Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

 

 

 

ĐỰƠC CHỌN GIỮA LOÀI NGƯỜI
VÀ CHO LOÀI NGƯỜI  (x. Dt, 5.1)

 

GIÁO SĨ:

Xuất phát từ giáo dân, hiện diện vì giáo dân và cậy dựa vào giáo dân

 

ĐỂ CÙNG LÀM VINH DANH THIÊN CHÚA

 

www.conggiaovietnam.net                          giaosivietnam@gmail.com

Đặc San Điện Tử    Giáo Sĩ Việt Nam    Số 90, Chúa Nhật 05.04.2009


MỤC LỤC 

Kinh Nhật Tụng                                                                       Hiến Chế Về Phụng Vụ Thánh

MÔI TRƯỜNG, CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ, VÀ THỰC HÀNH HTXH  (HTXH BÀI CUỐI)            Br. Huynhquảng

“CON KIẾN MÀ KIỆN CỦ KHOAI !”                                                    Lm. QUANG UY, DCCT

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VÀ CĂN BỆNH THẾ KỶ                                                  Kim Nguyên

CHỌN NGƯỜI CON?                                                                           Lm. Jos Tạ Duy Tuyền

BÌNH TĨNH                                                                                                Lm. Lê Văn Quảng

ĐỐI PHÓ VỚI NÓNG GIẬN TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH                       Trần Hiếu

NẠN CỜ BẠC: NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QỦA CỦA TỆ NẠN NÀY     Tiến sĩ Phạm Huy Thông

ĐÀNG THÁNH GIÁ TRONG NGÔI NHÀ NGUYỆN MỄ TÂY CƠ                   Nhà Văn Quyên Di

Con đường sống thánh                                               Lm. Micae-Phaolô Trần Minh Huy pss 

BỆNH DO RĂNG MIỆNG MÀ RA                                                            Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức

CẶP KÍNH MÀU -                                                                        Chuyện phiếm của Gã Siêu


Kinh Nhật Tụng

Hiến Chế Về Phụng Vụ Thánh

Sacrosanctum Concilium

 

Bản dịch Việt Ngữ của Giáo Hoàng Học Viện Piô X

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia

 

Chương IV

Kinh Nhật Tụng

 

83. Kinh nhật tụng, lời nguyện của Ðức Kitô và Giáo Hội. Là Thượng Tế của Tân Ước vĩnh cửu, Chúa Giêsu Kitô, mang bản tính nhân loại, đã đưa vào cuộc lưu đày ở trần gian này một bản thánh ca vẫn còn được hát lên qua mọi thời đại nơi ngai tòa thiên quốc. Chính Người kết hiệp toàn thể cộng đoàn nhân loại với Người và liên kết họ với Người để cùng hát bản thánh ca ngợi khen này.

Thực vậy, Người tiếp tục chức vị tư tế đó qua chính Giáo Hội của Người: Giáo Hội không những chỉ cử hành Lễ Tạ Ơn, mà còn bằng nhiều cách khác, nhất là việc chu toàn Kinh Nhật Tụng, không ngừng ca tụng Thiên Chúa và cầu bầu cho phần rỗi của cả thế giới.

84. Kinh nhật tụng, để thánh hiến trọn ngày đêm bằng lời ngợi khen Thiên Chúa. Theo truyền thống xa xưa của Kitô giáo, Kinh Nhật Tụng được lập ra để thánh hiến trọn ngày đêm bằng lời ngợi khen Thiên Chúa. Vì, thực ra, khi các linh mục chu toàn đúng nghi thức bài ca ngợi khen tuyệt diệu đó, cũng như những người khác được ủy nhiệm làm công việc đó theo sự thiết định của Giáo Hội, hoặc các Kitô hữu hợp cùng linh mục cầu nguyện theo thể thức đã được chuẩn nhận, thì thực là tiếng của chính Hiền Thê nói với Ðấng Phu Quân mình, và hơn thế nữa, còn là lời cầu nguyện của Chúa Kitô và thân thể Người dâng lên Thiên Chúa Cha.

85. Nhân danh Mẹ Giáo Hội chu toàn việc ca khen Thiên Chúa. Bởi vậy, tất cả những người thực thi các việc đó, thì vừa chu toàn trách vụ của Giáo Hội, vừa thông phần vinh dự tối cao của Hiền Thê Chúa Kitô, bởi vì họ đứng trước ngai Thiên Chúa, để nhân danh Giáo Hội là Mẹ mà chu toàn việc ca khen Người.

86. Giá trị mục vụ của kinh nhật tụng. Các Linh Mục miệt mài với công việc mục vụ thánh, càng sốt sắng chu toàn các Giờ ngợi khen nếu càng ý thức sống động hơn rằng mình phải tuân giữ lời căn dặn của Thánh Phaolô: "Hãy cầu nguyện không ngừng" (1Th 5,17); vì chưng, chỉ một mình Chúa mới có thể ban hiệu quả và sự tiến triển cho công việc họ làm, vì Chúa đã phán: "Không có Ta, các con không thể làm được việc gì" (Gio 15,5). Vì thế, khi thiết lập hàng Phó Tế, các Tông Ðồ đã nói: "Về phần chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên tâm đến việc cầu nguyện và giảng dạy" (CvTđ 6,4).

87. Công trình cải tổ. Nhưng để Kinh Nhật Tụng được các Linh Mục hay các phần tử khác trong Giáo Hội chu toàn một cách tốt đẹp và hoàn hảo hơn trong những hoàn cảnh hiện tại, Thánh Công Ðồng theo đuổi công trình cải tổ mà Tông Tòa đã khởi sự tốt đẹp, quyết ấn định những điều sau đây về Kinh Nhật Tụng theo nghi lễ Roma.

88. Cải tổ cách xếp đặt các giờ kinh. Vì mục đích của Kinh Nhật Tụng là thánh hóa ngày sống, nên chương trình cổ truyền của các Giờ phải được cải tổ cho phù hợp với giờ khắc thật được chừng nào hay chừng đó. Ðồng thời phải lưu ý đến những hoàn cảnh cuộc sống hiện tại nhất là của những người đảm trách công việc tông đồ.

89. Những qui tắc trong việc canh tân kinh nhật tụng. Bởi vậy, việc canh tân Kinh Nhật Tụng phải giữ những nguyên tắc sau đây:

a) Theo truyền thống khả kính của toàn thể Giáo Hội, lời Kinh Ca Ngợi là giờ kinh ban mai và Giờ Kinh Chiều là lời nguyện ban chiều như hai cột trụ của Kinh Nhật Tụng, phải được coi là hai giờ chính và phải cử hành như vậy.

b) Giờ Kinh Tối phải được xếp đặt thích hợp với cuối ngày.

c) Giờ Kinh gọi là Kinh Mai, mặc dù vẫn giữ được tính cách của lời ca tụng ban đêm trong kinh hội, nhưng cần phải thích nghi thế nào để có thể đọc bất cứ giờ nào trong ngày và giờ kinh này sẽ gồm ít ca vịnh hơn và các bài đọc sẽ dài hơn.

d) Giờ Kinh Nhất được bãi bỏ.

e) Trong kinh hội, sẽ giữ các Giờ Nhỏ: giờ Ba, giờ Sáu, giờ Chín. Ngoài kinh hội, được phép chọn một trong ba giờ: giờ nào thích hợp hơn với thời khắc mình đọc trong ngày.

90. Kinh nhật tụng khơi nguồn đạo đức. Ðàng khác, vì Kinh Nhật Tụng là kinh nguyện công cộng của Giáo Hội, là nguồn đạo đức và của ăn cho kinh nguyện tư nhân, cho nên, vì danh Chúa, khẩn khoản nài xin các linh mục và tất cả những ai tham dự Kinh Nhật Tụng, khi thi hành Kinh Nhật Tụng, hãy hòa hợp tâm trí của mình với lời mình đọc. Ðể đạt được điều đó một cách tốt đẹp hơn, họ phải lo cho mình có kiến thức dồi dào hơn về Phụng Vụ và Thánh Kinh nhất là về các Thánh Vịnh.

Tuy nhiên, khi thi hành việc canh tân này, cần phải thích nghi kho tàng cổ kính của Kinh Nhật Tụng Rôma thế nào để tất cả những ai được ủy nhiệm điều đó có thể được hưởng nhờ cách phong phú và dễ dàng hơn.

91. Phân chia các thánh vịnh. Ðể chương trình các Giờ Kinh đề cập ở khoản 89 được thực sự tuân giữ, các Thánh Vịnh không còn được phân chia trong vòng một tuần lễ, nhưng trong khoảng thời gian dài hơn.

Công việc tu chỉnh phần Thánh Vịnh, đã khởi sự tốt đẹp, phải được hoàn thành sớm hết sức, nhưng vẫn tôn trọng lối văn La tinh Kitô giáo, tôn trọng tập quán phụng vụ ngay cả trong khi hát, và tất cả truyền thống của Giáo Hội La tinh.

92. Xếp đặt các bài đọc. Về các bài đọc, phải giữ những điều sau đây:

a) Việc đọc Thánh Kinh, phải xếp đặt thế nào để người ta có thể dễ dàng đến với kho tàng lời Chúa một cách đầy đủ bao quát hơn.

b) Các bài đọc trích trong tác phẩm các Giáo Phụ, các Tiến Sĩ và Văn Sĩ Giáo Hội phải được chọn lựa kỹ lưỡng hơn.

c) Truyện các Thánh Tử Ðạo hoặc hạnh các Thánh phải phù hợp với chứng cớ lịch sử.

93. Duyệt xét các thánh thi. Nếu thấy thích hợp thì các thánh ca phải được hoàn lại hình thức ban đầu, và phải gạt bỏ hay thay đổi những gì có tính cách thần thoại hay ít thích hợp với nền đạo đức Kitô giáo. Lại nữa, nếu cần, cũng chấp nhận thêm những bản khác tìm thấy trong kho tàng các thánh ca.

94. Thời gian đọc các giờ kinh. Ðể đích thực thánh hóa ngày sống hoặc để đọc chính các Giờ Kinh cho có hiệu quả thiêng liêng, trong khi chu tất các Giờ Kinh, cần phải giữ thời gian theo sát với thời gian thật của mỗi Giờ Kinh đã thiết định.

95. Buộc đọc kinh nhật tụng. Các cộng đoàn buộc giữ kinh hội, ngoài Thánh Lễ tu hội, còn buộc phải cử hành Kinh Nhật Tụng mỗi ngày trong kinh hội; đó là:

a) Các Hội Dòng Kinh Sĩ, Ðan Sĩ nam, nữ và các Tu Sĩ khác có bổn phận kinh hội, do Giáo Luật hay Hiến Pháp của Dòng, đều phải cử hành toàn Kinh Nhật Tụng.

b) Các Kinh Sĩ nhà thờ chánh tòa hoặc nhà thờ kinh sĩ sẽ đọc những phần Kinh Nhật Tụng nào mà luật chung hay luật riêng ấn định.

c) Tuy nhiên, mọi phần tử của các cộng đoàn đó hoặc đã nhận chức thánh hoặc đã khấn trọng thể, trừ các thầy trợ sĩ, buộc phải đọc riêng những Giờ Kinh đã thiết định, nếu họ đã không đọc trong kinh hội.

96. Các giáo sĩ không thuộc kinh hội. Các giáo sĩ không thuộc kinh hội, nếu đã nhận chức thánh, thì hằng ngày buộc phải đọc trọn Kinh Nhật Tụng, hoặc với cộng đoàn hoặc riêng một mình, theo khoản 89.

97. Qui tắc chữ đỏ. Qui tắc chữ đỏ sẽ minh định khi nào có thể thay thế Kinh Nhật Tụng bằng hoạt động phụng vụ.

Tùy theo từng trường hợp, và nếu có lý do chính đáng, các Ðấng Bản Quyền có thể chuẩn cho những người dưới quyền mình được bỏ tất cả hay một phần Kinh Nhật Tụng hoặc có thể thay thế hẳn Kinh Nhật Tụng.

98. Các hội viên của Tu Hội theo Hiến Pháp của Dòng. Các hội viên của bất cứ Tu Hội nào nhằm nên trọn lành mà theo Hiến Pháp của dòng chu toàn được đôi phần Kinh Nhật Tụng, thì đã thi hành được kinh nguyện công cộng của Giáo Hội.

Cũng thế, nếu theo Hiến Pháp mà họ đọc Kinh Nhật Tụng vắn tắt, thì họ cũng thi hành kinh nguyện công cộng của Giáo Hội, miễn là kinh vắn tắt đó được soạn thảo theo kiểu Kinh Nhật Tụng và được phê chuẩn hợp lệ.

99. Ðọc kinh nhật tụng chung. Vì Kinh Nhật Tụng là tiếng nói của Giáo Hội, nghĩa là của toàn Nhiệm Thể công cộng ngợi khen Thiên Chúa, nên khuyên các giáo sĩ không thuộc kinh hội, và nhất là các linh mục đang sống chung hoặc tụ họp , hãy chu toàn chung với nhau, ít nữa là một phần Kinh Nhật Tụng.

Tuy nhiên, tất cả những ai chu toàn Kinh Nhật Tụng trong kinh hội hoặc chung với nhau, phải thi hành nhiệm vụ ủy thác đó một cách hết sức hoàn hảo cả về tâm hồn sùng kính bên trong cũng như cách cử hành bên ngoài.

Ðàng khác, nên tùy dịp thuận tiện mà hát Kinh Nhật Tụng trong kinh hội hoặc hát chung với nhau.

100. Giáo dân tham dự kinh nhật tụng. Những mục tử chăn dắt các linh hồn phải lo cho các Giờ Kinh chính yếu, nhất là giờ Kinh Chiều, được cử hành chung trong nhà thờ, vào những ngày Chúa Nhật và các ngày lễ trọng. Cũng khuyên cả các giáo dân hãy đọc Kinh Nhật Tụng, hoặc cùng với các linh mục hoặc khi tụ họp chung với nhau hoặc riêng một mình.

101. Ngôn ngữ trong kinh nhật tụng.

1 Theo truyền thống ngàn đời của nghi lễ La tinh, các giáo sĩ phải duy trì tiếng La tinh trong Kinh Nhật Tụng. Tuy nhiên, tùy trường hợp riêng biệt, Ðấng Bản Quyền có quyền cho dùng bản dịch tiếng bản quốc, chiếu theo qui tắc khoản 36, cho những giáo sĩ mà việc dùng tiếng La tinh là một ngăn trở lớn lao khiến không thể chu toàn Kinh Nhật Tụng cho đúng mức đòi hỏi được.

2 Bề Trên Thẩm Quyền có thể cho phép các nữ đan sĩ, các nam tu sĩ không phải là giáo sĩ và các nữ tu thuộc các tu hội, được dùng tiếng bản quốc trong Kinh Nhật Tụng cả khi cử hành trong kinh hội, miễn là bản dịch phải được chuẩn nhận.

3 Giáo sĩ nào buộc đọc Kinh Nhật Tụng, mà cử hành Kinh Nhật Tụng bằng tiếng bản quốc chung với cộng đoàn tín hữu, hoặc với những người đã nói ở số 2, thì cũng đã chu toàn bổn phận rồi, miễn là bản dịch phải được chuẩn nhận

VỀ MỤC LỤC
MÔI TRƯỜNG, CỘNG ĐỒNG QUỐC TẾ, VÀ THỰC HÀNH HTXH  (HỌC THUYẾT XÃ HỘI BÀI CUỐI)
 

106. Gia đình nhân loại gồm những ai? 

Theo mạc khải từ Kinh Thánh, Thiên Chúa tác tạo người nam và người nữ theo hình ảnh của Người. Mối giây liên kết giữa con người với Đấng Tạo Hóa đảm bảo cho người nam và người nữ phẩm giá và những quyền căn bản không gì có thể thay thế được. Những quyền này hiển nhiên là nhằm hướng đến những người khác. Không một cá nhân, tổ chức hay chính quyền nào được phép tước đoạt những quyền căn bản này. Nguồn Mạc Khải đã khẳng định rằng: mọi người đều được Thiên Chúa tạo dựng và cùng chung một cội nguồn. Như thế, dù hoàn cảnh lịch sử có làm cho con người phân tán hay thậm chí có sự khác biệt giữa con người với nhau, thì theo kế hoạch ban đầu của Thiên Chúa, mọi người cùng thuộc về một gia đình nhân loại; mọi người đều thuộc về Thiên Chúa (cf. The Church and Racism, # 19–20).

Như thế, khi chúng ta ý thức mọi người đều chia sẻ chung một người Cha, cùng là anh em trong Đức Kitô và cùng hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần, chúng ta sẽ có một cái nhìn mới về thế giới và vạn vật trong mối hiệp nhất liên kết với nhau (cf. Sollicitudo Rei Socialis, # 40). 

107. HTXH đề cập về tự do mậu dịch trong quan hệ quốc tế như thế nào? 

Tất cả mối liên hệ giữa các cộng đồng quốc gia với nhau cũng như trên bình diện quốc tế, cần phải được thiết lập dựa trên sự công bằng. Mối quan hệ này không được ỷ vào sức mạnh, nhưng vượt xa hơn, đó là cùng đi đến sự thoả thuận với nhau nhằm phục vụ cho mục đích thiện hảo. Nếu mối quan hệ chỉ dựa vào quyền lực thì không bào giờ có thể thiết lập sự công bằng một cách lâu dài và bền vững được. Quả thực, dùng quyền lực chỉ sẽ tạo thêm sự phản kháng và tư đó dẫn tới bạo lực (cf. Octogesima Adveniens, # 43).

