Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
HÒN NGỌC BÀI THÁNH CA HOAN HỶ

BÀI GIÁO LÝ NGÀY THỨ TƯ ( 7A 41)

Thính phòng Phaolồ VI, buổi yết kiến ngày thứ tư, 07.12.2011. 

ĐỨC THÁNH CHA BENEDICTUS XVI

Anh Chị Em thân mến,

Hai tác giả Phúc Âm Thánh Matthêu và Luca ( Mt 11, 25-30; Lc 10, 21-22) đã để lại cho chúng ta một " hòn ngọc " về lời cầu nguyện của Chúa Giêsu, mà thường được gọi là bài Thánh Ca Hoan Hỷ hay Thánh Ca Hoan Hỷ Đấng Cứu Thế.

Đó là một lời cầu nguyện thấm thiết và chúc tụng, như chúng ta vừa được nghe.

Trong bản văn nguyên thủy Hy Lạp của Phúc Âm, động từ khởi đầu bài Thánh Ca nầy, nói lên thái độ của Chúa Giêsu trong lúc Người cất tiếng lên Chúa Cha là động từ exomologoumai, thường được dịch là " dâng lời chúc tụng":

   - " Lúc ấy Chúa Giêsu dâng lời chúc tụng: " Lạy Cha là Chúa Tể trởi đất, con ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều nầy, nhưng lại mặc khải cho những kẻ bé mọn" ( Mt 11, 25); ( Lc 10, 21).

Nhưng trong các bản văn Tân Ước động từ vừa kể thường được dùng để ám chỉ hai điều:

   - điều thứ nhứt là " biết đến sâu đậm " - ví dụ, Gioan Tẩy Giả đòi buộc phải ý thức nhận biết sâu đậm đến tận cùng các tội lỗi của mình ai đến với ngài để cho mình được rửa tội ( Mt 3, 6):

   - điều thứ hai là " cùng đồng thuận ".

Như vậy cách diễn tả mà Chúa Giêsu dùng để khởi đầu lời cầu nguyện của Người ( exomologoumai) chứa đựng ý nghĩa " cảm nhận hiểu biết sâu đậm " , hoàn toàn biết được, động tác của Chúa Cha và đồng thời cũng nói lên Người "hoàn toàn, ý thức và hân hoan đồng thuận " với phương thức hành động đó, với đồ án của Chúa Cha.

Bái Thánh Ca Hoa Hỷ là thượng đỉnh của cuộc hành trình cầu nguyện, trong đó chúng ta thấy được rõ ràng lòng hiệp thông sâu đậm và thân tình của Chúa Giêsu với đời sống Chúa Cha trong Chúa Thánh Thần và nói lên tình nghĩa tử con cái Thiên Chúa của Người. 

1 - Chúa Giêsu hướng về Chúa Cha bằng cách gọi Người bằng " Cha ".

Từ ngữ đó nói lên Chúa Giêsu biết và xác tín chắc chắn mình là " Con ", thông hiệp thân tình và bền vững với Chúa Cha.

Đó là trung tâm điểm và nguồn mạch mọi lời cầu nguyên của Người.

Điều đó chúng ta thấy được rõ ràng trong phần cuối lời bài Thánh Ca, làm sáng tỏ cả bản văn.

Chúa Giêsu nói:

   - " Cha Ta đã giao mọi sự cho Ta. Và không ai biết người Con là ai, trừ Chúa Cha, cũng như không ai biết được Chúa Cha là ai, trừ người Con, và kẻ mà người Con muốn mặc khải cho " ( Lc 10, 22).  

Như vậy, Chúa Giêsu xác nhận rằng chỉ có " người Con " thật sự biết được Chúa Cha.

Mỗi sự hiểu biết giữa người với người - tất cả chúng ta đều có kinh nghiệm trong các mối tương giao con người với nhau - đều đòi buộc phải có một sự liên hệ, một liên hệ nội tâm nào đó giữa người biết và người được biết. Ở một tầm mức sâu đậm hơn, không thể biết được, nếu không có một mối liên hệ sống với nhau.

