Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

 

 

 

ĐỰƠC CHỌN GIỮA LOÀI NGƯỜI
VÀ CHO LOÀI NGƯỜI  (x. Dt, 5.1)

 

GIÁO SĨ:

Xuất phát từ giáo dân, hiện diện vì giáo dân và cậy dựa vào giáo dân

 

ĐỂ CÙNG LÀM VINH DANH THIÊN CHÚA

 

www.conggiaovietnam.net                          giaosivietnam@gmail.com

Đặc San Điện Tử    Giáo Sĩ Việt Nam    Số 10, Chúa Nhật 12.3.2006


CÁC SỐ BÁO ĐÃ PHÁT HÀNH           MỤC LỤC

CHỨC VỤ CỦA LINH MỤC                                                                                                                 Vatican 2

LINH MỤC LÀ NGƯỜI CỦA NIỀM HY VỌNG                                                                                         GSVN

LỜI YÊU THƯƠNG                                                                                                + Gm. Giuse Vũ Văn Thiên

ƠN KHÔN NGOAN NƠI THÁNH GIUSE                                                                       + Gm. GB. Bùi Tuần

Bênêdictô XVI --  Vị Giáo Hoàng Bất Ngờ                                                                             Gs. Lê An Hoà

TRÁCNH NHIỆM LUÂN LÝ TRONG ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH       Lm. Trần Mạnh Hùng 

HÃY KIẾM THỢ  GẶT                                                                             Nhà Văn Xuân Vũ Trần Đình Ngọc

Mùa chai dề gồi!                                                                                                        Lm. Nguyễn Ngọc Long

TÌM HIỂU và CHIA SẺ về BÍ TÍCH GIẢI TỘI                                                         Tu Sĩ JB. Bùi Ngọc Điệp

Giấc Ngủ Ngon                                                                                                              Bác Sĩ Nguyễn Ý Đức

Chuyện bốn người                                                                                                                           Joseph Vũ


CHỨC VỤ CỦA LINH MỤC

LTS :

Kính thưa Quí vị,

Bốn mươi năm sau Thánh Công Đồng Vatican II, Dân Chúa tại Việt Nam vẫn chỉ biết rất ít về những nội dung canh tân mà Giáo hội toàn cầu đã công bố rộng rãi. Trước sự thúc bách ấy và trong khả năng hạn hẹp của minh, GSVN sẽ cố gắng giới thiệu những bản văn quan trọng. Trước hết là sắc  lệnh PRESBYTERORUM ORDINIS, về chức vụ và đời sống các linh muc. (Bản dịch của GHHV Pio X, 1975).

Sắc Lệnh về Chức vụ & Đời sống các Linh mục

CHƯƠNG II

THỪA TÁC VỤ CỦA LINH MỤC

I. CHỨC VỤ CỦA LINH MỤC 

Dân Chúa được đoàn tụ trước hết là nhờ lời Thiên Chúa hằng sông; lời nầy phải được đặc biệt tìm thấy nơi miệng lưỡi các Linh Mục. Thực vậy, không ai có thể được cứu rỗi nếu trước đó không có lòng tin. Do đó các Linh Mục, vì là cộng sự viên của các Giám Mục, nên trước tiên có nhiệm vụ loan báo cho mọi người Phúc âm của Thiên Chúa, để khi thi hành mệnh lệnh của Chúa: “Các con hãy đi khắp thế gian rao giảng Phúc âm cho mọi tạo vật” (Mc 16,15) các ngài thiết lập Dân Chúa và làm cho Dân Chúa càng ngày càng đông thêm. Thật thế, chính lời cứu rỗi khơi động đức tin trong tâm hồn những người chưa tin và nuôi dưỡng đức tin trong tâm hồn các tín hữu; chính đức tin này đã khai sinh và phát triển cộng đoàn tín hữu, như lờí Thánh Tông Đồ: “đức tin do nghe nói, còn điều nghe nói thì bởí lời Chúa Kitô ( Rm 10, 17). Do đó, các Linh Mục mắc nợ với mọi người về việc thông truyền cho họ chân lý Phúc âm mà các ngài đã nhận được nơi Chúa. Vì thế, dù khi các ngài sống một đời sống tốt lành giữa các dân ngoại khiến họ tôn vinh Thiên Chúa, dù khi các ngài công khai giảng thuyết đề loan truyền mầu nhiệm Chúa Kitô cho những người chưa tin, dù khi dạy gíao lý Kitô giáo hay giải thích giáo thuyết của Giáo Hội, dù khi chăm lo nghiên cứu những vấn đề thời đại dưới ánh sáng Chúa Kitô: trong mọi trường hợp, phận sự của các ngài không phải là giảng dạy sự thông biết của mình, nhưng là giảng dạy lời Chúa và phải khẩn thiết mời gọi mọi người cải thiện và nên thánh. Nhưng trong tình trạng thế giới ngày nay, lời giảng thuyết của Linh Mục thường gặp rất nhiều khó khăn. Do đó để dễ lay chuyển tâm hốồ thính giả, giảng thuyết không phải chỉ là trình bày lời Chúa một cách tổng quát và trừu tượng, nhưng phải áp dụng chân lý ngàn đời của Phúc âm vào các hoàn cảnh cụ thể của đời sồng.

 Như thế, có nhiều cách thi hành chức vụ rao giảng tùy theo nhu cầu mỗi lúc mỗi khác của các thính giả và tùy theo đặc sủng của cảc vị giảng thuyết. Nơi những miền hay những môi trường chưa theo Kitô giáo, chính việc rao giảng Phúc âm đã mời gọi người ta tìm đên đức tin và lãnh nhận những Bí Tích ban ơn cứu rỗi. Còn trong chính cộng đoàn Kitô giáo, nhất là đối với những người có vẻ ít hiểu và ít tin những điều họ quen thực hành, cần phải rao giảng lời Chúa để dẫn họ đến chịu các Bí Tích, vì đây là những Bí Tích đức tin, mà đức tin lại được phát sinh và nuôi dưỡng bằng lời giảng dạy, điều này đặc biệt thể hiện trong phần phụng vụ lời Chúa khi cử hành Thánh Lễ, trong đó lời loan truyền việc Chúa chịu chêt và sống lại liên kết chặt chẽ với câu đáp của dân chúng đang nghe và với chính việc hiến dâng mà Chúa Kitô đã dùng để củng cố Tân Uớc trong Máu Người, cũng như các tín hữu thông công vào việc hiến dâng đó bằng lời cầu nguyện và bằng việc lãnh nhận Bí Tích Thánh Thể.

Thiên Chúa là Đấng Thánh Thiện và là Đấng Thánh Hóa duy nhất đã muốn nhận loài người làm cộng sự viên và trợ tá để họ khiêm tốn giúp vào công việc thánh hóa. Vậy qua tay Đức Giám Mục, các Linh Mục được Thiên Chúa hiến thánh, để khi đã đặc biệt tham dự vào chức Linh Mục của Chúa Kitô, thì trong lúc củ hành các việc thánh; các ngài hành động như những thừa tác viên của Người, Đấng không ngừng thi hành Chức Vụ Linh Mục trong Phụng Vụ, nhờ Thánh Thần Người, để mưu ích cho chúng ta. Thực  vậy, nhờ Phép Rửa, các ngài dẫn đưa người ta vào Dân Chúa; nhờ Bí Tích Cáo Giải, các ngài hòa giải tội nhân với Thiên Chúa và Giáo hội; nhờ dầu bệnh nhân, các ngài xoa dịu người đau ốm; nhất là nhờ việc cử hành Thánh Lễ, các ngài hiến dâng Hy Tế của Chúa Kitô cách bí tích. Như Thánh Ignatiô Tử Đạo đã minh chứng ngay từ thời Giáo Hội sơ khai là mỗi khi cử hành các Bí Tích, các Linh Mục liên kết trong phẩm trật thánh với vị Giám Mục theo nhiều cách khác nhau; và như thế các ngài nói lên được phần nào sự có mặt của Giám Mục trong mỗi cộng đoàn tín hữu.

Tuy nhiên, cả những Bí Tích khác cũng như các thừa tác vụ trong Giáo Hội và các hoạt động tông đồ đều gắn liền với Bí Tích Thánh Thể và qui hướng về đó. Thật vậy, Phép Thánh Thể Chí Thánh chứa đựng tất cả của cải thiêng liêng của Giáo Hội, đó là chính Chúa Kitô; Người là mầu nhiệm Phục Sinh của chúng ta; Người là Bánh Hằng Sống, ban sự sống cho nhân loại bằng chính Thịt của Người, Thịt đã được sống động nhờ Thánh Thần và làm cho người ta được sống. Như Thế, Người mời gọi và dẫn đưa con người hiến dâng chính mình, dâng những vất vả của mình và mọi tạo vật làm  một với Người. Bởi vậy, Phép Thánh Thể là nguồn mạch và tuyệt đỉnh của toàn thể công việc rao giảng Phúc âm; trong khi các người dự tòng được dẫn đưa dần dần đến việc tham dự Phép Thánh Thể; thì các tín hữu, những người đã mang ân tín Rửa Tội và Thêm Sức, sẽ được kết hợp trọn vẹn với Thân Thể Chúa Kitô nhờ rước Thánh Thể.

Vì thế, Tiệc Thánh Thể là trung tâm tụ họp các tín hữu mà vị Linh Mục là người chủ sự. Như thế trong Hy Tế Thánh Lễ, các Lịnh Mục dạy tín hữu biết dâng lên Chúa Cha lễ vật chí thánh và hợp cùng của lễ đó hiến dâng chính cuộc sống mình. Với tinh thần của Chúa Kitô Chủ Chăn, các ngài dạy họ hết lòng thống hối xưng thú tội lỗi mình với Giáo Hội qua Bí Tích Cáo Giải để càng ngày càng quay về gần Chúa hơn khi nhớ lại lời Người: “Hãy hối cải vì Nước Trời đã đến gần” (Mt 4, 17). Cũng thế, các ngài còn dạy họ tham dự những buổi cử hành Phụng Vụ Thánh, để trong các nghi lễ đó họ biết cầu nguyện chân thành; tùy theo ân sủng và nhu cầu của mỗi người các ngài hướng dẫn họ sống tinh thần cầu nguyện mỗi ngày thêm hoàn hảo hơn trong suốt đời sồng; các ngài khuyên khích mọi người chu toàn nhiệm vụ  đấng bực mình; còn đối với những ai hoàn thiện hơn, các ngài khích lệ họ biết sống Phúc âm tùy hoàn cảnh mỗi người. Cũng thế các ngài đạy tín hữu biết dùng thánh thi và thánh ca mà hết lòng chúc tụng Thiên Chúa, biết nhân danh Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta mà luôn cảm tạ Thiên Chúa là Cha vì mọi ơn lành.

Những lời ca tụng và tạ ơn mà các Linh Mục dâng lê trong khi cử hành Thánh Lễ, còn được kéo dài suốt ngày trong các giờ Kinh Nhật Tụng, khi ấy các ngài nhân danh Giáo Hội khẩn cầu cùng Thiên Chúa cho toàn dân đã được trao phó cho các ngài và cho cả thế giới nữa.

Nhà cầu nguyện là nơi để cử hành và cất giữ Thánh Thể, cũng như để tín hữu tụ họp và tìm được sự nâng đỡ ủi an trong khi tôn sùng sự hiện diện của Con Thiên Chúa, Đấng Cứu Chuộc chúng ta, Đấng đã được hiến dâng vì chúng ta trên bàn tê lễ: nhà này cần phải sạch sẽ, xứng hợp với việc cầu nguyện và những lễ nghi long trọng. Chính nơi đây, chủ chăn và tín hữu được mời đến, để với lòng biết ơn, họ đáp lại ân huệ của Đấng đã dùng Nhân Tính mà không ngừng đổ tràn sự sống siêu nhiên vào các chi thể cuả Thân Thể Người. Các Linh Mục phải chăm lo trau dồi kiên thức và nghệ thuật phụng vụ, để nhờ việc các ngài thi hành phụng vụ mà những cộng đoàn Kitô hữu được trao phó cho các ngài biết ca ngợi Thiên Chúa là Cha và Con và Thánh Thần mỗi ngày một hoàn hảo hơn.

Tùy phận vụ đã lãnh nhận, các Linh Mục thi hành chức vụ của Chúa Kitô là Đầu và là Chủ Chăn, các ngài nhân danh Giám Mục, tụ họp gia đình Thiên Chúa như một cộng đoàn huynh đệ duy nhất, và nhờ Chúa Kitô trong Chúa Thánh Thần các ngái dẫn đưa họ đến cùng Chúa Cha. Để thi hành thừa tác vụ này cũng như các chức vụ khác, các Linh Mục được trao ban quyền thiêng liêng để kiến thiết Giáo Hội. Trong việc kiến thiết này, các Linh Mục phải theo gương Chúa mà đối xử rât nhân đạo vởi hết mọi người. Tuy nhiên, khi dạy dỗ và khuyên bảo họ như những người con rất yêu quý, các ngài phải không nhằm làm thỏa mãn sở thích loài người, nhưng theo giáo thuyết và đời sống Kitô giáo đòi hỏi, như lời Thánh Tông Đồ: “Hãy nhấn mạnh khi thuận tiện cũng như khi bất tiện, hãy khiển trách, đe dọa, khuyến khích, với tất cả lòng nhẫn nại và chủ tâm dạy dỗ” (2 Tm 4, 2 ).

Vì thế, với tư cách là những người giáo dục đức tin, các Linh Mục có nhiệm vụ, hoặc đích thân hoặc nhờ người khác, lo cho mỗi tín hữu đựợc hướng dẫn trong Chúa Thánh Thần để vun trồng ơn gọi riêng của mình phù hợp Phúc âm, để có một đức ái chân thành và tích cực để được sự tự đo mà Chúa Kitô đã dùng để giải thoát chúng ta. Những nghi lễ đù đẹp mắt, những hội đoàn dù phát triển rầm rộ cũng không có ích bao nhiêu, nêu chúng không hướng về việc giáo dục con ngừơi đạt tới sự trưởng thành Kitô giáo. Để đạt đến sự trưởng thành đó, các Linh Mục phải giúp họ sáng suốt nhận ra trong các biến cố lớn nhỏ, đâu là việc phải làm, đâu là ý Chúa muốn. Các ngài cũng phải dạy các Kitô hữu để họ không chỉ sống riêng cho mình; nhưng theo những đòi hỏi của luật bác ái mới, mỗi người phải tùy ơn đã lãnh nhận mà phục vụ lẫn nhau và như vậy, mọi người chu toàn nhiệm vụ của mình theo tinh thần Kitô giáo đối với cộng đoàn nhân loại.

Tuy mắc nợ với hết mọi người, nhưng cách riêng các Linh Mục phải đặc biệt săn sóc những người nghèo khổ và yếu đuối: vì chính Chúa đã tỏ ra là bạn hữu với họ và coi việc rao giảng Phúc âm cho họ là dấu hiệu cho công cuộc cứu thế. Các Linh Mục cũng phải đặc biệt tận tâm theo dõi các thanh thiếu niên, ngay cả những người có đôi bạn và những bậc phụ huynh, để ước gì họ họp thành những nhóm bạn hữu biết giúp đỡ nhau sống đời Kitô giáo một cách dễ dàng và đầy đủ hơn trong cuộc sống đầy khó khăn. Các Linh Mục cũng đừng quên các tu sĩ nam nữ, vì họ là thành phần ưu tú trong nhà Chúa, họ đáng được coi sóc đặc biệt để được tấn tới trong đàng thiêng liêng hầu giúp ích cho toàn thể Giáo Hội. Sau hết, các ngài phải hết sức ân cần chăm sóc những người yếu đau và hấp hối bằng cách thăm viếng và an ủi họ trong Chúa.

Vì thế, nhiệm vụ cuả Chủ Chăn không phải chỉ thu hẹp trong việc coi sóc từng cá nhân tín hữu, nhưng còn lan rộng tới việc huấn luyện một cộng đoàn Kitô hữu đích thực. Muốn thế, tinh thần cộng đoàn đích thực này phải bao gồm những Giáo hội địa phương mà cả Giáo Hội phổ quát nữa. Vì thế, cộng đoàn địa phương không phải chỉ lưu tâm đến việc chăm sóc các tín hữu của mình, nhưng một khi đã thấm nhuần nhiệt tâm truyền giáo còn phải dọn đường cho mọí người đến với Chúa Kitô. Tuy nhiên, cộng đoàn đặc bịệt chú trọng đến các dự tòng và các tân tòng, họ phái được giáo dục dần dần để hiểu biết và sống đời Kitô hữu.

Không một cộng đoàn Kitô hữu nào được thiết lập mà không đặt nền tảng và trọng tâm vào việc cử hành Phép Thánh Thể Chí Thánh: cho nên mọi nền giáo dục về tinh thần cộng đoàn phải được bắt đầu từ đó. Nhưng việc cử hành này muồn được chân thành và đầy đủ, vừa phải đưa đến những việc bác ái và tương trợ lẫn nhau vừa phải dẫn tới các hoạt động truyền giáo, và cả những hình thức minh chứng Kitô giáo nữa.

Ngoài ra, nhờ bác ái kinh nguyện, gương lành và những việc sám hối, cộng đoàn Giáo Hội thực thi tình mẫu tử chân thực đối với những linh hồn phải được đưa về với Chúa Kitô. Thực thế, cộng đoàn Giáo Hội hợp thành một khí cụ hữu hiệu để chỉ dẫn hoặc mở đường cho những kẻ chưa tìm đến cùng Chúa Kitô và Giáo Hội Người, cũng như để khích lệ, dưỡng nuôi và củng cố các tín hữu trên đường chiến đấu thiêng liêng.

Trong việc kiến thiết cộng đoàn Kitô, các Linh Mục không bao giờ phục vụ cho một chủ thuyết hay một đảng phái nhân loại nào, nhưng vì là những vị rao giảng Phúc âm và là chủ chăn của  Giáo Hội, các ngài lo lắng theo đuổi việc phát triển thiêng liêng của Thân Thể Chúa Kitô.

(Còn tiếp)

VỀ MỤC LỤC

LINH MỤC BƯỚC VÀO THẾ KỶ 21

LINH MỤC LÀ NGƯỜI CỦA NIỀM HY VỌNG.

      

       “TA SẼ BAN CHO CÁC NGƯƠI NHỮNG MỤC TỬ NHƯ LÒNG TA MONG ƯỚC” (Gr 3,15)

VIỆC HUẤN LUYỆN LINH MỤC 

       * Hiện nay chúng ta thấy việc huấn luyện Linh mục được chia thành hai giai đoạn :

       - Huấn luyện khai tâm : những năm ở Chủng viện, trước khi làm Linh mục.

       - Huấn luyện trường kỳ : những năm họat động, sau khi chịu chức Linh mục.

     

VIỆC HUẤN LUYỆN TRƯỜNG KỲ.

       Lý do :

       * Khơi thắm lại ơn huệ Thiên Chúa đã đổ xuống  nơi con người Linh mục. (2Tm 1,16).

       * Công việc “tân phúc âm hóa” cần phải có những nhà rao giảng mới, những Linh mục dấn thân sống chức vụ Linh mục như một con đường nên thánh. (Pastores dabo vobis, số 82).

       * Đứng trước những xu hướng và thách đố của thời đại mới, Linh mục cần phải được cập nhật hóa, để không bị “tụt hậu” và để theo kịp đà tiến của xã hội.

       Nội dung : 

       Trong tông huấn “Pastores dabo vobis”, Đức Thánh cha đã đưa ra những điểm chính yếu sau đây :

       * Nhân bản : nhạy bén để nhận ra những nhu cầu và chia sẻ những hy vọng và mong chờ của những người Linh mục có dịp tiếp xúc và gặp gỡ.

       * Thiêng liêng : Sống Tin mừng và cầu nguyện.

       * Trí thức : để hiểu biết và theo kịp đà tiến của thời đại.

       * Mục vụ : Một đức ái mục vụ luôn mở rộng đến mọi người, nhất là những người nghèo khổ và bất hạnh.

