Hiến Chế Về
Phụng Vụ Thánh - Sacrosanctum Concilium (tiếp theo) |
Bản dịch Việt Ngữ của Giáo Hoàng Học
Viện Piô X
Prepared for Internet by Vietnamese
Missionaries in Asia
Lời Mở Ðầu
Chương I
Những Nguyên Tắc Tổng Quát Ðể Canh Tân
Và Cổ Võ Phụng Vụ Thánh
III. Việc Canh Tân Phụng Vụ Thánh
21. Canh tân toàn diện Phụng Vụ.
Giáo Hội hiền mẫu, vì muốn cho dân Kitô giáo thâu đạt được dồi
dào những ân sủng trong Phụng Vụ Thánh cách chắc chắn hơn, nên
ước mong nhiệt thành đảm trách việc canh tân toàn diện Phụng Vụ.
Bởi vì, Phụng Vụ gồm phần bất biến, do Thiên Chúa thiết lập, và
những phần có thể thay đổi. Phần này có thể hoặc cũng phải sửa
đổi theo dòng thời gian, nếu tình cờ có len lỏi vào những yếu tố
rất ít đáp ứng hoặc ít phù hợp với bản tính thâm sâu của Phụng
Vụ.
Trong việc canh
tân này, phải tu chính các bản văn, và các nghi lễ làm sao cho
chúng diễn tả rõ ràng hơn những thực tại thánh mà chúng biểu
thị, và để dân Kitô giáo có thể dễ dàng thấu triệt các thực tại
ấy càng nhiều càng tốt, cũng như có thể tham dự bằng việc cử
hành những nghi lễ ấy một cách trọn vẹn, linh động và cộng đồng.
Vì vậy, Thánh
Công Ðồng ấn định những qui tắc tổng quát sau đây.
A. Các qui tắc tổng quát
22. Việc điều hành phụng vụ
thuộc thẩm quyền hàng Giáo Phẩm.
1
Việc điều hành Phụng Vụ Thánh tùy thuộc thẩm quyền duy nhất của
Giáo Hội: nghĩa là thuộc quyền Tông Tòa và chiếu theo qui tắc
luật pháp, cũng thuộc quyền Giám Mục.
2
Chiếu theo quyền hạn đắc thượng của luật pháp, việc điều hành
phụng vụ, trong các giới hạn đã định, cũng tùy thuộc các loại
hội đồng Giám Mục khác nhau, đã được thiết định hợp pháp, có
thẩm quyền trong từng địa phương.
3
Vì vậy, tuyệt đối không ai khác, dầu là linh mục, được lấy quyền
riêng tư thêm bớt hay thay đổi một điều gì trong Phụng Vụ.
2*
23. Truyền thống và tiến bộ.
Ðể duy trì truyền thống lành mạnh nhưng đồng thời vẫn mở rộng
đường cho những tiến bộ chính đáng, khi phải tu chỉnh từng phần
riêng biệt của Phụng Vụ phải luôn luôn tiến hành việc nghiên cứu
kỹ lưỡng thần học, lịch sử và mục vụ. Hơn nữa còn phải lưu tâm
đến những luật lệ tổng quát về cơ cấu và tinh thần Phụng Vụ cũng
như kinh nghiệm xuất phát do việc canh tân Phụng Vụ mới đây và
do các đặc miễn đã ban cho nhiều nơi. Sau hết, chỉ nên thực hiện
những đổi mới nhất thời khi lợi ích thiết thực và chắc chắn của
Giáo Hội đòi hỏi và sau khi đã cân nhắc thấy rằng những hình
thái mới, một cách nào đó, phải được triển nở có hệ thống từ
những hình thái sẵn có.
Ngoài ra, còn
cần phải đề phòng hết sức có thể để tránh những dị biệt đáng kể
của các nghi lễ giữa các miền lân cận.
24. Thánh Kinh và phụng vụ.
Trong việc cử hành Phụng Vụ, Thánh Kinh giữ vai trò tối quan
trọng. Thực vậy, người ta trích từ Thánh Kinh những bài để đọc,
những bài để dẫn giải trong bài giảng, cũng như những ca vịnh để
hát. Chính nguồn cảm hứng và sức phấn khởi của Thánh Kinh cũng
làm xuất phát những lời kinh, lời nguyện và những bài phụng ca,
đồng thời còn làm cho những động tác và các biểu hiệu trở thành
ý nghĩa. Vì vậy, để xúc tiến việc canh tân, phát triển và thích
ứng Phụng Vụ, cần phải phát huy lòng mộ mến Thánh Kinh đậm đà và
sống động, đã được truyền thống khả kính của các nghi lễ Ðông
phương và Tây phương minh chứng.
25. Tu chỉnh sách phụng vụ.
Cần phải nhờ đến các chuyên viên và tham khảo ý kiến các Giám
Mục thuộc moị miền khác nhau trên thế giới để tu chỉnh các sách
phụng vụ càng sớm càng hay.
B. Các qui tắc riêng biệt do bản chất
Phụng Vụ xét
về phương diện hoạt động phẩm trật và
cộng đoàn
26. Bí tích hiệp nhất.
Các hoạt động phụng vụ không phải là những hoạt động riêng tư,
nhưng là những cử hành của Giáo Hội, là "bí tích hiệp nhất",
nghĩa là dân thánh được qui tụ và hướng dẫn dưới quyền của Giám
Mục
33.
Vì vậy, các
hoạt động đó thuộc về Thân Thể phổ quát của Giáo Hội, diễn tả và
ảnh hưởng trên Giáo Hội; tuy nhiên còn có liên quan khác nhau
với từng chi thể riêng biệt của Thân Thể, tùy theo khác biệt về
phẩm trật, phận vụ, và sự tham dự hiện thực.
27. Ưu tiên cho việc cử hành cộng đồng.
Khi các nghi lễ, tùy theo bản chất riêng tư của chúng, được cử
hành chung với sự tham dự đông đảo và linh hoạt của giáo dân,
nên ghi nhớ rằng phải quý chuộng việc cử hành cộng đồng hơn việc
cử hành đơn độc và có vẻ riêng tư.
Ðiều này có giá
trị đặc biệt cho việc cử hành Thánh Lễ, cho dầu bản tính công
cộng và xã hội của mỗi Thánh Lễ vẫn luôn luôn được duy trì; điều
này còn có giá trị cho việc ban phát các Bí Tích.
28. Cử hành phụng vụ nghiêm chỉnh.
Là thừa tác viên hay là tín hữu, trong các việc cử hành phụng
vụ, mỗi người khi chu toàn phận vụ, chỉ thi hành trọn những gì
thuộc lãnh vực mình tùy theo bản chất sự việc và những qui tắc
phụng vụ.
29. Chu toàn phận sự phụng vụ đích
thực. Cả những người giúp, đọc dẫn giải và những
người thuộc ca đoàn cũng chu toàn phận sự phụng vụ đích thực. Vì
vậy, họ phải thi hành phận vụ mình với lòng đạo đức chân thành
và trật tự, phù hợp với thừa tác vụ trọng đại ấy, và là điều dân
Chúa có quyền đòi hỏi nơi họ.
Vì vậy, tùy
theo năng cách mỗi người, họ phải nhiệt tâm thấm nhuần tinh thần
Phụng Vụ và học hỏi để hoàn tất các phần vụ mình theo đúng nghi
thức và có trật tự.
30. Giáo dân tham dự linh động.
Ðể phát huy việc tham gia linh động, cần phải cổ xúy những lời
tung hô của dân chúng, những lời đối đáp, những bài ca vịnh,
tiền khúc, thánh ca, và cả những động tác hoặc cử chỉ, thái độ
của thân xác. Cũng cần phải giữ sự thinh lặng linh thiêng đúng
lúc của nó.
31. Vai trò của các tín hữu.
Trong khi tu chỉnh các sách phụng vụ, cần phải thận trọng lưu
tâm để những qui tắc chữ đỏ cũng tiên liệu cả vai trò của các
tín hữu.
32. Phụng vụ và giai cấp xã hội.
Trong Phụng Vụ, ngoại trừ sự biệt đãi do phận vụ phụng vụ và
Chức Thánh, cũng như vinh dự phải dành cho các viên chức dân sự
hợp theo qui tắc các luật phụng vụ, sẽ không có một thiên vị nào
đối với các tư nhân hay địa vị, hoặc trong các nghi lễ hoặc
trong các việc long trọng bên ngoài.
C. Các qui tắc do bản chất giáo dục và
mục vụ của Phụng Vụ
33. Trong Phụng Vụ, Thiên Chúa nói với
dân Ngài. Cho dầu Phụng Vụ Thánh đặc biệt là
việc phụng thờ Thiên Chúa uy quyền, nhưng còn bao hàm việc giáo
dục lớn lao cho dân chúng trung thành
34. Thực vậy, trong Phụng Vụ, Thiên Chúa nói với dân
Ngài; đồng thời Chúa Kitô cũng rao giảng Phúc Âm. Còn dân chúng
đáp lại Thiên Chúa qua tiếng hát lời kinh.
Hơn nữa, linh
mục, là hiện thân Chúa Kitô, chủ tọa cộng đoàn, đọc những lời
kinh trực tiếp dâng lên Thiên Chúa nhân danh toàn thể dân thánh
và mọi người tham dự. Sau hết, những biểu hiệu hữu hình được
dùng trong Phụng Vụ Thánh để diễn tả những thực tại vô hình của
Thiên Chúa là những biểu hiệu đã được Chúa Kitô hoặc Giáo Hội
tuyển chọn. Do đó, không những chỉ đọc "những gì đã chép cốt để
dạy ta" (Rm 15,4) mà cả việc Giáo Hội cầu nguyện, ca hát, hay
hành động, đều nuôi dưỡng đức tin của những người tham dự, nâng
tâm trí họ lên cùng Chúa, để họ sáng suốt tuân phục Ngài, và để
lãnh nhận ân sủng của Ngài cách dồi dào hơn.
Vì vậy, trong
khi canh tân Phụng Vụ, cần phải tuân giữ những qui tắc tổng quát
sau đây.
34. Hòa hợp các nghi lễ.
Các nghi lễ cần phải chiếu tỏa nét đơn sơ cao quý, trong sáng,
vắn gọn; phải tránh những lập đi lập lại vô ích; phải thích ứng
với tầm lĩnh hội của các tín hữu, cách chung không cần nhiều lời
giải thích.
35. Thánh Kinh, bài giảng và bài giáo
lý về phụng vụ. Ðể việc liên kết mật thiết giữa
nghi lễ và ngôn ngữ được phát lộ rõ ràng trong Phụng Vụ:
1)
Trong việc cử hành thánh, cần phải tu chỉnh bài đọc Thánh Kinh
cho dồi dào hơn, thay đổi hơn và thích hợp hơn.
2)
Vì bài giảng là thuộc phần hoạt động phụng vụ, nên thời gian
thích hợp để giảng giải, theo như nghi lễ cho phép, phải được
ghi trong các qui tắc chữ đỏ. Phải hết sức trung thành chu toàn
thừa tác vụ giảng giải đúng với nghi lễ. Tiên vàn bài giảng phải
được múc lấy từ nguồn Thánh Kinh và Phụng Vụ, vì như là việc rao
truyền các việc kỳ diệu của Thiên Chúa trong lịch sử cứu rỗi hay
trong mầu nhiệm Chúa Kitô. Chính mầu nhiệm này hằng hiện diện
thiết thực và tác động trong chúng ta, nhất là trong các cử hành
phụng vụ.
3)
Còn phải dùng mọi cách để các bài giáo lý trực tiếp nói về Phụng
Vụ hơn. Và trong chính các nghi lễ, nếu cần, linh mục hay thừa
tác viên có thẩm quyền, phải dự liệu để nói ít lời giáo huấn vắn
tắt, nhưng chỉ nói vào những lúc thuận tiện nhất, bằng những lời
đã ấn định hay những lời tương tự.
4)
Phải cổ võ việc suy tôn lời Chúa vào những ngày áp lễ cả, cũng
như trong vài ngày lễ Mùa Vọng, Mùa Chay, những ngày Chúa nhật
và những ngày lễ trọng, nhất là ở những nơi thiếu linh mục:
trong trường hợp này, hoặc vị phó tế hoặc ai khác được Giám Mục
ủy nhiệm sẽ điều khiển việc suy tôn lời Chúa.
36. Việc dùng Latinh và việc dùng
tiếng bản quốc.
1
Việc dùng tiếng La tinh, trừ luật riêng, phải được duy trì trong
các Nghi Lễ La tinh.
2
Tuy nhiên, có thể sinh lợi rất nhiều cho dân chúng nếu dùng
tiếng bản quốc hoặc trong Thánh Lễ hoặc trong việc Cử Hành các
Bí Tích, hoặc trong những phần khác của Phụng Vụ; cho nên việc
dùng tiếng bản quốc này cũng dễ dàng được chấp thuận hơn, đặc
biệt trong các bài đọc và các bài giáo huấn, một số lời nguyện
và bài hát, tùy theo những qui tắc đã được ấn định cho mỗi
trường hợp trong những chương sau đây.
3
Khi đã tuân giữ những qui tắc này thì việc ấn định xử dụng và
cách dùng tiếng bản quốc thuộc Thẩm Quyền Giáo Hội địa phương,
như đã bàn trong khoản 22-2; nếu gặp trường hợp đó, phải hội ý
với các Giám Mục trong những miền lân cận cùng một thứ tiếng.
Mọi quyết nghị cần phải được Tông Tòa chấp thuận hay chuẩn y.
4
Việc phiên dịch bản văn La tinh ra tiếng bản quốc để dùng trong
Phụng Vụ phải được Thẩm Quyền Giáo Hội địa phương nói trên chuẩn
y.
3*.
D. Các qui tắc để thích nghi với tâm
tính
và truyền thống của dân tộc
37. Giáo Hội tôn trọng những vẻ đẹp
tinh thần của những dân nước khác nhau. Ngay cả
trong Phụng Vụ, Giáo Hội không muốn ấn định một hình thái cứng
rắn, thẳng mạch nào, trong những điều không liên quan đến đức
tin và thiện ích của toàn thể cộng đoàn. Hơn nữa, Giáo Hội còn
tôn trọng cũng như phát huy những vẻ đẹp tinh thần, những đặc
tính của những dân nước khác nhau. Bất cứ những gì trong những
tập tục của các dân tộc, không liên quan chặt chẽ đến những điều
dị đoan và lầm lạc, đều được Giáo Hội thẩm định với lòng đầy
thiện cảm, và nếu có thể, còn được gìn giữ vẹn toàn và vững
chắc. Hơn nữa, đôi khi những tập tục đó còn được Giáo Hội nhận
vào trong Phụng Vụ, miễn sao cho chúng hòa hợp với những nguyên
tắc của tinh thần phụng vụ đích thực và chân chính.
38. Những khác biệt trong các xứ
truyền giáo. Dầu vẫn duy trì tính cách duy nhất
thuộc bản chất của nghi lễ Roma, những biến dị chính đáng và
những thích nghi với các cộng đoàn, các miền, các dân tộc khác,
nhất là trong các Xứ Truyền Giáo, đều vẫn được chấp nhận, cả khi
tu chỉnh các sách Phụng Vụ. Nên để ý đến qui tắc này trong việc
ấn định cơ cấu các nghi lễ và việc thiết lập các qui tắc chữ đỏ.
39. Thẩm quyền giáo hội địa phương.
Giữa những giới hạn được ấn định trong các bản mẫu của các sách
Phụng Vụ, Thẩm Quyền Giáo Hội địa phương, như đã bàn trong khoản
22-2, có quyền xác định những việc thích nghi, đặc biệt việc cử
hành các Bí Tích, Á Bí Tích, rước kiệu, ngôn ngữ phụng vụ, thánh
nhạc và nghệ thuật. Tuy nhiên, phải theo đúng những qui tắc căn
bản trong Hiến Chế này.
40. Phương cách thích nghi phụng vụ.
Nhưng trong nhiều nơi và trong nhiều hoàn cảnh khác nhau, phải
cấp bách thích nghi Phụng Vụ sâu xa hơn, và do đó gây nên nhiều
khó khăn hơn, nên:
1)
Thẩm Quyền Giáo Hội địa phương, như đã bàn trong khoản 22-2,
phải thận trọng và khôn ngoan cứu xét trong công việc này, những
yếu tố nào thuộc các truyền thống và tâm tính của từng dân tộc
có thể được chấp nhận thích đáng vào việc phụng thờ Thiên Chúa.
Những thích nghi được thẩm định là lợi ích hay cần thiết, phải
đệ trình lên Tông Tòa để được kết nạp và chuẩn y.
2)
Ðể việc thích nghi được thực hiện với sự cẩn trọng cần thiết,
Tông Tòa sẽ ban phép cho Giáo Hội địa phương để, nếu gặp trường
hợp đó, cho phép và điều khiển các cuộc thí nghiệm sơ khởi cần
thiết, trong vài cộng đoàn hợp với mục tiêu và trong một thời
gian hạn định.
3)
Vì các luật lệ phụng vụ thường mang nhiều khó khăn đặc biệt cho
việc thích nghi, nhất là trong các Xứ Truyền Giáo, nên để thiết
lập các luật lệ này, cần phải có mặt các nhà chuyên môn trong
lãnh vực đó.
Chú thích
33
T. Cyprianô, De Cath. Eccl. Unitate, 7 : x.b. G. Hartel, trong
CSEL, bộ III, 1 Vienna 1868, trg 215-216. Xem Ep. 66, số 8, 3:
nhà xuất bản đã trích, bộ III, 2 Vienna 1871, trg 732-733.
34 Xem CÐ Trentô, khóa XXII, 17-9-1562, Giáo
thuyết De SS. Missae Sacrif., ch. 8: Concilium Tridentinum, nhà
xuất bản đã trích, bộ VIII, trg 961.
3*
Vấn đề dùng tiếng bản xứ trong Phụng Vụ đã là một đề tài thảo
luận sôi nổi trong Công Ðồng Trentô. Công Ðồng bấy giờ cũng nhìn
thấy rõ ràng tầm quan trọng của nó (x. DS 1749 và 1759). Tuy
nhiên có Nghị Phụ thấy chưa phải là lúc "thuận tiện" để thay đổi
ngôn ngữ Phụng Vụ. Lập trường này nhằm chống lại phái Tin Lành
chủ trương phải dùng tiếng bản xứ vì các Bí Tích chẳng qua là
phương tiện để khơi dậy hoặc để tuyên xưng đức tin (DS 1749).
Vì lý do trên, La ngữ vẫn được xử dụng trong các nghi lễ
Roma cho tới ngày nay. Ðiều này được coi như một dấu hiệu hiệp
nhất rõ ràng và cụ thể, và là một bảo vệ hữu hiệu chống lại mọi
sai lạc của nền giáo lý tinh tuyền (Mediator Dei số 58).
Dầu sao Công Ðồng Trentô và Thông Ðiệp Mediator Dei cũng
nhận sự kiện La ngữ ngăn trở giáo dân tham dự chủ động và tích
cực vào các nghi lễ Phụng Vụ, nhất là để hiểu những bài đọc và
những nghi thức hàm chứa nhiều giáo huấn cho giáo dân.
Vì vậy Công Ðồng Vaticanô II đã giải quyết vấn đề đến
nơi đến chốn và nêu ra những qui tắc thiết thực cho việc xử dụng
tiếng bản xứ (x. số 54 và 63).
Còn tiếp |
VỀ MỤC LỤC |
|
NĂM THÁNH THÁI HÀ
|
Quý độc giả Ephata
và Giáo Sĩ Việt Nam thân mến,
Tôi đến
Hà Nội vào buổi
chiều trước ngày khai mạc Năm Thánh tại Thái
Hà, cái không khí se
lạnh của mùa xuân làm Hà Nội đẹp hơn, đường phố thưa
thớt bởi người dân lao động từ các tỉnh bạn đã về quê
ăn Tết, phố xá thông thoáng làm lòng người cũng cảm
nhận được sự thênh thang, thanh thản mà thoát khỏi cái
chật hẹp xô bồ bụi bặm của ngày thường.
