Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
HỐI CẢI CHUẨN BỊ CHÚNG TA MỪNG CHÚA ĐẾN

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV B 2 ); ( 04.12.2011); ( Mc 1, 1-8)

CHÚA NHẬT II MÙA VỌNG, NĂM BNGUYỄN HỌC TẬP 

Trong Thánh Lễ Chúa Nhật II Mùa Vọng năm nay ( năm B ), Thánh Bộ Phụng Vụ đề nghị cho chúng ta bài Phúc Âm trích từ những câu đầu tiên Phúc Âm Thánh Marco ( Mc 1, 1-8). 

  1 -Trong bài suy niệm Chúa Nhật tuần trước, chúng ta đã có dịp đề cập đến câu Phúc Âm đầu tiên là câu Thánh Marco viết lên như là chương trình của cả Phúc Âm Ngài, viết lên để hướng dẫn những ai đọc Phúc Âm nhận biết Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế, là Con Thiên Chúa: 

   - “ Khởi đầu Phúc Âm Chúa Giêsu Ki Tô, Con Thiên Chúa” ( Mc 1, 1).  

Chúng ta có hai cách nhìn để chú giải câu Phúc Âm vừa kể, nhứt là đối với thành ngữ “Phúc Âm Chúa Giêsu Ki Tô ” (Christi Evangelium) hay “ Tin Mừng Chúa Giêsu Ki Tô”.

Dĩ nhiên khi viết lên danh từ “ Phúc Âm, Evangelium", Thánh Marco không có ý ám chỉ đến quyển sách mà Ngài đang viết, cho bằng là “ Sứ Điệp Cứu Rổi ” hay “ Tin Mừng ”, đã được rao giảng và truyền bá cho mọi người: “ Phúc Âm” nói lên “ Tin Mừng” hay “ Sứ Điệp Cứu Rổi”.

Nhưng mối tương quan giữa “ Phúc Âm” và “ Chúa Giêsu ” trong câu “ Phúc Âm Chúa Giêsu Ki Tô”, chúng ta có thể chú giải bằng hai cách:

   - là “ Phúc Âm” hay “ Sứ Điệp Cứu Rổi của Chúa Giêsu Ki Tô” là những gì đã được chính con người Chúa Giêsu Ki Tô, đã rao giảng cho mọi người lúc đó. Hiểu như vậy, thì những gì Thánh Marco sắp viết ra trong quyển Phúc Âm của Ngài, chỉ là một quyển sử ký, ghi lại những gì mắt thấy, tai nghe hay được nghe kể lại và ghi thành những trang giấy, được sao chép lại,  in lai và chúng ta hiện có trong tay.

   - là “ Phúc Âm” hay “ Sứ Điệp Cứu Rổi Chúa Giêsu Ki Tô”, được Chúa Giêsu loan báo, được các Thánh Tông Đồ kế tiếp và Giáo Hội rao giảng cho các thế hệ trong tương lai. Nội dung của “ Phúc Âm” hay “ Sứ Điệp Cứu Rổi Chúa Giêsu Ki Tô ” đó chính là con người của Chúa Ki Tô, Chúa Ki Tô Phục Sinh, là Đấng Cứu Thế, là Con Thiên Chúa. 

Với hai giả thuyết chú giải vừa kể, chúng ta đọc lại từ đầu câu Phúc Âm tiên khởi của Thánh Marco:

   - “ Khởi đầu Phúc Âm Chúa Giêsu Ki Tô, Con Thiên Chúa”,

chúng ta sẽ thấy rằng trong giả thuyết thứ nhứt, với từ ngữ được dùng như trạng từ chỉ thời gian “khởi đầu ” ( Hy Lạp, arché ), Thánh Marco không có ý gì khác hơn là bắt đầu viết lại quyển tiểu sử đời Chúa Giêsu bằng cách bắt đầu thuật lại những biến cố đầu tiên của cuộc đời trước công chúng của Chúa Giêsu, được Thánh Gioan Tẩy Giả báo trước cho dân chúng: 

   - ữ“ Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con. Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường của Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi ” ( Mc 1, 2-3).  

