Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
Bài Viết Của
Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm
Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang bị lạm dụng?
Chúa - God
Ttổng hợp các HƯỚNG DẪN + LƯU Ý + KINH NGHIỆM đối phó corona Vũ Hán
Cập nhật thông tin bệnh dịch để cứu người
Xin chia sẻ về nạn dịch chết người
Bàn tay ngầm?
Xin lỗi tôi chỉ là người chuyển quà
Bảo vệ chỗ HIỂM YẾU NHẤT trong mỗi người
ĐẸP
NGHỀ NÀO TỐT NHẤT?
Chúa và Mẹ, ai hiền hơn?
Sao không thành sao?
Đại Thánh sao?
THÀNH CÔNG NGAY BÂY GIỜ
Nước Đại Bàng
Vũ khí giết người hàng loạt tại Việt Nam
Bên lề trái tim
Sinh nhật chung
Sao không cất khỏi thế gian?
Người giải thoát thứ ba
Còn cần nữa không?
Sao không kể người kia?
Sao lại đuổi?
Sao lại cấm?
Quyết định hiếm có
Chúa ở đâu?
Kẻ gieo cỏ
Xin lỗi, tôi chỉ là một người chuyển quà!
Tôi tưởng …
Những vị thánh kế tiếp
Quyền bình an
Nước mắt dưới gầm bàn
Ánh kim cương
Nếu chết là hết…
Sứ mạng hạnh phúc
Biết đủ
Sự cao cả của một tội nhân
Tim đội gai
Thịt và Máu
Ba mà một
PHÉP RỬA CỦA THẦY GIÊSU

 

Bạn thân mến, chúng ta biết rằng mọi tín hữu Kitô đều đã lãnh nhận một nghi thức tôn giáo đầu tiên gọi là Phép Rửa (hay còn gọi là Bí Tích Rửa Tội, Bí Tích Thánh Tẩy). Một cách tổng quát, Phép Rửa là “nền tảng của toàn bộ đời sống Ki-tô hữu, là cửa ngõ dẫn vào đời sống thần linh và mọi Bí Tích khác. Nhờ Bí Tích Thánh Tẩy, chúng ta được giải thoát khỏi tội lỗi và tái sinh làm con cái Thiên Chúa, trở thành chi thể của Ðức Ki-tô, được tháp nhập vào Hội Thánh và tham dự sứ mạng của Hội Thánh” (xem GLGHCG số 1213). Nhưng bạn mến, nếu ta đem áp dụng định nghĩa trên vào trong Phép Rửa của Đức Giêsu mà chúng ta đang mừng kính ngày hôm nay, ta sẽ gặp ngay một khó khăn sau đây. Mời bạn cùng suy tư. 

Phép Rửa có tác dụng giải thoát người lãnh nhận khỏi tội lỗi. Nhưng Đức Giêsu không bao giờ có tội. Tại sao Người lại chấp nhận chịu phép rửa của Gioan Tẩy Giả là phép rửa không hoàn hảo (“bằng nước”), chỉ có tính cách giúp khơi dậy lòng sám hối, chuẩn bị người ta đón nhận một Phép Rửa khác của chính Đấng Thiên Sai (“bằng lửa và Thánh Thần”) khi Người xuất hiện? Thêm nữa, Đức Giêsu là Con Duy Nhất của Thiên Chúa, chẳng lẽ Người cũng phải tỏ lòng ăn năn sám hối? Đương nhiên là không! Vậy ta phải hiểu thế nào đây? Mời bạn chiêm ngắm dung mạo của Thầy Giêsu để hiểu Thầy hơn. 

Hôm ấy, một dòng người đông đảo đủ mọi thành phần đang từ từ tiến đến chỗ Gioan để xin lãnh phép rửa của ông. Trong đám đông ấy, có kẻ đang cắn rứt lương tâm. Có người đau khổ vì lạc xa tình Chúa đã bao năm. Có mặc cảm tự ti vì quá khứ bê tha đè nặng cõi lòng. Có hoang mang bối rối của kiếp long đong. Có những sợ hãi tràn ngập tâm tư. Có ánh mắt đã nhạt nhòa trong sầu muộn. Có tiếng đấm ngực ăn năn. Có nát tan vì bội phản. Có hối hận của vong ân. Có chán nản chỉ muốn buông xuôi. Có bờ môi khép chặt từ lâu chẳng nụ cười. Có mờ mịt không nhìn thấy tương lai. Cả một dòng người đang lầm lũi trong đủ loại bóng tối và gánh nặng.

