sau, tùy từng thời điểm phát triển của các trường trong Viện, văn bằng Cử Nhân hay Cao Học đều có văn kiện chính thức công nhận.

 

Sau cùng lời chúc lành của Vatican cho tập thể Viện Đại Học Đà Lạt nhân kỷ niệm mười năm xây dựng (1959-1969) là một cử chỉ làm tăng uy tín và khích lệ sứ mệnh trồng người của Viện này.

 

2. Các Ṭa Nhà và Giảng Đường Đại Học

 

Một đặc điểm rất Á Đông là cách đặt tên Hán Việt từ các cổ thư như Tứ Thư Ngũ Kinh cho các kiến trúc và giảng đường đại học theo truyền thống văn hóa châu lục. Cách đặt tên không khô khan giống như con số giảng đường ở các đại học thường thấy bên phương Tây. Các ṭa nhà hay giảng đường cũng được xây dựng xoáy trôn ốc theo dốc đồi lần lượt từ trên các cao độ khác nhau và được liên kết với nhau bằng những bậc đá lên xuống hay cầu bằng gỗ xinh xinh, những lối đi có trang điểm len lỏi quanh co giữa những khóm hoa ôn đới duyên dáng đủ loại màu sắc như mimosa, hồng, anh đào, thược dược, tầm xuân, huệ trắng, glaïeul… . Các tỏa nhà hay giảng đường ấy lại được đan xen thơ mộng, như ngẫu nhiên bên cạnh, chen giữa hay khuất dưới, đàng sau những lùm cây tươi mát thiên nhiên.

 

Những nam thanh nữ tú đă Đôn Hóa, Minh Thành, Thụ Nhân trong chốn giảng đường Spellman, giải trí lành mạnh ở Trung Tâm Sinh Viên, miệt mài ở đại học theo guơng Trương Vĩnh Kư, biết sống tiết trực Thượng Hiền, Ḥa Lạc, Năng Tĩnh, Cư Dị, Dị An,Tri Nhất, Kiêm Ái, th́ cuộc đời sẽ trông thấy B́nh Minh Rạng Đông lâu dài như không bao giờ kết thúc.

 

Trong thời đại ngày nay giáo hội Công giáo muốn nhập thể vào cộng đồng dân tộc Việt Nam trên nền tảng văn hóa Á Đông. Từ ban đầu, như một truyền thống qua cách đăt tên các tỏa nhà và giảng đường, Viện Đại Học Đà Lạt đă đề cao ư tưởng Tin Mừng bàng bạc trong triết học phương Đông. Nhiều tư tưởng Tin Mừng Công Giáo được diễn dịch trong các sách Kinh Thánh theo cảm quan phương Tây cũng được chứa đựng Kho tàng Tứ Thư Ngũ Kinh phương Đông. V́ thế Cổ Thư phương Đông không thiếu những tư tưởng thâm thúy, làm phương châm cho lư tưởng Thụ Nhân, tuy kho tàng ấy không phải là tất cả chân lư Tin Mừng

 

Nói cách khác, trong trào lưu hội nhập văn hóa của Giáo Hội Công Giáo ngày nay, có thể nói rằng Tứ Thư Ngũ Kinh cũng là một thứ Kinh Thánh với ư nghĩa nào đó theo khẩu vị truyền thống văn hóa phương Đông. Theo nhăn quan đó, có thể giải thích ư nghĩa của từng Ṭa Nhà hay giảng đường Đại Học chốn Cao Nguyên thơ mộng, khó quên này.

 

Từ khi hoạt động trong Viện Đại Học Đà Lạt, người viết không mấy chú ư đọc hay nghe ai giải thích chính thức về lư tưởng Thụ Nhân và các ư nghĩa ẩn ngụ trong tên gọi các ṭa nhà và giảng đường thuộc Viện. Nhưng một số thành viên của Thụ Nhân, như cựu sinh viên Tạ Duy Phong KD1, hay Phạm Văn Bân KD7, đă nêu ra cách lư giải một số từ ngữ của gia đ́nh Thụ Nhân. Người viết cho đây là những nỗ lực giải đáp khá lư thú về một số từ ngữ phương châm ấy, mặc dù trong Chỉ Nam Sinh Viên của VĐHĐL có dẫn giải một phần những nét chính yếu[90]. Chính cộng đồng Thụ Nhân dần dần chủ động góp phần làm cho truyền thống trở nên phong phú và bền vững vậy.

 

Nguồn gốc các tên gọi kia đều hàm chứa ư nghĩa giáo dục thâm thúy. Dưới đây là một số ư nghĩa cơ bản mà người viết t́m kiếm đúc kết được một phần nhờ chính những truy tầm của các “hậu sinh khả úy” trong Viện.

 

Hai con đường chính là đường Tiền Giang, từ nhà riêng của LM Viện Trưởng ngoằn ngoèo đi qua dăy nhà có nhiều giảng đường và thư viện dẫn lên khu Năng Tĩnh ở đỉnh đồi.

Và đường Hậu Giang cũng từ nhà riêng của LM Viện Trưởng, qua pḥng quản lư, dẫn xuống khu kư túc xá nữ sinh viên ở sườn đồi. Bên hai con dường chính này nhiều khóm hoa anh đào, hoa mimosa hay thông reo đó đây mọc như quyện lấy ven đường như đón bước người lữ khách đa t́nh nhiều mộng mơ..

 

Thụ Nhân (Giảng Đường) được coi là danh hiệu lư tưởng soi đường cho tôn chỉ Đại Học Đà Lạt. Tư tưởng Thụ Nhân, theo t́m kiếm nhận thức chủ quan của người viết, bắt nguồn từ các nỗ lực sự nghiệp và kế hoạch trồng người ở trong câu nói của cổ thư phương Đông “Kế Hoạch Một Năm, Không Ǵ Bằng Trồng Lúa, Kế Hoạch Mười Năm, Không Ǵ Bằng Trồng Cây, Kế Hoạch Trăm Năm, Không Ǵ Bằng Trồng Người” (Nhất Niên Chi Kế, Mạc Nhi Thụ Cốc, Thập Niên Chi Kế Mạc Nhi Thụ Mộc, Bách Niên Chi Kế Mạc Nhi Thụ Nhân.)[91]

 

Nhưng người viết đồng ư với tác giả họ Phạm là nguồn gốc ư tưởng Thụ Nhân có thể từ trong sách Quản Tử, rồi v́ tam sao thất bản qua con đường lưu truyền từ đời này đến đời khác. Dù từ ngữ trong câu nói có thể thay đổi, nhưng ư tưởng cơ bản vẫn không thay đổi như câu này:

 

Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc; thập niên chi kế, mạc như thụ mộc; chung thân chi kế, mạc như thụ nhân. Nhất thụ nhất hoạch giả, cốc dă; nhất thụ thập hoạch giả, mộc dă; nhất thụ bách hoạch giả, nhân dă.” (Kế một năm, không ǵ bằng trồng lúa; kế mười năm, không ǵ bằng trồng cây; kế trọn đời, không ǵ bằng trồng người. Cái ǵ trồng một cho kết quả một, tức là trồng lúa; cái ǵ trồng một cho kết quả mười, tức là trồng cây; cái ǵ trồng một cho kết quả một trăm, tức là trồng người)[92].

 

Năng Tĩnh (Nhà nguyện) là con đường trọng đại, để t́m thấy chính ḿnh trong cơi thiêng liêng sau những giờ phút miệt mài học tập mệt mỏi căng thẳng. Tu dưỡng tâm tính bằng tĩnh lặng là cách thức ưa thích của nhà Nho. Chính Thiên Chúa hay bày tỏ ḿnh cho con người trong cơi ḷng tĩnh lặng: "Đại học chi đạo, tại minh minh đức, tại thân dân, tại chỉ ư chí thiện. Trí chỉ, nhiên hậu hữu định. Định, nhiên hậu năng tĩnh. Tĩnh, nhiên hậu năng an. An, nhiên hậu năng lự. Lự, nhiên hậu năng đắc." (Con đường học lớn của người làm sáng thêm cái đức sáng suốt, ở gần dân, trụ hẳn vào nơi chí thiện. Đạt được trí, sau đó mới định được. Có định, sau đó mới có thể tĩnh. Có tĩnh, sau đó mới có thể an. Có an, sau đó mới có thể lo nghĩ. Có lo nghĩ, sau đó mới có thể thành tựu)[93].

 

Cư Dị (Giảng đường) là tinh hoa trong tư tưởng "Thượng bất oán thiên, hạ bất vưu nhân. Cố quân tử cư dị dĩ sĩ mệnh. Tiểu nhân hành hiểm dĩ kiêu hănh." (Trên không trách trời, dưới không trách người. Do vậy, người quân tử ăn ở dễ dàng, qua đó mà chờ mệnh trời. Kẻ tiểu nhân làm điều nguy hiểm, qua đó mà cầu may)[94].

 

Dĩ lễ (Cư xá giáo sư): Sống theo lễ giáo. Luận ngữ có câu: “Đạo chi dĩ đức, tề chi dĩ lễ, hữu sĩ thả cách” (Lấy đức dẫn đạo, lấy lễ mà làm cho tề theo, người ta sẽ biết hổ thẹn mà trớ về đường ngay nẻo chính vậy).

 

Dị An (Giảng đường): dễ ở. Đào Tiềm (Đào Uyên Minh, 372-427) trong “Qui Khứ Lai Từ” có nói về chốn ở ẩn của ḿnh là: “Thảm dung bất nhi Dị an” (Chỗ đó tuy nhỏ hep, nhưng dễ yên hàn hơn)

 

Dương Thiện (Đại học xá): Biểu lộ cái tốt ra. Sách Trung Dung có ghi lại lời Khổng Tử tán dương vua Thuấn. Ở đó Khổng Tử ca tụng vua Thuấn là biết che dấu cái xấu của người khác mà biểu dương cái tốt đẹp của người khác như sau: “Ẩn ác nhi dương thiện”[95]

 

Đạt Nhân (Pḥng thí nghiệm): Tới đức Nhân, tức là đi tới nhân cách viên măn.

 

Đôn Hóa (Văn pḥng). Đôn đốc, phổ cập sinh hoá theo chiếu hướng tốt đẹp. Đạo Trởi Đất là con đường vạn vạt sinh sống hài ḥa mà không hại lẫn nhau. “Tiểu đức xuyên lưu . Đại đức đôn hóa” (Đức nhỏ như sông ng̣i chảy khắp, đức lớn như phổ cập sinh hóa)[96].

 

Ḥa Lạc (Toà Viện trưởng) lấy ư từ câu: “Huynh đệ kư hấp, Hoà Lạc Thả Thầm” (Anh em xum họp, Ḥa Vui biết mấy)[97]

 

Hội Hữu (Giảng đường) gợi lên ư tưởng đi t́m một phương cách học tập hữu hiệu nhất. Nếu chọn bạn mà chơi, th́ cũng phải biết chọn bạn mà học. Cách thế học tập có kết quả nhất là hội hữu, một bí quyết thành công của đại học chi đạo: "Tăng Tử viết: Quân tử dĩ văn hội hữu, dĩ hữu phụ nhân." (Tăng Tử nói: người quân tử lấy văn chương mà họp bạn, lấy bạn mà giúp nhau giữ ḷng nhân)[98].

 

Kiêm Ái (Đại học xá sinh viên): Mặc Tử, triết nhân đời Xuân Thu, chủ trưong kiêm ái, tức là yêu thương mọi người như nhau, không phân biệt kẻ thân người sơ, lâu mau.

 

Lạc Thiện (Đại học xá): Vui với điều tốt lành.

 

Minh Thành (Giảng đường, Pḥng Thí Nghiệm) bộc lộ một ư chí chân thành trong sáng. Đạt được một nhân cách minh thành, đấy là mục tiêu của giáo dục vậy: "Tự thành minh, vị chi tính. Tự minh thành, vị chi giáo. Thành tắc minh hĩ. Minh tắc thành hĩ." (V́ có ḷng thành thật mà sáng suốt, đó là do tính. V́ sáng suốt mà có ḷng thành thật, đó là do giáo dục. Vậy nên ai có ḷng thành thật th́ sáng suốt. Ai sáng suốt th́ có ḷng thành thật)[99].

 

Spellman (Đại giàng đường ): Hồng Y Francis Joseph Spellman, (4/5/1889 2/12/1967) là vị giám mục thứ chín và Tổng GM thứ sáu của Giáo Phận Công Giáo Nữu Ước[100]. Đối với Việt nam, ngài đến VN lần đầu tiên năm 1955. Đang cử hành Thánh lễ tại Nhà Thờ Đức Mẹ La vang  tại Quảng trị, ngài vừa khóc vừa giảng: “Tôi cầu nguyện, tôi tin chắc Đức Mẹ La vang sẽ thắng, và sẽ sớm mang lại Ḥa B́nh cho Giáo Hội Công Giáo Việt Nam” [101]. Hai lần kế tiếp năm 1964 và 1965, nhân dịp Lễ Giáng Sinh hằng năm ngài sang với tư cách Tổng Tuyên Úy đến thăm viếng và úy lạo nhiều đơn vị Quân Đội Hoa Kỳ đồn trú ở Việt Nam. Ngài từ trần ngày 2/12/1967 tại New York trong giáo phận của ngài.

 

Thượng Chí (Giảng đường): Nêu cao chí hướng sống theo nhân nghĩa. Sách Mạnh Tử kể lại rằng ông Điếm, con vua Tề hỏi: “Kẻ sĩ làm ǵ? Mạnh Tử trả lời: “Thương Chí!” (nâng cao chí hướng lên. Ông đă giải thích “Thượng Chí” như sau: “Chẳng qua là làm điều nhân nghĩa đó thôi. Giết một người vô tội là bất nhân. Chẳng phải của ḿnh mà dành lấy là phi nghĩa. Kẻ sĩ là ở nơi nào? Ở đức nhân. Kẻ sĩ đi đường nào? Ở đức nhân. Noi theo đức nghĩa, sự nghiệp của đại nhân như vậy là đă đầy đủ rồi vậy.

