Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
LỜI CẦU NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC KHI CHẾT ( MC VÀ MT )

BÀI GIÁO LÝ NGÀY THỨ TƯ ( 8A 6)

Thính phòng Phaolồ VI, buổi yết kiến ngày thứ tư, 08.02.2012. 

ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI

 

Anh Chị Em thân mến,

hôm nay tôi muốn được suy nghĩ cùng Anh Chị Em về lời cầu nguyện của Chúa Giêsu trước cái chết gần kề, dừng lại ở những gì Thánh Marco và Thánh Matthêu kể lại cho chúng ta.

Hai tác giả Phúc Âm ghi lại lời cầu nguyện của Chúa Giêsu đang hấp hối không những bằng tiếng Hy Lạp đoạn tường thuật được viết ra, nhưng cả bằng tiếng Do Thái pha trộn với tiếng Aramaica.

Bằng cách đó, không những các ngài chuyển lại nội dung, mà cả âm thanh mà lời nguyện đó được thốt ra trên môi Chúa Giêsu. Chúng ta hãy lắng nghe thực sự các lời của Chúa Giêsu như thế nào lúc đó.

Đồng thời các ngài cũng diễn tả lại cho chúng ta thái độ của những người hiện diện trước sự kiện đóng đinh, họ không hiểu - và không muốn hiểu - lời cầu nguyện đó.

 

   1 - Thánh Marco viết, như chúng ta vừa nghe:

      - " Vào lúc giữa trưa, bóng tối bao phủ khắp nơi, mãi đến ba giờ sau trưa. Vào giờ thứ ba ( sau trưa), Chúa Giêsu kêu lớn tiếng: " Eloi, Eloi, lemà sabactàmi ? ". Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Chúa bỏ rơi con? " ( Mc 15, 14).

Trong cấu trúc của đoạn tường thuật, lời cầu nguyện, tiếng kêu lên của Chúa Giêsu xảy ra vào thượng đỉnh của ba giờ bóng tối, từ lúc trưa cho đến ba giờ chiều, đang phủ xuống cả mặt đất. Ba giờ bóng tối phủ xuống mặt đất, tiếp theo đoạn tường thuật trước đó về thời gian, là ba giờ khi bắt đầu cuộc đóng đinh Chúa Giêsu.

Thật vậy, Thánh Marco báo cho chúng ta :

   - " Lúc họ đóng đinh Người là giờ thứ ba " ( Mc 15, 25).

Tổng kết các dấu chỉ thời gian của đoạn tường thuật, sáu giờ Chúa Giêsu ở trên thập giá được chia thành hai khoản thời gian bằng nhau. 

Trong ba giờ đầu, từ lúc chín giờ sáng đến trưa, là khoản thời gian của nhạo báng của các nhóm người khác nhau, bày tỏ thái độ hoài nghi của họ, cho thấy rằng họ không tin. Thánh Marco viết:

   - " Kẻ qua người lại đều nhục mạ Người " ( Mc 15, 29).

   - " Các thượng tế và kinh sư cũng chế  giễu Người như vậy " ( Mc 15, 31),

   - " Cả những kẻ chịu đóng đinh với Người cũng nhục mạ Người " ( Mc 15, 32)

Trong ba giờ kế tiếp, từ nửa trưa " cho đến ba giờ sau trưa ", tác giả Phúc Âm chỉ nói về bóng tối phủ xuống khắp mặt đất, bóng tối chiếm hữu hoàn toàn, không còn được đề cập đến cử động của các nhân vật hay lời nói nào.

Khi Chúa Giêsu càng lúc càng tiến gần đến cái chết, chỉ có " bóng tối phủ xuống trên toàn mặt đất " . Cả vũ trụ cũng bị liên hệ vào biến cố nầy: bóng tối bao phủ lấy con người cũng như vạn vật, nhưng ngay cả trong thời điểm tối tăm đó, Thiên Chúa vẫn hiện diện, không bỏ rơi.

Trong truyền thống Thánh Kinh, bóng tối có một ý nghĩa song tưởng ( ambivalente): bóng tối được coi như là sự hiện diện và động tác của sự dữ, nhưng cũng là sự hiện diện và động tác của Thiên Chúa, Đấng có khả năng thắng mọi bóng tối. Ví dụ trong Sách Xuất Hành, chúng ta đọc được:

   - " Thiên Chúa phán với ông Moisen: " Nầy Ta sẽ đến với ngươi trong đám mây dày đặc, để khi Ta nói với người, thì dân chúng cũng nghe thấy và tin vào ngươi " ( Ex 19,9);

còn nữa:

   - " Dân chúng đứng xa xa, còn ông Moisen thì tiến lại gần đám mây đen, nơi Thiên Chúa đang ngự " ( Ex 20, 21);

và trong các bài diễn văn Sách Đệ Nhị Luật, ông Moisen kể lại:

   - " Núi bốc lửa cao đến tận trời, trong bóng tối mây đen mù mịt " ( Dt 4, 11),

   - " Khi anh em nghe tiếng từ giữa bóng tối, và núi đang bốc lửa, thì tất cả anh em những người đứng đầu các chi tộc và những kỳ mục của anh em đã đến gặp tôi và nói: " Lạy Đức Chúa, Thiên Chúa chúng tôi, đã cho chúng tôi thấy Người thật vinh quang và vĩ đại, và chúng tôi đã nghe tiếng của Người từ trong đám lửa  ( Dt 5, 23-24).

