Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam

 

 

 

 

GÍAO SỸ:
Xuất phát từ gíao dân, hiện diện vì gíao dân và cậy dựa vào gíao dân.
 

 

MỤC TỬ NHÂN LÀNH

 

www.conggiaovietnam.net                          giaosivietnam@gmail.com

Đặc San Điện Tử Giáo Sĩ Việt Nam, Số Ra Mắt, Ngày 01.11.2005


CÁC SỐ BÁO ĐÃ PHÁT HÀNH                 MỤC LỤC

 

Thượng HĐGM Thế Giới lần thứ XI                 Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng, sdb chuyển ngữ

Mười Điều Răn của Linh Mục                                                                      + HY. PX. Nguyễn Văn Thuận

LINH MỤC: VÌ THÁNH THỂ VÀ CHO THÁNH THỂ                                                                  NS. Mục Vụ

KHI NÀO NÊN NÓI, KHI NÀO NÊN NGHE                                                                    Gs. Tôn Thất Bàng

PHÓ TẾ HÔM NAY                                                                                                   Phó tế JB. Nguyễn Định

NGÀY MAI CÁC ANH ĐI                                                                                                    Lm. Vũ Xuân Hạnh

HÔM NAY NGƯỜI GIÁO DÂN MUỐN NGHE GIẢNG THẾ NÀO?                          Gs. Đỗ Hữu Nghiêm

Linh mục Sảng Đình Nguyễn Văn Thích (1891-1978)                                                 Nữ Tu Mai Thành

Truyền Giáo hay Xây pháo đài?                                                                                Lm. Trần Cao Tường

VÌ TÔI LÀ LINH MỤC                                                                                         Chuyện phiếm của Gã Siêu


Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới lần thứ XI
"Thánh Thể: Bánh hằng sống cho Hòa Bình Thế Giới”

Trích đăng: Sứ điệp của các Thượng phụ của Thượng Hội Đồng Các Giám Mục đặc biệt lần XI gửi cho toàn thể Giáo Hội, được thông qua trong phiên họp thứ 20 ngày 22/10/2005.

19. Anh em linh mục thân mến, trong những ngày Thượng Hội Đồng này chúng tôi không ngừng hướng về anh em. Chúng tôi nhìn nhận tấm lòng quảng đại và những thách đố của anh em. Trong tình hiệp thông với chúng tôi, anh em gánh vác những trọng trách gánh nặng mục vụ hàng ngày để chăm lo cho cộng đoàn Dân Chúa. Anh em công bố Lời Chúa và anh em sốt sắng trao ban bí tích huyền nhiệm Thánh Thể Chúa cho các tín hữu. Ôi thật là một chức vụ cao vời! Chúng tôi cầu nguyện cùng anh em và cho anh em hầu tất cả chúng ta cùng nhau trung thành với tình yêu của Thầy Chí Thánh. Chúng tôi mời gọi anh em cùng chúng tôi rập theo mẫu gương của Đức Bênêđictô XVI trở nên “những người thợ khiêm hạ trong vườn nho của Chúa” trong cuộc sống linh mục liên lỉ của mình. Ước mong sự bình an của Đức Kitô mà anh em hàng trao ban cho các hối nhân và cho các tín hữu qui tụ lại để dân lễ, tuôn tràn xuống anh em và cộng đoàn mà anh em trông coi.

Với tâm tình biết ơn chúng tôi nhớ tới những dấn thân của các thầy phó tế vĩnh viễn, các giáo lý viên, tới các cộng sự viên trong việc mục và đông đảo anh chị em giáo dân đang phục vụ trong các cộng đoàn. Cầu mong cho những hoạt động của anh chị em sinh nhiều hoa trái hầu xây đáp sự hiệp nhất trọn vẹn trong tinh thần lẫn hành động với các vị chủ chăn trong cộng đoàn của anh chị em.

20. Cùng anh chị em tín hữu thân thương, Dù sống trong bậc sống nào đi nữa, chúng tôi mời gọi anh chị em hãy sống ơn gọi của bí tích thanh tẩy của chúng ta, hãy mặc lấy những tâm tình của Chúa Giêsu Kitô (xem thơ Phil 2:2), hài hòa cùng nhau trong sự khiêm hạ theo gương Chúa Giêsu Kitô. Tình yêu hỗ tương không chỉ là bắt chiếc Chúa mà là trở nên một chứng nhân sống cho Chúa giữa xã hội. Chúng tôi chào thăm anh chị em tu sĩ, những người đã chọn đời dâng hiến, thoát khỏi mọi ràng buộc để phục vụ cho vườn nho Chúa, Ðức lang quân cho tới ngày Ngài tái lâm (xem Khải Huyền 22:17-20). Gương chứng nhân Thánh Thể của anh chị em qua việc phục vụ Chúa Kitô là tiếng kêu tình yêu giữa tăm tối của trần gian, là lời vang vọng của bài Thánh Thi cổ xưa về Đức Maria, bài Stabat Mater (Mẹ xưa đưới chân Thập Tự) và bài ca Magnificat. Ước mong Người nữ đã cưu mang Chúa Giêsu Thánh Thể, đầu mang vương niệm các vì sao, giầu tình thương, Đức Nữ Trinh Hồn xác về trời và là Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội chở che anh chị em trong mọi hoạt động anh chị em thể hiện để phục vụ Chúa và những người nghèo trong niềm vui Phục sinh và niềm hy vọng cho toàn cầu.

22. Cùng qúi ông bà anh chị em đang sống trong đời đôi bạn gia đình, ơn gọi nên thánh của anh chị em bắt nguồn từ giáo hội gia đình, được nuôi dưỡng bằng bàn tiệc Thánh Thể. Niềm tin của anh chị em vào bí tích hôn phối biến sự hòa hợp vợ chồng của anh chị em thành một Đền thờ của Chúa Thánh Thần nhằm phát sinh mầm sống mới là con cái, hoa trái của tình yêu của anh chị em. Trong Thượng Hội Đồng chúng tôi đã đề cập tới anh chị em khác nhiều vì chúng tôi ý thức sự dòn mỏng và sự không chắc chắn của thế giới ngày nay. Anh chị em hãy vững mạnh trong những trăn trở của anh chị em hầu có thể giáo dục đức tin cho con cái. Anh chị em chính là nguồn phát sinh ra ơn gọi linh mục tu sĩ. Đừng quên rằng Đức Kitô hiện thân trong sự kết hợp của anh chị em, Ngài chúc lành cho việc kết hợp của anh chị em với những ân sủng cần thiết để anh chị em sống ơn gọi của mình trong sự thánh thiện. Chúng tôi khích lệ anh chị em hãy giữ Ngày Chúa Nhật là ngày cử hành Thánh Thể. Làm thế anh chị em mang lại niềm vui cho Thánh tâm Chúa Đấng đã phán: “Hãy để các trẻ nhỏ đến với Ta” (Mc 10:14).

Bình an của Chúa ở cùng tất cả anh chị em.

Các nghị phụ của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới lần thứ XI.

Lm. Anthony Nguyễn Hữu Quảng sdb chuyển ngữ
 

VỀ MỤC LỤC
Mười Điều Răn của Linh Mục
 

Một: Những gì tôi sống trong tư cách là một Linh Mục, thì quan trọng hơn những gì tôi làm.

Hai: Những gì Đức Kitô làm qua trung gian của tôi, thì quan trọng hơn những gì do chính tôi làm.

Ba:  Những gì tôi với anh em Linh Mục cùng sống, thì quan trọng hơn những gì tôi làm một mình, dù hăng say tới mức suýt bị mất mạng.

Bốn: Những gì tôi sống cho Kinh nguyện và Lời Chúa, thì quan trọng hơn những tổ chức sinh hoạt bên ngoài.

Năm: Những gì tôi sống vì lợi ích thiêng liêng của người cộng tác, thì quan trọng hơn tất cả những công việc tôi làm cho lợi ich của riêng mình.

Sáu: Hiện diện ít nơi nhưng thiết yếu để đem lại sức sống, thì quan trọng hơn có mặt khắp nơi nhưng vội vàng và nửa vời.

Bảy: Hoạt động cùng với người cộng tác, thì quan trọng hơn là làm một mình, cho dù mình có nhiều khả năng hơn họ. Nói cách khác, hợp tác thì quan trọng hơn hành động riêng rẽ.

Tám: Hy sinh thập giá âm thầm bên trong, thì quan trọng hơn những thành quả đạt được bên ngoài.

Chín: Mở rộng tâm hồn đến những thao thức của cộng đoàn, Giáo phận và Giáo hội toàn cầu, thì quan trọng hơn chăm chú vào những bận tâm riêng, cho dù thiết yếu đến đâu đi nữa.

Mười: Làm chứng về Đức Tin trước mặt mọi người, thì quan trọng hơn tìm cách thoả mãn thị hiếu của họ

+ HY. PX. Nguyễn Văn Thuận

(Trích đăng từ "Cha Tôi" của Đức Ông Phaolo Phan Văn Hiền, Roma)

VỀ MỤC LỤC

 LINH MỤC: VÌ THÁNH THỂ VÀ CHO THÁNH THỂ

       

       Một du khách tới Mêhicô và vào một nhà thờ công giáo nọ. Ông ta rất lấy làm ngạc nhiên khi thấy trong nhà thờ lúc nào cũng có những người đang quì gối cầu nguyện, bất kể sáng, trưa, chiều và tối.

       Khi hỏi lý do của việc đạo đức này, ông ta được trả lời như sau :

       - Đó là cách giáo xứ chúng tôi cám ơn Chúa. Đúng thế,  cha xứ của chúng tôi qua đời cách đây 35 năm và chưa có linh mục thay thế. Nhà tạm trống rỗng và ngọn đèn chầu cũng đã tắt từ lâu. Chúng tôi chờ mong một linh mục. Hằng ngày tất cả chúng tôi và nhất là các em thiếu nhi, đều hợp ý cầu nguyện để có được một linh mục. Thế rồi sau 35 năm vắng bóng ấy, Chúa đã thương gửi đến cho chúng tôi một cha xứ mới. Để tỏ lòng cảm tạ Chúa, chúng tôi quyết định từ nay mà đi sẽ không bao giờ để Chúa phải cô đơn. Chúng tôi thay phiên nhau chầu Thánh Thể, thay phiên nhau thờ lạy Chúa tại nhà tạm này cả ngày lẫn đêm.

       Từ câu chuyện trên, Chúng ta sẽ đề cập tới mối liên hệ giữa mật thiết giữa linh mục và Thánh Thể. Chúng ta sẽ chú ý đến việc linh mục phải sống mầu nhiệm Thánh Thể như thế nào trong  cuộc sống của mình?

       I - CHỨC VỤ LINH MỤC QUA GIÒNG THỜI GIAN

        Như chúng ta vẫn thường định nghĩa : người là một con vật có trí khôn. Nhờ trí khôn, khi chiêm ngắm những kỳ công trong vũ trụ, chúng ta có thể khám phá ra sự hiện diện của Thiên Chúa. Chính vì thế, chúng ta xác quyết được rằng :

       - Người là một con vật có tôn giáo.

       Hay như sách Giáo Lý Hội Thánh Công giáo cũng đã viết :

        - “Con người là một hữu thể tôn giáo”. (GLHTCG 28).

       Tuy nhiên, những cảm nhận đầu tiên này, qua dòng thời gian, đã bị lệch lạc bởi những nguyên nhân từ bên ngoài chẳng hạn như sự sợ hãi trước những hiện tượng thiên nhiên, hay những nguyên nhân từ bên trong, chẳng hạn như sự thấp kém về hiểu biết , sự quá lo toan về vật chất…để rồi đã dẫn tới tình trạng mê tín dị đoan.

       Tình trạng mê tín dị đoan này đã tràn lan tại hầu hết các dân tộc sống trên mặt đất. Người ta cúi đầu thờ lạy những thần tượng nhảm nhí, mà quên đi mối liên hệ với một Thiên Chúa chân thật.

       Chính vì thế, Thiên Chúa đã tuyển chọn dân Do Thái làm dân riêng của mình, để duy trì một thứ tôn giáo chính thống, đó là chỉ thờ phượng một Thiên Chúa duy nhất, đồng thời để chuẩn bị cõi lòng họ đón nhận Đấng Cứu Thế đã được phán hứa từ muôn ngàn thuở trước.

       Qua Mô-sê, Thiên Chúa đã ký kết với họ một giao ước :

        Ông Mô-sê lên gặp Thiên Chúa. Từ trên núi, ĐỨC CHÚA gọi ông và phán: "Ngươi sẽ nói với nhà Gia-cóp, sẽ thông báo cho con cái Ít-ra-en thế này: Các ngươi thấy Ta đã xử với Ai-cập thế nào, và đã mang các ngươi như trên cánh chim bằng, mà đem đến với Ta. Vậy giờ đây, nếu các ngươi thực sự nghe tiếng Ta và giữ giao ước của Ta, thì giữa hết mọi dân, các ngươi sẽ là sở hữu riêng của Ta. Vì toàn cõi đất đều là của Ta. Ta sẽ coi các ngươi là một vương quốc tư tế, một dân thánh. Đó là những lời ngươi sẽ nói với con cái Ít-ra-en”. (Xh 19,3-6).

       Một trong những sinh hoạt chính yếu trong phạm vi tôn giáo, đó là dâng tiến những hy tế  lên cho Thiên Chúa, để biểu lộ cõi lòng thần phục và tôn thờ của mình.

       Tuy nhiên, muốn dâng tiến những hy tế, thì cần phải có những tư tế. Nhiệm vụ của tư tế là nhiệm vụ làm trung gian. Vừa dâng lên Thiên Chúa hy tế của dân Ngài, vừa chuyển đạt cho họ sự chúc lành của Thiên Chúa.

       Và trong Cựu Ước, hàng tư tế đã được chính Thiên Chúa tuyển chọn và thánh hiến để phụng sự Ngài. Thiên Chúa đã phán với Mô-sê như sau :

        "Phần ngươi, hãy tách A-ha-ron, anh ngươi, và các con ông ra khỏi hàng ngũ con cái Ít-ra-en, để ông ở bên cạnh ngươi mà thi hành chức tư tế phục vụ Ta: A-ha-ron và các con của A-ha-ron là Na-đáp, A-vi-hu, E-la-da và I-tha-ma. Ngươi sẽ may cho A-ha-ron, anh ngươi, những lễ phục để ông được vẻ uy nghi rực rỡ”. (Xh 28,1-2).

       Tuy nhiên, các tư tế trong Cựu Ước lại không đủ khả năng thực hiện ơn cứu độ cho bản thân và cho dân chúng. Họ cứ phải dâng lên mãi những hy tế mà vẫn không đạt được sự thánh hóa dứt khoát. Vì thế, phải chờ đến Đức Kitô vì chỉ mình Ngài mới thực hiện được điều ấy mà thôi.

       Qua Tin Mừng, Đức Kitô không bao giờ tự gán cho mình tước hiệu tư tế, nhưng Ngài lại dùng nhiều từ ngữ để ám chỉ sứ mệnh tư tế của mình, nhất là với cái chết trên thập giá.

       Thực vậy, với cái chết trên thập giá, Ngài đã trở nên một hy tế  tuyệt vời nhất: hy tế đền tội, hy tế giao ước, hy tế vượt qua mà Cựu Ước đã diễn tả. Đồng thời, với cái chết trên thập giá, Ngài còn trở nên một vị thượng tế. Trên bàn thờ thập giá, Ngài đã dâng tiến hy lễ của mình như các vị tư tế dâng tiến các lễ vật. Ngài là vị tư tế cho chính hy tế của mình.

       Đức Kitô không phải chỉ tiếp nối công việc của các tư tế trong Cựu Ước, mà hơn thế nữa, Ngài còn hoàn toàn trổi vượt hơn họ vì hy tế thập gía của Ngài có thể đền bù và tẩy xóa tội lỗi, thay cho tất cả những lễ vật trong Cựu Ước.

       Theo Thánh Phalô trong bức thư gửi tín hữu Do Thái, thì Đức Kitô là vị thượng tế duy nhất và thánh thiện. Chính Ngài đã chấm dứt chức vụ tư tế của Cựu Ước.

        “Phải, đó chính là vị Thượng Tế mà chúng ta cần đến: một vị Thượng Tế thánh thiện, vẹn toàn, vô tội, tách biệt khỏi đám tội nhân và được nâng cao vượt các tầng trời. Đức Giê-su không như các vị thượng tế khác: mỗi ngày họ phải dâng lễ tế hy sinh, trước là để đền tội của mình, sau là để đền thay cho dân; phần Người, Người đã dâng chính mình và chỉ dâng một lần là đủ. Vì Luật Mô-sê thì đặt làm thượng tế những con người vốn mỏng giòn yếu đuối, còn lời thề có sau Lề Luật, lại đặt Người Con đã nên thập toàn cho đến muôn đời”. (Dt 7,26-28).

       Chu toàn chức vụ tư tế của mình đã đành, Đức Kitô còn muốn mời gọi mọi thành phần dân Chúa chia sẻ chức vụ tư tế với Ngài để Giáo hội được trở nên một dân tư tế của Thiên Chúa.

       Nhờ bí tích Rửa tội và Thêm sức, người tín hữu được tham dự vào chức linh mục cộng đồng bằng cách biến đời mình trở thành một hy tế của thập gía và một chứng tá cho tin mừng, như công đồng Vaticanô II đã viết :

       “Vì thế, tất cả các môn đệ của Đức Kitô, trong khi kiên tâm cầu nguyện và cùng nhau ca tụng Thiên Chúa (x Cv 2,42-47), họ phải dâng mình làm của lễ sống động, thánh thiện, đẹp lòng Thiên Chúa (x Rm 12,1), phải làm chứng về Đức Kitô trên khắp mặt đất và trình bày niềm hy vọng về cuộc sống vĩnh cửu mà họ ôm ấp cho những ai đang khao khát. (GH 10).

