.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

Lời Tri Ân

Phần I: Khung Cảnh Tổng Quát, Chương I: Từ Thiên Nhiên Đến Con Người

Chương II: Lý Tưởng và Mục Tiêu Giáo Dục

Phần II: Lịch Sử Thành Lập, Chương III: Điều Kiện Hợp Pháp Đến Hoạt Động Thực Tiễn

Chương IV: Hội Đại Học Đà Lạt

Chương V: Quá Trình Thành Lập Viện Đại Học

Chương VI: Khối Hành Chánh

Chương VII: Khối Tâm Linh

Chương VIII: Khối Phục Vụ Chuyên Biệt

Chương IX: Khối Học Thuật

Chương Mười: Một Số Dự Án của Viện Đại Học Đà Lạt

Phần III: Khối Học Vụ: Các Phân Khoa; Chương XI: Trường Sư Phạm

Chương XII: Trường Văn Khoa

Chương XIII: Trường Khoa Học

Chương XIV: Trường Chánh Trị Kinh Doanh

Chương XV: Trường Thần Học

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Viện Đại Học Đà Lạt Giữa Lòng Dân Tộc Việt Nam 1957-1975
Tác giả: Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
PHẦN III: KHỐI HỌC VỤ: CÁC PHÂN KHOA; CHƯƠNG XI: TRƯỜNG SƯ PHẠM

Trong Viện Đại Học, các cơ quan, đơn vị giảng huấn như phân khoa, trường và Thư Viện và cơ quan nghiên cứu, phòng thí nghiệm trong khối học vụ có tầm quan trọng riêng biệt. Lần lượt chúng ta sẽ phân tích quá trình phát triển của từng bộ phận này xuất hiện theo thời gian.  

1. Ban Điều Hành 

Linh Mục Viện Trưởng ở thời gian ban đầu (1958-1965) trực tiếp điều hành tổng quát Trường Sư Phạm với tư cách Khoa Trưởng. Người tham gia công tác điều hành và giáng dậy ban đầu cùng với LM Viện trưởng là Sư Huynh Pierre Trần Văn Nghiêm, B.A. về Văn Chương (1965-1967). Tiếp theo sau đó là Linh Mục Vũ Minh Thái, Ph. D. về giáo dục (1967-1975), với LM Mai Văn Hùng, OP, Tiến Sĩ Triết học, làm Phó Khoa Trưởng.

Trong Ban Điều Hành từ 1972-73 về sau, có hai GS Trần Văn Cảnh, GS Trần Văn Màu (Phụ Khảo) với ông Nguyễn Hữu Thu làm Thư Ký. Điều đáng chú ý là Trường Sư Phạm xây dựng một Hội Đồng Khoa thường xuyên với Lm Vũ Minh Thái làm CT, GS Nguyễn Đình Hoan, PCT và GS Trần Văn Màu làm thư ký. Ba Ủy viên là SH Nguyễn Văn Kế, Nguyễn Văn Trí và LM Nguyễn Hữu Trọng. Hầu hết những nhân viên giảng huấn này đều ít nhiều có liên quan đến Dòng La San, chuyên về giáo dục tanh thiếu niên trong các trường học Công giáo.  

2. Sinh hoạt chuẩn bị

Trong thời gian ban đầu, Trường Sư Phạm hướng dẫn tráng niên chưa có cơ hội thi lấy văn bằng Tú Tài nhằm hướng dẫn họ theo một giáo trình kỹ thuật[1]. Nhưng chí có 30 người ghi danh học, một sĩ số khiêm tốn, và một phân nửa đã bỏ dở nừa chừng. Do đó từ niên khóa 1958-1959, Viện thu nhận các sinh viên đã tốt nghiệp trung học có văn bằng Tú Tài Toàn Phần, nếu muốn theo học các ngành phân khoa đại học.

SH Théophane cũng có thời gian tham gia giảng dậy lớp Sư Phạm Giáo Lý cho một số nữ tu và giáo dân làm giáo lý viên. SH Gérard là người trực tiếp chịu trách nhiệm tổ chức GLSP này. Đây không phải là một phân khoa của Viện Đại Học nhưng được Viện bảo trợ. Trong số các vị phụ trách giảng dậy cho lớp sư phạm giáo lý đó, có LM Nguyễn Thế Thuấn DCCT, Nguyễn Văn Hòa, gốc địa phận Hà Nội (sau làm GM Nha Trang). Trong lúc đó, ngoài việc tham gia lớp SPGL đó, SH Théophane còn hướng dẫn về tu đức và cầu nguyện cho các nữ tu tại Tu viện Mến Thánh Giá Hà Nội ở khu suối Cam Ly. 

