Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
THỜI KỲ ĐÃ MÃN VÀ TRIỀU ĐẠI THIÊN CHÚA ĐÃ ĐẾN GẦN, ANH EM HÃY SÁM HỐI VÀ TIN VÀO TIN MỪNG.

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV B 11); ( 22.01.2012); ( Mc 1, 14-20)

CHÚA NHẬT III, PHỤNG VỤ THƯƠNG NIÊN, NĂM B.

 

NGUYỄN HỌC TẬP 

Đoạn Phúc Âm Thánh Lễ Chúa Nhật hôm nay có thể được xem như là phần khởi đầu cuộc đời công cộng của Chúa Giêsu.

Được cấu trúc liên hệ với hai biến cố quan trọng, mà trong Phúc Âm Thánh Marco tường thuật lại có liên hệ chặt chẽ với nhau: loan báo tin mừng cứu rổi và kêu gọi các môn đệ đầu tiên. 

 

1 - Phúc Âm trình bày tổng kết lời giảng dạy của Chúa Giêsu.

    - " Thời kỳ đã mãn và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần, anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng ( Mc 1, 15).

Đây là những lời nói đầu tiên của Chúa Giêsu trong Phúc Âm Thánh Marco.

Thời gian chờ đợi đã kết thúc, giờ đây thời gian quyết định đã đến: Thiên Chúa đã khánh thành Triều Đại cứu rổi, đang hiện diện trong lịch sử con người để giải thoát con người và cứu rổi con người.

Chúa Giêsu có ý định gì, khi Người nói lên:

   - " Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần "?

Nghe câu tuyên bố đó, ý nghĩ tiên khởi con người của chúng ta là thởi điểm đã sát gần, hôm nay, ngày mai, thời gian rất ngắn sắp tới đây. Như ý nghĩ thông thường chúng ta thường mỗi khi chúng ta  nghe: muà xuân sắp tới rồi, tiến trình đến sát gần không thể tránh được, không ai có thể ngăn cản được, chỉ cần chờ đợi sẽ thấy.

Nhưng Chúa Giêsu với trạng từ chỉ thời điểm " gần ", có ý cho biết "có thể có liền trước mặt ".

Ý nghĩa đó rất quan trọng, bởi lẽ cho cả một quả trái cây đang treo sát gần một thước bên tôi, tôi chỉ cần có một động tác đơn sơ, cầm lấy mà ăn, thì tôi có thể ăn được.

Quả trái cây đó đang ở gần bên tôi, theo ý nghĩa khoảng cách không gian, nhưng không phải là gần với ý nghĩa cầm lấy và bỏ vào miệng. Đó là động tác chiếm hữu của tôi. Nếu tôi không thực hiện tác động vừa kể, quả trái cây vẫn còn treo đó và vẫn ở đó, như thể là đang xa vời với tôi hay qủa cây có hiện hữu hay không hiện hữu cũng vậy.

Triều Đại Thiên Chúa đã hiện diện ở giữa chúng ta, đó chính là Chúa Giêsu đang hiện diện, chỉ cần dành chỗ cho Người, để cho Người hội nhập vào đời sống chúng ta.

Nước Thiên Chúa có thể ở gần hay ở xa, tất cả những điều đó tùy thuộc vào quyết định của chúng ta. 

Để cho Chúa có thể hội nhập vào đời sống chúng ta hay chúng ta có thể tham dự vào Triều Đại Thiên Chúa, cần phải " sám hôi " và " tin vào Tin Mừng Phúc Âm ":

   - " Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng ".

" Sám hối " có nghĩa là hãy dành chỗ cho Chúa và cho đồ án của Người, loại bỏ đi cách suy tư và hành động không thích hợp với lời huấn dạy của Người.

" Tin " có nghĩa là đón nhận và sáp nhập vào con người và hành động của Chúa Giêsu, được Chúa Cha sai đến để loan báo và ban ơn tha tội, hoà giải lại, an bình và ơn cứu độ.

" Tin " có nghĩa là mở rộng mình ra với lòng tin cậy vào Chúa Giêsu và vào lời loan báo của Người, đặt Người làm nền tảng cho đời sống mình.

" Anh em hãy sám hối và tin " không phải là nói lên một động tác nhứt thời chóng qua, nhưng là thái độ bền bĩ lâu dài, có nghĩa là trung thành bền bĩ trong sám hối và trong đức tin.  

 

   2 - Tuyển chọn Phêrô, Andrea, Giacôbê và Gioan.

