Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

 

 

 

ĐỰƠC CHỌN GIỮA LOÀI NGƯỜI
VÀ CHO LOÀI NGƯỜI  (x. Dt, 5.1)

 

GIÁO SĨ:

Xuất phát từ giáo dân, hiện diện vì giáo dân và cậy dựa vào giáo dân

 

ĐỂ CÙNG LÀM VINH DANH THIÊN CHÚA

 

www.conggiaovietnam.net                          giaosivietnam@gmail.com

Đặc San Điện Tử    Giáo Sĩ Việt Nam    Số 5, Chúa Nhật 01.01.2006


CÁC SỐ BÁO ĐÃ PHÁT HÀNH               MỤC LỤC

Mối liên hệ mật thiết giữa các vị Mục Tử và Giáo Dân sẽ mang lại nhiều lợi ích...                Vatican 2

LINH MỤC LÀ NGƯỜI CỦA CHÚA VÌ ĐÃ CHỌN CHÚA.                                                                     GSVN

Chứng Nhân Tầm Thường                                                                                        Joseph Vũ, San Dimas

HIẾU THẢO ĐỐI VỚI CÁC CHỦ CHĂN VỀ HƯU                                                         + Gm. GB. Bùi Tuần

HUẤN LUYỆN TÍNH DỤC TRONG NẾP SỐNG ĐỘC THÂN CỦA GIÁO SĨ, TU SĨ   Lm. Jos Cao Phương Kỷ

CHỤP ĐƯỢC NHỮNG  KINH NGẠC                                                       Lm. Dũng Lạc Trần Cao Tường

ĐẠO THÁI HÒA                                                                                                  Nguyễn Đông Khê, Houston

Thăng Tiến Mối Tương Quan giữa Giáo Sĩ và Giáo Dân                                        Trần Hiếu, San Jose

Nhìn lại Đời Sống                                                                                                                          Sưu tầm Định

PHÚ ANH TU XUẤT                                                                                                                   Nghiệt Chướng

Truyện Cái nồi                                                                                                          Khang Nguyễn, Houston


Mối liên hệ mật thiết giữa các vị Mục Tử và Giáo Dân

sẽ mang lại nhiều lợi ích cho Giáo Hội.

 

Về phần các vị mục tử có chức thánh, các ngài phải nhìn nhận, nâng cao phẩm giá và trách nhiệm của giáo dân trong Giáo Hộí; các ngàí nên sẵn sàng chấp nhận những ý kiến khôn ngoan của họ,  tin tưởng giao công tác để họ phục vụ Giáo Hội, cho họ tự do và quyền hạn để hành động; hơn nữa, các ngài cũng nên khuyến khích họ tự đảm nhận lấy trách nhiệm. Với tình cha con, các ngài hãy cẩn thận xem xét, trong Đức Ki-tô, những kế hoạch, lời thỉnh cầu và ước vọng của họ. Đàng khác, các vị mục tử phải nhìn nhận và tôn trọng sự tự do chính đáng của mọi người trong lãnh vực trẩn thế.

Hy vọng rằng, mối liên hệ mật thiết giữa Giáo Dân và các vị Mục Tử sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho Giáo hội: Thật vậy, nhờ mối liên hệ đó, Giáo Dân ý thức trách nhiệm riêng biệt của mình cách vững vàng hơn, lòng hăng say của họ được phát triển, và họ góp sức dễ dàng hơn vào công việc của các vị Mục Tử.

 Phần các vị Mục Tử, được những kinh nghiệm của Giáo Dân trợ lực, các ngài có thể phán đoán minh bạch và đúng đắn hơn về những vấn đề thiêng liêng cũng như trần thế; như vậy, toàn thể Gíáo Hội được vững mạnh nhờ tất cả mọi chi thể, sẽ chu toàn hữu hiệu hơn sứ mệnh của mình để thế gian được sống.

Trước mặt nhân loại, mỗi Giáo Dân phải là chứng nhân của sự phục sinh và sự sống của Đức Ki-tô, đồng thời là dấu chỉ của Thiên Chúa hằng sống. Tất cả và mỗi người phải góp phần nuôi dưỡng thế giới bằng những hoa trái thiêng liêng (x. Gl 5,22) và truyền bá chọ thế gian tinh thần làm phấn khởi người nghèo khó, hiền lành và híếu hoà, những ngưới mà Tin Mừng đã tuyên bố là có phúc (x. Mt 5,3-9). Tóm lại, "người Ki-tô hữu hãy làm cho thế gịới sống như linh hồn làm cho thân xác sống".

(Trich Hiến chế tín lý về Giáo Hội ánh sáng muôn dân của Công Đồng Va-ti-ca-nộ II, số 37&38)

 
VỀ MỤC LỤC

LINH MỤC BƯỚC VÀO THẾ KỶ 21:

LINH MỤC LÀ NGƯỜI CỦA CHÚA VÌ ĐÃ CHỌN CHÚA.

       

        “BẤY GIỜ CÁC ÔNG BỎ HẾT MỌI SỰ MÀ ĐI THEO NGÀI”. (Lc 5,11)

       

SỰ ĐÁP TRẢ CỦA CON NGƯỜI.

Được Chúa kêu mời đã đành, chúng ta còn phải đáp trả lời mời gọi ấy, bằng cách chọn Chúa và cộng tác với Ngài, như lời thánh Augustinô đã nói :

- Khi tạo dựng nên chúng ta, Chúa không cần hỏi ý kiến chúng ta. Tuy nhiên, để cứu chuộc chúng ta, Ngài cần chúng ta ưng thuận và cộng tác với Ngài, bởi vì chính Ngài cũng không thể nào cứu vớt được những kẻ chẳng muốn.

Trong Cựu ước :

       * Abraham đã rời bỏ nơi quê cha đất tổ, dấn thân vào một cuộc phiêu lưu vô định hướng, tới một vùng đất xa xôi nào đó Chúa sẽ ban cho làm sản nghiệp. (St 12,4)

       * Maisen đã từ giã bố vợ, trở lại Ai cập, đến với vua Pharaon để giải cứu dân mình. (Xh 4,18)

       * Samuel theo lời thày cả Hêli dạy, đã thưa lên cùng Chúa : Lạy Chúa, xin hãy phán vì tôi tớ Chúa đang lắng nghe. (1Sm 3,9)

       * Giêrêmia lập tức đi loan truyền lời Chúa cho dân chúng được biết. (Gr 1,11)

Trong Tân Ước :

       * Phêrô và Andrê đã bỏ chài lưới mà đi theo Chúa. (Mc 1.16)

       * Giacôbê và Gioan đã bỏ cha già và ghe thuyền mà đi theo Chúa. (Mc 1,20).

       * Matthêu cũng đã bỏ bàn giấy và công việc thu thuế của mình mà đi theo Chúa. (Mt  9,9)

Trong Giáo Hội :  

       * Đối tượng của đức tin không phải là những tín điều phải tin, cũng không phải là những giới răn phải giữ.

       * Đối tượng của đức tin là chính Thiên Chúa.

       * Thế nhưng, Thiên Chúa chúng ta tin thờ không phải là những ý niệm trừu tượng và mơ hồ, nhưng là một Thiên Chúa đã nhập thể, đã làm người, đã trở nên một Emmanuel, nghĩa là một Thiên Chúa ở cùng chúng ta.

       * Thiên Chúa ấy đã sống giữa chúng ta, đã yêu thương chúng ta và đã chịu chết để giải thoát chúng ta khỏi vòng nô lệ của tội lỗi.

       * Thiên Chúa ấy chính là Đức Kitô.

       * Một khi đã tin theo Đức Kitô, một khi đã đáp trả lời mời gọi của Ngài thì cũng có nghĩa là chúng ta đã chọn Ngài.

       * Và bất cứ một sự chọn lựa nào cũng có hai khía cạnh : từ bỏ và chấp nhận. Như thế, một khi đã chọn Đức Kitô, chúng ta phải :

       - Từ bỏ những gì đi ngược lại với tinh thần của Chúa .

       - Chấp nhận những gì Ngài truyền day, hay nói đúng hơn, chấp nhận chính Ngài.

      

LINH MỤC PHẢI LÀ HÌNH ẢNH SỐNG ĐỘNG CỦA ĐỨC KITÔ.

Chúng ta hôm nay :

       * Nói tới Linh mục, người ta thường đề cao địa vị và quyền bính, thường lưu tâm đến “cái chức” hơn  “cái vụ”.

       * Người ta thường coi Linh mục là bậc thánh đức siêu phàm, nhất là các bài giảng trong những thánh lễ mở tay của “cha mới”.

       * Từ đó, dễ tạo nên khoảng cách giữa Giáo dân và Linh mục. Ngay cả đến việc chào hỏi mà cũng còn: xin phép lạy cha ạ.

       * Hơn thế nữa, chính những thái độ như thế sẽ làm cho Linh mục dễ bị “hư đi”.

       * Sứ vụ của Linh mục là một nhiệm vụ hơn là một chức vụ, cho dù là chức thánh. Và nếu có tí quyền bính nào chăng nữa, thì quyền bính ấy cũng phải được sử dụng để phục vụ, theo mẫu gương của Chúa Giêsu : Ngài đã quì xuống rửa chân cho các môn đệ. Thư luân lưu “Linh mục và ngàn năm Kitô giáo thứ ba” đã khẳng định :

       - Linh mục hưởng một số đặc quyền nào đó giữa các tín hữu, và tại một số nơi, giữa giới cầm quyền dân sự. Tuy nhiên, Linh mục phải nhớ rằng những đặc quyền ấy phải được khiêm tốn sử dụng và nhằm lo thăng tiến “phần rỗi các linh hồn” (salus animarum), cũng  như nhớ rằng Đức Kitô mới thực sự là Đầu của Dân Chúa. Phải hướng người tín hữu về Đức Kitô chứ không tạo cho họ bất kỳ gắn bó nào với cá nhân Linh mục…(trang 53).

Còn Đức Kitô ngày xưa :    

       * Dù ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng Ngài đã mặc lấy phận nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế, Ngài lại còn hạ mình, vâng lời cho đến chết và chết trên thập giá. (Pl 2,6-8)

       * Ngài đã phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người. (Mt 20,8)

       * Ngài là mục tử nhân lành, đã hy sinh mạng sống vì đàn chiên. (Gio 10,11)

       * Chính cái chết ấy đã chứng tỏ tình yêu mãnh liệt của    Ngài : không ai yêu hơn người dám hiến mạng sống mình vì bạn hữu. (Gio 15,13)

       * Ngài đã thi hành chức vụ Linh mục của mình bằng cách dâng mình trên thập giá chỉ có một lần. Ngoài ra, Ngài còn thi hành chức vụ ấy bằng cách bất kỳ đi tới đâu, Ngài đều “thi ân giáng phúc” tới đó.

       * Ngài thi ân giáng phúc không theo kiểu “ban phép lành” hay “làm phép” theo nghi thức, mà là dạy dỗ, an ủi, chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền, xoa dịu mọi nỗi đớn đau. 

       * Ngay cả khi sắp trút hơi thở cuối cùng, không còn đi đứng được nữa, Ngài vẫn tiếp tục thi ân giáng phúc, bằng cách tha thứ cho những kẻ đã đóng đanh Ngài vào thập giá, cứu vớt kẻ cùng chịu một án phạt với Ngài là anh trộm lành. (Lc 23,34.39-43)

      

KẾT LUẬN.

       * Cho dù hoàn cảnh bên ngoài có đổi thay, thì cốt lõi của đời sống Linh mục vẫn trước sau như một, đó là trở nên giống Đức Kitô.

       * Nói cách khác, Linh mục phải là hình ảnh sống động và trong suốt của Đức Kitô, vị mục tử nhân lành đã đến để phục vụ cho đàn chiên.

       * Hay như trong tông huấn “Pastores dabo vobis”, Đức thánh Cha Gioan Phaolô II đã viết :

       - “Các Linh  mục được mời gọi nối dài sự hiện diện của Đức Kitô, vị Mục tử duy nhất và tối cao, bằng cách noi theo lối sống của Ngài và bằng cách làm sao cho mình như thể được Ngài xuyên thấu ngay giữa đàn chiên được trao phó cho mình…” (số 15)

GSVN       

VỀ MỤC LỤC
Chứng Nhân Tầm Thường

 

Năm 1973 cha Antôn Drexel, một giáo sư thần học tín lý của Giáo Hoàng Học Viện qua đời vì căn bệnh ung thư bất trị. Trên cái quan tài đơn sơ được quàng  âm thầm ở trong tu viện có những dòng di chúc của Ngài như sau:

1.  Tôi hiến đời tôi cho Dòng Tên để nhà dòng có thêm một Chứng Nhân Tin Mừng cho Chúa trên thế giới.

 

2.  Tôi hiến đời tôi cho Nước Việt Nam thân yêu để Nước Việt Nam có thêm người trở lại với Chúa.

 

3.  Và tôi hiến đời tôi cho Giáo Hoàng Học Viện để các học trò của tôi trở nên những Linh Mục thánh thiện.

Tiếng Việt thật phong phú, một từ kép, nếu đổi vị trí thì từ kép ấy có thể vẫn có cùng một nghĩa chẳng hạn như Vinh Quang và Quang Vinh. Cũng có thể từ kép ấy có một nghĩa hoàn toàn khác chẳng hạn như Nhân Tình và Tình Nhân. Cũng có thể từ kép ấy vẫn có cùng nghĩa, nhưng âm hưởng có phần hơi khác chẳng hạn từ Nhân Chứng và Chứng Nhân.

Nhân chứng thường được hiểu là người hiện diện, nhìn, nghe, hoặc cảm thấy những gì xảy ra trong một biến cố, rồi cung cấp cho người khác những gì họ biết được trong biến cố ấy. Có khi họ phải lấy chính mình ra để bảo đảm cho điều họ biết là dung, la thật. Cho nên nhân chứng phải là người hiểu biết và đáng tin cậy.

Còn chứng nhân thì có lẽ cùng nghĩa với nhân chứng, nhưng hình như nó được dùng nhiều trong các tôn giáo, đặc biệt là công giáo và mang một âm hưởng thiêng liêng hơn. Cho nên ta thường nghe Chứng nhân Tin Mừng, Chứng Nhân cho Chúa Kitô, Chứng Nhân Hy Vọng, Chứng Nhân Đức Tin..vv…. Chứng tá cũng có nghĩa tương đương như vậy.

Tôi thật không dám đi sâu vào môn thần học mà ta thấy từ Chứng Nhân xuất hiện rất nhiều trong Cựu Uớc và Tân Ước. Tôi chỉ xin chia sẻ một vài tâm tư về Chứng Nhân Tin Mừng khi nhìn vào con người của cha Antôn Drexel mà tôi đã có dịp được sống chung với Ngài một thời gian mà thôi.

Trước hết Chứng Nhân Tin Mừng phải là người TIN VÀO NHỮNG GÌ ĐỌC TRONG KINH THÁNH

Vì đây là khởi điểm cho một lý tưởng, là bước đầu cho những chuỗi hoạt động trong cuộc đời. Thánh Phaolô bị ngã ngựa rồi mới tin, và tin rồi mới bắt đầu cuộc đời truyền giáo. Tin vào Chúa Giêsu  rồi Ngài mới quì gối hỏi: ‘Lạy Chúa, Chúa muốn con làm gi?’.

Trước khi đặt thánh Phêrô làm đầu Giáo Hội, Chúa Giêsu cũng muốn chắc ăn nên đã hỏi đi hỏi lại ông ngư phủ này: ‘Ông có yêu mến tôi không?’.  Trong yêu mến đây chắn hẳn phải có niềm tin vì nếu không tin ‘Thầy chính là con Thiên Chúa’ thì chưa chắc Phêrô đã lập đi lập lại “Ngài biết tôi yêu mến Ngài” đến …ba lần.

Cho nên niềm tin phải là nền tảng cho mọi hoạt động: những hoạt động trần thế cũng như những hoạt động thiêng liêng. Không có niềm tin vào tương lai, vào tình yêu, vào nhân tình thì ta chẳng làm gì được hoặc nếu có làm thì công việc cũng ‘vô hồn’ hoặc ít nhất là không ‘hết hồn’. Khó thành công.

Thứ đến là phải RAO GIẢNG ĐIỀU MÌNH TIN.

Nghĩa là nói cho những người chung quanh điều mình tin tưởng, Chứng Nhân Tin Mừng thì giới thiệu cho người khác Chúa Giêsu và ơn Cứu Độ.

Vì sao vây? Vì điều mình tin tưởng là lợi ích, là tốt đẹp. ‘Bà tin tôi đi, xài kem Oriki này tốt lắm. Bà bôi mấy tuần là da mặt đẹp ngay thôi’. ‘Trà đắng này hay lắm. Tôi đã uống thử rồi’. ‘Ông nghe tôi đi, ông cha ấy linh lắm, xin ổng cầu nguyện là đựơc ngay à’. ‘Em ơi, luật sư này giỏi lắm. Anh nhờ họ giúp là tháng sau em sang Mỹ ngay thôi’. 

Tự bản chất con người muốn chuyển cho nhau những gì tốt lành. Chính Chúa Giêsu cũng lệnh cho các môn đồ: “Hãy đi rao giảng tin mừng cho khắp thế gian”.  Nếu không có người giới thiệu phong trào Cursillo khéo tôi lại tưởng Cursillo là một loại game điện tử không chừng. Nếu không có những vị truyền giáo hy sinh đến Việt Nam những thế kỷ trước thì khéo tôi lại tưởng Ki-tô là một món ăn Nhật như chơi vậy. Và không có các vị truyền giáo này chắc người viết và người đọc cũng chẳng gặp nhau trên trang báo này đâu nhỉ?

Rồi khi rao giảng thì Chứng Nhân SỐNG ĐIỀU MÌNH RAO GIẢNG. 

Không sống điều mình rao giảng là giả dối. Không dám sống điều mình tin là hèn nhát. Không thực hiện điều mình nói là máy móc vô hồn. Không làm điều mình dạy là ba xạo. Đánh bóng những cái mình không thích làm, không muốn làm là chứng nhân giả hiệu, là biệt phái, là sơn phết một cái quan tài đẹp để đựng một xác chết. Nói mà không làm thì chỉ là demo copy, cùng lắm chỉ là beta copy mà thôi.

Chẳng ai thích rượu rắn giả. Chẳng ai ưa ca sĩ hát nhái. Tôi nhớ trong một bài giảng Cha Tuyên bảo: ‘Có người đến trình bày với tôi việc phá thai. Hỏi ra thì bà mẹ trả lời ngon lành: Trình cha, chúng con thuộc gia đình đàng hoàng cho nên đâu có thể để cái bầu ấy được. Phải phá chứ, không thì mang tiếng chết”. Thật là một gia đình đàng hoàng từ… bên ngoài mà chả đàng hoàng từ… bên trong tí nào.

Không những SỐNG MÀ CHƯNG NHÂN CÒN CHẾT CHO ĐIỀU MÌNH RAO GIANG NỮA.

