Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

 

 

 

ĐỰƠC CHỌN GIỮA LOÀI NGƯỜI
VÀ CHO LOÀI NGƯỜI  (x. Dt, 5.1)

 

GIÁO SĨ:

Xuất phát từ giáo dân, hiện diện vì giáo dân và cậy dựa vào giáo dân

 

ĐỂ CÙNG LÀM VINH DANH THIÊN CHÚA

 

www.conggiaovietnam.net                          giaosivietnam@gmail.com

Đặc San Điện Tử    Giáo Sĩ Việt Nam    Số 16, Chúa Nhật 04.06.2006


  CÁC SỐ BÁO ĐÃ PHÁT HÀNH               MỤC LỤC

KẾT LUẬN và KHUYÊN NHỦ                                 Sắc Lệnh về Chức vụ & Đời sống các Linh mục

LINH MỤC SỐNG TINH THẦN HIỆP THÔNG CỦA THÁNH THỂ                                                       GSVN

CHÚA THÁNH THẦN và ƠN GỌI NÊN THÁNH                                               + Gm. Phaolô Bùi Văn Đọc

QUẢNG DIỄN MỘT SỐ ĐỀ TÀI  Qua  NHÃN QUAN VĂN HÓA VIỆT NAM   Lm. Jos. Cao Phương Kỷ

Tôi tin Chúa Thánh Thần                                                                                                  Lm. Karl Rahner SJ.

Tôi tin Đức Chúa Thánh Thần                                                                                Lm. Nguyễn Ngọc Long

Con người là gì đối với Thiên Chúa?                                                                Gs. Antôn Trần Văn Toàn

XIN HÃY YÊU CHÍNH MÌNH                                                                          Lm. Giuse Ngô Văn Thích, OP.

BÍ TÍCH THÊM SỨC: NHẬN LÃNH THẦN KHÍ                                                              Trầm Tĩnh Nguyện

PHƯƠNG THUỐC CHỮA LÀNH NHỮNG VẾT THƯƠNG LÒNG                              Lm. Lê Văn Quảng

NHỚ HOÀI + NHỚ DAI = DẠI                                                                                     Lm. Ansgar Phạm Tĩnh

Hạt Đậu: Món Ăn Bài Thuốc                                                                                       Bác sĩ  Nguyễn Ý Đức


KẾT LUẬN và KHUYÊN NHỦ

LTS :

Kính thưa Quí vị,

Bốn mươi năm sau Thánh Công Đồng Vatican II, Dân Chúa tại Việt Nam vẫn chỉ biết rất ít về những nội dung canh tân mà Giáo hội toàn cầu đã công bố rộng rãi. Trước sự thúc bách ấy và trong khả năng hạn hẹp của minh, GSVN sẽ cố gắng giới thiệu những bản văn quan trọng. Trước hết là sắc  lệnh PRESBYTERORUM ORDINIS, về chức vụ và đời sống các Linh muc. (Bản dịch của GHHV Pio X, 1975).

Sắc Lệnh về Chức vụ & Đời sống các Linh mục

KẾT LUẬN và KHUYÊN NHỦ

Thánh Công Đồng này khi nhớ đến những hoan lạc của đời sống Linh Mục không thể quên được những khó khăn mà các Linh Mục phải chịu trong những hoàn cảnh của đời sống hiện tại. Thánh Công Đồng cũng biêt rằng tình trạng kinh tế, xã hội và ngay cả những phong tục của con người đang thay đổi rất nhiều và bậc thang giá trị cũng đang đảo lộn không ít trong trí phán đoán của con người; do đó, các thừa tác viên của Giáo Hội và đôi khi ngay cả các Kitô hữu đều cảm thấy mình như xa lạ trong thề giới này và áy náy tìm kiếm không biết phải dùng phương pháp, lời nói nào thích hợp để có thể giao thiệp với đời. Thật vậy, những chướng ngại mới cho đức tin, những việc làm bề ngoài xem ra vô ích, cũng như sự cô đơn cay đắng đã từng trải, có thể dẫn các ngài đến chỗ nguy hiểm là làm cho các ngài chán ngán.

Nhưng thế giới ngày nay được trao phó cho tình yêu và thừa tác vụ của các vị Chủ Chăn trong Giáo Hội là thế giới mà Thiên Chúa hết sức yêu thương đến nỗi đã trao ban Con Một của Ngài. Thực ra, tuy bị nhiều tội lỗi chế ngự, thế giới này vẫn còn có những khả năng lớn lao để hiến cho Giáo Hộí những viên đá sống động hầu cùng nhau xây dựng đền thờ Thiên Chúa trong Chúa Thánh Thần. Khi Chúa Thánh Thần thúc đẩy Giáo Hội mở những con đường mới dẫn đến thế giới ngày nay, thì chính Ngài cũng khởi xướng và khuyên khích những cải tổ thích hợp cho chức vụ Linh Mục.

Các Linh Mục phải nhớ rằng không bao giờ các ngài lẻ loi trong khi thi hành bổn phận, nhưng dựa vào sức mạnh của Thiên Chúa toàn năng và tin tưởng vào Chúa Kitô, Đấng đã mời gọi các ngài đến thông phần vào chức Linh Mục của mình, các ngài phải hết lòng tin tưởng mà hiến thân cho chức vụ mình, vì biêt rằng Thiên Chúa toàn năng có thể ban cho các ngài thêm tình yêu. Các ngài cũng phải nhớ rằng các anh em trong chức Linh Mục và ngay cả những tín hữu trên toàn thế giới cũng là bạn hữu của mình. Thực vậy, mọi Linh Mục đều cộng tác để chu toàn ý định cứu rỗi của Thiên Chúa nghĩa là mấu nhiệm Chúa Kitô hay là bí tích từ muôn đời đã được giấu kín trong Thiên Chúa. Ý định đó chỉ được thực hiện dần dần nhờ liên kết nhiều chức vụ khác nhau trong việc xây dựng Thân Thể Chúa Kitô cho đến khi Thân Thể hoàn toàn triển nở. Và tất cả những điều đó, vì được giấu kín với Chúa Kitô trong Thiên Chúa nên nhờ đức tin mà có thề nhận biết được rõ ràng. Thật vậy, các vị lãnh đạo Dân Chúa phải bước đi trong đức tin, theo gưong của Abraham trung thành, là người đã lấy đức tin “vâng lời đi đến nơi mà mình sẽ nhận làm cơ nghiệp: ngài đã ra đi mà chẳng hiểu mình sẽ đi đâu” (Dth 11, 8 ). Thực ra, người phân phát các mầu nhiệm của Thiên Chúa có thể sánh với người gieo giống trong ruộng mà Chúa đã nói “và người ấy ngủ hay thức, đêm cũng như ngàỳ hạt giống vẫn nảy mầm và lớn lên, trong khi người ấy chẳng hay biết gì” (Mc 4 , 27). Hơn nữa, Chúa Kitô đã nói “các con hãy vững tin, Thầy đã thắng thế gian” (Gio 16 , 33); qua lơì này, Người không húa cho Giáo Hội Người một cuộc toàn thắng ở trần gian này. Vậy Thảáh Công Đồng vui mừng vì hạt giống Phúc âm được gieo vãi trên khắp mặt đất nay đang sinh hoa kết quả ở nhiều nơi dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, Đấng lấp đầy cả traí đất và khởi xướng trong tâm hồn nhiều Linh Mục và tín hữu tinh thần truyền giáo đích thực. Về tất cả những điều đó, Thánh Công Đồng rất thân ái cám ơn mọi Linh Mục trên hoàn cầu: “Chúc tụng Đấng Quyền Năng làm được mọi sự cách phong phú hơn điều ta cầu xin hay hiểu biết, tùy theo quyền phép mà Ngài thực hiện nơi chúng ta; chúc tụng vinh quang Ngài trong Giáo Hội và trong Chúa Giêsu Kitô” (Eph 3 , 20 - 21)

Tất cả và từng điều đã đựơc ban bố trong Sắc Lệnh này đều được các Nghị Phụ Thánh Công Đồng chấp thuận. Và, dùng quyền Tông Đồ Chúa Kitô trao ban, hiệp cùng các Nghi Phụ khả kính, trong Chúa Thánh Thần, Chúng Tôi phê chuẩn, chế định và quyết nghị, và những gì đã được Thánh Công Đồng quyết nghị, Chúng Tôi truyền công bố cho danh Chúa cả sáng.

Roma, tại Đền Thánh Phêrô, ngày 7 tháng 12 năm 1965.

Tôi, PHAOLÔ Giám mục Giáo Hội Công Giáo.

Tiếp theo là chữ ký của các Nghị Phụ.

VỀ MỤC LỤC

LINH MỤC SỐNG TINH THẦN HIỆP THÔNG CỦA THÁNH THỂ

     

Đọc lại Kinh thánh, chúng ta thấy con người đã được dựng nên trong một tình trạng cân đối và hài hòa, bởi vì lúc bấy giờ con người được :

- Hiệp thông và gắn bó với Thiên Chúa. Sự hiệp thông và gắn bó này được diễn tả bằng hình ảnh Adong Eva sống trong vườn địa đàng và Thiên Chúa thường hiện ra để nói chuyện với hai ông bà.

- Hiệp thông và gắn bó với nhau. Sự hiệp thông và gắn bó này được diễn tả bằng hình ảnh Eva xuất hiện từ chiếc xương sườn của Adong và cả hai trở nên một xương một thịt. (St 2,8-17).

Thế nhưng, vì kiêu căng muốn trở nên bằng Thiên Chúa, con người đã quay lưng chống lại Ngài. Chính sự phản bội đầu tiên này đã :

- Bẻ gẫy sự hiệp thông và gắn bó với Thiên Chúa : hai ông bà tự ý cắt đứt mối liên hệ với Đấng là tình yêu (1Gio 4,16), là nguồn hiệp nhất.

- Bẻ gẫy sự hiệp thông và gắn bó với nhau : trong hôn nhân bằng việc ly dị và đa thê, giữa anh em bằng lòng ghen tương sát hại (St 4), ngoài xã hội bằng sự bất đồng ngôn ngữ (St 11,1-9).

Vốn là tình yêu, Thiên Chúa đã đi bước trước đến với con người để cứu vãn sự đổ vỡ cũng như để tái lập sự hiệp thông và gắn bó ấy. Thiên Chúa đã tuyển chọn dân Do Thái và trao cho họ giao ước được đóng ấn trong đức tin (Os 2,22), nhờ họ Ngài tỏ mình ra và kết hợp muôn dân trong một sự phụng thờ duy nhất.

Tuy nhiên, phải chờ cho đến khi Đức Kitô, Con  Một  Ngài xuống thế làm người, thì nhịp cầu nối liền trời và đất mới được hoàn thành. Sự hiệp thông và gắn bó giữa con người và Thiên Chúa cũng như giữa con người với nhau được Ngài thực hiện trong Giáo hội, bởi vì Ngài liên kết những ai yêu mến và tin tưởng vào Ngài bằng cách ban cho họ Thần Khí (Rm 5,5), nuôi dưỡng họ bằng  một tấm bánh là thân xác Ngài làm hy tế trên thập giá (1Cor 10,16). Như thế, Ngài làm cho tất cả các dân tộc trở nên một thân thể (Eph 2,14-18), các tín hữu thành những chi thể của Ngài. Nhờ Ngài, sự hiệp thông và gắn bó được tái lập trên mọi lãnh vực :

- Với Thiên Chúa bằng việc xóa bỏ tội lỗi.

- Với nhau bằng việc Thần Khí biến họ thành con cái của một Cha chung (Rm 8,14) và cùng một trái tim, một tâm hồn, họ đồng thanh ca tụng Cha mình (Rm 15,5; Cvtđ 2,4-11).

Hơn thế nữa, trước khi ra đi chịu chết, Đức Kitô còn trao ban cho chúng ta một phương tiện, giúp chúng ta sống tinh thần hiệp thông, đó là bí tích Thánh Thể. Đề tài hôm nay chúng ta cùng nhau chia sẻ : Linh mục sống tinh thần hiệp thông của bí tích Thánh Thể.

I- THÁNH THỂ, BÍ TÍCH HIỆP THÔNG

1- THÁNH THỂ, VỪA BIỂU LỘ VỪA THỂ HIỆN SỰ HIỆP THÔNG

Là Thiên Chúa, Đức Kitô đã thấy trước được sự phân rẽ sẽ xảy ra trong lòng Giáo hội. Vì thế, Ngài đã tha thiết cầu nguyện cho sự hiệp nhất các môn đệ. Công đồng Vaticanô đã viết như sau :

“Trước khi tự hiến làm lễ vật tinh tuyền trên Thánh giá, Ngài đã cầu cùng Chúa Cha cho các tín hữu rằng : Xin cho hết thảy được hiệp nhất như Cha ở trong Con và như Con ở trong Cha, để họ cũng được nên một trong Ta cho thế gian tin rằng Cha đã sai Con (Ga 17,21).” (HN 2).

Thế nhưng, Đức Kitô không phải chỉ cầu nguyện,  mà Ngài còn hứa ban cho chúng ta Chúa Thánh Thần, nguồn mạch của sự hiệp nhất, cũng như truyền cho chúng ta điều răn mới là giới luật yêu thương và thiết lập bí tích Thánh Thể để giúp chúng ta thực hiện sự hiệp thông  :

“Ngài đã thiết lập trong Giáo hội của Ngài nhiệm tích Thánh Thể kỳ diệu, vừa là dấu chỉ vừa thể hiện sự hiệp nhất của Giáo hội.” (HN 2).

Cũng trong chiều hướng ấy, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã gọi Thánh Thể là nguồn mạch và sự biểu lộ của tình hiệp thông :

“Thánh Thể vừa là nguồn của sự hiệp nhất Giáo hội vừa là sự biểu lộ trọn vẹn nhất về Giáo hội. Thánh Thể là một cuộc thần hiển của tình hiệp thông.” (LCXOLVCC 20).

Vì thế, chúng ta có thể nói được rằng : Thánh Thể chính là bí tích hiệp thông, như sách Giáo lý đã xác quyết :

“Bí tích Thánh Thể còn được gọi là bí tích Hiệp Thông, vì kết hiệp chúng ta với Đức Kitô, Đấng ban Mình và Máu Ngài để tất cả trở nên một thân thể.” (GLHTCG 1331).

Sở dĩ như vậy vì Hy tế và hiệp thông luôn đi đôi với nhau :

“Thánh lễ vùa là lễ tưởng niệm hy tế để lưu truyền muôn đời hy tế thập giá, vừa là bàn tiệc thánh để thông hiệp Mình và Máu Chúa. Hai ý nghĩa này đi đôi với nhau và không thể tách rời. Nhưng cử hành hướng đến việc các tín hữu kết hiệp với Đức Kitô nhờ rước lễ. Rước lễ là đón nhận Đức Kitô, Đấng đã tự hiến vì chúng ta.” (GLHTCG 1382).

2- NHỮNG CHIỀU KÍCH HIỆP THÔNG CỦA THÁNH THỂ.

        1- Hiệp thông với Thiên Chúa.

Đức Kitô đã xuống thế làm người để cứu chuộc chúng ta. Với cái chết trên Thập giá, Ngài đã xóa bỏ bản án của tội nguyên tổ, giao hòa chúng ta với Thiên Chúa và bắc lại nhịp cầu nối liền đất với trời, đã bị gẫy đổ do tội lỗi.

Hy tế Thập giá ấy ngày hôm nay được tái diễn trong Thánh lễ. Nhờ Thánh thể chúng ta được hiệp thông cùng Thiên Chúa :

“Trong cuộc lữ hành trần thế, Giáo hội được kêu mời và gìn giữ sự hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi và giữa các tín hữu với nhau. Hướng về mục đích đó, Giáo hội luôn có sẵn Lời Chúa và các Bí tích, đặc biệt là Bí tích Thánh Thể,  nhờ đó mà Giáo hội luôn sống động và lớn mạnh và đồng thời trong đó Giáo hội tự diễn tả chính mình. Không phải ngẫu nhiên mà từ ngữ hiệp thông lại trở thành một trong những danh từ chuyên biệt của Bí tích rất cao cả này.” (GHTTT 34).

Sách Giáo lý cũng viết :

“Bí tích Thánh Thể biểu thị và thể hiện chính thực chất của Hội Thánh là hiệp thông đời sống với Thiên Chúa và hiệp nhất dân Thiên Chúa. Việc Thiên Chúa thánh hóa trần gian trong Đức Kitô cũng như việc con người trong Thánh Thần tôn thờ Đức Kitô và nhờ Ngài, tôn thờ chính Chúa Cha, cùng đã tới tột đỉnh trong Bí tích Thánh Thể.” (GLHTCG 1325).

Trước hết, nhờ Thánh Thể chúng ta được hiệp thông với Chúa Cha.

Thực vậy, một khi đã được tha thứ mọi tội lỗi, chúng ta lấy lại được địa vị là con cái Chúa, nên cũng được hiệp thông với Chúa Cha :

“Bí tích Thánh Thể được xem như chóp đỉnh của tất cả các Bí tích vì Bí tích Thánh Thể luôn thể hiện một cách hoàn hảo nhất sự hiệp thông với Thiên Chúa Cha, nhờ sự đồng hình dạng với Chúa Con duy nhất bởi tác động của Chúa Thánh Thần…Nơi bí tích Thánh Thể, chúng ta gặp chính Thiên Chúa trong mầu nhiệm ấy và chính Thiên Chúa kết hiệp với chúng ta bằng một mối liên kết hoàn hảo nhất.” (GHTTT 34).

Tiếp đến, nhờ Thánh Thể chúng ta được hiệp thông với Chúa Thánh Thần .

Sở dĩ như vậy vì Chúa Thánh Thần chính là nguồn mạch và động lực thúc đẩy chúng ta tiến tới sự hiệp thông:

“Chúa Thánh Thần làm cho mầu nhiệm Đức Kitô hiện diện, nhất là trong Thánh lễ, để hòa giải, cho họ hiệp thông với Thiên Chúa, nhờ đó sinh hoa kết quả dồi dào.” (GLHTCG 737).

Đặc biệt, nhờ thánh Thể chúng ta được hiệp thông với Đức Kitô.

Nếu hiệp thông là thông phần, thì không có sự hiệp thông nào sâu xa cho bằng sự hiệp thông mà Thánh Thể đã đem lại :

“Chén chúc tung ta cầm lên mà tạ ơn, lại không phải là thông phần Máu Đức Kitô sao ? Bánh ta bẻ, lại không phải là thông phần Thân Mình Đức Kitô sao ?” (1Cor 10,16).

Và cũng không có sự hiệp thông nào mật thiết cho bằng thông phần vào Mình Máu thánh Đức Kitô, như lời Ngài đã dạy :

“Ai ăn Thịt và uống Máu tôi thì ở lại trong Tôi và Tôi ở lại trong người ấy.” (Ga 6,56).

Nhờ Thánh thể, Đức Kitô đã đồng hóa với chúng ta bằng cách thông ban cho chúng ta chính sự sống của Ngài, để rồi chúng ta có thể nói lên được rằng :

“Tôi sống, nhưng không còn là tôi sống, mà là chính Đức Kitô sống trong tôi.” (Gl 2,20).

Mỗi Kitô hữu đều mang Đức Kitô trong mình, nhờ thông phần Mình và Máu thánh Ngài.

        2- Hiệp thông với Giáo hội.

Sự hiệp thông Thánh Thể sẽ xây dựng sự hiệp nhất trong Giáo hội, như lời Phaolô đã diễn tả :

“Bởi vì chỉ có một tấm bánh, và tất cả chúng ta chia sẻ cùng một tấm Bánh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể.” (1Cr 10,17).

Như vậy, nhờ Bí tích Thánh Thể, chúng ta “được thông dự thực sự vào Thân Thể của Đức Kitô”, là Giáo hội. (GLHTCG 790).

Hay nói theo Đức Thánh Cha :

“Giáo hội là Thân Thể của Đức Kitô : chúng ta tiến bước với Đức Kitô theo mức độ chúng ta kết hợp với Thân Mình Ngài. Đức Kitô làm cho loài thụ tạo tăng triển sự duy nhất ấy nhờ Chúa Thánh Thần. Và Ngài vẫn luôn xây dựng sự duy nhất ấy qua sự hiện diện Thánh Thể của Ngài. Trong Thánh Thể, tất cả chúng ta trở nên một thân thể.” (LCXOLVCC 20).

Và Công đồng cũng xác quyết :

“Được bổ dưỡng bởi Mình Thánh Đức Kitô, họ biểu lộ cách cụ thể sự hiệp nhất của Dân Thiên Chúa, sự hiệp nhất ấy được  diễn tả đầy đủ và thực hiện cách kỳ diệu trong Bí tích cực trọng này.” (GH 11).

        3- Hiệp thông với nhau.

Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã trao ban cho các môn đệ giới luật yêu thương :

“Thầy ban cho anh em  một điều răn mới, là anh em  hãy yêu thương nhau.” (Ga 13,34).

Đồng thời, Ngài đã làm gương cho các môn đệ về việc phục vụ bằng cách quỳ xuống rửa chân cho các môn đệ :

“Vậy nếu Thầy là Chúa, là Thầy, mà còn rửa chân cho anh em, thì anh em cũng phải rửa chân cho nhau.” (Ga 13,14).

Đồng thời Ngài đã thiết lập bí tích Thánh Thể dưới hình thức một bữa tiệc. Tất cả những sự việc  ấy muốn nói lên điều gì, nếu không muốn nói lên rằng : Thánh Thể chính là dấu chỉ của yêu thương và hiệp nhất.

Hình ảnh yêu thương và hiệp nhất này được tượng trưng bằng tấm bánh được  kết thành bởi muôn hạt lúa và chén rượu được làm nên bởi muôn trái nho. Thánh Thể gia tăng đức ái trong Giáo hội, nên cũng tạo thành mối dây liên kết tất cả những người lãnh nhận. Thực vậy, nhờ Thánh Thể, chúng ta được hiệp nhất cùng nhau trong một tình huynh đệ :

“Hồng ân Đức Kitô và Thánh Thần của Ngài mà chúng ta lãnh nhận trong việc hiệp lễ hoàn tất cách sung mãn tuyệt vời những ước muốn hiệp nhất huynh đệ đang ngự trị trong tâm hồn con người, đồng thời nâng cao kinh nghiệm về tình huynh đệ trong việc tham dự chung vào cùng một bàn tiệc Thánh Thể đến một mức độ vượt hẳn kinh nghiệm đồng bàn đơn thường của con người.” (GHTTT 24).

Tiếng La tinh dùng chữ “communio” để chỉ sự  “hiệp lễ”. Danh từ này vừa có nghĩa là sự hiệp nhất giữa các Kitô hữu, vùa có nghĩa là đón nhận Mình và Máu thánh Đức Kitô. Vì thế, sự hiệp thông Thánh Thể là chóp đỉnh của sự hiệp nhất Giáo hội và mọi hoạt động xây dựng sự hiệp nhất ấy đều phải xuất phát từ Thánh Thể và dẫn đến Thánh thể.

