Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
ÔNG ĐÃ THẤY VÀ TIN.

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV B 22); ( 08.04.2012); ( Jn 20, 1-9)

CHÚA NHẬT LỄ PHỤC SINH, NĂM B

NGUYỄN HỌC TẬP 

Tất cả bốn quyển Phúc Âm, không có Phúc Âm nào tường thuật lại biến cố Phục Sinh, mà chỉ kể lại biến cố gặp gỡ với Chúa Phục Sinh và nhứt là chứng kiến được dấu vết của biến mất thân xác của Chúa Giêsu.

Việc đề câp một cách trung thực đến các yếu tố đó rất là quan trọng đối với kinh nghiệm các Tông Đồ.

Các Tông Đồ không được thấy biến cố Chúa Ki Tô sống lại. Các vị chỉ thấy ngôi mộ trống và đã gặp được Chúa Kitô sau Lễ Phục Sinh và các vị kể lại cho chúng ta những điều đó.  

Trong ngày thứ bảy áp Phục Sinh, Phụng Vụ đề nghị với chúng ta cuộc viếng thăm mộ của ba Phúc Âm nhất lãm ( Phúc Âm Thánh Marco, cho năm B), thì trong Thánh Lễ ngày Chúa Nhật Phục Sinh, Phụng Vụ lại đề nghị với chúng ta đọc và suy niệm biến cố theo Phúc Âm Thánh Gioan.

Đây là phần cấu trúc cỗ xưa nhứt của Phúc Âm, phần chung mà cả bốn Phúc Âm đều đề cập đến và là nền tảng của cộng đồng phục sinh. Các Tông Đồ và các thân hữu, buổi sáng hôm đó, sau ngày thứ bảy đại lễ vượt qua, đi đến mộ và thấy ngôi mộ trống.

Điều Thánh Gioan đề cập đến nhiều hơn so với các Phúc Âm Nhất Lãm, đó là trạng thái các tấm vải  tang chế ở bên trong ngôi mộ.

Với bài suy niệm hôm nay, chúng ta có ý tìm hiểu rõ hơn các môn đệ thấy được gì trong ngôi mộ trống đó.

  

 1 - Một đặc điểm của Phúc Âm Thánh Gioan, đó là mối tương phản giữa ánh sáng và bóng tối.

Bà Maria Magdala đi ra mộ từ lúc sáng sớm hay đúng hơn là lúc trời còn đang tối:

   - " Sáng sớm ngày thứ nhứt trong tuần, lúc trời còn đang tối, bà Maria Magdala đi đến mộ..." ( Jn 20, 1).

Sáng sớm là yếu tố thời gian tính, trong khi đó thì yếu tố lúc trời còn đang tối có ý nghĩa thiêng liêng.

Bên ngoài ánh sáng đã ló dạng, nhưng trong tâm hồn và đầu óc các môn đệ vẫn còn đầy bóng tối, tức là các vị chưa hiểu biết và còn thiếu đức tin.

Bởi đó khi thấy tảng đá lấp mộ bị dời đi, Maria Magdala đã diễn dịch, theo lý luận hợp lý của con người, là có người nào đó đã đánh cắp xác của Chúa Giêsu. Như vậy lối giải thích trước tiên đối với sự kiện không phải là sự phục sinh của Chúa Ki Tô, mà xác Chúa Giêsu bị đánh cắp.

Điều đó làm cho con tim của Maria Magdala bị bấn loạn và đầu óc của bà không còn suy nghĩ được nữa. Bởi đó bà hất hải thất vọng chạy về để báo tin cho các môn đệ.

Được báo tin đó, hai môn đệ cũng chạy đến mộ:

   - " Ông Phêrô và môn đệ kia liền chạy ra mộ " ( Jn 20. 3).

 

 2 - Ông Simon Phêrô và người môn đệ được Chúa Giêsu thương mến thấy gì?

Rất tiếc là câu hỏi vừa kể được bản dịch Việt Ngữ đưa ra câu chuyển ngữ trả lời không chính xác:

   - " Ông Phêrô vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó và khăn che đầu của Chúa Giêsu. Khăn nầy không để lẫn với những băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi " ( Jn 20, 6-7) ( Kinh Thánh Trọn Bộ, NXBTPHCM 1998, 2039).

Nhiều tác giả cũng có nhiều ý kiến khác nhau để giải thích cảnh tượng ngôi mộ hoang trống vừa kể. Nhung tất cả đều đồng ý rằng " các băng vải ", được hiểu như văn mạch Việt ngữ vừa trích dẫn, như là những cuộn băng bỏ lộn xộn dưới đất ở đó:

   - " Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó ..." ( Jn 20, 6) ( id.)

Trong khi đó thì " khăn che đầu " được giải thích như là một loại khăn lau mặt, được xếp lại kỹ càng, để riêng ra một bên:

   - " và khăn che đầu Chúa Giêsu. Khăn nầy không để lẫn với các băng khác, nhưng cuộn lại, xếp riêng ra một nơi " ( Jn 20, 7) ( id.).

