Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

 

 

 

ĐỰƠC CHỌN GIỮA LOÀI NGƯỜI
VÀ CHO LOÀI NGƯỜI  (x. Dt, 5.1)

 

GIÁO SĨ:

Xuất phát từ giáo dân, hiện diện vì giáo dân và cậy dựa vào giáo dân

 

ĐỂ CÙNG LÀM VINH DANH THIÊN CHÚA

 

www.conggiaovietnam.net                          giaosivietnam@gmail.com

Đặc San Điện Tử    Giáo Sĩ Việt Nam    Số 8, Chúa Nhật 12.2.2006


 CÁC SỐ BÁO ĐÃ PHÁT HÀNH             MỤC LỤC

Sắc Lệnh về Chức vụ & Đời sống các Linh mục                                                       Vatican 2

LINH MỤC LÀ NGƯỜI SỐNG TRONG THẾ GIAN                                                                                 GSVN

HUẤN LUYỆN GIÁO SĨ TU SĨ VỀ TÍNH DỤC                                                      Lm. Jos Cao Phương Kỷ

Con tầu hội thánh                                                                                                      Lm. Nguyễn Ngọc Long

GIÂY PHÚT THÁNH                                                                                      Lm. Dũng Lạc Trần Cao Tường

MƯỜI ĐIỀU ĐÁNG TIẾC                                                                                                    Gs. Trần Đình Ngọc

CẦU NGUYỆN TRONG CUỘC SỐNG CỦA CHÚA GIÊSU                                                  Lm. Mai Hoàng

Niềm Tin và Sức Khỏe                                                                                                 Bác Sĩ Nguyễn Ý- Đức

Từ cái I-Meo lạc đến những bức thư cần viết                                                                             Joseph Vũ


Sắc Lệnh về Chức vụ & Đời sống các Linh mục

LTS :

Kính thưa Quí vị,

Bốn mươi năm sau Thánh Công Đồng Vatican II, Dân Chúa tại Việt Nam vẫn chỉ biết rất ít về những nội dung canh tân mà Giáo hội toàn cầu đã công bố rộng rãi. Trước sự thúc bách ấy và trong khả năng hạn hẹp của minh, GSVN sẽ cố gắng giới thiệu những bản văn quan trọng. Trước hết là sắc  lệnh PRESBYTERORUM ORDINIS, về chức vụ và đời sống các linh muc. (Bản dịch của GHHV Pio X, 1975).

Sắc Lệnh về Chức vụ & Đời sống các Linh mục

Lời Mở Đầu

Chức Linh Mục trong Giáo Hôi hết sức cao trọng, đó là điều Thánh Công Đồng nầy đã nhiều lần nhắc nhở cho hềt mọi người. Vả lại, trong công cuộc canh tân Giáo Hội Chúa Kitô, Chức Linh Mục giữ một vai trò tối quan trọng và hơn nữa càng ngày càng khó khăn, nên thấy rằng đề cập rộng rãi vâ sâu sằc hơn về các Linh Mục là việc rầt hữu ích. Những điêù nói đây áp dụng cho hêt mọi Linh Mục, nhât là cho những  vị hiện đang coi sóc các linh hồn, và tùy nghi ứng hợp cho các Linh Mục dòng. Thực vậy, do Chức  Thánh và sứ mệnh lãnh nhận nơi các vị Giám Mục, các Linh Mục được đặc cử để phụng sự Chúa Kitô là Thầy, là Linh Mục và là Vua; các ngài tham dự vào chức vụ của Người: ngày ngày kiên tạo Giáo Hội ở trần gian thành Dân Chúa, Thân Thể Chúa Kitô và đền thờ Chúa Thánh Thần. Vì vậy, đế nâng đỡ các ngài một cách hữu hiệu hơn trong tác vụ cuả các ngài và đế chụẩn bị cho đời sống các ngài thêm tốt đẹp giữa những hoàn cảnh mục và nhân sinh luôn chịu những biến chuyển sâu_xa, Thánh Công Đồng này  tuyên bố và quyết định những điều sau đây:

Còn tiếp nhiều kỳ

VỀ MỤC LỤC
 LINH MỤC LÀ NGƯỜI SỐNG TRONG THẾ GIAN.

 

LINH MỤC BƯỚC VÀO THẾ KỶ 21

LINH MỤC LÀ NGƯỜI SỐNG TRONG THẾ GIAN.

      

       “HỌ Ở TRONG THẾ GIAN…CON KHÔNG XIN CHA CẤT HỌ KHỎI THẾ GIAN”. (Gio 17,11.15)

      

NGUY CƠ “TỤT HẬU”.   

       * Linh mục là người đang sống trong thế giới của thời buổi hôm nay. Và trong thế giới hôm nay đang có những bước tiến khỏng lồ về nhiều phương diện, nhất là về phương diện khoa học kỹ thuật, như đã trình bày.

       * Trong những năm gần đây, báo chí cũng đã dóng lên những hồi chuông báo động về nguy cơ tụt hậu của Việt Nam trong nhiều lãnh vực, đặc biệt là trong lãnh vực kinh tế.

       * Linh mục là mục tử, có bổn phận phải hướng dẫn cộng đoàn, vì thế không thể để cho mình tụt hậu, bởi vì mù dắt mù, cả hai sẽ cùng rơi xuống hố.

       * Trước xu hướng toàn cầu hóa, linh mục phải hiểu biết về thế giới. Còn trước những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, Linh mục cũng cần phải học hỏi để biết cách sử dụng hầu phục vụ cho mục đích của mình.

       * Ở đây, chúng ta chỉ bàn đến internet, mạng lưới toàn cầu mà thôi.

       * Dĩ nhiên, không đòi buộc các Linh mục phải là những chuyên viên, nhưng các Linh mục cũng cần phải biết cách sử dụng những thành quả của khoa học kỹ thuật để hỗ trợ cho việc rao giảngTin mừng.

      

       INTERNET, MẠNG LƯỚI TOÀN CẦU.

       Định nghĩa.

       * Internet hay mạng lưới toàn cầu có thể được định nghĩa một cách đơn giản, đó là tiến trình nối kết hàng tỷ người trên thế giới lại với nhau bằng phương tiện của máy vi tính.

       Tầm mức quan trọng.

       * Hiện nay trên thế giới đã có tới nhiều trăm triệu người nối mạng, nghĩa là cứ vài ba chục người thì đã có một người sử dụng mạng lưới. Và chỉ trong một vài năm nữa, con số này sẽ tăng lên 1 tỷ, nghĩa là cứ sáu người thì sẽ có 1 người hòa mình vào mạng.

       * Trong tương lai, chắc chắn  mạng lưới toàn cầu sẽ làm thay đổi dòng lịch sử, bởi vì từ nay mọi sự việc sẽ không còn như cũ nữa.

       Thái độ.

       * Trước kỹ thuật tân kỳ của mạng lưới, chúng ta ghi nhận hai phản ứng trái ngược nhau :

       - Chối bỏ và không quan tâm đến. Theo cha Thiện cẩm, trong tập san “Chia sẻ” số 26, thì có vị chân tu kia đã gọi máy vi tính là dụng cụ của ma quỉ.

       - Hăm hở tận dụng để sáng tạo những thành đạt mới.

       Lập trường của Giáo Hội.

       * Mỗi thời đại, Thiên Chúa mời gọi con người một cách khác nhau. Mỗi thời đại, Thiên Chúa trao ban cho con người một phương tiện khác nhau để diễn đạt Lời ngài cho nhân loại.

       - Chúa gọi Maisen và khi ông tỏ ý chần chừ như muốn từ chối, Ngài liền nói với ông: cứ việc lên đường, vì Ngài sẽ ở với ông.

       - Ngày nay, Ngài mời gọi chúng ta tiến lên và hứa sẽ ở cùng chúng ta luôn mãi, bởi vì chính bàn tay Ngài đang điều khiển lịch sử và ấn định hướng đi cho nhân loại.

       * Nhờ mạng lưới toàn cầu, lệnh truyền của Chúa ngày xưa sẽ được thực hiện một cách mau chóng và cùng khắp: Tin mừng này về vương quốc sẽ được loan báo trên khắp thế giới, để làm cho tất cả dân ngoại được biết. (Mt 24,14).

       * Từ xưa cho tới nay, chưa có lời loan báo hoặc làm chứng tá nào cho Tin mừng mang tính chất hoàn vũ và mau chóng  cho bằng nhờ mạng lưới toàn cầu hiện nay: mọi người ở mọi nơi và trong mọi lúc đều có thể nghe được cả.

       * Thượng hội đồng Giám mục Á châu cũng đã ý thức về sức mạnh và vai trò của truyền thông đại chúng và những phương tiện thông tin. Đồng thời khuyến khích chúng ta sử dụng như khí cụ loan truyền sứ điệp Tin mừng.

       * Trong bức thư luân lưu “Linh mục và ngàn năm Kitô giáo thứ ba”, bộ Giáo sĩ cũng đã viết :

       - Tinh thần tông đồ khiến Linh mục thủ đắc năng lực trong việc sử dụng “những bục giảng mới” do những phương tiện truyền thông hiện đại cung cấp và cần nắm chắc rằng việc giảng dạy của họ luôn đạt tiêu chuẩn phù hợp với Lời được giảng. (trang 26).

       * Trước đây, bục giảng trong nhà thờ chỉ chỉ có thể đến được với hàng trăm hay hàng ngàn người là cùng. Còn ngày nay, với “bục giảng mới” trên mạng toàn cầu, hàng triệu người đều có thể tìm gặp được Chúa. Riêng đối với những người ngại đến nhà thờ, Chúa Thánh Thần có thể dẫn dắt họ tìm gặp Ngài trên mạng lưới, nhất là trong những lúc họ cô đơn, chán nản và tuyệt vọng.

       * Đức Cha Quinn, Tổng giám mục Edmonton, đã nói :

       - Trong thế giới của internet, Giáo Hội sẽ trở nên cần thiết hơn bao giờ hết.

       * Chính Đức thánh Cha Gioan Phaolô II cũng nói :

       - Giáo Hội sẽ có lỗi trước mặt Chúa nếu không biết tận dụng những phương tiện khoa học để loan báo thông điệp mà Chúa đã ủy thác.

       BỔN PHẬN CỦA LINH MỤC.

       * Phải cố gắng học biết cách sử dụng để có thể chuyển đạt nội dung Tin mừng, cũng như thu tích cho mình những tư liệu cần thiết.

       * Sống và làm việc tập thể :

       - Nhờ mạng lưới, chúng ta có thể hoạt động mục vụ chung với nhau.

       * Ngoài ra, cũng cần có một tiêu chuẩn đạo đức cho mình khi sử dụng những phương tiện truyền thông, nhất là internet.

      

       KẾT LUẬN.

       Chúng ta đang bước vào thế kỷ 21 và chúng ta có bổn phận phải loan báo Tin mừng cho những người thuộc thế kỷ này. Nếu chúng ta không cố gắng ra khơi bằng những phương tiện hiện nay, chắc chắn chúng ta sẽ bị tụt hậu, sẽ bị đè bẹp và việc làm của chúng ta sẽ không đạt được kết quả như lòng mong muốn.

GSVN

VỀ MỤC LỤC
HUẤN LUYỆN GIÁO SĨ TU SĨ VỀ TÍNH DỤC

 

Bài 03: KHẮC KHỔ và THẦN NHIỆM (Ascetic and Mystic)

 

Như đã trình bày trong hai bài thảo luận trước, việc Huấn Luyện về Nếp Sống Độc thân, Khiết Tịnh, phải dẫn đến một lý tưởng sống cao siêu, thoát tục để Kết Nghĩa  với Chúa trong đời sống Tâm Linh(Spiritual Life), Thần nhiệm(Mystic Life) như kinh nghiệm sống của các vị Thần Nhiệm, Thần Bí, chẳng hạn, Thánh nữ Têrêsa Avila, Thành nữ Têrêsa Lisieux, hay Mẹ Têrêsa Calcutta...Vì nếp sống Thần Nhiệm cần phải được thao luyện,  lâu ngày lâu năm, cần Linh Thao”(Spiritual Exercises), nghĩa là cần một nếp sống Khắc Khổ, Tiết Dục, thì mới mong thành công. Do đó, xin chia làm hai đoạn:I/. Cách Sống Khắc Khổ giúp chế ngự ham mê và thăng hoa đời sống con người như thế nào?I I/. Kết Nghĩa  với Chúa, trong  Đời Sống Tâm Linh, Thần Nhiệm là làm sao?

1. Đây là một đề tài vừa trừu tựợng, siêu nhiên nhưng lại phong phú vô tận, vì là những kinh nghiệm sống của mọi nguời, mọi tôn giáo, mọi thời đại. Những Kinh nghiệm của một Nhân Loại luôn khát khao đi tìm về Cội Nguồn của mình,  như Thánh Âu Cơ Tinh( St. Augustin) đã nhận định một cách sâu xa:” Trái tim Con Người vẫn còn khắc khoải xao xuyến, cho đến khi được An  Tâm trong Chúa”. Bởi vậy, trong bài này, chỉ xin nêu lên một số Kinh Nghiệm Thao Luyện, mang tính chất khả thi, thực hành, không diễn giảng dài về các lý thuyết, hay các Trường phái Tu Đức. Vả lại, trong ít trang Điện Báo, chỉ có thể cung cấp một số tài liệu, sách báo, hay giới thiệu tác giả.., để thông tin và giúp độc giả sưu tầm thêm.

2.Trong Lịch Sử Tu Đức của Thiên Chúa Giáo, đặc biệt của Công Giáo, “Trào Lưu  các Vị Ẩn Tu”(hermit), hay các Vị Tu Rừng(Desert Fathers), đã xuất hiện từ thế kỷ 2, 3, tại miền Ai Cập. Các vị Tu sĩ đó xa lánh cảnh đời phồn hoa, thị tứ, tìm đến chốn rừng sâu, thanh vắng để sống gần thiên nhiên, chăm chú vào việc chiêm niệm, cầu nguyện và tập tành các nhân đức, đặc biệt cam kết giữ mình đồng trinh. Những Vị Ẩn tu danh tiếng còn lưu truyền như Thánh An tôn, hay những mẩu truyện về cách tu luyện nhiệm nhặt lạ thường như “Ông Simon Cột”. Trong tiểu sử của Thánh Lê Bảo Tịnh, cũng đã thuật lại câu chuyện Ngài đã  bỏ Địa sở để trốn lên Rừng Bạch Bát( có thể là vùng Rừng Cúc Phương , ngày nay), sống đời Ẩ n dật. Nhưng khi Bề Trên biết được, thì đã buộc Ngài trở về Nhà Chung Kẻ Vĩnh, và làm Giám đốc Chủng Viện ở đấy, cho đến khi bị bắt, rồi chịu chết vì Đạo.

3. Suốt dòng Lịch Sử Hội Thánh, không thể kể hết những Trường Phái Tu Đức như muôn hoa tươi nở trong Vườn Thiêng của Chúa. Về lãnh vực đời sống Tâm linh, Giáo hội thường tôn trọng đường hướng, cách thế tu luyện của cá nhân, chỉ can thiệp khi nghịch lại Truyền Thống hay Giáo Lý của Hội Thánh. Do đó, mãi cho đến ngày nay, ta thấy xuất hiện những Trường Phái Tu Đức lớn như: Thánh Biển Đức(Benedictô), Thánh ĐaMinh( Dominicô)/ Thánh Phan Sinh( Franciscô), Thánh Inhã( Ignatiô), Dòng Cát Minh(Carmelites) như Thánh Têrêsa Avila, Thánh Têrêsa Lisieux. Ngoài ra, còn nhiều khuynh hướng đạo đức của các Dòng Nữ, không thể kể hết được.

4. Huấn Luyện Tu Đức cho các Chủng Sinh trong các Giáo Phận. Hội các Linh Mục Xuân Bích, chuyên chú vào việc Đào tạo các Linh Mục làm việc mục vụ quản trị các Giáo Xứ, trong các Giáo Phận, nên cũng cần một Đường Hướng Tu Đức thích hợp với đời sống hoạt động Tông đồ. Trong nhiều năm, ở nhiều nước trên thế giới,  các Chủng Viện Xuân Bích đã dung một tài liệu giáo khoa để giảng dạy Khoa Tu Đức cho các chủng sinh: Sách”TU ĐỨC HỌC” do Linh Mục Xuân Bích Tanquerey sưu tập, soạn thảo. Sách giáo khoa này đã phiên dịch từ nguyên bản Pháp văn ra nhiều thứ tiếng;( bản dịch Việt ngữ có bán tại Regina Gift Shop, 1900 Grand Ave. Carthage, Mo.64836). Ngày nay, nhất là sau cải cách của Công Đồng Vatican I I, tình hình tôn giáo, xã hội thay đổi, nên phương pháp  Huấn Luyện về Tu Đức cho các Linh Mục Giáo phận cũng cần phù hợp với hoàn cảnh mới. Vì thế, Hội Xuân Bích tại Hoa Kỳ, đã gia nhập và hợp tác chặt chẽ với tổ chức”Liên Hội các Dòng Tu Nam”, để kiện toàn phương pháp huấn luyện Tu Đức, đặc biệt về Huấn Luyện Tính Dục cho các chủng sinh.

