Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
NGƯỜI CHẠNH LÒNG THƯƠNG GIƠ TAY ĐỤNG VÀO ANH

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV B 14); ( 12.02.2012); ( Mc 1, 40-45)

CHÚA  NHẬT  VI  PHỤNG  V Ụ  THƯỜNG  NIÊN, NĂM B.

NGUYỄN HỌC TẬP

 

Cuộc đời trần thế của Chúa Giêsu là một cuộc đời rao giảng Phúc Âm và làm phép lạ liên tục để trợ giúp con người khỏi những khốn cùng của họ:

   - " Người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng" ( Mt 11, 4-6).

Chúa Giêsu can thiệp vào cuộc sống con người để nâng đỡ con người.

Những cử chỉ của Người trong  hai phép lạ  thực hiện ở Capharnaum được Thánh Marco thuật lại, làm cho chúng ta chú ý và suy ngẫm.

Trong bài Phúc Âm Chúa Nhật tuần trước, Thánh Marco thuật lại cho chúng ta Chúa Giêsu chữa bệnh cho bà mẹ vợ ông Simon. Khi được các môn đệ báo cho biết tình trạng sức khỏe  của bà, 

   - " Người lại gần cầm lấy tay bà mà đỡ dậy; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài" ( Mc 1, 31). 

Và bài Phúc Âm Chúa Nhật hôm nay thuật lại cho chúng ta việc một người bị bệnh phong cùi, biết danh tiếng chữa trị của Chúa Giêsu,  táo bạo, bất chấp luật  lệ ngăn cấm, đến qùy dưới chân Chúa Giêsu thưa với Ngài:

   - " Nếu Ngài muốn, Ngài có thể làm cho con  được sạch" ( Mc 1, 40). 

Chúa Giêsu nhìn anh, cảm động. Và đây là cử chỉ của Ngài làm cho chúng ta suy nghĩ:

   - " Người chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: Ta muốn, anh sạch đi. Lập tức chứng phong hủi biến khỏi anh và anh được sạch" ( Mc 1, 41-42). 

Đọc câu trả lời của Chúa Giêsu đối với bệnh nhân, cũng như lối diễn tả ngắn gọn  phép lạ vừa được thực hiện của Phúc Âm Thánh Marco, vỏn vẹn không quá ba câu để thuật lại, chúng ta có cảm tưởng là Chúa Giêsu đang nóng giận:

   - " Ta muốn, anh sạch đi ! ". 

Chắc chắn không phải là nóng giận với bệnh nhân, bởi lẽ " Người chạnh lòng giơ tay đụng vào anh…".

Vậy thì đang nóng giận với ai?

Người đang bất bình với hệ thống tổ chức luật pháp, đúng hơn là lối diễn giải luật pháp câu nệ và xã hội lúc đó.

Xã hội lúc đó, với cách diễn giải pháp luật nô lệ vào tập tục bắt buộc người bị bệnh hủi và nhiều bệnh khác, phải sống biệt lập với mọi người, vì bị coi  như là những chủ thể dơ bẩn phế thải của xã hội và vì sợ lây( Lv 15, 1-2. 45-46).

Những ai bất hạnh bị bệnh tật, không phải chỉ bệnh phong cùi, đều là thành phần dơ bẩn phế thải, không còn một địa vị nào trong xã hội và bị đối đãi như không phải là người nữa, bị đày sống ở những nơi hoang địa,  bị bỏ rơi sống chết mặc kệ ( 2 Re 26,21).

Thái độ đó của " các thầy thông thái luật ", " các tư tế và những người Pharisêu" là do tinh thần giải thích luật lệ của họ một cách nô lệ.

 Giải thích lề luật câu nệ về hình thức và từ đó đối xử với con người tàn tệ không thua  thú vật đó, đã bị Chúa Giêsu phản đối nhiều lần, phản đối ra mặt, không có gì là " tốt đời đẹp đạo": 

   -" Ai trong các ngươi có một con chiên độc nhất bị sa hố ngày sabat, lại không nắm lấy và kéo nó lên sao? Mà con người thì qúy hơn chiên biết mấy" ( Mt 11. 11-12).