Nhưng với giả thuyết thứ hai, “ Phúc Âm” hay “ Sứ Điệp Cứu Rổi Chúa Giêsu Ki Tô ”, có đối tượng, nội dung chính là con người của Chúa Giêsu Ki Tô, Đấng Cứu Thế, chịu tử nạn và Phục Sinh, là Con Thiên Chúa. Và như vậy,  danh từ Hy Lạp chỉ thời gian “arché ”, có thể hiểu là “ khởi đầu, nguyên lý, nền tảng”.  

Hiểu như vậy, sứ điệp mà Thánh Marco ghi lại, các Tông Đồ rao giảng và Giáo Hội vẫn còn tiếp tục truyền bá qua bao nhiêu thế hệ, không phải là quyển tiểu sử kể lại từ lúc khởi đầu cuộc đời Chúa Giêsu, những gì Ngài đã nói, đã làm, cho bằng những gì Phúc Âm Thánh Marco chứa đựng, nội dung của các lời giảng các Tông Đồ và Giáo Hội  giảng dạy cho chúng ta là nền tảng ( arché ), là bản thể cốt yếu của niềm tin Ki Tô giáo, là nền móng không thể sửa đổi, cắt xén, tu chính tùy hỷ.

Mỗi lời rao giảng của Giáo Hội, cần phải là những lời rao giảng hàm chứa nội dung “Nền Tảng Phúc Âm Chúa Giêsu Ki Tô”, loan báo cho con người ơn cứu rổi được Chúa ban cho, đặt nền tảng trên lời rao giảng, cuộc sống, việc Tử Nạn và Phục Sinh mà Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta. 

Suy niệm đến đây, người viết nhớ lại câu nói của Đức đương kiêm Giáo Hoàng Benedictus XVI trong bài diển văn  ngày nhậm chức, khuyên nhủ các tín hữu hãy xa lánh những ý nghĩ của tương đối chủ nghĩa( relativisme) đang khá thịnh hành trong thời đại chúng ta:  

   - “Thiên Chúa không phải là Thiên Chúa được cá nhân hoá  của mỗi người, tự chế biến và điều chỉnh cho hợp với nhu cầu và lợi thú của mình, mà là Thiên Chúa được mạc khải cho chúng ta trong Thánh kinh”. 

Lời giảng dạy và cuộc sống mà Chúa Giêsu mạc khải cho chúng ta, đó là “ Nền Tảng (arché ) Phúc Âm Chúa Giêsu Ki Tô…”, “ Nền Tảng của Sứ Mạng Cứu Rổi ”, mà các Thánh Tông Đồ và Giáo Hội giảng dạy chúng ta.

Như vậy, viết Phúc Âm, Thánh Marco có ý xác định “ Nền Tảng Phúc Âm Chúa Giêsu Ki Tô”, để từ nền tảng đó, Giáo Hội có thể tuyên xưng một cách trung thực.  

2 – Trong câu hai chúng ta đã trích dẫn ở trên, Phúc Âm Thánh Marco trong khi đề cập đến vai trò của Thánh Gioan Tẩy Giả, đã dùng một số trích dẫn trong Cựu Ước, liên quan đến sách tiên tri Isaia, Malachia và sách Xuất Hành 

   - “ Nầy Ta sai sứ giả của Ta đến dọn đường trước mặt Ta. Và bỗng nhiên Thiên Chúa mà các ngươi tìm kiếm đi vào thánh điện của Người. Kìa vị sứ giả mà các ngươi đợi trông đang đến…Ai chịu nổi ngày Nguời đến? Ai đứng được khi Người xuất hiện…Người thanh tẩy con cái Levi và tinh luyện chúng như vàng, như bạc…” ( Ml 3, 1-3). 

   - “ Nầy Ta sai thiên sứ đi trước ngươi, để giữ gìn ngươi khi đi đường và đưa ngươi vào nơi Ta đã dọn sẵn” ( Ex 23, 30). 

Và Thánh Marco chỉ đề cập đến tiên tri Isaia ở câu 3: 

   - “ Có tiếng hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường của Thiên Chúa, sửa lối thẳng để Người đi” ( Mc 1, 3). 