Thực tế cho thấy, có sự khác biệt rất lớn giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển trong lãnh vực mậu dịch thương mại. Vì thế, mối quan hệ này cần phải có tính nhân bản, đạo đức và công bằng xã hội. Điều này sẽ tạo ra những cơ hội bình đẳng cho những quốc gia tham gia. Muốn đạt được điều đó, hai bên cần có những cuộc đàm phán dựa trên tính bình đẳng một cách thực sự. (cf. Populorum Progressio, # 61). 

108. Chúng ta cần hiểu khái niệm “hòa bình” như thế nào? 

“Hòa bình không hẳn là vắng bóng chiến tranh, cũng không chỉ được giản lược vào sự quân bình hóa giữa các lực lượng đối phương, cũng không phát xuất do một nền cai trị độc tài, nhưng theo đúng định nghĩa thì hòa bình là "công trình của công bằng" (Is 32,7). Hòa bình là kết quả của một trật tự đã được chính Thiên Chúa, Ðấng Sáng Lập, ghi khắc vào xã hội loài người và phải nhờ những người luôn luôn khao khát một nền công bằng hoàn hảo hơn thể hiện ra trong hành động... Như thế, hòa bình không bao giờ đạt được một lần là xong, nhưng phải xây dựng mãi mãi.

Như vậy, hòa bình ấy chỉ có được trên trần gian, nếu giá trị của từng cá nhân được đảm bảo và mọi người tin tưởng cũng như tự nguyện san sẻ cho nhau những của cải tinh thần và tài năng của họ. Ý chí cương quyết muốn tôn trọng người khác, những dân tộc khác cũng như phẩm giá của họ và sự ân cần thực thi tình huynh đệ là những điều kiện thiết yếu để xây dựng hòa bình. Như thế, hòa bình cũng là kết quả của tình thương, một thứ tình thương vượt xa những gì công bằng có thể đem đến” (Gaudium et Spes, # 78). 

109. Giáo hội có trách nhiệm gì đối với những người nhập cư? 

Chúng ta cần thừa nhận rằng, Hoa Kỳ là quốc gia có nhiều kinh nghiệp trong vấn đề nhập cư, tị nạn. Những người tị nạn mang theo giá trị văn hoá và tôn giáo của họ. Vì thế Giáo hội Hoa Kỳ cần ý thức sứ mạng của mình bằng cách bảo vệ quyền lợi của những người nhập cư và tôn trọng phẩm giá của họ. Những người này cần được đón tiếp với lòng hiếu khách và khuyến khích họ trở thành phần tử của Giáo hội địa phương. Dầu vậy, việc này cần phải tôn trọng sự tự do và nét văn hoá đặc thù của họ (cf. Ecclesia in America, # 65). 

110. Giáo hội mời gọi con cái mình thực thi HTXH như thế nào? 

Giáo hội không gởi đến con cái mình HTXH như chỉ là những lời dạy lý thuyết. nhưng trên hết, HTXH làm nền tảng và động lực cho con cái mình hành động. Quả vậy, nhờ vào sứ điệp Phúc Âm về vấn đề xã hội, những tín hữu sơ khai đã chia sẻ của cải cho người nghèo. Điều này cho thấy, dù có sự khác biệt giữa con người với nhau, nhưng chúng ta vẫn có thể sống chung với nhau trong đầm ấm, hòa bình.

Hơn lúc nào hết, Giáo hội ý thức rằng hành động sẽ tạo ra sự tin tưởng và tính nhiệm hơn, thay vì chỉ là lời giảng dạy về lý thuyết. Mỗi người hãy xét mình xem mình đã làm những gì mà mình có bổn phận phải làm. Nếu chỉ nêu ra những nguyên tắc, khái niệm hoặc chỉ ra những sự bất công và kết án nhau, thì những khái niệm này sẽ vô nghĩa; vì thực ra mỗi cá nhân cần ý thức trách nhiệm của mình bằng những hành động cụ thể sống động (cf. Centesimus Annus, # 57).

Niềm hy vọng của người Kitô hữu chính là niềm tin nơi Thiên Chúa, Đấng đang hành động trong thế giới loài người qua Giáo hội là thân thể của Ngài; đồng thời qua Giáo hội, toàn thể nhân loại sẽ được hưởng ơn cứu độ. Ngoài ra, niềm hy vọng này cũng bắt nguồn từ sự thật rằng mọi người khác khi đảm nhận phận vụ mình, họ cùng nhắm đến một mục đích chung nhằm phục vụ cho công lý và hòa bình. Thực ra, bên dưới những thái độ dửng dưng thì tự trong thâm tâm mọi người, họ đều có chung một ý nguyện sống với nhau trong tình huynh đệ và cùng khao khát cho công lý và hòa bình (cf. Octogesima Adveniens, # 48). 

Lời cám ơn

Xin Chúa chúc lành cho những tâm hồn đang thao thức sống HTXH mà phải trả giá bằng mạng sống, lao tù, ngược đãi. Ước chi những hạt giống ấy sẽ góp phần nở thêm hoa công bằng và bái ái cho Việt Nam. 

Br. Huynhquảng

VỀ MỤC LỤC
“CON KIẾN MÀ KIỆN CỦ KHOAI !”

 

Lần này xử phúc thẩm 8 anh chị em Thái Hà, chúng tôi giảng Đại Phúc xong, đã phải vào Nam rồi, không tham dự được như dịp sơ thẩm 8 tháng 12 năm ngoái. Từ DCCT Sài-gòn, chúng tôi cùng với cả ngàn Giáo Dân đã dâng Thánh Lễ và thắp nến cầu nguyện hiệp thông chiều hôm qua, thứ năm 26.3.2009. Có một liên đới sâu xa giữa Hà Nội và Sài-gòn, giữa Thái Hà và Kỳ Đồng. Gặp những chuyện như thế này, đôi bên ở hai đầu đất nước tự nhiên xa thành gần, sơ thành thân, tự nhiên đồng cảm trong cùng một thân phận làm những con... kiến bé tý xíu trước một củ khoai to đùng, cùng “khóc cười theo mệnh nước nổi trôi” như Phạm Duy đã hát thành bản Tình Ca bất hủ của dân Nam, quê Việt.

Chúng tôi bạo mồm, xin mạn phép gọi chung sự thể này là “con kiến mà kiện củ khoai”. Ông bà nhà ta từ xưa kể ra có óc châm biếm hài hước, lại khéo ví von hình tượng sống động. Tương quan lực lượng rõ ràng là không cân sức: con kiến – củ khoai. Củ khoai to và nặng, xù xì xấu xí, đã bị hà, bị thối từ bên trong, đã mọc mầm ra từ lúc nào không biết, đã bốc mùi và tỏa hơi nóng, nhưng trước khi hỏng hoàn toàn phải đem vứt đi, nó vẫn có thể lăn tròn một phát, đè chết cả họ nhà kiến ! Nguy tai lắm lắm !

Tuy nhiên cái hay ở chỗ, con kiến bé thì bé thật, yếu thì yếu thật nhưng cả đàn kiến, cả họ nhà kiến cả triệu con rủ nhau đến, củ khoai đâm sợ ! Kiến kiện khoai, ai thắng ai ? Thoạt tiên kiến thua. Nhiều kẻ bàng quan chế giễu: “Ối giào ơi, con kiến mà đòi kiện củ khoai !” Nhưng kiến lại muốn làm tới cùng, chẳng phải để đòi bồi thường mấy trăm ngàn, mà là tiếp tục kiện nữa, kiện mãi, kiện cái khác, đòi cái khác lớn hơn, quan trọng hơn và sinh tử hơn gấp ngàn lần. Ấy là Công Lý và Sự Thật. Chưa thấy bóng dáng Công Lý và Sự Thật đâu, thì cứ kêu to lên, đâm đơn kiện, kiện đúng phép, kiện đúng luật, kiện giằng dai, kiện liên tục, kiện bằng cả sức mạnh của Lòng Tin.

A ! Tám người đàn ông đàn bà, già có trẻ có, tám con kiến đâu có lẻ loi cô đơn. Thường trước khi mưa to, nhất là sắp có lụt bão, có động đất, bỗng dưng không biết từ đâu chui ra cơ man nào là kiến với kiến. Thì đây, hôm nay 27 tháng 3, kiến đã rời tổ để kéo nhau đi vây củ khoai. Đâu chỉ tám con kiến, mà có cả tám ngàn con kiến khác lũ lượt nối đuôi nhau trên một lộ trình xa xôi vòng vo. Lại có cả tám chục vạn con kiến khác của Hà Nội, tám triệu con kiến đeo Thánh Giá Công Giáo, tám chục triệu con kiến Việt Nam bị ức chế đè nén hơn sáu chục năm nay cùng dõi mắt nhìn về ! Họ nhà kiến hóa ra trở thành một điềm báo, một chứng tá, một dấu chỉ...

Chuyện vui do một bạn trẻ người Bắc Giang đã về tận Hà Nội, trực tiếp có mặt hôm nay, gọi điện vào kể cho chúng tôi như thế này: Củ khoai chọn địa điểm diễn ra vụ kiện ở thành phố Hà Đông, tưởng là đắc địa, đúng phép thuật “Thầy Địa Lý” nào đấy đã tư vấn. Hóa ra dại quá ! Có một bác người Báo Đáp, Bùi Chu sống lâu năm ở Hà Nội, hay ăn to nói lớn, phết một câu: “Cụ nào mà đưa ra sáng kiến tổ chức phiên tòa ở Hà Đông tội to lắm, phải hạ ba bậc lương, cắt lao động tiên tiến mới đáng tội !”

Tại sao thế ?

Xin thưa điểm thứ nhất, cứ tưởng xa Nhà Thờ Thái Hà, xa trung tâm thủ đô hơn chục cây số, kiến sẽ nản lòng, kiến sẽ sợ mỏi chân ê càng mà bỏ kiện. Chẳng ai ngờ, kiến vốn có tính cần cù nhẫn nại, kiến lại đoàn kết một lòng một ý, 12 cây, chứ nếu như có phải cuốc bộ thêm mấy chục cây nữa để mà kiện tới nơi tới chốn thì kiến vẫn cứ sẵn sàng, lại hăng hái vui tươi mà diễn hành nữa là khác !

Xin thưa điểm thứ nhì, nơi xử án nằm ngay trên đường Nguyễn Trãi, thành phố Hà Đông, là độc đạo nối liền quê hương của áo lụa mượt mà với băm sáu phố phường đông đúc, thế là hàng vạn chuyến xe to nhỏ lớn bé, mười bánh lẫn hai bánh, từ Hà Đông đổ về Hà Nội và ngược lại, đều có dịp ngang qua nơi đây, ai cũng tò mò dừng lại một tý để nhìn, để nghe, để hỏi han, để gật gù. Ấy, sức mạnh của truyền thông đại chúng đấy ! Có đến một chục tờ báo Hà Nội Mới và một chục đài truyền hình Thủ Đô cũng không lừa được dân nhà kiến nữa đâu nhá !

Xin thưa điểm thứ ba, gần đấy lại có đến ba ngôi trường Đại Học sừng sững. Hàng ngàn sinh viên đã được chi bộ, chi đoàn tổ chức học tập quán triệt đường lối, tuyên truyền giáo dục để giữ vững tinh thần cách mạng, cảnh giác cao độ với những ý đồ diễn tiến hòa bình, gây mất ổn định chính trị v.v... Bây giờ tự nhiên được chứng kiến tận mắt một cách sống động cảnh củ khoai lúng túng và hoang mang với đủ loại trang bị vũ khí để chống đỡ phòng thủ trước một đàn kiến tay chỉ cầm lá và tờ bìa giấy, miệng cười nói tưng bừng như trẩy hội ! Sinh viên, bạn sẽ nghĩ gì ? Ơ kìa, phản tác dụng nhé, phá sản sạch sành sanh !

Xin thưa điểm thứ tư, không xa nơi xử án có hẳn một khu công viên, xanh tươi, mát mẻ. Lại có cả nhà vệ sinh công cộng đàng hoàng sạch sẽ, kiến tụ tập đông như thế mà không bị căng thẳng như lần trước, nội bất xuất ngoại bất nhập, cứ phải nín nhịn từ sáng đến chiều. Kiến mệt và buồn ngủ một chút đã có chỗ ngả lưng. Kiến còn khỏe thì ngồi bên nhau mà đọc kinh cầu nguyện, hát Thánh Ca sốt sắng như trong một chuyến hành hương tĩnh tâm giữa Mùa Chay. Kiến lại ý thức làm chủ tập thể quá tốt, chiều về, giải tán rồi, không ai có thể chê bai chuyện xả rác, bẻ hoa vặt cành tai tiếng dạo nào ở Hà Nội.

Xin thưa thêm điểm nữa, điểm này mới thật là điểm son tuyệt vời: cách đó chỉ mấy trăm mét là cả một ngôi Nhà Thờ Giáo Xứ Hà Đông. Cha xứ bệnh nặng, đang nằm viện cũng đã xin về để ở bên cạnh đàn kiến của mình. Kiến Hà Đông đã mở vòng tay hiếu khách đón kiến Hà Nội và các nơi khác nữa đổ về thật chu đáo, tình nghĩa, theo đúng Tin Mừng Chúa Giêsu: “Ai tiếp đón một trong những anh em bé mọn nhất của Ta đây, là tiếp đón chính Ta”. Xế chiều, vừa tan vụ kiện, củ khoai đang còn lủi thủi lăn đi, thì đàn kiến đã reo hò kéo nhau vào Nhà Thờ mà dâng Lễ Tạ Ơn. Chúa ơi, giữa Mùa Chay mà miệng môi cứ muốn bật lên những lời Hallêluya !

Xin lập lại, con kiến mà kiện củ khoai, thoạt đầu kiến thua, tưởng kiến chịu lép một bề, “thôi thì thôi nhé, cũng đành thế thôi”, thân phận con sâu cái kiến ấy mà. Nhưng không ngờ, kiến đang chuyển bại thành thắng ! Chúng tôi, kiến ở miền Nam, xin cám ơn kiến miền Bắc, cám ơn kiến Hà Nội, cám ơn kiến Thái Hà !

Lm. QUANG UY, DCCT, Sài-gòn đêm thứ sáu 27.3.2009 

VỀ MỤC LỤC

GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VÀ CĂN BỆNH THẾ KỶ

Trong my tun l va qua, những luồng dư luận chỉ trích, phê phán Đức Giáo Hoàng Benedic 16 nổi lên dữ dội khắp nơi: từ những chính trị gia, giới dân cử cho đến những cá nhân hay tổ chức độc lập. Người ta dùng mọi phương cách để chỉ trích, chống đối, thậm chí lăng mạ ngài. Người ta thu thập chữ ký trên mạng, tồ chức hội thảo, biểu tình chống đối.... Có những người còn đòi hỏi chính phủ, bộ ngoại giao nước họ phải có thái độ rõ ràng, phải có những biện pháp “trừng phạt” đối với ĐGH và Vatican vì  một lời phát biểu “không thể chấp nhận được” của vị chủ chăn Giáo Hội Công Giáo hoàn vũ trong chuyến viếng thăm Phi Châu vào giữa tháng 03/2009.

Đức Giáo Hoàng đã phát biểu: “Bao cao su (condom) không phải là giải pháp cho bệnh AIDS, thậm chí nó còn có thể làm cho sự việc trở nên nghiêm trọng hơn ...”. ĐGH đã nói ra điều này bằng một ý thức, một lập trường rõ rệt, ngài không nói ra điều này trong một cơn cao hứng, bốc đồng. Thật ra, lập trường này không có gì mới lạ. Vatican xưa nay vẫn có lập trường không tán thành việc dùng bao cao su như một phương pháp chống căn  bệnh thế kỷ này. Tuy nhiên, sự chống đối trong quá khứ chưa bao giờ mãnh liệt và có hệ thống như lần này.

Quan điểm bảo vệ luân lý xưa nay luôn luôn gặp sự chống đối của trường phái vô thần và trường phái chủ trương thụ hưởng, phải tận dụng cuộc đời ngắn ngủi này bằng cách tận hưởng những thú vui xác thịt cùng tất cả những lạc thú bao lâu còn hưởng được, bất chấp những giá trị đạo đức. Khi nào số người chủ trương hưởng thụ càng đông thì những người chủ trương bảo vệ những giá trị luân lý càng trở nên cô thế và càng bị tấn công mạnh mẽ hơn, và điều đó hình như đang đúng trong xã hội chúng ta sống hôm nay.

Khi người ta nhìn một sự việc qua hai lăng kính khác nhau thì việc đưa đến những kết luận khác nhau là chuyện bình thường: người chủ trương sống buông thả coi nhẹ những giá trị đạo đức làm sao có cùng cái nhìn với người dám bảo vệ và duy trì những giá trị đạo đức bằng mọi giá. Thế nhưng người ta không chịu tìm hiểu tường tận những lý lẽ gói ghém trong thông điệp của ĐGH, người ta chỉ biết khi cái chủ trương thụ hưởng của mình bị động chạm là  liền lớn tiếng “cả vú lấp miệng em” bằng tất cả những phương tiện mình có được và bằng mọi phương pháp có thể vận dụng được.

Làm sao mà  Giáo Hội Công Giáo có  thể tán thành và  cổ võ việc dùng túi cao su để nga AIDS. Làm như  vậy đồng nghĩa với việc cổ võ tín hữu của mình tự do hưởng thụ thú vui xác thịt một cách bừa bãi và vô trách nhiệm. Không ít người đòi hi GH phi làm mt cuc “cách mng”, phi “vào đi” , phi “cp tiến” bng cách chp nhn nhng điu trái ngược với truyền thống , giá trị luân lý cốt lõi của đạo Công Giáo, được rao giảng bởi chính Đức Kitô. Nếu không làm như vậy thì bị họ lên án là “bảo thủ“, là “lạc hậu”. Điều khá khôi hài là đại đa số những người lớn tiếng nhất, ồn ào nhất lại là những người không h chia s  cuc sng ca giáo hội, họ thường là những người không bao giờ  đến nhà  thờ, hoặc chỉ đến nhà thờ trong những dịp “quan hôn tang tế” hiếm hoi !.  