5. Hội các Linh Mục Xuân Bích tại Việt Nam, thuộc Tỉnh Dỏng Pháp, đã được các Giám Mục Địa Phận Hànội cho phép xây một Chủng Viện tại Liễu Giai, gần Hồ Tây, Hà nội, từ 1930 cho đến 1946, đóng cửa vì chiến tranh. Năm 1950, mở lại với một ban giáo sư mới; di tản vào Vĩnh Long, năm 1954; tạm cư tại Thị Nghè (Sài gòn) từ 1956 đến năm 1962, thì được Đức Giám Mục Giáo Phận Huế mời về cư trú tại Kim Long, bên bờ Sông Hương, cạnh Thành Nội. Ngoài ra, Hội Xuân Bích cũng phụ trách quản trị Chủng viện Thánh Gioan, và Chủng Viện Hòa Bình( banTriết lý)tại Đà nẵng. Sau ngảy 30, tháng tư,năm 1975, tất cả các Chủng Viện đều đóng cửa, và chỉ được phép mở lại vào năm 1994 cho đến ngày nay. Trong suốt thời gian hơn 70 năm hoạt động, Hội Xuân Bích Việt nam đả phụ trách đào tạo được một số lớn các Vị trong Giáo Phẩm như: ĐHY Trịnh Văn Căn, Phạm Đình Tụng, các Vị GM như: Nguyễn Huy Mai, Trịnh Chính Trực, Nguyễn Tùng Cương, Lê Văn Trọng, Phạm Tần, Nguyễn Văn Dụ, Nguyễn Sơn Lâm, Nguyễn Bình Tĩnh, Nguyễn Văn Sang, Nguyễn Quang Tuyến, Nguyễn Văn Hoan…Và một số đông các Vị Linh Mục  danh tiếng như Cao Văn Luận, Lê văn Lý, Nguyễn Văn Vinh,..Và hàng mấy ngàn các Linh Mục cho các Giáo Phận từ bắc chí nam.

6. Hội Xuân Bích đã theo đường hướng hay phương pháp Tu Đức, Linh Đạo nào? Khi Đại Chủng Viện Xuân Bích tại Giáo Phận Hà Nội được mở lại vào năm 1950, vị Giám đốc  và ban giáo sư mới đảm trách, thay thế ban Giám đốc cũ. Do đó, đường hướng giáo dục và Linh Đạo cũng cải tiến theo sự canh tân của Giáo Hội. Một đặc điểm nổi bật là khởi sự tuyển chọn một số Linh Mục Việt Nam bổ sung vào Ban Giám đốc, và Giáo sư. Cha Giám Đốc Pierre Gastine, (đã sang Việt Nam từ 1930), đạm nhận chức Giám đốc từ 1951 đến 1970. Ngài thông thạo Hán văn và Việt văn, có thể viết và giảng khoa Triết Lý bằng Việt Ngữ. Ngài đã “nhập tịch” vào làng nước Việt và  đổi sang tên Việt là Phêrô Bùi Đức Tín.  Ngài đã có công lớn lao về việc đào tạo các Linh Mục Việt nam, thế hệ 1950-1975. Nét nổi bật trong chiều hướng Tu Đức Linh Đạo cho các chủng sinh là Cha Bùi Đức Tín đã từng liên hệ mật thiết với các bạn học cũ như Cha Vuillaume, cựu Bề Trên của Dòng các “Tiểu Đệ Chúa Giê su”(Petit Frères de Jésus)do Chân Phước Charles De Foucauld sáng lập(1858-1916). Tôn chỉ của Dòng là:”Chúa Giêsu là Tình Yêu”( Jésus est Caritas). Các Anh Tiểu Đệ, các Chị Tiểu Muội nêu gương khó nghèo, kết hiệp với Chúa và hòa mình với mọi người để sống thông cảm, yêu thương.

 Một Linh Mục Xuân Bích, Cha Khổng tiến Xuân, (quốc tịch Pháp)đã từng làm giáo sư dạy tâm lý học tại Chủng Viện Xuân Bích, Ngài  đã gia nhập Dòng các Tiểu Đệ Chúa Giêsu,  và hiện nay  đang hoạt động  truyền giáo ở Đại Hàn. Ngoài ra, Anh Tiểu Đệ hay lui tới thăm viếng Chủng Viện Xuân Bích là L.M Nguyễn Kim Điền, sau này làm Giám Mục Cần Thơ, và TGM Giáo Phận Huế. Anh Tiểu Đệ này, cũng đã nêu gương sáng về nhân đức khó nghèo, hy sinh tính mạng vì bổn phận, và hòa hợp với nếp sống của giới lao động.

Hàng năm, Ngày Giỗ Tổ, 21 Tháng Mười Một, Lễ Đức Mẹ Maria Dâng Mình trong Đền Thánh, các Cựu Chủng Sinh Chủng Viện Xuân Bính khắp nơi trong nước, thường tập họp để hâm nóng lại đời sống tận hiến cho Chúa, theo gương Đức Mẹ Maria. Có thể nhận xét: Lớp Giáo sĩ, Tu sĩ do Hội Các Linh Mục Xuân Bích đào tạo, sống đơn sơ, (không quan liêu), dễ hòa hợp với giới lao động, bình dân, và hăng hái hoạt động mục vụ, truyền giáo.

 

I. SỐNG KHẮC KHỔ TRONG  NẾP SỐNG KHIẾT TỊNH

Như đả trình bày ở trên, sống nếp sống Khiết Tịnh, không phải là một sự nghịch lý, bệnh hoạn, hay không thể thực hiện được. Trái lại, như gương sáng và kinh nghiệm rất phong phú của các vị Giáo Sĩ Tu Sĩ minh chứng, nếp sống siêu nhiên này cùng với Ơn Trên phù giúp, có thể hoàn thành được, miễn là người tu sĩ tự do chấp nhận nếp sống “anh hùng” ấy,  bằng cách sống KHẮC KHỔ, chay tịnh, để tiết dục, và chú trọng vào việc chiêm niệm, Kết Nghĩa với Chúa, gọi là THẦN NHIỆM. Tu Thân bằng nếp sống Khắc Khổ, chay tịnh, thì có rất nhiều phương pháp khác nhau tùy theo Trường phái Linh Đạo của các Dòng Tu như Linh Đạo của Thánh Biển Đức, Thánh Phan Sinh, Thánh Inhã, Thánh Têrêsa Avila,v,v. Sau đây, xin nêu ra một vài phương cách phổ thông, những lời khuyên răn, chỉ giáo giúp các chủng sinh thực tập trong nếp sống Khắc Khổ, chế ngự thân xác để tiến lên từng bậc thang Thánh thiện,Toàn hảo( Perfection).

1/ Tính chất “ Khả Thi” của nếp sống Độc Thân, Khiết Tịnh

Ngày nay, vì thiếu những thanh thiếu niên tự nguyện dấn thân gia nhập các Chủng Viện và các Dòng Tu Nam Nữ, vì gương xấu của một số giáo sĩ lạm dụng tính dục đối với trẻ em, nên một số tín hữu lầm tưởng rằng: chính nếp sống độc thân quá khắc khổ, “phi nhân bản”(inhuman), đã là nguyên cớ gây ra cuộc khủng hoảng. Do đó, họ đề nghị Tòa Thánh cho phép “các Linh mục được lấy vợ, thì sẽ có nhiều người đi tu làm linh mục”. Nhưng gần đây, Tòa Thánh đã nhất quyết duy trì nếp sống độc thân, khiết tịnh của các Linh Mục trong  Hội Thánh Công Giáo Rôma. Nếp sống độc thân, tuy là một Lý tưởng cao cà,  khó khăn, phi thường, nhưng không phải là điều nghịch lý, trái với bản tính con người. Trong xã hội, dân chúng vẫn cảm phục những vị anh hùng ái quốc, hy sinh đời sống gia đình,”thê nhi”, để được thảnh thơi lo việc cứu nước; những nhà khoa học tận tụy suốt đời cho việc nghiên cứu, cứu nhân độ thế. Trong văn chương, thi ca, tuy là giả tưởng, “lý tưởng”, nhưng không  phải vô thực, như những truyện tình ái lâm ly giữa “Lan và Điệp”, hay mối tình cao thượng giữa “Anh Gù Nhà Thờ Đức Bà Paris, và nàng Du Ca”( Victor Hugo). Hàng ngày, ta có thể chứng kiến những vị chân tu trong các tôn giáo như Mẹ Têrêsa Calcutta, ĐGH Gioan Phao Lô I I, 22 vị Thừa sai Công giáo bị giết chết trong năm 2005,  hy sinh nếp sống gia đình để thực hiện lòng Mến Chúa, Yêu Người. Các Ngài sống hạnh phúc, vui vẻ, và điều hòa, quân bình. Trong tâm trạng của người dân Việt, đã gọi là một vị chân tu”xuất gia tu hành”mà còn vương vấn cảnh “thê nhi”tùm lum, là không đứng đắn, không nghiêm chỉnh. Do dó, các Linh Mục, các tín hữu Việt Nam không đặt ra vấn nạn phi lý này trong một xã hội vật chất dâm loạn, tỷ lệ ly dị lên tới 50%. Có gì bảo đảm các “Linh Mục lấy vợ”sẽ trung thành với bà xã suốt đời chăng? Trên cõi đời này, nhiều điều tưởng khó xẩy ra, nhưng đã xuất hiện  trước mắt chúng ta. Chẳng hạn, tại Trung Tâm thương mại”Little SaiGon”, Phước -Lộc- Thọ, Bolsa, Santa Ana, trong cảnh phồn hoa, nhộn nhịp, ăn nhậu, mỗi ngày khách du lịch thường thấy tận mắt một thanh niên, một vị khất sĩ, chừng trên 20 tuổi, vận áo vàng, đầu trọc, đứng ngoài nắng, ngay cửa ra vào, để xin bố thí, khất thực.

2/ Nếp sống chay tịnh, đơn sơ, giản dị, vận động, tập thể dục mỗi ngày

Con người có Xác và Hồn, liên hệ mật thiết với nhau. Do đó, từ xưa tới nay, trong mọi Trường phái Tu đức, đều tìm cách chế ngự thân xác để việc “tu tâm dưỡng tánh” được dễ dàng tiến lên đới sống tinh thần, siêu thoát. Lịch sử các Dòng Khổ Tu Công Giáo như Châu Sơn (Ninh Bình), Phước Sơn, Phước Lý.. vẫn thực hành những cách thế”hãm dẹp xác thịt” như ăn chay, đánh tội( dùng giây thắt lưng quất vào lưng), kiêng thịt, kiêng rượu và lao động chân tay, hay trí thức. Nhờ ăn chay trường với thức ăn đạm bạc, nhưng nhiều chất dinh dưỡng như đậu phụ, dưa chua, canh rau…mà nghị lực dồi dào, thân xác khoẻ mạnh, cân đối, nhờ chơi thể thao, thể dục,  bớt phì nộn, béo mập. Ngoài ra, người tu hành cũng tránh ăn mặc sa hoa, nhà lầu, xe hơi, tiện nghi đồ dùng đắt tiền. Ngày nay, khách hành hương vẫn còn chứng giám những gian phòng nhỏ hẹp, tấm phản gỗ dùng làm giường nằm, tại các Thí điểm truyền giáo của các vị Thừa sai tiên khởi như Chân Phước Junipero Sierra,( Mt Carmel, California). Cũng vì ăn uống”cao lương mĩ vị”, tiệc tùng, cùng với tâm trạng cô đơn, nên một số giáo sĩ, tu sĩ đã rơi vào cạm bẫy của nghiện rượu. Do say sưa, không còn kiểm soát được dục tính, nên đã dùng bạo lực để hãm hiếp.

3/ Ba Lời Khấn: “Khiết Tịnh, Khó Nghèo, Vâng Phục” Ràng Buộc, Hỗ Trợ nhau

Theo kinh nghiệm Tu Thân của các Dòng Tu, ba lời khấn hứa, hay cam kết: Khiết tịnh, Khó nghèo, Vâng phục, là phương pháp Khắc Khổ cao quí nhất để giúp người tu sĩ được Tự Do, thảnh thơi tiến lên bậc Thiện Toàn. Bộ Ba Nhân Đức này cấu kết lại để diệt tính cái “giả Ngả”(false-Self), tức tính vị kỷ, “yêu mình”, tự cao, tự đại, kiêu ngạo, ham sung sướng, giầu sang, quyền cao chức trọng. Nhưng kinh nghiệm tu đức cũng cho thấy: ba tính xấu nghịch với ba Nhân Đức kể trên, luôn cấu kết, và chuyển biến cho nhau, dưới nhiều hình thức. Một tu sĩ sống nghiệm ngặt về Khiết tịnh, nhưng để bù lại, lại khó tính khó nết, ham tiền, ham quyền. Nhiều tiền, dễ :mua dâm”, nhiều quyền dễ “cưỡng hiếp”. Nhiều khi, cá nhân tu sĩ thì không có của riêng, nhưng cơ sở chung của Dòng quá lớn lao, nguy nga, đồ sộ, thật “khó mà nghèo” được!  Do đó, cần phải đề phòng để tiêu diệt cả ba nết xấu, luôn biến thể dưới nhiều hình thức. Trong văn hóa, văn chương Việt Nam, nhà thơ trào phúng Tú Xương(?)đã khéo bộc lộ tâm lý éo le của lòng ham muốn vị kỷ như sau:

Một trà, một rượu, một đàn bà,

Ba cái lăng nhăng nó quấy ta.

Chừa được món nào, hay món ấy,

Có chăng chừa rượu với chừa trà.

Một vị Thầy Giảng già, làm thơ, “nhái lại” như sau:

Một Tiền, Một Quyền, một “Liền Bà”

Ba chước quân thù, cám dỗ ta.

Trừ được thứ nào, vui thứ nấy,

Nên chăng phải trừ tuốt luốt ba.

                                                                                               

4/ Tính Dục và văn thơ “Hài” trong Văn Hóa Việt Nam

Triêt gia Henri Bergson, thuộc Trường phái Triết học “Trực Giác”(Intuition).( Theo học giả Trần Trọng Kim, các vị hiền triết Á đông, như Việt Nam, cũng thường dùng Trực Giác,  để tìm ra Chân lý). Ông Bergson đã xuất bản cuốn sách nổi tiếng:”Le Rire”( Cái Cười) để bàn luận về ý nghĩa của hài kịch,  chuyện tiếu lâm, pha trò: bản chất của Cười là gì? tại sao Cười? cách dàn dựng vở hài kịch như thế nào? Sauk hi khảo cứu những tác phẩm, và tác giả nổi tiếng về hài hước như Molière.., ông Bergson đã định nghĩa : cái Cười có Xã hội tính( Le Rire est social). Ở đây, ý nghĩa tiếng Cười, không hẳn là “vui mừng, ngợi khen”, nhưng là”CHÊ CƯỜI”. Tại sao, tự nhiên ta bật cười khi thấy anh nghiện rượu, chân thấp chân cao, đi lẹo xẹo, ngả nghiêng, hoặc chế nhạo khi  gặp cảnh:” Bây giờ chồng thấp vợ cao, Như đôi đũa lệch, so sao cho bằng!”…Lý do, tự nhiên ta bật cười, vì cảm thấy nó “khác đời”, không bình thường như mọi người vẫn thấy vẫn làm, nghĩa là nó “trật ra bên lề xã hội, thói quen”; do đó, ta dùng tiếng Cười để chê cười, nhạo cười, để bắt phải trở về với thói quen, với tập quán trong xã hội. Bị làng xóm chê cười vì lối sống khác lạ, lệch lạc, mất quân bình, thái quá. Áp dụng phương pháp của Henri Bergson để khảo sát văn chương, nghệ thuật  của Việt Nam, ta nhận thấy  tính chất HÀI rất sâu đậm trong những  câu ca dao tục ngữ, câu Hò, câu Đố(đố tục, giảng thanh, đố thanh giảng tục), những chuyện Tiếu lâm,  Trạng Quỳnh, Trạng Lợn..và loại thơ phú “Hồ Xuân Hương”, Ba Giai Tú Xuất, Tú Xương, Tú Mỡ..Và ngày nay, những ban “hài”như Vân Sơn, Tam ca, Hoài linh, Hồng Đào, Quanh Minh..(trong các CD của Thúy Nga, Asia..) được các gia đình ưa thích  thưởng thức. Nhận xét chung, văn hóa và tinh thần người dân Việt vẫn còn quân bình, không lệch lạc, không ”LỐ BỊCH”(grotesque) đối với nhu cầu “Tính dục”(Sex)của con người. Trong khi “cách mạng Tính dục”(sex revolution) đề cao quá mức, tô điểm bộ phận sinh dục, khêu gợi, kích thích dục tính cuồng dâm của văn minh tiêu thụ,  thì dân “Hài” Việt được dịp đem ra chế diễu những cái “Lố bịch”, thái quá về “Sex”, để giúp người đởi trở về với lương tri, với Xã Hội lành mạnh. Bởi vậy, văn chương Hài Hước, châm biếm của tinh thần Âm-Dương Điều hòa của Văn Hóa Việt, đã đóng góp vào việc tìm hiểu giá trị cao quí thật  của Tính Dục, và đả phá, chê cười những thói rởm,  khiêu dâm,  làm rối loạn tâm thần. Người  không biết xấu hổ, người “vô liêm sỉ” là người nguy hiểm đối với xã hội.  

