Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

 

 

 

ĐỰƠC CHỌN GIỮA LOÀI NGƯỜI
VÀ CHO LOÀI NGƯỜI  (x. Dt, 5.1)

 

GIÁO SĨ:

Xuất phát từ giáo dân, hiện diện vì giáo dân và cậy dựa vào giáo dân

 

ĐỂ CÙNG LÀM VINH DANH THIÊN CHÚA

 

www.conggiaovietnam.net                          giaosivietnam@gmail.com

Đặc San Điện Tử    Giáo Sĩ Việt Nam    Số 79, Chúa Nhật 02.11.2008


MỤC LỤC 

Việc Tôn Kính Ðức Nữ Trinh Trong Giáo Hội                                                Lumen Gentium

CÂY NA ĐỒNG MỎ (CHIA SẺ 3 về Truyền Giáo)                         TGM. Jos Ngô Quang Kiệt

LỜI XIN LỖI MUỘN MÀNG                                                                     Gs. Trần Duy Nhiên

ĐỨC BÀ, NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH                                                          Lm. Quang Uy, DCCT

BI HÀI CHUYỆN CHỈ ĐẠO !                                                                     Lm. Anmai, C.Ss.R.

ĐIỀU GÌ XẨY RA KHI TA CHẾT                                                      Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh

ĐỪNG XEN VÀO CHUYỆN NGƯỜI KHÁC (1)                                           Lm. Lê Văn Quảng

LINH MỤC - QUÀ TẶNG HAY GÁNH NẶNG                                                            Xuân Thái

NGÔN NGỮ CỦA BÀN TAY                                                                      Hoàng Thị Đáo Tiệp

SỐng thân mẬt vỚi Chúa                            Lm. MICAE-PHAOLÔ TRẦN MINH HUY pss

VẤN ĐỀ TÂM BỆNH Ở NGƯỜI CAO TUỔI                                            Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức

CHIẾC PHONG BÌ                                                                        Chuyện phiếm của Gã siêu 


Việc Tôn Kính Ðức Nữ Trinh Trong Giáo Hội

Thánh Công Ðồng Chung Vaticanô II

Hiến Chế Tín Lý Về Giáo Hội - Lumen Gentium 

Bản dịch Việt Ngữ của Giáo Hoàng Học Viện Piô X

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia


 

Chương VIII

Ðức Nữ Trinh Maria Mẹ Thiên Chúa

Trong Mầu Nhiệm Chúa Kitô

Và Giáo Hội 67*

 

IV. Việc Tôn Kính Ðức Nữ Trinh Trong Giáo Hội 87*

 

66. Bản tính và nền tảng của việc tôn kính Ðức Mẹ. Nhờ hồng ân Thiên Chúa, Ðức Maria được tôn vinh, sau Chúa Con, vượt trên hết các thiên thần và loài người, vì Ngài là Mẹ rất thánh của Thiên Chúa và đã tham dự vào các mầu nhiệm của Chúa Kitô; do đó Ngài đáng được Giáo Hội tôn vinh và đặc biệt sùng kính. Thực vậy, từ những thời rất xa xưa, Ðức Nữ Trinh đã được tôn kính dưới tước hiệu "Mẹ Thiên Chúa", và các tín hữu đã khẩn cầu cùng ẩn náu dưới sự che chở của Ngài trong mọi cơn gian nan khốn khó 21. Nhất là từ công đồng Ephêsô, Dân Thiên Chúa đã gia tăng lòng tôn kính Ðức Maria cách lạ lùng: họ sùng kính mến yêu, cầu khẩn và noi gương đúng như lời Ngài đã tiên báo: "Muôn đời sẽ khen tôi có phúc, vì Ðấng toàn năng đã làm cho tôi những việc trọng đại" (Lc 1,48-49). Sự tôn kính ấy, như vẫn luôn có trong Giáo Hội, tuy hoàn toàn đặc biệt, nhưng tự bản chất vẫn khác biệt với sự thờ phượng dâng lên Ngôi Lời nhập thể và lên Chúa Cha và Chúa Thánh Thần; việc tôn kính Ðức Maria khuyến khích thêm việc thờ phượng Thiên Chúa Ba Ngôi. Giáo Hội đã chấp nhận nhiều hình thức tôn sùng Mẹ Thiên Chúa, trong giới hạn của giáo lý lành mạnh và chính thống, tùy theo hoàn cảnh, thời gian và nơi chốn, hợp với tính khí cùng tinh thần của tín hữu; những hình thức ấy, qua việc tôn vinh Mẹ, cũng làm cho tín hữu nhận biết đúng đắn, yêu mến, làm vinh danh, và tuân giữ giới răn Chúa Con, vì Người mà muôn vật được tạo thành (x. Col 1,15-16) và nơi Người, Chúa Cha hằng hữu "muốn có đầy đủ mọi sự" (Col 1,19). 88*

67. Chiều hướng mục vụ. Thánh Công Ðồng cố ý dạy giáo lý công giáo ấy, đồng thời Giáo Hội cũng khuyến khích hết mọi con cái hãy nhiệt tâm phát huy lòng sùng kính Ðức Nữ Trinh, nhất là trong phụng vụ, hãy coi trọng những việc thực hành và việc đạo đức nhằm suy tôn ngài và đã được quyền Giáo Huấn Giáo Hội cổ võ qua các thế kỷ, cũng như hãy kính cẩn tuân giữ những quyết định của các thời đại trước liên quan đến việc tôn kính ảnh tượng Chúa Kitô, Ðức Nữ Trinh và các Thánh 22. Công Ðồng cũng hết lòng khuyến khích các nhà thần học và những người rao giảng lời Chúa, khi xét đến phẩm chức phi thường của Mẹ Thiên Chúa, hãy cẩn thận tránh mọi tư tưởng phóng đại sai lầm cũng như mọi tư tưởng hẹp hòi quá đáng 23. Nhờ học hỏi Thánh Kinh, các Thánh Giáo Phụ, các tiến sĩ và học hỏi các phụng vụ trong Giáo Hội, dưới sự hướng dẫn của quyền Giáo Huấn, họ hãy làm sáng tỏ đúng mức những chức vụ và đặc ân của Ðức Trinh Nữ; những chức vụ và đặc ân này luôn qui hướng về Chúa Kitô, nguồn mạch toàn thể chân lý, thánh thiện và đạo đức. Họ phải cẩn thận tránh xa mọi lời nói hay việc làm có thể làm cho các anh em ly khai hay bất cứ ai khác hiểu sai giáo lý đích thực của Giáo Hội. Phần các tín hữu, hãy nhớ rằng, lòng tôn sùng chân chính không hệ tại tình cảm chóng qua và vô bổ, cũng không hệ tại một sự dễ tin phù phiếm, nhưng phát sinh từ một đức tin chân thật. Ðức tin dẫn chúng ta đến chỗ nhìn nhận địa vị cao cả của Mẹ Thiên Chúa, và thúc đẩy chúng ta lấy tình con thảo yêu mến và noi gương các nhân đức của Mẹ chúng ta. 89*

 


Chú Thích:

(lưu ý: những số ghi chú nhỏ hơn đã được đăng vào những số báo trước)

 

88* Số 66: Bản tính và nền tảng việc tôn kính Ðức Trinh Nữ.

Nền tảng việc tôn kính Ðức Maria là do việc Mẹ Thiên Chúa được gắn liền với mầu nhiệm cứu rỗi của Chúa Kitô. Vì Ðức Maria được dự phần vào mầu nhiệm này hơn bất cứ ai khác, nên Giáo Hội đặc biệt tôn kính Mẹ. Việc tôn kính - bản chất của việc sùng mộ - được gọi là đặc biệt (so sánh với việc tôn kính các Thánh), nhưng xét theo yếu tính thì hoàn toàn khác biệt với việc tôn thờ chỉ dành riêng cho một mình Thiên Chúa. Tiêu chuẩn của việc tôn kính là phải phù hợp với giáo lý chính thống. Việc tôn kính chỉ có bảo đảm khi trung thành với ơn linh ứng riêng và phải hoàn toàn hướng về Con duy nhất mà trong Người, Chúa Cha tác thành mọi sự. Việc sùng mộ sẽ trở nên ảo tưởng nếu không đưa đến việc tuân giữ các giới răn Chúa. Giả thiết như thế rồi, cũng còn phải lưu ý đến những hình thức tôn kính khác nhau nhưng vẫn hợp pháp, do hoàn cảnh thời gian và nơi chốn tạo ra, hay do những tâm tình khác nhau của mỗi dân tộc. Vậy phải thận trọng nhưng đừng có đầu óc thiển cận. Việc tôn kính với cùng một hình thức như nhau sẽ trở nên nghèo nàn; phải để quyền cho công giáo tính.

89* Số 67: Tinh thần giảng thuyết và tôn kính Ðức Trinh Nữ.

Sau cùng, Công Ðồng ban bố một vài qui tắc mục vụ cho việc giảng thuyết và tôn kính Ðức Maria. Công Ðồng giới thiệu đặc biệt việc tôn kính có tính cách phụng vụ, nhưng cũng không quên những hình thức, những việc thực hành đạo đức không đi ngược với những nguyên tắc đã đề ra. Việc tôn kính theo phụng vụ được chú trọng hơn là vì có sự chỉ dẫn trực tiếp của Giáo Hội. Những hình thức tôn sùng cũng như Công Ðồng cổ võ, dù không bàn đến chi tiết. Những tiêu chuẩn để giảng thuyết rất đơn giản: đừng tán tụng thái quá, không hẹp hòi thiển cận, hoàn toàn tuân theo chỉ thị của Giáo Hội, biết dựa vào Thánh Kinh và Thánh Truyền. Như vậy Công Ðồng muốn ngay cả việc giảng thuyết về Ðức Mẹ cũng phải qui về Chúa Kitô. Kết luận của số này là vài lời khuyên tổng quát về việc sùng mộ đích thực nhằm gửi tới Dân Chúa (không chỉ bằng tình cảm nhất thời, không phải niềm tin viễn vông, nhưng là sự thực hành sâu xa của một đức tin chính thực, lấy tình yêu hàm chứa lòng biết ơn mà tuyên xưng sự cao cả của Mẹ Thiên Chúa, và đức tin đó còn làm cho chúng ta biết quảng đại noi theo sự hiệp nhất giữa Mẹ với Thiên Chúa).

 

VỀ MỤC LỤC
CÂY NA ĐỒNG MỎ (CHIA SẺ 3 về Truyền Giáo)

 

Đồng Mỏ là một chợ huyện nằm trên đường vào Lạng sơn, cách thị xã gần 40Km. Vào khoảng tháng 7, tháng 8, du khách qua lại Lạng sơn bị cuốn hút bởi những núi na đồ sộ như xây thành hai bên đường. Không xe nào không dừng lại cho khách chọn na. Những trái na lớn, căng tròn khoe mình chào mời khách. Từng đoàn xe tải xếp hàng chờ chất na chở đi khắp các miền đất nước, và xuất khẩu sang Trung quốc.Kẻ bán người mua tấp nập. Khuôn mặt ai cũng rạng rỡ niềm vui. 

Cách đây hơn 10 năm thì Đồng Mỏ không được như thế. Đồng Mỏ cũng như đa phần diện tích tỉnh Lạng sơn chỉ có những ngọn núi đá vôi trơ trụi. Không cây gì mọc được. Đất khô cằn lại xa thị xã, nên dân cư nghèo nàn thưa thớt. Đất không có giá vì chẳng ai muốn đến định cư tại đây. 

Những người còn lại  vì quá nghèo không biết đi đâu đành ở lại. Cho đến một ngày người ta thử trồng cây na. Thấy có trái. Người ta nhân rộng ra. Và người ta khám phá ra rằng vùng đất Đồng Mỏ đặc biệt thích hợp với cây na. Trồng dưới chân núi cúng lên. Trồng trên sườn núi cũng mọc. Thậm chí nhét vào khe đá cũng tươi tốt. 

Thế là người ta ùn ùn kéo về. Đất đai đắt lên. Phố xá đông vui. Mọi người đua nhau trồng na. Na phủ kín từ dười thung lũng lên đến tận đỉnh núi. Cả vùng biến thành một rừng na bạt ngàn. Mùa đông lá na rụng hết coi thật trơ trụi. Nhưng mùa xuân rừng na xanh tươi. Lộc non mơn mởn. Và mùa hè đầy những trái thơm ngọt ngào. Tất cả đều là na hảo hạng. 

Ngắm nhìn vườn na xanh tươi phủ kín vùng đá vôi Đồng Mỏ, tôi miên man nghĩ đến việc truyền giáo tại Lạng sơn. 

Truyền giáo được ví như đi gieo hạt giống. Lạng sơn là vùng núi khô cằn nên việc gieo hạt rất khó khăn.

Việc truyền giáo tại Lạng sơn chính thức bắt đầu từ năm 1913 khi Toà Thánh lập Phủ doãn Tông toà Lạng sơn. Gần 100 năm trôi qua, số giáo dân chỉ vào khoảng trên dưới 5000. Linh mục chính thức chỉ có 3. Một thất bại. 

Nhưng có lẽ cánh đồng truyền giáo của Lạng sơn cũng giống như vùng núi đá vôi Đồng Mỏ. Đồng Mỏ đã trồng được na thì thế nào cũng phải có loại cây thích hợp với Lạng sơn chứ. Sau mấy năm ở Lạng sơn tôi thấy có vài loại hạt giống mọc được tại vùng đất này. 

1. Hạt giống khiêm nhường 

Trước khi tôi về Lạng sơn, tất cả các nữ tu đang phục vụ tại Lạng sơn đều bị trục xuất. Trừ các chị Tiểu muội. 

Khi đến Lạng sơn, các chị tìm được một ngôi nhà thờ đổ nát cách Cao bằng 9 Km. Phần thân nhà thờ không còn dấu vết, cỏ mọc hoang vu. Chỉ còn lại ngọn tháp cháy dở, loang lổ đạn bom. Thấy cảnh nhà thờ hoang tàn giữa một vùng dân cư thưa thớt nghèo khổ, các chị quyết định lưu lại. 

Các chị nhận làm con làm cháu, làm chị em với người dân trong vùng. Sinh sống với họ. Chia sẻ cảnh nghèo với họ. Các chị làm nghề may vá để sinh sống. Nhưng đến mùa cấy mùa gặt, các chị cũng đi vần công đổi công theo phong tục trong làng. Các chị được mọi người quí mến. Căn lều của các chị không lúc nào vắng bóng trẻ em. 

Mọi người đón nhận các chị, coi các chị là người nhà, người làng người nước. Chính quyền chấp thuận cho các chị ở đến nay đã hơn 10 năm. 

Vùng đất sỏi đá rất khô cằn nhưng đã đón nhận hạt giống khiêm nhường. Vì hạt giống khiêm nhường không bắt đất đá phải thay đổi, nhưng biết thay đổi chính mình cho phù hợp với đất đá.

Khiêm nhường đã gọt dũa các góc cạnh cá nhân để tròn trịa chìm vào cuộc sống chung. Khiêm nhường giúp trở nên bé nhỏ để được yêu thương. Trở nên yếu ớt để được giúp đỡ, trở nên dễ thương để được đón nhận 

Người truyền giáo cần noi gương khiêm nhường của Đức giê su khi truyện trò với người phụ nữ xứ Sâm ria. Đức Giê su đã đến với chị như một người đói khát, nghèo nàn chẳng có gì. Đức Giê su đã hạ mình xin chị nước uống. Nhờ khiêm nhường hạ mình mà Đức Giê su đã xoá được những biên giới ngăn cách, những kỳ thị, những chia rẽ bất hoà giữa người Giu đêa và người Sâm ria. Nhờ khiêm nhường mà Đức Giê su đã xin được nước uống và hơn thế nữa xin được 1 linh hồn, và hơn thế nữa, xin được 1 tông đồ giáo dânnhiệt thành. 

2. Hạt giống phục vụ. 

Lạng sơn là vùng đa thần giáo. Niềm tin vào thần thánh rất mạnh mẽ. Vai trò của các thày mo rất quan trọng. Khi làm nhà làm cửa, khi cưới vợ gả chồng, khi gặp tai nạn, đều pahỉ mời thày mo. Mỗi lần mời thay mo rất tốn kém. 

Quan trọng nhất là lễ nghi an táng người chết. Tục lệ thờ cúng tổ tiên rất quan trọng không những vì lòng hiếu thảo mà còn vì niềm tin. Người dân tộc tin rằng không chôn táng đúng nghi lễ, hồn ma khôn gsiêu thoát được sẽ về quấy pha gia đình. Vì thế mọi nghi lễ đều phải tuân theo sự hướng dẫn của thày mo.         

Khi cha mẹ qua đời, con cái phải ngày đêm phục quanh quan tài. Aên tại chỗ, ngủ tại chỗ. Con dâu làm một cây tiền. Con trai góp một con heo. Ngày và cách thức chôn đều do thày mo quyết định. Thày tính toán tuổi tác, ngày giờ để định giờ ra ma. Có những con ma phải chờ 7 ngày mới ra được. Trong thời gian chờ đợi ma còn ở nhà, mỗi ngày thày mo phải làm nghi lễ. Mỗi lần nghi lễ gia đình tạ thầy 1 thúng gạo nếp, đôi gà và một số tiền. Ma càng ở lâu càng tốn kém, mỏi mệt.

Khi đi chôn thày mo đi trước dẫn đường. Thày đi đường nào, quan tài và gia đình phải đi theo đường ấy. Có nhứng khi con ma gặp trắc trở, thày mo phải tìm đường vòng qua đồi, băng qua núi rất vất vả. 

Từ khi có các linh mục ra làm việc tại Lạng sơn, người dân được chứng kiến đám ma đạo. Đã lâu năm không có linh mục nên nghi lễ an táng người công giáo được mọi người chung quanh lưu ý, xem xét và so ssánh. Người dân nhận xét đám ma đạo rất đơn sơ dễ hiểu vì tất cả đều bằng tiếng Việt, đọc lớn tiếng, rõ ràng cho mọi người nghe. 

Người có đạo rất đoàn kết. Bình thường không có nhà thờ, chẳng có nghi lễ, tưởng rằng những người có đạo cô đơn. Nhưng đến v iệc mới thấy người có đạo đông đảo và có tình đàn kết. Nghe tin một người qua đời, lập tức nghững giáo xứ chung quanh kéo đến. Dù nhà đám ở tận vùng sâu vùng xa, anh em giáo hữu vẫn không quyên, không quả ngại đến chia vui sẻ buồn. 

Người có đạo có tinh thần phục vụ. Đám ma người dân tộc tuy quan trọng nhưng việc tổ chức lại tuỳ thuộc vào hoàn cảnh kinh tế. Người có tiền mới có nhiều chỗthân quen và mới đủ khả năng làm đám ma to, qui tụ đông người/ đám ma người nghèo thật buồn. Ít ai đến thăm viếng vì nhà không đủ khả năng dọn cơm đãi khách. Trái lại bên đạo đám ma nào cũng như nhau, dù sang dù hèn, dù mời dù không bà con đồng đạo vẫn kéo đến chia buồn, đọc kinh cầu nguyện và giúp đáp. 

“Thày mo đạo” có tinh thần phục vụ vô vị lợi. Đám ma ở xa hàng trăm cây số đường núi mà thầy không bỏ đám nào. Làm lễ đưa tiễn rất chu đáo.  Giảng giải dõng dạc rõ ràng. Aên uống qua loa rồi về. Không phải tốn kém thù lao, lễ lộc gì cả. 

Vốn coi trọng người chết nhưng lại nghèo, nên đồng bào dân tộc rât thích đám ma đạo. Tinh thần phục vụ của giáo dân và nhất là của linh mục được coi là nét hấp dẫn của đạo công giáo. 

Thực ra phục vụ chính là thái độ của Đức Kitô, Đấng “đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ”. Phục vụ mà gây phiền nhiễu, tốn kém, mệt mỏi làm cho người được phục vụ e ngại, sợ hãi thì còn tệ hơn là không phục vụ. Phục vụ không những làm cho tâm hồn người dân được tin tưởng, bình an, tươi vui mà còn giúp giảm đi những lo âu, tốn kém, mệt nhọc, đang là một giá trị Phúc Aâm được xã hội và quần chúng hết sức quan tâm và yêu mến. 

3. Hạt giống đoàn kết

Tại Lạng sơn giáo dân rất ít. Xưa kia ít linh mục nên giáo dân phải di chuyển nhiều. Các xứ nghèo, khó khăn, nên có việc gì phải nhờ các xứ khác giúp đỡ. Vì thế mà trong giáo phận giáo dân quen biết nhau hầu hết. Một số giáo dân, nhát là người dân tộc sống tản mát trong các làng xa, cảm thấy lẻ loi. Trong những thời kỳ khó khăn, họ như bị loại trừ. Sau này đi lại dễ dàng hơn nên anh em rủ nhau đi thăm những anh chị em xa xôi. Nhất là khi những anh chị em đó đau yếu hay có công việc. Cả các cha các thày cũng quan tâm thăm viếng. 

Sự thăm viếng gợi nên thắc mắc cho nhưĩng anh chị em lương dân trong bản ;”Tại sao những người nghèo túng, không có địa vị, bị khinh miệt nay được nhiều người quan tâm đến thế?” để  ý tìm hiểu, họ biết đó là sự quan tâm của những người anh em con cái Chúa. Thích thú tình đoàn kết nên mỗi lần có người bên đạo thăm viếng trong làng, dân làng déo đến chia sẻ. Cuộc thăm viếng riêng tư trở thành buổi gặp gỡ chung. Thăm một người thì gặp cả làng. 

Sự đoàn kết dần dà dẫn đến cộng tác. Năm ngoái, một bà cụ neo đơn trong làng có căn nhà bị dột cần phải làm lại mái nhà. Anh chị em công giáo đứng ra tổ chức. Anh em trong bản làng giúp đúc ngói xi măng. Khi đã đủ số ngói cần thiết, anh em bên đạo kéo vào cùng với anh em bản làng lợp lại mái nhà cho bà cụ. Buổi công tác chung kết thúc bằng một bữa rượu thanh đạm nhưng đậm đà tình nghĩa. 

Tôi hiểu rằng tình đoàn kết là một hạt giống mau bén rễ và chóng phát triển. Đoàn kết nối đoàn kết. Nhờ tình đoàn kết, những Kitô hữu sống lẻ loi được an ủi và được trân trọng. Nhờ tình nghĩa đoàn kết những anh em công giáo được đón tiếp trong các bản làng. Nhờ tình đoàn kết anh em bản làng qui  tụ lại với anh em công giáo. Tôi coi đó là những tiền đề thuận lợi cho Phúc âm. 

4. Hat giống yêu thương.

Cách Đồng Đăng khoảng 15 Km có một bản làng nằm trên sườn đồi dốc dác. Bản có khoảng 100 mái nhà. Cả bản có họ hàng với nhau. Cuộc sống nói chung là nghèo nàn nhưng có tình nghĩa. Tuy nhiên dân bản rất sợ bệnh cùi. Vì chưa hiểu biết những phương thuốc mới có thể chữa trị được bệnh cùi, nên dân bản thường tẩy chay, cách ly người bệnh. 

Chị Đẹp bị nghi là mắc bệnh cùi. Vì da dẻ chị sần sùi, mọng nước coi rất ghê sợ. Chính chị cũng nghĩ mình bị cùi nên thường nhúng tay vào nước thật nóng mong giết được vi trùng cùi. Giết vi trùng đâu chẳng thấy, chỉ thấy da tay càng đỏ lên coi càng dễ sợ hơn. 

Sợ bị lây, dân làng bắt chị lên đỉnh đồi dựng một căn lều ở riêng. Chị trùm chăn suốt ngày. Chẳng dám ra khỏi nhà và chẳng dám gặp ai. Tuy nhiên dân làng vẫn sợ nên có ý định đem chị nhốt vào một hang đá. Quá sợ hãi, anh chồng chị tâm sự với người có đạo.

Biết tin, chúng tôi quyết định đem chị vào trại phong Quả Cảm xét nghiệm. Không phải bệnh cùi. Chỉ là bệnh ngoài da. Chúng tôi chuyển chị đến Bệnh viện da liễu Hà nội. Nhưng bệnh viện không nhận vì chị đã quá yếu. Chỉ còn chờ chết thôi. 

