Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

 

 

 

ĐỰƠC CHỌN GIỮA LOÀI NGƯỜI
VÀ CHO LOÀI NGƯỜI  (x. Dt, 5.1)

 

GIÁO SĨ:

Xuất phát từ giáo dân, hiện diện vì giáo dân và cậy dựa vào giáo dân

 

ĐỂ CÙNG LÀM VINH DANH THIÊN CHÚA

 

www.conggiaovietnam.net                          giaosivietnam@gmail.com

Đặc San Điện Tử    Giáo Sĩ Việt Nam    Số 65, Chúa Nhật 20.04.2008


CÁC SỐ BÁO ĐÃ PHÁT HÀNH                 MỤC LỤC 

Dân Thiên Chúa (tiếp theo)                                                                       Lumen Gentium

Nhân quyền và Tôn Giáo                                                                                  Huynhquảng

“... ĐƯỢC SỐNG VÀ SỐNG DỒI DÀO”                                                                        Lm. Quang Uy, DCCT

EMMAUS, CON ĐƯỜNG HY VỌNG                                                Bác Sĩ Nguyễn Tiến Cảnh

HIẾN THÂN HAY TIẾN THÂN ?                                                                      Anmai, C.Ss.R.

Tôn Kính Thánh Kinh (tiếp theo)                                                           Lm. Hoàng Kim Đại

HÃY CAN ĐẢM NÓI LÊN TIẾNG “KHÔNG” (bài 2)                                 Lm. Lê Văn Quảng

HƯỚNG ĐI CỦA THƠ NGÀY NAY                               Nhà Văn Xuân Vũ TRẦN ĐÌNH NGỌC

LINH MỤC CẦN THIẾT RA SAO TRONG GIÁO HỘI?                       Lm. PX. Ngô Tôn Huấn

CẢ HAI CHỈ NGHE. KHÔNG AI NÓI                                 Nhà văn Hương Vĩnh chuyển ngữ 

Nhiệt Độ Cơ Thể và Sốt                                                                     Bác Sĩ Nguyễn Ý-Đức

QUÊN VÀ NHỚ                                                                           Chuyện phiếm của Gã Siêu


Dân Thiên Chúa (tiếp theo)

Thánh Công Ðồng Chung Vaticanô II

 

Hiến Chế Tín Lý Về Giáo Hội - Lumen Gentium

 

Bản dịch Việt Ngữ của Giáo Hoàng Học Viện Piô X

Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia


 

Chương II

Dân Thiên Chúa

 

14. Tín hữu công giáo. 18* Vậy trước tiên, Thánh Công Ðồng hướng lòng về các tín hữu công giáo. Dựa trên Thánh Kinh và Thánh Truyền, Thánh Công Ðồng dạy rằng: Giáo Hội lữ hành này cần thiết cho phần rỗi. Thực vậy, chỉ mình Chúa Kitô là Trung Gian và là đường cứu độ, Người hiện diện giữa chúng ta trong thân thể Người là Giáo Hội; chính Người đã minh nhiên công bố sự cần thiết của đức tin và của phép Thánh Tẩy (x. Mc 16,16; Gio 3,5), đồng thời Người đã xác nhận sự cần thiết của Giáo Hội mà mọi người phải bước vào qua cửa phép Thánh Tẩy. Vì thế, những ai biết rằng Giáo Hội Công Giáo được Thiên Chúa thiết lập nhờ Chúa Giêsu Kitô, như phương tiện cứu rỗi cần thiết, mà vẫn không muốn gia nhập hoặc không muốn kiên trì sống trong Giáo Hội này thì không thể được cứu rỗi.

Ðược kể là gia nhập hoàn toàn vào cộng đoàn Giáo Hội, những ai lãnh nhận Thánh Thần Chúa Kitô, chấp nhận trọn vẹn tổ chức và các phương tiện cứu rỗi được thiết lập trong Giáo Hội; và nhờ các mối liên lạc do việc tuyên xưng đức tin, các bí tích, việc cai trị của Giáo Hội và sự hiệp thông, họ liên kết với Chúa Kitô trong tổ chức hữu hình mà Người điều khiển nhờ Giáo Hoàng và các Giám Mục. Dù được tháp nhập vào Giáo Hội, nhưng nếu không kiên trì sống trong đức ái thì vẫn không được cứu rỗi, vì tuy "thể xác" họ thuộc về Giáo Hội, nhưng "tâm hồn" họ không ở trong Giáo Hội 12. Nhưng các con cái của Giáo Hội phải nhớ rằng, địa vị cao trọng của họ không phải do công đức riêng mình, nhưng do đặc ân của Chúa Kitô; nếu họ không đáp lại hồng ân ấy bằng tư tưởng, lời nói và việc làm, thì không những họ không được cứu rỗi mà còn bị xét xử nghiêm khắc hơn 13.

Phần những người dự tòng, nhờ Thánh Thần thúc đẩy, nếu minh nhiên xin gia nhập Giáo Hội, thì do chính ước muốn ấy, họ đã được kết hợp cùng Giáo Hội rồi; và Giáo Hội là Mẹ hiền yêu thương săn sóc họ như con cái mình. 19*

15. Giáo hội và Kitô hữu không công giáo. Với những kẻ đã lãnh phép Thánh Tẩy, mang danh hiệu Kitô hữu, nhưng không tuyên xưng đức tin trọn vẹn, hoặc không hiệp thông với đấng kế vị Thánh Phêrô, Giáo Hội vẫn biết mình có liên hệ với họ vì nhiều lý do 14. Thực vậy, có nhiều người cung kính lấy Thánh Kinh làm mẫu mực cho lòng tin và đời sống, giữ đạo cách nhiệt thành, thành thực, hết lòng tin kính Chúa Cha toàn năng, và Chúa Kitô, Ðấng Cứu Thế, Con Thiên Chúa 15. Ðược bí tích Thánh Tẩy ghi ấn, họ kết hợp với Chúa Kitô, họ còn công nhận và lãnh một số bí tích khác trong Giáo Hội, hoặc trong các cộng đồng Giáo Hội của họ. Nhiều người trong họ còn có chức giám mục, họ vẫn cử hành bí tích Thánh Thể và tôn kính Ðức Trinh Nữ Mẹ Thiên Chúa 16. Họ cũng hiệp thông trong lời cầu nguyện và các việc lành thiêng liêng khác; hơn nữa, họ thực sự kết hợp trong Chúa Thánh Thần, Ðấng cũng dùng ân huệ và thánh sủng tác động trong họ nhờ thần lực thánh hóa của Ngài, và đã củng cố một số người trong họ đi đến chỗ đổ máu tử đạo. Vì thế, Thánh Thần thúc giục hết thảy các môn đệ Chúa Kitô ước muốn và hành động để tất cả được an bình hiệp nhất trong một đàn chiên dưới quyền một Chủ Chăn duy nhất 17, theo cách thức Chúa Kitô đã vạch ra. Ðể được vậy, Giáo Hội, Mẹ hiền không ngừng cầu nguyện, hy vọng và hành động, cũng như khuyên giục con cái thanh tẩy và canh tân, để ấn dấu của Chúa Kitô chiếu sáng rạng ngời hơn trên khuôn mặt Giáo Hội. 20*

16. Giáo hội và những người không thuộc Kitô giáo. Sau cùng, những ai chưa lãnh nhận Phúc Âm cũng được an bài bằng nhiều cách để thuộc về Dân Thiên Chúa 18. Trước tiên phải kể dân tộc đã lãnh nhận lời hứa và giao ước, mà bởi dân ấy, Chúa Kitô đã sinh ra theo thể xác (x. Rm 9,4-5). Họ là dân rất được yêu quí, bởi đã được tuyển chọn vì cha ông họ: Thiên Chúa không ân hận gì vì đã ban ơn và kêu gọi họ (x. Rm 11,28-29). Nhưng kế hoạch cứu độ cũng còn bao hàm những ai nhận biết Ðấng Tạo Hóa: trước tiên phải kể đến người Hồi Giáo; họ xưng rằng họ giữ đức tin của Abraham; cùng với chúng ta, họ thờ phượng Thiên Chúa duy nhất, nhân từ, Ðấng sẽ phán xét loài người trong ngày sau hết. Những kẻ đang tìm kiếm Thiên Chúa trong bóng tối và qua ngẫu tượng, Thiên Chúa mà họ không biết, cả những kẻ ấy, Ngài cũng không xa họ, bởi vì chính Ngài ban cho mọi người sự sống, hơi thở và tất cả mọi sự (x. CvTđ 17,25-28), và vì là Ðấng Cứu Thế, Ngài muốn mọi người đều được cứu rỗi (x. 1Tm 2,4). Thực thế, những kẻ vô tình không nhận biết Phúc Âm của Chúa Kitô và Giáo Hội Người, nhưng nếu thành tâm tìm kiếm Thiên Chúa, và dưới tác động của ơn thánh, họ cố gắng chu toàn Thánh Ý Thiên Chúa trong công việc mình theo sự hướng dẫn của lương tâm, thì họ có thể được cứu rỗi 19. Cả những kẻ vô tình chưa nhận biết Thiên Chúa cách rõ ràng, nhưng nhờ ơn Chúa, cố gắng sống đời chính trực, thì Chúa Quan Phòng không từ chối ban ơn trợ lực cần thiết để họ được cứu rỗi. Thực vậy, Giáo Hội xem tất cả những gì là chân thiện nơi họ như để chuẩn bị họ lãnh nhận Phúc Âm 20, và như một ân huệ mà Ðấng soi sáng mọi người ban cho hầu cuối cùng họ được sống. Nhưng thường con người bị ma quỉ gạt gẫm làm sai lạc phán đoán của mình khiến họ đánh đổi chân lý Thiên Chúa lấy sự giả dối, khiến họ phụng sự tạo vật hơn là phụng sự Ðấng Tạo Hóa (x. Rm 1,21 và 25); hoặc vì họ sống chết như không có Thiên Chúa trên đời này, nên liều mình rơi vào sự thất vọng tột độ. Vì hằng quan tâm làm vinh danh Thiên Chúa, và cứu rỗi tất cả những người ấy và hằng nhớ lời Chúa truyền: "Hãy rao giảng Phúc Âm cho mọi tạo vật" (Mc 16,15), nên Giáo Hội tận tâm lo lắng và cổ võ việc truyền giáo. 21*

17. Tính cách truyền giáo của Giáo Hội. Như Chúa Cha sai Người thế nào, Chúa Con cũng sai các Tông Ðồ như vậy (x. Gio 20,21) khi Người phán: "Vậy các con hãy đi dạy dỗ muôn dân, thanh tẩy họ nhân danh Cha và Con và Thánh Thần, hãy dạy dỗ họ vâng giữ mọi điều Thầy đã truyền cho các con. Và đây Thầy sẽ ở cùng các con mọi ngày cho đến tận thế" (Mt 28,19-20). Lệnh ấy, lệnh mà Chúa Kitô long trọng truyền rao giảng chân lý cứu rỗi, Giáo Hội đã nhận lãnh từ các Tông Ðồ để chu toàn khắp cõi đất (x. CvTđ 1,8). Vì thế, Giáo Hội xem lời sau đây của Thánh Tông Ðồ như lời của mình: "Khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng Phúc Âm" (1Cor 9,16), và vì thế Giáo Hội không ngừng gửi sứ giả Phúc Âm cho đến khi các Giáo Hội trẻ được trưởng thành hoàn toàn và tự mình tiếp tục việc rao giảng Phúc Âm. Chúa Thánh Thần thúc đẩy Giáo Hội cộng tác với Ngài để hoàn tất trọn vẹn kế hoạch của Thiên Chúa là Ðấng đã đặt Chúa Kitô làm nguyên lý cứu độ cho cả thế giới. Bằng việc rao giảng Phúc Âm, Giáo Hội sửa soạn cho người nghe đón nhận và tuyên xưng đức tin, và chuẩn bị cho họ lãnh phép Thánh Tẩy, đưa họ ra khỏi cảnh nô lệ của sự lầm lạc, tháp nhập họ vào thân thể Chúa Kitô, hầu nhờ đức ái, họ tăng triển mãi trong Người cho đến khi đạt tới viên mãn. Thực ra, những gì thiện hảo trong tâm hồn và tư tưởng của loài người, hoặc trong nghi lễ và văn hóa riêng của các dân tộc, hoạt động của Giáo Hội không nhằm tiêu diệt chúng, nhưng lành mạnh hóa, nâng cao và hoàn thành chúng, hầu làm vinh danh Thiên Chúa, đánh bại ma quỉ và mưu cầu hạnh phúc cho con người. Mỗi môn đệ Chúa Kitô đều có bổn phận góp phần truyền bá đức tin 21. Tuy bất cứ ai cũng có thể ban phép Thánh Tẩy cho những kẻ tin, nhưng chỉ có linh mục mới hoàn tất, xây dựng Nhiệm Thể bằng hy lễ tạ ơn, làm trọn lời Thiên Chúa đã phán qua miệng tiên tri: "Từ đông sang tây, Danh Ta sẽ được lừng lẫy khắp muôn dân; khắp nơi đều sát tế và dâng lễ vật thanh sạch kính Danh Ta" (Mal 1,11) 22. Như thế Giáo Hội vừa cầu nguyện vừa hoạt động để toàn thể vũ trụ biến thành Dân Thiên Chúa, Thân Thể Chúa Kitô và Ðền Thờ Chúa Thánh Thần, và trong Chúa Kitô là thủ lãnh muôn loài, mọi danh dự và vinh quang được dâng lên Chúa Cha Ðấng Tạo Thành vũ trụ. 22* 


Chú Thích:

(lưu ý: những số ghi chú nhỏ hơn đã được đăng vào những số báo trước)

18* Các số 14-16: Tình trạng con người tương quan với Giáo Hội.

Ðối với Giáo Hội, không ai ở ngoài cuộc cả. Trong cố gắng cụ thể hóa dựa vào những nguyên tắc đã đề ra, Công Ðồng cứu xét, giữa các hạng người khác nhau trong tình trạng cụ thể của họ, đâu là mối tương quan của họ với Giáo Hội, là Dân Chúa, là bí tích hữu hình và phổ quát của ơn cứu rỗi. Vậy nên Công Ðồng cứu xét sự liên lạc của những người công giáo với Giáo Hội (số 14), của các Kitô hữu ly khai (số 15), của các người ngoài Kitô giáo có thiện chí (số 16).

19* Số 14: Các tín hữu công giáo.

Công Ðồng bắt đầu từ các tín hữu. Bản văn gồm 3 phần:

a) Phần nhất xác quyết Giáo Hội cần cho phần rỗi, bằng những hạng từ tổng quát dựa trên Thánh Kinh và Thánh Truyền. Có thuộc về Giáo Hội thì mới được cứu rỗi vì chỉ có một vị Trung Gian cho ơn cứu độ là Chúa Kitô, Ðấng hiện diện trong Giáo Hội là Thân của Người. Hơn nữa, Chúa cũng đã minh nhiên công bố sự cần thiết của đức tin và phép Thánh Tẩy để dẫn đưa chúng ta vào Giáo Hội. Nhưng, như Công Ðồng đã minh định, hai yếu tố đó cần thiết với điều kiện là phải biết Thiên Chúa đã nhờ Chúa Giêsu Kitô mà thiết lập Giáo Hội như phương tiện cần thiết. Nói bằng những hạn từ tổng quát thì sự cần thiết phải được giải thích như sau: người tự lỗi riêng mình mà ở ngoài Giáo Hội, phải chịu trách nhiệm về án phạt mình. Công Ðồng vẫn tôn trọng trường hợp vô tri bất khả thắng cứ thực hay cứ luật của biết bao nhiêu người trên thế giới (số 14a).

b) Phần hai giải thích sự gia nhập hoàn toàn vào cộng đoàn Giáo Hội. Sự gia nhập này thực hiện qua những điều kiện bên ngoài như chịu phép Thánh Tẩy, tuyên xưng đức tin, thông hảo với giáo phẩm trong tinh thần tuân phục. Nhưng hơn thế nữa, còn đòi phải có Thánh Thần Chúa Kitô. Chỉ tham dự thuần bên ngoài mà thôi không đủ. Ngoài những yếu tố hữu hình, phải có dây liên lạc với Thánh Thần, tâm hồn phải thuộc về Chúa Kitô, nghĩa là sống trong đức ái và xa lánh tội lỗi. Một sự gia nhập trọn vẹn giả thiết có thể có những mối dây liên lạc bất toàn. Chúng ta sẽ xét đến những mối dây đó trong những đoạn sau (số 14b).

c) Phần ba bàn về các người dự tòng. Chắc hẳn không thể liệt kê họ vào số những người không công giáo, dù họ mới chỉ đang trên đường đi tới việc tháp nhập vào Giáo Hội. Họ đã minh nhiên thỉnh nguyện để được gia nhập, và do ý muốn minh nhiên ấy mà họ được liên kết với Giáo Hội. Chỉ ý muốn này thôi cũng đủ để thuộc về Giáo Hội và đạt tới ơn cứu rỗi khi hoàn cảnh không cho phép họ lãnh nhận phép Thánh Tẩy.

20* Số 15: Những mối dây liên lạc của Giáo Hội đối với các Kitô hữu không công giáo.

Ðoạn này coi là căn bản và tóm lược điều mà Sắc lệnh về Hiệp Nhất sẽ trình bày: nền tảng thần học của việc Hiệp Nhất. Công Ðồng vẫn công nhận các anh em ly khai là Kitô hữu, dầu họ không tuyên xưng một đức tin trọn vẹn hoặc không hiệp thông với Ðấng kế vị Thánh Phêrô. Sau đó, Công Ðồng liệt kê những mối dây liên lạc khác nhau nối kết Giáo Hội với anh em ly khai: dây hữu hình như Thánh Kinh, đức tin vào Thiên Chúa Cha và Chúa Kitô, phép Thánh Tẩy và một số bí tích khác; dây vô hình như sự kết hợp thiêng liêng qua kinh nguyện, qua sự trao đổi những việc lành siêu nhiên; sự kết hiệp chính thực nhưng bất toàn: đó là hai khía cạnh của một sự kết hiệp mà ngày nay trở thành rộng rãi hơn.

21* Số 16: Tình trạng của các người ngoài Kitô giáo đối với Giáo Hội.

Số này muốn phác họa một khoa thần học về những tôn giáo ngoài Kitô giáo mà Tuyên Ngôn về các Tôn Giáo này sẽ lặp lại và đào sâu hơn. Công Ðồng xác quyết ba đề xướng thần học:

a) Tất cả những người ngoài Kitô giáo đều được qui hướng về Dân Chúa, do hiệu quả của ý muốn cứu rỗi phổ quát. Công Ðồng xếp họ thành những lớp khác nhau tùy theo đặc tính qui hướng về Giáo Hội hữu hình. Một vài tôn giáo như Do Thái Giáo và Hồi Giáo, còn bảo trì Cựu Ước và đức tin của Abraham, thì qui hướng nhiều hơn. Ðối với các tôn giáo khác, nỗ lực tìm về "một Thượng Ðế chưa được biết đến" mà ai cũng có thể có được, phần nào chứng tỏ Thiên Chúa muốn lôi kéo họ đến với Ngài là Thiên Chúa Chân Thật.

b) Sự qui hướng ấy được thực hiện nhờ ân sủng. Ân sủng hỗ trợ hữu hiệu khiến mọi người thiện chí sống một đời ngay thẳng, và trong các việc làm biết nỗ lực chu toàn ý muốn của Thiên Chúa mà họ nhận ra qua tiếng lương tâm.

c) Tuy nhiên, nhiều trở ngại (về suy lý, tâm lý, thực tiễn) khiến cho việc tìm về Thiên Chúa trở thành hết sức khó khăn, có thể làm cho họ phải thất vọng.