 -" Ngày sabat được tạo nên cho con người, chớ không phải con người cho ngày sabat" ( Mc 2, 27).

 -" Ngày sabat được làm điều lành hay điều dữ, cứu người hay giết người đi?" ( Mc 3,4). 

 Tổ chức Quốc Gia, luật pháp và xã hội để phục vụ con người hay để phục vụ bè phái và ý thức hệ?

Bất cứ một tổ chức chính trị nào không nhằm mục đích phục vụ con người, không phải là tổ chức theo tinh thần Phúc Âm, lý tưởng của người Ki Tô giáo: 

   - " Ngày sabat được tạo nên cho con người, chớ không phải con người cho ngày sabat". 

Người bị  phong cùi tuyệt vọng nên liều lĩnh , bất chấp luật lệ,  đến qùy trước mặt Chúa Giêsu để xin Người chữa cho. Và Chúa Giêsu cũng bất mãn không ít đối với hệ thống xã hội và luật pháp phi nhân bản qua cử chỉ và câu nói ngắn ngủi để chữa cho anh: 

   - " Ta  muốn , anh sạch đi " . 

 Một ý thức hệ và chế độ không tôn trọng con người, là ý thức hệ và chế độ không đáng tồn tại trên mặt đất. 

Cử chỉ phản đối thứ hai của Chúa Giêsu đối với cách hành xử của họ được Ngài biểu thị  bằng cách đưa tay đụng vào thân thể người phong hủi: 

   - " Người chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh và bảo: Ta muốn, anh sạch đi " ( Mc 1, 41). 

Cử chỉ " Người chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh…" là cử chỉ phản đối, chống lại quan niệm xem những người bệnh tật, người nghèo khổ, thất học, người thu thuế, những kẻ tội lỗi là những thành  phần dơ bẩn, đụng đến họ là làm oen ố con người mình, không những oen ố thể xác, mà cả tâm  linh, không còn xứng đáng để cầu nguyện và tế lễ Chúa.

Một quan niệm và cách hành xử xảo trá và khinh người bị Chúa Giêsu phản đối bằng cách  

   - " giơ tay đụng vào anh". 

Và những người bệnh tật, nghèo khổ, thất học, kém cỏi, thu thuế, tội lỗi là những người có chổ đứng trong trái tim của Chúa Giêsu, trong Phúc Âm của Ngài.

Ngài kêu gọi Matthêu là kẻ đang siết thuế, bị xã hội khinh bỉ:

   - " Bỏ nơi ấy, Chúa Giêsu đi ngang qua trạm thu thuế, thì thấy một ngưòi tên là Matthêu đang ngồi ở trạm. Người bảo ông: anh hay theo Ta. Ông đứng dậy đi theo Người" ( Mt 9, 9). 

Ngài ngồi ăn đồng bàn với những kẻ tội lỗi:

   - " Khi Chúa Giêsu đang dùng bửa tại nhà ông ấy, có nhiều người thu thuế và tội lỗi kéo đến, cùng ăn với Người và các môn đệ".( Mt 9, 10). 

Ngài bênh vực họ, nói cho họ biết tình thương của Thiên Chúa đối với họ, để cho họ có cơ hội và điều kiện để trở lại trong tình yêu Cha con với Thiên Chúa:

   - " Vì Ta  không đến để kêu gọi người công chính, mà kêu gọi người tội lỗi" ( Mt 9, 13). 

Ngài bênh vực họ, ban cho họ tình thương và sức mạnh để hối cải:

   - " Vì thế Ta nói cho các ông hay: tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha nhiều vì chị yêu mến nhiều… Lòng tin của con đã cứu con. Con hãy ra về bình an" ( Lc 7, 47.50). 