Người
Việt chúng ta hay thật, khi gió mùa thổi về, mùa xuân
có bóng cánh chim én lượn, người ta quên ngay những nhọc
nhằn để hội nhập vào không khí nhẹ nhàng của các lễ
hội mùa xuân. Hà Nội hình như quên đi những ngày tháng
vất vả muộn phiền, Hà Nội đang khoác lên mình tấm áo
nồng thắm tình xuân, quên rồi những nỗi đớn đau hờn
giận, quên rồi những giọt nước mắt cho những mất mát to
lớn của một năm trôi qua, mọi sự trôi đi như giòng nước
mưa lũ nghiệt ngã dịp cuối năm ngoái đã từng cuốn đi bao ước
mơ, bao kế hoạch, bao mạng sống con người trên chính đất
Hà Nội Thăng Long thành này !
Xuân đến,
có cái quên có cái không quên, cái không quên là cái ăn
vào xương vào tủy, vào tim vào óc, vào từng ngõ ngách
của cuộc sống con người, cái không quên là cái không thể
quên, nếu quên thì chẳng phải là người. Điều người Giáo
Dân Hà Nội không bao giờ quên đó là hành hương kính Đức
Mẹ đầu năm mới tại Thái Hà. Đã như vậy nhiều năm, mưa
hay nắng, buồn hay vui, khổ đau hay hạnh phúc, có tự do
hay không, còn đông Giáo Sĩ hay như nhiều năm tháng chỉ
còn vỏn vẹn cha Vũ Ngọc Bích, một cụ già đạo hạnh giữ
Đền ( dạo ấy người ta đã trục xuất Giáo Sĩ, giam tù Tu
Sĩ, cấm Giáo Dân lai vãng ), thì xuân đến là lúc đàn con
thảo lại lũ lượt kéo nhau đến Đền Thái Hà để hành hương
kính Đức Mẹ.
Trong một lần gặp
gỡ, có một vị Giám Mục nói với Giáo Dân Thái Hà rằng:
“Khi tôi còn bé, tôi thường theo thầy mẹ tôi đến Đền Mẹ
Thái Hà để hành hương kính Đức Mẹ, tôi chẳng thể quên
và luôn biết ơn Mẹ Maria Hằng Cứu Giúp, biết ơn các cha
Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà. Thói quen hành hương đầu năm
về Thái Hà có từ rất lâu, dạo ấy...
Trước giờ
khai mạc Năm Thánh, một vị Giám Mục khác nói với tôi,
ngài kể về cuộc đời ngài với sự can thiệp lạ lùng
của Đức Mẹ tước hiệu Hằng Cứu Giúp. Năm ngài lên hai
tuổi, ông cụ thân sinh ra ngài sửa chữa cái bể nước mưa
khá lớn, trong lúc đục đẽo để trám hồ, vô tình bức
thành của hổ nước đổ ụp xuống, khi đó “thằng bé sau
này làm Giám Mục” đang chơi đùa bên thành bể, bị bức
tường đè “chết” tại chỗ. Hoảng hốt, người cha đau khổ
chỉ còn biết ngước mắt lên trời cầu nguyện, rồi vội
vàng bảo cô chị chạy sang Đền Thánh An Phong ở Nam Định
khấn Đức Mẹ ngay, khi người chị của “Đức Cha” khấn đoạn
về nhà, “thằng bé” từ từ tỉnh dậy, mắt và mũi trào
nước ra, trong nước có lẫn cát sạn xi-măng ! Và từ đó
“thằng bé” sống lại bằng sự sống nhiệm lạ.
Những năm
chiến tranh loạn lạc, toàn quốc “tiêu thổ kháng chiến”,
nghĩa là thẳng tay triệt hạ không thương tiếc tất cả các
cơ sở có thể làm nơi trú ngụ và bảo vệ cho quân đội
Pháp, cô lập bằng cách đốt phá tất cả các công trình
bao quanh, cắt đứt mọi liên lạc và mọi đường dây tiếp
tế. Gia đình ngài nằm trong vùng phải triệt hạ. Cõng
con trên người chạy loạn, người cha đã xông lên, lao mình
giữa các lằn đạn, một tay quắp con nhỏ, một tay đeo bức
ảnh Mẹ Hằng Cứu Giúp, luôn miệng nhắc con nhỏ sau này
làm Giám Mục rằng hãy “kêu xin Đức Mẹ đi con !” Người ta
chết rất nhiều, vậy mà hai cha con vẫn an toàn, trên vai
vẫn mang bức ảnh Đức Mẹ. Ngài kết luận: “Cho đến bây
giờ, con luôn mang ơn rất sâu đậm Đức Maria Mẹ Hằng Cứu
Giúp”.
Thái Hà
mở Năm Thánh, rất nhiều người thắc mắc và lo ngại, họ
muốn biết rõ Thái Hà mở Năm Thánh để làm gì. Thế rồi
sinh ra nhiều lối giải thích khác nhau, dẫn đến những
phản ứng khác nhau.
Chiều hôm
trước ngày khai mạc Năm Thánh, các ngã đường đã dày đặc
Công An, đường vào công viên, khu linh địa Đức Bà cũ đã
bị khóa hoàn toàn bằng các chốt gác, phố Nguyễn Lương
Bằng căng thẳng một cách lạ kỳ, không bình thường như
mùa xuân Hà Nội, dày đặc những thanh niên gương mặt lạnh
lùng, kín đáo theo dõi khách hành hương và những chiếc
bộ đàm léo nhéo liên tục.
Không cần
phải như vậy, phản ứng như vậy là nghĩ sai và không
hiểu gì về Thái Hà, không hiểu gì về Năm Thánh ! Bảo
vệ an ninh trật tự là điều cần thiết, nhưng bảo vệ an
ninh trật tự đến độ “Cha ơi, Công An đông hơn Giáo Dân !”
thì quả là quá đáng !
Thái Hà
đã khai mạc Năm Thánh trong bầu khí thánh thiện đơn sơ.
Một Thánh Lễ đầm ấm có nhiều vị Giám Mục tham dự, có
vị đến từ bờ biển Đông, từ thành phố mùa hè phủ đầy
hoa Phượng đỏ, có vị đến từ miền rừng núi bạt ngàn
Tây Bắc, quanh năm sương khói phủ núi rừng. Ngày khai mạc
bùng mở đón vị Giám Mục được phong danh hiệu “Anh hùng
của Đức Tin” đến chủ sự, tiếng vỗ tay không dứt, người
ta hét thật to lên rằng: “Hoan hô Đức Tổng”. Người ta gào
lên rằng: “Hoan hô đấng Chúa sai đến”, và khi đoàn đồng
tế đã đâu vào đó trên Cung Thánh, thì vị chủ sự, “người
của Sự Thật” và “người của lòng can đảm” vẫn còn ở
mãi xa, đang “vật lộn” với đám đông dân chúng trào tràn
tình thương yêu.
Người ta
đã yêu mến Đức Tổng thật nhiều vì Đức Tổng đã “chạnh
lòng thương” người ta thật nhiều. Có thế thôi ! Đã thế,
bài giảng khai mạc lại nói về con tim, lại nói về tình
yêu, nói về ơn tha thứ, nói về cuộc sống hiệp nhất.
“Trong vũ trụ thiên nhiên, mùa đẹp nhất là mùa xuân,
trong con người, phần đẹp nhất là chính con tim, con tim
biết yêu thương…”
Vậy Năm
Thánh ở Thái Hà là gì, thưa đã rất rõ, là đánh dấu
một chặng đường 50 năm của Lòng Tin, là tìm đến với
Lòng Xót Thương của Thiên Chúa để đón nhận ơn tha thứ,
là tận hưởng ân huệ lòng thương yêu của Thiên Chúa và
để học tập lời Chúa hầu lớn lên trong Đức Tin, trong
Lòng Yêu Mến.
Đến với
Thái Hà, Năm Thánh là đến với Lời của Chúa, học hỏi
ngẫm suy Lời Chúa, lấy Lời Chúa làm nền tảng, làm tiêu
chuẩn chọn lựa lối sống. Đã lấy Lời Chúa thì sẽ không
lấy lời của thế gian, không thể làm tôi hai chủ được,
lời thế gian phải được loại ra ngoài, vì nó là lời
gian dối, lời lừa bịp và đưa chúng ta đến chỗ chết, cho
dù nó đã được phong tặng bằng khen, huy chương, …
Đến với
Thái Hà là đến với ơn tha thứ, đến nhận lấy lời tha
thứ đầy yêu thương của Thiên Chúa, Đấng chỉ biết yêu
thương, nhưng đồng thời cũng là để chuyển ơn tha thứ đó
đến cho người khác. Ơn tha thứ chỉ ở lại với chúng ta
khi chúng ta biết chuyển ơn tha thứ đó đến cho người
khác ( Xin tha cho chúng con như chúng con cũng tha cho kẻ
có nợ chúng con ). Tha thứ cho kẻ xúc phạm và làm khổ
mình thì khó lắm, khó vì đến cùng sẽ phải trả bằng
giá máu như Chúa Giêsu đã làm.
Đến với
Thái Hà là để yêu mến “Lạy Chúa từ nhân, xin cho con
biết mến yêu và phụng sự Chúa trong mọi người…”, để
tìm ra nơi người anh em mình gương mặt của Thiên Chúa, để
tìm ra nơi người anh em mình lý do để Thiên Chúa sẵn
sàng sống và chết cho họ, để ta vượt qua mọi rào cản,
mọi bất đồng mà yêu thương đến hiến mạng cho anh em,
người anh em bên cạnh mình mà mình có thể không quen
biết.
“Ôi Thần
Linh Thánh Ái xin mở rộng lòng con, xin thương ban xuống
những ai lòng đầy thiện chí, ơn an bình”.
Lm. VĨNH SANG,
DCCT, Hà Nội 1.2.2009 |
VỀ MỤC LỤC |
|
TỰ DO TRONG ĐỜI SỐNG TẬN HIẾN - CHỨNG TỪ ƠN GỌI, (BÀI 2)
|
Paris. Chủ
nhật 11 tháng 01 năm 2009, cả Giáo Xứ Việt Nam Paris đã học hỏi
về đề tài « Tự do trong đời sống tận hiến », do cha Phan Tấn
Khánh cho chứng từ. Đây là đề tài học hỏi thứ hai trong chương
trình « chứng từ ơn gọi », được thực hiện vào mỗi chủ nhật thứ
hai mỗi tháng, trong « Năm cầu cho ơn gọi 2009» tại GXVN Paris.
Chứng từ ơn gọi, bài 1, đã được cha Nguyễn Bình chia sẻ vào chủ
nhật 14.12.08 về vấn đề «Làm sao biết Chúa gọi mình» ?
1. Chương trình mục vụ
2009 đặc biệt nhắm về chủ đề « ƠN GỌI »
Trong Đại Hội Mục Vụ lần thứ 51 ngày chủ nhật 14 tháng 12 năm
2008, Đức Ông Mai Đức Vinh đã giới thiệu hướng đi mục vụ của
Giáo Xứ cho năm 2008-2009, đã được Ban Giám Đốc chấp nhận và Ban
Thường Vụ thông qua. Hướng đi này gồm hai chương trình chính:
Năm thánh Phaolô của toàn Giáo Hội và Năm Ơn gọi của Tổng Giáo
Phận Paris.
Về
Năm Thánh Phao-lô, với Giáo hội hoàn vũ, và theo chương trình
Tòa thánh, GX bắt đầu năm Thánh Phao-lô từ 29-06-2008 đến
29-06-2009. Mục đích Giáo hội mời gọi chúng ta tìm hiểu con
người của thánh nhân, học hỏi giáo lý của ngài qua sách Tông đồ
Công vụ (từ chương 9) và trong 12 thư ngài viết, để từ đó chúng
ta sống vững niềm tin vào Chúa Kitô và dấn thân truyền giáo theo
gương thánh Phao-lô. GX đã khởi sự từ đầu tháng 9-2008. Việc làm
cơ bản của mỗi người, mỗi cộng đoàn, mỗi hội đoàn, Ban, Nhóm,
tùy theo hoàn cảnh,học hỏi, chia sẻ về cách sống và giáo huấn
của Thánh nhân.
Về
Năm Ơn gọi, với chủ đề “ Tất cả cho ơn gọi “, dưới tiêu đề “ Năm
của Linh mục, văn phòng về ơn gọi củaTổng Giáo phận Paris muốn
mỗi họ đạo thể hiện một sinh hoạt nào đó nhằm 4 mục đích: 1-Gây
ý thức về ơn gọi nơi các em nhỏ; 2-Cổ võ ơn gọi nơi giới trẻ; 3-
Giúp các phụ huynh nhận ra bổn phận hướng dẫn con cái về việc
lựa chọn ơn gọi; 4- Liên kết mọi người trong lời cầu nguyện cho
ơn gọi.
Giáo Xứ chúng ta dành năm 2009 để hòa nhịp vào sinh hoạt mục vụ
ơn gọi của Tổng Giáo phận qua những thể hiện cụ thể :
1.
Xin mỗi vị giảng lể cố hướng về ơn gọi.
2.
Nhắc nhở và tổ chức các chiến dịch cầu nguyện cho ơn gọi
3.
Thứ bảy và chủ nhật II mỗi tháng sẽ mời một linh mục, thầy sáu,
tu sĩ hay giáo dân giảng lễ và cho chứng từ về ơn gọi.
4.
Chỉnh đốn lại “ nhóm các em giúp lể “: đi đều đặn, học biết về
cách giúp lể, học hiểu về ý nghỉa và các cử chỉ phụng vụ trong
việc giúp lễ.
5.
Chỉnh đốn lại Hội Yểm trợ Ơn gọi: Nên có thư liên lạc để nhắc
nhở các hội viên cầu nguyên, góp tiền niên liễm. và cổ động hội
viên mới.
6.
Cần mở rộng quan điểm về ơn gọi: Ơn gọi linh mục, ơn gọi tu sĩ,
ơn gọi giáo dân tận hiến, ơn gọi phó tế vĩnh viễn, ơn gọi lập
gia đình.
7.
Cổ động cho các địa điểm mục vụ, các hội đoàn tham gia chương
trình của năm ơn gọi: dâng lể, giờ thánh, trao đổi về ơn gọi…
8.
Mỗi tháng báo GX dành 1-2 ” trang về ơn gọi “.
9.
Mở ” Trang Ơn gọi “ trên site Internet của GX.
10.
Dành bảng lớn để trình bày hình ảnh, tin tức về ơn gọi.
2. Cha Phan Tấn Khánh
cho chứng từ về « Tự do trong đời sống tận hiến »
Nhằm thể hiện chương trình năm « Ơn Gọi » này, Chúa nhật thứ hai
trong tháng giêng, 11.01.2009, cha Phan tấn Khánh, linh mục
thuộc tu hội Xuân Bích, đã đến chủ tế, chia sẻ Lời Chúa với cộng
đoàn giáo xứ và cho chứng từ về « Tự do trong đời sống tận
hiến » (1).
Trước nhất ngài tóm tắt Lời Chúa
hôm nay,
Lễ trọng Chúa Giêsu
chịu Phép Rửa, Chúa nhật thứ nhất, Mùa thường
niên năm B.
Bài đọc I, trích Sách I-sai-a
(Is 55, 1- 11) : Lời Thiên Chúa vừa bổ dưỡng, vừa bí nhiệm, và
luôn kêu gọi chúng ta trở lại với Giao ước.
Bài đọc II, trích thư thánh Gioan
(1 Ga 5, 1- 9) : Ai tin kính Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa, thì
được Thiên Chúa cho tái sinh và cho làm con Thiên Chúa.
Bài Tin Mừng theo thánh Mác-cô
(Mc 1, 7-11): Hồi ấy, Đức Giê-su từ Na-da-rét miền Ga-li-lê đến,
và được ông Gio-an làm phép rửa dưới sông Gio-đan. Vừa lên khỏi
nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thần Khí như
chim bồ câu ngự xuống trên mình. Lại có tiếng từ trời phán rằng
: "Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con".
Rối từ đó,
ngài đặt vấn đề : « Tự do là gì ? Theo tiếng gọi của Chúa để
sống đức tin, để lập gia đình, và đặc biệt để sống đời tận hiến,
có tự do không » ?
Cha Phan
tấn Khánh chia sẻ (1) :
Vâng theo lời của Đức Ông Giám Đốc Giu-se, sáng nay chúng ta
cùng nhau chia sẻ về đề tài tự do và cầu nguyện xin Chúa ban
thêm nhiều tâm hồn quảng đại dâng mình trong đời sống tận hiến.
Làm thế nào để có thể suy niệm về đề tài này trong ngày lễ mừng
kính mầu nhiệm Chúa chúng ta chịu phép Rửa ? Trả lời câu hỏi
này, không gì hơn là để Lời Chúa của ngày lễ hôm nay soi sáng
chúng ta.
Nhờ giáo lý, chúng ta biết được rằng việc Chúa Giê-su chịu phép
rửa là một trong ba biến cố của mầu nhiệm Hiển Linh. Ở đó, Chúa
hiển dương thần tính của Ngài: con người Giê-su tỏ lộ Ngài là
con dấu ái của Thiên Chúa và chính là Thiên Chúa. Phần chúng ta,
bằng bí tích Thánh Tẩy của ngày chịu phép rửa tội, chúng ta đã
trở thành con cái Thiên Chúa. Từ đó, chúng ta không ngừng được
mời gọi để làm hiển lộ hình ảnh của Thiên Chúa Ba Ngôi đã in sâu
trong tâm khảm mình. Hình ảnh đó được phản chiếu dưới nhiều
phương diện trong đời sống của người ki-tô hữu, ở đó, tự do là
một phần không thể thiếu.
Tự do là gì ? Chúng ta có thể nêu lên vài điểm đồng thuận như
sau. Trước hết, tự do đối nghịch với thân phận nô lệ; người có
tự do là người hoàn toàn làm chủ đời mình, không phụ thuộc vào
bất kỳ ai, bất kỳ hoàn cảnh nào. Kế đến, khác với người Do Thái,
những người đã từ chối sự tự do mà Chúa Ki-tô hứa ban, chúng ta
được Ngài giải thoát khỏi ách tội lỗi (Phúc Âm Gioan, ch. 8).
Sau nữa, dầu rất quan trọng, nhưng tự do không phải là mục đích
tự thân: Chúa ban cho chúng ta ưu phẩm này để chúng ta xử dụng
xứng hợp mà tôn vinh Chúa và phục vụ anh chị em mình. Và một
điểm nữa, rất quan trọng, tự do không phải là muốn làm gì thì
làm, vì nếu vậy, gia đình, giáo hội, xã hội sẽ đại loạn; bất kỳ
ở đâu, ở thời đại nào cũng có luật lệ và quy tắc. Những điều này
và nhiều điểm căn bản khác nữa, ai cũng dễ dàng chấp nhận.
Nhưng vấn đề sẽ trở nên nan giải hơn chút ít như lời Đức Ông
Giám Đốc đã gợi ra trước lời đầu lễ : có nhiều người, ngay cả
một vài người công giáo, nghĩ rằng làm con Chúa là mất ít nhiều
tự do, đi tu càng mất tự do. Người công giáo phải sống dưới đủ
thứ luật lệ, người sống bậc tu trì thì càng nhiều sự ràng buộc
hơn, nhất là bị chi phối bởi khấn vâng phục.
Nhưng nếu lý luận như vậy, thì từ các Đấng chủ chăn cho đến tất
cả chúng ta đều là nô lệ ! Nếu vậy, ơn giải thoát của Chúa Ki-tô
đã vô ích ! Nếu vậy, chính Đấng cứu độ và Chúa chúng ta cũng đã
là một người bị mất sạch tự do, bởi vì Ngài đã vâng phục đến
cùng, vâng phục cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, và chết trên
cây thập tự. Nếu vậy, chúng ta tôn thờ một người nô lệ. Nếu vậy,
chúng ta đã kính mến một người nô lệ khác, người ấy có tên là
Maria, chính là người đã nói lời “xin vâng”. Theo lối lý luận
này : thờ một người bị tước đoạt tự do, kính một người nô lệ
khác, thân phận của chúng ta thật thảm hại đến chừng nào !
Nhưng không !
Bởi vì tư tưởng của Thiên Chúa không phải là tư tưởng của loài
người, và đường lối của Người lại càng khác xa với đường lối của
chúng ta như trời cách đất (bài đọc I). Ngài đã dùng chính sự tự
hạ và vâng phục tuyệt đối của Con Một duy nhất của mình để giải
thoát chúng ta khỏi thân phận nô lệ, khỏi sự tự do giả tạo của
chúng ta nữa.
