Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (21)


 

NGUYỄN HỌC TẬP



 

Thực hiện sứ mạng đầy cường độ ( Lc 7, 17-9, 19 ) ( 5 )


 

L ) Người thiếu phụ bị băng huyết và con gái ông Giairo ( Lc 8, 40-56 ).

 

Một lần nữa chủ đề đức tin vẫn còn nổi bậc trong hai phép lạ nầy.

 

Đối với ngưới thiếu phụ Chúa Giêsu nói:

 

- " Nầy con, đức tin của con đã cứu con. Con hãy đi bình an " ( Lc 8, 48).
 

Đối với người cha cô bé vừa chết, Người nói:

 

- " Ông đừng sợ, chỉ cần có đức tin thôi, là con gái ông sẽ được cứu " ( Lc 8, 50 )
 

Có đức tin là nhận biết sự bất lực của mình và đồng thời nhận biết quyền năng của Thiên Chúa có thể giải thoát mình khỏi trạng huống bất hạnh, mà mình đang chịu.

 

Đức tin là khước từ lòng tự tín về mình, để chỉ còn duy nhứt đặt mình trong tay Chúa.
 

Luật pháp Do Thái thiết định rằng người đàn bà bị băng huyết là người dơ bẫn và làm trở thành dơ bẫn tất cả ai và những gì nàng động đến. Như vậy, nàng là người ai cũng phải xa lánh.

 

Với cử chỉ chạm vào áo choàng của Chúa Giêsu, người thiếu phụ bị băng huyết xin Người cứu chữa mình và Chúa Giêsu đã ban lại cho nàng trạng thái lành bệnh, bằng cách làm cho nàng không còn là người vô danh tiểu tốt, sống bên lề xã hội, mà nàng muốn được giấu danh tánh.

 

Nói lên trước công chúng cử chỉ của nàng,

 

- " Ai là người đã sờ vào Ta ? ...Có người đã đụng vào Thầy, vì Thầy biết có một năng lực từ nơi Thầy phát ra " ( Lc 8, 44.46)

 

Chúa Giêsu muốn cho mọi người biết người thiếu phụ băng huyết không còn dơ bẫn nữa.

 

Người thiếu phụ xin Người chữa khỏi bệnh, Chúa Giêsu không những chữa bệnh cho, mà còn ban cho bà trạng thái, đó là mọi người có thể đón nhận bà trở lại vào cuộc sống trong cộng đồng xã hội, một ân huệ mà có lẽ người thiếu phụ không dám nghĩ đến và van xin, bởi vì điều đó có liên hệ đến một lề luật được coi là nghiêm cấm.

 

Bởi lẽ xin Chúa Giêsu điều đó, không khác nào bà xin Chúa Giêsu hành xử một động tác phạm pháp.
 

Đọc lại biến cố phép lạ làm cho cô con gái ông Giairo được sống lại, chúng ta nhận thức được rằng lời nói then chốt đã được Chúa Giêsu thốt lên:

 

- " Con bé có chết đâu, nó ngủ thôi đó " ( Lc 8, 52 ) .

 

Đối với người có đức tin, chết chỉ là một giấc ngủ, đang chờ sống lại.

 

- " Này bé, trỗi dậy đi con " ( Lc 8, 53 ).

 

Động từ Hy Lạp " eghero " có nghĩa là đứng dậy, đó là động từ nói lên động sống lại.

 

Chúng ta cũng không khỏi ngạc nhiên, khi thấy Chúa Giêsu cũng nói lên đôi lời với các thân nhân của cô bé sắp được Người cho sống lại, đừng cho ai biết những gì đã xảy ra:

 

- " Chúa Giêsu bảo người ta cho cô bé ăn. Cha mẹ cô kinh ngạc. Nhưng Người ra lệnh cho họ đừng nói với ai về việc đã xảy ra " ( Lc 8, 56 ).

 

Bí nhiệm của Đấng Cứu Thế, Phúc Âm Thánh Marco đã đề cập đến khắp đó đây, bí nhiệm đó cũng được đề cập đến một cách sơ lược trong Phúc Âm Thánh Luca.

 

Bởi lẽ trong Phúc Âm Thánh Luca, Chúa Giêsu sợ rằng người ta có thể hiểu lầm. Các phép lạ thôi chưa đủ để dân chúng hiểu Người là ai.

 

Để hiểu được đích thực các phép lạ trong ý nghĩa sâu đậm của chúng, cần phải đợi đến biến cố Thập Giá.

 

Thánh Luca không diễn giải bí nhiệm cứu độ như trong Phúc Âm Thánh Marco, nhưng thỉnh thoảng đó đây ngài cũng nhắc lại:
 

- " Nầy ông Giêsu Nazareth, chuyện chúng tôi can dự gì đến ông, mà ông đến tiêu diệt chúng tôi ? Tôi biết ông là ai rồi: ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa " ( Lc 4, 34 ).

 

- " Quỷ cũng xuất khỏi nhiều người và la lên rằng: " Ông là Con Thiên Chúa ". Người quát mắng , không cho phép chúng nói, vì chúng biết Người là Đấng Kitô " ( Lc 4, 41).

 

m ) Sứ mạng của Nhóm Mười Hai Tông Đồ ( Lc 9, 1-6 ).

 

Trong đoạn tường thuật nầy cũng như của cả chương 9, chúng ta gặp được hai chủ đề chính cùng song song đồng hành với nhau. Chúa Giêsu dần dần mạc khải càng lúc càng rõ rệt hơn sứ mạng cứu độ của Người và đồng thời người môn đệ cũng được mời gọi càng phải hiểu biết rõ hơn rằng lộ trình của mình không thể tách rời được khỏi lộ trình của Vị Thầy của mình.