Bỗng nhiên, Thầy xuất hiện, chẳng lớn tiếng tỏ mình là ai mà thầm lặng hoà mình vào dòng người. Thầy nhẹ nhàng đến bên họ tựa một làn gió. Cuộc đời vẫn như không có gì xảy ra. Làn gió Giêsu hoà vào dòng người ấy mà khẽ chạm đến từng con người bằng xương bằng thịt. Làn gió vô cùng mãnh liệt ấy đang nhẹ nhàng thổi hơi mát sự sống mới vào sa mạc cuộc đời. Giêsu ôm họ vào tim mình bằng trân trọng và nâng niu. Họ đụng chạm vào Thiên Chúa đấy mà chẳng hề hay biết bởi Người đã trở nên một với họ. Có lẽ mọi người đều nghĩ rằng Giêsu cũng giống bao kẻ khác. Còn Thầy, Thầy không những biết mình là ai mà còn biết những con người đau khổ này đang cần gì. Họ cần được biết rằng Thiên Chúa yêu họ hết lòng và Thiên Chúa ấy đang ở giữa họ. Thầy chính là Thiên Chúa ấy nhưng Thầy chọn đến với họ một cách thật nhẹ nhàng vì Thầy sợ làm họ sợ!

Bạn thân mến, điều đang diễn ra hôm nay sẽ tiếp tục trong suốt những tháng ngày còn lại của đời Thầy. Dần dần, người ta bắt đầu nhận ra diện mạo thật của Thầy: Thiên Chúa tình yêu. Chẳng bao lâu sau đó, muôn người đủ loại thành phần tuôn đến để tìm lại sự sống, tìm lại tự tin, tìm lại hy vọng, tìm lại phẩm giá, tìm lại chính mình, tìm lại hạnh phúc. Cõi lòng tan nát được chữa lành. Tâm hồn thất vọng được hồi sinh. Mảnh đời xáo động được an bình. Nhiều người sẽ hiểu hơn Giêsu là ai: một Thiên Chúa tự hạ và tận hiến. Người ta sẽ nghe Phao-lô, một người đã từng đi bắt bớ những ai tin vào Thầy, ca vang lên rằng:

Ðức Giêsu Kitô 

vốn dĩ là Thiên Chúa 

mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì 

địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, 

nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang 

mặc lấy thân nô lệ, 

trở nên giống phàm nhân 

sống như người trần thế. 

Người lại còn hạ mình, 

vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, 

chết trên cây thập tự.” (Pl 2, 6-8)

 “Thiên Chúa chứng tỏ tình yêu cho chúng ta, đó là: ngay khi chúng ta còn là những người tội lỗi, Ðức Kitô đã chết vì chúng ta.” (Rm 5:8), và “Tôi sống nhưng không còn là tôi sống mà là chính Đức Kitô sống trong tôi.” (Gl 2:20) 

Bạn mến, khi ta lãnh nhận Phép Rửa, bên cạnh được thanh tẩy tội lỗi của mình, ta được sinh vào trong một cộng đoàn đức tin, trở nên một thành viên chính thức của gia đình Thầy Giêsu. Thêm nữa, bạn biết đấy, ngay khi Thầy Giêsu bước lên từ dòng nước sông Gio-đan thì các tầng trời mở ra, Chúa Thánh Linh ngự xuống trên Thầy và có tiếng Chúa Cha phán rằng: “Đây là Con Ta yêu dấu, đẹp lòng Ta mọi đàng.[1]Hãy vâng nghe lời Người!”( Mt 3:17; Mc 9:7) Như thế, một khi đã tháp nhập vào sự sống của Thầy và trở nên thành viên trong gia đình của Thầy, ta cũng đảm nhận cho mình sứ mạng của Thầy. Sứ mạng ấy không là gì khác ngoài việc thể hiện tình yêu Thiên Chúa qua cuộc sống cụ thể của mình cho anh chị em xung quanh. Có thể đôi khi tụi mình cảm thấy khó sống yêu thương như Thầy, nhưng đó là điều đẹp nhất và tầm vóc nhất cho cuộc đời con người của tụi mình, bạn nhỉ! Những lúc thấy khó khăn và bị cám dỗ bỏ cuộc, mong rằng tụi mình nhớ lời bảo đảm này: “Trong thế gian, anh em sẽ gian nan khốn khó. Nhưng can đảm lên! Thầy đã thắng thế gian. …Thầy sẽ ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Ga 16:33; Mt 28:20) 

  

Giuse Việt, O.Carm. 