Câu Phúc Âm vừa kể được Thánh Marco viết liên tưởng đến sách tiên tri Isaia: 

   - “ Có tiếng hô: Trong sa mạc, hãy mở một con đường cho Chúa, giữa đồng hoang hãy vạch một con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta” ( Is 40, 3). 

Nếu câu trích của sách Xuất Hành nói lên Thiên Chúa trợ lực cho dân Ngài,  

   - “…đễ giữ gìn ngươi khi đi đường và đưa ngươi vào nơi Ta đã dọn sẵn” ( Ex 23, 20), thì câu trích dẫn của sách tiên tri Malachia nói đến thời gian Chúa phán xét, Chúa can thiệp để thanh tẩy dân Ngài và lập lại nền công chính.

Như vậy Thánh Marco viết Phúc Âm của Ngài, đặt “ Phúc Âm” hay “ Sứ Mạng Cứu Rổi”, nền tảng của đức tin Ki Tô giáo,  liên tục với dòng lịch sử của đức tin và mạc khải trong Cựu Ước, nhưng đồng thời cũng cho chúng ta biết đức tin và mạc khải đó được biến đổi ở một khúc quanh với con người Chúa Giêsu, bởi lẽ Thánh Marco đặt câu 3,  

   - “ Hãy dọn sẵn con đường của Thiên Chúa, sửa lối thẳng để Người đi ” ( Mc 1, 3),  sau câu 1:  

    “  Khởi đầu Phúc Âm Chúa Giêsu Ki Tô, Con Thiên Chúa” ( Mc 1, 1), thành ra câu “ …dọn đường cho Thiên Chúa ” được hiểu cho “ Chúa Giêsu Ki Tô, Con Thiên Chúa”, là Đấng Cứu Thế sắp đến. 

Còn nữa, trong câu 3 vừa kể, Thánh Marco đã sửa lại câu văn của sách tiên tri Isaia; 

   - “ …hãy vạch một con lộ thẳng băng cho Thiên Chúa chúng ta” ( Is 40, 3), được Thánh Marco sửa lại: “ …sửa lối thẳng để Người đi ” ( Mc 1, 3), 

Và vì Chúa Giêsu là “…, Con Thiên Chúa ”, nên “ sửa lối thẳng để Người đi ”, “ Người” ở đây không còn ám chỉ YHWH ( Yahvé) nữa, mà là Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế, Con Thiên Chúa.

Cắt nghĩa như vậy, chúng ta có cảm tưởng là lối chú giải gượng ép, nhưng không hẵn như vậy.

Trở lại câu 2 và 3 Phúc Âm Thánh Marco chúng ta đã trích ở trên:  

- “ Nầy Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con. Có tiếng người hô trong hoang địa: Hãy dọn sẵn con đường của Chúa, sửa lối cho thẳng để Người đi ” ( Mc 1, 2-3), 

Hai câu Phúc Âm vừa kể cho phép chúng ta cắt nghĩa  vai trò của Thánh Gioan Tẩy Giả, liên quan với Chúa Giêsu, để chúng ta có thể hiểu được các biến cố được diển tả ở các câu 5-8: 

   - “ Mọi người từ miền Giudea và Giêrusalem kéo đến ông. Họ thú tội và được ông làm phép rửa cho trong sông Giordan…Ông rao giảng rằng: Có Đấng quyền thế hơn tôi, đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người…” ( Mc 1, 5-8).

 

Trong các câu vừa được trích dẫn, các từ ngữ then chốt là “ giảng dạy ” và “ tội lỗi ”.

Lời giảng dạy của Thánh Gioan Tẩy Giả đặt trọng tâm vào việc “ cải hối ”:  

   - “ …ông Gioan Tẩy Giả xuất hiện trong hoang địa, rao giảng kêu gọi người ta chịu phép rửa, tỏ lòng sám hối, để được ơn tha tội ” ( Mc 1, 4). 

“ …kêu gọi người ta chịu phép rửa, tỏ lòng sám hối ”, Thánh Gioan Tẩy Giả cử hành phép rửa cho dân chúng, Ngài xác nhận ăn năn hối cải là cách hành xử đẹp lòng Thiên Chúa.

