Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

 

 

 

 

GÍAO SỸ:
Xuất phát từ gíao dân, hiện diện vì gíao dân và cậy dựa vào gíao dân.
 

 

MỤC TỬ NHÂN LÀNH

 

www.conggiaovietnam.net                          giaosivietnam@gmail.com

Đặc San Điện Tử Giáo Sĩ Việt Nam, Số 2, Ngày Chúa Nhật 20.11.2005


 CÁC SỐ BÁO ĐÃ PHÁT HÀNH                      MỤC LỤC

Mười hai điểm hy vọng cho đời sống Linh mục của thế kỷ XXI           + HY. Px. Nguyễn Văn Thuận

CẠM BẪY TRONG MỤC VỤ  TẠI VIỆT NAM HÔM NAY                                              + Gm. GB. Bùi Tuần

LINH MỤC: SỐNG GẮN BÓ VỚI THÁNH THỂ                                                                                     Giaó Sĩ

HAI MẶT CỦA MỘT CUỘC ĐỜI LINH MỤC                                                                           Gs. Thiện Nhân

Mẹ vội vàng lên đường truyền giáo                                                                           Lm. HỒ NGỌC THỈNH

Làm Một Cái Gì Cho Dân Mình Ngóc Ðầu Lên Ði Chứ!                                          Lm. Trần Cao Tường

TÌNH HUYNH ĐỆ LINH MỤC                                                                                              Lm. Vũ Xuân Hạnh

TU LÀ CÕI PHÚC                                                                                                                        Tvu, San Dimas


Mười hai điểm hy vọng cho đời sống Linh mục của thế kỷ XXI
 

1. Chuyên tâm cầu nguyện để được Chúa hướng dẫn.

2. Chú trọng đến việc Rao giảng và Phụng vụ Bí tích.

3. Yêu thương tất cả mọi người.

4. Đào sâu việc học hỏi Lời Chúa.

5. Sống và giúp người khác SỐNG ĐỨC TIN.

6. Luôn gần gũi và hợp tác chặt chẽ với giáo dân của mình.

7. Quan tâm đến những người nghèo khổ, không tiếng nói và vấn đề công bằng xã hội.

8. Biết sử dụng đúng những khả năng của người giáo dân.

9. Là con người vui vẻ, hạnh phúc.

10. Cập nhật hoá kiến thức của mình để phục vụ tốt.

11. Gương mẫu trong đời sống thiêng liêng và nhân bản.

12. Quyết tâm xây dựng sự hiệp nhất.

+ Hy. Fx. Nguyễn Văn Thuận

VỀ MỤC LỤC

CẠM BẪY TRONG MỤC VỤ  TẠI VIỆT NAM HÔM NAY

 

    Cuối tháng 11/2005 này, Đức Hồng Y Crescenzio Sepe, Bộ trưởng Bộ Truyền giáo của Toà Thánh Vatican, sẽ tới Việt Nam.

    Đây là một chuyến thăm mục vụ.

    Giáo Hội Việt Nam sẽ hân hoan đón tiếp Ngài, cũng trong tinh thần mục vụ.

    Hiệp thông với Giáo Hội Việt Nam, và với Ngài, tôi xin góp phần nhỏ bé trong biến cố này bằng cách dâng lên Chúa đôi chút suy nghĩ về vài vấn đề mục vụ tại Việt Nam hôm nay.

    Trong lý thuyết và trên thực tế, mục vụ là lãnh vực bao la, chứa đựng vô vàn tư tưởng và hoạt động đa dạng. Trên thực tế, Giáo Hội Việt Nam đã và đang tiến về phía trước với nhiều thành quả tốt. Tuy nhiên, con đường sống đạo chẳng bao giờ thiếu cạm bẫy. Trước thực tế đó, tôi nghĩ rằng: Nếu đề cập đến một vài nguy cơ cạm bẫy, thì đó cũng chính là một cách yêu mến Giáo Hội. Vì thế, ở đây, tôi tự giới hạn suy nghĩ của tôi vào vài điểm, mà tâm tư riêng của tôi cho là có cạm bẫy trong tình hình sống đạo tại Việt Nam hiện giờ.

    1. Những đổi mới thiếu bề sâu Phúc Âm

    Ở đây, tôi xin miễn bàn tới việc đổi mới trong xã hội Việt Nam. Tôi cũng không nói tới những đổi mới sâu rộng tại nhiều nơi trong Giáo Hội Việt Nam, nhờ đó nhiều cá nhân và nhiều cộng đoàn đang trở thành những mẫu gương đạo đức cho xã hội. Tôi chỉ xin nói qua về vài thứ đổi mới đáng ngại đang phát triển tại một số nơi trong Giáo Hội địa phương chúng ta.

    Đó là những thứ đổi mới không theo Phúc Âm, mà chỉ theo phong trào đời. Do đó tinh thần thế tục đang lẻn vào trong nhiều lãnh vực, nhất là:

    Trong lãnh vực xây dựng. Trong lãnh vực tổ chức lễ lạy và nếp sống tôn giáo. Trong lãnh vực sử dụng tự do. Trong lãnh vực mở mang uy tín.

    Nhìn sơ qua việc đổi mới trong các lãnh vực trên đây, nhiều người đã thấy có cạm bẫy cài trong đó. Cạm bẫy này đang làm giảm tinh thần Phúc Âm một cách rõ rệt, nếu không tỉnh thức và cầu nguyện.

    Riêng tôi, càng ngày tôi càng xác tín rằng: Sự đổi mới cần thiết cho Giáo Hội Việt Nam lúc này hệ tại ở sự làm cho các tín hữu, nhất là hàng giáo sĩ, tu sĩ, vươn dần tới tình trạng trưởng thành thiêng liêng .

    Thế nào là trưởng thành thiêng liêng? Xin thưa rất vắn tắt:

    Một đàng cần phát triển tốt các nguồn lực tự nhiên Chúa ban cho mình, như trí khôn, ý muốn, trí nhớ, trí tưởng tượng. Các tài năng này, khi phát triển tốt, sẽ là thửa vườn có đất tốt, dễ đón nhận các hạt giống của sự sống thiêng liêng.

    Một đàng là sự sống mới do Chúa Thánh Thần ban sẽ được gieo và đâm rễ trên thửa đất nhân loại đã được chuẩn bị. Các hạt giống của ơn Chúa Thánh Thần sẽ dần dần mọc lên, giúp cho các tài năng nhân loại nơi con người có một cái nhìn mới, những ước muốn mới, những nhân đức mới, những ân sủng mới, những dấn thân mới.

    Những con người được đổi mới như trên sẽ rất khiêm nhường. Họ sẽ là men, là muối, có vai trò rất lớn trong mục vụ.

    Hiểu như thế, tôi e ngại: Một khủng hoảng về sự đổi mới sẽ xảy ra, nếu sự đổi mới chỉ dừng lại và tập trung vào những việc bề ngoài, hoặc bị lạm dụng.

    Ngoài vấn đề "đổi mới" đang có nguy cơ đi vào khủng hoảng, tôi thấy còn một vấn đề nữa cũng có cạm bẫy, đó là vấn đề quy tụ cưu mang nguy cơ phân hoá.

    Tại Việt Nam hiện nay, việc quy tụ là việc rất dễ thực hiện. Chỉ cần một chút quyền, một chút lợi, một chút mới lạ, một chút vui, một chút áp lực là có thể quy tụ một số đông đến cả mấy chục ngàn người. Nhưng trong mọi quy tụ đều có nguy cơ gài bẫy phân hoá.

    2.  Những quy tụ cưu mang nguy cơ phân hoá

    Nếu căn cứ vào quy tụ như một hình thức hiệp nhất, thì sẽ lầm to. Bởi vì dưới hình thức quy tụ vẫn có nhiều phân hoá. Hơn nữa, trong quy tụ nhiều khi lại có cạm bẫy phân hoá, do nhiều phía đặt sẵn. Trên thực tế, tại Việt Nam, tôi thấy mấy thứ phân hoá đau lòng sau đây:

    1. Thứ nhất là phân hoá giữa giàu và nghèo. Khoảng cách giữa giàu và nghèo xem ra càng ngày càng lớn. Ngay trong giới nhà tu.

    Sửa chữa khoảng cách này không phải là chia đều của cải, nhưng là sửa lại cách đối xử với người nghèo. Thí dụ:

    - Quan tâm nhiều hơn đến việc giúp đỡ khẩn cấp và trực tiếp người nghèo.

    - Để ý nhiều hơn đến việc xoá bỏ dần chính những nguồn gốc sinh ra cảnh nghèo.

    - Giúp họ và cộng đồng nhận thức được thiện chí và những đóng góp bé mọn của họ.

    Chúng ta không ca tụng sự nghèo khổ. Nhưng chúng ta kính trọng những người nghèo và đánh giá các việc tốt của người nghèo theo cái nhìn của Chúa.

    2. Thứ hai là phân hoá giữa những cá nhân và những cộng đoàn. Hiện tượng này xảy ra cả nơi những người đạo đức và những cộng đoàn truyền giáo. Lý do rất phức tạp. Như tính tình khác nhau, quyền lợi khác nhau, định hướng khác nhau.

    Giải quyết các thứ phân hoá này, nếu không tế nhị khôn ngoan, sẽ đưa đến những hậu quả tai hại không lường trước được. Lịch sử Giáo Hội và các cộng đoàn đã chứng minh điều đó.

    3. Thứ ba là phân hoá giữa những nhận định và đánh giá. Hiện nay, không thiếu người tốt bị kết án là xấu, không thiếu hành vi xấu lại được coi là vô tội, không thiếu đường lối sống đạo được kẻ khen người chê.

    4. Thứ bốn là phân hoá giữa những gốc gác, phe nhóm và cấp bậc. Người cùng gốc, cùng phe, cùng cấp bậc gây thành một khối quyền lực riêng, với những định hướng riêng, với những loại trừ riêng.

    Thứ phân hoá đáng ngại nhất là thứ phân hoá ngấm ngầm, được che giấu dưới những hình thức quy tụ lớn, nhất trí cao, nhưng chỉ là bề ngoài mong manh, giả tạo.

    Quy tụ cưu mang phân hoá, nếu không được khám phá kịp thời, có thể sẽ gây nên một khủng hoảng cho Giáo Hội và xã hội.

    Đổi mới sai hướng và quy tụ cưu mang phân hoá là hai vấn đề thời sự lớn trong mục vụ tại Việt Nam hôm nay. Cả hai cùng có cạm bẫy.

    Mọi cạm bẫy không bao giờ để lộ nguyên hình, công khai và có báo trước. Riêng trong mục vụ, đặc biệt là ở phòng trào đổi mới và quy tụ, cạm bẫy sẽ rất tinh vi và kín đáo.

    Tôi quá bé nhỏ để đưa ra một cách giải quyết toàn diện. Tôi chỉ xin chia sẻ một ý hướng, mà tôi cho là nền tảng trong mọi cách giải quyết. Ý hướng đó là những người mục tử nên tăng cường đời sống đạo đức nội tâm. Đời sống nội tâm này phải thực sâu. Với đời sống này, tôi sẽ được Chúa ở lại trong tôi. Người sẽ dẫn đưa tôi trong sứ vụ sống phục vụ cho tha nhân. Nghĩa là tôi sống với Chúa và tôi sống phục vụ cho tha nhân. Phải thực sự đúng như vậy trong đức Ái thẳm sâu. Từ đó sẽ đi vào những việc cụ thể, theo nhu cầu cụ thể, hợp với khả năng cụ thể, dưới ánh sáng Lời Chúa dẫn đưa.

Những suy nghĩ trên đây là một của lễ hèn mọn, xin dâng lên Chúa giàu lòng thương xót, trong tay Mẹ Maria nhân từ.

+ Gm. GB. BÙI TUẦN

 

VỀ MỤC LỤC

LINH MỤC: SỐNG GẮN BÓ VỚI THÁNH THỂ

 

Hẳn rằng tất cả chúng ta đều đã được nghe nói về cha “Piô Năm Dấu”, người đã được Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II nâng lên hàng chân phước vào ngày 02 tháng 5 năm 1999. Một trong những điểm nổi bật trên con đường trọn lành của cha, đó là cha đã thực sự sống mầu nhiệm Thánh Thể.

Mỗi ngày cha đều cử hành thánh lễ một cách thật sống động và sốt sắng, nên đã lôi kéo được nhiều người đến với Thánh Thể Chúa. Thánh lễ của Cha thường kéo dài khoảng 1 giờ 45 phút và đôi khi lên tới 3 tiếng đồng hồ. Đối với cha, đó là những giờ phút quí báu, cha như đứng trên đỉnh đồi Canvê và hoàn toàn kết hiệp với Đức Kitô. Ai đã tham dự thánh lễ của cha, sẽ không bao giờ quên được những dáng điệu, những cử chỉ và những lời kinh. Nét mặt của cha  như được chìm đắm trong ơn thánh…

Khi được hỏi Thánh lễ là gì, cha đã trả lời :

- Thánh lễ là sự kết hợp mật thiết giữa Đức Kitô và tôi. Tôi như bị treo trên thập giá bằng những đinh đóng. Bạn sẽ tìm thấy sự thương khó của tôi trong sự thương khó của Đức Kitô.

Cha còn cắt nghĩa thêm :

- Thánh Thể là phương thế tuyệt hảo nhất dẫn chúng ta tiến bước trên con đường thánh thiện. Nhưng phải lãnh nhận Thánh Thể với quyết tâm thanh tẩy hết những gì không làm đẹp lòng Chúa, Đấng chúng ta đón tiếp và kết hợp trong lòng. Phải tham dự thánh lễ như Mẹ Maria, thánh Gioan và Mađalêna đứng dưới chân cây thập giá trên đỉnh Golgotha, nghĩa là cùng tham dự hy lễ đổ máu của Đức Kitô.

Quả thật không sai khi sánh ví tham dự thánh lễ của cha thì “sốt sắng” như được chứng kiến từng giọt máu chảy xuống. Người ta hỏi tại sao cha lại hay khóc trong thánh lễ, thì cha đã trả lời :

- Tôi không muốn để rơi những giọt nước mắt nhỏ nhoi, nhưng muốn đổ xuống cả một giòng suối lệ. Anh em không thấy thánh lễ thật huyền nhiệm lắm sao ?

Từ tháng 11 năm 1966, vì sức khỏe yếu kém, cha dâng thánh lễ ngắn hơn bằng tiếng Latinh và phải ngồi trên xe lăn.

Qua mẫu gương của cha Piô, chúng ta cùng nhau suy nghĩ xem : linh mục phải sống mầu nhiệm Thánh Thể như thế nào ?

     

I-  THÁNH THỂ, CHÓP ĐỈNH CỦA ĐỜI SỐNG LINH MỤC.

Trong thông điệp “Ecclesia de Eucharistia”, Giáo hội từ Thánh Thể, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II đã xác quyết : Thánh Thể không phải chỉ là trung tâm và chóp đỉnh của đời sống Giáo hội, mà còn là trung tâm và chóp đỉnh của tác vụ linh mục. Sở dĩ như vậy là vì bí tích truyền chức được khai sinh ngay từ lúc Chúa Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể, hay nói cách khác chức vụ linh mục được khai sinh cùng với Thánh Thể. (GHTTT 31).

