Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

 

 

 

ĐỰƠC CHỌN GIỮA LOÀI NGƯỜI
VÀ CHO LOÀI NGƯỜI  (x. Dt, 5.1)

 

GIÁO SĨ:

Xuất phát từ giáo dân, hiện diện vì giáo dân và cậy dựa vào giáo dân

 

ĐỂ CÙNG LÀM VINH DANH THIÊN CHÚA

 

www.conggiaovietnam.net                          giaosivietnam@gmail.com

Đặc San Điện Tử    Giáo Sĩ Việt Nam    Số 85, Chúa Nhật 25.01.2009


MỤC LỤC 

Hiến Chế Về Phụng Vụ Thánh - Sacrosanctum Concilium (tiếp theo)                   Vatican 2

HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO (BÀI 8 tiếp theo)        Br. Huynhquảng

LÀM SAO BIẾT CHÚA GỌI MÌNH ?                                                          Gs. Trần Văn Cảnh

CHUYỆN HÀI CUỐI NĂM MẬU TÝ: GIẢI THƯỞNG CHO SỰ DỐI TRÁ                      Gioan Nguyễn Thạch Hà

HÔM NAY ÔNG TÁO VỀ TRỜI                                                              Gioan Lê Quang Vinh

NGÃ NGỰA                                                                                               Trầm Tĩnh Nguyện

TRƯỚC SAU NHƯ MỘT                                                                            Lm. Lê Văn Quảng

TÂN TỔNG THỐNG BARACK OBAMA VÀ VIỆC NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC           Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh

THƯỢNG BẤT CHÍNH, HẠ TẤT LOẠN                                               Lm. VĨNH SANG, DCCT

HÃY COI CHỪNG “LINH MỤC GIẢ”                                                           Giuse Đinh Nghĩa

hẠnh phúc trỞ vỀ                                         Lm. MICAE-PHAOLÔ TRẦN MINH HUY pss

ĐỂ CÓ MỘT NẾP SỐNG LÀNH MẠNH                                                   Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức

MƯỚN                                                                                         Chuyện phiếm của Gã Siêu 


Hiến Chế Về Phụng Vụ Thánh - Sacrosanctum Concilium (tiếp theo)

 

Bản dịch Việt Ngữ của Giáo Hoàng Học Viện Piô X

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia

 

Lời Mở Ðầu

 

1. Lời Mở Ðầu. Thánh Công Ðồng chủ tâm phát huy hằng ngày đời sống Kitô giáo nơi các tín hữu, thích ứng hơn nữa với những định chế nào có thể thay đổi cho hợp với những nhu cầu của thời đại chúng ta, cổ xúy những gì khả dĩ góp phần hiệp nhất mọi người đã tin theo Chúa Kitô, và kiện cường những gì qui trợ cho việc mời gọi mọi người vào lòng Giáo Hội. Vì những lý do đặc biệt đó, Thánh Công Ðồng thấy có bổn phận phải lo canh tân và cổ xúy Phụng Vụ.

2. Vai trò của Phụng Vụ trong mầu nhiệm Giáo Hội. Thật vậy, nhờ Phụng Vụ, nhất là trong hiến tế tạ ơn, mà "công cuộc cứu chuộc chúng ta được thực hiện" 1. Phụng Vụ góp phần rất nhiều để giúp các tín hữu đem cuộc sống mình diễn tả và biểu lộ cho những người khác mầu nhiệm Chúa Kitô và bản tính đích thực của Giáo Hội chân chính, một Giáo Hội có đặc tính vừa nhân loại vừa thần linh, vừa hữu hình vừa hàm chứa những thực tại vô hình, vừa nhiệt thành hoạt động vừa chiêm niệm, vừa hiện diện nơi trần gian nhưng đồng thời cũng là lữ khách. Tuy nhiên, trong Giáo Hội, yếu tố nhân loại cũng qui hướng và lệ thuộc vào yếu tố thần linh, những thực tại hữu hình phải qui hướng về những thực tại vô hình, những hoạt động phải hướng về việc chiêm niệm, và những gì hiện tại phải hướng về thành đô tương lai là nơi chúng ta đang tìm kiếm 2. Hằng ngày, Phụng Vụ kiến tạo những người bên trong Giáo Hội thành đền thánh trong Chúa, thành nơi cư ngụ của Thiên Chúa trong Thánh Thần 3 để đạt tới mức tuổi sung mãn của Chúa Kitô 4. Nhờ đó, Phụng Vụ còn kiện cường sức lực cho họ cách lạ lùng để rao giảng Chúa Kitô; và như vậy Phụng Vụ cũng bày tỏ cho những kẻ bên ngoài thấy Giáo Hội như một dấu chỉ nêu cao trước mặt các dân nước 5 ngõ hầu con cái Thiên Chúa đang tản mác được qui tụ nên một 6 cho tới khi thành một đàn chiên theo một Chúa chiên 7.

3. Hiến chế về Phụng Vụ Thánh và các Nghi Lễ khác. Vì vậy để cổ xúy và canh tân Phụng Vụ, Thánh Công Ðồng thấy cần nhắc lại những nguyên tắc sau đây và thiết định những tiêu chuẩn thực hành.

Trong những nguyên tắc và tiêu chuẩn này, có một số không những có thể và cần phải áp dụng cho Nghi Lễ Roma mà cho hết mọi Nghi Lễ khác, mặc dầu những tiêu chuẩn thực hành sau này chỉ phải hiểu là có liên quan tới Nghi Lễ Roma thôi, ngoại trừ những gì tự bản chất là có liên hệ đến những Nghi Lễ khác.

4. Tôn trọng tất cả các Nghi Lễ được chính thức công nhận. Sau hết, vẫn trung thành vâng phục truyền thống, Thánh Công Ðồng tuyên bố rằng: Giáo Hội Mẹ Thánh coi tất cả những Nghi Lễ đã được chính thức công nhận đều bình đẳng trên pháp lý và được tôn trọng như nhau, lại muốn các Nghi Lễ ấy được duy trì trong tương lai và được cổ võ bằng mọi cách. Thánh Công Ðồng cũng ước mong, nơi nào cần, các Nghi Lễ ấy phải được cẩn thận tu chỉnh cho toàn vẹn theo tinh thần của truyền thống lành mạnh và được bổ sung một sinh khí mới mẻ hầu phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu hiện tại.

 

Chương I

Những Nguyên Tắc Tổng Quát Ðể Canh Tân Và Cổ Võ Phụng Vụ Thánh

 

I. Bản Tính Và Tầm Quan Trọng Của Phụng Vụ Thánh Trong Ðời Sống Giáo Hội

 

5. Thiên Chúa muốn mọi người được cứu rỗi. Thiên Chúa "muốn cho mọi người được cứu rỗi và nhận biết chân lý" (1Tm 2,4). "Trước kia Ngài đã dùng các tiên tri mà phán bảo tổ phụ nhiều lần, nhiều cách" (Dth 1,1), và khi đã đến thời kỳ viên mãn, Ngài đã sai Con mình, Ngôi Lời nhập thể, được Thánh Thần xức dầu, để rao giảng Phúc Âm cho người nghèo, cứu chữa những người khổ tâm 8, như là "thầy thuốc của thể xác và tinh thần" 9, cũng là Trung Gian giữa Thiên Chúa và nhân loại 10. Vì thế, chính bản tính nhân loại của Người, hiệp làm một với Ngôi Lời, đã nên khí cụ phần rỗi chúng ta. Cho nên, nhờ Chúa Kitô "Thiên Chúa đã hoàn toàn nguôi lòng để chúng ta được giao hòa với Ngài, và cho chúng ta được phụng thờ Ngài một cách hoàn bị" 11.

Công cuộc cứu chuộc nhân loại và tôn vinh Thiên Chúa cách hoàn bị như thế đã được tiên báo trong dân Cựu Ước qua những kỳ công vĩ đại của Chúa nay lại được Chúa Kitô hoàn tất, nhất là nhờ mầu nhiệm phục sinh của cuộc Khổ Nạn hồng phúc, việc Sống Lại từ cõi chết và Lên Trời vinh hiển của Người. Nhờ đó "Người đã chết để tiêu diệt sự chết cho chúng ta và sống lại để tái lập sự sống" 12. Vì chính từ cạnh sườn Chúa Kitô chịu chết trên thập giá, đã phát sinh bí tích nhiệm lạ là Giáo Hội 13.

6. Công cuộc cứu chuộc tiếp nối do Giáo Hội được thực hiện trong phụng vụ. Vì vậy, như Chúa Kitô được Chúa Cha sai đi thế nào, thì chính Người cũng sai các Tông Ðồ đầy tràn Thánh Thần đi như vậy, không những để trong khi rao giảng Phúc Âm cho mọi thụ tạo 14 các Ngài loan báo Con Thiên Chúa đã dùng cái chết và sự sống lại của Người để giải thoát chúng ta khỏi quyền lực Satan 15 và sự chết, đồng thời dẫn đưa chúng ta vào nước Chúa Cha, nhưng còn để các Ngài thực thi công cuộc cứu chuộc mà các Ngài đã loan báo, nhờ Hiến Tế và các Bí Tích, trung tâm điểm của toàn thể đời sống phụng vụ. Như vậy, nhờ phép Rửa Tội, con người được tháp nhập vào mầu nhiệm phục sinh của Chúa Kitô: cùng chết, cùng chịu mai táng, cùng sống lại 16, được lãnh nhận tinh thần dưỡng tử, "do đó chúng ta xưng hô Chúa là Abba, Cha" (Rm 8,15) và như thế được trở nên kẻ phụng thờ đích thực mà Chúa Cha tìm kiếm 17. Cũng thế, mỗi khi ăn tiệc của Chúa, họ loan truyền việc Chúa chịu chết cho tới khi Chúa lại đến 18. Do đó, chính trong ngày Hiện Xuống, ngày Giáo Hội xuất hiện nơi trần gian, "những người suy phục lời giảng" của Phêrô, "đều chịu phép Rửa Tội". Họ "kiên tâm theo lời giáo huấn của Tông Ðồ, thông công trong việc bẻ bánh và cầu nguyện... ngợi khen Thiên Chúa, lại được lòng toàn dân" (CvTđ 2,41-42; 47). Kể từ đấy, Giáo Hội không bao giờ bỏ việc cùng nhau qui tụ để cử hành mầu nhiệm phục sinh: bằng việc đọc "những lời chỉ về Người trong bộ Thánh Kinh" (Lc 24,27), bằng việc cử hành Lễ Tạ Ơn trong đó hiện tại hóa "sự vinh thắng và khải hoàn nhờ cái chết của Người" 19, đồng thời "cảm tạ Thiên Chúa về ân điển khôn tả của Ngài" (2Cor 9,15) trong Chúa Giêsu Kitô, "để ca tụng sự vinh hiển của Ngài" (Eph 1,12) nhờ quyền năng Chúa Thánh Thần.

7. Sự hiện diện của Ðức Kitô trong phụng vụ. Ðể chu toàn công việc lớn lao ấy, Chúa Kitô hằng hiện diện trong Giáo Hội, nhất là trong các hoạt động phụng vụ. Người hiện diện thực sự trong Hy Lễ, không những trong con người của thừa tác viên, vì "như xưa chính Người đã tự dâng mình trên thập giá thì nay chính Người cũng dâng mình nhờ thừa tác vụ của các linh mục" 20, nhất là hiện diện thực sự dưới hai hình thái Thánh Thể. Người hiện diện thiết thực trong các Bí Tích nhờ quyền năng của Người; vì thế, ai rửa tội thì chính là Chúa Kitô rửa 21. Người hiện diện thiết thực trong lời của Người vì chính Người nói khi người ta đọc Thánh Kinh trong Giáo Hội. Sau hết Người hiện diện khi Giáo Hội khẩn cầu và hát Thánh Vịnh, như chính Người đã hứa: "Ðâu có hai, ba người nhân danh Thầy mà họp lại, Thầy sẽ ở giữa họ" (Mt 18,20).

Thực vậy, trong công cuộc vĩ đại tôn vinh Thiên Chúa cách hoàn hảo và thánh hóa mọi người, Chúa Kitô hằng kết hiệp với Giáo Hội là hiền thê rất quý yêu và Giáo Hội kêu cầu Người như Chúa mình và nhờ chính Người phụng thờ Chúa Cha Hằng Hữu.

Vì thế, Phụng Vụ đáng được xem là việc thực thi chức vụ tư tế của chính Chúa Giêsu Kitô, trong đó công cuộc thánh hóa con người được biểu tượng nhờ những dấu chỉ khả giác và được thể hiện hữu hiệu cách khác nhau theo từng dấu chỉ, và trong đó việc phụng tự công cộng 1* vẹn toàn cũng được thực thi nhờ Nhiệm Thể Chúa Kitô, nghĩa là gồm cả Ðầu cùng các chi thể của Người.

Do đó, vì là công việc của Chúa Kitô tư tế và Thân Thể của Người là Giáo Hội, nên mọi việc cử hành phụng vụ đều là hành vi chí thánh, và không một hành vi nào khác của Giáo Hội có hiệu lực bằng, xét cả về danh hiệu lẫn đẳng cấp.

8. Phụng vụ trần gian và phụng vụ trên trời. Phụng Vụ trần gian là nơi chúng ta tham dự bằng cảm nếm trước Phụng Vụ trên trời, được cử hành trong thánh đô Giêrusalem, nơi chúng ta là những lữ khách đang tiến về, ở đó Chúa Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa như một thừa tác viên của cung thánh, của nhà tạm đích thực 22; Phụng Vụ trần gian là nơi chúng ta hợp cùng toàn thể đạo binh trên trời đồng thanh ca ngợi tôn vinh Chúa: trong khi kính nhớ các Thánh, chúng ta hy vọng được thông phần và đoàn tụ với các Ngài; chúng ta mong đợi Ðấng Cứu Thế là Chúa Giêsu Kitô Chúa chúng ta, cho đến khi chính Người là sự sống chúng ta sẽ xuất hiện và chúng ta cũng sẽ xuất hiện với Người trong vinh quang 23.

9. Phụng vụ không phải là hoạt động duy nhất của Giáo Hội. Phụng Vụ Thánh không làm trọn mọi hoạt động của Giáo Hội. Vì, con người cần phải được mời gọi để tin và hoán cải trước khi có thể đến tham gia Phụng Vụ: "Làm sao họ kêu khấn được Ðấng họ không tin? Làm sao họ tin Ðấng họ không được nghe? Làm sao họ nghe được, nếu không có người rao giảng? Làm sao mà rao giảng, nếu không được sai đi?" (Rm 10,14-15).

Vì thế, Giáo Hội loan truyền sứ điệp cứu rỗi cho những kẻ không tin, để mọi người nhận biết một Thiên Chúa duy nhất và chân thật, đồng thời cũng nhận biết Ðấng Ngài sai là Chúa Giêsu Kitô, và thống hối, hoán cải con đường của họ 24. Còn đối với các tín hữu, Giáo Hội phải luôn luôn rao giảng đức tin và lòng thống hối; giúp họ sẵn sàng đón nhận các Bí Tích, dạy họ giữ trọn những điều Chúa Kitô đã phán 25, thúc giục họ tham gia mọi công cuộc bác ái, đạo đức và tông đồ; những công cuộc này biểu lộ rằng: dầu các tín hữu không thuộc về thế gian nhưng lại là ánh sáng thế gian và chính họ tôn vinh Chúa Cha trước mặt mọi người.

10. Phụng vụ là tột đỉnh và nguồn mạch đời sống Giáo Hội. Tuy nhiên, Phụng Vụ là tột đỉnh qui hướng mọi hoạt động của Giáo Hội, đồng thời là nguồn mạch tuôn trào mọi năng lực của Giáo Hội. Thực vậy, các công lao khó nhọc trong việc tông đồ đều nhằm làm cho mọi người, nhờ đức tin và phép rửa, trở nên con cái Thiên Chúa, cùng nhau qui tụ ngợi khen Chúa giữa lòng Giáo Hội, thông phần Hiến Tế và ăn tiệc của Chúa.

Ðáp lại, chính Phụng Vụ thúc giục các tín hữu đã được no thỏa "nhiệm tích phục sinh", phải trở nên "những người sống phối hợp trong tình yêu" 26. Phụng Vụ nguyện cầu "cho họ ăn ở xứng đáng và trung thành giữ nhiệm tích họ đã lĩnh nhận với lòng tin tưởng" 27. Việc tái lập giao ước của Chúa với con người trong Lễ Tạ Ơn nung nấu và lôi cuốn các tín hữu vào trong tình yêu thúc bách của Chúa Kitô. Vì thế, chính Phụng Vụ, nhất là Lễ Tạ Ơn, như là nguồn mạch chảy tràn ân sủng vào trong chúng ta và làm cho con người được thánh hóa trong Chúa Kitô một cách hữu hiệu đồng thời Thiên Chúa được vô cùng tôn vinh; đó là điều mà mọi công việc khác của Giáo Hội đều qui hướng về như là cứu cánh.

11. Cần thiết chuẩn bị tâm linh mỗi người. Nhưng muốn thâu đạt được hiệu năng toàn vẹn ấy, tín hữu cần đến tham dự Phụng Vụ Thánh với tâm hồn chuẩn bị sẵn sàng, ngay thẳng, hòa hợp tâm trí mình với ngôn ngữ, và cộng tác với ân sủng trên trời, để đừng nhận lãnh ân sủng đó một cách vô ích 28. Vì vậy, các mục tử không phải chỉ chủ tâm tuân giữ các lề luật trong các hoạt động phụng vụ để cử hành thành sự và hợp pháp mà thôi, nhưng còn phải làm cho các tín hữu tham dự Phụng Vụ một cách ý thức, linh động và hữu hiệu.

12. Phuụg vụ và sự cầu nguyện cá nhân. Tuy nhiên, đời sống thiêng liêng không chỉ bao trùm trong việc tham dự Phụng Vụ Thánh mà thôi. Bởi vì người Kitô hữu được mời gọi cầu nguyện chung, nhưng cũng phải vào phòng riêng âm thầm cầu nguyện cùng Chúa Cha 29, hơn nữa phải cầu nguyện không ngừng 30 như lời vị Tông Ðồ đã dạy. Chính vị Tông Ðồ này còn dạy chúng ta hằng phải ôm ấp sự khổ chế của Chúa Giêsu được phô diễn trong xác thể hay chết của chúng ta 31. Vì vậy, trong Hy Lễ, chúng ta nguyện xin Chúa "khi chấp nhận của lễ linh thiêng được dâng lên", Chúa biến chính chúng ta trở nên "lễ vật vĩnh cửu" 32 của Chúa.