Nhưng rồi lời giảng dạy của Ngài không dừng lại ở đó, mà là tiếp tục báo cho dân chúng biết biến cố trọng đại sắp đến, kêu gọi dân chúng nhận phép rửa, sám hối để chuẩn bị đón nhận Đấng sẽ đến,  cao cả hơn Ngài, quyền thế hơn Ngài: 

   - “ …có Đấng quyền thế hơn tôi, đến sau tôi, tôi không đáng cúi xuống cởi quai dép cho Người ” (Mc 1, 8 ).   

Như vậy ăn năn hối cải mà Thánh Gioan Tẩy Giả kêu gọi, là lời kêu gọi có lý chứng, để đón tiếp một biến cố trọng đại chắc chắn xảy đến: đón nhận Đấng Cứu Thế sẽ đến và ban Thánh Thần cho những ai tiếp đón Ngài, vào thời điểm cuối cùng mà Thiên Chúa đã dự định: 

   - “ Vì Ta sắp đổ mưa xuống những vùng hạn hán và cho suối chảy trên mảnh đất khô cằn; trên dòng dỏi ngươi, Ta sẽ đổ Thánh Thần; trên con cháu ngươi, Ta ban phúc lành ” ( Is 44, 3).

   - “ Ta sẽ ban tặng các ngươi một quả tim mới, sẽ đặt Thánh Thần mới vào lòng các ngươi. Ta sẽ cất đi trái tim bằng đá khỏi thân mình các ngươi và sẽ tặng cho các ngươi một quả tim bằng thịt ” ( Ez 36, 26). 

Hiểu như vậy, sách Phúc Âm Thánh Marco không phải là quyển tiểu sử của ông Giêsu Nazareth, mà là  

   - “ Nền Tảng Phúc Âm Chúa Giêsu Ki Tô, Con Thiên Chúa” ( Mc 1, 1), 

Nền tảng Tin Mừng…”, “ Nền Tảng Sứ Điệp Cứu Rổi Chúa Giêsu Ki Tô, Con Thiên Chúa”, mà quyển sách của Ngài chứa đựng.

Nội dung đó là nền tảng lời giảng dạy các Thánh Tông Đồ, đức tin Giáo Hội tuyên xưng và là nền tảng chắc chắn của “ Sứ Điệp Cứu Rổi ” cho tất cả mọi người.

Đó là đức tin Ki Tô giáo.

Đó là viễn ảnh mà người tín hữu Chúa Ki Tô đang sống.

Chúa Giêsu Ki Tô là “ Nền tảng” ( arché), là “ Phúc Âm”, là “ Sứ Mạng Cứu Rổi ” sẽ đến và ban tặng Chúa Thánh Thần trong lòng người tín hữu Chúa Ki Tô.

Chúng ta hãy chuẩn bị đón rước Chúa với lòng sám hối , sống trong thánh thiện, xứng đáng với địa vị của người công dân của trời mới đất mới.

Và đó cũng là những gì Thánh Phêrô căn dặn chúng ta trong bài đọc thứ hai: 

   - “ Vì thế anh em thân mến, trong khi mong đợi ngày đó, anh em phải cố gắng sao cho Người thấy anh em tinh tuyền, không chi đáng trách và sống bình an ” ( 2 Pt 3, 14). 

Mùa Vọng là thời gian chúng ta quy hướng tâm hồn chúng ta trở về với Chúa, là thời gian gột rửa đi những nhơ bẫn bất toàn, để xứng đáng tiếp đón khi Chúa đến. 

Nhưng Ki Tô Giáo không phải chỉ sống có vậy, không phải chỉ sống khép nép nơm nớp lo sợ, tuân giữ khắc khe loại giáo lý gồm một loạt các giới răn luân lý “ không nên làm”, để được trong sạch, tinh tuyền.  

Người tín hữu Chúa Ki Tô là người cố gắng trở nên công chính hết khả năng mình có thể, biến các giới răn thành hành động để thương yêu Chúa và thương yêu anh em,  đón nhận Chúa Giêsu và sống với Chúa Giêsu đang sống trong tâm hồn mình: 

   - “  …như Cha ở trong con và con ở trong Cha, để họ cũng ở trong chúng ta ” ( Jn 17, 21).

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!