  

Baptism of the Lord 

Dear friend, we know that all Christians have received the first religious rite (ceremony) called Baptism (or: The Sacrement of Baptism). In general, Baptism is “the basis of the whole Christian life, the gateway to life in the Spirit, and the door which gives access to the other sacraments. Through Baptism we are freed from sin and reborn as children of God; we become members of Christ, are incorporated into the Church and made sharers in her mission…” (see Catechism of the Catholic Church, n.1213)

However, my friend, if we apply this notion of Baptism to the case of Jesus, we will face a challenging question: Jesus never sinned, why did he accept to receive an imperfect baptism (“with water”) by John Baptist that was supposed to help provoke a response of repentance and conversion to get ready for the perfect Baptism (“with the holy Spirit and fire”) by the Messiah when he came? Moreover, Jesus is the Only Son of God, does He need to repent? Of course not! Well then how do we understand his Baptism? Let’s contemplate him in the context of his Baptism. 

A crowded group of people from all walks of life is coming to John to ask for his baptism. Among them are those who bear a guilty conscience. Some suffer loneliness due to years of running away from God’s love. One can feel a sense of low self-esteem caused by a miserable past. There is confusion and fear. There are eyes overwhelmed with tears. Some are striking their breast. Others are broken by betrayal. Some regret their ungrateful attitude. One can hear sounds of disappointment or even despair. Some do not see any future. All of them carrying their burden are moving toward John.

Suddenly but gently, Jesus appears among them without making any annoucement about his identity. He simply comes to them, like a gentle breeze. Nothing extraordinary seems to happen. The breeze Jesus peacefully joins the crowd, lovingly touching the people of flesh-and-bone. This ever mighty breeze is quietly breathing new life into their dead desert. He embraces them in his heart with a liberating respect and loving care. They touch the Living God without knowing it since He has becom one of them. Perhaps he is no different in their eyes. For his part, he not only knows who he is but also sees what these suffering people truly need. Deep down, they need to be assured that God loves them with all his heart and He is among them. Jesus is truly this God, but he chooses to quietly and gently come to them in this manner because he is afraid that they will startle and get scared away. 

Dear friend, many will gradually recognize his true identity: the Loving God. They will flood to him to once again have life, confidence, hope, dignity, true self and happiness. Their broken heart will healed. Their sad soul will be revived. Their trouble life will find its peace. Many will better understand who Jesus is: the God who is totally self-humbling and self-offering. People will hear Paul of Tarsus, a man who used to persecute Christians, proclaim: 

Jesus Christ, though he was in the form of God,

did not regard equality with God something to be grasped.

Rather, he emptied himself,

taking the form of a slave,

coming in human likeness;

and found human in appearance,

he humbled himself,

becoming obedient to death, 

even death on a cross.” (Phil. 2, 6-8)

 “God proves his love for us in that while we were still sinners Christ died for us.” (Rm 5:8), and “…yet I live, no longer I, but Christ lives in me.” (Gal. 2:20) 

Dear friend, when we receive Baptism, besides being freed from sin, we are born into a faith community and become an ‘official’ member of the family of Jesus. Moreover, as you know, when Jesus came out of the water that day, the heavens were opened, he saw the Spirit of God coming upon him and a voice from the heavens said, "This is my beloved Son, with whom I am well pleased…. Listen to him!” (Mt 3:17; Mk 9:7) As a result, once becoming members of Christ and being incorporated into his family, we take part in his mission. That mission is to make known the unconditional love of God by the way we live with others around us.  There may be times when we feel difficult to love as Jesus does, but loving like him is exactly the best thing to make our human life most beautiful and noble. When facing those moments, may we recall his words: “In the world you will have trouble, but take courage, I have conquered the world… And I will be with you until the end of time.” (Jn 16:33; Mt 28:20) 

  

Joseph Viet, O.Carm. 

  

Le Baptême du Seigneur 

Chers amis, nous savons tous que les chrétiens ont reçu un premier rite religieux appelé le Baptême. En genéral, “Le saint Baptême est le fondement de toute la vie chrétienne le porche de la vie dans l’Esprit et la porte qui ouvre l’accès aux autres sacrements. Par le Baptême nous sommes libérés du péché et régénérés comme fils de Dieu, nous devenons membres du Christ et nous sommes incorporés à l’Église et faits participants à sa mission.” (voir n.1213 dans le Catéchisme de l'Église Catholique) 

Mais si nous appliquons cette définition au Baptême de Jésus, nous sommes confrontés à une question difficile suivante: Jésus était sans aucun péché, pourquoi a-t-il accepté de recevoir le baptême imparfait (“dans l’eau”) par Jean Baptiste qui était censé principalement préparer le Baptême parfait (“dans l’Esprit Saint et le feu”) du Messie? En plus, Jésus est le Fils unique de Dieu, faut-il se repentir? Bien sur que non. Alors comment peut-on le comprendre? Je vous invite à contempler Jésus dans le propre contexte de l’Evangile d’aujourd’hui. 