Chúa Giêsu là khuôn mặt nổi bậc, là vai chính tuyêt đối, chủ thể các động từ chính trong bối cảnh tuyển chọn các môn đệ hôm đó: thấy, nói, kêu gọi.

Tất cả đều được làm cho chuyển động bởi lời nói quyền uy của Người.

Không phải bốn anh em chọn lựa Chúa Giêsu, mà chính Chúa Giêsu tuyển chọn các vị.

Các môn đệ không tự mình có sáng kiến đến trình diện trước Chúa Giêsu, không xin được tham dự vào động tác của Người.

Đàng khác, Chúa Giêsu không thu nhận các vị như là những cộng sự viên, được trả luơng và thời gian nghỉ ngơi được bảo đảm.

Chúa Giêsu kêu gọi các vị.

Lời kêu gọi của Chúa Giêsu có nhều yêu sách, nhưng đồng thời cũng ban cho đời sống các vị ý nghĩa sống hoàn hảo.

Lời kêu gọi được diễn tả ra bằng một lời đòi hỏi tuyệt đối, vô điều kiện:

   - " Các anh hãy theo Ta..." ( Mc 1, 17).

Chúa Giêsu hành xử đầy uy quyền, như Thiên Chúa đã hành động khi kêu gọi và sai bảo các tiên tri:

   - " Thiên Chúa phán với ông: " Ngươi hãy đi con đường ngươi đã đi trước,qua sa mac cho đến Damas mà về. Tới nơi, ngươi sẽ xức dầu phong  Hazael làm vua Aram, còn Leu con ông Nimsi, ngươi sẽ xức dầu tấn phong nó làm vua Israel. Eliseo con Safàt, người ở Abel Maccola,ngươi sẽ xức dầu tấn phong nó làm ngôn sứ thay cho ngươi. Kẻ thoát gươm của Hazael sẽ bị Leu giết. Nhưng Ta, Ta sẽ dành cho Ta bảy nghìn người trong Israel: tất cả những kẻ không hề bái gối trước Baan, những môi miệng không hể hôn kính nó " ( 1 Re 19, 15-18).

   - " Chúa phán với ông Samuel; " Ngươi còn khóc thương Said cho đến bao giờ, khi Ta đã gạt bỏ nó, không cho nó làm vua cai trị Israel nữa? Ngươi hãy lấy dầu đổ đầy sừng và lên đường. Ta sai ngươi đến gặp Jesse người Bethlem, vì Ta đã thấy trong các con trai nó, một người Ta muốn đặt làm vua..." ( 1 Sam 16, 1ss).

" Hãy theo sau Ta " mà một thành ngữ chuyên mộn để chỉ cuộc sống làm môn đệ, nhưng cuộc sống môn đệ của Chúa Giêsu có ý nghĩa khác hơn đối với các môn đệ của các thầy kinh sư ( rabbi ) Do Thái.

Câu nói " hãy theo Ta " làm sáng tỏ mối liên hệ với con người Chúa Giêsu. Mối liên hệ kinh sư - đệ tử thường được coi như là mối liên hệ để " học hỏi Lề Luât Torah ".

Trái lại trong trường hợp mối tương quan giữa Chúa Giêsu và các môn đệ Người không được diễn tả bằng động từ " học hỏi ", mà bằng động từ " đi theo ".

Trong hệ thống kinh sư các cuộc tường thuật lại những lời kêu gọi , trong đó cuộc sống môn đệ có ý nghĩa là cuộc sống thông hiệp đời sống giữa thầy trò.

Chúa Giêsu không xếp đặt cho cộng đồng các môn đệ mình theo phương thức các kinh sư, Người không thiết lập trường ốc để học hỏi Lề Luật Torah. Trái lại môn đệ Chúa Giêsu là nhũng người có mối liên hệ cá nhân với Người, liên hệ cá nhân đó là yếu tố nền tảng của cuộc đời các môn đệ.  

Bốn môn đệ tiên khởi được kêu gọi đang khi các ông chăm lo hành xử công việc của mình:

   - "Người đang đi dọc theo bờ biển hồ Galiea, thì thấy ông Simon với người anh là ông Andrea, đang quăng lưới xuống biển, vì họ làm nghề đánh cá  " ( Mc 1, 16).

Đọc thoáng qua chúng ta có cảm tưởng như là một nhận xét ngẫu nhiên, nhưng lại là một nhận xét rất có ý nghĩa. Chúa Giêsu đưa ra đề nghị khởi sự ngay từ những gì các ông đang làm và đề nghị với hai ông bỏ qua đi công việc nghề nghiệp đang làm của mình:

   - " Ta sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá  " ( Mc 1, 17).

