Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
LỄ CHÚA PHỤC SINH

BÀI GIÁO LÝ NGÀY THỨ TƯ ( 8A 12)

Công trường Thánh Phêrô, buổi yết kiến ngày thứ tư, 11.04.2012. 

ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI

 

Anh Chị Em thân mến,

sau những cuộc trọng thể cử hành Phục Sinh, buổi gặp gỡ của chúng ta hôm nay tràn đầy niềm vui thiêng liêng, mặc dầu bầu trời đang màu xám, chúng ta đang mang trong tâm hồn niềm vui Phục Sinh, lòng xác tín sự Phục Sinh của Chúa Kitô, Đấng đã vĩnh viễn toàn thắng trên sự chết.

Trước hết tôi xin lập lại cho mỗi người trong Anh Chị Em lời thân tình chúc mừng phục sinh: ước gì trong mọi tâm hồn và trong mọi gia thất đều trỗi dậy lời loan báo vui tươi Phục Sinh Chúa Kitô, như vậy làm tái sinh lại niềm hy vọng.

 

   1 - Trong bài giáo lý hôm nay, tôi xin được trình bày sự thay đổi mà Phục Sinh của Chúa Giêsu đã tạo nên nơi các môn đệ Người.

Chúng ta khởi hành từ buổi chiều ngày Phục Sinh. Các môn đệ đều đóng kín trong nhà vì sợ người Do Thái ( cfr. Jn 20, 19). Sự sợ hãi thắt chặt tâm hồn và ngăn cản các vị đi gặp gỡ người khác, gặp gỡ với sự sống. Vị Thầy không còn nữa. Kỷ niệm về cuộc Khổ Nạn của Người làm cho tâm hồn các vị môn đệ trở thành bấp bênh.

Nhưng Chúa Giêsu luôn lưu tâm đến các môn đệ Người và để thực hiện lời Người đã hứa trong buổi Tiệc Ly:

   - " Thầy không để anh em mồ côi, Thầy sẽ đến với anh em " ( Jn 14, 18). 

Và đó cũng là những gì Người nói với chúng ta, mặc cho trong những thời điểm xám tối " Thầy không để anh em mồ côi ".

Tình trạng lo âu nầy của các môn đệ được hoàn toàn thay đổi, khi Chúa Giêsu đến. Người đi vào, trong khi các cửa đều đóng kín, đứng giữa các vị và ban bình an để trấn an các vị: 

   - " Bình an cho anh em " ( Jn 20, 19b). 

Đó là một lời chào hỏi thông thường, những giờ đây có một ý nghĩa mới, bởi lẽ là lời cháo hỏi tác động một sự thay đổi nội tâm.

Đó là lời chào hỏi phục sinh, vượt lên trên mọi nỗi sợ hãi của các môn đệ.

Bình an mà Chúa Giêsu đem đến là một quà tặng sự cứu rỗi, mà Người đã hứa trong những lời giả từ trước đó:

   - " Thầy để lại bình an cho anh em. Thầy ban cho anh em bình an của Thầy. Thầy ban cho anh em không phải như kiểu thế gian. Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi " ( Jn 14, 27).  

Trong ngày Phục Sinh nầy, Người ban cho niềm bình an hoàn hảo và sự bình an đó trở thành cho cộng đồng nguồn mạch vui mừng, sự chắc chắn của chiến thắng, sự bảo đảm cho niềm tin cậy vào Thiên Chúa

   - " Anh em đừng xao xuyến. Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy " ( Jn 14, 1). 

Sau lời chào hỏi đó, Chúa Giêsu cho các môn đệ xem các vết thương ở tay và cạnh sườn ( cfr Jn 20, 20), dấu chứng của những gì đã qua và sẽ không bao giờ xoá đi được: bản thế nhân loại vinh quang của Người vẫn còn " bị thương tích ". Cử chỉ đó có mục đích xác nhận thực tại mới của Phục Sinh: Chúa Kitô giờ đây hiện đang đứng giữa các môn đệ Người là một con người thực sự, cũng chính là Chúa Giêsu ba ngày trước đã chịu đóng đinh vào thập giá.