 

Thượng Hiền (Giàng đường): Quan niệm chính trị của người xưa là biết quí trong người hiền đức.

 

Tri Nhất biểu lộ cảm nghĩ bể học của thánh hiền th́ vô tận và con người phải toàn tâm toàn ư mới tới gần vị tri thức độc nhất vô cùng phong phú đó: "Hoặc sinh nhi tri chi; hoặc học nhi tri chi; hoặc khốn nhi tri chi. Cập kỳ tri chi nhất ." (Có người hoặc sinh ra đă biết; hoặc học mới biết; hoặc khốn khó mới biết. Khi đạt th́ cái biết chỉ có một)[102].

 

3. Cơ Quan Nghiên Cứu Đại Học.

 

Cơ quan tu thư được thành lập rất muộn màng sau này vào ngày 2/6/1973. Ban Tu Thư chịu trách nhiệm cho ra đời tập san Tri Thức và nội san Thụ Nhân. Tập san Tri Thức vừa là tài liệu nghiên cứu, dịch thuật, trao đổi chuyên môn thuộc các lănh vực khoa học khác nhau của các giáo sư, đồng thời là tài liệu học tập cho sinh viên. LM Mai Văn Hùng OP, Tiến Sĩ Triết học, điều hành báo chí và Tập San Tri Thức từ năm học 1973-1974

 

Nội san Thụ Nhân cũng được phát hành định kỳ như một thông tin sinh hoạt của Viện. Viện cũng phát hành những Chỉ Nam Sinh Viên hằng năm để giới thiệu cho các khách thăm, để hướng dẫn sinh viên tiếp xúc làm quen với môi trường Viện Đại Học Đà Lạt và chọn lựa các ngành học tập. LM Trần Thiện Cẩm OP, Tiến sĩ Triết học, giám đốc và chủ nhiệm nội san Thụ Nhân (1973-75)

 

4. Pḥng Ấn Loát (Ấn Quán SIVIDA).

 

Dường như từ khi thành lập trường CTKD, hoạt động của Pḥng Ấn Loát mới nhộn nhịp, và có Linh Mục Ngô Duy Linh, Phú Tá Viện Trưởng kiêm Giám Đốc Đại Học Xá Nam Sinh Viên, đă góp sức tích cực. Ông Trần Văn Ngọ là một trong những người phụ trách về kỹ thuật (tiếp nhận các giáo tŕnh cần in, in, đóng sách, sửa chữa trục trặc máy móc, giấy mục, …) Về sau, sinh viên nắm giữ việc ấn loát, chủ yếu là các giáo tŕnh của chính sinh viên

Về sau dưới thời Linh Mục Viện Trưởng Lê Văn Lư th́ ấn quán được trao cho Lm Trần Thiện Cẩm, OP, phụ trách. LM Trần Thiện Cẩm đảm nhiệm điều hành toàn thể họat động ấn loát (1974-1975), tổ chức lại bộ phận ấn loát đặt một danh hiệu mới là Ấn Quán Sinh Viên Đại Học Đà Lạt, viết tắt thành SIVIDA. Ấn quán này lo việc ấn hành tài liệu học tập, nghiên cứu, giáo tŕnh của các Giáo sư và các ấn chỉ giấy tờ văn thư báo chí của các bộ phận trong Viện, nhất là các giáo tŕnh của Trường CTKD.

 

5. Thư Viện Viện Đại Học Đà Lạt

 

Sư Huynh Théophane Nguyễn Văn Kế[103] làm giám đốc từ khoảng cuối năm 1968, thay thế bà Trần Long xin về Sàig̣n.

 

Thư viện mang tên Hồng Y Agagianian do chính ngài khánh thành năm 1959, nhân cuộc thăm viếng Việt Nam với tư cách Sứ Thần của Đức Phaolô VI tham dự Đại Hội Thánh Mẫu Toàn Quốc năm 1959. Vào tháng 6/1965, theo yêu cầu của Bà Ánh Nguyệt (Bà Trần Long), một số chuyên gia thư viện học là các ông Pirrel, Zerrold Orne, Trần Ngọc Hải và cô Vơ Thị Hồng đă góp phần tổ chức lại các tài liệu sách báo thư viện theo hệ thống phân loại Dewey.

 

Các vị sau đây lần lượt nắm giữ nhiệm vụ điều khiển thư viện với tư cách giám đốc: LM De Roeck (1957-1965), Bà Ánh Nguyệt (1965-1968) và Sư Huynh Théophane Nguyễn Văn Kế, Licentia in Religiosis Scientiis, từ 1970 đến 1975

 

Tính đến năm 1975, nhờ nhiều cơ quan văn hóa yểm trợ, như Trung Tâm Học Liệu Bộ Quốc Gia Giáo Dục, Trung Tâm Văn Hóa Mỹ, Trung Tâm Văn Hóa Pháp, Cơ Quan Văn Hóa Á Châu,… Thư viện tích lũy được khoảng gần 30.000 cuốn sách đủ loại, với 348 thứ tạp chí Anh, Pháp, Mỹ, Hàn, Đức, Nhật, Hoa... Trung b́nh lượng sinh viên đến học tập và tham khảo tài liệu tại thư viện là 326 lượt người/ngày.

 

Kể từ khi thánh lập, quá tŕnh tích lũy sách của thư viện đă gia tăng theo từng thời điểm. Chắc chắn không thể không xảy ra cảnh mượn sách, rồi sách mất tích luôn. Điều quan trọng chắc chắn là người Việt có yêu sách, nhưng không phải ai ai cũng thích đọc sách, một nếp văn hóa rất đẹp của nhiều người phương Tây. GS Vương Hồng Sển có nói đến thú chơi sách, nhưng ngoài việc bỏ tiền mua, c̣n có màn “chôm” sách, để kinh doanh. Hầu hết những người mê sách lại là những người buôn bán sách cũ, mua đi bán lại với giá cắt cổ, mà không hẳn là những người say mê kiến thức mà sách mang lại. Tri thức mà không được chia sẻ là tri thức chết!

 

Đối với độc giả sinh viên Đà Lạt, nhiều người nhắm đến mục tiêu thực tế là cần đến thư viện để gạo bài trong mùa thi cử. Đó cũng là một động lực thực tế, nhưng chỉ v́ lư do đó th́ chưa thể nâng cao dân trí một cách cơ bản. Rồi cũng từ những cuộc lui tới thư viện có những t́nh bạn và cả t́nh yêu được nhen nhúm. Và đó cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho thư viện đông đúc người thăm viếng hơn.

 

Biểu Đồ 9. Số Lượng Sách ở Từng Thời Điểm, 1958-1972[104]

 

Thời gian

I. Số lượng sách

Chú thích

1958-64

04000

Sách ban đầu với tài trợ của Giáo Hội Đức

1964

09365

 

1965

10325

 

1966

10.925

 

1967

13.425

 

1971

16525

 

1972

22430

 

II. Các loại sách trong thư viện

Tác phẩm tổng quát

0800

 

Vấn đề triết học

2800

 

Tôn giáo

0740

 

Khoa Học Xă Hội

4000

 

Ngôn ngữ

0450

 

Khoa Học thuần túy

2100

Không rơ nghĩa

Khoa học thực nghiệm

1000

 

Kỹ thuật

0900

 

Văn học

6400

 

Sử Địa

3240

 

III. Nhịp sinh hoạt tại Thư Viện, 1971-72

Độc giả vào nghiên cứu

13181

 

Sách mượn về nhà

0382

 

Tham khảo tài liệu

1725

 

Lượt người vào thư viện

326 lượt người /ngày

 

 

Thường sinh viên nam nữ chen chúc rủ nhau đến học đêm qui định từ 7-10 giờ tối để bảo vệ sức khỏe .Bối cảnh êm đềm cho sinh viên cũng như mọi người tại Thư viện tao ra một thứ chu kỳ hẹn ḥ, vừa học vừa trao t́nh cảm cho nhau. Sư huynh nhân cơ hội đó cho in nhiều bài viết đối thoại và hướng dẫn sinh viên nam nữ nhận thức được con đường tính yêu họ đang đi[105].

 

Chắc chắn dù sư huynh Giám Đốc Thư Viện tận tụy hết sức, nhưng việc tổ chức Thư Viện, quan hệ giữa các Thư Viện trong nước và nước ngoài để có trao đổi, cung cấp, và mua bàn các tài liệu nghiên cứu học tập cho giáo sư và sinh viên vẫn chưa được cải tiến nhiều. Việc trang bị các tiện nghi học tập nghiên cứu, như tủ kệ, bàn ghế máy móc in ấn, chiếu phim, chụp ảnh, slide projector, … Đây là một trong muôn vàn thí dụ về sự thiếu thốn của thư viện trong kế hoạch đ̣i hỏi phải cập nhật hóa.

 

GS Phó Bá Long yêu cầu từng nhóm lập một thư mục tất cả các sách về quản trị học trong Thư Viện của Viện Đại Học Đà Lạt. Nhưng v́ phương tiện giới hạn, danh sách các sách về quản trị chỉ vỏn vẹn hai trang giấy, mà so với thư viện một đại học nước ngoài th́ không biết bao nhiêu là sách vở về “management”![106]

 

Chương Mười: Một Số Dự Án của Viện Đại Học Đà Lạt

 

Cải Cách Dở Dang Hay Cách Mạng Không Thành?

 

1./ Trong khoảng năm 1973-1974, LM. Vũ Minh Thái lănh đạo một ban cải cách gồm các thành viên:

Khoa Học: LM. GS. Nguyễn Văn Đời làm Khoa Trưởng và LM GS. Nguyễn Hữu Toản làm Phó Khoa Trưởng Đại Học Khoa Học;

Sư Phạm: LM. GS. Vũ Minh Thái là Khoa Trưởng và LM. GS. Mai Văn Hùng là Phó Khoa Trưởng;

Văn Khoa: GS. Nguyễn Khắc Dương và GS. Nguyễn Hồng Giáp Q. Khoa Trưởng và Phó Khoa Trưởng.

Những vị này, được LM. Viện Trưởng Lê Văn Lư chấp nhận có yểm trợ của Giám Mục Nguyễn Ngọc Quang, Địa Phận Cần Thơ và Giám Mục Nguyễn Văn Thuận, Địa Phận Nha Trang, thảo luận kế hoạch cải tổ sâu rộng để thay đổi toàn bộ cơ cấu của Viện.

Theo người viết, khó thể có một cuộc cách mạng đúng nghĩa trong một tổ chức giáo dục bậc đại học trong Giáo Hội Công Giáo

Để xúc tiến thực hiện cải tổ này, cuối năm 1973, LM. Vũ Minh Thái đi Hoa Kỳ, Âu Châu, và một số quốc gia Á Châu như Phi Luật Tân, Đài Loan, Nam Hàn trong hơn 6 tháng.

Tại Hoa Kỳ, LM. Vũ Minh Thái đă vận động được hơn 100 giáo phận và các đại học Công giáo, đặc biệt là đại học Công giáo Georgetown ở Hoa Thịnh Đốn và Fordham ở Nữu Ước, nơi LM. Thái từng theo học, xin họ cấp học bổng cho sinh viên và giúp đỡ về tài chánh, xây dựng cải tổ Viện Đại Học Đà Lạt.

Sau khi rời Hoa Kỳ, LM. Thái đă ghé Hán Thành, để gặp hai kiến trúc sư ở đó, yêu cầu họ giúp thực hiện sơ đồ về toàn bộ cơ sở vật chất cũ và mới của Viện. Sơ đồ này sau đó đă được đắp thành mô h́nh và được trưng bày ở tầng trệt, gần cầu thang bên phải của Ṭa Nhà Văn Pḥng Viện Trưởng, cơ sở Đà Lạt.

Như vậy LM Vũ Minh Thái chỉ đi Hoa Kỳ và trên đường về ghé Hán Thành mà không đi tiếp sang Âu Châu.

Tại Âu châu, Đức Tổng Giám Mục Ngô Đ́nh Thục cũng đă vận động được một số các đại học Công giáo hỗ trợ cho chương tŕnh cải tổ việcgiảng dậy và nâng cấp cơ sở vật chất của Viện.

LM Vũ Minh Thái cũng đă nhờ Cơ Quan Viện Trợ Văn Hóa Á Châu (Asia Foundation), nghiên cứu và hoạch định  rất chi tiết về chương tŕnh giảng dạy tại các phân khoa và công tŕnh tái xây cất các cơ sở vật chất của Viện.

Theo phán đoán của người viết, Cơ Quan Văn Hóa Á Châu có thể là một cơ quan văn hóa giáo dục nhưng có những hoạt động t́nh báo văn hóa giáo dục, thu thập tài liệu và tin tức về giáo dục cũng như kết nạp những nhân sự t́nh báo, trong các hoạt động yểm trợ tài chính hay nghiên cứu khảo sát văn hóa giáo dục

Toàn bộ chương tŕnh cải cách này dự trù lên đến hơn 6 tỷ bạc tiền Việt Nam thời giá lúc đó.

 

2./ Theo Phạm Văn Lưu ghi lại, ông được LM. Viện Trưởng Nguyễn Văn Lập cho biết, chương tŕnh này đă được Cơ Quan Văn Hóa Á Châu đề nghị với Viện từ năm 1968.

Trước hết, Cơ Quan này xin phép khảo sát và nghiên cứu về phương cách điều hành cũng như chương tŕnh giảng dạy của Viện. Sau đó họ đề nghị hoạch định chương tŕnh cải cách về phương diện quản trị, điều hợp tổ chức và sau hết là cải tiến chương tŕnh giảng dạy cho sinh viên.

Nhưng những đề nghị này đă không đươc cha Lập chấp nhận.

