Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TUẦN LỄ CẦU NGUYỆN CHO SỰ HIỆP NHỨT KI TÔ GIÁO.

BÀI GIÁO LÝ NGÀY THỨ TƯ ( 8A 3)

Thính phòng Phaolồ VI, buổi yết kiến ngày thứ tư, 18.01.2012.

 

ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI 

Anh Chị Em thân mến,

Hôm nay khởi đầu Tuần Lễ Cầu Nguyện cho Sự Hiệp Nhứt Ki Tô Giáo, mà từ hơn một thể kỷ nay mỗi năm được người Ki Tô hữu cử hành trong các Giáo Hội và các Cộng Đồng Giáo Hội, để khẩn xin ơn đặc biệt mà chính Chúa Giêsu cũng đã cầu nguyện trong Buổi Tiệc Ly, trước cuộc khổ nạn của Người:

   - " để tất cả nên một, như Cha ở trong Con và Con ở trong Cha, để họ cũng ở trong chúng ta. Như vậy, thế gian sẽ tin rằng Cha đã sai Con " ( Jn 17, 21). 

Việc thực hành Tuần Lễ Cầu Nguyện cho Sự Hiệp Nhứt Ki Tô Giáo được Cha Paul Wattson đưa ra năm 1908, Ngài là sáng lập viên một cộng đồng Anh Giáo, sau đó hội nhập vào Giáo Hội Công Giáo.

Sáng kiến được Đức Thánh Cha Pio X ban phép lành  và kế đến được Đức Thánh Cha Benedictus XV cổ võ, khuyến khích cử hành trong khắp Giáo Hội Công Giáo với Thông Điệp ngắn Romanorum Pontificum, ngày 25 thánh 2 năm 1916.

 

   1 - Tuần lễ bát nhật cầu nguyện được khai triển và hoàn hảo hóa trong thập niên ba mươi thế kỷ vừa qua bởi Tu Viện Trưởng Couturier de Lyon,khi ngài  xác nhận rằng đó là

   - " lời cầu nguyên cho sự hiệp nhứt Giáo Hội như Chúa Ki Tô muốn và hợp theo các dụng cụ mà Người muốn ".

Trong những bản văn viết cuối cùng, Tu Viện Trưởng Couturier nhận thấy được rằng Tuần Lễ Cầu nguyện đó như là một phương thế làm cho lời cầu nguyện toàn thể của Chúa Ki Tô

   - " đi vào và thm thấu được Thân Thể Ki Tô giáo ".

Lời cầu nguyện đó phải tăng trưởng lên cho đến khi trở thành

   - " tiếng kêu lên to tác, đồng nhất của Dân Chúa "

xin Thiên Chúa ban cho ơn trọng đại đó.

Và chính trong Tuần Lễ Cầu Nguyện cho Sự Hiệp Nhứt Ki Tô Giáo mà ấn dấu thúc đẩy từ Công Đồng Vatican II cho việc tìm kiếm sự hiệp thông hoàn hảo giữa các môn đệ Chúa Ki Tô, có được mỗi năm một trong những phương thức diễn tả hiệu nghiệm nhứt của mình.

Thời điểm gặp gỡ thiêng liêng nầy, hiệp nhứt các Ki Tô hữu của mọi truyền thống, khiến chúng ta ý thức hơn rằng sự hiệp nhứt mà chúng ta mong tiến tới sẽ không phải chỉ là kết quả của các cố gắng chúng ta, mà đúng hơn là ân phúc được lãnh nhận từ trên cao, mà chúng ta luôn luôn phải cầu xin. 

Mỗi năm các nguồn nâng đỡ cho Tuần Lễ Càu Nguyện cho Sự Hiệp Nhứt Ki Tô Giáo được chuẩn bị bởi một nhóm hiệp nhứt của một vùng khác nhau trên thế giới.

Tôi muốn được dừng lại ở điểm nầy.