      

MẪU NGƯỜI LINH MỤC.

       * Tại Việt Nam cũng như tại nhiều nước khác ở Á châu, Linh mục vẫn còn được trọng kính và tín nhiệm.

       * Kết quả một cuộc thăm dò của viện Gallup cho thấy : tại Hàn quốc trong những năm gần đây, Linh mục công giáo là người được tin cậy hàng đầu. Có nhiều lý do, nhưng chắc chắn phải có lý do vì sự độc thân, vâng phục và nếp sống đơn giản của Linh mục.

       * Trên tường một phòng khách của Đại chủng viện Seoul, người ta đọc thấy những dòng chữ sau đây :

       Mẫu Linh mục lý tưởng mà người giáo dân mong muốn, đó   là :

       - Một Linh mục biết quan tâm đến những người yếu đuối và những kẻ bị xã hội bỏ rơi.

       - Một Linh mục không gắn chặt với của cải vật chất.

       - Một Linh mục khiêm nhường.

       - Một Linh mục hòa nhã trong lời nói và trong hành vi cử chỉ.

       - Một Linh mục không độc đoán.

       - Một Linh mục trung thành với bề trên và biết sống tình huynh đệ với các anh em Linh mục khác của mình.

       - Một Linh mục cử hành Phụng vụ với cả tấm lòng và dọn bài giảng một cách chu đáo.

       - Một Linh mục không thiên vị và không phân biệt đối xử.

       - Một Linh mục quan tâm đến việc đào tạo các Linh mục mới.

       - Một Linh mục không kiêu căng, cường quyền.

       - Một Linh mục trung thành với chức vụ Linh mục của mình cho đến chết.

       Thiết tưởng không phải chỉ ở Hàn quốc, mà ngay cả ở Việt Nam, người giáo dân cũng mong ước như thế.

      

LINH MỤC LÀ NGƯỜI CỦA NIỀM HY VỌNG.

       * Tại Việt Nam, cũng như tại nhiều nơi trên thế giới, người giáo dân thường đến với Linh mục :

       - Để tìm lấy sụ an ủi và nâng đỡ trong những lúc gặp phải đau khổ.

       - Để tìm lấy sự khích lệ và chỉ bảo trong những lúc gặp phải khó khăn.

       - Để tìm lấy sự chia sẻ, cảm thông và hy vọng trong những lúc gặp phải thất bại đắng cay.

       * Khi thấy đoàn ngũ dân chúng đông đảo đi theo Ngài, Chúa Giêsu đã động lòng thương và Ngài nói với các môn đệ : các con hãy cho họ ăn đi. (Mc 6,37).

       - Nhiều người ngày nay cũng đang đói khát và sợ hãi, họ cần được cho ăn, không phải chỉ là của ăn vật chất, mà còn phải là của ăn tinh thần. Họ cần phải được bước đi an toàn trên những nẻo đường cuộc sống. Họ cần phải được đón nhận ơn cứu độ…Đó chính là điều Đức Kitô, vị Mục tử nhân lành, đã thực hiện. Và đó cũng chính là điều các Linh mục phải thực hiện cùng  với Ngài. (Pastores dabo vobis, số 82).

       * Trong ngày Phục sinh, hai môn đệ đi Emmaus, sau khi nghe Chúa Giêsu, vị Thày tuyệt vời của mình, giải thích Kinh thánh, họ đã nói với nhau : lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên hay sao ? (Lc 24,32).

       - Như Đức Kitô, Linh mục cũng phải mở mắt cho người giáo dân, giải thích Kinh thánh, chia sẻ của ăn thiêng liêng cho họ và làm cho cõi lòng họ bừng cháy lên.

      

       KẾT LUẬN.

       * Kết thúc bài giảng bên bờ hồ Giênêgiarét, Chúa Giêsu bảo Phêrô : hãy thả lưới. Nhưng Phêrô nói : Thưa Thày, chúng con đã vất vả suốt đêm mà chẳng được gì, nhưng vâng lời Thày, con xin thả lưới.

       Và họ đã bắt được nhiều cá, đến nỗi lưới của họ như muốn rách. Họ liền ra hiệu cho các đồng nghiệp trên thuyền gần đó đến phụ giúp mình. (Lc 5,4-7).

       * Liệu chúng ta, những Linh mục, có dám ra khơi và thả lưới xuống vùng biển cả mênh mông là dân tộc Việt Nam hay không ?

       * Đức Kitô, vị Mục tử tối cao, xin hãy hướng dẫn các Linh mục chúng con trên vạn nẻo đường đời.

      * Mẹ Maria, mẫu gương tuyệt vời của Linh mục, xin hãy nâng đỡ để chúng con biết noi gương Mẹ, sống một cuộc sống khó nghèo, khiết tịnh, vâng phục và khiêm nhường.

 GSVN

VỀ MỤC LỤC
LỜI YÊU THƯƠNG

 

Ngôn ngữ là phương tiện chuyển tải tư tưởng của con người. Nhờ ngôn ngữ mà mọi người có thể đối thoại và hiểu nhau. Họ bày tỏ với nhau tình thương mến, tình hiếu thảo. Qua ngôn ngữ, họ trao đổi với nhau  những điều thiện ích cho cuộc sống hằng ngày.

Con người ưu việt hơn con vật vì họ biết suy tư và biết thể hiện suy tư ấy qua ngôn ngữ.

Chính Thiên Chúa, khi thể hiện tình yêu của Ngài đối với con người và vạn vật, đã thể hiện bằng LỜI YÊU THƯƠNG. Công trình sáng tạo được thực hiện bằng LỜI: Thiên Chúa phán: “Hãy có ánh sáng...”;  Thiên Chúa phán: “Đất hãy sinh thảo mộc xanh tươi...” (xem Sáng Thế, chưong 1).

Nếu lịch sử Cứu độ là một câu chuyện tình giữa Thiên Chúa và nhân loại thì Đức Giêsu chính là LỜI thầm thì tâm sự của mối tình ấy. LỜI đã có tự thuở ban sơ, ở gần Thiên Chúa và LỜI chính là Thiên Chúa (xem Ga,1,1...). Đức Giêsu Kitô, LỜI của buổi bình minh sáng tạo đã hóa thân làm người để kể lại cho chúng ta về câu chuyện tình muôn thuở giữa Thiên Chúa và con người. Qua LỜI này, chúng ta có thể tiếp cận Chúa Cha, chúng ta có thể chiêm ngưỡng Ngài. Qua Đức Giêsu, con người có thể mạnh dạn thân thưa với Chúa Cha: “Abba – Cha ơi”.

NGÔI LỜI ĐÃ HÓA THÀNH XÁC THỊT. Lời Thiên Chúa đã làm người để nói với chúng ta VỀ THIÊN CHÚA với NGÔN NGỮ CỦA ĐỜI THƯỜNG, của NỀN VĂN HÓA NHÂN LOẠI. Đức Giêsu đã khởi đi từ những câu ca dao ngạn ngữ, từ những quan niệm dân gian, từ những gì đang xảy ra trong cuộc sống để nói về Chúa Cha. Người muốn qua đó mời gọi chúng ta hãy nhận ra gương mặt của Chúa Cha, Đấng nhân hậu, yêu thương hết mọi người.

Như thế, ai đón nhận Đức Giêsu là đón nhận chính LỜI CHÚA trong cuộc đời mình. Là LỜI NHẬP THỂ, Lời ấy đã và đang âm vang trong những biến cố xảy đến trong cuộc đời. Lời ấy hòa quyện vào nỗi đau của nhân thế cũng như niềm vui của con người. Lời đang thực sự là ánh sáng soi đường cho chúng ta đi.

Trong năm 2006 sắp tới, các Chủ chăn của Giáo hội Việt nam muốn cho Lời Thiên Chúa vang lên trong cuộc đời người tín hữu công giáo. Phải chăng chúng ta chưa thực hiện sống Lời Chúa nên đời sống chúng ta trở nên khô khan. Phải chăng ngôn ngữ mà chúng ta dùng thường ngày chưa phản ánh đựơc Lời Chúa nên không cải hóa được môi trường chúng ta đang sống? Nói cách khác, chúng ta mời chỉ biết nói lời của con người mà chưa biết nói LỜI CỦA THIÊN CHÚA.

Thư Mục vụ 2005 đã nêu ra những đề nghị cụ thể: chúng ta hãy có cuốn Kinh Thánh trong gia đình, không phải để trang hoàng cho đẹp, nhưng để đọc. Chúng ta thường có thói quen đọc một mạch 2, 3 trang Kinh Thánh liền, đọc bài nọ nối tiếp bài kia mà không dành một khoảng thinh lặng nhường chỗ cho Lời Chúa âm vang lắng đọng trong tâm hồn chúng ta. Mỗi ngày chỉ đọc một đoạn Tân ước, thậm chí chỉ cần một câu, và sống nội dung câu đó như kim chỉ nam, như ánh sáng soi đường chúng ta trong suốt một ngày.

Để giới thiệu Lời Chúa cho mọi người, chúng ta hãy bắt chước Vị Tiên Tri của Thành Nazareth: không bóng bẩy cầu kỳ, không cao siêu  hoa mỹ, nhưng khởi đi từ những chuyện vui buồn thường ngày, từ cây đa bến nước, từ những trăn trở của cuộc đời. Như thế, Lời Chúa không cao xa lạ lẫm mà gần gũi đối với con người, nhằm trả lời cho họ về những vấn nạn đang được đặt ra trong cuộc sống cụ thể.

Ngày xưa ông bà chúng ta có nhiều người không biết chữ mà thuộc lòng cả cuốn Truyện Kiều. Họ đã coi Truyện Kiều như một “Sách Thánh”, “một “sách thiêng liêng” nơi đó họ tìm được mọi lý giải cho những biến cố xảy đến . Đối với người tín hữu công giáo chúng ta, có lẽ nào chúng ta lại không tìm được trong chính Kinh Thánh LỜI CỦA THIÊN CHÚA, LỜI YÊU THƯƠNG đang chỉ đường dẫn lối cho chúng ta?

Không những chỉ đọc Kinh Thánh, mỗi người tín hữu Kitô được mời gọi HÃY VIẾT TIẾP KINH THÁNH bằng chính cuộc đời. Tức là xuyên qua con người và cuộc sống của người công giáo, những người khác “đọc” được TIN MỪNG CỦA CHÚA GIÊSU KITÔ, không những chỉ là “theo Thánh Matthêu, theo Thánh Gioan...” nhưng còn là “Tin Mừng của Chúa Giêsu Kitô theo như  tín hữu của xứ A, xứ B đã sống và thể hiện”.

+ Giuse Vũ văn Thiên, Giám mục Hải phòng

VỀ MỤC LỤC
ƠN KHÔN NGOAN NƠI THÁNH GIUSE

 

Thánh Giuse là một vị thánh âm thầm. Nhưng tại Giáo Hội Việt Nam, Ngài rất được yêu mến với cái nhìn thân thương.

Thực vậy, trong Hội Thánh Việt Nam, thánh Giuse được tôn kính trong hầu hết các nhà thờ, trong hầu hết các cộng đoàn, trong hầu hết các gia đình. Ngài rất gần gũi với các tâm hồn, đặc biệt là với các thân phận nghèo khổ bệnh tật, cô đơn. 

Khi tình hình trở nên khó khăn, người công giáo Việt Nam hay chạy đến thánh Giuse. Ngài luôn đáp trả rộng lượng những ai cậy tin Ngài, sẵn sàng vâng phục thánh ý Chúa. 

Nếu cần ca tụng thánh Giuse, tôi xin dựa vào kinh nghiệm riêng của tôi.

Quả thực, đời tôi đã trải qua nhiều chặng đường lịch sử phức tạp. Xét về phương diện người được Chúa sai đi phục vụ Hội Thánh, cuộc đời của tôi đến nay có thể coi là khá dài. Cuộc đời đó luôn như trên đường mạo hiểm, với những khúc lầy lội, tăm tối, hiểm nguy.

Biết mình được sai đi với sứ mạng phục vụ Tin Mừng, nên trong bất cứ hoàn cảnh nào, tôi hay cầu xin thánh Giuse thương giúp đỡ tôi. Ơn tôi thường tha thiết nài van là ơn khôn ngoan.

Xưa thánh Giuse đã bảo vệ Chúa Giêsu và Đức Mẹ một cách khôn ngoan. Nay xin Ngài cũng thương giúp tôi biết phục vụ Hội Thánh một cách khôn ngoan.

Thánh Giuse nhậm lời tôi. Ơn khôn ngoan, mà tôi cảm nhận đã được phần nào nhờ sự cầu bầu của thánh Giuse, có thể tóm tắt vào một điều. Điều đó là: Hãy vâng phục thánh ý Chúa. 

Theo Ngài, vâng phục thánh ý Chúa là một ơn Chúa ban. Nó không dựa trên lý luận, nhưng dựa trên một xác tín về liên hệ thân mật giữa Chúa và kẻ được Chúa thương yêu.

Khi đi vào cụ thể, xác tín đó được nổi bật lên trong những điểm sau đây:

 

1/ Nhận biết Chúa Giêsu là quà tặng lớn nhất không gì sánh được

Thánh Giuse đã nhận thức được điều đó. Nên Ngài sung sướng phục vụ Chúa Giêsu. Nhất là khi thánh Giuse được thiên thần cho biết Chúa Giêsu là Emmanuel "Thiên Chúa ở cùng chúng ta" (Mt 1,23), "Chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ" (Mt 1,21) 

Chúa Giêsu ở giữa dân Người một cách khiêm nhường và đầy chia sẻ. Như tác giả thư gởi dân Do Thái sau này đã viết: "Vị thượng tế (Chúa Giêsu) của chúng ta không phải là không biết cảm thương nỗi yếu hèn của chúng ta. Vì Người đã chịu thử thách về mọi phương diện cũng như ta, nhưng không phạm tội" (Dt 4,15).

Không những Chúa Giêsu ở giữa loài người một cách khiêm nhường, mà còn tự nguyện chịu mọi đau khổ vì loài người. Về điểm này, thánh Phaolô nói một cách rất rõ ràng dứt khoát: "Hồi còn giữa anh em, tôi đã không muốn biết đến chuyện gì khác ngoài Đức Giêsu Kitô, mà là Đức Giêsu Kitô chịu đóng đinh vào thập giá" (1 Cr 2,2).

Thánh Giuse còn hơn thánh Phaolô trong sự gắn bó với Chúa Giêsu là tình yêu Thiên Chúa cao cả, cho dù thánh Phaolô đã dám nói: "Tôi coi tất cả là thiệt thòi, so với mối lợi tuyệt vời, là được biết Đức Kitô Giêsu, Chúa của tôi" (Pl 3,8).

Suốt đời tôi, tôi coi sự gắn bó mật thiết và tuyệt đối với Chúa Giêsu chính là điều Chúa muốn để nên người khôn ngoan, nhất là trong lãnh vực tu đức, mục vụ và truyền giáo.

Từ sự gắn bó với Chúa Giêsu, thánh Giuse đưa tôi đến một sự khôn ngoan khác, đó là hãy theo gương Ngài biết sống đức ái với mọi chi tiết cao đẹp.

 

2/ Biết sống đức ái với mọi chi tiết cao đẹp 

Về điểm này, thánh Giuse cũng chẳng viết gì. Nhưng khi đọc thư thánh Giacôbê, tôi thấy thánh tông đồ xem như nói thay thánh Giuse. Ngài viết: "Đức khôn ngoan Chúa ban làm cho con người trở nên trước hết là thanh khiết, sau là hiền hoà, khoan dung, mềm dẻo, đầy từ bi và sinh nhiều hoa thơm trái tốt, không thiên vị cũng không giả hình" (Gc 3,17). 

"Nếu trong anh em có sự ghen tương hay chua chát và tranh chấp, thì anh em đừng có tự cao tự đại, nói dối, trái với sự thật. Sự khôn ngoan đó không phải từ trời cao ban xuống, nhưng là sự khôn ngoan của thế gian, của con người tự nhiên, của ma quỷ (Gc 3,14-15).

Đời sống của thánh Giuse giữa những người xung quanh không những là hài hoà, khiêm tốn, mà còn tích cực nâng Ngài lên thế giới các nhân đức cao cả. Như bài ca đức ái của thánh Phaolô tông đồ đã diễn tả: 

"Đức ái thì nhẫn nhục, hiền hậu,

không ghen tương, không vênh vang, không tự đắc,

không làm điều bất chính, không tìm tư lợi,

không nóng giận, không nuôi hận thù.

Không mừng khi thấy sự gian các,

nhưng vui khi thấy điều chân thật.

Đức ái tha thứ tất cả, tin tưởng tất cả,

hy vọng tất cả, chịu đựng tất cả" (1 Cr 13,4-7).

Những chi tiết cao đẹp trên đây nói về đức ái, khi áp dụng vào đời sống của thánh Giuse, tôi có cảm tưởng là còn chưa đủ. Có được những tâm tình tốt là điều hay, nhưng biết diễn tả những tâm tình tốt là một đòi hỏi quan trọng. Thánh Giuse đã biết diễn tả khôn khéo, tế nhị những tâm tình tốt đối với đủ mọi thứ người trong suốt cuộc đời bảo vệ Chúa Giêsu và Đức Mẹ.

Đây là một ơn khôn ngoan, mà tôi thấy rất cần cho mọi người công giáo nói chung, và các nhà truyền giáo nói riêng. Nhất là trong những hoàn cảnh lịch sử phức tạp. Tôi thấy đôi khi chỉ một vài sơ suất nhỏ đã có thể gây nên đại hoạ. Giống như một tàn lửa có thể gây nên một đám cháy lớn. Thời sự hiện nay về nguy cơ nghi kỵ và xung đột tôn giáo là một nhắc nhở về sự khôn ngoan đối xử trong việc diễn tả thái độ đối với nhau. 

Yếu tố sau cùng của ơn khôn ngoan nơi thánh Giuse là tỉnh thức và cầu nguyện.

 

3/ Tỉnh thức và cầu nguyện

Phúc Âm nói rất ít về thánh Giuse. Nhưng có một điều chắc chắn đã giúp Ngài chu toàn bổn phận bảo vệ Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Điều đó là tỉnh thức và cầu nguyện.

Ngài biết mình mong manh, hoàn cảnh đời đạo phức tạp, ý Chúa nhiệm mầu, biết được ý Chúa là điều không dễ, thực thi ý Chúa càng không dễ chút nào. Nên Ngài coi việc tỉnh thức và cầu nguyện là điều cực kỳ quan trọng cho ơn gọi của Ngài.

Mặc dầu chức cao quyền trọng, Ngài đã chọn cách sống âm thầm nghèo khó. Sẽ không thể có lựa chọn đó, nếu Ngài không tỉnh thức và cầu nguyện. Trong tỉnh thức và cầu nguyện của Ngài luôn có tạ ơn, xin ơn và phó thác khiêm nhường. Còn đối với chúng ta, tỉnh thức và cầu nguyện còn đòi phải thêm sám hối ăn năn.

Hơn bao giờ hết, Hội Thánh Việt Nam đang rất cần những vị lãnh đạo khôn ngoan. Chúng ta tha thiết cầu xin ơn đó, đặc biệt trong tháng Ba này là tháng kính thánh Giuse, Quan Thầy Hội Thánh Việt Nam.

+ GM. GB. Bùi Tuần

VỀ MỤC LỤC
Bênêdictô XVI --  Vị Giáo Hoàng Bất Ngờ

 

Chưa đầy một năm trước, vào ngày 19/4/05 Hồng Y Ratzinger được bầu lên ngôi Giáo Hoàng. Trong 24 năm trước đó, ngài lèo lái Thánh Bộ Đức Tin, đã cảnh cáo một số thần học gia xuất sắc của Giáo Hội như Roger Haight (mới năm 2004), hay nghiêm sửa sách vở như của Anthony de Mello vào năm 1998, cho dù tác giả đã qua đời từ năm 1987. Đức Cha Ngô Đình Thục cũng có trong danh sách (xin xem Doctrinal và Disciplinary Documents tại http://www.vatican.va/roman_curia/congregations/cfaith/).