Đứng trước sự cao cả của mầu nhiệm này, Thánh Augustinô đã thốt lên :

 “Ôi Bí tích của tình yêu! Ôi dấu chỉ của hiệp nhất! Ôi sợi dây ràng buộc của đức ái! (Serm 272).

II-  LINH MỤC SỐNG TINH THẦN HIỆP THÔNG

Nếu Thánh Thể là Bí tích Hiệp thông, thì mọi phần tử trong lòng Giáo hội và nhất là các Linh mục đều phải sống tinh thần hiệp thông ấy. Vậy chúng ta phải sống tinh thần hiệp thông ấy như thế nào ?

-  LINH MỤC  HIỆP THÔNG VỚI GIÁM MỤC.

Chúng ta có thể nói được rằng Linh mục chính là hiện thân của Giám mục trong cộng đoàn mình coi sóc :

“Trong mỗi cộng đoàn tín hữu địa phương, Linh mục là hiện thân của Giám mục mà các ngài hằng liên kết với lòng tin tưởng và quảng đại, lãnh nhận phần chức vụ cùng chia sẻ nỗi lo lắng của Giám mục và hằng ngày ân cần thi hành chức vụ ấy.” (GH 28).

Vì thế, Linh mục phải gắn bó và cộng tác mật thiết với Giám mục, coi Giám mục như là người cha của mình :

“Là cộng sự viên khôn ngoan, là phụ tá và là dụng cụ của hàng Giám mục, Linh mục được kêu gọi để phục vụ dân Thiên Chúa. Các ngài hợp với Giám mục của mình tạo thành Linh mục đoàn duy nhất với nhiều chức vụ khác nhau.” (GH 28).

Đồng thời Giám mục phải coi các Linh mục như là con cái và bạn hữu :

“Phần Giám mục cũng phải coi sóc các Linh mục cộng tác với mình như con cái và bạn hữu, như Đức Kitô không gọi các môn đệ là tôi tớ, nhưng là bạn hữu (Ga 15,15).” (GH 28).

Ngoài ra giữa các Linh mục với nhau cũng phải có một tình yêu thương chân thành :

“Một tình huynh đệ thắm thiết nối kết tất cả các Linh mục với nhau vì cùng tham dự một chức thánh và  một sứ mệnh chung. Tình huynh đệ đó phải bộc lộ một cách tự phát tự nguyện qua sự tương trợ cả tinh thần lẫn vật chất, trong phạm vi mục vụ cũng như trong phạm vi cá nhân, trong các buổi họp cũng như trong sự hiệp thông với nhau qua đời sống, việc làm và tình bác ái.” (GH 28).

2- LINH MỤC  HIỆP THÔNG VỚI GIÁO DÂN

Như chúng ta đã biết : giáo xứ là một cộng đoàn, là một xã hội vì thế phải có những người đứng đầu, những vị lãnh đạo. Người đứng đầu và lãnh đạo trong giáo xứ thường là các linh mục. Để tạo được một bàu khí hiệp thông, những vị chủ chăn cần lưu ý tới một số điểm sau đây :

     1- Tinh thần phục vụ :

Hẳn chúng ta còn nhớ, trong Phúc âm có lần Chúa Giêsu đã xác quyết với các môn đệ :

“Ai muốn làm lớn giữa anh em, thì phải làm người phục vụ anh em. Và ai muốn làm đầu anh em thì phải làm đầy tớ anh em.” (Mt 20,26-28).

Vì thế, mọi chức vụ trong Giáo hội là để phục vụ, kể cả chức vụ Linh mục :

“Các chủ chăn trong Giáo hội noi gương Chúa phải phục vụ lẫn nhau và phục vụ các tín hữu khác.” (GH  32).

“Giáo dân cũng có quyền được các chủ chăn có chức thánh ban phát dồi dào các ơn trợ lực chứa đựng trong các kho tàng thiêng liêng của Giáo hội, đặc biệt là Lời Thiên Chúa và các bí tích.” (GH  37).

     2- Tinh thần cha con.

Tinh thần phục vụ này được biểu lộ trong mối liên hệ cha-con giữa các chủ chăn và  các tín hữu :

“Linh mục phải săn sóc các tín hữu như những người cha trong Chúa Kitô, vì đã sinh họ cách thiêng liêng  nhờ phép Thánh tẩy và giáo huấn (1Cor 5,15 và 1P 1,23). (GH 28)

     3- Nêu gương cho đoàn chiên.

“Nêu gương cho đoàn chiên (1P 5,3), Linh mục phải làm sao hướng dẫn và phục vụ cộng đoàn địa phương của mìnnh để họ xứng đáng mang danh hiệu Giáo hội Thiên Chúa (1Cor 1,2; 2Cor 1,1), là danh hiệu riêng biệt  của toàn thể dân  Thiên Chúa, là dân duy nhất.” (GH 28).

     4- Tinh thần cộng tác.

Để tạo được một sự cộng tác chân thành, các vị chủ chăn   phải :

* Chấp nhận vai trò của giáo dân trong cộng đoàn Dân  Chúa :

“Phần các vị chủ chăn có chức thánh, các ngài phải nhìn nhận và nâng cao phẩm giá  và trách nhiệm của giáo dân trong Giáo hội…” (GH số 37).

* Chấp nhận những ý kiến đóng góp :

“Các ngài nên sẵn sàng chấp nhận những ý kiến khôn ngoan của họ.” (GHI số 37).

 * Xem xét những khát vọng của họ để đưa ra những chương trình mục vụ thích hợp :

“Với tinh thần cha con, các ngài hãy cẩn thận xem xét, trong Chúa Kitô, những kế hoạch, thỉnh cầu và khát vọng của họ.” (GH 37)

* Giáo dân ngày nay tương đối đã trưởng thành, chứ không còn thái độ “gọi dạ bảo vâng”, vì thế chủ chăn cần phải tôn trọng sự tự do :

“Đàng khác, chủ chăn phải nhìn nhận và tôn trọng sự tự do chính đáng của mọi người trong lãnh vực trần thế.” (GH số 37).

* Đặc biệt phải tín nhiệm họ và trao cho họ những công việc cụ thể cần phải làm :

“Các ngài nên tin cẩn giao cho họ những công tác để họ phục vụ Giáo hội, cho họ tự do và quyền hạn để hành động. Hơn nữa, các ngài cũng nên khuyến khích họ tự đảm lấy trách nhiệm.” (GH số 37)

KẾT LUẬN

Từ những điều vừa trình bày, chúng ta sẽ đưa ra một vài điểm cho thấy Bí tích Thánh Thể chính là Bí tích của Hiệp thông

1- Thánh Thể là môi trường thể hiện sự hiệp thông :

“Gìn giữ và phát huy hiệp nhất Giáo Hội là một trách nhiệm của mọi tín hữu, họ tìm thấy trong Bí Tích Thánh Thể, bí tích hiệp nhất của Giáo Hội, một môi trường để thể hiện thao thức đó một cách đặc biệt.” (GHTTT 42).

2- Thánh Thể cổ võ và hoàn hảo sự hiệp thông :

“Cử hành Bí Tích Thánh Thể không thể là khởi điểm cho sự hiệp thông được – vì sự hiệp thông đã được xem như  hiện hữu rồi – và sau đó mới củng cố và đưa lên mức hoàn hảo.” (GHTTT 35).

3- Thánh Thể đào tạo và giáo dục tinh thần hiệp thông :

“Bí Tích Thánh Thể tạo sự hiệp thông và giáo dục sự hiệp thông. Thánh Phaolô  đã viết cho các tín hữu thành Côrintô, chỉ cho họ thấy những chia rẽ giữa họ biểu lộ trong cộng đoàn tham dự  Thánh Thể, đi ngược lại với điều họ cử hành là Bữa Ăn Tối của Chúa. Vì vậy, vị Tông Đồ kêu mời họ suy nghĩ về thực tại đích thực của Bí Tích Thánh Thể để đưa họ trở về với tinh thần hiệp thông huynh đệ (x. 1Cr 11,17-34).”

Thực vậy, Thánh Thể đòi hỏi chúng ta phải sống tinh thần hiệp thông với Chúa bằng tâm tình sám hối ăn năn, phải sống tinh thần hiệp thông với anh em bằng một tình bác ái yêu thương, đồng thời phải cố gắng biến giáo xứ trở thành một  cộng đoàn Thánh Thể, một cộng đoàn luôn mở ra trước những cộng đoàn khác :

“Từ đó phải nghĩ rằng một cộng đoàn thật sự là Thánh Thể không được khép mình lại, như tự đủ cho mình, nhưng phải hòa đồng với mọi cộng đoàn công giáo khác.” (GHTTT 30).

Như Đức Kitô ngày xưa trong bữa tiệc ly đã cầu khẩn cho sự hiệp nhất, thì hôm nay trong thánh lễ, chúng ta cũng nguyện xin cho sự hiệp nhất :

“Chúng con cúi xin Cha cho Thánh Thần liên kết chúng con nên một, khi chúng con dự tiệc Mình và Máu Đức Kitô.” (Kinh nguyện Thánh Thể II).

“Xin cho chúng con trở nên một thân thể và một tinh thần trong Đức Kitô.” (Kinh nguyện Thánh Thể III.

Ước mong rằng lời nguyện cầu của chúng ta sẽ trở nên sự thật, đó là nhờ Thánh Thể chúng ta được hiệp thông với Chúa cũng như được hiệp thông với nhau.

GSVN

VỀ MỤC LỤC
CHÚA THÁNH THẦN và ƠN GỌI NÊN THÁNH

 

I - Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Người đã xức dầu cho tôi (Lc 4, 18):

Thần Khí Thiên Chúa không những ngự trên Đấng Messia, vì Thiên Chúa đã xức dầu cho Người. Nhưng vì là Dầu Xức, Thần Khí Thiên Chúa còn tràn ngập, lấp đầy con người Đấng Messia. Đấng Messia được xức dầu, đầy tràn Thánh Thần.

Thánh Thần như Dầu Xức thấm nhập vào con người và sứ vụ Đấng Messia. Như thánh Grégoire de Nysse nói, vì Đức Kitô là Đấng được xức dầu, nơi Người chỗ nào cũng có dầu, chỗ nào cũng có Thần Khí.

Thánh Thần đến, cư ngụ, nối kết, gắn liền với con người và hành động của Đức Kitô. Thánh Thần không bao giờ tách rời Đức Kitô. Chỉ cần kêu cầu Danh Chúa Kitô, chúng ta đã bao hàm Thánh Thần trong đó rồi : Unctus - Unctio - Ungens.

Chúng ta sẽ không hiểu Đức Kitô là ai, nếu không đồng thời hướng tới Thần Khí của Thiên Chúa Cha nơi Người, và cũng là Thần Khí của Người. Thánh Thần là Sự Sống của Chúa Cha, là Tình Yêu của Chúa Cha ban cho Người. Thần Khí nơi Chúa Cha như thế nào, thì nơi Đức Kitô cũng như vậy. Cùng một Thần Khí ấy vừa là của Cha, vừa là của Con (l’Esprit du Père et du Fils), vì Cha đã ban cho Con trọn vẹn khi sinh ra Con. Thần Khí là Ngôi vị ở trong hai Ngôi vị kia : là sự sống ở trong Cha và Con, là Tình Yêu ở trong Cha và Con, là sự thánh thiện ở trong Cha và Con.

Nếu chúng ta gọi việc Chúa Cha hiến thánh Chúa Giêsu bằng từ ngữ xức dầu, và hiểu sự xức dầu ấy (Unctio) là Thánh Thần, thì chính Thánh Thần là nguồn gốc sự hiến thánh của Chúa Giêsu : Chúa Cha xức dầu hiến thánh Chúa Giêsu. Chúa Cha là nguồn gốc đầu tiên (principium sine principio), nhưng CHÚA THÁNH THẦN cũng là nguồn gốc. CHÚA THÁNH THẦN, chính là sự thánh thiện của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng Thánh, là Nguồn mọi sự thánh thiện (origine de la sainteté en personne), là Nguồn Gốc của CHÚA THÁNH THẦN. Nhưng cũng có thể coi CHÚA THÁNH THẦN là nguyên nhân của sự hiến thánh, vì Ngài là sự thánh thiện của Thiên Chúa (principe de la consécration).

II - và sai tôi đi rao giảng Tin Mừng :

CHÚA THÁNH THẦN là nguyên nhân sự hiến thánh Chúa Giêsu, cũng là nguyên nhân sứ vụ của Người: Chúa Giêsu được Chúa Cha xức dầu Thánh Thần và sai đi. Sự sai đi và sự hiến thánh bởi Chúa Cha được nối kết với nhau chặt chẽ đến mức độ có thể nói rằng Đức Giêsu đã được xức dầu để được sai đi. Như vậy CHÚA THÁNH THẦN cũng là nguyên nhân của sứ vụ Chúa Giêsu (principe de la mission).

Không những thế, CHÚA THÁNH THẦN còn là nội dung của sứ vụ, vì sứ vụ của Chúa Giêsu nhằm mang hạnh phúc của Thiên Chúa đến cho nhân loại, mang niềm vui của Thiên Chúa, mang sự sống và tình yêu của Thiên Chúa đến cho loài người. Sứ vụ của Chúa Giêsu là sứ vụ thần linh, thần linh hoá nhân loại, cho nhân loại được chia sẻ sự sống của Thiên Chúa, được trở nên con cái của Thiên Chúa trong Thần Khí. 

III - CHÚA THÁNH THẦN là nguồn sự thánh thiện :

Được xức dầu hiến thánh, Đức Giêsu hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa, dành riêng cho Thiên Chúa. CHÚA THÁNH THẦN làm cho Chúa Giêsu thuộc về Thiên Chúa, thuộc trọn vẹn, thuộc hoàn đến mức nên một với Thiên Chúa.

Nhờ sự hiến thánh hay sự xức dầu, nhờ CHÚA THÁNH THẦN, Đức Giêsu được thông phần sự thánh thiện của Thiên Chúa, là Đấng Thánh bởi Đấng Thánh. Như thế CHÚA THÁNH THẦN cũng là nguồân sự thánh thiện nơi Đức Giêsu-Kitô. Ngài là chính sự thánh thiện của Chúa Cha ban cho Đức Kitô.

Nhìn dưới góc độ là con người cụ thể Giêsu-Nazarét, Người được Chúa Cha kêu gọi, tuyển chọn và sai đi. Chúa Cha thực hiện những điều ấy trong CHÚA THÁNH THẦN. Nói cách khác, CHÚA THÁNH THẦN là hành vi kêu gọi, tuyển chon và sai đi của Chúa Cha.

Như vậy CHÚA THÁNH THẦN cũng có thể được chiêm ngắm dưới khía cạnh là nguồn suối: Thần Khí Chúa là nguồn suối sự thánh thiện và là lời mời gọi nên thánh (Pdv 19).

IV - Giáo Hội được xức dầu Thánh Thần và sai đi :

Cùng một Thánh Thần đã ngự trên Chúa Giêsu đậu lại trên toàn thể Dân Chúa vào ngày Hiện Xuống và Dân được hiến thánh để hoàn toàn thuộc về Thiên Chúa (Cv 2, 1-41) và được sai đi rao giảng Tin Mừng Cứu Độ. Dân đã trở thành Dân tư tế, tiên tri và vương đế (1 Pr 2,9). Các thành phần của Dân, các chi thể của Nhiệm Thể được no đầy Thánh Thần và được ghi dấu Thánh Thần (1 Cr 12,13; 2 Cr 1, 21-22).

Có thần học gia cho rằng GIÁO HỘI tiếp nối tư cách kitô của Đức Giêsu-Kitô, nhiều hơn là mầu nhiệm nhập thể của Người. GIÁO HỘI được xức dầu Thánh Thần và trở thành Kitô, và cũng được sai đi như Chúa Kitô. Thánh Thần mà GIÁO HỘI nhận lãnh là Thánh Thần của Đấng Messia, và GIÁO HỘI trở nên Dân Messia. Thánh Thần cũng là Dầu Xức, là sự Xức Dầu hiến thánh GIÁO HỘI. Mọi thành phần GIÁO HỘI đều được xức dầu thừa sai, nhận lãnh Thánh Thần thừa sai.

Mọi người đều được hiến thánh trong phép rửa (1 Cr 6,11), nên mọi người đều được kêu gọi nên thánh. Chúa Cha kêu gọi tất cả chúng ta, từ đời đờiNgười đã tiền định cho tất cả chúng ta trở nên con cái của Người cùng với Đức Giêsu-Kitô và trong Đức Giêsu-Kitô. Người muốn cho ta được thông phần cương vị làm con ( filiation divine ) của Đức Giêsu-Kitô, Con Một của Người: cho ta hưởng hạnh phúc của Đức Giêsu-Kitô được làm Con Thiên Chúa. Đó là gia tài mà chúng ta được thừa tự, đồng thừa tự với Đức Giêsu-Kitô (Rm 8, 16). CHÚA THÁNH THẦN mạc khải và ban cho ta ơn gọi cơ bản đó : Chính Thần Khí chứng thực cho thần hồn ta rằng ta là con cái Thiên Chúa.

Không những CHÚA THÁNH THẦN mạc khải và thông báo cho chúng ta biết ơn gọi kitô-hữu của chúng ta, mà Ngài còn trở nên nguyên nhân, động lực, nguồn suối cho đời sống và sự thể hiện ơn gọi (nên thánh). Chính Ngài là Đấng Thánh Hóa, vì là sự thánh thiện của Thiên Chúa được thông ban cho ta, trở thành sự sống của chúng ta. Có CHÚA THÁNH THẦN trong chúng ta, chúng ta được chia sẻ, được thông phần sự thánh thiện của Thiên Chúa, tình yêu, sự sống, và chính bản tính Thiên Chúa (consortes divinae naturae : 2 Pr 1,4).

Vì là Thần Khí của Chúa Kitô, CHÚA THÁNH THẦN làm cho chúng ta trở nên đồng hình dạng với Chúa Kitô, đăc biệt trong cương vị làm Con của Người, trong tình yêu hiếu thảo của Người đối với Chúa Cha (vie filiale). Đó là điều sâu thẳm nhất nơi Đức Giêsu và cũng là điều cốt yếu nhất. CHÚA THÁNH THẦN làm cho chúng ta nên giống Chúa Giêsu, học sống đạo với Chúa Giêsu, học yêu mến Chúa Cha với Chúa Giêsu, chia sẻ tình yêu gắn bó, mật thiết, say đắm của Chúa Giêsu đối với Chúa Cha.

CHÚA THÁNH THẦN còn làm cho chúng ta nên giống Chúa Giêsu trong lòng mến của Người đối với anh em. CHÚA THÁNH THẦN cho chúng ta chia sẻ tình yêu tự hiến của Chúa Giêsu, lúc nào cũng sẵn sàng hy sinh sự sống vì những người mình yêu. CHÚA THÁNH THẦN còn cho chúng ta chia sẻ kinh nghiệm của Chúa Giêsu được Chúa Cha yêu thương. Ngài cho chúng ta chia sẻ tất cả những gì là sâu thẳm nhất nơi Chúa Giêsu. Điều đó hoàn toàn đúng với ý muốn của Chúa Giêsu, cũng là ý muốn tốt lành của Chúa Cha (Ga 15, 13-15).

Sống đạo là bước theo Chúa Giêsu. CHÚA THÁNH THẦN dẫn chúng ta bước đi trên con đường theo Chúa Giêsu, con đường yêu thương hiếu thảo đối với Chúa Cha, con đường yêu thương tự hiến cho tha nhân, con đường trở nên hoàn hảo trong tình yêu.

 + GM. Phaolô Bùi Văn Đọc

 Giám Mục Giáo phận MỸ THO

VỀ MỤC LỤC

ĐOẠN II. QUẢNG DIỄN MỘT SỐ ĐỀ TÀI Qua  NHÃN QUAN VĂN HÓA VIỆT NAM

 

THIÊN CHÚA= TÌNH THƯƠNG

ĐẠO THIÊN CHÚA= ĐẠO TÌNH THƯƠNG

 

( Bài Số 03, tiếp theo kỳ trước)

 

ĐOẠN II. QUẢNG DIỄN MỘT SỐ ĐỀ TÀI

 

Qua  NHÃN QUAN VĂN HÓA VIỆT NAM

 

 

Phần II của Thông Điệp

 

HỘI THÁNH, như “MỘT CỘNG ĐỒNG YÊU THƯƠNG” Thực Hành ĐỨC BÁC ÁI

 

(Part II: CARITAS The Practice of Love by The Church as a “Community of Love)

 

 

a/. Hoạt Động Bác Ái như Biểu Lộ Tình Thương của Thiên Chúa Ba Ngôi. (coi số 19)

 

-Thánh Âucơtinh viết:” Nếu bạn thấy có lòng Bác Ái, là bạn thấy Thiên Chúa Ba Ngôi”.Nhờ suy niệm về Cạnh Sườn Chúa Giêsu bị đâm thấu(Gioan 19:37, Zech 12:10), ta nhìn nhận, vì Tình Thương (Gioan 3:16) mà Đức Chúa Cha đã sai Con Một giáng trần để chuộc tội chúng ta. Thánh Gioan :19,30 viết:” khi tắt thở trên Thánh Giá, lúc”Chúa Giêsu ban Thần Khí”, tiên báo Ơn Chúa Thánh Thần, sau khi Chúa Phục Sinh(Gioan, 20,22). “Những dòng sông nước hằng sống” tuôn chảy từ tâm hồn các tín hữu, qua việc Ơn Chúa Thánh Thần tràn lan( Gioan, 7:38-39). Thật vậy, Chúa Thánh Thần là sức mạnh nội tâm, hòa hợp tâm hồn các tín hữu với Chúa Cứu Thế, khiến họ Yêu Thương anh chị em  như Chúa yêu mến họ, khi cúi xuống rửa chân các môn đệ(Gioan, 13:1-13),  và nhất là khi hy sinh mạng sống cho ta (Gioan, 13:1; 15:13)

 

- Chúa Thánh Thần cũng là sức mạnh cải tạo tâm hồn của Cộng Đoàn Hội Thánh, để làm chứng nhân giữa thế gian, về Tình Thương của Chúa Cha ước muốn nhân loại trở thành một Gia đình  trong Con của Ngài. Mọi hoạt động của Hội Thánh đều biểu lộ Tình Yêu Thương muốn cho con người được hoàn toàn tốt đẹp.Hội Thánh loan báo Tin Mừng qua việc giảng dạy Lời Chúa, và ban các Nhiệm Tích; Hội Thánh tìm nâng cao đời sống con người trong mọi lãnh vực hoạt động. Bởi vậy, Tình Yêu Thương, chính là tinh thần Phục Vụ mà Hội Thánh luôn theo đưổi để đáp ứng những nhu cầu, những đau khổ của con người, kể cả những thiếu thốn về vật chất. Do đó, Đức Bác Ái Phục Vụ, chính là chủ đích của “Phần II của Thông Điệp”

 

b/ Công Cuộc Bác Ái là Trách Nhiệm của Hội Thánh (số 20-25)

 

-  Tình Yêu Thương tha nhân, đặt nền tảng trên Tình Yêu Mến Thiên Chúa, trước tiên và trên hết là trọng trách của mỗi cá nhân tín hữu, nhưng cũng là nhiệm vụ của toàn thể cộng đồng Hội Thánh, ở mọi cấp: từ cấp cộng đoàn địa phương đến giáo đoàn miền đến toàn thể Hội Thánh  hoàn vũ. Với tư cách là một Cộng đồng, Hội thánh phải thực thi Công cuộc Bác Ái. Do đó, việc Bác Ái phải được tổ chức cho có thứ tự lớp lang để phục vụ hữu hiệu cho Cộng đồng.