Năm nay, các bản văn được đưa ra bởi một nhóm hổn hợp các đại diện Giáo Hội Công Giáo các đại diện của Hội Đồng Hiệp Nhứt Ba Lan, gồm có các Giáo Hội và Cộng Đồng Giáo Hội khác nhau trong Quốc Gia Ba Lan. Kế đến tài liệu được duyệt xét lại bởi một ủy ban hổn hợp gồm các thành viên của Thánh Bộ Phát Uy Sự Hiệp Nhứt Ki Tô Giáo và Thánh Bộ Đức Tin và Thành Lập Hội Đòng Hiệp Nhứt các Giáo Hội.

Cả công việc nầy được thực hiện chung thành hai giai đoạn là một dấu chứng của lòng ao ước hiệp nhứt  đang năng động hoá người tín hữu Chúa Ki Tô và cũng là dấu chứng cho thấy ý thức rằng lời cầu nguyện là con đường tiên khởi để đạt đến sự thông hiệp viên mãn, bởi vì cùng nhau hướng về Chúa là chúng ta đang đi đến hiệp nhứt.

Chủ đề của Tuần Lễ cho năm nay - như chúng ta đã nghe - được trích từ Thư I gởi Các Tín Hữu Corinto :

   - " Tất cả chúng ta sẽ được biến đổi nhờ sự chiến thắng của Chúa Ki Tô " ( 1 Cor 15, 51-58).

Sự chién thắng của Người sẽ biến đổi chúng ta.

Và đây là chủ đề được gợi ý bởi nhóm rộng lớn hiệp nhứt Ba Lan, mà tôi đã nhắc đến.

Đó là nhóm hiệp nhứt, khi nghĩ đến kinh nghiệm của chính mình dưới nhãn quang quốc gia, đã muốn nhấn mạnh đức tin Ki Tô Giáo là sự nâng đỡ vững mạnh như thế nào giữa những cơn thử thách và đảo lộn nghiêng ngửa, như là những gì đặc thù của Quốc Gia Ba Lan.

Sau khi được bàn cải rộng rãi, chủ đề được chọn  đặt trọng tâm vào quyền năng chuyển hoá của đức tin vào Chúa Ki Tô, nhứt là dưới ánh sáng của tầm quan trọng mà đức tin liên can đến lời cầu nguyện của chúng ta cho sự hiệp nhứt thấy được của Giáo Hội, Thân Thể Chúa Ki Tô.

Gợi hứng cho dòng suy tư nầy là những lời của Thánh Phaolồ, khi nói với Giáo Hội ở Corinto, ngài nói về về bản chất nhất thời của những gì thuộc về đời sống hiện tại của chúng ta, được đánh dấu cả bởi " thất bại " của tội lỗi và sự chết, so với những gì cuộc " chiến thắng " trên tội lỗi và sự chết của Mầu Nhiệm phục sinh Chúa Ki Tô đem lại cho chúng ta.  

Lịch sử cá biệt của quốc gia Ba Lan, có kinh nghiệm những khoản thời gian chung sống dân chủ và tự do tôn giáo, như trong thế kỷ XVI; nhưng trong những thế kỷ cuối cùng nầy, được đánh dấu bằng xâm lăng và tan rả, nhưng cũng bằng cuộc chiến đấu trường kỳ chống lại áp bức và bằng khát vọng tự do. Tất cả những gì vừa kể đã khiến cho nhóm hiệp nhứt suy nghĩ một cách sâu đậm hơn về ý nghĩa đích thực  của sự " chiến thắng " - chiến thắng là gì - và của " thất bại ".   

Đối với " chiến thắng ", được hiểu theo từ ngữ chiến lợi thành công, Chúa Ki Tô gợi ý cho chúng ta một con đường khác đi, không đi ngang qua quyền thế và vũ lực.

Thật vậy, Người xác nhận:

   - " Ai muốn làm người đứng đầu, thì phải làm người rốt hết, và làm người phục vụ mọi người " ( Mt 9, 35).

Chúa Giêsu nói về một cuộc chiến thắng bằng tình yêu thương đau khổ, bằng phục vụ lẫn nhau, giúp đỡ nhau, niềm hy vọng mới và trợ lực thực tế hiến tặng cho những người rốt hết, bị mọi người quên đi, bị khước từ.