Nhiều khi chúng ta đã sống ‘ít nhiều’ cho điều mình tin, đã tỏ cho người khác ‘phần nào’ những điều mình nói về Chúa, nhưng lại không hoặc chưa dám chết cho niềm tin ấy. Có lẽ cái chết là bằng chứng hùng hồn nhất của một Chứng Nhân Tin Mừng. Tôi cứ tưởng tượng sợi dây thừng xiết cổ thánh Emmanual Lê Văn Phụng đến chết, hoặc tưởng tượng lưỡi dao chém xuống cổ thánh Phêrô Đoàn Công Quí mà rùng mình. Việt Nam ta lắm anh hùng thật. Anh hùng tử đạo và anh hùng cứu quốc. Hồi trẻ tôi sợ chết lắm, bây giờ già rồi tôi còn sợ chết hơn nữa, nhất là chết để làm chứng nhân cho điều mình tin.

Tóm lại Chứng Nhân Tin Mừng là người Tin vững vàng vào những điều dạy trong kinh thánh, rao giảng điều mình tin, sống và chết cho điều mình rao giảng.

Như vậy thì cha Antoon Drexel đúng là một Chứng Nhân.

Nhưng không phải chỉ có một số người đặc biệt được chọn ra hay tự nguyện mới là chứng nhân mà tất cả chúng ta, người đọc và người viết, cả những người không đọc và những người không viết nữa. Không phải chỉ có cha sở hay ông trùm bà quản, thầy dậy giaó lý… mà tất cả mọi phần tử có mặt trong nhà thờ nữa.

Làm Chứng Nhân cho Chúa thì chắc hẳn có khi vui đấy, nhưng cũng có những thua lỗ, những thiệt thòi, những mất mát, và ngay cả những rắc rối không ngờ nữa. Anh mù khi được Chúa Giêsu chữa cho sáng mắt đã làm chứng: ‘Ông này là người làm cho tôi được sáng mắt”. Đơn giản thế thôi, nhưng không dễ. Từ khi được sáng mắt, anh bị làm khó dễ lung tung, bị hoạnh hỏi tùm lum. Lúc mù không thấy đường thì anh còn được yên ổn nhưng đến khi sáng mắt thì anh hết còn… bình an.

Thực ra anh ta có thể ‘quên đi’ người chữa mắt cho mình và chắc Chúa cũng không trách anh đâu. Nhưng anh đã muốn làm Chứng Nhân. Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống đã viết:

"Đi làm chứng nhân mà gặp những chuyện nghịch ý, những chống đối, những khó khăn thì đó cũng chỉ là chuyện bình thường...

nhưng khi gặp khó khăn mà vẫn tiếp tục làm chứng thì lúc ấy không còn bình thừơng nữa, mà là phi thường. Điều này mới thật đáng quí. (Chứng Nhân Không Nhân Chứng)"

Và vấn đề đặt ra là chúng ta đã làm chứng nhân cho Chúa đủ chưa?

Trong lần nói chuyện với giáo dân Việt Nam giáo xứ Saint Boniface, Anaheim, California về việc đóng góp cho Đia Phận Orange, cha xứ nói: “ Tôi không xin anh chị em đóng góp cho địa phận 200 đồng, 500 đồng, hay 1000 đồng. Anh chị em hãy cùng tôi quì xuống hỏi Chúa: “Chúa đã cho con nhưngc gì? Bây giờ Chúa muốn con cho Chúa bao nhiêu?” anh chị em cứ làm như Chúa dậy”. Số tiền của người Việt nam hứa đóng góp đã vượt xa số tiền cha xứ mong ước.

Chúng ta đã làm Chứng Nhân cho Chúa ‘ít nhiều’ rồi đấy, nhưng đã đủ Chưa? “Cứ hỏi Chúa đi rồi em/anh/chi/ông/bà/cha/thầy/đức cha/đức ông sẽ hay”.

Vâng, cứ hỏi Chúa đi thì sẽ hay. Nhưng hỏi Chúa rồi chúng ta đừng vội bắt chước Mẹ Têrêxa Calcutta hay Đức Giáo Hoàng John Paul II vì cái ly của các Ngài thuộc loại ly cối, lọai xtra large, chúng ta không bao giơ đổ đầy được. Xin hãy làm chứng nhân trong vai trò của mình thôi. Anh mù được sáng mắt không cần đi học viết báo để chống lại đám Biệt Phái hay học luật để chống bọn Thu Thuế, anh chỉ đơn giản nói lên một sự thật: “Ông này đã cho tôi sáng mắt. Tin hay không mặc kệ các ông”. Hãy làm chứng nhân ngay lúc này và tại nơi mình đang sống.

Đôi khi tôi thấy cuộc đời của Đức Hồng Y Phan-xi-cô Nguyễn Văn Thuận Thuận có một thời gian dài thật vô ích vì con người tài giỏi, đạo dức, năng nổ như vậy mà nằm tù cả chục năm trời. Quá uổng. Nhưng ý Chúa thì nhiệm mầu. Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt mới đây viết:

"Đừng tưởng mẹ Têrêxa thánh đức vì những hoạt động bác ái đâu, Ngài đạo đức vì lời cầu nguyện đi trước những hoạt động".

Trong cuốn Chứng Nhân Không Nhân Chứng Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống cũng đã viết:

“Nhiều khi chứng nhân âm thầm không nhân chứng, không ai biết đến lại có nhiều hiệu năng hơn những việc làm công khai đựơc nhiều người biết đến và tán tụng”.

Đừng coi thường những việc nhỏ bé và cũng đừng quá coi thường chính mình. 

Cuộc đời ngắn ngủi. Làm được gì thì làm ngay, đừng đợi chờ.

Làm Chứng Nhân cũng thế. ‘Chờ khi tôi học xong, có bằng cấp’. ‘Chờ khi tôi có việc vững chắc’. ‘Chờ khi con cái tôi lớn’. ‘Chờ khi gia đình tôi ổn định’. ‘Chờ khi tôi có tí tuổi, tí tiền vốn khá khá’… rồi tôi sẽ làm Chứng Nhân hoặc làm Chứng Nhân thêm cho Chúa. Nếu chẳng bắt đầu thì chẳng bao giờ ‘hết chờ’. Nếu chờ mọi sự ổn định thì chẳng bao giờ ổn định.

Người bạn tôi tên Danh, những ngày cuối đời lúc tỉnh lúc mê, anh không viết nổi một trang nhật ký nữa mà chỉ còn viết được vài dòng tâm tư không vững trên những toa thuốc. “Cha Tuấn ơi, khi nào con khỏe lại, con sẽ giúp cha nhiều hơn trong công tác bác ái”. Và anh đã ‘chạy nước rút’ để làm việc bác ái bằng cách xin mỗi người đến thăm anh trên giường bệnh một palanca hay một chút gì đó cho người nghèo.

Anh Lâm, cung một người anh của bạn tôi mới đây trong cơn hấp hối cũng tâm sự với vợ: “Em ơi, người ta đến thăm nhau thì hay cho nhau quà. Anh muốn có một món quà cho Chúa khi đến gặp Ngài. Em cho anh xin $5000.00 cho những người nghèo ở Việt Nam”.

Cảm ơn Danh, cảm ơn anh Lâm đã nhắc cho tôi ‘phải làm ngay những gì có thể làm được như một Chứng Nhân vô danh ngay ngày hôm nay’.

Chứng Nhân cũng phải bắt đầu ngay, không được đợi chờ.

Sau cùng, niềm tin của anh/chị sẽ làm vững niềm tin của tôi dù anh không phải đạo gốc. Tôi không tài ba đạo đức, nhưng sự có mặt của tôi trong nhóm sinh hoạt sũng làm mọi người lên tinh thần. Thật vậy, những tập sách thần học dạy cộm của Toma D’Aquin hay cả đống tài liệu Công Đồng Vativan cũng chưa chắc đã thức tỉnh tôi bằng lời dặn dò rất quê mùa của một bà cô rất nhà quê trong một lần điện thoại: “Bây giờ cô già rồi, không được khỏe, nhưng cô luôn cầu xin khấn khứa Đức Mẹ cho các cháu được chịu khó giữ đạo Chúa cho đến cùng nhá. Anh em ở bên ấy cố thương yêu nhau, bảo nhau mà sống”.

Cho nên cùng làm chứng nhân với nhau thì tốt hơn.

Lời chứng không tầm thường của một người đàn bà rất tầm thường, nhưng không kém phần yêu mến và mạnh mẽ như những lời di chúc của cha Antôn Drexel ở trên.

Tôi xin mượn bài thơ Đường Chứng Nhân của người bạn tên Hoài Ân để trả công bạn đã đọc những điều tôi chia sẻ:

Những con đường , đi tìm về sự sống ,

Thật bao la và linh động vô cùng ,

Cuộc phiêu lưu , thành nhân chứng  Tin Mừng ,

Là « bạn » Ngài , đến tận cùng thế giới .

 

Đường Tình Yêu , Ngài thiết tha mời gọi ,

Vung thẳng tay , gieo « Tin Mới » cho đời .

Những chân lý là hạt giống tuyệt vời ,

Sống chứng nhân , cho « Lời Người  »triển nở .

 

Những con đường , không bao giờ lo sợ .

Khi có Ngài , luôn nâng đỡ , yêu thương ,

Hãy ra đi , làm chứng mọi nẻo đường ,

Theo từng bước , tấm gương « Người Phục Vụ ».

 

Gol-gô-tha , gồ ghề , đường xưa cũ ,

Thập giá nào , ôm trọn đủ đau thương ?

Lịch sử nào , giòng máu vẫn còn vương ?

Để Phục Sinh thành con đường Cứu Độ .

 

Những con đường , mời chúng ta từ bỏ ,

Sống bình an , nâng đỡ của Thánh Thần ,

Hãy ra đi và trở thành chứng nhân,

Về Thập Tự và hồng ân Cứu Độ.

 

Gol-gô-tha , con đường tình thách đố !

Joseph Vũ, San Dimas

VỀ MỤC LỤC

HIẾU THẢO ĐỐI VỚI CÁC CHỦ CHĂN VỀ HƯU

 

Bài giảng thánh lễ tại nhà thờ Cầy Xây ngày 27 tháng 12 năm 2005

Hôm nay, khu nhà Hưu Dưỡng linh mục giáo phận Long Xuyên tại Cần Xây bớt vắng vẻ. Vì đang có một cuộc viếng thăm tập thể, thân mật ấm cúng.

Quy tụ này là một sáng kiến đạo đức. Nhắm mục đích thể hiện lòng hiếu thảo đối với các linh mục về hưu.

Thánh lễ đồng tế là một phần của chương trình thăm viếng. Tôi được mời tham dự và chia sẻ. Tôi xin cảm ơn Cha Sở Cần Xây và anh chị em.

Những gì tôi chia sẻ ở đây đều là những tâm tình rất chân thành, rất thực. Bởi vì tôi cũng trong số giáo sĩ về hưu, do tuổi cao và yếu bệnh. Tâm sự của tôi có thể cũng hợp với mọi linh mục trong hoàn cảnh khó khăn.

Để diễn tả tình trạng giáo sĩ về hưu hoặc trong tình trạng khó khăn, tôi tạm đưa ra một hình ảnh. Đó là hình ảnh một người bệnh nạn, mệt mỏi, phải tiếp tục đi bộ, hướng về quê an nghỉ.

Trong chuyến đi này, người giáo sĩ về hưu luôn cảm thấy mình phải đối diện với hai thực tế.

Thực tế thứ nhất la lòng khát khao trung thành với lý tưởng đẹp tươi mình đã chọn. Lý tưởng đó là cộng tác vào công trình cứu độ của Chúa. Cộng tác bằng đời sống dâng hiến trọn vẹn, bằng đời sống vâng phục đức tin, bằng đời sống cầu nguyện, bằng đời sống đền tạ.

Lý tưởng cộng tác với Chúa như thế là một thực tế rất đẹp. Người giáo sĩ về hưu luôn tha thiết với thực tế đó, trên quãng đường đời còn lại.

Nhưng bên cạnh thực tế tốt đẹp ấy, giáo sĩ về hưu lại phải đối diện với một thực tế khác. Thực tế này không nhẹ nhàng, không dễ chịu. Đó là những sa sút về sức khoẻ, những mòn mỏi về nghị lực, những giảm suy về khả năng phục vụ, nhất là những bệnh tật đủ thứ thuộc thể xác và tâm hồn. Thêm vào đó còn có những nghĩ ngợi, những lo âu, những chán nản đôi khi pha trộn cay đắng. Tất cả những thứ nhọc nhằn trên đây làm nên một khối nặng đeo vào cuộc sống người hưu.

Như vậy người giáo sĩ về hưu có 2 hành trang trong hành trình về quê: Một thực tế kéo lên, một thực tế lôi xuống. Người giáo sĩ về hưu buộc mình phải phấn đấu, để luôn vươn lên vùng trời ánh sáng, đừng để mình rơi xuống cõi âm u.

Cuộc phấn đấu không luôn dễ. Chúng tôi luôn phải xin ơn Chúa giúp đỡ, luôn phải bám vào tay Đức Mẹ, luôn phải cậy trông vào sự nâng đỡ của mọi người thân xa gần.

Vì thế, nhân dịp này, tôi xin tận tình cảm ơn các cha, các tu sĩ, các giáo dân về mọi nâng đỡ đã, đang và sẽ dành cho chúng tôi, đặc biệt là thứ nâng đỡ đậm đà tình nghĩa, tình thương, tình hiếu thảo.

Chúng tôi không mong gì hơn là: cuộc đời mong manh của chúng tôi luôn được sống bình an trong ơn nghĩa Chúa, mọi phút, mọi giờ. Để trong quãng đời còn lại có nhiều thử thách, chúng tôi vẫn mãi bước đi trong tinh thần dâng hiến, vâng phục ý Chúa, luôn luôn lặp lại lời Chúa Giêsu đã nói xưa: “Lạy Cha, con xin phó dâng linh hồn con trong tay Cha”. Amen.

+ Gm. GB. BÙI TUẦN 

VỀ MỤC LỤC

HUẤN LUYỆN TÍNH DỤC TRONG NẾP SỐNG ĐỘC THÂN CỦA GIÁO SĨ, TU SĨ

 

(Bài II, tiếp theo kỳ trước)

Trong bài trước đã trình bày về cuộc “Nổi loạn Tính dục” trên thế giới gây nên tang tóc đổ vỡ trong các gia đình, đặc biệt cuộc khủng hoảng đã xâm nhập cả nơi thánh thiêng, tu trì, làm tiêu hao ngân quĩ của Giáo Hội, và giảm sút Ơn Thiên Triệu Linh Mục, Tu Sĩ.

Để giúp hiểu biết và giải quyết vấn đề từ nguồn gốc, ta đã tìm lời giải thích về ý nghĩa của Tính Dục, hay Phái Tính,( Nam-Nữ).., khởi nguyên đã được Mặc Khải từ Kinh Thánh trong Sách Sáng Thế và những Lời Giảng của Chúa Cứu Thế trong Sách Phúc Âm. Ngoài ra, ta cũng hiểu rằng: số kiếp con người theo bản năng tự nhiên, phú bẩm từ khi sinh ra, là một “hữu thể  mang Phái Tính”( a sexual person), không thể huỷ diệt Tính dục của mình được, cho đến khi chết. Nhưng vì ý chí hùng mạnh của con người, -và dĩ nhiên cần Ơn Trên phù giúp- con người có thể “Thăng Hoa, hay Siêu Thoát”(Sublimation) Tính dục, như trong kinh nghiệm của các vị Thánh đã sống nếp sống “Khắc Khổ, Thần Nhiệm”(Ascetic and Mystic), chẳng hạn như gương Mẹ Chân Phước Teresa, Calcutta, hay Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Paulô I I. Sẽ bàn về khía cạnh Huyền Nhiệm, Thần Bí này, ở bài khảo luận thứ ba , vì đây mới thực sự là phương cách Sống và Huấn Luyện cao nhất, để giúp Giáo sĩ, Tu sĩ và những ai “tu tại gia”, độc thân, góa bụa, hay có đôi bạn, muốn duy trì nếp sống Khiết Tịnh, Kết Nghĩa với Chúa.

Sau đây, trong bài khảo luận hai này, xin bàn thêm hai khía cạnh khác: I/ Suy tư của các vị hiền triết, đặc biệt của Văn Hóa Việt Nam, đã dùng Lý trí và Luơng Năng, Lương Tri, để tìm hiểu “Con Tim” của con người ra sao ? I I/Mấy Kinh Nghiệm Thực hành về Nếp Sống Tu trì , Độc Thân.

 

I. SUY LUẬN TRIẾT LÝ VỀ  BẢN NĂNG TÍNH DỤC CỦA CON NGƯÒI

Ngoài nguồn Mặc Khải trong Kinh Thánh của Thiên Chúa Giáo, nhiều Tôn giáo khác trên thế giới, từ xưa tới nay, và rất nhiều triết thuyết, triết gia, …cũng đã đề cập đến vấn đề Tính dục của con người. Mỹ Nghệ như Điện ảnh, Hội họa, Điêu khắc, Âm nhạc, nhất là Văn chương Thi Phú, tiểu thuyết,v,v thật  phong phú vô tận, để ca tụng Tình Ái giữa Nam-Nữ, Vợ-Chồng, vì  như đã  định nghĩa về  yếu tính của Con Người là:”Một Hữu Thể mang Tính Dục, Phái Tính”( a sexual being, a sexual person). Mọi suy tư, cảm nghiệm, và hành vi cử chỉ đều biểu lộ đặc tính của Phái tính riêng của mình.

Dùng Lý trí, Lương Tri, Tình cảm để phân giải ý nghĩa về đời sống Tính dục của con người một cách vừa chân thật, thanh cao, vừa quân bình, tế nhị, thì ta phải kể đến Minh Triết ÂM-DƯƠNG, trong nền Văn Hóa Việt Nam.

MINH TRIẾT ÂM-DƯƠNG CỦA VĂN HÓA VIỆT

Trong một bài báo  viết trên tờ The New York Times, và đăng lại trên tờ The Seattle Times( Dec/11/2005), nhan đề” Ơn Thiên Triệu gia nhập Giáo Hội vẫn còn mạnh mẽ đối với một số người”(The Call of Church remains strong for some) ký giả Neela Banerjee, đại ý, đã có nhng nhn xét khá xác đáng về Ơn Thiên Triệu của chủng sinh gốc Việt Nam hiện đang tu luyện tại các Chủng Viện tại Hoa kỳ. Họ chiếm tỉ lệ 12%, tức 397 chủng sinh, trong tổng số 3.308. Được hỏi lý do tại sao, người Công giáo Việt nam, và Cộng đồng Công giáo còn quí trọng Thiên Chức Linh Mục trong Giáo Hội? Họ trả lời: Tội lạm dụng Tính dục làm hoen ố cá nhân, chứ không giảm bớt giá trị của chính Ơn Gọi. Ơn Thiên Triệu vẫn là tuyệt đỉnh về Phục vụ và Thành công. Đó là một Hồng Ân của Chúa ban cho gia đình. Nếu được hỏi: muốn con làm Tổng thống, làm Bác sĩ hay Linh Mục, thì phụ huynh  có thể sẽ trả lời: muốn con làm Linh Mục. Ký giả bài báo trên đã kết thúc cuộc điều tra, đại ý viết: Sở dĩ một thiểu số người Mỹ-Việt(chừng 1% tổng số người Công Giáo Hoa kỳ, hơn 50 triệu), đã cung cấp cho Giáo Hội một con số khá lớn về Ơn Gọi, chứng tỏ người Việt-Mỹ vẫn còn bám vào Truyền thống, Gia đình, và Đức Tin(the grip tradition, family, faith still have on many Việtnamese-Americans).