Biểu Đồ 10. Số Liệu Về Thành Quả Trường Sư Phạm, 1958-1973[2]

Niên Khóa

Sinh Viên

Ghi danh

Tốt nghiệp Cử Nhân

(1)

(2)

(3)

1958-59

49

00

1959-60

109

00

1960-61

163

44

1961-62

177

53

1962-63

140

58

1963-64

112

58

1964-65

051

51

1965-66

000

00

1966-67

109

00

1967-68

183

00

1968-69

120

00

1969-70

250

24

1970-71

336

15

1971-72

543

18

1972-73

565

41

Tổng Cộng

2805

362

Chú thích: 1/ Những sinh viên lớp tốt nghiệp đầu tiên chỉ học có ba niên khóa.

2/Từ 1958-1965, Trường Sư Phạm có giảng dậy theo hợp đồng với Bộ giáo dục năm khóa liên tục được 264 giáo sư trung học. Như thế sang niên khóa tiếp (1965-66) đã không có sinh viên nào ghi danh. Do đó bốn năm liền sau khóa đó không có sinh viên nào tốt nghiệp.

Hoạt Động Đại Học Sư Phạm Chính Thức 

Giai đoạn 1958-65

Viện Đại Học Đà Lạt cũng triển khai hoạt động hợp đồng với Bộ quốc gia giáo dục[3] để giảng dậy hai lớp sư phạm Triết học và Pháp Văn theo học trong ba năm. Mỗi lớp trung bình có chừng ba mươi sinh viên đều do BGD tuyển dụng. Các sinh viên được BGD cấp học bổng là 1.500 đồng/tháng. Trong suốt 5 khóa học thì tổng cộng có 264 sinh viên tốt nghiệp trở thành Giáo sư THĐ2C[4], giảng dậy tại các trường công lập trên toàn quốc.

Sư Huynh (SH, Frère) Pierre Trần Văn Nghiêm người góp phần sáng lập Phân Khoa Sư Phạm và cũng là Giám Đốc Đại Học xá nam sinh viên ngay lúc ban đầu. Sư Huynh Trần Văn Nghiêm giảng dậy về Tâm Lý Sư Phạm trong khi giữ nhiệm vụ khoa Trưởng có chú ý đến một tính cách tân kỳ[5] của Trường Sư Phạm Đà Lạt.

Sư Phạm được quan niệm là một thực năng riêng biệt với văn bằng, vì văn bằng cử nhân sư phạm chỉ được cấp cho những sinh viên nào có ít nhất ba trong bốn chứng chỉ đòi hỏi cho văn bằng Cử Nhân Văn Khoa hay Khoa Học. Bốn năm học về tâm lý sư phạm chỉ cấp chứng chỉ sư phạm, chứ không phải văn bằng Cử Nhân. Những sinh viên nào học trọn khóa chuyên môn, thì chỉ được cấp văn bằng Cử Nhân chuyên môn đó (Văn Khoa hay Khoa Học). Nhưng trọn khóa chuyên môn với chứng chỉ sư phạm thì được cấp hai văn bằng cử nhân chuyên môn và cử nhân sư phạm. Các Trường Cao Đẳng Quốc Gia ở Huế, Sàigòn và Cần Thơ chỉ cấp Văn Bằng Cử Nhân Chuyên môn và chứng chỉ Sư Phạm.

Chương trình tâm lý sư phạm được phân bố trong bốn năm sư phạm là: Tâm lý học đại cương, Tâm lý ứng dụng; Tâm lý thiếu nhi và thanh niên; Khoa sư phạm thực nghiệm; Phương pháp trắc nghiệm, Phân tâm học, Nhi bệnh học; Phương pháp hoạt động; Lịch sử giáo dục, Tính tình học, Xã hội học thiếu nhi.

Theo sư huynh P. Trần Văn Nghiêm, sau năm 1975, các sinh viên đến Mỹ định cư, có Văn Bằng Cử Nhân Sư Phạm Đà Lạt được chấp nhận có năng lực tương đương với BA hay BS trong hệ thống giáo dục Mỹ, trong khi từ khước tính cách tương đương đó với chứng chỉ sư phạm của nhà nước VNCH trước kia!