Tựu trung, đối với những người ngoài Kitô giáo có thiện chí, Thiên Chúa sẽ đưa họ tới Giáo Hội bằng ân sủng của Ngài. Ngoài ra, "tôn giáo" họ theo cũng nâng đỡ họ và ngoại cảnh xã hội (chuẩn bị cho Phúc Âm) còn giúp họ sống ngay chính theo lương tâm. Và như vậy họ được qui hướng tới Giáo Hội.

Những trở ngại mà các người ngoài Kitô giáo gặp phải trên đường tìm về Thiên Chúa giúp ta nhận rõ tầm quan trọng của việc truyền giáo trong đời sống Giáo Hội. Ở số cuối cùng trong chương hai này, Công Ðồng lặp lại tính cách phổ quát của Dân Chúa dưới khía cạnh đặc biệt là nỗ lực truyền giáo.

22* Số 17: Ðặc tính truyền giáo của Giáo Hội.

Một số người công kích vì dựa vào những sự mập mờ của những công cuộc truyền giáo và vì chủ trương giản dị rằng người lương chỉ cần có thiện chí và với ơn Chúa giúp cũng có thể được cứu rỗi; để chống lại, Công Ðồng đã quả quyết việc truyền giáo cần thiết trong viễn tượng phổ quát riêng biệt của chương hai này. Quả quyết bằng cách định nghĩa rõ ràng mục đích việc truyền giáo và những nguyên tắc của việc tông đồ. Sau đây là những chủ đề:

a) Việc truyền giáo đặt nền tảng trong sứ mệnh của Ba Ngôi. Như Cha đã sai Con mình, Ðấng Cứu Thế cũng sai các Tông Ðồ đi rao giảng, thánh hóa và chăn dắt; Giáo Hội có nhiệm vụ phải lưu truyền sứ mệnh ấy. Ðó là lý do khiến Giáo Hội tồn tại. Giáo Hội là Giáo Hội truyền giáo do huấn lệnh truyền giáo (Mt 28,19-20).

b) Ðối tượng riêng của việc truyền giáo khi thi hành sứ mệnh đã lãnh nhận, không những là rao giảng Chúa Kitô, nhưng còn phải thiết lập các Giáo Hội bản xứ, và chính những Giáo Hội này cũng mang tính cách truyền giáo nơi người đồng hương của mình. Hoạt động truyền giáo là chuẩn bị cho con người đón nhận đức tin và phép Thánh Tẩy, giũ bỏ lầm lạc để gia nhập Giáo Hội. Làm thế là thừa nhận và thanh tẩy cho thành tựu tất cả những mầm mống thiện hảo trong tâm hồn mọi người và mọi dân tộc (chuẩn bị cho Phúc Âm).

c) Môn đệ nào của Chúa Kitô cũng có nhiệm vụ này. Nhưng chính những Linh Mục có một nhiệm vụ không thể thay thế được. Tất cả Giáo Hội sẽ nhờ kinh nguyện và việc làm để cố gắng thực hiện lần lần sự sung mãn của Dân Chúa, vì vinh quang Chúa Cha trong Chúa Kitô.

Một khoa thần học truyền giáo chính đáng phải lưu ý tới ba khía cạnh mà Công Ðồng đã nêu ra đây: vấn đề là phải biết tổng hợp cả ba khía cạnh: khía cạnh nhân loại bản vị (ơn cứu độ của con người), khía cạnh Giáo Hội (việc thiết lập Giáo Hội) và tương quan của cả hai với một ý niệm tập trung về Chúa Kitô và Ba Ngôi.

Trong hai chương trên, Công Ðồng đã đặt nền móng vững chắc cho một khoa Giáo Hội học chính thực. Việc mô tả các cơ cấu của Giáo Hội trong các chương sau cũng sẽ dựa trên những nền tảng tín lý đó. Các chương sau này phải được quan niệm dưới ánh sáng mạc khải về mầu nhiệm Giáo Hội và Dân Chúa thì mới có giá trị đích thực.

 

VỀ MỤC LỤC
Nhân quyền và Tôn Giáo

 

Học Thuyết Xã Hội Công Giáo

II. Con Người

B. Nhân quyền và Tôn Giáo (số 66 – 83)

26. Rao giảng Tin Mừng có bao gồm việc rao giảng về nhân quyền không 

Thưa có. Những quyền căn bản của con người nhất thiết phải được gắn chặt với sứ mạng rao giảng Tin Mừng. Giữa những quyền căn bản ấy, quyền tự do tôn giáo chiếm một vị trí hết sức quan trọng (cf. Evangelii Nuntiandi, # 39). 

27. Giáo hội nói gì về quyền tự do tôn giáo? 

Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo số 2 của Công Đồng Vatican II trình bày: “Thánh Công Ðồng Vaticanô này tuyên bố con người có quyền tự do tôn giáo. Quyền tự do này hệ tại con người không bị chi phối vì sự cưỡng bách của cá nhân, đoàn thể xã hội hay bất cứ quyền bính trần gian nào khác. Với ý nghĩa đó, trong lãnh vực tôn giáo, không ai bị ép buộc hành động trái với lương tâm, cũng không ai bị ngăn cấm hành động theo lương tâm, dù cho đó là hành động riêng tư hay công khai, một mình hay cùng với người khác, trong những giới hạn chính đáng. Hơn nữa, Thánh Công Ðồng còn tuyên bố rằng tự do tôn giáo thực sự được xây dựng trên phẩm giá con người, một phẩm giá đúng như lời Thiên Chúa mạc khải và chính lý trí cho biết được. Quyền tự do tôn giáo của con người trong cơ cấu pháp lý của xã hội phải được chấp nhận là một quyền lợi dân sự.” (Dignitatis Humanae, # 2). 

28. Vi phạm tự do tôn giáo có phải là sự xúc phạm đến phẩm giá con người không? 

Trong số 1 của Thông điệp Hòa bình cho Thế giới năm 1991, ĐGH Gioan Phaolô II nhấn mạnh: “Không một quyền lực trần thế nào có quyền xen vào vấn đề lương tâm của con người”. Như vậy, tước đoạt quyền tự do tôn giáo của cá nhân và cộng đoàn không chỉ là một kinh nghiệm đau thương, nhưng trên hết nó chà đạp phẩm giá của con người. Không nghi ngờ gì nữa, trong trường hợp này, chúng ta đang phải đương đầu với một cảnh bất công tận gốc rễ mà nó liên quan đến nội tâm con người. (cf. Redemptor Hominis, # 17) 

29. Chúng ta có trách nhiệm đòi hỏi và bảo vệ quyền tự do tôn giáo mà Thiên Chúa ban cho chúng ta không? 

Thưa có. Số 1 của Tuyên Ngôn về Tự Do Tôn Giáo của CĐ Vatican II xác quyết: “Sự đòi hỏi quyền tự do này trong xã hội nhân loại trước hết nhằm tới những sản nghiệp tinh thần con người và nhất là quyền tự do hành đạo trong xã hội… Thánh Công Ðồng còn tuyên bố rằng những bổn phận này liên quan đến lương tâm con người cũng như ràng buộc lương tâm con người, và chân lý tự nó có sức mạnh ép buộc chứ không dựa trên một uy quyền nào khác, sức mạnh ấy ăn sâu vào các tâm hồn một cách vừa êm dịu vừa mãnh liệt. Hơn nữa, vì tự do tôn giáo, sự tự do mà con người đòi hỏi trong khi thi hành nhiệm vụ phụng thờ Thiên Chúa, có nghĩa là không bị một áp bức nào trong xã hội dân sự ràng buộc, nên sự tự do đó bảo toàn được nguyên vẹn giáo lý truyền thông công giáo về bổn phận luân lý của con người cũng như của các đoàn thể đối với tôn giáo chân thật và Giáo Hội duy nhất của Chúa Kitô” (Dignitatis Humanae # 1). 

30. Tôn trọng quyền tự do tôn giáo có khả năng kiến tạo hòa bình không?

Thưa có. Vì quyền tự do tôn giáo, một phần tất yếu của phẩm giá con người, là nền tảng cho mọi cấu trúc căn bản của nhân quyền và là nhân tố không thể thay thế trong đời sống cá nhân và xã hội, nên việc bảo đảm quyền tự do tôn giáo của mỗi cá nhân và cộng đoàn là một phần thiết yếu cho việc xây dựng hòa bình trong xã hội. Hơn nữa, hòa bình chân thật được cắm rễ từ sự tự do và sự mở rộng lương tâm đối với sự thật, nên hòa bình chỉ có thể được xây dựng và củng cố bằng sự hòa hợp giữa nhiều thành phần cộng đồng nhân loại với nhau. (cf. World Day of Peace Message, 1988, # 1)

Huynhquảng

VỀ MỤC LỤC
“... ĐƯỢC SỐNG VÀ SỐNG DỒI DÀO”

Quý độc giả Ephata và Giáo Sĩ Việt Nam thân mến,

Cứ mỗi buổi sáng, anh em chúng tôi, dăm ba người trong Nhà Dòng ngồi ăn bát cơm uống cốc sữa đậu nành, thế nào cũng chuyện này chuyện kia rôm rả, lắm khi trở thành một thứ “hội thảo trao đổi Mục Vụ”, cũng hay, cũng vui, cần thiết nữa là khác. Mới đây, đang xoay quanh đề tài Bảo Vệ Sự Sống, một anh bất chợt đưa ra một vấn nạn nhức nhối: tại sao người Công Giáo lại phá thai nhiều như thế ?

Thú thật, chúng tôi chẳng thể nào có được những con số thống kê chính xác về phá thai. Thế nhưng, qua hàng ngàn trường hợp Nhóm BVSS đưa ra khỏi các cơ sở phá thai, chuyển lại cho anh em Linh Mục chúng tôi tiếp xúc và trợ giúp, chúng tôi ghi nhận lại được sau hơn 4 năm làm Mục Vụ BVSS tại Sài-gòn và các vùng lân cận, một con số đủ để khiến mọi người rùng mình, đó là:

Tỷ lệ người Công Giáo khoảng 1 phần 10 dân số, vậy mà có đến 1 phần 4, 1 phần 5 những người đi phá thai là dân... có Đạo. Lại phải lưu ý thêm một chi tiết đau lòng, đa số lại thuộc về những Giáo Phận toàn tòng lâu đời , tự hào có nhiều cha, nhiều sơ, thậm chí có cả một, hai Đức Cha xuất thân từ đấy.

Có lần, bản thân chúng tôi phụ trách Bạn Tông Đồ Mục Vụ của Dòng nên phải đúc kết trước toàn Dòng dịp cuối năm, chúng tôi đã rút ra 3 điểm chính hết sức thực tế, thực tế đến phũ phàng, ấy là:

Thuyết phục một người nghèo bỏ ý định phá thai dễ hơn đối với một người giàu.

Thuyết phục một người ít học thôi không phá thai dễ hơn đối với một người trí thức, bằng cấp cao.

Thuyết phục một người vô thần, hoặc theo Đạo khác dễ hơn đối với một người Công Giáo.

Khi nói đến điểm ghi nhận thứ ba thì cả Nhà Dòng, ai nghe cũng xốc, xôn xao cả lên, tranh cãi lập luận đủ hướng mà cuối cùng vẫn không có lời giải đáp cho vấn nạn tại sao lại kinh khủng như thế.

Trở lại câu chuyện bên bàn cơm ăn sáng, một anh nêu lên như một lời cật vấn và thách đố: Ừ, mà Đạo mình đâu có thiếu những cơ chế đảm bảo cho luân lý, quá vững chắc, quá chặt chẽ cơ mà. Này nhé:

10 điều răn Đức Chúa Trời, 6 điều răn Hội Thánh, 7 Bí Tích, 8 mối Phúc Thật, thêm Kinh Lạy Cha, Kinh Tin Kính... Lại được cả một bộ Kinh Thánh đồ sộ làm Kim Chỉ Nam.

Giáo Lý với các cấp học kín kẽ vô cùng, không cách nào lách lạng tránh né hoặc lọt sàng lọt nia được: Bé thì có Khai Tâm, Vỡ Lòng, lớn nữa có Rước Lễ, Thêm Sức, rồi dậy thì có Bao Đồng, Vào Đời, rồi đến tuổi lấy vợ lấy chồng thì đã có các khóa Dự Bị Hôn Nhân... Nhiều nơi có thêm Hùng Tâm Dũng Chí, Hướng Đạo Công Giáo và nhất là ngày xưa thì Nghĩa Binh, nay là Thiếu Nhi Thánh Thể. Lớn nữa đã có ban hát, ca đoàn, các giới, các hội, các phong trào, các đoàn thể, các đội kèn, trống trắc, các ban lễ sinh, các nhóm thu hút hết mọi thành phần cha mẹ vợ chồng con cái, già trẻ lớn bé trong các gia đình. Ở cấp Giáo Phận còn có sinh hoạt chuyên ngành của Giáo Chức, Doanh Nghiệp, Y Bác Sĩ, Văn Nghệ Sĩ...

Thánh Lễ thì có mỗi ngày trong tuần, và mỗi Chúa Nhật tùy từng Mùa quanh năm, bao nhiêu là ngày Lễ trọng, Lễ buộc, thêm hàng trăm Lễ kính, Lễ nhớ nhân mừng các Thánh ( riêng con số các Thánh Tử Đạo tại Việt Nam thôi đã thuộc top ten trong Hội Thánh ). Mỗi giới, mỗi hội đoàn, mỗi Khu, mỗi Họ, mỗi Xóm Giáo, mỗi Giáo Xứ đều có một vị Thánh Bổn Mạng, hay còn lại là Quan Thầy Bầu Chữa !

Về các việc đạo đức thì người Công Giáo phải nói là quá nhiều sáng kiến phong phú: Chầu Thánh Thể, lần chuỗi Kinh Mai Khôi 20 sự Vui Thương Mừng Sáng, đi 14 chặng Đàng Thánh Giá nữa chứ. Mùa Chay lại còn phải kể đến ngắm đứng, ngắm đèn, tổ chức hoạt cảnh quân dữ lùng sục bắt Chúa, đóng đanh dựng tượng, chít khăn tang khóc Chúa. Còn Lễ Giáng Sinh thì thế nào cũng không thể thiếu hoạt cảnh Lịch Sử Cứu Độ từ Tạo Dựng, Sa Ngã, Cứu Độ, từ Cựu Ước đến Tân Ước, Truyền Tin đến Giáng Sinh, rồi Ba Vua thế này thế nọ... Tháng Hoa, Tháng Mân Côi của Đức Mẹ thì ca vãn, múa dâng hoa, rước kiệu, trống kèn hoành tráng vang dội, đến mức cá dưới ao phải váng đầu trồi hết cả lên mặt nước...

Về nhân sự phục vụ thì bên Công Giáo cũng đông hơn hẳn so với ban trị sự các đạo khác. Chỉ tính riêng cấp độ Giáo Xứ, trên có cha xứ, cha phó xứ, dưới có cụ Chánh Trương, cụ Phó Chánh Trương ( nay gọi là chủ tịch, phó chủ tịch Hội Đồng Mục Vụ ), rồi đến các loại Chánh lo nghi thức, hội kèn, hội hát... Về quản lý địa bàn có các ông Trùm phụ trách Họ, Khu, Xóm Giáo... Về hành chánh có ông Thơ, ông Ký, ông Biện. Riêng với cánh lau nhau con nít đã có một dàn ông Quản, bà Quản. Đóng cửa, kéo chuông Nhà Thờ thì giao ông Bõ ông Từ...

Ôi trời, toàn bộ cơ chế chằng chịt như thế, đặc biệt tại một số ít Giáo Phận, riêng trong lãnh vực luân lý quan hệ nam nữ lại còn được hậu thuẫn bằng một thứ luật bất thành văn, ấy là: nhà nào mà có con gái chửa hoang thì cha mẹ phải tự giác ra giữa Nhà Thờ mà quỳ gối để tạ tội với Chúa, để nhận lỗi với cha Xứ và dân Họ. Nhục không để đâu cho hết ! Cứ tạm coi là ác quá, thì ác như vậy mới có tính ngăm đe, nhìn người mà ngẫm đến mình, thôi không dám ti toe chuyện lăng nhăng tiền dâm hậu thú.

Vậy đó, những tưởng là an toàn, là đủ sức mạnh để phòng vệ, không ngờ thực tế khác xa, gần như ngược hẳn. Lợi bất cập hại, rất nhiều cô bé sinh viên đi học xa hoặc di dân vào Sài-gòn hoặc ra Hà Nội làm công nhân sợ quá hóa liều, lỡ dại là nghĩ ngay đến chuyện phá thai, không muốn bố mẹ ở quê đã khổ vì nghèo bây giờ lại bị liên lụy nhục nhã ê chề, có khi thổ huyết, nhồi tim mà chết. Về phía cha mẹ trong gia đình, sức ép của sĩ diện, của danh dự nơi làng quê, nơi Họ Đạo nó mạnh hơn lý lẽ của Tình Thương, của Sự Sống thiêng liêng con người, hậu quả là cô gái phải đành đoạn âm thầm đi tìm chỗ phá thai.

Trong nhiều dịp thuyết trình trước các cộng đoàn đông đảo Giáo Dân ngay trong Nhà Thờ, chúng tôi đã nhấn mạnh rằng những người BVSS không bao giờ lên án các chị em đã trót phá thai, chúng tôi chỉ lên án tội ác phá thai. Chị em phụ nữ luôn luôn là những người gánh chịu thương tích khó lành trên thân xác, trong tâm lý và nhất là nơi tâm linh. Nhiều lần chúng tôi đã cố gắng xác định các “thủ phạm”, những thứ “đầu mối tội đầu” là phía cánh đàn ông nhẫn tâm, bạc tình và hèn nhát đã chối bỏ chính bạn tình và đứa con của mình. Lại cũng có không ít trách nhiệm rơi vào gia đình, thân nhân, nhất là ông bố mà lại là chức sắc gì đấy trong Giáo Xứ, thậm chí chỉ giữ một chân đọc Sách Thánh thôi cũng đủ đang tâm từ khước đứa cháu ngoại vô tội của mình để giữ thể diện cho bằng được !