Trong bối cảnh Chúa Giêsu chịu đóng đinh, bóng tôí bao trùm mặt đất và đó là những bóng tối của sự chết, mà Con Thiên Chúa đắm mình trong đó để đem lại đời sống bằng cái chết của Người.

 

   2 - Trở lại đoạn tường thuật của Thánh Marco, trước những lời nhục mạ của nhiều hạng người khác nhau, trước bóng tối phủ xuống tràn trên tất cả, trong lúc đứng trước cái chết, Chúa Giêsu với lời kêu lớn tiếng của lời cầu nguyện mình, cho thấy rằng trước sức nặng của đau khổ và cái chết trong đó dường như chúng ta bị bỏ rơi, sự khiếm diện của Thiên Chúa, thì Người hoàn toàn chắc chắn sự gần gủi của Chúa Cha. Chúa Cha chấp nhận động tác cao cả đó của tình yêu, động tác tận hiến Chính Mình, mặc dầu không cảm nhận được, như trong các thơi điểm khác.

Đọc Phúa Âm chúng ta nhớ đến những đoạn khác quan trọng trong cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã thấy kết hợp các dấu chỉ sự hiện diện của Chúa Cha và lòng chấp thuận của Người cho cuộc hành trình tình yêu, cả với tiếng giải thích rõ của Thiên Chúa.

Như vậy, trong biến cố phép rửa dưới sông Giordano, với các tầng trời bị xé ra, tiếng cua Chúa Cha được dân chúng nghe thấy:

   - " Con là Con yêu dấu của Cha, Cha hài lòng về Con " ( Mc 1, 11). 

Kế đến trong biến cố Chúa Giêsu được biến dạng, cùng với dấu chỉ đám mây, lời nói được đi kèm:

   - " Đây là Con Yêư Dấu của Ta, các ngươi hãy nghe Người " ( M 9, 7).

Trái lại lúc đến gần cái chết của Đấng Chịu Đóng Đinh, tất cả đều bao trùm thinh lặng, không nghe được một tiếng nói nào, nhưng cái nhìn yêu thương của Chúa Cha vẫn gắn chặt trên sự dâng hiến tình yêu của Chúa Con. 

Nhưng lời cầu nguyện của Chúa Giêsu có ý nghĩa gì, tiếng kêu lên hướng về Chúa Cha:

   - " Lạy Chúa của con, lạy Chúa của Con, sao Chúa bỏ con? ",

đó là sự nghi ngờ về sứ mạng của mình, về sự hiện diện của Chúa Cha chăng?

Trong lời cầu nguyện vừa kể, lẽ nào không có sự nhân thức về tình trạng chính mình bị bỏ rơi chăng?

Các lời của Chúa Giêsu lên Chúa Cha là những lời khởi đầu của Thánh Vịnh 22, trong đó tác giả Thánh Vịnh nói lên tâm trạng dằn co giữa cảm nhận thấy mình trơ trọi một mình và tâm trạng nhận thức chắc chắn sự hiện diện của Thiên Chúa ở giữa dân chúng. Tác giả cầu nguyện:

   - " Ngày kêu cứu Chúa, không lời đáp ứng, đêm van nài Người cũng chẳng yên. Nhưng Chúa là Đấng Thánh, ngự trên ngai giữa những lời ngợi khen của Israel " ( Ps 22, 3-4),

Tác giả Thánh Vịnh nói đến " lời kêu cứu " đễ diễn tả tất cả đau đớn của lời cầu nguyện mình trước Thiên Chúa, có vẽ như vắng mặt; trong lúc uẩn ức âu lo, lời cầu nguyện trở thành tiếng la thét lên. 

Điều đó cũng là những gì xảy ra trong thời đại chúng ta đối với Chúa: trước những cảnh trạng khó khăn và đau khổ nhứt, khi có vẻ như Thiên Chúa không nghe, chúng ta đừng sợ phó thác cho Người tất cả gánh nặng mà chúng ta đang mang trong tâm hồn, chúng ta đừng sợ la lên Người nỗi đau khổ của mình, chúng ta cần phải xác tín rằng Thiên Chúa ở gần, mặc dầu bên ngoài Người có vẻ thinh lặng.

 

   3 - Lập lại từ trên thập giá các lời khởi đầu của Thánh Vịnh

      - " Eli, Eli, lemà sabactàmi " - " Lạy Chúa, lạy Chúa, tại sao Chúa bỏ con " ( Mt 27, 46),

thét lên những lời của Thánh Vịnh, Chúa Giêsu cầu nguyện trong lúc cuối cùng bị con người từ chối, trong lúc bị bỏ rơi, nhưng Người cầu nguyện bằng Thánh Vịnh, trong xác tín sự hiện diện của Chúa Cha,  ngay cả trong thời điểm, trong đó Người cảm nhận được thảm trạng cái chết của con người.