Vì ngài có lập trường rõ ràng, từng xử sự cứng rắn, và đã 78 tuổi khi nhậm chức Giáo Hoàng, nên nhiều người nghĩ ngài sẽ nhanh chóng và thẳng tay thanh lọc Giáo Hội, loại trừ những thành phần không tuyệt đối trung thành với những giáo huấn mà ngài đã vạch rõ trong 24 năm. Có người thì hớn hở mong ngày Giáo Hội trở lại như xưa. Kẻ khác lại lo lắng việc bách hại và chia rẽ ngay trong Giáo Hội.

Điều bất ngờ là vị Giáo Hoàng lớn tuổi này đã không vội làm gì hết, dù ngài đã lớn tuổi và không biết còn làm được bao lâu nữa. Bất ngờ hơn nữa là ngài có vẻ như đi ngược lại những điều mà đa số mọi người tiên đoán. Sau đây là một vài bằng chứng mà cha Richard McBrien nêu ra trong bài thuyết trình tại Seattle University hôm 24/2/06.

Bài giảng mùa chay 2006 của Đức Thánh Cha bắt đầu từ Phúc Âm Marcô, 6:34, “Đức Giê-su thấy một đám người rất đông thì chạnh lòng thương, vì họ như bầy chiên không người chăn dắt.” Đức Thánh Cha không thay đổi giáo huấn, nhưng ngài không phán xét và loại trừ như nhiều người tưởng, mà lại theo gương Đức Kitô “chạnh lòng thương.”

Ngài còn nói rất rõ ràng và đầy đủ trong thông điệp đầu tay, “Thiên Chúa là Tình Yêu” (http://vietcatholic.net/News/Html/32476.htm). Không ai ngạc nhiên vì ngài viết rất xúc tích và rõ ràng. Tuy nhiên có hai điều làm nhiều ngưòi ngạc nhiên. Thứ nhất, ngài nhấn mạnh tới vấn đề công bằng xã hội, là điều mà hay được coi là mục đích của phe thiên tả, có vẻ kinh tế và chính trị hơn là tôn giáo. Nhưng ai nghĩ vậy là sai lầm. Từ Giáo Hoàng Lêô XIII (qua thông điệp Rerum Novarum năm 1891) đến Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, là những người không thiên tả, đã theo gương Chúa Kitô đặt rõ vấn đề công bằng xã hội của mỗi thời đại. Điều ngạc nhiên thứ hai là ngài không nói mấy tới những vấn đề luân lý cá nhân đang gây chia rẽ trong Giáo Hội, những vấn đề mà phe bảo thủ mong ngài sớm giải quyết, dù phải thanh trừng một số giáo dân. Ngài đã không làm thế. Một vài linh mục bảo thủ đã nhắc nhở ngài thẳng mặt, nhưng ngài chỉ yên lặng, không trả lời.

Những người theo dõi ngài kỹ lưỡng còn thấy nhiều chi tiết bất ngờ khác, nhất là cho những ai chỉ nghĩ rằng ngài là dân bảo thủ. Thay vì lạnh lùng với Dòng Tên (là nhóm được coi là hơi tự do tư tưởng, như Roger Haight), mới thứ sáu vừa qua ngài nói chuyện với nhân viên toà báo Civita Católica. Ngài nói chuyện gì? Thay vì đả kích Công Đồng Vatican II như là nguyên cớ làm suy sụp Giáo Hội, thì ngài lại đề cao Vatican II như hải đăng cần thiết cho thời đại này. Ngài cũng dùng chữ "dấu chỉ của thời đại," là câu mà được coi là thường dùng trong phe thiên tả.

Lý thuyết và lời nói quan trọng, nhưng nhân sự còn quan trọng hơn. Khi ngài đặt Giám Mục William Levada từ San Francisco lên kế vị ngài tại thánh Bộ Đức Tin (và sắp phong chức Hồng Y), một số người ngạc nhiên với sự lựa chọn này vì TGM Levada có vẻ nhẹ nhàng chứ không thẳng tay, có khi còn bị coi là nhu nhược. Người kế vị TGM Levada lại là một vị tương đối nhẹ nhàng khác, TGM George H. Niederauer, thân thiện với các tôn giáo khác như Mormon.

Một hành động nữa diễn tả rõ ràng tấm lòng nhân từ, đầy tình thương của Đức Thánh Cha: cuộc nói chuyện với cha Küng. Hans Kung học thần và triết tại đại học Gregorian và chịu chứa linh mục năm 1954. Đức Thánh Cha Gioan XXIII mời ngài làm chuyên viên thần học (peritus) cho công đồng Vatican II từ 1962-1965. Một peritus khác là cha Ratzinger. Năm 1966, Kung vận động xin cho cha Ratzinger được đến dạy thần học tại đại học Tübingen, nhưng cha Ratzinger không thích luồng tư tưởng tại đây, nên 3 năm sau đi dạy nơi khác. Từ năm 1979, thần học gia Kung bị Tòa Thánh tước quyền giảng dạy như một thần học gia Công Giáo. Suốt từ ngày đó đến 2005, ông nhiều lần xin yết kiến DTC Gioan Phaolô II nhưng không được gặp. Ngay tháng 4/05, ông xin yết kiến tân Giáo Hoàng Benedictô XVI, và được hẹn vào tháng 9. Hai người ăn tối và nói chuyện riêng 4 tiếng đồng hồ, bàn nhiều tới những cái hay của nhau hơn là những điểm dị biệt. Sau đó, DTC tự tay thảo một văn thư bằng tiếng Đức về buổi nói chuyện đó, và dặn nhân viên không được phổ biến văn kiện này cho tới khi được sự chấp thuận của cha Kung. Phần cha Kung, người đã nhiều lần thẳng thắn chỉ trích giáo quyền và hôi đồng giám mục Đức, đã hết lời ca tụng DTC sau cuộc gặp gỡ lịch sử này.

Những điều bất ngờ kể trên có lẽ không còn là bất ngờ nữa nếu ta xét lại Giáo Hoàng Benedictô XV, đấng mà vị đương kim Giáo Hoàng muốn nối gót. Benedictô XV nhậm chức khi thế chiến thứ I bùng nổ, và ngài cố hòa hoãn xây dựng hòa bình, cho dù giáo huấn vẫn rõ ràng.

Có lẽ Thiên Chúa đã và đang ban cho nhân loại một vị lãnh đạo sáng suốt nhưng nhân từ, để giúp toàn thể thế giới cùng xây dựng niềm tin, hy vọng, và tình thương. Mỗi người chúng ta, bất kể địa vị, đảng phái hay tôn giáo, đều có thể chung tay góp sức trong lý tưởng đem lại công lý, hòa bình, và yêu thương cho mọi người.

Gs. Lê An Hòa  Seattle University, 25/2/2006

VỀ MỤC LỤC
 TRÁCNH NHIỆM LUÂN LÝ TRONG ĐỜI SỐNG HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

 

Dẫn nhập:  TÌNH YÊU HÔN NHÂN ĐANG BỊ ĐE DỌA.

Đức thánh cha Gioan Phaolô II, nhân dịp viếng thăm Mexico tháng 5.1990 đã nói về gia đình như sau: "Tình yêu trong thế giới ngày nay đang bị đe dọa bằng nhiều cách và tình yêu gia đình đang bị lu  mờ dần dần." Để điều chỉnh lại tình trạng này, Ngài nói đến sự cao cả và trách nhiệm của gia đình. Gia đình là một cộng đồng đầu tiên của sự sống và tình yêu. Gia đình là một môi trường đầu tiên nơi con người học yêu mến và cảm thấy được mến yêu. Không những bởi người khác mà còn bởi chính Thiên Chúa nữa. ĐTC kêu gọi như sau: "Vì thế hỡi các cha mẹ Công Giáo, bổn phận của anh chị em là xây dựng và gìn giữ tổ ấm này, trong đó con cái anh chị em được sinh ra và lớn lên trong phẩm giá làm con T.C. Nhưng tình yêu của anh chị em chỉ có thể nói về T.C cho con cái của anh chị em, nếu trước hết anh chị em được sống trong sự thánh thiện và trong việc tận hiến hoàn toàn cho nhau trong hôn nhân."

Do đó, mục đích của bài viết này nhằm đưa ra một vài yếu tố cơ bản giúp chúng ta có thể thực hiện và xây dựng một mái ấm gia đình Kitô Giáo, thể theo như những gì mà Vị Cha chung của chúng ta, ĐTC Gioan Phaolô II, đã mời gọi.

 

A) TRÁCH NHIỆM LUÂN LÝ TRONG HÔN NHÂN

1) Thời gian đính hôn.

Thông thường thì việc chuẩn bị cho hôn nhân được diễn ra, sau thời gian mà hai anh chị đã quen nhau và đã trở nên thân thiết. Sau thời gian này, nếu được tiếp tục, họ sẽ đi đến thời kỳđính hôn. Cái động lực chính để đưa hai tâm hồn đến với nhau, trong nhiều trường hợp, đó chính là tình yêu mà họ đã cảm nghiệm được từ nơi nhau. Người thanh niên kia vàcô thiếu nữ nọ tự khám phá ra những nét độc đáo nơi đối tượng của mình, mà thiết tưởng người ngoài cuộc có thể không nhìn thấy, và điều đó khiến cho cả hai người cảm thấy họ thực sự thuộc về nhau. Có thể trong một vài trường hợp khác, cái động lực chính trong việc chọn lựa cho mình một người bạn đời, lại là những yếu tố có tính thực tiễn và do bởi lý luận tự nhiên, tỷ dụ như cùng một nghề nghiệp hay cùng chung một sở thích. Nhưng cũng có trường hợp, tuy chỉ mới gặp nhau đôi ba lần mà cả hai anh chị đã yêu nhau ngay lập tức. Đó là một sự kiện mà ta hay đề cập đến gọi là "tiếng sét của ái tình", nhưng dầu sao đi chăng nữa, thì chúng ta cũng không nên loại trừ vai trò của lý trí và tiếng nói của lương tâm trong việc chon lựa người bạn đời cho chính mình. Vì đôi khi yêu quá cũng có thể hóa dại.

Người bạn đường tương lai phải có trách nhiệm xem xét và tìm hiểu coi đối tượng và mình có thể hoà hợp với nhau hay không? Và có sẵn sàng chia sẻ vơí nhau những khó khăn để cùng nhau xây dựng hạnh phúc lứa đôi cho bền lâu. Đây thiết nghĩ là công việc của thời gian đính hôn.

2) Ý nghĩa của giai đoạn đính hôn.

Thời gian đính hôn là một cơ hội thuận tiện, cho phép cả hai tìm hiểu lẫn nhau để xem tình yêu của mình có được đặt trên một nền tảng vững chắc hay không? Trong giai đoạn này, họ có thể có những tranh luận hoặc bất đồng ý kiến với nhau trong khi thảo luận hay nói chuyện. Họ có thể dò xét những sở thích của nhau, tìm hiểu những ưu khuyết điểm của nhau và giúp nhau vượt qua những tính hư nết xấu nếu có. Dần dà như thế, họ có thể hiểu rõ hơn về đối tượng của chính mình để có một cái nhìn trung thực và chuẩn xác hơn. Và hy vọng với những chiều hướng như thế, sau này họ sẽ khắc phục được những khó khăn khi về chung sống với nhau với tư cách là vợ chồng.

Có thể nói cái điểm then chốt hay cơ bản, trong thời kỳ đính hôn là thời gian để cả hai bên xem xét lẫn nhau. Và để tránh tình trạng ngộ nhận về đối tượng của mình, thì chúng ta cần có một thời gian tương đối kha khá, có thể là 6 tháng trở lên. Kẻo sau này, khi lấy nhau về, lại có người than rằng: "Phải hồi đó, con biết "ảnh" như dzậy thì con đâu có lấy"… Tính hấp tấp, vội vàng thường hay dẫn đến sự ngộ nhận - "dục tốc bất đạt" - người xưa vẫn nói thế. Nhưng ngược lại, cũng không nên kéo dài quá, tỉ dụ như đã đính hôn cả hơn hai năm mà vẫn chưa thấy cưới, như vậy nó cũng đâm ra thất lợi. Người con gái họ cũng chỉ có một thời mà thôi!

Người trẻ hôm nay, có rất nhiều tự do trong việc chọn lựa cho mình một người bạn đời, so với bậc cha mẹ thuở xưa. Nhưng điều ấy cũng kèm theo sự gia tăng về trách nhiệm cá nhân. Nói một cách chung, thì giới trẻ hôm nay bước vào ngưỡng cửa hôn nhân muộn hơn, so với thời ông bà của chúng ta trước đây.1  Điều ấy, nhìn với một khía cạnh tích cực thì nó có thể diễn tả sự trưởng thành trong cái quyết định của chính họ. Tuy vậy, người trẻ hôm nay cũng gặp rất nhiều khó khăn đang khi bước vào đời sống hôn nhân. Họ bị ảnh hưởng bởi những trào lưu tư tưởng hiện đại, coi nhẹ cái giá trị của đời sống gia đình và định chế hôn nhân. Có một số các bạn trẻ quan niệm như sau: Nếu thích thì ở với nhau, còn không thích nữa thì ra toà ly dị, rồi đường ai nấy đi, như vậy là êm xuôi, không phiền toái gì đến ai cả. Quan niệm ấy đặt giá trị hôn nhân như là một "hợp đồng" giữa hai người, mất đi cái ý nghĩa của hôn ước hay giao ước, và mất đi cái giá trị của sự bất khả phân ly trong định chế hôn nhân. Điều này xảy ra rất nhiều ở các nước Tây phương, vì lẽ đó mà con số ly dị của họ lên rất cao. Một vài tỷ dụ để dẫn chứng.

* Tại nước Ý Đại Lợi, theo con số thống kê của Học viện Quốc gia cho biết thì có sự gia tăng về mức độ ly dị hiện nay. Họ cho biết cứ 100 đôi hôn phối thì tỷ lệ ly thân là 23.5%. Trong số này có 12.3% sẽ ly dị chính thức. Theo bài viết được đăng tải trên nhật báo La Repubblica phát hành ngày 20.10.2001, thì con số ly dị hiện nay tại Ý gia tăng gấp 3 lần trong những năm gần đây.

* Tại Anh Quốc, theo tờ báo The Time ra ngày 22.8.2001, thì hiện nay đang có một hiện tượng đáng chú ý, đó là con số ly dị đang gia tăng đối với những cặp vợ chồng mà hôn nhân được thực hiện lần thứ hai. Theo thống kê cho biết thì có 18.000 đôi vợ chồng ly dị vào năm 1981 và đến năm 1999 thì có 28.000. Như vậy chỉ trong có 8 năm, con số đã nhảy vọt hơn lên 10.000.

* Tại nước Uc Đại Lợi, theo nhật báo The Age xuất bản tại thành phố Melbourne, phát hành ngày 25.10.2001, thì cứ 3 đôi hôn phối, có 1 đôi sẽ ly dị và con số này còn gia tăng.

Từ đó chúng ta có thể suy ra ảnh hưởng của ý thức hệ rất quan trọng. Tôi rất thích cái câu của Steven Biko, một nhà đấu tranh cho nhân quyền ở Nam Phi trong gian đoạn kỳ thị chủng tộc, giữa người da trắng và người da đen tại đây. Anh ta nói như thế này: "nếu bạn muốn cải tổ xã hội, bạn trước tiên, phải thay đổi cái não trạng của họ." Đời sống hôn nhân sẽ bị ảnh hưởng rất lớn - điều này có thể xấu hoặc tốt - tuỳ theo cái nhìn của mỗi người chúng ta và những giá trị mà chúng ta gán đặt cho nó.

Lẽ đó, mà tôi thiết nghĩ, anh chị em chúng ta, những nhà lãnh đạo tinh thần, chúng ta có một trọng trách rất lớn trong việc bảo tồn, duy trì và phát triển những giá trị đặc biệt trong đời sống hôn nhân Công Giáo. Chúng ta và những người tín hữu trong cộng đoàn của chúng ta phải ra sức tìm cách, hầu đề ra những phương thế hữu hiệu nhằm giúp đỡ và hướng dẫn người trẻ hôm nay, để họ có cơ hội tìm hiểu và khám phá ra cho chính mình những giá trị tốt đẹp và độc đáo trong đời sống gia đình; nhờ đó, họ được am hiểu một cách tường tận thế nào là đời sống hôn nhân. Điều này có thể thực hiện cách hữu hiệu qua các khoá dự bị hôn nhân, nếu chúng ta tổ chức cho đến nơi, đến chốn. Đặc biệt là tại những nơi mà từ xưa đến nay, chúng ta đã có một truyền thống tốt đẹp về các lớp dự bị hôn nhân, có lẽ lúc này chúng ta cần đẩy mạnh và thăng tiến nó để cho nó được hoàn chỉnh hơn.

Theo nhận xét chung, có tính cách mục vụ, thì những người trẻ sắp sửa bước vào đời sống hôn nhân, nếu họ bằng lòng chịu khó chuẩn bị cho mình một cách tỉ mỉ bằng việc tham dự học hỏi cho đến nơi, đến chốn, các lớp dự bị về hôn nhân, thì họ sẽ có nhiều điều kiện và cơ hội hơn, để xây dựng mái ấm gia đình được bền lâu, và họ sẽ sống hạnh phúc với nhau hơn, là những anh chị em không có tham gia các lớp dự bị hôn nhân. Nói như vậy, cũng không có nghĩa là,  hễ ai đi học lớp dự bị hôn nhân thì đều có hy vọng là đời sống lứa đôi của mình sẽ được vững chắc. Vì có nhiều người đến tham dự lớp dự bị hôn nhân với một tính cách miễn cưỡng, bất đặng đừng, chứ cũng chả mấy gì là tha thiết cho lắm, miễn sao cho nó xong, và hoàn tất những thủ tục cần thiết để cha xứ cử hành thánh lễ hôn phối là kể như hoàn tất.

Nói tóm lại, các khóa dự bị hôn nhân là điều tối cần thiết cho tất cả những ai muốn bước vào đời sống gia đình, muốn xây dựng một cuộc hôn nhân hạnh phúc. Thật khó có thể hiểu được, khi có những người chỉ muốn lái xe hơi, nhưng không bao giờ chịu khó học lái, kết quả là họ đã gây ra tai nạn, và thương tổn đến tính mạng, trước tiên là chính mình, sau đó là những người khác.

 

B)  BẢN CHẤT CỦA HÔN NHÂN

Trong đời sống hôn nhân, người nam và người nữ cả hai hợp nhất với nhau trong cộng đồng yêu thương vợ chồng, tạo cho nhau một mái ấm và sự hỗ tương về mặt an toàn; họ đáp ứng và thỏa mãn cho nhau những ước muốn về phương diện thể xác trong yêu thương, từ đó phát sinh ra con cái. Họ cũng lãnh nhận và đảm nhiệm vai trò giáo dục con cái. Quyền lập gia đình là một trong những quyền căn bản của con người, cũng như quyền bình đẳng giữa những người phối ngẫu trong đời sống gia đình đã được liệt kê trong bản tuyên ngôn về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Con người (nam lẫn nữ) khi đến tuổi trưởng thành, không bị giới hạn bởi chủng tộc, quốc gia hay tôn giáo, đều có quyền (được lập gia đình) đi đến hôn nhân và xây dựng mái ấm gia đình (điều 16).

1) Những mục đích của hôn nhân.

Mục đích của hôn nhân thì nó đi liền với mục đích của tình yêu tình dục, nhưng chúng lại không nhất thiết là đồng nhất. Đời sống hôn nhân không chỉ có mục đích duy nhất là sinh sản con cái, như vẫn thường được quan niệm trước đây,2 nhưng nó còn có những mục đích khác, chẳng hạn như việc giáo dục con cái. Một trong những mục đích khác của đời sống hôn nhân là sự tương trợ lẫn nhau trong một cách thức rất cụ thể, được thể hiện ngang qua cuộc sống hằng ngày, ví dụ như chăm lo săn sóc lẫn nhau, đặc biệt khi đau yếu, đây cũng là một hình thức biểu lộ sự yêu thương của tình nghĩa vợ chồng, song song với việc chăn gối. Nói cách khác, đời sống và mục đích của hôn nhân không chỉ hạn hẹp trong việc sinh sản và các hành động hợp giao.