Các chị một Tu hội xin đem về  chữa trị. Phải làm giấy cam kết chịu mọi trách nhiệm. Vừa chữa trị vừa cầu nguyện. Tại Tu hội, chị Đẹp cảm thấy hạnh phúc vì được sống chung với các chị Tu hội, được các chị chăm sóc và nhất là được các chị bày tỏ lòng yêu mến. Chưa bao giờ có ai dám đến gần chị. Chưa bao giờ có ai dám vuốt ve chị. Chưa bao giờ có ai lau rửa, giặt giũ cho chị như thế. 

Biết các chị tin Chúa, chị Đẹp cũng xin tin. Chị chẳng có gì để mất mà lại được quá nhiều. Các chị dạy chị một lời cầu nguyện duy nhất : “Lạy Chúa con tin Chúa, lạy Chúa xin cứu con”. Chị Đẹp đọc suốt ngày đêm không ngừng nghỉ. Và Chúa đã cứu chị. Chị khỏi bệnh như một phép lạ. Tỉnh táo, chị trở về nhà tiếp tục uống thuốc và cầu nguyện. Các chị Tu hội vẫn đi lại thăm viếng. Sau một năm điều trị, giờ đây da dẻ chị trở lại bình thường. Sức khoẻ chị trở lại bình thường. Cuộc sống chị trở lại bình thường. Nhưng tâm hồn chị đã biến đổi. Cảm nghiệm được ơn Chúa rõ ràng trong cuộc đời, chị hết lòng tin yêu Chúa. Cảm nghiệm được ơn phục sinh, chị hết lòng tạ ơn Chúa. Cảm nghiệm được tình thương của người có đạo, chị hết lòng gắn bó và yêu mến đạo. Chị kể cho dân làng nghe tất cả những gì chị đã thấy, đã sống. Và chị kết luận : “Cái Chúa nó tốt, nó mạnh lắm vớ”. Cả làng đều công nhận lời chị là đúng. Bà mẹ chồng ngỏ ý : “Cái Đẹp nó đã sướng rồi, phải cho tôi sướng với. Tôi muốn đi lễ tạ ơn cái Chúa”. 

Hạt giống yêu thương thật mãnh liệt. Cảm nghiệm về tình yêu giống như cảm nghiệm về một ngọn lửa. Nó bừng lên. Nó thôi thúc. Nó lan toả. Nó thâm sâu vào mọi ngõ ngách u ẩn nhất của cõi lòng. Khi đã bén rễ, chẳng có gì có thể ngăn cản cây yêu thương lớn lên, sinh hoa kết quả. 

Từ những cảm nghiệm trên, tôi hiểu rằng truyền giáo phải là trồng Hội Thánh vào một địa phương. Trước khi trồng Hội Thánh, phải trồng Phúc Aâm. Không phải một thứ Phúc Aâm áp đặt, phô trương, cơ chế. Nhưng là Phúc Aâm thực sự : Phúc Aâm khiêm nhường, Phúc Aâm phục vụ, Phúc Aâm đoàn kết, Phúc Aâm yêu thương. Những hạt giống Phúc Aâm loại này có thể bén rễ mọc lên ở bất cứ vùng đất nào dù sỏi đá gai góc đến đâu. Và khi đã mọc sẽ phát triển thành cây cổ thụ cành lá xum xuê cho chim trời tới làm tổ.

TGM. Jos Ngô Quang Kiệt

VỀ MỤC LỤC
LỜI XIN LỖI MUỘN MÀNG

 

Em,

Hôm nay tôi đi vào hồi ức của em về những ngày khó khăn ở Đàlạt cách đây gần 30 năm. Em viết: “…sau cái ngày lịch sử ấy, người ta cho ba của em đi học miễn phí ròng rã hơn 7 năm trời.. nhưng rồi không biết vì sao ông ‘bỏ học’ mà đến bây giờ mẹ em và anh em tụi em cũng không biết ông ở đâu” Thế là mẹ em, với hai bàn tay trắng, phải một mình nuôi nấng 4 đứa con đang lớn lên như thổi. Cũng vì vậy mà “suốt 3 năm ròng rã, gần như Chủ Nhật tuần nào em cũng được ‘dạo chơi’ ở núi Bà. Buổi sáng sớm, em và đám bạn trong xóm rủ nhau đi. Sau khi ‘dạo’ một vòng xem thử cây nào ‘đẹp’ thì cắt khúc chừng 2 thước, đóng đinh 2 đầu rồi kéo về nhà. Em hiểu làm như vậy là có lỗi với dân Dalat mình lắm nhưng ... mỗi chuyến đi ‘chơi’ là bằng hai ngày bôn ba của mẹ nên em cũng nhắm mắt làm liều… Bao nhiêu năm qua rồi, giờ đây khi đọc những dòng này, xin thầy hiểu cho và xem như đây là lời xin lỗi của em.”

Đọc những lời nói thật như đùa của em mà nước mắt tôi cứ lưng tròng. Một thiếu niên mất cha mà đến giờ này vẫn chưa hiểu nguyên do. Một em mồ côi vì thương mẹ nên chặt một vài cây trên núi để sống qua ngày. Thế mà gần 30 năm sau em không nói lên một lời than trách, nhưng chỉ nói lên lời xin lỗi với người dân Dalat...

Sáng hôm nay, tôi xót xa đọc một mẫu tin nhỏ trên tờ Tuổi Trẻ:

“Ngày 8 tháng 10, tỉnh Lâm Đồng đã chính thức đưa ra đề án có tên “Bảo vệ và phát triển lâm nghiệp đến năm 2020” tại một hội nghị của tỉnh ủy. Theo đề án, Lâm Đồng sẽ khai thác theo phương thức chặt trắng 52.000 ha rừng thông tự nhiên, trong đó có 14.966 ha thành thục ( 60 – 70 năm tuổi )”.

Em có nghe không? Chặt trắng 52.000 ha rừng! Một cách thản nhiên! Và với danh nghĩa là ‘bảo vệ và phát triển lâm nghiệp”!!! Khi nghe em xin lỗi vì một vài cây thông nhỏ mình đã chặt năm xưa, tôi bỗng thấy thế hệ của chúng tôi cần phải xin lỗi các em rất nhiều... Không phải chỉ là chặt trắng 52.000 ha trong số rừng ít ỏi còn lại của Dalat, mà đã chặt trắng bao nhiêu giá trị trong tâm hồn của các em trong suốt bao nhiêu năm ròng.

Chúng tôi đã làm được gì cho thế hệ các em? Bạn bè chúng tôi, lứa tuổi cha chú của các em, ở hai miền Nam Bắc, đã ngã xuống mấy triệu người... có nơi nói là hai triệu, có nơi nói là ba... Con số sai biệt một triệu mạng người Việt Nam sao không ai tổng kết? Trên thương trường, khi tính toán hàng triệu đô la, chỉ cần sai biệt 100 là ai cũng thấy ngay, nhưng sao sai biệt một triệu mạng người anh em Việt Nam thì chúng tôi lại coi nhẹ đến thế?.. Chúng tôi, những người đang còn sống đây, chúng tôi đã làm được gì cho các em? Và cho những em thiếu niên dưới 20 tuổi ngày hôm nay? Chúng tôi mau quên quá, chúng tôi quên rằng chính nhân danh thế hệ tương lai, nghĩa là các em, mà người Việt phải bắn vào người Việt trong mấy chục năm trời, và hằng triệu người đã nằm xuống từ Bắc chí Nam... Chúng tôi chỉ nhớ tới vinh quang, chúng tôi chỉ nhớ tới hận thù, để rồi dựa trên đó mà trở thành ích kỷ, gian manh, trục lợi, hưởng thụ, ươn hèn và vô tâm.

Tôi còn nhớ những năm đầu tiên cầm lại viên phấn ở mái trường Xã Hội Chủ Nghĩa, chúng tôi đã học tập rất kỹ để quán triệt rằng mình phải là kỹ sư tâm hồn hầu đào tạo ra ‘con người mới xã hội chủ nghĩa’. Chúng tôi thảo luận với nhau: chính bản thân chúng tôi không phải là con người xã hội chủ nghĩa thì làm sao đào tạo ra được con người mới xã hội chủ nghĩa? Thế nhưng các đảng viên, với những lý luận mà đến bây giờ tôi vẫn chưa hiểu được, đã cho thấy rằng dù không phải là người mới xã hội chủ nghĩa chúng tôi vẫn có khả năng đào tạo các em thành con người xã hội chủ nghĩa.

Giờ này nhìn lại, tôi tự hỏi vì sao trong 12 năm trời, tôi lại có thể ngoan ngoãn đến thế? Có lẽ bấy giờ tôi là một giáo viên lưu dung, nên răm rắp nghe theo lời giáo huấn mà không cần ai thuyết phục! Vào thời điểm đó, tôi sợ hãi lắm, tôi hèn hạ lắm! Chỉ cần sai một câu so với sách giáo khoa, thì cũng có thể bị xem là ‘thiếu quán triệt’, thậm chí là ‘phản động’. Vì sợ hãi, nên tôi ca ngợi những điều mà người ta kể mình nghe, và nói lại cho các em như là xác tín của chính mình. Nhưng đằng sau những lời đầy nhiệt tình của tôi, là sự ươn hèn và dối trá.

Tôi dạy cho các em: ‘mình vì mọi người’, mà mỗi tháng rình rập để nhận tiêu chuẩn 300g thịt nhiều nạc hơn người khác, cũng như đối xử bần tiện với đồng nghiệp để giành giựt ba thước vải thô hay một vỏ xe đạp; tôi dạy cho em ‘phải căm ghét kẻ thù’ mà trong lòng thì chỉ muốn dạy yêu thương; và vì những lời dối trá đó, nên dù em không căm thù ai, thì em chỉ tin tưởng ở căm thù hơn là tin tưởng vào tình yêu giữa người và người.

Những lời tôi nói thuở ấy thì chắc chắn các em đã quên gần hết rồi, nhưng cái ươn hèn và đối trá thể hiện qua cách sống của tôi, giờ đây đã trở thành điều đương nhiên nơi các em. Thay vì đào tạo ‘con người mới xã hội chủ nghĩa’ như tôi rêu rao, giờ đây các em trở nên những con người thoải mái sống trong bầu không khí dối trá của một xã hội vô tâm, và uốn mình theo môi trường một cách ươn hèn để làm sao mình có lợi nhất…

Tôi đã góp phần tạo ra một thế hệ hoàn toàn vô cảm, vì những từ như ‘tổ quốc, tự do, trách nhiệm, lương tâm, tình người, vì dân, vì nước’… chỉ còn là những sáo ngữ rỗng tuếch. Và đau lòng nhất, ấy là các em không thấy đó là điều mất mát lớn nhất của một con người. Các em cho rằng sự thật và lòng dũng cảm không bao giờ có thật trên đời. Tôi và nhiều đồng nghiệp của mình đã lừa dối các em.

Thế hệ chúng tôi đọc những lời xin lỗi của em về một khúc cây rừng để đổi lấy chén cơm, chúng tôi biết lấy gì để xin lỗi thế hệ các em vì những tàn phá mà chúng tôi đã gây ra đối với vật chất và tinh thần của các em trong 30 năm qua?

Nhưng dù chúng tôi không biết xin lỗi và nhiều khi không buồn xin lỗi, thì tôi tin rằng các em đã tha thứ cho chúng tôi. Thế hệ đàn em luôn quảng đại đối với đàn anh, và sẽ tiếp tục tha thứ. Hy vọng với tấm lòng tha thứ của các em đối với chúng tôi, các em sẽ trở thành những người biết trồng lại những chồi non đầy hy vọng trên những cánh rừng Việt Nam và trong tâm khảm của thế hệ con cháu của các em.  

Tôi chắp tay nguyện cầu cho các em xóa bỏ những bài học dối trá của chúng tôi, để thế hệ ngày mai sẽ là một thế hệ không còn mất mát như các em, mà là một thế hệ biết giá trị của mình, một thế hệ sống hiên ngang, không chấp nhận dối trá và đối xử với nhau trong một bầu không khí của sự thật. Tôi nguyện cầu để đừng ai tiếp tục tưới vào những chồi non hôm nay chất độc của hận thù hầu mai này con em Việt Nam còn có được một rừng ‘người’, những con người sống với nhau đầy lòng trắc ẩn..

Cho tôi một lần bắt chước em để nói lên lời sám hối: Khi đọc những dòng này, xin em hiểu cho và xem như đây là lời xin lỗi muộn màng của tôi. 

Gs. Trần Duy Nhiên

VỀ MỤC LỤC
ĐỨC BÀ, NỮ VƯƠNG HÒA BÌNH

Quý độc giả Ephata và Giáo Sĩ Việt Nam thân mến,

Năm 2004, sau khi nói chuyện ở Đại Hội Giáo Lý tại Los Angeles, chúng tôi được các bạn cũ trong Nhóm Mai Khôi lái xe từ San Jose, ngang qua Santa Clara, hướng lên phía Bắc thăm thủ phủ San Francisco của bang California. Cái gì cũng lạ, cũng đẹp. Japanese Garden xanh mát cỏ cây. Golden Gate đỏ chói trong sương mù. Các phố xá dốc cao vời vợi, cứ lên rồi lại xuống. Các gian nhà trồng từng bồn hoa rực rỡ ngay mặt tiền. Các cửa tiệm bán hàng lưu niệm tấp nập khách du lịch...

Thế nhưng để lại ấn tượng độc đáo và sâu sắc nhất đối với chúng tôi lại là pho tượng Đức Bà Nữ Vương Hòa Bình ( Our Lady Queen of Peace ) tại thành phố Santa Clara.

Hôm nay, ngồi viết bài này cho những ngày cuối tháng Mai Khôi của Mẹ, chúng tôi gỡ khung ảnh trên tường xuống, scan lại và in vào trang báo bức ảnh Đức Bà Nữ Vương Hòa Bình tuyệt vời ấy. Anh bạn Quốc Đồng ở San Jose đã chụp bức ảnh này, tự in ở nhà, tặng chúng tôi làm quà kỷ niệm chuyến đi. Chắc anh không ngờ đối với tôi, bức ảnh này còn quý hơn là một kỷ niệm. Bức ảnh đã cho chúng tôi một cảm thức thấm thía đến bồi hồi mỗi khi nhớ lại, nhìn lại và sống lại kỷ niệm ấy !

Nhìn bức ảnh, ít ai có thể hình dung pho tượng đã được ghép bởi hàng chục vạn mảnh thép trắng bạc nho nhỏ, không bao giờ hoen rỉ ( stainless steel ) cắt ra từ các máy bay Mỹ từng tham chiến tại Việt Nam trong suốt thời gian 10 năm từ 1965 đến 1975.

Đó là những Skyhawk, F-100 Thunderbird, F-105 Thunderchief, F-4 Phantom, F-111 Aardvark... một thời ngang dọc trên bầu trời Việt Nam, bom đạn cày xới tang thương mọi nẻo đường quê ngoài Bắc trong Nam. Thế mà khi tàn cuộc chiến, cũng vừa hết hạn sử dụng, chúng được đưa về đậu đầy những nhà kho khổng lồ, hoặc phơi xác ngoài trời với mưa với nắng, y như một bãi tha ma các chiến đấu cơ.

Đây là sáng kiến độc đáo và là tác phẩm tuyệt hảo của điêu khắc gia lừng danh thế giới Charles C. Parks. Cao hơn 11m, nặng gần 3,3 tấn, pho tượng vươn lên giữa bầu trời xanh, với vòng tay mở ra ân cần, ánh mắt buồn da diết và một trái tim lộ ra bên ngoài đầy những vết thương xót xa. Vâng, Mẹ đang muốn nói với mọi người, nói với từng người một lời mời gọi bao dung, tha thứ, quên đi quá khứ chiến tranh để sống chung một tương lai hòa bình.

Tìm tài liệu trên Google, tôi còn biết thêm rằng, từ khởi sự cho đến khi hoàn thành, Hội Thánh ở Santa Clara đã đón nhận được lời cầu nguyện từ 500.000 tràng chuỗi Mai Khôi của mọi người hiệp thông gửi đến. Ắt hẳn, nửa triệu lời cầu nguyện ấy, 2 triệu rưởi Kinh Lạy Cha và Kinh Sáng Danh, 25 triệu Kinh Kính Mừng ấy không được dùng để cắt, để hàn, để gò, để dựng nên pho tượng tuyệt tác ấy, nhưng là để nhờ Mẹ mà bay cao lên, bắn tung đi khắp nơi thành triệu triệu bức thông điệp cho hòa bình.

Trong những ngày này, ở Tòa Khâm Sứ, ở Linh Địa Đức Bà của Thái Hà không còn tập trung hàng mấy ngàn người cầm nến sáng mà cầu nguyện nữa. Nhà cầm quyền tráo trở đã chuyển những mảnh đất đang định chia năm xẻ bảy mà tư túi ở đó thành ra những công viên. Của đáng tội, mấy cái công viên này làm vội quá đâm ra luộm thuộm lem nhem, nhếch nhác quá thể.

Có lẽ đây chỉ là bước đệm chăng, chờ cho người dân mất cảnh giác, quên cầu nguyện là lại đâu vào đấy. Mùi tiền và vị bạc tham nhũng vẫn quyến rũ ghê gớm, nên nếu có cần phải dối trá, lập lờ đánh lận con đen thì người đời cũng đều dám làm chẳng gớm tay !

Thế nhưng, đâu phải cứ thế là tắt lịm đi những tràng chuỗi Mai Khôi, những lời hát Kinh Hòa Bình ? Không cầu nguyện được ở Tòa Khâm Sứ thì bà con Giáo Dân tập họp ngay quảng trường trước mặt Nhà Thờ Lớn Hà Nội. Không hát Thánh Ca được ở Linh Địa Đức Bà thì anh chị em Thái Hà kéo nhau về Đền Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Mà chẳng phải chỉ ở thủ đô, bây giờ người ta cầu nguyện ở mọi nơi, mọi chỗ trên quê hương Việt Nam đã hết chiến tranh từ lâu mà vẫn chưa có hòa bình; cầu nguyện cả ở bên ngoài quê hương, nơi người dân Việt ly hương đang sống trong hòa bình mà ruột gan vẫn cứ cồn cào như mấy mươi năm trước phải sống trong loạn lạc binh đao....

Mới đây, qua Internet, chúng tôi xem được một bức ảnh thật cảm động: một đoàn dân oan từ đâu dưới Miền Tây, dắt díu nhau toàn đàn bà, trẻ con và cụ già, cơm đùm cơm nắm, đeo biểu ngữ đi biểu tình khiếu kiện các quan chức tham nhũng.

Không rõ có ai trong đoàn là người Công Giáo hay không mà khi ngang qua quảng trường trước Bưu Điện Trung Tâm và Nhà Thờ Chính Tòa Sài-gòn, họ đứng lại, bảo nhau thành kính quỳ xuống cầu nguyện khá lâu dưới chân tượng Đức Bà Nữ Vương Hòa Bình, một “Our Lady Queen of Peace” của Việt Nam.

Mẹ ơi, biết đâu đấy, sẽ có ngày một nhà điêu khắc Việt Nam nào đấy làm nên một pho tượng Mẹ rất đặc biệt, đặc biệt ở chỗ hình dáng Mẹ được kết, được bó lại từ những dây kẽm gai, những hàng rào chông sắt nhọn hoắt, những bình xịt hơi cay và dùi cui, roi điện, và pho tượng sẽ được đặt tên là... Đức Bà Nữ Vương Công Lý ( Our Lady Queen of Justice ).

Thật là con đã khéo tưởng tượng phải không Mẹ ? Thực tế có lẽ chẳng cần cường điệu đến thế, pho tượng ấy có vĩ đại sừng sững, có tuyệt tác bất hủ đến đâu thì cũng vẫn chỉ là pho tượng. Trong khi vẫn đang có, vẫn luôn có hàng triệu con người thật, tâm hồn thật, hướng về Mẹ mà cầu nguyện...

Giáo Xứ Thái Hà ở Hà Nội vừa tạm lắng xuống. Giáo Xứ An Bằng ở Huế lại bắt đầu sôi sục...

“Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, Nữ Vương của Hòa Bình, Nữ Vương của Công Lý, xin cầu cho chúng con là những kẻ tội nghiệp...” 

Lm. QUANG UY, thứ bảy kính Đức Mẹ, 25.10.2008

 
VỀ MỤC LỤC
BI HÀI CHUYỆN CHỈ ĐẠO !

 

Sáng nay, trước khi làm việc tôi vào mạng để xem tin tức chút. Qủa thật là xem tin xong thì tức ! Không phải tức theo kiểu bực dọc nhưng tức đây là tức cười. Đọc xong mẫu tin mà tôi cảm thấy tức cười làm sao đó, cười đến độ gây sốc cho vài người xung quanh. Họ hỏi sao hôm nay tôi cười to thế thì tôi mới chỉ cho họ xem dòng tít trên vnexpress.net : Đồng Nai sẽ xin chỉ đạo của Thủ tướng về vụ Vedan. Sau 2 ngày nghiên cứu văn bản "thúc" tạm đóng cửa Vedan của Bộ Tài nguyên Môi trường, UBND tỉnh Đồng Nai cho biết, trong tuần này, sẽ báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng.

Không cười sao được khi mà một vị nguyên thủ quốc gia ngày ngày ngồi trong phòng lạnh, cơm bưng nước rót, đi đâu cũng có người bảo vệ và thậm chí nói hơi quá là “trải thảm đỏ” lại chỉ đạo về chuyện môi trường sống của hàng vạn con người quanh khu vực sông Thị Vải. Bộ Tài nguyên Môi trường đã thẩm định thực tế về sự tác hại của công ty Vedan như thế nào nên mới thúc đóng cửa nhà máy như vậy. “Vụ án” Vedan đợi thanh tra, đợi kiểm nghiệm thì đã quá muộn cho số phận của những con người kém may mắn sống trong sự ô nhiễm môi trường hơn chục năm qua !

Mới đây thôi, quyết định của Thủ Tướng Chính Phủ về hai mảnh đất 42 Nhà Chung và 178 Thái Hà đã gây không ít xôn xao cho dư luận trong và ngoài nước. Không biết là Thủ Tướng có nhìn thấy sự tráo trở lập lờ đánh lận con đen của cấp dưới về chữ ký của Cha già Bích, về nguồn gốc thật sự của 2 mảnh đất thiêng đó hay không mà lại đi ký quyết định làm công viên trên 2 mảnh đất ấy. Về lý cũng lợn cợn, về tình cũng chẳng kém mất lòng dân.

Về lý : Đất đang còn trong tình trạng tranh chấp, đang trong tình trạng khiếu kiện thì không một cá nhân, một tập thể nào được sử dụng phần đất ấy. Ấy vậy mà, 2 mảnh đất thiêng đang còn trong vòng đàm phán đã được Pháp Lý Nhà Nước Việt Nam bảo hộ bằng cách đưa ra “quyết định thu hồi” một cách hết sức nhanh chóng và bất cập. Chỉ có ai còn lương tâm mới hiểu chuyện lấy đất như vậy nó đúng hay sai mà thôi.

Về tình : Đất đấy không phải là của riêng ai, đất ấy để cho những người Công Giáo sử dụng trong việc phụng thờ Chúa, trong việc của Giáo Hội vậy mà người ta lấy đi trong khi người Công giáo còn khiếu nại. Dẫu rằng người Công giáo chiếm một phần khá khiêm tốn trong xã hội nhưng người nhưng không ai phủ nhận vai trò cũng như đóng góp to lớn của người Công giáo trong nhiều lãnh vực của xã hội. Nếu như xử lý có tình thì nên chăng trả 2 mảnh đất ấy cho người Công giáo để họ phụng thờ Chúa cho phải đạo và cộng tác vào nhiều việc tốt lành cho xã hội.

Có lẽ Thủ Tướng chưa hề đặt chân đến 2 mảnh đất và cũng chưa hề phỏng vấn những người Công giáo đích thực để tìm hiểu nguyện vọng của họ. Đàng này, Nhà Nước phỏng vấn những người Công giáo cốt cán” thôi thì làm sao nghe được nguyện vọng thật của giáo hữu.

