Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
CHA THẦY VÀ THẦY SẼ ĐẾN VÀ Ở LẠI TRONG NGƯỜI ẤY.

 

 

 

SUY NIỆM PHÚC ÂM ( IV C 26 ); ( 05.05.2013 ); ( Jn 14, 23-29)

CHÚA NHẬT VI PHỤC SINH, NĂM C

  

NGUYỄN HỌC TẬP 

Chắc chắn Thánh Bộ Phụng Vụ trích đoạn Phúc Âm hôm nay của Thánh Gioan ( Jn 14, 23-29) với hai ý tưởng để chuẩn bị tinh thần cho chúng ta trước hai biến cố trọng đại,  

 - mừng lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên, Chúa Nhật tới

 - và lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, Chúa Nhật kế tiếp. 

Ý nghĩa để chuẩn bị tinh thần cho chúng ta mừng lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên được đề cập đến qua câu Phúc Âm: 

 - " Nếu anh em yêu mến Thầy, thì hẳn anh em đã vui mừng, vì Thầy đi về cùng Chúa Cha, bởi vì Chúa Cha cao trọng hơn Thầy " ( Jn 14, 28). 

Và để dọn lòng chúng ta mừng lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chúng ta được câu Phúc Âm sau đây nhắc nhở: 

 - " Các điều đó, Thầy đã nói với anh em, đang khi còn ở với anh em. Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em " ( Jn 14, 26). 

Những gì liên quan đến lễ Chúa Giêsu Thăng Thiên và lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống, chúng ta sẽ có dịp suy niệm ở các Chúa Nhật liên hệ. 

Nội dung bài Phúc Âm Thánh Lễ hôm nay thuật lại cho chúng ta di chúc của Chúa Giêsu cho các Môn Đệ, nhân dịp môn đệ Giuda Taddeo ( không phải Giuda Iscariota, người sẽ phản bội Ngài) đặt một câu hỏi là tại sao Chúa Giêsu lại chỉ muốn tỏ mình cho các Vị, thay vì bày tỏ tài năng và vinh hiển của Ngài cho mọi người biết: 

 - " Ông Giuda, không phải Iscariota, nói với Chúa Giêsu: Thưa Thầy, tại sao Thầy phải tỏ mình cho chúng con, mà không tỏ mình cho thế gian? " ( Jn 14, 22). 

Những gì Chúa Giêsu nói với các Môn Đệ trong Phúc Âm hôm nay, mặc dầu không đề cập đến Giuda, nhưng một cách gián tiếp Người cho thấy câu hỏi của môn đệ Giuda không phải là cách hiểu biết của một người Môn Đệ, cũng như trong dịp lễ Lều Người đã từ chối đáp ứng lại ước vọng được nổi danh, nổi tiếng của " các anh em " gợi ý và khuyến khích Người: 

 - " Lễ Lều của người Do Thái gần tới, anh em Chúa Giêsu nói với Người: Ông bỏ ở đây mà đi lên miền Giudea , để cả môn đệ của ông cũng được nhìn thấy những việc ông làm, vì không ai ,muốn nổi danh mà lại hoạt động âm thầm. Nếu ông làm những việc ấy, thì hãy tỏ mình cho thiên hạ biết " ( Jn 7, 2.4 ) 

Trong dịp lễ Lều Chúa Giêsu có lên Đền Thờ dự lễ, nhưng vào một lúc khác, không tùy thuộc vào các lời gợi ý của " các anh em " Người.

Cũng vậy trong chương 14, mà đoạn Phúc Âm hôm nay được trích ra, Chúa Giêsu đề cập đến việc Người sẽ tỏ mình ra cho Môn Đệ, nhưng là cách tỏ mình khác với quan niệm cho thiên hạ biết để được nổi danh mà Giuda đề nghị: 

 - " Ai tiếp nhận và giữ các điều răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến và sẽ tỏ mình ra cho người ấy " ( Jn 14, 21). 

Mặc dầu trong câu trả lời, Chúa Giêsu không đề cập đến lời gợi ý của Giuda tỏ cho thiên hạ biết để được danh tiếng, như trước đó Người đã có dịp nói thẳng với Philipphê: 

 - " Chúa Giêsu trả lời: Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Philipphê, anh chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha? Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao? " ( Jn 14, 9-10). 

