.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

DẪN NHẬP

CHƯƠNG I: SỨ ĐIỆP CỦA POPULORUM PROGRESSIO

CHƯƠNG II: PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI TRONG THỜI ĐẠI CHÚNG TA

CHƯƠNG III: TÌNH HUYNH ĐỆ, PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ XÃ HỘI DÂN SỰ

CHƯƠNG IV: PHÁT TRIỂN CÁC DÂN TỘC - QUYỀN VÀ BỔN PHẬN MÔI SINH

CHƯƠNG V: SỰ HỢP TÁC CỦA GIA ĐÌNH NHÂN LOẠI

CHƯƠNG VI: PHÁT TRIỂN CÁC DÂN TỘC VÀ KỸ THUẬT

KẾT & GHI CHÚ

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
THÔNG ĐIỆP CARITAS IN VERITATE - BÁC ÁI TRONG CHÂN LÝ
Tác giả: BENEDICTUS PP. XVI
Bản dịch của: UB Giáo Lý Đức Tin & TT Mục Vụ TGP Saigon
KẾT & GHI CHÚ

  

78.       Không có Thiên Chúa, con người không biết mình sẽ đi về đâu và cũng không thể hiểu mình là ai. Đối mặt với biết bao vấn đề lớn lao của việc phát triển các dân tộc, gần như chúng ta mất can đảm và buông xuôi; lời của Đức Giêsu Kitô đến trợ giúp chúng ta, Đấng muốn chúng ta biết rằng: “Không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5) và động viên chúng ta: “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế”  (Mt 28,20). Đối mặt với bao công tác phải chu toàn, sự hiện diện của Chúa bên cạnh những ai kết hợp trong Danh Người và làm việc cho công bằng, sẽ nâng đỡ chúng ta. Trong thông điệp Populorum progressio, Đức giáo hoàng Phaolô VI đã nhắc nhớ chúng ta rằng con người không đủ khả năng tự tạo sự phát triển, vì con người tự mình không thể thiết lập một chủ thuyết nhân bản đích thực. Chỉ khi chúng ta, từng người cũng như từng cộng đồng, nhận ra rằng chúng ta được mời gọi trở thành con cái trong một gia đình của Thiên Chúa, khi đó chúng ta mới có khả năng đưa ra một tầm nhìn mới và triển khai những năng lực mới nhằm phục vụ cho một chủ thuyet nhân bản toàn diện [157]. Do đó, công việc phục vụ lớn nhất cho phát triển là nền nhân bản Kitô giáo, nền nhân bản làm sống lại đức bác ái và để cho chân lý hướng dẫn mình, khi đón nhận người này kẻ khác như  những quà tặng thường xuyên của Thiên Chúa. Việc đón nhận Thiên Chúa cũng kéo theo sự đón nhận anh chị em và sự sống, phải được xem như một trách nhiệm liên đới và hân hoan. Ngược lại, việc đóng kín dựa theo ý thức hệ đối với Thiên Chúa và chủ thuyết vô thần của sự dửng dưng, quên mất Đấng Sáng Tạo, sẽ gặp nguy hiểm là quên đi những giá trị của con người; ngày nay đó là những ngăn trở lớn lao cho việc phát triển. Một nền nhân bản loại trừ Thiên Chúa là một nền nhân bản phi nhân. Chỉ có nền nhân bản nào khai mở cho Đấng Tuyệt Đối mới có thể hướng dẫn chúng ta trong việc thúc đẩy và hiện thực những hình thức sống mang tính xã hội và dân sự – trên bình diện cơ cấu, tổ chức, văn hóa và đạo đức – đồng thời giúp chúng ta tránh những nguy hiểm trở thành nô lệ cho những trào lưu hiện hành. Ý thức về tình yêu bất biến của Thiên Chúa sẽ nâng đỡ chúng ta trong sự dấn thân cực nhọc nhưng cao thượng, cho sự công bằng và sự phát triển các dân tộc, giữa thành công và thất bại trong việc theo đuổi không mỏi mệt những trật tự chân chính cho những thực tại nhân sinh.  Tình yêu Thiên Chúa kêu gọi chúng ta vượt qua tất cả những gì ngăn cách và chóng qua; củng cố sức lực chúng ta để tiếp tục làm việc trong công cuộc tìm kiếm công ích cho mọi người, cho dù chưa hiện thực ngay bây giờ; và những gì chúng ta cố gắng hiện thực – chúng ta và những nhà chức trách chính trị và chuyên viên kinh tế – vẫn luôn thấp kém hơn những gì chúng ta khao khát [158]. Thiên Chúa ban cho chúng ta sức mạnh để chiến đấu và để chịu đau khổ vì tình yêu, lo lắng cho công ích, vì Người là TẤT CẢ cho chúng ta, là hy vọng vĩ đại của chúng ta.

