Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

 

 

 

ĐỰƠC CHỌN GIỮA LOÀI NGƯỜI
VÀ CHO LOÀI NGƯỜI  (x. Dt, 5.1)

 

GIÁO SĨ:

Xuất phát từ giáo dân, hiện diện vì giáo dân và cậy dựa vào giáo dân

 

ĐỂ CÙNG LÀM VINH DANH THIÊN CHÚA

 

www.conggiaovietnam.net                          giaosivietnam@gmail.com

Đặc San Điện Tử    Giáo Sĩ Việt Nam    Số 26, Chúa Nhật 22.10.2006


   CÁC SỐ BÁO ĐÃ PHÁT HÀNH             MỤC LỤC 

Sắc Lệnh về Canh Tân Thích Nghi Đời Sống Dòng Tu (tiếp theo)                          Vatican 2

Trả lời thư của ông Nguyễn Tiến Đức về tình hình GHVN                                             GSVN

LINH MỤC KÍN MÚC NGUỒN SỐNG TỪ LỜI CHÚA                                                      GSVN

CHỨNG  NGỘ                                                                                                Lm. Đỗ Vân Lực

Phía Sau Cây Thập Giá                                                                LM Nguyễn Công Ðoan, SJ

Tôi cần những tu sỹ thánh…                                                Lm Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb

TỰ  TÌNH  KHÚC                                                                                                  Kẻ Lữ Hành

KHOẢNG  TRỐNG                                                                                                  Vân Thanh

PHÓ TẾ HÔM NAY                                                                            Phó tế GB. Nguyễn Định

VIỆC ĐÀO TẠO THIÊNG LIÊNG HIỆN NAY Ở CÁC CHỦNG VIỆN VN.     Lm. Micae-Phaolô TRẦN MINH HUY

Trúng Gà Trứng Vịt                                                                                Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức


Sắc Lệnh về Canh Tân Thích Nghi Đời Sống Dòng Tu (tiếp theo)

 

Tự nguyện sống khó nghèo, đế theo Chúa Kitô là dấu chứng cho việc theo Chúa Kitô rất được trọng vọng, nhất là ngày nay. Vì thế, các tu sĩ hãy miệt mài trau dồi và nếu cần, hãy biểu lộ sự khó nghèo ấy bằng những hình thức mới. Nhờ nhân đức này, họ được san sẻ sự nghèo khó của Chúa Kitô, Đấng tuy giầu có, đã trở nên thiếu thốn vì chúng ta để chúng ta được giầu sang nhờ sự cùng cực của Người (x. Cor 8, 9; Mt 8,20).

Khó nghèo trong đời tu dòng không chỉ hạn hẹp trong sự lệ thuộc Bề Trên khi sử dụng của cải, nhưng là phải nghèo khó trong thực tế và trong tinh thần để chỉ lo thu tích một kho tàng trên trời (x Mt 6,20).

Trong chức vụ riêng của mỗi người, các tu sĩ phải cảm thấy luật làm việc là luật chung cũng ràng buộc họ, và trong lúc nhờ đó mưu cầu những gì cần thiết để sống và hoạt động, họ hãy trút bỏ mọi âu lo quá đáng đề cậy trông vào sự Quan Phòng của Cha trên Trời (x. Mt. 6,25).  

Các hội dòng có thể ần định trong hiến chương cho phép các hội viên khước từ gia sản đã có hay sẽ lãnh nhận.

Chính các hội dòng, tùy hoàn cảnh địa phương, hãy nỗ lực như tập thể làm chứng về đức khó nghèo, hãy sẵn lòng trích một phần của cải để cung ứng cho những nhu cầu khác của Giáo Hội và nâng đỡ những người thiếu thốn là những người mà mọi tu sĩ phải yêu thương với tâm tình của Chúa Kitô (x. Mt 19,21; 25, 34-46; Giac 2, 15-16; 1Gio 3, 17). Các tỉnh cũng như các nhà của hội dòng hãy san sẻ của cải cho nhau, để nơi dư thừa giúp đỡ nơi thiếu thốn.

Mặc dù các hội dòng có quyền sở hữu tất cả những gì cần thiết để sống ở đời này và để hoạt động, trừ khi qui luật và hiến chương dạy khác, nhưng hãy tránh mọi hình thức sa hoa trục lợi quá đáng hoặc thu tích dư dật

còn tiếp

VỀ MỤC LỤC
Trả lời thư của ông Nguyễn Tiến Đức

 

Thân ái chào ông Nguyễn Tiến Đức,

 Hôm nay chúng tôi xin trả lời vắn gọn một số những thắc mắc của ông nêu lên về Giáo Hội Việt Nam như sau :

1-  Sĩ số Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục, Tu sĩ và Giáo dân Việt Nam hiện nay là bao nhiêu? So với trước đây thì sĩ số tăng hay giảm? Nguyên nhân?

  • Hàng Giáo phẩm Việt Nam hiện nay gồm có 2 Hồng Y, 2 Tổng Giám Mục và 40 Giám Mục, trong đó có 14 Vị nghỉ hưu.

  • Tổng số Linh Mục là 3.404 người, so với năm trước tăng thêm 279 người.

  • Tổng số Tu sĩ là 14.223 gồm 12.382 Nữ tu và 1.841 Nam tu sĩ, so với năm trước giảm 190 người. Ngoài ra, còn phải kể thêm 1.015 người thuộc các Tu hội đời hoặc Tu đoàn tông đồ, số người này cũng giảm 81 người so với năm trước.

  • Tổng số Giáo dân Công giáo là 5.854.880 người, so với năm cũ là 5.776.972 người, như vậy tăng thêm 77.908 người, chiếm tỷ lệ 7,04 o/o so với Dân số thực.

Với nhu cầu nhân sự cho Cánh đồng Truyền giáo hiện tại, và với tinh thần hăng say nhiệt thành muốn phục vụ Giáo Hội Việt Nam,cùng với tấm lòng Bác ái yêu thương đích thực của Chúa Giêsu, đã làm tăng thêm mỗi ngày một hơn, mặc dầu còn nhiều khó khăn trở ngại bên ngoài làm giảm xuống là như thế.

2-  Giáo Hội Việt Nam hiện có bao nhiêu Giáo Phận?

Giáo Hội Việt Nam hiện có 26 Giáo Phận.

* Tổng giáo phận Hà Nội : 10

* Tổng giáo phận Huế     : 06

* Tổng giáo phận Saigon : 10 (có thêm giáo phận mới là Bà Rịa Vũng Tàu)

3-  Giáo Hội Việt Nam có những hoạt động gì về Truyền giáo và cải tổ Phụng vụ trước đây và hiện nay theo Công Đồng Vatican II ? Điểm gì đặc sắc về nền Phụng tự và Truyền giáo ở Việt Nam ?

Ngày nay ở khắp các Giáo Phận, công việc Truyền giáo nổi bật nhất là các lớp học tình thương, là các chương trình học bổng giúp các trẻ em nghèo hiếu học, là các buổi khám bệnh phát thuốc miễn phí, là những lần thăm viếng, giúp đỡ các Trung tâm người già, tàn tật, phong cùi, là việc chôn cất những người chết không ai chăm lo.

Ở Tổng Giáo phận Sàigòn, thì từ vài năm nay Đức Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn vận động cả Giáo phận quan tâm đến những người bệnh HIV-AIDS với chương trình xây dựng Trung tâm Phục Sinh và các phòng khám bệnh từ thiện.

Mặc dù còn nhiều khó khăn mà Giáo Hội Việt Nam phải đương đầu, nhưng người Công giáo Việt Nam tiếp tục duy trì Đức Tin và kiên vững trong sứ mạng Truyền giáo với những tiến triển đáng kể và đều đặn.

Ngày nay, càng ngày càng thấy có nhiều người Công giáo tích cực tham gia và đóng góp vào đời sống xã hội của đất nước.

Về Phụng vụ tại Việt Nam, đến nay đã có 3 Bản dịch Việt ngữ được sử dụng trong Thánh Lễ, 3 Bản dịch này đều dựa trên 3 Bản Latinh mẫu của Tòa Thánh.

a)  Bản dịch của Ủy Ban Giám Mục về Phụng vụ xuất bản năm 1969.

b)  Bản dịch của Ủy Ban Phụng Tự trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam xuất bản năm 1992.

c)  Bản dịch của Ủy Ban Phụng Tự trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam xuất bản năm 2005.

Điểm đặc sắc về nền Phụng Tự và Truyền giáo ở Việt nam:

Hiện tại hầu hết các người Việt Nam còn tiếp tục duy trì cơ cấu tổ chức gia đình (gia đình mở rộng) gồm nhiều thành phần các thế hệ vào đơn vị được coi là gia đình. Ai nấy biết kính trọng và vâng lời các vị trưởng thượng và lớn tuổi trong gia đình của mình, các thành phần trong đại gia đình ở với nhau, liên kết và hỗ trợ lẫn nhau. Lối sống này cũng có hậu quả thường xuyên trên đời sống tinh thần Truyền giáo và Phụng vụ của người Công giáo Việt Nam. Đặc biệt là Truyền giáo bằng các công việc bác ái, từ thiện và xã hội đã lôi kéo nhiều người về với Chúa.

4-  Giáo Hội Việt Nam và Giáo sĩ Việt Nam đã có những đóng góp gì đặc sắc về Truyền Giáo và nền Phụng Vụ ?

Giáo Hội Việt Nam và Giáo sĩ Việt Nam đã có những đóng góp thật tích cực, thiết thực và đầy sáng tạo trong Ơn Chúa Thánh Thần hướng dẫn, để lèo lái con thuyền Giáo Hội Việt Nam mỗi ngày một tiến lên trong việc Truyền giáo và Phụng vụ, hầu mọi thành phần Dân Chúa được vững lòng tiến bước theo chân Chúa Giêsu Kitô.

5- Những khó khăn và thuận lợi nào trong quan hệ giữa Nhà nước và Giáo Hội Việt Nam về hai lãnh vực này ?

Trong tình hình cởi mở, có thêm nhiều sự thông cảm giữa Chính quyền Địa phương và Tòa Giám Mục, nhiều Nhà thờ được phép xây dựng hay sửa chữa, nhiều Giáo xứ mới được thiết lập ở các Giáo phận. Nhiều sinh hoạt của các Đoàn thể Công giáo tiến hành được phục hồi như sinh hoạt Thiếu nhi Thánh Thể, Các Bà Mẹ Công giáo…

Mặc dù, hiện tại còn nhiều mặt chưa có thể Truyền giáo mạnh mẽ được hoặc chưa được phép sinh hoạt tôn giáo rầm rộ cách tự do vì còn gặp khó khăn và phức tạp về phiá Chính quyền.

Cầu chúc ông  được hiểu biết thêm về Giáo Hội Việt Nam hiện nay, để luôn hướng lòng cầu nguyện, nâng đỡ  và tích cực tham gia vào những công việc thánh thiện của Giáo Hội cách tốt đẹp hơn.

Thân ái chào ông,

GSVN.

VỀ MỤC LỤC
LINH MỤC KÍN MÚC NGUỒN SỐNG TỪ LỜI CHÚA

 

Lời Ngỏ

Trong cuộc sống hằng ngày, người ta thường sánh ví đời là những chữ T. Chẳng hạn đời là tình và đời là tiền. Thế nhưng, hai chữ T này lại đem đến những hậu quả không mấy phấn khởi, đó là tội và tù.

Vì tình mà người ta sẵn sàng đâm chém lẫn nhau, để rồi kết thúc bằng tù và tội. Vì tiền mà người ta sẵn sàng tham nhũng hối lộ, vơ vét về cho đầy túi tham của mình, để rồi cuối cùng cũng kết thúc bằng  tội và tù.

Thế nhưng, trong cuộc sống thiêng liêng sự thánh thiện của chúng ta cũng phải được khởi đầu và cũng phải được dệt nên bởi những chữ T. Vậy những chữ T ấy là gì ?

Xin thưa đó là : Thánh Kinh, Thánh Thể, Thánh Giá và Thánh Mẫu.

Những chữ T này chắc chắn sẽ dẫn chúng ta tới đỉnh cao của sự trọn lành.

Những chữ T này cũng chính là những đề tài chúng ta cùng nhau suy gẫm và chia sẻ trong tuần tĩnh tâm.

Thánh Kinh, Thánh Thể, Thánh Giá và Thánh Mẫu là những đề tài rất quen thuộc và được nghe nói tới rất nhiều. Sợ rằng có người sẽ nhủ thầm : biết rồi, khổ lắm, nói mãi.

Vì thế, chúng ta chỉ ôn lại những nét chính, rồi sau đó để cho Chúa Thánh Thần dẫn dắt chúng ta đi sâu vào trong thinh lặng của chiêm niệm, cũng như làm trổ sinh những hoa trái thiêng liêng cho tâm hồn chúng ta.

      

LINH MỤC KÍN MÚC NGUỒN SỐNG TỪ LỜI CHÚA

Trong cuộc sống, chúng ta nhận thấy có những cuốn sách nắm giữ một vai trò thật quan trọng, được coi như là kim chỉ nam, được coi như là tiêu chuẩn hướng dẫn cho mọi hành động.

Chẳng hạn các nhà nho ngày xưa có Tứ thư, Ngũ kinh của Khổng Tử. Ngay từ khi mua sắm “bút nghiên”  tới nhà ông đồ, họ đã phải học thuộc lòng những câu của Đức Khổng. Thí dụ :

- Nhân chi sơ, tính bản thiện…

Trong đời thường, hễ nói, hễ dạy hay hễ làm bất cứ điều gì, họ đều trích dẫn lời Đức Khổng, và thường được bắt đầu bằng câu : Tử viết...Mọi cung cách cư xử của họ đều được bắt nguồn từ những chủ trương của Khổng Tử. Thí dụ :

- Trai thời trung hiếu làm đầu,

Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.

- Có trung hiếu nên đứng trong trời đất,

Không công danh thà nát với cỏ cây.

Chẳng hạn anh em Hồi Giáo có kinh Côran của Mahomet. Toàn bộ đời sống và sinh hoạt của họ đều được xây dựng trên bộ luật căn bản này. Ngay cả những cuộc khủng bố hiện nay trên thế giới cũng được coi la những cuộc thánh chiến và những người ôm bom tự sát cũng được coi là những vị anh hùng tử đạo.

Chẳng hạn Sách Đỏ của Mao Trạch Đông hay Chúc thư của Hồ chủ tịch cũng đã có được một ảnh hưởng to lớn đối với đường lối lãnh đạo của đảng Cộng Sản Trung Quốc và Việt Nam.