Đối với mọi tín hữu Chúa Ki Tô, phưong thức cao cả nhứt thể hiện việc phục vụ đó chính là Chúa Ki Tô, ban tặng hoàn toàn chính mình, sự chiến thắng của tình yêu Người trên sự chết , trên thập giá, chói rạng lên trong ánh sáng ban mai của ngày Phục Sinh.

Chúng ta có thể tham dự vào sự " chiến thắng " chuyển đổi nầy, nếu chúng ta biết để mình cho Chúa hoán chuyển, chỉ khi nào chúng ta hành xử một cuộc sám hối trong cuộc đời chúng ta và cuộc chuyển đổi được thực hiện dưới dạng thức sám hối.

Đó là lý do tại sao nhóm hiệp nhứt Ba Lan đã nghĩ rằng đây là chủ đề thích hợp cho việc suy niệm các lời của Thánh Phaolồ:

   - " Tất cả chúng ta sẽ được biến đổi, bởi cuộc chiến thắng của Chúa Ki Tô, Chúa chúng ta " ( 1 Cor 15, 51-58).

 

   2 - Sự hiệp nhứt hoàn hảo và thấy được của các tín hữu Chúa Ki Tô, mà chúng ta có liên hệ, đòi buộc chúng ta hãy để cho mình được biến đỏi và phù hợp càng ngày càng hoàn hảo hơn, giống hình ảnh Chúa Ki Tô.

Sự hiệp nhứt mà chúng ta cầu nguyện van xin đó đòi buộc một sự biến cải nội tâm, cộng đồng cũng như cá nhân.

Không phải chỉ là thái độ đầy thân thiện hay hợp tác, cần nhứt là chúng ta phải tăng cường thêm lên đức tin của chúng ta vào Thiên Chúa, vào Chúa Giêsu Ki Tô , Đấng đã nói và đã trở thành một người như chúng ta, cần phải hội nhập vào cuộc sống mới trong Chúa Ki Tô, sự chiến thắng đích thực và quyết định của chúng ta; cần cởi mở với nhau, người nầy với người khác, đón nhận tất cả những yếu tố của sự hiệp nhứt mà Thiên Chúa đã dành cho chúng ta và luôn luôn ban lại nữa cho chung ta; cần phải cấp thiết cảm nhận làm nhân chứng cho con người của thời đại chúng ta: Thiên Chúa hằng sống, đã tỏ Người ra cho chúng ta nơi Chúa Ki Tô. 

Công Đồng Vatican II đã đặt việc tìm kiếm sự hiệp nhứt vào tâm điểm của đời sống và tác động của Giáo Hội:

   - Thánh Công Đồng nầy khuyến khích tất cả các tín hữu công giáo,để cho trong khi nhận thức được các dấu chỉ thời đại, họ tham dự vào lòng hăng hái nồng nhiệt cho động tác hiệp nhứt " ( Unitatis redintegratio, 4),

Đức Chân Phưóc GioanPhaolồ II đã nhấn mạnh đến bản thể thiết yếu của việc chuyên cần dấn thân dó, khi ngài nói:

   - " Niềm hiệp nhút nầy mà Chúa ban cho Giáo Hội Người và trong Giáo Hội đó Người muôn ôm ấp tất cả , không phải là những gì phụ thuộc, mà chính nằm ngay ở trung tâm điểm của động tác " Niềm hiệp nhút đó cũng không có giá trị như là một đặc tính phụ thuộc của cộng đồng các môn đệ Ngưòi. Niềm hiệp nhứt đó trái lại thuộc về chinh sự hiện hữu của công đồng nầy " ( Enc.Ut unum sint, 9). 

Phận vụ hiệp nhứt như vậy là một trách nhiệm của cả Giáo Hội và của tất cả những ai nhận được phép rửa, bởi lẽ họ chính là những người phải làm tăng trưởng lên mối thông hiệp riêng tư từng phần

 đã hiện diện giữa các Ki Tô hữu với nhau cho đến niềm thông hiệp hoản hảo trong chân lý và bác ái.

