Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
NGÀI CHỮA KHỎI NHIỀU NGƯỜI VÀ TẤT CẢ TÌM NGÀI

 

 SUY NIỆM PHÚC ÂM( IV B 13 ); ( 05.02.2012);( Mc 1, 29-39)

CHÚA NHẬT V PHỤNG VỤ THƯỜNG NIÊN, NĂM B

NGUYỄN HỌC TẬP   

Đoạn Phúc Âm Thánh Lễ Chúa Nhật hôm nay ( Mc 1, 29-39) và đoạn Phúc Âm  trước đó    ( Mc 1, 21-28) kể lại những hoạt động của Chúa  Giêsu ở Capharnaum, quê hương  của bà mẹ vợ Thánh Phêrô.

 Một ngày thứ bảy hoạt động không ngớt ở Capharnaum, một ngày giảng dạy ở hội đường và trừ qủy cho một người mà người ta dẫn đến cho Ngài ở đó, những lời nói khôn ngoan của Chúa Giêsu cũng như quyền phép của Ngài đối với ma qủy đã làm cho  mọi người hiện diện bàn tán: 

   - " Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có thẩm quyền, chớ không như các kinh sư…

   - " Mọi người đều kinh ngạc: thế nghĩa là gì? Giáo lý thì mới mẽ, nguời dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh. Lập tức danh tiếng Người đồn ra khắp mọi nơi, khắp cả miền lân cận, miền Galilea" ( Mc 1, 22.26-28). 

Sau một ngày thứ bảy bận rộn vừa kể, Chúa Giêsu và các môn đệ Ngài, ông Simon, ông Andrea, ông Giacobê và ông Gioan đến ngụ ở nhà mẹ vợ của ông Simon.Và ở đây, Người cũng chữa bệnh cho bà: 

   - " Lúc đó bà mẹ vợ ông Simon đang lên cơn sốt, nằm trên giường. Lập tức họ nói cho Người biết tình trạng của bà. Người lại gần, cầm lấy tay bà mà đở dậy; cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ cho các ngài" ( Mc 1, 30-31). 

Và rồi cho đến khi chiều tối, Chúa Giêsu tiếp tục chữa trị cho những ai cần được Người chữa trị mà dân chúng đem đến cho Ngài ở bên ngoài nhà bà mẹ vợ ông Simon:

   - " Chiều đến khi mặt trời đã lặn, người ta đem mọi kẻ ốm đau và những người bị qủy ám đến cho Người. Cả thành xúm lại trước cửa. Chúa Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều qủy, nhưng không cho qủy nói ,vì chúng biết Người là ai" ( Mc 1, 32-34). 

Dĩ nhiên là vì lý do " chiều đến khi mặt trời đã lặn…", nên Chúa Giêsu không thể chữa trị hết tất cả những ai được dân chúng đem đến cho Ngài. Do đó Thánh Marco thuật lại cho chúng ta là " …Chúa Giêsu chữa nhiều kẻ đau ốm mắc đủ thứ bệnh tật, và trừ nhiều quỷ…", chớ Ngài không thể đáp ứng được tất cả các đòi hỏi của   " cả thành  xúm lại trước cửa".

Nhưng rồi một bất ngờ đã xảy ra sáng hôm sau: 

   - " Sáng sớm lúc trời còn tối mịt, Người đã  dậy đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó" ( Mc 1, 35).

Có lẽ chúng ta, những ai đang đọc bài Phúc Âm hôm nay, chúng ta được may mắn hơn những người ở Capharnaum lúc đó, kể cả các môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta thử đến bên cạnh Ngài để nghe Ngài cầu nguyện cùng Chúa Cha, Ngài đang sống thân tình với Chúa Cha.

Trên thực tế, chúng không biết Ngài đang cầu nguyện gì với Chúa Cha, nhưng theo văn mạch, chúng ta cũng có thể đoán được nội dung. Chắc nội dung cũng không có gì khác hơn là  về sứ mạng của Ngài cho ngày hôm sau.

Nơi Ngài cầu nguyện là một nơi hoang vắng, chắc chắn xa nhà của bà mẹ vợ ông Simon, nên Chúa Giêsu mới phải dậy sớm và ra đi: 

   - " Sáng sớm lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy đi ra một nơi hoang vắng…". 