Riêng đối với chúng ta, những người Kitô hữu, thì cuốn sách quan trọng nhất phải là cuốn Thánh Kinh.

Thực vậy, Thánh Kinh chính là chúc thư của Thiên Chúa, chính là cuốn sách bởi trời, qua đó Thiên Chúa nói với chúng ta và gửi đến cho chúng ta những chân lý, những sứ điệp soi dẫn cho đời sống tôn giáo cũng như luân lý.

I- NHỮNG CON ĐƯỜNG DẪN ĐẾN THIÊN CHÚA

Để nhận biết Thiên Chúa, chúng ta có hai con đường : Con đường đi lên và con đường đi xuống.

1- Con đường đi lên.

Đây là con đường tự nhiên, xuất phát từ thụ tạo mà đi lên tới Thiên Chúa.

“Hội Thánh, mẹ chúng ta khẳng định rằng : Từ những loài thụ tạo, con người nhờ ánh sáng tự nhiên của lý trí, có thể nhận biết cách chắc chắn về Thiên Chúa”. (GLHTCG  36).

Hai chữ thụ tạo ở đây phải được hiểu là thế giới vật chất và chính con người chúng ta nữa.

Trước hết là thế giới vật chất :

Khi nhìn ngắm những kỳ công trong vũ trụ, nhờ trí khôn suy luận dựa trên nguyên lý nhân quả : đã có hậu quả thì phải có nguyên nhân,  chúng ta sẽ khám phá ra những dấu ấn đầy quyền năng của Ngài, để rồi đi tới kết luận : Phải có một Thiên Chúa.

“Căn cứ vào vận hành và biến hóa của thế giới, tính cách vô thường, trật tự và vẻ đẹp của nó, người ta có thể nhận biết Thiên Chúa như là nguyên thủy và cùng đích của vũ trụ”. (GLHTCG 32).

Sự chấp nhận đơn thuần chính này là khởi điểm cho một tâm tình tôn giáo uyên nguyên nhất và chúng ta có thể xác quyết : Con người là một con vật có tôn giáo. Hay : “Con người là một hữu thể tôn giáo”.  (GLHTCG  28).

Vì thế, cùng với tác giả Thánh Vịnh, chúng ta hãy lên tiếng ngợi khen :

- “Trời xanh tường thuật vinh quang Chúa,

Không trung loan bác việc tay Ngài làm”. (TV 18).

Tiếp đến là con người :

Nơi thẳm sâu cõi lòng, ai trong chúng ta cũng cảm thấy có một thứ tiếng nói tuy âm thầm nhưng lại rất mãnh liệt, thôi thúc chúng ta làm lành tránh dữ. 

Tiếng nói âm thầm ấy là tiếng nói của lương tâm và sự đòi buộc phải làm lành tránh dữ ấy là luật tự nhiên. Tất cả đều không lệ thuộc vào cá nhân, gia đình hay xã hội, nhưng luôn có giá trị cho mọi người, ở mọi nơi và trong mọi lúc.

Vậy tiếng nói lương tâm và luật tự nhiên bởi đâu mà có, nếu không phải bởi một Đấng thánh thiện tuyệt vời. Và Đấng ấy phải là Thiên Chúa.

Ngoài ra, nơi thẳm sâu cõi lòng, ai trong chúng ta cũng đều mang lấy những khát vọng : khát vọng về chân lý cũng như khát vọng về hạnh phúc. Vậy ai có thể làm cho những khát vọng ấy được no thỏa, nếu không phải là chính Thiên Chúa.

Tóm lại :

“Với tâm hồn cởi mở đón nhận sự thật và vẻ đẹp, với lương tri, tự do và tiếng nói của lương tâm, với khát vọng vươn tới vô tận và hạnh phúc, con người tự hỏi về sự hiện hữu của Thiên Chúa. Qua những đặc tính trên, con người nhận ra những dấu chỉ cho thấy mình có linh hồn. “Vì mầm sống vĩnh cửu mà con người mang nơi mình, không thể giản lực chỉ duy vào vật chất”, nên linh hồn con người chỉ có thể xuất phát từ Thiên Chúa”. (GLHTCG 33).

2- Con đường đi xuống.

“Lý trí con người nhờ sức lực và ánh sáng tự nhiên của mình có thể nhận biết cách xác thật và chắc chắn về một Thiên Chúa hữu ngã, Đấng bảo vệ và điều khiển thế giới bằng sự quan phòng, cũng như về luật tự nhiên mà Đấng Sáng tạo đã đặt trong tâm hồn chúng ta”. (GLHTCG 37). 

Tuy nhiên, sự nhận biết này còn hời hợt và phiến diện, hơn thế nữa lại rất dễ bị lệch lạc, để rồi rơi vào tình trạng mê tín dị đoan. Vì thế, để đi sâu vào mầu nhiệm Thiên Chúa, cũng như để sống kết hiệp mật thiết với Ngài, chúng ta còn có một con đường khác, đó là con đường đi xuống. Vậy con đường đi xuống ấy như thế nào ?

Đây là con đường siêu nhiên, xuất phát từ Thiên Chúa mà đi xuống tới con người. Nhờ việc Ngài mạc khải, nhờ việc Ngài tỏ lộ, chúng ta sẽ nhận biết Ngài một cách sâu xa hơn.

“Còn có một lọai nhận biết khác, mà con người không thể đạt tới bằng sức lực của chính mình, đó là lọai nhận biết nhờ mạc khải của Thiên Chúa. Bằng một quyết định hòan toàn tự do, Thiên Chúa tự mạc khải và ban chính mình cho con người”. (GLHTCG   50).

Thực vậy, giả sử như đang ngồi trong một căn phòng mà cửa đóng kín. Bỗng dưng chúng ta nghe thấy tiếng gõ cửa. Qua tiếng gõ, chúng ta biết có một người nào đó đang đứng chờ chúng ta ở ngoài cửa. Thế nhưng, chúng ta chưa thể biết người đó là ai, cao hay thấp, mập hay gầy, trắng hay đen. Chỉ khi nào mở cửa, chúng ta mới hay đó là một người  bạn lặn lội từ xa tới thăm chúng ta mà thôi.

Cũng vậy, vì yêu thương Thiên Chúa đã tự mạc khải, đã tự tỏ lộ mình cho chúng ta, hay nói cách khác, chính Ngài đã vén bức màn bí mật để chúng ta có thể nhận biết Ngài một cách chính xác hơn.

“Thiên Chúa nhân lành và khôn ngoan đã muốn mạc khải chính mình và tỏ cho mọi người biết mầu nhiệm thánh ý Ngài. Nhờ đó, loài người có thể đến cùng Chúa Cha, nhờ Chúa Kitô, Ngôi Lời nhập thể trong Chúa Thánh Thần, và được thông phần bản tính Thiên Chúa”.(GLHTCG  51)

Sự mạc khải này đã được Ngài thực hiện một cách từ từ trong thời gian, bằng lời nói cũng như bằng việc làm, từng bước một Ngài thông ban mầu nhiệm chính bản thân Ngài cho chúng ta.

II- THÁNH KINH LÀ LỜI CỦA THIÊN CHÚA

Trong bức thư gửi tín hữu Do Thái, thánh Phaolô đã viết :

“Thuở xưa nhiều lần và nhiều cách, Thiên Chúa đã dùng các tiên tri mà phán dạy cha ông ta; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy ta qua Con của Ngài”. (Dt 1.1-2).

Với lời xác quyết trên, chúng ta ghi nhận : trải qua giòng thời gian Thiên Chúa đã nói với con người hầu tỏ lộ cho chúng ta biết thánh ý tuyệt vời của Ngài.

Trước hết, Ngài đã mạc khải cho chúng ta qua các tổ phụ và các tiên tri nơi dân Do Thái. Nhưng rồi sau đó, Ngài đã mạc khải một cách trọn vẹn nơi Con Một Ngài là Đức Kitô.

Vì thế, chúng ta có thể xác quyết được rằng : Đức Kitô chính là trung tâm điểm, chính là sự viên mãn của mạc khải. Hay nói cách khác : Ngài chính là sợi chỉ  xuyên suốt của mạc khải.

“Đức Kitô, Con Thiên Chúa làm người, là Lời duy nhất, hoàn hảo và dứt khoát của Chúa Cha. Nơi Ngài, Thiên Chúa phán dạy mọi sự, và sẽ không có lời nào khác ngoài Lời đó”. (GLHTCG  65).

Thánh Gioan Thánh Giá đã quảng diễn những tư tưởng trên như sau :

“Một khi đã ban cho chúng ta Chúa Con, là Lời của Ngài, Thiên Chúa không còn lời nào khác để ban cho ta, Ngài đã nói hết trong một lần vả cùng một trật, trong Lời duy nhất đó, và không còn gì để nói nữa. Những gì Ngài chỉ nói từng phần với các tiên tri, thì Ngài đã nói hết trọn vẹn trong Con của Ngài bằng cách ban cho chúng ta điều trọn vẹn ấy là Con của Ngài. Do đó, ai còn muốn gạn hỏi Ngài hoặc ao ước có một thị kiến mạc khải, người ấy chẳng những làm một sự điên rồ, mà còn xúc phạm đến Thiên Chúa, bởi không nhìn vào Đức Kitô mà lại đi tìm những gì khác hay những điều mới lạ”. (GLHTCG  65).

Với Đức Kitô, một Giao Ước mới và vĩnh viễn đã được ký kết trong máu của Ngài. Đồng thời, với Đức Kitô, Lời tối hậu của Thiên Chúa đã nói với loài người và sự mạc khải đã đạt tới tình trạng viên mãn, vì thế sau Ngài, không còn một mạc khải nào khác nữa.

Tất cả những điều Thiên Chúa mạc khải cho con người đã được ghi lại trong một bộ sách, mà không một người tín hữu nào được phép quên lãng, đó là bộ Thánh Kinh.

Và như chúng cũng đã biết : bộ Thánh Kinh chia ra làm hai phần, đó là :

- Cựu Ước gồm 46 cuốn, ghi lại lịch sử dân Do Thái cùng với những điều Chúa phán dạy qua các Tổ phụ và các Tiên tri, nhờ đó chúng ta nhận biết một Thiên Chúa duy nhất, hằng hữu và luôn yêu thương chúng ta, đồng thời chuẩn bị cho Đấng Cứu Thế xuất hiện.

- Tân Ước gồm 27 cuốn, ghi lại cuộc đời Chúa Giêsu cùng với giáo lý do Ngài truyền dạy và được các môn đệ quảng diễn, nhờ đó chúng ta biết Thiên Chúa chính là một người Cha nhân từ, hằng yêu thương, chăm sóc và tha thứ cho chúng ta. Đồng thời, chúng ta cũng biết được những việc cần phải làm để trở nên môn đệ Ngài và xứng đáng được thừa hưởng niềm hạnh phúc Nước Trời.

Tóm lại :

“Để mạc khải chính mình cho loài người, Thiên Chúa đã đoái thương dùng ngôn ngữ loài người mà nói với họ : Lời của Thiên Chúa, diễn đạt bằng ngôn ngữ nhân loại, trở nên giống tiếng nói loài người, cũng như khi xưa Ngôi Lời của Cha hằng hữu đã trở nên giống như con người khi mặc lấy xác phàm yếu đưối của chúng ta. (MK 13).

Qua tất cả các lời ở trong Thánh Kinh, Thiên Chúa chỉ nói có một Lời là Ngôi Lời duy nhất, trong Ngài Thiên Chúa nói hết về mình cho nhân loại (Dt 1,1-2) :

Anh em hãy nhớ rằng Lời duy nhất của Thiên Chúa được trải dài trong toàn bộ Thánh Kinh, chính Ngôi Lời duy nhất vang trên môi miệng của tất cả các tác giả Thánh Kinh. Vì chính Ngài, ngay từ đầu là Thiên Chúa ở bên Thiên Chúa, chẳng cần đến chữ với lời, bởi Ngài không lệ thuộc vào thời gian”. (GLHTCG 101-102).

III- LINH MỤC KÍN MÚC NGUỒN SỐNG TỪ LỜI CHÚA

Đối tượng của đức tin không phải là một số những giáo điều khô cằn sỏi đá, hay là một số những giới luật mang nặng tính cách cấm đoán. Trái lại, đối tượng của đức tin chính là Đức Kitô, Đấng đã sống giữa chúng ta và đã chết vì yêu thương chúng ta.

Vì thế, sống đức tin là sống gắn bó mật thiết với Đức Kitô. Trái đất xoay quanh mặt trời thế nào thì con người và cuộc đời chúng ta, từ tư tưởng và lời nói cho đến việc làm, tất cả đều phải xoay quanh Đức Kitô như vậy, để rồi chúng ta có thể nói lên như thánh Phaolô : “Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi”. (Gl 2,20).

Đối với chúng ta, mặc dù Đức Kitô đã sống lại và lên trời, nhưng Ngài vẫn yêu thương và hiện diện giữa chúng ta qua Thánh Thể cũng như qua lời Ngài.

Vì thế, từ ngàn xưa và cho đến ngày hôm nay, Hội Thánh luôn coi Thánh Kinh là nguồn đem lại cho chúng ta sức sống thiêng liêng.

Trong hiến chế Dei Verbum, về sự Mạc khải của Thiên Chúa, Công đồng Vaticanô II đã viết :

“Hội Thánh luôn tôn kính Kinh Thánh như chính Mình Thánh Chúa. Hội Thánh không ngừng lấy Bánh ban sự sống từ bàn tiệc Lời Chúa và từ bàn tiệc Thánh Thể để ban phát cho các tín hữu (MK 21).

Sở dĩ như vậy vì qua Thánh Kinh, chúng ta sẽ tìm thấy lương thực nuôi sống và bổ dưỡng cho tâm hồn. Với Thánh Kinh, chúng ta “không chỉ đón nhận một lời phàm nhân, nhưng thực sự là lời của Thiên Chúa (1Th 2,13). Thật vậy, trong các Sách Thánh, Chúa Cha, Đấng ngự trên trời, âu yếm đến với con cái của Ngài và đối thoại với họ”. (GLHTCG 103-104).

Cũng trong chiều hướng ấy, Công Đồng còn nhấn mạnh :

“Lời Chúa có sức mạnh và quyền năng có thể nâng đỡ và tăng cường Hội Thánh, ban sức mạnh đức tin, là lương thực linh hồn, nguồn sống thiêng liêng, tinh tuyền và trường cửu cho con cái Hội Thánh”.  (MK 21).