1.1. Sinh sản và giáo dục con cái.

Một trong những mục đích cơ bản của đời sống vợ chồng là việc sinh sản con cái: "Hôn nhân và tình yêu vợ chồng, tự bản tính qui hướng về sự sinh sản và giáo dục con cái. Con cái là ân huệ cao quí nhất của hôn nhân và là sự đóng góp lớn lao kiến tạo hạnh phúc của cha me… Khi nói như vậy, không có nghĩa là Công Đồng Vaticanô II, xem thường hay coi nhẹ những giá trị khác trong đời sống hôn nhân. Thực ra, hai mục đích này (và nhiều mục đích khác để phát triển nhân phẩm về mọi phương diện) đều là chính yếu, nghĩa là hôn nhân đòi hỏi quyền lợi để hai bên (vợ chồng) nhờ nhau mà đạt tới mục đích ấy. Lập giao ước hôn nhân, nhưng loại trừ quyền lợi để sinh sản con cái thật là vô lý và giao ước không thành. Điều này muốn ám chỉ đến những đôi vợ chồng lấy nhau chỉ đểm uốn hưởng thụ nhục-cảm, chứ không màng gì đến việc sinh con cái. Lẽ đó, dưới cái nhìn của Công Đồng thì những đôi hôn nhân như vậy không thành sự, xét về phương diện bí tích.

Do đó, việc thể hiện đích thực tình yêu vợ chồng cũng như toàn thể tổ chức đời sống gia đình phát sinh từ việc sinh sản con cái, đều nhằm giúp đôi vợ chồng can đảm sẵn sàng cộng tác với tình yêu của Đấng Tạo Hoá và Cứu Thế, mặc dù không loại bỏ các mục đích khác của hôn nhân (như đã giải thích ở trên). Nhờ đời sống lứa đôi, Thiên Chúa làm cho gia đình Ngài càng ngày càng bành tướng và phong phú hơn.

Bổn phận truyền sinh và giáo dục con cái phải được coi là sứ mệnh riêng biệt của vợ chồng. Trong khi thi hành bổn phận ấy, họ biết rằng mình cộng tác với tình yêu của Thiên Chúa Tạo Hoá và như thể trở thành những kẻ diễn đạt tình yêu của Ngài. Bởi vậy, họ sẽ chu toàn bổn phận của mình với trách nhiệm là bậc cha mẹ và là người Ki-tô hữu.

Nhằm chú giải ước muốn của Đấng Tạo Hoá, Thánh Kinh đã chí lý khi coi việc lưu sinh hậu thế là một mục đích thiết yếu trong đời sống hôn nhân. Lời chúc lành của Thiên Chúa cho cặp vợ chồng đầu tiên của nhân loại trong Sách Sáng Thế ký "Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất" (St 1, 28), đã ban cho đời sống lứa đôi khả năng sinh sản ở tất cả mọi thời và mọi nơi. Lời chúc phúc này của Thiên Chúa dành cho đời sống hôn nhân được thể hiện nơi niềm tin của dân Do-thái rằng: con cái là ân huệ của Thiên Chúa. Và trong cái kế hoạch của Thiên Chúa đối với đời sống gia đình, là họ phải sinh sôi nảy nở nhằm bành trướng nhân loại.

Mặc dầu, một số gia đình hôm nay đã giới hạn số con mà họ sẽ có, so với thời gian trước đây, vì những lý do chính đáng và dẫu cho chúng ta hiện tại đang nhấn mạnh nhiều đến khía cạnh tình yêu tương-trợ và sự ân cần nâng đỡ lẫn nhau trong đời sống lứa đôi hơn so với quá khứ, thì một số đông vợ chồng vẫn tiếp tục khao khát và ước mong có con. Điều này được thể hiện qua các cặp vợ chồng hiếm muộn về việc sinh con. Họ đã nổ lực và đã tìm đủ phương pháp chữa trị hầu có thể thụ thai. Và ngay cả những cách thức trên đã không thành công, thì họ đã nhận một con nuôi. Điều này là một chứng cớ hiển nhiên, có sức thuyết phục chúng ta về sự thật rằng: định chế hôn nhân và tình dục tự bản chất của nó qui hướng về việc sinh sản con cái.

Định chế hôn nhân và mái ấm gia đình tạo nên những điều kiện hay môi trường thuận lợi cho việc sinh sản con cái và giáo dục chúng. Quả thực, đời sống hôn nhân và gia đình chuẩn bị một bầu khí cần thiết cho tình yêu vợ chồng và hoa trái của tình yêu đó là những đứa con. Vì thế các quan hệ về tình dục chỉ hợp pháp trong lãnh vực đời sống hôn nhân.

1.2. Sự nâng đỡ lẫn nhau và lòng thủy chung trong tình yêu.

Một mục đích quan trọng khác được đạt đến ngang qua giao ước hôn nhân, đó chính là sự giúp đỡ lẫn nhau và lòng thủy chung trong tình yêu của đời sống vợ chồng. Người xưa vẫn nói: "dấu ấn của tình yêu là lòng chung thủy." Trong hôn nhân, người nam cũng như người nữ: "phục vụ và giúp đỡ lẫn nhau bằng sự kết hợp mật thiết trong con người và hành động của họ, cảm nghiệm và hiểu được sự hiệp nhất với nhau mỗi ngày mỗi đầy đủ hơn. Sự liên kết mật thiết vẫn là sự tự hiến của hai người cho nhau, cũng như lợi ích của con cái buộc vợ chồng phải trung tín và đòi hỏi kết hợp với nhau bất khả phân ly (Gaudium et Spes, 48). Trong giao ước hôn nhân, người nam và người nữ với những năng khiếu và khả năng khác biệt, bổ túc lẫn nhau một cách hết sức hoàn hảo. Nói cách khác, họ bổ sung cho những khiếm khuyết của nhau.

Chính mục đích này mà trong đời sống hôn nhân đã được Thánh Kinh trong Sáng Thế Ký xác định và thuật lại, nó xảy ra trong vườn địa đàng. Lý do tại sao Thiên Chúa phú ban một người nội trợ và cũng là bạn đường cho người đàn ông, là để nâng đỡ lẫn nhau và để trở nên bạn đồng hành. "Người nam ở một mình không tốt. Ta sẽ làm cho nó một người trợ tá tương xứng với nó" (St 2,18). Vì vậy, Thiên Chúa đã dựng nên một người nữ. Nhìn thấy người phụ nữ, Adam đã nói: "Phen này, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi!" Và Thánh Kinh đã kết luận: "Bởi thế, người đàn ông lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt" (St 1, 23tt). Cách diễn tả "một xương một thịt" xác định một cách hết sức thực tiễn và rõ rệt sự trọn vẹn và giúp đỡ lẫn nhau, giữa người nam và người nữ trong đời sống hôn nhân. Điều đó ngụ ý rằng hôn nhân không chỉ là một sự ràng buộc, nhưng nó là một thực thể mới, hay là một đời sống mới, một cuộc sống chung với nhau, đã được cấu tạo và trong thực tế chúng ta không bao giờ có thể tháo gỡ.

Sự giúp đỡ lẫn nhau giữa vợ chồng trong đời sống hôn nhân, không chỉ trong những khi vui tươi phấn khởi hay là hạnh phúc ngập tràn, mà ngay cả những khi gặp khốn khó, hoạn nạn hay ưu sầu. Nói tóm lại, đã là vợ chồng thì chúng ta phải chung lưng đấu cật, cùng chia sẻ với nhau tất cả mọi ưu tư lo lắng trong đời sống lứa đôi. Sự so sánh giữa hôn nhân loài người và sự kết hiệp mật thiết giữa Chúa Giê-su và Giáo Hội được mô tả trong thư gửi tín hữu Ê-phê-sô (Ep 5,21-33). Đó là điều thánh Phaolô muốn chúng ta nắm giữ khi ngài nói: Hỡi các người chồng, hãy yêu mến vợ mình như Chúa Kitô đã yêu thương Giáo Hội, và đã nộp mình vì Giáo Hội, để thánh hóa Giáo Hội (Ep 5,25-26), và thánh nhân cũng không quên nhấn mạnh rằng: "này người nam sẽ rời bỏ cha mẹ mình để gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ làm thành một xác thịt duy nhất. Mầu nhiệm này thật lớn lao: tôi muốn ám chỉ về Chúa Kitô và Giáo Hội." (Ep 5,31-32). Xem Sách Giáo Lý Công Giáo (GLCG), số 1617.

Điều mà tôi vừa trích dẫn ở trên, nhằm mục đích nói lên một thực tại trong đời sống hôn nhân, đó là ý nghĩa của sự khổ đau, được coi như thập giá. Quả thực, trong bất kỳ bậc sống nào, tu trì hay lập gia đình, chúng ta đều có thập giá mà Chúa trao gởi cho chúng ta. Điều ấy không có nghĩa là chúng ta dơ tay đầu hàng khi đối diện với những khổ đau, thất bại hoặc điều bất hạnh xảy đến. Là Ki-tô hữu chúng ta được kêu mời để không ngừng nổ lực đem hết mọi cố gắng hầu bảo vệ và duy trì hạnh phúc gia đình, ngay cả những khi gặp trục trặc. Đôi khi, chúng ta cũng cần nhắc nhở chính mình là những bất hạnh ấy cũng có thể là những cơ may cho chúng ta, nhằm điều chỉnh một vài sự sai trái của bản thân và cũng có thể trở thành trường dạy của tình yêu, giúp ta khám phá ra những giá trị cao hơn của đời sống vợ chồng.

2) Sự bất khả phân ly trong đời sống vợ chồng.

Một số xã hội trong thế giới ngày nay đã cho phép ly dị trong một vài trường hợp, khi có sự bất tương xứng giữa những cặp vợ chồng. Trong số những nguyên nhân và căn cớ làm nền tảng cho việc ly dị được công nhận, đó là vấn đề ngoại tình, đặc biệt là điều ấy nếu được gây ra do người vợ. Một nguyên nhân nữa gây nên sự ly dị, đó là tình trạng hiếm muộn không thể sinh con do người vợ, một giải pháp được đưa ra cho vấn nạn trên, là cho phép người đàn ông được cưới vợ bé. Tuy nhiên, chúng ta cũng cần ghi nhận rằng: phần đông các quốc gia không coi việc ly dị là một giải pháp lý tưởng. Vì thế, việc ly dị tuy được chấp nhận ở một vài xã hội, nhưng điều đó không có nghĩa là tất cả mọi nơi đều nhất trí và ủng hộ lập trường đó.

Vấn đề ly dị, trong những thập niên gần đây đã trở thành một vấn nạn khá thương đau. Cấp độ ly dị đã gia tăng một cách hết sức nhanh chóng3. Nhiều lý do được đưa ra hay được vịn tới, thêm vào số những lý do đã được nêu trên. Sự tự do phóng túng trong vấn đề tình dục đã được chấp nhận cách rộng rãi hơn trước. Trong thế giới kỷ nghệ hoá và với những thành phố văn minh hiện đại ngày nay, con người không còn chung sống như một đại gia đình, trong đó gồm có ông bà nội, ngoại, hay cô chú, dì dượng… v.v.., trái lại, họ sống như kiểu gia đình hạt nhân hay còn gọi là tiểu gia đình: trong đó chỉ có ba mẹ và con cái.  Điều này, một mặt, đánh mất đi sự nâng đỡ hữu hiệu của những thân nhân ruột thịt, bà con trong họ hàng đối với vợ chồng. Đàng khác, đối với những cặp vợ chồng mà họ phải sống xa nhau tạm thời, vì công ăn việc làm. Trong những hoàn cảnh như vậy sẽ gia tăng cái nhu cầu tìm cho mình một người "bạn đường" khác. Thêm vào đó, con người ngày hôm nay dường như sống lâu hơn, đặc biệt trong những quốc gia phát triển và văn mình so với ba chục năm trước đây. Trong quá khứ, cái chết của hai vợ chồng sẽ kết thúc hôn nhân, trước cái thời điểm mà họ có thể cứu xét đến việc ly dị. Trái lại, ngày hôm nay, nếu có sự ly thân, thì điều ấy quả là một gánh nặng đau khổ bởi vì sự sống của con người hôm nay kéo dài hơn. Nhiều đạo luật cho phép việc ly dị, mà chúng ta thấy trong thế giới ngày nay tại một vài quốc gia, chẳng qua đó cũng là một phản ảnh của thực tế về những sự kiện thay đổi trong cuộc sống con người; nhưng cùng lúc điều ấy cũng là một lời mời hấp dẫn và dễ dàng bị cám dỗ. Nó đưa đến cho chúng ta một giải pháp rất thuận tiện cho những khó khăn mà chúng ta đang gặp trong đời sống hôn nhân, nhất là khi cơm không ngon, canh không ngọt.

Một mặt khác, điều này cũng ghi nhận rằng, theo con số thống kê cho biết, một tỷ lệ khá đáng kể của nhiều cặp vợ chồng đã ly dị, họ đã công khai thú nhận rằng: hôn nhân của họ có thể được cứu vãn. Dám thú nhận điều này, quả thực là một hành động khiêm tốn và là một lời khuyến khích thật quí báu cho những cặp vợ chồng khác khi họ đang gặp khó khăn. 4

 

C)  QUAN ĐIỂM CỦA THÁNH KINH ĐỐI VỚI VIỆC LY DỊ.

1. Cựu Ước

Thái độ của Cựu Ước đối với việc ly dị thì đồng quan điểm với những dữ kiện mà người ta tìm thấy dựa vào khoa nhân học xã hội (Social Anthropology). Trong thời Giáo phụ, chỉ có một trường hợp ly dị được nhắc tới: đó là việc Tổ phụ Abraham đuổi nàng thiếp của mình theo yêu cầu của Sarah (St 21, 9-14). Sự việc khước từ một cô vợ nếu không có lý do chính đáng, thì tiền nộp cho phía cô dâu sẽ không được trả lại cho chú rễ, hẵn nhiên, điều này cũng nhằm để ngăn ngừa tình trạng từ chối hôn nhân hay ly dị một cách tự tiện, và bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ. Nhưng trong thực tế, hay trên phương diện nguyên tắc, ly dị vẫn có thể xảy ra, và luật lệ của người Do-thái cho phép thực hiện điều ấy và chấp nhận điều đó là hợp pháp. Nếu người đàn ông đã lấy vợ và đã cưới hỏi rồi, mà sau đó vợ không đẹp lòng người ấy nữa, vì người ấy thấy nơi nàng có điều gì chướng, thì sẽ viết cho nàng một chứng thư ly dị, trao tận tay và đuổi ra khỏi nhà (x. Đnl 24,1). Điều nổi bật và đáng chú ý của chứng thư ly dị là người phụ nữ đó được quyền tái giá với một người đàn ông khác mà không phạm tội ngoại tình (x. Đnl 24, 2).

Lý chứng để làm nền tảng cho việc ly dị được mô tả khá chi tiết trong bản văn của sách Đệ Nhị Luật, và đã là nguyên nhân cho những cuộc tranh luận sôi nổi trong giới các luật sĩ. Trong thời buổi Chúa Giê-su, có hai lối giải thích khá quan trọng đối với luật cho phép được ly dị, xuất phát từ hai trường phái.

* Trường phái thứ nhất là của Shammai, có vẻ nhặt nhiệm hơn, chỉ có việc ngoại tình của người vợ thì mới được coi là đủ lý chứng cho việc ly dị.

* Trường phái thứ hai là của Hillel, được đặt trên nền tảng của chương 24, câu1, trong sách Đệ Nhị Luật, cho rằng bất cứ lý do gì cũng được. Trong số đó, một vài lý do được nhắc tới, tỷ dụ như việc người vợ nấu thức ăn bị cháy, hoặc ngay cả nếu người chồng tìm thấy một người phụ nữ khác đẹp hơn, thì ông ta cũng có quyền ly dị vợ mình để đính hôn với người ấy. Dân chúng thời Chúa Giê-su trong các hội đường ủng hộ lập trường của phái Hillel. Dẫu vậy, việc ly dị cũng đã không xảy ra thường xuyên, chỉ có những kẻ giàu có lợi dụng chuyện này.

Các ngôn sứ, một đàng tỏ ra chấp nhận việc ly dị như một thực tại của hoàn cảnh; nhưng đàng khác, họ nhìn nhận sự bất khả phân ly trong hôn nhân là một lý tưởng. Tuy nhiên, điều rõ nét nhất trong toàn bộ các lời giảng dạy của các ngài về hôn nhân và sự trung tín giữa vợ chồng, thì việc ly dị là điều không thể xảy ra. Sự bất khả phân ly trong đời sống hôn nhân thì cũng giống như cái lý tưởng một vợ một chồng, được các ngôn sứ bao hàm trong lối so sánh của họ, nhằm nói lên mối liên hệ mật thiết của Đức Chúa Yavê và dân Do-thái, tựa như một hôn ước (marriage covenant). Tột đỉnh của lý tưởng hôn nhân được mô tả trong Cựu Ước, qua đoạn sách của ngôn sứ Malachi (2,14-16).

"Bởi Đức Chúa Trời là chứng nhân giữa ngươi và người đàn bà ngươi đã cưới trong tuổi thanh xuân. Chính ngươi đã phản bội nó, mặc dầu nó là bạn đường và là người vợ kết ước với ngươi. Người đã chẳng làm nên một hữu thể duy nhất có xác thịt và Thần Khí đó sao? Vậy hữu thể duy nhất này tìm cái gì? Một dòng dõi của Thiên Chúa. Các ngươi hãy coi chừng và chớ phản bội người đàn bà ngươi đã cưới trong tuổi thanh xuân. Quả thật, Ta ghét việc rẫy vợ, Đức Chúa, Thiên Chúa Ít-ra-en phán."

Cái lý tưởng này cũng được phản ảnh trong đoạn Sách Sáng Thế, nói về việc Thiên Chúa tạo dựng người phụ nữ nơi vườn điạ đàng, trong cái khung cảnh mà hôn nhân đầu tiên được mô tả như là chỉ có một vợ và một chồng và hôn nhân có tính cách vĩnh viễn.

2.  Tân Ước

Những tranh luận về việc ly dị giữa những người Do-thái với nhau, tạo cơ hội cho Chúa Giê-su trả lời cho vấn đề, và đưa ra cái quan điểm của Ngài một cách công khai, và thẳng thừng lên án cách mạnh mẽ những sự ươn hèn của các luật sĩ Do-thái và lập trường của chính họ về vấn đề ly dị.

Lời lẽ phát biểu của Ngài được ghi lại trong Tin Mừng của Mát-thê-ô (5,31tt); Lu-ca (16,18) và thư thứ nhất gửi giáo đoàn Côrintô (1Cô-rin-tô 7,10tt). Cũng như trong các cuộc thảo luận được ghi lại do Mác-cô (10,2-12) và Mát-thê-ô (13, 3-9). Trong khi tranh luận với các biệt phái, Chúa Giê-su đã hủy bỏ việc cho phép ly dị theo luật của Mô-sê, điều ấy đã được ban cho dân Do Thái, vì tấm lòng chai đá của họ. Chúa Giê-su đã trưng dẫn hai đoạn Sách Thánh nhằm chống lại và phản đối sự việc Mô-sê đã chuẩn cho dân Do-thái được phép viết chứng thư ly dị. Theo Sách Sáng Thế Ký, phụ nữ được coi như ngang hàng và bình đẳng về nhân-phẩm với nam giới. "Cả nam lẫn nữ Thiên Chúa đã dựng nên họ." (St 1,27) " và cả hai thành một xương một thịt" (St 2,21). Sự hiệp nhất bền vững giữa người nam và người nữ được Đức Ki-tô nói rõ khi nhắc lại ý định "từ nguyên thủy" của Đấng Sáng Tạo. "Họ không còn là hai; nhưng chỉ là một xương một thịt" (Mt 19,6). Lẽ đó, họ không thể phân ly.

