Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
Bài Viết Của
Tiến sĩ Nguyễn Học Tập
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HIẾN CHẾ GAUDIUM ET SPES
NGƯỜI TÍN HỮU GIÁO DÂN TRONG HIẾN CHẾ LUMEN GENTIUM - CHƯƠNG IV
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (40)
CÁM ƠN LÀ BIẾT SỐNG ĐỨC TIN
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (39)
GIÀU CÓ ĐÓNG CỔNG CON ĐƯỜNG ĐẾN CHÚA VÀ DỮNG DƯNG VỚI ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (37).
CỦA CẢI VỮNG BỀN CHO ANH EM
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (36)
CHÚNG TA PHẢI ĂN MỪNG, EM CON ĐÃ CHẾT, MÀ NAY LẠI SỐNG.
“VÁC THẬP GIÁ MÌNH MÀ THEO TA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (34)
“AI HẠ MÌNH XUỐNG SẼ ĐƯỢC TÔN LÊN ”.
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (33)
“HÃY CỐ GẮNG QUA CỬA HẸP MÀ VÀO”
TÌM HIỀU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 32)
NHẬN BIẾT DẤU CHỈ THỜI ĐẠI ĐỂ CHỌN LỰA MỤC ĐÍCH CHÍNH ĐÁNG
“BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THÂN MẪU CHÚA TÔI ĐẾN VỚI TÔI”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (31)
PHẢI SẴN SÀNG ĐỢI CHỦ VỀ
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (30)
“HÃY LO TÌM NƯỚC THIÊN CHÚA”
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (29)
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XẴ HỘI CỦA GIÁO HỘI (5).
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (28)
"MARIA ĐÃ CHỌN PHẦN TỐT NHẤT"
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (4)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (27)
" AI THÂN CẬN VỚI NGƯỜI BỊ RƠI VÀO TAY KẺ CƯỚP ? "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HÔI (3)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (26)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (25)
" ANH HÃY THEO TA ! "
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (2).
THẦY LÀ ĐẤNG KITÔ CỦA THIÊN CHÚA.
PHẨM GIÁ CON NGƯỜI TRONG HUẤN DỤ XÃ HỘI CỦA GIÁO HỘI (1)
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (23)
NÀNG ĐƯỢC THA THỨ NHIỀU, VÌ NÀNG ĐÃ THƯƠNG YÊU NHIỀU
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA (22)
TA TRUYỀN CHO ANH HÃY TRỖI DẬY !
TÌM HIỂU PHÚC ÂM THÁNH LUCA ( 13 )

 

NGUYỄN HỌC TẬP

 

SỨ MẠNG CỦA CHÚA GIÊSU Ở GALILEA.

 

Các tác giả Phúc Âm Nhất Lãm, như lúc khởi đầu những lời giảng dạy tiên khởi, hoàn toàn không hề đề cập đến sứ mạng của Chúa Giêsu đối với dân Do Thái, khác với Phúc Âm Thánh Gioan đặt tầm quan trọng lúc tiên khởi đó của Chúa Giêsu đối với đồng bào Người.

 

Chúa Giêsu trước khi bắt đầu sứ mạng tông đồ rộng lớn ở Galilea, có lẽ Người đã đến Giêrusalem nhân dịp Lễ Vượt Qua:

 

 - " Gần Lễ Vượt Qua của người Do Thái, Chúa Giêsu lên thành Giêrusalem..." ( Jn 10, 13.23).

 

Trong dịp đó, Người đã xua đuổi những kẻ đổi tiền trong Đền Thờ ( Jn 2, 13-22), và có cuộc hội kiến riêng tư với Nicodemo ( Jn 3, 1ss).

 

Các động tác phi thường của Chúa Giêsu gây nên sự chú ý của những người xuất xứ từ miền Galilea đến viếng Đền Thờ ( Jn 4, 45 ).