Chẳng hạn:

-Về tổ chức, mỗi tháng Viện phải trả 3, 5 triệu đồng cho việc mời các giáo sư thỉnh giảng từ Sài G̣n lên Đà Lạt giảng day. Họ đề nghị biếu không cho Viện một chiếc phi cơ Cessna nhỏ, dể chuyên chở giáo sư từ Sài G̣n lên Đà Lạt và ngược lại, với điều kiện cho họ được đặt một ban cố vấn bên cạnh ngài. Cha Lập trả lời:

Tôi nghĩ khi những vị thượng cấp của tôi đề cử cá nhân tôi vào chức vụ này, các ngài đă tin rằng tôi có đủ kiến thức và năng lực để hoàn thành trách nhiệm đó, mà không cần phải có một ban cố vấn bên cạnh. V́ vậy, tôi rất tiếc phải nói rằng, để khỏi phụ ḷng tin của thượng cấp của tôi, tôi xin được từ chối đề nghị này.”

-Về cương tŕnh ấn hành các bài vở cho sinh viên học tập như SIVIDA lúc đó, Cơ Quan Văn Hóa Á Châu đề nghị trang bị cho Viện một nhà máy in tối tân nhất, mà ngay cả những cơ sở in tối tân nhất mà Sài G̣n bấy giờ cũng chưa có, nhằm giải quyết việc ấn hành sách vở tài liệu học tập cho sinh viên, việc xuất bản các sách giáo khoa và một tạp chí nghiên cứu chính thức của Viện.

Nhưng LM.Viện Trưởng Lập cũng từ chối v́ nhu cầu ấn hành các giảng khóa cho các sinh viên, nhu cầu xuất bản sách, báo không nhiều lắm. Mỗi lần xuất bản, đưa về Sài G̣n, thuê in c̣n rẻ hơn chi phí bảo tŕ nhà máy, trả lương cho nhân viên quản lư và các công nhân kỹ thuật mỗi năm sẽ vượt xa số tiền thuê in.

-Cuối cùng là về chương tŕnh giảng dạy, Cơ Quan Văn Hóa Á Châu đề nghị Viện nên hủy bỏ những chứng chỉ nào có ít hơn 10 sinh viên theo học, để Viện khỏi bị lỗ lă. Khảo sát thực tế các chứng chỉ theo tiêu chuẩn này, LM. thấy rằng các chứng chỉ kia đều là những chứng chỉ Pháp Văn. V́ thế LM. Viện Trưởng cũng từ chối v́ Viện Đại Học là một cơ sở giáo dục và phát triển văn hóa, chứ không phải thuần túy là một cơ sở kinh doanh. Vả lại đây có thể là một hành động cạnh tranh loại trừ ảnh hưởng của Pháp[107].

 

Có thể vào thời điểm năm 1968, bản phúc tŕnh của Cơ Quan Văn Hóa Á Châu chưa phù hợp với đà phát triển và hoàn cảnh thực tế của Viện và xă Hội Việt Nam. Thực ra, việc chọn cố vấn về các lănh vực kể trên, nhất là cho một công tŕnh lớn, là khôn ngoan, Viện Trưởng chỉ cần tránh việc để cho các cố vấn này lạm dụng quyền quyến định cuối cùng của Viện Trưởng

.

Và năm 1974, bản phúc tŕnh này đă được sửa đổi gần như toàn diện, không những về chương tŕnh giảng huấn mà c̣n cả về phương diện thiết kế, tân trang, và kiến trúc các cơ sở vật chất cũ cũng như mới, cho một cuộc cải cách toàn diện và hết sức qui mô của Viện Đại Học Đà lạt vào hoàn cảnh đă biến đổi nhiều[108]

 

3./ Dự Án Chương Tŕnh Xây Dựng. Nhân dịp Giám Mục Nguyễn Ngọc Quang, Chưởng Ấn Viện Đại Học Đà Lạt từ Cần Thơ lên Đà Lạt, dự lễ phát bằng cho sinh viên vào ngày 31/12/1974, Ban cải cách do LM. Vũ Minh Thái điều khiển, dưới sự chấp thuận của LM Viện Trưởng đương nhiệm, đă họp riêng với Đức Cha Quang.

LM. Viện Trưởng Lê Văn Lư không hiện diện trong buổi họp này, có lẽ LM. Lê Văn Lư nghĩ ngài có thể chấm dứt nhiệm kỳ vào cuối năm 1975, nên có ư tạo điều kiện cho LM. Vũ Minh Thái hoàn toàn tự do điều động công cuộc cải tổ.

Theo quyết định trong phiên họp, vào khoảng tháng 6/1975, LM. Vũ Minh Thái sẽ hướng dẫn một phái đoàn đi Hoa Kỳ và các quốc gia Âu Châu, để vận động và tiếp nhận những ngân khoản viện trợ mà các cơ quan, các viện đại học và các giáo phận đă hứa hiến tặng trước đây, để bắt đầu các dự án xây cất và cải tổ chương tŕnh giáo dục.

Theo đó, về tổ chức, Viện sẽ không phát triển thêm

số lượng, nhưng cải tiến phẩm chất, sẽ duy tŕ sĩ số tối đa là khoảng 10.000 sinh viên, như mô h́nh tổ chức của đại học Harvard thời đó.

Với hỗ trợ của một số đại học Hoa Kỳ và Âu Châu, Viện sẽ tiếp nhận một số các giáo sư ngoại quốc từ các nơi này đến giảng dạy. Đồng thời Viện sẽ tuyển thêm một số nhân viên giảng huấn và gởi họ đi tu nghiệp tại các đại học đó, để sau này Viện có một ban giảng huấn có đầy đủ khả năng và có uy tín nhằm hoạch định một chương tŕnh giảng day thích nghi với đà tiến của khoa học kỹ thuật hiện đại.

Về cơ sở, Viện sẽ xây lại toàn bộ. Trước hết là xây một thư viện mới, trong đó có thể chứa đến 2000 sinh viên tham khảo cùng một lúc và trên lầu sẽ có một pḥng để sinh viên cao học và tiến sĩ đệ tŕnh các luận án, có một bục cao dành cho ban giáo khảo, bên dưới có chỗ cho 250 sinh viên tham dự các buổi bảo vệ luận án này.

Tất cả đồ án xây dựng đều do kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đảm trách. Riêng đồ án thư viện với đầy đủ chi tiết (working plan) này, KTS. Ngô Viết Thụ đă hoàn tất vào tháng tư năm 1975 và chính người viết đă tŕnh ngân phiếu 500 ngàn đồng cho LM. Viện Trưởng kư[109], trước khi Sài G̣n sụp đổ cuối tháng 4/1975, để trả tiền cho văn pḥng kiến trúc sư v́ biết rằng Viện sẽ không bao giờ sử dụng họa đồ ấy nữa.

 

4./ Một số sáng kiến cải tiến. Dưới thời LM Viện Trưởng Lê Văn Lư, LM. Vũ Minh Thái là người đă góp phần quan trọng, kiện toàn guồng máy điều hành và cơ cấu tổ chức của Viện. Từ năm 1972, LM. Vũ Minh Thái, với sự chấp thuận của LM. Viện Trưởng đă thực hiện được các công tŕnh như sau:

            -Hoàn thành qui chê cho các nhân viên Viện.    

-Ấn định h́nh thức, điều kiện và thủ tục để các sinh viên nhận lănh văn bằng tốt nghiệp.

-Chuyển đổi chương tŕnh học tập theo từng chứng chỉ của ban cử nhân theo kiểu cũ của Pháp tại Đại Học Văn Khoa và Đại Học Khoa Học, sang hệ thống tín chỉ (credit) được phân chia đồng đều trong chương tŕnh học bốn năm để lấy văn bằng cử nhân theo lối giáo dục mới của Hoa Kỳ.    

-Vận động Bộ Quốc Gia Giáo Dục mở thêm Ban Sư Phạm Trung Học Sắc Tộc tại Phân Khoa Sư Phạm dành cho vùng Cao Nguyên Trung Phần.

            -Và sau hết là nghiên cứu xúc tiến chương tŕnh cải cách qui mô và toàn diện như trên.

            Nhưng dự án cải tổ này đă ngưng lại, khi toàn bộ Hội Đồng Viện di tản về Sài G̣n vào đầu tháng 4/1975. Khi về Sài G̣n, các LM đă yêu cầu các nhân viên giảng huấn đến làm việc tại văn pḥng cao học Chính Trị Kinh Doanh, ở lầu 2 thương xá Tax, và yêu cầu tất cả các sinh viên đến đăng kư tại văn pḥng này.

Thực ra số nhân viên giảng huấn đi làm việc trở lại cũng hạn chế và không đều đặn, v́ c̣n đối phó với nhiều lo âu và khó khăn cá nhân và gia đ́nh ở các địa phương ḿnh cư ngụ

Sau hai tuần đăng kư, tổng số sinh viên ghi tên đă lên tới 1.000 người. Căn cứ trên danh sách này, cha Vũ Minh Thái đă xin Asia Foundation cho được một ngân khoản. Sau đó, cha và văn pḥng sinh viên vụ đă cấp phát cho mỗi sinh viên 10 ngàn đồng để sinh viên tạm giải quyết các khó khăn khi phải di tản về Sài G̣n. [110]

 

Nhưng theo hiểu biết của người viết , trước mắt vào năm 1974, Hội Đồng Viện Đại Học Đà Lạt đă có phiên họp đi đến một số quyết định quan trọng:

 

1. Hợp Thức Xây Dựng Phân Khoa Thần Học: Để phát huy tính năng cơ bản là một Viện Đại Học Công giáo toàn quốc, Viện chấp nhận toàn bộ Chương tŕnh và Ban Giảng Huấn của Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X là hợp thức để có thể đủ tư cách cấp phát văn bằng Cử Nhân Thần Học, theo danh nghĩa của Phân Khoa Thần Học của Viện Đại Học Đà Lạt

 

Học viện này có tên là Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X Đà Lạt (Dalat Pius X Pontificale Collegium. Cơ sở này là một tài sản của Giáo Hội Trung Ương tại Vatican, và thực tế được giao cho Ḍng Tên quản trị.

 

2. Huấn Luyện Nhân Viên Giảng Huấn:

 

Các phân khoa của Viện xúc tiến dự án cho nhiều nhân viên giảng huấn c̣n trẻ có nhiều triển vọng đi du học đào tạo tại các nước tiền tiến như Pháp, Anh, Đức, Mỹ, … như các sinh viên Lê Văn Khuê, Nguyễn Văn Ḥa (VK) đi Mỹ; Trần Văn Cảnh (SP), Lê Ngọc Minh (KH) đi Pháp, …Dưới thời Linh Mục Viện Trưởng Lê Văn Lư, sinh viên đầu tiên được cho đi du học tại Mỹ là Phạm Văn Hải, chuyên về Ngữ Học. Sau này anh được mời vào giảng dậy tại Trường Đại Học Georgetown ở Thủ Đô Washington, DC. Khi đó tất cả các sinh viên được gửi đi du học ở nước ngoài đều do học bổng của các cơ quan bên ngoài. Thực tế Viện chưa khủ điều kiện để tài trợ toàn bộ học phí, và các phi tổn liên quan như cư trú và sinh hoạt, bảo hiểm y tế, chuyên chở, … cho nhiều sinh viên.

 

 

3. Nâng Cao Kỹ Năng Quản Trị Đại Học

 

Viện Đại Học Đà Lạt cũng gửi đi tu nghiệp một số nhân viên có triển vọng tham gia guồng máy quản trị xây dựng Viện Đại Học sau này. Cụ thể là Viện cử đi hai người: GS Phạm Thiên Hùng, GS Đỗ Hữu Nghiêm, đi tham dự khóa tu nghiệp về Quản Trị Đại Học trong sáu tháng tại Manila (Asian Institute of Management, Học Viện Quản Trị Á Châu), từ ngày 31/5/1974, do tài trợ của cơ quan Asia Foundation.

 

Về sau, có thêm Bà Ánh Nguyệt được cử đi tham dự. Bà đă được bổ nhiệm một thời gian ngắn làm Giám Đốc Thư Viện trước khi Sư Huynh Théophane Nguyễn Văn Kế thay thế.

 

Ngoài ra một số chuẩn bị cho các dự án đă được LM Viện Trưởng dự kiến nhưng chưa đem ra bàn bạc rộng răi và quyết định trong Hội Đồng Viện.

 

4. Hoàn Thiện Từng Bước Cơ Cấu Tổ Chức Và Nhân Sự.

 

Một số chức vụ cần thiết của Hội cũng như Viện, đảm nhiệm việc quản trị điều hành hành chánh xử lư thường vụ tổng quát và công tác văn pḥng của Viện, cải thiện một số chức vụ nhân viên giảng huấn, tuyên úy, thư viện, soạn thảo các văn kiện xác định rơ trách nhiệm và quyền hạn các chức vụ quản trị khác. Dưới thời LM Simon Nguyễn Văn Lập làm Viện Trưởng, trên Thẻ Sinh Viên của sinh viên Nguyễn Thị Phấn Hoa KD7, Năm Nhập Môn CTKD, c̣n chữ kư của Tổng Thư Kư Trần Quang Diệu kư TL Viện Trưởng ngày 30 tháng 12 năm 1969 tại Đà Lạt[111]. Phải chăng, chức vụ Tổng Thư Kư này của Viện Đại Học Đà Lạt gắn liền với sự chấm dứt nhiệm kỳ của Linh Mục Viện Trưởng Nguyễn Văn Lập? Khi người viết được liên Bộ Giáo Dục và Quốc Pḥng biệt phái đến làm việc tại Viện vào cuối năm 1971, th́ không thấy c̣n chức vụ này[112]

 

5. Kiến thiết Cư Xá Nhân Viên.

 

Song song với kế hoạch đó, việc mở rộng cơ sở của Viện Đại Học Đà Lạt tại Khu C đă được tiến hành, sơ khởi dành cho các nhân viên giảng huấn. Đă có gia đ́nh GS Nguyễn Hồng Giáp, và GS Phụ Khảo Nguyễn Thanh Châu t́nh nguyện ra dọn về cư ngụ tại khu này từ 1973. Hiện nay dưới chế độ mới, GS Nguyễn Thanh Châu - Quảng Hoa vẫn được tái tuyển dụng giảng dậy trong Viện Đại Học và đang cư ngụ tại cư xá nhân viên giảng huấn khu C. Được biết GS Nguyễn Thanh Châu là con trai của một liệt sĩ kháng chiến chống Pháp.