       Hơn thế nữa, Đức Kitô còn muốn chia sẽ chức vụ tư tế của mình một cách đặc biệt cho một số người được tuyển chọn qua bí tích Truyền chức. Chức tư tế này được gọi là chức linh mục thừa tác. Công đồng cũng đã xác định :

      “Chức linh mục cộng đồng của các tín hữu và chức linh mục thừa tác, tuy khác nhau không chỉ về cấp bậc, mà còn về bản chất, song cả hai  đều bổ túc cho nhau. Thực vậy, cả hai đều tham dự vào chức linh mục duy nhất của Đức Kitô theo cách thức riêng của mình. Linh mục thừa tác, nhờ có quyền do chức thánh, đào tạo và cai quản dân tộc tư tế, đóng vai trò Đức Kitô cử hành hy tế tạ ơn và dâng của lễ ấy lên Thiên Chúa nhân danh toàn thể dân chúng. Phần tín hữu, nhờ chức linh mục vương gỉa, cộng tác dâng thánh lễ, và thi hành chức vụ đó trong việc lãnh nhận các bí tích, khi cầu nguyện và tạ ơn, bằng đời sống chứng tá thánh thiện, bằng sự từ bỏ và bác ái tích cực.” (GH 10).

      Trong ngôn ngữ bình thường, khi nói tới Linh mục,  chúng ta phải hiểu đó là chức Linh mục thừa tác.

      II - LINH MỤC VÌ THÁNH THỂ

      Sau khi đã tìm hiểu sơ qua về chức vụ Linh mục trong dòng thời gian, chúng ta cùng nhau bàn tới mối liên hệ chặt chẽ giữa Thánh Thể và Linh mục.

      Thánh Luca đã kể lại việc Chúa Giêsu thiết lập bí tích Thánh Thể như sau :

       “Rồi Người cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói: "Đây là mình Thầy, hiến tế vì anh em. Anh em hãy làm việc này, mà tưởng nhớ đến Thầy." Và tới tuần rượu cuối bữa ăn, Người cũng làm như vậy và nói: "Chén này là giao ước mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em.” (Lc 22,19-20).

      Qua lời tường thuật này, chúng ta nhận thấy : Chúa Giêsu đã thiết lập bí tích Thánh Thể và bí tích Truyền chức trong cùng một lúc.

      Thánh Phaolô còn nhấn mạnh hơn nữa :

       “Thật vậy, điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em: trong đêm bị nộp, Chúa Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi bẻ ra và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy." Cũng thế, cuối bữa ăn, Người nâng chén và nói: "Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy." (1Cr 11,23-25).

      Từ đó, chúng ta có thể xác tín hai điểm chính yếu sau đây :

      1- Nếu không có Thánh Thể thì cũng chẳng có Linh mục. Thực vậy, mục đích của Chúa Giêsu khi thiết lập bí tích Truyền chức là gì nếu không phải là để cử hành Thánh Thể theo lệnh truyền của Ngài : “Các con hày làm việc này mà nhớ đến Thầy”. Và như vậy, Thánh Thể chính là nguồn gốc, chính là điểm xuất phát của chức vụ Linh mục.

      2- Nếu không có Linh mục thì cũng chẳng có Thánh Thể. Sách Giáo lý Tân Định ngày xưa chúng ta học có câu :

      Hỏi : Thánh lễ là gì ? 

      Thưa : Là hy tế Đức Chúa Giêsu nhờ tay Linh mục, hợp cùng toàn thể dân Chúa, dâng mình cho Đức Chúa Cha, như xưa Ngài đã dâng mình trên Thánh giá.

      Sở dĩ ngày hôm nay, lễ Vượt qua của Đức Kitô được tưởng niệm và lễ hy sinh độc nhất của Ngài được hiện tại hóa và được tiến dâng lên Chúa Cha là nhờ các Linh mục.

      Thực vậy, chỉ có các Linh mục mới được cử hành Thánh Thể trong “tư cách” của Đức Kitô mà thôi. Đây cũng là điều Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nhấn mạnh trong thông điệp  Ecclesia de Eucharistia, “Giáo Hội từ Thánh Thể” :

       “Chính linh mục được truyền chức mới “ cử hành Hy tế Thánh Thể trong tư cách của Chúa Kitô và hiến dâng cho Chúa Cha nhân danh toàn thể tín hữu”. (GHTTT 28).

      Chuyện kể rằng :

      Vào thế kỷ 16, tại đảo Greenland xảy ra một cuộc bách hại Công giáo. Tất cả các linh mục hoặc bị giết, hoặc bị đuổi đi hết. Đã 50 năm trôi qua, mà trên hòn đảo lớn nhất thế giới này vẫn không có thánh lễ.

      Sau nửa thế kỷ, chỉ còn sót lại một ít người công giáo sống rải rắc. Hàng năm, họ thường gặp nhau mừng lễ Giáng Sinh trong một ngôi nhà phủ đầy tuyết.

      Vào ngày trọng đại này, khi đã tụ tập và đọc kinh chung với nhau, một cụ già đứng lên, đi tới chiếc tủ và kính cẩn lấy ra một miếng vải vuông. Trước kia, miếng vải này rất trắng, nhưng giờ đã cũ và ngả sang màu vàng ố. Đó chính là tấm khăn thánh, trước đây rất nhiều lần đã được dùng để lót dưới Mình Máu Đức Kitô trong thánh lễ.

      Cụ già trang trọng nói với những tham dự vài lời đơn sơ như sau :

      - Anh em thân mến, 50 năm trước đây đã có thánh lễ cuối cùng tại nơi này. Chính tôi đã giúp lễ hôm ấy. Chúng ta hãy quì gối và tạ ơn Chúa vì thánh tích này đã được hân hạnh chạm đến Mình và Máu Đức Kitô. Chúng ta hãy cầu xin Chúa ban cho chúng ta một linh mục để dâng thánh lễ giữa chúng ta.

      Không ai cầm được nước mắt và yên lặng quì xuống cầu nguyện.

      Tóm lại, không có Thánh Thể thì cũng chẳng có Linh mục và ngược lại, không có Linh mục thì cũng chẳng có Thánh Thể. Cả hai đều gắn bó mật thiết với nhau.

       II- LINH MỤC CHO THÁNH THỂ

      Như chúng ta đã biết : mục đích chính yếu của Đức Kitô khi đến trong trần gian là để cứu chuộc chúng ta, giải thoát chúng ta khỏi vòng nô lệ tội lỗi. Mục đích ấy đã được thực hiện một cách trọn vẹn qua cái chết của Ngài trên thập giá.

      Hay nói cách khác thập giá chính là đỉnh cao mà Ngài hằng nhắm đến trong suốt cả cuộc đời :

       “Lạy Cha, xin cứu con khỏi giờ này ! Nhưng chính vì giờ này mà con đã đến”. (Ga 12,17).

       “Chén đắng Chúa Cha đã trao cho Thầy, lẽ nào Thầy chẳng uống”. (Ga 18,11).

      Thế nhưng, đỉnh cao thập giá này đã được thực hiện trước một phần nào khi Ngài thiết lập bí tích Thánh Thể vào buổi chiều ngày thứ năm tuần thánh.

      Thực vậy, hôm trước ngày chịu nạn, Đức Kitô đã biến bữa tiệc ly với các tông đồ thành lễ tưởng niệm việc Ngài tự nguyện hiến dâng cho Chúa Cha để cứu độ nhân loại :

       “Cũng trong bữa ăn, Đức Giê-su cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, rồi bẻ ra, trao cho môn đệ và nói: "Anh em cầm lấy mà ăn, đây là mình Thầy." Rồi Người cầm lấy chén, dâng lời tạ ơn, trao cho môn đệ và nói: "Tất cả anh em hãy uống chén này, vì đây là máu Thầy, máu Giao Ước, đổ ra cho muôn người được tha tội” (Mt 26,26-28).

      Bí tích Thánh Thể là lễ tưởng niệm hy tế thập giá sẽ được thực hiện một cách đầy đủ và trọn vẹn vào chiều hôm sau, ngày thứ sáu tuần thánh trên đỉnh đồi Canvê.

      Đồng thời, Ngài mời gọi các tông đồ tham dự vào lễ hiến dâng của Ngài và yêu cầu các ông lưu truyền hy lễ này luôn mãi. Như thế, Đức Kitô cũng đã đặt các ông làm linh mục, làm tư tế của Giao ước mới.

      Nếu Đức Kitô đã hướng tới thập giá như chóp đỉnh của đời mình, thì Ngài cũng hướng tới Thánh Thể như vậy, bởi vì giữa thập giá và Thánh Thể có một mối liên hệ mật thiết. Thánh Thể “hiện tại hóa” và lưu truyền hy lễ thập giá của Đức Kitô cho đến tận cùng thời gian.

      Còn với linh mục thì sao ?

      Trái đất xoay quanh mặt trời thế nào, thì cuộc đời của Linh mục cũng phải xoay quanh Đức Kitô, hay nói một cách cụ thể hơn, cuộc đời Linh mục cũng phải xoay quanh Thánh Thể như vậy.

      Cũng trong chiều hướng ấy, Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã xác quyết :

       “Nếu Thánh Thể là trung tâm và chóp đỉnh  của đời sống  Giáo Hội, nó cũng là như thế đối với tác vụ linh mục. Vì vậy, khi tạ ơn Chúa Giêsu Kitô, Chúa chúng ta, tôi muốn lặp lại rằng Thánh Thể là lẽ sống chính yếu và trung tâm của bí tích truyền chức được khai sinh thực sự ngay từ lúc thiết lập Thánh Thể và cùng với Thánh Thể.”(GHTTT 31).

      Tất cả mọi hoạt động của Linh mục phải được xuất phát từ Thánh Thể và phải được hướng tới Thánh Thể :

       “Những hoạt động mục vụ của linh mục rất đa dạng. Nếu nghĩ đến những điều kiện xã hội và văn hóa của thế giới hôm nay, thì dễ hiểu rằng các linh mục bị rình rập bởi nguy cơ phân tán trong nhiều công việc khác nhau. Công Đồng Vaticanô II đã nhận thấy rằng bác  ái mục vụ là mối dây liên kết đời sống và hoạt động của các ngài. Công Đồng thêm: “ Bác ái mục vụ phát xuất trước tiên từ nơi Hy Tế Thánh Thể, do đó Hy Tế Thánh Thể là trung tâm và gốc rễ của toàn thể đời sống linh mục.”(GHTTT 31).

      Và như vậy, Thánh Thể sẽ đem lại nguồn sức mạnh cũng như niềm an ủi và khích lệ cho linh mục trong những hoạt động của mình :

       “Bằng cách thế nầy, Linh mục mới đủ sức thắng vượt tất cả những căng thẳng làm cho ngài bị phân tán trong cuộc sống; mới tìm thấy trong Hy Tế Thánh Thể, trung tâm đích thực của đời sống và tác vụ, sinh lực thiêng liêng cần thiết để đương đầu với những công việc mục vụ đa dạng. Như thế, những ngày sống của ngài sẽ thực sự trở nên  Thánh Thể. “ (GHTTT 31).

       KẾT LUẬN

      Như chúng ta đã trình bày : Giũa Thánh Thể và linh mục có một sự gắn bó mật thiết với nhau : Linh mục có là nhờ Thánh Thể và ngược lại Thánh Thể hiện diện là nhờ linh mục. Hay nói cách khác : Linh mục được thiết lập là vì Thánh Thể và cho Thánh Thể.

      Trong sắc lệnh “Optatam Totius” về việc “Đào tạo Linh mục, công đồng Vaticanô II đã đưa ra những chỉ dẫn như sau :

       “Phải dạy họ biết tìm gặp Đức Kitô trong việc trung thành suy gẫm Lời Chúa, trong việc thông hiệp tích cực các mầu nhiệm chí thánh của Giáo hội, nhất là bí tích Thánh Thể và kinh nguyện thần vụ”. (ĐT 8).

      Vậy chúng ta có siêng năng tìm gặp Chúa Giêsu trong bí tích Thánh Thể hay không ?

      NS. Mục Vụ

VỀ MỤC LỤC

KHI NÀO NÊN NÓI, KHI NÀO NÊN NGHE

 

LTS. Là giáo sĩ, dường như do bổn phận nên tôi đã phải nói hơi nhiều; và lại ít có dịp để nghe, hoặc cũng không có thói quen thích nghe, nhất là những góp ý trái với ý tôi?

Là giáo dân, dường như tôi đã được nghe quá nhiều (nhưng kết quả thì...rất ít?); và điều thiệt thòi nhất cho tôi là... vẫn chưa "biết cách để nói"?

 

Lời nói là bạc, im lặng là vàng” là lời khuyên chúng ta nên im lặng hơn nói vì nói chỉ là bạc mà im lặng mới là vàng, và vàng thì bao giờ cũng quí hơn bạc.

 Nhưng nhiều khi nếu không nói thì chúng ta cảm thấy khó chịu trong lòng mà nói ra thì dễ mất sự bình tĩnh gây mất hòa khí, thậm chí có khi đem đến sự hận thù. Nghĩ như vậy nên bản thân tôi từ nay khi cần thông đạt một cái gì có thể gây ra sự hiểu lầm, ngộ nhận, hay mất hòa khí nói chung, tôi đã nghĩ tôi nên sử dụng ngòi bút thay vì lời nói vì khi viết tôi có suy nghĩ và có cân nhắc hơn, nhất là tôi hiểu bút sa thì gà chết như cổ nhân thường nói. Vã lại, người Pháp có câu “Nên uốn lưỡi bảy lần trước khi nói” (Il faut touner la langue sept fois avant de parler) là vì lời nói không cân nhắc, thiếu khéo léo có thể sinh ra nhiều hậu quả khó lường. Họ cũng nói “Đa ngôn đa quá” (Trop parler nuit). Nói càng nhiều sinh ra nói quá đáng có hại. Trong gia đình cha mẹ dạy con cái, anh chị em bảo nhau, người lớn tuổi lấy kinh nghiệm chỉ bảo cho người nhỏ tuổi, thiếu kinh nghiệm, lắm khi cũng làm buồn lòng nhau. Cho nên, tục ngữ có câu “Giáo đa thành oán” (Dạy nhiều sinh ra oán trách) là vậy. Nhưng lại có câu “Biết mà không nói là bất nhân, nói mà không hết là bất nghĩa.” Khi biết mà không chỉ vẻ, khuyên lơn, thì lại mang tiếng là ác, không có lòng nhân ái. Còn nói mà không nói cho hết, nói nửa chừng nửa đoạn, nói không tường tận, thì sẽ bị người ta kết tội là bất nghĩa, tức là không tốt, không biết ơn hay bội bạc.

 Nói tóm lại, khi cần im lặng thì nên im lặng vì nói như “đàn gảy tai trâu”, nói như “châm dầu vào lửa”, nói “châm chích”, nói “xỉa xói”, nói chỉ có hại chứ không có lợi. Và khi cần nói thì cũng nên nói nhưng trước khi nói cần suy nghĩ chín chắn, lựa lời, cân nhắc lợi hại rồi mới nói vì tục ngữ cũng có câu “Lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.” Phương tiện diễn đạt tư tưởng có nhiều hình thức: bằng lời nói, bằng chữ viết, bằng hình ảnh, bằng cử chỉ, bằng tín hiệu …, nhưng cứu cánh mới là quan trọng vì nó đem lợi lộc hay tai hại đến cho mình và cho người.

Còn “Khẩu xà tâm Phật, khẩu Phật tâm xà” là thế nào?

Có nhiều người tuy nói năng vụng về, không khôn khéo nhưng ý của họ rất tốt. Ví dụ: Cha mẹ la rầy con cái vì muốn con cái trở nên tốt hơn, ngoan hơn nhưng vì nóng giận mà có lời mắng ác, hoặc nói hung dử chứ thật tâm của cha mẹ là thương con muốn dạy bảo con. Trường hợp này ta gọi là “Khẩu xà tâm Phật” (Miệng rắn lòng Phật).

Ngược lại, có người nói năng rất ngọt ngào, dịu dàng, hấp dẫn khiến người nghe lầm tưởng là thật lòng, là thương yêu, là tử tế mà nói, nhưng kỳ thật họ rắp tâm lừa đảo, có ác ý, muốn hại người và họ nguy hiểm như con rắn độc. Trường hợp này ta gọi là “Khẩu Phật tâm xà” (Miệng Phật lòng rắn).

Hai trường hợp trên người ta gọi là hiện tượng không phù hợp bản chất. Lời nói là hiện tượng và tâm ý là bản chất. Trường hợp thứ nhất hiện tương xấu nhưng bản chất tốt. Trường hợp thứ hai hiện tượng tốt nhưng bản chất xấu. Trong cả hai trường hợp này người nghe nên thận trọng nếu không sẽ lầm lẫn giữa tốt và xấu, giữa thiện và ác.

Nói chung nghe trong nhiều trường hợp tốt hơn là nói. Bởi lẽ nghe không mất sinh lực (khí lực) mà nói thì mất nhiều sinh lực. Ngoài ra, khi bạn nói bạn phải vận dụng lý luận, suy nghĩ, cân nhắc, đắn đo …, tức là phải động não, một hình thức mất sinh lực trí tuệ. Điều này không có nghĩa là nói luôn luôn không có lợi vì mất sinh lực, mà vấn đề là nếu phải mất sinh lực thì nên sử dụng nó một cách hữu ích cho tha nhân, cho hòa bình chứ không phải cho cái vị kỷ hay cho chiến tranh, thù hận. Nhưng thử hỏi bao nhiêu lần bạn nói đã đem lại lợi ích cho mình và cho người so với lợi ích của việc bạn lắng tai nghe người khác nói hay bạn im lặng?

Tóm lại, cái khó vẫn là biết lúc nào nên nói và biết lúc nào nên nghe. Để giúp chúng ta có thể giải quyết khó khăn này một phần nào, tôi xin ghi lại dưới đây một số trong rất nhiều lời khuyên khác có liên quan đến lời nói và sự im lặng hay lắng nghe.