Trở lại lời phát biểu của ĐGH Benedic 16, theo thiển ý, nếu tin rằng căn bệnh AIDS là sự cảnh báo của Thượng Đế đối vi lối sống sa đọa, trụy lạc của con người trong xã  hội hôm nay thì việc phát bao cao su để tiếp tuc đi sâu hơn vào cuộc sống trụy lạc ấy chắc chắn không phải là cách giải quyết, đúng như lời Đức Giáo Hoàng nói. Tại sao bệnh AIDS lại lan tràn một cách nhanh chóng như vậy? Câu trả lời ai cũng có thể  tìm thấy không khó: vì người ta xem việc quan hệ tính dục là một trò chơi, một thú vui  và cứ miệt mài lăn xả vào như con thiêu thân, không cần quan tâm tới những nguyên t ắc luân lý, đạo đức. Người ta có thể đưa nhau vào nhà nghỉ thật dễ dàng chỉ sau một lần gặp gỡ, sau vài câu chuyện qua lại. Người ta có thể thực hin quan hệ tính dục với thật nhiều người, người ta có thể làm công việc trao đổi vợ chồng một cách hết sc thoải mái, vô tư, như trao đổi những món đồ d ùng.... Người ta không còn trân trọng thân xác của mình nữa. Những người thích cuộc sống lang chạ như vậy họ sử dụng bao cao su để có thể an tâm lao vào con đường sa đọa ấy. Đối với những người biết tiết chế, có quan hệ tính dục lành mạnh họ không có nhu cầu dùng bao cao su để chống AIDS. Bởi vậy, phát bao cao su, khuyến khích người ta “mang bùa” rồi thoải mái lao vào vòng trụy lạc mà không cần tiết chế rõ ràng không phải là cách giải quyết tận gốc mà còn làm cho sự việc nghiêm trọng hơn. Ai dám bảo đảm rằng dùng bao cao su là có thể tránh được AIDS 100% ? vi trùng AIDS có thể xâm nhập vào cơ thể bằng nhiều lối khác nhau. Bạn cứ mang bao cao su và chung đụng với thật nhiều người, “đi đêm có  ngày gp ma”, khả năng mắc bệnh của bạn sẽ cao gấp trăm lần những người có cuộc sống lành mạnh, biết tiết chế. Bởi vậy giải pháp cho bệnh AIDS là sự giáo dục, là sự phục hồi những giá trị đạo đức. Biết rằng không phải dễ dàng để thay đổi quan niệm sống. Nhưng vấn đề là các chính phủ, những người có trách nhim xã hi hu như  KHÔNG HỀ nhắm tới hướng này mà chỉ nhằm tới việc phân phát bao cao su và tin tưởng rng đó là gii pháp cho căn bnh thi đi này, điu đó sai! Là người lãnh đạo tinh thần, là vị ch chăn ca Giáo Hi Công Giáo toàn cu, Đc Giáo Hoàng phi có tiếng nói rõ ràng. Ngài không thể im lặng cho dù biết rng nói ra s b chng đi d di.

Hãy nhìn tất cả các loài động vật trên trái đất này. Đối với chúng, mục đích duy nhất của hành động giao cấu là gì nếu không phải là truyền sinh? Riêng với con người, ngoài mục đích truyền sinh, Thượng đế ban cho một ân huệ, cũng có thể nói là một món quà, đó là sự khóai lạc. Đồng thời Thượng đế cũng ban cho con người lý trí và sự tự do để biết phân biệt, phán đoán và lựa chọn.... Càng ngày, người ta càng có khuynh hướng coi nhẹ (và đang bỏ qua hẳn) cái mục đích chính mà chỉ còn biết đến “món quà” kia mà thôi. Làm như vậy có  phải là con người đang phụ  tấm lòng của đấng có nhã ý tặng cho ta “món quà“ kia không ? Những ý tưởng này tôi muốn chia sẻ với những ai còn niềm tin vào đấng tạo hóa.

Đức Giáo Hoàng Benedic 16 từng viết trong quyển “Muối cho đời” rằng :"......Tôi nghe vang vọng bên tai những lời của thánh kinh và của các giáo phụ kết án rất nghiêm khắc những mục tử làm chó câm để tránh bị phiền toái và vì thế để cho nọc độc lan tràn. Tìm yên ổn không phải là bổn phận hàng đầu của công dân; tôi ghê sợ hình ảnh một giám mục chỉ lo an phận và tìm hết cách che đậy và né tránh mọi thứ xung đột...  ”. Ngài đã tâm niệm như vậy và Ngài đang thực hiện điều đó, cho dù gặp phải biết bao phiền toái, chống đối, lăng mạ từ khắp nơi.

Nguyn xin Thiên Chúa gìn giữ  và  ban sức mạnh cho đấng kế vị thánh Phê Rô để ngài luôn vững vàng trước những cơn sóng dữ .

Nguyện xin thánh c Giuse, Đng bo tr giáo hi và cũng là thánh bn mng ca Đc Thánh Cha Phù tr, dn dt v ch chăn ca chúng con và gìn gi Giáo Hi, hin thê ca Đc Kytô  vượt qua nhng âm mưu bách hi đến t khp nơi, dưới mi hình thc.

Brussels, Mùa Chay - tháng Thánh Giuse - năm 2009

Kim Nguyên

VỀ MỤC LỤC
CHỌN NGƯỜI CON?

 

Có một ông nhà giàu kia. Ông có thú vui sưu tầm các bức danh họa trên thế giới. Những người đến thăm ông đều phải trầm trồ trước những bức tranh của Picassos mà ông đã không tiếc tiền mua chúng về treo. Ông có một đứa con trai duy nhất. Khi đến tuổi trưởng thành, chàng trai bị gọi nhập ngũ. Trong một trận chiến, anh đã anh dũng hy sinh khi cố gắng cứu mạng cho một đồng đội. Nhớ ơn anh, và biết người cha là một người thích tranh, người đồng đội được cứu sống đã vẽ lại bức tranh hình ảnh hào hùng của người con để tặng lại cho người cha.

Một thời gian sau, người cha cũnng qua đời và người ta bán đấu giá những tài sản của ông. Nhiều người từ khắp nơi trên thế giới tuốn đến mong có thể mua được những danh họa có một không hai.

Người trọng tài trong cuộc đấu giá bắt đầu bằng cách nói: "Chúng ta hãy khởi đầu từ bức tranh của người con".

Một sự im lặng khó chịu bao trùm căn phòng đấu giá. Một tiếng nói cất lên: "Bỏ qua chuyện đó đi. Bức tranh đó do một tay hoạ sĩ nghiệp dư vẽ có đáng gì mà đấu giá. Đấu mấy bức của Picassos hay Rembrandts đi".

Tuy nhiên, người trọng tài vẫn không nhượng bộ: "Không, chúng ta phải bắt đầu bằng bức tranh người con trước. Ai muốn lấy bức tranh của người con".

Cuối cùng, một giọng nói cất lên từ cuối phòng: "Mười đồng". Đó là tiếng người làm vườn già nua. Mười đồng là tất cả khả năng mà người làm vườn có thể trả nổi.

"Có người trả mười đồng. Có ai trả hơn không? Có ai trả hai mươi đồng không?"

Một sự im lặng nặng nề lại bao trùm, hy vọng bức tranh được bán cho mau để chuyển qua những món khác.

"Mười đồng lần thứ nhất. Mười đồng lần thứ hai. Mười đồng lần thứ ba. Bán".

Người trọng tài gõ búa xuống. Ông xé một bao thư đi kèm với bức tranh. Đọc xong, ông tuyên bố với mọi người: "Cám ơn quý vị đã đến đây hôm nay. Cuộc đấu giá đã kết thúc". Người trọng tài giải thích: "Nội dung bức thư của chủ nhân dặn rằng hễ ai mua bức tranh người con thì sẽ được tất cả tài sản, đất đai, tiền bạc và tất cả các bức tranh. Người cha đã muốn trao tặng tất cả cho những ai chấp nhận người con".

Kính thưa,

Giả sử hôm nay chúng ta cũng mở một cuộc bán đấu giá. Mặt hàng được trưng bày ở đầy là: tiền bạc, danh vọng, thú vui trần thế, và Ngừơi con Một duy Nhất của Thiên Chúa là Đức Giêsu. Các bạn sẽ chọn lựa điều gì? Các bạn sẽ dùng hết gia tài, và dùng hết khả năng của mình để đạt được điều gì?

Thánh Augustinô đã đạt đến đỉnh cao của danh vọng, đã trải qua biết bao thú vui của trần thế, nhưng lòng thánh nhân  vẫn khắc khoải tìm kiếm một điều gì đó vượt lên trên các thụ tạo, và sau này được ơn trở lại, thánh nhân mới thú nhận rằng: “lòng con luôn khắc khoải cho tới khi được gặp Ngài, lạy Thiên Chúa của tôi”.

Tổng thống Francois Mitterand được nước Pháp được coi là Chúa tể vì 14 năm luôn làm xếp. Oâng đã thống nhất được  Châu. Danh vọng quyền uy ông không thiếu, nhưng cuối cùng ông thú nhận: “Một lúc nào đó bỗng nhiên người ta cảm thấy trơ trọi một mình, mất hút trong thế giới mênh mông”. Chúng ta biết khi ông chết ông xin đừng chôn ông vào chỗ danh dự anh hùng nước Pháp, mà xin với cha sở một xứ đạo miền quê, nơi ông đã được rửa tội, xin cho ông được an nghỉ nơi đất mẹ, nơi ông được sinh ra và làm người làm con Thiên Chúa. Nghĩa là ông muốn chọn Thiên Chúa, chứ không chọn vinh hoa trần gian.

Người thiếu phụ bên bờ giếng Giacob mà tin mừng Chúa Nhật thứ III mùa chay, thánh Gioan đã cho chúng ta thấy. Mỗi ngày, chị phải ra giếng kín nước. Nhưng uống nước này là tự đầy đoạ mình. Dù chưa nhận ra, nhưng chị ta vẫn thao thức và bị dày vò vì một cơn khát nào đó mà những mối tình trần tục đã không giải khát nổi, đã không làm dịu đi chút nào, càng đi sâu vào biển tình càng thấy thiếu thốn.

Thánh Gioan đã nói “vì chị đã có 5 đời chồng”. Không có nghĩa là một mình thiếu phụ đã đi lập gia đình năm đời chồng liên tiếp. Nhưng có lẽ là năm mối tình bất chính, và cả người thứ sáu cũng không thực sự là chồng. Chị là một phụ nữ trắc nết, bị xóm ngõ khinh miệt, loại trừ, chị phải đi kín nước vào giữa trưa hè nắng thay vì ban sáng hay chiều hôm như bao phụ nữ khác. Chị đi vào giờ này là để tránh gặp mặt hàng xóm láng giềng. Nhưng không ngờ chị lại gặp Chúa Giêsu “Nếu chị nhận ra ân huệ Thiên Chúa ban và ai là người nói với chị cho tôi xin nước uống, thì hẳn chị đã xin, và người ấy ban cho chị nước hằng sống. Ai uống nước này sẽ không còn khát nữa.

CGS đã dẫn dắt chị đi từ một ý niệm cụ thể vật chất đến siêu nhiên. Từ việc chính Chúa khát nước giữa trưa hè nắng đổ lửa đến một sự khát bỏng của tâm hồn khô cạn ơn thánh. Người thiếu phụ này hằng khao khát hạnh phúc và chị đã tìm sự thoả mãn trong những thú vui xác thịt, nhưng vẫn không thoả mãn cơn khát trong lòng chị.

Cuộc đời chị là một  thất bại dài đầy nghiệt ngã thất vọng. Cho đến khi gặp được Đấng Kytô, chị ta mới nhận ra. “Còn ai uống nước tôi ban sẽ không bao giờ khát nữa”. Thế là tâm hồn chị được tha thứ, được rửa sạch và đã khát, chị chẳng cần đến giếng Giacob và  nước nữa, chị thoăn thoắt chạy vào thành báo tin cho biết có thứ nước sống trường sinh mà mọi người đang khao khát, đó là Đấng Kytô là Thiên Chúa cứu độ là Đấng Messia họ đang mong đợi “chính Ta là Đấng đang nói với chị đây”.

Nhìn vào thế giới hôm nay, ta thấy có biết bao cơn khát của đam mê lầm lạc, của thú vui xác thịt, của TIỀN TÀI danh vọng  đã đẩy biết bao người vào hố sâu của vực thẳm. Càng ngụp lặn trong vực thẳm càng làm họ cho trở nên điên rồ đánh mất nhân cách, đánh mất tính người. Họ đã lầm, vì tất cả những thứ đó không bao giờ làm cho họ thoả mãn được.  Được voi đòi tiên. Lòng tham vô đáy. Họ chỉ bắt được bóng chứ không bắt được mồi. Giếng sâu của tội lỗi chỉ làm cho con người thất vọng, chán chường. Con người vẫn khao khát một điều gì đó vượt lên trên những ảo ảnh trần gian.

Nếu phải đánh đổi cuộc đời, bạn sẽ đánh đổi vì đồng tiền, vì danh vọng, vì thú vui xác thịt hay vì Đức Kytô. Một Maria Goretti đã từ chối quan hệ bất chính, chấp nhận cái chết để giữ lòng trong sạch. Một Giám mục Cassien đã bỏ ngai toà Giám mục để sống và chết tại trại cùi Di Linh. Một Têrêsa đã bỏ Châu Aâu tráng lệ để đến phục vụ những người nghèo khổ, bất hạnh sống lây lất trên đường phố thành Calcutta. Các ngài đã đánh đổi cuộc đời mình vì ai? Không ai khác ngoài Đức Kytô, chỉ có Đức Kytô mới có thể làm thoả mãn mọi khát vọng cho con người, và cũng chỉ vì Đức Kytô người ta mới dám hy sinh, dám quên mình để phục vụ Đức Kytô trong những người nghèo. Chọn người con nghĩa là ta chọn một gia tài vĩnh cửu mà người Cha đã hứa ban cho những ai “tin vào Người con”. Hay đúng hơn, gia tài đó sẽ dành phần cho những ai đã được chính cái chết của người con cứu chuộc. Với mỗi người trong chúng ta, Thiên Chúa hỏi thẳng chúng ta rất rõ ràng, không úp mở: "Ngươi có chấp nhận Con Duy Nhất của ta không? Ai chấp nhận Con ta thì được mọi sự". Chắc chắn rằng trong cuộc đấu giá trên, nếu người ta biết rõ nội dung bức thư, mọi người sẽ giành giật để đấu cho được bức tranh của người con. Còn chúng ta, chúng ta biết rất rõ ý định Thiên Chúa mà chúng ta lại không chấp nhận người Con thì chúng ta quả là dại dột.

Vì mục đích cuộc sống này là gì? Sống để làm gì? Và chết rồi đi đâu? Sống là để đi tìm hạnh phúc. Hỏi một người tình nguyện đi bộ đội và một người trốn không đi, thì cả hai đều là chọn hạnh phúc. Hỏi một người đi tu và một người không đi tu lấy vợ lấy chồng thì cả hai cách sống cũng là mong có hạnh phúc. “tu là cõi phúc – tình lê mê ly”. Nhưng hạnh phúc đích thực chỉ có ở trong Thiên Chúa. Những hạnh phúc của tiền, tình và quyền chỉ là tạm thời không vĩnh cửu, có khi còn là nỗi khổ cho người thừa hưởng nó. Người giầu cũng khóc, người yêu cũng khổ, càng yêu càng khổ. Hay có khi ở trên đỉnh cao của danh vọng mà phải chà đạp lên người khác, bị người đời khinh chê thì đó cũng là sự bất hạnh đáng thương. Nói ra điều này, chắc có người sẽ bảo rằng: biết rồi khổ lắm nói mãi. Nhưng xem ra đồng tiền và những của lạ thế gian vẫn hấp dẫn hơn là nước trời vĩnh cửu.

Người ta kể rằng có một người thợ đào vàng chết và lên thiêng đàng. Ngay ở cổng thiên đàng, thánh Phêrô hỏi:

-         “Ở trần gian con làm nghề gì?

-         Anh ta thưa: con làm nghề đào vàng

-         Trên thiên đàng đã có quá nhiều thợ đào vàng rồi.

-         Thưa Ngài, xin cứ cho con vô, để con cai trị bọn nó, kẻo chúng tham lam mà gây náo loạn thiên cung, làm sao dẹp loạn.

Vì tò mò nên thánh Phêrô cũng cho bước vào. Anh ta đảo một vòng thiên đàng mới nhận ra những khuôn mặt quen thuộc cùng nghề. Anh ta liền rỉ tai rằng: ở hoả ngục vừa phát hiện ra một mỏ vàng mới. Thế là một thoáng qua đi, các tay đào vàng đã bỏ thiên đàng, vác cuốc xẻng nhảy bổ xuống hoả ngục tìm vàng. Còn lại một mình anh, đứng ngồi không yên. Anh liền xin phép thánh Phêrô cho anh xuống tham quan một vòng hoả ngục xem sao. Thánh Phêrô bảo: đừng mơ đó là sự thật, chẳng có mỏ vàng nào đâu. Nhưng anh ta nói: thưa ngài, chính tôi phao tin đồn đó, nhưng biết đâu ở đó lại có vàng thật thì sao! Vì bọn kia đã ra đi mãi mà chẳng thấy đứa nào quay trở lại. Nói xong, anh nhảy luôn xuống hoả ngục. Thế là cả đống, cả chùm ở dưới hoả ngục. Lòng tham của con người thật không cùng, sẵn sàng hy sinh cả hạnh đời đời để thoả mãn cái khát vọng thấp hèn trần gian mau qua. 