Lời Chúa Giê-su phán cho biết Ngài khẳng định từ chối bất cứ trường hợp ly dị nào. Nhưng chẳng phải trong Tin Mừng đã chả cho phép rẫy vợ (ly dị) trong trường hợp ngoại trừ đó sao? sự kiện này đã được hợp thức hoá trong điều khoản phạm tội gian dâm với người khác.

"Còn Thầy, Thầy bảo cho anh em biết, ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ là đẩy vợ tới chỗ ngoại tình; và ai cưới người đàn bà bị rẫy, thì cũng phạm tội ngoại tình" (xem Tin Mừng Mát-thê-ô 5,32).

Và Mát-thê-ô 19,9 " Tôi nói cho các ông biết: Ngoại trừ trường hợp hôn nhân bất hợp pháp, ai rẫy vợ mà cưới vợ khác thì phạm tội ngoại tình".

Phải công tâm mà nói việc chú giải đoạn văn trên với "mệnh đề đặt điều kiện" là một việc khá phức tạp và nhiều khó khăn. Tuy nhiên, điều ấy vẫn không có hiệu lực  làm mất đi cái giá trị căn bản mà Chúa Giê-su đã tuyên bố về việc ly dị. Mác-cô,     Lu-ca và Phao-lô không hề hay biết về trường hợp ngoại trừ này. Không thể hình dung được là họ đã bỏ sót một tuyên ngôn khá quan trọng như vậy.

Vậy thì chúng ta phải giải thích như thế nào cái điều khoản gian dâm? Nhiều hoc giả Thánh Kinh đã cố gắng chú giải điều ấy với những lý lẽ khác nhau. Tuy nhiên, có hai giả thuyết đã được đại đa số chấp nhận. Giả thuyết thứ nhất cho rằng từ  "Porneia" (nguyên ngữ Hy lạp), trong mệnh đề nhắm tới việc cưới hỏi lẫn nhau giữa những người trong họ hàng thân tộc, điều này đã được cấm đoán trong Cựu Ước (x. Lv 18, 6 tt) và vì thế được coi như là bất hợp pháp, bởi người Do-thái cũng như bởi Giáo Hội thời sơ khai, trong khi điều ấy được coi như là hợp pháp đối với dân ngoại (tỉ dụ đám cưới giữa chú và cháu hoặc giữa anh em họ với nhau). Những cuộc hôn nhân như vậy, sau này có thể bị khám phá ra khi họ nộp đơn xin rửa tội để trở lại đạo, và hôn nhân của họ phải được kết thúc hoặc giải thể. Điều này, tạo nên cái ấn tượng là cho phép ly dị đối với người lương dân, sau này các nhà soạn thảo lại Tin Mừng theo thánh Mát-thê-ô đã nỗ lực cố gắng để đưa ra một giải thích thỏa đáng cho vấn đề nan giải này.

Giả thuyết thứ hai thì cho rằng cái mệnh đề (đặt điều kiện) ấy, mô tả một trường hợp ngoại trừ thật sự đối với việc cấm đoán ly dị. Từ "Porneia" được chuyển ngữ là thông dâm/gian dâm (Fornication) hoặc ngoại tình (Adultery). Lối giải thích này được các nhà chú giải Kinh Thánh của giáo phái Tin Lành và Chính Thống Giáo chấp nhận cách rộng rãi, và cho đến nay thì một số đông các học giả Công Giáo cũng đã chấp nhận. Hầu hết các nhà chú giải Kinh Thánh (trong số đó có cả Công Giáo) hiện nay, có xu hướng chấp nhận trường hợp ngoại lệ cho vấn đề ly dị trong trường hợp người vợ phạm tội ngoại tình.

Nhưng nếu chúng ta đối chiếu với phần chú giải - nằm ở cuối trang - của bản dịch Tân Ước do Ban PhụngVụ Các Giờ Kinh thực hiện, thì chúng ta thấy văn bản được dịch là "ngoại trừ trường hợp HÔN NHÂN BẤT HỢP PHÁP" (Mt 5,32) và cụm từ hôn nhân bất hợp pháp được giải thích như sau: diễn dịch từ Hy lạp "porneia". Theo văn mạch ở đây cũng như ở Mt 19,9 và so với Mc 10,11-12; Lc 16,18; 1Cr 7,10-11, thì Chúa Giê-su thắt chặt lại khoản luật lỏng lẽo của Cựu Ước về ly dị (x. Đnl 24,1-2). Trường hợp ngoại trừ ở đây không phải là ly dị vì ngoại tình (Hy Lạp: moikheia). Porneia cũng không hiểu là gian dâm theo nghĩa thông thường, mà theo luật Do-thái thời xưa. Những cuộc sống chung giữa những người họ hàng với nhau mà Lê-vi 18 kê khai được coi là gian dâm, nghĩa là bất hợp pháp. Có lẽ Mát-thêu muốn đưa về Công Vụ Tông Đồ 15, 29 (cũng từ porneia): các tín hữu gốc ngoại phải tránh kết hôn với người có họ hàng, vì đó trái luật Do-thái, dù rằng theo luật đời, các hôn nhân giữa họ hàng như vậy có thể hợp pháp.

Chúa Giê-su từ chối việc ly dị, đối với giả thuyết thứ hai, nghĩa là được phép ly dị, nếu người vợ phạm tôi ngoại tình. Sự kiện Chúa Giêsu phản đối việc ly dị, điều đó được xem như là một biểu lộ của lý tưởng, chứ không phải là luật hoàn toàn có tính cách tuyệt đối. Quan điểm này được ủng hộ dựa vào những chứng cớ tìm thấy nơi đoạn Tin Mừng của Mát-thê-ô 5, 3tt, qua Bài Giảng Trên Núi. Tại đây, chính Chúa Giê-su, trong một diễn đạt khoáng đại đã mời gọi con người đạt tới mức thiện hảo vô song. Nhưng điều ấy không có nghĩa là đặt ra những luật lệ buộc con người phải tuân giữ theo sát bản văn.

Trong Bài Giảng Trên Núi, có rất nhiều lời tuyên bố với tính cách xác quyết. Tuy nhiên, Giáo Hội chỉ coi đó là những lý tưởng chứ không phải là giới luật (ví dụ như những huấn dụ về lời thề hứa, việc bất bạo động, yêu thương kẻ thù và nên hoàn thiện như Thiên Chúa - xem Mt 5, 21-48)5. Vì thế, việc Chúa Giê-su khăng khăng phản đối việc bất khả phân ly trong đời sống hôn nhân có thể mang một tính chất giống như vậy, nó chỉ là một lý tưởng mà người ta phải nỗ lực ra sức theo đuổi chứ không hẳn là một lề luật áp chế tất cả mọi người tuân theo theo nghĩa ngữ của nó.

Nói tóm lại, quan điểm của Chúa Giê-su thì đơn giản: lý tưởng cho các cặp vợ chồng Ki-tô giáo là họ nên trung tín với nhau, cho nên việc ly dị xét ra không cần thiết. Nhưng một mặt khác, Giáo Hội thời tiên khởi, dường như cũng đã xem xét đến những điều kiện thực tiễn của một thế giới bị giới hạn bởi những khiếm khuyết và tội lỗi, nên  không thể tránh khỏi những bất trắc xảy ra, cho nên các ngài cũng đã tìm kiếm một giải pháp thích hợp nhằm điều chỉnh sao cho phù hợp với hoàn cảnh thực tại. Nơi đây, ta cũng nên nhắc lại trường hợp ngoại trừ được thánh Phao-lô cho phép, trong trường hợp, một người ngoại giáo mà họ muốn ly dị với người phối ngẫu của họ đã trở thành Ki-tô hữu. Trong trường hợp này, thánh Phao-lô phán quyết như sau: Người tín hữu không bị bó buộc phải duy trì bậc sống độc thân. "Còn với những người khác, thì tôi nói chính tôi chứ không phải Chúa: nếu anh em nào có vợ ngoại đạo mà người này bằng lòng ở với người ấy, thì người ấy đừng rẫy vợ. Người vợ nào có chồng ngoại đạo mà người này bằng lòng ở với người ấy, thì người ấy đừng bỏ chồng. Thật vậy, chồng ngoại đạo được thánh hoá nhờ vợ, và vợ ngoại đạo được thánh hoá nhờ người chồng có đạo. Chẳng vậy, con cái anh em sẽ làm ô uế, trong khi thật ra chúng là thánh. Nếu người ngoại đạo muốn bỏ người kia thì cứ bỏ; trong trường hợp đó, chồng hay vợ có đạo không bị luật hôn nhân ràng buộc: Thiên Chúa đã kêu gọi anh em sống bình an với nhau! Chị là vợ, biết đâu chị chẳng cứu được chồng? Hay anh là chồng, biết đâu anh chẳng cứu được vợ?" (1Cr 7,12-16) .

 

D)  GIÁO HUẤN CỦA HUẤN QUYỀN

Đại đa số các giáo phụ ủng hộ lập trường tuyệt đối bất khả phân ly của hôn nhân. Tuy thế, cũng có một số vị đã bênh vực trường hợp ngoại trừ cho một số trường hợp nan giải. Họ thường xuyên trưng dẫn đoạn văn của Mat-thê-ô 5,32, để ủng hộ cho quan điểm và lập trường của họ.

Thái độ của Huấn Quyền đã được đặc điểm hoá bằng những xác tín không lay chuyển rằng: sự ràng buộc hôn nhân Công Giáo ngang qua bí tích, thì không thể tháo cởi, nó mang tính chất bất khả phân ly. Giáo huấn của các Đức Giáo Hoàng và của Công Đồng chung thì kiên vững và hầu như đồng tâm nhất trí: việc tái hôn hay lập gia đình lại, sau khi đã ly dị là điều không thể được, và không thể chấp nhận, ngoại trừ trong trường hợp đã được tiêu hôn (Annulment), nghĩa là Giáo Hội xác nhận hôn nhân đầu tiên của họ không thành sự. 6 Giáo Hội Công Giáo hằng lên tiếng bảo vệ sự tuyệt đối bất khả phân ly của hôn nhân ngay cả khi phải trả một giá rất đắt. Một ví dụ điển hình nổi bật là thái độ khẳng định của hàng phẩm trật thuộc Giáo Hội Công Giáo La Mã đối với vua Henry VIII của Anh quốc, người đã gây nên cuộc ly khai khỏi Giáo Hội Công Giáo La Mã và thành lập Anh Giáo, bởi vì Đức Giáo Hoàng thời bấy giờ đã khước từ thỉnh nguyện thư của ngài nhằm để xin phép giải hôn phối đầu tiên, và cho phép ngài được kết hôn một lần nữa.

Giáo thuyết về việc bất khả phân ly trong hôn nhân Công Giáo được công bố một cách rõ rệt, tỏ tường bởi Công Đồng Trentô. Nhưng có một điểm đáng chú ý là các nghị phụ đã chủ tâm tránh né việc lên án cách thực hành của các Giáo Hội Đông Phương liên quan đến việc ly dị. Theo các giáo hội này thì quan điểm của họ cho rằng: hiệu lực của bí tích hôn phối không có giá trị suốt cả cuộc đời, đối với người phối ngẫu đầu tiên. Tuy vậy, hôn nhân thứ hai chỉ là việc bất đặng đừng phải chấp nhận và cho phép đón nhận Bí tích Hôn phối.

Công Đồng Va-ti-ca-nô II công bố việc bất khả phân ly của hôn nhân, mặc dầu có một số nghị phụ đề nghị cho phép ly dị trong một vài trường hợp nan giải. Sau đây, tôi xin phép trích dẫn một đoạn trong Hiến chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay (Gaudium et Spes), số 48, liên quan đến việc bất khả phân ly trong đời sống hôn nhân.

"Như thế, bởi một hành vi nhân linh, trong đó, hai vợ chồng tự hiến cho nhau và đón nhận nhau nhờ sự an bài của Thiên Chúa, phát sinh một định chế vững chắc có giá trị trước mặt xã hội nữa. Vì ích lợi của lứa đôi, của con cái và của xã hội, nên sợi dây liên kết thánh thiện này không lệ thuộc sở thích của con người. Chính Thiên Chúa là Đấng tác tạo hôn nhân, phú bẩm những lợi ích và mục tiêu khác… Sự liên kết mật thiết vẫn là sự tự hiến của hai người cho nhau cũng như lợi ích của con cái buộc hai vợ chồng phải hoàn toàn trung tín và đòi họ kết hợp với nhau bất khả phân ly."

Bộ Giáo luật cũng đã diễn giải một cách chi tiết hơn, liên quan đến Bí tích Hôn Nhân Công Giáo, một khi đã được thành sự trọn vẹn bởi hành vi quan hệ vợ chồng, qua việc giao hợp, thì không thể tháo cởi do quyền lực con người, hoặc bất cứ điều gì ngoài sự chết. (x. Sách Giáo luật, số 1141). Tuy nhiên, nếu như Bí tích Hôn nhân chưa thành sự trọn vẹn thì điều ấy có thể cởi tháo, nếu có lý do chính đáng (x. Sách Giáo Luật, số 1142). Thêm vào đó, việc kết hôn hợp pháp giữa những người chưa chịu phép Rửa Tội, tuy rằng hôn nhân ấy đã thành sự trọn vẹn, thì điều ấy vẫn có thể cởi tháo nhằm ủng hộ đức tin theo đặc ân của thánh Phao-lô (x. Sách Giáo Luật, số 1143). Đặc ân này được dựa trên đoạn thánh thư gửi cho tín hữu Côrintô (1Cr 7, 12-16).

 

E)  NHỮNG LÝ DO CƠ BẢN NHẰM PHẢN ĐỐI VIỆC LY DỊ

Bản văn của Công Đồng Va-ti-ca-nô II liệt kê ba lý do chính nhằm phản đối việc ly dị gồm có: 1) Lợi ích của lứa đôi, 2) của con cái và 3) của xã hội (x. Hiến chế Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Nay, Gaudium et Spes, số 48). Lý do thứ tư có tính cách thần học được rút ra từ vai trò của bí tích trong hôn nhân Công Giáo.

1) Ly dị bị phản đối vì lợi ích của đôi vợ chồng.

Việc ly dị sẽ đánh mất đi cái ý nghĩa và mục đích của sự tự hiến của hai người cho nhau và lòng trung tín trong tình yêu. Người chồng và người vợ không thể tận hiến cho nhau một cách trọn vẹn, khi mà trong đầu óc của họ vẫn lấp ló một ý nghĩ, là mối dây liên hệ mật thiết ràng buộc trong tình nghĩa vợ chồng vẫn có thể bị tan vỡ. Xét về phương diện tâm lý thì tự bản chất tình yêu của con người đã qui hướng về bạn đường trăm năm. Mục đích của việc bảo vệ và giúp đỡ chăm sóc lẫn nhau là một điều tối cần thiết nhất là trong khi gặp hoàn cảnh khó khăn, điều này chỉ có thể đảm bảo trong bậc sống hôn nhân khi quan hệ vợ chồng là một quan hệ vĩnh viễn. Quả vậy, tình yêu chân thật trong đời sống hôn nhân không thể giới hạn trong một khoảng khắc nào đó. Nghĩa là hôm nay thì tôi yêu em, nhưng ngày mai thì không còn nữa.

Việc khẳng định rằng mối dây ràng buộc trong đời sống hôn nhân là bất khả phân ly tạo nên một thế lực rất mạnh, nhằm để bảo vệ lợi ích tình yêu vợ chồng và lòng trung thành. Nó mang lại một động lực rất mạnh, hầu giúp cho đôi vợ chồng chấp nhận, chịu đựng những khuyết điểm của nhau trong kiên nhẫn và bảo tồn sự hiệp nhất cũng như hoà thuận với nhau. "Nếu định chế hôn nhân và gia đình không có một nền tảng vững chắc, thì xã hội sẽ trở nên nghèo nàn, và điều đó đã làm mất đi cái nét yêu kiều của bộ mặt con người. Con người sẽ trở nên cô lập, tính toán so đo với nhau và những mối liên hệ giữa con người với nhau chẳng qua là để vụ lợi. Nó còn làm cho sự đoàn kết mỗi ngày một rạn nứt lớn hơn." Qủa thật chí lý khi nói rằng: "Dấu ấn của tình yêu chân thật là lòng trung thành."

2. Sự phân ly trong hôn nhân gây tác hại cho trẻ em.

Một khi mà mối dây liên hệ ràng buộc trong đời sống hôn nhân bị lỏng lẻo, thì con cái bị tước đoạt đi tình cảm của bố hoặc mẹ nó hay cả hai, và điều ấy hiển nhiên ảnh hưởng đến sự tự tin của chúng, việc học hành và gây nên sự bất ổn trong tâm hồn. Sự mất mát đối với trẻ em thì không thể bồi hoàn lại được.

"Có thể nói không ai chịu nhiều đau khổ hơn các em khi ba mẹ chúng ly dị. Các em là nạn nhân chính trong các cuộc ly dị. Thật vậy, các em là của hy sinh cho sự yếu hèn của cha mẹ. Ly dị được cảm nhận bởi các em như là một sự khước từ của cha mẹ đối với chúng ." (xem "Love Is For Life" - Lá thư mục vụ của Hội Đồng Giám Mục Ái Nhĩ Lan (1985) .

Thông thường thì các em sẽ gặp phải nhiều vấn nạn và khó khăn khi chúng phải trải qua cuộc ly dị của ba mẹ. Một cha ghẻ hay dì ghẻ không thể nào có thể thay thế cho một người cha hay người mẹ của các em, mặc dầu có rất nhiều những cha mẹ ghẻ đã làm hết sức của họ. Một em khi phải sống với cha hay mẹ ghẻ của mình thì khả năng bị đối xử tàn tệ có thể diễn ra thường xuyên hơn khi em ấy sống với cha mẹ ruột của mình 7.

Lợi ích của con cái ít khi được sử dụng để coi đó như một sự ép buộc cha mẹ không được phép ly dị, nhưng ngược lại, nó dùng để đấu tranh cho sự bền vững của mái ấm gia đình.

3) Lợi ích của xã hội đòi hỏi gia đình phải bền vững.

Chỉ có phương cách ấy thì việc giáo dục lành mạnh cho các thế hệ trẻ có thể được bảo đảm; và sự tương thân, tương trợ đoàn kết lẫn nhau trong cùng một cộng đoàn mới được bảo vệ và nâng đỡ. Chính quyền không những chỉ có trách nhiệm và bổn phận giải thể những cuộc hôn nhân bị trục trặc, nhưng họ còn phải có trách nhiệm cung cấp những dịch vụ tư vấn về phương diện gia đình hầu giúp đỡ việc hoà giải và tái lập những hôn nhân đã bị đổ vỡ.

4) Lý luận sau cùng là một lý luận mang tính chất thần học.

Điều này được xây dựng trên nền tảng của Bí tích Hôn nhân Công Giáo, bởi nó chỉ được áp dụng cho Ki-tô hữu mà thôi. Đức Giê-su Ki-tô gợi lại cho những kẻ đi theo Ngài, việc nhân nhượng cho phép người Do-thái rẫy vợ theo luật của Mô-sê; và trong thư gởi cho giáo đoàn Côrintô (1Cr 7,12-16), thánh Phaolô cũng đã nhân nhượng cho phép họ được ly dị chỉ trong trường hợp hôn nhân không Công Giáo (nghĩa là giữa hai người chưa chịu phép Thanh Tẩy). Ngược lại hôn nhân Công Giáo, một khi đã thành sự và trở nên bí tích thì không thể giải được.

Chúng ta thấy Bí tích Hôn nhân Công Giáo cũng được nhắc đến trong thư của thánh Phao-lô gửi cho giáo đoàn Ephêsô (Ep 5, 21-33). Bản văn này đã so sánh giữa hôn nhân Ki-tô giáo và sự hiệp nhất của Đức Ki-tô với Giáo Hội, như đã nhắc tới ở phần trên "Hôn nhân Ki-tô giáo là dấu chỉ hữu hiệu, là Bí tích của Giao Ước giữa Đức Ki-tô và Hội Thánh" (x. GLCG, số 1617).