1.      Biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe.

2.      Người hiểu biết thì nói, nhưng người khôn ngoan thì lắng nghe.

3.      Làm tốt hơn nói.

4.      Hay ăn thì đói, hay nói thì vấp.

5.      Tránh nói những lời châm chích.

6.      Đừng nói không khi chưa nghe hết câu chuyện.

7.      Nói đúng lúc, nói đúng sự thật, nói có lợi, nói dịu dàng. (Lời Phật dạy)

8.      Đừng sử dụng thời gian hay lời nói thiếu thận trọng vì cả hai không thể lấy lại được.

9.      Trăm năm bia đá dẫu mòn, nghìn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ.

10.    Lời nói khôn ngoan ít được người khác nghe bằng lời nói tử tế.

11.    Nói những gì nên nói và chỉ nói đến thế thôi.

12.    Con người nói giết thì giờ nhưng thì giờ thầm lặng giết con người.

13.    Bốn cách trả lời của đức Phật: 1. Trả lời trực tiếp; 2. Trả lời bằng cách phân tách; 3. Trả lời bằng cách hỏi ngược lại; 4. Không cần trả lời mà im lặng.

14.    Nếu bạn muốn người khác lắng nghe bạn nói, bạn nên để thì giờ lắng nghe họ nói.

15.    Mỗi ngày nên nghe chút ít âm nhạc, đọc chút ít thơ, và xem một bức tranh đẹp để những việc làm bạn bận tâm trong cuộc sống không lấy mất những cảm giác về những nét đẹp mà trời phú cho con người.

16.    Không nói dối, không nói lời thêu dệt, không nói lời chia rẽ, không nói lời mắng ác. (Bốn điều thiện trong Thập Thiện)

17.    Đừng ngắt lời người khác.

18.    Trước khi phán xét hãy lắng nghe cả hai bên. 

Sacramento, ngày 6 tháng 10 năm 2005

Gs. Tôn Thất Bàng

VỀ MỤC LỤC
  PHÓ TẾ HÔM NAY

 

A. Phó tế được ơn gọi để Phục vụ :

1- Cũng như Gíam mục và Linh mục, Phó tế nhận phép Truyền chức thánh, họ thuộc thành phần Giáo sĩ trong Giáo hội.

 2- Phó tế nhận và chia sẻ chức thánh  với Giám mục và Linh mục, họ không làm riêng cho mình, nhưng nhân danh Giáo hội.

 3- Phó tế phục vụ trong nghi lễ Phụng vụ, chia sẻ Lời Chúa trong Thánh lễ, làm việc bác ái cho Gia đình và ngoài Xã hội.

 4- Phó tế phục vụ Giáo xứ hoàn toàn do tự nguyện, một người ở giữa…(one among us)

 

B-    Phó tế Phục vụ trong 3 lãnh vực :

I - Phục vụ Lời Chúa:

1/ Phó tế công bố Tin Mừng và chia sẻ Lời Chúa trong  các Thánh Lễ.

2/ Hướng dẫn Lời Chúa trong các giờ Phụng vụ, chầu Thánh Thể chung, tĩnh tâm, học hỏi LC cho các Đoàn thể, Nhóm…

3/ Công bố và sống Lời Chúa ngoài nhà thờ bằng đời sống,và thực hành trong bổn phận những gì họ rao giảng ngày Chúa nhật.

4/ Phó tế nói và giải thích Sứ điệp Tin Mừng khi họ vừa đọc xong. Lời nói của họ tăng thêm sức mạnh bằng đời sống chứng nhân, trong Gia đình và ngoài Xã hội.

5/ Đưa Tin Mừng vào đời sống, qua các chương trình truyền thông, văn hóa, đạo đức gia đình và truyền thống dân tộc.

 

II - Phục vụ Bàn Thờ, Bí tích, Á Bí tích:

1/ Chủ sự nghi thức Hôn phối và chia sẻ Lời Chúa trong Thánh lễ Hôn nhân.

2/ Dạy về Bí tích Hôn nhân,Rửa tội, Giáo lý và Chủ sự làm phép Rửa tội trẻ em…

3/ Hướng dẫn Cộng đoàn trong các giờ chầu Thánh Thể và các buổi Phụng vụ  khác.

3/ Làm phép xác, khăn tang, chia sẻ Lời Chúa tại nhà quàn, nhà thờ…

4/ Làm phép các đồ dùng trong phụng vu:

Làm phép hào quang mặt nhật,-- nhà chầu,-- bình đựng Mình Thánh Chúa,-- hộp đựng dầu thánh,-- khăn bàn thờ,-- khăn thánh,-- phẩm phục thánh.

5/ Các phép lành nơi chốn:   Làm phép nhà, phương tiện di chuyển, xe cộ, tầu bè.

6/ Làm phép tượng ảnh, tràng hạt…

7/ Phép lành trên sự vật: Làm phép nước.

8/ Phép lành trên người: Nghi lễ Gia tiên, chúc lành cho đôi Tân hôn, chúc tuổi đầu năm mới, chúc lành Gia đình.

   Ngoài ra, Phó tế còn được phép thay mặt cha xứ, để hướng dẫn cộng đoàn dân Chúa khi không có Linh mục hiện diện.

Trong lễ truyền chức, Giám Mục trao sách Kinh Thánh cho Tân Phó tế và nói:

1-       Hãy tin những điều  con đọc.

2-      Hãy dạy những điều con tin.

3-      Hãy sống những điều con dạy.

 

III - Phục vụ Bác ái: (Nhãn hiệu của Phó tế)

1- Cùng với các Đoàn thể trong Giáo xứ thăm hỏi người ốm đau, bất hạnh trong và ngoài Giáo xứ, nhà dưỡng lão, nhà thương, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc màu da…Hợp tác với các Hội thiện nguyện, các tôn giáo  bạn thực hiện các việc trên.

2- Liên lạc thăm nhà tù, yên ủi người nghèo khổ không nhà, xin cung cấp nơi tạm trú cho người bị bạo hành trong gia đình…

3- Cải thiện điều kiện sinh sống cho người nghèo khó, nói lên tiếng nói của những người sống âm thầm, và thấp cổ bé miệng trong Giáo xứ và ngoài Xã hội.

4- Nhiều Phó tế dấn thân vào những việc Công bằng Xã hội, đem những giá trị của Tin Mừng đến cho đời sống Hôn nhân và Gia đình, trong sự trao đổi nghề nghiệp và thể chế chính trị nữa.

Khi nhận sứ vụ này, Phó tế được gọi để cùng lãnh đạo trong một con đường đặc biệt, để tìm cho công lý và hỗ trợ giá trị cho các Tín hữu trên thế giới, nhân danh Đức Kitô và Giáo hội.

 ------------------------------------------

- Catholic Update – Deacons Today – Jam L. Alt

- Cẩm nang các Nghi thức Bí tích và Á Bí tích VN

- Phó tế: Nguyễn văn Định - johndvn@yahoo.com

 

VỀ MỤC LỤC
NGÀY MAI CÁC ANH ĐI
 

Những ngày đầu  tháng 10.2005, được dịp sống bên cạnh, đồng hành  và hướng dẫn anh em tân chủng sinh của giáo phận Phú Cường tĩnh tâm tại giáo phận nhà để chuẩn bị vào khóa IX thuộc Đại Chủng viện thánh Giuse Sài Gòn, đặc biệt, chính ngày hôm nay 15.10.2005, lại được dịp tiễn đưa anh em vào Đại Chủng viện, bỗng dưng lòng cứ mênh mang một niềm cảm xúc khó tả. 

Và bỗng dưng bồi hồi nhớ về quá khứ của chính mình. Nhiều năm đã qua, mình đã viết “Ngày mai các anh đi” để chia tay lớp đàn anh, khi họ từ giã mái ấm Chủng viện. Rồi sau đó, lại đến lượt mình, cũng đã cất bước từ nơi ấy. Khoảng cách của những ngày xưa dần nối dài thêm bởi thời gian càng lúc càng trôi xa. Cứ xa bao nhiêu, thì cũng bằng ấy thời gian, kỷ niệm đong đầy bấy nhiêu. Hóa ra viết tặng người thuở nào, lại cũng chính là viết cho chính mình hôm nay khi bắt gặp lại hình ảnh của chính mình nơi những khuôn mặt mới mà mình vừa đồng hành và tiễn chân.

Xin gởi tặng độc giả niềm cảm xúc ấy, niềm cảm xúc của ngày xưa còn đọng mãi đến hôm nay…

Ấn tượng ban đầu bao giờ cũng sống lâu và đáng yêu nhất. Ngày mới gia nhập Đại Chủng viện, những nụ cười chào đón, bàn tay ai đó xách giùm cái va-li dẫn đến tận phòng ở… Những ngày kế tiếp là những ngày lạ lẫm, ngỡ ngàng, lạ từ tiếng chuông sáng sớm đến những bước chân đi tới, đi lui sau giờ cơm tối… Rồi người đi trước hướng dẫn kẻ đi sau, dần dà làm quen với nếp sống… Thế mà đã bốn năm chung sống. Tự lúc nào, tất cả đã trở nên quen thuộc, thân thiết.

Ngày mai các anh từ giã mái trường, giã từ luôn cả những giờ chơi vui thú. Rồi đây sân chơi sẽ vắng tiếng cười, tiếng vỗ tay của các anh mỗi khi có người phá bóng thành công. Những vườn hoa sẽ còn trổ bông nhưng nhiều bàn tay thân thuộc chăm sóc mỗi chiều chẳng còn hiện diện. Nhà xe rồi cũng vắng tiếng ồn của các anh mỗi trưa thứ năm, Chúa nhật. Công việc văn phòng từ vi tính, rô-nê-ô, đến khâu xếp và cắt xén giáo trình… chắc sẽ bớt phần rộn rã. Những thông tin từ phòng đọc báo, phòng xem ti-vi sẽ thiếu đi nhiều nhận định lý thú…

Dù ngày mai sẽ có những gương mặt mới khác, nhưng các anh đi vẫn để lại sự thiếu vắng…

Ngày mai ngôi nhà nguyện của chúng mình chắc có phần trống trải. Những dãy ghế rồi sẽ lại đầy người, nhưng dường như chúng cũng nhớ các anh. Tiếng hát, tiếng đọc kinh của các anh cũng chẳng còn được nghe trong các giờ phụng vụ. Bầu khí sốt sắng và trang nghiêm của các thánh lễ sẽ vẫn còn, nhưng không còn những dáng dấp quen thuộc nữa. Các anh sẽ đến hợp cùng những cộng đoàn phụng vụ mới, nhưng Tấm Bánh và Bàn Tiệc mà chúng mình cùng chia sẻ vẫn chỉ là một. Và như vậy, trong mầu nhiệm hiệp thông, chúng mình mãi mãi có nhau.

Trong việc học, vì thiếu giáo sư, nhiều môn phải học chung ba lớp, làm cho hội trường trở nên đông đảo. Ngày mai các anh đi dù phòng học sẽ được bù đắp bằng những gương mặt mới, nhưng chắc vẫn thấy vắng đi một phần ba số người. Tại phòng học đó, chúng mình từng chia nhau sự căng thẳng của bài học, sự hồi hộp của giờ thi, và cùng có với nhau những chuỗi cười rạng rỡ sau những bài thi đạt kết quả.

Nhưng bên cạnh những bài học sách vỡ, trong căn phòng này, chúng mình còn đón lấy bao nhiêu bài học thực tế từ kinh nghiệm mục vụ, kinh nghiệm đời sống mà các cha giáo nhiều lần chia sẻ. Có khi là những khắc khoải, những băn khoăn mà các cha tin tưởng gởi gắm, kỳ vọng nơi chúng mình. Đã không ít lần, các ngài nhắc tời trách nhiệm truyền giáo giữa một xã hội đa dạng và biến động… Tất cả đều cần thiết cho mớ hành trang “vào đời” của mỗi chúng mình.

Ngày mai các anh đi, nhà cơm của chúng mình cũng lại vắng các anh. Cùng với những sinh hoạt khác, nhà cơm cũng lại là nơi góp phần tô đậm tình anh em chúng mình. Bên mâm cơm, chúng mình đã tặng cho nhau những câu chuyện vui, gọi nhau bằng những cái tên mà trong giấy khai sinh không hề có. Có khi còn kể cho nhau nghe về cuộc đời của nhau, hay những câu chuyện rất thực “bên lề” mục vụ mùa hè mà ngoài chúng mình với nhau ra, không ai được biết…

Ngày mai các anh đi, để lại một sự thiếu vắng. Các anh từ giã ngôi nhà Chủng viện, từ giã hai tiếng chủng sinh, mà mỗi chúng mình kẻ sớm người muộn đã khoác vào suốt sáu năm đầy tự hào. Ngày mai các anh đi, nghĩa là các anh vừa hoàn thành một chặng đường ngắn, bước vào một quãng đường mới dài hơn, khó khăn hơn. Lời cầu nguyện sẽ là mắc xích nối dài mối tình anh em chúng mình, các anh nhỉ.

Nguyện chúc các anh bình an trong nhiệm vụ mới.

Lm. VŨ XUÂN HẠNH

VỀ MỤC LỤC
HÔM NAY NGƯỜI GIÁO DÂN MUỐN NGHE GIẢNG THẾ NÀO.

 

Nhân Bài CHA GIẢNG HAY, CHA GIẢNG DỞ của Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb. trên VietCatholic News  ngày 14/09/2000, và  Bài Giảng cho người thời nay của L.m. An-rê Đỗ xuân Quế o.p. trên VietCatholic News ngày 24/09/2005.

 Chúng tôi không đề cập những vấn đề kỹ thuật cho một bài giảng như LM Đỗ Xuân Quế phân tích, hay khía cạnh chú trọng nhiều về người nghe hơn người giảng của LM Nhân Tài, một phần dựa trên kinh nghiệm và những bài học về giáo huấn giảng thuyết trong chủng viện, hay theo kinh điển. Thiết tưởng chúng tôi chỉ nghĩ tới khía cạnh có người giảng thì có người nghe, và để cho người ta nghe được. Chúng tôi muốn phản ảnh những ước vọng và cảm nghĩ thiết thực của người nghe, ít là theo ước vọng và suy tư cá nhân, nếu không tiêu biểu cho một tập thể giáo dân cụ thể, như sau.

 

I. Từ bố cục bài viết cô đọng của người giảng viết

(1) CHA GIẢNG HAY, CHA GIẢNG DỞ  Lm Giuse Maria Nhân Tài csjb

Không rõ bố cục

(2) Giảng cho người thời nay  Lm Anrê Đỗ Xuân Quế OP

Bố Cục

1. Những khó khăn

1,1 Khó hiểu và đòi hỏi

1,2 Trừu tượng

2. Những trở ngại trong việc phục vụ và lắng nghe lời Chúa

2,1 Trở ngại trong việc phục vụ

2,1,1 Người ta không muốn nghe

2,1,3 Nội dung trừu tượng khó hiểu

2.2 Những trở ngại trong việc đón nghe

2,2,2 Giảng dài, lối giảng quá quen

2,2,4 Thiếu người thích nghe

2,2,5 Tình trạng phân tán

 

II. Đến Những Thao Thức Thực Tế Của Người Nghe Đọc

Là giáo dân, chúng tôi nghe nhiều lần các linh mục giảng trong các thánh đường và những buổi sinh hoạt hội họp của các đoàn thể, nhưng có lẽ ít khi chúng tôi nói đến hôm nay chúng tôi muốn nghe giảng các linh mục như thế nào.

Nói Gì, Nghe Gì?:

Đương nhiên ai cũng hiểu là nghe giảng, nhưng thực sự nghe gì. Không khó cho câu trả lời này. Nghe giảng Tin Mừng. Nhưng là thứ Tin Mừng được diễn đạt và thể hiện thông qua người giảng và được người nghe đón nhận trong hoàn cảnh cụ thể. Đó là những vấn đề nảy sinh ra trong thực tế cuộc sống hằng ngày trước hết của cá nhân, gia đình hay một cộng đồng xứ đạo, rồi mới tới những vấn đề chung trong giáo hội, nhất là những vấn đề mới có tính cách thời sự tác động đến giáo hội.

Bài giảng đó nên đề cập việc áp dụng Tin Mừng thế nào vào hoàn cảnh các biến cố của từng nơi chốn, thời gian và người nghe và muốn nghe. Không thể có bài giảng như “vịt nghe sấm” mà thiếu ăn nhằm vào đời sống thực tế. Những mưu tính, những cách hành xử thực tế của các quan hệ cha xứ với giáo dân, cha xứ với HDMV, cha xứ với từng người, từng gia đình, từng cộng đồng.

Chẳng hạn, trong muôn vàn cách sống, thể hiện sinh hoạt mục vụ ở trong xứ đạo, các cộng đoàn rất cần chú trọng tới những loại giao tế có tính ràng buộc kiểu có đi có lại giữa cha xứ với từng lớp người, giữa đoàn thể này với đoàn thể kia trong xứ, kiểu “hòn đất ném đi hòn chì ném lại”, hơn là những quan hệ trong sáng trong giao tế nhân bản tự nhiên. Người đạo đức quí trọng cha xứ vì tư cách đạo đức nghiêm túc chứ không phải vì muốn lợi dụng cha xứ một việc gì, thì bề ngoài muốn nâng đỡ ủng hộ ngài để trục lơi.

Nói cách khác các quan hệ cần trong sáng. Cha xứ cư sử nhờ vả giáo dân điều gì, rôi giáo dân đáp ứng lại như một cử chỉ bác ái tương trợ, chứ không thể như một cách mua chuộc sự ủng hộ đối với cha xứ, tạo nên một sự mất đoàn kết, kết thân với loại người này mà xem thường những loại người khác. Nói cách khác cha xứ phải là của mọi người một cách công minh, các chức vụ trong xứ đạo không được cắt đặt vì cảm tình riêng tư mà không vì những tiếu chuẩn thanh cao của Tin Mừng, tức là nhiệt tình và khả năng cùng hoàn cảnh dấn thân của mỗi người. Mọi cách ứng xử của cha xứ nên diễn ra một cách vô tư, vô điều kiện, mà chỉ vì Tin Mừng và lợi ích tối ưu của cộng đoàn.