 

79.       Sự phát triển cần đến cac Kitô hữu biết giang tay hướng về Thiên Chúa trong thái độ cầu nguyện; các Kitô hữu đó ý thức rằng bác ái ngập tràn chân lý – caritas in veritate, từ đó xuất phát sự phát triển đích thực – không phải là công trình của chúng ta, nhưng được Thiên Chúa ban tặng cho chúng ta. Vì thế ngay trong những thời điểm khó khăn nhất và hoàn cảnh phức tạp nhất, chúng ta không những phải phản ứng cách ý thức, nhưng trước hết phải gắn bó vào tình yêu của Người. Sự phát triển đòi hỏi phải chú tâm đến đời sống tinh thần, quí trọng những kinh nghiệm tin tưởng vào Thiên Chúa, tình huynh đệ tinh thần trong Đức Kitô, phó thác vào sự quan phòng và lòng nhân từ của Thiên Chúa, tình yêu và sự tha thứ của Người, sự từ bỏ mình, đón nhận tha nhân, công bằng và hòa bình. Tất cả những điều này rất cần thiết để biến “các trái tim chai đá” thành “trái tim thịt”(Ed 36,26), để làm cho cuộc sống trên trái đất mang tính “thần linh” và nhờ thế mà xứng đáng với phẩm giá của con người hơn. Tất cả đều thuộc về con người, vì con người là chủ thể sự hiện sinh của mình; và đồng thời cũng thụôc về Thiên Chúa, vì Thiên Chúa là nguyên lý và cùng đích của tất cả nhưng gì có giá trị và dẫn đến ơn giải thoát: “Thế gian, sự sống, sự chết, hiện tại hay tương lai, tất cả đều thuộc về anh em, mà anh em thuộc về Đức Kitô, và Đức Kitô lại thuộc về Thiên Chúa” (1Cr 3,22-23). Khao khát sâu xa nhất của các Kitô hữu là cả gia đình nhân loại có thể gọi Thiên Chúa là “Cha chúng con !”. Cùng với Người Con Một, ước gì mọi người có thể học cầu nguyện cùng Cha, và với những lời kinh mà chính Đức Giêsu đã dạy chúng ta, xin Cha cho ta biết làm cho Danh Cha được cả sáng khi sống theo Thánh Ý của Người, và tiếp theo là có được lương thực hằng ngày cũng như sự hiểu biết và khoan dung đối với những người có lỗi, xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ, nhưng giải thoát chúng ta khỏi sự dữ (Mt 6,9-13).   