 

6. Dự Án Xây Dựng Phân Khoa Mới

 

Viện Đại Học quyết định dự án vận động nhân sự và tài chính để thiết lập thêm trường Đại Học Y Khoa. LM Viện Trưởng Lê Văn Lư với GS phụ tá hành chánh tháp tùng, đă có dự tính vào kỳ nghỉ hè năm 1975, sẽ du hành vận động tài chính và nhân sự tại ít nhất ba nơi là Pháp, Đức và Mỹ, cho kế hoạch thiết lập Trường Đại Học Y Khoa Đà Lạt cho vùng Cao Nguyên. Việc chuẩn bị một khu đất nền rộng lớn đă được san bằng sẵn ở một sườn đồi Khu A quay về hướng bắc, gần phía Trung Tâm Nguyên Tử Lực Cuộc Đà Lạt. Yểm trợ cho hoạt động xây dựng này, Viện Đại Học không thể thiếu được sự hợp tác tích cực quí báu của anh em Công Binh Đà Lạt Tuyên Đức do Thiếu Tá Nguyễn Văn Huấn (nay ở San Diego, Calif.) làm Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn công binh đóng tại Tam Bố ở quận Đức Trọng.

 

7. Mở Rộng Hợp Tác Và Phát Huy Tính Năng Viện Đại Học Cao Nguyên

 

VĐHĐL cũng xúc tiến xây dựng quan hệ hợp tác với nhiều cơ sở giáo dục nghiên cứu trong cũng như ngoài nước dự án phát huy thế mạnh của một Viện Đại Học vùng Cao nguyên về nhiều phương diện, như ngữ học, dân tộc học, và khảo cổ học, lâm khoáng sản và thủy điện nơi cộng đồng dân tộc ít người ở Cao Nguyên Miền Trung Việt Nam:

 

- Với Viện Đại Học Honolulu cụ thể qua giáo sư Wilhem Solheim II[113] (khảo cổ Cao Nguyên)

 

- Với Viện Chuyên Khảo Ngữ Học Mùa Hè[114] của Đại Học North Dakota qua Tiến Sĩ David Thomas, mà LM Lê văn Lư đă có quan hệ từ rất sớm (1957) khi ngài c̣n dậy ở Tiểu chủng viện Piô XII, Ngă Sáu Chợ Lớn. Dự án này thành h́nh, Viện Đại Học Đà Lạt c̣n có thể trở nên một Trung Tâm Nghiên Cứu Đa-Liên Ngành và Học Tập Đặc Trưng về các vấn đề nhân chủng, xă hội và thiên nhiên của cộng đồng các dân tộc ít người ở Cao Nguyên Miền Trung Việt Nam.

 

Được biết từ cuối niên khóa 1960-61, Ban Điều Hành đầu tiên của Viện Đại Học Đà Lạt đă muốn thi hành dự án lập các Phân Khoa Kỹ Thuật lúc đó chưa có trong các Viện Đại Học Quốc Gia. Viện đă dự tính thiết lập Trường Nhân Viên Ngoại Giao (School for Diplomatic Agents[115]) tại Viện vào năm học 1962-63. Nhưng t́nh h́nh sau đó đă không cho phép.

 

8. Thành Lập Hội Thân Hữu Thụ Nhân, qui tụ Giáo Sư và Cựu Sinh Viên Viện Đại Học Đà Lạt. Một dự án bắt đầu được xúc tiến thi hành khẩn trương từ niên khóa 1975-76. Nhưng thời cuộc đă xóa hết bàn cờ xă hội của đất nước.

 

 

PHẦN III: KHỐI HỌC VỤ: CÁC PHÂN KHOA

 

Trong Viện Đại Học, các cơ quan, đơn vị giảng huấn như phân khoa, trường và Thư Viện và cơ quan nghiên cứu, pḥng thí nghiệm trong khối học vụ có tầm quan trọng riêng biệt. Lần lượt chúng ta sẽ phân tích quá tŕnh phát triển của từng bộ phận này xuất hiện theo thời gian.

 

Chương Mười Một: Trường Sư Phạm

 

1. Ban Điều Hành

 

Linh Mục Viện Trưởng ở thời gian ban đầu (1958-1965) trực tiếp điều hành tổng quát Trường Sư Phạm với tư cách Khoa Trưởng. Người tham gia công tác điều hành và giáng dậy ban đầu cùng với LM Viện trưởng là Sư Huynh Pierre Trần Văn Nghiêm, B.A. về Văn Chương (1965-1967). Tiếp theo sau đó là Linh Mục Vũ Minh Thái, Ph. D. về giáo dục (1967-1975), với LM Mai Văn Hùng, OP, Tiến Sĩ Triết học, làm Phó Khoa Trưởng.

 

Trong Ban Điều Hành từ 1972-73 về sau, có hai GS Trần Văn Cảnh, GS Trần Văn Mầu (Phụ Khảo) với ông Nguyễn Hữu Thu làm Thư Kư. Điều đáng chú ư là Trường Sư Phạm xây dựng một Hội Đồng Khoa thường xuyên với Lm Vũ Minh Thái làm CT, GS Nguyễn Đ́nh Hoan, PCT và GS Trần Văn Mầu làm thư kư. Ba Ủy viên là SH Nguyễn Văn Kế, Nguyễn Văn Trí và LM Nguyễn Hữu Trọng. Hầu hết những nhân viên giảng huấn này đều ít nhiều có liên quan đến Ḍng La San, chuyên về giáo dục thanh thiếu niên trong các trường học Công giáo.

 

2. Sinh hoạt chuẩn bị

 

Trong thời gian ban đầu, Trường Sư Phạm hướng dẫn tráng niên chưa có cơ hội thi lấy văn bằng Tú Tài nhằm hướng dẫn họ theo một giáo tŕnh kỹ thuật[116]. Nhưng chí có 30 người ghi danh học[117], một sĩ số khiêm tốn, và một phân nửa đă bỏ dở nừa chừng. Do đó từ niên khóa 1958-1959, Viện thu nhận các sinh viên đă tốt nghiệp trung học có văn bằng Tú Tài Toàn Phần, nếu muốn theo học các ngành phân khoa đại học.

 

SH Théophane cũng có thời gian tham gia giảng dậy lớp Sư Phạm Giáo Lư cho một số nữ tu và giáo dân làm giáo lư viên. SH Gérard là người trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức lớp GLSP này. Đây không phải là một phân khoa của Viện Đại Học nhưng được Viện bảo trợ. Trong số các vị phụ trách giảng dậy cho lớp sư phạm giáo lư đó, có LM Nguyễn Thế Thuấn DCCT, Nguyễn Văn Ḥa, gốc địa phận Hà Nội (sau làm GM Nha Trang). Trong lúc đó, ngoài việc tham gia lớp SPGL đó, SH Théophane c̣n hướng dẫn về tu đức và cầu nguyện cho các nữ tu tại Tu viện Mến Thánh Giá Hà Nội ở khu suối Cam Ly.

 

Biểu Đồ 10. Số Liệu Về Thành Quả Trường Sư Phạm, 1958-1973[118]

 

Niên Khóa

Sinh Viên

Ghi danh

Tốt nghiệp Cử Nhân

(1)

(2)

(3)

1958-59

49

00

1959-60

109

00

1960-61

163

44

1961-62

177

53

1962-63

140

58

1963-64

112

58

1964-65

051

51

1965-66

000

00

1966-67

109

00

1967-68

183

00

1968-69

120

00

1969-70

250

24

1970-71

336

15

1971-72

543

18

1972-73

565

41

Tổng Cộng

2805

362

Chú thích: 1/ Những sinh viên lớp tốt nghiệp đầu tiên chỉ học có ba niên khóa.

2/Từ 1958-1965, Trường Sư Phạm có giảng dậy theo hợp đồng với Bộ giáo dục năm khóa liên tục được 264 giáo sư trung học. Như thế sang niên khóa tiếp (1965-66) đă không có sinh viên nào ghi danh. Do đó bốn năm liền sau khóa đó không có sinh viên nào tốt nghiệp.

3/Bảng thống kê này không tính số sinh viên và môn học niên khóa 1957-58

 

Hoạt Động Đại Học Sư Phạm Chính Thức

 

Giai đoạn 1958-65

 

Viện Đại Học Đà Lạt cũng triển khai hoạt động hợp đồng với Bộ quốc gia giáo dục[119] để giảng dậy hai lớp sư phạm Triết học và Pháp Văn theo học trong ba năm. Mỗi lớp trung b́nh có chừng ba mươi sinh viên đều do BGD tuyển dụng. Các sinh viên được BGD cấp học bổng là 1.500 đồng/tháng. Trong suốt 5 khóa học th́ tổng cộng có 264 sinh viên tốt nghiệp trở thành Giáo sư THĐ2C[120], giảng dậy tại các trường công lập trên toàn quốc.

 

Sư Huynh (SH, Frère) Pierre Trần Văn Nghiêm, người góp phần sáng lập Phân Khoa Sư Phạm và cũng là Giám Đốc Đại Học xá nam sinh viên ngay lúc ban đầu. Sư Huynh Trần Văn Nghiêm sau này (BA về Văn Chương, 65-67) giảng dậy về Tâm Lư Sư Phạm trong khi giữ nhiệm vụ Khoa Trưởng có chú ư đến một tính cách tân kỳ[121] của Trường Sư Phạm Đà Lạt.

Sư Phạm được quan niệm là một thực năng riêng biệt với văn bằng, v́ văn bằng cử nhân sư phạm chỉ được cấp cho những sinh viên nào có ít nhất ba trong bốn chứng chỉ đ̣i hỏi cho văn bằng Cử Nhân Văn Khoa hay Khoa Học. Bốn năm học về tâm lư sư phạm chỉ cấp chứng chỉ sư phạm, chứ không phải văn bằng Cử Nhân. Những sinh viên nào học trọn khóa chuyên môn, th́ chỉ được cấp văn bằng Cử Nhân chuyên môn đó (Văn Khoa hay Khoa Học). Nhưng trọn khóa chuyên môn với chứng chỉ sư phạm th́ được cấp hai văn bằng cử nhân chuyên môn và cử nhân sư phạm. Các Trường Cao Đẳng Quốc Gia ở Huế, Sàig̣n và Cần Thơ chỉ cấp Văn Bằng Cử Nhân Chuyên môn và chứng chỉ Sư Phạm.

 

Chương tŕnh tâm lư sư phạm được phân bố trong bốn năm sư phạm là: Tâm lư học đại cương, Tâm lư ứng dụng; Tâm lư thiếu nhi và thanh niên; Khoa sư phạm thực nghiệm; Phương pháp trắc nghiệm, Phân tâm học, Nhi bệnh học; Phương pháp hoạt động; Lịch sử giáo dục, Tính t́nh học, Xă hội học thiếu nhi.

 

Theo sư huynh P. Trần Văn Nghiêm, sau năm 1975, các sinh viên đến Mỹ định cư, có Văn Bằng Cử Nhân Sư Phạm Đà Lạt được chấp nhận có năng lực tương đương với BA hay BS trong hệ thống giáo dục Mỹ, trong khi từ khước tính cách tương đương đó với các chứng chỉ sư phạm của nhà nước VNCH trước kia!

 

SH Théophane Nguyễn Văn Kế[122] và SH Mai Tâm là hai vị khác trong số các giáo sư tiên khởi của Trường Sư Phạm. SH Théophane cộng tác với Trường Sư Phạm từ năm 1962, phụ trách giảng dậy các bộ môn: Lịch sử Giáo Dục, Tâm Lư Xă Hội bên Trường Sư Phạm, và sau này Nhiệm Vụ Học[123].SH Théophane coi dậy học là một sứ mệnh ông được mời gọi tham gia. Ông rất hăng say v́ sự nghiệp giáo dục, như dọn bài giảng kỹ lưỡng, in giáo tŕnh thành từng tập, mà sinh viên có thể mua dễ dàng ở cơ sở ấn loát của viện. Các sinh viên theo học với SH Théophane không thể không biết đến giáo tŕnh kể trên, nhưng họ ưa chuộng tập “Giáo Dục T́nh Yêu” hơn cả

 

Niên học 1960-61, lớp Pháp Văn năm thứ ba của Trường Đại Học Sư Phạm có lẽ cả lớp gồm 18 sinh viên, trong đó có 8 nữ, c̣n để lại tấm h́nh chụp chung với giáo sư hướng dẫn lớp là một người Pháp. Lễ tốt nghiệp lớp này được tổ chức ngày 23/3/1961. Bảy sinh viên xuất sắc nhận được phần thưởng đặc biệt của nhà trường. Văn bằng tốt nghiệp được cấp phát ngày 29/3/1961 do Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục Trần Hữu Thế kư ngày 29/3/1971, sau khi LM Viện Trưởng Trần Văn Thiện đă kư hôm trước.  Năm thứ ba có 24 sinh viên Sư Phạm Ban Triết niên khóa 1960-61 lưu lại một tấm h́nh, trong đó chỉ có hai nữ sinh viên. Những h́nh ảnh này là chứng liệu cho thấy lớp học này đă thực sự diễn ra từ năm 1958 đến 1961.

 

Các sinh viên sư phạm ở giai đoạn ban đầu này được nhà nước tuyển mộ và khi tốt nghiệp sẽ được nhà nước bổ dụng.