13. Các việc đạo đức khơi nguồn từ phụng vụ. Những việc đạo đức của dân Kitô giáo bao lâu còn được thích hợp với các lề luật và qui tắc của Giáo Hội thì còn được khích lệ rất nhiều, nhất là khi thi hành theo chỉ thị của Tông Tòa.

Những việc thánh thiện của các Giáo Hội địa phương cũng được đặc biệt tôn trọng, khi được thi hành theo các chỉ thị của Giám Mục, hợp với tập tục hoặc các sách đã được chính thức phê chuẩn.

Nhưng phải chiếu theo các mùa phụng vụ để xếp đặt các việc ấy cho hòa hợp với Phụng Vụ Thánh, để có thể được coi là phát xuất từ Phụng Vụ và để tiến dẫn dân chúng đến Phụng Vụ, vì tự bản chất, Phụng Vụ vượt xa các việc ấy.

 

II. Công Cuộc Huấn Luyện Phụng Vụ Và Tham Dự Linh Ðộng

 

14. Tham dự các việc cử hành phụng vụ cách trọn vẹn. Mẹ Giáo Hội tha thiết ước mong toàn thể các tín hữu được hướng dẫn tham dự các việc cử hành phụng vụ cách trọn vẹn ý thức và linh động. Việc tham dự ấy do chính bản tính Phụng Vụ đòi hỏi; lại nữa, nhờ phép Rửa Tội, việc tham dự Phụng Vụ trở thành quyền lợi và bổn phận của dân Kitô giáo, "là giòng giống được lựa chọn, là tư tế vương giả, là dân thánh, là con dân được tuyển chọn" (1P 2,9; x. 2,4-5)

Trong việc canh tân và cổ võ Phụng Vụ Thánh, cần phải hết sức để tâm đến việc tham dự trọn vẹn và linh động của toàn dân: vì Phụng Vụ là nguồn mạch trước tiên và thiết yếu, từ đó các tín hữu phải múc lấy tinh thần Kitô giáo đích thực. Vì thế, nhờ việc huấn luyện cần thiết, các mục tử chăn dắt các linh hồn phải nhiệt tâm tìm đạt được điều đó trong mọi hoạt động phụng vụ.

Tuy nhiên, sẽ không có một tia hy vọng nào đạt tới kết quả đó, nếu trước tiên chính những mục tử chăn dắt các linh hồn không thấm nhuần sâu rộng tinh thần và năng lực của Phụng Vụ cũng như không thành những bậc thầy trong lãnh vực ấy. Vì vậy, rất cần phải chú trọng đến việc huấn luyện Phụng Vụ cho hàng giáo sĩ. Do đó, Thánh Công Ðồng đã ra lệnh thiết lập những điều sau đây.

15. Huấn luyện giáo sư phụng vụ. Các giáo sư được ủy nhiệm giảng huấn môn Phụng Vụ Thánh trong các chủng viện, các học viện dòng tu, và các phân khoa thần học, phải được đào tạo đầy đủ về phận vụ của họ tại các trường chuyên môn đặc biệt.

16. Việc giảng dạy phụng vụ. Trong các chủng viện và các học viện dòng tu, môn Phụng Vụ Thánh phải được đặt vào hàng các môn cần thiết và quan trọng; còn trong các phân khoa thần học, phải được đặt vào hàng các môn chính. Hơn nữa, môn Phụng Vụ phải được giảng huấn dưới khía cạnh vừa thần học và lịch sử, vừa tu đức, mục vụ và luật pháp. Ngoài ra giáo sư của các môn học khác, nhất là tín lý thần học, Thánh Kinh, thần học tu đức và mục vụ, phải chú tâm làm nổi bật mầu nhiệm Chúa Kitô và lịch sử cứu rỗi theo những đòi hỏi nội tại của từng môn riêng biệt, ngõ hầu làm sáng tỏ rõ ràng mối liên hệ giữa các môn ấy với Phụng Vụ và tính cách duy nhất trong việc đào tạo linh mục.

17. Huấn luyện phụng vụ cho chủng sinh. Các giáo sĩ trong các chủng viện và tu viện phải được huấn luyện về Phụng Vụ cho đời sống thiêng liêng. Muốn được như vậy, họ cần phải được dẫn dắt thích đáng để có thể lĩnh hội và tham dự những nghi lễ thánh với trọn tâm hồn, cả trong việc cử hành các mầu nhiệm thánh, cũng như thực hành các việc đạo đức khác đã được thấm nhiễm tinh thần Phụng Vụ Thánh; cũng thế, họ phải tập quen tuân giữ các lề luật phụng vụ sao cho tinh thần phụng vụ ảnh hưởng sâu rộng trên đời sống tại các chủng viện và tu viện.

18. Trợ giúp các linh mục có trách nhiệm mục vụ. Các linh mục triều hay dòng đã làm việc trong vườn nho Chúa phải được trợ giúp bằng mọi phương tiện thích hợp để luôn luôn lĩnh hội đầy đủ hơn những gì họ thi hành trong các công việc thánh, ngõ hầu sống đời sống phụng vụ và thông ban đời sống ấy cho các tín hữu đã được ủy thác cho họ.

19. Huấn luyện phụng vụ cho các tín hữu. Những mục tử chăn dắt các linh hồn phải chú trọng và kiên tâm theo đuổi việc huấn luyện phụng vụ cho các tín hữu và cho họ tích cực tham dự bên trong lẫn bên ngoài, tùy theo tuổi tác, hoàn cảnh, cách sống và trình độ văn hóa tôn giáo của họ. Nhờ vậy các mục tử sẽ chu toàn được một trong những trọng trách chính yếu của người trung thành phân phát các mầu nhiệm Thiên Chúa. Ðồng thời, trong công tác đó, các ngài phải dẫn dắt đoàn chiên mình bằng cả lời nói lẫn gương lành.

20. Các phương tiện truyền thông và phụng vụ. Các công tác truyền thanh và truyền hình về những hoạt động thánh, đặc biệt về việc cử hành Thánh Lễ, phải được thận trọng thực hiện cách xứng đáng dưới sự hướng dẫn và bảo lãnh của người đủ khả năng do các Giám Mục ủy thác.


Chú Thích

1 Kinh Dâng lễ Chúa Nhật thứ 9 sau lễ Hiện Xuống.

2 Xem Dth 13,14.

3 Xem Eph 2,21-22.

4 Xem Eph 4,13.

5 Xem Is 11,12.

6 Xem Gio 11,52.

7 Xem Gio 10,16.

8 Xem Is 61,1; Lc 4,18.

9 T. Ignatiô thành Antiokia, Ad Ephesios, VII, 2 : x.b. F.X. Funk, Patres Apostolici, I, Tubinga 1901, trg 218.

10 Xem 1Tm 2,5.

11 Sacramentarium Veronense (Leonianum): x.b. C. Mohlberg, Roma, 1956, số 1265, trg 162.

12 Kinh Tiền Tụng Lễ Phục Sinh trong Sách Lễ Roma.

13 Xem T. Augustinô, Enarr. in Ps CXXXVIII, 2 : Corpus Christianorum, XL, Turnholti, 1956, trg 1991 và lời nguyện sau bài đọc thứ hai ngày thứ bảy Tuần Thánh trong Sách Lễ Roma, trước khi cải tổ Tuần Thánh.

14 Xem Mc 16,15.

15 Xem CvTđ 26,18.

16 Xem Rm 6,4; Eph 2,6; Col 3,1; 2Tm 2,11.

17 Xem Gio 4,23.

18 Xem 1Cor 11,26.

19 CÐ Trentô, khóa 13, 11-10-1551, Sắc lệnh De SS. Euch., ch. 5: Concilium Tridentinum, Diariorum Actorum, Epistolarum, Tractatuum nova collectio, x.b. Soc. Goerresiana, bộ VII. Actorum phần IV, Friburgi Brisgoviae 1961, trg 202.

20 CÐ Trentô, khóa 22, 17-9-1562, giáo thuyết De SS. Missae Sacrificio, ch. 2: Concilium Tridentinum, x.b. đã trích, bộ VIII. Actorum phần V, Friburgi Brisgoviae 1919, trg 960.

21 Xem T. Augustinô, In Joannis Evangelium Tractatus VI, ch. I. số 7: PL 35, 1428.

1* Các động tác Phụng Vụ đều không phải là động tác riêng thuộc về một cá nhân hay một nhóm người nào (phụng tự riêng tư) nhưng là động tác của toàn thể Giáo Hội. Nói đúng hơn đó là động tác của chính Chúa Kitô, Thủ Lãnh Giáo Hội và của tất cả mọi chi thể trong Nhiệm Thể. Ðầu và tất cả chi thể đều cầu nguyện, đều hoạt động qua cử chỉ và việc làm của thừa tác viên.

Từ ngữ "công cộng" trong Phụng Vụ hàm chứa ý nghĩa hoàn hảo, nó chỉ việc phụng tự của toàn thể một xã hội (ở đây tức là Giáo Hội) với tư cách là một xã hội.

Ví dụ: việc lần chuỗi có thể được đọc chung nhưng thực ra đó không phải là lời cầu nguyện phụng vụ, mà vẫn là một động tác phụng tự "riêng tư". Nói cách khác đó là việc cầu nguyện của một cá nhân hay của một nhóm người.

Trái lại Thánh Lễ, các Bí Tích, Á Bí Tích và Kinh Nhật Tụng, dù chỉ được thừa tác viên cử hành một mình hay đọc riêng, luôn luôn vẫn là động tác phụng tự "công cộng", là động tác của Chúa Kitô và của Giáo Hội Người mà thừa tác viên cử hành là đại diện.

Do đó sự công hiệu của lời nguyện phụng vụ không do huân công của thừa tác viên nhưng do chính những huân công vô bờ bến của Chúa Kitô và Giáo Hội.

22 Xem Kh 21,2 ; Col 3,1 ; Dth 8,2.

23 Xem Ph 3,20 ; Col 3,4.

24 Xem Gio 17,3 ; Lc 24,27 ; CvTđ 2,38.

25 Xem Mt 28,20.

26 Kinh tạ lễ ngày vọng lễ Phục Sinh và Chúa Nhật Phục Sinh trong Sách Lễ Roma.

27 n.v.t. Kinh cầu nguyện thứ ba tuần Phục Sinh.

28 Xem 2Cor 6,1.

29 Xem Mt 6,6.

30 Xem 1Th 5,17.

31 Xem 2Cor 4,10-11.

32 Kinh dâng lễ thứ hai tuần Hiện Xuống, trong Sách Lễ Roma.

2* Phụng Vụ là công cuộc của Chúa Kitô và Giáo Hội phổ quát, chứ không thuộc về một Giáo Hội địa phương hay đoàn thể đặc biệt nào (x. số 7). Do đó, tất cả mọi sự liên quan tới việc điều hành Phụng Vụ chỉ lệ thuộc thẩm quyền tối cao của Giáo Hội mà thôi. Các Hội Ðồng Giám Mục và các Giám Mục nói chung chỉ có thẩm quyền do Giáo Hội thừa ủy.

còn tiếp

VỀ MỤC LỤC
HỌC HỎI VỀ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO (BÀI 8 tiếp theo)

 

VIII. Nạn Nghèo Đói và Lòng Từ Thiện (287-310)  

96. Công bằng trong mối quan hệ quốc tế nên được hiểu như thế nào? 

Việc quan trọng nhất trong lãnh vực công bằng là mỗi quốc gia được quyền phát triển theo tiêu chuẩn của quốc gia đó mà không bị ảnh hưởng bởi sự thống trị về mặt kinh tế hay chính trị của quốc gia khác. Mối phức tạp sẽ gia tăng khi có sự đan quyện và phụ thuộc vào nhau. Vì thế, các quốc gia cần can đảm thực hiện việc cải thiện mối quan hệ với nhau. Những vấn đề [phá vỡ mối quan hệ] có thể là từ sự phân phối sản phẩm, cơ cấu trao đổi, sự quản lý lợi nhuận, hệ thống tiền tệ cho đến vấn đề khuôn mẫu phát triển của các nước giàu cũng như là thay đổi hướng nhìn của con người. Tất cả vấn đề này phải được đặt trong mối quan hệ tất cả mọi con người là một khối thống nhất. Khi nhận thức điều này, các quốc gia sẽ hiểu được rằng: Làm mới lại các quan hệ với nhau và thực hiện bổn phận xây dựng cộng đồng quốc tế là trách nhiệm hàng đầu của họ (cf. Octogesima Adveniens, n. 43). 

97. Thực thi lòng bác ái có phải là thực thi công bằng không?

Thưa phải, vì bác ái là cội nguồn của công bằng. GLCG số 1889 dạy rằng, “Ðức mến là điều răn mang tính xã hội cao nhất. Ðức mến tôn trọng tha nhân và các quyền lợi của họ, đòi buộc thực thi công bình mà chỉ có đức mến mới giúp ta thực hiện được. Ðức mến thúc đẩy chúng ta sống dấn thân: "Ai tìm cách giữ mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai liều mất mạng sống mình, thì sẽ bảo tồn được mạng sống" (Lc 17, 33).”

98. Giúp đỡ người nghèo có phải là xây dựng phẩm giá con người không ? 

Trong khi thúc đẩy phát triển phẩm giá con người, Giáo hội thể hiện lòng thiên vị giúp đỡ người nghèo và người người vô danh, bởi vì Thiên Chúa đã chấp nhận mang lấy thân phận nghèo ở giữa những người nghèo một cách đặc biệt (cf. Mt 25:40). Tình yêu này không loại trừ một ai. Vì quả thật truyền thống Giáo hội đã chứng minh, chính lòng thương xót người nghèo đã khơi dậy trong chúng ta khả năng muốn ôm chầm lấy những người đói khổ, nghèo túng, vô gia cư, bệnh tật và đặc biệt là những ai đang sống trong tuyệt vọng không có tương lai (cf. Ecclesia in Asia, # 34). Và như thế, giúp đỡ người nghèo là cách thức trực tiếp giúp con người phát triển phẩm giá cho chính bản thân và đồng loại.  

99. Ai là người có trách nhiệm giúp đở người nghèo?

Giáo hội đã nhiều lần dạy bảo con cái mình rằng: giúp đỡ người nghèo và người kém may mắn là  một trách nhiệm đặc biệt của người công giáo bởi vì họ là chi thể của Thân Thể Chúa Kitô. “Vì chính trong Thân Thể này chúng ta biết tình yêu của Thiên Chúa,” như tông đồ Gioan cho chúng ta biết: “đó là Đức Ki-tô đã thí mạng vì chúng ta. Như vậy, cả chúng ta nữa, chúng ta cũng phải thí mạng vì anh em. Nếu ai có của cải thế gian và thấy anh em mình lâm cảnh túng thiếu, mà chẳng động lòng thương, thì làm sao tình yêu Thiên Chúa ở lại trong người ấy được” (I Jn 3: 16-17) (cf. Mater et Magistra, # 159). 

100. Mức độ can thiệp của nhà nước về vấn đề “an sinh xã hội” cho người dân như thế nào? 

Trong lãnh vực an sinh xã hội cũng vậy, nhà nước nên cân nhắc và áp dụng nguyên tắc hổ trợ cho thấu đáo: “Một tập thể cấp cao không được can thiệp vào nội bộ tập thể cấp thấp đến độ tước mất các thẩp quyền của nó, nhưng đúng hơn phải nâng đỡ nó khi cần thiết, và giúp nó phối hợp hoạt động với những tập thể khác, để mưu cầu ích chung.” Có như thế, sự tự do của người dân sẽ không bị tổn thương và nhân vị của họ cũng được tôn trọng (cf. Centesimus Annus, # 48)

Br. Huynhquảng

VỀ MỤC LỤC

LÀM SAO BIẾT CHÚA GỌI MÌNH ?

 

PARIS. Chủ nhật 14 tháng 12 năm 2008, Giáo xứ Việt Nam đã khai mạc « Năm Ơn Gọi ». Cha Nguyễn Bình cho chứng từ về đề tài « Làm sao biết Chúa gọi mình » ? Ban giúp lễ, gồm 15 thiếu niên, đã ra mắt với cộng đoàn.  

Làm sao biết Chúa gọi ? 

Từ tháng 12-2008, theo chương trình mục vụ của Tổng Giáo Phận Paris, Giáo xứ Việt Nam đã khởi sự năm cầu nguyện cho ơn gọi với tiêu đề « Năm của Linh Mục » (Année du prêtre) và qua chủ đề « Tất cả cho ơn gọi » (Tout pour les vocations). Cứ tuần thứ hai trong tháng, trừ trường hợp đặc biệt phải thay đổi, sẽ có một linh mục, tu sĩ hay giáo dân nói với Cộng Đoàn một điểm về ơn gọi tận hiến trong 15-20 phút sau bài Phúc Âm.

Chủ nhật 14.12.08 cha Nguyễn Bình đã được mời đến chia sẻ với Cộng Đoàn Giáo Xứ về ơn gọi. Ngài đã vắn gọn đặt một vấn đề quan trọng qua hai câu hỏi :« Làm sao biết Chúa gọi mình » ? « Làm sao mà biết được ơn gọi đích thực của mình » ?

Theo ngài, đây là những câu hỏi mà nhiều bạn trẻ lo âu và suy nghĩ. Để giúp các bạn trẻ nhận ra ơn Chúa gọi mình, với kinh nghiệm sống của mình, cha Nguyễn Bình đã đưa ra một lời khuyên gồm hai vế : Đừng vội vàng trả lời cho bất cứ câu hỏi nào mới vừa đặt ra ; Nếu chúa gọi, Chúa sẽ gởi cho những dấu hiệu để mình nhận ra. 