Thánh Phao-lô còn nói thêm: "Người làm chồng hãy yêu thương vợ như Đức Ki-tô yêu thương Hội Thánh, và hiến mình vì Hội Thánh … Còn những người làm vợ thì hãy tùng phục chồng mình, như Hội Thánh tùng phục Chúa Ki-tô". Nhưng chúng ta cần ghi nhớ điều này là chúng ta đang sử dụng phương pháp loại suy, để so sánh, do vậy điều ấy có thể trở thành quá khắc khe khi chúng ta đi đến một kết luận được suy ra từ một giao ước siêu việt có tính cách vĩnh cửu, tuyệt đối giữa Đức Ki-tô và Hội Thánh (Hội Thánh được ví như nàng dâu, chỉ là một cách nói bóng bẩy, đầy tính chất ẩn dụ; và những phần tử cá nhân của Hội Thánh thì đã luôn luôn không trung thành với giao ước.), rồi đặt nó ngang hàng với vĩnh viễn tuyệt đối của giao ước hôn nhân, điều này xét cho kỹ thì nó rất khác biệt, một trật tự không chắc chắn. Theodore Mackin, S.J. trong tác phẩm rất nổi tiếng: Divorce and Remarriage, (Ly Dị và Tái Hôn) (1984), trang 530-537, đã đưa ra một nhận xét như sau: Điểm then chốt trong việc so sánh (bằng phương pháp loại suy của thánh Phao-lô trong Eph 5,21-33) giữa Chúa Ki-tô và Hội Thánh, chính là tình yêu tự hiến và niềm tin tưởng, điều ấy cùng lúc cũng có hiệu lực phát sinh và gây sống động cho sự liên hệ mật thiết giữa vợ chồng với nhau, chứ không có ý ám chỉ đến việc bất khả phân ly của hôn nhân. Để có một chứng cớ rõ rệt nhằm đi đến kết luận về việc bất khả phân ly của hôn nhân qua Bí tích Hôn Phối, chúng ta cần phải có thêm những lý chứng khác nữa. Nói vắn gọn, chúng ta không thể chỉ nại đến mối liên hệ mật thiết giữa Chúa Ki-tô và Hội Thánh để đưa ra một hệ luận cho việc cấm không được ly dị.

Để kết luận, vì hôn nhân tượng trưng cho một mối liên hệ hết sức mật thiết giữa người nam và người nữ và được nối kết trong việc sinh sản và giáo dục con cái, cho nên hôn nhân mang tính cách hợp nhất và vĩnh viễn. Thêm vào đó, ngay từ giây phút ban đầu, vợ chồng phải mang một trách nhiệm lớn lao và có bổn phận phải gìn giữ, bảo vệ và làm cho đời sống hôn nhân càng ngày càng thắm thiết, kết hợp chặt chẽ hơn. Họ có trọng trách không để cho hôn nhân của mình bị tan vỡ và chết đi. Đây là điều cầm buộc riêng cho những ai đã đi vào đời sống hôn nhân, vì đó là bí tích, là dấu chỉ cho trần gian, bằng cuộc sống tốt đẹp lứa đôi của họ, họ chiếu giải khuôn mặt và tình yêu của Đức Ki-tô cũng như lòng tín trung của Ngài đối với Hội Thánh.

      

Linh Mục: Trần Mạnh Hùng  C.SsR., S.T.D

Email: hungroma@yahoo.com 

1 . Xem Phạm Hồng Lam, "Gia đình ta, gia đình tây và vấn đề hội nhập," Trong Tập San Định Hướng, số 28, mùa thu 2001, trang 29 - 39, đặc biệt là trang 33.

2 . Thể theo như quan niệm của Thánh Augustinô. Tuy nhiên, đến thời Công Đồng Vaticanô II, thì quan niệm ấy đã được thay đổi. Công Đồng Vaticanô II đã nhấn mạnh đến tình yêu, trong khi không chỉ lưu ý đến khía cạnh pháp lý của hôn nhân, nhưng đã đề cao phương diện nhân vị. Nên, bây giờ ta phải nói rằng hôn nhân là để vợ chồng yêu nhau và tự hiến cho nhau, nhờ đó mà sinh sản con cái, vì chính tình yêu vợ chồng cũng như hôn nhân đều hướng về việc sinh sản. Giữa tình yêu vợ chồng và việc sinh sản con cái không có sự mâu thuẫn gì cả, trái lại nếu bỏ một trong hai, sẽ không thể hiểu điều kia được. Xem Công Đồng Vaticanô II về đời sống gia đình trong Hiến chế  Mục Vụ về Giáo Hội trong Thế Giới Ngày Này, số 48, "Gaudium et Spes., 48".

3 . Xem Zenith International News Agent đăng ngày 3 tháng 11 năm 2001 trong bài  "Europe and Australia, Family Life Is Fraying: Divorce and Falling Tax Breaks Are Taking Their Toll."

4 . Xem Bernard Haring, C.Ss.R., No way out? - Pastoral Care of the Divorced and Remarriaged. England: St Paul Publications, 1989, tr. 67.

5 . Chúa Giêsu phán: "Các anh em hãy nên hoàn thiện như Cha trên anh em trên trời là Đấng hòan thiện." (Mt 5, 48). Lẽ dĩ nhiên, con người với thân xác phàm hèn, không thể nào có thể đạt tới sự hòan thiện như T.C. Cho nên, lời mời gọi này của Chúa Giêsu, theo các nhà chú giải Kinh Thánh, thì họ cho rằng đây là một lời khuyên hơn là một mệnh lệnh.

6 . Xem Geoffrey Robinson, J.D.,  Marriage Divorce and Nullity: A Guide to the Annulment Process in the Catholic Church.  (Melbourne: Colin Dove, 1989).

7 . Theo thống kê của một tờ báo Mỹ, News Week, phát hành ngày12 tháng 3 năm  1989,  trang 27.

VỀ MỤC LỤC

HÃY KIẾM THỢ  GẶT


 “Lúa chín khắp mà thợ gặt quá ít

Con hãy đi kiếm thợ ở muôn nơi

Ðem Phúc Âm - Lời hằng sống bởi Trời

Mà rao giảng cho muôn loài nhân thế!

 

Kể từ nay đến muôn ngàn thế hệ

Tiếp nối nhau - Tin Mừng mãi giảng rao

Ðem Tình Yêu  - Ðem tha thứ, ngọt ngào

Vào mọi chốn đau buồn vì thương tích!

 

Rao Tin Mừng như nhũng lời truyền hịch!

Ðem Công bình đến những chốn bất công

Tin Mừng là Ánh sáng của trời Ðông

Sẽ chiếu tỏa những tâm hồn  tăm tối

 

Ðem Thứ tha  cho những người tội lỗi

Ðem An hòa cho những kẻ long đong

Ðem ủi an cho những kẻ có lòng

Ðem Tình Thương cho khắp cùng thế giới

 

Lấy Chân lý làm  tảng nền đổi mới

Chiếu rạng ngời vào những chốn hoang mê

Cho trần gian lại tìm thấy nẻo về

Nẻo Hạnh Phúc đã bao ngày đánh mất!

 

Cho Tin Mừng rắc ươm gieo Sự Thật

Ðể Ðường Lành được khơi lại từ đây

Con hãy đi! Con hãy giúp cho Thầy

Kiếm thợ gặt - Kiếm người giầu lý tưởng!

 

Trần gian đẹp – Và con người sung sướng

Sống Công bằng - Sống Bác ái - Vị tha

Thế giới nên một mái ấm an hoà

Người hạnh phúc và nhà nhà hạnh phúc!”

 Nhà văn Xuân Vũ  TRẦN ÐÌNH NGỌC

VỀ MỤC LỤC
Mùa chai dề gồi!

 

Câu nói quen thuộc này của những người tín hữu Công giáo gốc miền Nam Việtnam thường nói với nhau trong gia đình, trong vòng Bạn bè, trong xứ đạo. Câu nói này gợi suy nghĩ cho tôi, người gốc miền Bắc Việtnam. Vì chúng tôi thường nói: Mùa chay về rồi!

Chữ i ngắn nói thay vào chỗ chữ y dài, lẽ dĩ nhiên làm thay đổi ý nghĩa chữ CHAY, theo ngôn ngữ học. Nhưng trong thâm tâm người nói, ý nghĩa lại theo đúng chữ chay tịnh.

Ðây có thể nói là một nghệ thuật không những vừa là tiếng lóng theo giọng người miền Nam Việtnam, nhưng còn chứa đựng ý nghĩa sâu xa vừa đạo đức vừa có chút văn hóa tình người: Mùa chay đến rồi, chúng ta phải từ bỏ chai rượu chai bia. Sống cuộc sống từ bỏ hy sinh theo gương Chúa Giêsu!

Ðạo đức hơn, ý nghĩa thần học đúng cao đẹp hơn, thiết tưởng khó làm sao diễn tả đào sâu hơn được nữa!

Xin cám ơn câu nói văn hóa mang ý nhị gợi niềm vui. Nhưng thật sâu xa đạo đức tình người!

Phải chăng chỉ từ bỏ cái chai không thôi? Hy sinh từ bỏ cái gì nữa trong ý nghĩa sống mùa chay?

Một bà mẹ khi vào siêu thị đã định mua mấy món hàng cần dùng cho gia đình con cái. Nhưng khi đi rảo ngang qua những kệ hàng hóa khác trưng bày đẹp hấp dẫn gía rẻ quảng cáo, bà lại có ý nghĩ khác. Và cứ thế nhặt bỏ vào giỏ xe ra tính tiền. Sau cùng bà quên mua món hàng quan trọng cho con nhỏ ở nhà: một hộp sữa tươi!

Hộp sữa tươi là món hàng cần thiết cho con nhỏ của bà. Nhưng bà đã bị những món hàng hóa khác làm hoa mắt gợi ra những nhu cầu khác, quên đi nhu cầu căn bản đó cho con nhỏ ở nhà.

1. "Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ“

Lời kinh cầu nguyện chúng ta đọc hằng ngày. Vì trong đời sống, chúng ta thường hay bị sa lầy vào đó, không trừ một ai vào mọi thời đại. Tôi hay Bạn, nếu chúng ta tìm cách làm thỏa mãn nhu cầu mình thích muốn, vô tình đã quên đi đích điểm muốn đạt tới. Kinh nghiệm này hầu như ai cũng đã có, không chỉ riêng bà mẹ ra chợ quên mua nhu cầu căn bản là chai sữa cho con nhỏ ở nhà. 

Nhiều Bạn trẻ đã không dấu diếm nói về điều này. Có những Bạn nói chỉ muốn mua sắm một điện thoại di động đơn giản để tiện liên lạc với bạn bè, với cha mẹ ở nhà, lúc đi giữa đường. Nhưng khi ra tiệm, lại mua ngay thứ mắc tiền có nhiều kỹ thuật mới hấp dẫn, có hình hiện lên.

Một nhu cầu theo sở thích và bạn đó đã quên nhu cầu căn bản muốn đạt tới.

Còn nhiều trường hợp lấy những hào nhoáng bên ngoài như xe cộ, quần áo, tiếng tăm được khen thưởng…để (mong) thay thế cho bản chất đích thực của mình, theo ý nghĩ: Tôi sẽ là gì, khi tôi có cái gì!

Một cám dỗ "ta là“ nằm ẩn trong mỗi con người!

Rồi vào thời đại ngày nay, hầu như các gía trị luân lý tích cực cao đẹp, dần bị coi thường hay biến mất trong cuộc sống. Ðâu có mấy khi có người hỏi đến đức tính cao đẹp của một ứng cử viên chính trị hay một ngôi sao minh tinh màn bạc? Nhưng họ thường được chú ý yêu chuộng, vì hợp thời trang, ăn nói ăn mặc hấp dẫn ngoạn mục, có tài thút hút quần chúng!

Một cám dỗ chạy theo thị hiếu mà Thánh Phaolô gọi tên là: vui tai thích mắt làm thỏa mãn lòng tư dục! Cám dỗ này hằng nằm ẩn hiện trong lòng mỗi người.

Tình yêu nam nữ lẽ ra phải là tình yêu xây dựng một mái ấm gia đình đời hôn nhân giữa hai con người trao cho nhau tinh thần và thể xác. Nó riêng tư thầm kín, thánh thiêng và giúp nhau phát triển đời sống cá tính của nhau. Nhưng rất đau lòng, tình yêu đó trong một xã hội tiêu thụ văn minh, lại đang trở thành một "món hàng hóa“ được yêu chuộng!

Họ gặp nhau, yêu nhau, kéo về sống chung với nhau. Vì muốn đem lại cho nhau cảm giác mới lạ vui thích như ý muốn, mà không có gì ràng buộc nhau, và tương quan với nhau cả. Còn thích, còn vui thì còn sống chung với nhau. Ðến khi hết vui, hết thích, chia tay nhau dễ dàng, đi tìm niềm vui thích mới khác!

Nhiều cha mẹ đã đau lòng nói về con cái của họ: bây giờ chúng thay đổi bạn gái, bạn trai như thay đổi quần áo vậy!!! 

Một cám dỗ tập thử tiêu thụ theo sở thích mới lạ cả trong lãnh vực thánh thiêng tình yêu!

2. Nghệ thuật nói không

Sống làm theo ý sở thích, lòng ham muốn thì dễ. Nhưng lại mang đến hậu qủa tiêu cực cho cả đời sống tinh thần lẫn thân xác. Biết thế, nhưng ta cứ làm!

Sống làm ngược lại sở thích lòng ham muốn, bao giờ cũng khó. Nhưng mang lại hiệu qủa tích cực có ích lợi cho đời sống. Biết thế, nhưng ta lại rất ngại và không muốn làm!

Như thế làm cách nào đây để chống lại cơn cám dỗ theo sở thích ý ?

Một cách duy nhất để chống lại những cám dỗ theo sở thích lòng ham muốn là nói "không“.

Chúa Giêsu ngày xưa đã nói „không“ với ma qủy đến cám dỗ Ngài về ăn uống cho thỏa mãn bao tử đang đói.

Ngài đã nói "không“ , khi qủy dữ dụ dỗ Ngài sống theo con đường dễ dãi an nhàn không phải hy sinh.

Ngài cũng đã nói "không“, khi qủy dữ đem bả vinh hoa phú qúy, hào nhoáng bên ngoài được yêu mến kính trọng có quyền thế.

Ngài đã nói "không“, vì đã chú trọng đến việc kính trọng chính mình, tôn trọng sự tự do và cá tính của mình.

Ngài đã nói "không“, để không bị vướng vào vòng bị ràng buộc lệ thuộc của ma qủy.

Con người chúng ta nói „không“ là cách thế sống có nghệ thuật văn hóa, để chống lại cám dỗ theo sở thích lòng ham muốn, chống lại sự dữ xấu xa tội lỗi làm nguy hại đến thanh danh nhân phẩm con người, chống lại điều dễ dãi làm trí tuệ tinh thần và cả thân xác ra trì trệ ươn hèn lười biếng.

Nói "không“ với chước cám dỗ là tự bảo vệ cứu chính mình.

Nói "không“ vớí những vấn đề tiêu cực là cách tự giáo dục chính mình, giúp thăng tiến xây dựng nhân cách đức tính tốt, cùng thân xác cho có điều độ chừng mực hợp ý Chúa và thấm nhuộm tình người trong đời sống.

 Lm. Nguyễn ngọc Long

VỀ MỤC LỤC

MÙA CHAY

TÌM HIỂU và CHIA SẺ về BÍ TÍCH GIẢI TỘI

 

1. Mở bài:

Trước khi đề cập đến những vấn đề của Bí tích Giải tội, xin được nêu lên mấy cách gọi thông thường khác có cùng một nội dung với Bí tích Giải tội, đó là: Bí tích Hòa giải, Bí tích Cáo giải, Bí tích Xá giải, Bí tích Sám hối, và Bí tích Thống hối…

2. Tìm hiểu ý nghĩa của Bí tích Giải tội:

Bí tích Giải tội là một Bí tích đòi hỏi tận căn cuộc canh tân của người Kitô hữu. Canh tân cái nhìn, canh tân ý thức và canh tân cách sống; nó đòi sám hối và quay trở lại. Bí tích Giải tội mời gọi chúng ta khám phá lại khuôn mặt hiền hậu của Thiên Chúa đang chờ đợi người con hoang đàng trở về, trong ánh mắt chỉ có nỗi nhớ thương và sự tha thứ. Hội Thánh cử hành Bí tích Giải tội là để mang lại một khuôn mặt của sự đón tiếp, của lòng yêu thương mà chính Chúa Giêsu đã ưu ái thiết lập để biểu lộ một mối tương quan yêu thương đặc biệt với Thiên Chúa và với loài người.

Bí tích Giải tội còn là Bí tích làm mới lại luôn, sự tinh tuyền mà người tín hữu đã lãnh nhận ngày chịu phép Rửa tội.

Bí tích Giải tội cũng là Bí tích thanh luyện bản thân, để trở về với Thiên Chúa trong tâm tình: “âm thầm cầu nguyện, lặng lẽ hy sinh, thành tâm sám hối”.

Chúng ta là con cái Hội Thánh, chúng ta cần phải vâng lời Hội Thánh loại bỏ những cái nhìn duy cá nhân, duy lề luật và duy tội lỗi, để khi nhìn vào trong đáy lòng mình, chúng ta khám phá ra sức mạnh của ân sủng đang âm thầm nhưng mạnh mẽ hoạt động trong chúng ta. Nhờ thế, chúng ta được giải thoát khỏi những lệch lạc và lo sợ của những mặc cảm vô ích, để hân hoan mở lòng ra đón nhận ánh sáng của Chúa Thánh Thần là Chúa của những cõi lòng cải thiện và canh tân.

3. Tìm hiểu mục đích và công hiệu của Bí tích Giải tội:

Mục đích và công hiệu của Bí tích Giải tội là tác động của những tiến trình sau:

Hối nhân thành tâm đau lòng thống hối tội lỗi mình đã sai phạm và quyết tâm không phạm tội nữa “Anh em hãy sinh hoa quả để chứng tỏ lòng sám hối của anh em” (Mt 3,8).

Hối nhân trực tiếp vào tòa xưng tội với linh mục đại diện Chúa Kitô, là một hành động biểu hiện dấu chỉ hữu hình việc ăn năn thống hối từ thâm tâm (x. Cv 8,22).

Linh mục tha tội và ra việc đền bù tội lỗi là dấu chỉ hữu hình lòng từ bi của Thiên Chúa ngang qua cuộc khổ nạn và Phục sinh chiến thắng tội lỗi trong Thánh Tử của Người, mà giao hòa con người với Thiên Chúa và với nhau trong tình yêu thương vô bờ bến (x. Ep 1,7; Cl 1,14; 1Ga 1,9).

Cuối cùng là việc đền bù. Việc này chủ yếu là những hành động mà mỗi hối nhân cần phải “chia sẻ, tham dự, góp phần hay là hiệp thông” vào công trình cứu chuộc mà Chúa Giêsu đã hiến thân để đền thay cho ta (x. 2Cr 5,15; Rm 5,19). Cụ thể là những việc như: Cầu nguyện, ăn chay, từ thiện…“Anh em hãy sinh những hoa quả xứng với lòng sám hối” (Lc. 3,8).

4. Để hiểu được giá trị của Bí tích Giải tội trước tiên chúng ta phải nhận thức được hậu quả của tội là thế nào:

- Thứ nhất: “tội” tước mất tình hiệp thông với Thiên Chúa và do đó làm chúng ta mất sự sống vĩnh cửu và bị luận phạt đời đời…

- Thứ hai: “tội” làm cho mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa trở nên mong manh, nó khiến chúng ta hướng đến với tạo vật nhiều hơn và làm thương tổn đến chính cuộc sống của mình của tha nhân và của cả xã hội nữa; vì thế cần phải được thanh tẩy hoặc tái thanh tẩy trong Bí tích Giải tội.