Chính Ngài đã liên kết hai bí tích này lại với nhau một cách chặt chẽ. Thực vậy, trong phòng tiệc ly Ngài đã liên kết bổn phận dành riêng cho các tông đồ và những đấng kế vị với món quà hiện diện của Ngài, món quà biến Ngài trở thành của ăn thiêng liêng nuôi sống linh hồn chúng ta trong một hiến tế duy nhất và cao cả.

Kể từ giây phút ấy và cho tới ngày hôm nay, là tông đồ của Chúa, các giám mục và linh mục đã thực sự chia sẻ sứ mạng tham dự vào khả năng hành động của Đức Kitô.

Khả năng này tỏ hiện rõ ràng nhất khi chúng ta cử hành Thánh Thể. Thực vậy, có thể nói được rằng lúc bấy giờ linh mục cho Chúa Giêsu mượn dung mạo, tiếng nói và đôi bàn tay của   mình : Các con hãy cầm lấy mà ăn…Các con hãy cầm lấy mà uống…Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy. (Lc 22,19).

Ngoài ra, nhìn vào cuộc sống, chúng ta nhận thấy họat động mục vụ của các linh mục thật đa dạng và thuộc nhiều lãnh vực khác nhau, nên rất dễ bị phân tán. Vậy đâu là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, đâu là mối dây liên kết những họat động ấy lại với nhau ?

Công đồng Vaticanô II đã trả lời cho chúng ta hay : sợi chỉ đỏ xuyên suốt ấy, mối dây liên kết ấy chính là bác ái mục vụ. Và bác ái mục vụ này phát xuất trước hết từ nơi Hy tế Thánh Thể. (LM 14). Do đó, hy tế Thánh thể cũng là trung tâm và gốc rễ của toàn thể đời sống linh mục. Nói cách khác mọi họat động của linh mục phải được xuất phát từ Thánh Thể và phải được qui hướng về Thánh Thể.

     

II-  LINH MỤC SỐNG GẮN BÓ VỚI THÁNH THỂ.

Ý thức được tầm mức quan trọng của Thánh Thể đối với linh mục, chúng ta tìm hiểu xem : đâu là những việc cần làm ngay, để nhờ đó, chúng ta được sống gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu Thánh Thể.

Dựa vào Công đồng, cũng như dựa vào thông điệp “Eccesia de Eucharistia”, Giáo hội từ Thánh Thể, tôi xin đưa ra một vài việc làm chính yếu :

* VIỆC THỨ NHẤT, ĐÓ LÀ HÃY CỬ HÀNH THÁNH LỄ MỖI NGÀY.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã lấy lại tư tưởng của Công đồng mà khuyên các Linh mục  như sau :

“Vì thế, người ta hiểu được tầm quan trọng cho đời sống thiêng liêng của Linh mục,  cũng như cho lợi ích của Giáo Hội và thế giới, của việc  thực thi lời khuyên của Công Đồng là cử hành Bí Tích Thánh Thể hằng ngày, “dù việc cử hành không thể có giáo dân  hiện diện , vẫn là hành động của Chúa Kitô và Giáo Hội.” (GHTTT 31).

Như vậy, chúng ta thấy các linh mục được khuyến khích cử hành thánh lễ mỗi ngày, dù có hay không có giáo dân tham dự. Và đặc biệt là ngày Chúa nhật, các Linh mục phải tạo những điều kiện thuận lợi để giáo dân có thể tham dự một cách dễ dàng, bởi vì việc tham dự thánh lễ Chúa nhật là một đòi buộc mà người giáo dân phải chu toàn, trừ khi có một ngăn trở nghiêm trọng nào khác. Sở dĩ như vậy vì thánh lễ Chúa nhật  là một biểu tượng của sự hiệp thông :

“Sự cổ võ đặc biệt hữu hiệu cho hiệp thông , đặc điểm của Bí Tích Thánh Thể, là một trong những lý do của tầm quan trọng  Thánh Lễ Chúa Nhật…..Bí Tích Thánh Thể là nơi đặc biệt để sự hiệp thông luôn được loan báo và được gìn giữ. Đúng thế, nhờ tham dự vào Bí Tích Thánh Thể, ngày của Chúa cũng trở thành ngày của Giáo Hội, như thế Giáo Hội có thể thực hiện một cách có hiệu quả vai trò của bí tích hiệp nhất.”(GHTTT 41).

Vậy đâu là những mục đích, đâu là những lợi ích của việc cử hành thánh lễ ?

Trước hết, khi cử hành thánh lễ, linh mục phục vụ Thiên Chúa.

Thực vậy, khi cử hành thánh lễ là chúng ta dâng lên Thiên Chúa lễ vật tinh tuyền và tuyệt hảo nhất, đó chính là Mình và Máu thánh Đức Kitô.

Như chúng ta cũng đã biết giữa Thánh Thể và hy tế thập giá có một sự liên hệ mật thiết với nhau. Đúng thế, khi thiết lập bí tích Thánh Thể vào buổi chiều ngày thứ năm tuần thánh, Chúa Giêsu cũng đã thực hiện trước phần nào hy tế Thập giá mà Ngài sẽ hoàn tất vào chiều hôm sau, ngày thứ sáu tuần thánh trên đỉnh đồi Canvê.

Vì vậy, Thánh Thể cũng là một hy tế, bởi vì qua đó Đức Kitô trao ban chính mình Ngài tự hiến tế trên thập giá vì chúng ta, cũng như trao ban chính máu Ngài đổ ra để tẩy xóa tội lỗi cho nhiều người.

Từ đó cho đến nay và đối với Giáo hội, Thánh Thể chính là lễ “tưởng niệm” hy tế của Đức Kitô. Khi cử hành Thánh Thể, Giáo hội tưởng nhớ cuộc vượt qua của Ngài, như lời chúng ta vốn thường đọc :

- Lạy Chúa, chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết và tuyên xưng việc Chúa sống lại, cho tới khi Chúa lại đến.

Tưởng niệm mà thôi chưa đủ, chúng ta còn có thể xác quyết một cách mạnh mẽ hơn : Hy tế Thập giá và Hy Tế Thánh Thể chỉ là một. Thực vậy, lễ vật duy nhất là Đức Kitô, chỉ khác biệt ở cách dâng mà thôi. Xưa chính Ngài dâng trên thập giá, còn nay được dâng trên bàn thờ  nhờ tay linh mục. Xưa có đổ máu, còn nay không đổ máu nữa.

“Vì trong hy lễ thần linh được cử hành trong thánh lễ, chính Đức Kitô, Đấng đã một lần dâng mình bằng  cách đổ máu trên bàn thờ thập giá, cũng hiện diện và được sát  tế mà không đổ máu, nên hy tế này thực sự có giá trị đền tội.” (GLHTCG 1367).

 Dựa vào những điều vừa trình bày chúng ta có thể kết luận như sau :

1-  Nhờ Thánh Thể, hy tế Thập giá được hiện tại hóa :

“Giáo Hội liên tục sống nhờ hy tế cứu độ, và đạt đến hy tế đó không phải bằng một kỷ niệm đơn thuần đầy niềm tin mà thôi, nhưng còn bằng một tiếp xúc hiện tại, vì hy tế nầy trở nên hiện diện, hiện diện luôn mãi cách bí tích, trong mọi cộng đoàn hiến dâng nó, qua tay của thừa tác viên được thánh hiến.”(GHTTT 12).

2- Nhờ Thánh Thể, hy tế Thập giá được tiếp tục và kéo dài trong dòng thời gian :

“Bí Tích Thánh Thể không chỉ là việc khơi gợi biến cố đó, nhưng còn là tái hiện mang tính bí tích của biến cố ấy. Đó là hy tế Thập Giá được tiếp tục trong thời gian. Người ta thấy trong nghi lễ latinh một cách diễn tả rất thích hợp về chân lý nầy trong những lời tung hô mà dân chúng đáp lại lời công bố “mầu nhiệm đức tin” của linh mục :  “Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa đã chịu chết”. (GHTTT 11).

Tiếp đến, khi cử hành thánh lễ, linh mục còn phục vụ dân  Thiên Chúa.

Trong thánh lễ, linh mục không phải chỉ tụ tập dân Chúa để dẫn đưa họ đến với Ngài, mà còn thay mặt họ mà dâng lên Thiên Chúa lễ vật tuyệt hảo nhất là Mình và Máu thánh Đức Kitô. Vì thế, sau khi rửa tay, linh mục đã kêu mời :

“Anh chị em hãy cầu nguyện để lễ vật của tôi cũng là của anh chị em được Thiên Chúa là Cha Toàn năng chấp nhận”.

Trong thánh lễ, linh mục không phải chỉ dâng lên Thiên Chúa lễ vật uyệt hảo nhất là Mình và Máu thánh Đức Kitô, mà còn dâng lên Ngài lễ vật của mỗi người tín hữu. Lễ vật của họ chính là những khổ đau buồn phiền, những lao công vất vả họ gặp phải trong cuộc sống thường ngày, bằng cách kết hiệp với hy tế Thập giá của Đức Kitô.

“Nhờ thừa tác vụ của các linh mục, hy tế thiêng liêng của các tín hữu được hoàn tất vì kết hợp với hy tế của Đức Kitô, Đấng Trung Gian Duy Nhất”. (LM 2).

Sau cùng, khi cử hành thánh lễ, linh mục kín múc nguồn sinh lực cho bản thân.

Các linh mục và nhất là các linh mục Việt Nam, thường phải gánh vác nhiều công việc, như người ta thường bảo: Ông cha đi trước, làng nước theo sau. Các ngài được sánh ví như một chiếc chìa khóa vạn năng, passe-partout, nghĩa là lãnh vực nào cũng có thể phải “nhào vô”. Công việc thì quá tải. Áp lực thì nặng nề, nên nhiều lúc đã dẫn tới tình trạng căng thẳng. Stress!

Trong những trường hợp như thế, linh mục sẽ đi tìm cho ra nguồn sinh lực và niềm ủi an ở đâu, nếu không phải là ở nơi Thánh Thể, như lời Đức Thánh Cha đã khẳng định :

“Bằng cách thế nầy, (nghĩa là bằng cách cử hành thánh lễ mỗi ngay), linh mục mới đủ sức thắng vượt tất cả những căng thẳng làm cho ngài bị phân tán trong cuộc sống; mới tìm thấy trong Hy Tế Thánh Thể, trung tâm đích thực của đời sống và tác vụ, sinh lực thiêng liêng cần thiết để đương đầu với những công việc mục vụ đa dạng. Như thế, những ngày sống của ngài sẽ thực sự trở nên  Thánh Thể. “ (GHTTT 31).

Thế nhưng, phải cử hành thánh lễ như thế nào ? Có lẽ chúng ta phải chấp nhận một thực tế đáng buồn, đó là có những linh mục cử hành thánh lễ chỉ vì tiền bạc, có những linh mục cử hành thánh lễ một cách máy móc, cốt làm cho xong bổn phận của mình, có những linh mục vừa cử hành thánh lễ lại vừa lo ra chia trí, hay quát mắng và la lối om xòm…

Vì thế, Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II trong tông thư Dominicae Cenae, đã khuyên các linh mục như sau :

“Khi cử hành thánh lễ, linh mục phải phục vụ Thiên Chúa và giáo dân cách trang nghiêm và khiêm tốn : trong cách cử hành và đọc lời Chúa, ngài còn phải cho giáo dân cảm thấy sự hiện diện sống động của Đức Kitô”. (DC 93).

Đức Thánh Cha mong muốn chúng ta cử hành thánh lễ mỗi ngày cũng trang nghiêm và sốt sắng như cử hành thánh lễ đầu tiên trong cuộc đời linh mục của mình :

“Hằng ngày các con lặp lại lời thánh hiến, làm chứng nhân và người loan báo phép lạ tình yêu vĩ đại xảy ra ngay trên bàn tay các con, hãy luôn tự vấn, nhờ hồng ân Năm đặc biệt này, để cử hành Thánh lễ mỗi ngày với niềm hân hoan và sốt sắng như cử hành Thánh lễ đầu tiên…” (LCXOLVCC 30).

     

VIỆC THỨ HAI, ĐÓ LÀ HÃY CẦU NGUYỆN TRƯỚC THÁNH THỂ.

Tuy nhiên, muốn cử hành thánh lễ một cách trang nghiêm và sốt sắng, chúng ta cần phải chuẩn bị: Bàn thờ và các đồ thờ phượng phải sạch sẽ và gọn ghẽ, âm thanh và ánh sáng phải hài hòa và ấm cúng…

Riêng bản thân linh mục cũng cần phải coi xem mình sẽ cử hành ngày lễ nào? Ý lễ ra làm sao ? Và nhất là cần phải đọc trước lời Chúa, rồi suy nghĩ để gợi ý hay giảng giải cho giáo dân.

Tuy nhiên, điều quan trọng mà Đức Thánh Cha mong muốn, đó là hãy cầu nguyện trước Thánh Thể. Chẳng hạn như :

      - Chầu Thánh Thể :

“Các mục tử có nhiệm vụ khuyến khích, bằng cả chứng tá cá nhân, việc tôn sùng Thánh Thể, đặc biệt là việc chầu Thánh Thể, cũng như việc tôn thờ Chúa Kitô hiện diện trong hình bánh  rượu”.(GHTTT 25).

      - Viếng Thánh Thể :

“Trong ngày, người tín hữu không nên bỏ việc viếng Thánh Thể được lưu giữ trong các nhà thờ với lòng tôn kính đặc biệt, ở một nơi cao trọng, phù hợp với luật phụng vụ, Nhưng lần viếng Thánh Thể như vậy là dấu hiệu tỏ lòng biết ơn, là cách diễn tả tình yêu và nhận ra sự hiện diện của Chúa” (GHTTT 25).

Chính Đức Thánh Cha đã ý thức được giá trị cao quí của những giây phút cầu nguyện trước Thánh Thể và ngài đã làm gương cho chúng ta :

“Trò chuyện thân mật với Ngài và nghiêng mình vào lòng Ngài như môn đệ yêu dấu (Ga 13,25), xúc động trước tình yêu vô viên của trái tìm Ngài là một điều thiện hảo. Quả thật vào thời đại chúng ta, Kitô giáo phải trổi vượt nhất là trong “nghệ thuật cầu nguyện”, làm sao ta không cảm thấy lại có nhu cầu được ở lại lâu giờ, trò chuyện thiêng liêng, tôn thờ im lặng, trong thái độ yên lặng, trước mặt Chúa Kitô hiện diện trong bí tích thánh ? Anh chị em thân mến, nhiều lần tôi đã có kinh nghiệm này và tôi đã múc lấy từ đó sức mạnh, an ủi và sự nâng đỡ”. (GHTTT 25).

 

VIỆC THỨ BA, ĐÓ LÀ LÀM CHỨNG VÀ LOAN BÁO TÌNH YÊU THÁNH THỂ.

Thánh lễ kết thúc, mọi người ra về và bước xuống lòng cuộc đời. Riêng linh mục thì cặm cụi với những công việc của mình.