Muốn quyết định vấn đề gì có tình có lý thì xin Thủ Tướng hãy mặc đồ thường dân, xuống địa bàn cùng ăn cùng ở với dân sẽ thấy thực tế khác với những bản báo cáo bóng bẩy và hoành tráng được chau chuốt kỹ càng trước khi đến tay của Ngài. Nếu Ngài chỉ quyết định dựa trên những bản báo cáo mà không xuống hiện trường thì sẽ để lại những hậu quả khôn lường.

Kính thưa Ngài Thủ Tướng ! Tôi cũng hiểu phần nào trách nhiệm cũng như gánh nặng quá lớn trên vai của những người có trách nhiệm và đặc biệt là những người có trọng trách qúa nặng nề như ông. Chữ ký của ông có giá trị đến độ quyết định phận số của một hay của rất nhiều người. Nhất là trong thời điểm nhạy cảm của giá đất, giá nhà tăng vọt và môi trường đang bị đe doạ cách trầm trọng. Nếu như Ngài quyết định sai lầm, thiếu cân nhắc một chút thì để lại trong lòng dân một sự uất hận không thể nào xoá nhoà được.

Cũng thấy thương cho Ngài vì những áp lực đè nén trên đôi vai để rồi có quá nhiều quyết định đã để lại không ít sự phẫn uất trong lòng những người dân thấp cổ bé họng. Có thể là bề ngoài không ai biết những quyết định đó do ai, vì ai nhưng thật sự trong đáy lòng của Ngài Thủ Tướng chắc chỉ có mình Ngài biết rõ thôi. Chẳng lẽ một vị nguyên thủ quốc gia mà không còn tiếng nói của Lương Tâm ? Nếu vị đứng đầu một đất nước, lãnh đạo đất nước mà mất Lương Tâm thì quần chúng nhân dân làm gì mà bằng yên và hạnh phúc được ?      

Không chỉ có một mình Ngài Thủ Tướng mới căng não, mới bị sức ép trước một quyết định. Ai ở trong cương vị lãnh đạo cũng thế thôi. Chỉ cần một quyết định đôi khi hợp tình mà không hợp lý và đôi khi hợp lý mà không hợp tình sẽ để lại những hậu quả khôn lường. Là con người, làm bất cứ việc gì, quyết định bất cứ chuyện gì cũng cần có chút tình và chút lý trong đó mới có thể mang hạnh phúc đến cho con người được.

Thời gian sẽ qua đi, mọi việc sẽ qua đi nhưng người ta sẽ không bao giờ quên được những quyết định làm tổn thương con người. Nhất là những quyết định cực kỳ quan trọng mang lại lợi nhuận cho một nhóm nhỏ và mang lại thiệt hại to lớn cho nhiều người như quyết định của ông về số phận mảnh đất thiêng 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương Bằng vừa qua.

Thời gian sẽ qua đi, con người sẽ qua đi nhưng 2 mảnh đất thiêng 42 Nhà Chung và 178 Nguyễn Lương bằng vẫn còn đó để minh chứng cho những hành động thiếu tôn trọng và thiếu đối thoại chân thành với người Công giáo nói chung và với những vị lãnh đạo Công giáo nói riêng. Thế hệ chúng tôi rồi cũng qua đi nhưng con cháu vẫn mãi mãi “ghi ơn” Thủ Tướng Chính Phủ về việc thu hồi 2 mảnh đất thiêng làm công viên của ông.

Lm. Anmai, C.Ss.R.

VỀ MỤC LỤC
ĐIỀU GÌ XẨY RA KHI TA CHẾT

 

Hồi nhỏ chúng ta thích đọc truyện ma quỉ, thần thoại hay kiếm hiệp thường thấy nói người chết sống lại. Vợ con đã làm lễ phát tang, than khóc ỉ ôi, có khi một hai ngày rồi bất thần người chết mở mắt, ngồi dậy, ăn uống và nói truyện bình thường, lại còn kể những cảnh thần tiên hoặc ác quỉ ghê gớm mà họ đã sống, đã thấy sau khi chết. Chuyện đó có thật hay không thì chưa ai thực sự kiểm chứng được. Nay đời sống văn minh tiến bộ hơn, người ta nghi ngờ những cậu chuyện như vậy, coi là giả tưởng, chỉ là những câu chuyện người ta kể lại. Có thể đúng như người chết kể lại. Có thể do người chết chưa chết, tâm trí vẫn còn hoạt động và quay trở lại những hình ảnh, những suy tư lúc còn sống rồi biến hóa câu chuyện thành thần tiên quỉ dữ..Người ta đặt vấn đề: Người “chết” đã chết thực sự chưa? Câu chuyện người “chết” kể lại có thực sự đúng như họ thấy không?

 

Chết thì từ ngàn xưa vẫn là những vấn nạn nan giải. Con người sinh ra, sống, rồi chết. Sinh Ký Tử Qui là lẽ tự nhiên. Một đời sống mới nối tiếp theo sau sự chết.

 

Bác sĩ Sam Parnia, trong cuốn sách của ông nhan đề “Điều gì xẩy ra khi ta chết / What happens When We die”  không bàn về đời sau như Thiên Đàng, Hỏa ngục, nhưng đặt vấn đề một người gọi là “chết” có thực sự chết chưa để tìm hiểu, nghiên cứu. Từ đó mới có thể có những định nghĩa chết khác nhau một cách chính xác. Rồi vấn đề được đặt ra: Khi đã chết, trí khôn, nhận thức con người có chết cùng với não bộ và thân xác không? Khi chết, nhận thức và thần trí con người có lìa khỏi thân xác không? Nếu có thì nó có những suy tư cảm nghiệm gì sau đó?

 

THẾ NÀO LÀ CHẾT?

 

Có rất nhiều định nghĩa CHẾT: Chết hiểu theo y học, luật học, sinh học và văn hóa, tôn giáo, đạo đức….Ở đây,  chúng tôi chỉ nói về cái chết theo quan niệm y học.

 

Lúc còn nhỏ khi học giáo lý, các cha thường định nghĩa chết là lúc linh hồn lìa khỏi xác. Nhưng xác định lúc nào linh hồn lìa khỏi xác thì quả là rất khó mà biết. Do đó chẳng có thể xác quyết chắc chắn lúc nào một người gọi là chết. Định nghĩa CHẾT quả là một vấn đề. Theo y học thì chết là lúc Tim Ngừng Đập Phổi Ngừng Thở. Nhưng ngày nay nhờ khoa cấp cứu hồi sinh (CPR) phát triển và tiến bộ, khi tim vừa ngừng đập nếu người ta dùng máy kích tim (defibrillation) ngay lập tức thì tim đôi khi có thể hoạt động trở lại. Do đó định nghĩa như ở trên có vẻ không còn được chính xác cho lắm.. Ngay cả khi những nguyên do hoặc cơ quan như tim và phổi là những cơ phận cần thiết cho sự sống chết như ta hiểu cũng không còn giá trị khít khao nữa. Mạng sống con người vẫn có thể tồn tại nhờ những kỹ thuật trợ sinh (Life support) phối hợp với cách ghép cơ quan và trợ tim nhân tạo (organ transplants and artificial pacemakers).

 

Vì vậy, ngày nay người ta định nghĩa “lúc chết” là lúc bác sĩ điều trị đưa tay cắt máy trợ sinh, rút ống thở dưỡng khí của bệnh nhân khiến óc bệnh nhân hết hoạt động trước sự chứng kiến của  bác sĩ khám nghiệm. Lúc đó gọi là “Óc Chết” hay “Chết Sinh Học”. Lúc này óc của bệnh nhân không còn sinh động điện nữa và người bệnh coi như chết ở tình trạng thực vật. Khi óc không còn sinh động điện và ngưng hoạt động là lúc con người không còn nhận thức nữa (consciousness). Tuy nhiên tình trạng mất nhận thức đó (unconsciousness) phải là vĩnh viễn (permanent), không là tạm thời (transient) như khi chúng ta ngủ rất say nhất là lúc bị hôn mê (coma), bởi vì trong những trường hợp như vầy, não động đồ (EEGs) vẫn cho ta thấy một sự khác biệt rất rõ ràng. Do đó xác định lúc chết rất quan trọng trong trường hợp cần lấy cơ quan để ghép cho người khác. Cơ quan phải được lấy ngay lập tức và nhanh hết sức có thể lúc người bệnh vừa mới chết tức thì.

 

Khả năng óc lấy lại được sinh động -ở Hoa Kỳ- là một điều kiện cần thiết về mặt pháp lý, chứng tỏ một người vẫn còn sống. “…một khi óc đã được xác định là chết….thì việc cắt  đứt trợ sinh rút ống dưỡng khí sẽ không bị liên đới tội hình sự hoặc dân sự” (Trường hợp Dority v. Tối Cao Pháp viện San Bernadino County, 139 Cal.Rptr.288,291 (1983).

 

Nhưng có người tranh luận cho rằng phần vỏ não (neo-cortex) của óc mới là quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến ý thức (consciousness) con người cho nên chỉ có sinh động điện  (electrical activity) của não mới có thể xác định được một người chết hay không. Lý lẽ nào cũng có lý cả nên sau cùng tiêu chuẩn chết có thể chấp nhận được là khi nạn nhận mất khả năng ý thức vĩnh viễn và bất khả hồi được chứng tỏ là vỏ não đã chết thực sự (death of celebral cortex). Tất cả hy vọng phục hồi tư tưởng và nhân tính vô phương  cứu chữa với những kỹ thuật y khoa tân kỳ hiện đại đang có. Tuy nhiên hiện nay ở nhiều nơi người ta chấp nhận một định nghĩa CHẾT có tính cách bảo thủ hơn: Chết là khi toàn thể bộ óc đã ngừng sinh động điện và bất khả hồi (irreversible cessation of electrical activity) chứ không chỉ riêng của vỏ não (neocortex) như trước kia. (Uniform Determination Of Death Act in USA)

 

Với tiêu chuẩn về toàn thể bộ não, xác quyết óc chết cũng vẫn còn lôi thôi, bởi vì Não Động Đồ (EEGs) vẫn có thể khám phá ra những kích động của não giống như thiệt hoặc một số thuốc hay lượng đường trong máu xuống quá thấp, dưỡng khí thiếu hay nhiệt độ trong người quá thấp cũng có thể khiến óc tạm thời ngừng sinh động. Vì vậy các nhà thương thường có những nguyên tắc chỉ dẫn để xác định óc chết dựa vào não động đồ bất thường tùy theo trường hợp.

 

Cũng vì lúc nào gọi là chết thực vẫn còn chưa được xác quyết và công nhận nên những vấn đề về tôn giáo, xã hội, y học hay luật học….vẫn còn phải đặt thành vấn đề. Chừng nào vấn đề vẫn chưa được giải quyết và công nhận thì những luật lệ, nguyên tắc mà tôn giáo, xã hội, nhà nước đưa ra vẫn còn là những gì chưa được ổn?

 

NHỮNG NGHIÊN CỨU CỦA BÁC SĨ SAM PARNIA VÀ NHÓM CHUYÊN VIÊN

 

Bác sĩ Sam Parnia là một trong những chuyên viên hàng đầu đặc trách nghiên cứu Sự Chết theo phương pháp khoa học thuộc Trung tâm Y Khoa Weil Cornell ở  Nữu Ước. Tháng trước ông và các đồng nghiệp của ông đã tuyên bố tại Trung Tâm Dự Án Nghiên Cứu Ý Thức Con Người (Human Consciousness) những công việc đầu tiên họ đang làm: Ba (3) năm nghiên cứu tìm tòi về sinh học của những “kinh nghiệm lúc hồn lìa khỏi xác”. Cuộc nghiên cứu được gọi là Sự Tỉnh Táo khi Hồi Sinh / AWARE (AWAreness during REsustitation) và nghiên cứu trên 1,500 người được cứu sống sau khi tim ngừng đập thuộc 25 Trung Tâm Y Tế lớn ở Âu Châu, Canada và Hoa Kỳ. Báo Time có tường thuật việc này và nói với Bác sĩ Parnia về xuất xứ của dự án, những nghi ngờ cũng như những khác biệt giữa trí khônbộ óc con người.

 

Phương pháp  kiểm chứng những điều mà một người “Gần Chết” cho biết.

 

Theo nguyên tắc, khi tim ngừng đập thì máu sẽ không chạy lên được óc. Lúc đó chỉ cần

10 giây đồng hồ là óc sẽ ngưng hoạt động. Nhưng kinh nghiệm cho biết cỡ 10%-20 % người khi tim đã ngừng đập lại có thể được cứu sống, và chừng vài phút hoặc hơn giờ đồng hồ sau họ cho biết là họ vẫn tỉnh táo. Vậy thì vấn đề ở đây là những điều người đó cho biết có thật hay không hay chỉ là một loại ảo tưởng?  Để kiểm chứng, một cách duy nhất là để những hình ảnh chỉ có thể trông thấy được khi nhìn từ trên trần nhà xuống mà thôi để xem họ nói có đúng hay không, bởi vì họ nói họ có thể nhìn thấy tất cả mọi sự từ trên trần nhà. Vậy nếu chúng ta thử nghiệm một loạt cỡ 200 hay 300 người có tình trạng chết như vậy và nếu họ có thể được cứu sống trở lại và nói cho chúng ta biết chúng ta đang làm gì và họ trông thấy đúng những hình ảnh mà ta đã sắp đặt thì có thể kết luận là họ còn tỉnh táo mặc dù óc họ không còn hoạt động nữa.

 

Dự án nghiên cứu này có cho kết quả phù hợp với quan niệm về chết ở một xã hội  bình thường hay không?

 

Người dân trong xã hội bình thường quan niệm Chết là trong khoảnh khắc: Hoặc là chết hoặc là sống, không thể vừa sống vừa chết. Nhưng định nghĩa chết mà chúng ta công nhận là tim ngừng đập, phổi ngừng thở và kết quả là óc hết sinh động. Khi bác sĩ chiếu một tia sáng vào đồng tử con mắt, bình thường mắt sẽ có phản xạ, bởi vì phản xạ mắt là biểu hiện sinh động của tế bào óc, cơ quan giúp chúng ta sống, nếu không có phản xạ là óc đã hết sinh động và người đó đã chết. Lúc đó bác sĩ có thể chứng nhận là bệnh nhân đã chết với sự chứng kiến của y tá. Nhưng đó là năm mươi năm trước đây, vì lúc đó với tình trạng này bệnh nhân không có thể sống lại được.

 

Làm sao khoa học kỹ thuật hiện đại có thể thuyết phục được quan niệm “chết là trong khoảnh khắc”?

 

Ngày nay với khoa học kỹ thuật tân kỳ hiện đại người ta có thể làm cho người chết sống lại. Có những loại thuốc kỳ thần đã được phát minh, nhưng không biết nó sẽ được tung ra thị trường hay không, có đặc tính làm chậm lại tiến trình suy thoái của tế bào óc bị tổn thương và làm bệnh nhân chết chậm lại. Cứ tưởng tượng bạn tiến trước 10 năm, người ta đưa cho bạn một bệnh nhân mà tim vừa mới ngừng đập cùng với loại thuốc thần diệu ấy thì cái gì sẽ xẩy ra. Thuốc đó sẽ làm cho mọi sự chậm lại, và nếu là bây giờ thì sẽ chậm  hơn một tiếng, nhưng 10 năm nữa nó có thể kéo dài đến hơn 2 ngày. Như vậy cứ cái đà phát triển này, y khoa hiện đại càng ngày càng tiến xa hơn nữa thì một ngày nào đó chúng ta sẽ có không biết bao nhiêu là vấn nạn về luân lý, đạo đức, luật lệ và tôn giáo.

 

Nhưng thử hỏi cái gì sẽ xẩy ra cho con người lúc bấy giờ? Điều gì thực sự sẽ xẩy ra?  Ta biết rằng khi luồng máu không lưu thông đủ thì các tế bào sẽ phản ứng loạn xạ để tự bảo vệ hầu sinh tồn. Nhưng chỉ trong vòng chừng 5 phút là chúng bắt đầu bị tổn thương và biến thái. Sau chừng một giờ, sự tổn thương sẽ rất lớn và nếu ta có cố gắng kích động tim và bơm máu trở lại thì bệnh nhân cũng không thể sống được, bởi vì các tế bào đã biến đổi quá nhiều rồi. Cứ đà đó, các tế bào vẫn cứ tiếp tục biến đổi và chỉ trong vòng vài ngày là toàn thể xác bệnh nhân bắt đầu phân hóa thối rữa. Vậy thì chết không phải là trong khoảnh khắc. Nó là cả một tiến trình thay đổi bắt đầu từ lúc tim ngừng đập đi đến cao điểm là toàn thể thân xác, tất cả mọi tế bào bị hủy hoại và phân hóa thành thối rữa. Sau cùng, còn một điều nữa là trí khôn / linh hồn con người thì sao? Cái gì sẽ xẩy ra cho trí khôn và ý thức con người trong khi chết?  Phải chăng nó cũng ngưng hoạt động ngay lập tức khi tim vừa mới ngừng đập? Phải chăng nó cũng ngừng hoạt động trong vòng 2 giây hoặc 2 phút đồng hồ đầu tiên ?  Chúng ta cũng nên nhớ là các tế bào vẫn liên tục thay đổi trong thời gian đó. Phải chăng nó ngừng sau 10 phút, một nửa giờ hay một giờ? Đến đây thực sự chúng ta không ai biết.

 

Điều đầu tiên người chết sống lại nói với bạn là cái gì?

 

Đây là những điều bác sĩ Parnia biết được do chính người “chết” sống lại kể với ông. “Họ làm tôi sáng mắt bừng tỉnh –Bác sĩ Parnia kể- và cảm thấy mình thấp hèn nhỏ bé lại, bởi vì nghe họ kể mới thấy họ là những con người thành thật, nói sự thật chứ không phải kể ra để gây chú ý hay có tham vọng nổi danh gì. Rất nhiều trường hợp họ không nói cho bất cứ ai biết những điều đó bởi vì họ không muốn người ta sẽ nghĩ sai lầm về họ”. Bác sĩ Parnia đã phỏng vấn hơn 500 trường hợp khác nhau từ hơn 10 năm nay.  Tất cả những điều họ kể đều tương tự như nhau và được họ diễn tả đúng như đã xẩy ra. Bác sĩ Parnia đã tìm cách nói chuyện được với các bác sĩ và các y tá đã có mặt khi những người chết sống lại và chính tai họ được nghe những điều người chết nói lại mà họ không thể cắt nghĩa được là tại sao. Một số những dữ kiện này đã được bác sĩ Parnia ghi lại trong sách của ông nhan đề What Happens When We Die. Bởi vì ông muốn mọi người nhìn vấn đề ở cả hai khía cạnh, không phải chỉ bên phía bệnh nhân mà còn cả bên phía bác sĩ nữa, để thấy rằng bệnh nhân họ cảm nhận thế nào khi họ được các bác sĩ cứu họ sống lại và kể cho các bác sĩ những điều đã xẩy ra với họ.  Bác sĩ Parnia đã nói chuyện với một bác sĩ chuyên khoa tim mạch, ông này nói rằng ông không có kể lại câu chuyện này cho bất cứ ai bởi vì ông không biết cắt nghĩa làm sao một bệnh nhân chết sống lai mà có thể kể lại rất chi tiết những điều ông đã nói và làm. Chuyện này đã làm ông quá sợ hãi khiến ông quyết định không muốn nhắc đến nó nữa.

 

Tại sao ta lại nghĩ là có những phản đối chống lại dự án nghiên cứu này?

 

Bởi vì chúng ta cố gắng vượt qua giới hạn của khoa học, đang cố gắng chống lại những ức đoán và quan niệm cố định từ ngàn xưa. Rất nhiều người vẫn giữ cái ý định cố hữu là “khi ta chết là ta chết”. Chỉ có vậy thôi. “Chết là trong khoảnh khắc”. Hoặc chết hoặc sống. Không có vừa sống vừa chết. Tất cả những ý tưởng đó chẳng có một giá trị khoa học gì cả, nhưng đó lại là một quan niệm xã hội. Nếu chúng ta nhìn lại cuối thế kỷ XIX, các nhà vật lý học lúc bấy giờ làm việc dựa vào luật chuyển động Newton, và họ giải đáp tất cả các hiện tượng trong vũ trụ này theo luật Newton. Nhìn vào thế giới quanh ta lúc bấy giờ thì luật vật lý của Newton hoàn toàn đầy đủ, nó có thể giải thích tất cả mọi sự mà ta gặp. Nhưng ngày nay, khi chúng ta nhìn vào những vật chuyển động  thực nhỏ -nhỏ hơn cả những nguyên tử- thì luật Newton’s  không còn giá trị áp dụng được nữa. Do đó cần phải có một khoa vật lý học mới.  Sau cùng chúng ta buộc phải đi tới khoa vật lý học quantum. Luật này đã gây ra rất nhiều tranh cãi mà ngay cả chính nhà bác học Einstein cũng không thể ngờ được.

 

Bây giờ chúng ta nhìn vào trí óc, ý thức và bộ não. Nếu cứ cho rằng trí óc và bộ não là một như nhau thì cũng được đi đối với đa số các trường hợp, bởi vì có đến 99% trường hợp, chúng ta không thể tách biệt được trí óc khỏi bộ não. Chúng làm việc và hoạt động cùng một lúc rất khít khao. Nhưng lại còn những trường hợp đặc biệt, dù là rất hiếm đi nữa, như khi bộ não ngưng hoạt động thì chúng ta thấy rằng lý luận cho rằng trí khôn và bộ não là một không còn đứng vững được nữa như ta thấy những kinh nghiệm dẫn chứng ở trên. Vậy thì cần phải có một nền khoa học mới tương tự như khoa vật lý quantum vậy.  Máy Gia Tốc Siêu Nguyên Tử của Trung Tâm Nghiên Cứu Nguyên Tử của Âu Châu (CERN)[1] có thể đưa ta trở về cội nguồn. Nó có thể đưa chúng ta ngược trở lại lúc khởi đầu, chính những giây phút đầu tiên sau Big Bang. Với nghiên cứu của chúng ta, lần đầu tiên, chúng ta dùng những kỹ thuật và phương tiện khả dĩ có thể kiểm chứng được chuyện này.

 

ĐÔI LỜI KẾT:

 

Sự sống đã là một kỳ công do Thiên Chúa tạo ra, nhưng Chết cũng là một huyền bí còn mung lung mờ tối. Để có thể thấy được những gì xẩy ra ở những giây phút cuối cùng của đời ta lúc chết, chúng ta còn cần phải tiếp tục nghiên cứu tìm tòi thêm nữa. Có hay không một cái gì còn tiếp diễn sau đó…….và mãi mãi…?

 

Hãy nhớ rằng: Đời là vô thường, giả trá. Sinh ký tử qui.

  

Fleming Island, Florida  19-10-2008

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh

 
VỀ MỤC LỤC
ĐỪNG XEN VÀO CHUYỆN NGƯỜI KHÁC (1)
 

Người Việt Nam ta có câu: “Chuyện người thì sáng, chuyện mình thì quáng.” Chuyện của người khác thì rất sáng suốt, còn chuyện mình thì mù tịt, không biết làm sao giải quyết. Làm cố vấn cho người nầy, người kia thì rất giỏi, nhưng chuyện trong nhà con cái bê tha thì không biết đường nào hướng dẫn. 

Quốc huy vừa khóc vừa chạy vào nhà bếp: “Mẹ, Ba đánh con” nó nói với mắt đầy lệ. Bà mẹ bỏ chuyện đang làm, ôm đứa con, và an ủi nó: “Sao thế?” “Ba bảo con là vô lễ, cứng đầu nên ba đánh con.” ”Được rồi, cưng ơi, có mẹ lo rồi. Đừng khóc nữa.” Không lâu đứa bé nín thinh, bà mẹ đi vào ga ra, ở đó ông bố đang làm việc. Một sự cải vã giữa bố mẹ xảy ra, trong đó bà mẹ nói rõ ràng rằng bà không tin vào sự trừng phạt kiểu đó. Ông bố cũng nói rõ ràng không kém rằng cậu bé cũng là con của ông ta nữa, và rằng khi ông ta bảo nó dẹp chiếc xe đạp, ông ta không mong nó vô lễ. Cậu bé đứng đó không chịu làm. 