Thế rồi hôm nay, khi bình tâm truy nguyên đến cùng, chúng tôi giật mình thấy ra trách nhiệm to lớn và nặng nề rơi trở ngược về chính mình là thành phần của hàng Giáo Sĩ. Chúng tôi không vô can đâu, trái lại, đã quá lâu rồi, nhất là dưới thời thống trị của lý thuyết vô thần này, chúng tôi đã nín thinh, đã làm ngơ, đã tránh né, làm như không nghe không thấy gì trước thảm họa xúc phạm và tổn thương đến Sự Sống là Quà Tặng vô giá của Thiên Chúa đã trao cho con người. Chúng tôi đã, cách nào đó, sợ hãi trước mãnh lực của thế gian, chịu khuất phục bởi một thứ luân lý vô luân của bạo quyền, chọn thỏa hiệp với những lý lẽ ngụy biện về kế hoạch dân số, về phát triển kinh tế, về giáo dục xã hội...

Trách nhiệm Giáo Huấn của hàng Giáo Sĩ chúng tôi trong Hội Thánh nằm ở đâu ? Sao im lặng thế này ? Có ai đó đã nhận định quê hương chúng ta đã hòa bình từ lâu rồi nhưng sao con số tử vong dân mình còn cao hơn thời loạn lạc chiến tranh rất nhiều. Vậy mà các Linh Mục chúng tôi có thể an nhiên dâng Thánh Lễ xin Chúa cho an cư lạc nghiệp được sao ? Đất nước chúng ta đang vươn lên ngang tầm khu vực và lăm le nay mai thành con rồng Châu Á, nhưng sao quyền tối thiểu và căn bản của con người là quyền được sinh ra, quyền sống, quyền làm người lại bị tước đoạt bằng những chỉ thị, những quyết sách thất đức thất nhân tâm. Vậy mà khối Giáo Sĩ chúng tôi lại có thể yên tâm rằng mình đã dạy Giáo Lý đủ các bài, khảo đủ các kinh là chu toàn bổn phận Mục Tử rồi sao ?

Chúa Nhật này, Chúa Nhật thứ 4 Mùa Phục Sinh, Giáo Hội đã dành riêng để cầu cho ơn thiên triệu, nói nôm na là xin Chúa cho có thêm nhiều người đi tu làm cha. Nhưng chạnh lòng nghĩ, thêm nhiều người cha mà hằng ngày, hằng giờ lại vẫn mất đi vô số những đứa con bé bỏng trong tệ nạn phá thai thì xót xa quá. Có lẽ bản thân các Linh Mục chúng tôi phải xin Chúa cho được cái ơn rất cụ thể là... biết kêu, biết la to lên tiếng của lương tâm con người giữa sa mạc cuộc đời hôm nay.

Chúa Giê-su bảo: “Ta đến là để cho chiên Ta được sống, và sống dồi dào” ( Ga 10, 10 ) Rõ ràng là để được sinh ra, để sống, chứ không phải để bị giết chết. Mà đã sống là sống dồi dào, sống thăng tiến chứ không phải là sống lây lất èo uột, sống bất an, tan nát lương tri và nhân phẩm. Các Mục Tử chúng tôi đã được Chúa Giê-su chọn để Ngài trao cho trách nhiệm chăn đàn chiên Việt của Ngài, vậy, chúng tôi đến là để cho đàn chiên ấy được sống và sống như thế nào đây ?

Lm. QUANG UY, DCCT, Chúa Nhật 13.4.2008

VỀ MỤC LỤC

EMMAUS, CON ĐƯỜNG HY VỌNG

 

Chúng ta thường nghe nói con đường Emmaus, nhưng ít khi suy nghĩ tường tận xem con đường đó ám chỉ những gì. Dựa vào tông thư của ĐTC Biển Đức XVI Spe Salvi facti summus (Trong Hy Vọng, chúng ta được cứu rỗi), chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện hai môn đệ của Chúa Kitô trên đường Emmaus. (Luca 24: 13-35).

 

Chuyện kể rằng, sau ngày Sabbath, tức ba ngày sau khi Chúa Giêsu chịu chết trên thập giá và chịu táng trong mồ, hai môn đệ quá buồn phiền chán nản bèn rời Jerusalem đi về một làng nhỏ gần đó tên là Emmaus.

 

Trên đường đi, Chúa sống lại đã hiện ra, cùng đi và trò chuyện với hai ông, nói về cả kinh thánh, việc Chúa Giêsu chịu chết....nhưng hai ông đã không nhận biết ra Chúa. Tin Mừng thánh Luca thuật lại rằng, Chúa thấy hai môn đệ buồn nản, chẳng còn lòng dạ nào nữa, than van rằng Chúa Giêsu, thày mình đã chịu cực hình, rồi chết và trở về trời trong vinh quang của Người. Khi tới nơi, Chúa vào nhà cùng với hai môn đệ, ngồi xuống bàn với họ, làm phép bánh và bẻ bánh với họ….Lúc đó nhờ cung cách bẻ bánh, các ông mới nhận ra Chúa chính là người lữ khách đồng hành đã nói chuyện với các ông trên đường Emmaus. Nhưng lúc đó Chúa lại biến hình khỏi tầm nhìn của các ông. Các ông quá ngỡ ngàng và kinh ngạc về sự hiện diện của Chúa. Cử chỉ bẻ bánh, một dấu hiệu Chúa hiện diện.

 

Ngay lập tức sau đó, hai ông liền trở về lại Jerusalem và kể tất cả những gì đã xẩy ra mắt thấy tai nghe cho các môn đệ và bạn bè…..

 

Địa danh làng Emmaus thì không được xác định rõ ràng nó nằm ở đâu. Mặc dù có nhiều giả thuyết khác nhau, nhưng chắc chắn nó cho chúng ta một suy tư chiêm nghiệm rất phong phú đầy ý nghĩa. Emmaus có thể là bất cứ chỗ nào. Con đường dẫn đến Emmaus tức là đoạn đường tượng trưng cho cuộc hành trình đời sống của mỗi con người nói chung, của mỗi một người tín hữu Kitô giáo nói riêng ở trần thế này. Xuyên suốt đoạn đường hành trình này, Chúa Kitô phục sinh luôn luôn là người bạn đường đồng hành với chúng ta. Người đốt lửa tâm hồn chúng ta. Người nung ấm đức TIN, đức CẬY / HY VỌNG của chúng ta và BẺ BÁNH HẰNG SỐNG cùng chúng ta mỗi ngày.

 

Trong câu chuyện đàm thoại giữa hai tông đồ và người lữ hành xa lạ, thánh Luca đã kể rằng một trong hai môn đệ đã nói: “Lúc đó chúng tôi đă hy vọng….” (Luca 24: 21). Như vậy có nghĩa là lúc đó chúng tôi ĐÃ TIN, chúng tôi ĐÃ THEO, chúng tôi ĐÃ HY VỌNG….nhưng bây giờ, hiện nay thì những hành động, cử chỉ, ý nghĩ đó tất cả đã qua đi rồi, không còn nữa. Ngay cả Đức Giêsu thành Nazaret là một ngôn sứ đầy quyền năng trong hành động cũng như lời nói đối với tất cả mọi người cũng đã thất bại và chúng tôi thất vọng.

 

Thảm trạng này của các môn đệ trên đường Emmaus phản ảnh tình trạng của nhiều người trong chúng ta hiện nay. Đôi khi chúng ta đã đánh mất đức tin của chúng ta. Chúng ta không còn tin tưởng vào Chúa, có cảm tưởng Chúa bỏ rơi chúng ta vì những kinh nghiệm chua chát tiêu cực trong cuộc sống, vì những thất bại trong mưu toan dự tính của chúng ta. Nhưng con đường dẫn đến Emmaus này chính là con đường HY VỌNG có thể giúp chúng ta thanh tẩy tâm hồn, tin tưởng vào Chúa một cách hăng say mạnh mẽ và trưởng thành hơn nhờ có Chúa đồng hành với chúng ta, cũng như hai môn đệ trên đường Emmaus, vì được gặp Chúa đồng hành hướng dẫn nên đã từ tâm trạng mất niềm tin vào Người và vấp ngã vì thập giá (câu 18 , 21), các ông tìm lại được niềm tin nhờ thông hiểu lời kinh thánh (câu  25-27 và 32).

 

Ngày nay, mỗi khi chúng ta cầu nguyện, chuyện vãn với Chúa, lắng nghe lời Chúa là chúng ta đang đi trên đường Emmaus. Mỗi khi chúng ta tham dự thánh lễ là Chúa bẻ bánh và ban cho chúng ta bánh thánh tức chính máu và thịt Chúa.

 

Với hành động đó, qua sự tiếp cận với Chúa Kitô phục sinh, chúng ta ngày nay có thể có được một đức tin thực sự và sâu đậm hơn, có thể nói, được vun trồng bởi lửa phục sinh.  Đức tin này rất vững mạnh, được nuôi dưỡng không phải bởi tâm tư ý nghĩ của con người mà bởi chính Lời Chúa và sự hiện diện của Chúa trong bí tích Thánh Thể.

 

Đoạn Phúc Âm kỳ diệu này đã tóm gọn toàn bộ cấu trúc của thánh lễ Misa:  Phần đầu thánh lễ là phần nghe lời Chúa qua các đoạn sách thánh; phần hai là phần nghi thức Thánh Thể và hiệp lễ / rước mình thánh Chúa với sự hiện diện của chính Chúa Ktô trong bí tích Thịt và Máu thánh Chúa.

 

Được nuôi dưỡng tại bàn tiệc thánh lễ có hai phần như vậy, Giáo Hội luôn luôn được xây dựng bồi đắp và tân trang cải tiến từng ngày một trong đức TIN, đức CẬY / HY VỌNG và đức MẾN. Qua sự cầu bầu của Đức Trinh Nữ Maria cực thánh, chúng ta mỗi người Kito hữu, mỗi cộng đoàn, cộng đồng hãy cầu xin Chúa giúp chúng ta  làm hồi sinh lại, tái diễn quang cảnh hai môn đệ đi trên đường Emmaus hầu làm sống lại ân sủng đã được gặp Chúa Kitô phục sinh.

 

Chúa đã sống lại, đồng hành với các môn đệ của người, đốt cháy tâm hồn họ bằng lời Chúa đối thoại, biểu hiện  ra với họ qua cung cách bẻ bánh.

 

Hãy đi và làm chứng tá ân sủng Chúa, nguồn HY VỌNG cho mỗi người chúng ta và cả thế giới. Chúa đã phục sinh. Hy vọng sự sống đời đời.

 

Pace Island, Florida 8-4-2008

Bác Sĩ Nguyễn Tiến Cảnh

 
VỀ MỤC LỤC
HIẾN THÂN HAY TIẾN THÂN ?
 

Cũng như đồng tiền, vấn đề hiến thân trong đời sống tu trì cũng có hai mặt. Nếu không khéo ta sẽ nhầm lẫn với cái mục đích cũng như ý nghĩa tinh tuyền cao đẹp của nó.

Do ảnh hưởng của xã hội để rồi bất cứ một vấn đề nào đó trong xã hội cũng bị tác động, cũng bị biến dạng theo. Con người sống trong xã hội chắc chắn là nhân tố chịu tác động một cách trực tiếp của nền văn hóa, chính trị, tôn giáo, kinh tế của xã hội mà mình đang sống.

Với nét đặc thù riêng biệt, hiếm có của Việt Nam trong nhiều biến động xã hội đã gây không ít tác động nơi con người.

Chỉ tạm xét vấn đề hiến thân trong đời sống ơn gọi thôi thì ta sẽ thấy nó có một tác động hết sức là kinh khủng.

Ngày xưa, cái ngày mà người ta vẫn nôm na nói với nhau rằng “đêm trước đổi mới” đấy đời hiến thân cũng có vấn đề của nó nhưng vấn đề của nó khác ngày hôm nay nhiều. Chỉ cần quay lại một chút thời gian của “đêm trước đổi mới” ta sẽ thấy cuộc sống nó khác. Những cái ngày “đêm trước đổi mới” người ta phải đối diện với một cuộc sống quá khó khăn từ kinh tế, chính trị, tôn giáo ... Thế nhưng với những cái khó khăn, những cái áp lực của cuộc sống đấy hình như ta thấy có một cái gì đó trân trọng dành cho giới tu sĩ. Chắc có lẽ các bậc cao niên trong các hội dòng đã thấm vào trong máu của mình một cuộc sống quá khó khăn. Đơn cử như “cái ngày xa xưa” đấy đi tu thì làm gì biết được cái ngày lãnh sứ vụ linh mục? Ra vào nhà dòng còn phải “ngó trước dòm sau” kẻo bị mời lên “học tập”.

Thế nhưng mà lạ thay ! Trong cái hoàn cảnh khó khăn đấy hình như là đời hiến thân nó mang đậm chất của một đời hiến thân thật sự. Những lúc phải co cụm lại với nhau để mà gìn giữ tu viện, gìn giữ cơ sở vật chất của nhà dòng ... thì hình như sao mà yêu thương nhau quá ! Chẳng ai bảo ai để rồi cùng nắm chặt tay nhau để mà sống đời hiến thân thật tốt.

Và rồi, cuộc đời nó có nhiều thay đổi để nó có những đổi thay của nó.

Ngày hôm nay, tạm gọi là đời sống tôn giáo có “nới” ra được một chút, tạm gọi là đời sống kinh tế có “nhỉnh” lên một chút để rồi nhiều người hiến thân đã đánh mất đi cái “thuở ban đầu lưu luyến ấy”.

Đến lúc phải ngồi lại với nhau để đặt lại vấn đề, đặt lại mục đích của đời hiến thân chứ không thì chẳng chóng thì chày đời hiến thân nó lại biến thành tiến thân.

Chuyện là có hai anh chị nọ ở ngoài miền Bắc đã dắt díu vào Nam tá túc trong một dòng nam và một dòng nữ. Họ dung dăng dung dẻ vào nhà dòng để mà tìm hiểu đời hiến thân nhưng ai ngờ được bên dưới, bên trong, tận sâu thẳm lòng của họ là hiến dâng. Sau khi ăn học thành tại, chẳng bề trên nào gợi ý chuyển hướng hay cho về cả thì hai anh chị tự xin rút lui để thực hiện mục đích của mình trong bậc sống hôn nhân.

Chuyện là có bốn chàng thanh niên trai tráng đã lặn lội từ miền ngược để vào tu học ở một nhà dòng nọ ở miền xuôi. Đau đớn thay là khi tốt nghiệp Đại học, bề trên mời vào tập viện thì cả bốn chàng trai thưa với bề trên rằng các chú thấy “không thích hợp với nhà dòng”. Đau quá ! Vị bề trên giờ đây mới ngậm ngùi vì suốt 5 năm trời ròng rã nhà dòng đã nuôi cho ăn cho học để rồi sau khi học xong họ ra đi một cách vô tư.

Chẳng phải là hết mọi người hiến thân đều toan tính như thế đâu nhưng vì hoàn cảnh, vì môi trường, vì não trạng của một đất nước đang phát triển đã lôi kéo họ không còn giữ cho mình cái ý tưởng thánh thiện lúc ban đầu.

Dẫu sao vài trường hợp trên đây tạm gọi là không tốt nhưng xét cho cùng lạ họ còn tốt hơn nhiều người cứ mãi ở lỳ trong các hội dòng mà chẳng hiến thân gì cả. Vì sai mục đích là tiến thân nên họ bằng mọi cách đạp trên vai người khác để hoàn thành mục đích của họ.

Cũng đúng thôi khi mà người ta vịn cớ, biện minh rằng mình cần trang bị những phương tiện phục vụ cho công việc mục vụ. Nhưng thử nghiêm túc thẳng thắn nhìn vấn đề thì ta sẽ thấy giật mình. Vẫn thường nói với nhau rằng đời tu là sống khó nghèo nhưng thật sự cái khó nghèo mà nhiều tu sĩ ngày nay sống “khó mà nghèo”. Mỉa mai thay là biện minh cho cơ sở vật chất cần phải trang bị thế này thế kia mới đúng để phục vụ cho giới nhà tu nhưng thật sự mà nói thì nhiều và nhiều người nghèo khi bước vào các nhà tu thì không dám bước vào bởi cái lộng lẫy, hoành tráng mà các nhà tu đã trang điểm cho mình. Ai nào đó vào nhà tu thì cũng mơ ước lắm để sống cái “khó nghèo” mà các bậc tu trì thề hứa. Nói đúng ra thì họ có nằm mơ để được sống khó nghèo như các bậc tu sĩ thì cũng chẳng mơ được. Giá như mơ để được cái khó nghèo của các tu sĩ ngày nay thì họ cũng ráng mơ rồi !

Mỗi tu sĩ cứ thử nhìn lại hành trình mình đã đi thì sẽ thấy. Ngày nào ngây thơ bước vào nhà dòng sao mà đơn sơ quá, thánh thiện quá. Hành trang vào nhà tu chỉ là một cái giỏ xách với vài ba bộ quần áo che thân. Vậy mà đến cái ngày vĩnh khấn, cái ngày “lên hàng khanh tướng” sao mà nó khác quá ! Ngày mới vào nhà tu chỉ cọc cà cọc cạch trên chiếc xe đạp cà tàng nhưng nay sao mà có chiếc xe xịn quá, sang quá ! Ngày mới vào dòng mơ cũng chẳng có chiếc máy tính để bàn vậy mà giờ đây sau vài năm nhìn lại chẳng cần mơ cũng có chiếc laptop ngàn đô rủng rỉnh trong tay. Ngày mới vào dòng phải dùng chung một cái điện thoại thật khó chịu vậy mà ngày nay lại có một con dế bé bé con con đầy đủ chức năng chẳng thua kém ai. Hình như là càng tu lâu thì càng trang bị cho mình những vật dụng mà người nghèo nằm mơ cũng chẳng có.

Còn nữa, thêm chuyện học hành. Có người may mắn hơn anh chị em khác trong cộng đoàn để rồi được gửi đi học thêm cái này thêm cái kia. Nhưng đáng tiếc thay là phần lớn sau khi đi học về rồi thì rất ít người sống hòa hợp với anh chị em trong cộng đoàn. Khi ấy họ cho mình là người “học cao hiểu rộng”, chẳng cần biện minh thì nhiều người thấy họ sống khác cái ngày xưa khi chưa được đi ra “nước ngoài, nước trong” để tu học. Hóa ra là những cơ may đi tu học để làm thăng tiến cho đời sống tri thức trong cộng đoàn, thăng tiến hơn cho đời hiến thân thì họ lại tiến thân nhờ cái suất du học do “ơn trên” đã ban cho họ.

Giảng dạy và lãnh đạo cộng đoàn cũng vậy. Người thì có cái may mắn là ăn nói lưu loát, người thì có cái may mắn nhanh nhẹn để mà giúp anh chị em trong cộng đoàn. Thế nhưng, tưởng chừng như những cái tài ấy là phục vụ cho đời hiến thân thì họ lại lấy cái đó làm bàn đạp cho sự tiến thân của họ. Họ đâu có biết rằng những thành công, những kết quả mà họ có đều là nhờ sự cầu nguyện, nhờ sự cộng tác của anh chị em trong cộng đoàn mà họ đang sống. Thế thì không khéo anh chị em trong cộng đoàn lại trở thành cái bàn đạp cho họ tiến thân ở trong cộng đoàn thay vì phải bon chen ở ngoài xã hội phải vất vả hơn nhiều.