Giảng lời Chúa cho nên không thể dùng Tòa Giảng để tục hóa Lời Chúa, bằng những cách nói thể hiện lòng thiếu tôn trọng người nghe, như thiếu cầu nguyện và chuẩn bị bài mình sẽ giảng, nhất là những lời nói xiên xéo, ám chỉ một cá nhân nào đó mà mình không bằng lòng, vì bất kỳ lý do gì. Vì chính cách bộc lộ lời nói đó như thế, thường trong tâm trạng bất an, thì đã thiếu bác ái và khiêm tốn theo Tôn Chỉ Tin Mừng!

III. Lời Giảng Tin  Mừng Hay Nhất.

Lời giảng bắt nguồn từ chiêm niệm học hỏi và thể hiện Tin Mừng trong cuộc sống hằng ngày của người giảng. Như Đức Mẹ “omnia conservabat in corde suo”! Tin Mừng nói đến hạt lúa gieo trong các loại đất sỏi đất tốt, không phải chỉ về khía cạnh người nghe, mà cả người giảng, tức là người có sứ vụ ban phát chia sẻ Lời Chúa làm của ăn tinh thần. Tâm hồn người giảng không sống đúng mọi chiều kích thâm sâu tế nhị Lời Chúa, thì chắc chắn bài giảng tẻ nhạt khô khan vì không đánh động lòng người, dù có trích cú tầm chương đến đâu, có khẩu khí hùng biện đến đâu. Đó là một bài giảng cưỡng ép, vô hồn, vô cảm, không có sức mạnh thuyết phục. Trái lại người giảng đã chiêm niệm và sống thực những lời mình giảng thế nào cho đời mình, thì sẽ biết phải giảng gì và giảng thế nào để áp dụng vào thực tế cuộc sống cho người nghe, và do đó lời chia sẻ ấy, giảng giải ấy mới có hồn để lay động người nghe. Khi người giảng có Lời Chúa trong tâm hồn và đời sống của mình thì Chúa Thánh Thần mới thực sự tác động và soi sáng hướng dẫn người nghe. Người cần nghe, mà không muốn nghe, thí chính người giảng phải tự xét mình đã sống Lời Chúa thực tế thế nào trong đời thường! Đời sống sẽ thuyết phục người nghe hơn lời giảng xuông! Chính Đời sống thể hiện dẫn dắt đức tin sẽ hậu thuẫn mạnh mẽ sức cảm hóa của lời giảng! Kinh nghiệm ở Giáo Hội Hoa Kỳ hiện nay là một thí dụ.

Giảng Lời Chúa không thể chỉ như giảng bài, mà giảng bằng chính cảm nghiệm cuộc sống và trong đó có sự trân trọng cách nào đó đối với người nghe, dù người nghe đó có trình độ học vấn và văn hóa đến đâu. Chúa nhập thể với từng hạng người, kể cả và nhất là người tội lỗi, người thấp hèn, người bị loại ra khỏi xã hội. Không thể ban phát lời Chúa mà chính người giảng chưa được học hỏi nghiêm túc và chín chắn lời Chúa và nhất là áp dụng lời Chúa cho chính mình trong từng hoàn cảnh của cuộc sống.

Người giảng nên khiêm tốn chấp nhận phê phán nhận xét của người nghe. Một bài giảng đánh động và có tác dụng nhất chắc chắn phải có người nhận định về bài giảng đó. Điều đó chỉ chứng tỏ có người nghe, không phải để vạch là tìm sâu, nhưng để học hỏi và đã có phản ứng tích cực. Lời Chúa đã bắt đầu được gieo vào trong thửa đất tốt. Không nên bao giờ hỏi ai về bài giảng có “hay” không, vì trước mặt mình thường ai cũng khen một bài giảng là “hay”, và điều đó cũng chứng tỏ là người giảng còn quá chú trọng đến “cái tôi” của mình. Hãy để mỗi người bày tỏ cảm tưởng một cách nghiêm túc và trong một hoàn cảnh xây dựng, thánh thiện. Một bài giảng hay hay dở tùy theo lời giảng đó qui chiếu thể hiện vào trong cuộc sống của người giảng và có tác dụng tích cực đối với người khác theo chiều hướng thượng. Khi có một khía cạnh không hay của bài giảng, thì đấy là một cơ hội tự xét mình xem chính bản thân người giảng đã sống điều mình giảng thế nào. Ta thường có thói quen nói về người khác mà quên không nghĩ đến chính mình. Đừng dễ dãi phê phán người khác là không muốn nghe cho bằng người giảng có đáng nghe không về tác phong đạo đức và đề tài giảng có gắn bó vào cuộc sống thực tế của mình và của cộng đoàn không.

Một bài giảng nào không có người nhận xét, dù hay hay dở, ở những điểm nào, là một bài giảng thường không được lắng nghe và cần suy nghĩ về các nguyên nhân thực sự của tình trạng và chất lượng bài giảng đó qui chiếu cuộc sống đời thường.

Điều đáng mừng là có những vị Linh Mục đã đề cập vấn đề này một cách công khai. Có thể đấy là một dấu chỉ tích cực để tiến lên trong tác phong ứng xử sống đạo theo chiều hướng Vatican II cách nay chung quanh nửa thế kỷ!

Dayton, OH, 25/9/2005.X.

Gs. Đỗ Hữu Nghiêm 

VỀ MỤC LỤC
Linh mục Sảng Đình Nguyễn Văn Thích (1891-1978)

 

«Hiền nhân của thời đại» là danh hiệu mà các môn sinh của linh mục Giáo sư Nguyễn văn Thích đã kính cẩn gọi người Cha và người Thầy kiệt xuất của mình. Một danh hiệu mà chắc chắn là tất cả môn sinh của Ngài ở Việt Nam cũng như rải rác trên thế giới (hàng trăm nghìn người) đều đồng tình đồng ý hoan nghênh.

Chúng ta hãy tìm hiểu cuộc đời của hiền nhân bắt đầu từ:

CẬU ẤM NGUYỄN VĂN THÍCH

Chào đời ngày 22 tháng 9 năm 1891, là con thứ hai của cụ Lô Giang Tiểu Cao Nguyễn văn Mại, người làng Niêm Phò cũng là làng Kẻ Lừ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên. Cụ Nguyễn văn Mại đỗ thủ khoa thi Hương, rồi Phó Bảng khoa Kỷ Sửu (l889) Thừa Thiên, được bổ dụng Tri Phủ An Nhơn (Bình Định), làm quan đến chức Thượng Thư. Cụ Thượng Mai đã từng làm Chánh chủ khảo các khoa thi Hương, thi Hội và Quản giáo môn Hán tự tại trường Quốc học. Cụ đã tháp tùng vua Khải Định qua Pháp với tư cách là một danh sĩ của Triều đình. Trước khi về hưu, Cụ được thăng tước Hiệp Tá Đại học sĩ.

Cụ bà là Thân Thị Vỹ (1862- l946), họ Thân Trọng, ở làng Nguyệt Biều, huyện Hương Thủy, Tỉnh Thừa Thiên, một dòng họ danh tiếng với các bậc khoa bảng như Cụ Thân Trọng Huề, Thượng Thư dưới triều Đồng Khánh, Khải Định.

Từ 4 tuổi, cậu ấm Thích đã được Thân phụ dạy chữ Hán rồi lớn lên vác lều chỏng thi Hương, đến trường ba thì hỏng (chuẩn bị bằng Cử nhân). Thời gian nầy, cậu Thích cũng học chữ quốc ngữ và chữ Pháp rồi vào trường Pèlerin gọi là «Trường Dòng» do các Sư huynh Lasan (Saint Jean Baptiste de La Salle) điều khiển và giảng dạy, ở Huế. Trường nầy được thành lập năm 1904 và học sinh Nguyễn văn Thích thuộc thế hệ đầu tiên được các Sư huynh truyền dạy kiến thức cả đời lẫn đạo. Nơi đây cậu ấm được học hỏi, trau dồi tiếng Pháp và được khai tâm về Giáo lý Kitô giáo. Không chỉ những lời giảng dạy mà còn gương sống hy sinh tận tụy của các «Thầy Dòng» đã giúp học sinh con nhà Nho thấy được phần hòa âm tuyệt diệu giữa Nho giáo và ánh sáng Tin Mừng. Về sau, khi Thân phụ là Cụ Thượng Mại chống đối mạnh mẽ Đạo Công giáo thì cậu giải thích cho Thân Phụ rằng chữ TRỜI là THIÊN của Khổng giáo cũng là THIÊN CHÚA của Đạo công giáo. Sau khi trưng dẫn 30 câu trong các sách Nho về chữ THIÊN, thầy Nguyễn Văn Thích trình bày: chữ Thiên đây không phải là bầu trời với trăng sao vằng vặc hay mặt trời chói lọi mà là một Ngôi vị thiêng liêng, là Đấng Tạo Hóa Tối Cao và Toàn Năng Toàn Ái. Ngài là Thượng Đế sáng tạo nên vũ trụ, Đấng chí Mỹ, chí Thiện, chí Ái Quan trọng hơn nữa là Ngài sáng tạo con người theo hình ảnh của Ngài. Phải chăng Nho giáo cũng đã linh cảm điều đó khi khẳng định: «Nhân chi sơ tính bổn thiện», con người phải hướng về Đấng Thiện Hảo, phải sống cho hợp vơi Thiên Đạo, với Thiên Mệnh và Thiên Lý… Đạo Nhân của Nho giáo không xa đạo Ái của Tin Mừng với Tình yêu không ranh giới: Tứ hải giai huynh đệ.

Trong thời gian học tại Pèlerin, học sinh Thích lại có những liên hệ ngày càng mật thiết với linh mục Tuyên Úy Léculier hay Cố Lựu, nên đức tin vào Đức Giêsu Kitô, Đấng Cứu Thế, Con Thiên Chúa làm Người được thấu hiểu ngày càng thấm đậm trong tâm thức và trí tuệ của chàng thư sinh khao khát Chân, Thiện, Mỹ.

Nhưng từ lòng Tin vào Đấng Tối Thiện đến thể hiện niềm Tin ấy đối với đứa con một gia đình thâm nho như gia đình của cụ Thượng Mại là Thượng Thư Bộ Lễ, không phải là chuyện đơn giản tí nào. Thời đó Giáo hội Công giáo không chấp nhận việc thờ kính tổ tiên, ngăn cấm người công giáo thi hành nghi lễ nầy. Trong khi đó đối với truyền thống đạo đức Việt Nam, chữ HIẾU, với lòng thảo kính Tổ Tiên, Ông Bà Cha Mẹ là thiêng liêng, là nền tảng của đạo làm người. Do đó, Thầy Thích vô cùng khắc khoải vì trở nên công giáo sẽ bị xem là phản hiếu, là bất hiếu, nhất là trong một gia đình nổi tiếng, vị vọng của đất Thần Kinh. Ông Bà Nguyễn văn Mại khi biết con mình muốn theo đạo Công giáo thì quyết liệt ngăn cản.

MỘT CUỘC ĐỔI ĐỜI QUYẾT LIỆT

Sau 3 năm suy tư, trở trăn và cầu nguyện, cậu ấm Thích chờ thời điểm thuận lợi. Với bằng Cao đẳng Tiểu học và một năm Sư phạm, Thầy Thích được bổ làm trợ giáo tỉnh Khánh Hoà tháng 2-1911. Bốn tháng sau, ánh sáng Đức tin tỏ rạng trong tâm hồn thúc giục thầy quyết định nhận bí tích Rửa tội để trở nên con cái Thiên Chúa. Linh mục Charles Eugène Saulcoy, tên Việt là Cố Ngoan, ngày 29 tháng 6, tại Nhà thờ Bình Cang, xã Vĩnh Trung, Thành phố Nha Trang, đã ban phép Thanh Tẩy cho Thầy giáo Thích với tên thánh là Giuse Maria. Cụ Nguyễn Sen là ông Nội của Linh mục Nguyễn Hữu Phú, Dòng Chúa Cứu Thế làm Cha đỡ đầu. Đây là một bước ngoặt đổi đời quyết liệt như vị tân tòng Giuse Maria Thích đã ghi trong bài thơ sau:

Bỉ cực rồi thì đến thái lai,
Nỗi mừng nửa khóc nửa vui cười
Muôn vàn cảm đội công ơn Chúa,
Bao xiết cao lao phước phận tôi.

Mấy độ gian nan còn để dạ
Ba năm cầu nguyện đã như lời.
Thôi thôi đừng bạn cùng ta nữa,
Ôi sự công danh phú quý ôi!

Được tin sét đánh nầy, cụ Thượng không cầm nổi tức giận, dùng roi gậy đánh nhừ tử «đứa con bất hiếu», như bà em Thiếu Hải thuật lại mấy chục năm về sau, ngày mừng lễ thất tuần «Anh Thích»:

Trong nhà dùi, gậy, ba toong,
Rút ra đánh hết, chẳng còn cái mô!
Chị em, ai nấy sững
sờ,
Lính tráng, vú bõ, không ai rờ đến cơm…

Khi cơn «gia biến» dịu dần với thời gian, Cụ Thượng thân phụ nghĩ đến việc lập gia đình cho con trai đã 26 tuổi. Cụ mời Đức Cha Lý (Cố Allys) đến nhà, xin Đức Cha can thiệp làm mai mối với con gái Cụ Thượng Công giáo Nguyễn Hữu Bài để con mình yên số phận, không còn gây thêm tai biến nữa. Nào ngờ đâu, khi được «hung tin» nầy, môn đệ của Đức Giêsu lấy quyết định từ giã gia đình qúy tộc… Một đêm thanh vắng, thầy Giuse Maria hoá trang làm cô gái đội nón lá, mặc áo dài tha thướt ra đi, sáng sớm tháng 9 năm 1917, trực chỉ đến Tiểu chủng viện An Ninh tại Cửa Tùng, tỉnh Quảng Trị. Một trường hợp chưa từng có: Muốn được nhận vào Tiểu chủng viện thường là 12 đến 14 tuổi, mà thầy Thích đã 26 tuổi thì phải làm sao đây? May mắn là Giám mục Lý (Allys) nắm rõ hoàn cảnh nên nhận ngay người chủng sinh rất độc đáo nầy, vừa học tiếng Latinh và chương trình đào tạo linh mục, vừa được mời làm giáo sư Pháp văn, Hán văn, Quốc văn cho chủng sinh. Giáo sư chủng viện lúc đó có linh mục Henri Denis còn gọi là Cố Thuận gửi thư về Pháp cho Mẹ để kể lại sự kiên nầy như sau:

Kính thăm Mẹ yêu quý,

Học trò con đã tề tựu rồi. Năm nay có một chủng sinh xuất sắc. Thường thì học sinh mới vào còn nhỏ tuổi, nhưng người nầy đã trên 26 tuổi. Đó là một giáo sư Pháp văn trường Trung học Nhà nước, đã xin từ chức để nhập chủng viện. Luật chung không cho phép nhận như thế vì vừa lớn tuổi vừa theo đạo mới được 6 năm. Nhưng Đức Giám mục đã thi hành một biệt lệ.

Sau 2 năm tu tập vừa làm trò vừa làm thầy nơi đây, thầy giáo «tiểu chủng sinh» được gửi vào Đại chủng viện Phú Xuân, Huế, và 6 năm sau được thụ phong Linh mục ngày 18 tháng 12 năm 1926.

THEO ANH, EM CŨNG ĐI TU

Ảnh hưởng của Linh mục Giuse Maria Thích trên gia đình ngấm ngầm chiếu tỏa. Em gái của Cha, pháp danh là Như Ngộ, học chữ Hán lúc 6 tuổi, 9 tuổi học chữ Pháp, chữ Quốc ngữ, rồi làm trợ giáo ở Khánh Hòa cùng một trường với anh. Nhờ sự gần gũi và cảm phục gương sống của anh, cô được hiểu biết và mến Đạo Thiên Chúa. Sau khi Cha Thích đi tu, cô rời Khánh Hoà, ra dạy ở Hà Tĩnh rồi về gia đình nghỉ hè. Tiếng gọi thiêng liêng thúc bách, một hôm vào 11 giờ trưa, cô từ giã gia đình ra đi, chỉ mang theo một bộ áo quần, để lại một bức thư với tất cả nữ trang… Thật là đau đớn cho cha mẹ khi biết là con gái trưởng thành đã dứt khoát ra đi vào Dòng Cát Minh (Carmel) Kim Long, Huế. Mẹ Bề Trên Aimée de Marie, thừa sai Cát- Minh người Pháp, đã đón nhận ứng sinh từ nay mang tên là Agnès Nguyễn thị Ngọc. Cụ Bà Nguyễn văn Mại đến Nhà kín chửi mắng, bắt cô trở về gia đình, Cụ Ông cũng đến lôi con gái về nhưng cô tu sinh khóc to và nằm trì xuống đất, hai cụ thân sinh đều phải thối lui.

Ngày 29-9-1921, nữ tu Agnès Ngọc được mặc áo Dòng với tên Marie de l'Eucharistie. Nhà Dòng mời gia đình cụ Thượng Mại, thầy Thích, các em, các cháu, gia đình Thượng thư Nguyễn Hữu Bài, các quan, linh mục, giáo dân đến tham dự. Nghi lễ tiến hành rất trọng thể, uy nghi, khiến Cụ ông và cụ Bà Nguyễn Văn Mại rất xúc động và mến phục chí khí của hai người con dũng cảm, đạo hạnh. Từ đó Hai Cụ có cảm tình với đạo Công giáo.