Sự liên hệ cá nhân giữa hai người tùy thuộc hai người có liên quan. Sự liên hệ của cậu bé với cha nó thì thuộc về hai người, và bà mẹ không cần phải can thiệp vào để điều khiển liên hệ đó. Tốt nhất khi cu bé chạy vào mách mẹ về ông bố, bà mẹ có thể nói: “Cưng ơi, nếu con không muốn ba đánh con. Con có thể nghĩ ra cách để tránh ăn đòn.” Khi sự xung khắc lắng dịu, bà mẹ có thể thảo luận với cậu bé để giúp nó thấy cách thế một người có thể tránh được mà không phải bị ăn đòn. Bà mẹ không thể đứng về phía nó nếu bà muốn là một nhà giáo dục. Và khi mọi sự trở lại bình thường, cậu bé hoàn toàn hạnh phúc với sự quan hệ trong cuộc sống thường ngày, và cả ba phần tử trong gia đình hiện tại cùng cộng tác với nhau một cách tốt đẹp. Bây giờ, chúng ta hãy thử phân tích mẫu chuyện mà chúng ta vừa mô tả trên đây. 

Cậu bé Quốc Huy khôn khéo trong việc điều động để mẹ nó dấy mình vào chuyện của nó. Bà mẹ rõ ràng là một phần tử chủ động trong gia đình. Bà và đứa con đã liên minh trong việc cố gắng khuất phục ông bố. Cậu bé khôn khéo dùng điểm bất đồng giữa bố mẹ cho mục đích của nó. Nó biết rằng bà mẹ luôn là kẻ chiến thắng sẽ bảo vệ nó, sẽ giúp nó đánh bại được đòi hỏi của bố nó. Trong lúc cậu bé khéo điều khiển bố mẹ cho mục đích nầy, sự phát triển của nó không quân bình. Nó tìm sự bảo vệ từ những tình cảnh đối ngược hơn là từ sự khéo léo giải quyết vấn đề. Không nhận ra được mánh lớ hoặc sự tai hại đối với quan niệm về chính nó, bà mẹ rơi vào bẩy của đứa trẻ. Ông bố nhất quyết không chấp nhận sự nhượng bộ của bà mẹ, tiếp tục phết đít cậu bé bất cứ khi nào cậu bé chọc giận ông. Bà mẹ nhất định kiểm soát toàn thể môi trường sống của đứa con bà và áp lực ông bố phù hợp với hệ thống của bà, nên quở trách ông bố. Cậu bé chiến thắng trong mọi chiều hướng. Đứa con và bà mẹ cộng tác để giữ ông bố ở trong tình trạng không được ưa thích, còn ông bố và cậu bé cộng tác trong việc làm cho bà mẹ nhập cuộc. Bà mẹ và ông bố cộng tác trong việc cố gắng tỏ cho thấy ai là kẻ có quyền hay ai là chủ nhà. 

Nhưng đây không phải là gia đình đang sống cách hài hòa. Cậu bé cũng không được dạy dỗ để kính trọng những người khác, đặc biệt là bố nó. Dĩ nhiên, nó không thích bị đánh. Nhưng nó muốn chấp nhận điều đó để lấy được cảm tình và thuyết phục được mẹ nó. Bà mẹ cảm thấy như bà đang chịu hình phạt thể lý đó. Bà không thích cậu bé bị đánh như vậy. Vì thế, bà dùng cơ hội đó để áp đặt những kiểm soát lên chồng bà. Bà mẹ nên chú ý công việc riêng của bà và nên ngưng ngay việc cố gắng kiểm soát mọi sự. Bà có quyền theo niềm tin riêng của bà bằng cách không đánh con bà, nhưng không có quyền bảo chồng bà phải theo cách thế của bà. Điều khiển sự liên hệ giữa chồng và con thì thuộc về họ chứ không phải là công việc của bà. 

Đây là điểm khó hiểu đối với tất cả chúng ta. Chúng ta không bị đòi hỏi để thấy một đứa trẻ được đối xử một cách tốt đẹp sao? Vâng, chúng ta bị đòi hỏi trong một cách thế nào đó. Nhưng thế nào là đối xử cách thích hợp? Để có câu hỏi đó, nó đòi hỏi một uy quyền, nhưng trong một gia đình dân chủ, chúng ta không có uy quyền như thế. Thêm vào đó, vì chúng ta công nhận sự sáng tạo của đứa trẻ và quyền làm những quyết định của nó, chúng ta có thể thấy rằng mỗi đứa trẻ trong cách thế riêng của nó, nó chủ động nhiều trong cách đối xử mà nó nhận được. Vì thế, bổn phận của chúng ta là hiểu thấu toàn thể tình cảnh, mục đích của đứa trẻ, và tương quan hành động của những mối liên hệ. Với sự hiểu biết đó, chúng ta phải huấn luyện đứa trẻ biết chấp nhận tôn ty trật tự và dạy nó biết cộng tác với những nhu cầu của hoàn cảnh. Chỉ có cách duy nhất đó, chúng ta mới có thể làm cho hành vi của nó thăng tiến một cách tốt đẹp. 

Dĩ nhiên khi hai bố mẹ có những cá tính khác biệt, những tư tưởng của họ cũng khác biệt về nhiều vấn đề. Nếu họ có thể đồng ý với nhau về cách thế giáo dục con cái thì xem ra tốt đẹp hơn, nhưng việc đó thật ra không cần thiết. Đứa trẻ quyết định về điều nó sẽ chấp nhận hay sẽ từ chối trong môi trường của nó, và ngay cả khi bố mẹ đồng ý với nhau về nguyên tắc chung, họ cũng đối xử với mỗi đứa trẻ một cách khác biệt. Đây là lý do tại sao đứa trẻ không cảm thấy khó hiểu với sự đối xử khác nhau mà nó nhận được từ bố mẹ, ông bà, hay bà con thân nhân. Nó thường biết rất rõ phương cách làm thế nào để có được những mối lợi lớn cho mình từ mỗi liên hệ khác nhau. 

Hơn nữa, chúng ta cũng nhận thấy có một sự liên hệ hỗ tương đặc biệt giữa sự tin tưởng vào khả năng của bà mẹ có thể đối phó với đứa trẻ và sự hận thù của bà về cách đối xử mà đứa trẻ nhận được từ người khác. Bà càng cảm thấy ít có khả năng để ứng phó với những vấn đề của con bà, bà càng tin tưởng về cách thế những người khác xử sự đối với con bà. Khi bà cảm thấy có hiệu quả trong việc kích động con mình có những hành vi thích hợp, bà ít nhiều ý thức về cách thế những người khác xử dụng. Họ trở thành một phần của toàn thể tình cảnh và bà phải khôn khéo cộng tác. 

Lm. Lê văn Quảng, tiến sĩ Tâm lý

VỀ MỤC LỤC
LINH MỤC - QUÀ TẶNG HAY GÁNH NẶNG
 

Không ai muốn trở thành gánh nặng, vì gánh nặng luôn đồng nghĩa với vất vả, mệt mỏi và cả những thao thức băn khoăn. Hai người dù yêu nhau tha thiết, ngay cả khi đã là vợ chồng, thì lúc này hoặc nơi nọ họ vẫn có thể trở thánh gánh nặng cho nhau. Lẽ thường tình là vậy, vì đó là quy luật đời sống. Ai cũng muốn nhận được quà tặng, nhưng đôi khi, lại tự biến thành gánh nặng của chính mình rồi chất lên vai kẻ khác mà không tự biết. Trong một gia đình, con cái thường là những quà tặng tuyệt vời của Thiên Chúa dành cho các bậc cha mẹ, và cha mẹ luôn là các ân phúc quý báu dành cho những người con. Tuy nhiên, vẫn không hiếm những trường hợp các thành viên trong nhà đã trở thành gánh nặng của nhau, và vì vẫn là những con người, nên gia đình giáo hội của Chúa cũng không có biệt lệ.

Những điều này, các đấng bậc trách nhiệm của Giáo hội đã nhiều lần chỉ rõ .  

Những con cừu Panurge: 

Công đồng Vatican II đã mang lại nhiều sức sống mới cho Giáo hội, rất tích cực và sinh động, cách riêng về phía người giáo dân.  Trong giáo xứ, người giáo dân cộng tác với cha xứ trong hầu hết mọi sinh hoạt. Từ tổ chức điều hành đến huấn luyện giáo dục và phụng vụ, họ đều có mặt trong Hội đồng giáo xứ, Ban hành giáo, Giáo lý viên, Ca đoàn…… Trong các hội đoàn như Legio, giới Hiền mẫu, giới Gia trưởng ….người giáo dân giúp đỡ nhau, nâng cao trình độ cho nhau, cùng nhau làm nhiều việc mục vụ trong xứ  : thăm viếng an ủi người cô đơn đau ốm, gặp gỡ người ngoại, nâng đỡ kẻ khô khan rối rắm, giúp đỡ người nhập cư … 

Một số giáo dân khác còn tham gia những công việc, mà trước đây, chỉ có hàng giáo sĩ mới có khả năng như : chú giải Thánh kinh, dạy Triết và Thần học, nghiên cứu tôn giáo, cộng tác vào việc đào tạo chủng sinh, tu sĩ …. 

Sau Công đồng chung VAT II, ai cũng thấy đã có nhiều nỗ lực và những đổi thay rất đáng kể trong gia đình Giáo hội, tuy nhiên, so với những đòi hỏi và kêu gọi của Công đồng VAT II thì vẫn còn đó một khoảng cách không nhỏ, khoảng cách ấy đã biến người giáo dân và giáo sĩ thành những gánh nặng. Gánh nặng của chính mình và gánh nặng cho người khác.

Thực thế, ngay ở những trang đầu của bộ Thánh Kinh, lời của Thánh Giêrênimô đã được trích dẫn như  một điều cần phải được nhấn mạnh : “Không biết Thánh kinh, là không biết Chúa Giêsu”. Dù vậy, thực tế đã chỉ ra rằng, người tín hữu Công giáo là người ít đọc Thánh kinh nhất so với các hệ phái cùng tôn thờ Chúa Giêsu. Ít đọc đến mức, thậm chí có nhiều giáo dân đã không biết cách tìm đúng địa chỉ các câu hoặc các chương của bộ Kinh thánh. 

Mặt khác nữa, phần lớn các giáo dân cảm thấy không có nhu cầu cần phải đọc Thánh kinh, đa số đều tự hài lòng và lấy làm an tâm thoả mãn vì đã có những câu lời Chúa, đang khi các câu lời Chúa chỉ là những mảnh vụn và thật rời rạc so với toàn bộ Kinh thánh. Một hiểu biết vụn vặt và rời rạc về Đấng mà mình tôn thờ như thế, quả thật, hiểu biết ấy không có gì đáng để tự hào. Chính vì thế, nhận thức và đời sống tín lý của số đông này rất hời hợt. Các kiến thức về đạo chủ yếu được nuôi dưỡng bằng các bài giảng của linh mục ngày Chủ nhật, mà mức tiếp thu thường vốn rất hạn chế, chưa kể nhiều trường hợp vị linh mục bận rộn đến mức, không đủ thời gian để soạn bài giảng cho súc tích và gần gũi với thực tế cuộc sống. 

Vì đời sống đức tin hoàn toàn phụ thuộc  vào linh mục như thế, nên người giáo dân mất dần khả năng suy tư độc lập và từ đó, ý thức mỗi ngày một bị bào mòn để biến thành các con cừu Panurge, những gánh nặng của chính mình. Họ không còn là những cộng tác viên Nuoc Troi như Chúa muốn và Công đồng mời gọi, nhưng đã tự biến mình thành những gia nhân cua Cha xu, chỉ có nhiệm vụ : đóng tiền, cầu nguyện và vâng lời tối mặt, đang khi trong cộng đồng Dân Chúa, mọi giáo dân đều có chung chiều kích là tư tế, vương giả và ngôn sứ của một dân riêng được tuyển chọn, và nguời giáo dân cũng là các linh mục phổ quát như Công đồng đã xác nhận.

Tuy nhiên, tư tế, ngôn sứ và vương đế hoặc linh mục phổ quát sẽ chỉ là các thuật ngữ  khô cứng trên mặt giấy, chẳng liên quan gì đến đời sống đức tin của tôi, nếu  tôi thiếu nhu cầu và cảm thấy rằng không cần học biết, vì tôi thấy mình đã quá đủ. 

Không biết Thánh kinh, là không biết Chúa Giêsu. Những lời ấy của Thánh Giêrônimô thời nào cũng đúng, vì thế, xác quyết của Ngài phải là thao thức của tất cả những ai muốn được kết hợp thực sự với Đấng cứu độ của mình. 

Các quan linh mục 

Mỗi Linh mục đều là một quà tặng tuyệt vời của Thiên Chúa dành cho phần rỗi mọi người. Lý tưởng dâng hiến và phục vụ của đời tu, tự nó đã đủ cao đẹp để ai cũng phải ngưỡng mộ và biết ơn. Tuy nhiên, người linh mục dù được trao 7 chức thánh, nhưng các ngài vẫn bị hạn chế về nhiều mặt và vẫn có đủ các tham sân si của phận người, vì thế, khi lý tưởng đẹp đẽ ban đầu nhạt dần theo màu áo thời gian, người linh mục dễ biến thành các công chức cao cấp, những ông quan linh mục, rồi trở thành gánh nặng của chính mình hồi nào không hay.

Có thứ gánh nặng dễ biết, có nhiều trường hợp tự biến thành gánh nặng rất khó nhận ra. 

Sẽ biến thành gánh nặng, khi nghĩ rằng, đậu linh mục là đã tới được bến rồi, để từ đó, xem nhẹ hoặc bỏ quên nhu cầu đào tạo, tự đào tạo, giáo dục và tự giáo dục. Trong các tài liệu thường huấn và tĩnh tâm hàng năm của các linh mục, Đức Giám mục Bùi Tuần luôn đề cao và nhắc nhở nhu cầu tự giáo dục luôn là đòi hỏi hàng đầu, và phải được xếp vào ưu tiên trước hết . 

Sẽ là gánh nặng, khi xử dụng quyền bính để coi dân riêng của Chúadân đen của mình. Ở nhiều nơi, cha xứ chỉ cần người giáo dân biết ngoan ngoãn vâng lời, và càng biết ít về tín lý và thần học thì càng dễ chăn dắt. Có vị còn nuôi dưỡng quyền bính và sự sợ hãi đối với mình, bằng cách rao giảng một Thiên Chúa đáng sợ và sẵn sàng trừng phạt, thay vì một Thiên Chúa tình thương và người Cha vô cùng tốt lành nhân hậu. Vì thế, chuyện có nhiều gia nhân của cha xứ, thay vì là những cộng tác viên Nước Trời để cùng nhau xây dựng trời mới đất mới là điều phổ biến và dễ hiểu. 

Sẽ là gánh nặng, khi xử dụng quyền bính để đặt nặng chuyện xây dựng các cơ sở vật chất, mà coi nhẹ chuyện xây dựng đền thờ sống động là những con người. Không ít linh mục đã muốn để lại dấu ấn cá nhân mình, khi xây dựng các nhà thờ thật hoành tráng để ganh đua với các xứ  khác, đang khi cũng nhà thờ ấy và những cung thánh ấy còn đang là niềm mơ ước của rất và rất nhiều nơi khác nghèo hơn.      Đã có nhiều trường hợp những người giúp đỡ từ nước ngoài, khi về thăm, họ đã rất ngạc nhiên về những hoành tráng và sự sang trọng quá mức, của các nhà thờ và nơi thờ tự ở đây đã làm họ hết sức ngỡ ngàng, vì chính họ ở bên ấy cũng không có được như vậy . 

Sẽ là gánh nặng, khi người giáo dân nghèo luôn trở thành những kẻ vô danh, dù thường gặp mặt, nhưng người chủ chiên vẫn chẳng cần biết đến tên của họ, song Ngài lại quan tâm đặc biệt đến những kẻ giầu có với những khoản dâng cúng to lớn và quà cáp hậu hĩ giá trị . 

Đặc biệt, khi không còn giữ  được đức khiết tịnh là 1 trong  3 lời khấn của đời tu , lúc ấy,  Ngài sẽ trở thành gánh nặng đau khổ không thể nói hết bằng lời. Vì lời nào cũng là thừa, và nói lời nào cũng vẫn là sẽ thiếu, nên tốt nhất là im lặng không nói, kẻo lại bị vạ miệng hoặc kết án là xét đoán thì sẽ bị đoán xét . 

Trong một lần gặp mặt và chia sẻ với giáo dân, Đức Hồng Y Tổng Giám mục của chúng ta đã tâm sự đại ý rằng : “Một trong các đau khổ và nhức đầu nhất của tôi là phải làm việc về những vấn đề lôi thôi có liên quan đến linh mục.”.

Được nghe những tâm sự ấy của người cha chung, chúng ta hiểu được   rằng, gánh nặng mà Ngài đã phải mang chẳng hề là nhẹ nhàng đơn giản . 

                                                       **** 

Dù không có dịp đi nơi này nơi khác, nhưng ai cũng có thể thấy rõ những thực trạng trên của cộng đoàn Dân Chúa. Dĩ nhiên các thực trạng kia không phải là tất cả, vì vẫn còn đó, rất nhiều những vị chủ chăn luôn tận tuỵ và hết lòng với đoàn chiên của mình, các vị ấy vẫn đang ngày đêm âm thầm phục vụ và hiến dâng trong thinh lặng chẳng mong được ai hay biết.

Cũng đang có rất nhiều các giáo dân, họ ý thức rất rõ chiều kích cộng tác viên Nước trời của họ, họ đang tích cực hoạt động trong những điểm nóng mà nhiều người e ngại, những vết thưong và ung nhọt của xã hội như HIV & Ma tuý, giúp ngăn ngừa phá thai, mãi dâm. Gần đây việc thu góp và chôn cất các hài nhi bị bỏ rơi rồi quy tập thành những nghĩa trang ở nhiều vùng miền trên cả nước, những việc ấy đã đánh động lương tâm xã hội rất lớn … Những đóng góp của họ, có thể là rất nhỏ bé và thật khiêm tốn so với nhiều công trình vĩ đại lẫy lừng khác. Nhưng thật ra, chẳng có việc nào là nhỏ bé hoặc là vĩ đại trước Đấng Sáng tạo, vì Ngài luôn nhìn vào cõi lòng mỗi người để lượng giá, hai đồng xu nhỏ bé của bà goá không lớn hơn hết mọi đồng bạc  dâng cúng đó sao ? 

Những việc ấy đích thực là những món quà tặng vô cùng quý gia. Những quà tặng này của cả chủ chiên lẫn con chiên vẫn đang hiện diện đó đây, nhiều lắm.

Cần phải nói về gánh nặng để tôn vinh quà tặng, vì nhờ thế gánh nặng sẽ bớt đi ít nhiều. Một que diêm của ánh sáng cũng lui đi phần nào bóng tối, thay vì cứ ngồi đó mà thở than nguyền rủa hoặc kết án. 

Lạy Chúa ! 

Con bất toàn, giáo xứ của con bất toàn, Giáo hội và cả thế giới mà con đang sống cũng đẩy rãy bất toàn, vì chỉ duy nhất có Chúa là Đấng toàn hảo. 

Xin nhắc nhở con luôn ý thức sâu sắc về điều ấy, để từ đó, con sẽ trông cậy thiết tha vào Đấng toàn thiện, toàn năng là Thiên Chúa và cũng là Cha của con. Nhờ thế, con sẽ tỉnh thức hơn, để nhìn rõ vị trí và chỗ đứng của con mà Chúa đã đặt để con vào, nhờ vậy, con sẽ hoàn thành bổn phận mà Chúa đã trao cho con.

Từ xa xưa, con vốn là quà tặng, nhưng khi này khi khác nhiều lần, con đã trở thành gánh nặng cho không ít người.

Xin cho con một tia sáng, nhỏ thôi, từ trời cao rọi xuống, tia sáng ấy sẽ giúp con kịp thời nhận ra và đủ sức mạnh để điều chỉnh mình, vì khi con thay đổi cuộc đời xung quanh con  cũng sẽ đổi thay.

Xuân Thái

VỀ MỤC LỤC
NGÔN NGỮ CỦA BÀN TAY
 

Tối hôm ấy, sau khi đóng cửa tiệm, trên đường về tôi ghé chợ thực phẩm mua rau, cá, thịt... và các thứ linh tinh, định sẽ nấu ăn trong khoảng một tuần.

Cho xe vào garage và thu dọn những thứ mình vừa mua đem vô nhà, tôi thấy cái túi nylon nho nhỏ có hình những vòng tròn màu đỏ (ký hiệu của chợ "Target") nằm dưới sàn xe ngay bên hông chân ghế trước. Nghĩ rằng ông xã mua thuốc dán "Salonpas" ở chợ Target cho mình. Vì mấy hôm nay cánh tay trái tôi bị đau đau, nên "quơ" luôn đem vô và lấy ra một miếng để dán.

Ơ kìa... sao chẳng có thuốc dán "Salonpas" hay "WellPatch" như ông xã thường mua?! Eo ơi, hộp "e.p.t. Pregnancy Test" để thử xem có mang thai không?!!! Ngạc nhiên nhưng tôi lập tức hiểu ra...

***********

… Sự việc thoáng xảy ra lúc xế trưa... Tiệm vắng khách, tôi thả bộ ngoài hàng hiên trước sân vừa cho gân cốt vận động, vừa hít thở khí trời. Tôi thấy một cô bé dáng dấp á Đông: hớt hải và xăm xăm từ phía chợ Target đi qua phía tiệm tôi (vì cùng chung khu thương mại và chợ Target). Cô bé càng đến gần, tôi càng đoán chắc cô là người Việt nên nói:

- Trông cháu vội và có vẻ lo lắng là biết không phải đến tiệm cô làm tóc hay làm tay rồi!

Một tay cô đưa lên ngực để nén xúc động, còn tay kia cầm cái túi nylon nho nhỏ (có những vòng tròn đỏ) chắc mới mua ở chợ Target, mừng rỡ nói:

- Thấy tiệm "Hair & Nail" cháu đoán của người Việt mình thì đúng ngay! Vì má cháu cũng có cái tiệm nhưng chỉ làm "nail" thôi.

Tôi buột miệng khen:

- Cháu nói tiếng Việt quá giỏi!

- Cháu học hết lớp Ba bên Việt Nam mới qua đây mà cô! Cô ơi... cô...

Cô gái ngại nói tiếp. Nhớ dáng vẻ xăm xăm hớt hải khi nãy của cô, tôi động viên:

- Việc chi cháu cứ nói. Hễ giúp được, cô sẵn sàng.

- Thật hả cô? Không giấu gì cô, cháu phải tới ngay tiệm ăn... để kịp giờ làm. Cháu mới xin được việc làm ở đấy hồi tuần trước và đã đi trễ hết một lần, trễ nữa cháu lo bị đuổi. Cháu và bạn cháu vừa đi học ra thì bạn chở cháu ghé chợ Target, còn bạn cháu lo đi đổ xăng để sẽ trở lại đón cháu đưa tới chỗ làm. Nhưng, bạn cháu vừa gọi, nói là chạy nhanh bị cảnh sát giữ, chờ lập biên bản mới được thả cho đi. Cô ơi, giúp đưa cháu tới chỗ làm, kẻo trễ mất!

Tôi đang rảnh và nơi cháu làm cũng khá gần đây, đương nhiên tôi giúp. Tuy nhiên tôi nói:

- Lần sau nếu gặp chuyện như thế này, cháu nên nhờ ba má, anh chị hoặc người thân quen. Nhờ người lạ cho dù là người Việt cũng không mấy an toàn đâu.

Cô cười nghịch:

- Không an toàn cho cháu và cả cho cô nữa chớ gì? Chắc cô cũng lo lên xe rủi bị cháu la làng rằng cô bắt cóc...

Thôi thì cô đã trót bỏ quên, mình sớm trả lại cho cô vậy! Tôi "quơ" vội túi xách đựng giấy tờ của mình và cầm luôn "của nợ" này, lao ra xe. Trên đường phóng tới tiệm cô làm, tôi rối bời trong dạ vì lo cho cô và cho cả má cô nếu biết con gái mình... Đến tiệm cô làm, nhìn sâu vào trong không thấy cô, lúc này tôi mới thật sự lúng túng, chẳng biết hỏi han thế nào để được gặp vì đâu đã biết tên cô! Lúc đưa cô đi, tôi chỉ mới hỏi thêm: "Cháu trông nhỏ lắm! Học được tới lớp mười chưa đã vội lo đi làm sớm vậy?" thì cô buồn buồn cho biết: "Không đi làm, cháu không có tiền tiêu. Hơn nữa cháu sắp mười bảy tuổi và đang học lớp mười một". Tôi cũng định hỏi han này nọ nhưng điện thoại di động của cô reo. Quãng đường chỉ có mấy phút xe, nên đưa cô đến chỗ làm mà cô với ai đấy bên kia đầu điện thoại chưa dứt cãi nhau bằng tiếng Anh...