Một cảnh tượng như vừa kể không nói lên được gì rõ ràng, có cùng lắm là diễn tả ra quang cảnh lộn xộn.

Bản dịch 2008 của Hội Đồng Giám Mục Ý Quốc ( CEI, 2008) diễn tả một cách khá rõ ràng hơn:

   - " các tấm vải được để ở đó " ( Jn 20, 6).

Và khăn lau mặt, được phủ lên đầu Chúa Giêsu,

   - " không được đặt chung với, nhưng được cuốn lại để riêng ra một nơi " ( Jn 20, 7) .

Qua bản dịch của Hội Đồng Giám Mục Ý Quốc vừa kể, chúng ta có thể hiểu được như sau:

   - " Ông cúi xuống nhìn những khăn vải còn nằm ở đó, nhưng không vào " ( Jn 20, 5).

Kế đến ông Gioan chạy theo ông cũng chạy đến nơi và vào trong mộ và thấy  

   - " các khăn vải còn nằm ở đó và khăn lau mặt, đã được dùng để quấn đầu Chúa Giêsu, không được đặt chung với các khăn vải, nhưng được cuộn lại vẫn còn ở tại chổ " ( CEI, Jn 20, 5-7). 

Với những tư tưởng vừa kể của bản dich 2008 Hội Đồng Giám Muc Ý Quốc, chúng ta thử tìm hiểu rõ hơn về biến cố sống lại của Chúa Giêsu.

Thánh Gioan đã là nhân chứng trước cái chết và cuộc mai táng Chúa Giêsu.

Bởi đó ngài có thể thấy được xác Chúa Giêsu được đặt như thế nào trong mộ. 

Cách mai táng của người Do Thái, không có gì giống như cách ướp xác của người Ai Cập. Người Do Thái không dùng những " băng vải " mà là cả một chiếc khăn lớn để cuộn lấy cả thân xác, sau khi xác đã được thoa xức đều khắp bằng dầu thơm, rồi kế đến chiếc khăn lớn quấn xác được cuộn sát vào thi thể, được giữ chặt  bằng hai hay ba đoạn dây cột, một ở cổ, một ở chỗ ngang dây thắc lưng và một ở vào cuối chân.

Cả những khăn vải được dùng để cuộn xác Chúa Giêsu như vừa kể được Thánh Gioan viết  là               " othómía " ( Hy Lạp ), và được dịch bằng La Ngữ thành " lintéamina " và được dịch một cách tổng quát bằng Việt Ngữ thành " khăn vải " hay " các khăn vải ". ( chớ không phải băng vải ).

Và từ đó, để diễn tả vị trị của các khăn vải đó, Thánh Gioan không đề cập liên hệ đến mặt đất của nền mộ, mà chỉ dùng hình thức quá khứ phân từ ( participe passé " kéimena " ( Hy Lạp ), dịch thánh La Ngữ " vidit linteamina posita " ( đã thấy các khăn vải vẫn nằm ở đó ).

Tại sao Thánh Gioan nhấn mạnh nhiều đến cách diễn tả vừa kể? Diễn tả như vậy có nghĩa là gì ?

Đó là để diễn tả tình trạng đối nghịch: khăn vải cuộn xác không còn phình ra, mà là đã xẹp xuống,mặc dầu vẫn còn nằm ở đó, vẫn còn nằm tại chỗ.

Chúng ta có thể tưởng tượng được rằng khăn vải cuộn xác vẫn còn nguyên vẹn, không bị ai đá động gì đến, các đường dây cột ở cổ, ở thắc lưng và dưới chân vẫn còn cột cứng, nhưng cả cuộn khăn xẹp xuống, vẫn nằm nguyên tại chỗ..

Tại sao ?

Tại vì thân xác không còn ở trong cuộn khăn vải nữa và không hể bị động tác nào của con người làm lệch chỗ đi.

Mọi sự vật đều nguyên vẹn, chỉ có thân xác Chúa Giêsu không còn ở đó nữa.

 

3 - Còn một chi tiết khác, đó là khăn lau mặt , theo ý nghĩa tiếng Hy Lạp.

Nhưng khăn lau mặt đó, trong cuộc an táng Chúa Giêsu, không được dùng để che mặt Người, mà được cuộc tròn lại, được dùng để quấn chung quanh khuôn mặt lên cả đầu, để giữ cho miệng của thi thể được khép kín.

Bởi đó động từ Hy Lạp được dùng, " entylísso ", không có nghĩa là xếp lại , mà là cuộn tròn lại.

Cách dùng động từ như vậy, Thánh Gioan có ý nói lên khăn lau mặt vẫn còn cuộn tròn, để quấn chung quanh mặt và kéo khuôn mặt lên đầu, để giữ cho miệng của thi thể vẫn khép kín. Khăn lau mặt cuộn tròn đó không bị xẹp xuống, mà được tháo gỡ ra, lột ra khỏi khuôn mặt.