Trong bài Thánh Ca Hoan Hỷ , như trong cả lời cầu nguyện của Người, Chúa Giêsu cho thấy biết được Thiên Chúa thật sự đòi buộc phải có mối thông hiệp với Chúa Cha: bởi vì chỉ có khi nào thông hiệp được với người bên kia, mới bắt đầu biết được người đó. Đối với Chúa cũng vậy, chỉ có khi nào tôi có được một sự tiếp xúc thực sự, thông hiệp thực sự, tôi mới cũng có thể biết được Chúa.

Như vậy sự hiểu biết thực sự được dành cho " Chúa Con ", Con Một luôn luôn ở trong cung lòng Chúc Cha

   - " Thiên Chúa chưa bao giờ ai thấy cả, nhưng Con Một vốn là Thiên Chúa và là Đấng hằng ở trong cung lòng Chúa Cha, chính Người đã tỏ cho chúng ta biết " ( Jn 1, 18), luôn luôn hoàn toàn hiệp nhứt với Chúa Cha .

Chỉ có Chúa Con thực sự biết được Chúa Cha, bởi vì Người thông hiệp thân tình với đời sống Chúa Cha, chỉ có Chúa Con có thể mặc khải thực sự Thiên Chúa là ai. 

Danh tánh " Cha " được tiếp nối bằng tước hiệu " Chúa Tể trời đất ". Chúa Giêsu , với cách diễn tả vừa kể, gồm tóm lại đức tin vào việc sáng tạo và nói lên những lời nói đầu tiên trong Thánh Kinh:

   - " Từ nguyên thủy Thiên Chúa dựng nên trời và đất " ( Gen 1, 1).

Trong khi cầu nguyện, Chúa Giêsu nhắc lại điều trong đại được Thánh Kinh thuật lại về lịch sử tình yêu thương của Thiên Chúa đối với con người, được khởi đầu bằng động tác sáng tạo.

Chúa Giêsu hội nhập mình vào dòng lịch sử tình yêu đó, và Người là thượng đỉnh và hoàn hảo của dòng lịch sử đó.

Trong kinh nghiệm cầu nguyện của Người, Thánh Kinh được chiếu sáng tỏ rõ hơn và sống lại trương độ trọn hảo của mình: đó là

   - loan báo mầu nhiệm Thiên Chúa

   - và sự đáp ứng của con người được hoán chuyển.

Nhưng qua thành ngữ diễn tả " Chúa Tể trời và đất ", chúng ta cũng có thể biết được nơi Chúa Giêsu, Đấng Mặc Khải Chúa Cha, con đường được mở ra lại cho con người, để con người có thể đến được với Thiên Chúa. 

2 - Bây giờ chúng ta hãy đặt câu hỏi: Chúa Con muốn mặc khải các mầu nhiệm Thiên Chúa cho ai ?  

Lúc khởi đầu bài Thánh Ca, Chúa Giêsu diễn tả niềm hân hoan của Người, bởi vì y muốn của Chúa Cha là giũ kín những điều đó đối với các kẻ  thông thái khôn ngoan và mặc khải cho những kẻ bé mọn:

   - " Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều nầy, nhưng lại mặc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng, lạy Cha, vì đó là điều đẹp ý Cha " ( Lc 10, 21).

Trong cách diễn tả đó của lời cầu nguyện, Chúa Giêsu cho thấy Người thông hiệp với quyết định của Chúa Cha, Đấng tỏ ra các mầu nhiệm của Người cho những ai có tâm hồn đơn sơ: điều đó cho thấy ý muốn của Chúa Con cũng là một với ý muốn của Chúa Cha.

Mạc khải của Thiên Chúa không xãy ra theo phương thức hữu lý của trần thế, theo đó thì những người thông thái và uy quyền có những hiểu biết quan trọng và họ loan truyền cho dân chúng đơn sơ và bé mọn.