Tôi đành chọn chiếc bàn ngồi vào, gọi tạm một món để trong khi chờ đợi hoặc đang lúc mình ăn hy vọng sẽ được gặp cô. Còn không, chắc tôi cũng có dịp chuyện trò với mấy người tiếp bàn, dò tin về cô vậy.

Thế rồi, cũng chẳng thấy cô bước ra! Nhưng cô tiếp bàn mang thức ăn cho tôi là một cô Mỹ khá vui tánh và cũng ở lứa tuổi học trò. Tôi tả dáng người, liền được cô Mỹ reo tên cô lên, cho biết cô bị nôn mửa, chủ cho về sớm và bạn trai đã đến đón. Tôi nghe mà rụng rời! Chắc cô có thai và đang sống với bạn trai?! Có thể cả hai học chung trường chung lớp?! Hồi xế trưa nghe cô nói "bạn cháu", tôi đinh ninh là "bạn gái" nên đâu có ngờ!... Cô Mỹ thấy vẻ mất bình tĩnh của tôi, hỏi có làm sao không? Tôi vờ chẳng nghe để khỏi phải trả lời. Tôi cũng không dám đưa cái túi nylon có hộp "e.p.t. Pregnancy Test" để nhờ trao lại, vì cảm nhận bao nỗi lo ngại... Hỏi xin số điện thoại của cô, cô Mỹ không chịu cho, bù lại cô ta ghi số điện thoại của tôi với lời hứa: sẽ lập tức gọi báo cô hay có người hồi xế chiều giúp chở cô đến tiệm muốn gặp gấp. Cô Mỹ quả y lời. Trên đường về nhà, điện thoại di động của tôi vụt reo. Cô muốn tôi chỉ đường để bạn đưa đến lấy.

Trời đêm lạnh, cô mặc phong phanh mà không chịu vào nhà, chỉ đứng ngoài cửa chờ lấy lại cái túi, vì bạn ngồi trên xe đợi. Tôi xin số phone cô không cho. Trao lại cái túi, tôi đi theo tiễn cô ra xe để được dặn đôi điều:

- Về thử nếu thấy mang bầu cháu nhớ: đừng có giết người. Cháu có dự tính gì hãy nói cho mẹ cháu biết, còn không thì cho cô biết để cô giúp cháu.

Cô dạ dạ, không giấu được xúc động, vừa quẹt nước mắt vừa chui vô chiếc xe cộc cạch của cậu bạn. Cậu bạn mặt mũi non choẹt, khẽ chào tôi rồi phóng xe đi. Cậu có vẻ như người Lào, và hởi ơi cả hai cùng "con nít"! Tôi đứng như trời trồng ở ngoài sân, hướng lòng lên CáC ĐấNG MìNH YÊU, thống thiết cầu xin cho cô gọi mình và cho mình sáng suốt để khuyên bảo được cô chịu nghe.

Hơn một giờ sau cô gọi, khóc:

- Cô ơi cháu bị... bị có bầu rồi!

Mừng được cô gọi, tôi an ủi:

- Bình tĩnh đi cháu! Cháu đã báo cho má cháu biết chưa?

- Chưa, và không bao giờ cháu báo. Tại má cháu mà cháu ra nông nỗi này! Cháu thù hận bả.

Tôi nhỏ nhẹ:

- Coi kìa! Đừng có vậy! Cháu đã học tới lớp mười một. Con gái càng lớn lẽ ra càng biết thương và thông cảm với mẹ mình hơn chứ! Đây nhé, cháu nghe cô đọc bài thơ của một em nữ sinh mới lớp mười, tức dưới cháu một lớp. Em vốn là học trò của cô, vì bên Việt Nam cô đi dạy. Bài thơ em làm để tặng mẹ mình: bày tỏ lòng yêu mẹ, đặc biệt bàn tay mẹ. Em viết:

"Mẹ ơi trên cõi đời này,

Con yêu quý nhất bàn tay mẹ hiền.

Chính bàn tay mẹ tay tiên,

Bồng con suốt mấy năm liền mẹ ơi!

Chở che những lúc trở trời,

Lo cơm áo ấm đồ chơi đồ dùng..."

- Đủ rồi cô ơi, cháu không thích nghe nữa đâu!

Ngắt lời tôi cô nói như vậy. Rồi cô nói tiếp với giọng cứng rắn, không còn khóc nữa:

- Vì càng nghe cháu càng thêm hận bàn tay của má cháu! Cô biết không? Tại đôi bàn tay của má cháu quăng đồ đuổi cháu đi nên đời cháu mới phải như thế này! Bàn tay mẹ người ta thì cho con tình yêu thương chớ đâu như bàn tay của má cháu! Cháu mà làm được thơ cháu sẽ làm bài thơ tả nỗi thù hận bàn tay má cháu.

Mừng vì được cô bực dọc nói ra như thế, tôi hỏi:

- Cháu có thể cho cô biêt tại sao má cháu quăng đồ đuổi cháu đi?

- Tại má cháu không có hiểu cháu. Cái tánh của cháu học hành thì phải có vui chơi giải trí, mà ba má ngày nào cũng ôm cái tiệm làm đến tối mịt mới về. Khi về tới nhà thì má hay chửi cháu, bảo cháu không biết dọn dẹp ngăn nắp. Vì cháu là chị cả, hai thằng em cháu lớn rồi, chúng nó bướng như gì và suốt ngày bày biện, cháu dọn đâu có xuể. Sự việc xảy ra cách nay hơn hai tháng, tụi bạn rủ đi xem phim, cháu xin, cả ba má cháu đều không cho. Cháu đi đại vì sẵn lúc bực hai thằng em cãi nhau ném lung tung đồ đạc nên cháu không muốn ở nhà làm đầy tớ dọn dẹp không công cho chúng. Đi về hơi khuya, vừa bước vô cửa, ba la mắng cháu, còn má quăng đồ đuổi đi, bảo cháu bồ bịch với thằng nào rồi mê nó, được nó rủ là nghe, không còn coi lời cha mẹ ra chi nữa! Má đuổi thì cháu đi, và nghi là cháu mê trai thì cháu đến nhà thằng bạn này ở cho vừa bụng bả, chớ cháu đâu có yêu thương gì nó và nó cũng vậy. Tụi cháu chỉ là bạn cùng học, cùng vui chơi cả nhóm với nhau thôi.

Tôi nén tiếng thở dài:

- Thế ba má không đi kiếm cháu về à?

- Có chớ! Sau lúc cháu lao đi, ổng bả lao theo. Sắp đuổi kịp thì cháu ra giữa đường nói là đứng cho xe cán nếu tiếp tục đi theo, hoặc cắn lưỡi tự tử nếu gọi cảnh sát. Cho nên ổng bả phải đi về, và kể từ đấy hễ thấy số phone ổng bả gọi, cháu không trả lời. ổng bả đến trường, cháu nói đến quấy rầy bêu xấu cháu với thầy cô bè bạn: cháu sẽ tự tử chết. Cho nên cũng không còn thấy ổng bả đến trường tìm cháu nữa. Mà cháu muốn như vậy. Đã đuổi cháu đi thì coi như hết. Nhất là không chỉ chửi đuổi bằng miệng, còn bằng đôi tay tàn nhẫn quăng ném quần áo cháu ra sân. Từ nay đường cháu cháu đi, đời cháu cháu lo. Cháu có bầu thì cháu phá thai vì đứa bé đâu đã thành người. Còn hơn để nuôi nó lớn, thế nào cũng có lúc cháu sẽ làm như má cháu là quăng đồ đuổi nó đi, cho nó lại thù hận cháu nữa sao?!

Tôi hỏi:

- Cháu đang dùng phone nào nói chuyện với cô vậy?

- Cô lo cháu dùng phone nhà bạn bị má bạn nghe lén chớ gì? Không có đâu, má của bạn cháu tốt lắm, thương cháu như con gái vì bà bị chồng bỏ và chỉ có mình bạn cháu là con; vả lại bà là người Lào đâu có hiểu tiếng Việt. Nhưng cháu đang dùng "cell phone" của cháu. Cô ơi, thử thấy có bầu, bạn cháu bảo sớm lo phá thai, kẻo má nó biết được thì chết. Cháu cũng nghĩ như vậy. Nhưng cháu thấy khổ trong lòng lắm, nên trùm mền nằm khóc và gọi cho cô. Chớ cháu không dám nói với má bạn cháu, vì cháu biết bà không thông cảm đâu! Bà đuổi cháu đi ngay lập tức đấy! Bà bảo đang lúc cháu còn giận má cháu quá như vậy, nên bà phải mở vòng tay, vì nhà có dư phòng. Bà giao hẹn với cháu không được lạng quạng với con bà; phòng ai người nấy ở. Cháu tưởng hứa với bà thì giữ được, nhưng đâu có ngờ! Nhất là những lúc nhớ lại cảnh má cháu miệng chửi cháu mê trai, tay quăng đồ cháu đuổi đi chẳng "care" gì đến cháu, nên cháu cũng chẳng "care" gì thân xác cháu nữa!

Tôi lại hỏi:

- Thế cái "cell phone" của cháu ai mua và ai trả tiền hằng tháng vậy?

Cô xẳng giọng với tôi:

- Sao cô cứ việc cái phone hỏi cháu hoài vậy?

Nhưng cô lại lập tức giải thích:

- Thì má cháu mua má cháu trả tiền. Má mua cho hồi cháu sinh nhật mười sáu tuổi.

Tôi cười để cháu hiểu tôi chẳng có trách chi cháu hết:

- Nghe cô nói đây. Tại cháu đổ lỗi má cháu không hiểu cháu, không "care" chi cho cháu, và cháu thù hận bàn tay của má cháu, nên cô mới hỏi về cái phone tay của cháu để muốn cháu nhìn lại vấn đề hơn. Má cháu hiểu rằng cháu rất cần cái phone tay và luôn "care" cho nhu cầu này của cháu đấy! Cho nên bàn tay má cháu đang bị cháu thù hận đó, cũng chính là bàn tay tháng tháng ký chi phiếu thanh toán hóa đơn tiền cái phone tay cho cháu dùng. Do đó việc cháu trách má không hiểu cháu, theo cô chính cháu mới là không hiểu má mình! Tất nhiên cô không đồng ý việc má mắng mỏ rằng cháu mê trai và quăng đồ đuổi cháu đi; nhưng cô thông cảm hành động má cháu lúc đó vì cô đã có lâm cảnh ấy! Hồi con gái cô còn học lớp mười, lớp mười một cũng có theo bè theo bạn đi xem phim đến hai ba giờ sáng mới về. Suốt ngày cô ôm cái tiệm làm đã mệt, về nhà khuya lơ khuya lắc còn bắc ghế ngồi ngủ gục tại cửa chờ con. Thấy con về, mừng quá sức nhưng cũng giận điên lên, nên đã quăng đồ đuổi đi vì nghĩ làm như vậy con sợ, không dám đi chơi khuya nữa. Nhưng, cái may của cô là con biết sợ và không dám hận mẹ, từ đó hết đi chơi đêm, chú tâm học hành.

Cô hỏi với giọng khó chịu:

- ý cô muốn chửi xéo là má cháu vô phúc nên có đứa con như cháu chớ gì?

- Đấy là cháu nói chớ cô không dám có ý đó. Do được cháu quý mến, tâm sự với cô, thì cô cũng tâm sự để cháu hiểu đời làm mẹ: cô cũng đã xử sự thật đáng trách với con mình chớ chẳng tài giỏi chi hết!

Giọng cô đổi sang nũng nịu:

- Nói chuyện với cô, cháu thấy bị nhức đầu! Sao cô không để cháu được sống yên với nỗi hận má cháu?!

Tôi cười:

- Cô nói thêm điều này nữa cho cháu được nhức đầu luôn một lần trong đêm nay để rồi thôi nhé! Bàn tay má cháu chỉ có quăng đồ đuổi cháu đi mà cháu hận má đến vậy! Thử hỏi nếu bàn tay cháu giết con của cháu thì nó sẽ hận cháu đến đâu? Cháu đừng tưởng khi còn là bào thai thì đâu đã thành người. Cô nói cho cháu biết: bắt đầu thụ thai tức là có sự sống thì cũng có luôn linh hồn của con người rồi, nên cũng biết thế nào là yêu thương, cám ơn, kêu cứu... Nếu cháu không tin thì hôm nào cô sẽ chứng minh. Thôi, cô xin phép. Cháu ngủ mai đi học. Cô cũng ngủ mai đi làm. Cô mong được cháu gọi luôn để cô cháu mình cùng tâm sự.

Cháu "dạ" cách nhỏ nhẹ và cũng nhỏ nhẹ nói "Cháu cám ơn cô".

Sáng sớm hôm sau đang lúc tôi nấu bếp để chuẩn bị đi làm thì cô gọi, cho biết:

- Má cháu vừa gọi, và lần này cháu chịu nghe điện thoại vì mỗi sáng má thường hay gọi. Má khóc, kêu cháu về, muốn gì má cũng chiều, lầm lỡ gì má cũng tha. Má năn nỉ cháu cho má đến để cám ơn và tiền nong sòng phẳng với má của bạn cháu, vì má dò biết bà nghèo, một mình nuôi con, hơn hai tháng nay còn nuôi thêm cháu tốn kém. Cháu để mặc má nói má khóc, cháu chỉ nghe, không trả lời.

- Cháu không trả lời, má tưởng cháu đồng ý, má sẽ đến đấy!

Nghe tôi nói thế, cô kêu hoảng:

- Vậy sao cô?! Cháu phải gọi má!

Cô cúp phone. Tôi trở lại với việc nấu bếp trong niềm vui khôn tả! Nhưng vui quá thành... đãng trí: lấy muối nêm canh mà bỏ nhầm vô nồi chè!

Tối hôm đó không thấy cô gọi. Tối hôm sau cô mới gọi:

- Cháu nói chuyện với má cả thảy năm lần, với ba hai lần. Hồi sáng ba má đến trường gặp cháu cho tiền, bảo đừng đi làm, để sức mà học nên cháu đã xin nghỉ làm. Mới lúc nãy ba má vừa đến gặp má bạn cháu đưa tiền, bà không nhận, bảo thương cháu như con gái. Cô ơi, cháu bây giờ rất muốn về với gia đình và tiếp tục học hành cho đến nơi đến chốn mà kẹt cái bầu! Cháu đâu biết làm sao phá nó! Lại đâu dám nói với ai, chỉ nói với cô nhưng ý cô đã vậy chắc cháu chỉ còn cách lao ra đường cho xe cán. Cháu thấy cô thương cháu nhưng sao việc này cô không giúp?!

Tôi hỏi cô có tin ở tôn giáo nào không? Cô nói đâu có đi đạo nào mà tin. Nhưng, cô thấy mến đạo Phật vì nhà cậu bạn có thờ ông Phật ngồi chắp tay hiền lành nên má cậu hiền lành, không mắng chửi cậu bao giờ. Tôi cho biết tôi đạo Chúa nên đề nghị trưa mai tan trường sẽ đón, hai cô cháu đi ăn rồi sẽ đưa nhau đến nhà thờ để trong khung cảnh tĩnh lặng, thiêng liêng của chốn giáo đường - nơi tôi hết lòng kính yêu - tôi mới giải thích lý do...

Nhà thờ Saint John Vianney vắng vẻ chẳng có ai. Tôi đưa cô đến chỗ tượng Đức Mẹ bế Chúa Hài Nhi, cô buộc miệng nói:

- Cháu hiểu rồi! Đạo Chúa của cô thờ bà mẹ bế con nên cô không chịu giúp cháu phá cái bầu!

Không ngờ cô có ý nghĩ như vậy, lại thấy cũng lý thú nên tôi chẳng nói chi, tiếp tục đưa cô đến trước tượng Chúa chịu nạn. Tôi quỳ bái Chúa rồi rủ cô cùng ngồi vào băng ghế và lấy trong túi xách hai điện thư với đầy đủ các ảnh có màu đã nhận được. Tôi nhắc:

- Cháu nhớ hôm nọ cô nói đứa bé dù còn là bào thai cũng đã là con người nên biết tỏ tình yêu thương, cám ơn, kêu cứu... thì hôm nay cô muốn chứng tỏ cho cháu thấy.

Trước hết, tôi đưa cô xem bức điện thư kể chuyện bác sĩ Bruner ở tiểu bang Tennessee hồi tháng 9-1999 đã mổ cứu bé Samuel đang còn là bào thai trong bụng mẹ mới được 21 tuần nhưng bị tật bẩm sinh ở cột sống. Lúc dao mổ của bác sĩ cắt màng bào thai ra thì bé thò bàn tay bé xíu ra nắm lấy ngón tay vị bác sĩ chữa trị cho mình. Nhiếp ảnh viên Michael Clancy của tờ USA Today đã chụp được tấm ảnh thật cảm động này... Cô xem, rồi ứa nước mắt:

- Bàn tay bé xíu của bé thấy thương quá! Tội nghiệp bé muốn sống nên thò nguyên bàn tay bé xíu ra nắm lấy ngón tay to lớn của bác sĩ để tỏ lòng cám ơn cứu mạng cho bé!

Tôi đưa cô xem tiếp một điện thư khác về việc "Ăn Thai Nhi" ở bên Trung Quốc. Vừa nhác thấy mấy tấm ảnh một thai nhi đỏ hỏn mới hơn 5 tháng tuổi bị đặt nằm trong thau rồi trên thớt... theo tiến trình của việc "làm thịt" để hầm thuốc bắc... Cô kinh hoàng thét lên:

- Trời ơi, sao lại làm thịt đứa con nít mà ăn?... Chẳng lẽ có thật vậy sao cô?... Không! Cháu không tin! Không ai nhẫn tâm ăn thịt đứa con nít hết! Cái này họ xạo mà cô tin được sao?!

Tôi nói:

- Thì cô đâu hẳn đã tin, và cho dù họ xạo cũng có lý nữa! Vì khi người mẹ dám nhẫn tâm phá thai để giết con mình, thì sao lại không có người dám ăn thịt thai nhi chứ ?!  Họ coi đấy như là thịt, ăn vô cho bổ.

Cô hiểu ra, gật gật. Tôi khẽ bảo:

- Mấy ảnh đó thoạt trông kinh hãi thật. Nhưng, bình tâm mà xem thì sẽ thấy thương cảm nhất là tấm ảnh này.

Đôi mắt cô chờ đợi. Tôi cầm lên tấm ảnh chụp về giai đoạn cuối cùng của tiến trình trên là lúc sắp dọn ra ăn. Thai nhi sau khi đã chưng cách thủy với thuốc bắc trong cái tô suốt 8 giờ thì chín rục: đầu bé, đùi bé biến dạng vì xương thịt vỡ ra. Nhưng, một cánh tay của bé vẫn còn nguyên vẹn và bàn tay đưa lên khỏi mặt nước như cầu cứu... Cô lại ứa nước mắt:

- Bàn tay bé xíu của bé giơ lên cầu cứu thấy thương quá! Nhưng, bé cầu cứu với khoảng không cô ơi!

- Vâng, chính khoảng không ấy mới mãnh liệt mời gọi mỗi người chúng ta hãy mở lòng cứu các thai nhi kẻo sẽ ân hận lắm! Chẳng những người mẹ phá thai sẽ ân hận đã đành, mà người thấy chuyện biết việc lại làm ngơ cũng sẽ ân hận nữa!

Cô lập tức nói theo:

- Thôi cháu hiểu rồi! Cháu sẽ không bao giờ còn có ý định phá thai nữa đâu. Cám ơn cô đã cho cháu xem mấy tấm ảnh thai nhi để cháu biết thương, và biết tránh kẻo phải ân hận sau này nếu bây giờ mình phá thai. Cũng cám ơn cô đưa cháu vô đây để giải thích chuyện này, nhờ đó cháu có niềm tin: hễ mình mở lòng giữ cái bào thai là Chúa giúp, vì trên Thánh Giá có Chúa Giêsu đang dang rộng hai cánh tay ra kìa!

Mừng khi nghe cô nói thế, tôi hỏi:

- Cháu cũng biết Chúa Giêsu là ĐấNG Mở LòNG ư?

- Cháu biết chớ cô! Nhờ Chúa Giêsu nên mỗi năm có lễ Giáng Sinh để cháu được tặng quà và cho quà...

* * *

Quý bạn đọc kính yêu! Cho tôi được thưa thốt điều này, kẻo thấy chuyện biết việc mà im hơi lặng tiếng thì ân hận suốt đời. Hiện nay ở Việt Nam có nhiều nhóm tu sĩ lo việc "nuôi mẹ giữ con" để giúp các cô gái lỡ lầm, dở duyên... ngày càng nhiều, số bé sinh ra cũng càng nhiều nhưng phần đông là khuyết tật (do người ta dùng đủ mọi cách để phá thai nhưng không được) nên không gia đình nào nhận nuôi. Các nhóm tu sĩ lại nhận nuôi các trẻ em này, đồng thời rất cần chúng ta mở đôi bàn tay ra... Ngoài ra, có nhóm tu sĩ còn thu nhặt xác thai nhi bị quăng vô thùng rác ở các bệnh viện đem về chôn cất, nên cũng rất cần chúng ta mở đôi bàn tay giúp cho từng cái om nhỏ đựng xác... như Nhóm Anh Hài ở Huế hiện mỗi ngày chôn từ 10 đến 15 xác thai nhi... Xin ghi ra đây địa chỉ vị tu sĩ hiện lo việc bác ái này: 

Linh mục Đôminicô Trương Văn Tập

Tòa Giám Mục Huế

69 Phan Đình Phùng, Huế, Việt Nam

ĐT: (011) 849-1412-5882 (gọi từ Mỹ)

E-mail: domtap@pmail.vnn.vn

California 1/4/2005

(Trích NS. Trái Tim Đức Mẹ, số 329, tháng 5-2005, trang 62-65)

Hoàng Thị Đáo Tiệp

VỀ MỤC LỤC
SỐng thân mẬt vỚi Chúa 

Tác Phẩm CHÚA VẪN THƯƠNG

Lm. MICAE-PHAOLÔ TRẦN MINH HUY pss

Phần hai

BẠn cỘng tác vào Chương trình CỨu ĐỘ cỦa Thiên Chúa

1. SỐng thân mẬt vỚi Chúa 

Bạn hãy lắng nghe Chúa và hãy nói với Chúa!

Bạn hãy lắng nghe, hãy hồi tâm, hãy đón nhận, và hãy đem ra thực hành. Thật khó mà lắng nghe Chúa khi đầu óc bạn đầy tiếng động, Chúa biết lắm. Cần phải có thinh lặng, có sa mạc. Người ta sợ khô khan và trống rỗng!

Nhưng nếu bạn trung thành, kiên trì… Chúa sẽ cho bạn nghe được tiếng Chúa, tim bạn sẽ cháy lên và sức nóng nội tâm ấy sẽ mang lại cho bạn bình an và phong phú. Bấy giờ bạn sẽ nếm được Chúa ngọt ngào và ách của Ngài êm ái dường nào! Bạn càng gia tăng những lúc tìm gặp Chúa, lắng nghe Chúa thì bạn càng nghe rõ lời đáp trả của Chúa, và Thánh Thần Chúa càng tác động, càng khơi gợi cho bạn biết Chúa xin bạn nói gì, làm gì và bấy giờ chắc chắn những gì bạn nói, bạn làm sẽ sinh hoa kết quả. 

Sứ mệnh của bạn không phải là chỉ cố đưa Chúa vào con người, mà còn làm cho con người dễ đón nhận Chúa, ngõ hầu Chúa thánh hóa con người cho vinh danh Chúa. Bạn hãy nhìn Chúa, nói với Chúa, lắng nghe Chúa. Chúa là Chân Lý, là Sự Sống, là Ánh Sáng. Ai thông hiệp cùng Chúa là thông hiệp cùng Chân Lý. Ai đón nhận Chúa là đón nhận Sự Sống. Ai theo Chúa là tiến bước trên đường Ánh Sáng. 