Từ ngữ Hy Lạp, " allà chorís " ( nhưng khác với )  khăn vải. Điều đó cho thấy rõ trạng thái " xệp xuống vẫn ở tại chỗ " của khăn vải  và  " vẫn còn được cuốn tròn, nhưng tháo gỡ, kéo lên cao " của khăn lau mặt. 

Nhưng vẫn ở nguyên tại chỗ, " eis héna tópon ", được dịch ra La Ngữ " in unum locum ".

Dịch theo từng chữ, " ở một chỗ "; nhưng nếu chỉ hiểu như vậy, lời diễn tả của bản văn trở thành tầm thường vô ích, lập đi lập lại ( tautologie ) , bởi lẽ mọi vật, mọi việc đều ở một chỗ, có một chỗ của mình.   

Tỉnh từ định số " một chỗ " bởi đó có ý nghĩa " vẫn ở cùng một chỗ đó, như trước ", đó là cách diễn tả theo tinh thần ngôn ngữ Do Thái của Thánh Gioan.

Nói một cách đơn sơ hơn: Thánh Gioan có ý nói khăn lau mặt không bị dời đi chỗ khác, vẫn còn được cuộn tròn và ở tại chỗ, để khép miệng thi thể được chôn cất.

Nói cách khác, không ai tháo gỡ ra và khăn lau mặt vẫn còn ở tại chỗ như trước kia. 

Nhưng hậu quả của những gì vừa được đề cập thật là kỳ lạ. Bởi lẽ sự kiện vừa kể làm cho chúng ta có cảm tưởng là chỉ có cái đầu của thi thể còn lại, bởi vì khăn lau mặt được cuộn tròn và thường khi được dùng để nối chặt với khăn vải chứa cơ thể với đầu, mà không ai động chạm gì tới.

Đọc tiếp theo đoạn Phúc Âm, chúng ta hiểu được người môn đệ được Chúa Giêsu thương mến thấy và hiểu được gì, khi ngài nhìn vào trong mộ. Thánh Gioan thấy và hiểu được tình trạng mà không động tác nào của con người có thể tạo ra được. Không ai có thể đem thi thể đi, mà để lại được khăn vải trong tình trạng đó ( ở lại tại chỗ, bất di dịch và xẹp xuống vì không còn thi thể trong đó ).

Ngài nhận thấy một thực trạng mà với sức lực và động tác, con người không thể giải thích được. Bởi đó Thánh Gioan trực giác được vào tin vào Thánh Kinh và vào những gì Chúa Giêsu đã báo trước cho biết:

   - " Ông đã thấy và tin " ( Jn 20, 8).   

Như vậy, cuộc sống lại của Chúa Giêsu không được Thánh Gioan diễn tả như là cuộc hồi sinh một xác chết, mà đúng hơn như là một trạng thái thi thể " biến mất đi ". Điều đó hàm chứa động tác biến đổi hoàn toàn cuộc sống của Chúa Giêsu.

Thật vậy, Chúa Giêsu để lại các khăn vải trong mộ và hiện ra trước mặt các môn đệ với chính thân xác thật sự của Người: đó cũng chính là thân thể như trước kia, nhưng trong một tầm mức hoàn toàn mới mẻ.  

Đây là những gì mới mẻ tuyệt đối của Chúa Phục Sinh.

Lazzaro ra khỏi mộ, còn mang trên mình các dấu chứng của cái chết, tay chân còn đang bị dây cột ( keiríai ) buộc lại và mặt còn bị khăn lau mặt bao quanh che khuất ( periedédeto):

   - " Người chết liền ra, chân tay còn quấn vải, và mặt còn phủ khăn. Chúa Giêsu liên bảo: " Cởi khăn và vải cho anh ấy, rồi để anh ấy đi " ( Jn 11, 44).

Chúa Giêsu trái lại, Người để nguyên khăn vải tang chế lại trong mộ và biến đi. 

Đến đây thì Thánh Gioan tác giả Phúc Âm can thiệp trực tiếp vào văn mạch, cho biết rằng các môn đệ chưa hiểu được biến cố Phục Sinh lúc đó:

   - " Thật vậy, trước đó hai ông chưa hiểu rằng : theo Thánh Kinh, Chúa Giêsu phải trỗi dậy từ cỏi chết " ( Jn 20, 9).

Nói lên điều đó Thánh Gioan có ý cho chúng ta hiểu rằng các môn đệ chỉ hiểu biết được đầy đủ và trưởng thành biến cố Chúa Ki Tô sau Phục Sinh.

Thật vậy, chỉ sau khi có kinh nghiệm được gặp Chúa Phục Sinh, các môn đệ mới hiểu được các dòng lịch sử trước đó. Tức là hiểu được Phục Sinh là động tác canh thiệp quyết định và sáng tạo của Thiên Chúa, đã biến đổi hoàn toàn thân thể con người của Chúa Giêsu, làm cho Người hội nhập vào một tầm mức hoàn toàn mới mẻ.

Biến cố Chúa Phục Sinh cũng là dấu hiệu tiền báo và bảo đảm cho cả sự sống lại của chúng ta trong Chúa Giêsu, như những gì Chúa Cha đã thực hiện cho Chúa Giêsu..

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!