Vào cuối năm thánh Phaolô, tôi muốn diễn tả ước muốn này bằng chính những lời của thánh Tông đồ trong thư Rôma: “Lòng bác ái không được giả hình giả bộ. Anh em hãy gớm ghét điều dữ, tha thiết với điều lành; thương mến nhau với tình huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình” (Rm 12,9-10). Đức Trinh nữ Maria, Đấng đã được Đức giáo hoàng Phaolô VI tuyên bố là Mẹ Hội thánh (Mater Ecclesiae) và được các Kitô hữu tôn vinh là Speculum iustitiae (Gương công lý) và Regina Pacis (Nữ Vương bình an), xin Mẹ che chở và ban cho anh chị em,  qua lời cầu bầu trên thiên quốc của Mẹ, sức mạnh, hy vọng và niềm vui mà chúng ta đang cần để tiếp tục dấn thân cách quảng đại để thực hiện “sự phát triển con người toàn diện và tất cả mọi người” [159].

 

Ban hành tại Rôma, gần Đền Thờ thánh Phêrô, ngày 29 tháng 6, nhằm ngày lễ hai thánh Tông đồ Phêrô và Phaolô, năm 2009, vào năm thứ năm triều giáo hoàng của tôi

 

BENEDICTUS  PP. XVI

 

GHI CHÚ

 

  1. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI , Thông điệp Populorum progressio (26.3.1967, 22: AAS 59 (1967), 268; Công đồng Vaticanô II , Gaudium et Spes, 69.

  2. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Giáo huấn nhân ngày Phát triển, Bogota 923.8.1968): AAS 60 (1968), 626-627.

  3. Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II , sứ điệp ngày quốc tế cầu nguyện cho hòa bình  2002: AAS 94 (2002), 132-140.

  4. Công đồng Vaticanô II, Gaudium et spes, số 26.

  5. Đức giáo hoàng Gioan XXIII, Thông điệp Pacem in terris (11.4.1963): AAS (1963), 268-270

  6. như trên, số 16

  7. như trên, 82

  8. như trên, số 42

  9. như trên ,số 20

  10. Công đồng Vaticanô II , Gaudium et spes, số 36; Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, tông thư  Octagesima adveniens (14.5.19710,4: AAS 63 (1971), 403-404; Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II,  Thông điệp  Centesimus annus (1.5. 1991), 43: AAS 83 (1991), 847.

  11.  Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Thông điệp Populorum progressio (26.3.1967), số 13.

  12. Uỷ ban Công lý và Hòa bình, Toát yếu chủ thuyết xã hội của Giáo hội, số 76.

  13. Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, Giáo huấn nhân dịp khai mạc Hội nghị khoáng đại Hội đồng Giáo mục Nam Mỹ và vùng Karibê (13.5.2007): Insegnamenti III,1 (2007), 854-870.

  14.  Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Thông điệp Populorum progressio (26.3.`967), số 13

  15. Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II , Thông điệp Sollicitudo rei socialis (30.12.1987), số 6-7: AAS 80 (1988), 517-519.

  16.  Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Thông điệp Populorum progressio, số 14

  17. Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI , Thông điệp Deus caritas est (25.12.2005) số 18: AAS 98 (2006), 232.

  18. như trên, số 6

  19. Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, Giáo huấn cho giáo triều Rôma vào dịp Giáng sinh (22.12.2005): Insegnamenti I (2005), 1023-1032.

  20. Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo rei socialis, số 3 

  21. như trên, số 1

  22. như trên, số 3

  23. Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II, Thông điệp Laborem exercens (14.9.1981) số 3: AAS 73 (1981), 583-584.

  24.  Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II , Thông điệp Centesimus annus (1.5.1991) số 3

  25. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Thông điệp Populorum progressio (26.3.1967), số 3

  26. như trên, số 34

  27. như trên, số  8-9; Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, giáo huấn cho những tham dự viên Hội nghị đại học Lateran nhân dịp 40 năm Thông điệp Humanae vitae (10.5.2008): Insegnamenti, IV, 1 (2008), 753-756.

  28.  Thông điệp Evangelium vitae (25.3.1995), số 93: AAS 87 (1995), 507-508.

  29. như trên, số 101.

  30. như trên, số 29

  31. như trên, số 31

  32. Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo rei socialis, số 41.