Ở đây, xin nhấn mạnh đến hai yếu tố : Truyền Thống và Gia đình, tức là đặc điểm thuộc VĂN HÓA Việt. Về Đức Tin, Giáo Lý thì người Công Giáo bất cứ ở đâu trên thế giới đều học và tin như nhau, tuy cách sống Đạo có khác biệt tuỳ sắc thái địa phương.

Trong vấn đề tìm hiểu và huấn luyện về Tính Dục cho các giáo sĩ, tu sĩ, ta không thể bỏ qua yếu tố Văn Hóa, tức Truyền thống và Gia Đình của người dân Việt. Chính Văn Hóa Việt đã giúp nẩy nở và nuôi dưỡng Ơn Thiên Triệu, trong khi Văn Hóa sự Chết( lạm dụng dục tính, phá thai.. )  đã làm đui chột mầm non Ơn Gọi nơi thanh thiếu niên.

Bởi vậy, việc nghiên cứu Triết Lý Âm-Dương làm nền tảng cho mọi suy tư, sinh hoạt văn hóa của dân tộc Việt nam, là hữu ích  để giúp vào việc tìm cách huấn luyện Tính Dục cho các chủng sinh. Vậy Minh Triết ÂM –DƯƠNG là gì? Những đặc tính và âm hưởng của triết lý này  trong đời sồng như thế nào? ( Xin đọc thêm sách: “Thiên Chúa Giáo và Tam Giáo”,  trang, coi Index: Âm-Dương ; và sách“Đạo Thiên Chúa và Dân Nước Việt” , trang 188-191; 276-282  

ÂM- DƯƠNG là gì?

Theo các nhà dân tộc học, và khảo cổ, những chứng liệu khá vững chắc biện minh cho nguồn gốc Minh Triết ÂM-DƯƠNG phát xuất từ dân Việt, chẳng hạn, những bài khảo luận trong sách:” Tìm về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam”(Trần Ngọc Thêm). Ngày nay, chẳng những  người Á đông, mà cả thế giới đều quen thuộc với hình vẽ”THÁI CỰC ĐỒ”, được trưng bày khắp nơi, trong nhà, trên bàn thờ, ngoài cửa tiệm. Đó là hình vẽ một vòng tròn lớn bên ngoài; bên trong vẽ một hình tròn nhỏ, chia ra hai phần bằng nhau, một bên màu đen chỉ ÂM, một bên màu trắng chỉ DƯƠNG; trong mầu đen, có một chấm Trắng; trong mầu trắng có một chấm Đen. Hai phần Đen-Trắng luôn bằng nhau về diện tích, nhưng luôn vận chuyển, đắp đổi cho nhau khi đầy, khi khuyết, nhưng vẫn giữ mực QUÂN BÌNH. Đây chính là biểu tượng cho Triết Lý ÂM-DƯƠNG ĐIỀU HÒA , đã được Qui Nạp thành Nguyên Lý, sau khi đã quan sát, và kinh nghiệm những hiện tượng thiên nhiên trong vũ trụ, nhân sinh. Nguyên lý ÂM-DƯƠNG còn được trừu tượng hóa bằng những nét gạch ngang: DƯƠNG là một nét gạch ngang liền (____); ÂM biểu thị bằng nét gạch ngang đứt (__ __).

Qua biểu tượng”Thái Cực Đồ”, trong Triết Lý ÂM-DƯƠNG, ta có thể suy diễn những đặc tính sau đây, có thể đem áp dụng để tìm hiểu đời sống Phái Tính, Dục Tính:

1/.  Dân Việt, từ thượng cổ đã sinh sống gần thiên nhiên vì làm  nghề trồng Lúa-Nước, nên đã quan sát các hiện tượng thiên nhiên như khí hậu, thời tiết trong trời đất, xoay vần nhịp nhàng  điều hòa: Một năm bốn mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông, ngày-đêm, nắng –mưa, nóng-lạnh, giúp cho mùa màng, gặt hái được nhiều hoa quả.  Mọi loài sinh vật: thảo mộc, động vật, và cả Nhân loại, cũng bị chi phối bởi Luật Âm-Dương: Nam-Nữ, Đực-Cái, Trống –Mái.. để truyền sinh và gây nòi giống

2/. Từ hiện tượng thiên nhiên bước sang lãnh vực Nhân Sinh, Nhân Văn, muốn cho đời sống được Điều Hòa, con người cũng cần áp dụng Luật Âm-Dương trong cách giao tế xã hội, đặc biệt trong HÔN NHÂN như câu thường nói: Có Âm –Dương, có Vợ-Chồng” . Theo Văn hóa Việt Nam, Phái Tính Nam-Nữ, phải dẫn đến sự phối hợp vợ-chồng, thì đời sống con người mới có sự Hòa hợp, Quân bình. Âm-Dương, Vợ-Chồng.. tuy hai yếu tố  khác nhau , nhưng bổ khuyết cho nhau, nâng đỡ nhau, và không tiêu diệt nhau. Do đó, việc Hôn Nhân, tức sự kết duyên của một Người Nam với Một Người Nữ, là việc Tự Nhiên theo bản năng con người. Bởi vậy, Văn Hóa Việt Nam không thể chấp nhận  “hôn nhân của hai người đồng tính”(?), vì trái luật tự nhiên Âm-Dương Điều Hòa. Hơn nữa, Hôn Nhân do Tạo Hóa an bài, xếp đặt, với mục đích để hai người khác nhau về Phái Tính, về thể lý, về tâm lý, nhưng bổ túc và tương trợ cho nhau trong cuộc sống lứa đôi: “Hai mà Một, Một mà Hai.

3/. Trong suốt dòng Lịch sử, từ khi lập quốc, Văn hoá Hài Hòa cùa dân Việt, luôn ca tụng Tình Yêu Lứa đôi, tức Phái Tính  trong đời sống Hôn Nhân, bằng những câu Ca dao, Tục ngữ, hoặc truyện Cổ tích như Trầu Cau, Sơn Tinh Thủy Tinh, Hòn vọng phu.., những bài Hát Quan họ Bắc Ninh, Hát Trống quân, Ca trù với tiếng đàn, điệu vũ, thanh cao thoát tục, nhưng không kém lưu luyến tình ái, để ca tụng đời sống vợ chồng, gia đình.

4/. Ngày nay, người Việt trong nước và  ngoài nước, còn giữ được nếp sống Điều Hòa Quân Bình trong  đời sống Lứa-Đôi, Vợ-Chồng như Tổ Tiên xưa kia không?

Tại hải ngoại, qua một thời gian giao động khi mới tới định cư trên đất khách quê người, nhưng sau 30 năm, người dân Việt chẳng những không mất bản lãnh, mà còn bảo tồn và phát huy Văn Hóa Truyền thống ngày càng tốt đẹp hơn, như bài báo của ký giả Neela Banerjee  đã trích dẫn ở trên về Ơn Thiên Triệu của các Giáo sĩ tu sĩ. Phong trào trở về nguồn, học hỏi về Lịch Sử và Việt ngữ cũng được cổ động khắp nơi. Về Văn Nghệ, đặc biệt về Âm nhạc, nhiều buổi Trình Diển  tân cổ nhạc, vũ điệu dân tộc được ghi thành những CD, như: Thúy Nga Paris By Night, Asia,v,v giúp cho các gia đình thưởng thức những giờ giải trí lành mạnh, và nhất là giúp giáo dục thế hệ trẻ biết  thông cảm với những tâm tình Yêu Mến Quê Hương, Gia đình, đặc biệt là TÌNH YÊU LỨA ĐÔI, trong Hôn Nhân, với hầu hết những bản tình ca, được các ca sĩ, nghệ sĩ trình diễn một cách chừng mực, tế nhị, giầu tình tứ, nhưng không suồng sã, “khiêu dâm”(sexy)như nhạc ngoại quốc giật gân.

Tại quê nhà, theo tin tức lọt ra ngoài, các giới đồng hương Việt nam cảm thấy thương xót cho tình trạng nghèo đói, tham ô, vô thần của một xã hội xáo trộn, mất  Điều Hòa, Quân Bình trong đời sống Tâm Linh của cá nhân, hôn nhân, gia đình, nên mới gây nên những thảm cảnh như:”lấy chồng Đài loan”, hoặc buôn bán trẻ gái làm mãi dâm, ăn chơi trụy lạc, chuốc lấy bệnh HIV/AIDS đang lan tràn.

NÓI TÓM LẠI,  một cách không quá đáng: nhờ  Minh Triết Âm-Dương Điều Hòa soi sáng,  ta có thể  giải nghĩa tại sao một số lớn những giáo sĩ can tội “lạm dụng tính dục” , mà nạn nhân phần lớn lại là trẻ con, con trai, cùng phái tính với giáo sĩ. Vì người có khuynh hướng” đồng tính luyến ái”, mang một tâm trạng bất bình thường, nhất là không hiểu biết, không cảm nhận được giá trị của Hôn Nhân, của Cha-Mẹ, của Vợ-Chồng, của Con-Cái. Trong Văn hóa Việt Nam, bất cứ ở đâu, hầu hết dân chúng vẫn còn coi người có khuynh hướng “đồng tính”là chuyện bất thường và là  một “tai nạn” cho Gia đình. Bởi vậy, theo quan điểm Văn Hóa Việt, việc Tòa Thánh không chấp nhận người có khuynh hướng đồng tính nhận chức Linh Mục, là xác đáng để tránh hậu họa. Không hiểu biết, không tôn trọng giá trị thánh thiêng của đời sống Hôn Nhân, thì không thể sống nếp sống độc thân, Khiết tịnh được.

 

II. MẤY KINH NGHIỆM  VỀ VIỆC HUẤN LUYỆN TÍNH DỤC

 Sau đây là mấy cách Tu Thân đã thực hành, giúp cho con người giữ được thế Quân bình, Điều hòa trong đời sống luân lý, và thể lý, đặc biệt để TIẾT DỤC, trong nếp sống Độc Thân.

1/. Văn Hóa Việt nam chịu ảnh hưởng giao lưu của Văn hóa Trung Hoa, đặc biệt là Luân lý Khổng-Mạnh; do đó, các nhà nho Việt nam đã áp dụng phương pháp Tu Thân của các bậc hiền nhân quân tử, trong vấn đề chế ngự và điều hòa Dục Tính, nghĩa là muốn gìn giữ  sự Tiết Hạnh, thì cần phải tránh những cám dỗ và “hấp dẫn”rất mạnh của luật Âm-Dương giữa người khác phái. Người bình dân Việt có câu ca dao:” Lửa gần rơm, lâu ngày cũng bén”, thì nhà nho cũng khuyên giới thanh niên cường tráng, muốn “kiêng cữ”(abstinence) trước khi cưới nhau, trai -gái không nên có những cử chỉ quá suồng sã, quá thận mật. Những câu khuyên răn khôn ngoan, đề phòng sự yếu đuối dễ sa ngã, gọi là “cẩu hợp”như:”Nam-Nữ thụ thụ bất thân”, hay câu:”Sắc bất ba đào, dị nịch nhân”(Sắc đẹp không phải sóng nước, nhưng dễ làm ta chết chìm, chết đuối)

Hơn nữa, Khổng giáo đã được các vua quan Việt nam noi theo làm khuôn mẫu cho việc tổ chức gia đình, làng Nước và chương trình đào luyện cấp lãnh đạo. Vì thế mới có những khuôn vàng thước ngọc phải noi theo như: Tam Cương, Ngũ Thường, tứ Đức tam Tòng . Có thể một số lời khuyên răn đã lỗi thời, những mục đích của việc Tu Thân, Tiết Dục vẫn không thay đổi. Vào thời buổi nào cũng vậy, sự Tiết Hạnh của người con gái, hay con trai, trước khi cưới nhau, vẫn là lý tưởng cao đẹp nhất 

2.“NHÀ ĐỨC CHÚA TRỜI” Là Gì?

 Ngày nay, cụm từ ”Nhà Đức Chúa Trời”,  ra như xa lạ ngay cả đối với người công giáo. Theo tài liệu của “Lịch Sử Giáo Hội Việt Nam”, tổ chức”Nhà Tu” này có thể đã được sáng lập  từ thời các vị truyền giáo tiên khởi( Thời Cha Đắc Lộ..hay ĐGM Lambert de la Motte). Tổ chức này vẫn hoạt động mạnh cho đến năm chia đôi đất nước, năm 1954, tại các Giáo phận ngoài Bắc như: Hà Nội, Phát Diệm, Thanh hóa, Vinh, Hưng Hóa, hoặc với một hình thức tương tự như tại các Giáo phận: Bùi chu, Thái bình, Hải Phòng. Mục đích của Nhà Tu này là qui tụ những người nam, tình nguyện dấn thân lo việc truyền bá Phúc Âm trong Giáo Phận. Thành phần Nhà Đức Chúa Trời(Domus Dei) gồm có: Đức Giám Mục, các Linh Mục, các Thày Giảng, các Chủng sinh,( đang theo học tại các chủng viện) các Chú(giúp lễ cho Cha Xứ), và các Bõ( các người lớn tuổi giúp việc trong nhà Xứ). Tại các Giáo Xứ địa phương, mỗi Nhà Xứ gồm có: Cha Chính Xứ, một hay nhiều Cha Phó, các Thày giảng già, trẻ, một số đông các Chú giúp Lễ, và một số các Bô Bõ giúp việc.

 Nếp sống tu trì như thế nào? Họ cam kết sống theo lời Khuyên của Phúc Âm: Khiết Tịnh(Độc Thân), Thanh bần, Vâng Lời. Mọi người sống chung trong một Nhà Xứ do cha Chính xứ  làm Quản nhiệm điều hành mọi hoạt động mục vụ trong một Giáo Xứ. Mọi người cùng cầu nguyện chung, ăn chung, cùng ở chung nhà, và cùng chia nhau các phận vụ để phục vụ Giáo xứ. Vị Giám Mục cai quản toàn thể các Giáo Xứ trong Giáo Phận, cắt đặt hay thuyên chuyển các vị Chánh Xứ. Vị Giám Mục ngụ tại một trụ sở trung ương, thường gọi là “NHÀ CHUNG”, (ví dụ, Nhà Chung Hà Nội) nơi có Giám Mục cư trú, nhưng cũng là trụ sở vãng lai của các Linh Mục hay Thày giảng, chủng sinh, khi có việc cần nghỉ lại ít ngày.  

Phương thức Huấn luyện nếp sống độc thân như thế nào? Khi các phụ huynh muốn dâng con mình để phụng sự Chúa và Hội Thánh, thì đem trình diện chú bé tuổi 12, 13 với một Linh Mục nhận làm “Cha Bảo trợ”.  Trong một Nhà Xứ, cha chính hay cha phó được quyền “Làm cha quan thày” hay bảo trợ nhiều chú, tuỳ hoàn cảnh tài chính cho phép. Nhiều giáo xứ giầu có thể nuôi hàng chục chú bé cho ăn học, miễn phí. Cách thức bảo trợ, tuyển lựa này đã tạo nên một hệ thống gia đình thiêng liêng, gọi là “Linh Tông”, nghĩa là một Linh Mục từ khi chịu chức Linh Mục bắt đầu nhận bảo trợ một số chú bé, sau này nếu chú trở thành Linh Mục cũng sẽ nhận bảo trợ một số khác..thành ra có cha Cố, cha  Bác, cha Chú và anh em cùng một Cha Quan Thày. Ngoài ra, các Linh Mục cũng được phép giới thiệu các thiếu nữ gia nhập các Dòng Nữ, nên hệ thống Linh Tông càng được mở rộng thêm, có Nam, Nữ đề  huề.

Từ khi bước chân vào Nhà Xứ, Chú bé 12 tuổi đã có thể tham dự đầy đủ vào nề nếp sinh hoạt của một Cộng đồng tu sĩ. Chú được hoàn toàn tự do muốn ở lại tu hay xin trở về gia đình bất cứ lúc nào. Cho đến khi Chú được lên chức Linh Mục, trong khoảng thời gian thử thách và tu tập, chùng 15 năm(8 năm tiểu, trung học, 3 năm triết học, 4 năm Thần học), Chú có thể quan sát, chứng kiến nếp sống Độc thân của các Linh Mục, và các Thầy. Theo luật lệ của Địa Phận Hà Nội, được thi hành trong các Nhà Xứ, thì chỉ có người đi tu mới được sống trong khuôn viên Nhà Xứ. Phòng khách đặt ở ngoài cổng chính. Các Linh Mục không được phép tiếp  phụ nữ trong phòng riêng-trừ bà mẹ ruột mới được vào phòng ngủ-( khi một chị giúp việc dọn phòng, thì Linh Mục phải ra khỏi phòng! Và ai sai lỗi luật này sẽ bị phạt vạ). Theo thống kê, từ khi làm Chú Bé cho đến khi chịu chức Linh Mục, tối đa chỉ được 4% , 5% là bền đỗ đến cùng. Khi sống trong Nhà Xứ với cha bảo trợ hay sau này chú bé vào học tại các Chủng Viện, câu châm ngôn làm khôun vàng thước ngọc là:”Nunquam duo, semper tres”( nghĩa là: không bao giờ “Cặp đôi”, nhưng luôn“Cặp ba”, trong khi giao thiệp, chơi hay nói chuyện với bạn bè, để tránh dan díu” Đồng tính luyến ái”. Ngoài ra, để tập luyện và tự lượng sức mình có thể sống độc thân trinh khiết suốt đời được chăng, mỗi chủng sinh phải đi thực tập  hai ba năm tại các Giáo Xứ :một năm sau khi mãn Trung Học, một hai năm sau khi tốt nghiệp Trường Triết học.