Lời hứa được phát biểu dưới hình thức dùng động từ ở thì tương lai, " Ta sẽ làm cho các anh...". Điều đó có nghĩa là ơn gọi và sứ mạng không thể hiện đồng thời, cùng một lúc. Sứ mạng chỉ đưọc triển nở bằng cuộc sống môn đệ theo Chúa, bằng cuộc sống thường nhật và thân tình với Chúa Giêsu. 

Hình ảnh lưới cá, tự mình, không phải là hình ảnh cứu rổi. Bởi lẽ bị bắt lấy bằng lưới không phải là những gì tích cực, đối với người bị bắt.

Nhưng Chúa Giêsu dùng hình ảnh nầy dưới hình thức mới mẻ. Nước sâu của biển cả đen ngòm là hình ảnh của sự chết. Từ đó , áp dụng cho những con người, cuộc lưới cá, gộp chung vào trong lưới, trở thành hình ảnh quy tựu con người chung lại, để cứu thoát họ khỏi sự chết, để cứu độ họ.

Như vậy lời kêu gọi của Chúa Giêsu là một lời mời gọi hãy chăm lo cho con người, làm cho họ biết được ơn cứu rổi, khiến cho họ tham dự được vào ơn cứu rổi mà Chúa Giêsu đã đem đến, đang hiện diện trước mặt họ, nơi con người của Người.  

Thái độ đáp ứng ơn kêu gọi của các môn đệ tiên khởi là mẫu gương của mọi thái độ đáp ứng ơn kêu gọi của mỗi người chúng ta.

   - " Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người " ( Mc 1, 18).

   - " Và các ông bỏ cha mình là ông Zebedeo trên thuyền với những người làm công mà đi theo Người " ( Mc 1, 20).

Thái độ của các vị là khởi đầu một phận vụ mới, khiến cho các vị phải bỏ lại biển, miền quê hương và cả phụ thân mình ...Điều được làm nổi bậc lên trong bối cảnh của đoạn Phúc Âm chúng ta đang suy niệm, đó là đi theo Chúa Giêsu, trong sứ mạng của Người, để loan truyền Phúc Âm cho con người bất cứ ở đâu

 

   3 - Ba ý nghĩa của biến cố kêu gọi các môn đệ tiên khởi.

    1) Nội dung của những gì Thánh Marco ghi lại trong đoạn Phúc Âm hôm nay không phải là những gì do trí tưởng tượng biến chế ra, mà là những gì được lịch sử ghi chú lại, những sự kiện thực sự đã xảy ra, bởi vì ngay từ lúc khởi đầu đã có những nhân chứng đã thấy và đã nghe.

    2) Tường thuật lại biến cố kêu gọi hai cặp anh em thành những môn đệ tiên khởi, Thánh Marco có ý trình bày cho những ai đọc Phúc Âm ngài như là khuôn mẫu cần phải bắt chước và noi theo trong cuộc sống Ki Tô hữu.

    3) Thánh Marco có ý chỉ cho chúng ta thấy đâu là nền tảng của động tác truyền giáo.

     - các môn đệ không rao giảng Phúc Âm do tự ý sáng kiến của mình, mà do Chúa Giêsu chuẩn bị và sai đi.  

Trang Phúc Âm hôm nay giúp chúng ta hiểu được làm môn đệ Chúa Giêsu nghĩa là gì. Cuộc đời môn đệ được xuất xứ từ lời kêu gọi của Chúa Giêsu:

   - " Không phải anh em đã chọn Thầy, nhưng chính Thầy đã chọn anh em..." ( Jn 15, 16).

Và thực hiện sứ mạng đó để " hãy theo Ta " , tức là sống thân tình hiệp thông với Người.

Để tránh khỏi nguy hiểm của thái độ đức tin và sống đàng thiêng liêng cá nhân tự suy nghĩ lấy và tự lập, Chúa Giêsu kêu gọi hai cặp anh em Phêrô và Andrea, và Giacôbê và Gioan, để nhấn mạnh rằng ơn gọi Ki Tô giáo kêu gọi chúng ta một đời sống chung nhau, sống hiêp nhứt và hiệp thông trong một cộng đồng Giáo Hội.

Cuộc sống môn đệ có một cùng đích chính xác: đó là sứ mạng.

Phận vụ rao giảng Phúc Âm không phải chỉ giới hạn hay dành riêng cho những người đặc biệt được lựa chọn, mà là phận vụ của mỗi người được nhận Phép Rửa.  

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!