Bởi vì, hôm nay, Ngài chứng thật rằng Đức Giê-su là Con chí ái
vì đã vâng lời Ngài, vì đã hạ mình. Ngài đã cho tất cả mọi người
có mặt buổi sáng hôm ấy ở sông Gio-đan, và không chỉ buổi sáng
hôm ấy mà còn cho muôn đời sau, thấy rằng Chúa Giê-su là Con chí
ái của Ngài. Đó là điều thánh Phao-lô đã suy niệm và xác quyết :
sau khi Chúa Giê-su Ki-tô đã vâng lời cho đến chết, Chúa Cha “
đã siêu tôn Người”, và tặng ban cho Người một “danh hiệu vượt
trên muôn ngàn danh hiệu”. Để khi vừa nghe đến danh thánh
Giê-su, “cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật
phải bái quỳ” (thư gời tín hữu Philipphê, ch. 2).
Chỉ ai là con chí ái mới đủ sức mạnh và yêu thương để vâng lời,
mới có thể thoát khỏi mọi ràng buộc và cưỡng bách.
Hôm nay, chúng ta cầu xin cho có nhiều người biết đáp trả lại
tiếng gọi của Chúa mà dâng mình phục vụ Chúa và Hội Thánh. Hôm
nay một lần nữa, xin Chúa cho chúng ta biết xác tín rằng chỉ có
sự vâng phục theo thánh ý Chúa mới là nguồn mạch mang lại tự do
đích thật, và chỉ có người được giải thoát hoàn toàn mới có thể
thưa lời fiat, như Đức Maria ngày xưa, cùng Cha trên trời.
Chúa Ki-tô đã giải thoát chúng ta, xin Ngài tiếp tục ban cho
chúng ta biết can đảm dùng tự do của mình đáp lại tiếng gọi của
Ngài để dấn thân phục vụ anh chị em mình. Khi ấy, tiếng Chúa Cha
đã làm chứng về Con Một của Người ngày nào trên dòng sông
Gio-đan cũng sẽ vang vọng trên đời sống chúng ta. Khi ấy, Thần
Khí của Sự Thật cũng sẽ lấy hình chim bồ câu mà tăng thêm ơn trợ
lực cho chúng ta. Khi ấy, chắc chắn rằng hình ảnh của Chúa Ba
Ngôi sẽ in tạc sâu thêm vào trong linh hồn chúng ta, để càng tỏ
rạng ngày một hơn trong đời sống thánh đức, nhiệt thành của con
cái Người trước mặt thiên hạ.
Paris, ngày 13 tháng 01 năm 2009
Trần Văn Cảnh
Ghi
chú :
(1). Xin chân thành cám ơn cha Phan Tấn Khánh đã ghi lại và cho
phép phổ biến bài chia sẻ. |
VỀ MỤC LỤC |
|
TÌNH YÊU KHÔNG BIẾT SỢ
HÃI
|
Khi đến thăm một trại cùi, ông Raoul
Follereau tiến đến bên cạnh một cô gái phong cùi và chìa tay ra
bắt. Cử chỉ này khiến thiếu nữ bỡ ngỡ, và cô không dám đưa tay
ra đáp lễ. Thấy ông Raoul ngỡ ngàng, vị giám đốc trại phong bèn
giải thích:
- Thưa ông, qui luật của trại chúng tôi
không cho phép bệnh nhân bắt tay khách, vì nhiều người sợ lây
bệnh.
- Cám ơn ông giám đốc. Nhưng qui luật trại
chỉ cấm bệnh nhân bắt tay khách, chứ đâu cấm khách hôn bệnh
nhân?.
Vừa nói xong, ông Raoul liền tiến đến ôm
hôn người cùi. Mọi người sững sờ trước cử chỉ đầy yêu thương và
thân thiện ấy. Phút chốc, cả đám người cùi nhào đến ôm lấy ông.
Và một giọng nói nghẹn ngào thốt lên:
- Hôm nay chúng tôi cảm thấy mình thực sự
là con người.
***
Thánh Gioan viết: "Tình yêu không biết đến
sợ hãi; trái lại, tình yêu hoàn hảo loại trừ sợ hãi" (1Ga 4,18).
Vâng, chính tình yêu hoàn hảo dành cho những người phong cùi bất
hạnh đã khiến ông Raoul Follereau không một chút sợ hãi vi trùng
Hansen ghê rợn, không mảy may kinh khiếp máu mủ hôi tanh của
bệnh nhân phong cùi. Chính tình yêu hoàn hảo là tình yêu đã dẫn
Ðức Giêsu đến chân thập giá. Chính tình yêu hoàn hảo đã thúc đẩy
các tông đồ can đảm chịu bách hại và bình thản bước tới cái
chết.
Chỉ trong một đoạn ngắn của Tin Mừng hôm
nay, Ðức Giêsu đã nhắc lại ba lần câu: "Anh em đừng sợ" (Mt
10,26.28.31). Con người có muôn vàn nỗi sợ: sợ bệnh tật, sợ già
nua, sợ chết chóc, sợ tai họa, sợ chiến tranh, sợ nghèo đói, sợ
bóng tối, sợ khổ đau, sợ ngu dốt v.v... Danh sách các nỗi sợ của
chúng ta còn rất dài, nhưng xem xét kỹ đa số đều là sản phẩm của
trí tưởng tượng, nó không có thật, nó chưa xảy ra, và rất nhiều
khi chẳng bao giờ xảy ra. Nếu đem phơi trần các nỗi sợ hãi, có
khi chúng ta phải phá lên cười ...
Không ít người để cho nỗi sợ hãi biến các
buổi bình minh tươi sáng, an bình thành những chiều hoàng hôn ảm
đạm, buồn thảm! "Tình yêu hoàn hảo loại trừ sợ hãi". Một khi đã
yêu Chúa rồi, chúng ta sẽ can đảm rao giảng Lời Chúa, chúng ta
chẳng còn sợ "những kẻ chỉ giết được thân xác mà không giết được
linh hồn" (Mt 10: 28). Một khi đã yêu anh em rồi, chúng ta chẳng
còn sợ ai đố kỵ, ghen ghét, hận thù; chẳng còn ghê tởm, kinh hãi
những kẻ thấp kém, đốn mạt, hung hăng. Chính tình yêu là khí
giới xua đuổi mọi sợ hãi đang dằn vặt con người, cho dù là cái
chết. Vì chính tình yêu của Thiên Chúa sẽ dẫn đưa chúng ta từ
đêm dài tăm tối của tử thần đến bình minh sáng lạn của đời sống
mới.
Nếu Thiên Chúa là Ðấng Nhân Ái đã lấy tình
yêu rộng lớn của Người mà ôm ấp nhân loại vào lòng thì chúng ta
hãy mạnh dạn mà đặt trọn niềm tin nơi Người. Thật vậy, hôm nay
Ðức Giêsu khẳng định: "Ngay đến tóc trên đầu anh em, Người cũng
đếm cả rồi. Vậy anh em đừng sợ, anh em còn qúy giá hơn muôn vàn
chim sẻ" (Mt10: 30-31). Nếu Thiên Chúa là Ðấng Ðộc Nhất vĩnh
cửu, đã dùng sự khôn ngoan mà hướng dẫn, dùng sức mạnh mà bảo
vệ, dùng tình yêu mà giữ gìn con người, thì chúng ta còn chờ đợi
gì nữa mà không tin cậy phó thac nơi Người.
Nếu "Thiên Chúa là Tình yêu" (1Ga 4,16),
Người đã nâng đỡ chúng ta trên mọi nẻo đường, và luôn sẵn sàng
ban cho chúng ta muôn vàn ân huệ trong mỗi thăng trầm của cuộc
sống, thì chúng ta còn lý do gì để bi quan và sợ hãi. Chính đức
tin thắng vượt sợ hãi,
Ðức tin là con đê vững chắc để chống lại
những đợt sóng dữ dội là các nỗi sợ hãi. Ðức tin đem lại sự an
bình nội tâm để đối phó với các căng thẳng và gánh nặng của cuộc
đời. Ðức tin biến cuồng phong thành gió mát, thất vọng thành hy
vọng.
***
Lạy Chúa, Chúa đã quan tâm đến từng con
chim trên trời, Chúa đã đếm từng sợi tóc trên đầu chúng con.
Chúng con có một giá trị độc nhất vô nhị trong ngôi nhà vũ trụ
này, chúng con có một chỗ đứng quan trọng trong trái tim yêu
thương của Chúa. Xin cho chúng con đừng bao giờ tách mình ra
khỏi tình yêu quan phòng của Ngài. Xin cho chúng con đừng tìm
kiếm cho mình sự an toàn nơi bất cứ hầm trú ẩn nào. Vì duy một
mình Chúa là nơi trú ẩn an toàn của cuộc đời chúng con. Amen.
Ngọc Nga (sưu tầm) |
VỀ MỤC LỤC |
|
CẦN NHẸ
NHÀNG VÀ HỮU LÝ TRONG LỜI MÌNH NÓI
|
Chúng ta thường hay phàn nàn: “Con
trẻ bây giờ cứng đầu khó dạy hơn chúng ta ngày xưa.” Nhưng,
chúng ta hãy thử phân tích một vài mẫu chuyện để xem: đâu là
nguyên nhân của những vấn đề mà chúng ta đang gặp phải trong vấn
đề giáo dục của chúng ta hôm nay.
Quốc Trung và bố mẹ đang đi thăm
các bạn bè. Trong lúc những người lớn ngồi nói chuyện ở cữa
trước, cậu bé Quốc Trung chạy rông. “Quốc Trung ! Con lại đây”,
mẹ nó ra lệnh. Đoạn bà quay lại với bạn bè và tiếp tục nói
chuyện. Cậu bé không nói gì, lẩn sang phía góc nhà và từ từ đi
tới cái xích đu ở vườn sau. Bà mẹ xuất hiện ở lối đi sau vườn.
“Quốc Trung ! Đến đây !” bà ra lệnh với sự cử động của ngón tay
để chỉ điểm nó phải đến. Cậu bé quay lưng lại, nhấc cằm, nhắm
mắt, và nhuếch miệng nhe răng cười rồi ngồi xuống trên chiếc
xích đu, le lưỡi liếm môi. “Quốc Trung ! Mẹ bảo con đến đây bây
giờ”, bà mẹ giận dữ quát tháo. Cậu bé phớt lờ, tiếp tục đu đưa
chiếc xích đu. “Mẹ đi mách ba con”, bà mẹ nói to trong lúc bước
ra khỏi đó. Không có gì xảy ra. Nó tiếp tục đu đưa. Cuối cùng,
chán quá rồi, nó đi bộ trở lại cổng trước.
Cậu bé tỏ ra thiếu kính trọng đối
với những mệnh lệnh của mẹ nó. Trong trường hợp nầy, bà mẹ đón
nhận cái bà đáng nhận. Bà đã làm một yêu sách vô lý. Cậu bé đáp
trả với sự kháng cự táo bạo đối với mệnh lệnh của bà. Trong giây
phút đặc biệt nầy, có sự tranh chấp quyền hành giữa mẹ và con.
Và cậu bé đã thắng. Không có lý do tại sao nó không được chơi
trên chiếc xích đu. Bà mẹ đã cố gắng tỏ uy quyền, còn cậu bé thì
vẫn ngồi yên, tỏ vẻ kháng cự. Bấy giờ, bà mẹ đành phải đầu hàng,
nhưng tiếp tục dùng lời nói hăm đe như một khí cụ. Cuối cùng, bà
đe dọa mách với ông bố. Nhưng, cậu bé biết rằng ông bố sẽ không
làm gì như kết quả đã cho thấy. Đe dọa nói với ông bố luôn là
một lời nhắn gởi không mấy kết quả. Ông bố không bao giờ bị đặt
trong vai trò phải thực hiện một quyền bính, điều mà đối với ông
không còn hiệu quả nữa cho công việc giáo dục con cái.
Những yêu sách hợp lý thường được
xác định bỡi sự trọng kính của con trẻ và sự tuân phục của chúng
đối với mệnh lệnh. Có nhiều bố mẹ trở nên giận dữ vì đứa trẻ
không làm như họ bảo, lý do có thể là vì những yêu sách của họ
không hợp lý mà chỉ cố gắng để điều khiển đứa trẻ mà thôi. Điều
đó thường tạo nên một cuộc chiến về quyền hành để xem ai là ”Ông
Chủ”. Những bố mẹ nầy đã không nhận ra điều quan trọng trong
những cố gắng của họ là thiết lập một quan hệ tốt đẹp giữa kẻ
trên và người dưới. Họ quên rằng đối với con trẻ ngày hôm nay,
sự trên quyền của người lớn thì không còn được chấp nhận nữa. Vì
thế, con trẻ nhất quyết không chịu vâng lời như một nguyên tắc
sống để thoát khỏi sự thống trị. Một đứa trẻ cảm thấy mình bị
xếp đặt hoặc bị làm chủ, sẽ có phản ứng phục thù với sự bất phục
tùng. Chúng ta có thể tránh những xung khắc ấy nếu chúng ta chỉ
làm những mệnh lệnh cần thiết và hợp lý trong một cách thế không
tỏ ra quyền uy.
Cô bé Thanh Lan, 10 tuổi, đang
chơi cách nhà một khoảng cách không xa. Bà mẹ muốn sai nó đến
quày hàng mua một vài món hàng lặt vặt, vì thế bà ra gọi nó từ
cổng trước. Cô bé cứ tiếp tục chơi, làm như cô bé không nghe
tiếng mẹ gọi. Cô bé không trả lời, bà mẹ đành chịu thua. Vài
phút sau đó, bà gọi nữa. Nhưng cô bé vẫn ra vẻ không nghe thấy
gì. Sau cùng, một trong những bạn bè của cô nói: “Thanh Lan, mẹ
mầy đang gọi mầy đó !” “Ô, tao biết, nhưng bà ta chưa la”. Thay
vì la lối, bà mẹ đi ra, mang theo chiếc giây roi nho nhỏ. Bà đi
đến chỗ cô bé. Cô bé nhìn ngạc nhiên. “Con không nghe mẹ gọi sao
? Đi về nhà, bà nhấn mạnh từng từ ngữ với tiếng kêu của sợi giây
đập vào chân cô bé. Cô bé nhảy lên và vội chạy về nhà. Vài phút
sau, cô bé bắt đầu đi đến gian hàng.
Cô bé đã trở thành “Mẹ Điếc”(
nghĩa là mẹ nói thì không nghe), một vấn đề đã xảy ra cho rất
nhiều gia đình. Dĩ nhiên, con cái phải làm một số những bổn phận
giúp đỡ cha mẹ để đóng góp vào những lợi ích gia đình. Tuy
nhiên, những công việc nầy phải là một cái gì được giáo dục,
được ý thức bỡi đứa trẻ và nên được hoàn thành một cách bảo
đảm.
Ở đây, bà mẹ nên cùng cô bé thảo
luận trước một chương trình nho nhỏ có thể thõa đáp được những
nhu cầu của gia đình và cũng để phản ảnh được nhận thức về quyền
lợi chơi với bạn bè của cô bé. Chẳng hạn: vào lúc ăn trưa, bà mẹ
có thể nói: mẹ cần mua một ít đồ từ tiệm tạp hóa trước 5 giờ
chiều hôm nay. Mấy giờ con có thể giúp mẹ đi mua được ? Khi cô
bé làm sự chọn lựa, bà mẹ có thể hỏi: mẹ sẽ gọi con vào lúc đó
được không ? Bấy giờ cô bé biết cái gì được mong đợi nơi cô và
cô có cơ hội để chọn thời gian thích hợp cho cô. Lúc đó, yêu
sách xem ra là có lý và cô bé sẽ đáp lại với một cảm giác tự hào
về bổn phận nó cần phải làm.
Một câu chuyện khác: Bà mẹ đang
ngồi trong phòng coi Tivi, sửa chữa mấy cái quần áo lặt vặt
trong lúc cô bé Mỹ Huyền, 8 tuổi, đang coi Tivi. “Mỹ Huyền, con
lấy cho mẹ bao thuốc lá đi”. Cô bé nhảy xuống và đi lấy thuốc lá
cho mẹ. Vài phút sau, bà lại gọi: “Cưng ơi, con lấy cuộn chỉ
trắng cho mẹ”. Cô bé đi lấy cuộn chỉ. Sau đó không lâu, bà mẹ
lại gọi:” Con ơi, con đi tắt bếp cho mẹ”. Cô bé lại phải chạy đi
tắt bếp cho bà mẹ.
Bà mẹ đã đối xử với cô bé như một
đứa đầy tớ. Cô bé cố gắng thõa đáp những yêu sách không hợp lý
chút nào chỉ vì nó muốn làm vui lòng mẹ nó. Và chúng ta cho nó
là cô bé ngoan, nhưng thật ra nó không học xử sự như một cá nhân
tự quyết.
Một câu chuyện nữa: Bà mẹ và ông
bố đang ngồi ở sân sau nói chuyện với những người bạn chợt đến
bất thình lình. Thuý Hằng, 9 tuổi, đang chơi với hai đứa bạn gái
ở gần đó. Minh Quang, 1 tuổi rưỡi, đang loay hoay vì đã đến giờ
đi ngủ. Bà mẹ ôm nó một lúc, nhưng sự khuấy động của nó làm mọi
người chia trí. “Thuý Hằng, con đến bế em bỏ vào trong chiếc
giường của nó giúp mẹ đi”. “Ô, mẹ!” Cô bé thở dài. Nhưng rồi,
cũng rời các bạn và làm như mẹ nó bảo.
Bà mẹ đã làm một sai bảo không hợp
lý. Chúng ta không nên bảo một đứa trẻ làm một điều mà chúng ta
không thích bị yêu cầu làm. Bà mẹ muốn ở với các bạn bà nên đã
bảo đứa trẻ rời các bạn nó để chăm sóc cho cậu bé con. Điều nầy
cho thấy sự thiếu kính trọng đối với quyền lợi của cô bé. Tốt
nhất, bà mẹ nên cáo lỗi và tự mình đem cậu bé vào trong giường
vì còn có ông bố tiếp chuyện với khách.
Khi chúng ta muốn làm một yêu sách
hay ra một mệnh lệnh cho một đứa trẻ, chúng ta phải nhạy cảm đối
với tình thế cũng như đối với khả năng của đứa trẻ nữa. Có những
đứa trẻ thích nhiệm vụ chăm sóc trẻ nhỏ, nhưng cũng có những đứa
không thích mấy. Vì thế, giao trách nhiệm phải tùy từng đứa, và
tốt hơn nên có sự đồng ý trước, như khi nào trách nhiệm đó được
thực hiện. Dĩ nhiên, nếu bà mẹ cần thêm sự giúp đỡ, bà có thể
gọi đứa trẻ lớn hơn giúp bà.
Chúng ta có thể ngẫm nghĩ về những
trường hợp, trong đó chúng ta đòi hỏi hay ra lệnh cho một đứùa
trẻ phải làm một cái gì ngay tức khắc. Đây là một cách thế tỏ ra
uy quyền và thường là một đòi hỏi không hợp lý. Sự đáp trả của
đứa trẻ:”Ôâ, bà luôn luôn la hét và bắt tôi phải làm một cái
gì”, điều đó cho thấy một tương quan nghèo nàn, thiếu sự hòa
hợp, thiếu sự cộng tác giữa hai bên. Muốn được sự cộng tác của
đứa trẻ, chúng ta nên dùng những phương cách tế nhị, kính trọng,
và khéo léo hơn là những mệnh lệnh, vì không một ai, ngay cả con
trẻ, thích nhìn thấy quyền hành được lạm dụng trong xã hội hôm
nay.