 

Cuộc sai đi thực hiện sứ mạng được lời kêu gọi nói lên ra trước đó, kêu gọi người môn đệ hãy đi về hướng Chúa Giêsu : " Chúa Giêsu kêu gọi Mười Hai Tông Đồ ".

 

Đến gần bên Chúa Giêsu là cuộc di chuyển đầu tiên của sứ mạng: cuôc xuất hành sẽ diễn ra sau đó.

 

Quyền năng và uy thế là những khả năng nhận được, chớ không phải của mình mà mình có thể khoe khoang:

 

- " Chúa Giêsu tập họp Nhóm Mười Hai lại, ban cho các ông năng lực và quyền phép để trừ mọi thứ qủy và chữa các bệnh tật " ( Lc 9, 1 ).

 

Chỉ trong động từ " sai đi " ( Hy Lạp, apostello ) đơn giản đã có đến ba ngụ ý cần phải ý thức.

 

Ngụ ý thứ nhứt, cuộc khởi hành không phải là do tự ý mình quyết định, mà là thái độ vâng phục một mệnh lệnh được ban cho, ủy thác cho. Ngưòi môn đệ bị liên hệ đến sứ mạng được ủy thác cho, nhưng không phải ông là người điều hành.

 

Kế đến thái độ phải có ý thức rằng mình phải vượt qua chính con người của mình, đến một nơi khác, xa lạ đối với nơi chốn mà hiện thời mình đang cư ngụ.

 

Sau cùng, người môn đệ phải ý thức rằng mình được sai đi để nhằm thực hiện một mục đích: đem đến tin mừng mới mẻ.

 

Ba phận vụ mà Chúa Giêsu ủy thác cho các môn đệ cũng chính là những phận vụ, mà chính Người thực hiện trước tiên:

 

- khử trừ ma qủy,

- chữa lành các bệnh tật,

- loan báo Nước Thiên Chúa.

 

Như vậy, người môn đệ gặp được nơi Chúa Giêsu không những nguyên cội, căn cớ và nội dung của sứ mạng mình, mà còn cả mẫu gương phải theo để thực hiện.

 

Hành trang của nhà truyền giáo cần phải hết sức đơn sơ, chỉ cần đem theo những gì cần thiết thiết yếu.

Người môn đệ bị chồng chất dưới gánh nặng của hành trang, sẽ trở thành con người bất động, bảo thủ, không có khả năng đón nhận những gì mới lạ của Thiên Chúa:

 

- " Anh em đừng mang gì đi đường, đừng mang gậy, bao bị, lương thực, tiền bạc, cũng đừng có hai áo. Khi anh em vào bất cứ nhà nào, thì ở lại đó, và cũng từ đó mà ra đi " ( Lc 9, 4).

 

Và sau cùng một lời khuyên dặn, trong trường hợp bị từ chối, được tiên đoán trước trong động tác rao giảng Tin Mừng: ngưòi môn đệ đuợc ủy thác cho một phận vụ, chớ không được bảo đảm cho sự thành công hay thất bại.

 

Trong trường hợp bị khước từ, người môn đệ phải hành xử như chính Vị Thầy của mình cũng đã gặp phải: bị từ chối một chỗ, thì đi chỗ khác.

 

Cách phát biểu " hãy giũ bụi chân " nhấn mạnh đến tình trạng trầm trọng của việc khước từ, họ đã đánh mất đi cơ hội đáng tiếc, chớ không cần giải thích thêm gì nữa.

 

Bổn phận của người môn đệ là rao giảng sứ điệp và hy sinh hoàn toàn cả chính mình cho sứ mạng đó, nhưng cần phải để dành cho Chúa kết quả, chớ không phải thành đạt cho chính mình.

 

n ) Tính cách hiếu kỳ của vua Erode ( Lc 9, 7-9 ).

 

Erode là một con người trí thức và rất thực tiển, bởi đó ông muốn gặp Chúa Giêsu để đích thân biết được Người là ai:
 

- " Tiểu vương Erode nghe biết tất cả những gì đã xảy ra, bởi đó ông phân vân lắm... Ông Gioan chính ta đã chém đầu rồi, vậy thì ông nầy là ai, mà nghe đồn những chuyện như thế ? " ( Lc 9, 7.9).

 

Thật vậy, có nhiều tin đồn về Chúa Giêsu: đó là Gioan Tẩy giả sống lại, tiên tri Elia, hay một vị tiên tri nào khác.

 

Gặp được Chúa Giêsu để hiểu được Người là một cách hành xử chính đáng, nhưng gặp Người vì tò mò thị hiếu là một hành động sai lạc.

 

Đức tin không phải được nảy sinh ra do hiếu kỳ, bởi đó không phải được Chúa ban cho những con người như Erode.

 

Thật vậy, một khoảng thời gian sau đó, Erode gặp được Chúa Giêsu trước mặt tổng trấn Pilato, nhưng không thể hiểu được gì về Người. Bởi đó Erode tìm cách che giấu đi lòng cứng tin của ông bằng cách tạo ra một lối chế giễu đê tiện:

 

- " Vua Erode cũng như thị vệ đều khinh dễ Người ra mặt, bởi đó họ khoát cho Người một chiếc áo đỏ rực rỡ mà chế giễu, rồi giải Người lại cho Pilato " ( Lc 23, 11).




 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!