Và như vậy, trong ánh sáng chói lòa Phục Sinh, trong cuộc gặp gỡ với Chúa Phục Sinh, các môn đệ nhận được ý nghĩa cứu rỗi của cuộc khổ nạn và phục sinh của Người.

Như vậy, từ nỗi buồn thảm đạm và sợ hãi, các môn đệ bước qua niềm hân hoan tràn ngập. Chính nỗi buồn thảm và các vết thương trỏ thành nguồn mạch hân hoan.

Niềm hoan hỉ nảy sinh ra trong lòng các vị thoát xuất từ việc " thấy được Chúa " ( Jn 20, 20).

Người nói lại với các vị một lần nữa: 

   - " Bình an cho anh em " ( Jn 20, 21). 

Điều đó hiển nhiên không phải chỉ là một lời chào hỏi. Đó là một quà tặng, quà tặng mà Chúa Phục Sinh muốn ban cho các thân hữu Người và đồng thời cũng là một động tác trao tặng: niềm bình an nầy, mà Chúa Kitô đã đạt được bằng máu Người, là của các vị mà cũng là của tất cả mọi người, và các môn đệ sẽ phải đem đi khắp thế gian.

Bởi đó tiếp theo Người còn nói thêm: 

   - " Như Chúa Cha đã sai Thầy, thì Thây cũng sai anh em " ( ibid.). 

Chúa Giêsu Phục Sinh trở lại giữa các môn đệ, để sai các vị đi thực hiện sứ mạng.

Người đã hoàn tất sứ mạng của Người nơi trần gian, giờ đây đến phiên các vị gieo giải nơi các tâm hồn đức tin, để Chúa Cha được biết đến và được yêu thương, đón nhận tất cả con cái Người rải rác khắp nơi.

Nhưng Chúa Giêsu biết rằng giữa các môn đệ Người vẫn luôn luôn còn có thái độ lo sợ. Bởi đó Người thục hiện động tác thổi hơi vào các môn đệ và tái sinh các vị lại  trong Chúa Thánh Thần: 

   - " Nói xong, Người thổi hơi vào các môn đệ và bảo: " Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần " ( Jn 20, 22).

Cử chỉ đó là dấu chứng một cuộc tạo dựng mới.

Thật vậy, với ơn ban Chúa Thánh Thần, thoát xuất từ Chúa Kitô Phục Sinh, một thế giới mới đã được khởi đầu.

Với động tác sai đi các môn đệ để thực hiện sứ mạng, cuộc hành trình của dân giao ước mới giữa thế gian được bắt đầu. Đó là dân tin vào Người và vào công trình cứu độ của Người,  nhân chứng cho chân lý phục sinh.

Điều mới mẽ của một đời sống không bao giờ chết, được Phục Sinh đem đến, phải được loan truyền khắp nơi, để cho gai gốc tội lỗi làm tổn thương tâm hồn con người, phải nhường chỗ lại cho các mầm chồi Ân Sủng, cho các mầm chồi sự hiện diện của Thiên Chúa và của tình yêu thương Người chiến thắng tội lỗi và sự chết.

 

   2 - Các bạn thân mến, ngày hôm nay Chúa Phục Sinh cũng đi vào gia cư của chúng ta và vào con tim của chúng ta, mặc dầu đôi khi các cửa bị đóng kín. Người đi vào bằng cách ban cho chúng ta niềm vui tươi và hoà bình, đời sống và hy vọng, các ân sủng mà chúng ta cần phải có cho cuôc tái sinh nhân loại và thiêng liêng của chúng ta.

Chỉ có Người mới lật đi được những tảng đá mồ chôn, mà con người thường đặt trên tâm tình của chính mình, trên các mối liên hệ của mình, trên các thái độ của mình.

Đó là những tảng đá thiết định sự chết:chia rẻ, bất thân thiện, oán hờn, ganh tỵ, không tin tưởng, dững dưng.

Chỉ có Người, Đấng Hằng Sống, mới có thể đem lại ý nghĩa cho cuộc sống và cho con người mệt mỏi và buồn phiền, mất tin tưởng và hy vọng bắt  đầu lại cuộc hành trình. 

Đó là những gì kinh nghiệm được hai môn đệ ngày Phục Sinh đang đi trên con đường từ Giêrusalem đến Emmaus ( cfr Lc 24, 13-36).