Trong tạm thời,lời cầu nguyện cho sụ hiệp nhút không phải chỉ bị đóng khung vào Tuần Lễ Cầu Nguyện nầy, nhưng còn phải trở thành

   - phần chính yếu của lời cầu nguyện chúng ta,

   - của cuộc đời cầu nguyện tất cả các Ki Tô hữu ở mọi nơi chốn và mọi thời đại, nhứt là khi các con người của các truyền thống khác nhau  gặp được nhau và làm việc chung với nhau cho cuộc chiến thắng, trong Chúa Ki Tô ,trên những gì là tội lỗi, sự dữ, bất công , vi phạm phẫm giá con người.

 

   3 . Từ khi phong trào hiệp nhứt tân tiến được phát sinh, hơn một thế kỷ qua, luôn luôn có một ý thức rõ ràng  về sự kiện của việc thiếu vắng đi niềm hiệp nhứt giữa các tin hữu Chúa Ki Tô là điểu cản trở cho việc loan báo Phúc Âm hữu hiệu hơn, bởi vì sự thiếu vắng đó đặt sự khả tín của chúng ta vào vòng nguy hiểm.
Làm sao chúng ta có thể làm nhân chứng có tính cách thuyết phục, nếu chúng ta chia rẻ nhau?

Dĩ nhiên những gì có liên hê đến chân lý nền tảng đức tin liên kết chúng ta hơn là chia rẻ.

Nhưng các sự phân chia vẫn có và liên quan đến những vẫn để thiết thực và luân lý, tạo nên rối loạn và bất tín nhiệm, làm yếu đi khả năng của chúng ta loan báo Lời Cứu Rổi của Chúa ki Tô.

Trong ý nghĩa đó, chúng ta cần nhớ lại lời của Đức Chân Phước Gioan Phaolồ II , mà trong Thông Điệp Ut unum sint của ngài. Ngài đã đề cập đến mối nguy hại cho việc nhân chứng Ki Tô Giáo và việc loan báo Phúc Âm, được gây nên bởi sự thiếu hiệp nhứt ( cfr. nn. 98.99).

Đây là một thách thức to tác cho việc rao giảng Phúc Âm mới, có thể là việc rao giảng đầy kết quả, nếu tất cả các tín hữu Chúa Ki Tô đều cùng nhau loan báo chân lý Phúc Âm của Chúa Giêsu Ki Tô và cùng nhau loan báo cho lòng khao khát thiêng liêng của các thời đại chúng ta.

Con đường của Giáo Hội, cũng như con đường của các dân tộc, đều ở trong tay Chúa Giêsu Phục Sinh, khải hoàn chiến thắng trên sự chết và trên bất công mà Người đã mang lấy và chịu đựng lấy nhân danh tất cả mọi người chúng ta. Người làm cho chúng ta tham dự vào cuộc chiến thắng của Người. Chỉ có Người mới có khả năng biến đổi chúng ta và làm cho chúng ta, từ là những kẻ yếu đuối và chao đảo , trở thành mạnh mẽ và can đảm trong động tác làm việc thiện. Chỉ có Người mới có thể cứu vớt chúng ta được khỏi những hậu quả tiêu cực của các việc chia cách của chúng ta.  

Anh Chị Em thân mến, tôi mời gọi tất cả Anh Chị Em hãy hiệp nhứt nhau trong cầu nguyện một cách nồng nhiệt hơn trong Tuần Lễ Hiệp Nhứt nầy, để phát triển lên nhân chứng chung, tinh thần liên đới hỗ trợ và sự cộng tác giữa các tín hữu Chúa Ki Tô, trong khi chờ đợi một ngày tươi sáng trong đó chúng ta có thể cùng tuyên xưng đức tin được cácThánh Tông Đồ truyền lại và cùng nhau cử hành các Bí Tích chuyển đổi chúng ta vào Chúa Ki Tô. 

Phỏng dịch từ nguyên bản Ý- Ngữ. Nguyễn Học Tập.

( Thông tấn www.vatican.va , 18.01.2012).

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!