Mối xúc động của người anh Nguyễn Văn Thích đã được diễn tả trong hai bài thơ:

I

Cởi lốt trần gian vào Dòng Kín,
Tù nay sự thế thế là xong,
Lìa nhà chi quản muôn hàng lụy,
Thờ Chúa xin
dâng trọn tấc lòng.
Nhẹ gót bước vào nơi tịch mạ
c,
Vui tình chôn lấp cái hình dong,
Bây giờ ngoảnh lại xem trần thế,
Một bước mà xa mấy vạn trùng.

II

Bên lầu rang rảng tiếng chuông vang,
Trên gối đêm xuân giấc lưới tan.
Bảng lảng mắt còn nhìn cõi tịnh,
Bơ vơ lòng những nghĩ thiên đường.
Quen mùi đạo đức quên mùi tục,
Thoát chữ công danh đặng chữ nhàn.
Mới biết một ngày trong phúc Kín,
Hơn trăm nghìn kiếp phúc trần gian. 

 (Phú xuân chủng viện 29 tháng 9 năm 1921)

 SỰ NGHIỆP CỦA HIỀN NHÂN NGUYỄN VĂN THÍCH


MỘT NHÀ GIÁO XUẤT CHÚNG

Linh mục Nguyễn văn Thích là một nhà giáo từ tuổi 20 và không ngừng say mê giảng dạy cho đến cuối đời, ngoài 80 tuổi:

· Dạy các thiếu nhi Tiểu học ở Khánh Hòa rồi ở Huế (1911-1917).

· Dạy các tu sĩ Dòng thánh Tâm Huế (1927-1933).

· Dạy trường Providence Huế (1933-1937).

· Dạy Tiểu chủng viện An Ninh, Quảng Trị (1937-1942).

· Dạy Trung học Khải Định (1942-1946) đồng thời làm Tuyên úy trường Pèlerin.

Trong thời gian làm Cha xứ họ Đạo Kim Long, Huế (1950-1958), Cha dạy trường Quốc học và các trường Tư thục Công giáo Huế (1950-1958).

Từ 1958, Cha dạy sinh viên Đại học Đàlạt, Huế, Sàigòn, dạy Hán văn; và từ năm 1959, dạy Triết Đông tại viện Hán học, Huế. Hán văn và triết Đông là 2 môn khô khan nhưng ngài có biệt tài sư phạm: mỗi lần vào lớp với sinh viên cũng như các em thiếu niên, ngài luôn xen kẽ những bài hát vui tươi, lành mạnh. Dù đang giảng về triết lý Khổng Mạnh, qua sách Đại Học hay Trung Dung, ngài không quên giải trí sinh viên với các bài thơ hay bài hát chính ngài sáng tác, sinh động và ý nghĩa. Sinh viên của Ngài còn nhớ là ngay cả khi Linh mục lão thành ngoài 80 tuổi, lớp học của ngài vẫn sôi động như thời ngài còn trẻ.

Dạy cho các cháu nhi đồng: năm 1963, Cha mở một Nhà Trẻ (có lẽ là nhà trẻ đầu tiên ở Việt Nam) tên là Hương Linh trong khuôn viên trường Bình Linh (Pèlerin) cho các cháu ấu nhi không phân biệt lương giáo. Cha đào tạo giáo viên theo phương pháp hướng đạo vui tươi. Chính cha thảo ra chương trình giáo dục, thời biểu, dạy hát, dạy chơi vì «học là chơi, chơi là học». Các cháu học những điệu múa dân gian, những bài ca dao đậm tình quê hương, kể cả các bài hát tiếng Pháp đơn giản và sinh động. Cha sáng tác bài thơ và phổ nhạc «Cái nhà là nhà của ta» cho các cháu, bài nầy được rất nhiều người ưa chuộng và phổ biến.

Một điều đáng chú ý và đáng mừng là Nhà giáo Nguyễn văn Thích rất quan tâm đến giáo dục thanh thiếu nữ. Ngay từ năm 1916, ngày khai giảng trường Nữ học Khánh Hòa, ngài đã làm bài thơ sau đây để cô Như Ngọc em Ngài đọc:

Nữ giới mừng cho gặp hội nầy,
Văn minh khởi điểm cũng từ đây.
Năm châu thế giới chung tai mắt,
Một thuở giang sơn mở mặt mày.
Thêu dệt sao cho vinh nước tổ,
Bút nghiên chi để kém đoàn trai…

MỘT NHÀ THƠ, MỘT NHÀ BÁO LỖI LẠC

Các bài thơ của Linh mục Nguyễn văn Thích sáng tác được phổ biến trong «Sảng Đình thi tập» gồm thơ Việt văn, Hán văn, Pháp văn, tổng cộng 152 bài: những bài thơ đa dạng, từ những câu vè 4 chữ, câu thơ lục bát, tứ tuyệt, thơ Đường đến những bài thánh ca hay thánh thi ca tụng Đức Mẹ, ra đời trước Hàn Mạc Tử 30 năm, như lời chúc Đức Mẹ La Vang, cảm hứng từ những thánh ca tiếng la-tinh nhưng với tâm tình của người môn đệ Việt Nam quyết hiến dâng cuộc đời trọn vẹn cho Chúa Giêsu.

Cầu cùng Đức Mẹ:

Quỳ gối cầu xin Mẹ Chúa Trời,
Lắng tai nghe trẻ một đôi lời:
Giữ gìn vàng ngọc cho trọn vẹn,
Vun vén xuân xanh được tốt tươi…
Rất Thánh Đồng Trinh Mẹ Chúa Trời,
Nguồn ân bể ái tát không vơi…

Chúc tụng Mẹ Maria:

Rất Thánh Đồng Trinh Mẹ Chúa trời,
Nguồn ân bể ái tát không v
ơi,
Thơm thay mùi huệ nơi thanh vắng,
Tốt b
ấy hoa hường chốn gốc gai.
Nhựt nguyệt hai vừng nhường ánh sáng,
Thiều quang chín chục kém màu tươi.
Lưỡi nào kể xiết lời khen ngợi,
Rất Thánh Đồng Trinh Mẹ Chúa Trời.
 

 (Huế 1911)

Trong rất nhiều áng thơ chữ Hán, có bài «Quy y Thánh Giáo Thập tự» gồm 2 đoạn nhật tụng và 10 đoạn tứ tuyệt (1939) giới thiệu cho nhà Nho muốn hiểu biết Đạo Thiên Chúa. Cha gửi tặng cụ Phan Bội Châu một bản. Cụ rất vui mừng và cất gối đầu giường.

Thơ Cha dịch tiếng Pháp cũng nhiều, như thơ của Victor Hugo, Jean Aicard, Sully Prud'homme, Chateaubriand, Claude Augé, Thánh Têrêxa Avila, Thánh Têrêxa Nhỏ, v.v… Nổi tiếng là vở kịch Polyeucte của thi hào Pháp Corneille, «Tuồng Phổ Liệt» được trình diễn nhiều lần ở Chủng viện An Ninh.

Ngài là người sáng lập báo «Vì Chúa» ra đời từ 1936 (giá 4 xu/số) là một tuần báo tam ngữ Việt-Hán-Pháp được nhiều nhà trí thức cộng tác như cụ Ưng Trình, cụ Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Giám mục Hồ Ngọc Cẩn… Mừng một năm báo nầy ra đời, Cụ Phan Bội Châu tặng cha Thích bài thơ:

Lòng ta vì Chúa, Chúa vì ta,
Rước Thánh Thần về, đuổi quỷ ma,
Đường lối quang minh lên tột đỉnh,
Ai rằng Thiên Quốc ở đâu xa!

Ngoài báo «Vì Chúa», Ngài cộng tác với báo «Nguồn Sống», tạp chí Đại học Huế hay «Cổ học Quí san», v.v…

NHÀ HỌA SĨ VÀ NHẠC SĨ THỜI DANH

Cha Thích có biệt tài về cổ họa, trong báo «Vì Chúa» được in lại trong Sảng Đình thi tập như bức «Thác lớn Bạch Mã» rất tinh vi điêu luyện, bức tự họa «Trầm ngâm chiếc bóng dựa bên tường», những bức tranh Mẹ Ma ria như «Đức Từ Mẫu» hiện trưng bày ở Tòa Giám mục Huế, bức chân dung thánh Gioan Vianê, Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu.

Với năng khiếu hội họa, ngài viết những câu đối chữ Hán với nét bút tài hoa hiếm có.

Về âm nhạc, linh mục Nguyễn văn Thích sử dụng thành thạo các nhạc khí dân tộc như đàn nhị, đàn cò, đàn nguyệt, đàn bầu, đàn tì bà… kể cả các nhạc cụ Tây phương.

Trong các bài thánh ca, một trong những bài nổi danh là bài Magnificat Việt ngữ (hiện nay vẫn còn được hát trong các giờ kinh phụng vụ. Không thể kể hết nơi đây những bài rất ý nhị như bài hát «Đồng lúa chín», «Câu hát Đức Mẹ ru con», «Trời cao đất thấp gặp nhau», v.v… vừa chất chứa tình cảm thiêng liêng, vừa đậm đà cung điệu và thanh âm của những câu hò hay ca trù dân tộc.

LINH MỤC TUYÊN ÚY HƯỚNG ĐẠO TOÀN QUỐC

Từ 1941, Linh mục Nguyễn văn Thích sinh hoạt với một trung đoàn ở Huế, và năm 1949, Giáo quyền địa phận Huế bổ nhiệm Ngài làm Tuyên úy Hướng đạo công giáo Huế, rồi vào năm 1953, ngài là đại diện Giáo quyền làm Tổng Tuyên úy toàn quốc. Ở vị trí nầy, nhờ tính tình Cha vừa linh hoạt vừa khoan dung, Cha giải quyết rất khôn ngoan những gay cấn trong Đại hội đồng hướng đạo. Cha đóng vai trò cố vấn tích cực và nhẹ nhàng giữa nhiều khuynh hướng khác nhau của các Huynh trưởng và Tuyên Úy 3 miền Bắc Trung Nam.

Với trái tim cởi mở và yêu thương tuổi trẻ, Cha sáng tác những bài hát huy động và khích lệ thanh niên, tập sống có «phẩm chất thanh cao như cây Tùng; cây Bách, dù phong ba bão táp vẫn vươn thẳng lên trời cao».

MỘT TÂM HỒN NGHÈO KHÓ,
            MỘT TRÁI TIM CHỈ BIẾT YÊU THƯƠNG

Linh mục Nguyễn văn Thích làm giáo sư lâu năm, dạy Đại Học nhiều giờ và nhiều nơi, ắt hẳn lương rất cao, nhưng Ngài không giữ lại chút gì cho mình, khi nhắm mắt ra đi chỉ còn lại vài bộ áo đã sờn cũ. Bất cứ ai nghèo khổ đến với Ngài đều được tận tình giúp đỡ, không từ chối một ai. Viện Dục Anh nuôi trẻ mồ côi ở Huế luôn được Cha quan tâm và trao nhiều tiền bạc cho các nữ tu phụ trách. Là Tuyên úy Pèlerin và cả viện Bài lao, Cha thường đến bệnh viện dâng Thánh Lễ, luôn đem tiền, quà đến cho bệnh nhân.

Bao nhiêu năm làm giáo sư, cha vẫn đi một chiếc xe đạp duy nhất dù có qua cầu Tràng Tiền đầy xe cộ hay lên dốc Thiên An lởm chởm. Tại đại chủng viện Kim Long, một hôm cha đạp xe đạp đến dạy, tình cờ bắt gặp một người đàn ông áo quần xơ xác đang chặt trộm buồng chuối của Chủng viện. Thấy cha, ông ấy hốt hoảng toan bỏ chạy. Cha ôn tồn gọi người đó lại, móc túi đưa thêm ít tiền rồi nói: «Bác có muốn ăn chuối non nầy thì phải thêm cái gì để nấu chứ. Bác cầm lấy chút tiền nầy mua tôm tép gì thêm cho dễ ăn». Vừa nói Cha vừa đưa tiền rồi đi vào dạy học.

Một chuyện có thực mà được xem như huyền thoại hiếm có làm rung động TP Huế: năm 1950 xảy ra tại một hội chợ từ thiện do một bác sĩ đứng đầu tổ chức, với sự cộng tác của linh mục Nguyễn văn Thích. Trong hội chợ, giữa mấy gian hàng bày trò chơi lại có một sòng bạc thu hút nhiều khách. Nhận thấy mối nguy hiểm của sòng bạc nầy, Cha Thích phản đối: «Cờ bạc không thể đi đôi với việc từ thiện». Trưởng ban tổ chức không chịu nghe, Cha liền lấy micro khuyến cáo dẹp sòng bạc đó. Bác sĩ tổ chức giật micro trong tay Cha. Trong lúc giằng co, bác sĩ tát cha vào má. Hồn nhiên và khiêm tốn, Cha liền đưa má kia và nói: «Còn má nầy nữa xin ngài hãy đánh cho đỡ giận». Mọi người vây quanh đều sửng sốt ngỡ ngàng. Có người đã thốt lên: «Phải là một đấng thánh mới làm được như vậy!»

TẤT CẢ VÌ CHÚA

«Vì Chúa» không phải chỉ là tên tờ tuần báo nổi danh xứ Huế mà chính là châm ngôn cuộc sống của Cha, với tôn chỉ: .

Suy tư vì Chúa
Ngôn luận vì Chúa
Hành động vì Chúa
Vì Chúa ta gắng công,
Ta thẳng lên vì Chúa!

 (Số 1, ngày 18/9/1936) .

ĐẤNG MỸ NHÂN CỦA LÒNG TÔI

Trong bài «Một buổi sáng sớm» đăng trong «Vì Chúa» số 5, 1936, tác giả tự thuật về chính mình là chàng thanh niên mỗi sáng sớm ôm sách, xách nón đi bộ đến nhà thờ Gia Hội dự Thánh lễ và rước Thánh Thể. Đến văn phòng làm việc, thấy anh vui tươi, người bạn hỏi anh đã gặp mỹ nhân nào mà vui thế? Anh mỉm cười không trả lời nhưng thầm nói: «

Phải, tôi đã tìm được một Đấng Mỹ Nhân, Đấng lòng tôi yêu mến mà không có một thế lực nào trên trời hay dưới đất có thể phân ly. Sớm nay, tôi đã rước Đấng Mỹ Nhân ấy vào lòng tôi.

 

VĨNH BIỆT HIỀN NHÂN

Ngày 10 tháng 12 năm 1978, linh mục Giuse Maria Nguyễn Văn Thích với tuổi hạc 87, giã từ trần thế để về cõi trường sinh, hội ngộ cùng Đấng Chân-Thiện-Mỹ mà linh mục đã hiến thân phục vụ đến trọn đời, trọn tình và trọn nghĩa, với tầm vóc cao siêu hiếm có… Phút lâm chung, Ngài còn vui vẻ hát ca. Chắc hẳn là những ngày, những giây phút chuẩn bị cuộc ra đi, Ngài đã ngắm nhìn bức tranh Đức Maria mà chính tay Ngài đã kính cẩn họa ra với lời ca Ngài đã sáng tác:

Bao giờ tôi được lên Trời,
Ở cùng Đức Mẹ thì tôi phỉ nguyền.

Giáo hội Việt Nam và đất nước Việt Nam đã dâng lên Thiên Chúa một người con chí hiếu, một linh mục gương mẫu, một nhân tài sáng giá, một hiền nhân. Phải chăng Ngài là tổng hợp của tinh hoa Văn hóa Nho giáo hòa quyện với Hồng ân dạt dào của Thiên Chúa Tình yêu.

 

_____________________________________

Tài liệu tham khảo và trích dẫn

· Sưu tập Thơ-Văn, Nhạc-Họa của Linh mục Sảng Đình Nguyễn văn Thích, của tác giả LÊ NGỌC BÍCH

· Sảng Đình thi tập của J. M. Thích, của tác giả: ĐOÀN KHOÁCH.

· Tưởng niệm Linh mục Giáo sư Sảng Đình Nguyễn Văn Thích, Lễ giỗ 19 năm (1979-1998).

· Tưởng nhớ Linh mục Giáo sư Sảng Đình Nguyễn văn Thích, Nhân kỷ niệm 21 năm mất của Người (1978- l999), của NGUYỄN LÝ TƯỞNG, Báo Hiệp Nhất số 81, năm 1999.

Xin hết lòng cảm tạ các tác giả đã dày công nghiên cứu và sưu tầm để hoàn thành các tác phẩm trên.

 Nữ Tu Mai Thành

 

VỀ MỤC LỤC
Truyền Giáo hay Xây pháo đài?
 

LTS. "Truyền Giáo hay xây pháo đài?", chính là một chủ đề hết sức khẩn thiết mà chúng tôi đã ghi nhận được từ bài viết của tác giả Lm. Trần Cao Tường. Với chủ đề này, Đặc san Giáo Sĩ Việt Nam sẽ duy trì thường xuyên nhằm ghi nhận những ý kiến, đóng góp, xây dựng cho GHVN... từ khắp nơi sẽ gởi về... (đối thoại trong tinh thần bác ái Kitô giáo)

Vài yêu cầu của Ban Biên Tập về nội dung cho đề mục này là: Chú trọng đến những vấn đề có ảnh hưởng sâu rộng với GHVN, BBT cũng giữ "quyền" thay đổi một số "chi tiết" (nếu cần) trong các bài sẽ được chọn đăng, và cũng có thể sẽ không ghi rõ tên tác giả..., nghĩa là tất cả vì mục đích tối hậu: được mọi người lắng nghe.

Rất mong Quí vị tham gia đóng góp.

 

BẢN SẮC VIỆT TRONG ÐỨC TIN CÔNG GIÁO


Những phong trào sống đạo nơi người Công giáo Việt hiện nay hầu hết đều phát xuất từ những truyền thống tu đức Tây phương. Như Linh Thao của Thánh I-Nhã từ Tây Ban Nha. Phong trào Học Hội Kitô (Cursillo) và Canh Tân là những áp dụng một phần phương pháp linh thao vào đại chúng.