 

- Theo Lich Sử Hội Thánh thời sơ khai:” Các tín hữu hợp nhất với nhau, mọi sự để làm của chung, họ bán ruộng đất, tư hữu, và phân chia cho mọi người, tuỳ nhu cấu(Công Vụ:244-45). Thánh Sử Luca định nghĩa về cơ cấu căn bản của Hội Thánh như sau: “Lời Giảng của các Tông Đồ”, “Hiệp Thông”(koinonia), “Bẻ Bánh” và Cầu nguyện”(CV, 2:42). Chữ “ Hiệp Thông”(koinonia) không được định nghĩa , nhưng cụ thể là  các tín hữu bỏ của chung và giữa mọi người: không phân biệt giầu với nghèo(Cv 4:32-37). Dĩ nhiên, khi Hội thánh trở thành lớn mạnh, các tín đồ đông đảo, thì hình thức “tập chung”của cải như thế không thể duy trì được. Nhưng điều căn bản, cốt tuỷ vẫn còn tồn tại: trong cộng đồng tín hữu không khi nào để cho ai lâm cảnh nghèo nàn, thiếu thốn, làm mất nhân phẩm.

 

- Gốc Tích Việc Lập Chức Vụ Phó Tế trong Hội Thánh. (số 21)

 

-Trong thời Hội Thánh sơ khai, các Tông đồ đảm nhiệm những trách vụ chính như:” Cầu Nguyện”(như Bí Tích Thánh Thể và Phụng vụ), “Giảng Lời Chúa”( giảng Kinh Thánh) và “phục vụ Bàn ăn”. Nhưng công việc “giúp hầu bàn ăn” rất bề bộn, nên các Tông đồ đã đề nghị chọn lấy bảy Thầy Phó Tế  lo việc “phục vụ Bàn ăn”, để các Ngài chỉ chăm chú vào hai trách vụ khác, là Bí Tích và Lời Chúa.

 

-  Các Thày Phó Tế cũng là những vị “Đầy Thần Khí và Khôn ngoan”(CV 6:1-6), đảm trách việc phục vụ về vật chất kĩ thuật, nhưng cũng là việc phục vụ thiêng liêng đích thực, vì là trách vụ cốt tuỷ của Hội Thánh thực thi Đức Bác Ái đối với tha nhân, một cách có tổ chức, và qui củ. Bởi vậy, nhóm bảy Thày Phó Tế tiên khởi”Diaconia”, là phần tử cốt yếu trong cơ cấu của Hội Thánh.

              

- Thực Thi Đức Bác Ái là Căn Tính của Hội Thánh( số 22)

 

Theo thời gian, Hội Thánh được mở mang rộng lớn, ba trách vụ chính vẫn là: ban các Bí Tích, giảng Lời Chúa và hoạt động Bác Ái để giúp đỡ cô nhi quả phụ, các tù nhân, người đau yếu, tật nguyền..Bộ ba trách vụ phải cùng được thực hiện, không được bỏ sót một trọng trách nào cả.

 

Theo Lịch sử cho biết, đã có ba Vị Hữu trách trong Hội Thánh đã nêu gương sáng như: Thánh Justin Tử Đạo(+155), Văn sĩ Tertullian(+220), và Thánh Ignatius of Antioch(+117)

 

- Cơ Cấu Pháp Lý Liên Quan đến Việc Thực Thi Bác Ái trong Hội Thánh( số 23)

         

- Tại Ai Cập, vào giữa thế kỉ IV, cơ chế “diaconia” đã được thành lập trong các Đan Viện(Monastery), để cứu trợ người hoạn nạn, nghèo đói, và đã được chính quyền Ai Cập công nhận về mặt pháp lý. Hoạt động Bác Ái cũng đã lan rộng ra trong các Địa phận  Tây Phương và Đông Phương. – Vào thế kỉ VII, VIII, ĐGC Gregoriô Cả(+604), tại Napoli, và tại Roma, cũng đã đề cập đến chức ”diaconia”.

 

Noi theo đường lối hoạt động Bác Ái trong sách” Tông Đồ Công Vụ “, Hội Thánh tại Rôma đã nêu gương sáng về cái chết anh dũng tử vì đạo của Thánh Phó Tế Lawrence(+258). Sau này, Thánh Ambroise(+397) đã  diễn tả một cách chính xác về các hoạt động giúp người nghèo tại Rôma.

 

- Ảnh Hưởng của  Hoạt Động Bác Ái KyTô Giáo đối với Xã Hội Thế Tục( số 24)

 

-Theo Lịch sử đế quốc La mã : Hoàng đế Juliano Kẻ Bội giáo( Julian the Apostate, +363), khi lên ngôi Hoàng đế, thì vua muốn tái lập tôn giáo của đế quốc La mã cũ, và bách hại Kitô giáo, vì thời đó đã được Hoàng đế Constantinô thừa nhận làm quốc giáo. Không biết đúng hay sai, nhưng  Julianô qui tội giết sạch gia đình vua  cho Hoàng đế Constantinô,  tự xưng là người Kitôhữu xuất chúng.

 

-Juliano cấm Đạo Thiên Chúa, nhưng Ông rất khâm phục những hoạt động Bác Ái của Hội Thánh. Vì theo ông nghĩ, sở dĩ  Đạo của những người “Galilê”( quê hương Chúa Giêsu) được quần chúng theo vì họ thực hành Đức bác Ái. Do đó, Ông muốn thành lập những hoạt động Bác Ái tương tự cho tông giáo của Ông. Bởi vậy, theo tài liệu lịch sử, chính Hoàng đế Julianô đã quả quyết : Hoạt động Bác Ái là nét đặc thù nổi bật nhất của  Hội Thánh Thiên Chúa Giáo

 

- Chúng ta có thể rút ra Hai sự Kiện Cốt Yếu ( số 25)

 

A/ Bản thể cốt tuỷ của Hội Thánh được biểu lộ ra bằng ba trọng trách hàm chứa lẫn nhau, không thể tách rời, đó là: Tuyên bố Lời Chúa( kerygma-martyria), Cử hành các Bí Tích( leitourgia), và thực hành việc phục vụ Bác ái( diakonia)

 

Đối với Hội Thánh, công việc Bác Ái  không phải là một thứ “hoạt động cứu tế, an sinh xã hội”, nhường lại cho ai cũng có thể đảm nhận được, nhưng chính là một thành phần thuộc bản thể , một biểu lộ cần thiết của sự hiện hữu của Hội Thánh.

 

B/ Hội Thánh là Gia đình của Chúa nơi trần gian này. Trong Gia đình này, không ai thiếu những nhu cầu thiết yếu cho đời sống. Vì thế, Bác Ái -Vị Tha( Caritas-Agape) vượt biên cương của Hội Thánh, thành một Tình Thương phổ quát, cứu giúp bất kì ai đang lâm cảnh thiếu thốn, như Dụ ngôn: Người Samaritanô nhân hậu(Luca,10:31). Dầu vậy, Hội Thánh cũng có trách nhiệm đặc biệt đối với những phần tử trong Gia đình Đức Tin của Hội Thánh.( Thư gửi Galatians, 6:10)

 

Qua NHÃN QUAN VĂN HÓA VIỆT NAM:

 

-Trên đây là những lời giáo huấn vàng ngọc của Vị Đương Kim Giáo Chủ  Bênêditô XVI  về nền tảng và trách vụ thực thi Đức bác Ái của Hội Thánh trong Thiên Chúa Giáo.

 

Với cương vị là một công dân của Nước Việt Nam văn hiến, ta tự hỏi, trong suốt dòng Lịch Sử dân tộc, động lực nào đã thúc đẩy Người dân Việt ra tay cứu giúp anh chị em, khi lâm cảnh thiếu thốn, hoạn nạn?  Bất kể người theo tôn giáo nào, hay khuynh hướng chính trị nào, giai cấp xã hội nào, mọi người dân Việt vẫn còn mang nặng một chữ “TÌNH VỊ THA, VỊ NGHĨA, như Tình Người(Nhân loại), Tình Đồng Bào(cùng Mẹ Âu Cơ?),  Tình Đồng Hương(Làng Xóm), Tình Gia Đình, Tình Gia Tộc, Tình Thầy-Trò, Tình Bằng Hữu.. Sau đây, xin nêu ra một vài bằng chứng về “Tình Người”(Nhân Loại), trong Ca Dao Tục Ngữ, tiếp đến là Tình Gia Đình, và Tình Non Nước, Nghĩa Đồng Bào.

 

-CA DAO, TỤC NGỮ dùng để giáo huấn về Tình Vị tha, Tình Nhân Loại, cứu giúp người hoạn nạn như:

 

-“ Thương Người như thể Thương Thân”

-“ Suy bụng ta, ra bụng người”

 

-“ Thấy Người hoạn nạn thì Thương,

“ Thấy Người cùng khổ lại càng Thương hơn”

 

-“ Lá lành đùm lá rách,

Lá rách đùm lá tả tơi”

 

-“ Một con ngựa đau, cả tầu bỏ cỏ”

 

-“ Bầu ơi ! Thương lấy bí cùng

“ Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.”

 

-‘ Một miếng khi đói, bằng một gói khi no”

 

 - Trong Lịch Sử Việt nam, nhân vật được ca tụng  có lòng Nhân Ái , thương tù nhân đói rét như “thương con gái mình”, đó là vua Lê Thánh Tôn (1442-1491). Không kể những công trình thuộc chính trị như mở mang bờ cõi, cải cách xã hội như lập “Nhà Tế Sinh”để nuôi dưỡng những người đau yếu, lập sở đồn điền để khai khẩn đất đai, dự trữ lương thực khiến dân khỏi đói khổ, nhà Vua còn sáng tác nhiểu bài thơ nôm, như bài vịnh: “Ông Ăn Mày”( hay Người Ăn Mày). Xin trích dẫn ra đây, để chứng tỏ nhà Vua biết “kính trọng”nhân phẩm một con người, dầu trong lúc sa cơ, nghèo đói, phải đi “ăn xin”. Đáng nêu gương cho chúng ta: vì “Cách cho còn giá trị  hơn của cho”. Nhà vua sánh ví, (một cách ám tỉ) nhân phẩm một” người ăn mày” cũng đáng kính trọng như chức vị của một Ông Vua:

                                           

Chẳng phải ăn đong, chẳng phải vay,

                                               

Khắp hòa thiên hạ đến ăn mày.

                                              

Hạt châu, chúa cất trao ngang mặt,

                                               

Bệ ngọc, tôi từng đúng lượm tay.

                                               

Nam, Bắc, Đông ,Tây đều tới cửa,

                                              

Trẻ , già, trai gái, cũng xưng thầy.

                                              

Đến đâu dẹp hết loài muông cẩu,

                                           

Thu cả kiền khôn một túi đầy.”                             

 

- Toàn thể thế giới , nhất là tại Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ, mọi người phải ngạc nhiên và thán phục về “Tình Gia Đình keo sơn gắn bó của Người Dân Việt”, di tản  trên khắp năm châu. Khởi đầu từ biến cố năm 1975, chỉ có một số ít người có phương tiện rời khỏi quê cha đất tổ, -chừng tối đa hai trăm ngàn người-, với một vài xách tay đồ cần dùng mang theo. Thế mà ngày nay, theo các chuyên viên kinh tế, ngân hàng, mậu dịch, người ta ước lượng con số người Việt sinh sống tại hải ngoại đã lên tới hơn ba triệu( hơn hai triệu tại Hoa kì), và chuyển tiền về giúp bà con họ hàng, làng xóm, họ Đạo.. một số tiến rất lớn mỗi năm mấy tỷ Mỹ kim! Động lực nào đã thúc đẩy người dân Việt hy sinh tiền bạc, công sức để gửi tiền nuôi sống và bảo lãnh gia đình ra ngoãi quốc đông đảo như thế? – Xin thưa:”suy bụng ta, ra bụng người”, chỉ vì Tình máu mủ Gia đình, Gia tộc.  Nước Việt Nam không có chế độ “An Sinh Xã Hội”(Welfare, Social Security), hay các hãng Bảo Hiểm như tại Canada, Hoa Kỳ..Nhưng theo truyền thống từ lâu đời: nếu con cháu bất ngờ lâm vào cảnh”màn trời chiếu đất”, thì cũng được ông chú bà bác khá giả cho ở cho ăn, qua cơn túng cực. Đó là ý nghĩa của các câu Ca Dao, Tục ngữ, hầu hết đều nại đến căn cớ huyết thống, ruột thịt, máu mủ, tức là tình “eros”, vị kỉ, nhưng đã được thanh luyện, để vượn lên Tình Yêu Vị Tha, sẵng sàng ra tay cứu giúp bà con khi lâm nạn. Cũng cần nhận xét về những số tiền gửi về biếu họ hàng bên Việt nam: phần lớn do sự tiết kiệm, bớt chi tiêu, dành dụm, làm thêm giờ và phần đông do người lớn tuổi, đã thấm nhuần Tình Nghĩa Gia đình, Gia tộc.

 

                                

-“Giọt máu đào hơn ao nước lã”

                                            

-“Máu chảy, ruột mềm”

 

-“ Ruột bỏ ra, da bọc lấy”

 

-“ Bé cậy cha, già cậy con”

 

-“ Mẹ già ở chốn lều tranh,

 

Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con”

 

-  “Chị ngã em nâng”,

 

-  “Anh em như thể tay chân,

     

Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”

 

-   “ Anh em nào phải người xa,

 

Cùng chung bác mẹ một nhà cùng thân “

 

-“ Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì”

 

-“Vì Tình vì Nghĩa không ai vì  đĩa xôi đầy”

                                     

-“Một người làm quan cả họ được nhờ”

 

- Ngoài Tình Người, Tình Huyết Thống, Gia Đình, người Dân Việt cũng nặng Tình Làng Xóm, Non Sông Đất Nước. Những cuộc nội chiến được mô tả như”Nồi da xáo thịt” . Sau ngày di cư ra các nườc ngoài,  trong những dịp Tết, hoặc khi có đám tang, đám cưới, của anh em con cháu, người dân Việt vẫn còn tấp nập mua vé máy bay về thăm Quê Hương, làng xóm:

                                              

Cận thân như cận lân”

 

- Trong Lịch Sử Dân tộc, không thấy ghi chép những nạn đói kinh khủng, hàng triệu người chết như tại vùng đồng bằng Sông Hồng Hà, Sông Thái Bình, vào những năm 1943-1944. Ai cũng biết, nạn đói này do các thế lực thực dân, ngoại bang gây nên tại miền Bắc, trong khi lúa gạo miền Nam lại dư thừa.

 

- Trên bình diện quốc gia, làng xã, công cuộc cứu tế, tương tế,  đặc biệt vào vào những lúc hạn hán, bão lụt, đã được những cơ sở Từ Thiện do Làng Xã, Nhà Nước tổ chức, như những sự kiện  Lịch Sử  ghi chép. Thật xứng đáng cho người Việt thời nay suy tư và so sánh với tình trạng  xã hội đầy bất công, cách biệt giũa người giầu, người nghèo:

                                            

“Người ăn không hết/ Người lần không ra”

 

- Theo nhà nghiên cứu Triết Học và  Văn Hóa Việt nam, Linh Mục Lương Kim Định(1914-1997), trong Sách” Hưng Việt”( trang  11-14, An Việt Houston,XB ),  từ đời “Hồng Bàng Thị”( HỌ Hồng Bàng), dân Việt đã có chế độ “CÔNG ĐIỀN”, bình sản, nghĩa là tài sản chia dồng đều cho mỗi người dân. Không  có chế độ nô lệ, không có chủ điền , tá điền như bên Châu Âu hay các nước khác. L.M.Kim Định đã trích  câu văn của Paul Mus, trong sách”Viet Nam Sociologie d’une guerre”, nguyên văn như sau:” Le travailleur européen réduit  à se vendre volontairement parce qu’il ne lui reste rien d’autrui”( người thợ Tây Âu phải tình nguyện bán chính bản thân vì không còn gì khác ngoài mình để bán, mọi của cải đều thưộc về người khác). Trái lại, người Việt nghèo thì nghèo, ít ra cũng làm chủ vài sào công điền, hay cũng có một căn nhà tranh vách đất để che nắng mưa.( coi Kim Định, “Hồn Nước với Lễ Gia Tiên”, Nam Cung XB, trang 62-63). Ngày xưa, Nước Việt theo chế độ “quân phân tài sản”, gọi là phép TỈNH ĐIỀN ( # ): một lô đất chia làm 9 phần lô nhỏ, như hình chữ “Tỉnh, # (nghĩa là giếng nước). Lô ở giữa thuộc về vua, còn 8 lô chia cho 8 gia đình.

 

- Văn Sĩ Phan Kế Bính ( 1875-1921), tinh thông Hán học, Việt văn, và là tay kì cựu trong làng báo vào thời kì chuyển tiếp giữa nền văn học cổ truyền và trào lưu Âu hóa. Sách nổi tiếng”Việt Nam Phong Tục”của Ông đã ghi lại cùng với lời bình phẩm xác đáng, không thiên vị, về những Phong Tục Tập Quán của Việt Nam thời xưa. Xin trích ra đây mấy  phong tục liên quan đến “Cứu Tế Xã Hội” do dân làng tổ chức  để đối phó với những cảnh”màn trời chiếu đất

 

Sách “Việt Nan Phong Tục”( trang 227-243, Nhà XB Văn Hoá) có bàn đến “NGHĨA SƯƠNG”, tức là kho chứa thóc của thôn xã, mỗi làng, để giúp dân nghèo khi gặp cảnh mất mùa đói kém. Đây là một tổ chức được Triều đình chấp nhận, và những Điều Ước để điều hành một cách hiệu quả, vừa gây quĩ sinh lời, vừa tránh lãng phí, tham nhũng. Ngoài ra, trong Làng Xã còn lập ra nhiều Hội đoàn để giúp đỡ nhau về phương diện, vật chất, tinh thần, tình nghĩa, và nghề nghiệp như: Hội Chư Bà, Hội Tư Cấp như:Họ Mua bán, giúp nhau có vốn để mua bán, Họ Hiếu, giúp nhau khi có “tứ thân phụ mẫu” qua đời, Họ Hỉ, khi lo làm nhà, hay cưới vợ, gả chồng cho con cái, Họ Ăn Tết. Để tương trợ về nghề nghiệp, có Hội Bách Nghệ, gồm những người cùng làm chung một nghề, thì tụ tập vào một Làng, một khu phố(coi: “Hà Nội ba muơi sáu phố phường”), Làng làm gạch Bát Tràng

 

- Theo học giả “Đào Duy Anh”, trong sách” Việt Nam Văn Học Sử Cương”( trang 185-189, nhàXB, hội nhà văn), những Hội Tương Tế, Cứu Tế của Làng Nước ngày xưa, còn giữ lại một phần nào, nhưng phần lớn được thay thế bằng những Hội Từ Thiện của Thiên Chúa Giáo( các viện Dưỡng Lão, trại Phong cùi, nhà Mồ Côi.).do các Nữ tu đảm nhận, vì Đức Bác Ái. Ngoài ra, chính phủ cũng lập ra các Bệnh Viện công..và nhiều Hội Từ Thiện”Cứu tế Xãi Hội” do tư nhân điều hành.

 

- c/ Liên Hệ giữa Công Bằng và Bác Ái( số 26-29)

 

- Trào Lưu Chống Đối Hoạt Động Bác Ái của Hội Thánh, từ Thế Kỉ XIX ( số 26)

 

Vào thế kỉ XIX, một trào lưu về học thuyết xã hội đặt nền tảng trên triết học vật chất vô thần do học thuyết MácXít chủ truơng, đã chống lại các Hoạt động Bác Ái của Hội Thánh( và tất cả mọi Tông giáo), vì cho rằng những công cuộc Từ thiện, Bác Ái, cứu giúp người nghèo khổ chẳng đem lại  lợi ích gì, mà còn làm chậm lại cuộc cách mạng chống bất công xã hội. Giới thợ thuyền  chỉ cần Công Bằng mà thôi, không cần Bố thí . Tuy lý thuyết MácXít này có điều hay, những cũng chứa chất nhiều sai lầm, như sẽ phân giải ở dưới:  

 

- Ngoài những công cuộc Từ thiện Bác ái trợ cấp người thiếu thốn về tinh thần và vật chất, đó là nhiệm vụ  phải làm, vì là căn tính như đã diễn giảng ở trên, Hội Thánh cũng chủ trương:  mọi tín hữu cần góp phần xây dựng một Xã hội Công Bằng hơn. Điều cần nhấn mạnh ở đây là: Quốc gia mang trách nhiệm chính trong việc  đặt ra các luật lệ về công bằng, về quyền lợi và nghĩa vụ, để mọi người công dân được lãnh phần lợi tức tương xứng với công việc  của mình làm.

 

- Theo dòng Lịch sử  tiến hóa trong các xã hội kỹ nghệ của các thế kỉ cận đại, giới công nhân phải được trả lương tương xứng với công việc, nghĩa là cần  xét định một cách công bằng giữa tiền vốn của chủ nhân và sức lao động của thợ thuyền. Nếu tiền vốn và các phưong tiện sản xuất đều tập trung vào tay một số ít người có thế lực để rồi đàn áp bóc lột  quyền lợi của giới lao động, thì phải chống lại.

 

- Hôi Thánh Quan Tâm  Bảo Vệ Công Bằng Xã Hội và Quyền Lợi của Giới Lao Động(số 27)

 

- Cũng phải nhìn nhận: các giói chức  Hội Thánh đã chậm trễ trong việc quan tâm nghiên cứu cách thức tổ chức các cơ cấu xã hội, dựa trên nền tảng Công Bằng. Nhưng  đã xuất hiện những hiệp hội, Dòng tu, phong trào..được thành lập để chống lại sự nghèo đói, do những bất công xã hội gây ra( GM Ketteler ở Mainz, 1877).