NÓI TÓM LẠI, Hệ thống  “Nhà Đức Chúa Trời”, tại các Giáo Phận Miền Bắc Việt Nam, là một tổ chức mang nhiều sắc thái Văn hóa Việt, và chịu ảnh hưởng của các đạo giáo địa phương như Khổng giáo, Phật giáo, chẳng hạn danh từ: Cụ,(Cha)  Thày, Cha Bác , Cha Chú , Chú (chủng sinh), thì bên Nhà Phật có: Sư Cụ, Sư Ông, Sư Bác, và Chú Tiểu..). Các Linh Mục trong Giáo Hội Công Giáo gồm có: các Linh Mục Dòng (như ĐaMinh, Phan Sinh, Dòng Tên, Dòng Chúa Cứu Thế..), và các Linh Mục Địa Phận(diocesan Priest, tiếng bình dân gọi là “Cha Triều”). Các Cha Dòng do Nhà Dòng đào tạo, nâng đỡ, và sống chung trong Tu Viện của Dòng. Còn các Cha Địa Phận do Giám Mục huấn luyện trong các Chủng viện, và sai đi quản nhiệm trong các Giáo Xứ. Như tình trạng hiện nay, tại Hoa kỳ, Pháp..các Linh Mục Địa phận sống trong các Giáo Xứ, vừa lẻ loi, cô độc, không có cộng đoàn “Nhà Tu”( như kiểu: NHÀ ĐỨC CHÚA TRỜI”)nâng đỡ về nếp sống độc thân, cho nên dễ sa ngã. Bởi vậy, Kinh Nghiệm Tu Thân Tu Đức về Đức Trinh Khiết của NHÀ ĐỨC CHÚA TRỜI, -dầu cần cải tiến về nhiều phương diện cho hợp thời-, là một Nếp Sống Độc Thân của các Linh Mục Việt Nam, rất đáng trân trọng, vì giúp bảo tồn, nuôi dưỡng và phát triển Ơn Thiên Triệu cho các Giáo Phận hiện nay đang thiếu các Linh Mục coi các Giáo Xứ.

 

3. HUẤN LUYỆN NẾP SỐNG ĐỘC THÂN TRONG CHỦNG VIỆN XUÂN BÍCH

  1. Hội các Linh Mục Xuân Bích (Dịch từ: Society of Priests of Saint Sulpice) là gì?

Hội này do Linh Mục Jean-Jacques OLIER (1608-1657) sáng lập, năm 1641 tại “Giáo Xứ Saint Sulpice ở Paris(Pháp), hiện vẫn còn hoạt động. Gần 400 năm nay, Mục đích của Hội, là qui tụ một số Linh Mục đồng chí hướng, để cùng nhau, vừa làm việc mục vụ trong các Giáo Xứ, vừa chuyên chú vào việc huấn luyện, đào tạo các Linh Mục cho các Giáo Phận . Khẩu hiệu của Hội là”PER MARIAM AD JESUM( Nhờ Mẹ Maria, đến cùng Chúa Cứu Thế). Hiện nay, Hội Các Linh Mục Xuân Bích, quản trị và giảng dạy tại các Đại Chủng Viện trên thế giới như: tại Pháp; tại VIỆT NAM( từ năm1930, ở Hà Nội; năm 1954, ở Vĩnh Long, và Thị Nghè(Sàigòn), từ năm 1960, ở HUẾ, và Đà Nẵng. Tại Trung Hoa(ở Côn Minh, năm 1930, đóng cửa năm 1949); tại HOA KỲ(ở Baltimore, ở Washington D.C, Saint Patrick’Seminary, ở Menlo Park, CA,.: tại Nhật(Fukuoka), tại Canada, Columbia, Venezuela, Brezil(Nam Mỹ), Benin, Congo, Zambia(Phi Châu), Tahiti( Polynesie)

(Xin Lưu Ý: Quí Vị muốn biết thêm về Hội các Linh Mục Xuân Bích, tại HOA Kỳ, xin liên lạc Địa chỉ: Rev. Thomas R. Ulshafer.S.S. Phone: 410-323-5972)

2. Hiện nay, các Chủng Viện Xuân Bích, tại HOA KỲ, huấn luyện các chủng sinh về Tính Dục trong Nếp Sống Độc Thân, Khiết Tịnh, như thế nào?

Sau khi phát hiện cuộc khủng hoảng về lạm dụng Tính dục nơi các giáo sĩ trong các Giáo phận tại Hoa Kỳ, Toà Thánh và Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ đã làm việc tích cực để đối phó với các vụ kiện, và bồi thường cho các nạn nhân. Hội Các Linh Mục Xuân Bích quan tâm đặc biệt về tình trạng khủng hoảng này, vì Hội trực tiếp tham gia việc huấn luyện, và giáo dục các chủng sinh cho các Giáo phận. Hội đã mở những buổi Hội thảo, huấn luyện cho các hội viên và bắt buộc các hội viện ký nhận cam kết thi hành “Chính Sách đối với Hành Vi Cử Chỉ Xấu về Tính Dục”( Policy on Sexual Misconduct)

a/ Sau đây chỉ xin trích dẫn một số cách thức đề phòng, hoặc tránh những cử chỉ, thái độ suồng sã, “khiêu gợi”, khi tiếp xúc với giới phụ nữ,  thanh thiếu niên nam nữ, vị thành niên, hay trẻ nhỏ, (dưới 18 tuổi, Minors).Cũng kể vào loại”Minors” là những người lớn, nhưng chậm tiến, mắc bệnh thần kinh, hay khuyết tật.

-         Mọi người cộng tác với Hội Xuân Bích trong các Chủng Viện, Chương Trình Huấn luyện.. đều bắt buộc phải tham dự chương trình dạy cách phòng ngừa những Hành vi cử chỉ xấu về Tính dục. Mọi Hội viên trong Hội Xuân Bích phải ký một tờ Cam Kết chịu Trách Nhiệm( an Affidavit of Responsibility), thi hành Chính Sách của Hội.

-         Hội Xuân Bích cam đoan tích cực giáo dục các chủng sinh, đặc biệt các chủng sinh làm việc mục vụ với trẻ nhỏ(Minors), cần phải tránh những Hành vi Cử chỉ xấu về Tính dục, Sách nhiễu Tính dục, Động chạm, Khai thác, Lạm dụng Tính dục.

-         Hành vi Cử chỉ Xấu về Tính dục (Sexual Misconduct) là: những lời nói bất hợp pháp, bất xứng hay những cách cư xử khiêu gợi dục tính- Sách nhiễu Tính dục (Sexual Harassment) là dùng lời nói hay hành động khiêu gợi kích dâm để tống tình, hay yêu cầu được chiều đãi thỏa mãn Dục Tính, để được tăng lương, lên chức, thi đậu. .Sách nhiễu Tính dục sẽ tạo nên tình trạng đe dọa, sợ sệt nơi sở làm việc, và phá rối công việc học hành, hay tu trì.- Động chạm khêu gợi (Sexual Contact)l à những hành vi động chạm với mục đích kích dâm, khêu gợi như sờ mó vào đùi, cơ quan sinh dục, mông hay ngực..- Khai thác Dục Tính ( Sexual Exploitation) là những đụng chạm kích dâm giữa một vị giáo sư, Linh hướng, cố vấn..với sinh viên, bất kể ai khêu gợi trước.-Lạm Dụng Tính Dục một Trẻ Vị thành Niên (Sexual Abuse of a Minor) là dùng bạo lực, đánh lừa, quyến dũ một thiếu niên làm Hành vi động chạm khiêu dâm, bất kể ai khởi sự việc xấu đó.- Hành Vi Liên Hệ đến việc Lạm Dụng Tính Dục đối với Trẻ vị thành niên (Related Acts of Misconduct with a Minor) là những hành vi cử chỉ, tự nó không phải là hành vi khiêu dâm, nhưng có liên hệ, trong một bối cảnh mục vụ, giảng dạy, làm việc, chẳng hạn như: đánh tát, phát vào mông, nói chuyện tiếu lâm gợi dục, cho dùng dụng cụ khiêu dâm, khỏa thân, hôn môi, đấm bóp, vật lộn, ngủ chung giường, hay chỗ ở chật hẹp, ngủ qua đêm không có phép của phụ huynh, cố chấp trao đổi những hành vi, lời nói về ái tình, nhưng gây khó chịu bất mãn cho người khác, cho phép hoặc cung cấp rượu mạnh, cần sa ma tuý, hoặc giám sát thiếu niên khi đang say rượu, say thuốc phiện.-Những Cử Chỉ tỏ Tình Âu Yếm đối với Trẻ Nhỏ( Certains signs of affection or approval in relation to a minor) vì không bất xứng, nên không cấm như: vỗ vai, vỗ lưng, bắt tay, đập vào tay, khen ngợi, quàng vai, và dắt tay em bé đi dạo chơi, cúi xuống ôm em bé. Trong hoàn cảnh này, cần lưu ý đặc biệt đến sắc thái Văn Hóa, phong tục tập quán của các sắc tộc

b/  Huấn luyện chủng sinh hay nhân viên có trách nhiệm coi sóc các Trẻ Nhỏ

Hội Xuân Bích đặc biệt lưu tâm, và khuyến khích những chủng sinh hay nhân viên tham dự những lớp huấn luyện chuyên môn do các Giáo phận địa phương tổ chức. Ngoài ra, dầu chưa có lý do để tin là đã xẩy ra việc “Lạm Dụng Tính dục đối với Trẻ Nhỏ”, nhưng nếu ai khám phá thấy những dấu hiệu khả nghi về cách giao thiệp không lành mạnh của một Hội Viên Xuân Bích, thì phải lập tức báo cáo cho vị Bề Trên địa hạt hay Tỉnh Dòng biết liền.

c/ Xử dụng Internet Hội viên Xuân Bích, ban giáo sư, và chủng sinh phải dùng máy computer thuộc Chủng Viện, hay của riêng cá nhân hay người khác, một cách hợp pháp và hợp luân lý. Hội Xuân Bích không dung thứ cho việc dùng Internet, e-mail vào những Hành vi xấu về Tính dục, vô luân hay bất hợp pháp. Hội Xuân Bích dành quyền khám xét

các tài liệu dự trữ (files) của các nhân viên Văn phòng và các chủng sinh, khi xét thấy cần phải làm, để bảo vệ sự an toàn, và lành mạnh của một Cộng đoàn hay là để điều tra về những lời cáo buộc về Hành vi xấu về Tính dục.

d/ Hội Xuân Bích cam kết hợp tác thi hành những Điều Luật của Liên Bang, của Tiểu Bang, của Địa phương và của Giáo Luật và các thủ tục đã phác họa trong Chính Sách của Hội Xuân Bích. Mỗi hội viên Xuân Bích có nhiệm vụ phải tránh những hành vi xấu về Tính dục, lại phải phòng ngừa và bảo vệ các nạn nhân của Lạm dụng Tính dục.

ĐỂ TẠM KẾT, Cổ nhân đã nói:” Thời thế nào , kỷ cương nấy”. Ngày trước, xã hội Việt nam tương đối được an hòa, nề nếp, nhờ Minh Triết Âm-Dương Điều Hòa:”Thuận Vợ thuận Chồng tát Biển  Đông cũng cạn”. Người “xuất gia tu hành”cũng được xã hội trọng vọng, không gặp nhiều khó khăn, nhiều trở ngại, cám dỗ. Tổ chức”Nhà Đức Chúa Trời” đã là nơi nương náu, tu trì của bao tâm hồn khát vọng đi tìm Nguồn hạnh phúc chân thật nơi Nhà Chúa. Ngày nay, trong một thế giới tục hóa, với cơn bão”cách mạng Dục Tính”làm tan hoang, xáo trộn đến cả nơi thánh thiêng. Do đó, muốn cứu vãn tình thế, cần những luật lệ chặt chẽ, nghiêm minh để bảo vệ Nếp sống tu trì, độc thân khiết tịnh.Trên đây là những cố gắng và ưu tư của Hội các Linh Mục Xuân Bích  giúp huấn luyện hàng Giáo sĩ đối phó với cuộc khủng hoảng về Tính dục. Những  biện pháp thực hành, những lời chỉ giáo rất hữu ích để  nâng đỡ những ai  muốn cam kết chấp nhận nếp sống Khiết Tịnh Độc thân, vì Tình Yêu Thiên Chúa và Tha Nhân.

Như đã trình bày ở trên, nhờ Ơn Chúa phù giúp, với ý chí tự do kiên trì, các vị Chân Tu, Thánh nhân đã có thể “Siêu Thoát”, hay “Thăng Hoa” đời sống Tính dục tự nhiên, lên “Nếp Sống Khiết Tịnh” , chính là nếp sống Khắc Khổ, Thần Nhiệm( Ascetic and Mystic)  để kết nghĩa hoàn toàn với Chúa.

 Xin đón đọc bài 3:” Huấn Luyện Tính Dục và Nếp Sống Khắc Khổ, Thần Nhiệm

LỄ CHÚA CỨU THẾ GIÁNG SINH 2005                        

L.M. Jos. Cao Phương Kỷ

 
VỀ MỤC LỤC
CHỤP ĐƯỢC NHỮNG  KINH NGẠC

 

Trồng cây viết sách là một  cái thú. Chả vậy mà ông Võ Phiến đã vẽ ra hình ảnh thật nên thơ hấp dẫn:

Anh về viết sách nuôi cây

Bao nhiêu sách ấy cây này là anh

Nhìn những cành mai trụi lá đang nhú ra những nụ tươi mởn mởn căng đầy sức sống mới thấy đã làm sao!  Tưởng như từ bên dưới những tước đoạt trơ trụi đời mình một năng lực sống đang “đột xuất” phóng mình lên, vượt qua khỏi mọi tính toán, mọi lý luận bình thường. Mà trồng cây cũng thú ở chỗ phải vun, phải tưới, phải chăm. Mình góp phần tạo dựng sức sống, “sáng tác” được chất xanh tươi kia. Nhưng phải tưới cả vườn cây vào mùa hè thì cũng tốn sức "cần lao nhân vị" lắm. Phải tìm ra những nét sáng tạo thì mới nên thơ nổi.

Một hôm tưới cây, tôi thử “sáng tác” bằng một trò lạ: cho vòi nước phun ngược lên trời rồi mới rơi xuống. Trời ơi, bất ngờ quá, tia nắng xiên ngang đang biến những bụi nước thành cả ngàn hạt kim cương nhảy múa lung linh huyền ảo không thể tả nổi. Những đồ trang sức mắc tiền ở ngoài tiệm hay trên tay nhiều người chắc chẳng làm sao so sánh nổi. Và kinh ngạc hơn nữa: ánh sáng chiếu qua cả một màn nước bỗng dưng tạo ra một chiếc cầu vồng bác qua ngay trong vườn. Đủ màu đủ sắc. Tôi như đứa trẻ há hốc miệng, tròng mắt tròn xoe không sao chớp nổi. Như đang quá hồi hộp mở món quà bất ngờ rất quí và  rất mắc tiền. Và chỉ biết lặp bặp lời cám ơn, cám ơn rối rít như chẳng biết nói gì. Tôi đang nhận ra ơn ban.

CHỤP ĐƯỢC HỒN MÌNH

Bài viết hay bức hình chụp có hồn hay không là ở chỗ ghi nhận được những giây phút kinh ngạc này. Nó có hồn, vì chụp được chính hồn mình, và cũng là hồn của con người muôn thuở, những u uẩn trong tim không sao diễn ra nổi, những loé hy vọng mong manh chưa lộ diện. Mà cũng chụp được tâm tình của cả người xem nữa. Trời ơi, đúng đây rồi. Chính điều này mình đã ấp ủ từ lâu mà không sao tìm được câu trả lời. Thì ra mình đang chộp bắt lại được chính hồn mình đã lạc mất, lấy lại được tinh thần và sinh khí đã bị sa sút.

Nhưng cũng có  nhiều bài viết hay hình chụp nhạt nhẽo vô vị. Nó chẳng nói lên điều gì cả. Nó không có hồn. Nó vô duyên làm sao ấy.

Những phút kinh ngạc sảng khoái nhất thường lại đến vào những lúc bất ngờ, qua những chuyện xem ra thật tầm thường.

Ở cái thời mà máy chụp còn rất sơ khai tại Việt Nam, một hôm đi xem triển lãm ảnh ở Hà Nội, nhà ảnh Nguyễn Cao Đàm kể lại cảm nghiệm bắt đầu mê chụp hình do một chuyện thật tình cờ: “Có một tác phẩm làm tôi rung động đến sửng sốt, đó lá tác phẩm chụp mấy chiếc lá súng sau cơn mưa của Phạm Ngọc Chấn. Những giọt nước trái sáng, sao mà long lanh đến thế... Tác phẩm làm tôi rung động mãnh liệt. Tôi thấy đó là tôi, với hết nghĩa của nó. Mà có gì đâu, chỉ vài cál lá súng và vài giọt nước... Làng tôi là vùng nhiều nước, lá súng có rất nhiều, mà sao lâu nay tôi không để ý đến. Mà vùng quê tôi còn nhiều thứ đẹp nữa... Tôi bắt đầu cầm máy. Nói về đề tài sáng tác: quanh nhà chúng ta, quanh ngõ chúng ta, quanh làng chúng ta, quanh đất nước chúng ta, đâu đâu cũng là một kho đề tài vô tận. Và người ảnh đeo máy lên vai”.

Cũng thật trùng hợp, dịp lễ Valentine năm 1995 tôi có dịp đi xem triển lãm hội họa của Claude Monet đem từ Pháp sang New Orleans. Cũng là để tập nhận biết và say mê cuộc sống. Mà ông này nổi tiếng vì vẽ hoa súng, do chính ông trồng trong ao vườn của ông tại vùng Giverny khoảng 40 dặm phía tây bắc Paris. Cũng một ao súng mà ông vẽ tới vẽ lui. Tâm tình thay đổi khác đi qua màu sắc và ánh sáng vào nhiều lúc khác nhau: ban sáng, ban trưa, rồi ban chiều. Ông bảo vẽ một la cây cũng trân quí như vẽ một người mẫu đẹp. Monet đã thành công là vẽ được chính hồn mình, mà cũng là hồn của mỗi người đang đi tìm những phút giây an tĩnh khi hòa mình vào sức sống của vạn vật: bao nhiêu sách ấy cây này là anh.

Cũng mấy bông súng tầm thường mà sao nhà ảnh Trần Cao Lĩnh đã lột được linh hồn “Việt Nam Quê Hương Muôn Thuở” qua bức hình “Chiếc Cầu Ao”. Một cô gái quê đang ngồi ở cầu ao nhúng chân xuống ao súng, chạm vào nước mát, chạm vào sức sống rất Việt Nam, như kiểu

Chiều chiều ra đứng bờ ao

Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều. 

Nhà ảnh Trần Cao Lĩnh đã làm cho người xem xúc động, không rời mắt được, vì đọc được chính mình trong đó. Ông đã bơm được chất sinh động vào cảnh tĩnh là vì ông “biết lột vỏ ngoài tầm thường để thấy rõ được giá trị bên trong của hình ảnh” như lời ông nói về “động tĩnh trong ảnh”.  