 

Giai đoạn 1965-1967

Trường Sư Phạm đào tạo Giáo Sư giảng dậy trong các trường tư thục. Chính thời gian này, Bộ GD đă cho phép Trung Tâm Sư Phạm Đà Lạt chính thức trở thành một Trường Đại Học Sư Phạm đúng nghĩa theo Giấy Phép số 7166/GD/PC1, kư ngày 26/9/1967.

 

Giai đoạn 1967-1975

 

Trường Sư Phạm do LM Vũ Minh Thái, Ph.D. in Education, Hoa Kỳ, làm khoa trưởng. Trường Sư phạm được thiết lập sớm nhất cùng với Trường Văn Khoa, trong hợp đồng giàng dậy Triết học và Pháp văn với Bộ Giáo Dục.

 

Trường Sư Phạm có dự án mở rộng chuyên môn sang hai phạm vi giáo dục tổng quát ngành Quản Trị Kinh Doanh và Chánh Trị Xă Hội, đồng thời thiết lập thêm Ban Sư Phạm Âm Nhạc. Từ năm 1967, Trường Đại Học Sư Phạm chính thức được tổ chức theo đúng chức năng qui định về học chế bốn năm cho văn bằng Cử Nhân Sư Phạm. Trường Sư Phạm chuyên giảng dậy về chuyên môn sư phạm nhưng dần dần kết hợp với ba Trường Văn Khoa, Khoa Học và Chánh Trị Kinh Doành về nội dung chuyên ngành giảng dậy.

 

Thực tế có nhiều ban thuộc các Trường Văn Khoa (Triết, Việt, Sử, Địa, Pháp, Anh) và Khoa Học (Lư, Hóa). Bộ Giáo Dục chấp nhận hợp thức hóa Trường Đại Học Sư Phạm Đà Lạt và cho phép cấp văn bằng Cử Nhân Sư Phạm theo Nghị định số 2675/GD/PCHV/NĐ, kư ngày 24/12/1969. Trường Đại Học Sư Phạm Đà Lạt mở rộng hoạt động mở mang dân trí cho cộng đồng dân tộc ít người, nên BGD cho Phép Trường được mở khóa huấn luyện cấp tốc cho 100 Giáo Sư Trung Học Đệ Nhất Cấp sắc tộc mỗi năm theo nghị định kư ngày 15/11/1972, mang số 2684/VHGDTN/NGV/NĐ. Khóa huấn luyện cho người dân tộc thiếu số được thực hiện từ năm 1973-74 về sau[124].

 

Chương Mười Hai: Trường Văn Khoa

 

1. Ban Điều Hành

 

Phân khoa Văn Khoa, cũng như Sư Phạm, do LM Viện trưởng nắm quyền điều hành tổng quát trong giai đoạn đầu tiên (1958-1965), có Sư Huynh Pierre Trần Văn Nghiêm tham gia điều hành và giảng dậy đầu tiên. Khóa đầu c̣n là hai năm dự bị đại học. Về sau, Linh Mục Lê Văn Lư làm Khoa Trưởng Trường Văn Khoa (1966-70) rồi làm Phó Viện Trưởng.

 

Ở những năm 1970-1975, khi LM Lê Văn Lư làm Viện Trưởng có đề xuất Linh Mục Lê Tôn Nghiêm, Tiến Sĩ Triết Học, làm Khoa Trưởng, nhưng ngài từ chối. LM Trần Thái Đỉnh, Tiến Sĩ Triết Học Institut Catholique de Paris, nhận làm Khoa Trưởng nhưng chỉ trên danh nghĩa (1970-72).

 

Trong thực tế, về sau GS Nguyễn Khắc Dương, Cử Nhân Văn Chương (Sorbonne), được đề bạt làm Phó Khoa Trưởng, nắm Quyền khoa trưởng (1972-75), và tiếp sau có GS Nguyễn Hồng Giáp, Tiến sĩ Lịch Sử Kinh tế, làm Phó Khoa Trưởng (1973-75).

 

2. Ban Giảng Huấn

 

Ban Điều hành nói trên có sự cộng tác trực tiếp của một số GS Phụ Khảo như Nguyễn Thanh Châu, Trịnh Nhất Định, Nguyễn Văn Ḥa, Hoàng Thái Linh, Phạm Duy Lực, Nguyễn Trung Thiếu, Trần Ngọc Cường, Phạm Văn Hải, Lê Văn Khuê. Văn pḥng Trường Văn Khoa có ông Phan Văn Thịnh làm thư kư hành chánh. Hội đồng Khoa của Trường Văn Khoa, gồm những nhân viên giảng huấn chủ chốt:

 

GS Nguyễn Khắc Dương, Quyền Khoa Trưởng, kiêm Trưởng Ban Triết

GS Nguyễn Hồng Giáp, PKT

GS Vũ Khắc Khoan, Trưởng Ban Việt Văn

LM Nguyễn Ḥa Nhă, TB Sử Địa

GS Lê Văn, TB Anh Văn

LM J.Maïs, TB Pháp Văn

 

Càng ngày càng cần có thêm nhiều giáo sư thỉnh giảng tử Sàig̣n và nhiều nơi khác đến, như LM Nguyễn Việt Anh, Tiến sĩ Văn Chương Anh Đại Học Thụy Sĩ, LM Hoàng Kim Đạt, Tiến Sĩ Văn Chương, LM Vũ Đ́nh Trác, Bác Sĩ Triết học Đài Loan, Lương Kim Định, Tiến Sĩ Triết Học Paris, các GS Lê Hữu Mục, Vũ Khắc Khoan, Nguyễn Thế Anh, Hoàng Khắc Thành, Phạm Cao Dương học giả Cao Hữu Hoành, Lê Thọ Xuân, Trần Trọng San,…

 

Theo số lượng, Trường Văn Khoa mời nhiều Giáo Sư thỉnh giảng đông đảo thứ hai (gần 70 giáo sư, không kể nhân viên giảng huấn cơ hữu) sau trường Chánh Trị Kinh Doanh (gần 84 Giáo sư, không kể nhân viên giảng huấn cơ hữu)

 

3. T́nh h́nh các Ban Chuyên môn

 

Trường Văn Khoa lần lượt có các Ban Triết Học, Pháp văn (từ 1958-59), Việt Văn (1962-63), Anh Văn (1965-66), Sử Địa (1966-67). Từ niên khóa 1974-75, Ban Sử Địa được tách thành hai ban Sử Học và Địa Lư riêng biệt. Như thế toàn thể các Ban thuộc Trường Văn Khoa nay trở thành sáu ban.

 

4. Học chế

 

Trước kia, theo chế độ chứng chỉ, các sinh viên muốn được văn bằng Cử Nhân, phải trúng tuyển năm Dự Bị, đậu thêm Bốn Chứng Chỉ trong bốn năm.

 

Từ năm 1969-70, nhà trường chuyển sang hệ thống niên chế. Từ đó sinh viên được cấp văn bằng Cao Đẳng Văn Khoa, nếu trúng tuyển Hai năm đầu tiên, và được cấp Văn bằng Cử Nhân, nếu đậu đủ bốn năm học.

 

Kể từ năm 1972-73, nhà trường lại cải tiến theo “hệ thống tín chỉ”. Từ niên học 1974-75 sinh viên của tất cả các Ban đều theo học cùng một chương tŕnh cho Năm thứ I. Khi đậu xong năm đầu tiên, sinh viên học theo từng tín chỉ. Chỉ cần đủ số tín chỉ chuyên môn theo qui định, sinh viên được cấp văn bằng Cử Nhân Văn khoa

 

V́ nhu cầu phát triển, theo đề nghị của Viện Đại Học Đà Lạt, Bộ Giáo Dục cho phép Trường Đại Học Văn Khoa thuộc Viện được cấp thêm bằng cao học, theo nghị định số 1144/GD/KHPC/HV/NĐ, kư ngày 8/6/1971. Như thế, từ năm 1971, nhà trường đă cấp một số văn bằng Cao Học và dự trù năm 1975, phát triển lên cấp văn bằng Tiến Sĩ.

 

5. Phương Pháp Giảng Dậy

 

Chủ yếu phương pháp cổ truyền được áp dụng là thuyết giảng trong lớp học. Không có một phương pháp nào thống nhất khác được áp dụng. Một vài giáo sư có tiếp cận với phương pháp điển cứu và hội học theo từng nhóm và có nghiên cứu tập thể trên thực địa nhưng c̣n hạn chế.

 

Nhà Trường cũng xúc tiên việc lập Hội Sử Học nhưng tất cả chỉ ở giai đoạn thành h́nh ban đầu.

 

 

Biểu Đồ 11.Số liệu về Thành Quả Trương Văn Khoa, 1959-73[125]

 

Niên Khóa

Sinh viên

Cấp Cử Nhân

Cấp Cao Học

Ghi danh

Tốt nghiệp

Ghi danh

Tốt nghiệp

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

1959-60

41

0

 

 

1960-61

74

0

 

 

1961-62

158

3

 

 

1962-63

247

5

 

 

1963-64

271

6

 

 

1964-65

295

16

 

 

1965-66

405

10

 

 

1966-67

633

23

 

 

1967-68

952

36

 

 

1968-69

1074

67

1

 

1969-70

1277

57

6

 

1970-71

1091

68

17

 

1971-72

1003

24

04

03

1972-73

1379

43 (K.4/6/73)

10

00

Tổng Cộng

8800

363

38

03

Chú thích: 1/ Sinh viên Sư Phạm thưởng học song hành với các khoa khác về phần chuyên môn, nhưng niên khóa 1958-59 không có sinh viên văn khoa. Chắc là v́ năm đầu chỉ học phần chuyên biệt Sư Phạm?

2/ Số 8838 sinh viên ghi danh của hai cột (2)và (4) ở dây không khớp với biểu đồ toàn viện (9870). Cộng lại trên máy là 8144. Như vậy cả hai con số trên hai bảng thồng kê đều sai, vi cộng nhầm. Chúng tôi chưa kiểm tra lại các số liệu khác.

 

Vấn đề điều hành Trường Văn Khoa

 

Theo kư ức của GS Nguyễn Khắc Dương, buổi đầu t́nh h́nh Trường Văn Khoa diễn ra như kể trên. Nhưng rồi cả hai vị có những lư do riêng, đều khước từ, v́ thế GS Nguyễn Khắc Dương, đă được đặt làm Trưởng Ban Triết học, nay được chỉ định làm Quyền Khoa Trưởng, dù chỉ có Văn Bằng Cử Nhân[126].

 

Những ḍng chữ này cho thấy nhận thức của một Giáo Sư Triết Học, Quyền Khoa trưởng của một người có trách nhiệm gây dựng Trường Văn Khoa suốt một quá tŕnh gần 10 năm trời. V́ muốn hoàn toàn trung thực, xin quí vị độc giả trực tiếp nghe tác giả tự sự. Chắc chắn có nhiều nhận định khác nhau về t́nh h́nh nhiều mặt của Trường Văn Khoa VĐHĐL dưới quyền điều hành của GS Quyền Khoa Trưởng Nguyễn Khắc Dương qua đoạn bút kư này:

 

Tôi không phải là Linh mục hay tu sĩ ǵ cả, nhưng tôi sống với cộng đoàn giáo ban tại Đại Học cũng gần như một nhà tu: chỉ lo chu toàn bổn phận chức nghiệp dạy học. Tôi ít lưu tâm đến vấn đề chính trị bên ngoài, trao đổi với anh em đồng nghiệp cũng chỉ ở mặt chuyên môn dạy học và văn hoá mà thôi. Những năm đầu, Đại Học Đà lạt cũng gần như chỉ là chỗ tôi dung thân trong cuộc sống tạm gọi là “lạc bước vào Nam” do sự trật đường rầy trên con đường t́m một dạng thức tu tŕ mà phải bị ném ra giữa cuộc đời thế tục, chứ ḷng tôi chẳng hề dính bén về mặt danh lợi và t́nh duyên. Cuộc sống của tôi có chăng như là một kư túc viên cao cấp: chẳng sắm sửa ǵ chẳng có ư định gây dựng ǵ cả. Ai giao việc ǵ th́ làm việc ấy lương bổng đưa bao nhiêu nhận bấy nhiêu, tiêu bấy nhiêu.”[127]

“Vả lại, tôi cũng có một bảo đảm về tương lai, v́ theo chương tŕnh của Ban Quản trị Hội Đại Học Dalat, th́ thế nào khi tuổi già sức yếu tôi cũng có một bảo đảm về tương lai, có chỗ nương thân, đó là chưa nói có cùng lắm th́ gửi thân cho một tu viện, một giáo xứ nào đó cũng là việc dễ.”[128]

 

“Chúa đưa đẩy ḿnh vào vị trí ấy có phải là Ư Ngài muốn ḿnh làm một việc nào đó chăng? Trưởng Ban Triết Học, Quyền Khoa Trưởng Văn Khoa trong thực chất có khác ǵ khoa trưởng thực thụ, v́ giữ chức vụ ấy 3 năm của một Viện Đại học Công giáo, th́ không lẽ chỉ làm việc cá nhân, tài tử, phóng khoáng quá mức như vậy được! Đành rằng ngoài những lư do chủ quan đă tŕnh bày trên, thái độ hơi tài tử của tôi cũng có hơi phần nào do t́nh trạng khách quan của Viện Đại Học Đà Lạt.”[129]

 

Vấn đề thi cử. “Do đó thi cử tôi cho là phản triết học, chỉ là chuyện vạn bất đắc dĩ! Các đề thi của tôi thường chỉ để thăm ḍ “chất triết” nơi thí sinh, hơn là kiểu tra vốn liếng tích tũy, nên tôi thường cho điểm khá rộng. Trái lại, vào khẩu vấn, tôi mang tiếng là xoay rất ác! Thực sự là v́ sinh viên đông, trong niên học ít khi có dịp gặp từng người, nhân dịp khẩu vấn, tôi hỏi cho đến khi biết được mức cao nhất của thí sinh, hầu hết cứ câu cuối là kẹt, nên họ tưởng là sẽ rớt, nhưng vẫn có lúc tôi cho đến 15, 16 trên 20. Tôi nhân dịp khẩu vấn để t́m phát hiện tài năng và tiếp tục góp phần bồi dưỡng họ. Càng ngày tôi càng được các vị trong Hội Đồng Quản Lư Viện Đại Học tín nhiệm… Sở dĩ tôi được giao cho giữ các chức vụ (Trưởng Ban Triết Học Và Quyền Khoa Trưởng Khoa Văn) ấy, mặc dù về bằng cấp tôi chỉ có cái Cử Nhân - là v́ một mặt tôi sống gần như các tu sĩ, tiếp cận các linh [trang 151] mục và tu sĩ; một mặt tôi chỉ là giáo dân, dễ tiếp cận với các giáo sư bên ngoài; cũng có phần v́ tôi được cái tính ôn ḥa, vui vẻ dễ tạo được sự hài ḥa giữa đời sống bạn hữu, thầy tṛ, trên dưới; dễ dàng xếp những vụ đối kháng căng thẳng nội bộ. Do đó trong nội bộ Viện Đại Học Đà Lạt, cũng như trong sự tiếp xúc với các tổ chức khác, như các viện Đại Học Huế, Sài G̣n, với các ḍng, các Đại Chủng Viện có gởi tu sĩ và chủng sinh đến học, tôi thường có sự tới lui giao tiếp hài ḥa, đôi lúc đóng vai tṛ trung gian. Tuy học vị của tôi chẳng có là bao, nhưng dần dần có một vị trí nào đó trong giới Đại Học.”