Lm. Lê văn
Quảng,
tiến sĩ tâm lý
|
VỀ MỤC LỤC |
|
CHÚA GIÊSU
KITÔ - LỜI THIÊN CHÚA UY QUYỀN |
Trên thế gian
này, có những chuyện quá xưa cũ, mà người ta vẫn lầm tưởng như
là mới mẻ lắm. Điển hình, sự ngu muội của một số người vẫn cho
mình là tiến bộ từ loài vượn đến loài người, và chưa hề mường
tượng ra có một loài người đang tiến bộ từ loài người đến loài
thiêng liêng thần thánh, chưa nói đến việc loài người ấy được
tan hòa trong thiên tính vô cùng cao quí của một Đấng Thiêng
Liêng là Đức Chúa Trời, được làm con Chúa Trời. Cái thói ăn bậy,
nói bừa, như “con chim hay nói, nó nói tào lao, không có đứa
nào, dạy cho tao nói”, cái thói xảo trá gian ngoa “đâm đầu thóc,
thọc đầu gạo” của loại đòn xóc hai đầu, hoặc cái thói “nói đàng
đông, làm đàng tây, nói một đường, làm một nẻo” vẫn là cái căn
cốt của con quỷ Satan ngay từ buổi bình minh sáng thế. Có gì mới
đâu! Thế nhưng, có những con người chủ trương sống và kêu gọi
người ta sống lại cái thủa ban đầu của sự tăm tối ngu muội ấy,
vì người ta không ưa thích sự thật, hoặc dùng sự thật bên ngoài
như bức màn che bao điều giả dối ở bên trong: sự giả dối ngay
trong hôn nhân gia đình: khoái lạc dưới tên gọi hạnh phúc; ở nhà
trường, ở xã hội, thành tích thi đua thay cho thực lực, xin-cho
có điều kiện được gọi là tự do, bố thí rửa tiền mang áo lụa thơm
mùi bác ái…. Người ta đang tưởng mình sống, thật ra đang sống
trong sự chết, tưởng mình tự do, thực ra đang nô lệ, tưởng mình
chiến thắng, thực ra đang bại trận trong chính cuộc đời mình.
Sự giả dối
đang hoành hành khắp nơi trên thế giới, không loại trừ quốc gia,
dân tộc, giáo hội, tổ chức, cá nhân…vì Satan luôn chọn ‘lòng
người” làm sào huyệt xuất phát, để chống lại sự thật là chính
Thiên Chúa. Và khi lòng người giả dối, sẽ trổ sinh bao điều ô uế
cho chính mình và cho cuộc đời. Mưu đồ của Satan còn khủng khiếp
hơn nữa, khi chúng tôn vinh các sự dối trá bằng những tuyên
dương, bằng cách đội cho các thông tin sai sự thật chiếc vương
miện hoa hậu, bằng cách truyền bá rằng sự giả dối đang chiến
thắng, đang thống trị.
Ai có thể tin
được? Có đấy, có biết bao nhiêu người lầm tưởng.
Riêng với các
tín hữu công giáo, là những người con của Thiên Chúa, con của sự
thật, thì Lời Chúa hôm nay, đang cảnh tỉnh mỗi người đề phòng
mưu chước của Satan, và một lần nữa khẳng định cho con cái Chúa
biết rằng: Uy quyền thuộc về Thiên Chúa.
Lời Chúa đầy
quyền năng vì là Lời của sự thật và Lời ban sự sống. Chỉ một Lời
ngài phán, đã có ngay bầu trời và tinh tú cùng muôn vạn vật có
sự sống (Tv 32). Công trình trần gian do Lời Chúa tác thành vẫn
tồn tại, và tồn tại trong vẻ đẹp huy hoàng của Thiên Chúa mà
người trần gian đến muôn đời vẫn không thể hiểu thấu.
Lời Chúa đầy
uy lực khiến người nghe phải rung động tâm can vì Lời Chúa là
tình yêu. Uy lực của tình yêu vô biên vì tình yêu chân thành,
không hề giả dối, tình yêu tín trung không bao giờ phản bội,
tình yêu thường hằng bất biến vì tình yêu không lệ thuộc thời
gian không gian hữu hạn.
Thiên Chúa đã
đặt Lời của Người vào miệng lưỡi của các tiên tri, để các Ngài
thông tin cho nhân loại biết về một Thiên Chúa đầy toàn năng,
toàn ái. Sách Đệ Nhị Luật 18,18-19, ghi rõ:
“Từ giữa anh em của chúng, Ta sẽ cho xuất hiện một ngôn sứ như
ngươi để giúp chúng, Ta sẽ đặt những Lời của Ta trong miệng
người ấy, và người ấy sẽ nói với chúng tất cả những gì Ta truyền
cho người ấy.19 Kẻ nào không nghe những lời của Ta,
những lời người ấy nói nhân danh Ta, thì chính Ta sẽ hạch tội
nó”.
Thiên Chúa
vẫn biết, Satan vẫn luôn đã và đang rêu rao phủ nhận sự hiện
diện của Ngài. Còn Satan vẫn biết có Thiên Chúa, nhưng luôn muốn
và làm cho con người không biết, hoặc biết mù mờ, hoặc từ chỗ
biết đến chỗ phủ nhận từ chối. Satan không muốn cho con người
chấp nhận có một sự thật hiển nhiên, tỏ tường là Thiên Chúa. Vì
thế, ngay cả các tiên tri, cũng có thể bị chúng phỉnh lừa để
nhân danh Thiên Chúa mà không nói Lời Thiên Chúa đã truyền, như
Ngài đã tiên liệu và căn dặn: “Nhưng
ngôn sứ nào cả gan nhân danh Ta mà nói lời Ta đã không truyền
cho nói, hoặc nhân danh những thần khác mà nói, thì ngôn sứ đó
phải chết."(c 20)
“Nhân danh
Chúa mà nói lời Thiên Chúa không truyền dạy” là mưu chước tinh
xảo nhất của Satan trong thời đại hiện nay. Chỗ này, chỗ kia,
rồi chỗ nào cũng có những người áp đặt ý của mình thành ý của
Thiên Chúa, lời của mình thành Lời của Thiên Chúa, giới thiệu
cho người nghe một khuôn mặt Thiên Chúa đã bị biến dạng. Thiết
tưởng, việc học hỏi lời Chúa trong các gia đình, trong các lớp
giáo lý, cần được thực hiện nghiêm túc hơn nữa, từ người dạy đến
người học, không chỉ để hiểu được Lời Chúa, sống lời Chúa , mà
còn để cho Lời Chúa tác động trong mọi hành vi cử chỉ ngôn từ,
và còn để phân biệt lời nào, ý nào của Chúa, lời nào, ý nào của
loài người.
Để củng cố,
kiện toàn cho Lời của Thiên Chúa đã được đặt nơi miệng của các
Tiên Tri, Thiên Chúa đã sai chính Ngôi Lời của Ngài đến trong
trần gian là Đức Giêsu Kitô. Quyền năng của Lời Thiên Chúa nay
được ủy thác nơi chính Đức Giêsu Kitô. Vì thế, thánh Marcô ghi
nhận rằng : “Đức Giê-su
và các môn đệ đi vào thành Ca-phác-na-um. Ngay ngày sa-bát,
Người vào hội đường giảng dạy.22 Thiên hạ sửng sốt về
lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm
quyền, chứ không như các kinh sư” (Mc 1, 21-22).
Sự thật về
Thiên Chúa là “Thiên Chúa là sự thật”. Sức mạnh của sự thật cũng
chính là sức mạnh của Thiên Chúa. Đức Giêsu đang mang cả kho
tàng sự thật của Thiên Chúa đến trong trần gian, và sức mạnh ấy
chiến thắng sự giả dối đang ngự trị trong lòng con người, đang
làm cho con người ra ô uế. Thần ô uế, con quỷ giả dối, biết
khiếp sợ trước Lời đã hóa nên người phàm: “ Ông Giê-su
Na-da-rét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt
chúng tôi? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên
Chúa! " (c 25). Vâng, Satan vẫn biết Đức Giêsu là Đấng Thánh
của Thiên Chúa, vẫn biết chỉ có Đức Giêsu sẽ tiêu diệt nó khỏi
lòng con người, để con người được an nhàn thư thái. Và quả vậy,
thánh Marco hôm nay cho biết: Đức Giêsu đã không tiêu diệt con
cái của Thiên Chúa, nhưng ngài dùng uy quyền của Lời Thiên Chúa
mà trục xuất satan và ảnh hưởng của nó ra khỏi con người.
"Câm đi, hãy xuất khỏi người này! ". Ngài trả lại cho con
người ấy nét đẹp nguyên tuyền của con cái Thiên Chúa, con cái
của sự thật.
Ma quỷ không
thể thắng được Lời của Thiên Chúa, nhưng sự dữ vẫn cứ tồn tại.
Vì ma quỷ vẫn luôn nhũng nhiễu Thiên Chúa , làm rối loạn tâm can
con cái của Ngài. Quỷ đang ám các chính phủ để củng cố quyền lực
trần gian, lừa lọc nhau mưu lợi, tham nhũng, làm cho con cái
Chúa lầm tưởng rằng phải cậy thế, cậy thần mới là chân lý . Quỷ
đang ám các nhà kinh doanh người, kinh doanh trên thân xác con
người, kiểu nầy, cách nọ. Quỷ cũng đang ám tâm trí bao người ăn
chơi hưởng thụ vô trách nhiệm trước tội giết chết các thai nhi
không thương tiếc. Quỷ đang ám các gia đình bắt đầu từ sự dối
trá trong tiền bạc, trong tình cảm, đến dối trá cho những cuộc
trăng hoa mây mưa ngoài vòng pháp luật của gia đình, làm mất sự
thánh thiện của hôn nhân công giáo, và dần dần, phá vỡ tan tác
khi cầm một tờ ly dị được xem như sự giải thoát, sự tự do.. Thần
ô uế cũng đang ám tôi, ám bạn, làm cho cuộc đời mình sống trong
sự giả dối từ sáng sớm đến chiều tối, và ngay cả khi vào giấc
ngủ-hình ảnh của sự chết ngàn thu.
Đã đến thời
gian không chỉ tin vào sức mạnh của Lời Thiên Chúa, mà phải sống
Lời Thiên Chúa cách thiết thực là kết hiệp với Đức Giêsu Kitô,
Ngôi Lời Quyền Năng mà nhờ sức mạnh của Ngài làm thành lũy che
chắn cho cuộc đời trước bao lời mời gọi của ma quỷ, của thần ô
uế.
Nguyện xin
Lời của Đức Kitô là sự thật đầy quyền năng, là giới răn mới của
Thiên Chúa, thanh tẩy tâm trí chúng con khỏi sự giả dối trong tư
tưởng, trong lời nói, trong hành động, để các sự ô uế không thấm
nhiễm cuộc đời chúng con và thế lực chống lại Thiên Chúa không
thể huyênh hoang rằng con cái của Chúa đã bại trận.
Và xin cho
chúng con can đảm làm chứng cho sự thật, cho chân lý, cho Thiên
Chúa trong thời đại con quỷ dối trá muốn khống chế tất cả loài
người.
Pm. Cao Huy
Hoàng |
VỀ MỤC LỤC |
|
Vài mẩu chuyện giáo dục |
Cuốn sách và giỏ đựng than
Có một câu chuyện kể
rằng tại một trang trại ở miền núi xa xôi, miền Đông bang
Kentucky, có một ông cụ sống với người cháu của mình. Mỗi buổi
sáng, ông cụ đều dậy rất sớm để đọc sách. Có những cuốn sách ông
đã đọc nhiều lần, đến mức cuốn sách sờn cũ, nhưng lúc nào ông
đọc cũng say mê và chưa một buổi sáng nào ông quên đọc sách.
Cậu cháu trai cũng bắt
chước ông, cũng cố gắng mỗi ngày đều ngồi đọc sách. Rồi một
ngày, cậu hỏi ông:
- Ông ơi, cháu cũng thử
đọc sách như ông, nhưng cháu không hiểu gì cả. Hoặc là có những
đoạn cháu hiểu, nhưng khi gấp sách lại là cháu quên ngay. Thế
thì đọc sách có gì tốt đâu mà ông đọc thường xuyên thế ạ...
Ông cụ lúc đó đang đổ
than vào lò, quay lại nhìn cháu và chỉ nói:
- Cháu hãy đem cái giỏ
đựng than này ra sông và mang về cho ông một giỏ nước nhé!
Cậu bé liền làm theo
lời ông, dù rằng tất cả nước đã chảy ra hết khỏi giỏ trước khi
cậu bé quay về đến nhà.
Nhìn thấy cái giỏ, ông
cụ cười và nói:
- Nước chảy hết mất
rồi! Có lẽ lần sau cháu sẽ phải đi nhanh hơn nữa!
Rồi ông bảo cháu quay
lại sông lấy một giỏ nước.
Lần này cậu bé cố chạy
nhanh hơn, nhưng lại một lần nữa, khi cậu về đến nhà thì cái giỏ
đã trống rỗng. Thở không ra hơi, cậu nói với ông rằng “đựng nước
vào cái giỏ là điều không thể”, rồi đi lấy một chiếc xô để múc
nước. Nhưng ông cụ ngăn lại:
- Ông không muốn lấy
một xô nước. Ông muốn lấy một giỏ nước cơ mà! Cháu có thể làm
được đấy, chỉ có điều cháu chưa cố hết sức thôi!
Rồi ông lại bảo cháu ra
sông lấy nước. Vào lúc này, cậu bé đã biết rằng không thể đựng
nước vào giỏ được, nhưng cậu muốn cho ông thấy rằng dù cậu chạy
nhanh đến đâu, nước cũng sẽ chảy hết ra khỏi giỏ trước khi cậu
về đến nhà. Thế là cậu bé lại lấy nước, lại chạy nhanh hết sức,
và khi về đến chỗ ông, cái giỏ lại trống rỗng.
- Ông xem này - Cậu bé
hụt hơi nói - Thật là vô ích!
- Cháu lại nghĩ nó là
vô ích ư... - Ông cụ nói - Cháu thử nhìn cái giỏ xem!
Cậu bé nhìn vào cái
giỏ, và lần đầu tiên, cậu bé nhận ra rằng cái giỏ trông khác hẳn
ban đầu. Nó không còn là cái giỏ than đen bẩn nữa, mà đã được
nước rửa sạch sẽ.
- Cháu của ông, đó là
những gì diễn ra khi cháu đọc sách. Có thể cháu không hiểu hoặc
không nhớ được mọi thứ, nhưng khi cháu đọc, sách sẽ thay đổi
cháu từ bên trong tâm hồn, như nước đã làm sạch giỏ than kia
vậy.
Chén Ánh Sáng
Chuyện kể rằng mỗi đứa
trẻ khi chào đời đều được ban tặng một chén Ánh Sáng hoàn hảo.
Nếu bạn biết chăm chút, từ chén Ánh Sáng đó sẽ mọc lên sức mạnh
và bạn sẽ làm được nhiều điều thật có ích.
Ngược lại, nếu bạn ghen
tị, nổi nóng hay hèn nhát, chính bạn đang thả vào cái chén một
viên đá. Khi đó một chút Ánh Sáng sẽ bị văng ra ngoài, vì Ánh
Sáng và viên đá không thể ở chung một chỗ.
Nếu bạn càng thả đá vào
chén, Ánh Sáng càng bị văng ra ngoài nhiều hơn, và cuối cùng
chính bạn sẽ trở thành một viên đá.
Viên đá không lớn lên,
cũng không thể chuyển động. Đến một lúc nào đó, rất có thể bạn
sẽ chán làm viên đá. Bạn còn một cách là lật úp cái chén xuống
để những viên đá rơi ra ngoài và Ánh sáng sẽ mọc lại từ đầu.
Có một câu nói: "Đừng
bao giờ mang đến cho người khác nhưng điều mà bạn không muốn họ
mang đến cho bạn.” Nếu bạn phạm phải những lỗi lầm, bạn đánh mất
dần món quà bạn được ban tặng từ lúc chào đời, dần dần bạn sẽ
biến mình thành con người khác. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ tỉnh
ngộ, và hãy nhớ rằng Ánh Sáng luôn ở trước mắt bạn. Hãy can đảm
làm lại từ đầu nhé bởi không có điều gì là quá muộn cả."
Theo MTO.
Chiếc Vòng
Một ngày nọ, Vua
Salomon bỗng muốn làm bẽ mặt Benaiah, một cận thần thân tín của
mình. Vua bèn nói với ông: "Benaiah này, ta muốn ông mang về cho
ta một chiếc vòng để đeo trong ngày lễ Sukkot và ta cho ông sáu
tháng để tìm thấy chiếc vòng đó. "
Benaiah trả lời: "Nếu
có một thứ gì đó tồn tại trên đời này, thưa đức vua, tôi sẽ tìm
thấy nó và mang về cho ngài, nhưng chắc là chiếc vòng ấy chắc
phải có gì đặc biệt? "
Nhà Vua đáp: "Nó có
những sức mạnh diệu kỳ. Nếu kẻ nào đang vui nhìn vào nó, sẽ thấy
buồn, và nếu ai đang buồn, nhìn vào nó sẽ thấy vui". Vua Salomon
biết rằng sẽ không đời nào có một chiếc vòng như thế tồn tại
trên thế gian này, nhưng ông muốn cho người cận thần của mình
nếm một chút bẽ bàng.
Mùa xuân trôi qua, mùa
hạ đến nhưng Benaiah vẫn chưa có một ý tưởng nào để tìm ra một
chiếc vòng như thế.
Vào đêm trước ngày lễ
Sukkot, ông quyết định lang thang đến một trong những nơi nghèo
nhất của Jerusalem. Ông đi ngang qua một người bán hàng rong
đang bày những món hàng trên một tấm bạt tồi tàn. Benaiah dừng
chân lại hỏi "Có bao giờ ông nghe nói về một chiếc vòng kỳ diệu
làm cho người hạnh phúc đeo nó quên đi niềm vui sướng và người
đau khổ đeo nó quên đi nỗi buồn không? ". Người bán hàng lấy từ
tấm bạt lên một chiếc vòng giản dị có khắc một dòng chữ. Khi
Benaiah đọc dòng chữ trên chiếc vòng đó, khuôn mặt ông rạng rỡ
một nụ cười.
Đêm đó toàn thành phố
hân hoan, tưng bừng đón mừng lễ hội Sukkot.
"Nào, ông bạn của ta, "
Vua Salomon nói, "Ông đã tìm thấy điều ta yêu cầu chưa? ". Tất
cả những cận thần đều cười lớn và cả chính vua Salomon cũng
cười.
Trước sự ngạc nhiên của
mọi người, Benaiah đưa chiếc vòng ra và nói: "Nó đây thưa đức
vua". Khi vua Salomon đọc dòng chữ, nụ cười biến mất trên khuôn
mặt vua. Trên chiếc vòng đó khắc dòng chữ: "Điều đó rồi cũng qua
đi"
Vào chính giây phút ấy,
vua Salomon nhận ra rằng tất thảy những sự khôn ngoan, vương giả
và quyền uy của ông đều là phù du, bởi vì một ngày nào đó, ông
cũng chỉ là cát bụi.
ST
Tác giả: Không rõ tác giả |
VỀ MỤC LỤC |
|
BÀN CHÂN
|
Từ nơi xa xôi, bạn
gửi về tặng tơi một bàn chân. Dĩ nhiên, đây không phải là bàn
chân thật. Dù có thương tôi bao nhiêu đi nữa, thì bạn cũng không
thể chặt bàn chân xinh xắn gửi cho tôi. Đây là một bàn chân bằng
sành, ở giữa lõm xuống để có thể đựng những vật nho nhỏ, như cái
kẹp giấy, cái kim, hay vài đồng tiền cắc. Như thế, bàn chân này
là một vật trang trí hữu dụng trên bàn giấy.
Bàn chân đã vượt
không biết bao nhiêu dặm đường để đến với tôi vàơ một buổi chiều
cuối năm, thời điểm mà tôi cũng như bao người khác muốn dừng
chân để nhìn lại một đoan đường mình đa đi qua.
Ngắm nghía bàn chânn
và cầm nó trên tay, tôi có cảm tưởng như được ngắm nghía và vuốt
ve bàn chân xinh xắn dễ thương của bạn. Nhưng điều ấy tuy có dễ
thương thật, cũng không quan trọng bằng những cảm nghĩ gợi ra
trong tâm hồn tôi, do một bàn chân đến với tôi vào một buổi
chiều cuối năm.
Chân dùng để đi. Dĩ
nhiên. Và vì thế cảm nghĩ đầu tiên được gợi lên trong tôi là
những cuộc ra đi.
Vào đời là một cuộc
ra đi. Thượng Đế gửi tôi vào cuộc đời này là đặt tôi trên một
chuyến đi- Tôi cần phải đi làmsao cho trọn đường trần.
Với tôi, đi cho trọn đường trần là trí học biết được càng nhiều
càng tốt những khôn ngoan do cuộc đời dạy bảo, mà tâm vẫn giữ
được cái hồn hậu của tuổi ấu thơ. Thường thì khi vừa sinh ra,
người ta có cái tâm hồn hậu nhưng cái trí dại khờ. Càng lớn lên,
trí càng khôn ngoan nhưng tâm càng vẩn đục. Thánh nhân, theo
quan niệm Nho giáo là người trở về với Thượng Đế, mang theo trí
khôn ngoan và tâm trong sáng, sau khi đã sống trọn cuộc đời
mình. Người cũng khôn ngoan chẳng thua gì Thánh- Thánh chỉ hơn
người ở chỗ sau khi đi hết đường trần, không để quên con
tim ở đâu cả cũng không làm cho con tim ra chai đá, vẩn đục hay
đầy những vết thương.