Thiên Chúa dùng phương thức hoàn toàn khác biệt: các chủ thể đón nhận nhũng gì Người loan báo cho chính là " những kẻ bé mọn ". Đó là ý muốn của Chúa Cha và Chúa Con chia xẽ với niềm hân hoan. Sách Giáo Lý Giáo Hội Công Giáo cho biết: 

   - " Cử chỉ cúi mình của Người: " Dạ lạy Cha, nói lên tâm tình sâu thẩm của mình, thái độ hội nhập vào việc đồng thuận với Chúa Cha, như là tiếng dội " Xin vâng " của Mẹ Người trong lúc thụ thai Người và như là khởi đầu những gì Người sẽ nói với Chúa Cha trong lúc hấp hối. Cả lời cầu nguyện của Chúa Giêsu và thái độ thân tình hiệp ý con tim nhân loại người với " màu nhiệm của ...ý muốn Chúa Cha  ( Ef 1, 9) " n.( 2603).

Từ đó thoát xuất ra lời khẩn cầu mà chúng ta nguyện xin lên Thiên Chúa trong Kinh Lạy Cha chúng con , " vâng ý Cha dưới đất cũng như trên trời ".

Điều đó có nghĩa là cùng với Chúa Ki Tô và trong Chúa Ki Tô, chúng ta cũng xin được hội nhập đồng thuận với ý muốn của Chúa Cha, như vậy chúng ta cũng trở thành con cái Người.

Trong tạm thời, Chúa Giêsu trong bài Thánh Ca Hoan Hỷ nầy nói lên ý muốn lôi cuốn vào lòng hiểu biết nghĩa tử của Người tất cả những ai mà Chúa Cha muốn cho tham dự vào sự hiểu biết đó và những ai đón nhận ân sủng nầy, đó là " những kẻ bé mọn ". 

3 - Nhưng " những kẻ bé mọn " nghĩa là gì ?  

Điều " bé mọn " nào là điều mở rộng cho con người được hội nhập vào tình con cái thân tình với Thiên Chúa và biết đón nhân ý muốn của Người?

Thái độ nào là thái độ nền tảng của lời cầu nguyện chúng ta?

Chúng ta hãy nhìn đến " Bài Giảng Trên Núi ", trong đó Chúa Giêsu xác quyết: 

   - " Phúc cho ai có tâm hồn trong sạch, vì họ sẽ được thấy Chúa " ( Mt 5, 8). 

Chính sự trong sạch của tâm hồn là điều cho phép nhận biết được dung nhan của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu, có tâm hồn đơn sơ như tâm hồn của trẻ thơ, không cậy tài ỷ thế của kẻ đóng kín nơi mình, cho rằng mình không cần đến bất cứ ai, ngay cả Thiên Chúa cũng vậy. 

Cũng rất lý thú ghi nhận cơ hội lúc Chúa Giêsu cất tiếng bài Thánh Ca nầy lên Chúa Cha.

Trong tường thuật của Phúc Âm Thánh Matthêu đó là niềm hân hoan vui tươi, mặc cho có những cuộc chống đối và khước từ, có " những kẻ bé mọn " đón nhận lời của Người và rộng mở mình ra cho cho ân sủng đức tin vào Người.

Thánh Ca Hoan Hỷ , thật vậy, đã được kể ra, mà trước đó thái độ tương phản giữa lời khen ngợi của Thánh Gioan Tẩy Giả, một trong những kẻ bé mọn đã nhận biết tác động của Thiên Chúa nơi Chúa Giêsu ( cfr. Mt 11, 2-19) và lời quở trách đối với thái độ cứng tin của các thị xã bên bờ hồ , " nơi đã xảy ra phần lớn các phép lạ " ( Mt  11, 20-24).

Như vậy niềm hoan hỷ được Thánh Matthêu có liên quan đến các lời mà qua đó Chúa Giêsu xác nhận hiệu lực của lời nói và hành động của Người:

   - " Các anh hãy đi và thuật lại cho ông Gioan những điều mắt thấy tai nghe: Người mù xem thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng. Và phúc thay cho kẻ nào không vấp ngã vì tôi " ( Mt 11, 4-6).  

Thánh Luca cũng trình bày bài Thánh Ca Hoan Hỷ có liên quan đến thời điểm phát triển việc loan báo Phúc Âm.

Chúa Giêsu đã sai đi " bảy mươi hai môn đệ " ( Lc 10, 1) và các ngài ra đi với một cảm giác lo sợ cho việc có thể bất thành công sứ mạng của các ngài. Thánh Luca cũng nhấn mạnh đến thái độ khước từ gặp được trong các thị trấn, trong đó Chúa Giêsu đã giảng dạy và thực hiện các dấu lạ.