 En ce jour-là, beaucoup de gens de toutes sortes viennent à Jean pour se faire baptiser. Parmi eux, il y a quelques uns qui ont mauvaise conscience. Quelques uns souffrent parce qu’il se sont égarés depuis longtemps loins de l’amour de Dieu. D’autres se sentent coupables vis-à-vis de leurs passées. D’autres ont de la peur dans leurs coeurs. Il y a des gens qui pleurent. D’autres sont en train de frapper leurs poitrines. D’autres traversent probablement une crise spirituelle. Dans la foule aussi se trouvent des coeurs brisés par la haine et la trahison. On voit aussi des gens tristes au présent et pessimistes à l’avenir. Chacun chemine avec un fardeau. 

Soudain, Jésus apparait et rejoint les gens, sans se vanter de parler de ce qu’il est. Il les approche tranquillement comme un souffle doux. Ce souffle, Jésus, doucement touche chaque personne dans leur chair sans les laisser connaitre. Il envoie un esprit nouveau dans le désert de leurs vies. Les gens touchent le Dieu vivant sans le connaitre parce qu’Il a devenu l’un d’eux. Peut-être que tout le monde pense que Jésus n’a rien de différent. Cependant Lui, le Maitre et Dieu, Il est le seul à se connaitre lui-même tout en connaissant leurs besoins profonds. Ils ont besoin de savoir que Dieu les aime sans condition et que Dieu est parmi eux. Jesus est présent doucement, humblement et respectueusement pour éviter de les faire sursauter et de les épouvanter. 

Chers amis, c’est graduellement qu l’on va reconnaitre le visage de Jésus: le Dieu de l’amour. Bientôt, un si grand nombre de personnes venus de tous les pas de la vie affluent vers lui pour l’écouter, pour retrouver sens à leur vie, leur confiance, leur dignité, leur paix, leur identité et leur bonheur. Le coeur brisé sera guéri. L’âme déçue revivera. La vie déprimée regagnera sa paix. On va mieux comprendre Jésus: il est le Dieu humble qui se donne. On va entendre Paul de Tarse, un persécuteur de ceux qui croient en Jésus, proclamer: 

Jésus Christ qui était dans la condition de Dieu,

il n'a pas jugé bon de revendiquer son droit

d'être traité à l'égal de Dieu ;

mais au contraire, il se dépouilla lui-même 

en prenant la condition de serviteur. 

Devenu semblable aux hommes

et reconnu comme un homme à son comportement,

il s'est abaissé lui-même

en devenant obéissant jusqu'à mourir,

et à mourir sur une croix.”  (Pl 2, 6-8)

 “La preuve que Dieu nous aime, c'est que le Christ est mort pour nous alors que nous étions encore pécheurs.” (Rm 5:8), et “Je vis, mais ce n'est plus moi, c'est le Christ qui vit en moi.” (Gl 2:20) 

Chers amis, quand on reçoit le Baptême, à côté d’être purifié de péché, on nait dans une communauté de foi et officiellememt devient un membre de la famille de Jésus. En outre, au moment où Jésus sortait de l’eau, il a vu les cieux s’ouvrir, et l’Esprit Saint descendre sur lui, et des cieux la voix du Père dire: “Celui-ci est mon Fils bien-aimé; en lui, j’ai mis tout mon amour. …Écoutez-le!”(Mt 3, 17; Mc 9, 7). En effet, une fois que l’on est incorporé à son corps, l’Eglise, et que l’on est devenu un membre de sa famille, nous participons à sa mission. Cette mission n’est rien d’autre que de montrer concrètement l’amour de Dieu par notre vie quotidienne. Parfois, on trouvera difficile d’aimer comme lui, mais c’est la stature la plus belle et la plus grande dans une vie humaine. Aux moments où nous trouverons cet engagement difficile, souvenons-nous de ses paroles assurantes: “Dans le monde, vous trouverez la détresse, mais ayez confiance : moi, je suis vainqueur du monde. …Et moi, je suis avec vous tous les jours jusqu'à la fin du monde.”(Ga 16, 33; Mt 28, 20) 

  

Joseph Viet, O.Carm. 


[1] Bản dịch Pháp ngữ viết thế này: “Celui-ci est mon Fils bien-aimé; en lui, j’ai mis tout mon amour.” Tạm dịch là: “Đây là Con Ta yêu dấu; nơi Người, Ta đã đặt tất cả tình yêu của Ta.”

Tác giả: Lm. Jos.Tuấn Việt,O.Carm

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!