  33.  Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II, Thông điệp  Centesimus annus, số 5.54

  34. như trên, số 15

  35. như trên, số 2; Đức giáo hoàng Lêô XIII, Thông điệp Rerum novarum (15.5.1891): Leonis XIII P.M. Acta, XI, Romae,. 1892, 97-144;  Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo rei socialis số 8; Thông điệp Centesimus annus , số 5

  36. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Thông điệp Populorum progressio, số 2.13

  37. như trên, số 42

  38. như trên, số 11; Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II, ts Centesimus annus, số 25.

  39. Thông điệp Populorum progressio, số 15

  40. như trên, số 3

  41. như trên, số 6

  42. như trên, số 14. 

  43. Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II, Thông điệp Centesimus annus, số 53-62; Thông điệp Redemptor hominis  (4.3.1979), số 13-14: AAS 71 (1979), 282-286.

  44. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Thông điệp Populorum progressio , số 12

  45. Công đồng Vaticanô II, Gaudium et spes, số 22

  46. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Thông điệp Populorum progressio, số 13.

  47.  Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, Giáo huấn cho các tham dự viên Đại hội Giáo hội Ý lần thứ 4 (19.10.2006): Insegnamenti II,2 (2006), 465-477.

  48. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Thông điệp Populorum progressio, số 16.

  49. như trên

  50. Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI , Sứ điệp cho giới trẻ , Sydney ngày 17.7.2008.

  51. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Thông điệp Populorum progressio, số 20

  52.  như trên, số 66

  53. như trên, số 21

  54. như trên, số 3.29.32

  55. Thông điệp Sollicitudo rei socialis , số 28

  56. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI , Thông điệp Populorum progressio, số 9

  57. Thông điệp Sollicitudo rei socialis, số 20

  58. Thông điệp Centesimus annus, số 22-29

  59. như trên, số 23.33

  60. như trên

  61. Công đồng Vaticanô II , Gaudium et spes, số 63

  62. Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II, Thông điệp Centesimus annus, số 24

  63. Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II, Thông điệp Veritatis splendor (6.8.1993), số 33.46.51: AAS 85 (1993); Sứ điệp cho Liên Hiệp Quốc nhân dịp 50 năm thành lập (5.10.1995, số 3

  64. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Thông điệp Populorum progressio, số 47; Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo rei socialis, số 42

  65. Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI , sứ điệp giáng sinh 2007: AAS 99 (2007), 933-935.

  66.  Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II, Thông điệp Evangelium vitae (25.3.1995) số 18.59.63-64

  67. Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, Sứ điệp hòa bình thế giới 2007, số 5: Insegnamenti, II,2 (2006) 778.

  68. Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô IISứ điệp hoàn bình thế giới 2002, 4-7.12-15: AAS 94 (2002) 134-136.138-140; Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI , sứ điệp hòa bình thế giới 2006, 9-10

  69. Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II , Sứ điệp hòa bình thế giới 2002; Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI , sứ điệp hòa bình thế giới 2006, 9-10.

  70. Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI , Bài giảng ở Regensburg (12.9.2006): Insegnamenti II,2 (2006), 252-256.

  71. Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, Thông điệp Deus caritas est (25.12.2005) số 1

  72. Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo rei socialis , số 28

  73. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Thông điệp Populorum progressio , số 19

  74. như trên, số 39

  75. như trên, số 75

  76. Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, Thông điệp Deus caritas est, số 28

  77.  Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II , Thông điệp Centesimus annus, số 59

  78. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Thông điệp Populorum progressio, số 40.85

  79. như trên, số số 13

  80. Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II , Thông điệp Fides et ratio (14.9.1998) số 85: AAS 91 (1999), 72-73  

  81. như trên, số 83.

  82. Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, Bài giảng tại đại học Regensburg (12.9.2006): Insegnamenti II,2 (2006), 265.

  83. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Thông điệp Populorum progressio , số 33.