Hai người nói về Chúa Giêsu, nhưng với " vẻ mặt buồn rầu " ( Lc 24, 17),diễn tả các hy vọng đã bị thất vọng, mất tin tưởng và buồn bã.

Hai môn đệ đã rời bỏ quê hương để theo Chúa Giêsu cùng với các thân hữu Người, và hai người đã khám phá ra một thực tại mới, trong đó lòng tha thứ và tình yêu thương không phải chỉ bằng lời nói, nhưng là những gì liên hệ thiết thực đến cuộc sống.

Chúa Giêsu Nazareth đã biến tất cả thành mới mẻ, đã biến đổi đời sống của hai người.

Nhưng giờ đây, Người đã chết và tất cả có vẻ như đã hết. 

Nhưng rồi bất thình lình, không những chỉ có hai người, mà cả ba người cùng đồng hành.

Chúa Giêsu đến bên cạnh hai môn đệ và cùng đồng hành với hai người, nhưng hai người không có khả năng nhận ra Người. Dĩ nhiên hai người cũng đã nghe được tiếng đồn về sự sống lại của Người, bởi đó hai ông thuật lại về Nguời: 

   - " Thật ra củng có mầy người phụ nữ trong nhóm chúng tôi đã làm chúng tôi kinh ngạc. Các bà ấy đã ra mộ sáng sớm, không thấy xác Người đâu cả, về còn nói thấy thiên thần hiện ra bảo rằng Người vẫn  sống" ( Lc 24, 22-23) 

Nhưng tất cả những điều đó chưa đủ để thuyết phục hai ngưòi, bỏi vì " họ không được thấy Người " ( Jn 24, 24).

Bấy giờ Chúa Giêsu cùng với sự nhẫn nại 

   - " Bắt đầu từ ông Moisen và tất cả các ngôn sứ, Người giải thích cho hai ông những gì liên quan đến Người trong tất cả Sách Thánh " ( Jn 24, 27). 

Chúa Phục Sinh giải thích cho hai môn đệ Thánh Kinh, ban cho các ông chìa khoá căn bản để đọc Thánh Kinh, nghĩa là chính Người và Mầu Nhiệm Phục sinh của Người: cácThánh Kinh đã nhân chứng cho Người ( Jn 5, 39-47).

Ý nghĩa của tất cả, của Lề luật, của các Tiên Tri và của các Thánh Vịnh bất thần được mở ra và trở thành rõ ràng trước mắt hai người. Chúa Giêsu đã mở tâm trí các ông ra để hiểu được Thánh Kinh: 

   - " Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu được Thánh Kinh " ( Lc 24, 45). 

Trong tạm thời cả ba người lữ hành đều đến làng mạc, có lẽ đến nhà của một trong hai người môn đệ.

Người lữ hành xa lạ

   - " làm như còn muốn phải đi xa hơn nữa " ( Lc 24, 28). nhưng rồi ở lại, vì  hai người môn đệ thành khẩn van xin; 

   - " Xin hãy ở lại với chúng tôi " ( Jn 24, 29). 

Chúng ta cũng vậy, luôn luôn chúng ta phải nói với Chúa với cả tâm tình : " xin ở lại với chúng con "..  

" Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng,, và bẻ ra trao cho họ " ( Jn 24, 30). 

Điều vừa kể nhắc nhớ lại những cử chỉ mà Chúa Giêsu đã thực hiện trong buổi Tiệc ly thật là rõ ràng.

   - " Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Người " ( Jn 24, 31). 

Sự hiện diện của Chúa Giêsu, trước tiên bằng lời nói,kế đến bằng cử chỉ của việc bẻ bánh ra, làm cho các môn đệ có thể nhận ra Người. Và hai người cảm nhận được bằng một cách hiểu biết mới, trong khi đi đường với Người: 

   - " Dọc đường khi Người nói chuyện và giải thích Thánh Kinh cho chúng ta, lòng chúng ta đã chng bừng cháy lên sao ' " ( Jn 24, 32).  