 

- Những Thông Điệp danh tiếng của các Vi Giáo Chủ về Công Bằng Xã Hội như: -“Rerum Novarum”, ĐTC Lêô XIII, 1891; -“Qua dragesimo Anno”, ĐTC  Piô XI, 1931;-“Mater et Magistra”,ĐTC Chân Phước Gioan XXIII, 1961;-“ Populorum Progressio”, ĐTC PhaolôVI, 1967, và “Octogesima Adveniens, 1971;- “Laborem Exercens”,1981, “Sollicitudo Rei Socialis, 1987, “Centesimus Annus”, 1991, của ĐTC Giaon Phaolô II; Cuốn “Compendium, Toát lược Giáo Huấn Xã Hội của Hội Thánh”, do Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hòa Bình xuất bản, 2004.

 

- Bức Thông Điệp của ĐTC Bênêditô nhấn mạnh: Thuyết MácXít chủ trương chỉ có cách mạng và tập chung các phương tiện sản xuất là sẽ lập tức biến đổi xã hội nên tốt đẹp hơn. Đó là một ẢO TƯỞNG đã tan biến rồi! Ngày nay, với đà tiến hóa của kinh tế toàn cầu, Học Thuyết Xã Hội của Hội Thánh trở nên những đường hướng chỉ đạo căn bản giúp giải đáp một cách hữu hiệu những vấn đề vượt phạm vi của Hội Thánh: trước sự phát triển liên tục của thế giới, những đường hướng chỉ đạo của Hội Thánh cần được noi theo để đối thoại một cách nghiêm chỉnh, giữa những ai quan tâm đến vận mạng của nhân loại và thế giới này.

 

- Tương Quan Giữa CÔNG BẰNG và BÁC ÁI( số 28)

 

Cần phải phân biệt hai Phạm Vi căn bản, trong việc phân định một cách chính xác mối tương quan giũa việc dấn thân cho Công Bằng Xã hội, và phục vụ cho Hoạt động Bác ái:

 

a/ Theo Truyền thống của Hội Thánh, công cuộc tổ chức Quốc gia hay xã hội thế tục dựa trên luật pháp, nề nếp trật tự tốt đẹp, đó là phận sự căn bản của Chính Trị, Chính Sách của Nhà Nước. Như Phúc Âm theo Thánh Matthêu viết về sự phân biệt hai phạm vi:” Điều gì thuộc vua Xêda, thì trả cho Xêda, sự gì thuộc Thiên Chúa thì trả về cho Thiên Chúa”( Matt, 22:21). Công Đồng Vaticano II cũng công nhận sự độc lập của lãnh vực trần thế. Bởi vậy, về mặt Chính quyền, không được xen lấn vào nội bộ hay đàn áp các tôn giáo, phải bảo đảm Quyền Tự Do Tôn Giáo, và sự giao hảo giũa những tín đồ của các tôn giáo. Hội Thánh được độc lập, được kiến tạo thành một cộng đồng đặt nền tảng trên Đưc Tin và  phải được Chính quyền công nhận. Tuy hai Phạm vi phân biệt, nhưng vẫn liên đới với nhau.

 

- Chính trị phải lấy Công Bằng làm mục tiêu và làm tiêu chuẩn nội tại cho mọi chính sách. Chính trị, Chính sách không phải chỉ gồm một mớ những  luật lệ về đời sống công cộng, nhưng  nguồn gốc cũng như mục tiêu của Công Bằng , tự bản thể liên quan đến Đao Đức(Ethics). Công Bằng thuộc Lý Trí Thực Hành. Do đó, Lý trí hay Lẽ Phải cần phải luôn luôn được thanh lọc khỏi một thứ Đạo lý mù quang gây nên bởi những thế lực chính trị, những nhóm trục lợi.

 

- Vấn đề đặt ra ở đây là: Chính Trị và Đức Tin gặp nhau. Đức Tin chính là sự gặp gỡ với Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa. Đức Tin có sức thanh luyện Lý Trí khỏi mù quáng, giúp Lý trí nhìn rõ đối tượng và hành động hữu hiệu hơn. Đây chính là Nền tảng của Học Thuyết Xã Hội của Hội Thánh. Học Thuyết này không nhằm tạo ưu thế quyền lực trên Quốc gia. Cũng không muốn áp đặt trên những ai không cùng chia sẽ cách suy luận theo niềm tin, hay nếp sống riêng theo niềm tin. Nhưng Học Thuyết Xã Hội của Hội Thánh chỉ nhằm thanh luyện Lý trí và giúp Lý trí,  tại đây và lúc này, hiểu biết và đạt được cái gì là Công Bằng thật.

 

- Giáo Huấn Xã hội của Hội Thánh đặt nền tảng biện luận trên  Lý Trí và Luật Tự Nhiên, nghĩa là trên Bản tính tự nhiên của Nhân Loại.  Hội Thánh giúp huấn luyện Lương Tâm Lương Tri trong sáng của Con Người để hành động trong lãnh vực Chính trị, giúp xây dựng một xã hội Công Bằng: mỗi Người, mỗi Nhân Vị được làm sở hữu phần của mình. Nhưng xây dựng một xã hội Công Bằng là thuộc phạm vi, nhiệm vụ của Chính Quyền, không trực tiếp thưộc thẩm quyền Hội Thánh. Nhiệm vụ chính của Hội Thánh, trong lãnh vực Chính trị, là thanh luyện Lý trí và đào tạo Đạo Đức.

 

- Hội Thánh không thay thế Chính Quyền, nhưng không đứng bên lề cuộc chiến cho Đức Công Bằng. Hội Thánh dùng những cách biện luận thuần lý trí, và thức tỉnh năng lực tinh thần của con Người, để Đức Công Bằng, luôn đòi hỏi sự hy sinh, có thể thắng thế và tăng trưởng. Tạo dựng một xã hội công bằng là thành công của Chính Trị, không phải của Hội Thánh. Nhưng Hội Thánh quan tâm một cách sâu xa về việc cổ võ Đức Công Bằng qua những cố gắng giúp con người cởi mở tâm trí, và đáp ứng những nhu cầu của Lợi Ích Chung.

 

b/ TÌNH THƯƠNG- CARITAS , luôn cần thiết trong một Xã Hội Công Bằng nhất.

 

Tại sao? Không một Quốc gia nào được tổ chức qui củ đến mức có thể loại bỏ, không cần đến vai trò phục vụ của Bác ái. Ai muốn tiêu diệt Tình Thương thì cũng sẵn sàng tiễu trừ Nhân Vị Con Người vậy! Sống trên đời này, Con Người luôn mắc phải nhiều tai ương, hoạn nạn, đau khổ, cô đơn, cô thế.., cần sự an ủi và giúp đỡ cụ thể về vật chất của  tha nhân giầu Tình Bác ái.

 

-  Chúng ta không cần một Chính thể độc tài, quan liêu nắm hết mọi quyền hành, và kiểm soát hết mọi việc, vì một chính quyền như thế sẽ không bảo đảm được điều mà nhân loại khổ đau tha thiết nhất: Mỗi Nhân Vị Con Người cần phải được quan tâm, thương mến.  Chính quyền tốt cần noi theo nguyên tắc Tài trợ, Trợ cấp, công nhận một cách rộng lượng và nâng đỡ các sáng kiến của các lực lượng xã hội khác nhau, và hòa hợp sự bộc phát nhảy cảm cấp cứu và tình cảm thân cận thân thiết với những ai đang lâm cảnh thiếu thốn túng cực.

 

- Hội Thánh chính là một trong những lực lượng đoàn thể sống động đó: Hội Thánh linh hoạt, năng động nhờ Tình Bác ái của Thánh Thần Chúa Kytô thiêu đốt. Tình Thương đó, chẳng những  cung cấp những nhu yếu phẩm về vật chất, nhưng cũng lo tu bổ và chăm sóc phần tâm thần, linh hồn, còn cần hơn trợ giúp hơn nữa. Rút cục, lời rêu rao rằng :những cơ cấu xã hội công bằng sẽ có thể  biến công cuộc hoạt động Bác ái thành vô dụng, đó là một mặt nạ che dấu một quan niệm duy vật về Con Người: ý tưởng lầm lạc đó cho rằng Con Người chỉ sống bởi “bánh, cơm gạo mà thôi”( Matt, 4:4; Dt, 8:3). Đây là một  quyết tâm làm hạ giá Con Người và cuối cùng không còn đếm xỉa gì đến nhu cầu thiết yếu của Con Người nữa.

 

- Cần bàn luận minh bạch hơn mối Tương Quan giữa việc chỉnh đốn một Quốc gia Xã hội hợp với lẽ Công bằng và hoạt động Bác ái có tổ chức qui củ. Như đã giải thích ở trên công việc xây dựng những cơ cấu xã hội theo luật Công bằng, không trực tiếp thuộc nhiệm vụ của Hội Thánh, nhưng thuộc lãnh vực của Chính Trị,  thuộc quyền tự trị của Lý Trí. Nhưng Hội Thánh có trách nhiệm gián tiếp đóng góp và thanh luyện Lý Trí khỏi mù quáng và làm thức tỉnh quyền lục của Luân Lý.

               

- Một mặt, Hội Thánh chủ trương: người tín hữu giáo dân có bổn phận trực tiếp hành động để xây dựng một xã hội công bằng ổn thỏa nề nếp. Vì là công dân của một Quốc gia, các tín hữu được mời gọi tham gia vào việc Nước, tùy khả năng cá nhân. Do đó, họ không được từ chối tham  gia vào các lãnh vực như: kinh tế, xã hội, luật pháp, hành chánh, văn hóa, để cổ võ “Công Ích”, trong mọi cơ quan, hay trong Hiến pháp. Sứ mạng người tín hữu giáo dân là : phác họa một đời sống xã hội lành mạnh, tôn trọng  quyền tự trị hợp pháp của xã hội, và hợp tác với các công dân khác, tùy khả năng và chu toàn trách nhiệm của mình. Tuy không được lẫn lộn những  cách biểu dương Đức Bác ái của Hội thánh với những hoạt động của Quốc gia, nhưng điều vẫn đúng là: Đức Bác ái làm sống động, phục hoạt toàn thể đời sống của người tín hữu, và gồm cả những hoạt động chính trị khác, tức là “Đức Bác ái Xã hội”.

              

-Mặt khác,  tất cả những Cơ quan Bác ái của Hội Thánh, hợp thành một “opus proprium”, nghĩa là “một trách vụ riêng” thích hợp với chức năng của Hội Thánh. Hội Thánh không phải chỉ hợp tác từ phía bên ngoài, nhưng thực sự chủ động với trách nhiệm trực tiếp, đúng với bản tính của mình. Hội Thánh không bao giờ được miễn trừ việc thực thi Bác ái như một hoạt động có tổ chức qui củ của các tín hữu. Cũng không bao giờ có tình cảnh: hoạt động Bác ái của mỗi cá nhân Kytô hữu là không cần thiết, vì Con Người cần Công Bằng và  cần Tình Bác Ái nữa.

 

 

Qua NHÃN QUAN VĂN HÓA VIỆT NAM

 

 

- Những ai tôn trọng Chân Lý, Lý trí, và Công Bằng, đều phải ngưỡng mộ trí thức uyên bác, và tài hùng biện lý luận của Đức Thánh Cha Bênêditô XVI  trong Bức Thông Điệp, đặc biệt trong vấn đề gây cấn hiện nay trên thế giới: làm sao dung hoà một cách tốt đẹp giũa Công Bằng(Nhà Nước, Chính Trị, Chính Quyền) và Bác Ái( Hội Thánh và các Tổ chức Từ thiện). Rút cục, Công Bằng và Bác Ái phải điều hòa kết hiệp với nhau để phụng sự Nhân Vị cao quí của Con Người “: Nhân linh ư vạn vật”. Về Tuơng quan giũa Bác ái( Hội Thánh) và Công Bằng(Nhà Nước), xin so sánh, đối chiếu với thực trạng xã hội ngày nay, như sau:

 

a/ Không ai hiểu biết và phê bình Lý thuyết Mácxít, một cách đầy đủ, thấu triệt bằng ĐTC Bênêditô XVI, vì nhiều lý do: Ngài là người đồng hương Đức Quốc với Ô.Các Mác (Karl Marx, 1818-1883) sinh tại Trèves, miền Nam-Đức. Cậu Joseph Ratzinger , sau làm Hồng Y Tổng Giám mục Munich, và  là Giáo Chủ Bêneditô XVI, sinh năm 1927 tại Marktl-am-Inn, Bavière, miền Nam-Đức. Ai đã từng làm việc hay du lịch miền này, thì thấy hai địa danh trên không xa nhau là mấy. Hai nhân vật cùng chung một di sản văn hóa, triết lý, ngôn ngữ. ĐTC đã từng làm Giáo sư tại những Đại Học như Munster, Tubingen, Ratisbonne, trong gần 20 năm (1959-1977), đặc biệt tại Đại học Bonn, nơi trước kia,  Các Mác học Luật khoa, năm 1835. Vì là Giáo Sư dạy những môn Thần Học Triết học, nên ĐTC rất thông hiểu về các trường phái triết học, triết gia, tại Đức, đặc biệt những triết thuyết đã ảnh hưởng đến thuyết Mác Xít, chẳng hạn như: triết học Hegel, Fuerbach, Engels…(coi: sách “Karl Max, Con Đường Huyễn Hoặc”: của Nguyễn nam Châu, 2002). Ngài đã nhận làm chuyên viên soạn thảo các văn kiện của Công Đồng Vatican II, rồi Tổng Trưởng Bộ Tín Lý, trước khi được bầu cử lên làm Giáo Chủ Bênêditô XVI (04/19/2004). Chính Ngài đã chứng kiến sự tan rã, phá sản của thuyết Mác Xít, và sự sụp đổ của  nước Nga, các nước chư hầu Đông Âu  vì đã áp dụng chủ thuyết này. Rất may cho nhân loại là hầu hết những nước nghèo, tại Phi Châu, Nam Mỹ, Á châu, Ấn độ, Nam dương đã nhìn thấy những sai trái, và sớm xa lánh thuyết Mác Xít. Ngày nay, tuy một vài nơi còn  bám víu vào nó, nhưng bắt buộc phải thay đổi, biến chất,  để thích nghi với trào lưu tiến bộ của thế giới tự do, dân chủ, và để có thể được chấp nhận gia nhập nền Kinh tế Thị Trường Thế Giới (WTO).

 

b/ Trong hơn 20 năm làm Tổng Trưởng Bộ Tín Lý, và Cố Vấn thân tín của Đức Cố Giáo Chủ Gioan Phao Lô II , trong các vấn đề Giáo Lý, Luân Lý Xã hội..Ngài đã phải giải quyết hàng ngày những mâu thuẫn, tranh luận về các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, nghèo đói, bệnh tật của nhân loại. Do đó, trong Thông Điêp, Ngài đã mạnh mẽ cương quyết phi bác sự sai lầm của  thuyết MácXít, vật chất, vô thần chủ trương gạt bỏ Hoạt động Bác ái của Hội Thánh ra khỏi các cơ cấu Xã hội.  

                         

- Chủ trương Mác Xít cho rằng: Chỉ cần Cách mạng và tổ chức một Xã hội Công bằng, bằng cách tập thể hóa mọi phương tiện sản xuất, lập công xã, tập trung mọi quyền hành vào độc Đảng, dùng bạo lực đấu tố, gây căm thù, tạo ra giai cấp đấu tranh,.giết hại, cầm tù hàng triệu triệu nhân mạng, thì xã hội sẽ lập tức trở nên tốt đẹp, như ”thiên đàng sô viết”, chẳng cần gì những hoạt động Bác ái, từ thiện nữa , vì vừa vô ích, vừa “ru ngủ” quần chúng, lại cản trở bánh xe cách mạng.Theo sự phán xét của Vị Giáo Chủ Bênêditô: XVI, đó là “Ảo Tưởng, như Lịch Sử cận đại đã chứng minh. Trái ngược với những ước đoán của Các Mác, xã hội Mác Xít, không có Công Bằng Xã hội, nhưng lại tạo ra sự cách biệt lớn lao giữa  một giai cấp mới, người giầu có vì nắm hết mọi quyền hành, tham nhũng, hối lộ, và đại đa số quần chúng nghèo đói, mất tự do, mất Nhân Quyền, Nhân Phẩm.

                               

Đúng như câu Tục ngữ  đã mỉa mai: Được ăn được nói,  được gói đưa về”

                        

- Một Quốc gia, Dân chủ Tự do, trọng Pháp luật, Công Bằng Xã Hội và giầu có vào bậc nhất trên thế giới như Hoa kỳ…, vẫn cần hàng ngàn, vạn  các tổ chức Bác Ái Từ Thiện, Thiện Nguyện của các tư nhân và Đoàn thể Tôn giáo phụ giúp các Chính phủ khi xẩy ra những thiên tai bão lụt như bão Katrina, sóng thần tại Indonesia, Thái Lan.. Thế giới luôn cần đến Lòng Bác ái thương Người bị bỏ rơi như mắc bệnh phong cùi, HIV-AIDS, hoặc cứu vớt những em gái, phụ nữ xếp hàng như những món đồ vật cho người ta lựa chọn, mua đi bán lại kiếm lời.

 

c/ Giáo Huấn  Xã hội của Hội Thánh phân biệt hai phạm vi hoạt động, hai quyền hành, tuy vẩn liên quan với nhau. Hột Thánh Công Giáo tôn trọng quyền độc lập về chính trị, tự do xây dựng một Quốc gia Công Bằng. Nhưng Chính quyền cũng phải tôn trọng Tự Do Tôn Giáo của Hội Thánh. Sứ Mệnh của Hội Thánh là thanh luyện Lương Tâm Lương Tri của các nhà cầm quyền  để noi theo lý tưởng Bác ái, phục vụ Nhân Quyền, Nhân Phẩm của Con Người. Bởi vậy, trong việc tham gia vào các hoạt động chính trị, vai trò của người Tín Hữu Giáo Dân rất cần thiết, để làm trung gian giũa Hội Thánh và Chính Quyền. Ngày nay, nhiều vị giáo dân tài đức đã ý thức được nhiệm vụ của mình trong Hội Thánh, đã góp phần xây dựng xã hội theo Luật Công bằng và Bác ái, và tranh đấu chống những tội ác như phá thai, tham nhũng, buôn người, đàn áp tự do tôn giáo, bảo vệ Nhân Quyền. Người Tín Hữu Giáo Dân vừa là con số đông đảo, vừa có khả năng chuyên môn trong mọi sinh hoạt, nghề nghiệp, đặc biệt trong giới Truyền Thông, nên có nhiều cơ hội đem Chân Lý và Tin Mừng của Chúa Cứu Thế cho Nhân Loại.

 

(Xin Lưu Ý: Đón đọc tiếp bài  số 04 trong số Báo kỳ tới: “Thông Điệp CARITAS của Đúc Thánh Cha Bênêditô XVI”: Thiên Chúa = Tình Thương, Đạo Thiên Chúa =  Đạo Tình Thương)

 

Lm. Jos.Cao Phương Kỷ

 
VỀ MỤC LỤC

Tôi tin Chúa Thánh Thần.

 

Đấng thúc đẩy tôi xoá bỏ những thành kiến về người khác,

Đấng giúp tôi thay đổi những thói quen tập quán cố định ăn rễ sâu trong tôi,

Đấng hướng dẫn tôi biết phân biệt, không phải tất cả đều đồng dạng giống nhau,

Đấng gợi hứng gây phấn khởi sáng tạo cho trái tim, trí khôn tôi,

Đấng ngăn cản tôi làm điều gian tà, xúc phạm đến Chúa là Cha và đến anh chị em tôi,

Đấng củng cố thêm can đảm làm điều thiện hảo tốt lành phụng sự Thiên Chúa và tha nhân,

Đấng cất đi những buồn phiền sầu não trong tâm hồn tôi,

Đấng giúp tôi hiểu được tình yêu Thiên Chúa qua lời ngài,

Đấng chia sẻ với tôi, khi những cảm giác thấp kém yếu hèn trong cuộc sống đè nặng tâm hồn tôi,

Đấng củng cố thêm sức mạnh để tôi vượt qua những giờ phút đen tối đau khổ,

Đâng hằng đồng hành như người bạn bên cạnh cuộc đời tôi,

Đấng thấu hiểu thân phận cuộc sống làm người của tôi trên trần gian.

Lm. Karl Rahner SJ.

VỀ MỤC LỤC
Tôi tin Đức Chúa Thánh Thần

 

Khi tìm hiểu về một người hay một dân tộc đất nước nào đó, chúng ta thường tìm về nguồn gốc, tên tuổi, hình dạng, sự nghiệp hay những đặc điểm để nhận dạng. Còn khi tìm hiểu về Thiên Chúa, nhất là về Chúa Thánh Thần, ta căn cứ vào điểm gì để nhận diện Ngài ? Ai có thể phác hoạ về thân thế, hình dạng Ngài?

Ngài là đấng vô hình, nào ai có thể phác hoạ thân thế, hình dạng Ngài được! Lẽ tất nhiên không vì thế mà có thể nói: Ngài không có hay chỉ là do óc tưởng tượng của con người chúng ta vẽ ra.

Không kiếm ra hinh hài, gốc gác thân thế, sự nghiệp nhưng vẫn có thể căn cứ vào đặc điểm, vào thành tích, vào đấu vết việc làm để biết về một người. Điều này có khi còn diễn tả chính xác hơn về bản thân người đó hơn.

Tìm hiểu diễn tả về Chúa Thánh Thần điều này lại càng cần thiết và sát với thực tế hơn hết. Vì dấu vết của Ngài hiện diện khắp nơi, nơi tùng người, nơi công trình trong thiên nhiên vào mọi thời đại.

1. Thần Hứng.

Khi trong người cảm thấy khoan khoái nghĩ ra ý tưởng mới, tìm được giải đáp cho vấn đề suy nghĩ từ lâu, sáng chế ra chương trình viết Web site Internet. Khi xem, nghe được những câu nói đánh động gây chú ý, gây hứng khởi bừng rộn lên niềm vui, gợi suy nghĩ... tất cả những ý tưởng đó xuất hiện như làn gío tươi mát thổi đến. Ta cho là được gợi hứng từ trong tâm hhồn, từ trong trí khôn.

Hứng đó không phải tự nhiên từ khoảng chân không thổi đến, nhưng có chủ từ và túc từ cùng đối tượng. Túc từ là hứng mới, đối tượng là ta, nhưng chủ từ  là ai ?

1.1. Nhu cầu tinh thần.

Trong thế giới khoa học kỹ thuật, kỹ nghệ tân tiến ngày nay của Multimedia, của Internet, của lý luận, người ta sẽ không do dự trả lời: Trí óc con người, phát minh khoa học làm ra chứ còn ai vào đó nữa!