Phúc Âm của Chúa Giêsu là Phúc Âm nhân bản, không thể nào  chỉ hàm chứa  những chân lý " tốt đời đẹp đạo" đồng hành với ý thức hệ gian xảo, hối lộ, tha hoá con người và coi Thiên Chúa chỉ là sản phẩm của giới tư sản nhằm ru ngủ giai cấp  vô sản bị bốc lột. 

Một ý nghĩa khác trong cử chỉ của Chúa Giêsu, chúng ta có thể suy ngẫm.

Chúa Giêsu có thể phán một lời để chữa người phong hủi  được sạch, như người đã làm nhiều phép lạ khác để chữa các người bệnh tật:

   - "Hãy đứng dậy, vác giường mà về. Người bại liệt đứng dậy, đi về nhà" ( Mt 8, 7).

   - " Lazzaro hãy ra khỏi mồ! Người chết liền ra, chân tay còn quấn vải, và mặt còn phủ khăn" ( Jn 11, 43). 

Nhưng trong lần chữa cho bà mẹ vợ ông Simon, cũng như  chữa cho người bị phong hủi, Chúa Giêsu đã tỏ ra những cử chỉ khác:

  - " Người lại gần, cầm lấy tay mà đỡ bà vậy; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài " ( Mc 1, 31).

  - " Người chạnh lòng thương giơ  tay đụng vào người  anh và bảo: Ta muốn, anh sạch đi "  (Mc 1, 41).

Với những cử chỉ đó, Chúa Giêsu muốn dạy chúng ta trong các mối tương quan xã hội, nhứt là đối với những ai " bé mọn, yếu thế, thấp kém, khó nghèo ", chúng ta hãy bắt chước các cử chỉ của Ngài :   

    - " Người lại gần, cầm lấy tay mà đở bà dậy; cơn sốt dứt ngay…, Người chạnh lòng giơ tay đụng vào người anh và bảo: Ta muốn, anh sạch đi".

Chúa Giêsu cầm lấy tay mà đỡ bà dậy, trước khi làm phép lạ chữa cho con sốt dứt ngay.

Chúa Giêsu chạnh lòng thương giơ tay đụng vào anh, trước khi lam phép lạ chữa cho: Ta muốn, anh sạch đi.

Chúa Giêsu bày tỏ tâm tình nhân loại, thông cảm, an ủi của mình trước khi thực  hiện phép lạ để xoa dịu gánh nặng và nhu cầu thể xác của những ai cần đến Ngài.

Trong các hoạt động xã hội, chúng ta không thể chỉ đối xử với anh em đang cần chúng ta bằng cách  tổ chức thể chế , luật pháp,  cơ quan đặc trách để cung cấp cho họ các nhu cầu vật chất là đủ.

Tình người và đức bác ái Ki Tô giáo đòi buộc chúng ta còn phải có tâm tình hiểu biết,  những cử chỉ thân tình, trong khi hành xử bổn phận xã hội của chúng ta.

Con người không phải chỉ là những " ống tiêu hóa" ( tubes digestifs) mà chúng ta cần phải cung cấp thực phẩm.

Con người là

   - " hình ảnh của Thiên Chúa" ( Gn 1, 27),

   - là " con Thiên Chúa" ( Mt 6,9)

   - và được Chúa cho "…tham dự vào bản tính thần linh của Ngài" ( 2 Pt 1,4).

Con người đó có địa vị cao cả, có lý trí, có tình cảm, và ước vọng thiêng liêng, ước vọng hạnh phúc vô tận được  Chúa ban cho khi Ngài tạo dựng nên họ. Những đặc tính đó của con người  đòi buộc phải được  người khác  kính trọng.

Ý thức hệ và thể chế nào chỉ nhằm thoả mãn các nhu cầu vật chất của con người là ý thức hệ và chế độ có quan niệm hẹp hòi, đê tiện hóa con người, không xứng đáng cho con người, không đáng tồn tại giữa con người.

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!