Đồng thời qua Thánh Kinh, chúng ta sẽ tìm thấy thánh ý Chúa và những tiêu chuẩn hướng dẫn cho chúng ta trong mọi cảnh huống của cuộc đời. Hay nói cách khác chúng ta sẽ tìm thấy con đường Chúa muốn chúng ta phải đi để bước theo Ngài.

Thực vậy, lời Chúa không phải là một tiếng nói đã bị chìm vào dĩ vãng và đã bị quên lãng. Lời Chúa cũng không phải là một tiếng nói của nhân vật nào đó đã qua đi trong giòng lịch sử, chẳng còn gây được một âm vang hay một ảnh hưởng nào đối với chúng ta ngày hôm nay.

Trái lại, lời Chúa luôn mang tính cách hiện tại bởi vì Ngài đang nói với chúng ta trong từng trường hợp cụ thể. Vì thế, trước mỗi biến cố, chúng ta hãy tự hỏi xem Chúa muốn nói gì với chúng ta.

Hay như thánh Phaolô, sau khi bị quật ngã trên đường đi Đamas, đã thưa lên cùng Chúa :

- “Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gì ?” (Cv 9,6).

Chúng ta cũng có thể nói lên như Thánh Vịnh 119 :

- Lời Chúa là ngọn đèn soi cho con bước,

Là ánh sáng chỉ đường cho con đi.

Nhưng quan trọng hơn cả, đó là qua Thánh Kinh chúng ta sẽ tìm gặp được Chúa, cũng như sẽ được sống trong sự kết hiệp mật thiết với Ngài.

Thực vậy, trước khi ra đi chịu chết, Đức Kitô đã tha thiết  mời gọi chúng ta, những môn đệ của Ngài, là hãy thực thi lời Ngài, để được ở lại trong tình thương của Ngài.

Chính Ngài đã phán :

- “Nếu anh em giữ các điều răn của Thầy, anh em sẽ ở lại trong tình thương của Thầy, như Thầy đã giữ các điều răn của Cha Thầy và ở lại trong tình thương của Người”. (Ga 15,10).

Và Ngài cũng đã xác quyết :

- “Nếu anh em ở lại trong Thầy và lời Thầy ở lại trong anh em, thì muốn gì, anh em cứ xin, anh em sẽ được như ý”.  (Ga 15,7).

Lời Chúa có thể ở lại trong chúng ta, tùy theo mức độ chúng ta khám phá ra tình yêu của Ngài đối với chúng ta. Lời Chúa có thể ở lại trong chúng ta nếu chúng ta để  cho lời ấy thấm vào tâm hồn chúng ta,  cũng như bén rễ sâu trong cuộc đời chúng ta, để rồi sẽ biến đổi con người chúng ta, như thể chúng ta được mặc lấy những tâm tình của Đức Kitô.

Một khi lời Chúa đã ở lại trong chúng ta, thì chắc chắn lời ấy sẽ lôi kéo chúng ta không phải chỉ đến với Đức Kitô, mà còn lôi kéo chúng ta đến với Chúa Cha và ở lại trong tình thương của Ngài. Chính tình thương này sẽ nhào nặn chúng ta trở thành những người con đích thực của Ngài. Và chúng ta có thể kêu lên với Ngài :

- “Áp-ba, nghĩa là Cha ơi”. (Rm 8,15).

      

KẾT LUẬN

Để kết luận, tôi xin mượn lời của Công đồng Vaticanô II, trong hiến chế Dei Verbum về sự Mạc khải của Thiên Chúa, để nói lên tầm mức đặc biệt quan trọng của Thánh Kinh như sau :

“Cùng với Thánh Truyền, Thánh Kinh đã và đang được Giáo hội xem như là quy  luật tối cao hướng dẫn đức tin, được Thiên Chúa linh ứng và đã được ghi chép một lần cho muôn đời, Thánh Kinh phân phát cách bất di bất dịch lời của chính Chúa và làm vang dội tiếng nói của Chúa Thánh Thần qua các Tiên Tri cùng các Tông Đồ. Bởi vậy, mọi lời giảng dạy trong Giáo hội cũng như chính đạo thánh của Đức Kitô phải được Thánh Kinh nuôi dưỡng và hướng dẫn”. (MK 21).

Là linh mục, chúng ta hãy tìm đến với lời Chúa, để kín múc nguồn sức sống cho tâm hồn, để tìm thấy con đường phải đi, cũng như để được ở lại trong tình yêu thương của Thiên Chúa.

Tuy nhiên, chúng ta cũng cần phải hồi tâm xét mình, kiểm điểm lại thái độ của chúng ta đối với lời Chúa :

- Chúng ta đã đọc hết trọn bộ Thánh Kinh hay chưa ? Và chúng ta đã đọc như thế nào?

- Chúng ta có bao giờ học hỏi thêm để được hiểu đúng lời Chúa hay không ?

- Chúng ta có bao giờ băn khoăn về việc thực thi lời Chúa trong cuộc sống hằng ngày  hay không ?

- Chúng ta đã giảng lời Chúa như thế nào ?

Đó cũng chính là những điều chúng ta sẽ cùng nhau chia sẻ qua đề tài thứ hai : Linh mục hiểu, sống và giảng lời Chúa.

GSVN

VỀ MỤC LỤC
CHỨNG  NGỘ

 

Phúc Âm Nhật Ký Ngày 15.10.2006

Mc 10:17-30

Trên bước đường theo Ðức Kitô, nhiều lúc tôi “tẽn tò” khi nghe một người đáp lại mời gọi của mình : “Ðạo nào cũng tốt !”   “Tẽn tò” vì cảm thấy như người đối diện không muốn nghe cung cách “truyền giáo” của tôi.  Nhưng tận thâm tâm, tôi cũng phải nhìn nhận giá trị câu khẳng quyết đó.  Tôi cũng chẳng biết phải giải thích cách nào cho họ hiểu về Ðạo của mình nữa.

Thực tế, đạo nào cũng dạy ăn ngay ở lành.  Ðó là vấn đề luân lý phải giữ để đạt đến toàn thể ý nghĩa cuộc đời.  Không có đời sống đạo đức, con người không thể hoàn thành ơn gọi và đạt tới cứu cánh cuộc sống.  Nhìn lại mình, người giàu có trong Tin Mừng hôm nay thấy mình đã giữ trọn tất cả những điều luật luân lý đòi buộc.  Vậy tại sao anh lại đến với Ðức Kitô ?  Không phải anh không biết câu trả lời đã nằm sẵn trong Lề Luật.  Nhưng anh phải đến với Chúa, vì biết chỉ có “Thầy nhân lành” là Ðức Giêsu mới có câu trả lời chính xác nhất về hành vi đạo đức.  Không những thế, Người còn mạc khải trọn vẹn về thánh ý Chúa Cha.    “Chỉ Thiên Chúa mới trả lời nổi câu hỏi về sự tốt lành, vì Người là chính sự Tốt Lành.”[1]  Chúa Giêsu đã có câu trả lời chính xác nhất.

Từng bước, Chúa đã hướng dẫn người giàu có đến Thiên Chúa, cội nguồn phát sinh hạnh phúc con người.  Con người không thể tự mình tìm được hạnh phúc.  Nói khác, con đường đi đến hạnh phúc phải được Thiên Chúa hướng dẫn, soi sáng và trợ giúp.  Thực vậy, không có hồng ân Thiên Chúa, con người không thể thấy rõ chân giá trị đích thực của mình và bổn phận tuân giữ các giới răn yêu người như bước đầu tiên trên hành trình tìm kiếm tự do.[2]  Chính trong tự do, con người mới có thể bay bổng.  Vì thế, người giàu có cảm thấy không thỏa mãn với những gì mình đã đạt trong việc tuân giữ các giới răn.  Anh muốn bay cao hơn nữa, vì anh đã bị lôi cuốn theo một sức hút quá mạnh từ nơi Chúa.  Muốn bay cao hơn, anh phải nhận định rõ về Thiên Chúa (Ðấng Tối Cao hay Tối Hậu trong các tôn giáo khác).  Nếu không, anh sẽ mắc một lầm lỗi lớn nhất cuộc đời, vì từ nhận thức đó, “việc lựa chọn đó có liên hệ và dẫn dắt đến sự thành công hay thất bại tối hậu :  đó là vấn đề Giải Thoát.”[3]

Cuối cùng, anh nghe Chúa đề nghị : “hãy đến theo tôi.”[4]  Theo Thày để được tự do phục vụ tha nhân.[5]  Phải thực sự trưởng thành mới có thể bước theo Thày.  Ðó là con đường trọn lành.  Ðó là một lời mời gọi cao cả các môn đệ chỉ nhận biết trọn vẹn sau khi Chúa Kitô Phục sinh và khi Chúa Thánh Linh hướng dẫn họ vào sự thật toàn vẹn (x. Ga 16:13).  Lời mời gọi ấy không chỉ dành cho các Tông Ðồ.  Mỗi tín hữu đều được kêu gọi bước theo Ðức Kitô (x. Cv 6:1).[6]  Theo Ðức Kitô là gắn bó với chính con người Chúa Giêsu.  

Nhưng hôm nay mấy ai nghe tiếng Chúa mời gọi từ bỏ mọi sự mà theo Thày[7] ?   Ở đây Chúa mới kêu gọi từ bỏ của cải mà thôi.  Như thế cũng đủ lý do để người ta xa lánh Chúa rồi.  Ðối với Phêrô và các tông đồ, đó cũng là từ bỏ mọi sự rồi.  Nhưng thực sự, từ bỏ lớn lao và sâu thẳm nhất không phải là của cải.  Quyết liệt và khó khăn nhất vẫn là từ bỏ chính mình.[8] 

Cứ tưởng Chúa khuyên bán hết của cải để lấy tiền chơi thị trường chứng khoán hay mua CD trong ngân hàng hầu chuẩn bị kế hoạch truyền giáo trường kỳ.  Ai dè Chúa đề nghị đem hết tiền phát chẩn cho người nghèo.  Làm thế, sẽ lâm vào tình trạng đói khổ bi đát  hơn những người nghèo nhất.  Cuối cùng chỉ còn một hình ảnh hấp dẫn là “một kho tàng ở trên trời.”[9]  Kho tàng này chỉ có ở đời sau !   Trời đất !   Sao lại buông con chim trong tay để bắt con chim đang bay ?!  Con chim trong tay là tiền bạc, của cải, kẻ hầu người hạ, cánh đồng thẳng cánh cò bay, những vựa lúa kếch sù v.v.   Ðó là nền tảng mọi quyền lực.  Bây giờ tôi phải buông hết, ai còn nghe theo tôi nữa ?  Bọn nô lệ và tôi tớ sẽ đè đầu cỡi cổ tôi à ?!

Dầu sao, của cải cũng là cái tôi nối dài.  Bởi thế, rất khó từ bỏ.  Nhưng có từ bỏ được cái tôi nối dài đó, cái tôi còn lại mới thực sự siêu thoát.  Nhưng thật lạ lùng, khi người ta đã từ bỏ của cải để siêu thoát, Chúa lại hứa của cải gấp trăm.[10]  Như thế chẳng phải là “đánh bùn sang ao” sao ?  Nếu thực như vậy, làm sao siêu thoát ?  Càng lún sâu và sa lầy mà thôi !  Còn gì mâu thuẫn hơn !  Chúa có ý gì khi hứa hẹn như vậy ?  Khôn ngoan của Chúa ở chỗ nào ? 

Thực tế phải nhận rằng có khôn ngoan và biết tính toán làm ăn, người nhà giàu mới có thể giàu có và quyền thế như vậy !   Nhưng sự khôn ngoan của anh đã đụng mạnh với sự khôn ngoan của Thiên Chúa.  Một thách đố vô cùng lớn lao!  Nếu từ bỏ mọi sự và bán hết của cải giúp đỡ người nghèo là một sự khôn ngoan, hẳn anh đã không “sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi”[11] như thế.  Phải chăng đó là một cuộc đổi chác không tương xứng và đầy mạo hiểm ? 

Nhưng nếu trầm tĩnh và suy nghĩ sâu xa hơn một chút, anh sẽ thấy đòi hỏi của Chúa Giêsu không quá đáng lắm đâu.  Ðức Giêsu là sự khôn ngoan của Thiên Chúa.[12] Người cũng là Lời Thiên Chúa.  Lời khôn ngoan của Thiên Chúa không phải lúc nào cũng êm tai. Thật vậy, “Lời Thiên Chúa ... sắc bén hơn cả gươm hai lưỡi : xuyên thấu chỗ phân cách tâm với linh, cốt với tủy; lời đó phê phán tâm tình cũng như tư tưởng của lòng người.”[13]

Ngay từ thời phôi thai, Giáo hội đã trải qua những cơn bách hại ác liệt.  Làm sao có thể quên được những cuộc bách hại Kitô hữu tại Giêrusalem những năm 34, 41 và 62, cũng như tại Rôma năm 64 ?  Giữa cuộc lùng bắt đó, các Kitô hữu trốn lánh ở đâu, nếu không tìm ẩn trú nơi “trăm nhà anh em” ?[14]  Như thế, rõ ràng khi theo Ðức Kitô, người Kitô hữu lại kiếm được một cộng đoàn lớn hơn, tức là Giáo hội.      

Khi tận hiến theo Chúa Kitô, tôi cũng từ bỏ mọi sự, kể cả bản thân.  Phải chăng rời bỏ mái nhà thân yêu để lao đầu vào một cuộc phiêu lưu bất định như thế là khôn ngoan ?   Tôi được lại gì ?  Hồi còn học ở chủng viện, tôi vẫn thường được các cha giáo chứng minh Lời Chúa đúng một trăm phần trăm trong cuộc đời tu trì.   Bỏ một mái nhà nhỏ bé để sống trong một nhà lầu nhiều phòng với đầy đủ tiện nghi.  Bỏ một vài anh em để được hàng trăm anh em cùng chí hướng.  Ở ngoài có khi chỉ là một người phu quét đường.  Nhưng đi tu làm linh mục lại có quyền hành, ăn trên ngồi chốc, cơm bưng nước rót v.v.  Nếu làm giám mục, hồng y, còn mũ gậy và ngai bệ kềnh càng nữa. 