Thấy mất Thầy, ông Simon và các môn đệ khác liền bỏ nhà hối hả chạy theo: 

   - " Ông Simon và những người đã ở với Người hôm trước đưổi theo đi tìm Người " ( Mc 1, 36).  

Và vừa khi gặp Người, các ông không ngần ngại thưa: 

 " Mọi người đang tìm Thầy." ( Mc 1. 37). 

Chúa Giêsu đã trở thành đối tượng mà " cả thành xúm lại trước cửa" nhà mẹ vợ ông Simon đang đợi. Các môn đệ không nói : " Chúng con đang tìm Thầy", mà là " Mọi người đang tìm Thầy"  cho thấy  ý nghĩa của " cả thành xúm lại trước cửa" đang đợi.

Câu nói trên còn có ý nghĩa " Xin Thầy hãy trỡ lại Capharnaum, mọi người đang tìm Thầy ( kể cả chúng con), Thầy không thể bỏ dang dở công việc đã bắt đầu, dân chúng đang khó chịu, bực bội. Hãy trở lại và chữa cho " hết mọi người".

Có lẽ " cả thành đang xúm lại trước cửa" hy vọng thế nào rồi các môn đệ cũng trở lại và mời được cả Chúa Giêsu trở lại để chữa trị những đau khổ của họ. Bởi lẽ bửa chiều hôm trước, các ông chỉ mới nói với Người là bà mẹ vợ ông Simon bị sốt, Người liền chữa khỏi, không cần phải thêm một lời cầu cứu nào khác: 

   - " Lúc đó bà mẹ vợ ông simon lên cơn sốt, nằm trên giường. Lập tức họ nói với Người biết tình trạng của bà, Người lại gần cầm lấy tay bà mà đở dậy, cơn sốt dứt ngay và bà phục vụ các ngài " ( Mc 1, 31).  

 Nhưng Chúa Giêsu của Thánh  Marco trong đoạn Phúc Âm hôm nay đã có một quyết định khác hẳn. Ngài có quyết định đi nơi khác vì sứ mạng của Ngài đòi buộc và bắt buộc luôn cả những ai liên hệ với Ngài phải cùng thực hiện chung sứ mạng với Ngài: 

   - " Người bảo các ông: Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xa xung quanh đây, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó" ( Mc 1, 38). 

Đặt câu trả lời của Chúa Giêsu  bên cạnh  những lời từng thuật lại trong Phúc Âm để nói lên thái độ của các môn đệ và cũng là của chúng ta,

   - " …Chúa Giêsu chữa nhiều kẻ ốm đau mắc đủ các thứ bệnh tật, trừ nhiều qủy" và

   - " Khi gặp Người, các ông thưa: Mọi người đang tìm Thầy".

 chúng ta sẽ có được  một số yếu tố cần để suy ngẫm. 

a ) Trước hết Chúa Giêsu không trả lời cho các môn đệ rằng Ngài phải đi nơi khác mà nói với các ông rằng Ngài muốn đi nơi khác cùng với các ông: 

   - " Chúng ta hãy đi nơi khác…".  

Điều đó cho thấy rằng sứ mạng rao giảng Phúc Âm, "…Thầy còn  rao giảng ở đó nữa…", không phải chỉ là sứ mạng của Chúa Giêsu thôi, mà của cả các môn đệ và của chúng ta, con cái của các ngài trong niềm tin Ki Tô giáo. 

   - " Chúng ta hãy đi nơi khác, đến các làng xa xung quanh đây, để Thầy còn rao giảng ở đó nữa…",  

câu nói đó còn có giá trị liên quan đến chúng ta hơn nữa, sau khi Chúa Giêsu từ giả các môn đệ để về với Chúa Cha:

   - " Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân Danh Cha và Con và Thánh Thần, dạy họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em…" ( Mt 28, 18-19).  

Sau thời các Thánh Tông Đồ, việc rao giảng và làm chứng Phúc Âm cho mọi người là nhiệm vụ của mỗi người Ki Tô hữu chúng ta:

   - " Chúng ta hãy đi nơi khác…vì Thầy còn rao giảng ở đó nữa". 

b) Kế đến Chúa Giêsu cũng nói với các môn đệ:

   - " ...,vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó" ( Mc 1, 38).