Phong trào như những đợt sóng lên xuống hợp cho cảm quan mỗi thời đại và hoàn cảnh sống. Không có gì gọi là muôn thuở cả. Hội nhập vào được rung cảm trong máu người Việt luôn là một nỗ lực không ngừng của những người tha thiết với nền tu đức.

Vì thế, những phong trào này, cần phải được đào sâu để mang bản sắc của Việt Nam. Vì trước sau gì mình cũng nhận ra mình là một người mũi không lõ, tóc không vàng, với cách suy nghĩ và hành xử rất khác biệt!

CHẤT VIỆT TRONG ÐƯỜNG TU ÐỨC

Cái Việt tính trong đường tu đức Việt qua Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam, không phải như cái gì bày vẽ ra cho thêm hoa hòe hoa sói, nhưng là một bắt buộc, nếu người Việt Nam Công giáo muốn sống đạo và muốn phát triển nếp sống đạo như một người Việt trong những đất nước mình sinh sống, và mới có thực chất góp phần xây dựng Giáo Hội địa phương được.

Sống trong một xã hội đa diện và tạp chủng này, nếu không biết mình là ai, thì chắc chắn sẽ bị hòa tan trong cái lò luyện kim ”melting pot” một cách tội nghiệp như những lớp dân gốc nô lệ được mua về từ Phi Châu. Tìm về với cái gốc của mình để tự tin và hãnh diện là một ý thức tất yếu để phát triển như nhận định của những nhà tâm lý xã hội được diễn tả điển hình trong cuốn ”Roots” (Gốc Rễ) của Alex Haley.

Trong tiến trình phát triển tinh thần Việt Nam, biến cố phong thánh đánh dấu bước tự tin của người Việt Nam Công Giáo: tự tin vì dòng giống mình đã thành công. Khi tự tin, người VNCG sẽ chấp nhận sứ mệnh và sử mệnh của mình đối với dân tộc: bảo tồn và phát triển Việt tính bằng những đóng góp đặc sắc của mình. Thí dụ : tạo được độ rung sâu thẳm nơi tế bào người Việt qua bầu khí và thánh nhạc phụng vụ với màu sắc Việt Nam, đường lối tu đức Việt Nam, các tác phẩm văn chương và nghệ thuật mang tính hội nhập văn hóa v.v.

TINH THẦN NÀO TỪ BÀI HỌC HÀN QUỐC

Trong một buổi tĩnh tâm của các linh mục Miền Ðông Nam Hoa Kỳ tại Orlando, Florida, khi bàn thảo về gầy dựng tinh thần Việt, một vị đã phát biểu: ”Cứ xem vào Triều Tiên mà mình mắc cở. Sau biến cố phong thánh của họ trước mình mấy năm, cả một sức quật khởi bừng lên nơi dân tộc và quê hương họ. Cả một chương trình và một chính sách đưa Tin Mừng hội nhập văn hóa. Số người gia nhập Công giáo tăng lên rất lạ lùng.”

Và như một sự trùng hợp hay là sự góp phần thiết yếu của Giáo Hội Công Giáo vào đà tiến của đất nước, sau đại hội Thánh Thể quốc tế là thế vận hội, rồi xe Hyundai, Daewoo, máy Samsung tràn ngập thị trường Âu Mỹ, rồi thép Triều Tiên được cung cấp để làm cầu Mississippi. Triều Tiên nghiễm nhiên trở thành con rồng nhỏ của Á Ðông.

Còn mình thì trứng rồng sao chưa thấy nở ra rồng sau biến cố phong thánh? Mà rất có thể lại chỉ thấy những con liu điu chưa biết chừng!

TÌM RA THỰC CHẤT

Trong phần gợi ý chủ đề đại hội Công giáo năm 1989, triết gia Kim Ðịnh có kể một câu truyện về cái ấm nước: “Một buổi sáng kia thức dậy, theo thói quen Ngài lấy cái ấm bỏ lên bếp nấu nước để pha cà phê, rồi lấy tờ báo đọc cho biết tin tức thời sự. Nhưng Ngài lấy làm lạ là tại sao chờ tới gần nửa giờ mà nước vẫn chưa sôi, trái lại còn ngửi thấy mùi khen khét! Lúc trở lại bếp xem sao, thì khám phá ra rằng mình không đổ nước vào ấm.”

Chính vì thế mà nỗ lực tìm cho ra thực chất, tức là tìm cho ra cái nét văn hóa, gầy dựng được bản sắc, tự tin vào căn tính là một bước quyết liệt một mất một còn đối với người Việt lúc này.

Hàng giáo sĩ Mỹ mỗi lần tiếp xúc với người Việt thường khen người mình có lòng đạo, có tinh thần gia đình đáng quí, có nhiều ơn gọi dấn thân cho Giáo Hội. Nghe vậy đôi khi mình bán tín bán nghi, có thể các ngài khen lấy lệ theo kiểu xã giao ngời Mỹ. Nhưng khi đọc Việt Nam Quê Hương Tôi của linh mục dòng Tên người Ý Gildo Dominici (có tên Việt là Ðỗ Minh Trí), với cả một phần nói về Gia Ðình và Tình Yêu, thì mình phải giật mình nhận ra rằng người ngoại quốc có con mắt sắc bén thật. Chúng ta vẫn gọi đó là gia đạo. Mình có nét đẹp mà bao người đang thèm khát mà mình không tự tin thì thật là một điều mỉa mai!

Vậy sau biến cố phong Thánh Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam là gì? Có phải như một biến cố Giáo Hội phong một loạt vị với con số đông đảo nhất từ xưa đến nay, để an ủi thương hại một dân tộc quá nhiều khổ luỵ chăng? Hay là một dịp gỡ mặt mặc cảm cho đỡ tủi của một lớp dân vẫn tự hào bốn ngàn năm văn vật mà chuyên môn bị hạ nhục, bằng cách chụp cho nhiều hình mầu để làm ”kỹ nghệ đông lạnh,” nặng phần trình diễn cho xôm tụ để khỏa lấp cái trống rỗng bên trong!

Thời Ðiểm nào từ biến cố phong thánh thì vẫn chưa được nhận ra, Ðó là một chuyện lạ mà ít ai lấy làm lạ! Ðây có phải là một cơ may mà toàn thể thế giới Công giáo xác quyết lòng tự tin của một dân tộc, như đã xác quyết lòng đạo của dân tộc Triều Tiên đã khiến dân tộc này bừng trỗi dậy hay không? Phong thánh là xác nhận một tinh thần, một đường sống đạo đáp ứng thời điểm. Vậy mà tại sao người Việt Nam Công giáo vẫn chưa cùng nhau hình thành một đường tu đức của Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam, sống đức tin trong lòng dân tộc Việt, mang bản sắc Việt, khác với bản sắc của Công giáo Ái Nhĩ Lan, Pháp, Ðức, Ý, Ba Lan...? Và góp phần làm giầu Giáo Hội địa phương mình đang sinh sống bằng chính nét bản sắc Việt, và góp phần phục hưng gia tài Mẹ Việt Nam đã quá tả tơi rách nát!

Kinh Thánh qua sách Cách Ngôn đã quả quyết:

Lòng xác quyết quí hơn vàng bạc

Chọn đúng tên vượt mặt sang giầu.

(Cách Ngôn 22:1)


Và ca dao Việt đã chẳng nói lên lòng tự tin để vươn lên hay mặc cảm phải cúi mặt là gì:

Trứng rồng lại nở ra rồng

Liu điu lại nở ra dòng liu điu.


THẤY MÌNH LÀ AI

Nhìn vào bức ảnh Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam dịp phong thánh, chúng ta có thể hình dung ra đó là một đàn chim tiên và rồng thiêng đang tung mình lên trong ngày vinh thắng. Chính lòng tự tin vào dòng tộc của mình, chính niềm hãnh diện vào sức mạnh tiềm tàng bên trong của mình và của dân tộc mình, mới là yếu tố chính cho các cuộc quật khởi tinh thần của các dân tộc sau những tan tác tả tơi như Nhật và Ðức sau Thế Chiến, như Do Thái sau mấy ngàn năm lưu đầy, như Triều Tiên từ một mặc cảm tiểu nhược!

Không tìm ra thực chất và tin vào bản sắc của mình, thì có phô trương hoạt động cũng chỉ là thùng rỗng kêu to, và có ra sức muốn làm gì cho Việt Nam sau này thì biết đâu cũng chỉ là cái cớ phóng rọi con ma đen bên trong chính mình ra và góp thêm vào cái màn thập nhị sứ quân mà thôi! Và biết đâu lại như cái ấm không có thực chất nước, nếu có tìm cách nấu thêm, cũng chỉ tạo thêm mùi khen khét khó ngửi mà thôi!

Cũng trong buổi tĩnh tâm trên, một linh mục trẻ khác phát biểu: ”Nếu Người VN Công giáo mới chỉ nghĩ đến chuyện hỗ trợ tài chánh để xây nhà thờ, dĩ nhiên quá cần thiết, thì biết đâu sẽ chỉ vun thêm vào cơn khủng hoảng bản sắc. Bởi vì sau khi bị kìm chế, người ta có khuynh hướng tung mình ra vọng ngoại trông chờ ở phép lạ đồng đô la hơn là tự tin vào sức mạnh tinh thần. Ðó là bài học của Ðông Âu, như chính Ðức Thánh Cha đã cảnh giác Ba Lan trong một lần về thăm quê nhà. Người ta có thể hồ hởi xây cất trong một mặc cảm bù trừ thật tội nghiệp. Người ta mải mê và bận rộn chạy theo vật chất. Ðến lúc đó, các linh mục chỉ còn nước là ”ngáp vặt” thôi, biết đâu chỉ còn biết ”uống rượu tiêu sầu!” Nghĩa là có thể đến lúc nhiều linh mục chẳng biết làm gì để đáp ứng nhu cầu giáo dân, và cũng chẳng ai cần đến mình trong một khuôn khổ không còn hợp cảm quan thời đại!

HÌNH THÀNH MỘT CHÍNH SÁCH MỤC VỤ VĂN HÓA

Nhiều người ước ao giá được dành tiền xây mấy cái cột nhà thờ để lo cho việc phát hành sách báo văn hóa thì may phúc biết chừng nào. Nguyễn Long Thao và Trần Vinh đã viết một loạt bài liên quan đến mục vụ văn hóa tại giáo xứ Việt nam ở Paris trên mạng lưới vietcatholic. Loạt bài này đã có tác dụng rất mạnh nơi người đọc. Ai cũng thấy phải cân bằng cả ba loại mục vụ: mục vụ thiêng liêng, mục vụ xã hội, và mục vụ văn hóa. Vị linh mục trẻ trên đây không có ý nói bỏ qua việc xây cất, nhưng cần phải đầu tư chất xám, tiền bạc và sức lực hơn cho mục vụ văn hóa. Làm sao để có thể đem Tin Mừng nhập thể trong lòng cả một dân tộc khổ đau thay vì chỉ dừng chân xây thành đắp lũy làm lô cốt trong một xứ đạo.

Các cha Dòng Tên ban đầu sang truyền giáo tại Việt nam vào đầu thế kỷ 17 như cha Buzzomi và cha Ðắc Lộ đã dành ưu tiên số một cho việc nghiên cứu và hội nhập văn hóa. Phương pháp mục vụ này ngày nay được Stephen Covey gọi là “Mài Sắc Lưỡi Cưa” (sharpen the saw), trong chưoơng trình huấn luyện rất thành công “The 7 Habits of Highly Effective People” (7 thói quen của những người có hiệu quả cao). Hình ảnh Covey đưa ra: Cứ tưởng tượng một đoàn người vất vả mồ hôi nhễ nhãi cả một ngày để chặt một khu rừng. Mãi đến chiều người trách nhiệm xem bản đồ lại thì thấy chặt sai khu rừng rồi. Phải chặt khu bên kia mới đúng chứ!!

Mục vụ văn hóa là cả một đường hướng cần được đầu tư nhiều chất xám và ưu tư hơn, từ cả một chính sách qui mô chung từ hội đồng giám mục, từ giáo trình (curriculum) đào tạo linh mục, chứ không chỉ cục bộ riêng rẽ nơi các xứ đạo. Ngay cả những chương trình huấn luyện chủng viện bên Mỹ bây giờ đặt rất nặng về mục vụ theo hướng này. Đó cũng là hướng của công đồng Vatican II trong hiến chế mục về Giáo Hội Trong Thế giới Ngày Nay (Gaudium et Spes). Ngoài những phân khoa có tính cách “nội bộ” Công giáo như thần học, giáo dục tôn giáo, đại học Loyola của Dòng Tên ở New Orleans còn có những phân khoa cao học về mục vụ và nghiên cứu tôn giáo, mở rộng chân trời cho những nhu cầu mới để bác cầu tới đối thoại văn hóa và tôn giáo trong môi trường của thời đại hôm nay.

“Tạo sao giáo dân đã được thúc đẩy để nhạy cảm làm ân nhân xây những cái cột nhà thờ lớn, mà không được tạo ra một tâm thức xây ngôi nhà văn hóa Công giáo, có liên hệ tới việc xây dựng tiền đồ dân tộc. Có thể đây là một thiếu sót lớn trong chương trình giáo dục tôn giáo?”

KHƠI NGUỒN TIỀM NĂNG BẰNG CÁCH NÀO?

Việt Ðạo là đạo sống theo tinh thần Việt. Nói là tìm về Nguồn bằng Việt Ðạo thì có vẻ muốn đẩy về quá khứ cổ hủ lạc hậu hay sao? Có lẽ phải dùng từ Khơi Nguồn Việt Ðạo thì có vẻ tươi sáng đi tới hơn.

Giáo sư Kim Ðịnh đã nhìn xa về một thời điểm: “Việc thâu nhận Thiên Chúa giáo vào Việt Nam cho tới nay mới xảy ra trong giai đoan một mà Nietzsche gọi là của Lạc Ðà: ai muốn chất lên lưng cái gì nó cũng ngoan ngoãn chở tuốt hết, không đặt một vấn đề nào, như hỏi tại sao bảo phải tin như thế, mà không thế khác. Nhưng rồi với sự tiến triển của tâm thứcthì trước sau sẽ đến giai đoạn hai của Sư Tử: nó sẽ gầm thét vang trời và muốn tung tất cả xuống khỏi lưng để xét lại từng điểm, rồi chọn lựa, cũng có thể cuối cùng nó sẽ thu nhận toàn bộ như trước, nhưng không phải là nhận cách tối mặt nữa mà đầy ý thức.... Chỉ biết rằng theo kinh nghiệm lịch sử thì nếu bước đầu của giai đoạn hai mà đi mạnh được vào đường tâm lý xã hội thì những thiệt hại do cơn khủng hoảng nếu có sẽ giảm thiểu tối đa.”

ÐI TÌM CẢM NGHIỆM CÕI TRỐNG

Tôi vẫn tự hỏi cái Trống Ðông Sơn như một biểu tượng của văn hóa Việt nam có thể tạo ra nhịp rung chung nào không, và có cái gì liên hệ với cõi trống thần diệu là chính cây thánh giá của Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam? Chứ đâu có phải dán mắt vào cái mặt trống đồng để bàn cãi xem cái trống mầu gì, vẽ hình gì, ở đâu, to bao nhiêu, rối đạo tới cỡ nào!

Ðọc ”Thư Từ Sa Mạc” của thầy tiểu đệ Carlo Carretto, ai mà chả mê cõi trống diệu vợi của sa mạc. Thầy kể chuyện chính thầy đã từng làm chủ tịch phong trào giới trẻ Công Giáo toàn nước Ý thời Ðức Giáo Hoàng Piô XII với biết bao sinh hoạt và chương trình tưởng có thể thay đổi bộ mặt thế giới. Thế mà đùng một cái, Chúa gọi thầy bõ cõi ”đầy đặc” để đi tìm cõi trống nơi sa mạc.

Bị ”cám dỗ” bởi kinh nghiệm sa mạc trên, năm 2000 tôi đã thử dành đúng một tháng đi vào một trung tâm tịnh niệm (centering prayer), gọi là nhà Tịnh Niệm Sa Mạc gần Tucson, Arizona. Vào sa mạc là tự nhiên đi vào cõi trống rồi. Chung quanh chỉ có cát và những cây xương rồng saguaro khô khẳng. Những cây xương rồng sa mạc Arizona đặc biệt lắm: nó mọc lên như một thân người có những cánh tay vươn cao trong tư thế cầu nguyện.

Mỗi tối, khi mặt trời xuống khỏi rặng núi xa xa, thì bầu khí trở nên u linh lạ lùng. Ánh sáng thật huyền ảo. Bầu trời vút cao vời vợi. Tôi đã từng tập quì cầu nguyện với hai cánh tay giơ cao giữa những cây xương rồng. Chờ cho đến khi ánh sáng ban ngày tắt hẳn, tôi lấy vải trải trên cát, và nằm chiêm ngưỡng bầu trời đầy sao. Cái cảm nghiệm hút hồn đêm đó chắn chắn sẽ theo tôi suốt đời. Tôi thấy tôi lâng lâng khỏi mặt đất, khỏi những bon chen giam hãm như thành phố Tucson xa xa với ánh điện lờ mờ dưới kia. Có cái gì đang bị hay đang được phá vỡ trong tôi. Giữa cõi không gian nhiệm mầu đó, tôi thấy mình tách rời tất cả, buông xả tất cả. Một cảm giác kỳ lạ ngất ngây: tôi thấy mình tan biến đi mà nhẹ nhàng bay bổng vút cao hòa vào một thực tại bao la. Không còn trời. Không còn đất. Không còn chính tôi. Tôi không thể tả nổi cái cảm nghiệm này, hay không còn gì để nói thì đúng hơn. Tất cả như chỉ có một nhịp sống, chỉ có một hơi thở. Lần đầu tiên tôi nghe rõ tiếng nói của thinh lặng như trong bài hát ”The Sound of Silence.” Và tôi hiểu được lời của Kahlil Gibran, nhà ”tiên tri” của thời đại trong cuốn Tiên Tri:

“Hãy để giữa lòng bạn những khoảng trống
cho Gió Trời có thể nhảy múa vi vu.”