Câu trả lời ngắn gọn và gần như đánh đúng vào tầm hiểu biết của con người. Nhưng sao tâm hồn con người vẫn chưa cảm thấy bình an, vẫn chưa thoả mãn và vẫn còn thấy chưa đủ, vẫn còn thấy khuyết điểm thiếu xót... Chúng ta khao khát điều gì đó mang đến cho đời sống một ý nghĩa, nhân vị, giá trị và niềm vui. Và qua đó có thể phát triển những khả năng còn tiềm tàng trong mỗi con người. Đó là nhu cầu tinh thần, nhu cầu đời sống thiêng liêng của con người.

Saint  Exupery cách đây hơn nửa thế kỷ đã có nhận xét như sau về nhu cầu này của con người: ‘‘ hai tỷ người trên địa cầu chỉ còn biết tuân lệnh chú Ro-bô-tơ. Họ hiểu biết chú và ngày nào đó, họ sẽ trở thành như chú Rô-bô-tơ. Bây giờ chỉ còn vấn đề duy nhất làm sao khơi dậy đời sống tinh thần, đời sống thần linh. Đời sống này vượt trên mọi tư duy hiểu biết của lý trí. Chỉ đời sống này mới làm toả mãn con người được.‘‘

1.2. ‘‘ Catch the spirit!‘‘ Hãy bắt lấy thần hứng!

Catch the spirit! Câu này tôi đọc thấy trên áo T- Shirt ( áo thung) của một bạn trẻ đi ngoài đường. Câu này thật cool và gợi suy nghĩ: Phải chăng người viết câu này, và có thể cả người đang mặc chiếc áo với hàng chữ này, đang có suy nghĩ về đời sống tinh thần?  Và chúng ta có thể nắm bắt được thần hứng không?Không, tôi không tin có thể làm được việc này. Vì thần hứng làm gì có hình hài vuông tròn, mầu sắc đen trắng, xanh đỏ... hay có thân xác như con người hay một loài vật nào đó mà có thể nắm bắt giữ lại được.

Những gì xuất hiện trong tâm hồn, gợi hứng trong tâm trí như buồn vui, yêu ghét, giận dữ, phấn khởi hào hứng, ý tưởng mới lạ... Nào ai có thể nắm bắt giữ lại được, có chăng là cảm nghiệm được và diễn tả ra bằng lời nói, cử chỉ thái độ hoặc chữ viết thôi. Ai cũng có kinh nghiệm về tình yêu cha mẹ, tình yêu vợ chồng con cái, tình yêu quê hương đất nước. Tình yêu chỉ có thể cảm thấy thôi và không thể chiếm đoạt được như một đồ vật. Vì tình yêu vô hình.

Cũng như không khí có đó và cần cho thiết cho sự sống. Không có không khí, sự sống sẽ tàn lụi và biến mất. Nhưng không khí lại vô hình vô sắc, vô thanh và luân chuyển không ngừng, nên cũng không thể bắt giữ lại được.

Ong Nicodemo hỏi Chúa Giê su về Chúa Thánh Thần, ngài trả lời: Gió muốn thổi đâu thì thổi; khi gió thổi ta có thể nghe tiếng gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và đi về đâu. Thần linh Thiên Chúa cũng vậy. Ngài ở trong nhưng ai sinh ra bởi Ngài. ( Gioan 3,8) 

1.3. Chủ từ của thần hứng.

Nhà thần học Karl Rahner khi suy niệm về chủ từ của thần hứng, đã viết lại những dòng như sau: Kinh nhgiệm về thần hứng, về tự do về ân đức mỗi người đều có tuỳ theo hoàn cảnh đời sống cá nhân của họ:

- Khi nhận lãnh trách nhiệm và chu toàn tới nơi tới chốn. Và cả khi làm việc mà không nhìn thấy kết qủa.

- Khi cảm thấy sự thong dong tự do của mình không bị giới hạn.

- Khi phải chấp nhận trong giờ phút đen tối sợ hãi như bước khởi đầu cho một giai đoạn được chúc phúc, mặc dù không hiểu nổi sự việc đã, đang và sẽ đến.

- Khi bình thản chấp nhận thất vọng trong đời sống hằng ngày xảy đến, dù phải chịu đựng tới cùng sức.

- Khi kiên nhẫn cầu nguyện trong thinh lặng, trong u tối. Vì tin rằng thế nào cũng được nhận lời, mặc dù không có dấu hiệu thấy hiệu quả của lời cầu xin kêu khấn.

- khi chấp nhận từ bỏ không có điều kiện gì. Vì tin rằng chính sự từ bỏ mang lại chiến thắng thật sự cho đời sống.

- Khi trong cuộc sống hằng ngày binh thản và sẵn sàng chấp nhận sự chết xảy đến.

- Và còn rất nhiều cảnh huống trong đời sống mỗi người...

Tất cả những điều đó là An đức của Thiên Chúa. An đức này người Kitô hữu chúng ta gọi là Đức Chúa Thánh Thần.

(K. Rahner trong Pfíngten entgegengehen, Freiburg, Basel, Wien 1986, tr. 86.)

2. ‘‘ Dominum et vivicantem –  Là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống.‘‘

Mỗi khi đọc kinh tin kính, chúng ta tuyên xưng Đức Chúa Thánh Thần là Thiên Chúa và là Đấng ban sự sống. Sự sống phát xuất từ Ngài và Ngài là sự sống.

Trong chương khởi đầu sách Sáng Thế ( 1, 1 - 2,4a) thuật lại công trình sáng tạo trời đất, tác gỉa diễn tả Thần linh Thiên Chúa bay lượn trên mặt nước trong cảnh u minh hỗn mang. Thiên Chúa sau khi đã tạo dựng con người từ bụi đất hà hơi vào họ và họ liền có sự sống. Thần linh Thiên Chúa là hơi thở phát sinh ra sự sống.

2.1. Sự sống do đâu ?

Nhiều cái, nhiều sự trong đời sống chúng ta có thể hay phải làm ra. Nhưng sự sống con người ngay từ khởi đầu là do được tiếp nhận, chứ không do làm hay chế tạo ra. Người mẹ không chế hay làm ra đứa con. Nhưng người mẹ đón nhận sự sống đứa con của mình. Người ta đã hay sẽ còn khảo nghiệm để khám phá ra mầm sự sống trong quá trình thụ thai sinh con nơi bà mẹ. Nhưng cho tới bây giờ cũng chỉ biết được những khía cạnh ngoại vi bên lề giữa tình yêu và sự sống, giữa sự sống và tình yêu, giữa sự hoà nhập của yếu tố sinh lý, yếu tố hoá học... còn chính sự sống trước sau vẫn là điều mầu nhiệm chưa khám phá ra.

Sự sống không do tự phát xuất ra và cũng không do chúng ta làm ra. Sự sống là ân đức, là quà tặng đến với và cho chúng ta. Chúng ta được quyền đón nhận sự sống và là người đón nhận sự sống.

2.2. Kinh nghiệm trong đời sống.

Không ai làm ra sự sống. Nhưng chúng ta có kinh nghiệm nhiều ít, thành công hay thất bại, buồn hay vui, sung sướng hay đau khổ trong đời sống. Kinh nghiệm chúng ta thu lượm được trong đời sống. Chúng ta cũng không thể chế ra kinh nghiệm được. Và mỗi người có kinh nghiệm về đời sống khác nhau, dù cùng cảnh ngộ, cùng điều kiện vật lý... Kinh nghiệm chúng ta trải qua trong đời sống cũng là ân đức từ trời ban cho.

Một người kể cho tôi nghe ngày sinh nhật thứ hai trong đời ông ( không phải sinh nhật lúc hai tuổi!). Tôi ngạc nhiên hỏi lại: tại sao lại có tới hai ngày sinh nhật ? Ong hân hoan thuật lại biến cố đó. Số là cách đây hai năm, đang trong bữa tiệc mừng con trai út người bạn mới thi đậu ra trường, bỗng dưng ông ngã lăn đùng ra giữa nhà nằm bất tỉnh... Người ta đưa ông vào nhà thương cấp cứu. Sau hai ngày ông sống tỉnh dậy và sống khoẻ mạnh trở lại. Ong cho là đã được tái sinh lại lần thứ hai. Vì thế ông có hai ngày sinh nhật: ngày mở mắt chào đời khi xưa cách đây hơn năm mươi nhăm năm, và ngày sống trở lại sau hai ngày trong hôn mê bất tỉnh, như được tái sinh!

Còn nỗi vui mừng nào lớn hơn niềm vui được sống trở lại khỏe mạnh với mọi người! Ong không chế ra sự sống ngày tái sinh này. Nhưng ông đã đón nhận nó như món quà, như ân đức từ trời cao.

Nhà nghệ thuật, nhà nghiên cứu sau năm tháng miệt mài suy nghĩ, bỗng dưng trong tâm trí bừng lên ý tưởng mới. Thế là họ cặm cụi ghi chép lại và phát triển ra những bức họa, những bản nhạc hoà tấu, những cuốn sách, những công trình phát minh sáng chế noi tiếng để đời cho hậu thế. Ý tưởng mới bừng lên trong tâm trí cũng không do họ tự chế tạo ra, nhưng do được gợi hứng ban cho.

2.3. Sự sống cho con người, nhưng...

Chúng ta đón nhận sự sống, thu lượm kinh nghiệm trong đời sống, hoạch định cách sống hôm nay và ngày mai. Nhưng chúng ta không thể thu ngắn, kéo dài hay bằng cách nào đó biến đổi sự sống theo ý muốn mình được. Chúng ta không là chủ sự sống và không thể nắm giữ sự sống lại được. Quá trình sinh lão bệnh tử nói cho chúng ta điều đó. Và nào đã có ai là con người thoát khỏi quá trình này đâu?

Sự sống được ban cho và sự sống có ngày được thu hồi về bởi Đấng là chủ là nguồn sự sống.

Đó đây ngườ ta thường nói: Đời sống mỗi ngày mỗi khó khăn. Cuộc sống không còn đơn giản như xưa nữa. Điều kiện sống càng ngày càng phức tạp và tạo ra nhiều vấn đề...!

Con người chúng ta đón nhận sự sống và có bổn phận duy trì, xây dựng phát triển sự sống cho mình, cho gia đình, cho xã hội đất nước. Đó là điều quan trọng, nhưng đó chưa phải là tất cả. Qua việc làm, qua hoạch định hay qua những công trình đã xây dựng, chúng ta mới chỉ đạt được điều kiện, cách thế khắc phục những khó khăn trở ngại trong đời sống, cách xây dựng sự sống. Còn chính sự sống chúng ta không thể làm chế ra được 

Sự sống là ân đức là quà tặng và có giá trị cao qúi tuyệt đối hơn mọi công trình việc làm của con người. Vì sự sống được ban cho, chứ không do chế tạo làm ra. Con người có bổn phận kính trọng, gìn giữ bảo vệ sự sống.

Thần Linh Thiên Chúa là sự sống và là Đấng ban sự sống.

2.4. Sưc sống thần linh ( Tin mừng Thánh Gioan 20,19-23)

Mọi sinh vật đều cần không khí để thở, để sống và phát triển. Không có không khí trong vòng ba phút trí não con người không thể suy nghĩ được, cơ thể trở nên trì trệ và có thể bị ngất xỉu. Buồng phổi cần không khí như bao tử cần cơm bánh, rau cỏ nước uống cho cơ thể. Không khí cần cho con người, cho xúc vật cho cây cối hoa quả mùa màng phát triển.

Không khí là của châu báu Trời ban cho địa cầu. Con người cần không khí để sống. và trong không khí chúng ta cảm thấy có cái gì khó diễn tả bằng lời nói hay bằng hình ảnh cụ thể. Điều khó diễn tả đó chính là sức sống. Sức sống tựa như làn gió, như cơn giông bão thổi vào con người khiến họ trở nên sinh động mạnh dạn hoạt bát.

Các Môn sinh Chúa Giê su ngày xưa, sau khi Thầy Giê su bị kết án tử hình treo trên thập giá, sống trong lo âu sợ hãi, sống co ro trong nhà, khoá cửa chặt chẽ. Các ông sống như người thiếu không khí, thiếu sức sống. Vì thế tinh thần xuống dốc, bị giảm thiểu hầu như gần tàn lụi. Nhưng bỗng nhiên Chúa Giê su hiện ra giữa các ông. Ngài mang không khí, sức sống niềm vui, niềm hy vọng đến cho họ. Có sức sống các ông trở thành người khỏe mạnh, họat bát tung cửa đi ra chung sống với đời, làm nhân chứng cho Thầy mình.

Sức sống Thần linh Thiên Chúa đổi mới tâm hồn các ông.

Lm. Nguyễn ngọc Long

VỀ MỤC LỤC
Con người là gì đối với Thiên Chúa ?

 

Con người là chi, mà Chúa cần nhớ đến,

Phàm nhân là gì, mà Chúa phải bận tâm ?

(Thánh Vịnh 8,5)

Lời nói đầu

Ta đọc trong kinh cầu Tên ĐCG : « Chúa Giê-su là ánh sáng Đức Chúa Cha ». Anh sáng đó soi cho ta bỏ được cái nhìn trần tục, đầy những  « tham, sân, si » – nói theo kiểu nhà Phật  – làm cho ta nhìn  người khác một cách vụ lợi, ghen ghét và ngu si.  Không phải là vì người ta không biết yêu thương nhau, nhưng có yêu thương thì thường cũng chỉ hạn hẹp vào người trong gia đình, hay là người đồng đạo, ít khi thật có lòng quảng đại mở rộng ra với những người không quen biết. Hơn nữa vì phải cạnh tranh sinh tồn, cho nên quen nghi ngờ người khác, thậm chí nhiều khi còn gán cho người khác những mưu mô ám muội, những ẩn ý độc ác, rồi cứ theo thiên kiến như thế mà cư xử, chứ không muốn nghe ngưòi khác phân trần, và ít khi tìm hiểu thị phi một các khách quan. Từ đó thường sinh ra ghen ghét, xuyên tạc lời nói và công kích công việc người khác làm, cho rằng là do ác tâm.

Anh sáng của Chúa soi cho ta để học cho biết nhìn người khác theo quan điểm của Chúa, theo như vận mệnh tốt lành mà Chúa muốn cho mọi người đạt tới. Thiên Chúa của chúng ta không phải như người ta quen quan niệm về các thần linh : hoặc là vô tình, hoặc là đùa bỡn với số phận mong manh của con người, thậm chí còn ghen tương khi thấy con người được tốt được hay (Truyện Kiều, câu  6 : « Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen »). Trong sách Sáng Thế  ta thấy ngay từ đầu Chúa đã chúc phúc lành (1) cho mọi người. Chúa muốn chúng ta bắt chước Người như thế, vì Người cho mặt trời mọc lên và cho mưa rơi xuống cho tất cả chúng sinh, cho người thiện cũng như người ác (Mát-thêu 6, 43-48). Các giới luật của Chúa tóm lại chỉ là hai giới luật là mến Chúa yêu người, và hai giới luật này tựu chung cũng chỉ là một giới luật duy nhất. Cho nên khi Chúa Giê-su nói về cuộc phán xét chung, thì thực ra ta thấy chỉ xét về cách cư xử của ta với người khác mà thôi (Mt 25, 31-46).

Nhưng ánh sáng đó không phải là từ một nơi xa xăm nào ở bên ngoài soi vào cho ta thấy rõ hơn các sự việc trong thế giới. Anh sáng đó chính là từ cuộc đời của Đức Giê-su, cuộc đời của một người có tư cách, có nhân cách, đáng làm cho người chung quanh để ý và muốn bắt chước. Người ta nhận ra tư cách của Người trước khi nhận ra là nếp sống của Người phản ảnh một cái gì đặc biệt, khác thường.  Vì nhận ra cách cư xử của Chúa Giê-su, như ta thấy trong Phúc-âm, phản ảnh thái độ của Thiên Chúa đối với loài người ta, cho nên ta gọi Người là ánh sáng Đức Chúa Cha, là gương mọi nhân đức. Đó là thái độ tôn trọng người khác :

* Người coi người khác là tốt đẹp, và sẽ còn tốt đẹp hơn cái hình ảnh do thiên kiến người đời vẽ ra, hơn cái định mệnh do hành động trong quá khứ gây nên.

* Gặp ai thì Người coi người ấy, cho dù có tội lỗi đến đâu, cũng vẫn còn có nhiều khả năng, nhiều hi vọng cải thiện.

* Người còn khám phá ra trong người ấy những điểm tốt mà không ai ngờ. Vì lẽ rằng Người nhìn người ấy theo như  quan điểm của Chúa Cha, theo như cái vận mệnh mà Chúa Cha muốn cho người ấy đạt tới.

Sau đây xin đề nghị một  ít đoạn văn trong Phúc âm, mà ta nên suy gẫm để hiểu rõ thái độ của Chúa Giê-su, và dự định của Thiên Chúa về vận mệnh của con người. Vì : « Thật vậy, tư  tưởng của Ta không phải là tư  tưởng của các ngươi, và đường lối các ngươi không phải là đường lối của Ta – đó là sấm ngôn của Đức Chúa » (I-sai-a 55, 8).

Mấy lời đáng suy gẫm

Khi gặp người đàn bà ngoại đạo ở giếng nước (Gio-an 4, 5-30), Người không nói: Mụ này nhẹ dạ, không đứng đắn, lại sống trong xã hội đồi tệ, thiếu đạo đức. Trái lại, Ngài xin bà ấy cho uống nước và khơi mào nói truyện đứng đắn về đạo giáo.

Khi nói về một người người kỹ nữ  (Lu-ca 7, 36-50) , Người tuyên bố rằng những người như thế có nhiều may mắn được vào nước trời hơn là những người giầu có, thông thái và làm nhiều việc đạo đức. Trong trường hợp tương tự, Người nói vói các vị thượng tế và kỳ mục : « Tôi bảo thật các ông : những người thu thuế và những cô gái điếm vào Nước Chúa trước các ông … » (Mt 21, 31).

Khi phải xét xử một người đàn bà ngoại tình bị bắt quả tang (Gio-an 8, 1-11) – ta chỉ lạ một điều là không thấy nói gì về người đàn ông tòng phạm ! – Người bảo người đứng xem chung quanh : « Ai trong các ông sạch tội thì cứ việc lấy đá mà ném trước đi », rồi nói với người đàn bà ấy : « Tôi không lên án chị đâu.  Thôi chị cứ về đi và từ nay đừng phạm tội nữa ».

Khi người đàn bà bị băng huyết chạm vào tua áo của Người để mong được lành mạnh, thì Người không nói rằng bà này bị loạn trí, trái lại Người nghe bà ấy phân trần và nói mấy lời yên ủi, rồi chữa cho lành (Mt 9, 20-22).

Khi thấy một bà góa nghèo bỏ hai đồng tiền nhỏ vào hòm dâng cúng trong đền thánh, thì Người bảo đó là cử chỉ thật có giá trị và nên bắt chước (Mc 12, 41-44).

Đứng trước một người mù từ thuở mới sinh, Người không bảo đó là tại tội người ấy hay là tại tội cha mẹ, nhưng Người tỏ ra rằng người ấy được Thiên Chúa yêu thương và cứu chữa ( Ga    9, 1-41).

Khi người ta dẫn trẻ em đến, Người không bảo đó chỉ là tụi con nít, tụi trẻ ranh, nhưng Người bảo phải để cho chúng đến với Người, và Người chúc lành cho chúng rồi nói : « Nước trời thuộc về những ai giống như chúng » (Mt 19, 13-15, và 18, 1-7).

Trong ba dụ ngôn về lòng thương xót của Thiên Chúa (Lc 15, 1-32), Người nói là khi có một người tội tỗi ăn năn sám hối thì trên trời vui mừng hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần phải sám hối ăn năn (Lc 15, 7). Rồi khi người con phung phí trở về thì người cha ra đón, làm tiệc ăn mừng, mà không trách móc, hạch tội, hay là bắt đền gì cả (Lc 15, 11-32).

Trông thấy ông Da-kêu, Người không nói : Cái ông này là một công chức nịnh trên nạt dưới, bóc lột dân chúng , nhưng Người tự mời đến chơi nhà ông ấy và nói nhà này được ơn cứu độ (Lc 19, 1-10).

Gặp người đại đội trưởng trong quân đội Rôma, Người không nói : người này chỉ là quân xâm lăng, nhưng Người nói : « Tôi không thấy một người Israel nào có lòng tin như thế (Mt 8, 5-13).  

Gặp ông Nicôđêmô, Người không nói : Ong này chỉ là hạng trí thức suông, nhưng Ngài chỉ lối cho ông ấy được sống một đời mới từ trên ban xuống (Ga 3,1-8).

Gặp lai Giu-đa trong vườn, Người không nói : Đồ phản phúc !  Nhưng đã hôn mặt chào hỏi và gọi Giu-đa là bạn ( Mt 26, 48-50).

Trên thập tự giá Người nói với người gian phi cùng bị tử hình : « Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ ở với tôi trên Thiên Đàng » ( Lc 23, 43).

Cũng trên thập tự giá, Người không nói : Hêrôđê chỉ là một ông vua bù nhìn, Philatô là một quan tổng trấn lưu manh, các thầy thượng tế là quan tòa gian ác, đám dân hò hét xin đóng đanh chỉ là mê muội, bọn lính là những người tàn ác. Trái lại, ngài thưa với Chúa Cha : « Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm » (Lc 23, 34).

Gặp lại Phêrô, Ngài không nhắc lại là ông này đã huêng hoang nói thánh nói tướng, nhưng chỉ hỏi rằng : « Anh có mến  Thầy hơn các anh em này không ? » (Ga 21, 15-17).

Nói tóm tắt

Chúa Giê-su tôn trọng và quí mến mọi người, Ngài không bao giờ nói : Người này hay người kia, nhóm này hay nhóm kia, hoàn toàn là xấu, không có gì là tốt cả, vì người ta ai cũng là hình ảnh Thiên Chúa và được Thiên Chúa yêu thương.

Thật như ta đọc trong Kinh Cầu : « Chúa Giê-su yêu mến chúng tôi » và « Chúa Giê-su là gương mọi nhân đức ».

Gs. Antôn Trần Văn Toàn    

(Viết rộng ra theo bài suy gẫm của cố Hồng-y Albert DECOURTRAI, TGM  Lyon)

« Chúc lành », hay là « ban phép lành », là dịch chữ La-tinh « bene-dicere » (Pháp :  « bénir »), có nghĩa gốc là « nói lên cái tốt » về người này hay người khác.

VỀ MỤC LỤC
XIN HÃY YÊU CHÍNH MÌNH

 

Anh Hai thân mến,

Anh nói đúng, người đời không ai tự chê mình bao giờ. Nhưng người ta luôn luôn hối hận những việc đã làm. Người ta luôn luôn luyến tiếc quá khứ, khổ tâm vì mình đã làm chuyện này chuyện nọ ... Cái quá khứ cứ vướng vất mãi, không phai mờ. Đáng lẽ tôi phải làm điều này, phải làm điều nọ ... ân hận, lo lắng quá nhiều.