Nói tóm lại, theo sinh lý, con người và loài cầm thú rất giống nhau trong “hành vi tính dục”(sexual act). Nếu có khác nhau, chỉ vì con người, “linh ư vạn vật”, ban cho hành vi đó một ý nghĩa đặc biệt cao quí là biểu lộ tình Yêu Mến, lòng Chung Thủy, và nghĩa Vợ-Chồng.

5/ Người Lính Đào 

Trong tập sách Tự Thuật của Thánh Têrêsa thành Lisieux, có đoạn tả tâm trạng của người “lính đào ngũ” (le soldat deserté). Mới 16 tuổi, Têrêsa đã được phép vào sống trong Dòng Kín tại Lisieux. Sống chung với các chị đã ngoài 70, 80 tuổi, rất khó tính khó nết, không làm sao mà chiều chuộng cho nổi được.  Một chị già nua bệnh tật, có ác cảm , luôn trách móc, bắt bẻ Têrêsa về những chuyện lặt vặt, không đâu. Nhưng vì lòng Bác ái, Têrêsa luôn nhịn nhục, không cãi lại. Chịu đựng một thời gian khá lâu, mỗi lần có việc phải gặp, là lại sinh chuyện la rầy, làm tâm thần Têrêsa thêm mệt mỏi, căng thẳng vì sức chịu đựng đã kiệt kệ. Một lần, vì nén cơn tức giận, Têrêsa, run rẩy, không bước đi được, phải ngồi lại trên bậc cầu thang để nghỉ. Vì sức yếu đuối của con người, để khỏi phải tranh cãi, giận dữ, đối đầu với chị già khó tính, Têrêsa đã nghĩ ra mưu kế của “người Lính Đào”, là chạy trốn chị ấy, để bảo toàn lòng bác ái, tha thứ.

Trong đường Tu Đức cũng như trong phép “Binh Thư, Chiến Thuật”, cần phải biết lượng sức mình và sức quân địch, thì mới mong thắng trận được. Nếu sức quân mình yếu, khó có thể thắng, thì nên rút lui để bảo toàn lực lượng, chờ dịp khác sẽ tấn công. Vì thế, có câu: ”Tam thập lục kế, đào vi thượng sách” (trong 36 kế, chạy trốn là kế hoạch tốt nhất”.   

Câu chuyện ngưòi Lính Đào, cũng chính là lời cầu nguyện: “Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ”, hay “tránh xa dịp tội” . Kinh nghiệm cho thấy: các giáo sĩ tu sĩ sa ngã về “sex”, vì coi thường sức cám dỗ của luật “Âm-Dương”, (vợ-chồng). Về vấn đề ”tránh xa dịp tội” của các tu sĩ, cần  sự cộng tác của gia đình cha mẹ, anh chị em, bà con thân quyến, các tín hữu, bạn bè, nhất là nữ giới để ngăn ngừa, và đề phòng  những “dịp tội”.

Sau đây xin trích mấy lời khuyên thực tế giúp  tránh xa mưu chước của “Ba Thù”:

Xét theo quá trình trong gia đình, phần đông các giáo sĩ xuất thân từ những gia đình khiêm tốn trong xã hội, tính tham lam và hà tiện sẽ làm chai lòng dạ của linh mục trước ân sủng của Thiên Chúa và nỗi bất hạnh của người khác.

Ngày nay giáo sĩ cởi mở hơn đối với xã hội, vì thế họ có nhiều cơ hội tiếp xúc với nữ giới. Khuynh hướng đeo đuổi một cuộc sống thanh thản và tiện nghi cũng đẩy đưa đến việc kiếm tìm sự giải trí và hoan lạc, nhất là khi họ có một khái niệm mơ hồ đến những đòi hỏi của đức khiết tịnh. Ðó là tại sao ngày nay các linh mục đi theo phụ nữ ra bải biển hay đi cắm trại thật là không hiếm.

Một số linh mục coi việc làm bạn với nữ giới là một chuyện bình thường. Ðối với vài linh mục, hình ảnh khỏa thân và tài liệu dâm ô không còn coi là điều cấm. Giáo dân và ngay cả linh mục dường như không còn ác cảm tới các linh mục có con riêng và vẫn còn thi hành chức linh mục. Tạ ơn Chúa, hầu hết các linh mục Việt
Nam vẫn sống theo nhân đức khiết tịnh”

(Trích Thông Tấn Xã Á Châu, Nov/09/2002, Bài Phỏng Vấn ĐGM Nguyễn Bình Tĩnh, Cựu Giám Đốc CHỦNG VIỆN XUÂN BÍCH, HUẾ)

 

II. ĐỜI SỐNG THẦN NHIỆM, KẾT NGHĨA VỚI CHÚA

 Đời sống Thần Nhiệm (Mystic), Thần Bí, Kết nghĩa với Chúa mới thật sự là tuyệt đỉnh của nếp sồng Độc thân, Khiết tịnh. Con người không thể sống hoàn toàn cô đơn, cô thế được. Nhưng con người có khả năng “thăng hoa” đời sống dục tính tự nhiên lên nếp sống tâm linh, “Thần nhiệm”, Kết nghĩa với Đấng Thiêng Liêng cao cả. Đây cũng là kinh nghiệm vẫn tìm thấy trong các Tôn Giáo lớn như Phật giáo, như LM Thomas Merton (và các Linh Mục thuộc Dòng Biển Đức , tại Tu Viện Giệtsêmani(Kentucky)) đã viết trong sách:”Mystics and Zen Masters”. Sau đây, là mấy phương thế thực hành do các vị thần bí thường dùng để nuôi dưỡng  đời sống Tâm linh.

1/Tính Chất ”Bí-Tích” Trong Thiên Chúa Giáo

Trong  Công Giáo, các tín hữu bắt buộc phải học biết ý nghĩa thiêng liêng của “Bảy Phép Bí Tích” trước khi được lãnh nhận như: Bí tích Thánh Tẩy(Rửa tội), Thêm Sức, Xưng tội, Rước Lễ, Hôn phối, Truyền chức, và Sức dầu bệnh nhân. Theo Giáo lý, mỗi BÍ-TÍCH đều có hai phần: Tích là Dấu Tích, hữu hình, chỉ thể chất ngũ quan có thể cảm nhận được( trong nguyên tự chữ Nho, chữ Tích vẽ hình một vết bàn chân); và là Bí Mật, vô hình, chỉ những thực tại thiêng liêng, là Ơn Thánh. Người tín hữu Thiên chúa giáo, đặc biệt người Công giáo, ngay khi còn nhỏ, đã được huấn luyện về tính chất Bí-Tích(Sacramentality), trong đời sống Đức tin, Phụng vụ. Tinh thần “Bí -Tích”này còn bao trùm lên ý nghĩa thiêng liêng của các hiện tượng thiên nhiên, và xã hội, nhân sinh. Chẳng hạn, người Công giáo tin rằng: Nhìn vũ trụ bao la, muôn muôn triệu tinh tú, vạn vật vận chuyển ĐIỀU HÒA, thì liền nhận biết có MỘT ĐẤNG THIÊNG LIÊNG điều khiển. Người theo Đạo Công Giáo cũng được đào luyện một tinh thần  trung hòa trong lý luận, cân đối, không thái quá không bất cập. Sách Giáo lý dạy rằng: Con người có :Xác- Hồn, Vật chất-Tinh thần, Thiên đàng-Hỏa ngục, Tự nhiên-Siêu nhiên, Cá nhân-Xã hội… Những cặp “Song Trùng”(hay Đạo Hai)này biểu lộ một tinh thần quân bình, điều hòa trong nhận thức và cách tiếp cận với thế giới bên ngoài. Triết Lý Âm-Dương Điều hòa của Văn hóa Việt Nam cũng giúp ta hiểu biết, và quen thuộc với  ý niệm về “Bí –Tích” trong Đạo Công Giáo. Trong Bí-Tích Rửa tội(Baptism), nước lã, dầu thánh, lời đọc là phần Hữu Hình, đồng thời ám chỉ, biểu trưng cho thực tại Vô-Hình, chính là Ơn Nghĩa tử với Chúa tẩy sạch mọi tội lỗi, và ban Ơn Chúa Thánh Thần để tăng cường đời sống tâm linh, và bảo đảm cho người lãnh Bí-Tích Ơn Trường Sinh, Vĩnh Phước.

2/Tình Yêu Tự Nhiên và Tình Yêu Siêu Nhiên

Ngay trong lãnh vực TÌNH ÁI, Kinh Thánh và Thần Học Công Giáo cũng nhìn nhận những thực tại tự nhiên, vật chất làm biểu tượng ám chỉ những thực tại thiêng liêng vô hình: Do đó, Kinh Thánh Cựu Ước so sánh Tình ái của Vợ-Chồng với Tình Thương của Giavê đối với dân Do thái. Các  tiên tri đã sánh ví tội bất trung của dân Do thái đối với vị Chú Tể như tội bội tín của một người vợ ngoại tình. Thánh Tông Đồ Paulô đã viết, và so sánh  tình yêu Vợ-Chồng như Tình Thương của Chúa Cứu Thế đối với Hội Thánh.

Như đã định nghĩa:con người là một “nhân vị có tính dục”(a sexual Person), nhưng con người cũng có khả năng “thăng hoa” đời sống tính dục tự nhiên lên nếp sống Siêu Nhiên, để hoàn toàn dâng hiến bản thân phụng sự Chúa và tha nhân. Bởi vậy, nếu một tu sĩ  thiếu Tình Yêu  siêu nhiên, Kết Nghĩa với Chúa, thì đời sống tự nhiên trở nên cô đơn, cô độc, cô thân, cô thế, vất vưởng, vì thiếu nơi nương náu. Do đó, theo kinh nghiệm Tu Đức của các vị  Thánh nhân, để khỏa lấp vào nỗi trống rỗng của tâm hồn, hàng triệu triệu tu sĩ đã chạy đến nhờ bàn tay Từ ái của MẸ MARIA nâng đỡ, phù trì, trên bước đường gian lao, và HY SINH vác Thánh Giá, theo Chân Thày Chí Thánh để cộng tác vào công cuộc cứu chuộc nhân loại. Ngoài ra, gương sáng về Nhân Đức Trinh Khiết của Thánh Cả Giuse, các Thánh Nam Nữ , của các vị Thừa sai Truyền Giáo, (hơn 20 vị bị giết chết năm 2005), vì đem Tin Mừng của Chúa đến những nơi hẻo lánh, nguy hiểm, cũng đem lại nguồn an ủi lớn lao, và khích lệ cho những người trẻ đang tập sự trong nếp sống độc thân, khiết tịnh. Tuy bề ngoài, vị chân tu cũng ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc sinh sống như mọi người khác, nhưng đời sống Nội Tâm, và Ý nghĩa cuộc đời thì khác. Thánh Phao Lô, nhà “Đại-thần-bí” đã diễn tả cuộc sống siêu nhiên đó là”Chúa Sống trong Tôi”

3/ Suy Niệm và Bí –Tích Thánh Thể   

Để nuôi dưỡng nếp sống khiết tịnh, độc thân, các Trường phái Tu đức của các Dòng Tu Công Giáo (như Thánh Beneditô, Thánh  Ignatiô..) đã đặt ra nhiều Phương Pháp Suy Niệm (Meditation) để  thực hành, nhưng mọi cách thế đều cùng chung một chủ đích là huy động toàn thân con người, các giác quan, nhất là tập trung tư tưởng, tình cảm và ý chí muốn KẾT HIỆP cùng Chúa Cứu Thế là cứu cánh của đời tận hiến. Suy Niệm cũng là một hình thức Cầu Nguyện, nhưng đặc biệt dùng Lý trí, để tìm hiểu và nghiền ngẫm những Chân Lý đã được mạc khải trong Kinh Thánh.

Theo kinh nghiệm của các vị Thánh Nhân, như Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phao Lô I I, việc cầu nguyện, và suy niệm trước Thánh Thể là cách thế tốt nhất để tăng cường sức mạnh thiêng liêng, để chống lại cơn cám dỗ trong nếp sống độc thân, cô đơn và được Chúa an ủi khi tâm trí hoàn toàn kết hiệp với Chúa đang hiện diện. Kinh nghiệm trong các tuần Tĩnh Huấn của Phong Trào Cursillo cũng  minh chứng một hiện tượng tâm linh khác thường. Trong phòng tối, các khóa sinh quì cầu nguyện,  và bộc lộ tâm sự với Chúa Giêsu hiện diện trong Thánh Thể, thì hầu hết mọi người đều tuôn trào nước mắt vì quá xúc động, vì Tình Yêu mật thiết với Thày Chí Thánh. Do đó, Dòng “Anh Em Tiểu Đệ”hay “Tiểu Muội”do Chân Phước Charles de Foucauld sáng lập, đã coi việc  chầu Thánh Thể, trong sa mạc vắng lặng, hoặc dưới túp lều tranh tả tơi, nóng bức, là nguồn sinh khí ban thần lực cho các tâm hồn khiêm nhu, nghèo khó, khiết tịnh.

4/ Suy Niệm và cuộc đời “Phù Vân”

Suy niệm về cuộc đời “Phù Vân”( mây trôi nổi, chóng qua mau hết), cũng là một nhận xét sâu xa về giá trị thật của đời người, và là một phương thế Tu Thân khá hiệu nghiệm. Cho đời là “Bể khổ”, là “Vô thường”, biến đổi luôn, chẳng có gì là “thường hằng bất biến”, có  thể bị người đời phê phán là bi quan, yếm thế, trốn tránh cuộc đời, vì thiếu qui hướng về Chúa là Đấng Vĩnh Cửu. Trong các Sách dạy về Tu Đức, cuốn sách “GƯƠNG CHÚA GIÊSU”( Imitation of Jesus Christ, thường gọi là:Sách Gương Phúc) mở đầu bằng những lời khuyên như sau:

“ Mọi sự đều giả dối, trừ ra yêu mến và làm tôi một mình Chúa mà thôi!”

Đây là một châm ngôn và nguyên tắc để giảng nghĩa Sách Thánh như Sách GIẢNG VIÊN( Ecclesiastes), Các Thánh Vịnh (Psalms), Thơ của Thánh Phao Lô Tông Đồ. Thật vậy, mọi sự trên đời là mau qua may hết, nhưng con người không bi quan như câu nói:”chết là hết”, hay”chó chết, hết chuyện”, vì đó là mối tuyệt vọng của kẻ vô tín ngưỡng. Trái lại, niềm TIN bất biến vào Một Đấng Hằng Có, Vĩnh Cửu, Trường Tồn, khiến ta càng lạc quan làm việc lành, phước thiện để lập công nghiệp, để được sống trường sinh, vĩnh phước. Đây chính là phương thức suy luận điều hòa, quân bình, trong tư tưởng triết lý của Thiên Chúa Giáo.

-         Trong Sách “GIẢNG VIÊN”:( Đoạn 12, và Kết Luận, câu:8-13):

“ Giả trá, phù vân, mọi sự đều là giả trá” (câu 8)..

“Hãy Kinh sợ Chúa, và tuân giữ Lề Luật của Chúa, vì đây là tài sản của con người, Chúa sẽ xét xử mọi việc làm, mọi việc thầm kín, tốt hay xấu(Câu: 13-14)

-    THÁNH VỊNH (Psalms). Số 150 Ca Vịnh, là những Thánh Thi được dùng trong Phụng vụ các Giờ Kinh, được các Giáo si, Tu sĩ đọc hằng ngày, hằng giờ. Ý THƠ và lời văn của mỗi Thánh Vịnh luôn nhắc nhở người tu sĩ độc thân nhận định một cách sáng suốt về sự mong manh, hư nát của thân thể, vui thú trần gian, và lòng trung thành, kiên tâm tin tưởng và yêu mến Chúa mới đem lại Hạnh Phúc thật. Do đó, một tu sĩ độc thân bỏ đọc Thánh Vịnh mỗi ngày, hay đọc một cách máy móc, thiếu cảm nghiệm, thì khó mà sống đời Khiết tịnh một cách vui tươi, hứng khởi, lạc quan được.