 

Phương pháp giảng huấn ở Trường Văn Khoa: một thí dụ

 

Thiết tưởng, do tính chất của môn học, Trường Văn Khoa có tinh thần khá phóng khoáng. Dường như không có bất cứ một sự thảo luận và thống nhất nào về phương pháp tồng quát được áp dụng cho các giáo sư ở Trường Văn Khoa. Hầu như tính thống nhất lớn nhất là mỗi nguời được quyền áp dụng phương pháp giảng dậy nào mà ḿnh thấy là thích hợp. Phương pháp điển cứu, tham quan, hội học nhóm[130], chương tŕnh “bảo huynh”, sinh hoat thực địa , … có thể là những cách thức học kết hợp với hành có thể vận dụng trong chừng mực thích hợp cho một số bộ môn, như Sử Địa, thậm chí sinh ngữ, … trong Trường Văn Khoa.

 

Một giáo sư chẳng hạn được mời phụ trách về bộ môn lịch sử Việt Nam Cổ Đại, th́ chỉ cần chú tâm soạn bài giảng trong thế kỷ được qui định là từ thế kỷ thứ mấy đến thế kỷ thứ mấy. Không có bắt buộc phải có bất cứ một giáo tŕnh nào, và một điều kiện qui định nào. Về các bộ môn khác, quyền quyết định của từng giáo sư trong mỗi ban và bộ môn là chính yếu. Trường hợp của GS Nguyễn Khắc Dương là một điển h́nh:

 

“Tôi dạy học tương đối có kết quả, dần dần được các đồng nghiệp chấp nhận như là đủ tŕnh độ, và được mời đi dạy một số giờ tại Đại Học Sài g̣n và Đại Học Huế. Tôi dạy học tương đối có kết quả, tuy là tận tâm, nhưng hơi [trang 150] “tài tử”. Tự xem ḿnh như là một phụ khảo, một trưởng tràng giúp đỡ anh em sinh viên, chứ không tự coi như là một giáo sư, bởi v́ về học vị tôi mới chỉ có bằng Cử Nhân mà thôi. Đó là lư do khiến tôi không có giáo tŕnh hay cho in sách vở báo chí ǵ cả. Bài giảng cho sinh viên, có ai ghi chép lại mà muốn nhân lên phục vụ anh em cùng lớp, tôi chỉ sửa chữa vài chỗ, rồi tùy ư họ làm ǵ th́ làm.

 

Giữa hàng ngũ sinh viên, tôi như một người anh cả hơn là một vị giáo sư, do đó tương quan rất gần gũi, thân mật rất đậm t́nh người. Sinh viên vào pḥng tôi trọ đêm, hay là ngược lại, tôi ngủ tại pḥng trọ của họ là thường. Ngoài giờ học thày tṛ quây quần quanh quán phở, cà phê cũng là thường, không tổ chức thường xuyên, nhưng tôi cố gắng thực hiện cái cung cách của con người cùng với anh em trẻ đi t́m Chân Lư, như tôi học được nơi các thày ở Sorbonne, chứ giáo tŕnh của tôi th́ cũng xoàng thôi. Tôi có quan niệm rằng: không có ai dạy triết cho ai, không có ai học triết với ai được cả! Chỉ là kẻ trước người sau trên đường đi t́m triết lư cho ḿnh, do ḿnh; gặp nhau th́ giúp đỡ nhau, khuyến khích nhau, nâng đỡ trao đổi kinh nghiệm với nhau mà thôi”.

 

Nhận thức về trách nhiệm. “Mặc dầu vậy, nay xét kỹ lại, tôi vẫn thấy tôi không thực sự xem đó như là sứ mạng thực sự của ḿnh, tuy vẫn làm việc hết ḿnh, soạn bài kỹ, giảng dậy tận tâm, trên giao cho việc ǵ, ai cần giúp đỡ ǵ, bất cứ mặt nào, từ việc xin hoăn dịch, cho sinh viên mượn tiền ghi danh, cho đến việc tiếp xúc với chính quyền và giáo quyền, tôi đều làm hết sức lực ḿnh để giúp đỡ và phục vụ; nhưng chiều sâu tâm hồn th́ vẫn thấy lạc lơng. Sự tận tâm vẫn có đối với từng việc đưa đến chứ không tự ḿnh vạch ra một ư đồ, một chương tŕnh kế hoạch nào với tư cách như đó là sự nghiệp đời ḿnh hướng về một mục đích rơ rệt. Do đó, tôi không để lại một công tŕnh nào cả!

 

Chăm chú từng việc một, có thể nói là gặp ǵ làm nấy, làm hết ḿnh, nhưng xong việc là thôi, rồi sang việc khác, như kẻ phục dịch bảo ǵ làm nấy, chứ không có thái độ tự ḿnh làm việc do ḿnh vạch ra theo một dự kiến duy nhất liên tục nào cả. Tận tụy nhưng tài tử, cần mẫn nhưng lung tung lang tang; lại c̣n cái việc hay lê lết vỉa hè, các quán cà phê, gặp ai cũng chuyện tṛ, cũng ăn cũng uống, cũng ngủ nghỉ, cả ở bến xe, nhà bếp, khách sạn! lân la với đủ hạng người, kể cả cao bồi, hành khất và gái giang hồ, bất chấp mọi quy định thói thường của xă hội.”[131]

“Một vài bạn tri kỷ, tuy không hề nghe tôi tâm sự, cũng thấy ở nơi tôi có một cách ǵ u hoài thao thức. Có một cậu sinh viên, sau khi rời Đà Lạt, viết cho lá thư có câu: “Những lúc thầy giảng dạy hay tṛ chuyện th́ vui vẻ, nhưng những lúc thấy thầy lủi thủi đi một ḿnh, em thấy tâm tư thầy mang nặng một nỗi u buồn thầm kín, nhưng h́nh như sâu thẳm lắm, em vừa thương vừa như kính sợ không dám lại quấy rối”. Quả cậu sinh viên ấy có cặp mắt tinh đời.”[132]

 

Nhận định tổng quát về Trường Văn Khoa

 

V́ người viết tuy giảng dậy chính yếu trong Ban Sử Học Trường Văn Khoa, nhưng có một thời gian đảm nhiệm giảng dậy bộ môn “Văn Minh Việt Nam” bên Trường Chính Trị Kinh Doanh, nên theo thiển ư, th́ thực tế điều hành và tổ chức của Trường Chính Trị Kinh Doanh có thể đáng là một kiểu mẫu để các khoa khác quan tâm nghiên cứu phát triển và áp dụng thích ứng trong phân khoa của ḿnh hay các tổ chức thuộc viện

 

Theo phán đoán của người viết, dù giàu cảm tính nhân bản như một nhà tu hành, khi có trách nhiệm điều hành chính thức một phân khoa đại học như thế, nhân bản với mọi thành phần xă hội, một khoa trưởng cần có những đức tính của một nhà lănh đạo. Ngoài uy tín chuyên môn và giao tế hài ḥa, vị đó nên có nhận thức hành chánh tối thiểu, biết hướng dẫn tổ chức hệ thống văn pḥng hành chánh, t́m kiếm, thuyết phục, qui tụ và đào tạo người cộng sự, Vị đó cần sắp đặt một nếp sinh hoạt qui củ, một chương tŕnh học vấn và thi cử cho tất cả giáo sư và sinh viên thuộc các ban ở trong khoa, một cách nghiêm chỉnh. Ư chí muốn làm việc hết ḿnh là một khởi điểm cần thiết, nhưng c̣n cần biết ư chí đó với việc điều hành cụ thể diễn tiến có hiệu quả thế nào làm thay đổi bộ mặt Trường Văn Khoa về các phương diện giảng huấn, hành chánh, thi cử và tuyển chọn sinh viên từng năm.

 

Đối với nhân viên giảng huấn, th́ Khoa Trưởng nên nghiêm chỉnh yêu cầu mỗi người nên soạn thảo một giáo tŕnh cơ bản định hướng học tập cho sinh viên. Dựa trên giáo tŕnh đó, sinh viên có thể phát huy các sáng kiến, nghiên cứu mở rộng nhận thức bằng cách đọc các tài liệu sách báo chuyên môn, trao đổi khoa học về vấn đề học tập và có thêm tầm nh́n mới. Chính những vị có trách nhiệm điều hành khoa, nếu nhận dậy học, cũng cần biên soạn một giáo tŕnh để làm chỉ nam cơ bản cho học tập của sinh viên.

 

Một nỗ lực cải tiến. “Dần dần mảng văn hóa tinh thần và Ban Triết Học mỗi ngày mỗi tiến lên và trong quăng năm 1970-71, th́ tương đối có vị trí đúng chức năng của nó. Nhất là có một tu sĩ và linh mục ḍng có học vị cao, chịu chấp nhận lên cư trú thường xuyên, đứng vào bộ khung chính thức của nhà trường (lúc đó các giáo sư chỉ lên dạy với tư cách là thỉnh giảng. Như vậy việc xây dựng những người t́nh nguyện làm việc với tư cách thường trú, cơ hữu của Viện, nhất là đối với trường Văn Khoa là một nhu cầu thiết thực. Trường Văn Khoa chủ yếu là ban triết mới đi tới chỗ t́m vạch ra một hướng hoạt động đặc thù [trang 157] hợp với chức năng của một Viện Đại Học Công giáo, chứ không phải là cái đuôi “dập dèo” cho khoa CTKD, và đón nhận các sinh viên từ nhiều địa phương, hoặc muốn “du học” xa nhà cho thoải mái, hoặc bị kẹt về mặt nào đó (hoăn dịch, lư do khác như chính trị).

Đồng thời, sau khi Đại Học Đà lạt đào tạo một số sinh viên tốt nghiệp Cử Nhân Văn Khoa có tư cách, có khả năng (trong đó một số thuộc Đại Chủng Viện và nhất là Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X), có ḷng hăng say học hỏi nghiên cứu, dần dần cái ư thức tạo nên một đường hướng tư tưởng nào đó, một đường lối phục vụ văn hóa tinh thần nào đó, đúng với chức năng của một cơ quan văn hóa của Giáo Hội - được đặt ra.

 

Giáo sư Quyền Khoa Trưởng Trường Văn Khoa, cùng với một số linh mục thường trú tại Viện, hợp tác với một số chủng sinh có tŕnh độ, một số giáo sư, phụ khảo do chính Trường Đại Học Văn Khoa Đà Lạt đào tạo ra, đi đến chỗ phác họa một chương tŕnh làm việc, với sự cộng tác của ban giáo sư Giáo Hoàng Học Viện và Đại Chủng Viện Đà Lạt[133].

 

Một lần nữa người viết nhận thấy xu hướng tổ chức và ư thức cùng cách làm việc để đào tạo con người đă diễn ra quá chậm, mặc dù nhân số cùng cộng tác với giáo sư không phải là ít.

 

Chương Mười Ba: Trường Khoa Học

 

1. Ban Điều Hành

 

Các vị sau đây đă tham gia điều hành, với tư cách là Khoa Trưởng Trường Khoa học:

 

Giáo sư Từ Ngọc Tỉnh, Tiến Sĩ Toán học (1959-65),

GS Vũ Xuân Bằng, Tiến sĩ Vật lư Đệ Tam Cấp (1965-68),

LM Hoàng Quốc Trương, Tiến sĩ Sinh Vật Học (1968-72),

Sau cùng, mới nhất là LM Nguyễn Văn Đời, Tiến Sĩ Khoa Học[134], có LM Nguyễn Hữu Toản, M.S. in Math, làm Phó Khoa Trưởng (1972-75)

 

 

 

Sinh hoạt trong trường Khoa Học chỉ diễn ra một cách âm thầm không xúc tiến những sáng tạo phát minh có giá trị hay thực hiện những công tŕnh khởi sắc độc đáo hợp tác với cơ quan hay trường khoa học nào khác, trong hay ngoài nước, cho vùng Cao Nguyên

 

Trường Khoa Học có một số nhân viên cơ hữu, thường là các giáo sư giảng nghiệm trưởng Nguyễn Bào và Phan Nam, các GS giảng nghiệm viên, như Nguyễn thị Quảng Hoa, Trịnh Thị Toàn Hạnh, Lê Ngọc Minh, Nguyễn Thị Phú, với ông Nguyễn Văn Đẩu làm Thư Kư văn pḥng.