Tuy không đề cập đến Giuda, cũng không nhắc lại Philipphê, nhưng những lời dạy bảo các Môn Đệ trong đoạn Phúc Âm hôm nay là những câu nói nối tiếp những gì Chúa Giêsu đã bắt đầu nói với Philipphê.

Điều đó cho thấy cả hai Môn Đệ chưa có cùng một tâm tình như những gì Chúa Giêsu muốn dạy các Vị. 

 - " Thầy sẽ yêu mến người ấy và tỏ mình ra cho người ấy " ( Jn 14, 21).

 

1 - Chúa Giêsu tỏ mình ra thế nào cho người yêu mến Người ?

Đây là câu trả lời tuyệt diệu mà chúng ta muốn suy niệm hôm nay: 

 - " Ai yêu mến Thầy, thì sẽ tuân giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy " ( Jn 14, 23). 

Như vậy, người tín hữu Chúa Ki Tô sống trong ân sủng, không phải là người sống cách biệt với Thiên Chúa, Đấng mà mình thờ phượng , như là một tín hữu sụp lạy trước một vị thần cách biệt ngự trên bục cao.

Người tín hữu Chúa Ki Tô sống trong ân sủng, " yêu mến và tuân giữ lời Thầy ", là người có Thiên Chúa Ba Ngôi đến ngự và sống trong chính con người của mình.

Viết đến đây, tôi nhớ lại lúc còn làm học trò giúp lễ , tôi được nghe hát một bài thánh ca rất cảm động diễn tả một cách tuyệt diệu câu Phúc Âm vừa kể: 

 " Chúa ở cùng con, con ở cùng Chúa.

 Chúa hợp với con cho đến trọn đời.

 Người là của con, và con là của Chúa

 Đời con sống, vì Chúa sống trong con... " .

Hiểu được như vậy, người tín hữu Chúa Ki Tô sống trong ân sủng là người có " Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy ".

Người tín hữu Chúa Ki Tô sống trong ân sủng là người đang sống cuộc sống thiên đàng ngay ở trần gian, vì có Thiên Chúa Ba Ngôi, nguồn hạnh phúc bất diệt, là thiên đàng trong con người của mình.

Vì ở đâu có Thiên Chúa, thì ở đó có Thiên Đàng.

Thánh Phaolồ cũng không diễn tả gì khác hơn, khi Ngài nói người Ki Tô hữu là phần thân thể mầu nhiệm của Chúa Giêsu: 

 - " Nào anh em chẳng biết rằng thân xác anh em là phần thân thể của Chúa Ki Tô sao? " (1 Cor 6, 15). 

Và mỗi tín hữu Chúa Ki Tô sống trong ân sủng, " yêu mến và tuân giữ lời Thầy ", là đền thờ của Chúa Thánh Thần: 

 - " Hay anh em lại chẳng biết rằng thân xác anh em là Đền Thờ của Chúa Thánh Thần sao? " ( 1 Cor 6, 19). 

Người tín hữu Chúa Ki Tô sống trong ân sủng là sống thông hiệp với bản tính Thiên Chúa, sống thông hiệp với đời sống của Chúa Ba Ngôi, có " Cha Thầy và Thầy đến và ở lại với nguời ấy ".

Hay nói như Thánh Phêrô:  

 - " Nhờ vinh quang và sức mạnh ấy ( của Chúa Giêsu), Thiên Chúa đã ban tặng cho chúng ta những gì rất qúy báu và trọng đại Người đã hứa, để nhờ đó anh em được thông phần bản tính Thiên Chúa " ( 2 Pt 1,4). 

Hiểu được như vậy, chúng ta sẽ hiểu được tại sao bất cứ ai, bất cứ ý thức hệ nào đàn áp, không tôn trọng con người, đê tiện hóa phẩm giá con người, là cá nhân đó, ý thức hệ đó, đối với Ki Tô giáo, xúc phạm không phải chỉ đối với con người , mà là xúc phạm đến chính Thiên Chúa. 