Hạnh phúc chỉ có ở trong Thiên Chúa là ỏ trong sự thật, ở trong lẽ phải, trong luân thường đạo lý làm người. Người ở trong Thiên Chúa là người sống theo đường lối, lề luật của Thiên Chúa. Con người có tự do, nhưng tự do đích thực là đi theo sự thiện, đi theo lẽ phải. Thực sự là vậy, khi chúng ta phạm tội là chúng ta mất tự do, khi chúng ta đi ngược với luân thường đạo lý, ngược với lẽ phải của lương tri con người là chúng ta mất tự do, trở thành nô lệ của ma qủy của thúc vui xác thịt.

Kinh nghiệm của Adam – Evà cho thấy, họ chỉ có thể hạnh phúc và từ do khihọ sống theo lề luật của Thiên Chúa. Ngày mà Adam – Eva quyết định giơ tay lên hái trái cấm, là ngày họ trở thành nô lệ ma qủy. Tội lỗi làm họ không có an tâm khi nghe tiếng chân Chúa bên vườn địa đàng. Tội lỗi làm họ e thẹn khi đứng trước mặt nhau. Họ phải lấy lá che thân và ẩn mình trốn tránh Thiên Chúa. Tộilỗi của Adam, của một con người mà còn liên lụy đến con cháu đời đời, sinh ra đau khổ và chết chóc. Một định luật tất yếu của đời người.

Con cháu Adam – Evà hôm nay cũng thế. Khi chúng ta đi sai lề luật Chúa là chúng ta đang giết chết đời mình.

Mùa Chay mời gọi chúng ta hãy tự kiểm điểm lại đời sống của mình: tôi thường khao khát những gì ? Tôi đã tìm được chúng chưa ? Chúng có làm tôi thỏa mãn không ? Tôi có ý thức cơn khát thiêng liêng mà chỉ có Chúa mới xoa dịu được không ?

Ước mong trong NĂM giáo dục Gia Đình, chúng ta hãy dành thời giờ chiêm ngắm tình yêu hiến dâng của Chúa Kytô. Ngài đã yêu bạn, đã chết vì bạn để bạn cũng biết đối xử tốt với tha nhân, biết trân trọng tình yêu của tha nhân dành cho bạn. Bạn chọn Chúa, bạn chẳng mất mát gì? Công danh, sự nghiệp, sức khoẻ của bạn vẫn có đó, nhưng bạn còn hạnh phúc hơn nữa, vì có thêm Chúa là bạn đồng hành, một vị quân sư tài ba đang hướng dẫn cuộc đời bạn đi trong chân lý, bình an và hoan lạc.                       

"Lạy Đức Giêsu, con chọn Ngài. Xin sống trong con để con thấy được tự do trong vâng phục và niềm vui là môn đệ Ngài".

Lm. Jos Tạ Duy Tuyền

VỀ MỤC LỤC
BÌNH TĨNH
 

Bà mẹ đưa Yến Vy 5 tuổi đi với bà vào trong một gian hàng rộng lớn. Cô bé cứ lê la phía sau. Cô dừng lại ở mỗi quày hàng để nhìn những đồ vật bên trong. Khi bà mẹ dừng lại để mua hàng, cô bé chạy lang thang. Bà mẹ dành mất nửa thời gian để theo dõi nó và chạy theo nó. Cuối cùng bà lạc mất nó và bà hồi hộp lo sợ, nhưng rồi cũng tìm ra nó, bà nói: “Ô, Yến Vy! Con làm mẹ sợ muốn chết. Bây giờ con ở gần bên mẹ nhé! Mẹ không muốn lạc mất con trong gian hàng rộng lớn nầy.” Cô bé nhìn mẹ mắt tròn vo. 

Cô bé chơi trò “trốn bắt” mỗi khi nó đi với mẹ. Thật là vui khi thấy mẹ hồi hộp lo sợ. Cô bé không bi thất lạc. Cô bé biết chính xác chỗ nó đang ở. Việc đi theo nó là tùy ở bà mẹ. 

Bà mẹ có thể bỏ đi sự lo lắng về việc cô bé bị thất lạc. Cả hai đều chơi trò chơi “ú tim”. Khi bà mẹ thấy rằng cô bé không còn ở bên bà, bà có thể yên lặng, tĩnh bơ như không có việc gì. Cô bé sẽ mau chóng nhận thấy rằng bà mẹ không đi tìm nó và sẽ trở lại chỗ nó rời bỏ mẹ nó. Nếu bà mẹ đã rời khỏi chỗ đó, cô bé sẽ có chút cảm giác hồi hộp lo lắng và bắt đầu đi tìm. Bà mẹ nên tiếp tục tĩnh bơ cho tới khi cô bé thật sự quan tâm. Lúc bấy giờ bà mẹ âm thầm bước ra cho nó thấy, nhưng trong cách thế bà ra vẻ tiếp tục đi mua đồ. Khi cô bé chạy đến, sợ hãi, và khóc, bà mẹ có thể tỏ ra không bị gây ấn tượng bỡi sự sợ hãi và nói: “Mẹ xin lỗi về việc con bi thất lạc.” Chiến thuật nầy nên được lập đi lập lại mỗi lần đứa bé chạy lang thang. Nếu bà mẹ chối từ không chơi trò chơi “ú tim”, hãy bình tĩnh và đừng lo gì về việc cô bé bị thất lạc. 

Minh Phụng 10 tuổi giữ mẹ trong một tình trạng không thoải mái chút nào. Nó thường không nghe lời mẹ, đi thẳng về nhà sau khi tan trường. Một ngày kia đã 5 giờ rưỡi mà cậu bé chưa về đến nhà. Bà mẹ hồi hộp lo sợ. Vì cậu bé đi xe đạp đến trường nên bà mẹ sợ rằng nó bị xe đụng. Bà định gọi đến trường thì nó vừa về đến nhà, giày và quần áo ướt đẫm và đầy bùn đất. Nó mang theo một bình nước. “Minh Phụng, con đã đi đâu vậy? Đã 5 giờ rưỡi rồi, mẹ hồi hộp lo sợ.” “Con ghé xuống hồ trên đường về nhà. Mẹ xem, con bắt được vài con lăng quăng.” “Biết bao lần mẹ nói với con đi thẳng về nhà sau khi tan trường. Nếu có chuyện gì khác, hãy báo cho mẹ biết con đang ở đâu?” bà mẹ ra lệnh cách giận dữ. “Mẹ không có quyền lo lắng cho con như vậy!” cậu bé nói với nét mặt lạnh lùng trong khi bà mẹ tiếp tục rầy la. 

Ngày hôm sau bà mẹ đi dự buổi hội thảo ở Trung Tâm Hướng Dẫn với một người bạn. Một tình trạng giống hệt như vậy được đem ra thảo luận. Bà mẹ chấp nhận những điều được thảo luận. Từ đó, bà vui vẻ bất cứ lúc nào cậu bé về nhà. Nhưng có một lần, nó về trễ, bà ta giận dữ đi ra khỏi nhà. 

Sự quá quan tâm và lo lắng đối với con cái chúng ta thì không cần thiết. Càng tệ hơn, chúng ý thức được điều đó và dùng nó như một dụng cụ để kéo sự chú ý của chúng ta, để làm tăng sự tranh quyền hoặc để lấy sự bình quyền. Sự lo lắng của chúng ta về tai họa có thể xảy đến cũng không có cách nào ngăn cản được. Chúng ta chỉ có thể đối đầu với vấn đề sau khi đã xảy ra mà thôi. Điều tốt nhất là chúng ta tin tưởng vào con cái chúng ta và hãy bình tĩnh cho tới khi chúng ta cần phải đối đầu thật sự với tai họa trước mắt. 

Khi cậu bé Minh Quân được 16 tháng, bà mẹ bắt buộc phải gởi cậu bé vào nhà nuôi trẻ vì sự bất ổn của vấn đề ly dị và bà bận phải đi làm. Khi cậu bé lên 2 tuổi, bà mẹ tái giá và đem cậu bé trở về. Khi cậu bé lên 3, bà lại tạm gởi nó vào nhà nuôi trẻ vì bà có thêm đứa con thứ hai. Lúc lên 5 tuổi, cậu bé xem ra không hạnh phúc cách đáng sợ. Cho dẫu bà mẹ cố gắng tỏ ra yêu nó, cậu bé vẫn không thể thuyết phục được. Bất cứ khi nào bà mẹ nói “không” hoặc khước từ cho nó bất cứ cái gì nó muốn, nó khóc và rên rỉ cách rất đáng thương: “Mẹ không yêu con.” Bà mẹ hồi hộp lo sợ. Cậu bé xem ra muốn quá nhiều thứ ngoài khả năng của bà hoặc không thích hợp cho nó. Bà mẹ chỉ còn biết cố gắng an ủi nó. 

Vấn đề nằm trong mặc cảm tội lỗi của bà mẹ về việc bỏ cậu bé trong nhà nuôi trẻ. Mặc dầu đó chỉ là điều phải làm dưới những trường hợp không thể làm cách khác, bà mẹ vẫn cảm thấy tội lỗi vì đã bỏ bê nó. Bây giờ bà lại quá quan tâm một cách đáng sợ về kết quả của điều bà đã làm đó. Bà cho rằng cậu bé cảm thấy bị bỏ rơi. 

Cậu bé đáp lại thái độ của bà mẹ và ngay cả còn muốn dùng cho mục đích của nó. Nó biết chỗ để đánh động bà và dùng nó để giữ bà quan tâm nhiều đến nó. Điều nầy cung cấp cho nó một sự điều khiển vô tận. Bao lâu cậu tỏ ra nghi ngờ về tình yêu của bà, bà phải khom lưng làm đủ mọi cách để chứng tỏ tình yêu. Bà mẹ biết rằng bà yêu cậu bé. Bà có thể ngưng việc phải chịu lụy đó. Bà là một bà mẹ tốt bao lâu bà làm tròn trách nhiệm cần thiết hiện tại. Bà phải học không có gì phải sợ cậu bé. Bà nên ý thức về mục đích của hành động của nó. Bà có thể làm nó vô hiệu quả. Khi cậu bé khóc, bà mẹ có thể không chính thức đáp trả bằng cách nói rằng bà xin lỗi về việc nó cảm thấy buồn về bà. 

Một đứa trẻ tỏ ra ganh tỵ cho thấy một lỗi lầm tương tự. Hầu hết chúng ta ngóng trông dấu hiệu của đứa con mới và không bao lâu chúng ta tìm thấy điều mà chúng ta tìm. Những cố gắng làm tiêu tan cảm giác thương hại của chúng ta đối với đứa trẻ giúp nó khám phá ra điều đó không còn ích lợi gì cho nó. Nhưng bao lâu chúng ta còn bị gây ấn tượng bỡi sự ganh tỵ, đứa trẻ sẽ tìm thấy điều đó vẫn còn có lợi cho nó. Điều tốt nhất để chống lại cảm giác cay đắng là giữ nguyên trạng thái bình thường, tránh vấn đề thương hại. Chúng ta phải biết rằng đứa trẻ có thể sẽ học lấy những bài học từ những hoàn cảnh không vui trong cuộc đời nó. Làm sao bà mẹ có thể dành quá nhiều thời giờ cho nó sau khi có con nhỏ. Nó sẽ thích nghi vào vai trò mới nếu bà không tỏ ra thương hại nó và không cố gắng bù đắp cho cái nó đã mất. Có thể có một vài trẻ thỉnh thoảng có sự may mắn hơn những đứa khác, nhưng điều đó cũng vậy, nó là một phần của cuộc sống và phải được chấp nhận trong cuộc đời mà không cần phải có sự hồi hộp lo sợ không thích đáng. 

Có biết bao nhiêu chuyện chúng ta cảm thấy phải lo lắng cho con trẻ chúng ta. Chúng ta tìm những dấu chỉ của những thói xấu nơi chúng để xem chúng có tư tưởng xấu không, chúng ta lo về những hành vi luân lý của chúng, lo về sức khoẻ, và áp đặt trên chúng những cách cắt nghĩa của chúng ta về bất cứ điều gì có thể xảy ra cho chúng. Chúng ta thúc giục và ép buộc chúng phải học giỏi nơi học đường, phải đem những điều đã học đi đến thực hành để phát triển. Chúng ta nghi ngờ và muốn biết chính xác chúng như thế nào ở mỗi giây phút. Chúng ta xử sự dường như chúng ta tin rằng trẻ con được sinh ra có bản tính xấu nên phải được ép vào khuôn khổ để nên tốt. Chúng ta tiêu mất nhiều thời gian và năng lực cố gắng sống đời sống của chúng và vì chúng. Thật tốt biết mấy nếu chúng ta biết nghỉ ngơi, tin tưởng vào con cái chúng ta, và cho chúng cơ hội để sống cho chính chúng. 

Rất nhiều quan tâm của chúng ta được căn cứ trên cảm giác rằng chúng ta thật sự không biết phải làm gì. Tuy nhiên, không cần thiết cho chúng ta phải đối phó với mỗi vấn đề nho nhỏ xảy đến. Rất nhiều chuyện sẽ biến mất, nếu chúng ta bình tĩnh vì một lý do đơn giản là con trẻ làm tăng thêm nhiều vấn đề là để giữ chúng ta quan tâm. Cố gắng để làm cuộc đời toàn hảo là vô ích. Chúng ta không thể thành công. 

Nếu chúng ta biết cái gì nên làm và cái gì không nên làm khi con cái chúng ta hành động sai lầm, chính niềm tin: chúng ta có thể làm việc cách hữu hiệu làm chúng ta cảm thấy bình tĩnh, có thể nghỉ ngơi, và vui hưởng cuộc đời với con cái chúng ta.

Lm. Lê Văn Quảng, tiến sĩ tâm lý

VỀ MỤC LỤC
ĐỐI PHÓ VỚI NÓNG GIẬN TRONG CÁC MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH

 

Bạn có bao giờ hối tiếc vì phản ứng gấp rút trong khi nóng nảy?  Đâu là cái gía bạn phải trả?  Có phải nó làm cho bạn mất vui, lỡ cơ hội làm ăn, tiêu hao sức lực không cần thiết, hoặc quan trọng hơn nữa, làm sứt mẻ các mối quan hệ với những người thân yêu? 

Nếu đó là điều đáng quan tâm, bạn cần tìm hiểu và phát triển các kỹ năng nhằm đối phó với sự nóng giận.   

Nóng giận là cảm xúc thông thường của con người.  Khi bị đối xử bất công, hoặc gặp điều trái ý, người ta dễ có các cảm giác nóng giận.  Tuy nhiên, nóng giận không nhất thiết là tiêu cực, vì nhiều khi nó giúp kích thích năng lực để chúng ta phấn đấu đạt được điều mình muốn. 

Điều đáng mừng là mặc dầu không thay đổi được con người hoặc trạng huống làm mình nổi giận, chúng ta có thể kiểm soát được cách thức mình đối phó với cơn giận.  Andy Rooney nói, “Tôi không thể chọn các cảm giác của tôi, nhưng tôi có thể chọn cách đối phó với các cảm giác đó”. 

Khi người ta giận dữ, cơ thể họ thường trải qua một số thay đổi như mạch máu chạy nhanh hơn, áp suất huyết gia tăng, kích thích tố hưng phấn được đưa vào máu làm các bắp thịt trở nên căng thẳng.  Chính sự kết hợp giữa cảm xúc giận dữ và kích thích cơ thể khiến người ta muốn phản ứng cấp kỳ trong lúc căng thẳng.    

Nhiều người lầm tưởng rằng nóng giận cũng có nghĩa là hành vi gây hấn.  Thực ra, đây là hai khái niệm khác biệt nhau.  Trong khi nóng giận là điều chúng ta cảm thấy, hành động gây hấn là điều chúng ta làm.   

Một trong những yếu tố gây nên nóng giận nơi một người là do căng thẳng.  Dưới các áp lực của môi trường như sở làm, gia đình, trường học, cộng đồng, cũng như cách xử trí của chúng ta trong các trạng huống khác nhau có thể gây nên các cảm giác tức tối, bực mình, thất vọng… 

Bạn thử nghĩ coi trạng huống nào sau đây gây nên căng thẳng?  Bạn bị mất việc làm;  Cãi lộn với một người bạn;  Bị đụng xe;  Vợ mới mang bầu?  Những điều trên và biết bao điều khác đều có thể xảy đến cho bạn.  Tuy nhiên, không phải chỉ những việc lớn mà những điều phiền toái vụn vặt chồng chất trong cuộc sống cũng có thể tạo nên căng thẳng. 

Trong các lớp huấn luyện 52 tuần lễ cho các can phạm dính tội bạo hành gia đình, người ta thường trao đổi với nhau về nguồn gốc sâu xa cũng như lý do gần dẫn đến bạo hành.   Họ cho biết xử dụng bạo lực là một thói quen học được do ảnh hưởng từ môi trường sinh sống, và phần lớn sự việc xảy ra chỉ vì trong một chốc lát nào đó họ đã không kềm chế được cơn nóng giận của mình.    