Những cuộc ra đi
cũng gợi cho tôi về tính mạo hiểm phiêu lưu. Người mạo hiểm
phiêu lưu là người dám ra đi cho dù cuộc ra đi có thể Làm mình
mất đi chỗ cư ngụ an toàn, êm ấm. Nếu Lúc nào cũng muốn an toàn,
cũng mong êm ấm, người ta không đám đi đâu cả. Nhưng như thế thì
có chân để làm gì? Như thế thì làm sao khai phá được một con
đường, làm sao nhìn thấy được chân trời man mác, Làm sao theo
Đuổi được một lí tưởng cao cả, và làm sao tìm được những kho
tàng vô giá chỉ được dành cho những kẻ dám cất bước ra đi !
Những bậc anh hùng trong bất cứ lãnh vực nào cũng đều là những
người dám cất bước ra đi, mặc dù biết rằng đường mình đì sẽ gập
ghềnh và đầy gai góc:
"Ví phỏng đường đời bằng phẳng cả,
Anh hùng
hào_kiệt có hơn
ai! "
Chúa Ki tô của tôi
cũng có tinh thần phiêu lưu mạo hiểm, cũng dám ra đi. Nếu không,
Người sẽ ở mãi bên hữu Đức Chúa Cha trong sự an toàn và êm ấm.
Nhưng như thế thì làm sao Người thực hiện được công trình cứu
chuộc nhân loại bằng con đường tình yêu? Các tông đồ của
Chúa Kitô cũng có tính phiêu lưu và dám ra đi. Nếu không dám ra
đi một cách phiêu lưu như thế, ông Phê rô chắc sẽ ở lại thuyền
với cha, với người làm và với một nghề nghiệp cha truyền con
nối, chứ không đi theo một chàng thanh niên ba mươi tuổi, không
nhà cửa, cũng không một chỗ gối đầu. Điều này khiến tôi được
nhắc nhở bằng người Ki tô hữu đích thực phải biết đùng đôi chân
của mình để ra đi trong tinh thần dấn thân, mà không đòi cho
mình được mãi an toàn, êm ấm, nếu không muốn trở thành một thứ
Ki tô hữu cầu an và thụ động.
Bàn chân còn gợi chơ
tôi những bước đi kiếm tìm Chân Lí. Chân Lí, hay nói khác đi là
lẽ thật của cuộc đời, chỉ dành cho những ai dám cất bước ra đi
tìm kiếm, và đi một cách kiên trì. Chân Lí là mặt trời và những
kẻ dám tiến về phía mặt trời sẽ được mặt trời sợi sáng, dẫn
đường. Hành trình tìm kiếm Chúa là hành trình tiến về mặt trời
công chính, cuộc hành trình mà tất cả mời người, nhất là người
Ki tô hữu phải thực hiện.
Nhưng bàn chân cũng
có thể dẫn tôi đi hoang, đi lạc, đi không định hướng. Đó là
những khi tôi ra đi mà không muốn trở về, ra đi mà nhắm sai mục
tiêu, ra đi mà không biết sẽ đi về đâu. Kiểm điểm lại, trong
đời, cũng đã nhiềụ lần tôi đi hoang, đi lạc, đi không định hướng
như thế. Đam mê khiến tôi đi hoang, cám dỗ khiến tôi đi lạc, tâm
hồn bất định khiến tôi đi không định hướng. Những cuộc ra đi như
thế đã khiến bàn chân tôi xước da, đau buốt hay chảy máu, và ít
nhiều đã để lại những vết thương trong trái tim tôi. Nếu biết
xem đó là những bài học dạy sự khôn ngoan, tôi mua được chút
kinh nghiệm bằng một giá đắt. Nhưng nếu không ý thức, tôi mất
mát nhiều, có khi mất đi cả chính trái tim của mình.
Bàn chân ra đi sẽ để
lại dấu chân. Dấu chân giúp người ta tìm biết một người đi đến
đâu. Dấu chân cũng có tác dụng dẫn dắt người khác đi theo mình.
ý thức được điều đó khi bước đi, tôi đặt vào bước chân mình sự
sáng suốt của trí khôn và sự thiện hảo của tâm hồn tôi. Tôi muốn
dấu chân của mình sẽ là những dấu chân trên cát. Rõ ràng,
ai cũng nhìn thấy, ai cũng có thể bước theo không ngập ngừng
nghi ngại. Tôi không muốn vết chân tôi để lại trên những bụi cỏ
hoang khó theo dõi. Tôi lại càng không muốn tôi vừa đi vừa chùi
xóa vết chân vì không muốn ai biết mình đã đi đâu, đến đâu. Muốn
như thế, đường tôi đi phải. là đường ngay nẻo chmh.
Ngày xưa còn bé, mỗi
!ần ra bãi biển, tôi thường nhìn ngắm những dấu chân trên cát.
Có những dấu chân độc hành mà cũng có những dấu chân song đôi.
Thằng bé con đa cảm là tôi đã nhiều lần cảm thấy thương cho
những dấu chân độc hành nó lẻ loi, buồn thảm làm sao.
Thằng bé cũng vui
vui và muốn chia sẻ niềm hạnh phúc với những bước chân song đôi,
mà nó gọi là những bước chân có bạn. Rồi thằng-bé-con-tôi
lớn lên, vào đời, đi qua rất nhiều nẻo đường. Lúc nào nó cũng
ước ao, kiếm tình, mời gọi người động hành, để cho bước chân của
nó là những bước chân có bạn. Những bước chân của Chúa Ki
tô cũng là những bước chân có bạn. Trên núi đồi, quanh bờ biển,
ngang qua cánh đồng, giữa kinh thành tráng lệ, nơi làng mạc đìu
hiu, vùng hoang vu biên giới...chỗ nào, Chúa Ki tô cũng có những
người bạn đồng hành. Phần tôi, đã đọc câu truyện Foot Prints
tuyệt vời, tôi tin rằng lúc nào Chúa cũng đồng hành với tôi, để
hướng dẫn, nâng đỡ, dìu đắt, và nếu cần thì bế tôi lên để Ngài
bước những bước thay tôi.
Chân để ra đi, nhưng
chân cũng để ngừng lại, đã biết bao lần tôi chỉ biết tiến tới mà
không biết dừng chân. Trước những hố thẳm trước mặt, tôi phải
biết dừng chân để không lao mình xuống hố. Khi bóng tối phủ
xuống, tôi phải biết dừng chân để định lại phương hướng. Khi ánh
sáng chói lòa, tôi cũng cần phải biết dừng chân để không bị lóa
mắt, đụng phải những vật trên đường, hay có khi xô cả vào người
khác, làm cho họ hay cho chính tôi vấp ngã. Ngay cả trong những
khi nghĩ rằng mình đang đi trên đường tốt đẹp, đường phục vụ,
đường hi sinh, tôi cũng cần phải biết dừng chân, để định lại
đường đó đưa tôi đi đến đâu, và coi xem những bước đi của mình
có phải là những bước đi đúng cách không, có chen lấn ai không,
có làm phiền toái người nào không.
Những khi dừng chân
như vậy, nếu ý thức, tôi sẽ cảm thấy sức nặng của thân thể hoàn
toàn đặt trên hai bàn chân của tôi. Để chịu được sức nặng ấy,
bàn chân phải vững chãi. Không có bàn chân vững chãi, nhà nông
không thể cày sâu cuốc bẫm. Không có bàn chân vững chãi, người
lữ hành không thể bước đi dẻo dai trên đường dài vạn dặm. Ý thức
thêm chút nữa, tôi hiểu bàn chân của tôi biểu tượng cho căn bản
cuộc đời chính tôi. Căn bản ấy chính là những giá trị tinh thần.
Căn bản ấy vững, cả cuộc sống của tôi vững, tôi có thể làm những
việc hữu ích và đi được những chuyến đi xa. Thiếu căn bản ấy,
hoặc căn bản ấy không vững, con người tôi sẽ chao đảo, bước chân
tôi quờ quạng và tôi có thể ngã trên đường đời bất cứ lúc nào.
Tôi đã nói đến những
cuộc trở về . Phải, chân để ra đi, nhưng chân cũng để dẫn dắt
tôi trở về. Nếu không có những cuộc trở về trong đời sống, tôi
đã không để cho đôi chân làm tròn chức năng của nó.
Tôi phải trở về sau
những lần đi hoang, đi lạc. Là con người, dù là người con của
Chúa đi nữa, đã mấy ai nhận rằng mình chưa hề đi hoang, ít nhất
là đi hoang trong tư tưởng. Đi hoang là dấu chỉ của một tâm hồn
phản kháng, không muốn giam mình trong một khuôn khổ gò bó .
Em đã
muốn ra
đi nhiều lần... Lời ca khắc khoải ấy hình như ít nhiều
muốn nói về một bàn chân đang muốn phá tan cái gò bó của khuôn
khổ để cất bước ra đi. Đi hoang cũng có thể là một biểu lộ của
sự yếu đuối, không cưỡng lại được trước một đam mê, một cám dỗ.
Nói thế nào đi nữa, thì khì đã cất bước đi hoang, người ta đã
làm một điều đáng tiếc. Nhưng điều đáng tiếc ấy sẽ được sửa đổi,
nếu một ngày nào đó, người ta quay gót trở về . Mặc dù trở về
trong rách rưới thể xác và với những vết thương đau buốt của tâm
hồn, cuộc trở về cũng vẫn là một hành trình đẹp đẽ và hữu ích.
Đó là hành trình trở về nhà cha của
đứa con đi hoang
trong Phúc âm.
Tôi cũng cần trở về
với căn nhà nội tâm của tôi. Ra đi phục vụ, tôi tìm thấy tha
nhân. Nhưng trở về với nội tâm, tôi tìm thấy chính mình. Nếu tôi
đánh mất chính tôi, tất cả mọi việc làm của tôi, mọi bước chân
ra đi của tôi đều trở thành vô nghĩa. Nội tâm là căn nhà kín đáo
nhất, trong căn nhà ấy, tôi cất giữ gia tài của mình, đó là
những đức tính Thượng Đế trao tặng cho tôi, tình thương tôi có
và một kho kỉ niệm dù buồn hay vui nhưng tất cả đều rất đẹp và
quí báu. Trong căn nhà nội tâm, tôi cũng đặt một tấm gương soi.
Trở về đó, tôi soi mình trong gương để nhận diện con người thật
của mình, con người thật ấy đã ra như thế nào trong thời điểm
này. Cũng trong căn nhà nội tâm, tôi có chiếc giường để nghỉ
ngơi, có thuốc men để chữa trị những vết thương, và có khung
cảnh tĩnh lặng để kiểm điểm về những chuyến ra đi. Nhất là ở đó,
tôi tìm thấy Thượng Đế, Đấng tôi hằng tìm kiếm, tưởng rằng Ngài
ở đâu xa, nhưng thật ra Ngài đang cư ngụ trong chính căn nhà nội
tâm của tôi.
Cuộc trở về lớn lao
nhất trong đời tôi là cuộc trở về với Thượng Đế, Đấng tạo dựng
nên tôi và gửi tôi vào đời. Một ngày, gần hay xa chưa biết nhưng
chắc chắn sẽ có, tôi nhắm mắt xuôi tay, để lại trên thế gian này
tất cả những gì gọi là của tôi: của cải, công danh, sự
nghiệp, người than, những gì đã đạt được, những ước vọng chưa
thành hình, tiếng tốt và tiếng xấu... Tôi trở về với Thượng Đế,
trần trụi như thuở vào đời. Mong ước làm sao trong cuộc trở về
ấy, tôi có được trí sáng và tâm trong, cùng với một tình yêu
nồng nàn dành cho Thượng Đế, được kết tụ bằng tình yêu tôi dành
cho tha nhân trong cuộc sống mình nơi chốn dương gian. Mong ước
làm sao tôi được Thượng Đế đón nhận trong yêu thương và hài
lòng. Muốn như thế, những bước chân trên đường đời của tôi cần
phải là những bước chân đẹp, những bước chân gần gũi với hạnh
phúc Thiên Đàng. Tơi nhớ lại một điều đã làm tôi suy nghĩ nhiều
lần: đường về Thiên Đàng sẽ xa lạ, nếu khi còn sống, tôi không
biết Làm quen với con đường ấy.
*****
Tôi đang giữ bàn
chân bạn gửi trong tay và đọc trong đó những lời nhắn gửi của
bạn. Đã một lần tôi đến với bạn và sau đó tôi đã ra đi. Với bàn
chân bạn gửi, bạn khuyến khích tôi hãy ra đi trên những nẻo
đường tốt đẹp và hữu ích. Nhưng bạn cũng nhẹ nhàng nhắc tôi một
chuyến trở về. Bạn ạ, một ngày nào đó, tôi sẽ trở về gặp bạn.
Nhà Văn Quyên Di |
VỀ MỤC LỤC |
|
HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA VIỆC XÂY NHÀ THỜ LỚN HÀ NỘI
|
Từ hơn hai tháng
nay, theo dõi những cuộc tranh luận trên talawas về vụ Công giáo
đòi Tòa Khâm và tiếp theo là những tranh cãi về sự kiện Nhà thờ
Lớn Hà Nội được xây dựng trên phần đất Chùa Báo Thiên, tôi không
khỏi không choáng váng vì sự đối chọi nhau giữa những bài có
những hàng tít bị coi là "khiêu khích" tuy nội dung từ tốn như
"Đừng đánh lạc mục tiêu, đừng đánh tráo chủ đề", hay "Trò phù
phép đánh tráo..." của những tác giả có lập trường "chống", và
những bài phản biện có những hàng tít vô thưởng vô phạt nhưng
nội dung lại mang đầy tính cách cáo buộc và hận thù chia rẽ tôn
giáo của những tác giả có lập trường "thân". Nhà thờ Lớn Hà Nội
được xây dựng trên phần đất nào, trong hoàn cảnh lịch sử nào, lẽ
ra chỉ nên bàn cãi trong mục lịch sử, văn hoá xã hội, đã leo
thang và trở thành một điểm nóng chính trị và tôn giáo. Sống ở
Paris, nơi tích lũy nhiều tài liệu có thể tham khảo được, tôi
thử đứng ngoài mọi lập trường để, chỉ căn cứ vào những tài liệu
chính xác, đối chiếu, kiểm chứng những luận chứng trái ngược
nhau trong những bài tranh luận kể trên và phân tích một cách
khách quan những sự kiện liên quan đến Công giáo đã thật sự xẩy
ra trong thời kỳ Pháp đánh chiếm Việt Nam.
Trước hết,
theo những tài liệu lịch sử Pháp, tôi
có đủ bằng chứng xác nhận là Nhà thờ Lớn Hà Nội được xây dựng
trên phần đất có Chùa Báo Thiên.
Nhà thờ Lớn Hà Nội
được xây dựng từ năm 1883 và được khánh thành 4 năm sau trong
dịp lễ Giáng sinh 1887. Nhà thờ này được xây theo kiểu tân
gô-tích phỏng theo kiểu vẽ của Paul Abadie, kiến trúc sư nổi
tiếng Âu châu hồi cuối thế kỷ thứ XIX, người chuyên tái thiết và
xây dựng nhiều nhà thờ ở Pháp và nhiều nước khác với phong cách
độc đáo gọi là tân - Trung cổ. Nhà thờ nổi tiếng nhất mà ông
Abadie đã vẽ kiểu là thánh đường Thánh Tâm (la basilique du
Sacré Coeur) trên đồi Monmartre. Ai qua Paris cũng thường tới
thăm thánh đường này, được xây từ năm 1875 đến năm 1919 mới
xong. Nhà thờ Lớn Hà Nội đã phá kỷ lục thời đó về tốc độ xây
dựng một nhà thờ – chỉ cần 4 năm, nhờ tiền thu được qua xổ số
giữa những người Pháp với nhau. Ở Âu châu thời Trung cổ, xây một
nhà thờ phải mấy trăm năm mới xong vì cần nhiều thế hệ góp công
góp của.
Tuy nhiên,
không có tài liệu nào nói rõ là Nhà thờ
Lớn đã được xây đúng chỗ có chính điện của Chùa Báo Thiên hay
chỉ trên một phần đất của khu chùa.
Theo những tài liệu
tôi thâu thập được thì Chùa Báo Thiên do vua Lý Thánh Tông xây
năm 1056–57 để kỷ niệm chiến thắng Chiêm Thành. Chùa còn là một
tu viện rất lớn và là nơi Lý Quốc Sư trụ trì.
Ngài tu ở chùa Khai Quốc trước khi đến Báo Thiên. Là tu
viện tất nhiên phải có nhiều khuông viện ("monastère" trong các
tài liệu Pháp) để cho các chú tiểu học đạo, đồng thời đất Chùa
Báo Thiên phải rất rộng lớn, không thể chỉ bằng diện tích một
ngôi nhà nhỏ 300 mét vuông như ông Lê Quang Vịnh đã khẳng định.
Nhà thờ có thể được xây trên một phần đất rộng lớn của Chùa
nhưng không nhất thiết ở chỗ có chính điện Chùa. Đây là một chi
tiết rất quan trọng vì nếu cố ý phá chính điện Chùa để xây Nhà
thờ lên trên thì phải coi đó là một hành động hoàn toàn xấu của
các chức sắc Công giáo thời ấy muốn bỉ mặt những người Phật
giáo. Tôi chắc là không như vậy vì trước khi xây Nhà thờ Lớn, ở
trên khoảng đất đó đã có một nhà thờ bằng gỗ (có hình còn để
lại) bị quân Cờ Đen đêm 15-5-1883 đột kích giết giáo dân và đốt
cháy (theo nhật ký của Marolles, sĩ quan phụ tá của Henri
Rivière viết ngày 16-5-1883). Ngoài ra kế cận Chùa Báo Thiên là
phủ Chúa Trịnh khi trước. Phủ Chúa rất rộng lớn gồm nhiều dinh
thự hoàng tráng hơn dinh thự Vua Lê nhiều. Theo một bản đồ vẽ
năm 1770, Phủ Chúa là một hình vuông giới hạn bởi những đường
phố Lý Thường Kiệt, Quán Sứ, Nguyễn Gia Thiều, Quang Trung bây
giờ (tài liệu Philippe Papin). Năm 1786 Lê Chiêu Thống trả thù
cho lệnh đốt Phủ Chúa, "khói lửa ngợp trời 10 ngày đêm liền vẫn
còn cháy". Khu đất Phủ Chúa bị coi là đất "ngụy" không ai được
làm nhà, chỉ những kẻ bần cố thây vô gia cư lén lút làm lều ở.
Đất Nhà Chung bây giờ gồm cả đất Toà Khâm có lẽ thuộc về phần
đất ngụy bị bỏ trống hồi đó.
Những tài liệu được coi là đáng tin cậy đều khẳng định tình
trạng đổ nát của Chùa Báo Thiên; và chuyện Tháp Báo Thiên cao 80
mét chỉ là một huyền thuyết.
Chỉ cần trình độ
toán lớp 7 cũng đủ biết là phải giầu trí tưởng tượng lắm mới có
thể nghĩ Tháp Báo Thiên "cao đến mức bóng tháp soi xuống mặt hồ
Hoàn Kiếm"như trong bài viết của một tác giả. Nghĩa là phải cao
cả ngàn mét! Tôi cũng không biết theo tài liệu nào mà Hội Khoa
học Lịch sử Việt Nam có thể khẳng định tháp cao 20 trượng tức là
80 mét. Tôi nghĩ có lẽ có sự nhầm mét với thước ta: 80 thước ta
bằng chừng 27 mét, cao bằng toà nhà hiện đại 10 tầng. Tôi thấy
như vậy đã là cao lắm. Thử so sánh với Tháp Phước Duyên 7 tầng,
tượng trưng 7 kiếp của Đức Phật – được xây trong khuôn viên Chùa
Thiên Mụ (bằng gạch lấy từ một ngôi đền của người Chàm) dưới
thời Thiệu Trị năm 1884 –, cũng chỉ cao 21 mét, bằng toà nhà 7–8
tầng. 80 mét là chiều cao của một cao ốc hiện đại 33 tầng. Ông
cha ta đã có kỹ thuật làm cần trục đem gạch đá xây được tháp cao
80 mét cách đây 950 năm thì Tháp Báo Thiên phải sánh ngang 7 kỳ
quan thế giới (để thành kỳ quan thứ 8)! Tôi đã đi tham quan
nhiều chùa chiền bên Tàu bên Nhật, và tôi không thấy nơi nào có
tháp cao tới 40 mét cả. Ngôi tháp nổi tiếng nhất Âu châu là Tháp
Pise xây cùng thời với Tháp Báo Thiên (1174–1350), gần 200 năm
mới xong, cũng chỉ cao có 54 mét 50. Tháp bị nghiêng vì bằng đá
nặng quá đất bị lún dần. Đó là tháp còn được xây ở vị trí đất
liền thổ trong thành Pise, chứ Tháp Báo Thiên xây gần sông Hồng
trên đất phù sa thời đường kính phải bao nhiêu, nền móng phải
sâu đến độ nào, phải bằng loại đá gì mới không bị mòn dần mà sụp
đổ?