Tưởng chừng giữa một giáo hội tạm gọi là thanh bình thì bỗng dưng lại nảy sinh ra nhiều vị tử đạo. Vì sao ? Vì lẽ cả cộng đoàn phải sống trong tâm trạng “tử đạo” để cho những bậc “hiển thánh” được tiến thân hơn trong một cộng đoàn hiến thân.

Giữa cái xã hội phát triển tột bậc về kinh tế, văn hóa, xã hội quả là điều rất tốt cho mọi người nhưng chính cái sự phát triển đấy đôi khi vô tình lại trở nên rào cản, trở nên cái khó cho đời tu ngày nay. Vì lẽ ngày nay để sống trọn ba lời khuyên tin mừng cũng như hiến pháp của hội dòng mà người tu tận hiến không đơn giản chút nào.

Giữa một xã hội thăng tiến về vật chất thì bảo sống đúng lời khuyên khó nghèo hơi bị khó.

Giữa một xã hội tự do về tình dục thì bảo sống khiết tịnh hơi bị khó.

Giữa một xã hội tự do dân chủ thì bảo sống một đời vâng phục nghiêm chỉnh hơi bị khó.

Giữa một xã hội phát triển về con người thì bảo rằng sống khiêm hạ bình dị trong bốn bức tường của nhà tu hơi bị khó.

Nói như thế chứ vẫn còn và còn rất nhiều bậc tu sĩ sống cả đời tận hiến cho Thiên Chúa. Chỉ lợn cợn đâu đó vài vị thay vì hiến thân thì lại tiến thân.

Thôi thì cũng chẳng dám kết án ai, chẳng dám ném đá ai. Trước tiên phải đấm ngực và xét duyệt lại đời hiến thân của mình. Mình luôn xin với Chúa nhắc nhớ cho mình biết rằng mình đang ở đâu, đang làm gì, đang hiến thân hay tiến thân để mình chỉnh sửa đời tận hiến sao cho đẹp. Nếu như nhằm mục để tiến thân thì thôi, ra khỏi bốn bức vách của tu viện để tiến thân chứ ai mà chơi cái trò hai mặt núp trong tường tu viện để mà tiến thân dưới cái danh nghĩa hiến thân ?

Lâu lâu, người sống trong nhà tu cũng cần duyệt xét lại xem là mình đang hiến thân hay tiến thân. Nếu như tiến thân thì hoàn toàn sai mục đích và tôn chỉ của đời tu.

Trong bất kỳ xã hội nào người ta vẫn mong, vẫn chờ những ánh sáng le lói của một cuộc đời từ bỏ giữa ngàn ngàn cuộc đời bon chen, giành giật. Quý lắm khi trong hội dòng, trong cộng đoàn tu trì có những con người hiến thân thật sự chứ không phải chỉ núp bóng trong nhà tu để mà tiến thân.   

Anmai, C.Ss.R.

VỀ MỤC LỤC
TÔN KÍNH THÁNH KINH  (tiếp theo)

Chương hai

HỘI THÁNH TÔN KÍNH THÁNH KINH

1. Hội Thánh Công Giáo tôn kính Thánh Kinh thế nào ?

Hội Thánh khẳng định rằng : 

          -”Hội Thánh luôn tôn kính Thánh Kinh như chính thân thể Chúa, nhất là trong Phụng Vụ Thánh, Hội Thánh không ngừng lấy bánh ban sự sống từ bàn tiệc Lời Chúa, cũng như từ ban tiệc Mình Chúa Kitô để ban phát cho các tín hữu.” (MK 21)

Chính Chúa Giêsu đã tuyên bố :

          -”Phúc thay kẻ biết lắng nghe và tuân giữ Lời Thiên Chúa.”  (Lc 11,28)

         -”Người ta sống không chỉ nhờ cơm bánh, nhưng còn nhờ mọi lời miệng Thiên Chúa phán ra.” (Mt 4,4; Đnl 3,8)

2. Vai trò của Thánh Kinh trong Hội Thánh thế nào ?

Hội Thánh khẳng định rằng :   

          -”Cùng với Thánh Truyền, Thánh Kinh đã và đang được Hội Thánh xem như là quy luật tối cao hướng dẫn đức tin, được Thiên Chúa linh ứng và đã được ghi chép một lần cho muôn đời.

          -”Thánh Kinh phân phát cách bất di bất dịch Lời của chính Chúa và làm vang dội tiếng nói của Chúa Thánh Thần qua các tiên tri cùng các tông đồ, bởi vậy mọi lời giảng dạy trong Hội Thánh cũng như chính đạo thánh Chúa Kitô phải được Thánh Kinh nuôi dưỡng và hướng dẫn. Thực tế trong các sách thánh Chúa Cha trên trời bằng tất cả lòng trìu mến đến gặp gỡ con cái mình và ngỏ Lời với họ.”

          -”Lời Chúa còn có một sức mạnh và quyền năng có thể nâng đỡ và tăng cường Hội Thánh, ban sức mạnh đức tin cho con cái Hội Thánh là lương thực linh hồn, nguồn sống thiêng liêng tinh tuyền và trường cửu cho con cái Hội Thánh. Bởi thế, Lời nói sau đây thực xứng hợp cho Thánh Kinh : “Thực vậy Lời Thiên Chúa sống động và linh nghiệm” (Dt 4,12), “Có khả năng gây dựng và ban gia tài cho mọi người đã được thánh hóa.” (Cv 20,32; 1 Tx 2,13)  (MK 21)

3. Việc phổ biến Thánh Kinh có khẩn thiết không ?

Hội Thánh khẳng định rằng :

          -” Phải mở rộng lối vào Thánh Kinh cho các Kitô hữu. Chính vì thế mà từ buổi đầu Hội Thánh đã công nhận như của riêng bản dịch Cựu Ước bằng tiếng Hy lạp, một bản văn rất cổ và được gọi là bản dịch do 70 người. Ngoài ra Hội Thánh còn luôn tôn trọng các bản dịch của Đông phương hay các bản dịch La tinh, nhất là bản thường gọi là bản “Phổ thông.”

          -”Phải đem Lời Chúa đến cho mọi thời đại, Hội Thánh như một người mẹ ân cần lo liệu cho các Sách thánh được dịch ra các thứ tiếng cách thích hợp và đứng đắn, đặc biệt dịch từ nguyên bản. Mọi Kitô hữu có thể sử sụng những bản dịch được thực hiện chung với cả những anh em ly khai trong trường hợp thuận tiện và được Giáo quyền chấp nhận.” (MK 22)

4. Việc tìm hiểu và giải thích Thánh Kinh trong Hội Thánh thế nào?

Hội Thánh khẳng định rằng :   

          -”Hiền thê của Ngôi Lời Nhập Thể (tức Hội Thánh) được Chúa Thánh Thần dạy dỗ, hằng cố gắng hiểu biết Thánh Kinh ngày càng sâu rộng hơn, hầu không ngừng lấy Lời Chúa nuôi dưỡng con cái mình. Do đó, Hội Thánh có lý khi khuyến khích việc học hỏi các thánh giáo phụ Đông phương và Tây phương cũng như các Phụng Vụ thánh.”

          -”Phần các nhà chú giải Thánh Kinh Công giáo và những người chuyên về thần học thánh phải ân cần lo lắng, dưới sự trông nom của quyền giáo huấn thánh và dùng những phương thế thích hợp để nghiên cứu và trình bày Thánh Kinh, để cung ứng nhiều thừa tác viên Lời Chúa hết sức có thể, hầu lương thực Thánh Kinh được dồi dào ban bố cho dân Chúa, để soi sáng trí khôn, kiên trì ý chí và nung đúc lòng người yêu Chúa.”

          -”Thánh Công đồng khuyến khích con cái Hội Thánh đang chuyên cần học hỏi những khoa học Thánh Kinh, hãy tiếp tục công trình đã khởi sự cách tốt đẹp với những năng lực ngày càng đổi mới và tất cả hăng say hợp với cảm thức của Hội Thánh.” (MK 23)

5. Nhiêm vụ  của các nhà thần học là gì?

Hội Thánh khẳng định rằng :   

          -”Khoa thần học dựa trên Thánh Kinh và Thánh truyền như dựa vào một nền tảng vĩnh viễn. Trên nền tảng này, thần học được củng cố hết sức chắc chắn và mãi mãi được trẻ trung trong khi tìm kiếm, dưới ánh sáng đức tin, mọi chân lý tiềm ẩn trong mầu nhiệm Chúa Kitô. Thánh Kinh chứa đựng Lời Chúa và thực sự là Lời của Chúa vì được linh ứng. Nên nghiên cứu Thánh Kinh phải là linh hồn của khoa thần học thánh.” (MK 24)

6. Nhiệm vụ của Giám mục là gì ?  

Hội Thánh khẳng định rằng :   

          -”Các Giám mục là những người “gìn giữ giáo lý tông truyền” có phận sự tùy nghi dạy các tín hữu đã được ủy thác cho các ngài, cho biết sử dụng đúng đắn Sách Thánh, nhất là Tân Ước và trước tiên các sách Tin Mừng (Phúc Âm), nhờ các bản dịch, và các bản dịch này phải được kèm theo những lời giải thích cần thiết và đầy đủ để con cái Hội Thánh có thể sử dụng Thánh Kinh cách bảo đảm và ích lợi, và được thấm nhuần tinh thần Thánh Kinh.” (MK 25)

7. Nhiệm vụ của hàng giáo sĩ là gì ?

Hội Thánh khẳng định rằng :   

          -”Thừa tác vụ Lời Chúa (nghĩa là việc rao giảng thuộc mục vụ, dạy giáo lý và huấn dụ Kitô giáo, trong đó bài giảng Phụng vụ phải chiếm vị trí quan trọng) phải được nuôi dưỡng cách an lành và gia tăng sinh lực cách thánh thiện, nhờ lời Thánh Kinh.” (MK 24)

        -”Vì thế, tất cả các giáo sĩ, trước hết là những linh mục của Chúa Kitô và những người có bổn phận phục vụ Lời Chúa, như các phó tế và những người dạy giáo lý, phải gắn bó với Thánh Kinh nhờ việc chăm đọc và ân cần học hỏi, để khi họ phải truyền đạt kho tàng bao la của Lời Chúa, nhất là trong Phụng Vụ Thánh, cho các giáo hữu được ủy thác cho họ, không ai trong họ sẽ trở thành “kẻ huênh hoang rao giảng Lời Thiên Chúa ngoài môi miệng, bởi không lắng nghe Lời Thiên Chúa trong lòng.” (MK 25)

          -”Phải hết sức trung thành chu toàn thừa tác vụ giảng giải đúng với nghi lễ. Trước tiên bài giảng phải được múc lấy từ nguồn mạch Thánh Kinh và Phụng Vu, vì như là việc rao truyền các việc kỳ diệu của Thiên Chúa trong lịch sử cứu độ hay trong mầu nhiệm Chúa Kitô. Chính mầu nhiệm này hằng hiện diện thiết thực và tác động trong chúng ta, nhất là trong các cử hành Phụng Vụ.” (PV 35; 52)  

8. Nhiệm vụ của các Kitô hữu là gì  ?       

Hội Thánh kêu gọi các tín hữu :

          -”Thánh Công Đồng cũng tha thiết và đặc biệt khưyến khích mọi Kitô hữu, cách riêng các tu sĩ phải năng đọc Thánh Kinh để học biết” khoa học siêu việt của Chúa Giêsu Kitô” (Pl 3,8) ”Vì không biết Thánh Kinh là không biết Chúa Kitô.

          -”Vậy ước gì họ hăng hái tiếp xúc với chính bản văn Thánh Kinh, nhờ Phụng Vụ Thánh dồi dào Lời Thiên Chúa, hoặc nhờ sốt sắng đọc Thánh Kinh hay nhờ những tổ chức học hỏi thích hợp, hoặc bất cứ phương thế nào mà ngày nay đã được các chủ chăn trong Hội Thánh chấp thuận và ân cần phổ biến khắp nơi.”

          -”Nhưng mỗi người cũng nên nhớ rằng kinh nguyện phải đi đôi với việc đọc Thánh Kinh, để có sự đối thoại giữa Thiên Chúa và con người, vì “chúng ta ngỏ lời với Ngài khi cầu nguyện, và chúng ta nghe Ngài nói lúc chúng ta đọc các sấm ngôn thần linh.” (MK 25)

9. Có cần phổ biến Thánh Kinh cho những người ngoài Kitô giáo không ?

Hội Thánh kêu gọi và mong ước :

          -”Hơn nữa cũng cần thực hiện những ấn bản Thánh Kinh với lời chú giải thích hợp cho cả những người ngoài Kitô giáo và thích hợp với hoàn cảnh của họ. Các vị chủ chăn linh hồn cũng như các Kitô hữu dù trong bậc sống nào cũng phải ân cần lo lắng phổ biến các ấn bản ấy.”  (MK 25) 

          -”Ước gì nhờ việc đọc và học hỏi Sách Thánh “Lời Thiên Chúa được trôi chảy và sáng sủa” (2 Tx 3,1), và ước gì kho tàng mạc khải, đã được ủy thác cho Hội Thánh ngày một tràn ngập tâm hồn con người.”

          -”Nếu đời sống Hội Thánh được tăng triển nhờ năng nhận lãnh bí tích Thánh Thể, cũng thế, cũng có thể hy vọng đời sống thiêng liêng được đổi mới nhờ thêm lòng sùng kính Lời Chúa, là lời “hằng tồn tại muôn đời.” (Is 40,8; 1 Pr 1,23-25). (MK 26)

 

Chương ba

LẮNG NGHE VÀ THỰC HÀNH LỜI CHÚA

1. Chúng ta phải có thái độ nào khi đọc Thánh Kinh ? 

Chúng ta phải có 2 thái độ xứng hợp như sau :

          a) Thái độ đức tin : Chúng ta phải tin rằng câu hoặc đoạn Thánh Kinh mà chúng ta đang đọc, chính là lời Chúa đang nói với chúng ta.

Hội Thánh dạy rằng :

          -”Trong Sách Thánh, Cha trên trời dịu dàng đến với con cái Ngài và đi vào cuộc đối thoại với họ” (Mk 21)

          -”Chúa Kitô hiện diện thiết thực trong Lời của Ngài, vì chính Ngài nói khi người ta đọc Thánh Kinh trong Hội thánh.” (Pv 7)

          b) Thái độ lắng nghe : Để có thể đối thoại với Chúa, chúng ta cần biết mở lòng lắng nghe cách ân cần và khiêm tốn. Tiếng Chúa nói với chúng ta ở đây, bây giờ; tiếng ấy có thể khác với những dự định của chúng ta và đòi chúng ta phải tin tưởng phó thác theo ý Chúa.

Cuộc gặp gỡ với Lời Chúa sẽ soi sáng cho từng người và cho cả tập thể trước những quyết định và chọn lựa trong hoàn cảnh cụ thể hôm nay.

Đọc Lời Chúa với thái độ tin tưởng và lắng nghe là chúng ta đã bắt đầu cầu nguyện.

Hội Thánh dạy rằng :

          - “Cầu nguyện phải đi đôi với việc đọc Thánh Kinh, để cuộc đối thoại giữa Thiên Chúa và con người được thiết lập.” (Mk 25)

2. Vai trò của Chúa Thánh Thần trong việc đọc Thánh Kinh thế nào ?

Thiên Chúa là tác giả của Thánh Kinh do sự linh ứng của Chúa Thánh Thần, vì thế muốn hiểu Thánh Kinh, chúng ta cần phải xin Chúa Thánh Thần tác động và soi sáng. Chính nhờ Ngài, mà một bản văn cổ xưa, trở thành lương thực nuôi dưỡng các tín hữu mãi cho đến tận thế. Nhờ Ngài, mà Chúa Giêsu sống cách chúng ta trên 2000 năm, đã trở nên gần gũi. Ngài sẽ dẫn chúng ta vào chân lý trọn vẹn. (Ga 16,13)

Vậy để hiểu được một đoạn Thánh Kinh do Chúa Thánh Thần linh ứng, chúng ta cũng cần có Chúa Thánh Thần soi sáng và thúc đẩy.

 3. Làm thế nào để lắng nghe Lời Chúa trong Thánh Kinh ?

Sau đây là cách Lắng nghe Lời Chúa đơn giản và hiệu quả, ai cũng có thể áp dụng, theo 4 nhịp như sau :

          1) Trước khi đọc bất cứ đoạn Thánh Kinh nào, chúng ta hãy xin Chúa Thánh Thần soi sáng để hiểu Lời Chúa chúng ta sắp đọc, vì Ngài là tác gỉa chính của Thánh Kinh.

          2) Chúng ta đọc một đoạn Thánh Kinh nhiều lần, rồi chọn một câu hoặc một ý mà chúng ta cảm thấy hay, đánh động tâm hồn. Hãy ghi nhớ câu hoặc ý chúng ta vừa chọn, vì đó chính là Lời Chúa nói với chúng ta lúc này hôm nay.

          3) Chúng ta giữ thinh lặng để lắng nghe Chúa nói trong tâm hồn; rồi chúng ta liên hệ Lời Chúa vừa nghe với đời sống hiện tại của chúng ta : Từ trước đến nay chúng ta đã hiểu, đã tin và thực hiện Lời Chúa vừa nghe như thế nào ?

          4) Tùy theo ý nghĩa Lời Chúa vừa nghe và sau khi đã liên hệ với đời sống, chúng ta dâng lên Chúa lời cầu nguyện chân thành, tùy theo tình trạng của mỗi người. Chúng ta có thể : - Ca ngợi và cảm tạ Chúa. – Tuyên xưng lòng tin hoặc xin lỗi Chúa. – Xin Chúa ban ơn để thực hành. . . 

4. Việc thực hành Lời Chúa quan trọng như thế nào ?

Việc thực hành Lời Chúa rất quan trọng và cần thiết, liên hệ mật thiết đến phần rỗi của mỗi người.