 

Thánh Luca ghi lại cho chúng ta theo thứ tự sứ mạng của Chúa Giêsu, kể lại sự hiện diện của Chúa Giêsu ở Giêrusalem vào phần cuối cùng để

 

- nhấn mạnh đến thái độ thượng đỉnh khước từ của người Do Thái

 - và khơi đầu một sứ mạng tông đồ trải rộng ra khắp thiên hạ cho các dân ngoại. Biến cố trải rộng vương quốc Nước Thiên Chúa được bắt đầu từ ngày Lễ Hiện Xuống:

 

 - " Khi đến ngày Lễ Ngũ Tuần, mọi người đang tề tựu ở một nơi, bỗng từ trời phát ra môt tiếng động ,như tiếng gió mạnh ùa vào cả nhà, nơi họ đang tựu họp. Bỗng họ thấy xuất hiện một hình lưỡi lửa tản ra đậu xuống từng người một. Và ai nấy đều được tràn đầy ơn Thánh Thần, họ bắt đầu nói các thứ tiếng khác, tùy theo khả năng Thánh Thần ban cho " ( Act 2, 1-4).

 

Mặc dầu sứ mạng Galilea trong Phúc Âm Thánh Luca ( 4, 14-9, 59) là những gì đã được Phúc Âm Thánh Marco đề cập đến ( Mc 6, 45-8, 26), nhưng định ý của Thánh Luca là tường thuật lại, không gián đoạn, sứ mạng của Chúa Giêsu ở Galilea, để nói lên tầm quan trọng tối thượng của việc Chúa Giêsu bị từ chối ở Giêrusalem.

 

A - Hai biến cố cá biệt ở Nazareth và ở Capharnaum ( Lc 4, 14-44).

 

Hai biến cố nầy tượng trưng cho thái độ từ chối của các người đồng hương và lòng ngưỡng mộ của người xa lạ đối với Chúa Giêsu.

 

 1 ) Chúa Giêsu ở Nazareth ( Lc 4, 14-30).

Đoạn Phúc Âm về " nơi sinh trưởng " của Chúa Giêsu gần như hoàn toàn, chỉ có Thánh Luca tường thuật lại, nhằm sắp xếp theo tiến trình tuần tự xảy ra. Đây là đoạn hàm chứa các chủ đề trung tâm điểm của Phúc Âm Thánh Luca và Sách Tông Đồ Công Vụ, mà ngài cũng là tác giả.

 

Phần dẫn nhập tổng quát:

 

 - " Được quyền năng Thánh Thần thúc đẩy, Chúa Giêsu trở về miền Galilea, và tiếng tăm Người được đồn ra khắp vùng lân cận. Người giảng dạy trong các hội đường và được mọi người tôn vinh " ( Lc 4, 14-15),

 

lập lại một lần nữa rằng Chúa Giêsu có Thánh Thần ngôn sứ, sau thời gian ẫn dật trên sa mạc, hướng dẫn đến những nơi thi hành sứ mạng của Người.

 

Nội dung Chúa Giêsu giảng dạy những gì, không được đề cập đến, trong khi đó thì trong Phúc Âm Thánh Marco cho biết Người giảng dạy về Nước Thiên Chúa ( Mc 1, 15) và các lời tiên khởi Người thốt lên là những lời diễn giải ngôn sứ Isaia.

 

Sau khi nói lên những gì vừa kể, Thánh Luca thường ghi chú rằng Chúa Giêsu giảng dạy, nhưng không xác định rõ nội dung, bởi lẽ sự kiện Người thốt lên lời giảng dạy, là một động tác tự nói lên ý nghĩa, không cần phải xác định nội dung.

 

Khác với Gioan Tẩy Giả, rất thường Chúa Giêsu giảng dạy ở những nơi và trong thời điểm dành cho mục đích: Người thường đi vào các hội đường vào ngày thứ bảy.

 

Thánh Marco ( Mc 1, 14-15) và Thánh Matthêu ( 4, 12-17) khởi đầu sứ mạng công cộng của Chúa Giêsu bằng một đoạn dẫn nhập tổng quát ngắn gọn :

 

 - " Thời kỳ đã mãn và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng " ( Mc 1, 15).

 

Trong khi đó Thánh Luca khai mở sứ mạng công cộng của Chúa Giêsu bằng một bài diễn giải có thứ tự trước sau, có đồ án như một chương trình, trong đó Triều Đại Thiên Chúa không được thể hiện lên một cách rõ ràng, nhưng nội dung được đề cập đến một cách minh nhiên, " thời hiện đại của ơn cứu rỗi, những điều Thánh Kinh ghi lại đã được thực hiện, Chúa Giêsu là trung tâm điểm của Tin Mừng".