CHỤP ĐƯỢC HỒN VIỆT

Những kinh ngạc thì vốn sẵn đấy, nhưng ít người thấy được. Phải có con mắt nhạy cảm cỡ của Cao Đàm, Cao Lĩnh, của Monet, Van Gogh, của linh mục người Ý là Dominici mới dễ nhìn thấy những nét Việt đầy hấp lực. Vị linh mục này đã nhận “Việt Nam Quê Hương Tôi” với cái tên cũng rất Việt Nam là Đỗ Minh Trí. Hình bìa cuốn sách “Việt Nam Quê Hương Tôi” là tấm hình “Chiếc Cầu Ao” của nhà ảnh Trần Cao Lĩnh. Ba bông súng đỏ căng đầy sức sống vươn lên trên mặt nước tĩnh lặng an bình đã làm cho một người Ý vốn có tâm hồn nghệ sĩ  phải chết mê chết mệt. Ngài đã nhìn thấy linh hồn Việt Nam qua những đường nét, màu sắc, hình ảnh đặc trưng Việt Nam: 

“Những người nông dân, nam cũng như nữ, nón lá đội đầu, suốt ngày kiên nhẫn còng lưng để cấy lúa, họ có một sức mạnh chịu đựng gian khổ, một thiện chí lao động, một ý chí tinh thần bền vững lớn lao đến nỗi mồ hôi của họ đủ sức nuôi sống cả nước Việt Nam. Đó là hình ảnh Việt Nam, quê hương tôi ! 

Những đàn ông trai tráng, buổi chiều thách thức với biển cả, tối tối chăm chỉ chài lưới. Những ngư phủ ấy, nam cũng như nữ, đều hết sức khoẻ mạnh, họ dám dầm mình trong sóng dữ, dám thách đố với cuộc sống một cách khôn ngoan can đảm. Đó là hình ảnh Việt Nam, quê hương tôi !

Những cô gái, những người vợ đã dâng hiến cuộc đời cho chồng và luôn giữ dạ trung thành ngay trong niềm cô đơn và đau khổ xa cách, ngay cả trong những ô nhục, xấu hổ vì bị phản bội. Đó là hình ảnh Việt Nam, quê hương tôi ! 

Những con chiên ngoan đạo, đàn ông, đàn bà, thanh niên, thiếu nữ, kể cả các em bé, vào thế kỷ trước đã sẵn sàng chịu tuẫn nạn để giữ đức tin nơi Đức Kitô, những người mà người ta thường gọi là “các Thánh Tử Đạo Việt Nam” đã sẵn sàng lấy máu mình làm chứng tích đức tin. Chính cuộc đời họ là hình ảnh Việt Nam quê hương tôi !

Những người dù nam hay nữ, già hay trẻ, đã ở lại Việt Nam chứ không di tản sang Mỹ, đã sẵn sàng ở lại bên cạnh anh em đồng bào để chia sẻ chén đắng của đau khổ, gánh nặng của nô lệ. Chính họ là hình ảnh Việt Nam quê hương tôi !

Những nhà bác học, những nhà văn, những nhà trí thức đã kiên quyết chịu đựng kếp tù đầy trong các trại cải tạo để trung thành với niềm tin và tín ngưỡng của mình, trung thành với nhân phẩm. Chính họ là hình ảnh Việt Nam, quê hương tôi!

Những người như Đức Cha Nguyễn Văn Thuận và một số người đã dám chia sẻ phần lương thực ít ỏi của mình để cứu những bạn tù đang đói, và dám tự nguyện đi hốt hầm cầu thay cho kẻ khác. Chính họ là hình ảnh Việt Nam, quê hương tôi! 

Những người tỵ nạn dù phải bơ vơ xứ lạ, vẫn cố gắng làm việc để trở thành công dân tốt của quê hương mới. Chính là hình ảnh Việt Nam quê hương tôi! ...

Một nước Việt Nam mà không một chế độ nào, không một cuộc chiến tranh nào có thể xóa được trên trái đất. Một nước Việt Nam mà không một chế độ nô lệ nào có thể chà đạp hoặc khống chế.

Tôi hân hạnh được làm công dân một nước Việt Nam trường cửu, bất diệt như vậy.” (Việt Nam Quê Hương Tôi, trang 18-20).

Linh mục Đỗ Minh Trí ghi nhận hình ảnh cũng như nhà ảnh Trần Cao Lĩnh chụp hình, tất cả đều đã nhìn, đã thấy linh hồn Việt Nam. Tuyệt vời quá. Rời ra sao nổi! Cái vẻ đẹp hút hồn của tinh thần Việt Nam qua bức hình chụp hai bông lan với tựa đề “Trong Ngọc Trắng Ngà”. Dòng tình yêu của mẹ Việt Nam luân lưu suốt lịch sử, chuyển sức sống vào từng mạch máu đàn con qua tấm “Quạt Nồng”. Cái sức sống đó hiển hiện quanh đây trong ánh mắt kiên trì chịu đựng nhưng cũng đầy hy vọng của mẹ tôi, mà cũng là của Tiên Au tổ mẫu.

Cũng là cảnh đánh cá mệt nhọc mà sao nhà ảnh Trần Cao Lĩnh đã thấy và ghi lại được nét sinh động đầy niềm vui như triệu triệu hạt vàng long lanh trong “Mẻ Cá Đầu”.  Cũng là đồng ruộng Cửu Long với lam lũ cầy bừa mà sao con mắt thần kỳ của nhà ảnh này đã nhận ra nét an nhiên hài hòa đất trời qua tấm “Người Ta Đi Cấy”, chứ không phải “người là con vật kinh tế” chỉ biết tranh mồi hay chỉ biết tranh gáy như con gà, đánh giá một người bằng “dóp thơm” hay “dóp giổm”.  Người đánh cá hay một người làm ruộng như đang là một nghệ sĩ hòa nhịp vào khúc luân vũ đất trời, hay như một nhà hiền triết vượt trên cả mọt thứ bằng cấp.

Người ta đi cấy lấy công

Tôi đây đi cấy còn trông nhiều bề.

Trông trời trông nước trông mây

Trông mưa trông gió trông ngày trông đêm

Trông cho chân cứng đá mềm

Trời trong bể lặng mới yên tấm lòng.

Thì ra trong máu mỗi người Việt đích thật đã có sẵn chất thơ, chất nghệ sĩ, mà người ta vẫn thường gọi là Việt tính. Đi kiếm “dóp” đâu nhất thiết chỉ để kiếm tiền khiến phải tranh mồi hay tranh gáy như kiểu gà. Còn phải trông nhiều phía chứ: trời trong, bể lặng, nhà êm... sao cho mọi sự an hòa am hợp với nhau, biến cuộc sống thành một ca khúc mới được. Mỗi người Việt là một người ảnh. Chụp được những đường nét của lối nhìn và lối sống người Việt thì tuyệt quá. Hèn chi mấy ông cố Tây có tâm hồn cỡ linh mục Đỗ Minh Trí chết mê chết mệt là phải.

MỘT VỊ THÁNH TÂY VỚI TÂM HỒN RẤT TA

Trong 117 Đấng Thánh Ta, tôi để ý đến một ông thánh “người Việt gốc Tây”. Đó là thánh Théophane Vénard, mà người Việt thường gọi là thánh Ven. Có mũi lõ mắt xanh đàng hoàng. Vậy mà lại mang máu Việt đặc sệt. Máu Việt trong tâm hồn, nghĩa là có máu thật nghệ sĩ: nhìn thấy cuộc đời là một bài thơ và chụp được những tấm hình ghi nhận toàn những kinh ngạc. Và dĩ nhiên cũng đã nhận “Việt Nam quê hương tôi”. Vậy mà một số người Việt thì lại chỉ thích mang máu Tây máu Mỹ! 

Đang khi máu Tây thì thích biến con người thành những cái máy tranh mồi như kiểu Mỹ, hay chỉ thích lấn lướt tranh gáy như kiểu Đức kiểu Nhật, thì Thánh Ven mê về Á Đông ra mặt.

Có cả một cuốn sách viết về vị thánh “người Ta gốc Tây” này do cố Tây Christian Simonet, và nhà Ignatius xuất bản. Kể cũng lạ. Các thánh Ta thì có gì để viết đâu mà thành cả một cuốn dầy gần 200 trang! Tôi cũng bị nhiễm máu Tây nặng nên nổi tính “nghiên cứu” chộp về đọc một hơi từ đến cuối. Và bèn thất vọng. Chả có gì đặc biệt. Nhập làng Ta thì cũng đúng là thánh Ta, xem ra cũng là thánh “dổm” vậy thôi!

Nhưng chả lẽ vậy? Ít lâu sau tôi đọc lại lần thứ hai. Lần này thì đọc chậm, nhìn kỹ, đọc giữa hai hàng chữ. Tôi bỗng thấy những nét chấm phá mới, mà lại có sẵn trong máu một người Á Đông: nhìn thấy và chụp được những kinh ngạc trong những tầm thường hằng ngày.

Người Au Mỹ đang thèm cái nhìn này quá sức. Hèn chi họ xếp hàng dài đi xem phim Hội Phúc Lạc (The Joy Luck Club) của cô Tàu Amy Tan, hay phim Mùi Đu Đủ Xanh của người Việt Trần Anh Hùng bên Pháp. Những cái nhìn mới là những giải pháp mới cho những bế tắc của cái đà văn minh chán mứa này.

Nụ hồng và chim hót

Thánh Ven sinh ngày 21 tháng 11 năm 1829 tại Saint-Loup-sur-Thouet, một làng quê có sườn đồi dốc Bel Air bên dòng sông Thouet bên Pháp. Chú bé Ven khi mới 9 tuổi đã từng phải đi chăn dê ở vùng đồi cỏ này, và cũng chính cái bầu khí đồng quê thiên nhiên này đã giúp cho chú bé biết mơ mộng. Chú nhìn xa về một chân trời Á Đông và mong một ngày nào đó sẽ trở thành một người truyền giáo, vì chú vừa chăn dê vừa đọc những mẩu tin truyền giáo nói về cái chết tử đạo mới toanh ở Việt Nam của Thánh Cornay Tân, thuộc địa phận Poitiers của chú.

Giấc mơ cứ lớn dần với tuổi đời. Năm 12 tuổi được cha mẹ gửi đi “du học” nội trú trên tỉnh. Và cũng chính trong thời gian này, chú bé Ven bắt đầu biết viết thư. Chú có tài diễn tả tâm tình. Từ những nỗi nhớ nhà, thèm đồ ăn mẹ làm, đến những hãnh diện đứng nhất lớp. Ngày xưng tội lần đầu thì viết thư xin lỗi cha mẹ. Mẹ qua đời lúc chú bé mới 13 tuổi, chị là Mélanie thay thế săn sóc theo dõi em, và cũng là chỗ chú em có thể giãi bày tâm sự trong lúc tuổi đang lớn lên.

Năm 18 tuổi thì chú Ven được vào tiểu chủng viện Montmorillon nơi thánh Cornay Tân đã từng là chủng sinh. Tâm hồn của Ven có nhiều nét tươi sáng, thích diễn kịch vui mỗi thứ năm trong chủng viện. Cha giám đốc đã nhận xét chú Ven đúng là “được sinh ra với một nụ hồng trên môi và một con chim hót bên tai”. 

Năm 1848 lúc 19 tuổi cậu được vào đại chủng viện địa phận Poitiers. Thầy Ven có tài nhìn mọi cảnh vật với một con mắt thật nghệ sĩ. Cái gì cũng được thi vị hóa thành đẹp đẽ sinh động và nên thơ cả. Căn phòng lần đầu tiên được ở riêng được ví như người thân:

“Tôi thích căn phòng này như người thân thuộc, như người mẹ thương con. Hơn nữa, căn phòng là con của tôi, vì tôi sinh nó ra. Mọi sự trong phòng đều nói chuyện với tôi; mọi sự đều có một vài điều thân thương nói với tôi. Khi viết đây, tôi chưa thắp nến; vậy để nhìn rõ hơn, tôi đến ngồi bên cửa sổ, khỏi cần bàn viết gì cả, chỉ cần cuốn sách thần học kê ở đầu gối. Từ cửa sổ nhìn ra là cả một cảnh trí tuyệt vời chưa từng thấy. Bầu trời thì tinh khiết, và bóng tối bắt đầu bao phủ dần lấy tôi và trang giấy. Thôi tôi không viết nữa. Nguệch ngoạc vậy thôi... Ngủ ngon nha”.

Viết cho chị, thầy Ven ca tụng:

Cuộc sống như vậy quả là đầy hứng thú. Thầy Ven đã làm cho nụ hồng nở và tiếng chim hót vang lên từ những gì xem ra tầm thường nhất. 

Được Tặng Kim Cương Bắc Việt

Ngày 3 tháng 3 năm 1851, sau nhiều suy nghĩ trằn trọc, Thầy Ven gia nhập Hội Thừa Sai Paris, sửa soạn nhiệm vụ đi truyền giáo. Thời đó đi tàu sang Á Đông phải mất cả nửa năm trở lên. Mà đi là cầm chắc cái chết với những cuộc cấm đạo dữ dội. Vậy mà người cha cũng như gia đình thân yêu đã bằng lòng chấp nhận dâng của lễ hy sinh.

Trong chủng viện thừa sai, Thầy Ven luôn làm mọi người vui cười, thấy cái gì cũng hấp dẫn cả thôi: từ đài cầu nguyện kính Đức Mẹ ở cuối vườn đến công tác quét nhà. Thầy Ven vừa đạo đức vừa giỏi, giống như pho bách khoa kiến thức vậy. Đối với Thầy, những mầu nhiệm trong đạo quả là những đề tài và những bông hoa thơ tuyệt vời. Thầy có khướu văn chương và biệt tài về viết kiểu thư với hình ảnh và ngôn từ thật giầu. 

Sau khi chịu chức linh mục, Cha Ven được lệnh lên đường sang Trung Hoa, lênh đênh cả mấy tháng trên biển cả mênh mông. Lúc đầu cha hơi buồn vì  Cha vốn ước ao được đi Bắc Việt. Nhưng ý Chúa thật lạ lùng. Vào phút chót hội thừa sai gửi tới một quyết định ngắn gọn: “Cha Ven, để khích lệ Cha, chúng tôi trao tặng Cha viên kim cương là xứ Bắc Việt”. Cha Ven thật vui mừng nói với mọi người rằng từ nay đừng ai gọi tôi là người Tàu nữa, mà xin gọi tôi là người Việt. Thế là Cha Ven bỏ bộ áo Tàu, và mặc bộ đồ Việt chính hiệu: quần trắng và áo chùng thâm. 

Cha Ven được bí mật đưa vào Cửa Cấm năm 1854, lúc nhà Nguyễn đang bắt đạo ráo riết. Nhưng một trường hợp hết sức lạ lùng là nhờ quan Nguyễn Đình Tân làm ngơ cho Cha Lê Bảo Tịnh mở chủng viện, vì vị quan này muốn trả ơn Cha Tịnh đã chữa mình khỏi đau mắt nặng trước đây, mà vùng Bắc Việt tương đối được nới rộng một thời gian. Cha Ven đã giảng bài giảng đầu tiên bằng tiếng Việt tại nhà thờ Kẻ Đoan. Cha sống rất hòa đồng với dân chúng, nên được mọi người thương mến.

Như bông hoa mùa xuân 

Nhưng rồi việc nhắm mắt làm ngơ của quan Nguyễn Đình Tân chẳng kéo dài lâu. Sau khi Cha Lê Bảo Tịnh bị bắt thì cuộc truy lùng các thừa sai trở nên gay gắt. Cha Ven đã bị bắt và bị nhốt vào cũi như một người trọng tội. Trong thời gian trong tù, Cha viết thư về gia đình vĩnh biệt:

“Một lưỡi đao sẽ chém rơi đầu con, như một bông hoa mùa xuân mà chủ vườn yêu thích ngắt lấy. Chúng ta tất cả đều là những bông hoa trồng trên mặt đất để Chúa hái khi nào Người muốn, kẻ trước người sau. Có người là bông hồng thắm, có người là bông huệ trắng tinh, có người là bông hoa tím âm thầm. Tất cả đều cố gắng làm hài lòng Chúa cao cả bằng hương thơm và vẻ đẹp riêng”.

Thánh Ven được phúc tử đạo năm 1861 lúc mới 31 tuổi.

LÂY HỨNG CHO MỘT BÔNG HOA NHỎ NỮA

Thánh Ven tử đạo được 12 năm thì thánh nữ Têrêsa Hài Đồng mới sinh ra. Những lá thư của Thánh Ven viết về gia đình đã được báo chí Công Giáo bên Pháp thời đó đăng tải, như một hấp lực đặc biệt. Lối sống và đường nên thánh thật mới lạ và đơn giản, từ những gì nhỏ bé nhất, qua hình ảnh độc đáo là bông hoa nào cũng đẹp, cũng quí và cũng có những nét đặc sắc riêng. Lối nhìn này đúng là của người Á Đông, của Việt Nam, đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc thành hình một vị thánh khác, đó là Thánh Têrêsa Hài Đồng.

Chả vậy mà ngay trong truyện một tâm hồn, Thánh Têrêsa đã gọi là “Truyện Mùa Xuân Bông Hoa Trắng Nhỏ”. Đúng là ngôn gữ của Thánh Ven rồi còn gì., và cũng cũng cái kiểu tự thuật như viết thư của thánh Ven:

 “Người mở ra trước mắt con cuốn sách thiên nhiên là phong cảnh trời đất. Ngắm cảnh thiên nhiên, con nhận thấy rằng tất cả những hoa Chúa dựng nên đều xinh đẹp hết: mầu thắm hoa hồng  và sắc trắng tinh  hoa huệ, cũng không át được mùi hương hoa tím, cũng không làm mất vẻ đơn sơ xinh đẹp của loài hoa cúc. Phải rồi, nếu tất cả những hoa nhỏ xíu ấy lại muốn làm hoa hồng cả, thì cảnh thiên nhiên sẽ mất vẻ đẹp lý thú mùa xuân, các cánh đồng sẽ chẳng còn muôn hoa rực rỡ nở... Những linh hồn ngây thơ chất phác này chính là những hoa nở ngoài đồng, mà vẻ đơn sơ mộc mạc làm say lòng Chúa, và bởi sự tự nhún nhường ấy, Chúa đã tỏ uy quyền cao cả vô cùng của Chúa ra”.

Thánh Têrêsa kính mến Thánh Ven một cách đặc biệt, và đã từng làm tuần cửu nhật kính Người. Mấy chỗ trong truyện Một Tâm Hồn thánh nữ nhắc tới thánh Ven. Đặc biệt là trên giường bệnh, thánh nữ ao ước được một chút xương thánh Ven. Mà Chúa đã cho thánh nữ toại nguyện. Ngày 6 tháng 9 năm 1897 thánh nữ đã được mẹ bề trên trao cho mẩu xương thánh Ven. Thật là lạ lùng. Thánh nữ đã hôn kính và giữ kỹ không lúc nào rời tay.

Lý do thánh nữ yêu mến Thánh Ven thì chính thánh nữ đã nói với các chị em:

“Cha Ven là một Đấng Thánh Nhỏ. Cha có một cuộc sống giản dị hết sức, cha kính mến Đức Mẹ. Và tình lưu luyến gia đình của Cha không thể tả được. Em cũng thế, em quyến luyến gia đình em lắm”.