1. Đừng vội vàng trả lời cho bất cứ câu hỏi nào mới vừa đặt ra  

Cha Bình tâm sự : « Khi tôi ở vào lớp tuổi 18-20, (năm nay cha Bình khoảng 33-35 tuổi), trước hoàn cảnh đen tối của xã hội thời đó ở Việt Nam, tôi rất băn khoăn, không biết phải chọn làm sao, chọn hướng nào cho cuộc sống, hầu có một tương lai hạnh phúc. Lúc đó, tôi buồn phiền, chán nản, thậm chí bất mãn với cha mẹ, vì không lo hướng đời tương lai cho tôi. Người hoa kiều, ngược lại, rất lo cho tương lai của con cái họ. Vào dịp thôi nôi của một đứa trẻ, cha mẹ người hoa thường để trước mặt đứa bé một số các đồ vật. Nếu đứa bé chọn giao kéo, người ta bảo nó sẽ làm thợ hớt tóc, nếu nó chọn tên cung, nó sẽ thiên về nghề võ ; nếu nó chọn sách vở, bút nghiên, nó sẽ thiên về nghề văn, nếu nó chọn đàn cầm, nó sẽ thiên về ca kịch,…

Hôm nay, nghĩ lại cách hướng nghề ấy, tôi thấy nó rất nguy hiểm. Lý do đơn giản vì đứa bé chưa hề có một khái niệm nào về tương lai của mình. Sự chọn hướng sống tương lai như vậy thật là nguy hiểm. Tôi nghĩ rằng việc chọn hướng sống tương lai phải cần có thời gian. « Dục tốc bất đạt » Muốn làm mau quá sẽ chẳng thành đạt. Đừng vội vã ».

Chúng ta cần phải có thời để chọn nghề nghiệp, chọn tương lai, chọn ơn gọi. Nhưng làm sao để biết Chúa có gọi mình không, có chọn mình không ? Làm sao để biết tiếng chúa gọi mà đáp ? Cha Bình gợi mấy ý tưởng :

·        Phải cầu nguyện

·        Phải trao đổi với những người có kinh nghiệm

·        Với thời gian, qua cầu nguyện và học hỏi, ta sẽ tìm ra ý Chúa cho ta.

·        Mỗi người chúng ta đều được Chúa gọi cho một sứ mệnh.

·        Xin các bạn trẻ đừng lo lắng quá. Từng bước, từng bước Chúa sẽ chỉ cho các bạn biết ơn gọi của mình. 

2. Chúa sẽ gởi cho những dấu hiệu để mình nhận ra tiếng Chúa gọi 

Sách Samuel, chương ba, câu 1-14,  kể về tiếng Chúa gọi như sau : Cậu bé Sa-mu-en phụng sự Ðức Chúa, có ông Ê-li trông nom. Thời ấy, lời Ðức Chúa thì hiếm và thị kiến cũng không hay xảy ra. Một ngày kia, ông Ê-li đang ngủ ở chỗ ông, mắt ông đã bắt đầu mờ, ông không còn thấy nữa. Ðèn của Thiên Chúa chưa tắt và Sa-mu-en đang ngủ trong đền thờ Ðức Chúa, nơi có đặt Hòm Bia Thiên Chúa. Ðức Chúa gọi Sa-mu-en. Cậu thưa: "Dạ, con đây!" Rồi chạy lại với ông Ê-li và thưa: "Dạ, con đây, thầy gọi con." Ông bảo: "Thầy không gọi con đâu. Con về ngủ đi." Cậu bèn đi ngủ. Ðức Chúa lại gọi Sa-mu-en lần nữa. Sa-mu-en dậy, đến với ông Ê-li và thưa: "Dạ, con đây, thầy gọi con." Ông bảo: "Thầy không gọi con đâu, con ạ. Con về ngủ đi." Bấy giờ Sa-mu-en chưa biết Ðức Chúa, và lời Ðức Chúa chưa được mặc khải cho cậu. Ðức Chúa lại gọi Sa-mu-en lần thứ ba. Cậu dậy, đến với ông Ê-li và thưa: "Dạ, con đây, thầy gọi con." Bấy giờ ông Ê-li hiểu là Ðức Chúa gọi cậu bé. Ông Ê-li nói với Sa-mu-en: "Con về ngủ đi, và hễ có ai gọi con thì con thưa: "Lạy Ðức Chúa, xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe." Sa-mu-en về ngủ ở chỗ của mình.

Ðức Chúa đến, đứng đó và gọi như những lần trước: "Sa-mu-en! Sa-mu-en!" Sa-mu-en thưa: "Xin Ngài phán, vì tôi tớ Ngài đang lắng nghe." Ðức Chúa phán với Sa-mu-en: "Này Ta sắp làm một điều tại Ít-ra-en mà bất cứ ai nghe nói cũng phải ù cả hai tai. Ngày ấy, để phạt Ê-li, Ta sẽ thực hiện mọi điều Ta đã phán về nhà nó, từ đầu đến cuối. Ta báo cho nó là Ta vĩnh viễn kết án nhà nó vì lỗi của nó: Nó biết các con nó nguyền rủa Thiên Chúa mà đã không sửa dạy chúng. Vì vậy Ta thề với nhà Ê-li: nhà Ê-li sẽ không bao giờ được xá lỗi, dù là bằng hy lễ hay lễ phẩm."

Kể lại chuyện Chúa gọi Samuel, Cha Bình đặc biệt hướng về các bạn trẻ và các bậc phụ huynh có trách nhiệm hướng dẫn ơn gọi cho con cái mình. Qua câu chuyện Samuel, ngài nhấn mạnh đến tiến trình tiếng Chúa gọi : « Việc Chúa gọi cần có thời gian và thử thách, đòi hỏi nhiều kiên nhẫn, nhiều cố gắng, có khi cả cuộc đời ; nhưng chắc chắn Chúa sẽ gởi những tín hiệu và trước sau ta cũng sẽ nhận ra ».

Để nhận ra tiếng Chúa gọi, cha Bình giới thiệu với các bạn trẻ và các bậc phụ huynh một số bí quyết thực hành :

·        Hãy mở rộng con tim và cõi lòng, để sẵn sàng đón nhận tiếng Chúa và tiếng Giáo Hội. Khởi đầu có thể gian nan vì không đúng ý mình. Nhưng sẽ khám phá ra đó là một con đường tự do, hạnh phúc.

·        Hãy tìm hiểu những gì Chúa bầy tỏ. Hãy can đảm cầu xin Chúa để biết nhận ra thánh ý ngài.

·        Tìm hiểu và cầu nguyện trong kiên trì và không lo lắng. Tìm hiểu không đơn phương, nhưng bằng cách tham gia các nhóm, các ban và tham khảo ý kiến các vị có nhiều kinh nghiệm.

·        Hãy tin tưỡng vào Giáo Hội. Chúa gọi ta qua Giáo Hội. Giáo Hội đã nhận sứ mệnh từ Chúa Kytô. Qua Giáo Hội, Chúa sẽ gọi bạn.

·        Hãy đọc lại cuộc đời để khám phá ra ơn gọi của bạn, để nhận ra dấu chỉ của Chúa, hầu xáx định được mình có ơn gọi hay không.

·        « Hãy đến mà xem ». Để tìm kiếm lời giải đáp, hãy đến với Chúa, đến với Giáo Hội, và kiên trì tìm kiếm. Sau đó, phần còn lại, sẽ là an ủi, là hạnh phúc. 

Gs. Trần Văn Cảnh  (trích trong loạt bài về ơn gọi của GxVN tại Paris)

VỀ MỤC LỤC
CHUYỆN HÀI CUỐI NĂM MẬU TÝ: GIẢI THƯỞNG CHO SỰ DỐI TRÁ

Thông tin phóng viên Nguyễn Việt Chiến được đặc xá trước thời hạn khiến cho những ai yêu mến sự thật, yêu mến một nhà báo dám nói thật, vui mừng và nghĩ rằng nhà cầm quyền cũng đã biết trân trọng sự thật và sự thật đang khuấy động lương tâm của những kẻ cầm quyền.

Thế nhưng, việc Hội Nhà báo Hà Nội quyết định trao giải thưởng cho Báo Hà Nội Mới và Đài Phát thanh Truyền hình Hà Nội vì đã “tích cực đi bên lề phải”, cung cúc tận tụy làm nô dịch trong vụ việc Thái Hà – Tòa Khâm sứ và nhất là đã cắt xén cách bất lương và “đưa tin sớm nhất về các phát biểu của Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt liên quan tới tấm hộ chiếu Việt Nam mà sau này truyền thông Việt Nam nhân rộng thành chiến dịch” (BBC), khiến mọi người chưng hửng.

Còn nhớ vụ nhà giáo ưu tú Đỗ Việt Khoa được Bộ Giáo dục trao tặng bằng khen vì đã dám “chống tiêu cực trong thi cử”, khiến nhiều người có lương tri phải thốt lên: “Việc nói lên tiếng nói sự thật là trách nhiệm của con người. Trao tặng bằng khen cho một người dám nói thật thì chẳng hóa ra việc nói sự thật bây giờ đang trở thành thứ quý hiếm trong xã hội hay sao?”

Việc Hội Nhà báo Hà Nội trao giải nhất cho Báo Hà Nội Mới và Đài Truyền hình Hà Nội mới thật là một cú sốc, là sự phỉ báng pháp luật và chân lý.

Những ai theo dõi vụ việc Thái Hà và Tòa Khâm sứ thì đều nhớ những bài báo bịa đặt, dựng chuyện, bóp méo sự thật của Báo Hà Nội Mới, những màn dàn dựng để phỏng vấn các giáo dân giả, bắt các cựu chiến binh tháo huy chương làm giáo dân cốt cán hay những giáo dân đã chết cách đây cả chục năm đưa lên truyền hình.

Kinh tởm nhất là vụ các cơ quan truyền thông nhà nước, cách đặc biệt là Báo Hà Nội Mới và Đài Truyền hình Hà Nội, đã hè nhau đánh hội đồng, đấu tố Đức Tổng Giám mục Ngô Quang Kiệt khi cắt xén cách ác ý câu nói của ngài.

Việc nhà cầm quyền trơ trẽn trao giải thưởng cho các nhà báo bất chấp lương tâm, bất chấp đạo đức của người làm báo quả là một nỗi nhục cho dân tộc và là thách thức tất cả những ai có lương tri.

Không biết những nhà báo được trao giải khi nhận giải thưởng có cảm thấy nhục không nhỉ??? Phần thưởng hôm nay họ nhận có khiến lương tâm họ cắn rứt không??? Con cái họ khi nhìn thấy giải thưởng này chúng có tự hào về người thân của chúng không???

Chuyện dối trá ở Việt Nam đã trở thành quốc nạn. Nhưng trao giải thưởng cho những nhà báo có thành tích nói láo thì chỉ có ở Việt Nam và chỉ có ở dưới chế độ Cộng sản.

Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói: “Hòa bình chỉ có khi công lý và sự thật được nhìn nhận”.

Con đường tìm công lý và hòa bình cho dân tộc đang vấp phải một thử thách lớn khi nhà cầm quyền Việt Nam tiếp tục bẻ cong công lý bằng cách trao giải thưởng cho những ngòi bút nô dịch, "chuyên đi bên lề phải" và nhất là trao giải thưởng cho những cá nhân và tập thể nhà báo đã có thành tích nói láo trong vụ Tòa Khâm sứ và giáo xứ Thái Hà.

Hà Nội, ngày 17 tháng 01 năm 2009

Gioan Nguyễn Thạch Hà

VỀ MỤC LỤC
HÔM NAY ÔNG TÁO VỀ TRỜI

 

Hai muơi ba tháng chạp, ông Táo về Trời. Buổi sáng mở máy tính, tôi gặp chuyện vừa buồn cười vừa bực mình. Một chị Hồng Nhung và anh Trầm Hương nào đó gửi email tới, dạng báo chí chuyền tay với tên gọi rất kêu. Trong đó có câu trả lời cho anh sinh viên Đại Học Bách Khoa về việc người Công Giáo có nên cúng giao thừa không. Và chị Hồng Nhung hăng hái trả lời y với thái độ y như Đấng Bản Quyền Công giáo với nội dung giống… tôn giáo khác. Tôi bỏ qua phần giữa không đọc, chạy vội đến trang cuối xem thử họ viết cái gì. Hoá ra là một truyện cười nói về việc sinh con. Một truyện cười vừa vô duyên vừa coi thường sự sống. Và nếu được theo chân ông Táo, tôi xin bẩm báo về chuyện báo chí kiểu này. Một năm quá mệt mỏi với báo chí, khiến tôi quyết định không mua báo từ nhiều tháng nay, bây giờ lại gặp loại báo không đặt mà có này, lấy danh nghĩa tôn giáo, tâm linh! Ở đây, tôi không nói về việc chị này chị nọ trả lời câu hỏi liên quan đến giáo lý  về việc “cúng” (tôi cho rằng việc trả lời công khai các vấn nạn liên quan đến giáo lý không phải bất kỳ ai cũng làm được). Ở đây, tôi chỉ xin được nói đôi điều liên quan đến “chuyện cười về sự sống”(!)

Chuyện ông Táo về Trời hiển nhiên là chuyện giả tưởng, nhưng ý nghĩa của sự kiện ông Táo thì thật sâu xa. Ông Táo là chủ cái bếp trong mỗi gia đình Việt nam. Bếp lửa, dù là bếp củi, bếp trấu, bếp ga hay bếp điện, đều thể hiện hai ý nghĩa: sưởi ấm cho cả nhà và nấu ăn, củng cố cho sự sống, giúp sự sống phát triển. Do đó ông Táo về Trời là hình tượng cho thấy những ngày cuối năm là dịp con người thưa với Thượng Đế Tạo Hoá về những thăng trầm biến đổi của cõi nhân gian chung quanh bếp lửa, chung quanh cái nôi sự sống. Ngày xưa khi con người còn được sống an bình, không bị quấy rối bởi bao nhiêu biến cố về thời cuộc, về kinh tế và về chính sự sống, họ quây quần quanh bếp lửa vào những bữa ăn và vào những lúc trời lạnh giá. Thời ấy những suy tính chung quanh bếp lửa chắc là không có chen vào các mưu mô chiếm đoạt, các ý nghĩ chèn ép hay các toan tính huỷ diệt sự sống. Dó đó mà sớ Táo quân qua nhiều thời kỳ vẫn chỉ thấy những điều hay lẽ phải, nếu có khiếm khuyết thì cũng chỉ là lỗi lầm khó tránh khỏi của những con người ngụp lặn trong biển đời lắm khi sóng cả gió to. Rồi ngày hết Tết đến, bình an lại xuất hiện như hồng ân Trời dành cho những con người vốn quí trọng sự sống là quà tặng cao quí được ban cho trước đó.

Chuyện cười vô duyên và vô tâm trong email tôi vừa nhận được, kể lại việc đứa bé hỏi bố về nguồn gốc sự sống của mình. Một câu hỏi tất nhiên, rất ngây thơ, lẽ ra phải được trả lời nghiêm túc với ý thức bảo vệ và tôn trọng sự sống. Rất tiếc, không biết vì ý gì mà người ta đưa vào mục chuyện cười với những câu trả lời “dễ sợ”. Dễ sợ hơn nữa khi email này được gửi cho nhiều người. Chỉ ngày mai thôi, không xa đâu, các tin nhắn Yahoo Messenger và các diễn đàn lại gửi cho nhau những lời chế nhạo và cười cợt này về một điều linh thiêng cao quí. Trong chuyện cười ấy, người ta dùng những lời lẽ dung tục mà tôi không dám trích lại ở đây. Nhưng cái đáng nói là trong đó, người viết coi việc thụ thai là một điều không lấy gì làm trân trọng, họ so sánh điều ấy với virus máy tính và thản nhiên dùng ngôn ngữ máy tính để nói về việc quên ngừa thai! Có một câu rất đau đớn “Bố mẹ format lại ổ nhưng không kịp. Vậy là sau 9 tháng 10 ngày con ra đời”. Kinh khủng thật! Họ cho là muốn giết thai nhi chăng? Có ông bố nào nhẫn tâm và lạnh lùng khi nói với con mình về sự sống như thế! Không lẽ tất cả những nỗ lực bảo vệ sự sống lại bị chế giễu đến mức này sao?  

Mấy tuần trước đây, trong một buổi họp mặt, Cha Quang Uy đưa đến một cặp vợ chồng trẻ, bị bác sĩ đề nghị bỏ thai vì họ nghĩ thai nhi có dấu hiệu bị hội chứng Down. Hai anh chị rất buồn nhưng vẫn không chấp nhận giết bỏ con mình. Và mọi người cùng cầu nguyện cho anh chị. Trên đời này có bao nhiêu những cặp vợ chồng nhân ái và cao thượng như thế không ai biết, nhưng chắc chắn họ sẽ được bao ơn huệ để hoàn tất cuộc hành trình vì sự sống và tình thương. Vậy mà vẫn có nhiều người vung tay giết thai nhi như format một chiếc đĩa máy tính! Đọc chuyện cười lạnh lùng tàn nhẫn này trong lúc bao người đang sợ hãi dự luật cho phép phá thai ở Hoa Kỳ (Việt nam thì có từ lâu rồi), và bao người đang hoang mang vì những qui định về số con trong mỗi gia đình, tôi cảm cái đáng sợ vẫn là ý thức sai lạc về sự sống.

Dĩ nhiên chẳng ai tin có một ông Táo thật đang cưỡi cá chép bay lên Trời. Nhưng lương tri dạy mọi người rằng ông Trời đang nhìn xuống để tính sổ những việc con người làm trong một quãng đời đã qua. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu dạy rằng trong ngày sau hết Đấng Quan Án chí công và nhân hậu sẽ xét xử con người về cách họ đối xử với anh em mình. Chắc chắn lúc đó những hài nhi vô tội bị giết oan ức sẽ đứng lên cùng với các thánh Anh Hài ở Bêlem xưa. Và có thể Chúa sẽ nói với những người giết thai nhi, ủng hộ và cộng tác vào việc giết thai nhi, rằng “khi xưa Ta yếu ớt, nhỏ bé và lặng lẽ, các ngươi đã giết bỏ va vứt Ta đi như một mảnh vỡ thuỷ tinh, không hề thương xót…”.

Gioan Lê Quang Vinh

VỀ MỤC LỤC

NGÃ NGỰA

(Phaolô trở lại – Cầu cho các Kitô hữu hiệp nhất)

 

Tưởng đâu đã vững yên cương

Nào ngờ lăn lóc bên đường thảm thê!

Hai tay quờ quạng tư bề:

Chao ôi sáng quá đến ghê rợn lòng!

Thôi rồi, bóng tối mông lung

Trùm lên đôi mắt anh hùng ruổi rong!

Trong đêm bỗng nhỏ lệ lòng,

Bỗng nghe Tiếng Nói âm thầm vọng lên.