-   THÁNH  PHAO LÔ, đã viết :( 1 Cor .7,29-31): “Thời giờ vắn vỏi; còn có cách là những ai có vợ, hãy ở như không có; những ai than khóc, hãy ăn ỏ như không khóc; những kẻ hân hoan, hãy ăn ở như không hân hoan; những người mua sắm hãy ăn ở như không có gì; những ai dùng sự đời này, hãy ăn ở như không tận hưởng, vì chưng bộ mặt thế gian này đang qua đi.”

     

TẠM KẾT: TU ĐỨC của HỘI XUÂN BÍCH 

Tu đức được giảng dạy và huấn luyện trong các Chủng Viện do Hội các Linh Mục Xuân Bích quản trị, thuộc “Trường Phái Tu Đức Pháp quốc” (French School of Spirituality, với các vị như Thánh John Eudes, Thánh Vincent de Paul, Cardinal Bérulle, Thánh J.B de la Salle, Jean Jacques Olier..) Chủ đích là huấn luyện cho các Linh Mục, Giáo sĩ” đời sống nội tâm”( interior life) và” tinh thần tông đồ, truyền giáo” (apostolic spirit). Cha Jean Jacques Olier, vị Sáng lập Hội các Linh Mục Xuân Bích đã viết:

“Chủng Viện Xuân Bích.. đã thánh hiến, tận hiến mình để Tôn Thờ Chúa Giêsu Kytô là Vị Thượng Tế và là Vị Tông Đồ cao cả của Chúa Cha; và Tôn Kính Ngài đang sống động trong Hội Thánh (Phẩm trật Hội Thánh). Hằng ngày, Chủng Viện Xuân Bích cầu nguyện cho mình và cho toàn thể Hội Thánh được tinh thần tông đồ, để đổi mới nơi chính mình Tình Yêu của Chúa Giêsu Kytô, và thái độ Tôn Thờ của Người đối với Đức Chúa Cha; đặc biệt, cầu nguyện cho hàng Giáo sĩ có tinh thần tông đồ, vì các vị này là nguồn mạch sự thánh thiện, để các ngài phân phát cho giáo dân” (Divers écrits, I, 67)

Qua bản văn trên, có thể tóm tắt: Sứ Mệnh (Mission) của Chủng viện Xuân Bích là canh tân tình yêu mến cúa Giêsu Kytô trong Hội Thánh, qua việc canh tân lòng đạo đức của các Giáo sĩ Địa phận. Do đó, các Linh Mục, Giáo sĩ phải là MÔ PHẠM, GƯƠNG MẪU cho đời sống của các Tín Hữu. Cũng vì những lý do kể trên, Các Chủng Viện Xuân Bích đặc biệt quan tâm để ngăn ngừa những tội phạm về” Lạm dụng tính dục đối với trẻ em”, vì phạm đến nhân phẩm của nạn nhân, hơn nữa, vì mâu thuẫn với niềm TIN NƠI CHÚA GIÊSU, là cùng đích của đời Sống Tận Hiến, Khiết Tịnh.

Lm. Jos. Cao Phương Kỷ

VỀ MỤC LỤC
Con tầu hội thánh

 

Con thuyền hay chiếc tầu dùng để chuyển chở người, hàng hoávà cả thú vật trong lòng sông hay ngoài biển cả. Phương tiện chuyên chở này thịnh hành từ ngàn xưa và ngày càng hiện đại hoá với kỹ thuật máy móc tối tân hơn, diện tích trọng tải thuyền tầu lớn hơn, chạy mau hơn, an toàn hơn và tiện nghi sang trọng hơn...

Một chiếc thuyền hay một con tầu sau khi đã đóng hoàn thành về mặt kỹ thuật còn cần phải có những yếu tố tất yếu khác nữa mới có thể di chuyển chạy được. Đó là yếu tố nhân sự và những gì giúp phục vụ cho người đi tầu.

Trên một con tầu thông thường phải có: 

1. Vị Thuyền trưởng là người chịu trách nhiệm về mọi lãnh vực trên tầu, nhất là về sự an toàn của tầu, về lộ trình tầu di chuyển. Ong là người đưa con tầu đi đến nơi về đến chốn.

2. Đội thuỷ thủ là những người cùng làm việc, cùng chịu trách nhiệm với vị thuyền trưởng trên tầu. Không có đội thuỷ thủ không có con tầu nào chạy ra khơi. Đội thuỷ thủ làm việc chung với nhau và tin tưởng vào nhau.

3. Kho dự phòng: trên tầu nào cũng có một kho chứa lương thực tươi hoặc khô, thuốc chữa bệnh và nước uống cho những người đi trên tầu. Đó là những hành trang cần thiết không thể thiếu cho con người trong một cuộc hành trình dài trên sông biển.

4. Bản đồ: không chỉ trên đất liền ta cần bản đồ chỉ đừơng đi, nhưng một con tầu lênh đênh trên sóng nước cũng cần bản đồ chỉ vẽ đường cho tầu chạy: chỗ nào có ghềnh thác núi đá ngầm hoặc băng đóng, độ nông sâu thế nào, chỗ nước chảy xiết hoặc dẫn vào ngõ cụt hẹp làm tầu mắc cạn, cần phải tránh không được đi vào. Bản đồ chỉ dẫn giúp cho tầu chạy an toàn tới bờ bến mau chóng và bình an.

5. Quả chuông trên tầu: Trên sàn boong một con tầu thường hay treo một quả chuông để ra hiệu lệnh cho thuỷ thủ tỉnh thức, nhất là phiên trực vào ban đêm. Theo thông lệ cứ sau mỗi bốn tiếng đồng hồ chuông lại được kéo lên tám lần, báo hiệu đến phiên đội thuỷ thủ khác vào thay trực lái tầu và đội đã thức trực được nghỉ giải lao lấy lại sức .. 

6. Phao cấp cứu: Con tầu nào cũng phải có sẵn đủ những phao cấp cứu cho mọi người trên tầu. Những phao này được treo khắp nơi ngoài sàn tầu và được sơn mầu thường là vàng chói hoặc đỏ chói có pha chất lân tinh, để dễ nhận ra khi người gặp nguy biến phải sử dụng phao bơi trôi trên mặt nước.

7. Đèn báo: đây là ngọn đèn thắp sáng thường là mầu đỏ ngày đêm trên cao của tầu. Ngọn đèn này không bao giờ được tắt ngày cũng như đêm khi con tầu di chuyển hay đậu vào bến cảng. Vì nó là dấu hiệu sự an toàn cho con tầu và đoàn thuỷ thủ, nhất là khi đêm tối và lúc có sóng to gió lớn ngoài khơi, để từ xa có thể nhìn thấy dấu vết con tầu trên đại dương. Dấu hiệu này báo cho các tầu khác không đi đụng vào nhau.   

8. Địa bàn giúp chỉ phương hướng cho tầu chạy. Trăng Sao trên trời cũng chỉ phương hướng cho người đi trên sông biển hay đi trong rừng. Nhưng những khi trời tối không có trăng sao hay chúng ẩn hiện mờ mịt trong tầng mây dầy đặc, làm sao có thể định ra phương hướng được. Nên dụng cụ này rất cần thiết cho đoàn thuỷ thủ định hường tầu đi trong mọi hoàn cảnh thời tiết ngày cũng như đêm, để khỏi đi lạc đường hướng.

9. Chiếc neo: con tầu nào cũng có hai chiếc neo to và nặng trước mũi tầu và cả đàng sau tầu nữa. Neo dùng để ghì tầu lại khi tầu đậu một nơi nào dù là ngoài khơi hay trong bến cảng. Khi tầu đậu lại, các chiếc neo được thả xuống sâu tận dưới đáy lòng sông biển. Neo giữ cho tầu được thăng bằng không bị sóng gió kéo qua lại tròng trành làm nghiêng lật tầu sang một phía. 

 Đời sống trong hội thánh Chúa Giêsu trên trần gian có thể ví như một con tầu đang lênh đênh trên mặt nước được không?

Có nhiều hình ảnh diễn tả về hội thánh trên trần gian. Hình ảnh hội thánh như một chiếc tầu đang chạy trên đại dương là hình ảnh đẹp mang nhiều ý nghĩa và hợp với cuộc sống lữ hành trên trần gian.  

Có thể nói được hội thánh hoàn cầu nói chung và hội thánh tại mỗi xứ đạo - nhất là hình ảnh ngôi nhà thờ – giống như một con tầu.

1. Trên con tầu này vị thuyền trưởng là Chúa Giêsu. Chúa Giêsu lập nên hội thánh, nuôi dưỡng điều khiển hội thánh qua sự hiện diện của Ngài trong các dấu chỉ ân đức phép bí tích. Ngài trao cho các thánh tông đồ và những người kế vị: đức giáo hoàng, các giám mục, linh mục...trách nhiệm lái tầu. Ngài là đường là sự thật là sự sống cho giáo hội.

2. Tất cả chúng ta, những người tin yêu theo Chúa liên kết với nhau trong con tầu hội thánh là những thuỷ thủ cùng đi con tầu này trên đường về bến quê hương nước Chúa. Niềm tin vào Chúa và sự tin tưởng vào nhau mang lại niềm vui và sự nhiệt thành trong cuộc sống.

3. Thức ăn lương thực trên tầu là lời Chúa trong sách thánh, là phép bí tích Thánh Thể. Những thức ăn thiêng liêng này nuôi dưỡng đời sống niềm tin, củng cố sức lực tinh thần trong cuộc sống lữ hành.

4. Sách Thánh là bản đồ chỉ dẫn đường đời sống cho ta. Giới luật tình yêu Thiên Chúa và tình yêu đồng loại là kim chỉ nam giúp hướng dẫn đời sống trong tương quan với Thiên Chúa và với người đồng loại. 

5. Chuông trên tầu hội thánh là những nhắc bảo, giúp cảnh tỉnh người tín hữu sống sao cho đúng bổn phận làm người, làm con Chúa. Tiếng chuông nhắc nhở không chỉ đến việc bổn phận, nhưng còn muốn nhắn nhủ ta cần phải dành thời giờ nghỉ ngơi, thời giờ yên tĩnh cho sức khoẻ thể xác lẫn tinh thần.   

6. Trong cuộc sống có nhiều lúc gặp khó khăn, thất vọng, gặp điều lo âu phiền muộn, những khi như thế có những người thất vọng muốn rời bỏ hội thánh của Chúa. Nhưng hội thánh của Chúa không bỏ rơi một ai. Nếu ai muốn vào hội thánh trở lại, cộng đồng hội thánh liền sẵn sàng giang tay đón chào. Các bí tích tựa như phao cấp cứu giúp niềm tin tinh thần trải qua những cơn đen tối trong cuộc đời. 

7. Trong đêm tối ta cần ánh sáng soi đường mới nhìn thấy đường hướng, nhất là những khi gặp khủng hoảng, gặp khó khăn trong đời sống. Lời cầu nguyện, sự tin tưởng cậy trông vào Chúa như ngọn đèn chiếu ánh sáng cho tâm hồn tìm lại sự an ủi và an bình.  

8. Lương tâm mỗi người khác nào như một chiếc địa bàn giúp tìm phương hướng sống theo điều công chính sự thật, theo điều bác ái tình người.

9. Mỏ neo trên con tầu đối với người tín hữu trong hội thánh Chúa Giêsu là niềm hy vọng vào sự trợ giúp của Chúa. Chúa Giêsu đã hứa hằng đồng hành với những người tin yêu theo Người mọi ngày trong đời sống. ( Mt 28, 16-20)

Khi chúng ta cùng nhau tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa, là có ý muốn nói lên: Chúng tôi những người tín hữu vai chen vai cùng nhau đồng hành trên con tầu hội thánh của Chúa Giêsu. Chúng tôi biết rằng: Chúa cùng đi với chúng tôi, ngài không bỏ chúng tôi một mình và Chúa Thánh Thần, đấng là sự sống là niềm vui, niềm hy vọng của chúng tôi.

Lm. Nguyễn ngọc Long.

VỀ MỤC LỤC
GIÂY PHÚT THÁNH

 

Nước mình bây giờ vừa nghèo vừa yếu, nghĩ tới mà tủi.  Góp phần tái thiết thì cũng phải nghĩ tới chuyện ngửa tay đi xin xỏ. Nhưng nếu chỉ vậy thì tương lai mình cũng tù mù lắm! Cảnh huống nghèo hèn căn bản là vì mất hướng tịt đường. Tìm ra con đường phục hưng tinh thần mới là điều then chốt.  

GIẦU CÓ NHỜ KHÁM PHÁ

Trước đây Kuwait chỉ là một nước thật nhỏ và nghèo chẳng ai biết đến. Thế mà sau khi khám phá ra được dưới lòng đất toàn mỏ dầu, bỗng chốc Kuwait trở thành một nước giầu nhất thế giới theo tỷ lệ dân số, khiến nhiều nước Au Mỹ phải tìm ra “chính nghĩa” mà nhảy vào bênh vực túi tiền khi nước này bị anh chàng lân bang Iraq khà khịa. Chẳng ai có thể tưởng tượng được rằng trận chiến Vùng Vịnh trong vòng ít ngày đã tốn phí cả bao nhiêu tỷ đô la trả cho mấy anh chàng phi công bấm những nút hỏa tiễn hiện đại có thể chạy vòng vo đi tìm mục tiêu mới chịu nổ; và dân tỵ nạn Kuwait thì phải ở đỡ trong những khách sạn sang trọng trong thời gian những anh lính chỉ có nhiệm vụ đi dọn rác cho sạch sẽ đường phố nhà cửa cho các ngài tỵ nạn về ngự. 

Ngày 19 tháng 6 năm 1988, một biến cố thật quan trọng liên quan đến nước Việt Nam, một trong những nước nghèo nhất thế giới. Đó là việc Hội Thánh Công Giáo hoàn cầu sau nhiều nghiên cứu và khảo sát đã công khai xác quyết: Việt Nam có mỏ dầu khổng lồ,  bằng việc tuyên phong 117 vị thánh, những “kỹ sư” có bằng cấp được quốc tế công nhận hẳn hòi, những “chứng nhân” đã trải qua kinh nghiệm gian khổ, những đường lối và phương cách chắc chắn khai quật được mỏ dầu lớn này.

Phương cách khai mỏ dầu để thành giầu này gọi là đường tu đức. Học hỏi và áp dụng phương cách này thì chẳng những giàu có về tinh thần mà còn cả vật chất như trường hợp Đại Hàn mà các vị tử đạo của họ cũng được phong thánh trước Việt Nam mấy năm. Bây giờ thì Đại Hàn đã nghiễm nhiên trở thành con Rồng Nhỏ ngóc đầu lên từ vòng đai Thái Bình Dương. Còn người mình, sau những năm phong thánh, đã xác quyết được phương cách và con đường nào để khai quật được tinh thần theo điều vốn từng tự hào: “Trứng rồng lại nở ra rồng”. Hay cứ mặc cảm thua kém nghèo hèn theo một ca dao khác: “Liu điu lại nở ra dòng liu điu”, là mất tự tín, nên cứ phải chạy theo chủ thuyết này sư phụ khác như những con thiêu thân một cách tội nghiệp. 

Dấu Chỉ Thời Đại: TRÚNG ĐỘC ĐẮC

Nhưng Các Thánh Tử Đạo Việt Nam có để lại sách vở hay tài liệu gì rõ rệt để mà đào bới tìm ra đường tu đức đâu. Họa chăng là hai lá thư của thánh Lê Bảo Tịnh, vài bài thơ của Thánh Dũng Lạc và Thánh Đoàn Công Quí, và một số lời xem ra rời rạc và rất thường của mỗi vị.

Một điều thật lạ, là thời đại này đang có một số dấu chỉ rất đáng chú ý. Sau những bon chen vật lộn của xã hội mới, và những đấm đá ăn thua đủ của các chủ nghĩa, con người đang có khuynh hướng tìm về những gì  mà chính Phúc Am đã đề cao: qua những gì đơn sơ bình lặng, người ta khám phá ra những phép lạ của đời sống. Sự có mặt hít thở từng phút giây trên mặt đất này chẳng phải là một phép lạ của sự sống sao? Cuộc đời thật giầu có. Vậy mà nền văn minh hiện đại lại chỉ làm cho con người mỗi ngày mỗi mù tối và nghèo nàn thêm ra !

Bạn có dám tưởng tượng hôm nay trúng độc đắc 49 triệu đô la không? Trúng được số tiền như vậy thì cuộc sống bạn sẽ biến đổi như thế nào với sự giầu có bất ngờ này?