Hai hậu quả này của tội không do Thiên Chúa giáng xuống tội nhân, nhưng phát xuất từ chính bản chất của tội và từ chính sự tự do ưng thuận của tội nhân. Khi lãnh nhận Bí tích Giải tội, hối nhân được tha thứ tội lỗi và tái lập lại tình hiệp thông với Thiên Chúa, cũng như được tha thứ những hình phạt do tội lỗi.

Tuy nhiên. Để có được ơn tha thứ và tình hiệp thông với Thiên Chúa, người tín hữu phải tuyên xưng lòng thành tín của mình bằng việc hiệp thông - góp phần cùng chia sẻ vào khổ nạn của Đức Kitô: vì Đức Kitô trong cuộc khổ nạn, vác thập giá, chịu đóng đinh và chịu chết, Người đã gánh tội – đền tội thay cho ta rồi (x. 2Cr 5,15; Rm 5,19). Ý thức được điều này, hối nhân có thể tình nguyện thực hiện một số việc đạo đức; chẳng hạn như: lần chuỗi Văn Côi, viếng Đàng Thánh Giá, đọc một số kinh, thi hành một số việc từ thiện, bác ái… Hay hối nhân phải kiên nhẫn chịu đựng đau khổ và thử thách đủ loại trong cuộc sống thường ngày, đồng thời cũng dùng những công việc bác ái, lời cầu nguyện và quyết tâm sửa đổi để thanh tẩy khỏi con người cũ tội lỗi, mặc lấy con người mới nhờ sự kết hiệp mật thiết với Đức Kitô và với Hội Thánh của Người.

Nhờ sự hiệp thông ơn phúc giữa các phần tử của Hội Thánh, người tín hữu khi đến với Bí tích Giải tội, tức thì họ không còn lẻ loi nữa, vì họ là chi thể của thân mình Chúa Kitô, trong đó các tín hữu họp thành một cộng đoàn liên đới với nhau. Nếu một chi thể đau khổ, thì toàn thân cũng chia sẻ đau khổ đó.

5. Bí tích Giải tội và Ân xá có liên hệ mật thiết với nhau:

Khi nói đến Bí tích Giải tội chúng ta không thể không nói đến Ân xá. Vì Ân xá có nghĩa là tha thứ những lỗi lầm. Do đó Ân xá đòi có sự hoán cải nội tâm. Sự hoán cải nội tâm được thể hiện một cách hữu hình khi người tín hữu đó có tội lỗi đến xưng thú trước linh mục giải tội, và lời Ân xá của linh mục giải tội là biểu hiện sự hữu hình tình thương, tiếng gọi trở về và ơn tha thứ của Thiên Chúa đầy lòng xót thương.

6. Quyền tha tội:

Quyền tha tội gắn liền với lời kêu gọi ăn năn sám hối và trở lại. Ơn tha thứ tội lỗi là một hồng ân bắt nguồn từ Thiên Chúa nhưng cũng đòi hỏi con người phải ăn năn trở lại, thú nhận tội lỗi của mình và lãnh nhận trách nhiệm trong việc khắc phục hậu quả của tội lỗi.

Đức Giêsu Kitô kêu gọi ăn năn sám hối và Người đã xin cùng Chúa Cha tha thứ mọi lỗi phạm của chúng ta. Và theo quan niệm của các sách Tân Ước thì quyền tha thứ tội lỗi là quyền của Đức Giêsu (x. Mt 9,2-5; Mc 2,5-9; Lc 5,20-23; 7, 47-48; 1Ga 2,12).

Chúa Giêsu đã ban cho Hội Thánh quyền tha tội và cầm buộc. Quyền này đòi hỏi một hành động phán quyết về tội của một người, và để nhận được phán quyết, họ phải xưng tội với linh mục có quyền phán quyết để cầm buộc hoặc tha thứ các tội đại diện Chúa Kitô (x. Mt 16,19; 18,18; Ga 20,23).

Theo công đồng Trentô, việc xưng tội trong Bí tích Giải tội là một phương thế thông thường và cần thiết để được tha các tội mà một người đã phạm sau khi chịu phép Rửa tội. Đây là một chân lý mạc khải từ Thiên Chúa mà chính Chúa Kitô đã thiết lập và ủy thác cho Hội Thánh qua tác vụ của linh mục đại diện Chúa Kitô.

7. Thay lời kết:

- Bí tích Giải tội là cử chỉ vẫy tay thân thiện của Chúa Giêsu với tội nhân: Sở dĩ nói như vậy là vì Hội Thánh có quyền tháo gỡ (x. Mt 16,19; 18,18; Ga 20,23) mà Chúa Giêsu đã ban để can thiệp, bênh vực và mở ra cho tín hữu kho tàng ơn phúc của Chúa Giêsu Kitô và của các Thánh, nhờ đó chúng ta được tha thứ những hình phạt mà lẽ ra chúng ta phải chịu vì hậu quả của tội. Do đó Hội Thánh không những muốn cứu chúng ta, mà còn khích lệ chúng ta thực hành những việc đạo đức, thống hối, đền tội và làm việc bác ái. Chúng ta cũng có thể giúp các linh hồn trong luyện ngục bằng cách cầu nguyện cho họ được ơn tha thứ khỏi hình phạt vì tội lỗi của họ (x. 1Ga 1,9). Đây chính là mầu nhiệm các Thánh cùng thông công.

- Bí tích Giải tội làm cho tinh thần ta được thanh thoát, vui mừng, phấn khởi và thể xác cũng được trở nên nhẹ nhàng, mạnh mẽ, thánh thiện và bình an:

Chúng ta vẫn quen hình dung cách thực hành Bí tích Giải tội như việc đi ra tòa theo cách nói “tòa giải tội”, “linh mục ngồi tòa”, “tòa cáo giải”,v.v… Cứ lý thì cũng đúng, nhưng nếu quá nhấn mạnh khía cạnh này sẽ rất không hay. Khi “vào tòa” thật ra chúng ta không gặp một ông quan tòa cho bằng gặp một Đấng là Thiên Chúa hằng yêu mến ta. Đấng đã ban Con Một Người là Đức Giêsu Kitô xuống thế, chịu nạn, chịu chết và phục sinh, chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi (x. Mt 1,21). Khi còn ở trần gian, Người đã luôn tỏ lòng thương xót cách riêng đối với những người bị loại trừ, bị khinh dể, thậm chí Người còn ăn uống với họ nữa (x. Mt 25,31-45). Người nói: Người đến thế gian để cứu vớt những ai bị hư hỏng (x. Mt 18,11; Lc 5,32) và trên trời sẽ vui mừng khôn siết khi một người tội lỗi ăn năn hối cải (x. Lc 15,7-10).

Nói như thế có nghĩa là khi ta phạm tội, là phạm tới tình thương bao la của Thiên Chúa, chứ không phải là lỗi một điều cấm hay một điều buộc. Tội lỗi trong quan niệm Kitô giáo không hoàn toàn như quan niệm của loài người trong các xã hội đâu. Vì thế chúng ta nên lãnh nhận Bí tích Giải tội, vì đó là phương thế biểu lộ tình thương vô biên của Thiên Chúa. “Ta cũng không nên xấu hổ thú nhận lỗi lầm vì đó chính là điều chứng tỏ hôm nay ta khôn ngoan hơn ngày hôm qua” (J. Swift).

Cũng cứ lý mà nói thì xưng tội phải là một việc làm cho tinh thần ta thanh thoát, vui mừng, phấn khởi vì còn gì hơn là được bày tỏ tâm hồn, tình cảm của mình với Chúa và đón nhận ơn tha thứ, ơn hòa giải, ơn cứu độ của Người: “Thần trí tôi hớn hở vui mừng vì Thiên Chúa, Đấng cứu độ tôi” (Lc 1,47); và thân xác ta cũng trở nên nhẹ nhàng, mạnh mẽ, thánh thiện và bình an: “Bởi thế tâm hồn con mừng rỡ, và miệng lưỡi hân hoan, cả thân xác con cũng nghỉ ngơi trong niềm hy vọng” (Cv 2,26) vì tội lỗi và dục vọng không còn thống trị thân xác nữa (x. Rm 6,12); 8,11.23), nó đã được loại trừ khỏi những sa đọa, khổ đau do hệ lụy của tội gây ra, “bởi mọi tội ta phạm đều do chính thân xác mà ra” (1Cr 6,18. “Người nào đam mê xa hoa vật dục thì tinh thần người đó nghèo nàn và suy nhược” (Balagtas).

JB. Bùi Ngọc Điệp

VỀ MỤC LỤC
Giấc Ngủ Ngon

        

Thomas A. Edison coi ngủ như một sự phí phạm về thời gian, sinh lực và cơ hội. Để giảm bớt những “giấc ngủ không sinh lợi”, ông ta đã cố gắng phát minh ra bóng đèn điện, tạo ra ánh sáng cho con người làm việc tới khuya. Bản thân ông ta chỉ ngủ 4 giờ một ngày, dành thì giờ để nghĩ ra cả hơn một ngàn sáng chế làm thay đổi nếp sống con người.

Immanuel Kant coi ngủ như một nhu cầu xấu, ngủ mơ là phí thì giờ và muốn đêm càng ngắn càng tốt.

Trong khi đó các cụ ta lại quan niệm:

“Ăn được ngủ được là tiên

Không ăn không ngủ mất tiền thêm lo”.

Và trong bốn cái khoái lạc về vật chất (mà nhiều người coi là tầm thường), thì “Ngủ” đứng hàng thứ nhì, sau ẩm thực, trước cả sinh lý và bài tiết.

Vậy thì Ngủ là cái gì mà có nhiều ý kiến khác nhau như vậy?

Ðịnh nghĩa Ngủ

Y Học định nghĩa “Ngủ là trạng thái không có ý thức tự nhiên trong đó hoạt động não không thấy rõ, ngoài việc tiếp tục duy trì các chức năng cơ thể căn bản như hô hấp, tuần hoàn..

Hoặc ngủ là:

-Một trạng thái nghỉ ngơi tự nhiên, có đinh kỳ  của con người trong đó ý thức về ngoại cảnh tạm thời ngưng lại.

-Một sự ngưng tự nhiên, lành mạnh nhưng tạm thời và có định kỳ chức năng của các cơ quan về cảm xúc cũng như tự ý.

-Thời gian tạm ngưng tự nhiên của ý thức trong khi đó sức mạnh của cơ thể được phục hồi.

Giản dị hơn thì Ngủ là lúc nghỉ ngơi nhắm mắt, thường là vào ban đêm

Và Ngủ cũng có nghĩa an giấc ngàn thu trong nấm mộ xanh.

Các kiểu ngủ

Là gì chăng nữa thì người mình cũng tận hưởng giấc ngủ và có nhiều kiểu ngủ khác nhau:

Để được ngủ yên, không trăn trở, ta nên làm một giấc ngủ khì, ngủ thẳng giấc, ngủ li bì, ngủ vùi.

Đang ngồi hoặc đứng mà ngủ, mắt khi nhắm khi mở, đầu gật gù lên xuống ấy là ta vừa biểu diễn tuyệt chiêu “gia cầm dưỡng thương” ngủ gà, ngủ vịt.

Ngủ mà thính tai, hay thức dậy khi có tiếng động nhẹ, nhất là với quý vị trọng tuổi hoặc các cao đồ của Phù Dung Tiên nữ là ngủ sãy thức, ngủ tỉnh.

Thứ bẩy, chủ nhật, không đi “lao động vinh quang”, ta bèn làm màn ngủ nướng, ngủ thêm chút nữa sau khi đã dậy.

Làm bộ ngủ để nghe lén chuyện người khác là ngủ dòm.

Không có nhà ở hay chỗ ngủ, ta bèn đi ngủ nhờ, ngủ đậu, nhưng đừng nên ngủ bót (công an). Mà muốn ngủ bót thì có gan cứ đi ngủ đĩ, ngủ lang.

Ngủ-không, ngủ chạy làng mà không trả tiền, không nuôi dưỡng con hoang, thì cũng có ngày ra hầu Ba Toà Quan Lớn.

Còn ngủ ... nhưng thôi, kể nữa quý thân hữu buồn ngủ, lấy ai đọc tiếp bài này.

Ích lợi giấc ngủ

Khoa học cũng như kinh nghiệm cá nhân đã nhấn mạnh sự quan trọng của giấc ngủ đối với cơ thể không kém gì không khí, thực phẩm, nước uống.

Trong khi ta mơ màng ngủ, thì biết bao những diễn biến sinh hóa âm thầm xẩy ra trong cơ thể để tồn trữ nhiên liệu, bảo trì tế bào, thay thế tế bào già yếu.

Giấc ngủ ngon làm sức khoẻ bền bỉ đồng thời làm giảm căng thẳng, soa dịu tâm trí. Đấy là một liều thuốc hiệu nghiệm để chữa sự mỏi mệt về thể chất và tâm hồn.  

Diễn tiến giấc ngủ

Với điện-não-đồ, ta có thể phát hiện và ghi lại những hoạt động điện năng của não bộ trong khi ngủ.

Có hai thời kỳ chính lần lượt xen kẽ, kế tiếp nhau.Thời kỳ mắt-chớp-mau (MCM ) và thời kỳ mắt-không-chớp-mau (MKCM).

Trong MCM, 80% giấc mộng xẩy ra, đồng thời, nhịp tim nhanh, thân nhiệt tăng, và ở nam giới sẽ có những giây phút cương-dương.

Thời kỳ MKCM, là thời kỳ phục hồi, ngủ say, cơ thịt thư giãn, nhịp tim chậm, thân nhiệt giảm, có mộng du, miên hành và ở trẻ em có sự đái dầm.

Trong một giấc ngủ 8 tiếng thì hai thời kỳ trên thay đổi nhiều lần. Giả thử người đang ngủ mà có thể tự quan sát thì diễn tiến sự ngủ sẽ như sau:

Sau khi nằm xuống giường độ 30 phút, con người thấy thư giãn, rồi đi vào tình trạng nửa tỉnh, nửa mê, tâm hồn như bay bổng lâng lâng, hồn như tạm lìa khỏi xác. Sau vài giây, ta đi vào cõi mê với giây phút ngủ say: hơi thở nhẹ nhàng, nhãn cầu chớp chớp, ngón tay lạnh, ngón chân ấm, cảm giác mờ đi, máu tiếp tục chuyển lên óc; huyết áp giảm, tim đập chậm, thân nhiệt hạ.

Người ngủ lúc đầu nằm yên, nhưng sau đó tay, chân mắp máy cử động nhẹ, rồi toàn thân giở mình qua trái, qua phải, lật ngửa, lật xấp. Sự giở mình này xẩy ra tới cả vài chục lần trong một đêm. Sau một thời gian ngủ, diễn biến trở ngược, ngủ nhẹ nhàng hơn, tỉnh lại dần dần rồi tỉnh hẳn và thức dậy.

Nhu cầu ngủ

Về nhu cầu ngủ, khả năng ngủ, bao nhiêu cho đủ, cho vừa, để hiệu năng sinh hoạt ngày hôm sau không trở ngại, tất cả đều tùy theo tuổi tác.

Trẻ sơ sinh ngủ tới 17 giờ một ngày, mà sanh non tháng lại ngủ nhiều hơn; 6 tháng, ngủ 14 tiếng; 16 tuổi ngủ 10 tiếng; kể từ khi vào đại học cho tới trưởng thành thì ngủ 7,8 tiếng. Như vậy thì một người sống tới 75 tuổi đã dành 25 năm chỉ để ngủ.

Ngủ là một sự bắt buộc phải có, nhưng tại sao lại bắt buộc thì ta không biết.Ta chỉ biết được cơ thể cần ngủ do sự quan sát hậu quả của sự mất ngủ. Thiếu ngủ, khả năng nhận thức bị ảnh hưởng trầm trọng.

Rối loạn ngủ

Ở người cao tuổi, sự ngủ thay đổi một cách khá rõ rệt :

1- Số giờ thực sự ngủ giảm. Nhiều cụ nằm trằn trọc, suy nghĩ mung lung suốt đêm.

2- Phẩm chất của giấc ngủ kém, ngủ không ngon giấc, không ngủ say.

3- Ngủ bị gián đoạn vì hay thức giấc giữa khuya hoặc thức dậy để đi tiểu, khó dỗ lại giấc ngủ.

4- Ngủ sãy thức, mẫn cảm với tiếng động, dù rất nhẹ cũng tỉnh dậy.

5- Đi vào giấc ngủ khó khăn, có khi nằm mắt mở thao láo cả mấy tiếng đồng hồ.

6- Thời gian nằm trên giường nhiều hơn để cố gắng ngủ bù số giờ thiếu ngủ.

7- Hay dậy sớm .(mới năm giờ sáng mà ông cháu đã dậy, lục đục pha trà uống, hút thuốc lào sòng sọc rồi ho sù sụ ..)

8- Thường hay ngủ ngày, ngủ trưa.

Trên đây là những thay đổi bình thường về sự ngủ của tuổi cao, nhất là khi ít vận động. Với tuổi cao, giấc ngủ còn bị thay đổi, sáo trộn vì những lý do khác như :

1- Tuổi cao hay có những chứng bệnh như đau nhức phong thấp, tiêu hóa kém hay đầy bụng, hay đái đêm, khó thở do bị bệnh tim, phổi làm gián đoạn giấc ngủ .

2- Tuổi cao dễ bị ảnh hưởng bởi những ưu tư, sầu muộn lo sợ trước thực tế là sức khỏe suy yếu dần và nghĩ tới ngày ra đi từ từ đến. Cho nên hay trăn trở, khó ngủ.   

Có người đã nhận xét: sự mất ngủ là một cái giá mà ta phải trả khi ta muốn làm giống người. Con sâu đất đâu có mất ngủ; con khỉ, con gấu, con huơu ... đâu có mất ngủ. Ngay đến trẻ em sơ sinh cũng không mất ngủ. Lý do là ta có một lớp vỏ não phát triển quá tinh vi với bao nhiêu công dụng, khả năng mà những sinh vật kể trên không có, và lớp vỏ này có vai trò quan trọng trong sự ngủ nghỉ.

Mất ngủ có thể tạm thời, ngắn hạn hoặc kinh niên.

Tạm thời thì chỉ bị mất ngủ độ vài đêm liên tiếp rồi thôi. Thường thường là do những căng thẳng, vui buồn trong đời sống, thất thường vì làm việc giờ giấc khác nhau hoặc mất phương hướng trong du lịch, di chuyển chệch múi giờ.

 Ngắn hạn thì từ vài tuần đến một vài tháng với mất ngủ xẩy ra đều đều mỗi đêm và do thói quen ngủ kém hoặc do các đau đớn cơ thể, dằn vặt tâm hồn.

Còn kinh niên thì sự mất ngủ kéo dài cả tháng, cả năm và do các bệnh thể chất, nhất là tâm thần mà 2/3 là u sầu, sợ hãi, buồn phiền, ám ảnh.

Hậu quả của mất ngủ

 Sau đây là một số hậu quả của sự mất ngủ:

1- Sau vài lần trắng đêm, con người như mất hồn, kém chú ý, kém tập trung, không bén nhậy, lúc nào cũng như ngây ngất, tính tình trở nên cáu gắt, càu nhàu. 

2-.Cơ thể mệt mỏi, không có sinh lực, tay run run, mắt sụp xuống, quầng đen hiện dưới mi, ngáp vặt, luôn miệng than phiền đêm qua không ngủ. Hiệu năng làm việc giảm trông thấy. Tai nạn xe cộ và nghề nghiệp gia tăng.            

3- Mất ngủ còn gây những thiệt hại cho sự tăng trưởng, hồi phục của mô và tế bào; việc tiếp tế nhiên liệu cho não bộ; việc loại bỏ chất cặn bã của tế bào, chức năng thần kinh, khả năng miễn dịch với các bệnh ung thư, nhiễm độc vi trùng đều bị suy yếu.