Ngựa hoang trở vó ngoan hiền,

Giấc mơ cuồng nộ biến nên chuyện tình.

Đêm đen rực ánh bình minh,

Anh hùng ngã ngựa biết mình chờm yêu ./.

 

Trầm Tĩnh Nguyện

VỀ MỤC LỤC
TRƯỚC SAU NHƯ MỘT

 

Chúng ta có câu: “Quân tử nhất ngôn”. Người quân tử đã nói thì phải giữ lời. Là bố mẹ, chúng ta đã hứa gì với con trẻ, chúng ta phải giữ lời hứa. Điều nầy rất cần thiết cho vấn đề giáo dục của chúng ta đối với con trẻ. 

Người bán giày mang ra nhiều đôi giày cho cô bé Bích Thủy để thử. “Cưng ơi, con muốn chọn lấy đôi nào?” bà mẹ nói. Đôi giày màu trắng hải quân xem ra thích hợp, nhưng cô bé hãy còn lưỡng lự. Một lúc sau, Bích Thủy nói: “Mẹ ơi, con muốn đôi giày đỏ kia!” Người bán giày mang đôi đỏ ra và cô bé mắt sáng lên với đôi giày đó. “Nhưng con ơi, đôi màu trắng kia thực dụng hơn. Nó có thể hợp với mọi thứ. Con có chắc con muốn đôi đỏ không?” “Vâng, thưa mẹ” cô bé đáp trong lúc đứng trước tủ kính đựng giày. “Con đến mang thử đôi giày trắng đi.” Cô bé đang thử nhìn những đôi giày màu khác. Bà mẹ nói với người bán hàng: “Chúng tôi lấy đôi giày màu trắng.” “Không, mẹ! Con muốn đôi giày màu đỏ kìa!” “Con ơi, đôi giày đỏ không thực dụng mấy. Con sẽ chán nó cưng ơi. Nghe mẹ đi. Lấy đôi trắng đó.” Cô bé nhảy đổng lên, chấp nhận quyết định của mẹ. 

Lúc đầu, bà mẹ nói với cô bé cho cô bé chọn, nhưng rồi chính bà lại quyết định. Bà mẹ không giữ lời. Nếu chúng ta dạy con trẻ biết chọn lựa cách thông thái, chúng ta phải cho chúng có cơ hội để chọn lựa, và nếu cần cứ để cho chúng chọn lựa dẫu có sai lầm. Chúng sẽ học bằng những kinh nghiệm thiết thực nhiều hơn là từ những bài giảng dạy chúng ta. Cô bé nhìn thấy bà mẹ giống như một đại gia chủ không để cho cô chọn lựa cái cô muốn. Cô bé không thể hiểu được sự chọn lựa nào là thực dụng. Nếu bà mẹ đã giữ lời hứa và để cho cô bé lấy đôi giày đỏ, cô bé có thể khám phá cho chính nó rằng đôi đỏ không phù hợp với tất cả những bộ quần áo của cô. Vì không thể mua giày nữa cho đến khi đôi giày đỏ cũ kỹ đi, cô bé phải sống với cái quyết định của cô đó, nên có thể cô sẽ xem xét kỹ càng hơn đối với quyết định lần tới. Bà mẹ lẽ ra nên hành động như một nhà giáo dục hơn là một bà chủ. 

Bích Thùy 3 tuổi đang chơi trong sân cát dưới ánh nắng ngày đầu của mùa hè. Bà mẹ cảm thấy cô bé đã phơi nắng đủ rồi. “Đội mũ lên con, Bích Thùy ơi!” bà nói trong lúc tiếp tục làm cỏ trong vườn. Cô bé xem ra không nghe mẹ và tiếp tục đổ cát vào trong thùng. “Bích Thùy ơi! Mẹ đã bảo con đội mũ lên.” Cô bé nhảy ra khỏi sân cát và chạy về xích đu. “Con ơi, trở lại đây. Mẹ muốn con đội mũ.” Cô bé quay lưng về phía mẹ và ngồi trên xích đu. Bà mẹ nhún vai và bỏ qua vấn đề. 

Rõ ràng là Bích thùy đang được dạy trong sự bất tuân phục. Bà mẹ nói nhiều quá và không hành động. Bà làm một yêu sách và không theo đến cùng. Cô bé đã khám phá ra rằng mình có thể coi thường điều mà bà mẹ nói. 

Bà mẹ có thể cảm thấy rằng yêu sách của bà đã được hỗ trợ bỡi sự quan tâm của bà đối với cô bé. Tuy nhiên, tiến trình của bà cho thấy sự thiếu kính trọng đối với cô bé và chính mình. Cô bé không biết gì là nắng cháy nên cảm thấy đòi hỏi của bà giống như của một bạo chúa, đặc biệt khi được sai bảo trong hình thức của một mệnh lệnh, là cái thường gây nên một sự nổi loạn tức khắc. Yêu sách của bà là một sự mời gọi đi đến sự tranh quyền. Nếu bà mẹ thật sự cảm thấy rằng cô bé nên được bảo vệ bỡi cái mũ, nhưng cô bé phớt lờ lời yêu cầu đầu tiên, bà mẹ nên theo đến cùng và cá nhân bà nên lấy mũ đội cho đứa trẻ. Nếu cô bé kháng cự, quyết định: cô bé phải được đưa ra khỏi chỗ nắng, đòi hỏi bà phải đem cô bé vào trong nhà. Bà mẹ phải học nghĩ kỹ trước khi đòi hỏi sự phù hợp và rồi phải theo tới cùng với sự nhất quyết hành động. 

“Mẹ ơi!” Cô bé Kim Thoa vừa gọi vừa kéo váy bà mẹ trong lúc họ đi qua gian hàng 50 xu trong khu mua bán. “Vâng cái gì vậy?” “Cho con 50 xu đi.” “Để làm gì?” “Con muốn cỡi ngựa.” “Không được, hôm nay không được.” “Cho con đi mẹ” cô bé lè nhè. “Mẹ nói không. Đến đây. Mẹ có nhiều việc phải làm hôm nay.” Cô bé bắt đầu khóc cách đáng thương. “Được rồi, mẹ cho con cỡi một cái thôi nhé! Nhưng hãy nhớ. Chỉ được một cái thôi.” Bà mẹ giúp nó ngồi lên con ngựa máy, nhét 50 xu vào, và đứng chờ trong lúc cô bé thưởng thức cỡi ngựa. 

Thoạt đầu bà nói không và rồi lại cho phép. Bà thiếu can đảm để nói không và thiếu can đảm để nhất trí về điều đó, vì bà thương hại đứa trẻ đang khóc cách thảm thương khi bị đe dọa không cho điều nó muốn. 

Bà mẹ huấn luyện cô bé coi thường lời của bà và cảm thấy rằng nếu nó dùng sức mạnh của nước mắt nó có thể được điều nó muốn. Có một lối giải quyết đơn giản đối với vấn đề. Cô bé nên có sự cho phép. Khi nó xin mẹ nó 50 xu, bà mẹ có thể trả lời: “Hãy dùng tiền đã được cho của con.” Nếu cô bé không để dành lại, điều đó kết thúc vấn đề. Bà không cần phải trả lời, lý luận, ban cho, cũng không cần phải cho muợn để khấu trừ lần tới. Nếu nó có 50 xu để cỡi ngựa thì tốt. Nếu nó không có, đó là chuyện của nó. Bà mẹ phải nhất quyết với lời nói “không” và theo tới cùng, nhưng tuyệt đối tránh khỏi sự tranh chấp với đứa trẻ. 

Bà mẹ đang chiến đấu với một cuộc chiến đầy gian nan là: phải gọi 2 cậu bé Quang Minh và Quang Trung ra khỏi giường vào mỗi buổi sáng. Bà đã đi dự một vài lớp ở Trung Tâm Hướng Dẫn Giáo Dục con trẻ nên bà đã học được điều nầy là: phải nhất quyết thi hành. Bà đi mua đồng hồ báo thức và nói với hai đứa trẻ rằng tùy chúng xếp đặt giờ giấc để báo chuông dậy. Sáng hôm sau, bà nghe tiếng chuông đồng hồ reo và rồi ngừng kêu. Bà lắng nghe và chờ đợi. Không có gì nhúc nhích. Nửa giờ sau, bà nhận ra rằng các cậu bé đã ngủ lại. Bà đi gọi chúng dậy: “Mẹ đã bảo tụi con. Tụi con phải tự thức dậy và mẹ muốn nói điều đó. Đồng hồ báo thức đã xổ nửa giờ rồi. Dậy đi. Mau lên nào!” 

Bà mẹ khởi sự thật tuyệt vời nhưng không theo đến cùng vì bà không thật sự muốn nói rằng những đứa con của bà phải tự dậy. Bà không nhất quyết. Bà vẫn muốn kêu chúng dậy. Gọi chúng dậy vẫn là công việc của bà. 

Nếu bà mẹ muốn hai đứa con trai của bà phải tự dậy lấy, bà phải để cho chúng lãnh lấy trách nhiệm và bà phải hoàn toàn rút lui. Nếu chúng làm ngưng tiếng đồng hồ reo và tiếp tục ngủ, đó là công việc của chúng. Cuối cùng khi chúng thức dậy, chúng phải đi tới trường học, không kể trễ bao lâu, và chúng phải đối diện với hậu quả của chúng. Ngày nầy qua ngày khác, bà phải nhất quyết và theo tới cùng điều bà đã quyết định. Khi các con bà thấy rằng chúng không thể đẩy bà đi vào cuộc chiến gọi chúng dậy, chúng sẽ nhận lấy trách nhiệm của chúng. 

Nhất quyết là một phần của trật tự và như thế giúp thiết lập vòng đai và sự giới hạn là cái cung cấp cho đứa trẻ cảm giác an toàn. Chúng ta không thể mong đợi phương cách huấn luyện của chúng ta có kết quả nếu chúng ta áp dụng chúng thiếu trật tự. Điều đó chỉ làm cho đứa trẻ thêm lẫn lộn. Trái lại, đứa trẻ sẽ cảm thấy chắc chắn và an toàn nếu chúng ta nhất quyết và nếu chúng ta theo đuổi tới cùng chương trình giáo dục của chúng ta.  Và như thế, đứa trẻ sẽ học tôn trọng trật tự và biết rõ chỗ nó đang đứng.

Lm. Lê Văn Quảng, tiến sĩ tâm lý

VỀ MỤC LỤC

TÂN TỔNG THỐNG BARACK OBAMA VÀ VIỆC NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC

 

 

Ai cũng thấy Barack Obama đã thắng cử Tổng Thống Hoa Kỳ một cách vẻ vang ngày 4-11-2008 vừa qua. Chúng ta không bàn về lý do Obama thắng cử, nhưng bàn về vấn đề mà Obama đưa ra ngay ngày đầu tiên khi ông vừa mới đắc cử. Ông nói : Ông sẽ coi lại chính sách của Tổng Thống Bush và sẽ làm ngược lại những điều mà Bush cấm cản, những điều ông và đảng Dân Chủ của ông không ưa. Một tuyên bố cực đoan và thiên kiến bè phái. Vậy thì phải chăng tất cả những gì chính phủ Bush đã làm đều là sai trái và ngược lại ý muốn của toàn dân?

 

Khẩu hiệu tranh cử của Obama là “THAY ĐỔI”. Nhưng thay đổi cái gì và thay đổi thế nào mới là vấn đề. Thay đổi để làm lợi cho dân cho nước, cho con người hay cho cá nhân đảng phái mình? Obama từng tuyên bố không để cho Bush tiếp tục nhiệm kỳ 3, nhưng chính ông lại để cho đảng Clinton / chính phủ Clinton tiếp tục nhiệm kỳ 3 bằng cách đã dùng lại hầu hết tất cả những người của chính phủ Clinton. Cá nhân T.T Clinton, chính phủ Clinton đã làm những gì để đất nước, dân chúng Hoa Kỳ và chính phủ Bush phải gánh chịu tất cả hậu quả tai hại về kinh tế, an ninh cho đến ngày nay. Phải chăng đó là thay đổi?  Thay đổi để tốt hơn, có lợi cho dân cho nước hay thay đổi để lợi cho cá nhân phe phái mình? Mị dân để kiếm phiếu hầu nắm được vị thế lãnh đạo, nắm chính quyền không cần để ý đến luân lý đạo đức?

 

NGHIÊN CỨU TẾ BÀO GỐC

 

Theo bản tin AP của phóng viên Stephen Ohlemadra ngày 9-11-08 thì Obama sẽ dùng quyền tổng thống đảo ngược lại quyết định của Bush về việc nghiên cứu tế bào gốc.

 

Xin nhắc qua về tế bào gốc.  Tế bào gốc / sterm cell là một tế bào “đồng tính / generic” có thể làm ra được vô kể và vô hạn định những tế bào khác giống y chang nó. Nó cũng có khả năng sản xuất ra nhiều loại tế bào đặc biệt cho nhiều loại mô khác nhau trong cơ thể con người như cơ tim, mô não và mô gan. Các bác sĩ / khoa học gia có thể tồn trữ tế bào gốc mãi mãi để nghiên cứu, biến nó thành những tế bào đặc biệt khi cần.   

 

Có hai loại tế bào gốc:-1/ Tế bào gốc phôi (Embryonic stem cells) là loại tế bào nguyên thủy lấy từ các bào thai bị hư hay thai phôi khi làm thụ thai nhân tạo. Người ta dùng loại tế bào này để nghiên cứu tìm ra cách chữa trị những bệnh mà y học hiện tại bị bó tay hoặc khoa điều trị chưa được hoàn chỉnh.-2/ Tế bào gốc người lớn (Adult stem cells)  Gọi là tế bào gốc người lớn, nhưng không có nghĩa là nó chỉ có ở người lớn, nó cũng có nơi trẻ em. Tế bào này không được dùng để nghiên cứu một cách đa dụng, bởi nó chỉ cho ra một số tế bào đặc biệt nào đó thôi, như tế bào máu, ruột, da và cơ.

 

Việc nghiên cứu tế bào gốc trong y học sẽ có ảnh hưởng rất nhiều và đặc biệt về nhiều phương diện trong khoa trị liệu. Chẳng hạn có rất nhiều loại bệnh, loại thương tích khác nhau mà các tế bào hay cơ quan của người bệnh bị phá hủy cần phải đựoc thay thế hoặc chuyển ghép thì tế bào gốc có khả năng làm ra những mô mới để thay thế đền bù vào đó hoặc chính nó có thể chữa khỏi bệnh đó mà khoa trị liệu hiện thời chưa được hoàn chỉnh và thích hợp. Những người bị bệnh như Alzheimer, Parkinson, tiểu đường. thương tích cột sống, bệnh tim, đau khớp xương, ung thư và phỏng v.v… có thể khỏi bệnh trở thành người bình thường tráng kiện nhờ cuộc cách mạng trong khoa trị liệu vượt mức tân kỳ này.

 

Tế bào gốc cũng có thể giúp các bác sĩ hiểu được cơ chế phát triển các bệnh di truyền  ngay từ bước khởi đầu. Nhờ vậy biết được tại sao có những tế bào phát triển bất thường đã tạo ra ung thư hay di tật bẩm sinh để rồi biết được cách phòng ngừa những tật bệnh đó.

 

Sau cùng, tế bào gốc có thể dùng để thử thuốc, điều chế và phát triển thuốc. Vì tế bào gốc có thể dùng để tạo ra rất nhiều loại mô đặc biệt như mô tim, óc …nên có thể thử thuốc trên những mô đặc biệt đó xem tác dụng của nó thế nào trước khi đem áp dụng trên người và súc vật. Nhờ vậy người ta biết được kết quả cũng như những hậu chứng của thuốc.

 

Tuy việc nghiên cứu tế bào gốc đã cho thấy có những tiến bộ y khoa rất quan trọng, chữa được nhiều bệnh ngặt nghèo mà hiện nay coi như bất trị, nhưng lại gây ra nhiều tranh cãi về phương diện luân lý đạo đức và nhân bản. Phe phản đối cho rằng trứng được cấy khi thụ thai thì đã trở thành người rồi và đương nhiên nó có tất cả mọi quyền lợi của một con người cần phải được bảo vệ. Do đó thai nhi hay trứng đã thụ tinh không thể được dùng với mục đích nghiên cứu thử nghiệm. Nhưng một số khoa học gia đã sáng chế thành công một kỹ thuật làm ra tế bào gốc của chuột mà không phá hủy thai phôi. Kỹ thuật này chưa áp dụng được trên người. Nhiều  khoa học gia khác lại đang cố gắng tạo ra những loại tế bào gốc phôi người hy vọng sẽ dễ dàng được chấp nhận một cách rộng rãi hơn như là những loại tế bào gốc người lớn. Ngoài ra những người ủng hộ việc nghiên cứu lý luận rằng trứng được thụ tinh là đã được hiến tặng với sự đồng ý của người cho, dù sao thì họ cũng vất bỏ nó đi mà thôi. Do đó trứng đó không có thế năng trở thành con người. Lúc ấy trứng đó được tạo thành không phải là đặc biệt dành cho việc nghiên cứu tế bào gốc.

 

Dù sao đi nữa về phương diện luân lý đạo đức, việc tranh cãi này hứa hẹn sẽ còn kéo dài nữa. Tại Hoa Kỳ, những người ủng hộ tin rằng liên bang cần phải cung cấp yểm trợ chương trình một cách rộng rãi trước khi việc nghiên cứu tế bào gốc có khả năng thực hiện. Tháng 8 năm 2001, Tổng Thống G. Bush đã chấp nhận một số ngân khoản dành cho việc nghiên cứu tế bào gốc nhưng còn giới hạn, chưa yểm trợ đầy đủ để có thể chế tạo ra những tế bào gốc mới từ những trứng đã thụ tinh. Nguyên tắc hiện nay của Hoa Kỳ là cố gắng dung hòa và hòa giải giữa hai phe. Ủng hộ việc nghiên cứu y khoa đồng thời làm giảm bớt những ưu tư về luân lý đạo đức của phe chống đối.

 

QUAN ĐIỂM CỦA GIÁO HỘI / VATICAN

 

Đức Hồng y Javier Lozano Barragan, chủ tịch hội đồng giáo hoàng về Y Tế, trong cuộc họp báo ngày 11-11-2008 để giới thiệu hội nghị quốc tế sắp tới về bệnh trẻ em, đã báo động về việc Tân Tổng Thống Hoa Kỳ Obama “Bật đèn xanh cho phép nghiên cứu tế bào gốc là trái với luân lý đạo đức”.