Hãy bộc phát nói với Chúa những  gì bạn quan tâm, Chúa sẽ rộng rãi lưu tâm đến sáng kiến của bạn. Bạn đừng tưởng rằng Chúa có thể dửng dưng với những gì liên quan tới bạn. Điều chính yếu là bạn không quên Chúa, thưa chuyện cùng Chúa với tất cả tình yêu và lòng tín nhiệm. Chúa nói với thâm sâu cõi lòng bạn. Bạn không cần phải phân biệt rõ ràng ngay những gì Chúa nói với bạn. Cái quan trọng là tư tưởng của bạn thấm nhập tư tưởng của Chúa. Và sau đó bạn sẽ có thể diễn tả ra bằng ngôn ngữ của bạn. 

Đáng trách thay những người chẳng nghe Chúa bao giờ và khô khan đến thảm hại! Chớ gì họ đến cùng Chúa với tâm hồn trẻ thơ! Lạy Cha, con cảm ơn Cha đã giấu những điều ấy với những kẻ kiêu căng, nhưng lại tỏ cho những người bé nhỏ và khiêm nhượng. Hỡi ai cảm thấy mình bé nhỏ, hãy đến cùng Chúa mà uống! 

Bạn hãy lắng nghe Chúa nhiều hơn. Chính Chúa mới có thể cho bạn ánh sáng mà bạn rất cần. Chính trong ánh sáng của Chúa mà trí khôn bạn thêm vững mạnh, tư tưởng bạn được sáng tỏ và bạn sẽ tìm thấy giải pháp cho những vấn đề đã được đặt ra. 

Chúa muốn dùng bạn mỗi lúc một nhiều hơn. Muốn thế, bạn hãy không ngừng tập trung ý chí bạn vào Chúa, hãy tước bỏ chính mình bạn, hãy mang tâm trạng rằng bạn chỉ có Chúa là mục đích và lẽ sống đời bạn. 

Bạn hãy kêu xin Chúa trợ giúp, một cách nhẹ nhàng, êm ả, yêu thương. Bạn đừng tưởng rằng Chúa không bén nhạy với những tình cảm tế nhị đâu nhé! Phải, bạn yêu mến Chúa, nhưng bạn hãy chứng tỏ tình yêu ấy cho Chúa nhiều hơn nữa.

Bạn hãy kể cho Chúa ngày sống của bạn. Dĩ nhiên Chúa đã biết rồi, nhưng Chúa thích nghe bạn thuật lại với Chúa, như bà mẹ thích đứa con ở trường về kể lại. Bạn hãy trình bày với Chúa những ước muốn của bạn, những dự tính của bạn, những buồn chán của bạn, những khó khăn của bạn. Chúa không đủ khả năng giúp bạn vượt lên chúng hay sao? 

Hãy thưa với Chúa về Giáo Hội của Chúa, về các Giám mục, các Linh mục, các Xứ Truyền Giáo, các Tu sĩ, các Ơn Gọi, các bệnh nhân, các người tội lỗi, những người nghèo, những người lao động… Phải chăng nơi những người lao động nặng gánh vất vả và ưu tư ấy, Chúa lại không gặp được lòng quảng đại sâu xa đáp lại Lời Mời Gọi của Chúa, nếu họ không gặp phản chứng nơi những người loan báo danh Chúa?  

Bạn hãy nói với Chúa về tất cả những ai đang phải đau khổ, trong tâm trí, trong thân xác, trong con tim, trong nhân phẩm. Bạn hãy nói với Chúa về tất cả những người vừa chết hay biết mình sắp chết mà lo âu sợ hãi hoặc ngược lại tỉnh táo đón nhận.

Bạn hãy nói với Chúa về Nước Chúa, về sự tăng trưởng của Nước Chúa trong thế giới, trong các tâm hồn. Bạn có những vấn nạn nào đặt ra cho Chúa không? Bạn đừng ngại, Chúa là chìa khóa của mọi vấn đề. Chúa sẽ không cho bạn câu trả lời ngay lập tức, nhưng nếu vấn nạn của bạn xuất phát từ một trái tim yêu thương, thì câu trả lời sẽ đến trong những ngày kế tiếp, hoặc bởi sự can thiệp của Thánh Thần, hoặc bởi các biến cố.  

Bạn có ước vọng gì cho bạn, cho người khác, cho cả Chúa nữa không? Bạn đừng sợ xin Chúa nhiều. Làm như thế là bạn hối thúc được nhân loại thấm nhập Chúa và tăng cao mức độ tình yêu và sự hiện diện của Chúa trong lòng con người.

Như đối với Maria Mađalêna sáng Phục Sinh, Thánh Tâm Chúa không ngừng gọi đích danh bạn và Chúa chờ đợi câu trả lời của bạn. Chúa gọi thầm tên bạn và đợi tiếng “này con đây” của bạn, chứng tỏ bạn lưu tâm và sẵn sàng. 

Chúa còn nhiều điều muốn nói cho bạn hiểu, nhưng bạn chỉ biết được có một phần nhỏ ở trên trần gian này thôi. Muốn thấu hiểu được các Chân lý đó, bạn cần phải đến gặp Chúa nhiều hơn nữa. Nếu bạn tỏ ra dễ dạy hơn, Chúa sẽ nói với bạn nhiều hơn.  

Tỏ ra dễ dạy, trước hết là khiêm tốn, tự coi mình dốt nát có nhiều điều phải học. Khi sẵn sàng đến dưới chân Chúa và nhất là kề Thánh Tâm Chúa, bạn sẽ hiểu được tất cả mà chẳng cần công thức nào hết. Đó là chăm chú đến những hoạt động của ơn thánh, những dấu hiệu của Thánh Linh, những gợi hứng không thể nói hết được của tư tưởng Chúa. 

Bạn hãy tiếp tục chuyện trò với Chúa sau cuộc gặp gỡ ở nhà thờ. Hãy nghĩ rằng Chúa ở bên bạn, trong bạn và hoàn tất những gì bạn phải làm. Thỉnh thoảng hãy hướng cái nhìn yêu thương về Chúa. Cái đó không làm vướng bận hoạt động hay việc tông đồ của bạn. Chính trong mức độ Chúa ở trong tâm trí bạn mà bạn nhìn anh chị em bạn bằng con mắt của Chúa và yêu thương họ bằng Trái Tim của Chúa. 

Chớ gì cuộc sống bạn là một cuộc đàm đạo không ngừng với Chúa. Bây giờ người ta nói rất nhiều tới đối thoại. Tại sao không đối thoại với Chúa? Bạn hãy nói với Chúa một cách đơn sơ, đừng bận tâm đến từ ngữ, cú pháp. Chúa nhìn đến những gì bạn muốn diễn tả nhiều hơn là chữ bạn dùng để nói. 

Chúa là Lời Thầm Lặng. Nếu bạn thực sự để ý, bạn sẽ nhận ra tiếng Chúa qua những cái rất khiêm tốn, cũng như những cái rất vĩ đại trong thiên nhiên, qua những con người rất khác biệt, cũng như những hoàn cảnh rất quen thuộc thường ngày. Đó là vấn đề Đức Tin và Tình Yêu. Bạn hãy xin Chúa cho những anh chị em đã chưa hề có hoặc đã mất đi đức tin và tình yêu ấy. 

Bạn hãy gọi đến Chúa như Ánh Sáng chiếu soi trí khôn bạn, như lửa nung nấu trái tim bạn, như Sức Mạnh tăng cường nghị lực bạn. Bạn hãy gọi đến Chúa như người bạn muốn chia sẻ cuộc sống với bạn, như Cứu Chúa muốn thanh tẩy hồn bạn khỏi ích kỷ, như Thiên Chúa muốn bạn kết hợp với Ngài ngay tại trần gian này. 

Bạn hãy gọi đến Chúa, yêu mến Chúa, để Chúa chiếm ngự bạn trong tất cả những giới hạn và khốn cùng của bạn. Bấy giờ, bạn sẽ tự nhiên nghĩ đến Chúa, đến tha nhân hơn là nghĩ đến bạn, bạn sẽ sống cho Chúa, cho tha nhân hơn là sống cho bạn, bạn sẽ hiệp thông với Chúa và với tha nhân. Như thế, bạn sẽ giúp Chúa làm nhiều hơn cái gạch nối giữa Cha trên trời và các anh chị em của Chúa nơi trần thế.

Bạn hãy nói với Chúa trước khi nói về Chúa. Bạn hãy nói với Chúa bằng tất cả đơn sơ và thân thuộc, và với tất cả nụ cười nữa. Những kẻ nói về Chúa mà không phải chính Chúa nói qua họ thì hỏi họ nói chi được về Chúa? Người ta có những ý tưởng sai lạc về Chúa, ngay cả trong số các kitô hữu. Huống chi những kẻ không tin vào Chúa. 

Chúa muốn là người bạn của mọi người, nhưng quá ít kẻ cư xử với Chúa như là một Người Bạn. Họ xét đoán và kết án Chúa mà không hề biết Chúa. Chúa bị xóa đi khỏi chân trời của họ, nhưng Chúa vẫn có đó, vẫn ban cho họ đầy tràn đủ thứ ơn lành mà họ chẳng ngờ tới. 

Chỉ những ai có thinh lặng nội tâm mới nghe được tiếng Chúa. Thinh lặng khỏi những con quỷ nội tại có tên là kiêu ngạo, là bản năng quyền lực, là óc thống trị, ưa lấn áp, nhục dục làm mờ tối trí khôn và làm chai cứng con tim. Thinh lặng khỏi những mối bận tâm thứ yếu, những lo âu quá độ, những xét đoán táo bạo hoặc vội vàng nông nổi. 

Nhưng như vậy thôi chưa đủ. Bạn còn phải ước muốn tư tưởng của Chúa tràn ngập trí khôn, với trọn vẹn ý chí gìn giữ và thực hành Lời Chúa. Lời Chúa là hạt giống Chân Lý, Ánh Sáng và Hạnh Phúc. Kẻ nào đón nhận và cảm nếm sâu xa Lời Chúa sẽ hiểu được tất cả giá trị và sẽ sẵn sàng hy sinh mọi thứ phụ tùy xem ra cần thiết.

Bạn hãy ở trong Chúa và hãy đón nhận Chúa!

Chúa hoàn tất công trình Bình An và Yêu Thương của Chúa trong Giáo Hội, ngang qua những tâm hồn biết chiêm ngắm và mềm mỏng với hoạt động của Chúa.

Chiêm ngắm là nghĩ đến Chúa bằng cách yêu mến Ngài, đối thoại cùng Thiên Chúa Ba Ngôi bằng con mắt, trái tim và ước muốn.

Nhìn ngắm Chúa với sự sẵn sàng, lòng biết ơn và tình yêu mến. Ngài thấy tất cả các linh hồn liên kết với Ngài. Ngài cũng thấy cả sự khốn cùng của họ nữa. Chúa yêu mến họ. Bạn hãy để Chúa yêu mến bạn. 

Nhìn ngắm Chúa Giêsu trong các mầu nhiệm của Chúa. Chúa thấy hết sự khốn cùng, nghèo khó, bất hạnh của bạn. Yêu mến Chúa Giêsu với hết linh hồn, trái tim và sức lực của bạn, kết hợp với Mẹ Maria, các Thiên Thần và các Thánh.

Nhìn ngắm tất cả những gì Chúa Thánh Thần hoàn thành, ban phát và tha thứ. Tất cả những gì Ngài thánh hóa, linh ứng, soi sáng, sưởi ấm, tăng sức, hiệp nhất và làm cho nên phong phú. Tỏ cho Ngài sự khốn cùng của bạn. Nài xin Ngài cất đi những chướng ngại cho việc thực hiện chương trình của Chúa. Bạn hãy để cho Ngài sưởi ấm và chiếm hữu bạn; hãy kêu xin Ngài ơn nguyện gẫm sâu xa. Hiến dâng chính mình bạn để Ngài đổ đầy cho. 

Việc đầu tiên là bạn hãy tha thiết xin Chúa lột bỏ khỏi bạn tất cả những gì cản trở bạn lắng nghe Chúa, tiếp đón Chúa, đón nhận Chúa, thực hành Lời Chúa. Chúa đang nói trong bạn, nhưng bạn phải biết lắng tai mới nghe được. Bạn chỉ có thể lắng nghe Chúa khi tình yêu của bạn thanh thoát và mang đặc tính tình yêu hiến dâng của Chúa. 

Việc thứ hai là bạn hãy trung thành đặc biệt dành cho Chúa những thời gian cao điểm trong nội tâm bạn, ở đó Chúa luôn hiện diện, luôn hoạt động và không ngừng yêu mến.

Việc thứ ba là bạn hãy mỉm cười với Chúa nhiều hơn: Chúa yêu người cho và tự hiến với nụ cười. Bạn hãy mỉm cười với Chúa, mỉm cười với mọi người, mỉm cười trước tất cả mọi sự. Trong nụ cười có sự tinh tế hàm ý của một tình yêu hiến dâng đích thực nhiều hơn bạn tưởng nhiều và bạn càng cho đi nụ cười thì đổi lại Chúa sẽ cho bạn chính mình Chúa. 

Bạn không phải sống một mình trước mặt Chúa đâu, mà bạn sống trong Chúa. Chúa hiệp nhất bạn với Chúa Ba Ngôi, với Đức Mẹ, với các Thánh và với mọi thành phần của nhiệm thể Chúa. Bạn không bao giờ cô đơn cả, đời sống căn bản là cộng đồng. 

Bạn hãy suy nghĩ, cầu nguyện, hành động ở trong Chúa. Chúa ở trong bạn và bạn ở trong Chúa. Chúa luôn đứng ở cửa linh hồn bạn mà gõ. Nếu bạn nghe tiếng Chúa và mở cửa cho Chúa, Chúa sẽ vào và cùng ăn tối với bạn. Bạn đừng lo đến món ăn. Mỗi lần Chúa mang tới phần lớn nhất, và niềm vui của Chúa là thấy bạn ăn ngon lành đến đỗi đem Chúa cho anh chị em bạn nữa. Bạn hãy nghĩ đến họ bằng cách nghĩ đến Chúa. Bạn hãy tập trung họ lại trong lời cầu nguyện của bạn, bằng cách dâng mình bạn cho Chúa. Bạn hãy đón nhận họ bằng cách để Chúa đón nhận bạn. 

Bạn hãy sống với Chúa như với Người Bạn không bao giờ lìa xa, bạn đừng lìa xa Chúa khỏi ý chí, con tim và trí khôn của bạn. Bạn hãy chú ý đến sự hiện diện của Chúa, cái nhìn của Chúa, Tình Yêu của Chúa và Lời của Chúa. 

Bạn biết rõ là Chúa ở gần bạn, ở trong bạn và trong tha nhân. Nhưng biết là một chuyện và thấy lại là một chuyện khác. Bạn hãy năng xin Chúa ơn ấy. Chúa không từ chối lời cầu nguyện khiêm tốn và bền bỉ của bạn đâu. 

Bạn biết rõ rằng Chúa không rời mắt khỏi bạn. Phải chi bạn thấy được cái nhìn chứa chan lòng tốt, dịu dàng, ước ao, luôn hào hiệp, khích lệ, sẵn sàng nâng đỡ giúp giùm bạn. Cái nhìn ấy, bạn cần gặp gỡ trong đức tin, ước ao trong đức cậy và tha thiết trong đức mến. 

Chúa là tình yêu hơn bạn biết nhiều lắm. Bạn hãy thờ lạy và tín nhiệm. Những bất ngờ Chúa dành cho bạn còn đẹp đẽ hơn bạn có thể tưởng tượng vô vàn. Thời gian sau cái chết là chiến thắng của tình yêu trên mọi giới hạn con người. Ngay từ bây giờ, bạn hãy xin Chúa ơn được nhận thức những tinh tế của tình yêu bao la của Chúa đối với bạn. 

Bạn biết rõ Chúa là Thần Trí và là Sự Sống đang nói trong bạn. Nhưng ích chi để nói và diễn tả sự phong phú của Thiên Chúa, nếu bạn không mở rộng lòng lắng nghe, đón nhận và tiêu hóa.

Thời gian bạn để hồn bạn nối chặt với Thánh Thể đem lại hiệu quả gấp ngàn lần các công việc bạn đeo đuổi ở ngoài Chúa. Chính từ bên trong mà Chúa dẫn dắt thế giới, nhờ các linh hồn lắng nghe và đáp lại Chúa. Họ làm cho Chúa hết sức vui mừng, nhưng họ còn quá ít. Nhiệm vụ kitô hóa thế giới thì bao la mà số thợ lại quá ít! 

Cuộc sống bạn sẽ đơn giản hơn nhưng lại phong phú hơn tùy cái chỗ bạn dành cho Chúa trong trí khôn và trong trái tim bạn. Bạn ưng Chúa đến, tăng trưởng và chiếm ngự lòng bạn, nhưng ước muốn ấy vẫn còn là “gió thổi mây bay”! 

Bạn hãy nhớ rằng bạn không là gì cả và tự bạn, bạn không thể làm được chút chi để tăng thêm thân mật với Chúa đang hiện diện trong bạn. Bạn cần khiêm tốn hiệp với Đức Mẹ mà xin Chúa điều đó. Bạn đừng bỏ mất cơ hội nào để kết hiệp với Chúa. Bạn hãy tín nhiệm lặn hụp trong Chúa và để Chúa hành động qua bạn. Chúa muốn người ta cảm nhận được rằng sự sống Chúa trào lên trong bạn, tình yêu Chúa đốt nóng trái tim bạn và ánh sáng Chúa soi sáng trí khôn bạn. 

Cái nhìn của Chúa trên bạn là đích thực, trong sáng và sâu xa. Bạn đừng trốn chạy, nhưng hãy tìm kiếm nó. Nó sẽ khám phá ra tất cả những gì bạn còn dính bén và tìm mình. Nó sẽ tôi luyện bạn quên mình nhiều hơn nữa cho tha nhân.

Bạn hãy ước muốn Chúa và sống trong Chúa. Bạn sẽ sống nhờ Chúa, làm việc cho Chúa và những năm cuối đời bạn sẽ phục vụ hiệu quả cho Giáo Hội. 

Bạn hãy nghĩ đến Chúa.

Bạn hãy năng nghĩ đến điều Chúa vui thích: tâm hồn trẻ thơ, sự trong trắng nơi trái tim và cái nhìn của chúng, những hi sinh quảng đại, sự hiến dâng đơn sơ và toàn vẹn của chúng. Chúa được triển nở trong nhiều tâm hồn trẻ thơ, nơi không có mây mù nguy hại, nơi những nhà giáo dục biết uốn nắn, hướng dẫn, khích lệ chúng đến với Chúa. 

Cái làm Chúa vui thích là linh mục trung thành với Thánh Linh và với Mẹ Chúa, cảm nhận được và hành động trong sự hiện diện của Chúa. Cái làm Chúa vui thích là trong mọi môi truờng, những tâm hồn đơn sơ không để bị kiêu ngạo xâm chiếm, không nghĩ đến và chăm lo bản thân mình hơn tha nhân, nghĩa là tự nhiên biết quên mình sống phục vụ tình yêu. 

Bạn hãy yêu Chúa như Chúa muốn và sao cho người ta cảm nhận được điều đó. Yêu tha nhân hay quên bỏ mình bạn để tập trung vào Chúa cũng phải được như thế.

Bạn đừng quên Chúa, chớ gì bạn biết được Chúa hay bị lãng quên dường nào, ngay cả những người bạn thiết nghĩa của Chúa, và cả chính bạn nữa! Bạn hãy năng xin Chúa ơn không quên Chúa. Sự không bao giờ quên Chúa đem lại bao nhiêu phong phú cho một linh hồn và cho những linh hồn tùy thuộc vào linh hồn ấy. 

Bạn đừng quên sự hiện diện của Chúa bên bạn, trong bạn, trong tha nhân và trong Thánh Thể. Việc bạn nhớ sự hiện diện của Chúa sẽ biến đổi tất cả những gì bạn làm, ý tưởng, lời nói, hành động, những hy sinh, những đau khổ, những niềm vui của bạn. 

Bạn đừng quên những ước vọng của Chúa về vinh quang Chúa Cha, về sự tiến triển của Nước Trời trong tâm hồn con người, về sự thánh hóa Giáo Hội, về sự thực hiện ý muốn của Chúa Cha trên bạn và chỗ của bạn trong lịch sử nhân loại. 

Chúa dẫn dắt bạn, hãy bằng an, nhưng bạn đừng quên Chúa. Chúa sẽ biến đổi tất cả mọi sự khi bạn kêu xin Chúa giúp bạn. Khi bạn mời Chúa kết hợp với bạn thì tất cả những gì bạn hoàn tất hay tất cả những gì bạn phải chịu đựng sẽ có được một giá trị đặc biệt, giá trị thần linh. Vậy bạn hãy tận dụng nó, bởi vì nó sẽ mang lại cho cuộc sống bạn chiều kích vĩnh cửu.

Bạn hãy chia sẻ mọi sự với Chúa. Hãy đem Chúa vào trong tất cả những gì bạn làm. Hãy năng xin Chúa giúp đỡ và cố vấn. Bạn sẽ được gấp bội niềm vui nội tâm, vì Chúa là nguồn suối của niềm vui sống động. Sự hiệp thông với tình yêu của Chúa vượt quá tất cả những khổ nhọc và biến chúng thành những niềm vui kiến tạo bình an. 

Bạn hãy luôn tìm làm vui lòng Chúa, chớ chi đó là chiều hướng căn bản của con tim và ý chí của bạn. Chúa nhạy cảm với những sự tế nhị nhỏ bé và những chú tâm trung thành hơn người ta tưởng nhiều lắm. 

Nếu bạn biết được Chúa yêu thương bạn đến độ nào thì bạn sẽ không bao giờ sợ Chúa. Bạn sẽ lao mình vào vòng tay Chúa. Bạn sẽ sống phó thác và tín nhiệm vào lòng dịu dàng bao la của Chúa, và nhất là bạn sẽ không quên Chúa, ngay cả giữa những công việc bận rộn nhất của bạn, và chính ở trong Chúa mà bạn hoàn thành được tất cả mọi sự.

Để nghe được tiếng Chúa, bạn phải có một tinh thần phù hợp là thẳng thắn và mở tâm hồn bạn ra với Chúa, mãnh liệt ước muốn lắng nghe Chúa, với ý chí hoàn tất những hy sinh mà Thánh Thần Chúa có thể gợi ra cho bạn. Cương quyết loại khỏi trí bạn những gì không phải là Chúa. Đẩy xa những mối bận tâm vô ích hoặc không thuận lợi.  

Khiêm tốn tự nhủ bạn không là gì hết và tự bạn, bạn không thể làm được một cái gì. Sưởi ấm trái tim Chúa bằng cách quảng đại ném vào đó những cành củi hy sinh và năng kêu xin Thánh Thần giúp đỡ. Rồi hãy thờ lạy Chúa trong thinh lặng. An bình ngồi dưới chân Chúa, lắng nghe Chúa gọi tên bạn.

Chính trong những cuộc chuyện vãn “câm lặng và thân mật” ấy với Chúa mà bạn được gặp Chúa nhiều hơn. Hãy tin tưởng. Mỗi tâm hồn có một hình thức chuyện vãn riêng tư với Chúa. Chúa không bao giờ bỏ bạn cô đơn, tại sao bạn không cố gắng hơn một chút để tìm kiếm Chúa? Chính nhờ việc bạn mật thiết liên kết với Chúa mà lời cầu nguyện, các hoạt động, các đau khổ của bạn mang lại kết quả, vì chính lời cầu nguyện của Chúa thốt lên trong lòng bạn. 

Bạn hãy sống tình yêu kết hợp với Chúa

Bạn hãy năng gọi đến Chúa để bạn thực hiện trọn vẹn những gì Chúa chờ đợi ở bạn. Hãy đến để bạn giúp các linh hồn thực hiện kế hoạch tình yêu của Chúa trên họ như Chúa muốn. Hãy đến để bạn yêu Chúa như Chúa muốn. Chúa chờ đợi ở bạn kinh cầu tình yêu này :

Chúa Giêsu - Tình yêu của con, con yêu mến Chúa.

Chúa Giêsu - Lò lửa của con, con yêu mến Chúa.