Đó là cái khổ của con người. Em không muốn nói khi mình tự khen mình, là mình phải tự cao tự đại, mình là nhất. Đây chỉ là cách nói thôi. Thực sự mà nói, nếu một người khen anh, họ đâu có thêm gì cho anh. Nếu chê anh, họ cũng đâu có làm mất gì của anh. Chỉ có chính mình làm mất đi con người của mình thôi. Em không nói đến những người bạn tốt, góp ý kiến xây dựng với mình và giúp mình tiến bộ, sửa đổi.

Theo tâm lý, con người có ý thức và tiềm thức. Tiềm thức rất quan trọng. Nó làm việc không ngừng ngay cả khi mình ngủ. Tất cả những tư tưởng (giống như vật liệu xây cất) ý thức cảm nghiệm, chọn lựa và chấp nhận, tiềm thức sẽ làm việc với những cái đó để xây lên những căn nhà, những dinh thự ... Căn nhà đó, dinh thự đó tốt hay xấu là do những vật liệu xây cất tốt hay xấu mà ý thức đã chọn lựa. Con người mình trở nên tốt hay xấu đều do chính mình tạo nên. Nếu mình luôn chọn lựa, đón nhận và lập đi lập lại cho chính mình những tư tưởng tốt, tư tưởng lạc quan yêu đời thì mình sẽ trở thành con người tốt, lạc quan yêu đời. Ghét của nào Trời trao của đó. Cha ông mình nói không sai. Những tư tưởng nào mình để trong đầu óc, con người mình sẽ trở nên như vậy. Người ta nói tư tưởng của mình hôm nay sẽ tạo nên con người của mình. Quả không sai.

Bởi vậy, phải quên đi quá khứ. Quá khứ là cái gì đã qua. Phải sống cho hiện tại và tương lai. Dĩ nhiên phải nhờ quá khứ, mình mới có kinh nghiệm. Do đó, thưa anh, sáng ra ngay khi ngủ dậy, em tự tặng cho mình một nụ cười thật tươi, nghĩ đến những gì vui nhất, hạnh phúc nhất trong đời mình, nghĩ đến những người thân thương của mình.

Tại sao mình có thể tha thứ cho người khác mà mình lại không thể tha thứ lỗi lầm cho chính mình. Chúa dậy chỉ có một điều quan trọng là mến Chúa và thương yêu anh em như chính bản thân mình. Mình không thương yêu mình thì làm sao biết yêu anh em như bản thân mình. Không thương chính mình thì cũng đâu có mến Chúa, vì con người đã trở nên một với Chúa. Mến Chúa và yêu người chỉ là một (xem Mt 22 :37-39). Người đang yêu, là người tự do, không gì ngăn cản được họ. Người đang yêu là người cho tất cả để có tất cả, vì họ có chính Chúa là tình yêu và là tất cả.

Cuộc đời của mình là một cái gương soi. Nếu anh cho nó nụ cười thì nó cười với anh, nếu anh khóc nó cũng khóc với anh, nếu anh giận dỗi, oán hờn, ganh ghét, nó cũng giận dỗi, oán hờn, ganh ghét trước hết với chính anh và sau đó với người chung quanh. Em viết lung tung, triết lý lẩm cẩm, anh chịu khó đọc nhé. Thư đã dài, hẹn anh thư sau. Chúc anh luôn vui vẻ, khỏe mạnh.

Lm Giuse Ngô Văn Thích, OP.

VỀ MỤC LỤC

BÍ TÍCH THÊM SỨC: NHẬN LÃNH THẦN KHÍ

 

Có vậy, đức tin của anh em mới không dựa vào lẽ khôn ngoan người phàm, nhưng dựa vào quyền năng Thiên Chúa. Tuy nhiên, như đã chép:

            "Điều mắt chẳng  hề thấy, tai chẳng  hề nghe,

            lòng người không  hề nghĩ tới,

            đó lại là điều Thiên Chúa dọn sẵn

            cho những ai yêu mến Người."

Còn chúng ta, chúng  ta đã được Thiên Chúa mặc khải cho, nhờ Thần Khí... để nhận biết những ân huệ Thiên Chúa đã ban cho chúng  ta.

                                                                                                - 1 Cr 2,5.9.10.12

Cách đây mấy năm, các nhà khảo cổ học đã khám phá ngôi mộ của một xác ướp có niên đại hơn 2.500 năm. Khi mở ra, họ tìm thấy một vài hạt giống đã được chôn theo xác ướp. Lúc được đưa ra ngoài trời, các hạt giống này, đã ngủ yên hơn hai thiên niên kỷ, lại bắt đầu nẩy mầm và lớn lên.

Bạn có nhớ ngày mình nhận phép Thêm sức không ? Có thể bạn đã nhận bí tích này nhiều năm rồi, và bạn chỉ còn nhớ lơ mơ thôi. Mặc dù bạn không  nhớ phép Thêm sức như một biến cố có ý nghĩa đặc biệt, tuy nhiên bạn đã gặp gỡ Đức Ki-tô và đã lãnh nhận Chúa Thánh Thần một cách rất đặc biệt. Những  hiệu quả của cuộc gặp gỡ này và tác động của Chúa Thánh Thần, y như các hạt giống bên Ai Cập, có thể ngủ yên một thời gian dài trước khi khai hoa nở nhuỵ trong cuộc đời bạn.

Có lẽ tên gọi hay nhất của Chúa Thánh Thần là Đấng Quyền Năng. Thần Khí có quyền năng  làm cho bạn gặp gỡ Thiên Chúa và tha nhân. Những cuộc gặp gỡ yêu thương mà cả đời bạn nhắm đến - những  cuộc gặp gỡ ta-với-ta, đằm thắm, một cách nào đó có tính độc quyền tay đôi, và rồi tràn ra thành tình yêu đối với những người khác. Thần Khí chuyên trợ giúp làm cho các cuộc gặp gỡ kỳ diệu này xảy ra trong cuộc đời bạn.

Truyền thống Ki-tô giáo gọi các tác động này là các Ơn Chúa Thánh Thần: ơn Hiểu biết, ơn Thấu hiểu, ơn Đạo đức, ơn Khôn ngoan, ơn Soi sáng, ơn Sức mạnh, ơn Kính sợ Thiên Chúa. Bảy ơn Chúa Thánh Thần này, được nhận lãnh trong phép Thêm sức, đã là một phần của cuộc sống bạn dù bạn có lưu tâm để ý hay không. Phần còn lại của chương này sẽ mô tả những cách thức các ơn ấy hoạt động trong đời bạn.

Ơn Hiểu biết đưa bạn tiếp xúc với vũ trụ trong sự hiểu biết sâu xa nhất. Bạn có khả năng nhìn vào thiên nhiên và thấy Thiên Chúa. Trước hết bạn thấy vẻ đẹp tự thân của các sự vật trong thiên nhiên, không quy chiếu với Thiên Chúa là Đấng  đã dựng nên chúng. Khi bạn bắt đầu thấy chúng như những ân huệ do Chúa ban cho - những dấu chỉ hữu hình của một tình yêu vô hình - thiên nhiên có thể xoay bạn sang một chiều hướng mới. Cả một chiều kích mới của tạo vật mở ra cho bạn, và bạn không chỉ nhận ra nét đẹp của nó mà còn nhận ra chính nguồn mạch mọi sự kỳ diệu của nó - là cánh tay hào phóng của Thiên Chúa.

Ơn Thấu hiểu giúp bạn hiểu Thiên Chúa một cách biệt vị và đầy ý nghĩa. Ngay từ hồi còn bé bạn đã tích luỹ thông tin tôn giáo về Thiên Chúa, về Đức Ki-tô và về Giáo Hội. Đột nhiên thông tin tôn giáo này mang một ý nghĩa thâm sâu hơn. Nhờ Thần Khí, toàn bộ thông tin ấy quy tụ lại. Còn hơn cả việc hiểu bằng trí óc, bạn kinh nghiệm Thiên Chúa. Điều này có thể xảy ra lúc bạn đang cầu nguyện, đang đọc, đang nghe, hoặc đang làm bất cứ việc gì đó, và nó có thể xảy ra vào bất cứ thời kỳ nào trong cuộc đời bạn. Một số hạt giống chậm đâm chồi nẩy lộc hơn một số khác. Trong  bất cứ trường  hợp nào, Thần Khí luôn mang lại ơn mà truyền thống gọi là ơn Thấu hiểu này.

Thầy còn nhiều điều phải nói với anh em. Nhưng bây giờ, anh em không có sức chịu nổi. Khi nào Thần Khí sự thật đến, Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn... Các điều đó, Thầy đã nói với anh em, đang khi còn ở với anh em. Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần, Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng  đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thấy đã nói với anh em.

- Ga 16,12.13; 14,25

Một ơn khác giúp bạn đạt tới những mức độ còn cao hơn nữa trong tình thân mật với Thiên Chúa và tha nhân, gọi là ơn Đạo đức. Người ta thường hiểu sai chữ này và một số người tỏ ra chán ngấy, kỳ thực nó đại diện cho một điều rất đẹp. Đạo đức không có nghĩa là đi loanh quanh với một khuôn mặt mộ đạo dùng để làm mẫu cho các bức ảnh thánh. Đúng hơn là như thế này : nhờ cuộc gặp gỡ giữa bạn và Thần Khí, một kinh nghiệm mới về cầu nguyện được mở ra. Cầu nguyện trở nên bớt mang tính nghi lễ đi và mang tính gặp gỡ cá nhân nhiều hơn. Bạn thấy mình muốn cầu nguyện. Kinh nguyện của bạn trở nên vô giới hạn, mở ra cho những kinh nghiệm mới. Bạn thấy mình cởi mở hơn đối với tác động của Thần Khí, và do đó Thần Khí cầu nguyện qua bạn. Bạn trở nên cởi mở với nhiều hình thức cầu nguyện khác nhau.

Không  phải cầu nguyện lúc nào cũng  vui vẻ đâu. Có thể phân nửa hành động yêu thương trong thế giới này đã được làm mà không hưởng được những cảm xúc nồng ấm. Thường thì tâm trạng chỉ ở đâu đâu thôi. Khi các bậc cha mẹ lăn ra khỏi giường từ sáng sớm để bắt đầu thêm một ngày lo toan nữa, họ đang biểu hiện tình yêu đối với gia đình và đối với nhau đấy. Việc cầu nguyện cũng thế. Kinh nguyện lý tưởng phải luôn là một kinh nghiệm sâu xa và xúc động, nhưng lắm lúc không phải vậy. Tuy nhiên, ngay cả khi tâm trạng  chỉ ở đâu đâu thôi, thì nhờ Thần Khí, bạn vẫn có một ước muốn nội tại ; bạn thực sự muốn cầu nguyện, cho dù bạn không cảm thấy mình muốn điều đó.

Cầu nguyện có thể là một cuộc gặp gỡ không  chỉ với Thiên Chúa mà còn với người mà bạn yêu thương nữa. Thường thường khi người ta nói với ai rằng họ sẽ cầu nguyện cho người ấy, họ có ý nói tương tự như sau : "Tôi sẽ gởi điện tín lên trời thay cho bạn." Vậy là tốt lắm, nhưng còn có thể có một kinh nghiệm sâu xa hơn nữa. Thần Khí giúp bạn thấy rằng cầu nguyện không chỉ là một sự chuyển cầu cho người khác, mà còn là một cuộc gặp gỡ với người đó.

Khi bạn cầu nguyện với một người, cuộc hội ngộ này còn hơn cả việc cả hai người cùng có mặt tại một nơi để gởi các bức điện tín thay cho nhau. Nếu bạn mở lòng ra, Thần Khí có thể mang lại một cuộc gặp gỡ giữa bạn và người đang cùng cầu nguyện với bạn.

Khía cạnh gặp gỡ này của việc cầu nguyện không chỉ áp dụng  cho những người đang  cầu nguyện cùng lúc cùng chỗ mà thôi. Bạn có thể ở cách xa hàng dặm hoặc ở tận bên kia trái đất. Bạn và người khác có thể cầu nguyện vào những lúc khác nhau. Thần Khí không bị giới hạn bởi không  gian và thời gian và Ngài có thể mang lại một cuộc gặp gỡ thân mật. Thần Khí có thể làm cho các bạn hiện diện trước mặt nhau ở một mức độ thâm trầm nhất.

Kể từ bây giờ, khi khoảng cách và thời gian ngăn cách bạn với một người nào đó, bạn hãy đồng  ý không  chỉ cầu nguyện cho nhau, nhưng còn gặp nhau qua kinh nguyện nữa. Hãy nói với nhau rằng : "Chúng  ta hãy gặp nhau trong kinh nguyện."

Ơn Khôn ngoan là một ơn mà nhờ đó Thần Khí làm cho bạn gặp được chính Chúa. Cái tên gọi truyền thống, là ơn Khôn ngoan, không ăn nhập gì đến chuyện thông minh cả. Đúng hơn, ơn Khôn ngoan khiến ta có thể có kinh nghiệm thân tình với Thiên Chúa.

Sự khác biệt này cũng  giống như chuyện nghe nói về một xuất diễn và đi xem nó vậy. Bạn có thể cầm một tờ nhật báo lên và biết được đài sắp phát đi chương  trình truyền hình nào. Mặc dầu bạn biết chương trình ấy, bạn chưa từng thật sự kinh qua nó ; phải đợi đến chiều đã. Tương tự như thế, bạn có thể nghe nói về Thiên Chúa, học hỏi về Thiên Chúa, và, ở một mức độ nào đó, hiểu biết về Thiên Chúa, mà chẳng hề thật sự kinh nghiệm Thiên Chúa. Chúa Thánh Thần sẽ mang lại một cuộc gặp gỡ thân tình với Thiên Chúa, nếu bạn cầu xin Ngài.

Lạy Chúa, xin hãy tỏ mình ra cho con. Ngài thật sự ra sao ? Xin Thiên Chúa đích thực hãy đứng lên ? Những tư tưởng, cảm giác, kinh nghiệm của Ngài ra sao ? Ngài nghĩ về mình như thế nào ? Ngài có thái độ gì với chính mình ? Triết gia bảo con rằng Ngài là nguồn chân, thiện, mỹ, tình yêu và sự sống. Lời tuyên bố đó chẳng có nghĩa gì với con cả. Con muốn kinh nghiệm chân, thiện, mỹ, tình yêu và sự sống của Ngài. Lạy Chúa, xin hãy tỏ mình ra cho con, và xin hãy tiếp tục tỏ mình ra nữa.

Khi bạn lãnh nhận ơn Khôn ngoan từ Thần Khí, kinh nguyện của bạn sẽ được đáp lại và bạn biết điều đó.

Các ơn Hiểu biết, Thấu hiểu, Đạo đức và Khôn ngoan làm cho ta có thể gặp gỡ Thiên Chúa ở mức độ càng lúc càng thâm tình hơn. Tuy nhiên Thần Khí không dừng ở đó. Trong  kế hoạch của Thiên Chúa, cuộc gặp gỡ của bạn với Ngài được hướng tới hành động. Tình yêu đích thực giữa hai người, chẳng những không bó hẹp thế giới của họ, mà còn giúp họ vượt ra ngoài mối quan hệ của họ để đến với những người khác.

Một mối quan hệ thì cũng  giống như một hòn sỏi, được thả vào trong  hồ nước, làm gợn lên những vòng sóng nước tỏa lan. Thần Khí giúp bạn gặp Thiên Chúa bằng  cách giúp bạn cũng đi ra khỏi mình để đến với tha nhân. Thần Khí làm điều này qua các ơn mà truyền thống đặt tên là ơn Soi sáng, ơn Sức mạnh, và ơn Kính sợ Thiên Chúa.

Ơn Soi sáng giúp bạn nhận định các nẻo đường  dẫn đến Thiên Chúa. Ai là chuyên gia sống động thành thạo nhất về bạn ? Chính bạn ư ? Không đâu. Bạn có thể cố gắng vất vả, nhưng  bạn sẽ luôn luôn là nhân vật số hai. Nhân vật số một là Thần Khí của Đức Ki-tô. Ngài biết bạn - con tim bạn, những  khát vọng của bạn - hơn là bạn biết mình. Chính điều đó khiến Ngài là một vị cố vấn tốt lành.

Chúa Thánh Thần giúp bạn ngày ngày đối đầu với những vấn đề gây bối rối hoang mang. Bạn phải làm gì trong tình huống cụ thể ở đây và vào lúc này ? Bạn sẽ làm gì đối với người này ? Làm sao bạn có thể giữ được niềm hy vọng này cho tương lai ? Bạn thật sự muốn gì ? Này đây Chúa Thánh Thần, chuyên gia sống động thành thạo nhất về bạn, đến và cùng hành động với bạn.

Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. Đó là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian không  thấy và cũng  chẳng  biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người luôn ở giữa anh em và ở trong anh em.

- Ga 14, 16.17

Ơn Sức mạnh ban cho bạn lòng can đảm lớn hơn lòng can đảm của chính bạn. Giờ đây bạn có sự gan dạ của Thần Khí. Một quy luật của sự sống nói rằng bên kia cuộc mạo hiểm là hạnh phúc đích thực. Nhờ Thần Khí, cuộc mạo hiểm này không quá đáng sợ. Sẽ có một số thay đổi thú vị trùm lên bạn. Bạn trở nên sẵn sàng  để nói về Đức Ki-tô, để đứng ra làm chứng về điều đã xảy ra giữa Ngài và bạn. Bạn trở nên sẵn sàng hơn để nâng đỡ những người khác khi họ cố gắng  gặp gỡ Đức Ki-tô và tha nhân.

Lòng  anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi. Anh em đã nghe Thầy bảo : "Thầy ra đi và đến cùng anh em". Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến từ nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng  về Thầy. Cả anh em nữa, anh em cũng  làm chứng, vì anh em ở với Thầy ngay từ đầu.

- Ga 14, 27.28 ; 15, 26.27

Ơn Kính sợ Thiên Chúa giúp bạn ý thức được thế nào là một tạo vật trước mặt Thiên Chúa. Đừng để cho tên gọi này đánh lừa bạn. Nó không có ý nói về một luồng chớp sáng xẹt xuống từ trời đâu; đúng hơn, nó có ý nói rằng cuối cùng bạn hiểu ra rằng bạn không  thể làm tất cả việc ấy một mình. Cuối cùng bạn nhận thức được, không  phải trên lý thuyết mà từ kinh nghiệm, rằng sức mạnh và sự sáng suốt của bạn vẫn còn thiếu sót. Giờ đây bạn hiểu rằng nếu không có cuộc gặp gỡ cá nhân với Thiên Chúa, bạn chỉ là chiếc bánh xe quay lòng vòng lẩn quẩn thôi. "Tôi không thể làm điều đó một mình" không chỉ là câu nói đầu môi chót lưỡi ; đó là một kinh nghiệm trực giác do Chúa Thánh Thần mang lại. Kinh Thánh nói với chúng ta rằng : "Kính sợ Thiên Chúa là khởi điểm của sự khôn ngoan." Với kinh nghiệm trực giác này, cuộc sống  trở nên một trận cầu mới mẻ. Mọi khả năng hứng  thú mới lạ đều mở tung ra !

Hoạt động của Thần Khí không chỉ giới hạn trong  bảy Ơn Chúa Thánh Thần. Bất cứ hành động hỗ tương nào có liên quan đến việc gặp gỡ Thiên Chúa hay tha nhân đều là một hành động hỗ tương mở ra với Thần Khí.

Phép Thêm sức xét như một nghi lễ xảy ra chỉ một lần thôi, nhưng  Đức Ki-tô, Tác-nhân-Gặp-gỡ của tương lai bạn, hứa ban Thần Khí cho bạn mỗi ngày trong  suốt chuỗi ngày còn lại của đời bạn. Nói đơn giản hơn, bạn đang được thêm sức mỗi ngày.

Bởi phép Thêm sức, Thần Khí luôn hiện diện với bạn. Câu hỏi được đặt ra là : Bạn có mở lòng ra với Thần Khí hay không ?

Hãy ghi vào tâm trí hai điều này:

- Hãy mở lòng ra và sẵn sàng đón nhận Chúa Thánh Thần.

- Hãy nhớ rằng tác động của Thần Khí là một biểu lộ của tình yêu Thiên Chúa dành cho bạn và cho tha nhân. Thiên Chúa muốn bạn không chỉ đón nhận tình yêu của Ngài mà thôi, nhưng  còn chuyển giao tình yêu đó cho tha nhân nữa.

Thiên Chúa không muốn bạn trở nên một "Ki-tô hữu Biển Chết". Biển Chết, ở Palestine, là một vùng nước duy nhất nằm ở điểm thấp nhất trên bề mặt trái đất. Các dòng sông  chảy vào đó, nhưng chẳng có gì từ đó chảy ra cả. Nó nhận vào mà không cho đi. Kết quả là, các khoáng chất và muối chảy vào trong đó đã tích tụ lại tới mức không còn mảy may sự sống nào trong vùng nước mênh mông đó nữa.

Một số người trở nên Ki-tô hữu "Biển Chết" hay "ngõ cụt". Họ nhận tình yêu từ Thiên Chúa và những nhận thức sáng suốt về ý nghĩa cuộc đởi. Thế nhưng  họ không cho đi cái gì cả, và bởi thế nội tâm họ bắt đầu chết đi.

Khi cho, hãy nhớ lấy một điều : nếu bạn chia sẻ với người khác cái bạn đã nhận, nếu bạn nói với người khác về ý nghĩa của cuộc đời, nếu bạn làm một cử chỉ yêu thương cho người khác - đừng chỉ dựa vào khả năng hoặc tình yêu của riêng mình thôi. Nếu bạn nói với người khác về ý nghĩa cuộc đời, hãy nhớ rằng những lời lẽ của bạn chỉ chạm tới đôi tai người đó mà thôi. Hãy để ảnh hưởng của Thiên Chúa tác động qua bạn, và bạn có thể chạm đến nơi thâm sâu trọng yếu của con tim họ. Khi bạn làm cử chỉ yêu thương cho người khác, hãy để tình yêu của Chúa chảy xuyên qua bạn.

Có thể bạn đã từng làm như thế ít năm qua. Nếu vậy thì tuyệt lắm. Đó là một dấu hiệu chứng tỏ rằng ơn của Thần Khí đã làm cho cuộc đời của bạn và của những người xung quanh bạn phong phú lên.

Nếu bạn chưa hề sống theo kiểu đó bao giờ, nếu bản tổng kết của bạn cho đến nay tương tự như Biển Chết, thì cũng đừng nản lòng. Nếu các hạt giống bên Ai Cập có thể nảy mầm sau hai ngàn năm, thì hạt giống Thiên Chúa đã gieo trong ngày Thêm sức cũng đang chờ để bật sống dậy.