 

Để trả lời câu hỏi của một ký giả về thông báo của nhóm Obama là tân tổng thống sẽ làm ngược lại chủ trương của T.T. Bush về tế bào gốc và cho tiến hành việc nghiên cứu, Đức Hồng y đã nhắc lại nguyên tắc căn bản về luân lý sinh học: “Cái gì tạo nên con người thì tốt mà cái gì phá hủy con người thì xấu”. [1]

 

Thực vậy, mạng sống con người là do Thiên Chúa / Tạo Hóa dựng nên, nó chỉ có thể kết liễu / chết một cách tự nhiên; nó không phải là một phương tiện để cho người ta sử dụng, uốn nắn theo ý mình, như Vatican đã có lần xác định: “Cá nhân này không bao giờ được sử dụng làm phương tiện cho một cá nhân khác [2]. Đức hồng y nhấn mạnh: “Không thể giết một người để cứu một người.” [3]

 

Ngoài ra, Hồng Y Lozano Barragan còn cho biết là người ta cũng có thể lấy các tế bào gốc từ cuống nhau hoặc những cơ quan khác trong cơ thể con người. Lấy cơ quan của người này ghép cho người kia  là điều tốt ai cũng tán thành khi nó không làm nguy hại cho người hiến tặng cũng như người nhận; nhưng trường hợp ngựoc lại khi có hại cho một trong hai người thì không thể chấp nhận được.

 

Hơn nữa,  người ta đã đưa tin sai lầm trong dân chúng về tế bào gốc. Thoạt đầu người ta  trình bày  -Đức Hồng Y cho biết- tế bào gốc như là một loại “thần dược” có thể chữa được bá bệnh, nhưng thực sự tế bào gốc lấy từ thai phôi chưa cho một kết quả hứa hẹn sáng sủa nào cả. Điều này đã được Giáo sư Alberto Ugazio, trưởng khu nhi khoa bệnh viện Bambino Gesu ở Roma đồng ý.

 

Giáo sư góp ý kiến cắt nghĩa thêm: Chỉ sử dụng tế bào gốc phôi trong “một trường hợp nghiên cứu thì không thể kết luận là có kết quả tốt tích cực được”, trong khi đó mạng sống con người có thể được cứu chữa do những tế bào gốc lấy từ những phần thân thể khác của con người.

 

Cùng một quan điểm như vậy, tiến sĩ Esmail D. Zanjani, giáo sư Đại Học Nevada, Hoa Kỳ, một trong những chuyên gia đang dẫn đầu về việc nghiên cứu tế bào gốc cũng tuyên bố: Hiện nay có rất nhiều dữ kiện cho thấy chúng ta có thể thành công chữa trị những bệnh nan y về tim, hoại mô…khi sử dụng các tế bào gốc người lớn. Ông cho biết sau nhiều lần thử nghiệm thì kết quả cho thấy rất khả quan như đã tiên đoán. Vậy thì tại sao ta lại cứ phải dùng tế bào gốc phôi khi mà kết quả trị liệu chưa chắc đã hơn đồng thời lại  lỗi phạm vấn đề luân lý đạo đức. Bà Monica Lopez Barahona, giảng sư Đại học Francisco de Victoria, Tây Ban Nha khi trả lời một phóng viên nhà báo đã cho biết cảm tưởng như sau: “Không thể chấp nhận được việc tạo một phôi người rồi chỉ lấy tế bào gốc đoạn hủy bỏ nó đi”. Bà nhấn mạnh là, theo quan điểm của các khoa học gia thì con người đã hiện diện khi trứng bắt đầu thụ tinh. Mà đã là người thì có tất cả mọi quyền lợi của một con người có nhân vị, vì vậy nhân quyền, nhân phẩm, quyền bất khả xâm phạm phải được thừa nhận và tuyệt đối bảo vệ. (Huấn thị Tặng Phẩm Sự Sống Donum Vitae số 79 / Thông điệp Tin Mừng Sự Sống Evangelium Vitae, số 60).

 

Ngày 27-11-2008 tại Brussels, Bỉ Quốc, phát ngôn viên của các Giám mục Âu Châu đã tuyên bố là quyết định từ chối việc cấp giấy phép nghiên cứu tế bào gốc phôi là một  vấn đề “khá nhậy cảm và tế nhị”. Cha Piotr Mazurkiewicz, tổng thư ký Hội Đồng Giám Mục Liên Hiệp Âu Châu cũng đã hân hoan chào mừng  quyết định của văn phòng cấp giấy phép Âu Châu thuộc Ủy ban tố tụng nới rộng.

 

Với quyết định này, văn phòng cấp giấy phép xác định luật Âu Châu cấm nghiên cứu tế bào gốc có liên quan đến việc hủy hoại thai phôi người. Các giám mục Âu Châu năm 2006 cũng đã đưa ra một tuyên cáo phản đối việc đề nghị cấp giấy phép để nghiên cứu tế bào gốc. Ngay cả trường hợp luật cấp giấy phép chỉ được soạn ra một cách tượng trưng cho có hình thức để cấp cho một người đứng tên để ngăn ngừa người khác dùng phát minh của mình hoặc bán giấy phép của mình cho người khác. Loại giấy phép như vậy cũng hàm chứa ý định yểm trợ phần nào việc nghiên cứu tế bào gốc và phát triển sáng tạo của mình. Các Giám mục cho rằng cho phép cũng như áp dụng, thực hành giấy phép kiểu như vậy khi nó liên quan đến mạng sống con người thì nhất thiết đều có liên đới tới luân lý đạo đức và bị ràng buộc về mọi chiều kích của nó vậy.

 

ĐÔI LỜI KẾT

 

Tất cả mọi sự Thiên Chúa tạo ra đều tốt, nhưng nó trở nên xấu bởi vì con người xử dụng không đúng luật Chúa mà thôi. Như vậy có người sẽ hỏi, phải chăng bệnh tật cũng do Thiên Chúa làm ra? Đúng vậy, Chúa đã tạo ra tật bệnh. Nhưng Chúa cũng cho con người trí khôn để tìm tòi ra thuốc men và phương tiện để chữa trị, giúp cho con người được sống an vui, bớt khổ đau.

 

Chúa đã phán: “Chớ giết người” thì ta không được giết người. Không thể nhân danh điều tốt để biện chứng, bào chữa cho việc xấu ta làm. Con người là hình ảnh của Thiên Chúa, được Thiên Chúa tạo dựng nên để tôn thờ, phụng sự và vinh danh Chúa, đồng thời mạng sống con người cùng với những đặc tính nhân quyền, nhân vị, nhân cách và quyền bất khả xâm phạm cũng được bảo vệ. Vị phạm là trái luật Chúa, trái với luân lý đạo đức ở đời. Khi cùng cho ra một kết quả tốt, ta phải chọn điều không vi phạm luật Chúa, luật loài người và luân lý đạo đức. Nghiên cứu tế bào gốc để tìm phương thuốc chữa trị bệnh tật là một hành vi tốt, nhưng không thể hành động xấu để có một điều tốt trong khi ta có nhiều phương cách khác tương tự mà tot có thể tạo ra cùng một kết quả.

 

Không thể giết người cướp của đem phân phát cho người nghèo.

 

Thiên Chúa tạo ra loài người, ra luật để bảo vệ chúng ta. Chúa Kitô, qua thánh Pherô và các tông đồ đã lập ra Hội Thánh ở trần gian để hướng dẫn chúng ta thi hành luật Chúa.

 

Fleming Island, Florida, Jan.10, 2009.

 

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh

VỀ MỤC LỤC
THƯỢNG BẤT CHÍNH, HẠ TẤT LOẠN

Quý độc giả Ephata và Giáo Sĩ Việt Nam thân mến,

Chiều qua, tôi có việc đi ra Sài-gòn, ngồi trên taxi, trao đổi vài câu chuyện với người tài xế. Rồi vì chuyến xe của tôi ra đường Nguyễn Huệ, nên chúng tôi bị hút ngay vào chuyện “phố hoa” Nguyễn Huệ.

Người ta đã bắt đầu làm giàn, đã phân lô và đang làm những con trâu bằng rơm bằng rạ, chắc mọi người phải miệt mài và vất vả lắm vì ngày Tết đã gần kề. Người nghệ sĩ phải sáng tác, người nghệ nhân phải chăm bón từ rất lâu, có khi nhiều năm trước để có những “thế hoa”, người xây dựng đổ công đổ sức để hình thành, cả một khối người lao động và sáng tạo.

Anh tài xế taxi bảo tôi: “Tệ quá đi ! Hà Nội... quê quá chừng, thua Sài-gòn mình rồi !” Sài-gòn có kinh nghiệm làm phố hoa nhiều năm, thế nhưng, cũng chẳng hơn gì Hà Nội đâu, năm “con heo vàng” hồi đó bị đánh cướp hoa và heo ngay giữa ban ngày đấy thôi !

Tôi dùng chữ “đánh cướp” không biết có chỉnh theo ngôn từ không ? Nhưng tôi cứ dùng, vì tôi thiển nghĩ: “Ăn trộm” là lấy của người ta khi người ta vắng mặt, người ta không biết; còn “ăn cướp” là lấy giữa thanh thiên bạch nhật, lấy ngang nhiên trước mặt người ta và sẽ phản ứng thô bạo khi người ta cố gắng bảo vệ tài sản của mình, không để bị lấy mất. Kẻ cướp lại còn tán tận lương tâm đến mức có thể hạ thủ làm hại luôn nạn nhân nếu cần.

Theo như chúng ta được thông tin, thì chuyện xảy ra tại phố hoa Hà Nội rõ ràng phải xếp vào loại “ăn cướp”, vì lấy giữa ngay ban ngày, lấy trước mặt mọi người, trước mặt chủ nhân, đã vậy lại còn phản ứng thô bạo khi người có trách nhiệm bảo vệ lên tiếng. Không thể dùng từ “khiếm nhã” vì từ ngữ này chỉ có nghĩa là thiếu lịch sự trong giao tế mà thôi.

Vậy mà, báo chí Việt Nam đã xếp thông tin này vào chuyện “thứ yếu” khi cho đăng trong các đề mục nhỏ và đặt ở những trang bên trong mà thôi. Một vài tờ báo “tích cực” hơn, đã tiếp tục bàn bạc về một số ý kiến của các nhà giáo dục hoặc xã hội. Ngược lại, trên các trang mạng thì sôi nổi hơn, những lời bình luận có phần gay gắt và phản ứng chung là không chấp nhận chuyện “ăn cướp” giữa thủ đô như thế này.

Người ta đi tìm nguyên nhân và đưa ra những đề nghị xử lý, phần đông bảo là do “người dân thiếu ý thức”, chính quyền phải cương quyết và mạnh tay để tái lập trật tự kỷ cương. Nói chuyện hoa lại nhớ chuyện giao thông, cũng vẫn những lý luận y như vậy, người ta đổ hết nguyên nhân gây ra tai nạn là do người sử dụng các phương tiện giao thông thiếu ý thức.

Thử nhìn vấn đề theo một góc cạnh khác. Nếu hệ thống giao thông hợp lý – không chỉ là hợp lý theo kỹ thuật mà còn là hợp lý theo nhân văn nữa – thử một lần ghé ngang qua khu vực có đường xe lửa đi qua, chúng ta thấy cái gì ? Ông Đường Sắt nhà ta lắp đặt hai cái hàng rào song song, cắt thành phố làm hai, hai bên không ai được phép băng qua cả, cư dân bên này không được phép phá hàng rào để liên lạc qua bên kia, thế là thế nào ?

Đề cập đến việc di dời ga Hòa Hưng ra ngoài thành phố, “các ông” đưa ra đủ thứ ý kiến để trì hoãn việc di dời, trong khi đó đất trong khu vực ga Hòa Hưng thì được phân lô xây cất rất nhanh, tiền chia chác đầy túi cán bộ. Nhân dân vùng này chờ đến khi nào các “đầy tớ” của mình chia nhau hết đất thì sẽ được giải quyết việc di dời, riêng hai cái hàng rào “Ô Thước” đó cứ việc để đấy !

Nếu hệ thống giao thông đúng kỹ thuật thì có thể xảy ra tai nạn được không ? Nếu hệ thống dạy và thi nghề lái xe không cấp bằng giả, bằng lậu thì có thể xảy ra tai nạn nhiều như bây giờ chăng ? Nếu không có những “chốt” mãi lộ dọc đường thì xe có tìm cách tăng khách, tăng hàng, tăng tốc độ chạy bù mà gây ra tai nạn không ? Tại sao không có những câu hỏi như vậy nhỉ ? Nếu đặt được những câu hỏi như thế thì đã có ngay câu trả lời rồi, sao lại cứ đổ tiệt hết cho người dân thiếu ý thức ? Thế cán bộ ăn lương từ tiền thuế của dân để làm gì ?

Trách người dân không ý thức, trách người dân không tuân thủ luật lệ, vậy những người có trách nhiệm đã làm hết trách nhiệm mình chưa ? Đất nước đã ngừng chiến tranh hơn ba mươi mấy năm rồi, bán đảo Đông Dương đang mừng kỷ niệm ba mươi năm thay đổi chính thể ở Campuchia, tiếng súng đã im hơn ba mươi năm ở miền Tây Nam tổ quốc, ba mươi năm xây dựng trong hòa bình thì nhân dân được gì ?

Trời ạ, hệ thống giáo dục rệu rã, lương tâm xã hội suy thoái biến chất, con người Tràng An thanh lịch nay cướp hoa giữa ban ngày, con người văn minh Sài-gòn nay bon chen ngột ngạt, “hòn ngọc Viễn Đông” chỉ còn là vang bóng một thời đấy thôi. Tôi cho rằng chính những người có trách nhiệm với đất nước phải chịu trách nhiệm về các vụ việc bê bối này, nếu phải phê phán thì phê phán những người đang cầm cân nảy mực, vì chính họ là tấm gương nhòe nhoẹt rạn vỡ để xã hội đua nhau hành xử theo.

Những suy nghĩ về “Lung linh hai tiếng gia đình” trong bài viết lần trước trên Ephata 401, tôi nhận được nhiều phản hồi từ người đọc, những dòng suy tư đã gợi nhớ về những gương mặt cha mẹ thân yêu của chúng ta, những tấm gương sáng ngời về nhân đức và về lối sống.

Cha mẹ tôi xuất thân từ nông dân, kiếp nghèo bám chặt cuộc đời của ông bà, đến đời con đời cháu cái gốc nghèo vẫn chưa “nhả” hết. Thế nhưng lòng kính sợ Thiên Chúa thì đã ăn vào tận thâm căn cố đế cuộc đời. Chúng tôi lớn lên, qua bao nhiêu sóng gió thăng trầm, lời răn dạy và gương sống của mẹ cha vẫn chính là lòng kính sợ Thiên Chúa. Có những lúc chênh vênh bên bờ vực, nhớ cha nhớ mẹ, bỗng như mình chợt tỉnh, dừng lại kịp, kẻo lại “làm mất lòng Chúa”. Có những lúc cám dỗ dồn dập xô tới, bỗng nhớ mẹ nhớ cha với lời răn dạy “đói cho sạch rách cho thơm”, lòng tự trọng Kitô Giáo được đánh thức, được sống lại, giữ cho mình khỏi “sa chước cám dỗ”.

Cứ thế, tuổi càng về chiều, hình như lời răn dạy và gương sáng ấy càng sống động trong tôi, dìu bước chân mình trên đường vạn lý được vững chắc hơn, được tin tưởng hơn.

Cha mẹ tôi nghèo, lại ít học, nên ông bà chẳng có gì cao siêu để dạy dỗ con cái, chỉ là những bài học hết sức đơn sơ, rất cụ thể và chân chất bình dân làm “di sản phi vật thể” cho con cho cháu. Những bài học bình dân ấy ngô nghê nhưng đọng lại trong tôi lòng kính trọng, bởi vì chính trong những điều hết sức dung dị đó, tôi được sinh ra và lớn lên, được chọn làm Linh Mục, làm Linh Mục của người nghèo.

Đã từng là một người con, bây giờ là Linh Mục, tôi thấy tuổi trẻ và thiếu niên cần lắm những tấm gương trong cuộc sống Đức Tin của người làm cha làm mẹ, tiền bạc sẽ trôi đi, kiến thức cũng có thể mai một, chẳng cái gì có thể theo ta cả đời ngoài tấm lòng biết kính sợ Thiên Chúa. Phải chăng thời điểm này, thời điểm Hội Thánh Việt Nam lên tiếng về việc xây dựng một nền giáo dục Kitô ngay trong mỗi gia đình, đó là lúc mỗi gia đình ý thức vai trò giáo dục của mình, cha mẹ trở nên tấm gương sáng cho con cái...

Vâng, thượng liêm chính, hạ tất an !

Lm. VĨNH SANG, DCCT, Sài-gòn 9.1.2009

VỀ MỤC LỤC

HÃY COI CHỪNG “LINH MỤC GIẢ”

Những năm trong trại tỵ nạn ngưòi công giáo Việt Nam phải chịu cảnh dự lễ và xưng tội với “cha giả.” Trong cảnh tranh tối tranh sáng, nhiều anh tu xuất hay tu sỹ vì tưỏng rằng linh mục đưọc ưu tiên cho đi nước thứ ba sớm nên đã không ngần ngại làm cha giả và đã phạm thánh, lừa dối giáo dân trong các trại tỵ nạn. Tưởng như nạn “cha giả” chỉ có trong các trại tỵ nạn, nào ngờ vẫn còn có “cha giả” ở Mỹ và Việt Nam.            

Năm 2007 tôi được một Đức Cha ở Việt Nam cho biết trong kỳ họp HĐGMVN các Đức Cha đã nêu ra một hiện tượng ở Miền Nam: một người tự xưng mình là linh mục vừa được truyền chức “chui.” Và khi được hỏi Giám Mục nào đã truyền chức, đương sự nại đến  lương tâm nên không cho biết danh tánh của vị Giám Mục. Thế nhưng một đàng nhận mình được truyền chức “chui” không ai tham dự chứng kiến để minh xác mình là linh mục, và cũng chẳng có giấy tờ chứng nhận truyền chức. Đàng khác, đương sự lai rất công khai dâng lễ “mở tay” và tạ ơn tại nhiều nhà thờ để nhận quà mừng của dân chúng.  