Tôi cũng không thấy
ảnh hay hình vẽ nào về Chùa Báo Thiên trong các tài liệu Pháp,
đặc biệt là trong số những ảnh chụp phong cảnh Hà Nội năm 1883
của bác sĩ Hocquard tác giả cuốn Une campagne au Tonkin
hồi ấy. Một ngôi chùa to lớn như vậy dù trong tình trạng xuống
cấp cũng không thể qua mắt Hocquard, người đã để lại rất nhiều
hình ảnh Hà Nội như Chùa Báo Ân, Đền Ngọc Sơn, phố Hàng Bông,
phố Hàng Gai, đường vào Đồn Thủy, cửa ô Quan Chưởng v.v... Trong
cuốn Lịch sử Hà Nội (Histoire de Hanoi) xuất bản mới
đây, Tiến sĩ Philippe Papin, người làm luận án tiến sĩ
về Hà Nội và là môt nhà Việt Nam học nổi tiếng có viết rất nhiều
sách về Việt Nam, nhân viên trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp sống ở
Hà Nội từ 15 năm nay, có nói rõ là Chùa Báo Thiên đã bị sụp đổ
từ năm 1547 và không được trùng tu lại vì Phật giáo dưới triều
Lê không còn được trọng vọng nữa. Đất chùa ban ngày trở thành
nơi họp chợ, ban đêm là chỗ tụ tập của những người hành khất co
quắp ôm nhau chết lạnh dưới những chõng bán thịt. Khi xây Nhà
thờ Lớn, những di tích còn lại đều bị hốt bỏ. Qua những sưu tầm
của ông Papin và được chứng nhận bởi những hình ông Hocquard
chụp, quanh hồ Hoàn Kiếm trước khi Pháp chiếm đóng Hà Nội chỉ
còn hai đền đài: Chùa Báo Ân và Đền Ngọc Sơn. Chùa Báo Ân cũng
được gọi là Chùa Liên Trì vì có bể hoa sen được xây dựng bởi
Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai năm 1842, gồm 36 toà nhà, rất nhiều
stupa
[1] và hơn 200 bức tượng bị Pháp phá bỏ năm 1886
để xây Nhà Bưu điện. Khi bị phá, Chùa Báo Ân mới xây được 44 năm
nên trong hình Hocquard chụp năm 1883 trông còn mới và không thể
coi là cổ được. Theo tôi nghĩ có lẽ ông Nguyễn Đăng Giai làm
chùa này để thay thế Chùa Báo Thiên đã bị sụp đổ. Đền Ngọc Sơn
cũng chỉ được thi hào Nguyễn Văn Siêu quyên tiền xây lại năm
1865 khi đó cũng chưa có cái cầu nữa. Nghĩa là không có đền đài
ở Hà Nội nào mà không phải trùng tu hay xây lại nhiều lắm là 100
năm sau cả. Bởi vậy Chùa Báo Thiên xây cách đây gần 1000 năm mà
bị sụp đổ hoàn toàn cũng là đúng. Tôi cũng xin thêm là không có
ai lẩn thẩn so sánh một ngôi chùa mới xây 44 năm có hình ảnh rõ
ràng như Chùa Báo Ân với một ngôi chùa đã sụp đổ từ 300 năm
trước, không biết hình thù ra sao, như ông Lý Khôi Việt đã lí
luận trong bài "Về Chùa Báo Thiên...".
Pháp có cần sự cấu kết của Công giáo để xâm chiếm Việt Nam
không?
Phân tích kỹ những
lần Pháp can thiệp bằng võ lực vào Việt Nam, chỉ có một lần dưới
Đệ nhị Đế chế Napoléon III là có sự hợp tác giữa một giáo chức
Pháp, Giám mục Pellerin, và Phó Đề đốc Rigault de Genouilly để
đánh Trà Sơn Đà Nẵng. Giám mục Pellerin âm mưu với Rigault de
Genouilly, viện cớ cứu giáo dân để có sự ủng hộ của Hoàng hậu
Eugénie vợ Napoléon III rất ngoan đạo, đánh Trà Sơn Đà Nẵng ngày
1-9-1858. Tuy cùng một toan tính nhưng mục đích của hai người
khác nhau. Giám mục Pellerin muốn đánh để làm áp lực với với Vua
Tự Đức, đòi quyền tự do giảng đạo. Còn De Genouilly muốn có một
căn cứ cho tàu Pháp tự do thông thương. Pellerin lừa Genouilly
nói là giáo dân sẽ nổi lên trợ lực. Rút cục chờ đợi mãi chả có
giáo dân nào đến giúp cả và liên quân Pháp - Y Pha Nho bị kẹt
cứng ở Trà Sơn 5 tháng. Cho là Pellerin đã nói láo, Genouilly
tính bắt giam Pellerin, sau đuổi về Hồng Kông (Taboulet, tr.
438–440) rồi quyết định rút hầu hết quân lính khỏi Trà Sơn đi
đánh Sài Gòn. Đó là lần đầu tiên cũng là lần cuối có sự tham dự
của giáo sĩ Gia Tô trong việc đánh chiếm nước ta và cũng là một
sự kiện chứng tỏ là giáo dân hồi ấy tuy bị tàn sát nhưng cũng
không vì thế mà theo Tây phản lại đất nước.
Pháp đánh chiếm Việt Nam với mục đích gì?
Cần phải hiểu là
nửa cuối thế kỷ XIX nền kinh tế tư bản các nước Anh, Pháp bắt
đầu phát triển, hàng hoá sản xuất cần phải có thị trường tiêu
thụ. Thị trường có nhiều triển vọng nhất là Trung Quốc. Nhưng
những đầu cầu xâm nhập thị trường Trung Quốc, không kể Hồng
Kông, như Quảng Đông và Thượng Hải đều nằm trong tay người Anh.
Giới doanh thương Pháp cần phải tìm một con đường mới để xâm
nhập thị trường Tàu mà không bị Anh án ngữ. Con đường độc nhất
là xuyên qua Việt Nam vào Vân Nam và từ đó có cả một thị trường
to lớn là cả miền Tây và miền Nam nước Tàu. Muốn vậy giới doanh
thương Pháp phải cấu kết với một lực lượng không những có nhiều
phương tiện mà còn có nhiều thế lực về chính trị vì kiêm luôn Bộ
Thuộc địa là Hải quân Pháp. So với chiến tranh Pháp - Việt năm
1946 sau này, lịch sử đã diễn ra gần tương tự: từ trận hải chiến
Pháp - Việt đầu tiên ở Vịnh Đà Nẵng năm 1847 đến Hoà ước
Patenotre mất nước năm 1885, chỉ trong chưa đầy 40 năm nước Pháp
đã thay đổi chính thể bốn lần. Chính quyền Pháp ở Paris quá yếu
nên bọn hải quân ở Sài Gòn tha hồ lộng quyền. Chỉ từ khi có chế
độ Đệ tam Cộng hoà sau 1870, Pháp mới có chính sách thuộc địa rõ
ràng. Trớ trêu thay những người cầm đầu chế độ cộng hoà tiến bộ
thuộc về phái tả cấp tiến như Gambetta, Jules Ferry lại là những
người cổ súy chính sách thuộc địa tuy có thêm chiêu bài "reo rắc
văn minh Pháp". Đa số có chân trong Hội Tam Điểm, chống các giáo
đoàn công giáo và cấm không được mở trường dạy học kể cả ở thuộc
địa để thế tục hoá nền học vấn. Những nhân vật này cho tới nay
vẫn được các đảng tả phái bên Pháp đề cao. Cũng như hồi 1946 "
thực dân" cấu kết với phái tả chứ không phải với Công giáo.
Cũng cần nhắc lại
vai trò của Francis Garnier, một sĩ quan hải quân cấp úy trong
việc xâm chiếm Việt Nam: Mục đích của tụi đô đốc Pháp khi chiếm
Sài Gòn là lấy Sài Gòn làm căn cứ để dùng sông Cửu Long làm
đường thông thương qua Tàu. Francis Garnier xung phong đi thám
hiểm trước với một vài đồng đội. Phải mất gần hai năm, Garnier
mới tới Vân Nam, và người chỉ huy hắn, Trung tá Doudart de
Lagrée chết phải kéo xác theo sông Dương Tử đem về. Garnier gặp
Jean Dupuis ở bên Tàu, được tên này khuyên con đường tiện nhất
là dòng sông Hồng. Francis Garnier kết bè với Dupuis xin hải
quân Pháp đi đánh Hà Nội năm 1873 để mở đường thông thương qua
Tàu. Từ đó ý đồ xâm lăng của tụi cầm đầu Pháp ở Sài Gòn cứ lớn
dần để đi đến chỗ xâm lược toàn cõi Viêt Nam. Vì có công như vậy
nên tuy chỉ là một tên đại úy quèn, Francis Garnier cũng được
dựng tượng ở chỗ khá sang tại Paris, gần quán La Closerie des
Lilas nơi Lénine hay ngồi uống rượu.
Trong chương
trình biến Hà Nội thành một thành phố Pháp, thủ đô của Đông
Pháp, Giám mục Puginier có đóng vai trò chủ động trong việc xây
dựng Nhà thờ Lớn không?
Từ một miếng đất
nhỏ bé 5 mẫu ta (chưa đầy 2 hectares) là Đồn Thủy, được nhường
cho Pháp năm 1875, Pháp cứ gậm nhấm lần lần và đến năm1888, ép
Vua Đồng Khánh phải nhường hoàn toàn cho Pháp Hà Nội và hai
thành phố khác là Hải Phòng và Đà Nẵng. Thật ra đó chỉ là trên
giấy tờ chứ sau khi Henri Rivière đánh chiếm Hà Nội lần thứ hai
năm 1882, Pháp muốn làm mưa làm gió gì ở Hà Nội cũng được. Pháp
có truyền thống như người La Mã là một khi là thành phố của
mình, Pháp xây dựng lại như một thành phố Pháp. Bởi vậy những
người Hà Nội tới một thành phố Pháp không có cảm tưởng lạc lõng
vì thấy lại toà thị sảnh, nhà hát thành phố, nhà thờ, nhà bưu
điện, nhà ga... cùng một kiểu. Hà Nội còn hơn các thành phố khác
của Pháp ở chỗ được chọn làm thủ đô cho toàn cõi Đông Pháp nên
có nhiêu công thự nhắc nhở những công thự ở Paris. Nhà hát Lớn
Hà Nội cũng hao hao giống Nhà hát Garnier Paris ngay cả về địa
thế ở đầu một con đường lớn. So với tất cả những nhà hát lớn của
mọi thành phố khác của Pháp, Nhà hát Lớn Hà Nội to đẹp hơn
nhiều. Cũng như Nhà thờ Đức Bà ở Paris hai mặt trông ra sông
Seine, địa thế Nhà thờ Lớn Hà Nội trông ra hồ Hoàn Kiếm cũng là
do sự chọn lựa của kiến trúc sư vẽ kiểu chứ không phải theo ý
muốn của Giám mục Puginier. Vì là thủ đô nên những kiến trúc sư,
kỹ sư được cử sang xây dựng cũng là những nhân vật đã xây những
công thự nổi tiếng ở Paris như Eiffel làm cầu Long Biên chẳng
hạn và nhiều nhà, nhiều đường phố cũng được xây dựng phỏng theo
kiểu Hausmann như ở Paris.
Kết luận
Tôi đã cố gắng giữ
tư cách khách quan để chỉ dựa vào những tài liệu được coi là
chính xác ở Paris để kiểm chứng và phân tích những sự kiện đã
được nêu ra trong những cuộc tranh luận trên talawas. Chắc có
nhiều độc giả đồng tình với tôi là sự kiện Công giáo đòi Toà
Khâm không dính líu gì đến sự kiện Nhà thờ Lớn Hà Nội được xây
dựng cách đây 111 năm. Nếu cứ cố tình nhập hai sự kiện vào nhau
để tranh luận thì tôi thấy những cuộc bàn cãi sẽ sa lầy và không
có lối thoát. Tôi thiết tưởng phải nhân cơ hội này mà đòi hỏi
chính quyền đưa ra những luật lệ rõ ràng về nhà đất. Đó là vấn
đề quan trọng số một liên quan đến đời sống của mỗi người chúng
ta.
© 2008 talawas
Tác giả: Phong Uyên, Paris
(http://ttntt.free.fr:80/archive/phonguyen.html) |
VỀ MỤC LỤC |
|
NGƯỜI NỮ TU SỐNG
TU ĐỨC TOÀN DIỆN
|
LTS.
Ban Biên Tập Đặc san GSVN hân hạnh giới thiệu một tác phẩm mới,
sẽ được phổ biến liên tục trong những số báo GSVN tiếp theo.
Hoặc Quí vị cũng có thể tham khảo tại địa chỉ :
http://www.conggiaovietnam.net/index.php?m=module2&v=detailbook&id=8&ib=48
tác giả: Lm. Micae-Phaolô Trần Minh Huy pss
BẢN THẢO
NGƯỜI NỮ TU SỐNG TU ĐỨC TOÀN DIỆN
LỚP THẦN HỌC LIÊN
TU SĨ - TÒA GIÁM MỤC BÙI CHU
2008 - 2009
LỜI NÓI ĐẦU
Tôi rất thích định nghĩa này: “Đời sống thiêng liêng là đời sống
nhân bản được sống trong Chúa Thánh Thần.” Quả vậy, đời sống
thánh hiến phải đi qua tiến trình “làm người tốt, rồi làm kitô
hữu tốt, thì mới làm người tông đồ tốt được.” Nếu hạ tầng cơ sở
mà không vững chắc thì thượng tầng kiến thiết sẽ không bền lâu
được. Điều đó Chúa Giêsu đã nói tới trong Phúc Âm qua việc xây
nhà trên đá hay trên cát.
Từ suy tư đó nên khi được mời “dạy” tu đức cho các nữ tu, tôi
chọn đề tài chia sẻ “NGƯỜI NỮ TU SỐNG TU ĐỨC TOÀN DIỆN.” Tôi
không dám dùng từ “dạy” mà chỉ dùng từ “chia sẻ”: chia sẻ những
gì tôi học được, hiểu, cố gắng sống và trải nghiệm, đồng thời
tiếp tục học với những người nghe tôi chia sẻ và chia sẻ với
tôi; hay nói cách khác, chúng tôi học hỏi lẫn nhau và cùng nhau
học với vị thầy duy nhất là Chúa Giêsu Kitô trong Chúa Thánh
Thần.
Sau một năm được chia sẻ với chị em thuộc nhiều giai đoạn được
đào tạo và tự đào tạo, từ Thanh Tuyển, đến Thỉnh Sinh, Nhà Tập,
Học Viện và Hồi Tâm khấn trọn đời thuộc nhiều Hội Dòng khác
nhau, cũng như được chị em chia sẻ những thao thức, những trăn
trở, những niềm vui và đau khổ, nước mắt và nụ cười, những thành
công và thất bại, những thách đố và trông đợi, ở chính mình, ở
chị em, ở Bề Trên và các nhà đào tạo, ở những người mà chị em
phải giao tiếp trong sứ vụ tông đồ, linh mục và giáo dân, người
công giáo và người ngoài công giáo, tôi nhận thấy đề tài thật
cần thiết và hữu ích, nhưng vượt quá tầm với của sức mình, nên
khi soạn thành giáo trình, tôi xin thêm ở đàng trước hai chữ
“BẢN THẢO.”
Phải, đây chỉ là bản thảo “Người Nữ Tu Sống Tu Đức Toàn Diện.”
Là bản thảo nghĩa là chưa xong, chưa đầy đủ, chưa tốt, cần phải
được liên tục sửa chữa, hiệu đính, cập nhật cái mới, bỏ đi cái
cũ hay không thích hợp. Công việc này không phải tự mình tôi hay
cùng những người nghe tôi chia sẻ mà làm được. Tôi tha thiết xin
các bậc Thầy, các bậc Đàn Anh và Đàn Chị giúp đỡ tôi, chỉ giáo
và sửa chữa cho tôi, vì lợi ích lớn hơn của các tu sĩ trong sứ
mệnh của Giáo Hội giữa lòng thế giới.
Tôi xin hết lòng cám ơn và hứa cầu nguyện.
Nguyện xin Chúa Thánh Thần tiếp tục cho đến hoàn thành tốt đẹp
những gì Ngài đã thương khởi sự cho chúng ta và với chúng ta,
nhờ lời cầu bàu mạnh thế của Mẹ Maria Lavang và Thánh Cả
Giuse.
Bùi Chu Hè 2008
Micae-Phaolô Trần Minh Huy pss |
VỀ MỤC LỤC |
|
HẬU QUẢ CỦA SỰ THIẾU NGỦ
|
“Thiếu
ngủ có thể gây ra sự đóng vôi vào lòng động mạch, một trong
nhiều rủi ro đưa tới bệnh tim mạch”.
Đó là kết quả
nghiên cứu do Tiến sĩ Diane S. Lauderdale và các cộng sự viên
tại Đại học Chicago thực hiện và được Tập San của American
Medical Asssociation phổ biến vào ngày 24 tháng 12, 2008 vừa
qua.
Các tác giả
cho hay, họ chưa đọc được kết quả nghiên cứu nào về sự liên quan
giữa thiếu ngủ với sự vôi hóa động mạch. Rằng với nghiên cứu vừa
thực hiện, họ đã có một khám phá vững chắc và mới lạ về sự liên
hệ giữa thời gian ngủ và sự vôi hóa động mạch vành. Rằng cứ một
giờ ngủ thêm giảm được khoảng 33% rủi ro hóa vôi và huyết áp tâm
thu cũng giảm từ 136 xuống mức bình thường 120.
Nghiên cứu
được thực hiện trong 5 năm trên 495 tình nguyện nam nữ khỏe mạnh
tuổi từ 35-45. Họ được yêu cầu ghi lại lịch trình ngủ, mang một
thiết bị để theo dõi thời gian ngủ, thức. Máy CT scan được xử
dụng để ước lượng mức độ vôi hóa động mạch vào hai thời điểm
cách nhau 5 năm. Lần thứ nhất, không ai bị vôi hóa. Năm năm sau,
61 ngưởi có dấu hiệu hóa vôi.
Trước đây,
đã có nhiều nghiên cứu cho hay sự đóng vôi vào lòng động mạch
vành (coronary artery) là dấu hiệu báo trước của bệnh tim trong
tương lai. Những rủi ro đưa tới đóng vôi đã được chứng minh gồm
có nam giới, tuổi cao, bất dung gluocose, hút thuốc lá, rối loạn
lipid máu, cao huyết áp, mập phì, bất dung với đường glucose
(glucose intolerance), viêm lòng động mạch và trình độ học vấn
thấp. Phẩm chất và số lượng thời gian ngủ cũng đã được chứng
minh là có liên quan tới các rủi ro này.
Với sự dè dặt
thường lệ, các tác giả giải thích là có một yếu tố nào đó đã vừa
giảm thời gian ngủ và gây ra sự hóa vôi. Hoặc huyết áp cao cũng
là rủi ro của vôi hóa, mà khi ngủ thì huyết áp xuống thấp. Hoặc
hormon cortisol lên cao khi thiếu ngủ và gây ra sự hóa vôi.
Họ hy vọng là
sẽ có nghiên cứu khác được thực hiện để xác định điều mà họ tìm
ra, nhưng cũng đưa ra đề nghị là mọi người nên ngủ ít nhất 6 giờ
mỗi đêm để tránh hậu quả hóa vôi này.