Khi kết thúc khóa học, họï nói rằng, nếu biết đối thoại trong ôn hoà, áp dụng phương pháp tạm nghỉ (time-outs) và thực hành các phương thức thư giãn thông thường như hít thở thật sâu hoặc dùng trí tưởng tượng để làm dịu cơn nóng giận thì họ đã không vướng vào những chuyện đáng tiếc.   

Phương pháp lấy giờ “tạm nghỉ” (time-outs) 

Khi nóng giận, điều họ làm là để ý phản ứng của cơ thể như tái mặt, tay run, tim đập nhanh... lúc đó, họ cho người đối diện biết họ cần lấy giờ “tạm nghỉ”.  Trong nhiều trường hợp, việc rút lui khỏi hiện trường để giải lao là hiệu qủa nhất vì nó giúp dễ lấy lại bình tĩnh và tránh bầu khí căng thẳng.   

Trong khi lấy giờ tạm nghỉ, họ thi hành các điều sau:

§         Làm nguôi ngoai sự căng thẳng—bằng cách đi uống nước, đi bộ, hít thở, tắm, đếm số,...

§         Tự tranh luận—đây là phương pháp tự nói với chính mình, tự giải thích vấn đề theo quan điểm của người đối diện, nhờ vậy họ nhận ra lý lẽ của người khác nên dễ có lòng thông cảm.

§         Đặt kế hoạch đàm thoại với người đối diện nhằm đưa ra giải pháp. 

Trong đối thoại để giải quyết vấn đề, họ học cách lắng nghe, lập lại điều đã nghe và trình bày với lối nói dùng “Tôi làm chủ từ” (I message).  Ví dụ, người chồng thay vì nói, “Em làm anh bực mình vì em đến trễ” thì nói, “Anh cảm thấy bực mình vì đợi em hơn hai tiếng đồng hồ”.  Đây là lối nói bộc lộ cảm xúc, nêu sự kiện để người khác hiểu mình nên dễ được đón nhận hơn. 

Một tham dự viên đã kể lại câu chuyện của anh như sau:  Anh ta có hẹn với người vợ cũ đến đón đứa con trai 5 tuổi để về dự đám giỗ của ông cụ thân sinh.  Khi đến nơi anh rất đỗi ngạc nhiên vì thấy đứa con đầu tóc nhuộm vàng khè.  Trong cơn giận dữ, anh ta nói, “Sao tóc tai nó vàng như vậy?” 

Cô vợ nói, “Ừ thì có sao đâu!  Anh nuôi nó ngày nào đâu mà thắc mắc vàng với đỏ.”  Anh nói lúc đó cơn nóng đã lên tận cổ, nhưng nhớ bài học trong lớp, anh nói với cô ta, “Thôi, để nó ở nhà đi.  Tuần sau anh đến đón nó cũng được”. 

Tuần sau anh ta trở lại.  Lần nầy cô vợ cũ mang đứa con ra với đầu tóc đã nhuộm đen như trước.  Cô ta xin lỗi và nói cô rất cảm phục trước sự thay đổi của anh vì anh biết giữ bình thản, không phản ứng gấp rút trong khi nóng nảy. 

Anh ta nói rằng, nếu trước kia sự việc xảy ra như thế thì anh đã cho bùng nổ, hoặc là dùng tay chân dù phải vào tù, hoặc ít nữa thì cũng chưởi thề cho đã giận. 

Anh đã lấy giờ tạm nghỉ và trên đường lái xe đi anh tự tranh luận với chính mình.  Thực sự anh có chăm lo gì cho con đâu nên cô vợ cũ có nói thì cũng không ngoa.  Và khi đặt chính mình vào địa vị của cô ấy, anh thấy cô cũng có lý, vì thế anh có lòng thông cảm.  Anh định khi trở lại sẽ nói chuyện với cô cũng như đề nghị các giải pháp để không tái diễn trường hợp tương tự.   

Nhưng mọi chuyện xảy ra êm đẹp hơn là anh tưởng.  Anh được sự kính phục của nàng.-

Trần Hiếu

VỀ MỤC LỤC

NẠN CỜ BẠC: NGUYÊN NHÂN VÀ HẬU QỦA CỦA TỆ NẠN NÀY

  

Cờ và bạc vốn là hai trò chơi khác nhau. Cờ khởi đầu là một trò chơi mang tính trí tuệ và được tổ chức tranh tài cùng với những môn thể thao như cờ vua, cờ tướng, cờ cá ngựa... Nhưng dần dà nó gắn với những trận ăn thua đi liền với tiền bạc nên dân gian gọi là cờ bạc. Cờ bạc chỉ những trò chơi ăn tiền. Cùng với sự phát triển của xã hội, trò cờ bạc ngày nay cũng biến hoá muôn hình vạn dạng.

1-    Những kiểu cờ bạc ngày nay

Cờ bạc có từ xa xưa trong lịch sử loài người và có lẽ không nước nào không có nạn cờ bạc. ở Việt Nam trước đây, chỉ có mấy trò xóc đĩa, tổ tôm, tam cúc. Còn bây giờ người ta đánh bạc đủ kiểu, đủ cách từ đơn giản như cá cược chủ nhật tuần sau nắng hay mưa, hoặc hiện đại hơn như cá độ bóng đá trận tới đội Manchester hay đội Chelsea thắng và thắng mấy qủa…Đi bất cứ đâu cũng thấy trò đánh bạc. Đi xe bus hay xe khách, hay trên tàu chúng ta dễ thấy cảnh đỏ đen, rô- cơ - bích -nhép rất ngon ăn và luôn có những kẻ mồi chài. Nếu ai máu mê vào ngó coi thế nào cũng sạch ví hoặc do thua hoặc bị móc túi. Có người mang tiền cho người nhà đang mổ ở bệnh viện nhưng ham ăn bị thua sạch đành để người nhà chết vì không có tiền chữa bệnh. Khắp các xóm làng, phố phường, nơi nào cũng có người ghi lô, đề, xổ số. Trên tivi, trong điện thoại, đài phát thanh cũng quảng cáo đầy các trò chơi cờ bạc may rủi như tìm số bí mật, trả lời có thưởng…Không ít người nghĩ rằng: quảng cáo trên tivi, xổ số công khai “ích nước, lợi nhà” sao lại coi là cờ bạc? Đúng là về hình thức có khác nhau. Cờ bạc pháp luật cấm, còn các trò chơi có thưởng, xổ số thì công khai nhưng về bản chất nếu sa vào đều mất tiền, sạt nghiệp như nhau cả. Ngay những trò chơi trên máy tính ( cờ bạc online) của trẻ con và cả người lớn cũng rất dễ nghiện nếu đã chơi. Đầu tiên chỉ là tiền ảo trên máy nhưng cuối cùng cũng phải trả tiền thật. Và đây mới là điều nguy hiểm vì cứ tưởng tiền ảo nên không ai phải so đo, tính toán. Giống như vào các sòng bạc (casino) người ta bắt mua thẻ và khi đánh bằng thẻ, người đánh không xót như mất tiền thật nhưng thực ra cũng là tiền vì có bỏ tiền ra mới mua được thẻ.

Trước đây, thường chỉ có mấy ông nhà giàu rỗi việc mới ham mê sát phạt nhau trên chiếu bạc. Bây giờ các bà, các cô cũng máu mê. Công an đã bắt nhiều vụ mà các con bạc là phụ nữ. Ngày 16-3, công an quận 7 (T.p Hồ Chí Minh) bắt 33 con bạc mà có tới 26 phụ nữ. Có người tóc bạc vì đã trên 70. Có bà bụng mang dạ chửa và có cô còn đang mặc áo đồng phục học trò.

Không chỉ ở phố mới đánh bạc mà nhà quê cũng có nhiều chiếu bạc, thậm chí nhiều hơn vì ở nhà quê hoang vắng dễ trốn tránh công an hơn. Hôm Tết Kỷ Sửu vừa qua, công an Thanh Trì cũng bắt gọn một ổ bạc 12 người. Cán bộ xã, huyện, tỉnh thậm chí Tổng giám đốc cũng đánh bạc như ông Bùi Tiến Dũng trong vụ PMU 18 được coi là con bạc “ triệu đô” vì đã cá cược bóng đá hết cả triệu đô la. Học sinh, sinh viên, bác xe ôm, chị bán hàng rong đều có thể đánh bạc và trở thành con bạc. Xem ra tệ nạn cờ bạc ngày càng gia tăng. Thành phố Hồ Chí Minh năm 2005 bắt 300 vụ cờ bạc với hơn 1000 đối tượng thì năm 2006 đã khởi tố 507 vụ án hình sự liên quan đến cờ bạc và truy tố 1350 bị can. Tín hữu công giáo cũng không ít người là con bạc. Nhất là về Mùa Chay nông nhàn mà trời lại mưa phùn gió bấc nên rất dễ tụ tập đỏ đen. Có nói, cha xứ cứ Mùa Chay lại phải đi tuần tra và lôi các con bạc ra kiểm điểm ở nhà thờ.

2-    Nguyên nhân của nạn cờ bạc

Tất cả những trò lừa gạt nói chung hay cờ bạc nói riêng đều xuất phát đánh vào lòng tham lam của con người. Bỏ ra 10 ngàn đồng nếu trúng đề sẽ được 700 ngàn. Người ta sẽ nhẩm tính vậy nếu bỏ ra 10 triệu sẽ được 700 triệu. Ngon quá. Không buôn bán gì lãi bằng. Mà thời gian thì rất nhanh chỉ đến 6 giờ chiều quay xổ số xong là biết chứ không phải đợi lâu như nuôi một lứa lợn hay trồng một vụ rau hoặc đóng một cái tủ gỗ. Cá cược bóng đá, vào sòng bạc, xóc đĩa còn thắng to hơn nên nhiều người ham mê.

Một số người cho rằng là đấng nam nhi cũng phải chơi tí cho biết chứ cứ ru rú ở nhà thì mặc máy cho xong. Vậy là thử chơi. Lúc đầu cũng chỉ gọi là chơi cho vui. Nhưng đã vui rồi khó gỡ ra lắm như anh nghiện thuốc phiện vậy. Được thì ham ăn, thua thì ham gỡ. Đã ngồi vào chiếu bạc, cả anh được, anh thua mà thua là phần nhiều chẳng ai gỡ ra được. Hơn nữa muốn chạy  làng, đám anh, chị sẵn sàng cho ăn võ Tàu, võ Tây chảy máu mồm, máu miệng ngay nên cũng đành phải ngồi lại về nhà ăn trộm tiền vợ trả nợ sau.

Có một số người “vì nhàn cư vi bất thiện”, do không có công ăn việc làm nên bày ra trò cờ bạc để tiêu khiển giết thời giờ. Dần dần máu ăn thua nổi lên, thế là sát phạt nhau. Có cái xe máy vợ sắm cho để làm nghề xe ôm cũng cắm vào chiếu bạc hết, thất thểu  đi bộ về nhà, nói dối rằng bị cướp.

Mấy cô cậu học trò hí hoáy máy tính vào game show ( trò chơi điện tử) . Lúc đầu chỉ là tò mò nhưng càng đánh càng mê. Bảo với bố mẹ rằng con đi học nhưng vùi đầu vào quán internet từ sáng đến tối. Tiền học phí, học thêm mẹ cho vào internet hết. Trong khi đó những trò chơi điện tử luôn đổi trò, luôn hấp dẫn cho mọi lứa tuổi từ thiếu niên, thanh niên đến người lớn trưởng thành. Vì vậy, quán internet nào cũng chật ních nhất là dịp Tết trẻ có tiền mừng tuổi hay dịp đầu năm học vì có tiền cha mẹ đưa cho con đóng học.

Bây giờ phương tiện truyền thông hiện đại, phổ cập. Hầu như nhà nào cũng có tivi, máy tính, điện thoại và ngồi nhà vẫn có thể nghe tiếng hò reo của trận đá bóng giữa các đội bóng hàng đầu quốc tế ở tận bên nước Anh. Vậy là có thể gọi điện thoại tham gia cá cược. Ngay trên tivi cũng luôn có lời mời chào dự đoán lĩnh thưởng. Và nếu ai mê số tiền thưởng thì cứ mỗi lần nhấc điện thoại bạn đã mất 15 ngàn đồng. Có nhà khi nhận giấy báo tiền điện thoại mới tá hoả vì số tiền lên tới vài triệu đồng mà toàn số lạ hoắc. Hỏi ra mới biết đều là nhắn tin lĩnh thưởng cả.

Một nguyên nhân nữa là hiện nay do cuộc sống mưu sinh quá bận bịu nên các thành viên trong gia đình cũng mỗi người mỗi việc ít quan tâm đến nhau. Trước đây, trong nhà ngũ đại đồng đường tức là có đủ ông bà, cha mẹ, con cái, cháu chắt cùng sinh sống. Người ta ăn với nhau đủ cả ba bữa cơm. Bây giờ con cái lớn không muốn ở chung với ông bà, bố mẹ vì “ rách việc”. Thậm chí lấy chồng, có cô còn kén chọn:

Một yêu anh có ô tô

Hai yêu, ông khốt bà bô chết rồi

Có nghĩa là bố mẹ chồng chết cả là tốt nhất, vì không phải làm dâu ai. Vì vậy chuyện con cái bỏ nhà mấy  ngày vào quan internet hay vùi đầu vào trò chơi máy tính trong phòng cả tháng mà cũng không ai biết.

3-    Hậu quả của cờ bạc

Tác hại của cờ bạc có lẽ không ai là không biết. Dân gian truyền tụng rằng:

Cờ bạc là bác thằng bần

Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm

Rồi : Ghi số đề ra bờ đê mà ở…

Ngay từ những năm đầu của thế ký XX, Giám mục Hồ Ngọc Cẩn, lúc đó còn là linh mục đã viết trên tờ báo “ Nam Kỳ địa phận”- số 10 năm 1929, một tờ báo công giáo sớm nhất trong làng báo quốc ngữ ở nước ta như sau:

“ Đêm nằm thao thức sực nhớ chuyện đời, nhớ qua mấy cuộc ăn chơi, lắm điều ương ách, lắm nỗi ưu sầu. Đáng mừng thay cho dân Nam Việt, nhờ giao thiệp với ngoại quốc tha bang nên bước văn minh ngày càng tiến bộ. Nhưng cũng đáng buồn thay, nhiều kẻ chẳng biết suy, nhiều người không biết nghĩ. Biết dùng chữ Phú nhuận ốc mà quên lấy chữ Đức nhuận thân nên có kẻ giàu sang càng mang lấy tội. Kìa cuộc vui chơi, kìa nơi yến tiệc biết bao điều phung phí xí xài, làm cho con người hư danh kém giá. ỷ rằng cha mẹ giàu, ỷ rằng gia tài lớn, không sá gì bạc chục , bạc trăm, chẳng màng chi thua dồn thua dập. Tưởng rằng chơi một buổi chẳng kể là bao, hay đâu khỏi một hồi thấy mình ráo bị. Trước thì chơi vài chén cho vui, sau quen tay lại khi quá chén. Cha mẹ nói không nghe, anh em can không lại…

Tiếc thay cái nạn ăn chơi

Sinh nên ngàn tệ ở nơi gia đình

Quốc gia xã hội điêu linh

Càng ham truỵ lạc, nghĩa tình càng xa…”

Nhưng hậu quả của nạn cờ bạc không chỉ là thiệt hại về kinh tế mà còn làm tan nát nhiều gia đình. Cha mẹ phải ly hôn, con cái bơ vơ , lang thang trộm cắp, cướp giật hay phải đi làm đĩ điếm. Người ta đã thống kê có tới 38,6 % các vụ ly hôn là do vợ hay chồng cờ bạc, rượu chè và 39% trẻ em hư phải vào trại giáo dưỡng là do cha mẹ cờ bạc, nghiện rượu. Nhiều vụ cướp giật, thậm chí giết người cũng từ cờ bạc. Mới đây, một đứa bé 12 tuổi ở tỉnh CT đã bóp cổ bà nội đến chết để lấy mấy chục ngàn đi chơi games.

4-    Biện pháp phòng, chống nạn cờ bạc

Phòng bệnh bao giờ cũng tốt  và dễ hơn chữa bệnh. Muốn khỏi sa vào tệ nạn cơ bạc thì phải tránh xa nó. Đừng ai nghĩ rằng thử hoặc chỉ chơi một lần. Đã thử là có thật. Đã có lần thứ nhất là có lần thứ hai. Phải từ bỏ ảo tưởng kiếm tiền bằng cờ bạc, lô đề, xổ số. Nên nhớ, nếu có một người trúng thưởng được truyền hình quảng cáo thì có hàng chục triệu người đã mất cả bạc tỷ mà chỉ được mảnh giấy lộn.

Khi đã vướng vào cờ bạc thì phải quyết bỏ bằng được. Sự đam mê nào từ bỏ cũng khó khăn nhưng không phải không bỏ được nếu có lòng quyết tâm. Nhiều người nghiện ma tuý, bỏ là thèm, lên cơn vật vã. Họ phải tự xích chân tay vào giường mà cai nghiện và đã cai được.

Cờ bạc không chỉ bị pháp luật xử lý, dư luận xã hội lên án, khinh chê mà giáo hội cũng cấm. Cờ bạc là phạm tội ham muốn của người trái lẽ. Muốn kiếm tiền  một cách bất công. Đây là điều răn thứ 10: Chớ tham của người. Cờ bạc là chiều theo thói hư nết xấu của bản thân, chiều theo sự tham lam, lười nhác của xác thịt. Cho nên cờ bạc cũng là một tội lỗi xúc phạm đến Thiên Chúa vì Ngài trao cho ta thân xác để làm đền thờ Ngài, làm tôn vinh, phụng sự Ngài chứ không phải để chiều theo dục vọng của ta. Ngài trao cho ta tiền bạc để ta làm sinh sôi việc đạo đức, tốt lành chứ không phải để ta đem đi ghi số đề hay vào chiếu bạc.