Có hai vấn đề: 1) Giám mục địa phận nơi đương sự dâng lễ mở tay đã không kiểm soát được việc cử hành BT Thánh Thể trong địa phận của mình. Giám mục được trao phó trách nhiệm “quản lý các mầu nhiệm thánh” đặc biệt là BT Thánh Thể, vì thế thánh lễ được cử hành trong lãnh thổ giáo phận nào linh mục phải nhắc tên giám mục chính tòa của địa phận đớ trong kinh nguyện thánh thể. 2) Linh mục quản xứ tại những nơi đương sự dâng lễ đã vô trách nhiệm để cho một người không có bằng chứng gì để chứng minh mình là linh mục đưọc dâng lễ trong nhà thờ của mình cho giáo dân của mình. Nếu đưong sự là linh mục giả thì ai là ngưòi chịu trách nhiệm cho việc đương sự dâng lễ và giải tội trong các nhà thờ? Chắc chắn trách nhiệm thuộc về giám mục chính tòa và những vị cha xứ đó. 

Và đây là chuyện trên đất Mỹ. Cách đây hơn 6 năm, một người ngoài 40 tuổi đi vắng nhà một vài tuần lể và trở về tự xưng mình là linh mục vì đã được một giám mục ở Châu Phi nhận vào dòng của ngài và đã được truyền chức. Vì châu Phi thì xa châu Mỹ, nên dịp chịu chức ngài cũng chỉ đi châu Phi mội mình không ai thân thích đi tham dự!!Vì châu Phi nghèo lắm nên ngài cũng không có một tấm hình lúc được chịu chức!! Ngài trở về Mỹ không những xưng mình là linh mục mà còn là “cha Bề trên” nữa vì ngài có quốc tịch Mỹ nên được bầu lầm bề trên để đi lại cho dễ dàng. Vì gia đình ngài có uy thế trong giáo xứ, có thể gọi là “mạnh thưòng quân” của giáo xứ, nên cha xứ chẳng cần đòi hỏi giấy tờ linh mục của ngài đã tổ chức lễ “mở tay” trọng thể tại giáo xứ. Kể từ đó với lễ mở tay đương sự đương nhiên đi dâng lễ ở nhiều nơi. Các vị quản nhiệm vì biết đương sự đã có lễ mở tay nên cho là linh mục, người Việt với nhau dễ dãi nên chẳng cần hỏi giấy tờ.  

Thế nhưng “những gì kín đáo cũng sẽ được tỏ lộ ra.” Ngưòi Việt có câu “nói dối có cùng.” Những lời nói phét lác và “quái đản” của đương sự làm cho cả kẻ đã tổ chức lễ mở tay và nhiều linh mục, dân chúng đâm nghi ngờ. Linh mục truyền giáo châu Phi gì mà lúc nào cũng thấy có mặt ở Mỹ. Khi đến những nơi lại đương sự nói đã chịu chức được 20 năm. Đương sự không có thẻ linh mục cũng như giấy chứng nhận của giám mục hay bề trên là “in good standing.” Đương sự cũng khôn không bao giờ nói rõ thuộc địa phận nào hay nói rõ tên dòng của mình một cách đầy đủ vì sợ bị điều tra đưa ra ánh sáng. Lúc thì đương sụ nói thuộc dòng truyền giáo châu Phi. Lúc thì đương sự nói dòng mình bị giết hết ở châu Phi rồi. Còn trong cuốn niên giám của các linh mục Việt Nam do Liên Đoàn CGVN xuất bản (2006), thì đương sự thuộc dòng “Mission of the World.” Địa chỉ dòng chính là nhà riêng, vì chính đương sự là bề trên. Đi đến đâu tư cách và lời nói “quái đản” của đương sự đều làm mọi ngưòi nghi ngờ, và lại “chuồn êm.”  

Nếu đây là một linh mục giả ( tôi tin chắc đây là linh mục giả) người đã dâng lễ và giải tội cho biết bao nhiêu người như ở Đại hội thánh Mẫu Missouri, ở miền đông bắc Hoa Kỳ và miền San Jose, thì trách nhiệm này thuộc về ai. Ở Mỹ, mọi điạ phận đều đòi hỏi linh mục quản xứ phải yêu cầu linh mục khách xuất trình thẻ linh mục và giấy chứng nhận của Đ. Giám mục. Tại sao nhiều linh mục đã không  theo hướng dẫn của địa phận? Tại sao các linh mục này không báo cáo cho tòa giám muc để họ điều tra. Sự vô trách nhiệm này đã làm thiệt hại cho giáo hội không ít. Họ đã để đương sự đi nhiều vùng trên nước Mỹ và về cả Sài Gòn  và  Phát Diệm hơn 6 lần. Không biết các linh mục này có quý trọng các bí tích của Chúa không.  

Xin kết, giáo dân Việt Nam hãy coi chừng linh mục giả hoặc linh mục đã bị “treo chén” có thề từ Mỹ về Việt Nam hoặc từ Việt Nam sang Mỹ hay linh mục giả ngay tại Mỹ. Xin các vị hữu trách trong giáo hội ở Việt Nam đừng vị nể các “cha việt kiều” mà mất cảnh giác đề cho đoàn chiên mình bị lừa dối. Xin các cha ở bên Mỹ cũng hãy cẩn thận với các cha khách từ nơi khác, hãy theo hướng dẫn của giáo phận, kẻo có ngày giáo phận bị kiện tiền triệu. Nếu bà con giáo dân thấy nghi ngờ về cha khách nào đó hãy hỏi ngay cha quản nhiệm, hoặc liên lạc ngay với tòa giám mục của địa phận để họ xác minh căn cước của vị khách đó. Xin các chủ chăn hãy bảo vệ đoàn chiên mình khỏi “quân trộm cướp” những kẻ “không qua cửa mà vào.” Xin hãy quí trọng và bảo vệ các bí tích của Chúa khỏi bị phạm thánh. Giáo dân chúng ta đừng để ngưòi ta lợi dụng và lừa dối.  

Arlington VA, ngày 20 tháng 1 năm 2009

Giuse Đinh Nghĩa

VỀ MỤC LỤC
hẠnh phúc trỞ vỀ  

Tác Phẩm CHÚA VẪN THƯƠNG

Lm. MICAE-PHAOLÔ TRẦN MINH HUY pss

Phần hai

BẠn cỘng tác vào Chương trình CỨu ĐỘ cỦa Thiên Chúa

7. Cái chẾt: hẠnh phúc trỞ vỀ  

Bạn hãy nhìn cái chết với lòng trông cậy

Những kẻ khác giảng về sự khủng khiếp của cái chết. Còn bạn hãy giảng về niềm vui của cái chết. “Ta sẽ đến như kẻ trộm”, Chúa đã nói như vậy không phải để làm cho bạn sợ, nhưng vì thương bạn, muốn bạn luôn luôn sẵn sàng và sống từng phút giây dường như lúc bạn phải vĩnh viễn ra đi: “Con ơi, hôm nay có thể là ngày cuối cùng rồi đó!” 

Bạn hãy sống trên trần gian như người đang chờ chết, như người từ cõi bên kia trở lại. Chúa luôn có mặt bên bạn, ngay cả lúc mọi sự dường như đổ vỡ, và nhất là trong giờ chết của bạn. Bạn sẽ thấy đôi bàn tay Chúa choàng xuống trên bạn và ôm chặt bạn vào lòng. Bạn sẽ khám phá ra bạn đã làm việc, đã đau khổ cho ai.  

Bạn sẽ cám ơn Chúa đã đối xử với bạn như thế, đã gìn giữ bạn khỏi bao nhiêu nguy hiểm phần hồn phần xác, đã dẫn dắt bạn trên những con đường hết sức bất ngờ, đôi khi như lạc lối nữa, nhưng đã làm cho đời sống bạn được đồng nhất trong việc phục vụ anh chị em của bạn. Lời tạ ơn của bạn sẽ không ngừng vang lên khi bạn khám phá thấy lòng thương xót của Chúa trên bạn cũng như trên thế giới. 

Bạn hãy năng dâng cho Chúa cái chết của con người để họ được sống bằng sự sống của Chúa. Bạn hãy nghĩ đến cuộc gặp gỡ của chúng ta trong ánh sáng. Chính vì vậy mà bạn đã được tạo dựng, đã làm việc, đã đau khổ. Khi đến phiên bạn, Chúa sẽ hái lấy bạn. Bạn hãy năng nghĩ đến đó và dâng trước cho Chúa giờ chết của bạn hiệp nhất với cái chết của Chúa Giêsu. 

Bạn cũng hãy năng nghĩ đến cái gì sẽ đến sau cái chết. Phải, bạn hãy nhìn cái chết với lòng trông cậy và hãy tận dụng chuỗi ngày cuối đời mà chuẩn bị chết với tình yêu. Bạn cũng hãy nghĩ đến cái chết của anh chị em đồng loại, ba bốn trăm ngàn người mỗi ngày vĩnh viễn ra đi. Bạn hãy cầu nguyện cho những người không hề nghĩ tới lúc phải ra đi. Đó là một cách hữu hiệu nhất làm cho Hy Tế Can-vê của Chúa Giêsu thêm giá trị và thánh lễ bạn dâng mỗi ngày thêm phong phú. 

Nhiều người chẳng hề nghĩ Chúa sẽ đến gọi họ chiều nay! Bao nhiêu tai nạn, bao nhiêu thiên tai bất ngờ, còn bạn, bạn hãy ngủ yên trong vòng tay Chúa chiều nay. Bạn hãy làm mọi việc trong khi nghĩ đến lúc đó, nó sẽ giúp bạn. Chính vì yêu bạn mà Chúa Giêsu đã chấp nhận cái chết. Bạn chỉ có thể cho Chúa bằng chứng lớn lao khi chấp nhận cái chết kết hiệp với Chúa Giêsu. 

Bạn hãy tiếp tục năng liên kết cái chết của bạn với cái chết của Chúa Giêsu và dâng lên Chúa Cha qua tay Mẹ Maria, dưới ảnh hưởng của Chúa Thánh Thần. Nhân danh cái chết của bạn liên kết với cái chết của Chúa Giêsu, bạn có thể xin những ơn trợ giúp cấp thời để sống tốt hơn trong hiện tại. Bạn hãy tận dụng điều đó. 

Chính bằng cái chết của Chúa Giêsu mà Thiên Chúa đã làm cho thế gian được sống. Và bằng sự hiến dâng cái chết của Chúa Giêsu mà Chúa tiếp tục ban sự sống cho loài người. Bạn hãy tín nhiệm Chúa. Chúa luôn có mặt mọi lúc trong cuộc sống trần gian của bạn. Chúa sẽ có mặt lúc bạn đi vào đời sống vĩnh cửu. Và Mẹ Chúa, người đã tỏ ra quá tốt với bạn như thế, Mẹ cũng sẽ có mặt với bạn, với tất cả sự dịu dàng từ mẫu của Mẹ. 

Bạn cũng hãy năng nghĩ đến anh chị em của bạn trong luyện ngục, họ không thể tự mình làm chi cho mình thêm công nghiệp. Họ cần đến công nghiệp của anh chị em còn ở trần gian giúp cho họ. Chớ gì mọi người, những ngươi già cả biết dùng những năm tháng cuối đời để thêm ơn và công nghiệp cho các linh hồn và cho chính mình. Cái chết của họ sẽ dịu dàng hơn, vì Chúa đã hứa ban một ơn trợ giúp đặc biệt vào lúc trọng đại đó cho những ai sống cho kẻ khác trước mình. Chính đó là tình yêu. Với những hy sinh nhỏ bé, hãy dọn mình chết bằng cách yêu mến.

Chúa biết giờ chết của bạn và cách nó sẽ xảy ra. Chính Chúa đã chọn cho bạn với tất cả tình yêu. Chúa sẽ có mặt vào giờ ra đi trọng đại cuối cùng của bạn, với mọi ơn cần thiết. Chính mức độ tình yêu của bạn sẽ cho bạn dự phần cách sung mãn. Người ta chết như người ta đã sống. Nếu bạn sống trong yêu thương, cái chết sẽ đến với bạn trong tình yêu. Chính Chúa sẽ đợi bạn ở cuối đường đời, sau khi đã là bạn đồng hành của bạn suốt cả cuộc sống. Còn bạn, hãy dùng cho tốt quãng thời gian còn lại. 

Bạn hãy rao giảng tinh thần lạc quan cho những người ngã lòng. Chúa ở với Giáo Hội mọi ngày cho đến tận thế. Thay vì ngã lòng, họ hãy kêu đến Chúa: Lạy Chúa, xin cứu chúng con kẻo chúng bạn chết mất. Họ hãy gia tăng Đức Tin vào sự hiện diện và quyền năng của Chúa. Cách trực diện với sự chết đối với bạn phải là vấn đề Đức Tin, Đức Cậy và Đức Mến. Cái chết là một cuộc khởi hành để đến đích. Trong nhà Cha, nơi đó bạn sẽ gặp lại tất cả.  

Người ta chết như người ta đã sống.

Bạn hãy sống trong tình yêu để được chết trong tình yêu

Hôm nay, bạn hãy ngủ yên trong vòng tay Chúa.

Và chớ gì bạn sẽ ra đi như thế!

VỀ MỤC LỤC
ĐỂ CÓ MỘT NẾP SỐNG LÀNH MẠNH

 

Mỗi khía cạnh của đời sống đều có ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần và thể chất của con người.

Chẳng hạn, ngôi nhà đang ở mà đột nhiên giông bão làm tung mái. Một người bạn đang thân thiết đột nhiên gây gổ cãi lộn với mình. Chiếc xe đang dùng quen thuộc bị đụng hư hoàn toàn. Tất cả đều làm ta cảm thấy dao động bất bình, không vui. Và sau đó, các tâm trạng chán chường, trầm cảm, lo sợ có thể sảy ra nếu ta không biết cách đối phó hoặc thay đổi các hậu quả không tốt này.

  Sau đây là một số góp ý để thực hiện sự thay đổi. 

I- Muốn thay đổi, cần phải hành động

Trước hết, muốn thay đổi những khó khăn trong đời sống để cảm thấy dễ chịu, khỏe mạnh hơn, ta cần phải hành động.

Và nên nhớ rằng:

- Mọi thay đổi đều cần thời gian và có thể rất khó khăn.

- Ta phải can đảm, kiên nhẫn, bắt đẩu bằng những bước đi ngắn nhưng quyết liệt.

- Ta phải chủ động lãnh trách nhiệm làm công việc thay đổi vì không ai làm thế cho ta. Chính mình là người hưởng lợi ích sau khi đã hoàn tất các thay đổi đó.

- Nếu làm chủ được cuộc đời là ta đã vượt qua một chặng đường để thay đổi những hoàn cảnh ngang trái có thể xảy ra.  

II- Hãy chủ động-Tái kiểm soát đời sống. 

Nếu cảm thấy có thể kiểm soát được cuộc đời của mình, là ta đã vượt qua được trở ngại đầu tiên để tạo ra các thay đổi trong các hoàn cảnh xấu.

Trái lại, nếu cảm thấy chưa tự kiểm soát được, thì phải dành lại quyền tự quyết đó vì không thể nào có thoải mái khi mà mình phải phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài.

Sau đây là một số câu hỏi và vài gợi ý trả lời để giúp ta lấy lại sự tự chủ: 

1- Quý vị có có cảm thấy mình làm chủ đời mình không? 

                        Có         Không 

2- Quý vị có cảm thấy rằng có người nào đó kiểm soát đời sống của mình và mình không quyết định được gì cả? 

                        Có         Không 

3- Xin ghi rõ những yếu tố nào kiểm soát đời sống của quý vị. Chẳng hạn như con cái, công việc, người bạn đường, bệnh tật, thiếu hụt tài chánh 

______________________________________________________ 

4- Ghi rõ những điều quý vị có thể làm để lấy lại quyền kiểm soát đời sống, như là:

- Thảo luận với người bạn đường về sự kiểm soát. Nếu cần, cả hai người cùng đi tư vấn để xin ý kiến giải quyết khác biệt.

- Nói với con cái tự lo liệu một phần nhu cầu của họ để giảm áp lực lên mình

- Tham dự một hội thảo về quản trị tiền bạc

- Làm thêm một việc bán thời gian để giảm thiếu hụt tài chánh. 

5- Ghi những hoàn cảnh cản trở không cho quý vị lấy lại quyền tự chủ. Thí dụ: 

- Không có động cơ thúc đẩy

- Kém tinh thần tự trọng

- Cảm thấy như là quá rắc rối để lấy lại quyền tự chủ

- Cảm thấy sợ hãi, không dám hành động

- Không muốn làm cho người khác bực mình

- Muốn tránh sự giận dữ của thân nhân. 

6- Ghi tất cà các lợi điểm khi lấy lại được sự tự chủ: 

- Cảm thấy thoải mái cả về thể chất lẫn tinh thần;

- Giảm bớt căng thẳng trong đời sống hàng ngày;

- Có nhiều thì giờ làm công việc mình ưa thích;

- Có thì giờ chăm sóc cơ thể của mình;

- Cảm thấy mình làm được nhiều điều có ích;

- Cải thiện rất nhiều cho nếp sống... 

Tự lãnh trách nhiệm đời sống thường diễn ra từ từ và ta có thể nhờ bạn bè thay mình làm một số việc để mình có thì giờ hoàn tất sự thay đổi.

Nên ghi rõ các giai đoạn mà mình định làm để lấy lại quyền tự chủ đời sống. 

III- Có sự chăm sóc sức khỏe tốt

Mỗi người đều cần phải có một chương trình chăm sóc sức khỏe tốt, hoặc qua bảo hiểm hoặc qua trợ cấp của chính phủ.Trong mọi xã hội, người dân đều có quyền hưởng một số nhu cầu tối thiểu về chăm sóc chữa trị mà chính quyền phải đáp ứng. 

- Quý vị có chương trình chăm sóc sức khỏe không? 

                        Có        Không 

- Quý vị có một bác sĩ tổng quát hiểu rõ tình trạng bệnh tật, sức khỏe của mình và có thể góp ý, cung cấp điều trị hoặc giới thiệu mình tới một nhà chuyên môn y tế khác, khi cần. 

                        Có         Không 

Nếu không có, tại sao?

        _______________________________________       

- Quý vị có tới bác sĩ để được khám tổng quát hàng năm? 