  84. Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II , Sứ điệp Hòa bình thế giới 2000, số 15

  85. Sách Giáo lý toàn cầu, số 407; Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II, Thông điệp Centesimus annus , số 25.

  86. như trên, số 17

  87. như trên, số 23

  88. Thánh Augustinô triển khai giáo lý này cách chi tiết trong “Đối thoại với ý chí tự do –de libero arbitrio II 3,8ff). Ngài nói về “ý nghĩa nội tại” hiện diện trong linh hồn con người . Ý nghĩa này nằm trong hành động, có thể thực hiện bên ngoài những phạn vụ bình thường của lý trí, một hành động không cần suy nghĩ và đồng thời đầy bản năng, nhờ qua l1y trí, khi ý thức điều kiện chóng qua và yếu đuối, chấp nhận sự hiện hữu của một cái gì Vĩnh Cửu, tuyệt đối chân thật và chắc chắn. Thánh Augustinô gọi chân lý nội tại này là Thiên Chúa (Tự thú Như trên, số, 24,35; XII, 25,35; De libero arbitrio II 3,8)  và thường là Đức Kitô (De magistro 11,38; Tự thú VII 18,24; XI 2,4)

  89. Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI Thông điệp Deus aritas est, số 3

  90. như trên, số 49

  91. Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II, Thông điệp Centesimus annus, số 28

  92. như trên, số 35

  93. Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II, Thông điệp Sollicitudo rei socialis , số 38

  94. như trên, số 44 

  95. Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI , Thông điệp Deus caritas est, số 3

  96. Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II Thông điệp Centesimus annus , số 36

  97. Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Thông điệp Populorum progressio , số 24

  98. Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II , Thông điệp Centesimus annus, số 32 

99.     Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II , Thông điệp Laborem exercens, số 24

100.như trên, số 15

101.   Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Thông điệp Populorum progressio , số 27

102.   Uy ban giáo lý đức tin, Huấn thị Libertatis conscientia (22.3.1987) số 74

103.   Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II , phỏng vấn báo La croix ngày 20.8.1997

104.   Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II , giáo huấn cho phân khoa khoa hoc xã hội (27.4.2001 ): Insegnamenti XXIV, 1 (2001),800

105.  Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Thông điệp Populorum progressio , số 17

106.  Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II, Sứ điệp hòa bình thế giới 2003, số 5: AAS 95 (2003), 343.

107.  như trên

108.  Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, Sứ điệp hòa bình thế giới 2009, số 13

109.   Đức Giáo Hoàng Phaolô VI , Thông điệp Populorum progressio , số 65

110.   như trên, số 36-37

111.   như trên, số 37

112.    Công đồng Vaticanô II, Sắc lệnh về tông đồ giáo dân Apostolicam actuositatem, số 11.

113.    Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Thông điệp Populorum progressio, số 14; Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II, Thông điệp Centesimus annus  số 32

114.    Đức Giáo Hoàng Phaolô VI , Thông điệp Populorum progressio , số 77

115.    Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II , Sứ điệp Hòa bình thế giới 1990, số 6

116.    “Heraklit von Ephesus (khoảng 535-475 tcn) di cảo 22B124

117.     Toát yếu chủ thuyết xã hội của Giáo hội, số 451-487

118.     Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II, sứ diệp hòa bình thế giới 1990, số 10

119.     Đức Giáo Hoàng Phaolô VI , Thông điệp Populorum progressio , số 65

120.     Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI , sứ điệp hòa bình thế giới 2008, số 7

121.     Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, Huấn thị cho các thành viên LHQ (18.4.2008): Insegnamenti IV,1 (2008) 618-626

122.    Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II , Sứ điệp hòa bình thế giới 1990, số 13

123.    Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II , Thông điệp Centesimus annus số 36

124.    như trên, số 38; Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI , Sứ điệp hòa bình thế giới 2007, số 8

125.    Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II , Thông điệp Centesimus annus, số 41