Dĩ nhiên, con người sinh ra luôn gắn với cộng đồng xã hội. Bất kể hành vi nào của cá nhân đều có ảnh hưởng đến cộng đồng. Cờ bạc làm tan nát gia đình, mất an ninh xã hội thì phòng chống nó cũng không phải là việc của riêng mỗi cá nhân mà là của cả cộng đồng. Bố mẹ khuyên bảo con cái. Vợ khuyên bảo chồng và làng xóm can ngăn nhau. Hãy dứt khoát nói không với cờ bạc dù cờ bạc dưới bất kỳ hình thức nào.

Mùa Chay là mùa sám hối. Hãy sám hối mọi lỗi lầm chúng ta đã phạm trong đó có tội cờ bạc. Xin Chúa giúp chúng ta từ bỏ được tệ nạn này.

Xin kết thúc bằng một câu chuyện vui. Một linh mục đạo đức, sau khi chết đến gặp Thánh Phê rô. Thánh nhân hỏi:

-         Khi sống ở trần gian, cha làm được những việc gì?

Vị linh mục trả lời:

-         Con đã giảng dạy, khuyên bảo cho kẻ tội lỗi ăn năn trở lại. Con giúp đỡ kẻ khó nghèo. Con làm mục vụ không kể ngày đêm…

-         Được 1 điểm. Thế cha còn làm được việc gì tốt nữa không? Thánh nhân hỏi tiếp.

-         Con đã ăn chay, hãm mình hàng ngaỳ. Con vâng lời Bề trên. Con giữ đúng các lời khấn của bậc tu trì, trọn đời phục vụ Giáo hội.

-         1 điểm nữa.

Vị linh mục hỏi :

-         Thế bao nhiêu điểm mới được vào Thiên đàng?

-         Một ngàn điểm. Thánh Phê rô nói.

-         Ôi lạy Chúa, xin  Chúa thương chứ con làm sao kiếm được một ngàn điểm.

-         Một ngàn điểm nữa. Vậy là cha thừa điểm vào Thiên đàng rồi.

Vâng, nếu chúng ta kêu cầu Chúa giúp, Ngài sẽ giúp chúng ta chiến thắng tội lỗi để chúng ta ngày sau được hưởng vinh phúc trên Nước Trời. 

Hà Nội, Mùa Chay 2009

      G.B. PHT

VỀ MỤC LỤC
ĐÀNG THÁNH GIÁ TRONG NGÔI NHÀ NGUYỆN MỄ TÂY CƠ
 

 

Trong một chuyến đi Chicago, tôi đã đặt chân vào ngôi nhà nguyện ấy.

Đó là ngôi nhà nguyện trong một cao ốc tối tăm vùng Nam Chicago, nơi được dùng làm trụ sở của tổ chức Catholic Charities. Mặt tiền của cao ốc này là con đường tấp nập xe cộ; cửa sau cao ốc thông ra một khu đậu xe, với con đường đất dẫn vào, gập ghềnh, lồi lõm, Ngay trên đầu lối xe vào là chiếc cầu xi măng, trên đó xe điện chạy rầm rập suốt ngày đêm.

Rõ ràng, đây không phải là một cao ốc khang trang, tráng lệ nó hợp với khung cảnh của vùng Nam Chicago, nơi có nhiều người da đen và người Mễ, những người nghèo, thuộc tầng lớp thấp kém trong xã hội. Tầng trệt của cao ốc này là trung tâm sinh hoạt tôn giáo của những người Mễ Tây Cơ.

Có lẽ trong tầng trệt của cao ốc này, ngôi nhà nguyện là căn phòng đẹp nhất, với những bờ tường cẩn đá cuội to bên dưới, một bàn thờ làm bằng một phiến gỗ mộc, một nhà tạm bên góc trái với ngọn đèn dầu leo lét, và một giàn đèn màu hắt ánh sáng từ trên trần xuống.

Tôi quì trong nhà nguyện, tĩnh tâm một lúc rồi ngó lên bốn bức tường tìm kiếm một hình ảnh thân quen: mười bốn chặng đàng thánh giá. Trong bất cữ một thánh đường hay nguyện đường Công giáo lớn nhỏ nào, đều có hình ảnh của mười bốn chặng đàng thánh giá. Đó là những hình ảnh ghi lại những biến cố quan trọng trong đoạn đường khổ nạn của Chúa Kitô, bắt đầu từ sự kiện Ngài bị đưa đến dinh quan tổng trấn Philatô luận tội và kết thúc ở sự kiện xác Ngài được táng trong huyệt đá. Người giáo dân, khi muốn tưởng nhớ đến công ơn cứu chuộc của Chúa Ki tô thì đứng trước mỗi chặng đó, đọc kinh, suy niệm, gọi là ''đi đàng thánh giá".

Điều làm tôi kinh ngạc là ngôi nhà nguyện trang trí theo nghệ thuật Mễ Tây Cơ này không có mười bốn chặng đàng thánh giá. Tôi đã từng đến những ngôi nhà nguyện rất nhỏ hẹp, rất đơn sơ nghèo nàn, nghèo đến độ không có nổi hình ảnh của mười bốn chặng đàng thánh giá; nhưng thay vào đó, người ta đã cắt mười bốn hình thánh giá nhỏ bằng giấy, gắn lên tường, tượng trưng cho mười bốn chặng đàng thánh giá. Ở đây, hình ảnh không có, thánh giá bằng nhựa, bằng giấy cũng không có, tường vách trống trơn. Thay vào đấy, họa sĩ nào đó đã dùng màu, vẽ dày đặc trên bốn bức tường. hình ảnh những người đa đen, người Mễ, những cảnh gồng gánh, cảnh làm việc tại công trường... trông hết cả vẻ trang nghiêm của một nơi phượng tự. Tự nhiên tôi thấy giận giận trong lòng. Cái tật vẽ tùm lum tà la trên tường nhà, đường phố, cầu cống của người Mễ xâm nhập cả vào nơi cầu nguyện.

Tại sao lại có một sự vô ý thức đến như thế!

Vì công việc, tôi phải ở lại trung tâm sinh hoạt tôn giáo của người Mễ này vài ngày. Và cũng vì trách nhiệm, mỗi ngày tôi phải vào ngôi nhà nguyện đó nhiều lần. Lần nào cũng vậy, thay vì tìm thấy sự bình an trong tâm hồn thì tôi chỉ cảm thấy... mất bình an. Càng mất bình an bao nhiêu thì tôi càng có cảm tưởng những hình ảnh trên tường đó càng nhảy múa, trêu ghẹo tôi bấy nhiêu. Hóa ra, thay vì được ''tĩnh tâm" thì tôi lại bị ''động tâm''. Nguyên do cũng chỉ vì ngôi nhà nguyện không có mười bốn chặng đàng thánh giá, lại thêm nữa là tường vẽ đầy những hình ảnh kì quái làm mất vẻ trang nghiêm.

Cho đến buổi sáng kia, một vị hình mục đến dâng Thánh lễ trong ngôi nhà nguyện này. Trong phần giảng thuyết, ngài khai triển chủ đề ''Chúa ở trong tha nhân ''. Ngài nói: ''Chúng ta không nhìn thấy Chúa, nhưng nhìn thấy anh em chung quanh ta cũng chính là thấy Chúa, vì Chúa ở trong những người anh em đó. Chúng tạ cũng không trực tiếp phục vụ Chúa, nhưng khi chúng ta phục vụ những người anh em cũng là chúng ta phục vụ  chính Chúa, vì Chúa ở trong những người anh em đó.

Tôi ngồi nghe, hơi thờ ơ. Những tư tưởng này tôi cũng đã được nghe nhiều lần, không có gì mới lạ. Nhưng tôi bắt đầu chú ý khi vị linh mục đề cập tới những bức tường trong ngôi nhà nguyện. Bằng một giọng đều đặn nhưng không thiếu sự rung cảm, ngài nói:

Anh em thử nhìn lên bốn bức tường trong nhà nguyện này. Anh em không thấy mười bốn chặng đàng thánh giá cũng không thấy Chúa đâu. Nhưng có Chúa đó, và cũng có cả mười bốn chặng đàng thánh giá đó.

Tôi kinh ngạc, chú ý nghe. Và vị linh mục nói tiếp:

Anh em hãy nhìn bức hình thứ nhất: một người da đen bị trói hai tay, đứng trước những người khác. Anh em không nhìn thấy Chúa đâu, nhưng có Chúa trong người da đen ấy. Chúa Ki tô đang bị đưa ra trước tòa quan tổng trần Philatô đó... Anh em hãy nhìn bức hình thứ hai, anh em không thấy Chúa đâu, chỉ thấy một người đang vác những vật rất nặng trên vai, lưng anh ta còng xuống. Chúa đó, Chúa Ki tô vác thánh giá trong người anh em đang mang nặng đó... Anh em hãy nhìn bức hình thứ ba, anh em không thấy Chúa đâu, chỉ thấy một người bị đè dưới một đống gạch. Chúa đó, Chúa Ki tô bị ngã xuống đất dưới sức nặng của cây thánh giá...Anh em hãy nhìn bức hình thứ tư, anh em không thấy Chúa đâu, chỉ thấy một phụ nữ đẹp sầu muộn đang nhìn một người đang bị đánh đập. Chúa Kitô đó, trên đường khổ giá, Ngài đã gặp Đức Mẹ sầu bi.

Lần lượt, vị linh mục giảng giải trọn vẹn mười bốn chặng đàng thánh giá vẽ trên tường. Tôi và những người ngồi trong nhà nguyện chăm chú lắng nghe. Nghe mà cảm thấy trong lòng sung sướng. Đây là lần đầu tiên, tôi cảm nghiệm bài học "Chúa ở trong tha nhân '' một cách thật mãnh liệt và sống động.

Buổi,chiều, tôi gặp vị linh mục yà tỏ ý cảm phục vì sự ngài nhìn ra ý nghĩa của những hình ảnh ''kì quái '? trên tường. Ngài cười nhẹ, đáp:

Tôi nghĩ đó là sự nhạy cảm văn hóa. Buổi sáng sớm nay, tôi vào nhà nguyện, ngồi suy niệm. Bất chợt, nhìn lên tường, ngắm những bức tranh ấy, tôi tìm ra được ý nghĩa của chúng.

Tôi không có được sự ''nhạy cảm văn hóa '' của vị linh mục kia. Nhưng qua sự giải nghĩa của ngài, tôi học được một bài học còn quan trọng hơn sự ''nhạy cảm văn hóa''. Chuyện xảy ra là, sau buổi sáng hôm ấy, mỗi lần vào nhà nguyện Mễ Tây Cơ đó, tôi không còn cái tâm trạng ''giận giận '' và ''mất bình an '' nữa; trái lại, lòng tôi thấy bình an thư thái và chan chứa yêu thương. Tôi thấy ngôi nhà nguyện đẹp và dễ thương, những giờ cầu nguyện trong ngôi nhà nguyện ấy thật là ý nghĩa.

Trước đây, tôi thấy ngôi nhà nguyện dễ ghét, vì tôi không hiểu được ý nghĩa những bức tranh vẽ trên tường. Bây giờ, ngôi nhà nguyện dễ thương, vì tôi đã hiểu được ý nghĩa những bức tranh ấy. Bài học tôi học được chính là ở chỗ đó: ngôi nhà nguyện cũng y như một con người và những bức tranh vẽ trên tường cũng giống như tâm hồn của người ấy. Có những người, khi mới thoạt gặp, tôi đã thấy ''mất cảm tình'' ngay, nơi họ có cái gì kì cục, khó ưa và tôi tìm cách xa tránh họ, không muốn tiếp xúc với họ.Tình cờ gặp họ, dù họ không làm gì đụng chạm đến tôi, tôi cũng thấy ghét, thấy bực mình. Thế nhưng, nếu có cơ hội nào, tôi đi được vào cõi lòng của người ấy, tôi biết được tâm trạng, sự suy nghĩ, niềm vui nỗi buồn, niềm đau và sự hạnh phúc của người ấy, tôi sẽ thấy người ấy có những điểm dễ thương và tâm hồn người ấy có nhiều điều đáng quí.

Hi vọng rằng từ nay, khi tiếp xúc với một người, tôi sẽ không vội ưa hay không ưa, mà cố gắng tìm hiểu tâm hồn họ. Và tôi tin rằng nơi tâm hồn bất cứ một ai cũng có những điểm đáng quí, dễ thương.

Nhà Văn Quyên Di

VỀ MỤC LỤC
Con đường sống thánh

NGƯỜI NỮ TU SỐNG TU ĐỨC TOÀN DIỆN  

tác giả: Lm. Micae-Phaolô Trần Minh Huy pss 

LỚP THẦN HỌC LIÊN TU SĨ - TÒA GIÁM MỤC BÙI CHU  (2008 - 2009)

Chương III : Con đường sống thánh

A. ĐỊNH HƯỚNG TỔNG QUÁT               

Mọi sự đều tùy thuộc ở thái độ của con người. Chính THÁI ĐỘ và CÁI NHÌN của chúng ta đối với cuộc sống làm cho cuộc đời chúng ta nên 100%  

Như thế, để vươn đến đỉnh cao nhất và để đạt được 100% trong cuộc sống, điều thực sự giúp chúng ta vươn cao hơn, xa hơn, chính là THÁI ĐỘ và CÁI NHÌN của chúng ta vào cuộc đời, vào ơn Chúa. 

Mọi việc đều có giải pháp riêng của nó, chỉ khi chúng ta thay đổi thái độ và cái nhìn của chúng ta, chúng ta mới thực sự tìm được đúng giải pháp cần thiết. 

Thái Độ và Cái Nhìn là giải pháp căn bản đứng trước tất cả mọi vấn đề. Hãy thay đổi thái độ và cái nhìn của bạn, bạn sẽ thay đổi cuộc đời bạn. 

Vậy thái độ thích hợp của chúng ta trong những lần gặp mặt này là cùng nhắc nhở nhau về đời sống thiêng liêng, mà ai cũng đã biết, đã sống, đang sống và sẽ tiếp tục mãi, như cha ông chúng ta thường bảo “Dao năng mài thì sắc, lời năng nhắc thì nhớ” 

Tuy nhiên, chúng ta cũng đừng quên “Rượu nhạt uống lắm cũng say, lời hay nói mãi cũng nhàm” và “Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.”   

Đúng hơn là chúng ta chia sẻ và học hỏi lẫn nhau, như hình chữ này diễn tả: TEACH – LEARN. Như thế, chúng ta sẽ nhấn mạnh hơn về cảm nhận thực tế, kiểm điểm đời sống và kinh nghiệm sống, hơn là nặng về lý thuyết. 

Không chỉ nhắc nhở, mà còn phải giúp đỡ và nâng nhau dậy nữa, chứ không bàng quang đứng nhìn theo chủ thuyết “mackeno”: “Tưởng rằng chị ngã em nâng, ai hay chị ngã em bưng miệng cười !” 

Nhất là nhìn vào lòng nhân hậu của Thiên Chúa, “tội thì tha, lỗi thì sửa”: Cây sậy đã rạp xuống, Ngài không bẻ gãy; tim đèn còn leo lét khói, Ngài không dập tắt. 

Chẳng ai có thể biết được và tự bảo đảm ngày mai mình sẽ ra sao. Thật thế, bao lâu còn sống là còn động, nghĩa là còn có biến dịch và thay đổi: Tội nhân có thể trở thành thánh nhân, và thánh nhân cũng có thể trở thành tội nhân: “Tiên cũng có khi đọa, thánh cũng có khi lầm,” phương chi con người hèn yếu chúng ta! 

Ta phải sợ rằng “cười người hôm trước hôm sau người cười” và “bảy mươi chưa què chớ khoe mình lành”; nhất là có những lãnh vực con người không ai dám tự cho rằng mình mạnh mẽ cả, như thánh Phaolô chia sẻ: “Có ai trong anh chị em yếu đuối mà tôi không cảm thấy yếu đuối, có ai trong anh chị em sa ngã mà tôi không cảm thấy như thiêu như đốt” (2 Cr 11:29).  

Trong khóa học này, chúng ta theo đuổi một mục đích kép: Không những học cho chúng ta hôm nay, mà còn học cho sứ vụ của chúng ta ngày mai nữa. Trong tương lai, chị em sẽ trở thành những nhà đào tạo, những vị Bề trên mà! Chính vì thế mà Nhà Dòng tin cậy và các chị em khác hy sinh cho chị em được đi học. Hãy vui sống với lòng biết ơn và trách nhiệm để trau dồi kiến thức và đức độ, chuẩn bị cho thời giờ của Chúa (“sống lâu ra lão làng”).  

Mỗi ngày chúng ta tiếp tục biện phân ơn gọi, sống ơn gọi và trang bị cho mình những kỹ năng của người nữ tu đích thực như lòng Chúa mong muốn, Giáo Hội tin tưởng và trần gian chờ đợi.  

Nhiều người mong ước "chọn một lần dứt khoát cho tất cả", nhưng thực ra chúng ta phải làm mới lại chọn lựa ấy mỗi ngày trong suốt đời (‘bắt đầu, lại bắt đầu’), thậm chí có khi phải chọn lựa khác đi nữa.  

Chẳng hạn lần Vấn Tâm sau hai năm Nhà Tập để tuyên khấn lần đầu, rồi sau chặng đường 6,7 năm khấn tạm, đi làm việc tông đồ, xong trở về Hồi Tâm tuyên khấn trọn đời (nói là "trọn đời" mà có khi cũng không trọn được!)