 

Đặc biệt Ban Điều hành chỉ định hai GS giảng nghiệm trưởng Nguyễn Bào và Phan Nam sắp xếp các chương tŕnh giảng dậy, nghiên cứu những vấn đề học vụ phân khoa, hướng dẫn các thắc mắc về học vu, chọn ban học và những vấn đề cá nhân.

 

Hội đồng khoa làm việc, ngoài hai vị Linh Mục Chánh, Phó Khoa Trưởng, c̣n có LM Hoàng Quốc Trương, Trưởng Ban Động Vật, GS Chu Phạm Ngọc Sơn, GS Cao Xuân Chuân, TB Vật Lư, GS Lê Công Kiệt, TB Thực Vật, với l giảng nghiệm viên được đề cử và 1 đại diện sinh viên khoa học do Ban Đại Diên đề cử. Thành phần đại diện này dường như hợp t́nh và hợp lư nhất, v́ gồm đủ những bộ phận liên hệ tham gia.

 

Phần khá đông là các giáo sư được mời từ Sàig̣n lên, như Chu Phạm Ngọc Sơn, Cao Xuân Chuân, Dược sĩ Bùi Thị Tiếng, Ph.D in Chemistry, …Số giáo sư thỉnh giảng từ Sài g̣n lên có tới khoảng 48 người.

 

2. T́nh H́nh Phát Triển

 

Trường Khoa học bắt đầu ra đời theo học chế Chứng Chỉ, có 37 sinh viên theo ngành MGP, niên khóa 1959-60. Trường chỉ chuyển sang Hệ thống Tín Chỉ vào năm học 1973-74. Các chỉ dẫn về chế độ tín chỉ theo học tŕnh mới khá rơ ràng và tỉ mỉ, giúp đoc giả sinh viên nắm được những ǵ phải học và những ǵ đă học trong tiến tŕnh tương đương chuyển từ hệ thống cũ sang hệ thống mới. Số sinh viên ghi danh có khoảng 800 người. Họ theo học ở các giảng đường Minh Thành, Tri Nhất và Đạt Nhân. Trường Khoa Học trang bị và quản lư sáu Pḥng Thí nghiệm và một số máy móc về Địa Chất, Động Vật, Thực Vật, Sinh Học, Vật Lư và Hóa Học.

 

Trường nhằm mục đích đào tạo các Chuyên gia khoa học, làm việc hoặc trong các pḥng thí nghiệm hay giảng dậy khoa học trong các trường Trung Học, và có dự tính tham gia nghiên cứu khoa học thực địa mở rộng trong vùng Cao nguyên, gắn bó nghiên cứu khoa học với môi trường thiên nhiên và xă hội.

 

Từ khi thành lập cho đến 1975, nhà trường vẫn chỉ duy tŕ cấp Cử Nhân Khoa Học về các ban Vật Lư, Hóa Học và Vạn Vật.

 

Biểu Đồ 12. Thành Quả Trường Khoa Học, Niên Khóa 1958-73

Cấp Cử Nhân

 

Niên Khóa

Sinh viên khoa học

Chứng Chỉ

Ghi danh

Tốt nghiệp

(1)

(2)

(3)

(4)

1959-60

1

37

 

1960-61

2

79

 

1961-62

3

91

 

1962-63

4

72

 

1963-64

3

61

 

1964-65

3

94

 

1965-66

4

112

 

1966-67

5

149

 

1967-68

8

253

 

1968-69

10

400

 

1969-70

10

434

 

1970-71

15

685

20

1971-72

18

751

19

1972-73

19

767

07 (K.4/6/1973)

Tổng Cộng

105

3985

46

Chú thích: Trường Khoa học là trường có sĩ số sinh viên tốt nghiệp thật khiêm tốn, và âm thầm

 

 

 

Chương Mười Bốn: Trường Chánh Trị Kinh Doanh

 

Ban Điều Hành

 

Người có sáng kiến tổ chức qui tụ người sáng lập ra Trường Chánh Trị Kinh Doanh phải kể đầu tiên là LM Viện Trưởng Nguyễn Văn Lập. Nhưng người đóng góp nhiều công sức tiên phong thực hiện dự án xây dựng Trường Chánh Trị Kinh Doanh là GS Trần Long (MA in Ecomomics & Public Finance). Ông là người nắm giữ chức vụ khoa Trưởng đầu tiên từ 1964 đến 1970. Nghị định số 1000/GDTN/PCHV/NĐ ngày 13/5/1969 của Bộ Văn Hóa Giáo Dục và Thanh Niên ấn định việc tổ chức giảng dậy và lề lối thi cử của bậc Cử Nhân Trường CTKD đă hợp thức Lớp Cử Nhân CTKD đầu tiên về sau.

 

Niên học 1967-68, khi Lớp Cử Nhân KD1 tốt nghiệp sau năm thứ tư, th́ có nhu cầu mở Ban Cao Học Hai Năm nữa. V́ thế GS Nguyễn Cao Hách, Thạc Sĩ Khoa Học Kinh Tế được cử nhiệm làm Khoa Trưởng Ban Cao học CTKD, điều hành cơ sở CTKD ở Sàig̣n từ năm 1969-72. Nghị Định số 2189/GDTN/PC/NĐ kư ngày 27/12/1968, ấn định qui chế Cao Học Hai Năm cho Trường CTKD.

 

GS Phó Bá Long, (MBA Harvard, 1956) năm 1971 làm Khoa Trưởng kế vị GS Trần Long tạị Đà Lạt, và kiêm Khoa Trưởng Ban Cao Học CTKD tại Sàig̣n sau năm1972.

 

GS Ngô Đ́nh Long, MS in Electrical Engineering, làm Phó Khoa Trưởng (1964-1973). Khi GS Ngô Đ́nh Long đưởc cử nhiệm Giám Đốc Sinh Viên Vụ, th́ GS Tạ Tất Thắng làm Phó Khoa Trưởng CTKD (1973-1975) thay thế.

 

Ban Cao Học của Trường Chánh Trị Kinh Doanh tại Sàig̣n.

 

Khi Khóa 1 của Trường CTKD sắp tốt nghiệp sau năm Sưu Khảo, trường CTKD tiên liệu các bước chuẩn bị thu nạp các sinh viên tốt nghiệp Cử Nhân CTKD và nhiều thành phần tốt nghiệp đại học khác đang hoạt động tại Sàig̣n và vùng chung quanh.

 

Ngày 11/12/1967 Trường CTKD xúc tiến mở Ban Báo Chí tại ngay trụ sở cơ quan Việt Tấn Xă ở số 118 đường Hồng Thập Tự Sàig̣n. Nhờ thế sinh viên tốt nghiệp khóa 1 CTKD được chuẩn bị để sẵn sàng ghi danh vào Ban Cao Học khi đó ở lầu 2 trường Taberd và lầu 2 toà nhà Thư Quán Xuân Thu trên đường Tự Do Sàig̣n. Lớp Cao Học CTKD được khai giảng ngày 11/1/1969. Đến cuối năm học 1972-73, cơ sở này mới di chuyển sang lầu 2 Thương xá Tax cho đến ngày 30/4/1975

 

Biểu Đồ 13. Tổ Chức Ban Điều Hành Trường CTKD

 

Ban Điều Hành

 

 

Khoa Trưởng

 

 

 

 

Phó Khoa Trưởng

 

 

 

 

G.S.Phụ Trách

 

 

Cấp Cử Nhân

Nhập Môn

Khái Luận

Nhiệm Ư

Sưu Khảo

CTXH

QTKD

CTXH

QTKD

CTXH

QTKD

CTXH

QTKD

Cấp Cao Học

Cao Học 1

 

Cao Học 2

 

CTXH

QTKD

CTXH

QTKD

Chú Thích:  Giáo Sư Phụ Trách là những “Giáo Sư Cơ Hữu “ do Trường tuyển dụn, và được đặt dưới sự điều động của Phó Khoa Trưởng, lo điều hành học vụ cho năm liên hệ.

                 

 

Chuẩn Bị Thành Lập.

 

Trường Chánh Trị Kinh Doanh, vào giai đoạn cuối cùng 1971-1975, do GS Phó Bá Long, MBA, làm Khoa Trưởng. Trường CTKD là một sáng kiến đặc biệt có dự tính cẩn thận từ lâu cho dù có nhiều thứ khó khăn. LM Viện Trưởng Nguyễn Văn Lập đă thảo luận kế hoạch chặt chẽ và phân công trách nhiệm với nhiều chuyên gia quản trị và kinh doanh du học một phần từ Hoa Kỳ, một phần từ Pháp. Các giáo sư như Trần Long, GS Phó Bá Long[135], và sau này GS Ngô Đ́nh Long đóng một vai tṛ cốt cán trong việc xây dụng củng cố Trường CTKD. GS Lê Hữu Mục trong bài tưởng niệm LM Nguyễn Văn Lập có nói đến sự kiện “tam long tề phi”[136] này, một cách dí dóm nhưng đầy ư nghĩa với tâm t́nh cảm phục…. Trường CTKD bắt đầu nhận sinh viên từ niên khóa 1964-1965. Trường Chánh Trị Kinh Doanh (CTKD) là một phân khoa đại học độc đáo đầu tiên mở ra con đường nghề nghiệp trong lănh vực chánh trị và kinh doanh cho thanh niên nam nữ Việt Nam. Trường CTKD cũng là một định chế giáo dục cao cấp đầu tiên ở Việt Nam áp dụng phương pháp điển cứu và nhóm khảo luận[137]. Thành phần ban đầu xây dựng Trường CTKD

 

Những cuộc gặp gỡ thảo luận tại Sài g̣n.

 

Các giáo sư theo thư mời của LM Viện Trưởng Nguyễn Văn Lập đến họp mặt tại căn nhà riêng của GS Bùi Xuân Bào ở chung cư Hồng Thập Tự. Cuộc họp diễn ra trong khoảng vài giờ gồm có các ông Bùi Xuân Bào, đại diện LM Viện Trưởng, và các ông Trần Long, Phó Bá Long, và Vũ Quốc Thúc.

 

Ông Trần Long có một vai tṛ đặc biệt với LM Nguyễn Văn Lập. Ông đă biết ông Bùi Xuân Bào từ 1950 khi hai ông c̣n là sinh viên tại Paris, và sau đó Ông Bào tốt nghiệp Cử Nhân Văn Chương Đại Học Sorbonne. Ông Trần Long đi du học tại Mỹ, quen biết sinh viên Phó Bá Long trong một cuộc họp mặt hè ba ngày năm 1964 tại Chicago của Hội Sinh Viên Công Giáo Việt Nam tại Bắc Mỹ. Hai sinh viên tiếp tục thay nhau làm Chủ Tịch Hội này[138]. Sau một thời gian, Phó Bá Long[139] về nước và năm 1964 đang làm một trong các Giám Đốc của Hăng Esso Standard Eastern ở Sàig̣n. Như thế phải chăng sinh viên Phó Bá Long đă đỗ xong Cao Học QTKD và trở về nước đi làm th́ không có thời giờ để làm Chủ Tịch Hội Sinh viên Công Giáo năm 1964 kế tiếp sinh viên Trần Long (?)[140]. GS Ngô Đ́nh Long[141] làm Giám Đốc Nguyên tử lực cuộc Đà Lạt được mời cộng tác

Ông Trần Long quen biết ông Vũ Quốc Thúc từ năm 1956, khi ông này làm Thống Đốc Ngân Hàng Quốc Gia Việt Nam. Ở vai tṛ chủ biên Tuần San Times of Vietnam, ông Trần Long đến phỏng vấn ông Vũ Quốc Thúc để viết bài tường tŕnh về Ngân Hàng. Từ đó họ trở nên bạn hữu. Vào năm 1964, th́ Ông Vũ quốc Thúc đảm nhiệm chức vụ Giáo Sư Khoa Trưởng Trường Đại Học Luật Khoa Sàig̣n.

 

Điều kiện khả thi của việc mở Trường CTKD

 

Nội dung cuộc họp thảo luận về điều kiện khả thi của phân khoa Chánh trị, Kinh tế và Kinh doanh cho VĐHĐL ở cách Sàig̣n ba trăm cây số.

 

Giấy chấp thuận cho mở Trường của Bộ Quốc Gia Giáo dục.

1. Bối cảnh xă hội. T́nh h́nh chính trị không thuận lợi cho việc mở trường, v́ Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm là một tín đồ Công giáo, vừa bị sát hại ngày 2/11/1963 tại Sàig̣n, trong lúc đang có cao trào thống nhất Phật Giáo, mà GS Bùi Tường Huân là một thành viên của phong trào, đang làm Bộ Trưởng Giáo Dục. Tướng Nguyễn Khánh, một thành viên khác của phong trào, vừa lật đổ Tam đầu chế Minh-Kim-Đôn tháng 1/1964, nhưng lập tức chính quyền Nguyễn Khánh gặp phải nhiều áp lực, nhất là sinh viên xuống đường đ̣i hỏi một chính phủ dân sự và quyền tự do đối lập.

 

Sau một thời gian sôi bỏng có nhiều khác biệt không thể giải quyết ổn thỏa, Phó Thủ Tướng Nguyễn Tôn Hoàn, Phụ Trách B́nh Định, rút khỏi chính phủ Nguyễn Khánh vào tháng 5 năm 1964. Đa số các đảng viên Đại Việt cũng ra khỏi chính quyền theo ông. Lúc đó Ông Trần Long đang là một sĩ quan trừ bị cấp thấp được biệt phái làm việc tại Văn pḥng Phó Thủ Tướng, cũng rút lui. Ông được biệt phái sang Bộ Giáo Dục, rồi được đặc phái tiếp sang Viện Đại Học Công Giáo Đà Lạt với công tác thành lập phân khoa mới. Tướng Nguyễn Khánh bị lật đổ tháng 8 năm 1964 do nhóm chính trị dân sự do BS Phan Quang Đán cầm đầu. Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục mới là BS Nguyễn Tiến Hỷ, không thuộc phong trào thống nhất Phật Giáo.