Khi được tin
này, nhiều nhà truyền thông cũng như giới chức y khoa đều khích
lệ dân chúng là nên thêm vào danh sách các điều cần làm trong
năm mới 2009, để duy trì sức khỏe tốt. Đó là ngủ đầy đủ 8 giờ
mỗi đêm. Để tránh bệnh tim mạch cũng như nhiều bệnh tình khác.
Nói về hậu
quả của thiếu ngủ với sức khỏe thì đã có nhiều kinh nghiệm cá
nhân cũng như nghiên cứu khoa học nêu ra.
Các cụ ta vẫn
thường nói :“Ăn được ngủ được là tiên”. Với các cụ, đời
sống của các vị Tiên trên Trời đều thoải mái, khỏe mạnh, nhờ ăn
ngủ bình thường.
Dân gian
nhiều nơi cũng vẫn nói, giấc ngủ ngon là liều thuốc bổ tốt, ngủ
được giúp xương cốt mạnh mẽ, trí óc minh mẫn, da dẻ mịn màng…
Vì ngủ là
thời gian tạm ngưng tự nhiên, theo định kỳ của con người trong
đó ý thức ngoại cảnh giảm thiểu và sức mạnh được phục hồi. Trong
khoảnh khắc này, có biết bao những diễn tiến sinh hóa âm thẩm
xảy ra trong cơ thể để tồn trữ nhiên liệu, bảo trì tế bào hư
hao, thay thế mô bào già nua.
Nhu cầu ngủ
nhiều hay ít thay đổi tùy theo với tuổi tác.
Trẻ sơ sinh
ngủ tới 17 giờ một ngày, nếu bé sanh non lại ngủ nhiều hơn. Tới
6 tháng tuổi, ngủ 14 giờ, 16 tháng ngủ 10 giờ. Kể từ khi bước
chân vào đại học tới tuổi trưởng thành thì cần từ 7-8 tiếng mỗi
ngày.
Như vậy thì
nếu thọ tới tuổi 75, con người đã dành cho sự ngủ một khoảng
thời gian khá dài: một phần tư thế kỷ, vị chi là 25 năm.
Cho nên thiếu
ngủ, rối loạn giấc ngủ, khó đi vào giấc ngủ, nhiều lần thức giấc
nửa đêm, ngủ với ác mộng, trằn trọc, suy tư…đều có tác dụng
không tốt cho sức khỏe.
Sau đây là
kết quả của một số nghiên cứu về sự việc này.
1- Với trẻ em.
Thiếu ngủ
khiến cho nhiều em có những rối loạn về hành vi, khả năng nhận
thức, học hỏi, tập trung trong lớp học. Đó là kết quả nghiên cứu
của bác sĩ Jacques Montplaisir, Trung Tâm Rối Loạn Giấc Ngủ,
bệnh viện Sacre-Coeur, Montreal- Canada.
Theo vị bác
sĩ này, một sự thiếu ngủ dù chỉ một giờ mỗi đêm nhưng liên tục
đều ảnh hưởng lên sự học hỏi của các em. Ông cũng cho biết không
có sự bù trừ qua lại, bổ sung cho thiếu ngủ trong tuần với ngủ
thêm vào cuối tuần, như nhiều người tin tưởng. Kết quả nghiên
cứu này được phổ biến trong tạp san SLEEP, ngày 1-9-2007.
Một nghiên
cứu khác phổ biến trên
Archives of Pediatric and Adolescent
Medicine vào
tháng 4 năm 2008 cho hay,
trẻ
em dễ dàng bị chứng quá năng động, kém tập trung (Attention
Deficit Hyperactive Disorder) nếu bị mất ngủ, ngủ ít giờ hoặc
gặp khó khăn hô hấp trong khi ngủ, như là quá mập phì.
2- Với sự mập phì
Theo một báo cáo của Institute of Medicine vào năm 2006, những
người ngủ dưới 7 giờ mỗi đêm đều có rủi ro trở nên mập phì.
Lý do được nêu ra là, thiếu ngủ kích thích một số hormon liên
quan tới sự ăn ngon miệng: hormon giảm khẩu vị
leptin
bớt đi trong khi đó hormon kích thích khẩu vị
ghrelin
lại tăng lên. Hậu quả là con người ăn nhiều hơn nhu cầu của cơ
thể và đưa tới quá nhiều dự trữ năng lượng, phì mập.
3- Với huyết áp
Báo cáo năm 2006 của Office of Internal Medicine gợi ý rằng,
thiếu ngủ vì chứng ngưng-thở-tạm-thời khi- ngủ (sleep apnea) có
thể đưa tới tình trạng cao huyết áp mãn tính vào ban ngày cũng
như bệnh cao huyết áp.
Bác sĩ
Alexandros Vgontzas và các đồng nghiệp
tại Đại học Y
khoa
Penn State, Hershey- Pennsylvania cũng
có nhận xét là sự kết hợp giữa mất ngủ, ngủ thiếu giờ đều có
liện hệ chặt chẽ với bệnh cao huyết áp. Theo họ, những người chỉ
ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm đều tăng rủi ro bị cao huyết áp tới 5
lần, trong khi người ngủ đầy đủ, không bị bệnh này. Kết quả
nghiên cứu được phổ biến trên tạp san SLEEP ngày 21 tháng 6 năm
2008.
4- Với bệnh tim
Chuyên gia về giấc ngủ, bác sĩ David White, Đại học Y khoa
Harvard cho hay, người ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm sẽ tăng rủi ro bị
cơn suy tim (heart attack) tới 40% so với người ngủ 8 giờ. Theo
ông, có hai lý do để giải thích: khi thiếu ngủ, hệ thần kinh
giao cảm (sympathetic nervous system) hoạt động nhiều hơn, mạch
máu co lại, huyết áp tăng, tạo áp lực thêm cho trái tim. Ngoài
ra khi thiếu ngủ, cơ thể cần nhiều insulin hơn để duy trì mức độ
đường huyết bình thường do đó có tác động xấu tới mạch máu và
tim.
Sau nhiều nghiên cứu, bác sĩ Kazuo Eguchi
và đồng nghiệp tại Đại học Jichi, Nhật Bản, kết luận là ngủ ít
thời gian có liên hệ mật thiết với rủi ro bệnh tim mạch (Arch
Intern Med. 2008;168(20):2225-2231).
Bác sĩ S. Schwatz và đồng nghiệp tại Đại học Y tế Công Cộng Nam
Florida cũng nêu ra giả thuyết là thiếu ngủ đưa tới rủi ro bệnh
tật cho trái tim.
Một nghiên cứu riêng của Schwartz cho hay thiếu ngủ cũng có thể
gây ra nhồi máu cơ tim ở người cao tuổi (Annals
of Epidemiology, Volume 8 , Issue 6 , trang 384 - 392 S).
5- Với bệnh trầm cảm
Mất ngủ thường là một dấu hiệu của trầm cảm, nhưng trong nhiều
trường hợp mất ngủ cũng có thể đưa tới bệnh trầm buồn này. Đó là
kết luận của các nhà chuyên môn về giấc ngủ tại
National Sleep Foundation (NSF).
Mất ngủ ảnh
hưởng tới đời sống, tới sự sản xuất, sự an toàn của con người.
Người mất ngủ sẽ vắng mặt nhiều lần tại sở, ít được thăng
thưởng, cảm thấy vô dụng rồi trở nên tiêu cực, buông suôi, buồn
chán.
Theo tiến sĩ
Joyce Walsleben, giáo sư tại Đại học Y khoa New York, giấc ngủ
và tâm trạng được hóa chất serotonin trong não bộ điều khiển.
Khi hóa chất này mất thăng bằng, trầm cảm và mất ngủ xuất hiện.
Serotonin giúp giấc ngủ bình yên. Nếu serotonin thấp, giấc ngủ
sẽ bị gián đoạn.
Vì trầm cảm
và mất ngủ thường đi đôi, một cơn mất ngủ có thể là chỉ dấu của
trầm cảm sẽ xảy ra.
6- Với bệnh tiểu đường
Nghiên cứu
công bố trong
Archives of
Internal Medicine
năm 2005 cho hay, người ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm tăng rủi ro tiểu
đường tới 2,5 lần, so với người ngủ 6 giờ, với rủi ro 1.7 lần.
Kết quả
nghiên cứu do Tiến sĩ James Gangwisch, đại học Columbia, Nữu Ước
vào năm 2007 có cùng kết luận.
Cũng năm
2007, bác sĩ Esra Tasali, Đại học Chicago, và đồng nghiệp đã
thực hiện một thử nghiệm “lạ đời”. Trong 3 đêm liên tiếp, họ
không cho 9 thanh niên rơi vào giấc ngủ sâu đậm nhất bằng cách
gõ mạnh vào cánh cửa hoặc lay mình các thanh niên. Kết quả là
những thanh niên này giảm 25% khả năng đáp ứng với insulin, một
dấu hiệu của bệnh tiểu đường loại 2. Có giải thích cho là, mất
ngủ kinh niên dễ dàng đưa tới viêm cứng lòng mạch máu vì gia
tăng hormon gây stress và tăng glucose huyết.
Theo bác sĩ
Ronald Kramer, Giám đốc Trung tâm Rối loạn Giấc ngủ tại Trung
tâm Rối Loạn Ngủ, thành phố Englewood, tiểu bang Colorado, mất
ngủ cũng gây ra cao huyết áp và mập phì, hai rủi ro đưa tới bệnh
tiểu đường.
7- Với sự mất thăng bằng cơ thể
Quý vị cao
niên thiếu ngủ, thức dậy giữa khuya hoặc cảm thấy ngất ngây vào
ban ngày, có thể tăng rủi ro té ngã từ 2 tới 4,5 lần. Đó là kết
quả nghiên cứu do tạp san Gerontology công bố năm 2007.
8- Với tai nạn xe cộ
Hàng năm, tại
Hoa kỳ có tới 200,000 tai nạn xe cộ trong đó có 1500 tử vong gây
ra do sự ngái ngủ. Quan sát cho thấy, sự ngây ngất trong khi lái
xe cũng nguy hiểm như lái xe mà say rượu.
Nghiên cứu
công bố trong
New England
Journal of Medicine
năm 2007 cho hay, 20% các tai nạn xe cộ trầm trọng đều do người
lái xe buồn ngủ gây ra.
9- Với nữ giới
Bác sĩ Thần Kinh Tâm Trí Edward Suarez,
đại học Duke, North Carolina đã say mê với các nghiên cứu về hậu
quả của thiếu ngủ từ nhiều thập niên.
Theo ông, kém
ngủ có nhiều hình thức. Có người than phiền khó đi vào giấc ngủ,
ngủ không đẫy giấc, thức giấc vào giữa đêm, không ngủ trở lại
được hoặc ngây ngất buồn ngủ ban ngày.
Kết quả
nghiên cứu của ông cho hay người thiếu ngủ thường có nhiều vấn
đề khó khăn về sức khỏe, đặc biệt là ở nữ giới, nhất là khi quý
bà quý cô than phiền “ nằm mãi mới ngủ được”. Ở các vị này,
đường huyết lên cao, chất đạm nhiều, chất fibrinogen gây đóng
cục máu liên hệ tới đột quỵ stroke cũng cao. Họ cũng hay rơi vào
tình trạng trầm cảm, dễ giận hờn, khó tính. Bác sĩ Suarez nói là
các hiện tượng này chỉ thấy ở nữ giới mà thôi. Ông giải thích sự
khác biệt giới tính là do một số hóa chất hiện diện tự nhiên
trong cơ thể, như là
amino acid tryptophan, chất dẫn truyền thần
kinh serotonin and và hormon melatonin. Bản thân ông ta cũng cảm
thấy ngạc nhiên với kết quả nghiên cứu này. Kết quả được công bố
trong tạp san Brain,
Behavior and Immunity.
Làm sao biết mình thiếu ngủ
Theo các nhà
chuyên môn, sau đây là một số dấu hiệu thường thấy khi thiếu
ngủ:
- Cảm thấy
ngây ngất, buồn ngủ vào ban ngày;
- Mới ngả
lưng dăm ba phút mà đã ngáy như sấm;
- Ngủ gà ngủ
vịt ban ngày.
Để ngủ ngon, tự nhiên
Ngày xưa, còn
bé, học lớp tư, lớp năm, có môn học Vệ Sinh Thường Thức. Ta phải
học thuộc lòng những bài học như đừng để móng tay dài, tắm rửa
sạch sẽ, thay quần áo mỗi ngày. Đây là môn học mà tự điển giải
nghiã là những nguyên tắc phải giữ để có sức khoẻ.
Các cụ ta xưa
chắc áp dụng điều mình học tới nơi tới chốn lắm, nên bệnh tật
cũng ít, ngủ nghê chẳng cần Dalmane, Xanax. Đèn điện chưa có, mà
TV, phim bộ cũng không, cho nên tối đến, khi gà lên chuồng là
các cụ cũng rủ nhau lên giường. Sáng mới hửng đông, gà gáy giấc
đầu, là các cụ đã thức dậy, pha trà uống, làm bát cơm nguội hay
củ khoai luộc, rồi ra đồng làm việc, rất đều đặn mỗi ngày.
Nay bài học
Vệ Sinh không có, nhưng có những tài liệu về y tế công cộng, y
khoa phòng ngừa, ta cũng lấy được những lời chỉ dẫn về giữ gìn
sức khoẻ tự nhiên, không thuốc men.
Sau đây, xin
cùng quý vị sắp xếp một bài học Vệ Sinh về giấc ngủ.
1-Đi ngủ có
giờ giấc.
Ngủ cùng giờ
và thức dậy cũng cùng giờ, tạo thành một thói quen để cái đồng
hồ sinh học và nhịp sinh học trong người không bị rối loạn.
Nếu cần du di
thì thay đổi giờ đi ngủ, nhưng đừng lên giường trễ quá nửa đêm.
Ngủ nướng
cuối tuần coi bộ hấp dẫn và nghe được đó, nhưng không lành mạnh
vì nhịp sinh học lại phải điều chỉnh lại giờ giấc mồi tuần.
2- Tập luyện
cơ thể quá sức trước khi đi ngủ làm tâm thần bị kích thích và ta
khó đi vào giấc ngủ. Có người khuyên nên tập nhẹ 3 giờ trước khi
đi ngủ.
3- Tránh ăn
quá no trước giờ ngủ.
Ăn no, nặng
bụng rồi vào giường ngủ ngay, thức ăn nó cứ nhấp nhỏm trong bao
tử hàng giờ, đòi được tiêu hoá, thì làm sao mà ngủ yên cho được.
Nhất là lại ăn nhiều gia vị chua, cay.
Một chút trái
cây, một ly sữa ấm thì tốt hơn cho giấc ngủ ngon .Sữa có chất
giúp ngủ tryptophan.
4- Tránh
những chất kích thích thần kinh như cà phê, thuốc lá, rượu mạnh.
Cà phê có
tính cách gây phấn khởi khiến khó ngủ.
Rượu uống
trước khi đi ngủ có thể làm ta ngủ đấy, nhưng kinh nghiệm cho
hay, rượu làm ta hay đái đêm, khó thở lại tạo ra những cơn ác
mộng.
5- Phòng ngủ
phải yên tĩnh, thoáng khí, nhiệt độ vừa phải, nệm không cứng quá
hoặc mềm qúa.
Một điểm quan
trọng là: chỉ dùng phòng ngủ để Ngủ và Ngủ với nhau.
Không coi TV
nhất là những phim về tội ác, hoặc quá mủi lòng, gây vấn vương
tâm trí; không ăn vặt trong phòng ngủ; không thảo luận chuyện
làm ăn, chuyện khó khăn trong ngày, để tránh sáo trộn giấc ngủ.
6- Đừng mang
suy tư, buồn bực vào giường.
Nếu có những
việc phải làm cho ngày hôm sau hoặc có những ưu tư, thì ra bàn
làm việc, ngồi viết hết những điều đó ra, đặt ưu tiên giải quyết
cho ngày hôm sau rồi đi ngủ .
7- Thức giấc
nửa đêm, không ngủ lại được rồi nằm trằn trọc:
Hãy dậy, đi
làm bất cứ một việc nhỏ nào đó, tới khi thấy mệt và buồn ngủ thì
đi ngủ. Đừng nằm trên giường, ngó đồng đồng hồ và đếm thời gian
đi qua.
8- Kết quả
cuả nhiều nghiên cứu chứng minh rằng trong lúc ái ân, cơ thể
tiết ra một vài kích thích tố khiến nhiều người ngủ ngon hơn.
Cho nên đã có
lời khuyên: nếu không ngủ được thì thử kiếm một bạn đồng sàng.
Kết luận
Nói về giấc
ngủ, khoa học gia kiêm nhà ngoại giao Hoa Kỳ Benjamin Franklin,
(1706-1790), có nhận xét:
“Ngủ sớm, dạy sớm làm con người khỏe mạnh, giàu có và khôn
ngoan”
Trong khi đó,
bác sĩ phân tâm học Georg Groddeck của Đức (1886-1934) lại nói:
“
Nên nhớ là sự hồi phục không phải do bác sĩ
tạo ra mà từ chính bệnh nhân. Bệnh nhân tự chữa lành bằng sức
mạnh của họ, chẳng khác chi khi họ đi lại, ăn uống, suy nghĩ,
hít thở không khí hoặc ngủ”.
Ngủ có vai
trò quan trọng đối với sức khỏe và đứng hàng thứ nhì trong tứ
khoái.
Vậy thì cũng
nên thêm tiết mục “duy trì giấc ngủ lành mạnh “ vào danh sách
các điều Quyết Tâm Đầu Năm (New Year Resolutions) cho năm 2009
và các năm kế tiếp.
Cho tới khi
trái tim giã từ cuộc đời một cách thoải mái, bình an trong “Giấc
Ngủ Ngàn Thu”.
Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức
Texas-Hoa kỳ
www.nguyenyduc.com
|
VỀ MỤC LỤC |
NHỚ AI…? (1) -
Chuyện phiếm của Gã Siêu |
Hôm nay trời nhẹ lên cao,
Tôi buồn không hiểu vì
sao tôi buồn.
Mà đúng vậy, từ sáng cho tới
bây giờ bỗng dưng gã cảm thấy bồn chồn trong người, một phần vì
nhớ tới anh chàng bạn thân bên Canada, vừa mới đi tàu suốt sang
thế giới bên kia. Một phần vì thời tiết đổi thay nên toàn thân
bải hoải và nhức mỏi. Đau không ra đau, mà khỏe cũng chẳng ra
khỏe. Thế là gã tự ký giấy phép cho mình được nghỉ nửa ngày. Tuy
nhiên, một khi đã “đóng cửa tiệm”, thì thời gian trở nên thừa
thãi chẳng biết làm gì cả.
May thay, đang ngồi ngáp vặt,
thi ông hàng xóm ghé chơi. Ông ta hăng say kể lại chuyến đi Bắc
của mình, khiến gã cứ phải “vểnh tai cối lên mà nghe”. Cuối cùng
ông ta mới thò ra một gói thuốc lào “Tiên Lãng-Hải Phòng” tặng
cho gã, gọi là một chút quà nhỏ.
Bắn một phát, gã gật gù khen
:
- Tuyệt vời. Vừa thơm lại vừa
say, đúng như lời quảng cáo.
Thừa thắng xông lên, gã liền
bật máy và nhất định phải viết cho được một bài “ngâm kíu” về
thuốc lào.
Trước cái “ý đồ…hoành tráng”
ấy, hẳn có kẻ sẽ cười vào lỗ mũi và kê tủ đứng vào miệng gã mà
rằng :
- Giữa lúc cả và thế gian
đang hô hào bài trừ thuốc lá, giữa lúc bàn dân thiên hạ đang cai
nghiện thuốc lá, giữa lúc bao thuốc lá nào cũng in hàng chữ : có
hại cho sức khỏe, mà lại đi ca tung thuốc lào, thì quả thực là
cung đàn lạc điệu, chẳng giống ai, không chừng còn bị mang tội
chống…nhân loại nữa là đàng khác.
Chính vì biết rằng thuốc lào
cũng như thuốc lá sắp đến ngày sập tiệm, nên gã càng bị thúc
bách phải viết cho xong, để mai sau con cháu mình còn biết được
thuốc lào là cái chi chi.
Mặc dù không phải là nhà nhân
chủng học, nhưng gã cũng nghiệm thấy rằng, nhân loại hiện nay
được phát sinh từ một gốc gác, từ một cội nguồn vì cùng có chung
nhiều tập tục giống nhau. Chẳng hạn về chuyện uống thì dân tộc
nào cũng có rượu, tuy cách thức chế biến lại khác nhau. Chẳng
hạn về chuyện hút thì dân tộc nào cũng có thuốc, tuy mỗi dân tộc
hút theo một “phong cách riêng”.