Xin nhấn mạnh rằng mất ngủ không phải là một bệnh mà chỉ là triệu chứng, một dấu hiệu của nhiều bệnh khác nhau: bệnh của lục phủ ngũ tạng, bệnh của tâm thần, của thói xấu, tật hư.

Thuốc men để ngủ.

Thông thường, mỗi khi mất ngủ, ta chẳng nghĩ tới nguyên nhân, mà vội vàng đi xin mấy viên thuốc ngủ và làm giầu cho các viện bào chế. Theo báo cáo thì trong năm 1979, ở Mỹ, các bác sĩ đã biên tới 38 triệu toa thuốc ngủ, thuốc an thần. Người cao tuổi tiêu thụ 40% số thuốc ngủ của thị trường. Có tới 90% người cao tuổi ở các viện dưỡng lão được cho uống thuốc ngủ để nằm yên, khỏi đòi hỏi, quấy phá.

Thuốc ngủ không phải là đáp số cuối cùng cho sự mất ngủ .Ta có thể uống tạm thời vài ba đêm để chờ trị căn nguyên gây ra mất ngủ thì được.

Thuốc ngủ không cho ta giấc ngủ mà óc não cần. Nó làm giảm thời gian ngủ nghịch thường với mắt chớp đều và mộng mơ. Mà khoa học cho mộng mơ là để giải toả những căng thẳng xẩy ra trong ngày, làm tâm hồn thư thái hơn.

Sau đây là mấy điều về thuốc ngủ xin nhấn mạnh để quý vị tuổi cao lưu ý:

1- Thuốc ngủ bào chế trong phòng thí nghiệm thường được cho dùng thử ở lớp người trẻ tuổi và không áp dụng cho người tuổi cao. 

2- Người cao tuổi thường đã uống nhiều loại thuốc, nay lại thêm thuốc ngủ, sợ có nhiều tác dụng phụ bất lợi như ngây ngất, hay quên, chóng mặt, dễ bị té ngã gây thương tích .

3- Sự biến hóa, hấp thụ cũng như bài tiết dược phẩm ở người cao tuổi thường rất chậm, nhất là thuốc ngủ, gây ra sự tích tụ trong cơ thể, đôi khi có hại.

Nói vậy thì tại sao thuốc ngủ lại bán được nhiều như thế ?

Xin thưa, tại vì người ta lạm dụng nó: người biên toa thuốc cũng như người xin toa.

Thế tôi mất ngủ thì ông tính sao đây? Không cho uống thuốc ngủ thì chẳng lẽ tôi đi cúng, đi châm cứu hay đi uống thuốc ta à?

Thưa có.

Cụ có thể dùng thuốc ngủ, nhưng đừng dùng lâu quá. Nên đi bác sĩ để tìm trị cái thủ phạm chính của sự mất ngủ.

Bị cụp xương sống, đêm nằm đau nhức, không ngủ được, bác sĩ khuyên mổ, chẳng chịu, cứ nhè xin thuốc uống cho ngủ được, thì xương đau vẫn hoàn đau mà mình laị thành ghiền thuốc ngủ.

Buồn giận ông lão hai thứ tóc mà còn hay lăng nhăng bay bướm, lại không kiếm cố vấn hòa giải gia đình, mà chỉ uống thuốc để ngủ cho quên sự đời đi, thì chẳng bao lâu trí nhớ của mình sẽ thành trí quên luôn.

Ðể Ngủ Ngon Tự Nhiên

 Nhớ lại ngày xưa, còn bé, học lớp tư, lớp năm, có môn học Vệ Sinh Thường Thức. Ta phải học thuộc lòng những bài học như đừng để móng tay dài, tắm rửa sạch sẽ, thay quần áo mỗi ngày. Đây là môn học mà tự điển giải nghiã là những “Nguyên tắc phải giữ để có sức khoẻ”.

Các cụ ta xưa chắc là đã áp dụng điều mình học tới nơi tới chốn lắm, nên bệnh tật cũng ít, ngủ nghê chẳng cần Dalmane, Xanax. Đèn điện chưa có, mà TV, phim bộ cũng không, nên tối đến, khi gà lên chuồng là các cụ cũng rủ nhau lên giường. Sáng mới hửng đông, gà gáy giấc đầu, là các cụ đã thức dậy, pha trà uống, làm bát cơm nguội hay củ khoai luộc, rồi ra đồng làm việc, rất đều đặn mỗi ngày.

Nay bài học Vệ Sinh không có, nhưng có những tài liệu về y tế công cộng, y khoa phòng ngừa, ta cũng lấy được những lời hướng dẫn về giữ gìn sức khoẻ tự nhiên, không cần tới thuốc men. Chúng tôi xin cùng quý vị sắp xếp một bài học Vệ Sinh về giấc ngủ.

1- Đi ngủ có giờ giấc.

Ngủ cùng giờ và thức dậy cũng cùng giờ, tạo thành một thói quen để cái đồng hồ sinh học và nhịp sinh học trong người  không bị rối loạn. Nếu cần du di thì thay đổi giờ đi ngủ, nhưng đừng lên giường trễ quá  nửa đêm. Ngủ nướng cuối tuần coi bộ hấp dẫn và nghe được đó, nhưng không lành mạnh vì nhịp sinh học lại phải điều chỉnh lại giờ giấc mồi tuần.

 2- Tập luyện cơ thể quá sức trước khi đi ngủ làm tâm thần bị kích thích và ta khó đi vào giấc ngủ. Có người khuyên nên tập nhẹ 3 giờ trước khi đi ngủ.

3- Tránh ăn quá no trước giờ ngủ.

Ăn no, nặng bụng rồi vào giường ngủ ngay, thức ăn nó cứ nhấp nhỏm trong bao tử hàng giờ, đòi được tiêu hoá, thì làm sao mà ngủ yên cho được. Nhất là lại ăn nhiều gia vị chua, cay. Một chút trái cây, một ly sữa ấm thì tốt hơn cho giấc ngủ ngon .Sữa có chất giúp ngủ tryptophan.

4- Tránh những chất kích thích thần kinh như cà phê, thuốc lá, rượu mạnh.

Cà phê có tính cách gây phấn khởi khiến khó ngủ. Rượu uống trước khi đi ngủ có thể làm ta ngủ đấy, nhưng kinh nghiệm cho hay, rượu làm ta hay đái đêm, khó thở lại tạo ra những cơn ác mộng.

5- Phòng ngủ

Nơi ngủ phải yên tĩnh, thoáng khí, nhiệt độ vừa phải, nệm không cứng quá hoặc mềm qúa. Một điểm quan trọng là: chỉ dùng phòng ngủ để Ngủ và Ngủ với nhau. Không coi TV nhất là những phim về tội ác, hoặc quá mủi lòng, gây vấn vương tâm trí; không ăn vặt trong phòng ngủ; không thảo luận chuyện làm ăn, chuyện khó khăn trong ngày, để tránh sáo trộn giấc ngủ.

6- Đi ngủ với tâm hồn thoải mái.

Ðừng mang suy tư, buồn bực vào giường. Nếu có những việc phải làm cho ngày hôm sau hoặc có những ưu tư, thì ra bàn làm việc, ngồi viết hết những điều đó ra, đặt ưu tiên giải quyết cho ngày hôm sau rồi đi ngủ .

7- Thức giấc nửa đêm.

Những khi thức giữa jhuyan thường là rất khó ngủ lại rồi nằm trằn trọc. Hãy dậy, đi làm bất cứ một việc nhỏ nào đó, tới khi thấy mệt và buồn ngủ thì đi ngủ. Đừng nằm trên giường, ngó đồng đồng hồ và đếm thời gian đi qua.

8- Kết quả cuả nhiều nghiên cứu chứng minh rằng trong lúc ái ân, cơ thể tiết ra một vài kích thích tố khiến nhiều người ngủ ngon hơn. Cho nên nhiều người sau khi “phòng the” thì lăn quay ra ngủ rất vô tư, mỉm cười.

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC Texas- Hoa Kỳ

VỀ MỤC LỤC
Chuyện bốn người

 

Đã nửa đêm rồi mà thủ đô cờ bạc Las Vegas vẫn rực rỡ như giữa ban ngày. Họ cùng nhau bước ra khỏi hí viện Riviera để về khách sạn phía bên kia đường.

Người phụ nữ duy nhất trong đám bốn người còn rất trẻ. Phải nhân đôi tuổi của nàng lên thì mới được con số 50 là tuổi của ba người đàn ông đang bước đi bên cạnh. Ba người đàn ông ngày xưa đã học cùng lớp ở một trường tỉnh, trường trung học Phụng Sự, Long Xuyên.

Gần ba mươi năm xa nhau và bôn ba qua cuộc chiến tranh dài  và cuộc sống tha hương, hôm nay định mệnh đưa họ lại với nhau trong khoảnh khắc.

Hùng chịu chức linh mục ở Đức rồi sang coi một xứ đạo nhỏ ở Thụy Sĩ. Đây là lần đầu tiên sang Mỹ nghỉ hè nên anh còn nhiều ngạc nhiên. Sau một vòng dạo thành phố có biệt danh là Little Big City , Hùng bảo:”Ở đây có cả Pyramid, Eiffel Tour, và những cung điện của 1001 đêm xứ Ba-Tư nữa các ông ạ.Thât đúng là Mỹ, land of Freedom, land of  Prosperity, and land of Opportunity…”. Không sống ở Mỹ mà Hùng nói tiếng Anh cũng khá chỉnh những khi phải tiếp xúc với người bản xứ. Xưa nay anh vẫn nổi bật về tài ngoại ngữ và giao thiệp.

Tâm thì nhờ gia đình có liên hệ với tờ báo Times nên đã di tản đến Mỹ từ năm 1975. Hiện anh đang là một chuyên viên địa ốc khá giầu có ở vùng Seattle, Washington. Bị vợ ly dị nên Tâm vừa  về Việt Nam làm đám cưới với Trang. Trang đẹp, thùy mị, ít nói, và dĩ nhiên vẫn còn nhiều ngỡ ngàng với cuộc sống mới. Đi bên chồng và các bạn của chồng, Trang cố làm ra vẻ tự nhiên, nhưng trong đôi mắt đen huyền của nàng hình như vẫn có một nỗi buồn rất mênh mang. Thỉnh thoảng Trang nhí nhảnh pha trò theo lối nhà quê Việt Nam làm cho cả ba người đàn ông hơi khựng lại không hiểu. Vợ chồng Tâm hôm nay đi chơi như để thêm một tuần trăng mật nữa sau những tuần lễ đi chơi ở Hawai, ở Cancun, và Rose Island bên Canada.

Còn Tuấn thì sang Mỹ theo diện HO, và đã là cư dân ở Nam California  hơn mười năm. Sang đây, anh đem theo vợ và ba đứa con trai đang ở bậc trung học. Trong ba người thì Tuấn ngày xưa nổi nang nhất. Anh học giỏi, có tài tổ chức, tài thể thao, và đã từng mấy lần làm doyen trong nội trú. Xong trung học, Tuấn bỏ đi tu. Ai cũng nghĩ rồi đây anh sẽ là một linh mục đạo đức và đa hiệu, nhưng đường thẳng đôi khi đã chẳng dẫn đến mục tiêu. Nhờ có căn bản tiếng Pháp và Toán nên anh cũng lấy đựợc văn bằng kỹ sư điện toán trong một thời gian ngắn và có việc làm khá vững chắc.

Đã khuya nên họ chia tay nhau về phòng để sáng hôm sau còn lái xe đi thăm Dam Hoover là một trong mười kỳ công nhân tạo của nước Mỹ nằm cách Las Vegas 2 giờ lái xe..

Những giây phút ái ân đi qua, Tâm nhắm mắt mà vẫn không ngủ được. Anh nghĩ đến hai đứa con. Thằng con trai hồi nhỏ học giỏi, nhưng rồi lại bỏ ngang lớp 12. Khuyên bảo tiếp tục học hoặc đi làm nghề như bố cũng không chịu. Chẳng biết giờ này nó phiêu bạt chốn nào. Tiền bạc anh không thiếu và cũng không ngại cho con. Thế nhưng nó lại không bao giờ xin tiền bố. Nó không xin vì hình như nó không cần tiền. Điều này càng làm anh buồn khổ hơn vì mất đi những dịp trò truyện với con. Nghĩ lại anh không thấy đã làm điều gì sai với đứa con trai lớn, nhưng lòng anh vẫn không yên. Còn đứa con gái 10 tuổi thì nhất định theo mẹ. Mẹ nó ngày xưa đẹp lắm, đẹp hơn cả Trang nữa. Anh vẫn yêu thương vợ, nhưng nàng lại bỏ đi theo người đàn ông khác dù người ấy kém anh về mọi mặt. Anh không hiểu. Rồi anh nghĩ đến Liên, vợ của Tuấn, một người con gái nhà quê, diu dàng, lúc nào cũng theo sát chăm sóc chồng con. Anh đã đến nhà Tuấn vài lần và theo Tuấn kể thì Liên chưa bao giờ hỗn với chồng điều gì, những việc quan trọng trong gia đình Liên đều tôn trọng sự quyết định của chồng. Người không đẹp, nhưng lúc nào Liên cũng tươi cười nên nhà Tuấn đúng là một tổ ấm, tổ ấm mà anh đang mơ ước.

Tưởng chồng đã ngủ, Trang trở mình:

-         Mấy giờ rồi anh?

-         3 giờ sáng rồi, ngủ đi em.

Ngủ sao đựơc. Tâm càng tỏ ra thương vợ thì Trang càng thấy tình cảm của mình với chồng tản mát lẫn lộn: tình yêu, tình cha, tình bạn, tình anh em, tình thương. Tất cả đều hiện hữu để cố khép lại cái khoảng cách hầu như không thể khép lại là tuổi tác giữa hai người. Trong vòng tay nồng ấm của chồng mà Trang vẫn không thấy trái tim rung động như khi nàng bên cạnh Trung trong những lần đi công tác cứu lụt lúc còn ở Việt Nam.Trang nghĩ đến căn nhà sang trọng nằm im lìm trên bờ hồ Seattle, từ sáng đến tối mịt, không một bóng người qua lại cho đến khi Tâm đi làm về. Rồi nàng so sánh với căn nhà xinh xinh của vợ chồng Trung và Dung nằm bên bờ sông Thốt Nốt vang tiếng cười đùa vui vẻ của mọi người lớn nhỏ từ sáng đến chiều. Vợ chồng Dung có hai khoang nuôi cá xuất khẩu, khách hàng, nhân công, bạn bè vào ra, cười nói với những lời tình tự thân thương. Trang nghĩ:‘Dung vậy mà hạnh phúc, được mọi người thương mến và nể trọng, có chồng và con cái bên cạnh suốt ngày’.

Trang cũng không hiểu tại sao đã ‘nhường’ Trung lại cho Dung. Hay là số phận.Lúc đầu mới đến Mỹ Trang cũng tưởng những tâm tư của mình chỉ là nhớ nhà, nhớ con đò qua sông, nhớ tiếng trẻ nô đùa ngoài đường, nhưng không phải thế. Ở đây ngày qua ngày, giữa những giầu sang, Trang càng lún sâu trong nỗi cô đơn không thể nói ra được và rất sợ khi nghĩ đến tương lai.

Tuấn thì nằm nghĩ lại cái show Splash vừa xem lúc tối. Anh đã dẫn bạn bè đi xem nhiều lần, nhưng lần nào cũng vẫn thấy đẹp, vĩ đại, và đầy ấn tượng. Lần này có thêm cảnh con tầu Titanic và những tay xiệc gạo cội đến từ Trung Quốc.

Anh nghĩ đến những người đẹp trong show, nghĩ đến Trang, rồi nghĩ đến vợ mình suốt ngày chỉ quanh quẩn ở trong nhà. Thực ra thì vợ anh cũng hiền lành, ngoan đạo, nhưng đôi khi anh thấy nàng đúng là một người đàn bà Việt Nam thuộc thế kỷ 19. Liên không lắm truyện, không ham mê tiền bạc, không đua đòi, không hay nịnh hót, nhưng đồng thời cũng lại không có những điều mà anh cần cho một gia đình ở Mỹ. Caring thì có mà supporting thì không. Loving thì có mà understanding thì không. Lại có những lúc Liên care hoặc love không đúng điệu nên thật chán. Tuấn vẫn thích canh rau đay và cá kho mặn đầy hương vị quê hương,  nhưng ăn mãi cũng ngán. Luật tâm sinh lý là ‘quen mui, thấy mùi ăn mãi’, nhưng lại cũng có luật ‘ăn mãi cũng nhàm’. Đôi khi anh muốn thay bát cơm canh mùng tơi bằng tô bún Huế mà chẳng được. Trong nhà mọi sự anh phải làm hoặc lo làm hết. Từ ngày lập gia đình, anh đã ‘từ bỏ mình’, ‘hạ mình xuống’ nhiều lắm rồi, nhưng có những truyện, những tâm tư mà chỉ khi chết chúng mới xa anh được, chẳng san sẻ cho ai được. “Cuộc sống hiến dâng như Hùng vậy mà thanh thản”. Anh nghĩ thế rồi vẫn để đèn và đốt thuốc 

“…Chúa là mục tử người dẫn lối chỉ đừờng cho con đi.

Đi trong tay Chúa nào con thiếu chi con sợ chi…”

Đó là lời Thánh vịnh trong kinh tối mà Hùng vừa đọc.

‘Ngày Hạnh Phúc Chúa Ơi

Cuộc giao duyên đất trời

Đưa con vào tình sử.

Để hiến thân tron đời”.

Lời hát còn như vang vang trong ngôi nhà thờ chính tòa rất u tịnh ở thủ đô Bonn, Đức Quốc ngày nào. Anh quì gối:

“Lạy Chúa, thế là đã 20 năm rồi. Chúa đã chọn con làm tôi tớ Chúa. Chẳng còn ai nhớ ngày hôm nay là ngày con bước lên bàn thánh từ khi bố mẹ con qua đời. Hai mươi năm rồi, lay Chúa, hạnh phúc, khổ đau, dằn vặt, thử thách, cô đơn, yếu đuối… Chúa biết hết. Con là Linh Muc và cũng là …con người, nhưng cảm tạ Chúa vẫn yêu thương, tha thứ đỡ nâng con từng phút giây. Đời tận hiến có những ngày tháng thật ngắn, nhưng lại có những giây phút thật dài…

Các bạn con đang ngon giấc ở những phòng bên cạnh. Họ hạnh phúc hơn con hay con hạnh phúc hơn họ. Chỉ Chúa biết, nhưng điều con biết chắc là con đã chọn Chúa là gia nghiệp. Xin tiếp tục gìn giữ và nâng đỡ con quãng đòi còn lại, xin cho con trung thành với Chúa đến ngày cuối và luôn yêu Chúa như ngày đầu”.

Hùng hát nho nhỏ:

            “Cho trần gian đầy nhung nhớ bâng khuâng.

            Tình ca mặc ai hát lâng lâng.

            Lòng con thôi không chi bận vướng.

            Thành tâm phung sự Chúa hết lòng”. 

Rồi anh tắt đèn và rơi vào giấc ngủ. Anh ngáy khe khẽ như một đứa bé.

Thật giữa cành rừng hoang vu, có nàng công chúa đang ngủ vùi, chẳng ngại gì nắng mưa.

Giữa thế giới cờ bạc có một thiên thần đang say giấc điệp, chẳng màng chi lợi danh.

Và giữa những trăn trở của cuộc đời, có người đang chèo ngược dòng nước mà vẫn thấy lòng bình yên.

Josepth Vũ, San Dimas

VỀ MỤC LỤC

- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin gởi về địa chỉ

giaosivietnam@gmail.com

- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:

Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục vụ của Giáo sĩ;  Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh vực; Mỗi  Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)

- Quí vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại

www.conggiaovietnam.net

Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị

Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác nhau.

TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

Lm. Luca Phạm Quốc Sử  USA

 

 

Được chọn giữa loài người và cho loài người; GÍAO SĨ: Xuất phát từ gíao dân, hiện diện vì gíao dân và cậy dựa vào gíao dân, để cùng làm VINH DANH THIÊN CHÚA

*************