Theo Chúa với một tinh thần hoàn toàn thế tục như thế, làm sao siêu thoát ?!  Lời Chúa đã được giải thích hoàn toàn theo nghĩa đen.  Một cộng đoàn lớn hơn gia đình mình thật, nhưng nhiều lúc không ấm bằng.  Sống trong một cộng đoàn đức tin, bao giờ cũng đầy thách đố.  Phải luôn phấn đấu với chính mình mới có thể theo Ðức Kitô.  Nếu bỏ một để được gấp trăm, tại sao có nhiều thừa sai bị tù tội, nghèo khổ và chết chóc ?   Có lẽ các vị linh hướng của tôi đã quên vế áp chót trong lời Chúa hứa hôm nay.[15]   Chính sự thật bi đát này làm cho người Kitô hữu không thể ngủ yên và tọa hưởng với những thứ Chúa hứa gấp trăm.  Thực tế đó luôn báo động tôi phải cảnh giác và siêu thoát. 

Phải siêu thoát mới có thể thấy được phần thưởng gấp trăm là “sự sống vĩnh cửu ở đời sau”[16] là chính Ðức Kitô.  Không phải đợi tới đời sau !  Ngay đời này, tôi đã cảm nhận cuộc sống hạnh phúc đó. Tôi được gọi để chuyên cần cầu nguyện. Chúa hứa ban Thánh Thần.[17]  Có Chúa Thánh Thần là có ân sủng.  Có ân sủng là có Thiên Chúa hiện diện.  Có Thiên Chúa là có tất cả.  Bởi vậy, bỏ mọi sự theo Chúa, tôi sẽ được tất cả.  Có một sự cách biệt trời vực giữa “mọi sự” và “tất cả” ở đây.  “Cái tôi” làm sao so sánh với Thiên Chúa ?!  Nhưng “cái tôi” chỉ có thể bứng đi khi được Lời Chúa thức tỉnh.

Lời Chúa luôn đặt vấn đề.  Con người phải trưởng thành và quảng đại hơn mới có thể theo Chúa thực hiện những chương trình lớn hơn.  Không thể cắm mắt vào những nhu cầu hiện tại và ngủ yên trong những lâu đài quyền lực.  Lời Chúa đến khuấy động con người đang sống giữa những bình an và hạnh phúc giả tạo.   Nếu chỉ thỏa mãn với lối sống “ăn ngay ở lành” như anh chàng nhà giàu, làm sao có những người dấn thân giúp người nghèo khổ ?!  Nếu chỉ lo sắm một vé vào cửa thiên đàng như những Kitô hữu chỉ thấy mặt ở nhà thờ mỗi Chúa Nhật chừng mấy chục phút và xưng tội mỗi năm một lần, làm sao Giáo hội có thể đáp ứng nhu cầu muôn mặt của nhân loại hôm nay ? 

Càng nghĩ càng thấy lời mời gọi của Chúa thật hợp tình hợp lý.  Chúa đã nhìn thấy trước cả ngàn năm, đúng hơn,  từ đời đời.  Nếu không, tôi cũng mắc kẹt vì chính cái tôi của tôi rồi . . .

Lạy Chúa, giữa những ồn ào của cuộc sống hôm nay, xin cho con lắng nghe được tiếng Chúa mời gọi.  Xin cho con chứng ngộ và siêu thoát để trở nên Kitô đích thực rao truyền hồng ân Chúa cho muôn dân.  Amen.

đỗ lực

dzuize@gmail.com


[1] ÐGH Gioan Phaolô II, Tông Thư Veritatis Spendor, 06.08.1993. [2] x. ibid.

[3] Ðại Sư Buddhadasa, Kitô Giáo Dưới Mắt Một Phật Tử, Nguyễn Văn Tùng và Nguyễn Bá Tùng dịch, Ðịnh Hướng Tùng Thư : 1996, tr. 67.

[4] Mc 10:22. [5] x. Gl 5:13.

[6] x.ÐGH Gioan Phaolô II, Tông Thư Veritatis Spendor, 06.08.1993. [7] x. Mc 10:28.

[8] x. Mt 16:24; Lc 9:23. [9] Mc 10:21. [10] x. Mc 10:30. [11] Mc 10:22.

[12] x. Mt 11:19; 12:42; Lc 7:35; 11:31 [13] Dt 4:12.

[14] x. Nhóm Phiên Dịch CGKPV, Lời Chúa Cho Mọi Người, Hà Nội, 2005, tr.220.

[15] Mc 10:30 : “cùng với sự ngược đãi.” [16] ibid.  [17] x. Lc 11:13.

 
VỀ MỤC LỤC
Phía Sau Cây Thập Giá

 

Bạn có biết tại sao khi nghe hai chữ "thập giá" chúng ta không thấy sởn gai ốc, và có khi còn dửng dưng nữa, trong khi các môn đệ nghe nói đến thập giá thì nổi da gà, và ông Phêrô run rẩy can ngăn Chúa đừng đi tới đó? Có lẽ vì chúng ta chỉ thấy những cây thánh giá bằng vàng, bằng bạc, bằng đồng, bằng gỗ quí nhẵn bóng hay bằng xi-măng tô đá rửa, đá mài, nên hình ảnh mà hai chữ thập giá gợi lên trong ta không có gì đáng sợ. Còn các môn đệ thì trái lại chưa bao giờ thấy những cây thập giá bằng vàng, bằng bạc... và hai chữ này không chỉ gợi lên một cây khổ giá trần trụi, mà gợi lên hình ảnh một con người quằn quại, tuyệt vọng trong đau đớn và nhục nhã ê chề, lơ lửng giữa trời và đất, giữa sống và chết, trước những cái nhìn thù ghét và khinh bỉ, trước những con mắt tò mò và dửng dưng.

Chính vì thế mà các tông đồ rùng mình sợ hãi khi Chúa Giêsu nói đến thập giá.

Nhưng Chúa Giêsu không phải là ông thầy dễ dãi hay nhu nhược. Chúa vẫn nói thẳng và Chúa đòi ai muốn theo Chúa phải nhìn thẳng vào thập giá và chấp nhận nó: "Ai muốn theo Thầy, hãy bỏ mình đi, vác lấy thập giá của mình hằng ngày mà đi đằng sau Thầy".

Ông Phêrô vừa thay mặt anh em tuyên xưng Ngài là Ðức Kitô Con Thiên Chúa thì Ngài lại bắt đầu nói đến thập giá. Thập giá xuất hiện ở đây như "mặt sau của tấm huân chương". Nhưng sau đó Chúa lại đưa ba môn đệ thân tín lên núi, và cho các ông thấy vinh quang chói lòa của Ngài và sự có mặt làm chứng của Môsê và Êlia: một vị đã được Chúa dùng để công bố giao ước Sinai, vị kia thì được Chúa trao nhiệm vụ tái lập giao ước Sinai.

Theo thánh Luca thì Chúa Giêsu đàm đạo với hai vị này về cuộc xuất hành Ngài phải hoàn thành tại Giêrusalem. Như vậy thì ta có thể đảo lại: sau khi chỉ cho các môn đệ thấy cây thập giá làm các ông run sợ, Chúa Giêsu lật cho các ông thấy đàng sau cây thập giá có gì. Sau này trên đường Emmaus, Chúa sẽ quở trách hai người môn đệ thất vọng bỏ đi, vì các ông chỉ thấy mặt trước mà không thấy mặt sau của cây thập giá: "Chẳng phải là Ðức Kitô phải chịu đau khổ để vào trong vinh quang của Ngài sao?"

Nếu ôm lấy cây thập giá và thỏa mãn với nó thì đúng là một kẻ điên khùng hoặc bệnh hoạn. Không, Chúa Giêsu không kêu gọi chúng ta trở nên điên khùng, bệnh hoạn. Chúa đã nhận lấy thập giá như đường tới vinh quang. Ðàng sau thập giá là vinh quang mà chỉ có đức tin mới cho ta thấy được. Chúa không gọi chúng ta vác thập giá đi một mình, nhưng là đi theo sau Chúa, vì chỉ có đi theo Chúa ta mới tới được vinh quang ở sau cây thập giá.

Trong cuộc sống của bạn, có những lúc êm đềm thanh thản, có những ngày tưng bừng hoa lá, nhưng cũng lắm khi bạn cảm thấy tất cả nỗi ê chề của cây thập giá sù sì và những lời độc địa chát chúa của khách qua đường; bạn cảm thấy nỗi cô đơn của kẻ bị treo lơ lửng giửa trời và đất; bạn khát khô cổ muốn có một lời an ủi, một chút cảm thông, nhưng quanh bạn chỉ có thờ ơ và thinh lặng, hoặc tệ hơn nữa chỉ có phỉ báng và xua đuổi. Những lúc ấy bạn mới cảm thấy tất cả sự rùng rợn của cây thập giá. Có khi bạn cảm thấy chán nản muốn buông xuôi tất cả. Bạn cảm thấy như Chúa Giêsu đã cảm thấy và phải kêu lên:

"Lạy Chúa, nhân sao Chúa bỏ con..."

Những lúc ấy bạn phải vận dụng hết sức mạnh của lòng tin, hết ánh sáng đức tin, để thấy được đàng sau cây thập giá. Bạn hãy nhìn thẳng vào Ðấng đang vác thập giá đi đàng trước bạn, chớ rời mắt xa Ngài.

Nhưng bạn đừng chờ tới lúc đó mới nhìn vào Ngài. Bạn phải giữ tầm nhìn luôn hướng về Ngài trong mọi nơi mọi lúc, mọi việc. Bạn hãy làm tất cả với Ngài, vì Ngài, và trong Ngài. 

Nếu bạn biết sống với Ngài trong niềm vui,

bạn cũng biết sống với Ngài trong nỗi buồn.

Nếu bạn biết sống trong Ngài khi hạnh phúc,

bạn cũng biết sống trong Ngài lúc khổ đau.

Nếu bạn biết sống với Ngài trong ngày hội,

bạn cũng biết sống với Ngài giữa cô đơn.

Ðiều tôi muốn nhắc bạn ngàn lần là bạn đừng mang thập giá một mình. Bạn sẽ không bước nổi đâu, và nếu bạn có đem tất cả sự kiêu hãnh của con cái Ađam mà lết đi được thì cũng chẳng ích lợi gì, cây thập giá của bạn chỉ là cây gỗ chết thôi. Bởi vì cây thập giá chỉ trở nên xanh tươi và đầy hoa trái khi nó mang Con Thiên Chúa, nguồn mạch sự sống mà thôi:

"Nếu ta cùng chết với Ngài

ta sẽ sống với Ngài..." (2Tim 2,11)

Nhưng tôi cũng nhắc bạn rằng thường khi thập giá đè nặng lên vai thì chúng ta cũng tối tăm mắt mũi, hầu như chẳng còn nhớ ra điều gì, chẳng nhớ đến ai nữa. Cái khó nhất là ở đó. Chính lúc ta cần nhớ đến Chúa nhất thì hầu như ta không nhớ nổi. Chính lúc ta cần cảm nhận sự hiện diện của Chúa nhất, thì lại là lúc Chúa như ở xa ngàn trùng và lẩn trốn trong bóng đêm dày đặc. Ðó là khi mà cuộc đời bạn trở nên phong phú nhất, như hạt giống khi được vùi xuống đất. Lúc ấy bạn hãy giữ lòng mình hướng về ánh sáng của thảo mộc, và khi mầm lách được vỏ hạt giống thì nó xé qua màn đêm của lòng đất để vươn lên ánh sáng, hứng lấy màu xanh và sức sống. (Còn hạt giống nào nằm khơi khơi trên mặt đất thì có nẩy mầm cũng héo khô).

LM Nguyễn Công Ðoan, SJ

VỀ MỤC LỤC
Tôi cần những tu sỹ thánh…

 

(Mc 10,17-30)

Một thanh niên nọ đến gặp Cha viện trưởng để xin đi tu. Nhìn người thanh niên, Cha viện trưởng nói: “Trong tu viện tôi, có quá nhiều Tu sỹ tốt rồi. Tôi cần những Tu sỹ thánh. Nếu anh muốn nên thánh, thì xin mời vào tìm hiểu và sống đời sống dòng”. Câu chuyện trên có điều gì đó tương đồng với câu chuyện của Tin mừng hôm nay. Trên đường tiến về Giêrusalem, Chúa Giêsu và các môn đệ gặp một thanh niên Dothái giàu có và cũng là người yêu mến và tuân giữ giới răn Thiên Chúa cách triệt để. Thế nhưng, với Chúa Giêsu, đó có phải là mẫu người tốt hoàn hảo chưa, hay còn thiếu một điều gì đó để trở nên người môn đệ hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa? Chúng ta hãy xem giáo huấn của Tin mừng hôm nay nhắn nhủ điều gì.

Người thanh niên trong Tin mừng hôm nay quả là mẫu người tốt và nhiệt thành không chỉ với tín ngưỡng anh đang theo mà còn với các mối quan hệ xã hội nữa. Bằng chứng là cách anh ta “chạy đến” và “quỳ xuống” trước mặt Chúa Giêsu – một cử chỉ mang tính cách phụng vụ, cho ta thấy chỉ có những người siêng năng đến Đền thờ để tham dự các nghi lễ tôn giáo mới có những tâm tình như vậy. Rồi cách thức anh ta thưa với Chúa Giêsu “lạy Thầy nhân lành…” cũng đủ cho chúng ta biết anh là người đang muốn kiếm tìm một điều gì đó sâu hơn, xa hơn so với lề luật mà anh tuân giữ từ nhỏ.

Qua cuộc đối thoại với Chúa Giêsu, chúng ta biết người thanh niên quả là một người Dothái mẫu mực, chân chính, thực thi lề luật Thiên Chúa và yêu mến tha nhân. Bằng chứng là khi Chúa Giêsu trưng ra những giới luật được trích trong sách Xuất hành và Đệ nhị luật, nào là : Chớ giết người, chớ ngoại tình, chớ trộm cắp, chớ làm chứng gian, chớ làm hại ai, hãy thờ kính cha mẹ (x. Xh 20,12-16; Đnl 5, 16-20), anh ta nói rằng những điều ấy anh đã tuân giữ từ nhỏ. Anh đã tuân giữ tất cả các giới luật từ thuở nhỏ đến giờ? Thật đáng nể! Bởi chúng ta biết Lề luật Dothái được ghi trong thời ông Môsê, nhưng cho đến thời Chúa Giêsu, các biệt phái và các Kinh sư đã “tạo” thêm những khoản luật cách tỉ mỉ lên đến 613 điều để bắt dân chúng tuân theo, ai không tuân giữ rất dễ bị ném đá. Người thanh niên trong Tin mừng đã sống trọn vẹn tất cả các giới luật, quả là điều đáng trân trọng.