Mặc dù trong một ngày, chúng ta có những giờ giấc và những công việc nhất định, giờ nào việc nấy. Thế nhưng, chúng ta không sống đạo theo kiểu chia ngăn…Trái lại, chúng ta phải sống đạo trong nhà thờ cũng như giữa lòng cuộc đời. Như thế có nghĩa là đức tin và lòng mến của chúng ta phải thấm nhiễm vào từng tư tưởng, từng lời nói, từng việc làm của chúng ta.

Hay nói một cách khác, chúng ta phải biến cuộc đời chúng ta trở thành một thánh lễ nối dài, như một bài hát đã diễn tả :

“Ta về thôi khi thánh lễ đã hết, nhưng đời ta là Thánh lễ nối dài, đem tình thương Thiên Chúa đến  mọi nơi, ta sống sao để thành chứng nhân…”

Chấp nhận những hy sinh gian khổ và thực thi những hành động bác ái yêu thương chính là cách thức giúp chúng ta sống mầu nhiệm hy tế, biến cuộc đời chúng ta thành một của lễ sống động dâng lên Chúa, đồng thời nhờ đó chúng ta làm chứng và loan báo tình yêu của Chúa Thánh Thể cho mọi người.

III. KẾT LUẬN

“Các con hãy cầm lấy mà ăn”. Trong thánh lễ, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đến tham dự bàn tiệc với Ngài, hiệp thông vào cuộc tử nạn và chia sẻ sức sống phục sinh của Ngài.

Nếu thánh lễ là trung tâm của đời sống Kitô giáo, là nguồn mạch của đời sống Kitô hữu, thì đương nhiên thánh lễ cũng phải là trung tâm và nguồn mạch của đời sống linh mục, bởi vì linh mục xuất phát từ Thánh Thể, linh mục sống nhờ Thánh Thể và sống cho Thánh Thể.

Đời sống của linh mục sẽ èo uột nếu rời xa nguồn sống thần linh này.

 

VỀ MỤC LỤC
HAI MẶT CỦA MỘT CUỘC ĐỜI LINH MỤC.

 

Thoáng nhìn vào cuộc sống của Linh mục, ai ai cũng cảm thấy đời sống đó thật đơn giản, thoải mái, dễ chịu và sung túc về mọi mặt.  Nhưng nhìn kỹ và đi sâu vào cuộc sống của Linh mục, chúng ta mới thấy rõ được những ngổn ngang, phức tạp, những trăn trở, giằng co, và những nhức nhối, khó khăn về nhiều mặt cả Đạo lẫn Đời.

Con người Linh mục chắc hẳn không phải là thần thánh, là thiêng liêng, mà thật sự là một con người như muôn người khác đang sống giữa dòng đời - phải bôn ba, va chạm và giao tiếp với mọi hạng người.  Có những người hiểu và thông cảm, nhưng cũng có nhiều kẻ  không hiểu và chẳng muốn cảm thông gì cả !

Chính vì Linh mục là “con người”, nên cũng mang thân phận của con người với một thân xác nặng nề, yếu hèn, dễ vấp ngã như mọi người, và cũng có hỉ - nộ - ái - ố và  tham – sân – si … không thể nào khác hơn “ông bà nguyên tổ, A-Đam  -  E-Và trong vườn Địa Đàng, mặc dù đã được Thiên Chúa ưu đãi đó”.  Đặc biệt là những cám dỗ thật hấp dẫn của thời đại về: Tiền – Tài – Tình , từ đó phá hủy con người chúng ta ra tro bụi cách dễ dàng !

Mặt khác, Linh mục là con người nhưng mà phải làm những việc thần thiêng “Một KiTô khác” (Alter Christus), để đem thế giới loài người phàm trần tạm bợ này về với Thế Giới Thiên Đường vĩnh cửu mà Thiên Chúa Ba Ngôi cực Thánh đang chờ đón những thành quả của các ngài.

 

Về mặt con người

Linh mục có một cuộc sống độc thân : nên phải tự chăm lo mọi sự trong ngoài cho đời sống của mình, để có đủ điều kiện sức khoẻ thân thể cũng như tinh thần minh mẫn mà hoạt động cho Cộng đoàn Giáo hữu luôn được tốt đẹp. Và chính đời sống độc thân đó mới tích cực giúp Linh mục gặt hái được những thành quả cách mỹ mãn, công bằng và không bị chi phối bởi bất cứ ai hay điều gì ràng buộc cả ! Và cũng chính đời sống độc thân này giúp cho Linh mục không phải lo lắng, ưu tư gì về cuộc sống vật chất hiện tại hay tương lai sẽ ra sao !

Một mình chẳng nghĩ chẳng lo,

Đặt mình là ngáy kho kho ngủ liền.

Tâm tư chẳng nghĩ gì tiền,

Tương lai, hiện tại chẳng phiền vào thân !

Và từ đời sống độc thân đó, Linh mục là của mọi người, không thuộc về bất cứ ai hết, và cũng chẳng là của phe nhóm nào cả !

Nếu ý thức được như thế, mọi người chúng ta sẽ tích cực giúp các Linh mục có một đời sống thật trong sáng, thoải mái, vui tươi và hạnh phúc trong Tình Yêu duy nhất của Thiên Chúa, để từ đó các ngài chiếu giãi Thiên Chúa Tình Yêu đến cho mọi người bằng chính “đời sống gương sáng” là Chứng nhân đích thực của Chúa Kitô giữa trần gian.

Quả thật, Xây Dựng thì khó, mà phá đổ thì quá dễ ! vì thế, tuỳ khả năng và thời giờ mà mỗi người giáo hữu chúng ta phải tiếp tay, cộng tác, đóng góp và giúp sức với Linh mục, để cùng xây dựng một Giáo Hội tươi sáng, thánh thiện và bác ái  ngay ở trần gian này.

Đó là cách truyền giáo hữu hiệu nhất và là dấu hiệu mọi người nhận biết tất cả chúng ta là Môn đệ của Chúa Kitô : vì “Các con yêu thương nhau” (Jn.13,35;15,9-17), nên sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau trong mọi việc cho vinh Danh Chúa.

 

Còn về mặt thần thiêng

Thánh chức, Linh mục là vị Đại Diện của Thiên Chúa trên trần gian, để ban phát các Ơn thánh qua Bảy Bí tích và các Á Bí tích nữa, hầu cho con người được sự trợ lực linh thiêng mà vượt thắng mọi gian tà thế tục.

Và cũng là người hướng dẫn tinh thần, để mọi người sống đúng Lời Chúa mà giáo Hội “vị Hiền Thê của Chúa Kitô” mới am tường và chỉ dạy cách trung thực cho tất cả chúng ta được hiểu biết rõ ràng và đem ra thực hành trong cuộc sống và hoàn cảnh cụ thể của riêng mỗi người.

Chính đây là mặt tích cực, luôn luôn lôi kéo Linh mục tiến lên và vượt thẳng đến mức độ toàn thiện, như Chúa Giêsu Kitô đã khẳng định : “các con hãy nên trọn lành, như Cha các con trên Trời là Đấng trọn lành” (Mt.5,48).

Nếu các Linh mục luôn hăng hái vun tưới và ươm trồng cây thánh thiện này mỗi ngày một mạnh mẽ hơn, thì chắc chắn Ơn Thánh của Chúa được tràn ngập nơi các ngài, và từ đó tưới gội trên toàn thể mọi người chung quanh qua việc gặp gỡ, giao tế, trò chuyện và bàn hỏi cách thiết thực, làm cho cuộc sống tạm bợ này được biến đổi thành một Hạnh Phúc vĩnh cửu ngay từ tại thế.

Còn nếu  Linh mục quên đi cái mặt tích cực này, thì thật là một thảm họa cho mọi người mọi nơi, không hưởng được Ơn Thánh dồi dào và không thể có một Hạnh Phúc chân thật nơi trần gian này. Và từ đó, sinh ra nhiều giống tội, và làm thiệt hại cho Giáo Hội là Mẹ của chúng ta, không thể sinh hoa kết trái  thánh thiện được nơi dương thế này, và như vậy làm sao chúng ta có thể mai sau cùng hưởng Hạnh Phúc bất diệt tuyệt vời trên Nước Trời được !!!

 Nếu mọi người chúng ta đều hiểu rõ Hai khía cạnh của Một cuộc đời Linh mục như thế, thì chắc chắn chúng ta phải cùng nhau tích cực hỗ trợ, giúp sức , và góp phần cải thiện cho các Linh mục mỗi ngày một hoàn hảo, thánh thiện, sáng ngời và tươi đẹp hơn, bằng những hành động cụ thể :

·         Cùng Linh mục, chúng ta tích cực góp phần mình để xây dựng mọi mặt của Giáo Hội được tốt đẹp hơn.

·         Cùng Linh mục, chúng ta luôn luôn chia sẻ mọi gánh nặng, mọi công việc cả Đạo lẫn Đời mỗi ngày cho được hoàn thành cách mỹ mãn như ý Chúa muốn nơi chúng ta.

·         Ý thức Linh mục có chức thánh, chúng ta phải tỏ lòng kính trọng và giúp các ngài hoàn thành chức vụ mỗi ngày một thêm thánh thiện hơn.

·         Ý thức Linh mục cũng là con người yếu hèn như chúng ta, nên chúng ta phải giúp các ngài xa tránh mọi dịp : “nhàn cư vi bất thiện” – “ăn chơi cách phàm tục quá độ” (kiểu Tứ đổ tường), và đặc biệt đừng làm cớ vấp phạm cho các ngài, nhất là nữ giới.Vậy các giáo dân nữ nên ăn mặc kín đáo hơn, không nên phơi bày quá đáng những nét đẹp của mình trước mặt các vị tu hành, cũng như hạn chế mọi giao tiếp không cần thiết, vô bổ, và những cử chỉ thân mật với các ngài. Chúng ta tin rằng việc làm này sẽ có ảnh hưởng rất tích cực trong việc giúp các ngài đi trọn quãng đường dâng hiến cho Chúa. Đó cũng là một việc hi sinh lớn lao giúp các Linh mục được luôn sống thánh thiện. Và chúng ta chắc rằng sự hi sinh đó sẽ được thánh Phêrô ghi công  để rồi ngài sẽ mở cửa Thiên Đàng đón mừng các thánh nữ  sau này.

·         Trong tinh thần anh em của Chúa Kitô, chúng ta sẵn sàng đóng góp ý kiến xây dựng chân tình,cụ thể và đầy thánh thiện, để mọi thành phần Dân Chúa được trở nên hoàn thiện.

Ước gì Cuộc đời Linh mục sống giữa trần gian, nhưng không bị biến dạng, đổi thay vì thời gian, và cũng không bị nhuốm mùi đời mà trái lại thêm “Hương” cho đời, giống như BÔNG HOA SEN ở giữa đầm lầy :

Trong đầm gì đẹp bằng Sen,

Lá xanh bông trắng lại chen nhụy vàng.

Nhụy vàng bông trắng lá xanh,

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.

Mặc dầu, Linh mục là con người, nhưng được mang sứ mệnh của Chúa Kitô, nên phải hoàn tất con đường Thập Giá của Chúa Kitô đến cùng, và mang lại Ơn Cứu Rỗi cho muôn dân nữa:

Đã mang thân kiếp con người,

Ốm đau, yếu đuối, biếng lười thường xuyên.

Ân cần giúp đỡ lời khuyên,

Chớ nên ăn nói huyên thuyên hại đời.

Linh mục là của mọi người,

Chúa Trời ban tặng cho đời thêm Ơn :

An bình, Hạnh Phúc đẹp hơn,

Thiên Đàng sum họp cô đơn không còn !

Hy vọng đôi dòng suy tư cùng chia sẻ với mọi người về Cuộc đời Linh mục có Hai mặt phải trái nói trên, sẽ giúp mọi người chúng ta ý thức hơn và đóng góp thêm những kinh nghiệm cụ thể, để cuộc sống Linh mục mỗi ngày được thêm phong phú và tuyệt vời hơn.

Gs. Thiện Nhân. 

VỀ MỤC LỤC

"Mẹ vội vàng lên đường truyềngiáo“ (Lc: 1,39)

 

Con đường Mẹ Maria đi đến thăm chị họ Êlisabét là một con đường TRUYỀN GIÁO: Mẹ không những mang Tin Mừng, mà mang chính Chúa Giêsu ở trong cung lòng tới cho người khác. Người khác, không những là tất cả mọi người Mẹ gặp gỡ trên đường đi, trong quán trọ bên đường, mà chính là họ hàng thân thuộc. Mẹ dạy chúng ta làm việc truyền giáo từ trong nhà mà ra. Hãy đem Đức Tin đến cho những người sống bên cạnh trước đã. Hãy sống Tin Mừng trong hoàn cảnh hiện tại của mình đi, chứ đừng tính toán những gì  xa xăm vượt quá khả năng.

Trong Tràng Hạt Mân Côi, năm sự vui, ta đọc "Thứ Hai thì ngắm: Đức Bà đi viếng bà thánh Isave, ta hãy xin cho được lòng yêu người“! Thế mà biết bao lần chúng ta đã vô tình hay cố ý làm ngơ trước gương sáng của Mẹ. Nhiều khi chúng ta đã không "lên đường“, hay lên đường quá chậm trễ  -  vì lười biếng, vì thiếu can đảm, vì tính ích kỷ, vì muốn yên thân  -  nên Nước Chúa đã không  "trị đến“ đúng lúc. Do đó ta đánh mất hân hạnh được vui mừng thốt lên như Êlisabét : "Bởi đâu tôi được Thân Mẫu Chúa viếng thăm thế này?“ Xin Chúa, nhờ lời bầu cử của Mẹ, thứ tha cho ta những lỗi lầm đã qua ấy.

Hai phụ nữ, một già một trẻ, gặp nhau trò truyện. Nào có chi đặc biệt? Đó chẳng phải là điều xảy ra hàng ngày ở ngã ba đường, bên bờ giếng, trong siêu thị, nơi trạm đổ xăng hay trong khuôn viên thánh đường, trước cửa nhà thờ? Nhưng Thánh Sử Luca đã quan trọng hóa cuộc gặp gỡ này bằng một câu văn vắn gọn mà súc tích: "Mẹ Maria vội vã lên đường, đến miền núi, vào một thành thuộc chi tộc Giuđa. Mẹ vào nhà ông Giacaria và chào bà Êlisabét...“ (Lc 1, 39-40). Đây không những chỉ là một cuộc gặp gỡ giữa hai chị em họ, hai người phụ nữ với nhau. Nhưng còn là cuộc gặp gỡ đầu tiên của hai người con họ mang trong cung lòng. Một người là Kẻ Dọn Đường, người kia là Đấng Messia. Hai người phụ nữ đang mang thai, hai người mẹ tương lai, cũng mang hai niềm Hy Vọng khác nhau trong lòng. Êlisabét ấp ủ sự cứu rỗi cho toàn dân Israen. Còn chúng ta nhìn  Mẹ Maria như Mẹ của những người sẽ được cứu rỗi.