Nói thật  đấy. Một năm trước năm phong thánh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, năm 1987 là năm xảy một hiện tượng lạ lùng trong ngành hội họa. Những bức tranh của họa sĩ Vincent Van Gogh vẽ vào cuối thế kỷ 19 được mua với một giá khủng khiếp: bức Hoa Hướng Dương được bán với giá 41 triệu đô la vào tháng ba; đến tháng sáu thì bức Cầu ở Trinquetaille giá 20 triệu. Và tháng 11 thì một bức Hoa Cầu Vồng (Irises) được bán với giá mắc nhất trong lịch sử hội họa là 49 triệu. Bộ những người dám mua những bức tranh này điên cả sao? Hay họ muốn làm ra vẻ phách lối ta đây? Nghe như truyện hoang đường mà lại xảy ra thực mới lạ.

Nhìn những bức tranh trên thì nhiều người cũng thấy thường thôi. Có gì đặc sắc đâu. Ai chả vẽ được. Nhưng một số người đã khám phá ra đường hướng của Van Gogh, gọi là đường hướng biểu hiện. Cái nhìn và cái thấy của Van Gogh nằm ở điểm là cuộc đời giầu sang lắm, sức sống sung mãn đã nằm sẵn trong vạn vật, chứ đâu phải những hăm hở kiếm tìm mệt nhọc của loài người như hiện nay. Chỉ cần dừng chân ngắm nhìn: một cọng cỏ, một bông hoa, một cái cầu, một cái ghế, ngôi nhà đang ở, xem ra tầm thường và nhàm chán, bỗng khám phá ra những lạ lùng. Vì một cành lá cũng đang biểu hiện sức sống của cả vũ trụ. Mà vũ trụ thì giàu có, tại sao lại cứ phải sống nghèo nàn ăn mày ăn xin những đồ viện trợ phế thải cuộc đời như anh chàng mù ở Giêricô. 

Khám phá ra được như vậy thì thật là giàu có, cuộc sống sung túc biết bao. Ngay ở vườn đàng sau và ngay trong nhà bạn đã có biết bao triệu rồi. Người mua bức tranh hoa cầu vồng (Irises) của Vincent Van Gogh chỉ muốn nói lên sứ điệp đó cho con người hôm nay: bạn đang quá giàu có rồi. Chỉ cần bừng mở con mắt: nguồn phú túc đang hiển hiện trước mặt mà Thiên Chúa đã bày ra như lời Thánh Vịnh 139:

Kỳ diệu thay mức trí thức siêu phàm,

quá cao vời con chẳng sao vươn tới

 

TRÁI CÂY BẰNG NGỌC

Hàn Mặc Tử Nguyễn Trọng Trí, một nhà thần bí Công Giáo và là một thi hào nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam, trong những giây phút bị tước đoạt nhất bỗng mở mắt sáng khám phá ra những lạ lùng.  

Như vậy mỗi bài văn, bài thơ của Hàn Mặc Tử phải được đánh giá trên 49 triệu mới đúng. Vì ông đã khám phá ra vẻ kỳ diệu và sự giàu sang của cuộc đời ngay cả trong những khổ đau:

“Quan Niệm Thơ”  của ông trong Chơi Giữa Mùa Trăng:

“Trong khi làm thơ, Trí đã tận hưởng những phong vị của nhạc, của hoa, của trăng... Tất cả trong thế gian này, hay có một cõi xuất thế gian nào nữa, những gì đã trụ trong hai thế gian ấy (cõi hữu hình và cõi vô vi) đều là hình ảnh của thơ cả. Đức Chúa Trời đã tạo ra trăng, hoa, nhạc, hương là để cho người đời hưởng thụ, nhưng người đời u mê phần nhiều không biết tận hưởng một cách say sưa, và nhân đấy chiêm nghiệm lẽ nhiệm mầu, phép tắc của Đấng Chí Tôn”. (tr 34-35)

Hãy cầu nguyện bằng trăm kinh mây gió.

Hãy dâng cho một tràng chuỗi trăng sao...

Trái cây bằng ngọc vỏ bằng gấm

Còn mặt trời kia tợ khối vàng.

 

ĐƯỜNG MARIA, ĐƯỜNG KHÁM PHÁ RA PHÉP LẠ

Thomas Merton, một nhà tu đức điển hình nhất của thời đại này, đã diễn tả rõ nét về sức sung mãn của cuộc sống như những “hạt giống chiêm niệm” mang đầy sinh lực trổ sinh hoa trái:

“ Mỗi phút giây và mỗi biến cố trong đời sống con ngưòi trên mặt đất đều gieo một điều gì vào tâm hồn mình... Chính tình yêu Chúa nói với tôi qua những con chim bay và dòng suối chảy, và ngay cả  đàng sau sự ồn ào của thành phố, Chúa cũng nói với tôi qua những phán quyết của Ngài, và tất cả mọi sự đều do ý Chúa gửi đến cho tôi như những hạt giống”

                   (Hạt Giống Chiêm Niệm Mới, A New Directions Book, trang 14, 17). 

Mẹ Maria đâu có để lại sách vở gì ngoài 7 câu nói xem ra cũng rời rạc và thường thôi: “Việc đó xảy ra thế nào được... Này con là tôi tớ Chúa... Con xin vâng...Linh hồn tôi tung hô Chúa... Chúa đã làm cho tôi muôn việc kỳ diệu... Sao con làm như vậy... Người ta hết rượu rồi.... Hãy làm theo lời Người bảo...”

Vậy mà bao nhiêu sách vở đã viết về con đường của Ngài, con đường khám phá ra cuộc đời đầy phép lạ, giầu có quá.

Mẹ Maria đã ghi nhận mọi biến cố, ngắm nhìn kỹ, suy niệm trong lòng... và mắt mở sáng khám phá ra bàn tay Chúa.

Những biến cố của mỗi đời người được ghi nhận bằng nhiều cách khác nhau. Có người diễn tả thành bài văn, bài thơ. Có người diễn ra bằng khúc sáo, nét nhạc, nét vẽ. Có người ghi nhận bằng một bức hình chụp. Những biến cố đời Mẹ Maria đã được thu gọn bằng 15 bức hình chụp, chộp được hồn của Chúa, chụp được chính hình Chúa qua 15 bước điển hình con đường của Thiên Chúa là Người Tình đang nhảy qua núi băng qua đồi đến tìm tôi, như tâm tình Nhã Ca.

Cuối hè 1888, họa sĩ Vincent Van Gogh thuê một căn nhà nhỏ màu vàng ở một góc đường thành phố Arles ở miền Nam nước Pháp. Rồi ông đã vẽ ngôi nhà đó thành một tác phẩm nổi tiếng mang tên là “Ngôi Nhà của Vincent ở Arles”. Có lẽ hơn bất cứ ai, “ông đã sống với nghệ thuật, vì ông đã dành hầu hết thời gian sau này để vẽ những hình ảnh về chính đời sống của ông, những gì ưa thích, bạn bè, phong cảnh nơi sinh sống, căn phòng, ngôi nhà, cái ghế đặc biệt.

Đối với Van Gogh, sống và nghệ thuật quả thực là một” (Rita Gilbert, Living with Art, Alfred Knopf, trang 3). Và chính Vincent Van Gogh đã tâm sự với người em trai tên là Theo:

“Anh giàu như Croesus, không phải bằng tiền, mà vì anh dồn cả tâm hồn và tìm thấy trong công việc những hứng khởi và  nghĩa sống. Anh tin mãnh liệt vào nghệ thuật. Niềm tin này như dòng nước mạnh đẩy con người vào bến, dù mình cũng phải cố gắng một chút. Thật có phúc mà tìm được công việc như vậy. Mặc dù những khó khăn khá lớn và những ngày đen xám trong đời anh, anh vẫn không cho là xui xẻo” (Thư viết cho em là Theo, Living with Art, trang 24).

“Anh thật hạnh phúc với căn nhà và công việc mà chắc em cũng được may mắn dự phần trong đó” (thư gửi Theo 16.9.1888).

Van Gogh đã viết nhật ký bằng tranh, nhặt những hòn đá xem ra tầm thường là những biểu hiện cho thấy những lạ lùng từ nguồn sức sống, là những nhịp điệu dẫn vào dòng sống, là những vết chân Chúa đi vào đời mình.

 

ĐƯỜNG DŨNG LẠC: đường giầu có

Một điều lạ mà ít người lấy làm lạ, là sau biến cố phong thánh Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, không thấy mấy ai đề cập tới một nền tu đức. Phong thánh đâu phải để an ủi một dân tộc nhiều khổ đau cho đỡ tủi. Cũng đâu phải để chụp hình kỷ niệm để lấy le với bàng dân thiên hạ 

Ngày 19 tháng 6 năm 1988, Giáo Hội đã tuyên phong 117 Thánh Tử Đạo Việt Nam. Tất cả đều là những vị sống cuộc sống bình thường trong các bậc sống khác nhau. Điều đáng chú ý là đa số thuộc thành phần giáo dân. Chắc chắn Giáo Hội phải có chủ ý gì? 

Câu trả lời được tìm thấy thật rõ trong tông huấn Người Tín Hữu Giáo Dân công bố ngày 30 tháng 12 năm 1988, chỉ sau biến cố phong thánh mấy tháng. Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã xác định:  

"Ở đây cần phải nhắc lại việc tôn phong chân phúc hay hiển thánh cho các tín hữu. Toàn dân Thiên Chúa, nhất là các tín hữu giáo dân có thể tìm ở họ, những vị mô phạm mới của các nhân đức anh hùng, được thực hiên trong những hoàn cảnh thông thường hằng ngày. Các Giáo Hội địa phương, nhất là các giáo hội trẻ trung phải lưu ý tìm xem trong con cái mình, những giáo dân nam nữ giữa những cánh đồng như thế (cảnh sống thường nhật ở trần thế và bậc sốgn vợ chồng) đã sống chứng nhân thánh thiện và có thể trở nên gương mẫu cho người khác, để đề nghị phong thánh" (#17).

Như vậy việc phong thánh có chủ đích rõ rệt là nêu lên những cái mẫu sống đáp ứng thời đại, đưa ra những tiêu chuẩn thường là ngược với trào lưu xuống dốc của nếp sống hiện tại. Đó mới là tiêu chuẩn để đo nền văn minh, vì đó là mẫu sống đem lại cho con người nếp sống hạnh phúc thật. Khi phong thánh các vị Tử Đạo, Giáo Hội không chỉ nhằm vào tác động bị chém đầu đổ máu, mà còn đề cao cả một nếp sống.

Đang khi nếp sống của con người ngày nay càng ngày càng trở nên phức tạp, hạnh phúc ngày càng vuột xa khỏi tầm tay, thì Giáo Hội đưa ra một lối sống đơn giản ai cũng có thể tìm thấy trong tầm tay trong cuộc sống hằng ngày, để biến những gì tầm thường nhất trở nên những phép lạ, trở nên niềm an vui hạnh phúc. Đó phải là đường tu đức hợp thời nhất.

Lối sống này đi trong truyền thống Việt, vượt khỏi màn lưới nhốt giam con người để vươn lên thảnh thơi như chim trời cá nước. Đó cũng chính là lối sống mà Chúa Giêsu đã diễn đạt trong bản Hiến Chương Nước Trời trên Đồi Bát Phúc. Những điều mà Chúa xác định là đem lại hạnh phúc thật thì quá ngược với quan niệm người đời!

Làm thế nào để có thể sống Việt, vượt thoát lên được bằng một sức mạnh phi thường và mọc cánh bay lên được? Kinh Thánh đã xác quyết:

"Những ai tin cậy vào Thiên Chúa, thì sẽ được Canh Tân mang sinh lực mới. Họ sẽ mọc cánh Như Chim Phượng Hoàng Bay Cao. Họ chạy mà không mỏi, họ đi mà không mệt" (Isaia 40:31).

“ Những ai tin vào Chúa thì từ trong lòng một dòng nước hằng sống sẽ trào dâng” (Gioan 7:37-38).

Chính trong tâm tình này mà linh mục Ngô Duy Linh đã cảm hứng thành bài hát Au Ca Dũng Lạc cho những vận động tinh thần khai triển và áp dụng đường tu đức Các Thánh Tử Đạo Việt Nam thành đường dũng lạc:

Niềm Tin mọc cánh chim Âu

Lòng đầy thần lực tuôn trào suối thiêng

Đường Dũng Lạc, lối bay lên

Hùng dũng an lạc như tiên như rồng. 

Nhìn bức ảnh Thánh Dũng Lạc và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, ai cũng nhận ra ngay đây là đoàn phượng rồng đang tung cánh bay lên trong Ngày Vinh Thắng.

 Mỗi người đều được Chúa dựng nên cách lạ lùng với một tiềm năng kho tàng tinh thần vô hạn, có sức vươn cao như Tiên Rồng. Người mở mắt khám phá ra và khơi nguồn được thì sống cuộc đời hùng dũng như Rồng và an lạc như Tiên. Người u mê thì vẫn tiếp tục chôn vùi và sống đời tẹp nhẹp, buồn nản, nghèo hèn.

Thánh Dũng Lạc và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã dùng những bí quyết bửu bối nào để khám phá và khai quật được kho tàng mỏ kim cương đã được chôn giấu trong lòng mình và trong lòng dân tộc?

Cách thức khai quật kho tàng, cách thức sống theo điệu vũ này, được gọi là Đường Tu Đức. Thánh Dũng Lạc và Các Thánh Tử Đạo Việt Nam đã luyện những chiêu thức đạt đức rất đơn sơ như con đường bình lặng của Mẹ Maria , trong rung cảm của con tim Việt và đi trong truyền thống gia tài của Mẹ Tiên Bố Rồng để lại mà con cháu ai ai cũng có thể tu luyện được. Đường tu đức này đã được cả thế giới Công Giáo xác nhận ngày 19.6.1988 là con đường hợp thời, đáp ứng đúng thời điểm.

Người Việt Công Giáo muốn mọc cánh vươn lên để sống đời dũng lạc sung mãn, liệu đã muốn tìm về đường tu luyện trong bản sắc của mình chưa?

 

TĨNH TÂM THEO ĐƯỜNG TU ĐỨC VIỆT

Cùng góp phần vào nỗ lực trên, các linh  mục Việt Nam miền Đông Nam Hoa Kỳ đã dành tuần tĩnh tâm từ ngày 10-14 tháng 10 năm 1994 tại nhà tĩnh tâm Lumen Christ (Anh Sáng Chúa Kitô) ở Houma, Louisiana, để khai triển và áp dụng đường tu đức Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, tìm đường góp phần xây lại tinh thần dũng lạc của Việt Nam.

Nhiều chia sẻ và cảm nghĩ về đường tu đức này đã được chính các linh mục ghi lại:

- “Chúa không nhìn vào việc ta đang làm, nhưng vào cách ta làm việc đó. Đa số CTTĐVN không có gì nổi bật, nhưng cách sống các ngài đã toát lên tinh thần Tin,  Cậy,  Mến, trong cách sống đạo, trong đời sống gia đình, trong phục vụ tha nhân”.

- “CTTĐVN đã sống trong sự đơn sơ chất phác với tất cả tâm tình tín thác cậy trông và yêu mến chân thành nơi Chúa, và qua Chúa thông đạt đến cho những người thân yêu và những người quen biết và chung quanh”.

“Khám phá ra đường lối của CTTĐVN trong đời sống đức Tin với bao hoàn cảnh khó khăn, làm cho tôi thâm tín rằng: việc nên thánh không hệ tại ở tài năng, sự hiểu biết của mình, nhưng hệ tại ở việc đi tìm ý Chúa, chấp nhận những hy sinh thử thách trong tâm tình con cái hiếu thảo với Chúa là Cha của mình. Ơn thánh Chúa là sức mạnh của tâm hồn qua đời sống cầu nguyện và gương sáng, là chứng nhân của đức Tin, Cậy, Mến”.

- “Trở về với sự đơn sơ của Phúc Am. Chúa đến để giải thoát ... Nhất là việc thánh hóa đời sống thường nhật của mỗi người: dù anh em ăn uống hay làm bất cứ việc gì thì hãy làm vì danh Chúa. Chúa xây dựng vinh quang Chúa trên những việc nhỏ mọn, hèn hạ yếu đuối nhất, để không ai được nhận những thành quả tốt là của mình, mà qui về cả cho Chúa”.

- “Hai nét nổi Nơi CTTĐVN là: trung thành trong bổn phận để thể hiện ý Chúa trong cuộc sống bình thường nhưng gương mẫu... Tiếp đến là lòng trung hiếu đáp lại tiếng gọi làm chứng tá đức tin, kể cả cái chết, một cách kiên trì, nhẫn nại, hy sinh và anh hùng...”

- “ Nét nổi là cầu nguyện nơi gia đình hay cá nhân, chu toàn bổn phận...”

- “Đức cậy vững vàng...”

