Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
SAO ÔNG TA DÁM NÓI VẬY?

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV B 15 ); ( 19.02.2012); ( Mc 2, 1-12)

CHÚA  NHẬT  VII   PHỤNG  VỤ  THƯỜNG  NIÊN, NĂM B.

                                                                                    

NGUYỄN HỌC TẬP 

Trong các bài Phúc Âm của ba Chúa Nhật vừa qua, chúng ta được biết Chúa Giêsu đến Capharnaum, Người đã chữa nhiều người bệnh tật và trừ qủy ở đó. Nhưng rồi Người phải ra đi để tiếp tục rao giảng Phúc Âm cho các làng xã chung quanh :

   - " Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xã chung quanh , để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó" ( Mc 1, 38).

Trong lúc ở Capharnaum Chúa Giêsu " chữa nhiều kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh tật…"  (Mc 1, 34), nhưng " mọi người đang tìm Thầy" ( Mc 1, 37), " cả thành xúm lại trước cửa" ( Mc 1, 33), nên việc Chúa Giêsu ra đi là bỏ giở công việc cứu chữa Người đang thực hiện.

Bởi đó một ít ngày sau, được biết tin Chúa Giêsu trở lại Capharnaum, " cả thành lại xúm lại trước cửa" nữa, và lần nầy chắc chắn họ tràn ngập vào trong nhà, ngoài sân và xung quanh nhà:

   - " Vài ngày sau, Chúa Giêsu trở lại Capharnaum. Hay tin Người ở nhà, dân chúng tụ tập lại, đông đến nỗi trong nhà ngoài sân không chứa hết" ( Mc 2, 1-2).

Dân chúng tụ họp lại đông đảo không những vì thấy các phép lạ người làm, mà còn cả những lời giảng dạy khôn ngoan của Ngài đã đánh động họ:

   - " Thiên hạ sửng sốt về những lời giảng của Ngài, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chớ không như các kinh sư " ( Mc 1, 22). 

Khác hơn mấy lần trước Chúa Giêsu lo " chữa cho  nhiều kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ…" ( Mc 1, 34), lần nầy  Chúa Giêsu chú trọng giảng dạy: " Người giảng dạy cho họ" ( Mc 2, 2).

Và vì " cả thành xúm lại trước cửa" và " đông đến nỗi trong nhà ngoài sân không chứa hết", nên bốn người thân khiêng kẻ bị tê liệt phải nghĩ ra kế hoạch để đột nhập:

- " Bấy giờ người ta đem đến cho Chúa Giêsu kẻ bị tê liệt, có bốn người khiêng…Nhưng vì dân chúng quá đông, nên họ không sao khiêng đến gần Người được. Họ mới dỡ mái nhà, ngay trên chổ Người ngồi làm thành một lỗ hổng, rồi thả người bại liệt nằm trên chõng xuống" ( Mc 2, 3-4).

Yếu tố bất ngờ là niềm tin mãnh liệt của bốn người thân khiêng kẻ bị bại liệt " dỡ mái nhà…làm thành lỗ hổng, rồi thả người bại liệt  nằm trên chõng xuống" làm cho Chúa Giêsu gián đoạn bài giảng của Ngài.

Ngài gián đoạn bài giảng và khâm phục đức tin của họ, nên Ngài âu yếm nhìn người bại liệt: 

   - " Nầy con, con đã được tha tội rồi " ( Mc 2, 5).

Lời Ngài nói với người bị bại liệt cũng giống như lời nói với Madalena: 

   - " Tội của chị rất nhiều nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều…Lòng tin của con đã cứu con. Con hãy ra về bằng an" ( Lc 7, 47.50)-

Qua hai câu Phúa Âm vừa trích dẫn, điều gì đã làm cho chúng ta trở lại trong niềm thân tình với Chúa?

Đức tin. Đức tin mãnh liệt của người bại liệt và bốn người thân đã dỡ mái nhà, làm thành lỗ hổng, rồi thả người bại liệt nằm trên chõng xuống.