Chúa Giêsu yêu mến anh ta và đưa ra lời đề nghị : Anh chỉ còn thiếu mỗi một điều, là bán hết những gì anh có, cho người nghèo rồi đến theo Người. Thật đáng tiếc cho người thanh niên này, anh ta nghe lời đó của Chúa Giêsu thì sa sầm nét mặt và buồn rầu bỏ đi. Vì sao vậy? Thánh Máccô cho ta biết, vì anh ta có quá nhiều của cải. Anh ta không thể dứt được của cải trần thế – những của cải tạm bợ nay còn mai mất, để chiếm được “sự sống đời đời làm gia nghiệp”.

Đứng trước sự kiện này, Chúa Giêsu nói với các môn đệ: người giàu khó vào nước Thiên Chúa, con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn nhiều! Đây là một lối nói ngoa ngữ theo kiểu phương Đông. Bình thường thì con lạc đà – một loài vật sống rất nhiều trong các sa mạc ở Trung cận đông- to lớn, gồ ghề làm sao có thể chui lọt lỗ kim dùng để khâu vá áo quần. Thế nhưng đó lại là điều dễ hơn nhiều so với việc người giàu vì quyến luyến của cải trần thế nên không thể dứt bỏ để bước theo lời mời gọi sống Tin mừng của Chúa. 

Như thế, xét cho cùng, người thanh niên trong Tin mừng tuân giữ các huấn lệnh của Chúa ngay từ nhỏ chỉ vì anh ta được sống trong một môi trường đầy đủ tiện nghi, giàu sang phú túc, nên anh không cảm thấy mất mát gì cả. Anh ta chưa nghiệm ra rằng những ai đi theo Chúa, sống cho Chúa, tuân giữ lời Chúa dạy và chung phần sự bách hại và mất mát như chính Chúa Giêsu  để có thể chiếm trọn phần thưởng nước trời mai sau.

Phần chúng ta, những Kytô hữu của thời đại hôm nay, chúng ta  đã, đang và sẽ  theo Chúa ở mức độ nào? Có thể chúng ta là những người rất nhiệt thành tuân giữ các giới răn Thiên Chúa, là những người rất ngoan đạo nhưng chưa phải là người thánh để có thể chiếm trọn phần thưởng đời đời. Hãy duyệt xét lại cách thức và thái độ bước theo Chúa của mình. Bởi nếu không, chúng ta sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái “giậm chân tại chỗ” hoặc không còn nghĩ đến chuyện phải thăng tiến đời sống đạo mỗi ngày. Điều Chúa muốn không chỉ là việc tuân giữ các giới răn, siêng năng kinh lễ mỗi ngày mà còn là việc hướng đến tha nhân- những người nghèo khổ, để chia sẻ với họ những gì họ đang cần. 

“Trong tu viện tôi, có quá nhiều Tu sỹ tốt rồi. Tôi cần những Tu sỹ thánh”. Thiết nghĩ đây là bài học thiết thực nhất để chúng ta tự vấn lương tâm khi suy niệm về đoạn Tin mừng hôm nay.

 Lm Jos. Phạm Ngọc Ngôn, Csjb

VỀ MỤC LỤC
TỰ  TÌNH  KHÚC

 

Tự thuở nào và cho đến bây giờ  :

- Yêu thương- hiền hoà- tín thác.

Tiếng gọi từ trời cao…và con đã đi tìm…Khi chưa biết Ngài , con cứ mải miết đi tìm, con quyết tâm đi tìm, và Ngài đã cho con gặp. Chúa là tình thương là Chân-Thiện-Mỹ.

* Con đã gặp Ngài, không phải ở chốn phồn hoa phú quý, nhưng là ở nơi hè đường góc phố, khu ổ chuột lầm than đói rách.

* Con đã gặp Ngài, không phải ở danh vọng chức quyền, nhưng chính trong đời phục-vụ khiêm nhu thầm lặng.

* Con đã gặp Ngài, không phải ở lạc thú trần gian, nhưng ở những người cùng khổ lầm than.

* Con đã gặp Ngài, không phải ở nơi và lúc con muốn, nhưng ở nơi và lúc Ngài muốn gặp gỡ con, và con muốn bước theo Ngài để reo rắc cùng nối kết tình thương giữa trời và đất, giữa con người với nhau.

* Con muốn bước theo Chúa để xoa dịu và chữa lành vết thương đau của những người bất hạnh, đau khổ tinh thần, vật chất.

* Con muốn bước theo Chúa để học và tập làm kỹ sư kiến trúc tình thương giữa lòng thế giới.

* Con muốn bước theo Chúa để học và tập làm thi sĩ, biết dệt nên những vần thơ bằng chính cuộc sống bác ái vị tha giống Ngài.

* Con muốn bước theo Chúa để học và tập hoạ lại tình thương vô bờ bến mà Ngài đã dành cho con cùng nhân loại.

* Con muốn bước theo Chúa để học và tập làm nhạc sỹ, và chỉ hát lên, tấu lên, sáng tác lên bài ca yêu thương cho nhân loại ấm lòng.

* Con muốn bước theo Chúa để học và tập chết vì yêu, đỉnh cao của lòng mến.

Con muốn là một loài Bồ Câu Trắng tung bay trong bầu trời thênh thang của hoà bình hạnh phúc.

Con muốn là một hạt cát nhỏ giữa bãi sa-mạc phẳng lặng của Thiên Chúa tình thương.

Con muốn là một giọt nước tan trong lòng đại dương bao la của tình thương sâu rộng Thiên Chúa.

Con muốn là áng mây trời để phiêu du khắp cùng thế giới, để hoà với nhịp tim của nhân loại mà ca tụng Thiên Chúa.

Con muốn là ngọn thông thẳng vút trên bầu trời thanh quang để thấy tình thương cao vời của Thiên Chúa.

Con muốn lặn sâu vào đáy đại dương để thấy chiều sâu thăm thẳm của tình thương Thiên Chúa.

Con muốn… và con còn muốn nhiều hơn thế nữa, nhưng thân phận nhỏ bé, con không thể làm hết những gì con muốn. Con nhìn lại mình, nhìn lại chỗ đứng của mình, con thầm tạ ơn Thiên Chúa, lòng con hoan lạc reo vui, và con thấy mình thật hạnh phúc được làm con chiên của Chúa, được sống đời Kitô hữu trong Hội Thánh trần thế hôm nay. Con thấy mình diễm phúc được toại nguyện với những niềm ước mơ đó.

Hồn con chìm lặng trong sâu thẳm của biển tình yêu Chúa, con an vị là một con chiên nhỏ giữa lòng Mẹ Giáo Hội. Con đứng yên một chỗ, nhưng con đã vinh dự được chiếm hữu tất cả: Đó chính là Đấng lòng con yêu mến. Đấng đã hiến mạng sống vì yêu con.

Con xin tạ ơn và chúc tụng Ngài bằng niềm vui nhỏ bé trong trái tim con, niềm vui nhỏ bé của một kẻ lữ hành vẫn đang lang thang nơi mọi nẻo đường dương thế, vẫn miệt mài trên từng trang báo nhỏ…, cho tuổi thơ được tươi mãi nét hồn nhiên trong sáng, được ơn khôn ngoan Chúa ban để vượt qua bao cạm bẫy giữa giòng đời nổi trôi. Vâng lạy Chúa, chỉ có tình thương mới thu hút được vũ trụ và con người, mà trong đó một kiếp người đầy thăng trầm thử thách. Xin giúp con biết đóng đúng vai trò làm người ở xu hướng hoà bình, hầu mong có thể qui tụ được nhiều người về một cùng đích duy nhất là: Thiên Chúa Tình Thương.

 Kẻ lữ hành ( Tân Định )  

VỀ MỤC LỤC

KHOẢNG  TRỐNG

 

(Mc 10:17-30)

Bao năm sống giữa cảnh xa hoa,

khoảng trống hồn ta nghe xót xa ,

bao vết thương đời đang rỉ máu

tìm đâu nguồn vĩnh phúc chan hòa ?

 

Phải chăng là một bể khôn ngoan,

truyền thống chập chùng những giới răn ?

ngang dọc cuộc đời muôn vạn lối,

càng đi càng lạc nẻo uông mang.

 

Cái tôi khi đã bước lên ngôi,

chợt thấy bốn phương đổi mặt trời,

cảnh sắc ngả sang màu chết chóc,

vinh quang vụt tắt khắp muôn nơi.

 

Tâm hồn rộng trải chốn mù khơi,

sợ bão tuyết về con nước trôi,

kìa bước chân Ai từ cõi lạ,

đang truyền hơi ấm đến muôn người.

 

Khi Con Thiên Chúa xuống trần gian,

Người biến trung tâm của vũ hoàn,

thành chốn nặng tình cây thập giá,

thế nhân nhẹ bước cõi thênh thang.

 

Tiếng Ai vang động cả bầu trời,

giục giã mọi người : “Hãy theo Tôi !”

nguồn suối trường sinh từ Nước Chúa

trào dâng tận cõi phúc muôn đời.

 

Thiên cung mở đại hội trăng sao,

vì Chúa Phục Sinh đã bước vào

cõi phúc rộn ràng muôn thánh đức,

thiên ân từng mạch suối tuôn trào.

Vân Thanh

15.10.2006

 
VỀ MỤC LỤC
PHÓ TẾ HÔM NAY

 

A-    Phó tế được ơn gọi để Phục vụ :

1- Cũng như Gíam mục và Linh mục, Phó tế nhận phép Truyền chức thánh, họ thuộc thành phần Giáo sĩ trong Giáo hội.

2- Phó tế nhận và chia sẻ chức thánh  với Giám mục và Linh mục, họ không làm riêng cho mình, nhưng nhân danh Giáo hội.

3- Phó tế phục vụ trong nghi lễ Phụng vụ, chia sẻ Lời Chúa trong Thánh lễ, làm việc bác ái cho Gia đình và ngoài Xã hội.

4- Phó tế phục vụ Giáo xứ hoàn toàn do tự nguyện, một người ở giữa…(one among us)

B-    Phó tế Phục vụ trong 3 lãnh vực :

I- Phục vụ Lời Chúa:

1/ Phó tế công bố Tin Mừng và chia sẻ Lời Chúa trong  các Thánh Lễ.

2/ Hướng dẫn Lời Chúa trong các giờ Phụng vụ, chầu Thánh Thể chung, tĩnh tâm, học hỏi LC cho các Đoàn thể, Nhóm…

3/ Công bố và sống Lời Chúa ngoài nhà thờ bằng đời sống,và thực hành trong bổn phận những gì họ rao giảng ngày Chúa nhật.

4/ Phó tế nói và giải thích Sứ điệp Tin Mừng khi họ vừa đọc xong. Lời nói của họ tăng thêm sức mạnh bằng đời sống chứng nhân, trong Gia đình và ngoài Xã hội.

5/ Đưa Tin Mừng vào đời sống, qua các chương trình truyền thông, văn hóa, đạo đức gia đình và truyền thống dân tộc.

 

II- Phục vụ Bàn Thờ, Bí tích, Á Bí tích:

1/ Chủ sự nghi thức Hôn phối và chia sẻ Lời Chúa trong Thánh lễ Hôn nhân.

2/ Dạy về Bí tích Hôn nhân,Rửa tội, Giáo lý và Chủ sự làm phép Rửa tội trẻ em…

3/ Hướng dẫn Cộng đoàn trong các giờ chầu Thánh Thể và các buổi Phụng vụ  khác.

3/ Làm phép phép xác, khăn tang, chia sẻ Lời Chúa tại nhà quàn, nhà thờ…

4/ Làm phép các đồ dùng trong phụng vu:

Làm phép hào quang mặt nhật,-- nhà chầu,-- bình đựng Mình Thánh Chúa,-- hộp đựng dầu thánh,-- khăn bàn thờ,-- khăn thánh,-- phẩm phục thánh.

5/ Các phép lành nơi chốn:   Làm phép nhà, phương tiện di chuyển, xe cộ, tầu bè.

6/ Làm phép tượng ảnh, tràng hạt…

7/ Phép lành trên sự vật: Làm phép nước.

8/ Phép lành trên người: Nghi lễ Gia tiên, chúc lành cho đôi Tân hôn, chúc tuổi đầu năm mới, chúc lành Gia đình.

Ngoài ra, Phó tế còn được phép thay mặt cha xứ, để hướng dẫn cộng đoàn dân Chúa khi không có Linh mục hiện diện.

Trong lễ truyền chức, Giám Mục trao sách Kinh Thánh cho Tân Phó tế và nói: 

1-       Hãy tin những điều  con đọc.

2-      Hãy dạy những điều con tin.

3-      Hãy sống những điều con dạy.

 

III- Phục vụ Bác ái: (Nhãn hiệu của Phó tế)

1- Cùng với các Đoàn thể trong Giáo xứ thăm hỏi người ốm đau, bất hạnh trong và ngoài Giáo xứ, nhà dưỡng lão, nhà thương, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc màu da…Hợp tác với các Hội thiện nguyện, các tôn giáo  bạn thực hiện các việc trên.

2- Liên lạc thăm nhà tù, yên ủi người nghèo khổ không nhà, xin cung cấp nơi tạm trú cho người bị bạo hành trong gia đình…

3- Cải thiện điều kiện sinh sống cho người nghèo khó, nói lên tiếng nói của những người sống âm thầm, và thấp cổ bé miệng trong Giáo xứ và ngoài Xã hội.

4- Nhiều Phó tế dấn thân vào những việc Công bằng Xã hội, đem những giá trị của Tin Mừng đến cho đời sống Hôn nhân và Gia đình, trong sự trao đổi nghề nghiệp và thể chế chính trị nữa.

 Khi nhận sứ vụ này, Phó tế được gọi để cùng lãnh đạo trong một con đường đặc biệt, để tìm cho công lý và hỗ trợ giá trị cho các Tín hữu trên thế giới, nhân danh Đức Kitô và Giáo hội.