Trong quá khứ Mẹ đã từng vội vã lên đường đến với nhân loại, không phải Mẹ chỉ từ trời cao nhìn xuống, nhưng là trên mặt đất này, tại những linh địa như La Vang, Trà Kiệu, Lộ Đức, Fatima... Khi tụ tập về đây tham dự Đại Hội Thánh Mẫu là chúng ta kể như muốn  "đáp lễ“ lại, muốn thăm viếng Mẹ. Cuộc gặp gỡ giữa Mẹ và chúng ta chắc sẽ không qua đi một cách uổng công, nhưng phải để lại trong tâm hồn mỗi người một Sứ Điệp thiêng liêng cụ thể.

 

1=  Sứ Điệp thứ nhất: "Sống là gặp gỡ“!

Có biết bao nhiêu cuộc gặp gỡ đã và đang xảy ra trong ĐHTM này? Có biết bao nhiêu cuộc hẹn hò đã được xếp đặt và thực hiện trước khi chúng ta về đây? Các gia đình, bà con, họ hàng, anh chị em tưng bừng hội ngộ bên nhau. Thanh niên nam nữ có dịp giới thiệu đôi bên nội ngoại cho nhau. Và bao nhiêu bạn trẻ khác vô tình gặp nhau năm nay, để rồi hẹn gặp lại nhau „bằng giờ sang năm“? Họ có biết rằng: họ đang theo chân Mẹ Maria? Chính Mẹ và bà chị họ Êlisabét cũng đã hẹn gặp nhau trong nhà ông Giacaria, và Mẹ đã ở lại đó ba tháng trời. Quả thật Mẹ đã hiểu thấu số phận con người. Không ai là một hòn đảo lẻ loi, cô độc. Nhưng sống là gặp gỡ, là có nhau, là nhờ nhau, là giúp nhau. Trong chiều hướng ấy ta thấy Tràng Hạt Mân Côi súc tích ý nghĩa biết bao: "Thứ Hai thì ngắm: Đức Bà đi viếng bà thánh Isave, ta hãy xin cho được lòng yêu người“!

 Cuộc hành trình của Mẹ không phải là đơn giản. Đã vội vàng ra đi, lại còn  phải vất vả vì những con đường khập khểnh, chênh vênh của miền núi. Mẹ lại càng mau thấm mệt hơn, vì đang cưu mang Chúa. Nhưng niềm vui sắp được gặp người thân trong họ hàng, được giúp đỡ bà chị họ trong những ngày sinh nở sắp tới đã làm Mẹ quên hết mọi nỗi nhọc nhằn. Những cuộc thăm viếng nhau chỉ có giá trị khi được sửa soạn và thực hành một cách tự nhiên và vui vẻ. Yếu tố giúp đỡ, thông cảm và tâm sự trò truyện với nhau, tâm đầu ý hiệp, làm tăng thêm ý nghĩa cho đôi bên.

Thiết tưởng Mẹ MARIA đã nêu gương sáng cho chúng ta. Giữa cuộc sống văn minh xô bồ, thời giờ là vàng bạc, có bao giờ ta tự hỏi mình: có ai cần ta tới viếng thăm không? Mẹ đã kín đáo nhắc nhớ ta hãy biết nghĩ đến bà con thân thuộc trước hết, đừng để mình rơi vào cảnh: "Mẹ già ở chốn lều tranh, đói no chẳng biết, rách lành chẳng hay“!  Đối với anh chị em trong nhà, ta nên tâm niệm rằng: "Cắt dây bầu dây bí, chẳng ai cắt dây chị, dây em“!  Vậy lòng thảo hiếu, tình ruột thịt, cũng như mối liên hệ mật thiết đối với họ hàng là nền tảng của lòng bác ái vị tha. Ngoài phạm vi hạn hẹp ấy, ta thấy kinh Mười Bốn Mối có nhắn nhủ: "thứ bốn viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc“.

Các bạn thấy rõ chưa: có biết bao nhiêu cơ hội để ta theo chân Mẹ đi thăm viếng người này người nọ, kẻ ở xa cũng như người ở gần, người ốm trong nhà thương hay kẻ hoạn nạn trong lao tù. Họ là hiện thân của Chúa Giêsu, Đấng đã đồng hóa mình với họ, khi nói: ai cho kẻ đói ăn, cho kẻ khát uống, cho người rách rưới ăn mặc, cho khách độ nhà, làm bất cứ việc gì cho những người sống trong cặn bã xã hội... là đã làm cho chính Người! Ai gặp gỡ thăm viếng những người bé mọn nhất, là thấy Chúa trong họ. Sống chính là gặp gỡ, và ngược lại: gặp gỡ cũng gây nên sự sống cho những người tưởng đã "chết“, đã bị xã hội ngày nay quên lãng, dẹp qua một bên, không thèm đoái hoài tới. Trong cuộc thăm viếng Mẹ đã chứng minh điều đó bằng những lời chứa chan hy vọng của Kinh Ngợi Khen, khi trả lời cho Êlisabét: "Kẻ đói nghèo Chúa ban của đầy dư, người giàu có lại đuổi về tay trắng“.

 

2=  Sứ Điệp thứ hai: "Gặp gỡ là truyền giáo“!

Mẹ Maria vội vã lên đường, không phải chỉ có một mình. Cuộc viếng thăm của Mẹ cũng không phải chỉ nhằm mục đích giúp đỡ chị họ Êlisabét mà thôi. Điều diệu kỳ nhất trong cuộc gặp gỡ này chính là: hai người hiền mẫu tương lai đang ấp ủ trong cung lòng thánh thiện xác thịt của Đấng Cứu Thế và vị Tiền Hô của Người. Mẹ MARIA được ví như chiếc MẶT NHẬT chứa đựng Chúa Giêsu đến gặp gỡ tất cả mọi người trong họ hàng Giacaria. Đây là lần đầu tiên Gioan Tẩy Giả được "tiếp kiến“ Đấng mà ông không xứng đáng cúi mình xuống cởi dây giầy cho. Nhưng cũng là Đấng mà sau này ông sẽ đổ nước trên đầu cho tại sông Giođan. Thế nên ông mới  "vui sướng nhảy lên“ trong bụng mẹ. Đó là kết quả của công cuộc truyền giáo mà Giáo Hội Việt Nam được hưởng từ hơn 470 năm nay: chúng ta cũng  "vui sướng nhảy lên“ khi đón nhận Tin Mừng!

Như vậy Mẹ MARIA đã hoàn thành sứ mệnh truyền giáo trong chuyến đi này. Bởi vì truyền giáo là mang Chúa đến cho mọi người, làm cho mọi người biết tới Chúa qua mỗi lần gặp gỡ nhau. Sau này Mẹ còn mang Chúa đến cho đôi tân hôn trong buổi tiệc cưới tại Cana. Theo gương Mẹ biết bao nhiêu phụ nữ đã quên mình theo chân Chúa trên khắp mọi nẻo đường truyền giáo. Để cuối cùng họ cũng hào hùng đứng với Mẹ dưới chân Thập Giá trên đồi Gôngôta. Ở đâu có Chúa, ở đó có Mẹ, từ Bêlêhem tới Núi Sọ. Hai Mẹ con luôn luôn "gặp gỡ“ nhau. Trước khi viếng thăm tha nhân, các bạn phải có Chúa trong mình. Gặp gỡ Chúa trước, rồi mang Chúa đến cho mọi người. Đó là sứ mệnh thiêng liêng của mọi Kitô hữu. Sứ mệnh đó càng hệ trọng và khẩn trương hơn nữa, vì chúng ta đang sống trong thế kỷ phản Kitô giáo. Trong thời đại mà người ta đang bắt bớ tôn giáo bằng những cách hiểm độc và tế nhị không dễ gì nhận ra. Thế giới càng muốn tránh xa Chúa bao nhiêu, ta càng cần mang Chúa tới. Con người càng sợ Chúa bao nhiêu, ta càng phải "thăm viếng“ họ nhiều hơn, mỗi người tùy theo khả nhăng và môi trường sống của mình. Nhưng không nên chần chừ, mà phải "vội vã lên đường“ ngay! Chiến tranh, bạo động, bất công, khủng bố, những biến cố đau thương hãi hùng như ngày 11 tháng 9 năm 2001 tại (New York) Hoa Kỳ, ngày 11 tháng ba năm nay (2004) tại (Madrid) Tây Ban Nha, cho ta thấy rõ: thế giới ngày nay thực sự đang ở trong tình trạng "S.O.S.“!

 

3=  Sứ Điệp thứ ba: "Gặp gỡ là Hồng Ân“!

Cuộc gặp gỡ giữ Mẹ MARIA và Êlisabét là một cuộc viếng thăm đầy hồng ân, được Thiên Chúa chúc phúc. Bởi đó Êlisabét mới cất cao tiếng chào Mẹ: "Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ.“ Lời chào đón thời danh ấy ta vẫn hàng ngày đọc trong Kinh Kính Mừng: “Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ“. Được chúc phúc có nghĩa là: lãnh nhận Hồng Ân Thiên Chúa, được Chúa chúc lành, ban phép lành cho, được hưởng mọi điều tốt đẹp Chúa dành riêng cho. Hồng Ân ấy Chúa dành cho những ai biết lắng nghe tiếng Người gọi và thực thi chương trình Người xếp đặt, như Abraham, Êlisabét và Mẹ MARIA. Trong đời mỗi người chúng ta không thiếu những cơ hội tương tự như vậy. Khác điều là ta không ý thực được hay nhận ra thôi. Ngay khi có hai, ba người tụ tập lại để cầu nguyện, trong gia đình chẳng hạn, là đã được Chúa "viếng thăm“, Người ngự ở giữa họ, chúc lành cho và không từ chối lời họ xin.

Quan trọng hơn cả là cuộc "Hội Ngộ“ với Chúa trong các Bí Tích. Mỗi Bí Tích là một cuộc viếng thăm chan chứa Hồng Ân giữa Chúa Giêsu và con người. Khi cha mẹ đưa con tới nhà thờ rửa tội, khi chúng ta tham dự thánh lễ, khi lãnh nhận phép giải tội, khi đôi bạn ban Bí Tích hôn phối cho nhau... tất cả đều xảy ra trong giây phút đất trời gặp nhau, Thiên Chúa viếng thăm nhân loại. Không những họ lãnh nhận Hồng Ân Chúa ban, mà chính họ cũng chúc lành cho bản thân và cho nhau khi làm Dấu Thánh Giá. Cả khi chúng ta đọc kinh trước bữa ăn, khi lấy Nước Thánh làm Dấu Thánh Giá trên trán cho mình hay cho các em bé... đó là lúc ta biểu dương Đức Tin và lòng tin tưởng tuyệt đối vào Chúa Ba Ngôi, nghĩa là tán tụng Hồng Ân Thiên Chúa. Điều đó cũng đã được Mẹ MARIA chứng minh khi thốt lên lời: "Đấng Toàn Năng đã làm cho tôi biết bao điều cao cả, danh Người thật chí thánh chí tôn“!

Mẹ Maria vội vã lên đường còn để làm một việc khác nữa. Trong lòng Mẹ chẳng những là có Chúa ngự trị, mà trong hồn Mẹ còn nung nấu một kinh nguyện bất hủ, để tán tụng Chúa Cha, Đấng "đã đoái nhìn tới phận Nữ Tỳ hèn mọn và hằng thương xót những ai kính sợ Người.“  Ai có niềm vui ăm ắp trong lòng lại không muốn chia sẻ ngay với người khác. Niềm vui được chia sẻ sẽ lớn gấp đôi, cũng như nỗi buồn được chia sẻ sẽ bớt đi một nửa. Đó là lý do Mẹ muốn gặp ngay chị họ Êlisabét để hát lên Kinh Ngợi Khen: "Linh hồn tôi ngợi khen Thiên Chúa...“  Nếu Chúa đã làm cho ta những điều cao cả, thì ta phải làm gì cho Chúa được cao cả ? Phải chăng là sống tinh thần TRUYỀN GIÁO? Theo gương Mẹ làm cho mọi dân nước biết đến: "Danh Người thật chí thánh chí tôn“.

Cuộc gặp gỡ giữa Mẹ MARIA và Êlisabét chỉ xảy ra có một lần trong lịch sử nhân loại. Trong cuộc gặp gỡ giữa hai con người này đã xảy ra một biến cố quan trọng, liên quan tới sự sống còn của nhân loại: Mẹ mang sự Cứu Rỗi tới và Êlisabét đón nhận. Thế nên chúng ta phải noi gương tái diễn, lập lại những cuộc "thăm viếng“ tương tự như vậy càng nhiều càng tốt. Trước hết ta phải ấp ủ Chúa Giêsu trong lòng, rồi mới mở đường tới tha nhân. Ta sẽ bắt chước Mẹ "vội vã lên đường“ . Vì gặp gỡ mang lại sự sống, cho đi và lãnh nhận Chúa Kitô, để cuộc đời chúng ta được chúc phúc, trở thành nguồn Hồng Ân vô tận, cho thế hệ hiện tại và "cho con cháu đến muôn đời“!

Linh Mục HỒ NGỌC THỈNH

VỀ MỤC LỤC
Lời Trối Của Linh Mục Triết Gia Kim Ðịnh:

"Làm Một Cái Gì Cho Dân Mình Ngóc Ðầu Lên Ði Chứ!"

 
(
bài giảng thuyết của Lm. Trần Cao Tường trong Lễ An Táng Linh Mục Triết Gia Kim Ðịnh tại Springfield, Missouri Hoa Kỳ, ngày 1 tháng 4, 1997)

Sống để mà chết là tiến trình văn hóa loài vật và của những người làm cho mình trở thành con vật kinh tế như Karl Marx khẳng định.

Nhưng chết để mà sống là tiến trình văn hóa làm người.

Ðạo sống Việt mình gọi giờ chết là sinh thì, là giờ bắt đầu sống thật, là giờ nhiều người tưởng phải lìa bỏ cõi có để đi vào cõi không, nhưng thực ra là bắt đầu vượt cõi không để đi vào cõi có, vượt bờ sinh tử để hòa nhập vào cõi Vĩnh Hằng là chính Thiên Chúa như Tin Mừng của Ðức Giêsu: “Chính Thầy là sự sống lại và là sự sống. Ai tin vào Thầy, thì dù đã chết, cũng sẽ được sống. Ai sống và tin vào Thầy, sẽ không bao giờ phải chết”. (Gioan 11: 25-26).

Chính trong niềm thao thức muốn đóng góp xây dựng văn hóa làm người, và nhất là đi tìm ra thực chất gốc rễ Triết Việt và nét văn hóa Việt, mà giáo sư Kim Ðịnh đã dành trọn cả đời cho triết lý, và đặc biệt đã để lại mấy chục cuốn sách xây dựng nền Triết Việt. Vì đây là điều mệnh hệ cho dân tộc mình: đạo mất trước, nước mất sau.