 

2. Lư do chiến thuật. Những người tham dự cuộc họp đồng ḷng đưa ra một chiến thuật là LM Viện Trưởng cần tŕnh bày việc mở Phân Khoa mới như thế nào để có thể thuyết phục chính quyền của Bộ Giáo Dục coi đó như một giải pháp giảm bớt áp lực gây xáo trộn của sinh viên, nhất là tại Sàig̣n. Như thế, muốn phân tán, lôi kéo sinh viên là giải pháp thành lập một trường mới trên vùng Cao nguyên Lâm Viên. Vùng này cách xa Sài g̣n ba trăm cây số, lại có điều kiện khí hậu tốt cho học vấn và du lịch, có thể khiến sinh viên khỏi tập trung quá đông đảo tại Sàig̣n và nhiều nơi thị tứ khác như ở Huế, Đà Nẵng, Qui Nhơn và Nha Trang. Đây không phải là cách đánh “hổ ly sơn”, mà chiến thuật “thượng sơn lâm”. Cách lập luận ấy đă thực sự chinh phục được Bộ Trưởng Huân.

 

Vấn đề tên gọi Phân Khoa

 

1. Tên nói lên nhận thức. Theo đề nghị của ông Bùi Xuân Bào, bạn thân của LM Nguyễn Văn Lập, đồng thời là đại diện của LM Viện Trưởng trong phiên họp, LM Nguyễn Văn Lập đề nghị chọn tên Phân Khoa mới này là Phân Khoa Khoa Học Chính Trị và Quản Lư Doanh Nghiệp (Faculty of Political Science and Enterprise Administration). Nhưng Ông Vũ Quốc Thúc có ư kiến đặt tên là Phân Khoa Chính Trị, Kinh Tế và Quản Trị Kinh Doanh (Faculty of Politics, Economics and Business Management). ÔngTrần Long đề xuất là Trường Chính Trị Kinh Doanh (School of Government and Business).

 

Cách đặt tên trường mới cho thấy ảnh hưởng về quan niệm, tổ chức, kinh nghiệm học vấn và đào tạo của hai xu hướng trong môi trường văn hóa Pháp và Mỹ. Nhưng chính các học giả có xu hướng Pháp là Bào và Thúc cũng đồng ư là nhà trường nên có chút hương vị Mỹ. Điều này cho thấy sau việc lật đổ chế độ cũ, ảnh hưởng chính trị của Hoa Kỳ bắt đầu tác động mạnh mẽ lên xă hội Việt Nam. Xu hướng này cũng lan rộng sang nhiều lănh vực khác nhau, không chỉ là văn hóa giáo dục, …măi về sau.

 

2. Dự Án học tŕnh. Xác định tên trường xong, Ông Trần Long[142] và Ông Phó Bá Long được phân công soạn thảo học tŕnh cho bốn năm đại học để thảo luận và xác định dự án phân khoa trong hồ sơ xin phép mở trường. Thế là hai người trong nhóm chuẩn bị làm việc tất bật qua kinh nghiệm học tập của bản thân và một số tài liệu tập san của nhiều trường đại học Hoa Kỳ để xây dựng bộ khung học tŕnh với các môn học, nhất là hai năm đầu của Chương Tŕnh Cử Nhân.

 

Sau một tuần làm việc và thảo luận thêm, với một số thay đổi, dự án thiết lập trường mới được đúc kết hoàn chỉnh hơn và sau đó được tŕnh lên Bộ Trưởng Giáo Dục Huân ở Sàig̣n. Bộ Trưởng chấp thuận cho phép Viện ĐạI Học Đà Lạt được mở thêm phân khoa mớI, nhưng lại đổi tên là Trường Chính Trị Kinh Tế và Quản Lư Xí Nhiệp, (Faculty of Economics and Business Administration), theo nghị định của BGD số 1433/GD/PC/NĐ, kư ngày 13/8/1964.

 

Dường như cách đặt tên này lại cho thấy rơ xu hướng là Bộ Trưởng Huân e dè ngại ngùng những chữ đụng chạm tới chính trị, một ấn tượng mạnh mẽ do hoàn cảnh thời sự.

 

Đến thời BS Nguyễn Tiến Hỷ làm Bộ Trường Giáo Dục mấy tháng sau, th́ một sắc lệnh đổi tên Trường Chánh Trị Kinh Tế và Quản Lư Xí Nghiệp thành Trường Chánh Trị Kinh Doanh[143] từ đó. Nghi định được Bộ giáo dục cho cải danh mang số 72/GD/HV/NĐ kư ngày 18/1/1965.

 

 

Học tŕnh thực tế

 

Học tŕnh CTKD gồm bốn năm, mỗi năm có hai học kỳ, 18 tuần lễ/học kỳ, trung b́nh khoảng 15 giờ/tuần, tổng cộng 540 giờ học tại lớp/năm. Ngoài các môn Anh Ngữ Căn Bản, Anh Ngữ Đàm Thoại, và Anh Ngữ Chuyên Khoa do các giảng viên Anh Mỹ đảm trách trực tiếp, tất cả môn học được dạy bằng tiếng Việt. GS Phó Bá Long đă hùng hồn ghi lại :

 

“Tôi diễn giàng bài đầu tiên về Dẫn Nhập Vào Quản Trị Học trong giảng đường Spellman. Giảng đường tràn ngập những người. Tôi thấy thật phấn khởi trước những khuôn mặt thanh niên nam nữ ham hở học hỏi. Xử dụng các kỹ thuật học được trong nhiều kinh nghiệm giáo dục khác nhau của tôi, tôi đă có cách tiếp cận không theo bài bản giảng dậy cổ truyền cho người Việt Nam. Tôi phân phối các tư liệu giáo tŕnh cho sinh viên để họ đọc trước khi nghe giảng bài lần sau. Tôi chỉ định dự án nghiên cứu và triển khai cho các nhóm nghiên cứu thảo luận ngay trong lớp học. Tôi khuyến khích sinh viên nỗ lực học hỏi trong tinh thần phát triển tri thức mà không nhất thiết chỉ học để có được điểm tốt. Tôi giới thiệu phương pháp phân tích điển cứu. Phương pháp này đ̣i hỏi phải sưu tầm, thảo luận, trao đổi ư kiến và nhất là thái độ ứng xử xă hội. Khi đó phương pháp tiếp cận ấy là hoàn toàn mới mẻ đối với các thanh niên này. Họ thường có thói quen thụ động nghe giảng bài, ghi chú, rồi nhớ kỹ để lo thi cử, mà không trao đổi qua lại với giáo sư và sinh viên. Muốn khuyến khích sinh viên tham gia lớp học hơn nữa, có khi tôi lẻn đến chỗ một vài nữ sinh viên trông c̣n nhút nhát, đặt những câu hỏi trước tôi sẽ hỏi trong lớp sau. Khi có người trong các sinh viên hay bép xép mà không trả lời kịp, tôi có thể chỉ đến một “tay đă mớm trước” đưa ra câu trả lời khiến mọi người ngạc nhiên[144].”

 

Cuối năm thứ hai (Khái Luận), sinh viên phải chọn một trong năm ban chuyên nghiệp để tiếp tục học trong hai năm sắp tới. Các ban chuyên nghiệp gồm có: Bang Giao Quốc Tế, Báo Chí, Quản Trị Kỹ Nghệ, Quản Trị Kinh Doanh, Ngân Hàng và Tài Chánh. Trước khi chấm dứt năm thứ tư (Sưu Khảo), sinh viên phải nộp một khảo luận cá nhân và một phúc tŕnh tập thể về đề tài ngành chuyên môn đă chọn. VĐHĐL cấp phát Văn Bằng Cử Nhân Chánh Trị Kinh Doanh, tương tự như bằng Bachelor of Arts của đại học Mỹ, cho những sinh viên nào đậu tất cả các kỳ thi cuối năm và hoàn tất các yêu cầu khác.

 

Khi Giáo Sư Phó Bá Long thay thế Giáo Sư Trần Long trong nhiệm vụ Khoa Trưởng từ 1970 đến 1975, có một số thay đổi về môn học.

 

Chẳng hạn, các môn học được giảng dạy cho Khóa 7 CTKD gồm có:

 

Năm I (Nhập Môn): Anh Ngữ Căn Bản I và II (Basic English), Tu Từ và Văn Thể I và II (Vietnamese Composition), Lịch Sử Văn Minh Thế Giới I và II (World Civilization), Chánh Trị học Đại Cương I và II (Basics of Political Science), Kinh Tế học I/1 và I/2 (Economics), Quản Trị học I/1 và I/2 (Management), Toán Kinh Thương I và II (Mathematics of Finance), Xă Hội học (Sociology), Khái Niệm Luật Pháp (Basics of Laws).

Năm II (Khái Luận): Anh Ngữ Căn Bản III và IV (Basic English), Kinh Tế học II/1 và II/2 (Economics), Tiếp Thị II/1 và II/2 (Marketing), Kế Toán II/1 và II/2 (Accounting) Quản Trị học II (Management), Định Chế Tài Chánh I và II (Financial Institutions), Kinh Tế Việt Nam I và II (Economy of Vietnam), Thống Kê học (Statistics), Nhiệm Vụ học (Ethics).

 

Năm III (Nhiệm Ư): các ban học chung: Anh Ngữ Chuyên Khoa I và II (Specialized English), Kinh Doanh Nông Nghiệp I và II (Agricultural Business), Luật Doanh Thương I và II (Business Law), Kế Toán III/1 và III/2 (Accounting), Tương Quan Kỹ Nghệ (Industrial Relations), Tài Chánh Xí Nghiệp (Corporate Finance), hệ Thống và Thủ Tục trong Xí Nghiệp (Systems and Procedure in Business Firms).

 

Ban B Tài Chánh - Kế Toán (Major: Finance - Accounting) học riêng: Tiền Tệ Ngân Hàng I và II (Money and Banking), Tư Vấn Thuế Vụ I và II (Tax Problems).

 

Năm IV (Khảo Luận): Nhiệm Vụ học (Ethics), Nghiên Cứu và Thiết Lập Dự Án Đầu Tư (Study and Design of Investment Plans), Kế Toán Quản Trị I và II (Managerial Accounting), Phương Pháp Định Lượng I và II (Quantitative Methods in Business), Luật Thương Hội (Corporate Law), Thức Tập Quản Trị (Managing Practice), Anh Ngữ Chuyên Khoa I và II (Specialized English)

 

Ban B Tài Chánh - Kế Toán (Major: Finance - Accounting) học riêng: Quản Trị Tài Chánh (Financial Management), Quản Trị Thương Hội (Management of Business Enterprises), Giám Định Kế Toán I và II (Auditing), Kế Toán Ngân Hàng (Bank Accounting), Bảo Hiểm (Insurance).

 

Các ban đều phải nộp các khảo luận quy định: Khảo Luận Ngắn (Short Term Report), Khảo Luận Dài (Long Term Report) và Phúc Tŕnh Tập Thể (Group Report).

Sinh viên nào thi không đủ điểm th́ được thi thêm một lần nữa, gọi là thi kỳ 2. Nếu vẫn không đủ điểm th́ hoặc bỏ cuộc, hoặc có thể ghi danh học lại trong niên khóa tiếp theo[145].

 

Điều đáng chú ư là GS Phó Bá Long chú ư đến nhiều khía cạnh đặc biệt liên quan đến kinh nghiệm quản trị của ông. Ông thấy rất rơ có nhiều thách thức đối với việc thay đổi năo trạng, cách cảm nghĩ nhận thức của nhiều thành phần xă hội về nhiều môn học mới.

 

Chẳng hạn, với vốn liếng giáo dục mà ông thấy như không chính thống và pha tạp, ông đối diện với nhiều chiến lược giảng dậy thành công và nhiều mô thức kinh doanh trên khắp thế giới, như điển cứu, thảo luận trong lớp, lập nhóm học tập, và thăm viếng xí nghiệp nhà máy. Đấy là phương thức trước đây chưa từng được sinh viên và thành viên trong khoa biết tới. Những giáo tŕnh tiếp thị, kế toàn, và tiếng Anh kinh doanh lần đầu tiên được giảng dậy ở cấp đại học. Giới sinh viên có nỗi hoài nghi có phần kiêu kỳ đến độ cho là ông khó ḷng khắc phục nhưng trở ngại đó.

Có người coi nhiều giáo tŕnh CTKD là không cần thiết cho người chỉ có ư sống nghề nghiệp quản trị ở mức cao, và không cần đến những kiến thức theo khả năng của một nhà doanh thương. Một số người chịu ảnh hưởng giáo dục Pháp c̣n chống đối những giáo tŕnh kế toán, mà họ coi là chỉ phù hợp cho thư kư giữ sổ sách. Giáo Sư Phó Bá Long phải khó khăn mất thời gian giải thích khác biệt giữa kế toán đơn và kế toán quản trị. Các sinh viên này nhiễm sâu óc hợm hĩnh, hầu hết thuộc thành phần giai cấp trên c̣n đi đến khiếu nại về những đ̣i hỏi của nhà trường do Khoa Trưởng chủ trương, v́ cho rằng với văn bằng thừa thăi của CTKD, họ chỉ t́m được những công việc tạm thời. Một số người thậm chí đi xa hơn là đưa khiếu nại chống đối lên đến cha Viện Trưởng Nguyễn Văn Lập. Ngài đă trả lời bằng cách bảo họ cứ nhặt cỏ trên các đường đi lối lại trong viện và ngài trả lương thù lao cho họ theo giờ lao động/ngày.

 

Cuối cùng không những tư tưởng CTKD được bén rễ sâu trong tâm khảm mỗi người, nó c̣n trở thành nguồn gốc cho niềm hănh diện, khi sinh viên bắt đầu báo cáo quá tŕnh huấn luyện họ bằng công việc thực tiễn