Chúng ta hãy lắng nghe Chúa Giêsu dạy các môn đệ : -”Ai yêu mến Thầy, thì sẽ giữ lời Thầy. Cha của Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha của Thầy và Thầy sẽ đên và ở lại với người ấy.” (Ga 14,23)

          -”Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý. Điều làm Chúa Cha được tôn vinh là anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy”. (Ga 15,7-8)

          -”Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy. . . Đây là điều răn của Thầy: Anh em hãy yêu thương nhau như thầy đã yêu thương anh em.” (Ga 15,10.12)

          -”Anh em là bạn hữu của Thầy, nếu anh em thực hiện những điều Thầy truyền dạy.” (Ga 15,14)        

          -”Không phải bất cứ ai thưa với Thầy : Lạy Chúa ! Lạy Chúa ! là được vào Nước trời cả đâu ! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên Trời, mới được vào mà thôi.” (Mt 7,21)

          -”Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá. Dù mưa sa, nước cuốn, hay bão táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đá. Còn ai nghe lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành, thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát, gặp mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành.” (Mt 7,24-27)  

          -”Mẹ tôi và anh em tôi, chính là những ai nghe lời Thiên Chúa và đem ra thực hành.” (Lc 8, 21)

          Thánh Giacôbê dạy tín hữu :

          -”Anh em hãy khiêm tốn đón nhận Lời đã được gieo vào lòng anh em. Lời ấy có sức cứu độ anh em. Anh em hãy đem Lời ấy ra thực hành, chứ đừng nghe suông mà lừa dối chính mình. Thật vậy, ai lắng nghe Lới Chúa mà không thực hành, thì giống như người soi gương thấy khuôn mặt tự nhiên của mình. Người ấy soi gương rồi đi mà quên đi khuôn mặt của mình thế nào.”  (Gc 1,21-23) 

Lm Giuse Hoàng Kim Đại

VỀ MỤC LỤC
HÃY CAN ĐẢM NÓI LÊN TIẾNG “KHÔNG” (bài 2)

 

Cậu bé Văn Minh 4 tuổi đi với mẹ đến cửa hàng thực phẩm, mang theo chiếc súng bắn nước. Bà mẹ quay lại đúng lúc nhìn thấy nó xịt nước vào mặt một người đàn bà. “Minh sao con vô lễ vậy? Cất ngay chiếc súng đó!” Cậu bé hạ súng dường như để cho súng vào bọc, trề môi, và nhìn xuống sàn nhà. Một ít phút sau nó gặp cũng người đàn bà đó và lại xịt nước vào mặt bà. Khủng khiếp, bà mẹ chạy đến chụp cây súng và xin lỗi người người đàn bà ấy. Cậu bé hét và nhảy xổm. Người ta quay lại nhìn. Bà mẹ nhanh chóng giao lại chiếc súng cho cậu bé và bảo: “Được rồi, chúng ta đi ngay”. 

Bà mẹ thiếu can đảm để nói tiếng “không”. Bà không thể chịu đựng nhìn thấy người ta nghe con bà hét. Bà mẹ đã huấn luyện cậu bé cảm thấy đúng trong những đòi hỏi của nó và phải có được điều nó muốn không thành vấn đề điều đó sai trái. Đến lượt cậu bé lại huấn luyện cho bà mẹ tốt đến nỗi bà sẵn sàng luôn tuân phục vào sự bạo chúa của nó. 

Nhiều trẻ con một cách thô bạo tỏ rõ sự giận dữ của chúng lúc chúng bị chối từ điều mà chúng muốn. Tuy nhiên, bà mẹ bó buộc phải giữ trật tự. Bà không có thể để cho cậu bé xịt nước vào mặt người ta. Vì nó không muốn kiềm chế mình, bà mẹ không nên để nó dùng súng. “Con hãy cất súng vào bọc và để yên ở đó cho tới khi về nhà con mới có thể được chơi”. Bà mẹ kính trọng quyền diễn tả sự giận dữ của nó, nhưng cũng phải kính trọng quyền nói tiếng “không” của bà. Nếu người ta nhìn, đó là một việc không tốt đẹp, nhưng sự huấn luyện và phát triển đứa trẻ thì quan trọng hơn. Chúng ta phải học quan tâm đến những đòi hỏi của tình thế và không quan tâm đến cái người ta nghĩ. Ở đây bà mẹ phải chọn lựa giữa sự hư không và bổn phận làm mẹ. 

Cậu bé Tiểu Long 3 tuổi đứng ở quầy bán đồ chơi khóc rên:

- Con muốn cái nào?

- Cái nầy, nó chỉ vào cái accordion nó đang cố gắng vói tới.

- Không con ơi, nó quá ồn. Con không thể có nó. Mẹ sẽ mua cho con một chiếc xe nhỏ.

- Con không muốn chiếc xe, cậu bé khóc. Con muốn cái đó à!

Bà mẹ phớt lờ nó và tiếp tục nhìn một vài món hàng trên quày đối diện. Cậu bé bám chân mẹ khóc:

- Con muốn nó! Con muốn nó! Con muốn nó!

- Đây, mẹ lấy cho con. 

Khi cô bán hàng đưa cái gói cho bà mẹ, cậu bé vói tay lấy, bà mẹ nói:

-Chờ về đến nhà đã! Nó quá ồn ào trong cữa hàng.

Cậu bé khóc và bảo:

- Bây giờ. Bây giờ. Bây giờ.

- Con có thể mang nó. Nhưng không được bóc ra khỏi hộp.

Cậu bé ngay tức khắc xé giấy bao bên ngoài. Bà mẹ nhìn xuống với vẻ thất vọng. Nó kéo cái đàn. Kéo tới kéo lui làm phát sinh tiếng động.

- Con ơi, con biết nó kêu thế nào. Hãy chờ đến khi về nhà hoặc mẹ sẽ lấy cất nó ngay.

Nó kéo ra kéo vô. Bà mẹ chụp lấy cái đàn. Nó hét lên. Bà mẹ đưa lại cho nó. Cậu bé lại kéo ra kéo vô, bà mẹ giận dữ nói:

- Con chờ cho đến khi ra khỏi cữa hàng đã.

Cậu bé không nghe. Cuối cùng bà mẹ lôi nó ra khỏi cữa hàng:

- Con làm mẹ bực mình. Tại sao không thể chờ cho tới lúc ra khỏi cữa hàng?   

Bà mẹ thiếu can đảm để nói tiếng “không” và phải dối diện với sự quấy rầy của cậu bé. Bằng mọi cách, nó phải được thõa ý. Cậu bé có bà mẹ dưới quyền nó.

Tuyệt đối không có lý do gì chúng ta lại mua cho một đứa trẻ mọi thứ nó thích và đòi hỏi. Cũng không có lý do để mua cho nó một cái gì mỗi lúc nó đi chợ với chúng ta. Những hành động như thế chìu theo những ý muốn kỳ cục của đứa trẻ, và làm nó cảm thấy những đòi hỏi như vậy là đúng. Nếu mẹ không mua cho con một cái gì, mẹ không yêu con nữa. Cậu bé không thích thú đồ chơi cho bằng thích thú thấy mẹ phải chìu ý nó tức khắc như nó muốn. Đồ chơi tự nó ít giá trị. Không bao lâu nó sẽ bị phế bỏ. Nhưng làm cho bà mẹ cung cấp ngay cho nó điều nó muốn mới trở thành quan trọng.

Đồ chơi nên có một mục đích hữu ích hoặc đáp ứng một nhu cầu. Chúng nên được cho những món quà thích ứng với thời gian được mong đợi như giây nhảy vào mùa xuân, đồ chơi nước vào mùa hè, đồ chơi trong nhà vào mùa đông. Đi mua đồ nên có mục đích. Nên tạo cho đứa trẻ một ý tưởng về tiền bạc và cách tiêu tiền khi đi với chúng ta. Nếu không có giới hạn vào cái nó có thể đòi hỏi, nó sẽ cho rằng sự cung cấp tiền bạc thì vô hạn và cảm giác về giá trị của những đồ mua đó sẽ trở nên lệch lạc. 

Bà mẹ của cậu bé nên tỏ tình yêu đối với nó và tỏ ra quan tâm về sự lợi ích của nó nếu bà cẩn thận trong việc làm vừa lòng nó và giữ một thái độ “không” khi không cần thiết. Ở đây, bà hoàn toàn không thể thiết lập trật tự vì bà thiếu can đãm. Bà sợ làm tổn thương đứa trẻ và vì thế không thể nói tiếng “không” và cũng không thể cứng rắn được.

- Chúng ta cần cereal hôm nay, bé Mai! Con có thích chọn nó không?

Một cách sung sướng, bé Mai 6 tuổi nhìn một dãy hộâp đựng cereal với nhiều loại khác nhau, chọn lấy một, và đặt nó vào chiếc xe đi chợ. Bà mẹ chấp nhận sự chọn lựa, và rồi cô bé chạy tới quày kẹo, chọn lấy một hôp và mang tới cho mẹ.

- Không con ơi. Không phải hôm nay. Chúng ta có đủ kẹo ở nhà!

- Nhưng con muốn loại nầy hôm nay.

- Con có thể có nó lần sau, khi chúng ta đi chợ. Bà mẹ vừa nói vừa mỉm cười. Giúp mẹ chọn lấy một số cam!

Cô bé đem kẹo để lại chỗ cũ và theo mẹ tới hàng trái cây.

Bà mẹ tỏ ước muốn hợp lý làm đẹp lòng cô bé. Bà gợi ý cho cô bé đi chọn cereal. Cô bé chia xẻ một ít trách nhiệm. Tuy nhiên, khi cô bé có một yêu sách không hợp lý, bà mẹ nói “không “ trong cách thế thân tình, và đã có được sự cộng tác bằng cách gợi ý lần tới sẽ thỏa mãn ước vọng đó, và quan trọng hơn trong lãnh vực khác cô bé có thể giúp ngay bây giờ. Cô bé đang học cách đi chợ có mục đích. 

Dĩ nhiên là chúng ta muốn làm vừa lòng con trẻ. Tuy nhiên, nếu chúng ta đạt tới mức chúng ta cố gắng làm vui lòng trẻ với chi phí có sắp xếp, hoặc chìu theo những đòi hỏi của nó một cách thích hợp, chúng ta không có gì phải sợ, chúng ta cũng cần phải ý thức những nguy hiểm trong những hành động đó. Chúng ta không cần phải tranh luận trong việc khước từ cho đứa trẻ điều nó muốn. Nhưng bất cứ khi nào ước muốn hoặc yêu sách của đứùa trẻ trái ngược với trật tự hoặc những đòi hỏi của tình thế, chúng ta phải có can đảm nói “không” là cái diễn tả sự phán đoán đúng đắn của chúng ta.

Lm. Lê Văn Quảng, tiến sĩ tâm lý

VỀ MỤC LỤC
HƯỚNG ĐI CỦA THƠ NGÀY NAY

         

1- Thơ vốn tự do như Thơ vẫn có!

Thơ không phải là đầu cúi, miệng khen

Thơ vốn ghét hung những loại người hèn

Khom lưng, dua nịnh, gia nô, khiếp nhược!

 

2- Thơ trên đôi cánh, bay chứ không bước!

Thơ mang nguồn vui đến mọi gia đình

Thơ kị cường quyền đàn áp sinh linh

Thơ vì Dân tộc nói lời nghĩa khí!

 

3- Thơ khuyên thanh niên hùng tâm, dũng chí!

Khuyên ngẩng cao đầu nòi giống Rồng Tiên

Thơ anh hùng ca trọng sĩ đãi hiền

Dân chủ, Tự do điểm tô đời sống!

 

4- Thơ của voi gầm, thét loa, ngựa rống

Đầu giặc rụng rơi như trận Đống Đa

Thơ Bạch đằng giang thủy chiến vang xa

Thơ chém Liễu Thăng đầu quay lông lốc!

 

5- Thơ vì nghĩa cả và vì Dân tộc

Thơ không chui luồn, vì bả vinh hoa

Thơ không bẻ cong ngòi bút cho tà

Thơ vì miếng ăn là Thơ lưu xú!

 

6- Thơ biết phân biệt người và giống thú!

Biết đâu gông cùm, đâu có Tự Do

Biết quyền người dân, quyền chẳng ai cho

Thơ  trống  thúc quân, người người xông tới!

 

7- Thơ phải cương cường - Thơ phải đổi mới!

Thơ giục giã sao đất nước phú cường

Thơ phải trải đều Công Lí, Tình Thương

Thơ như thế mới là Thơ Dân tộc!

 

8- Hễ Thơ vọng ngoại là Thơ mất gốc

Ta có anh hùng sao ta chẳng khen?

Khen Xít, khen Lê - Thơ những thằng hèn

Thơ như thế đó muôn đời ô nhục!

 

Cẩn thận kẻo thành Thi sĩ vô phúc!

14-4-2008

Xuân Vũ TRẦN ĐÌNH NGỌC

VỀ MỤC LỤC
LINH MỤC CẦN THIẾT RA SAO TRONG GIÁO HỘI?

 

Hỏi: xin cha giải thich rõ vai trò và sứ mạng của linh mục trong Giáo Hội và trong đời sống của giáo dân. 

Trả lời: Gần đây có những bài viết mang nội dung tiêu cực về hàng linh mục nói chung. Thí dụ có một số người đã không đồng ý gọi linh mục là “cha” vì cho là sai văn hóa Việt-Nam. Có người còn quá  đề cao “chức linh mục thường tác”  của giáo dân (the common priesthood of the laity) qua phép  rửa đến mức coi “linh mục thừa tác” (ministerial priests) là không cần thiết nữa! 

Để có một cái nhìn đúng đắn về địa vị và chức năng (competence) của linh mục trong Giáo Hội và trong đời sống của người tín hữu nói riêng, thiết tưởng cần nhắc lại ở đây những giáo huấn căn bản của Giáo Hội về thiên chức và vai trò của linh mục trong sứ mạng chung của Giáo Hội. 

I.- Linh mục là AI?

Để trả lời cho câu hỏi này, ta cần đọc lại giáo huấn của Giáo Hội qua các văn kiện quan trọng dưới đây: 

1.- Hiến Chế Tín Lý (Dogmatic Constitution) Lumen Gentium của Thánh Công Đồng Vaticanô II dạy như sau: Linh mục được thánh hiến theo hình ảnh Chúa Kitô, Thầy Cả Thượng Phẩm vĩnh viễn (x. Dth 5:1-10; 7:24; 9: 11-28) để rao giảng Phúc Âm, chăn dắt tín hữu và cử hành việc phụng tự Thiên Chúa với tư cách là tư tế đích thực của Tân Ước.(x. LG. số 28) 

2.- Sắc Lệnh về Chức Vụ và Đời Sống Linh mục (Presbyterorum Ordinis) nói rõ như sau:Vì được tham dự vào chức vụ của các Tông Đồ theo phần vụ của mình, nên các linh mục được Thiên Chúa ban ơn sủng để làm thừa tác viên (Ministers) của Chúa Giêsu Kitô giữa muôn dân, và thi hành chức vụ thánh rao giảng Phúc Âm để muôn dân trở nên hiến lễ đẹp lòng Chúa và được Chúa Thánh Thần thánh hoá. (số 2) 

3.- Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo (SGLGHCG) cũng nói như sau về chức Linh mục:Do bí tích truyền chức thánh, các linh mục tham dự vào những chiều kích toàn cầu của sứ mạng mà Chúa Kitô đã trao cho các tông đồ. Là những cộng sự viên thành thạo của hàng giám mục mà họ là những trợ lực và là những dụng cụ, các linh mục được Chúa gọi để phục vụ Dân Chúa; và cùng với vị Giám Mục của mình, họ làm thành một linh mục đoàn duy nhất, với những chức vụ khác nhau.” (x. số 1565, 1567)

Tất cả những lời dạy trên đây về chức vụ và vai trò của Linh mục  đã phản ảnh  nội dung câu Kinh Thánh sau đây: Quả vậy, thượng tế nào cũng được chọn trong số người phàm, và được đặt lên làm đại diện cho loài người, trong các mối tương quan với Thiên Chúa, để dâng lễ phẩm cũng như lễ vật đền tội. (x. Dt 5:1) 

Nói khác đi, linh mục là người phàm được chọn trong số phàm nhân để thi hành sứ vụ của Chúa Kitô trong trần thế. Đó là sứ vụ rao giảng Tin Mừng Cứu Độ và dâng lễ đền tội cho mình và cho người khác nhân danh Chúa Kitô (in persona Christi) Thầy Cả Thượng Phẩm đời đời. 

II.- Sứ Vụ và Vai trò của Linh mục trong Giáo Hội và trong đời sống của tín hữu 

1.- Trong Giáo Hội 

Trong Giáo Hội, Sứ vụ này rất cao trọng và cần thiết,  vì theo lời Đức cố Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II trong Tông Huấn Pastores Dabo Vobis (Ta sẽ cho các ngươi những Mục Tử),  thì không có Linh Mục, Giáo Hội sẽ không thể sống được  đức  vâng lời  căn bản nằm trong chính tâm điểm của  đời sống và sứ mạng của mình,  đó là vâng lệnh truyền sau đây của Chúa Kitô: anh  em hãy ra đi, và làm cho muôn dân thành môn đệ của Thầy, (Mt 28:19) và anh  em hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.’” (Lk 22:19; 1Cor. 11:24). (x. Pastores Dabo Vobis: Introduction) 

Hai lệnh truyền trên đây của Chúa Kitô cho các Tông Đồ trước khi Người về trời đã chỉ rõ sứ mạng của Giáo Hội nói chung và của hàng tư tế (Giám mục, Linh mục) nói riêng. Đó là sứ mạng rao giảng Tin Mừng Cứu Độ cho muôn dân cho đến ngày cánh chung tức là ngày tận cùng của sự sống trên trần gian này. 

Đặc biệt  là chức năng cử hành lại Bữa Tiệc ly và Hy Tế của Chúa Kitô trong Thánh Lễ Tạ Ơn (Eucharist) để biến bánh và rượu nho thành Mình và Máu Chúa Kitô  cũng như xin ơn cứu độ cho nhân loại ngày nay cùng thể thức và mục đích mà Chúa Kitô đã dâng mình tế lễ Đức Chúa Cha một lần khi xưa trên thập giá. Nghĩa là, “Mỗi lần hy tế thập giá được cử hành trên bàn thờ, nhờ đó ‘Chúa Kitô chiên vượt qua của chúng ta chịu hiến tế(1Cor 5,7)  thì công trình cứu chuộc chúng ta được thực hiện.” (x. Lumen Gentium. 3).  

Chính vì tầm quan trọng và ơn ích lớn lao này của Thánh Lễ Tạ Ơnmà linh mục được phép cử hành nhờ chức thánh nên Giáo Hội đã dạy rằng Thánh lễ là nguồn mạch và là chóp đỉnh của đời sống Kitô giáo (LG. số 11) bởi  vì  Phụng vụ, nhất là Lễ Tạ Ơn, là nguồn mạch từ đó ân sủng tuôn tràn trong chúng ta và làm cho con người được thánh hoá trong Chúa Kitô một cách vô cùng hữu hiệu; đồng thời Thiên Chúa cũng được tôn vinh: đây cũng là cứu cánh của mọi việc khác của Giáo Hội.” (x. SC, số 10). 

Như  vậy,  có thể nói một cách loại suy (analogy) là nếu không có linh mục thì không có Giáo Hội (no priests = no Church) vì không có linh mục thì không có Thánh Lễ Tạ Ơn là nguồn mạch và là đỉnh cao của đời sống Giáo Hội tức là không có ơn phúc nuôi sống Giáo Hội về mặt thiêng liêng. Mặt khác, không có linh mục thì Giáo Hội không thể thi hành mệnh lệnh của Chúa Kitô về việc loan báo Tin Mừng cho muôn dân  cũng như   không có ai “làm việc này để tưởng nhớ đến Thầy” hầu xin ơn cứu độ cho nhân loại ngày nay.  