                        Có        Không 

Nếu không, phải làm gì để được khám sức khỏe?

        _______________________________________ 

Khám sức khỏe tổng quát giúp sớm tìm ra những bệnh tiềm ẩn trong cơ thể, cũng như hiểu rõ tình trạng sức khỏe của mình ra sao.

Khi đi bác sĩ, xin mang theo tất cả các loại thuốc đang dùng để bác sĩ biết mà thay đổi thuốc, nếu cần.

Nên cặn kẽ hỏi bác sĩ tất cả những điều mà mình muốn biết về sức khỏe, bệnh tật của mình. Yêu cầu bác sĩ giải thích rõ về các kết quả thử nghiệm máu, nước tiểu, hình chụp X-quang.

Khi nhận toa thuốc, hỏi rõ cách dùng, liều lượng, uống bao lâu, tác dụng phụ của thuốc...

Về nhà, uống thuốc đều đặn theo hướng dẫn và nhớ giữ hẹn để tái khám. 

IV- Nếp sống 

- Trong đời sống hàng ngày, mình có làm việc quá nhiều không? 

                        Có          Không 

- Quý vị có làm nhiều hơn khả năng của mình?

                        Có          Không 

- Có bao giờ quý vị cảm thấy nhẩy từ công việc này sang công việc khác và không cảm thấy thích thú chút nào? 

                        Có          Không 

- Nếu quý vị trả lời cho một hoặc tất cà các câu hỏi trên đây, xin cho biết tại sao quý vị lại sống như vậy? 

- Quý vị có thể làm gì để cuộc đời của mình nhẹ nhàng, bình an hơn?        

- Quý vị có quá bận rộn chăm sóc người khác mà lơ là trong việc chăm sóc bản thân?

                     Có            Không 

- Nếu có, xin cho biết tại sao?

        __________________________________________ 

- Quý vị phải làm gì để có thể tự chăm sóc sức khỏe?

        ________________________________________ 

- Có quá nhiều thứ trong đời sống đôi khi cùng gây ra khó khăn cho mình. Chẳng hạn nhiều đồ đạc bàn ghế thì nhà cửa sẽ chật chội, vướng víu, nhiều quần áo quá thì bối rối, chẳng biết mặc bộ nào.Trong trường hợp như vậy, quý vị sẽ giải quyết ra sao? Vứt bớt đi hoặc:

        _______________________________________ 

- Tại sở làm, ở nhà hoặc trong cộng đồng, thế nào chẳng có người làm quý vị bực bôi. Xin nói rõ người đó là ai:

        _______________________________________ 

- Quý vị đã làm gì để thay đổi hoàn cảnh đó?

        ________________________________________ 

- Cũng như mọi người, quý vị cần có một khoảng thời gian để làm điều ưa thích, theo ý muốn của mình. Quý vị có thời gian như vậy không? 

                        Có          Không 

- Nếu không có, quý vị phải làm gì để có thời gian riêng tư đó?

        _________________________________________

- Làm điều mà mình thích thú và sáng tạo sẽ cải thiện nếp sống của mình. Quý vị có những thích thú đó không ( chẳng hạn như đọc sách, đi câu cá...)? Xin kể ra:

        _________________________________________ 

- Quý vị có dành riêng một số thời gian để làm công việc thích thú này không?

                        Có             Không

- Nếu không, xin cho biết tại sao?

        __________________________________________ 

- Mọi người đều cần có thời gian để thư giãn, giải tòa căng thẳng. Nếu không làm vậy thì ta sẽ cảm thấy rất khó chịu. Tuy nhiên, đôi khi hoàn cảnh không cho mình có thì giờ để thư giãn.

Quý vị có dành thì giờ để thư giãn không?

                        Có                Không

- Nếu KHÔNG, quý vị phải làm gì để cảm thấy thoải mái (chẳng hạn như nghe nhạc êm dịu, tập yoga....) Xin nêu ra vài thí dụ:

        __________________________________________ 

V- Nhà ở

Nhà ở thường là nơi an toàn để trú ngụ. Nhưng đôi khi chính căn nhà đó cũng gây ra vài khó khăn cho nếp sống mà ta cần thay đổi để cảm thấy thoải mái.

Sau đây là mấy câu hỏi có thể giúp ta coi xem có cần thay đổi gì ở nhà hay không: 

- Quý vị có cảm thấy háo hức trở về nhà và cảm thấy thích thú sống trong căn nhà đó ? 

                                Có              Không 

- Nếu không, xin nói rõ lý do (chẳng hạn nhà quá chật hẹp, khu phố ồn ào...) :

        __________________________________________

- Cần phải thay đổi gì để mình cảm thấy thoải mái khi sống trong căn nhà đó ?

                __________________________________________    

- Quý vị có cảm thấy an toàn sống trong căn nhà của mình ? 

                                Có                Không 

- Nếu Không, xin nói rõ tại sao ?

               __________________________________________       

- Cần phải làm gì để căn nhà trở nên an toàn ?

                __________________________________________

 

- Quý vị cần một khoảng không gian trong căn nhà để khỏi bị quấy rầy. Quý vị có nơi riêng rẽ đó không ? 

                                Có             Không 

- Nếu không, xin cho biết tại sao ?

                __________________________________________

- Cần phải làm gì để có khu riêng biệt đó (Chẳng hạn ngăn riêng một góc với miếng vải lớn, cái tủ...)

                __________________________________________  

- Sống trong một nhà, mọi người phải đối xử tốt với nhau. Mấy người sống chung có đối xử tốt và giúp đỡ quý vị không ?

                                 Có             Không 

- Nếu không, xin nêu rõ lý do :

                ___________________________________________

- Cần phải làm gì để họ giúp đỡ và đối xử tốt với mình (chẳng hạn như thông cảm với họ, nói cho họ hay nên đối xử với nhau ra sao...):

                ___________________________________________                       

VI- Nghề nghiệp 

Sống trong xã hội, mỗi người đều phải có một công việc để làm, một nghề nghiệp để có lợi tức nuôi thân và gia đình.

Trên nguyên tắc, việc làm phải an toàn và thích thú cho mỗi người. Tuy nhiên, việc làm cũng có thể gây ra vui buồn, dù là việc toàn thời gian hay bán thời gian.

Mấy câu hỏi sau đây giúp ta coi xem có cần thay đổi một chút trong việc làm. 

- Công việc hoặc nghề nghiệp có nâng cao đời sống và sự thoải mái của quý vị không ?

                                Có                   Không 

- Nếu không thì phải làm gì để công việc đó trở thành tốt ?

                _________________________________________ 

- Nếu quý vị không có việc, liệu quý vị muốn có hay không ? 

                                Có               Không 

- Nếu muốn, phải làm gì để có công việc ?

                __________________________________________  

- Quý vị muốn làm cho người khác hoặc cho chính mình ?

                _________________________________________ 

- Quý vị có đủ khả năng để khởi sự một công việc cho mình không ? 

                                Có            Không 

- Nếu có, xin kể các khả năng đó

                ___________________________________ 

Tại mỗi địa phương, có nhiều cơ quan công hoặc tư có thể giúp ta học nghề hoặc kiếm việc. Quý vị có thể liên lạc với cơ quan xã hội, trung tâm dạy nghề, sở an sinh xã hội, trung tâm tâm thần, các trường học để được hướng dẫn. 

Xin tìm địa chỉ và số điện thoại các cơ quan này tại sổ danh bạ điện thoại tại mỗi địa phương. 

VII- Dinh Dưỡng       

Thực phẩm nước uống đều ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu ta thấy một món ăn gây khó chịu cho cơ thể thì không dùng món ăn đó.

Nên có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, cân bằng các chất dinh dưỡng và tiêu thụ vừa đủ với nhu cầu của cơ thể. Ăn nhiều quá hoặc ít quá đều không tốt cho sức khỏe.

Ta cũng nên tiêu thụ nhiều thực phẩm thiên nhiên hơn là thực phẩm chế biến và tránh thực phẩm không có giá trị dinh dưỡng, giảm tiêu thụ muối đường, chất béo có hại, không lạm dụng rượu, hút thuốc lá. 

- Quý vị có theo một chế dộ dinh dưỡng hợp lý không ?

                        Có              Không 

- Nếu không, xin cho biết làm cách nào để ăn uống hợp lý ? 

        _________________________________________       

- Có bao giờ quý vị bỏ ăn hoặc ăn quá nhiều ?                       

                        Có                Không 

Ăn quá nhiều hoặc quá ít đều không tốt cho sức khỏe.

Nên tạo thói quen ăn ba bữa cơm mỗi ngày. Không nên bỏ qua một bữa ăn nào, để cơ thể có đủ năng lượng làm việc và nuôi dưỡng các cơ quan bộ phận trong người. 

VIII- Vận động cơ thể 

Vận động cơ thể đều đặn đưa tới các ích lợi như sau :

- Cảm thấy khỏe mạnh cả thể xác lẫn tinh thần

- Ngủ ngon hơn ;

- Tăng trí nhớ và sự tập trung tư tưởng vào mọi công việc ;

- Giảm lo âu, nóng tính ;

- Tăng tự tin, tự trọng ;

- Giảm mập phì, cao huyết áp ;

- Tăng cường sức chịu đựng, sự nhanh nhẹn của cơ thể. 

- Quý vị có vận động cơ thể không ? 

                        Có         Không 

- Nếu không, xin nêu rõ lý do :

        _______________________________________ 

Nếu vận động làm quý vị mệt mỏi, khó chịu, xin đến bác sĩ để khám nghiệm và tìm nguyên nhân. 

VIII- Giấc ngủ 

Ngủ đầy đủ giúp ta cảm thấy khỏe mạnh tỉnh táo hơn, vì cơ thể cần được nghỉ ngơi để bồi dưỡng sức lực, hàn gắn tổn thương.

Nếu quý vị có khó khăn rơi vào giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, xin áp dụng các gợi ý sau đây: 

- Ði ngủ đúng giờ mỗi buổi tối và thức dậy cùng giờ vào buổi sáng. Không nên « ngủ nướng », ngủ thêm.

- Tạo thói quen làm một công việc nào đó vài giờ trước khi đi ngủ, như đọc sánh, coi TV...rồi ngủ. 

-Tránh rượu, cà phê, thuốc lá ; 

- Không ăn quá no trước khi đi ngủ ; 

- Vận động mỗi ngày nhưng tránh tập quá mạnh trước khi đi ngủ ;

- Nghe nhạc êm dịu để thư giãn tâm hồn ; 

- Uống một ly sữa ấm hoặc ăn một ít trái cây, rau xanh trước khi đi ngủ ;

- Tắm nước ấm trước khi lên giường. 

Cần đi bác sĩ khám bệnh nếu :

- Khó ngủ vẫn diễn ra mặc dù đã áp dụng các điều kể trên ;

- Thức giấc giữa đêm, khó thở ;

- Ngáy quá to;

- Ngủ nhiều vào ban ngày... 

Kết luận

Qua các phần đã trình bầy ở trên, chúng ta thấy có nhiều điều mà ta có thể làm để phục hồi và có một đời sống lành mạnh hơn.

Xin quý vị hãy đọc lại, lấy ra một số điều mà quý vị muốn áp dụng ngay. Khi thấy đã có kết quả thỏa đáng, coi lại và áp dụng một số điều khác.

Xin tiếp tục làm như vậy cho tới khi thấy trong người khỏe khoắn, tinh thần sảng khoái, minh mẫn.

Xin cứ từ từ thực hiện và xin nhớ rằng, “vạn sự khởi đầu nan”. Nhưng xin kiên nhẫn, tiến bước. 

Bác sĩ Nguyễn Ý-Ðức   www.nguyenyduc.com

(Phỏng theo tài liệu của SAMHSA/Bộ Y tế Hoa Kỳ)

 

VỀ MỤC LỤC
MƯỚN  Chuyện phiếm của Gã Siêu 

 

Kinh nghiệm đời thường cho thấy : chúng ta không thể nào sống cô độc lẻ loi như một hòn đảo giữa biển khơi, hay như một pháo đài biệt lập. Trái lại chúng ta sống là sống với người khác.

Hồi còn bé, gã đã được một câu chuyện ngụ ngôn, đại khái như thế này :

Ngày kia, anh chàng thi sĩ nọ thấy người giúp việc đến và nói :

- Từ nay anh hãy thổi nấu lấy mà ăn, giặt giũ lấy mà mặc. Tôi nghỉ để về quê ở với bố mẹ.

Lát sau, anh ta thấy bác nông phu đến và  nói :

- Tôi chán cái nghề này lắm rồi. Từ nay anh hãy trồng lúa, tự sản xuất ra lương thực mà nuôi thân.

Lát sau, bà bán thịt cũng đến và nói :

- Thịt thà kỳ này lúc lên lúc xuống, hễ cứ nghe thấy lở mồm long móng hay H5N1 là heo gà tụt giá cho cá mú lên ngôi, chẳng biết đàng nào mà mò. Tôi xin bỏ nghề, anh liệu mà xoay xở lấy thịt  lấy cá mà nhậu.

Sau cùng, cô thợ may cũng đến và nói :

- Ngồi may mờ cả mắt thật chán. Thôi anh hãy kiếm lấy mớ quần áo ở đâu đó mà mặc, tôi không thèm may cho anh nữa đâu.

Câu chuyện  còn dài, nhưng bằng đó mà thôi cũng đủ cho anh chàng thi sĩ nọ lo toát cả mồ hôi hột. Như một cầu thủ nhà nghề, anh ta giơ chân và…sút. Cả chân lẫn cẳng đập mạnh cái rầm xuống giường, kéo anh ta ra khỏi giấc ngủ nặng nề và anh ta bèn lẩm   bẩm  :

- À thì ra đó là một cơn mơ!

Thế nhưng, cũng từ cơn mơ ấy, anh ta cảm thấy mình mắc nợ mọi người nhiều lắm.

Đúng thế, ngay từ khi lọt lòng mẹ và cho tới ngày hôm nay, con người và cuộc đời chúng ta đã mang dấu ấn của biết bao nhiêu người trợ giúp. Mà nếu không có những sự trợ giúp ấy, chắc chắn chúng ta sẽ không thể nào tồn tại được. Này nhé :

Gã không trồng cà phê, những sáng nào gã cũng nhâm nhi một ly cà phê đen như thằng quỉ, nóng như hỏa ngục và lịm như tình yêu. Cà phê ấy là do người khác cung cấp cho gã.

Gã không nuôi chó, nhưng thỉnh thoảng vẫn cùng với mấy tên bạn kéo nhau tới quán cờ tây để thưởng thức cái món “sống trên đời” cho khoái khẩu, bởi vì mai mốt xuống âm phủ biết có hay không ? Cái món dồi chó ấy là do người khác cung cấp cho gã.

Và còn nhiều, rất nhiều những nhu cầu khác nữa mà bàn dân thiên hạ mang đến cho gã, thậm chí có khi còn cho không và biếu không. Vậy thì bây giờ tới lượt gã, gã cũng phải vui lòng chấp nhận đổ mồ hôi sôi nước mắt trên ruộng đồng để đem lại hạt gạo nuôi sống người khác. Chẳng biết khi bưng bát cơm đầy thơm phức, có ai đã nghĩ tới “đắng cay muôn phần” hay không ?

Và như vậy, cái triết lý “bánh ú đi bánh qui lại” hay “ông có chân giò, bà thò chai rượu” vẫn là cái triết lý thực tiễn nhất trên đời. Điều đó có nghĩa là ở mọi nơi và trong mọi lúc, hễ có hai người sống với nhau là có sự trao đổi.

Ngày xửa ngày xưa, khi còn ăn hang ở lỗ, cha ông chúng ta đã trao đổi với nhau bằng hiện vật, chẳng hạn năm con gà đổi lấy một con chó, hay ba trái sầu riêng đổi lấy một thúng gạo. Thế nhưng, hiện vật do lao công con người làm ra, nhiều khi nặng nề, cồng kềnh và khó mang, nên người ta đã dùng quí kim như vàng bạc đổi lấy hiện vật.

Rồi ông nhà nước đã nhúng tay vào, bởi vì ai nắm được tài chánh là nắm được quyền lực. Trong giòng thời gian, ông nhà nước đã cho phát hành tiền kim loại, được đúc bằng vàng, bạc hay đồng. Sau dó, cho phát hành tiền giấy. Và ngày nay cùng với việc giao thương được mở rộng, một loại tiền dựa trên sự tin cậy vào nhau, như thẻ tín dụng, chi phiếu, ngân phiếu, trái phiếu…do các ngân hàng lưu hành đang được sử dụng khắp nơi.

Hiện nay, từ đứa con nít mới chập chững biết đi, cho tới ông cụ già tóc bạc răng long, gần đất xa trời…ai ai cũng đều biết được giá trị vạn năng của đồng tiền, như giới trẻ bây giờ thường rỉ tai :

- Tiền,

  Là tiên là phật,

  Là sức bật của tuổi trẻ,

       Là sức khỏe của tuổi già,

       Là cái đà của danh vọng,

       Là cái lọng để che thân,

       Là cán cân của công lý.

Chính vì thế, người ta ra sức bươm chải, tất tưởi chạy ngược chạy xuôi…cũng chỉ để tìm tiền kiếm bạc mà thôi.

Trong mối liên hệ với người khác, nhất là trong những cuộc trao đổi mang nặng tính cách thương mại, thì tùy theo túi tiền, gã có thể phân chia thành ba loại chính, đó là mượn, mua và mướn. 

TRƯỚC HẾT LÀ MƯỢN 

Khi ta không có tiền mà lại muốn xài sang, thì ta đành phải đi mượn của thiên hạ, bởi vì mượn là nhờ tạm của người khác vật gì trong một thời hạn nào đó, rồi sau sẽ trả lại với sự thỏa thuận của chủ mà không phải trả tiền :

- Tới đây mượn chén ăn cơm,

  Mượn ly uống rượu, mượn đàn kéo chơi.

Đó  là một sự việc rất bình thường trong cuộc sống bởi vì nào có ai hoàn toàn đầy đủ mà  không phải cậy nhờ người khác. Lúc thì thiếu cái nọ, lúc thì thiếu cái kia. Trên nguyên tắc, đã mượn thì phải trả. Thế nhưng, đôi khi vì lòng tham người ta lại muốn mượn luôn, hoặc vì quên sót hoặc vì cố ý lờ tít mà không trả nữa.

Trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường mượn của nhau những thứ sau đây : 

Thứ nhất là mượn vật dụng hay đồ dùng để xài đỡ. 

Đây là thứ mà người ta hay mượn của nhau nhiều nhất. Chẳng hạn bỗng dưng bị cúp điện, mà diêm quẹt thì lại không có. Thế là phải vội chạy qua chị hàng xóm mượn tạm chiếc bật lửa mang về đốt vào cái đèn hay cây nến cho căn nhà được chiếu sáng. 

Thứ hai là mượn tiền để làm ăn. 

Gia đình lâm vào cảnh túng quẫn vì vợ yếu, con đau mà lại chẳng có phương tiện để sinh sống, bèn phải gõ cửa anh bạn thân, mượn đỡ ít tiền để làm ăn và người ta gọi cái mượn này là mượn vốn.

Trong việc mượn vốn, thường hay xảy ra cái cảnh “mượn đầu heo nấu cháo”. Có nghĩa là mượn vốn của thiên hạ để mua bán lấy lời, rồi dùng tiền ấy mà kinh doanh chuyện nọ chuyện kia. Rất lâu sau mới hoàn trả số vốn ban đầu cho khổ chủ. Giống như mượn cái đầu heo của thiên hạ nấu cháo cho ra nước ngọt, mà cái đầu heo thì vẫn còn nguyên để trả lại cho chủ của nó.

Tiền bạc vốn là chuyện rất tế nhị và khó nói. Khi vay thì dễ nhưng khi trả thì lại khó, ấy là chưa nói tới những kẻ mang ý đồ đen tối muốn quịt luôn. Vì vậy, cần phải khôn ngoan, bằng không thì sẽ mất cả chì lẫn chài, sẽ mất cả tình lẫn tiền.

Chuyện rằng :

Scrible cho bạn vay năm trăm đồng quan. Đến kỳ hạn, bạn không thể trả được, nên cố ý tránh mặt. Rồi một hôm tình cờ hai người gặp nhau trên phố, thấy bạn ngượng ngùng định chạy trốn, Scrible vui vẻ tiến đến, vỗ vai bạn và nói :

- Hãy bỏ qua số tiền ấy đi. Nếu vì nó mà tôi mất một người bạn quí, thì tôi chẳng đặng. 

Thứ ba là mượn tên của người khác để làm ẩu. 

Có nghĩa là mình mượn tạm cái danh nghĩa, cái uy tín của thiên hạ để ra oai trong những mối liên hệ xã hội theo kiểu “cáo mượn oai hùm”. Cáo là loại chồn lớn, rất độc ác và khôn ranh, vì thế người ta cũng thường dùng hai chữ cáo già để chỉ những kẻ gian xảo.

Chuyện rằng :

Vua nước Sở trong một buổi đại triều đã hỏi quần thần :

- Phương Bắc sợ Chiêu Hồ Tuất như thế nào ?

Giang Ất tâu :

- Con hùm bắt được con cáo. Thế nhưng, con cáo liền bảo con hùm rằng : Chớ ăn thịt ta, bởi vì Trời đã sai ta xuống để làm chúa tể các loài thú, không tin thì ngươi cứ đi trước để ta theo sau, thì sẽ rõ. Cả hai con cùng đi. Các thú vật thấy con hùm đều bỏ chạy trốn cả. Con hùm không biết là chúng sợ oai mình, tưởng lầm là chúng sợ oai con cáo thật….Phương Bắc ngày nay thần phục nước Sở là vì sợ quân của nhà vua, chứ đâu phải vì sợ Chiêu Hồ Tuất.

Câu chuyện trên có ý nói tới những kẻ lợi dụng danh nghĩa cũng như uy tín của người khác để dọa nạt mà lấy oai. Thế nhưng, lấy oai mà thôi chưa đủ, nhiều khi còn lợi dụng để lường gạt mà kiếm lời.

Có những kẻ mượn danh nghĩa viện mồ côi này, trường khuyết tật nọ để xin giúp đỡ, nhưng rốt cục tiền bạc chui tọt vào túi của họ mà chẳng hề biết tới những em bé mồ côi hay tật nguyền.

Có những kẻ mượn uy tín của Đức Giám Mục giáo phận cũng như linh mục chính xứ với đủ mọi thứ giấy tờ lỉnh kỉnh như bùa hộ mạng, để đi quyên góp xây nhà thờ. Nhưng khi đã nắm được tiền trong tay thì bèn lặn mất tăm mất tích. 

TIẾP ĐẾN LÀ MUA 

Trái với trường hợp trên, đó là khi có nhiều tiền rủng rỉnh trong túi, ta không thèm mượn nữa, mà sẽ mua cho mình, bởi vì mua chính là dùng tiền bạc để đổi lấy đồ vật với sự ưng thuận của người bán. Trong lãnh vực mua, gã nhận thấy một vài hiện tượng đáng cho chúng ta phải lưu ý và suy nghĩ. 

Thứ nhất, đó là có những cái không cần thiết thế mà chúng ta vẫn cứ mua. 

Thực vậy, hiện nay chúng ta đang sống trong một nền văn minh tiêu dùng. Hàng hóa được sản xuất ra một cách ào ạt với những mẫu mã biến đổi đến quỷ thần cũng không lường nổi. Hàng hóa ấy lại được các phương tiện truyền thông quảng cáo một cách hấp dẫn, nên nhiều người cảm thấy ngứa ngáy, cần phải mua, cần phải sắm ngay mới được.

Thế nhưng, những cái chúng ta mua sắm hôm nay, ngày mai đã trở nên lỗi thời, bị xếp vào xó mà có khi chưa một lần sử dụng. Và để cho hợp thời, chúng ta lại cắm đầu cắm cổ mua sắm những mẫu mã khác.

Một số người trong chúng ta dường như đã mắc phải cái “hội chức shopping”, ngày nào không đi siêu thị, không đi mua sắm thì liền cảm thấy bức rức khó chịu. Đôi khi khuân về cả một đống những thứ lỉnh kỉnh. Có cái thì mới vì nghe theo quảng cáo. Có cái thì cũ vì nghe theo khuyến mãi, hay bán…đại hạ giá. Mua về rồi bỏ đó, chẳng hề đụng tới. Thật là phí của trời, mười đời chẳng có mà ăn. 

Thứ hai, đó là có những cái không được mua thế mà chúng ta vẫn cứ mua. 

Hẳn chúng ta đã rõ, tình trạng đạo đức hiện nay đang xuống cấp một cách trầm trọng với những tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng.

Ai trong chúng ta cũng biết xì ke ma túy làm băng hoại cả thể xác lẫn tinh thần của người nghiện, với những căn bệnh hiểm nghèo nhất. Mặc dù quốc gia nào cũng ngăn cấm một cách triệt để, thế mà nhiều người vẫn cứ vui vẻ bỏ tiền ra mua cho mình cái chết trắng ấy.

Ai trong chúng ta cũng biết mãi dâm là một tệ nạn đem lại những hậu quả khắc nghiệt cho người bán cũng như kẻ mua. Người bán thì sau một thời gian sẽ trở nên thân tàn ma dại, nếu chẳng may mắc phải chứng bệnh thế kỷ HIV. Còn những người mua thì cũng vậy. Ấy là chưa nói tới những hậu quả mà việc mua thứ hàng độc này mang lại cho vợ con, cho gia đình của mình. Thế mà nhiều người vẫn cứ vui vẻ vung tiền mà đi mua…dâm. 

Thứ ba, đó là có những cái cần phải mua, thế mà chúng ta lại không mua. 

Sống trên đời, thì danh thơm tiếng tốt cũng như tình nghĩa là những thứ thật cần thiết. Thế nhưng, rất ít người chịu khó đầu tư vào đó, rất ít người chịu khó noi theo mẫu gương Mạnh Thường Quân ngày xưa mà mua sắm cho mình.

Chuyện rằng :

Mạnh Thường Quân là tướng quốc nước Tề, ngày kia sai Phùng Huyên sang đất Tiết đòi nợ và căn dặn :

- Ngươi xem trong nhà còn thiếu món chi, thì cứ lấy tiền đòi được mà mua sắm đem về dùng.

Huyên tới nơi, tập họp dân chúng lại và nói :

- Tướng quốc thương dân nghèo, nên đã hủy hết công nợ.

Nói đọan, ông đem giấy nợ ra đốt.  Khi về nhà, ông đã thưa với Mạnh Thường Quân như sau:

- Nhà ta châu báu đầy kho, trâu ngựa đầy chuồng, gái đẹp không thiếu, chỉ thiếu có một món nghĩa đối với dân nước, nên tôi trộm lệnh tướng công bỏ tiền ra mua nghĩa.

Mạnh Thường Quân cười rồi bỏ qua. Một thời gian sau, Mạnh Thường Quân bị bãi quan về ở đất Tiết, được dân chúng đón rước linh đình… 

SAU CÙNG LÀ MƯỚN 

Đứng giữa hai trường hợp kể trên là mướn. Khi có tiền, nhưng không được dồi dào cho lắm, ta bèn phải đi thuê, đi mướn, nghĩa là ta phải trả một số tiền để đồ vật ấy thuộc về ta trong một  khoảng thời gian tùy theo sự thỏa thuận. Như vậy, nếu so sánh gã thấy : mượn thi không phải mất tiền, còn mướn thì phải mất tiền. Mua thì đồ vật thuộc về chúng ta mãi mãi, còn mướn thì chỉ thuộc về chúng ta trong một thời hạn nào đó.

Về chuyện thuê mướn này, gã tạm chia ra làm hai lãnh vực : 

Lãnh vực thứ nhất, đó là thuê mướn đồ vật. 

Hiện nay, tại Việt Nam các cửa hàng cho thuê cho mướn  dường như đang ăn nên làm ra,  do đó không ngừng gia tăng và liên tục phát triển. Đầu đường cuối phố, chỗ nào cũng thấy.

Nhớ lại ngày xưa mỗi khi đâu phải xếp hàng mua vé, thì hôm nay, chỉ cần một cú điện thoại là sẽ có ngay một chiếc xe đời mới tới tận cửa nhà. Tùy theo nhu cầu, có thể mướn xe bốn chỗ, bảy chỗ, mười lăm chỗ hay nhiều hơn thế nữa…

Tại các cửa hàng dịch vụ loại này, chúng ta có thể thuê mướn đủ thứ lỉnh kỉnh, từ chiếc đồng hồ Rolex đến chiếc điện thoại di động Nokia đời mới, từ cái áo thung Bebe đến chiếc quần jeans C.K, từ đồ trang sức bằng đá quí đến đôi giày Gucci hàng hiệu. Tiền nào của nấy. Càng xịn thì càng mắc.

Sau đây là ghi nhận tại một cửa hàng cho thuê điện thoại di động :

Ở đây có đủ mọi loại “dế” (điện thoại di động)  được cho thuê với giá thật rẻ. Tôi hỏi mướn một chiếc Nokia 8800 rồi bấm tắt nguồn máy của mình để lấy sim ra gắn vào máy mới, lập tức tín hiệu hiện lên ngon lành…Quá bất ngờ với kiểu làm ăn đầy rủi ro này, tôi quay sang hỏi một tay chơi đi cùng :

- Cho mướn như thế không sợ người thuê quịt máy hay thay đổi phụ kiện à ?

Anh ta trả lời :

- Khó mà qua mặt được ông chủ. Ai đến đây cũng có “thành tích” cả. Với lại khi cậu giao máy, thì ông ta có cách kiểm tra rất nhà nghề của mình. Nhận thấy dấu hiệu lạ, thì bắt bồi thường ngay lập tức…(Báo CATPHCM số 1426, ngày 16.3.2006).

Thế nhưng, mặt hàng thông dụng hơn cả chính là áo quần. Ở đây gã không bàn đến những tiệm cho thuê đồ cưới, bởi vì đa số các cô dâu chú rể, nhất là tại vùng nông thôn, đều đi thuê áo quần để mặc trong ngày cưới. Đồ cưới chỉ mặc một lần trong đời, mà may sắm thì lại quá mắc, thật uổng phí tiền bạc..nên thuê mướn là thượng sách.

Sau đây là kinh nghiệm của một người trong nghề :

Trang phục thuê phần lớn là đồ có thiết kế riêng. Trước đây giới văn nghệ sĩ thường đi thuê trang phục để diện trong những buổi chiêu đãi, tiệc tùng quan trọng. Một bộ đồ lộng lẫy, quá ấn tượng nhưng chỉ mặc một lần rồi thôi, phải bỏ ra số tiền lớn để mua thì cũng tiếc. Hiện nay khách thuê thuộc nhiều đối tượng nghề nghiệp khác nhau. Giá cho thuê trang phục khá cao và cũng tùy theo sự nổi tiếng của nhà thiết kế, khoảng từ 20% đến 30% giá trị bộ đồ cho một lần thuê với thời hạn hai ngày. Do trang phục không thể tái sinh, nên người cho thuê có những qui định rất khắt khe : không được làm xước mặt vải, phải giữ trang phục sạh sẽ và phải trả đúng hẹn…Cách thuê mướn này cũng rất có lợi cho những người thích chưng diện mà không muốn tốn nhiều tiền. (PNCN số 44, ngày 13.11.2005).

Vì thế, khi ra đường nhìn thấy một cô nàng mặc toàn hàng hiệu, dùng toàn đồ xịn, thì cũng nên đề cao cảnh giác, biết đâu cô nàng đã đi thuê đi mướn từ A đến Z. 

Lãnh vực thứ hai, đó là con người.

Mướn người làm việc cho mình rồi trả lương, vốn là chuyện bình thường. Ở đây gã muốn bàn tới hai loại thuê mướn rất đặc biệt.

Thứ nhất đó là nghề cho thuê…tử cung, hay nói trắng ra là nghề đẻ mướn. Tại Ấn Độ, nghề này đang được lan rộng. Có một bài báo đã mô tả như sau :

Chỉ với sức khỏe bình thường, một phụ nữ Ấn Độ có thể kiếm được 5000 đô Mỹ sau chín tháng cưu mang. Một viên chức y tế đã phát biểu : Nó hoàn toàn mang tính kinh doanh, chẳng có gì là phi đạo đức. Tuy nhiên nhiều người khác lại tỏ ra lo ngại về sự lợi dụng phụ nữ cũng như nhiều hiểm họa xảy ra do việc sinh đẻ. Trong khi đó, “du lịch sinh sản” của người nước ngoài tại Ấn Độ tiếp tục bùng nổ và có thể trở thành một công nghiệp đem lại gần sáu tỷ đô mỗi năm…(PNCN số 18, ngày 7.5.2006).

Tại Việt Nam, luật pháp chưa chấp nhận chuyện thuê người đẻ mướn, nhưng trong thực tế cũng đã có nhưng người dùng cách thức này để giải quyết những hoàn cảnh riêng tư của mình. Một  là những cặp vợ chồng son sẻ. Hai là những cặp vợ chồng chỉ sinh toàn con gái, bây giờ muốn kiếm thêm một mụn con giai để nối dõi tông đường. Ba là những cô không muốn lấy chồng, mà lại khao khát có con và đứa con ấy không phải là con nuôi, nhưng là con của mình…bèn phải nhờ người khác mang thai giùm bằng chính cái trứng của mình…(PNCN số 20, ngày 21.5.2006).

Thứ hai đó là dịch vụ thuê mướn “cây cảnh”. Cây cảnh ở đây không phải là một loại hoa kiểng, mà là những cô gái đẹp để làm cảnh cho những công ty hay những buổi chiêu đãi. Dịch vụ này được mô tả như sau :

Tôi không ngờ cậu bạn của tôi là giám đốc một công ty, lại có một cô thư ký đẹp tuyệt vời, khiến tôi và đám bạn phải lướt khướt trong bữa tiệc hôm đó. Vừa gặp lại cậu ta, tôi đã vồ vập hỏi:

- Anh kiếm đâu ra cô thư ký xinh đến thế ?

Cậu bạn tôi trả lời tỉnh bơ :

- Ôi chao, quan tâm làm gì bọn “cây cảnh” văn phòng ấy.

Thấy tôi trố mắt ngạc nhiên, cậu bạn bèn thương tình cắt nghĩa :

- Chẳng cần phải nhọc công tốn sức tìm kiếm cho mình một cô thư ký, chỉ cần có tiền là có thể sở hữu bên mình một người đẹp. Tùy theo hợp đồng và nhu cầu, có thể một tháng, hai tháng…hay đơn giản chỉ cần mấy tiếng đồng hồø, xong việc là “a-lê-hấp”, anh đi đường anh, em đi đường em, chẳng vướng bận gì cả. Các em làm nghề này nhan nhản ra ấy mà. “Cây cảnh” văn phong nôm na là như vậy. Hiểu chưa ?

Họ là những cô gái trẻ đẹp, được liệt vào hàng “top ten”. Dáng người cao ráo, ăn nói có duyên, đặc biệt nhất là đôi mắt, cô nào cô nấy đều lúng la lúng liếng, khiến đám đàn ông khi mới giao tiếp phải chết đứ đừ.

Do nhu cầu làm ăn, các công ty tư nhân đã thuê những “cô gái chân dài” này về làm cây cảnh, trang điểm cho bộ mặt của mình. Công việc chủ yếu của những cây cảnh văn phòng là diện những bộ áo quần thật mốt, khi đóng vai thư ký phải giả nai, mắt liếc đưa tìnnh, làm sao hút hồn các sếp, để các sếp ưu ái đặt bút ký những hợp đồng làm ăn. Xong việc, nếu sếp thích, các “thư ký” sẽ sẵn sàng được điều động tới để chiều chuộng…(Gia Đình, số 12 năm 2006).

Tóm lại, các cụ ta ngày xưa đã bảo có tiền mua tiên cũng được. Nếu vậy việc thuê tiên, hay mướn tiên, thì chỉ là chuyện nhỏ mà thôi !!!

Gã Siêu   gasieu@gmail.com

VỀ MỤC LỤC

- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin gởi về địa chỉ

giaosivietnam@gmail.com

- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:

Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục vụ của Giáo sĩ;  Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh vực; Mỗi  Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)

- Quy vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại

www.conggiaovietnam.net

Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị

Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác nhau.

TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

Lm. Luca Phạm Quốc Sử  USA

 

 

Duoc chon giua loai nguoi va cho loai nguoi; GIAO SI: Xuat phat tu giao dan, hien dien vi giao dan va cay dua vao giao dan, de cung lam VINH DANH THIEN CHUA

*************