Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (19)


 

NGUYỄN HỌC TẬP


 

Thực hiện sứ mạng đầy cường độ ( Lc 7, 17-9, 19 ( 3 )

 

f ) Chúa Giêsu và Gioan Tẩy Giả ( Lc 7, 18-35 )
 

Thánh Luca ghi lại ở đây một đoạn diễn giải dài, trong đó tên của Gioan Tẩy Giả được nhắc đi nhắc lại đến 9 lần. Đây là chương nhằm nhấn mạnh cho mọi người biết Chúa Giêsu như là Vị Ngôn Sứ và dĩ nhiên Gioan Tẩy Giả được mọi người, kể cả Chúa Giêsu, xem như là một nhân vật trổi vượt hơn cả ngôn sứ.

Đoạn tường thuật diễn giải được chia làm ba phần khác biệt nhau:

 

1 - Để trả lời cho câu hỏi về sứ mạng mà Gioan Tẩy Giả đặt ra, Chúa Giêsu nhắc lại các phép lạ mà Người đã thực hiện ( Lc 7, 18-13 ):

 

-" Các anh cứ về thuật lại cho Gioan những điều mắt thấy tai nghe: người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết trỗi dây, kẻ nghèo được loan báo tin mừng " ( Lc 7, 22).

 

2 - Trong phần thứ hai, Chúa Giêsu là chứng nhân cho Gioan Tẩy Giả ( Lc 7, 24-28):

 

- " ( Anh em đến xem một vị ngôn sứ chăng ? ) Đúng vậy, nhưng tôi nói cho anh em biết: đây còn hơn cả ngôn sứ nữa ! Chính ông là người Thiên Chúa đã nói đến trong Thánh Kinh: Nầy Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến " ( Lc 7, 26-27).


 

3 - Sau cùng, Thánh Luca tường thuật lại thái độ của dân chúng đối với Chúa Giêsu và Gioan Tẩy Giả ( Lc 7, 29-35) :

 

- " Nghe ông giảng, toàn dân, kể cả những người thu thuế, đều nhìn nhận Thiên Chúa là Đấng Công Chính và họ nhận phép rửa của ông. Còn những người Pharisêu và các nhà thông thái thì khước từ về ý định của Thiên Chúa về họ và không chịu phép rửa của ông " ( Lc 7, 29-30).

- " Ông Gioan đến, không ăn bánh, không uống rượu, thì các ông bảo ông ta bị qủy ám. Con Người đến cùng ăn uống như ai,thì các ông bảo: đây là tay ăn nhâu, bạn bè với quân thu thuế và phường tội lỗi " ( Lc 7, 33-34).

 

Thánh Luca bỏ qua, không báo cho chúng ta biết Gioan Tẩy Giả bị ở tù , bởi vì trước đó ngài đã đề cập đến sự kiện ( Lc 3, 19 ss) và đề cập đến các người được Gioan Tẩy Giả sai đến để hỏi Chúa Giêsu về sứ mạng của Người.

Chúa Giêsu trả lời cho các người đó bằng một loạt các câu liên hệ đến tiên tri Isaia ( chương 61), mà chúng ta đã có dịp trích dẫn trong lời giảng huấn của Người trong hội đường Nazareth. Chúa Giêsu không trả lời trực tiếp, mà chỉ nhắc đến cho ai muốn biết những gì đã được viết trong Thánh Kinh.

Và chỉ có như vậy, những ai được nghe Người huấn dạy mới có thể kết luận biết được Người là ai.

Những dấu chứng nói lên phẩm chất đặc tính của Người, Chúa Giêsu liệt kê ra một loạt các phép lạ, ngay cả đến các biến cố làm cho kẻ chết sống lại.

Nhưng dấu chứng cuối cùng ( " kẻ nghèo được loan báo tin mừng " ) không phải là một phép lạ, mà là dấu chứng rõ ràng Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ, bởi vì kẻ nghèo hèn được coi như là những kẻ khập khễnh thất thiệt, đui mù, bị xã hội coi không ra gì.