Đức tin và lòng thương mến:

  - " Chị đứng đàng sau, sát chân Người mà khóc, lấy nước mắt mà tưới ướt chân Người. Chị lấy tóc mình mà lau, rồi hôn chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên" ( Lc 7, 38).

Lòng thương mến Chúa và đức tin hoàn toàn ủy thác vào cánh tay Chúa đã làm cho những con người tội lỗi trở lại cuộc sống thân tình Cha con với Chúa: 

   - " Lòng tin của con đã cứu con. Con hãy ra về bằng an". 

Hay: " Credo in Unum Deum, Patem Omnipotentem":  Con tin kính ( vào) một Thiên Chúa Duy Nhất , là Cha Toàn Năng ( Kinh Tin Kính). Không phải " tôi tin có một Thiên Chúa", có hay không cũng được, vô thưởng vô phạt, mà là tin vào  ( Credo in Unum Deum). Tin tưởng và phó thác như đứa trẻ buông mình phó thác hoàn toàn vào cánh tay của người mẹ.

Và nếu đức tin phó thác  và lòng yêu mến là hai đức tính phải có để chúng ta sống thân tình với Chúa, thì những gì ngược lại với đức tin và đức bác ái  cản trở chúng ta và cản trở anh em chúng ta sống gần Chúa. 

Đó là ý nghĩa những gì Thánh Marco kể tiếp cho chúng ta hôm nay qua việc Chúa Giêsu chữa người bại liệt.

Khi Chúa Giêsu vừa nói với người bại liệt

   - " Nầy con, tội của con đã được tha",

Ngài chưa kịp nói tiếp với bệnh nhân là anh đã được chữa khỏi bệnh tật,

   - " hãy đứng dậy, vác chõng của con mà về" ( Mc 2, 11),

thì các kinh sư là những người " đạo đức" hơn ai hết đã bất mãn trong bụng:

 - " Nhưng có mấy kinh sư đang ngồi ở đó, họ nghĩ thầm trong bụng: Sao ông nầy lại dám nói như vậy? Ông ta nói phạm thượng! Ai có quyền tha tội, ngoài một mình Thiên Chúa?" ( Mc 2, 7).

" Sao ông nầy dám nói vậy? Ông ta nói phạm thượng!".

Đó là những gì các kinh sư đang nghĩ trong lòng , " nhưng có mấy kinh sư đang ngồi ở đó, họ nghĩ thầm trong bụng".

Những điều họ nghĩ trong bụng đó, " tâm trí Chúa Giêsu thấu biết ngay họ đang nghĩ thầm như thế" ( Mc 2, 8).

" Ai có quyền tha tội, ngoài một mình Thiên Chúa". Thánh Marco không bình luận thêm những gì  " họ nghĩ thầm trong bụng", nhưng qua những đoạn Phúc Âm tường thuật lại những phép lạ được Chúa Giêsu thực hiện ở Capharnaum, chúng ta có thể hiểu theo văn mạch dụng ý của những gì " họ nghĩ thầm trong bụng". 

Đó là đoạn nói lên cảm tưởng của dân chúng:

   - " Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chớ không như các kinh sư" ( Mc 1, 22).

rồi khi người bệnh phong hủi được chữa khỏi, Chúa Giêsu bảo anh:

   - " Coi chừng đừng nói gì với ai cả, nhưng hãy đi trình diện tư tế, và vì anh được sạch, thì hãy dâng những gì ông Moisen đã truyền ( dĩ nhiên là dâng trong đền thờ cho các kinh sư), để làm chứng cho người ta biết" ( Mc 1, 44).

Nói cách khác, " sao ông nầy dám nói vậy? Ông ta nói phạm thượng! Ai có quyền tha tội, ngoài Thiên Chúa" và dĩ nhiên là những kinh sự đại diện cho Ngài.

