Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
CHÚA GIÊSU LÀ THIÊN CHÚA

 

SUY NIỆM  PHÚC ÂM ( IV B 16 ); ( 26.02. 2012); ( Mc 1, 12-15)

CHÚA NHẬT  I   MÙA CHAY, NĂM B.

NGUYỄN HỌC TẬP

 

Bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay, Chúa Nhật I Mùa Chay, năm Phụng Vụ B, được Thánh Bộ Phụng Vụ chọn một đoạn Phúc Âm ngắn ngủi của Thánh Marco ( Mc 1, 12-15) thuật lại việc Chúa Giêsu bị Thánh Linh đẩy vào hoang địa, chịu Satan cám dỗ, sống giữa các dã thú và được các thiên sứ hầu hạ.

Chúng ta không lạ gì tài thuật chuyện ngắn gọn của Thánh Marco.  Chúa Nhật tuần trước, thay vì tường thuật, diễn tả như một phóng sự, Thánh Marco dùng chính lời tranh luận của những người Pharisêu chống đối Chúa Giêsu, như một cuộc phỏng vấn trực tiếp để nói lên ý nghĩa cuộc chống đối:

   - " Tại sao các môn đệ ông Gioan và môn đệ người Pharisêu ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay?" ( Mc 2, 18), thành ra câu chuyện thuật lại được rút thành ngắn gọn.

Cũng vậy, thuật lại sự việc Chúa Giêsu bị Chúa Thánh Linh đẩy vào sống trong hoang địa bốn mươi ngày, Thánh Matthêu ( Mt 4, 1-11) và Thánh Luca ( Lc 4, 1-13) đã phải dùng nhiều câu văn hơn Thánh  Marco ( Mc 1, 12-13). Chỉ có hai câu của Thánh  Marco so với trên mười câu của hai tác giả Phúc Âm trên.

Nhưng đặc tính của Phúc Âm Thánh Marco không phải chỉ ngắn gọn, mà là lối diễn tả trực tiếp, thay vì phải giới thiệu, dẫn nhập, tường thuật từ khởi thủy rồi dần dà theo các diễn tiến.

Thánh Marco tường thuật trực tiếp và chuyển đạt cho chúng ta với niềm tin  Chúa Giêsu là Thiên Chúa và niềm tin  đó sẽ được người đọc khám phá ra qua các đoạn Phúc Âm của Ngài.

Thánh Marco không khởi sự Phúc Âm của Ngài bằng cách thuật lại gia phả của Chúa Giêsu thuộc họ tộc David, thiên sứ truyền tin cho Mẹ Maria thụ thai Chúa Giêsu, các lời tiên tri của Zaccaria, của Elisabeth, của Simeon, của bà Anna về hài nhi.

Ngài không thuật lại cho chúng ta việc Chúa Giêsu được sinh ra ở Bethlem, có tiếng thiên thần báo tin và ca hát, có các mục tử đến thờ lạy, có các nhà chiêm tinh đến bái lạy và dâng lễ vật, như Phúc Âm của Thánh Matthêu và Luca.

Chúa Giêsu của Phúc Âm Thánh Marco là Thiên Chúa.

Chúng ta biết được Ngài khi Ngài sắp sửa bắt đầu cuộc sống công cộng của Ngài.

Ngài là Thiên Chúa, do Chúa Thánh Linh và Chúa Cha xác nhận trước mặt mọi người bên bờ sông Giordan, trong phép rửa của Thánh Gioan Tiền Hô, khi Ngài vừa dưới nước trồi lên:

   - " Vừa lên khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thánh Linh như chim bồ câu ngự xuống trên mình. Lại có tiếng từ trời phán rằng: Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con" ( Mc 1, 10).

Chúa Giêsu là Thiên Chúa vì Ngài có quyền tha tội, một quyền chỉ có Thiên Chúa mới có, như các người Pharisêu xác nhận, khi Ngài chữa người bị bại liệt:

   - " Nầy con, con đã được tha tội rồi ".