Đọc những lời nói đó trong văn mạch  Phúc Âm, chúng ta dễ hiểu rằng Ngài biện minh cho việc " Sáng sớm lúc trời còn tối mịt, Người đã dậy, đi ra một nơi hoang vắng và cầu nguyện ở đó" ( Mc 1, 35), là ra đi khỏi nhà bà mẹ vợ ông Simon.

Nhưng nếu những lời " …, vì Thầy ra đi cốt để làm việc đó", cũng có thể hiểu là Thầy ra đi từ nơi Chúa Cha " cốt để làm việc đó", là " Thầy còn giảng dạy ở đó nữa": giảng dạy Phúc Âm cho muôn dân, chúng ta sẽ thấy rằng sứ mạng rao giảng và làm chứng Phúc Âm của các môn đệ và của chúng ta, phát xuất từ Chúa Cha và chúng ta lãnh nhận qua tay Chúa Giêsu, vì Người đã bảo chúng ta " Chúng ta hãy đi nơi khác…", hãy ra đi để giảng dạy với Ngài và tiếp tục công việc truyền bá Phúc Âm của Ngài, công việc mà Chúa Cha đã giao cho Ngài và Ngài chuyển lại cho chúng ta.

c) Đọc lại câu Phúc Âm " …Chúa Giêsu chữa nhiều người ốm đau…, trừ nhiều qủy…" và" " khi gặp Người, các ông thưa: Mọi người đang tìm Thầy" chúng ta thấy được ước muốn của các môn đệ: "Thưa Thầy, Thầy đã chữa nhiều người đau ốm, trừ nhiều qủy…, nhưng chưa chũa trị cho hết mọi người, Thầy hãy trở lại Capharnaum để chữa cho hết mọi người, vì mọi người đang xúm lại trước cửa nhà bà mẹ vợ ông Simon để đợi Thầy".

Hiểu được tâm trạng đó của các môn đệ, chúng ta mới cảm thấy thắm thía câu nói của Chúa Giêsu: " Chúng ta hãy đi nơi khác,…, vì Thầy còn rao giảng ở đó nữa,… vì Thầy ra đi cốt dể làm chuyện đó".

Nói cách khác, Chúa Giêsu khuyên các môn đệ hãy theo Người, thay đổi những gì các ông tính  thực hiện ngày hôm đó.

Trong đoạn tường thuật của Phúc Âm, Chúa Giêsu khuyên các môn đệ thay đổi nơi hoạt động, bỏ Capharnaum để đi truyền giáo ở các làng mạc xung quanh đó và chắc chắn dần dần lan rộng ra các địa hạt khác nữa.

Nhưng thay đổi chương trình hoạt động , không chỉ có nghĩa là thay đổi chổ, mà còn có thể là thay đổi  mục  tiêu hoạt động.

Nhân lời khuyên đó của Chúa Giêsu có lẽ chúng ta thử xem chương trình rao giảng và nhân chứng Phúc Âm chúng ta có là mục tiêu mà Chúa Giêsu đang muốn chúng ta đạt đến không , hay ngài đang bảo " Chúng ta hãy đi nơi khác".

Có phải chương trình rao giảng và nhân chứng Phúc Âm của  chúng ta là xây cất và sửa chữa thêm nhiều thánh đường khang trang; được tổ chức rước kiệu với hàng ngàn bổn đạo tham dự; tăng thêm bổn đạo, rửa tội cho tân tòng; được mở thêm chủng viện và số chủng sinh được thu thêm đông đảo chăng ( kể cả chủng sinh nằm vùng mà công an cho thâm nhập và linh mục quốc doanh mà chính quyền đồng thuận cho dược phong chức)?

Còn dân chúng Việt Nam ? Chúng ta có can đảm nhìn thẳng vào thực trạng đời sống của dân tộc chúng ta, họ đang sống như thế nào?

Nhân phẩm con người của họ có được tôn trọng không?