Thực hành

1.  Ý nghĩ của bạn về lòng đạo đức có thay đổi qua năm tháng không ? Bạn mong muốn nó thay đổi thế nào trong tương lai ?

2.  Có bao giờ bạn xa cách về mặt vật lý với người bạn yêu thương mà vẫn cảm thấy gần gũi người ấy không ? Hãy mô tả các hoàn cảnh ấy.

3.  Bạn có thể nhớ lại một kinh nghiệm mà lúc đó bạn đã hiểu hay bây giờ mới nhận ra là Thần Khí đã trợ giúp bạn không ?

4. Bạn có nghĩ rằng trẻ em đã được thêm sức quá sớm không ? Bạn thích tuổi nào ? Tại sao ?

5. Nếu bạn cảm thấy mình đã được thêm sức quá sớm, bạn nghĩ rằng sai lầm này có thể được sửa chữa ra sao ? Hiện nay bạn làm sao để hưởng ích lợi từ một bí tích mà bạn đã nhận nhiều năm trước đây ?

Nguyên tác :

“Confirmation : Receiving the Spirit”

Trầm Tĩnh Nguyện trích dịch từ tác phẩm :

The Church of Christ

Going Together

của James DiGiacomo và John Walsh

do NXB Winston Press, Inc. ấn hành 1978

VỀ MỤC LỤC

ĐỨC TIN ĐÒI SỰ CAN ĐẢM

 

VÀ LÀ PHƯƠNG THUỐC CHỮA LÀNH NHỮNG VẾT THƯƠNG LÒNG

 

Một trong những nhu cầu sâu xa nhất của con người là nhu cầu được quí trọng. Mọi người đều muốn mình có giá trị. Điều đó không có nghĩa là mọi người muốn người khác khen mình là tuyệt vời. Đó cũng là một khát vọng nhưng không phải là điều mà chúng ta muốn nói ở đây. Chúng ta có thể nói rằng mọi người muốn mình được yêu. Nhưng nói như vậy xem ra có vẻ mơ hồ vì có nhiều loại tình yêu khác nhau giống như có nhiều loại hoa. Đối với một số người, tình yêu là một cái gì đam mê. Với số người khác, tình yêu là một cái gì lãng mạn. Nhưng với số người khác nữa, tình yêu là một cái gì liên quan đến tính dục. Tuy nhiên, có một tình yêu sâu xa hơn, chân thật hơn, đó là sự chấp nhận. Mọi người đều muốn mình được chấp nhận. Không có gì trong đời sống con người có một ảnh hưởng lớn lao và lâu dài cho bằng cái kinh nghiệm bị khước từ, không được người ta chấp nhận. Khi tôi không được chấp nhận, có một cái gì trong tôi bị đỗ vỡ. Một đứa bé sơ sinh không được chấp nhận sẽ bị tiêu hủy ngay từ lúc ban đầu. Một học sinh không được thầy cô chấp nhận sẽ không muốn đến trường. Một công nhân không được đồng bạn chấp nhận sẽ không muốn đến sở và cũng cảm thấy buồn  chán khi ở nhà. Lịch sử các tù nhân cũng cho thấy rằng họ đã sống cuộc đời lang thang nay đây mai đó với đủ mọi hạng người và phạm đủ mọi thứ tội là vì không có ai thật sự đã chấp nhận họ. Cũng vậy, khi một tu sĩ cảm thấy mình không được chấp nhận bỡi cộng đoàn của họ, họ sẽ cảm thấy buồn chán và sẽ ly khai khỏi cộng đoàn. Một cuộc đời không có sự chấp nhận là một cuộc đời trong đó nhu cầu căn bản nhất của con người đã không được đáp trả.

Chấp nhận có nghĩa là những người mà tôi sống với, mang lại cho tôi một cảm giác kính trọng, một cảm giác là mình còn có giá trị chứ không phải là hoàn toàn vô dụng. Chấp nhận cũng có nghĩa là tôi được chào đón như tôi hiện là. Điều đó có nghĩa là dẫu cho mọi người đều ước muốn tôi trưởng thành hơn, đều muốn tôi nên tốt hơn, muốn tôi hoàn thiện hơn, nhưng tôi không bị bắt buộc. Tôi không bị bó buộc phải là người của khuôn mẫu mà họ muốn. Tôi cũng không bị đóng khung bỡi cái quá khứ hoặc hiện tại của tôi. Nhưng tôi luôn được cho một khoảng trống để tôi có thể lớn lên, để tôi có thể ra khỏi những sai lầm của quá khứ. Một cách nào đó, chúng ta có thể nói được rằng chấp nhận là một sự vén màn. Mọi người được sinh ra với nhiều khả năng khác biệt. Nhưng ngoại trừ họ được lay động, được đánh thức, được khích lệ bỡi sự chấp nhận của người khác, họ sẽ mãi mãi nằm yên ngủ. Sự chấp nhận làm thức tỉnh những gì đang nằm yên nghỉ trong tôi. Chỉ khi tôi được yêu trong cảm giác sâu xa của sự chấp nhận hoàn toàn đó, tôi mới có thể trở nên chính con người đích thật của tôi. Tình yêu và sự chấp nhận của những người khác làm cho tôi trở thành một con người độc đáo đích thật của chính tôi. Khi một người được quí trọng bỡi công việc họ làm, họ không có cái gì đôc đáo, vì người khác cũng có thể làm được điều đó và có khi còn làm trổi vượt hơn họ. Nhưng, khi một người được yêu không phải bỡi công việc họ làm mà là bỡi chính họ, bấy giờ họ trở thành một cái gì cá biệt, độc đáo mà không ai có thể thay thế họ được. Và tôi cần một sự chấp nhận như thế để tôi trở thành cái tôi đích thật và cá biệt của tôi. Một người được chấp nhận là một người hạnh phúc, một người được giải thoát, một người có thể lớn lên với cái bản lĩnh độc đáo của mình.

Chấp nhận một người không có nghĩa là tôi chối từ những khuyết điểm của họ, cũng không có nghĩa là tôi cắt nghĩa một cách sai lệch, hoặc cắt nghĩa một cách qua loa những khiếm khuyết đó. Chấp nhận cũng không có nghĩa là xem mọi sự họ làm đều tốt đẹp. Nhưng ngược lại thì đúng hơn. Khi tôi chối từ những khuyết điểm của một người là tôi không chấp nhận họ. Tôi đã không chạm đến chiều sâu của con người đó. Chỉ khi nào tôi chấp nhận những khuyết điểm của họ, tôi mới thật sự là chấp nhận họ.

Nếu nói trong cách tiêu cực thì sự chấp nhận có nghĩa là tôi không bao giờ cho một người nào cái cảm giác rằng họ không có một giá trị nào cả. Không mong đợi một cái gì nơi một người là giết họ, là làm họ chết khô vì họ không còn chút sinh lực nào để tồn tại và tăng trưởng. Và đây là những triệu chứng của những con người không đuợc chấp nhận:

* Ngạo đời: Trong một trạng thái bất cần đời họ tự gán cho mình những lời ca tụng mà họ luôn ước muốn.

* Cứng nhắc: Thiếu sự chấp nhận gây nên thiếu sự an toàn trong cuộc sống. Vì thế, khi phải giải quyết vấn đề họ luôn cứng nhắc, thiếu uyển chuyển.

* Mặc cảm tự ty.

* Thủ dâm: Tận đáy lòng họ cảm thấy thiếu thốn mọi sự đến nỗi họ ước muốn có bất cứ cái gì họ có thể lấy được từ cuộc sống trong một cách thế dễ dàng nhất.

* Sợ hãi: Họ muốn được để ý một cách thái quá vì cảm thấy mình bị đe dọa. Có khuynh hướng khuếch đại. Hay nghi ngờ người khác.

 

CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ ĐỂ GIÚP HỌ?

Chúng ta phải giúp họ nhận thức được điều nầy là: “Cho dẫu mọi người đều khước từ, bỏ rơi, không chấp nhận tôi, tôi vẫn được chấp nhận bỡi Thiên Chúa “như tôi hiẹn là” mà không có một đòi hỏi nào cả. Thiên Chúa không ra điều kiện: Ngài sẽ yêu, khi tôi trở nên một con người tốt. Không, “Cái tôi sẽ là” là một cái gì chưa có thật, một cái gì còn trống rỗng, và có thể tôi sẽ chẳng bao giờ trở nên được như vậy. Tôi biết rằng trong thực tế, tôi không đi con đường ngay chính. Có nhiều khúc quanh, có nhiều ngã rẽ cộng với những yếu hèn và quyết định sai lầm của tôi đã đưa tôi đến chỗ mà bây giờ tôi đang đứng. Nhưng kinh thánh cũng đã nói cho tôi rằng: “Chỗ mà tôi đang đứng là đất thánh” (Ex 3:5). Và cũng hãy nhớ rằng “Thiên Chúa biết tên tôi. Ngài đã viết tên tôi vào lòng bàn tay của Ngài. Ngài không bao giờ nhìn vào bàn tay Ngài mà không nhìn thấy tên tôi”(Is 49:16). Và tên tôi chính là tôi. Điều đó có nghĩa là Thiên Chúa luôn biết rõ tôi.

Thánh Augustinô nói:” Một người bạn thật là một người biết rõ mọi sự về bạn mà vẫn chấp nhận bạn”. Đó là điều ước mơ của con người. Con người mơ ước: Một ngày nào đó mình hy vọng gặp được một người mà mình có thể chia xẻ được, người đó thật sự hiểu mình, hiểu được những lời mình nói, người đó biết để ý, biết lắng nghe và còn nghe rõ những điều mà mình không thể nói lên được. Và Thiên Chúa chính là điều mà mình đang mơ ước đó. Ngài yêu tôi với tất cả cái cao đẹp cũng như với những yếu hèn của tôi. Ngài yêu tất cả: từ những ước mộng không thành của tôi, đến những hy sinh nhọc nhằn cay đắng của đời tôi, những niềm vui nho nhỏ của  thành công cũng như  những thất bại đáng cay ê chề của cuộc đời tôi nữa. Vì thế, với tôi chỉ có một điều cần biết là: tôi đã được chấp nhận và yêu thương bỡi tình yêu sâu xa của Thiên Chúa. Thật ra chưa đủ: nếu chúng ta chỉ biết tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta, mà chúng ta còn phải cảm nghiệm, phải chạm đến tình yêu đó nữa. Cuộc sống của chúng ta cần phải xây trên tình yêu đó.

Chúng ta thường được nói rằng: yêu Chúa là điều quan trọng đối với chúng ta và điều đó là đúng. Nhưng điều nầy còn quan trọng hơn: đó là Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước. Tình yêu chúng ta dành cho Thiên Chúa đến sau. Thánh Gioan đã nhấn mạnh đến tình yêu đó: “Đây là tình yêu, tôi muốn nói, không phải tình yêu chúng ta dành cho Thiên chúa, mà là tình yêu Thiên Chúa dành cho chúng ta” (1John 4:10). Karl Rahner đã một lần ghi nhận rằng chúng ta đang sống trong một thời đại có rất nhiều sự cải tổ trong giáo hội. Đây có thể là một dấu chỉ của niềm tin sâu xa. Nhưng cũng có thể là dấu chỉ của sự thiếu niền tin. Và đâu là niềm tin? Niềm tin căn bản của chúng ta là: tôi biết mình được chấp nhận và yêu thương bỡi Thiên Chúa. “Chúng ta đã biết và tin vào tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta”(1John 4:16 ). Và đây cũng là nội dung của toàn thể bản kinh Tin Kính của các Tông Đồ. Nội dung đó không có gì khác hơn là sự xác tín được lập đi lập lại của các Tông Đồ về niềm tin vào tình yêu mà Thiên Chúa đã dành cho chúng ta.

Một niềm tin như thế, theo Tillich, phải có sự can đảm để chấp nhận. Chúng ta thì nghĩ rằng niềm tin như thế không có gì là khó. Trái lại, nó xem ra nghe rất ngọt ngào và dễ dàng. Nhưng thật ra, nó đòi hỏi một sự can đảm lớn lao. Tại sao nó phải cần đến một sự can đảm lớn lao như vậy?

Trước nhất, khi những tai họa xảy ra cho chúng ta, chúng ta thường hay phàn nàn trách móc: Tại sao Thiên Chúa lại cho phép những điều như thế xảy ra? Và chúng ta bắt đầu nghi ngờ tình yêu của Thiên Chúa. Vì thế, cần can đảm để tin vào tình yêu của Thiên Chúa nhất là khi có những điều không may xảy ra cho cuộc đời chúng ta. Một niềm tin như thế ngoài cảm nghiệm cá nhân của chúng ta. Bấy giờ chính niềm tin là một sự cắt nghĩa về cuộc sống mà tôi chấp nhận.

Thứ đến, tình yêu của Thiên Chúa thì vô hạn. Chúng ta không bao giờ có thể chộp lấy được, nắm giữ được, hay điều khiển được. Một điều chúng ta có thể làm là như một đứa trẻ không cần biết đắn đo suy nghĩ, chỉ còn biết phó thác vào vòng tay của bố mẹ khi nó liều mình nhảy từ trên cao xuống, nhưng chúng ta lại không thích làm như vậy. Sven Stolpe đã ví đức tin giống như một người leo lên tháp cao, và từ trên chóp đỉnh người đó được phán bảo: “Hãy nhảy xuống và tôi sẽ chụp lấy anh”. Người dám nhảy là người có đức tin.

Lý do thứ ba xem ra tế nhị hơn. Đó là dễ tin vào tình yêu của Thiên Chúa đối với chúng ta một cách tổng quát nhưng rất khó để tin vào tình yêu Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta một cách cá biệt. Chính vì thế, rất ít người bằng lòng với chính mình để rồi sẵn sàng chấp nhận cách thức mà tình yêu Thiên Chúa dành riêng cho họ. Thật vậy, rất ít khi chúng ta gặp được một người có thể đối phó với những khủng hoảng, những thử thách xảy ra cho cuộc đời họ.

Đến đây, có thể nói được là quá đủ để chúng ta có thể hiểu được lý do tại sao đức tin đòi hỏi một sự can đảm để chấp nhận tình yêu Thiên Chúa dành cho mỗi người chúng ta. Và một khi chúng ta dám xác tín rằng cho dẫu chúng ta bất xứng nhưng Thiên Chúa vẫn chấp nhận và yêu thương chúng ta, bấy giờ chúng ta sẽ không còn lo lắng, sợ hãi gì nữa: không còn phải lo cô đơn, không còn phải sợ khước từ, không còn phải lo gian nan, không còn phải sợ thử thách vì chính niềm tin mang lại cho chúng ta một sự giải thoát khỏi tất cả những lo lắng, sợ hãi đó. Chỉ với niềm tin, con người mới có thể tìm lại được sự an bình và hạnh phúc đã bị đánh mất bỡi sự ngược đãi của cuộc đời. Và cũng chỉ với niềm tin, những vết thương đau của lòng người mới có thể được hàn gắn và chữa lành một cách hoàn hảo.

Thật vậy, một khi con người đã đi vào hố sâu của tuyệt vọng thì chỉ có niềm tin mới có sức mạnh chữa lành một cách kỳ diệu những vết thương lòng sâu xa của con người, và cũng chỉ có niềm tin mới mang lại cho đời sống tâm linh của con người một sự an bình và thanh thản một cách sung mãn.

Lm. Lêvănquảng,

VỀ MỤC LỤC
NHỚ HOÀI + NHỚ DAI = DẠI

 

Trí nhớ là một trong những món quà quý báu mà Thiên Chúa ban cho bạn và tôi. Thế nhưng lạ lắm, chuyện đáng nhớ thì chúng mình lại không nhớ. Còn chuyện không đáng nhớ thì tôi và bạn cứ nhớ hoài, nhớ mãi, nhớ cho đến lúc xuống thuyền đài rồi mà vẫn chưa quên được.

Này nhé! Thằng Lạc đang học đại học năm thứ hai thì bỗng dưng nó tuyên bố bỏ học để lấy vợ…gấp. Mà nó lại lấy người Mỹ mới chết chứ! Ông bà Hoan giận lắm nhưng không làm gì được bởi vì trong xã hội tây phương và ở thời đại văn minh này con cái đặt đâu thì cha mẹ phải ngồi đấy mà lị!

Vài năm sau, vợ chồng của Lạc sa cơ thất thế, chồng thất nghiệp, vợ bịnh, con đau nên đành phải kéo về ăn nhờ ở đậu tại nhà ông bà Hoan. Thế nhưng chỉ một tháng sau, Lạc phải dọn ra. Lý do là bởi vì ngày nào Lạc cũng nghe bà Hoan ca vọng cổ: “Cá không ăn muối cá ươn, tao đã bảo rồi mà không chịu nghe, bây giờ thì sáng mắt ra chưa con?... Dục tốc bất đạt, vội vàng cưới nó rồi bây giờ cong lưng đi cày cả đời cũng không đủ cho con Mỹ đó xài đâu con ạ …”

Thằng Lạc đang học dở dang

Bỗng dưng bỏ dở, đưa nàng “dề dinh”

Bố mẹ phản đối, bất bình

“Hôn nhân hỗn hợp linh tinh, không bền!”

Khi Lạc túng bấn hết tiền

Vợ con đau ốm, về phiền mẹ cha

Ở chung trong một mái nhà

Lạc bị nhức óc, vì bà mẹ yêu

Mẹ ca vọng cổ sáng chiều

Nhắc hoài chuyện cũ, toàn điều xót xa

Lạc không thể ở chung nhà

Nên đành khăn gói dọn ra ngoài đường.

Chưa hết! Phận làm dâu ở Việt Nam thì cơ cực vô ngần, bà Châu bị mẹ chồng hành hạ, làm khổ bà đủ điều, đì sói cả trán, hói cả đầu. Chưa hết, mấy cô em của chồng bà cũng đối xử bất công và ức hiếp bà nữa. Sống ở nhà chồng chỉ sau vài tháng thì bà đã hiểu thấu ý nghĩa của câu tục ngữ giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng. Bây giờ qua định cư ở Hoa Kỳ, bà Châu tìm đủ mọi cách để cản chồng và cấm các con gửi quà, gửi tiền viện trợ về giúp đỡ cho bà mẹ chồng ác nghiệt đã về già và mấy cô em. Bà còn luôn miệng kể đi kể lại cho con, cho cháu nghe những chuyện đau khổ ngày xưa bà phải chịu đựng. Bà Châu không bao giờ có thể quên được những kỷ niệm đắng cay ngày xa xưa. Bà nhất quyết phải... báo thù!

Làm dâu bà khổ trăm bề

Mẹ chồng đay nghiến bởi vì không ưa

Cúi đầu nín lặng chịu thua

Em chồng ức hiếp vào hùa với nhau

Chuyện xưa ghi khắc trong đầu

Bây giờ có dịp bà Châu báo thù

Cản chồng viện trợ cho bu

Cấm con tiếp tế cho cô cho dì

Chuyện trong quá khứ nhớ y

Bà Châu nhớ mãi đến khi lìa đời.

Còn nữa! Qua tới Mỹ, ông bà Hai dành dụm, ki cóp cả hai năm trời mới đủ tiền tậu một chiếc xe. Nhưng ông không biết phải mua loại xe nào, hiệu gì…Tiếng Anh thì ông không rành, máy móc của xe cộ thì ông không biết, thủ tục mua bán thì ông càng mù tịt. Đang trong lúc bối rối ấy, thì bỗng một vị cứu tinh xuất hiện. Vị cứu tinh đó là Năng một thanh niên đang ngấp nghé nộp đơn xin làm rể của ông bà.

Được ông bà nhạc nhờ vả, Năng mừng như trúng số, vì anh đang mong ước làm một cái gì đó để lấy lòng ông bà Hai. Năng mau mắn dẫn ông Hai ra tiệm bán xe, việc mua bán diễn ra rất tốt đẹp, chiếc xe của Nhật vừa rẻ, vừa đẹp, lại đỡ tốn xăng nữa, ông bà Hai đắc ý, gật gù tỏ vẽ mãn nguyện lắm. Cho nên đi tới đâu, bà Hai cũng khoe với bạn bè về Năng thằng con rể tương lai giỏi, tài, rành rọt về xe cộ… Nhưng niềm vui và sự hãnh diện của ông bà Hai chỉ kéo dài được một thời gian ngắn ngủi, chỉ sáu tháng sau, khi thời gian bảo hành của chiếc xe vừa hết hạn thì chiếc xe bắt đầu đổ bịnh, vài tháng sau nó nằm ì một chỗ. Ông Hai đem ra tiệm sửa xe thì được biết bộ đồ lòng của chiếc xe bị hư bấy nhầy. Chiếc xe đầu đời của ông đành phải kéo ra nghĩa địa vì tiền sửa gần bằng tiền mua xe khác.

Từ hôm đó cho đến nay đã hơn mười năm, cứ mỗi lần nhắc đến chuyện mua bán xe cộ, thì bà Hai lại cảm thấy có cái gì đó nghèn nghẹn trong cổ, bà luôn mồm nói xiên nói xỏ, đay nghiến và không bao giờ bỏ lỡ cơ hội để lôi thằng con rể yêu vấu ra làm đề tài thảo luận “Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe, không biết gì về xe thì đừng dẫn người ta đi mua… Ấy!!! Đứa nào muốn mua xe thì nhớ gọi cho thằng Năng nhờ nó mua giúp cho nhé!... Nó rành lắm đấy!”

Dành dụm ki cóp hai năm

Ông Hai muốn xế, nhờ Năng mua dùm

Năng nghe lòng thấy vui mừng

Vì đây dịp tốt để nưng ông già

Xe Nhật nhãn hiệu Honda

Tốt bền, chạy được ít là vài năm

Giá tiền cũng rất phải chăng

Ông Hai ưng ý, bằng lòng mua xe

Bà Hai hãnh diện, hả hê

Khen Năng tài giỏi, biết xe quá rành

Ai ngờ vừa hết bảo hành

Honda trở chứng biến thành xe tăng

Chuyện trong quá khứ mười năm

Bà Hai vẫn tức, vẫn căm, vẫn hờn

Xỏ xiên, nói móc luôn mồm

Làm cho Năng bực, sớm hôm nhức đầu.

Bạn và tôi, không ít thì nhiều chúng mình đều có những kinh nghiệm tương tự như ông bà Hai, ông bà Hoan và bà Huê. Chúng mình nhớ rất dai, nhớ hoài, nhớ mãi, tuổi càng lớn bao nhiêu thì bạn và tôi lại càng nhớ dai hơn những kỷ niệm đau thương, những quá khứ cay đắng, buồn thảm, chua chát do cha mẹ, anh chị em, con cái, vợ chồng, bạn bè và của các linh mục, nam nữ tu sĩ đã vô tình hay hữu ý gây ra.