SH Théophane Nguyễn Văn Kế[6] và SH Mai Tâm là hai vị khác trong số các giáo sư tiên khởi của Trường Sư Phạm. SH Théophane cộng tác với Trường Sư Phạm từ năm 1962, phụ trách giảng dậy các bộ môn: Lịch sử Giáo Dục, Tâm Lý Xã Hội bên Trường Sư Phạm, và sau này Nhiệm Vụ Học[7].SH Théophane coi dậy học là một sứ mệnh ông được mời gọi tham gia. Ông rất hăng say vì sự nghiệp giáo dục, như dọn bài giảng kỹ lưỡng, in giáo trình thành từng tập, mà sinh viên có thể mua dễ dàng ở cơ sở ấn loát của viện. Các sinh viên theo học với SH Théophane không thể không biết đến giáo trình kể trên, nhưng họ ưa chuộng tập “Giáo Dục Tình Yêu” hơn cả

 Niên học 1960-61, lớp Pháp Văn năm thứ ba của Trường Đại Học Sư Phạm có lẽ cả lớp gồm 18 sinh viên, trong đó có 8 nữ, còn để lại tấm hình chụp chung với giáo sư hướng dẫn lớp là một người Pháp. Lễ tốt nghiệp lớp này được tổ chức ngày 23/3/1961. Bảy sinh viên xuất sắc nhận được phần thưởng đặc biệt của nhà trường. Văn bằng tốt nghiệp được cấp phát ngày 29/3/1961 do Bộ Trưởng Bộ Giáo Dục Trần Hữu Thế ký ngày 29/3/1971, sau khi LM Viện Trưởng Trần Văn Thiện đã ký hôm trước.  Năm thứ ba có 24 sinh viên Sư Phạm Ban Triết niên khóa 1960-61 lưu lại một tấm hình, trong đó chỉ có hai nữ sinh viên. Những hình ảnh này là chứng liệu cho thấy lớp học này đã thực sự diễn ra từ năm 1958 đến 1961.

Các sinh viên sư phạm ở giai đoạn ban đầu này được nhà nước tuyển mộ và khi tốt nghiệp sẽ được nhà nước bổ dụng.  

Giai đoạn 1965-1967

Trường Sư Phạm đào tạo Giáo Sư giảng dậy trong các trường tư thục. Chính thời gian này, Bộ GD đã cho phép Trung Tâm Sư Phạm Đà Lạt chính thức trở thành một Trường Đại Học Sư Phạm đúng nghĩa theo Giấy Phép số 7166/GD/PC1, ký ngày 26/9/1967. 

Giai đoạn 1967-1975

Trường Sư Phạm do LM Vũ Minh Thái, Ph.D. in Education, Hoa Kỳ, làm khoa trưởng. Trường Sư phạm được thiết lập sớm nhất cùng với Trường Văn Khoa, trong hợp đồng giàng dậy Triết học và Pháp văn với Bộ Giáo Dục.

Trường Sư Phạm có dự án mở rộng chuyên môn sang hai phạm vi giáo dục tổng quát nhành Quản Trị Kinh Doanh và Chánh Trị Xã Hội, đồng thời thiết lập thêm Ban Sư Phạm Âm Nhạc. Từ năm 1967, Trường Đại Học Sư Phạm chính thức được tổ chức theo đúng chức năng qui định theo học chế bốn năm cho văn bằng Cử Nhân Sư Phạm. Trường Sư Phạm chuyên giảng dậy về chuyên môn sư phạm nhưng dần dần kết hợp với ba Trường Văn Khoa, Khoa Học và Chánh Trị Kinh Doành về nội dung chuyên ngành giảng dậy.

Thực tế có nhiều ban thuộc các Trường Văn Khoa (Triết, Việt, Sử, Địa, Pháp, Anh) và Khoa Học (Lý, Hóa). Bộ Giáo Dục chấp nhận hợp thức hóa Trường Đại Học Sư Phạm Đà Lạt và cho phép cấp văn bằng Cử Nhân Sư Phạm theo Nghị định số 2675/GD/PCHV/NĐ, ký ngày 24/12/1969. Trường Đại Học Sư Phạm Đà Lạt mở rộng hoạt động mở mang dân trí cho cộng đồng dân tộc ít người, nên BGD cho Phép Trường được mở khóa huấn luyện cấp tốc cho 100 Giáo Sư Trung Học Đệ Nhất Cấp sắc tộc mỗi năm theo nghị định ký ngày 15/11/1972, mang số 2684/VHGDTN/NGV/NĐ. Khóa huấn luyện cho người dân tộc thiếu số được thực hiện từ năm 1973-74 về sau[8].

Tác giả Gs. Đỗ Hữu Nghiêm

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!