Nhưng nơi chúng ta nảy ra câu hỏi: làm sao một Thiên Chúa toàn năng như vậy lại không can thiệp để tước bỏ đi Con mình khỏi cơn thử thách khủng khiếp đó ?

Điều quan trọng là chúng ta nên biết rằng lời cầu nguyện của Chúa Giêsu không phải là tiếng la thét của con người đang gặp phải niềm tuyệt vọng của cái chết, cũng không phải là tiếng la thét của những ai biết mình bị bỏ rơi.

Trong thời điểm đó, Chúa Giêsu đang dùng cả Thánh Vịnh 22, Thánh Vịnh của dân Israel đang đau khổ; với phương thức đó, Người đảm nhận nơi mình, không phải chỉ gánh nặng của dân tộc mình, mà là gánh nặng của tất cả nhân loại đang đau khổ dưới sự cưỡng bức của sự dữ và đòng thời đem tất cả những điều đó đến trái tim của chính Thiên Chúa, trong xác tín rằng tiếng kêu thét của Người sẽ được lắng nghe vào dịp Phục Sinh:

   - "  tiếng kêu thét trong thời điểm bị giao động tận cùng là đồng thời lòng xác tín Thiên Chúa sẽ trả lời, xác tín sự giải thoát không những cho chính Chúa Giêsu, mà cho " nhiều người " ( Gesù di Nazareth II, 239-240).

Trong lời cầu nguyện nầy của Chúa Giêsu gồm tóm cả lòng tin cậy và phó thác trong tay Thiên Chúa, ngay cả khi chúng ta có cảm tưởng rằng Người khiếm diện, rằng Người vẫn ở trong thinh lặng, đang đi theo một đồ án, mà đối với chúng ta không thể hiểu được.

Trong Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo chúng ta đọc được như sau:

   - " Trong tình yêu cứu độ luôn luôn hiệp nhứt Người với Chúa Cha, Chúa Giêsu đã đảm nhận chúng ta trong trạng thái chúng ta tách rời Thiên Chúa do tội lỗi, đến nỗi có thể nói thay cho chúng ta trên thập giá:

   - " Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con, tại sao Chúa lại bỏ con " ( n. 603).

Sự đau khổ của Người là sự đau khổ thông hiệp với chúng ta và cho chúng ta, thoát xuất từ tình yêu thương và đã mang nơi mình sự cứu độ, sự chiến thắng của tình yêu. 

Những người hiện diện lúc đó dưới thập giá không thể hiểu được và tưởng rằng tiếng kêu của Người là lời van xin đối với ngôn sứ Elia. Trong một bối cảnh đầy kích động, họ tìm cách lẫn tránh Chúa Giêsu để kéo dài cuộc sống và để xem coi Elia có đến tiếp cứu Người không. Nhưng rồi một tiếng la lớn lên kết thúc cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu và cả sự mong đợi của họ.

Trong giây phút tận cùng, Chúa Giêsu để cho trái tim mình diễn tả sự đau khổ, nhưng đồng thời cũng để phát hiện ra sự hiện diện của Chúa Cha và sự đồng tâm của Chúa Giêsu vào đồ án cứu độ nhân loại của Người.

Cả chúng ta, chúng ta luôn luôn gặp phải và tiếp tục gặp " ngay cả ngày hôm nay " đau khổ và sự thinh lặng của Thiên Chúa - chúng ta nói lên nhiều lần trong lời cầu nguyện của chúng ta - nhưng chúng ta cũng gặp được " ngay cả ngày hôm nay " biến cố Phục Sinh, sự đáp ứng của Thiên Chúa, Đấng đã đảm nhận lấy nơi Mình những đau khổ của chúng ta, để cùng gánh lấy chung với chúng ta và cho chúng ta niềm hy vọng vững chắc rằng những bất hạnh đó sẽ bị bại trận ( cfr Lett. enc. Spe salvi, 15-20).

Các bạn thân mến, trong cầu nguyện, chúng ta đem đến Chúa các thập giá hằng ngày của chúng ta, trong xác tín vững chắc rằng Người hiện diện và lắng nghe chúng ta.

Tiếng kêu lên của Chúa Giêsu nhắc chúng ta nhớ thế nào trong cầu nguyện, chúng ta phải vượt lên trên biên giới " cái tôi " của chúng ta và của các vấn đề của chúng ta, mở rộng chúng ta ra đến các nhu cầu và đau khổ của người khác.

Lời cầu nguyện của Chúa Giêsu hấp hối trên thập giá dạy chúng ta cầu nguyện với tình yêu cho bao nhiêu anh chị em khác đang cảm nhận sức nặng nhọc của đời sống hằng ngày, đang sống trong những lúc khó khăn, đang đau khổ, không có được một lời nâng đỡ.

Chúng ta hãy mang tất cả những điều đó đến trái tim Chúa, như vậy anh chị em đó cũng cảm nhận được tình yêu của Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta.

Cám ơn Anh Chị Em.

 

Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ: Nguyễn Học Tập.

( Thông tấn www.vatican.va , 08.02.2012).     

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!