Hỏi cách khác, chúng ta có thấy hay không mức sống của người dân Việt Nam với

   - lợi tức đầu người hàng năm chưa đến 600-700 Mỹ Kim, trong khi đó lương trung bình của một công nhân ở Âu Châu là 1200-1300 Mỹ Kim/ tháng. Mức sống của người Việt Nam chưa đến 1/10 mức sống của người khác!.

   - Việt Nam hiện có trên 2 triệu người bị bệnh Aids, cứ mỗi 2 ngày ở Việt Nam có một đứa trẻ sinh ra bị nhiểm vi khuẩn Aids ( theo nguyệt san Mission, cơ quan truyền giáo của Giáo Hội Công Giáo Ý ở Milano , 2003),

   - ở Việt Nam hàng năm có từ 300.000 - 400.000 phụ nữ và các em bé gái vị thành niên phải làm nghề mãi dâm để sống,

   - cũng với một con số tương tợ hay hơn nữa Việt Nam hàng năm có khả năng " xuất khẩu lao động", để cho dân chúng đi làm nô lệ lao động với lương mạt rệp cho hảng xưởng các nước láng giềng…

Và còn nhiều vấn đề khác nữa,

   - con người bị đối xử vô luật lệ, các phiên tòa xử và tuyên án tùy hỷ theo tập tục của các xứ bán khai,

   - tôn giáo đang bị đàn áp, lợi dụng, lủng đoạn và phá hủy từ bên trong do những thành phần quốc doanh thâm nhập.

Nguyên do nào đã và đang đưa đến những điều vừa kể?

Hãy can dảm nhìn thẳng vào sự thật và can đảm nói như Chúa Giêsu đã nói với các môn đệ Ngài ở    Capharnaum: 

   - " Chúng ta hãy đi nơi khác…".

Chúng ta hãy thay đổi chương trình, hãy rao giảng và làm chứng cho Phúc Âm rằng hiện trạng không phải là chân lý của Phúc Âm.

Phải chăng trên một năm trước đây, năm 2001,  Đức Thánh Cha Gioan Phaolồ II đã được thông báo về tình hình vừa nói của Việt Nam và Ngài đã dùng tư tưởng trên của Chúa Giêsu để viết trong Huấn Dụ gởi cho các Giám Mục Việt Nam, khi các Vị đến viếng Tông Tòa ( visita ad Limina): 

   - " Khi qúy Vị trở về đất nước cao qúy của qúy Vị, xin qúy Vị hãy nói với các linh mục, các tu sĩ nam nữ, các thầy giảng, giáo dân và đặc biệt là giới trẻ, rằng Đức Thánh Cha cầu nguyện cho họ và khuyến khích họ hãy lãnh nhận những thách đố mà Phúc Âm đem lại, bằng cách noi gương các Thánh và các Vị Tử Đạo đi trước trên con đường đức tin. Máu các Vị đã đổ ra là hạt giống của cuộc sống mới cho đất nước…" ( Đoạn 1). 

   - " Tình yêu Chúa Kitô thúc đẩy Giáo Hội Phúa Âm hóa và thúc đẩy các Giám Mục Phúc Âm hoá, bổn phận và trách nhiệm đầu tiên của thiên chức qúy Vị. Giáo Hội Việt Nam được mời gọi ra khơi… dành ưu tư lớn cho việc truyền bá Phúc Âm và cho sứ mạng trong các chương trình tông đồ của qúy vị" ( Đoạn 2).   

Nếu Đức Thánh Cha không muốn cho Giáo Hội Việt Nam thay đổi chương trình, " chúng ta hãy đi nơi khác", thì không có lý gì Ngài dùng những từ ngữ như

   - " hãy chấp nhận những thách đố…",

   - " …noi gương các Thánh và các Vị Tử Đạo đi trước trên con đường đức tin. Máu các Vị Tử Đạo là hạt giống của cuộc sống mới cho đất nước…Giáo Hội Việt Nam được mời gọi hãy ra khơi…".

Nếu Phúc Âm không nói thẳng ra  những chân lý, cho thấy  " tốt đời, nhưng nghịch đạo" thì làm gì phải cần chấp nhận những thách đố, những nguy hiểm của các chuyến ra khơi , đổ máu ra như máu các Thánh Tử Đạo ?

Hỏi để mọi ngưòi chúng ta suy nghĩ.

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!