Chúa Giêsu - Sức Mạnh của con, con yêu mến Chúa.

Chúa Giêsu - Ánh Sáng của con, con yêu mến Chúa.

Chúa Giêsu - Sung Mãn của con, con yêu mến Chúa.

Chúa Giêsu - Hiến Tế của con, con yêu mến Chúa.

Chúa Giêsu - Lời Nguyện của con, con yêu mến Chúa.

Chúa Giêsu - Mọi Sự của con, con yêu mến Chúa. 

Khi bạn yêu mến Chúa cách sâu xa, trong bạn sẽ phát ra khúc xạ của Chúa giúp bạn dễ dàng đem Chúa cho kẻ đến gần bạn. Những tương quan của bạn với Chúa là đáng kể. Tại sao bạn quá bận tâm đến những cái sẽ qua đi hơn Chúa là Đấng mãi mãi tồn tại? 

Bạn hãy sống bởi Chúa, sống với Chúa và sống cho Chúa. Hãy nuôi dưỡng bạn bằng tư tưởng của Chúa, là diễn tả của Thánh Thần, là ánh sáng, sức mạnh và sự sống. Hãy nuôi dưỡng bạn bằng ý chí của Chúa, đem ý chí bạn vào ý chí của Chúa để làm vinh danh Chúa Cha và hữu ích cho Giáo Hội.  

Chúa không là người Bạn Đường tuyệt vời cho bạn sao? Bạn hãy xin ý kiến Chúa, lời khuyên, sự giúp đỡ. Yêu là sống cho người mình yêu. Bạn không sống cho Chúa thì cho ai? Bạn hãy hành động, làm việc, cầu nguyện, hít thở, ăn uống, nghỉ ngơi cho Chúa. Hãy không ngừng thanh luyện ý hướng của bạn. Đừng làm cái gì bạn không thể làm cho Chúa. Đòi hỏi đó là bằng chứng tình yêu. Bạn biết rõ, sự hy sinh phải trả giá, nhưng bạn được lại gấp trăm những gì bạn đã hy sinh cho Chúa. 

Bạn hãy có trong trí bạn những ý tưởng yêu thương, trong mắt bạn tỏa chiếu lòng tốt và trên môi bạn những lời nói bác ái, trong tim bạn những tình cảm thân hữu và trong ý chí bạn những ý muốn lương hảo. Chớ gì cuộc sống bạn thấm đượm tình yêu và cái chết của bạn tỏa hương tình yêu. Chỉ có thế mới đáng kể. 

Bạn hãy đến với Chúa và ngắm nhìn. Hãy đọc và múc cạn trong cái nhìn của Chúa. Hãy lặn ngụp và giữ lấy chỗ của bạn trong Trái Tim Chúa. Hãy lại gần và châm lửa trong ý chí của Chúa. Chúa là Lửa, là Tình Yêu. 

Yêu thương đơn giản như vậy, nhưng lại ít người biết được bí quyết này, ngay cả những người sống đời hiến dâng. Đâu có quên mình, ở đó mới có tình yêu đích thực. Rất lắm lần người ta yêu bản thân mình qua những người họ tưởng rằng họ yêu.

Bạn hãy đặt mình dưới ảnh hưởng của Thánh Linh. Ngài sẽ làm cho bạn nóng cháy lên. Nếu bạn là lò lửa mến thì bạn sẽ cứu được biết bao nhiêu linh hồn. Việc Chúa lớn lên trong các linh hồn tùy thuộc mức độ sức nóng tình yêu của họ đối với Chúa và đối với tha nhân.

Bạn hãy cho Chúa một tình yêu có phẩm chất: Tâm hồn càng khiêm tốn, tình yêu càng tinh tuyền. Tâm hồn càng có tinh thần hy sinh thì tình yêu càng chân thật. Tâm hồn càng thông  hiệp với Thánh Linh, tình yêu càng mạnh mẽ. 

Yêu là nghĩ đến Chúa, là ngắm nhìn Chúa, là lắng nghe Chúa, là kết hợp với Chúa, là chia sẻ mọi sự với Chúa. Cuộc sống bạn là một chuỗi chọn lựa không ngừng giúp bạn từ bỏ chính mình vì lợi ích cho tha nhân. Tình yêu này càng lớn lên trong tâm hồn, thì tâm hồn càng vươn tới tầm vóc nhân loại. Nhưng khi tâm hồn từ chối tham dự vào tình yêu ấy thì nó sẽ làm chậm lại việc thánh hóa thế giới. 

Ai cố gắng yêu với Trái Tim Chúa sẽ nhìn thấy mọi người, mọi sự với cái nhìn của Chúa. Bạn không nhận thấy rằng, bạn càng trung thành với việc nguyện gẫm thì nó không hề làm cho bạn mệt đó sao? Và nếu có gì phải chịu đựng thì bạn cũng sẽ chịu được dễ dàng. 

Chúa không chỉ là mối dây, mà còn là nơi gặp gỡ và hiệp thông. Nơi Chúa, bạn gặp được Chúa Cha và Chúa Thánh Thần. Nơi Chúa, bạn gặp được Mẹ Maria, Thiên Thần giữ mình, tất cả các Thánh, mọi tâm hồn hiến dâng, mọi kitô hữu, mọi người thiện chí, những người đau khổ, những bệnh nhân, những người lâm chung, các linh hồn luyện tội, mọi người quen và không quen, tất cả thế giới và nhất là bạn gặp được bí quyết tình yêu hiến dâng trọn vẹn. 

Chúa biết bạn yếu đuối và dòn mỏng. Bạn hãy tìm kết hợp với Chúa nhiều hơn. Kết hợp với Lời cầu nguyện của Chúa, Lễ Vật của Chúa. Bạn hãy kết hợp với Chúa để làm những gì bạn phải làm, bạn sẽ thấy mọi sự tốt đẹp hơn, dễ dàng hơn. Bạn hãy kết hợp với Chúa để trở nên tốt, niềm nở, thông cảm, cởi mở với mọi người. Và Chúa sẽ chuyển thông cái gì là của Chúa vào các mối liên hệ của bạn. 

Chúng ta hãy cùng nhau, như cành cùng với thân cây, như chi thể cùng với toàn thân. Chúng ta hãy cùng nhau cầu nguyện. Làm việc, nói năng, trở nên tốt, yêu thương, hiến dâng, đau khổ, chết và một ngày kia được vui sướng nhìn thấy Chúa cùng Mẹ Maria. 

Tình yêu của Chúa rất tế nhị, dịu dàng, chăm chú, bao dung, mạnh mẽ nhưng cũng rất đòi hỏi. Chúa yêu bạn trước và tất cả những gì là bạn đều do Chúa ban cho bạn. Vì tế nhị, Chúa không nhắc luôn, nhưng Chúa chờ đợi bạn ý thức lấy, cảm ơn Chúa và tự rút ra những lợi ích. Hãy đến tựa đầu vào vai Chúa, bạn sẽ hiểu hơn Chúa dịu ngọt dường nào!  

Không có một cái gì liên quan đến bạn mà thoát khỏi sự chú ý của Chúa. Chúa biết hơn bạn những hoàn cảnh giảm khinh và những lý do biện minh cho lầm lỗi, sai trái, tội lỗi của bạn. Tình yêu của Chúa mạnh mẽ để nâng đỡ bạn. Để vực bạn lên và đỡ nâng hướng dẫn bạn, khi bạn kêu đến Chúa. Tình yêu của Chúa cũng rất yêu sách vì Chúa yêu bạn và muốn hiến mình Chúa cho bạn nhiều hơn, nhưng Chúa chỉ làm được điều đó khi bạn trung thành đáp lại những mời gọi của ơn thánh Chúa và những thúc đẩy của Thánh Linh.

Chúa yêu bạn còn vì anh chị em của bạn, Chúa muốn đến với họ qua bạn, Chúa muốn bạn phản ánh Chúa, mạc khải Chúa, diễn tả Chúa cho họ, nhưng Chúa chỉ làm được điều đó khi bạn rộng mở cho Chúa mọi cánh cửa tâm hồn bạn và quảng đại đáp lại lời mời gọi của Chúa.

Vì tình yêu, bạn hãy đơn giản hóa mọi sự, vui mừng cũng như đau khổ. 

Chúa muốn bạn mỗi ngày dành 15 phút sống tình yêu tinh tuyền, tích cực. Kết hợp với Chúa, bạn sẽ tập tành tiến tới. Bạn hãy bắt đầu một phút, rồi hai phút, rồi ba phút. Nếu bạn kiên trì với tác động của Thánh Linh, không mấy chốc bạn sẽ đạt tới mười lăm phút, và rồi sẽ nhiều hơn nữa. Bấy giờ, bạn sẽ thấy mọi sự được đặt đúng chỗ của chúng và bạn sẽ nếm trước những gì Chúa dành cho bạn, khi giờ của bạn điểm.

Tình yêu của bạn phải lớn hơn những công việc bề bộn, nặng nhọc của bạn, lớn hơn những lo âu của bạn, lớn hơn những đau khổ của bạn. Cái có giá trị trước mặt Chúa không phải tình yêu bạn cảm thấy, mà phải là tình yêu bạn chứng tỏ cho Chúa. 

Suốt ngày sống, bạn hãy hướng về Chúa những phút thờ phượng lặng lẽ, hãy năng xin Chúa làm lớn lên trong bạn ước muốn Chúa, cảm nếm Chúa, niềm vui của Chúa. Đó là lời cầu nguyện Chúa muốn đón nhận. Nhưng bạn hãy nhẫn nại, đừng tìm đi nhanh hơn ơn thánh của Chúa. 

Nước Trời phải được xây dựng từ bên trong và Chúa cần những tâm hồn quảng đại trong những cuộc chiến nội tâm cho anh chị em hơn là những người truyền bá và chạy lo công việc, kể cả phục vụ Giáo Hội Chúa. Cái quan trọng là lửa tình yêu lớn lên trong các tâm hồn, hơn là những việc trọng đại bên ngoài, những tổ chức rầm rộ nhưng trống rỗng hay ít sự hiện diện và hoạt động của Chúa. 

Đừng chấp nhận sự đồng điệu trong tình yêu. Hãy tìm và bạn sẽ gặp những cách mới để bộc lộ tình yêu của bạn cho Chúa. Dĩ nhiên cần phải có những điểm cố định trong đời sống thiêng liêng, nhưng với danh nghĩa chứng tá và gìn giữ, chứ không phải là chướng ngại vật và “cây to che rừng.” 

Bạn hãy để Chúa dẫn dắt bạn. Đừng lo lắng về tương lai. Bạn thiếu cái gì trong quá khứ ư? Bạn sẽ không thiếu gì hết vì Chúa sẽ luôn luôn có mặt và kẻ nào không thiếu Chúa thì chẳng thiếu gì cả. Sự hiện diện dịu dàng của Chúa luôn ở bên bạn, ngay cả trong những giờ đen tối và khó khăn nhất của đời bạn. Và những con đường hầm sẽ tỏa ra ánh sáng. 

Ai năng đến bên Chúa sẽ múc được nguồn nghị lực mới. Chính Chúa sẽ đem lại canh tân thực sự trong các tâm hồn, các gia đình, toàn xã hội. Thế giới sẽ được sức sống nhờ đời sống chiêm niệm đích thực. Đời sống chiêm niệm không phải là cuộc sống xuất thần, mà chính là cuộc sống có Chúa và tựa vào Chúa, cuộc sống kết hợp với tư tưởng và hoạt động của Chúa. Chính sự nối kết sinh tử này với Chúa mà toàn thế giới nhận được ân sủng và thần tính Chúa. 

Mỗi ngày khi rước lễ, bạn hãy đọc lời nguyện Chúa ưa thích này: "Lạy Chúa Giêsu, xin làm lớn lên trong con lòng khao khát Chúa, khao khát có Chúa, khao khát được thuộc về Chúa và càng ngày càng lớn lên trong Chúa".

Bạn đừng ngạc nhiên khi chưa được nhận lời nhanh chóng, một cách có thể nhìn thấy hay cảm nhận được. Bạn hãy tiếp tục với lòng nhẫn nại. Việc đó sẽ đến từ từ, đòi phải có thời gian và những thanh luyện thực hiện ngày qua ngày. Giá trị của một đời sống chính là tình yêu của đời sống đó, nó sẽ biến đổi tất cả những gì nó đụng tới, cho dù có phải chịu những lúc đen tối, như mặt trời có thể bị mây che nhưng nó vẫn tiếp tục chiếu sáng và tỏa sáng chan hòa sau đám mây. Tình yêu chiếu sáng, tình yêu sưởi ấm, tình yêu chúc lành, tình yêu đem lại vui mừng. 

Mỗi người đều có những khả năng bất tận cho tình yêu. Dưới ơn thúc đẩy của Thánh Linh, tình yêu này có thể được thánh hóa và phô diễn bằng những hành động quảng đại phi thường đến hy sinh chính bản thân. Và Chúa sẵn sàng giúp nó phát triển dễ dàng, nhưng Chúa sẽ không làm được nếu không có bạn cộng tác. Bạn biết rõ rằng tự bạn, bạn không là gì hết và bạn chẳng có thể làm được gì, nhưng một ngày kia bạn sẽ kinh ngạc khi thấy những gì bạn và Chúa sẽ làm chung với nhau. 

Bạn hãy tìm kiếm Chúa ở trong bạn và một cách tự do quảng đại đặt mình dưới sự chiếm giữ thần linh của Chúa. Bạn tiếc là đã không liên lỉ ý thức sự hiện diện của Chúa, nhưng cái quan trọng là Chúa có đó khẳng định tình yêu của bạn. Hãy cho Chúa bằng chứng tình yêu của bạn bằng những hy sinh nhỏ nhặt, những khổ đau chịu đựng trong hiệp thông với đau khổ của Chúa, những lần dừng lại ngắn ngủi và thường xuyên giữa công việc hay học hành của bạn, và bạn sẽ thấy dần dần lớn lên trong bạn một trạng thái trung thành và sẵn sàng với tất cả những gì Chúa sẽ xin bạn.

VỀ MỤC LỤC
VẤN ĐỀ TÂM BỆNH Ở NGƯỜI CAO TUỔI

 

Trong xã hội Hoa Kỳ, nơi mà tuổi trẻ được coi trọng, tuổi cao đồng thời lại mang tâm bệnh có thể là cản trở để có nếp sống tốt lành và có ích hơn. Lý do là xã hội, cơ chế chính quyền và mỗi cá nhân đều vô tình hoặc cố ý có sự đối xử cách biệt và kỳ thị với người già mang thêm tâm bệnh.  

Cao tuổi là những người từ 60-65 tuổi trở lên. 

Tâm bệnh là những rối loạn về tâm trạng, hành vi, về sự suy nghĩ cũng như nhận thức của người bệnh.

Bệnh xảy ra ở bất cứ ai, không kể tuổi tác, giai tầng xã hội, giống tính và phái tính. Di truyền dòng họ, khó khăn khi còn là bào thai, chấn thương tâm lý, mất thăng bằng hóa chất tại não bộ, bệnh của cơ thể…là những yếu tố có thể gây ra bệnh.

Người bệnh thường cảm thấy thay đổi đột nhiên trong hành vi, tâm trạng với lo âu, căng thẳng, xa lánh bạn bè thân nhân, không thích thú với các sinh hoạt thường lệ, rối loạn ăn uống ngủ nghỉ, có ý nghĩ tiêu cực như tự tử hoặc bạo hành với người khác. Một số người có những hoang tưởng, ảo giác đối với sự việc và đối với mọi người ở chung quanh.

Tâm bệnh là một trong nhiều bệnh hiện nay còn bị hiểu nhầm nhiều nhất. 

Kết quả nghiên cứu cho hay, số người cao tuổi bị tâm bệnh ngày một gia tăng đồng thời sự kỳ thị đối với họ cũng nhiều hơn.

Theo một vài ước định, tới năm 2030 sẽ có khoảng 15 triệu người già mắc tâm bệnh tại Hoa Kỳ. Như vậy, một phần tư số người cao tuổi sẽ mắc một loại bệnh tinh thần nào đó, kề cả sa sút trí tuệ. Một phần ba số người sa sút trí tuệ cũng có dấu hiệu rối loạn tinh thần và trầm cảm.

Người cao tuổi có thêm tâm bệnh thường không được chăm sóc, điều trị chu đáo cả về dược phẩm cững như tâm lý trị liệu. Một trong nhiều lý do là những dịch vụ y tế mà người già cần đến, đều không được cung cấp đầy đủ. Theo kết quả của một số nghiên cứu, chỉ có 3% người cao tuổi nhận được sự trị liệu tại Trung Tâm Ngoại chẩn Tâm bệnh và chỉ có 30% người cao tuổi sống trong cộng đồng nhận được sự chăm sóc tại Trung tâm Tâm bệnh. 

Ngoài sự không nhận được đầy đủ trị liệu, chăm sóc, người cao tuổi mang tâm bệnh còn gặp phải sự đối xử khác biệt và kỳ thị.  

Có ba loại đồi xử khác biệt và kỳ thị: tự bản thân người bệnh, từ công chúng và từ thể chế. 

a. Tự bản thân người bệnh.

Người già mang tâm bệnh rất sợ hãi đi tìm kiếm trị liệu hoặc nhận là mình mang tâm bệnh vì nhiều lý do.

Họ e ngại là nếu tự nhận có tâm bệnh, họ sẽ mất bảo hiểm sức khỏe và sự chăm sóc, mất trợ cấp tài chánh, sẽ bị phụ thuộc, trở nên bối rối, tự xa lánh mọi người hoặc bị coi là bất khiển dụng.

Họ cũng sợ bị đưa vào các nơi tập trung, xa xã hội, rồi bị rơi vào quên lãng. 

b. Từ quần chúng

Công chúng thường đồng hóa người cao tuổi mang tâm bệnh với sự lão suy.

Người già vẫn bị coi như khờ dại, không chịu thay đổi, cứng đầu và đòi hỏi quá nhiều.

Người già mang tâm bệnh lại còn bị xã hội cô lập nhiều hơn vì cho là bệnh không chữa trị được hoặc người bệnh không xứng đáng nhận sự điều trị.

Một thì dụ: trầm cảm xẩy ra ở người cao tuổi được hiểu lầm như một hiện tượng tự nhiên của sự lão hóa. Do đó, trầm cảm bị cho là không trị được và không cần trị. 

c. Từ thể chế quốc gia

Những giả định về người già nhiều khi cũng đưa đến đối xử cách biệt đối với họ, nhất là trong các chính sách chung của chính phủ. Chẳng hạn như giới hạn việc lái xe hơi, giảm chi phí chăm sóc sức khỏe tinh thần đối với người già mang tâm bệnh. 

Hậu quả của đối xử khác biệt và kỳ thị đối với người già mang tâm bệnh là:

- Họ sẽ có nếp sống không thoải mái.

- Mối liên hệ trong gia đình trở thành lỏng lẻo, xa cách.

- Họ không đóng góp được gì cho xã hội.

- Họ thiếu tin tưởng ở hệ thống chăm sóc sức khỏe của chính quyền. 

Trên bình diện xã hội, kỳ thị đưa tới các hậu quả như:

- Công chúng sẽ không thấu hiểu sự khó khăn của người già mang tâm bệnh.

- Có ít nhà chuyên môn để chăm sóc người già mang tâm bệnh.

- Tự động phân cách người già mang tâm bệnh.

- Không có chính sách quốc gia đối với người già mang tâm bệnh.

Sự đối xử cách biệt và kỳ thị với người cao tuổi mang tâm bệnh vẫn còn tồn tại và cần phải loại bỏ.

Theo ý kiến chung, loại bỏ thành kiến gặp một số trở ngại như là:

- Người cao tuổi và gia đình của họ không hiểu rõ về tâm bệnh, cho tâm bệnh là chuyện đương nhiên ở người già, không cần chữa và cũng không chữa được; hoặc cho tâm bệnh là xấu nên dấu diếm; hoặc không biết nơi cung cấp điều trị, chăm sóc.

- Chính quyền không quan tâm và dành ngân khoản để chăm sóc người già mang tâm bệnh

- Các chuyên gia y tế có hành động đối xử khác biệt với người già mang tâm bệnh, coi nhẹ những khó khăn của họ

- Các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế cho người già mang tâm bệnh không ý thức được hậu quả của tâm bệnh đối với người già, coi bệnh như là chuyện đương nhiên của tuối cao.

Sau đây là một số đề nghị để loại bỏ sự đối xử khác biệt và kỳ thị với người cao tuổi. 

1- Hướng dẫn, khích lệ người cao tuổi mang tâm bệnh.

Cần đặt trọng tâm vào việc nhận diện, tìm tới những người cao tuổi mang tâm bệnh để giúp họ có thêm hiểu biết về bệnh, về sự có thể chữa hết bệnh và có thể sống đời sống bình thường như mọi người.

Khi có hiểu biết như vậy, họ sẽ không còn e ngại bị cô lập, coi thường.

Ðể thực hiện việc hướng dẫn này, cần sự góp sức của nhiều người trong cộng đồng, đặc biệt là các tổ chức tranh đấu bảo vệ quyền lợi người cao tuổi mang tâm bệnh, cơ quan dân sự, các tổ chức tôn giáo.

Cần phải cho mọi người nhận thức được rằng:

a. Tâm bệnh của người già có thể điều trị được và họ có thể sống đời sống khỏe mạnh, có ích như mọi người.

b. Người già với tâm bệnh cần phấn đấu một cách dũng cảm để vượt qua sự sợ hãi bệnh hoạn, sự tự cô lập và sự thiếu phương tiện sinh sống.

c. Người già với tâm bệnh phải tự giúp mình rồi vươn ra, giúp đỡ người khác. Giúp đỡ người khác sẽ tăng niềm vui cho mình, tăng niềm tự tin và tự trọng của mình.

đ- Người già với tâm bệnh cần phải và được sống với gia đình mà không sợ bị cô lập, bỏ rơi trong viện tâm thần.

Cần tận dụng tất cả các phương tiện khác nhau để đạt tới sự hướng dẫn này, như truyền thông đại chúng, cung cấp tài liệu hướng dẫn cho các tổ chức thường tiếp xúc với người cao tuổi, viết thư cho người cao tuổi...

Cũng cần để ý tiếp xúc với các nhóm dân chúng có văn hóa, phong tục tập quán khác nhau, các nhóm thiểu số trong cộng đồng để có sự đối xử công bằng, không phân biệt kỳ thị. 

2. Hướng dẫn quần chúng về tâm bệnh và sự hóa già  

Có ba đối tượng cần tập trung hướng dẫn: người tuổi cao, thân nhân của họ và quần chúng nói chung.

a- Đối với người cao tuổi

Kinh nghiệm cho hay, người tuổi cao thường ít tiếp nhận và tìm kiếm dịch vụ y tế, vì nhiều lý do. Chẳng hạn:

- cho là mình già rồi, trước sau cũng chết, cần gì chữa trị.

- kể bệnh ra người ta cho là mình bị “điên” thì xấu hổ lắm.

- không biết có sẵn các dịch vụ điều trị.

- vì trở ngại ngôn ngữ, “tiếng tây, tiếng u”, ù ù cạc cạc không hiểu. 

Cần phải nâng cao tinh thần họ, cho họ hay rằng:

- một sức khỏe tinh thần hay thể chất tốt mang lại niềm vui cho tuổi già.

- xã hội đã có sẵn các dịch vụ y tế hữu hiệu dành cho họ.

- có sức khỏe tốt họ sẽ sống độc lập, không phụ thuộc vào ai và

- không còn e ngại khi mang tâm bệnh mà bị đối xử khác biệt.

Cần lưu ý rằng, một số người cao tuổi vẫn còn đóng góp trí tuệ, lao động cho xã hội. Khi mắc tâm bệnh, họ không bị kỳ thị trong việc làm, không bị xa thải. Trị liệu và bệnh tình của họ không được tiết lộ cho chủ nhân, nếu họ không đồng ý.

Tại Hoa Kỳ, luật Americans with Disability Act đã được ban hành, áp dụng để bảo vệ nhân viên khi chẳng may bị bệnh tật mà vẫn còn khả năng và muốn tiếp tục công việc.

b- Đối với thân nhân, con cái người cao tuổi

Cần khích lệ con cái để ý nhiều hơn tới sức khỏe của cha mẹ, tìm kiếm các dịch vụ y tế xã hội cho cha mẹ ngõ hầu giúp cha mẹ an hưởng tuổi già với niềm vui gần con cháu.