KHI CÁI ẤM NƯỚC KHÔNG SÔI

Tôi xin được gọi là Thầy Kim Ðịnh, mặc dù tôi không được hân hạnh làm môn sinh của Thầy trong những trường Ðại Học như Văn Khoa Sài Gòn, Ðà Lạt, Minh Ðức, Thành Nhân... như nhiều môn sinh đang có mặt ở đây, thuộc nhiều tôn giáo khác nhau, mà chỉ được Thầy có lần đánh thức khi bắt đầu học triết Tây vào khoảng cuối thập niên '60 để thôi thúc tìm về hướng Ðông mà góp phần đắp bồi mảnh đất Việt, với những cuốn sách mở đầu như Cửa Khổng, Nhân Bản, Chữ Thời... Và đặc biệt sau năm '75 với những cuốn Hồn Nước với Lễ Gia Tiên, Kinh Hùng Khải Triết, Sứ Ðiệp Trống Ðồng...

Năm 1989 khi nói chuyện với đại hội Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, Thầy kể một câu chuyện thật dí dỏm: “Mình vẫn có thói quen ban sáng dậy là lấy ấm nấu nước pha cà phê. Một hôm mình để ấm lên bếp, vặn lửa, rồi lấy báo đọc chờ nước sôi. Chờ mãi mà không thấy nước sôi gì cả, trái lại chỉ ngửi thấy mùi khen khét, mình lại bếp xem sao thì khám phá ra chưa đổ nước vào ấm.”

Thầy có ý nói nước là thực chất văn hóa trong mọi sinh hoạt của người Việt hiện tại cũng như công cuộc phục hưng đất nước. Thiếu chất đó thì nấu hoài không sôi mà còn phải ngửi mùi khen khét nữa!

Nhưng thực chất văn hóa là gì thì lại cả là một chuyện bàn cãi tốn công, tốn máu xương và nước mắt nữa. Vì nếu chỉ coi tìm nét văn hóa như một cái gì để khỏa lấp tự ái dân tộc, để phải cố gắng ra như là mình cũng phải có cái gì cho bằng người cho bớt tủi... thì dễ bị con cháu khước từ lắm. Cũng chính vì mình không đồng ý với nhau về nét văn hóa nên cũng dễ mất tự tin, khiến hậu quả là người mình bây giờ tả tơi rách nát, cúi mặt nuốt nhục trước đà tiến quá nhanh của nhân loại.

CHUYỆN CÂY CẦU BOLSA Ở LITTLE SAIGON

Mùa hè 1996 báo chí bàn cãi nhiều về vụ xây cây cầu vắt ngang qua đường Bolsa, nối khu Phúc Lộc Thọ với thương xá bên kia cho khu phố Việt ở quận Cam Nam Cali hấp dẫn và tiện dụng hơn. Nhưng câu chuyện đã ra rắc rối là vì nơi vẫn được mệnh danh là "thủ đô tỵ nạn" với cây cầu như biểu tượng mà ông chủ Triệu Phát là một nhà buôn người Tầu dám làm mô hình sặc mầu văn hóa Tầu để nộp đơn xin phép tại Westminster. Thế là dân Việt ta lên tiếng ồn ào, rằng như vậy là làm mất mặt dân một nước mấy ngàn năm văn hiến! Ai cũng ra sức tranh luận rằng cây cầu phải mang nét tiêu biểu văn hóa Việt Nam, phải mang mầu sắc và hình dáng nước mình. Người thì bảo nét văn hóa Việt là Chùa Một Cột ở Hà Nội, nhóm thì bảo là Chùa Thiên Mụ ở Huế, và phải thêm Chợ Bến Thành như nét tình tự đặc sắc của Miền Nam. Mãi mà chẳng đến được một đồng ý chung nào cả. Thấy vậy Ông nhà buôn Triệu Phát bèn tuyên bố một câu rất nhà buôn: “Chúng tôi là thợ may, quí vị muốn kiểu nào, chúng tôi sẽ may theo kiểu đó.”

Chỉ tiếc là mỗi người một kiểu thì ai mà theo cho nổi! Vả lại những người đặt may lại không có tiền nên khó có quyền ăn nói, phương chi là quyền sai bảo làm theo ý mình. Thế là cho chắc ăn, ông nhà buôn Triệu Phát tuyên bố không làm cầu nữa, khiến mọi người chưng hửng, mọi cuộc tranh luận bỗng tắt rụp tiu ngỉu như trái bóng bị xẹp hơi. Vì một sự thật rất hiển nhiên là chẳng ai nắm chắc thực chất nét văn hóa Việt Nam là gì, và đau lòng hơn nữa, mình cũng chẳng có một thứ “thực chất” cụ thể rất quan trọng làm đà tiến hóa là phải có tiền thì mới nhúc nhích được. Người có tiền đầu tư thì xây kiểu của người ta, mình có bàn mà đồng ý cả thì người ta cũng chiều khách hàng mà xây theo ý mình và đổi tên từ Little Cholon sang Little Saigon để mình được vuốt ve tự ái mà nhào đến thuê tiệm do họ đầu tư xây cất và tiêu tiền cho họ có lợi, thế thôi.

LÀM MỘT CÁI GÌ CHO DÂN MÌNH NGÓC ÐẦU LÊN ÐI CHỨ!

Ðó là lời vẳng đâu đây tâm huyết của Thầy Kim Ðịnh nhắn gửi từng người có mặt, đặc biệt các môn sinh của Thầy. “Cái gì” đây phải là một nỗ lực tìm ra thực chất cho văn hóa Việt để cùng nỗ lực góp phần khơi dòng sinh mệnh dân tộc. Là một người công giáo, là một linh mục, Thầy cũng nhận trách nhiệm với vận mạng dân tộc mình: một mình thầy đơn phương độc mã gióng lên cuộc khai quật này từ mấy chục năm nay như một tiếng kêu gào trong sa mạc. Mấy chục cuốn sách vẫn chưa đủ. Ba cuốn Thái Bình Minh Triết là những cuốn cuối cùng của Thầy chưa được xuất bản, nhưng đã được cho lên mạng lưới điện toán toàn cầu trong chương trình Công Giáo Việt Nam. Thầy đã đi theo đúng con đường của Hội Thánh Công Giáo trong việc nhập thể và nhập thế vào văn hóa dân tộc, như mẫu gương Ðức Giáo Chủ Gioan Phaolô II trong việc góp phần vào cuộc phục hưng Ba Lan quê hương của Ngài. Trước tiền đồ nước mình, Thầy đã ngậm ngùi tâm sự:

Nhất là đối với tôi thì có còn nước mới còn đạo (chữ đạo ở đây có nhiều nghĩa: tôn giáo, tự do tôn giáo và nhất là Ðạo làm người của tiên tổ), và nước sẽ mất ngày nào người Việt đem đầu tư hầu hết tâm hồn ra ngọai lai, còn để lại cho quê nước quá ít, không đủ sức giữ thăng bằng thì tất nhiên nước phải sụp đổ. Ðột nhiên một buổi sáng kia cách đây trên ba mươi năm, tôi cảm nhận điều này cách thấm thía, nó làm cho tôi đổi hướng họat động và ngày 30/4/75 khi tai họa sụp xuống thì từ đấy một suối bất tận nước mắt cứ tuôn trào ra như từ muôn con tim thổn thức của tiên tổ, không cho tôi giảng giải gì được nữa. Cứ đang nói là nước mắt tuôn trào, tôi rất xấu hổ mà không làm cách chi cầm lại được.”

Và trong một thư gửi liên đoàn Công Giáo vào năm 1988, Thầy khẳng định:

“Ðối vơi quê hương đất nước đang trải qua tai họa vô tiền khoáng hậu như nay thì tôi phải làm gì cho ổn với lương tâm người công giáo Việt nam. Cầu nguyện chăng? Nhất định rồi, nhưng như thế mới may ra xong vai Thiên Chúa. Còn vai tổ quốc thì sao? Tôi không hề bao giờ nghĩ đến ruồng bỏ làm người Việt nam. Vậy quê hương Việt nam tôi đang sắp tiêu trầm, thì chắc chắn tôi không được ngồi nhìn dửng dưng coi như chẳng có truyện chi xảy ra cả. Tôi phải đi tìm người đồng tâm đồng chí để cùng nhau đặt kế hoạch làm cho quê hương một cái gì.”

Ðối với các tôn giáo Bạn, Thầy cũng chia sẻ tâm huyết dựng xây trong một lá thư đăng trên Chứng Nhân công Giáo năm 1989. Là Công Giáo hay Phật Giáo, Cao Ðài, hay bất cứ tôn giáo nào, đã là người Việt thì ai cũng có trách nhiệm:

“Với hoàn cảnh đồng bào ta nay: lưu vong và mất nước thì chưa cần phải tích cực chia rẽ cũng đã có thể trở nên tai họa cho dân nước rồi, nếu cứ tiếp tục dồn hết sinh lực vào việc xây dựng riêng cho tôn giáo mình. Với 14 năm qua thì điều đó còn tạm được, vì cần thiết phải có nơi phượng thờ tối thiểu. Ðàng khác cũng cần có giờ cho các đảng phái, đoàn hội thử sức. Nhưng đến nay thì những điều đó đã xong, mà nếu còn cứ tiếp tục như trước, để việc nước chẳng còn mấy người lo thì đó sẽ là một tai họa khủng khiếp cho dân tộc: vì hi vọng thoát khỏi họa diệt vong còn rất mong manh. Khi còn ở trong nước thì việc lo riêng như thế không sao hết, bởi việc nước đã có chính quyền và quốc hội lo, còn dân chúng thì đã có lo bằng nộp thuế và đi quân dịch rồi, nên ai nấy có lo cho tôn giáo riêng mình thì không thiệt gì cho dân nước. Vì vậy dám mong các tôn giáo hãy đặc biệt chú ý đến việc xây đắp quê hương dân tộc. Xin hãy coi đó như một sứ mạng thiêng liêng."

Trong cố gắng đi tìm thực chất cho văn hóa Việt, nhiều người đã phải công nhận công trình của Thầy Kim Ðịnh. Ông Nguyễn Ngọc Bích, Ðại học Georgetown, Washington D.C., đã viết trong báo Ngày Nay số 121:

“Trong nỗ lực đi tìm một con đường Việt tộc, nhân chủ, tự do, thì chúng ta phải kể ở hàng đầu công trình đồ sộ của Linh mục Kim Ðịnh. Ở đâu ông cũng thế, không phải sang Mỹ ông mới tìm “về nguồn”. Việc làm của ông trong một tình cảnh mất mát vô biên, chẳng qua cũng chỉ là nối tiếp công việc của ông đã bắt đầu khi còn ở trong nước, khi còn ở Miền Nam tự do. Từ năm 1962 tới nay, ông đã hoàn tất được 23 cuốn triết học, tương đương với 7000 trang một mảng tư tưởng mà không dễ mấy triết gia có thể so sánh được. Sự độc đáo ở nơi ông cũng đã là một truyện quá rõ - dầu ta có đồng ý với ông hay không, thì ta cũng không thể phủ nhận được tính cách độc đáo của tư tưởng ông."

"Ngày nay ước vọng cuối cùng của Linh mục Kim Ðịnh là sẽ dựng xong một bộ kinh (hiểu theo nghĩa “bible”) cho dân tộc ta. Ðể thực hiện ước vọng này, ông đã cho in lại hoặc đang in năm cuốn thuộc bộ “Ngũ Kinh Khải Triết,” đó là: Hùng Việt sử ca, Kinh Hùng khải triết, Pho tượng đẹp nhất của Việt tộc, Sứ điệp Trống Ðồng, Văn Lang vũ bộ (số lớn do nhà in H.T.Kelton xuất bản). Nếu ai hỏi tôi rằng có nên đọc hay không, thì tôi xin thưa ngay: dứt khoát là có. Tại sao - Tại vì nếu ta không nhất thiết đồng ý với hết cả ý kiến của ông, ta cũng sẽ được làm thân với một trong những bộ óc triết lý lớn nhất nếu không của nhân loại thì cũng của Việt Nam. Tôi nói điều này trong sự cân nhắc, cũng không khác gì câu tôi sẽ trả lời cho người nào hỏi: có nên đọc Platon hay Aristote không? Ðã nhất thiết gì ta đồng ý với Platon trong tác phẩm La République, nhưng ai không đọc tác phẩm đó, thì chắc chắn mất đi một mảng hiểu biết rộng lớn về triết học Tây Phương. Cũng như vậy, ai không đọc Kim Ðịnh cũng không sao, ông sẽ từ tốn mà “an vi,” để chờ một ngày kia người nọ sẽ tỉnh mộng mà trông thấy hết cả cái mất mát của mình.”

VẤT KIẾN LỬA VÀO NGƯỜI

Thầy Kim Ðịnh đã “làm một cái gì cho dân mình ngóc đầu lên.” Ðiều này hiển nhiên không ai chối cãi được. Nhưng quan trọng vẫn là Thầy đang thách đố lớp người Việt còn sống sót phải làm một cái gì cho dân tộc mình. Và nhất là đối với những người Việt đang sống rải rác trên khắp thế giới, việc tìm ra con đường mở hướng cho cuộc ra đi của mình vẫn luôn là một trăn trở và cũng là cách tìm lại hùng khí cho mình.

Truyện kể về một người bị bệnh mỡ đã khiến nội tạng hư hết: tim tắc, gan sưng, ruột xoắn, dạ dày bị nhọt... Thế là phải đi hết bác sĩ này đến bác sĩ kia, nhưng chữa được bệnh này thì lại phát sinh bệnh khác, mà tình trạng càng ngày càng tệ hơn. Một hôm không biết làm sao hơn, người này nghĩ ra cách hay là tìm đến một nhà hiền triết mong sẽ được chỉ dạy cách nào khá hơn.

- Thưa Thầy, bệnh con đã đến thời kỳ nặng lắm, đủ mọi chứng, nhất là bệnh mỡ. Con đã đọc sách, nhiều người bảo con phải năng tập thể dục, chịu khó đi bộ nhiều thì người khỏe hơn, nhưng con mệt quá không sao làm được. Thầy có cách nào chỉ cho con?

Nhà hiền triết nhìn bệnh nhân một hồi thì nhận ra ngay: tên này mắc bệnh “thành phố”, bị ứ mỡ, phải làm cho vận chuyển thì khỏi ngay. Vì thế ông liền cất giọng hỏi:

- Anh thực sự muốn khỏi bệnh? Vậy anh có dám để tôi chữa bất cứ bằng cách nào không?

Bệnh nhân gật đầu thì nhà hiền triết lẳng lặng bỏ đi. Một lúc sau ông trở lại với một vốc kiến lửa, rất nhanh tay vất ngay vào trong áo bệnh nhân. Thế là người bệnh phải bỏ chỗ đang ngồi hoảng hốt nhảy tưng tưng giẫy giụa la hét... Cứ thế, cứ thế mà chả bao lâu người bệnh hết cả bệnh luôn, cơ thể chuyển động đều hòa không còn ăn không ngồi rồi cả ngày khiến bị ứ đọng trì trệ sinh ra đủ chứng.

ÐI KIẾM CHÚT BƠ THỪA SỮA CẶN?