 

Bởi đó thánh Luca đặt đoạn Phúc Âm về việc giảng dạy của Chúa Giêsu ở Nazaret nơi phần khởi đầu sứ mạng công cộng của Người, trong khi đó thì Thánh Matthêu và Marco đặt đoạn liên hệ về sau hơn.

 

Phần thứ nhứt của đoạn tường thuật ( Lc 4, 16-22) diễn tả một phần của việc phượng tự trong hội đường. Trong phần nầy, Thánh Luca bỏ qua lời cầu nguyện lúc khởi đầu và bài đọc thứ nhứt, liên hệ đến Lề Luật Moisen, chỉ còn giữ lại đoạn trích dẫn dài của bài đọc thứ hai: đó là lời tiên tri của Sách Ngôn Sứ Isaia:

 

 - " Thánh Thần của Chúa là Chúa Thượng ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, sai đi báo tin mừng cho kẻ nghèo hèn, băng bó những tấm lòng tan nát , công bố lệnh ân xá cho kẻ bị giam , ngày phóng thích cho những tù nhân, công bố một năm hồng ân của Chúa, ( một ngày báo phục của Thiên Chúa chúng ta ) " ( Is 61, 1-2 ).

 

Thánh Luca chỉ bỏ qua câu nói hăm doạ: " một ngày báo phục của Thiên Chúa chúng ta ".

 

Theo sấm truyền của Thiên Chúa, phận vụ của người được sai đi là là loan báo sức mạnh sự tiêu diệt làm biến mất đi của kẻ tạo nên đau khổ cho những kẻ nghèo hèn và người bị áp bức, loan báo thời điểm bắt đầu một thế hệ con người được Thiên Chúa đón nhận.

 

Chúa Giêsu giải thích cho dân chúng Nazareth:

 

 - " Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh quý vị đang nghe " ( Lc 4, 21).

 

Điều quan trọng hơn hết mà chúng ta càng chú ý là Chúa Giêsu không chú giải bản văn Thánh Kinh vừa đọc, cũng không hề ngần ngại tìm những áp dụng luân lý của những gì đã đọc như các nhà thuyết giảng trong các buổi họp nơi hội đường, mà là làm cho mọi người chú ý về biến cố mà Người đang thực hiện, tức là sự hiện diện của Người trước mặt họ, " hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh Thánh qúy vị đang nghe".

 

Như vậy Người mời gọi mọi người thay đổi hướng nhìn từ Thánh Kinh đến sự hiện diện của Người, Đấng đang thuyết giảng cho họ.

 

Đấng được thánh hiến và được Thánh Thần sai đi chính là Người:

 

 - " Ai nấy trong hội đuờng đều chăm chú nhìn Người " ( Lc 4. 20 ).

 

" Hôm nay " là những gì mới mẻ được thể hiện trước mặt họ nơi Chúa Giêsu.

" Hôm nay " là ngôn từ cá biệt trong Phúc Âm Thánh Luca:

 

- " Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành vua David, Người là Đấng Kitô Đức Chúa " ( Lc 2, 11).

 

 - " ...và đang lúc Người cầu nguyện, thì trời mở ra, và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dáng chim bò câu. Lại có tiếng từ trời phán rằng. " Con là Con của Cha, ngày hôm nay, Cha đã sinh ra Con " ( Lc 3, 21-22).

 

- " Mọi người đều sửng sốt và tôn vinh Thiên Chúa. Họ kinh hãi bảo nhau: " Hôm nay, chúng ta đã thấy những chuyện lạ kỳ " ( Lc 5, 26).

 

 - " Khi Chúa Giêsu tới chỗ ấy, Người nhìn lên và nói với ông: " Nầy Giakêu, xuống mau đi, vì hôm nay Ta phải ở lại nhà ông " ( Lc 19, 5).

 

 - " Và Người nói với anh: " Ta bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ được ở với Ta trên Thiên Đàng " ( Lc 23, 43).

 

Từ ngữ " hôm nay " được Thánh Luca dùng để nói lên thời kỳ viên mãn đã bắt đầu. thời gian thuận tiện đang biến chuyển hiện thực, lịch sử con người đang trải qua một thời điểm ân sủng bất thường.