- Can đảm dám chết cho Chúa là “ơn Chúa ban cho các Đấng. Ơn ban đó như một luồng sáng tuyệt đẹp. Trong đức Tin, các vị cảm thấy Chúa ở bên, nên đòn vọt trở nên dễ chịu như trường hợp Thánh Lê Thị Thành. Trước mắt các vị, Chúa đã hiển linh và ban nguồn vui khôn tả”.

- “Do đời sống cầu nguyện mật thiết với Chúa... lửa yêu mến thiết tha...”

- “Đức Tin để thấy Chúa qua mọi nghịch cảnh và ẩn số trong mỗi thánh giá...”

- “Tình Yêu là cốt tủy của đường tu đức CTTĐVN”.

 

GIÂY PHÚT THÁNH

Kho tàng tu đức Công Giáo thật phong phú, với những đường tu đức khác nhau, hợp cho từng thời đại và tính tình cá nhân hay chung cho cả một dân tộc. Trong kho tàng này, cuốn “Giây Phút Thánh” (Sacrament of the Present Moment) của linh mục Jean-Pierre De Caussasade rất gần với đường tu đức Việt.

Khởi hành từ truyền thống có sẵn của Giáo Hội, và khai triển “Giây Phút Thánh” này là một cách hữu hiệu đóng góp hữu hiệu vào việc hình thành đường tu đức Việt qua đường tu đức CTTĐVN .

Jean-Pierre De Caussade sinh năm 1675 tại miền nam nước Pháp. Vào dòng Tên năm 1693, và khấn trọn năm 1720. Viết từ kinh nghiệm làm linh hướng cho các nữ tu dòng Thăm Viếng ở Nancy, Cha De Caussade đã chia sẻ một lối sống rất đơn sơ mà ai cũng có thể áp dụng để nên thánh: “Không có gì dễ dàng hơn, thông thường và sẵn sàng hơn cho mọi người bằng việc nên thánh”, vì tất cả những gì dù tầm thường nhất cũng đều là những dấu chỉ để nhận ra Chúa, cũng là bí tích để thấy Chúa đang hiện diện.

Có cần phải đi xa mãi đâu để tìm Chúa? Ta có thể gặp Chúa qua những chuyện lẩm cẩm lỉnh kỉnh hằng ngày: lo trả phiếu tiền điện, đánh máy bài viết, đi gia hạn bảo hiểm xe, chở người thân đi nhà thương, lau nhà, rửa chén... Tất cả mọi việc bình thường trong cuộc sống thường đều có thể trở thành bàn thờ dâng lễ cuộc đời. Và con mắt tin yêu sẽ mở lớn kinh ngạc thấy được Chúa Tình Yêu như tâm tình Nhã Ca trong giây phút thánh (2:8-9) 

Người yêu đang tới đây rồi

Như nai tơ nhảy qua đồi núi cao.

Maisen đã sực nhận ra Chúa: ”Ta là Đấng đang có mặt”,  và đã cung kính trụt giầy. Đúng là Giây Phút Thánh. Mẹ Maria phải là môn sư của chiêm niệm: nhìn ngắm và kinh ngạc nhìn thấy Chúa hiện ra trong mọi việc lớn nhỏ và nhảy mừng khấp khởi: Chúa đã làm cho tôi muôn việc kỳ diệu và danh Người là thánh.

Sống Giây Phút Thánh đúng là sống đường Dũng Lạc của CTTĐVN. Vì Giây Phút Thánh gồm những đặc điểm:

- Đơn sơ dễ thực hành: đang khi xã hội càng ngày càng phức tạp để đạt chỉ tiêu cỡ nào mới được hạnh phúc thành công theo những cách thêm nhức đầu, thì con đường nhập thể và nhập thế của nếp sống thường ngày phải trở nên niềm hạnh phúc đơn giản trong tầm tay. Không cần phải đi xa, cũng không cần phải theo những con đường khắc kỷ kham khổ xa vời cuộc sống.

- Chúa vẫn đang nói với ta qua mọi biến cố: nguồn ơn thánh vẫn tiếp tục chảy xuống qua những việc lớn nhỏ hằng ngày. Tất cả là bí tích theo một nghĩa nào đó, là dấu chỉ để nhận ra Chúa hiện diện. Những buồn vui đắng ngọt đều được kết lại thành một lịch sử thánh, mà ta chỉ có thể gặp Chúa qua những dấu chân này.

- Mọi chuyện dù khó khăn tăm tối mấy cũng là dịp để ơn thánh Chúa rực sáng. Mọi sự đều tác động đi liền với nhau và sinh ích cho những ai được Chúa yêu thương (Roma 8:28).

- Thánh Thần Chúa như chất keo mầu nhiệm gắn liền mọi mảnh vỡ xem ra rời rạc vô nghĩa thành một bức tranh đủ màu sắc, và như chất nhựa sống biến đổi mọi sự. Hãy để thần lực Chúa tác động chứ đừng cậy sức mình.

 Để kết luận, xin được mượn chính lời của Cha Jean-Pierre De Caussade trong Giây Phút Thánh:

“Lạy Chúa, con ao ước trở nên tông đồ loan truyền thánh ý Chúa, để chỉ cho mọi người biết rằng không có gì dễ dàng hơn, thông thường hơn và sẵn sàng hơn là việc nên thánh”.

Và đó cũng là lời đoan hứa của mỗi người Công Giáo Việt, trở thành một tông đồ loan truyền Đường Dũng Lạc của Các Thánh Việt, như cảm nghiệm diễn tả cái thấy của nhà thần bí Hàn Mặc Tử trong Giây Thánh, Phút Thiêng Liêng:

Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu...

Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều

Để nghe dưới đáy nước hồ reo

Để nghe tơ liễu run trong gió

Và để xem Trời giải nghĩa yêu.

 Lm. Dũng Lạc Trần Cao Tường

VỀ MỤC LỤC

MƯỜI ĐIỀU ĐÁNG TIẾC

 

 

Cách đây nhiều năm, nhóm thăm dò của tạp chí R.D.M. tại Hoa Kỳ đã làm một cuộc thăm dò trên khỏang 5,000 người. Câu hỏi được đặt ra là:

      

Ở tuổi thiếu niên, bạn có làm những lầm lỗi gì không?

      

Nếu câu trả lời là “Không”, bạn không phải trả lời thêm gì nữa, gấp tờ giấy lại bỏ vào bao thư đã có sẵn địa chỉ tòa báo và dán sẵn tem, gửi về cho họ.

      

Nếu câu trả lời là “Có”, xin trả lời tiếp tục. Đại khái các câu hỏi:

-        Bạn có bỏ phí thời gian học tập?

-        Bạn có trốn học?

-        Bạn có lười biếng làm bài tập ở nhà (homework)?

-        Bạn đã thờ ơ với một môn thể thao?

-        Bạn đã thờ ơ với một người bạn yêu quí bạn?

-        Bạn đã thờ ơ với gia đình?

-        Bạn kém nghe lời khuyên dạy của cha mẹ?

-        Của thầy, cô giáo?

-        Của một người bạn thân?

-        Của anh chị em trong gia đình?

-        Bạn đã quá tự mãn, coi như có nhiều hiểu biết không cần đến lời khuyên của bất cứ ai?

-        Bạn đã kiêu căng, tự phụ?

-        Bạn đã thử hút thuốc lá?

-        Bạn đã thử bia, rượu?

-        Bạn đã đi chơi xa mà không xin phép cha mẹ?

-        Bạn đã làm ngơ khi thấy người tàn tật, đau ốm, nghèo khổ?

-        Bạn đã nói dối?

-        Bạn đã quá ích kỉ, không biết đến những người xung quanh?

-        Bạn đã phạm những lầm lỗi khác không liệt kê trong danh sách này? Xin kể ra.

 

Cả thảy là 50 câu hỏi gợi ý. Sáu tháng sau, tạp chí này đã cho biết kết quả như sau:

1-     Không có một người nào trả lời “Không” có vấn đề.

2-     58% là đã bỏ phí thời gian.

3-     25% không vâng lời cha mẹ, thầy, cô giáo.

4-     15% đã hối tiếc vì lỡ đua đòi bạn bè lêu lổng hư thân.

 

Từ đó, Bút Xuân nghiệm ra rằng ở tuổi thiếu niên, khi trí óc của ta còn quá non nớt, việc đời chưa từng trải, kinh nghiệm và sự hiểu biết về những điều lợi và điều hại chưa có mà chỉ hành động tùy hứng, chúng ta dễ đi vào những sai lầm. Những sai lầm đó có thể theo ta đến tận tuổi già làm ta ân hận.

      

Khi cha mẹ bận rộn công việc làm ăn, khi thầy cô giáo chỉ dạy ta về trí dục ở trường học, không thể hiểu biết và dạy dỗ ta về những khúc mắc của cuộc đời, những cạm bẫy, những sai lạc thì người thiếu niên là chúng ta nhiều khi như người đi trong sa mạc. Khi tỉnh ngộ ra thì sự đã rồi, mọi chuyện đã an bài.

      

Đường đời vạn nẻo, không ai có thể nói cho hết được nhất là ngày nay trong một xã hội quá bận rộn công việc, mỗi người chỉ lo làm xong phận sự của mình, được lĩnh lương nuôi gia đình là đã thỏa mãn. Thời giờ quá hạn hẹp để làm những gì ngỏai phận sự. Hơn nữa, dù có thiện chí nhưng chúng  không phải là chức năng chính của mình, không ai muốn dây dưa vào những chuyện đó, có khi lại bị hiểu lầm, ngòai những cha mẹ mà trách nhiệm chính là dạy dỗ con cái.

      

Sau đây là Mười điều khuyên thiết thực cho các cháu thiếu nhi, Bút Xuân đặt vào văn vần cho dễ nhớ, may ra các cháu có được một vài khái niệm trên con đường học làm người:

 

MƯỜI ĐIỀU ĐÁNG TIẾC

Mười điều đáng tiếc ở đời

Không nghe cha mẹ những lời khuyên răn

Hai là bỏ phí thời gian

Ba thành nghiện ngập, hoang đàng, hư thân

Bốn không có một lòng Nhân

Năm là ích kỉ giành phần cho ta

Sáu quen cái thói điêu ngoa

Bảy không nhường nhịn, làm hòa anh em

Của chung luộm thuộm, lem nhem

Gặp điều bác ái chẳng thèm tham gia

Mười là không biết lo xa

Ðến chân mới nhảy, khó ra trăm phần!

Khuyên ai nghiêm túc tu thân!

               

       Tre già măng mọc, thế hệ già một ngày nào đó, theo đúng luật tự nhiên, phải trở về với cát bụi nhường mọi vai trò trong xã hội cho giới trẻ, kể cả hai vai trò quản trị đất nước và dạy dỗ các đàn em sau. Hai nhiệm vụ này tối quan trọng vì ảnh hưởng của nó bao quát đến mọi sinh họat khác trên cả nước với hàng trăm triệu người. Ở những vị trí này, sự suy nghĩ và thực hành cũng như dạy dỗ sai lầm sẽ làm điên đảo nhiều tầng lớp nhân dân cũng như nhiều thế hệ. Vì vậy, tuổi trẻ cần được đào luyện theo những khuôn mẫu mà quốc tế ngày nay ưa chuộng, hợp với nhân sinh quan và tâm lí đại chúng, lại cũng tôn trọng những giá trị truyền thống của Dân tộc. Huấn luyện một con cọp, con beo làm trò xiếc đã khó, huấn luyện một con người từ thuỡ thiếu niên để trở thành những công dân gương mẫu có tài chỉ huy, có đảm lược, có khoa sư phạm để huấn luyện lớp sau lại càng khó bội phần. Nhưng nếu chúng ta lơ là trong nhiệm vụ đó thì chắc chắn chúng ta sẽ không gặt hái được gì trong tương lai, có khi vì vậy mà sẽ chỉ hái được những trái đắng, quả chua, hoa rữa, lá mục làm đồi bại xã hội.

 

Đầu tư cho các lớp người trẻ thật tốn phí nhưng là cuộc đầu tư khôn ngoan và xứng đáng vậy.

 

Little Saigon, CA mồng hai Tết Bính Tuất 30-1-2006

 

GS  Bút Xuân TRẦN ĐÌNH NGỌC

VỀ MỤC LỤC

CẦU NGUYỆN TRONG CUỘC SỐNG CỦA CHÚA GIÊSU

       

Nhìn vào cuộc sống của Chúa Giêsu, chúng ta thấy cầu nguyện chiếm một chỗ đứng rất quan trọng.

 

1- Ngài đã học cầu nguyện

Mặc dù là con Thiên Chúa, nhưng một khi đã xuống thế làm người, Chúa Giêsu chắc hẳn cũng đã học cầu nguyện theo tâm tình của nhân loại.  Ngài đã học những công thức cầu nguyện nơi Mẹ Maria, là người hằng ghi nhớ và suy niệm trong lòng về những điều cao cả Đấng Toàn Năng đã thực hiện. (Lc 1,49; 219; 2,51). Ngài đã học từ những lời kinh và những cách thức cầu nguyện của dân tộc, tại hội đường Nagiaret và tại đền thờ.

Tuy nhiên, kinh nguyện của Ngài còn xuất phát từ một nguồn mạch bí ẩn khác, như Ngài đã hé mở cho thấy lúc Ngài lên mười hai tuổi : Con có bổn phận ở nhà Cha của Con. (Lc 2,49). Từ đó chúng ta biết được nét mới mẻ của kinh nguyện trong “thời kỳ viên mãn” : là lời cầu của Người Con, lời kinh mà Chúa Cha hằng mong đợi nơi con cái mình, và sau cùng được chính Người Con duy nhất thể hiện trong nhân tính với con người và cho mọi người.

      

2- Ngài đã cầu nguyện

Nhìn vào cuộc sống của Chúa Giêsu, chúng ta thấy Ngài rất bận rộn : nào là rao giảng Tin mừng, nào là gặp gỡ dân chúng và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền, thế nhưng Ngài luôn dành lấy những giây phút thinh lặng, để cầu nguyện, tâm sự và kết hiệp với Chúa Cha. Rất nhiều lần Phúc âm đã ghi nhận : Ngài thường tìm nơi thanh vắng để cầu nguyện một mình, như ở trên núi vào ban đêm hay ban sáng.

Đôi khi Ngài cũng đã cầu nguyện lớn tiếng. Phúc âm đã ghi lại ít nữa là hai lần và cả hai đều khởi đầu bằng lời tạ ơn. Trong lời nguyện thứ nhất, Chúa Giêsu đã tuyên xưng, nhìn nhận và chúc tụng Chúa Cha “vì đã giấu không cho các bậc khôn ngoan thông thái biết, nhưng lại mạc khải cho những người bé mọn”. (Mt 11.25-27).

Lời kinh thứ hai được thánh Gioan lưu truyền cho chúng ta : Trước khi cho Lagiarô sống lại, “Chúa Giêsu ngước mắt lên và nói : Lạy Chúa, con cảm tạ Cha vì Cha đã nhận lời con”. (Ga 11,41). Lời cám ơn đi trước biến cố chứng tỏ Chúa Cha luôn nghe lời cầu xin của Ngài. Ngay sau đó, Chúa Giêsu còn thêm : “Con biết Cha hằng nhận lời con” (Ga 11,42), chứng tỏ Chúa Giêsu vẫn luôn cầu nguyện với Chúa Cha.

Ngoài ra, Chúa Giêsu còn đặc biệt cầu nguyện trước những thời điểm quyết định đối với sứ vụ của mình, chẳng hạn trước khi Chúa Cha làm chứng về Ngài lúc chịu phép rửa (Lc 3,21) và hiển dung (Lc 9,28, nhất là trước khi hoàn thành ý định yêu thương của Chúa Cha nhờ cuộc khổ nạn.

Thực vậy, khi đến giờ phải chu toàn ý định yêu thương của Chúa Cha, Ngài hé mở cho thấy chiều sâu khôn lường trong kinh nguyện của người con, không chỉ trước khi tự hiến mình : Lạy Cha, xin đừng theo ý Con, một theo ý Cha (Lc 22,42), mà ngay cả những lời cuối cùng của Ngài trên thập giá, khiến cầu nguyện và tự hiến chỉ còn là một :

- Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm…Tôi bảo thật, hôm nay anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng (Lc 23,34-43).

- Thưa Bà, đây là con Bà…Đây là Mẹ của anh…Tôi khát (Ga 19,26-28).

- Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Chúa nỡ bỏ con (Mc 15,34).

- Mọi sự đã hoàn tất (Ga 19,30).

- Lạy Cha, con xin phó thác linh hồn con trong tay Cha (Lc 23,46).

- Kể cả tiếng kêu lớn của Ngài khi trút hơi thở (Mc 15,37).