Đúng vậy, vẫn biết Giám Mục là những người thừa kế các Tông Đồ xưa của Chúa Kitô, nhưng Giám Mục cũng xuất phát từ hàng linh mục, chứ không phải từ trời rơi xuống. Và để thi hành sứ vụ của mình, Giám mục  phải cần đến những người cộng tác đắc lực và hữu hiệu là Linh mục để chia sẻ sứ vụ và trách nhiệm của mình. Là cộng sự viên đắc lực của hàng Giám Mục, Linh mục  được chia sẻ Chức Linh Mục đời đời của Chúa Kitô nhờ bí tích truyền chức thánh  (Giám mục chia sẻ trọn vẹn, Linh mục chia sẻ một phần) để dâng thánh lễ Tạ Ơn mang  lại những ân sủng lớn lao cho đời sống Giáo Hội như đã nói ở trên. 

2.- Trong đời sống của tín hữu 

Đành rằng Đức Thánh Cha và các Giám mục hiệp thông là những vị lãnh đạo tối cao của Giáo Hội hoàn vũ và địa phương, nhưng người thay mặt các ngài để trực tiếp chăm sóc tín hữu về mặt thiêng liêng lại là các linh mục. Cụ thể, khi có nhu cầu về bí tích, đặc biệt là bí tích Thánh Thể, hoà giải và xức dầu thánh, giáo hữu không thể chậy đến với Đức Giáo Hoàng, hay các Hồng Y, Giám mục mà phải tìm đến các linh mục đang trực tiếp coi sóc mình ở các giáo xứ địa phương.  

Do đó, nếu không có linh mục thì giáo dân sẽ không có đời sống bí tích, tức là  mất hẳn nguồn tiếp tế lương thực thần linh để nuôi dưỡng  đức tin và lãnh nhận ơn cứu chuộc của Chúa Kitô. Ngoài ra, cũng không có ai trực tiếp giảng dạy lời Chúa và giáo huấn của Giáo Hội cho giáo dân nếu không có linh mục thay mặt  cho Giám mục để làm sứ vụ quan trọng này. 

Người tín hữu, qua phép rửa, cũng được chia sẻ Chức Linh Mục đời đời của Chúa Kitô qua 3 sứ vụ quan trọng là ngôn sứ, tư tế và vương đế. Đây là chức linh mục thường tác của người giáo dân nhờ phép rửa (the common Priesthood of the Laity). Nhưng  chức linh mục thường tác này khác xa chức linh mục thừa tác (Ministerial Priesthood) của hàng tư tế (Giám mục, Linh mục)  không những về cấp bậc mà còn về yếu tính, mặc dù “cả hai đều tham dự vào chức tư tế duy nhất của Chúa Kitô theo cách thức riêng của mình.” ( LG. 10). 

Người giáo dân tham gia chức ngôn sứ  và vương đế bằng đời sống nhân chứng của mình trước mặt người đời. Nghĩa là qua đời sống chứng tá, giáo dân rao giảng Chúa Kitô là  Chân lý, là Công lý  và là Vua tình thương cho người khác.  

Trong sứ vụ tư tế, người giáo dân dâng lên Thiên Chúa mọi vui buồn, sướng khổ của mình hiệp với hy tế của Chúa Kitô mà Linh mục dâng thay trên bàn thờ mỗi khi cử hành Thánh Lễ Tạ Ơn. Nhưng giáo dân không được phép rao giảng Tin Mừng trong nhà thờ và cử hành các bí tích của Giáo Hội, trừ bí tích rửa tội trong trường hợp nguy tử  không tìm được linh mục hay phó tế.  

Như  thế, giáo dân rất  cần  phải có linh mục để lãnh nhận các bí tích, đặc biệt là ba bí tích Thánh Thể, hoà giải và xức dầu thánh. Không có bí tích, nhất là bí tích Thánh Thể, đời sống thiêng liêng của giáo dân sẽ khô héo như  cây cối, hoa mầu  không được tưới nước. 

Như vậy  cho thấy Linh mục đóng một vài trò quan trọng thế nào trong đời sống tinh thần của người tín hữu. Tuy nhiên, trong tương quan giữa giáo dân và linh mục, cần tránh hai thái cực sau đây: 

1.- Quá đề cao hay thần thánh hoá linh mục 

Coi linh mục như những “vị thánh sống” giữa người trần thế. Đó là thái độ cung kính đến khiếp sợ,  thể hiện qua cách chào kính như: “con xin phép lậy cha” của các giáo hữu thời xưa ở Miền Bắc Việt-Nam mỗi khi gặp một linh mục dù già hay trẻ.  

Đó là thời người giáo dân không dám có ý kiến gì với cách giảng dạy và cư xử của linh mục. Họ đã vô tình biến các linh mục thành “các vị quan sang, quyền chức” thay vì  là những mục tử nhân lành với sứ mạng chăm sóc cho đoàn chiên thay mặt Chúa. Rất may là thời gian đã thay đổi não trạng này.

2.- Coi thường linh mục như những  người không cần thiết

Ngược lại với  thái cực trên, là thái độ coi thường linh mục đến mức thiếu  kính trọng đúng mức vai trò và chức năng của linh mục trong Giáo Hội. Cụ thể, có những người muốn tránh không chào hỏi linh mục ngay sau khi tham dự thánh lễ ra về, hoặc gặp ở nơi công cộng. Họ chỉ cần hay nhớ đến linh mục khi có con cháu  rửa tội, thêm sức, rước lễ lần đầu, kết hôn, nhất là khi gia đình có người đau nặng hay qua đời mà thôi.  

Ngoài ra, người ta cũng xoi bói những lầm lỗi của một số linh mục để từ đó tỏ ra xem thường hàng linh mục nói chung. Nhưng đây chỉ là cung cách hay thái  độ của một thiểu số mà thôi.

Cả hai thái cực trên đây đều không đúng mức

Trước hết, cần hiểu cho đúng là Linh mục, dù cao trọng trong thiên chức và trách nhiệm, vẫn là con người như mọi người khác. Nói khác đi, nếu bí tích rửa tội không biến đổi  người ta  thành những “thiên thần” sau khi được rửa tội, thì bí tích truyền chức thánh cũng không thay đổi nhân tính của người được thánh hiến như Giáo Hội đã dạy sau đây: 

Sự hiện diện của Chúa Kitô trong các thừa tác viên (Minister)  không có nghĩa  là họ được giữ gìn khỏi những yếu đuối của con người, khỏi óc thống trị, khỏi sai lầm và cả tội lỗi nữa. Quyền năng  của Chúa Thánh Thần không bảo đảm tất cả các hành vi của các thừa tác viên với cùng một hiệu quả như nhau. Sự bảo đảm này, dù được dành cho các bí tích đến mức tội lỗi của thừa tác viên không thể cản trở hiệu quả của bí tích, nhưng trong nhiều hành vi khác của thừa tác viên vẫn có những vết tích không luôn là những dấu chỉ trung thực của Phúc Âm và do đó có thể phương hại đến những thành quả của công việc tông đồ của Giáo Hội.” ( x, SGLGHCG, số 1550) 

Như thế, có nghĩa là, khi linh mục nhân danh Chúa Kitô để cử hành các bí tích, thì các bí tích này thành sự viên mãn (perfectly valid), cho dù linh mục là người tội lỗi với ít nhiều khuyết điểm con người. Nhưng, những khuyết điểm này không phương hại gì đến sự hữu hiệu của các bí tích mà linh mục cử hành nhân danh Chúa Kitô.  

Do đó,  khi đến với linh mục trong bí tích và sứ vụ  thì chúng ta đến với Chúa Kitô hiện diện trong tác vụ của thừa tác viên loài người là linh mục chứ không đến với cá nhân của thừa tác viên này. Vậy, cần phân biệt rõ điều này để đừng đánh giá sứ vụ của linh mục qua phẩm chất con người của linh mục.

Tóm lại, phải kính trọng đúng mức vai trò và chức năng (competence) của linh mục phát xuất từ sứ vụ (ministry) nhận lãnh từ chính Chúa Kitô qua thánh chức linh mục. Kính trọng linh mục trong sứ vụ này là kính trọng Chúa Kitô mà linh mục là thừa tác viên bất xứng nhưng được gọi để phục vụ thay mặt cho Chúa. Sự bất  toàn của linh mục về mặt con người chỉ là lý do để tín hữu gia tăng việc cầu nguyện và nâng đỡ để các ngài trở nên hoàn hảo, xứng đáng hơn mà thôi.  

Đó là lý do Giáo Hội luôn mong đợi sự thông cảm, nâng đỡ, nhất là cầu nguyện cho các thừa tác viên của Chúa (Phó tế, Linh mục và Giám mục) cũng như cầu nguyện cho ơn thiên triệu để có thêm thừa tác viên phục vụ cho dân Chúa ở khắp nơi trong Giáo Hội cho đến ngày cuối cùng của thời gian. 

LM Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn

VỀ MỤC LỤC

CẢ HAI CHỈ NGHE. KHÔNG AI NÓI  

 

Một ông cụ thường ngồi bất động hàng giờ cho đến cuối ở trong nhà thờ. Ngày kia, một vị linh mục hỏi cụ rằng Chúa đã nói gì với cụ.  

Cụ trả lời: "Chúa không nói. Chúa chỉ nghe thôi."

"Tốt. Vậy cụ đã nói những gì với Ngài?

"Con cũng không nói. Con chỉ nghe thôi."

  

Bốn cấp bậc cầu nguyện:

Tôi nói, Chúa nghe.

Chúa nói, tôi nghe.

Không ai nói, cả hai đều nghe.

Không ai nói, không ai nghe: im lặng.

 

*** 

Tu sĩ Hồi giáo Ba-gia-zít Bít-ta-mi (Bayazid Bistami) mô tả những tiến bộ của ông trong nghệ thuật cầu nguyện như sau: "Lần đầu tiên khi tôi tham viếng đá thánh Ka-a-ba (Kaaba)[1] ở Mét-ca (Mecca), tôi chỉ thấy đá thánh Ka-a-ba. Lần thứ hai, tôi đã thấy Chúa của đá thánh Ka-a-ba. Lần thứ ba, tôi chả thấy đá thánh Ka-a-ba, mà cũng chả thấy Chúa của đá thánh Ka-a-ba."


[1] Chú thích của người dịch: Kaaba là một khối đá vuông vức mầu đen, là di tích thánh của Hồi giáo ở thánh địa Mecca, nơi mọi người Hồi phải đến hành hương ít nhất một lần trong đời.

 

VUA ÁC-BA CẦU NGUYỆN   

Hoàng đế Hồi giáo của Ấn Độ[1] là Ác-ba (Akbar), một ngày kia đi săn bắn trong rừng. Khi đến giờ cầu nguyện ban chiều, vua xuống ngựa, trải thảm trên đất và quì gối cầu nguyện, theo cách thức những người Hồi giáo ngoan đạo ở khắp nơi. 

Nhưng ngay lúc đó, một bà nhà quê, hoảng hốt vì sự biệt tăm tích của ông chồng đã rời nhà ra đi lúc sáng sớm hôm đó mà không trở về nên đã cắm đầu cắm cổ chạy băng qua đó, lo lắng tìm chồng. Vì quá bận tâm, bà đã không để ý nhà vua đang quì mọp xuống đất và đã vấp phải vào ngài, rồi chỗi dậy mà chạy xa trong rừng, không một lời tạ lỗi.

Vua Ác-ba tức giận bởi sự gián đoạn này, nhưng vì là một người Hồi giáo ngoan đạo, nhà vua đã tuân giữ luật không được nói với bất cứ ai trong giờ cầu kinh.

Nhưng đúng vào lúc giờ cầu kinh vừa chấm dứt, người đàn bà trở lại rất vui vẻ, có ông chồng mà bà đã tìm được đi theo. Bà ta hốt hoảng và sợ hãi khi nhận ra nhà vua và đoàn tùy tùng ở đó. Vua Ác-ba nổi giận với bà và la lớn: "Hãy giải thích cho trẫm thái độ bất kính của nhà ngươi, bằng không nhà ngươi sẽ bị trừng phạt." 

Người đàn bà đó phút chốc quên hết mọi sợ hãi, nhìn thẳng vào đôi mắt vua và thưa: "Muôn tâu Hoàng Thượng, kẻ hèn này đã bị chi phối bởi ý nghĩ về người chồng của kẻ hèn nên đã không thấy Hoàng Thượng ở đây, ngay cả khi kẻ hèn vấp ngã lên Hoàng Thượng, như Hoàng Thượng đã phán. Còn Hoàng Thượng, khi đang cầu nguyện, Hoàng Thượng đã bị thu hút bởi một Đấng cao quí hơn chồng của kẻ hèn nầy muôn vạn lần. Vậy làm sao Bệ Hạ để ý thấy được kẻ hèn?

Nhà vua rất đỗi xấu hổ, lặng thinh và về sau, đã thổ lộ tâm tình với bạn bè là một bà nhà quê không phải là một học giả, cũng không phải là một tu sĩ Hồi giáo mà đã dạy vua ý nghĩa của sự cầu nguyện.

Trích từ tác phẩm NHƯ LỜI CẦU KINH  

Lm. ANTHONY DE MELLO    Nhà văn Hương Vĩnh chuyển ngữ 

VỀ MỤC LỤC
 Nhiệt Độ Cơ Thể và Sốt

 

Giữa khuya, bà mẹ chợt thức giấc vì tiếng khóc của cháu bé ở phòng bên. Bà vội vàng sang coi xem chuyện gì xảy ra.

Ôm con vào lòng, bà thấy người cháu nóng hổi và quần áo thấm ướt mồ hôi. Hoảng hốt, bà vội vàng đánh thức ông chồng dậy bế cháu, và bà đi lấy lọ thuốc giảm sốt còn lại sau khi cháu bị bệnh cách đây vài tháng. 

Ðây là một phản ứng hầu như tự nhiên của nhiều bà mẹ cũng như ở nhiều người khác khi thấy nhiệt độ cơ thể lên cao. Vì cho là mình có thể mắc một bệnh nào đó, cho nên vội vàng uống vài viên thuốc giảm sốt để chặn bệnh.  

Các giới chức y khoa lại không nghĩ vậy, vì theo họ, nhiệt độ cơ thể lên cao có thể vô hại, đôi khi còn có lợi cho sức khỏe.

Theo bác sĩ Eugene Dubois: "Sốt chỉ là một triệu chứng, có thể là một người bạn chứ không chắc là kẻ thù"

Trong tác phẩm "Fever, the Heat that Heals", tác giả H.S. Benjamin viết: "Sức khỏe con người có thể tùy thuộc vào một “bếp lò” gắn trong cơ thể để đốt cháy tất cả các vi sinh vật gây bệnh".

Theo tác giả, sốt làm giảm sức mạnh của vi khuẩn nhờ đó kháng thể dễ dàng tiêu diệt chúng. Và ông ta nhắn nhủ: “Lần sau nếu bị sốt, xin cứ bình tĩnh nhớ rằng nhiệt độ cao trong cơ thể sẽ bảo vệ ta và cứ thoải mái nẳm nghỉ trên giường đừng lo ngại, mọi sự sẽ nhẹ nhàng trôi qua. Các tế bào bị vi khuẩn gây thương tích sẽ được đẩy ra khỏi cơ thể và được thay thế bằng các tế bào lành mạnh”.

Đây cũng chỉ là một ý kiến trong nhiều ý kiến khác.

Xin cùng tìm hiểu về hiện tượng “sốt” này. 

Nhiệt độ cơ thể

Một trong những đặc tính của động vật có vú là khả năng giữ nhiệt độ cơ thể ổn định, mặc dù có thay đổi trong môi trường sinh sống.

Có nhiều nhận định khác nhau về nhiệt độ trung bình của cơ thể. Với một số tác giả, 37°C (98.6°F) là bình thường, nhưng nghiên cứu mới đây cho hay thân nhiệt trung bình là 98.0°F hoặc thấp hơn.

Mỗi người có nhiệt độ trung bình khác nhau. Nhiệt độ ở trẻ em hơi cao hơn người lớn, nam giới thấp hơn nữ giới một chút.

Thân nhiệt thay đổi tùy theo thời gian trong ngày, thấp nhất vào sáng sớm khi đang ngủ và cao nhất vào nửa buổi chiều.

Vì vậy, thân nhiệt trung bình có thể du di giữa 36.°C- 37.4°C  (97°- 99.4°F).

Thân nhiệt tăng khi ăn uống tiêu hóa thực phẩm, vận động cơ thể, cơ bắp co căng, có kinh nguyệt, có thai, khí hậu nóng ấm, mặc nhiều quần áo, cảm xúc mạnh, run lạnh.

Nhiệt độ hơi giảm khi thời tiết giá lạnh.

Sự tăng giảm này đều có tính cách tạm thời, ngắn hạn. 

Thân nhiệt được Cấu-tạo-dưới-đồi (hypothalamus) trong não bộ điều hòa, duy trì ở mức trung bình.

Hệ thần kinh luôn luôn chuyển tới cấu tạo này tình trạng nóng lạnh ở các vùng khác nhau của cơ thể. Cơ quan sẽ kích thích các phản ứng để tăng hoặc giảm nhiệt độ cơ thể. Chẳng hạn tăng hoặc giảm máu ấm từ trung tâm cơ thể ra ngoại vi mát lạnh; tăng hoặc giảm sự chuyển hóa thực phẩm ra năng lượng; tăng bốc hơi qua đổ mồ hôi…

Khi thân nhiệt xuống thấp, bộ phận này sẽ ra lệnh cho cơ thể làm một động tác nào đó, như co giựt, run run các bắp thịt để tạo ra nhiệt. Ngược lại khi thân nhiệt cao, các tuyến mồ hôi được não kích thích để ra nhiều mồ hôi và hạ nhiệt độ.

Đôi khi hypothalamus “tái phối trí” (reset) thân nhiệt cao hơn để đáp ứng với bệnh tật, nhiễm khuẩn hoặc các nguyên nhân khác. Theo các nhà nghiên cứu, nâng cao thân nhiệt là một phương thức của cơ thể để chống cự và hủy diệt tác nhân gây bệnh. 

Cần lưu ý tới sự thay đổi nhiệt độ bình thường ở người cao tuổi và trẻ thơ. Họ đều dễ dàng thất thoát nhiệt độ khi tiếp xúc với khí hậu lạnh và đưa tới thiểu nhiệt (hypothermia). Ở lớp tuổi này, nhiều khi dù đã bị nhiễm trùng mà nhiệt độ chưa tăng, cho nên khi tìm ra bệnh thì quá trễ.

Ðo thân nhiệt

Nhiều người thường lấy bàn tay sờ lên trán coi có nóng sốt hay không. Đây cũng là phương thức thực tế, nhưng không chính xác. Do đó, nên dùng các loại nhiệt kế để đo nhiệt độ.

Mỗi phần của cơ thể có nhiệt độ khác nhau.

Miệng là nơi thường được dùng để đo nhiệt độ. Nhiệt độ miệng giảm khi ăn uống món ăn lạnh hoặc khi bị kích xúc; tăng khi ăn thực phẩm nóng, miệng nhai, hút thuốc lá hoặc có nhiều nước miếng.

Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau:

1- Nhiệt kế số (Digital thermometer) cho biết kết quả rất chính xác và nhanh và có thể dùng để đo thân nhiệt ở miệng, hậu môn, nách. Nhiệt kế có nhiều loại với kích thước, hình dáng khác nhau và có thể mua ở tiệm thuốc tây hoặc siêu thị.

Luôn luôn đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.

2- Nhiệt kế điện đo nhiệt độ ở tai (Electric ear thermometer) nhanh, chính xác, dễ dùng và hiện nay rất phổ biến. Tuy nhiên, Hội Nhi Hoa Kỳ khuyên không nên dùng đối với các em dưới 3 tháng vì lỗ tai các em nhỏ và kết quả không đúng lắm.

3- Nhiệt kế băng nhựa đặt trên trán, không chính xác.

4- Nhiệt kế dưới hình thức núm vú (Pacifier Thermometer), tiện lợi nhưng không chính xác.

5- Nhiệt kế thủy ngân (Glass mercury thermometer) trước đây rất thông dụng, nhưng nay ít người dùng, nhất là ở trẻ em, vì nhiều người e ngại nhiệt kế vỡ, thủy ngân vào miệng. Thực ra thủy ngân trong nhiệt kế rất ít.

6- Nhiệt kế đo nhiệt độ tại động mạch trán (temporal artery thermometer) được giới thiệu như chính xác bằng lấy nhiệt độ ở hậu môn và chính xác hơn lấy nhiệt độ ở tai.

Ngoài ra, còn có dụng cụ đặc biệt đo nhiệt độ từng vùng của cơ thể qua các tia phóng xạ phát ra từ da. Nơi nào có tăng sự chuyển hóa và máu lưu thông thì nhiệt độ lên cao, như trong trường hợp ung thư hoặc tế bào bị viêm sưng. Nơi ít máu lưu thông như tắc mạch máu, nhiệt độ thấp. Phương pháp được áp dụng để tìm kiếm các bệnh ung thư như ung thư vú, bệnh của mạch máu ngoại vi, bệnh ngoài da...

Đo thân nhiệt dễ dàng, kết quả chính xác, khách quan nên thường được dùng là một trong bốn dấu hiệu quan trọng (vital signs) để ước định tình trạng bệnh tật. Ðó là nhịp tim, hơi thở, huyết áp và nhiệt độ cơ thể.

Sốt là gì?

Sốt là khi nhiệt độ trong người cao hơn mức trung bình.

Nhiều nhà chuyên môn đề nghị chính xác hơn: sốt là khi nhiệt độ lên cao vì một bệnh nào đó chứ không phải vì các lý do thông thường như sự tiêu hóa thực phẩm, khi có cảm xúc mạnh, khi vận động cơ thể, có thai, có kinh nguyệt...

Cẩn thận hơn, có người thêm là nếu nhiệt độ cơ thể lên quá 37.2°C kèm theo đổ mồ hôi, hơi thở nhanh, mạch máu ngoài da giãn nở, đó là sốt.

Nhiệt độ bằng hoặc cao hơn 38°C (100°F) khi đo ở hậu môn, hoặc cao hơn 37.5°C (100.4°F) khi đo ở miệng là sốt.

Ở người bệnh, nhiệt độ được đo ba lần trong ngày, được ghi lên một biểu đồ để giúp theo dõi bệnh trạng. Một số bệnh có những cơn sốt đặc biệt, cho nên biểu đồ nhiệt độ cũng giúp chẩn đoán bệnh. Chẳng hạn:

- Sốt định kỳ (relapsing fever) với vài ngày nhiệt độ lên cao rồi vài ngày bình thường như trong bệnh sốt rét.

- Sốt lên xuống hai lần trong ngày ở bệnh viêm khớp, thấp khớp.

- Sốt liên tục (Continuous fever) trong ngày như viêm sưng phổi.

- Cơn sốt tăng giảm từng lúc (remittent fever) như trong bệnh lao phổi với nhiệt độ buổi sáng cao hơn buổi chiều.

- Sốt từng hồi hoặc gián đoạn (intermittent fever) 

Sốt diễn ra theo ba giai đoạn:

a- Cơ thể phản ứng với tác nhân gây sốt bằng cách tăng bạch cầu, nhiệt độ lên cao, da lạnh, cơ thể run rẩy, mạch máu ngoại vi co hẹp, lông tóc dựng đứng, da xanh nhợt, khô. 

b- Trong giai đoạn 2, nhiệt độ giữ ở mức cao, cơ thể hết run

c- Sau đó, nhiệt độ giảm, mạch máu ngoại vi giãn mở, đổ mồ hôi, da lạnh và trở lại mầu sắc bình thường.

Sốt có thể ngắn hạn hoặc dài hạn. Ngắn hạn thường là khoảng 2 tuần lễ, trong các trường hợp nhiễm vi khuẩn. Dài hạn lâu hơn hai tuần lễ như trong trường hợp ung thư hoặc sốt không rõ nguyên nhân (FUO).

Theo các khoa học gia, một cơn sốt nhẹ làm tăng interferon, một chất thiên nhiên chống virus và ung thư; tăng khả năng diệt vi khuẩn của bạch huyết cầu và lymphô bào. Nhiệt độ cao cũng gây cản trở cho sự tăng sinh của vi khuẩn.

 Quan sát ở súc vật, người ta thấy khi một con thằn lằn bị vi khuẩn xâm nhập, nó sẽ bò ra phơi mình ngoài nắng để tăng nhiệt độ cơ thể. 

Nguyên nhân gây sốt

 Sốt có thể gây ra do các nguyên nhân từ ngoài hoặc từ trong cơ thể

1- Nguyên nhân từ ngoài cơ thể:

 - Nhiễm các loại vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng.

 - Dưới tác dụng của vài dược phẩm như kháng sinh nhóm Penicillin, sulfonamid, thuốc chữa bệnh lao, thuốc an thần loại barbiturates, thuốc chống kinh phong phenytoin, thuốc sổ táo bón, chất interferon, các loại thuốc kích thích (Ectasy, angel dust...)

- Tiêm vài chất đạm lạ đối với cơ thể như các loại globulin trị bệnh uốn ván

- Truyền máu.

- Thời tiết oi ả, nóng bức, tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời.

2- Nguyên nhân từ cơ thể:

- Do sự hủy hoại tế bào sau thương tích, thiếu dinh dưỡng, viêm sưng mô bào, bệnh của các mô liên kết như thấp khớp, lupus ban đỏ SLE, thống phong, xuất huyết dạ dày, thiểu máu các cơ quan (nhồi máu cơ tim, lá lách…)

 - Phản ứng miễn dịch của cơ thể khi vật lạ xâm nhập.

 - Các trường hợp tế bào mới tăng sinh bất thường như trong khối u ác tính hoặc lành tính. Nhiệt độ có thể kéo dài cả tháng, đôi khi cả năm và là vấn đề nguy hiểm cần để ý.

 - Rối loạn chuyển hóa cấp tính như trong cơn cường tuyến giáp, bệnh thống phong

- Tình trạng khô nước trong cơ thể.

- Có nhiều trường hợp sốt vì thay đổi trực tiếp của trung tâm điều hòa thân nhiệt chứ không do tác nhân gây sốt từ ngoài hoặc trong cơ thể. Chẳng hạn khi bị u bướu, xuất huyết hoặc khối huyết não.

- Xúc động mạnh cũng làm thân nhiệt tạm thời lên cao. Có nhiều trường hợp, khi mới nhập viện, nhiệt độ lên cao trong vài ngày rồi giảm, vì người bệnh lo sợ bị bệnh nặng.

Một số loại sốt mang địa danh quốc gia như sốt Dương Tử Giang với nhiễm Schistosoma japonicum, sốt xuất huyết dịch Korea, sốt đảo Chypre do nhiễm khuẩn Brucella melitensis, ban nhiệt Sao Paulo, sốt định kỳ Mỹ USA recurrent fever….

Biến chứng của nóng sốt

Ngoài triệu chứng của bệnh, sốt cũng gây ra nhiều khó khăn cho cơ thể:

- Thay đổi ở hệ tuần hoàn, nhịp tim nhanh, huyết áp tăng khi nhiệt độ lên cao. Tăng 1°C làm nhịp tim nhanh hơn từ 10 tới 15 lần, đôi khi cũng có nhịp lạc vị (extrasystole).

Các thay đổi này có thể gây ra do tác động của vi khuẩn, độc chất. Khi hết sốt, huyết áp trở lại bình thường vì nhịp tim chậm lại và sức cản tuần hoàn ngoại vi giảm.

- Vì đổ mồ hôi nhiều cho nên thể tích máu giảm đưa tới khó khăn thêm cho các chức năng của hệ tuần hoàn. Tuy nhiên, đổ mồ hôi là phản ứng tự nhiên và có ích của cơ thể để hạ thân nhiệt.

- Thân nhiệt cao đưa đến tăng tiêu thụ oxy của các tế bào.

- Sự tiêu hóa thực phẩm bị rối loạn. Dịch vị bao tử ít tiết ra, hấp thụ thực phẩm giảm, nhu động ruột chậm lại, bệnh nhân hay bị táo bón, ít nước miếng, miêng lưỡi viêm đỏ khô, biếng ăn.

- Thay đổi thần kinh, tâm trạng đặc biệt là ở người cao tuổi và trẻ em. Bệnh nhân mê sảng, nói năng lung tung (delirium), kém suy luận.

Khi nhiệt độ lên tới 40ºC (104°F), trong người cảm thấy khó chịu; tới 41ºC (106°F) thì chức năng của não bắt đầu rối loạn, nếu lên tới 42º.2C (108°F) thì não bị tổn thương. Trường hợp này ít khi xẩy ra ngoại trừ khi bị trúng nắng heat stroke, viêm não, xuất huyết não.

- Lên cơn kinh phong, co giật cơ bắp, nhất là ở trẻ em

- Nhức đầu vì giãn nở động mạch não

- Ớn lạnh (chill) đặc biệt khi máu bị nhiễm trùng huyết (bacteremia)

- Trong một vài trường hợp, sốt có thể kích thích các virus bệnh herpes simplex đang ngủ yên, bừng tỉnh, tái hoạt động và gây bệnh.

- Giảm hồng cầu trong máu.

- Người đang có bệnh kinh niên, sốt làm bệnh trầm trọng hơn.

- Sốt vừa phải tăng tính miễn dịch, tăng khả năng thực bào, sự di chuyển của các bạch cầu đa nhân, tăng sản xuất kháng thể, giảm sự tăng trưởng của vi khuẩn. Nhưng sốt quá cao và kéo dài quá lâu lại làm suy nhược cơ chế miễn dịch.

Ðiều trị Sốt

Đa số các bác sĩ đều có chung ý kiến là, để giảm sốt phải điều trị nguyên nhân gây ra sốt, chẳng hạn như dùng kháng sinh với các bệnh do vi khuẩn gây ra.

Với trẻ em, theo Hội Nhi Khoa Hoa Kỳ, sốt dưới 38.9°C (102°F) không cần điều trị, trừ khi các em cảm thấy khó chịu hoặc đã bị kinh phong trong quá khứ.

Cần theo dõi tình trạng bệnh. Nếu em bé vẫn tỉnh táo, tươi cười, da dẻ hồng hào, ăn uống, chơi đùa, ngủ nghỉ như thường, thì không cần cho uống thuốc giảm nhiệt. Ngược lại khi sốt cao và gây khó chịu cho bé, có thể cho uống thuốc hạ nhiệt độ hoặc chườm lạnh. 

a- Thuốc chống sốt

Thuốc giảm sốt đều rất công hiệu nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ và không nên dùng cho mọi loại sốt mà phải căn cứ vào tùy trường hợp, đặc biệt là ở trẻ em. Sốt có thể có vài ích lợi cho người bệnh. Theo nhiều nhà chuyên môn y học, chữa sốt khi nào bệnh nhân cảm thấy khó chịu và để tránh kinh phong, khô nước, rối loạn tuần hoàn, hô hấp.

Aspirin và acetaminophen là thuốc giảm sốt thường dùng nhất. Tuy nhiên, aspirin không được dùng cho trẻ em dưới 18 tuổi hoặc khi bị nhiễm virus, để tránh Hội chứng Reye. H.C.Reye là rối loạn trầm trọng, có thể chết người, thường ảnh hưởng tới gan và tế bào não. Ngoài ra cũng có thể dùng Ibuprofen.

Theo ý kiến chung của y giới, acetaminophen vẫn là thuốc an toàn và ưa thích hơn cả để trị nóng sốt.

Liều lượng phải căn cứ vào sức nặng cơ thể chứ không theo tuổi. Nên hỏi bác sĩ hoặc đọc kỹ hướng dẫn trên chai thuốc.

b- Chườm nước ấm.

Ðể em bé ngồi trong chậu nước ấm cao độ 4 phân. Thấm nước ấm với một cái khăn, lau nhẹ lên thân mình và chân tay. Nước sẽ làm nhiệt độ trong cơ thể giảm xuống qua sự bốc hơi. Tiếp tục làm như vậy cho tới khi nhiệt độ cơ thể giảm xuống (khoảng nửa giờ).

Đừng chườm nước lạnh hoặc túi nước đá vì có thể làm bệnh nhân run và tăng nhiệt độ. Không thoa dầu nóng hoặc cồn để tránh ngấm qua da, gây ngộ độc.

c- Giữ nhiệt độ trong nhà mát dịu

d- Không nên mặc quá nhiều quần áo.

đ- Cho uống nhiều nước (nước lã hoặc nước trái cây).

e- Ðể em bé chơi tự nhiên chứ đừng ép nằm trên giường.

g- Ăn uống tùy theo sự chịu đựng của người bệnh, nhưng không nhiều chất béo, khó tiêu hóa.

Thông báo cho bác sĩ nếu em bé dưới 3 tháng sốt tới 38°C (100.4°F) hoặc em bé lớn hơn với nhiệt độ trên 40°C (104°F), đồng thời không chịu ăn uống, bị tiêu chẩy, ói mửa, cơ thể có dấu hiệu khô nước, kêu đau nhức cuống họng, tai… 

Với người lớn, đối phó với sốt cũng tương tự như ở trẻ em. Ðiều quan hệ là quan sát phản ứng của cơ thể đối với sốt.

Nếu trong người thấy rất khó chịu, mệt mỏi thì uống vài viên thuốc chống sốt rồi nghỉ ngơi, uống nhiều nước. Giới hạn nước uống có caffeine vì chất này tăng nhiệt độ cơ thể và chặn tác dụng hạ nhiệt của thuốc chống sốt.

Ở cả người lớn lẫn trẻ em, nên tới bác sĩ để khám bệnh, chữa trị khi:

a- Sốt với nhức đầu, cứng cổ, mệt lả, mất định hướng, lên cơn co giựt

b- Sốt trên  40ºC (104ºF) không thuyên giảm với chăm sóc tại nhà

c- Sốt kéo dài quá ba ngày

d- Sốt vừa phải nhưng kéo dài cả hai ba tuần lễ.

Bác sĩ Nguyễn Ý-Đức     Texas-Hoa Kỳ

VỀ MỤC LỤC

 QUÊN VÀ NHỚ     Chuyện phiếm của Gã Siêu

 

Sách Liệt Tử có ghi lại một câu chuyện như sau :

Nước Tống có một người đã đứng tuổi, tự nhiên mắc phải chứng bệnh kỳ lạ, đó là bệnh quên.

Buổi sáng lấy gì của ai, buổi chiều đã quên. Hôm nay ai cho cái gì, ngày mai lại chẳng nhớ. Ra đường quên cả đi, về nhà quên cả ngồi. Trước đã làm gì, bây giờ quên hết. Và hiện nay đang làm gì, sau này cũng chẳng nhớ. Cả nhà rất lo lắng  về bệnh tình của anh ta, bèn tìm thầy chạy thuốc, chữa hết mọi cách mà cũng chẳng khỏi.

Sau đó, có ông thầy đồ, người nước Lỗ, nói rằng chữa được. Vợ của người bệnh hứa với ông thầy đồ là nếu chữa lành bệnh cho chồng, thì sẽ chia cho ông phân nửa gia sản.

Trước hết, ông thầy đồ thử anh ta bằng cách lột áo ra để cho bị rét lạnh, thì anh ta xin áo. Bỏ đói không cho ăn, thì anh ta xin ăn. Sai đem vào chỗ tối, thì anh ta xin ra chỗ sáng. Thấy những phản ứng như vậy của người bệnh, ông thầy đồ càng tin tưởng và nhận lời chữa bệnh.

Chẳng ai biết ông thầy đồ đã chữa như thế nào mà sau bảy ngày, anh ta trở lại bình thường. Tuy nhiên, khi tỉnh táo bình thường, anh ta lại sinh nóng giận, chửi vợ đánh con, cầm dao rượt ông thầy đồ  đã chữa cho mình.

Những người chung quanh bắt giữ anh ta lại và hỏi lý do tại sao lại làm như thế, thì được anh ta trả lời như sau :

- Lúc trước tôi mắc bệnh quên, thì lòng tôi thảnh thơi khoan khoái, trời đất có còn hay không, tôi chẳng cần biết. Nay hết bệnh, tôi nhớ tất cả mọi sự, cả những chuyện của mấy mươi năm về trước : chuyện vui và chuyện buồn, chuyện yêu và chuyện ghét, chuyện thành công và chuyện thất bại, nên lòng tôi trở nên rối bời, ngổn ngang trăm mối. Chuyện buồn, chuyện ghét và chuyện thất bại thì lại nhớ lâu và nhớ sâu hơn. E rằng sau này những chuyện ấy sẽ bám theo tôi mãi mãi, dù có muốn quên cũng không quên được. Và nếu bị dày vò như vậy, thử hỏi tôi có tức giận được hay không chứ ?

Nghe xong câu chuyện trên, hẳn có người sẽ thầm nghĩ :

- Nếu trí nhớ mà như vậy, thì thà rằng mắc bệnh quên còn hơn.

Tuy nhiên, nghĩ đi thì cũng cần phải nghĩ lại, bởi vì người mắc  bệnh quên cũng đau khổ lắm chứ. Gã xin đưa ra một vài trường hợp điển hình.

Trường hợp thứ nhất, đó là bên cạnh nhà gã có một bà cụ, hầu như suốt dọc cuộc đời, bà cụ là một người rất khôn ngoan, ăn nói đâu ra đấy, đúng bài bổn hẳn hoi, khiến mọi người đều phải tâm phục khẩu phục bà cụ sát đất. Bà cụ không những quán xuyến việc nhà một cách tuyệt vời, mà còn tham gia những công tác xã hội, thậm chí lại còn giúp đỡ ông chồng trong những chức vụ mà bàn dân thiên hạ đã tín nhiệm trao cho ông ta, theo kiểu :

- Gái ngoan làm quan thay chồng !

Thế nhưng, vào những tháng năm cuối cùng, bà cụ bỗng dưng quên hết, quên sạch sành sanh, không còn nhớ gì cả,  ngay đến con cháu trong nhà bà cụ cũng quên mất tiêu. Có thể nói được rằng “ổ dĩa cứng” trong đầu óc bà cụ đã  bị xóa tất tật, hoàn toàn trắng, chẳng còn lưu giữ được bất kỳ một kỷ niệm nào của dĩ vãng và hiện tại.