 ------------------------------------------

- Catholic Update – Deacons Today – Jam L. Alt

- Cẩm nang các Nghi thức Bí tích và Á Bí tích VN

- Phó tế: Nguyễn văn Định - johndvn@yahoo.com

VỀ MỤC LỤC
VIỆC ĐÀO TẠO THIÊNG LIÊNG HIỆN NAY Ở CÁC CHỦNG VIỆN VIỆT NAM

 

Tác phẩm ĐÀO TẠO VÀ TỰ ĐÀO TẠO THIÊNG LIÊNG CỦA CÁC LINH MỤC TƯƠNG LAI TRONG BỐI CẢNH VIỆT NAM NGÀY NAY

Nguyên bản tiếng Anh   Lm. Micae-Phaolô TRẦN MINH HUY

Bản dịch Việt ngữ  Lm. Vincentê Trần Minh Thực, Lm. GB. Nguyễn văn Hào

CHƯƠNG III

VIỆC ĐÀO TẠO THIÊNG LIÊNG HIỆN NAY Ở CÁC CHỦNG VIỆN VIỆT NAM

A.  Chương Trình Tiêu Chuẩn Đào Tạo Thiêng Liêng

Ngày nay việc chủng sinh lo thực hành thiêng liêng trong đời sống hằng ngày được nhìn nhận là chìa khoá dẫn đến thành công trong mọi chương trình đào tạo. Đời sống thiêng liêng là đời sống nhân bản được sống trong Chúa Thánh Thần. Đó là lời đáp trả với lời mời gọi của Thiên Chúa trong một hoàn cảnh cụ thể. Nhìn chung, việc đào tạo thiêng liêng tại sáu Đại Chủng Viện Việt Nam gồm ba phần chính:

      1. Lý Thuyết

Phần lý thuyết trong công cuộc đào tạo được chia thành triết học và thần học. Chương trình triết học kéo dài hai năm. Ngoài triết học, chủng sinh được dẫn nhập vào đời sống cầu nguyện, suy niệm và linh đạo cộng đoàn, với những môn học về thiêng liêng, lịch sử cứu độ, đời sống ơn gọi.60 Mục đích của chương trình này là hướng dẫn và động viên chủng sinh lớn lên trong mối tương quan cá nhân với Thiên Chúa, và sống đời sống thường ngày với sự hiện diện của Thần Khí Chúa Kitô.

Chương trình thần học kéo dài bốn năm. Năm đầu tiên chú trọng vào lịch sử Linh Đạo trong Hội Thánh. Năm thứ hai và thứ ba đặt trọng tâm vào Thần Học Thiêng Liêng. Năm thứ tư chú tâm đến chỉ nam về đời sống linh mục. Bốn năm học này có một số mục tiêu. Chúng nhằm giúp chủng sinh lớn lên và trưởng thành trong đời sống thiêng liêng. Nghĩa là chủng sinh phải mở ra để trải nghiệm Thiên Chúa đang sống. Đồng thời chủng sinh cũng được khích lệ trở nên thoải mái hơn khi chia sẻ kinh nghiệm thiêng liêng với những người khác qua lời nói và hành động, trong đời sống hằng ngày và tác vụ linh mục của mình.     

   2.  Thực Hành Thiêng Liêng

Phần thực hành trong chương trình đào tạo về cơ bản là đem ra thực hành những điều mà chủng sinh đã học về mặt lý thuyết. Nghĩa là chủng sinh được hướng dẫn và trợ giúp để hoà nhập đời sống thiêng liêng vào đời sống hằng ngày. Điều này bao gồm một số cách thực hành khác nhau. Chủng sinh được hướng dẫn khám phá Chúa Giêsu trong các Tin Mừng bằng việc cố gắng sống và chia sẻ đời sống của Chúa Giêsu bằng những phương pháp suy niệm. Chủng sinh cũng được hướng dẫn tập lớn lên về đời sống thánh thiện bằng cách đem ra sống ba nhân đức đối thần tin, cậy, mến; đồng thời thực tập bốn nhân đức luân lý là khôn ngoan, công bình, tiết độ, và can đảm.

     3. Sự Nâng Đỡ Cần Thiết

Phần thứ ba của tiến trình đào tạo thiêng liêng có thể được gọi tên là sự nâng đỡ của cộng đoàn. Tiến trình này được đặt dưới sự hướng dẫn trực tiếp và được củng cố bằng ba cách thực hành. Cha giám đốc chủng viện có những buổi huấn dụ thiêng liêng thường kỳ và bất thường. Chủng sinh cũng được linh hướng riêng tư. Cuối cùng, cũng sẽ có  chia sẻ và trợ giúp theo nhóm, theo những cách luyện tập khác nhau, dưới sự hướng dẫn của một nhà đào tạo. 

B. Việc Tự Đánh Giá của Các Chủng Sinh

Trong suốt thời kỳ huấn luyện ở chủng viện, các chủng sinh được khích lệ tự suy nghĩ về chính bản thân mình, dựa trên một bảng câu hỏi61 xuất phát từ những chất liệu khám phá được từ khung cảnh những khoá linh hướng.

   Bảng câu hỏi này liên quan đến:

* Những điều kiện bên ngoài (môi trường xã hội, gia đình, những mối liên hệ với các linh mục quen biết, với người khác giới);

* Những điều kiện tự nhiên (sức khoẻ, tính tình, trí thông minh, các tài năng và khả năng);

* và những điều kiện thiêng liêng (tinh thần xả kỷ, tinh thần trách nhiệm, tinh thần thiêng liêng, tinh thần đức tin, tinh thần cộng tác, tinh thần vâng phục, tinh thần nghèo khó, tinh thần thanh khiết, tinh thần phụng vụ, tinh thần mục vụ và tinh thần lao động chân tay).

Bảng câu hỏi nhằm giúp các chủng sinh biện phân ơn gọi của mình và đưa ra một quyết định trưởng thành cho cuộc đời mình với sự tự do nội tâm hoàn toàn. Để  những nỗ lực này được dễ dàng hơn, họ được khuyến khích xây dựng một hình ảnh linh mục lý tưởng62 mà lòng họ ước ao, dựa trên nguyên mẫu là Chúa Giêsu Kitô, Linh Mục Tối Cao Vĩnh Cửu.

Việc tự đánh giá nghiêm túc có thể dẫn chủng sinh tới một trong hai kết luận:

* Hoặc là Chúa muốn thầy theo con đường khác. Thầy đã được trang bị các đức tính và những khả năng cần thiết để sống đời sống Kitô hữu một cách trọn vẹn với tư cách là một giáo dân. Vậy tinh thần trách nhiệm sẽ khích lệ thầy thay đổi ơn gọi.

* Hoặc là Thiên Chúa chọn thầy làm linh mục. Mặc dù thầy tự kiểm mình một cách nghiêm túc, thầy vẫn không thể tuyệt đối chắc chắn về ơn gọi của mình. Sự chấp thuận của Giám Mục và các vị đại diện của ngài sẽ hoàn tất chọn lựa này và làm cho thầy an tâm.

C.    Việc Áp Dụng Chương Trình Này Trên Thực Tế

Đào tạo thiêng liêng là nền tảng quan trọng nhất trong việc đào tạo linh mục. Nhưng nói chung, những người trẻ hôm nay vào chủng viện chưa được chuẩn bị kỹ càng cho một đời sống Kitô hữu trưởng thành; họ còn thiếu nền tảng giáo lý và một đời sống cầu nguyện nội tâm nghiêm túc.63

Mọi nhà đào tạo ở chủng viện đều đồng ý rằng công việc đào tạo thiêng liêng cần được làm nổi bật ngay từ thời kỳ tiền chủng viện tại các giáo xứ. Nền tảng giáo lý ở giáo xứ và các chương trình đào tạo nhân bản phải làm sao để các ứng sinh chủng viện biết cách cầu nguyện và tự làm quen với các việc phụng vụ và đời sống cộng đoàn. Vì không còn tiểu chủng viện, công việc đào tạo cơ bản phải bắt đầu trước hết từ gia đình, đặc biệt là các bậc cha mẹ. Các cộng đoàn Kitô hữu và các cha xứ có thể giúp các ứng sinh biện phân các động lực chân thực đối với ước muốn trở thành linh mục của các ứng sinh, và thực hành từng bước một lối sống đó.64 Càng sống như là chủng sinh, ứng sinh càng trở nên chủng sinh thực thụ hơn, và càng sống như là linh mục, ứng sinh càng trở nên linh mục thực thụ hơn.

Trong tất cả các chủng viện, sinh viên được tổ chức theo các nhóm để họ có thể hợp tác với các nhà đào tạo cách tốt hơn trong hành trình thiêng liêng. Nhiệm vụ to lớn của hoạt động này là áp dụng những nhận thức sâu sắc lãnh hội được nhờ việc linh hướng vào cuộc sống của họ. Họ họp nhau hằng tuần để trợ giúp nhau trong những hoạt động đa dạng của việc điều hành đời sống chủng viện, và vượt thắnng những khó khăn cá nhân trong đời sống hằng ngày. Các nhà đào tạo cũng nỗ lực cung cấp một nền tảng giáo dục chắc chắn hơn, một khi họ được vào học năm thứ nhất.

D. Trở Lực Trong Tiến Trình Phát Triển Thiêng Liêng

Nhưng trên thực tế, thời gian được dành cho việc đào tạo thiêng liêng và những nỗ lực đối với công việc này là chưa đủ để các chủng sinh trưởng thành về mặt thiêng liêng. Giáo Hội địa phương đang thiếu thốn nhân sự và những nguồn trợ lực cần thiết để chu toàn việc đào tạo thiêng liêng trong chương trình sáu năm đào tạo linh mục.

Chuyện thiếu các nhà đào tạo vẫn còn là một vấn đề tồn đọng và có ảnh hưởng tiêu cực đối với việc đào tạo thiêng liêng. Một chủng viện không có vị linh hướng thường trú (ví dụ như Hà Nội) phải mời các linh mục ở nơi khác nhận trọng trách này, nhưng mỗi lần các linh mục đó chỉ ở lại vài tháng rồi lại phải ra đi.65 Ta không thể tạo ra được một môi trường đào tạo thuận lợi cho các chủng sinh, và xây dựng lòng tín nhiệm cần thiết để họ có thể ký thác những vấn đề thực tế liên quan đến ơn gọi của họ trong một khoảng thời gian ngắn ngủi như thế. Hơn nữa, nhiều vị linh hướng hiện nay không được chuẩn bị thích hợp, và vẫn còn tồn tại một quan niệm sai lầm là bất cứ linh mục nào cũng có thể làm linh hướng.

Ta có thể nhận diện những ảnh hưởng bất lợi của một xã hội duy vật và duy tiêu thụ, của việc giáo dục thiêng liêng và nhân bản khiếm khuyết trong thời gian tiền chủng viện, như là những trở lực ngăn cản các ứng sinh tiến tới chức linh mục lớn lên cách thích đáng về mặt thiêng liêng. Ngoài ra, các nhà đào tạo cũng đau đớn nhận thấy rằng do bị tiêm nhiễm bởi tệ nạn gian lận và thiếu lương thiện của xã hội, một số chủng sinh đôi khi vẫn trả lời không thành thực.66 Các thói quen xấu khác có thể thúc đẩy một số ứng sinh che giấu động lực thật sự của mình. Một số nhà đào tạo nói rằng họ sử dụng một số trắc nghiệm như là cơ sở để giúp các ứng sinh biết mình rõ hơn và phát triển hoặc thay đổi thái độ và cách ứng xử.

Các linh mục thường trú có trách nhiệm đối với việc đào tạo thiêng liêng của các chủng sinh, và các linh mục dòng được mời hướng dẫn các kỳ tĩnh tâm thường niên hay các khoá phân định ơn gọi để đảm bảo một sự đánh giá khách quan về mức độ trưởng thành của các chủng sinh. Công việc đào tạo thiêng liêng không đầy đủ và ảnh hưởng của não trạng duy tiêu thụ trên các ứng sinh tiến tới chức linh mục ở Việt Nam hiện nay cho thấy rõ nhu cầu cần xem lại công tác đào tạo thiêng liêng, và nhu cầu cần nhiều vị linh hướng thành thạo (kỹ năng  và giàu kinh nghiệm) và được đào tạo chu đáo.

Tuy nhiên, các nhà đào tạo cũng đồng ý với nhau rằng kết quả của việc huấn luyện mặt thiêng liêng là các ứng sinh chứng tỏ những thay đổi tích cực trong một thời gian ngắn ở chủng viện. Các chương trình đào tạo linh mục tại các chủng viện Việt Nam gồm có một hoặc hai năm làm việc mục vụ ở giáo xứ. Việc phục vụ này vẫn còn xen kẽ trong suốt sáu kỳ nghỉ hè, tuỳ theo đòi hỏi của chủng viện và giáo phận.

Vẫn còn đó nhiều vấn đề và khó khăn, nhưng Hội Thánh tại Việt Nam vẫn hy vọng ở một tương lai tốt đẹp hơn, dưới sự hướng dẫn quyền năng của Chúa Thánh Thần, Ngài là vị linh hướng đích thực. Niềm hy vọng này một phần dựa trên sự giúp đỡ quảng đại của các Giáo Hội anh em, những Giáo Hội vẫn đang giúp Giáo Hội Việt Nam đào tạo những nhà đào tạo chủng viện tương lai tại Paris, Rôma và Philíppin.67

E.  Việc Lượng Định Hằng Năm

Nhằm lượng định về các chủng sinh, mỗi năm học, các nhà đào tạo họp hội đồng ít nhất là hai lần, một lần sau đầu năm học mới và lần thứ hai trước kỳ nghỉ hè (dĩ nhiên là các chủng sinh không tham dự). Trong cuộc họp thứ nhất, vị giám đốc cho hội đồng biết mức tiến triển của mỗi chủng sinh bằng cách đọc thư của các cha xứ về thông tin cũng như việc xem xét và gợi ý của các ngài liên quan đến chủng sinh trong kỳ nghỉ hè. Hội đồng cũng xem xét và nhớ lại đánh giá mới nhất của mình. Đồng thời, các ngài thảo luận về chương trình cho năm học mới.

Cuộc họp hội đồng thứ hai diễn ra trước khi đi nghỉ hè. Hội đồng đánh giá về các chủng sinh trong năm học qua, đặc biệt là các chủng sinh sẽ mãn khoá chủng viện và sẵn sàng chuẩn bị chịu chức. Vị giám đốc báo cáo kết quả cho Giám Mục của các ứng viên. Ngài cũng gửi một bức thư cho từng cha xứ để xin các ngài hợp tác trong tiến trình đào tạo chủng sinh trong kỳ nghỉ hè.