VỀ MỤC LỤC
BỆNH DO RĂNG MIỆNG MÀ RA

 

Y văn xưa nhắc nhở “Bệnh tùng khẩu nhập” là có ý nói đến sự ăn uống không đúng cách sẽ đưa tới một số bệnh. Chẳng hạn ăn nhiều hơn với nhu cầu sẽ bị bệnh mập phì. Tiêu thụ quá nhiều chất béo động vật sẽ bị bệnh tim mạch. Thức ăn không rửa sạch, nấu chín nhiễm vi khuẩn, siêu vi gây ra ngộ độc thực phẩm, uống nhiều rượu, hút nhiều thuốc lá tăng rủi ro ung thư miệng… Nhưng đâu có ai ngờ nhiều bệnh hiểm nghèo cũng có thể bắt nguồn từ răng miệng. Chẳng hạn bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh phổi, bệnh loãng xương, bệnh thận, bệnh thấp cấp tình, mẹ sanh non, con thiếu ký…      

Miệng

Miệng là cửa mở phía trên của bộ máy tiêu hóa, bắt đầu từ cặp môi rồi tới răng, lợi, lưỡi và họng.

Miệng có vai trò quan trọng trong sự tiêu hóa thực phẩm. Thức ăn được răng nghiền nát, trộn với nước miếng, thành một khối nho nhỏ, mềm mềm để đưa xuống dạ dày. Ăn chậm, nhai kỹ giúp sự tiêu hóa dễ dàng.

Cũng từ miệng, diêu tố amylase bắt đầu phân hóa ra đường các chất tinh bột trong cơm, trong hạt đậu. Cho nên nhai cơm  lâu ta thấy có vị ngọt ngọt ở lưỡi.

 

Mới sanh, xoang miệng với các mô mềm như môi, lưỡi, vòm miệng, hai bên má đều không có vi khuẩn.

Sinh ra,  nằm trong lòng mẹ, ngậm núm vú bú những giọt sữa đầu tiên là lúc vi khuẩn bắt đầu xâm nhập vào miệng, nếu mẹ không lau sạch nhũ hoa. Rồi từ đó, với sự ăn uống, chung đụng, vi sinh vật trong miệng tăng dần.

Nhiều người vẫn đinh ninh là miệng mình là nơi vô trùng, sạch sẽ, thơm tho, nhất là sau khi đánh răng, xúc miệng vài lần trong ngày.       Nhưng tưởng vậy mà không phải vậy.

Vì rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh  rằng trong miệng của ta có cả vài ba trăm loại vi sinh vật thường trực trú ngụ, vãng lai. Có người ví miệng như một cánh rừng già với lúc nhúc cả nhiều trăm tỷ vi khuẩn. Nếu không giữ gìn vệ sinh răng miệng, thì số vi khuẩn trong miệng lên tới cả ngàn tỷ, nhiều hơn ở bất cứ nơi nào trong cơ thể, so với một diện tích nhỏ bé chỉ chứa được nắm tay trung bình.

Vậy thì làm sao mà chúng lại “xâm nhập xoang miệng bất hợp pháp” được như vậy?

Vi khuẩn, virus có khắp mọi nơi chung quanh ta: trong không khí, trong nước uống, trong rau thịt trái cây, trên da, trong cặn bã tiêu hóa. Một số gây ra bệnh, một số khác lành tính, hữu ích. Chúng vào miệng khi ta hé môi hít thở, khi ta ăn uống, khi miệng ngậm ngón tay dơ, hôn người có bệnh.

Thực tâm mà nói, không phải tất cả các vi khuẩn trong miệng đều gây ra bệnh mà chỉ có một số loại. Đó là các vi khuẩn nhuộm mầu dương tính (Gram-positive) Lactobaccillus, Streptococcus mutans, Streptococcus sanguis, Staphylococci, Actinomyces và nhiều vi khuẩn yếm khí, đặc biệt là loại gram-negative bacteroid và xoắn khuẩn spirochet.

Vào tới miệng, chúng chia nhau ẩn náu khắp nơi: khe kẽ răng, nướu, mặt lưỡi, họng. Có loại bám vào răng, có loại bám vào các phần mềm và tồn tại mãi mãi. Chúng sinh sống bằng những chất tiết ở miệng, những sợi thịt cá, những mảnh rau, trái cây nhất là chất tinh bột và đường, vướng mắc ở răng, ở lợi. Chỉ nửa giờ sau khi ăn mà những vụn thực phẩm này không được loại bỏ thì vi khuẩn sẽ bu vào, nhậu nhẹt. Và gây ra tai họa, bệnh tật.

Vi sinh vật nguy hại có thể gây ra bệnh tại chỗ, cho răng miệng hoặc xa hơn, tới các vùng khác của cơ thể, với các nguyên lý khác nhau.

Theo nhiều nghiên cứu, các vi khuẩn này sản xuất ra 3 loại độc tố: ngoại độc tố đạm chất hòa tan trong nước có tác dụng như một loại enzym; nội độc tố, một thứ đường-đa polysaccharides nằm trong màng bọc vi khuẩn; và các phế phẩm do vi khuẩn chuyển hóa mà thành, như hợp chất bay hơi sulfur, các chất acid béo acid propionic, acid butyric, acid lactic…

Bệnh ở miệng

Bệnh tại chỗ thường thấy là những bựa răng (plaques), sâu răng (cavities), viêm nướu (gingivitis), viêm nha chu (periodontis).

a- Bựa Răng

Bựa là những màng sinh học phủ trên răng và gồm có cả triệu con vi khuẩn, hợp chất cao phân tử của nước miếng, các phế phẩm của vi sinh vật. Nếu không được lấy đi, các màng này càng ngày càng dày lên và trở thành cao răng (tartar), một lớp cặn vôi khá cứng và là nơi trú ẩn của rất nhiều vi khuẩn Streptococcus sanguis và Streptococcus mutans. 

b- Sâu Răng

Trẻ em vẫn thường được cha mẹ nhắc nhở là ăn nhiều kẹo, nhiều đường sẽ bị sâu răng, sún răng.

Nhưng thực ra đường không phải là thủ phạm, mà là tác nhân, tòng phạm hỗ trợ cho cho những thủ phạm vi khuẩn. Vi khuẩn tiêu thụ đường (nhất là sucrose) và tạo ra acit lactic và nhiều phế phẩm có độ acit khá cao. Các phế phẩm này ăn mòn men răng. Răng mất dần khoáng chất, trở thành lỗ chỗ. Thêm vào đó, cặn vôi càng dày thì nước miếng không lọt được vào để trung hòa chất chua, bảo vệ răng, răng càng hư hao thêm.

Cũng nên lưu ý là uống nước ngọt sủi bọt (sugared soda pop) lại càng làm răng mau hư hơn. Số là trong nước uống này vừa có nhiều chất ngọt lại có nhiều acid phosphoric, cho nên chất chua tai hại cho răng ở trong miệng gia tăng.

Vi khuẩn Streptococcus mutans là thủ phạm chính của sâu răng, rồi đến Lactobaccilli, Actinomyces và một số vi khuẩn biến hóa chất đạm khác (proteolytic bacteria)

c- Viêm nướu và nha chu

Nướu là lớp mô liên kết đặc và niêm mạc bao quanh chân và cổ răng.

Viêm nướu thường là do các mảng bựa ở mặt răng kích thích, làm cho sưng lên, đỏ, chảy máu và đau. Chữa ngay, bệnh sẽ hết nhưng nếu để lâu, sẽ đưa tới viêm nha chu với hư hao xương ổ răng và răng.

Hút thuốc lá, bệnh tiểu đường, tuổi cao, kém vệ sinh răng miệng, kém dinh dưỡng, khô miệng …là những rủi ro làm nướu bị viêm nhiều hơn.

Nha chu  là các mô nâng đỡ, bảo vệ và nuôi dưỡng răng. Đó là xương răng (cementum), một lớp mô mỏng trên mặt chân răng; xương ổ răng (alveolair bone) và xương hàm; màng nha chu (periodontal membrane) và nướu.

Trong bệnh nha chu, các thành phần này đều bị vi khuẩn tấn công, làm hư hao. Bệnh thông thường nhất là viêm nha chu mãn tính ở lớp người trên 35 tuổi. Nướu răng sưng, đỏ chẩy máu, tách xa răng, mủ thành hình ở giữa răng và nướu, miệng có mùi hôi. 

Biến chứng của viêm nha chu gồm có răng rụng. bệnh động mạch tim, bệnh tiểu đường, sinh con thiếu ký, tai biến não, bệnh hô hấp…

Bệnh xa miệng

Xoang miệng có liên hệ tới toàn bộ cơ thể. Do đó các bệnh của răng miệng có thể là biểu hiện của các bệnh tổng quát, đồng thời cũng có thể là nguồn gây ra một số bệnh của cơ thể.

Người bị viêm gan do virus thường có các màng trắng nhỏ trong miệng. Bệnh nhân liệt kháng HIV/AIDS hay bị nấm candida trong miệng. Bệnh nhân tiểu đường thường hay bị viêm nướu…

Ngược lại, vi khuẩn gây bệnh răng miệng có thể ảnh hưởng vào các bộ phận khác qua sự lây lan vi khuẩn trong dòng máu và độc tố của chúng.

a- Bệnh Động mạch tim

Ngoài các nguy cơ cổ điển thường thấy như cao huyết áp, cao cholesterol, hậu quả của hút thuốc lá, bệnh động mạch tim còn do một số nguy cơ khác gây ra, trong đó có bệnh nha chu.

Kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy, người có bệnh nha chu đều bị bệnh tim mạch nhiều gấp đôi người bình thường.

Có nhiều lý thuyết để giải thich sự liên hệ này.

Một giải thích cho là vi khuẩn từ miệng lan vào dòng máu, bám vào các mảng chất béo ở động mạch tim, tạo ra máu cục, ngăn cản máu nuôi tế bào tim và đưa tới cơn suy tim.

Giải thích khác nói là những tạo phẩm của viêm nha chu có tác dụng trực tiếp lên lớp tế bào lót động mạch, gây ra sự xơ vữa động mạch này.

Một giải thích nữa căn cứ vào việc người bị nhiễm trùng miệng thường hay bị rụng răng. Không có răng, họ thường tránh những món ăn khó nhai và tiêu thụ món ăn có nhiều năng lượng và chất béo. Mà nhiều chất béo là rủi ro đưa tới bệnh tim mạch.

b- Viêm nhiễm trùng nội mạc tim

Bệnh xảy ra khi vi khuẩn trong máu bám vào van tim bất bình thường hoặc mô tim đã bị tổn thương. Tuy rất hiểm nghèo, nhưng may mắn là bệnh ít khi xảy ra ở người có trái tim lành mạnh.

Nhiễm huyết thường là do các vi khuẩn mà cơ thể tiếp xúc trong sinh hoạt thường lệ, đôi khi cũng do vi khuẩn sau các phẫu thuật ở miệng, ruột, cơ quan hô hấp, cơ quan bài tiết nước tiểu.

Việc dùng kháng sinh để phòng bệnh trước khi nhổ răng, cạo bựa răng chỉ áp dụng khi bệnh nhân có các rủi ro về cấu tạo tim, như là có tiền sử viêm nội mạc tim, thay van tim nhân tạo, bệnh tim bẩm sinh.

Hội Tim Mạch Hoa Kỳ đề nghị là để tránh viêm nhiễm nội mạc tim do vi khuẩn từ miệng, cần giữ vệ sinh răng miệng và đi khám nha sĩ đều đặn theo định kỳ.

c- Bệnh phổi

Vi khuẩn trong miệng có thể được hít vào phổi rồi gây ra các bệnh hô hấp như sưng phổi, đặc biệt là người đang bị viêm nhiễm nướu. Sưng phổi là bệnh hiểm nghèo, nhất là ở người tuổi cao và người mà sức đề kháng suy yếu. Vi khuẩn thường gặp là Streptococcus pneumonia, Mycoplama pneumona và Hemophillus influenza, đôi khi các vi khuẩn yếm khí thuộc nhóm Actinomyces.

Bệnh nhân tiểu đường, người nghiện rượu thường bị viêm nướu với các vi khuẩn này rồi  hít vi khuẩn vào phổi.

Bác sĩ Nha khoa, Hardy Limeback, Đại học Toronto, nhận thấy rằng người ở viện dưỡng lão ít đi khám nha sĩ bị tử vong nhiều hơn vì sưng phổi.

d- Bệnh tiểu đường

Kết quả nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy bệnh nhân tiểu đường loại 1 thường hay bị viêm nhiễm nha chu hơn là người bình thường vì cơ thể của họ dễ bị nhiễm trùng. Viêm nha chu cũng là một trong nhiều biến chứng của tiểu đường.

Ngược lại bệnh nha chu làm tăng đường huyết và tăng hậu quả xấu của bệnh chuyển hóa này.

e- Sanh non, con thiếu ký

Trong thời kỳ mang thai, có nhiều thay đổi hormon ở người mẹ. Các thay đổi này  có thể đưa tới viêm nướu răng  mà không cần phải có các mảng bựa răng.

Theo viện Nha Khoa Hoa Kỳ, phụ nữ mang thai mà bị viêm nha chu sẽ sanh con sớm hoặc con thiếu cân bẩy lần nhiều hơn

.Bác sĩ Dasanavake AP , Đại học Nha Alabama cho hay, kém vệ sinh răng miệng ở phụ nữ mang thai là một rủi ro độc lập đưa tới sanh non và con thiếu cân, dưới 2500 gr.

Bác sĩ  Steven Offenbacher, Trường Nha, đại học North Carolina tại Chapel Hill kết luận là 18,2% các trường hợp sanh non, thiếu ký có nguyên nhân từ các bệnh răng.

Do đó hội Nha Chu Hoa Kỳ khuyên phụ nữ dự định có thai nên đi khám răng miệng đều đặn.

g- Bệnh loãng xương

Kết quả nghiên cứu công bố trong Journal of Periodontology tháng 6 năm 2007 cho hay, phụ nữ bị viêm nhiễm nha chu có nhiều khả năng hư hao xương ở xoang miệng, đưa tới rụng răng, nếu không điều trị.Tác giả nghiên cứu, bác sĩ Renee M. Brennan, Đại học Buffalo, đề nghị bổ sung estrogen để giảm rủi ro này. 

Trong khi đó thì nghiên cứu do bác sĩ Brian H. Mullally, Đại học Queens, Bắc Aí Nhĩ Lan, cho hay nha chu của đa số phụ nữ đang dùng thuốc viên ngừa thai đều không được lành mạnh.

Kết luận

Từ năm 1998, Viện Nha Chu Hoa Kỳ đã phát động một chương trình hướng dẫn cho quần chúng về sự liên hệ giữa nhiễm trùng răng miệng với các bệnh viêm mãn tính như tiểu đường, tim mạch, sưng phổi…Do đó, điều trị viêm miệng không những giải quyết các bệnh tại chỗ mà còn giúp điều trị các bệnh liên hệ khác.

Đồng thời, giữ gìn vệ sinh răng miệng cũng rất quan hệ.

Hội Nha Hoa Kỳ nghị những biện pháp giản dị như sau:

-         Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày với kem có chất fluoride

-         Thay bàn chải mỗi 3-4 tháng hoặc khi thấy đầu bàn chải tòe ra.

-         Dùng sợi chỉ lau sạch kẽ răng để loại bỏ mảng bựa vi khuẩn dính ở đây, mà bàn chải không tới được. Nhiều giới chức y tế coi việc dùng chỉ răng quan trọng hơn là đánh răng với bàn chải.

-         Dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ. Giới hạn việc ăn vặt.

-         Thăm nha sĩ theo định kỳ để khám rửa răng.

Ngoài ra để tránh vi sinh vật xâm nhập xoang miệng, nên rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi ăn uống, không nên đưa tay dơ vô miệng

Những lời khuyên xem ra cũng dễ làm và cũng không tốn kém gì cho lắm. Thực hiện được, không những tránh được bệnh tật mà còn có hàm răng trắng đẹp, giúp cho nụ cười tươi tỉnh, gương mặt bớt hom hem, dọng nói ít phì phò.

Đúng như các cụ ta vẫn nói: “Cái răng cái tóc là góc con người” vậy.

Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức Texas-Hoa Kỳ

 
VỀ MỤC LỤC
 CẶP KÍNH MÀU - Chuyện phiếm của Gã Siêu

 

Trong một bài chia sẻ về những mâu thuẫn trong cuộc đời Linh mục, một vị giảng thuyết kia đã thao thao bất tuyệt như sau :

Ngày xưa, ngài chỉ được học qua quít về…nghệ thuật giảng thuyết, thế mà bây giờ, giảng thuyết lại trở nên một trong những hoạt động chính yếu của ngài. Nếu ngài giảng về những sự cao siêu, giáo dân sẽ ngáp lên ngáp xuống. Họ đòi hỏi bài giảng của ngài phải cụ thể và xúc tích. Vậy phải làm thế nào để đáp ứng nhu cầu trên ?

Ngày xưa, ngài  đâu có được học về kiến trúc, thế mà bây giờ ngài phải nhúng tay vào hết mọi công trình, xây từ nhà thờ cho đến nhà bếp, xây từ nhà xứ cho đến nhà sinh hoạt, thậm chí đến cả chuồng heo, chuồng gà, bằng không thì sẽ bị chê là cù lần, chỉ biết cất mà không xây. Và còn rất nhiều lãnh vực khác nữa, mặc dù hiểu biết còn rất lơ mơ và kinh nghiệm tích lũy chẳng bao nhiêu, thế mà ngài vẫn cứ phải dấn thân. Thôi thì ông cha đi trước, làng nước theo sau.