 

" Hôm nay " không phải chỉ là thời gian tính có liên quan đến biến cố Chúa Giêsu hiện diện trong thế gian, mà còn được trải dài ra trong lịch sử sứ mạng ân sủng của Giáo Hội cho mọi ngưòi.

 

Thời gian của Đấng Cứu Thế đang diễn hành biến chuyển và thời gian cuộc sống của chúng ta là " hôm nay " ân sủng của Thiên Chúa cho mỗi người chúng ta.

 

Nhưng mặc dầu

 

 - " mọi người đều tán thành và thán phục những lời hay ý đẹp thốt ra từ miệng Người " ( Lc 4, 24), dân chúng Nazareth chỉ nhìn thấy một khía cạnh nơi Chúa Giêsu ( " con ông Giuse " ), họ không nhận ra Người là vị ngôn sứ cuối cùng mà tiên tri Isaia đã tiên báo cho ( cfr Is 61, 1-2), chúng ta vừa trích dẫn ở trên.

 

Trong phần hai của đoạn tường thuật ( Lc 4, 23-27), Chúa Giêsu tự sáng kiến mình lên tiếng trong hai giai đoạn. Câu hỏi

 

 - " Ông nầy không phải là con ông Giuse đó sao? " ( Lc 4, 22) khiến cho Chúa Giêsu hiểu rằng dân chúng Nazareth muốn thấy được một dấu chứng. Và bởi đó Người thốt lên trước lời đòi hỏi của họ, bằng cách dùng câu tục ngữ:

 

 - " Người nói với họ: " Hẵn là các ông muốn nói với tôi câu tục ngữ: Thầy lang ơi, hãy chữa lấy mình ! Tất cả những gì chúng tôi nghe nói ông đã làm ở Capharnaum, ông cũng hãy làm tại đây, tại quê hương ông xem sao ! " ( Lc 4, 23).

 

Theo họ, Người phải thể hiện thiết thực lời nói của Người, bằng cách thực hiện cho họ, nơi quê hương sinh quán của Người, những tác động sức mạnh như những gì Người đã làm tại Capharnaum.

Thật vậy, một ít dòng sau đó Thánh Luca sẽ đề cập đến những động tác đó:

 

 - " Người xuông Capharnaum, một thành miền Galilea, và ngày sabat. Người giảng dạy dân chúng. Họ sửng sốt về cách Người giảng dạy, vì lời của Người có uy quyền. ( Chữa người bị qủy ám Lc 4, 33-37; chữa bà mẹ vợ ông Simon ( Lc 4, 38-39); chữa các người đau yếu ( Lc 4, 40-41).

 

Trước những đòi hỏi đó của các người đồng hương, Chúa Giêsu đáp lại bằng một tục ngữ thứ hai:

 

 - " Tôi bảo thật các ông: không một ngôn sứ nào được chấp nhận nơi tại quê hương mình " ( lc 4, 24). và hai ví dụ:

 

 - " Thật vậy, tôi nói cho các ông hay: vào thời ông Elia, khi trời hạn hán suốt ba năm sáu tháng, cả nước phải đói kém dữ dội, thiếu gì bà goá ở trong nước Israel: vậy mà ông không được sai đến giúp một bà nào cả, nhưng chỉ được sai đến giúp bà goá thành Sarepta miền Sidon. Cũng vậy, vào thời ngôn sứ Elisa, thiếu gì người phong hủi ở trong nước Israel, nhưng không người nào được sạch, mà chỉ có ông Naaman , người xứ Syria mà thôi " ( Lc 4, 24-27), đó là những lời được trích ra từ sách các Ngôn Sứ ( 1 Re 17; 2 Re 5).

 

Lần nầy cũng vậy, Chúa Giêsu không tuyên bố một cách rõ ràng Người là vị ngôn sứ, mặc dầu qua những câu trích dẫn đó chúng ta có thể hiểu được tước vị ngôn sứ của Người.

 

Quề hương khước từ đón nhận Vị tuyên bố " một năm hồng ân của Thiên Chúa " ( Lc 4, 19) không phải chỉ là quê hương sinh trưởng Nazareth, mà cả quê hương quốc gia Israel.