Thân nhân, con cái cần lằng nghe một cách thành thật các khó khăn của người bệnh và an ủi, hỗ trợ. Họ cũng cần có kế hoạch sẵn sàng để đối phó với trường hợp bệnh nhân trở nên trầm trọng. Giúp bệnh nhân ghi rõ các loại thuốc và cách dùng, tên địa chỉ điện thoại các sĩ đang điều trị cho bệnh nhân để khi cần, có sẵn. Đây là một việc làm với nhiều căng thẳng.

Ngoài ra, thân nhân bạn bè có thể tìm kiếm hỗ trợ từ các tổ chức ngoài đời. 

c- Đối với quần chúng

Hướng dẫn quần chúng:

- duy trì sự khỏe mạnh về thể chất, linh lợi về tinh thần

- sống tích cực trong tuổi già, và

- gạt bỏ mọi ý nghĩ tiêu cực về sự hóa già.

Nói chung, cần cho mọi người hay:

- ai cũng đều xứng đáng sống lành mạnh.

- một tinh thần minh mẫn trong một cơ thể khỏe mạnh mang niềm vui cho tuổi già.

- xã hội có sẵn các dịch vụ y tế cho mọi người.

- khi có bệnh cần tìm kiếm giúp đỡ, chữa trị.

- các bệnh đều chữa được.

- không bao giờ quá già để sống lành mạnh...

Các hướng dẫn cần ngắn gọn dễ hiểu.

Cần sử dụng mọi phương tiện để đạt được mục tiêu mong muốn là người già mang tâm bệnh có thể điều trị và có thể sống bình thường như mọi người bình thường khác. 

Kết luận

Các nhà chuyên môn đều có cùng nhận định là mọi cố gắng loại bỏ đối xử khác biệt và kỳ thị với người già mang tâm bệnh là công việc khó khăn và cần thời gian lâu dài, nhưng phải bắt tay vào việc ngay.

Nếu trì hoãn, thì một thế hệ người cao tuổi khác sẽ rơi vào tình trạng không ý thức được nhu cầu của mình, không tiếp nhận, tìm kiếm được giúp đỡ và sẽ không sống đời sống có ích như họ mong muốn.

Bác sĩ Nguyễn Ý- Ðức  Texas-Hoa Kỳ

(Tài liệu tham khảo: Center for Mental Health Service- USA)

www.nguyenyduc.com 

VỀ MỤC LỤC
CHIẾC PHONG BÌ  Chuyện phiếm của Gã siêu 
 

Cách đây khá lâu, trên bán nguyệt san châm biếm và trào phúng, mang tên là “Tuổi Trẻ Cười”, gã đọc được một chùm thơ viết về…chiếc phong bì.

Gã rất lấy làm tâm đắc với những tác giả của chùm thơ ấy, nên đã vỗ đùi đánh đét một phát và tự thưởng cho mình một điếu thuốc lào, rồi sau đó lưu vào hộc tài liệu.

Hôm nay, gã xin dựa vào chùm thơ ấy để tán hươu tán vượn, cũng như tán rộng tán dài về đề tài này. Vậy phong bì là cái chi chi ?

Theo “Việt Nam Tự Điển” của Lê Văn Đức, thì phong là gói lại, gắn lại, chẳng hạn như niêm phong. Bì là cái bị, cái bao. Còn bao là bọc bên ngoài, che chở, vật chứa đựng. Vì thế, người ta cũng thường dùng chữ phong đi liền với chữ bì và chữ bao.

Phong bao là bao thư đựng tiền hay gói tiền dùng để trả công hay đền ơn. Còn phong bì là bao thư, cái bao hình chữ nhật dùng để đựng thư. 

Trước hết xin bàn về chiếc phong bao. 

Theo Toan Ánh trong “Tín ngưỡng Việt Nam”, thì bước sang một năm mới, mỗi người đều tăng thêm được một tuổi. Đó là điều đáng mừng. Đối với người già là tăng tuổi thọ, đối với các em bé là thêm tuổi để thêm lớn.

Theo tục lệ thì sáng mồng một tết, sau khi đã làm lễ kính tổ tiên xong, con cháu thường quây quần chúc tuổi ông bà một năm bình an và mạnh khỏe. Ông bà cũng chúc lại cho con cháu những điều tốt đẹp nhất.

Trong lúc chúc tết, con cháu thường dâng cho ông bà một món quà tết như bánh trái hay một món tiền. Tiền này được gọi là tiền mở hàng, đem lại may mắn cho ông bà.

Đồng thời, ông bà cũng mở hàng lại cho con cháu. Tiền mở hàng của ông bà cho con cháu được gọi là tiền mừng tuổi. Dù giàu hay nghèo, ông bà cũng mừng tuổi lại cho con cháu. Giàu thì nhiều tiền, nghèo thì tượng trưng một vài đồng để cho con cháu được may mắn suốt  năm.

Bạn bè gặp nhau trong ngày tết cũng hay mở hàng cho nhau để lấy…hên. Tiền mở hàng này thường được cất kỹ, ít khi lấy ra tiêu, chỉ trừ những trường hợp bất đắc dĩ mà thôi.

Tiền mở hàng hay tiền mừng tuổi được đựng trong những chiếc phong bao màu hồng. Riêng phong bao đựng tiền mừng tuổi, thì bao giờ cũng phải có tiền lẻ, để tiền đó sẽ sinh sôi nảy nở thêm nhiều.

Ngày tết, các bác và các cô, các chú và các dì cũng thường mừng tuổi cho các cháu. Và khi tới chúc tết nhà một người bạn có trẻ nhỏ người ta cũng mừng tuổi cho các em. Hay khi một người bạn tới nhà mình chúc tết, có em nhỏ đi theo, chủ nhà cũng phải mừng tuổi cho em, để em được khỏe mạnh chóng lớn, học hành thông minh, chăm chỉ và ngoan ngoãn.

Tại miền Nam, người ta dùng hai chữ “lì xì” để chỉ tiền mừng tuổi, như món quà tết dành cho các em nhỏ. Hai chữ này xuất phát từ tiếng Quảng Đông bên Tàu.

Ngoài ra, người ta cũng dùng hai chữ “lì xì” để chỉ tiền thưởng, chẳng hạn lì xì cho bồi bếp…

Đối với các em nhỏ, một trong những niềm vui của ngày tết chính là được nhận tiền lì xì, tiền mừng tuổi. Chúng lo đếm từng đồng và kiểm điểm xem ai cho hậu hĩnh nhất. Chúng khoe với bạn bè rằng mình đã được bấy nhiêu để xem đứa nào nhiều đứa nào ít. Nhưng rồi cuối cùng đều gửi lại cho mẹ, như  mọi con đường đều dẫn về Rôma vậy.

Như thế, lãnh vực chuyên môn của phong bao là để đựng tiền.

Tiếp đến xin bàn về chiếc phong bì. 

Công dụng đầu tiên của phong bì, như trên đã định nghĩa, là để đựng những cánh thư người ta gửi cho nhau.

Ngày xưa, khi những phương tiện hiện đại như “meo” và “chat” chưa có, thậm chí điện thoại cũng còn rất hiếm ngay cả tại thành phố, thì phương tiện duy nhất để liên hệ với nhau chính là thư từ qua đường bưu điện.

Con cái trước khi lên đường đi học hay đi làm nơi xa, thế nào cũng được ba má căn dặn kỹ càng :

- Con nhớ viết thư về cho thầy mẹ nhé.

Đặc biệt là đối với những người đang yêu. Những cánh thư tình lâm ly bi đát đã nối kết họ lại với nhau, dù đang phải xa cách ngàn trùng tận những chân trời góc biển khác nhau.

Người ta nắn nót từng viết từng chữ. Người ta trải dài tâm tư trên những trang giấy. Người ta kể cho nhau đủ mọi thứ chuyện, từ chuyện trên trời đến chuyện dưới đất, từ chuyện mưa đến chuyện nắng, từ chuyện trong nhà đến chuyện ngoài ngõ. Thậm chí người ta còn chọn cả màu mực mà người yêu mình vốn thích để mà viết.

Bức thư được viết xong, người ta trịnh trọng bỏ vào trong phong bì. Hồi đó chưa có loại giấy thơm như bây giờ, nên có người còn cẩn thận xức thêm một chút nước hoa cho yêu thương tỏa ngát hương thơm.

Sau đó niêm phong lại bằng cách…lè lưỡi liếm, bởi vì các phong bì đều đã được  phết keo sẵn.

Người cẩn thận viết tên và địa chỉ người nhận. Nguyên hai chữ khởi đầu cũng đã nhiêu khê và rắc rối. Nào là kính gửi, nào là thân gửi, nào là mến gửi, nào là thương về, nào là trao về…

Địa chỉ phải đúng, bằng không cánh thư sẽ bị phiêu diêu miền cực lạc. Và đôi khi cũng đã xảy ra những chuyện cười chảy nước mắt. Chẳng hạn thư viết cho bố thì lại đề lộn địa chỉ của bồ, còn thư cho bồ thì lại đề lộn địa chỉ của bố. Thật chéo cẳng ngỗng.

Sau đó người ta cũng lại…lè lưỡi liếm để dán com tem hay con cò trên chiếc phong bì, rồi trao phó số mạng nó cho ông bưu điện. Phải có đủ tem đủ cò thì ông bưu điện mới chuyển, bằng không thì sẽ bị trả về cho khổ chủ. Còn nếu chuyển thì người nhận sẽ bị nộp thêm tiền phạt. Đôi khi vì lý do kỹ thuật, thư bị thất lạc thì quả là buồn tê tái.

Một khi cánh thư đã được gửi đi, người ta ngong ngóng trông chờ sự trả lời, sự hồi âm của người mình yêu. Có khi trông đứng trông  ngồi, trông dài cả cổ.

Việc nhận thư ở thôn quê cũng hay gặp phải rắc rối. Thư về tới bưu điện xã thì nằm ì ở đó vì chẳng có nhân viên phụ trách để mang đi phân phát. Vì thế, để không bị phiền trách, mang tiếng là hững hờ và lạnh nhạt, người ta phải nhờ tới một người trung gian để nhận thư và chuyển thư cho mình.

Bác nhân viên phụ trách phát thư được coi như sứ giả mang tin vui. Nhất là vào thời buổi khó khăn, khi nhận được thư hay giấy báo lãnh tiền hay quà của thân nhân từ nước ngoài gửi về, người ta cũng thường “bồi dưỡng “ cho bác ta một số tiền, gọi là để cám ơn, nhưng cũng muốn nói lên rằng :

- Xin bác hãy nhớ, đừng cố tình quên hay ngâm tôm giấy báo cho những lần khác.

Theo sự sưu tầm, người ta được biết : Juliette Drouet đã viết cho Victor Hugo những mười bảy ngàn lá thư tình và văn hào cũng đã trả lời bằng ấy bức thư tình cho người yêu. Điều này cũng dễ hiểu vì họ là những nghệ sĩ.

Thế nhưng, Himmler, một con người lạnh lùng và sắt đá, một con hùm xám của Đức Quốc Xã, tác giả của những lò sát sinh, trước khi chết cũng đã để lại ba trăm bức thư tình với những lời lẽ cực kỳ bay bướm và lãng mạn.

Gã xin kể lại một vụ tỏ tình bằng thư rất thơ mộng, rất chất lượng và cũng rất đạt kết quả mong muốn :

Chamfleuri, một tiểu thuyết gia người Pháp, đã tỏ tình một cách rất tuyệt vời bằng cách viết cho người yêu một bức thư ngắn :

- Kẻ không vợ không chồng thì như kéo một lưỡi, chẳng làm được gì cả. Trái lại, kéo hai lưỡi thì dùng được ngay. Nếu em tin điều đó, thì anh nguyện đem trót cả tình cảm chân thành và tấm lòng hy sinh tận tụy của mình để cùng em cắt tấm vải cuộc đời.

Và người yêu của ông đã gửi cho ông một chiếc kéo hai lưỡi thật mới và thật sắc. Ít lâu sau, đám cưới của họ được cử hành và suốt đời họ đã sống hạnh phúc bên nhau.

Vì thế, tác giả Huỳnh Đường trong chùm thơ về chiếc phong bì đã viết :

- Tội đâu ở cái phong bì,

  Mà sao các bác cứ đì mãi em!

  Một khi em được dán tem,

  Cũng là cầu nối tâm tình gần xa.

Rất tiếc hiện giờ thói quen viết thư đang dần dà bị mai một và chìm dần vào quên lãng. Ngay như chính gã cũng vậy, hơi một tí là điện thoại, động một tẹo là “email”, vừa mau chóng, vừa bảo đảm an toàn. Vì thế,  rất ngại phải lôi giấy bút ra. Và ngồi nắn nót viết một bức thư thì quả là một…công trình lớn.

Cũng chính vì sự mai một của việc viết thư mà chiếc phong bì cũng bị biến dạng để rồi được dùng vào những công việc khác. 

Trước hết, phong bì được dùng vào việc báo tin vui cũng như loan tin buồn. 

Ngày nay, việc in ấn hết sức dễ dàng, và không quá mắc mỏ, nên khi có người qua đời, người ta liền gửi thiệp tang, khi tổ chức ăn giỗ người ta cũng in và gửi thiệp mời. Tất cả đều được đặt trong chiếc phong bì.

Còn khi bước vào cao điểm của mùa cưới, mỗi ngày nhận được vài ba cái thiệp hồng cũng chỉ là chuyện bình thường. Phong bì đựng thiệp cưới  được in ra càng ngày càng đẹp, phong phú về mẫu mã, trang nhã về màu sắc, phảng phất về hương thơm.

Thế nhưng, sống trong cuộc đời cái triết lý “ông có chân giò, bà thò chai rượu”, “banh ít đi, bánh qui lại” vẫn là cái triết lý thực tiễn nhất. Họ có nhã ý mời mình, thì mình cũng phải biết điều. Vì thế, khi đi tham dự phải nhớ mang theo phong bì. 

Tiếp đến, phong bì được dùng vào việc đựng tiền mừng. 

Để cho tiện việc và dễ nhớ, người ta dùng chính chiếc phong bì thiên hạ gửi mời hay báo tin để đựng tiền phúng điếu cho nhà hiếu hay đựng tiền mừng cho đôi bạn trẻ :

- Em mừng một chút tiệc hoa,

  Một chút việc hiếu cũng là thường thôi.

Nhiều người cứ đến mùa cưới thì lo buồn rầu rĩ. Thực vậy, trong lúc cô dâu chú rể và bàn dân thiên hạ mừng rỡ hân hoan, thì mình lại băn khoăn bối rối, bởi vì nguyên cái chuyện tìm đâu cho ra tiền để nhét vào các phong bì, cũng đủ toát cả mồ hôi hột, đứt luôn cả một tháng lương. Thảo nào mà người ta hay dùng trà “móc câu” đi liền với tấm thiệp để mời dự đám cưới!!!

Ấy là chưa nói tới chuyện bị hành hạ trong những tiệc cưới : Cái tai bị hành hạ bởi những âm thanh nhức nhối, cái bao tử bị hành hạ bởi những thức ăn khó tiêu cũng như bởi bia bọt, còn bản thân bị hành hạ vì bị chờ : có tiệc cưới nào mà lại được khai mạc đúng giờ đâu, còn phải đợi cho đủ mặt khách khứa, nhất là những khách sộp và những khách thuộc vào hàng “víp” nữa.

Và như thế, thay vì được dùng để gói ghém tâm tư và tình cảm thì bây giờ phong bì đã được chuyển hệ để mà gói ghém tiền bạc. 

Sau cùng, phong bì được dùng vào việc đựng tiền lo lót, cũng như chạy chọt một cách trực tiếp hay gián tiếp.

Cái dịch vụ gói ghém tiền bạc của phong bì xem ra ngày càng được phát triển, ăn nên làm ra, bởi vì trên cõi đời này, số người nắm giữ quyền hành nhưng lòng tham lại không đáy, chẳng bao giờ khan hiếm cả :

- Chỉ vì sâu mọt lên đời,

  Chực ăn của đút nên lôi em vào.

  Tiếp cận quan thấp quan cao,

  Chạy chọt cửa nào họ cũng cậy em.

  Vì em họ mắc tiếng oan.

  (Huỳnh Đường, Hà Nội).

Phàm muốn làm bất cứ sự gì, thì vấn đề đầu tiên bao giờ cũng vẫn phải là vấn đề tiền đâu. Đó là qui luật bất di bất dịch của muôn đời.

Còn bây giờ, hễ động tới các quan, các sếp, các víp , thì lập tức phải cần tới phong bì. Đó là cái lệ làng không thể bỏ qua. Chính vì thế, phong bì được lên ngôi, ngước mặt nhìn trời và vênh vang với đời :

- Phong bì lên mặt ra oai,

  Viếng mừng quà biếu tất ai cũng cần.

  Mừng sếp sinh nhật bản thân,

  Lót tay lãnh đạo cúng tuần mẹ cha.

  Mừng cai cưới cháu, dựng nhà,

  Rồi còn mừng thọ cụ bà, cụ ông.

  Mới nghe tưởng thế đã xong,

  Chết vì cơ hội lộn xòng mới nguy.

  (Nguyễn Thanh Sơn, TP. HCM).

Nói đúng ra cái thế lực của phong bì cũng chính là cái thế lực của đồng tiền. Nếu nén bạc đâm toạc tờ giấy, nếu đồng “tiền là tiên là phật, là sức bật của tuổi trẻ, là sức khỏe của tuổi già, là cái đà của danh vọng, là cái lọng để che thân, là cán cân của công lý…thì phong bì cũng có cái uy phong lẫm liệt và toàn năng như thế :

- Chuyện đâu có chuyện lạ đời :

  Muốn mau xong việc, phải…lòi phong bao.

  Từ việc thấp đến việc cao,

  Chuyện lớn chuyện nhỏ…chuyện nào cũng “chi”.

  Thế nhưng nó lắm quyền uy, nhiệm mầu.

  Muốn không chờ đợi thêm lâu,

  Ê mông, mỏi gối, nhức đầu…vẩn vơ,

  Hãy nhanh tay lót…bao thơ.

  Bằng không chờ đến bao giờ mới xong!

  Tốn tiền nhưng đỡ tốn công,

  Đã lâu thành lệ mất rồi,

  Lệ đâu có lệ lạ đời,

  Ai đặt ra lệ, để rồi…trách ai?

  (Lê Anh Vũ, Bà Rịa-Vũng Tàu).

Nếu như đồng tiền rất có duyên với các quan, các sếp và các víp :

- Hạt tiêu nó bé nó cay,

  Đồng tiền nó bé nó hay cửa quyền.

Phong bì  cũng vậy, luôn làm cho các quan, các sếp, các víp được hài lòng và bản thân mau chóng đạt được những kết quả mong muốn, đôi khi còn hơn cả mong muốn nữa :

- Đã mang cái kiếp phong bì,

  Nơi nào tớ đến, việc gì chả xong.

  Nhưng mà chẳng đến tay không,

  Trong lòng tớ chứa tiền nong đàng hoàng.

  Việc cần là tớ…lên đàng,

  Bụng này càng nặng, việc càng chạy mau.

  Đã quen lệ, thành phong trào,

  Khó khăn ? Có tớ cỡ nào cũng…qua.

  Chạy trường, chạy việc…dễ mà,

  Chạy chức, chạy tội…có là khó chi.

  Chữ rằng bánh ít, bánh qui,

  Có đi có lại thế thì mới…vui.

  (Lê Anh Vũ, Bà Rịa-Vũng Tàu).

Điều quan trọng là chất lượng chứa trong cái phong bì. Chất lượng càng cao và càng nhiều thì cửa nào cũng lọt, khó khăn nào cũng qua.

- Phong bao con sếp cầm mở ra,

  Mở ra chỉ thấy những đô la.

  Mới hỏi : Mẹ ơi sao tiêu được ?

  Mẹ rằng : tiền ấy để cho ta.

  (Đỗ Hải Lễ, Hà Nội).

Bình thường, trong những phiên họp do chính quyền ở Việt Nam tổ chức, những người tham dự đều có chế độ bồi dưỡng như tiền xe cộ, tiền ăn uống…Vì thế mới xảy ra cái nạn người họp thì ít mà báo cáo lại thật nhiều, cũng giống như làm thì láo, báo cáo thì hay… để rồi chia chác với nhau số tiền bồi dưỡng thặng dư ấy. Do đó, thiên hạ rất siêng năng tổ chức hội họp, vì càng họp thì càng có ăn.

Có lẽ để chấn chỉnh tệ nạn này, nhà nước mới bày ra cái trò phát phong bì cho những người tham dự, vừa gọn nhẹ, vừa bảo đảm, vừa đỡ vất vả,  lại vừa lòng khách đến, vui lòng khách đi :

- Đầu giờ đến họp khá đông,

  Giữa giờ trống chỗ…nhiều ông ra về,

  Hóa ra đã vịn “phong bì”,

  Ngồi chai đít, biết nghe gì nữa đâu ?

  Ngáp dài liếc mắt, bấm nhau.

  Phong bì đã nhận, mau mau cùng chuồn.

  Đi họp cốt để có…”nguồn”,

  Nội dung lõm bõm, có đầu, mất đuôi.

  Họp mà như thể đi chơi.

  (Lê Hồng Thiện, Hưng Yên).

Tuy nhiên, thân phận và số kiếp của phong bì cũng lên voi xuống chó, cũng ba chìm bảy nổi và chín cái lênh đênh. Khi cần đến, người ta o bế, vuốt ve. Khi xong việc, người ta không ngần ngại ném vào sọt rác :

- (Phong bì),

  Một khi đã “rút ruột” rồi,

  Ném vô sọt rác, thân tôi bọt bèo.

  Lần sau có “việc” lại điều,

  Tớ mang “hành lý: ngao nghêu…lên đàng.

  (Lê Anh Vũ, Bà Rịa-Vũng Tàu).

Thu nhập của các quan chức thường được chia làm hai phần. Phần chính thức và phần không chính thức. Phần trong luồng và phần ngoài luồng. Phần chính thức trong luồng được gọi là lương. Còn phần không chính thức ngoài luồng được gọi là lậu, hay bổng. Vì thế, người ta mới nói : lương lậu, hay lương bổng.

Lương thì ba cọc ba đồng, chẳng được bao nhiêu. Còn lậu hay bổng thì âm thầm và kín đáo những lắm lúc lài nhiều vô số kể. Nhờ đó, các quan mới dư tiền bạc để mà tậu đất, xây nhà và sắm xe hơi đời mới. Quan thì liên tục phát triển, còn dân thì liên tục tóp teo lại. Bao lâu còn tham nhũng, còn hối lộ thì đất nước khó có thể vươn vai biến thành rồng.

Để kết luận gã xin kể lại một mẩu chuyện nho nhỏ trong sách “Cổ học tinh hoa”.

Có một ông quan vừa mới nhận chức tại một huyện xa xôi. Ban đêm, một người bạn đến thăm và đút cho ông ta một số tiền lớn. Ông quan thanh liêm nhất định không nhận, nhưng người bạn liền nói :

- Trời thì tối, chẳng có ai biết được đâu mà sợ.

Ông quan trả lời :

- Trời biết, đất biết, anh biết và tôi biết, sao lại nói chẳng có ai biết được đâu ?

Người xưa đã bảo :

- Tham thực thì cực thân.

Nghĩa là ăn nhiều thì chỉ làm khổ cho cái thân mà thôi. Có lẽ câu này cũng đúng cho việc ăn hối lộ, ăn phong bì bởi vì những thứ của ăn này rất dễ dàng dẫn các quan vào nhà đá, nằm thở dài mà…đếm lịch.

Gã Siêu    gasieu@gmail.com

 

VỀ MỤC LỤC

- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin gởi về địa chỉ

giaosivietnam@gmail.com

- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:

Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục vụ của Giáo sĩ;  Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh vực; Mỗi  Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)

- Quy vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại

www.conggiaovietnam.net

Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị

Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác nhau.

TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

Lm. Luca Phạm Quốc Sử  USA

 

 

Duoc chon giua loai nguoi va cho loai nguoi; GIAO SI: Xuat phat tu giao dan, hien dien vi giao dan va cay dua vao giao dan, de cung lam VINH DANH THIEN CHUA

*************