Hiểu như vậy, chúng ta hiểu được lý tưởng của việc loan báo Phúc Âm là đem đến niềm an vui, trút bỏ gánh nặng và ban cho ơn cứu độ hoàn hảo cho dân Chúa.

 

Trước kia các môn đệ Gioan Tẩy Giả hỏi Chúa Giêsu về căn tính của Người, thì giờ đây Chúa Giêsu hỏi ngược lại dân chúng đến nghe Người về căn tính của Gioan.

Chúa Giêsu không chờ đợi câu trả lời của dân chúng, mà chính Người đứng ra trả lời thay cho họ, bằng cách đề cao Gioan Tẩy Giả, không phải do đời sống khắc khổ và tính cách cương trực của ông, mà chính vì ông đã chấp nhận đứng ra dọn đường cho Đấng Cứu Thế:

 

- " Chính ông là người Thiên Chúa đã nói tới trong Kinh Thánh rằng: Nầy Ta sai sứ giả của Ta đi trước mặt Con, người sẽ dọn đường cho Con đến " ( Lc 7, 27).

 

Gioan Tẩy Giả đến để làm nhân chứng cho một Đấng Khác. Đó là tất cả ý nghĩa căn tính của Gioan Tẩy Giả:

 

- " Trong số phàm nhân đã lọt lòng mẹ, không có ai cao trọng hơn ông Gioan, tuy nhiên kẻ bé nhỏ nhứt trong Nước Thiên Chúa còn cao trọng hơn ông " ( Lc 7, 28).

 

Lời xác quyết có vẻ hơi tối nghĩa, chúng ta có thể hiểu như sau:

- Gioan Tẩy Giả có thể là người cao trọng hơn tất cả các ngôn sứ và tổ phụ,

- nhưng chỉ với Chúa Giêsu ông đã khởi đầu một thế hệ mới và sau cùng, bởi đó những ai thuọc về thế hệ mới nầy ( kẻ bé nhỏ nhứt trong Nước Thiên Chúa ), là những người còn hạnh phúc may mắn hơn các ngôn sứ và tổ phụ vừa kể ( cao cả hơn cả ông Gioan ).

 

Sau khi nói lên tư tưởng của mình về ông Gioan, Chúa Giêsu đề cập đến một bối cảnh tổng quát về thái độ của những người đương thời lúc đó đối với Người và ông Gioan, vị tiền hô của mình.

Để giải thích rõ và sống đông hơn lời phán đoán của Người, Chúa Giêsu dùng một dụ ngôn. Đó là hai nhóm trẻ con, hợp thành nhóm ở một công trường. Nhóm nầy trước mặt nhóm kia và quyết định sắp xếp cuộc chơi thành một đám tang. Nhưng khi nhóm nầy khởi đầu bằng những bài ca buồn thảm, nhóm kia không cử động, bỏ qua cuộc chơi vì cảnh trí buồn thảm quá. Bởi đó, chúng thay đổi, khởi sự lại từ đầu, bằng cách bày ra bối cảnh cuộc chơi đám cưới

Nhưng lần thứ hai nầy cũng không có kết quả, nhóm trẻ kia vẫn bất động: trò chơi vui động quá ( Lc 7, 31-32 ).

Chúa Giêsu nói: " Thế hệ nầy giống như những đứa trẻ tính tình thay đổi bất thường, không biết mình muốn gì ", tức là khước từ tất cả những ai được Thiên Chúa gởi đến cho, bất cứ những người đó là ai. Họ khước từ ông Gioan Tẩy Giả, bởi vì ông sống khắc khổ, khước từ Chúa Giêsu, bởi vì Người ăn ưống.

Tuy nhiên cũng có những người sẵn sàng đón nhận. Sự khôn ngoan, tức là đồ án của Thiên Chúa ( trong trường hợp đang bàn là những gì được Chúa Giêsu mạc khải cho ) đã có được các môn đệ tuân theo.