Quả thực, ai đã chạm tới đường hướng tư tưởng của Thầy Kim Ðịnh thì như bị vất kiến lửa vào người vậy, không cách nào có thể ngồi yên an thân được nữa. Có cái gì thôi thúc nhức nhối không ngừng khiến phải rời bỏ chỗ đang ngồi, phải chuyển hướng hoạt động, cũng như chính Thầy đã chia sẻ tâm huyết:

“Ðối với tôi thì có còn nước mới còn đạo, nước sẽ mất ngày nào người Việt đem đầu tư hầu hết tâm hồn ra ngoại lai, còn để lại cho quê nước quá ít, không đủ sức giữ thăng bằng thì tất nhiên nước phải sụp đổ. Ðột nhiên một buổi sáng kia cách đây trên ba mươi năm, tôi cảm nhận điều này cách thấm thía, nó làm cho tôi đổi hướng họat động.”

Hôm nay Thầy đã nằm xuống, nhưng Thầy vẫn tiếp tục thôi thúc và vất kiến lửa vào những người hiện diện cũng như các môn sinh của Thầy, để phải giẫy, phải nhẩy ra khỏi chỗ đang ngồi yên. Và mỗi người trong vị thế khác nhau phải bắt đầu làm một cái gì, dù nhỏ bé mấy đi nữa, cho dân mình ngóc đầu lên được.

Nhân loại đang bước vào thiên kỷ 3. Thế giới đã tiến quá xa vất lại đàng sau một Việt Nam cúi mặt nhục nhằn. Người mình tự phản tỉnh hỏi lại lương tri: bằng ấy năm vùi dập đầy đọa nhau đã đủ chưa? Một trăm năm lầm lỡ đã đủ cho mình học được điều gì cho một trăm năm tới? Cuộc ra đi của mình có mang một sứ mạng gì không, hay chỉ là một cuộc chạy thoát tìm an thân phì gia qua ngày, sống chết mặc bay? Có thể mình bị cho là ra đi để tìm chút bơ thừa sữa cặn của cái xã hội cũng đang quá mệt mỏi cố tìm lối thoát một cách tuyệt vọng như vụ 39 người tự tử ở San Diego. Mình nghe mà nuốt nghẹn nhưng chưa sao tìm nổi lời biện bạch.

NGUYÊN LÝ MẸ DẪN LỐI VỀ CÕI SÁNG

Ðã có lần Thầy kể về chính người mẹ của Thầy dạy Thầy cách cho người ăn xin chút cơm gạo: “Con phải cúi đầu cung kính chào họ, và khi cho, con phải đưa bằng hai tay.” Mỗi người mẹ Việt Nam là một triết nhân đúng nghĩa nhất, mặc dù không viết một cuốn sách nào bằng chữ, nhưng đã để lại biết bao tác phẩm tuyệt vời. Người mẹ này là hiện thân của mẹ Tiên chim Âu Tổ Mẫu, và hơn nữa, nay Thầy được chính Mẹ Maria trong niềm Tin đạo Chúa dẫn lối tiến trình văn hóa làm người đi về cõi sáng, nơi không còn nước mắt, không còn xe lăn như Thầy vẫn phải ngồi những năm cuối cùng tại nhà hưu dưỡng.

Tiến trình văn hóa làm người chỉ trọn khi vượt được bờ sinh tử mà đi vào cõi Vĩnh Hằng, vượt qua cõi Vuông mà vươn lên cõi Tròn để hòa nhịp “Văn Lang vũ bộ” mẹ tròn con vuông. Hôm nay Thầy được mời gọi vào cội nguồn ánh sáng sức sống tình yêu viên mãn này:

Thân này thuyền nhỏ mỏng manh,

Ðã bao lần Người tát cạn,

Rồi lại đong đầy bằng hơi thở tình yêu muôn thuở.

(Tagore, Lời Dâng #1)


Và đó cũng là cảm nghiệm của Hàn Mặc Tử, một nhà thơ Công Giáo nổi tiếng trong nền văn học Việt Nam, sau những “rùng rợn vô biên” đã chạm tới miền ánh sáng và diễn tả lại như một thực chứng chứ không phải là những tưởng tưởng xa vời, khi được cho vũ hóa thành chim phượng bay lên:

Phượng hoàng bay trong một tối trăng sao

Mà ánh sáng không còn khiêm nhượng nữa.

(Ðêm Xuân cầu nguyện)

Ai tới đó mà chẳng mê man thần trí,

Tòa châu báu kết bằng hương kỳ dị

Của tình yêu rung động lớp hào quang.


(Siêu Thoát)

Sáng vô cùng, sáng láng cả mọi miền

Không u ám như cõi lòng am quỉ

Vì có Ðấng Hằng Sống hằng ngự trị

Nhạc thiêng liêng dồn trổi khắp u linh.


(Ngoài vũ trụ)


Như trong một cuộc chạy đua tiếp sức, người chạy trước là Thầy Kim Ðịnh đã cố gắng hết sức làm xong một nhiệm vụ trong một quãng đường đời. Bây giờ bó đuốc lửa Việt này được trao lại cho người chạy tiếp. Mỗi người trong những vị thế khác nhau, xin nhận lấy mà làm một cái gì cho dân mình ngóc đầu lên đi chứ!

Lm. Trần Cao Tường
   email: dunglac@gmail.com       kính mời thăm   www.dunglac.net

VỀ MỤC LỤC
TÌNH HUYNH ĐỆ LINH MỤC

 

Tôi muốn viết bài này để tặng anh em của tôi, những linh mục, chủng sinh khóa III, thuộc Đại Chủng viện thánh Giuse Sài Gòn, nhân dịp họp mặt lần thứ VI, năm 2005. Dù nhỏ nhoi, nhưng tôi vui mừng vì đã có thể làm một cái gì đó cho anh em mình, điều mà tôi luôn ấp ủ bấy lâu. Chẳng phải một ý tưởng, hay một món quà tầm cở nào, đơn giản chỉ là những suy nghĩ tầm thường được dàn trải trên trang giấy mà thôi. Ước mong được mọi người đón nhận.

I. NGHĨA BẠN.

Hai ngày 18 và 19.10.2005, các linh mục và chủng sinh thuộc khóa III Đại Chủng viện thánh Giuse Sài Gòn đã họp mặt tại Nhà Chung giáo phận Phú Cường. Họ gồm tất cả sáu giáo phận: Phú Cường, Sài Gòn, Đà lạt, Mỹ Tho, Phan Thiết, Xuân Lộc. Mỗi năm một lần, cứ vào tháng 10, họ lại hẹn nhau ở đâu đó, để cùng gặp gỡ, cùng sống chung. Dù từ ngày ra trường, chưa bao giờ họ họp mặt đầy đủ, nhưng khá đông đảo. Năm nay, khóa III hiện diện 38 người, trong đó có một linh mục đã hoàn thành thời gian du học tại Mỹ và đã bắt đầu làm giáo sư của Đại Chủng viện thánh Giuse Sài Gòn. Ngoài ra, trong năm qua, có một linh mục đã qua đời do tai nạn giao thông, 13 người hiện còn đang du học tại các nước Ý, Mỹ, Pháp, Úc, Bỉ và 15 người vắng mặt.

Họ đã cùng nhau dâng thánh lễ, cùng đọc kinh chung, dùng bữa chung và trao đổi với nhau những vui buồn, sướng khổ của những năm tháng làm linh mục đã qua. Họ tiếp sức cho nhau để mỗi người trong họ bớt đi những sức nặng có lúc tưởng chừng quá tải của trách nhiệm, của công việc, nhất là của cuộc sống, khi hiện diện ở giữa nhiều anh chị em trong cộng đoàn và những anh chị em không cùng niềm tin thuộc địa bàn nơi mà mình đang coi sóc, với tất cả những hoàn cảnh, những tính tình, những bận rộn, những lối sống, những nếp nghĩ… không ai giống ai.

Trước giờ cơm trưa của ngày đầu gặp gỡ, Cha Micae Lê Văn Khâm, Tổng Đại diện giáo phận Phú Cường đã ngỏ lời với cả lớp: “Chúng tôi vui mừng được đón tiếp anh em. Gọi là giáo phận Phú Cường, chúng tôi cố gắng ra sức làm giàu về nhiều mặt của việc sống đạo, nhưng về vật chất, vẫn còn dưới mức… phú cường. Thôi thì chúng ta gặp nhau đã là vui, và chúng tôi được đón tiếp anh em đã là niềm vinh dự. Chúng tôi chia vui với anh em trong những ngày anh em gặp gỡ và gắn bó này. Ước mong khi có dịp chung sống thế này,  anh em chia sẻ cho nhau và thu lượm từ nhau những kinh nghiệm quý báu của đời linh mục…”.

Họ đến thăm trường nuôi dạy trẻ khuyết tật khiếm thính và nơi giúp đỡ người dân tộc thiểu số tại Lái Thiêu, do các Soeurs dòng thánh Phaolô thành Chartres coi sóc. Họ cũng đã có một buổi tối ngồi quay quần bên nhau để cùng nhau uống cạn ly mừng. Có phải vị cay nồng của rượu, vị đắng của giọt cà phê trong buổi tối ấy hay chính tình yêu thương bạn bè, hay niềm vui của ngày gặp gỡ đã cho họ ý thức nhiều hơn, như là một sự nhắc nhở không lời về ơn gọi mà chính họ đã chọn để dấn thân suốt đời? Chắc là tất cả những điều ấy cộng lại đã hun đúc thêm trong họ niềm xác tín tận hiến của từng người, để ngày mai chia tay, dù sống giữa dòng sông thế gian có con nước đục và con nước trong lẫn lộn hay phân biệt, chảy xiết hay lặng lờ, họ vẫn mãi mãi trung thành và giữ vững nghĩa khí của người linh mục, giữ vững lời thề ước mà ngày chịu chức chính lòng họ đã thốt lên...

Đêm nay họ ngủ ít hơn bình thường để kéo dài những câu chuyện của mình, của người và của đời, để đâu đó, còn những gút mắc, hay những niềm đau vương mang được vơi đi và được lấp đầy bằng những thành công, những niềm vui của người anh em bên cạnh. Bởi ai mà chẳng biết, niềm vui được chia sớt, niềm vui tăng lên, còn niềm đau được chia sớt, niềm đau vơi đi. Và ai mà chẳng biết, một khi sống có nhau, người ta sẽ lớn lên trong nghị lực, lớn lên trong tầm nhìn, trong sự phán đoán, sự  tự tin, cả đến quyết đoán. Sống có nhau, họ cũng sẽ lớn lên rất nhiều trong niềm tin vào lòng người, vào cuộc đời…

II. TÌNH THẦY.

Nhân dịp họp mặt này, sáng ngày 19.10.2005, các linh mục khóa III đã đến thăm Cha Bề Trên Phaolô Lê Tấn Thành, Giám Đốc Đại Chủng viện thánh Giuse Sài Gòn, người Thầy khả kính và khả ái của mình tại nhà hưu dưỡng Chí Hòa, nơi hưu dưỡng dành cho các linh mục của giáo phận Sài Gòn.

Những ngày họp mặt của các linh mục, chủng sinh khóa III cũng là dịp tròn một tháng Cha Bề Trên rời Đại Chủng viện (sáng Chúa nhật 19.9.2005) đi nghỉ hưu.

Chịu chức linh mục đúng vào ngày lễ thánh bổn mạng 29.6.1955 trong khi còn đang du học tại Paris, suốt 50 năm qua, Cha Bề Trên đã dành trọn thời gian linh mục của mình cho việc đào tạo linh mục của Giáo Hội với 45 năm làm Giáo Sư  và 30 năm làm Giám Đốc Đại Chủng viện. 

Mặc cho ai đó, bây giờ thích gọi Cha Bề Trên là cựu Giám Đốc Đại Chủng viện thánh Giuse Sài Gòn. Có lẽ không sai. Nhưng với chúng tôi, hình ảnh của một Giám Đốc đầy độ lượng và tình yêu, không bao giờ cư xử với học trò của mình bằng quyền hành, nhưng chỉ bằng lòng yêu thương mà thôi, vẫn sống và sống động đến vô cùng trong tâm hồn của mỗi chúng tôi, những học trò của Cha ngày ấy.

Sở dĩ Cha Bề Trên có một tình yêu lớn như thế là bởi, Cha là Thầy, nhưng Cha yêu học trò bằng tình yêu của một người cha. Cha ân cần lo lắng từ miếng ăn, chỗ ở, sức khỏe đến đời sống văn hóa, kiến thức và tu đức cho biết bao nhiêu thế hệ chủng sinh đã đi qua từ bàn tay đào tạo thuần thục của Cha. Trong số đó đã có nhiều người làm giám mục, giáo sư, và tân giám đốc Đại Chủng viện thánh Giuse Sài Gòn hôm nay cũng là người học trò của Cha Bề Trên. Chức vụ càng lớn bao nhiêu, những học trò của Cha Bề Trên, của nhiều Cha Giáo Sư khác càng không thể vô ơn trước những công lao của các nhà đào tạo ấy. Tất cả những lớp lớp học trò, dù là giám mục, giám đốc, linh mục hay chỉ là một cựu tu sinh nào đó,  hãy cố mà ghi khắc công ơn trời bể này của Cha Bề Trên nói riêng và của các Cha Giáo Sư nói chung, bằng tất cả sự nỗ lực và hăng say phục vụ Nước Chúa, phục vụ tha nhân với tất cả những gương lành, gương sáng của mình trong chức vụ linh mục, giám mục, hay một Kitô hữu giữa đời.

Biết bao nhiêu lời ngọc ngà Cha Bề Trên giảng dạy, những gương sáng Cha Bề Trên đã sống, các linh mục học trò của Cha hôm nay cứ phải khắc ghi, cứ phải học, học mãi, học suốt đời.

Cha Bề Trên là hạt giống, Thiên Chúa đã gieo vào cánh đồng Giáo Hội, để từ nơi Cha, phát sinh nhiều hạt giống khác, tưới bón không ngừng cho cánh đồng Giáo Hội xanh tươi. Cha Bề Trên là muối mặn, men nồng của đức tin, của lòng mến, của sự tín thác vào Thiên Chúa, để hết lớp học trò này đến lớp học trò khác tiếp nối bước chân của Cha gieo vào lòng người ở mọi nơi chất muối, chất men ấy.

Bởi vậy, dù thực tế, có thể Cha Bề trên đã giã từ chức vụ Giám Đốc, nhưng vẫn mãi mãi là Bề Trên, người đã đào tạo, chăm bón, đã góp phần lớn vô cùng đưa chúng tôi tiến đến chức linh mục hôm nay. Vì thế, dẫu đã tự nguyện xin nghỉ hưu, Cha Bề Trên vẫn là Bề Trên không thể thiếu của tâm hồn chúng tôi. Bởi những lúc cần đến sự cố vấn cho bao nhiêu khó khăn trong chức vụ của mình, chúng tôi  có Cha là người dẫn lối sáng suốt và tín cẩn. Dẫu đã nghỉ hưu, Cha Bề Trên vẫn là “cây cao bóng cả” cho bất cứ linh mục học trò nào ngã vào tìm sự che chở cảm thông. Chính vì thế, khi ghi lại hình ảnh của Cha lúc này, chúng tôi vẫn kính trọng gọi Cha bằng danh hiệu cao quý mà bao nhiêu năm chúng tôi vẫn gọi: Cha Bề Trên!