126.    như trên

127.    Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II , Thông điệp Evangelium vitae, số 20

128.    Đức Giáo Hoàng Phaolô VI , Thông điệp Populorum progressio , số 85

129.    Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II , Sứ điệp hòa bình thế giới 1998, số 3: AAS 90 (1998), 150

130.    Theo thánh Thomas: “ratio partis contrariatur rationi personae” trong: III Sent.d.5,3,2;  và “Homo non ordinatur ad communitatem politicam secundum se totum et secundum omnia sua”, trong Summa Theoligiae I-II, q.21,a.4, ad 3

131.  Công đồng Vaticanô II Lumen gentium, số 1

132.   Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II , Huấn thị cho Uỷ ban thần học và Uy ban về thánh Thomas thànhAquin (8.11.2001) số 3: Insegnamenti XXIV, 2 (2001) 676-677.

133.   Uy ban giáo lý đức tin , Giải thích về tính duy nhất và tính phổ quát ơn cứu độ của Đức Giêsu Kitô và Hội thánh Dominus Jesus (6.8.2000) số 22

134.   Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI , Thông điệp Spe salvi, số 31

135.   Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II , Thông điệp Centesimus annus, số 5

136.   như trên, số 12

137.   Đức giáo hoàng Piô XI, Thông điệp Quadragesimo anno (15.5.1931) AAS 23 (1931) 203; Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II , Thông điệp Centesimus annus , số 48

138.  Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II , Thông điệp Pacem in terris, số 74

139.   Đức Giáo Hoàng Phaolô VI , Thông điệp Populorum progressio , số 10.41

140.   Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, Huấn thị cho Uỷ ban thần học quốc tế (5.10.2007): Insegnamenti III, 2(2007) 418-421.

141.   Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI, Huấn thị cho các Giám mục Thái Lan nhân dịp Ad limina (16.5.2008): Insegnamenti IV,1 (2008) 798-801.

142.  Huấn thị Erga migrantes caritas Christi (3.5.2004): AAS 96 (2004) 762-822.

143.  Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II , Thông điệp Laborem exercens, số 8

144.  Huấn thị kết thúc cử hành Bí tích Thánh Thể cho người lao động (1.5.2000): Insegnamenti XXIII, 1 (2000) 720

145.  Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II , Thông điệp Centesimus annus, số 36

146.  Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI , Huấn thị cho thành viên LHQ (18.4.2008) tại New York

147.  Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II, Thông điệp Pacem in terris (11.4.1963); Toát yếu chủ thuyết xã hội của Giáo hội, số 441.

148.   Công đồng Vaticanô II , Gaudium et Spes, số 82

149.   Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II , Thông điệp Sollicitudo rei socialis, số 43

150.   Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Thông điệp Populorum progressio, số 41; Công đồng Vaticanô II, Gaudium et spes, số 57

151.  Đức giáo hoàng Gioan-Phaolô II , Thông điệp Laborem exercens, số 5

152.   Đức Giáo Hoàng Phaolô VI , Tôngthư Octogesima adveniens, số 29

153.  Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI , Huấn thị choc ác thành viên Giáo hội Ý (19.10.2006) a.a.o 465-477

154.  Uỷ ban giáo lý đức tin , Chỉ thị về vài vấn đề Sinh học Dignitas personae (8.9.2008): AAS 100 (2008), 858-887.

155.   Đức Giáo Hoàng Phaolô VI , Thông điệp Populorum progressio , số 3

156.   Công đồng Vaticanô II , Gaudium et spes, số 14

157.   như trên, số 42

158.   Đức giáo hoàng Bênêđictô XVI , Thông điệp Spe salvi, số 35

159.   Đức Giáo Hoàng Phaolô VI , Thông điệp Populorum progressio (26.3.1967) số 42.

 

Tác giả: BENEDICTUS PP. XVI (Bản dịch của: UB Giáo Lý Đức Tin & TT Mục Vụ TGP Saigon)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!