Các người Pharisêu và thầy thông thái luật là " thế hệ nầy ",

 

- " Tôi phải ví thế hệ nầy với ai? Họ giống như lũ trẻ ngồi ngoài chợ gọi nhau:..." ( Lc 7, 31), bằng cách khước từ để cho mình được chịu phép rửa , không biết mình cần phải sám hối. Như vậy họ đã làm cho đồ án cứu rổi của Thiên Chúa trở thành vô ích:

 

- " Còn những người Pharisêu và các thầy thông thái luật thì khước từ ý định của Thiên Chúa về họ và không chịu phép rửa của ông " ( Lc 7, 30).

 

Dân chúng và những người tội lỗi, trái lại, họ là con cái của sự khôn ngoan, để mình nhận phép rửa của ông Gioan, như vậy họ nhận biết " Thiên Chúa có lý " ( dịch theo nguyên ngữ: Thiên Chúa là Đấng Công Chính ) trong việc sai một ngôn sứ đến để loan báo cho dân việc cần phải sám hối.

 

g) Người thiếu phụ tội lỗi được tha thứ ( Lc 7, 36-50).

 

Thánh Luca ghi lại biến cố nầy ở đây để khai triển thêm chủ đề đã được đề cập đến phía trước, tức là mạc khải cho biết Chúa Giêsu như là ngôn sứ.

Thật vậy, chính những người tội lỗi nhận biết được Chúa Giêsu như vậy, là Ngôn Sứ của Thiên Chúa, trong khi đó thì càc người Pharisêu không chịu chấp nhận đặc tính đó.

Lúc đang trọ tại nhà một người Pharisêu giàu có. Người lui tới thân thiện với kẻ khó nghèo và những người tội lỗi, nhưng cũng như thăm viếng gia cư của những người tuân giữ lề luật và người giàu có.

 

Bởi đó, không ai lấy làm lạ khi thấy một phụ nữ không được mời cũng bước vào phòng tiệc, đang trong nhà có lễ lạc, các người lân cận vào xem và tò mò hiếu kỳ muốn biết.

Nhưng điều làm cho mọi người ngạc nhiên là một thiếu phụ, mà ai cũng biết nàng là người tội lỗi, không những chỉ hài lòng vào nhà để tò mò xem, mà lại còn ngồi dưới chân Chúa Giêsu, đổ dầu thơm lên chân Người và rơi nước mắt, chứng tỏ lòng thống hối về tội lỗi của mình:

 

- " Chị đứng đằng sau, sát chân Người mà khóc, lấy nước mắt mà tưới chân Người. Chị lấy tóc mình mà lau, rồi hôn lên chân Người và lấy dầu thơm mà đổ lên " ( Lc 7, 38).

 

Ghi lại thái độ đó của người thiếu phụ tội lỗi, Thánh Luca muốn đối chiếu hai cách nhìn khác nhau. Cũng đứng trước cùng một người thiếu phụ và cũng trước những cử chỉ của nàng,

- người Pharisêu chỉ nhìn thấy nàng là một con người tội lỗi thôi,

- trong khi đó thì Chúa Giêsu nhận ra nơi nàng lòng sám hối, biết ơn và yêu thương:

 

- " Tôi vào nhà ông, nước lã ông cũng không đổ lên chân tôi, còn chị ấy đã lấy nước mắt tưới ướt chân tôi, rồi lấy tóc mình mà lau. Ông đã chẳng hôn tôi một cái, còn chị ấy từ lúc vào đây, đã không ngừng hôn chân tôi. Dầu ô - liu ông cũng chẳng đổ lên đầu tôi, còn chị ấy thì lấy dầu thơm mà đổ lên chân tôi. Bởi đó, tôi nói cho ông hay: tội của chị rất nhiều, nhưng đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều. Còn ai được tha ít, thì yêu mến ít " ( Lc 7, 44-47).

 

Người Pharisêu chủ nhà cho rằng người của Thiên Chúa không được để cho mình bị lây ô nhiểm bởi những kẻ tội lỗi, trái lại phải xa lánh tình trạng đó, phải biết phân biệt rõ ràng giữa kẻ tội lỗi và người công chính, giữa những người có đạo ( có đức tin ) và dân ngoại đạo.