Bạn thân mến, trong bài đọc một của ngày Chúa Nhật hôm nay, qua môi miệng của ngôn sứ Jeremiah, Thiên Chúa nhắc nhở chúng mình rằng Ngài sẵn sàng tha thứ tất cả mọi tội lỗi và quên đi những quá khứ của tôi và của bạn “Ta là Thiên Chúa của [các ngươi]... Ta sẽ tha thứ tội ác cho [các ngươi] và không còn nhớ đến lỗi lầm của [các ngươi] nữa (Jer 31:33, 34).

Bạn có thấy nhẹ nhõm và cảm thấy sung sướng khi nghe được lệnh ân xá của Chúa chúng ta không?

Bạn có vui vẻ và sẵn sàng đón nhận sự tha thứ và đại lượng của Thiên Chúa không?

Nếu câu trả lời của bạn là YES và bạn đã cảm nghiệm được niềm vui của một người tự do, một kẻ vừa được quan tòa tha bổng và được trắng án thì bạn cũng phải cho người khác cái niềm vui ấy bằng cách ĐỪNG GHI NHỚ NHỮNG CHUYỆN QUÁ KHỨ KHÔNG HAY KHÔNG ĐẸP của chính mình và của tha nhân nữa.

"Các ngươi đừng nhớ lại những chuyện ngày xưa, chớ quan tâm về những việc thuở trước...” (Is 43:18, 25).

“Ta tha thứ cho các ngươi tất cả những tội các ngươi đã phạm - sấm ngôn của ĐỨC CHÚA là Chúa Thượng” (Ez 16:63).

Nhớ về quá khứ đau thương, buồn tủi của mình và của người khác thì có lợi gì không thưa bạn? Bảo rằng không, trăm ngàn lần cũng không! Nhớ về dĩ vãng hay cứ nhắc đi nhắc lại những lỗi lầm của bản thân mình hay của người khác thì chỉ gây thương tổn và hại cho chính bản thân của mình, gây ra chia rẽ, đau khổ và thù hận chứ nào có lợi ích gì đâu? Thật đấy!

Khi tôi và bạn cứ chì chiết, đay nghiến hay nhắc đi nhắc lại những lầm lỗi, những khiếm khuyết và lỗi lầm của người khác thì ngưòi thân, bạn bè sẽ dần dần xa lánh mình (Châm Ngôn 17:9).

Khi tôi cứ nhớ hoài, nhớ mãi và không chịu tha thứ cho người khác thì coi chừng... “Nếu anh em không tha thứ cho người ta, thì Cha anh em cũng sẽ không tha lỗi cho anh em” (Mt 6:15).

Còn nữa, khi giận hờn, thù ghét và để bụng những chuyện buồn đau trong quá khứ, bạn sẽ ăn không được ngon miệng, ngủ không được yên giấc và nhất là khuôn mặt lúc nào cũng cau có cho nên bạn mau già trước tuổi lắm.

Vậy thì tại sao chúng mình lại cứ nhớ dai những lỗi lầm, khuyết điểm và tật xấu của tha nhân như vậy để làm gì nhỉ? Dại dột quá phải không bạn? Chúng mình hãy noi gương bắt chước thánh Phaolô và cầu xin với Chúa giúp sức để tôi và bạn chỉ chú ý đến một điều, là quên đi chặng đường đã qua, để lao mình về phía trước”(Philiphê 3:13).

Chúng mình có thể quên đi những chuyện quá khứ và những khuôn mặt đã từng gây ra đau khổ và cay cực cho mình được không? Thưa được, nhưng không phải là chuyện dễ dàng. THA THỨ thì dễ nhưng QUÊN ĐI thì khó lắm, không ai có thể phủ nhận điều này! Nhưng điều đó không có nghĩa là không thể làm được. Bạn cứ thử áp dụng vài phương cách sau đây:

Mỗi buổi sáng khi mở mắt thức giấc, chúng mình hãy cầu nguyện với Chúa: “Xin cho con biết sống quảng đại và tha thứ cho tha nhân (cha mẹ, chồng, vợ, con cái, anh chị em, bạn bè...)”

Mỗi khi bạn nhớ đến khuôn mặt của những người gây đau khổ hay làm bạn phiền lòng... khi thằng quỷ thù hận xúi bạn hát bài “Nổi lửa lên em!” thì bạn hãy nhắm mắt lại và thầm thĩ thưa với Chúa: “Lạy Chúa, con lại giận nữa rồi, xin Chúa ban cho con biết tha thứ và chấp nhận.”

Khi hình ảnh của một người mà bạn không ưa xuất hiện trong trí của bạn thì bạn hãy lần hạt Mân Côi, dâng lên Chúa qua tay Mẹ Maria để cầu nguyện cho người ấy, hoặc bạn hãy dâng một hy sinh nào đó cầu nguyện cho họ.

Tôi bảo đảm! Nếu bạn cố gắng quyết tâm và kiên nhẫn thực hiện những việc tôi vừa mới mạo muội đề nghị trên thì kẻ thù của bạn, người đáng ghét nhất trần gian của bạn sẽ dần dần trở nên dễ thương hơn và bạn sẽ tha thứ được, bạn sẽ có đủ khả năng quên đi quá khứ của họ trong một ngày rất gần.

Nói như vậy chứ thực hiện thì căng lắm chứ không phải dễ! Tôi biết, khó lắm!

Thế nhưng nếu tôi và bạn cậy trông vào Chúa, liên lỉ nài xin với Ngài ban ơn giúp sức thì tôi tin chắc rằng chúng mình sẽ sẵn sàng tha thứ và sẽ quên đi những quá khứ không tốt, không đẹp và những lỗi lầm của người khác một cách dễ dàng bởi vì đối với Thiên Chúa, không có gì là không thể làm được (Lk 1:37).

Cứ dựa vào Thiên Chúa, bám vào Ngài cho chắc thì mọi việc đều sẽ tốt đẹp bởi vì không có Thầy Giêsu thì chúng mình không làm được gì cả (Jn 15:5).

Chúa bạn thành công và xin bạn đừng quên con hai bài tính cộng sau đây:

FORGIVE + FORGET = FORTUNE & FULLNESS

NỖ LỰC + CẬY TRÔNG = THÀNH CÔNG

Còn nhiều đáp số khác nữa, bạn làm thử và cho tôi biết những đáp số mà bạn giải ra nhé!

Chúc bạn thành công trong việc tìm những đáp số của hai bài toán cộng trên!

LM. Ansgar Phạm Tĩnh     phamtinh@yahoo.com

VỀ MỤC LỤC
Hạt Đậu: Món Ăn Bài Thuốc

 

Câu Chuyện Thầy Lang

Hạt Đậu: Món Ăn Bài Thuốc

Thực phẩm mà người Mỹ gọi là legumes gồm có các loại hạt đậu khô dùng để nấu ăn, như đậu Hà Lan, đậu tây cô ve, đậu đen, đậu lima, pinto, pha, đậu ngự.Chữ légume của Pháp là để nói tới các loại rau, cải, củ.

Còn thực phẩm mà người Việt ta gọi là Ðậu hoặc Ðỗ thì người Mỹ lại chia ra thành 2 loại: bean và pea. Nói chung tất cả đều là hạt đậu nằm trong những vỏ dài mà khi chín sẽ nứt ra làm đôi.

Đậu được trồng ở khắp nơi trên thế giới và có tới trên mười ngàn loại khác nhau.

Theo các nhà khảo cổ thì đậu được trồng trước tiên ở các quốc gia Đông Nam Á châu từ cả chục ngàn năm về trước. Nhiều nơi, đậu được gieo giữa hai luống ngô, vì đậu có thể hấp thụ nitrogen từ không khí, tồn trữ dưới đất và làm đất giầu thêm chất này để giúp ngô tăng trưởng.

Giá trị dinh dưỡng

Hạt đậu là nguồn dinh dưỡng rất phong phú, ngon mà tương đối lại rẻ tiền.

Đậu nành cung cấp đủ các loại amino acid thiết yếu mà cơ thể cần. Đậu có nhiều calcium, cho nên các vị tu hành, người ăn chay có thể sống lành mạnh chỉ với đậu hũ và các sản phẩm khác của đậu nành.  Ðậu có lượng đạm chất cao hơn các các loại ngũ cốc khác từ hai đến năm lần.

Hạt đậu có nhiều sinh tố nhóm B, nhiều sắt, potassium, rất nhiều chất xơ. Đa số hạt đậu đều có rất ít chất béo và calories, ngoại trừ đậu nành và đậu phụng lại có nhiều chất béo lành bất bão hòa.

Đậu có ít calories nhưng có nhiều nước.

Một trăm gram đậu nấu chín cho 100-130 Calories và 7 gram chất đạm, tương đương với số đạm trong 30 gram thịt động vật. Đậu nẩy mầm có nhiều đạm hơn đậu nguyên hạt. Khi ăn chung đậu với các loại hạt, đạm của đậu có phẩm chất tương đương với đạm động vật.

Người Bắc Mỹ và người Âu ít chú ý đến các loại đậu vì nấu các đậu này mất nhiều thời gian, phải ngâm đậu  trước khi nấu. Để tiết kiệm thì giờ, dùng đậu chế biến nấu chín đựng trong hộp rất tiện lợi: chỉ việc đổ bớt nước mặn trong đậu hoặc  rửa đậu cho bớt mặn rồi nấu.

Nhưng người Nam Mỹ và Á Châu xem các loại hạt đậu là một thành phần quan trọng của lương thực.

Ở Châu Mỹ La Tinh, từ Mễ Tây Cơ xuống đến Trung Mỹ, Nam Mỹ, đâu đâu cũng thấy có đậu đen và đậu đỏ (black and red beans) trong các bữa ăn. Ở Ấn Độ, đậu lăng (lentil) được ăn trộn với gạo và rất phổ biến.

 Nhật Bản có loại đậu màu nâu gọi là azuki được ăn với cơm.

Ở Trung Hoa và Nhật Bản, Việt Nam đậu nành rất thông dụng trong việc chế tạo tương và chao, tầu hũ.

Hạt đậu nấu chín có thể ăn khi còn nóng hay để nguôi.

Có thể nấu đậu với thịt, cá hoặc với các loại rau khác. Đậu nấu chín cũng có thể cho thêm gia vị, nghiền nát rồi quệt vào bánh mì kẹp để ăn.

Đậu tươi không cần nhiều thời gian để nấu, nhưng khi phơi khô thì cần ninh nấu lâu hơn. Để rút ngắn thời gian nấu, ta có thể ngâm đậu trong nước nóng vài giờ cho đậu thấm nước và mềm hơn. Nước ngâm đậu có thể dùng để nấu món ăn cho thêm hương vị.

Vài Ưu điểm của đậu

1- Đậu chứa một loại chất xơ gọi là pectin. Chất xơ này  có khả năng hút nước và nở ra trong dạ dày khiến người ta có cảm giác no không thèm ăn. Nó cũng làm chậm tiến trình hấp thụ thực phẩm trong ruột, giúp bệnh nhân tiểu đường tránh được sự tăng gia quá mau đường huyết, và cơ thể khỏi phải tiết ra nhiều insulin hơn.

Các loại đậu “bean” và “pea” thì lại có một lượng pectin nhiều hơn táo một chút. Như vậy các đậu này giữ vai trò quan trọng trong sự làm giảm lượng cholesterol trong máu, còn tốt hơn cả loại cám yến mạch (oat bran).

Trong các loại đậu, đậu nành được xem là hữu hiệu nhất để giảm cholesterol và triglyceride trong máu.

Nghiên cứu ở Ý và Thụy Sĩ cho thấy là, bệnh nhân có  cholesterol cao, mà ăn  nhiều chất đạm từ đậu nành thay thế cho thịt cá, thì mức cholesterol của họ giảm xuống 31%. Kết quả này xem ra còn tốt hơn tác dụng của các loại thuốc giảm cholesterol đắt tiền bán trên thị trường.  Bác sĩ James Anderson, Đại học Kentucky, khuyên bệnh nhân mỗi ngày ăn một cốc đậu pinto nấu chín để hạ cholesterol.

2- Cũng theo bác sĩ Anderson, ăn đậu thường xuyên giảm nhu cầu Insulin để chữa bệnh tiểu đường, vì đậu làm đường trong máu tăng lên rất chậm.

3- Gần đây các nhà khoa học lại mới tìm ra một tác dụng vô cùng bổ ích của các hạt đậu, đó là khả năng chống ung thư. Đậu có chứa chất acid phytic, một chất chống oxi hóa rất mạnh. có thể chận đứng tiến trình ung thư hóa của tế bào.

Ngoài ra, khảo cứu ở súc vật trong phòng thí nghiệm cho thấy  đậu “bean”, đậu “pea” và đậu lăng “lentil” có chứa chất ức chế protease là chất có khả năng phòng chống ung thư da, vú và gan. Thử nghiệm ở người cũng thấy tác dụng tương tự về phòng chống ung thư vú và nhiếp hộ tuyến.

Chuyên gia về ung thư Anne Kennedy cho chuột ăn một hóa chất gây ung thư, nhưng khi chất ức chế protease được bôi vào miệng chuột thì ung thư không xẩy ra.

4- Đậu giúp đại tiện đều đặn, dễ dàng vì phẩn to hơn, mềm hơn, từ đó giảm thiểu được các nguy cơ ung thư ruột già và trực tràng. Đó là kết quả các nghiên cứu của Tiến sĩ Sharon Fleming, Đại học Berkeley, California.

5- Một khoa học gia Ấn Độ, SN. Sanyaldan nhận thấy dân số Tây Tạng không thay đổi trong suốt 200 năm. Thực phẩm chính của họ là đậu. Sau nhiều năm tìm hiểu, ông ta thấy đậu  có khả năng ngăn ngừa sinh đẻ nhờ hóa chất m-xylohydroquinone. Ông ta thử cho đàn bà dùng thì tỷ lệ sinh đẻ giảm hẳn, mà đàn ông dùng thì số lượng tinh trùng cũng giảm. Nhận xét này đang được nghiên cứu kiểm chứng thêm. Ngoài ra có lẽ tác dụng của nó không mạnh bằng các dược phẩm ngừa thụ tinh hiện có, nên ít ai để ý tới.

Một vài vấn đề khi ăn Ðậu

Một đặc tính của đậu là sản xuất rất nhiều hơi (gas) trong ruột, với hậu quả gây ra trung tiện làm cho ta mắc cỡ.

Nguyên do là vì nhiều người thiếu diêu tố (enzyme) để tiêu hóa chất đường alpha-galactosides trong đậu. Khi xuống ruột, đường này bị các vi sinh vật phân hóa, tạo ra nhiều chất hơi. Nhưng kinh nghiệm cho hay nếu thường xuyên ăn đậu thì trở ngại này có thể không đáng kể vì cơ thể sẽ quen đi.

Vả lại, các bác sĩ đều cho biết trung tiện không phải là một vấn đề sức khỏe mà chỉ có thể là một vấn đề trong giao tế xã hội.

Ông Tổ của nền Y học Tây phưong  Hippocrates nói rằng trung tiện cần thiết cho sức khỏe con người.

Dân Trung Hoa cho rằng trung tiện là dấu hiệu của một sự tiêu hóa tốt.

Benjamin Franklin, một trong những vị cha già lập quốc của nước Mỹ, đã viết một đoạn văn hài hước về hiện tượng tiêu hóa này. Ông đề nghị các nhà bác học hãy thí nghiệm để tìm ra chất nào khiến con người ăn vào có thể sản xuất ra trung tiện có mùi thơm tho.

Không phải chỉ các loại đậu mới tạo ra hơi trong ruột. Các thực phẩm khác như ngũ cốc, hành, tỏi, bắp su và nhiều thức ăn có chất xơ (fiber) đều tạo ra hơi do phản ứng hóa học hoặc sự lên men trong ruột.

Có nhiều cách để làm giảm bớt hơi của đậu trong quá trình tiêu hóa.

Chuyên viên hóa học Alfred Olson giới thiệu cách sau đây.

Trước khi nấu, ta hãy ngâm đậu với nước trong một đêm; sau đó đổ nước đi. Nhúng đậu trong nước sôi, hay nấu lên vài phút, sau đó lại ngâm nước khoảng 4 tiếng đồng hồ trước khi đem ra nấu với thức ăn khác. Khuyết điểm của cách này là đậu sẽ mất đi nhiều khoáng chất và sinh tố.

Một phương pháp thứ hai là xay đậu để làm thành bột nhão rồi nêm thêm muối, xì dầu (soya sauce), tiêu, ớt cắt vụn vào bột nhão để chế biến thành các món ăn cho hợp khẩu vị. Không nên chộn thêm hành tỏi, vì các món này tạo ra hơi nhiều hơn.

Một vấn đề khác nữa là Đậu khô có nhiều chất purine. Với một số người nhậy cảm, purine có thể làm tăng uric acid trong máu, đưa tới bệnh thống phong gout. Tinh thể acid uric đóng trên khớp xương mà thông thường nhất là ở ngón chân cái làm người bệnh rất đau nhức.

Một vài loại đậu có hóa chất làm tiêu hủy sự hấp thụ các sinh tố B, E, D, beta carotene trong ruột. Một số đậu khác, nếu không nấu chín, có thể có vài chất dính liền với khoáng sắt, đồng, khiến hồng cầu tụm lại với nhau.

Đậu phọng là một trong mươi thực phẩm thông thường nhất gây ra dị ứng hoặc nhức nửa đầu ở một số ít người dễ nhậy cảm.

Vài loại đậu thường ăn

Trên thị trường, có đậu tươi, đậu khô, đóng hộp hoặc đông lạnh. Mỗi thứ có một hương vị độc đáo, một hình dáng riêng biệt và cách nấu nướng cũng khác nhau.

- Đậu đỏ thường nấu chung với gạo, với thịt (stew), làm xà lách hoặc dùng trong món chili.

- Đậu lima mầu trắng kem hoặc xanh nhạt, hạt nhỏ, hình trái thận. Đậu này thường dùng để nấu súp, làm xà lách, hoặc hầm với thịt gà. Hầu hết đậu lima đều được đóng hộp, làm đông lạnh trước khi tung ra thị trường.

- Đậu Pinto mầu cam, hình bầu dục dùng nhiều trong món cơm nấu kiểu Mexicain hoặc để hầm với các loại thịt.

- Đậu đen hạt nhỏ, đen bóng ta dùng để nấu chè đường, nấu súp hoặc ninh với thịt.

- Đậu Adzuki hạt nhỏ, mẫu đỏ bóng loáng dùng làm xà lách, nhồi gà vịt, nấu súp hoặc ninh với thịt.

- Đậu nành hạt nhỏ mầu vàng hoặc hơi đen làm đậu hũ, tương và nhiều loại thực phẩm rất ngon khác. Kinh nghiệm ăn uống dân gian ta nói “Ðậu nành là anh nước lã” hoặc “Ðậu nành rang, cả làng khát nước”. Ý nói sau khi ăn đậu rang này thì rất khát nước.Ðậu nành rất phổ biến ở quê hương ta, với nhiều phó sản độc đáo, như tương, chao, đậu phụ...

- Đậu Hà Lan  mà chỉ có một số nhỏ tươi được bán, còn hầu hết được đóng hộp hoặc làm đông lạnh. Khi còn tươi, đậu có mầu xanh sáng, sờ hơi mềm như nhung. Đậu đóng hộp rất thông dụng và dùng trong việc chế biến nhiều món ăn khác nhau.

Việt Nam ta có đậu đũa, đậu ván, đậu ngự, đâu cô ve, Hòa lan, đậu đỏ, đen, đậu nành, đậu xanh, đậu tây, đậu nâu, đậu xoắn, .

Công dụng trị bệnh trong y học cổ truyền

Ngoài giá trị dinh dưỡng, một số đậu còn được y học dân gian ta dùng làm thuốc trị bệnh. Đó là:

a- Đậu ván trắng: còn gọi là bạch biển Ðậu ván có vị ngọt, tình hơi ôn, tác dụng vào kinh tỳ và vị. TRong y học cổ truyền, đậu ván khô được dùng để chữa cảm sốt mùa hè, nôn mửa, tiêu chẩy, tỳ vị suy nhược, chán ăn, rối loạn tiêu hóa; làm thuốc giải nhiệt, co giật khi nóng sốt cao;  giúp  tóc lâu bạc.

b- Đậu Xanh. Vỏ đậu xanh không độc, vị ngọt, tính nhiệt có tác dụng giải nhiệt, làm mắt không mờ. Hạt đậu xanh cũng có tác dụng giải nhiệt, giải độc tính của thuốc và kim loại, nấm, tiêu trừ phù thũng, chữa sỏi đường tiết niệu, phòng và chữa cháy nắng.

c- Đậu Đen. Đậu này thường dùng để nấu xôi, nấu chè ăn rất ngon. Ngoài ra, đậu cũng bổ thận, lợi tiểu, nước tiểu trong hơn và nhiều hơn. Sách Tuệ Tĩnh Nam Dược có ghi đậu đen dùng để chữa đau bụng giữ dội; trúng gió chân tay tê cứng, chóng mặt, sây sẩm khi sinh đẻ; chữa mắt mờ ra gió dễ chẩy nước mắt; chữa dị ứng, lở ghẻ, hen suyễn khi đổi thời tiết.

d- Đậu phọng. Đậu phọng có công dung dinh dưỡng cao, có nhiều chất béo, đạm và nhiều loại sinh tố. Dầu lạc dùng làm dầu ăn, đốt đèn và chế thuốc.

e- Đậu nành. Đây là nguồn chất đạm rất quan trọng tại nhiều quốc gia, nhất là quốc gia đang mở mang. Trong y học, đậu nành dùng làm thức ăn cho người bị viêm khớp, người mới bình phục sau cơn bệnh nặng, đặc biệt là những người bệnh tiểu đường, huyết áp cao và có nhiều mỡ trong máu.

g- Ðậu Ðỏ. Ðậu này có vị ngọt nhạt hơi chua, tính bình. tác dụng vào kinh tâm và tiểu trường. Y học dân gain dùng đậu đỏ để trị thủy thũng, sưng phù chân, bụng trướng, đau dạ dầy, tả lị, trĩ đại tiện ra máu, bệnh thiếu vitamin B1, vàng da, lở loét. Trẻ con chậm biết nói thìthì các cụ lấy đậu tán nhỏ hòa với rượu bôi dưới lưỡi hàng ngày.

Bác sĩ Nguyễn Ý Ðức  Texas-Hoa Kỳ

VỀ MỤC LỤC

- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin gởi về địa chỉ

giaosivietnam@gmail.com

- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:

Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục vụ của Giáo sĩ;  Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh vực; Mỗi  Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)

- Quí vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại

www.conggiaovietnam.net

Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị

Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác nhau.

TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

Lm. Luca Phạm Quốc Sử  USA

 

 

Được chọn giữa loài người và cho loài người; GÍAO SĨ: Xuất phát từ gíao dân, hiện diện vì gíao dân và cậy dựa vào gíao dân, để cùng làm VINH DANH THIÊN CHÚA

*************