   -  Trong hai điều : một là bảo người bại liệt: " con đã được tha tội rồi ", hai là bảo: "  đứng dậy vác chõng của con mà đi ", điều nào dễ hơn? Vậy để các ông biết: ở dưới đất nấy Con Người có quyền tha tội,Chúa Giêsu bảo người bại liệt: Ta truyền cho con: Hãy đứng dậy, vác lấy chõng của con mà đi về nhà. Người bại liệt đứng dậy, và lập tức vác chõng đi ra trước mặt mọi người, khiến ai nấy đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa. Họ bảo nhau: Chúng ta chưa từng thấy như vậy bao giờ " ( Mc 2, 5.9-12). 

Và cũng trong tinh thần đó, viết để người đọc, qua mỗi đoạn Phúa Âm, khám phá và tin mãnh liệt Chúa Giêsu là Thiên Chúa, Thánh Marco kể lại cho chúng ta trong Phúc Âm Chúa Nhật  hôm nay Chúa Giêsu được chính Thánh Linh thúc đẩy đi vào hoang địa, bị Satan cám dỗ , sống giữa dã thú và đuợc thiên thần hầu hạ.

Thánh Linh thúc đẩy Chúa Giêsu trong Phúc Âm hôm nay đi vào hoang địa, không ai khác hơn là chính Chúa Thánh Linh đã ngự xuống trên Chúa Giêsu trong ngày chịu phép rửa ở sông Giordan. Điều đó chứng tỏ Chúa Giêsu của Phúc Âm hôm nay cũng chính là Con Thiên Chúa mà Cha Ngài mãn nguyện khi nhìn ngắm Ngài: 

   - " Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con " ( Mc 1, 10). 

Kế đến Chúa Giêsu là Thiên Chúa, bởi lẽ Ngài đã đối đáp từng câu một trước những cơn cám dổ của Satan khiến Satan phải cút đi:

   - " Đã có lời chép rằng: người ta sống không phải chỉ nhờ bánh, nhưng còn mọi lời từ miệng Thiên Chúa phán ra" ( Mt 4, 4),

   - " Ngươi  chớ thử thách Thiên Chúa là Chúa ngươi " ( Mt 4, 7),

   - " Ngươi hãy bái lạy Thiên Chúa là Chúa ngươi, và phải thờ phượng một mình Người mà thôi . Thế rồi quỷ bỏ Người mà đi " ( Mt 4, 10).

Quỷ thua trận lần cám dỗ nầy, không khác gì lần bị Chúa Giêsu đuổi ra khỏi người bị ám:

   - " Nhưng Chúa Giêsu quát mắng nó: Câm đi, hãy xuất ra khỏi người nầy! Thần ô uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta" ( Mc 1, 25-26). 

Chúa Giêsu là Thiên Chúa vì Người có thể sống ở nơi hoang dã cằn cỗi, sỏi đá và thú dữ cũng phục tùng Người:

   - "  và sống giữa các loài dã thú" ( Mc 1, 13).

Và sau cùng Chúa Giêsu là ai , nếu không phải chính là Thiên Chúa, vì các thiên thần phải hầu hạ Người:

   - "  và có các thiên thần hầu hạ Người" ( Mc 1, id.). 

Nhưng nếu đọc lại toàn bộ những yếu tố Thánh Marco liệt kê cho chúng ta hôm nay: Chúa Thánh Linh thúc đẩy Chúa Giêsu vào hoang địa, Chúa Giêsu bị cám dổ, sống bốn mươi ngày trong hoang địa, sống giữa các loài thú dữ và được thiên thần hầu  hạ, chúng ta sẽ thấy được mục đích chính mà Thánh Marco muốn chuyển đạt đến chúng ta. Thánh Marco muốn nói cho chúng ta biết Chúa Giêsu là trung tâm điểm của vũ trụ.

Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, vì Ngài luôn có Chúa Thánh Linh ở với Ngài. Và với Chúa Thánh Linh       " như chim bò câu ngự xuống trên mình", chắc chắn có sự hiện diện của Chúa Cha " Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con".

Và vì Chúa Giêsu là Thiên Chúa nên Ngài thắng trị Satan và các thiên sứ phải phục vụ Ngài và thú dữ cũng vâng phục Ngài. 