Mỗi chủng sinh được đánh giá theo năm lãnh vực: thiêng liêng, tri thức, tính tình, kỷ luật và khả năng ơn gọi. Vị giám đốc chủ toạ cuộc họp sẽ nêu tên lần lượt từng chủng sinh. Ngài báo cáo sự đánh giá mới nhất. Sau đó, mỗi thành viên hội đồng lần lượt nói lên những nhận xét của mình về năm lãnh vực nêu trên, so sánh với quá khứ xem chủng sinh này có tiến bộ hay không. Vị giám đốc và thư ký hội đồng ghi chép mọi điều các thành viên hội đồng phát biểu.

Khi đến lượt các chủng sinh do mình hướng dẫn, vị linh hướng sẽ giữ  im lặng, nhằm bảo vệ nguyên tắc tín cẩn: Các vị linh hướng không tham dự vào việc lượng định những chủng sinh mà ngài hướng dẫn, vì việc linh hướng diễn ra ở toà trong và mối tương quan này là mối tương quan tín nhiệm và cẩn mật.

Thông qua việc huấn đức của vị giám đốc và người phụ trách môn tu đức, chủng sinh được khuyến khích hoàn thành một bản xét lại bản thân, nhằm kiểm tra lại sức mạnh và các mặt tiến triển để hoạch định cho tương lai.

Các chủng sinh cũng phải được biết về những lầm lỗi của mình, đặc biệt là những lầm lỗi quan trọng. Chủng sinh cũng được phép giải thích và biện hộ lý do của mình (Cv 25,16). Chủng sinh cũng cần có thời gian và cơ hội để thực hiện sự hoán cải cần thiết. Đây là mệnh lệnh của Tin Mừng đối với việc tha thứ và biến đổi. Điều mà tổ tiên người Việt Nam quan tâm là “làm người, không ai thoát khỏi lầm lỗi; có lầm lỗi thì phải sửa mình; và khi đã sửa rồi thì không còn lầm lỗi nữa.” Tin Mừng chứng tỏ nhiều tội nhân trở thành thánh nhân nhờ sự trợ giúp quyền năng của ân sủng Thiên Chúa (Ga 8,7). Đây là tình yêu thương xót của Chúa (Mt9,12-13). Trên thực tế, những người đã hoán cải mà có lòng khiêm tốn còn tốt hơn những ai không hề có lỗi lầm nào đáng kể, mà mắc phải chứng kiêu hãnh và tự phụ.

Mọi nhà đào tạo đều cố gắng biết rõ từng chủng sinh một, nhằm giúp họ trong những nỗ lực tự đào tạo, và góp phần vào đường hướng đào tạo chung của chủng viện. Vì thế, sự thống nhất trong đội ngũ đào tạo chủng viện là cần thiết.68 Nhưng chỉ có vị giám đốc mới cho chủng sinh và Giám Mục liên hệ biết thông tin về chính chủng sinh ấy. Vị giám đốc là đại diện duy nhất của hội đồng chủng viện đối với bên ngoài. Hội đồng chủng viện sẽ không chỉ báo cáo với Giám Mục liên hệ về cách cư xử bên ngoài của từng ứng viên (điều thầy nói và việc thầy làm, và thầy đã đáp ứng được những đòi hỏi như thế nào), nhưng cũng lượng định về thầy như là ứng viên đối với lời mời gọi tiến tới Bí Tích Truyền Chức Thánh.

Mọi nỗ lực và sự quan tâm đặc biệt đối với việc đào tạo ở chủng viện là nhằm cung cấp cho các chủng sinh những phương tiện để biện phân ơn gọi của mình, để họ thu thập được kiến thức, thái độ và những kỹ năng cần thiết cho một linh mục tốt, trong niềm tin tưởng rằng Thiên Chúa sẽ hoàn tất công việc quan trọng này của Hội Thánh bằng những ơn huệ của Chúa Thánh Thần

F.  Nhu Cầu Phải Tiến Bộ Liên Tục

Là một tiến trình tiệm tiến, việc đào tạo thiêng liêng và sự lớn mạnh thiêng liêng cũng cần một sự tiến bộ liên tục. Nghĩa là, ta cần một sự lượng định liên tiếp, qua đó chủng sinh sẽ nhận được thông tin rõ ràng và chính xác về bản thân mình, nhờ đó thầy có thể thay đổi và sửa chữa điều không phù hợp và phát triển những mặt thầy còn yếu. Tiến trình này bao gồm cả các nhà đào tạo, chủng sinh và anh em đồng bạn, Giám Mục giáo phận và hàng giáo sĩ giáo phận, các tu sĩ và giáo dân và những người mà thầy có trách nhiệm phục vụ, trong tinh thần tín nhiệm và tin cậy lẫn nhau. Sự lượng định liên tục này giúp chủng sinh chứng tỏ những phẩm chất tích cực đảm bảo cho thầy tiếp tục ơn gọi. Nếu như chủng sinh không có những phẩm chất để làm việc như một linh mục một cách hài hoà và hiệu quả, thì thầy cần phải được cho biết điều này, một cách có tính cách xây dựng, càng sớm càng tốt và nên khuyên thầy rời bỏ chủng viện.69

Để có được sự tiến bộ thường xuyên và hiệu quả, chính chủng sinh phải ý thức việc tự giác tuân thủ kỷ luật và trung thành trong đời sống thiêng liêng, nghĩa là một mối liên hệ cá nhân sâu xa với Chúa Kitô, được nuôi dưỡng bằng kinh nguyện và phụng vụ, đặc biệt là Lời Chúa và Thánh Thể, theo mẫu gương Đức Trinh Nữ Maria. Các kinh nguyện và việc đạo đức ấy giúp thầy nuôi sống ơn gọi của mình trong chủng viện và giúp thầy kiên trì trong đời sống linh mục sau này. Việc tự giác chấp hành kỷ luật, trung thành trong đời sống cầu nguyện, trung thành trong sứ vụ đối với Dân Chúa sẽ giúp thầy thăng tiến liên tục, nỗ lực bền bỉ để trở nên tốt hơn trong đời sống chủng sinh hiện tại, cũng như trong đời sống linh mục mai ngày.

GHI CHÚ

60 “Plans for Common Curriculum Discussed at Formators’ Meeting” (Da Nang, July 11, 2002), Ucanews.com/archives, truy cập ngày 3-11-2004.

61 Xem phụ trương A1: Bảng Câu Hỏi Tự Đánh Giá.

62 Xem Hội Nhập Giáo Huấn của Giáo Hội: Viễn Ảnh của Chức Linh Mục.

63 “Formators call for Better Spiritual Formation of Seminarians” (Nha Trang, 8-8-2000), Ucanews.com/archives, truy cập ngày 25-01-2005.

64 “Deficient Spiritual Formation among Seminarians Tackled at Formators’ Meeting”…, ibid.

65 “Formators Call for Better Spiritual Formation of Seminarians”…, ibid.

66 “Deficient Spiritual Formation among Seminarians Tackled at Formators’ Meeting”…, Ibid.

67 “Formators call for Better Spiritual Formation of Seminarians”…, ibid.

68 Hội Xuân Bích, Hiến Pháp, các khoản 14-15 ; 17.

69 Paul VI, Sacerdotalis Caelibatus: Encyclical Letter on Priestly Celibacy (June 24, 1967), no. 64.

 

VỀ MỤC LỤC
Trứng Gà Trứng Vịt

 

Câu Chuyện Thầy Lang

Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức

Ngày xưa còn bé, đi học mà được thầy cô phết cho hai quả trứng vì không thuộc bài thì về nhà chắc chắn lại được thưởng thức thêm vài con lươn đỏ mông đít.

Nhưng được ăn hai quả trứng gà la coóc hoặc hai cái hột vịt lộn với rau răm muối tiêu thì ta đã có một số chất dinh dưỡng cho ngày hôm đó. Vì trứng là món ăn khá ngon và bổ .

Trứng mà mọi gia đình thường ăn là trứng gà, trứng vịt. Đôi khi cũng dùng trứng ngỗng, trứng ngan hoặc trứng chim cút, chim bồ câu.

Trứng là một thực phẩm có nhiều công dụng khác nhau.

Riêng rẽ, trứng có thể được chế biến nhiều cách để cho những món ăn rất hấp dẫn.

Khi nấu chung với một số thực phẩm khác thì trứng làm tăng phẩm chất cũng như hình dáng của món ăn này. Trứng cũng có thể kết hợp các gia vị với nhau, làm món ăn mềm xốp hoặc nở to hơn.

Cấu tạo Trứng

Trứng có một lớp vỏ bằng chất vôi với nhiều lỗ nhỏ li ti. Vỏ được bao phủ bởi một lớp chất nhầy  để che trở và giữ trứng được tươi. Khi rửa lớp chờn này đi thì các lỗ nhỏ sẽ mở đường cho vi khuẩn xâm nhập,  trứng mau khô và mau hư.

Mặt trong vỏ trứng còn hai lớp màng mỏng nữa để bảo vệ phẩm chất của trứng.

Lòng trắng trứng có ba lớp: hai lớp mỏng phủ lên một lớp dầy.

Lòng đỏ nẳm ở trong cùng và được hai sợi dây chằng ở hai đầu cột vào lòng trắng.

Lòng đỏ và lòng trắng khác nhau ở số lượng nước và chất béo. Lòng trắng có nhiều nước hơn lòng đỏ ( 87% so với 50%), và không có chất béo.

Trứng như thực phẩm

Về phương diện dinh dưỡng, trứng là một tuyệt phẩm của thiên nhiên. Chứa đựng trong cái vỏ mỏng manh, lòng đỏ và lòng trắng của trứng là:

- Cả một nguồn chất dinh dưỡng phong phú cần thiết cho mọi người;

- Thực phẩm rất phổ thông, giá phải chăng mà nhiều người cho là còn bổ hơn cả sữa bò, sữa dê;

- Món điểm tâm hoặc trong các bữa ăn chính với cả trăm cách nấu nướng khác nhau;

- Dễ dàng hòa lẫn với nhiều thực phẩm khác để tạo ra các món ăn đa dạng, hấp dẫn, nhiều dinh dưỡng.

Chất đạm của trứng có đủ các loại amino acid cần thiết cho cơ thể mà theo một số nghiên cứu, còn tốt hơn đạm của thịt, rau hoặc sữa. Chất đạm này hoàn hảo đến mức mà nhiều khoa học gia dùng làm tiêu chuẩn để đo lường giá trị dinh dưỡng chất đạm trong các thực phẩm khác.

Trứng không có carbohydrates.

- Lòng đỏ có một lượng chất béo đáng kể mà cholesterol là thành phần chính. Mục đích  của trứng là tạo ra một sinh vật mới, đó là con gà con. Cholesterol rất cần thiết cho sự tạo sinh này.

Cholesterol giữ một vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Nó cần thiết cho sự dẫn truyền các tín hiệu thần kinh, chế tạo các loại kích thích tố.

Thường thường thực phẩm chỉ cung cấp khoảng 30% cholesterol, phần còn lại là do cơ thể sản xuất. Ngoài nguồn cung cấp từ chất béo, mức độ cholesterol trong máu còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố khác như sự vận động cơ thể, căng thẳng, gene di truyền, thực phẩm ít chất xơ, thiếu các loại sinh tố.

Nhưng khi cholesterol trong máu lên quá cao thì lại có hại vì khoa học hiện đại đã xác nhận đó là một trong nhiều nguy cơ đưa tới các bệnh về tim.

Lòng đỏ có nhiều chất sắt và sinh tố A. Lượng sinh tố A này nhiều ít tùy theo thực phẩm nuôi gà mái.

Trứng là nguồn cung cấp sinh tố D nhiều thứ nhì sau dầu gan cá. Số lượng sinh tố D thay đổi tùy theo mùa. Khi gà mái tiếp cận với nhiều ánh nắng mặt trời thì đẻ ra trứng có nhiều sinh tố D hơn là khi chúng ở trong nhà.

 Lòng trắng trứng không có chất béo và cholesterol nhưng có nhiều loại chất đạm như ovalbumin, ovomucin, livetin. Trên thị trường có bán Egg Beaters chỉ có lòng trắng.   

Khi ăn sống, lòng trắng sẽ dẫn vào cơ thể một chất đạm độc gọi là Avidin. Chất này gây ra bệnh khiếm khuyết sinh tố gọi là bệnh “lòng trắng trứng”. Avidin thường bám vào sinh tố B Biotin, tạo thành một hợp chất không hòa tan khiến cho cơ thể không hấp thụ được sinh tố này.

Trung bình mỗi quả trứng có 6 gr đạm; 5gr chất béo; 600 units sinh tố A; 250 mg cholesterol; 3 mg sắt; các loại sinh tố B,( nhất là B 12), sinh tố E và một ít đồng, kẽm; 80 kilocalories mà hầu hết từ chất béo của lòng đỏ. Trứng không có sinh tố C.

Trứng cũng có nhiều chất choline, cần thiết cho tế bào thần kinh và cấu trúc của các loại tế bào.

Trứng trong y học

Ngoài công dụng dinh dưỡng, trứng còn được nghiên cứu về ích lợi, rủi ro y học:

a- Bác sĩ Robert Yolken, Giám Đốc khoa Nhi Đồng của Trung tâm Y Khoa John Hopkins, nhận thấy trứng gà thường hay nhiễm siêu trùng rotavirus, một trong nhiều nguyên nhân gây bệnh tiêu chẩy trẻ em. Do đó lòng đỏ trứng  có nhiều kháng thể với siêu trùng này. Bác sĩ Yolken và cộng tác viên đã chế biến globulin miễn dịch để trị tiêu chẩy trẻ em bằng cách cấy rotavirus vào gà. Khi gà đẻ ra trứng thì lấy lòng đỏ mà chế chất miễn dịch này.

b- Lòng trắng trứng đánh nhuyễn, thoa trên mặt làm da mềm, nhẵn vì khi khô, chất đạm lấy hết các tế bào chết trên da. Khi pha với thuốc gội đầu, chất đạm trong trứng làm tóc óng mượt.

c- Tuy nhiên, đã có một thời kỳ trứng được coi là không tốt vì có nhiều cholesterol, một nguy cơ gây bệnh cho động mạch vành.

Một nghiên cứu lâu đời (năm 1913) do khoa học gia người Nga Nicolai Anichkov thực hiện vào những con thỏ, được nuôi với 60 quả trứng một ngày. Kết quả là trong động mạch của thỏ có nhiều cholesterol bám vào.