Cuộc sống thánh nữ Têrêsa bình lặng quá tưởng chừng chẳng có gì để nói, xem ra còn thua cả thánh Ven nữa. Một hôm nằm bệnh sắp chết, thánh nữ nghe một chị xì xào: “Têrêsa Hài Đồng sắp chết rồi. Chị ấy qua đi không biết mẹ bề trên phải nói chuyện chị làm sao. Chắc mẹ sẽ lúng túng lắm, vì chị ấy đáng yêu thì đáng yêu thật, nhưng chị chẳng làm nên truyện gì đáng nói”.

Và lá thư cuối cùng thánh nữ viết đễ vĩnh biệt chị em đã dùng chính lá thư thánh Ven viết thư về vĩnh biệt gia đình:

“Chúng ta tất cả đều là những bông hoa trồng trên mặt đất để Chúa hái khi nào Người muốn, kẻ trước người sau. Có người là bông hồng thắm, có người là bông huệ trắng tinh, có người là bông hoa tím âm thầm. Tất cả đều cố gắng làm hài lòng Chúa cao cả bằng hương thơm và vẻ đẹp riêng”. 

 “Tình ý và lời lẽ của Cha cũng là của em, vì linh hồn em giống hệt linh hồn Cha”. Cuối thư, thánh nữ ký tên và không quên ghi chú: “Viết theo lời cha Thánh Ven tử đạo”.

Vì thế không lạ gì khi đọc truyện Một Tâm Hồn thấy thánh nữ đã từng ước ao qua Nhà Kín Việt Nam để nhận “Việt nam quê hương tôi” như thánh Ven, như linh mục Đỗ Minh Trí.

NGƯỜI MẸ LUÔN KINH NGẠC

Lối nhìn của Đức Maria là lối nhìn của một nghệ sĩ đúng nghĩa. Nhìn và bỗng nhận ra Chúa luôn hiện diện qua mọi vật mọi chuyện. Và nhà ảnh Maria đã chụp được hình Chúa. Ít nhất có hai chỗ Kinh Thánh nói về con mắt này. Qua biến cố sinh con nơi hang chiên nghèo hèn ở Bê-Lem và lúc lạc mất con khi đi dự đại lễ tại Giêrusalem. Mẹ lấy làm lạ về những chuyện xảy ra, ghi nhớ và suy niệm ấp ủ trong lòng. Và Mẹ bỗng nhận ra mọi sự đang là ơn ban. Đức Mẹ đã diễn tả được niềm vui này một cách tuyệt vời: Linh hồn tôi ngợi khen Chúa, và thần trí tôi nhảy mừng trong Chúa là Đấng Cứu Độ tôi... Chúa đã làm cho tôi biết bao điều lạ lùng... Vì Người đã đoái thương người phận nhỏ.

Đúng là đại tác phẩm về một bông hoa nhỏ. Mỗi việc, mỗi chuyện dù nhỏ bé tầm thường mấy cũng trở thành một kiệt tác đối với con mắt thấy được của nghệ sĩ. Tâm hồn Á Đông là ở chỗ đó. Lối nhìn của  Các Thánh Tử Đạo Việt Nam là ở chỗ đó.

Tất cả đều lạ lùng kinh ngạc. Cuộc sống đầy vẻ hào hứng. Chúa đang hiện ra. Chúa đang biểu hiện qua từng cảnh vật, từng cọng cỏ, từng cành hoa. Người đây, chụp đi.

Lm. Dũng Lạc Trần Cao Tường     www.dunglac.net

VỀ MỤC LỤC

ĐẠO THÁI HÒA

 

Mến yêu Thượng Đế hết lòng,

Thương người như thể con cùng một cha.

Anh chị em sống hài hòa,

Tâm không phân biệt đạo người đạo ta.

Lời vàng tiên tổ truyền ban,

Coi nhau như bát cơm đầy là hơn.

Thương người như thể thương thân,

Công bằng là đạo người ta ở đời.

Trong ta vốn sẵn tính người,

Tha nhân hình ảnh ông Trời hóa thân.

Hơn thua bàn luận đua tranh,

Cả bồ cái lí, tí tình vẫn hơn.

Một điều nhịn chín điều lành,

Trống tôi tôi đánh, thánh anh anh thờ.

Thiên địa nhân, đạo thái hòa,

Tìm về bản sắc Tiên Rồng Việt Nam.

 

Nguyễn Đông-Khê

 

VỀ MỤC LỤC

Thăng Tiến Mối Tương Quan giữa Giáo Sĩ và Giáo Dân

  

LTS.   Tương quan giữa giáo sĩ và giáo dân Việt Nam tại hải ngoại nói chung tốt đẹp, nhưng đó đây cũng có những xung đột khi công khai, khi âm ỉ như những sóng ngầm.   Làm sao để thăng tiến mối tương quan đó là đề tài ông Trần Hiếu, Đại Diện Giáo Dân Miền Tây, đã trình bày trước khoảng 100 linh mục và tu sĩ nam nữ Miền Tây Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam nhân cuộc họp mặt thường niên cuả các vị trong ngày 25/11/05, tại Nguyện Đường La San, San Jose.  Toà Soạn hân hạnh đăng lại bài phát biểu dưới đây và kính mời bạn đọc theo dõi.

 

Kính thưa qúy cha, qúy thầy và qúy soeurs:

Là giáo dân, được tham gia hội họp với qúy cha và qúy tu sĩ  là một vinh dự; nhưng để trình bày một đề tài trước các ngài là một liều lĩnh, vì trước mặt con đây là những người cha và người thầy.  Tục ngữ Việt Nam gọi đó là “Múa rìu qua mắt thợ”.  Tuy nhiên, vì tin tưởng vào sự cởi mở và lòng rộng lượng của qúy cha và qúy tu sĩ, con xin dùng cơ hội nầy để chia sẻ vài suy tư cảm nghĩ của mình trên cương vị một giáo dân đang được các cha chăm sóc mục vụ. 

Con chân thành cám ơn cha Phaolô Lưu Đình Dương, Chủ Tịch Miền Tây Liên Đoàn, đã cho con đến đây và có lời giới thiệu về con.  Con cám ơn qúy cha và qúy tu sĩ đã cho con cơ hội nói chuyện trong buổi họp mặt qúi báu với bầu khí thân mật ấm cúng nầy.  Con xin cám ơn sự bao dung và lòng thông cảm của qúy cha và qúy tu sĩ vì chắc hẳn con không tránh khỏi các khiếm khuyết khi trình bày.  Con cũng xin cầu nguyện cho con.

Đề tài con xin được chia sẻ là “Thăng tiến mối tương quan giữa giáo sĩ và giáo dân”.

Dẫn Nhập

Vào mùa Hè năm 2002, khi tham dự đại hội Liên Đoàn CGVN tổ chức tại Nam Cali, con có dịp chứng kiến sự phản đối mạnh mẽ cuả một số đại biểu vì đề tài “Tương quan giữa giáo sĩ và giáo dân” bị hủy bỏ trong chương trình.  Họ nói rằng chính vì đề tài nầy được quảng bá nên nhiều người mới đến với đại hội, và họ cảm thấy rất bất mãn vì ban tổ chức thay đổi đề tài vào phút chót. 

Trong cuộc Hội Ngộ Niềm Tin tại Rôma năm 2003, con có dịp tham gia một số cuộc họp, và đề mục con thấy gây nhiều tranh luận nhất là nói về hội đồng mục vụ và mối tương quan giữa linh mục với giáo dân.  Trong giờ giải lao, khi nói chuyện với các tham dự viên, con được biết có nhiều xung đột giữa họ và các linh mục quản nhiệm, không phải chỉ ở Hoa Kỳ, mà ở nhiều nơi khác như Pháp, Đức, Bỉ, Canada, và cả ở Úc Châu nữa. 

Với các xung đột nầy, có nơi rất trầm trọng, làm cho con tự hỏi, “Tại sao có tình trạng nầy?  Làm sao thay đổi để mối tương quan giữa hai bên được tốt đẹp hơn?”

Nguyên do của vấn đề

Qua quan sát, tìm hiểu cũng như tham khảo với một số người, con nhận thấy các linh mục Việt Nam, khi làm việc với giáo dân người Mỹ, không gặp các xung đột như làm việc với giáo dân Việt Nam.  Tại sao vậy? 

Có những nhận định cho rằng xung khắc xảy ra là do sự thiếu thông cảm và hiểu lầm về quyền lực, quyền hạn và trách nhiệm giữa đôi bên. Có linh mục cho rằng giáo dân thường hay phê phán thiếu trách nhiệm, xen lẫn chuyện đời vô chuyện đạo, lôi kéo ông cha vào các chuyện đâu đâu, giáo dân không biết cách làm việc, ham chức vị …  Còn người giáo dân thì than phiền linh mục có thái độ coi thường giáo dân, thiếu cung kính trong tế tự, không giảng Lời Chúa, thích quyền lực, phân biệt đối xử, nóng nảy, độc đoán trong quyết định, hoặc khi đã có quyết định chung rồi tự ý thay đổi mà không bàn thảo. 

Ngoài ra, còn có các lý do khác giữa cả đôi bên như thông tin đối thoại yếu kém, thiếu hiểu biết đường lối mục tiêu hoạt động, không có nội quy, hoặc nội quy không rõ ràng, hoặc không tuân thủ đúng đắn các điều đã qui định, họp hành luộm thuộm, vân vân và vân vân.

Con có nhận xét là các điều than phiền ở trên đều đúng cả.  Xin nêu một thí dụ về Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Liên Đoàn là một tổ chức tương thân tương ái giữa những tín hữu Việt, gồm cả giáo sĩ lẫn giáo dân, nhưng vai trò chủ tịch Liên Đoàn luôn luôn phải là một linh mục.  Khi bàn thảo thay đổi điều nầy trong nội quy, các cha thuộc khuynh hướng bảo thủ nói rằng, nếu để giáo dân lãnh đạo, tổ chức Liên Đoàn có thể bị lôi kéo vào các tranh chấp chính trị.  Các ngài không tin người giáo dân trung thành với lý tưởng mục tiêu của Liên Đoàn, hoặc cho rằng họ chưa trưởng thành, hoặc e ngại giao cho giáo dân nhiều quyền hành.

Khi nói chuyện với một linh mục Việt làm cha sở trong một xứ Mỹ ngài nói làm việc với người Mỹ đỡ phức tạp hơn là làm việc với Việt Nam vì người Mỹ thường phân biệt rõ ràng ranh giới, vai trò và vị thế của họ, không xen lẫn vào công việc của cha sở.  Giáo dân Mỹ cho rằng nếu ông cha làm hay thì công việc của ông chạy, còn làm dở là trách nhiệm của ông.  Ngược lại, ông cha cũng không xía vào công việc của giáo dân, không kiểm soát kềm chế (control) họ. Vị linh mục nầy nói thêm, “Ở đâu các cha biết cách giao việc (delegate) cho giáo dân, tin tưởng họ thì ở đó có sự hài hoà, hợp tác làm việc với nhau. 

Người giáo dân tham gia các công việc của Hội Thánh

Con tin rằng qúy cha không những cần mà còn trân trọng sự hợp tác của giáo dân.  Ngược lại, người giáo dân cũng mong muốn đóng góp phần mình vào các công việc của Hội Thánh.   Biết bao công việc trong Giáo Hội làm sao các cha có thể một mình đảm đương hết được? 

Chúng ta biết, Công Đồng Vatican II cổ võ sự tích cực dấn thân của mọi thành phần tín hữu trong Hội Thánh.  Sắc lệnh Tông Đồ Giáo Dân—Apostolicam Actuositatem tuyên bố:  “Giáo dân có bổn phận và quyền làm tông đồ do chính việc kết hợp với Chúa Kitô là đầu.  Họ được chính Chúa chỉ định làm việc tông đồ, vì Phép Rửa tháp nhập họ vào Nhiệm Thể Chúa Kitô, Phép Thêm Sức làm cho họ thêm mạnh mẽ nhờ quyền năng của Chúa Thánh Thần” (Đoạn 3).

Công Đồng cũng nhắc nhở các giám mục trong Sắc lệnh về Nhiệm Vụ Của Các Giám Mục Trong Giáo Hội—Christus Dominus như sau: “Trong việc thể hiện nỗi lo lắng mục vụ, các giám mục phải dành cho tín hữu của mình những vai trò thích hợp trong các công tác của Giáo Hội, đồng thời phải nhìn nhận họ cũng có bổn phận và quyền lợi tích cực góp sức vào việc xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô” (Đoạn 16).

Trong Tông Huấn Người Tín Hữu Giáo Dân, Đức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói đến hình ảnh người giáo dân như là người thợ làm vườn nho của Chúa.  Họ đứng xớ rớ cả ngày ngoài đồng mà không có việc làm, thế thì người chủ ruộng mới nói, “Cả các anh nữa, hãy vào làm vườn nho cho tôi” (Mt 20:7). 

Với người Việt Nam, việc giáo dân tham gia vào sứ mệnh của Giáo Hội đã có một truyền thống lâu đời.  Trong thực tế vì thiếu linh mục hoặc các linh mục không được tự do hành đạo ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, các giáo dân đã đảm nhận nhiều trách nhiệm quan trọng của xứ đạo và là cánh tay nối dài của các chủ chiên.  Trong số 117 vị thánh tử đạo Việt Nam mà Giáo Hội vừa cử hành kính nhớ hôm qua, có 42 vị là giáo dân, kể cả một thánh nữ.  Họ là những quân nhân, quan chức, thương gia, nông dân và nhiều người là những chức việc, thành viên hội đồng giáo xứ.  Điển hình là Thánh Emanuel Phụng, một trùm họ, người có lòng qúy mến các cha và là cộng sự viên đắc lực của các ngài.  

Căn bản thần học việc giáo dân tham gia công việc của Hội Thánh

Có một số ý tưởng đặc biệt từ truyền thống Giáo Hội đã được phản ảnh trong Công Đồng Vatican II về việc giáo dân tham gia công việc của Hội Thánh, đó là:

Thứ nhất, sự hiệp thông (Communion):

Theo tinh thần nầy, người Kitô hữu được chọn và liên kết bởi Thiên Chúa. Thánh Phêrô Tông Đồ nói:  “Anh em là dòng giống được tuyển chọn, là hàng tư tế vương gỉa, là dân tộc thánh, dân riêng của Chúa, để loan truyền những kỳ công của Người, Đấng đã gọi anh em ra khỏi miền u tối, vào nơi đầy ánh sáng diệu huyền” (1Pr 2:9). 

Thứ hai, sự tham gia (Participation):

Vì Phép Rửa Tội biến mỗi người thành dụng cụ thi hành sứ mạng Cứu Chuộc của Chúa, nên không riêng gì giới giáo sĩ, mà người giáo dân cũng có bổn phận làm cho Nước Cha trị đến.

Thứ ba, sự bàn hỏi, tham khảo (Consultation):

Từ khởi đầu của Giáo Hội, các vị lãnh đạo thường bàn hỏi với cộng đoàn.  Chúng ta thấy trong sách Tông Đồ Công Vụ và trong Thư Gửi Tín Hữu Galát (TĐCV 15, Galatians 2), là khi các tông đồ và kỳ lão họp lần đầu tiên tại Jerusalem để thảo luận về vấn đề giữ luật Môisen, họ đã không quyết định cho đến khi Thánh Phaolô và Thánh Barnaba hiện diện và có cơ hội trình bày.  Sự tham khảo giúp có ý kiến khôn ngoan và giúp duy trì sự hợp nhất trong cộng đoàn.

Thứ tư, qùa tặng của Thiên Chúa (Gift):

Mỗi người Kitô hữu là một qùa tặng của Thiên Chúa.  Họ được Chúa ban cho các tài năng, các nén bạc để sinh lợi cho Ngài. 

Vào tháng Bảy năm 2000, trước khi trở thành Hồng Y, Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Văn Thuận đến thăm San Jose.  Trong một cuộc trò chuyện thân mật với một số linh mục và vài giáo dân mà con được dịp tham dự, ngài nói:  Vào năm 1966 lúc đang làm giám đốc chủng viện, ngài viếng Đền La Vang, và đã cầu xin Đức Mẹ để được làm giám mục.  Khi nghe vậy, con hơi ngạc nhiên.  Nhưng ngài giải thích, “Làm giám mục làm được nhiều việc lắm, có thể mở dòng tu, lập giáo xứ, phong chức linh mục, đào tạo giáo dân... mà mình nghĩ mình làm được.” Một năm sau, ngài được cử làm giám mục.

Vì vậy, một câu hỏi được đặt ra cho chúng con, những giáo dân, đó là “Có khi nào chúng con cầu xin Chúa, xin Đức Mẹ cho mình cơ hội tham gia vào các công việc của Hội Thánh không?”

Giáo dân chúng con kỳ vọng gì nơi các cha?

Đức Hồng Y Piô Laghi, khi còn là Tổng Giám Mục Sứ Thần Tòa Thánh ở Hoa Kỳ, được người ta hỏi, “Tiêu chuẩn nào để chọn một vị làm giám mục?”, ngài đã trả lời, “Chúng tôi cố gắng tìm một vị thánh”.  Chúng con không kỳ vọng các cha là những vị thánh nhưng chúng con mong muốn người mục tử chăn dắt mình phải là người rao giảng Phúc Âm và sống Phúc Âm.  Linh mục là người được “phong chức thánh”, tức là được Chúa chọn cách riêng để thực hiện vai trò cứu chuộc và thánh hóa của Giáo Hội.  Linh mục tiếp xúc với quần chúng nhiều hơn với cấp trên và được coi là “mặt tiền” của Giáo Hội.  Bởi thế, linh mục phải phản ảnh phần nào các đức tính của Giáo Hội như:  thánh thiện, siêu phàm, tận tụy. 

Giáo dân kính trọng linh mục vì giáo dân mến yêu Giáo Hội.  Giáo dân sống và hoạt động giữa xã hội, đem đạo vào đời.  Vai trò của hai bên bổ túc cho nhau nhưng khác nhau.  Con được dịp tham dự một bữa cơm của một ông Chủ Tịch Cộng Đoàn, có Cha Quản Nhiệm và vài thành viên Hội Đồng Mục Vụ tham dự.  Sau vài lon bia ngà ngà say, ông chủ tịch mới nói với cha quản nhiệm, “Thưa cha, cha cứ lo thần quyền, con thế quyền cha để tụi con lo”.  Lúc đó mọi người cười, nhưng mà con ngẫm nghĩ, ông chủ tịch nói cũng có lý. 