Đồng thời, Ngài cũng cầu nguyện trước những thời điểm quyết định đối với sứ vụ của các tông đồ, chẳng hạn trước khi chọn nhóm mười hai (Lc 6,12), trước khi Phêrô tuyên xưng “Ngài là Đức Kitô của Thiên Chúa” (Lc 9,18-20), và cầu cho vị thủ lãnh các tông đồ khỏi mất lòng tin (Lc 22,32)…

Chúng ta có thể mượn lời thánh Phaolô trong thư gửi tín hữu Do Thái, như một kết luận về việc Chúa Giêsu cầu nguyện : Khi còn sống kiếp phàm nhân, Đức Giê-su đã lớn tiếng kêu van khóc lóc mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết. Người đã được nhậm lời, vì có lòng tôn kính. Dầu là Con Thiên Chúa, Người đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục; và khi chính bản thân đã tới mức thập toàn, Người trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho tất cả những ai tùng phục Người. (Xã hội 5,7-9).

       

3- Chúa Giêsu dạy cầu nguyện

Ngày kia, khi Chúa Giêsu cầu nguyện xong, một người trong nhóm các môn đệ đã nói với Ngài :  Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện. Và Ngài đã truyền dạy cho họ kinh Lạy Cha, như khuôn mẫu của mọi lời cầu nguyện (Lc 11,1-4).

Nhìn thấy Thầy mình cầu nguyện, người môn đệ cũng muốn cầu nguyện và học cầu nguyện với Thầy. Chính khi chiêm ngưỡng và lắng nghe Ngài, mà chúng ta học biết cầu khẩn Chúa Cha.

Chúa Giêsu không phải chỉ dạy chúng ta cầu nguyện bằng kinh Lạy Cha, mà hơn thế nữa, rải rắc trong Phúc âm, chúng ta còn ghi nhận được rất nhiều những bài học về sự cầu nguyện.

Chẳng hạn cách Ngài cầu nguyện với Chúa Cha bằng tin cậy mến, cũng là mẫu mực cho chúng ta cầu nguyện với Thiên Chúa. Đồng thời Ngài nhấn mạnh đến những khía cạnh khác nhau của sự cầu nguyện, chẳng hạn :

- Phải hòa giải và sống trong yêu thương : Hãy về làm hòa với người anh em trước khi dâng lễ vật trên bàn thờ (Me 5,23-24), hãy yêu thương kẻ thù và cầu nguyện cho kẻ bách hại mình (Mt 5,44-45),

- Phải khiêm tốn và âm thầm : Hãy cầu nguyện cùng Chúa Cha, Đấng hiện diện nơi kín đáo (Mt 6,6), khi cầu nguyện đừng lải nhải nhiều lời (Mt 6,7).

- Phải tin tưởng và cậy trông : Chúa Giêsu đã dâng lời cảm tạ Chúa Cha trước khi nhận được ơn. Ngài cũng dạy chúng ta phải tin tưởng như một người con : Tất cả những gì anh em xin khi cầu nguyện, anh em cứ tin là mình đã được rồi (Mc 11,24).

- Phải vâng theo ý Chúa : kinh nguyện của chúng ta không phải chỉ là thưa lên : Lạy Chúa,  nhưng chính là sẵn lòng thi hành thánh ý Chúa Cha (Mt 7,21).

- Phải nhân danh Ngài : “Và bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, thì Thầy sẽ làm, để Chúa Cha được tôn vinh nơi người Con. Nếu anh em nhân danh Thầy mà xin Thầy điều gì, thì chính Thầy sẽ làm điều đó”. (Ga 14,13-14).

       

4- Chúa Giêsu nhận lời cầu nguyện

Trong khi thì hành tác vụ, Chúa Giêsu đã thường nhận lời cầu xin đầy tin tưởng của nhiều người :

- Khi họ lên tiếng, như người phong cùi (Mc 1,40-41), ông Giairô (Mc 5,36), người phụ nữ Canaan (Mc 7,29), người trộm lành (Lc 23,39-43)…

- Và ngay cả khi họ im lặng, như người bất toại được khiêng đến với Ngài (Mc 2,5), người đàn bà bị bệnh loạn huyết cố sờ vào áo Ngài (Mc 5,28), nước mắt và dầu thơm của người phụ nữ tội lỗi (Lc 7,37-38.

Dù chữa bệnh hay tha tội, Chúa Giêsu luôn đáp lại lời kêu cầu của những người đã tin tưởng van xin :  Anh cứ về bình an, lòng tin đã cứu chữa anh (Mc 5,34).

Lm. Mai Hoàng 

VỀ MỤC LỤC
Niềm Tin và Sức Khỏe

Câu Chuyện Thầy Lang

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC

Cổ nhân ta có câu nói: “Có bệnh thì vái tứ phương”.

Khi đau ốm thì tìm thầy thuốc trị bệnh. Bệnh trầm kha mà thuốc không làm thuyên giảm thì đi cúng bái nơi này nơi kia để xin sự che trở, giúp đỡ của thần linh.

Quan niệm cúng bái, cầu nguyện đã in sâu vào phong tục tập quán ta cả nhiều ngàn năm. Từ khi con người tin tưởng bệnh là do một nhân vật vô hình nào đó gây ra.

Có thể là thần thánh quở phạt vì ta vô tình xúc phạm tới các vị đó.Thế là phải đàn tràng, lễ vật tới tạ tội, kẻo có khi quá giận các ngài lại bắt làm lính theo hầu.

Hoặc chạm vía người dữ, thần linh hay ma quỷ nên phải soạn mâm sôi, con gà xin đốt vía hoặc chuộc  vía.

Khi bị tà ma, yêu quái tại các am nhỏ, gốc đa gốc đề ám ảnh thì phải sửa lễ cúng với vàng mã, hương hoa. Nếu tà ma không tha thì lại cầu xin Bà Liễu Hạnh, Ông Độc Cước Thần trừ tà trị quỷ hộ.

Lại còn bệnh hoạn vì động chạm mồ mả, năm xung tháng hạn, trù ếm bùa ngải, trùng căn mệnh ông Hoàng Bà Chúa.và nhiều lý do khác nữa.

Mà chữa bệnh cũng có nhiều phương thức vui vui, ngộ nghĩnh.

Cảm cúm thì:

            “Tôi lạy ông Cúm bà Co

            Ông ở xứ Nghệ, ông bò tới đây

            Khôn thiêng có mâm cỗ này

            Ông xơi cho sạch, ông rầy tha tôi”.

Mâm cỗ gồm có bánh đúc, mắm tôm mà sau khi cúng, người bệnh được hưởng lộc. Ăn xong là khỏi Cúm. Ấy là các cụ nói vậy.Việc này phải xin các nhà khoa học nghiên cứu coi xem trong mắm tôm, bánh đúc có kháng sinh nào mà công hiệu như vậy.

Hoặc nổi mề đay ngứa ngáy cùng mình thì cúng bằng một nắm cứt trâu, đĩa trầu lá nốt , vài trăm vàng giấy nhiều mầu. Rồi khấn:

            “Tôi lậy ông Tịt bà Tịt

            Ăn cỗ cứt trâu,

            Ăn trầu lá nốt,

            Đừng đốt chúng tôi”

Đó là do sự tin tưởng, ít phần đúng mà đa phần là mê tín dị đoan và vẫn tồn tại ở nhiều nơi.

Sự tin theo cũng thấy ghi trong Kinh Thánh: Miriam và vua Uzziah bị phong cùi vì dám phạm thượng. Thượng Đế trừng phạt, bỏ rơi, bắt mang bệnh hiểm nghèo.

Trong thời đại khoa học tiến bộ hiện nay, suy yếu sức khỏe con người đã được chứng minh là do những nguyên nhân cụ thể hơn gây ra. Các phương tiện điều trị thực nghiệm hữu hiệu đã được mang ra áp dụng. Nhưng theo nhiều người, niềm tin, nhất là tín ngưỡng tôn giáo vẫn còn là yếu tố hỗ trợ đáng kể cho việc lành bệnh.

Trong thánh lễ cùa Thiên Chúa Giáo luôn luôn có cầu nguyện cho một người đang bệnh hoặc đang điều trị tại nhà thương. Tín đồ Do Thái Giáo không những cầu nguyện cho người bệnh trong nghi lễ mà còn đọc tên học yêu cầu vị lãnh đạo tinh thần xướng tên người bệnh để mọi người cầu cho họ mau lành. Cuối thánh lễ của Hồi Giáo, vị chủ lễ cũng dâng lời cầu  xin đặc biệt cho ai đang đau ốm.

Ý kiến tán thành

Đề tài niềm tin và sức khỏe đã được công chúng lưu tâm, và nhiều thảo luận đang được diễn ra rất sôi nổi.

Đầu năm 2003, Đại học Y Khoa danh tiếng Harvard đã tổ chức một cuộc hội thảo về tâmlinh và sức khỏe với tác dụng của sự tha thứ trên sự lành bệnh.

Chuyên gia y tế uy tín của các Đại Học khác cũng góp nhiều ý kiến đáng kể.

Bác sĩ Harold Koenig của Đại học Duke tin tưởng rằng có nhiều ảnh hưởng tốt của tôn giáo trên sức khỏe và gạt bỏ tôn giáo ra khỏi bệnh viên là một việc làm vô trách nhiệm. Bản thân ông ta cũng nhờ có tín ngưỡng tốt mà bệnh viêm xương khớp được thuyên giảm.

Kết quả thăm dò ý kiến của tuần báo Newsweek về vấn đề này cho thấy: 70% dân chúng thường cầu nguyện cho sức khỏe của thân nhân.

Qua một thăm dò khác, 79% dân chúng nói tín ngưỡng giúp họ mau lành bệnh; 63% cho rằng thầy thuốc nên thảo luận về tôn giáo với bệnh nhân, đôi khi nên cầu nguyện với họ.

Ngoài ra niềm tin tôn giáo cũng có ảnh hưởng tới sự sống lâu.

Có nghiên cứu nói là thường xuyên đi lễ thì tỷ lệ tử vong giảm, nhất là ở nữ giới; phụ nữ bị thương tích gẫy xương sẽ mau bình phuc; và người đi lễ mỗi tuần một lần sẽ ít bị tai biến máu não, suy tim, sưng phổi.

Một ý kiến lại cho rằng cầu nguyện, tín ngưỡng có tác dụng tốt vào sức khỏe vì người đó sống lành mạnh, đạo đức hơn, có giao tế giúp đỡ từ ngưới khác. Ngoài ra lòng tự trọng của họ cao hơn; có khả năng thích nghi cao hơn với căng thẳng; có đời sống tâm linh lành mạnh hơn và có cái nhìn lạc quan hơn với sức khỏe.

Kết quả các nghiên cứu của Jeffrey S. Levin và Harold Y. Vanderpool cho thấy có những ảnh hưởng tốt của niềm tin tôn giáo và tham gia lễ lạc đối với nhiều bệnh tật như bệnh tim, cao huyết áp, tai biến mạch máu não, ung thư..và tình trạng sức khỏe tổng quát.

Nghiên cứu của các tác giả D.A. Mathews, D.B. Larson và C.P. Barry cho hay yếu tố tinh thần và tôn giáo làm tăng sự lành mạnh của tâm hồn và thể chất ; và” ít tham gia nghi thức tôn giáo có thể coi như là rủi ro đưa tới bệnh họan, tử vong”.

Ngày 24 tháng 6 năm 2005, bác sĩ nội khoa Farr Curlin, Ðại học Chicago đã công bố kết quả cuộc thăm dò ý kiến 2000 thầy thuốc về ảnh hưởng tôn giáo trong việc hành nghề của họ. Ða số các bác sĩ đều nói rằng tôn giáo đóng vai trò quan trọng trong khi họ phục vụ bệnh nhân; 59% nói rằng họ tin tưởng ở Thượng Ðế; 48% nói họ tìm ở Thượng Ðế sức mạnh, sự hỗ trợ, hướng dẫn trong nghề nghiệp; 59% tin tưởng có đời sống sau khi mãn phần.

Bác sĩ Anne McCaffrey đã thực hiện một thăm dò ý kiến với kết luận là: phụ nữ thường cầu nguyện cho sức khỏe hơn nam giới, người trên 33 tuổi nhiểu hơn giới trẻ.

Bác sĩ Hebert Benson, Ðại học Harvard, thấy rằng cầu nguyện cộng thêm với điều trị giải tỏa stress có thể giảm đi khám bệnh tới 50%.

Như vậy thì ảnh hưởng trực tiếp của thần linh trên sức khỏe cần được tìm hiểu thêm.

 Triệu phú Sir John Templeton ở đảo Bahamas đang tài trợ nghiên cứu này với mấy chục triệu Mỹ kim. Ngay cả Viện Y Tế Quốc Gia Hoa Kỳ cũng cấp một ngân khoản trên 3 triệu Mỹ kim để khai sáng thêm về liên hệ giữa tâm linh và thể xác.

Nước Mỹ hiện nay có 125 trường Đại Học Y Khoa thì quá nửa đã có phần giảng dậy về tâm linh. Lý do là nhiều bệnh nhân tỏ ý muốn thầy thuốc đôi khi cũng đề cập vấn đề này với họ. Các thầy thuốc tương lai cũng đi theo các vị tuyên úy để học hỏi thêm về liên hệ giữa khía cạnh tín ngưỡng với bệnh tật. Bên Gia Nã Ðại 14 trong 16 chương trình huấn luyện chuyên môn về Tâm Thần Học có học trình về tồn giáo và tín ngưỡng.

Năm 2004, Viện Y học Hoa Kỳ đã tài trợ cho  nhiều dự án để nghiên cứu về ảnh hưởng của cầu xin với bệnh tậ, sức khỏe.

Có người mạnh dạn phát biểu là y học của tương lai sẽ là sự phối hợp giữa cầu nguyện và thuốc men. Ý kiến này xét ra cũng chẳng có gì mới lạ Ngày xưa, tại nhiều nơi trên thế giới, thầy cúng cũng đã kiêm luôn công việc thầy lang.

Với các phương pháp X Quang tinh xảo hiện nay, người ta đã phát hiện sự thay đổi trong não bộ khi ta cầu nguyện hoặc tĩnh tâm thiền định.Thiền cũng giúp rất nhiều cho có sức khỏe tốt.

Ý kiến phản bác

Nếu có ý kiến thuận thì cũng có luận cứ phản bác.

Một trong những người phản bác mạnh nhất là một giáo sư tại Trung Tâm Y khoa Columbia-Presbyterian, bác sĩ Richard Sloan. Ông ta nghi ngờ kết quả các báo cáo về ảnh hưởng tốt của niềm tin trên sức khỏe và không đồng ý việc thầy thuốc cầu nguyện với bệnh nhân. Ông ta e ngại sự pha trộn này sẽ đưa tới sự giới hạn quyền tự do tín ngưỡng cũng như xâm phạm vào đời tư con người. Cầu nguyện với bệnh nhân cũng không nên làm vì sẽ gây cho họ ấn tượng là bệnh khỏi nhờ cầu xin. Theo ông ta, hiện nay chưa có bằng chứng cụ thể nào, ngoại trừ sự cầu nguyện có thể nâng cao tinh thần người bệnh.

Tạp san Y hoc uy tín Lancet số tháng 7 năm 2005 có đăng kết quả nghiên cứu của Bác sĩ  Mitchell Krucroff và đồng nghiệp tại  Ðại học Duke về ảnh hưởng của sự cầu nguyện với bệnh nhân. Họ tuyển lựa 750 bệnh nhân sẽ qua các chăm sóc về tim, chia làm nhiều nhóm trong đó một nhóm được các nhà thực hành tôn giáo khác nhau cầu nguyện, nhóm kia thì không có. Theo kết quả này, cầu nguyện cho người đang bệnh hoặc sẽ qua các phương thức y khoa khó khăn đều không có ảnh hưởng gì tới tương lai sức khỏe người bệnh. Nhưng các nhà nghiên cứu trong nhóm cũng thừa nhận rằng không thể có một kết luận xác đáng vì sự khó khăn khi phân tích tìm hiểu về vấn đề như cầu nguyện dưới góc cạnh khoa học thưc nghiệm.

Trước công bố này, giáo sĩ Raymond Lawrence, Giám Ðốc Tuyên Úy Bệnh viện New York Presbyterian phản ứng: “Cầu nguyện có thể có ích. Nhưng cho rằng có thể nghiên cứu để khám phá ra sự thật về cầu nguyện thì là điều khó tin đối với tôi. Cầu nguyện là hướng tới Thượng Ðế và không có phương thức khoa học nào để thử nghiệm Thượng Ðế. Thượng Ðế không phải là đối tượng cho điều tra khoa học”

Một ý kiến khác nêu lên vấn đề Y Đức: trị bệnh là căn cứ vào kiến thức, kinh nghiệm của người thầy thuốc. Bây giờ lại bảo bệnh nhân cầu nguyện thì liệu có thuận lý không. Nhiều người đã tin là mình bệnh hoạn vì kém đạo đức. Bây giờ khuyên họ cầu nguyện cho khỏe mạnh thì liệu có gia tăng mặc cảm tội lỗi của họ hay không!  Mà sau khi cầu nguyện, bệnh không khỏi thì chẳng lẽ họ sẽ giã từ tín ngưỡng đó hay sao.