 

Dâu chứng mà Chúa Giêsu ban cho các người đồng hương của mình thấy không được Người thực hiện trước mắt họ,mà ở bên ngoài khuôn viên quê hương sinh trưởng của Người, bởi vì trong khi khước từ đặc tính phổ quát của ân sủng, họ cũng chối bỏ luôn Đấng được sai đến để mang ân sủng tới cho.

 

Phần kết thúc của đoạn tường thuật ( Lc 4, 28-30) cũng được diễn tả với ngụ ý theo chương trình: đặc ân dành cho Israel đã đến hồi kết thúc và sự kiện Thiên Chúa đón nhận các dân ngoại làm cho Israel phẫn nộ:

 

  - " Nghe vậy, mọi người trong hội đường đầy phẩn nộ. Họ đứng dậy lôi người ra khỏi thành, thành nầy được xây trên núi.Họ kéo Người lên tận đỉnh núi, để xô Người xuống vực. Nhưng Người băng qua giữa họ mà đi ".

 

Đề cập đến thái độ không chấp nhận đặc tính phổ quát của ân sủng, Thánh Luca có ý nhắc đến những gì đã được ngài đề cập đến trong chương 13 của Sách Tông Đồ Công Vụ, trong đó ngài kể lại thái độ thân thiện đón tiếp của người Do Thái ở Antiochia đối với Thánh Phaolồ bị biến thành phẩn nộ, khi thấy dân ngoại cũng được nghe rao giảng lời Chúa:

 

 - " Ngày sabat, gần như cả thành phố ( Antiochia) hợp nhau nghe lời Thiên Chúa. Thấy những đám đông như vậy, người Do Thái sinh lòng ghen tức, họ phản đối những lời ông Phaolồ nói và nhục mạ ông. Bấy giờ ông Phaolồ và ông Barnaba mạnh dạn lên tiếng: " Anh em phải là những người đầu tiên được nghe công bố lời Thiên Chúa, nhưng vì anh em khước từ lời ấy, và tự coi mình không xứng đáng hưởng sự sống đời đời, thì đây chúng tôi quay về phía dân ngoại " ( Act 13, 44-45).

 

Nếu trong câu ( Lc 4, 24 ) được trích dẫn ở trên, hàm chứa thái độ hăm doạ đối với Chúa Giêsu, thì câu ( Lc 4, 29) minh nhiên cho thấy cuộc ý định đầu tiên định giết Người:

 

 - " Họ kéo Người lên tận đỉnh núi để xô Người xuống vực " ( Lc 4, 29).

 

Việc dân chúng Giêrusalem xua đuổi Chúa Giêsu, như những gì sẽ xảy ra đối với Thánh Stephano ( Act 7, 58), và những khổ hình mà Chúa Giêsu sẽ phải chịu, được Thánh Luca nói lên trong Sách Tông Đồ Công Vụ:

 

 - " Anh em đã chối bỏ Đấng Thánh, Đấng Công Chính, mà lại xin ân xá cho một tên sát nhân. Anh em đa giết Đấng khơi nguồn sự sống, nhưng Thiên Chúa đã làm cho Người trỗi dậy từ cõi chết: về điều nầy, chúng tôi xin làm chứng " ( Act 3, 14-15).

 

Từ biến cố khước từ nầy trở đi của những người đồng hương, tước hiệu " ngôn sứ " của Chúa Giêsu được hiểu gắn liền với thái độ chống đối khước từ của dân chúng và cuộc khổ nạn của Người:

 

 - " ...Hôm nay và ngày mai tôi phải trừ qủy, và chữa bệnh tật, ngày thứ ba, tôi phải hoàn tất. Tuy nhiên hôm nay, ngày mai và ngày mốt, tôi phải tiếp tục đi, vì một ngôn sứ mà chết ngoài thành Giêrusalem thì không được. Giêrusalem, Giêrusalem, ngươi giết các ngôn sứ và ném đá những kẻ được sai đến cùng ngươi ! Đã bao lần Ta muốn tập hợp con cái ngươi lại, như gà mẹ tập hợp gà con dưới cánh, mà các ngươi không chịu " ( Lc 13, 33-34 ) 

 

 

 

 

Tác giả: Tiến sĩ Nguyễn Học Tập

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!