CÕI TRỐNG CỦA CÁC THÁNH TỬ ÐẠO

Thì ra Cái Trống của Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam không nhất thiết nằm ở Ðông Sơn, cũng không nằm ở mặt phẳng, mà là cõi trống nằm sâu trong sa mạc, trong tĩnh lặng tâm hồn. Ðó phải là bản sắc của Linh Ðạo Dũng Lạc, vị đại diện cho 117 vị Thánh Tử Ðạo VN. Ðó cũng là con đường ”hủy mình đi để trở thành Trống Không” (Phil 2:7) của chính Ðức Kitô. ” Người đã tự hạ vâng phục cho đến chết, và đã chết trên thập giầ (Phil 2:8).

Thánh Giá chính là biểu tượng của cõi trống tột cùng này, mà Thánh Phaolô khi cảm nghiệm được đã tuyên bố: ”Tôi không rao giảng gì ngoài thập giá Chúa Kitô.”

Thì ra tôi đã tìm thấy cái trống của văn hóa Việt nam trong sa mạc Arizona, ngay trong chính lòng tôi. Và cái nét Việt tính của Con Ðường Dũng Lạc chắc chắn cũng nằm trong cái nghĩa trống đó. Chỉ khi nào tôi bắt đầu làm trống những nhịp điệu đầy đặc trong tôi thì tôi mới có thể tiếp nhận được độ rung của của lòng người, cảm nhận được tròn đầy viên mãn của hơi thở Thần Linh. Chính vì thế mà Người Việt đã có biểu tượng ”miếng trầu là đầu câu chuyện.” Muốn có được những tương giao cảm thông và tạo được tình thương yêu, thì hãy trở nên chính miếng trầu: hãy tự nhai nghiền nát ra từ mỗi phần trầu, cau, đá vôi, thì mới có sức hòa hợp đoàn kết, và phát sinh màu đỏ son, là mầu của tình yêu tươi thắm.

Các Thánh Tử Ðạo Việt Nam đã sống tinh thần đạo trống là đường Tháng Giá, bằng cách hy sinh quên mình trong nếp sống thường ngày bình lặng, và đã dám nghiền nát mảnh hình hài để hiếu trung với Nguồn Sống là Thiên Chúa. Các Ngài đã bẻ mình ra để được bật sáng theo đường Thầy Chí Thánh: ”Chúa cầm lấy bánh bẻ ra trao cho họ, và mắt hai người liền mở sáng nhận ra Chúa.” (Luca 24:30-31)

CON ÐƯỜNG DŨNG LẠC, PHONG TRÀO DŨNG LẠC

Biến cố 117 vị tử đạo Việt Nam được tôn phong hiển thánh ngày 19.6.1988 đã tạo nên niềm hãnh diện và phấn khởi nơi toàn thể cộng đồng dân Chúa Việt Nam trong cũng như ngoài nước. Ðây cũng là nguồn hứng khởi đặc biệt giúp khơi lên phong trào Dũng Lạc và đi đến quyết tâm đóng góp vào gia tài chung của dân tộc qua công cuộc khai quật và phát huy tinh thần Việt Nam trong sắc thái Công Giáo.

Phong trào Dũng Lạc mời gọi những anh em giáo sĩ và giáo dân, chủ trương đi về nguồn Việt Ðạo, khơi dậy và thúc đẩy trào lưu sống và làm chứng Ðức Tin Công Giáo, qua tinh thần Việt Ðạo. Ước mơ và cũng là một quyết tâm của phong trào là tạo nên nơi người Công Giáo Việt Nam niềm tin tưởng một cách mãnh liệt vào lý lịch Việt Nam và Công Giáo của mình, tin tưởng rằng, với ”lý lịch” ấy, mình sống cuộc sống một con người cao quí, sung mãn, thâm sâu và có giá trị trổi vượt.

Một trăm năm đọa đầy đã kết thúc. Một trăm năm với thành trì của các chủ nghĩa đang sụp đổ như bức tường ô nhục Bá Linh. Một trăm năm vênh váo với hư từ Cộng Hòa hay Dân Chủ đôi khi chỉ là những trò chơi chữ cho những lái buôn quốc tế. Thế giới đang chán mứa những cấu trúc của cái gọi là văn minh cơ khí với những thể chế chính trị mang đầy những mâu thuẫn, mà nhà phê bình thời điểm Alvin Toffler trong cuốn Ðợt Sóng Thứ Ba (The Third Wave) đã nhìn thấy. Người ra đi hay người ở lại có mang một sứ mạng gì không, hay cũng an phận với chút bơ thừa sữa cặn mà chính xã hội này đã chán mứa thải ra.

Việt Nam đang bước sang đệ tam thiên niên ở một vòng quay lớn trong vũ trụ. Ở cuối con đường hầm Việt có kẽ sáng nào lóe lên để vượt tới theo đúng nghĩa Việt không?

Ơn gọi và sứ mạng nào cho người ra đi hay người ở lại?

Và nếu nhìn về quê hương dân tộc, liệu có sẵn sàng nhập cuộc mở một con đường hy vọng nào không, hay cũng chỉ bằng lòng kiếp ”gà què ăn quẩn cối xay?!”

Lm. Trần Cao Tường

VỀ MỤC LỤC

VÌ TÔI LÀ LINH MỤC   Chuyện phiếm của Gã Siêu.

 

      Đối với người Việt nam, đề tài linh mục cho đến bây giờ vẫn còn là một đề tài lạ lẫm, bởi đó thỉnh thoảng nó lại được lôi lên sân khấu, nhét vào phim ảnh hay được những ngòi bút đá động tới, mỗi lần như thế thì thường gây nên nhiều ấn tượng, nhiều chú ý và nhiều ồn ào.

      Nếu gã nhớ không lầm thì hồi trước giải phóng, Lệ Hằng, một nhà văn nữ, đã viết cuốn tiểu thuyết mang tựa đề là “Tóc mây”, nói về cuộc tình giữa Tố Kim, một cô sinh viên Đà lạt, với Hà vĩnh Duy (?), một linh mục nhạc sĩ.

      Tác phẩm này đã tạo nên một cơn lốc, mà lúc bấy giờ thiên hạ gọi là “hiện tượng tóc mây”. Vào thời điểm ấy, gã đang dạy Việt văn tại một trường trung học hẻo lánh vùng Thất sơn khỉ ho cò gáy. Các em nhỏ học sinh, nhất là phe kẹp tóc, đa số là người Phật giáo, thậm chí còn có cả đôi ba cậu sư Miên, đến tuổi thì vào ở chùa theo tục lệ, rồi sau đó mới được thả về nhà lấy vợ…thế mà cũng nhao nhao đòi thuyết trình và hội thảo về tác phẩm này.

      Hình như trước hay sau đó ít lâu, nhạc phẩm “Vì tôi là linh mục” cũng được ra lò và chiềng làng.

      Bài hát này đã gây được một âm vang khá lớn, thậm chí những lúc buồn tình, các cô gái ngây thơ cũng chu mỏ và ngay cả các “ma xơ” cũng mở miệng nghêu ngao :

      - Vì tôi là linh mục,

         Không mặc chiếc áo dòng,

         Nên chi đời đau khổ,

         Nên trót đời lang thang…

      Hẳn đây là tâm sự buồn của một linh mục lỡ dại trót yêu một tín đồ duy nhất, nên đã cởi bỏ chiếc áo chùng thâm mà đi bụi đời ?

      Sau giải phóng, hễ nghe có cuốn chuyện nào viết về linh mục, gã cũng vội vã đi mua hay đi mượn mang về coi cọp, chẳng hạn như Bão biển của Chu văn, Người mục tử trong sương mù…

      Lúc đầu thì đọc ngấu đọc nghiến vì tò mò, nhưng chỉ được dăm bảy trang thì bèn giở quẻ ngáp dài ngáp vắn, ngáp lên ngáp xuống, ngán đến tận cần cổ, đành phải cố nhướng mắt mà nuốt cho hết thế mà nó vẫn chẳng chịu trôi.

      Bởi vì, ngay  từ những trang đầu gã đã ngửi thấy sặc sụa mùi bôi bác và đã nhận ra ý đồ đen tối của những tác giả trong luồng, đó là chụp lên đầu những vị linh mục tội nghiệp ấy cái mũ phản động hay cái mũ đồi trụy.

      Chính vì những toan tính bẩn thỉu và lộ liễu ấy, nên những cuốn chuyện này đã mau chóng bị chìm vào quên lãng, chẳng cuốn hút được người đọc, thậm chí còn phản tác dụng, khiến thiên hạ lại càng thương cho…mấy ông cha hơn.

      Xét về nguyên do của việc tu trì, thiên hạ thối mồm thường bảo :

      - Trốn việc quan đi ở nhà chùa…Chán đời, hay thất tình thì đi…tu, bởi vì tu là cõi phúc, tình là giây…thung.

      Và người ta đã khai thác chủ đề này, viết thành những tác phẩm nổi tiếng, chẳng hạn như “Hồn bướm mơ tiên”, hay dàn dựng thành những vở kịch ăn khách, chẳng hạn như “Chuyện tình Lan và Điệp”

      Gã chơi thân với một anh chàng. Anh chàng này thương một cô nàng, nhưng đây chỉ là một tình yêu đơn phương, có nghĩa rằng thì là anh chàng thì thương da thương diết, còn cô nàng thì lại lạnh lùng, ngoảnh mặt làm ngơ, khiến cho lái tim của anh chàng cứ héo hắt và quay quắt.

      Thế rồi, cô nàng đi lấy chồng, kết tóc xe duyên với một thằng bạn cùng học chung “mí nhau” từ thuở còn mặc quần thủng đũng. Lái tim anh chàng tan nát theo kiểu :

      - Ngày nhà em pháo nổ,

        Anh cuộn mình trong chăn,

        Như con sâu làm tổ,

        Trong trái vải cô đơn.

      Anh chàng thẫn thờ thờ thẫn như kẻ mất hồn, lang thang như người cõi trên và miệng thì lảm nhảm theo giai điệu của bài “Love story” :

      - Ôi biết nói gì cuộc tình quá lớn.

        Cuộc tình quá lớn ôi biết nói gì cuộc tình lớn quá.

        Cuộc tình lớn quá ôi biết nói gì cuộc tình quá lớn.

        Cuộc tình quá lớn ôi biết nói gì cuộc tình lớn quá…

      Sau cú sốc quá đau vì cuộc tình quá lớn bị vỡ tung, anh chàng lặng lẽ khăn gói quả mướp, lê từng bước chân âm thầm vào một nhà dòng và tu ở đó. Ơn Chúa tuôn đổ. Một thời gian sau, anh chàng được thụ phong linh mục. Trong ngày mở tay, cô nàng dắt cháu bé tới và   nói :

      - Con ạ cha đi con.

      Cha mới chớp chớp đôi mắt “mơ huyền” và lãng đãng nhìn về chốn xa xôi…Bây giờ mỗi khi nhắc lại chuyện xưa, vị linh mục này thường hay mỉm cười nói với bè bạn :

      - Nếu không bị cô nàng đá lên đá xuống, toạc đầu xẻ mũi, thì có lẽ mình đã làm bố cụ, chứ đâu có thèm làm cụ như anh em thấy đó. Chúa chọn con như sét chọn một cây tầm thường.  Quả là ý Ngài nhiệm màu hết xảy.

      Bên đạo chúng ta, lý do “thất tình đi tu” chẳng phải là không có, nhưng xem ra rất họa hiếm vì chú nhóc thường vào chủng viện hay nhà dòng từ hồi nhỏ, tóc còn để chỏm.Thế nhưng, ở cái thuở “thò lò mũi xanh” ấy, chú nhóc làm sao hiểu được ơn gọi là đí gì ?

      Đơn giản, chú nhóc thích đi tu chỉ vì thấy mấy “cụ” được đi giày tây, ăn bánh tây và ở nhà tây. Ra ngoài đường được cả và thiên hạ khoanh tay cúi đầu chào :

      - Con xin phép lạy cha ạ.

      Đôi khi cha mẹ muốn cho con cái đi tu chỉ để sau này chúng được nhàn hạ và hạnh phúc, như lời phát biểu hăng tiết vịt của bà hiền mẫu nọ với cha phó kia trong một cuộc hội họp hàng tháng :

      - Đi tu như các cha các dì thế mà sướng, chứ đèo bồng ở ngoài đời như chúng con khổ lắm cha ạ.

      Có chú nhóc đi tu chỉ vì ông già, bà già thầm mong được mọi người gọi mình là “ông cố”, “bà cố”. Bởi cái giấc mộng vàng ấy, khi thấy chú nhóc của mình trở chứng, muốn giã từ đời tu, một ông “chuẩn cố” đã thẳng thừng nói với “chú nhà tràng” như sau :

      - Thà rằng mày làm con chó nhà Đức Chúa Trời, còn hơn là làm vương làm tướng ngoài thế gian, con ạ.

      Những lý do “lôm côm” ban đầu này cùng với năm tháng dần dần được đẽo gọt, được mài dũa, để rồi kết tinh và cô đọng lại thành cái lý tưởng phục vụ Thiên Chúa và tha nhân.

      Trong thánh lễ mở tay của cha mới, các vị giảng thuyết thường hùng hổ đến xùi cả bọt mép đề cao vẻ đẹp tuyệt vời của thiên chức linh mục, ít ai cả gan dám đề cập tới những thập giá của tước vị này, khiến cho cha mới chỉ nhìn thấy bông hồng mà quên đi những gai nhọn của nó.

      Với những lời ca ngợi và chúc tụng ấy, ngày mở tay được coi như là đỉnh vinh quang Taborê của cha mới, không khéo thì cha mới cũng thưa lên với Chúa như Phêrô ngày xưa :

      - Lạy Thày, chúng con được ở đây thì thích lắm. Chúng con xin làm ba lều, một cho Thày, một cho Maisen và một cho Elia.

      Thế nhưng, tiệc rượu thì chóng tàn, ngày vui thì qua mau, vinh quang Taborê chỉ kéo dài trong thoáng chốc, để rồi tới lúc phải xuống núi và đối đầu với thập giá đời thường. Và đời thường thì nhiêu khê, lắm nỗi truân chuyên và nhiều phen lao đao, xất bất xang bang…

      Các bậc lão thành thường đề cập tới ảnh hưởng của linh mục đối với giáo dân như sau :

      - Linh mục thánh thiện thì giáo dân đạo đức. Linh mục đạo đức thì giáo dân loàng xoàng. Linh mục loàng xoàng thì giáo dân nguội lạnh. Linh mục nguội lạnh thì giáo dân xấu xa. Linh mục xấu xa thì giáo dân biến thành… quỉ dữ.

      Như thế, giáo dân bị đánh tụt một bậc so với linh mục. Đó cũng là điều dễ hiểu bởi vì linh mục là sư phụ, còn giáo dân là đệ tử về đàng thiêng liêng. Đệ tử làm sao hơn sư phụ. Linh mục là người hướng dẫn. Nếu người hướng dẫn mà mù, thì như lời Chúa đã dạy :

      - Mù dẫn mù, cả hai đều lăn tòm xuống hố.

      Cùng với những ý tưởng trên, gã nhớ tới một bài giảng nhân ngày mở tay của một cha mới. Đại khái như thế này :

      “Hãy cột một chiếc nút để xe kết hai đầu giây, đó là linh mục, bởi vì linh mục xe kết con người với Thiên Chúa. Hãy xây một cây cầu nối liền hai bờ bến xa cách, đó là linh mục bởi vì linh mục nối liền đất với trời. Nói cách khác, linh mục là trung gian giữa nhân loại và Đấng Tối Cao.

      “Vì vậy, một bên linh mục phải nắm chặt lấy bàn tay Thiên Chúa, còn một bên linh mục phải nắm chặt lấy bàn tay con người, để rồi đặt bàn tay con người vào lòng bàn tay của Thiên Chúa, cho tình yêu được đâm bông kết trái và ơn tha thứ được trao ban. Chính cái thế tay trong tay này là điều chúng ta mong mỏi nơi các linh mục.

      “Cái thế tay trong tay ấy đòi hỏi linh mục phải gắn bó với Thiên Chúa đã đành mà con phải gần gũi với con người. Nếu linh mục rời bỏ một trong hai bàn tay, không nắm chặt lấy bàn tay Thiên Chúa hay không nắm chặt lấy bàn tay con người, lúc bấy giờ linh mục sẽ không chu toàn chức vụ của mình.

      “Phải gắn bó với Thiên Chúa, đó là bổn phận thứ nhất của linh mục. Thực vậy, nhiệm vụ của linh mục là không ngừng đem Chúa đến cho mọi người. Và muốn đem Chúa đến cho mọi người thì chính bản thân linh mục phải là người có Chúa trước đã. Có Chúa trong tâm hồn và có Chúa trong cuộc đời vì linh mục không thể cho người khác cái mình không có.

      “Đức Kitô phải chiếm chỗ nhất trong trái tim linh mục, phải là thần tượng của linh mục, phải là điểm khởi đầu và kết thúc của cuộc đời linh mục, phải là trọng tâm cho mọi hoạt động của linh mục. Trái đất xoay quanh mặt trời thế nào thì cuộc đời của linh mục cũng phải xoay quanh Đức Kitô như vậy, để rồi linh mục có thể hãnh diện nói lên như thánh Phaolô : Tôi sống nhưng không còn là tôi sống, mà là chính Đức Kitô sống trong tôi.

      “Tiếp đến linh mục còn phải gần gũi với con người. Gần gũi với con người bằng cách chia sẻ những lo lắng, cảm thông những khó khăn và tận tình giúp đỡ những cần thiết, để rồi từ đó linh mục sẽ chỉ cho con người nhận ra bàn tay dịu hiền và trái tim nhân hậu của Thiên Chúa.