Trở về thăm lại người Thầy xưa, chúng tôi như không ngăn nổi dòng cảm xúc khi bắt gặp lại nơi chính bản thân người Thầy ấy là cả một khung trời lý tưởng mà ngày nào cả Thầy và mỗi chúng tôi ra sức vun bồi cho lý tưởng thành hiện thực như hôm nay: Làm linh mục nối tiếp bước chân Thầy theo Chúa Kitô.

Nơi Cha Bề Trên, vẫn giọng nói ôn tồn và lời nói dí dỏm, thích chơi chữ ấy. Vẫn cái dáng cao gầy rất nhanh nhẹn, rất hiểu biết, và hiểu biết đa kiến thức trên mọi lãnh vực, luôn luôn mới, luôn luôn được cập nhật như thuở nào. Vẫn chất chứa cả một bầu tim yêu thương trong một cái tâm nghèo khó, đơn sơ, thanh bạch, thẳng thắn. Vẫn đôi mắt kính trắng, lâu lâu ngước lên một chút như để suy nghĩ rồi lại nhìn xuống lũ học trò trong tâm tình của một người Thầy đầy bao dung. Vẫn là cái chống tay trên hông, là mái đầu bạc trắng, là vầng tráng rộng và đôi mắt sáng. Tất cả đều sáng ngời nét tinh anh của một lý trí quá minh mẫn, quá sáng suốt. Phải chăng, chính vì nét tinh anh ấy cùng với sự thẳng tính nơi Cha Bề Trên, đã làm nhiều kẻ sợ sự thật ái ngại khi phải đối diện hoặc chuyện trò với Cha!

Trở về thăm lại người Thầy uý kính của mình, họ, những linh mục khóa III và tôi, như  đang sống lại những ký ức của những năm tháng dưới mái trường Chủng Viện, nơi đầy ắp yêu thương đã khắc sâu ở một góc trái tim không thể có gì xóa nhòa, dù là năm tháng, dù là dòng đời xuôi ngược hay nỗi lo toan bộn bề của cuộc sống đầy khó khăn hay thuận lợi. Kỷ niệm đã xiết chặt vòng vây trong tâm khảm của những người đã từng đi qua ngôi nhà Chủng Viện thân thương ấy. Xiết chặt đến nỗi hình như chưa một phút rời xa.

Cha Bề Trên đi nghỉ hưu, nhưng ảnh hưởng của Cha trên nhiều thế hệ học trò và lòng thương yêu, sự kính trọng của nhiều người dành cho Cha thì chưa bao giờ ngơi nghỉ. Và tôi biết, chính lúc này đây, cả bản thân tôi cùng các linh mục khóa III, những kẻ đang hiện diện với Cha Bề Trên nơi nhà hưu này, sẽ cố gắng ngày một hơn, làm cho nhiệm vụ, lời dạy bảo và gương lành của Cha tiếp nối trong sứ vụ hôm nay của chính chúng tôi. Có như vậy, dù Cha Bề Trên đã dừng chức Giám Đốc của mình, nhưng mọi công tác đào tạo và kết quả mà Cha gieo nơi mỗi chúng tôi sẽ tiếp tục không ngừng, sẽ kết hoa đơm trái tươi tốt nhất..!

III. VÀ LỢI ÍCH CHO TÔI.

Theo chân họ, các linh mục khóa III và được dự phần với họ, tôi cùng chia sẻ niềm vui đoàn kết và tương thân, tương ái ấy. Tôi thấy lòng mình ấm áp và cảm động. Niềm rung cảm của tôi trước hết là được củng cố ơn gọi của mình. Bởi năm tháng đi qua, lớp bụi thời gian cùng những tính toán giữa đời làm cho những dự định thánh thiện cho riêng mình, hay cho cộng đoàn của mình đã bị che phủ nhiều, nếu không muốn nói là đã mất hút tự lúc nào.

Sau nữa, tôi thấy đời linh mục của mình không bao giờ lẻ loi, không bao giờ tối tăm nếu bản thân tôi biết gắng bó với anh em cùng lý tưởng, biết sống thật với lương tâm, biết chia sớt những ẩn khuất của lòng mình, nhất là những ưu tư nặng nề khó có thể thổ lộ với bất cứ ai, lại có thể rất dễ dàng thổ lộ với những anh em đồng chí hướng.

Dĩ nhiên, ta không bao giờ được phép bỏ quên đời sống cầu nguyện. Nhưng giữa dòng chảy xiết của cuộc đời, dễ cuốn ta trôi theo nó. Vì thế ta quên mất, nặng hơn, ta đã đánh mất sự cầu nguyện, đánh mất luôn cả những giờ nguyện gẫm, lần chuỗi, viếng Thánh Thể, và cả đến kinh thần vụ mỗi ngày…, thì mỗi lúc gặp nhau như thế này, cùng đọc kinh, cùng dâng thánh lễ, cùng kể cho nhau những thành công thất bại trong đời mục vụ của mình, lại thêm một lần hun đúc trong tôi niềm yêu mến Chúa, sẽ bồi thêm vào tâm hồn tôi niềm tín thác qua tất cả những nghĩa vụ đạo đức, mục vụ, dâng thánh lễ, cử hành bí tích và giảng dạy của tôi.

Thêm một lần gặp gỡ nhau trong tình anh em của những người đồng lý tưởng, sẽ cho tôi sự kiên gan bền chí trong tất cả mọi nghĩa vụ đạo đức nhằm sáng danh Chúa và mưu ích phần rỗi con người.

Hơn nữa, thêm một lần gặp lại người Thầy kính yêu, Cha Bề Trên Phaolô Lê Tấn Thành, Giám Đốc Đại Chủng viện thánh Giuse Sài Gòn, tôi lại càng cảm nhận sự thanh thoát và bình an nhất mà đời linh mục cần có, đó là lối sống thanh đạm, biết chấp nhận những giá trị vật chất mà mình đang có, chứ đừng tìm kiếm những thứ trang điểm cho cái gọi là “sự giàu có của bản thân”, để không bao giờ đua đòi, se sua, cả đến xu nịnh, luồng cúi, nhằm đáp ứng những tiện nghi vật chất thời thượng theo kiểu “người khác có, tôi cũng phải có”.

Tôi cũng học được nơi người Thầy của tôi cách chấp nhận sự thanh bần, để không bao giờ, trong sự tiếp xúc hằng ngày với biết bao anh chị em quanh tôi, họ phải than thở rằng: “Vị linh mục ấy trọng sang khinh bần”. Học được nơi người Thầy của mình sự chấp nhận hiện tại, tôi sẽ bình an và vui sống với những gì Chúa ban cho tôi hôm nay.

Xin chân thành cám ơn các anh em linh mục và chủng sinh khóa III đã cho tôi cùng đồng hành để tôi có được những suy nghĩ quý báu này.

Xin cám ơn Cha Bề Trên, các Cha Giáo Sư, vì nhờ bàn tay xới bón hết tình của quý Cha, tôi mới có sức vóc của ngày hôm nay.

Xin cám ơn rất nhiều anh chị em, trong đó có tất cả những người thân của tôi và rất nhiều người già trẻ, lớn bé đã âm thầm hay lộ diện, bằng cách này hay cách khác giúp tôi trưởng thành trong ơn gọi của mình.

Xin cám ơn cuộc đời đã ưu ái cho tôi được làm thành viên, để mỗi giây phút rong ruỗi trong cuộc đời, tôi hiểu biết bao nhiêu tình sâu nghĩa nặng chen lẫn những bất hòa hay chống đối, làm cho tôi cứng cát, tạo nên trong tôi ý chí và nghị lực.

Xin cám ơn Thiên Chúa, Đấng đã yêu thương trao ban ơn gọi cao cả này cho tôi, để tôi được vinh dự dự phần vào tác vụ Linh Mục Thượng Phẩm của Chúa Kitô. Cám ơn Chúa vì Chúa đã ban cho tôi những người bạn và những người Thầy đáng trân, đáng quý hết sức, góp phần dẫn lối cho tôi trên con đường mà tôi đang bước đi.

Lm. VŨ XUÂN HẠNH

VỀ MỤC LỤC
TU LÀ CÕI PHÚC

 

 

Tu là cõi phúc. Chắc chắn là như vậy rồi.

 

Còn ‘tình là cõi tiên’ hay ‘tình là giây oan’ thì cũng còn tùy theo đương sự. Đương sự ấy là nam nhân hay nữ nhân. Đương sự ấy đã nếm đủ hai ‘mùi tu’ và ‘mùi tình’ chưa hay mới chỉ kinh nghiệm ‘một mùi đu đủ xanh’ rồi suy diễn ra mùi ‘hoa xoan bên thềm cũ’ hoặc ngược lại.

 

Tôi không dám bàn sâu về những Triết Lý Tiên Phúc này vì nó quá bao la, phức tạp, có khi lại rất linh thánh, và cũng là lý tưởng của cả một đời người nữa. Nếu ‘bàn thiếu’ thì nguy to hoặc rất vô duyên, và nếu ‘bàn sai’ thì… chết ngay.

 

Chỉ xin được một vài nét chấm phá về những kẻ ‘tu chẳng nên’ và ‘tĩnh không thành’ rồi đi tìm con đường sống khác thôi. Nói cụ thể là tâm tư của người tu xuất, loại người mà ngày xưa đã thường được xếp sau ‘thằng quỉ’ và ‘con ma’ dù là có những lần được xếp một cách khá dễ thương.

 

Và cũng chỉ xin giới hạn trong đám ‘tu mi nam tử xuất’, đặc biệt trong đám bạn bè cùng lớp của tôi mà thôi.

 

Trước hết, xin hãy đọc bốn câu thơ này:

 

Hôm qua mất áo chùng thâm

Hay là em đã cầm nhầm của anh

Khôn hồn hãy trả lại nhanh

Anh mà khám được… tan tành đời em.

 

(Tốt, Bordeaux, France)

 

 Thật oái oăm. Lơ đễnh, mải chơi để mất áo dòng, là chiếc áo giáp bảo vệ linh hồn và thân xác của một thầy tu rồi, lại không đi hỏi đúng người để tìm mà đi hỏi đám đàn bà con gái. Ô hay, ông thầy đi đâu mà lại có sự cầm nhầm áo quần? Đòi trả lại thế nào được? Vàng bạc đã vào tay bọn cướp, thầy tu đã vào tay mỹ nhân thì chỉ có… chào thua đi. Cái trớ trêu ở đây nữa là có chắc muốn tu nữa hay không mà đòi lại áo dòng hay chỉ nói cốt để làm oai, làm điệu. Lại đòi đi khám thì còn chết người nữa. Làm như mình có cái chân tu to lắm không bằng. Dẫu sao đây cũng là tâm trạng của người đang sống trong ‘cõi tiên’ mà còn vương vấn ‘cõi phúc’ vậy.

 

Cái áo dòng đôi khi làm cho người mặc nó hấp dẫn hơn, lôi cuốn hơn, lại che đi được nhiều khiếm khuyết thể xác cũng như tinh thần. Người mặc áo dòng thì cũng biết thân phận mong dòn của mình, cũng biết áo dòng chẳng làm nên thầy tu, nhưng vẫn cần nó như khiên thuẫn bảo vệ mình bên cạnh những ơn đặc sủng (graces d’etat). Biết thế, nhưng áo vẫn có thể đứt cúc. Đứt cúc có thể vì vướng gai lúc lao động, có thể vì áo cũ hoặc đường may dở, có thể không biết gìn giữ, và cũng có thể vì người khác cướp giật. Nhưng đứt cúc mà không thèm đính khâu lại, lại là sự chọn lựa của đương sự. Để rồi than thân:

 

Em mến, em thương vạt áo dòng

Gói trọn nhân đức ở bên trong

Diệu huyền thân anh: Ôi bé bỏng

Đứt cúc hỏng tu, phận long đong

 

(Thái , Los Angeles, USA)

 

Trời đã sinh ra âm dương, ngày đêm, nam nữ. Cứ thế mà tuần hoàn để tạo vật tồn tại. Có người cho rằng đi tu là ngược với thiên nhiên. Có thể là như thế, nhưng trong Đạo Chúa thì những người tu hành nam cũng như nữ không đi ngược thiên nhiên mà là đi vượt khỏi tự nhiên. Vượt khỏi tự nhiên đấy, nhưng chân vẫn đạp đất nên phải có sự từ bỏ. Từ bỏ thì có ray rứt và luyến tiếc. Luyến tiếc nên còn hẹn hò, dù là hò hẹn mong manh, ỡm ờ nước đôi.

 

Tối qua anh mặc áo dòng

Định quên người ấy mà lòng xót xa.

Ngày nào Chúa để anh ra.

Thì anh trở lại quyết là: yêu em

 

(Tuyến, Los Angeles, USA)

 

Con người mà, có nhớ, có thưong, có yêu, có yếu… đuối. Bức tường tu viện bằng gạch đá có -dầy -cứng-cao cũng chẳng ngăn được con tim những người đã một lần trộm tương tư:

 

Nhớ ai như nhớ bún bò

Chua, cay, mặn, ngọt, hành, ngò, chao ôi

Bún tươi anh tưởng bờ môi

Em cười mà ngỡ tình trôi vào hồn

Ớt cay anh tưởng nụ hôn

Đong đưa đôi mắt thả hồn mơ thêm

Hành trần trong nước rất mềm

Nhâm nhi sợi tóc yêu em vô vàn

Bún đâu không có trên bàn

Thì ra anh mới một màn tương tư

 

(Thái, Los Angeles, USA)

 

Chẳng Chúa nào muốn để thầy tu chạy khỏi hàng rào chủng viện cả. Chỉ có anh nhớ đời mới trốn về thế gian thôi. Chúa cũng chẳng giữ được bước chân muốn đi hoang.

 

Đời tu sướng hay khổ cũng tùy, nhưng điều chắc là đời tu rất quí. Chính kẻ tu hành cũng không thể dễ dàng quyết định dứt khoát.

 

Ngài đã chọn con bước vào đời

Ngần ngại băn khoăn quá Chúa ơi

Một đời tận hiến đành dang dở

Giữa ngã ba đường sao chơi vơi

 

Đời con ôi thật quá dở dang

Bước tới không xong, lui ngỡ ngàng

Chân trong chân ngoài bao lưỡng lự

Nửa vời ray rứt lòng hoang mang

 

(Tốt, Bordeaux, France)

 

Không chỉ đương sự tiếc, mà những người ái mộ cuộc sống tu trì cũng xót xa nữa:

 

Nhắm mắt theo định mệnh an bài

Mẹ buồn nước mắt giọt vắn dài

Còn con bối rối lòng trống vắng

Gượng gạo âm thầm biết theo ai

 

(Tốt, Bordeaux, France)

 

Đời tu quí thế đấy, người ‘tu ra’ cũng còn mùi tu nên cũng… được quí…hóa:

 

Lấy được tấm chồng đã tu ra

Mong sao cuộc sống sẽ đậm đà

Yêu Chúa, yêu người mãi thiết tha

Khoe với bạn bè, vểnh môi ra

Tháng ngày thấm thoát cứ trôi qua

Có yêu, có giận, có ba hoa

Nhưng rồi ơn Chúa luôn soi tỏa

Vẫn thắm đượm tình ta với ta.