Bà cụ trở nên như một đứa con nít, ai cho gì thì ăn nấy. Có lúc còn vầy vò cục phân của mình như đứa nhỏ nhào nặn cục đất sét. Tới nhà thờ, bà cụ chen lấn, tiến lên phía trước và thượng cẳng chân hạ cẳng tay với những người chung quanh. Đi tới đâu, hễ thấy guốc dép là bà cụ lẳng lặng xách về nhà. Tội nghiệp cho mấy đứa cháu phải mang đi trả lại cho khổ chủ.

Trường hợp thứ hai, đó là là một anh bạn của gã. Sau thời gian học tập cải tạo, anh ta được trả tự do, nhưng cũng từ đó anh ta mắc phải chứng bệnh quên. Mấy lần anh ta suýt chết vì tai nạn giao thông, bởi lẽ đang đi ngoài đường, bỗng dưng anh ta quên tiệt, chẳng biết mình đang làm gì, thành thử chiếc xe của anh ta cứ vô tư lao vào lề đường, ủi vô gốc cây, hay hôn vào đít xe khác.

Lần nào đến thăm, anh ta cũng hỏi địa chỉ. Gã thấy anh ta ghi vào sổ hẳn hoi. Thế nhưng, chỉ năm phút sau trong câu chuyện, anh ta cũng lại hỏi địa chỉ và cũng lại ghi vào sổ hẳn hoi. Và lần đến thăm nào cũng vậy.

Trường hợp thứ ba, đó là là một anh bạn khác, tên Khánh, người gốc Qui Nhơn. Anh bạn này nổi bật về tính hay quên, nên được thiên hạ ưu ái dành cho cái biệt hiệu rất dễ thương là Khánh Siêu.

Có những lần đi tắm, nhưng anh chàng lại hay quên, nên không mang theo quần áo thay, thành thử khi tắm xong, cứ đứng trong phòng mà la oai oái.

Thiên hạ thì mặc quần đùi trước, rồi mới mặc quần dài sau. Thế nhưng anh chàng lại hay quên, nên mặc quần dài trước, rồi sau mới xỏ quần đùi, thảo nào kéo mãi mà nó chẳng chịu lên.

Sống trong lưu xá, thì giờ nào việc nấy, nhưng anh chàng lại hay quên, nên thường lộn giờ. Trong khi thiên hạ vô lớp học, thì anh chàng lại ung dung xuống nhà cơm. Trong khi thiên hạ xuống nhà cơm, thì anh chàng lại thong thả đến nhà nguyện…Về những chuyện quên của anh chàng, thì nói tới nói lui cũng chẳng bao giờ hết. Đã bảo : Siêu mà !

Sau cùng, trường hợp thứ tư là chính bản thân gã. Với tí tuổi đời đeo nặng trên vai, gã cảm thấy trí nhớ mỗi ngày một cùn. Ngày xưa còn bé thì học đâu nhớ đấy. Còn bây giờ thì học đâu quên đấy.

Thậm chí có những chữ vừa mới bật tự điển xong, thế mà chỉ một lúc sau bỗng dưng quên béng đi mất. Có những người rất thân quen, thế mà bỗng dưng quên mất tên. Lắm lúc phải mất vài ngày cái tên ấy mới “tái xuất giang hồ” trong bộ nhớ của gã.

Tuy nhiên, gã cũng rất lấy làm an ủi, bởi vì có một ông triết gia nào đó đã định nghĩa một cách tối om như sau :

- Trí nhớ ấy hả ? Đó là một khả năng hay quên.

Mà đúng như vậy. Nếu chúng ta nhớ hết mọi chuyện, từ chuyện to cho chí chuyện nhỏ, từ chuyện xảy ra hồi còn bé cho chí chuyện xảy ra bây giờ trong ngày hôm nay, thì đầu óc chúng ta sẽ nổ tung vì không đủ chỗ chứa, hay bản thân chúng ta sẽ hóa điên mất thôi vì tình trạng…quá tải.

Trong những cuộc tiếp xúc, gã ghi nhận được hai trạng thái quên :  quên cố tình và quên vô tình.

Trước hết là quên cố tình, khi chúng ta lạm dụng cái quên để thủ lợi cho mình. Chẳng hạn đi siêu thị, chúng ta quên không trả tiền, hay chúng ta không nhớ gì lúc “cầm nhầm” hàng hóa cũng như vật dụng của người khác.

Tiếp đến là quên vô tình, khi chúng ta quên một cách vô tư mà không hề so đo tính toán. Chẳng hạn một anh bạn nhậu ngoắc cần câu, khi tỉnh lại, hỏi gì anh ta cũng chẳng  nhớ :

- Tối hôm qua anh đã hứa với tụi này một chầu bia.

Anh ta trả lời :

- Thế à.

Nếu nói tiếp :

- Tối hôm qua, anh đã bảo rằng nhà anh đã khóc với anh.

Anh ta cũng trả lời :

- Thế à.

Và nếu còn tiếp tục hỏi :

- Tối hôm qua, không hiểu tại sao anh đã gục mặt xuống bàn mà chết tại trận, lại suýt nữa còn cho chó ăn chè ?

Anh ta cũng chỉ trả lời :

- Thế à.

Nếu suy nghĩ sâu hơn một tí, gã nhận ra rằng giữa quên và nhớ, chúng ta thường sống theo một nghịch lý như sau :

- Đó là có những điều cần phải nhớ, thì chúng ta lại quên. Trong khi ấy, có những điều cần phải quên, thì chúng ta lại nhớ.

Chẳng hạn chúng ta cần phải nhớ công ơn của cha mẹ, công ơn của thầy cô, cũng như công ơn của biết bao nhiêu vị ân nhân đã âm thầm góp phần xây dựng cuộc đời, thì chúng ta lại quên.

Trong khi đó, những hận thù, những oán ghét, những lỗi phạm của kẻ khác cần phải được quên đi, thì chúng ta lại nhớ mãi, nhớ hoài.

Nghịch lý này cũng giống như nghịch lý mà một cô gái đôi khi đã gặp phải trong khi tập thể dục thẩm mỹ, để có được một thân hình xinh đẹp  :

- Đó là có những chỗ cần phải tóp vào, thì nó lại phình ra. Trong khi ấy có những chỗ cần phải phình ra, thì nó lại tóp vào.

Thành thử thay vì ngực nở bụng thon, thì cô gái kém may mắn này lại hóa ra…ngực thon bụng nở.

Sở dĩ chúng ta luôn sống theo cái nghịch lý giữa “quên và nhớ” như trên là vì trong cuộc sống chúng ta thường nhìn thấy những cái xấu, mà ít khi nhìn thấy những cái đẹp của người khác.

Gã xin đưa ra một thí dụ, chẳng hạn như Giáo hội Công giáo. Trải qua dòng lịch sử, Giáo hội đã làm được biết bao nhiêu điều tốt đẹp cho nhân loại, từ văn hóa và nghệ thuật đến luân lý và đạo đức. Những điều tốt đẹp này ít khi được nhắc đến.

Thế nhưng, lỡ có một  sai phạm hay một “xì căng đan” nào đó, thì lập tức người ta thổi phồng, người ta la lối, người ta phản đối om xòm…Người ta chỉ nhìn thấy cái rơm cái rác trong mắt người khác, mà quên đi cái xà trong mắt mình.

Hay như một câu danh ngôn đã bảo :

- Một cây ngã đổ sẽ gây ồn ào hơn cả một cánh rừng đang mọc.

Cũng vậy, một tác giả đã viết như sau :

- Thông thường người ta hay chú ý tới vết đen trên trang giấy trắng hơn là nhìn  tờ giấy trắng còn một vết đen. Hai cách nhìn, một chiều tiêu cực và một chiều tích cực.  Cách nhìn của tiêu cực hướng người ta về vết đen, để rồi không nhìn thấy trang giấy trắng. Cách nhìn tích cực hướng người ta đến trang giấy trắng còn lại một vết đen. Cách nhìn tiêu cực là cách nhìn tẩy chay và phê phán. Còn cách nhìn tích cực là cách nhìn khích lệ và xây dựng.

Có một câu chuyện kể lại rằng :

Vừa đặt chân tới một miền đất mới, các vị sư phải tự tay kiến thiết mọi thứ. Một chú tiểu được trao nhiệm vụ xây một bức tường. Chú tập trung vào công việc, luôn kiểm tra xem những viên gạch đã nằm đúng chỗ hay chưa và hàng gạch có ngay ngắn hay    không ?

Công việc tiến triển khá chậm vì chú là một người kỹ lưỡng. Tuy nhiên, chú không lấy đó làm buồn, bởi vì chú biết rằng mình đang xây một bức tường tuyệt đẹp lần đầu tiên trong đời.

Cuối cùng, chú cũng làm xong công việc vào lúc hoàng hôn buông xuống.

Khi đứng lùi ra xa để nhìn ngắm công trình lao động của mình, chú bỗng  cảm thấy một cái gì đó bất ổn đập vào mắt : mặc dù chú đã rất cẩn thận khi xây bức tường, nhưng vẫn có hai viên gạch bị nghiêng. Và điều tồi tệ nhất, đó là hai viên gạch ấy lại nằm ngay chính giữa bức tường. Chúng như đôi mắt đang trừng trừng nhìn chú.

Kể từ đó, mỗi khi du khách đến thăm ngôi chùa, chú đều dẫn họ đi khắp nơi, trừ nơi có bức tường.

Ngày kia, hai vị sư già đến tham quan ngôi chùa. Chú đã cố lái họ sang hướng khác, nhưng hai vị sư già vẫn nằng nặc đòi tới xem khu vực có bức tường mà chú đã xây.

Một trong hai vị sư già, khi đứng trước công trình ấy, đã phải thốt lên :

- Ôi bức tường gạch mới đẹp làm sao !

Chú hỏi lại với tất cả sự ngạc nhiên :

- Ngài nói thật chứ ? Ngài không thấy hai viên gạch xấu xí ở ngay giữa bức tường đó sao ?

Một vị sư già từ tốn trả lời :

- Có chứ, nhưng tôi cũng thấy 998 viên gạch còn lại đã ghép thành một bức tường tuyệt vời ra sao.

Nhiều lúc chúng ta đã quá nhạy cảm đối với lầm lỗi của người khác. Khi bắt gặp ai phạm lỗi, chúng ta nhớ kỹ từng chi tiết. Và hễ có ai nhắc đến tên người đó, chúng ta lại nhớ ngay tới lầm lỗi của họ, mà quên bẵng đi mất những  điều tốt đẹp họ đã làm.

Người ta thường bảo :

- Dù là một tên tướng cướp, thì trong lồng ngực của hắn cũng có được một mảnh tim vàng.

Thế nhưng, chúng ta chỉ nhìn thấy cái tội cướp của giết người của hắn,  mà chẳng bao giờ chịu khám phá ra mảnh tim vàng đang ẩn dấu trong lồng ngực của hắn.

Chúng ta giống như người đeo hai giỏ. Cái giỏ phía trước đựng những sai lỗi của người khác, còn cái giỏ phía sau lưng đựng những sai lỗi của bản thân.

Vì thế, chúng ta thường nhìn thấy rất rõ và nhớ rất kỹ những sai lỗi của người khác, để rồi lên tiếng phê bình và chỉ trích một cách gắt gao.

Còn những sai lỗi của bản thân, chúng ta lại cố tình không nhìn thấy và nếu có nhìn thấy, chúng ta cũng sẽ đưa ra một ngàn lẻ một lý do để bào chữa, để bênh vực. Hay nói cách khác, chúng ta cố tình  lờ tít và quên đi những lầm lỗi của bản thân.

Chúng ta thường cư xử khoan dung với bản thân mà nghiêm khắc với người khác, đáng lý ra chúng ta phải cư xử khoan dung với người khác mà nghiêm khắc với chính bản thân mình.

Bây giờ gã xin áp dụng hai phạm trù “quên và nhớ” vào đời sống gia đình, cũng như  xã hội.

Trước hết, đó là trong đời sống gia đình.

Những người nhiều kinh nghiệm đã đưa ra một lời khuyên như sau :

- Trước hôn nhân, hãy biết mở to đôi mắt. Còn sau hôn nhân, hãy biết nhắm đôi mắt lại.

Gã thắc mắc và tự hỏi :

- Tại sao lại như thế ?

Trước hôn nhân, đó là thời gian tìm hiểu, chúng ta cần phải mở to đôi mắt, để ghi nhớ những khó khăn, khám phá những khuyết điểm, rồi suy nghĩ, đánh giá và quyết định.

Còn sau hôn nhân, đó là thời gian chung sống, chúng ta cần phải nhắm đôi mắt lại, để nhường nhịn và chịu đựng, để quên đi và tha thứ những lầm lỗi của nhau, nhờ đó tạo được một bầu khí hòa thuận và cảm thông, bởi vì :

- Một sự nhịn là chín sự lành.

Thế nhưng, chúng ta thường hành động trái với lời khuyên  quí giá trên, thành thử nhiều cuộc hôn nhân đã thất bại, đã đổ vỡ ê chề.

Thực vậy, trước hôn nhân, vì những lời nói yêu thương đường mật, vì những đam mê tình nóng bỏng thúc đẩy, chúng ta đã nhắm đôi mắt lại, thay vì phải mở to đôi mắt ra. Chúng ta không còn ghi nhớ được những khó khăn, không còn khám phá ra những khuyết điểm và không còn đánh giá đúng mức hoàn cảnh chúng ta đang sống.

Và nếu có mở to đôi mắt, chúng ta cũng chỉ nhìn thấy tình yêu và cuộc sống là một màu hồng rực rỡ, để rồi chúng ta hăm hở bước vào hôn nhân :

- Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo,

  Thất bát sông cũng lội,

  Tứ cửu tam thập lục đèo cũng qua.

Hay như một bài hát của Trịnh Công sơn :

- Tình yêu như trái phá con tim mù lòa.

Đúng như Thánh Vịnh cũng nói :

- Họ có mắt mà không nhìn, có nhìn thì cũng chẳng thấy.

Còn sau hôn nhân, vì va chạm với thực tế phũ phàng, chúng ta cảm thấy đời không như là mơ. Lúc bấy giờ, thay vì phải nhắm đôi mắt lại, chúng ta lại mở to đôi mắt ra để lúc nào cũng ghi nhận và nhớ  kỹ những bất đồng và sai lỗi, những bực bội và tức tối. Tình yêu đang ngả dần sang một màu xám ảm đạm và bắt đầu tàn lụi.

Để cứu vãn cái tình yêu đang bắt đầu tàn lụi ấy, thiết tưởng chúng ta cần phải nhắm đôi mắt lại, có nghĩa là chúng ta cần phải biết tha thứ những lầm lỗi của người khác, cũng như phải biết quên đi những bực bội và tức tối, để cùng nhau xây dựng một cuộc đời chung, một mái ấm gia đình chung.

Tiếp đến, đó là trong cuộc sống xã hội.

Thiết tưởng chúng ta cũng cần phải biết “nhắm và mở”,  cũng cần phải biết “quên và nhớ”.

Thực vậy, chúng ta cần phải biết nhắm đôi mắt lại trước những oán thù và những sai lỗi của người khác, có nghĩa là chúng ta cần phải biết quên đi những oán thù và những sai lỗi ấy.

Có hai người thổ dân Nam Phi rất ghét nhau. Ngày kia, một trong hai người gặp đứa con gái nhỏ của kẻ thù mình trong rừng. Tên ấy nổi sùng bắt cô bé, lấy dao chặt đứt hai ngón tay rồi thả ra. Cô bé vừa chạy về vừa khóc lóc. Bàn tay máu chảy ròng ròng. Còn tên hung thủ vừa đi vừa la lớn :

- Ta đã trả thù được rồi.

Mười mấy năm sau, ngày kia có một tên ăn mày tới xin bố thí. Người đàn bà nhận ra đó chính là kẻ đã chặt hai ngón tay của mình, vội vàng trở vào nhà, bảo đầy tớ mang sữa bánh ra cho hắn ăn. Khi hắn đã ăn no rồi, người đàn bà liền dơ bàn tay cụt ra cho hắn coi và nói :

- Tôi cũng đã trả thù được rồi.

Tên ăn mày xúc động và bật khóc. Như vậy, người đàn bà đã biết quên đi nỗi oán thù ngày xưa.

Đồng thời, chúng ta còn cần phải biết mở to đôi mắt, có nghĩa là chúng ta phải biết khám phá và ghi nhớ những điều tốt, những điều hay nơi người khác, nhờ đó mà xích lại gần nhau hơn.

Bảo Thúc chết, Quản Trọng thương tiếc khóc như mưa, ướt đẫm cả vạt áo.

Có người hỏi :

- Ông với Bảo Thúc không phải là họ hàng thân thích gì, mà sao ông thương khóc quá như vậy ?

Quản Trọng nói :

- Ngươi không rõ, để ta nói cho mà nghe. Ta lúc nhỏ khốn khổ, thường buôn chung với Bảo Thúc, lúc chia lãi, bao giờ ta cũng lấy phần hơn, mà Bảo Thúc không cho ta là tham, biết ta gặp cảnh quẫn bách bất đắc dĩ phải lấy thế. Ta ở chỗ chợ búa thường bị lắm kẻ nạt dọa, Bảo Thúc không cho ta là nhát, biết ta có lượng bao dung. Ta bàn việc với Bảo Thúc, nhiều khi việc hỏng, Bảo Thúc không cho ta là ngu, biết có lúc may, lúc không may cho nên công việc có lúc thành, lúc bại. Ta ba lần ra làm quan, ba lần bị bãi, Bảo Thúc không cho ta là chẳng ra gì, biết ta chưa gặp thời, chưa tìm được vua giỏi. Ta ba lần đánh nhau thua cả ba, Bảo Thúc không cho ta là bất tài, biết ta còn mẹ già phải phụng dưỡng…Sinh ta ra là cha mẹ, biết được lòng ta là Bảo Thúc. Mà đối với người biết mình, thì mình đem cả tính mệnh ra hiếu còn chưa cho là quá, huống chi thương khóc thế này đã thấm vào đâu.

Tuy nhiên, khám phá ra điều hay, điều tốt nơi người khác rồi ghi nhớ cũng không phải là điều dễ. Phải yêu thương họ, thì chúng ta  mới có thể làm được việc ấy, bởi vì  khi yêu thương ai,   thì:

- Củ ấu cũng tròn và trái bồ hòn cũng ngọt.

Gã Siêu   gasieu@gmail.com

VỀ MỤC LỤC

- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin gởi về địa chỉ

giaosivietnam@gmail.com

- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:

Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục vụ của Giáo sĩ;  Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh vực; Mỗi  Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)

- Quy vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại

www.conggiaovietnam.net

Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị

Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác nhau.

TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

Lm. Luca Phạm Quốc Sử  USA

 

 

Được chọn giữa loài người và cho loài người; GÍAO SĨ: Xuất phát từ gíao dân, hiện diện vì gíao dân và cậy dựa vào gíao dân, để cùng làm VINH DANH THIÊN CHÚA

*************