Biến cố vừa kể chỉ cho chúng ta hai " nơi " ưu tiên, mà chúng ta có thể gặp được Chúa Phục Sinh, để người chuyển đổi đời sống chúng ta: đó là lắng nghe Lời Chúa, trong thông hiệp với Chúa Ki Tô, và việc bẻ Bánh: hai " nơi " đó liên kết sâu đậm với nhau, bởi vì

   - " Lời Chúa và Thánh Thể thuộc về nhau khắn khít thân tình đến nỗi không thể hiểu được thực thể nầy, mà không có thực thể kia: Lời Chúa nhập thể bí tích trong biến cố Thánh Thể ( Esort. ap. postsin. Verbum Domini 54-55). 

Sau cuộc gặp gỡ nầy, hai môn đệ " ra đi không cần chờ  và trở về Giêrusalem ", nơi mà hai người sẽ gặp Nhóm Mười Một đang hợp nhau và những người khác ở với các ngài, và các vị đó nói với hai người: 

   - " Chúa đã trỗi dạy thật rồi và hiện ra với Simon ( Jn 24, 33-34). 

Ở Giêrusalem hai người lằng nghe những tin tức  về sự sống lại của Chúa Giêsu và đến phiên hai người, họ kể lại kinh nghiệm của chính mình, kinh nghiệm được đốt cháy bằng tình thương yêu đối với Chúa phục Sinh, Đấng đã mở rộng tâm hồn hai người ra cho một niềm vui không thể kềm chế được. Họ đã

" được tái sinh, để nhận lãnh niềm hy vọng sống động, nhờ Chúa Giêsu Kitô từ cỏi chết sống lại " (1 Pt 1, 3), như Thánh Phêrô nói.

Thật vậy lòng phấn khởi đức tin được tái sinh lại nơi họ, cả tình yêu thương đối với công dồng, và nhu cầu cần loan báo tin mừng.

Vị Thầy đã sống lại và cùng với Người cả đời sống cũng sống lại. Bởi đó nhân chứng cho biến cố vừa kể, đối với họ, là một điều cần thiết không thể xóa bỏ đi được. 

Các bạn thân mến, ước gì thời gian phục sinh đối với tất cả chúng ta là cơ hội lợi ích để khám phá ra lại với niềm hân hoan và hứng khởi các nguồn mạch của đức tin, sự hiện diện của Chúa Phục Sinh ở giữa chúng ta.

Đó là thực hiện những gì Chúa Giêsu đã làm cho hai môn đệ trên đường Emmaus thi hành, qua việc khám phá ra lại Lời Chúa và Thánh Thể. Điều đó có nghĩa là cùng đi với Chúa và để cho Người mở mắt chúng ta ra đến ý nghĩa đích thực của Thánh Kinh và đến sự hiện diện của Người trong động tác bẻ bánh. Thượng đỉnh của cuộc hành trình đó, lúc đó cũng như hiện nay, là Thông Hiệp Thánh Thể: trong Hiệp Thông đó Chúa Giêsu nuôi nấng chúng ta bằng Mình và Máu Người, để hiên diện trong đời sống chúng ta, để làm cho chúng ta trở nên người mới, được thúc đẩy bằng quyền lực của Chúa Thánh Thần. 

Để kết thúc, kinh nghiệm của hai môn đệ mời gọi chúng ta suy tư về ý nghĩa của Phục Sinh đối với chúng ta.

Chúng ta hãy để mình được gặp Chúa Giêsu Phục Sinh. Người, vẫn sống và hiện thực, vẫn luôn luôn hiện diện giữa chúng ta, cùng đồng hành với chúng ta, để hướng dẫn đời sống chúng ta, để mở mắt của chúng ta ra.

Chúng ta hãy tin cậy vào Chúa Phục Sinh, Đấng có quyền năng ban sự sống, làm cho chúng ta được tái sinh lại thành con cái Thiên Chúa, có khả năng tin và yêu thương.

Đức tin vào Người chuyển đổi đời sống chúng ta : giải thoát khỏi sợ hãi, ban cho niềm hy vọng vững chắc, làm cho đời sống chúng ta được tác động bởi những gì đem lại ý nghĩa hoàn hảo của cuộc sống, đem lại tình yêu thương của Thiên Chúa.

Cám ơn Anh Chị Em.

 

Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ. Nguyễn Học Tập.

(Thông tấn www.vatican.va , 11.04.2012). 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!