Ngoài ra, nhiều người có tín ngưỡng cao đã không theo phương thức trị liệu dành cho mình, mà lại áp dụng điều răn riêng khiến cho bệnh có thể trầm kha hơn.

Rồi lại còn cầu nguyện nhiều hoặc ít, cầu cho người này mà không cầu cho người kia. Cho rằng cầu nguyện nhiều sẽ tăng thêm phần ân sủng, che trở thì chẳng hóa ra thần linh cũng không mấy công bằng. Thần linh chắc không phải như cái máy, đáp ứng nhiều ít tùy theo lời xin. Do đó có ý kiến là không nên mang cầu nguyện, lễ bái vào việc điều trị bệnh nhân.

Kết luận.

 Ngày nay, mọi vấn đề liên quan tới đời sống con người  đều được mang ra thảo luận, thông tin thong thả. Những ý kiến thuận, nghịch đều được xem xét. Ai ưng ý nào thì theo ý đó.

Tôn giáo là vấn đề thiêng liêng và rất riêng tư của mỗi người. Hành xử thế nào là quyền tuyệt đối của người đó.

Mang niềm tin để làm tốt cho sức khỏe là việc nhân tâm tùy sở thích.

Nhưng, các cụ ta vẫn thường dậy “Cầu được, ước thấy”.

Thì việc cầu nguyện để ơn trên ban phúc lợi tưởng cũng là điều nên làm. Như nhiều người đã và đang làm.

Hàn Mặc Tử , trong khổ đau đã tìm về cõi đạo, kêu gọi mầu nhiệm giáo lý cứu rỗi:

Cho tôi thắp hai hàng cây bạch lạp

Khói nghiêm trang sẽ dâng lên tràn ngập

Cả hàn giang cả mầu sắc thiên không

Lút trí khôn và ám ảnh hương lòng”

Bác sĩ Dharma Singh Khalsa, người nghiên cứu nhiều về bệnh Alzheimer, hỏi vị sư phụ tinh thần “ Mục đích sống lâu với tinh thần trong sáng là để làm gì”?.

Sư phụ trả lời” Để biết tới Thượng Đế”.

“ Mà Thượng Đế là ai”?

 “ Là Đấng Sáng Tao”.

Đấng Sáng Tạo ở đâu”.?

“Ở tròng lòng bạn; trong trái tim và linh hồn bạn”

Các vị cao tăng truyền thiền, niệm Phật để thân tâm an lạc.

Kinh Thánh Do Thái Giáo có ghi:” Những ai giữ các nghi thức tôn giáo sẽ sống lâu và đời sống sẽ thoải mái hơn là những người sống mà không có tôn giáo”.

Và như Vua David tiết lộ là ngài cầu nguyện sáng, trưa, chiều, đôi khi gào thét với Thượng Đế. Ngài đã được ban cho một thoải mái trong linh hồn.

Bác sĩ Nguyễn Ý-ĐỨC  Texas-Hoa Kỳ

VỀ MỤC LỤC
Từ cái I-Meo lạc đến những bức thư cần viết

 

Đời tớ có nhiều cái lẩm cẩm dù chưa già lắm. Một trong những cái lẩm cẩm ấy là viết lại những ý nghĩ cũng rất ư … lẩm cẩm của mình.

Chẳng hạn như tớ đã viết:

“Người đàn bà khôn ngoan ở Mỹ là nguời biết quản lý những chai lọ, túi bọc, hộp đựng ở trong nhà một cách thật gọn ghẽ để tái xử dụng chúng một cách hợp lý và lợi ích nhất cho những người chung quanh. Nghe như dễ, nhưng không dễ. Công dung ngôn hạnh cung nằm ở trong cách quản lý những đồ recylables mà ít ai biết”.

Hoặc:

“Những người nói nhiều và nói rất hay về Tình Yêu Hôn Nhân là các Linh Mục Công Giáo, nhưng các vị này lại sống độc thân nên chẳng có kinh nghiệm gì về Hôn Nhân cả. Đôi khi chỉ là suy đoán. Còn những người hay phê bình các Linh Mục lại là các giáo dân, những người ‘yêu thích’ chức Linh Mục nhưng lại không thể sống đời độc thân. Nhiều khi lý tưởng hão”.

Hoặc:  

“Tại sao lại đo lường nền kinh tế vững mạnh của Thế giới bằng GDP, bằng sự chiếm hữu tài sản, tiền bạc mà không đo lường một cách đơn giản bằng con số người bênh tật và chết đói ở trên mặt đất. Các nhà kinh tế học tài ba hình như quá lý thuyết mà không nhìn thấy thực tế ngay trước mắt hoặc họ đã định nghĩa sai danh tự Kinh Tế”.

Thêm vài lẩm cẩm nữa:

“Những cơ hội thuận tiện đến trong đời để ta làm phúc bố thí, làm việc bác ái giúp người mà ta bỏ qua không làm sẽ làm cho đời ta như ngắn lại một tí”.

“Những gì ta nói ra dù với giọng nói không mấy truyền cảm, nhũng gì ta viết ra dù có sai văn phạm, nhưng nếu ta nói từ tấm lòng nhân ái và viết từ con tim chân thành thì mãi mãi những điều ấy vẫn có giá trị. Ít nhất là giá trị đối với chính ta.”

“Có những giờ phút rảnh rỗi, không biết làm gì? Xin hãy đọc kinh, nếu không đọc kinh thì hãy đọc sách. Kinh và Sách đều có thể mang lại niềm vui như nhau”.

“Bạn cô đơn ư? Chưa chắc, nếu bạn có emails mà không viết.

Bạn chán nản ư? Chưa chắc, nếu bạn có phone mà không gọi.

Bạn thiếu thốn ư? Chưa chắc, nếu bạn vẫn còn giấc ngủ ngon.

Bạn dư thừa ư? Chưa chắc, nếu bạn không thấy được những người đang thiếu thốn ở chung quanh bạn”.

“Nếu cứ chờ cho đủ 3 yếu tố:Thiên thời, Địa lợi, và Nhân hòa một trăm phần trăm rồi mới bắt đầu một dự án – đời hay đạo - thì ta đã có phần thất bại trước khi bắt đầu. Thất bại ấy là mất thì giờ để chờ đợi”.

“Cái ngu nhất của người ngu là cứ tưởng mình giỏi. Giỏi hơn người khác và cái khổ nhất của người nô lệ là cứ tưởng mình có tự do. Tự do hơn người khác”.

Tớ lẩm cẩm thế đấy.  Xin lỗi nếu những cái tớ lẩm cẩm không đúng sự thật, nhưng hãy vui nếu điều tớ lẩm cẩm trùng hợp với cái bạn đang nghĩ. A ha!!!

Một cái lẩm cẩm khác của tớ là trả lời một cái email nào dễ thương nhất mà tớ nhận được trong ngày. Hôm nay, người gởi email cho tớ tên là Phương hay Phượng gì đó tớ không rõ vì tiếng Việt không dấu. Lời lẽ trong email rất thân thiết, nhưng nội dung lại không thể là từ một người bạn của tớ được. Tớ reply cho người ấy biết là ‘ANH’ đã lộn địa chỉ. Thấy tớ ‘tử tế’, ‘ANH’ gởi mail lại và tự giới thiệu mình là một nữ sinh 20 tuổi, đang học ngành Du Lịch ở SaiGon và chuẩn bị đi tu nghiệp ở Mỹ. Trong email sau CÔ BÉ lại gởi cho tớ một tấm hình gia đình rất đẹp và dễ thương. Tớ thấy vui vui vì qua những emails trao đổi tớ đã giúp được một người sinh viên – bây giờ đã gọi tớ bằng bác – một vài điều căn bản về cuộc sống ở Mỹ.

 Thấy cái lẩm cẩm của tớ đã có tí ích lợi, tớ bèn phịa ra câu ca dao ‘tân thời’:

 ‘I-meo chẳng mất tiền mua.

Siêng năng ta gởi cho vừa lòng nhau.

I-meo tin tức đến mau.

Thành tâm ta viết cho nhau vừa lòng’

Hôm qua cô bạn đồng nghiệp cho tớ xem mấy cái thư của bố cô gởi từ Ấn Độ. Tháng nào ông cũng ông viết thư cho cô và chỉ đơn giản thuật cho cô những gì ông làm trong tháng kèm theo vài nhận xét đơn sơ. Đơn sơ thôi, nhưng đó lại là những món ăn tinh thần rất quí cho người xa quê hương. 

Tháng Tư, Tháng Năm, và Tháng Sáu là những ngày tháng của Tốt Nghiệp và Lên Lớp. Với người Công Giáo ở Mỹ thì đây cũng là thời gian của Rửa Tội, Thêm Sức, Truyền Chức, và Tĩnh Tâm.

Thiết nghĩ đây là dịp thuận tiện để chúng ta VIẾT CHO NHAU một bức thư, GỞI CHO NHAU một tấm card kỷ niệm. Hãy lợi dụng dịp này để ĐỂ ĐỜI cho con cái, cho bạn bè, cho người thân một kỷ niệm yêu thương nhất.

Đã hơn phần tư thế kỹ rồi mà tớ vẫn nhớ cái thư bố tớ viết cho gia đình khi ông đi làm xa nhà và đang bị bệnh. Cái thư ấy rất mộc mạc, nhưng lại tâm tình và có sức khuyên dạy tớ rất nhiều

Xin hãy viết khi ta có thể viết vì có ai ‘biết ra sao ngày sau’.

Xin hãy viết vì có ai biết buổi sáng đi làm và buổi chiều chắc sẽ về nhà đâu.

Xin hãy viết vì biết đâu, ngày mai ta còn sống, nhưng mắt ta lại mờ hoặc tay ta không cử động được nữa.

Xin hãy gởi khi có thể gởi vì có ai biết ngày mai con trai mình sẽ lên đường hành quân ở một nơi không có địa chỉ, giữa một vùng sa mạc mênh mông nắng cháy bên Afghanistan hoặc bên Iraq.

Xin hãy gởi vì biết đâu ngày mai ở vùng người thân có bão lụt, động đất và thư không đến được.

Xin hãy gởi vì biết đâu ngày mai bạn ta không còn nữa.

Đây là bức thư của người mẹ gởi cho đứa con gái sắp lên Trung Học:

 

Dear M-A.,

It seems like only yesterday that you were just starting Kindergarten at OLA, and now you’re preparing to enter high school.  You have turned out to be a caring and loving young lady.

Congratulations!!!  After nine years at OLA, you have achieved and grown so much.  We have watched you grow stronger, smarter and taller (like a giant, just kidding).  You have a wonderful spirit, a special smile, a funny personality and you are just great!!! 

From the moment you came into our lives, you brought us so much joy and love.We are so proud of you “Con Rọ Rọ của ba má” and we will cherish the moments we have shared together. 

M.A., you have an incredible journey ahead of you  and you will learn to deal with life’s challenges in a spiritually rewarding and successfully way.  Just  believe in yourself and success will come your way. 

We just want to let you know that you’re the important person in our lives, and we will do everything possible to make you happy and succeed in life.  Count on us. We will be there for you always.  We love you so much and want the best for you.

M.A., God has blessed you with many qualities and most of all, He also has a purpose for your life.  Be on the side of God, pray daily and ask Him to guide you because there’s no stopping in what you can do with Him.

Good luck in high school years, May God bless you and protect you always.

 We love you very much

Mom, Dad & em Bom

 

Lá thư thật trân quí dù không trải chuốt và có vài lỗi văn phạm.

Và đây là thư người cha gởi cho đứa con gái đang học lớp Giáo Lý Thêm Sức:

 

T. B. con yêu dấu của ba,

Ba viết cho con những dòng này bằng tiếng Việt vì bây giờ con đã giỏi tiếng Việt hơn những năm trước. Hơn nữa, nếu viết bằng tiếng Việt thì ba có thể diễn tả tâm tình với con dễ dàng hơn. Nếu có điều gì con không hiểu bây giờ thì sau này con sẽ hiểu. Ba sẽ giữ cho con một bản trong máy tính.

‘Bây giờ con đã giỏi tiếng Việt hơn’, không những con giỏi tiếng Việt mà con còn giỏi tiếng Anh hơn nữa vì năm nay con đã 14 tuổi, con đang học lớp 9, con đang học giáo lý để chuẩn bị lãnh nhận bí tích Thêm Sức. Ba mẹ rất mừng cho con và hãnh diện về con. 

Thời gian qua mau, con với em T. lớn nhanh. Lâu nay phần vì sức khoẻ ba không dành thời giờ để giúp con làm homework được nữa, phần khác, ba muốn con tự mình chu toàn bổn phận của mình. Ba cầu mong con luôn làm tốt đẹp công việc của một học sinh trong trường, của một đứa con hiếu thảo trong gia đình, và của một người KiTô hữu luôn đặt niềm tin nơi Chúa.

Ba không mong đợi mọi việc con làm phải hoàn thiện, nhưng ba mong con luôn cố gắng trong sức lực của mình. Whenener you try the best to accomplish your duties, I will be happy with whatsoever the outcome is.

B. T. con yêu, khi con giỏi tiếng Anh, giỏi tiếng Việt, và giỏi Toán thì con cũng bắt đầu hiểu biết về cuộc đời nhiều hơn. Với sự hiểu biết ấy, dần dần con sẽ làm chủ cuộc đời mình. Con không thể gần ba mẹ được mãi và ba mẹ cũng không thể đi với con suốt cuộc đời. Con sẽ phải tự học và tự lo cho mình.

 Con sẽ học từ trường học, từ bạn bè và người thân, từ những công việc làm và từ người đời. Nhớ rằng cuộc đời không chỉ có những thành công, những niềm vui và dễ chịu, nhưng cũng có những thất bại, những nỗi buồn và nghịch ý nữa. Cũng như ba, con không thể tránh thất bại, nhưng điều quan trọng là biết vươn lên từ những thất bại ấy.

Dù thành công hay thất bại, dù vui hay buồn, ba mong con luôn tin vào lòng thương của Chúa. Ngài đã dựng nên con chắc hẳn Ngài luôn muốn cho con được hạnh phúc. Cho nên Hạnh Phúc phải bắt đầu từ sự hoà hợp với Chúa, với chính mình, và với những người chung quanh.

Mai sau lớn lên, ba không cầu mong cho con giầu sang hay có nhiều danh vọng, nhưng ba luôn cầu xin Chúa ban cho con sự hạnh phúc. Giống như những kiến thức mà con có hôm nay, sự hạnh phúc không tự động đến với con đâu, con phải tự xây dựng và gìn giữ  lấy nó trong niềm cậy trông vào Chúa.

Con cũng phải giữ gìn sức khoẻ. Ăn uống, ngủ nghỉ, học hành, và giải trí đúng mức để tạo sức khoẻ cho mình vì không ai có thể làm điều này thay cho con được.

Con hãy vui hưởng và tạ ơn Chúa về những điều Ngài ban cho con và cho gia đình mình. Ba mẹ sẽ cố gắng làm và cho con cũng như cho em T. những gì ba mẹ có thể làm và cho các con được. Remember that we are always there for you as we were when you need us.

Ngày qua ngày, Ba mong con gái của ba lớn hơn, học giỏi hơn, ngoan ngoãn hơn, và dĩ nhiên là đẹp hơn. Đẹp cả thể xác lẫn tinh thần.

Ba luôn yêu thương và muốn ở bên cạnh con.

Ba của con,            

JTV 

 

Những bức thư không văn hoa, nhưng mười hoặc hai mươi năm sau những đứa con ở trong các thư này chắc chắn sẽ vui mững khi đọc lại vì tất cả được viết từ tấm lòng chân thành và yêu thương.

Trước khi chấm dứt những cái lẩm cẩm, tớ xin đựợc đặt một câu hỏi cũng hơi… lẩm cẩm:  

“Nếu đêm nay bạn chết, bạn muốn viết gì, nói gì với những người còn sống?.

Đặc biệt là những người thân của ban?”

Joseph Vu  San Dimas
 

VỀ MỤC LỤC

- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin gởi về địa chỉ

giaosivietnam@gmail.com

- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:

Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục vụ của Giáo sĩ;  Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh vực; Mỗi  Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)

- Quí vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại

www.conggiaovietnam.net

Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị

Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác nhau.

TM. Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

Lm. Luca Phạm Quốc Sử  USA

 

 

Được chọn giữa loài người và cho loài người; GÍAO SĨ: Xuất phát từ gíao dân, hiện diện vì gíao dân và cậy dựa vào gíao dân, để cùng làm VINH DANH THIÊN CHÚA

*************