Rồi tới năm 1984, tuần báo TIME công bố kết quả một nghiên cứu cho thấy cholesterol cao đưa tới bệnh tim. Khi uống thuốc hạ cholesterol thì bệnh tim giảm đi. Bài báo khuyên dân chúng không nên ăn bơ và trứng vì hai thứ này gây ra bệnh tim mạch. Thực ra nghiên cứu này không đả động gì tới ảnh hưởng của thực phẩm với cholesterol nên lời khuyên không ăn trứng là thiếu căn bản khoa học. Ấy vậy mà bài báo đã có tác dụng vào tâm lý quần chúng khiến nhiều người đã giới hạn việc ăn trứng, nhất là lòng đỏ.

Kết quả nghiên cứu công bố năm 1999 của khoa học gia Frank.B. Hu, cho là không có bằng chứng nào về sự liên hệ giữa việc ăn một quả trứng mỗi ngày với nguy cơ gây bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim. Tác giả kết luận việc loại bỏ trứng trong khẩu phần dinh dưỡng là điều không cần thiết.

Theo American Heart Association, ta có thể ăn bốn lòng đỏ trong một tuần.

d- Nhưng trứng là một trong 12 loại thực phẩm dễ gây ra dị ứng cho cơ thể: làm sưng môi và mắt, làm nổi ngứa mề đay, làm bao tử khó chịu. Do đó, những ai bị dị ứng với trứng đều không được dùng thuốc chủng ngừa siêu trùng sống bệnh sởi, bệnh quai bị, hoặc thuốc ngừa bệnh cúm vì các thuốc  này được nuôi dưỡng bằng dung dịch trứng.

e- Trứng dễ bị nhiễm trùng Salmonella Enteritis, gây ra bệnh tiêu chẩy trầm trọng có thể chết người, nhất là quý vị cao tuổi và trẻ em, đàn bà có thai, người suy yếu hệ thống miễn dịch như ung thư hoặc đang đau yếu.

Năm 1994, tại 48 tiểu bang Hoa Kỳ, hơn 200.000 người trúng độc khi ăn kem được chuyên trở trong một xe vận tải trước đó mới chở trứng. Điều đó chứng tỏ rằng chỉ cần một chút trứng nhiễm trùng cũng đủ gây bệnh.

Theo Bộ Canh Nông Hoa Kỳ, hàng năm có trên 600 người chết và gần 700.000 người bị bệnh vì  ăn trứng nhiễm Salmonella. Dó đó, nên tránh ăn trứng sống hay trứng gà la coóc.

Vài điều về trứng

1- Phân loại

Trứng được phân chia theo cỡ lớn nhỏ và loại hạng (size và grade).

a- Cỡ lớn nhỏ khác nhau tùy theo sức nặng của một tá trứng.

Một tá Jumbo nặng 30 ounces, trong khi đó một tá Pee-Wee nhỏ nhất nặng có 15 ounces. Giữa hai cỡ này là trứng thật bự, bự, trung bình và nhỏ.

Trứng càng to thì càng đắt nhưng lại nhiều chất liệu hơn, tuy nhiên phẩm chất đều giống nhau. Trứng lớn ( large ) là loại thường dùng trong gia chánh. 12 trứng nặng khoảng 24 ounces.

b- Hạng.

Bên Mỹ, trứng được Bộ Canh Nông Hoa Kỳ chia ra hạng AA, A và B vì mục đích khác nhau khi nấu nướng chứ không như một số ý kiến cho là loại AA tốt hơn loại B.

Đập vỏ, thả vào chảo hay trên mặt bằng, trứng AA nằm thu gọn trong phạm vi nhỏ của chảo, lòng trắng dầy; lòng đỏ săn chắc, không xẹp, nằm ngay giữa và giữ nguyên hình dạng này sau khi rán hoặc chần. Khi cắt đôi quả trứng luộc chín, lòng đỏ nằm gọn ở giữa lòng trắng.

Trứng loại A thì lòng trắng trải mỏng hơn, lòng đỏ dắn chắc.

Trứng loại B khi đập trong chảo thì trải rộng ra, lòng trắng lỏng, lòng đỏ xẹp mỏng. Cắt đôi quả trứng chín, lòng đỏ nằm lệch sang một bên.

Thành ra khi muốn trứng có hình thù đẹp sau khi tráng thì dùng trứng loại AA, còn khi làm món ăn với trứng đánh tan thì trứng nào cũng được.

Trứng cũ, lòng trắng cũng loãng hơn, nên khi đập ra chảo, trứng lan rộng ra và nom như lớn hơn.

2- Mầu sắc

Nhiều người còn thích trứng có vỏ mầu nâu hoặc mầu trắng nhưng theo các nhà chuyên môn thì giá trị dinh dưỡng của hai loại trứng đều như nhau.

Một số thương nhân quảng cáo trứng mầu nâu là trứng địa phương nên còn tươi. Điểm này cũng không đúng. Mầu của vỏ trứng không liên quan gì tới phẩm chất cũng như sự mới hay cũ của trứng mà tùy thuộc loại gà: gà mái lông và tai trắng đẻ trứng mầu trắng, gà lông và tai màu đỏ đẻ trứng mầu nâu.

Trứng mầu trắng vẫn thông dụng hơn và lại rẻ hơn. Còn trứng do gà nuôi bằng thực phẩm không pha hóa chất ( organic eggs) lại đắt hơn trứng thường nhưng giá trị dinh dưỡng cũng như nhau.

Đôi khi ta thấy một vết máu nhỏ trên lòng đỏ mà nhiều người cho là trứng đã ấp hoặc hư. Thực ra đó chỉ là một mạch máu nhỏ bị vỡ trong khi trứng thành hình, nên trứng đó không hư và ăn vẫn được. Lòng đỏ trứng có thể đậm hay nhạt tùy theo chất mầu thiên nhiên trong thực phẩm nuôi gà vịt.

Sau  khi luộc, chung quanh lòng đỏ có một vòng mầu đen do luộc quá lâu hoặc do chất sắt trong lòng đỏ tác dụng với hơi hydrogen sulfite trong lòng trắng trứng gây ra, chứ trứng vẫn tốt chỉ nom mất đẹp một chút. Muốn tránh, có thể luộc trứng đúng thời hạn rồi ngâm ngay vào nước lạnh.

Mua và cất giữ trứng

Từ nông trại sản xuất tới siêu thị, trứng trải qua nhiều cuộc thanh tra của cơ quan canh nông, để bảo đảm sự an toàn cho người tiêu thụ. Từ cách thu lượm trứng, lau rửa, giữ ở nhiệt độ thích hợp, phân loại tới đóng hộp, đóng dấu nhãn hiệu đều được quan sát kỹ lưỡng.

Trứng được đặt vào những dụng cụ điện tử đặc biệt để soi nhìn xem lòng đỏ và lòng trắng có toàn vẹn không. Đôi khi nhân viên kiểm tra còn đập bất cứ một quả trứng nào đó để kiểm soát.

Nhiều người sành ăn thấy trứng có mùi khác nhau, đó là tùy theo thực phẩm nuôi gà và môi trường.

 Chỉ mua trứng còn nguyên vẹn, vỏ không nứt và sạch.

Nên để ý tới ngày trứng hết hạn được bán, và chỉ mua trứng được bầy trong ngăn tủ lạnh vì trứng để ngoài không khí, nhiệt độ trong phòng rất mau hư, dễ nhiễm độc.

Mang trứng về nhà, nên cất vào tủ lạnh ngay: đầu nhọn xuống dưới, đít to quay lên trên.

 Đầu to vỏ cứng hơn, khó vỡ, đồng thời cũng để cho lòng đỏ nằm gọn trong sự che chở của chất kháng sinh ở lòng trắng. Tốt hơn hết là giữ trứng trong hộp nguyên thủy từ tiệm hoặc trong hộp có nắp đậy. Giữ như vậy, trứng vẫn còn tốt, an toàn tới ba tuần lễ.

Nếu cất giữ ỏ nghiệt độ 29 -31 độ F, nơi khô ráo, trứng có thể còn tốt tới sáu tháng. Tránh để trứng gần thực phẩm có mùi như hành, tỏi vì trứng dễ hút mùi của thực phẩm khác.

Không cần rửa trứng trước khi sếp vào tủ lạnh. Trên vỏ trứng, có một lớp màng mỏng tự nhiên hay do nông trại nhúng trứng vào một loại dầu không mùi, vô hại. Lớp này có mục đích che chở cho trứng khỏi bị vi khuẩn xâm nhập cũng như tránh thất thoát độ ẩm và khí carbon dioxide trong trứng.

Vỏ trứng rất xốp để trứng có thể thở. Nhưng đây cũng là nhược điểm vì trứng cũ sẽ mất bớt carbon dioxide khiến hương vị trứng giảm, khoảng không khí ở đầu quả trứng tăng, lòng trắng đổi sang vị kiềm.

Trứng còn tươi khi đập khỏi vỏ thì lòng đỏ tròn đầy với lòng trắng đặc quánh bao chung quanh. Trứng hư, lòng đỏ xẹp, lòng trắng vữa loãng. Trứng mới thì lòng trắng đục mờ như sữa, đôi khi còn dính vào vỏ khi ta đập trứng ra; trứng cũ thì lòng trắng nom trong hơn.

Trứng đã nứt vỏ rất mau hư nên cần nấu ngay. Ra khỏi vỏ, trứng có thể giữ trong hộp đậy kín, cất trong tủ lạnh vài ngày. Lòng trắng trứng có thể giữ được một tuần trong tủ lạnh hoặc dăm tháng trong tủ đông lạnh, nhưng lòng đỏ thì chỉ giữ trong tủ lạnh độ vài ngày là hư. Muốn giữ lòng đỏ lâu, ta nên thả lòng đỏ trong một bình nước lạnh đậy kín.

Nhiều người tò mò thấy hai đầu lòng đỏ có hai sợi lòng trắng đặc hơn, đó là để giữ cho lòng đỏ nằm ở trung tâm trứng.

Ngoài trứng nguyên trái, còn trứng bột, trứng nước, trứng sấy khô hoặc trứng đông lạnh mà giá trị dinh dưỡng cũng giống như trứng tươi. Trứng chế biến thường phải mua trực tiếp từ nhà sản xuất và hiện nay được dùng rất nhiều trong kỹ nghệ làm bánh ngọt, mì, kem...

Thử trứng

Có cách để thử trứng cũ mới: trứng mới khi thả vào nước lã hoặc nước pha muối thì chìm xuống đáy. Để lâu, không khí vào nhiều, túi hơi trong trứng lớn, trứng sẽ nổi trên mặt nước.

Khi mới đẻ ra, trứng còn ấm, lòng trắng lòng đỏ tràn ngập trứng. Khi nguội lạnh, ruột trứng teo, tạo ra túi không khí. Trứng mới túi nhỏ, trứng càng cũ túi càng lớn.

Luộc trứng

Vì vỏ xốp, vi khuẩn Salmonella dễ xâm nhập trứng nên cần luộc lâu khoảng mươi phút ở nhiệt độ 145 độ F để tiêu diệt vi khuẩn này. Không nên đun lâu quá vì trứng sẽ cứng, mất ngon.

 Sau khi luộc, ngâm trứng trong nước lạnh chứ đừng để trứng nằm trong nồi chờ nguội . Lý do là vì trong khi luộc, vỏ trứng thay đổi cấu tạo, vi khuẩn dễ đi qua. Ngâm trong nước lạnh cũng làm bóc vỏ dễ dàng hơn. Dễ hơn nữa là sau khi ngâm nước đá lạnh, bỏ trứng vào nước nóng mươi giây đồng hồ rồi bóc.

Đôi khi ta thấy một vệt mầu xám nằm giữa lòng trắng và lòng đỏ quả trứng luộc. Đó chỉ là chất sắt do tác dụng của sắt trong lòng đỏ và sulfur trong lòng trắng, ăn không nguy hại gì.

Trứng tráng

Trứng rán. Trứng rán để ăn sáng có thể làm theo hai cách.

Cách thứ nhất là trứng được rán chậm rãi với lượng mỡ phủ kín mặt trứng.

Cách thứ hai là chỉ dùng một lớp mỏng chất béo để trứng không dính vào chảo, còn mặt trên của trứng thì phủ với một chút nước để bao che trứng.

Trứng ngon khi lòng trắng trở nên hơi dầy, có mầu trắng còn lòng đỏ thì không vỡ bao phủ với một lớp lòng trắng. Khi rán, nên giữ nhiệt độ thấp.

Làm trứng ốp la hay tráng trứng khuấy đều, nấu lâu chừng 3 phút, cho trứng săn chắc, không còn chẩy nước.

Thay đổi khi nấu nướng.

Nấu nướng đưa tới một số thay đổi như:

Thường thường sau khi nấu, chất dinh dưỡng của trứng giảm chút ít.

Khi nấu, trứng cho mầu sắc, hương vị đặc biệt.

Trứng cũng có công dụng tập hợp các gia vị khác với nhau.

Chất đạm ở lòng đỏ và lòng trắng đông lại khi đun nóng; lòng đỏ lại giữ không khí nên khi làm bánh ngọt thì bánh nở to.

Cấu trúc của trứng thay đổi sau khi nấu. Nhỏ lửa, lòng trắng săn lại và mềm, lòng đỏ mịn; nấu quá lâu ở nhiệt độ cao thì lòng trắng săn, cứng còn lòng đỏ lại khô như bột.

Kết luận

Trứng là món ăn rất ngon và bổ. Trứng có thể ăn riêng hay kèm với các thực phẩm khác.

 Bún thang mà thiếu những sợi trứng tráng vàng vàng thì không còn là bún thang. Thịt mỡ kho tầu mà kèm thêm mấy quả trứng thì hũ dưa cải ngồng mới muối hết rất mau. Tuần hai lần trứng jambon điểm tâm với bánh mì Thăng Long thì có vô số calories mà làm việc tới trưa.

Nhưng vài lần mỗi tuần thôi nhé. Kẻo cholesterol lên cao thì lại rầu rầu bệnh tim.

Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức, Texas-Hoa Kỳ.

VỀ MỤC LỤC

- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin gởi về địa chỉ

giaosivietnam@gmail.com

- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:

Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục vụ của Giáo sĩ;  Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh vực; Mỗi  Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)

- Quí vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại

www.conggiaovietnam.net

Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị

Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác nhau.

TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

Lm. Luca Phạm Quốc Sử  USA

 

 

Được chọn giữa loài người và cho loài người; GÍAO SĨ: Xuất phát từ gíao dân, hiện diện vì gíao dân và cậy dựa vào gíao dân, để cùng làm VINH DANH THIÊN CHÚA

*************