Theo Việt Nam Tự Điển của Lê
Văn Đức, thì thuốc lào cùng họ với thuốc lá :
Đó là “một lọai cây cào từ 1
tới 2 mét. Không nhánh. Lá to, khi già thì bẻ vô ủ trong nhà
vài đêm cho vàng, mới xắt rồi trải trên liếp đem ra nắng mà
phơi. Lá thuốc có một chất tinh dầu gọi là nicôtianin, và một
vài chất acid như citric, nicotinic, tabacotonnic và nhiều chất
alcaloit, trong đó có nicotin là thành phần chính, rất độc hại
đối với các hạch giao cảm thần kinh.”
Bên Tây Phương, gã thấy có
nhiều hình thức hút khác nhau . Chẳng hạn với điếu cuốn nhỏ
người ta thường gọi là hút thuốc lá, với điếu cuốn lớn người ta
thường gọi là hút “xì gà”, với một chiếc tẩu, người ta thường
gọi là…hút “pipe”. Riêng với bột thuốc, thì người ta thường dùng
để…hít.
Còn tại Việt Nam, gã thấy có
thuốc rê, tức là một loại thuốc lá, khi hút người ta dùng giấy
mỏng cuốn lại và “lè lưỡi liếm”, rồi rê qua rê lại cho mép giấy
dính vào nhau. Còn thuốc lào thường được hút bằng một dụng cụ
được gọi là điếu.
Và điếu thì cũng có nhiều
hình thức khác nhau, chẳng hạn điếu bát tức là cái điếu hút
thuốc lào hình cái bát, điếu cày tức là cái điếu hút thuốc lào
được làm bằng ống tre, không cần dùng xe, còn ống điếu bình, tức
là điếu hút thuốc lào được làm bằng một cái ống bằng đồng, trong
có đựng nước…
Cũng theo Lê Văn Đức, thì
thuốc lào còn được gọi là thuốc chè. Tên gọi này gã mới được
nghe lần đầu, mặc dù gã cũng là dân Bắc kỳ chính hiệu con nai
vàng. Và thế là gã lại phải một phen cặm cụi tìm hiểu cho ra ngô
ra khoai.
Trong cuốn “Về cội về nguồn”
có ghi lại câu tục ngữ :
- Thuốc phiện hết nhà,
Thuốc trà hết
phên.
Câu tục ngữ này đã được tác
giả Lê Gia giải thích như sau :
“Có một loại thuốc hút
phải dùng tới một cái bình điếu đựng gần đầy nước, khi hút thì
thuốc được đốt cháy, khói thuốc sẽ đi qua nước để lọc bớt hơi
cay rồi mới lên cổ người. Khi hút thì nước trong bình điếu sẽ
theo sức hút mà trào lên, hạ xuống, nhảy lên nhảy xuống kêu tách
tách trong một cái ống.. Do đó mà miền Trung gọi là “Thuốc trà”
dựa vào chữ “trào” (cũng đọc là “triều” như triều đình, trào
đình), nghĩa là con nước lên xuống theo sức hút của mặt trăng,
tức thủy triều. Nước lên xuống trong bình điếu do sức hút của
người cũng giống như vậy. Khác với thuốc rê và thuốc lá vốn được
hút trực tiếp.
Thuốc lào nặng chất hơn,
nên khi hút vào người ta thường bị say và mệt. Do đó mà miền Bắc
gọi nó là “thuốc lào”,
dựa vào chữ
“lao” có nghĩa là mệt nhọc, mệt mỏi đọc trại ra.
Như vậy, người miền Trung gọi
là thuốc trà, còn người miền Bắc gọi là thuốc chè hay thuốc lào.
Khi hút thuốc lào thì cần phải có một cái điếu.
Cũng theo Lê Gia cắt nghĩa :
Điếu là câu cá, dùng mồi
mà nhử. Khi câu cá trước tiên người ta phải gắn mồi vào, rồi
giật nhè nhẹ tức là nhấp nhấp cái mồi. Khi cá cắn câu rồi mới
giật một phát cho mạnh mà kết thúc.
Khi hút thuốc bằng bình
điếu thì người ta cũng phải làm như vậy. Trước tiên cũng phải
gắn mồi thuốc vào, rồi hút giật nhè nhẹ, nhè nhẹ, nhấp nhấp, bập
bập cho mồi thuốc bắt lửa (cá tới bắt mồi). Khi mồi thuốc đã bắt
đủ lửa (khi cá đã đớp mồi), thì mới kéo một hơi dài cho đã mà
kết thúc (giật một cái thật mạnh mà bắt cá).
Do đó mà người ta gọi cái
bình hút thuốc là “cái điếu”(cái nhấp nhấp thử rồi giật mạnh).
Trở lại với câu :
- Thuốc phiện hết nhà,
Thuốc trà hết phên.
Lê Gia đã cắt nghĩa như sau :
“Hút thuốc phiện thì tốn
tiền lắm, lâu dần sẽ bán hết nhà hết cửa. Hút thuốc trà thì
không tốn tiền mấy, nhưng lại cần có cái đóm để đốt lửa mồi
thuốc, nhiều khi vì làm biếng và tiện tay nên đã bẻ cái nan ở
phên vách ngay cạnh chỗ ngồi mà làm đóm đốt, cứ vậy lâu dần sẽ
mất hết cả cái phên. “Đóm” là đốm lửa nhỏ (con đom đóm). Tóm lại
nghiện bất cứ thứ gì cũng đều gây nên hao tốn nhiều ít cả.
Và như vậy, gã cũng đã phần
nào hiểu được vì sao bàn dân thiên hạ gọi là thuốc trà, thuốc
lào và điếu đóm.
Nơi gã đang cắm dùi là vùng
Cái Sắn. Vùng này trước kia chỉ là những cánh đồng hoang với cỏ
dại mọc ngập đầu. Thế nhưng từ năm 1956, chính phủ của Tổng
Thống Ngô Đình Diệm cho đào các con kênh để thoát phèn là lập
nên dinh điền Cái Sắn.
Dân di cư từ Bắc vô Nam năm
1954 bắt đầu kéo đến và lập nghiệp. Nghề chính để sinh sống là
trồng lúa. Còn nghề phụ để kiếm thêm tí tiền còm là chăn nuôi và
trồng hoa màu phụ. Trong số những hoa màu phụ thì có cây thuốc
lào. Và thuốc lào Cái Sắn đã một thời vang bóng ở thị trường
miền Nam.
Theo kinh nghiệm của những
người chuyên môn thì việc trồng cây thuốc lào lệ thuộc vào nhiều
yếu tố khác nhau.
Yếu tố thứ nhất là vùng đất.
Có những vùng đất thích hợp nhưng cũng có những vùng đất không
thích hợp, bởi vì cây thuốc lào rất kén…đất, chứ không phải vùng
đất nào cũng có thể trồng được đâu.
Yếu tố thứ hai là phân bón.
Nếu bón bằng phân hóa học như urê, thì cây thuốc sẽ phát triển
nhanh, nhưng khi hút sẽ bị sóc và không cho kéo. Còn bón bằng
phân chuồng như phân lợn và nhất là phân…người, thì thuốc sẽ đậm
đà, cho kéo và dễ say.
Hút được một điếu thuốc ngon,
thì quả thật là tuyệt vời, sung sướng nhất trên đời. Chẳng thế
mà các cụ ta ngày xưa đã phải lấy làm đắc ý :
- Nhất gái một con,
Nhì thuốc ngon nửa điếu.
Hồi còn bé, cứ mỗi năm đến
mùa thu hoạch thuốc lào, gã cảm thấy vui hết chỗ nói. Người ta
đi bẻ lá, cuốn lại rồi ủ trong nhà. Tới khi được thái, thường
phải đổi công cho nhau. Nhà này thái cho nhà kia, dứt điểm trong
một đêm, để sáng hôm sau trải ra hàng trăm chiếc phên mà đem đi
phơi.
Khi phơi thuốc cũng cần phải
có nhiều người, để thỉnh thoảng còn đảo lên đảo xuống và nhất là
chạy…cơn mưa. Thuốc được nắng sẽ vàng ươm, trông thật mát con
mắt. Khi phơi xong thế nào cũng có một bữa thịnh soạn bằng
cách…”hạ cờ tây”, tức là giết chó để ăn mừng và được gọi
là….mừng nắng.
Thuốc phơi xong, có người để
nguyên như thế và được gọi là thuốc mộc, có người còn hồ thêm và
đóng thành bánh nhỏ…Dù là thuốc mộc hay thuốc hồ, thì phải bỏ
vào thùng kín một thời gian cho giữ hơi, trước khi mang đi bán.
Hiện nay “thương hiệu thuốc
lào Cái Sắn” đã bị chìm vào quên lãng, bởi vì từ khi chuyển sang
cấy lúa thần nông mỗi năm hai hay ba vụ, số người trồng thuốc
lào không còn bao nhiêu và hơn thế nữa, số người hút thuốc lào
cũng mỗi ngày một giảm dần…Tại thị trường miền Nam lúc này, chỉ
còn mỗi “thương hiệu thuốc lào say Xóm Mới” là đứng vững và làm
mưa làm gío mà thôi.
Bàn về chuyện uống rượu,
người ta đã đưa ra một câu hỏi theo kiểu giáo lý hỏi thưa như
sau :
H- Phải làm mấy sự cho được
uống rượu nên ?
T- Phải làm ba sự này, một là
tốt cái nhắm, hai là lắm anh em, ba là muốn uống thì uống.
Cũng thế, khi bàn về chuyện
hút thuốc lào, gã cũng có thể đúc kết những kinh nghiệm chiến
trường bằng câu :
H- Phải làm mấy sự cho được
hút thuốc nên ?
T- Phải làm ba sự này một là
thuốc ngon, hai là đóm cháy, ba là điếu kêu.
Thực vậy, nếu thuốc mà sóc,
không cho kéo, thì người hút sẽ bi ho sặc sụa thì còn lấy gì làm
ngon. Nếu đang hút mà lửa cháy không đều hay bị tắt, thì người
hút cứ tức anh ách y như bị bò đá vậy. Nếu điếu mà kêu, người
hút kéo một quả…tụt cả nõ, hay rụt cả cần cổ, đánh réc một phát,
mới đã làm sao.
Thật đúng như lời các cụ ta
ngày xưa đã nhận xét :
- Nghề chơi cũng lắm công
phu!!!
Đối với dân ghiền thuốc lào
thì điếu ngon nhất trong ngày chính là điếu đầu tiên ban sáng
khi vừa mới thức. Đúng thế, ngủ dậy, ngồi vào bàn đèn bắn một
phát kêu ro ro, thì thế nào cũng say.
Khi say thuốc lào, mỗi người
phản ứng theo một cách thức riêng. Người thì thở ra phò phò, rồi
thì mồ hôi mồ kê vãi ra như tắm, mặc dù bên ngoài trời lạnh căm
căm. Người thì nói năng huyên thuyên, mà càng nói thì lại càng
lắp bắp. Người thì muốn đứng lên mà không thể nào đứng được, bèn
té cái rầm xuống nhà. Thậm chí có người dúi cả đầu hay cả tay
vào bếp lửa mà cũng chẳng biết, đành bị phỏng vậy thôi. Được cái
cơn say thuốc lào chỉ kéo dài đôi ba phút và không để lại hậu
quả vật vã, buồn nôn hay khó chịu.
Ngoài cái điếu ban sáng khi
vừa mới thức dạy, thì mỗi khi ăn cơm xong, nhất là vừa mới nhậu
xong, rít một ngao thuốc lào, sao mà thấy nó thích thú và ngọt
lịm.
Trong một bữa nhậu, khi đã
ngà ngà, các chiến hữu bèn mở một trò chơi nhớn, đó là thi xem
ai hút thuốc mà ém khói, kéo được một hơi dài nhất. Và gã đã
thấy hai chiến hữu kéo được một hơi dài chừng ba mươi giây,
nhưng liền sau đó, bèn quay ra ngoài mà ồng ộc cho…chó ăn chè,
ói đến tận mật xanh mật vàng.
Những người nghiện thuốc lào
thường sắm cho mình một cái điếu thật nhỏ, để mỗi khi đi đâu
cũng cố gắng mang theo. Nếu không có điếu, thì lấy lá chuối cuộn
lại như chiếc kén, rồi vê thuốc, bỏ vào mà hút cho đỡ ghiền. Có
người đạt tới một mức độ cao hơn, đó là vừa ngậm nước trong
miệng, vừa hút chiếc kén thuốc cho thuốc đỡ gắt.
Khi hút thuốc lá, mấy anh
chàng choai choai thường thích biểu diễn bằng cách thở khói ra
hình chư O, hay số 8. Còn hút thuốc lào, gã thấy có một ông già
đã biểu diễn bằng cách thở ra cùng một lúc những năm tia khói :
hai tia ở hai lỗi mũi, hai tia ở hai khóe mép và một tia ở giữa
miệng…Ôi cụ già mới tuyệt vời làm sao.
Người miền Nam và miền Trung
thường hay hút thuốc rê, còn người miền Bắc thì thường hay hút
thuốc lào. Thế nhưng, nói rằng thuốc lào là điều rất đặc biệt,
hay nói một cách mạnh mẽ hơn, thuốc lào một trong những cái làm
nên bản sắc văn hóa của dân Việt, cũng không phải là phóng đại
tô màu quá đáng lắm đâu.
Thực vậy, Toan Ánh trong
“Phong tục Việt Nam” đã xác quyết thuốc lào là “quốc hồn quốc
tuý” của dân tộc. Ông viết như sau :
Thuốc lào thường được ăn
với trầu, nhưng người ta còn hút thuốc lào.
Thuốc lào là một thứ lá
cây giống như loại thuốc lá, người ta thái nhỏ, phơi khô dùng
điếu mà hút.
Ngày nay người ta còn hút
thuốc lá. Xưa kia, thuốc lá dân mình cũng hút nhưng rất ít. Từ
ngày tiếp xúc với Tây Phương, những người ở thành thị hút thuốc
lá thay thuốc lào. Tuy vậy, vẫn còn nhiều người hút thuốc lào.
Người ta đã cho thuốc lào là “quốc túy”và ca dao có câu :
- Nhớ ai như nhớ thuốc
lào,
Đã chôn điếu xuống lại
đào điếu lên.
Dĩ nhiên nhân xét trên đây
của Toan Ánh, không còn đúng với thực tế hôm nay nữa, bởi vì
hiện giờ tại Việt Nam số người hút thuốc lá, kể cả thành thị lẫn
nông thôn, đều đông hơn số người hút thuốc lào. Và thuốc lá đã
trở nên phổ biến trong dân gian. Tuy nhiên với phong trào bài
trừ ô nhiễm và nhất là đề phòng những chứng bệnh hiễm nghèo, số
người cai thuốc lá cũng như thuốc lào mỗi ngày một gia tăng.
Phan Kế Bính trong cuốn “Việt
Nam Phong Tục” còn mô tả dài dòng hơn nữa. Ông viết như sau :
Thuốc lào là một thứ lá
cây, tên chữ gọi là tương tư thảo. Kỳ thủy ta cho thuốc
ấy trừ được sơn lam chướng khí, mới có người hút, lâu rồi quen
đi mà ai cũng đua nhau, bởi thế thành tục.
Cây thuốc ấy về vùng hải
Dương, Nam Định trồng nhiều. Họ lấy lá phơi âm can cho khô, rồi
thái nhỏ mà đóng thành bánh, rồi mới bán cho người hút.
Hút thuốc lào phải có một
cái bình điếu, đổ nước vào trong bình và một cái xe điếu. Lúc
hút thì cắm xe vào bình mà hút.
Bình điếu hoặc làm bằng
sành, bằng sứ, hoặc bằng tre, bằng gỗ, bằng ngà, có thứ trổ chạm
nạm bác, khảm xà cừ, xe bằng rễ trúc dài tới ba, bốn thước.
Mỗi nhà có một bình điếu.
Khi khách vào chơi, tất phải có chén nước, miếng trầu và điếu
thuốc lào để điểm vào câu chuyện.
Người sang trọng đi đâu,
tất có một thằng đầy tớ xách điếu đi hầu. Khi hút thuốc, điếu để
cách xa ba bốn thước, rồi đầy tớ nhồi thuốc, châm lửa và đưa xe
kề đến tận miệng mà hút.
Lắm người quen mồm rồi,
không sao bảo được, dâu ho thế nào cũng cố hút được một điếu mới
nghe. Đàn bà thỉnh thoảng cũng có người hút. Lắm người hút vào
say đờ ra một lát, mà vẫn không sao chừa được.
Các văn sĩ lắm người nghĩ
ngợi phải có hút thuồc mới nảy được ý tứ. Cho nên học trò vào
trường thi phải đem kèm ống điếu vào trường.
Kẻ đi cày, anh đi câu,
cũng xách được một cái điếu cày bằng lóng tre đi theo, đôi khi
ngồi vệ đường hút nghe sòng sọc.
Để kết thúc phần một bàn về
thuốc lào, gã xin kể lại hai sự việc liên quan trực tiếp đến gã
trong phạm vi này.
Sự kiện thứ nhất, đó là sau
ngày 30.4.1975 gã và mấy anh bạn hàng xóm phải đi làm rẫy. Từ
nhà tới rẫy khoảng 10 cây số đường đồi. Mấy anh bạn gã có sáng
kiến làm một chiếc điếu cày dài 1m20, nghĩa là có thể đứng mà
hút. Trời Đalạt về chiều, mưa rơi lất phất hay lạnh rét căm căm,
chỉ việc dừng lại, chống chiếc điếu cày xuống giữa đường mà rít
một hơi, ấm cả bụng. Thế mới thích.
Sự kiện thứ hai, đó là cách
đây mấy năm gã có tí việc phải về Bắc. Trước khi đi đã cẩn thận
gói một cục thuốc lào say Xóm Mới bỏ vào bị. Thế nhưng, trong
suốt chuyến bay, gã cứ “théc méc” và tự hỏi :
- Không có điếu thì làm sao
mà hút cho được ?
Nỗi niềm “théc méc” của gã
được giải tỏa ngay lập tức khi đặt chân tới Hà Nội, thủ đô của
Nước Việt Nam có trên bốn ngàn năm văn hiến.
Tại Hà Nội, trên nhiều đường
phố cứ cách khỏang mấy trăm mét, gã lại thấy một cụ già, hay một
bác sồn sồn bày hàng ra bán. Mà hàng bày bán đơn giản chỉ có một
bình tích nước chè và hai chiếc điếu cày, bên cạnh là mấy chiếc
ghế nhựa thấp. Mặc dù không rao, nhưng gã cũng có thể tưởng
tượng ra lời rao ấy như sau :
- Điếu cày kêu, nước chè nóng
đây.
Đang đi trên đường, bỗng thèm
thuốc, gã có thể vô tư kéo ghế và ngồi xuống ngay trên hè phố,
bắn một phát điếu cày kêu rèng rẹc, uống một cốc nước chè tươi
nóng hổi, móc tiền ra trả. Một điếu là năm trăm đồng. Hai điếu
là một ngàn đồng. Rồi lại vô tư cất bước.
Có lần cả một đám thanh niên
kéo tới, huyên thuyên đủ mọi chuyện. Gã chỉ việc ngồi nghe mà
cũng hiểu được phần nào dân tình thế thái.
Hỏi cụ già ngồi bán được bao
nhiêu mỗi ngày, thì cụ cho hay khoảng ba bốn chục ngàn, tạm
sống qua ngày.
Ôi phong cách “tự nhiên như
người Hà Nội” thật dễ thương biết bao đối với một kẻ hay hút
thuốc lào như gã.
Vậy thuốc lào mang lại những
cái hại và những cái lợi nào ? Xin xem phần hai sẽ rõ.
Gã Siêu
gasieu@gmail.com
|
VỀ MỤC LỤC |
|
- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến,
bài vở..., xin gởi về địa chỉ
giaosivietnam@gmail.com
- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:
Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục
vụ của Giáo sĩ; Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các
Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn
gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực
Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh
vực; Mỗi Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức
Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và
Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)
- Quy vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại
www.conggiaovietnam.net
Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị
Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã
sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác
nhau.
TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam
Lm. Luca
Phạm Quốc Sử
USA
|
|
*************
|
|