Và cũng chính trong lời tuyên bố ủy thác lại kho tàng qúy báu cho các Môn Đệ và cho chúng ta, con cái các Ngài trong đức tin, có " Cha Thầy và Thầy đến và ở lại với người ấy ", Chúa Giêsu cũng trao cho chúng ta một phương thức mới để sống đức tin:  

 - " Ai yêu mến Thầy, thì sẽ tuân giữ lời Thầy " ( Jn 14, 23). 

Người tín hữu Chúa Ki Tô tin vào Người và ý thức tuân giữ các giới răn Người truyền cho, không phải với thái độ co ro cúm rúm sợ sệt của người nô lệ, mà sống bằng tình thương mến Thầy trò, tình nghĩa Cha con: 

 - " Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thánh Thần của con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên: Abba, Cha ơi! Vậy anh em không còn phải là nô lệ nữa, nhưng là con, mà đã là con, thì cũng là người thừa kế, nhờ ơn Chúa " (Gal 4, 6-7).

 

2 - Và rồi ngoài ra phần thưởng chắc chắn cho những ai yêu mến Người, mà Chúa Giêsu cam kết với các Môn Đệ, " Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy ", Chúa Giêsu còn hứa ban cho các Vị Chúa Thánh Linh, là Đấng Bảo Trợ là bảo chứng thật sự Thiên Chúa đang hiện diện , sống trong tâm hồn người Ki Tô hữu; chứng thật chúng ta là con cái Ngài: 

 - " Để chứng thực anh em là con cái, Thiên Chúa đã sai Thánh Thần của con mình đến ngự trong lòng anh em mà kêu lên : Abba, Cha ơi !...". 

 Và Chúa Thánh Linh sẽ dạy bảo chúng ta và làm cho các Vị nhớ lại những gì Chúa Giêsu đã dạy, nhứt là trong những lúc khó khăn của cuộc sống: 

 - " Các điều đó, Thầy đã nói với anh em, đang khi còn ở với anh em. Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em " ( Jn 14, 25-26). 

Như vậy, cuộc sống của người tín hữu Chúa Ki Tô không phải là cuộc sống mù mịt, bấp bênh, không định hướng và không có gì chắc chắn để bảo chứng cho cuộc sống đời đời hạnh phúc với Thiên Chúa.

Cuộc sống Ki Tô hữu là cuộc sống được chính Thiên Chúa bảo trợ: 

 - " Thầy sẽ không để anh em mồ côi…Anh em đừng xao xuyến cũng đừng sợ hãi " ( Jn 14, 18.27). 

Người tín hữu Chúa Ki Tô là người có Thiên Chúa Ba Ngôi ở trong tâm hồn: 

 - " Ai yêu mến Thầy, thì sẽ tuân giữ lời Thầy. Cha Thầy sẽ yêu mến người ấy. Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy " ( Jn 14, 23). 

Người tín hữu Chúa Ki Tô luôn luôn được Chúa Thánh Thần Bảo Trợ và dẫn dắt, nhứt là trong những thử thách của cuộc sống: 

 - " Nhưng Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần Chúa Cha sẽ đến nhân danh Thầy. Đấng đó sẽ dạy anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em " ( Jn 14, 26). 

Và người tín hữu Chúa Ki Tô sống trong ân sủng, " yêu mến Thầy, tuân giữ lời Thầy ", " chiên của Ta thì nghe tiếng Ta, ta biết chúng và chúng theo Ta " ( Jn 10, 27), được chính Thiên Chúa toàn năng bảo đảm cho sự sống hạnh phúc đời đời với Ngài: 

 - " Ta ban cho chúng sự sống đời đời; không bao giờ chúng phải diệt vong và không ai cướp được chúng khỏi tay Ta. Cha Ta, Đấng đã ban chúng cho Ta, thì lớn hơn tất cả, và không ai cướp được chúng khỏi tay Chúa Cha. Ta và Chúa Cha là một " ( Jn 10, 29). 

Và người đã hứa và đứng ra bảo đảm cho chúng ta chắc chắn cuộc sống hạnh phúc đó với Thiên Chúa, không ai khác hơn là Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa: 

 - " Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giêsu là Đấng Ki Tô, Con Thiên Chúa, và anh em tin mà được sống nhờ danh Người " ( Jn 20, 31).

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!