Nhưng nhóm bảy mươi hai trở về đầy hân hoan, bởi vì sứ mạng của các ngài đã gặp được thành công. Các ngài đã nhận thấy rằng, với quyền năng của lời Chúa Giêsu, các bất hạnh của con người đã bị lướt thắng. Và Chúa Giêsu chia xẻ lòng thoả mãn của các ngài , " cũng trong chính lúc đó " , trong chính thời điểm đó, Người hân hoan vui mừng. 

4 - Còn hai yếu tố nữa, tôi muốn được nhận mạnh. Tác giả Phúc Âm Luca khởi đầu lời cầu nguyện của Chúa Giêsu với lời ghi chú:

   - " Chúa Giêsu hân hoan vui mừng trong Chúa Thánh Thần " ( Lc 10, 21).

Chúa Giêsu hân hoan vui mừng,

   - khởi đầu từ nội tâm của chính mình, trong những gì mà Người có được sâu thẩm nhứt trong tâm hồn: niềm thông hiệp duy nhứt về sự hiểu biết và tình yêu mến của Người đối với Chúa Cha, đó là trạng thái tràn đầy Chúa Thánh Thần.

Bằng cách lôi cuốn chúng ta vào tình nghĩa tử của Người, Chúa Giêsu cũng mời gọi chúng ta hãy mở rộng chúng ta ra cho ánh sáng của Chúa Thánh Thần , bởi vì như Thánh Tông Đồ Phaolồ xác nhận :

   - " Chúng ta không biết  - cầu nguyện thế nào cho phải, nhưng chính Thánh Thần cầu thay nguyện giúp chúng ta bằng những tiếng rên siết khôn tả ...theo các đồ án của Thiên Chúa " ( Rom 8, 26-27) và mặc khải cho chúng ta tình yêu thương của Chúa Cha. .

   - Kế đến trong Phúc Âm Thánh Matthêu, sau bài Thánh Ca Hoan Hỷ, chúng ta gặp được một trong những lời kêu gọi đầy phiền muộn của Chúa Giêsu: 

   - " Hãy đến với Ta, tất cả anh em vất vả và bị áp bức, Ta sẽ cho nghỉ ngơi hồi dưỡng " ( Mt 11, 28). 

Chúa Giêsu kêu gọi hãy đến với Người là nguồn khôn ngoan đích thực, đến với Người là Đấng " hiền lành và khiêm nhượng trong lòng ", Người đề nghị " ách của Người " , tức là con đường của Phúc Âm, không phải là chủ thuyết cần phải học hỏi hay một đề nghị luân lý, mà là một Con Người ( Persona ) để đi theo. Chính Người là Con Một thông hiệp hoan hảo với Chúa Cha. 

Anh Chị Em thân mến, trong tạm thời chúng ta đã nếm được sự sung mãn lời cầu nguyện nầy của Chúa Giêsu.

Chúng ta cũng vậy, với ơn Chúa Thánh Thần của Người, chúng ta có thể hướng về Chúa, trong kinh nguyện,với lòng tin cậy phó thác của những đứa con, kêu xin Người bằng danh tánh Cha " Abba ". Nhưng chúng ta phải có tâm hồn của những kẻ bé mọn, của " những kẻ có tâm hồn khó nghèo " ( Mt 5, 3), để nhân biết mình không phải là kẻ tự mãn mình tự đầy đủ, chúng ta không thể tự xây dựng cuộc sống chúng ta, nhưng cần phải có Chúa, chúng ta cần gặp được Người, lắng nghe Người, hầu chuyện với Người.

Lời cầu nguyện mở rộng chúng ta ra để đón nhận ơn của Chúa, đức khôn ngoan của Người, chính là Chúa Giêsu, để chu toàn ý muốn của Chúa Cha trên cuộc sống chúng ta và như vậy có thể gặp được bồi dưỡng trong những khổ nhọc cuộc hành trình của chúng ta.

Cám ơn Anh Chị Em.

 

Phỏng dịch từ nguyên bản Ý Ngữ: Nguyễn Học Tập.

( Thông tấn www.vatican.va , 07.12. 2011).  

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!