Sắc lệnh về Chức Vụ và Đời Sống Các Linh Mục (Presbyterorum  Orninis) của Công Đồng Vatican II nói về việc hợp tác giữa linh mục và giáo dân như sau:

“Các linh mục phải thành thật nhìn nhận và nêu cao phẩm gía và vai trò riêng biệt của giáo dân trong sứ mệnh Giáo Hội.  Các ngài cũng phải thành thật kính trọng sự tự do chân chính mà mọi người có quyền được hưởng trong xã hội trần gian.  Các ngài cũng phải sẵn lòng lắng nghe giáo dân, lưu ý đến nguyện vọng của họ trong tinh thần huynh đệ, nhìn nhận kinh nghiệm và khả năng chuyên môn của họ trong các lãnh vực khác nhau của hoạt động nhân sinh, để cùng với họ có thể nhận biết những dấu chỉ của thời đại… Các ngài phải đặc biệt lưu tâm đến những ơn lôi kéo một số giáo dân tiến xa hơn trên đường thiêng liêng.  Các ngài phải tin tưởng trao phó nhiệm vụ cho giáo dân trong việc phục vụ giáo hội, để cho họ được tự do và có lãnh vực hoạt động;  hơn nữa, lúc thuận tiện, phải khuyến khích họ tự ý đảm trách công việc”  (đoạn số 9) 

Xây dựng mối tương quan giữa giáo sĩ và giáo dân

Công việc mưu sinh hằng ngày của con là làm công tác xã hội, đặc biệt chuyên lo về vấn đề an sinh trẻ em và giúp đỡ những người có các vấn đề gia đình.  Việc con làm có hiệu qủa hay không, tùy thuộc nhiều vào sự tin tưởng (trust) mà thân chủ (clients) dành cho con và mối quan hệ (relationship) con xây dựng được với họ.  Trong hầu hết các trường hợp, con thấy mình có hiệu qủa hơn khi biết nhìn người thân chủ của mình như là người anh em và biết đối xử với họ bằng một niềm tôn trọng (respect).  Đây chính là bí quyết nghề nghiệp, nhưng khi áp dụng điều nầy trong các hoạt động đạo đời khác, con thấy cũng có kết qủa tương tự.

Tại sao chúng ta đặt sự xây dựng mối tương quan cá nhân là quan trọng?

Chuá Giêsu là đấng đã dùng sự tiếp xúc cá nhân để kêu gọi và hoán cải người khác.  Phúc Âm ghi lại việc Chúa tuyển mộ môn đệ bằng cách Ngài gặp từng người, kêu đích danh họ.  Và khi gặp ai, Chúa nói, “Hãy theo tôi”.  Kết qủa là, có người theo, có người không.  Nhưng mà Chúa không bao giờ nản lòng.

Đọc sách Tông Đồ Công Vụ, chúng ta thấy các thánh tông đồ đã xông pha đi đến tận nơi gặp gỡ tận người để rao giảng Tin Mừng.  Ngoài ra, các thánh, nhất là thánh Phaolô, còn viết thư khuyên bảo, khích lệ các cộng đoàn tín hữu.  Nhìn hoạt động của Đức Cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ II, chúng ta thấy ngài rất chú trọng việc đích thân đi đến các nơi.  Ngay cả khi tuổi gìa đau yếu, ngài cũng không từ nan một khi ngài có thể đến được. 

Chắc hẳn chúng ta còn nhớ một vụ xì căng đan cách đây không lâu của Tổng Giám Mục Milingo, người Phi Châu.  Ông đã bị quyến rũ, nhập đoàn với tổ chức Unification Church của Giáo Chủ Moon, và rồi ông lập gia đình với bà Maria Sung.  Nhưng một kết cục ngạc nhiên đã xảy ra:  Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô Đệ Nhị đã mời ngài về Rôma, đích thân tiếp ngài và nói:  “Nhân danh Chúa Giêsu Kitô, đức cha hãy trở về với Giáo Hội Công Giáo”.  Những lời nầy đã đánh động tâm tư ngài, và ngài đã trở lại với giáo hội.

Qúy cha có một vị thế rất đặc biệt để xây dựng và làm thăng tiến mối quan hệ với giáo dân, cách riêng với những giáo dân lãnh đạo trong Hội Đồng Mục Vụ, trong các ban ngành, hội đoàn.   Mối liên hệ với các vị nầy--con gọi là “mối liên hệ căn bản” (Key Relationships)--một khi được xây dựng, củng cố sẽ giúp ích rất nhiều cho qúy cha. 

Nhưng làm sao để mối tương quan nầy được bồi dưỡng và tăng trưởng song hành giữa đôi bên? 

Con nghĩ, trước hết là phải có tình yêu thương (love).  Đối với người tín hữu, điều nầy chẳng có gì xa lạ.  Chúa nói, “Ngươi phải yêu mến Đức Chúa, Thiên Chúa của ngươi, hết lòng, hết linh hồn, và hết trí khôn ngươi.  Đó là điều răn thứ nhất và là điều răn đứng đầu.  Còn điều răn thứ hai, cũng giống điều răn ấy, là: ngươi phải yêu thương người thân cận như chính mình” (Mt 22:37-39).

Thế nhưng, yêu thương như thế nào?  Đức Khổng Tử dạy chúng ta:  “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”, điều gì mình không muốn người ta làm cho mình, thì mình đừng làm cho người ta.  Chúa Kitô dạy chúng ta một cách tích cực hơn, Ngài nói:  “Vậy tất cả những gì anh em muốn người ta làm cho mình, thì chính anh em cũng hãy làm cho người ta” (Mt. 7:12).

Kế đến, là phải có sự tôn trọng (respect).  Con người ta có nhiều nhu cầu, từ nhu cầu căn bản thấp nhất như ăn uống, nhà cửa, áo quần, thuốc thang khi đau ốm, rồi đi lên như được sự an toàn, tin tưởng, nhu cầu tâm lý tình cảm, và cao hơn nữa là tạo được lòng tự qúy, tự coi trọng mình, và nhu cầu được hài lòng mãn nguyện về cuộc sống của mình.  Một khi tham gia việc chung là họ nhắm đích cao, nuôi chí lớn, nên họ muốn được tôn trọng, được người khác qúy mến mình, được thi thố tài năng, được nhìn nhận khả năng.  Đó gọi là niềm tự qúy (self esteem).

Tôn trọng có nghiã là biết ranh giới của mình, không dẫm chân lên người khác. Nó cũng có nghĩa là biết tận dụng tài năng của họ.  Khi đã giao việc thì tin tưởng người ta có khả năng chu toàn công việc.  Khi có những quan tâm chung thì bàn bạc, thảo luận, cân nhắc trước khi quyết định.  Khi đã có quyết định chung thì thi hành, mà nếu có thay đổi thì phải bàn bạc trở lại, lấy ý kiến, rồi phải giải thích lý do.   

Chính vì để thể hiện sự tôn trọng, trong việc đạo, con nghĩ nên tránh việc bỏ phiếu theo đa số tương đối.   Cố gắng tìm giải pháp đồng thuận, vì sự đồng thuận đòi hỏi thảo luận kỹ càng hơn.  Mà nếu phải biểu quyết trước một quyết định quan trọng thì nên có một tỷ lệ đa số thật cao, 2/3 hoặc ¾ tổng số hiện diện… để người thua phiếu cũng không uất ức, oán giận.

Khi làm việc, chắc hẳn qúy cha muốn những người phụ giúp mình là những người nhiệt tình, giàu khả năng.  Qúy cha đừng ngại, cũng như đừng “sợ” những người có khả năng cộng tác với mình.  Nếu được huấn luyện đầy đủ, mà các cha nên giúp họ cơ hội học hỏi, người có khả năng một khi đã chấp nhận thì rất dễ hợp tác làm việc.  Thực ra, kiếm những người nầy không dễ đâu, vì như ông Ross Perot, ứng cử viên tổng thống Hoa Kỳ năm 1992, nói, “Chim đại bàng không đi thành bầy, phải bắt từng con một”.

Một người giáo dân trưởng thành không muốn ông cha đề cao mình qúa mức, nhưng mong muốn ông cha, khi cần tới mình thì cũng mời mọc một tiếng.  Người giáo dân Việt Nam họ không tự động tới ông cha để xin việc.  Ông Tip O‘Neil, Chủ Tịch Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ thời Tổng Thống Reagan, trong cuốn hồi ký của ông có ghi lại mẩu chuyện với bà cụ hàng xóm.  Ông viết, khi còn trẻ ông thường cắt cỏ, lấy rác, giúp đỡ các việc vặt vãnh cho bà.  Đến khi ông ra tranh cử dân biểu, ông hỏi bà, “Kỳ nầy bà bỏ phiếu cho ai?”.  Bà nói, “Tôi chưa biết!”.  Ông nói, “Uả, thế bà không bỏ cho tôi sao?”   Bà nói, “Tôi không biết ông cần phiếu của tôi không, bởi vì ông không hỏi tôi”.  Vì vậy, khi cần thì phải hỏi, phải yêu cầu, chứ không thể giả định (assume) là người ta đã biết ý mình. 

Tôn trọng cũng có nghiã là biết lắng nghe, biết đàm thoại, biết dùng lời nói cho dễ nghe, tránh việc nổi nóng, khi nóng giận thì biết lấy giờ tạm nghỉ (time-out), biết cám ơn, xin lỗi, khoan dung trước sự bất đồng, tế nhị trong cách cư xử.  Tránh việc phê bình, dẫu cho phê bình xây dựng, mà thay vào đó bằng cách cho phản ảnh (feedback), có nghĩa là đặt địa vị của mình vào địa vị của người đối diện để góp ý.  Lão Tử, một triết gia Trung Hoa, nói, “Biết phải mà cho mình phải là sai. Biết sai mà cho mình sai mới là phải”.  Chính thái độ nầy làm cho chúng ta khiêm tốn hơn trong cách xử thế và dễ tìm sự cộng tác nơi những người khác. 

Ở đây con cũng xin có lời bàn về cách xưng hô.  Thỉnh thoảng con được nghe một cha trẻ tuổi hơn xưng “em” với mình.  Có lẽ ngài tôn trọng mình, nhưng thú thực, con ngại vô cùng và không thích lối xưng hô đó.  Có cha, khi nói với giáo dân lớn tuổi, không biết xưng hô ra làm sao thì nói trổng, hoặc thay vì xưng “tôi”, lại xưng “đây”, “mình”, hoặc “cha” nghe rất ngượng ngập.

Người giáo dân chúng con xưng “con” với các cha đã quen, nhưng trong một số trường hợp việc xưng hô “cha, con” cũng gượng ép.  Ví dụ, trong một cuộc họp vài chục giáo dân và có một ông cha, thì tự nhiên mọi người phải đổi cách xưng hô, xưng “con” với tất cả mọi người, ngay cả khi điều phát biểu không nhắm tới ông cha.  Con nghĩ, trong trường hợp nầy, hoặc khi có người ngoài tôn giáo, các cha nên đi bước trước bằng cách “cho phép” mọi người xưng “tôi” với nhau.  

Con liên tưởng tới công việc của sở con.  Khi có một người mới vào trong đơn vị của mình, vì họ trẻ hơn, thì họ tự động xưng “em” với con.  Con nói với họ, “Không.  Tôi muốn cô xưng “tôi” hoặc xưng tên với tôi, chứ đừng xưng “em”.  Tôi cũng muốn cô xưng “tôi” với những người khác, để dễ làm việc”.  Một chuyên viên xã hội (social worker), đại diện quyền uy của sở đi khuyên bảo người ta mà xưng “em” thì làm sao người ta nghe.  Hoặc khi phải tranh cãi với các đồng nghiệp, mà xưng “em” thì chưa chi vị thế của mình đã bị lép vế rồi.  Những người nầy, lúc đầu họ cũng hơi ngần ngại nhưng một thời gian sau thì quen. 

Kính thưa qúy cha và qúy tu sĩ

Tuần vừa qua, Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ kết thúc đại hội thường niên và các ngài đã cho phát hành một tài liệu có tựa đề Co-Workers in the Vineyard of the Lord—Những Đồng Nghiệp trong Vườn Nho của Chúa, đưa ra các hướng dẫn nhằm phát triển khả năng người giáo dân tham gia các công việc của Hội Thánh.  Hiện có trên 30 ngàn giáo dân làm việc ăn lương trong các cơ cấu cuả Giáo Hội Hoa Kỳ.  Họ là chuyên viên các ngành, đảm trách nhiều chức vụ quan trọng như chưởng ấn giáo phận, giám đốc học chánh, hiệu trưởng, điều hành giáo xứ, giáo sư, lục sự, ký giả, …  Việc hợp tác giữa giáo sĩ và giáo dân, vì thế, quả là cần thiết, vì  có như thế các công việc của Hội Thánh mới được trôi chảy. 

Để kết thúc phần chia sẻ, con xin có câu hỏi với qúy cha và qúy tu sĩ: 

“Vào cuối cuộc đời phục vụ, qúy cha và qúy tu sĩ muốn người ta nhớ đến mình điều gì?” 

Một chiến sĩ Phúc Âm?  Một chủ chăn xây dựng hoà bình?  Một ông cha hiền lành?  Một người có lòng thương kẻ nghèo?  Một thầy dạy sự thật? Một nữ tu vui vẻ?… 

Tất nhiên, Chúa sẽ thưởng công qúy cha, qúy tu sĩ theo lượng từ bi của Ngài; nhưng người giáo dân chúng con vẫn luôn biết ơn và ghi nhớ hình ảnh của những người đã tận tụy cho sứ mạng thánh hoá và gây hoán cải con người.  Là giáo dân, chúng con mong muốn cộng tác với giới giáo sĩ để góp phần vào sứ mạng hết sức cao đẹp đó.

Chân thành cám ơn qúy cha và qúy tu sĩ-

Trần Hiếu, 25/11/2005, Lasan, San Jose 

 

VỀ MỤC LỤC

Nhìn lại Đời Sống

1-      Tôi tiết kiệm nhiều; nhưng hạnh phúc vẫn xa vời.

2-      Bạn có những ngôi nhà rộng lớn; nhưng tâm hồn vẫn nhỏ bé.

3-      Tôi có nhiều thỏa hiệp; nhưng không chịu thực hành.

4-      Bạn có nhiều kiến thức; nhưng vẫn ít rộng lượng và thông cảm.

5-      Tôi biêt nhiều về y khoa; nhưng sức khỏe vẫn bị đe dọa.

6-      Bạn biết tăng thêm của cải; nhưng lại làm giảm những giá trị của tâm linh.

7-      Tôi ngụy biện nhiều; nhưng yêu thương ít và đối xử bất công.

8-      Bạn chỉ biết vội vàng, mà không biết chờ đợi.

9-      Tôi đã từng đi khắp đó đây; nhưng quên thăm người hàng xóm.

10-  Bạn đã từng chế ngự thế giới bên ngoài; nhưng quên thế giới bên trong.

11-  Tôi có nhiều nguồn thu nhập cao; nhưng cảm thấy vẫn chưa đủ.

12-  Bạn có nhiều thời gian rảnh rôĩ; nhưng vẫn ít niềm vui.

13-  Tôi có nhiều thứ để ăn; nhưng vẫn còn nhiều người đói khổ.

14-Bạn có nhiều tiền của, vàng bạc; nhưng trong gia đình vẩn lục đục.      

15-Tôi có nhiều nhà cao cửa rộng; nhưng mái ấm gia đình lại tan vỡ.

 

Chính vì thế tôi đề nghị:

1/ Đừng bỏ qua một ngày nào; nhưng hãy xem như là một cơ hội đặc biệt.

2/ Hãy dành nhiều thời gian cho gia đình và nhưng người thân thương của bạn.

3/ Nên hưởng cuộc đời là một chuỗi liên tục của những giây hạnh phúc.

4/ Hãy gạch bỏ những cụm từ như: “một ngày nào đó, hay một lúc nào đó.”

5/ Hãy sống ngay bây giờ và hãy dứt khoát quên đi: “một lúc nào đó.”

6/ Hãy nói với gia đình và bạn bè là “chúng ta yêu thương họ rất nhiều.”

7/ Hãy trang trọng với những gì làm cuộc đời bạn vui tươi.

8/ Mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi giây phút đối với bạn thật giá trị.

9/ Bạn không bao giờ biết trước, vì đây có thể là giây phút cuối cùng của bạn.

Và nếu bây giờ bạn nghĩ rằng: Bạn quá bận bịu không thể dành cho bạn một vài giây phút để gởi thông điệp này đến cho một ai đó mà bạn quí mến…

Rồi bạn tự nhủ, đợi một lúc nào đó, thì bạn nên ghĩ rằng: Bạn có thể một lúc nào đó, sẽ không còn trên đời này nữa ! ! !

Sưu tầm Định
 

VỀ MỤC LỤC

PHÚ ANH TU XUẤT

 

               Nhất quỷ nhì  ma,

               Thứ ba tu xuất.

          Lời đồn đại cứ tưởng sai ngoa!

          Tiếng xầm xì ngờ đâu đúng thật .

          Từ loắt choắt, đã ăn cơm chủng viện căng mồm,

          Đến loai choai, còn uống nước nhà dòng nứt ruột.

                    Cũng ê a hôm sớm kệ kinh,

                    Cũng ra rả sáng chiều tu đức..

 Tưởng rằng thẳng mặt, dung dăng dung dẻ theo cày!

 Ngờ đâu ngóai đầu , ngủng ngủynh dùng dằng buông cuốc.

 Nghịch như ma âm phủ, so ra đồng lạng đồng cân.

 Phá tựa quỷ nhà chay, sánh lại ngang tài ngang sức.

          Nửa người nửa ngợm kiếm lối chém vè.

          Ba cọc ba đồng tìm đường tẩu thóat.

          Cũng có anh: Gọi dạ bảo vâng!

                      Thật thà chơn chất.

                      Cung cúc dưới trên!

                      Nhịn nhường sau trước.

          Cũng có anh: Mồm giải mép loa!

                      Khẩu xà tâm phật.

                      Dưới rứa trên răng (!)

                      Trong da ngòai ruột.

          Cũng có anh: Học một hay mười,

                      Mẫn minh thông suốt.

                      Giỏi giớm thiên tài,

                      Hay ho kiệt xuất.

          Thế nhưng :

                    “La loi xét la loi!”

                    “Lề luật là lề luật!” 

Người gọi thì nhiều, cứ sảy cứ sàng,

Kẻ chọn thì  ít, cứ đong cứ lọc.

Lũ trẻ thơ, ăn chửa biết no, lo chưa biết tới hồn nhiên!

Bày con nít, ăn không nên miếng, nói chẳng lên lời thưa thốt.

           Cứ tháng tháng từng đứa đứa ra đi,

           Cứ năm năm lại thằng thằng biến mất.

           Đêm chưa sáng,, thảng thốt sợ bề trên!

           Ngày chửa hôm, mơ màng  e giám luật.

 Muốn nên người chài lưới, sao Chúa nỡ thải hồi?

Mong thành kẻ hái liềm, sao Trời đành trục xuất?

Tuổi mười lăm mười bảy, nhà tu đá đít   quặn lòng,

Tuổi năm bốn năm ba, cửa tục  chổng mông  sốt ruột.

           Mắt ướt đoanh tròng!

           Cổ khô nghẹn nấc.

Đeo mang tai tiếng “Phá gia chi tử” bực mình,

Gánh ách thị phi “ Nghịch tử vô tâm” tức uất.