Trái lại, Chúa Giêsu có tư tưởng trái ngược. Chúa Giêsu biết rằng Thiên Chúa là người cha thương yêu hết mọi con cái của mình, kẻ tốt, người xấu cũng vậy, và không những Thiên Chúa không lánh xa khỏi người tội lỗi, mà còn đi đến để tìm kiếm họ.

 

Người Pharisêu để cho mình bị ảnh hưởng bởi sự kiện người thiếu phụ ấy là người tội lỗi và từ đó có tiền kiến phán đoán về cử chỉ của nàng. Ông ấy đánh giá người thiếu phụ trong hiện trạng đang có của nàng: nàng ta là một người đàn bà tội lỗi, không có khả năng làm gì khá hơn, mọi động tác của nàng ta đều phải chuẩn định bằng ngờ vực, nghi vấn.

Chúa Giêsu trái lại, Người là Đấng tự do, không bị một khuôn mẫu định kiến nào ràng buộc. Người chỉ chú tâm đến lòng nhân từ đại lượng của Thiên Chúa.

 

Chúa Giêsu tìm cách làm cho người Pharisêu thay đỗi nhãn quang của ông ta và nhận ra được tư tưởng của Người, bằng cách kể cho ông ta nghe một dụ ngôn ngắn gọn: người chủ và hai con nợ, thiếu năm trăm quan tiền và con nợ khác năm mươi quan tiền. Và bởi họ không có gì để trả, nên người chủ nợ tha cho cả hai. Vậy trong hai người đó, ai mến chủ nợ nhiều hơn ? ( Lc 7, 40-42 ).

Câu trả lời hiển nhiên, ai cũng có thể nghĩ đến được, được Chúa Giêsu dùng để kết luận trước người phụ nữ tội lỗi và người Pharisêu nghi vấn:

 

- " Vì thế, tôi nói cho ông biết: tội của chị rất nhiều, nhưng chị đã được tha, bằng cớ là chị đã yêu mến nhiều...Rồi Người nói với người phụ nữ: " Tội của chị đã được tha rồi " ( Lc 7, 47-48).

 

Tình yêu hoàn hảo tốt lành có khả năng tha thứ mọi lỗi lầm của người được yêu và biết thương yêu lại.

 

h) Các phụ nữ đi theo Chúa Giêsu ( Lc 8, 1-3 ).

 

Như là một văn sĩ thời danh Hy Lạp lúc đó, Thánh Luca thay đổi lối viết văn và đây là đoạn tổng lược ngắn gọn sứ mạng mà Chúa Giêsu đã thực hiện ở Galilea.

Có hai nhóm người nhân chứng cho thấy quyền năng và lời giảng dạy của Chúa Giêsu:

- trước tiên đó là Mười Hai Môn Đệ, mà Thánh Luca chỉ tóm gọn là những người " đã từng đi theo Người "; nhưng phải đợi đến chương 9 ( Lc 9, 1 ) , Thánh Luca mới cho biết là những Vị cộng tác với Chúa Giêsu vào sứ mạng của Người.

-kế đến một nhóm phụ nữ, được Thánh Luca nói rõ danh tánh 3 người trong nhóm các nàng ( Maria Magdala, Gioana và Susanna. Các chị là những người phục vụ Chúa Giêsu và Nhóm Mười Hai Môn Đệ, nhứt là " bằng của cải mà các chị có ":

- " Các bà nầy lấy của cải mình mà giúp đỡ Chúa Giêsu và các Môn Đệ " ( Lc 8, 3).

Các phụ nữ chiếm một chỗ quan trọng trong Phúc Âm và Sách Tông Đồ Công Vụ của Thánh Luca( Lc - Act ). Ngài không hề đề cập đến một trở ngại nào cho sự hiện diện của các chị trong việc các chị di theo Chúa Giêsu và các Môn Đệ Người.

Các đối thủ của Chúa Giêsu trách cứ sự kiện Người thường lui tới và ăn uống với các kẻ tội lỗi, hơn là sự hiện diện của các phụ nữ trong nhóm hành trình của các Môn Đệ.


 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!