 

(Văn Khoa, Núi Tượng, Việt Nam)

 

Dĩ nhiên cuộc đời cũng chẳng luôn lý tưởng như ta tưởng:

 

Vớ được anh chng mới tu ra

Thơm ngon, nóng hổi cứ như là

Bánh bò Mỹ Thuận còn cun lá

Ngày đêm sớm tối chẳng muốn xa

 

Để rồi một ngày:

Thấm thoát tháng ngày cứ trôi qua

Đường đời gian khổ: lại tà tà

Bánh bò Vàm Cống khô như đá

‘Lạy Chúa, chồng con?: quẳng cho xa.

(Thái, Los Angeles, USA)

 

Người đời nhìn kẻ mới tu ra cứ như là ông thánh:

 

Em cứ bảo tôi: “giống thầy chùa”

Lâm râm chuông mõ, tối ngày khua

Nhân đức hiền lành tựa ông thánh

Chỉ biết từ bi, chẳng biết đùa.

 

Và người mới ra tu thì nhìn đời cũng chỉ toàn mầu hồng:

Tôi bảo: “Em thì giống ni cô”

Nhan sắc thiên thần chẳng điểm tô

Mắt ngài khăn phủ trông rất ngộ.

Hồn tôi choáng ngộp, biết về mô?

 

Nhưng rồi vài thầy tu xuất cũng đi từ quí-hóa đến… ốc-xít-hóa, đến quỉ hóa:

 

Em lại bảo tôi: “giặc thầy chùa”

Say sưa chè rượu, sáng, chiều, trưa

Tội lỗi, cằn khô như cán búa

Biết quỉ, biết ma, biết cả bùa

 

Và với thời gian thì ni cô cũng đi từ hiền thục đến … chằng

Tôi bảo: “Em giờ khác ni cô”

Chằng như tên lửa mác ‘Liên-Xô’

Ghen như họ Hoạn hiệu Nguyễn Du.

Tôi đành ôm trọn kiếp hỏng tu.

 

Lại có người khác tham lam, lộ liễu hơn: muốn hai tay bắt hai con cá ba-sa. Thật khó. Nhưng cho dù lộ liễu mấy thì ta cũng thấy kẻ tu hành này rất thành thật với chính mình:

 

Hôm qua anh mặc áo dòng

Môi hồng nuối tiếc chân trong chân ngoài

Ước gì anh được cả hai

Áo đen, voan trắng ca bài hiến dâng.

 

(Tòng, San Jose, USA)

 

Những vần thơ âm điệu nghe rất nhẹ nhàng êm tai, nhưng lại là cả một bầu trời lãng mạn và nặng chủ thuyết cấp tiến. Tôi nhớ ông thầy Triết Học Linh Mục Tiến Sĩ Nguyễn Văn Hùng dòng Đaminh có lần nói: ‘… Cái đó hở? Bên Tây nó bỏ lâu rồi. Bây giờ có những ông linh mục Tây đòi lấy vợ. Lấy được vợ rồi lại còn đòi thi hành thánh chức linh mục. Muốn cả hai mới chết người ta chứ. Hổng biết giáo hội Tây rồi ra sao?’

 

Hổng biết rồi ra sao? Chỉ có Chúa biết nên không bàn tới nữa, chỉ biết con người có giới hạn và tình yêu thì vô biên, dù là tình thật, tình giả, tình free, hay tình mơ:

 

Tình em, tình Chúa lâng lâng

Chắp tay quì gối xin vâng một lời.

Bây giờ tình Chúa thì à ơi

Tình em thì không đủ(ấm) một đời anh cô đơn.

 

(Vô Danh)

 

Hạnh phúc hay vô phúc, thiên đàng hay địa ngục cũng là do tự lòng người và do sự định nghĩa của tĩnh tự ‘trung thành’ và động từ ‘hy sinh’, ‘chấp nhận’. Có những người mãi không dứt khoát được, nên cả đời cứ không bình an:

 

Hôm qua anh đã mặc áo dòng

Nhưng quên người ấy ở bên trong

Tim ngủ không yên, đời tu hỏng

Thiên chức gì đâu nữa mà mong.

 

(Vô danh)

 

Thật rõ khổ. Nếu Lan chẳng quên được Điệp thì hương khói trên bàn thờ càng nghi ngút thì sân chùa càng buồn rũ, nến trên bàn thờ càng lung linh thì hàng ghế nhà thờ càng thổn thức.

 

Có những người quyết bỏ chùa xuống thế, nhưng khi gặp đắng cay thì lại tiếc:

 

Nếu biết cuộc đời lắm lung tung

Anh thà giữ chặt mảnh áo chùng

Anh thà chôn kín bao háo hức

Còn hơn động cỡn nổi trôi sông

 

Rồi

 

Đã biết cuộc tình lắm long đong

Mà anh lại tuốt cả áo dòng

Để anh vồ vập, bao tan tác

Săn đuổi tình tang, rác trôi sông

 

(Dũng, Albuquerque, USA)

 

Nghe thê thảm, nhưng thực tế chắc có thể không như vậy đâu. Có thể người viết viết hơi quá hoặc hơi bi quan trong nỗi cơ cực thể lý hoặc tinh thần nào đó, hoặc người viết có óc trào lộng chăng. Nhưng trước hoàn cảnh ‘tang thương’ ấy, có người biết được cũng hùa theo:

 

Đã biết cuộc đời lắm lung tung

Anh vẫn liều thân tuột áo chùng

Hí hửng tưởng đời mình số trúng

Anh hùng chẳng thấy, cũng trôi sông

 

Rồi lại mơ:

 

Bởi cuộc tình ái quá long đong

Anh ngồi mơ lại chiếc áo dòng

Hơn nửa đời người ngơ ngẩn tiếc

Phận mình giờ chỉ: ấy trôi sông.

 

(Hải Vũ, San Jose, USA)

 

Nước đã qua cầu và ván đã đóng thuyền. Có nuối tiếc cũng chỉ là mơ và có than thở cũng chỉ là… thơ.

 

Đây là ‘thơ’ ở Mỹ:

 

Nhớ xưa một đóa hoa hồng

Để cho người hái người bồng mang đi

Bây giờ tiếc nuối làm chi

Bông tàn, hoa héo: còn gì mà kêu

(Luong, Texas, USA)

 

Và đây là ‘thơ’ ở Pháp:

 

Chả giống ai, nửa thợ, nửa thầy

Ngơ ngác cuộc đời, biết sao xoay

Nghề nghiệp trong tay: nghề tu xuất

Cay đắng một mình làm sao đây?

Con cố dấn thân vào cuộc đời

Cho đi, để đáp lại tình người

“Tu ra” vẫn hằn trong cuộc sống

Biết đến bao giờ đây Chúa ơi.

 

(Tốt, Bordeaux, France)

 

Nhưng có những kẻ tu hành tỏ ra như rất từng trải. Thấy cuộc sống nào như cũng rất đẹp. Điều quan trọng là đi đúng và đi hết con đường mình đã chọn, để không chỉ là anh hùng mà còn là … thánh nhân nữa:

 

Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa soi chén thánh nửa soi áo nàng

Chén thánh anh mạ bằng vàng

Áo nàng cũng mượt như hàng gấm nhung

 

(Tùng, New Orleans, USA)

 

Lạc quan tin tưởng thế đấy. Nhưng lạc quan hay bi quan, bằng lòng hay tiếc nuối thì có một sự thật là: Kẻ có vợ mà mơ làm thầy tu thì ô-kê, nhưng kẻ tu hành mà mơ ngược lại thì là là là… phạm tội… trọng. Có phải thế không? Nhưng thực ra chỉ có loài người mới mơ làm tiên chứ có bao giờ tiên mơ xuống làm người đâu.

 

Thấy kẻ ‘thất tu’ kêu than, người ‘thành tu’ ủi an:

 

Xin đừng nuối tiếc nữa mấy ông

Đã quyết theo chân những má hồng

Bồi đắp vun trồng cây hạnh phúc

Mai ngày may Chúa có thưởng công

( Văn Khoa, Núi Tượng, Việt Nam)

 

Được đỡ nâng, cái hạt giống tu trong người tu xuất nẩy mầm và vươn lên:

 

Ta đã cho con bỏ nhà tu

Một đời cay cực giống khoang tù

Vợ đẹp, con khôn, còn la lối

Bối rối, băn khoắn, rõ thật ngu

 

Cơm nào không của Đức Chúa Trời

Vai tuồng ta trao: vở kịch đời

Đóng đúng vai trò mình được chọn

Tu đáng ra tu, đời đáng đời

 

Vào đời nhập thế, đúng luật chơi

Ta đã tặng con, một bạn đời

Hạnh phúc thật vừa tầm tay hái

Nuối tiếc, nửa vời: đồ dở hơi

 

Ta đã trao con người vợ hiền

Còn tiếc đời tu: đúng thằng điên

Mỗi đứa một nghề, một trách nhiệm

Tu là cõi phúc. Tục cõi tiên.

 

(Tốt, Bordeaux, France)

 

Có người trong đời có lẽ cũng đã một lần tu, ngắn thôi, nên chẳng hiểu áo dòng là gì, cứ tưởng như một cái áo sơ-mi may ở nhà may Chiến Sàigòn năm xưa hoặc như cái Áo Lụa Hà Đông của Nguyên Sa nên khéo tưởng tượng:

 

Hôm qua anh mặc áo dòng

Em ngồi em ngắm từ trong ra ngoài

Chờ khi anh bỏ ra ngoài

Em sờ em nắn từ ngoài vào trong

 

(Nho Bụi, Australia)

 

Chẳng biết tác giả nắn cái gì? Áo dòng, thầy tu, thư tình, tiền, hay linh hồn của thầy tu…Dẫu sao cũng không phải thế. Áo dòng đây tiếng Tây gọi là soutane, người trong đạo Chúa coi đó như biểu tượng của các nam tu sĩ . Người bình dân cũng còn gọi đó là áo thâm chùng hay áo chùng đen, mầu đen là mầu chết cho cuộc đời. Tấm áo dòng này có âm hưởng linh thiêng lắm:

 

Trời nóng nhưng người vẫn áo đen

Thế sự thăng trầm chẳng bon chen

Đất hẹp eo xèo, lòng chẳng bén.

Trời rộng thênh thang hồn hoa sen

 

(Thái, Los Angeles, USA)          

 

Thật cao quí thay bước chân người mang tấm áo ấy. Chẳng vậy có người ra đi rồi vẫn tìm trở lại, đã xuống đồi rồi mà vẫn cố trèo lên làm cụ sáu… vĩnh viễn:

 

Từ thuở chồng em bỏ áo dòng

Đường đời dong ruổi những bòng bong

Thấy tháp chuông cao ngẩng đầu ngóng

Đế-Cân trèo mãi cũng chửa xong

 

(Vô danh)

 

Có những người đã bỏ tu ra, đã bương trải cuộc đời với muôn khó khăn như mọi người, nhưng cái ‘cốt tu’ và cái ‘vỏ tu’ như vẫn còn, nên người đời thỉnh thoảng lại chạy đến tìm sự nương tựa. Kẻ ‘tu không thành’ vẫn chân thực với chính mình:

 

Tôi phải cây leo hạnh phúc đâu

Sao em lại gởi những giọt sầu

Em than phận mình ngôi sao xấu

Tôi đây cũng tiếc mối tình đầu

(Thái, Los Angeles, USA)

 

Tình đầu có thể là tình Chúa, cũng có thể là tình người. Dù sao thì chàng tu-ra cũng vẫn thấy mình không xứng đáng với những việc thánh đức cao cả nên vẫn tự nhận:

Trong làng nhân đức vắng bóng tôi

Sao em lại muốn truyện trên trời

Quá nửa trong tôi đầy tội lỗi

Non nửa phần kia cũng rất tồi.

(Thái, Los Angeles, USA)

Còn kẻ tu hành tu đúng điệu luôn được trọng kính dù là ở trong một ngôi chùa nhỏ vùng Thất Sơn hẻo lánh hay sống giữa chốn phồn hoa náo nhiệt  Sài Thành:

 

Trời đất sanh ra bác Tùng Phèng**

Ngay buổi thiếu thời đã cheng cheng

Tiền, tài, sắc, dục: không léng phéng

Cứu đời dùi thánh: chỉ leng keng

 

(Thái, Los Angeles, USA)

 

Đời tu đẹp và kẻ tu hành thật đáng kính. Ai mà chẳng mơ tưởng, chẳng muốn sống cuộc đời ấy:

 

Trường xưa ta được mấy ai

Hiền lành, tốt tướng từ ngoài vào trong

Môi cười xúng xính áo dòng

Tưởng rằng ăn chắc từ trong ra ngoài

 

(Thái, Los Angeles, USA)

 

Muốn lắm chứ, lý tưởng lắm chứ, nhưng có mấy người đi trọn con đường? Có lẽ lòng còn nặng tham sân si nên:

 

Nào ngờ nàng liếc mắt ngài

Thêm vài nhõng nhẽo chàng ‘bai’ áo dòng

Tìm nhau: thung lũng hoa vàng

Thế nhân thôi mặc: chàng nàng có nhau.

 

(Thái, Los Angeles, USA)

 

Viết đến đây thì tôi nghe thấy trên ra-dô hát bài nhạc ‘Chiếc Áo Dài’ của nhạc sĩ Nguyên Chương, người vừa vĩnh viễn ra đi ngày 11/16/2004 vừa qua. Trong bài nhạc ấy có đoạn mang ý như là:

 

‘Người yêu anh hay mặc áo dài.

Áo dài em may ngắn.

Gió thổi áo bay bay.

Cuộc tình mình cũng…heo may’.

 

Rồi người dẫn chương trình kể tiếp: Cũng có những chiếc áo dài rất dài, thướt tha cuốn lấy những tấm thân mềm mại và ôm trọn những gót chân hồng thon thon. Cầu cho những áo dài tha thướt ấy có những cuộc tình cũng rất dài và rất đẹp.

 

Áo dòng cũng là một loại áo dài, nhưng áo dài của phụ nữ thì xẻ tà ở phía dưới, còn áo dòng của thầy tu thì lại mở cúc ở phía trên.

 

Không biết loại áo dài nào hạnh phúc hơn? Có lẽ tùy người mặc và người thưởng thức.

 

Tvu, San Dimas, 11/18/2004

 

 

** Phèng là tên lóng của Linh Mục Tuyên Úy  Hải Quân Hoa Kỳ Trung Tá Nguyễn Văn Tùng, lớp Khai Phá hiện đang sống ở New Orleans, Louisiana, USA.

 

***  Cha Khoa lớp Khai Phá, chánh xứ Núi Tượng, Địa Phận Long Xuyên, Việt Nam


 
VỀ MỤC LỤC

- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin gởi về địa chỉ

giaosivietnam@gmail.com

- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:

Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục vụ của Giáo sĩ;  Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh vực; Mỗi  Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)

- Quí vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại

www.conggiaovietnam.net

Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị

Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác nhau.

TM. Ban Biên Tập

Lm. Luca Phạm Quốc Sử  (TGP Baltimore, Maryland, USA)

 

 

GÍAO SỸ: Xuất phát từ gíao dân, hiện diện vì gíao dân và cậy dựa vào gíao dân.

*************