Có đúng chăng: Nhiều hệ lụy, đường chánh quả liêu xiêu ?

Hay chắc phải : Vụng đường tu, nẻo thế trần lập cập ?

           Hòan cõi tục uống ngụm nước đục bùn,

           Hồi thế trần ăn gắp cơm ô trọc.

            Thì bùn đục!  Tớ quậy  tới bến tới cùng,

Thì trọc ô! Ta chơi ra trò ra mặt.

Vang danh nhà xứ: cứng cổ –- cứng đầu!

Nổi tiếng xã thôn: rắn mày - rắn mắt.

           Dương bản mặt, nháo nháo nhâng nhâng,

           Vểnh râu tơ, lấc ca lấc cấc.

           Oc mượn hồn, nhăn nhở đười ươi,

           Dưa lộn kiếp, láo liên khỉ đột.

Khoa môi múa mỏ Trạng Lợn –- Trạng Quỳnh,

Vỗ ngực xưng tên Thần Siêu –- Thánh Quát.

Học xàm tựa vẹt Thị Điểm - Xuân Hương,

Nói phét như rồng Ba giai –- Tú Xuất.

           Nhà thờ nhà thánh chây lười,

           Hội nọ đòan kia nhếch nhác.

           Lời khuyên nhủ nước đổ lá khoai,

           Câu dậy răn gió bay tuốt tuột.

Chẳng khi nào dòng tộc được nở mặt nở mày!

Không có lúc mẹ cha vơi héo gan héo ruột.

Kẻ chê cười ta cần quái cười chê,

Người trách cứ ta cóc thèm cứ trách.

           Thời niên thiếu, cạn tàu ráo máng rong chơi.

           Lúc trưởng thành, bước quáng bước quàng trật giuộc.

           Thời thời thế,  thẫn thờ đi dạo hành lang,

           Thế thế thời,  tức khí lao thân chiến cuộc.

                  Thằng cụt thằng què,

                  Đứa còn đứa mất.

                  Thằng vào nhà lao,

                  Đứa về ruộng đất.

Đứa cúi đầu cạp đất, sống dang sống dở, nương rẫy cam phận ngựa trâu,

Thằng cắm cổ vượt biên, chết xuống chết lên, biển khơi đối đầu hải tặc.

      Người còn tu, vất va vất vưởng, lao đao,

      Kẻ đã xuất, lận đận long đong, quần quật.

      Sông có khúc, người có lúc, quả mướp đắng ráng nhai,

      Nước có con, gió có cơn, trái bồ hòn cố nuốt.

                    Thì thôi yên phận vợ con,

            Đành nhẽ cam phần gia thất.

            Lo toan con trẻ đầu cuộc mở mày,

            Hầu hạ mẹ cha, cuối đời nhắm mắt.

Thời  quá khứ, suy đi  đấng bậc khắt khe,

Đến bây giờ, nghĩ lại bởi ta quá quắt.

Tu mà dạ chẳng thanh, hổ phận đời tu!

Tục mà lòng không trọc, an phần cõi tục.

            Tình không hẳn dây oan,

            Tu chắc gì cội phúc.

Bạn đồng  sàng , nỡ nào  phân biệt dưới  trên,

Người dị mộng , lẽ đâu tị ganh sau trước.

Cơn bĩ cực biệt ly đứa mầt đứa còn.

Hồi Thái lai xum họp thằng cười thằng khóc.

 

            Mừng mừng  mươi đầng trọc đầu !!!

            Tủi tủi trăm ngài tu xuất!!!…

           

                                         Đón  xuân 2005.

                                         Nghiệt Chướng

 
VỀ MỤC LỤC
Truyện Cái nồi

 

Những lần đi trại Hướng đạo trên Đà Lạt, cả toán Băng Ngàn của chúng tôi chỉ dùng có mỗi một cái nồi. Để nấu đủ thứ. Ít là ba món: canh, thịt kho, và dĩ nhiên là có cơm.

Chúng tôi kho thịt trước rồi múc thịt ra đĩa. Sau đó nấu canh. Múc canh ra cái gà –mèn (gamelle), tráng sơ cái nồi, rồi nấu cơm. Bữa nào đói bụng, hầu như việc rửa chén sẽ rất nhẹ nhàng vì chúng tôi nhai đến miếng cháy cuối cùng, và vét đến hạt cơm cuối cùng của miếng cháy.

Thỉnh thoảng ban tối còn nấu một nồi chè để nhâm nhi sau khi lửa trại. Bốn món mà chỉ cần có một cái nồi. Bà  nào dám bảo mấy ông chủng sinh Sao Biển tu ra là vụng về nào ?

Vì thế tôi thật ngạc nhiên khi thấy cô nhà tôi ‘sắm gì mà sắm’ nhiều nồi đến thế ! Nhà chỉ có bốn cái miệng, mà có đến những hai bộ nồi. Thêm một bộ mới còn cất trong hộp.

Bộ đang dùng thì có đầy đủ hai nồi to, hai nồi nhỡ, hai nồi nhỏ, một chảo to, và một  chảo nhỏ. Trong bếp lại còn có riêng hai nồi thật nhỏ, một cái có cán bằng inox mà cô nhà tôi chỉ dùng để thắng đường làm bánh, không dùng vào việc gì khác.

Rồi lại có thêm hai cái nồi inox rất to thỉnh thoảng dùng để nấu phở hay luộc crawfish nữa. Nồi to đến nỗi mỗi lần con cháu họp mặt tại nhà ông bà nội, bà hay gọi phone :

-“Mẹ Tuyến này, nhớ cho mẹ mượn cái nồi to nhà bay !” Bà mượn nồi, bà còn mượn luôn cả người rửa nồi nữa chứ không đâu !

Một hôm, chợ Wal-Mart sale cái nồi slow-cook dùng để ninh/hầm thịt Cô nhà tôi “rinh” ngay về một cái.

-“Mámì mua cái này về làm chi ?” Tôi cao giọng .

-“Cô Hương trong hãng bảo mua cái nồi này tiện lắm. Trước khi đi làm chỉ cần bỏ đủ thứ vào, cắm điện bật nút, để đó. Đến chiều về thịt nó nhừ ra.”   Cô nhà tôi ngây thơ trả lời.

-“Trời đất ! Mámì có biết là cái nồi này nó tốn điện lắm không ?” Tôi không cần lịch sự, không cần giữ mình nhẫn nại.

Bực lắm rồi cái thói ai trong hãng nói gì cũng nghe, chỉ trừ ... TÔI.   Tôi nhấc cái nồi nằm bên trong ra, hai tay đưa cho cô nhà tôi, gằn giọng:

-“Mámì có thấy nó bằng gì không? Nó bằng đất sét nung, nặng và dầy chình chịnh như thế này... mà lại để cả một ngày từ sáng đến chiều,  thì tha hồ mà trả tiền điện.

-“Mámì đâu có biết. Thì để em trả. Làm gì mà to miệng vậy !” Cô nhà tôi nhẫn nhục trả lời.

Lúc bấy giờ tôi mới nhận ra chú nhóc Em đã ngưng tập đàn, đang nhìn và lắng nghe chúng tôi “đánh nhạc đám cưới”.

Tức khắc cơn giận của tôi nguôi xuống. Vì không muốn chú nhóc nghe “cải lương” miễn phí, tôi trừng mắt:

-“Em, tập đờn đi.

Tiếng đờn len lén vang trở lại, pha chút ngập ngừng.

Hoá ra, phụ nữ và nhà bếp là hai “thứ” liên quan với nhau. Chuyện bếp núc, là chuyện của phụ nữ. Điều này ai lại chả biết ? Hồi còn đi tu, mấy cô em gái của tôi vẫn cùng với mẹ chia nhau lo lắng chuyện bếp núc. Đi chợ, nấu ăn, rửa chén là chuyện đương nhiên mấy bà phải lo. Cánh đàn ông chả bao giờ mó tay vào. Có léng phéng xuống bếp thì mấy bà cũng đuổi đi.

-“Đi lên nhà trên! Con giai đàn ông ai lại vào bếp bao giờ!” Mẹ tôi nhỏ nhẹ bảo thế.

Sau này, thôi tu, có hơi nhác một chút, thì bà không còn nhỏ nhẹ nữa:

-“Làm đi, cái thằng chỉ muốn ăn sẵn!

Lúc “trước” thì không cho làm, còn “bây giờ” thì la lối, như có ý “trả thù”. Vậy nghĩa là làm sao? Tôi vẫn là tôi và vẫn là ‘con giai’ của bà kia mà. Lạ thật.

Nhưng cái khía cạnh cay đắng ủ trong tương quan phụ nữ-nhà bếp thì tôi mới biết được tỏ tường khi đưa... cô nhà tôi… ‘giề dzinh’ mà thôi.

Không biết các bà khác có bị “ám” như vầy không, chứ, cô nhà tôi thích sắm đồ làm bếp lắm. Thấy cái nồi, cái chảo nào đẹp cũng bị cám dỗ mua về, nhưng chảo hay nồi phải là loại non-stick cơ. Chén bát, thìa muỗm cũng vậy, mà phải là hàng xịn mới được, nhất là mấy cái chén, đĩa bằng thủy tinh kiểu cọ, hiệu mác “Mikasa”:

-“Bố không biết gì hết ! Ai ra  vào, nhà mình phải có cái gì bày biện cho nó đẹp mắt dễ coi một chút.  Chứ trống trơn như thế này ai mà coi cho được ?

Vâng cô nhà tôi biết mọi thứ ấy, nhưng lại không chịu biết ký check trả bill:

-“Bố trả được rồi, cần gì phải nhờ đến em.” Cô nhà tôi nhấn  mạnh và dừng lâu hơn ở chữ nhờ.

-“ Vậy cái bộ nồi mới cất trong kia thì dùng làm gì mà mua về để đó ?

-“ Bố không biết gì hết . Em mua về để mai mốt tặng cho Dì nó. Dì Vinh sắp qua chứ lây!

Nói thế thì tôi chịu. Chẳng nói lại được gì.  Chị em họ thương nhau ghê chưa ? Giấy tờ bảo lãnh mới gửi thư nộp tháng trước. Chừng mà Dì nó qua được, không chừng nó sét đến cả cái quai cầm !

Cãi với nhau về chuyện nồi niêu xoong chảo, anh học trò tối dạ luôn bị thầy sửa lưng bắt đầu bằng câu:

-“Bố không biết gì hết ráo!...

Ừ, thì chê tôi tối dạ “không biết gì hết” cũng được đi, nhưng tôi phải cho các bác biết thêm chi tiết này về cô-nhà-tôi-chef-cook. Nồi niêu đầy đủ mọi cỡ mọi loại, thặng dư nữa là đàng khác. Vậy mà cô nhà tôi thường xuyên chỉ dùng một cái nồi mà thôi.

Nấu canh chua cũng nó, luộc rau cũng nó, tráng trứng cũng nó, nhất là kho cá.

-“Chứ kho bằng mấy cái nồi mới cho nó tanh ra à !” Cô nhà tôi thản nhiên trả lời, khi tôi hỏi tại sao không lấy mấy cái nồi mới mà dùng ?(Tôi không hà tiện đâu nhá)

Cái nồi mà cô nhà tôi dùng để nấu tất cả mọi món y như một cái pass-par-tout chính là cái nồi mẹ tôi cho hôm chúng tôi ra riêng.

Ngày đầu tiên ra ở riêng, mẹ tôi cho con trai cái nồi cũ với lời dặn dò ân cần:

–“Mẹ không dùng nữa. Cho chúng bay dùng, Còn tốt chán ! Cũng tại mẹ, hôm mới qua Mỹ, kho xong nồi cá, mẹ tưởng nó bị cháy, nên đem cái bùi nhùi chùi hết từ trong ra ngoài. ”   

Mấy đứa em của tôi giải nghĩa thì bà mới biết đó là lớp nhựa teflon, tráng bên trong nồi để khi nấu đồ ăn không dính vào.

Gia đình tôi qua Mỹ năm 1982. Tôi ra riêng năm 1999. Mười bẩy năm trường, mẹ tôi chỉ dùng cái nồi duy nhất ấy để nấu ăn cho cả nhà bẩy người. Hằng ngày nấu cá, nấu canh, luộc rau… Nấu nhiều đến độ quai nồi đã gần long ra và đáy nồi đã mòn mà vẫn nấu.

Được cái nó bằng nhôm dầy và nặng nên lỡ có va chạm mạnh tay cũng chẳng méo mó. Dùng bùi nhùi bằng kim loại tha hồ lau chùi, nhất là những khi kho cá bị cháy mà vẫn không thấy tiếc xót.

Cái nồi cũ không những chỉ hữu dụng mà còn đa dụng nữa. So với những bộ nồi mới thì chả có cái nào bì được. Nồi mới chỉ có cái mã bền ngoài mới. Treo lên tường nom đẹp, sạch, bóng, nhưng nặng phần trình diễn hơn là thiết thực.

-“Bố nhìn em cái gì vậy ?

Tôi nhìn sững cô nhà tôi. Một tia chớp loé trong đầu, tôi hiểu tại sao có nhiều gia đình đổ vỡ.

Triết học, tâm lý học, xã hội học và tất cả các môn học khác đều thất bại trong nỗ lực tìm hiểu người khác vì Người khác luôn luôn là một mầu nhiệm

Jean Paul Sartre thông minh mấy cũng phải chào thua cái mầu-nhiệm-người-khác ấy, khi ông chua chát: “L’enfer, c’est les autres !”. Nhưng ông triết gia nóng tính này sai bét khi cho người “khác” là hoả ngục.

Thực ra, mọi triết thuyết, mọi ngành khoa học đều thất bại khi tìm hiểu về con người.  Bởi lẽ không thể dùng lý luận để tìm hiểu suy nghĩ của người khác được. Không thể dùng toán học để đo lường tâm tính của người khác được. Cũng không thể dùng tâm lý để suy đoán cảm giác của người khác được. “Suy bụng ta ra bụng người” chỉ tương đối một phần thôi. Nếu nói theo kiểu một ông bạn tôi thì con người là bất khả tư nghi !

“Người khác” luôn là một mầu nhiệm. Mầu nhiệm chứ không phải là hoả ngục vì chưa biết và chưa hiểu mà cho người khác là hỏa ngục như Jean Paul Sartre thì là kết luận ẩu và quá bi quan.

Muốn hiểu đúng và hiểu trọn vẹn người khác, chúng ta phải dùng tình yêu.

Thiên Chúa hiểu biết tường tận mọi người và mỗi người, chỉ vì Ngài yêu họ. Vô tri bất mộ. Đã đành. Nhưng ngược lại thì vô mộ thời cũng bất tri.

Cái logic của tôi là nhà bốn người thì chừng bốn cái nồi là đủ rồi, hay cả nhà ngồi quây quần chung quanh cái bàn cũ để ăn cơm cũng tốt chán ! Cơm ngon là do cơm chứ  không phải do bàn ăn đẹp! Tại sao cô nhà tôi lại sắm thêm những thứ không phải là “cần” mà chỉ là “phù phiếm”.

Có dùng toán học, hay sử dụng đến bao nhiêu bài tâm lý, tôi vẫn không thể nào “hiểu” được cô nhà tôi. Tại sao cô nhà tôi lại như thế này, tại sao cô nhà tôi lại suy nghĩ được như thế ấy ! Tôi chỉ thấy cô nhà tôi là một cái cớ để bực mình!

Nhưng nếu nhà cháu yêu cô ấy thêm một tí thì mọi điều trở nên dễ hiểu hơn. Khi đã yêu rồi thì cô ấy không chỉ dễ hiểu mà còn dễ thương nữa ! Khi ấy tôi sẽ kê được ít nhất một chục rưỡu chỗ lệch chứ không phải vài ba chỗ.

Không phải tình yêu làm cho tôi mù quáng đâu! Nhưng chỉ là vì tình yêu làm chúng ta ‘hiểu đuợc phần nào’ mầu nhiệm. Chỉ có tình yêu mới cảm nghiêm được Mầu nhiệm Thánh Giá. Chỉ dùng tình yêu mới cảm nghiệm Mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. 

Chỉ có tình yêu mới hiểu được cái mầu nhiệm người-khác-cô-nhà-tôi.

Với tình yêu thì cô nhà tôi không còn là người-khác, cũng không phải là một người-khác-nhà-tôi, mà là một tôi-khác !  Với lý luận bình thường thì cái áo mới, cái xe mới là quá ‘dư thừa’ trong nhà, nhưng với tình yêu, thì cái xe mới ấy, cái áo mới ấy là cái xe, cái áo của cô nhà tôi sắm cho tôi.  

Thiên Chúa không lý luận: “Cái thằng tu xuất kia, Ta cho mày ăn học bao nhiêu năm mà lại thôi tu, chuồn ra ngoài đời, sống bê bối như thế kia, mà  còn bắt Ta chết trên thập tự để đền tội cho à!...”. Không, Ngài không dùng  công bình của luận lý, mà Ngài dùng nhân hậu của tình yêu. Vì thế mà Ngài toàn tri.

Ca dao Việt Nam hậu thuẫn cho lập luận này của tôi: “Khi yêu trái ấu cũng tròn!” Trái ấu hình dáng tương tợ như cái đầu trâu với cặp sừng cong cong nhọn, sần sùi xấu xí, chẳng có nét nào tròn trịa cả. Không thế nào thấy cái củ ấu dị dạng kia tròn được. Ngược toán học trăm phần trăm. Chỉ có tình yêu mới làm được phép lạ ấy mà thôi !

Ngồi vào cái bàn ăn mới, cầm cái đĩa trắng nuốt do cái mầu-nhiệm-biết-đi-trong-nhà kia mới mua về, tôi-cái-nồi-cũ cám ơn Chúa đã gửi cho một cây thập-tự-biết-đi kể là khá nặng.

Cái nồi cũ tôi thầm thĩ:

-“Lạy Chúa, ngày trước Chúa từng vác thánh giá một lần. Đã quen rồi, vậy xin Chúa vác dùm con luôn cho tiện!”    

-“Bố lầm bầm cái gì đó ?

-“Bố đọc kinh.” Cái nồi cũ tôi không nói dối. Tôi cầu khẩn tha thiết thì đúng hơn là đọc.

-“Bố, chắc nhà mình phải mua cái toaster mới để nướng bánh sandwich ! Em mới thấy báo nó đang quảng cáo sale.”

Khang Nguyễn, Houston, Texas

VỀ MỤC LỤC

- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin gởi về địa chỉ

giaosivietnam@gmail.com

- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:

Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục vụ của Giáo sĩ;  Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh vực; Mỗi  Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)

- Quí vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại

www.conggiaovietnam.net

Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị

Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác nhau.

TM. Ban Biên Tập

Lm. Luca Phạm Quốc Sử  (TGP Baltimore, Maryland, USA)

 

 

Được chọn giữa loài người và cho loài người; GÍAO SĨ: Xuất phát từ gíao dân, hiện diện vì gíao dân và cậy dựa vào gíao dân, để cùng làm VINH DANH THIÊN CHÚA

*************