Họ đang sợ Chúa Giêsu lấn chiếm quyền hành của họ, bởi vì " thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người", " cả thành xúm lại trước cửa" và " đông đến nỗi trong  nhà ngoài sân không chứa hết".

Hiểu được như vậy, thái độ khiển trách Chúa Giêsu " sao ông nầy dám nói vậy? Ông ta nói phạm thượng! Ai có quyền tha tội, ngoài Thiên Chúa" chỉ là những lời viện cớ bênh vực quyền của Thiên Chúa, để che giấu thực tâm  ẩn ý ghen tỵ ganh ghét bên trong. 

Đối với họ, không có bất cứ một lời nói,  hành vi cử chỉ nào của Chúa Giêsu là đứng đắn, chính đáng.  

Những câu vặn hỏi lại của Chúa Giêsu càng cho chúng ta thấy rỏ thực tâm, những điều " họ nghĩ trong bụng":

   - " Ai trong các ông có một con chiên độc nhất bị sa hố ngày sabat, lại không nắm lấy nó và kéo lên sao? Mà  con người thì qúy hơn chiên biết mấy!" ( Mt 11, 12).

  - " Ngày sabat được phép làm điều lành hay điều dữ, cứu mạng người hay giết đi"  (Mc 3,4).

  - " Ngày sabat được tạo nên cho con người, chứ không phải con người cho ngày sabat" ( Mc 2, 27). 

Những câu nói vừa kể, cũng như những điều " họ nghĩ trong bụng" trong đoạn Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay cho chúng ta thấy những lý lẽ viện cớ để bênh vực truyền thống, lề luật và bênh vực quyền của Thiên Chúa, cũng như dã tâm của các kinh sư, những người  "đạo đức", thay mặt Thiên Chúa.

Họ bênh vực truyền thống, bênh vực lề luật, bênh vực " quyền của Thiên Chúa" và coi con người còn thua thú vật, thua con chiên của họ bị sa hố.

Thái độ giả hình và dã man đó đã bị thánh Gioan lột mặt nạ:

   - " Ai nói rằng : " Tôi yêu mến Thiên Chúa" mà lại ghét anh em mình, người ấy là kẻ nói dối; vì ai không yêu thương anh em mà họ trong thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy" ( 1 Jn 4, 20).  

Không ai có thể cho  rằng mình kính trọng Thiên Chúa, tôn trọng tôn giáo, dành mọi dễ dàng cho việc tái thiết, xây cất chùa chiền, thánh đường khang trang; rước kiệu long trọng rình rang, chủng viện tu viện được thu nhận ứng sinh hàng loạt; các chức sắc, giám mục, linh mục, tu sĩ xuất ngoại rầm rộ, để viện cớ che giấu  xã hội thối nát, hối lộ là quốc sách của chính sách xin-cho, chính sách tổ chức xã hội làm cho tha hoá con người, đưa đến cuộc sống đầy bệnh tật, nghèo nàn và dốt nát và nô lệ.

Cách hành xử đó có phải là cách hành xử của các kinh sư " đạo đức" không?

   - " …ai không yêu thương anh em mà họ trông thấy, thì không thể yêu mến Thiên Chúa mà họ không trông thấy". 

Và nếu chúng ta suy nghĩ xa hơn một chút, Ki Tô giáo chỉ có hai điều răn: kính Chúa và yêu người.

Theo lời cảnh cáo của Thánh Gioan chúng ta vừa trích dẫn: ai không yêu thương lo lắng cho anh em, thì cũng chẳng có kính yêu gì Thiên Chúa.

Con người như vậy là con người vừa vô thần, vừa vô nhân đạo.

Con người đó, thể chế đó chỉ biết viện cớ che lấp bên ngoài để cũng cố quyền lực, thu góp của cải, phục vụ cho chính mình và cho phe nhóm.

Vừa vô thần vừa vô phi nhân !

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!