      “Phải gắn bó với Thiên Chúa nhưng đồng thời cũng phải gắn bó với con người. Phải nắm chặt lấy bàn tay Thiên Chúa  cũng như phải nắm chặt lấy bàn tay con người để tạo cho được cái thế yêu thương tay trong tay.

      “Tội lớn nhất của linh mục không phải là đã trót sa ngã, đã trót vấp phạn, bởi vì Thiên Chúa không chọn các thiên thần, nhưng đã chọn những con người tầm thường và yếu đuối làm linh mục của Ngài. Tội lớn nhất của linh mục, đó là đã rời bỏ một trong hai bàn tay ấy. Hoặc là đã quay lưng chống lại Thiên Chúa, hoặc là đã thờ ơ lạnh nhạt với anh em đồng loại. Lúc bấy giờ, linh mục chỉ còn là một nhịp cầu đã gẫy, một nút giây đã đứt hay một người lính đã đào ngũ. Trong chiến tranh, mục tiêu kẻ thù thường nhắm tới trước hết để triệt hạ, để phá hủy, chính là những cây cầu…”

      Từ đó, gã không ngạc nhiên khi thấy người ta cố ý bôi nhọ và bêu rếu các linh mục, bởi vì đó là mưu thâm chước độc của …”địch”.

      Tuy nhiên, không phải chỉ phe địch mới bôi nhọ và bêu rếu các linh mục, nhiều khi chính con cái trong nhà cũng đã bạo phổi và mạnh miệng chỉ trích các linh mục một cách đầy ác ý. Họ luôn hỏi rằng :

      - Linh mục đã làm gì cho tôi ?

      Nhưng lại chẳng bao giờ dám nhìn thẳng vào lương tâm để kiểm điểm xem :

      - Tôi đã làm gì cho linh mục.

      Hễ thấy linh mục có chút gì sai lỗi thì lập tức liền xì xầm bàn tán, rồi mím môi mím lợi thổi phồng bong bóng. Họ đâu có ngờ rằng rất nhiều khi chính giáo dân đã làm hư linh mục.

      Sau đây gã chỉ xin trình bày hai trường hợp, hai thái cực nho nhỏ, trong đó giáo dân đã xô linh mục vào chân tường, đã đẩy linh mục tới chỗ bất ổn hay đã làm hư linh mục.

      Trường hợp thứ nhất đó là thái độ quá trọng kính đến độ khúm núm, coi linh mục như là một người thông biết mọi sự và chẳng hề sai lỗi bao giờ. Mới ngày nào bè bạn còn “mày tao chi tớ” mí nhau, nhưng một khi đã thụ phong linh mục, từ hòn đất được cất nên ông bụt,  thì lập tức được gọi là cha, là cụ, là cố…khiến cho thiên hạ, kể cả những người thân yêu nhất, cũng phải  “kính nhi viễn chi”.

      Trọng kính linh mục là điều rất tốt, nhưng quá trọng kính đến độ khúm núm thì lại là điều nguy hiểm vì nó dễ làm cho linh mục quên đi mình xuất thân từ một cục đất, mình chỉ là một dụng cụ tầm thường trong bàn tay Thiên Chúa, đồng thời luôn mang ảo tưởng mình là một ông bụt, mình là cái rốn của vũ trụ, rồi từ đó trở thành quan liêu, độc tài, độc đoán và…mất dạy.

      Đọc tới đây, hẳn có người sẽ nghĩ rằng :

      - Tên này thật lếu láo, dám cả gan bạo phổi nói mấy cố mất dạy, thì đúng là hết thuốc chữa.

      Bởi đó, gã xin lớn tiếng thanh minh thanh nga rằng :

      - Mất dạy ở đây không có nghĩa là vô phép, hỗn hào… mà đơn giản chỉ là không còn được dạy bảo nữa mà thôi.

      Nếu hiểu như thế, cộng thêm với một chút suy nghĩ, chúng ta sẽ nhận ra phần nào sự thật. Đây cũng là lời khuyên của một bà cố nói với người con của mình vừa mới đỗ cụ :

      - Con ơi, kể từ ngày hôm nay, nếu con không ý tứ, thì con sẽ trở nên một người mất dạy, bởi vì với chức linh mục, con sẽ không còn được ai dạy bảo nữa.

      Đúng thế, xuất phát từ quan niệm cho rằng linh mục là người thông suốt mọi sự, nên trong bối cảnh của xã hội Việt Nam, linh mục thường phải kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau. Từ một người rao giảng lời Chúa và cử hành các Bí tích cho đến một người đứng ra hòa giải các vụ tranh chấp và kiện tụng, làm cố vấn cho các đôi hôn nhân và các gia đình, làm kỹ sư kiêm đốc công cho các dự án xây dựng,  làm quân sư quạt mo hướng dẫn bà con về cung cách làm ăn…Ấy là chưa nói tới những linh mục còn phải lãnh nhận cả những chức vụ phần đời, như thành viên của tổ chức này, phần tử của tổ chức nọ, đứng đầu hợp tác xã hay làm chủ máy cày, máy xay…

      Với những công việc vừa đa dạng, vừa bận rộn như thế, linh mục rất dễ sao lãng việc sống gắn bó với Chúa qua những tâm tình cầu nguyện. Từ việc sao lãng ấy, linh mục không còn nhận ra sự soi dẫn và chỉ bảo của Chúa nữa, để rồi trở nên mất dạy dưới cái nhìn xót xa của Chúa.

      Tiếp đến, do những thành công gặt hái được và nhất là do những trọng kính thái quá người ta dành cho mình, linh mục cứ ngỡ rằng mình là một bậc thày lỗi lạc, trổi vượt lên trên mọi người, ý kiến của mình phải luôn luôn đúng…nên dễ dàng gạt phăng xi lô những ý kiến đóng góp, những đề nghị xây dựng khi những ý kiến đóng góp và những đề nghị xây dựng ấy khác với đường lối chủ trương của mình.

      Từ đó, như đã trình bày, linh mục dễ rơi vào tình trạng độc tài và độc đoán, không còn biết lắng nghe và đón nhận. Như vậy, phải chăng linh mục cũng đã làm cho mình dần dần trở nên mất dạy ?

      Ấy là chưa nói đến những trường hợp vì đa đoan công việc, linh mục sao lãng chuyện tìm hiểu và trau dồi thêm kiến thức đạo đức, khoa học, xã hội…qua sách vở, báo chí và những phương tiện truyền thông khác, để rồi trình độ mỗi ngày một xuống cấp và không sớm thì muộn cũng sẽ bị “tụt hậu”.

      Trong ngôn ngữ thường ngày, người giáo dân được gọi là con chiên. Quan niệm này xuất phát từ Kinh thánh. Chiên ngoan thì phải biết lắng nghe và vâng phục chủ chăn. Điều đó rất đúng, nhưng phải làm thế nào để xóa bỏ tính thụ động của nó, bởi vì người giáo dân hôm nay tương đối đã trưởng thành, nên cần phải biết chia sẻ trách nhiệm và góp phần xây dựng tích cực của mình vào cộng đoàn dân Chúa.

      Trường hợp thứ hai là thái độ vô ơn, nghiêm khắc và thiếu cảm thông của giáo dân đôi khi đã làm cho linh mục buồn đau đến…rơi cả nước mắt.

      Một trong những nguyên tắc cư xử thông thường, đó là hãy nghiêm khắc với bản thân mà khoan dung với người khác. Thế nhưng, thiên hạ lại hành động ngược với nguyên tắc thông thường ấy, bằng cách tỏ ra nghiêm khắc với người khác mà khoan dung với chính bản thân mình. Quan điểm này cũng được giáo dân áp dụng vào mối liên hệ với linh mục.

      Thiên hạ thường nói : nhân vô thập toàn, đã là người thì ai cũng có những sai lỗi của mình, kể cả linh mục vì linh mục cũng mang thân phận mỏng dòn. Rồi bá nhân bá tánh, năm người mười ý, bàn tay còn có ngón dài ngón ngắn. Hay như tục ngữ cũng đã bảo :

      - Ở sao cho vừa lòng người.

        Ở rộng người cười, ở hẹp người chê.

        Cao chê ngỏng, thấp chê lùn.

        Béo chê béo trục béo tròn.

        Gầy chê xương sống, xương sườn phơi ra.

      Linh mục được sánh ví như người làm dâu trăm họ, nên khó có thể làm vừa lòng mọi người và nếu cố gắng làm vừa lòng mọi người thì rốt cuộc sẽ chẳng làm vừa lòng một ai.

      Giáo dân hay quên mất những công ơn linh mục đã làm, mà chỉ nhìn thấy những khuyết điểm của linh mục để lên tiếng phê bình chỉ trích một cách gắt gao, rồi dắt díu nhau lên Tòa giám mục, nộp đơn cho Đức cha hay cho nhà nước mà kiện tụng linh tinh.

      Thưở ban đầu, vùng Cái sắn chỉ là một cánh đồng hoang với cỏ dại mọc um tùm. Một cha sở dẫn đoàn chiên của mình tới cắn dùi. Cha sở ấy bỏ công sức, tiền bạc ra xây dựng, từ nhà thờ, nhà xứ đến trường học…

      Cùng với thời gian, cha sở mỗi ngày một già. Và đã già thì cũng hay có những sự lẩm cẩm. Trước những sự lẩm cẩm ấy, người ta đã xì xào bàn tán, viết thư nặc danh ném vào phòng, hay tố cáo chỗ này chỗ nọ, chỉ vì cha sở đã già.

      Tòa giám mục hay biết liền đổi cha sở đi một nơi khác. Nhận được tin ấy, người ta mừng rỡ ra mặt, nhưng vẫn cử đại diện lên gặp Đức giám mục để xin cho cha sở được ở lại với dáng bộ rất thiểu não. Thế nhưng, khi được hỏi :

      - Bộ các ông đã chẳng muốn cho cha đi hay sao ?

      Một trong những vị đại diện đã trả lời :

      - Cha đi mà mình chẳng níu kéo thì coi sao được. Ôi dào, đời mà.

      Nghe câu trả lời này, đến như gã chỉ là một kẻ hậu sinh mà cũng còn cảm thấy tê tái cõi lòng, đúng như người xưa đã bảo :

      - Bạc như dân, bất nhân như lính.

      Bao lâu linh mục còn khỏe mạnh để phục vụ giáo xứ, thì vẫn là một người cha đáng mến đáng trọng, nhưng  một khi đã đau yếu, đã già nua và đã là một gánh nặng, thì liền trở nên một cái gai cần phải nhổ đi. Nói vậy xem ra khí quá, nhưng trong thực tế, có những sự việc xảy ra khiến cho gã phải suy nghĩ.

      Một cha sở trẻ chẳng may bị ung thư và qua đời. Việc chạy chữa và mai táng tốn kém khá nhiều. Tốn kém ấy được chi trả bằng tiền riêng của cha sở. Vì không đủ nên còn tồn đọng lại một món nợ. Sau khi cha sở được “mồ yên mả dài”, người ta đã cãi nhau chí chóe về món nợ này. Giáo xứ cũng như dòng họ không ai muốn trả cả. Cuối cùng thì Tòa giám mục đành phải ép lòng ép xác mà nhận vậy…

      Một cha sở trẻ khác vừa mới khánh thành ngôi nhà thờ cho giáo xứ thì lâm bệnh nặng. Bệnh nặng chữa không khỏi mà tiền bạc thì lại hao tốn. Cha sở trẻ nằm dưỡng bệnh ở nhà xứ, rồi cứ vài tuần phải đi tái khám và mua thuốc uống tận Saigon. Cứ thế, cứ thế. Lúc đầu chưa có chuyện gì, nhưng sau một thời gian, những tiếng eo xèo bắt đầu nảy sinh, mỗi ngày một lớn cộng thêm với chuyện này chuyện nọ, rồi cuối cùng cha sở trẻ đã phải khóc mà xin đi hưu…non, như “con chim ẩn mình chờ chết”.

      Có lẽ thấm thía nhất là nỗi cô đơn của linh mục. Gã nhớ không rõ một tác giả nào đó đã diễn tả :

      - Chiều Chúa nhật, mọi người ra về, cửa nhà thờ khóa lại. Một mình tôi đơn độc trong khu nhà xứ rộng mênh mông. Thưa chuyện với Chúa, thì hình như Chúa cũng xa vời. Cuối cùng thì cũng chỉ vò võ một mình, tôi nhìn tôi trên vách.

      Nỗi cô đơn sẽ đậm đặc hơn khi linh mục đau yếu. Một cha phó đã bật mí cho gã biết như sau :

      - Ngày nọ mình bị đau nhờ chú nhỏ giúp lễ đi tìm người cạo gió. Nhờ bà này hay cô kia thì không ổn, bởi vì thiên hạ sẽ bảo rằng đó là chước mốc ma quỉ. Các bà các cô, hiền thì có hiền, nhưng đôi khi cũng dữ như sư tử Hà đông. Khi đoàn “nữ binh mùa thu” này mà đã loan tin bằng chiến thuật rỉ tai thì còn nhanh hơn cả những máy móc điện tử hiện đại nhất. Được dặn dò kỹ càng, chú nhỏ giúp lễ kêu về một ông hàng xóm đang trong tình trạng say không ra say, xỉn không ra xỉn, mới xơi đâu được ba xị rượu đế. Mà như dân ghiền thường bảo: một xị thì mở mang trí hóa, hai xị thì giải bớt cơn sầu, ba xị thì mũi chảy đầy râu, bốn xị thì ngồi đâu khóc đó…Vì được thoa dầu, nên khi cạo gió thân thể mình đang nóng bừng bừng, thì bỗng dưng cảm thấy lạnh toát ở xương sống, hóa ra nước mũi của ông hàng xóm cứ vô tư rơi thánh thót trên tấm lưng của mình. Lần khác khi giác, ông ấy đã đổ ụp cả một ống dầu hôi lên   người…Nhiều khi đau ốm, đành âm thầm nằm ngó lên trần mà xem những con thằn lằn đuổi nhau.

      Sau cùng, nỗi cô đơn sẽ đặc quánh khi linh mục về già. Nhà hưu thì nơi có nơi không. Mà có thì cũng khá xập xệ. Còn về ở với gia đình, không phải là không bất tiện. Nếu mình có tí tiền còm giắt cạp quần, thì con cháu xem ra hăm hở nhiệt thành. Nhưng khi tiền đã hết, thì tình cũng chấp cánh bay cao và sự chăm sóc bèn trở thành một gánh nặng. Có khi chưa chết mà chúng đã vội chia chác, hay chôm chỉa được cái nào hay cái ấy.

      Mặc dù còn dài, nhưng gã xin “xì tốp” nơi đây bằng vài mẩu chuyện nhim nhím.

      Chuyện thứ nhất : Đức giáo hoàng Piô X, ngay sau khi vừa được tấn phong làm Giám mục Montova, đã về thăm gia đình và khoe với mẹ chiếc nhẫn giám mục của mình :

      - Này bu, bu xem chiếc nhẫn Giám mục của con có đẹp hay không ?

      Người mẹ bèn giơ ra chiếc nhẫn cưới đang đeo trên tay và bảo :

      - Nếu không có cái này thì làm sao có cái kia.

      Chuyệnthứ hai : Nghỉ hè, mấy thày rủ nhau đi Lái thiêu. Ban trưa ghé vào một gia đình mượn con dao để bổ trái cây. Chủ nhà là một sư huynh Lasan đã xuất và lập gia đình, bèn nói với các thày như sau :

      - Hãy cố mà tu cho đắc đạo để làm vinh danh Chúa và cứu rỗi các linh hồn. Còn không tu được thì cũng chẳng sao, về đây qua sẽ liệu cho. Bởi vì lũ con của qua toàn là…thị mẹt không à. Bậc sống nào cũng tốt. Tu là cõi phúc mà tình cũng là cõi phúc, miễn là mình đi đúng con đường của Chúa.

      Từ khi đi chủng viện cho tới lúc ra làm cha, tỷ lệ 10%, nghĩa là cứ 10 kẻ vào tu thì chỉ có 1 người leo lên tới chức linh mục. Kẻ được gọi thì nhiều, mà người được chọn thì ít. Còn bao nhiêu thì rơi rụng dọc đường. Điều đó chứng tỏ tu không phải là chuyện dễ và đời tu không phải là vắng bóng thập giá. Có ở trong chăm mới biết chăn có rận và  đoạn trường ai có qua cầu mới hay.

     Đã cố gắng mà chẳng được làm cha cố, thì làm ông cố cũng tốt thôi, vì không có ông cố, làm sao có cha cố.

Gã Siêu     gasieu@gmail.com

 

VỀ MỤC LỤC

- Mọi liên lạc: Ghi danh, thay đổi địa chỉ, đóng góp ý kiến, bài vở..., xin gởi về địa chỉ

giaosivietnam@gmail.com

- Những nội dung sẽ được đề cao và chú ý bao gồm:

Trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong việc mục vụ của Giáo sĩ;  Những tài liệu của Giáo hội hoặc của các Tác giả nhằm mục đích Thăng tiến đời sống Giáo sĩ; Cổ võ ơn gọi Linh mục; Người Giáo dân tham gia công việc “Trợ lực Giáo sĩ” bằng đời sống cầu nguyện và cộng tác trong mọi lãnh vực; Mỗi  Giáo dân phải là những “Linh mục” không có chức Thánh; Đối thoại trong tinh thần Bác ái giữa Giáo dân và Giáo sĩ… (Truyền giáo hay xây pháo đài?)

- Quí vị cũng có thể tham khảo những số báo đã phát hành tại

www.conggiaovietnam.net

Rất mong được sự cộng tác, hưởng ứng của tất cả Quí vị

Xin chân thành cám ơn tất cả anh chị em đã sẵn lòng cộng tác với chúng tôi bằng nhiều cách thế khác nhau.

TM. Ban Biên Tập

Lm. Luca Phạm Quốc Sử  (TGP Baltimore, Maryland, USA)

 

 

GÍAO SỸ: Xuất phát từ gíao dân, hiện diện vì gíao dân và cậy dựa vào gíao dân.

*************