Nhưng với tư cách là Ngôi Lời nhập thể, Ngài cũng mang tính cách yếu đuối của con người, nên bị Thánh Linh đẩy vào hoang địa để bị thử thách.

Chúa Giêsu là trung tâm điểm của vũ trụ:

   - Ngài nối kết thế giới tạo vật bên dưới con người, thế giới của loài vật,

   - Ngài là biểu tượng cho con người với những yếu đuối và bất toàn của mình,

   - nhưng với tư cách là Thiên Chúa, Ngài có quyền phép trên các quyền lực siêu nhân, quyền lực trên các thiên sứ cũng như quyền lực trên các thần dữ.

Chúa Giêsu là Thiên Chúa, Đấng trung gian mở cửa thế giới thần linh của Thiên Chúa, đem ơn lành của Thiên Chúa đến cho nhân loại yếu đuối, tội lỗi và bất hạnh mà Chúa Giêsu liên đới giúp đở họ, như anh em của Ngài trong bản tính nhân loại của Ngài, nhưng đồng thời cũng liên kết thế giới tạo vật và thống trị thế giới siêu phàm của thiên thần và quỷ dữ.

Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, quy tóm vũ trụ được dựng nên về với Thiên Chúa, bởi lẽ Ngài là nguồn mạch và nhờ Ngài mà vũ trụ đuợc dựng nên, nói như lời tựa của Phúc Âm Thánh Gioan: 

   - " Từ nguyên thủy đã có Ngôi Lời.

    Ngôi Lời vẫn ở nơi Thiên Chúa,

   Và ngôi Lời là Thiên Chúa…

  Nhờ Người mà muôn vật được tạo thành,

   Và không có người, thì không có gì được tạo thành.

  Người là sự sống cho mọi tạo vật,

   Và sự sống là ánh sáng cho nhân loại" ( Jn 1, 1.3).   

Nói cách khác, qua hai câu ngắn ngủi của Phúc Âm:

   - " Thánh Linh liền đẩy người vào hoang địa. Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Satan cám dỗ, sống giữa loài dã thú và có thiên sứ hầu hạ Người " ( Mc 1, 12-13), 

Thánh Marco đã nói lên cho chúng ta ý nghĩa Lời Tựa của Phúc Âm Thánh Gioan ( Jn 1, 1-18).

Và chính Chúa Giêsu là Thiên Chúa, là nguồn mạch, là sự sống, là trung tâm điểm, là trung gian của vũ trụ đó, sau thời gian hoàn hảo bốn mươi ngày sống nơi hoang địa để bị thử thách, như bốn mươi năm dài dân Do Thái bị nhiều thử thách trên sa mạc  để chứng tỏ lòng trung thành của mình với Thiên Chúa,  và cũng để có cuộc sống thân tình Cha Con với Cha Ngài, Chúa Giêsu chính thức bắt đầu rao giảng Tin Mừng cứu rổi cho nhân loại, khi thời gian đã điểm:

   - "  Sau khi ông Gioan bị nộp, Chúa Giêsu đến miền Galilea rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa. Người nói: Thời gian đã mãn, và Nước Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng" ( Mc 1, 14-15).

Ngài là Thiên Chúa đem tin Mừng, đem ân phúc Thiên Chúa đến để lấp đầy khát vọng của nhân loại.

Thời điểm của Người rao giảng Tin Mừng cho chúng ta đã được tiên tri Isaia báo trước:

   - " Đẹp thay trên đồi núi bước chân Người loan báo tin mừng, công bố bình an, người loan tin hạnh phúc, công bố ơn cứu độ và nói với Sion rằng: Thiên Chúa ngươi là vua hiển trị"  (Is 52, 79)

Hiểu được như vậy, mùa chay đến là mùa của ân sủng và hạnh phúc, chúng ta hãy đón nhận và đáp ứng lời kêu gọi của ý nghĩa Phụng Vụ:

   - " Thời gian đã mãn, và Nước Thiên Chúa đã gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng" ( Mc 1, 15).

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!