Một khó khăn nữa cũng đến từ bên ngoài, đó là cách cư xử. Ngài phải làm sao để dung hòa được những hoạt động của mình, luôn đứng ở giữa, không nghiêng bên nọ, cũng không ngả bên kia, bởi vì thái quá thì bất cập.

Nếu vui vẻ thì bị hiểu là quá thân mật, còn nếu nghiêm nghị thì bị mang tiếng là khó tính.

Nếu bình dân ăn nói như mọi người thì bị chê là không có tác phong đứng đắn, còn nếu áo quần  tề chỉnh thì bị khép vào hạng người quan liêu và cách biệt.

Nếu hăng hái lao động thì bị kêu là kẻ ham mê của cải vật chất, còn nếu ít làm việc tay chân thì bị trách là con nhà trưởng giả…

Từ đó, gã nghiệm ra lời cha ông chúng ta ngày xưa quả là chí lý lắm vậy thay :

- Ở sao cho vừa lòng người, 

  Ở rộng người cười, ở hẹp người chê.

  Cao chê ngỏng, thấp chê lùn.

  Béo chê béo trục béo tròn,

  Gầy chê xương sống xương sườn phơi ra.

Cùng một sự việc, nhưng người thì nói thế này, kẻ thì lại nói thế khác, người thì đánh giá một đàng, kẻ thì lại đánh giá một nẻo…Thành thử, những sự phát biểu cứ thiên biến vạn hóa, cứ loạn cào cào, đến quỷ thần cũng không lường nổi.

Tuy nhiên, sự đánh giá của chúng ta thường dựa vào những yếu tố chủ quan hơn là khách quan. Vậy những yếu tố chủ quan ấy là như thế nào ?

Yếu tố thứ nhất, đó là tình cảm. 

Tục ngữ thường bảo :

- Yêu nên tốt, ghét nên xấu.

Và ca dao cũng đã quảng diễn ý tưởng trên bằng nhiều hình ảnh rất cụ thể :

- Yêu nhau, trầu vỏ cũng say,

  Ghét nhau, cau đậu đầy khay chẳng màng.

- Yêu nhau, xé lụa may quần,

  Ghét nhau, kể nợ kể nần nhau ra.

- Yêu nhau, bốc bải dần sàng,

  Ghét nhau đũa ngọc, mâm vàng chẳng ăn.

- Yêu nhau, yêu cả đường đi,

  Ghét nhau, ghét cả tông chi họ hàng.

Tình cảm là như một cặp kính đeo trên mắt. Khi yêu thì nó là màu hồng, còn khi ghét thì nó là màu xám, và sự đánh giá của chúng ta cũng theo đó mà thay đổi. 

Sách “Cổ Học Tinh Hoa” có một mẩu chuyện kể lại  rằng :

Trước kia, vua nước Vệ rất yêu thương Di Tử Hà. Cái phép nước Vệ, ai đi trộm xe của vua, thì phải tội chặt chân. Mẹ của Di Tử Hà ốm nặng. Đêm khuya có người đến gọi, Di Tử Hà vội vàng lấy xe của vua mà ra đi. Vua nghe thấy khen rằng :

- Có hiếu thật ! Vì hết lòng với mẹ mà quên cả tội chặt chân.

Lại một hôm, Di Tử Hà theo vua đi chơi ở ngoài vườn, đang ăn quả đào, thấy ngọt, còn một nửa bèn đưa cho vua ăn. Vua khen :

- Yêu ta thật ! Của đang ngon miệng mà cũng biết để nhường cho ta.

Về sau, vua không còn yêu thương Di Tử Hà như trước nữa. Một hôm Di Tử Hà phạm lỗi, vua giận nói rằng :

- Di Tử Hà trước dám liều lấy xe củ ta mà đi. Lại một lần dám cho ta ăn quả đào thừa. Thực mang tội với ta đã lâu ngày.

Nói xong bèn đem Di Tử Hà ra trị tội.

Tác giả sách “Cổ Học Tinh Hoa” đã ghi thêm lời bàn của mình như sau :

Sự yêu ghét thường làm cho người ta mờ đi, không rõ được cái giá trị của người được yêu hay bị ghét ra thế nào. Không nói gì yêu người này, ghét người nọ, cũng chỉ  một người ấy, lúc yêu cho ra thế này, còn lúc ghét cho ra thế kia. Cái thói thường yêu thì nên tốt, ghét thì nên xấu, khen chanh thì chanh ngọt, chê hồng thì hồng chua. Trong bụng đã thế, thì cư xử chắc cũng theo như thế, lúc yêu hậu bao nhiêu, thì đến lúc ghét lại bạc gấy nhiêu.

- Yêu nhau, cau bảy bổ ba,

  Ghét nhau, cau bảy bổ ra làm mười.

Lại chẳng những yêu ghét riêng một người, mà thường yêu ghét đến cả những sự hay những người có can thiệp đến người ấy :

- Yêu nhau, yêu cả tông chi,

  Ghét nhau, ghét cả đường đi lối về.

Kinh nghiệm trên lại càng trúng phóc hơn nữa đối với những người đang yêu, bởi vì lúc bấy giờ :

- Yêu nhau muôn sự chẳng nề,

  Một trăm chỗ lệch, cũng kê cho bằng.

Đã đeo cặp kính tình yêu vào rồi, thì ở mọi nơi và trong mọi lúc đều thấy cuộc đời toàn màu hồng. Ngay cả những sai lỗi, khuyết điểm của “người ấy” cũng trở nên duyên dáng và dễ thương :

- Lỗ mũi em mười tám gánh lông,

  Chồng yêu, chồng bảo : “Râu rồng trời cho”.

  Đêm nằm thì ngáy o o…

  Chồng yêu, chồng bảo : “Ngáy cho vui nhà”.

  Đi chợ thì hay ăn quà,

  Chồng yêu, chồng bảo : “Về nhà đỡ cơm”.

  Trên đầu những rác cùng rơm,

  Chồng yêu, chồng bảo : “Hoa thơm rắc đầu”.

 Yếu tố thứ hai, đó là thành kiến. 

Thành kiến là những ý nghĩ đã có sẵn, khó mà thay đổi. Nó chính là một cục sạn nằm trong đầu óc của chúng ta. Khi đã có cục sạn ấy, thì khó mà lay chuyển.

Cũng như tình cảm, thành kiến giống như một cặp kính đeo trên mắt, khi có những ý nghĩ tốt thì nó màu hồng, còn khi có những ý nghĩ xấu thì nó trở thành màu xám.

Chẳng hạn một ông bố luôn nghĩ rằng : 

- Con nít thì biết cái quái gì.

Rồi từ đó ông kết luận

- Phàm những gì con nít làm, đều là đồ bỏ, chẳng đáng một đồng xu cắc bạc nào cả.

Chuyện rằng :

Tagore là một thi sĩ Ấn Độ, nổi tiếng cả và thế giới. Hồi còn nhỏ, ngày kia cậu nhóc làm được một bài thơ và đưa cho ông bố coi thử. Chẳng biết ông bố có đọc hết hay không, nhưng liền nhăn mũi mà bảo :

- Dở ẹc.

Ngày hôm sau, cậu nhóc lại sáng tác một bài thơ khác và cũng đưa cho ông bố coi thử. Lần này ông bố liền kê tủ đứng vào mũi  cậu nhóc :

- Đúng là bài thơ …con cóc.

Bực quá, cậu nhóc bèn chơi trò láu cá, cậu nghĩ ra một cái mưu nho nhỏ, đó là đem bài thơ vừa mới làm xong, chép lại cẩn thận, rồi ghi thêm xuất xứ từ trong một tập thơ cổ.

Lần này thì ông bố cứ đọc đi đọc lại, rồi vỗ đùi đánh đét một phát và phán :

- Tuyệt vời, tuyệt vời, còn trên cả tuyệt vời nữa.

Sau đó, ông bố đem bài thơ khoe với anh con trai lớn, đang làm chủ nhiệm một tờ báo văn học. Cả hai bố con đều tấm tắc khen lấy khen để, rồi lại còn muốn đem trình làng cho bà con thiên hạ cùng thưởng thức. Và để cho ăn chắc, bèn bảo cậu nhóc đem cuốn thơ cổ ra để đối chiếu.

Tới lúc đó thì mới vỡ lẽ ra : bài thơ ấy chính là của cậu nhóc. Ông bố bèn giận sôi lên sùng sục, nhưng cũng cảm thấy thán phục cậu nhóc và hối hận cho thái độ mâu thuẫn của mình.

Khi đã có cục sạn trong đầu, chúng ta khó mà nghĩ tốt và đánh giá cao những lời nói và việc làm của người khác.

Cách đây đã lâu, gã được đọc một bài phỏng vấn Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Bình trên tờ Paris Match.

Người ta hỏi Đức Tổng :

- Ngài có sợ Cộng sản hay không ?

Đức Tổng vô tư trả lời :

- Có chứ. Cho đến bây giờ, tôi vẫn còn sợ Cộng sản.

Thì ra  cũng như bao nhiêu người Công giáo Việt Nam, trong đầu óc Đức Tổng đã có một cục sạn nhỏ cho rằng :

- Công giáo không thể đi đôi với Cộng Sản, như vô thần không thể đứng chung liên danh với hữu thần. Nghĩ tới Cộng sản là nghĩ tới đấu tố, bắt bớ và cấm cách…

Trong khi đó, người Cộng sản Việt Nam cũng mang một cục sạn khá to trong đầu óc khi nhìn những người Công giáo như những kẻ chạy theo thực dân và làm tay sai tư bản, cản bước tiến của cách mạng, cho nên cần phải kìm kẹp, cần phải giới hạn và cần phải “sì tốp” bớt những sinh hoạt, ít nữa là bằng cách bắt chui đầu vào cái rọ của cơ chế “xin-cho”.

Trái lại, một khi đã có những thành kiến tốt, những ý nghĩ đẹp về người khác, chúng ta sẽ dễ dàng đánh giá cao những lời nói và những việc làm của họ, và xem đó như khuôn vàng thước ngọc để noi theo. Cho dù những lời nói và những việc làm ấy có ngớ ngẩn đến đâu chăng nữa thì cũng vẫn được coi như thần, như thánh.

Một cô đào nổi tiếng vừa mới lên xe hoa về nhà chồng. Mấy chàng nhà báo lẽo đẽo chạy cheo với đủ cả máy chụp hình, máy quay phim cùng mọi thứ phụ tùng lỉnh kỉnh khác nữa, khiến mồ hôi mồ kê vãi ra như tắm.

Câu hỏi duy nhất được đặt ra, đó là  :

- Tại sao cô lại lấy anh ta làm chồng ?

Và cô đào nổi tiếng này đã trả lời một cách hết sức bất ngờ :

- Sở dĩ tôi lấy anh ta làm chồng chỉ vì anh ta là….đờn ông.

Nếu suy nghĩ một chút thì câu trả lời này nào có điều chi hay ho và lạ lẫm. Nó cũ như trái đất. Nó giống như một câu danh ngôn đã xác quyết :

- Chẳng có gì mới dưới ánh nắng mặt trời.

Đã lấy chồng, thì đương nhiên anh chồng phải là đờn ông con giai, chẳng lẽ anh chồng ấy lại là đờn bà con gái hay sao ? Ngoại trừ trường hợp cô đào nổi tiếng này dân “pê-đê”, chuyên xài “săng pha nhớt”.

Thế nhưng, mấy anh nhà báo này lại mừng quýnh và cho rằng câu trả lời ấy thật nảy lửa, thật tuyệt chiêu, còn hơn là cả một sáng kiến mới.

Cũng giống như ông thày bói, một khi đã tạo được cái uy tín nơi mấy bà mấy cô và bắt đầu hốt ra bạc, lúc bấy giờ dù có tán hươu tán vượn, thì mấy bà mấy cô hâm mộ vẫn cứ quì gối nhắm mắt mà tin theo, coi như thần bảo và thánh phán :

- Số cô chẳng giàu, thì nghèo,

  Ba mươi tết có thịt heo trong nhà.

  Số cô có mẹ có cha,

  Mẹ cô đàn bà, cha cô đàn ông.

  Số cô có vợ, có chồng,

  Sinh con đầu lòng chẳng gái thì trai.

Chuyện rằng :

Ngày kia người ta dọn lên cho thánh Don Boscô một chiếc bánh “ga tô” thật ngon. Trong lúc đó có hai bà cùng ngồi nói chuyện với ngài.

Hai bà đưa mắt quan sát xem ngài sẽ ăn chiếc bánh “ga tô” này như thế nào.

Bà này ghé vào tai bà kia và nói :

- Cha Don Bosco là một vị thánh sống, tôi tin chắc ngài chỉ ăn một chút xíu mà thôi.

Nghe thấy vậy, ngài bèn cầm lấy một con dao, cắt một miếng bánh ngọt thật to, rồi ăn ngồm ăn ngoàm, ăn lấy ăn để, thậm chí còn phùng cả má và trợn cả mắt, suýt nừa thì mắc nghẹn. Rồi sau đó, uống một ly cối nước trà nóng và tỏ ra khoái trá, cứ y như dân phàm ăn tục uống vậy.

Trước sự việc bất ngờ này, bà kia bèn ghé vào tai bà này và cũng khẽ nói :

- Thánh nhân là thế đó, ngài ăn uống như vậy trước mặt chúng ta là cố ý tỏ ra rằng ngài không phải là thánh như mọi người vốn thường nghĩ tưởng. Ôi sự khiêm nhường của ngài quả là cao vòi vọi…

Sống trên đời, ai trong chúng ta cũng đều mong muốn được người khác yêu thương.

Tuy nhiên để được người khác yêu thương, chúng ta cần phải trở nên một người khả dĩ yêu thương được. Chứ lúc nào cũng kiêu căng hợm hĩnh, lúc nào cũng vênh vang tự đắc…thì ai mà yêu thương cho nổi.

Chuyện rằng :

Dương Chu sang nước Tống, đến ở trọ một nhà kia. Chủ nhà trọ có hai người thiếp. Một người đẹp và một người xấu. Dương Chu thấy trong nhà ai cũng quí mến người thiếp xấu mà khinh chê người thiếp đẹp, lấy làm lạ bèn hỏi dò thằng trẻ con trong nhà trọ, thì nó trả lời rằng :

- Người thiếp đẹp tự tôn là đẹp mà mất đẹp, tôi chẳng biết cái đẹp của nàng nữa. Còn người thiếp xấu tự biết là xấu mà quên xấu, tôi chẳng biết cái xấu của nàng nữa.

Dương Chu gọi học trò lại mà bảo :

- Các con nhớ lấy câu ấy. Người ta giỏi mà bỏ được cái nết “tự cho mình là giỏi”, thì đi đến đâu ai mà chẳng tôn trọng, chẳng yêu quí.

Sống trên đời, ai mà chẳng mong muốn được người khác nghĩ tốt về mình và đánh giá cao những việc mình làm.

Tuy nhiên, để được nghĩ tốt và được đánh giá cao như thế, chúng ta cần phải tạo ra những ý nghĩ tốt, những thành kiến đẹp và những tình cảm nồng hậu nơi những người chung quanh.

Chuyện rằng :

Mạnh Thường Quân nhà giàu cho vay mượn nhiều. Một hôm sai Phùng Huyên sang đất Tiết đòi nợ. Lúc sắp đi, Phùng Huyên  hỏi :

- Tiền nợ thu được, có định mua gì về không ?

Mạnh Thường Quân trả lời :

- Ngươi xem trong nhà ta còn thiều thứ gì, thì mua.

Khi đến đất Tiết, Phùng Huyên cho gọi dân lại và bảo :

- Các ngươi công nợ bao nhiêu, Mạnh Thường Quân đều tha cho cả.

Nói đoạn, bèn đem văn tự ra đốt sạch.

Lúc về, Phùng Huyên thưa với Mạnh Thường Quân :

- Nhà tướng công châu báu đầy kho, chó má đầy chuồng, người đẹp đầy nhà, không còn thiếu thứ gì nữa. Chỉ còn thiếu một cái “nghĩa”, tôi trộm phép vì Tướng công đã mua về.

Mạnh Thường Quân nghe nói thế, cũng không hỏi gì đến tiền nữa.

Sau Mạnh Thường Quân phải bãi quan về ở đất Tiết. Dân đất Tiết nhớ đến ơn xưa, ra đón rước đầy đường. Mạnh Thường Quân bấy giờ mới ngoảnh lại bảo Phùng Huyên rằng :

- Trước tiên sinh vì tôi mua “nghĩa”, nghĩa ấy ngày nay tôi mới trông thấy.

Nếu gã nhớ không lầm thì ông thánh Augustinô có lần đã nói :

- Hãy yêu, rồi muốn làm gì thì làm.

Cùng một thể thức ấy, gã xin được nhái theo :

- Hãy tạo cho mình những hình ảnh đẹp, những ý nghĩ tốt nơi người khác, rồi muốn làm gì mà chẳng được.

Hay như trên gã cũng đã phát biểu :

- Để được yêu thương, thì điều cần thiết là phải trở nên một người khả dĩ…yêu thương được.

Gã Siêu    gasieu@gmail.com

 

VỀ MỤC LỤC

- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin gởi về địa chỉ

giaosivietnam@gmail.com

- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:

Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục vụ của Giáo sĩ;  Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh vực; Mỗi  Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)

- Quy vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại

www.conggiaovietnam.net

Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị

Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác nhau.

TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

Lm. Luca Phạm Quốc Sử  USA

 

 

Duoc chon giua loai nguoi va cho loai nguoi; GIAO SI: Xuat phat tu giao dan, hien dien vi giao dan va cay dua vao giao dan, de cung lam VINH DANH THIEN CHUA

*************